Ngày 07-08-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Bí tích Tình Yêu
Anmai, CSsR
01:12 07/08/2009
CHÚA NHẬT 19 Thường niên B (1V 19, 4-8; Ep 4,30-5,2; Ga 6, 41-51)

Câu chuyện về chàng ngôn sứ Êlia thật hấp dẫn. Êlia là một ngôn sứ lớn thời Cựu Ước. Êlia người Títbe, trong số dân cư ngụ tại Galaát. Một lần nọ, Êlia nói với vua Akháp rằng: "Có Đức Chúa, Thiên Chúa hằng sống của Israel, Đấng tôi phục vụ: trong những năm sắp tới, sẽ chẳng có mưa, có sương, nếu tôi không ra lệnh.". Êlia loan báo nạn đói sắp xảy ra và thật vì đó là lời của Chúa qua ngôn sứ Êlia.

Để ý một chút, Êlia khẳng định rằng “Có Đức Chúa, Thiên Chúa hằng sống của Israel” chứ không phải Thiên Chúa nào khác ở trong cuộc đời của ông. Vì Thiên Chúa luôn ở với ông và ông gắn bó với Thiên Chúa nên rồi dù cho người ta bị đói do hạn hán nhưng Êlia trong suốt thời gian hạn hán ấy đã sống vô tư nhờ sự quan phòng của Chúa. Không chỉ mình Êlia mà cả bà goá thành Sarepta nữa. Bà ấy nghe theo lời của ngôn sứ nên bà cũng không phải chết đói vì Thiên Chúa của Israel đã phán thế này: "Hũ bột sẽ không vơi vò dầu sẽ chẳng cạn cho đến ngày Đức Chúa đổ mưa xuống trên mặt đất." (1 V 17, 14).

Không chỉ cho bà goá thành Sarepta no bụng nhưng rồi qua lời cầu khẩn với Thiên Chúa, Êlia đã cầu nguyện với Thiên Chúa để cho con của bà được sống lại. Êlia tin vào lời hứa của Thiên Chúa và Thiên Chúa đã ban cho ông những lời ông thỉnh nguyện. Vấn đề vẫn ở chỗ là Êlia tin vào Chúa, nếu như Êlia không tin thì làm sao Thiên Chúa thực thi quyền năng, thực thi phép lạ trên đời của ông cũng như bà goá được ? Thiên Chúa mãi mãi là thử thách lòng tin của con người, vào sự kết hiệp giữa con người và Thiên Chúa.

Chuyện tình giữa Êlia và Thiên Chúa phải nói rất là vui. Thiên Chúa thương cho cái hũ bột không vơi và bình dầu không cạn ây để nuôi Êlia cũng như bà goá đấy nhưng cuộc đời của Êlia đâu có bằng phẳng như ta nghĩ, như ta tưởng. Chuyện tìn của Êlia và Thiên Chúa hình như vẫn có những trục trặt và những trục trặt ấy chính là dịp mà Thiên Chúa thử thách lòng tin của ông. Bằng chứng là trong hành trình lên núi Khorep - núi của Thiên Chúa, ông gặp những khó khăn thử thách của cuộc đời và hôm nay ông xin với Chúa là Chúa hãy cho ông chết nhưng không, Thiên Chúa đã không cho ông chết như lời ông xin mà Thiên Chúa đã cho ông sống. Qua sứ thần của Chúa, Êlia được ăn bánh nướng và được uống nước của Thiên Chúa và ông lại tiếp tục hành trình lữ thứ trần gian mà Thiên Chúa mời gọi ông. Sau những ngày ăn và uống “bánh và nước” của Thiên Chúa ấy, Êlia đã hoàn thành sứ mạng ngôn sứ mà Thiên Chúa mời gọi ông một cách tuyệt vời.

Không phải thời Cựu Ước mà vào thời Tân Ước cũng vậy, nhiều và rất nhiều người đã không tin vào Thiên Chúa, cách riêng là Ngôi Hai Con Thiên Chúa là người. Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người ở giữa họ, sống chung với họ, đã làm phép lạ giữa họ nhưng họ vẫn không tin. Bằng chứng là sau khi Chúa Giêsu làm phép lạ hoá bánh ra nhiều và Chúa Giêsu đã báo cho họ biết rằng Chúa Giêsu là bánh từ trời xuống thì họ lại không tin ? Họ xầm xì và phản đối kịch liệt: "Ông này chẳng phải là ông Giê-su, con ông Giu-se đó sao? Cha mẹ ông ta, chúng ta đều biết cả, sao bây giờ ông ta lại nói: "Tôi từ trời xuống”” ? (Ga 6, 42).

Với Thiên Chúa, với Chúa Giêsu, qua phép lạ hoá bánh ra nhiều nuôi dưỡng xác phàm nay còn mai mất của con người đó, Chúa Giêsu muốn đẩy họ đến lương thực trường tồn chứ không phải là lương thực hay hư nát như tổ tiên của người Do Thái đã ăn trong sa mạc. Chúa Giêsu, ngày hôm nay, đã nói một cách hết sức mạnh mẽ, hết sức xác tín và hết sức rõ ràng cho người Do Thái thời bấy giờ là: "Các ông đừng có xầm xì với nhau ! Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy, và tôi, tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết. Xưa có lời chép trong sách các ngôn sứ: Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ. Vậy phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Chúa Cha, thì sẽ đến với tôi. Không phải là đã có ai thấy Chúa Cha đâu, nhưng chỉ có Đấng từ nơi Thiên Chúa mà đến, chính Đấng ấy đã thấy Chúa Cha. Thật, tôi bảo thật các ông, ai tin thì được sự sống đời đời. Tôi là bánh trường sinh. Tổ tiên các ông đã ăn man-na trong sa mạc, nhưng đã chết. Còn bánh này là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết. Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống." (Ga 6, 43-51)

Chúa đã nói thẳng như vậy nhưng đáng tiếc thay là lòng của họ cứ chai ra, cứ lỳ ra và không tin vào Chúa. Chúa qúa biết tổ tiên của họ đã ăn bánh và đã chết và vì thế, con người cần một thứ lương thực trường tồn, lương thực của Thiên Chúa để tiến bước vào Nước Trời, tiến bước vào Núi Chúa như Êlia vậy.

Con người, cứ ỷ lại sức của mình, vẫn loay hoay luẩn quẩn ở trong cái xác thịt trần gian này để rồi cứ mãi quay quắt đi tìm kế sinh nhai cho cuộc đời mình. Tìm kế sinh nhai cho cuộc đời của mình không phải là điều xấu nhưng chúng ta cần phải xác định rõ với nhau rằng những thứ manna mà ngày xưa nuôi tổ tiên người Do Thái không phải là bánh đích thực mà chỉ có Lời Chúa, chỉ có Mình và Máu Thánh Chúa mới là bánh đích thực mà thôi. Chúa không lên án, Chúa không kết án con người khi con người ra công làm việc tìm kiếm của ăn nuôi con người ở trần gian nhưng Chúa mời gọi con người đi xa hơn một bước nữa là đừng vì của nuôi trần gian nhưng hãy ra công tìm kiếm thứ lương thực mà không hề hư mất, lương thực mà có thể nuôi con người trường tồn.

Cuộc đời chúng ta sẽ đi theo vết xe cũ của cha ông nếu như chúng ta cứ bám víu, cứ loay hoay với lương thực hay hư nát mà không tìm đến bánh đích thực.

Bánh đích thực mà Chúa muốn nói đến đó chính là thân mình Ngài đã nộp vì chúng ta như lời thư Thánh Phaolô tông đồ vừa quả quyết với chúng ta: “như Đức Ki-tô đã yêu thương chúng ta, và vì chúng ta, đã tự nộp mình làm hiến lễ, làm hy lễ dâng lên Thiên Chúa tựa hương thơm ngào ngạt”. Vì tình yêu, vì lòng mến mà Đức Kitô đã chịu trao nộp làm hiến tế cho chúng ta. Và với hy lễ, hiến tế ấy, Thánh Phaolô mời gọi cộng đoàn Êphêsô là hãy bắt chước Thiên Chúa và hãy sống trong tình bác ái Kitô giáo chứ không phải là sống chia rẽ, hận thù.

Ngài đã không ngần ngại mời gọi chúng ta: “Anh em chớ làm phiền lòng Thánh Thần của Thiên Chúa, vì chính Người là dấu ấn ghi trên anh em, để chờ ngày cứu chuộc. Đừng bao giờ chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn, hay la lối thoá mạ, và hãy loại trừ mọi hành vi gian ác. Trái lại, phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Ki-tô”. (Ep 4, 30-32).

Mà thật, nếu như một người nào đó kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu qua Bí Tích Thánh Thể, nơi mình và máu của Ngài thì cũng phải mặc lấy tâm tình của Chúa Giêsu, mặc lấy lòng mến của Chúa Giêsu khi đối xử, khi sống với anh chị em đồng loại.

Hoa quả của Lời Chúa, hoa quả của Mình và Máu Thánh Chúa rất rõ rệt chứ không mơ mơ hồ hồ như một số người lầm tưởng.

Mình và Máu Thánh Chúa ấy chính là bí tích Tình Yêu, Bí tích Nhiệm Mầu của Ngôi Hai Con Thiên Chúa làm người. Nếu ai đã đến với Bí Tích Tình Yêu, kín múc nguồn suối Tình Yêu thật sự từ Tình Yêu Ngôi Hai Con Thiên Chúa làm người ấy ắt hẳn sẽ mang trong mình tình yêu thật sư, tình yêu ấy sẽ không bao giờ gắt gỏng, thoá mạ, giận hờn hay la lối và không có những hành vi gian ác.

Có một người kia đến chia sẻ với tôi là không biết sao anh ta vẫn tham dự Thánh Lễ mỗi ngày nhưng chẳng hiểu sao về đến nhà là cứ la lối vợ con và khi đi làm thì lại ích kỷ và vun vén ? Anh suy nghĩ mãi nhưng vẫn không nghĩ ra tại sao anh ta lại như vậy ?

Điều đơn giản, tôi đã trả lời với anh rằng anh chưa kết hiệp mật thiết với Chúa đủ vì lẽ hoa quả của Bí Tích Tình Yêu ấy cũng phải là tình yêu chứ không thể nào là giận hờn, ghen ghét, ích kỷ được. Hoa quả của Bí Tích Tình Yêu nó khác với những hoa quả bình thường. Tôi bèn xin anh là xin anh hãy cầu nguyện nhiều và kết hiệp một cách sâu hơn với Chúa Giêsu Thánh Thể thì hành vi, lối sống của anh nó khác.

Tâm tình của Linh mục nhạc sĩ Thành Tâm về Bí Tích Thánh Thể thật là dễ thương, thật là hay: “… Bí tích Tình Yêu, Máu thân Mình Chúa hiến thân chịu chết cho trần gian được ơn cứu rỗi. Bí Tích cao siêu, Chúa muốn nuôi dân Người lầm than năm tháng lưu đày: “Này đây Máu Ta ! được ban làm của uống. Này đây thân Ta ban làm bánh nuôi người thế, Bí Tích Tình Yêu, bí tích cao siêu Ngài vì yêu thương ta tình yêu cao vời thay, Thánh Thể nhiệm mầu, chúng con quỳ đây dâng lên toà Chúa, dấu chứng tin yêu, dâng khúc nhạc lòng cảm mến không nguôi”.

Tâm tình của Cha Thành Tâm có lẽ cũng là tâm tình của mỗi người chúng ta khi chiêm ngắm Chúa Giêsu Thánh Thể. Xin Chúa Giêsu Thánh Thể mở lòng chúng ta để chúng ta mau mắn đến với Ngài, rước lấy Mình và Máu Ngài để rồi ta ở trong Chúa và Chúa ở trong ta. Khi Chúa ở trong ta và ta ở trong Chúa thật thì chắc chắc cuộc đời của mỗi người chúng ta sẽ khác. Khi cuộc đời có nhiều tâm hồn kết hiệp mật thiết với Chúa thật và hoa quả của Bí Tích Tình Yêu tràn đầy trong cuộc đời này thì tự nhiên cuộc đời này đầy hương hoa của Tình Yêu tuyệt hảo là Chúa Giêsu.

Nguyện xin Chúa Giêsu Thánh Thể, Chúa Giêsu của Tình Yêu đến và ở lại với mỗi người chúng ta để chúng ta cũng yêu và sống yêu như Ngài đã sống.
 
Thánh Thể và Thánh Giá
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
05:57 07/08/2009
Chúa Nhật XIX (1 V 19,4-8;Ep 4, 30-5,2; Ga 6, 41-52)

Khi tạo dựng con người, Thiên Chúa đã dùng đất nắn nên hình hài(St 2,7).Từ đó Tổ Tông loài người mang tên Đất (St 4,25;5,1-3). Ađam, tiếng Do thái nghĩa là đất.

Để cứu Dân Ngài thoát khỏi nô lệ Aicập, vượt qua Biển Đỏ khô chân, lập giao ước Sinai với dân, Thiên Chúa đã dùng Môsê. Môsê, tiếng Do Thái nghĩa là nước(Xh 2,10)

Khi xây dựng Giáo Hội, Thiên Chúa lại dùng một con người đánh cá tầm thường, khi thì hùng hổ tuốt gươm bảo vệ Thầy Giêsu (Lc 22,50), khi thì sợ hãi chối quanh trước một đầy tớ gái (Lc 22,56-57). Người ấy Chúa Giêsu đặt tên là Đá (Mt16,18). Kêpha, tiếng Do Thái nghĩa là đá.

Như vậy, lịch sử sáng tạo,lịch sử cứu độ của Thiên Chúa quyện đan với những cái tên tầm thường: Đất, Nước, Đá.

Người Việt Nam chúng ta cũng dùng những tiếng tầm thường ấy để nói lên Một Điều Linh Thiêng. Linh thiêng đến độ bao anh hùng liệt nữ đã hy sinh mạng sống mình cho điều linh thiêng đó: Đất Nước Việt Nam( Chút mắm muối cho bữa cơm hàng ngày, trang 252)

Thánh Thể là bí tích của sự hiệp nhất, là dấu chỉ sự hiện của Chúa Kitô. Chúa đã dùng bánh rượu làm nên Mình và Máu Thánh của Người. Bông lúa và trái nho là những sản phẩm thông thường và cần thiết nhất mà ruộng đất cống hiến cho con người. Bánh và rượu có thể tầm thường nhưng lại là những gì gần gũi và cần thiết nhất cho cuộc sống hàng ngày của đời sống. Chính Chúa Kitô đã muốn trở nên gần gũi và cần thiết đó. Người muốn bánh và rượu trở nên Thịt Máu Người để nuôi sống chúng ta hàng ngày.

Tình yêu Chúa Kitô quả thật tuyệt vời. Vì yêu thương hết mọi người, Chúa đã muốn trở nên bé nhỏ tầm thường trong thân phận một người thợ mộc ở Nazareth để có thể ở giữa mọi người, từ kẻ hèn cho đến người sang, từ người thánh thiện cho đến kẻ tội lỗi, người Do thái cũng như dân ngoại. Để trở thành của ăn nuôi mọi người,Chúa đã muốn trở thành tấm bánh ly rượu. Chỉ khiêm tốn và giản dị thế thôi để mọi người có thể ăn, chứ không phải là một bữa ăn đắt giá dành cho bậc quyền quý sang giàu.

Khi sinh ra đời Chúa đã chọn cái chuồng bò. Khi sống ở Nazareth Chúa đã muốn làm một người thợ giữa những người lao động khác. Khi bắt đầu rao giàng tin mừng, Chúa đã chọn những người tầm thường trong xã hội làm bạn đồng hành, làm bạn tâm phúc thừa kế sự nghiệp. Trong giờ sau hết, Chúa đã chọn tấm bánh ly rượu, chọn khung cảnh một bàn ăn giữa bạn bè, chọn một tư gia để Tạ Ơn, trong đó người vừa là chủ tế vừa là của lễ. Và Chúa muốn Giáo Hội tiếp tục lễ Tạ Ơn theo cách thức của Người bằng những phương tiện đơn sơ là tấm bánh ly rượu.

Chỉ cần một bông lúa, một chùm nho đủ làm nên tấm bánh ly rượu, không cần cái gì cao sang đắt giá, to lớn như con bò, con bê, con cừu mà đạo Do thái vẫn tế lễ trong đền thờ. Với tấm bánh ly rượu, Chúa Giêsu còn muốn cho của lễ Tạ Ơn phải chính là sản phẩm hoa màu ruộng đất, lao công con người, của ăn thức uống căn bản và phổ biến nhất của con người.

Chúa Giêsu là bông lúa, là chùm nho mọc lên từ ruộng đất thế gian, nơi Người nhập thể làm người. Người đã biến đổi trong thân thể Người là Con Thiên Chúa và cũng là con loài người tất cả tinh hoa của ruộng đất, trở thành bông lúa chùm nho. Từ bông lúa bị nghiền nát. Từ chùm nho bị ép. Nghĩa là từ cuộc khổ nạn và cái chết trên thập giá, Chúa Giêsu đã trở thành tấm bánh, thành ly rượu đem lại sự sống đời đời cho nhân loại. Chối từ cám dỗ Satan hoá đá thành bánh, nhưng Chúa đã tự ý biến đổi đời mình thánh Tấm Bánh để nuôi dưỡng con người.

“Thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống”. Chắc hẳn không ai hiểu câu nói này theo kiểu các yêu tinh muốn ăn thịt Đường Tăng, trong truyện Tôn Ngộ Không. Yêu tinh quyết tâm bắt cho được Đường Tam Tạng để ăn thịt. Nó tin rằng ăn thịt vị cao tăng này thì sẽ được trường sinh bất tử.Tôi nghĩ rằng giả như có ai giết Chúa Giêsu để ăn thịt Người (theo kiểu các yêu tinh ăn thịt Đường Tăng) thì người ấy vẫn chết như thường, và về mặt tâm linh thì cũng chẳng được ích lợi gì. Vì câu nói “Thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống” của Chúa Giêsu không thể hiểu theo nghĩa vật chất. “Thịt và máu” ở đây không phải là thịt và máu huyết vật chất. “Của ăn và của uống” ở đây cũng không phải là của ăn và của uống vật chất. Những từ đó phải hiểu theo nghĩa tâm linh. Chúa Giêsu chính là lương thực đem lại sự sống và sự phát triển tâm linh thật sự. Để trở nên nguồn sống tâm linh trong Thánh Thể, Chúa Giêsu đã đi qua Tử nạn và Thập Giá.

Thánh Thể là Mình Chúa hy sinh bị nộp, bị giết vì chúng ta: Đây là Mình Thầy hy sinh vì anh em. Chén Máu của Chúa là Máu giao ước đổ ra, Máu của Đấng Cứu thế bị giết chết trên thập giá. Bởi đó Thánh Thể và Thánh Giá là hai mầu nhiệm của một tình yêu tự hiến của Chúa Kitô. Không có Thánh giá, Thánh thể không có ý nghĩa. Không có Thánh thể, Thánh giá chỉ là thất bại.

Thánh thể và Thánh giá Chúa Kitô là hai cớ vấp phạm cho trí tuệ con người suốt 20 thế kỷ qua. Thánh giá Đức Kitô là sự điên rồ đối với người Hylạp đi tìm sự khôn ngoan, người Do thái tìm dấu lạ và mãi mãi là mầu nhiệm thẳm sâu với lý trí.

