Ngày 05-07-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật XIV Thường Niên
Lm. Jude Siciliano, OP
06:09 05/07/2018
Êzêkien 2: 2-5; Tvịnh 122; 2 Côrintô 12: 7-10; Máccô 6: 1-6

Phần đông người giáo dân chúng ta không biết nhiều về lịch sử dân Israel, và cũng không biết tên các Vua giỏi hay dở đã cai trị Israel. Nhưng, tôi chắc là ngay cả những người chưa đọc Kinh Thánh có thể kể tên vài vị ngôn sứ. Các ngôn sứ đã để lại dấu ấn của họ về sự hình thành của dân Thiên Chúa qua nhiều thế kỷ cho đến bây giờ.

Hôm nay bài đọc thứ nhất kể chuyện ơn gọi ngôn sứ Edêkien. Bốn lần ông ta kể về những lời Thiên Chúa gọi ông ta. Tất cả những lần này điều nói về việc Thiên Chúa sai ông đi rao giảng cho những người dân Israel cứng đầu cứng cổ cải lại Thiên Chúa. Chúng ta, là những phàm nhân, không thể gánh vác nổi với những sự việc quan trọng, và đôi khi có những việc nguy hiểm đe dọa đến tánh mạng khi làm ngôn sứ. Nhưng, Thiên Chúa gọi ông Edêkien và các ngôn sứ khác đều luôn luôn có sự giúp đở lớn lao của Chúa Thánh Thần. Ông Edêkien hân hoan nói khi Thiên Chúa ban ơn Thánh linh thì "một Thần Khí đã nhập vào tôi đúng như lời Người phán với tôi và làm cho chân tôi đứng vững".

Ông Edêkien không chỉ nói về việc đứng vững trên đôi chân phải không? Một ngôn sư bất kỳ ở tuổi nào, ngay cả chính chúng ta, đều cần được ơn Thần Khí của sức mạnh mà ông Edêkien đã nhận được để chúng ta đứng vững.

Khi chúng ta được gọi đứng lên: bênh vực quyền lợi của người khác, phù hợp với giới luật của Thiên Chúa và để an ủi người bị áp bức chúng ta cần được sự giúp đở của Chúa Thánh Linh vì sợ rằng tinh thần của chúng ta thì hạn hẹp vì nhiệm vụ. ngay cả trong khuôn khổ gia đình, hay nơi cơ quan làm việc, cộng đoàn giáo xứ hay trong định chế chính trị, là một rủi ro và có người cho đó là việc làm thiếu hiểu biết. Người dân không thích thay đổi cách làm hay cách suy nghỉ và họ không thích những người kêu gọi họ thay đổi, và đó là điều được nêu ra trong phúc âm đọc hôm nay.

Trong khi tôi lái xe đi quanh các đường lộ và đường cao tốc ở Texas tôi thấy các giấy dán thêm trên xe hơi khác như "chủ tôi là một thợ mộc người Do Thái". Bảng tin của giáo xứ ghi "Giêsu Đấng Cứu Độ". Những bảng lớn dọc hai bên đường nói đến tên Chúa Giêsu và những lời hứa trao ban cho những ai tin vào Ngài. Dân chúng đều biết Chúa Giêsu là ai, và Ngài đã chữa lành và dạy những lời khôn ngoan. Các bức tượng và tranh ảnh trình bày Chúa Giêsu trong gia đình và ở nơi công cộng đã nói lên điều đó.

Thật đáng quý khi thấy Đấng Thiên Chúa sai đến nhập thể và sống giữa chúng ta làm chúng ta nhớ nhiều đến Ngài. Nhưng có một cách mà Ngài ở khắp mọi nơi và cũng không ở nơi nào cả! Sự quen thuộc có thể gây sự thờ ơ. Chúa Giêsu hiện diện trong đời sống chúng ta rất nhẹ nhàng như tấm giây dán trên tường, như máy giặt, như tiệm ăn McDonald gần nhà, hay như người phát thanh viên thông báo tin tức ban chiều. Chúng ta có thể nói như những người sống trong quê hương của Chúa Giêsu "Ồ! chắc rồi, tôi biêt Giêsu. ông ấy là một người trong chúng tôi, ông ta đã ở đó nhiều năm rồi". Nơi đất nước của chúng ta có nhiều chuyện xãy đến trong suy nghỉ của chúng ta trong mỗi sáng khi chúng ta thức dậy. Điều nguy hiểm nhất là chúng ta có thể quên Chúa Giêsu đang ở giữa chúng ta, vì Ngài là người quá quen thuộc, và trong đời sống hằng ngày, chúng ta cũng có bao nhiêu chuyện khác phải lo toan nữa,

Có lẻ phúc âm hôm nay giúp mở mắt chúng ta trông thấy điều mà chúng ta chưa nhận biết – Đấng mà chúng ta trót quên. Hãy để ý đến sự tương đồng giữa đời sống chúng ta và Chúa Giêsu. Chúa Giêsu trở về quê quán, nơi mà dân chúng quá quen thuộc với Ngài (Anh chị em bà con họ hàng trong đại gia đình của Ngài). Họ biết ông Giêsu làm nghề thợ mộc. Họ biết Giêsu đã làm nhiều việc lớn lao và tỏ ra rất khôn ngoan. Trước khi ông Giêsu ra đi giảng dạy họ đã biết ông ta và đã từng nói chuyện với ông ta. Có thể ông ta đã sữa mái nhà cho họ, hay đã đóng cho họ một cái ghế. Có thể họ đã thích ông ta.

Nhưng, họ không sẵn sàng thực hiện bước quan trọng kế tiếp - ngoài sự quen thuộc và biết thật sự về Ngài - Là họ không muốn tin vào Ngài, mặc dù Ngài sống đơn sơ như người dân thường, và họ không sẵn sàng chấp nhận là qua Chúa Giêsu Thiên Chúa đã đến trong đời sống của họ. Thiên Chúa vẫn hiện diện, sẵn sàng làm nhiều việc lớn lao cho họ. Thiên Chúa sẵn sàng chia sẻ sự khôn ngoan của Ngài cho họ vì tự thân, họ không làm được những việc đó.

Thật là một việc khác hẵn nếu họ chấp nhận những điều Chúa Giêsu đem đến cho họ. Họ có thể nhìn thấy bản thân họ và bao nhiêu người khác là người dược Thiên Chúa yêu thương. Do không tự đánh giá được bản thân nên họ có thể đối xử với nhau bằng nhiều cách, khác với cách Chúa Giêsu đối xử với dân chúng. Họ thay đổi cách xử thế với nhau thông qua giá trị của: nhà cửa, tiền tài, và địa vị trong cộng đoàn. Mọi sự sẽ khác hẵn với họ khi họ đã biết Thiên Chúa qua sự chấp nhận Chúa Giêsu.

Có gì bình thường cho bằng bánh và rượu nho phải không?. Hôm nay trên bàn thờ không có nhiều vật phẩm đó. Có lẻ ở nhà chúng ta có rượu nho ngon hơn. Phụng vụ, kinh nguyện hôm nay có vẻ bình thường. Những vật phẩm đó là một phần trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Vì là quen với chúng nên chúng ta có thể quên đi ý nghĩa của vật phẩm trên bàn thờ. Chính nhờ Thần Khí mà ông Edêkien đã lãnh nhận làm cho ông ta đứng vững để đem về cho Thiên Chúa dân Israel. Và cũng chính Thần Khí của Chúa Giêsu Kitô mà chúng được lãnh nhận hôm nay qua Lời Chúa giúp chúng ta nhận được lương thực nuôi chúng ta để cùng nhau chia sẻ.

Có lẻ chúng ta nên nhìn lại các bảng quảng cáo hai bên lề đường lộ "Giêsu Đấng Cứu Độ" và tự hỏi "cứu khỏi cái gì?" Ngài cứu chúng ta khỏi nơi tăm tối nhỏ hẹp; khỏi bị lạc hướng; khỏi tội lỗi và buồn phiền. Giúp chúng ta luôn có Thiên Chúa, là Đấng hằng ở với chúng ta hằng ngày trong đời sống bình thường, qua khuôn mặt của những người anh em tại “quê hương” của chúng ta.

Chuyển ngữ: FX. Trong Yên, OP


14th SUNDAY (B)
Ezekiel 2: 2-5; Psalm 123; 2 Corinthians 12: 7-10; Mark 6: 1-6

Most people are not very knowledgeable about Israel’s history, nor can they name the great king’s who ruled and misruled. But, I bet even these non-Bible readers can name at least a few of the prophets. The prophets have made their mark on the formation of God’s people through the centuries, right up to the present time.

Today’s first reading narrates the call of the great prophet Ezekiel. Four times he tells about the occasions when God called him. All of these accounts tell of how God is sending him to preach to the hardhearted and rebellious Israelites. On our own we humans are not up to the important, and sometimes, life-threatening task of prophesying. But God’s call to Ezekiel and to the other prophets always includes help – big help! – the gift of God’s Spirit. Ezekiel tells with wonder of the moment when God gifted him: "the Spirit entered me and set me on my feet."

He’s not just talking about standing upright, is he? A prophet in any age, including our own, also needs the same life-giving and fortifying spirit Ezekiel received – to stand us up on our feet.

When we are called upon to speak up for: the rights of others, conformity to God’s law and comfort for the afflicted, we need help, lest our own spirit shrink from the task. Being a prophet, even in the confines of our homes, workplace, church community, or civil setting, is a risky and, some would say, a foolish business. People don’t like to change their ways of acting and thinking and they don’t like the one calling them to make those changes. Which takes us to today’s gospel.

As I drive around our Texas roads and highways I see bumper stickers that say, "My boss is a Jewish carpenter"; church bulletin boards read, "Jesus saves!" Large billboards along the roads invoke the name of Jesus and make promises to those who believe in him. People all know something about Jesus; his reputation for cures, and his wise sayings. Statues and paintings depict him in both private and public places.

It seems good that the one who was sent from God and was God-in-flesh is so much a part of our lives. We have many reminders of him. But there is a way he can be everywhere, but nowhere. Familiarity can breathe indifference. He can be so present that he just fits comfortably into the background of our lives, like wallpaper, our washing machine, the McDonald’s just a few blocks away, and our evening newscaster. We can say, as the people did in his native place, "Oh sure, we know Jesus. He’s one of us. He has been around for years." In our "native place," we have lots on our minds that take up our every waking moment. There is a danger that we miss Jesus’ among us, because he so familiar to us, so much part of the furnishings of our lives – and we have other things on our minds.

Perhaps today’s gospel will open our eyes to what we are missing – whom we missing. Notice the parallels to our own lives. Jesus returns to a place where people are very familiar with him. ("Sisters" and "brothers" may have been his cousins in the close knit community in which he was raised.) They know his trade, he’s the carpenter. They know he has done mighty deeds and is noted for his wisdom. Before he left to go preaching he was part of the local scene, someone they would have spoken with daily. Maybe he even repaired a roof, or made a chair for them. They probably even liked him.

