Ngày 04-08-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đức Giêsu luôn hiện diện với chúng ta giữa cơn giông tố
Lm Jude Siciliano OP
19:38 04/08/2011
CHÚA NHẬT 19 MÚA THƯỜNG NIÊN A
I Các Vua 19: 9, 11-1; Tv 85; Rm 9: 1-5; Matthêu 14: 22-33

Nếu như khuyên các môn đệ bị bão như trong Tin mừng Matthêu tường thuật cho chúng ta hôm nay thì quý vị sẽ khuyên các ông điều gì? Thánh Matthêu đã vẽ lên một bức tranh rất ảm đạm và thất vọng về tình cảnh của họ: sóng to gió lớn đang quật vào con thuyền và lại nhằm vào trời tối tăm mù mịt nhất. Họ sẽ chẳng thể đi đâu để mà chống những cơn sóng gió ấy. Nếu có thể, quý vị sẽ nói vài câu khích lệ chứ? Chẳng hạn: “Lúc trời tối nhất là lúc bình minh sắp đến”, hay “quý vị có thể làm được mà – đừng bỏ cuộc!”, “chèo mạnh hơn nữa đi!”

Đây là những người đánh cá ngoài biển. Ai biết được những người đang sợ hãi và lo lắng đó chẳng quay lại mà mắng vào mặt chúng ta để đáp lại những “lời khuyên tốt?” Hãy bịt lỗ tai của con cái mấy người lại - những lời này không thích hợp cho một người bạn tốt. Có thể, nếu chúng ta ở trên thuyền với họ, họ có thể quăng chúng ta qua mạn thuyền, và quát với theo, “quá đủ cho lời khuyên của mấy người rồi, đồ sống trên cạn!” Lời khuyên hay có thể giúp người ta làm gì đó cho chính họ. Nhưng đây là một cơn bão giữa biển! Lời khuyên tốt ư? Chúng ta có thể nói như ở Brooklyn, “quên đi!”

Trong khi chúng ta cảm kích trước những lời khích lệ và khôn ngoan từ những người quan tâm, nếu như những cơn bão mà chúng ta phải đối mặt thực sự tệ hại, thì những lời đầy hảo ý của họ thôi cũng chưa đủ. Chúng ta có thể nói lời cảm kích: “Cám ơn” và rồi quay lại và tự mình chống chọi với “cơn gió ngược”. Chúng ta không thực sự đối mặt với những con sóng lớn và cơn gió ngược sao? Ví dụ: giáo hội thường được phác họa như hình ảnh một con thuyền giữa biển đầy sóng gió. Giáo hội luôn có những vấn nạn – như bão ngoài biển. Nhưng ai trong chúng ta nghĩ rằng chúng ta phải đối mặt với những xì-căng-đan xảy đến trong chúng ta trong khoảng 10 – 15 năm trở lại đây!

Còn có những cơn bão khác, mang tính riêng tư hơn, mà chính chúng ta hay những người chúng ta yêu thương phải đối mặt: một người bạn có gia đình nhưng bị khối u và giờ đang phải trải qua thời kỳ hóa trị; nhìn thấy con cái mình phạm những lỗi ngớ ngẩn và rồi mình phải bồi thường thiệt hại chúng gây ra; một cuộc hôn nhân tụt dốc sau 20 năm, ảnh hưởng đến con cái trong nhà, gia đình và bè bạn, người cảm thấy bất an sẽ nói, “nếu như điều đó đã xảy đến với hôn nhân của họ, còn hôn nhân của chúng ta thì sao?”
Thánh Matthêu cho chúng ta biết cơn bão xảy ra khoảng độ 3 giờ sáng. Quý vị có ai đã thức dậy vào giờ ấy, thấy bầu khí trong phòng và có linh tính gì chưa? Biết được cơn bão của những người khác , chúng ta tự hỏi mình trong đêm tối và cô đơn, “điều gì sẽ xảy ra nếu…?” Có những cơn bão chúng ta sợ phải đối diện vì chúng ta đã chứng kiến chúng xảy ra và làm choáng váng người khác, những người mạnh mẽ mà chúng ta từng kính ngưỡng. Điều gì sẽ bảo vệ chúng ta khỏi phải chống trả những khó khăn như thế?Làm thế nào chúng ta có thể xử lý được những thảm họa như vậy? Những nỗi sợ này nằm ngay trên mặt của đêm đen, ví dụ như, ta nghe một người bạn bằng tuổi mình bị đột quỵ khi đang chạy bộ; hoặc, chúng ta thấy trên trang cáo phó hình ảnh của một người chạc tuổi chúng ta mà qua đời “sau một cơn bệnh dai dẳng.”

Quý vị sẽ khuyên gì cho người phải đi qua một cơn bão đen tối? Quý vị đã từng thử chưa? Cảm thấy cứng lưỡi? Hay, thấy những từ ngữ không hợp chút nào? Ngay trong những năm đầu đời linh mục của tôi, khi mà giáo hội đang trải qua tất cả những thay đổi của công đồng Vaticanô II, cùng với những người tầm tuổi tôi, chúng tôi cảm thấy bối rối về sứ vụ và cả trong đời sống cá nhân nữa. Tôi có một người bạn linh mục lớn tuổi hơn, người mà những năm trước đây đã nhận tôi vào Dòng, cho tôi lời khuyên như thế này: “Này anh Giuđa, hãy đừng rời mắt khỏi Đức Giêsu.” Nghe như một lời bình thường, trừ khi tôi biết ngài đã trải qua cơn bão của sự chán trường nghiêm trọng trong mấy năm trời. Ngài đã phải nhập viện ít nhất hai lần, thậm chí khi được xuất viện rồi, các bác sĩ vẫn phải vất vả để kê toa thuốc sao cho hợp với ngài. Cơn bão và bóng đêm đã xảy ra với ngài trong một thời gian dài. Nhưng, ngài đã trung thành với ơn gọi của mình và trở thành gương mẫu cho những anh em tu sĩ trẻ chúng tôi.

Điều mà người bạn của tôi từ kinh nghiệm cơn bão của anh ấy là chúng ta không ở trên thuyền một mình; trên biển giông tố, ngay đây trong giáo hội hay quanh bàn ăn. Một nhóm bạn gần đây quy tụ để họp mặt và ăn tối. Thức ăn rất nhiều và vài người còn mang theo những thứ rượu khoái khẩu của mình. Trong lúc trò chuyện, một người bạn kể cho chúng tôi nghe về con trai của ông, đã có hai con, đang bị ung thư nặng. Tâm trạng thay đổi ngay tức thì, và có mấy người đề nghị cùng cầm tay nhau và cầu nguyện cho người con trai của bạn mình. Đó, chúng tôi đang ở giữa biển khơi đầy sóng gió, “hướng mắt về Giêsu”. Chúng tôi không đơn độc, vì trong khi cầu nguyện chúng tôi được nhắc nhở rằng Đức Giêsu cũng đang hiện diện ở đó, không phải đứng xa xa trong bờ mà nhìn, nhưng ở ngay trên thuyền với chúng tôi giữa sóng gió. Khi chúng tôi cầu nguyện, quý vị có thể thấy sự yên lặng tràn qua bàn, và người bạn có đứa con đang mắc cơn bệnh tuyệt vọng ấy đã rơi lệ và nói rằng: “Xin cám ơn.”
Đó là những gì chúng ta làm cho người khác, đúng không? Bằng sự hiện diệncủa chúng ta với ai đó trong cơn khủng hoảng, chúng ta nhắc họ biết rằng họ không đơn độc trên thuyền, chúng ta đang ở với họ. Hy vọng rằng sự hiện diện của chúng ta cũng nhắc cho họ nhớ Đức Giêsu cũng đang ở đó. Nếu chúng ta muốn dành cơ hội, như Phêrô đã làm khi ông rời thuyền để bước trên mặt nước nguy hiểm, chúng ta có thể làm được như những người bạn của tôi làm trong buổi tối ấy, cùng cầu nguyện với người đang chịu thử thách. Làm như thế cũng là nhắc nhớ rằng có Đấng cũng ở trên thuyền với chúng ta, Đấng mà giọng nói và sự hiện diện lặng lẽ có thể mang lại sự bình tĩnh và cho chúng ta can đảm khi chúng ta cố bước qua những khủng hoảng trầm trọng và đe dọa niềm tin của chúng ta.

Không chỉ là bệnh tật hay khủng hoảng. Trong nhiều cách, là một Kitô hữu đã là rất nguy hiểm rồi. Thực hiện những gì mà người Kitô hữu phải làm có thể đã phải đối diện với những tình huống chán chường – giữa biển bão. Chẳng hạn: gọi điện cho những người mà chúng ta giận họ; đứng lên bảo vệ cho những người bị giễu cợt và bị làm tổn hại; thành thật trong công việc dù những kẻ khác có bớt xén; ăn nói tử tế với người bị xem là gàn dở. Những cơn bão có thể nổi lên bởi lối sống mà chúng ta nên thể hiện, như một môn đệ của Đức kitô.

Sống đời Kitô hữu không phải là một cuộc sống êm ấm, nhưng là một cuộc chiến với nhiều thử thách trong Đức Giêsu Kitô. Khi Phêrô tự đặt mình vào vị trí nguy hiểm thì ông tự biết được sự yếu đuối của mình, và đồng thời cũng biết được sức mạnh của Đấng Tối Cao là thế nào. Nếu như ông không mạo hiểm xin được đến với Chúa, có thể ông đã không biết sức mạnh của Thiên Chúa và sự hiện diện của Đức Giêsu với ông giữa cơn giông tố.

Chuyển ngữ: Anh Em HV Đaminh Gòvấp


19th SUNDAY IN ORDINARY TIME (A)
I Kings 19: 9, 11-1; Psalm 85; Romans 9: 1-5; Matthew 14: 22-33

What advice would you have given the disciples caught in that storm Matthew tells us about today? He paints a very bleak and desperate picture of their situation: the waves and the strong head winds are ripping at the boat and it is the darkest part of the night. They’re not going anywhere against those winds and waves. If you could, would you have given them some encouraging words? "It’s always darkest before the dawn." "You can do it–don’t give up!" "Row harder!"

These were salty fisherman. Who knows what those frightened and preoccupied men would have shouted back in response to our "good advice?" Put your hands over your children’s ears–the words wouldn’t be fit for polite company. Maybe, if we were there with them, they would have thrown us overboard, shouting after us, "So much for your advice landlubber!" Good advice might help people who can do something for themselves. But this is a storm at sea! About good advice?–as we would say in Brooklyn, "Forget about it!"

While we all appreciate encouraging words and some wisdom from concerned people, if the storms we face are really bad, their well-intentioned words are just not enough. We might give an appreciative, "Thank you," and then turn and face the "strong head winds," – on our own. We do face storms and strong head winds, don’t we? For example, the church is often depicted in paintings as a boat on stormy seas. There have always been troubles for the church–storms at sea. But who among us ever thought we would have to face the scandals we have these past 10-15 years!

There are other, more personal, storms we face, our own or those of people we love: a married friend with a growing tumor now undergoing experimental chemo; watching a son or daughter make a foolish mistake and then their having to pay the consequences; a marriage, sinking after 20 years, affecting children, family and their friends, who feel a bit insecure saying, "If that could happen to their marriage, what about ours?"