Thánh thể, Bánh rượu nên Mình và Máu Chúa Kitô. Sự hiện đích thực của Con Thiên Chúa, làm lương thực vĩnh cửu thì càng lại là mầu nhiệm khó hiểu đối với đầu óc con người không có niềm tin. Khi nghe lời tuyên bố của Chúa Giêsu:Thịt Ta là của ăn, Máu Ta là của uống cho sự sống muôn đời, người Do thái đã phản ứng rất mạnh: làm sao ông có thể lấy thịt máu của ông cho chúng tôi ăn được?(Ga 6,52). ”Ông này chẳng phải ông Giêsu, con ông Giuse đó sao? Cha mẹ ông ta,chúng ta đều biết cả,sao bây giờ ông ta lại nói: ”Tôi từ trời xuống?” (Ga 6,42). Trước phản ứng dữ dội của họ, Chúa Giêsu không rút lời, không cải chính, nhưng còn giải thích và khẳng định thêm “Ai ăn thịt và uống máu tôi,thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại ngày sau hết”(Ga 6,54); sâu xa hơn là con người được đi vào sự kết hiệp mật thiết với Người:” Ai ăn thịt tôi và uống máu tôi thì ở lại trong tôi và tôi ở lại trong người ấy”(Ga 6,56). Trước mạc khải này, nhiều môn đệ liền nói: lời này chướng tai qua, ai mà nghe nổi?( Ga 6,60). Từ lúc đó, nhiều môn đệ rút lui, không còn đi với Người nữa (Ga 6,66)

Như thế, người ta chỉ nhìn nhận Chúa Giêsu về phương diện con người, phủ nhận bản tính Thiên Chúa của Người. Chúa Giêsu cho dân chúng và các môn đệ thấy rõ mầu nhiệm Phục sinh trong Bánh Hằng Sống “Lời Thầy nói với anh em là Thần khí và là sự sống.Thần khí mới làm cho sống,chứ xác thịt có ích gì” (Ga 6,63). Quả thật, chúng ta chỉ có thể hiểu được Bí tích Thánh thể qua mầu nhiệm Nhập Thể, Tử Nạn, Phục Sinh mà thôi.

Vậy có thể nói, cả mầu nhiệm Đức Kitô đều gói trọn trong Bí tích Thánh thể. Từ công cuộc nhập thể làm người, rao giảng tin mừng, đến khổ hình thập giá, sống lại vinh quang. Đức Kitô đang ngự bên hữu Chúa Cha nên mới ban Bí tích Thánh thể làm lương thực thần thiêng cho chúng ta được kết hợp với Người. Bí tích Thánh thể gói trọn cuộc đời Chúa Kitô và không có gì thuộc về Người mà không hội tụ trong Bí Tích Thánh Thể.

Từ Thánh giá đến Thánh Thể là hành trình của con đường tình yêu tự hiến. Thánh lễ là cử hành hy tế cứu độ của Chúa Giêsu từ mầu nhiệm Thánh giá đến tình yêu Thánh Thể. Hiểu như thế để khi dâng thánh lễ hay chầu Mình Thánh Chúa, chúng ta hãy tham dự tích cực linh động với tất cả trí lòng tin yêu.

Đất nước đá cũng như bánh và rượu là những thực tại tầm thường trong cuộc sống, nhưng một khi đã gắn với lịch sử cứu độ là nó trở nên những điều kỳ diệu.

Cuộc sống chúng ta với Thiên Chúa cũng thế. Sống đời sống thiêng liêng, siêu nhiên một cách tự nhiên. Sống đời sống tự nhiên một cách thiêng liêng, siêu nhiên.

Lạy Chúa Giêsu, con cám ơn Chúa đã cho con hàng ngày được ăn một miếng Bánh đơn sơ, nhỏ bé để con được kết hợp mật thiết với Thiên Chúa Vô Cùng. Xin cho cho tâm hồn con luôn kết hợp với Chúa, để được Chúa dẫn vào cuộc sống muôn đời. Amen.
 
Bánh Trường Sinh
Lm Vũđình Tường
13:00 07/08/2009
Con người hay lầm lẫn giữa điều đã biết và điều chưa biết. Có những điều không biết mà nghĩ là biết. Trái lại có những điều biết mà nghĩ là không biết. Chính những ’nghĩ là’ tạo nên nhiều trăn trở trong cuộc sống. Nguy hiểm hơn cả khi trăn trở đó liên quan đến vấn đề tâm linh, đức tin.

Nguy hiểm vì niềm tin tôn giáo định hướng cuộc đời. Định hướng liên quan đến tương lai, liên quan đến cách xử thế trong xã hội, liên quan đến việc cá nhân thực thi đức ái và lối sống đạo.

Từ chối nhận

Đám đông theo Đức Kitô, nghe Ngài nói về bánh trường sinh, họ vui mừng đón nhận và xin thêm bánh đó. Đức Kitô dẫn họ tiến thêm một bước nữa Ngài nói,

‘Tôi là bánh từ trời xuống’

Đám đông đặt vấn đề, viện lí lẽ từ chối. Làm sao ông này có thể làm được điều đó. Định kiến ngăn cản họ mở rộng tầm mắt.

Định kiến thứ nhất phát sinh do tư tưởng. Theo họ Thiên Chúa ở tận trời cao, mây thẳm, con người không thể vươn tới.

Thứ hai Chúa là Thần Linh. Thần linh không thể trông giống và sống chung với người phàm. Định kiến này chối bỏ Chúa Giáng Sinh nơi hang đá Belem. Đồng thời phản bác hình ảnh Chúa đồng hành với dân Người trong vườn địa đàng trước khi tội vào thế gian. Định kiến thứ hai ảnh hưởng bởi tội lỗi, ngăn cản con người nhận biết Chúa.

Đám đông nhận biết Đức Kitô làm bánh hoá ra nhiều nhưng không công nhận Ngài là Thiên Chúa giáng trần. Dùng sức mạnh tập thể thế quyền lấn át thần quyền. Ngày nay nó xuất hiện dưới hình thức không công nhận linh mục này, phản đối linh mục nọ. Dù nhận hay không thiên chức vẫn là thiên chức. Thiên chức không do con người ban mà do ơn thánh, ơn thiên triệu. Từ chối ơn thánh là chấp nhận sống như kẻ vô thần.

Kiến thức, hiểu biết xóm làng là định kiến thứ ba dẫn đến phán đoán sai lầm về Thiên Chúa. Đám đông đơn thuần lập luận biết rõ gia đình, thân thích. Làm sao có thể nói ông là Thiên Chúa.

Căn bệnh tự mãn

Chúa Kitô gặp rắc rối không phải với những người xa lạ. Ngài gặp rắc rối với những người tự nhận là biết Ngài, rõ gia đình dòng tộc, xuất xứ, gốc gác con cái nhà ai, sanh tại đâu. Cha mẹ làm nghề gì. Chính những hiểu biết trần thế này làm mờ con mắt đức tin, ngăn cảm việc nhận ra Đấng ban bánh trường sinh. Sai lầm do tự mãn gây ra. Bởi tin điều đã biết là chính xác, không tìm hiểu thêm, không chấp nhận thay đổi. Tự mãn trở thành định kiến như đã phân tích trên.

Dùng hiểu biết, kiến thức trần thế để giải thích sự kiện trên trời là một cạm bẫy kẻ sĩ thường mắc phải. Kiến thức sâu rộng trần thế không bảo đảm người đó có kiến thức, hiểu biết nước trời. Kiến thức nước trời không thể đo bằng hiểu biết trần thế.

Nhìn bằng con mắt đức tin sẽ giúp nhìn rõ hơn. Để có con mắt đức tin thì cần phải có lòng tin, dù là rất nhỏ. Thiếu lòng tin, không thể bắt đầu việc tìm hiểu lẽ đạo. Có nghe Chúa giảng cũng không hiểu. Ăn bánh phép lạ xong vẫn còn đói. Đọc Phúc Âm mong có thêm kiến thức hơn là giúp ích cho lòng tin. Đức tin là bước đầu tiên, quan trọng, nền tảng chính trong việc nhận biết thế giới thần thiêng.

Cửa tâm hồn

Kiến thức được ví như cánh cửa sổ của tâm hồn, giúp nhìn vào khung trời bao la. Điều trớ trêu là nếu không biết mở sẽ xảy ra tình trạng mở khung trời này, cùng lúc lại đóng, che lấp khung trời khác.

Cả cánh cửa lẫn mắt nhìn đều có giới hạn riêng, tầm nhìn thu hẹp của người nhìn. Ngăn trở lớn là cùng xem nhưng kết luận khác nhau. Cùng nhìn vào khung trời có kẻ nhìn sót, kẻ nhìn không rõ. Kẻ chú trọng điều này, người quan tâm đến vật nọ. Kết quả cùng nhìn một bức tranh, đọc chung sự kiện mà nhiều ý khác nhau. Tương tự như bức tranh thiên nhiên. Cùng nhìn vào thiên nhiên vũ trụ mà có kẻ chối bỏ Thiên Chúa, kẻ tin thờ Thiên Chúa.

Cường điệu

Hoàn toàn chối bỏ Thiên Chúa hay xác định biết rõ Thiên Chúa. Cả hai cách nói đều cường điệu. Thực tế cho thấy kiến thức hạn hẹp; trí khôn nông cạn; nhìn sự việc phiếm diện, ngăn cản, hoàn toàn chối bỏ hay biết rõ về Thiên Chúa. Chưa biết rõ chính ta sao có thể biết rõ Đấng tạo dựng nên ta. Không hiểu ta và bạn thân sao có thể hiểu rõ Đấng dựng nên ta. Vì thế mọi khẳng định biết rõ hay hoàn toàn chối bỏ Chúa đều giả dối, cường điệu. Chối bỏ Thiên Chúa chính là chối bỏ tình yêu. Không có tình yêu, không có sự sống. Khi tạo dựng con người, Chúa đặt vào tâm luật biết lành dữ. Tội làm cho việc phán đoán này ra lu mờ.

Tin vào Chúa được Lời Ngài hướng dẫn, dẫn đưa ta tiến trên con đường lành, đường nhân đức, đường dẫn đến sự sống trường sinh.

Chối bỏ Chúa ta tự chọn đi con đường ác, dẫn đến diệt vong. Chối bỏ Chúa vừa là mây mù ngăn cản nhận ra Chúa, là chướng ngại ngăn cản người khác đến cùng Chúa, vừa cản trở việc Chúa muốn thực hiện.

Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ. Vậy phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Chúa Cha, thì sẽ đến với tôi….. Thật, tôi bảo thật các ông, ai tin thì được sự sống đời đời. Tôi là bánh trường sinh c.43

TÌM BÀI CŨ:

Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html

Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html

Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
 
Đời sống vĩnh cửu
Jos. Tú Nạc, NMS
19:20 07/08/2009
Chú Nhật XIX Thường Niên – Năm B (1 Kings 19: 4-8; Psalm 34; Ephesians 4: 30-5: 2; John 6: 41-51)

Một thiểu số nào đó đã đưa ra lý lẽ rằng cuộc sống dễ dàng và thoải mái. Mỗi cuộc sống đều đem đến phần nào những khó khăn gian khổ, đau đớn và thất vọng, cũng như những vui tươi và hạnh phúc. Ngay cả những cuộc sống của ai đó “phủ phê” cũng bị những đau đớn và phiền muộn ghé thăm.

Và điều đó cũng tương tự như bất kỳ một cộng đồng, quốc gia và giáo hội nào. Có những lúc khi điều đó tất cả tưởng như dồn dập. Sự thử thách gay go ấy là để noi gương Elijah – ngồi xuống bên đường và nài xin để được kết thúc cuộc đời tất cả chỉ vì vấn đề đó. Sự suy vi và khánh kiệt có thể đặt trong một lúc nào đó khó khăn về tài chính chẳng hạn như hiện giờ chúng ta đang gặp phải. Những trở ngại về hôn nhân, những cạnh tranh nơi làm việc, trầm cảm hoặc đam mê nghiện ngập, những bi kịch cá nhân có thể nhận chìm chúng ta. Sự đáp trả này được biểu hiện rõ ràng hơn nếu chúng ta đơn độc lẻ loi và áp lực phụ thuộc duy nhất vào những nguồn lực của bản thân. Nhưng trong thực tế chúng ta không cô độc. Nếu chúng ta sẵn sàng và rộng mở, chúng ta luôn được dẫn dắt và nuôi dưỡng bởi một sức mạnh. Thiên chúa sẽ ban cho chúng ta những gì chúng ta cần vào mọi lúc, không nhất thiết phải là những gì chúng ta muốn. Đường bay của Elejah từ Jezebel hầu như là sự gãy cánh của ông. Ông không thể tiếp tục – những năng lực bản thân ông đã kiệt quệ hoàn toàn. Đó là lúc sa sút cực độ - đó là nơi sự hiện diện thiêng liêng mạnh mẽ nhất – đó là lúc thiên sứ xuất hiện ban cho ông thực phẩm để tiếp tục cuộc hành trình và những lời khích lệ. Năng lực dưỡng nuôi của Thiên Chúa sẽ đến với chúng ta bằng nhiều cách: sức mạnh tiềm ẩn vượt khỏi sự bình thường, “những trùng khớp ngẫu nhiên” thiêng liêng và sự âm thầm, không danh tính đôi lúc giúp chúng ta thoát khỏi sự bao vây. Chúng ta luôn luôn có sự trợ giúp trong cuộc hành trình của mình.

Người ta nói rằng Thiên Chúa không cảm nhận hoặc khổ đau nhưng nhiều đoạn trích của Kinh Thánh không đồng ý. Tác giả của thư gửi tín hữu Ê-phê-sô biết rằng có những điều mà “gây đau buồn Chúa Thánh Thần.” Trái tim thiêng liêng thánh thiện ấy bị đau đớn bởi đắng cay và giận dữ; vu khống, tàn nhẫn và phủ nhận tất cả những phẩm chất – trong bất chợt, sự thiếu thốn tình yêu của chúng ta. Tất cả mọi tôn giáo và những hệ tư tưởng đòi hỏi chân lý thuần túy, nhưng tình yêu thương và lòng trắc ẩn trong sự phô diễn khác nhau của nó hình thành chân lý thuần túy ấy bằng cách mà chúng ta ai nấy nên sống.

Đám đông không bằng lòng với sự khẳng định của Chúa Giê-su là bánh từ trời đã rơi xuống. Ẩn dụ bánh ít gây khó chịu với họ hơn lời tuyên bố của Người đã xuống từ trời. Người nghĩ Người là ai? Sau hết, chúng ta biết người đó chính là cha mẹ của Người. Giống như nhiều người, họ sống trong những thành phần vật chất và hiểu biết tầm thường, thiển cận về những sự việc tinh thần và siêu nghiệm. Sự giải thích theo nghĩa đen có thể là nguyên nhân về sự thất bại trong cuộc sống của việc dẫn đến một khả năng nhận thức tiềm ẩn tâm hồn sâu sắc hơn. Và trên bề mặt ngôn từ của Người tất nhiên là xa lạ. Chúng ta có thể nói rằng chúng ta sẽ đáp từ bằng một cách khác chăng?

Lời đối đáp của Người không nhượng bộ: nếu bất kỳ người nào trong số họ được hòa hợp thực sự trước Thiên Chúa họ sẽ nhận biết cá tính đích thực của Người thậm chí dưới lớp màn che của một thể chất. Bằng việc tin rằng Chúa Giê-su là người được gửi từ trời xuống nhiều người chứng tỏ rằng họ đang lắng nghe Thiên Chúa và bước đi trong những đường lối của Người. Đời sống vĩnh cửu gặt hái được từ sự cởi mở này đối với Thiên Chúa. Chúng ta phải giữ trong tâm trí rằng người đang nói trước cử tọa trực tiếp của Người. Có nhiều lý do khả tín đối với sự bất tín của những ai rời xa bởi thời đại, khoảng cách, văn hóa, tôn giáo và sự nuôi dưỡng.

Trở về với ẩn dụ của Người, Chúa Giê-su lặp lại vai trò của Người như bánh của sự sống. Manna mà những người Do Thái đã nhận trong sa mạc chỉ là vật chất hoặc sự chu cấp nhu cầu sinh sống. Cũng giống như cơ thể của chúng ta, đó chỉ là nhất thời và qua đi. Chúa Giê-su từ trời xuống để mang lại cho chúng ta một loại hình mới của sự hiện diện thiêng liêng và trợ giúp. Điều này sẽ cung cấp sự sống cho những ai ăn nó – và người đó sẽ không chết. Đây là điều căn bản của tự nhiên. Chúa Giê-su không nói về cái chết thể xác nhưng là cái chết tâm hồn đó là sự phân chia từ mạch nguồn thiêng liêng – Thiên Chúa. Để sống đời đời theo thần học của Thánh Gio-an có nghĩa là luôn sống trong Thiên Chúa và nhận thức được đời sống thiêng liêng này. Sự sống vĩnh cửu này được tràn đầy với sự hiện diện của Thiên Chúa – chúng ta có thể bắt đầu để kinh nghiệm trong cuộc sống này. Nhựng Chúa Giê-su có thể chấp nhận rằng nó sẽ liên quan trước nhất đến cái chết – của chính Người – xác thịt Người hiến dâng cho sự sống thế gian.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một vài nét về Cơ quan Tổ chức các chuyến Hành hương của Vatican
Bùi Hữu Thư
23:06 07/08/2009
VATICAN CITY (CNS) –

Fatima
Cùng với túi đựng đồ lễ, đồ nghề của cha Cesare Atuire bao gồm giá biểu xăng máy bay theo chương mục Platts, và một thảo chương máy điện toán cho biết giá hối đoái giữa đống đô la và đồng Euro.

Vị linh mục 42 tuổi sanh tại Ghana và là một linh mục triều tại Giáo phận Rôma, thường dâng thánh lễ tại Đất Thánh, nhưng ngài cũng thường đặt máy bay, hoạch định lịch trình và mướn xe buýt để đưa khách hành hương đến các nơi đó.

Nói theo người đời, cha Atuire là giám đốc điều hành Opera Romana Pellegrinaggi, cơ quan hành hương của Vatican phụ giúp các khách hành hương thăm viếng Rôma. Cơ quan này cũng tổ chức các chuyến đi Đất Thánh, tới các nơi Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức, Pháp và Fatima, đến Santiago di Compostela bên Tây Ban Nha, và đến các điạ điểm liên quan đến cuốc đời và sứ mệnh của Thánh Phaolô.

Cơ quan này phụ giúp cho khoảng 300.000 khách hành hương mỗi năm; họ tổ chức khoảng 100.000 chuyến du ngoạn ngoài Rôma và giúp cho những người khác khám phá các nhà thờ và hang toại đạo tại Rôma.

Công trình lớn nhất cha Atuire đang lo liệu là những chi tiết cho Đại Hội Quốc Tế các Linh Mục được tổ chức tại Rôma từ ngày 9 đến 11 tháng 6, 2010. Đại Hội này là cơ hội chính cho các linh mục trên thế giới gặp gỡ nhau và gặp Đức Thánh Cha Benedict XVI trong Năm Linh Mục.

Thực vậy, cha Atuire lần đầu tiên tiếp xúc với Opera Romana năm 1997 khi ngài là một chủng sinh Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, và được mời làm thông dịch viên cho một đại hội quốc tế các linh mục do Vatican bảo trở tại Ivory Coast. Ngài đã đóng góp vào các chi tiết tổ chức đại hội này cũng như các đại hội tương tự khác ở Mễ Tây Cơ, Đất Thánh, Rôma, và Malta.

Ngồi trong văn phòng rộng lớn và khang trang, linh mục Ghana cao và gầy nói ngài nghĩ không thể thực hành mục vụ linh mục giữa các khách hành hương và sống 1 phần ba thời gian mỗi năm trên các lộ trình.

Nhưng, ngài nói chính ngài cũng không thể ngờ lại có ngày làm linh mục.

Được gửi sang Anh học từ năm 16 tuổi, ngài nói đã không giữ đạo từ năm 17 đến năm 21. Rồi ngài gặp một linh mục Dòng Tên, “một cha hết sức tốt lành,” đã gieo vào đầu ngài ý tưởng trở thành linh mục và đề nghị ngài vào Dòng Đạo Binh Chúa Kitô tại Dublin, Ái Nhĩ Lan.

Ngài cho hay cảm nghĩ về đời linh mục, nói thật giống như một “sự tự vẫn về xã hội. Tôi không phải là một người vào tu viện với nụ cười lớn trên môi, nhưng tôi biết sâu trong tâm khảm, đó là điều rất đúng. Khi tôi rời Luân Đôn đi Dublin, đó là lần cuối cùng tôi đã khóc nhiều lắm."