But they weren’t willing to take the important next step – beyond familiarity, beyond knowing the facts about him. They weren’t willing to believe that, despite his most ordinary appearances and his, up till then, most ordinary life, that in Jesus, God had entered their lives. God was there ready to perform powerful deeds on their behalf, willing to share a wisdom with them they could not achieve on their own.

What a difference it would have made had they accepted what he was bringing to them! They would have seen themselves and one another, as God-loved. They would have treated each other differently, the way Jesus treated people. They might have changed their priorities and not measured themselves, or others, by the size of their homes, property, or their standing in the community. Nothing would have been the same for them, because they would have known God, by knowing God in Jesus.

What could be more ordinary than bread and wine? There’s not a lot on the altar today. We probably serve a better grade wine in our own homes. This ritual, these prayers, seem so ordinary. They are so much a part of our lives that we can get used to them and forget what is being offered here to us. It is the same Spirit that was given to the prophet Ezekiel, that set him on his feet and sent him to bring God’s word to the Israelites. It is the very Spirit of Jesus Christ and it is given to us here today through the Word we hear and the food we share.

Maybe we can look again at the familiar billboard signs by the roadside. "Jesus saves" and ask "From what?" Saves us from going down blind alleys. Saves us from aimlessness. Saves us from guilt and self-incrimination. Saves us from missing our God, who comes in the most everyday and ordinary ways to us – those familiar faces in our own "native place."
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 14 Mùa Quanh Năm 8. 8.7.2018
Lm Francis Lý văn Ca
16:38 05/07/2018
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay, chúng ta theo chân Chúa Kitô về thăm quê hương của Ngài là thôn Nazarét. Nhân ngày lễ nghỉ - ngày Chúa Nhật của chúng ta hôm nay - Chúa đến hội đường Dothái để làm trọn bổn phận như luật dạy đối với Giavê.
Dịp nầy, Ngài đã giảng dạy và làm một vài phép lạ cứu giúp người đồng hương... Nhưng người đồng hương đã cứng lòng, không tin vào những phép lạ của Ngài làm, cũng như những lời Ngài rao giảng, họ đã làm Ngài tổn thương, họ vấp phạm đến Ngài và cha mẹ của Ngài nữa. Chúng ta cầu xin Chúa ban cho chúng ta một tâm hồn quảng đại, đón nhận những kỳ công của Thiên Chúa thực hiện nơi những anh chị em sống xung quanh. Qua những khám phá nầy, chúng ta sẽ tô điểm trần gian đang sống bằng nhiều bài ca tạ ơn Thiên Chúa.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Chúa sai tiên tri Êzêkiel đến cùng dân Dothái, nhắc nhở họ về lời giao ước của cha ông xưa... Họ đã nghe lời ông nhắc nhở cũng như lời ông rao giảng.

TRƯỚC BÀI II:
Trong sự yếu đuối của thân xác, thánh Phaolô cảm thấy mạnh trong sụ tín thác vào ơn Chúa. Nói cách khác, với sự trợ lực của ơn thánh Chúa, chúng ta đủ sức để vững tiến trên đường đời.

TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Đôi lúc vô tình hay hữu ý, chúng ta làm giảm đi những uy tín cá nhân hay đoàn thể bằng những câu nói, những sự phê phán. Hãy để Thánh Linh đặt vào miệng lưỡi của chúng ta những than hồng của lửa yêu mến, thômg cảm và thứ tha.

Lời Nguyện Giáo Dân.

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Hiệp nhau đây mỗi ngày Chúa Nhật, chúng ta cùng chia sẻ tình yêu trong sự lắng nghe Lời Chúa và nhận Bánh Thánh Thể. Chúng ta cầu xin Chúa, cho việc gặp gỡ nầy, ban cho chúng ta sự thông cảm và yêu thương:

1. Xin Chúa chúc lành cho Giáo Hội hoàn vũ: Đức Thánh Cha Phanxicô và các phẩm trật trong Giáo Hội, để Các Ngài được đầy tràn ơn thánh điều khiển con thuyền của Giáo Hội trong thế giới hôm nay. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Chúng ta cầu nguyện cách riêng cho các linh mục của Chúa, họ là những Kitô Thứ Hai đang phục vụ Cộng Đoàn dân Chúa đó đây, được nhận lãnh từ dân Chúa sự nâng đỡ tinh thần, để các ngài hăng say phục vụ Chúa hơn trong việc ban phát ơn thánh. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin cho cầu nguyện cho thanh niên thiếu nữ, biết lắng nghe tiếng gọi thiêng liêng của Chúa, để đáp lại tiếng gọi của trời cao, sống đời hiến dâng. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin Chúa giúp chúng ta khám phá ra những kỳ công của Thiên Chúa, thực hiện nơi anh chị em xung quanh. Để mỗi ngày, chúng ta càng nhận thức rõ ràng hơn, sự hiện diện của Chúa nơi mỗi người trong chúng ta. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin cho các tôi tớ Chúa đã qua đời, những linh hồn chúng ta phải nhớ đến trong các thánh lễ tuần nầy. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, xin ban cho mỗi người chúng con biết khám phá ra kho tàng ơn thánh Chúa, chứa đựng trong tâm hồn. Đồng thời cũng khám phá ra, kho tàng đó nơi anh chị em. Vì tất cả đều là cái của Thiên Chúa. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lần đầu tiên một giáo dân được bổ nhiệm đứng đầu một bộ của Toà Thánh.
Nguyễn Long Thao
09:22 05/07/2018
ROME - Lần đầu tiên Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm một giáo dân đứng đầu một bộ của Tòa Thánh. Vị tân Bộ Trưởng là ông Paolo Ruffini, người Ý, giữ chức Bộ Trưởng Bộ Truyền Thông (The Dicastery for Communications).

Ông Ruffini sinh năm 1956, có bằng Tiến Sĩ, gia nhập ngành báo chí từ năm 1979. Ông đã từng làm việc cho nhiều cơ quan báo chí, truyền thanh, truyền hình tại Roma trước khi chuyển sang làm Giám Đốc đài truyền hình TV 2000 của Hội Đồng Giám Mục Italia

Ông Ruffini sẽ điều hành các cơ quan trong Bộ Truyền Thông gồm tờ L’Osservatore Romano, đài Truyền Hình, Truyền Thanh và văn phòng Báo Chí Tòa Thánh.

Bộ Truyền thông có khoảng 500 nhân viên làm việc.

ĐGH bổ nhiệm ông Paolo Ruffini thay thế Đức Ông Dario Viganò sau vụ tai tiếng Đức Ông chỉ cho công bố một phần lá thư riêng của ĐGH Bênêđictô XVI đưa đến việc một số thần học gia lên tiếng phê bình tư tưởng thần học trong quyển sách của ĐGH Phanxicô

Tưởng cũng nên nói thêm, Đức Ông Viganò từ chức Bộ Trưởng Truyền Thông vào tháng 3. Đến tháng 6 năm 2018, ĐGH Phanxicô cho biết Ngài đã cứu xét việc bổ nhiệm một phụ nữ giữ chức vụ Bộ Trưởng Truyền Thông của Tòa Thánh nhưng vị phụ nữ này không nhận vì đang phụ trách một nhiệm vụ khác.

Nguyễn Long Thao
 
Hội nghị Bari về tình trạng các tín hữu Kitô Trung Đông
Đặng Tự Do
16:31 05/07/2018
Ngày 7 tháng 7, Đức Thánh Cha và các nhà lãnh đạo Kitô Giáo tại Trung Đông sẽ có cuộc họp về tình trạng các tín hữu Kitô Trung Đông tại thành phố Bari, Italia. Chủ đề của cuộc gặp gỡ này là “Hòa bình ở cùng anh chị em! Các Kitô hữu hiệp nhất vì Trung Đông”

Tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã diễn ra cuộc họp báo để giới thiệu cuộc họp quan trọng này. Các diễn giả là Đức Hồng Y Leonardo Sandri, tổng trưởng Bộ Các Giáo hội Đông phương; và Đức Hồng Y Kurt Koch, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Cổ Vũ Hiệp Nhất Kitô giáo.

Theo Đức Hồng Y Leonardo Sandri, ý tưởng về cuộc họp tại Bari đến từ Trung Đông và từ nhiều tiếng nói: các Giáo hội và Thượng Phụ đã nêu vấn đề trực tiếp với Đức Thánh Cha trong các chuyến viếng thăm Rôma của các ngài.

Sự kiện ngày 7 tháng 7 bao gồm hai khoảnh khắc chính: lời cầu nguyện trên bờ biển với các tín hữu muốn tham gia trực tiếp qua hệ thống truyền hình, và thời điểm suy tư và lắng nghe lẫn nhau giữa Đức Thánh Cha và các nhà lãnh đạo các Giáo hội và các Cộng đồng Giáo hội tại Trung Đông. Các vị sẽ nêu lên quan điểm của mình, cùng với những quan sát và đề xuất.

Đức Hồng Y Leonardo Sandri cho biết Bari được chọn là nơi diễn ra cuộc họp vì thành phố này là nơi có di tích Thánh Nicholas và là nơi Mẹ Thiên Chúa được tôn kính đặc biệt với tước hiệu Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành. Thành phố này là sự hiện diện của phương Đông ở phương Tây, một nơi hành hương và một cửa ngõ cho hy vọng .

Đức Hồng Y Kurt Koch nhận xét rằng Trung Đông, vùng đất là nguồn gốc của Kitô Giáo, nhưng đáng buồn đó cũng là một trong những khu vực trên thế giới mà tình hình của các tín hữu Kitô là bấp bênh nhất. Bởi vì có quá nhiều các cuộc chiến tranh và khủng bố, nhiều gia đình phải từ bỏ quê hương lịch sử của họ để tìm kiếm an ninh và một tương lai tốt đẹp hơn. Tỷ lệ Kitô hữu ở Trung Đông đã giảm đáng kể trong suốt một thế kỷ qua. Trước Thế chiến thứ nhất các tín hữu Kitô chiếm 20% dân số Trung Đông, bây giờ chỉ còn 4%.

Là một khu vực tử đạo, Trung Đông cũng là một nơi mà các mối quan hệ đại kết mạnh mẽ hơn và hứa hẹn hơn, đặc biệt là giữa Chính Thống Giáo và Công Giáo.
Source: Holy See Press Office - Press Conference to present the Meeting of the Holy Father Francis with the Heads of the Churches and Christian Communities of the Middle East in Bari, 03.07.2018
 
Đức Tổng Giám Mục Julian Porteous cấm một linh mục Dòng Tên không được diễn thuyết tại Hobart
Đặng Tự Do
17:06 05/07/2018
Cha Frank Brennan, Dòng Tên, Giám đốc điều hành của Catholic Social Services Australia đã bị cấm phát biểu công khai tại Tổng Giáo Phận Hobart. Vị linh mục này là một luật sư về nhân quyền và là giáo sư Luật Khoa tại Đại Học Công Giáo Australia.

Trong cuộc trưng cầu ý kiến về hôn nhân đồng tính tại Úc diễn ra từ 12 tháng 9 đến 7 tháng 11, 2017, ngài công khai chống lại quan điểm truyền thống của Giáo Hội và ủng hộ việc hợp pháp hóa về mặt dân sự các kết hiệp đồng tính.