Matthew tells us that the storm happens at about three in the morning. Have you ever been awake at that hour and felt a presence in the room, a spirit of foreboding? Noticing the storms of others, we ask ourselves in the dark and loneliness, "What if…?" There are storms we fear we may have to face because we’ve witnessed others, whose strength we have always admired, get tossed around by them. What is there to protect us from the same kind of struggle? How would we handle the same kinds of catastrophes? These fears in the night surface, for example, when we hear that a friend our age has had a crippling stroke while jogging; or, we read the obituary page and notice pictures of people our age who have died, "after a long illness."

What advice would you give a person going through a dark storm? Have you ever tried? Felt tongue tied? Or, just felt the inadequacy of words? In my early years, right after ordination, when the church was going through all the changes brought about by Vatican II I, along with others my age, was feeling confusion in ministry and in my personal life. I had a senior priest friend, who had admitted me into the Order years earlier, give me this advise. "Keep your eyes fixed on Jesus, Jude." It could sound like a platitude, except I knew he went through his own storm of serious depression for years. He had been hospitalized at least twice and, even after he was released, the doctors struggled to get his medications balanced. The storm and the darkness lasted a long time for him. Still, he was faithful to his vocation and an exemplar to us younger friars.

What my friend was saying, from his stormy experience, is that we’re not alone in the boat; on the stormy seas, here in church or around the dinner table. A group of friends recently gathered together for a reunion and dinner. The food was terrific and several brought their favorite wines. In the midst of our catching-up and storytelling one of my friends told us that his son, a father of two, was seriously ill with cancer. The mood shifted immediately and someone suggested we join hands and say a prayer for our friend’s son. There we were, in the boat, on very stormy seas, keeping "our eyes fixed on Jesus." We weren’t alone, for in the prayer we were reminded that Jesus was there too, not watching us from some distant shoreline, but right there in the boat on the stormy seas with us. As we were praying you could feel a kind of calm come over the table and my friend whose son was so desperately ill, with tears in his eyes said a simple, "Thank you."

It’s what we do for one another, isn’t it. By our presence with someone in crisis we remind them that they are not alone in the boat, we are with them. Our presence, we hope, is also a reminder that Jesus is there too. If we want to take a chance, as Peter did when he left the boat to step out onto risky waters, we might do what some of us did around that table that night, say a prayer with the one who is struggling. Doing that is a reminder that Someone else is in the boat with us, the one whose voice and silent presence can bring calm and give us courage as we try to walk through the tumultuous crisis raging against us and threatening our faith.

It’s not just about illness or crisis. In many ways being a Christian is a very risky business. Doing what Christians are supposed to do might mean facing various kinds of upsetting situations–stormy seas. For example: calling someone we’ve been alienated from; standing up for someone suffering ridicule or prejudice; being honest in a job where other workers take shortcuts; not following the pack at school when we know their actions or attitudes are wrong; or, just saying a gracious word to a cranky person. Storms can be stirred up by our living the way we should, as disciples of Christ.

Being a Christian isn’t a warm fuzzy, it means taking a chance with Jesus. When Peter put himself in a vulnerable position he learned again about his own weakness, but he also experienced the power of the Almighty. If he hadn’t taken the risk, he wouldn’t have known the power of God and Jesus’ presence with him in the midst of the storm.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Quân khủng bố đặt bom ngay trước các nhà thờ tại Kirkuk, Iraq
Bùi Hữu Thư
20:17 04/08/2011
VATICAN CITY (CNS) -- Một chiếc xe có gài bom đã nổ bên ngoài một nhà thờ Công Giáo Syria tại thành phố Kirkuk phía bắc Iraq, làm cho ít nhất có 20 người bị thương.

Radio Vatican cho hay: Vụ tấn công sáng sớm ngày 2 tháng 8 là lần đầu tiên nhà thờ Công Giáo Syria Thánh Gia đã bị chọn làm mục tiêu.

Cảnh sát đã tháo gỡ được ngòi nổ cuả hai quả bom gắn trong hai xe hơi khác -- một trước một trường học Kitô giáo và một trước một nhà thờ Tin Lành Presbyterian.

Đức Tổng Giám Mục Canđê Sako, tổng giáo phận Kirkuk nói với Radio Vatican là vụ nổ gây nên bởi các quả bom gài trong xe hơi đậu gần kề đã làm thiệt hại cho thánh đường và khoảng 30 căn nhà kế cận.

Đa số những người bị thương đang ở trong nhà của họ lúc bom nổ.

Đức Tổng Giám Mục nói ngài đã đến thăm các người bị thương tại bệnh viện.

Ngài nói: "Thật là khủng khiếp, vì cả Kitô hữu lẫn người Hồi Giáo đều bị thương trong vụ tấn công." Theo báo cáo, nhiều người bị thương đã được xuất viện vào cuối ngày.

Các báo cáo cho hay ngày 2 tháng 8 là có một nữ tu và hai linh mục trong số những người bị thương.

Đức Tổng Giám Mục Sako nói: "Chúng tôi hy vọng đây là hành động bạo lực cuối cùng."

Đức Tổng Giám Mục Sako nói với hãng thông tấn AsiaNews có trụ sở tại Rôma ngày 2 tháng 8: "Các vụ tấn công bằng bom và đã hoạch định, gây nên rất nhiều đau khổ vì xẩy ra ngay sau khi khởi đầu tháng thánh Ramadan của Hồi Giáo, đây là thời gian thiêng liêng để ăn chay, cầu nguyện và hối cải."

Ngài nói: "Các Kitô hữu rất buồn phiền và bàng hoàng" vì mục tiêu của vụ tấn công là một điạ điểm thiêng liêng và những người dân vô tôi.

Ngài nói: "Chúng tôi rất bàng hoàng vì các Kitô hữu không đóng vai trò nào trong các ván cờ chính trị" tại Kirkuk -- một thành phố dầu có nhờ dầu hoả nhưng lại có rất nhiều căng thẳng giữa các nhóm thiểu số Ả Rập, Thổ và Kurd.

Ngài tiếp: "Chúng tôi luôn luôn chỉ ủng hộ cho những gì tốt đẹp, cho việc đối thoại, và chúng tôi có những mối tương quan thiện hảo với tất cả mọi người."
 
Nepal: người Hồi giáo cầu nguyện cho sự khoan dung trong tháng Ramadan
Phạm Kim An
08:54 04/08/2011
Nepal: người Hồi giáo cầu nguyện cho sự khoan dung trong tháng Ramadan

Kathmandu, Nepal - Tháng Ramadan, tháng ăn chay và cầu nguyện của người Hồi giáo, bắt đầu từ ngày 2-8, được gọi là tháng Roza ở Nepal. Ở đất nước này, tháng thứ 9 của niên lịch Hồi giáo cũng là một thời gian cầu nguyện cho nhóm thiểu số và cho sự khoan dung tôn giáo.

ÔngNazrul Hussein, Chủ tịch Liên đoàn Hồi giáo Nepal và Tổng thư ký của Hội đồng Liên tôn Nepal, nói với hãng tin AsiaNews rằng "người Hồi giáo của đất nước đã quyết định cầu nguyện cho các nhóm thiểu số, và cho sự khoan dung tôn giáo trong tháng thánh của chúng tôi".

"Nepal đang thay đổi qua chủ nghĩa thế tục và quá trình chuyển đổi tôn giáo là rất quan trọng, ngay cả khi các cuộc biểu tình của những người đòi hỏi khôi phục lại chế độ quân chủ Ấn giáo, mà chúng tôi thấy không thể chấp nhận được".

"Các nhóm thiểu số được chờ đợi tạo ra sự hiệp nhất và khoan dung tôn giáo, điều này là cần thiết để thống nhất đất nước. Vì vậy, chúng tôi quyết định cầu nguyện cho quyền lợi của các nhóm thiểu số và cho sự khoan dung tôn giáo".

ÔngIbrahim Khan, một nhân vật Hồi giáo nổi tiếng khác, nói rằng "cách đây khoảng năm năm, Nepal được định nghĩa là một quốc gia thế tục, nhưng trong thực tế sự thay đổi là không đáng kể”, trong khi có nhiều sự cố đang diễn ra của sự bất khoan dung tôn giáo. Đối với điều này, ông tái khẳng định sự cần thiết phải cầu nguyện “cho sự hiệp nhất của các nhóm thiểu số tôn giáo, và đảm bảo quyền lợi thế tục cho tất cả".

NgàiSanaullah Nadvi, giáo sĩ (Imam) của nhà thờ Hồi giáo Kathmandu, hy vọng rằng "tháng cầu nguyện của chúng tôi mang lại nhiều thay đổi trong cách thức các chính trị gia suy nghĩ, và rằng lời khẳng định của chủ nghĩa thế tục sẽ chiếm ưu thế không chỉ trong lời nói mà còn trong thực tế nữa".

ÔngDamodar Sharma, một lãnh đạo Ấn giáo, nói rằng thật là thuận lợi để “cầu nguyện cho sự khoan dung tôn giáo ", nhưng ông phủ nhận rằng người Ấn Giáo ở Nepal vi phạm các quyền tôn giáo của người khác.

Ông khẳng định rằng "đa số người dân Nepal là người Ấn giáo, nên không sai lầm khi đất nước trở về một nhà nước Ấn giáo". Ông nói: “Người Ấn giáo, Hồi giáo, Phật giáo, và Kitô hữu đều bình đẳng và đã sống dưới chế độ quân chủ Ấn giáo".

Tuy nhiên, nhiều nguồn nói rằng Ấn giáo ở Nepal không phải là một tôn giáo khoan dung, đặc biệt là cho đến năm 1990 Ấn giáo là quốc giáo của nước này.

Trong tháng chay Ramadan, các tín hữu Hồi giáo không thể ăn hoặc uống trong ngày, nhưng chỉ vào ban đêm. Tháng Ramadan nhắc nhớ lại sự mặc khải của Đấng Allah cho đại tiên tri Muhammad là vị tiên tri cuối cùng của Hồi giáo. Việc ăn chay, cũng như tưởng nhớ sự kiện này, nhằm dành thêm thời gian cho các tín hữu cầu nguyện. (AsiaNews 3-8-2011)

Phạm Kim An
 
Đức: Giáo Hội trình bày báo cáo về hoạt động truyền giáo của mình trên toàn thế giới
Nguyễn Trọng Đa
08:55 04/08/2011
Đức: Giáo Hội trình bày báo cáo về hoạt động truyền giáo của mình trên toàn thế giới

Aachen - "Giáo Hội phổ quát năm 2010". Đây là tiêu đề của báo cáo đầu tiên về các hoạt động truyền giáo được thực hiện bởi các thành viên khác nhau của Giáo Hội Công Giáo tại Đức.

Tài liệu này cung cấp báo cáo về các hoạt động truyền giáo của 133 cộng đoàn tu sĩ, 27 giáo phận, sáu dự án quốc tế lớn để giúp đỡ Giáo Hội hoàn vũ, và các tổ chức khác như Ủy ban "Công lý và Hòa bình", "Viện vì Giáo Hội hoàn vũ và truyền giáo", hội Misereor, Hội trẻ em Truyền Giáo Đức" Die Sternsinger ", và Tổ chức Missio điều hành toàn quốc các Hội Hội Truyền Giáo ở Đức có trụ sở chính tại Aachen, giải thích nhiều khía cạnh trong cam kết của họ với Giáo Hội hoàn vũ.