Được truyền chức đêm vọng Giáng Sinh năm 1997, ngài rời Dòng Đạo Binh Chúa Kitô năm 2002, ngay năm đó ngài bắt đầu làm việc cho Opera Romana.

Từ đó, ngài đã dâng Thánh Lễ tại các nguyện đường thiêng liêng nhất của Kitô giáo, trong những khách sạn tầm thường nhất, “trên ghe thuyền, tầu bè, xe lửa, trong rừng và dĩ nhiên cả trong sa mạc."

Thực vậy, ngài nói nơi ngài ưa thích dâng Thánh Lễ nhất là Wadi Kelt, trong sa mạc ngay bên ngoài Thành Jericho, tại Lưu vực phía Tây. Ngài nói: “Nếu bạn đứng đúng chỗ và nhìn quanh, bạn sẽ hoàn toàn không thấy dấu vết của bàn tay con người: không có nhà cửa, đường xá, cột điện.”

Ngài nói, "Vào buổi chiều, lúc mặt trời lặn, bạn có thể hình dung ra khung cảnh trong Phúc Âm: Sau khi Chúa Giêsu chịu phép rửa trên sông Jordan, Người đi vào sa mạc 40 ngày đêm.”

Cha Atuire nói, “Sa mạc là nơi không có một cái gì ngăn cản Thiên Chúa nói với trái tim con người; “đúng là chỉ có Chúa và bạn mà thôi.”

Các khách du lịch chọn hãng Opera Romana bao gồm những người có các thái độ và mối liên hệ rất khác biệt đối với giáo hội, ngài nói.

Ngài nói, “vì một nhóm người đi cùng với nhau, ở cùng một khách sạn, ăn tại cùng một quán ăn, “người ta sẽ hỏi những câu hỏi bình thường không ai hỏi một linh mục, và có rất nhiều cơ hội để trả lời và tranh luận cũng như dò hỏi để đào sâu thêm.”

Ngài nói, “Vào cuối một ngày, "Chứng tá của bạn như một tín hữu mới là điều quan trọng, và khả năng của bạn để nói, ‘’tôi không biết’ hay tôi cũng đang vật lộn với câu hỏi này.’ Tôi nghĩ đây là một kinh nghiệm gần gũi nhất tôi có thể có được giống như các môn đệ đã sống với Chúa Giêsu khi ngài du hành quanh Palétin: chắc chắn là họ cũng đã đề cập đến rất nhiều vần đề khác nhau.”
 
Top Stories
Vietnam blokkeert katholieke sites (tiếng Hòa Lan)
KatholiekNieuwsBlad.nl
18:44 07/08/2009
Vrijdag, 7 augustus 2009 - De Vietnamese autoriteiten proberen voor hun burgers katholieke websites te blokkeren. Aanleiding is de berichtgeving over het recente harde optreden van de autoriteiten tegen katholieken.

Volgens Catholic News Agency (CNA) werden katholieke sites in het Vietnamees al geblokkeerd. Engelstalige websites werden veelal ongemoeid gelaten of slechts korte tijd afgesloten. Dat overkwam CNA vorig jaar enkele maanden vanwege zijn berichtgeving over het verzet van de Vietnamese katholieken tegen verschillende pogingen van de overheid kerkelijke gronden te confisceren.

De censuur blijkt volgens bronnen in Vietnam nu te zijn uitgebreid naar CNA, Catholic Online, Catholic World News en Independent Catholic News. Human Rights Watch en Amnesty International werden al eerder geweerd.

Vietnam heeft het internetgebruik sterk aan banden gelegd, zowel wettelijk als technisch. Officieel gaat het daarbij om het weren van ‘obscene en seksueel expliciete zaken’. “In werkelijkheid hebben de meeste geblokkeerde sites een politiek en religieus gevoelige inhoud. Dat wordt beschouwd als ondermijnend voor de macht van de communistische partij terwijl pornosites onbeperkt toegankelijk zijn”, aldus de Vietnamese bron.

De organisatie ‘Reporters without Borders’ beschouwt Vietnam als een van de vijftien voornaamste “internetvijanden”. Amnesty International kent talloze zaken van internetactivisten die gearresteerd zijn vanwege hun online-activiteiten.

Het academisch samenwerkingsverband ‘OpenNet Initiative’, dat internetfiltering onderzoekt, noemt de Vietnamese internetcensuur “alomtegenwoordig”. Uit het onderzoek is gebleken dat Vietnam de censuur vooral richt tegen buitenlandse onafhankelijke media en sites die gaan over politieke oppositie, mensenrechten en religieuze onderwerpen.

Ook digitale omweggetjes om de censuur te omzeilen worden regelmatig geblokkeerd.

Directe aanleiding is de berichtgeving over het harde optreden tegen parochianen van Tam Toa in de centraal gelegen provincie Quang Binh. De gelovigen wilden een tent bouwen op het terrein van een tijdens de Vietnamoorlog verwoeste kerk om er de Eucharistie te vieren. Dat werd echter door de overheid verhinderd omdat die de ruïnes van de kerk beschouwt als een anti-Amerikaans monument.

De politie trad daarbij keihard op. Honderden gelovigen raakten gewond, tientallen werden gearresteerd. Het incident leidde tot protestacties door zo’n half miljoen Vietnamese katholieken. Ook daartegen werd met bruut geweld opgetreden.

Dieptepunt is een incident in een ziekenhuis waar een priester een gewonde collega kwam bezoeken. Hij werd door een door de regering gesteunde bende uit een raam op de tweede verdieping gegooid. Hij liep ernstige verwondingen op en ligt sindsdien in coma. (KN/CNA)

(Source: http://www.katholieknieuwsblad.nl/kort/index.php?id=6615)
 
Vietnam: Authorities raid, threaten house Churches
Compass Direct News
18:47 07/08/2009
Christians note increase in government harassment – some of it violent.

HANOI, Aug. 6 (Compass Direct News) – Local authorities in Vietnam have balked at registering house churches, contributing to a recent uptick in sometimes violent harassment of congregations.

Four police officers and two government officials broke up the Sunday morning worship service of a house church in Tran Phu Commune in Hanoi on July 26, announcing that it was illegal to worship and teach religion. The police chief of Tran Phu Commune in greater Hanoi, Dang Dinh Toi, had ordered the raid.

When Christians under the leadership of Pastor Dang Thi Dinh refused to sign a document admitting they were meeting illegally, an angry police officer shouted, “If I find you meeting here next Sunday, I will kill you all like I’d kill a dog!”

Officials had previously refused to grant the church’s application for registration. Pastor Dinh and the national leader of the Ecclesia Revival denomination, Pastor Vo Xuan Loan, appealed to commune authorities the following day – again trying to register the church according to the Prime Minister’s 2005 Special Directive Concerning Protestants.

The commune head angrily proclaimed, “There are absolutely no Christians in this commune!” and then shooed them away, church leaders reported.

In nearby Hung Yen province, an Agape Baptist house church led by Pastor Duong Van Tuan was raided several times in June (see “Police Attack House Churches, Jail Leaders,” June18). Since then Compass learned from Pastor Tuan that his wife Nguyen Thi Vuong was badly abused on June 21. A group of policemen roughed her up, and then two of them seized her by her arms and repeatedly banged her head into a wall, he said.

When she fainted, Pastor Tuan said, they dragged her out and dumped her in a nearby field. Fellow Christians took her to medical care. The church situation remains unresolved.

Also in the north, in Viet Thuan Commune of Thai Binh Province, commune police broke up a house church meeting of the Vietnam Good News Mission Church on July 25, seizing seven hymnals and summoning Pastor Bui Xuan Tuyen to the police station for interrogation. In a letter to his superiors, Pastor Tuyen complained of police cursing and scolding him.

They confiscated his motorbike and sent it to a distant district office. In spite of such pressure, he refused to write a confession for what they termed his “crimes.” He was held until 10 p.m. before being released to collect his motorbike.

(Source: http://compassdirect.org/en/display.php?page=news&lang=en&length=long&idelement=6055)
 
Vietnamese government expands internet censorship to block Catholic websites
Catholic News Agency
18:49 07/08/2009
Hanoi, Vietnam, Aug 6, 2009 / 06:19 pm (CNA).- Following international news coverage of its violent reactions to Catholic protests, the Vietnamese government is again censoring Catholic web sites.

The VietCatholic News site has long been blocked by the government. Now the censorship has extended to sites like Catholic News Agency, Catholic Online, Asia News, Catholic World News and Independent Catholic News, Sr. Emily Nguyen, who lives in Vietnam, tells CNA.

Previously, the government had blocked CNA for several months beginning in September 2008. The government has also monitored CNA’s reports on the protests in which Catholics are seeking the return of confiscated church properties.

Vietnam strictly regulates internet access, using both legal and technological means. The government claims its efforts protect the country from obscene or sexually explicitly content. However, according to Sr. Emily, “in reality most of the filtered sites contain politically or religiously sensitive materials that have been observed as undermining the Communist Party's hold on power while porn sites can be accessed unrestrictedly.”

Reporters without Borders considers Vietnam to be one of 15 “internet enemies,” while Amnesty International has reported many instances of internet activists being arrested for their online activities.

The collaborative academic project OpenNet Initiative, which investigates internet filtering practices, has classified Vietnam’s online political censorship as “pervasive.” Its research has found that Vietnam’s blocking efforts focus on overseas and independent media, sites with content about overseas political opposition, human rights topics and religious topics.

Proxies and other tools to circumvent the filtering, which are illegal to use in Vietnam, are also frequently blocked.

The majority of blocked web sites were initially specific to Vietnam and were written in Vietnamese or dealt with issues related to the country. Sites not specifically related to Vietnam or sites only written in English were rarely blocked.

Recently, however, popular Catholic English-language sites have been blacklisted, joining groups such as Human Rights Watch, Writers Without Borders, Amnesty International and other human rights groups.

On July 21, Asia News broke the story about persecutions of Catholics throughout the country, centering on the parishioners of Tam Toa church in the province of Quang Binh. Catholics tried to erect a makeshift tent for worship services on the property of a church mostly destroyed in a Vietnam War U.S. air raid. The property had since been confiscated by the government for use as a war memorial.

Police attacked the parishioners, leaving hundreds injured and dozens arrested. About 500,000 Catholics across the country began their own protests in response. Many lay faithful and clergy were harassed and beaten in retaliation.

One priest visiting his injured fellow clergyman was thrown from a second story hospital window by a government-backed gang. His severe injuries left him comatose.

The Vietnamese government is the exclusive owner of a network of more than 600 media outlets, which work under the strict supervision of the ruling communist party.

“Since Vietnam has not been used to adverse news coming from a foreign, popular source they are apparently not happy with reports on an ongoing situation of abuse and persecution of Catholics,” Sr. Emily Nguyen remarked. “Action they took to make sure the Vietnamese public is shielded from the news is extreme, though not unexpected, for those who have to live under dictatorial, communist regimes such as China or Vietnam.”

(Source: http://www.catholicnewsagency.com/new.php?n=16781)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày sinh hoạt cộng đồng tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington, VA
Bùi Hữu Thư
17:14 07/08/2009
Arlington, VA ngày 7/8/2009: Được các cha khuyến khích, ban sinh hoạt giáo xứ dưới sự hướng dẫn của cha Phó Ngô Văn Thích đã cố gắng tổ chức ngày sinh hoạt cộng đồng kễ từ tháng 4, năm 2009. Mục đích giúp mọi người vui vẻ, khỏe mạnh, gặp gỡ, thân quen với nhau, và nhất là cho các em ra sân, sẽ bớt chơi uổng phí thì giờ chơi game hoặc vào internet.

Buổi ban đầu cũng khó khăn, chỉ có 4 người ra sân, dần dần có được 4 gia đình tham gia. Và bây giờ, con số người ra sân có khi lên tới cả trăm người. Có gia đình tham gia toàn bộ, cả ông bà cha mẹ con cái đều ra sân. Ông bà thì ngồi chơi, đi dạo; các em nhỏ đá banh, chơi cầu tuột; các em lớn hơn chơi vũ cầu, lacross, bóng rổ, bóng chuyền. Các bà mẹ đi hay chạy bộ, hoặc chơi đá banh với các em. Các ông bà chơi đá banh, bóng chuyền. Có khi con trai, con gái một bên, ba một bên, đấu nhau đến nơi đến chốn. Con trai con gái đá thua phải hít đất năm cái, hoặc ngược lại.

Mọi người tham gia đều vui vẻ, thoải mái. Ngày sinh hoạt của giáo xứ là: Thứ ba và Thứ năm, lúc 6:30 PM, tại sân Trường tiểu học Park Lawn: 4116 Braddock Rd, Alexandria, VA 22312

Nhờ có sự thành công tốt đẹp, ban sinh hoạt cũng cổ võ cho cộng đoàn Đức Mẹ La Vang ở Reston tổ chức ngày sinh hoạt, và hiên nay ngày sinh hoạt của cộng đoàn Reston được tổ chức lúc 6:30 PM ngày Thứ hai tại địa chỉ: 11300 Baron Cameron Ave., Reston, VA 20190. Và ngày Thứ sáu tại: 2435 Fox Mill Rd. Herndon, VA 20171.

Cộng Đoàn Đức Mẹ La Vang Reston
Các cầu thủ tí hon
Các em gái chơi bóng chuyền
Đội bóng chuyền các ông
Đội Túc Cầu Thiếu Nhi
Các em chơi cầu tuột
Đội Banh Lacross
Đội thua đang hít đất
Đội Túc Cầu Thanh Thiếu Niên với Cha Thích
Đội Banh Football
Các lực sĩ khoe bắp thịt
Các em chơi cầu tuộtt
Đội Túc Cầu Tí Nhau
Một cầu thủ tí hon
Hai cầu thủ Lacross
 
Các linh mục ''trẻ'' Dòng Chúa Cứu Thế dự khóa bồi dưỡng về Truyền thông
Anmai, CSsR
19:01 07/08/2009
SAIGÒN - Sau ngày đại lễ mừng kính Thánh Tổ Phụ Anphongsô, các "các cha trẻ" Dòng Chúa Cứu Thế tạm biệt cộng đoàn mà các Cha đang giúp mục vụ để trở về nhà Mẹ. Trở về nhà Mẹ lần này, ngoài chương trình thường huấn chung của toàn Dòng, các “cha trẻ” ngồi lại với nhau để dự khoá III của chương trình Hậu Học Viện.

Nằm trong tiến trình đào tạo chung của Tỉnh Dòng, các “cha trẻ” được các vị hữu trách tổ chức các khoá Hậu Học Viện để bồi dưỡng, nâng cao kiến thức nhằm giúp các “cha trẻ” thêm khả năng để hội nhập với những vùng, những công tác mà các cha được gửi đến. Chương trình Hậu Học Viện này không chỉ nhắm đến những môn chuyên môn như Thánh Kinh, Giáo Luật mà còn có các lãnh vực khác liên quan đến đời sống mục vụ.

Theo dòng chảy của xã hội và đặc biệt đi theo suy tư Công Hội Tỉnh Dòng năm 2009 được tổ chức tháng 6 vừa qua, các “cha trẻ” được bồi dưỡng đặc biệt về truyền thông và quản lý mục vụ. Hơn lúc nào hết, Tỉnh Dòng thấy cần trang bị thêm cho anh em tu sĩ của Dòng, cách riêng các “cha trẻ” về lãnh vực này. Những bất công xã hội, những tệ nạn như tham nhũng, tệ nạn phá thai … đang diễn ra một cách hết sức trầm trọng nên truyền thông cần phải phát triển để kịp gióng lên tiếng nói của Chúa Kitô giữa lòng xã hội, giữa lòng dân tộc.

Khoá bồi dưỡng về truyền thông lần này, Tỉnh Dòng và cách riêng, các “cha trẻ” Dòng Chúa Cứu Thế được sự ưu ái cách đặc biệt của Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài. Đức Ông dù hạn chế về sức khoẻ lẫn không gian và thời gian nhưng vì tình thương với Giáo Hội Việt Nam, đặc biệt với Dòng Chúa Cứu Thế nên Ngài đã “chủ trì” khoá bồi dưỡng về truyền thông này.

Vốn dĩ là một người "miền Nam chính hiệu" cộng thêm một người “nhà quê” chính gốc, nên Đức Ông thật đơn giản và khiêm hạ. Đức Ông đứng trước các cha trẻ trong một bầu khó chia sẻ thật gần gũi, không còn khoảng cách của một bậc thầy mà mà là sự hiện diện của người anh giữa các anh em. Chắc có lẽ nhờ vào sự giản dị, đơn giản mà phần trình bày của Đức Ông phần nào làm cho các “cha trẻ” dễ đón nhận, để tiếp thu hơn.

Buổi đầu tiên, còn lạ lẫm khi gặp nhau, Đức Ông trình bày về truyền thông với tính cách “khoa bảng” một chút nhưng từ buổi thứ hai tính cách “khoa bảng” ấy không còn. Tính cách “khoa bảng” được thay vào đó là tâm tình chia sẻ của một người anh, một người đi trước.

Với gần 40 năm làm việc ở Đài Chân Lý Á Châu cộng với vai trò đứng đầu Đài phát thanh Châu Á này thì quả thật có biết bao nhiêu là kinh nghiệm nơi Đức Ông. Trong những buổi “lên lớp” này, cha “cha trẻ” đã kín múc được quá nhiều kinh nghiệm thực tế về lãnh vực truyền thông của Đức Ông.

Đề tài, lãnh vực mà Đức Ông chia sẻ thoạt đầu với cái tên gọi là “truyền thông xã hội” ấy nhưng thật sự nội dung chính Đức Ông trình bày đó là truyền thông Kitô hay nói khác đi Kitô truyền thông. Với ý hướng như vậy, Đức Ông mời gọi các “cha trẻ” làm sao phải biến mình thành con người truyền thông chứ không chỉ là nghe, nói về truyền thông. Hơn thế nữa, là vai trò ngôn sứ, là mục tử, Đức Ông nhấn tới nhấn lui hình ảnh của Đức Kitô mục tử nơi các “cha trẻ”. Nếu như các cha không sống, không mặc lấy tâm tình như Đức Kitô thì những lời trao giảng, những phần về truyền thông của các cha ra vô ích …

Với một tuần lễ vắn vỏi thì làm sao nói hết được kinh nghiệm của gần 40 năm qua. Cách riêng, Đức Ông còn quá nhiều thao thức nhất là tìm những người tiếp nối công việc của Đức Ông. Với lòng tin, Thiên Chúa đã gìn giữ Đức Ông trong gần 40 năm qua từ ngày qua Roma du học rồi “kẹt lại” Philippin cho đến ngày hôm nay thì Đức Ông vẫn tiếp tục phó thác trong lòng bàn tay của Chúa những ngày còn lại của cuộc đời. Quả thật, nơi Đức Ông, một con người luôn gắn bó mật thiết với Đức Kitô để rồi cả con người Đức Ông toát lên chất truyền thông Kitô giáo thật sự.

Khoá học dần khép lại nhưng các “cha trẻ” vẫn mong một ngày nào đó có thể lại được quây quần bên Đức Ông để học hỏi thêm về những kinh nghiệm của một người đã sống hết mình vì Chúa Kitô, vì giáo hội và vì anh chị em đồng loại. Tạ ơn Chúa đã ban cho Giáo Hội Việt Nam có một người đã dấn thân dâng hiến suốt gần 40 năm để cho Đài Chân Lý Á Châu hoạt động và phát triển không ngừng.

Nguyện xin Chúa tiếp tục gìn giữ Đức Ông trong những ngày còn lại của Đức Ông để Đức Ông tiếp tục trên con đường truyền thông Kitô cho mọi người và cho mọi nơi.
 
