Ngày 01-08-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:32 01/08/2020

45. Người không trải qua nhiều cám dỗ và rèn luyện đau khổ, thì không thể đem mình làm người tôi tớ chân chính của Thiên Chúa.

(Thánh Francis of Assisi)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.tw

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:39 01/08/2020
93. BỐ CHỒNG VÀ CON DÂU TRÒ CHUYỆN

Hai đứa con trai của Lưu Mao đều đỗ tiến sĩ, các nàng dâu người trước kẻ sau lần lượt lên kinh thành thăm chồng.

Lúc con dâu lớn lên kinh thành, Lưu Mao đưa bà ta lên thuyền, dùng tay kéo bà ta nhảy lên tấm ván, người bên cạnh thấy thì nhịn cười không được, Lưu Mao nói:

- “Tại sao lại cười tôi, nếu nó rơi xuống nước, không phải là cười thêm hay sao? ”

Trước khi con dâu út lên kinh thành, đúng lúc Lưu Mao đang bệnh nằm trên giường, bèn kéo cô ta đến trước giường, lấy tay vỗ cái gối nói:

- “Đầu của người già sợ gió, con đến kinh thành nhớ mua gấp cho bố cái khăn đầu gởi về”.

Ngày thứ hai, lúc con dâu út khởi hành, thân quyến bạn bè đều tập họp lại tiễn đưa. Luu Mao lại nói với con dâu:

- “Con đừng quên chuyện cái gối tối qua bố đã dặn dò đó nghe”..

Mọi người nghe được thì kinh hãi, hỏi nguyên nhân, sau khi biết được duyên cớ thì cười ha ha.

(Nhã Ngược)

Suy tư 93:

Con người ta có một khuyết điểm lớn nhất chính là hồ nghi, bệnh hồ nghi nguy hiểm và độc hại hơn cả con vi rút cô rô na vũ hán...

Người có tính hồ nghi thì nhứt cử nhứt động của kẻ khác đều làm cho họ suy nghĩ méo mó, họ luôn nhìn người khác bằng ánh mắt hoài nghi và lòng dạ thì luôn nghĩ điều không tốt cho người khác. Đức Chúa Giê-su đã nhắc nhở chúng ta là phải sống thành thật với nhau, đừng nghi ngờ nhau, vì nghi ngờ chính là con mắt của hỏa ngục dò xét người ngay thẳng và việc làm của họ.

Có những điều mà người Ki-tô hữu cần phải làm mỗi tối trước khi ngủ, không hồ nghi nhưng kiểm thảo mình:

- Ngày hôm nay tôi có phạm khuyết điểm nào không?

- Ngày hôm nay tôi có cáu gắt với ai không?

- Ngày hôm nay tôi có nhớ đến Đức Chúa Giê-su không?

- Ngày hôm nay tôi có làm một hy sinh nhỏ nào không?

- Ngày hôm nay tôi có làm một việc bác ái nào không?

- Ngày hôm nay tôi có ưu điểm nào không?

Đó là việc xét mình mỗi ngày, là việc làm cho chúng ta thảnh thơi trước tòa án lương tâm khi còn sống và trước mặt Chúa sau khi từ giả cõi đời này.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.tw

http://nhantai.info
 
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 18 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:43 01/08/2020
CHÚA NHẬT 18 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng: Mt 14, 13-21

“Ai nấy đều ăn no nê”.


Anh chị em thân mến,

Đức Chúa Giê-su nói với các môn đệ: “Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy cho họ ăn”, đây là một lệnh truyền của Đức Chúa Giê-su cho các môn đệ của Ngài, bởi vì Ngài biết rằng các môn đệ không có gì cả, ngay cả năm cái bánh và hai con cá cũng chỉ là đủ cho một hai người ăn mà thôi, thế nhưng Ngài vẫn cứ ra lệnh cho các môn đệ làm theo lời Ngài, tức là lãnh đạo dân chúng chia họ thành nhiều nhóm và ngồi với nhau, cùng ăn bánh và cá do Ngài thực hiện kỳ tích bánh hóa nhiều.

Thực ra không phải các môn đệ cho dân chúng ăn no nê, nhưng là chính Đức Chúa Giê-su, chính Ngài biết những nhu cầu của những người đã từ bỏ tất cả để theo Ngài và nghe lời giảng dạy của Ngài, nên đã thưởng cho họ và không để họ bụng đói trở về. Đức Chúa Giê-su đã thực hiện kỳ tích làm cho năm cái bánh và hai con cá trở nên nhiều để cho hơn năm ngàn người ăn, nhưng Ngài quy việc làm này cho các môn đệ của Ngài: chính anh em hãy cho họ ăn, để các tông đồ nhận thức rằng, chính họ phải có trách nhiệm không những về phần linh hồn mà cả phần xác đối với những người đi theo Đức Chúa Giê-su, tức là những người Ki-tô hữu trên khắp hoàn cầu.

Ngày nay, Đức Chúa Giê-su cũng nói với chúng ta –những người Ki-tô hữu- rằng: “Họ không cần phải đi đâu cả, chính anh em hãy cho họ ăn”, khi nói như thế thì Ngài đều biết rõ chúng ta không có gì cả để cho họ cả, nhưng Ngài muốn mỗi người môn đệ của Ngài phải có sự quan tâm đến người khác ở chung quanh mình, rồi mọi việc Ngài sẽ lo cho:

- Có những vị chủ chăn dù công việc mục vụ ngập đầu ngập cổ, đã đi khắp nơi xin lòng bố thí của các con cái phương xa giàu có, để làm một cái gì đó ấm lòng các linh mục già nua đã cống hiến đời mình cho Giáo Hội và cho các linh hồn, tấm lòng bao dung, yêu mến, khiêm tốn của các ngài chắc chắn sẽ được Thiên Chúa trả công xứng đáng.

- Có những vị chủ chăn đau lòng trước những cảnh nghèo khó của giáo dân, nên đã gõ cửa nơi những nhà hảo tâm để xin họ trãi rộng lòng bác ái, giúp đỡ những giáo dân nghèo khó cùng cực, Đức Chúa Giê-su cũng sẽ làm cho có rất nhiều người sẵn sàng mở rộng con tim của mình để giúp họ.

Và trong xã hội ngày nay có rất nhiều người Ki-tô hữu cũng đã thực hiện lời Đức Chúa Giê-su dạy, họ đã rộng tay giúp đỡ người nghèo cách hào phóng, họ đã cộng tác với Ngài cho người khác ăn, vì họ nghĩ rằng, Thiên Chúa ban cho họ có tiền bạc của cải vật chất, là để thay mặt Ngài giúp đỡ những anh em chị em cần giúp đỡ.

Anh chị em thân mến,

Lệnh truyền của Đức Chúa Giê-su: “Anh em hãy cho họ ăn” vẫn văng vẳng bên tai chúng ta, khi mắt chúng ta nhìn thấy những cảnh tội nghiệp của những người chung quanh mình, Đức Chúa Giê-su biết rất rõ chúng ta không có gì để cho anh chị em ăn, nhưng Ngài vẫn cứ muốn chúng ta có tâm hồn hào hiệp, quảng đại, bác ái với tha nhân.

Cứ cho đi, cứ làm như Đức Chúa Giê-su mong muốn, chúng ta sẽ thấy mình rất giàu có: giàu có tình thương; cứ làm đi như lời của Đức Chúa Giê-su truyền, rồi Ngài sẽ làm thay cho chúng ta khi chúng ta vươn cánh tay yêu thương ra tới anh chị em chung quanh mình...

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.tw

http://nhantai.info
 
Những chiếc Bánh Yêu Thương
Lm. Nguyễn Xuân Trường
12:19 01/08/2020
NHỮNG CHIẾC BÁNH YÊU THƯƠNG

Phép lạ Chúa hóa bánh ra nhiều cho dân chúng ăn no thỏa diễn tả những sắc màu tình yêu tuyệt diệu.

1.Tình yêu hành động. Gặp cảnh nghèo đói, nhiều người cũng xót xa than: Tội nghiệp họ quá! Thương họ quá! Than rồi thôi. Còn Chúa không chỉ xót xa than, nhưng Ngài hành động cho họ bánh ăn. Động lòng trắc ẩn là rung động trái tim và mở rộng bàn tay trợ giúp. Yêu thật luôn thúc đẩy người ta làm điều gì đó cho người mình yêu. Thế nên mỗi người rất cần tự hỏi lòng mình: Tôi đã LÀM gì để chứng tỏ tôi yêu cha mẹ, vợ chồng, con cái tôi? Tôi đã làm gì để chứng tỏ tôi yêu giáo xứ, Giáo hội, dân tộc tôi?

2.Tình yêu quảng đại. Theo tâm lý, đang đói người ta phải giữ chặt cho mình đã. Sợ đói lỡ bị phong tỏa vì dịch bệnh, người ta đã tranh nhau vét sạch gạo mỳ để tích trữ cho mình. Thế nhưng các môn đệ Chúa không cư xử như vậy, các ông đã quảng đại cho hết tất cả đồ ăn mình có là 5 cái bánh và 2 con cá. Từ lòng quảng đại ấy, Chúa đã làm phép lạ quảng đại chiêu đãi tất cả hàng ngàn người ai cũng được ăn no thỏa.

3.Tình yêu liên đới. Chúa thừa khả năng phán một lời là bánh từ trời rơi xuống ào ào nuôi dân chúng. Nhưng Chúa đã không làm vậy, Chúa mời gọi các môn đệ cộng tác. Các ông đưa bánh cá của mình cho Chúa làm phép lạ. Sau đó, các ông phân phát bánh cá cho dân chúng ăn no thỏa. Trong tình liên đới, chúng ta đều có trách nhiệm chăm lo cho người đói.