Đối với các dự án ở châu Phi, châu Á, châu Mỹ Latinh và các nước Đông Âu, hơn 539 triệu euro đã được cung cấp trong năm 2010. Ngoài sự hỗ trợ tài chính để giúp đỡ các dự án phát triển, nhiều sự hợp tác với các nhóm Giáo hội, các hiệp hội, các giáo xứ và các giáo phận trên toàn thế giới đã được đưa ra. Về mặt nhân đạo, ưu tiên là các nạn nhân thiên tai tại Haiti và Pakistan.

Báo cáo hàng năm được công bố bởi “Hội đồng của Giáo Hội hoàn vũ", mới được thành lập vào tháng Tư năm nay, vốn tập hợp các thực thể của Giáo Hội Đức cam kết nhiều hơn trên bình diện quốc tế. Chủ tịch của Hội đồng là Chủ tịch của Ủy ban Truyền giáo thuộc Hội đồng Giám Mục Đức, Đức Tổng Giám mục Ludwig Schick, tổng giáo phận Bamberg.

Trong phần giới thiệu báo cáo, Ngài nhắc lại nền tảng chung của sự cam kết cho Giáo Hội phổ quát: "cam kết cho sứ mạng của Chúa Kitô, và làm chứng tá về sự cứu rỗi của Thiên Chúa giữa mọi dân tộc". (Agenzia Fides 3-8-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
800 bạn trẻ Hồng Kông và 21 LM lên đường dự Đại hội Giới trẻ Thế giới
Nguyễn Trọng Đa
08:58 04/08/2011
HONG KONG: Phái đoàn lên đường tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới

Hong Kong - Hơn 800 người trẻ tuổi và 21 linh mục ở Hong Kong lên đường ngày 5-8 để tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới ở Madrid, Tây Ban Nha.

Phái đoàn tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới lần này là đông hơn so với phái đoàn tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới tại Manila vào năm 1995.

Hong Kong sẽ được đại diện bởi hơn 200 thanh niên của giáo phận, dưới sự hướng dẫn của Ủy ban Mục vụ Giới trẻ Giáo phận, và cộng thêm 600 người trẻ thuộc 14 cộng đồng thanh niên địa phương, các giáo xứ, các tổ chức tôn giáo, trường học Công giáo và các phong trào Giáo hội.

Ngày 31-7 qua, Đức Cha Gioan Thang Hán (John Tong), Giám mục giáo phận Hong Kong, chính thức giao nhiệm vụ cho phái đoàn với một Thánh Lễ tại nhà nguyện Chúa Kitô Vua của trường thánh Phaolô, Ngài đồng tế với 21 linh mục thuộc phái đoàn. Theo chương trình, từ ngày 6 đến ngày 10-8, phái đoàn tham dự một khóa tĩnh tâm và hành hương; từ ngày 11 đến ngày 15-8, phái đoàn chào đón và tham gia vào các hoạt động giáo phận; từ ngày 16 đến ngày 21-8, phái đoàn tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới. Và ngày 22-8, phái đoàn sẽ trở về Hong Kong. (Agenzia Fides 3-8-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nhà tình thương tại GP Hải Phòng
Maria Nguyễn Thị Liên
09:09 04/08/2011
NHÀ TÌNH THƯƠNG AN TOÀN – NGÔI NHÀ YÊU THƯƠNG

Nhà tình thương An Toàn cái tên đã quá quen thuộc đối với các tu sĩ và một số người thích làm công tác bác ái ở giáo phận Hải Phòng tuy nhiên thì cũng còn có rất nhiều người chưa biết đến ngôi nhà tràn đầy tình yêu thương ấy.

Ngôi nhà này, được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 2004, với những ưu tư thao thức của vị chủ chăn giáo phận khi nhìn thấy các em mồ côi không người chăm sóc, cảm thương trước hoàn cảnh của các em, Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên đã đón nhận các em có hoàn cảnh khó khăn không phân biệt tôn giáo về nhà tình thương An Toàn. Ở đây các em được các sơ Tu hội Tận Hiến nâng đỡ và chăm sóc cách toàn diện.

Tình yêu thương của các Sơ dành cho các em giống như tình yêu thương của Chúa Giêsu dành cho mọi người. Dù chưa một lần làm mẹ, nhưng các Sơ đã thực hiện hai chức năng vừa là cha vừa là mẹ của các em. Chỉ với 4 người, các Sơ đã và đang chăm sóc cho 12 em nội trú từ 13 tháng tuổi cho đến 14 tuổi và 27 em ngoại trú. Cũng phải kể đến một số em, sau khi đã được các Sơ trang bị cho những hành trang cần thiết, các em đã có thể tự lập với những khả năng của mình.

Nhớ những ngày đầu thật gian nan vất vả khi phải uốn các em vào nếp sống kỷ luật ngăn nắp và dậy các em có tính tự lập, nhưng với sự đồng hành của Đức Cha giáo phận, Cha thư ký, Cha quản lý, quý Cha và quý nam nữ tu sĩ cùng với sự quan tâm của quý ân nhân, các em đã được yêu thương chăm sóc đầy đủ như bao trẻ khác. Có em sau khi rời mái nhà tình thương để hòa nhịp với môi trường sống ngoài xã hội. Khi có dịp trở lại thăm ngôi nhà yêu thương của mình, có em đã rất cảm động bầy tỏ tâm tình tri ân sâu sắc, ghi khắc công ơn tình mẫu tử của quý Sơ: “con rất vui và hạnh phúc vì được ở trong ngôi nhà tràn ngập tình yêu mến, và sự ấm áp của các Sơ dành cho chúng con như những người mẹ hiền, các Sơ giúp mỗi người chúng con tìm ra những khả năng tiềm ẩn của bản thân để thực hiện được những ước mơ đó”. Với tình huynh đệ, một số em cũng không quên động viên, khích lệ, căn dặn các em nhỏ hơn mình chịu khó học hành, hãy biết yêu mến và vâng lời các Sơ, vì nhừng gì các Sơ dạy là hành trang quý giá cho các em sau này bước vào đời.

Để động viên khuyến khích các em có thêm tinh thần phấn đấu vươn lên trong học tập và đời sống.

Ngày 03/08/2011 Cha giám đốc Caritas đã tổ chức cho các em một chuyến đi chơi hai ngày thật bổ ích, trong chuyến đi chơi cùng với các em có Cha giám đốc Caritas, các Sơ và một số cô chú anh chị tình nguyện viên đồng hành cùng các em, qua đây các em đã cảm nhận được tình yêu thương bao bọc của mọi người trong Giáo Hội và xã hội dành cho các em.

Khi tiếp xúc với các em, tôi cảm nhận được rõ niềm vui của các em khi được sống trong ngôi nhà thân thương này. Dù mới gặp các em lần thứ hai nhưng có em đã chia sẻ, “sau này con muôn trở thành bác sỹ, có em nói sau này con muốn trở thành giáo viên, còn có em lại nói sau này con muốn đi tu”, những ước mơ rất đơn sơ nhưng chứa đựng niềm khát khao của các em cố gắng vươn lên để đáp lại tình thương yêu của Đức Cha, quý Cha, qúy vị Ân Nhân.

Nguyện chúc cho những ước mơ của các em sẽ trở thành thực hiện. Xin Thiên Chúa ban muôn ơn lành cho tất cả những ai đã cộng tác nâng đỡ ngôi nhà thân thương này. Xin quý vị tiếp tục đồng hành và cộng tác với công việc bác ái của giáo phận.

Maria Nguyễn Thị Liên
 
Ghé thăm Copenhagen của Đan Mạch: một thế giới coi là thần tiên!
VietCatholic Network
12:54 04/08/2011
Vài nét về Vương quốc Đan Mạch

Khác với các nước Tây Phương như Pháp, Anh, Ý, Đức…, Vương Quốc Đan Mạch là một quốc gia thuộc khối Bắc Âu không được nhiều người trên thế giới biết đến. Đất nước này phía Bắc tiếp giáp với Na Uy, phía Đông Bắc với Thụy Điển và phía Nam giáp với Đức. Đan Mạch được bao quanh bởi Biển Bắc và biển Baltic. Quốc gia này có 443 hòn đảo lớn nhỏ, vốn chiếm khoảng 1/3 diện tích toàn quốc.

Xem hình ảnh

Hai hòn đảo lớn nhất nằm chếch về phía Đông là Zealand (7.000 km2), nơi có Thủ Đô Copenhagen, và đảo Funen với diện tích 3.000 km2. Bán đảo Jutland là phần đất liền của Đan Mạch và trải dài 300 km từ phía Bắc xuống phía Nam (có chung biên giới với Đức).

Lịch sử Đan Mạch được biết tới bắt đầu từ 250.000 về trước là khi những thợ săn du mục bắt đầu vượt qua bán đảo Jylland (hay còn gọi là Jutland). Vào thế kì thứ 7, bộ lạc người “Dane” vượt từ Thụy điển tới Kattegat và nhận là Denmark “đất của người Dane” (Dane’s land) làm quê hương mới của mình. Đó là thời kỳ gọi là Viking, những bộ lạc luôn luôn chinh chiến với những tộc khác thuộc vùng Tây Âu Châu dành kiểm soát Biển Bắc. Vịnh Skagerrak chia Dan Mạch và Na Uy và miến Bắc Baltic luôn có những trận thuỷ chiến.

Những thế kỉ tiếp nối, Đan mạch phải phấn đấu kiên trì để duy trì được cửa ngõ nhìn ra thế giới bên ngoài. Và mãi đến thế kỉ 14 vua Valdemar IV hợp nhất được Thụy Điển, Na Uy, Iceland, Greenland va các Đảo Faroe với căn bản đực trên Đan Mạch.

Thụy Điển chiến đấu để ly khai qua mấy thế kỷ đang khi đó Na Uy duy trì ở lại với Đan Mạch cho tới năm 1814. Còn Iceland mãi tới năm 1948 mới được độc lập, thế nhưng Greenland và Các Đảo Faroe tuy được tự trị nhưng là các tỉnh của Đan Mạch.

Kinh thành thủ đô Copenhagen tuyệt vời

Thăm Copenhagen cứ tưởng như là đất thần tiên: phong cảnh tuyệt đẹp, sông nước hữu tình, con người duyên dáng, kiến trúc cổ kính có một không hai: với nhiều tháp cao và dinh thự soi bóng trên các dòng song và kênh đào, đời sống dân chúng thanh thản an cư, trình độ văn minh thể hiện rõ qua cách sống. Chả thế mà một trong những người con của Đan Mạch đã tạo nên “những thế giới nhỏ bé huyền ảo” của Cô gái biển nhỏ bé, Em bé gái sánh đôi, Những aó mới của hoàng đế… Rảo qua các phố xá, bạn có thể như chạm vào được những nhân vật huyền thoại này.

Tượng cô gái nhỏ biển khơi (Den Lille Hawfrue) thực tế là một tượng đồng rất nhỏ, năm ngay ở cửa hải cảng gần Churchillparken. Thượng được điêu khắc gia Edvard Eriksen thực hiện đựa trên huyền thoại của nhân vật được tác giả yêu qúy Hans Christian Anderson dựng lên.