Huynh Đoàn Đaminh hành hương Đức Mẹ Bãi Dâu - Vũng Tầu
Lm Giacôbê Tạ Chúc
19:24 07/08/2009
VŨNG TẦU - Để mừng lễ Thánh Đaminh, bổn mạng của anh chị em giáo dân dòng Đaminh, sáng nay, ngày 7/8/2009, hơn năm mươi anh chị em trong huynh đòan thuộc Giáo xứ Vũ hòa, Giáo phận Phan Thiết, đã tổ chức một ngày kính viếng Chúa Kitô Vua và Đức Mẹ núi Bãi dâu.

Cuộc khởi hành từ sáng sớm và đến nơi lúc 10 giơ00, tất cả cùng nhau đi mười bốn chặng đàng Thánh giá và leo lên đỉnh núi. Những giọt mồ hôi hòa trong tiếng kinh nguyện cầu, theo chân Chúa Giêsu trên con đường khổ giá. Sau khi kính viếng Đức Mẹ, đòan tiếp tục cuộc hành hương lên núi Chúa Kitô Vua. Mọi sự mệt nhọc không làm cho những bước chân Tông đồ chùn bước. Mọi người lấy làm hạnh phúc khi được đến với Chúa và Mẹ, trong khung cảnh hùng vĩ của núi rừng, và nên thơ của biển cả.

Kết thúc ngày hành hương, tinh thần của anh chị em đầy phấn chấn và bình an trong tình thương của Thiên Chúa, và sự cầu bàu của Thánh Đaminh.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Phản kích chiến thuật “quần chúng tự phát'' của CSVN
Hồng Lĩnh
01:09 07/08/2009
Con người trước hai trách nhiệm bảo vệ sự sống và bảo vệ quyền tư hữu.

Theo một số tài liệu nghiên cứu mới nhất, con người xuất hiện trên trái đất chỉ khoảng chừng từ 200.000 năm nay. Trước khi những khái niệm về xã hội, luật pháp, nhân quyền được hình thành như ngày nay với mục tiêu đoàn kết với nhau bảo vệ sự sinh tồn cũng như tư hữu hay sở hữu. Con người đã có những hành động tự vệ chống lại kẻ thù để bảo vệ sự sống cho bản thân và tài sản thuộc về mình.

Ngày nay, tuy đã bước vào thế kỷ XXI, nhưng Cộng Sản Việt Nam vẫn chưa từ bỏ mục đích chiếm đoạt sở hữu của GHCGVN thành tư hữu của đảng viên. Công an không ngần ngại dùng chiêu bài "quần chúng tự phát” để hãm hại hay đe dọa sự sống của những người mà chúng xem là đi ngược lại quyền lợi của chúng. Đặc biệt là các chủ chăn và các con chiên tại Thái Hà hay Tam Tòa. Sách lược của chúng rất uyển chuyển theo hòan cảnh và địa thế. Diệt giáo dân để chiếm sở hữu, hay ngược lại chiếm sở hữu và sau đó diệt giáo dân có ý định đòi lại sở hữu. Để thực hiện mục tiêu nầy, CSVN áp dụng những phương thức nào? Phương thức của các chế độ phong kiến đã dùng để bách hại giáo dân trong qúa khứ.

Lịch sử lại tái diễn dưới một hình thức khác cho hôm nay. CSVN trắng trợn áp dụng lại các sách lược từ thời Chúa Trịnh Chúa Nguyễn, cũng như Vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và bọn hủ nho Văn Thân. Vì sợ mất thế quyền do giáo dân theo thần quyền, nên triều đình đã ra lệnh tàn sát, diệt trừ mọi mầm mống Công Giáo VN trong qúa khứ. Đó chính là thời kỳ thoái trào của chế độ phong kiến ngày xưa. Và cũng giống như sự suy thoái của CSVN ngày. Thay vì cải cách để có một xã hội an bình và người dân được ấm no hạnh phúc. Cả hai lại chỉ nhắm vào cũng cố quyền lực với bất cứ giá nào, không kể các cực hình dành cho thể xác của các nạn nhân.

Các phương thức có sách lược của chế độ phong kiến được tóm tắt như sau:

Khai thác các sự ghen ghét ưa phá phách của một số người dân sống cạnh các cộng đồng giáo dân. Lực lượng nầy tự động xung kích đốt phá hay vu oan dựa vào mê tín dị đoan để tố cáo giáo dân. Họ tuyên truyền rằng nào là dân có đạo bỏ thần Phật theo Chúa nên mùa màng hư hại và trâu bò chết nhiều. Nói chung dùng lương tố cáo giáo. Triển khai khái niệm lương và giáo rồi xúi dục lương ghét giáo. Lương là danh từ dùng để chỉ tất cả những ai không theo đạo Công giáo. Lương gồm cả thành phần vô tôn giáo. Từ đó, qua một số chiêu bài tạo ra mâu thuẫn hay bất hòa giữa lương và giáo. Xé nhỏ hay phân tán các giáo dân của một gia đình ra cộng đồng bên lương, coi như giao cho thành phần nầy kiểm soát giáo dân và tài sản. Cấm cung giáo dân tại những chỗ hẻo lánh. Cho lính tráng tha hồ đốt phá các họ đạo và tự do tra tấn các giáo dân bị bắt, tịch thu các ảnh tượng và thiêu hủy.

CSVN tu chỉnh lại một số điểm của sách lược thời phong kiến.

Trước kia trong các vụ đánh đập và cướp phá giáo dân, không có thành phần "quần chúng tự phát" nếu lính triều đình có mặt.

Ngày nay, công an mang "quần chúng tự phát" đến khủng bố đàn áp giáo dân.

Ta phải biết rằng tại VN hiện nay, mọi sự tụ tập đông người cần phải có giấy phép ghi chép rõ ràng mục tiêu của việc tụ họp. Nhưng "quần chúng tự phát" không cần giấy phép, đi ngược lại nguyên tắc của XHCNCSVN.

Lúc xưa giáo dân hay các linh mục bị bắt sẽ bị giải về nộp quan. Quan đặt điều kiện trước khi kết tội rằng: "Mày không cần bước qua Thánh Gía và chỉ cần ký giấy bỏ đạo thời quan tha mày ngay".

Ngày nay CSVN hùa với "quần chúng tự phát" đánh đập dã man giáo dân trước đã rồi mới bắt và đem về giam. Ngay lập tức cả hệ thống truyền thông nhảy vào đấu tố. Sau đó nhà cầm quyền ra thông cáo xử lý. Giáo dân hoàn toàn không biết khiếu kiện chỗ nào? Như thế «quần chúng tự phát» có cả hệ thống truyền thông và hành chánh hùa theo!

Một số người cho rằng "quần chúng tự phát" là thành phần "xã hội đen", nhưng "xã hội đen" thường hành động để cướp tiền hay vì ân oán giang hồ với nhau. Còn tại Tam Tòa, giáo dân không có tiền cũng như không có ân oán gì với xã hội đen cả. Do đó họ "quần chúng tự phát" chắc không phải là "xã hội đen" theo đúng nghĩa của nó. Vì nếu là "xã hội đen" thì phải có người thuê mướn. Vậy thì ai đã thuê họ? Và họ là ai ?

Trong trại tù, các nhà dân chủ và dân oan khiếu kiện bị giam chung cùng với các tội phạm bất hảo. Theo một số nhân chứng kể lại rằng họ đã bị tội phạm chung phòng đánh đập dã man tới mang thương tích tật nguyền, hoặc có người đã thiệt mạng.

Cách khác nữa mà Công an có thể dùng là "quần chúng tự phát" sẽ ném đá hay xông vào Công an để tạo cớ cho vũ lực Công an dùng vũ khí đánh tràn vào đám đông, đang cầu nguyện hay đang tái thiết các chỗ cầu nguyện. Vì đám "quần chúng tự phát" gặp phải đám quá đông giáo dân.

Nhưng chiến thuật "quần chúng tự phát" chỉ dùng được tại các chỗ hẻo lánh hay sau khi đã phân tán mỏng giáo dân ra xa như tại Tam Tòa.

Hợp đồng giữa Công an và "quần chúng tự phát» đã tạo ra hậu quả thật tệ hại.

Ngoài xã hội cũng như trong trại tù không còn luật lệ nào nữa và mạng sống con người trở thành cỏ rác. "quần chúng tự phát hay Tội Phạm Tự Phát" là những kẻ có quyền sinh sát, và được Công an bảo trợ. Công an chỉ can thiệp khi có phản ứng tự vệ của nguời dân, và chỉ có người dân bị bắt còn "quần chúng tự phát" thì khoong bị bắt. Điều đó chứng tỏ rằng Công an chính là áo giáp hay dụng cụ của «quần chúng tự phát và tội phạm tự phát».

Trước đe dọa nầy, tinh thần của dân chúng hay giáo dân sẽ bị tê liệt vì e sợ bị đánh đập tới chết hay mang thương tích suốt đời. Ngoài sự hãi ấy lại cộng thêm sự đấu tố vu oan của truyền thông và sự tù đày vô tội vạ do tòa án cuội xử.

Khi thể chế CSVN đã đi vào con đường của cái gọi là "quần chúng tự phát" thì quần chúng hay giáo dân không còn cách nào khác hơn là phải tổ chức tự vệ. Dựa lưng vào cái chết để tìm cái sống. Bất bạo động không thuộc phạm trù tự vệ. Sự sống luôn có cái giá của nó.

Vài phương thức phản kích

Tận diệt thành phần «quần chúng tự phát» của thể chế không thể được. Tuy có thể cảm tử tiêu diệt được một số trong một trường hợp phải rất hy hữu, nhưng sau đó chúng có cả 600.000 Công an vũ trang và 540.000 quân chính quy đầy đủ vũ khí tiếp viện rất nhanh. Không kể trường hợp động viên, Quân số ấy sẽ tới cả triệu.

Một vấn nạn khi không cân bằng phương tiện, tổ chức, điều động cũng như địa bàn an toàn. Do đó phương thức tự vệ rất giới hạn. Tuy thế, phương thức cản trở CSVN trong việc dùng "quần chúng tự phát" một cách rộng rãi còn có thể phản kích như sau:

1- Quảng bá rộng rãi cho người dân biết chiến thuật "quần chúng tự phát" của CSVN và thỉnh nguyện sự chú ý đặc biệt của các nhà dân chủ (vấn đề nầy do NVHN lo)

2- Cần tạo một phong trào tố cáo và đề cao cảnh giác chiến thuật "quần chúng tự phát" tại quốc nội. Trong các buổi cầu nguyện hay xem lễ. Các linh hướng hãy luôn nhắc nhở và cảnh tỉnh cho giáo dân toàn quốc biết là thể chế đang khai triển chiền thuật "quần chúng tự phát", cũng như trình bày các đặc trưng của chiến thuật này (vấn đề này quốc nội lo). Và các giáo phận tìm cách thích ứng tự vệ.

3.- Sau vụ Tam Tòa của những ngày 20 và 27/07/2009, CSVN xem chừng sẽ còn triển khai rộng rãi trên tất cả các địa bàn đất nước thành phần «quần chúng tự phát» để gieo rắc chết chóc, sợ hãi và máu đổ cho giáo dân.

Do đó trong tương lai vấn đề giáo dân phải tự vệ nên đặt ra để tránh cảnh tàn sát kẻ vô tội và do bọn ấy gây ra. Vì nay thể chế CSVN đã trở thành một thế chế du đãng, những người tranh đấu phải được cảnh giác và tìm phương cách đề phòng.

4- Dùng các bằng chứng tội ác của cái gọi là "quần chúng tự phát" của CSVN tại Tam Tòa và tố cáo trước Quốc Hội Mỹ và tại Hội Đồng Âu-Châu và xin Nghị Quyết kết án xem như là tội ác chống nhân loại theo tinh thần hai NQ 1096 (1999) và NQ 1481(2006) của Hội Đồng Châu Âu (vấn đề n2y do hợp tác giữa quốc nội và NVHN).

5- Thỉnh cầu Quốc Hội Âu-Châu ra một Nghị Quyết mới, giống Nghị Quyết do dân biểu Marco Capato chủ xuớng vào năm 2008, nối kết các thỏa uớc với tôn trọng nhân quyền. Nghị quyết mới nầy nối kết các ký kết với việc CSVN phải cam kết trị phạt "quần chúng tự phát" dùng vũ lực đánh đập giáo dân.

6- Kể từ nay, người Việt hải ngoài cần đặt trọng tâm vào vấn đề này để yểm trợ quốc nội và các diễn đàn quảng bá rầm rổ các vận động sắp tới.
 
Ai là người giữ vận mệnh Đất nước?
Trần Khuê
03:24 07/08/2009
Ai là người giữ vận mệnh Đất nước? Câu hỏi này xem chừng quá dư thừa đối với nhiều người. Bất cứ ai cũng có thể hiểu được rằng mọi công dân của một quốc gia có trách nhiệm đối với vấn mệnh và sự phát triển của dân tộc mình. Vận mệnh của một đất nước không chỉ được trao phó cho những nhà hữu trách. Họ không ai khác hơn là những con người thực hiện các đường lối, chính sách được Quốc hội và các cơ quan chức năng thông qua, cũng như được sự đồng thuận của quần chúng nhân dân. Đó là cách làm thông thường của một Nhà nước pháp quyền.

Ở Việt Nam, qua các thông tin đại chúng của Nhà nước, chúng ta thường nghe câu nói: cán bộ là “công bộc”, “đầy tớ” của nhân dân. Tuy nhiên, ngày hôm này nhiều “ông chủ” phải điêu đứng với những “đầy tớ” của mình, nhiều lúc còn bất lực trước những việc làm ngang ngược của những ông “đầy tớ” ngông cuồng! Quả thực, những nhà hữu trách là những con người được đòi hỏi, về mặt pháp lý cũng như về phương diện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quyền lợi, thăng tiến đời sống của mọi công dân không phân biệt tuổi tác, địa vị xã hội, tôn giáo trong phạm vi trách nhiệm của mình… như Thomas Hobbes, được xem là ông tổ của triết học chính trị Tây phương, cho rằng: người đứng đầu của một Nhà nước phải là người quan tâm tới mọi công dân và hành động theo pháp luật của Nhà nước.

Đã đến lúc chúng ta phải nêu lên vấn về vận mệnh của Đất nước một cách nghiêm túc. Qua quan sát những sự kiện xã hội trong những năm qua chúng ta nhận thấy rằng vận mệnh bấp bênh của Đất nước hôm nay đang nằm trong tay một số đảng viên đảng cộng sản Việt Nam có sức mạnh và có khả năng khuynh đảo đời sống chính trị, đời sống của nhân dân. Tại sao chúng ta dám kết luận một cách mạnh mẽ như vậy?

Không cần “lý luận chính trị”, chúng ta chỉ quan sát những diễn biến trong thời gian gần đây ở Việt Nam để có thể hiểu vấn đề. Nếu vận mệnh của Đất nước hôm nay không đang nằm trong tay một số đảng viên đảng cộng sản Việt Nam thì tại sao công chúng và những con người có tâm huyết với Đất nước, những nhà trí thức, thậm chí những cựu đảng viên (ít nhất là đại tướng Võ Văn Giáp) đành phải bó tay trước những cách hành xử của Nhà nước làm phẫn nộ công chúng như vấn đề Trường Sa và Hoàng Sa [1], Tây nguyên, tham nhũng….? Nếu không phải như vậy thì tại sao hai nhà báo của tờ Tuổi Trẻ và Thanh niên là Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến, những người đã đưa tin vụ PM 18 [2], cũng như sau đó hai Tổng biên tập của hai tờ báo này buộc phải thôi chức vụ?[3] Nếu không phải như vậy thì tại sao ông Trần Đình Đàn, Chánh văn phòng Quốc hội, tuyên bố một cách vô ý thức rằng “Quốc hội ủng hộ chủ trương khai thác bô-xít” trước khi Quốc hội nhóm họp bất chấp có nhiều sự phản ứng của dự luận, của giới trí thức và khoa học, cũng như của đại tướng Võ Văn Giáp? [4]

Chúng ta nêu lên vấn đề này để thức tỉnh mọi người Việt Nam về vai trò của mình đối với vận mệnh của Đất nước và cảnh tỉnh những nhà cầm quyền đừng lợi dụng “cơ chế” mập mờ để chỉ đi tìm và bảo vệ quyền lợi cá nhân.

Mọi công dân đều chịu trách nhiệm về vận mệnh của Đất nước. Họ có quyền tham gia một cách tích cực vào đời sống chính trị-xã hội. Đây là quyền tự nhiên phải được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Tham gia vào đời sống chính trị-xã hội bao hàm việc đảm nhận những trách nhiệm chung và đồng thời trở thành những con người phản tỉnh những nhà hữu trách trong những chính sách và đường lối phát triển Đất nước. Chính Hiến pháp của Nước CHXH Việt Nam thừa nhận những quyền này như trong các điều 53 và 69:

Điều 53: “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.”

Điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.”

Thực tế, việc đảm nhận những trách nhiệm xã hội là chuyện không thể đối với bất cứ ai không có “thẻ đảng”. Đây là một loại luật bất thành văn. Những chức vụ được chỉ định là chuyện bình thường trong bộ máy Nhà nước hiện tại. Còn đối với vai trò phản tỉnh các nhà cầm quyền, mọi công dân cần lưu ý là họ phải làm “theo quy định của pháp luật”. “Theo quy định của pháp luật” là gì? Chúng ta chỉ cần tra cứu Bộ luật hình sự để biết quy định của pháp luật. Điều 8 của Bộ luật hình sự “khái niệm về tội phạm” như sau:

“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.”

Với khái niệm này mọi hành vi nhằm thực hành quyền công dân được ghi trong Hiến pháp của Nước CHXH Việt Nam như “tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước” hay “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình” có nguy cơ bị khép vào trong những cái tội được liệt kê trong điều 8 của Bộ luật hình sự.

Chúng ta có được sự xác minh qua những sự kiện xảy ra gần đây. Ngay cả việc “gây áp lực lên chính quyền”, phản đối một cách bất bạo động không nằm trong các điều quy định về tội, nhưng phóng viên của tờ Nhân Dân đã liệt kê chúng vào những hành vi vi phạm pháp luật (x. “Cần xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật ở Đồng Hới”, ND, ngày 27 tháng 07 năm 2009). Một sự khẳng định trớ trêu đi ngược lại chính Hiến pháp của Nước CHXH Việt Nam: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh.” (Điều 72). Những hành động biểu lộ ý thức về “quyền” của nhân dân có nguy cơ trở thành “tội”. Việc dẹp bỏ những cuộc biểu tình bất bạo động của các sinh viên phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam, những cuộc cầu nguyện cho công lý và hòa bình ở Thái Hà, Tòa Khâm Sứ và Tam Toà…là những bằng chứng. Thái độ này của nhà cầm quyền Việt nam cho chúng ta hiểu rằng vận mệnh của Đất nước không thuộc về những công dân khác!

Gần đây một số tờ báo làm dấy lên phong trào phản kháng đối với những vụ bê bối xã hội nhưng rồi cũng phải trở lại “lề phải”. Việc hai nhà báo bị đưa ra xét xử và ngưng chức vụ đối với hai Tổng biên tập của tờ báo Tuổi trẻ Thanh niên mà chúng ta vừa nêu trên là một bằng chứng nói lên quyết tâm này. “Những kẻ nội loạn” qua những bài viết không thuộc “lề phải” phải coi chừng.

Không còn có khả năng đảm nhận những trách nhiệm, mất quyền phản tỉnh, cấm vi phạm những điều “cấm kỵ” của đảng cộng sản Việt Nam, liệu rằng những công dân Việt Nam chúng ta còn có thể giữ vận mệnh Đất nước?

Ghi chú:

[1] www.youtube.com/watch?v=8MNFForYG-Q

[2] www.thanhnien.com.vn/News/.../238532.aspx; www.vnexpress.net/GL/Phap-luat/.../3BA07719/.