4.Tình yêu nhường nhịn. Giả sử Chúa vừa giơ bánh lên, mấy ngàn người liền nhào vào tranh cướp vì đang đói thì hết phép lạ và Chúa có thể bị gãy tay! Nhưng mọi người đã nhường nhịn nhau, ngồi cùng nhau vui vẻ ăn chung những tấm bánh chan chứa tình huynh đệ anh em. Yêu thật luôn nhường nhịn cho nhau, chứ không tranh giành chiếm đoạt của nhau.

Như vậy, Chúa không chỉ cho dân chúng ăn bánh mỳ, nhưng là những chiếc bánh dạt dào tình Chúa, chan chứa tình người. Amen.
 
CN 18A : Tính ích kỷ trong hai bữa ăn
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
14:00 01/08/2020
CN 18A : Tính “ích kỷ” trong hai bữa ăn

“Khi nghe tin Gioan bị chém đầu, Chúa Giêsu rút vào nơi hoang vắng…”

Chỉ với câu mô tả đó nằm đầu đoạn Tin Mừng hôm nay, gợi nhớ cho chúng ta 2 bữa ăn trộn với hai biến cố: Gioan bị chặt đầu trong bữa ăn linh đình tại dinh Hêrode, và bánh hoá nhiều trong bữa ăn nuôi 5000 người giữa nơi hoang vắng. Nét chung của hai bữa ăn là chủ đề suy tư hôm nay.

1. Bữa ăn sang trọng : Tại bữa tiệc ở cung điện của vua Hêrôđê với các quan khách sang trọng quí phái, tất cả mọi sự trên đời: quyền hành, danh vọng, tiền bạc, sắc đẹp, lạc thú, cao lương mỹ vị, rượu ngon thỏa thích, vũ nữ duyên dáng… đều có, và có cả hận thù, ích kỷ, cho nên có luôn máu đổ đầu rơi !

Vài tuần lễ trước khi chết, một phóng viên đã phỏng vấn Elvis Presley – nổi tiếng là vua của nhạc Rock :

-Elvis, khi anh bắt đầu chơi nhạc, anh đã nói anh muốn có được ba điều trong cuộc đời. Anh muốn giàu sang. Anh muốn nổi tiếng. Và anh muốn sống hạnh phúc. Giàu sang và nổi danh chắc chắn là anh đã có. Thế còn hạnh phúc, không biết anh thực sự có hay không, Elvis? ” Chàng ca sĩ trả lời

-“Không, tôi sống cô đơn như ở trong hỏa ngục”.

Presley kết hôn với Priscilla Beaulieu 1967. Năm sau có con gái. 1973 ly dị. Năm 1977 Presley chết 42 tuổi. Không biết khi chết gia tài bao nhiêu, nhưng giỗ thứ 25, (2002) báo Forbes xếp anh vào loại nghệ sĩ có để lại lợi tức cao nhất: 37 triệu đô 1 năm.

Giàu sang. Danh vọng. Những người hâm mộ vây quanh gồm đủ mọi hạng người, các giai nhân tài tử tuyệt trần, vậy mà Elvis diễn tả cuộc sống của anh như hỏa ngục ! Thật lạ lùng ! Như thế, cuộc sống của vua Hêrôđê với tiệc tùng sang trọng nào có khác chi !

2. Bữa ăn Giêsu : hóa bánh ra nhiều : tại bữa ăn nơi hoang vắng với đám dân nghèo, họ chẳng có gì, ngoài sự tin tưởng, hy vọng vào tình thương và sự chia sẻ của Chúa Giêsu. Nhưng nếu tiệc Herode có “ích kỷ, ” thì sự thiếu thốn về vật chất cũng dễ làm cho con người trở nên “ích kỷ.” Họ không muốn đóng góp sự gì, mà chỉ mong mỏi từ Đấng khác.

Vì thế, đây không chỉ là phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều nhưng còn là phép lạ thay đổi dân chúng ích kỷ trở nên quảng đại nhờ sự hiện diện và tiếp xúc với Chúa Kitô. Chúa sẽ không làm phép lạ, nếu không có 5 chiếc bánh và hai con cá (chắc là cả hai cùng bé, cá bé và bánh bé, vì là của một em bé). Làm gì mà một người mẹ trong gia đình khi đi với chồng con vào nơi hoang vắng lại chẳng quơ vội ổ bánh, chai nước, vài ba viên kẹo, để lỡ con mình đòi ăn liền có, đòi uống, đưa ngay. Ấy vậy mà cho đến chiều tối, không ai chịu đưa ra. Không đưa ra, không có phép lạ ! Không góp phần của chính mình, không hưởng ơn.

Minh hoạ cho điều này, ta có thể nhờ tới một nhà văn Kitô giáo đã dựng vở kịch diễn tả vụ hành quyết một tên trọng phạm tại một thị trấn nhỏ thời Trung Cổ. Theo phép Nước, chỉ có một lối thoát chết cho tử tội là nộp đủ 1000 đồng tiền vàng để chuộc mạng. Nhà vua tỏ ra hào hiệp tặng hết số 700 đồng vàng mang theo trong một chuyến tuần du qua đây; hoàng hậu theo gương có 200 đồng cũng giúp hết; các cận thần đi theo cũng dốc túi. Người ta đếm được 999 đồng, còn thiếu một đồng. Công lý không thể nhân nhượng, đành phải thi hành pháp lệnh. Toán hành quyết tròng dây thừng vào cổ tên tử tội thiếu may mắn. Khi sắp sửa rút dây thì có một tiếng kêu lớn : “Khoan đã, lục soát người nó đi, biết đâu đấy”, đao phủ lần mò khắp người tội nhân và móc ra được một đồng hắn giấu trong lưng quần từ hồi nào mà hắn cũng không nhớ nữa. Thế là đủ 1000 đồng, tên tử tội được thoát tử.

Có lẽ chúng ta đều hiểu câu chuyện này. Chúa Giêsu đã cứu chuộc chúng ta 700 đồng tiền vàng, Mẹ Maria đã trợ giúp chúng ta 200, các thánh cũng góp vào 99, và chính chúng ta cũng phải đưa ra. Tóm lại, dù chúng ta là ai, dù chúng ta hèn kém thế nào, chúng ta hãy cố gắng với hết khả năng của mình, Chúa sẽ trợ giúp chúng ta. “Để dựng nên ta, Chúa không cần chúng ta. Nhưng để cứu ta, Ngài cần ta góp phần.” Thánh u-Tinh đã nhận xét như vây.

Đừng bao giờ nghĩ rằng với một chút của mình làm chi nên chuyện. Không có mợ chợ vẫn đông mà. Không, không mợ chợ mất đông (hết một người) !

Có hai bữa ăn : cả hai cùng có một điểm chung : ích kỷ

-Herodia ích kỉ, nghĩ đến mình, mong yên chuyện (bậy) : lấy em chồng làm chồng, (em chồng là vua, còn chồng mình chỉ là quan nhỏ) trong khi chồng mình còn sống, bị Gioan trách cứ, muốn yên thân (=ích kỉ) chỉ có cách bịt miệng Gioan. Bịt hay nhất là chặt đầu.

-Herode, vì nghĩ đến mình, đến danh dự (hão) của mình, đã lỡ hứa rồi, (xe lỡ mua, nhà lỡ xây, điện kế lỡ lắp…) lỡ hứa rồi, cho nên chết ai mặc kệ, miễn là bản thân được tiếng “khen” kẻ giữ lời.

Bữa tiệc đó có ích kỷ ngự trị, nên kết cục là đầu rơi

Bữa ăn Chúa khởi đầu cũng có ích kỉ, ai cũng giữ cho riêng mình, nhưng rồi gương em bé quảng đại, làm cho quảng đại lây lan và thế là phép lạ bánh hoá nhiều

Khi Mẹ Têrêsa Calcutta đi ngang qua một gia đình Hin-đu (Ấn Giáo) đã đói nhiều ngày. Mẹ cầm theo một ít gao cho gia đình ấy. Điều xảy ra sau đó làm mẹ kinh ngạc. Không chút lưỡng lự, người mẹ trong gia đình Hinđu đã chia số gạo ra làm hai phần. Rồi bà đem một nửa cho gia đình nhà bên cạnh, tình cờ là những người theo Hồi giáo.

Thấy điều đó, mẹ Têrêsa nói với bà mẹ Hinđu “Bà còn lại được bao nhiêu? Liệu có đủ cho gia đình bà không? ”.

“Nhưng họ cũng đã nhịn đói nhiều ngày rồi”, người đàn bà ấy trả lời.

Phép lạ hóa bánh ra nhiều ấy còn được gọi là phép lạ của lòng quảng đại. Trước hết là lòng quảng đại tuyệt vời của cậu bé, vì với món quà của cậu là năm chiếc bánh nhỏ và hai con cá con mà phép lạ mới được thực hiện. Nếu ta muốn hưởng ơn cứu độ, nếu ta muốn được Chúa làm phép lạ ban ơn cứu độ cho ta, đừng ích kỷ, nhưng quảng đại góp phần, dù nhỏ bé chẳng là chi. Amen.

Anphong Nguyễn Công Minh, ofm

(nương theo gợi ý của một bài giảng khác)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các Giám Mục Đức chia rẽ đối với chỉ thị mới của Tòa Thánh về việc tái cấu trúc giáo xứ
Vũ Văn An
03:53 01/08/2020

Theo CNA, chỉ thị mới của Toà Thánh về giáo xứ đã nhận được một sự tiếp đón lẫn lộn tại Đức. Điểm nhấn của chỉ thị là: giáo xứ phải trở thành trung tâm truyền giảng Tin Mừng và chỉ có các linh mục mới lãnh đạo công việc chăm sóc mục vụ tại các giáo xứ.



Riêng đối với cuộc tranh luận về vai trò của giáo dân trong Giáo Hội Đức, các Giám Mục nước này đã chào đón chỉ thị của Tòa Thánh bằng cả lời khen lẫn chỉ trích.