Amalienborg Palace là một quần thể dinh thự hoàng cung được hoàn thành năm 1749 dưới thời vua Frederik V. Ở đây vào ban trưa mỗi ngày có nghi lễ thay đổi lính gác truyền thống.

Christiansborg Palace được khai trương năm 1928 hiện vẫn còn đang được sử dụng. Hoàng gia hiện sống ở Amalienborg, nhưng Nghị viện và Quốc hội sử dụng Christiansborg.

Nhiều du khách thích thú đi vào khu cửa Tivoli, một thời là công viên giải trí nổi danh của Đan mạch. Gần đây có những nhà hang và quán ăn rất nỗi tiếng. Đừng quên là hang bia nỗi tiếng Carlsberg của Đam Mạch. Họ cũng tiếp tục ủng hộ cho Bảo tang viện Ny Carlberg gần đây.

Copenhagen có thể là thủ đô nhưng không vì thế mà biểu trưng được hết các đặc tính khác của dân Đan Mạch! Người ta nói thành phố Roskilde ở phía đông có một ngôi đại thánh đường đồ sộ xây và thế kì 12 hãy còn nguyên vẹn, hay về miền bắc thủ đô có lâu đài Kronborg trong thôn làng Helsingor (Elsinore) là một trong những địa danh thời danh nhất trong văn học.

Người ta vẫn thường nói: «Trăm hay không bằng mắt thấy ». Quả thật, khi đặt chân đến Đan Mạch thì mới khám phá ra một bầu không khí thanh bình tràn ngập nơi thiên nhiên và con người. Những cánh đồng lúa mì và đồng cỏ phì nhiêu trải rộng tầm nhìn xa tít tận chân trời. Những phương tiện giao thông trên các trục đường thật nhịp nhàng không chút vội vã. Những người đi bộ trên các phố phường lộ rõ nét thư thái qua từng bước chân, đặc biệt dân chúng thảnh thơi đi xe đạp dung dăng dung dẻ!

Đời sống của dân chúng được chăm lo về mọi mặt. Đây cũng là quốc gia xếp hạng nhất trên thế giới về bình đẳng thu nhập. Mức lương giữa người thất nghiệp và người lao động chênh nhau không đáng kể.

Theo số liệu thống kê năm 2007, Đan Mạch có 5.443.084 người (xếp hạng 108), với diện tích rộng 43.094 km2 (hạng 131); mật độ 126/ km2 (hạng 62); thu nhập tính theo đầu người khoảng 37.000 USD (hạng 8).

Vài nét về Giáo Hội Công Giáo tại Đan Mạch

Đan Mạch đón nhận hạt giống Tin Mừng vào khoảng năm 800. Tuy nhiên, do gần với Đức nên quốc gia này chịu ảnh hưởng nặng của phong trào ly khai khỏi Giáo Hội Công Giáo do Luther đề xướng. Tại đây, vào năm 1536, Đạo Tin Lành đã trở thành quốc giáo. Hầu hết các nhà thờ Công Giáo bị trao lại cho Hội Thánh Tin Lành. Cho đến nay, số người theo đạo Tin Lành chiếm 83% dân số trên toàn quốc.

Đạo Công Giáo chỉ được khôi phục trở lại cách đây khoảng 150 năm. Hiện nay Giáo Hội Đan Mạch trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Bắc Âu (Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch và Phần Lan) và có duy nhất một giáo phận trên toàn quốc, với khoảng 37 ngàn giáo dân (0,05%), 75 linh mục Trong đó, khoảng 20 linh mục là người Đan Mạch, 4 linh mục Việt Nam.

Sự hình thành Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Đan Mạch

« Đất lành chim đậu ». Sau biến cố 1975 nhiều thuyền nhân Việt Nam được quốc gia này tiếp nhận. Hạt giống đức tin của người tín hữu Việt Nam được gieo vào vùng đất màu mỡ đã không ngừng phát triển. Bước khởi xướng thực sự của nhóm người Công Giáo Việt Nam đến Đan Mạch là nhóm đầu tiên gồm 60 người đến định cư tại Kvaglund thuộc Esbjerg vào giữa tháng 12 năm 1979. Trước đó hai tháng, cũng tại Esbjerg có nhóm tị nạn người Việt Nam đến định cư ở vùng Gjessing nhưng trong đó chỉ có một vài người Công Giáo. Dần dần số giáo dân tăng lên trong những năm tiếp theo kéo theo nhu cầu khẩn thiết về việc thành lập các cộng đoàn khác. Cho đến nay trên toàn nước Đan Mạch đã có 12 cộng đoàn Việt Nam với tổng số hơn 3.500 người.

Cuộc gặp gỡ đầu tiên của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam với Đấng Bản Quyền sở tại là Đức Cha Hans L. Martensen, s.j, được tổ chức tại Esbjerg, qua trung gian của sœur Anne-Marie người Đức thuộc dòng Thánh Giuse ở Vanløse vào tháng 3 năm 1980. Qua buổi gặp gỡ này các anh chị em Việt nam bày tỏ ước nguyện là có một linh mục người Việt coi sóc cộng đoàn. Sau đó mấy tháng, vị linh mục Việt Nam đầu tiên đã đến quan sát và gặp gỡ các cộng đoàn trong vòng hai tháng 9 và 10/1980.

Từ đó cho đến dịp lễ truyền thống năm nay, luôn luôn có một vị linh mục tuyên úy Việt Nam coi sóc Cộng Đồng. Tuy nhiên, do nhu cầu mục vụ tại các giáo xứ, đến nay tất cả các linh mục Việt Nam đều được bổ nhiệm để làm mục vụ cố định tại các giáo xứ. Một điều may mắn là tại mỗi vùng khác nhau trên toàn quốc đều có sự hiện diện của các cha Việt Nam. Do đó, cùng một lúc các ngài vẫn có thể tiếp tục giúp các cộng đoàn Việt nam trên địa bàn của mình.

Ngày đại lễ truyền thống

Lần đầu tiên, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Đan Mạch tổ chức mừng lễ các vị Chân Phước Tử Đạo Việt Nam trên cấp độ toàn quốc tại tu viện Dalum, Odense vào ngày 27 tháng 08 năm 1983. Kể từ đó, hàng năm cứ vào khoảng trung tuần tháng Tám, các cộng đoàn khắp nơi lại quy tụ với nhau để cùng mừng lễ truyền thống này.

Dịp lễ năm nay diễn ra trong ba ngày cuối tuần bắt đầu từ tối thứ sáu 13/8 cho đến trưa Chúa Nhật 15/08 tại Ømborg với khoảng 600 người tham dự. Có rất nhiều việc cần chuẩn bị trong dịp này, như dựng trang trí khuôn viên và lễ đài, dựng hai lều lớn tại khu vực cử hành thánh lễ, tập nghi thức cho đoàn lễ sinh, công việc làm bếp và đón tiếp những người tham dự…Đức Giám Mục giáo phận, Đức Cha Czeslaw Kozon người gốc Ba Lan, đồng hành cùng Cộng Đồng trọn vẹn ngày thứ Bảy. Buổi sáng ngài tham dự nghi thức khai mạc và lần chuỗi Mân Côi. Buổi chiều ngài cùng ngày, ngài chủ sự thánh lễ mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam cùng với tám linh mục đồng tế. Ngoài ra dịp này cũng có một linh mục Việt Nam đến từ nước khác được mời để giúp cộng đoàn trong việc tĩnh tâm. Vị giảng thuyết năm nay là cha Vũ Thế Toàn, s.j. đến từ Hoa Kỳ. Sự chuẩn bị chu đáo của ban tổ chức và các đoàn thể cùng với sự nhiệt tình tham dự của mọi thành phần đã làm cho bầu khí ngày lễ trở nên sốt sắng và thêm phần long trọng.

Lời kết: Chiếm gần 10% trong tổng số người theo đạo Công Giáo, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại đây có một vai trò quan trọng đối với đời sống Giáo Hội tại Đan Mạch. Kế thừa đức tin trung kiên của các vị tử đạo tiền nhân, thế hệ con cháu của các ngài đã mang đến cho Giáo Hội địa phương một sức sống mới. Như lời cám ơn ở phần cuối thánh lễ của Đức Cha Kozon, Giám Mục tại Đan Mạch, ngài cảm phục người tín hữu Việt Nam tại đây đã không ngừng dấn thân sống đức tin trong một quốc gia mà số người theo đạo Công Giáo còn chiếm tỉ lệ thật khiêm tốn.

(Phần về thứ hai: Giáo hội Công giáo Đan Mạch và người Công giáo VN ở Đan Mạch là phần lấy ra từ trang Web của CGVN tại Đan Mạch)
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thư kêu cứu của giáo xứ Bắc Kạn - Giáo Phận Bắc Ninh
Giáo xứ Bắc Kạn - Giáo Phận Bắc Ninh
06:42 04/08/2011
GIÁO XỨ BẮC KẠN
GIÁO PHẬN BẮC NINH


Tổ 6, phường Phùng Chí Kiên,
Thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn


THƯ KÊU CỨU

Kính thưa Đức Cha, cha chánh xứ, quý cha, quý tu sĩ và cộng đoàn dân chúa giáo phận Bắc Ninh.

Chúng con, cộng đoàn giáo xứ Bắc Kạn, giáo phận Bắc Ninh.

Kính trình Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ và cộng đoàn dân Chúa giáo phận vụ việc sau:

Giáo xứ Bắc Kạn – Giáo phận Bắc Ninh đã có cách đây hơn 100 năm, có cả một bề dày lịch sử. Đã có những thời kỳ có linh mục chính xứ và nhiều linh mục phó xứ; các Dòng Tu; nhà Cô Nhi…

Ngôi nhà gia đình Anh Đoàn Hữu Chính hiện nay đang ở là do chiếm hữu đất của nhà thờ Bắc Kạn. Trước đây, con đường đi lên nhà thờ là con đường đi qua nhà Anh Đoàn Hữu Chính. Khi xây nhà, anh Đoàn Hữu Chính đã phá con đường đó đi (biên bản các cuộc họp giải quyết về việc đất đai, con đường giữa UBND phường Phùng Chí Kiên, nhân dân, giáo dân… đều công nhận con đường lên nhà thờ đó là đúng và hiện nay các biên bản còn được lưu giữ)

Sau nhiều lần làm đơn đề nghị chính quyền các cấp can thiệp giải quyết, gia đình ông Đoàn Hữu Chính đã phá và chiếm con đường của bà con hằng ngày đi lên nhà thờ để đọc kinh cầu nguyện mà không được giải quyết.

Hiện tại bậc lên xuống nhà thờ xứ Bắc Kạn quá hẹp và quá dốc, gây rất nhiều nguy hiểm, an toàn đến tính mạng của người già và trẻ em mỗi khi lên xuống tham dự Thánh Lễ, cầu nguyện và làm các việc tâm linh khác. Nhiều bà già và trẻ em đã trơn ngã tai nạn rất đau đớn. Nỗi nguy hiểm và an toàn càng tăng lên trong các dịp lễ lớn.

Khoảng 8h30 ngày 31 tháng 07 năm 2011 cộng đoàn giáo xứ Bắc Kạn chúng con đã cùng nhau sửa chữa, mở rộng và nâng cấp bậc lên xuống nhà thờ, tạo điều kiện thuận lợi và sự an toàn cho mọi người khi có nhu cầu đến nhà thờ. Khi chúng con làm được khoảng trên dưới 60 phút thì UBND phường Phùng Chí Kiên cùng ban Quy Tắc Đô Thị tới, yêu cầu cộng đoàn tạm dừng làm việc để chờ giải quyết.