[3] www.vnexpress.net/GL/Xa.../3BA0A0A9/

[4] vietnamnet.vn/chinhtri/2009/05/848292/; www.vnexpress.net/GL/Xa.../3BA0F210/
 
Báo chí quốc tế nêu lên yếu tố Trung Quốc trong các vụ Tam Tòa và Bát Nhã ở Việt Nam
Mai Vân, RFI
04:51 07/08/2009
Vấn đề tôn giáo tại Việt Nam đang nổi cộm trở lại với các vụ bạo hành nhắm vào môn sinh của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại tu viện Bát Nhã ở Dambri (Lâm Đồng), và giáo dân Công giáo tại Tam Tòa (Quảng Bình). Báo chí quốc tế đã gắn các sự kiện này với đợt bắt giữ một số người từng phản đối chính quyền hợp tác với Trung Quốc trong kế hoạch khai thác bauxite ở Tây Nguyên, bất chấp các hành vi chèn ép của Bắc Kinh tại Biển Đông.

Từ cuối tháng Sáu đến nay, vấn đề tôn giáo tại Việt Nam lại nổi cộm trở lại với hai sự kiện nối tiếp nhau, ở Tu Viện Bát Nhã thuộc Dambri, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng liên quan đến Phật giáo, rồi sau đó là vụ Tam Tòa, Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, liên quan đến Công giáo. Tại cả hai nơi này, tranh chấp nổ ra giữa chính quyền địa phương với các giáo dân, tín đồ tại chỗ, với việc dùng bạo lực để trấn áp đã thu hút sự chú ý của dư luận báo chí quốc tế, đặc biệt là cuộc tranh chấp tại giáo xứ Tam Toà, với tiếng vang trên cả nước, sau khi hai linh mục bị đánh trọng thương.

Sự trùng hợp giữa hai sự kiện đã khiến giới quan sát tự hỏi về nguyên nhân vì sao đột nhiên chính quyền lại có thái độ cứng rắn như vậy khi xử lý các vụ việc thoạt đầu chỉ giới hạn ở quy mô địa phương. Một trong những giả thuyết thường được nhắc đến: đó là giới bảo thủ trong chính quyền muốn đối phó với luồng dư luận phản đối chủ trương quá hữu hảo với Trung Quốc, cho Bắc Kinh khai thác bauxite ở vùng Tây Nguyên, bất chấp những lời cảnh báo về các tổn hại có thể xầy ra cho môi trường và nền an ninh quốc gia. Thái độ bất bình của dư luận lại càng gia tăng khi Trung Quốc không ngần ngại chèn ép Việt Nam trong vùng Biển Đông, vừa ngăn chặn không cho Việt Nam phát triển ngành dầu khí của mình, vừa chận bắt các tàu đánh cá của Việt Nam.

Trong một bài viết dài công bố hôm 01/08/2009, hãng tin Mỹ AP đã đề cập đến vụ tranh chấp tại Tu viện Bát Nhã giữa gần 400 môn sinh của Thiền sư Thích Nhất Hạnh với chính quyền Việt Nam vừa bùng lên gay gắt từ cuối tháng sau đến nay.

Theo hãng AP, trong vòng 4 năm qua, các thiền sinh này đã được yên ổn tu tập theo lời dậy của Thầy Nhất Hạnh, một tu sĩ Phật giáo mà uy tin trên thế giới chỉ thua có Đức Đạt Lai Lạt Ma mà thôi. Tuy nhiên, từ cuối tháng 6, họ đã bắt đầu bị làm khó dễ, từ việc tu viện bị cúp điện, nước, điện thoại, cho đến việc nơi tu hành của họ bị cả một đám đông xông vào đập phá rồi bao vây, cô lập, những ai đến thăm đều bị hành hung. Công an địa phương có mặt nhưng không can thiệp.

Theo chính quyền thì vụ việc ở Bát Nhã nẩy sinh từ tranh chấp giữa hai phái Phật giáo trong tu viện, một bên là các môn sinh của Thiền sư Nhất Hạnh, và bên kia là những người ủng hộ vị sư trụ trì là Thượng Tọa Đức Nghi, thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.

Tuy nhiên, theo hãng AP, các môn sinh của Thiền sư Nhất Hạnh cho rằng họ bị chính quyền Việt Nam trừng phạt vì quan điểm ủng hộ Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng như những lời kêu gọi mở rộng tự do tôn giáo của thầy Nhất Hạnh.

Theo một thiền sinh, thì từ năm 2008, Trung Quốc đã bày tỏ thái độ bất bình sau khi Thiền Sư Nhất Hạnh tuyên bố công khai trong một bài phỏng vấn dành cho một đài truyền hình Ý là Việt Nam nên cho phép Đức Đạt Lai Lạt Ma đến Hà Nội tham dự một đại lễ Phật giáo, còn Bắc Kinh thì nên để cho đức Đạt Lai Lạt Ma về Tây Tạng tiếp xúc với các tìn đồ, tương tự như chính quyền Việt Nam đã cho phép Thiền sư Nhất Hạnh về nước.

Dù thế nào chăng nữa thì quan điểm của chính quyền Việt Nam rất rõ. Theo hãng AP, chính quyền đã ra lệnh cho toàn bộ 379 thiền sinh là phải rời Tu Viện Bát Nhã trước đầu tháng 9/2009.

Sau vụ Bát Nhã, liên quan đến Phật giáo, qua hạ tuần tháng 07/2009 đã bùng lên vụ Tam Toà. thoạt đầu giới hạn ở địa phương, sau đó trở thành cuộc đấu tranh của người Công giáo trên toàn quốc.

Theo linh mục Antôn Phạm Đình Phùng, chánh văn phòng Tòa Giám Mục Xã Đoài, Giáo phận Vinh, sáng 20/07/2009, khoảng 150 giáo dân xứ Tam Tòa đã đến dựng lều tạm để làm lễ trên nền nhà thờ Tam Tòa, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Bất ngờ hàng trăm công an, đã tới ngăn cản, đánh đập các giáo dân, rồi bắt lên xe mang đi khoảng 20 người. Theo hãng tin công giáo Asianews, hàng trăm người đã bị thương trong cuộc xung đột. Bạo động cũng tiếp diễn những ngày sau đó.

Theo Asianews, một số người địa phương cho biết là công an cùng nhiều nhóm thường dân phụ trợ đã đi đi lại lại trên các đường phố để tìm đánh tất cả những ai mang biểu tượng của đạo Công giáo. Họ còn thốt ra những lời đe dọa tính mạng giáo dân. Trong tình hình bất an đó, hàng trăm gia đình giáo dân Công Giáo ở Đồng Hới đã phải bỏ nhà chạy qua các vùng lân cận như Nghệ An, Hà Tĩnh để lánh nạn.

Tình hình nghiêm trọng thêm khi có hai linh mục bị đánh đập bị thương, có người bị bất tỉnh. Sự kiện đó là chất xúc tác, làm dấy lên cả một làn sóng bất bình trong cộng đồng người Công giáo trên toàn quốc. Phong trào ủng hộ giáo dân Tam Toà được tổ chức ở nhiều tỉnh thành với các cuộc tập hợp phản đối chính quyền. Các buổi cầu nguyện cho giáo dân bị bắt đã huy động được đến nửa triệu người tham dự.

Nhà thờ Tam Tòa nguyên là một nơi bị bom Mỹ phá hủy trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Sau chiến tranh, nhà thờ chỉ còn trơ lại tháp chuông. Đất tại khu vực này vẫn thuộc quyền sở hữu của Nhà Thờ. Giáo dân nơi đây đã xin phép xây lại nhà thờ nhưng không được vì chính đã quyết định giữ lại bằng của cuộc chiến, và biền nơi đây thành di tích lịch sử. Vấn đề là giáo dân không có nơi để hành lễ, cũng như chưa có khu đất khác để xây nhà thờ.

Nguyên nhân vụ Tam Tòa khởi thủy là vấn đề đất đai như nói trên, mang tính chất địa phương, nhưng diễn diễn tiến sự kiện và phản ứng chính quyền, cho thấy vụ việc đã mang một tầm cỡ khác. Trong bài viết đăng trên mạng Catholic Online, đề ngày 31/07, tác giả Deacon Keith Fournier đã không ngần ngại nói đến một cuộc "chiến tranh mới ở Việt Nam" đang bắt đầu, một cuộc chiến mà các "kẻ thù của tự do đang tấn công vào giáo hội Công giáo".

Không đi xa đến thế, hãng tin Công giáo Asianews, công nhận là những gì xẩy ra ở Đồng Hới nghiêm trọng hơn nhiều so với ở Thái Hà trước đây. Chính quyền điạ phương Đồng Hới thực hiện một chính sách đàn áp thẳng tay. Họ không xấu hổ gì trước mục tiêu biến Đồng Hới thành một nơi không còn người công giáo nữa.

Trong một bài viết công bố ngày 05/08/2009, AsiaNews lồng vụ Tam Tòa vào trong bối cảnh xã hội và chính trị chung tại Việt Nam hiện nay để cho rằng người Công giáo bị xách nhiễu vì Giáo Hội Công giáo Việt Nam đã có quan điểm rõ rệt chống lại kế hoạch khai thác bauxite và bảo vệ chủ quyền Việt Nam tại Biển Đông, hai đề tài nhậy cảm hiện nay đối với Đảng Cộng Sản.

Theo AsiaNews, bauxite không đơn thuần là vấn đề môi trường kinh tế mà còn mối quan ngại là sự hiện diện lâu dài hàng trăm ngàn nhân công Trung Quốc đến làm việc tại các khu mỏ bauxite ở Tây Nguyên.

Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn, ngày 31/05/2009 đã lên tiếng cảnh báo về tác hại môi trường việc khai thác bauxite. Bức thư của Đức Hồng Y đươc công bố vài ngày sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua đề án này bất chấp phản đối của công luận.

AsiaNews cũng ghi nhận là cho dù nhiều người, nhiều thành phần trong xã hội chỉ trích đề án bauxite, nhưng giới truyền thông Việt Nam chỉ nhắm vào những nguời Công giáo như linh muc Nguyễn văn Khải, Dòng chúa Cưú thế ở Hà Nội, và linh mục Lê Quang Uy, đã lên tiếng kêu gọi xem xét lại đề án nguy hiểm. Báo chí nhà nước đã cho là hai nguòi này thiếu hiểu biết, gây chia rẽ, cản trở công cuộc phát triển của đất nước, thậm chí tố cáo họ muốn lật đổ chinh quyền.

Ngoài hồ sơ bauxite, AsiaNews, còn thấy Giáo hội Công giáo và Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn, Tổng giám Mục thành phố Hồ Chí Minh quan tâm đến một hồ sơ tế nhị khác, đó là ranh giới với Trung Quốc. Ngày 24/07/2009, Tòa Tổng giám mục Thành phố Hồ Chí Minh và nhà xuất bản Tri Thức dự kiến tổ chức một cuộc hội thảo về vấn đề biên giới Việt Nam Trung Quốc ngay tại Toà Tổng giám mục trong bối cảnh có nhiều tin là chính quyền Việt Nam dưới sức ép của Trung Quốc sẽ phải nhượng bộ thêm về ranh giới trên bộ và trên biển.

Vào giờ chót, do áp lực của chính quyền, hội thảo được dời đến một nơi khác, chật hẹp hơn, cách đấy 2 cây số. Một số diễn giả chủ chốt được dự kiến, trong đó có Đức Hồng Y, đã rút lui, không đến tham gia hội thảo, vì có "những trách nhiệm khác quan trọng hơn''.

Phỏng vấn giáo sư Carlyle Thayer

Vấn đề Tam Tòa và Bát Nhã đã nổi cộm lên vào lúc chính quyền vừa bắt giam một lọat nhân vật đầu tranh cho dân chủ, cũng đã từng có quan điểm phản đối Trung Quốc. Trả lời phỏng vấn của RFI qua e-mail, giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc, trước hết đã lồng vụ Tam Toà vào trong bối cảnh các vụ tranh chấp đất đai giữa Giáo Hội Công giáo và chính quyền Việt Nam.

Vấn đề Tam Toà chỉ là sự kiện mới nhất trong tranh chấp giữa Giáo Hội Công giáo Việt Nam với chính quyền, liên quan đến việc đất của Nhà Thờ bị chế độ Cộng sản tịch thu. Năm ngoái đã có tranh chấp giữa cộng đồng người Công giáo và chính quyền điạ phương về sở hữu đất đai ở Thái Hà (Hà Nội) và Toà Khâm sứ Hà Nội. Bên cạnh đó, cũng những vụ tranh chấp ít được nói đến hơn ở các tỉnh Hà Đông, An Giang, Vĩnh Long.

Nhưng nguồn gốc vụ Tam Toà, thì gần đây hơn, vào thập niên 90, khi chính quyền điạ phương chọn ngôi nhà thờ bị bom đạn phá hủy làm 'di tích tưởng niệm tội ác chiến tranh của Mỹ''. Khu đất bị tịch thu vào năm 1996, nhưng giáo dân vẫn đươc phép đến đây thờ phụng. Qua năm 97, Ủy ban Nhân dân Quảng Bình ra quyết định, tuyên bố Nhà thờ Tam Tòa là đài tưởng niệm.

Thoạt nhìn qua thì vụ Tam Toà là một vấn đề điạ phương, nhưng có nhiều điểm tương đồng với những vụ tranh chấp khác liên quan đến đất của nhà thờ. Một cách cụ thể, sự vụ nổ ra hiện nay là do chính quyền địa phương không có khả năng đáp ứng một cách xây dựng yêu cầu của Giáo hội tại chỗ về việc cấp đất cho họ để họ xây dựng nơi thờ phụng.

Vụ tranh chấp hiện nay, nổ ra từ ngày 20 tháng 7, khi giáo dân dựng lều làm nơi tạm thời hành lễ. Công an đến nơi dẹp bỏ, và xô xát giữa hai bên dẫn đến bạo động. Các chức sắc Công giáo nói là công an đã sử dụng lựu đạn cay, dùi cui... để đánh những người phản đối.

Qua ghi nhận của Giáo Hội địa phương thì rõ ràng là giáo dân điạ phương đã xông vào giải thoát cho nhiều người bị bắt.

Hành động bạo lực của công an và việc bắt giữ hơn một chục người đã làm dấy lên các cuộc biểu tình phản đối công khai rầm rộ, ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình trong các ngày chủ nhật 26 tháng 7, và mùng 2 tháng 8. Ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, hàng ngàn người đã tham gia thắp nến cầu nguyện cho Tam Tòa.

Phản ứng của chính quyền điạ phương theo một mô hình đã từng thấy trước đây trong các vụ tranh chấp đất đai giữa giáo hội Công giáo và chính quyền. Trước tiên, chính quyền tung chiến dịch truyền thông báo chí để đả kích giáo dân Tam Toà, tố cáo họ có hành động ''phản cách mạng và đe doạ an ninh quốc gia''. Và cũng giống như trong các cuộc tranh chấp khác, công an mặc thường phục và những đám du côn đã đánh linh mục và giáo dân.


Riêng về vụ Bát Nhã, giáo sư Thayer đã bác bỏ luận điểm xem đấy là một vấn đề hoàn toàn cục bộ ở địa phương:

Diễn biến tại Tu viện Bát Nhã ở Bảo Lộc có dấu hiệu đi theo một logic khác. Thoạt đầu tu viện này do Giáo Hội Phật giáo Việt Nam quản lý. Nhà sư trụ trì tại đấy đã mời những tu sinh của Thầy Thích Nhất Hạnh về Bát Nhã để tu tập.

Ta cần nhắc lại là Thiền sư Nhất Hạnh đã được long trọng tiếp đón khi được phép trở về Việt Nam vào năm 2005. Từ đó đến nay, lập trường ủng hộ Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng như những lời kêu gọi gia tăng quyền tự do tín ngưỡng tại Việt Nam của Thiền sư Nhất Hạnh đã làm cho chính quyền Việt Nam nổi giận đối với ông.

Có dấu hiệu cho thấy là các quan chức trong ngành an ninh đã gây áp lực trên chính quyền địa phương và các chức sắc Phật giáo để họ trục xuất các môn sinh của Thiền sư Nhất Hạnh. Vào cuối tháng sáu vừa qua, chính quyền điện phương đã cắt điện nước và điện thoại của Tu viện. Sau đó một nhóm người thuê mướn tại địa phương võ trang bằng buá rìu, gậy gộc, đã tấn công vào tu viện và đập phá mọi thứ tại đấy.

Báo chí Nhà nước tại Việt Nam đã đưa tin theo hướng sự cố Bát Nhã là vấn đề tranh chấp giữa các nhóm phật tử địa phương. Thế nhưng có thể thấy rõ bàn tay của ngành an ninh trung ương trong việc dàn dựng những hành động mạnh tay, kể cả bạo động.


Cả hai vụ Tam Tòa và Bát Nhã theo giáo sư Thayer có mẫu số chung với các vụ trấn áp những người hoạt động dân chủ gần đây: đó là yếu tố Trung Quốc:

Những sự cố ở Tam Toà và Bát Nhã đã diễn ra cùng một thời điểm với việc chính quyền bắt những người hoạt động dân chủ, nổi tiếng nhất là Lê Công Định. Ba sự kiện đó có mối liên hệ là đều nằm trong bối cảnh rộng lớn hơn là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thấy uy tín của mình bị suy giảm vì vấn đề bauxite.

Vấn đề bauxite không chỉ là một thách thức đối với năng lực của chính phủ trong việc đưa ra được những đề án phát triển quan trọng, mà còn là một vấn đề tế nhị liên quan đến quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Cả giới lãnh đạo giáo hội Công giáo lẫn Phật giáo đều dùng trọng lượng của mình để dấn thân vào các vấn đề vừa kể. Họ ủng hộ giới bảo vệ môi môi trường, các nhà kinh tế, cũng như các quân nhân về hưu chống lại đề án bauxite. Lãnh đạo Giáo hội Công giáo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã trực tiếp lên tiếng chỉ trích các thương lượng thương mại của chính phủ Việt Nam với Trung Quốc.

Ông Lê Công Định, cũng những nhà hoạt động dân chủ khác đã nêu vấn đề bauxite và Trung Quốc trên các trang blog của họ.

Hành động cứng rắn gần đây của Trung Quốc tại vùng Biển Đông, ra lệnh cấm đánh cá, tác hại đến ngư dân và ngành đánh cá của Việt Nam đã làm cho lãnh đạo Việt Nam lúng túng. Tóm lại, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và chính quyền của ông đang đứng trước một cơn 'bão táp ' trên vấn đề rất tế nhị là quan hệ vơí Trung Quốc.

Các sự kiện trên xẩy ra trong lúc đảng Cộng Sản vừa thông báo bắt đầu chuẩn bị cho Đại hội đảng, dự trù vào đầu năm 2011. Trong bối cảnh đó, có thể là khối ''bảo thủ và an ninh'' trong Đảng đang phô trương sức mạnh một cách sớm sủa để dẹp tan những vấn đề có khả năng gây chia rẽ trong nội bộ Đảng. Những người cải tổ trong Đảng phải thận trọng trong bầu không khí nặng nề về ý thức hệ đó.


(Nguồn: http://www.rfi.fr/actuvi/articles/116/article_4480.asp, ngày 06/08/2009)
 
Văn thư Tòa giám mục Vinh trả lời công văn 1652 và 1684/UBND-NC của UBND Tỉnh Quảng Bình
LM. Phạm Đình Phùng
15:36 07/08/2009
TÒA GIÁM MỤC XÃ ĐOÀI
Số 22/09 VTTG
Vv. Phúc đáp văn thư
UBND tỉnh Quảng Bình


Xã Đoài, ngày 6 tháng 8 năm 2009

Kính gửi: UBND tỉnh Quảng Bình

Tòa Giám mục Xã Đoài chúng tôi đã nhận được văn thư của UBND tỉnh Quảng Bình, số 1652/UBND-NC, đề ngày 27/7/2009; và văn thư số 1684/UBND-NC, đề ngày 30/7/2009, về việc mời Đại diện Toà giám mục giáo phận Vinh vào giải quyết các vụ việc xảy ra tại Tam Toà, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Chúng tôi trả lời như sau:

1. Cho tới nay trên địa bàn thành phố Đồng Hới chưa bảo đảm an toàn tính mạng cho giáo dân và các linh mục, nên Tòa Giám mục Giáo phận Vinh chúng tôi chưa thể vào làm việc với Ủy Ban được. Theo đề nghị của UBND tỉnh Quảng Bình trong văn thư số 1652 UBND-NC, đề ngày 27/7/2009, chúng tôi chấp nhận làm việc với Ủy Ban tại Tòa Giám mục Xã Đoài.