Các nhận định của các Giám Mục tiếp theo quyết định của Tòa Thánh hồi tháng Sáu nhằm chặn đứng kế hoạch của giáo phận Trier dự định giảm số các giáo xứ của họ từ 800 xuống còn 35.

Theo tường trình của Hãng tin CNA Deutsch, Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki của Cologne nói rằng ngài “biết ơn” chỉ thị của Tòa Thánh.

Trong một tuyên bố ngày 22 tháng 7, Đức Hồng Y Woelki cám ơn Đức Giáo Hoàng Phanxicô về “nhiều gợi ý cho việc đánh thức nhiệt tình truyền giáo của Giáo Hội”.

Ngài viết “Đồng thời, văn kiện nhắc nhở chúng ta các chân lý nền tảng của đức tin, những chân lý mà đặc biệt ở Đức, đôi khi chúng ta quên mất vì quá quan tâm đến bản thân mình. Không phải chúng ta ‘tạo nên’ Giáo Hội, và cũng không phải là Giáo Hội ‘của chúng ta’, nhưng là Giáo Hội của Chúa Giêsu Kitô. Chính Chúa tạo lập nên Giáo Hội và với Giáo Hội là các bí tích và chức linh mục thừa tác”.

“Ở đây, Đức Phanxicô đã chỉnh sửa mọi điều, nhưng không như một trách mắng hay biện pháp kỷ luật, mà như một khuyến khích để ta hoàn toàn tin dựa vào Chúa Kitô để trở thành một Giáo Hội truyền giáo một lần nữa”.

Nhưng Đức Cha Franz-Josef Bode của Osnabrück, phó chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, mô tả chỉ thị như một “chiếc thắng mạnh mẽ ngăn chặn việc động viên và đánh giá cao việc phục vụ của giáo dân”.

Trong một bản tuyên bố ngày thứ Tư, Đức Cha Bode cho rằng chỉ thị này cho thấy một “hoán cải trở về với việc giáo sĩ hóa”. Ngài cho hay: chỉ thị làm các Giám Mục “hoàn toàn ngỡ ngàng”. Ngài lấy làm tiếc khi Rôma không “tiếp xúc trước với các thực tại địa phương” hay tỏ ra quan tâm hơn đối với quan niệm đồng nghị (synodality) “rất được nại đến”.

Ngài bảo “tôi sợ các qui tắc đó, bất chấp có thể có tính bó buộc như thế nào, sẽ không hữu hiệu nếu chúng lỗi thời quá lâu so với thực tại rất nhiều”.

Ngài bênh vực việc dẫn nhập “các mô hình lãnh đạo” mới vào giáo phận của ngài, các mô hình minh nhiên bao hàm việc giám sát các giáo xứ bởi giáo dân. Ngài nhận định rằng theo chỉ thị, việc này chỉ có thể được phép trên căn bản tạm thời, khẩn cấp, nhưng ngài nói thêm “tôi có ý kiến: nhu cầu này sẽ hiện hữu vĩnh viễn ở nhiều nơi trên đất nước chúng ta”.

Ngài bảo: “Chẳng may, chỉ thị này là một chiếc thắng mạnh mẽ đối với việc động viên và đánh giá cao các thừa tác vụ của giáo dân đến nỗi tôi rất lo ngại đối với việc làm thế nào chúng ta tìm được các Kitô hữu dấn thân dưới những điều kiện như thế và làm cách nào chúng ta có thể tiếp tục đồng hành và nâng đỡ tốt các nhân viên mục vụ của chúng ta”.

Ngài cũng bênh vực “Con đường Đồng nghị” gây tranh cãi của Giáo Hội Đức, một phương thức đem lại với nhau các giáo dân và Giám Mục để thảo luận 4 chủ đề lớn: cách thực thi quyền hành trong Giáo Hội; nền luân lý tính dục; chức linh mục; và vai trò phụ nữ.

Ngài nói: “điều này làm cho ‘Con đường Đồng nghị’ ở Đức càng cần thiết hơn, vì chính những vấn đề giáo hội học này đang gặp nguy cơ, vấn đề việc ‘tham gia vào Giáo Hội’ phải như thế nào, vấn đề phải hiểu thừa tác vụ linh mục ra sao và nó phải hiện hữu như thế nào, và vấn đề nữ giới và nam giới phải cùng nhau lên khuôn Giáo Hội ra sao. Chỉ có Con đường Đồng nghị mới có thể là câu trả lời cho thách thức Rôma này”.

Đức Cha Peter Kohlgraf của Mainz cho rằng chỉ thỉ này đại biểu cho một cuộc “can thiệp” vào thừa tác vụ Giám Mục của ngài, một cuộc can thiệp ngài “không thể nào chấp nhận một cách dễ dàng”.

Trong một bản tuyên bố hôm thứ Tư, ngài nói rằng chỉ thị nghi vấn các kế hoạch nhằm gom các giáo xứ trong giáo phận ngài như là thành phần của dự án có tên “Con đường Đồng nghị”.

Ngài giải thích: từ đầu, “Con đường Đồng nghị” được quan niệm như “Con đường Tâm linh”. Ngài cho biết “vấn đề tâm linh chính là làm thế nào để sứ điệp Tin Mừng có thể được đem ra sống và công bố trong các điều kiện của thời nay. Điều này bất khả nếu không chịu nhìn rõ ‘các dấu chỉ thời đại’ và giải thích chúng trong tinh thần Tin Mừng”.

Ngài không vui khi mọi việc gom giáo xứ đều đòi phải được Tòa Thánh chấp thuận; vì theo ngài, Tòa Thánh chắc chắn sẽ bác bỏ mọi kế hoạch bổ nhiệm giáo dân quản trị các giáo xứ được gom lại.

Ngài nói “các giám đốc hành chánh được chúng tôi dự hoạch có lẽ không thích đáng theo các ý niệm của Rôma”. Ngài tỏ ý quan tâm đối với việc các linh mục trong giáo phận ngài sẽ bị tràn ngập bởi vấn đề hành chánh.

Matthias Kopp, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Đức, nói rằng các Giám Mục sẽ nghiên cứu cẩn thận văn kiện của Tòa Thánh và sẽ thảo luận nó trong kỳ họp sắp tới.

Đức Hồng Y Kasper ủng hộ văn kiện của Tòa Thánh

Trong khi đó, theo Catholic News Service, trên trang mạng domradio.de ở Cologne, Đức Hồng Y Walter Kasper cho rằng “việc phê phán ở Đức hoàn toàn không nắm được trọng điểm của chỉ thị, tức việc hoán cải công việc mục vụ để nó có tính truyền giáo”

Đức Hồng Y Kasper, người chịu trách nhiệm về các liên hệ đại kết tại Tòa Thánh trong nhiều năm, nói rằng các chương đầu tiên của văn kiện và phần tóm lược nhắc một cách sâu rộng tới trách nhiệm chung của toàn thể cộng đoàn giáo xứ. Ngài cho rằng việc nhấn mạnh tới trách nhiệm của linh mục chánh xứ là điều hợp pháp về phương diện thần học.

Ngài cho biết ngài biết ơn nhận định của Tòa Thánh vì việc tranh luận không thôi về việc độc thân, phong chức phụ nữ, các toán lãnh đạo..., bất chấp trả lời ra sao, vẫn dẫn đến sự kiện không người trẻ nào biết họ can dự vào điều gì nữa khi quyết định theo đuổi ơn gọi linh mục”.

Từng là Giám Mục giáo phận Rottenburg-Stuttgart từ năm 1989 tới năm 1999, Đức Hồng Y Kasper nói tiếp “nếu chúng ta không thành công tái tạo bầu khí chấp nhận, nhìn nhận, ý nghĩa và vẻ đẹp của ơn gọi linh mục tại các giáo xứ... thì chúng ta nên quên đi mọi cuộc cải tổ khác”.

Ngài nhấn mạnh việc văn kiện thừa nhận rằng những nhiệm vụ không nội tại của chức linh mục có thể được ủy thác cho giáo dân. Ngài giải thích: “trong nền văn hóa làm ăn hiện nay, khỏi cần phải nói rằng các nhân viên ấy không hề chỉ là các phụ tá hay người tiếp nhận mệnh lệnh. Điều này đặc biệt đúng đối với Giáo Hội, nơi trách nhiệm có đặc tính bản vị, nói theo Kinh Thánh, là chứng từ bản vị, chứ không thể nấp đàng sau các cơ cấu và nhóm lãnh đạo nặc danh”.

Hơn nữa, Đức Hồng Y Kasper còn lý luận rằng chỉ thị này thực sự ngăn cản “chủ nghĩa độc đoán tân giáo sĩ trị” từ trên đi xuống bằng cách bảo đảm rằng các Giám Mục không đơn giản muốn sắp đặt lại, muốn bãi bỏ hay gom các giáo xứ ra sao mặc lòng, không cần phải giải trình. Thay vào đó, mục đích của chỉ thị là buộc các vị phải tuân theo các tiêu chuẩn và thủ tục “hợp hiến” và chấp pháp được.

Một mong chờ không đúng nơi Đức Phanxicô

Nghĩ cho cùng, theo nhà bình luận Andrea Gagliarducci, những người phản đối chỉ thị có những mong chờ không thực tiễn nơi Đức Phanxicô. Họ mong chờ một cuộc cách mạng trong văn kiện trên, nhưng tìm không thấy. Đó là nét nghịch lý của triều Giáo Hoàng Phanxicô.

Theo Gagliarducci, khi Đức Phanxicô nói chuyện, ngài hay nuôi dưỡng niềm kỳ vọng rằng vị Giáo Hoàng “đến từ tận cùng thế giới” sẽ thay đổi nền móng của Giáo Hội, nhưng “khi đụng tới vấn đề qui tắc, Đức Giáo Hoàng Phanxicọ đích thực mới được tỏ hiện”.

Riêng đối với vai trò giáo dân, nhất là nữ giới, Đức Phanxicô “chỉ nói đến việc tham dự của họ vào sinh hoạt của Giáo Hội và việc phục vụ cộng đồng. Ngài không bao giờ nói đến việc giáo dân thay thế các linh mục”.

Gargliarducci cho rằng đây không phải lần đầu tiên phe cấp tiến ngã lòng về động thái của triều Giáo Hoàng Phanxicô. Họ vốn ngã lòng với các tông huấn Amoris Laetitia Querida Amazonia, cả hai đều là các tông huấn hậu thượng hội đồng và đầy những chờ mong đem đến cách mạng. Cách mạng này không bao giờ xẩy ra cả. Ít nhất không xẩy ra như ý người ta mong muốn.

Trong Amoris Laetitia, việc mở ra khả thể cho phép người ly dị tái hôn rước lễ chỉ nằm trong một ghi chú. Và tông huấn này phần lớn nhấn mạnh đến việc biện phân hay phân định, một chủ đề xưa như chính Giáo Hội.

Querida Amazonia, trái với các kỳ vọng, không nhắc chi tới linh mục có vợ, vì đó không phải là trọng tâm các cuộc thảo luận của Thượng Hội Đồng. Mục tiêu của văn kiện là nhìn ra và dành phẩm giá cho một thực tại chuyên biệt, Vùng Toàn Amazonia, củng cố và nâng cao lục địa Châu Mỹ Latinh.

Các văn kiện này sống trong một căng thẳng không thôi giữa thần học linh hứng và việc áp dụng các qui tắc. Sự căng thẳng này khó mà xoay xở và có nguồn gốc từ sau Công Đồng Vartican II. Đức Bênêđíctô XVI, chẳng hạn, trong lá thư gửi tín hữu Ái Nhĩ Lan đã nhận định rằng các quan niệm sai lầm tạo nên việc phớt lờ các qui tắc, và việc phớt lờ này dẫn đến việc không giải quyết được nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục.

Đức Phanxicô thực tiễn hơn. Ngài sống trong hiện tại. Ngài không lưu ý tới khuôn khổ khái quát. Ngài tìm cách đẩy mạnh một cách thực tiễn cuộc hoán cải mục vụ. Mọi cố gắng của ngài nhắm mục đích này.
 
Ấn Độ - Tình nguyện viên Công Giáo góp phần mai táng nạn nhân Covid-19 xứng với nhân phẩm
Lm. Stephanô Bùi Thượng Lưu
12:53 01/08/2020
New Delhi (Agenzia Fides) - Đây là một trong những "công trình của lòng thương xót", một dấu hiệu của sự quan tâm và lòng trắc ẩn đối với những người đang đau lòng đứt ruột vì mất đi thành viên gia đình của mình: theo tinh thần này, các giáo phận Ấn Độ tự nguyện cung cấp dịch vụ của họ để giúp chôn cất nạn nhân của Covid-19 đúng với danh dự và nhân phẩm. Theo tin của hãng thông tấn Fides, nhiều giáo phận Công Giáo rải rác khắp Ấn Độ đã thành lập các nhóm tình nguyện viên, cộng tác với những người thuộc các tôn giáo khác, chăm sóc chôn cất những người đã chết vì Covid-19.

Giáo phận đầu tiên đưa ra sáng kiến là Idukki bang Kerala, miền nam Ấn Độ. Vào ngày 20 tháng 7, khoảng 30 linh mục và 40 thanh niên đã tham gia để chôn cất nạn nhân dịch coronavirus một cách xứng hợp. Cha Mathew Navarakkattu, giám đốc mục vụ giới trẻ trong giáo phận Idukki, tuyên bố rằng: "việc chôn cất những người chết vì coronavirus đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong xã hội. Sự kỳ thị và nỗi sợ hãi khiến mọi người xa tránh không dám chôn cất của những người đó. Nhiều người không biết phải xử sự ra sao và liên hệ với ai khi người thân của họ qua đời vì coronavirus ". Cha Navarakkattu chia sẻ tiếp: Nhóm tình nguyện viên của giáo phận sẽ giúp chôn cất các người đã qua đời của tất cả các tôn giáo và cũng sẽ hợp tác với chính quyền địa phương trong việc phân phối thực phẩm, thuốc men và các dịch vụ khác trong các trung tâm kiểm dịch của quận.

Linh mục giám đốc chia sẻ tiếp những tin tức liên quan: "Khoảng 48 tình nguyện viên đã tham dự một khóa đào tạo đặc biệt của các sở y tế địa phương và, trong công việc này, họ sẽ phải tuân theo chỉ thị của sở y tế. Chúng tôi muốn thể hiện tình thân ái, đoàn kết và sự gần gũi ngay trong biến cố bi thảm của cái chết ". Cho đến nay, giáo phận chỉ mất một người Công Giáo vì Covid-19, được chôn cất với sự tham dự của các linh mục và người thân.

Cũng tại bang Kerala, tổ chức Công Giáo "Sahrudaya Samaritans", liên quan đến các dự án từ thiện và tương thân tương ái trong tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly, đã thành lập một đội ngũ đặc biệt để giúp chôn cất nạn nhân Covid-19. Nhóm đã hoạt động và đã hỗ trợ một số trường hợp. Cha Joseph Koluthuvallil, giám đốc của tổ chức, đã yêu cầu sự tham gia của 300 giáo xứ tại các quận Thrissur, Ernakulam, Kottayam và Alappuzha, nơi Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Syro-Malabar coi sóc hoạt động mục vụ của mình, kêu gọi các tình nguyện viên tham gia vào hoạt động tông đồ này. Hơn 2.000 tình nguyện viên của tất cả các tín ngưỡng, chủ yếu là giới trẻ, đã đáp lại lời kêu gọi của Cha Koluthuvallil.

Một giáo phận khác chia sẻ sáng kiến này là Faridabad bao gồm năm bang ở miền bắc Ấn Độ. Tại đây, một nhóm gồm 12 linh mục, 10 nữ tu và khoảng 25 giáo dân đã tập trung để cử hành các bí tích, hỗ trợ và góp công góp sức cho việc chôn cất các nạn nhân coronavirus. "Khoảng 250 người từ 30 giáo xứ đã tình nguyện, dù chỉ có bốn thành viên từ mỗi giáo xứ", Cha Julius Job, điều phối viên của đội Faridabad, nói với hãng Fides. Giáo phận muốn đảm bảo rằng bất cứ ai chết vì Covid-19 trong giáo phận đều được chôn cất theo Kitô giáo một cách xứng đáng. Cha Gióp báo cáo rằng: "nhóm sẽ không chỉ tham dự đám tang, mà sẽ tiếp xúc với những người có Covid-19 vì nhu cầu tâm linh của họ. Giáo hội ở bên cạnh con dân của mình trong những lúc đau khổ. Các con dân của chúng tôi sẽ không bị thiếu các bí tích".

Đức Tổng Giám Mục Kuriakose Bharanikulangara, đứng đầu tổng giáo phận Faridabad, cũng mời các linh mục của mình tiếp cận và giúp đỡ chôn cất giáo dân. Nhưng Ngài cũng xác định thêm rằng, mặc dù lúc đầu, ý tưởng này được gửi đến người Công Giáo trong giáo phận, nhưng " sẵn sàng mở rộng dịch vụ của chúng tôi cho những người thuộc các tôn giáo khác ".

Cha Ajaya Kumar Singh, nhà hoạt động và nhà giáo dục về quyền con người ở bang Orissa đã giải thích cho hãng Fides rằng: Đất nước này đã phải đối mặt với nhiều trường hợp phân biệt đối xử và "kỳ thị" đối với bệnh nhân Covid-19, vì người thân, thành viên gia đình và những người khác sợ bị lây nhiễm vi-rút. Vì thiếu kiến thức và sự đồng cảm giữa những người chăm sóc người bệnh và nạn nhân của virus". Cha Singh đã trích dẫn một ví dụ: khi một bác sĩ ở quận Kandhamal ở Orissa vừa qua đời vì Covid-19, dân làng đã từ chối chôn cất ông tại một nghĩa trang địa phương và mong muốn ông được chôn cất ở nơi khác. Những trường hợp tương tự cũng đã xảy ra ở Tamil Nadu, miền nam Ấn Độ và ở bang Meghalaya, phía đông bắc Ấn Độ.
Cha giải thích khi nhắc nhở rằng các Giám mục Công Giáo Ấn Độ đã thúc giục các linh mục và tình nguyện viên tuân theo các nghị định của chính phủ trong việc chôn cất nạn nhân: "Bằng cách thực hiện các biện pháp bảo vệ và sức khỏe phù hợp, những người chết vì Covid-19 xứng đáng được tôn trọng và chôn cất xứng đáng trong xã hội trong đại dịch này."

Ấn Độ đã báo cáo 1, 6 triệu trường hợp dương tính và 35.000 trường hợp tử vong do Covid-19 cho đến nay. (SD-PA) (Fenzia Fides, 31/7/2020)

(Nguồn: http://www.fides.org/en/news/68469-ASIA_INDIA_Dignified_buriel_to_Covid_19_victims_the_contribution_of_Catholic_volunteers)
 
Trung Quốc không ngừng mở rộng Đế chế hàng hải ở Biển Đông
Đặng Tự Do
16:47 01/08/2020
Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Indonesia, Đài Loan, Brunei, Campuchia và Trung Quốc là các nước có biên giới với Biển Đông - tất cả đều yêu sách một phần lãnh hải.

Biển Đông, chiếm khoảng 40 phần trăm khí đốt tự nhiên hóa lỏng trên thị trường toàn cầu, và cũng là nơi có một loạt các sinh vật biển và địa lý phong phú. Ước tính trị giá 3.4 nghìn tỷ đô la trên thị trường, đó là chưa kể tầm quan trọng địa chính trị của nó.

Bắc Kinh tuyên bố quyền sở hữu của hơn 90% Biển Đông, viện dẫn một đường lưỡi bò được cho là đã được vẽ vào năm 1947.

Trong khi thế giới bị phân tâm bởi coronavirus, Trung Quốc đã tổ chức một cuộc tập trận quân sự kéo dài năm ngày tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, tấn công các lực lượng Phi Luật Tân, Việt Nam và Mã Lai Á.

Vào ngày 14 tháng 7, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Ly Kiên (Zhao Lijian - 赵丽坚) tuyên bố rằng: “Trung Quốc chưa bao giờ tìm cách thành lập một đế chế hàng hải ở Biển Đông và luôn đối xử bình đẳng với các nước ven biển”.

Tuyên bố này không đúng sự thật.

Kiên nói thêm rằng các yêu sách của Trung Quốc dựa trên các bằng chứng pháp lý lịch sử đầy đủ và công pháp quốc tế. Tuy nhiên, yêu sách này đang bị tranh cãi: Năm 2016, Tòa án Trọng tài Thường trực kết luận rằng Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để tuyên bố chủ quyền đối với Biển Đông.

Tòa án cũng phán quyết rằng một số khu vực của Biển Đông nơi Trung Quốc thiết lập cơ sở hạ tầng quân sự là một phần trong Vùng đặc quyền kinh tế của Phi Luật Tân.

Trung Quốc từ chối tham dự các phiên điều trần của Tòa án và đã tiếp tục xây dựng các cơ sở quân sự ở những khu vực mà họ tuyên bố chủ quyền. Theo báo cáo năm 2017 của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, kể từ năm 2013, Trung Quốc đã lấn chiếm 3, 200 hécta đất mới ở Biển Đông.

Trung Quốc cũng không hợp tác với các nỗ lực của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN, để giảm xung đột ở Biển Đông. ASEAN, một tổ chức liên chính phủ bao gồm 10 quốc gia ở Đông Nam Á, trong 12 năm qua đã theo đuổi một bộ quy tắc ứng xử hòa bình cho Biển Đông.

Như các quốc gia thành viên ASEAN đã lưu ý sau cuộc họp ảo vào ngày 26 tháng 6, Trung Quốc đã không thực hiện lời hứa mà họ đã đưa ra vào năm ngoái để thúc đẩy các cuộc đàm phán cho một bộ quy tắc ứng xử.

Chester Cabalza, một nhà phân tích an ninh và đồng nghiệp tại Đại học Quốc phòng Bắc Kinh, nói với Al Jazeera rằng đại dịch coronavirus đã cho Trung Quốc cơ hội để tiếp tục thúc đẩy lợi ích của mình ở Biển Đông.

Hoa Kỳ đã có lúc cử nhân viên quân sự đến Biển Đông để hỗ trợ các nước ASEAN khác. Chính quyền Trump đã tăng cường sự phản đối đối với các yêu sách hàng hải của Trung Quốc đối với Biển Đông, và thề sẽ duy trì một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở.

Tuy nhiên, các quan chức Trung Quốc đã vu cáo Hoa Kỳ là “kẻ săn mồi”, vi phạm chủ quyền của Trung Quốc và cố gắng quân sự hóa Biển Đông.


Source:Polygraph Info

 
Cảnh sát New South Wales họp báo về âm mưu tống tiền cha mẹ giầu có bên Tầu của các sinh viên Trung Quốc
Đặng Tự Do
16:48 01/08/2020
Trong cuộc họp báo hôm thứ Hai 27 tháng 7, cảnh sát New South Wales đã trình bày các âm mưu tống tiền cha mẹ giầu có bên Tầu của các sinh viên Trung Quốc đang theo học tại Úc.

Video do cảnh sát Úc công bố cho thấy một cảnh tượng đáng lo ngại - một nam sinh viên dường như đang bị trói tay và trói chân. Nhưng cảnh sát cho biết đó chỉ là một trò lừa đảo ‘làm bộ bị bắt cóc’ để tống tiền cha mẹ bên Tầu.

Cảnh sát nói rằng các vụ lừa đảo cho đến nay đã thu được ít nhất là 3.6 triệu Úc Kim trong các khoản thanh toán từ các nạn nhân bên Tầu không biết mình bị lừa.

Phát ngôn viên Darren Bennett của cảnh sát New South giải thích với các phóng viên như sau:

“Các hành vi phạm tội này rất đa dạng, nhưng cuối cùng là tạo ra một vụ bắt cóc giả trong đó các sinh viên này giao tiếp với gia đình của họ ở nước ngoài và giả vờ như họ đã bị bắt cóc.”

Trong một số trường hợp các sinh viên này là những kẻ chủ động tạo ra toàn bộ vụ dàn cảnh để moi tiền của cha mẹ.

Người nữ sinh viên trong đoạn video này là một ví dụ. Sau khi tòa đại sứ Trung Quốc phàn nàn về trường hợp của cô, cảnh sát đã nhanh chóng tìm ra cô đang sống trong một khách sạn sang trọng và đang vui vẻ mua sắm thời trang.

Tuy nhiên, theo ông Darren Bennett, một số sinh viên khai với cảnh sát là có ai đó tự xưng là từ một giới chức có thẩm quyền của Trung Quốc như cảnh sát, tòa đại sứ hoặc sở thuế gọi điện thoại đến đe dọa chúng. Theo chỉ thị của những kẻ này, các sinh viên sẽ cắt đứt liên lạc với gia đình trong một thời gian, sau đó đến một khách sạn và nhờ bạn trói tay chân, chụp hình và sẽ có người gởi về cho gia đình để tống tiền.

Ông Bennett gọi là tội ác này là “nghiêm trọng”, “rất độc ác” và làm ảnh hưởng đến thanh danh của Úc Đại Lợi; và cảnh sát Úc sẽ không dung thứ cho trò này.


Source:Reuters

 
Vatican và Trung Quốc: Bài học từ Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Cuba
J.B. Đặng Minh An dịch
16:56 01/08/2020
Nhóm tin tặc RedDelta do bọn cầm quyền Trung Quốc bảo trợ đã xâm nhập vào các mạng máy tính của Vatican, và cả vào các cơ quan của Giáo Hội Công Giáo tại Hương Cảng. Công ty an ninh mạng của Hoa Kỳ Recorded Future cho biết như trên hôm thứ Tư 29 tháng 7.

Nhận định về biến cố này, Tiến Sĩ Paul Kengor, là giáo sư khoa học chính trị tại Grove City College ở Grove City, Pennsylvania, đã có bài nhận định sau được đăng trên tờ National Catholic Register của Công Giáo Hoa Kỳ.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.


Tháng 10 năm 1997, khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chuẩn bị cho chuyến thăm lịch sử tới Cuba, một quốc gia Công Giáo sùng đạo mà cộng sản đã dìm trong một cuộc chiến thảm khốc về tôn giáo, các phụ tá của Vatican đã tìm thấy một chiếc microphone giấu trong nhà giáo xứ nơi Đức Giáo Hoàng dự kiến sẽ lưu lại. Nhóm Vatican đã thực hiện khám phá này khi đến Havana trước để giúp lập kế hoạch cho chuyến tông du từ ngày 21 đến 25 tháng Giêng năm 1998 của vị Thánh Giáo Hoàng.

Theo tờ El Pais có trụ sở tại Madrid, các vị phụ tá của Vatican đã phẫn nộ vì sự phản bội này và đe dọa sẽ hủy bỏ chuyến đi. Vị Giáo Hoàng Ba Lan, về phần mình, chắc chắn là không ngạc nhiên. Từ lâu, ngài đã đối phó với các trò còn tồi tệ hơn nhiều từ những người cộng sản ở quê hương Ba Lan. Ngài chắc chắn cũng không ngạc nhiên khi các quan chức Cuba cười ngượng nghịu giải thích rằng cái microphone ấy là một phần còn sót lại không được ai lưu ý từ thời đại Batista mà các cuộc kiểm tra của họ trước đó đã không phát hiện ra.

Lối hành xử như thế là giao thức hoạt động tiêu chuẩn của một chế độ cộng sản.

Tôi đã nghĩ đến biến cố này trước những báo cáo liên quan đến các hoạt động gián điệp của Trung Quốc chống lại Vatican dưới thời Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

“Tòa Thánh Vatican Được Tường Trình Bị Xâm Nhập Bởi Điện Tặc Từ Trung Quốc Trước Các Cuộc Đàm Phán Với Bắc Kinh, ” đó là hàng tít lớn trên tờ New York Times, lặp lại những gì được tường thuật trên những tờ báo khác. Thông tấn Công Giáo CNA đưa tin:

“Các tin tặc được nhà nước bảo trợ được báo cáo đã nhắm vào các mạng máy tính của Vatican nhằm cố gắng tạo cho Trung Quốc một lợi thế trong các cuộc đàm phán trong việc gia hạn một thỏa thuận tạm thời với Tòa Thánh.”

“Một báo cáo, được công bố ngày 28 tháng 7, nói rằng tin tặc có thể đã sử dụng một thông điệp giả mạo lời chia buồn của Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, để đoạt được quyền truy cập vào hệ thống thông tin liên lạc Vatican.”

“Bản báo cáo này được biên soạn bởi nhóm Insikt, bộ phận nghiên cứu của công ty an ninh mạng Recorded Future có trụ sở tại Hoa Kỳ. Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã phát hiện ra ‘một chiến dịch tấn công mạng do một nhóm hoạt động gián điệp trên không gian mạng do nhà nước Trung Quốc bảo trợ’, mà họ gọi là RedDelta.”