Sau khi chính quyền các cấp ra về. Tin tưởng và tôn trọng lời hứa của chính quyền, cộng đoàn chúng con đã ngừng làm việc và thu dọn dụng cụ để chờ sự giải quyết công minh của chính quyền.

Đang lúc chúng con thu dọn dụng cụ, và một số đã ra về thì Chị Nguyễn thị Huệ (vợ của ông Đoàn Hữu Chính) và con gái mang xà beng ra phá bậc lên xuống. Hơn thế nữa, vừa đào phá bậc vừa nói những lời lăng mạ tới cá nhân, tới cộng đoàn Công Giáo. Nghiêm trọng hơn, hai mẹ con bà còn xúc phạm đến niềm tin thiêng liêng của Tôn giáo. Thấy thế, cộng đoàn chúng con đã hết sức can ngăn, không để bà Huệ và con gái phái hoại, nhưng bà Huệ và con gái đã dùng xà beng lao về phía chúng con, dùng gạch đá tấn công những người đến can ngăn.

Thấy Chị Nguyễn Thị Huệ quá hung hãn, đã dùng xà beng, gạch đá tấn công bà già và trẻ em. Để đảm bảo an toàn cho mọi người đang đứng đó, nên một số người đã giữ lấy hai mẹ con Bà Huệ không cho hành động, trong lúc giữ bà Huệ và con gái thì họ đã dùng mồm cắn vào tay những người đến can giữ, Chị Huệ và con gái tiếp tục dùng gạch ngói ném và dùng xà beng lao mọi người. Thấy tình thế can giữ không được, nên đành buộc hai mẹ con bà Huệ vào gốc cây rồi điện báo cho các cấp chính quyền (Công an Phường, công an 113 tỉnh Bắc Kạn) để kêu cứu. Khi các cấp chính quyền và Công an đến chúng con chúng con đã giải tán.

Đang trong lúc chờ đợi các cấp chính quyền giải quyết, ngay chiều hôm đó (31/07/2011), công an thị xã Bắc Kạn đã gọi một số người trong cộng đoàn chúng con để tra vấn, hơn nữa công an còn trực tiếp đến một số gia đình để chất vấn và ghi chép toàn bộ những lời khai.

Sự việc không dừng tại đó, đang trong lúc chúng con vẫn luôn hy vọng ở sự công minh của các cấp chính quyền thì trưa ngày 02 tháng 08 năm 2011. Công an tỉnh Bắc Kạn đã huy động lực lượng rất đông đến nhà ông Nguyễn Thế Ngọc tại tổ 11, phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn là Ban Hành Giáo của Nhà xứ Bắc Kạn, yêu cầu mọi người trong nhà đứng im tại chỗ rồi đọc lệnh bắt tạm giam ông trùm Nguyễn Thế Ngọc với tội danh Bắt người trái pháp luật. Hơn thế, họ còn kiểm tra từng phòng trong gia đình của ông trùm Nguyễn Thế Ngọc và không có sự chứng kiến của gia đình. Sau đó, ông trùm Ngọc đã bị khoá hai tay, rồi đưa lên xe dẫn độ về trại giam công an tỉnh.

Hiện tại ông trùm Nguyễn Thế Ngọc đang bị giam giữ ở trai giam.

Kính thưa Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ và cộng đoàn giáo phận

Chúng con thấy:

Việc lệnh bắt ông trùm Nguyễn Thế Ngọc với tội danh Bắt người trái pháp luật. Vậy người hành hung, phá hoại tài sản, cầm xà beng, cầm đá ném người khác lại là người làm đúng pháp luật sao? Người can giữ, tự vệ, khống chế để giao cho chính quyền lại là người Bắt người trái pháp luật sao???

Trong lúc chờ đợi cơ quan chức năng đến giúp đỡ, để bảo vệ an toàn tính mạng cho những người già, trẻ em, những người có mặt tại đó; để hạn chế sự thiệt hại về tài sản sao lại là người bắt người trái pháp luật???

Kính xin Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ và cộng đoàn dân Chúa trong giáo phận, thêm lời cầu nguyện và có hành động cụ thể, yêu cầu trả tự do cho ông Ngọc để cộng đoàn giáo xứ Bắc Kạn chúng con sớm được hưởng sự công bằng và bình an.

Bắc Kạn ngày 03 tháng 08 năm 2011
Cộng đoàn giáo xứ Bắc Kạn đồng kêu cứu và ký tên
 
Tản mạn về tân TT Dũng với tư tưởng ''Rác ngoại sính hơn… rác Việt''
Hà Long
12:32 04/08/2011
Tản mạn về tân TT Dũng với tư tưởng "Rác ngoại sính hơn… rác Việt"

Hôm thứ tư ngày 3 tháng 8 tờ báo Dân Trí chạy tin bài viết với câu hỏi "Rác ngoại tốt hơn... rác nội?!" nói về việc vận hành nhà máy mới xây dựng nhằm phân loại vật liệu tái chế tại Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước của Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS). Loại máy mới này chỉ đạt được chất lượng tốt khi thử nghiệm bằng loại rác… ngoại, thế nên cơ xưởng cần phải nhập rác ngoại về VN đến 10.000 tấn.

Theo giải thích của VWS thì công ty phải xin nhập rác từ Mỹ về để chạy thử nghiệm hệ thống phân loại, xử lý rác vì rác ở TPHCM… không đạt yêu cầu lý tưởng cho việc này.

Thế đấy, tại xứ sở 4.000 năm văn hiến đến rác cũng phải kén chọn hàng ngoại.

Hoặc theo dân gian có thể ví von: Rác ngoại thơm hơn rác Việt chăng?

Đến rác cũng còn bị phân loại, kỳ thị, hơn thua về "phẩm chất mùi vị" tại Việt Nam thì 90 triệu dân Việt Nam phải trải qua bao nhiêu cơ cực để lần bước lên bậc thang xã hội, nếu không gia nhập đảng csVN.

Như một trò cười khi báo Dân Trí cho biết thêm đã gần một thập kỷ qua, từ năm 2004 mà rác VN vẫn chưa đạt được chất lượng: "TPHCM đã phát động chương trình Phân loại rác tại nguồn từ năm 2004. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên chương trình này rơi vào tình trạng “đầu voi, đuôi chuột” và đến nay TPHCM vẫn chưa có rác đã phân loại tại nguồn cho các nhà máy này hoạt động".

Đến rác mà cũng chưa đạt được chất lượng "mùi thối" thì người dân VN còn trông chờ gì nữa đến quản lý của chính phủ, của cựu và tân thủ tướng Nguyễn Tiến Dũng?!

Nhìn đến thành quả đạt số phiếu gần như vượt chuẩn của 94% dành cho khuôn mặt tươi cười rạng rỡ của vị tân thủ tướng Nguyễn Tiến Dũng vừa qua, người dân tưởng như mình đang nhìn lầm người về một nhân vật đã để lại một ấn tượng thành công to lớn sau 5 năm giữ chức vụ thủ tướng cho đất nước Việt Nam. Ông Dũng có thể kể gì cho con cháu sau này về chính sách của ông về kinh tế, chính trị, ngoại giao, v.v… trong nhiệm kỳ 5 năm của ông đã qua.

Chỉ nhắc về một phi vụ Vinashin ông Dũng đã để lại trên đôi vai của 90 triệu dân đến 6 tỷ đô la của nợ nần, đổ đồng mỗi đầu người phải gánh chịu cho ông Dũng 1 triệu đồng VN. Tại Thanh Hóa nạn đói đe dọa người dân đến thóc giống cũng phải lấy ra ăn. Lạm phát VN đã đặt đến ngưỡng cửa kỷ lục thế giới với 23% trong tháng 7. Lẽ ra thời kỳ 5 năm của ông Dũng rất ổn định về mọi mặt nhưng VN phải nợ công cao chưa từng có dưới sự điều hành của ông qua các doanh nghiệp hoặc tập đoàn nhà nước như ngân hàng, điện lực...

Một nhắc nhở mới đây của nhà báo Huy Đức, nổi tiếng với Blog Osin: "Nhớ cái Tết 2006, mấy tháng trước khi ông (Dũng) nhậm chức, tô phở 15.000 đồng đã bị báo chí la làng. Bây giờ tô phở cùng loại đã là 50.000 đồng. Khi ông lên, ký thịt gà loại thả vườn cũng chỉ mới 28.000 đồng, ký heo nạc mới 38.000 đồng…" Những thực phẩm này giờ đây sau 5 năm đã trở thành hàng xa xỉ đối với tầng lớp đại đa số dân nghèo.

Vì thế trong nửa năm đầu 2011 giới công nhân VN đã tổ chức biểu tình đình công lên đến hàng trăm vụ. Số lượng người đình công lên cả chục ngàn như một lần báo Tuổi Trẻ đã đưa tin: "10.000 công nhân đình công gây ùn tắc quốc lộ" tại Đồng Nai Biên Hòa.

Nếu nói thêm về tham nhũng, hối lộ trong những vụ PMU18, kỹ nghệ in tiền nhựa Polymer và dự án Đại lộ Đông Tây thì thế giới nhạo cười về thâm cung bí sử về nạn hối lộ đút lót của các quan chức VN.

Từ năm 2006 đến 2011 câu nói bất hủ và là kim chỉ nam cho TT Nguyễn Tấn Dũng mà ai cũng đợi một sự trả lời cụ thể của ông, nhưng vẫn vô vọng: "Thay mặt đảng và nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tôi tuyên bố sẽ chống tham nhũng đến cùng, nếu không chống được tham nhũng tôi sẽ xin từ chức".

Ai cũng biết về tham nhũng, nhà nhà biết, cả nước biết tỏ tường trừ mỗi ông Dũng ra. Vừa bước ra khỏi ngõ là người dân có thể chạm trán với hối lộ tham nhũng. Hệ thống công an, cảnh sát chìm nổi, núp đường núp bóng luôn tạc dạ ghi tâm với điều "Còn Đảng Còn Mình" thì họ còn bám chặt vào điều thất hứa của ông Dũng.

Câu nói để đời của ông Dũng dùng ông Phạm Văn Đồng đánh bóng cho mình về liêm khiết: "Hơn ba năm nay tôi làm thủ tướng cũng chưa xử lý kỷ luật một đồng chí nào, chắc là cũng phải học theo đồng chí Phạm Văn Đồng". Nếu đúng như thế thì thật đại phúc cho dân tộc Việt Nam và không phải xấu hổ trước Nhật Bản và Úc. Ông Dũng không tìm ra được một đồng chí nào phạm lỗi (về tham nhũng, lấy của công, buôn lậu quốc tế, cướp đất, dâm loạn với học sinh, dùng bằng giả…) nên không thể kỷ luật. Tuy nhiên để diễn tả điều này của đảng csVN hiện nay thì đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang đã thú nhận với cử tri quận 1 (TPHCM) với tư cách ứng cử viên ĐBQH vào sáng 7/5 rằng "sự ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng thì vẫn chưa thành công". Khủng khiếp hơn nữa về nạn tham nhũng dưới trướng của ông Dũng không còn là những con sâu riêng lẻ mà đã kết nhau thành bầy bâu xé đất nước VN: "Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này", ông Trương Tấn Sang nói thêm với cử tri quận 1.