Cha Frank Brennan được tường thuật sẽ đến Hobart trong một loạt các buổi diễn thuyết nhằm bảo vệ “quyền” của người Công Giáo bất đồng với giáo huấn của Giáo Hội về “hôn nhân đồng tính”.

Đức Cha Julian Porteous, Tổng Giám mục Hobart, trong một bức thư gửi Tỉnh Dòng Tên, đã cấm không cho cha Frank Brennan được diễn thuyết trên địa hạt của ngài. Các chương trình diễn thuyết được quảng cáo rầm rộ tại các giáo xứ đã bị hủy bỏ.

Cố nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay, cha Frank Brennan được tung hô như một “anh hùng” còn Đức Cha Julian Porteous thì lập tức trở thành đối tượng cho một chiến dịch phỉ báng của các phương tiện truyền thông cấp tiến và chống Công Giáo.
Source: Sky News - Hobart Archdiocese bans Jesuit academic from speaking at planned event
 
Các sắc lệnh công nhận các nhân đức anh hùng của 4 vị giáo dân
Đặng Tự Do
17:17 05/07/2018
Sáng ngày 5 tháng 7, 2018, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Đức Hồng Y Angelo Amato, tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh. Trong buổi tiếp kiến này, Đức Thánh Cha đã phê chuẩn và truyền cho Bộ Tuyên Thánh công bố các sắc lệnh liên quan đến việc nhìn nhận:

- các nhân đức anh hùng của Tôi tớ Chúa Pietro Di Vitale, giáo dân; sinh ngày 14 tháng 12 năm 1916 tại Castronovo di Sicilia, Ý, và qua đời vào ngày 29 tháng 1 năm 1977;

- các nhân đức anh hùng của Tôi tớ Chúa Giorgio La Pira, giáo dân; sinh ngày 9 tháng 1 năm 1904 tại Pozzallo, Ý, và qua đời tại Florence, Italy ngày 5 tháng 11 năm 1977;

- các nhân đức anh hùng của Tôi tớ Chúa Alexia González-Barros y González, giáo dân, sinh ngày 7 tháng 3 năm 1971 tại Madrid, Tây Ban Nha, và qua đời tại Pamplona, Tây Ban Nha ngày 5 tháng 12 năm 1985;

- các nhân đức anh hùng của Tôi tớ Chúa Carlo Acutis, giáo dân sinh ngày 3 tháng 5 năm 1991 tại London, Anh, và qua đời tại Monza, Ý vào ngày 12 tháng 10 năm 2006..
Source: Holy See Press Office - Promulgation of Decrees by the Congregation for the Causes of Saints, 05.07.2018
 
Đức Hồng Y Malcolm Ranjith chỉ trích hệ thống giáo dục phi nhân bản của Sri Lanka
Đặng Tự Do
17:56 05/07/2018
“Các nhà lãnh đạo của đất nước này nên hiểu rằng hệ thống giáo dục tại quốc gia này cần được thay đổi tận căn”: Đức Hồng Y Malcolm Ranjith, Tổng Giám mục Colombo, đã bày tỏ mối quan ngại của ngài đối với hệ thống giáo dục hiện tại của Sri Lanka. Ngài đặc biệt lên án tiến trình loại bỏ các chương trình “giáo dục tôn giáo”, mà các chính phủ kế tiếp nhau đã theo đuổi theo hướng thúc đẩy một hệ thống giáo dục phi tôn giáo.

Đức Hồng Y cho biết ngài đã có nhiều yêu cầu Chính phủ và đã viết một bức thư cho Tổng thống để nói lên những lo ngại về hệ thống giáo dục và tương lai của thế hệ trẻ: đặc biệt, Giáo Hội Công Giáo tại Sri Lanka lên án một nghị định vừa được chính quyền phê chuẩn bắt buộc học sinh phải đi học ngày Chúa Nhật. Theo quyết định mới tất cả học sinh từ 6 đến 19 tuổi bất kể tôn giáo đều phải cắp sách đến trường 7 ngày trong một tuần. Cả các học sinh Kitô giáo cũng phải đi học như một điều kiện tiên quyết để vượt qua các kỳ thi.

Ngày Chúa Nhật đã trở nên một ngày vất vả cho học sinh. Bên cạnh các lớp chính thức, học sinh còn phải đi học thêm vào tối Chúa Nhật để đạt điểm cao trong các kỳ thi.

Giải thích tâm tư của toàn thể Giáo hội ở Sri Lanka, Đức Hồng Y nói ngài đã yêu cầu chính phủ bỏ quy định bắt học sinh theo học ngày Chúa Nhật. Và ngài kết luận rằng: “Ở đất nước này hệ thống giáo dục của chúng ta đang bị phá hủy”.

Giáo Hội Công Giáo ở Sri Lanka điều hành 1,155 trường Chúa Nhật để dạy giáo lý và các sinh hoạt thiếu nhi với hơn 13,000 giáo viên và gần 202,000 học sinh trong 12 giáo phận trên toàn quốc.

Việc dạy giáo lý cho học sinh vào ngày Chúa Nhật là mối quan tâm của Giáo Hội tại Sri Lanka. Nếu chính phủ kiên quyết bắt học sinh học 7 ngày trong tuần, Giáo Hội đề nghị một chương trình giáo lý cho các học sinh Công Giáo đang học tại các trường công lập.

Ủy ban Giám mục Sri Lanka về Giáo lý và Kinh thánh đã gửi một tài liệu cho Bộ Kitô Giáo Sự Vụ của Sri Lanka để yêu cầu xuất bản sách giáo khoa về giáo lý trong trường hợp chính phủ chấp nhận đề nghị trên. .
Source: Fides - Cardinal Ranjith: "The educational system penalizes religious education"
 
Đức Tổng Giám Mục Menghesteab Tesfamariam mô tả triển vọng hòa bình giữa Eritrea và Ethiopia là một phép lạ
Đặng Tự Do
18:30 05/07/2018
Eritrea là một quốc gia ở vùng Sừng Châu Phi, đặt thủ đô tại Asmara. Eritrea giáp với Sudan ở phía tây, Ethiopia ở phía nam, và Djibouti ở phía đông nam.

Từ năm 1998 đến nay quốc gia này ở trong tình trạng “không chiến tranh nhưng cũng chẳng có hòa bình” với nước láng giềng Ethiopia ở phía nam.

Trong mấy tháng qua những phát triển hòa bình đã được bắt đầu khi Abiy Ahmed trở thành Thủ tướng Ethiopia vào tháng Tư năm nay. Abiy, 42 tuổi, là nhà lãnh đạo quốc gia trẻ nhất của châu Phi. Ông đã đưa ra các cải cách chính trị và kinh tế sâu rộng và nhanh chóng. Một phần quan trọng của cải cách này là mong muốn của Abiy chấm dứt cuộc chiến quân sự giữa Ethiopia và Eritrea bằng cách trả lại cho Eritrea các lãnh thổ tranh chấp bao gồm thị trấn biên giới Badme. Nếu việc bàn giao này xảy ra, Ethiopia sẽ tuân theo các điều khoản của Hiệp định ngưng bắn Algiers vào năm 2000.

Hôm thứ Ba 3 tháng 7, một phái đoàn Eritrea đã đến Addis Ababa và được thủ tướng Abiy Ahmed chào đón nồng hậu. Đức Hồng Y Berhaneyesus Souraphiel, là Tổng giám mục của Addis Ababa, cùng với các nhà lãnh đạo tôn giáo Ethiopia khác đã ra sân bay Quốc tế Bole của Addis Ababa để cùng với Thủ tướng đón khách.

Reuters tường thuật rằng Thủ tướng Abiy đã thông báo với chính quyền Eritrea rằng Ethiopian Airlines sẽ khởi động lại các chuyến bay đến Eritrea lần đầu tiên kể từ năm 1998.

Phát biểu với Vatican News hôm thứ Tư 4 tháng 7, Đức Tổng Giám Mục Menghesteab Tesfamariam, cho biết có sự hưng phấn, một cảm giác tuyệt vời về hy vọng giữa người Eritrea và người Ethiopia trước những diễn tiến hòa bình quá nhanh như vậy.

Tổng giáo phận Asmara đã tổ chức một tuần cầu nguyện cho hòa bình. Tình hình tuy khả quan nhưng vẫn có những yếu tố đáng lo ngại. Những nhượng bộ của thủ tướng Abiy để mưu cầu hòa bình với Eritrea đã vấp phải những kháng cự mạnh mẽ tại Ethiopia. Trong một cuộc tuần hành có sự tham dự của thủ tướng vào hôm thứ Bẩy 30 tháng 6, một số thành phần chống đối đã ném lựu đạn vào đám đông..
Source: Vatican News - Eritrean Archbishop describes new door of peace as a miracle
 
Hầu hết các giáo phận tại Pháp không có tân linh mục được thụ phong trong năm nay
Đặng Tự Do
18:44 05/07/2018
Pháp đang chứng kiến một sự sút giảm đáng kể các tân linh mục.

Theo những con số thống kê được tờ La Croix tổng hợp, 114 tân chức sẽ được thụ phong linh mục ở nước này trong năm 2018. Đây là một sự sút giảm đáng kể so với năm 2017 khi 133 vị được thụ phong linh mục.

Trong số 114 linh mục này, 82 vị là linh mục triều, trong số đó có hàng chục vị từ các cộng đồng hay các hiệp hội đời sống tông đồ. Sáu vị là thành viên của Cộng đồng Emmanuel, và bốn vị thuộc Con Đường Tân Dự Tòng.

Hình ảnh đặt tay và cầu nguyện cho bốn thầy phó tế và sáu linh mục tại Palais des Sports ở Gerland được kể là biến cố phong chức lớn nhất tại Pháp vừa diễn ra ở Tổng Giáo Phận Lyon.
Source: La Croix -France: Fewer priests ordained in 2018
 
Manila: Đại hội Phong trào Focolare qui tụ nhiều người trẻ từ 100 quốc gia
Thanh Quảng sdb
18:45 05/07/2018
Manila: Đại hội Phong trào Focolare (Genfest) qui tụ nhiều người trẻ từ 100 quốc gia

Genfest, một lễ hội giới trẻ quốc tế của Phong trào Focolare đang diễn ra tại thủ đô Manila, Phi luậ tân trong những ngày 6-8 tháng 7 này.
Có khoảng 6.000 thanh thiếu niên từ khắp nơi trên thế giới đang hội tụ trên thủ đô Manila, trong những ngày 6 đến 8 tháng 7, để tham dự đại hội thứ 11 của Genfest, lễ hội thanh thiếu niên quốc tế của Phong trào Focolare trên toàn thế giới.
Lễ hội Genfest 2018 là đại hội đầu tiên được tổ chức tại châu Á, ngoài châu Âu.
Manila Genfest với chủ đề: “Vượt ra ngoài mọi Biên giới” - “Beyond All Borders”, nhằm mục đích cung cấp cho những người trẻ những cảm nghiệm về văn hóa và truyền thống, hầu tìm ra các phương cách tốt nhất, những đường lối và dự án giúp họ tiến đạt được não trạng lâu bền mà khám phá ra rằng mọi người đều là thành viên của một đại gia đình nhân loại.