Theo các nhà điều tra, bọn RedDelta bắt đầu nhắm mục tiêu đến Vatican và Giáo phận Công Giáo Hương Cảng vào đầu tháng Năm. Các mục tiêu Công Giáo khác bao gồm Phái bộ Nghiên cứu Trung Quốc tại Hương Cảng và Học Viện Giáo Hoàng về Truyền Giáo Hải Ngoại ở Ý. Những cuộc “xâm nhập mạng” này diễn ra trước các cuộc đàm phán nhạy cảm để gia hạn một “thỏa thuận tạm thời” giữa Tòa Thánh và Trung Quốc. Thỏa thuận gây tranh cãi này được ký sơ khởi vào năm 2018, và sẽ hết hạn vào tháng Chín.

Theo báo cáo của nhóm Insikt, sự xâm nhập đáng ngờ này sẽ cung cấp cho RedDelta cái nhìn sâu sắc quan trọng về quan điểm đàm phán của Tòa Thánh trước khi gia hạn thỏa thuận vào tháng 9 năm 2020. Hơn nữa, mục tiêu Phái bộ Nghiên cứu Trung Quốc và giáo phận Công Giáo Hương Cảng cũng có thể cung cấp “một nguồn tin tình báo có giá trị cho cả việc giám sát các mối quan hệ của giáo phận này với Vatican, cũng như quan điểm của giáo phận đối với phong trào dân chủ của Hương Cảng trong bối cảnh các cuộc biểu tình lan rộng và gần đây đã càn quét qua Hương Cảng vì luật an ninh quốc gia.”

Nếu những báo cáo này là chính xác - và không có lý do gì để nghi ngờ tính chính xác của chúng - thì chúng phải được xem là một lời cảnh tỉnh cho Vatican khi theo đuổi một chính tương tự như Ostpolitik đối với Trung Quốc cộng sản, giống như những gì vị tiền nhiệm của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, là Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, đã theo đuổi với Liên Sô vào những năm 1970. Đối với Đức Thánh Cha Phanxicô và Vatican dưới triều đại ngài, những báo cáo này, nếu đúng, sẽ dạy cho họ thực tế phũ phàng về những người họ đang đối thoại ở Bắc Kinh.

Để có thể đối thoại nổi với Bắc Kinh, Vatican không nên chỉ coi đây là một bài học mà còn phải chống lại trò hai mặt của Bắc Kinh bằng lợi thế của mình. Trên thực tế, Vatican nên đọc lại một trang từ chuyến đi của Đức Gioan Phaolô II tới Cuba vào năm 1998, là điều tôi muốn đề cập đến trong phần còn lại của câu chuyện liên quan đến chiếc microphone bí mật được tìm thấy trong ngôi nhà giáo xứ ở Havana vào tháng 10 năm 1997.

Theo các báo cáo từ tháng Giêng năm 1998, Fidel Castro – là người, bất kể vì những lý do gì, rất mong mỏi chuyến viếng thăm của Đức Gioan Phaolô II tới đảo quốc của ông ta - đã tìm cách xoa dịu các vị phụ tá đang tức giận của Vatican bằng cách tuyên bố Ngày Giáng sinh là một ngày lễ quốc gia ở Cuba vào năm đó. Cho đến lúc đó, Giáng sinh đã bị cấm ở Cuba. Sau đó, ngày lễ này đã được công nhận và thậm chí còn được cử mừng long trọng. Người ta nghi ngờ rằng Fidel thực hiện động thái này dưới áp lực từ Vatican của Đức Gioan Phaolô II, khi vị Giáo Hoàng Ba Lan sắc sảo đã đẩy nhà độc tài Cuba đi theo chiều hướng đó. Đức Karol Wojtyla đã rất thành thạo trong các thao tác như thế với các quan chức cộng sản trong biết bao những trận chiến với chúng ở Krakow trong những năm 1960.

Theo sử sách, Vatican dưới thời Đức Gioan Phaolô II đã thúc đẩy việc mừng lễ Giáng sinh vào năm đó. George Weigel, trong tiểu sử kinh điển của mình, Chứng Nhân Hy Vọng, ghi nhận rằng phát ngôn viên Vatican là Tiến Sĩ Joaquin Navarro-Valls cho biết câu chuyện tháng Mười này đã được dùng để đẩy Castro tới mức đó, bất kể tên bạo chúa phản đối rằng sẽ rất khó để ăn mừng Giáng sinh năm ấy “vì thời gian ấy đang giữa mùa thu hoạch mía”.

Một cái gì đó đã thúc đẩy hắn ta phải nhượng bộ. Theo El Pais, hắn ta đã rúng động khi các quan chức Vatican bày tỏ sự phẫn nộ về chiếc microphone bí mật, và quyết liệt đe dọa sẽ hủy chuyến đi. Vatican đã tung một quả bóng rất cứng về ngoại giao.

Điều quan trọng ta phải hiểu là Đức Gioan Phaolô II cũng mong muốn đến Cuba như Fidel và người Cuba muốn ngài đến đó. Ngài thực tâm không muốn gây phương hại cho chuyến đi. Tuy nhiên, một nhà đàm phán giỏi phải biết nắm bắt một lá bài thương lượng khi nó rơi xuống trước mặt mình.

Và điều đó đưa tôi trở lại với sự lãnh đạo của cộng sản Trung Quốc và Đức Thánh Cha Phanxicô ngày hôm nay.

Tòa Thánh dưới thời Đức Giáo Hoàng Phanxicô nên tận dụng tình huống này để có được sự nhượng bộ nào đó từ các quan chức cộng sản nhằm mang lại lợi ích cho các Kitô hữu ở Trung Quốc và Hương Cảng. Mặc cả là nhằm thương lượng.

Vatican không nên cho phép bản thân mình bị người Trung Quốc cộng sản chơi hết lần này đến lần khác. Những lo ngại về sự ngây thơ của Vatican đối với Trung Quốc đã tồn tại và những báo cáo mới nhất này chỉ đơn thuần làm tăng thêm những nỗi sợ hãi đó. Người Trung Quốc đã phản bội lòng tin của Tòa thánh. Đức Thánh Cha Phanxicô và Vatican không thể để cho Bắc Kinh đối xử với mình như những người khờ khạo.

Tiến Sĩ Paul Kengor là giáo sư khoa học chính trị tại Grove City College ở Grove City, Pennsylvania. Các tác phẩm nổi bật của ông bao gồm cuốn A Pope and a President, The Divine Plan - Một vị Giáo hoàng và một Tổng thống, Kế hoạch của Thiên Chúa, và cuốn The Politically Incorrect Guide to Communism – Sự Hướng Dẫn Lầm Lạc Về Chính Trị Dẫn Đến Chủ Nghĩa Cộng Sản.
Source:National Catholic Register
 
Thông Báo
Thông báo của tòa TGM Sàigon: Tạm ngưng các sinh hoạt cộng đoàn
Lm. Phêrô Kiều Công Tùng
08:23 01/08/2020
TOÀN VĂN THÔNG BÁO NGÀY 31/07/2020

CỦA TÒA TỔNG GIÁM MỤC SAIGON

V/v tạm ngưng các sinh hoạt cộng đoàn

---

Kính thưa quý Cha và các Cộng đoàn,

Dịch Covid-19 đang tái bùng phát tại nhiều địa phương trên cả nước sau hơn ba tháng tạm lắng xuống. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, có rất nhiều người vừa trở về từ vùng dịch, và cũng đã xuất hiện một số ca nhiễm mới trong cộng đồng.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, với tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, Tòa Tổng Giám mục xin thông báo đến quý cha cùng các cộng đoàn một số điểm như sau:

Tạm ngưng các sinh hoạt mục vụ và các buổi cử hành phụng vụ chung của cộng đoàn từ ngày 31/7/2020 cho đến khi có thông báo mới. Trong thời gian này, mọi tín hữu được miễn chuẩn bổn phận tham dự Thánh lễ ngày Chúa nhật.

Tuy nhiên, quý cha vẫn cần dâng lễ hằng ngày để nhân danh Hội Thánh cầu nguyện cho cả thế giới mau thoát khỏi đại dịch, nhưng không được quy tụ quá 30 người, và phải kèm theo biện pháp giãn cách (giữ khoảng cách 2m).

Từ thứ Bảy ngày 01/8/2020, các thánh lễ tại Nhà thờ Chính tòa sẽ được truyền trực tuyến, để mọi người có thể hiệp thông trong bầu khí gia đình.

Tại các nhà thờ hay nhà nguyện, phải triệt để tuân thủ các hướng dẫn của ngành y tế như: khử khuẩn không gian sinh hoạt, đeo khẩu trang, rửa tay sát trùng…

Những ai có triệu chứng bệnh về đường hô hấp hoặc mới trở về từ những địa phương có người nhiễm bệnh cần có ý thức cách ly và tuyệt đối không đến những nơi công cộng.

Ngoài ra, xin quý cha tiếp tục áp dụng các hướng dẫn mục vụ trong hoàn cảnh dịch bệnh qua các văn bản trước đây của Đức Tổng Giám Mục Giuse.

Xin mọi thành phần Dân Chúa trong Tổng Giáo phận không ngừng dâng hy sinh và lời cầu nguyện, để xin Chúa đoái thương toàn thể nhân loại trước cơn đại dịch.

Tòa Tổng Giám mục, ngày 31 tháng 7 năm 2020

TL. Đức Tổng Giám Mục

(đã ký)

Lm. Phêrô Kiều Công Tùng

Chưởng Ấn

---

Lê Đình Thông
 
VietCatholic TV
Thỏa thuận bí mật giữa Trung Quốc và Pakistan nhằm mở rộng công cụ chiến tranh sinh học
Giáo Hội Năm Châu
05:05 01/08/2020
1. Nếu thắng cử Joe Biden cuối cùng chỉ có thể trở thành một con rối của thế lực đen tối

Campbell Newman, phân tích gia chính trị thế giới của Sky News Australia, nhận định rằng trong trường hợp thắng cử tổng thống Joe Biden “cuối cùng sẽ trở thành con rối của các thế lực đen tối.”

