Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 22/08: Lời Thưa Xin Vâng - Điểm Nối Kết với Mẹ – Lm. Antôn Nguyễn Thế Nhân, SSS
Giáo Hội Năm Châu
01:49 21/08/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca,
Khi ấy, thiên thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nadarét, đến với một Trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Ðavít, Trinh nữ ấy tên là Maria. Thiên thần vào nhà Trinh nữ và chào rằng:
“Kính chào Bà đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Bà, Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ”. Nghe lời đó, Bà bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì. Thiên thần liền thưa: “Maria đừng sợ, vì đã được nghĩa với Chúa. Này Bà sẽ thụ thai, sinh một Con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Ðấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Ðavít tổ phụ Người. Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp, và triều đại Người sẽ vô tận”. Nhưng Maria thưa với thiên thần: “Việc đó xảy đến thế nào được, vì tôi không biết đến người nam?”
Thiên thần thưa: “Chúa Thánh Thần sẽ đến với Bà và uy quyền Ðấng Tối Cao sẽ bao trùm Bà. Vì thế, Ðấng Bà sinh ra sẽ là Ðấng Thánh, và đưọc gọi là Con Thiên Chúa. Và này, Isave chị họ Bà cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già và nay đã mang thai được sáu tháng, người mà thiên hạ gọi là son sẻ; vì không có việc gì mà Chúa không làm được.” Maria liền thưa: “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời thiên thần truyền”. Và thiên thần cáo biệt Bà.
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:59 21/08/2024
14. Vua chúa trần gian thì người thường không thể tùy tiện nói chuyện với họ được, nhưng Thiên Chúa vinh quang thì bất kỳ lúc nào giờ nào, chúng ta cũng đều có thể nói chuyện với Ngài được.
(Thánh Teresa of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:03 21/08/2024
39. NGÀY MAI MẤT TRÂU
Có một nông dân lên trước quan huyện cáo trạng nói là bị mất một con trâu.
Quan huyện hỏi:
- “Trâu mất lúc nào?”
Trả lời:
- “Ngày mai”.
Sai dịch bụm miệng cười, quan huyện rất giận dữ chỉ sai dịch nói:
- “Cười cái gì ! Nhất định là mày ăn trộm trâu của nó”.
Tên sai dịch vung vãy hai tay áo thưa trình rằng:
- “Tùy ý ngài, lão gia, xin mời ngài đến lục soát !”
(Tinh tuyển nhã tiếu)
Suy tư 39:
Ngày mai mới mất con trâu, nghĩa là chưa mất, nên khi bị quan huyện đổ tội là ăn trộm trâu thì người sai dịch đã ung dung tự tại nói: mời ngài đến lục soát.
Chuyện hôm qua là chuyện đã xảy ra có khi là chuyện buồn và có khi là chuyện đau thương, nhưng con người không muốn biết hoặc không muốn cộng tác nên có nhiều tiếc rẻ, hối hận; chuyện hôm nay là chuyện của Thiên Chúa và con người cùng làm; nhưng chuyện ngày mai là chuyện của Thiên Chúa chứ không phải của con người, cho nên cứ ung dung tự tại làm theo thánh ý của Thiên Chúa trong ngày hôm nay thì có phúc rồi vậy.
Có một vài người Ki-tô hữu giàu có nghĩ rằng “trâu ngày mai” mới mất, nghĩa là sự giàu có của họ sẽ còn lâu lắm mới hết của ăn của để, nên họ như người phú hộ trong Phúc Âm mà Đức Chúa Giê-su đã nói, họ ăn chơi phè phởn, họ dửng dưng trước nổi bất hạnh của người khác, họ khoe khoang tiền bạc còn lâu mới hết.v.v...họ không biết rằng khi họ làm ngơ trước sự túng thiếu của người nghèo là họ đã “mất trâu” (linh hồn) rồi, bởi vì cái gì giữ lại thì sẽ mất và cái gì cho đi thì sẽ còn, không những còn ở đời trong tâm hồn những người nghèo mà còn ở trên trời trước mặt Thiên Chúa và các thánh nam nữ.
“Trâu ngày mai” mới mất thì không đáng buồn, chỉ buồn cho người “mất trâu” ngay bây giờ mà chính họ cũng không biết mà thôi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một nông dân lên trước quan huyện cáo trạng nói là bị mất một con trâu.
Quan huyện hỏi:
- “Trâu mất lúc nào?”
Trả lời:
- “Ngày mai”.
Sai dịch bụm miệng cười, quan huyện rất giận dữ chỉ sai dịch nói:
- “Cười cái gì ! Nhất định là mày ăn trộm trâu của nó”.
Tên sai dịch vung vãy hai tay áo thưa trình rằng:
- “Tùy ý ngài, lão gia, xin mời ngài đến lục soát !”
(Tinh tuyển nhã tiếu)
Suy tư 39:
Ngày mai mới mất con trâu, nghĩa là chưa mất, nên khi bị quan huyện đổ tội là ăn trộm trâu thì người sai dịch đã ung dung tự tại nói: mời ngài đến lục soát.
Chuyện hôm qua là chuyện đã xảy ra có khi là chuyện buồn và có khi là chuyện đau thương, nhưng con người không muốn biết hoặc không muốn cộng tác nên có nhiều tiếc rẻ, hối hận; chuyện hôm nay là chuyện của Thiên Chúa và con người cùng làm; nhưng chuyện ngày mai là chuyện của Thiên Chúa chứ không phải của con người, cho nên cứ ung dung tự tại làm theo thánh ý của Thiên Chúa trong ngày hôm nay thì có phúc rồi vậy.
Có một vài người Ki-tô hữu giàu có nghĩ rằng “trâu ngày mai” mới mất, nghĩa là sự giàu có của họ sẽ còn lâu lắm mới hết của ăn của để, nên họ như người phú hộ trong Phúc Âm mà Đức Chúa Giê-su đã nói, họ ăn chơi phè phởn, họ dửng dưng trước nổi bất hạnh của người khác, họ khoe khoang tiền bạc còn lâu mới hết.v.v...họ không biết rằng khi họ làm ngơ trước sự túng thiếu của người nghèo là họ đã “mất trâu” (linh hồn) rồi, bởi vì cái gì giữ lại thì sẽ mất và cái gì cho đi thì sẽ còn, không những còn ở đời trong tâm hồn những người nghèo mà còn ở trên trời trước mặt Thiên Chúa và các thánh nam nữ.
“Trâu ngày mai” mới mất thì không đáng buồn, chỉ buồn cho người “mất trâu” ngay bây giờ mà chính họ cũng không biết mà thôi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Vương Quyền của Mẹ
Lm. Minh Anh
13:58 21/08/2024
VƯƠNG QUYỀN CỦA MẸ
“Triều đại Người sẽ vô cùng vô tận!”.
Nữ hoàng Mary, Scotland, thường đi thăm dân chúng một mình. Chiều kia, trời mưa, bà ghé một ngôi nhà, “Cô có thể cho tôi mượn chiếc ô, ngày mai tôi sẽ trả?”. Cô chủ trao cho người lạ chiếc ô định vứt đi. Hôm sau, có tiếng gõ cửa; một cận vệ hoàng gia xuất hiện, “Nữ hoàng nhờ tôi cảm ơn cô đã cho bà mượn cái này”. Cô chủ sững sờ; sau đó, bật khóc, “Ôi, tôi đã bỏ lỡ một cơ hội, đã không trao cho nữ hoàng cái tốt nhất!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Không ít lần chúng ta bỏ lỡ “không trao cho Nữ Hoàng cái tốt nhất”. Nữ Hoàng ở đây là Maria, Trinh Vương Giáo Hội mừng kính. Trong vinh quang hồn xác lên trời, Mẹ là ‘thành quả tối hậu’ của công trình cứu độ. Mẹ diễm lệ, quyền thế với ‘Vương Quyền của Mẹ!’, vì Mẹ là Thánh Mẫu, là ‘Ái Nữ’ của Đấng mà “Triều đại Người sẽ vô cùng vô tận!”.
Thánh Kinh trình bày Chúa Kitô như một vị Vua, nên mẹ Ngài là Hoàng Thái Hậu. Chúa Kitô là Vua với tư cách Thiên Chúa, nên Mẹ Ngài là Nữ Vương bởi “huyết thống thiêng liêng” trong tư cách Mẹ Thiên Chúa. Mẹ là Nữ Vương bởi Mẹ là Đấng Đầy Ân Sủng, chỉ sau Chúa Con; là Nữ Vương bởi sự lựa chọn duy nhất của Chúa Cha. Nếu một người có thể trở thành vua hoặc nữ hoàng theo sự lựa chọn của con người, thì danh hiệu và ‘Vương Quyền của Mẹ’ sẽ lớn hơn biết bao khi đó là sự lựa chọn của chính Thiên Chúa!
Đức Phanxicô trích dẫn ba điều nói lên ‘Vương Quyền của Mẹ’. Trước hết, lời tiên tri về Đấng Cứu Thế, Messia, Đấng Kitô trong Cựu Ước xem ra đều nói đến một vị Vua như một danh tính được ban: “Vì một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta. Người gánh vác quyền bính trên vai… sẽ mở rộng vương quyền cho ngai vàng và vương triều Đavít” - bài đọc một. Thứ đến, ‘Vương Quyền của Mẹ’ được tìm thấy trong trình thuật Truyền Tin, “Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Người!” - bài Tin Mừng. Sau cùng, vương vị của Mẹ được thấy trong thị kiến vĩ đại “Một người nữ mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng, đầu đội triều thiên 12 ngôi sao” - Khải Huyền; chương 12 miêu tả Mẹ là Nữ Hoàng - Người Mẹ mới của Vương Quốc - chia sẻ quyền cai trị vũ trụ với Chúa Con.
Anh Chị em,
“Triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận!”. Đức Maria là Mẹ của Đấng vô cùng vô tận đó, nhưng cũng là Mẹ của mỗi người chúng ta. “Đức Maria đáng được gọi là Nữ Hoàng, không chỉ vì vai trò làm mẹ thiêng liêng của ngài, mà còn vì Thiên Chúa muốn ngài có một vai trò đặc biệt trong công cuộc cứu rỗi đời đời của chúng ta!” - Pio XII; “Vương quyền của Mẹ không phải là một cái gì thuộc về của cải hay quyền lực mà là một sự phục vụ tình yêu” - Bênêđictô XVI; “Hãy gõ cửa nhà Mẹ! Chúng ta không được tưởng tượng Đức Maria ‘như một bức tượng sáp bất động’, nhưng nơi Mẹ, chúng ta có thể nhìn thấy một ‘người chị với đôi dép mòn và với biết bao mệt nhọc!” - Phanxicô. Fulton J. Sheen thì hài hước, “Chúa sẽ chào đón một người trên thiên đàng bằng những lời này: ‘Mẹ tôi nói rất tốt về bạn!’”. Vì thế, bạn và tôi đừng bao giờ bỏ lỡ “không trao cho Nữ Hoàng cái tốt nhất!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con là ‘con của Nữ Hoàng’. Đừng để con vất vưởng như con mồ côi! Cho con sống xứng với phẩm vị con trai con gái rất yêu dấu của Chúa và của Mẹ!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Triều đại Người sẽ vô cùng vô tận!”.
Nữ hoàng Mary, Scotland, thường đi thăm dân chúng một mình. Chiều kia, trời mưa, bà ghé một ngôi nhà, “Cô có thể cho tôi mượn chiếc ô, ngày mai tôi sẽ trả?”. Cô chủ trao cho người lạ chiếc ô định vứt đi. Hôm sau, có tiếng gõ cửa; một cận vệ hoàng gia xuất hiện, “Nữ hoàng nhờ tôi cảm ơn cô đã cho bà mượn cái này”. Cô chủ sững sờ; sau đó, bật khóc, “Ôi, tôi đã bỏ lỡ một cơ hội, đã không trao cho nữ hoàng cái tốt nhất!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Không ít lần chúng ta bỏ lỡ “không trao cho Nữ Hoàng cái tốt nhất”. Nữ Hoàng ở đây là Maria, Trinh Vương Giáo Hội mừng kính. Trong vinh quang hồn xác lên trời, Mẹ là ‘thành quả tối hậu’ của công trình cứu độ. Mẹ diễm lệ, quyền thế với ‘Vương Quyền của Mẹ!’, vì Mẹ là Thánh Mẫu, là ‘Ái Nữ’ của Đấng mà “Triều đại Người sẽ vô cùng vô tận!”.
Thánh Kinh trình bày Chúa Kitô như một vị Vua, nên mẹ Ngài là Hoàng Thái Hậu. Chúa Kitô là Vua với tư cách Thiên Chúa, nên Mẹ Ngài là Nữ Vương bởi “huyết thống thiêng liêng” trong tư cách Mẹ Thiên Chúa. Mẹ là Nữ Vương bởi Mẹ là Đấng Đầy Ân Sủng, chỉ sau Chúa Con; là Nữ Vương bởi sự lựa chọn duy nhất của Chúa Cha. Nếu một người có thể trở thành vua hoặc nữ hoàng theo sự lựa chọn của con người, thì danh hiệu và ‘Vương Quyền của Mẹ’ sẽ lớn hơn biết bao khi đó là sự lựa chọn của chính Thiên Chúa!
Đức Phanxicô trích dẫn ba điều nói lên ‘Vương Quyền của Mẹ’. Trước hết, lời tiên tri về Đấng Cứu Thế, Messia, Đấng Kitô trong Cựu Ước xem ra đều nói đến một vị Vua như một danh tính được ban: “Vì một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta. Người gánh vác quyền bính trên vai… sẽ mở rộng vương quyền cho ngai vàng và vương triều Đavít” - bài đọc một. Thứ đến, ‘Vương Quyền của Mẹ’ được tìm thấy trong trình thuật Truyền Tin, “Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Người!” - bài Tin Mừng. Sau cùng, vương vị của Mẹ được thấy trong thị kiến vĩ đại “Một người nữ mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng, đầu đội triều thiên 12 ngôi sao” - Khải Huyền; chương 12 miêu tả Mẹ là Nữ Hoàng - Người Mẹ mới của Vương Quốc - chia sẻ quyền cai trị vũ trụ với Chúa Con.
Anh Chị em,
“Triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận!”. Đức Maria là Mẹ của Đấng vô cùng vô tận đó, nhưng cũng là Mẹ của mỗi người chúng ta. “Đức Maria đáng được gọi là Nữ Hoàng, không chỉ vì vai trò làm mẹ thiêng liêng của ngài, mà còn vì Thiên Chúa muốn ngài có một vai trò đặc biệt trong công cuộc cứu rỗi đời đời của chúng ta!” - Pio XII; “Vương quyền của Mẹ không phải là một cái gì thuộc về của cải hay quyền lực mà là một sự phục vụ tình yêu” - Bênêđictô XVI; “Hãy gõ cửa nhà Mẹ! Chúng ta không được tưởng tượng Đức Maria ‘như một bức tượng sáp bất động’, nhưng nơi Mẹ, chúng ta có thể nhìn thấy một ‘người chị với đôi dép mòn và với biết bao mệt nhọc!” - Phanxicô. Fulton J. Sheen thì hài hước, “Chúa sẽ chào đón một người trên thiên đàng bằng những lời này: ‘Mẹ tôi nói rất tốt về bạn!’”. Vì thế, bạn và tôi đừng bao giờ bỏ lỡ “không trao cho Nữ Hoàng cái tốt nhất!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con là ‘con của Nữ Hoàng’. Đừng để con vất vưởng như con mồ côi! Cho con sống xứng với phẩm vị con trai con gái rất yêu dấu của Chúa và của Mẹ!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Nữ Vương Thiên Đàng
Nguyễn Trung Tây
19:16 21/08/2024
Lm Nguyễn Trung Tây
22/8/2022 - Nữ Vương Thiên Đàng
Có thai nhưng chưa chính thức về ở với Giuse, thôn nữ Maria thuở đó trong con mắt người Do Thái đã mang lại ô nhục cho mình, cho gia đình và cho cả làng Nazareth. Chưa hết, con trai của Maria thọ hình chết nhục nhã trên cây thập giá như một tội nhân. Nhìn dưới lăng kiếng văn hóa, những biến cố xảy đến trong đời đã đẩy Mẹ Maria ra chòi lá cuối làng.
Nhưng không! Bởi Thiên Chúa là Thiên Chúa Giải phóng (God of Liberation), cuộc đời Maria thay đổi. Từ thân phận thôn nữ sống chòi lá cuối làng, Mẹ Maria hồn xác lên trời. Và hôm nay, người tín hữu tưởng nhớ tín điều thôn nữ vận xám được Thiên Chúa tôn vinh NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG. Mẹ được Giáo hội tuyên xưng Mẹ Thiên Chúa (Theotókos).
Thiên Chúa, dưới lăng kiếng của Thần học Giải Phóng (Liberation Theology), là lực đẩy đổi thay cuộc đời người nghèo và khăn lụa lau khô giọt nước mắt tủi nhục... Và đây chính là Tin Mừng mà Giáo hội đang rộn ràng rao giảng tới toàn thế giới!
22/8/2022 - Nữ Vương Thiên Đàng
Có thai nhưng chưa chính thức về ở với Giuse, thôn nữ Maria thuở đó trong con mắt người Do Thái đã mang lại ô nhục cho mình, cho gia đình và cho cả làng Nazareth. Chưa hết, con trai của Maria thọ hình chết nhục nhã trên cây thập giá như một tội nhân. Nhìn dưới lăng kiếng văn hóa, những biến cố xảy đến trong đời đã đẩy Mẹ Maria ra chòi lá cuối làng.
Nhưng không! Bởi Thiên Chúa là Thiên Chúa Giải phóng (God of Liberation), cuộc đời Maria thay đổi. Từ thân phận thôn nữ sống chòi lá cuối làng, Mẹ Maria hồn xác lên trời. Và hôm nay, người tín hữu tưởng nhớ tín điều thôn nữ vận xám được Thiên Chúa tôn vinh NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG. Mẹ được Giáo hội tuyên xưng Mẹ Thiên Chúa (Theotókos).
Thiên Chúa, dưới lăng kiếng của Thần học Giải Phóng (Liberation Theology), là lực đẩy đổi thay cuộc đời người nghèo và khăn lụa lau khô giọt nước mắt tủi nhục... Và đây chính là Tin Mừng mà Giáo hội đang rộn ràng rao giảng tới toàn thế giới!
Sống là lựa chọn
Lm. Thái Nguyên
21:14 21/08/2024
SỐNG LÀ LỰA CHỌN
Chúa Nhật 21 Thường Niên năm B. Ga 6,54a.60-69
Suy niệm
Sống là phải lựa chọn, và cuộc đời là một chuỗi những lựa chọn. Mỗi lựa chọn nói lên tầm nhìn và giá trị nhân cách của một con người, nhất là những lựa chọn quan trọng có tính quyết định về vận mệnh của đời mình, của cộng đoàn hay của dân tộc mình. Cũng như xưa khi Israel đã vào Đất Hứa, Giôsuê triệu tập lại tất cả 12 chi tộc tại Sikhem. Ông nhắc lại tất cả những điều mà Thiên Chúa đã làm cho họ, và kêu gọi họ hãy lựa chọn dứt khoát: một là trung thành thờ Chúa; hai là thờ các thần tượng khác, chứ không thể làm tôi hai chủ, thờ hai Chúa.
Trong bài Tin Mừng này, các môn đệ cũng phải làm một sự lựa chọn dứt khoát trước lời tuyên bố của Chúa Giêsu về bản thân Ngài: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời”. Nhiều môn đệ phản ứng ngay: “Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?”. Quả thật, đây là điều vượt lên lý trí của con người. Họ không hiểu nổi thì làm sao nghe nổi? Trong Tin Mừng có những trường hợp tương tự như thế, nên Chúa Giêsu cũng từng nói: “Ai có tai nghe thì nghe”, nghĩa là ai hiểu được thì hiểu. Vì là chân lý cao siêu nên không phải ai cũng hiểu và sẵn sàng đón nhận. Nhưng trước tiên vấn đề không phải trí hiểu mà là lòng tin. Tuy đức tin không loại trừ lý trí, nhưng lý trí không phải là tiêu chuẩn tối cao để có thể quyết định tất cả. Điều sâu xa hơn là sự cảm nhận của con tim. Người ta không hiểu bằng lý trí nhưng có thể hiểu bằng sự yêu mến chân lý. Việc đón nhận chân lý bằng đức tin càng khó hơn,“vì lòng dân này đã ra chai đá.” (Mt 13,14).