2. Chúng tôi luôn khẳng định với lý chứng rõ ràng rằng: công an Quảng Bình đã đánh đập, bắt giữ giáo dân và chiếm đoạt trái phép tài sản của giáo dân và của Giáo Hội là trái pháp luật.

3. Việc 2 linh mục và các giáo dân bị đánh đập ngày 27/7/2009 tại Đồng Hới, chúng tôi có đầy đủ chứng cứ để nói rằng hành động ấy có chủ mưu rõ ràng. Các linh mục và Đại diện Hội đồng mục vụ các giáo xứ hạt Kỳ Anh, Hà Tĩnh vào Tam Tòa với mục đích thăm các gia đình bị nạn, và không có một hành vi nào gây mất trật tự tại đó mà đã bị đánh đập tàn nhẫn. Điều làm cho nhiều người phẫn nộ là 2 linh mục và các giáo dân bị đánh trọng thương trước sự chứng kiến của những người mang sắc phục công an.

4. Chúng tôi cho rằng ông Trần Công Thuật - phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc linh mục Ngô Thế Bính bị đánh trọng thương.

5. UBND tỉnh cho rằng việc 2 linh mục và các giáo dân bị đánh đập tại Đồng Hới ngày 27/7/2009, trách nhiệm thuộc về Tòa Giám mục Giáo phận Vinh là một quy kết hết sức vô lý.

6. Bởi vậy một lần nữa chúng tôi yêu cầu:
- Thả hết những giáo dân vô tội - họ đã bị công an Quảng Bình đánh đập lại còn bị giam giữ bất công. Trả lại tài sản của giáo dân và của Giáo Hội mà công an Quảng Bình đã chiếm đoạt trái phép.
- Săn sóc chữa lành những người đã bị đánh đập và bồi thường cho những người bị hại.
- Dừng ngay việc xuyên tạc sự thật, bôi nhọ tôn giáo, kích động gây hận thù chia rẽ lương giáo làm bất ổn đời sống giáo dân.
- UBND tỉnh Quảng Bình hãy vì pháp luật và lương tri để có những quyết định đúng đắn trong vụ việc Tam Tòa.

TM/ Toà giám mục Xã Đoài

Chánh văn phòng

(Đã ký tên & đóng dấu)
Linh mục Phạm Đình Phùng
Nơi nhận:
Như trên.
Lưu Văn phòng TGM.


 
Văn thư Tòa giám mục Vinh gửi Ban Tôn giáo Chính Phủ
LM. Phạm Đình Phùng
15:37 07/08/2009
TÒA GIÁM MỤC XÃ ĐOÀI
Số 23/09 VTTG
Vv. Vụ việc Tam Tòa
Đồng hới, Quảng Bình



Xã Đoài, ngày 7 tháng 8 năm 2009

Kính gửi: Ban Tôn giáo Chính Phủ

Tòa Giám mục Xã Đoài giáo phận Vinh trình bày và kiến nghị về vụ việc giáo xứ Tam Tòa, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình như sau:

Ngày 20 tháng 7 năm 2009, vì nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, giáo xứ Tam Tòa đã dựng một lán tạm trên nền nhà thờ Tam Tòa. Công việc vừa xong thì công an Quảng Bình tới đánh đập giáo dân, phá dỡ lán tạm, lấy Thánh Giá và tất cả dụng cụ vật liệu của giáo xứ trên hiện trường mà không lập văn bản, đồng thời bắt giữ một số giáo dân trái pháp luật.

Ngày 21 tháng 7 năm 2009, Tòa Giám mục Xã Đoài gửi đơn khiếu nại khẩn cấp yêu cầu UBND tỉnh Quảng Bình thả người, trả lại Thánh Giá, trả lại tài sản của Giáo Hội và của giáo dân, (nội dung như văn thư gửi kèm).

Ngày 24 tháng 7 năm 2009, Tòa giám mục Xã Đoài đã nhận được 2 văn thư của UBND tỉnh Quảng Bình quy kết cho giáo dân những tội mà họ không có, đồng thời mời Đại diện Tòa giám mục vào làm việc. Tòa giám mục Xã Đoài gửi 2 văn thư (số 20/09 VTTG; và số 21/09 VTTG) trả lời UBND tỉnh Quảng Bình (nội dung như văn thư được gửi kèm).

Ngày 27 tháng 7 năm 2009, 5 linh mục thuộc giáo hạt Kỳ Anh, Hà Tĩnh cùng với đại diện Hội đồng mục vụ các giáo xứ trong hạt Kỳ Anh vào Tam Tòa thăm các gia đình có người bị hại. Khi đoàn vừa xuống xe thì bị đánh tới tấp làm linh mục Nguyễn Đình Phú và 3 giáo dân bị trọng thương, phải đưa vào trạm xá gần đó. Linh mục Ngô Thế Bính - Quản xứ Hà Lời nghe tin, tới thăm linh mục Phú và mấy giáo dân bị đánh. Theo đề nghị của linh mục Ngô Thế Bính, ông Trần Công Thuật - phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình dẫn linh mục Bính tới thăm linh mục Phú. Sau đó ông Trần Công Thuật bỏ đi, để nhóm người đang vây quanh trạm xá xông vào đánh linh mục Bính trước sự chứng kiến của những người mang sắc phục công an.

Tòa Giám mục Xã Đoài tiếp nhận văn thư số 1652 UBND-NC, đề ngày 27/7/2009; và văn thư số 1684 UBND-NC, đề ngày 30/7/2009 của UBND tỉnh Quảng Bình nói về vụ việc Tam Tòa và vụ xô xát ngày 27/7/2009.

Ngày 6 tháng 8 năm 2009, Tòa Giám mục có văn thư trả lời UBND tỉnh Quảng Bình (nội dung như văn thư gửi kèm).

Cho tới nay vẫn còn 3 giáo dân đã bị đánh đập và đang bị giam giữ mà Chính quyền tỉnh Quảng Bình không cho người nhà tới thăm.

Từ ngày 20/7/2009 đến nay, chúng tôi có bằng chứng cho thấy Chính quyền Quảng Bình liên tục dùng nhiều hình thức xuyên tạc sự thật, bôi nhọ tôn giáo, kích động gây hận thù chia rẽ lương giáo, làm bất ổn đời sống của giáo dân.

Bởi vậy, chúng tôi kiến nghị Ban Tôn giáo Chính Phủ có ngay ý kiến chỉ đạo UBND tỉnh Quảng Bình:

- Dừng ngay những việc làm sai trái, thả giáo dân, trả lại tài sản của Giáo Hội và của giáo dân.
- Dừng ngay việc xuyên tạc sự thật, bôi nhọ tôn giáo, kích động gây hận thù giữa giáo dân và lương dân.

Chúng tôi thấy giáo dân Tam Tòa nói riêng và giáo dân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói chung đang chịu nhiều bất công, chưa thật sự được hưởng tự do tôn giáo. Kính đề nghị Ban tôn giáo Chính Phủ can thiệp kịp thời.


TM/ Toà Giám mục Xã Đoài
Chánh văn phòng
(Đã ký tên & đóng dấu)
Linh mục Phạm Đình Phùng

Nơi nhận:
Như trên.
Lưu Văn phòng TGM.

 
Nhà văn Dương Thu Hương: ‘Lo nhất là cái họa của Tàu sừng sững trước mặt’
Ðinh Quang Anh Thái, Người Việt
19:17 07/08/2009
Nhà văn Dương thu Hương, nổi tiếng không những về những tác phẩm như Thiên Ðường Mù, Bên Kia Bờ Ảo Vọng, Khải Hoàn Môn, Chốn Vắng... mà còn do thái độ can đảm và thẳng thắn phê bình giới lãnh đạo Hà Nội. Bà từng bị chế độ giam giữ gần một năm và công an còn đe dọa “nghiền nát như tương.” Hiện nay, Dương Thu Hương tỵ nạn tại thủ đô Paris của nước Pháp. Dù xa quê nhà, bà vẫn luôn thao thức về tình hình tại Việt Nam. Chiều Thứ Năm, 6 Tháng Tám, nhà văn Dương Thu Hương đã trả lời cuộc phỏng vấn sau đây của Người Việt.

ÐQAThái: Ngay giờ phút này, vấn đề gì của Việt Nam khiến bà quan tâm nhất?

-Nhà văn Dương Thu Hương: Giờ phút này, như tất cả những người Việt Nam khác có băn khoăn về tương lai của đất nước, tôi lo nhất là họa Bắc Thuộc lần thứ hai của Tầu sừng sững trước mặt mình.

ÐQAThái: Bà có thể nói rõ hơn cái họa Bắc Thuộc đó ra sao?

-Nhà văn Dương Thu Hương: Sự kiện thì nhiều lắm, ai theo dõi tình hình Việt Nam cũng có thể biết. Về mặt đại thể, tôi thấy trong toàn thể lịch sử nước Việt, có lẽ cái triều đình cộng sản là cái triều đình hèn hạ và khốn nạn hơn tất cả những triều đình bán nước trước kia, mà tiêu biểu là Lê Chiêu Thống. Bởi vì Lê Chiêu Thống có cầu cứu Tầu nhưng chưa bán một mảnh đất, chưa ký những hợp đồng chui, không hèn đến mức độ dám phạm luật của tổ tiên là nhượng đất cho giặc.

Trong lịch sử Việt Nam, tôi thấy những triều đình trước kia bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước trên lợi ích của dòng tộc, cá nhân. Thí dụ triều đình nhà Trần, trước khi mất vào tay nhà Hồ, Vua nhà Trần đã ra lệnh chém đầu đứa con ruột của mình vì nó liên hệ đến Chế Bồng Nga và định đưa Chế Bồng Nga về để đánh đuổi Hồ Quý Ly. Vua Trần không ngu đến độ không biết Hồ Quý Ly trước sau cũng soán đoạn ngôi của mình, nhưng ông vẫn phải chém đầu đứa con vì đứa con đó đưa Chế Bồng Nga về chiếm nước.

Nhìn lịch sử như thế, chúng ta mới thấy cộng sản là triều đình đầu tiên đã hèn hạ bán đất, bán biển của tổ tiên để lại. Vậy cho nên tôi nghĩ vận nước đã chìm đến tận bùn đen.

ÐQAThái: Bà sinh ra và lớn lên trong chế độ cộng sản, bà có hiểu được não trạng của giới lãnh đạo hiện nay khi họ hành xử như thế?

-Nhà văn Dương Thu Hương: Theo tôi, cái định nghĩa đúng nhất về triều đình cộng sản Hà Nội hiện nay là: Bọn người có cái đầu của loài chim sẻ, có con tim của chuột bọ, có bản lĩnh của lũ cừu nhưng có dạ dầy của chó sói. Vì thế, tất cả hành động của chúng bây giờ chỉ là bán rẻ tất cả tài nguyên của tổ quốc, vơ vét tài sản của dân để làm giàu những trương mục ngân hàng của chúng để ở nước ngoài với số tiền có thể nuôi chúng sống huy hoàng nhiều thế hệ con cháu của chúng nó mà không cần lao động. Và một mai khi đất nước lâm nạn thì chúng sẽ xách gói chuồn thẳng đến một xứ nào đó, và có lẽ Mỹ là nước đầu tiên chúng nghĩ tới. Vì bọn cộng sản đạo đức giả, mồm thì chống Mỹ, nhưng con cái của chúng đều được chúng đưa sang Mỹ học lâu rồi.

ÐQAThái: Nói như bà thì tương lai Việt Nam đen tối quá?

-Nhà văn Dương Thu Hương: Tương lai Việt Nam, theo tôi, hoàn toàn mỏng manh. Tôi không hiểu 80 triệu dân có ai có khả năng thay đổi tình thế hay không. Nếu không có ai, thì một màu đen sẽ bao phủ đất nước Việt Nam. Khó có cách nào chống lại một đế quốc tàn bạo mà tổ tiên chúng ta đã từng trải nghiệm cả ngàn năm.

ÐQAThái: Có lần bà phát biểu rằng, lòng yêu nước của dân tộc ta là một mỏ vàng ròng, ai khai thác được mỏ vàng đó thì sẽ huy động được sức mạnh toàn dân. Theo bà, mỏ vàng ròng đó bây giờ có còn không?

-Nhà văn Dương Thu Hương: Tôi nghĩ là nếu chúng ta không có cái mỏ vàng ròng đó thì Việt Nam đã từ lâu trở thành một quận huyện của nước Tầu. Thế còn cái mỏ vàng ròng đó hiện có còn tồn tại hay không, cái đó tùy vào vận nước và chỉ có Trời mới biết được.

ÐQAThái: Bà có còn chút hy vọng nào vào tương lai Việt Nam không?

-Nhà văn Dương Thu Hương: Tôi vẫn hy vọng, dù rất mong manh, rằng trong 80 triệu dân Việt Nam hiện nay, không lẽ toàn là những người chỉ biết miếng cơm manh áo Chắc chắn vẫn còn nhiều người yêu nước. Và trong cái đa số ấy, chắc là cũng phải có người có đảm lược, và chỉ cần cơ hội, thì họ sẽ vận động được cái khối người xưa nay vẫn thầm lặng trong bóng tối.

ÐQAThái: Cám ơn bà đã trả lời phỏng vấn của Người Việt.

(Nguồn: Người-Việt Online, ngày 7.8.2009)
 
Giáo xứ Kẻ Dừa thuộc GP Vinh hiệp thông cầu nguyện cho Tam Tòa
PV Kẻ Dừa
19:35 07/08/2009
VINH - Biến cố Tam Toà hôm 20/07/2009 đã làm quặn đau cõi lòng mọi người công giáo cũng như những người thiện chí khắp nơi trên thế giới, nhất là những người con Giáo Phận Vinh, đặc biệt là những con chiên Giáo xứ Tam Toà – Đồng Hới.

Từ biến cố đau thương này, đã dấy lên một phòng trào cầu nguyện rộng khắp cho CÔNG LÝ và SỰ THẬT. Trong làn sóng cầu nguyện đó, Chúa Nhật 02/08/2009, Giáo xứ Kẻ Dừa với tinh thần hiệp thông cao độ, đã tổ chức Thánh Lễ và Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện đặc biệt cho anh chị em của mình ở Tam Toà đang phải chịu cảnh thương đau bởi bàn tay bạo quyền.

Đúng 06 giờ sáng, giáo dân từ 8 Giáo họ (Kẻ Dừa, Tam Thọ, Cồn Đông, Đông Yên, Yên Mã, Đông Ngô, Xuân Yên và Kẻ Đót) thuộc Giáo xứ, với biểu tượng và biểu ngữ của Giáo họ mình, đã đi bộ tuần hành từ Nhà thờ Giáo họ về Nhà thờ Giáo xứ để cử hành Thánh Lễ. Gần năm ngàn con tim Giáo xứ Kẻ Dừa cùng chung nhịp đập nỗi ưu tư cho cho Sự Thật được tôn trọng, cho Công Lý được thực thi, tay cầm Cờ vàng trắng, miệng hát vang bài Kinh Hoà Bình, đồng loạt tiến về Giáo xứ trong sự ngưỡng mộ của bà con lương dân và khách thập phương qua đường.

Theo sự hướng dẫn của Cha quản xứ và Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ, 8 khẩu hiệu được lấy từ Kinh Hoà Bình mà 8 Giáo họ mang tới, cả Giáo xứ Kẻ Dừa hôm nay muốn kết thành một lời kinh bất hủ dâng lên Thiên Chúa cầu xin Ơn Bình An đích thực đến với quê hương, đến với mọi người, nhất là đến với Giáo xứ Tam Toà thân thương.

Chiều tối cùng ngày, tại khuôn viên Nhà thờ Giáo xứ, các em Học sinh Sinh viên trong toàn Giáo xứ Kẻ Dừa tổ chức Đêm thắp nến cầu nguyện, với sự tham dự của đông đảo bà con giáo dân, tiếp nối tinh thần hiệp thông cầu nguyện cho Giáo dân Tam Toà. Lời Kinh Hoà Bình, lời cầu Mẹ Giáo Phận Vinh – Mẹ Tam Toà, lại da diết vang lên quyện với ánh nến lung linh huyền diệu như muốn phá tan màn đêm của bất công, của bạo quyền.

Giáo xứ Kẻ Dừa đang hướng về Giáo xứ Tam Toà, đang hy vọng vào một tương lai tươi sáng, đang cùng mọi người thành tâm thiện chí xây dựng một nền Hoà Bình đích thực trên Công Lý và Sự Thật cho quê hương Việt Nam.
 
Thương thay cho con rồng biến thành đà điểu vùng Đông Nam Á!
Linh Tiến Khải, Radio Vatican
19:44 07/08/2009
Từ hai năm qua giới quan sát viên quốc tế ngạc nhiên trước phong trào bách hại vô lý và các tấn kích ngày càng có mầu sắc tội phạm thô bạo, mà nhà nước cộng sản Việt Nam liên tục phát động chống lại các Kitô hữu, đặc biệt là Giáo Hội Công Giáo. Ngoài hai vụ Tòa Khâm Sứ và Thái Hà, từ mấy tuần qua còn xảy ra vụ bách hại và bạo hành tín hữu Tam Tòa tại Đồng Hới, Quảng Bình nữa. Lần này thì nhà nước cộng sản Việt Nam trả tiền cho
Ngọc Hân - Vua Quang Trung (đuổi quân nhà Thanh)
đông đảo các nhóm tội phạm cao bồi du đãng xì ke ma túy mà họ gọi là ”quần chúng nhân dân”, để thẳng tay đánh đập các linh mục và giáo dân. Cũng giống như trong hai vụ Tòa Khâm Sứ và Thái Hà, nhà nước đang huy động toàn lực lượng truyền thông báo chí phát thanh và truyền hình để vu khống bôi nhọ đấu tố Giáo Hội Công Giáo và nhục mạ tín hữu. Và người ta tự hỏi nhà nước cộng sản Việt Nam nhai lại các bài bản và thủ đoạn sắt máu dơ bẩn của nhà nước cộng sản Trung Quốc trong thời Cách Mạng Văn Hóa để làm gì, trong khi lại hoàn toàn ém nhẹm và giả mù giả điếc trước nhiều vấn đề sinh tử đối với vận mệnh quê hương và tương lai dân tộc.

Tệ nạn thứ nhất đang đe dọa tương lai đất nước là nạn gian tham hối lộ lan tràn như một thứ ung thư bất trị giữa các quan chức và trong mọi guồng máy chính quyền từ trung ương tới địa phương. Điển hình là vụ thụt qũy hàng chục triệu mỹ kim của Bộ xây cất đường xá và hạ tầng cơ sở. Ngân qũy này do các quốc gia và tổ chức quốc tế tài trợ trong đó có Nhật Bản, Liên Hiệp Âu châu, Úc và Ngân hàng thế giới. Tiền ăn cướp công qũy bị phung phí cho các đam mê của giới lãnh đạo như vụ đánh cá giữa hai đội bóng đá Manchester và Arsenal hồi tháng giêng năm 2008, đốt tiêu mất 320 ngàn mỹ kim.

Các vụ điều tra sau đó đưa ra ánh sáng hàng loạt các biệt thự, nhân tình lớn bé, xe hơi hạng sang và phong bì hối lộ của các quan chức khiến cho bộ trưởng lưu thông phải từ chức và thứ trưởng bị bỏ tù. Vụ phanh phui này đã khiến cho ba quan chức khác đang ở trong danh sách sắp được chỉ định làm thành viên của Ủy ban trung ương đảng bị bó buộc phải rút lui. Nhưng cuộc điều tra chỉ dừng lại đó không được đi xa hơn, và kết qủa là mọi thủ pham đều được ”hệ thống tư pháp công minh” của nhà nước xử vô tội. Trong khi hai nhà báo đầu tiên lên tiếng tố cáo vụ xi căn đan này lại bị bắt giam, và nhân chứng chính bị chết mờ ám trong nhà giam. Thế là yên chuyện.

Song song với nạn gian tham hối lộ là tệ nạn ăn cướp đất đai của dân và của các tôn giáo, khiến cho hàng trăm nông dân hằng ngày biểu tình phản đối trước dinh thủ tướng tại Hà Nội và Sài Gòn. Trong một thư gửi Chủ Tịch nước và Thủ Tướng, một Giám Mục đã phải ghi nhận rằng: ”Trong đất nước này, có nhiều nông dân và người nghèo hàng bao năm nay kêu gào trả lại tài sản của họ, nhưng vô ích vì các giới chức chính quyền thích bách hại họ hơn là lo lắng cho họ”.

Nạn gian tham hối lộ khiến cho các quan chức của chính quyền tìm mọi cách để thủ lợi, bất chấp mọi pháp luật. Họ bịa ra các ”dự án ma” để có cớ tịch thu hay mua ruộng đất của nông dân với giá rẻ mạt. Sau khi đuổi dân đi rồi, họ bán lại với giá cao hơn rất nhiều để xây khách sạn, quán ăn, hộp đêm nhằm kinh tài riêng. Và họ cũng ăn cướp đất đai tài sản của các tôn giáo. Điển hình là vụ cướp đất Tòa Khâm Sứ và đất của Dòng Chúa Cứu Thế tại Thái Hà cũng như của nhiều dòng tu khác. Cướp được thì họ nuốt trửng, còn không xong thì họ biến thành công viên và chờ dịp khác. Các vụ ăn cướp đất đai của Giáo Hội Công Giáo đã tạo ra các cuộc phản đối rộng lớn liên tục tại Hà Nội, Thái Hà, Hà Đông, Vĩnh Long, Huế, An Giang. Đó là chưa kể đến các tôn giáo khác. Tuy biết mình hoàn toàn sai trái và vô lý, nhưng chính quyền thích tạo ra bầu khí sợ hãi nghi kỵ chia rẽ xã hội, bằng cách dùng bạo lực và đấu tố khủng bố tinh thần. Những gì đã xảy ra tại giáo xứ Tam Tòa Đồng Hới Quảng Bình từ ngày 20 tháng 7 tới nay chứng minh cho sự thật này. Cũng như tại Sơn La và nhiều nơi khác trên vùng Tây Nguyên chính quyền tại đây muốn triệt tiêu sự hiện diện của người công giáo.

Từ chỗ ăn cướp và bán đất của dân để thủ lợi đến chỗ bán tài nguyên quốc gia cho ngoại bang không xa lắm. Đó là vụ nhà nước bí mật ký giấy bán mỏ bau xít Tây Nguyên cho Trung Quốc, mà không có phép của Quốc Hội và Quốc Hội cũng không hay biết gì. Sau khi có các can gián, phản đối kịch liệt của giới khoa học, trí thức, tôn giáo và nhiều cơ quan của đảng vì các hệ lụy tiêu cực của nó trên môi sinh và an ninh, vấn đề mới được đưa ra Quốc Hội cho có chuyện, vì mọi chuyện đã xong rồi và không ai được đụng đến ”chính sách lớn” của nhà nước. Trung Quốc đã đưa lên Tây Nguyên hàng chục ngàn công nhân và đã bắt đầu thành lập các làng cho họ cũng như phá rừng ủi đất chuẩn bị cho việc khai thác.

Không ai trong số các người phản đối dự án bauxít bị đấu tố, chỉ có mấy cha Dòng Chúa Cứu Thế xin tín hữu cầu nguyện cho hàng lãnh đạo biết sáng suốt, là được báo đài nhà nước tận tình chiếu cố, suốt ngày lải nhải ghép đủ mọi thứ tội đáng xử tử tức khắc: nào là đe dọa an ninh quốc gia, nào là âm mưu lật đổ chính quyền...

Tuy nhiên việc bán mỏ bau xít cũng chỉ là hậu qủa tất nhiên trong chủ trương bán đứng Việt Nam cho Trung Quốc của nhà nước, vì năm 1974 nhà nước Bắc Việt đã tán thành việc Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa. Năm 2000 nhà nước lại đã cắt thêm 700 cây số vuông đất biên giới bao gồm cả vịnh Bắc Việt và nhượng cho Trung Quốc, và nhà nước cũng đã im lặng để cho Trung Quốc chiếm luôn đảo Trường Sa. Khi sinh viên học sinh biểu tình phán đối thì nhà nước đàn áp và bóp chết lòng yêu nước của người trẻ.

Hồi đầu thập niên 1990 Việt Nam được kể là một trong Ngũ Long của Viễn Đông gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn và Thái Lan. Nhưng giờ đây, ôi thương thay cho con rồng Việt Nam đã mất đầu, cụt chân, bị đánh gẫy xương sống và biến thành con đà điểu, dấu đầu dưới cát, để không trông thấy hiểm nguy và phơi thân cho người ta đánh giết!

(Vatican Radio 07/08/2009)
 
Thơ Bút Trẻ: ''Quần chúng tự phát''
Bút Trẻ
20:40 07/08/2009
“QUẦN…CHÚNG…TỰ…PHÁT”

quần… là dợt dân bể đầu
chúng…. là đứa khác?... thằng nào trồng khoai?
tự… là “ngộ” chứ còn ai!
phát… là vươn rộng cánh tay Láng Giềng

bởi vì chúng phát tự… quần
cái mùi như thế… toàn dân biết liền

bọn chúng sắp chạy rớt… quần
tự diễn biến” một phát thành…mafia!

Ngày 07-08-2009
 
Văn Hóa
Đấu láo với Việt cộng
Trương Phú Thứ
01:23 07/08/2009
Vùng Tây Bắc Hoa Kỳ chưa bao giờ nóng như mấy bữa nay. Ngủ không được vì nóng, nhà không có máy lạnh, nên thức giấc lên mạng đấu láo với mấy ông bà Việt cộng …cho đỡ buồn.

HH: Ông là TPT đấy à?

TPT: Tôi đây, bác có chuyện gì dậy bảo không ?

HH: Ông là ngụy hả ?

TPT: Tôi vừa là ngụy quân vừa là ngụy quyền, có gì lấn cấn không ?

HH: Đi cải tạo bao nhiêu năm rồi mà vẫn phản động hả ?

TPT: Tôi có được ăn bo bo của Bác Hồ ngày nào đâu. Tôi biết mấy ông bà cộng sản quá mà. Bởi vậy tôi đi ra khỏi nước trước khi cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Hòa. Các ông bà cộng sản đi đến đâu là có máu và nước mắt.

HH: Ông viết bài trên mạng chửi chính quyền nhân dân là đồ cộng sản rồi lại còn bênh vực bọn giáo gian ở Tam Tòa nữa.

TPT: Thì có sao tôi nói vậy thôi, bác có ý kiến gì không ?

HH: Bọn giáo dân Tam Tòa phần lớn đã theo mấy ông cố đạo vào Nam năm 1954 rồi.

TPT: Bác nói đúng một trăm phần trăm, nhưng còn lại cái phần nhỏ đó ở Đồng Hới, họ vẫn có quyền sở hữu và sử dụng ngôi nhà thờ là tài sản của giáo dân, cho dù đã tan hoang vì bom đạn.

HH: Ai cho họ quyền sở hữu và sử dụng ?

TPT: Cái tháp chuông lỗ chỗ những mảnh đạn là giấy tờ chứng nhận rõ ràng. Bây giờ tôi hỏi bác nhé. Gia tộc nhà bác có lăng mộ của ông cố ông tổ ở ngòai đồng bị bọn trẻ con và trâu bò phá phách tan hoang thì những lăng mộ đó vẩn là của dòng họ nhà bác chứ đâu có phải là của tôi hay người nào khác. Phần đất có mộ phần của người quá vãng, có tiếng khóc và nước mắt của con cháu là của dòng họ nhà bác, không ai có quyền nại ra bất cứ lý do gì để chiếm đọat. Cũng vậy nhà thờ Tam Tòa nơi có bao kỷ niệm vui buồn của giáo dân Tam Tòa muôn đời vẫn là của giáo dân Tam Tòa chứ không phải là của bác mà cũng không phải là của tôi.

HH: Nhưng Nhà Nước đã lấy làm di tích lịch sử chiến tranh rồi mà.

TPT: Bác thấy là quê hương mình bị chiến tranh tàn phá cả trăm năm, chỗ nào mà không có di tích chiến tranh. Tôi đề nghị Nhà Nước ta cũng nên xây một đài kỷ niệm gần bẩy ngàn người dân Huế bị bộ đội cụ Hồ chôn sống vào những ngày Tết Mậu Thân 1968, vì đó cũng là một di tích chiến tranh. Đài kỷ niệm này nhắc nhở các thế hệ mai sau sự tàn ác của chủ nghĩa cộng sản và con người cộng sản man rợ như thế nào.

HH: Các ông công giáo muốn làm chủ đất nước này hả?

TPT: Này, bác nhìn xem. Cả mười lăm ông bà trong bộ Chính Trị, các bộ trưởng thứ trưởng, các ông bà chủ tịch tỉnh, các ông tướng, có một người nào đạo công giáo đâu. Vậy thì làm sao đạo công giáo có sức mạnh và nhân lực để làm chủ đất nước. Người công giáo muốn đồng hành với dân tộc để xây dựng đất nước nhưng họ vẫn không có được những cơ hội đó.

HH: Đấy là nhân dân tự phát chứ côn đồ cái gì?

TPT: Nhân dân mà dùng gậy gộc đánh đập người khác thì là bọn côn đồ chứ còn là gì nữa. Công an cảnh sát ở nhà thờ Tam Tòa đã giả dạng hoặc thuê mướn bọn côn đồ đánh đập các linh mục và giáo dân. Những hình ảnh dã man xấu xa này đã được phát tán đi khắp thế giới. Xấu hổ và nhục nhã lắm bác ạ. Khi nhà cầm quyền dùng bọn côn đồ trấn áp người dân thì đó là một hồi chuông báo tử của chế độ. Bác nhớ nhé. Những cái xảo thuật nhơ nhớp của tập đòan cầm quyền sẽ không thể nào che giấu được ai đâu. Đến một ngày nào đó bọn côn đồ thay vì nhận tiền để đi đánh đập những người láng giềng bà con trong xóm làng thì họ sẽ đứng về phía của những người bị trấn áp. Khi mà nhân dân đã đồng lòng đứng lên thì không một chế độ nào có thể tồn tại. Bọn Tầu nó cướp đất lấn biển của mình, mấy ông bà nhân dân tự phát có giỏi thì đánh cho chúng nó một trận đi.

HH: Không có tôn giáo thì đâu có chết mà cứ thích làm lọan.

TPT: Cái lô rich của bác nó cũ mèm và rác rưởi quá rồi. Bác đã xem hình nhà của nguyên Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu chưa? Trong nhà người cộng sản chân chính này có bàn thờ Phật. Mới đây Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết cũng đi lễ Phật. Lý lịch ông nào cũng khai không có tôn giáo chỉ là để tô điểm cái nhãn hiệu cộng sản của mình thôi. Nhưng ông nào cũng muốn bám víu vào thần thánh và cũng tin vào một thế giới sau khi chết. Tôn giáo là một giải đáp thỏa đáng cho những vấn nạn đó.

HH: Tại sao những người có đạo lại luôn luôn chống đối nhà nước.

TPT: Bây giờ tôi hỏi bác nhá: Bọn cướp nó đến cướp bóc và hành hạ gia đình bác thì bác nghĩ sao? Nhà nước cộng sản đã trấn áp và cướp bóc giáo hội công giáo Việt Nam một cách rất hèn hạ và dã man. Tất cả các trường học công giáo bị tịch thu, phần lớn các tài sản của giáo hội cũng bị cướp bóc một cách trắng trợn. Quyền tự do tôn giáo bị hạn chế, bị kiểm sóat nghiệt ngã. Không phải là một tín hữu công giáo mà nhìn thấy những cái ngược ngạo như vậy thì bác có ứa gan không?

HH: Ừ, tôi cũng thấy nhà nước có những sai trái với người công giáo.

TPT: Bác nói vậy thì tôi cũng hồ hỡi phấn khởi lắm. Hy vọng là các ông bà trong bộ chính trị cũng mở mắt ra. Những đòn phép mọi rợ của nhà nước đối với một bộ phận của dân tộc sẽ chỉ làm cho cả nước nghèo khổ, bệnh họan và ngu dốt hơn mà thôi.

HH: Thế là thế nào?

TPT: Bác thấy lớp thanh thiếu niên của các gia đình công giáo hiền lành chăm học, các khu phố có người công giáo rất lương thiện hiền hòa. Bây giờ nhà nước cho các bà sơ mở lớp mẫu giáo thì trẻ con của những trường học này tòan là con cháu các ông bà cán bộ. Họ biết là con cháu họ sẽ được giáo dục trở thành những học sinh giỏi và lễ phép. Nhưng họ vẫn tịch thu các trường học công giáo để thi hành một đường lối giáo dục dậy dỗ lớp trẻ căm thù, nghiện ngập, đĩ điếm. Đó là chủ trương và đường lối của họ để cai trị. Chủ nghĩa cộng sản sẽ chỉ có thể tồn tại trong một xã hội gian dối bịp bợm mà thôi.

HH: Thế còn cái sự cố ở Tam Tòa thì ông tính sao ?

TPT: Nếu là tổng bí thư đảng thì tôi không những trả lại miếng đất nhà thờ cho giáo dân xứ đạo Tam Tòa mà tôi còn giúp tiền để xây dựng một thánh đường thật hòanh tráng nguy nga bên cạnh cái tháp chuông chi chít những lỗ đạn đó. Bất cứ ai nhìn vào cũng thấy tội ác của đế quốc Mỹ và quang vinh của đảng ta. Bác thấy như vậy có lô rích móc xích không ?

HH: Này, hôm nào về Hà Nội chơi nhớ a nô cho tôi nhá. Đi làm mấy cốc bia cho đỡ buồn.

TPT: Nhất trí với bác.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Kinh Nguyện Bình Minh
Nguyễn Ngọc Danh
02:30 07/08/2009

Kinh Nguyện Bình Minh



Ảnh của Nguyễn Ngọc Danh

Khi tất cả vạn vật đang yên tĩnh

Còn khép mình trong cõi tối mênh mông

Bỗng vầng hồng ló rạng cõi phương Đông

Thổi sức sống cho muôn loài thức dậy

Lũ chim đồng vút lên từ lau sậy

Hát giữa trời chào ánh sáng tinh khôi

Đóa hoa xinh còn sương ngậm trên môi

Dâng lên Chúa hồn băng trinh vô lượng

(Ngọc Danh)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Trẻ Ra Bất Ngờ
Lm. Trần Cao Tường
02:34 07/08/2009

TRẺ RA BẤT NGỜ



Ảnh của Cao Tường

Nhẹ hơn khói, ngát hơn hương

Thong dong chỉ thắm tơ buồn bung hoa

Thả hồn, nhón bám lời ca

Chợt nghe tim phổi trẻ ra bất ngờ.

(Thơ Luân Hoán, Đời thơm tiếng hát trầm hương)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Giấc Mơ Của Chim Trong Lồng
Nguyễn Đạo Huân
06:18 07/08/2009

GIẤC MƠ CỦA CHIM TRONG LỒNG



Ảnh của Nguyễn Đạo Huân, Australia.

Ta tựa như chim trong lồng cô đơn

Như ruộng khô khan đang chờ mưa nguồn

Như người hấp hối mong một thiên đường

Chờ cho giọt nắng rơi trong đêm trường….

(Trích ca khúc Sẽ Có Một Ngày của Phan Văn Hưng)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: In Flagrante Delicto – Integrity of Confession
Nguyễn Trọng Đa
01:18 07/08/2009
In Flagrante Delicto
In Flagrante Delicto, bị bắt quả tang, tại trận. Ngay lúc phạm một tội ác. Trong luật Giáo hội, là một người công khai phạm một tội trọng bề ngoài.
Infused Contemplation
Chiêm nghiệm phú bẩm. Là ơn siêu nhiên qua đó trí khôn và ý chí của một người hoàn toàn tập trung vào Chúa. Dưới ảnh hưởng này, trí tuệ nhận các soi sáng đặc biệt để nhìn các việc của tinh thần, và tình cảm được linh hoạt khác thường với tình yêu Chúa. Sự chiêm nghiệm phú bẩm thừa nhận sự hợp tác tự do của ý chí con người.
Infused Habit
Tập quán thiên phú. Là nhân đức được Chúa ban một cách siêu nhiên mà không cần nỗ lực của cá nhân con người. Các xu hướng tốt của tâm trí hoặc của ý chí lá kết quả của ơn Chúa ban hơn là hiệu quả của nỗ lực con người. Một số tập quán thiên phú, và đức ái, không có thể được thủ đắc một cách tự nhiên. Một số tập quán khác, như các nhân đức khôn ngoan và công bình, dũng mạnh và tiết độ, cũng có thể được thủ đắc, nhưng khi được thiên phú, các nhân đức này nâng cao và hoàn thiện các tập quán được thủ đắc một cách tự nhiên.
Infused Knowledge
Kiến thức thiên phú. Là hồng ân kiến thức tự nhiên (thế tục) và siêu nhiên (tinh thần) được Chúa ban cho một cách lạ lùng. Một số người nghĩ rằng ông Adam và bà Eva có các kiến thức thiên phú này, vì hai ông bà xuất hiện trong tình trạng trưởng thành và là thầy dạy đầu tiên của nhân oại.
Infused Science
Khoa học thiên phú. Là tri thức được Chúa trao cho con người mà con người không cần có kinh nghiệm hoặc suy tư trước.
Infused Virtue
Nhân đức thiên phú. Là một tập quán tốt của tâm trí hoặc của ý chí được Chúa ban cho linh hồn, và không cần được thủ đắc bởi hành động của con. Các nhân đức đối thần tin, cậy và mến, là luôn luôn thiên phú; các nhân đức luân lý là vừa thủ đắc vừa thiên phú.
Infusion
Đổ nước trên đầu, thông ban. Là việc đổ nước lên đầu một người được rửa tội. Nghi thức này đã được áp dụng trong thế kỷ thứ nhất, và là cách thông thường nhất của nghi thức rửa tội trong Giáo hội phương Tây hiện nay. Từ ngữ này cũng có nghĩa là thông ban, áp dụng cho hành động sáng tạo của Chúa, qua đó Chúa cho hiệp nhất linh hồn và thân xác lúc thụ thai của một con người. (Từ nguyên Latinh in-, trong + fundere, đổ, rót: infusio, đổ vào.)
In Globo
In Globo, cách tổng quát. Là từ ngữ áp dụng cho việc khiển trách hoặc kết án một lọat các mệnh đề, mà Giáo hội xem là trái với đức tin và luân lý.
Inherence
Gắn liền, đi liền. Là sự lệ thuộc vào một hữu thể khác để hiện hữu. Các tùy thể gắn liền một cách tự nhiên trong các chất mà chúng điều chỉnh. Bằng quyền năng Chúa, trong Bí tích Thánh Thể các tùy thể của bánh và rượu hiện hữu mà không kết bám vào bản thể của chúng, khi bản thể được thay đổi qua việc biến thể thành bản thể của Mình và Máu Chúa Kitô.
Inheritance
Quyền thừa kế, sự thừa kế, gia tài, di sản. Như là danh hiệu của quyền sở hữu, đây là sự xếp đặt tài sản sau khi người sở hữu qua đời. Bởi vì tài sản không chỉ nhắm cho lợi ích cá nhân mà còn cho gia đình, luật tự nhiên đòi hỏi rằng gia đình phải được trợ giúp từ tài sản của người chủ qua đời. Nếu một người chết không để lại di chúc, và không tuyên bố người thừa kế, gia đình là người đầu tiên đòi hỏi quyền thừa kế, và dân luật cần nghĩ đến trách nhiệm đầu tiên này. Nếu có chúc thư, công bố ý định của người chủ về tài sản, các người thừa kế tự nhiên phải được hưởng. Ngoài ra, một người có quyền tùy ý xếp đặt tài sản hợp pháp của mình khi mình còn sống. Di chúc là một cách thức hữu hiệu mà một người có thể giúp đỡ bạn bè, và trợ giúp một công việc mà người ấy từng quan tâm. Do đó liên quan đến thừa kế, người ta có quyền sắp đặt tài sản của mình không chỉ khi còn sống, mà còn sau khi đã qua đời.
Inhibitive Fear
Nỗi sợ cấm đóan, nỗi sợ ức chế. Tâm trạng lo âu vì ảnh hưởng đến trách nhiệm luân lý. Tự thân nỗi sợ không cất đi tính chất cố ý của hành động con người, nhưng nó thường làm giảm nhẹ lỗi phạm hoặc giảm nhẹ công lao. Tuy nhiên có sự phân biệt giữa hành động do sợ hay hành động với sợ hãi. Một hành động do sợ là khi nỗi sợ xui khiến người ta hành động, như khi một học sinh gian lận khi thi vì sợ bị rớt. Các hành động này là cố ý và bị quy trách trong đa số các trường hợp. Một người hành động với sự sợ hãi, nếu một cảm xúc đi thuần túy theo hành động nhưng không là nguyên nhân của hành động. Bất cứ hành vi nhân linh quan trọng nào đều có kèm theo chút sợ hãi. Thông thường phản ứng này không tác động đến trách nhiệm luân lý.
In Hoc Signo
In Hoc Signo, với dấu này, với dấu Thánh giá này. Là một câu khắc thường có trong nghệ thuật Kitô giáo thời sơ khai, sau khi hoàng đế Constantine dùng khẩu hiệu "In hoc signo [crucis] vinces," nghĩa là “Với dấu thánh giá này, con sẽ thắng.”
Initiation Of Adults
Khai tâm cho người lớn. Trong các nước truyền giáo, đây là sự chuẩn bị cho người lớn để lãnh bí tích Rửa tội và được tiếp nhận vào Giáo hội. Theo chỉ thị của Thánh Bộ Phụng tự (1972), tiến trình này diễn ra trong bốn giai đọan: 1. thời kỳ sơ khởi về tìm hiểu, giáo dục và Phúc âm hóa; 2. thời gian dự tòng là thời kỳ giáo dục tuần tự trong đức tin, như làm dấu thánh giá, làm phép, trừ quỷ, và được đưa vào nhà thờ để cử hành Lời Chúa; 3. sự chuẩn bị gần từ đầu mùa Chay đến Vọng Phục Sinh, khi các bí tích khai tâm được lãnh nhận, đó là bí tích Rửa tội, Thêm sức và Thánh Thể; 4. sự gia nhập trọn vẹn vào cộng đòan tín hữu trong mùa Phục Sinh.
Injurious Words
Lời nói lăng nhục, lời nói gây tổn thương. Là lời nói, trong đó nội dung nói hay cách thức nói làm tổn hại đến quyền lợi hay danh tiếng của người khác. Luân lý tính của lời nói này bị xét đóan bởi phẩm giá của người bị xúc phạm, mức nặng của hành động đã làm, và sự ác ý đi kèm với ngôn ngữ công kích sử dụng.
Injustice
Bất công. Sự cố ý không trao cho người khác điều người ấy đáng hưởng. Đây có thể là một hành vi đơn lẻ hoặc một tập quán thủ đắc (tật xấu).
In Loco Parentis
In Loco Parentis, nhân danh bố mẹ, với tư cách bố mẹ, bằng trách nhiệm của bố mẹ. Từ ngữ áp dụng cho một người chịu trách nhiệm làm cha mẹ cách hợp pháp hoặc cách khác, trong việc nuôi dạy đứa trẻ.
In Memoriam
In Memoriam, Để tưởng nhớ người qua đời. Câu đầy đủ là "In memoriam fidelium defunctorum" (để tưởng nhớ các tín hữu đã qua đời). Nó hàm ý niềm tin vào sự sống của linh hồn người đã khuất, và được áp dụng cho các Thánh lễ, kinh nguyện, việc lành được dâng để giúp đỡ người qua đời, nếu họ còn trong luyện ngục, và cũng nhắc đến sự tưởng nhớ quý báu về các nhân đức và công trạng của người chết, khi họ còn sống ở đời này.
Innate Habit
Tập quán bẩm sinh. Là một khuynh hướng mà một người sinh ra được cho là đã sở hữu. Cụ thể đó là một khuynh hướng bẩm sinh, vì được thủ đắc từ khi con người còn tấm bé, một cách rất dễ dàng và trong ít hành động, chẳng hạn sự hiểu biết nguyên tắc mâu thuẫn.
Innate Ideas
Ý tưởng thiên phú. Là thuyết nói rằng các ý tưởng thiêng liêng không được thủ đắc từ kiến thức giác quan và lý trí, nhưng là một phần của bản tính con người. Phát sinh từ triết học Plato, thuyết này được sử dụng trong nhiều giới Kitô hữu liên quan đến sự hiểu biết Thiên Chúa. Bởi vì nhiều Giáo phụ xem sự hiểu biết về Chúa như là “không học hỏi”, là “tự động”, là “được ghi khắc”, hoặc là “ơn của linh hồn,” một số người đã kết luận cách sai lầm rằng các ý tưởng này là phú bẩm chứ không được thủ đắc. Thánh Tôma Aquinas giải thích rõ rằng sự hiểu biết về Chúa được cho là thiên phú, tới mức chúng ta có thể biết dễ dàng sự hiện hữu của Chúa bằng các phương tiện và nguyên tắc đã được phú bẩm trong chúng ta (In Boethium de Trinitate, I, 3, 6).
Innocence
Sự ngây thơ, trong trắng, vô tội. Là sự khỏi bị tội hoặc bị lỗi luân lý. Nó được áp dụng cho ông Adam và bà Eva trước khi Sa ngã, cho những ai mới được rửa tội, và cho những ai không bao giờ mất tình trạng ân sủng, bởi vì họ không hề phạm tội trọng. (Từ nguyên Latinh innocens: in-, không + nocere, gây hại.)
In Partibus Infidelium
In Partibus Infidelium, “Trong vùng đất lương dân”, “nơi dân ngọai”, “theo hiệu tòa.” Từ ngữ kỹ thuật để chĩ lãnh thổ trong đó không có tòa giám mục chính tòa nào. Đôi khi được dùng để chỉ các Giám mục không phải là Đấng bản quyền địa phương, nhưng được gán cho hiệu tòa trong vùng đất lương dân.
In Petto
In Petto, giữ kín (trong lòng). Cũng còn viết là in pectore, nghĩa là một cách bí mật. Từ ngữ được áp dụng cho Đức Giáo hòang khi ngài loan báo một quyết định tổng quát, nhưng dành lại một phần đặc biệt của việc ngài quyết định và sẽ thông báo sau. Điều này thường liên quan đến việc chọn các Hồng y in petto, mà danh tánh không được thông báo.
Inq
Inq, Inquisitio – Tòa thẩm tra, thẩm vấn.
I.N.R.I.
I.N.R.I.. Chữ đầu viết tắt của các chữ Latinh được viết lên Thánh giá khi Chúa Kitô chịu chết, có nghĩa là “Iesus Nazarenus Rex Iudaeorum”, “Giêsu Nazareth, Vua dân Do Thái”. Câu này được viết và đặt lên Thánh gía theo lệnh của quan tổng trấn Philatô bằng tiếng Do Thái, Hi Lạp và Latinh. Các chữ viết tắt chỉ được sử dụng từ thế kỷ 13. Trước đó, chữ được viết đầy đủ hoặc là bỏ qua.
In Saecula Saeculorum
In Saecula Saeculorum, “Đời đời chẳng cùng”, “Đời đời kiếp kiếp.” Các chữ thường kết thúc lời cầu nguyện phụng vụ Latinh.
Insanity
Tình trạng mất trí, bị điên. Là sự bất thường của não hoặc hệ thần kinh tạo ra tình trạng tâm trí xấu. Tình trạng này đi kèm với sự mất kiểm soát ý chí, làm cho một cá nhân không thể chịu trách nhiệm luân lý về những gì mình làm. Người mất trí thường xuyên có thể được rửa tội, miễn là người ấy có lòng ước muốn. Nếu đã rơi vào tình trạng mất trí và nay không thể chữa được, người ấy có thể được rửa tội, nếu người ấy tỏ lòng ước ao được rửa tội, dù là mặc nhiên. Bí tích xức dầu cũng có thể được ban, và người ấy có thể rước lễ trong lúc mất trí và khi nguy tử. Một người mất trí tạm thời đã hồi phục có thể nhận lãnh bí tích Thêm sức và bí tích Truyền chức thánh. Người mất trí thường xuyên không thể làm bọ vú đỡ đầu cho người rửa tội, và không thể kết hôn, nhưng nếu họ kết hôn trong thời kỳ minh mẫn, hôn nhân này là hiệu lực. Giáo hội chấp thuận việc cách ly cho người mất trí và lập ra các cơ sở chăm sóc họ, nhưng việc triệt sản cho họ là bị cấm vì phương hại đến nhân quyền của họ.
Inscriptions
Câu ghi, ghi danh. Là chữ viết hoặc câu khắc thô sơ trên vách hay trên mộ của các hang toại đạo để diễn tả đức tin của Kitô hữu thời sơ khai. Các câu ghi này chứng tỏ lòng tin của tín hữu vào sự sống đời đời và việc ngưởi chết sẽ sống lại, tin có luyện ngục, và tin có niềm vui bất tận trên thiên đàng. Chữ “chôn cất, an táng” không được nói đến. Người chết an nghỉ trong đức tin, chờ ngày tận thế để sống lại.
In Se
In se, tự tại, tại sự. Từ ngữ dùng trong triết học để xác định bản thể, mà sự hiện hữu là “tự tại” trong bản thể để phân biệt với tùy thể, vốn hiện hữu “tại tha” (trong vật khác, in alio). Trong thần học chữ này áp dụng cho mọi vật hoặc hoàn cảnh được xem xét riêng trong chinh nó, và tách rời khỏi liên hệ với các vật khác. Như thế “tự tại” nói điều không thật là một tội nhẹ, nhưng hoàn cảnh (chẳng hạn phải thề) làm cho nó thành tội trọng.
Insight
Thấu suốt, nhận thức sáng suốt. Là sự khai sáng đột xuất về một chủ đề, chẳng hạn mầu nhiệm đức tin, với sự hiểu biết rõ ràng và khả năng giải thích ý nghĩa cho người khác hiểu.
Insignia
Huy hiệu, biểu hiệu. Huy hiệu và y phục của các giám chức khi cử hành nghi thức phụng vụ. Mặc dầu đã được đơn giản hóa nhiều kể từ Công đồng chung Vatican II, trang phục truyền thống của Giám mục trong nghi lễ Latinh là, tùy theo từng dịp, bít tất giám mục, giày, thánh giá đeo ngực, áo lễ phó tế, áo phụ phó tế, mũ lễ giám mục, bao tay, nhẫn, gậy mục tử, áo ren vắn, áo khóac ngắn, áo chòang lớn, mũ chỏm, áo chòang ngắn, và khăn phủ đầu gối. Một vị Tổng giám mục có thêm thánh giá và dây pallium. Biểu hiệu đặc biệt của Giáo hòang là áo chòang dài, dây tay dài, dải mũ, mũ ba tầng, và ghế kiệu. Một Giám mục Byzantine có khăn vai, mandya, gậy mục tử, chân nến hai nhánh, chân nến ba nhánh, áo khóac ngắn, dây các phép to bản, thánh giá đeo ngực, và mũ giám mục.
Inspiration, Biblical
Linh hứng Kinh thánh, Thần hứng Kinh thánh. Là ảnh hưởng đặc biệt của Chúa Thánh Thần trên các tác giả Kinh thánh, nhờ đó Chúa trở nên tác giả chính của Kinh thánh, và các người viết trở thành tác giả phụ. Trong việc sử dụng con người làm công cụ viết sách thánh, Chúa làm một cách hòa hợp với bản tính và tính khí của người viết, và không có sự ép buộc đối với họat động tự nhiên và tự do của các khả năng người viết. Theo giáo huấn Giáo hội, “nhờ quyền năng siêu nhiên, Chúa đánh động và thúc đẩy họ viết ra, Chúa quá hiện diện bên họ, đến nỗi những gì Chúa ra lệnh viết và họ chỉ hiểu lần đầu tiên, họ liền muốn viết ra một cách trung thành, và cuối cùng diễn tả bằng từ ngữ thích hợp và với sự thật không sai lầm” (Đức Giáo hòang Leo XIII, thông điệp Providentissimus Deus, Denzinger 3293).
Inspiring Grace
Ơn linh ứng. Là hiện sủng do Chúa ban để tác động và củng cố ý chí và tình cảm con người. Trong thực tế nó không hề rời khỏi ơn soi sáng, nó là một ơn đặc biệt để giúp chúng ta không chỉ biết ý Chúa, mà còn hành động dựa vào kiến thức chúng ta đã sở hữu.
Installation
Bổ nhiệm, nhậm chức, đảm nhiệm. Là việc đảm nhiệm chính thức chức vụ của một giám chức; nó có thể kèm theo một số nghi thức được qui định hoặc tự ứng biến. Tùy theo chức vụ bổ nhiệm, việc bổ nhiệm thường hiểu là thực thi quyền tài phán theo giáo luật.
Instinct
Bản năng. Theo triết học kinh viện, là khuynh hướng tự nhiên của động vật và con người để thực hiện các hành động phức tạp, vốn cần thiết cho sự tồn vong, phát triển và duy trì cá nhân hay nòi giống.
Institute, Clerical
Tu hội giáo sĩ. Là một tu hội nam, mà đa số thành viên lãnh Bí tích Truyền chức thánh.
Institute, Diocesan
Tu hội giáo phận, tu hội triều. Là một tu hội nam hay nữ, do đấng bản quyền địa phương thành lập, và chưa được Tòa thánh công nhận là “Tu hội giáo hòang”.
Institute, Exempt
Tu hội miễn trừ. Là một tu hội nam hay nữ, có lời khấn đơn hoặc khấn trọng, mà các thành viên được rút khỏi quyền tài phán của đấng bản quyền địa phương, theo các điều khỏan của giáo luật.
Institute, Lay
Tu hội giáo dân. Là các tu hội nữ, và các tu hội nam trong đó đa số thành viên không lãnh nhận bí tích Truyền chức thánh.
Institute, Pontifical
Tu hội giáo hòang. Là một tu hội nam hay nữ thuộc quyền Tòa thánh (juris pontificii), đã được Tòa thánh công nhận chính thức, hoặc ít là tạm thời công nhận.
Institute, Religious
Tu hội, Dòng tu. Là một hội được thẩm quyền Giáo hội hợp pháp cho phép, trong đó các thành viên cố gắng đi theo con đường trọn lành Phúc âm theo luật lệ riêng của hội, bằng các lời khấn công khai, hoặc khấn đơn hoặc khấn trọng, và lời khấn đơn được nhắc lại theo khỏang cách thời gian qui định. Các thành viên sống từng cộng đòan.
Institution
Thành lập, thiết lập, hội đòan, thể chế, cơ sở, định chế, sự bổ nhiệm. Là hành vi sáng lập hoặc thiết lập, thành lập. Còn là thể chế được thiết lập, như một phong tục hay tập quán. Một định chế hay một cơ sở là giống như một tổ chức để cổ vũ công ích, chẳng hạn nhà thờ, trường học, bệnh viện, hay một nơi ở cho người cao tuổi hoặc người khuyết tật. Sự bổ nhiệm theo giáo luật là một hành vi qua đó một chức sắc Giáo hội trao cho một người một chức vụ, được người thứ ba giới thiệu, vì người này có quyền giới thiệu, và cũng là sự phê chuẩn của vị Giám mục cho một người để thi hành các chức vụ thừa tác của mình.
Institutional Revolution
Cách mạng thể chế. Là sự thay đổi hòan tòan, ít nhiều được họach định, của nền văn hóa một xã hội bằng cách biến đổi các định chế của nó, nghĩa là hôn nhân và đời sống gia đình.
Instruction
Chỉ dẫn, chỉ dạy, thông đạt. Là hành vi hay sự truyền đạt kiến thức. Đây là một phần của giáo dục, vốn tìm cách truyền đạt hay phát triển trí tuệ như là nền tảng cho việc tác động ý chí. Theo thánh Tôma Aquinas, chỉ dạy là mục tiêu ban đầu của dạy giáo lý.
Instruction, Papal
Chỉ thị giáo hòang, thông tư giáo hòang. Là một văn kiện của Giáo hòang, hoặc của một thánh bộ dưới quyền Ngài, hướng dẫn cho các tín hữu cách thức thực hiện hoặc áp dụng một số chỉ thị về luân lý, phụng tự hoặc linh đạo.
Instruction, Parental
Cha mẹ chỉ dạy. Là bổn phận của cha mẹ về giáo dục con cái trong đức tin, và là một trọng trách. Nó đi theo trách nhiệm mà cha mẹ thực hiện, khi họ sinh con cho thế giới này. Một khi được thụ thai và được sinh ra, con cái có quyền hiểu biết đủ về các cách thức cứu độ.
Instrumental Cause
Nguyên nhân dụng cụ. Là nguyên nhân dùng như nguyên nhân phụ thuộc. Đây là một nguyên nhân không khởi đầu một hành động, nhưng được áp dụng và được hướng dẫn như sự trợ giúp cho các nỗ lực và mục đích của tác nhân chính. Một nguyên nhân dụng cụ thực hiện ảnh hưởng chủ yếu tùy theo hình thức và ý hướng của nguyên nhân tác thành. Trong thần học Công giáo, vai trò của linh mục trong Thánh lễ và trong việc ban các Bí tích là nguyên nhân dụng cụ, được tác nhân chính là Chúa Giêsu Kitô sử dụng.
In Synodo Episcopali
Tuyên bố In Synodo Episcopali. Là một tuyên bố của Thánh bộ Giáo dục Công giáo, đưa ra Ratio Fundamentalis (Các Nguyên tắc Cơ bản) cho việc đào tạo linh mục. Văn kiện có phạm vi rộng này bàn thảo về ơn thiên triệu, giám đốc tiểu chủng viện và đại chủng viện, các giáo sư, linh hướng, các môn học, triết học, thần học, lĩnh vực chuyên môn, dạy tín lý, phương pháp luận, chuẩn bị mục vụ và thường huấn (ngày 6-1-1970).
Integrated Personality
Nhân cách đầy đủ. Là tình trạng luân lý của một người, mà các khả năng và thế mạnh khác nhau hiệp nhất trong một tổng thể hài hòa, tạo thành một sự điều chỉnh dễ dàng và hiệu quả cho các hòan cảnh đổi thay của cuộc sống.
Integrity
Liêm khiết, thanh liêm. Là sự chân thật hay sự đáng tín cậy, cũng là phẩm chất sống đạo đức. Là tòan bộ tính khí không giả dối hoặc không có xung đột quyền lợi bên trọng. (Từ nguyên Latinh integrare, nhập thành tổng thể; giới thiệu sự gì trong tổng thể.)
Integrity Of Confession
Xưng tội đầy đủ. Là bổn phận, dựa theo luật Chúa, xưng thú trong bí tích Hòa giải mọi tội trọng đã phạm kể từ lần xưng tội hợp lệ gần nhất. Mọi tội trọng được xưng đầy đủ, khi số lần và loại tội (phẩm tính đặc trưng), cùng với các hòan cảnh làm thay đổi lọai tội, được nói ra một cách chính xác.