Ông Newman nói “Tôi thực sự thấy được tổng thống Donald Trump đã phạm một số sai lầm chính trị trong vài tháng qua”.

“Và tôi thậm chí nghĩ rằng ông ấy có nguy cơ thua cuộc nếu như trong vòng 100 ngày ngắn ngủi cuối cùng này ông ấy vẫn tiếp tục bị virus Tầu đánh gục”.

Tuy nhiên, ông Newman nói thêm “một khi ánh đèn sân khấu chiếu vào ông Biden, tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ phát hiện ra rằng ông ta thực sự có một số vấn đề rất nghiêm trọng”.

“Ông ta chỉ dẫn nước Mỹ đến những cái thua, thua hết lần này đến lần khác”.

“Chắc chắn là người Mỹ có thể không thích Donald Trump, nhưng chắc chắn họ muốn một tổng thống có thể giữ được quốc gia này chứ không phải là con rối của người khác.

“Nếu Biden gặp vấn đề, cuối cùng anh ta sẽ trở thành con rối của các thế lực đen tối nếu được bầu, ” ông Newman nói.

Nếu Biden đắc cử tổng thống vào ngày 3 tháng 11 tới đây, ở tuổi 78, ông ta sẽ là vị tổng thống già nhất trong lịch sử của Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ thứ nhất. Trong một cuộc tranh luận vào tháng 12 năm 2019, Biden đã từ chối bình luận về việc liệu ông có ra tranh cử nhiệm kỳ thứ hai hay không, nếu được đắc cử tổng thống. Ông trả lời: “Tôi chưa được bầu vào nhiệm kỳ thứ nhất, nói chi vội đến nhiệm kỳ thứ hai. Hãy để xem những gì sẽ xảy ra đã”.

Theo thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, cho đến nay Biden vẫn chưa chọn lựa vị phó tổng thống đứng cùng liên danh với mình. Thông thường, việc chọn phó tổng thống là nhằm ve vãn một số thành phần cử tri nào đó. Obama đã chọn Biden để thu hút người Công Giáo và giới thợ thuyền Mỹ. Ông Biden đã nhiều lần khẳng định rằng ông sẽ chọn một phụ nữ trong vai trò phó tổng thống. Lý do là vì nếu Biden thắng cử, chính quyền của ông được kỳ vọng sẽ đẩy lùi các nỗ lực hành chính của đảng Cộng hòa trong việc hạn chế tài trợ cho phá thai trong nước và quốc tế. Chính quyền Biden cũng sẽ thay đổi chính sách Title X và thực hiện các thay đổi khác đối với chính sách phá thai ở cấp liên bang.

Chính vì thế, ông cần một người phụ nữ làm phó tổng thống để thực thi chính sách này.

Theo CNA, danh sách lựa chọn của ông có thể chỉ giới hạn trong 5 người phụ nữ sau. Thứ nhất là dân biểu Karen Bass thuộc đơn vị California. Bass làm dân biểu được 5 nhiệm kỳ liên tiếp. Thứ hai là dân biểu Val Demings thuộc đơn vị Florida. Thứ ba là Thượng nghị sĩ Kamala Harris thuộc đơn vị California. Thứ tư là đại sứ Susan Rice, nguyên là đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc trước khi được Obama kéo về làm cố vấn an ninh quốc gia. Cuối cùng là Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren thuộc đơn vị Massachusetts.

Cả 5 phụ nữ này đều nhận được 100% điểm từ NARAL và Planned Parenthood Action Fund là các nhóm cổ vũ phá thai hăng nhất tại Mỹ.


Source:Catholic News Agency

2. Phát minh mới của Bồ Đào Nha: khẩu trang có thể vô hiệu hoá Coronavirus

Hôm 28 tháng 7, trang EuroNews đưa tin về một công bố mới của các khoa học gia Bồ Đào Nha nói về một phát minh mới mang tính đột phá trong trận chiến chống lại corônavirus hiện nay. Đó là một loại khẩu trang bằng vải bình thường như nhiều khẩu trang khác, nhưng được dệt vào trong vải một lớp men tráng đặc biệt mang tính sát trùng cao độ và có thể được tái xử dụng trên 50 mà vẫn không mất hiệu quả đặc biệt của nó.

Viện Y Học Phân Tử Lisbon, gọi tắt là IMM, tuyên bố rằng thành phần hoạt chất của những khẩu trang này đã được Viện Pasteur de Lille của Pháp thử nghiệm thành công về khả năng chống lại các virus H1N1 và Rotavirus. Riêng lớp men tráng mặt khẩu trang đã được chứng nhận bởi OEKO-Tex có nghĩa là không chứa các chất độc hại, nguy hiểm cho người xử dụng.

Đây là thành quả mới nhất của IMM trong công trình nghiên cứu và sáng tạo những công cụ bảo vệ con người chống lại những nguy hại của COVID-19.

Theo ông Pedro Simas, khi đeo khẩu trang này, những giọt bắn chứa vi khuẩn corona tiếp xúc với mặt ngoài khẩu trang sẽ bị vô hiệu hoá tới 99%.

Tuy nhiên, ông Simas cũng nói phát minh này vẫn không phải là công cụ duy nhất làm thay đổi cục diện đại dịch, mà chính việc đeo khẩu trang kết hợp với việc giãn cách xã hội mới có thể đạt được mục tiêu tối hậu là quét sạch đại dịch coronavirus.

Thay vì tự hào về phát minh độc đáo của cơ quan mình, ông Simas lại kêu gọi mọi người hãy đeo khẩu trang một cách nhiệt tình hơn nữa, bất cứ loại khẩu trang nào “Tôi biết đó là điều làm ta không thoải mái, và ta cũng không thể nhìn thấy biểu cảm của người đeo, và nó cũng rất hung hãn, nhưng đây chính là một công cụ rất quan trọng, một hy sinh rất nhỏ để cứu được sinh mạng con người”.


Source:Euro News

3. Thỏa thuận bí mật giữa Trung Quốc và Pakistan nhằm mở rộng công cụ chiến tranh sinh học.

Theo ký giả điều tra người Úc Anthony Klan.Trung Quốc và Pakistan có thể bị cáo buộc đã ký vào một “thỏa thuận ba năm bí mật” để mở rộng khả năng chiến tranh sinh học tiềm năng, gồm cả điều hành vài dự án nghiên cứu liên quan đến vi trùng gây bệnh than chết người.

Trong những bài báo mới đây của mình dưới tiêu đề “Phòng thí nghiệm Vũ Hán của Trung Quốc điều hành các hoạt động bí mật ở Pakistan, tạo ra những mầm bệnh “giống bệnh than”, ký giả Klan tố cáo như sau: “Viện virus học Vũ Hán nổi tiếng của Trung Quốc đã ký hợp đồng bí mật với Tổ chức Khoa học và Công nghệ Quốc phòng Pakistan (DESTO), để hợp tác nghiên cứu về “các bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện” và những nghiên cứu chuyên sâu về công tác kiểm soát sinh học đối với bệnh truyền nhiễm.

Trích dẫn những nguồn tin có được, ông Klan cáo buộc rằng chương trình này do Trung Quốc tài trợ toàn bộ và có tên chính thức là “HợpTác Trước Những Bệnh Truyền Nhiễm Mới Xuất Hiện và Những Nghiên Cứu Về Kiểm Soát Sinh Học Đối Với Các Bệnh Lây Nhiễm Qua Vật Trung Gian”

Học viện virus học Vũ Hán của Trung Quốc tại thành phố Vũ Hán đã cung cấp tất cả các hỗ trợ về tài chính, vật chất và khoa học cho dự án này, ông Klan đã trích dẫn nguồn tin như thế.

Viện Virus Học Vũ Hán đã được đưa lên báo chí trong những tháng gần đây vì dịch bệnh coronavirus được cho là có nguồn gốc từ Vũ Hán.

Trích dẫn nguồn tin, ông Klan nói rằng “Dự án bí mật giữa Trung Quốc và Pakistan đã thành công trong việc tiến hành thử nghiệm những mẫu đất nhằm cô lập Bacillus Thuringiensis (gọi tắt là BT) là loại vi trùng có điểm tương đồng nổi bật với Bacillus Anthracis (hoặc BA- trùng gây bệnh than). Xem xét điểm tương đồng nổi bật giữa BT và BA, một tác nhân chiến tranh sinh học đã được phân loại, Pakistan đã cải thiện bí quyết xử lý vi trùng có thể làm phong phú thêm chương trình tấn công bằng sinh học đầy tiềm năng”.

Phòng thí nghiệm Vũ Hán hiện đang cung cấp các khóa đào tạo mở rộng về cách thao túng những mầm bệnh và tin sinh học cho các nhà khoa học ở Pakistan, để “giúp đất nước này phát triển cơ sở dữ liệu thu thập virus của riêng họ”, Klan cáo buộc.

Ông trích dẫn thêm lời nguồn tin nói như sau “Sự quan tâm đặc biệt của Trung Quốc đối với dự án này được thúc đẩy chủ yếu bởi chương trình nghị sự của họ nhằm tạo cơ hội cho Pakistan tham gia vào cuộc chiến chống lại Ấn Độ và để tiến hành các thí nghiệm có khả năng nguy hiểm ở một đất nước bên ngoài, mà không phải đặt đất đai và người dân của họ vào tình trạng nhiều rủi ro.

Dự án sinh học Trung Quốc và Pakistan đã thực hiện xong các thí nghiệm về Virus sốt xuất huyết Crimean-Congo (gọi tắt là CCHFV). CCHFV là một loại virus gây sốt nhanh, với tỷ lệ gây tử vong cho khoảng 25% trường hợp và cũng tương tự như virus Ebola, bản ghi chép viết.

Mặc dù giả thuyết về việc coronavirus xuất hiện từ Viện virus học Vũ Hán đã bị một số chuyên gia bác bỏ, vẫn có những lo ngại nghiêm trọng đã được đặt ra về các tiêu chuẩn an toàn tại phòng thí nghiệm Vũ Hán nói chung. Đặc biệt, có những người lo ngại rằng phòng thí nghiệm này không hề được trang bị để xử lý các bệnh hạng 4, mặc dù họ vẫn tuyên bố là tuân thủ theo quy định dành cho bệnh hạng 4.

Lại có những lo ngại rằng chính Viện Virus học Vũ Hán đã thành lập chi nhánh của mình là Viện Sinh Học Y Khoa ở Côn Minh, ở Trung Quốc, thuộc phía nam tỉnh Vân Nam, Klan viết, trích dẫn nguồn tin của mình.


Source:Economic Times
 
Nguy cơ thế chiến sát nách Việt Nam nếu Trung Quốc tiếp tục mở rộng Đế chế hàng hải ở Biển Đông
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:43 01/08/2020
1. Úc tỏ ra hăng hái tham gia vào liên minh chống Trung Quốc

Hai vị Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao Úc đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về “hành vi bá quyền” ở Biển Đông và tình trạng vi phạm nhân quyền ở Hương Cảng.

Các bộ trưởng cao cấp cũng cáo buộc Trung Quốc cho các điện tặc do nhà nước bảo trợ tấn công vào các cơ quan chính phủ Úc mà họ cho là đe dọa tự do và chủ quyền của Úc.

Như chúng tôi đã đưa tin, trong một bài phát biểu quan trọng được đưa ra sau một lệnh bất ngờ của Washington đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston, Texas, ông Pompeo kêu gọi chấm dứt mối quan hệ mù quáng với Trung Quốc và buộc tội Trung Quốc về các hoạt động thương mại không công bằng, vi phạm nhân quyền và các nỗ lực xâm nhập xã hội Mỹ.

Ông nói rằng “quân đội Trung Quốc đã trở nên mạnh mẽ hơn và hung hăng hơn”, và “các quốc gia yêu tự do trên thế giới phải bắt Trung Quốc thay đổi theo những phương thế sáng tạo và quyết đoán hơn, bởi vì những hành động của Bắc Kinh đe dọa người dân và sự thịnh vượng của chúng ta.”

Ông Pompeo đã thúc giục hình thành nên một nhóm các quốc gia có cùng chí hướng trong một liên minh mới chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh rằng: “Nếu thế giới tự do không thay đổi, Cộng sản Trung Quốc chắc chắn sẽ thay đổi chúng ta.”

Úc đã tỏ ra hăng hái với ý tưởng này. Hôm Chúa Nhật 26 tháng 7, hai vị Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao Úc đã lên đường sang Mỹ vào để gặp các đối tác Hoa Kỳ của họ là Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc Phòng Mark Esper.

Cuộc hội đàm diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Tổng thống Donald Trump và bọn cầm quyền Trung Quốc.


Source:Sky News Australia

2. Trung Quốc không ngừng mở rộng Đế chế hàng hải ở Biển Đông

Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Indonesia, Đài Loan, Brunei, Campuchia và Trung Quốc là các nước có biên giới với Biển Đông - tất cả đều yêu sách một phần lãnh hải.

Biển Đông, chiếm khoảng 40 phần trăm khí đốt tự nhiên hóa lỏng trên thị trường toàn cầu, và cũng là nơi có một loạt các sinh vật biển và địa lý phong phú. Ước tính trị giá 3.4 nghìn tỷ đô la trên thị trường, đó là chưa kể tầm quan trọng địa chính trị của nó.

Bắc Kinh tuyên bố quyền sở hữu của hơn 90% Biển Đông, viện dẫn một đường lưỡi bò được cho là đã được vẽ vào năm 1947.

Trong khi thế giới bị phân tâm bởi coronavirus, Trung Quốc đã tổ chức một cuộc tập trận quân sự kéo dài năm ngày tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, tấn công các lực lượng Phi Luật Tân, Việt Nam và Mã Lai Á.

Vào ngày 14 tháng 7, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Ly Kiên (Zhao Lijian - 赵丽坚) tuyên bố rằng: “Trung Quốc chưa bao giờ tìm cách thành lập một đế chế hàng hải ở Biển Đông và luôn đối xử bình đẳng với các nước ven biển”.

Tuyên bố này không đúng sự thật.

Kiên nói thêm rằng các yêu sách của Trung Quốc dựa trên các bằng chứng pháp lý lịch sử đầy đủ và công pháp quốc tế. Tuy nhiên, yêu sách này đang bị tranh cãi: Năm 2016, Tòa án Trọng tài Thường trực kết luận rằng Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để tuyên bố chủ quyền đối với Biển Đông.

Tòa án cũng phán quyết rằng một số khu vực của Biển Đông nơi Trung Quốc thiết lập cơ sở hạ tầng quân sự là một phần trong Vùng đặc quyền kinh tế của Phi Luật Tân.

Trung Quốc từ chối tham dự các phiên điều trần của Tòa án và đã tiếp tục xây dựng các cơ sở quân sự ở những khu vực mà họ tuyên bố chủ quyền. Theo báo cáo năm 2017 của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, kể từ năm 2013, Trung Quốc đã lấn chiếm 3, 200 hécta đất mới ở Biển Đông.

Trung Quốc cũng không hợp tác với các nỗ lực của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN, để giảm xung đột ở Biển Đông. ASEAN, một tổ chức liên chính phủ bao gồm 10 quốc gia ở Đông Nam Á, trong 12 năm qua đã theo đuổi một bộ quy tắc ứng xử hòa bình cho Biển Đông.

Như các quốc gia thành viên ASEAN đã lưu ý sau cuộc họp ảo vào ngày 26 tháng 6, Trung Quốc đã không thực hiện lời hứa mà họ đã đưa ra vào năm ngoái để thúc đẩy các cuộc đàm phán cho một bộ quy tắc ứng xử.

Chester Cabalza, một nhà phân tích an ninh và đồng nghiệp tại Đại học Quốc phòng Bắc Kinh, nói với Al Jazeera rằng đại dịch coronavirus đã cho Trung Quốc cơ hội để tiếp tục thúc đẩy lợi ích của mình ở Biển Đông.

Hoa Kỳ đã có lúc cử nhân viên quân sự đến Biển Đông để hỗ trợ các nước ASEAN khác. Chính quyền Trump đã tăng cường sự phản đối đối với các yêu sách hàng hải của Trung Quốc đối với Biển Đông, và thề sẽ duy trì một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở.

Tuy nhiên, các quan chức Trung Quốc đã vu cáo Hoa Kỳ là “kẻ săn mồi”, vi phạm chủ quyền của Trung Quốc và cố gắng quân sự hóa Biển Đông.


Source:Polygraph Info

3. Cảnh sát New South Wales họp báo về âm mưu tống tiền cha mẹ giầu có bên Tầu của các sinh viên Trung Quốc

Trong cuộc họp báo hôm thứ Hai 27 tháng 7, cảnh sát New South Wales đã trình bày các âm mưu tống tiền cha mẹ giầu có bên Tầu của các sinh viên Trung Quốc đang theo học tại Úc.

Video do cảnh sát Úc công bố cho thấy một cảnh tượng đáng lo ngại - một nam sinh viên dường như đang bị trói tay và trói chân. Nhưng cảnh sát cho biết đó chỉ là một trò lừa đảo ‘làm bộ bị bắt cóc’ để tống tiền cha mẹ bên Tầu.

Cảnh sát nói rằng các vụ lừa đảo cho đến nay đã thu được ít nhất là 3.6 triệu Úc Kim trong các khoản thanh toán từ các nạn nhân bên Tầu không biết mình bị lừa.

Phát ngôn viên Darren Bennett của cảnh sát New South giải thích với các phóng viên như sau:

“Các hành vi phạm tội này rất đa dạng, nhưng cuối cùng là tạo ra một vụ bắt cóc giả trong đó các sinh viên này giao tiếp với gia đình của họ ở nước ngoài và giả vờ như họ đã bị bắt cóc.”

Trong một số trường hợp các sinh viên này là những kẻ chủ động tạo ra toàn bộ vụ dàn cảnh để moi tiền của cha mẹ.

Người nữ sinh viên trong đoạn video này là một ví dụ. Sau khi tòa đại sứ Trung Quốc phàn nàn về trường hợp của cô, cảnh sát đã nhanh chóng tìm ra cô đang sống trong một khách sạn sang trọng và đang vui vẻ mua sắm thời trang.

Tuy nhiên, theo ông Darren Bennett, một số sinh viên khai với cảnh sát là có ai đó tự xưng là từ một giới chức có thẩm quyền của Trung Quốc như cảnh sát, tòa đại sứ hoặc sở thuế gọi điện thoại đến đe dọa chúng. Theo chỉ thị của những kẻ này, các sinh viên sẽ cắt đứt liên lạc với gia đình trong một thời gian, sau đó đến một khách sạn và nhờ bạn trói tay chân, chụp hình và sẽ có người gởi về cho gia đình để tống tiền.

Ông Bennett gọi là tội ác này là “nghiêm trọng”, “rất độc ác” và làm ảnh hưởng đến thanh danh của Úc Đại Lợi; và cảnh sát Úc sẽ không dung thứ cho trò này.


Source:Reuters
 
Thánh Ca
Thánh ca: Yêu Thương Kẻ Thù - Ca sĩ Hà thanh Xuân
LM Tri Văn Vinh
11:09 01/08/2020