90 triệu dân VN cũng ghi nhớ đạo hạnh (bằng miệng) của ông Nguyễn Tấn Dũng: "Tôi xin nói suy nghĩ riêng của mình. Tôi yêu nhất, quý nhất là sự trung thực, ghét nhất, giận nhất là sự giả dối!"

Yêu quý sự trung thực của ông Dũng đi liền với sự tống ngục tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ vào ngục tù vì ông Dũng không dám đối diện với sự thật trong các thư LS Hà Vũ viết cho ông. Sự giả dối của ông Dũng đã thực hành gắn tội trạng lên người cho LS Hà Vũ: "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam".

Nếu nhìn TT Dũng có một trái tim yêu tổ quốc giống nòi trong trái tim của Thánh Gióng tại công trình Tượng đài Thánh Gióng ngự trên đỉnh núi Đá Chồng, thuộc Khu di tích Đền Sóc - Chùa Non (Sóc Sơn, Hà Nội) dịp mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, thì ông đã không khuất phục ngoại bang (cộng sản Tàu) trong cái "lè lữa bò" của họ. Được lý giải về việc đúc tim người và ngựa của Thánh Gióng đại đức Thích Thanh Quyết cho biết: „… Vì thế, chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gợi ý cho chúng tôi về việc đúc trái tim của đức Thánh với hình dáng như thật, thậm chí còn có hai dây nối tượng trưng cho động mạch và tĩnh mạch của trái tim với mong muốn trái tim đức Thánh sẽ mãi đập nhịp cùng với truyền thống tinh thần tốt đẹp của dân tộc Việt”.

Tinh thần tốt đẹp của Thánh Gióng là gì? Nếu không phải xông pha cầm gươm cưỡi ngựa dẹp tan bọn giặc Ân để bảo vệ nước Nam: "Diệt giặc nước, xây móng nền, dựng cờ tổ quốc".

Hay quá, tốt quá, yêu nước nồng nàn với ý tưởng đúc tim nối động mạch và tĩnh mạch cho Thánh Gióng! Như thế thì đã không có vụ cắt cáp Bình minh 2 xảy ra hôm 26/5 và vụ tàu Viking 09/6 tại vùng hải phận VN.

Chưa xong, các báo Lề Trái loan tin trong tháng 7 về vụ việc đục chữ vất đi đoạn thơ của Hồ Chí Minh tại tại đền thờ "Người Anh Hùng Áo Vải" - vua Quang Trung trên núi Dũng Quyết ở thành phố Vinh (Nghệ An). Nếu không có chỉ đạo từ chóp bu Ba Đình thì bố ai dám vất thùng rác lời của ông Hồ. Vì sợ ông láng giềng khổng lồ mà dám nhục mạ đến cả tổ tiên anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ Quang Trung. Những lời dưới đây đã bị đục mất:

Nguyễn Huệ là kẻ phi thường
Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm, giặc Tàu
Ông đà chí cả mưu cao
Dân ta lại biết cùng nhau một lòng
Cho nên Tàu dẫu làm hung
Dân ta vẫn giữ non sông nước nhà

Thể hiện tình yêu nước bảo vệ giang sơn giống Thánh Gióng của ông Dũng trong những tuần qua là dồn ép, khủng bố bắt bớ thẳng tay những người bày tỏ lòng yêu nước trước sứ quán Tàu tại Sàigòn và Hà Nội.

Tại Biển Đông, vùng biển tổ quốc Việt Nam càng ngày bị thu hẹp lại theo đường lưỡi bò. Ngư dân bị cướp bóc, bỏ tù bởi tàu lạ. Trên Cao Nguyên Lâm Đồng với quặng mỏ Bauxit được gắn liền với những bức Vạn Lý Trường Thành vây bọc riêng cho một vương quốc Tàu ngay giữa lòng đất Việt Nam. Hàng ngàn Hecta rừng rơi vào tay người lạ quản lý làm chủ đến 50, 100 năm. Nói chung nội các của ông Dũng đang đưa VN đến việc mất mỏ, mất biển, mất rừng. Đây là một "chủ trương lớn" của đảng cộng sản Việt Nam vâng lời làm theo quan thày Phương Bắc. Người dân đang bị bưng bít về các thông tin về lãnh thổ của chính mình.

Hơn bao giờ hết, trong giai đoạn dầu sôi lửa bỏng tại Biển Đông. Ít nhất người đứng đầu VN, thủ tướng Dũng phải can đảm gióng lên được một tiếng như Philippin đã làm: Đưa bọn bành trướng Bắc Kinh ra Liên Hiệp Quốc.

Vừa qua, bắt đầu nhiệm kỳ 2 các báo chí lề phải thay vì phê bình chỉ trích hoạt động kém hiệu quả của ông Dũng trong 5 năm vừa qua thì hàng trăm tờ báo lại ngợi khen: Thủ tướng nguyện 'làm công bộc của dân'

Cựu và tân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hân hoan phát biểu nhậm chức: "Chính phủ, Thủ tướng nguyện trung thành với tổ quốc, với dân tộc, với Đảng, với hiến pháp, nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nhà nước, tất cả vì mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Ông Dũng lại cam kết và hứa (nhưng không thực hiện đuợc trong hành động như 5 năm trước đây): "Chúng tôi nguyện sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, thường xuyên học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực sự cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, thực sự là công bộc của dân, việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước".

Vẫn điệp khúc cũ nhai lại của thủ tướng: "Chính phủ, Thủ tướng sẽ tập trung sức xây dựng Chính phủ trong sạch, vững mạnh; kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí và ngăn ngừa, khắc phục quan liêu".

Vài bình luận được phản ánh gay gắt trên báo lề phải (Dân Trí):
- changbom89@yahô.com: Tôi mong nhà nước mình nói được là làm được. Chứ như ở chỗ tôi, cụ thể là Hưng Yên, cán bộ tham nhũng còn nhiều, cán bộ xã cũng trở nên giàu sụ...

- nguyenngoctbnh@gmail.com: Không những cần loại bỏ tham nhũng, mà còn cần phải loại bỏ cả thói cửa quyền, quát tháo, hạch sách vẫn tồn tại khá nhiều trong các đơn vị hành chính nhà nước.

Ký giả Roger Mitton của Phnom Penh Post, một người thông thạo tình hình chính trị Việt Nam có thể nói thay cho 90 triệu dân VN về ông Dũng và nội các mới của ông: "Về cơ bản, điều này có nghĩa là cải cách hệ thống chính trị và kinh tế vốn đang trì trệ của Việt Nam sẽ không xảy ra trong 5 năm tới."

Phân loại rác tại VN, tưởng như rất dễ dàng nhưng còn rơi vào tình trạng "đầu voi, đuôi chuột" từ chục năm nay, thì đảng csVN với chính phủ của ông Dũng đã và đang rơi vào chính ngõ cụt này.

Nếu sính hàng ngoại với cơ chế tự do dân chủ tại Âu Mỹ thì ông Dũng và đồng bọn đã chẳng còn 1 lá phiếu phòng thân, huống chi họ vẫn được phép hân hoan tươi cười nắm quyền cho 5 năm tới.

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, một trong những vị khởi xướng trang mạng Bauxit viết về quang cảnh bên ngoài phiên xử phúc thẩm Cù Huy Hà Vũ ngày 2 tháng 8. Câu chuyện chính trị nóng hổi bên lề đang diễn ra tại Ba Đình được bàn thảo khi chờ đợi trước Tòa Phúc thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao tại Hà Nội: Chúng tôi trao đổi ngắn với nhau về phiên họp Quốc hội đang diễn ra, về hình ảnh các vị chấp chính vừa in rất to trên các báo, trước kết quả "thắng lợi vang dội" sau mấy cuộc bỏ phiếu rất "dân chủ" đưa họ lên những chiếc ghế ngon ơ, ông nào nét mặt cũng rạng rỡ mà ông Thủ tướng thì rạng rỡ hơn người nào hết. (Võ Thị) Hảo chỉ hỏi tôi (Nguyễn Huệ Chi) có mỗi một câu mà tôi không sao trả lời được, vì chính đó cũng là câu hỏi đang cồn cào trong ruột của mình: “Không hiểu họ có thấy xấu hổ trong lòng hay không khi đội quân chức năng mẫn cán của họ không từ một thủ đoạn nào đàn áp dân, giết dân chẳng ghê tay, đạp vào mặt người yêu nước mà đến một Nhà nước chuyên chế đích thực cũng không dám làm. Em hỏi thế là vì không hề thấy một vị nào mở miệng ra nói một lời xin lỗi nào cả. Tuyệt đối không. Dân chết vì mình cũng không xin lỗi. Dân đi biểu tình để giữ nước cho mình bị đạp thẳng vào mặt cũng không xin lỗi. Chỉ thấy những nụ cười tươi trên những khuôn mặt béo tốt, có thế thôi. Anh bảo thế chẳng là... đại phúc cho dân tộc ta sao!”

Đại phúc hoặc đại họa cho dân tộc VN khi người viết nhẩm tính học vị của từng chính khách. Chẳng có một vị nào mang danh phó thường dân với bằng cấp dân hèn. Quèn lắm, họ phải có từ học vị cử nhân trở lên đỉnh cao trí thức tiến sĩ. Tính theo quốc tế không có một quốc gia nào có những đầu óc vĩ đại như của lãnh đạo VN (cứ xem như họ có bằng thật). Kiểu trí thức này phải tính theo "Bằng cấp nội tốt hơn... bằng cấp ngoại" thì mới đáng giá ở Ba Đình.

Nội các mới của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gồm 4 phó thủ tướng, 18 bộ trưởng, 4 thủ tưởng cơ quan ngang bộ và các thành viên khác của Chính phủ vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua thì học vị tri thức của họ được ghi nhận như sau:

6 người: Cử nhân
3 người: Kỹ sư
4 người: Thạc sỹ
7 người: Tiến sỹ
2 người: Phó GS/TS
4 người: GS/TS
Thủ tướng: có học vị cử nhân luật

Cuối cùng "Rác ngoại tốt hơn... rác nội?!", nếu chưa đúng cho ông Dũng về chất lượng "mùi thối" thì chắc chắn một điều chính ông và giòng tộc Nguyễn Tấn Dũng đã có: "Rể ngoại tốt hơn... rể nội!".

Hà Long
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Một linh đạo đời (2)
Vũ Văn An
04:17 04/08/2011
Quyết định. C. S. Lewis nói như sau về sức biến đổi của quyết định: “Mỗi lần quyết định, là mỗi lần bạn biến cái phần trung tâm của bạn, cái phần trong bạn làm việc quyết định đó, thành một điều gì đó hơi khác với điều nó là trước đó. Và nếu coi đời mình như một toàn bộ, với muôn vàn những quyết định khác nhau trong suốt cuộc đời lâu dài ấy, bạn quả đang từ từ biến cái điều trung tâm kia… một là thành một tạo vật hoàn toàn hoà hợp với Thiên Chúa, với những tạo vật khác, và với chính nó, hai là thành một tạo vật gây chiến liên miên… Trong từng khoảnh khắc, mỗi người chúng ta đều đang diễn biến thành trạng thái này hay trạng thái kia” (7).