Ông Gio Francisco là MC chính của lễ hội 3 ngày này tại Manila được bắt đầu vào thứ Sáu 6/7/2018 hôm nay. Chúng tôi đã điện đàm với ông về số các tham dự viên Genfest 2018 đến từ các quốc gia nào?
Ông Francisco cho hay nhiều tham dự viên đến từ nhiều quốc gia về Manila vào ngày hôm qua thứ Năm 5/7/2018 và hôm nay thứ Sáu 6/7/2018 và chúng tôi hy vọng có nhiều người bản xứ hội tụ về từ nhiều nơi trên đất nước này. Nhìn chung, chúng tôi mong có khoảng 6000 thanh niên từ 100 quốc gia tham dự.
Nguồn và tài liệu của Đại hội Genfeste 2018 có thể tự cập qua: http://www.y4uw.org/live
 
Côn đồ thân chính phủ Nicaragua tấn công nhà thờ và bao vây các linh mục
Đặng Tự Do
19:56 05/07/2018
Hôm thứ Hai, một liên minh quân sự gồm có cảnh sát, và bọn du đảng thân chính phủ Ortega của Nicaragua đã được lệnh triệt hạ các chướng ngại vật được người biểu tình dựng trên đường cao tốc dẫn đến thành phố La Trinidad, khoảng 60 dặm về phía bắc của thủ đô Managua.

Các phương tiện truyền thông nhà nước nói một người đã thiệt mạng trong các vụ đụng độ - mặc dù các nguồn tin độc lập nói có đến bốn người thiệt mạng. Ủy ban Nhân quyền Liên Mỹ Châu hiện đang tiến hành các cuộc điều tra tại Nicaragua nói đã có hơn 220 ca tử vong trong 75 ngày biểu tình vừa qua.

Rosario Murillo, Phó tổng thống Nicaragua, và là vợ của tên độc tài Ortega nói rằng các cuộc tấn công nhằm loại bỏ những phong tỏa trên đường cao tốc là một “công việc xuất phát từ đức tin nơi Thiên Chúa.”

“Giao thông sáng nay đã phục hồi và an ninh trên đường cao tốc đã được bảo đảm cho phép xe cộ di chuyển tự do. Đó là một phép lạ, một công việc xuất phát từ đức tin nơi Thiên Chúa.”

Mặc dù không nêu đích danh bà ta, Đức Giám Mục Silvio Jose Baez, phụ tá của tổng giáo phận Managua, trích dẫn Sách Xuất hành trên Twitter, nói rằng, “Ngươi không được kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ.”

Vô cớ, ngài nói, có nghĩa là “không có một lý do chính đáng”, danh của Thiên Chúa không thể bị lạm dụng cho các lợi ích cá nhân và phe nhóm.

Trong khi giao tranh giữa hai bên xảy ra, một nhóm các linh mục từ các giáo xứ lân cận đã chạy ra trong cố gắng làm trung gian hòa giải giữa người biểu tình và lực lượng của Ortega. Tuy nhiên, các ngài bị một nhóm du đảng thân nhà nước bao vây. Linh mục Eugenio Rodríguez, một trong những linh mục này nói với AFP là các ngài bị chặn bởi “năm người đàn ông đội mũ trùm đầu” .

Buổi chiều, bọn du đảng chính phủ còn bao vây nhà thờ Công Giáo La Candelaria trong đó có một số linh mục và hàng chục tín hữu bên trong. Chúng chỉ rút lui sau khi nhà thờ đổ chuông liên hồi báo động.

Đức Hồng Y Leopoldo Brenes của Managua đã xác nhận điều này trên Twitter: “Tôi được thông báo rằng nhà thờ giáo xứ La Candelaria, tại thành phố La Trinida, thuộc tỉnh Esteli, bị bao vây bởi cảnh sát và các nhóm bán quân sự, gây ra hoảng loạn cho các linh mục và anh chị em tín hữu đang tụ tập bên trong.”

Đức Hồng Y, người đã gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô cuối tuần qua, đã kêu gọi chính phủ “chỉ đạo cho cảnh sát đình chỉ các hành động quấy rối này”

Các cuộc biểu tình chống lại Ortega và vợ ông Murillo bắt đầu sau một nỗ lực thất bại của bọn độc tài muốn cắt giảm an sinh xã hội. Các cuộc biểu tình rộng rãi kêu gọi bọn độc tài từ chức và tổ chức bầu cử lại. Ortega và vợ đã nắm quyền lực trong 11 năm qua.

Ortega đã từng là chủ tịch của Nicaragua trong những năm 1980 và nhiều nhà quan sát tin rằng bạo lực trong nước ngày nay còn tồi tệ hơn so với ba thập kỷ trước.
Source: Crux -Nicaragua VP says God favors repression against priests, people
 
Đức Thánh Cha tiếp Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk bảo đảm lời cầu nguyện cho quốc gia đau khổ này
Đặng Tự Do
20:56 05/07/2018
Mặc dù đang trong thời gian nghỉ hè, hôm thứ Ba 3 tháng 7, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk của Công Giáo nghi lễ Đông phương Ukraine nhân biến cố 1030 năm vua Ukraine nhận được phép Rửa.

Trong buổi tiếp kiến, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav nhận xét rằng con đường của Công Giáo nghi lễ Đông phương Ukraine là một con đường tử đạo, khi cố gắng “mời gọi và làm chứng cho sự hiệp nhất mà Giáo Hội của Chúa Kitô được hưởng trong Thiên Niên Kỷ Đầu Tiên, vào thời điểm thánh Volodymyr chịu Phép Rửa”

Bình luận về những gì đang diễn ra, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav nói với Đức Thánh Cha rằng một thực tế đau đớn đang diễn ra là các Giáo Hội Chính Thống ở Ukraine đang chia rẽ. Ngài tái khẳng định với Đức Thánh Cha về quan điển của Công Giáo nghi lễ Đông phương Ukraine về các cuộc thảo luận diễn ra giữa các Giáo hội Chính thống và Đức Thượng Phụ Đại kết, nhằm hàn gắn các chia rẽ và thống nhất Chính thống Ukraine.

Ngài nói: “Chúng con nhìn một cách tích cực vào những nỗ lực vượt qua các chia rẽ trong Giáo Hội Chính Thống Ukraine, từ quan điểm salus animarum lex suprema est (sự cứu rỗi các linh hồn là luật cao nhất). Đồng thời, chúng con coi những tiến trình này là những vấn đề nội bộ của Chính thống và sẽ không bao giờ can thiệp vào”.

Về phần mình, Đức Thánh Cha Phanxicô, cảm ơn Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương Ukraine vì chứng tá tử đạo của Giáo Hội này “như một lời tuyên xưng Đức tin Kitô giáo và một chứng tá cho thấy Người kế vị Thánh Phêrô có nhiệm vụ đặc biệt phục vụ cho sự hiệp nhất của các tín hữu Kitô.” Ngài cũng bày tỏ sự ủng hộ và lòng biết ơn vì sự phát triển năng động của Công Giáo nghi lễ Đông phương Ukraine cũng như thái độ cởi mở đại kết của Giáo Hội này.

Đức Thánh Cha cũng bày tỏ sự gần gũi của mình với quốc gia Ukraine, đang là nạn nhân của những tấn kích bất công, đang sống qua một thời kỳ đau khổ trong lịch sử của quốc gia này. Ngài bảo đảm với Đức Tổng Giám Mục rằng ngài liên tục nghĩ đến và cầu nguyện cho Ukraine.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã hoàn toàn đồng ý với ý tưởng của Đức Tổng Giám Mục về việc tổ chức, vào năm tới tại Rôma, một cuộc họp của các giám mục Công Giáo Đông Âu. Ngài hứa sẽ tham gia vào cuộc gặp gỡ này, trong đó chủ đề chính sẽ là “Sứ mệnh đại kết của các Giáo Hội Công Giáo Đông Âu ngày nay”.
Source: Ukrainian Greek-Catholic Church -The Pope thanks the Ukrainian Greek-Catholic Church (UGCC) for its witness to the unity of Christ’s Church Pope Francis meets with His Beatitude Sviatoslav at the Vatican
 
Các Giám Mục Nigeria: “Thưa tổng thống, xin ngài vui lòng từ chức”
Đặng Tự Do
21:47 05/07/2018
Du kích Hồi giáo Fulani
Trong một tuyên bố được công bố sau một loạt các vụ thảm sát, tiêu biểu là vụ các dân du mục Hồi giáo Fulani giết hại hơn 200 nông dân Kitô giáo vào ngày 23 tháng 6 ở một số làng ở bang Plateau, Hội Đồng Giám Mục đã tái kêu gọi tổng thống nước này nên từ chức.

Theo quan điểm của các Giám Mục Nigeria, ít nhất cũng phải nói rằng tổng thống Muhammadu Buhari không có khả năng bảo đảm an toàn cho mọi công dân.

“Thưa tổng thống, xin ngài vui lòng từ chức. Một lần nữa, chúng tôi yêu cầu Tổng thống Muhammadu Buhari từ chức để cứu đất nước khỏi những đau thương và hỗn loạn, tránh được tình trạng vô chính phủ như hiện nay, và sự hủy diệt cả một quốc gia”.

Trong tuyên bố được gửi cho thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc để giải thích lập trường của các ngài, các Giám Mục viết: “Chúng tôi lặp lại ở đây những gì chúng tôi đã nói trong tuyên bố cuối cùng của chúng tôi: Tổng thống không thể giữ an toàn cho đất nước, ông ấy đã tự động mất hết lòng tin của công dân. Ông ấy không nên tiếp tục ngự trị trên một đất nước đã trở thành các cánh đồng chết và các nghĩa trang mênh mông”.

Vào cuối tháng Tư, lúc các Giám Mục nước này đang ở Rôma trong chuyến viếng thăm ad limia, Hội Đồng Giám Mục Nigeria cũng đã công bố một tuyên ngôn mạnh mẽ yêu cầu Tổng thống Buhari từ chức sau vụ thảm sát ngày 24 tháng 4 tại làng Mbalom trong đó hai linh mục là Cha Joseph Gor và Cha Felix Tyolaha, đã bị giết, cùng với 15 giáo dân.

Các Giám mục cũng lặp lại rằng “không thể coi là một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi những kẻ phạm những tội ác ghê tởm này có cùng tôn giáo như tất cả những người kiểm soát bộ máy an ninh của nước ta, kể cả chính Tổng thống. Tổng thống và những người đứng đầu các cơ quan công quyền không thể thuyết phục phần còn lại của các công dân nước này rằng những vụ giết người này không phải là một phần trong một dự án thanh lọc tôn giáo tinh vi và rộng lớn.”

Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, 1,813 người đã thiệt mạng tại 17 trong số 36 tiểu bang của Nigeria kể từ đầu năm đến nay - gấp đôi so với 894 người chết trong toàn năm 2017. .
Source: Fides - The Bishops renew their request asking President Muhammadu Buhari to resign, after the massacre of over 200 Christians
 
Giám Mục Anh cảnh báo người già đi nhà thương coi chừng bị thuốc cho mau chết
Đặng Tự Do
22:30 05/07/2018
Một giám mục người Anh cảnh báo người Công Giáo phải cảnh giác với những vụ giết người có chủ tâm đối với những bệnh nhân mắc phải các chứng nan y ở các bệnh viện do nhà nước tài trợ.

