Ngày 30-07-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:10 30/07/2015
KHÓC KHI CÂU CÁ LỚN
Ngụy vương cùng ngồi trên thuyền câu cá với Long Dương Quân, một nam nhân mặt mày đẹp đẽ mà ông ta rất sủng ái. Long Dương Quân câu được mười con cá thì khóc rống lên, Nguỵ vương hỏi tại sao khóc ? Long Dương quân trả lời:
- “Tôi khóc vì câu được cá. Lúc bắt đầu câu tôi rất thích thú, nhưng về sau cá câu được càng lúc càng lớn, để đến nỗi tôi phải bỏ những con cá câu được trước tiên. Nếu như hôm nay tôi xấu xí thế này, mà lại có thể kề cận đại vương, được rất nhiều sủng ái, tước vị của tôi xấp xỉ ngang nhà vua, mọi người nhìn thấy đều phải ùn ùn tránh né. Nhưng, người có bộ mặt xinh đẹp tài cán trong thiên hạ thì rất nhiều, nghe nói tôi được sự nuông chiều của đại vương thì sẽ đến xu nịnh, gần gũi đại vương, thì lúc đó tôi sẽ như những con cá câu được đầu tiên, cũng sẽ bị bỏ đi. Nghĩ đến đây tôi rất đau lòng nên rơi nước mắt.”
Ngụy vương nói :
- “Nhà ngươi có cách suy nghĩ như thế, tại sao không nói sớm cho ta biết chứ ?”
Thế rồi, bèn ra lệnh cho người dân trong toàn quốc:
- “Từ nay về sau, nếu có ai dám ca tụng, tiến cử nam nhân có mặt mày xinh đẹp, thì sẽ bị phạt tru di cả họ.”
( Chính Quốc sách )

Suy tư:
Chỉ một hành động hợp lý, một lời giải thích chính đáng mà Long Dương Quân đã đạt được mục đích là được nhà vua mãi mãi sủng ái; cũng vậy, chỉ một giọt nước mắt cá sấu của Long Dương Quân mà Nguỵ Vương đã nói ra một lệnh cực kỳ hết sức kỳ quặc.
Một tình yêu chung thuỷ sắt son không những phải trung thực mà còn phải vị tha với nhau: không những yêu thích những ưu điểm của nhau, mà cần phải chấp nhận những khuyết điểm của nhau. Bởi vì trong sách ông Gióp đã nói: “Chúng ta đón nhận điều lành từ Thiên Chúa còn điều dữ, lại không biết đón nhận sao?” ( G2, 10). Bởi tình yêu như một món quà quý giá mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta, nó không phải là một món qùa được tặng trong ngày sinh nhật, cũng không phải một món quà được biếu trong ngày thành hôn, bởi vì những món quà đó sẽ hư đi, và sẽ bị quăng vào sọt rác! Nhưng có một tình yêu đích thực thì giống như viên ngọc quý, càng mài càng dũa thì càng chói lọi ánh sáng, cũng có nghĩa là, càng chấp nhận những khuyết điểm của nhau, thì càng thấy tình yêu muôn màu muôn vẻ, rực lên trong cuộc sống lứa đôi.
Tình yêu đối với Thiên Chúa cũng thế, khi Ngài ban tặng cho tôi điều lành, điều tốt, thì tôi cười ha ha đón nhận với tất cả niềm hân hoan. Vậy thì tại sao tôi không hát lên bài alleluia- tạ ơn Chúa, khi Ngài đem tặng cho tôi những cay đắng khiến cho tôi phải buồn phiền?

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:14 30/07/2015
N2T

42. Đức Mẹ Ma-ri-a là thánh sủng của chúng ta, Mẹ quen quãng đại ban phát ân huệ cho những người kính yêu Mẹ.

(Thánh Andrew of Crete)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Thần Lương
Lm Vũđình Tường
05:58 30/07/2015
Điều không thể chối cãi là con người cần ăn uống để sống và thực phẩm để nuôi thân chính do bàn tay sinh hoạt, cộng với khối óc, nhào lặn đất cát làm ra thực phẩm nuôi thân. Ngoài việc nuôi dưỡng bảo vệ phần xác, còn một phần nữa rất quan trọng cũng cần phải nuôi dưỡng, chăm sóc bảo vệ. Tuỳ vào niềm tin cuộc sống đời sau của mỗi người mà họ đặt tên gọi cho phần quan trọng này. Kitô hữu gọi đó là linh hồn, thuộc phần tâm linh.

Thần lương là lương thực đặc biệt dùng để nuôi sống linh hồn hoặc tâm linh trong ta. Điều này rất quan trọng bởi nếu ta chăm sóc chu đáo cho phần xác và lơ là phần tâm linh ta sẽ cảm thấy cuộc đời là gánh nặng, vất vả. Kể cả trường hợp đánh mất mục đích cuộc sống trần gian. Không biết sống để làm gì, với mục đích gì. Những cảm xúc đó xuất hiện trong cuộc sống là dấu chỉ cho biết đời sống tâm linh bị lơ là, quên lãng từ đó đánh mất í nghĩa cuộc đời. Đời sống tâm linh lơ là, đời mất vui, ngày đêm luôn lo lắng. Thành công vui chốc lát; thất bại thảm sầu khôn nguôi. Giầu sang sống sợ sệt; nghèo hèn lo ngày đêm. Con người không thể sống thiếu niềm vui nên người ta thay vì củng cố đời sống tâm linh cho vững chắc để hưởng hạnh phúc, bình an thực, lại đi tìm bình an giả tạo trong các cuộc chơi. Một thời gian sau trở thành nghiện ngập. Cuối cùng bị xã hội tẩy chay, trở thành cặn bã xã hội.

Khám phá i khoa và chuyên gia ẩm thực đồng loạt lên tiếng cảnh cáo cho biết người dùng thực phẩm tốt sẽ có một cơ thể tốt, khoẻ mạnh; người dùng thực phẩm xấu hậu quả thật buồn thảm bởi sau một thời gian thực phẩm xấu tàn phá cơ thể đến độ không thể chữa trị được dẫn đến tử vong. Cảnh cáo này đúng cho cuộc sống tâm linh. Thực phẩm nuôi dưỡng tâm linh tốt sẽ tạo cho cuộc sống dù nghèo, dù vất vả nhưng vẫn cảm thấy an vui, yên tâm sống hạnh phúc. Thực phẩm nuôi dưỡng tâm linh xấu dù giầu sang, dù nổi tiếng, dù tài cao, dù chức trọng vẫn luôn thấy bất an, sống trong lo lắng, sợ sệt. Để lấp vào lỗ hổng lo lắng, mất an người ta tìm mọi cách mang lại bình an tạm, như thuê người bảo vệ, xây hàng rào cao, cần khoá vững chắc và ngay cả không loại bỏ giải pháp nếu phải tiêu diệt kẻ mình nghi đang cạnh tranh, giành giật điều đang có họ cũng không từ nan.

Thực phẩm tìm kiếm trong đất đai phù hợp cho cơ thể con người nhưng trở thành vô dụng không sinh ích gì cho tâm linh. Kitô hữu may mắn có thần lương do Đức Kitô ban. Ngài biết rõ tâm linh cần gì nên Ngài biến thực phẩm bình thường thành lương thực trường sinh. Không phải do đất đai; cũng không phải do con người mà chính là Đức Kitô, Đấng biến thực phẩm hay hư nát thành thần lương trường sinh cho tâm hồn. Bí Tích Thánh Thể và Lời Chúa làm công việc thánh hoá đó. Trong lời nguyện khi dâng lễ vật chúng ta nghe linh mục cầu xin

Chúc tụng Chúa là Chúa Tể càn khôn vì Chúa đã dựng nên bánh/rượu này hoa mầu của trái đất và lao công của con người. Chúng con dâng lên Chúa để trở nên của ăn/uống trường sinh cho chúng con. (Sách lễ Roma)

Lời nguyện trên cho thấy bánh rượu thường chúng ta dâng tiến, Thiên Chúa biến chúng thành thần lương nuôi dưỡng tâm linh con người. Qua việc thánh hiến và lời nguyện bánh rượu thường trở thành Mình và Máu Thánh Đức Kitô. Ngoài Thiên Chúa ra không một ai có thể làm được điều đó. Ngoài thần lương này ra không thực phẩm nào trên thế gian mang lại bình an thực sự cho tâm hồn. Đời sống tâm linh không lệ thuộc vào luật thiên nhiên nên thực phẩm trong thiên nhiên không thể nuôi sống tâm linh mà phải cần đến thần lương Chúa ban.

Lời nguyện trên cũng cho biết Thiên Chúa hằng sống, luôn đồng hành với dân Chúa và tiếp tục, không ngừng sáng tạo. Qua lời cầu của linh mục, đại diện cộng đoàn, dâng lời nguyện và tiến dâng lễ vật, Thiên Chúa sáng tạo, biến đổi bánh thường thành thần lương.
Ngoài Chúa ra không người nào có khả năng làm điều kì diệu trên. Con người chỉ biết dâng lời cảm tạ, chân thành tôn kính Chúa và khiêm nhường đón nhận thần lương với tâm tình mến yêu với niềm tin sắt son vào Lời Đức Kitô truyền dậy

Người ta không chỉ sống bởi cơm bánh mà còn sống bằng Lời tử miệng Thiên Chúa phán ra - Trích sách Tông Đồ Công Vụ 17,28.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Đức Kitô chính là của ăn nuôi sống chúng ta
Lm. Jude Siciliano, OP
06:42 30/07/2015
Chúa Nhật XVIII THƯỜNG NIÊN (B)
X.hành 16: 2-4, 12-15; T.vịnh 77; Êphêsô 4: 17, 20-24; Gioan 6: 24-35

ĐỨC KITÔ CHÍNH LÀ CỦA ĂN NUÔI SỐNG CHÚNG TA

Tôi có một người bạn bị bệnh ung thư. Bà ta phải đi chữa bằng chương trình hoá trị, và chịu hậu quả của chương trinh đó. Các bạn biết chứ, chữa bằng hoá trị rất đau đớn, làm tổn hại sức khoẻ. Nếu chúng ta không bị bệnh như thế, chắc chúng ta không biết gì về người bị ung thư. Bà bạn tôi là goá phụ. Con cái bà sống xa. Các con hằng ngày gọi điện thoại hỏi thăm mẹ. Họ thay phiên đến thăm mẹ. Nhưng họ có con cái và công việc làm ăn nên không thăm mẹ thường được. Nhưng bà bạn tôi nói với các con "đừng lo, mẹ có bà Maria".

Bà Maria là bạn lâu đời của bà ấy. Cả hai người là giáo chức hưu trí. Bà Maria đi với bà bạn khi chữa bệnh. Khi nào bà bạn đau nhiều thì bà Maria đi chợ nấu nướng cho bạn. Vì thế bà bạn tôi nói với con cái đừng lo. Con cái nói "Cám ơn Chúa, có bà Maria". Nghe như tên của bà Maria là "cám ơn Chúa", vì mỗi khi nói đến Mẹ Maria, chúng ta nói "Cám ơn Chúa có Mẹ Maria".

Rất nhiều người được sự giúp đỡ của gia đình, hay bạn bè, hay người xa lạ không biết từ đâu đến. Khi xãy ra như thế, người được giúp đỡ tỏ vẻ cảm tạ với lời cám ơn nồng hậu và đưa một chút quà nhỏ để tạ ơn người giúp đỡ. Nhưng có người trông thấy xa hơn một tầm tay giúp họ khi họ cần. Chúng ta có thể nói là những người đó "mở mắt lớn ra". Theo lời phúc âm hôm nay họ "trông thấy". Nói cách khác, họ trông thấy dấu chỉ, họ không những chỉ thấy người giúp đỡ họ nhưng họ trông thấy cả Đấng đã gởi người đến giúp họ. Bởi thế bà bạn tôi nói "Cám ơn Chúa…". Tôi chắc bạn có thể điền tên người giúp vào chỗ trống.

Phúc âm hôm nay tiếp theo câu chuyện dân chúng ăn bánh hoá nhiều mà Chúa Giêsu ban cho họ. Chúa Giêsu cho họ ăn vì họ đói. Nền tảng của phúc âm là lo lắng cho người đói và người cần được giúp đỡ. Nhưng Chúa Giêsu nhắc họ là mặc dù họ đã được ăn uống no nê, họ sẽ còn đói nữa. Các giáo chức có thể gọi điều này là "việc dạy dỗ". Chúa Giêsu thừa dịp này dạy họ nên để sức tìm của ăn bền vững hơn, không phải chỉ của ăn phần xác, mà cả của ăn thuộc đời sống thâm sâu hơn. Lẽ cố nhiên Chúa Giêsu muốn nói về chính Ngài. Chúa Giêsu là của ăn sẽ không để họ đói nữa, của ăn đó cho một đời sống mới bắt đầu từ bây giờ, và không mất mát qua thời gian. Thật ra đời sống đó sẽ nẫy nỡ thêm.

Chúa Giêsu biết chúng ta có nhu cầu thân xác và đói khát: nhất là khi trong gia đình có người lâm bệnh; hay sau khi có người thân thương qua đời; hay trong lúc kinh tế khủng hoảng; hay trong lúc chiến tranh hay sợ có chiến tranh. Nhưng Chúa Giêsu muốn nói là Ngài sẽ giúp chúng ta nhiều hơn là chỉ ngay khi chúng ta gặp khó khăn. Lẽ cố nhiên chúng ta mong mỏi người thân thương hết bệnh tật, nền kinh tế sẽ khá hơn, và hoà bình sẽ đến v.v... Nhưng, khi hoàn cảnh thay đổi khá hơn, liệu chúng ta có ít nhu cầu tìm về Chúa Giêsu trong đời sống chúng ta hay không? Hoặc chúng ta có cảm thấy cần sự nuôi dưỡng của Chúa Giêsu cho sự khát khao lâu dài của chúng ta hay không? Chúa Giêsu ban cho chúng ta bánh hằng sống "bánh thật bởi trời".

Khi người ta hỏi Chúa Giêsu "chúng tôi phải làm gì để thực hiện những việc Thiên Chúa muốn?". Chúa Giêsu trả lời "việc Thiên Chúa muốn cho các ông làm là tin vào Đấng Người đã sai đên". Họ lại nói "Ông Môsê đã cho chúng tôi bánh ăn trong lúc đói và chúng tôi có được sức đi qua sa mạc". Chúa Giêsu nói "vậy ông Môsê đã cho các ông bánh ăn, nhưng chính Thiên Chúa là Đấng đã cho các ông bánh bởi trời. Các ông không nhận thấy dấu chỉ sao, chính Thiên Chúa đã cho bánh đó". Chúa Giêsu bảo họ phải mở mắt để "xem", nghĩa là hãy tin vào Ngài.

Ngay bây giờ Chúa Giêsu đang nói vói chúng ta, vì Thiên Chúa tiếp tục ban cho chúng ta "bánh bởi trời ". Bà bạn tôi nhìn thấy Thiên Chúa làm việc đó qua bà Maria. Bà ta nói Thiên Chúa đã gởi bà Maria đến "bà Maria là người Thiên Chúa gởi đến".

Đó là điều chúng ta cần suy ngẫm hôm nay phải không? Chúng ta có biết tạ ơn vì chúng ta đã được giúp đỡ trong những lúc khó khăn, và chúng ta có nhận thấy sự giúp đỡ đó là bởi Thiên Chúa hay không? Nếu chúng ta đã nhìn nhận dấu chỉ, nếu chúng ta đã "mở mắt ra" nghĩa là chúng ta biết cảm tạ những người cho chúng ta của ăn khi chúng ta cần.

Chúng ta cảm tạ Đấng đã gởi sự giúp đỡ qua một người bạn khi người nói với chúng ta "đừng lo, tôi sẽ có đó với bạn". Chúng ta cảm tạ một vị giáo chức đã để thêm thi giờ giúp chúng ta học bài thi. Chúng ta cảm tạ thầy dạy giáo lý giúp chúng ta nhìn thấy Thiên Chúa với nhãn quan mới. Chúng ta cảm tạ ông bà hay cô cậu giúp chúng ta tiền để đi học, hay giúp chúng ta tìm việc làm. Chúng ta cảm tạ một người trong giáo xứ giúp chúng ta nhìn xa hơn nhu cầu của chúng ta để nhìn thấy nhu cầu khẩn cấp của người khác. Trong sa mạc ông Môsê cho của ăn, nhủng chính Thiên Chúa là Đấng ban của ăn đó. Chúng ta có nhận dấu chỉ không? Làm sao chúng ta đáp lại lòng Thiên Chúa rộng lượng nhân từ đã cho chúng ta bánh dưới nhiều hình thức đó? Chúng ta có thể dùng lời chỉ dẫn của một tu sĩ dòng đa minh ở thế kỷ thứ 14 là Meister Eckhart. "Nếu có lời kinh duy nhất trong đời chúng ta đó là "cảm tạ" là đủ rồi".

Và đó là ý nghĩa của từ Thánh Thể "cảm tạ". Cảm tạ Thiên Chúa, Đấng đã cho chúng ta "bánh hằng sống là Chúa Giêsu". Hãy nghe trong lời nguyện Thánh Thể lời "cảm tạ" hay "tạ ơn" lập lại bao nhiêu lần. Khi nào chúng ta nghe từ "tạ ơn" chúng ta có thể nhắc người khác là Thiên Chúa gởi của ăn cho chúng ta khỏi đói về phần xác và cả phần hồn. Rồi chúng ta thưa "cảm tạ" với Thiên Chúa là Đấng đã cho chúng ta "bánh ăn". Nếu lời kinh nguyện độc nhất chúng ta dâng trong đời sống chúng ta là "cảm tạ" cũng đủ rồi.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


18th SUNDAY IN ORDINARY TIME (B)
Exodus 16: 2-4, 12-15; Psalm 78; Ephesians 4: 17, 20-24; John 6: 24-35


A friend of mine has cancer. She has had to go for chemo and deal with the side effects. I know you know how debilitating that can be. If we haven't gone through it ourselves, we know family and friends who have. My friend is widowed and her children live a long way from her. They call her every day asking, "Mom, how are you doing?" They take turns visiting, but they have their own children and jobs, so it's hard to visit frequently. But my friend says, to reassure her kids, "Don't worry, I’ve got Mary."

Mary is her life-long friend. Both are retired teachers and Mary goes with her for treatments. When she is too sick Mary cooks and shops for her. So, my friend tells her anxious children, "Don't worry, I've got Mary." Both my friend and her children always say the same thing when talking about Mary, "Thank God for Mary."The children say, "It sounds like Mary's first name is, "Thank God," because whenever we speak of her we always say, “Thank God for Mary".

A lot of people in need receive help at just the right time from family, friends and even strangers, who seem to show up from nowhere. When that happens the recipients of the kindness will express their gratitude with a sincere thanks and even a small gift of appreciation to the one who helped them. But some people see even more than a helping hand when they are in need. We can say they are people whose eyes are "wide open." In terms of today’s gospel they "see." In other words, they can read the signs. They not only see the person who helps them, but the One who sent them help. So, like my friends, they say, "Thank God for..." Fill in the blanks, I'm sure you can.

Today's gospel takes place right after the crowds ate the multiplied bread Jesus provided them. He fed them because they were hungry. Hungry and needy people need to be taking care of – that's basic in the Gospels. But Jesus reminds them, even though they have been well fed now, they will be hungry again. Educators would call this a "teachable moment." Jesus is taking advantage of the opportunity to remind them to put their efforts into getting a more-enduring food, not only for their bodies, but food for a deeper life. He is speaking of himself, of course. He is the food that will not let them down; that gives a new life which starts now and will not fade with the passage of time. In fact, it will grow even richer.

Jesus certainly knows we have physical needs and hungers: especially with a sick family member; after the loss of a loved one; during hard economic times; in times of war and the threat of more war. But surely he means more to us than help for the immediate situations we find ourselves in. Of course we hope our loved ones will get well; the economy turn around; peace comes, etc. But if things improve, will we have less need for him in our lives? Or, do we see that Jesus can feed our long – lasting hungers? He offers to be the bread that will last and not run out on us, "true bread from heaven."

When the people ask Jesus, "What can we do to accomplish the works of God?" he responds, pointing to himself, "This is the work of God, that you believe in the one God sent."They respond by pointing to their past, "Moses gave us bread in our hard time and we were able to travel across the desert." Jesus says, "Well, Moses may have fed you bread, but God was the provider of the bread. Couldn't you read the signs, it was God who gave the bread." Jesus is asking them to open their eyes and "see," – that is, have faith in him.

Jesus is speaking to us about right now, because God still gives us "bread from heaven." My friend saw God doing that in her friend Mary. She said that God had sent her Mary, "Mary is my God-sent."

That's something for each of us to reflect on today, isn't it? Are we grateful for the help we have gotten in hard times and do we see God as the Provider of that help? If we have read the signs, if we had "wide open eyes," then we are grateful for those who fed us bread when we needed it.

We are thankful for the Provider who sent us the friend who said, "Don't worry, I'll be there with you"; for the teacher who spends extra time to help us pass a test; for the catechist who helped us see God in new ways; for the grandparent, uncle or aunt who lent us the money to finish school, or helped us find a job; for the church volunteer who helped us look beyond our immediate needs to see the desperate needs of others. They, like Moses in the desert, were the feeders, but God was the One who provided the bread. Did we see the "sign"? How do we respond to this bountiful and generous God, who provides nourishing bread in so many shapes and sizes? We can take our clue from the 14th century Dominican mystic Meister Eckhart who said, "If the only prayer we ever say in our lives is ‘Thank you,’ that will be enough."

Which is what the word Eucharist means, "Thank you." Thank you to our God, the One who provides the lasting bread, Jesus Christ. Listen to how often we will say "Thank you," or express gratitude, during our Eucharistic prayer. When we hear it, we can recall the people God sent to feed our hungers, physical and spiritual – the feeders. Then say, "Thank you," to the God who provided that bread."If the only prayer we ever say in our lives is ‘Thank you,’ that will be enough."
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các Giáo Hội KItô phát động chiến dịch trợ giúp dân nghèo Hy Lạp
Linh Tiến Khải
10:11 30/07/2015
ATHENES: Trong những ngày này các Giáo Hội Kitô đang mạnh mẽ phát động chiến dịch trợ giúp người nghèo bên Hy Lạp, đặc biệt các gia đình đông con, gia đình chỉ có cha hay mẹ với con cái tàn tật, và người thất nghiệp đã lâu.

Ngày 29 tháng 7 vùa qua ông Lauprêtre Julien, chủ tịch tổ chức bác ái Pháp, kêu gọi tình liên đới của kitô hữu Pháp đối với các anh chị em Hy Lạp, vì tại Hy Lạp trẻ em và các gia đình đang gặp nạn đói.

Giáo Hội chính thống Hy Lạp đang cố gắng hết sức để làm nhẹ bớt gánh nặng khổ đau cuả dân chúng. Trong thủ đô Athènes các giáo xứ đang phân phát hàng ngàn bữa ăn miễn phí cho dân chúng. Từ năm ngoái tới nay dã có nửa triệu người được trợ giúp, 280 địa điểm phát thực phẩm đã được bố trí để trợ giúp người nghèo, và đã có 75.000 người tìm đến mua thực phẩm tại các “quán xã hội”. Giáo Hội chính thống đã bỏ ra 121 triệu Euros cho các sinh hoạt này. Trong các tuần qua các toà thị sảnh địa phương cũng dấn thân trong công tác cứu trợ, qua việc trợ giúp thực phẩm, thuốc men và quần áo. Rất nhiều tổ chức bác ái và thiện nguyện viên, tuy cũng là nạn nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh, nhưng cũng hy sinh trợ giúp những gia đình không có điện nước. Các hãng xưởng địa phương cũng giúp một tay trong công tác cứu trợ. Chẳng hạn hệ thống quán bán bánh “Venetis” đã phân phát mỗi ngày hơn 100.000 bánh mì tròn lớn tại 80 tiệm của mỉnh, tức 1/3 số bánh sản xuất mỗi ngày.

Cả trong các khu phố khá giả của thủ đô Athènes dân chúng cũng xuống đường để tìm thực phẩm. Chẳng hạn ông Pedikas, họa sĩ thất nghiệp, cứ chờ khi nào giá thực phẩm giảm phân nửa mới đi chợ. Khi không thể mua thì ông đi lượm rau trái hàng quán vứt bỏ về ăn.

Giáo Hội Chính Thống sẵn sàng bỏ tài sản của mình để trợ giúp dân chúng và đương đầu với các nợ nần của chính quyền. Hiện nay tại Hy lạp số người thất nghiệp cao nhất Âu châu 24,8%, tiếp đến là Tây Ban Nha 22,6% rồi tới Bồ Đào Nha 13,1% (SD 29-7-2015)
 
Cây Thánh Giá Búa Liềm
Linh Tiến Khải
10:26 30/07/2015
Trong chuyến viếng thăm Bolivia hồi tháng 7 vừa qua ĐTC Phanxicô đã nhận được nhiều quà tặng, trong đó có cây Thánh Giá Búa Liềm do tổng thống Ivo Morales của Bolivia trao tặng. Cây thánh giá có hình Chúa Giêsu Kitô bị đóng đanh trên búa liềm, biểu tượng cho giới công nông vô sản toàn thế giới và chế độ cộng sản vô thần. Tổng
thống Juan Evo Morales Ayma là một lãnh tụ nghiệp đoàn và là chính trị gia thuộc đảng “Phong trào xã hội chủ nghĩa”. Ông cũng là thổ dân đầu tiên trở thành tổng thống Bolivia. Từ tháng giêng năm 2014 ông bắt đầu làm tổng nhiệm kỳ ba. Ông là một gương mặt lãnh tụ gây nhiều tranh cãi: kẻ khen người chê vì đã có những tuyên bố nảy lửa. Chẳng hạn trong diễn văn nhậm chức tống thống ngày 22 tháng giêng năm 2006 ông tuyên bố: “Trên thế giới này có các quốc gia lớn nhỏ, giầu nghèo, nhưng chúng ta bình đẳng trong một điều đó là quyền của chúng ta có phẩm giá và quyền tối thượng”. “Kẻ thù tệ hại nhất của nhân loại là chế độ tư bản. Nó là điều làm nảy sinh ra các cuộc nổi đậy như cuộc nổi dậy của chúng ta, một cuộc nổi loạn chống lại một hệ thống, chống lại một mô thức tân tự do, đại diện cho chế độ tư bản rừng rú. Nếu toàn thế giới không thừa nhận thực tại này, đó là các quốc gia không mảy may lo lắng cho sức khỏe, giáo dục và nuôi dưỡng, thì mỗi ngày các quyền nền tảng nhất của con người đã đang bị vi phạm”. Từ năm 2009 tổng thống Morales chủ trương “chế độ xã hội cộng đồng”.

Thực ra, cây Thánh Giá Búa Liềm là một tác phẩm điêu khắc của cha Luis Espinal, linh mục nghệ sĩ dòng Tên người Tây Ban Nha làm việc thừa sai bên Bolivia trong thập niên 1960-1970. Cha Espinal đã bị bắt, bị tra tấn và bắn 17 phát súng vào người ngày 21 tháng 5 năm 1980. Lý do vì cha đã can đảm dùng nguyệt san “Tại đây” và “Rađio Đức Tin” của dòng Tên mạnh mẽ bênh vực phẩm giá và các quyền con người, lên tiếng thay cho những người không có tiếng nói, phê bình các vụ vi pham quyền con người và chính sách cai trị độc tài của tướng Garcia Meza, cũng như tham gia tranh đấu cho quyền lợi của các công nhân hầm mỏ, cùng họ biểu tình và tuyệt thực 19 ngày hồi năm 1977.

Khi tặng ĐTC Phanxicô cây Thánh Giá Búa Liềm, có lẽ tổng thống Morales vừa cố ý vinh danh một linh mục thừa sai dòng Tên, tán thành đường lối hoạt động truyền giáo của cha, vừa diễn tả các xác tín chính trị riêng của mình. Nhiều người cho rằng đó là một món qùa có “mùi vị xấu” và thiếu tế nhị. Vì thế trên chuyến bay trở về Roma có nhà báo quốc tế đã hỏi ngài về món quà này và nó ở đâu rồi. ĐTC đã trả lời cây Thánh Giá Búa Liềm thuộc loại “nghệ thuật phản kháng” và ngài mang nó về Roma với Ngài.

Qủa thế khi làm nó cha Espinal đã có ý phản kháng các ý thức hệ xúc phạm, hạ nhục, hành hạ, giết chết con người như các chế độ cộng sản, vì như thế cũng là xúc phạm, hạ nhục, hành hạ và giết chết Thiên Chúa.

Nếu nhìn trong nhãn quan này cây “Thánh giá Búa Liềm” là món qùa vô cùng ý nghĩa. Nó là lời cáo tội các chế độ cộng sản trên toàn thế giới đã đóng đinh Chúa Kitô trên biểu tượng búa liềm của một ý thức hệ gian ác, dã man không ngại tàn sát hàng trăm triệu người vô tội, trong đó có rất nhiều tín hữu kitô: 100 triệu nạn nhân của Lenin Staline và các lãnh tụ cộng sản Liên Xô; 20 triệu nạn nhân của chế độ cộng sản Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông và các lãnh tụ tầu cộng; 5 triệu dân Việt Nam nạn nhân của Hồ Chí Minh và tập đoàn cộng sản Hà Nội bán nước cho Tầu và nhắm mắt làm tôi mọi rập theo đường lối cai trị của tầu cộng; hơn 2 triệu người dân Campuchia nạn nhân của Pol Pốt và giới lãnh đạo cộng sản ngu đần, điên loạn, khát máu Campuchia.

Tuy nhiên, cây Thánh Giá Búa Liềm ấy cũng là lời cáo tội mọi chế độ độc tài khát máu dọc dài lịch sử nhân lọai, tại khắp nơi trên thế giới này, trong đó có các chế độ Đức Quốc Xã, Phát Xít, Quân Phiệt, và cả các chế độ tư bản mang đủ mọi nhãn hiệu và mầu sắc, mà tâm trí gian ác, bệnh hoạn, đần độn của con người có thể nghĩ ra, để gieo rắc chết chóc, tàn phá, đổ vỡ thương đau cho nhân loại. Cây “Thánh Giá Búa Liềm” là một lời cáo tội. nhưng đồng thời cũng là một lời mời gọi tha thiết lương tri của con người, hãy biết từ bỏ con đường gian ác, thoát khỏi ách thống trị của tội lỗi và sự dữ, để sống ơn gọi đích thực là người, được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa và được Chúa Giêsu Kitô cứu chuộc qua cái chết của Ngài trên thập giá. Và chắc hẳn đây đã là một trong các lý do khiến cho ĐTC Phanxicô đem theo cây Thánh Giá Búa Liềm về Vaticăng với ngài.
 
Mặt trận phò gia đình
Vũ Van An
20:34 30/07/2015
Ông Obama không chỉ hài lòng với “chiến thắng” vừa qua tại Hoa Kỳ của phe đấu tranh cho quyền bình đẳng của các cặp đồng tính, ông còn tìm cách đem rao bán chiến thắng ấy ở khắp nơi ông đích thân bước chân đến hay qua các nhà ngoại giao khắp thế giới của ông nữa.

Thực ra trong suốt 6 năm qua, ông vốn đã gây áp lực nặng nề lên các quốc gia nghèo để đẩy mạnh nghị trình cực đoan của mình, đặc biệt, ông ép buộc họ từ bỏ ngôn ngữ gia đình vốn là một phần của luật quốc tế ít nhất kể từ ngày có Bản Tuyên Ngôn Phổ Quát Các Nhân Quyền. Bản Tuyên Ngôn và nhiều văn kiện khác có nhắc tới “gia đình”. Nhưng đối với Obama và các đồng minh cánh tả của ông ở Âu Châu, “gia đình” ấy không có tính bao gồm đủ và họ muốn nhấn mạnh tới “mọi gia đình” hay “các hình thức đa dạng của gia đình”.

Tuy nhiên, tuần này, 70 nhóm từ khắp thế giới khiếu nại với Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc về điều Obama đang mưu toan thực hiện. Và tại Kenya, chính phủ Kenya đã cho xé nát một bích chương lớn được dựng lên tại thủ đô của họ để đón chào Obama tới thăm. Buồn thay, biểu ngữ này lại do một nhóm lạc giáo tên là Catholics for Choice dựng lên, kêu gọi bãi bỏ Tu Chính Helms đối với luật lệ của Mỹ vốn ngăn cấm việc dùng tiền Mỹ hỗ trợ các nhóm phá thai ở ngoại quốc. Nhưng điều quan trọng hơn là Tổng Thống Kenya không ngại nói thẳng với Obama rằng quốc gia ông không chấp nhận nghị trình đồng tính của ông.

Liên Hiệp Quốc đừng xé bỏ Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Theo tin hôm nay, 31 tháng Bẩy, của C-Fam, một cơ quan phò gia đình có tiếng hiện nay, trong lúc thương thảo về kế hoạch phát triển quốc tế lâu dài, các nước hội viên LHQ cũng đang thương thảo vị trí của gia đình trong chính sách của Liên Hiệp Quốc.

Thực vậy, hơn 70 tổ chức khắp thế giới vừa đưa kiến nghị, yêu cầu LHQ duy trì ngôn ngữ vốn được tôn kính lâu đời của Bản Tuyên Ngôn Phổ Quát Các Nhân Quyền về gia đình như là “đơn vị tự nhiên và nền tảng của xã hội” trong một hiệp ước mới gây nhiều ảnh hưởng của Liên Hiệp Quốc.

Các chính phủ theo phe tả, trong đó có chính phủ Hoa Kỳ hiện nay, đang cố gắng thuyết phục Đại Hội Đồng vứt bỏ ngôn ngữ gia đình của Bản Tuyên Ngôn Phổ Quát và thay vào đó, sử dụng các kiểu nói bị các nhà phê bình coi là có tính ý thức hệ, đặc biệt là các kiểu nói “mọi gia đình” và “các hình thức đa dạng của gia đình”. Các kiểu nói này mấy năm gần đây từng bị bác bỏ nhưng chính phủ Obama đã đặt ưu tiên trong việc làm chúng được sử dụng trong văn kiện quan trọng về phát triển kỳ này.

“Bẩy mươi năm sau ngày thành lập Liên Hiệp Quốc, ngôn ngữ này vẫn liên tiếp là rường cột của hầu hết mọi nghị quyết và hội nghị của Liên Hiệp Quốc khi nhắc tới gia đình”, các nhóm trên xác quyết như thế trong tuyên bố chung của họ về hiệp ước đang được thương thảo và sẽ được thỏa thuận vào tháng Chín tới, khi Liên Hiệp Quốc cử hành kỷ niệm năm thứ 70 ngày thành lập.

Bản tuyên bố viết thêm rằng: quả là “bi thảm” khi thấy người ta, thay vào đó, đã chêm vào thoả hiệp một thứ ngôn ngữ hàm hồ về gia đình.

Bản tuyên bố thúc giục các quốc gia hội viên của LHQ bao gồm ngôn ngữ của Bản Tuyên Ngôn Phổ Quát ngõ hầu “bảo đảm thành quả của hậu thượng đỉnh 2015 phản ảnh được quan điểm của đa số vốn coi gia đình là đơn vị tự nhiên và nền tảng của xã hội, nơi con cái là hoa trái tự nhiên của tình yêu giữa những người đàn ông và đàn bà”.

Điều 16 Bản Tuyên Ngôn Phổ Quát Các Nhân Quyền hầu như đi kèm mọi tham chiếu tới gia đình trong các hiệp ước của LHQ kể từ ngày Bản Tuyên Ngôn này được chấp thuận lần đầu tiên năm 1948. Nay rất có thể không còn như thế nữa.

Đoạn nhắc tới gia đình trong dự thảo hiệp ước đang được thương thảo đã không có ngôn ngữ của Bản Tuyên Ngôn Phổ Quát Các Nhân Quyền.

Nhóm Phi Châu, gồm 57 quốc gia của châu lục này, và là khối thương thảo lớn nhất xét theo vùng, cho tới tuần này, là nhóm duy nhất phát biểu ý muốn thấy ngôn ngữ của Bản Tuyên Ngôn Phổ Quát Các Nhân Quyền được bao gồm trong hiệp ước phát triển mới. Họ nói rằng chẳng thà không nhắc tới gia đình còn hơn là loại bỏ ngôn ngữ của Bản Tuyên Ngôn Phổ Quát.

Các khối thương thảo khác, mà thông thường vẫn hay đứng về phía các quốc gia Phi Châu, như nhóm Ả Rập và các nước vùng Biển Caribbean, nay đang lung lay vì bị Hoa Kỳ và các nước Âu Châu gây áp lực. Dù họ không cam kết thừa nhận các liên hệ đồng tính, nhưng họ chấp nhận việc loại bỏ ngôn ngữ của Bản Tuyên Ngôn Phổ Quát.

Trong các cuộc thương thảo, các nước Âu Châu và Hoa Kỳ cho hay: gia đình là điều không liên quan gì tới việc phát triển xã hội và kinh tế, nên đã yêu cầu bỏ đoạn văn hay thừa nhận “các hình thức đa dạng của gia đình”, một kiểu nói họ muốn bao gồm cả các liên hệ đồng tính. Không một quốc gia nào của nhóm này muốn bao gồm ngôn ngữ của Bản Tuyên Ngôn Phổ Quát cả.

Người nội cuộc biết đó là chiến thuật thương thảo của họ.

Người Âu Châu và Hoa Kỳ không muốn nhắc đến gia đình (số ít) theo ngôn ngữ của Bản Tuyên Ngôn Phổ Quát Các Nhân Quyền vì ngôn ngữ này loại trừ bất cứ thừa nhận nào của quốc tế coi các liên hệ đồng tính có khả năng thiết lập một gia đình. Nhắc tới gia đình theo ngôn ngữ của Bản Tuyên Ngôn Phổ Quát cho phép người ta nhắc tới gia đình trong ngữ cảnh thi hành hiệp ước phát triển mới.

Loại bỏ ngôn ngữ ấy cho phép các quốc gia trên “lươn lẹo” (wiggle) để cổ vũ các liên hệ đồng tính như là các gia đình trong hệ thống Liên Hiệp Quốc.

Đồng tính không được người Kenya ủng hộ

Theo tin CNN ngày 25 tháng Bẩy, cậy vào uy thế lớn của một cường quốc mạnh nhất thế giới và lòng mong mỏi của Kenya muốn được đón tiếp ông, một người con “hờ” của họ, Obama đã lên tiếng “dạy bảo” Tổng Thống nước này là Uhuru Kenyatta về quyền của người đồng tính, ngay trong cuộc họp báo chung vào ngày đầu trong chuyến viếng thăm 3 ngày của mình: “khi bạn bắt đầu đối xử với người ta một cách khác không phải vì bất cứ cái hại nào họ gây ra cho bất cứ ai, nhưng chỉ vì họ khác mà thôi, thì đó là con đường trên đó các quyền tự do bắt đầu bị xói mòn”.

Nhưng theo luật Kenya, hành vi làm tình giữa đàn ông với nhau là bất hợp pháp và bị phạt tù tới 14 năm. Nhiều nhà lãnh đạo Kenya từng khuyên Obama đừng nhắc gì tới quyền đồng tính trong chuyến công du đầu tiên trong tư cách Tổng Thống của mình.

Nhưng Obama đã không nghe. Ông tưởng nể mặt, Tổng Thống Kynyatta sẽ không nói gì, chỉ ngoan ngoãn ngồi nghe cho xong chuyện. Nào ngờ, Tổng Thống Kenyatta cho ông hay: tuy Hoa Kỳ và Kenya chung chia nhiều giá trị và mục tiêu chung, nhưng quyền đồng tính không có trong số này.

"Sự kiện của vấn đề là: Kenya và Hoa Kỳ chung chia khá nhiều giá trị: cùng yêu dân chủ, tài tháo vát, đề cao các gia đình, đó là một số điều chúng ta có chung với nhau. Nhưng có những điều chúng ta phải nhìn nhận là mình không chung chia. Nền văn hóa của chúng tôi, các xã hội của chúng tôi không chấp nhận”.

"Rất khó để chúng tôi có thể áp đặt lên dân chúng điều mà chính họ không chấp nhận. Đó là lý do khiến tôi nhiều lần nhắc tới nhắc lui rằng ngày nay quyền đồng tính không phải là một vấn đề đối với người Kenya. Chúng tôi muốn tập chú vào các phạm vi khác”.
 
Top Stories
Calendar for the Jubilee of Mercy
Vatican Radio
16:36 30/07/2015
2015-07-30 Vatican - The Pontifical Council for the Promotion of the New Evangelization has published a calendar of "Great Events with Pope Francis" which will take place during the upcoming Jubilee of Mercy.

The Jubilee will begin Tuesday 8 December, the Solemnity of the Immaculate Conception, with the opening of the Holy Door of Saint Peter’s Basilica. The following Sunday, 13 December, the Third Sunday of Advent, Holy Doors will be opened at the Archbasilica of Saint John Lateran and in Cathedrals around the world.

Highlights of the Jubilee include the sending forth of the Missionaries of Mercy on Ash Wednesday, 10 February, and World Youth Day, which will take place in Krakow, Poland from 26-31 July. The theme of next year’s World Youth Day is “Blessed are the merciful, for they shall obtain mercy” (Mt 5:7).

Special jubilee days throughout the year are dedicated to groups of people in the Church, including Jubilees for Consecrated Life, for young children, for the sick, and for catechists. There will also be a Marian jubilee on the Saturday and Sunday following the Memorial of Our Lady of the Rosary.

The Jubilee of Mercy will conclude with the closing of the Holy Door of Saint Peter’s Basilica on the Solemnity of Our Lord Jesus Christ, King of the Universe, on Sunday 20 November.

The full schedule can be found on the official website for the Jubilee of Mercy.

- See more at: http://www.news.va/en/news/calendar-for-the-jubilee-of-mercy#sthash.HFYaYQaT.dpuf
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phỏng vấn về Hội Nhạc sĩ Công giáo Việt Nam Hải ngoại và đêm Hòa Nhạc ''Hát Lên Mừng Chúa'' vào tháng 10, 2015
Kim Thúy
18:25 30/07/2015
Phỏng vấn về Hội Nhạc sĩ Công Giáo Việt Nam Hải ngoại và đêm Hòa Nhạc "Hát Lên Mừng Chúa" vào tháng 10, 2015

Kim Thúy thuộc VietCatholic kính chào quý khán thính giả.

Có lẽ âm nhạc là một phần sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống của con người, trong khi Thánh nhạc có một vị trí quan trọng trong Phụng vụ, và mặc dù không phải là phần chính trong Phụng vụ nhưng Giáo Hội luôn đề cao và đã có nhiều huấn thị để các nhạc sĩ sáng tác thánh ca hoặc những ai, nhất là các ca đoàn hát thánh nhạc trong phụng vụ cần hiểu biết để việc tham dự ấy có ý nghĩa và dễ nâng tâm hồn các tín hữu đến gần Chúa. Vì thế, khi việc cử hành phụng vụ và nếu biết khéo léo vận dụng sức mạnh huyền diệu của âm nhạc, thì hiệu quả thiêng liêng sẽ gia tăng …

Để nâng cao vai trò trong công việc “Nghệ Thuật Thánh”, Hội Nhạc Sĩ Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại (NHSCGVNHN) đã thành hình, và chúng tôi biết trong tháng 10 năm 2015 sắp tới đây, HNSCGVNHN sẽ tổ chức 3 ngày Đại Hội và một Đêm Hòa Nhạc với chủ đề là Hát Lên Mừng Chúa.

Hôm nay chúng tôi có cuộc nói chuyện với Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng - hiện cự ngụ tại vùng thủ đô Washignton. D.C. Anh cũng là Chủ Tịch Hội Nhạc Sĩ Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại. Xin quý vị theo dõi buổi nói chuyện và bài phỏng vấn của chúng tôi sau đây:


Kim Thúy: Thân chào Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng, xin anh cho biết động cơ và lý do nào thúc đẩy anh đứng ra thành lập Hội Nhạc Sĩ Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại?

Ns Văn Duy Tùng: Chào cô Kim Thúy, và trân trọng kính chào quý vị độc giả của trang mạng truyền thông Công Giáo VietCatholic. Tôi xin được trả lời rất chân thành là vì: yêu Thánh Ca Việt Nam!

Kim Thúy: Xin anh nói rõ thêm về điểm anh vừa nêu ra được không?

Ns Văn Duy Tùng: Sau 40 năm ly hương kể từ năm 1975 đến 2015, những Nhạc sĩ Công Giáo Việt Nam hải ngoại luôn cố gắng liên kết với Giáo Hội quê nhà để đóng góp những sáng tác thánh ca của mình, mục đích cùng nhau ca ngợi và tôn vinh Thiên Chúa.

Tôi xin được nói thêm: Giáo Hội Công Giáo là Giáo Hội Tông Truyền và Duy Nhất xuất phát từ tình yêu của Thiên Chúa nhập thể xuống làm con người để cứu rỗi, cho nhân thế liên kết và yêu thương… Điều làm tôi luôn thao thức và suy tư là làm sao để các Nhạc sĩ Công Giáo Việt Nam hải ngoại được có điều kiện và cơ hội đóng góp những tâm tình đạo đức, thánh thiện của mình qua các bài thánh ca mà họ sáng tác, để như những nốt nhạc nối dài từ những thế hệ nhạc sĩ đi trước và tiếp nối những thế hệ tương lai - tạo nên bản trường ca vô tận cùng nhau ca ngợi, tôn vinh và tán tạ Thiên Chúa. Đó cũng là sự hiệp nhất và là căn tính để nâng cao vai trò và nền Thánh Nhạc Việt Nam.

Tôi cũng xin được nói lên một lý do rất thực và chính đáng khác nữa là khi đứng ra kêu gọi thành lập HNSCGVNHN, không những là sự quy tụ để nâng đỡ nhau trong công việc của “nghệ thuật thánh” mà cũng là mục đích muốn giúp các nhạc sĩ ở hải ngoại có điều kiện để những sáng tác thánh ca của họ được Imprimatur thay vì dậm chân tại chỗ, nhất là khi biết nhiều nhạc sĩ đã gặp khó khăn trong quá khứ khi các sáng tác của họ gửi xin sự chuẩn nhận Imprimatur của Giáo Quyền ở địa phương và thậm chí ở Việt Nam. Do đó tôi mới mạnh dạn thà “thắp lên một que diêm còn hơn ngồi đó nguyền rủa bóng tối” là vậy đó!

Kim Thúy: Khi đứng ra kêu gọi thành lập HNSCGVNHN, anh có gặp sự cản trở và khó khăn nào không?

Ns Văn Duy Tùng: Tôi chẳng thấy có một điều gì cản trở và khó khăn lớn lao, nhưng thay vào đó là những khích lệ và khuyến khích, nhất là của Linh mục Nhạc sĩ Nguyễn Đức Vượng. Mặc dù cũng có một vài ý kiến tiêu cực lúc ban đầu khi chúng tôi gửi văn thư kêu gọi. Nhưng thú thật điều đó không làm tôi nản chí, mà ngược lại còn thúc đẩy tôi mạnh dạn dấn thân tiến bước. Tôi luôn tin tưởng mỗi khi chúng ta làm một điều gì tốt - mang giá trị đời sống nhân bản và đời sống thiêng liêng cho tôi người thì sẽ được Chúa chúc lành, và tôi tin tưởng thế! Điều đó tôi luôn chia sẻ với các nhạc sĩ thành viên kể từ ngày bắt đầu khởi xướng và sau 3 năm thành hình, và mặc dù hiện tại vẫn chỉ là những bước của khởi đầu, nhưng tôi cảm nhận Chúa đã thương, Ngài đang giang tay đỡ nâng và chúc lành. Sự chúc lành nhãn tiền mà tôi nghiệm được đó là sự kết nối và quy tụ thật tuyệt vời trong tôn trọng và yêu thương của các Nhạc sĩ Công Giáo Việt Nam sống rải rác khắp nơi trên thế giới bên ngoài quê hương Việt Nam, với đủ mọi thành phần nhạc sĩ gồm các linh mục, các tu sĩ và giáo dân từ các quốc gia: Hoa Kỳ, Úc, Canada, Đức, Pháp, Rôma, Đan Mạch, Nauy, Đài Loan …, và đến hôm nay đã có 91 thành viên nhạc sĩ trong Hội chúng tôi (Có 2 nhạc sĩ thành viên đã qua đời đó là Nhạc sĩ Vũ Thái Hòa và Linh mục Nhạc sĩ Vũ Hùng Tôn)

Kim Thúy: Xin chúc mừng anh, và xin anh cho biết điều kiện gì và cách thức làm sao để trở thành hội viên của HNSCGVNHN?

Ns Văn Duy Tùng: Thưa Cô Kim Thúy, dễ thôi! Điều quan trọng nhất và cần phải có để trở thành hội viên HNSCGVNHN phải là người Công Giáo, tất là phải có tên Thánh; thêm những điều kiện khác nữa là phải có những tác phẩm thánh ca. Tại sao thế? Thưa rằng: vì một khi người đời tôn cho mình một tên gọi “Nhạc Sĩ” mà không có một sáng tác nào giá trị về phụng vụ, về nhân bản và giá trị về nghệ thuật… thì cũng không đúng một cách nào đó, và danh xưng ấy chẳng qua chỉ để xã giao mà chúng ta thường lạm dụng trong cách xưng hô giao tiếp mà thôi. Ngoài ra trong đơn xin gia nhập HNSCGVNHN, chúng tôi còn có những câu hỏi liên quan. Thí dụ: quá trình sinh hoạt âm nhạc và được đào tạo sáng tác ca khúc: trường lớp, ở đâu, ai hướng dẫn, rồi xin gửi ít nhất 10 bài hát thánh ca.

Trong khi chúng tôi vẫn mong muốn các Nhạc sĩ Công Giáo nhất là một khi trở thành hội viên của HNSCGVNHN thì luôn sống động không những dẫn dắt trên các sáng tác, trên các ca khúc, mà còn thực thể bằng chính sự phục vụ trong cộng đồng Dân Chúa. Vì quan niệm của chúng tôi là “Không ai có thể cho cái mình mình không có”. Do đó trong đơn xin gia nhập vẫn có những câu hỏi tế nhị và yêu cầu như trên, còn có thêm những câu hỏi: hiện đang phục vụ, giảng dạy, sinh hoạt âm nhạc, thánh nhạc tại những nơi như nhà dòng, giáo xứ, cộng đoàn, ca đoàn… và các thông tin cá nhân với quốc gia đang sinh sống …

Một khi hội tụ đầy đủ các khoa chuyên môn từ kiến thức âm nhạc: hòa âm đúng, cấu trúc ca khúc vững vàng, giai điệu đẹp - khéo chấp cánh cho lời ca…Văn chương thì cần phải: trau chuốc, trong sáng, bóng bẩy, lôi cuốn, khéo dẫn dụ, ý tưởng rõ ràng, mạch lạc, nhất là phải đúng tín lý và thần học Công Giáo: lời ca không sai phạm tín lý, thần học Kitô Giáo,v.v… Thêm sự dấn thân phục vụ mà tôi đề cập ở trên thì danh xưng “Nhạc Sĩ” quả thật xứng đáng cho những ai đang làm nghệ thuật, nhất là nghệ thuật thánh, bởi một cách nào đó chính những người này không những rao giảng Lời Chúa qua âm nhạc mà đang tiếp nối để làm nên “Cái đẹp cứu rỗi thế giới”.

Kim Thúy: Xin anh cho biết cách thức và hệ thống tổ chức của HNSCGVNHN?

Ns Văn Duy Tùng: Cũng như những hội đoàn sinh hoạt ngoài đời hay trong tôn giáo, chúng tôi vẫn theo những nguyên tắc căn bản cần có.

Sau khi quy tụ và thành lập, chúng tôi chọn danh xưng cho Hội. Đầu tiên chúng tôi chọn cái tên rất ngắn gọn và thân thương là “Gia Đình Nhạc Sĩ”, sau đó chúng tôi chọn tên khác có tính cách “quốc tế” hơn, vì phần đông các nhạc sĩ thành viên đều có mặt khắp nơi trên thế giới. Tên đó được chọn và gọi hôm nay là: “Hội Nhạc Sĩ Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại – Vietnamese Catholic Composer Association” viết tắt là: “HNSCGVNHN”.
Tôi được các thành viên tín nhiệm bầu chọn làm chức vụ Chủ Tịch. Thật ra đây là một chức vụ và công việc không phải dễ kham, trong khi các thành viên toàn là các nhà “mô phạm và trí thức” bởi họ toàn là những nhạc sĩ, có những vị bằng cấp từ tiến sĩ, cao học và cử nhân đủ mọi ngành nghề ngoài đời và trong tôn giáo, thêm các chức sắc cao trọng như linh mục, tu sĩ…, và chính điều đó đã làm tôi động não suy tư và cẩn thận cân nhắc nên nhận hay từ chối. Tôi luôn cầu xin Chúa cho tôi dấu chỉ và đỡ nâng. Sau một tháng trời cảm nhận, tôi xin đón nhận theo thánh ý của Chúa với lòng khiêm tốn và với sự tín nhiệm của các Linh mục và anh em Nhạc sĩ.

Sau khi nhận chức vụ chủ tịch đó, việc trước tiên là tôi mời một số vị trong đó có Đức Cha, một số Linh Mục, một vài vị lão thành làm cố vấn riêng cho tôi và cho Hội, trong khi đó tôi chọn “nội các” là mời một số nhạc sĩ để thành lập Ban Chấp Hành, nhất là 2 vị lãnh đạo về tinh thần - một vị là Tổng Tuyên Úy Lãnh Đạo Tinh Thần của HNSCGVNHN đó là Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Hiếu – Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Toronto, Canada, vị thứ hai là Linh mục Nhạc sĩ Paul Văn Chi từ Úc Châu làm Tổng Linh Hướng HNSCGVNHN, các vị cố vấn có Linh mục Nhạc sĩ Ngô Hoàng Khôi, Linh mục Nhạc sĩ Nguyễn Đức Vượng và Nhạc sĩ Phạm Đức Huyến cũng như một vài Nhạc sĩ lão thành cố vấn trong âm thầm.

Ban Chấp Hành tôi đã mời Linh mục Nhạc sĩ Nguyễn Hùng Cường (Đài Loan) đảm nhận chức vụ Phó Chủ Tịch Nội Vụ và Linh mục Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên (Hoa Kỳ) Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ. Mỗi người mỗi vị trí lo về phần chuyên môn và trách nhiệm của mình. Nhạc sĩ Thu An - Trần Hữu Thuần Tổng Thư ký, phụ tá có thêm Nhạc sĩ Đỗ Thanh Liêm trong coi về trang web của Hội, Ban Tài Chánh có Thủ Quỹ Nhạc sĩ Đạo Tử, Nhạc sĩ Trần Kim Bài, Nhạc sĩ Cát Tâm, Kiểm soát tài chánh có Nhạc sĩ Duy Hải, Ban Kỹ Thuật có các Nhạc sĩ Nguyễn Lam Sơn, Nhạc sĩ Vũ Hạ, Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Tiến. Mỗi người mỗi phận vụ làm việc trong tinh thần tôn trọng và yêu thương mà tôn chỉ và tâm điểm là Chúa Giêsu và Giáo Hội.

Kim Thúy: HNSCGVNHN có cách nào để những sáng tác thánh ca của các nhạc sĩ được Giáo Quyền chuẩn nhận hay nói cách khác là được Imprimatur?

Ns Văn Duy Tùng: Đây là một câu hỏi rất hay và ý nghĩa, nó mang tính thời sự cho những nhạc sĩ sáng tác thánh ca. Tôi xin được trả lời sau đây:

Trước tiên, chúng ta cũng nên hiểu chữ “Imprimatur” nghĩa là gì. Tôi xin được phép giải thích: chữ “Imprimatur” thuộc La Ngữ, có nghĩa là “Được phép in” hay là “Cho in”. Đây là lời phê của Đấng Bản Quyền cho phép một tác phẩm được in ra và dùng trong Giáo Hội vì không sai lầm về tín lý và giáo điều. Hiện thời nhiều Giám mục không phê chuẩn như vậy nữa, nhưng thay vào đó chỉ châu phê: “Được phép sử dụng”

Như tôi đã đề cập ở trên. Đây là một trong lý do chính thúc đẩy tôi thành lập HNSCGVNHN. Sau khi Hội đã có Ban Điều Hành và để giúp các sáng tác thánh ca của các Nhạc sĩ gửi về xin Imprimatur, tôi cũng đã mời và đã thành lập một ủy ban tạm gọi là “Ủy Ban Góp ý và Duyệt xét Ca khúc”

Kim Thúy: Cách thực làm việc và duyệt xét của ủy ban như thế nào, xin anh có thể chia sẻ thêm?

Ns Văn Duy Tùng: Hình thức làm việc mà chúng tôi đang thực hiện tựa như là một ủy ban chuyên xem và duyệt xét các sáng tác thánh ca muốn xin Imprimatur được chia thành 3 cấp: Cấp I, Cấp II và Cấp III.

Cách thức làm việc của Ủy Ban Góp ý và Duyệt xét như sau:

Mỗi khi nhận các sáng tác gửi về xin Imprimatur. Việc trước tiên là xác định bài hát này của ai, ở đâu. Vì chúng tôi không thể duyệt xét khi không biết tác giả là ai hay ở đâu, rồi phân tích tác phẩm thuộc thể loại nào (Phụng vụ hay sinh hoạt tôn giáo…) Sau đó sẽ chuyển bài hát đó đến Cấp I. Cấp I này sẽ duyệt xem tổng thể của ca khúc từ âm nhạc đến lời ca: hòa âm, giai điệu, văn chương, câu cú, từ ngữ …, duyệt xem về tín lý, thần học, luân lý … Sau đó sẽ chuyển đến cấp II và cấp này sẽ duyệt xét chi tiết và tỉ mỉ hơn, đồng thời sẽ góp ý với tác giả những gì cần góp ý. Xong cấp II này sẽ chuyển đến Cấp III, và cấp này thường là các Linh mục Nhạc sĩ. Cấp này một lần nữa sẽ chú trọng xem xét đến lời la, ca từ phải đúng tín lý và thần học Công Giáo, rà soát xem có gì không đúng về duyệt xem về tín lý, thần học, luân lý và những gì đề cập ở trên. Vì chúng tôi rất cẩn trọng khi một bài hát thánh ca nếu chuẩn nhận Imprimatur để dùng trong phụng vụ, cần đòi hỏi không những đúng về mặt tín lý và thần học mà còn hội đủ về hình thức lẫn nội dung bao gồm: âm nhạc, văn chương và tín lý... Vì nếu đã là nghệ thuật thì không thể chấp nhận dưới trung bình, huống gì đây là nghệ thuật thánh sẽ dùng trong phụng vụ trang nghiêm và thánh thiêng.

Kim Thúy: Xin anh có thể cho biết các vị được chọn để làm việc trong ủy ban duyệt xét các bài thánh ca trước khi xin Imprimatur không?

Ns Văn Duy Tùng: Dạ, tôi rất hân hạnh ạ! Tạ ơn Chúa, Ủy Ban Duyệt xét và Góp ý này tôi đã mời các vị gồm các Nhạc sĩ từ linh mục đến giáo dân, họ đều có bằng cấp từ tiến sĩ, cao học và cử nhân cũng như kinh nghiệm qua các nghành chuyên môn gồm có: Tín Lý, Thần Học, Phụng Vụ, Âm Nhạc và Văn Chương.. .

Tôi xin liệt kê 18 vị Nhạc sĩ trong Ủy Ban duyệt xét sau đây: Lm Ns. Văn Chi, Lm Ns. Nguyễn Mộng Huỳnh, Lm Ns. Vũ Mộng Thơ, Lm Ns. Nguyễn Thái Hòa, Lm Ns. Nguyễn Đức Vượng, Lm Ns. Nguyễn Văn Tuyên, Lm Ns. Nguyễn Hùng Cường, Lm Ns. Mike Bùi Trần, Lm Ns. Hải Đăng. Các Nhạc sĩ gồm có: Ns. Phạm Đức Huyến, Ns. Thu An, Ns. Đỗ Mạnh Chu, Ns. Viễn Xứ, Ns. Hoàng Viết Hùng, Ns. Kim Ân, Ns. Viễn Phương, Ns. Nguyễn Công Hùng, Ns. Đinh Công Huỳnh và tôi.

Tôi cũng xin nói thêm một chút nữa là sau khi HNSCGVNHN thành hình và nhận thấy những nhu cầu cần thiết nói trên. Đức Cha Chủ Tịch Ủy Ban Thánh Nhạc Việt Nam - Vincentê Nguyễn Văn Bản đã ủy nhiệm Linh mục Nhạc sĩ Paul Văn Chi với chức vụ Censor – Nihil obstat. Như vậy các bài hát sau khi được các cấp duyệt xét sẽ chuyển đến Cha Văn Chi; ngài có trách nhiệm và bổn phận xem lại lần cuối rồi chính ngài sẽ quyết định cho Nihil obstat và gửi đến các Đấng Bản Quyền để xin Imprimatur.

Tưởng cũng nên biết chức vụ “Censor” có nghĩa là “Người kiểm duyệt”. Censor có thể bất cứ ai miễn được Giám Mục trao quyền, nhưng thường là một Linh Mục hay một Bề Trên Dòng. Thêm một chữ nữa chúng ta cũng nên biết: “Nihil obstat” nghĩa là: “Không có gì trở ngại”. Đây là lời phê chuẩn của người được Giám Mục giao phó đọc trước bản văn cần duyệt, thường gọi là Censor như đã giải thích ở trên, và Cha Văn Chi đang giữ chức vụ này.

Kim Thúy: Để duy trì và phát triển, anh có thể cho biết những sinh hoạt và dự án sắp tới của HNSCGVNHN không?

Ns Văn Duy Tùng: Dự án và các mơ ước quả thật thì nhiều lắm. Vấn đề có thực hiện được không và thực hiện với mức độ nào, cũng như nhắm tới thành quả, nhất là phần lợi ích nhân bản và thiêng liêng cho quần chúng, cho giáo dân.

Là người trách nhiệm con thuyền HNSCGVNHN, tôi luôn cẩn trọng và cân nhắc rất kỹ để tránh sai lầm và đi lạc hướng.

Trước khi trả lời, tôi xin minh định rất rõ ràng ngay những giây phút ban đầu là HNSCGVNHN dù có thực hiện hay làm một điều gì cũng luôn theo hướng đi trong lòng của Giáo Hội.

Thưa cô Kim Thúy và quý vị độc giả của VietCatholic, chúng tôi là những nhạc sĩ sáng tác thánh ca. Tôn chỉ của HNSCGVNHN chúng tôi là mang lời Chúa, cao rao tình yêu của Chúa qua âm nhạc dưới nhiều góc cạnh và nhiều hình thức để mong đạt được những điều mà Giáo Hội luôn khuyến khích và đòi hỏi nơi những người làm nghệ thuật thánh, nhất là những người sáng tác và ca hát thánh ca phụng vụ. Đó là: “Thánh hóa và nâng tâm hồn tín hữu”.

Với khả năng hạn hẹp cũng như sự cầu tiến và học hỏi không ngừng nghỉ của HNSCGVNHN, chúng tôi luôn cố gắng mang đến cho quý vị và các giáo dân những sáng tác Thánh Ca để giúp chúng ta dễ cầu nguyện, dễ lắng đọng tâm hồn đến gần với Thiên Chúa. Khi quý vị cho phép chúng tôi có cơ hội mang tình yêu của Chúa qua âm nhạc với những tâm tình đạo đức và thánh thiện, chất chứa trong các sáng tác nơi các bài thánh ca của mỗi một nhạc sĩ trong hội chúng tôi, là chúng ta một cách nào đó cộng tác sự hiệp nhất và đem tình yêu của Chúa đến với bản thân, đến với gia đình, với tha nhân và cộng đoàn Dân Chúa.

Trong tâm tình tôn vinh Thiên Chúa, yêu mến Giáo Hội, hướng về Quê Hương và tri ân các Nhạc sĩ Công Giáo đã có công gầy dựng nền Thánh Nhạc Việt Nam nay đã khuất mặt, và để kỷ niệm mốc thời gian đánh dấu 40 năm (1975-2015) Nền Thánh Nhạc ở hải ngoại, đồng thời trân quý muốn mang đến cho đồng bào và giáo dân ở hải ngoại những điều tốt đẹp và một cách thực tế nhất, HNSCGVNHN sẽ tổ chức 3 ngày Đại Hội, quy tụ các nhạc sĩ thành viên khắp nơi trên thế giới về để giới thiệu đến quý vị, để chúng tôi có cơ hội học hỏi và trao dồi kiến thức chuyên môn mà “nén bạc” phải sinh lời hữu ích Chúa đã trao cho chúng tôi.

Trong 3 ngày Đại Hội này, chúng tôi xin chia sẻ và hạnh phúc trao những “nén bạc” này lại cho quý vị:

Nén bạc thứ nhất đó là một cuốn sách Thánh Ca hơn 600 bài hát phụng vụ của 91 Nhạc sĩ thành viên của HNSCGVNHN sẽ được châu phê Imprimatur do Đức Cha Nguyễn Mạnh Hiếu – Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Toroto, Canada.

Nén bạc thứ hai, chúng tôi cũng xin gửi trao đến quý vị đó là 6 đĩa CD nhạc thánh ca gồm trên 70 bài hát của chính các nhạc sĩ thành viên mỗi người một bài đóng góp lại để thực hiện như những món quà thánh thiện kết dệt từ tấm lòng và tâm tình đạo đức của chúng tôi muốn chia sẻ đến quý vị; là những thông điệp tình yêu và sự trìu mến của các thành viên HNSCGVNHN.

Nén bạc thứ ba, đó là một đêm hòa nhạc “HÁT LÊN MỪNG CHÚA – PRAISE TO THE LORD” rất tưng bừng và hân hoan, mang nhiều ý nghĩa và tâm tình tri ân, cùng những dấu ấn chấm phá của nghệ thuật, của âm nhạc và của thánh ca mà HNSCGVNHN đã ra sức nghiên cứu và chuẩn bị công phu trong 2 năm qua.

Kim Thúy: Mục đích HNSCGVNHN dự định tổ chức đại quy mô này, đồng thời xin anh cho biết thời gian và địa điểm cũng như thành phần của Ban Tổ Chức?

Ns Văn Duy Tùng: Đây là dịp để HNSCGVNHN ra mắt với cộng đồng Dân Chúa sau gần 3 năm thành hình, hơn nữa cũng là dịp để chúng tôi gặp gỡ, trao đổi, sinh hoạt, hội thảo, chia sẻ và học hỏi về kiến thức Thánh Nhạc và các lĩnh vực liên quan như tôi đã thưa ở trên, nhất là để cùng nhau cộng tác trong sứ vụ rao giảng Tin Mừng qua lời ca tiếng hát …

Sau khi suy nghĩ để chọn và mời người tài giỏi đứng ra tổ chức những đề án này. Từ Hoa Kỳ, tôi đã gọi viễn liên và trân trọng mời Linh mục Nhạc sĩ Paul Văn Chi làm Trưởng Ban Tổ Chức, và Linh mục Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên làm Phó Ban Tổ Chức.

Nhận thấy đây là một đề án cần thiết, hữu ích và nên có, 2 cha đã nhận lời đứng ra tổ chức và chọn chủ đề cùng như lên kế hoạch và phương án tổ chức. Tất cả 91 nhạc sĩ thành viên của HNSCGVNHN bắt đầu xăng tay áo để hợp tác thực hiện đề án gồm có 3 Ngày Đại Hội và Một Đêm Hòa Nhạc Hát Lên Mừng Chúa sẽ được diễn ra thời gian bắt đầu vào các ngày 23, 24, 25 tháng 10, năm 2015 tại khuôn viên Giáo Xứ Nhà Thờ Chính Tòa Chúa Kitô mà chúng ta quen gọi là nhà thờ kiếng trước đây. Địa điểm là: 13280 Chapman Ave, Garden Grove, CA 92840. USA

Kim Thúy: Nội dung của Đêm Hòa Nhạc Hát Lên Mừng Chúa gồm có những gì?

Ns Văn Duy Tùng: Xin cho tôi được miễn nói chi tiết nội dung của Đêm Hòa Nhạc Hát Lên Mừng Chúa này được không? Nếu tôi nói sạch sành sanh ra thì còn gì hứng thú nữa! Nếu Cô Kim Thúy và quý vị biết hết những bí mật của chúng tôi trong đêm hòa nhạc thì cũng mất đi một phần nào của sự hấp dẫn. Tuy nhiên, tôi xin được cam kết và tự tin thay vào đó để nói thế này: Đây là một chương trình Hát Lên Mừng Chúa có nội dung rất phong phú, nghệ thuật và mới lạ, mà 91 nhạc sĩ HNSCGVNHN đã nghiên cứu, cân nhắc và chọn lọc trong 2 năm qua.

Với một thời gian dài chuẩn bị như thế, thêm những kiến thức âm nhạc và nghệ thuật là sở trường và chuyên môn của chúng tôi, chúng tôi tin tưởng và tự tin để giới thiệu chương trình của HNSCGVNHN và thưa thêm một lần nữa với quý vị rằng:

Bắt đầu giờ khai mạc Đêm Hòa Nhạc Hát Lên Mừng Chúa lúc 7:30pm đến hết tiết mục cuối cùng lúc 10:30pm, là suốt 3 tiếng đồng hồ, quý vị sẽ khám phá, sẽ thấy và sẽ nghe những “cái đẹp” của đêm nay, đồng thời sẽ mang đến cho quý vị những điều thích thú, tạo được sự phấn chấn và hân hoan trong lòng quý vị qua mỗi một tiết mục. Có những tiết mục quý vị cùng hát, cùng thao thức và chan hòa với chúng tôi. Ngược lại, cũng sẽ có những tiết mục làm lòng ta và rưng rưng và đắng đọng trong sự thánh thiên. Chúng tôi hy vọng sau khi rời ghế đứng lên để ra về, quý vị sẽ còn mang những dư âm và ý nghĩa của đêm hòa nhạc Hát Lên Mừng Chúa này và sẽ để lại trong lòng của quý vị. Vì niềm vui và sự luyến tiếc của quý vị khi ra về, đó chính là niềm hạnh phúc lớn lao của chúng tôi là những người thực hiện chương trình Hát Lên Mừng Chúa muốn gửi đến. Chúng tôi xin được thật lòng trình bày như thế.

Kim Thúy: Anh có thể cho biết thành phần diễn xuất gồm có những ai và ca sĩ nào không?

Ns Văn Duy Tùng: Vâng, điều này tôi tiết lộ được. Đây là một trong sự kết hợp duy nhất và thật tuyệt vời của Cha Trưởng Ban Tổ Chức - Linh mục Nhạc sĩ Văn Chi. Là từ trước đến nay sau 40 năm tại Hoa Kỳ, chưa có một ai hay một trung tâm ca, nhạc, kịch nào có thể kết hợp được sự tuyệt vời này. Đó là sự quy tụ hết tất cả các Ca sĩ Công Giáo hiện đang sinh sống tại hải ngoại mà Cha Văn Chi đã mời tất cả các ca sĩ này để thực hiện 6 CD Thánh ca và Đêm Hòa Nhạc Hát Lên Mừng Chúa từ đơn, song và tốp ca. Ngoài ra, còn có những tiết mục mà một số Linh mục thành viên sẽ diễn xuất đầy lôi cuốn trong những ca khúc như dòng suối ơn lành tuôn đổ muôn hồng ân và thánh thiện …, nhất là sẽ có một tiết mục đầy cảm xúc về nhân bản có tựa đề: “Lời Mẹ Dặn” do chính Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu từ Canada trình bày cho quý vị không những để thưởng thức mà còn cảm nhận đâu là Chân và Giả trong đời sống thường của chúng ta.

Cũng xin được hé lộ thêm rằng: sẽ có dàn nhạc Orchestra với trên 70 nhạc công Hoa Kỳ và Ban Nhạc Pop Trio Band cùng Ban Hợp Xướng mà chủ lực là các ca đoàn của các Giáo Phận Orange, Tổng Giáo Phận Los Angeles và Giáo Phận San Diego, cùng các ca đoàn hải ngoại về tham dự và hợp tác. Chúng tôi có thêm sự cộng tác của đội trống, đội vũ Christ the King của Giáo Phận Orange và Vũ đoàn VietCatholic lừng danh từ nhiều năm qua, cùng với nhiều tình nguyện viên hợp tác …

Kim Thúy: Anh có thể cho biết những vị khách quý nào đến tham dự trong những ngày Đại Hội và Đêm Hòa Nhạc Hát Lên Mừng Chúa này không?

Ns Văn Duy Tùng: Vâng! Trước tiên là Cha TBTC Văn Chi và tôi đã mời các vị khách quý từ Việt Nam, và đã nhận lời qua tham dự gồm có Đức Cha Chủ Tịch Ủy Ban Thánh Nhạc Việt Nam - Vincente Nguyễn Văn Bản, và Cha Tổng Thư Ký Ủy Ban Thánh Nhạc Việt Nam - Linh mục Nhạc sĩ Nguyễn Duy. Đức Cha Nguyễn Văn Bản và Cha Nguyễn Duy sẽ có những bài chia sẻ và workshop về Thánh Nhạc cho tất cả các nhạc sĩ và các ca viên, ca đoàn trong 2 ngày Thứ bảy 24 và Chúa Nhật 25 tháng 10 năm 2015, đồng thời sẽ hiện diện và có lời chào đến Cộng đồng Công Giáo và Cộng đồng Người Việt Nam tại miền Nam California trong Đêm Hòa Nhạc Hát Lên Mừng Chúa. Ngoài ra chúng tôi cũng được biết sẽ có thêm các Linh mục và các Nhạc sĩ từ Việt Nam qua tham dự trong dịp Đại Hội này. Cũng thế, chúng tôi đã mời và chúng tôi ước mơ có sự hiện diện của 4 Đức Cha Việt Nam ở hải ngoại là Đức Tổng Giám Mục Sứ Thần Tòa Thánh Pherô Nguyễn Văn Tốt (Srilanka), Đức Cha Dominico Mai Thanh Lương (Hoa kỳ), Đức Cha Nguyễn Văn Long (Úc Châu) và Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu (Canada).

Cha Trưởng Ban Tổ Chức Văn Chi cũng cho tôi biết thêm BTC đã mời Đức Ông Trịnh Minh Trí – Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo VN tại Hoa Kỳ, các Linh Mục Chủ Tịch của các Liên Đoàn từ Đức, Úc, Pháp, Canada và các Linh mục các Tu Sĩ nam nữ khắp nơi về tham dự.

Kim Thúy: Anh đã trình bày công việc tổ chức 3 ngày Đại Hội và Đêm Hòa Nhạc Hát Lên Mừng Chúa có thể rất tốn kém về tài chánh. Xin anh cho biết phí tổn dự định là bao nhiêu, và nguồn tài chánh từ đâu để thực hiện Chương Trình quy mô và rộng lớn này? HNSCGVNHN có nguồn tài chánh nào không?

Ns Văn Duy Tùng: Hội Nhạc Sĩ chúng tôi chỉ có mỗi 2 điều; đó là con tim và khối óc để viết lên những bài Thánh Ca. Ngoài ra chúng tôi chẳng có gì cả. Vâng, chẳng có gì cả! Công việc tổ chức nêu trên quả thật hết sức tốn kém mà Cha TBTC Văn Chi đã cho tôi biết nguyên văn như sau:

“Duy Tùng ơi! Đến bây giờ, theo dự trù chúng ta phải chi ra tối thiểu là hơn một trăm bảy mười nghìn USD đó!”. Ngài vui mừng và hớn hở nói thêm: “Tất cả số tiền mà các ân nhân và mạnh thường quân hứa tặng HNSCGVNHN khoảng $50,000.USD để lo chi phí in ấn và tổ chức Đại Hội và đêm Hòa Nhạc Hát Lên Mừng Chúa vào tháng 10 này”. Thế còn thiếu hơn 120,000. USD, Bố lấy đâu ra để lo? … Cha Văn Chi thỏ thẻ: “… Thì Bố sẽ xin thêm nơi các ân nhân và các mạnh thường quân, nhất là nơi lòng hảo tâm của các giáo dân …” Sau đó không biết một động cơ hay một năng lực nào ngài tự tin cất cao với chất giọng: “ Hãy phó thác vào sự quan phòng của Chúa và lòng yêu mến của Đức Trinh Nữ Maria, Bố tin rằng, Chúa và Đức Mẹ sẽ không bỏ rơi chúng ta đâu…”

Chưa hết, ngài còn nói thêm để có sự yên lòng rằng: “Chúng ta sẽ nhờ đến Cha Nguyễn Văn Tuyên, Cha Nguyễn Đức Vượng và Cha Nguyễn Hùng Cường để tìm các nhà bảo trợ, nhất là Cha Vũ Mộng Thơ ở Pháp giúp thêm tài chánh cho Đại Hội và Đêm Hát Lên Mừng Chúa này, mặc dù Cha Thơ đã âm thầm cho hơn 10,000 USD rồi”. Cha Văn Chi còn nói thêm “… Bố cũng sẽ xin các nhạc sĩ thành viên kêu gọi sự trợ giúp của các nhà bảo trợ và mạnh thường quân ở các địa bàn của họ nữa.v.v…”

Thưa Cô Kim Thúy và kính thưa quý vị độc giả! Đến đây, cho tôi xin được cùng với cha Văn Chi và 91 thành viên của HNSCGVNHN bày tỏ tấm lòng chân thành muốn kêu gọi lòng hảo tâm của quý vị. HNSCGVNHN chúng tôi chân thành xin lòng hảo tâm rộng rãi của quý vị giáo dân, các thương gia và các nhà bảo trợ, nhất là thêm lời cầu nguyện của quý vị. Tất cả đóng góp yểm trợ tài chánh của quý vị sẽ được miễn trừ thuế cuối năm 2015 này mà chúng tôi sẽ gửi giấy chứng nhận để quý vị khai thuế cuối năm. Mọi yểm trợ Quỹ Hát Lên Mừng Chúa, xin quý vị ghi và gửi về theo địa chỉ của Hội sau đây:

Vietnamese Catholic Composer Association
P.O. Box 222
Oakton, VA 22124. USA


Hoặc xin gửi hay trao đến Cha Nguyễn Văn Tuyên – Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ. Xin quý vị vui lòng gọi điện thoại cho chúng tôi biết đã yểm trợ Quỹ Hát Lên Mừng Chúa qua số phone: (703) 362- 3267 hoặc Email: hoinhacsi@gmail.com

Chúng tôi sẽ xin trang mạng VietCatholic cập nhật báo cáo tài chánh mà quý vị yểm trợ cho Quỹ Hát Lên Mừng Chúa.

Kim Thúy: Cám ơn Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng đã cho VietCatholic một cuộc phỏng vấn rất dài và đặc biệt này. Chúng tôi cầu chúc công việc và những dự án của HNSCGVNHN, đặc biệt là những ngày Đại Hội và Đêm Hòa Nhạc Hát Lên Mừng Chúa được thành công tốt đẹp, mang lại lợi ích thiêng liêng cho cộng đồng Dân Chúa.

Ns Văn Duy Tùng: Tôi hết lòng cám ơn cô Kim Thúy và Cha Giám đốc VietCatholic Trần Công Nghị đã cho tôi có cơ hội trình bày những công việc và những dự án như những thông điệp yêu thương của HNSCGVNHN gửi đến quý vị khắp nơi. Một lần nữa, tôi xin cám ơn quý vị đã bỏ thời gian theo dõi cuộc phỏng vấn này. Sau cùng tôi xin thay mặt cho 91 thành viên của HNSCGVNHN kính gửi lời chào đến quý vị và xin Chúa chúc lành!
 
Cảm nghiệm khóa tĩnh tâm tìm hiểu ơn gọi tại Dòng Chị Em Con Đức Mẹ Mân Côi Bùi Chu
Ơn gọi Mân Côi
10:09 30/07/2015
Cảm nghiệm khóa tĩnh tâm tìm hiểu ơn gọi tại Dòng Chị Em Con Đức Mẹ Mân Côi Bùi Chu

Ngày 22 – 26/ 7/ 2015

Chúng em là những sinh viên đang học các trường, ao ước muốn tìm hiểu về đời tu và muốn dâng mình cho Chúa, khi được biết Dòng Chị Em Con Đức Mẹ Mân Côi Bùi Chu tổ chức khóa tĩnh tâm tìm hiểu ơn gọi từ ngày 22-26/07/2015, lòng chúng em cảm thấy rất vui, khao khát được sớm trở về nhà Dòng để tĩnh tâm tìm hiểu ơn gọi. Trong nhóm chúng em có nhiều người trong lòng còn mông lung suy nghĩ lựa chọn, tâm trí còn giằng co giữa cái này với cái kia, giữa gia đình và bạn bè, nhất là đối với những sinh viên đang học ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp ở các trường và thành phố khác nhau. Tại môi trường giảng đường có nhiều niềm vui nhưng cũng có những xô bồ, cạm bẫy và khó khăn về mọi mặt. Giữa những xao động của nhân thế nổi trôi, giữa những sục sôi tranh chấp trong kiếp người của cuộc sống, chúng em muốn trở về nhà Dòng, muốn giành một cõi rất riêng tư để gặp gỡ Giêsu, chính Ngài là Điểm Hẹn đang chờ chúng em.

Xem Hình

Khi đến với Nhà Dòng chúng em đều rất vui mừng dù trong số chúng em có một số đã đến tìm hiểu ở nhà Dòng từ mấy năm trước nên đã quen, một số đây là lần đầu tiên nên còn thật bỡ ngỡ. Sau khi được các Dì giáo đón tiếp vui vẻ, chúng em được Dì Giáo dẫn lên nhà nguyện chào Chúa Giêsu Thánh Thể rồi dẫn đi tham quan hết khu vực Nhà Dòng. Chúng em thấy các Dì mỗi người một công việc khác nhau: lên nhà nguyện có một số Dì đang Chầu Chúa Giêsu Thánh Thể cách sốt sắng, một số Dì đang tất bật dưới bếp làm cơm cho chúng em, một số Dì làm nước, số khác làm hương, làm nến, làm hoa, làm bánh lễ, làm thuốc… ai nấy đều hăng say trong công việc một cách vui vẻ, trông các Dì thật dễ thương.

Khi ra thăm bệnh xá của Nhà Dòng, chúng em thấy các bệnh nhân rất đông, một số người đang cầu nguyện tại nhà nguyện của bệnh xá, còn các bệnh nhân đang chữa bệnh ở các phòng khác nhau: phòng khám, phòng thuốc đông – tây y, phòng răng, phòng châm cứu, phòng vật lý trị liệu, phòng tai mũi họng, phòng xét nghiệm. Chúng em thấy các Dì phục vụ tận tình và bệnh nhân ai nấy đều vui vẻ, hài lòng để lại cho chúng em nhiều ấn tượng.

Bên cạnh bệnh xá là các lớp mầm non do các Dì dạy dỗ, trong nhóm chúng em có nhiều bạn đang học y, dược, sư phạm mầm non tại các trường cao đẳng, đại học ở Hà Nội, Thái Bình, Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương, Sài Gòn. Chúng em ao ước sau khi học xong sẽ về tu và được ở cùng những tâm hồn dành trọn cuộc đời phụng sự Chúa và phục vụ cùng với các Dì trong các công việc của Dòng.

Ngay buổi chiều ngày 22/07/2015 chúng em bắt đầu vào những ngày tĩnh tâm với chủ đề “Điểm Hẹn Giêsu”. Chúng em được Cha Giáo và các Dì Giáo hướng dẫn cầu nguyện, suy niệm Lời Chúa, chia sẻ về ơn gọi làm người, ơn gọi làm Kitô hữu, ơn gọi hôn nhân và tu trì, ơn gọi Mân Côi để chúng em ý thức sự cao cả của ơn gọi và chọn lựa đúng thánh ý Chúa. Chúng em thấy hành trình tìm kiếm Chúa và nhận ra ơn gọi của mình thật là khó. Chúng em có sự giằng co, phân vân, thấy khó khi từ bỏ chính bản thân mình, gia đình, bạn bè, nghề nghiệp để bước vào một cuộc sống tu trì. Chúng em vẫn nghe thấy như một tiếng gọi mời, một Điểm Hẹn mời gọi chúng em đến gặp gỡ và theo Chúa. Trong những nga này, chúng em được đắm mình trong những giờ cầu nguyện, hiệp dâng Thánh Lễ, Chầu Thánh Thể, nhất là buổi Chầu Thánh Thể Taizê qua chuỗi Mân Côi. Chúng em xác định rằng đi tu quả là một mạo hiểm và cần có ơn Chúa rất nhiều. Nhiều bạn trong chúng em chia sẻ trong buổi thảo luận tổ đều nói lên rất cảm động khi đến Nhà Dòng và thấy được bình an, được yên tĩnh trong tâm hồn, tự tin hơn trong sự chọn lựa ơn gọi, được biến đổi và có những quyết tâm rõ ràng hơn cho tương lai. Chúng em thấy thời gian trôi đi thật nhanh, buổi chiều trước khi chia tay về với môi trường học đường, chúng em sinh hoạt giao lưu với nhau thật hăng say, hết mình ai nấy đều thể hiện sức trẻ trung năng động của mình.

Lạy Chúa, chúng con cảm ơn Chúa, cảm ơn Hội Dòng về tất cả những gì chúng con lãnh nhận được trong những ngày tĩnh tâm và tìm hiểu ơn gọi của Dòng.

Thật là Giêsu đã hẹn gặp chúng con tại nơi đây, trong cầu nguyện, trong hy sinh, trong cô tịch, nơi Thập Giá, nơi những con người đau khổ bệnh tật, nơi các trẻ thơ, để Ngài đã trao ban cho chúng con rất nhiều ân huệ.

Với linh đạo Mân Côi là “cùng Mẹ Maria sống mầu nhiệm cứu độ và cùng Mẹ mang ơn cứu độ đến cho mọi người”, chúng con nguyện xin Mẹ nâng đỡ, hướng dẫn chúng con trong bước đường của cuộc sống giữa những xao động, những cám dỗ, những khó khăn, thử thách của đời sinh viên. Xin cho chúng con vững bước, can đảm và mạnh mẽ, sống trong sạch và trưởng thành trong đời sống để tiếp tục hành trình học tập và tìm hiểu ơn gọi, quyết định cho tương lai theo thánh ý Chúa theo gương Mẹ.

ĐD. Sinh viên nhóm Ơn gọi Mân Côi
 
Giáo xứ Lý Sơn, Quảng Ngãi nhiều thời để nhớ
Lm Giuse Nguyễn Quốc Việt
08:35 30/07/2015
GIÁO XỨ LÝ SƠN NHIỀU THỜI ĐỂ NHỚ

Ngày lễ trôi qua, vẫn còn nghe trong lòng xôn xao nhiều cảm xúc. Một ngày đặc biệt, như Đức Cha nói đầu lễ: bốn ý trong một. Hôm ấy, Giáo xứ Lý Sơn tạ ơn 50 năm DCCT loan báo Tin Mừng trên đất đảo, 20 năm thành lập giáo xứ, nhận chức chánh xứ của cha Phanxicô Hoàng Minh Đức và lãnh Bí tích Thêm Sức của 17 em thiếu niên. Lễ hết, tiễn khách về trong ngày đầy gió, mây làm rạp che kín bầu trời, dù đang là mùa hè giữa trưa vẫn không tìm ra nắng. Ở đảo, thời tiết thế này rất thích, gió không chớm lớn làm người ta sợ; đứng bên cửa, bước ra sân, đi quanh nhà thờ gió vồn vã tới, chạy theo lay vạt áo như cố thân thiện níu chân người ở lại…

Xem Hình

Cũng như biển vắng không người, sóng cứ thản nhiên vỗ vào bờ cát miệt mài không nghỉ, đời người linh mục đến rồi đi nhưng ơn Chúa xuống trên Dân trước và sau vẫn đầy tràn. Nhìn những ngày tháng qua, có gì làm ta nghĩ để mà bịn rịn?! Ô hay! Cộng đoàn Dân Chúa lúc nào cũng có Ngài, vì thế, những cốt móc thời gian cho thấy vùng đất đức tin còn tươi mới này có nhiều thời để nhớ!

Đảo Lý Sơn một thời cách trở vì biển rộng sóng cao. Những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, hạt giống đức tin được gieo xuống từ người giáo dân ra đảo làm nghề thuốc. Ông xin chủ nhà trọ lập bàn thờ Chúa vì là người Công Giáo. Cung cách ông cầu nguyện, lời kinh ông khẩn nài, cuôc sống là chứng tá đã làm gia đình ngoại giáo nơi ông xin trọ tin theo. Thời ấy hoàn cảnh xã hội thuận lợi như “mưa thuận gió hoà” nên cây đâm chồi nẩy lộc; chỉ thời gian ngắn Lý Sơn thành giáo điểm, có đất làm nhà nguyện, thỉnh thoảng cha tuyên uý từ Quảng Ngãi ra dâng lễ. Sau biến cố đảo chính năm 1963, cộng đoàn nhỏ vừa mới qui tụ chưa được thành hình đã có nguy cơ tan rã vì chính quyền mới muốn thu hồi đất để làm trại gia binh. Thế rồi cũng qua, vẫn giữ được đất, điều đáng nói là chính những người đạo mới, tuổi đức tin còn ít mà chất đức tin đã trưởng thành, đứng ra chèo chống. Nhớ hồi mới ra đảo, nghe câu chuyện thời khai sinh, ngỡ ngàng về sự can trường sống đạo của những người tín hữu đầu tiên. Tôi băn khoăn tự hỏi nhờ đâu mà chỉ thời gian ngắn họ thành trụ cột? Cũng có câu trả lời, nhưng ở lâu, ngang qua những chuyện con người lại thấy rõ bóng giáng Chúa Giêsu, đúng như lời Ngài đã hứa: hãy làm cho muôn dân trở thành môn đệ, Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế (x. Mt 28,16-20). Sống đức tin có nhiều cách nhưng khi ta truyền giáo là biết chắc có Chúa Giêsu ở cùng.

Đến năm 1965, thời điểm Việt Nam hóa chiến tranh, Mỹ đổ quân vào căn cứ Chu Lai, vùng đất Quảng Ngãi trở thành dầu sôi lửa bỏng, chỉ có ban ngày tạm bình yên, đêm về là tiếng súng nổ, người chết nhanh như bây giờ bị tai nạn giao thông. Trong hoàn cảnh đó, DCCT Châu Ổ được Giáo phận giao thêm trách nhiệm truyền giáo đảo Lý Sơn. Cha Tôma Thiện một mình ra đảo, chặt lá dừa làm lán, chuyện truyền giáo có vẽ rất thơ, giữa biển xanh cát trắng[1], người truyền giáo như chàng nghệ sĩ phiêu lãng với tình yêu đầy khát vọng là ơn cứu rỗi các linh hồn. Cha Tôma ra đảo chưa được một năm, Tỉnh Dòng gọi vào đất liền đi Pháp để chuẩn bị cho sứ vụ mới. Năm 1966, cha nhạc sĩ Phêrô Nguyễn Hoàng Diệp ra đảo. Ngài người gốc Huế, mảnh mai thanh cảnh, tưởng là cơ bắp không đủ sức đứng mũi chịu sào, giữa đầu sóng ngọn gió. Vậy mà ngài là người có công đặt nền cho việc truyền giáo trên đất đảo Lý Sơn. Đúng là: “Thiên Chúa không nhìn theo kiểu người phàm” (2Sm 16,7).

Cha Phêrô ở đảo, có các thầy Học Viện trong thời gian thực tập đến giúp, có cả những người giao dân đất liền vượt biển ra cộng tác. Phải chăng ngọn gió Công Đồng Vaticanô II vượt biển Đông thổi tới, đem tinh thần Sắc lệnh “Tông đồ giáo dân”[2] còn tươi chưa ráo mực vào đảo nên tại Lý Sơn có một cộng đoàn tu sĩ và giáo dân hăng say truyền giáo.

Không chỉ đem Chúa đến cho người dân xứ đảo, cha Phêrô Nguyễn Hoàng Diệp có công rất lớn trong việc giáo dục, khai sáng văn hoá. Ngài lập các đoàn thể cho các giới, tổ chức sinh hoạt dưới nhiều hình thức như diễn văn nghệ, cắm trại, giao lưu… Ngài là người đầu tiên mở trường dạy học cho con em trên đảo không phân biệt tôn giáo. Trước khi ra đảo thực hiện sứ vụ truyền giáo, cha Phêrô lo việc đào tạo cấp đệ tử của Nhà Dòng, vì thế, thật dễ hiểu khi thấy ngài đặt việc giáo dục lên hàng đầu. Ngài mở trường, đưa các thầy, cô từ đất liền ra để cùng với ngài và các thầy Học Viện chuyên chăm dạy dỗ các em từ tiểu học đến trung học đệ nhất cấp, theo cách gọi thời đó, tương đương với bây giờ là cấp I và II. Thời gian trôi qua, thời cuộc xoá nhoà, người Công Giáo bây giờ chỉ là một nhóm nhỏ giữa 22 ngàn dân
trên đảo, không mấy người biết cộng đồng ấy đã đóng góp gì cho sự phát triển của huyện đảo Lý Sơn. Dẫu thế, thỉnh thoảng đi dự đám giỗ, tôi được nghe những người có tuổi kể chuyện năm xưa, họ nhận mình là học sinh trường Thăng Tiến. Trong cách kể thoáng thấy họ tự hào, nhắc lại cha Hoàng Diệp hay các thầy họ tỏ lòng kính trọng. Nhiều người trong số họ từng nắm giữ chức vụ lãnh đạo. Có người trong một lần chuyện trò bộc bạch cho biết: nếu không có những lớp học của trường Thăng Tiến thì mình đâu có cơ hội để được như ngày hôm nay.

Trường Thăng Tiên được xây trong khuôn viên nhà thờ tại xã An Hải, cùng với trường là nhà Bác Ái. Khi con số giáo dân mỗi ngày thêm đông, có các gia đình ở xã An Vĩnh trở lại, năm 1972 ngài vận động bà con dâng cúng, góp tiền mua đất xây nhà nguyện nhưng đồng thời cũng làm trường học, vì nhu cầu giáo dục quá lớn trong khi cơ sở vật chất cả đời lẫn đạo chăng có gì. Tiếc là ngày nay, khuôn viên nhà nguyện và trường học ở An Vĩnh biến thành chợ, ngôi nhà ngày xưa được sử dụng làm nơi thờ phượng, mở mang dân trí đã từ lâu trở thành hoang phế. Do mượn không trả nó mới ra nông nỗi này! Đã qua ba đời quản xứ, không biết bao lần gởi đơn xin lại nhưng đến nay vẫn chưa nhúc nhích gì. Hy vọng đến một lúc, người lãnh đạo mạnh dạn quyết điều hầu như ai cũng biết: để phát triển đất nước ổn định cần phải có công bằng, nói rằng mình văn minh thì tối thiểu sự công bằng phải có. Qua rồi thời mạnh được yếu thua, bây giờ toàn cầu hoá…

Cha Hoàng Diệp hoàn thiện nhà thờ, xây nhà xứ, đến nay nhà thờ đã được xây mới nhưng nhà xứ sau khi được phục hồi thời cha Micae Trương Văn Hành, bây giờ vẫn còn chắc chắn và hợp thời. Năm 1974, Việt Nam sắp đến hồi thống nhất, chiến sự diễn ra ác liệt ở vùng Thừa Thiên, cơn sóng di tản vào Nam ngày càng nhiều. Nhà Dòng Huế một thời đông đúc giờ chỉ còn mỗi cha Lành và thầy Tađê, cha Hoàng Diệp nhận bài sai mới rời đảo ra phục vụ ở Huế. Trong lúc người ta đua nhau đi vào cha lại đi ra, đó cũng là một hành động anh hùng, đầy hy sinh vâng phục của người tu sĩ thừa sai truyền giáo. Về Cố đô lo việc Nhà Dòng, mục vụ giáo xứ nhưng lửa truyền giáo trong ngài không hề can, ngày cả khi về già, ngài cố diễn tả nội dung Kinh Thánh dưới dạng thơ, in thành tập nhỏ tựa đề là “Trong ánh Tin Mừng” nhằm giới thiệu Chúa cho những người chưa có đức tin. Ngài đi, cha Micae ra tiếp nối công việc truyền giáo. Nếu thời của cha Phêrô Nguyễn Hoàng Diệp là “làm” thì có thể nói thời cha Micae Trương Văn Hành là “chịu”!

Ngài chịu cảnh ra đảo một mình không người cộng tác, vì chiến tranh nên không còn ai tình nguyện ra Châu Ổ, trung tâm truyền giáo[3] chỉ còn ba cha ở lại, mỗi vị trụ một nơi và được quyền tự do rời nhiệm sở bất cứ lúc nào.

Nhớ mùa mưa đầu tiên ở đảo, chẳng hiểu vì sao gió lớn tựa như bão thường hay về trong đêm. Nằm nghe luồng gió đi, khi còn xa là tiếng hú đã về, rồi khi gió qua nhà, tiếng giật, rung rất mạnh ngỡ như nó muốn bưng mái nhà quăng xuống đất. Nhà thờ sát biển, chung quanh lại trống nên mỗi lần như thế đều có cảm giác trơ trọi làm mình lo, rất mong trời mau sáng. Những lúc ấy thường không ngủ được, chợt nghĩ về cha Hành suốt gần mười lăm năm phải chịu ở một mình trên đảo, trống trãi hơn bây giờ gấp bội, thấy thương! Sự hy sinh của cha anh đi trước quả là rất lớn. Bây giờ ta có làm được gì, giá trị của sự hy sinh cũng không thể so sánh với các ngài thời đó, hơn nữa, bây giờ ta có làm được gì cũng là nhờ đã có những hy sinh âm thầm như ra đảo một mình của cha Micae.

Sau thống nhất, do chưa hiểu nhau giữa Chính quyền mới và người Công Giáo, ngài chịu cảnh sống bị nghi kỵ, giáo dân bị ngăn cản khi đến với ngài. Ở Lý Sơn mùa hè biển rất êm, sang tháng 9 mùa mưa về trên đảo thường kéo theo những vụ áp thấp làm thành bão. Đây là mùa biển động, mùa nhiều lo lắng vì năm nào cũng có người ra đi mãi không về, những cái chết trẻ để lại cảnh mẹ goá con côi. Mùa mưa năm 1978, người Công Giáo trên đảo từ lo biến thành sợ, do không còn chổ dựa tinh thần, không còn nơi đặt niềm trông cậy trước những biến động thời cuộc nhanh mạnh như động đất gây sóng thần. Ngày 18 tháng 9, cha Micae Trương Văn Hành bị trục xuất khỏi đảo vào đất liền sống tại Nhà Châu Ô, chịu cảnh người mục tử không có đoàn chiên, phải làm nghề nông trồng thuốc lá. Với xã hội thời đó, chưa biết tác hại của thuốc lá nên hút thuốc là bình thường, chứ không như bây giờ đi đâu cũng thấy “No Smoking”. Hơn mười năm làm nông, lấy phân chuồng bón cây cha bị nhiễm virus Aspergillus gây ra chứng nấm phổi. Từ ngày cha Micae bị buộc phải rời khỏi đảo, đàn chiên tan tác vì chính sách kinh tế mới, đưa dân đảo Lý Sơn lên sinh sống trên vùng núi huyện Trà Bồng. Nhà thờ thành trường học, có lúc được dùng làm cơ sở của công tác xã hội như nhà chiếu phim, nhà kho…

Hơn bốn năm ở kinh tế mới, người Công Giáo Lý Sơn sống không nỗi trên rừng núi Trà Bồng dắt dìu nhau về đảo. Chính Quyền cũng thương dân, có lẽ đã thấy không cho người ta về chẳng khác gì đẩy người ta vào chổ chết nên làm ngơ. Về đảo bắt đầu lại từ số không, bà con giáo dân hàng tuần tụ họp lại tại ngôi nhà ngày xưa bàn thờ Chúa lần đầu tiên được lập trong gia đình ngoại giáo. Đến mùa vọng năm 1993, đúng như ý nghĩa của mùa lễ, mùa dân Chúa chờ đợi Đấng Thiên Sai, niềm vui bất ngờ đến sớm, một người giáo dân cẩn thận ghi chép: “Ngày 16 tháng 12 năm 1993, lúc 8 giờ 30 phút, Nhà thờ Lý Sơn được trao trả lại cho Họ Đạo.” Lễ Giáng Sinh năm đó dù chưa có cha xứ ra dâng lễ, bà con tự tổ chức phụng vụ Lời Chúa với nhau, nhưng có lẽ, hơn bao giờ hết lời ngôn sứ Isaia trong bài đọc một của lễ đêm mừng Chúa Giáng Sinh đúng nghĩa là lời Chúa đang nói với họ: “Đoàn dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng; đám người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi…” (Is 9,1). Không linh mục chỉ có người giáo dân gieo hạt giống đức tin đầu tiên vào xứ đảo; không linh mục chỉ có người giáo dân giữ cộng đoàn và dành lại nhà Chúa. Quá tuyệt vời! Đây chính là điểm đặc biệt của giáo xứ Lý Sơn. Tôi nghiền ngẫm điều này. Trong một lần băn khoăn làm sao để đoàn chiên thêm đông số, thoáng thấy bi quan nhưng liền tan biến khi chợt nhận ra: chính Chúa gieo, chính Chúa gìn giữ thì chắc chắn Chúa sẽ cho lớn lên.

Đầu năm 1994, Chính Quyền cho cha Micae trở lại đảo Lý Sơn dưới dạng tạm trú. Ngài trở về với đoàn chiên khi phổi chỉ còn một lá, người gầy ngỡ như không vững mỗi khi gió lớn về, đường từ Châu Ổ ra bến cảng mùa mưa lầy lội. Lấy lại được nhà thờ nhưng nhà xứ thì chưa, trong căn phòng nhỏ phía sau nhà thờ rộng chừng 36 m2, vừa là phòng áo, phòng kho, vừa là nơi dành cho mọi sinh hoạt của ngài. Xem lại chòng ảnh cũ, thấy cảnh ngài phát quà cho dân, hay đứng nhìn bà con giáo dân tập trung về nhà thờ mổ heo mừng lễ, cảnh dọn lại nhà sau đêm mưa bão… tôi thấy ngài như người mẹ, cộng đoàn nhỏ như một gia đình. Tháng 7 năm 1995, Đức Cha Phaolô Huỳnh Đông Các nâng họ đạo Lý Sơn lên hàng giáo xứ, mở ra một giai đoạn mới nhưng cũng đầy gian lao, phải nhiều năm sau toàn bộ đất nhà thờ, nhà xứ mới được trả hết. Ai đã từng trải qua tình trạng đứng nhìn tài sản của mình bị người ta chiếm đoạt, sử dụng tuỳ ý trong khi gia đình mình thiếu đói mới có thể hiểu hết sức chịu đựng của cha Micae, trong thời gian đầu trở lại đảo sau nhiều năm xa cách.

Kể lại chuyện cũ để thấy việc Chúa làm. Ngày xưa Chúa Giêsu nói với thánh Phaolô Tông đồ: “Ơn của Thầy có đủ cho anh, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối” (2Cr 12,9). Ở Lý Sơn, thời cha Micae, lời Chúa đã nói thành ứng nghiệm. Với một lá phổi, sức khoẻ mong manh, một mình cô độc, cuộc sống khó khăn từ mọi phía: thiếu thốn về vật chất, tinh thần bị o ép, lo cho giáo dân không chỉ phương diện đức tin mà còn trợ giúp cuộc sống nghèo khổ bệnh tật của họ nữa, vậy mà cha vui vẻ chu toàn. Đúng là “sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối.” Cha Micae đã dọn đường thênh thang cho lớp trẻ tiếp nối. Năm 2005, cha Phêrô Phạm Đức Thanh ra thay ngài. Cha Thanh dân sư phạm, ngài chú trọng việc giáo dục nên mở lớp dạy thêm miễn phí, nhất là vào mùa hè, con em trên đảo cả lương lẫn giáo kéo về nhà thờ học rất đông. Đây là điểm son trong năm năm ngài làm quản xứ. Trung Thu năm 2010 tôi ra thay cha Thanh, nhìn cách ngài sinh hoạt với các em theo lối vừa chơi vừa học, rất hay. Tôi buột miệng nói: anh xuất “chiêu” kiểu này em còn vốn đâu nữa để theo.

Thấm thoát đã 50 mươi năm trôi qua, biết bao dâu bể, mồ hôi và nước mắt, có lúc tưởng rằng mất trắng, xoá sạch, chấm hết, đến lúc không còn gì lại bổng thấy hồi sinh, như một phép mầu, ngỡ ngàng nhận ra quả đúng như lời Chúa Giêsu đã nói: “Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế.” Vì chỉ có Chúa ở cùng mới làm nên điều kỳ diệu như cộng đoàn giáo xứ Lý Sơn đang có hôm nay, chứ sức con người chắc chắn là không thể [4]. Chúa đã ban ơn bằng cách cho Hội Thánh trong thời thử thách có các Đức Giám Mục đầy khôn ngoan, Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế quãng đại gởi đến các mục tử cháy lửa nhiệt thành, sống chết với đàn chiên, bám trụ đến cùng như dân chài bám biển. Vì thế, tuy xa xôi cách trở, thiếu thốn tứ bề, Lý Sơn được diễm phúc thành giáo xứ, thành chị thành em trong gia đình Giáo phận đến bây giờ vừa trọn tuổi 20.

Ngày lễ như một cuốn phim cho ta nhớ lại từng khuôn mặt thân thương, ngòi bút này không đủ tài làm nổi bật những đường nét đặc biệt cho độc giả cảm nghiệm được hồn Tông đồ truyền giáo là gì. Ngang qua bao biến cố cuối cùng nhận thấy đời truyền giáo khi thuận lợi thì vui, lúc thử thất gian lao lại nếm được Chúa yêu mình biết mấy. Đi qua chặng đường dài nhìn lại chỉ có lời tạ ơn là tất cả. Tạ ơn Chúa, cám ơn người dù người đó là ai. Tạ ơn Chúa vì muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương, đến ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế nên hành trình truyền giáo không hề thiếu ơn, do đó, đoạn kết bao giờ cũng có hậu. Cám ơn anh đã giúp, chúng tôi có điều kiện say sưa làm việc trong cánh đồng Nước trời. Cám ơn chị làm khó, nhờ vậy chúng tôi biết nguyện cầu và có bằng chứng để nói Chúa đã đến giúp chúng tôi. Xin Chúa tuôn đổ muôn phúc lành xuống trên các vị chủ chăn trong suốt 50 năm loan báo Tin Mừng, và 20 năm thành lập giáo xứ, đã dấn thân phục vụ về đời sống đức tin và văn hoá. Xin Chúa trả công bội hậu cho tất cả Quý ân nhân đã giúp đỡ giáo xứ Lý Sơn từ việc nhỏ đến việc lớn, qua bao tháng năm dài để hôm nay kết tụ lại một toà hồng ân.

Ngày lễ tạ ơn, trước mặt là Đức Cha Matthêu, Cha Hạt trưởng Hạt Quảng Ngãi, Quý Cha Bề trên, Quý Cha, Quý tu sĩ nam nữ, Quý cấp Chính quyền, Quý khách thuộc tôn giáo bạn và cộng đoàn tôi nghĩ: với Đức Cha là hiền phụ, mỗi người là một món quà Chúa gởi đến cho giáo xứ Lý Sơn trong ngày đặc biệt này. Như ca từ của một bài hát cất lên: “Ngày hồng phúc Chúa ơi…” Vâng! Hôm nay, đối với giáo xứ Lý Sơn thật là hồng phúc, ngày của những kỷ niệm, và là ngày của hồng ân. Giáo xứ có chủ chăn mới, có những người con ngoan vừa được Đức Cha ban bí tích Thêm Sức. Xin chúc mừng giáo xứ Lý Sơn! Xin chúc giáo xứ Lý Sơn được tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần, để cùng đồng hành với toàn Giáo Phận nỗ lực hết sức mình chiếu toả niềm tin, đặc biệt cho những người chưa được biết Chúa./

Lm. Giuse Nguyễn Quốc Việt

[1] Do người dân lấy cát trồng tỏi, hiện nay, đảo Lý Sơn không còn bãi cát, bao quanh gần hết đảo là bờ kè chóng xói lở.

[2] Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII thiết lập Uỷ ban Tông đồ giáo dân vào năm 1960. Ngày 18 tháng 11 năm 1965, Sắc lệnh “Tông Đồ Giáo Dân” ra đời. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội, công đồng chung đã quan tâm đền vấn đề tông đồ của người giáo dân một cách đặc biệt.

[3] Giáo xứ Châu Ổ hiện nay trước đây là Trung tâm truyền giáo do Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi thành lập và giao cho DCCT đảm trách vào ngày 25 tháng 3 năm 1963. Các vị thừa sai tiên khởi là cha Paquette (tên Việt Nam là cha Qui) làm bề trên, cha Đôminicô Đỗ Văn Thừa, cha Phêrô Nguyễn Hoàng Diệp và 3 thầy tu huynh (thầy trợ sĩ).

[4] Trong Sứ điệp ngày thế giới truyền giáo 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô viết: “Những người theo Đức Kitô không thể không trở thành những nhà truyền giáo, vì họ biết rằng Đức Giêsu “cùng đi với họ, nói với họ, hít thở với họ, làm việc với họ. Họ cảm nhận được Đức Giêsu sống với họ giữa công cuộc truyền giáo” (EG 266)
 
Thiếu nhi Giồng Trôm - Vĩnh Long vui hè
Xứ Giồng Trôm
08:50 30/07/2015
THIẾU NHI GIỒNG TRÔM VUI HÈ

Chỉ được nghe là lâu lắm rồi, các em thiếu nhi ở Giồng Trôm mới có ngày vui như hôm nay.

Chuyện là năm nay, một số bạn trong nhóm thiện nguyện Thăng Tiến từ nhiều vùng đã về đây để giúp hè cho họ đạo nhỏ bé Giồng Trôm. Sau những ngày được học thêm kiến thức về đạo cũng như đời, các em được các chị tổ chức sinh hoạt như tạm biệt chia tay.

Xem Hình

Sáng nay, Cha Đaminh qua trung tâm hành hương Lamã để dâng Thánh Lễ cho đoàn hành hương. Giờ sinh hoạt được bắt đầu sau lời cầu nguyện cũng như chúc lành của cha phó Giacôbê Võ Minh Quang.

Buổi sinh hoạt thật vui và sôi động dưới sự điều động của nhóm thiện nguyện Thăng Tiến. Nhóm đã tổ chức nhiều trò chơi rất sinh động, có cả trò chơi té nước làm ướt cả người các bạn nhỏ. Dù mệt nhưng buổi sinh hoạt rất vui và các bạn nhỏ chơi rất nồng nhiệt.

Trước khi ra về, mỗi bạn đều được nhận một phần quà nhỏ như là chút kỷ niệm của họ đạo gửi đến các bạn.

Được biết Cha Tôma Trần Quốc Hùng trở về Sài Gòn nhận nhiệm vụ bề trên chính xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Kỳ Đồng thì cha Đaminh Nguyễn Hữu Trung kế nhiệm cha Tôma để lo cho họ đạo Giồng Trôm cũng như phụ trách Đền Đức Mẹ Lamã Bến Tre. Cùng đồng hành với Cha Đaminh có Cha Giacôbê Võ Minh Quang.

Họ đạo Giồng Trôm cũng như Lamã là hai họ đạo hết sức nhỏ bé của giáo phận Vĩnh Long. Theo lời Cha Tôma Trần Quốc Hùng thì trước năm 1975 thì 95 % dân số ở đây là người Công Giáo, sau 1975 thì 95 % là người không Công Giáo. Chính vì thế hiện diện cũng như truyền giáo ở vùng đất nghèo quả là chuyện thử thách đầy cam go.

Hy vọng cũng như tin tưởng sự hiện diện của hai cha sẽ làm cho họ đạo Giồng Trôm cũng như Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Lamã Bến Tre sẽ phát triển về mọi mặt như lòng Chúa cũng như Đức Mẹ mong muốn.

Xứ Giồng Trôm
 
Khóa Giáo lý Hôn nhân và Hạnh phúc gia đình tại Gx Tân Thái Sơn
Gioan Lê Quang Vinh
10:08 30/07/2015
Giáo xứ Tân Thái Sơn (Sàigòn) vừa bế giảng lớp Giáo Lý Hôn Nhân khóa 21 với gần 150 học viên. Lớp học nào cũng có khai giảng, có bế giảng, có người đến, có người đi và có bài học, bài làm, có kết quả thi. Nhưng khi một lớp Giáo Lý Hôn Nhân bế giảng thì một cánh cửa mới mở ra, đưa các anh chị đến với nhau gần hơn. Điều này hoàn toàn khác mọi lớp học khác.

Cha Phêrô, Chánh xứ Tân Thái Sơn nói khóa học này kết thúc “hoành tráng”. Có Thánh Lễ tạ ơn, có văn nghệ, có liên hoan, có chúc mừng như một Lễ Cưới. Cha Chánh Xứ, Cha Phó và Thầy Xứ cũng ngọt ngào đơn ca chúc mừng các bạn. Đặc biệt quá!

Thầy Giuse Đinh Quang Thiều, chủ nhiệm lớp, thì dí dỏm: “Tôi sẽ hát cho các anh chị nghe bài hát mà ai cũng thích, đó là xướng tên các anh chị lên nhận bằng”. Một học viên viết trên trang Facebook cá nhân của mình “Chúng con được Giáo Hội cấp giấy phép thành lập công ty chung có tên là Gia đình”.

Vâng, quá vui, quá ý nghĩa và quá đặc biệt. Trong một xã hội mà các vấn đề gia đình đủ mọi hình thức cứ thường xuyên nảy sinh và gây bao nhiêu phiền toái, dẫn đến tan vỡ dễ dàng, thì các lớp Giáo Lý Hôn Nhân của Hội Thánh không những trang bị cho các bạn trẻ kiến thức đời gia đình, kỹ năng củng cố tình yêu hạnh phúc, mà hơn thế nữa, giúp các bạn đến gần Chúa Giêsu, sống với Chúa Giêsu là nguồn mạch Tình Yêu và Hạnh Phúc.

Tất cả những nỗ lực của các ngành học liên quan đến gia đình như tâm lý, giáo dục kỹ năng và xã hội học dường như đã bất lực trước bao nhiêu vấn nạn gia đình. Hàng ngày người ta đọc thấy những thất bại của các cặp vợ chồng trong nỗ lực xây dựng một cuộc sống bình lặng, chứ chưa nói đến hạnh phúc an vui.

Tại sao thế? Dĩ nhiên câu trả lời hoàn toàn không đơn giản. Xã hội ngày nay đã khác xưa rất nhiều. Khoa học phát triển, đời sống tiện nghi hơn, con người tự do hơn. Tất cả những điều đó xem ra có thể giúp cho đời sống khá hơn về mọi mặt. Vậy mà bạo lực lại tràn lan, xung đột gia đình ngày càng nhiều và đổ vỡ trầm trọng hơn.

Phải chăng chính sự phát triển của xã hội cùng với các cơ hội giao tiếp bên ngoài đã mở cửa cho hạnh phúc đi ra? Hay là sự bận rộn của cả vợ lẫn chồng làm cho tình yêu của họ không có chỗ lên tiếng nói? Có thể lắm.

Tuy nhiên, theo Giáo lý và theo kinh nghiệm cá nhân của nhiều người, ngày nào con người xa rời Thiên Chúa thì ngày ấy con người phải tự tách xa nhau. Những ai dự lớp Giáo Lý của Cha Gioan Baotixita Trần Ngọc Quỳnh, giáo sư Xuân Bích, thì hẳn còn nhớ cách ví von của ngài: “Các anh chị vào nhà thờ cứ tưởng là nói chuyện với nhau, nhìn nhau… là gần nhau sao? Khi ta hướng về Chúa ta mới gần nhau. Các anh nhị nhìn bánh xe đạp mà xem, các chiếc căm xe sẽ hòa hợp với nhau khi có chung một điểm quy hướng về, còn nếu tất cả các căm xe mà xích sát lại với nhau không lo quy hướng về một mối thì bánh xe sẽ đổ mất”.

Nhiều lớp Giáo Lý Hôn Nhân đã được tổ chức khắp nơi, và chính nhờ Giáo Lý của Hội Thánh và nhờ đời sống thân tình với Thiên Chúa mà các anh chị được nhắc nhở trong các lớp ấy mà đa số các anh chị sau khi cưới nhau sống hạnh phúc, hay đủ sức để đương đầu với các thử thách mà bảo vệ hạnh phúc gia đình.

Dĩ nhiên giữa xã hội chối từ Thiên Chúa với những lối sống bất minh, thì con cái Chúa ít nhiều bị ảnh hưởng. Nhưng chúng ta phải tạ ơn Chúa vì rất ít khi nghe các Gia đình Công Giáo đổ vỡ. Một Cha xứ nói: “Xứ chúng tôi đã tồn tại hàng trăm năm nay, nhưng theo tôi biết thì chỉ có ba cặp vợ chồng ly dị, trong đó đã có một cặp quay lại với nhau và một cặp kia thì không ai lập gia đình lại”. Như thế, Bí tích Hôn Nhân Kitô giáo thật là sợi dây hạnh phúc mà Thiên Chúa gửi cho con cái của Ngài.

Dự Lễ bế giảng lớp Giáo Lý Hôn Nhân, các anh chị học viên thấy ngậm ngùi vì thời gian trôi qua nhanh, nhưng cũng đầy hy vọng vì con đường tình yêu trước mặt các anh chị thật đẹp.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Kề vai Mỹ né Việt kiều
Phạm Trần
21:45 30/07/2015
KỀ VAI MỸ NÉ VIỆT KIỀU

Chuyến thăm lịch sử đầu tiên đến nước Mỹ và gặp Tổng thống Barack Obama tại phòng Bầu dục tòa nhà Trắng của Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng từ ngày 7 đến 10 tháng 7 (2015) đã khép lại, nhưng dư âm và kỳ vọng vào chuyến đi này vẫn chưa lùi vào dĩ vãng ở hai bên bờ Thái Bình Dương.

Một không khi cởi mở, phấn khởi và tin tưởng đã rộ lên giữa các viên chức họach định chính sách của hai nước Hoaq Kỳ và Việt Nam.

Những lời nói đầy tự tin vào hợp tác trong tương lai sau 20 năm thiết lập quan hệ ngọai giao đã được Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam, Ted Osius và Phạm Quang Vinh của Việt Nam tại Thủ đô Hoa Thịnh Đốn đưa ra ngày 28/7/2015.

Về phần ông Vinh thì nội dung cuộc phỏng vấn của báo An ninh Thế giới của Bộ Cộng An chứa đựng nhiều tâm tư của một cán bộ ngọai giao thâm niên đã đóng góp thành công trong vai trò con thoi giữa Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội.

Ông Trọng đã được phiá Mỹ tiếp đón “vượt mức yêu cầu” như chính ông đã phấn khởi nói với cử tri Hà Nội ngày 18/07/2015.

Ông kể: “Tôi được nhiều đồng chí anh em gọi điện chúc mừng, vì chuyến thăm thành công. Đây là vấn đề lịch sử, lần đầu xảy ra. Một Tổng bí thư đối thoại ở Phòng Bầu Dục Nhà Trắng, mà hai bên lại là cựu thù thì chưa bao giờ có”.

Khẳng định quá khứ không bao giờ thay đổi, nhưng vì sự phát triển chung, lãnh đạo hai nước đã thống nhất “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai”.

“Báo chí chụp cảnh cả tôi và Tổng thống Mỹ xem đồng hồ, sau đó Phó tổng thống chiêu đãi, mới đầu dự kiến 3 chục người thôi, sau lên đến 230 người, và ông ấy còn lẩy Kiều: “Trời còn để có hôm nay /Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”.

Tôi nói là, gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai. Gác lại quá khứ, chứ không nói là khép lại, quá khứ không bao giờ thay đổi, chúng tôi không quên, nhưng vì lợi ích của hai nước, hai dân tộc, vì hòa bình ổn định, thì ta gác lại. Đối đầu với nhau chả hay ho gì”.

Về phần mình, Đại sứ Phạm Quang Vinh nói với Phóng viên Trường Sơn của Anh ninh Thế giớ:”Nếu chúng ta nhìn tổng thể cả chuyến thăm cũng đã thấy nó đã tạo ra lịch sử và một bức tranh rất ấn tượng. Nhưng cảm nhận của cá nhân tôi, thì có lẽ tôi thích nhất là khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau ở phòng Bầu dục. Vào lúc hội đàm, họ đã ngồi đối diện với nhau, với sự ung dung, thoải mái, tự tin, thực chất, thẳng thắn, cởi mở về tất cả các vấn đề: Từ quan hệ hai nước, đến hợp tác vì hoà bình ổn định và phát triển ở khu vực và cả về sự khác biệt giữa hai nước.”

Ông Vinh kể tiếp như có ngụ ý đây là cuộc tâm sự giữa hai người bạn thâm giao mà lâu ngày gặp nhau: “Nếu như TBT Nguyễn Phú Trọng không ngần ngại chia sẻ về nạn quan liêu đã và đang ảnh hưởng nhất định đến việc chăm lo cho đời sống người dân trong nước, thì Tổng thống Mỹ Barack Obama lại tâm sự rằng 7 năm qua, trong suốt thời gian cầm quyền, ông ấy đã cố gắng điều chỉnh quan hệ của Mỹ với các nước, do trước đó Mỹ đã bị chỉ trích vì can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia.”

Bầu không khí thân mật ấy được ông Vinh họa ra một cảnh đặc biệt: “Hình ảnh cả hai nhà lãnh đạo cùng nhìn đồng hồ và cùng nhận ra rằng cuộc gặp đã kéo dài hơn 30 phút so với dự kiến ban đầu, nhưng vẫn cười vui, thản nhiên, không vội vàng và cùng chuẩn bị trả lời báo chí, dành thời gian khá thoải mái, có lẽ là hình ảnh đẹp nhất sau cuộc gặp này.”

Với niềm tự hào đã góp phần quan trọng trong chuyến công du Hoa Kỳ thành công cho người đứng đấu đảng cầm quyền, ông Phạm Quang Vinh nói thật lòng mình: “Điều khiến tôi xúc động nhất là nó đã thành công ngoài sức tưởng tượng. Có lẽ những người làm ngoại giao như tôi, hơn ba thập kỷ trong ngành, có lẽ đều chỉ mong chờ một khoảnh khắc này trong đời cũng đủ để hạnh phúc và tự hào.”

ĐỒNG THUẬN MÀ CHƯA ĐỒNG LÒNG

Tuy rằng “hai bên tôn trọng sự khác biệt, đối thoại, hợp tác và làm việc với nhau”, nhưng “đều nhận ra sự cần nhau, vị trí của nước này trong chính sách đối ngoại của nước kia làm cho những nội dung hợp tác giữa hai nước được tăng cường”, ông Vinh nói.

Nhưng không phải ai cũng tin, nhất là đối với Cộng đồng gần 3 triệu “ngườị Việt tị nạn” ở Hoa Kỳ, rằng Việt Nam sẽ đáp lại nhanh chóng yêu cầu của Mỹ về sửa đổi thể chế chính trị, dân chủ, tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do ở Việt Nam. Phía Mỹ coi đây là những vấn đề mà Việt Nam cần phải chứng minh trong thời gian tới nếu muốn được Quốc hội Mỹ đồng ý cho Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP, Trans-Pacific Partnership).

Mặc dù Quốc hội Mỹ đã thông quan Luật được gọi là Đàm Phán Nhanh, dành quyền cho Tổng thống, nhưng điều này không có nghĩa Quốc hội đã mất quyền xem xét tỷ mỉ các điều khỏan của TPP, nếu quyền lợi của công nhân Mỹ bị thiệt thòi.

Trong cuộc họp với Tổng thống Obama, ông Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu Hoa Kỳ “linh họat” những điều kiện để Việt Nam có thể gia nhập TPP. Nhưng không rõ “linh hoạt” gồm có những “dễ dãi” nào.

Nếu Việt Nam gia nhập thi trường với 11 nước khác trong TPP thì hàng hoá Việt Nam sẽ dễ dàng xuất khẩu sang các nước thành viên, và ngược lại hàng hoá, nhất là các loại hàng có khả năng kỹ thuật cao sẽ vào Việt Nam với gía có thể giúp cho nhu cầu phát triển.

Tuy nhiên, chuyện “linh hoạt” theo yêu cầu của ông Trọng còn phải được sự đồng ý cùa 10 thành viên khác gồm Brunei, Chí Lơi (Chile), Tân Tây Lan (New Zealand), Tân Gia Ba (Singapore), Úc Đại Lợi (Australia), Peru, Mã Lai Á (Malaysia), Mexico, Gia Nã Đại (Canada) và Nhật Bản (Japan) cho nên cũng còn nhiều chuyện phải bàn từ nay đến cuối năm.

Về vấn đề này, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius nói rõ thêm trong cuộc họp với báo chí Việt Nam tại Hà Nội ngày 28/7 (2015):

“Hôm thứ 6 vừa qua, đại diện thương mại Mỹ Michael Froman đã có chuyến thăm Việt Nam. Hiện tại các nhóm đàm phán của các nước cũng đang gặp tại Hawaii. Đàm phán TPP đã diễn ra được 6 năm, mỗi khi bước vào giai đoạn cuối của việc đàm phán một Hiệp định lớn như TPP thì có những vấn đề phức tạp mà các bên bám vào đó đến cùng, không muốn nhượng bộ.

12 nước tham gia đàm phán TPP đều có những quyết định khó khăn và họ phải tự đưa ra. Về vấn đề lao động, như Tổng thống Obama đề cập hồi tháng 5 thì đây là vấn đề được quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà cả ở Mỹ. Nhưng tôi cho rằng Việt Nam sẽ phải đưa ra các quyết định khó khăn nếu như Việt Nam muốn có được những lợi ích từ TPP. Điểm cốt lõi là Việt Nam phải chấp nhận tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế, trong đó có việc cho phép tự do thành lập các nghiệp đoàn độc lập, tự do hội họp.”

Ông Osius đã nói như thế để trả lời câu hỏi của báo Tuổi Trẻ online rằng: “ Trong một bài phát biểu hồi tháng 5.2015, Tổng thống Obama đã khẳng định nếu các quốc gia không đạt các tiêu chuẩn về lao động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì sẽ không thể tham gia hiệp định này. Điều gì sẽ xảy ra nếu như Việt Nam không đạt được các tiêu chuẩn cao như vậy?”

Ông Osius cũng đã nói với báo chí Việt Nam ở Orange County, California trước khi trở lại Việt Nam rằng người lao động còn phải được tự do sử dụng Internet để thông tin và nhận thông tin theo như tiêu chuẩn của ILO.

Vì vậy, nếu muốn được gia nhập TPP, Việt Nam phải sửa đổi nhiều đạo luật cho phù hợp với thị trường lao động và kinh doanh tự do như các nước có nền kinh tế Tư bản.

Trong Tuyên bố Tầm Nhìn Chung Mỹ - Việt Nam, phổ biến ngay sau cuộc họp Barack Obama-Nguyễn Phú Trọng ngày 7/7/2015 đã viết về chuyện TPP rằng: “ Việt Nam và Hoa Kỳ mong đợi phối hợp chặt chẽ với các bên tham gia đàm phán khác để hoàn tất sớm nhất có thể Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) toàn diện, nhiều kỳ vọng và tiến hành những cải cách mà thấy có thể cần thiết nhằm đáp ứng tiêu chuẩn cao của Hiệp định TPP, kể cả khi cần thiết đối với các cam kết liên quan tới Tuyên bố của ILO (International Labor Organization) năm 1998 về Nguyên tắc cơ bản và Quyền tại nơi làm việc. Hai nước quyết tâm thực hiện một Hiệp định TPP có chất lượng cao, cân bằng, đáp ứng lợi ích của tất cả các bên và tạo nên một khuôn khổ mới, lâu dài và cùng có lợi cho hợp tác kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đồng thời tạo xung lực mới cho hợp tác kinh tế khu vực và đóng góp vào hợp tác và thịnh vượng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Hoa Kỳ hoan nghênh tiến bộ của Việt Nam trong cải cách kinh tế và tái khẳng định tiếp tục ủng hộ và tăng cường hợp tác mang tính xây dựng với Việt Nam, và Hoa Kỳ ghi nhận sự quan tâm của Việt Nam đạt được quy chế kinh tế thị trường.”

Hai chữ “quan tâm” của Việt Nam được hiểu là lời yêu cầu, được lập lại bởi chính ông Trọng mong muốn Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, theo đúng nghĩa là tự do, bình đặng, tuân thủ pháp luật và những điếu kiện kinh doanh, thương mại của Quốc tế, trong đó có việc phải tôn trọng và bảo đảm quyền làm việc, không bị kỳ thị, phân biệt đối xử, hoạt động tự do của người lao động.

Cho đến nay, Việt Nam chưa hội đủ các điều kiện này vì nền kinh tế vẫn do Điều 51 của Hiến pháp 2013 quy định: ” Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.”

Đối với Đại sứ Phạm Quang Vinh của Việt Nam ở Hoa Thịnh Đốn, thì dù vẫn còn những điều chưa đạt được trong chuyến thăm Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng, phiá Việt Nam vẫn tin hai nước sẽ hướng về phiá trước.

Ông Vinh nói với An Ninh Thế Giới: “Dù có thể vẫn còn những khác biệt về quan điểm, về thể chế, về vấn đề này khác đang diễn ra trong nước, nhưng những người thực sự yêu dân tộc này, yêu đất nước này từ tận đáy lòng, có lẽ đều tự hào, đều mừng cho chuyến thăm, cho bước tiến lịch sử này và hy vọng vào những điều tốt đẹp nhất sẽ đến cho quốc gia, cho dân tộc trong tương lai. Và tôi cho rằng chuyến thăm này sẽ còn tác động lâu dài đến quan hệ hai nước, đến các giới khác nhau ở đây, kể cả Chính phủ và Quốc hội, những cộng đồng học giả hay những cộng đồng người Việt còn khác biệt, khi họ hiểu rằng chúng ta luôn sẵn sàng đối thoại với những sự khác biệt ấy.”

TED OSIUS CŨNG LẠC QUAN THEO

Đồng nghiệp của ông Vinh là Đại sứ Mỹ Ted Osius ở Hà Nội cũng mở cuộc họp báo vào ngày 28/7/015 để kiểm điểm thành công chuyến đi của ông Trọng.

Báo chí Việt Nam mô tả ông Osius rất thoải mái và tự tin khi nói rằng: “ Hai nhà lãnh đạo đã khẳng định họ tôn trọng hệ thống chính trị của nhau và đã thảo luận về tương lai mối quan hệ hai nước, vấn đề Biển Đông và tự do hàng hải, quan hệ an ninh, bao gồm cả hợp tác gìn giữ hòa bình, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, nhân quyền... và vai trò của người Mỹ gốc Việt.” (Thanh Niên online, 28/07/015)

Vẫn theo báo này thì: “ Theo Đại sứ Osius, quan hệ Việt - Mỹ hiện đang tốt nhất từ trước đến nay. “Và tôi tin rằng thông qua làm việc tích cực không ngừng và sự hợp tác có hiệu quả ở tất cả các cấp, chúng ta sẽ tiếp tục đà phát triển hiện tại trong thời gian tới”.

Cũng phấn khởi và hồi hộp như Đại sứ Vinh, ông Osius nói: “Cảm giác của tôi khi chứng kiến 2 bên ngồi ở phòng bầu dục với sự hiện diện của Tổng Bí thư Đảng CSVN, có Tổng thống Mỹ, có các vị trong Bộ Chính trị ở đó, có Phó Tổng thống Mỹ, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ ở đó thì tôi đã phải cấu bản thân mình.

Tại sao tôi phải cấu bản thân mình? Theo cách của người Mỹ thì điều này thể hiện rằng mình không thể tin nổi một điều gì đó đang diễn ra trước mắt mình nhưng… lại rất vui mừng về điều đó." (theo báo Một Thế Giới, 28/07/015)

Trong câu chuyện trao đổi của hai Đại sứ với báo chí, cũng như phát biểu của ông Trọng với cử tri Hà Nội thì vấn đề quan trọng nhất mà ông Trọng đạt được với Tổng thống Obama là hai nước đã tuyên bố “tôn trọng hệ thống chính trị của nhau”.

Vậy sự kiện này có ý nghĩa gì mà đã được nêu lên hàng đầu trong câu chuyện của các viên chức lãnh đạo và cả báo chí ở Việt Nam ?

Bởi vì từ xưa đến nay Việt Nam vẫn lo ngại “diễn biến hòa bình” và “các thế lực thù địch” do Mỹ ủng hộ sẽ tìm cách gây xáo trộn, bạo động để lật đổ đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam.

Vì vậy, sau khi được Mỹ công khai tuyên bố tôn trọng thế chế chính trị theo chủ nghĩa Cộng sản của Việt Nam thì cũng đồng nghĩa với tôn trọng độc lập, chủ quyền và sự tòan vẹn lãnh thổ trong khi người láng giềng được gọi là “vừa là đồng chí vừa là anh em” Trung Quốc lại luôn luôn lăm le xâm chiếm Việt Nam bất kỳ lúc nào.

Chính vì lẽ này mà Việt Nam đã “nghiêng đầu” về phiá Mỹ rõ nét hơn sau chuyến thăm Mỹ thành công của ông Nguyễn Phú Trọng.

Tầm quan trọng này đã được Đại sứ Ted Osius nói với các nhà báo Việt Nam tại Ha Nội: “Khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama thống nhất việc đưa quan hệ Việt - Mỹ trở thành đối tác toàn diện vào năm 2013, hai bên bày tỏ tôn trọng hệ thống chính trị của nhau. Điều này đã được nhắc lại trong cuộc hội đàm giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Obama, cũng như trong Tuyên bố chung giữa hai bên vừa qua. Điều này vượt quá việc nó chỉ có tính chất biểu tượng mà cho thấy, hai bên mặc dù có hệ thống chính trị khác nhau nhưng vẫn có thể trở thành đối tác, cộng tác với nhau, thảo luận về những vấn đề khó khăn như nhân quyền…

Bất chấp việc có hệ thống chính trị khác nhau, chúng ta vẫn có thể làm sâu sắc thêm quan hệ về chính trị, an ninh, kinh tế, quan hệ nhân dân hai nước. Chúng ta không cần phải có hệ thống chính trị giống hệt nhau để hợp tác đẩy mạnh quan hệ.”

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT

Nhưng ông Osius đã không cho biết nội dung thảo luận về vai trò của người Mỹ gốc Việt giữa Tổng thống Obama và ông Trọng trong quan hệ ngọai giao giữa hai nước.

Ông chi nói: “Tôi muốn chia sẻ thêm một câu chuyện, khi tôi đến California (cuộc tiếp xúc của Đại sứ Osius với cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Nam và Bắc California trong 3 ngày 12, 13 và 14/07/2015), tôi đã nhận được câu hỏi Mỹ sẽ có chương trình gì để thay đổi hệ thống chính trị, chính quyền Việt Nam, tôi trả lời đó không phải là chính sách của Mỹ. Chính sách của Mỹ là tôn trọng sự khác biệt trong hệ thống chính trị của các quốc gia khác. Đây là một điều rất thực tế.

Nếu chúng tôi muốn xây dựng quan hệ với một quốc gia khác, chúng tôi không thể không tôn trọng hệ thống chính trị của nước đó. Câu trả lời của tôi là điều mà những người hỏi họ không muốn nghe, nhưng tôi phải nói rất rõ điều đó. Lợi ích của Mỹ là chúng tôi muốn thấy một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng, độc lập, tôn trọng dân chủ, nhân quyền và pháp quyền. Việt Nam thành công thì điều đó cũng nằm trong lợi ích của Mỹ.”

Tất nhiên, khi người Mỹ gốc Việt muốn Hoa Kỳ có kế họach hữu hiệu và thực tế trong nỗ lực bảo đảm các quyền con người và quyền tự do đã được quy định trong Hiến pháp của nhà nước CSVN phải được chính phủ Việt Nam tôn trọng thì không có nghĩa là nhằm lật đổ chế độ.

Từ xưa tới nay, chưa bao giờ có cộng đồng người Mỹ gốc Việt nào đã chính thức yêu cầu Chính phủ Mỹ đưa ra kế họach “thay đổi hệ thống chính trị, chính quyền Việt Nam” mà có thể chỉ có những cá nhân đã hỏi ông Ted Osius như thế.

Do đó, không thể hiểu câu hỏi của ai đó với ông Osius là lập trường chung của tập thể người Mỹ gốc Việt. Ông Đại sứ Mỹ đã trả lời đúng, nhưng người Mỹ gốc Việt cũng có quyền đòi hỏi chính phủ Mỹ phải kiên quyết bênh vực cho quyền làm người của bà con, dòng họ và đồng bào Việt Nam của họ không bị chà đạp ở Việt Nam như đã và đang xẩy ra.

Quốc hội Hoa Kỳ, Bộ Ngọai giao Mỹ và các Tổ chức Nhân quyền và Tôn giáo trên thế giới biết rất rõ người dân Việt Nam đang được hưởng bao nhiêu quyền tự do và đã mất dân chủ như thế nào cho nên dù ông Nguyễn Phú Trọng có thành công vuợt bực trong chuyến đi Mỹ mà nhân dân vẫn còn bị tước bỏ các quyền hiến định thì ông mới chỉ thành công với người Mỹ.

Đại sứ Osius phản ảnh tâm tư của người Mỹ gốc Việt: “Tôi nhớ khi đến quận Cam ở San Jose, California, có những người không thích chuyến thăm này. Không phải khía cạnh nào của chuyến thăm, mà chính thực tế rằng hai nước đang xích lại gần nhau khiến họ khó chấp nhận. Vì vậy, trong những bước tiến xa hơn để hòa giải, chúng ta cần kéo vào cả những người vẫn còn tổn thương vì cuộc chiến….”

“…Xét cho cùng, quan hệ giữa hai nước đâu phải chỉ là giữa hai lãnh đạo, hai chính phủ, mà là giữa nhân dân hai nước. Cộng đồng người Mỹ gốc Việt có thể đóng góp rất lớn, nhưng lòng tin vẫn là điều còn thiếu. Tôi sẽ làm mọi điều có thể, và tôi cũng biết lãnh đạo cả hai bên đều muốn làm nhiều hơn để thúc đẩy hòa giải và tăng cường quan hệ giữa nhân dân hai nước.” (ViệtnamNet, 28/07/015)

Lòng tin mà ông Osius nói ở đây nên hiểu từ phiá người Việt ở nước ngoài, từng là nạn nhân của cuộc chiến do đảng CSVN chủ động đem quân xâm lăng Việt Nam Cộng hòa và trong 40 năm qua từ sau khi chiến tranh chấm dứt tháng 4/1975.

Dưới mắt đa số người Việt ra đi từ miền Nam thì nhà nước CSVN chưa bao giờ thật lòng muốn hòa giải hay hòa hợp với họ.

Trong suốt 40 năm qua, chưa bao giờ lãnh đạo Cộng sản có một hành động tích cực và thật lòng muốn nói chuyện với người Việt Nam ở nước ngoài. Chính sách của nhà nước, phản ảnh qua Nghị quết 36 năm 2004 (VỀ CÔNG TÁC ĐỐI VỚI NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI) không thuyết phục được ai vì chỉ nhằm kêu gọi người Việt ở ngoài đem tài năng và tiền bạc quay về “phục vụ” đất nước !

Đó là lý do tại sao ông Nguyễn Thanh Sơn, khi còn là Thứ trưởng Ngọai giao, Chủ nhiệm Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài đã thất bại trong nhiều chuyến sang Hoa Kỳ không được ai muốn gặp, ngọai trừ một nhúm người thân Hà Nội hay tình nguyện phục vụ chế độ.

Nguyên do vì trong nhiều năm, đảng CSVN chì dùng chữ “hòa hợp”, muốn người Việt ở nước ngoài phải nhập vào dòng người được cai trị bởi đảng mà không có quyền họat động chính trị với đảng cầm quyền. Bằng chứng thất bại của ông Nguyễn Cao Kỳ, nguyên Phó Tổng thống Việt Nam Cộng hoà là trường hợp điển hình.

Chỉ mới vài năm gần đây mới thấy có tờ báo hay viên chức đảng sử dụng từ “hòa giải” khi bàn về công tác kêu gọi trên 300,000 trí thức, chuyên viên và thương gia “Việt kiều” về đâu tư giúp nước.

Tuy vậy, người ở nước ngoài vẫn hàng năm gửi về Việt Nam từ 10 đến 12 tỷ dollars để giúp bà con, dòng họ hay đâu tư vào các dịch vụ du lịch và địa ốc.

Ông Trọng và các lãnh đạo khác của Việt Nam sang Hoa Kỳ từ năm 2005, đánh dấu từ chuyến đi của Thủ tướng Phan Văn Khải, chưa hòa giải được với Cộng đồng người Việt ở Mỹ. Các lãnh đạo này vẫn bị tẩy chay và phản đối vì đảng Cộng sản Việt Nam, sau 40 năm cai trị cả nước sau 1975, chưa thật lòng với ngay đồng bào trong nước, vẫn thẳng tay chà đạp nhân quyền và hạn chế các quyền tự do khác và bỏ tù những người đòi dân chủ, tự do thì làm sao hòa hợp được với người Việt Nam ở nước ngoài ?

Nếu có người Việt Nam nào tham dự các buổi tiếp đón hay chiêu đãi các Lãnh đạo Việt Nam ra nước ngòai thì đó chỉ là nhóm người của nhà nước hay thân với đảng mà thôi. Họ không phải là những người mà báo chí Nhà nước gọi là “đại diện cho cộng đồng”, hay “thay mặt cho bà con kiều bào”.

Sự khác biệt này đã chứng minh tại cuộc tiếp xúc giữa ông Nguyễn Phú Trọng và khỏang 200 người Việt Nam tại New York chiều ngày 09/07/2015. -/-

Phạm Trần

(07/015)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Suối Trên Ngàn
Lê Trị
21:20 30/07/2015
SUỐI TRÊN NGÀN
Ảnh của Lê Trị
Dòng suối hiền róc rách,
Như thì thầm bài ca,
Ngợi khen Ngài Chí Thánh,
Tụng danh Ngài cao xa.
(Trích thơ của Bùi Hữu Thư)