Lối nói “đưa ra quyết định” hay “làm quyết định” bây giờ đã khá quen thuộc, nên ta ít lưu ý tới nó. Còn hạn từ “thánh thiện” thì lại xưa quá nên ta ít dùng tới nó. Ấy thế nhưng, trong đời sống ở thế kỷ 21 này, không có gì quan trọng bằng sự thánh thiện chân thực trong thế giới nhân bản.

Một tư tưởng gia Dòng Tên là John Langan từng nhận định về điều ấy trong khảo luận “Các Thánh và Các Quản Trị Viên: Thách Đố và Nhân Đức Của Nhà Lãnh Đạo Kinh Doanh Kitô Giáo” (Saints and Managers: The Challenge and Virtues of the Christian Business Leader) (8). Dựa trên chính quan sát bản thân, ông lý luận rằng: “Một số người trong giới kinh doanh Mỹ có cảm tưởng như Dante trong ‘rừng tối’. Họ bối rối trước viễn ảnh một thế giới trong đó các mốc biên giới luân lý bị giầy đạp trong cuộc đua vội vàng tới thành công và trước những phương cách trong đó, để đạt được mục tiêu, người ta trở nên xa lạ với chính mình… Họ thấy khó chịu đối với cả những người tự coi mình hoàn toàn thực dụng bất cần gốc rễ luân lý lẫn những người tự coi mình như hiện thân của những nguyên tắc luân lý cứng rắn. Đó là tình thế tôi thường thấy nhiều nhà kinh doanh có suy tư trong các cơ sở lớn nói lên; thiển nghĩ ta nên nghiêm chỉnh xét tới tình thế ấy”.

Langan quả thực đã nắm vững cách mà một số người có đức tin thường cảm thấy trong các cơ sở lớn: những thời điểm đen tối, những bất mãn với thứ “ngôn ngữ nhân đức”, những hoài mong điều thiện. Ông đưa ra một quan điểm lãnh đạo luân lý không liên quan gì tới việc giữ thể diện hay duy trì các tập tục. Ông viết tiếp: Ta có lý khi ngần ngại mô tả các nhà lãnh đạo kinh doanh như các vị thánh. Cho dù tin rằng: như mọi Kitô hữu khác, họ cũng được mời gọi nên thánh, nhưng ta vẫn cho rằng việc nên thánh là điều gì tương tự như việc lãnh đạo luân lý… (mà) lãnh đạo luân lý thì đâu có cái thứ bổng lộc của tổng giám đốc hay của cải vững ổn… giống mọi nhân đức nhân bản, việc lãnh đạo luân lý này phải khổ công mới kiếm được hay thủ đắc được. Nó cũng cần phải được thực hành hay duy trì. Đó là điều người ta được mời gọi, mà họ phải cố gắng vươn tới, như Thánh Phaolô từng vươn tới hồng ân cứu độ: “Thưa anh em, tôi không nghĩ mình đã chiếm được rồi. Tôi chỉ chú ý đến một điều, là quên đi chặng đường đã qua, để lao mình về phía trước. Tôi chạy thẳng tới đích, để chiếm được phần thưởng từ trời cao Thiên Chúa dành cho kẻ được Người kêu gọi trong Ðức Kitô Giêsu” (Phil. 3:13-14).

Từ khi Langan viết điều trên, tình thế còn trở nên tệ hơn. Ấy thế nhưng theo một số người, ông tiên tri đúng khi cho rằng: Xã hội Mỹ không thể sống còn với ý nghĩ coi mình như một cộng đồng luân lý nếu nó cứ phó mặc các thị trường và các nơi làm việc của nó cho những lối suy nghĩ phi luân lý và những tập tục đáng nghi vấn về luân lý. Trong cuộc tranh đấu nhân bản liên miên với các quyền lực sự ác trong trái tim cá nhân và cũng như các định chế, ta phải cố gắng tạo ra một bầu khí luân lý gắn bó và khả tín. Ta không mong loại bỏ được cuộc tranh chấp này, hay thắng cuộc đấu tranh này trong thời ta; là các Kitô hữu, ta coi nó như phần đóng góp của ta vào cuộc đấu tranh của chính Chúa Kitô chống lại quyền lực sự ác, chống lại các cường quyền và vương quyền thế gian (Cl 2:15) (9).

Đóng góp. Làm việc trong một tổ chức, người ta cần nghĩ tới mơ ước của tổ chức ấy, việc của nó là gì, nhằm phục vụ ai và giấc mơ cá nhân của ta liên hệ ra sao với giấc mơ của tổ chức. Khi tin vào giấc mơ của tổ chức, người ta sẽ khám phá ra nhiều cách đóng góp, nhiều cái nhìn mới mẻ. Một trong những khó khăn lớn nhất xẩy ra cho các tổ chức thường là vì sự đóng góp đầy sáng tạo của một cá nhân hay của một nhóm bị hệ thống hay sự mù quáng hoặc quá cứng ngắc của tổ chức làm cho cùn nhụt đi.

Ấy thế nhưng, nếu chịu tra cứu tiểu sử những người đóng góp lớn nhất vào sự thiện xã hội, vào công trình sáng tạo của các nghệ sĩ và các nhà lãnh đạo, ta sẽ thấy có những cá nhân, dù bị hiểu lầm, vẫn tìm ra những cách đóng góp mới mẻ. Trên bình diện thực tiễn, làm thế nào ta có thể mở cửa đón nhận loại thánh thiện này, cái khuôn khổ luân lý vốn khó chịu với việc “nói thánh thiện” nhưng lúc nào cũng mong ước điều thiện này? Phải chăng đây là lối nhìn của những người hiểu rõ các thiếu sót và tội lỗi của ta? Những cá nhân như Thomas Merton hay Dorothy Day cho ta nhiều chỉ dẫn thích đáng. Nhưng một cách thế khác là dựa vào lịch sử tập thể: ta là ai, do đâu mà có, tại sao sự việc lại diễn tiến như hiện nay. Đôi khi, ngay giữa những bất mãn và khiếu nại, người ta bỗng tìm ra được điều hay. Cách thứ ba là tìm lại một lý tưởng đáng trân qúy, một lý tưởng mà vì tranh chấp nội bộ, người ta đã quên lãng từ lâu. Tất cả nhằm gây ra một ý thức xã hội.

Dorothy Day có lần viết rằng “muốn có một trận tự xã hội Kitô Giáo, trước hết phải có những con người Kitô Giáo”. Giống Thánh Phanxicô Assisi, khi đồng sáng lập ra Phong Trào Thợ Thuyền Công Giáo, Dorothy Day muốn kêu gọi toàn thể Dân Chúa canh tân, sửa đổi, canh tân Giáo Hội bằng Tin Mừng. Trong khi ai cũng nhớ tới Dorothy Day như người phản kháng xã hội một cách mạnh mẽ, nhưng công trình của bà, thực ra, không hề có tính phe nhóm. Bà muốn một Đạo Công Giáo trọn vẹn và toàn bộ, cả các sùng kính của nó, cả những sâu sắc của nó trong cầu nguyện, trong linh đạo, lẫn tình yêu của nó với thế gian, việc nó cử hành các sự việc đầy óc sáng tạo và được sáng tạo. Nhưng trên hết, bà cho rằng “nay đã đến lúc mở nắp chiếc giếng chân lý, chiếc giếng mà các nhà huyền nhiệm và các thánh vốn tới múc nước uống” (10).

Biến đổi thế giới. Như trên đã nói, ta không chủ trì việc biến đổi thế giới, đúng hơn, Thiên Chúa mới là người chủ đạo. Thế thì có cách nào biết được một biến đổi như thế đang thực sự diễn ra? Thiển nghĩ nên chú ý tới những loại thay đổi nhỏ nhoi nhất. Dĩ nhiên, bạn có thể nghĩ tới các giấc mơ vĩ đại như Microsoft, Greenpeace, Internet hay cách chữa trị AIDS/HIV… Tuy nhiên cần nhớ rằng ơn thánh làm việc khá âm thầm, như người trồng cỏ, và nhiều kết quả kỳ diệu đã diễn ra.

Một trong các cách thế quan trọng nhất làm tăng tiến sự hữu hiệu của ta là ở trong nhóm. Các nhóm học hỏi Lời Chúa nhiều khi đạt được những kết quả bất ngờ, nhất là những nhóm ô hợp gồm nhiều thành phần xã hội khác nhau: từ bên trong nhóm, họ có thể nhìn ra bên ngoài, ra đô thị, ra trật tự chính trị, ra lối sống…

Điều thường xẩy ra là khi bất ngờ nhất, thì Chúa Giêsu lại hiện diện. Có nhóm nhờ đọc cuốn “Church and Community in Crisis” của Andrew Overman, đã tưởng tượng ra cảnh Chúa Giêsu bảo các môn đệ thả lưới. Rồi họ tưởng tượng cảnh các môn đệ rảo quanh Galilê, tới lui các hội đường. Overman giúp họ tưởng tượng ra việc bước chân theo Chúa là như thế nào: “Vì diện tích vùng Hạ Galilê tương đối nhỏ … nên khung cảnh bình thường là nhóm này tụ tập quanh Chúa Giêsu, lên đường một hai bữa, rồi trở lại làng xã, thị trấn… Người ta dễ dàng du hành với Chúa Giêsu vài bữa, hay chỉ một ngày, tới một thị trấn Galilê, dự một cuộc tranh luận với các lãnh tụ địa phương, rồi đêm hôm, lại trở về nhà” (11). Đọc đến đó, bỗng cả nhóm học hỏi nhận ra tình thế Tin Mừng quả là quen thuộc. Nó đâu có khác chi với hoàn cảnh của họ: cũng những tụ tập, tới lui, làm bạn với Chúa Giêsu, muốn học hỏi nơi Người.

Một điều dễ nhận là nhiều hiểu biết thấu suốt bỗng nhiên xuất hiện. Thoạt đầu thường là những giây phút im lặng. Người ta cảm thấy cụt hứng. Nhưng rồi, một nối kết lớn bỗng dưng xuất hiện. Trình thuật thời thơ ấu của Chúa Giêsu, chẳng hạn, bỗng nhiên dẫn cả nhóm tới cuộc thảo luận về cách thế quyền lực được thi hành trong xã hội. Họ nối kết sự lãnh đạo của Môsê với sự lãnh đạo của Chúa Giêsu. Mọi chuyện trở thành hết sức sống động. Một buổi khác, nhóm này bàn tiếp đến việc thi hành quyền lực, nhưng không ở bên trong hệ thống luật pháp, mà ở bên ngoài hệ thống đó, qua những người mối lái quyền hành, tuy là cá thể nhưng vẫn ảnh hưởng tới cách hành xử của người ta. Các áp lực đè lên cộng đoàn của Thánh Mátthêu xem ra cũng là các áp lực đang đè nặng lên xã hội của họ. Họ vật lộn với các mối phúc, cố gắng biến chúng thành mối phúc của họ. Việc lãnh đạo đã hình thành cách đó. Khi họ quên bản chất của lãnh đạo, Chúa Giêsu Nadarét bèn nhắc nhở họ. Người không nói lý thuyết; Người không gõ mõ khua môi về chúng. Người sống điều Người tin. Lời Người không có chi khó nắm; nhưng cách Người hành động thì luôn làm ta bỡ ngỡ.