Đức Cha Philip Egan của Portsmouth đã ban hành một “thư mục vụ” cho các giáo sĩ và giáo dân sau khi một báo cáo được công bố liên quan đến những cái chết chóng vánh của 650 người già trong giáo phận của ngài. 650 người đã chết trong một bệnh viện công sau khi được cho dùng những liều thuốc giảm đau rất cao đến mức không thể biện minh được.

Đức Cha Egan cho biết ngài cảm thấy “choáng váng và đau buồn” trước báo cáo của Hội Đồng Y Khoa Độc Lập Gosport được công bố vào cuối tháng 6 vừa qua. Ngài mô tả những cái chết tại Bệnh viện Gosport War Memorial từ năm 1989 đến năm 2000 là một “thảm kịch khủng khiếp”.

Hội Đồng Y Khoa Độc Lập Gosport bắt đầu các cuộc điều tra vào năm 1998 về việc chăm sóc y tế và mức độ tử vong của các bệnh nhân tại bệnh viện. 650 người được tin là đã bị chết oan trong khoảng thời gian từ 1989 đến năm 2000. Họ bị các bác sĩ và y tá cố ý đầu độc cho mau chết bằng cách cho uống những liều thuốc giảm đau cực mạnh.

Đức Cha Egan cảnh báo các tín hữu rằng bất kể sự chấn động của dư luận trước báo cáo này, những bệnh nhân nan y vẫn tiếp tục đối mặt với các mối đe dọa trong Dịch vụ Y tế Quốc gia của Anh, gọi tắt là NHS.

Ngài nhận xét rằng tình trạng cho uống thuốc an thần liều cao và để bệnh nhân bị mất nước quá phổ biến đến mức chăm sóc tại nhà có lẽ an toàn hơn là đi nằm bệnh viện.

“NHS là một phước lành lớn, nhưng chúng ta phải cảnh giác với các chính sách, giá trị, ưu tiên và thủ tục đang hoạt động trong đó”, Đức Giám Mục Egan nói.

“Nếu anh chị em hoặc người thân bị bệnh nan y, hãy cân nhắc xem liệu có nên nằm nhà thương hay không”.

Cho đến nay, chưa một chuyên gia y tế nào bị truy tố về những cái chết của 650 bệnh nhân tại Gosport, mặc dù Jeremy Hunt, Bộ trưởng Bộ Y tế nói cảnh sát sẽ nghiên cứu các bằng chứng do ủy ban điều tra cung cấp.

Tuy nhiên, vụ tai tiếng này chỉ là vụ mới nhất sau một loạt các báo cáo trên các phương tiện truyền thông về sự bỏ bê các bệnh nhân cao tuổi và những người mắc bệnh nan y..
Source: Catholic Herald - Bishop Egan warns Catholics: gravely ill still face threats in NHS hospitals
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Xứ Đoan Nữ Hà Nội Đón Vị Mục Tử Mới
BTT Xứ Đoan Nữ
17:21 05/07/2018
Ngày 03 tháng 07 năm 2018 vào lúc 9h30 sáng, giáo xứ Đoan Nữ hân hoan đón chào Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn về cử hành Thánh Lễ tạ ơn và nghi thức nhận xứ mới của cha Giuse Vũ Đức Phán, MF. chính xứ Đoan Nữ.

Ngay từ sáng sớm mọi người đã tập trung quanh khuôn viên nhà thờ khá đông đảo. Vào lúc 9h00, Đức Hồng Y Phêrô đã đặt chân tới giáo xứ Đoan Nữ trong tiễng vỗ tay chào đón nồng nhiệt của bà con giáo dân.

Đúng 9h30 đoàn đồng tế từ tiền sảnh nhà xứ tiến vào nhà thờ trong tiếng trống rộn rã. Cùng đồng tế với Đức Hồng Y Phêrô có cha Thư ký Antôn Phạm Văn Dũng, cha Phêrô Nguyễn Hùng Hải đại diện Giám tỉnh, Tỉnh Dòng Thừa Sai Đức Tin Việt Nam và quý cha Giáo phận Thái Bình, quý cha dòng Thừa Sai Đức Tin. Hiện diện trong Thánh Lễ có đông đảo quý tu sĩ nam nữ và bà con giáo dân xa gần. Đặc biệt, còn có sự hiện diện của các vị đại diện chính quyền địa phương và các khách mời của giáo xứ.

Xem Hình

Mở đầu Thánh Lễ, cha Antôn Phạm Văn Dũng công bố văn thư bổ nhiệm của Đức Hồng Y. Sau đó ngài đã trao văn thư bổ nhiệm cho cha Giuse tân Chính xứ. Cả cộng đoàn cùng hân hoan chúc mừng cha trong sứ vụ mục tử mới.

Đức Hồng Y đã trao chìa khóa nhà thờ cho cha tân chính xứ và đó là một dấu chỉ trao quyền và chức năng, nhiệm vụ coi sóc, lãnh đạo cộng đoàn giáo xứ Đoan Nữ. Với tinh thần vâng phục, cha Giuse Vũ Đức Phán nhận lấy, sau đó, ngài tuyên xưng đức tin, tuyên thệ trung thành với sứ vụ được Giáo hội và Đức Hồng Y trao.

Chia sẻ Lời Chúa trong ngày lễ kính Thánh Tôma Tông Đồ, Đức Hồng Y đã nhấn mạnh về lệnh truyền của Chúa cho các tông đồ trước khi về trời: “Các con hãy đi rao giảng Tin Mừng cho mọi người là làm phép rửa cho họ, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Lệnh truyền của Chúa không phải chỉ cho các môn đệ, mà cho tất cả mọi người Kitô hữu, không riêng gì cho người Công Giáo, mà cho hết thảy những người tôn thờ Đức Kitô trong các giáo hội khác. Hơn nữa, Đức Hồng Y cũng nói lên sự cứng lòng của Tôma, nhưng nhờ đó mà tất cả chúng ta có được một lời nói thật hạnh phúc “Phúc cho những ai không thấy mà tin” chúng ta là những người được thừa hưởng lời chúc phúc ấy, nhưng chúng ta hãy sống thế nào để lời chúc phúc ấy đi hết chặng đường của mỗi chúng ta. Kết thúc bài giảng, Đức Hồng Y mời gọi cộng đoàn một lần nữa hãy cầu nguyện cho cha tân chính xứ trong sứ vụ mới để ngài phục vụ Chúa, phục vụ Giáo Hội, chu toàn bổn phận Chúa đã ủy thác cho ngài.

Ngay sau bài giảng, cha tân chính xứ đã lập lại lời tuyên hứa khi lãnh nhận thiên chức linh mục; nhận ghế chủ tế; nhận giếng rửa tội, nhận tòa giải tội; mở cửa nhà chầu.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, cha Giuse tân chính xứ có lời cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, tri ân Đức Hồng Y và cám ơn quý cha đã dành thời gian về hiệp dâng thánh lễ và cầu nguyện cho cha và giáo xứ. Cha Giuse tân chính xứ cũng đã nói lên tâm tình của mình với các tín hữu giáo xứ Đoan Nữ.

Được biết, vào lúc 9h30 sáng thứ Hai ngày 02/7/2018, cộng đoàn giáo xứ Đoan Nữ quy tụ tại ngôi nhà thờ giáo xứ thân quen để hiệp dâng thánh lễ với một tâm tình đặc biệt biết ơn cha Đaminh Nguyễn Công Khương, MF. vì bao công khó, hy sinh, tận tụy của cha trong suốt 6 năm phục vụ và đồng hành cùng với giáo xứ. Thánh lễ hòa cùng tâm tình tạ ơn nhân kỉ niệm 135 năm thành lập giáo xứ và mừng 10 năm hồng ân linh mục của cha Đaminh.

Trong thánh lễ này, cha Đaminh đã khiêm tốn bày tỏ những nỗi niềm khi sắp phải chia tay với cộng đoàn: “Tôi thấy mình ít nhất đã hơn một lần làm phiền và làm mất lòng từng người cũng như tất cả quý ông bà anh chị em. Tôi thành thật xin quý ông bà và anh chị em rộng lòng tha thứ!”. Sau nữa với tình thương và trách nhiệm của một vị Mục tử vì đàn chiên, cha không quên dành những lời cầu chúc, nhắn nhủ: “Tôi ra đi còn anh chị em thì ở lại. Tôi ước mong anh chị em: hãy bám chặt lấy Chúa, theo Chúa Kitô trong mọi hoàn cảnh - nép mình dưới sự che chở từ mẫu của Mẹ Maria - sống đoàn kết, hiệp nhất và yêu thương nhau”.

Để bày tỏ lòng biết ơn của giáo xứ, ông chánh Phaolô Lê Quang Tuấn đã thay mặt cộng đoàn giáo xứ nghẹn ngào dâng lên cha những lời tâm tình đơn sơ mà chứa chan lòng cảm mến, tri ân chân thành của cộng đoàn giáo xứ với vị mục tử của mình.

Vào lúc 7h30 tối cùng ngày 02/7/2018, giáo xứ có tổ chức chương trình hoan ca tạ ơn kỷ niệm 135 năm thành lập giáo xứ và mừng 10 năm hồng ân linh mục cha Đaminh Nguyễn Công Khương. Đêm hoan ca đã mang lại nhiều cảm xúc cho những người tham dự.

BTT Gx Đoan Nữ
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Văn kiện mới của Tòa Thánh về Kinh Tế và Tài Chánh
Vũ Văn An
18:46 05/07/2018
Ngày 17 tháng Năm vừa qua, Tòa Thánh đã công bố một văn kiện mới về kinh tế và tài chánh tựa là "Oeconomicae et pecuniariae quaestiones” (Các Vấn Đề Kinh Tế và Tài Chánh. Các Xem Xét Để Biện Phân Đạo Đức Học Liên Quan Đến Một Số Khía Cạnh Của Hệ Thống Kinh Tế - Tài Chánh Hiện Nay) kêu gọi phục hồi những gì “thực sự là nhân bản” và tùy thuộc vào Thiên Chúa để tránh “rơi vào sự sụp đổ xã hội”.

Văn kiện trên do Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin và Thánh Bộ Phát Triển Nhân Bản Toàn Diện soạn thảo và công bố. Tại buổi họp báo công bố văn kiện, Đức Tổng Giám Mục Ladaria cho hay vì các thách đố đạo đức hiện thời trong thế giới tài chánh, các xem xét này nhằm trình bầy một “cái nhìn trung thực” đối với một số phạm vi tài chánh, và “đưa ra một cách biện phân hợp đạo đức đối với một số khía cạnh trong các phạm vi này”.

Văn kiện dài hơn 11,000 chữ này bắt đầu với việc nhận định rằng dù phúc lợi kinh tế hoàn cầu đã gia tăng với một “mức độ lớn lao và nhanh chóng” chưa từng thấy, nhưng cần phải ghi nhận “nhiều bất bình đẳng” đã phát triển bên trong và giữa nhiều quốc gia khác nhau và ngoài ra, số người sống trong “các điều kiện nghèo khó cùng cực vẫn còn quá lớn”.

Văn kiện nói đến lúc phải "khởi diễn việc phục hồi những gì là nhân bản chân chính" trong một thời đại "tự chứng tỏ có một tầm nhìn rất giới hạn về con người nhân bản"; họ thường được hiểu như một "người tiêu dùng mà lợi ích trước hết hệ ở việc tối ưu hóa thu nhập tiền tệ của mình”.

Văn kiện nhấn mạnh rằng, trái lại, con người nhân bản có một "bản chất tương quan" mà phúc lợi "không thể giản lược vào thứ luận lý học tiêu dùng hoặc vào các khía cạnh kinh tế của đời sống".

Nó nhấn mạnh một số điểm đáng quan tâm, trong đó, có các điểm sau đây:

• “Thực vậy, không lợi ích nào hợp pháp khi nó không nhắm các mục tiêu: phát huy toàn diện con người nhân bản, của cải có mục đích dành cho mọi người và ưu tiên chọn người nghèo”.

• Phúc lợi phải được “đo bằng các tiêu chuẩn toàn diện hơn chứ không chỉ bằng tổng sản lượng nội địa của một quốc gia (GDP)”.

• Các thị trường “không có khả năng tự quản lý” vì chúng không biết cả việc phải làm sao đạt được các yếu tố cho phép chúng vận hành trơn tru lẫn việc sửa chữa các nguyên nhân khiến chúng gây hại cho xã hội loài người.

• Kỹ nghệ tài chính ngày nay là nơi “lòng ích kỷ và sự lạm dụng quyền lực có khả năng gây hại cho cộng đồng một cách không thể so sánh”.

• Việc làm “không những trở thành một thực tại ngày càng nhiều rủi ro hơn, mà còn mất đi giá trị của nó như một “thiện ích cho con người nhân bản”, tự biến mình thành một “phương tiện trao đổi đơn thuần”.

• Các quỹ đầu tư dựa trên rủi ro đầu cơ tài chính gây nguy hiểm cho “chính sự ổn định kinh tế của hàng triệu gia đình”, buộc các chính phủ phải can thiệp và “xác định một cách giả tạo cách vận hành đúng đắn của các hệ thống chính trị”.

• “Nơi nào thực hành việc bãi bỏ quy định hàng loạt”, tham ô, buôn bán đầu cơ, ở đấy xẩy ra “các vụ sụp đổ đột ngột và tàn hại, và khủng hoảng có hệ thống”.

• Đặt lợi nhuận ở “tột đỉnh” của doanh nghiệp tài chính “dễ dàng tạo ra một luận lý học đồi trụy và lọc lựa thường chỉ có lợi cho việc thăng tiến của các nhà lãnh đạo kinh doanh có khả năng, nhưng tham lam và vô liêm sỉ, và mối quan hệ của họ với những người khác được chủ yếu thúc đẩy bởi lợi ích vị kỷ và cá nhân".

• Văn kiện chỉ trích một số công cụ tài chính như “vốn phái sinh” (derivatives) mà nó cho là đã “khuyến khích sự gia tăng của việc buôn bán đầu cơ (speculative bubbles)” và là “quả bom nổ chậm đang tích tắc sẵn sàng phát nổ chẳng sớm thì muộn, gây độc cho sự lành mạnh của các thị trường”.

• Tương tự như thế, nó chỉ trích “các trao đổi tín dụng không trả được nợ (default credit)” vì đã khuyến khích “việc đánh bạc trên sự thất bại của người khác”, trở thành một loại “ăn thịt người về kinh tế” (econolmic cannibalism) và gây ra “thiệt hại to lớn cho toàn bộ nhiều quốc gia và hàng triệu gia đình”.

• Việc tránh thuế và trốn thuế bằng cách sử dụng các nơi trốn thuế ở ngoại quốc (tax havens) góp phần làm nghèo đi nhiều quốc gia, đặc biệt là khi các công ty lớn thực hiện nó, dẫn đến “việc loại một cách bất công nhiều nguồn tài nguyên ra khỏi nền kinh tế hiện có”.

• Tài liệu cũng chỉ trích các chính phủ vì nợ nần công cộng gây ra bởi " việc quản lý hệ thống hành chính công một cách bất cẩn, nếu không muốn nói là gian lận", dẫn đến các trở ngại lớn lao cho "việc vận hành tốt và tăng trưởng của các nền kinh tế quốc gia khác nhau."

Văn kiện cũng chỉ ra các biện pháp có thể có:

• Bằng cách sống thường xuyên "trong tình liên đới", các thiện ích mà một người sở hữu "được sử dụng không những cho nhu cầu của riêng họ, mà còn tự nhân thừa lên, tạo ra những hoa trái bất ngờ cho người khác."

• Luật lệ không ngừng được cập nhật hóa là điều cần thiết vì sự kiện này: một trong các “lý do chính” đối với cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây là “hành vi vô luân của các chuyên gia trong thế giới tài chánh”.

• Các qui định phải hỗ trợ sự "hoàn toàn minh bạch để loại bỏ mọi hình thức bất bình đẳng", chẳng hạn như các ngân hàng chỉ chào đón các khách hàng nào nếu họ chịu sử dụng vốn vào các mục tiêu đầu cơ.

• Thị trường “cần biết các điều kiện tiên quyết về nhân học và đạo đức học này là nó không có khả năng tự cung cấp cho chính nó, cũng như tự ý sản xuất”.

• Văn kiện chủ trương phải có “các ủy ban đạo đức” bên trong các ngân hàng.

• Nó cũng đề xuất các loại thuế bình đẳng để mang lại "sự bình đẳng hóa và tái phân phối" của cải.

Trong phần kết luận, văn kiện thúc giục độc giả đừng bị cám dỗ rơi vào chỗ hoài nghi và có cảm thức bất lực nhưng phải nhớ “mỗi người chúng ta có thể làm được rất nhiều, đặc biệt nếu ta không sống một mình.”

Nó cho rằng “nhiều hiệp hội” đang xuất hiện để cổ vũ trách nhiệm xã hội, và điều quan trọng là phải lên khuôn các hành động “vì lợi ích chung”, dựa trên “nguyên tắc vững vàng là liên đới và phụ đới”.

Hơn nữa, văn kiện nhấn mạnh rằng tất cả các hành động như trên tùy thuộc vào Thiên Chúa và thiện chí, dẫn đến một "mạng lưới kết hợp thiên đàng và trái đất, vốn là một công cụ thực sự để nhân bản hóa từng người, và cả thế giới như một toàn thể".

Kỳ sau: Dẫn Nhập vào Các Vấn Đề Kinh Tế và Tài Chánh
 
Văn Hóa
Nhân Giải Thế Giới, nghe lại câu truyện trái túc cầu sống sót tai nạn Phi Thuyền Challenger
Vũ Văn An
05:18 05/07/2018
Năm 1986, Phi Thuyền Con Thoi làm cả nước Mỹ kinh hoàng khi phát nổ tan tành ở ngay giây thứ 73 của chuyến bay vào không gian. Nhưng ngày 29 tháng Sáu qua, nhân Giải Túc Cầu Thế Giới, nữ ký giả Tonya Malinowski không hẳn kể câu truyện thảm khốc ấy cho bằng câu truyện trái banh túc cầu sống sót tai nạn thảm khốc này và gia đình đã gửi trái banh ấy vào không gian hai lần tất cả.



Lần cuối cùng Lorna Onizuka nói với chồng, bà chỉ nói đến sữa. Bà và hai con gái, Janelle và Darien, có thể sẽ không có thức ăn bằng ngũ cốc vào sáng hôm sau vì bà để quên sữa ở hành lang và nó đã đông đá đặc cứng. Nhiệt độ đêm đó tại Cape Canaveral, Florida, giảm xuống chỉ còn 18 độ, dưới nhiệt độ trung bình là 50. Điều này có thể trờ nên quan trọng sau này, còn lúc này, nó chỉ ảnh hưởng tới bữa ăn sáng.

Giờ đã trễ, trễ hơn chồng bà, Ellison, vẫn thường dự tính, nhưng ông vẫn còn đứng ngồi không yên trong khu phi hành đoàn ở Trung Tâm Không Gian Kennedy và muốn biết liệu có tin tức gì liên quan đến ngày mai hay không. Lorna vặn truyền hình lên tại căn nhà họ thuê trong dịp này và thuật lại những gì bà thấy: Chuyến bay thứ 10 của phi thuyền con thoi không gian đã được chấp thuận.
Ellison nói ở đầu bên kia điện thoại “anh đoán bọn anh sẽ phóng vào ngày mai”. Lorna đáp lại “em cũng đoán thế”.

Ở đó, trên màn truyền hình của Lorna, bên trong dàn phóng nặng 4.4 triệu cân Anh, bên trong phi thuyền con thoi, bên trong phòng phi hành đoàn, bên trong một chiếc tủ, bên trong chiếc túi bằng vải len thô mầu đen, là trái banh túc cầu.

Khi mấy con gái nhà Onizuka thức giấc vào ngày 28 tháng Giêng năm 1986, và thấy một món khác cho bữa ăn sáng, thì trái banh túc cầu đã nằm yên trong ngăn tủ của Ellison trên chiếc phi thuyền. Lúc phi hành đoàn cài dây an toàn và việc đếm ngược đang diễn tiến, nó vẫn là một trái banh. Nhưng vào lúc 11 giờ 39 phút sáng, nó trở thành một di tích.



Trường Trung Học Clear Lake có lẽ là nơi duy nhất của cả nước, tại đó, việc làm con một phi hành gia chẳng có chi lạ lẫm cả. Khuôn viên của nó chỉ cách Trung Tâm Không Gian Johnson ở Houston 4 dặm, và nhiều học sinh của trường có ít nhất cha hoặc mẹ lãnh lương của NASA.

Tháng Giêng năm 1986, "Rocky IV" đang chiếu ở các rạp, săng giá 93 xu một gallon còn Janelle Onizuka thì đang học năm thứ hai tại Clear Lake, chờ để tập đá túc cầu. Cả tuần, đội đã chuyền banh để được đăng ký. Đó chỉ là một trái banh để thực tập, hơi mòn một chút và không thuộc nhãn hiệu có tiếng nhất. Dù sao, nó cũng không có gì đáng để ý, ngoại trừ sự kiện duy nhất đáng lưu ý là: ba của Janelle, Ellison, sẽ đem nó vào không gian.

Ellison và Lorna vốn là những người rất hâm mộ của Clear Lake. El là phụ tá huấn luyện viên của đội, dù các cầu thủ trước đây của ông cho biết rất khó mà nghiêm túc với ông khi ông chỉ định các phiên thực tập. Tính nghiêm khắc không hợp với ông chút nào, nhất là khi ông ráng tránh phá lên một tiếng cười. Với tài dí dỏm nhanh chóng của Ellison và tác phong dịu dàng của Lorna, cả hai nhanh chóng trở thành bằng hữu với các cha mẹ và huấn luyện viên khác. Khi ở dưới đất, Ellison cố gắng hết sức để không bỏ lỡ trận đấu nào.

Lorna cho biết “anh ấy giả thiết phải bị cách ly để kiểm dịch, nhưng vẫn lẻn ra chỉ để coi trận đấu một chút. Không ai trong chúng tôi biết cho tới khi anh ấy xuất hiện ở góc hàng rào. Khi chúng tôi chú mắt nhìn, thì anh đã bỏ đi”.

Buổi tối giữa tháng Giêng, lúc Ellison tới lấy trái banh chính là một đêm ông bị cách ly để kiểm dịch. Janelle không được thấy ông cả mấy tuần lễ; các phi hành gia bị cô lập trước phi vụ để tránh bị bịnh. Nhưng ông vẫn có mặt ở kia, bước vội qua sân thực tập, và đột nhiên, trọn đêm bừng lên một cảm quan như điện giật được dự phần vào một điều đặc biệt trong thân phận một đứa trẻ, đúng như thế, trong trường hợp này, dự phần vào một điều vượt quá cái thế giới nhỏ nhoi của mình rất nhiều.

Các cầu thủ của đội trao trái banh cho Ellison, vừa trao vừa nhìn lần chót tên của họ và dòng chữ "Good Luck, Shuttle Crew!" (Chúc May Mắn, Phi Hành Đoàn Coin Thoi!) viết bằng những nét bút cẩn trọng, vì biết rằng đây là cách mỗi người trong số họ được dự phần vào một thành tựu nhân bản vĩ đại của thời đại: một cách chạm tới các tầng trời.

Janelle nói tạm biệt với cha và đứng nhìn ông nhịp bước trở lại sân banh tay cầm trái banh, vô tư nhẩy qua chiếc mương nhỏ.

Sau này, Janelle ghi lại: “Tôi luôn nhớ đêm đó. Tôi vẫn còn ngửi thấy mùi cỏ trên sân tập. Đó thực sự là hoài niệm thân yêu cuối cùng của tôi mặt đối mặt với cha tôi”.



Kealakekua, Hawaii, nằm ở phía tây Đảo Lớn (Big Island). Đó là một cộng đồng nông thôn và càng là thế lúc Ellison Onizuka sinh ra hồi tháng Sáu năm 1946, sau Thế Chiến II kết thúc chưa đầy một năm. Hawaii phải 13 năm nữa mới trở thành một tiểu bang, và Văn Phòng Du Khách chỉ mới bắt đầu cổ vũ việc du lịch. Khi Ellison lớn lên, nhịp độ của thị trấn lên xuống với mùa cà phê.

Trường trung học của thị trấn, thậm chí, điều hành theo “lịch trình cà phê”, di chuyển kỳ nghỉ mùa hè qua tháng Tám tới tháng Mười Một để học sinh có thể giúp hái cà phê. Trong những cánh đồng này, nằm ngửa dưới bóng các cây cà phê, Ellison lần đầu tiên thắc mắc không biết điều gì ở quá bên kia những điều cậu có thể nhìn bằng mắt trần, những điều thậm chí cao hơn những con chim có thể bay tới.

Năm 1961, khi Ellison học năm đầu ở trung học, Alan Shepard trở thành người Hoa Kỳ đầu tiên trong không gian. Ellison không được thấy điều đã xẩy ra; phải mấy thập niên nữa Hawaii mới có những buổi phát hình cùng ngày.

Sau khi tốt nghiệp trung học năm 1964, Ellison vào đất liền để học ngành kỹ sư không gian tại Đại Học Colorado, nơi ông gặp Lorna. Bà nhớ lại "anh ấy không giống như một nerd (thông minh kỳ dị) nhưng tôi từng tự hỏi không biết có phải anh là một người như thế hay không. Anh là chủ tịch hội sinh viên kỹ sư, nhưng hóa ra anh có tài hài hước tuyệt diệu”.

Lorna và Ellison kết hôn vào ngày 7 tháng Sáu năm 1969, chỉ một ngày sau khi Ellison tốt nghiệp tại Đại Học Colorado và được đeo lon thiếu úy Không Quân. Bốn mươi ba ngày sau, tức ngày 20 tháng Bẩy, gia đình Onizukas ngồi trước máy truyền hình để chứng kiến một trong những thời khắc quyết định của lịch sử nhân loại: Neil Armstrong để lại vết chân người đầu tiên trên mặt trăng. Đó cũng là ngày sinh nhật của Lorna, nên hai vợ chồng đã cạn ly mừng cả hai biến cố, Ellison không rời mắt khỏi màn chiếu lại của truyền hình. Đăm chiêu nói bâng quơ “tôi thích được thực hiện cảnh ấy”.



Lần đầu tiên con gái thứ hai của Ellison cảm thấy sợ sệt đối với việc làm của cha là đêm được quan sát vào tháng Giêng 1985. Darien Onizuka, 8 tuổi, lúc ấy đứng trên dàn phóng tại Trung Tâm Không Gian Kennedy và nhìn lên, nhìn lên mãi, hệ thống phóng phi thuyền con thoi cao 184 bộ Anh sáng rực giữa màn đêm. Nó đã được yên vị hướng lên trời, sẵn sàng chở cha em vào vũ trụ. Sau này, em ghi lại trong nhật ký rằng hệ thống ấy hùng vĩ quá, giống một quái vật sáng láng, và chúng tôi thì bé nhỏ quá.

Sáng hôm sau, ngày 24 tháng Giêng năm 1985, Ellison ngồi vào ghế số 3 của phòng bay trên phi thuyền con thoi Discovery lúc việc đếm ngược bắt đầu. Trên nóc tháp kiểm soát việc phóng, ngay ở cạnh vùng độn đã chỉ định, hai con gái nhà Onizuka nheo mắt chống mặt trời Florida khi sức đẩy 7.8 triệu cân Anh xé bầu không khí và dội vào cả ngực hai em. Phi thuyền Discovery mỗi lúc lên một cao hơn cho tới khi chỉ còn là cái chấm...

Trong phi vụ này, Ellison trở thành người Mỹ gốc Á Châu, người Mỹ gốc Nhật đầu tiên và người Hawaii đầu tiên đi vào không gian. Dù đang lượn 212 dặm bên trên Trái Đất, ông đã mang theo một thứ vốn đem ông trở về với cuộc sống một bé trai ở Hawaii: một gói cà phê Kona từ thị trấn quê hương.

Lúc Ellison trở về, Lorna để ý thấy ông trầm ngâm. Bà thấy ông ngồi bên lò sưởi trong một giây phút suy tư, chỉ được hồi tỉnh bởi tiếng reo hò hân hoan của hai con. Khi hai con đi rồi, im lặng lại trở lại với ông, một sự kiện đơn giản tiếp tục diễn ra: Ông muốn đi lần nữa.



Ngày 28 tháng Giêng năm 1986, trời khá lạnh tại Cape Canaveral. Ngay trước hừng đông, nhiệt độ tại dàn phóng là 22 độ, lạnh hơn bất cứ lần phóng nào trước đây của NASA. Hai con gái của Onizuka có mặt tại khu vực tiếp tân của tháp kiểm soát, giữ mình cho ấm trong khi bọn nhỏ tô mầu còn người lớn thì thăm thú. Truyền thông theo dõi nhiều hơn thường lệ. Đến lúc này, việc phóng phi thuyền con thoi đã trở thành gần như thường lệ, nhưng vào hôm đó, Hoa Kỳ gửi người dân sự đầu tiên vào không gian, đó là cô giáo tiểu bang New Hampshire Christa McAuliffe. Các lớp học của cả nước được xem trực tiếp nhờ chương trình phát hình đặc biệt của NASA.

Khi việc đếm ngược đang diễn tiến, các gia đình của các phi hành gia được đưa lên mái để xem việc phóng. Trên Dàn Phóng 39B, Ellison cũng lại ngồi vào ghế số 3 trong phòng phi hành. Trong ngăn tủ của ông, cùng với hình gia đình chụp với Thống Đốc Colorado, bùa hoa sen theo tín ngưỡng Phật Giáo của ông, một trái banh bầu dục của trường mẹ, Đại Học Colorado, và mặt dây chuyền của trường trung học của ông, là trái banh túc cầu.

Việc đếm ngược đã tới số không, bộ phận đẩy tên lửa đã bắt lửa và ở đâu đó ngay ở bộ phận đẩy (booster), vòng chữ O rộng 0.280 inch không kích hoạt do trời lạnh. Việc không kích hoạt này khiến cho các chất nổ đẩy đạn nóng lên, áp xuất cao lên rỉ vào thùng nhiên liệu ở bên ngoài, tạo nên một hư hỏng cấu trúc gây tai họa. Ở giây thứ 73 của chuyến bay thứ 10, phi thuyền con thoi Challenger nổ tung, sát hại trọn 7 nhân viên phi hành đoàn. Lúc ấy là 11 giờ 39 phút sáng. Ellison Onizuka mới chỉ có 39 tuổi.

Trên mái tòa kiểm soát, các gia đình của phi hành đoàn dõi nhìn hai đuôi khói đang xoắn ốc trên bầu trời để tìm phòng lái của phi hành đoàn. Họ vội vàng được mời trở lại bên trong, để lại phía sau tuí cùng máy ảnh . Mọi người im lặng như tờ. Điều cuối cùng Lorna nhớ về ngày ấy là được đưa vào phòng thuyết trình cùng với các gia đình khác để được thông báo là phi hành đoàn đã thiệt mạng hết. Nghe tin ấy, bà ngất xỉu, đụng ngay vào công tắc đèn khi bà ngã vào tường. Cảnh vật chìm trong bóng tối.

Lorna bảo: “Vào lúc ấy, mọi đèn đóm đều tắt ngúm vì trong lòng chúng tôi, chẳng còn chút ánh sáng nào”.

*

Trong các ngày và tuần lễ kế tiếp, cuộc sống đối với Lorna, Janelle và Darien đã được phân chia rõ nét giữa trước và sau.

Truyền hình và truyền thanh đầy những tường trình về thảm họa Challenger. Đối với một quốc gia đang ngỡ ngàng, nó nhanh chóng trở thành giây phút xác định “anh ở đâu lúc đó”. Sự mất mát bản thân của 7 gia đình trở thành thời khắc tang chế công cộng cho căn tính Hoa Kỳ lúc ấy, vì vụ nổ đã làm lay động niềm tin vào NASA và chương trình con thoi. Nó là thảm họa quốc gia đầu tiên được phát sóng trực tiếp trên truyền hình và là mất mát phi hành gia đầu tiên trong khi bay trong lịch sử NASA.

Ronald Reagan , lúc ấy là Tổng Thống, lên tiếng ngỏ lời với quốc dân và ca ngợi 7 nhân viên phi hành đoàn: Francis Scobee, Michael Smith, Ronald McNair, Judith Resnik, Gregory Jarvis, Christa McAuliffe và Ellison Onizuka, những người “đã trượt khỏi các trói buộc xấu xa của trái đất để chạm vào mặt Thiên Chúa”. Người ta tổ chức nhiều buổi truy điệu và số phận du hành không gian được bàn cãi. Người bưu tá của gia đình Onizuka trao hết bó thư này đến bó thư nọ từ khắp mọi nơi trên thế giới.

Các bản tin đêm cho biết các tin tức về việc các Đội Tuần Duyên Hoa Kỳ vớt được nhiều món rơi rớt từ Đại Tây Dương: lớn có, những khối vô danh bằng kim khí không giống như toàn bộ. Tổng kết, 14 tấn vật rơi rớt đã được thu hồi, một việc vớt rác lớn nhất trong lịch sử Tuần Duyên Hoa Kỳ. Điều không tạo nên tin tức là chiếc túi bằng vải len thô nhỏ đã được vớt lên từ mặt nước xanh đậm, một trong ít món đồ được phục hồi nguyên vẹn.

Ngày tháng trôi qua, và cuộc sống bắt đầu có được giáng vẻ thông thường mới đối với gia đình Onizuka. Lorna cất các thư từ lên tầng gác mái nhà. Năm thứ hai của Janelle ở Clear Lake đã đến hồi kết thúc. Rồi, cuộc điều tra về tai nạn cũng hoàn tất, NASA bắt đầu thông báo cho các gia đình bất cứ vật dụng cá nhân nào tìm lại được. Lorna được thông báo về trái banh và được hỏi xem bà có muốn nhận lại nó không.

Lorna bảo: “tôi không muốn trái banh trở thành một tạo tác đặt ở đâu đó trong một khung vòm khóa kín, trở thành đồ lưu trữ mãi mãi. Nếu còn một lời nói nào để lại trong các món đồ này, El chắc chắn muốn nó lên tiếng”.

Điều bà nhớ hơn hết khi thấy trái banh sau tai nạn là mầu mực. Biết bao chuyện đã xẩy ra, biết bao đau đớn đã được cảm nhận kể từ ngày mỗi cầu thủ ôm trái banh này tha thiết và viết tên mình trên đó. Làm thế nào cái mầu mực xanh dương ấy lại vẫn còn tươi nét đến thế?

Janelle bật khóc. Em khóc những dòng nước mắt khiến mặt bạn bừng lên và thân thể bạn quặn đau. Em khóc cho mọi điều phức tạp diễn ra cùng việc mất người cha một cách công khai như thế và cho kỷ niệm về ông bỗng trở nên sống động vô chừng khi ông tiếp nhận trái banh từ em và tung tăng khuất sau sân tập. Em khóc lúc trao trái banh lại cho Trường Trung Học Clear Lake, trưng bầy nó một cách kiêu hãnh trong một nghi lễ đáng lẽ phải do cha cô chủ tọa.

Trong những ngày Janelle còn học ở Clear Lake, chương trình không gian con thoi vẫn tiếp tục, nhưng một cách không xuông xẻ. Trái banh thì tìm được chỗ xứng đáng trong một hộp trưng bầy đặt ở hành lang đối diện với văn phòng chính, nơi hàng ngàn học sinh và cha mẹ các em qua lại, mà nhiều người vốn là thành phần của cộng đồng NASA cách này hay cách khác. Họ đoan hứa sẽ tiếp tục sứ mệnh của Bẩy Người Challenger, gìn giữ sống động tinh thần khám phá. Nhưng cũng như gia đình Onizuka phải cố gắng tìm cách sống không có Ellison thế nào, NASA cũng cố gắng tìm cách lấy lại niềm tin của công chúng như thế. Cả hai không còn cách nào cho bằng nhắm đàng trước mà tiến bước.



Trường Trung Học Clear Lake năm 2016 không khác gì so với lúc Janelle còn học ở đó năm 1986. Đã có nhiều tu bổ đối với các tòa nhà, nhiều kỹ thuật mới được trình diễn và các em đã thay thế phụ huynh trong hội đồng học sinh, nhưng nó vẫn là nơi con cái các phi hành gia đến học.

Trong 30 năm kể từ ngày gia đình Onizuka mất Ellison, trái banh túc cầu đã nhỏ bé đi trong hộp đựng nó so với các huy chương mới hơn, lớn hơn mà Clear Lake đã thu lượm được từ những thành tựu rất đáng trưng bầy. Các chữ ký, một thời rõ ràng và sống động hết sức nay đã phai lạt đến độ gần như không còn đọc được nữa. Năm tháng trôi qua, nó mỗi ngày mỗi lùi dần sâu hơn vào hậu trường cuộc sống đang náo động qua mặt nó.

Nhưng câu chuyện thay đổi khi hiệu trưởng Clear Lake, Karen Engle, nhận được một điện thư từ một phụ huynh. Tiện trên đường rời một phiên họp của câu lạc bộ hệ thống đẩy, bà dừng lại ngắm trái banh, nhớ lại nó từ những ngày xa xưa. Bà nghĩ phải dành cho nó một hộp trưng bầy riêng và thế là bà đề nghị sẽ xây hộp trưng bầy này.

Thoạt đầu Karen không tin vị phụ huynh kia. Bà đã chứng kiến Challenger nổ tung. Không thể nào có chuyện một trái banh túc cầu lại có thể sống thoát một tai nạn như thế, mà nếu có sống thoát, thì nó không thể nằm ở một chiếc hộp trưng bầy ở ngoài văn phòng của bà. Bà bước ra hành lang và ngắm nó cẩn thận hơn qua màn kính. Không huân bài hay đề tặng, không một lời giải thích nó là chi hay nó sống thoát ra sao. Chỉ một số chữ ký đã lạt mầu. Có thể vị phụ huynh này lầm lẫn chăng; có lẽ chỉ là một trái banh vô địch xưa cũ chăng.

Nhưng khi nhìn kỹ hơn, trong mầu mực phai mầu kia, có dòng chữ khiến bà hiểu ra điều mình đã vô tình làm ngơ từ ngày đầu tiên làm hiệu trưởng: "Good Luck, Shuttle Crew!" (Chúc May Mắn, Phi Hành Đoàn Con Thoi!)

Mấy ngày sau, có trận đấu bóng rổ tại Clear Lake. Tham dự ở đấy để ngắm hai con gái trình diễn trong đội khiêu vũ là Đại Tá Shane Kimbrough, một phi hành gia trên Trạm Không Gian Quốc Tế. Chồng của Karen làm việc gần gũi với Shane tại NASA, và cả hai cùng đến tham dự trận đấu. Phi vụ thứ hai của Shane trên Trạm Không Gian Quốc Tế sẽ diễn ra sau đó không lâu, nên ông đưa ra một đề nghị: có điều gì ở trường mà Karen muốn ông đem lên không gian hay không?

Lúc Karen nhắc đến trái banh túc cầu, Shane biết ngay đây là một ý nghĩ tuyệt diệu. Ông biết điều Lorna từng biết: trái banh vẫn còn nhiều điều để nói ra. Sau khi trao nó cho Shane, Karen viết dòng chữ 28 tháng Giêng năm 2016, đúng 30 năm sau thảm họa Challenger.



Ngày 19 tháng Mười năm 2016, Phi Vụ 40 được phóng thành công, mang theo 2 phi hành gia Nga, Shane và trái banh túc cầu vào qũy đạo thấp quanh trái đất, cuối cùng đã yên vị trên Trạm Không Gian Quốc Tế.

Trên mặt đất, trái banh túc cầu của Janelle Onizuka cân nặng 14.5 lượng Anh. Hai trăm năm mươi tư dặm trên Clear Lake, Shane đặt trái banh vào đài quan sát của Trạm để chụp hình. Nó ở yên đó, lơ lửng trước tấm phông trái đất, cuối cùng đã không còn trọng lượng.

Shane phát biểu: “Quả hơi xúc động khi chỉ cần nghĩ về xuất xứ của nó và những gì nó đã vượt thắng suốt những năm qua để tới chỗ này. Tôi bắt đầu nghĩ tới gia đình họ và ý nghĩa của nó đối với họ và do đó đã chụp một vài tấm hình và gửi xuống cho họ”.

Với tuổi đời của nó, trái banh đã sờn cũ và lấm tấm những phiến tróc nhỏ, trông gần như mệt mỏi trước mầu xanh sống động của Trái Đất và phía trong bằng kim khí sáng loáng của Trạm Không Gian Quốc Tế. Nó trông giống như một du khách thời gian, một di tích của một thời đại khác, tiếp nối sứ mệnh thay cho Bẩy Người Challenger.

Lorna cho rằng “Quả có một chút đau đớn cũ xuất hiện trở lại, nhưng đồng thời, cũng là những cảm xúc tôi vốn có khi El bay. Hạnh phúc, hài lòng, biết ơn, rất biết ơn vì cuối cùng nó đã tìm được đường đến nơi El muốn nó tới”.

Trái banh ở 173 ngày trong không gian trên Trạm Không Gian Quốc Tế. Nó xoay quanh trái đất gần 3,000 lần, qua nhiều ánh ban mai và chùm sao sáng, các kỳ quan của cựu thế giới và nhiều thành phố ngang dọc của thế giới tân thời. Vào ngày 10 tháng Tư năm 2017, nó trở về Trái Đất, hoàn tất sứ mệnh.

Shane trả trái banh lại cho các con gái nhà Onizuka, nhưng Lorna biết cuối cùng nó thuộc về nơi cuộc hành trình của nó bắt đầu.Trong một buổi lễ hồi tháng Mười Một, bà hiến tặng nó cho Trường Trung Học Clear Lake trở lại, nơi có thời nó đã được trưng bầy trong chiếc hộp, lần này, là chiếc hộp độc lập, và được đi qua đi lại bởi hàng ngàn học sinh mỗi ngày, trong đó, có các cháu của Ellison.

Năm 1980, Ellison trở lại ngôi trường trung học của ông tại Kona, Hawaii, để đọc bài diễn văn khai trường. Có thể bạn không biết, nhưng bạn mang theo lời ông nói với bạn trong cuộc khám phá trần gian của bạn, in trên mọi giấy thông hành Hoa Kỳ.

“Mọi thế hệ đều có nghĩa vụ giải phóng tâm trí con người để nó nhìn các thế giới mới... nhìn từ một bình nguyên cao hơn thế hệ trước. Tầm nhìn của bạn không bị giới hạn bởi điều mắt bạn có thể nhìn, nhưng bởi điều tâm trí bạn có thể nghĩ tưởng. Nếu bạn chấp nhận các thành tựu dĩ vãng như chuyện thông thường, thì hãy nghĩ tới những chân trời mới mà bạn có thể khám phá... Hãy làm cho đời bạn đáng kể, và thế giới sẽ là nơi tốt hơn nhờ bạn đã cố gắng”.

Nguồn: Tonya Malinowski, Mission Accomplished, espn.com, 29 June 2018
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trăng Treo Đầu Cành
Vũ Đình Huyến Lm.
21:37 05/07/2018
TRĂNG TREO ĐẦU CÀNH
Ảnh của Vũ Đình Huyến, Lm. (CRM)
Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu.
Trời mơ trong cảnh thực huyền mơ.
Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt.
Như đón từ xa một ý thơ.
(Trích thơ của Hàn Mặc Tử)