Một hình thức chai đá của cả tâm và trí là “chấp ngữ”, chỉ nhắm vào từ ngữ mà không tìm hiểu ý nghĩa. “Ý tại ngôn ngoại”: ý ở ngoài lời, nhất là khi lời đó diễn tả những chân lý thâm sâu. Ngoài nghĩa đen, nghĩa vật chất, thì điều quan trọng là ý nghĩa tinh thần, nghĩa tâm linh. Biết các môn đệ bị sốc vì không nắm được ý nghĩa, nên sau đó Chúa Giêsu đã soi sáng thêm: “Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống”. Sau này thánh Phaolô cũng cho biết:“Giao ước mới không phải là Giao ước căn cứ trên chữ viết, nhưng dựa vào Thần Khí. Vì chữ viết thì giết chết, còn Thần Khí mới ban sự sống” (2Cr 3,6).
Khi tỏ lộ về mầu nhiệm Thánh Thể, Đức Giêsu biết có những kẻ không tin, nên Ngài cũng đã nói:“Không ai đến với Thầy được, nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho”. Nhiều môn đệ rút lui, không theo Ngài nữa. Thấy vậy, Chúa Giêsu cất tiếng hỏi Nhóm Mười Hai: “Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?”. Ðại diện Nhóm Mười Hai, Phêrô đáp lại ngay: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời”.
Xác định như thế không phải vì ông và các bạn hiểu được lời Thầy, nhưng vì họ tin vào Thầy, tin vào giáo huấn chân thật của Thầy, vì “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). Dù sao thì họ cũng đã thấy được tính cách cao vượt của Thầy, từ lời nói đến hành động, từ giáo huấn uy quyền đến những dấu lạ cả thể. Tin vào Thầy khiến họ chấp nhận cả những lời chướng tai, mà những người chỉ dựa vào lý trí và lý lẽ nên không tài nào vượt qua được.
Thật ra, biến cố Nhập thể, Tử nạn và Phục sinh của Con Thiên Chúa, cũng như các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể, vẫn là những mầu nhiệm khôn dò. Theo Đức Kitô là bước vào cuộc phiêu lưu mạo hiểm chứ không phải là sự thể nghiệm qua đường. Dám mạo hiểm trong ơn thánh Chúa, ta mới có thể khám phá ra một Đức Kitô luôn luôn mới trong cách thức hiện diện và hành động của Ngài. Đức tin sẽ cho ta khả năng đi sâu vào những mầu nhiệm, mà qua đó Chúa đem lại ơn cứu độ cho nhân loại, cho những ai dám buông mình theo ân sủng.
Dù sao, khủng hoảng đức tin nơi các môn đệ xưa cũng thật gần gũi với mỗi người chúng ta hôm nay. Vẫn có những Lời Chúa không dễ nghe chút nào, vì Lời ấy đòi chúng ta phải thay đổi não trạng và lối sống. Lời Chúa cũng không dễ đón nhận chút nào nếu chúng ta chỉ dựa vào sức mình. Đã tới lúc cái đầu phải nhường bước cho con tim. Phải có tình yêu mến sâu xa ta mới hiểu và chấp nhận được. Đây không còn là lý lẽ mà là lý tưởng để chúng ta vươn tới chính Thiên Chúa.
Hôm nay vẫn có những câu Lời Chúa bất ngờ làm ta choáng váng, vẫn có những lúc thử thách làm ta chao đảo, vẫn có những cơn cám dỗ và lôi kéo làm ta bỏ cuộc. Hãy đưa mắt hướng nhìn lên Chúa, và xác định lại niềm tin của mình như Thánh Phêrô: “Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời… bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai?”. Với đức tin mãnh liệt này, chúng ta mới dám dấn thân trọn vẹn để trở nên nhân chứng sống động và hào hùng như các thánh tông đồ xưa.
Lời nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Con đường theo Chúa không phải dễ,
vì cuộc đời đầy dẫy những đam mê,
bản thân con lại yếu đuối nặng nề,
thêm sóng gió trên bước đường dương thế.
Theo Chúa như đi vào cuộc phiêu lưu,
nhiều cam go và rủi ro hoạn nạn,
nhiều môn đệ theo Chúa một thời gian,
gặp thử thách đã hoang mang bỏ cuộc.
Có những gian nan làm con chao đảo,
những cám dỗ làm con phải lao đao,
để khỏi bỏ cuộc con phải bỏ mình,
không bỏ mình thế nào cũng bỏ Chúa.
Xin cho con đừng tính toán hơn thua,
đừng màng tới những tranh đua cao thấp,
nhưng biết sống âm thầm và vô chấp,
để tâm thanh tịnh và phân định rõ ràng.
Cho dù có nhiều điều con không hiểu,
nhưng luôn tin vào tình Chúa thương yêu,
để bước đi trong ánh sáng nhiệm mầu,
với trái tim con mới dần cảm thấu.
Xin cho con được ơn phúc nhận ra,
chính Chúa mới thật là tất cả,
vì mọi sự trong đời cũng sẽ qua,
Chỉ có Chúa mới làm con no thỏa.
Xin cho con chọn Chúa là tất cả,
dám bước đi trên con đường thập giá,
chẳng ngại chi để buông xả mọi điều,
sống đời mình với tất cả tình yêu. Amen.
Bỏ Thầy Chúng Con Đi Với Ai?
Nguyễn Trung Tây
22:55 21/08/2024
Lm Nguyễn Trung Tây
Bỏ Thầy Chúng Con Đi Với Ai? John 6:53, 60-69
Đức Giê-su hỏi Nhóm Mười Hai: “Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?” Ông Si-môn Phê-rô liền đáp: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa” (John 6:67-69).
Thế giới này là một cộng đồng xã hội bao gồm 8 tỷ linh hồn (con số ghi nhận được vào ngày 15/12/2022). Về mặt tâm lý, con người thích giao du. Chúng ta thích quây quần bên nhau, tay trong tay, vai kề vai. Con người thích được chấp nhận và được chào đón. Do đó, không có cá nhân nào trên cuộc đời này muốn bị tẩy chay, bị bỏ rơi hoặc bị từ chối.
Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận nhiều người đã từng trải nghiệm những giây phút bị từ chối bị bỏ rơi. Những trải nghiệm tiêu cực mang đậm nét hủy hoại này, đặc biệt nếu xảy ra trong thời thơ ấu, đã tạo ra những vết thương lở loét, mưng mủ, cần được chuyên gia tư vấn điều trị. Trong một số trường hợp, ngay cả sau khi được chữa khỏi, những trải nghiệm bị từ chối bị bỏ rơi vẫn để lại những vết sẹo vĩnh viễn trong trái tim. Những ký ức buồn này khó có thể bị xóa nhòa trong tâm trí của một người. Bị từ chối trong bất cứ hoàn cảnh nào đều là một kinh nghiệm buồn, nhiều đau thương.
Người Kitô hữu và nhiều người lương giáo biết đến biệt danh của Judas Iscariot, kẻ phản bội, bởi vì người này đã bán Đức Giêsu với giá ba mươi đồng bạc và tệ hơn nữa, đã hôn Sư Phụ một nụ hôn phản bội. Nhưng có lẽ một số người Công Giáo không biết rằng Giuđa không phải là người duy nhất chối bỏ Thầy mình, vì trong bài đọc Tin Mừng Gioan 6:60-69, độc giả được biết Đức Giêsu đã trải qua cảm giác bị chối từ và ruồng bỏ, bởi chính những môn đệ thân cận nhất, những người đã đi theo Người khá lâu trên hành trình rao giảng Tin Mừng.
Theo như tác giả Tin Mừng Gioan, khi nghe Đức Giêsu liên tục nhấn mạnh đến Mình và Máu Người như phương thế tối hậu để nhận được sự sống đời đời, một số học trò thân yêu của Đức Giêsu đã phàn nàn “thẳng thắn” vào mặt Sư Phụ, “Đây là ngôn ngữ không thể chấp nhận được. Có ai trên cõi đời này có thể chấp nhận được điều này?” (Gioan 6:60). Sau cùng, những người môn đồ này quyết định chấm dứt mối quan hệ với Thầy của họ. Hết Sư Phụ! Hết đệ tử! Chúng ta chia tay nhau, chúng ta không còn bên nhau!
Đức Giêsu, một người có cảm xúc, từng rơi nước mắt trước ngôi mộ của bạn mình, ông Lazarus (Gioan 11:35). Bởi thế, không lạ chi nếu Người phải trải qua một kinh nghiệm tổn thương và cảm giác đau buồn khi mất đi một số môn đệ. Bởi thế, Người đã quay sang Nhóm Mười Hai: “Còn tụi con thì sao, tụi con cũng muốn bỏ đi chứ?” (Gioan 6:67). Một khoảnh khắc tưởng ngắn mà lại hóa dài của đợi chờ một câu trả lời! Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong Mười Hai, hoặc tất cả sẽ nhất trí đưa ra cùng một câu trả lời khá buồn? Nhưng điều đó không bao giờ xảy ra, vì Phêrô, đại diện cho Nhóm Mười Hai, không chút do dự, đã trả lời ngay lập tức bằng một câu hỏi: “Thưa Thầy, bỏ Thầy, chúng con sẽ đi với ai?”
Thủ lãnh nhóm Mười Hai không dừng lại, nhưng tiếp tục với một lời giải thích ngắn gọn: “Thầy có sứ điệp về sự sống đời đời.” Thật là một câu trả lời đẹp và thiết thực.
Phêrô, người môn đệ đẹp, thật đẹp, bởi ông đã xoa dịu nỗi đau buồn của Đức Giêsu. Câu trả lời của ông mang đậm nét chân lý, vì chính Đức Giêsu là nguồn nước của sự sống đời đời trong sa mạc và là vàng giấu trong ruộng lúa. Sau khi phát hiện ra hồ nước và kho vàng, Phêrô quyết tâm không để bất cứ ai hoặc bất cứ điều gì ngăn cản ông và Nhóm Mười Hai đi theo Đức Giêsu.
Thánh Phêrô đã trở thành mẫu gương cho nhiều Kitô hữu noi theo trong hành trình đức tin.
Vâng, vì tôi đã bao lần bỏ rơi Đức Giêsu khi đối diện với Ngài?
Đã bao nhiêu lần tôi vội vàng đầu hàng khi bị cám dỗ xác thịt, tiền bạc, và bởi hào nhoáng phù du của thế gian?
Nhưng, với một tâm hồn cương quyết như Phêrô, chúng ta không nản lòng nhưng quyết tâm quay trở lại con đường mà chúng ta đã từng bỏ dở, bởi một chân lý, “Bỏ Thầy, chúng con đi với ai. Bởi chỉ một mình Ngài có sứ điệp về sự sống đời đời,” một tuyên ngôn đức tin mà Phêrô đã từng tuyên bố với lòng xác tín thay cho Nhóm Mười Hai, và cũng cho tất cả Kitô hữu của mọi thời đại.
Ngợi khen Thiên Chúa đã ban cho chúng ta Đức Giêsu Kitô, nguồn sống vĩnh cửu!□
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài Giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: 6. Thánh Thần của Chúa ngự trên tôi. Chúa Thánh Thần trong Phép Rửa của Chúa Giêsu
Vũ Văn An
18:08 21/08/2024
Theo tin Tòa Thánh, tại buổi yết kiến chung trong Phòng yết kiến Phao-lô VI, thứ tư 21 tháng 8 năm 2024, Đức Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về Chúa Thánh Thần, nhấn mạnh tới vai trò của Người trong phép rửa của Chúa Giêsu. Sau đây là toàn văn bài giáo lý của ngài dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Hôm nay chúng ta sẽ suy gẫm về Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Chúa Giêsu trong phép rửa ở sông Gióc-đăng, và lan tỏa từ Người vào thân thể Người, tức là Giáo hội. Trong Tin Mừng Mác-cô, cảnh Chúa Giêsu chịu phép rửa được mô tả như sau: “Vào những ngày ấy, Chúa Giêsu từ Nadarét miền Galilê lên và được Gioan làm phép rửa dưới sông Gióc-đăng. Khi Người lên khỏi nước, Người thấy trời mở ra và Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Người như chim bồ câu; và có tiếng từ trời phán rằng: ‘Con là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Con’” (Mc 1:9-11). Đây là Tin Mừng Mác-cô.
Toàn thể Ba Ngôi đã gặp nhau vào khoảnh khắc đó, trên bờ sông Gióc-đăng! Có Chúa Cha, Đấng hiện diện với tiếng nói của Người; có Chúa Thánh Thần, Đấng ngự xuống trên Chúa Giêsu dưới hình dạng chim bồ câu, và có Đấng mà Chúa Cha tuyên bố là Con yêu dấu của Người, Chúa Giêsu. Đây là một khoảnh khắc rất quan trọng của Mặc Khải, là một khoảnh khắc quan trọng của lịch sử cứu độ. Sẽ rất tốt cho chúng ta khi đọc lại đoạn Tin Mừng này.
Điều gì đã xảy ra mà lại quan trọng đến vậy trong phép rửa của Chúa Giêsu khiến tất cả các Thánh sử đều kể lại? Chúng ta tìm thấy câu trả lời trong những lời Chúa Giêsu thốt ra, ngay sau đó, trong hội đường Nadarét, rõ ràng ám chỉ đến sự kiện ở sông Gióc-đăng: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Người đã xức dầu cho tôi” (Lc 4:18).
Ở sông Gióc-đăng, Chúa Cha “đã xức dầu bằng Chúa Thánh Thần”; nghĩa là, Người đã thánh hiến Chúa Giêsu làm Vua, Tiên tri và Linh mục. Thật vậy, trong Cựu Ước, các vua, tiên tri và linh mục được xức dầu thơm. Trong trường hợp của Chúa Kitô, thay vì dầu vật chất, có dầu thiêng liêng là Chúa Thánh Thần; thay vì biểu tượng thì có thực tại: có chính Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu được đầy dẫy Chúa Thánh Thần ngay từ khoảnh khắc đầu tiên nhập thể. Tuy nhiên, đây là một “ân sủng bản thân”, không thể truyền đạt; giờ đây, thay vào đó, với sự xức dầu này, Người nhận được sự trọn vẹn của ân ban Chúa Thánh Thần, nhưng vì sứ mệnh của Người, với tư cách là đầu, Người sẽ truyền đạt cho thân thể Người, tức là Giáo hội, và cho mỗi người chúng ta. Đây là lý do tại sao Giáo hội là “dân vương giả, dân tiên tri và dân tư tế” mới. Thuật ngữ tiếng Do Thái “Messiah” và từ ngữ tiếng Hy Lạp tương ứng “Christ” - Christós, cả hai đều ám chỉ Chúa Giêsu, có nghĩa là “Đấng được xức dầu”. Người được xức dầu bằng dầu vui mừng, được xức dầu bằng Chúa Thánh Thần. Chính danh xưng “Kitô hữu” của chúng ta đã được các Giáo phụ giải thích theo nghĩa đen: “Kitô hữu” có nghĩa là “được xức dầu noi gương Chúa Kitô”. [1] Kitô hữu, được xức dầu noi gương Chúa Kitô.
Có một Thánh vịnh trong Kinh Thánh nói về một loại dầu thơm, được đổ lên đầu vị thượng tế Aaron, và chảy xuống gấu áo choàng của ông (xem Tv 133:2). Hình ảnh thơ mộng về loại dầu đang chảy xuống này, được sử dụng để mô tả hạnh phúc khi sống chung với nhau như những người anh em, đã trở thành một thực tại tâm linh và một thực tại huyền bí trong Chúa Kitô và trong Giáo hội. Chúa Kitô là đầu, là Thầy tế lễ thượng phẩm của chúng ta, Chúa Thánh Thần là loại dầu thơm, và Giáo hội là thân thể của Chúa Kitô mà nó lan tỏa.
Chúng ta đã thấy lý do tại sao Chúa Thánh Thần, trong Kinh Thánh, được tượng trưng bằng gió và thực sự lấy tên của nó, Ruah, từ đó. Chúng ta cũng nên tự hỏi tại sao nó được tượng trưng bằng dầu và chúng ta có thể rút ra bài học thực tế nào từ biểu tượng này. Trong Thánh lễ Thứ Năm Tuần Thánh, khi thánh hiến dầu được gọi là “Chrism”, giám mục, ám chỉ những người sẽ nhận được xức dầu trong Bí tích Rửa tội và Thêm sức, nói rằng: “Xin cho những người được hình thành nên đền thờ của uy quyền của Chúa nhờ sự thánh thiện được truyền qua việc xức dầu này và nhờ việc tẩy sạch vết nhơ của lần sinh đầu tiên của họ được trở nên thơm tho với sự trong trắng của một cuộc sống đẹp lòng Chúa”. Đây là một cách sử dụng có từ thời Thánh Phaolô, người đã viết cho người Côrintô: “Vì chúng ta là hương thơm của Chúa Kitô dâng lên Thiên Chúa” (2 Cr 2:15). Xức dầu làm thơm chúng ta, và một người sống sự xức dầu của mình với niềm vui làm cho Giáo hội thơm tho, làm cho cộng đồng thơm tho, làm cho gia đình thơm tho với hương thơm tâm linh này.
Thật không may, chúng ta biết rằng đôi khi các Ki-tô hữu không lan tỏa hương thơm của Chúa Kitô, mà là mùi hôi thối của tội lỗi của chính họ. Và chúng ta đừng bao giờ quên: tội lỗi khiến chúng ta xa cách Chúa Giêsu, tội lỗi khiến chúng ta trở thành dầu xấu. Và ma quỷ - chúng ta đừng quên điều này - ma quỷ thường xâm nhập qua túi. Hãy cẩn thận, hãy cẩn thận. Tuy nhiên, điều này không được làm chúng ta sao nhãng khỏi cam kết thực hiện, trong khả năng của chúng ta và mỗi người trong môi trường của mình, ơn gọi cao cả này là trở thành hương thơm của Chúa Kitô trên thế giới. Hương thơm của Chúa Kitô tỏa ra từ “hoa trái của Chúa Thánh Thần”, đó là “tình yêu, niềm vui, sự bình an, sự kiên nhẫn, lòng nhân từ, lòng tốt, lòng trung thành, sự dịu dàng, sự tự chủ” (Gl 5:22). Thánh Phao-lô đã nói điều này, và thật tốt biết bao khi tìm thấy một người có những đức tính này: yêu thương, một người yêu thương, một người vui vẻ, một người tạo ra hòa bình, một người rộng lượng, không hẹp hòi, rộng lượng, một người nhân từ chào đón mọi người, một người tốt, một người trung thành, một người hiền lành, không kiêu ngạo, nhưng hiền lành… Và ai đó sẽ cảm thấy một chút hương thơm của Thánh Thần Chúa Kitô xung quanh chúng ta, khi chúng ta tìm thấy những người này. Chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần giúp chúng ta nhận thức rõ hơn rằng chúng ta được xức dầu, được Người xức dầu. Cảm ơn anh chị em.
__________________________
[1] X. Thánh Cyril thành Jerusalem, Giáo lý Khai nhiệm, III,1.
Nền ngoại giao Trung Quốc của Vatican là chiến lược, hay là hỗn loạn?
Vũ Văn An
18:18 21/08/2024
Ed. Condon của The Pillar, ngày 20 tháng 8 năm 2024, đặt câu hỏi trên.
Theo ông, Thỏa thuận của Vatican với Trung Quốc về việc bổ nhiệm các giám mục sẽ được gia hạn trong những tháng tới. Trong khi dự án đó vẫn nằm trong tay Quốc vụ khanh, trong những tháng gần đây, Đức Phanxicô đã đưa ra nhiều lời kêu gọi cá nhân hơn tới Bắc Kinh, cả chính ngài và thông qua "đặc phái viên vì hòa bình" của ngài, Đức Hồng Y Matteo Zuppi.
Nhưng liệu những nhánh ngoại giao của Đức Giáo Hoàng đó có tạo thành một sợi chỉ chung, gắn kết thành một tập hợp các ưu tiên và mục tiêu mạch lạc cho mối quan hệ giữa Vatican và Trung Quốc không? Hay chúng đang hoạt động riêng lẻ, trao cho Bắc Kinh một lợi thế thông qua sự nhầm lẫn của Rome?
Gần như kể từ thời điểm Vatican gia hạn thỏa thuận gần đây nhất với Trung Quốc vào năm 2022, việc gia hạn thêm hai năm nữa được coi là điều tất yếu.
Được ký lần đầu vào năm 2018, thỏa thuận này nhằm đưa Giáo Hội Công Giáo ngầm ở Trung Quốc lên mặt đất, mang đến cho người Công Giáo một mức độ khoan dung nhất định từ chính quyền nhà nước trong khi hòa giải các giám mục của Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc do Đảng Cộng sản hậu thuẫn với Rome.
Thỏa thuận này cũng nhằm mục đích mở đường cho Rome và Bắc Kinh hợp tác suông sẻ hơn trong việc bổ nhiệm các giám mục mới, cho phép lấp đầy hàng chục giáo phận còn trống trên đất liền.
Khi đánh giá dựa trên ba mục tiêu đó, thỏa thuận này đã chứng minh, trong trường hợp tốt nhất, là một thành công hỗn hợp trong sáu năm qua.
Thay vì được hưởng sự khoan dung từ chính quyền nhà nước, các giám mục và linh mục từ chối tuyên thệ khẳng định quyền tối cao của Đảng Cộng sản đối với các vấn đề của Giáo hội đã phải đối mặt với sự quấy rối, bắt giữ và trong một số trường hợp, chỉ đơn giản là "biến mất".
Mặt khác, việc hòa giải các giám mục của Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc với Rome, bao gồm cả những người được tấn phong mà không có lệnh của Giáo hoàng đã thành công, ít nhất là trong phạm vi đã xảy ra — Rome đã tuyên bố những giám mục đó không còn là bất thường nữa.
Mặc dù vậy, vai trò của Tòa thánh trong việc quản lý Giáo hội địa phương vẫn chưa được công nhận chính thức trong các quy định pháp lý của Giáo hội do nhà nước phê duyệt, và các giám mục cấp cao của Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc đã thực hiện một mức độ tự chủ không thể tưởng tượng được đối với Rome ở bất cứ nơi nào khác — bao gồm cả việc thực hiện các cuộc thuyên chuyển của riêng họ giữa các giáo phận.
Đối với việc bổ nhiệm suông sẻ các giám mục mới, tỷ lệ tấn phong mới chỉ ở mức khiêm tốn. Vấn đề lớn hơn là cơ chế thực sự cho việc tham gia của nhà nước Trung Quốc vào quá trình này, với một loạt các giám mục được bổ nhiệm và nhậm chức theo sắc lệnh đơn phương của Đảng Cộng sản, bên cạnh các cuộc bổ nhiệm được thỏa thuận chung.
Thậm chí còn có vấn đề hơn, theo quan điểm giáo hội học, là các động thái của Đảng nhằm tổ chức lại các cơ cấu Giáo hội, bãi bỏ các giáo phận và thành lập các giáo phận mới mà không có sự thừa nhận của Rome.
Với tiến độ hạn chế, có thể nói là lạc hậu, của thỏa thuận theo các điều khoản được cho là của riêng nó — mang lại sự ổn định về mặt định chế cho Giáo hội tại Trung Quốc và cung cấp sự tấn phong hợp pháp cho các giám mục mới — có vẻ khó để lập luận một cách đáng tin cậy về thành công của nó, chứ chưa nói đến việc gia hạn nó.
Tuy nhiên, trong vài năm qua, Văn phòng Quốc vụ khanh Vatican đã nói rõ rằng việc gia hạn thỏa thuận Vatican-Trung Quốc về cơ bản chỉ là chuyện hình thức và đã được kết luận trước, ngay cả khi các nhà ngoại giao hàng đầu của họ đã nói về nó một cách ngày càng thẳng thắn và thảm thương.
Cả Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh, và Tổng giám mục Paul Gallagher, nhà ngoại giao hàng đầu của Vatican, đều thẳng thắn về cam kết hoàn toàn của Đức Phanxicô đối với việc gia hạn thỏa thuận của Vatican với Bắc Kinh, bất chấp những vi phạm rõ ràng đối với các chuẩn mực của nó. Và với tư cách là cơ quan ngoại giao của Đức Giáo Hoàng, văn phòng quốc vụ khanh Vatican nhất thiết sẽ tuân theo chính sách mà Đức Giáo Hoàng đã chọn.
Nhưng, ngay cả khi tính đến sự nhiệt tình cá nhân của Đức Giáo Hoàng đối với thỏa thuận, có vẻ như rõ ràng là nó sẽ không được gia hạn vì các mục tiêu đã nêu của chính nó. Thay vào đó, có vẻ như khả năng cao hơn là việc gia hạn thỏa thuận Vatican-Trung Quốc đã trở thành một dạng nhượng bộ thường xuyên đối với Bắc Kinh của Rome như một phần trong nỗ lực theo đuổi các mục tiêu rộng lớn hơn của Vatican.
Câu hỏi cấp bách dường như là: những mục tiêu đó có mạch lạc hay có thể đạt được không?
Trong những tháng gần đây, Đức Hồng Y Parolin đã thẳng thắn về mục tiêu chiến lược rộng lớn hơn mà Vatican ấp ủ từ lâu là tái lập một số sự hiện diện thường trực của Vatican tại Trung Quốc đại lục.
Nhạy cảm với quan điểm của chính phủ Trung Quốc rằng tôn giáo là một lực lượng tiềm tàng nguy hiểm, bên ngoài chống lại sự cai trị của Đảng Cộng sản — một quan điểm thúc đẩy cuộc đàn áp tôn giáo của họ cả ở đại lục và ngày càng tăng ở Hồng Kông — Đức Hồng Y đã nêu rõ tầm nhìn về "ngoại giao phi ngoại giao" và nhấn mạnh vào việc biến Giáo hội ở Trung Quốc trở nên Trung Quốc hơn như một con đường để thúc đẩy công việc truyền giáo của mình.
Mặc dù một số người theo dõi Vatican mô tả loại chiến lược này là máu lạnh, nhưng cần lưu ý rằng nó có khả năng góp phần vào một số tiến bộ ở cấp độ thấp — như sự tham gia của hai giám mục đại lục trong năm ngoái tại Rome.
Cả hai giám mục này đều bị một số giới báo chí Công Giáo nghi ngờ khi đến, bị coi là những mật mã tiềm năng của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, nhưng cả hai đều kết thúc bằng việc gửi đi một cử chỉ độc lập khá công khai bằng cách ở lại quá hạn thị thực xuất cảnh khỏi Trung Quốc.
Nhưng trong khi lời lẽ "không ngoại giao" của Parolin có thể tạo nên cách tiếp cận dễ chấp nhận hơn đối với Bắc Kinh, thì thực tế là Trung Quốc sẽ tiếp tục coi Vatican trước hết và quan trọng nhất là một bên tham gia ngoại giao và Giáo hội là một thế lực có khả năng gây phản loạn.
Trong trường hợp này, sự kiên nhẫn của Rome đối với những hành vi vi phạm trắng trợn chủ quyền nội bộ của Giáo hội có thể được coi là một loại sự kiên nhẫn thực dụng, thay vì chỉ là sự đồng tình bất lực. Nhưng bất cứ điều gì gần với một bước tiến về mặt định chế lâu dài, như việc thành lập một số loại phái đoàn tông đồ trên đất liền có thể sẽ đòi hỏi một sự nhượng bộ ngoại giao lâu dài tương tự — rất có thể là cắt đứt quan hệ giữa Tòa thánh và Đài Loan, điều mà Đài Bắc từ lâu đã được cảnh giác.
Xét thuần túy ở cấp độ đàm phán chính thức, cả Rome và Bắc Kinh đều không đủ thẳng thắn trong các cuộc thảo luận hạn chế, ngoài lề của họ để gợi ý một cuộc trao đổi mục tiêu ngoại giao rõ ràng như vậy.
Trong trường hợp của Bắc Kinh, có khả năng là việc tỏ ra quá háo hức phá vỡ mối quan hệ chính thức giữa Tòa thánh và Đài Loan, đến mức cung cấp một đầu cầu vật lý cho Vatican ở đại lục, sẽ được coi là một sự thể hiện sự yếu kém so với Rome.
Ngược lại, đối với Vatican, ngay cả gợi ý đáng tin cậy rằng họ sẵn sàng từ bỏ sự ủng hộ của mình đối với Đài Loan để đổi lấy một số lợi ích danh nghĩa ở đại lục cũng sẽ khiến họ có vẻ tàn nhẫn một cách nguy hiểm trong các âm mưu ngoại giao của mình — khiến các giám mục ở Đông Nam Á vốn công khai thù địch với Trung Quốc, như Hồng Y Charles Muang Bo của Miến Điện và Hồng Y Ignatius Suharyo Hardjoatmodjo của Jakarta, phải cân nhắc chính xác Rome có thể sẵn sàng mặc cả bao nhiêu (và ai) để đạt được tiến triển với Bắc Kinh.
Nhưng nếu không bên nào có vẻ có khả năng đạt được các mục tiêu ngoại giao cụ thể nhất của mình với bên kia, ít nhất là trong tương lai gần, thì chính xác ra những lợi ích hiện tại đang được đặt ra là gì?
Năm ngoái, Đức Phanxicô tuyên bố rằng ngài đã giao cho Hồng Y người Ý Matteo Zuppi làm đặc phái viên hòa bình cá nhân của ngài, sau cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Kể từ đó, Zuppi đã phát triển vai trò này thành một vai trò hoàn cầu — vượt ra ngoài cuộc khủng hoảng Ukraine để bao gồm các điểm nóng khác, như Trung Đông.
Vị Hồng Y này có rất nhiều quyền hạn trong vai trò là đặc phái viên của giáo hoàng đến nỗi hiện nay ngài đã thực hiện các chuyến đi đến Moscow, Kyiv, Washington, West Bank và Bắc Kinh.
Tuần trước, cả Vatican lẫn Trung Quốc đều thừa nhận rằng Zuppi đã có một cuộc trò chuyện "thân mật" với đại diện đặc biệt của Bắc Kinh về các vấn đề Á-Âu. Theo cả hai bên, cuộc trò chuyện này là sự tiếp nối từ chuyến thăm Trung Quốc trước đó của Zuppi vào năm ngoái và tập trung vào hòa bình ở Ukraine, đồng thời cũng đề cập đến các vấn đề "khác".
Bản tóm tắt lưu động của Zuppi đã khiến nhiều người trong bộ phận ngoại giao thực tế của Vatican có cảm giác rằng ngài đã trở thành một cực thay thế trên thực tế của quyền lực ngoại giao tại Rome — tiến hành các cuộc đàm phán và tổ chức các cuộc hội đàm mà không tham khảo ý kiến của bộ ngoại giao thực tế.
Và với việc ngài thường xuyên liên lạc trực tiếp với các viên chức bộ ngoại giao Trung Quốc, có vẻ như Zuppi đã trở thành một kênh đàm phán thay thế cho Vatican-Trung Quốc. Mặc dù chỉ có thể suy đoán liệu ngài có thảo luận về bất cứ vấn đề "khác" nào vào tuần trước với Li Hui hay không, nhưng rất có khả năng ngài sẽ nhắc lại mong muốn cấp bách của Đức Phanxicô là đích thân đến thăm Trung Quốc, điều mà ngài cũng đã nhắc lại vào tuần trước.
Vai trò độc đáo của Zuppi và tham vọng nhẹ nhàng hơn của Đức Phanxicô muốn đến thăm Trung Quốc có thể tạo ra một mặt trận thay thế thú vị và khả thi cho tiến trình của Vatican với Trung Quốc, và một mặt trận mà tham vọng của chính Trung Quốc có thể dễ dàng được đáp ứng hơn.
Dưới thời chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc đã thể hiện rõ mong muốn tái cân bằng trật tự địa chính trị hoàn cầu theo hướng đa cực hơn, một thế giới mà Bắc Kinh cân bằng ngang ngửa với Washington.
Đối với Trung Quốc, cuộc xâm lược Ukraine của Nga là một cơ hội để tăng cường đòn bẩy của riêng mình trong các vấn đề của phương Tây, tự coi mình vừa là đồng minh tiềm năng vừa là sự kiềm chế đối với Nga. Xa hơn nữa, Trung Quốc đã chi rất nhiều tiền, cả về mặt tài chính và ngoại giao, để tăng cường ảnh hưởng của mình thông qua sáng kiến Vành đai và Con đường.
Ở nhiều khu vực và sân khấu ngoại giao này, Vatican vẫn là một tiếng nói có ảnh hưởng — và việc coi Trung Quốc là điểm tham chiếu cần thiết trong ngoại giao hoàn cầu là một chiến thắng thực sự và tương đối dễ dàng đạt được đối với Bắc Kinh.
Câu hỏi đặt ra là liệu Zuppi có nhận thức được điều này và phối hợp với bộ phận của Hồng Y Parolin theo cách tiếp cận ngoại giao đa hướng đối với Trung Quốc hay không, hay liệu ngài đang hành động mà không thực sự quan tâm đến các nỗ lực ngoại giao chính thức hơn ở những nơi khác tại Vatican.
Nếu là việc sau, Các ý định của Đức Phanxicô dành cho công việc của Đức Hồng Y trở nên chủ yếu.
Nếu Đức Giáo Hoàng thực sự theo đuổi một chiến lược hai hướng có chủ đích với Trung Quốc, thì đó sẽ là một canh bạc ngoại giao có rủi ro rất cao, thực sự ra lệnh cho bộ ngoại giao của chính mình mất đi vị thế và thể diện trong các cuộc đàm phán về tình trạng của Giáo hội định chế tại Trung Quốc với hy vọng giành được chiến thắng về quyền lực mềm dưới hình thức chuyến đi của Đức Giáo Hoàng đến đại lục.
Bỏ qua mục tiêu đó có thể đạt được như thế nào, thì việc chuyến đi như vậy có thể mang lại bao nhiêu phần lớn phụ thuộc vào tham vọng riêng của Đức Giáo Hoàng đối với nó.
Có thể Đức Giáo Hoàng đang hy vọng vào một khoảnh khắc ngoại giao mang tính quyết định, một kiểu mở cửa Trung Quốc cho Giáo hội theo kiểu Nixon, đánh cuộc vào sức hút cá nhân của mình để giành được sự ủng hộ của các đảng viên đối với các mục tiêu dài hạn của Phủ Quốc vụ khanh.
Tất nhiên, cũng có khả năng là Đức Giáo Hoàng đang hy vọng vào một chuyến đi tới Trung Quốc mang tính biến đổi theo Tin Mừng, một điều giống như sự trở lại Ba Lan của Thánh Gioan II vào năm 1979 — thường được coi là khởi nguồn cho phong trào Đoàn kết và sự sụp đổ cuối cùng của Chủ nghĩa Cộng sản ở đó.
Nếu đúng như vậy, và nếu ngài thực hiện được điều đó, Đức Phanxicô vẫn có thể trở thành một nhân vật định hình kỷ nguyên giống như người tiền nhiệm của mình.
Nhưng tất nhiên, một lựa chọn khác là Đức Phanxicô không theo đuổi bất cứ chiến lược thực sự mạch lạc nào cả. Thay vào đó, ngài có thể chỉ coi Trung Quốc là một vấn đề quá lớn để có thể giải quyết bằng bất cứ ý tưởng hay kế hoạch đơn lẻ nào.
Thay vào đó, ngài có thể trao cho các phái viên của mình, cả về mặt ngoại giao và cá nhân, quyền thử mọi góc độ tiếp cận, ngay cả khi không có suy nghĩ chung cụ thể nào đằng sau họ — hoặc ý thức chung về những gì sẽ tạo nên "chiến thắng". Trong trường hợp đó, mong muốn được thăm Trung Quốc của Đức Giáo Hoàng không thể đại diện cho điều gì hơn là "mua sắm di sản" và mong muốn đến những nơi mà các Đức Giáo Hoàng trước đây chưa từng đến, tin tưởng vào tầm quan trọng của chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng để tự biến mình thành một giai đoạn tiếp theo của mối quan hệ với Trung Quốc.
Nếu đúng như vậy, Đức Phanxicô, cac Đức Hồng Y Zuppi và Parolin có thể thấy mình bị đánh bại tại bàn ngoại giao, mỗi người chi tiêu số tiền ít ỏi mà họ có để chơi cho đến khi nhà cái lấy hết.
Theo ông, Thỏa thuận của Vatican với Trung Quốc về việc bổ nhiệm các giám mục sẽ được gia hạn trong những tháng tới. Trong khi dự án đó vẫn nằm trong tay Quốc vụ khanh, trong những tháng gần đây, Đức Phanxicô đã đưa ra nhiều lời kêu gọi cá nhân hơn tới Bắc Kinh, cả chính ngài và thông qua "đặc phái viên vì hòa bình" của ngài, Đức Hồng Y Matteo Zuppi.
Nhưng liệu những nhánh ngoại giao của Đức Giáo Hoàng đó có tạo thành một sợi chỉ chung, gắn kết thành một tập hợp các ưu tiên và mục tiêu mạch lạc cho mối quan hệ giữa Vatican và Trung Quốc không? Hay chúng đang hoạt động riêng lẻ, trao cho Bắc Kinh một lợi thế thông qua sự nhầm lẫn của Rome?
Gần như kể từ thời điểm Vatican gia hạn thỏa thuận gần đây nhất với Trung Quốc vào năm 2022, việc gia hạn thêm hai năm nữa được coi là điều tất yếu.
Được ký lần đầu vào năm 2018, thỏa thuận này nhằm đưa Giáo Hội Công Giáo ngầm ở Trung Quốc lên mặt đất, mang đến cho người Công Giáo một mức độ khoan dung nhất định từ chính quyền nhà nước trong khi hòa giải các giám mục của Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc do Đảng Cộng sản hậu thuẫn với Rome.
Thỏa thuận này cũng nhằm mục đích mở đường cho Rome và Bắc Kinh hợp tác suông sẻ hơn trong việc bổ nhiệm các giám mục mới, cho phép lấp đầy hàng chục giáo phận còn trống trên đất liền.
Khi đánh giá dựa trên ba mục tiêu đó, thỏa thuận này đã chứng minh, trong trường hợp tốt nhất, là một thành công hỗn hợp trong sáu năm qua.
Thay vì được hưởng sự khoan dung từ chính quyền nhà nước, các giám mục và linh mục từ chối tuyên thệ khẳng định quyền tối cao của Đảng Cộng sản đối với các vấn đề của Giáo hội đã phải đối mặt với sự quấy rối, bắt giữ và trong một số trường hợp, chỉ đơn giản là "biến mất".
Mặt khác, việc hòa giải các giám mục của Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc với Rome, bao gồm cả những người được tấn phong mà không có lệnh của Giáo hoàng đã thành công, ít nhất là trong phạm vi đã xảy ra — Rome đã tuyên bố những giám mục đó không còn là bất thường nữa.
Mặc dù vậy, vai trò của Tòa thánh trong việc quản lý Giáo hội địa phương vẫn chưa được công nhận chính thức trong các quy định pháp lý của Giáo hội do nhà nước phê duyệt, và các giám mục cấp cao của Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc đã thực hiện một mức độ tự chủ không thể tưởng tượng được đối với Rome ở bất cứ nơi nào khác — bao gồm cả việc thực hiện các cuộc thuyên chuyển của riêng họ giữa các giáo phận.
Đối với việc bổ nhiệm suông sẻ các giám mục mới, tỷ lệ tấn phong mới chỉ ở mức khiêm tốn. Vấn đề lớn hơn là cơ chế thực sự cho việc tham gia của nhà nước Trung Quốc vào quá trình này, với một loạt các giám mục được bổ nhiệm và nhậm chức theo sắc lệnh đơn phương của Đảng Cộng sản, bên cạnh các cuộc bổ nhiệm được thỏa thuận chung.
Thậm chí còn có vấn đề hơn, theo quan điểm giáo hội học, là các động thái của Đảng nhằm tổ chức lại các cơ cấu Giáo hội, bãi bỏ các giáo phận và thành lập các giáo phận mới mà không có sự thừa nhận của Rome.
Với tiến độ hạn chế, có thể nói là lạc hậu, của thỏa thuận theo các điều khoản được cho là của riêng nó — mang lại sự ổn định về mặt định chế cho Giáo hội tại Trung Quốc và cung cấp sự tấn phong hợp pháp cho các giám mục mới — có vẻ khó để lập luận một cách đáng tin cậy về thành công của nó, chứ chưa nói đến việc gia hạn nó.
Tuy nhiên, trong vài năm qua, Văn phòng Quốc vụ khanh Vatican đã nói rõ rằng việc gia hạn thỏa thuận Vatican-Trung Quốc về cơ bản chỉ là chuyện hình thức và đã được kết luận trước, ngay cả khi các nhà ngoại giao hàng đầu của họ đã nói về nó một cách ngày càng thẳng thắn và thảm thương.
Cả Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh, và Tổng giám mục Paul Gallagher, nhà ngoại giao hàng đầu của Vatican, đều thẳng thắn về cam kết hoàn toàn của Đức Phanxicô đối với việc gia hạn thỏa thuận của Vatican với Bắc Kinh, bất chấp những vi phạm rõ ràng đối với các chuẩn mực của nó. Và với tư cách là cơ quan ngoại giao của Đức Giáo Hoàng, văn phòng quốc vụ khanh Vatican nhất thiết sẽ tuân theo chính sách mà Đức Giáo Hoàng đã chọn.
Nhưng, ngay cả khi tính đến sự nhiệt tình cá nhân của Đức Giáo Hoàng đối với thỏa thuận, có vẻ như rõ ràng là nó sẽ không được gia hạn vì các mục tiêu đã nêu của chính nó. Thay vào đó, có vẻ như khả năng cao hơn là việc gia hạn thỏa thuận Vatican-Trung Quốc đã trở thành một dạng nhượng bộ thường xuyên đối với Bắc Kinh của Rome như một phần trong nỗ lực theo đuổi các mục tiêu rộng lớn hơn của Vatican.
Câu hỏi cấp bách dường như là: những mục tiêu đó có mạch lạc hay có thể đạt được không?
Trong những tháng gần đây, Đức Hồng Y Parolin đã thẳng thắn về mục tiêu chiến lược rộng lớn hơn mà Vatican ấp ủ từ lâu là tái lập một số sự hiện diện thường trực của Vatican tại Trung Quốc đại lục.
Nhạy cảm với quan điểm của chính phủ Trung Quốc rằng tôn giáo là một lực lượng tiềm tàng nguy hiểm, bên ngoài chống lại sự cai trị của Đảng Cộng sản — một quan điểm thúc đẩy cuộc đàn áp tôn giáo của họ cả ở đại lục và ngày càng tăng ở Hồng Kông — Đức Hồng Y đã nêu rõ tầm nhìn về "ngoại giao phi ngoại giao" và nhấn mạnh vào việc biến Giáo hội ở Trung Quốc trở nên Trung Quốc hơn như một con đường để thúc đẩy công việc truyền giáo của mình.
Mặc dù một số người theo dõi Vatican mô tả loại chiến lược này là máu lạnh, nhưng cần lưu ý rằng nó có khả năng góp phần vào một số tiến bộ ở cấp độ thấp — như sự tham gia của hai giám mục đại lục trong năm ngoái tại Rome.
Cả hai giám mục này đều bị một số giới báo chí Công Giáo nghi ngờ khi đến, bị coi là những mật mã tiềm năng của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, nhưng cả hai đều kết thúc bằng việc gửi đi một cử chỉ độc lập khá công khai bằng cách ở lại quá hạn thị thực xuất cảnh khỏi Trung Quốc.
Nhưng trong khi lời lẽ "không ngoại giao" của Parolin có thể tạo nên cách tiếp cận dễ chấp nhận hơn đối với Bắc Kinh, thì thực tế là Trung Quốc sẽ tiếp tục coi Vatican trước hết và quan trọng nhất là một bên tham gia ngoại giao và Giáo hội là một thế lực có khả năng gây phản loạn.
Trong trường hợp này, sự kiên nhẫn của Rome đối với những hành vi vi phạm trắng trợn chủ quyền nội bộ của Giáo hội có thể được coi là một loại sự kiên nhẫn thực dụng, thay vì chỉ là sự đồng tình bất lực. Nhưng bất cứ điều gì gần với một bước tiến về mặt định chế lâu dài, như việc thành lập một số loại phái đoàn tông đồ trên đất liền có thể sẽ đòi hỏi một sự nhượng bộ ngoại giao lâu dài tương tự — rất có thể là cắt đứt quan hệ giữa Tòa thánh và Đài Loan, điều mà Đài Bắc từ lâu đã được cảnh giác.
Xét thuần túy ở cấp độ đàm phán chính thức, cả Rome và Bắc Kinh đều không đủ thẳng thắn trong các cuộc thảo luận hạn chế, ngoài lề của họ để gợi ý một cuộc trao đổi mục tiêu ngoại giao rõ ràng như vậy.
Trong trường hợp của Bắc Kinh, có khả năng là việc tỏ ra quá háo hức phá vỡ mối quan hệ chính thức giữa Tòa thánh và Đài Loan, đến mức cung cấp một đầu cầu vật lý cho Vatican ở đại lục, sẽ được coi là một sự thể hiện sự yếu kém so với Rome.
Ngược lại, đối với Vatican, ngay cả gợi ý đáng tin cậy rằng họ sẵn sàng từ bỏ sự ủng hộ của mình đối với Đài Loan để đổi lấy một số lợi ích danh nghĩa ở đại lục cũng sẽ khiến họ có vẻ tàn nhẫn một cách nguy hiểm trong các âm mưu ngoại giao của mình — khiến các giám mục ở Đông Nam Á vốn công khai thù địch với Trung Quốc, như Hồng Y Charles Muang Bo của Miến Điện và Hồng Y Ignatius Suharyo Hardjoatmodjo của Jakarta, phải cân nhắc chính xác Rome có thể sẵn sàng mặc cả bao nhiêu (và ai) để đạt được tiến triển với Bắc Kinh.
Nhưng nếu không bên nào có vẻ có khả năng đạt được các mục tiêu ngoại giao cụ thể nhất của mình với bên kia, ít nhất là trong tương lai gần, thì chính xác ra những lợi ích hiện tại đang được đặt ra là gì?
Năm ngoái, Đức Phanxicô tuyên bố rằng ngài đã giao cho Hồng Y người Ý Matteo Zuppi làm đặc phái viên hòa bình cá nhân của ngài, sau cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Kể từ đó, Zuppi đã phát triển vai trò này thành một vai trò hoàn cầu — vượt ra ngoài cuộc khủng hoảng Ukraine để bao gồm các điểm nóng khác, như Trung Đông.
Vị Hồng Y này có rất nhiều quyền hạn trong vai trò là đặc phái viên của giáo hoàng đến nỗi hiện nay ngài đã thực hiện các chuyến đi đến Moscow, Kyiv, Washington, West Bank và Bắc Kinh.
Tuần trước, cả Vatican lẫn Trung Quốc đều thừa nhận rằng Zuppi đã có một cuộc trò chuyện "thân mật" với đại diện đặc biệt của Bắc Kinh về các vấn đề Á-Âu. Theo cả hai bên, cuộc trò chuyện này là sự tiếp nối từ chuyến thăm Trung Quốc trước đó của Zuppi vào năm ngoái và tập trung vào hòa bình ở Ukraine, đồng thời cũng đề cập đến các vấn đề "khác".
Bản tóm tắt lưu động của Zuppi đã khiến nhiều người trong bộ phận ngoại giao thực tế của Vatican có cảm giác rằng ngài đã trở thành một cực thay thế trên thực tế của quyền lực ngoại giao tại Rome — tiến hành các cuộc đàm phán và tổ chức các cuộc hội đàm mà không tham khảo ý kiến của bộ ngoại giao thực tế.
Và với việc ngài thường xuyên liên lạc trực tiếp với các viên chức bộ ngoại giao Trung Quốc, có vẻ như Zuppi đã trở thành một kênh đàm phán thay thế cho Vatican-Trung Quốc. Mặc dù chỉ có thể suy đoán liệu ngài có thảo luận về bất cứ vấn đề "khác" nào vào tuần trước với Li Hui hay không, nhưng rất có khả năng ngài sẽ nhắc lại mong muốn cấp bách của Đức Phanxicô là đích thân đến thăm Trung Quốc, điều mà ngài cũng đã nhắc lại vào tuần trước.
Vai trò độc đáo của Zuppi và tham vọng nhẹ nhàng hơn của Đức Phanxicô muốn đến thăm Trung Quốc có thể tạo ra một mặt trận thay thế thú vị và khả thi cho tiến trình của Vatican với Trung Quốc, và một mặt trận mà tham vọng của chính Trung Quốc có thể dễ dàng được đáp ứng hơn.
Dưới thời chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc đã thể hiện rõ mong muốn tái cân bằng trật tự địa chính trị hoàn cầu theo hướng đa cực hơn, một thế giới mà Bắc Kinh cân bằng ngang ngửa với Washington.
Đối với Trung Quốc, cuộc xâm lược Ukraine của Nga là một cơ hội để tăng cường đòn bẩy của riêng mình trong các vấn đề của phương Tây, tự coi mình vừa là đồng minh tiềm năng vừa là sự kiềm chế đối với Nga. Xa hơn nữa, Trung Quốc đã chi rất nhiều tiền, cả về mặt tài chính và ngoại giao, để tăng cường ảnh hưởng của mình thông qua sáng kiến Vành đai và Con đường.
Ở nhiều khu vực và sân khấu ngoại giao này, Vatican vẫn là một tiếng nói có ảnh hưởng — và việc coi Trung Quốc là điểm tham chiếu cần thiết trong ngoại giao hoàn cầu là một chiến thắng thực sự và tương đối dễ dàng đạt được đối với Bắc Kinh.
Câu hỏi đặt ra là liệu Zuppi có nhận thức được điều này và phối hợp với bộ phận của Hồng Y Parolin theo cách tiếp cận ngoại giao đa hướng đối với Trung Quốc hay không, hay liệu ngài đang hành động mà không thực sự quan tâm đến các nỗ lực ngoại giao chính thức hơn ở những nơi khác tại Vatican.
Nếu là việc sau, Các ý định của Đức Phanxicô dành cho công việc của Đức Hồng Y trở nên chủ yếu.
Nếu Đức Giáo Hoàng thực sự theo đuổi một chiến lược hai hướng có chủ đích với Trung Quốc, thì đó sẽ là một canh bạc ngoại giao có rủi ro rất cao, thực sự ra lệnh cho bộ ngoại giao của chính mình mất đi vị thế và thể diện trong các cuộc đàm phán về tình trạng của Giáo hội định chế tại Trung Quốc với hy vọng giành được chiến thắng về quyền lực mềm dưới hình thức chuyến đi của Đức Giáo Hoàng đến đại lục.
Bỏ qua mục tiêu đó có thể đạt được như thế nào, thì việc chuyến đi như vậy có thể mang lại bao nhiêu phần lớn phụ thuộc vào tham vọng riêng của Đức Giáo Hoàng đối với nó.
Có thể Đức Giáo Hoàng đang hy vọng vào một khoảnh khắc ngoại giao mang tính quyết định, một kiểu mở cửa Trung Quốc cho Giáo hội theo kiểu Nixon, đánh cuộc vào sức hút cá nhân của mình để giành được sự ủng hộ của các đảng viên đối với các mục tiêu dài hạn của Phủ Quốc vụ khanh.
Tất nhiên, cũng có khả năng là Đức Giáo Hoàng đang hy vọng vào một chuyến đi tới Trung Quốc mang tính biến đổi theo Tin Mừng, một điều giống như sự trở lại Ba Lan của Thánh Gioan II vào năm 1979 — thường được coi là khởi nguồn cho phong trào Đoàn kết và sự sụp đổ cuối cùng của Chủ nghĩa Cộng sản ở đó.
Nếu đúng như vậy, và nếu ngài thực hiện được điều đó, Đức Phanxicô vẫn có thể trở thành một nhân vật định hình kỷ nguyên giống như người tiền nhiệm của mình.
Nhưng tất nhiên, một lựa chọn khác là Đức Phanxicô không theo đuổi bất cứ chiến lược thực sự mạch lạc nào cả. Thay vào đó, ngài có thể chỉ coi Trung Quốc là một vấn đề quá lớn để có thể giải quyết bằng bất cứ ý tưởng hay kế hoạch đơn lẻ nào.
Thay vào đó, ngài có thể trao cho các phái viên của mình, cả về mặt ngoại giao và cá nhân, quyền thử mọi góc độ tiếp cận, ngay cả khi không có suy nghĩ chung cụ thể nào đằng sau họ — hoặc ý thức chung về những gì sẽ tạo nên "chiến thắng". Trong trường hợp đó, mong muốn được thăm Trung Quốc của Đức Giáo Hoàng không thể đại diện cho điều gì hơn là "mua sắm di sản" và mong muốn đến những nơi mà các Đức Giáo Hoàng trước đây chưa từng đến, tin tưởng vào tầm quan trọng của chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng để tự biến mình thành một giai đoạn tiếp theo của mối quan hệ với Trung Quốc.
Nếu đúng như vậy, Đức Phanxicô, cac Đức Hồng Y Zuppi và Parolin có thể thấy mình bị đánh bại tại bàn ngoại giao, mỗi người chi tiêu số tiền ít ỏi mà họ có để chơi cho đến khi nhà cái lấy hết.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời_ Bổn Mạng Gx Đức Mẹ La Vang_ Fresno California,
Magarita Nguyễn Phương Lan
21:18 21/08/2024
Mừng Bổn Mạng Gx Đức Mẹ La Vang Fresno California, Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời 18/8/24
Xem Hình
Xem Hình
VietCatholic TV
Cay cú, diều hâu Duma đòi ném bom rải thảm lên dân Nga và quân Ukraine. Tướng Syrskyi báo tin vui
VietCatholic Media
03:10 21/08/2024
1. Quan chức Nga kêu gọi 'đánh bom rải thảm' Kursk
Một chính trị gia Nga đã kêu gọi ném bom rải thảm khu vực Kursk của nước mình trên truyền hình nhà nước trong bối cảnh Ukraine đang tiến hành tấn công sâu rộng và cho đến nay lực lượng của nước này đã chiếm giữ ít nhất 93 thị trấn ở đó trong hai tuần.
Cựu phó Duma Quốc gia Natalya Narotchnitskaya đã đưa ra bình luận này khi xuất hiện trên Kênh Một do nhà nước Nga điều hành, được kênh ASTRA Telegram chia sẻ hôm Thứ Ba, 20 Tháng Tám.
“Tôi tin rằng sau mọi chuyện xảy ra ở Vùng Kursk, quả báo như vậy nên được thực hiện!” người đàn bà 75 tuổi nói. “Họ nên bị bao vây và mọi thứ phải bị phá hủy! Chỉ là một tấm thảm thôi, bạn hiểu không? Tôi hy vọng rằng Bộ Quốc Phòng đang chuẩn bị cho việc này.”
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Hai cho biết kể từ khi Kyiv bất ngờ tiến hành cuộc tấn công vào Kursk, giáp ranh với khu vực Sumy của Ukraine, các lực lượng Ukraine đã giành quyền kiểm soát 1.250 km2 lãnh thổ Nga và 92 thị trấn. Một ngày sau, lại có thêm một thị trấn của Nga thất thủ.
Quy mô của cuộc tấn công rất đáng kể - Ukraine hiện được cho là đã chiếm được nhiều lãnh thổ ở khu vực Kursk kể từ khi nước này bắt đầu cuộc tấn công vào ngày 6 tháng 8 so với số lãnh thổ mà Nga đã chiếm được ở Ukraine kể từ đầu năm. Đây cũng là lần đầu tiên quân đội nước ngoài chiếm giữ lãnh thổ Nga kể từ Thế chiến thứ hai.
Hàng chục ngàn cư dân Kursk đã được di tản khỏi nhà của họ. Tuy nhiên, nhiều cư dân vẫn còn ở lại. Trong đoạn video này, do đài truyền hình Zaporizhzhia thực hiện, quý vị và anh chị em có thể thấy cảnh sinh hoạt tại thành phố Sudzha ở tỉnh Kursk nơi quân Ukraine đã chiếm được rất sớm. Cư dân địa phương đã phản đối các tuyên bố của Narotchnitskaya là quá tàn ác. Tỉnh Kursk trước đây là lãnh thổ của Ukraine bị Nga chiếm nên nhiều người khi được hỏi nói rằng họ sẵn sàng chấp nhận việc hội nhập lại với Ukraine và khẳng định Ukraine mới đích thực là tổ quốc của họ.
Bình luận của Narotchnitskaya được đưa ra sau khi nhà tuyên truyền của Điện Cẩm Linh, Sergey Mardan, đưa ra khả năng tấn công hạt nhân vào Kursk trên chương trình truyền hình nhà nước Solovyov Live.
Vài ngày sau cuộc tấn công, Mardan cho biết ông tin rằng thế giới sẽ “khó chịu” nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả cuộc tấn công Kursk, nhưng công chúng cuối cùng sẽ hiểu rằng đó là một quyết định hợp lý.
“Và đối với tất cả các ý kiến đã được thảo luận trong hai năm qua về việc Nga không thể tấn công hạt nhân, hậu quả có thể là gì, phản ứng của phương Tây và đặc biệt là miền Nam toàn cầu có thể là gì… à, trong Trong tình huống này, cá nhân tôi hoàn toàn tin tưởng rằng phản ứng sẽ là…Chà, tất nhiên mọi người sẽ khó chịu một chút. Nhưng nói chung họ sẽ nói: OK. Điều đó hợp lý,” Mardan nói.
“Bạn mong đợi điều gì?” nhà tuyên truyền tiếp tục. “Cuộc giao tranh không chỉ diễn ra trên lãnh thổ Nga. Vùng Kursk giống như một nước Nga…tôi thậm chí không biết phải so sánh nó với cái gì; cốt lõi lịch sử bản địa như vậy, cốt lõi của Nga. Và hiện tại đang có giao tranh ở đó.
“Vì vậy, kịch bản tấn công các cơ sở quân sự bằng cách sử dụng đầu đạn hạt nhân không còn là lý thuyết và khó xảy ra”.
Tướng Nga Apti Alaudinov, chỉ huy đơn vị lực lượng đặc biệt Akhmat của Hồi Giáo Chechnya và là đồng minh của nhà độc tài Vladimir Putin, hôm thứ Ba cho rằng giao tranh ở khu vực Kursk có thể tiếp tục trong vài tháng, và ông kêu gọi các lính nghĩa vụ Nga tình nguyện chiến đấu tại Kursk và Belgorod.
Bản thân ông ta không ra chiến trường. Ông ta tuyên bố một cách mê tín dị đoan rằng:
“Không ai sẽ chết nếu chưa tới số. Nhưng nếu bạn chết để bảo vệ quê hương, bạn sẽ được lên thiên đàng”, ông nói thêm.
Alaudinov bảo đảm rằng các tử sĩ chắc chắn sẽ được lên thiên đường trong trường hợp bị quân Ukraine sát hại. Nhưng ông cũng cẩn thận cảnh báo rằng cần phải tránh trường hợp bi thảm là chết vì bị một phụ nữ bắn chết. Tuyên bố của ông ta phản ánh não trạng khinh miệt phụ nữ thường thấy ở các quốc gia Hồi Giáo. Có một lực lượng đáng kể các phụ nữ Ukraine tham gia chiến đấu trong cuộc tấn công xuyên biên giới vào Nga.
[Newsweek: Russian Official Calls for 'Carpet Bombing' of Kursk]
2. Hình ảnh cuộc tấn công xuyên biên giới của quân Ukraine ngày 20/8/2023
3. Lính Nga đào ngũ tiết lộ từng làm gián điệp cho Ukraine, bắn chỉ huy bị thương
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Ba, 20 Tháng Tám, một binh sĩ Nga đã đào tẩu thông qua hoạt động chung của Quân đoàn Tự do Nga và dự án “I Want to Live” của tình báo quân sự Ukraine, gọi tắt là HUR, cho biết anh ta đã tiến hành hoạt động gián điệp và làm bị thương chỉ huy của anh ta trong một cuộc tấn công bằng lựu đạn.
Người lính có mật danh “Silver” đã liên lạc với quân đoàn vào đầu năm 2024 sau khi chứng kiến nhiều hành vi tội phạm do đơn vị và chỉ huy của anh ta thực hiện.
Silver sau đó đã cung cấp thông tin bí mật cho quân đoàn về vị trí của quân đội Nga và kế hoạch hoạt động quân sự.
Do “bất đồng với mệnh lệnh và thẩm quyền” của chỉ huy Nga, Silver sau đó cho biết anh đã ném lựu đạn xuống trục thông gió vào nơi chỉ huy của anh đang ngủ. Vụ việc xảy ra tại thị trấn Ocheretyne thuộc tỉnh Donetsk.
Tại cuộc họp báo, Silver cho biết người chỉ huy bị thương do vụ tấn công bằng lựu đạn nhưng không rõ mức độ thương tích của ông ấy. Anh ta nói thêm rằng phó chỉ huy có thể cũng bị thương. Sau đó anh ta trốn thoát và gặp các quan chức tình báo quân đội và đại diện của quân đoàn.
Silver hiện đang trải qua khóa đào tạo dành cho những tân binh mới vào quân đoàn và sẽ sớm chiến đấu chống lại Nga.
Quân đoàn này là một trong số ít lực lượng dân quân chống Điện Cẩm Linh của Nga chiến đấu bên phía Ukraine và đã thực hiện một số cuộc tấn công xuyên biên giới vào lãnh thổ Nga.
Tình báo quân sự Ukraine đã khởi động dự án “Tôi muốn sống” vào năm 2022 nhằm giúp binh sĩ Nga đào ngũ hoặc đào tẩu sang phía Ukraine.
Một trong những vụ đào tẩu nổi tiếng nhất xảy ra vào tháng 8 năm 2023, khi một phi công người Nga tên Maksim Kuzminov đầu hàng cùng với chiếc trực thăng Mi-8 của anh ta. Kuzminov được phát hiện đã chết ở Tây Ban Nha vào tháng 2 năm 2024, với hoàn cảnh cái chết của anh ta giống với các vụ giết người theo hợp đồng trước đó do Mạc Tư Khoa dàn dựng.
[Kyiv Independent: Defected Russian soldier reveals he spied for Ukraine, injured his commander]
4. Tướng Syrskyi nói Ukraine tiến từ 28 đến 35 km ở tỉnh Kursk, 93 thị trấn Nga thất thủ
Ukraine đã tiến sâu từ 28 đến 35 km vào tỉnh Kursk của Nga, nắm quyền kiểm soát 93 thị trấn. Tổng tư lệnh Oleksandr Syrskyi báo cáo như trên tại một sự kiện do Tổng thống Volodymyr Zelenskiy chủ trì hôm Thứ Ba, 20 Tháng Tám.
Theo Tướng Syrskyi, Ukraine đã chiếm được 1.263 km2 lãnh thổ Nga cho đến nay. Hoạt động chưa từng có của quân đội Ukraine, kéo dài hơn hai tuần, đã dẫn tới việc chiếm được thành phố Sudzha ở tỉnh Kursk và được cho là phá hủy cả ba cây cầu bắc qua sông Seim gần biên giới với Ukraine.
Tướng Syrskyi cho biết diễn biến mới nhất là cuộc phản công đầu tiên của quân Nga đã bị Lữ Đoàn Dù 82 đánh bại khi cái gọi là lực lượng Không Gian của Nga tấn công vào tiền tuyến của quân Ukraine. Những chiến binh này thuộc một trung đoàn của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, bao gồm nhân viên từ các công ty an ninh và hậu cần, kỹ sư, thợ cơ khí, một số sĩ quan và quân nhân từ một phi trường vũ trụ của Nga. Họ hoàn toàn không phải là đối thủ của lực lượng Dù. Tuy nhiên, Tướng Syrskyi đã thận trọng mô tả tình hình chiến tuyến rộng lớn hơn là đầy thách thức khi Lực lượng Phòng vệ Ukraine giao chiến dọc theo mặt trận dài 1.040 km.
Ông lưu ý rằng các nỗ lực của Ukraine tập trung vào hướng Slobozhanskyi, bao gồm các tỉnh Kharkiv, Sumy và Luhansk, cũng như ở các hướng Donetsk và Tavriia, bao gồm các tỉnh Zaporizhzhia, Donetsk và Kherson.
Ông nói thêm rằng quân đội Nga đang tiến hành diễn tập phòng thủ, chuyển lực lượng từ các khu vực khác để ngăn chặn bước tiến của Ukraine.
Hoạt động ở Kursk nhằm mục đích tạo ra một khu vực an ninh, ngăn chặn việc pháo kích vào các khu vực dân sự ở Sumy đã đạt được các tiến bộ vượt quá kỳ vọng ban đầu.
Cho đến nay, Điện Cẩm Linh vẫn cố gắng đánh giá thấp cuộc tấn công xuyên biên giới bằng cách dùng những từ ngữ hàm ý đó chỉ là một “cuộc tấn công khủng bố”.
Vào ngày 10 tháng 8, chính phủ Nga đã công bố một “chiến dịch chống khủng bố” ở các tỉnh Bryansk, Kursk và Belgorod, giáp biên giới Ukraine và bắt đầu di tản ở những khu vực này, bao gồm cả các khu vực bị Nga tạm chiếm ở tỉnh Zaporizhzhia và Crimea.
[Kyiv Independent: Ukraine advances 28-35 km in Kursk Oblast, Syrskyi says]
5. Thống đốc Nga tuyên bố vụ cháy kho dầu ở tỉnh Rostov tiếp tục sang ngày thứ ba sau cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa
Các dịch vụ khẩn cấp đã phải chiến đấu với đám cháy trong ngày thứ ba liên tiếp tại một kho dầu ở Proletarsk, một thị trấn ở tỉnh Rostov của Nga, sau một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào ngày 18 tháng 8, Thống đốc tỉnh Rostov Vasily Golubev cho biết như trên hôm Thứ Ba, 20 Tháng Tám.
Theo ông, vụ cháy bắt đầu sau khi các đơn vị phòng không Nga đẩy lùi máy bay điều khiển từ xa, nhưng các mảnh vỡ đã rơi trúng một nhà kho công nghiệp ở kho dầu, gây ra đám cháy nhiên liệu diesel.
Bộ Tổng tham mưu Ukraine sau đó xác nhận một cuộc tấn công vào nhà máy Kavkaz, nơi lưu trữ dầu và các sản phẩm dầu mỏ cho quân đội Nga.
13 lính cứu hỏa đã phải vào bệnh viện ở Rostov-on-Don và St. Petersburg, trong khi những người khác đang được chăm sóc ngoại trú. Theo ông Golubev, không có nguy cơ đám cháy lan sang khu dân cư.
Kênh Telegram của Nga Don Mash đưa tin về một vụ nổ xe bồn chở dầu khác tại kho dầu vào tối 20 Tháng Tám, mặc dù không có thương tích nào được ghi nhận. Hơn 600 nhân viên cứu hỏa cấp cứu hiện đang có mặt tại hiện trường.
Tính cho đến sáng Thứ Tư, 21 Tháng Tám, ngọn lửa vẫn tiếp tục hoành hành và con số thiệt hại được ước tính tối thiểu là 200 triệu Mỹ Kim.
[Kyiv Independent: Rostov Oblast oil depot fire continues for third day after drone strike, Russian governor claims]
6. Tổng thống Tiệp nói Ukraine có thể gia nhập NATO dù bị Nga xâm lược một phần
Tổng thống Tiệp Petr Pavel cho biết trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Novinky xuất bản ngày 19 Tháng Tám rằng việc Ukraine gia nhập NATO không nên phụ thuộc vào việc Ukraine kiểm soát hoàn toàn lãnh thổ nước này, bao gồm cả những phần bị Nga tạm chiếm.
Hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 7 tại Washington đã kết thúc bằng việc ra mắt Hiệp ước Ukraine, một khuôn khổ an ninh được 32 đồng minh ký kết. Các nước khẳng định con đường trở thành thành viên “không thể đảo ngược” của Kyiv, mặc dù Ukraine không nhận được bất kỳ tin tức dứt khoát nào về việc gia nhập trong tương lai.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, người nhiều lần kêu gọi các đối tác đưa ra lời mời trở thành thành viên của Kyiv, cho biết Ukraine sẽ chỉ gia nhập NATO sau khi cuộc chiến toàn diện của Nga kết thúc.
Sau những chiến thắng long trời của Ukraine tại 2 tỉnh Kursk và Belgorod, Tổng thống Pavel kỳ vọng rằng Ukraine và Nga có thể ký kết một thỏa thuận “trong những năm tới”, điều này có thể có nghĩa là một số lãnh thổ của Ukraine có thể nằm dưới sự xâm lược của Nga, nhưng phương Tây chỉ nên coi những vùng lãnh thổ này là “bị tạm chiếm tạm thời”, hãng truyền thông đưa tin..
Vào tháng 3, Tổng thống Tiệp nói rằng Nga “không có quyền” đặt ra điều kiện cho hòa bình ở Ukraine. Theo Pavel, thay vì đàm phán, cuộc chiến có thể sẽ kết thúc với chiến thắng quân sự rõ ràng của một bên hoặc cuối cùng cả hai bên đều kiệt sức.
Tổng thống Pavel nói: “Tôi không nghĩ rằng việc giành lại toàn quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ là điều kiện cần thiết để gia nhập NATO”.
“Nếu có sự phân chia, thậm chí là một số biên giới hành chính, chúng tôi có thể chấp nhận biên giới hành chính này là tạm thời và chấp nhận Ukraine gia nhập NATO trên lãnh thổ mà họ sẽ kiểm soát vào thời điểm đó.”
Lấy ví dụ, Pavel trích dẫn Đức, quốc gia trở thành thành viên của liên minh vào năm 1955, mặc dù một phần lãnh thổ của nước này đã bị Liên Xô xâm lược cho đến năm 1990.
“Vì vậy, tôi nghĩ rằng có một giải pháp, cả về mặt kỹ thuật và pháp lý, để cho phép Ukraine gia nhập NATO mà không kéo NATO vào cuộc xung đột với Liên bang Nga”, Tổng thống Pavel nói.
Tổng thống Zelenskiy cho biết vào tháng 12 rằng các tín hiệu về việc Ukraine gia nhập NATO một phần là “vô nghĩa”, đồng thời nói thêm rằng điều này có thể gây rủi ro cho đất nước.
[Newsweek: Ukraine may join NATO despite being partially occupied by Russia, Czech president says]
7. Nga thành lập các nhóm quân Belgorod, Kursk, Bryansk trong bối cảnh Ukraine tấn công
Hôm Thứ Tư, 21 Tháng Tám, Bộ Quốc phòng Nga thông báo rằng họ sẽ thành lập các nhóm quân ở các tỉnh Belgorod, Kursk và Bryansk để bảo vệ các thị trấn dọc biên giới Ukraine trong bối cảnh quân đội Ukraine xâm nhập vào tỉnh Kursk.
Hoạt động chưa từng có của quân đội Ukraine, kéo dài hơn hai tuần qua, đã dẫn tới việc chiếm được thành phố Sudzha ở tỉnh Kursk và được tường trình đã phá hủy cả ba cây cầu bắc qua sông Seim gần biên giới với Ukraine.
Theo Tổng tư lệnh Oleksandr Syrskyi, lực lượng Ukraine đã tiến sâu từ 28 đến 35 km vào tỉnh Kursk và nắm quyền kiểm soát 93 thị trấn cho đến nay.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrei Belousov, chủ tịch hội đồng điều phối an ninh quân sự ở các tỉnh Belgorod, Bryansk và Kursk, tuyên bố rằng Bộ đã phân công các quan chức chịu trách nhiệm cho các nhiệm vụ cụ thể của hội đồng.
Ông nói thêm: “Nếu không thể giải quyết vấn đề ở cấp độ của họ kịp thời, thông tin sẽ được chuyển đến cá nhân tôi và tôi sẽ quyết định”.
Thượng tướng Yunus-Bek Yevkurov được bổ nhiệm làm phó chủ tịch hội đồng điều phối. Các quan chức khác của Bộ sẽ quản lý hậu cần, hỗ trợ kỹ thuật quân sự, di tản dân sự, kỹ thuật, phối hợp liên ngành, hỗ trợ y tế và bảo vệ khỏi các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa.
[Kyiv Independent: Russia to create Belgorod, Kursk, Bryansk troop groups amid Ukraine's incursion]
8. Cầu phao của Nga ở Kursk 'biến mất' có khả năng là do những vụ nổ, RFE đưa tin
Hôm Thứ Ba, 20 Tháng Tám, Đài phát thanh Âu Châu Tự do, gọi tắt là RFE đưa tin rằng hai cây cầu phao do Nga xây dựng bắc qua sông Seim ở tỉnh Kursk không còn nhìn thấy được trên hình ảnh vệ tinh và người ta phát hiện thấy khói trong khu vực.
Thông tin này được đưa ra ngay sau khi Ukraine được cho là đã tấn công cây cầu cố định thứ ba và cũng là cây cầu cuối cùng bắc qua sông ở quận Glushkovsky, đe dọa cắt đứt đường tiếp tế của Nga cho khu vực đang bị quân Ukraine tiếp tục tấn công.
Trích dẫn những hình ảnh do vệ tinh NASA ghi lại, RFE cho biết cây cầu phao do quân đội Nga xây dựng giữa Zvannoe và Glushkovo – là hai thị trấncó hai cây cầu cố định bị tấn công – không còn nhìn thấy được kể từ ngày 19 tháng 8.
Đoạn phim cũng ghi lại cảnh khói bốc lên cách vị trí cầu phao trước đó 500 m, “có lẽ là do một vụ nổ”
Các lực lượng Nga bắt đầu thiết lập các cầu phao bắc qua sông Seim sau các cuộc tấn công của Ukraine nhằm vào những cây cầu cố định. Một cây cầu phao khác, được xây dựng ở phía đông Glushkovo, vẫn còn được nhìn thấy sau ngày 19 tháng 8, cơ quan này cho biết.
Kyiv xác nhận các cuộc tấn công thành công nhằm vào các cây cầu ở Zvannoe và Glushkovo nhưng vẫn chưa bình luận về cuộc tấn công nhằm vào Karyzh, khu vực cực tây của ba khu định cư. Lực lượng Không quân từ chối bình luận theo yêu cầu của Kyiv Independent.
Việc mất các điểm vượt sông Seim có thể là một thách thức nghiêm trọng đối với quân đội Nga đóng quân ở quận Glushkovsky, những người đang đóng quân giữa con sông ở phía bắc, tỉnh Sumy của Ukraine ở phía tây và nam, cũng như các vùng lãnh thổ do Ukraine nắm giữ ở tỉnh Kursk về phía đông.
Hoạt động chưa từng có của Kyiv đã diễn ra trong hai tuần, với việc quân đội Ukraine đã chiếm được 92 thị trấnvà hơn 1.250 km2.
Tổng thống Zelenskiy cho biết, hoạt động này nhằm mục đích tạo ra một “vùng đệm” trên lãnh thổ Nga, ngăn chặn các cuộc tấn công xuyên biên giới nhằm vào lãnh thổ Ukraine và chuyển hướng quân tiếp viện của Nga khỏi miền đông Ukraine.
[Kyiv Independent: Ukraine war latest: Russian pontoon crossing in Kursk Oblast 'disappears' in possible blast]
9. Cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa gọi là drone đánh drone được thổi phồng của Nga hóa ra là hỏa lực thân thiện
Một đơn vị của Nga đã khoe khoang trên mạng xã hội về một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa thành công, nhưng sau đó họ phát hiện ra rằng họ đã bắn nhầm một trong những máy bay điều khiển từ xa của chính mình.
Trong một sai lầm lớn đối với lực lượng của Putin, đơn vị Nga đã sử dụng máy bay điều khiển từ xa DJI Mavic để bắn hạ thứ mà họ cho là máy bay điều khiển từ xa của Ukraine ở Avidiivka.
Tuy nhiên, mục tiêu thực chất là máy bay điều khiển từ xa Zala ISR của quân đội Nga.
Các binh sĩ tự hào chia sẻ thành tích của họ trên các kênh Telegram của Nga và đăng ảnh chiếc máy bay điều khiển từ xa bị bắn rơi.
Tuy nhiên, niềm vui của họ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn vì rõ ràng chiếc UAV mà họ nhắm tới là máy bay điều khiển từ xa Zala ISR của Nga.
Một bài đăng trên mạng xã hội của binh lính Nga trên Telegram cho biết: “Đây! Đó là cách các chàng trai của chúng ta chiến đấu - nói một cách dễ hiểu, những anh hùng. Sự chỉ đạo của Avdiivka... đã hạ gục đối phương trong một cuộc tấn công không hề nhỏ này. Đồng chí của chúng tôi đã nhìn thấy nó trên bầu trời và không ngần ngại giơ MAVIC của mình lên và đâm nó... giống như trong Thế chiến thứ hai... đã hy sinh một chiếc máy bay bốn cánh đắt tiền để tiêu diệt đối phương”.
Nó diễn ra trong bối cảnh Ukraine đang táo bạo xâm nhập khu vực biên giới với Nga khi lực lượng của Kyiv chiếm được 93 thị trấn ở khu vực Kursk.
Sai lầm này đã thu hút sự chế giễu trên mạng.
Một tài khoản blogger tập trung vào máy bay điều khiển từ xa trên Telegram đã bình luận về bài đăng và nói: “Làm tốt lắm các chàng trai! Họ không chỉ mất máy bay trực thăng mà còn bắn hạ DEALIE của chính chúng ta, ồ, ý tôi là ZALA của chúng ta. Tôi sẽ gọi hành động này là 'Dũng cảm và ngu ngốc' hoặc có thể chỉ là 'Sự ngu ngốc'“
Nhà phân tích quân sự Samuel Bendett đã nhấn mạnh lỗi này trong một bài đăng trên X, : “Các Telegram của Nga đang đăng ảnh chụp màn hình sau đây từ một đơn vị Nga đang “khoe khoang” về những gì hóa ra là một vụ tấn công giao hữu khi họ sử dụng DJI Mavic của mình để hạ một chiếc máy bay. Đó là máy bay điều khiển từ xa Zala ISR mà họ nghĩ rằng đó là drone của Ukraine”.
Mẫu Mavic do công ty DJI của Trung Quốc sản xuất, được cả quân đội Ukraine và Nga sử dụng.
Zala 421-08M được phát triển để bộ binh trên bộ dễ dàng mang theo và có thể bay trên không tới 100 giờ.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Tư, 21 Tháng Tám, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết trong 24 giờ qua, Ukraine đã “đẩy lùi hơn 120 cuộc tấn công của Nga ở khu vực Donetsk và Luhansk” trong một ngày.
“Quân đội Nga tiếp tục tiến hành các hoạt động tấn công trên mặt trận Donetsk và Kharkiv. Lực lượng phòng vệ Ukraine đã đẩy lùi hơn 120 cuộc tấn công của Nga tại khu vực Donetsk và Luhansk chỉ trong vòng một ngày.
“Tình huống khó khăn nhất là ở mặt trận Toretsk và Pokrovsk. Chỉ riêng ở tỉnh Donetsk, lực lượng Nga đã pháo kích vào khu vực này 2.806 lần trong ngày 18 tháng 8, với 12 thị trấn bị tấn công.”
Theo chính quyền địa phương Ukraine, 500 đến 600 người đang di tản khỏi Pokrovsk mỗi ngày. Bắt đầu từ ngày 20 tháng 8, tất cả những người có trẻ em ở Pokrovsk sẽ bắt buộc phải di tản.
Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói rằng việc Ukraine xâm chiếm Kursk cho thấy lời đe dọa trả đũa của Điện Cẩm Linh là một trò lừa bịp khi lực lượng Ukraine tiến sâu hơn vào khu vực Kursk của Nga.
Zelenskiy nói: “Chiến dịch 'không ai biết' đã chứng minh rằng không có ranh giới đỏ nào của Điện Cẩm Linh cần phải cảnh giác.
Diễn biến này xảy ra khi chính quyền Nga đang vật lộn để ngăn chặn đám cháy lớn ở khu vực Rostov trong ngày thứ ba sau khi máy bay điều khiển từ xa của Ukraine tấn công một kho dầu ở thị trấn Proletarsk để làm gián đoạn chuỗi cung ứng quân sự của Nga.
Theo hãng thông tấn nhà nước TASS, ngọn lửa trải rộng 10.000 mét vuông, có sự tham gia của 600 lính cứu hỏa, trong đó 41 người phải vào bệnh viện.
Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết quân Ukraine nhận trách nhiệm về vụ này và cho biết cuộc tấn công nhằm mục đích làm suy yếu tiềm năng quân sự và kinh tế của Liên bang Nga.”
[Newsweek: Russia's Hyped Drone-on-Drone Strike Turns Out to Be Friendly Fire]
10. Ngũ Giác Đài cho biết Mỹ đang hỗ trợ Ukraine trong bối cảnh cuộc tấn công xuyên biên giới vào tỉnh Kursk của Nga
Hôm Thứ Ba, 20 Tháng Tám, Phó Thư ký Báo chí Ngũ Giác Đài Sabrina Singh nói với các phóng viên rằng Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine khi quân đội nước này tiến vào tỉnh Kursk của Nga.
Ukraine đã chiếm được 92 thị trấn ở tỉnh Kursk kể từ khi phát động cuộc tấn công xuyên biên giới bất ngờ vào ngày 6 tháng 8.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin III và Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov đã “thảo luận về sự hỗ trợ liên tục từ các đồng minh và đối tác trong việc giúp đáp ứng các yêu cầu quân sự khẩn cấp của Ukraine”, cô Singh cho biết.
Theo Singh, Austin “nhắc lại sự ủng hộ của Mỹ đối với Ukraine” trong các cuộc trò chuyện với Umerov và cho biết các lãnh đạo quốc phòng sẽ vẫn giữ liên lạc chặt chẽ.
Có các tin đồn rằng Hoa Kỳ tỏ ra bực mình vì Ukraine không hề thông báo trước về cuộc tấn công xuyên biên giới vào lãnh thổ Nga.
Hôm Thứ Hai, 19 Tháng Tám, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết Ukraine không tiết lộ việc chuẩn bị cho một hoạt động ở tỉnh Kursk của Nga cho các đồng minh của Kyiv vì thế giới có thể coi việc này vượt qua “ranh giới đỏ nghiêm ngặt nhất của Nga”.
Theo tổng thống, khái niệm về cái gọi là ranh giới đỏ của Nga, “vốn chi phối đánh giá của một số đối tác về cuộc chiến,” đã sụp đổ “ở đâu đó gần Sudzha”.
“Chỉ vài tháng trước, nhiều người trên khắp thế giới, nếu họ nghe nói rằng chúng ta đang lên kế hoạch cho một hoạt động giống như ở Kursk, họ sẽ nói rằng điều đó là không thể và nó sẽ vượt qua mọi giới hạn nghiêm ngặt nhất, mọi lằn ranh đỏ mà Nga có”, Tổng thống Zelenskiy nói.
“Đó thực sự là lý do tại sao không ai biết về sự chuẩn bị của chúng ta”, tổng thống nói trong chuyến thăm thành phố Dnipro.
Khi được hỏi về tin đồn này, Singh từ chối xác nhận hay phủ nhận. Tuy nhiên, cô nhấn mạnh rằng Mỹ không có kế hoạch cắt đứt hỗ trợ an ninh cho Ukraine như tin đồn nói trên tuyên bố.
Cô nói: “Các gói giải ngân của Tổng thống sẽ tiếp tục.”
Zelenskiy kêu gọi các đối tác phương Tây “đồng bộ” với Ukraine trong quyết tâm buộc Nga đạt được hòa bình chính đáng.
Thay vì chiếm lãnh thổ Nga, mục đích chính thức của Ukraine khi tấn công là bảo vệ sinh mạng người Ukraine bằng cách ngăn chặn các cuộc tấn công xuyên biên giới và chuyển hướng quân tiếp viện của Nga khỏi tiền tuyến.
Singh xác nhận quân đội Nga đang rút các lực lượng ở Ukraine và di chuyển các cánh quân này tới Kursk nhưng không cung cấp thông tin chi tiết.
“Tôi không thể nói cho bạn biết chính xác họ rút lực lượng từ đâu,” cô nói.
[Kyiv Independent: US support to Ukraine ongoing amid Kursk Oblast incursion, Pentagon says]
11. Ukraine ra lệnh di tản dân thường ở Pokrovsk
Ukraine đã ra lệnh cho các gia đình có trẻ em di tản khỏi Pokrovsk vì lo ngại quân đội Nga sắp tấn công thành phố.
Các quan chức Ukraine cho biết quân đội Nga tiến quân nhanh đến mức các gia đình phải chạy trốn khỏi thành phố và các thị trấn lân cận khác.
Quân đội Nga đã tiến về phía Pokrovsk trong nhiều tháng sau sáu tháng vất vả trên khắp khu vực Donetsk của Ukraine sau khi chiếm được Avdiivka.
Thống đốc khu vực Vadym Filashkin cho biết trên Telegram rằng ước tính có khoảng 53.000 người, trong đó có gần 4.000 trẻ em, vẫn đang ở Pokrovsk và khu vực lân cận.
Trong một cuộc phỏng vấn với Radio Liberty do Hoa Kỳ tài trợ, các quan chức cho biết người dân chỉ có hai tuần để rời khỏi thành phố một cách an toàn.
Nhà lãnh đạo chính quyền quân sự thành phố, Serhiy Dobriak, nói với Cơ quan Ukraine của Liberty rằng dân thường chỉ có “một hoặc hai tuần, không hơn” khi quân đội Nga đang nhanh chóng tiếp cận khu vực Pokrovsk, Donetsk.
Oleksandr Syrskyi, Tổng tư lệnh Ukraine, hôm thứ Hai cho biết “các trận chiến nặng nề” đang diễn ra ở khu vực Pokrovsk.
Các quan chức cảnh báo tuần trước rằng quân đội Nga chỉ cách vùng ngoại ô thành phố 10 km.
Ông nói thêm, nhà chức trách có khả năng di tản ít nhất 1.000 người mỗi ngày, nhưng hiện chỉ có 500-600 người rời đi mỗi ngày, theo Serhiy Dobriak.
Tốc độ di tản trong thành phố ngày càng tăng, với 500-600 người rời đi mỗi ngày.
Lệnh giới nghiêm đã được thi hành tại các thị trấn nằm gần Pokrovsk, bao gồm Myrnohrad, Selydove và Novohrodivka.
Trong nhiều tháng, quân đội Nga đã tiến dần dần qua khu vực tỉnh Donetsk của Ukraine, giành được những lãnh thổ đáng kể nhưng chịu thương vong nặng nề.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy hôm Chúa Nhật tiết lộ rằng cuộc xâm nhập táo bạo của Ukraine vào khu vực Kursk của Nga, bắt đầu gần hai tuần trước, là một phần trong nỗ lực tạo ra vùng đệm.
[Newsweek: Ukraine Orders Civilians to Evacuate Pokrovsk]
12. Kyiv thành lập cơ quan mới để chống lại ảnh hưởng của Nga trong cộng đồng người Ukraine hải ngoại
Hôm Thứ Ba, 20 Tháng Tám, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết Chính phủ Ukraine đang chuẩn bị thành lập một tổ chức mới nhằm thúc đẩy sự đoàn kết của Ukraine ở nước ngoài và chống lại ảnh hưởng của Nga.
Phát biểu tại cuộc họp với các nhà ngoại giao cao cấp của Ukraine, Zelenskiy gọi cơ quan mới là “Bộ Thống nhất Ukraine và Chống lại Ảnh hưởng của Nga đối với người Ukraine”. Trọng tâm của nó trước hết sẽ là các công dân Ukraine sống ở nước ngoài.
Ngay cả trước cuộc xâm lược toàn diện, cộng đồng người Ukraine đã lan rộng khắp thế giới, với các cộng đồng đặc biệt lớn ở Liên Hiệp Âu Châu, Mỹ và Canada.
Chiến tranh đã thu hút thêm hàng triệu người rời bỏ quê hương, với khoảng 6,6 triệu người ghi danh tị nạn tính đến tháng 7 năm 2024. Quy mô cộng đồng hải ngoại sau cuộc xâm lược được ước tính là từ 12-20 triệu người trên toàn thế giới.
“Tất cả chúng ta đều thấy Nga sử dụng nguồn lực tuyên truyền khổng lồ ở nước ngoài, đặc biệt là nhắm vào người Ukraine. Chúng ta thấy có bao nhiêu khía cạnh về sự độc lập về mặt tinh thần của người dân chúng ta chưa được giải quyết và cách Nga đang sử dụng các cấu trúc Giáo Hội của riêng mình để hoạt động gián điệp và gieo rắc sự bất hòa”, Tổng thống Zelenskiy phát biểu tại hội nghị có tên “Ngoại giao thời chiến: Khả năng phục hồi, vũ khí, chiến thắng”.
Các vấn đề của Giáo Hội đã trở thành tâm điểm tranh luận của công chúng sau khi chiến tranh toàn diện bùng nổ. Giáo Hội Chính thống Ukraine có liên kết với Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, gọi tắt là UOC, một trong hai Giáo Hội Chính thống lớn ở Ukraine, đã bị cáo buộc có thiện cảm và ủng hộ cuộc xâm lược của Vladimir Putin.
Một dự luật cấm các hoạt động của các tổ chức tôn giáo liên kết với tuyên truyền thân Nga hoặc biện minh cho sự gây hấn của Mạc Tư Khoa - thường được coi là nhắm vào UOC vừa được thông qua tại quốc hội.
Tổng thống nói thêm: “Chúng ta cũng nhận ra rằng nhu cầu giáo dục, văn hóa và thông tin của người Ukraine ở các quốc gia khác đòi hỏi nhà nước của chúng ta phải hoạt động nhiều hơn”.
Theo Zelenskiy, đây là nhiệm vụ cơ bản của Ukraine vì nước này chưa bao giờ có số lượng công dân sống ở nước ngoài lớn như vậy.
Tổng thống nói: “Tôi tin rằng hệ thống của Bộ Ngoại giao Ukraine không thể giải quyết nhiệm vụ này một mình… Sẽ là sai lầm nếu chỉ mong đợi các bộ và ban ngành khác nhau tự mình thực hiện nhiệm vụ tương ứng của mình”.
“Chúng tôi cần một tổ chức có thể dẫn dắt các tổ chức nhà nước khác hướng tới những mục tiêu đã xác định này,” Tổng thống Zelenskiy lưu ý, đồng thời hứa hẹn sẽ loan báo “tất cả các chi tiết trong tương lai gần”.
[Kyiv Independent: Kyiv to launch new body for countering Russian influence among Ukrainian diaspora]
Moscow bị tấn công lớn. Cầu sập, bị lính Dù vây, Sư Đoàn 18 Nga tuyệt lộ. Putin tìm được dê tế thần
VietCatholic Media
15:24 21/08/2024
1. Lính dù Ukraine có thể đã bao vây binh sĩ Nga ở Kursk
Một lữ đoàn Dù của Ukraine được tường trình đã cắt đứt và bao vây các đơn vị của Nga trong tỉnh Kursk. Tin tức này đã truyền cảm hứng cho những cuộc trò chuyện sôi nổi trên mạng xã hội.
Nguồn chính cho tuyên bố này là Yury Podolyak, một nhà tuyên truyền nổi tiếng người Nga. Mặc dù các nhà tuyên truyền cho Điện Cẩm Linh thường không đáng tin vì tính trung thực và đáng tin cậy của họ luôn bị đặt thành vấn đề, nhưng người ta cũng nên chú ý đến các tuyên bố của họ khi họ chuyển tải những tin xấu về quân đội Nga.
Hôm Thứ Tư, 21 Tháng Tám, Podolyak viết rằng những thay đổi gần đây dọc theo chiến tuyến ở Kursk “không có lợi cho chúng ta”. Các thành phần của Lữ đoàn Dù số 95 của Ukraine đang “cố gắng giành quyền kiểm soát Malya Loknya,” cách thành phố Sudzha 13 km về phía bắc, là địa điểm đang diễn ra các cuộc giao tranh tích cực.
Khi tấn công Malya Loknya, Lữ đoàn Dù số 95 “đã vượt qua các vị trí của chúng ta giữa thành phố này và Russkiy Porechny, cắt con đường giữa hai địa điểm này và do đó đưa các đơn vị của Sư đoàn súng trường cơ giới số 18 vào vòng vây,” Podolyak tuyên bố.
Có bằng chứng cho thấy Lữ đoàn Dù số 95 đang ở Malya Loknya. Một máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã theo dõi một trong những xe chiến đấu Marder do Đức sản xuất của lữ đoàn đang bắn vào các vị trí của Nga trong làng vào hôm thứ Hai. Lực lượng Dù Ukraine cho biết: “Đối phương bị tổn thất đáng kể về nhân lực, thiết bị và các nguồn vật chất khác”.
Nhưng điều đó không nhất thiết có nghĩa là Sư đoàn súng trường cơ giới số 18 của Nga bị bao vây ở Malya Loknya. Việc bao vây chiến trường có thể là thảm họa đối với quân bị bao vây—nhưng việc thực hiện vòng vây là điều khó khăn đối với những đơn vị tấn công vì nó yêu cầu họ trước tiên phải xuyên thủng phòng tuyến của đối phương rồi sau đó nhanh chóng khép lại vòng vây.
Không phải vô cớ mà các cuộc bao vây thực sự khá hiếm trong cuộc chiến rộng hơn kéo dài 29 tháng của Nga với Ukraine. Đã có rất nhiều ví dụ về việc quân bị bao vây thoát ra khỏi vòng vây trước khi đối phương có thể tràn ngập nó.
Hai tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn cơ giới số 31 Ukraine – có thể có tổng cộng hàng trăm binh sĩ – đã bị bao vây trong một thời gian ngắn gần Prohres ở miền đông Ukraine vào tháng 7.
Thay vì chờ giải cứu, các tiểu đoàn quyết định tìm đường rút lui. Nhóm phân tích Deep State của Ukraine đưa tin: “Với sự hỗ trợ từ các hoạt động phối hợp của pháo binh, trinh sát trên không và các lực lượng liên quan… những binh sĩ thuộc Tiểu đoàn 1 và 3 đã có thể toàn lực thoát ra khỏi vòng vây”.
Podolyak kỳ vọng vòng vây được cho là chứa đầy quân Nga ở Malya Loknya sẽ được giải quyết vào hôm thứ Năm 22 Tháng Tám. Ông viết: “Cuộc chiến rất khó khăn. Các máy bay, pháo binh và máy bay điều khiển từ xa của chúng ta đang hoạt động. Nhưng ngay cả điều này cũng chưa đẩy lùi được đối phương.”
“Tôi không nghĩ tình hình sẽ sáng sủa hơn trước buổi sáng.”
2. Bản đồ chiến tranh Ukraine cho thấy bước tiến của Nga bị đình trệ ở mọi nơi ngoại trừ Pokrovsk
Bản đồ chiến trường cho thấy bước tiến của Nga ở Ukraine đã bị đình trệ ở khắp mọi nơi ngoại trừ Pokrovsk, một trung tâm hậu cần quan trọng, khi các quan chức Ukraine ra lệnh cho dân thường di tản khỏi thành phố phía đông Donetsk hôm thứ Hai.
Trong khi Điện Cẩm Linh đã giảm đáng kể hoạt động quân sự ở khu vực Donetsk và Luhansk của Ukraine kể từ ngày 16 tháng 8 trong bối cảnh Kyiv xâm nhập khu vực Kursk của Nga, nhà độc tài Vladimir Putin đã tăng gấp đôi nỗ lực tấn công Pokrovsk gây bất lợi cho các chiến tuyến khác, The Economist đưa tin hôm Thứ Tư, 21 Tháng Tám, trích dẫn một nguồn tin của chính phủ Ukraine.
Điện Cẩm Linh đã thúc đẩy việc chiếm toàn bộ khu vực Donetsk và Luhansk — cùng bao gồm Donbas — kể từ cuộc xâm lược đầu tiên của Nga vào miền đông Ukraine vào năm 2014. Pokrovsk là trung tâm hậu cần quan trọng cho lực lượng Ukraine trong khu vực.
ISW cho biết đoạn phim định vị địa lý được công bố hôm Chúa Nhật cho thấy lá cờ Nga ở phía nam Zavitne, nằm ở phía đông nam Pokrovsk, cho thấy lực lượng Nga gần đây đã chiếm giữ Zavitne và Novozhelanne.
“Các blogger Nga đưa tin rằng lực lượng Nga đang tiến về phía Komyshivka và Ptychne (phía đông nam Pokrovsk và ngay phía đông nam khu vực Novozhelanne-Komyshivka) và lực lượng Ukraine đang rút khỏi các thị trấn này để tránh bị bao vây chiến thuật”, tổ chức nghiên cứu này cho biết.
ISW cho biết thêm: “Bộ Tổng tham mưu Ukraine báo cáo rằng các lực lượng Nga đã tấn công phía đông bắc Pokrovsk gần Vozdvyzhenka, Zelene Pole, Kalynove và Myrolyubivka và phía đông nam Pokrovsk gần Mykolaivka, Ptychne, Novohrodivka, Zavitne và Skuchne”.
Trang điều tra Agentstvo của Nga đưa tin hôm thứ Hai rằng, trong tuần qua, lực lượng của Putin đã chiếm được một phần lãnh thổ ở Ukraine kể từ cuối tháng 5, với phần lớn lợi ích thu được ở khu vực Pokrovsk.
Trích dẫn dữ liệu từ dự án DeepState của OSINT của Ukraine, cơ quan truyền thông này cho biết quân đội Nga đã chiếm được khoảng 80 km2 trong tuần qua, với khoảng 58 km2 bị chiếm gần Pokrovsk.
Họ nói thêm rằng những bước tiến của Nga đã chậm lại hoặc dừng lại ở những nơi khác ở Ukraine.
Dân thường đã được lệnh di tản khẩn cấp khỏi Pokrovsk từ hôm Thứ Hai, 19 Tháng Tám, trong bối cảnh Nga tiến quân.
Thống đốc khu vực Donetsk Vadym Filashkin cho biết: “Khi các thành phố của chúng tôi nằm trong tầm bắn của hầu hết vũ khí của đối phương, quyết định di tản là cần thiết và không thể tránh khỏi”.
3. Mạc Tư Khoa bị tấn công trong cuộc tấn công lớn chưa từng có
Lực lượng phòng không Nga đã bắn hạ 10 máy bay điều khiển từ xa trên bầu trời Mạc Tư Khoa và vùng ngoại ô, Thị trưởng Sergei Sobyanin cho biết như trên vào sáng sớm thứ Tư.
“Khả năng phòng thủ của Mạc Tư Khoa trước các máy bay điều khiển từ xa của đối phương đã giúp đẩy lùi mọi cuộc tấn công. Đây là một trong những nỗ lực lớn nhất chưa từng có nhằm tấn công Mạc Tư Khoa với sự hỗ trợ của máy bay điều khiển từ xa”, Sobyanin nói
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, cho biết tính chung, 45 máy bay điều khiển từ xa đã tấn công các khu vực khác nhau của Nga trong đêm, trong đó 11 chiếc bị bắn hạ ở khu vực Mạc Tư Khoa, 23 chiếc bị phá hủy ở khu vực Bryansk, 6 chiếc ở Belgorod, 3 chiếc ở khu vực Kaluga và 2 chiếc ở khu vực Kursk.
Thống đốc địa phương Vasiliy Golubev cho biết một hỏa tiễn cũng bị bắn hạ ở phía tây vùng Rostov, đồng thời cho biết thêm rằng không có nạn nhân và không có sự tàn phá.
Ukraine vẫn chưa bình luận về cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa lớn mới nhất vào Nga, nhưng cho biết lực lượng của họ đã tấn công tổ hợp hỏa tiễn phòng không S-300 ở Novoshakhtinsk ở Rostov.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Tư, 21 Tháng Tám, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết:
“Cần lưu ý rằng những kẻ xâm lược Nga cũng sử dụng các tổ hợp S-300 để tấn công các thành phố yên bình của Ukraine, phá hủy các tòa nhà dân cư và khủng bố dân thường”.
Cuộc tấn công vượt biên giới bất ngờ - hiện đã bước sang tuần thứ ba - vào khu vực Kursk và Belgorod đã khiến Điện Cẩm Linh phải bó tay chưa tính ra được một phương kế khả thi nào trong bối cảnh có các báo cáo cho thấy quân Ukraine đã bắt được cả 2000 tù binh chiến tranh Nga.
[Politico: Moscow under attack: Air defenses shoot down killer drones over Russian capital]
4. Lãnh chúa Nga bám theo cắn Elon Musk không tha, cảm ơn vì vai trò của Starlink trong cuộc xâm lược Ukraine
Một lãnh chúa người Nga đã ca ngợi Elon Musk vì các vệ tinh Starlink của ông đã chứng tỏ “khả năng tuyệt đối” trong thời gian Nga xâm chiếm Ukraine.
Ramzan Kadyrov, chủ tịch Cộng hòa Chechen tự trị và là đại tá trong quân đội Nga, tuyên bố trên mạng xã hội rằng Giám đốc điều hành Tesla và SpaceX đã gửi cho ông một chiếc Tesla Cybertruck để sử dụng trên tuyến đầu trong cuộc xâm lược Ukraine của Vladimir Putin.
Musk giận dữ bác bỏ những tuyên bố này, vì điều đó có hại cho công việc làm ăn của mình, và sau đó bị lôi kéo vào một cuộc tranh cãi trực tuyến. Kadyrov, dù bị Elon Musk sỉ nhục, đã quyết tâm đeo bám. Ông ta tung ra một chiêu khác khi nói: “Lời cảm ơn đặc biệt dành cho Starlink. Tốc độ kết nối trong vùng chiến dịch quân sự đặc biệt hoàn toàn tuyệt vời! Sự tôn trọng đặc biệt từ các chiến binh!”
Kadyrov, người đã bị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trừng phạt vào năm 2020 vì liên quan đến “nhiều vi phạm nhân quyền trắng trợn” ở Chechnya, đã đưa ra bình luận qua kênh Telegram của mình hôm Thứ Ba, 20 Tháng Tám.
Cuộc tranh cãi bắt đầu vào hôm thứ Bảy 17 Tháng Tám, khi anh ta đăng một đoạn video quay cảnh mình đang lái chiếc xe bán tải điện gọi là Cybertruck với một khẩu súng máy gắn trên chiếc xe.
Người ta có thể thấy lãnh chúa Chechnya đang lái chiếc xe quanh một quảng trường trống ở Grozny, thủ đô của Chechnya và gọi Musk là “thiên tài mạnh nhất của thời đại chúng ta”.
Kadyrov viết: “Chúng tôi đã nhận được một chiếc Tesla Cybertruck từ Elon Musk đáng kính. “Tôi rất vui khi được thử nghiệm công nghệ mới và cá nhân tôi thấy rằng không phải ngẫu nhiên mà nó được gọi là 'Cyberbeast'. Một động vật thực sự bất khả xâm phạm và nhanh chóng. Một chiếc xe cơ động, phát triển tốc độ tuyệt vời và vượt qua chướng ngại vật. Một chiếc xe rất thoải mái. “
Kadyrov nói tiếp rằng Cybertruck sẽ được gửi đến “khu vực SVO”. SVO là chữ viết tắt của Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, đồng thời nói thêm rằng phương tiện này “sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho binh lính”.
Nhà lãnh đạo Chechen cũng gửi lời mời tới Musk, đồng thời cho biết tỷ phú này sẽ được đón tiếp với tư cách là “vị khách thân yêu nhất” ở Grozny.
Bài đăng của Kadyrov được chia sẻ rộng rãi trên X, trong đó giáo sư kiêm nhà bình luận chính trị Seth Abramson bình luận: “Tôi rất bối rối khi Musk đang cung cấp các phương tiện sẵn sàng sử dụng trong quân sự cho những kẻ thù bị Mỹ trừng phạt? Tại sao đây không phải là câu chuyện lớn nhất ở Mỹ ngày nay?”
Elon Musk đã chỉ trích lời buộc tội hôm thứ Hai, gọi Abramson là “kẻ chậm phát triển” vì tin rằng ông sẽ gửi một chiếc Cybertruck cho một lãnh chúa Nga.
Kadyrov đã chia sẻ cuộc trao đổi của cặp đôi này qua Telegram vào thứ Hai và nhắc lại sự ủng hộ của anh ta dành cho Musk.
“Elon, đừng để ý đến những kẻ lạc hậu, thiếu hiểu biết và các phương tiện truyền thông tham nhũng. Đừng để họ làm họ phân tâm, hãy tin tôi”, Kadyrov viết. “Tốt hơn hết hãy tiếp tục sáng tạo và đạt đến những tầm cao mới. Sự phát triển của bạn là một trợ giúp lớn cho chúng tôi. Dù sao thì bạn cũng tuyệt vời!”
Lãnh chúa nói thêm: “Nhân tiện, cảm ơn đặc biệt dành cho Starlink. Tốc độ kết nối trong vùng SVO hoàn toàn tuyệt vời! Sự tôn trọng đặc biệt từ các chiến binh!”
Starlink là nhóm vệ tinh gồm 6.000 thành viên, được sở hữu và vận hành bởi công ty con Starlink Services của SpaceX, nơi cung cấp phạm vi phủ sóng internet trên toàn cầu.
Chòm sao này đã được các lực lượng Ukraine sử dụng rộng rãi trong cuộc xâm lược đang diễn ra của Nga, ban đầu được tài trợ bởi SpaceX và kể từ tháng 6 năm 2023 thông qua hợp đồng giữa SpaceX và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, tuyên bố của Kadyrov lặp lại các báo cáo trước đây rằng Starlink có thể đã được lực lượng Nga sử dụng trong cuộc xâm lược Ukraine.
Musk đã phủ nhận rằng bất kỳ thiết bị đầu cuối Starlink nào đã được bán cho Nga và vào tháng 5, công ty của ông đã hợp tác với Ngũ Giác Đài để bảo đảm rằng lực lượng của Điện Cẩm Linh không thể truy cập trái phép vào các hệ thống băng thông rộng.
[Newsweek: Russian Warlord Thanks Elon Musk for Starlink's Role in Ukraine Invasion]
5. Tướng Nga làm suy yếu tuyến phòng thủ biên giới trước vụ tấn công Kursk của Ukraine, Wall Street Journal đưa tin
Một tướng Nga đã giải tán một hội đồng chịu trách nhiệm giám sát an ninh ở tỉnh Kursk của Nga vào mùa xuân năm nay, làm suy yếu hệ thống phòng thủ biên giới trước cuộc xâm nhập chưa từng có của Ukraine, tờ Wall Street Journal đưa tin hôm Thứ Tư, 21 Tháng Tám.
Dẫn lời một quan chức trong cơ quan an ninh Nga, tờ báo này cho biết Thượng Tướng Alexander Lapin tuyên bố quân đội Điện Cẩm Linh có thể tự mình bảo vệ biên giới một cách hiệu quả.
Kết quả là, ông đã giải tán một hội đồng liên ngành bao gồm các sĩ quan quân đội, quan chức an ninh địa phương và khu vực, những người có nhiệm vụ giúp Mạc Tư Khoa hình thành một phản ứng mạch lạc trong trường hợp quân Ukraine vượt biên giới tấn công vào lãnh thổ Nga.
Báo cáo nhấn mạnh rằng Nga đang phải vật lộn để ứng phó với các sự kiện đã diễn ra ở Kursk, và quyết định của Thượng Tướng Lapin đã làm tăng thêm sự nhầm lẫn và vô tổ chức khi Mạc Tư Khoa cố gắng đối phó với quân đội Ukraine trên đất Nga.
Hoạt động chưa từng có của quân đội Ukraine, kéo dài gần hai tuần, đã dẫn tới việc chiếm được thành phố Sudzha ở tỉnh Kursk và được tường trình đã phá hủy cả ba cây cầu bắc qua sông Seim gần biên giới với Ukraine.
Theo Tổng tư lệnh Oleksandr Syrskyi, lực lượng Ukraine đã tiến sâu từ 28 đến 35 km vào tỉnh Kursk và nắm quyền kiểm soát 93 khu định cư cho đến nay.
Bộ Quốc phòng Nga chỉ công bố vào ngày 20 tháng 8 rằng họ sẽ thành lập các nhóm quân ở các tỉnh Belgorod, Kursk và Bryansk để bảo vệ các khu định cư dọc biên giới Ukraine.
Phải mất 4 ngày, chính phủ Nga mới công bố “chiến dịch chống khủng bố” ở các tỉnh Bryansk, Kursk và Belgorod, giáp biên giới Ukraine.
Theo các quan chức Ukraine, hoạt động đang diễn ra của Kyiv nhằm mục đích thiết lập một “vùng đệm” trên lãnh thổ Nga, ngăn chặn các cuộc tấn công xuyên biên giới và chuyển hướng quân tiếp viện của Nga khỏi phía đông Ukraine.
Bàn về câu chuyện này, Mikhail Khodorkovsky, nhà hoạt động đối lập người Nga, cho rằng Putin hiểu rõ ràng rằng việc phản công để giành lại lãnh thổ Nga đang nằm trong tay quân Ukraine không phải là chuyện dễ dàng. Quân Ukraine sẽ còn chiếm tỉnh Kursk trong một khoảng thời gian lâu dài. Chuyện dễ nhất mà Putin có thể làm được là kiếm một con dê tế thần, trong trường hợp này là Tướng Lapin, rồi trút hết mọi vấn đề lên đầu ông ta. Chuyện lấy lại tỉnh Kursk từ từ rồi mới tính được.
[Kyiv Independent: Russian general weakened border defenses before Ukraine's Kursk incursion, WSJ reports]
6. Ukraine đốt cháy nhiên liệu trị giá 200 triệu Mỹ Kim của Nga bằng cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào kho dầu Nga
Lính cứu hỏa Nga đang chiến đấu với địa ngục kéo dài ba ngày ở phía tây nam đất nước, sau khi một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine vào một kho chứa dầu đã đốt cháy kho dự trữ dầu diesel của cơ sở này.
Hôm thứ Bảy, Thống đốc tỉnh Rostov Vasily Golubev cho biết lực lượng phòng không Nga đã đẩy lùi một cuộc tấn công của máy bay điều khiển từ xa Ukraine ở thị trấn Proletarsk, nằm cách biên giới Ukraine khoảng 400 km.
Tuy nhiên, một ngày sau, Golubev cho biết các mảnh vỡ từ máy bay điều khiển từ xa đã rơi xuống các kho công nghiệp tại cơ sở nhiên liệu dự trữ bang Proletarsk, gây ra một đám cháy mà chính quyền Nga đã phải vật lộn để dập tắt.
Golubev cũng khẳng định, do “vụ tấn công liên tục bằng UAV” vào sáng Chúa Nhật nên công tác cứu hỏa ở Proletarsk tạm thời bị đình chỉ.
Ukraine đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công và Phó Thủ tướng Iryna Vereschuck đã lên Telegram để ăn mừng những thiệt hại do vụ tấn công gây ra.
“Đây là cách từng bước đưa chiến tranh xâm nhập vào lãnh thổ của đối phương. Đây là vùng Rostov của Liên bang Nga”, Vereschuck cho biết hôm Thứ Hai, 19 Tháng Tám.
Hôm Thứ Tư, 21 Tháng Tám, hãng thông tấn nhà nước Nga Tass cho biết ngọn lửa đang hoành hành trên diện tích 10.000 mét vuông và nhà lãnh đạo chính quyền quận Proletarsk cho biết hơn g00 lính cứu hỏa đã được cử đến để giải quyết ngọn lửa.
Hôm thứ Hai, Thống đốc Golubev cho biết tình trạng khẩn cấp đã được ban bố trong quận và 41 lính cứu hỏa đã được đưa đến bệnh viện quận trung tâm Proletarsk để điều trị, 18 người trong số đó sau đó đã phải vào bệnh viện, với 5 người hiện đang được chăm sóc đặc biệt. Họ được trực thăng đưa đến thành phố St. Petersburg vì vết thương quá nặng sau khi một xe bồn gần đó phát nổ.
Theo Yaroslov Trofimov, một nhà báo gốc Ukraine và trưởng phóng viên đối ngoại của tờ Wall Street Journal, cơ sở Proletarsk chứa nhiên liệu trị giá tới 200 triệu Mỹ Kim, dựa trên giá bán buôn trong nước khoảng 500 Mỹ Kim cho một tấn dầu diesel.
[Newsweek: Ukraine Blows Up $200M Worth Of Russian Fuel With Drone Strike on Depot]
7. Khúc quân hành Oi u luzi chervona kalyna nổi tiếng của người Ukraine
Nhiều khán thính giả hỏi về khúc quân hành của người Ukraine thường được phát trên VietCatholic, Lan Vy xin được trả lời, đó là bài hát “Oi u luzi chervona kalyna”, nghĩa là “Ôi, cây kim ngân hoa đỏ trên đồng cỏ”.
Đó là một bài hát yêu nước của Ukraine được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1875 bởi Volodymyr Antonovych và Mykhailo Drahomanov. Nó được nhà soạn nhạc Stepan Charnetsky viết theo phong cách hiện đại vào năm 1914, để vinh danh và tưởng nhớ những chiến sĩ Ukraine trong Thế chiến thứ nhất.
Cây kim ngân hoa đỏ, tiếng Ukraine gọi là kalyna— là một loại cây bụi rụng lá cao từ 4 đến 5 mét—là biểu tượng quốc gia của Ukraine. Hình bóng của nó được mô tả dọc theo mép lá cờ của tổng thống Ukraine. Kalyna là một biểu tượng đã trở thành một phần của văn hóa Ukraine từ thời cổ đại.
Do bài hát gắn liền với khát vọng độc lập của người dân Ukraine nên bài hát đã bị cấm hát trong thời kỳ cộng sản từ năm 1919 đến 1991 khi Ukraine là một nước Cộng hòa Xô viết trong khối Liên Xô. Tuy nhiên, những người yêu nước Ukraine vẫn tiếp tục hát bài hát này với sự thách thức, vì bất kỳ ai bắt gặp hát bài hát này đều bị bỏ tù, đánh đập và thậm chí bị đày ải. Bài hát cũng được Quân đội nổi dậy Ukraine sử dụng.
Sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào năm 2014 và sau đó là cuộc xâm lược Ukraine của Nga năm 2022, việc hát bài hát này bị coi là làm mất uy tín của quân đội Nga và bị trừng phạt bằng tiền phạt và bỏ tù. Vào tháng 9 năm 2022, Chính quyền xâm lược Nga ở Crimea đã bỏ tù và phạt các thành viên trong một tiệc cưới vì “làm mất uy tín” của Quân đội Nga bằng cách chơi bài hát này. Một ca sĩ hát bài hát này trong một video trực tuyến đã bị bỏ tù và phạt tiền.
Sergey Aksyonov, nhà lãnh đạo bán đảo Crimea của Nga, cảnh báo rằng chính quyền sẽ trừng phạt nghiêm khắc những người hát những bài hát như vậy. Ông nói rằng “Những người làm điều này đang hành động như những kẻ phản bội” và rằng có một nhóm dịch vụ an ninh đặc biệt của FSB đang theo dõi vấn đề này.
Lời bài hát này dịch ra tiếng Việt như sau
Ôi, trên đồng cỏ một cây kim ngân hoa đỏ đã oằn xuống,
Vì lý do nào đó, Ukraine huy hoàng của chúng ta đang phải chịu đau buồn.
Chúng ta sẽ cầm lấy cây kim ngân hoa đỏ và nâng nó lên,
Và này, chúng ta sẽ cổ vũ Ukraine vinh quang của chúng ta!
Chúng ta sẽ cầm lấy cây kim ngân hoa đỏ và nâng nó lên,
Và này, chúng ta sẽ cổ vũ Ukraine vinh quang của chúng ta!
Đừng oằn xuống, ôi cây kim ngân hoa đỏ, em có cả bông hoa trắng,
Đừng lo lắng, Ukraine huy hoàng, các bạn sẽ có một dân tộc tự do.
Chúng ta sẽ cầm lấy cây kim ngân hoa đỏ và nâng nó lên,
Và này, chúng ta sẽ cổ vũ Ukraine vinh quang của chúng ta!
Chúng ta sẽ cầm lấy cây kim ngân hoa đỏ và nâng nó lên,
Và này, chúng ta sẽ cổ vũ Ukraine vinh quang của chúng ta!
Tiến về phía trước, những người tình nguyện của chúng ta, hãy bước vào một cuộc chiến dù đẫm máu, để giải phóng những người anh em Ukraine của chúng ta khỏi xiềng xích của người Nga.
Chúng ta, những người anh em Ukraine của chúng ta, chúng ta sẽ giải phóng,
Và này, chúng ta sẽ cổ vũ Ukraine vinh quang của chúng ta!
Chúng ta, những người anh em Ukraine của chúng ta, chúng ta sẽ giải phóng,
Và này, chúng ta sẽ cổ vũ Ukraine vinh quang của chúng ta!
Ôi cánh đồng lúa mì đầu xuân rực rỡ một màu vàng óng trên những luống cày
Sau đó, các tay súng Ukraine bắt đầu giao tranh với kẻ thù.
Và chúng ta sẽ gặt hái lúa mì đầu mùa quý giá đó và tích trữ,
Và này, chúng ta sẽ cổ vũ Ukraine vinh quang của chúng ta!
Và chúng ta sẽ gặt hái lúa mì đầu mùa quý giá đó và tích trữ,
Và này, chúng ta sẽ cổ vũ Ukraine vinh quang của chúng ta!
Khi những cơn gió bão thổi tới từ những thảo nguyên rộng lớn,
Họ sẽ tôn vinh, trên khắp Ukraine, những tay súng trường Sich.
Chúng ta sẽ bảo tồn vinh quang của những tay súng này,
Và này, chúng ta sẽ cổ vũ Ukraine vinh quang của chúng ta!
Chúng ta sẽ bảo tồn vinh quang của những tay súng này,
Và này, chúng ta sẽ cổ vũ Ukraine vinh quang của chúng ta!
8. Syrskyi tiết lộ số liệu thống kê: hơn 9.000 hỏa tiễn và 14.000 máy bay điều khiển từ xa đã được Nga bắn kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu
Hôm Thứ Tư, 21 Tháng Tám, Tổng tư lệnh Quân đội Ukraine Oleksandr Syrskyi báo cáo rằng kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga, hơn 9.600 hỏa tiễn và gần 14.000 máy bay điều khiển từ xa tấn công đã được sử dụng để chống lại Ukraine.
5.197 hỏa tiễn được phóng nhằm vào các mục tiêu dân sự.
Trong cuộc họp với chính quyền địa phương và khu vực, Syrskyi tiết lộ phòng không Ukraine đã tiêu diệt thành công hơn 2.400 hỏa tiễn và 9.200 máy bay điều khiển từ xa.
Syrskyi đã công bố số liệu thống kê về các cuộc tấn công và số lượng hỏa tiễn, đồng thời chỉ ra các loại hỏa tiễn khác nhau được lực lượng Nga sử dụng, bao gồm hỏa tiễn Kalibr, Dagger và S-300/S-400.
Các cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraine chủ yếu là mục tiêu của hỏa tiễn S-300/S-400, với tổng cộng 3.008 cuộc tấn công. Loại vũ khí được sử dụng thường xuyên thứ hai là hỏa tiễn hành trình Kh-555/Kh-101, với 1.846 cuộc tấn công được ghi nhận.
Bắc Hàn từ lâu đã trở thành nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho Nga, được cho là đã cung cấp cho Mạc Tư Khoa các gói quân sự phong phú, bao gồm hỏa tiễn đạn đạo và hơn 3 triệu quả đạn pháo.
Ukraine có hỏa tiễn phóng từ trên không và trên mặt đất do Mỹ, Anh và Pháp cung cấp, có thể đạt tầm bắn gần 320 km tính từ điểm phóng, nhưng những hạn chế về việc sử dụng hỏa tiễn chống lại lãnh thổ Nga vẫn được áp dụng.
Mỹ và ít nhất 9 đồng minh NATO khác đã đồng ý gửi “hàng chục” hệ thống phòng không trong những tháng tới tới Ukraine, bao gồm ít nhất 4 khẩu đội Patriot, theo một thỏa thuận chung ban hành ngày 9 Tháng Bẩy.
[Kyiv Independent: Syrskyi reveals statistics: over 9,000 missiles and 14,000 drones fired by Russia since invasion began]
9. Người Nga bối rối sau khi 'Đội quân không gian' của Putin được triển khai làm bộ binh ở Kursk
Người Nga đã bối rối sau khi nhà độc tài Vladimir Putin triển khai cái gọi là “quân đội không gian” của mình để bảo vệ khu vực Kursk do thiếu nhân lực trong bối cảnh Ukraine xâm nhập.
Việc triển khai Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga tới khu vực Kursk như một lực lượng súng trường cơ giới lần đầu tiên được đưa tin bởi cơ quan điều tra độc lập của Nga “Những câu chuyện quan trọng”.
Đơn vị này được thành lập từ tháng 5 đến tháng 6, bao gồm nhân viên từ các công ty an ninh và hậu cần, kỹ sư, thợ cơ khí, một số sĩ quan và quân nhân từ một phi trường vũ trụ của Nga. Ngoài ra còn có nhân viên từ các kho đặc biệt của Lực lượng Hàng không Vũ trụ và các trạm radar ở khu vực Voronezh của Nga, những người trước đây chịu trách nhiệm quản lý lực lượng răn đe hạt nhân của Nga, cơ quan truyền thông này đưa tin, trích dẫn một nguồn tin quen thuộc với vấn đề này.
Kênh Telegram của Fighterbomber, có liên kết với Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, tỏ ra bối rối trước quyết định triển khai đơn vị tới Kursk.
“Tôi không biết tại sao họ lại tự gọi mình là các tay súng trường cơ giới, vì không có dấu hiệu của bất kỳ khẩu súng trường cơ giới nào ở đó”, kênh này cho biết, đồng thời khẳng định rằng các thành viên của trung đoàn “cầu xin các đơn vị khác cho họ bất cứ thứ gì có hỏa lực mạnh hơn một khẩu Kalashnikov”.
“Về bản chất, đó là một trung đoàn các nhân viên bàn giấy”, kênh này cho biết và than thở rằng hậu quả đã có thể đoán trước.
Chiều Thứ Ba, 20 Tháng Tám, Lữ Đoàn Dù số 82 của quân Ukraine tuyên bố đã đánh bại cuộc phản công đầu tiên của Nga do lực lượng Không Gian Nga tiến hành.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Hai cho biết kể từ khi Kyiv phát động cuộc tấn công bất ngờ vào ngày 6 tháng 8 tại Kursk, giáp với khu vực Sumy của Ukraine, các lực lượng Ukraine đã giành quyền kiểm soát 1.250 km2 lãnh thổ Nga và 92 thị trấn ở Kursk.
Quy mô của cuộc tấn công rất đáng kể – Ukraine hiện được cho là đã chiếm được nhiều lãnh thổ ở khu vực Kursk trong vài ngày hơn so với diện tích Nga chiếm được ở Ukraine kể từ đầu năm. Đây cũng là lần đầu tiên quân đội nước ngoài chiếm giữ lãnh thổ Nga kể từ Thế chiến thứ hai.
Nga cũng đang cố gắng tái triển khai một phần quân đội của mình từ tiền tuyến ở Ukraine đến khu vực Kursk. Wall Street Journal ngày 17 tháng 8 đưa tin rằng khoảng 5.000 binh sĩ Nga đã được tái triển khai từ Ukraine đến Kursk vào ngày 13 tháng 8.
Tatiana Stanovaya, thành viên cao cấp tại Trung tâm Á-Âu Carnegie Russia và là người sáng lập R.Politik: Thực tế của Chính trị Nga, một công ty phân tích chính trị, cho biết “hiện rõ ràng là Mạc Tư Khoa không có giải pháp quân sự hiệu quả hoặc nhanh chóng cho tình huống này”.
Stanovaya viết trong một chủ đề trên X, trước đây gọi là Twitter: “Chuyển hướng quân khỏi mặt trận chính có nghĩa là rơi vào một cái bẫy đã được giăng sẵn”. Thực thế, khi hoạch định cuộc tấn công xuyên biên giới vào Kursk và Belgorod, quân Ukraine đã tính trước khả năng quân Nga cứu viện cho 2 tỉnh này bằng cách chuyển quân từ Ukraine. Họ bố trí một lực lượng máy bay điều khiển từ xa đông đảo, pháo binh và đặc biệt là các hệ thống hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao, gọi tắt là HIMARS, chờ sẵn trên các con đường quân Nga có thể sử dụng.
Stanovaya nhấn mạnh rằng “Việc công bố lệnh động viên khẩn cấp và việc đưa tân binh trực tiếp vào trận chiến là không khả thi vì điều đó sẽ dẫn đến xung đột với xã hội. Tôi không chắc Putin đã sẵn sàng cho điều đó chưa. Điều này ngụ ý rằng sự hiện diện của Ukraine ở khu vực biên giới Nga có thể kéo dài trong nhiều tháng, nếu không muốn nói là nhiều năm, và cuối cùng, mọi người có thể quen với nó.”
[Newsweek: Russians Baffled After Putin's 'Space Troops' Deployed as Infantry in Kursk]
10. Belarus điều thêm quân, máy bay tới biên giới Ukraine
Belarus đã triển khai thêm quân và máy bay phòng không tới biên giới với Ukraine, Thiếu tướng Andrey Lukyanovich, chỉ huy Lực lượng phòng không Belarus, thông báo hôm Thứ Ba, 20 Tháng Tám.
Thông báo này được đưa ra ngay sau khi nhà độc tài Belarus Alexander Lukashenko cho biết ông đã cử 1 phần 3 quân đội nước này tới biên giới vào mùa hè này. Lukashenko khẳng định việc tăng cường quân đội dọc biên giới là kết quả của sự hiểu lầm giữa Belarus và Ukraine.
Phát biểu trên truyền hình quốc gia, Lukyanovich cho biết, ngoài máy bay, quân đội Belarus đã điều động hỏa tiễn phòng không và các đơn vị kỹ thuật vô tuyến tới biên giới. Ông cũng cho biết đây là sự gia tăng đáng kể của lực lượng Belarus ở biên giới.
Lukashenko hôm 9 Tháng Tám đã ra lệnh bổ sung quân tới biên giới sau khi có thông tin phòng không Belarus bắn hạ nhiều mục tiêu trên không từ Ukraine. Lukashenko cáo buộc rằng các mục tiêu là máy bay điều khiển từ xa của Ukraine, mặc dù một nhóm giám sát đã phản bác tuyên bố này và gọi lời cáo buộc là “vô nghĩa”.
Cơ quan Biên phòng Nhà nước Ukraine hôm 11 Tháng Tám báo cáo không có dấu hiệu tăng viện dọc biên giới với Belarus, bất chấp lệnh của Lukashenko.
Kyiv chưa xác nhận tuyên bố của Lukyanovich về việc bổ sung quân đội và vũ khí của Belarus ở biên giới.
Có nhiều nguồn tin cho rằng Belarus đang làm những động tác giả để làm vui lòng Putin. Nhà độc tài Nga được cho là đã và đang thúc ép Belarus gây chăng thẳng biên giới với Ukraine.
[Kyiv Independent: Belarus sends more troops, aircraft to border with Ukraine]
11. Lực lượng Nga tấn công quán cà phê dành cho trẻ em ở tỉnh Zaporizhzhia, giết chết một cậu bé, 4 người bị thương
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Tư, 21 Tháng Tám, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska, cho biết quân đội Nga đã tấn công một quán cà phê dành cho trẻ em ở làng Malokaterynivka, tỉnh Zaporizhzhia, khiến một cậu bé 15 tuổi thiệt mạng và 4 người khác bị thương.
Vụ tấn công xảy ra lúc 5:40 chiều giờ địa phương ngày 20 tháng 8. Những người bị thương bao gồm trẻ em 11, 14 và 17 tuổi cũng như một thiếu nữ 18 tuổi.
Cô cho biết vào khoảng 8h30 tối giờ địa phương, một cậu bé 15 tuổi vào bệnh viện trong tình trạng bất tỉnh và sau đó chết vì vết thương trong phòng chăm sóc đặc biệt.
Tình trạng các nạn nhân khác ổn định; cô cho biết các nhân viên y tế đã cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế tại hiện trường.
Loại đạn được quân đội Nga sử dụng vẫn đang được xác định.
Theo chính quyền quân sự địa phương, quân đội Nga đã bắn 376 phát vào 9 khu định cư ở tỉnh Zaporizhzhia trong ngày qua. Do vị trí gần tiền tuyến nên tỉnh này thường xuyên là mục tiêu tấn công của Nga.
Một phần của tỉnh Zaporizhzhia bị quân đội Nga xâm lược, họ đang tấn công nhằm cố gắng đột phá vào phía đông nam đất nước.
[Kyiv Independent: Russian forces attack children's cafe in Zaporizhzhia Oblast, killing boy, injuring 4]
Tổng quyền Dòng Don Bosco từ nhiệm. Quốc Hội Ukraine thông qua dự luật cấm Chính Thống Giáo Nga
VietCatholic Media
16:40 21/08/2024
1. Giáo hội Papua New Guinea háo hức chờ đón Đức Thánh Cha viếng thăm
Đức Cha Francis Meli, Giám mục Giáo phận Vanimo, ở Papua New Guinea cho biết giáo phận “vùng sâu vùng xa” của ngài rất vui mừng và nóng lòng chờ đợi cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô, từ ngày 06 tháng Chín tới đây.
Papua New Guinea đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II viếng thăm lần đầu tiên cách đây 29 năm, từ ngày 16 đến ngày 18 tháng Giêng năm 1995, nhưng ngài chỉ dừng lại ở thủ đô Port Moresby. Lần này, ngoài thủ đô, Đức Thánh Cha Phanxicô còn bay lên Vanimo, một thị trấn có 11.200 dân cư, cách đó một ngàn cây số, về hướng tây bắc, giáp giới với Indonesia, để viếng thăm cộng đồng Công Giáo địa phương.
Theo Niên giám Tòa Thánh, năm 2023, Giáo phận Vanimo rộng 22.000 cây số vuông, bằng hai lần tỉnh Thanh Hóa của Việt Nam, nhưng dân số chỉ có 124.000 người, trong đó 41.000 là tín hữu Công Giáo, thuộc 23 giáo xứ và 85 giáo họ. Cả giáo phận chỉ có sáu linh mục giáo phận và mười bảy linh mục dòng, với hai mươi bốn nữ tu.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho trang mạng CruxNow ở Mỹ, truyền đi ngày 15 tháng Tám vừa qua, Đức Cha Meli cho biết cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha là một niềm vui lớn lao cho toàn dân Papua New Guinea. Vanimo chỉ là một nơi rất nhỏ và xa xăm, một giáo phận rất xa thủ đô Port Moresby, thiếu thốn nhiều dịch vụ trong tỉnh này. Cơ cấu hạ tầng rất yếu, đường xấu và không có cầu cống, khiến cho việc vượt qua các sông ngòi khó khăn, nhất là khi trời mưa lớn. Đức Cha cũng nói rằng “phần lớn người dân của chúng tôi sống ở vùng sâu vùng xa, vì thế thật là một điều rất ý nghĩa việc Đức Thánh Cha đến thăm nơi hẻo lánh này để thấy thực sự dân Papua New Guinea như thế nào, cách thức họ làm việc, nơi họ sinh sống và lối sống của họ”.
Đức Cha Meli kể rằng: “khi đến đây lần đầu, tôi đã bị sốc! Vì tôi đến từ một vùng có các cơ cấu hạ tầng tốt.”
Phần lớn dân chúng theo Kitô giáo, Công Giáo và Tin lành và có 10% còn theo các tôn giáo bộ lạc. Các thừa sai Công Giáo đến từ hơn mười quốc gia, trong đó có các nữ tu người Á Căn Đình và một nhóm linh mục thuộc Dòng Ngôi Lời Nhập Thể, cũng từ Á Căn Đình. Họ sẽ được gặp riêng Đức Thánh Cha trong cuộc viếng thăm. Đức Cha cho biết một trong những dự án quan trọng nhất của Giáo phận Vanimo là thiết lập một trung tâm giúp đỡ các phụ nữ và thiếu nữ bị lạm dụng: đó là Trung tâm Lujan, dành cho các thiếu nữ và cũng có những nhà cho các phụ nữ. Họ là nạn nhân bị lạm dụng đủ loại: tâm lý, thể lý, cảm xúc và tính dục. Các nữ tu chăm sóc và coi các trẻ nữ ấy như thể con cái của mình.
Sau cùng, theo Đức Cha Meli có một vài cộng đồng Kitô Tin lành thù nghịch với Công Giáo và ngài hy vọng cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha sẽ giúp mang lại sự hiệp nhất với các cộng đoàn Kitô khác.
2. Đức Hồng Y Tổng quyền Dòng Don Bosco từ nhiệm chức vụ Tổng quyền
Hôm 16 tháng Tám vừa qua, Đức Hồng Y Ángel Fernández Artime, chính thức từ nhiệm Bề trên Tổng quyền Dòng Salêdiêng Don Bosco, và cha Stefano Martoglio, người Ý, đương kim Tổng đại diện của dòng, đảm nhận nhiệm vụ cai quản dòng cho tới Tổng tu nghị sắp tới, để bầu vị Tổng quyền mới.
Đức Hồng Y Artimez ký giấy từ nhiệm vào cuối Công nghị giới trẻ Salêdiêng, diễn ra trong tuần này tại Torino, kỷ niệm 200 năm giấc mơ của thánh Gioan Bosco năm lên chín tuổi. Tham dự Công nghị, có 300 người trẻ, đại diện Phong trào giới trẻ Don Bosco.
Đức Hồng Y Artimez người Tây Ban Nha, năm nay 64 tuổi (1960), thụ phong linh mục năm 1987, khi được 27 tuổi. Năm 2009, cha được bổ nhiệm làm Bề trên Tỉnh dòng Don Bosco nam Á Căn Đình. Với nhiệm vụ này, ngài đã quen biết và làm việc với Đức Tổng Giám Mục Jorge Mario Bergoglio của Giáo phận thủ đô Buenos Aires, nay là Đức Thánh Cha Phanxicô.
Năm 2013, cha Artimez được bổ nhiệm làm Bề trên Tỉnh dòng Đức Mẹ Phù Hộ, ở miền nam Tây Ban Nha, với trụ sở ở thành phố Sevilla, nhưng chỉ một năm sau, ngày 25 tháng Ba năm 2014, cha được bầu làm Bề trên Tổng quyền của dòng. Khi ấy, cha là người Tây Ban Nha đầu tiên được chọn vào nhiệm vụ này.
Mãn nhiệm kỳ sáu năm, ngày 11 tháng Ba năm 2020, cha Artimez được tái cử Bề trên Tổng quyền.
Ngày 30 tháng Chín năm ngoái, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm cha Artimez làm Hồng Y, nhưng yêu cầu cha tiếp tục nhiệm vụ Tổng quyền cho đến khi được giao phó nhiệm vụ mới.
Tổng tu nghị thứ 29 của Dòng Don Bosco dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng Hai năm tới, 2025, với sự tham dự của các đại biểu đến từ các nơi trên thế giới, để bầu chọn cha Bề trên Tổng quyền mới cùng với Hội đồng Tổng cố vấn của dòng.
Có vài báo chí đồn đoán rằng có thể Đức Hồng Y Artimez sẽ được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Tổng trưởng Bộ các Dòng tu, kế nhiệm Đức Hồng Y João Braz de Aviz người Brazil, 77 tuổi (1947), làm Tổng trưởng Bộ này từ 13 năm qua (2011), và đã xin Đức Thánh Cha cho từ nhiệm.
Dòng Don Bosco là dòng nam đông thứ hai trong Giáo Hội Công Giáo, với 14.143 tu sĩ, sau Dòng Tên có 14.439 tu sĩ. Trước đây, Dòng Phanxicô đứng thứ hai sau dòng Tên, nhưng nay giảm xuống còn 12.186 tu sĩ (Niên giám 2023).
3. Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật
Chúa Nhật, 18 Tháng Tám, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ 20 Mùa Quanh Năm. Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, Chúa Nhật vui vẻ!
Hôm nay, Tin Mừng kể cho chúng ta về Chúa Giêsu, Đấng nói rất đơn giản: “Ta là bánh hằng sống từ trời xuống” (Ga 6:51). Trước đám đông, Con Thiên Chúa tự nhận mình bằng lương thực thông thường và tầm thường nhất - bánh: “Ta là bánh”. Trong số những người đang lắng nghe Ngài, một số bắt đầu tranh cãi với nhau (x. câu 52): làm sao Chúa Giêsu có thể cho chúng ta ăn thịt của Ngài? Ngay cả ngày nay, chúng ta cũng tự hỏi mình câu hỏi này nhưng với sự ngạc nhiên và biết ơn. Đây là hai thái độ cần suy ngẫm: ngạc nhiên và biết ơn trước phép lạ Thánh Thể.
Thứ nhất: ngạc nhiên, vì những lời của Chúa Giêsu làm chúng ta ngạc nhiên. Nhưng Chúa Giêsu luôn làm chúng ta ngạc nhiên, luôn luôn! Hôm nay cũng vậy, trong cuộc đời của mỗi người chúng ta, Chúa Giêsu luôn làm chúng ta ngạc nhiên. Bánh từ trời là một món quà vượt quá mọi sự mong đợi. Những ai không nắm bắt được đường lối của Chúa Giêsu vẫn còn nghi ngờ: việc ăn thịt người khác dường như là điều không thể, thậm chí vô nhân đạo (x. câu 54). Tuy nhiên, thịt và máu là nhân tính của Đấng Cứu Thế, chính sự sống của Ngài được hiến dâng làm lương thực cho chúng ta.
Và điều này đưa chúng ta đến thái độ thứ hai: lòng biết ơn. Đầu tiên: ngạc nhiên. Bây giờ, hãy biết ơn vì chúng ta nhận ra Chúa Giêsu nơi Ngài hiện diện với chúng ta và với chúng ta. Chính Ngài làm bánh cho chúng ta. “Ai ăn thịt Ta thì vẫn ở trong Ta và Ta ở trong người ấy” (x. câu 56). Chúa Kitô, với nhân tính đích thực, biết rõ rằng người ta phải ăn để sống. Nhưng Ngài cũng biết rằng điều này là chưa đủ. Sau khi bánh trần thế được hóa ra nhiều (x. Ga 6,1-14), Người chuẩn bị một món quà còn lớn lao hơn nữa: Chính Người trở thành của ăn đích thực và thức uống đích thực (x. câu 55). Cảm ơn Chúa Giêsu! Chúng ta hãy nói “Cám ơn, cảm ơn” bằng cả tấm lòng.
Bánh từ trời đến từ Chúa Cha, chính là Chúa Con đã trở nên xác phàm vì chúng ta. Thức ăn này còn hơn cả cần thiết vì nó thỏa mãn cơn đói hy vọng, cơn đói chân lý và cơn đói ơn cứu rỗi mà tất cả chúng ta đều cảm thấy không phải trong bụng mà trong trái tim mình. Mỗi người chúng ta đều cần Bí tích Thánh Thể!
Chúa Giêsu quan tâm đến nhu cầu lớn nhất: Ngài cứu chúng ta, nuôi dưỡng cuộc sống của chúng ta bằng chính cuộc sống của Ngài và Ngài sẽ làm điều này mãi mãi. Và chính nhờ Người mà chúng ta có thể sống hiệp thông với Thiên Chúa và với nhau. Do đó, bánh hằng sống và chân thật không phải là một điều gì huyền diệu, không. Đó không phải là điều có thể giải quyết ngay lập tức mọi vấn đề, nhưng chính Mình Thánh Chúa Kitô, mang lại niềm hy vọng cho người nghèo và chiến thắng tính kiêu ngạo của những kẻ ăn uống say sưa gây hại cho chính họ.
Vậy, thưa anh chị em, chúng ta hãy tự hỏi: Tôi có đói khát ơn cứu độ không chỉ cho tôi mà còn cho tất cả anh chị em tôi không? Khi tôi lãnh nhận Bí tích Thánh Thể, là phép lạ của lòng thương xót, tôi có kính sợ Mình Thánh Chúa, Đấng đã chết và sống lại vì chúng ta không?
Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện với Đức Trinh Nữ Maria, xin Mẹ giúp chúng ta đón nhận hồng ân thiên đàng nơi dấu chỉ bánh này.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến!
Hôm nay, tại Uvira, Cộng hòa Dân chủ Congo, các nhà truyền giáo người Ý gồm Phanxicô Xavier Luigi Carrara, Giovanni Didoné và Vittorio Faccin, cùng với Albert Joubert, một linh mục người Congo, đã được phong chân phước. Họ đã bị giết tại đất nước này vào ngày 28 tháng 11 năm 1964. Cuộc tử đạo của họ đã tôn vinh một cuộc đời dành cho Chúa và cho anh chị em của họ. Ước gì gương sáng và sự chuyển cầu của họ thúc đẩy những con đường hòa giải và hòa bình vì lợi ích của nhân dân Congo. Một tràng pháo tay dành cho tân Chân phước!
Và chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện để có thể tìm thấy những con đường hòa bình ở Trung Đông – Palestine, Israel – cũng như ở Ukraine, Miến Điện, và mọi khu vực bị chiến tranh tàn phá, thông qua đối thoại và đàm phán, kiềm chế các hành động và phản ứng bạo lực.
Tôi chào tất cả anh chị em, các tín hữu Rôma thân mến và những người hành hương đến từ Ý và nhiều quốc gia khác nhau. Đặc biệt, tôi chào những người đến từ bang São Paulo ở Brazil; và cả các Nữ tu Thánh Elizabeth.
Tôi gửi lời chào và phép lành đến các phụ nữ và trẻ em gái quy tụ tại Đền thánh Đức Mẹ Piekary Śląskie ở Ba Lan, và tôi khuyến khích họ vui vẻ làm chứng cho Tin Mừng trong gia đình và xã hội của họ. Và tôi chào các bạn trẻ Immacolata.
Tôi chúc mọi người một ngày Chúa Nhật vui vẻ. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.