Đó chính là điều Tin Mừng muốn đem lại cho ta: các khuôn mẫu lãnh đạo. Ta được mời gọi làm người phục dịch; người chăn dắt; người quản lý; người bằng hữu. Nhưng làm điều đó cách nào? Ta cần tới nhiều suy nghĩ và hành động: ta có thể kể lại lịch sử mình; lịch sử tổ chức; nối kết chúng với lịch sử Chúa Giêsu, với những lịch sử khác trong cộng đoàn… vòng quanh các yếu tố bên ngoài ấy, bỗng nhiên ta sẽ tìm ra những trực giác thấu suốt. “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 10:6). “Thầy gọi các con là bằng hữu vì Thầy cho các con biết mọi sự Thầy đã nghe được từ Cha Thầy” (Ga 15:15). “Và các con còn làm nhiều điều lớn hơn thế này nữa” (Ga 14:12, diễn giải).

Chính nhờ những nhóm như thế, thế gian sẽ biến đổi. Họ sẽ là những người đem thay đổi tới. Họ sẽ tranh đấu cho một mức lương đáng sống, cho việc canh tân giáo dục, cho việc khai triển một trật tự xã hội công chính; cho nhà ở tốt đẹp, cho các thực hành nhân dụng công bình, cho nghệ thuật trăm hoa đua nở, đem hy vọng và nhãn quan tới cho những người không luôn luôn nhìn ra đường: các nhà văn, bác sĩ, các nhân viên xã hội, các nhân viên viễn thông, các luật sư, vâng các luật sư và chánh án, các nhân viên y tế, các phụ huynh và các nhà giáo dục. Họ là những người được ơn thánh Chúa thúc đẩy và đồng thời bị những gánh nặng triền miên của lề thói hàng ngày tràn ngập.

Tạo ra một nhân loại mới. Một trong các triết gia sáng giá nói về tương lai chính là Wilfrid Desan. Trong tác phẩm đồ sộ tựa là Planetary Man, triết gia này khai triển một lối nhìn về sự thay đổi của nhân loại, một thay đổi cần có để tạo ra một thế giới mới. Lối nhìn của ông công nhận bản chất thiếu sót trong các hoài mong và cố gắng của con người. Dù thế, ông vẫn tin vào khả thể một kinh thành thế giới (cosmopolis) và một công dân thế giới. Dù quan điểm có tính triết học này xuất hiện cả mười năm nay, nhưng nhiều người ngày nay coi quan điểm ấy có tính tiên tri.

Desan phát biểu như sau về “ông thánh thời ta”: Chỉ những ai thực sự có khả năng vươn cao hơn chính tư lợi của họ tựu trung mới có thể làm người khác tôn trọng mình. Họ sẽ được tôn kính là nhà lãnh đạo. Đó là những người được tin tưởng về động lực, được ca ngợi và noi gương (12).

Người bình thường có đạt được thứ tình yêu hy sinh như thế không? Desan nghĩ rằng có. Ông bảo sự thánh thiện bay lượn trên những con người trung bình chúng ta “như một giấc mơ, nhưng không phải là một giấc mơ không thực hiện được”. Ông không nói tới những con người thuộc các lãnh vực đặc thù, nổi bật. Thực vậy, lối ông nói về "người hành tinh" chắc chắn hàm nghĩa: mỗi người và mọi người đàn ông, đàn bà đều có thể và phải trở nên một công dân thế giới. Cái ý thức thế giới ấy là điều có thể có.

Ấy thế nhưng, ta vẫn thấy một hố phân cách trong ngôn từ. Vì khó có thể nói đến một viên chức chỉ huy thánh thiện, một quản trị viên biến đổi, một nhà doanh thương hiển dung. Những chữ như “tình yêu” và “hy sinh” xem ra khá xa lạ trong thương trường. Ấy thế nhưng điều rõ ràng là trong tình yêu, người ta thấy những sáng kiến tốt nhất.

Có người hỏi Phyllis Jordan, người lập ra Công Ty Cà Phê và Trà PJ, một doanh nghiệp theo lối “franchise”, xem điều gì lôi cuốn bà vào thương vụ cà phê. Bà cho hay có một người bạn trong loại thương vụ này cung cấp cho bà những thông tin cần thiết. Nhưng ngoài việc hướng dẫn bà ra, người bạn này có mặt ở tiệm suốt thời gian… Theo bà, việc người này gắn bó với nơi làm việc như thế, mà lại không ngần ngại giới thiệu một sản phẩm thuộc sở trường của mình cho một người bạn đã lôi cuốn bà vào thương vụ cà phê. Bà vốn muốn thấy người ta bàn bạc tới các thay đổi lớn về xã hội như môi sinh, khu xóm (13).

Phyllis Jordan chỉ là một trong hàng nghìn nhà lãnh đạo biết thiết trí cuộc sống kinh doanh quanh cái nhìn thấu suốt chính từng gợi hứng cho họ; họ thấy ra điều làm cho đời sống người khác tốt đẹp hơn đồng thời đem lợi lại cho bản thân họ. Ngoài ra, giấc mơ này còn nói lên một thế giới quan, bao gồm “những người thuộc các nước trồng cà phê, các nhà xuất cảng và nông dân cũng như những người nướng rang cà phê và bán lẻ… tất cả dấn thân vào một cố gắng có tính rất hợp tác, một cố gắng đem lại giải pháp cùng có lợi cho cả người trồng, lẫn người biến chế, và nói chung, mọi người”. Đúng thế, mọi người trong giây chuyền này đều có lợi (14). Những lời từ miệng một nhà kinh doanh địa phương như thế này xem ra có vẻ tầm thường. Nhưng đó chính là điều Desan nói tới một cách đầy triết lý. Trong sự cố gắng của ta, ta tái tạo thế giới, làm các hoài mong hiện hữu và sinh tồn của ta nên trọn hảo. Ngoài ra, Desan còn nói tới sự kiện này nữa: việc làm tốt của ta chính là một hành vi mang xá tội lại cho thời đại (15).

Thiên Chúa của lề thói hàng ngày. Tóm lại, mọi người chúng ta đều đang phục vụ Thiên Chúa và người khác với một tình yêu hy sinh trong một thế giới nối kết chặt chẽ với nhau nhờ ơn thánh. Và đó chính là ý nghĩa của hạn từ công dân thế giới, một con người được lên khuôn bởi niềm hy vọng và hoài mong sâu sắc, bởi yêu thương người lân cận, nhưng cũng bị vây bủa bởi những chi tiết chằng chịt và gánh nặng nghìn cân của cuộc sống. Cái lề thói hằng ngày mà Karl Rahner từng nói tới, trong đó ta được Thiên Chúa tác động và qui hướng về Người, nhưng lúc nào cũng gặp căng thẳng và xa cách đối với Người, chính là một lò nấu, là ngọn lửa tôi luyện nhờ đó mọi hành động của ta được lên khuôn, trong đó các nhiệm vụ đại thể trong cuộc sống ta được thành hình, có khuôn thước. Biết hay không, ta vẫn đang lên khuôn thế giới bằng tình yêu nếu ta biết trì chí, nếu ta kiên trì làm dụng cụ cho ơn thánh của Chúa trong đời.

Viết theo Emilie Griffin, “God of My Daily Routine: Toward a Spirituality of the World” (Tạp chí Logos của Đại Học Thánh Thomas, Minnesota, Hoa Kỳ, số 5, Mùa Xuân 2002)

Ghi chú
1. Xem Hannah Arendt, The Human Condition (Chicago and London: University of Chicago
Press, 1958), 291.
2. Xem William Shannon, Seeds of Peace: Reflections on Contemplation and Non-Violence
(New York: Crossroad, 1996).
3. William James, “Pragmatism’s Conception of Truth,” trong Pragmatism and Other Essays
(New York:Washington Square Press, 1963), 88-89.
4. Gerald G. May, “To Bear the Beams of Love: Contemplation and Personal Growth,”
trong The Way Supplement:Contemplation and the Contemplative Life,No.59, Summer 1987,
24-34 (London, England: 114 Mount Street, London W17 6AN, England).
5. John Loudon, “Experiments in Truth,” Parabola,Winter 1985, 20, 21 and 23.
6. Karl Rahner, “God of My Daily Routine,” trong Encounters with Silence (London: Sands
& Co., 1960), 45-52.
7. C. S.Lewis, Mere Christianity (New York: Macmillan, 1943), 86.
8. John Langan, “Saints and Managers: The Challenge and Virtues of the Christian Business Leader,” trong Discovering the Business Vocation:Proceedings of a National Conference (Washington,D.C.: FADICA [Foundations and Donors Interested in Catholic Activities], 1990).
9. Ibid.
10. Dorothy Day, “On Pilgrimage,” The Catholic Worker, January 1972, I.
11. J. Andrew Overman, Church and Community in Crisis: the Gospel According to Matthew
(Valley Forge, Pa.: Trinity Press International, 1996), 67.
12. Wilfrid Desan, The Planetary Man (New York: Macmillan, 1972), 379.
13. Emilie Grffin phỏng vấn Phyllis Jordan tại New Orleans, Louisiana, tháng 10, 1992.
14. Phyllis Jordan là chủ tịch của Hiệp Hội này năm 1992-1993.
15. Desan, The Planetary Man, 38.
 
Văn Hóa
Xin chút an bình
Thanh Sơn
17:18 04/08/2011
XIN CHÚT AN BÌNH

Sáng nay dậy con cảm tạ Chúa Trời
Xin ơn Ngài bình an khắp muôn nơi
Cho công bình bác ái toàn thế giới
Cùng chung tay xây dựng nước Chúa Trời

Sáng nay dậy con chợt nghĩ về nơi
Quê Hương con ngày nay đang đổi mới
Để đày đọa tuổi thơ sống ngược đời
Thuyết vô thần tàn bạo hết mọi nơi

Có bao người trong ngục tù mong đợi
Nơi quê nhà xin một phút thảnh thơi
Trong rừng hoang,nước độc cả cuộc đời
Trong gông cùm đày đọa hoài mong đợi

Quê Hương con xin một làn gió mới
Thần khí Ngài xin thổi đến muôn nơi
Thổi tan đi những cùm gông tăm tối
Để Quê Hương hít thở làn gió mới

Để thanh bình trên quê hương phơi phới
Để tuổi thơ đến trường khắp nơi nơi
Để không còn giảng dạy thuyết ngược đời
Học gương lành thành những người con mới

Lời Chúa truyền sẽ đi đến muôn nơi
Đem yêu thương vào hồn mỗi cuộc đời
Biến oán thù thành yêu thương đổi mới
Lời Thiên Chúa sẽ đẹp mãi muôn nơi.

Thanh Sơn
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Tím – A Purple flower
Richard Drysdale
21:55 04/08/2011
HOA TÍM – A Purple Flower.
Ảnh của Richard Drysdale
Hoa tím ngày xưa tuổi học trò
Màu hoa duyên dáng tuổi ngây thơ
Em thường vẫn bảo màu thương mến
Ấp ũ tình ta với mộng mơ...
(Trích thơ của Nguyễn Vạn Thắng)

Flower, flower you are true,
You make me happy when I am blue,
You became a flower from a seed,
You did all that just for me..
(Olivia Taylor)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền