Ngày 23-08-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:25 23/08/2017
98. CHỊ DÂU TẶNG THƠ
Có một cô gái vừa mới lấy chồng và gặp phải sự bắt nạt của cô em chồng, cô ta bèn làm một bài thơ để tặng cô em chồng như sau:
- “Bà cô rảnh rang đem chị dâu ra ức hiếp,
chị dâu cũng đã qua thời làm con gái,
thuyền trước cũng giống như thuyền sau,
bà cô cũng có lúc sẽ đi lấy chồng”.

Cô em chồng sau khi đọc xong thì xấu hổ mặt mày.
(Giải Uẩn thiên)

Suy tư 98:
Thời nay có nhiều bà mẹ chồng coi con dâu như con đẻ của mình vì bà đã qua thời làm dâu, nên biết thông cảm và yêu thương con dâu của mình.
Thời nay có nhiều cô em chồng đối đãi với chị dâu khắt khe hơn cả mẹ chồng, bởi vì cô ta chưa làm dâu nên chưa biết thông cảm cho người làm dâu.
Đức Chúa Giê-su đã vì tội lỗi của nhân loại nên đã mang thân phận con người như mọi người để tha thứ, để cảm thông và chia sẻ những niềm vui nỗi buồn của con người, Ngài muốn chúng ta –người Ki-tô hữu- học nơi Ngài sự cảm thông và tha thứ ấy, bởi vì ai biết cảm thông và tha thứ thì cũng sẽ được Thiên Chúa thứ tha những khuyết điểm của mình do tội lỗi mang đến.
Đừng khó chịu vì những khuyết điểm của anh em chị em, bởi vì có rất nhiều người khó chịu vì những khuyết điểm của mình; hãy nhẫn nại với mọi khuyết điểm của anh chị em, bởi vì có rất nhiều người đang nhẫn nại với những khuyết điểm của mình...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:29 23/08/2017

31. Bỏ giờ cầu nguyện và suy gẫm là nguyên nhân từ bỏ ơn thiên triệu.

(Thánh John Berchmans)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 21 Mùa Quanh Năm A. 27.8.2017
Lm Francis Lý văn Ca
19:43 23/08/2017
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,

Trung tâm điểm của các bài đọc hôm nay, chúng ta hướng đến việc Chúa xác quyết quyền bính của Phêrô là Đá Tảng của Tòa Nhà Giáo Hội. Chúa đã trao cho ông chìa khoá Nước Trời với quyền cầm buộc và tháo gỡ, được thể hiện cách cụ thể qua bí tích giải tội.

Trước những trào lưu chống đối Đức Thánh Cha, phủ nhận quyền bính Đức Giáo Hoàng. Sự việc nầy không phải chỉ xảy ra bên ngoài Giáo Hội, nhưng ngay chính giữa lòng Giáo Hội nữa. Nhưng qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu phán cùng Phêrô: "Ta sẽ xây Hội Thánh Ta trên Đá Nầy, và các cửa địa ngục cũng không thắng được". Qua lời hứa của Chúa, chúng ta tin chắc Giáo Hội của Chúa sẽ trường tồn.

Với niềm tin tưởng vững vàng đó, cùng với ca đoàn hân hoan xướng lên bài ca nhập lễ sau đây bắt đầu thánh lễ.

TRƯỚC BÀI I:

Bài đọc thứ I sẽ giúp chúng ta liên kết với bài II - tức bài Phúc Âm - Thời Cựu Ước, ý nghĩa của việc trao chìa khóa là giao trách nhiệm, trao quyền cho người nào đó, để họ có thẩm quyền quyết định trước việc gì sẽ xảy đến.

TRƯỚC BÀI II:

Thánh Phaolô cho chúng ta biết: sự khôn ngoan và thông hiểu của Thiên Chúa chúng ta không thể đo lường được. Chúng ta có thể biết được sự quan phòng của Thiên Chúa qua sự mạc khải của Ngài mà thôi.

TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:

Phêrô đại diện các tông đồ tuyên xưng Chúa Kitô là Con Thiên Chúa Hằng Sống. Qua sự tuyên xưng nầy, Chúa đã trao cho ông là Đầu của Giáo Hội các quyền thiêng liêng, kèm theo chức vụ Giáo Hoàng là quyền Giải Tội.

Lời Nguyện Giáo Dân

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,

Chúa Giêsu đã đặt thánh Phêrô là Đá Tảng của Toà Nhà Giáo Hội trần gian. Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta cầu nguyện cách riêng cho Đấng Đại Diện Thánh Phêrô và những Đấng kế vị các tông đồ.

1. Chúng ta cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô đương kim Giáo Hoàng, xin cho Ngài luôn được đầy khôn ngoan, để đưa con thuyền Giáo Hội đến bến bờ bình an. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Chúg ta cầu nguyện cho các Đức Tổng Giám Mục, Giám Mục trên toàn thế giới, xin cho Các Ngài luôn kiên trì, trung thành dẫn đưa đoàn chiên mà Chúa giao cho Các Ngài coi sóc, trên những đồng cỏ đầy xanh tươi. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.



3. Chúng ta cầu nguyện cho các linh mục, là những đấng nối nghiệp các tông đồ, phân phát mầu nhiệm thánh, luôn trung thành trong chức vụ của các Ngài. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Chúng ta cầu nguyện cho ơn thiên triệu trong cộng đoàn-xứ đạo của chúng ta, ngõ hầu tương lai, Giáo Hội có thêm nhiều thợ gặt nhiệt thành tiếp tục chia sẻ công việc trong vườn nho của Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin Chúa chúc lành cho giới trẻ trên thế giới, xin cho những cố gắng của Giáo Hội đã và đang dành cho Giới Trẻ được đáp trả bằng những nhiệt tâm của người trẻ sẽ mang lại một tương lai ngời sáng cho thế giới đang kéo dần người trẻ xa lìa Thiên Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

6. Chúng ta cầu nguyện cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời, những thân bằng quyến thuộc đã yên nghỉ, giáp năm trong tuần lễ nầy và các linh hồn mồ côi. Xin cho các ngài được yên nghỉ trong Nhà Chúa muôn đời. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con

Linh mục: Lạy Cha, Cha đã sai Con Cha xuống trần để thiết lập Giáo Hội. Xin nhậm lời con cái Cha là những kẻ đang sống dưới mái nhà và sự săn sóc của Giáo Hội. Xin Cha luôn gìn giữ và che chở những ai đang cư ngụ trong tòa nhà nầy. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.

Amen.
 
Chúa Nhật XXI Thường Niên -A
Lm. Jude Siciliano, OP
23:08 23/08/2017
Isaia 22:19-23, Tv. 137; Rôma 11: 33-36; Mátthêu 16: 13-2

Một trong những thử thách lớn nhất đối với đức tin của con người là sự đau khổ. Câu hỏi là: "Vì sao tôi phải đau khổ?". Hay, “Họ đã làm gì mà phải chịu nhiều đau khổ như thế?” Thật là khó hiểu. Trong những người thường cầu nguyện luôn có cảm giác là chúng ta nên vượt qua sự đau khổ, nói cho cùng là chúng ta cầu nguyện để xứng đáng nhận được ơn huệ chứ? Sự việc trở nên phức tạp hơn. Khi tại sao những người vô tội lại phải chịu đau khổ, nhất là những người còn trẻ? Lại còn chuyện nữa, là ví sao người làm ác lại được thành công, Vậy công lý ở đâu trong câu chuyện nầy?

Ngay từ đầu, câu hỏi về sự đau khổ, là một vấn nạn cho những người có đức tin. Tôi không nghĩ là tôi có câu trả lời. Ngoại trừ, tôi không tin là Thiên Chúa làm cho chúng ta đau khổ. Và tôi cũng không tin là Thiên Chúa muốn thử thách xem đức tin chúng ta có mạnh không. Tôi không chấp nhận lời giải thích mà nhiều người nói để an ủi về sự đau khổ là: "Thiên Chúa không bao giờ cho chúng ta nhiều hơn là sức chúng ta chịu đựng". Và tôi cũng không tin như có người nói "Thiên Chúa thử thách đức tin của chúng ta". Tôi không tin tất cả những điều đó, vì tôi tin là Chúa Giêsu Kitô và phúc âm của Ngài mạc khải một Thiên Chúa yêu thương chúng ta, ngay cả trước khi chúng ta biết tình thương yêu đó, hay trước khi chúng ta làm gì để đáp lại tình thương yêu đó.

Chắc chắn chúng ta không tìm được tình yêu của Thiên Chúa. Như Chúa Giêsu nói chúng ta đã có tình yêu đó. Đó là tin điều được nói trong phúc âm về Thiên Chúa. Nếu có chuyện gì thì Thiên Chúa cùng hiện diện với chúng ta trong sự đau khổ. Qua Chúa Giêsu Thiên Chúa ở với chúng ta trong tất cả mọi việc trong đời sống chúng ta, vì Thiên Chúa muốn chúng ta biết là chúng ta không sống cô đơn trong những giờ phút khó khăn nhất trong đời. Tôi thừa nhận rằng là chưa trả lời được tất cả các câu hỏi của tôi về sự đau khổ, và cũng không trả lời là vì sao mỗi người chúng ta cũng có những đau khổ riêng của mình. Tôi cố gắng đặt niềm tin vào tình yêu của Thiên Chúa, và rồi sống với mầu nhiệm đó.

Hôm nay chúng ta nghe thánh Phêrô nói Chúa Giêsu là "Đấng Kitô Con Thiên Chúa Hằng Sống". Rồi Chúa Giêsu khen Phêrô "Này, anh Simon con ông Giôna, anh thật là người có phúc". Chúa Giêsu nói với ông Simon là Thiên Chúa đã cho ông ta đức tin. Dân Do thái đã sống trong sự đau khổ, áp bức qua bao thế kỷ. Và họ tự hỏi như chúng ta về sự đau khổ. Điều gì đã hàn gắn họ với nhau là đức tin là một ngày nào Thiên Chúa sẽ gởi Đấng Mêsia để cứu họ thoát khỏi những khổ đau. Một Đấng Mêsia sẽ đem họ từ vực sâu lên đến đỉnh đồi. Bởi thế khi ông Phêrô nói Chúa Giêsu là "Đấng Kitô" ông ta nghĩ là sẽ có thắng trận, cứu thoát khỏi khổ đau, đưa đến vinh quang, và được thế giới chấp nhận trên đỉnh đồi. Rốt cùng, hình như Thiên Chúa sẽ cứu họ thoát khỏi đau khổ, và sự chờ đợi hàng mấy thế kỷ trong câu hỏi: "Lạy Chúa, vì sao chúng con lại bị áp bức nhiều như thế nếu chúng con là con Chúa và đã được Chúa chọn?"

Thật ra Phêrô nói đúng là Chúa Giêsu là Đấng Mêsia "Đấng Kitô". Nhưng, có điều ông Phêrô không nhận thấy là Chúa Giêsu là Đấng Mêsia như thế nào. Có phải Ngài là Đấng không vượt qua đau khổ, nhưng lại cùng đau khổ với chúng ta. Thật, đấy là một mầu nhiệm! Sau đó Chúa Giêsu sẽ nói về sự đau khổ mà Ngài sẽ chịu đựng. Các môn đệ sẽ cùng Ngài lên Giêrusalem nơi Con Người sẽ phải chịu nộp, chịu đau khổ, và chịu chết. Đến đó, ông Phêrô cố gắng làm Chúa Giêsu thay đổi ý nghĩ, ông ta nói: "không bao giờ xãy ra như thế được". Chúa Giêsu đã gọi ông Phêrô là "đá tảng", và bây giờ Ngài gọi ông ta là Satan, là quỷ ma cố gắng đưa Chúa Giêsu chọn đường dễ dãi để đi.

Chúa Giêsu chịu đau khổ cho những người khác. Sự thật, đau khổ tự nó không có gì tốt đẹp cả. Nhưng sự đau khổ của Chúa Giêsu là điều Ngài đã tự chọn bởi chúng ta. Sự đau khổ mà Chúa Giêsu nói là không phải đau khổ vì bệnh tật, hay tai họa bất ngờ. Trong những trường hợp đó con người không lựa chọn được. Trái lại, Chúa Giêsu tự ý chọn sự đau khổ bởi sứ vụ của Ngài và bởi tin mừng Ngài đem đến. Ngài có thể tránh đi khỏi sự đau khổ đó, nhưng Ngài không làm. Không những thế mà Ngài còn gọi ông Phêrô, các môn đệ và cả chúng ta cùng chấp nhận sự đau khổ đó vì phúc âm: "nếu ai muốn nên môn đệ của Thầy thì người đó hãy chấp nhận vác thập giá của mình mà theo Thầy".

Chúng ta thường gọi sự đau khổ của chúng ta là thập giá của chúng ta. Đúng như thế, vì sự đau khổ của chúng ta hiệp thông với sự đau khổ của Chúa Kitô. Nhưng, cây thập giá mà Chúa Giêsu nói là thập giá Ngài mời gọi chúng ta chấp nhận. Trong một thế giới không bao giờ phủ nhận mình mà chỉ chọn "cái tôi" trước hết, thì chúng ta có thể chấp nhận hay từ chối, đó là điều chúng ta tự lựa chọn. Khi chúng ta chấp nhận lời mời gọi của Chúa Giêsu hy sinh thời giờ, năng lực và sức sống của mình để giúp người khác cần đến chúng ta. Trong một thế giới mà chỉ xét đoán con người qua bề ngoài, qua quê quán, qua tiền tài và của cải, khi chúng ta chọn đứng với người nghèo, nói lên tiếng nói cho người ngoài cuộc, mặc dù phải hy sinh chịu khinh chê bãi bỏ, thì đó là thập giá của chúng ta. Trong một thế giới ban thưởng với mề đai vàng cho những người thắng cuộc và mạnh bạo, khi chúng ta chọn để thì giờ và sức lực đưa tay ra giúp đở người yếu đuối, người bệnh tật, người già nua và vô gia cư, thì đó là thập giá của chúng ta. Trong một thế giới chọn bạo lực và sức mạnh để giải quyết vấn nạn, hay để thắng lợi, mà chúng ta chọn không bạo lực, đối thoại, thương yêu kẻ thù, và cố gắng nghe quan điểm người khác, ngay cả khi người ta cho chúng ta là người thiếu khôn ngoan, thì đó là thập giá của chúng ta... đó chính là chúng ta chọn lựa vác thập giá đi theo Chúa Giêsu hằng ngày.

Tất cả những điều này thật trái ngược với quan điểm và giá trị của thế gian và của nhũng người xung quanh chúng ta, và ngay cả gia đình chúng ta. Chúng ta làm sao sống đời sống như thể, một đời sống của một môn đệ? Đời sống đó được đòi hỏi nơi lời Chúa Giêsu khen ngợi ông Phêrô, và làm cho ông Phêrô nên "tảng đá đức tin". Đức tin đó không chịu thua "sự dử của hỏa ngục", và sự dử không thắng nổi chúng ta.

Hôm nay chúng ta đến với bí tích Thánh Thể để được nuôi dưởng. Vì hỏa ngục tìm mọi cách làm đức tin chúng ta thất bại trong thánh giá của Chúa Giêsu. Nơi đây, chúng ta phụng vụ Đấng đã hy sinh mình phục vụ kẻ khác, Đấng nuôi dưởng và ban năng lực cho chúng ta để theo Ngài và làm như Ngài.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


21st Sunday In Ordinary Time (A)
Isaiah 22: 19-23; Psalm 138; Romans 11: 33-36; Matthew 16: 13-20

One of the biggest challenges to people’s faith is suffering. The question arises, "Why must I endure suffering?" Or, "What did they do to deserve so much pain?" It’s complicated. Among people who pray a lot there is a feeling that we should have a pass on suffering – after all, we pray and should have receive some benefits – shouldn’t we? It gets more complicated. Why do the innocent suffer, especially the very young? What’s more, why do evil people prosper; where is the justice in all that?

From the very beginning the question of suffering has been a stumbling block for believers. I don’t presume to have an answer. Except, I do not believe God afflicts us with pain. Nor do I believe that God tests our faith to see how strong it is. I reject the explanation that many give, as an attempt to comfort to those in pain: "God never gives us more than we can bear." Nor do I believe, as some people say, "God is testing your faith." I don’t believe any of that because I believe in Jesus Christ and his gospel which reveals a God who loves us, even before we know that love, or do anything to return it.

We certainly don’t have to earn God’s love – Jesus says we already have it. That’s what I believe the gospel teaches about God. If anything, God is there with us in our suffering. In Jesus Christ God joined us in all we go through, because God wanted to show us that we are not alone in our most difficult times. I admit that doesn’t answer all my questions about suffering nor why each of us seems to have our own unique type of suffering. I try to put my faith in God’s love and then live with the mystery.

Today we hear Peter call Jesus, "You are the Christ, the Son of the living God." Which Jesus applauds, "Blessed are you, Simon son of John." He tells Simon that God has given him the gift of faith. The Jewish people had lived under centuries of pain, oppression and questions like ours about suffering. What held them together was their belief that someday God would send a Messiah to deliver them from their woes; a Messiah who would take them from the bottom and put them on the top. So, when Peter calls Jesus "the Christ," that is what he has in mind: victory, freedom from pain, glory and world recognition – being on the top. Finally, it seemed, God had come to free them from their pain and long waiting to resolve their centuries of questions like, "God, why are we so abused if we are your beloved children, your chosen?"

Well, Peter was right about Jesus being a Messiah, "the Christ." But what he didn’t get was the kind of Messiah Jesus would be, one who would not rise above our suffering, but would join us in it. How mysterious is that! Later, Jesus will speak of the pain he will take on, "We are going to Jerusalem where the Son of Man will be handed over, suffer and be put to death." At that Peter will try to change Jesus’ mind, "Never!" Jesus, who called him "the Rock," will call him Satan, one more tempter to try to get Jesus to take the easy path out.

Jesus took on suffering for the benefit of others. There is nothing good about suffering in itself. But Jesus’ suffering was freely chosen for us. The type of suffering he is speaking of is not suffering from sickness, or surprising catastrophe. In those situations a person has no choice. Instead, Jesus freely chose suffering that was a consequence of his ministry and message. He could have turned away from that suffering, but he did not. Not only that, he will invite Peter, the apostles and us to also take up that suffering for the sake of the gospel. "If anyone wants to be my disciple you must take up your cross and follow me."

We often call our pain and suffering our cross. True, because our suffering unites us with Christ’s. But the cross that Jesus speaks of is one he invites us to take up. We can accept it or reject it, because it is voluntary. In a world that never denies itself and puts "Me" first, when we respond to Jesus’ invitation we choose to sacrifice time, energy and resources for those in need. In a world that measures a person’s worth by appearance, place of origin, income and possessions, we choose to be with the poor, and speak up for the outsider, even at the cost of being rejected and ridiculed – our cross. In a world that rewards gold medals to the strongest and victorious, we choose to give a hand to the weak, infirmed, elderly and the homeless out of our time and resources – our cross. In a world that chooses violence and force as a solution to problems, or to get one’s way, we choose nonviolence, dialogue, love of enemies and we attempt to listen to another’s point of view – even when others call us naive – our cross. We make daily choices to take up the cross and follow Jesus.

All of this is so contrary to the perspective and values of our world and those around us, even in our own family. How can we live this kind of life, the life of a disciple? It requires what Jesus congratulated Peter for, and what Jesus would build up in Peter, a "rock-like faith." That faith will not succumb to the "gates of the netherworld," evil will not overcome us.

We come to the Eucharist to be nourished, because the netherworld tries, in many ways, to defeat our faith in the cross of Jesus. Here, in this place of worship, the one who gave himself in service to others, nourishes and strengthens us to do the same, take up his cross and follow him.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tòa Thánh Vatican và Liên Bang Nga đồng ý miễn thị thực nhập cảnh du lịch ngoại giao.
Giuse Thẩm Nguyễn
16:59 23/08/2017
(Đài Vatican) Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh là Đức Hồng Y Pietro Parolin đã có cuộc họp với Bộ Trưởng Ngoại Giao Nga là Sergel Lavrov vào hôm thứ Ba để bàn về những vấn đề quốc tế mà hai bên cùng quan tâm và đã đồng ý việc miễn thị thực nhập cảnh du lịch ngoại giao.

Trong cuộc họp báo tiếp sau phiên họp, Tòa Thánh và Liên Bang Nga đã ký một thỏa thuận miễn thị thực nhập cảnh cho các viên chức có thông hành ngoại giao.

Đức Hồng Y Parolin và Bộ Trưởng Ngoại Giao Lavrov cho rằng đây là dấu hiệu thể hiện ý muốn của hai quốc gia để tiếp tục làm việc chung với nhau trong mối quan hệ song phương về những vấn đế quốc tế mà hai bên cùng quan tâm.

ĐHY Parolin nói rằng ngài cũng đặt ra những quan ngại về đời sống và những sinh hoạt của Giáo Hội Công Giáo tại Liên Bang Nga với phía đối tác của mình. Những có khăn còn tồn tại giữa Tòa Thánh và Liên Bang Nga gồm “giấy phép cư trú cho các nhân viên không phải là người Nga và sự khôi phục một số nhà thờ cần thiết trong việc chăm sóc mục vụ cho người Công Giáo ở trong nước.”

Các Kitô hữu ở Trung Đông

Ngoại Trưởng Nga Lavrov đã đưa ra nhu cầu tìm ra các giải pháp giúp cho đời sống của các tín hữu tại Trung Đông. Ông nói rằng “Chúng ta cần tìm ra những giải pháp tạo sự sự cân bằng giữa các nhóm sắc tộc và các tôn giáo khác nhau tại các nước đang trong tiến trình xây dựng như Yemen, Libya và Iraq.”

ĐHY Parolin nói rằng ngài cũng nhận ra có sự khác biệt giữa Tòa Thánh và Liên Bang Nga trong việc giải quyết những vấn đề này. Nhưng cả hai cùng có một “quan tâm mạnh mẽ về tình hình các tín hữu tại một số nước ở Trung Đông và Phi Châu. Tòa Thánh luôn mong mỏi quyền tự do tôn giáo được bảo đảm trong mọi nước và trong mọi tình trạng chính trị.”

Đối thoại ở Venezuela

Trả lời câu hỏi về tình hình ở Venezuela, ĐHY nói rằng ngài tin tưởng Liên Bang Nga có thể giúp để vượt qua những khó khăn hiện nay. Liên Bang Nga có thể thúc đẩy những nỗ lực của Tòa Thánh để tạo ra cuộc đối thoại giữa chính quyền Venezuela và phe đối lập. Đây là giải pháp duy nhất mà Tòa Thánh có thể kỳ vọng trong tình hình này.

Khâm sứ Tòa Thánh Parolin sẽ gặp Tổng Thống Nga Vladimir Putin tại Sochi vào ngày mai, Thứ Tư.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Đức Hồng Y Sarah nói những kẻ cách mạng mới đang cố gắng tiêu diệt các gia đình Kitô
Đặng Tự Do
00:08 23/08/2017
Đức Hồng Y Robert Sarah nói rằng những người ủng hộ phá thai và kiểm soát dân số ở Châu Phi thời nay cũng giống như những kẻ cách mạng Pháp thời xưa đã thảm sát người dân Vendée.

Trong một bài giảng để tôn vinh những vị tử đạo Vendée, được truyền trực tuyến bởi Famille Chrétienne, Đức Hồng Y Sarah ca ngợi các nhà lãnh đạo trong khu vực và dân chúng đã chống lại chủ nghĩa vô thần, nhưng nói rằng Giáo Hội và gia đình truyền thống vẫn đang tiếp tục bị bức hại.

Cuộc chiến ở Vendée, kéo dài từ tháng 3 đến tháng 12 năm 1793, là cuộc tổng nổi dậy của những người bình dân nhằm chống lại chính phủ cộng hòa cách mạng Pháp đang hung hăng bách hại Đạo Thánh Chúa. Cuộc nổi dậy được lãnh đạo bởi người Công Giáo, phần lớn gồm các nông dân.

Sau cuộc nổi dậy, hàng chục ngàn thường dân bị tướng Louis Marie Turreau thảm sát. Nhiều người đã được Giáo Hội tôn vinh.

Đức Hồng Y hỏi: “Ngày hôm nay ai sẽ đứng lên vì Thiên Chúa? Ai sẽ dám đương đầu với những người bách hại Giáo Hội thời hiện đại? Ai sẽ có can đảm để đứng lên mà trong tay không có vũ khí nào khác ngoài kinh Mân Côi và lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa, khi đối mặt với những thách đố nghiêm trọng trong thời đại chúng ta? “

Những thách đố nghiêm trọng trong thời đại của chúng ta, theo Đức Hồng Y, là “chủ nghĩa tương đối, sự thờ ơ và thái độ coi thường Thiên Chúa”.

Đức Hồng Y đã đặt ra với các khán thính giả câu hỏi này:

“Ai sẽ nói với thế giới rằng tự do duy nhất đáng để đánh đổi mạng sống mình là tự do tôn giáo?”
 
Đức Tổng Giám Mục Tuyên Úy quân đội Hoa Kỳ kêu gọi cầu nguyện sau vụ va chạm của tàu chiến USS John S Mccain.
Giuse Thẩm Nguyễn
07:38 23/08/2017
ĐTGM Timothy Broglio, tuyên úy quân đội Hoa Kỳ đã kêu gọi cầu nguyện vào hôm thứ Hai sau khi một tàu hộ tống của Hoa Kỳ trong Hạm Đội Bẩy đã đụng phải chiếc tàu chở dầu ngoài khơi của Singapore, làm cho 5 người bị thương và 10 thủy thủ mất tích.

Cho đến ngày hôm sau, biệt đội người nhái vẫn chưa tìm thấy những người mất tích. Đây là lần đụng độ thứ hai liên quan đến tàu hải quân Hoa Kỳ trong nhiều tháng và là lần thứ bốn trong một năm.

Là chủ chăn của Tổng giáo phận Tuyên Úy quân đội Hoa Kỳ, ngày 21 tháng Tám, ĐTGM Broglio đã kêu gọi mọi người hãy cầu nguyện cho những người đã chết, những người bị thương và những người mất tích trong thủy thủ đoàn của tàu chiến USS John S. Mccain, sau nó khi đụng phải một chiếc tàu khác vào đêm hôm qua. Chúng ta cầu nguyện cho linh hồn của những người đã an nghỉ và cho những gia đình đang khóc than trong cuộc mất mát đau thương này.

Hãy nhớ đến những người chiến đấu bảo vệ đất nước trong những lúc nguy biến và cũng cầu nguyện cho công lý và hòa bình lâu dài trên thế giới.

Cuộc va chạm giữa tàu USS John S. Macain và một tàu thương mại chở dầu Alnic MC đã xảy ra ở phía đông của eo biển Malacca ngoài khơi biển Singapore vào khoảng 5:20 sáng.

Những người bị thương được máy bay chở về một nhà thương ở Singapore dù rằng những thương tích đó không đe dọa tính mạng. Theo CNN, nhóm cứu hộ và người nhái đã tiến hành tìm kiếm 10 thủy thủ mất tích và đã tìm thấy một người, hiện đang làm thủ tục nhận dạng.

Đô Đốc Hải quân Scott Swift nói rằng “một số phần cơ thể” của những thủy thủ đã được đội người nhái tìm thấy ở trên tàu. Cuộc tìm kiếm vẫn tiếp tục cho đến khi vẫn còn hy vọng.”

Tàu hộ tống USS John S.Mccain được đặt tên để vinh danh hai vị đô đốc John S.Mccain (lớn) và John. S. Mccain (nhỏ). Những vị đô đốc này, một người (Sr.) là ông nội và một người (Jr.) là cha của Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa John Macain của tiểu bang Arizona. Tàu hộ tống này được đưa vào hoạt động từ năm 1994.

Theo một quan chức Hải Quân, thì tai nạn xảy ra khi thủy thủ đoàn không thể điều khiển con tàu được nữa vì hệ thống bánh lái bị hư.

Bộ chỉ huy Hải Quân đã ra lệnh cho tàu ngưng hoạt động một ngày, đây là điều ít khi xảy ra. Có nghĩa là trong vòng vài tuần tới, hạm đội sẽ có một ngày an toàn, để học về sự an toàn theo sự hướng dẫn của chỉ huy trưởng trên mỗi con tàu trong đoàn của hạm đội.

Đô Đốc John Richardson, Chỉ huy trưởng Hải Quân nói rằng “Qua vụ việc này đòi hỏi nhiều hoạt động mạnh mẽ hơn. Chúng ta sẽ chú ý nhiều đến các lãnh vực như là đinh vị phương hướng, hệ thống máy móc và điều hành nguồn dự trữ.

Chiếc tàu Alnic Mc bị hư một ít ở phần tàu trên mực nước, nhưng không có ai bị thương và dầu chở trên tàu không bị đổ.

Vào ngày 17 tháng Sáu, một tai nạn tương tự cũng đã xảy ra khi tàu USS Fitzgerald, cũng là một hộ tống, đụng phải chiếc tàu chở hàng hóa của Nhật. Bẩy thủy thủ bị chết và xác của họ đều được tìm thấy trên tàu.

Thời gian tàu gặp nạn, ĐTGM Broglio chia sẻ “nỗi đau buồn cảm thông sâu xa với các gia đình có người thân bị chết trong tai nạn này.”

“Cộng đoàn Hài Quân tại Yokosuka đã làm hết sức mình để đáp ứng những nhu cầu vể thể lý, tâm lý và tinh thần cho những người còn sống sót sau tai nạn. Xin Thiên Chúa toàn năng ơn cam đảm trong những ngày sắp tới.”
 
Sự kiện hiện ra ở Mễ Du có thể sẽ được Tòa Thánh công nhận trong năm nay
Chân Phương
15:36 23/08/2017
Đức Tổng Giám Mục Mục Henryk Hoser từ Ba Lan, người được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm đi điều tra tình hình mục vụ tại Mễ Du (Medjugorje) vừa nói rằng: tất cả các dấu chỉ đều cho thấy sự kiện hiện ra này sẽ được Vatican công nhận, có lẽ ngay trong năm nay.

Vị Tổng Giám Mục này được chỉ định đi kinh lý thị trấn Mễ Du bên nước Bosnia (Nam Tư cũ) để xem các hoạt động mục vụ tại đó có phù hợp với giáo huấn Công Giáo hay không, ngài nói rằng ở linh địa ấy "mọi thứ đều đi đúng hướng, và Mễ Du có thể sánh ví với các địa điểm hành hương khác như Lộ Đức, Fatima, Lisieux và Czestochowa.

Mặc dù không có nhiệm vụ điều tra về tính xác thực của các hiện tượng ở Mễ Du, nhưng Đức Tổng Giám Mục này cho biết có nhiều khả năng, chứ không phải là không, những lần hiện ra đầu tiên sẽ được công nhận.

"Thật vậy, tôi nghĩ rằng có thể nhận định tính xác thực của những lần hiện ra đầu tiên như đề nghị của Ủy ban điều tra do Đức Hồng Y Ruini dẫn đầu. Ngoài ra, thật khó mà đưa ra một phán quyết khác, bởi vì không thể cho rằng 6 người thị nhân ấy đã lừa dối suốt 36 năm qua. Những gì họ nói đều nhất quán. Họ không bị bệnh loạn thần. Một lập luận mạnh mẽ cho tính xác thực của biến cố này là sự trung thành của họ đối với giáo lý Giáo Hội Công Giáo".

Đức Tổng Giám mục Hoser nói thêm: "Dù sao đi nữa, phong trào này sẽ không dừng lại và không nên cấm đoán, vì những hoa trái tốt đẹp đã kết sinh từ nó. Đây là một trong những nơi cầu nguyện và thống hối sinh động nhất ở Âu Châu - có căn tính tâm linh lành mạnh".

Ngài nhận định, hiện tượng lớn nhất tại Mễ Du chính là bí tích hòa giải. "Ở hai bên nhà thờ Thánh Giacóp là hai dãy nhà dài được xây dựng đặc biệt, nơi đó có 50 tòa giải tội".

Đức Tổng Giám Mục còn cho biết ngài đã nói chuyện với các linh mục đang ngồi tòa giải tội tại địa điểm này, họ nói rằng "chỉ cần ngồi tòa trong một giờ đồng hồ thôi sẽ chứng kiến được những sự thống hối thực sự".

Bản báo cáo này của Đức Tổng Giám Mục Hoser sẽ được nộp lên Ủy ban chính thức điều tra về Mễ Du do Đức Hồng Y Camillo Ruini làm chủ tịch. (Catholic Herald)

Chân Phương
 
ĐGH Phanxicô nói rằng Thiên Chúa ban hy vọng cho tương lai dù hôm nay đau khổ.
Giuse Thẩm Nguyễn
17:03 23/08/2017
Vatican City (CNS) ĐGH Phanxicô nói rằng trong lúc thế giới này đầy rẫy những khủng bố, thiên tai và chia rẽ, Thiên Chúa cùng chia sẻ niềm đau với những người khốn khổ và ban hy vọng cho một tương lai đầy niềm vui và an ủi.

Nhắc đến những nạn nhân trong cuộc khủng bố ở Barcelona vào ngày 17 tháng Tám, sự tàn phá của vụ đất trượt vào ngày 16 tháng Tám tại Congo và những sự kiện bi thương khác trên thế giới, ĐGH kêu gọi các Kitô hữu hãy chạy đến lòng nhân lành của Chúa khi tường trình về những bản tin buồn mà chúng ta có nguy cơ trở thành thói quen.

ĐGH đã nói với khách hành hương trong buổi tiếp kiến chung hằng tuần của ngài rằng “Hãy nghĩ đến khuôn mặt đầy kinh hãi của những đức trẻ trong chiến tranh, tiếng khóc nghẹn ngào của những bà mẹ, những mộng đẹp của bao người trẻ bỗng tan tành, những người tỵ nạn hoảng hốt trên hành trình trốn chạy và bị bóc lột hết đợt này đến đợt khác.”

Nhưng người Kitô hữu mang nơi mình niềm hy vọng trong những giờ phút đau khổ vì họ biết rằng họ có một người cha ở trên trời và “Ngài sẽ lau khô những giọt nước mắt những đứa con đáng thương của ngài “và “đã chuẩn bị cho chúng ta một tương lai khác.”

Đề cập đến Sách Khải Huyền về đoạn Thiên Chúa công bố rằng Ngài sẽ “làm cho mọi sự trở nên mới,” ĐGH giải thích rằng người Kitô hữu đặt hy vọng vào “niềm tin là Thiên Chúa luôn luôn tạo ra những điều mới lạ “trong lịch sử, trong vũ trụ và trong đời sống hàng ngày.”

Người Kitô hữu không được nhìn xuống “như những con lợn” như thể “là chúng ta bị đày đọa vào chốn lang thang đời đời mà không có bất cứ một lý do nào giải thích những vất vả của chúng ta. Thay vào đó chúng ta phải tín thác vào lời hứa của Thiên Chúa về một “Jerusalem trên trời”, nơi đó không còn chết chóc, không còn than van, không còn khóc lóc hay đay khổ nữa.

Thiên Chúa không dựng nên con người “do lầm lỗi, tự kết án mình và đẩy chúng ta vào những đêm đen đau khổ, nhưng Ngài dựng nên chúng ta vì Ngài muốn chúng ta được hạnh phúc. Ngài là cha của chúng ta và nếu giờ này chúng ta phải trải qua một cuộc sống không phải do ý muốn của Ngài, thì Chúa Giêsu bảo đảm với chúng ta rằng Thiên Chúa đang làm việc để cứu chuộc chúng ta. Ngài làm việc để cứu chúng ta.”

Người Kitô hữu được kêu gọi tới mùa xuân vui tươi chứ không phải mùa thu tàn tạ và luôn luôn hy vọng rằng “những ngày tươi đẹp nhất của chúng ta đang tới.”

Đừng bao giờ quên tự hỏi mình câu này: Tôi là người của mùa xuân hay mùa thu? Có phải tôi là mùa xuân, mong đợi hoa, mong đợi quả, mong đợt mặt trời là Chúa Giêsu? Hay là mùa thu ảm đạm, căng đắng, phàn nàn, cau có…?

Giống như cây lúa vẫn tiếp tục mọc lên dù xung quanh là cỏ dại, Nước Thiên Chúa cũng tiếp tục lớn lên ngay cả giữa “khó khăn, đàm tiếu, chiến tranh, bệnh tật.”

“Công trình sáng tạo không chấm dứt vào ngày thứ sáu như trong sách Sáng Thế, nhưng mãi tiếp tục bởi vì Thiên Chúa luôn quan tâm đến chúng ta. Vâng, Cha của chúng ta là Thiên Chúa của sự mới mẻ và ngạc nhiên. Vào ngày ấy, chúng ta sẽ thực sự hạnh phúc và chúng ta sẽ khóc, nhưng khóc vì vui sướng.”

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Đức Tổng Giám Mục Los Angeles lên tiếng về căng thẳng sắc tộc.
Giuse Thẩm Nguyễn
21:42 23/08/2017
(NEWS.VA) Đài Vatican. Đức Tổng Giám Mục giáo phận Los Angeles ở Hoa Kỳ là Jose H Gomez đã kêu gọi các tín hữu Công Giáo trở thành khí cụ hiệp nhất và chữa lành để thắng vượt những hình thức mới của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa dân tộc.

Trong bài giảng tại hai giáo xứ ở Los Angeles vào cuối tuần này, ĐTGM Gomez đã lên tiếng về những căng thẳng sắc tộc mà một số người da trắng với chủ nghĩa chủng tộc tự tôn đã khơi nên trong cuộc tuần hành vào sáng ngày 11-12 tháng Tám tại Charlottesville, Virginia.

Ngài nói rằng “Chúng ta đang thấy ở đất nước chúng ta một loại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa dân tộc mới. Những loại chủ nghĩa này bắt nguồn từ nỗi sợ hãi. Có nỗi sợ hãi về những gì đang xẩy ra trong xã hội chúng ta. Có nỗi sợ hãi về những gì đang xảy ra trong nền kinh tế của chúng ta. Đất nước chúng ta đã trở nên quá giận dữ và cay đắng, quá chia rẽ… trong nhiều lãnh vực khác nhau.”

ĐTGM kêu gọi các tín hữu Công Giáo hãy cùng làm việc để vượt thắng chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa dân tộc này và “mọi tư tưởng nhằm chối bỏ sự bình đẳng và phẩm giá của con người.”

“Đây là tuần lễ căng thẳng của đất nước chúng ta. Hãy cầu nguyện cho người dân ở Charlottesville và người Công Giáo phải trở thành “một dấu hiệu thực sự và khí cụ hiệp nhất và chữa lành.”

ĐTGM Gomez nói “không có chỗ nào trong Giáo Hội, không có chỗ nào trong xã hội Hoa Kỳ, dành cho chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc hay thành kiến đối với một người chỉ vì nguồn gốc chủng tộc hay dân tộc của họ.”

Lời Chúa dạy chúng ta và các thánh chỉ cho chúng ta rằng dù màu da nào, dân tộc nào, đến từ đâu, tất cả chúng ta đều là anh chị em. Chúng ta đều là con cùng một Cha và cùng một Mẹ là Mẹ Thiên Chúa.

ĐTGM vạch ra rằng cuộc bàn thảo về vấn đề cải tổ di dân của đất nước đã có những điều nổi cộm mang “tính chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa dân tộc… ngay cả trong số những người Công Giáo.”

Điều này hoàn toàn sai trái và cần phải ngưng ngay! Nhiệm vụ của chúng ta là mang mọi người lại với nhau, xây cầu thông cảm, mở cửa và tạo tình bằng hữu với những người có chủng tộc khác nhau, bản sắc khác nhau và dân tộc khác nhau trong đất nước chúng ta.

ĐTGM đúc kết bài giảng của mình với lời kêu gọi cầu nguyện cho đất nước và cho Giáo Hội.

“Chúng ta hãy xin ơn để vững tin rằng tình yêu của Thiên Chúa có thể thay đổi con tim khô cứng vì lòng thù hận. Chúng ta hãy cần xin Mẹ Maria Đầy Ơn Phúc cầu bầu cho chúng ta để chúng ta có sức mạnh tiếp tục xây dựng gia đình của Chúa và xây dựng xã hội nơi đó mọi người được đối xử như là con của Chúa.”

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Dòng Giáo Sĩ Thừa Sai Đức Tin: Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục
Dòng Thừa Sai Đức Tin
07:55 23/08/2017
WMF – Ngày 22/8/2017 là ngày lễ Đức Maria Trinh Nữ Vương bổn mạng của Dòng Thừa Sai Đức Tin, đồng thời cũng là ngày Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước – Giám mục Giáo phận Phú Cường đặt tay truyền chức Linh mục cho ba Thầy phó tế:

Xem Hình

1. Giuse Nguyễn Bảo Huân Chương, MF

2. Phaolô Đinh Tiến Nhân, MF

3. Giuse Nguyễn Văn Từ, MF

tại Thánh đường Giáo xứ Bà Trà – Gp. Phú Cường. Đồng tế trong Thánh Lễ có Cha Giám tỉnh Micae Hoàng Đô Đốc, MF; quý Cha Giám tỉnh, quý Cha cố vấn thuộc Tỉnh dòng Thánh Phêrô và Tỉnh dòng Phaolô (Ấn Độ), Cha Viện Phụ Dòng Xitô Đơn Dương, quý Cha Tỉnh dòng Việt Nam, quý Cha Nghĩa phụ và quý cha trong và ngoài giáo phận. Đông đảo các tu sĩ nam nữ, thân nhân, ân nhân, quý khách, bạn bè và cộng đoàn giáo xứ Bà Trà cùng tới hiệp dâng lời cầu nguyện cho các tiến chức.

Ngay từ sáng sớm, thân nhân của các tiến chức đã tập trung tại nhà dòng trong bữa sáng thân mật cùng quý cha, quý thầy tại Tỉnh dòng. Vào lúc 8g00, ban tiếp tân của Tỉnh dòng hân hoan đón tiếp và hướng dẫn quý cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể thân nhân, bạn bè của các tiến chức vào lễ đường Giáo xứ Bà Trà. Đúng 9g00 sáng, Thánh lễ được bắt đầu.

“Từng bước con đi lên, hồn lâng lâng thần nhạc trầm lắng, Chúa ơi…”, lời ca vang hòa của ca đoàn đã rước đoàn đồng tế và các tiến chức từ khu vực nhà xứ tiến lên Cung Thánh. Thánh đường ngày hôm này dường như không còn chỗ trống. Dù cho thời tiết nóng nực nhưng tất cả cộng đoàn vẫn hân hoan, vui mừng hiệp lời cầu nguyện trong thánh lễ đặc biệt hôm nay.

Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha Giuse ngỏ lời cùng tất cả cộng đoàn về niềm vui, tâm tình tạ ơn Thiên Chúa vì Hội Dòng và Giáo Phận sẽ có thêm các Tân Linh Mục. Trong tâm tình đó Đức Cha cũng chúc mừng Hội Dòng trong ngày lễ Trinh Nữ Vương - bổn mạng của Hội Dòng với tước hiệu: “Maria, Nữ Vương các nhân chứng đức tin”. Đồng thời, Đức Cha cũng khơi gợi lên tấm gương đức tin của Mẹ Maria để mỗi người ý thức lại bản thân mà hiệp dâng Thánh lễ.

Sau phần phụng vụ Lời Chúa, nghi thức truyền chức diễn ra trong không khí linh thiêng và trang trọng. Thầy phó tế xướng tên ba tiến chức. Các tiến chức lần lượt tiến lên trước mặt Đức Cha Giuse và cộng đoàn. Cha Giám tỉnh Miacae Hoàng Đô Đốc, MF đã giới thiệu và xin Đức Giám Mục truyền chức cho các Thầy sau khi xác nhận rằng: “Sau khi đã tham khảo ý kiến giáo dân và qua việc bỏ phiếu của các vị hữu trách, thì quý thầy được coi là xứng đáng để lãnh nhận chức Linh Mục”.

Các tiến chức công khai bày tỏ ước nguyện muốn lãnh nhận và thi hành thừa tác vụ linh mục trước mặt Đức Giám Mục. Kế đến, các tiến quỳ chắp tay đặt trong bàn tay của Giám Mục và nói lên lòng tin yêu và phó thác trong vòng tay của Mẹ Hội Thánh qua lời khấn vâng phục Đấng bản quyền Giáo Phận và vị Bề Trên hợp pháp. Sau đó, các tiến chức nằm phủ phục trước mặt Thiên Chúa, cộng đoàn sốt sắng cầu nguyện xin Chúa tuôn đổ muôn ơn lành xuống cho các tiến chức qua kinh cầu các Thánh.

Nghi thức truyền chức Linh Mục tiếp tục với cử chỉ đặt tay và lời nguyện truyền chức. Cử chỉ đặt tay như là dấu hiệu của sự thông chuyển ơn Chúa Thánh Thần, để các tiến chức dự phần vào tác vụ Thánh trong Giáo Hội. Linh mục đoàn lần lượt đặt tay trên các tiến chức để thể hiện sự hiệp thông huynh đệ. Sau đó, Đức Giám Mục đọc lời nguyện truyền chức và xức dầu thánh hóa các tân chức. Nghi thức xức dầu trong lòng bàn tay nhắc nhở các tân chức về nhiệm vụ thánh hóa cộng đoàn dân Chúa và bản thân. Kế đến, Đức Giám Mục làm phép và trao phẩm phục cho quý tân chức. Phẩm phục như là biểu tượng tình yêu của Thiên Chúa, cộng đoàn và cha mẹ.

Nhờ việc kết hợp của các tân chức với Chúa Giêsu chịu khổ nạn, việc thánh hóa dân Chúa trở nên hữu hiệu hơn. Do đó, Đức Giám Mục trao chén cho các tân chức, để từ đây, hằng ngày các tân chức sẽ tái diễn hy lễ trên núi Sọ. Sau đó, Đức Cha và đoàn đồng tế lên hôn chúc bình an cho các tân chức.

Sau nghi thức truyền chức là phần phụng vụ Thánh Thể, thánh lễ được tiếp tục trong niềm hân hoan và tâm tình tạ ơn của toàn thể cộng đoàn.

Trước khi Đức Cha ban phép lành cuối lễ, Cha Giám tỉnh Micae bày tỏ lòng biết ơn tới Đức Cha Giuse, quý cha ở Tỉnh dòng Phêrô và Phaolô Ấn Độ, quý cha nghĩa phụ, quý cha đồng tế, quý tu sĩ, quý phụ huynh, cộng đoàn Giáo xứ Bà Trà và tất cả mọi người có mặt trong thánh lễ hôm nay. Sau đó, đại diện quý ông bà cố cũng có đôi lời cám ơn tới Đức Cha, Cha Giám tỉnh và cộng đoàn. Trong tâm tình đó, một lần nữa Đức Cha Giuse chúc mừng Tỉnh dòng trong ngày vui tròn đầy này.

Thánh lễ kết thúc lúc 11g15, trong niềm vui phấn khởi của toàn thể các thành phần dân Chúa tham dự thánh lễ truyền chức hôm nay. Từ nay Giáo Hội có thêm những thợ gặt nhiệt thành, khôn ngoan trên cách đồng truyền giáo.

 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đảng Cộng Sản Việt Nam đã lỡ một chuyến tàu
Phạm Trần
21:35 23/08/2017
Nếu Lịch sử biết nói thì thời gian 43 năm lặng lẽ trôi qua sẽ bảo các Nhà viết sử Cộng sản Việt Nam rằng:”Vì kiêu ngạo và nhát gan mà đảng cầm quyền đã lỡ một chuyến tầu.”

Tại sao ?

Vì rằng đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam đã để mất chính nghĩa chủ quyền quốc gia ở Biển Đông ngay khi quần Hoàng Sa bị quân Trung Cộng đánh chiếm từ tay Hải quân của Việt Nam Cộng hòa ngày 19/01/1974.

Thời đó, chính quyền miền Bắc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã không dám hé răng phản đối Bắc Kinh vì sợ mất viện trợ và bị cắt đường tiếp vận vũ khí của Nga và các nước Đông Âu Cộng sản cho miền Bắc xâm lăng Việt Nam Cộng hòa đi qua lãnh thổ Trung Cộng.

Bây giờ, 43 năm sau, bộ sách “Lịch sử Việt Nam" từ khởi thủy đến năm 2000, gồm 15 tập có tổng số gần 10,000 trang đã không còn dùng từ “ngụy quân ngụy quyền Sài Gòn” để chỉ chính thể Việt Nam cộng hòa trước 1975. Và khi làm việc này, đảng CSVN nhắm đạt được 2 điều:

Thứ nhất, việc công nhận Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam là một thực thể chính trị, song song với nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc trong giai đoạn 1954-1975 “có lợi trong việc tranh biện pháp lý cho chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa trước Trung Quốc” , theo quan điểm của giới nghiên cứu Việt Nam.

Thứ hai, mở ra một cánh cửa mới trong nỗ lực hòa giải, hòa hợp dân tộc giữa hai miền Nam-Bắc nói chung và giữa đảng cầm quyền CSVN với ngót 4 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, nói riêng.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ (PGS.TS) Trần Đức Cường, nguyên Viện trưởng Viện Sử học, Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam, tổng chủ biên bộ sách nói với báo chí trong nước rằng :” Đây là tâm huyết của nhiều thế hệ cán bộ sử học. Hơn 30 nhà nghiên cứu sử học mất 9 năm để biên soạn bộ sử.”

PGS Cường cho rằng: “Vấn đề Việt Nam Cộng hoà trong các bộ sử tới sẽ phải nêu rõ hơn, khi đây là một thực thể tồn tại ở miền Nam Việt Nam gần 21 năm. Có một sự gối nhau khi năm 1954 có thể chế nữa gọi là Quốc gia Việt Nam. Đến năm 1955, Ngô Đình Diệm truất Bảo Đại để làm quốc trưởng, rồi trưng cầu dân ý, bầu Tổng thống...

Thời gian trước, nhắc đến chính quyền Việt Nam Cộng hoà, nhiều người vẫn quen gọi là nguỵ quân, nguỵ quyền. Nhưng trong bộ sách gọi trung tính hơn là "quân đội Sài Gòn, chính quyền Sài Gòn". Theo ông Cường, lịch sử cần phải khách quan, viết thế nào để cho mọi người chấp nhận.” (VNExPRESS 19/8/017)

Vẫn theo VNEXPRESS, ông Cường nói thêm:”Khi viết tập 12, giai đoạn 1954 đến 1965, chúng tôi cũng có những tranh luận rằng có nên dùng "nguỵ quân, nguỵ quyền" như trước đây không? Từ lâu, giới nghiên cứu đã cho rằng không nên dùng, nói hay viết cũng đều không sai, nhưng mang hơi hướng miệt thị. Trong bối cảnh hoà hợp dân tộc thì có những cách gọi cần thay đổi. Khái niệm dùng trong văn bản khoa học nên có sự khách quan, trung tính nên cuối cùng qua vài buổi tranh luận, tổ biên soạn quyết định dùng từ quân đội Sài Gòn, chính quyền Sài Gòn.”

Trên lãnh thổ Việt Nam từng tồn tại những thực thể chính quyền. Thời chống Pháp (1945 - 1954) ngoài chính thể là Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thì ở các đô thị lớn thuộc vùng tạm chiếm, Pháp đã thành lập chính quyền Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại làm Quốc trưởng. Sau Hiệp định Giơnevơ (Geneve), ở miền Nam cũng có chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Dĩ nhiên, thực thể này không chính danh, không hợp pháp.

Ngoài nói thẳng tính chất phụ thuộc về mặt chính trị của chính quyền ấy, bộ sử cũng không né tránh khi viết về những thay đổi về kinh tế, văn hoá, xã hội ở những vùng chiếm đóng. Thậm chí, thừa nhận nền kinh tế hàng hoá miền Nam khi ấy phát triển hơn ở miền Bắc kế hoạch hoá tập trung; hay chính quyền ấy cũng có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo, khi Trung Quốc ra tay đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974...”

Trong câu nói này, ông Giáo sư Cường đã “tiền hậu bất nhất”. Một mặt ông bảo “lịch sử cần phải khách quan, viết thế nào để cho mọi người chấp nhận” nhưng ông lại cho rằng nói hay viết (nguỵ quân, nguỵ quyền) cũng đều không sai .

Tại sao nó “đúng” và như vậy là không “mang hơi hướng miệt thị” hay sao ?

Ông còn “nửa tỉnh nửa say” khi nói “chính quyền Việt Nam Cộng hoà” được thành lập ở miền Nam sau Hiệp định Giơnevơ (Geneve) 1954, không chính danh, không hợp pháp.

Tại sao “không chính danh” và “không hợp pháp” khi VNCH (1955-1975) là một thực thể chính trị độc lập, có một chính quyền do dân bầu, có Hiến pháp và được 78 Quốc gia công nhận ?

Trong khi, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) của đảng CSVN, từ năm 1954 đến năm 1976 cũng là nhà nước độc lập nhưng không do dân bầu và chỉ quản lý thực tế miền Bắc Việt Nam.

Nhưng trong đầu lãnh đạo đảng và các nhà khoa bảng Cộng sản Việt Nam thì chỉ có nhà nước VNDCCH mới “chính danh” và “hợp pháp” trên tòan lãnh thổ.

Bằng chứng như cái loa tuyên truyền của Đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam) từng xuyên tạc:”Có thể nói, ngay từ đầu, chính thể “Việt Nam Cộng hòa” đã không có một cơ sở pháp lý vững vàng nào. Mãi tới tận năm 1955 nó mới ra đời và ra đời một cách bất hợp pháp trên nửa lãnh thổ phía nam của Việt Nam như một “sáng tạo” thuần túy của người Mỹ nhằm theo đuổi các mục tiêu phản ánh lợi ích riêng của họ (thị trường Đông Nam Á, gia tăng ảnh hưởng ở vị trí chiến lược, ngăn chặn làn sóng xã hội chủ nghĩa…).

Trong khi đó Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập một cách chính danh trên toàn lãnh thổ Việt Nam vào năm 1945 sau cuộc Cách mạng tháng Tám của muôn triệu con dân đất Việt trước khi bất kỳ một lực lượng quân Đồng minh nào vào giải giáp quân Nhật. Ngay trong năm 1946, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành tổng tuyển cử bầu Quốc hội theo chế độ phổ thông đầu phiếu trên toàn quốc với sự tham gia của đông đảo đồng bào và đã có bản Hiến pháp đầu tiên được thông qua – hai sự kiện này đặt cơ sở pháp lý vững chắc cho nhà nước dân chủ mới khai sinh. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành những sắc lệnh, những văn bản pháp lý đầu tiên khẳng định nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ từ Bắc chí Nam.

Không những vậy, sau năm 1954 nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, dù đang trên thế thắng về mặt quân sự (với trận Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu) vẫn chấp nhận một cuộc tổng tuyển cử sòng phẳng trên tinh thần hòa hợp để thống nhất đất nước đang tạm thời bị chia cắt. Tuy nhiên cả phía Mỹ và cái gọi là Việt Nam Cộng hòa đều kiên quyết từ chối thiện chí đó!”

(VOV, ngày 23/04/2015)

Lu loa như thế chỉ đúng nửa sự thật. Bởi vì từ sau Chính phủ Liên Hiệp Kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hay liên hiệp Quốc-Cộng 1946, và Quốc hội có dân bầu đầu tiên 1946, dù nhiệm kỳ cho đến 1960 mới chấm dứt, nhưng lực lượng phá hoại của đảng CSVN do hai ông Võ Nguyên Giáp và Trần Quốc Hòan chỉ huy đã tìm mọi cách để đánh phá hai đảng Việt Nam Quốc Dân Đảng và Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội để chiếm độc quyền cai trị.

Bằng chứng đã được ghi trong Bách khoa Tòan thư mở:”Hồ Chí Minh giao cho Võ Nguyên Giáp và Trần Quốc Hoàn, sau này trở thành Bộ trưởng Công an, nhiệm vụ vô hiệu hóa các cuộc biểu tình do Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội tổ chức nhằm chấm dứt hoạt động tuyên truyền của các đảng này trong dân chúng. Võ Nguyên Giáp kể lại: "Chúng tôi phải trừng trị bọn phá hoại... Nhưng bằng mọi giá phải tránh khiêu khích và đảm bảo không xảy ra xung đột lớn". Võ Nguyên Giáp dùng lực lượng tự vệ và các hội viên Hội Cứu Quốc phá các cuộc biểu tình này.”

Như vậy, dù có “chính danh” trên giấy tờ nhưng chính phủ liên hiệp ban đầu đã thay hình đổi dạng bằng một Chính phủ và Quốc hội đảng cử dân bầu của riêng đảng CSVN. Từ đó cho đến ngày được gọi là “thống nhất đất nước chính thức”, sau cuộc tổng tuyển cử ngày 25 tháng 4 năm 1976 và sau 20 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn do đảng CSVN chủ động xâm lược VNCH từ 1955 đến tháng 4/1975, cái “chính danh” của Quốc hội đảng cử dân bầu và nhà nước do đảng độc quyền lãnh đạo chưa bao giờ là “của dân, do dân và vì dân” như nhà nước tuyên truyền.

LỜI NGUYỄN CƠ THẠCH

Nhưng tại sao Chính phủ VNDCCH ở miền Bắc đã không dám phản đối Trung Cộng khi Bắc Kinh xua quân đánh chiềm Quần dảo Hòang Sa tháng 1/1974 ?

Ông Dương Danh Dy, một chuyện gia về Trung Hoa của Việt Nam đã trích lời Thứ trưởng Ngọai giao Nguyễn Cơ Thạch vào thời điểm xẩy ra vụ Hoàng Sa để trả lời cho thắc mắc này.

Báo Tuần Việt Nam của Bộ Thông tin và Truyền thông CSVN, trong số ra ngày 6/1/2014 viết: “Nhân kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng Hòa, 19.1.1974, có một băn khoăn của nhiều người là tại sao lúc đó Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại không lên tiếng.

Có phải chăng như sử gia Nguyễn Đình Đầu đã nghĩ rằng tình đồng chí giữa những người Cộng sản lúc đó còn lớn hơn lãnh thổ?

Tuanvietnam có cuộc phỏng vấn với nhà nghiên cứu Trung Quốc lão thành Dương Danh Dy - người có may mắn biết được nội tình câu chuyện.

Phóng viên: Có một câu hỏi mà nhiều người thắc mắc là, hồi Trung Quốc đánh Hoàng Sa đầu năm 1974, tại sao Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại không lên tiếng phản đối?

Và, đối với một số người, thậm chí còn đặt vấn đề nặng hơn là Việt Nam lúc đó đã nể, sợ Trung Quốc. Thậm chí không ít người còn chỉ trích Ban Lãnh đạo Việt Nam lúc đó còn đặt tình đồng chí cao hơn lãnh thổ quốc gia?

Dương Danh Dy: “Tôi xin nói rằng đó chính là câu hỏi mà tôi cũng thắc mắc cách đây 40 năm, khi còn là một tổ trưởng theo dõi quan hệ Việt - Trung. Tất nhiên, tôi phàn nàn với mấy anh bạn đồng nghiệp thôi. Nhưng không hiểu sao, ông Nguyễn Cơ Thạch, lúc đó là Thứ trưởng Ngoại giao, nghe được, và cho gọi tôi lên gặp ông.

Ông Thạch, vốn rất quý tôi vì biết rõ tính ngay thẳng của tôi, đã nói luôn:

"Dy ơi, sao cậu dại thế! Đất nước đã thống nhất chưa? Thống nhất đất nước so với việc Trung Quốc chiếm nửa Hoàng Sa thì cái nào lớn hơn?

Cậu có biết rằng viện trợ của Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu dành cho chúng ta chủ yếu đi qua đường nào? Rồi cậu chắc biết hơn những người khác rằng Trung Quốc viện trợ cho chúng ta như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ...

Thế mà bây giờ, vì cái chuyện Hoàng Sa, mà đằng nào họ cũng chiếm của Việt Nam rồi, chúng ta lên tiếng, đã không làm được gì còn ảnh hưởng tới sự nghiệp lớn hơn."

Lúc đó, ông Thạch chỉ nói cho tôi đến thế thôi, và tôi cũng thông.”

Ông Dy “thông” nhưng lịch sử thì không vì vào năm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gửi Công hàm cho Thủ tướng Trung Hoa Chu n Lai nhìn nhận chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc trên Hoàng Sa và Trường Sa.

Trong một dịp khác, lời nói của ông Dương Danh Dy còn được phổ biến trên Internet nhận định rằng:”Việc không nói để không ảnh hưởng tới sự nghiệp thống nhất đất nước thì rõ rồi. Nhưng việc không nói còn làm cho Ban Lãnh đạo Trung Quốc chủ quan, nghĩ rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa coi nhẹ vấn đề biển đảo mà không tìm cách đánh chiếm luôn quần đảo Trường Sa nữa.".

Rất tiếc dự đoán về ý đồ của Trung Cộng ở Trường Sa của chuyên gia Dương Danh Dy không hòan toàn đúng. Thay vì “đánh chiếm hết”, Trung Cộng đã làm chủ 7 đảo quân sự được tân tạo từ các bãi đá có vị trí chiến lược ở Trường Sa để đe dọa trực tiếp Việt Nam.

Đó là : đá Châu Viên, đá Chữ Thập, cụm đá Ga Ven, đá Gạc Ma, đá Tư Nghĩa, đá Vành Khăn và đá Xu Bi.

Không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Cộng sẽ chỉ dừng chân ở 7 vị trí này.

Như vậy, qua lời ông Nguyễn Cơ Thạch, ai cũng thấy rõ việc bảo vệ sự tòan vẹn chủ quyền lãnh thổ đối với đảng và chính phủ miền Bắc khi Hòang Sa bị Trung Cộng đánh chiếm năm 1974 không quan trọng bẳng việc phải đánh phá để chiếm Việt Nam Cộng hòa !

Bây giờ, có sáng mắt ra cũng đã qúa muộn vì dù sách sử mới có nhìn nhận VNCH thì Hòang Sa và một phần Trường Sa cũng đã nằm trong tay Trung Cộng.

Cho nên nếu Tiến Sỹ sử học Nguyễn Nhã (thời VNCH ở lại) cho rằng”Việc thừa nhận này (VNCH) có lợi trước nhất cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam ” (Tuổi Trẻ online, ngày 20/08/017) thì cũng chi là mong ước mà thôi.

Bởi vì khi Phi Luật Tân mời Việt Nam tham gia vụ kiện Trung Cộng ra tòa án Quốc tế năm 2013 để bác bỏ chủ quyền tự nhận của Bắc Kinh trong hình Lưỡi Bò (hay đường 9 đọan), chiếm ¾ diện tích trên 3 triệu cây số vuông biển đảo ở Trường Sa thì Việt Nam không dám làm.

Tiến sỹ Nguyễn Nhã cũng nói với báo Tuổi Trẻ rằng:”Từ năm 1954 - 1975 chỉ có chính quyền ở miền Nam Việt Nam mới có quyền quản lý Hoàng Sa và Trường Sa vì hai quần đảo này ở vị trí dưới vĩ tuyến 17, cũng đã từng được rất nhiều nước thừa nhận, nên chính quyền Việt Nam cộng hòa phải được chính thức thừa nhận mới bảo đảm tính pháp lý quốc tế liên tục.”

Nhưng tại sao phải mất tới 43 năm, kể từ khi Trung Cộng dùng võ lực đánh chiếm quấn đảo Hòang Sa của Việt Nam ngày 19/1/1974, từ tay Hải quân VNCH, sách sử của nhà nước CSVN mới biềt nhìn nhận có một Chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam để có lợi về mặt chủ quyền biển đảo ở Biển Đông nói chung và Hòang Sa nói riêng ?

TS Nguyễn Nhã còn lạc quan, theo tường thuật của Tuổi Trẻ:”Trong cái nhìn triển vọng về việc thừa nhận chính thể Việt Nam cộng hòa, ông Nhã cũng lưu ý rằng “Hiện nay có hơn 4 triệu Việt kiều trong đó các thành phần trong chính quyền Việt Nam cộng hòa cũng rất quan trọng. Công nhận Việt Nam cộng hòa sẽ tạo sự đoàn kết, hòa hợp hòa giải dân tộc, như ý nguyện lúc sinh thời của Thủ tướng Võ Văn Kiệt”.

Không chỉ thế, theo ông Nhã, “... Thừa nhận Việt Nam cộng hòa, Việt Nam chúng ta hiện nay có thể chính thức thừa hưởng gia tài rất quý báu về văn hóa giáo dục, kinh tế với cơ chế mà gần như cả thế giới hiện nay đang thực hiện. Đặc biệt như tôi đã phát biểu trong Đại hội kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Khoa học lịch sử Việt Nam rằng giới sử học ở miền Nam trước đây không bị ảnh hưởng về chính trị, hay quan điểm. Bất cứ nước nào tôn trọng giới học thuật, khoa học, nghiên cứu, nước ấy sẽ phát triển và ngược lại rất khó phát triển”.

Qủa là nhiêu khê đấy. Nếu chỉ cần tập sách sử biết nhìn nhận có một Chính quyền VNCH ở miền Nam từng kiểm soát chủ quyền ở Hòang Sa và Trường Sa mà đảng CSVN lấy lại được chính nghĩa để vận động tòan dân hy sinh bảo vệ lãnh thổ thì rẻ qúa.

Nhưng cái gía mà nhà nước CSVN phải trả cho hòa hợp, hòa giải dân tộc với người Việt Nam Cộng hòa trong và ngoài nước còn cao gấp vạn lần hơn.

Còn cao hơn, nếu cụm từ “ngụy quân ngụy quyền” chỉ có gía trị trên trang sách mà trong đầu thì không.

Chỉ lỡ một chuyến tầu thôi mà khổ thế đấy. -/-

Phạm Trần

(07/017)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Một năm sau Niềm Vui Yêu Thương (tiếp theo)
Vũ Văn An
19:33 23/08/2017
Âm thầm hay công khai

Đúng là chúng ta không biết hết mọi sự. Nhưng việc Đức Phanxicô từ khước minh xác các điều bị nghi ngại trong tông huấn của ngài vẫn tiếp tục gây thắc mắc ngỡ ngàng.

Đức Ông Nicola Bux, một giáo sư thần học và là một cố vấn phụng vụ của Tòa Thánh gần đây cho rằng các nghi ngại của bốn vị Hồng Y là dấu chỉ sự thừa nhận thừa tác vụ của Phêrô vì nó yêu cầu được Đức Giáo Hoàng minh xác, củng cố niềm tin. Thành thử nó chính đáng theo giáo luật.

Hơn nữa, nó được sự hưởng ứng của giáo dân và giáo sĩ khắp nơi, không phải chỉ của Âu Châu mà của quốc tế, những người theo giáo luật (điều 212, tiết 3) có quyền và bổn phận phát biểu ý kiến với các mục tử.

Thành thử không nên lấy làm chướng tai gai mắt bởi các nghi ngại này. Theo Đức Ông Bux, Đức Giáo Hoàng có thể triệu 4 vị Hồng Y (nay chỉ còn 3) chung quanh một chiếc bàn và nói với họ một cách huynh đệ, chứ không xúc cảm, với lý chứng đức tin và lý lẽ. Các phản ứng thù nghịch, đến độ qủy quái hóa họ và đe dọa họ, chỉ cho thấy mình đầy xúc cảm, lên mặt dạy đời và tức giận.

Đức Ông Bux tự hỏi: há họ không mong muốn “một Giáo Hội đối thoại” đó hay sao? những người nhờ có dịp may trở thành “những kẻ bảo giáo hoàng” (papists) trong khi ở quá khứ họ không từ bất cứ lời chỉ trích nào đối với các vị tiền nhiệm…

Đối với việc đáng lẽ nên âm thầm nêu nghi ngại mới đúng, Đức Ông Bux cho hay đúng là trong Tin Mừng, Chúa Giêsu có nói tới tiến trình sau khi coram duobus vel tribus testibus (trước sự hiện diện của 2 hay 3 người chứng) mà không thành thì mới nên dic ecclesiae (nói cho cả cộng đồng Giáo Hội) (xem Mt 18: 15-17). Nhưng với một tai tiếng và lạc giáo công khai, thì việc sửa sai không thể là gì khác hơn là công cộng. Đó là điều hai thánh Phêrô và Phaolô đã tiến hành ở Công Đồng Giêrusalem (xem Gl 2:11). Mà nghi ngại đã công khai thì trả lời cũng phải công khai.

Đẩy đến cực đoan, Đức Ông Bux cho rằng cuộc khủng hoảng không được giải quyết công khai này sẽ dẫn tới ly giáo trên thực tế: một thứ tư duy không Công Giáo sẽ lọt vào Giáo Hội, một tư duy coi Thánh Lễ chỉ là 1 bữa tiệc chứ chủ yếu không phải là 1 lễ hy sinh, hôn nhân như một hành vi nhân bản chứ không còn là một bí tích bất khả tiêu, nói tới tội lỗi và ơn thánh là điều lỗi thời, một tư duy rao giảng nền luân lý thương xót không cần hồi tâm và thống hối… “Há đây không phải là cách thanh toán Giáo Hội hay sao?”

Nhưng không riêng Đức Phanxicô giữ im lặng, mà Đức Bênêđíctô XVI cũng đang giữ hết sức im lặng. Ký giả Steve Skojec, ngày 13 tháng Tư năm 2017 cho hay: Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng hưu trí và đứng đầu phủ Giáo Hoàng của Đức Phanxicô, nói rằng Đức Giáo Hoàng Hưu Trí “đọc Niềm Vui Yêu Thương cách thấu đáo, ghi nhận các tranh cãi chung quanh văn kiện và cách nó được mang ra thi hành, nhưng không hề bình luận gì về nó”.

Thực ra, sự im lặng của Đức Phanxicô, theo linh mục de Sousa, trong bài “Tranh luận ‘Niềm Vui Yêu Thương’: một cái nhìn về phía trước” (Debating ‘Amoris Laetitia’: A Look Ahead) còn có một phương diện khác đáng lưu ý như sau:

Ai cũng biết Niềm Vui Yêu Thương trích dẫn rất nhiều văn kiện của huấn quyền, nhưng lại phớt lờ, nghĩa là hoàn toàn im lặng đối với thông điệp rất quan trọng của Thánh Gioan Phaolô II là Thông Điệp Veritatis Splendor. Niềm Vui Yêu Thương coi Veritatis Splendor như chưa hề hiện hữu!

Khốn nỗi, 4 trong 5 điều nghi ngại của 4 vị Hồng Y là về Veritatis Splendor! Thành thử, đã im lặng, không nhắc gì tới Veritatis SplendorNiềm Vui Yêu Thương, thì lẽ dĩ nhiên cũng phải im lặng không trả lời trực tiếp các nghi ngại.

Không phải Đức Phanxicô mà thôi, hai Thánh Bộ đáng lý ra phải lên tiếng để giải thích Niềm Vui Yêu Thương, nhưng đã không làm thế, đó là Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin và Thánh Bộ Phụng Thờ Thiên Chúa và Kỷ Luật Bí Tích.

Và ngoại trừ một số giám mục ở Malta, Á Căn Đình, Đức Quốc và Hoa Kỳ giải thích Niềm Vui Yêu Thương nghiêng về phía cho phép những người Công Giáo ly dị và tái hôn rước lễ, phần đông các giám mục thế giới cũng im lặng, như thể chương 8 của Niềm Vui Yêu Thương không hề hiện hữu.

Trong khi ấy, những cộng sự viên thân tín của Đức Phanxicô không ngại lớn tiếng chỉ trích những người muốn được soi sáng. Linh mục Dòng Tên Antonio Spadaro dùng twitter (sao giống Trump vậy, dù Sparado chẳng mấy thích Trump!) hót rằng những người nêu nghi ngại là “nhằm gây khó khăn và chia rẽ”, chứ không hẳn “tìm các câu trả lời với lòng thành thực”.

Austen Ivereigh, người viết tiểu sử Đức Phanxicô, đi xa hơn, gọi những người nêu câu hỏi không biết Niềm Vui Yêu Thương có mâu thuẫn với Veritatis Splendor không là “những kẻ bất đồng… dám nghi vấn tính hợp pháp của triều giáo hoàng”.

Nhưng họ đâu có nêu được luận điểm thuyết phục nào để cho rằng Niềm Vui Yêu Thương không đi ngược lại Veritatis Splendor mà chỉ biết nại tới thẩm quyền, chứng tỏ một chiến thuật chính trị cận thị.

Thực ra, các nghi ngại của 4 vị Hồng Y không thể bị coi là “thiếu thành thực”. Ngày 14 tháng Giêng năm 2017, nói với tờ báo Ý Il Foglio, Đức Hồng Y Caffarra, một trong 4 vị Hồng Y này cho biết: “chúng được suy nghĩ rất lâu, cả hàng tháng trời… Riêng tôi, chúng còn là đề tài cho lời cầu nguyện dài của tôi trước Bí Tích Cực Thánh”.

Về lý do ra công khai, Đức Hồng Y Caffarra cho hay: vì lòng kính trọng Đức Giáo Hoàng, các vị đã âm thầm đệ trình các nghi ngại lên Đức Phanxicô; các ngài chỉ phổ biến chúng công khai “khi chúng tôi biết chắc Đức Thánh Cha sẽ không trả lời. Chúng tôi giải thích sự im lặng này như việc cho phép tiếp tục cuộc thảo luận thần học. Và, hơn nữa, vấn đề này liên hệ cách sâu xa tới cả huấn quyền của các giám mục lẫn đời sống của tín hữu”.

Nhân dịp này Đức Hồng Y Caffarra quả quyết rằng sự chia rẽ trong Giáo Hội “là nguyên nhân của lá thư, chứ không phải hiệu quả của nó”.

Muốn nắm vững điểm vừa kể, nên đọc bài “Cha Murray nói về 1 năm sau ‘Niềm Vui Yêu Thương’: tình thế của vấn đề” của Linh Mục John Zuhlsdorf. Bài này mô tả tình hình như sau: “Ta có sự im lặng của Đức Giáo Hoàng đối với các nghi ngại; Đức Giáo Hoàng chấp thuận bản nháp lời tuyên bố của một nhóm giám mục Á Căn Đình thuộc vùng Rio de la Plata nhằm cho phép các người Công Giáo ly dị và tái hôn dân sự được rước lễ; lời quả quyết của Đức Hồng Y Müller rằng những người đang sống trong trạng thái ngoại tình không thể rước lễ; tờ báo riêng của Đức Giáo Hoàng, tức L’Osservatore Romano, cho đăng tuyên bố của các giám mục Malta nói rằng các cặp đang sống trong cuộc hôn nhân bất thành sự thứ hai có thể rước lễ nếu lương tâm họ bình an với quyết định đó; lời tái khẳng định của các giám mục Ba Lan rằng giáo huấn và kỷ luật công bố trong Familiaris Consortio của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II không thay đổi, và chỉ những cặp hôn nhân dân sự nào chịu sống như anh trai em gái mới được rước lễ; Đức Tổng Giám Mục Philadelphia cũng đồng ý như thế; trong khi các giám mục Bỉ và Đức đồng ý với các giám mục Malta và Rio del La Plata, Á Căn Đình”.

Tóm lại, không phải chỉ là chia rẽ mà còn là một hỗn độn phi thần thánh (unholy mess): điều là tội ở Ba Lan đã trở thành tốt ở Đức, điều bị cấm ở Philadelphia đã thành được phép ở Malta.

Diễn trình sửa sai công khai

Chính vì thế, Đức Hồng Y Burke công khai tuyên bố sẽ “sửa sai” Đức Phanxicô. Ngày 16 tháng Tám vừa qua, trong một cuộc phỏng vấn mới của tờ The Wanderer, ngài cho rằng: vì Đức Giáo Hoàng Phanxicô quyết định không trả lời câu hỏi rằng liệu tông huấn Niềm Vui Yêu Thương của ngài có phù hợp với giáo huấn Công Giáo hay không, nên “một sự sửa sai” về cách giáo huấn của ngài đi trệch ra ngoài đức tin Công Giáo là “điều cần thiết”.

Cũng trong cuộc phỏng vấn trên, ngài cho biết diễn trình sửa sai rất đơn giản: “một đàng, ta sẽ trình bầy rõ giáo huấn của Giáo Hội; đàng khác, ta sẽ xác định điều Đức Giáo Hoàng thực sự dạy. Nếu có sự mâu thuẫn, Đức Giáo Hoàng sẽ được mời gọi làm cho giáo huấn riêng của ngài phù hợp trong sự vâng lời Chúa Kitô và Huấn Quyền Giáo Hội”.

Người ta tin rằng khi sửa sai như trên, các vị Hồng Y “nghi ngại” sẽ trả lời 5 câu hỏi của các ngài như sau:

1. Theo các quả quyết của Niềm Vui Yêu Thương (các số 300-305), một cặp thường xuyên ngoại tình có được ban ơn xá tội và được rước lễ không? KHÔNG.

2. Với việc công bố Niềm Vui Yêu Thương, (xem số 304), người ta có còn phải coi là có giá trị giáo huấn của Thánh Gioan Phaolô II trong Veritatis Splendor rằng có “những qui phạm luân lý tuyệt đối ngăn cấm các hành vi xấu từ trong nội tại và có tính trói buộc, không hề có luật trừ?” .

3. Sau Niềm Vui Yêu Thương (số 301), ta còn có thể quả quyết rằng việc thường xuyên ngoại tình là “một hoàn cảnh khách quan của tội nặng thường xuyên không?”. .

4. Sau các quả quyết của Niềm Vui Yêu Thương (số 302), các giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II trong Veritatis Splendor có còn giá trị không khi dạy rằng “các hoàn cảnh hay ý hướng không bao giờ có thể biến đổi một hành vi xấu từ trong nội tại, nhờ đối tượng của nó, thành một hành vi tốt hay có thể bảo vệ như một chọn lựa ‘về phương diện chủ quan’?”. .

5. Sau Niềm Vui Yêu Thương (số 303), người ta có còn cần coi là có giá trị giáo huấn của Thánh Gioan Phaolô II trong thông điệp Veritatis Splendor khi nó “loại bỏ lối giải thích có tính sáng tạo về vai trò của lương tâm và nhấn mạnh rằng lương tâm không bao giờ được phép hợp pháp hóa các trường hợp trừ thành những qui phạm luân lý tuyệt đối ngăn cấm các hành vi xấu từ trong nội tại căn cứ vào đối tượng của chúng?”. .

Nhân dịp này, Đức Hồng Y Burke bác bỏ ý niệm ly giáo. Ngài bảo “Người ta nói tới một ly giáo trên thực tế. Tôi tuyệt đối chống lại bất cứ loại ly giáo chính thức nào, ly giáo không bao giờ đúng cả”.

“Tuy nhiên, người ta có thể sống trong một trạng thái ly giáo nếu giáo huấn của Chúa Kitô bị bác bỏ. Chữ thích đáng hơn có thể là chữ được Đức Mẹ dùng trong Sứ Điệp Fatima: bỏ đạo (apostasy). Có thể có việc bỏ đạo trong Giáo Hội và việc này, thực sự, là điều đang diễn ra. Về việc bỏ đạo, Đức Mẹ cũng nói tới sự thất bại của các mục tử trong việc đem Giáo Hội tới sự hợp nhất”.

Thay đổi giáo luật để sửa sai các sai lầm của Đức Giáo Hoàng

Cùng lúc với lời phát biểu trên đây của Đức Hồng Y Burke, một nhà thần học nổi tiếng đã đưa ra đề nghị cải tổ bộ giáo luật để có thể xác định các sai lầm tín lý của một vị giáo hoàng.

Đó là linh mục Aidan Nichols, Dòng Đa Minh, một tác giả viết rất nhiều và hiện giảng dạy tại Oxford và Cambridge cũng như Angelicum ở Rôma. Cha cho rằng tông huấn Niềm Vui Yêu Thương của Đức Phanxicô dẫn ta tới một tình thế “cực kỳ nghiêm trọng”.

Cha Nichols đề nghị: vì các tuyên bố của Đức Giáo Hoàng về các vấn đề hôn nhân và luật luân lý, Giáo Hội cần “một thủ tục để đem một vị giáo hoàng giảng dạy các sai lạc vào trật tự”.

Cha Nichols nói như trên tại một hội nghị thường niên ở Cuddesdon của một hội đại kết, tức Hội Giao Hảo Thánh Alban và Thánh Sergius, mà thính giả đa số không phải Công Giáo.

Ngài nói: diễn trình luật pháp sẽ “cản ngăn các vị giáo hoàng không có bất cứ xu hướng ương ngạnh tín lý hay xao lãng nào” và các ngài phải trả lời một số “lo lắng đại kết” của người Anh Giáo, Chính Thống và những người khác, những người vốn sợ vị giáo hoàng có toàn quyền áp đặt bất cứ giáo huấn nào.

Cha nói thêm: “Quả thực, rất có thể cuộc khủng hoảng hiện nay của huấn quyền Rôma được Chúa Quan Phòng dùng để kêu gọi người ta lưu ý tới các giới hạn của tối thượng quyền về phương diện này”.

Trước đây, Cha Nichols là một trong số 45 linh mục ký lá thư gửi Hồng Y đoàn yêu cầu có sự minh xác của Đức Giáo Hoàng để loại bỏ các lối giải thích lạc giáo và sai lầm đối với tông huấn của ngài.

Dịp này, cha bác bỏ nhận định cho rằng Đức Phanxicô xao lãng nhiệm vụ vì có tường trình cho hay Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin có đề nghị một số sửa sai đối với Niềm Vui Yêu Thương, nhưng bị làm ngơ.

Về mưu toan chính thức sửa sai của Đức Hồng Y Raymond Burke, Cha Nichols cho hay: cả Bộ Giáo Luật Tây Phương cũng như Bộ Giáo Luật Đông Phương đều không có thủ tục nào “để tìm hiểu trường hợp một vị giáo hoàng bị nghi ngờ dạy điều sai lầm về tín lý, càng không có dự liệu xử án nào”.

Cha Nichols cho rằng giáo luật vốn có truyền thống nói rằng “tòa thứ nhất không bị ai phán kết cả”. Nhưng ngài nói Công Đồng Vatican I đã giới hạn quyền vô ngộ của Đức Giáo Hoàng giúp “Giáo Hội Công Giáo Rôma không có chủ trương cho rằng vị giáo hoàng không có khả năng dẫn người ta ra sai lạc bằng giáo huấn sai lầm trong tư cách 1 tiến sĩ công cộng".

“Ngài có thể là chánh án thượng thẩm tối cao của Thế Giới Kitô Giáo… nhưng điều này không làm ngài được miễn khỏi việc phạm các sai lầm lớn về tín lý…” Chính vì vậy, giáo luật nên được phép đưa ra một thủ tục chính thức để tìm hiểu xem liệu một vị giáo hoàng có giảng dạy sai lầm hay không.

Cha Nichols cho rằng có nguy cơ ly giáo, nhưng khó xẩy ra và dù sao chưa tức khắc bằng nguy cơ lạc giáo luân lý. Quan điểm của Niềm Vui Yêu Thương, nếu không được sửa sai, “càng ngày càng được coi ít nhất như một ý kiến thần học có thể chấp nhận được. Và điều này gây nhiêu tai hại không dễ gì sửa chữa được”.

Nhà giáo luật học người Mỹ Edward Peters, tuy ca ngợi sự uyên bác của Cha Nichols, nhưng dè chừng trước đề nghị của ngài. Theo ông, dù Bộ Giáo Luật là công trình của con người, nhưng một số điều khoản của nó đặt nền trên thiên luật, nên khó có thể tu chính, đó là trường hợp điều 331 về thẩm quyền trọn vẹn và tối cao của Giám Mục Rôma và điều 1404 về việc Tòa Thánh được miễn nhiễm không bị phán kết. Các điều khoản này là tuân theo quyết định của Chúa muốn để Phêrô và các vị kế nhiệm ngài được tự do hành động theo nhận định của các ngài trong việc hướng dẫn Giáo Hội, nghĩa là các điều khoản này, vì hỗ trợ cho một quyền tự do được chính Thiên Chúa qui định, nên không thể bị hủy bỏ dù các vị giáo hoàng lạm dụng quyền tự do này.

Nhưng lẽ dĩ nhiên, theo Peters, quyền tự do của Phêrô có giới hạn vì nó được ban không phải để vị giáo hoàng có thể làm những việc như ăn cắp tài sản của Giáo Hội hay ve vãn các lý thuyết thần học nguy hại, mà đúng hơn để phục vụ nhu cầu của Giáo Hội và quyền của tín hữu được có sự chắc chắn và liên tục trong việc Đạo Công Giáo làm chứng cho các giáo huấn của Chúa Kitô.

Chứng cớ giáo luật cho thấy sự giới hạn trên có thể là điều 336 là điều thừa nhận giám mục đoàn cũng là chủ thể của thẩm quyền trọn vẹn và tối cao trong Giáo Hội. Đây là một điều mầu nhiệm, khó hiểu vì làm thế nào trong Giáo Hội lại có đến hai thẩm quyền trọn vẹn và tối cao. Tuy nhiên đây là một dữ kiện Giáo Hội học mà ta phải tính đến chứ không thể bị bỏ qua.

Ngoài ra, theo Peters còn một định chế khác không kém phần quan trọng là Thánh Truyền. Mà truyền thống, như chính Cha Nichols từng nói, vốn coi: Các vị Giáo Hoàng là Nhà Làm Luật của giáo luật, nên cơ may có một nhà làm luật nào đó viết ra một đạo luật chống lại ngài quả là điều hết sức mong manh. Nhưng truyền thống cũng đã có trường hợp Đức Honorius. Nhưng Đức Honorius chỉ bị một vị giáo hoàng sau đó kết án mà thôi. Thành thử, chính Cha Nichols cũng nghĩ là việc điều tra các sai lầm của một vị giáo hoàng chỉ nên diễn ra sau khi ngài đã qua đời!

 
Giải đáp phụng vụ: Linh mục đồng tế Rước lễ như thế nào?
Nguyễn Trọng Đa
21:37 23/08/2017
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Số 246 của Quy chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) nói rằng thầy phó tế có thể trao Chén thánh cho các vị đồng tế Rước lễ trong Thánh Lễ, nhưng số 242 lại nói rằng Đĩa thánh có thể được chuyển cho các vị đồng tế bởi một linh mục đồng tế khác. Thầy phó tế không được nhắc đến ở đây. Thưa cha, điều này có nghĩa là phó tế không thể chuyển trao Mình Thánh cho các vị đồng tế chăng? - J. C., Venice, Florida, Hoa Kỳ.


Đáp: Các câu của Quy chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma được đề cập là:

"242. Sau khi đọc xong lời nguyện trước rước lễ, chủ tế bái gối, lui ra một chút. Các vị đồng tế từng người một đến giữa bàn thờ, quì gối và kính cẩn cầm lấy Mình Thánh Chúa tại bàn thờ, và tay phải cầm Mình Thánh, có tay trái đở phía dưới mà lui về chỗ của mình. Tuy nhiên, các vị đồng tế có thể đứng tại chỗ và nhận lấy Mình Thánh từ đĩa do vị chủ tế hoặc một hay nhiều vị đồng tế cầm đi ngang qua trước mặt các ngài, hay, chuyền đĩa cho người kế tiếp cho đến người cuối cùng.

"246. Nếu rước Máu Thánh bằng cách uống trực tiếp chén thánh, có thể theo một trong hai cách sau đây:

“a. Chủ tế cầm lấy chén và đọc thầm: "Xin Máu Thánh Chúa Kitô gìn giữ con, cho con được sống muôn đời, Sanguis Christi custodiat me in vitam aeternam", rồi uống một chút, đoạn trao chén cho phó tế hay một vị đồng tế. Sau đó ngài cho giáo dân rước lễ (x. Các số 160-162).

“b. Các vị đồng tế, từng người một, hay từng hai người nếu có hai chén, tiến đến bàn thờ, quì gối, rước Máu Thánh, lau miệng chén và trở về chỗ.

“c. Chủ tế đứng tại giữa bàn thờ rước lấy Máu Thánh.

“d. Các vị đồng tế có thể rước Máu Thánh tại chỗ mình từ chén thánh do phó tế hay một vị đồng tế đưa tới, hoặc chuyền chén thánh cho nhau. Chén thánh luôn luôn được lau bởi vị vừa uống hay bởi người trao chén. Ai đã rước Máu Thánh, thì trở về ghế mình” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang)

Các bản văn thực sự đề cập đến hai khoảnh khắc khác nhau. Số 242 đề cập đến việc phân phối các Bánh Thánh cho tất cả các vị đồng tế trước khi đọc "Đây Chiên Thiên Chúa". Còn số 246 (§d) đề cập đến việc các phó tế đang chuyển trao (nhưng không cho rước) Máu Thánh khi có nhiều vị đồng tế.

Mục đích của các quy chế này là để cố gắng đoán trước các tình huống khác nhau có thể xảy ra, và đưa ra quy trình tốt nhất có thể. Số 242 nêu ra tình huống được ưa thích: mỗi vị đồng tế đến giữa bàn thờ, nhưng cũng đưa ra các giải pháp khác nếu giải pháp này là không khả thi.

Tuy nhiên, rõ ràng là, tại thời điểm này, sự phân phối Bánh Thánh bởi phó tế là không được dự tính.

Số 246 (§d) cũng trình bày nhiều cách thức mà các linh mục đồng tế rước Máu Thánh. Không có đề cập đến việc phó tế chuyển trao Bánh Thánh, bởi vì số 246 giả định rằng các linh mục đã rước Mình thánh Chúa Kitô rồi.

Chính trong các số 248-249 khả năng được xem xét để cho các linh mục rước cả hai hình tại bàn thờ, hoặc lần lượt rước từng hình, hoặc rước bằng cách chấm bánh vào rượu (intinction).

Sách lễ không thể dự đoán tất cả các tình huống, và có nhiều trường hợp như khi số lượng các vị đồng tế là quá đông, hoặc không gian hạn hẹp, nên không thể thực hiện được cho tất cả các linh mục đến gần bàn thờ.

Trong các trường hợp như thế, các linh mục vẫn có thể ở tại chỗ của mình, hoặc di chuyển đến các nơi được chỉ định trước, tại đó các thầy phó tế hay linh mục chuyển đĩa thánh và chén thánh cho họ. Việc rước lễ trong trường hợp này có thể là lần lượt rước hai hình hoặc thông thường hơn, là rước bằng cách chấm bánh vào rượu.

Trong các trường hợp này, các phó tế hay các linh mục chuyển đĩa thánh và chén thánh cho các linh mục, và làm trong thinh lặng, chứ không nói “Mình Thánh Chúa Kitô". Điều này là bởi vì họ đang hỗ trợ phân phối hai hình cho các vị đồng tế Rước lễ, chứ không phải cho các vị đồng tế Rước lễ, như làm với giáo dân.

Giải pháp này, không tìm thấy trong Sách lễ, đã được thực hành cho các buổi đồng tế rất đông linh mục tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô và các tình huống tương tự khác.

Chẳng hạn, trong lễ Truyền Dầu ở Rôma, vốn tập họp khoảng một ngàn linh mục, nhiều phó tế, mặc lễ phục phó tế, chuyển đĩa thánh và chén thánh cho các linh mục, vì các vị này ở yên tại chỗ của họ.

Sau khi tôi trả lời như trên về cách thức các vị đồng tế Rước lễ, một linh mục từ bang Georgia, Hoa Kỳ, đã gửi nhận xét này:

"Tôi có một vấn đề thực sự với ý tưởng của việc “chấm bánh vào rượu”. Tại bữa Tiệc Ly, 'Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: “Tất cả anh em hãy uống chén này” (Mt 26:27). Trong Tin mừng theo thánh Luca và Maccô, bằng chứng rõ ràng là cầm chén và chia sẻ và uống rượu ... chứ không phải là chấm bánh vào rượu. Trong Kinh nguyện Thánh Thể, chúng ta đọc: “'Tất cả các con hãy nhận lấy mà uống”… Các từ ngữ then chốt là 'cầm' và 'uống'. Đây là các lệnh bằng lời nói".

Đáp: Việc uống Máu Thánh từ chén thánh là được ưa thích hơn bất cứ khi nào có thể. Nhưng tôi không nghĩ rằng chúng ta nên áp dụng văn bản Kinh thánh như nhắc đến các chi tiết chính xác của nghi thức, vốn được phát triển qua nhiều thế kỷ.

Nếu không, chúng ta sẽ đi đến việc đặt câu hỏi về tính hợp pháp của các tập tục đã có từ nhiều thế kỷ, chẳng hạn tập tục của phương Tây về việc Rước Lễ chỉ một hình, hoặc tập tục của một số Giáo Hội Phương Đông về việc Rước lễ cả hai hình cùng lúc, bằng cách dùng thìa.

Thay vào đó, chúng ta nên tin tưởng vào sự giải thích của Giáo Hội, vốn cho phép việc chấm Bánh vào Rượu, như là một giải pháp thực tế cho việc số rất đông vị đồng tế Rước lễ, hay khi không gian hạn hẹp, hoặc do số lượng chén thánh là ít.

Cuối cùng, một phó tế phương Đông đã gửi cho tôi một nhận xét thú vị, về vai trò của phó tế trong việc chuyển trao Chén Thánh và Bánh Thánh cho các linh mục trong lễ đồng tế:

"Các số 242 và 246 của Quy chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma nên được đọc trong bối cảnh các qui định và thực hành lâu đời của Giáo Hội, chẳng hạn các Điều Khoản của Công đồng Nixêa (năm 325), cũng được phê chuẩn ở Công đồng Trentô:

"Điều khoản XVIII: Đại Công Đồng Thánh đi đến biết rằng, ở một số quận và thành phố, các phó tế cho các linh mục Rước lễ, trong khi giáo luật và bất cứ tập tục nào đều không cho phép rằng họ không có quyền cho Rước lễ các vị có quyền cho Rước lễ. Và Công đồng cũng biết rằng một số phó tế hiện nay chạm đến Mình Máu Thánh, ngay cả trước khi Giám mục chạm đến. Hãy từ bỏ ngay các tập tục như thế, và các phó tế hãy ở lại trong giới hạn của mình, nên nhớ rằng họ là các thừa tác viên của Giám mục và ở bậc thấp hơn các linh mục. Họ hãy nhận lãnh Mình Thánh theo thứ bậc của họ, sau các linh mục, và hãy để cho Giám mục hoặc linh mục cho người khác Rước lễ; và họ cũng không ngồi giữa các linh mục, vì điều này là trái với giáo luật và thứ bậc. Và nếu, sau sắc lệnh này, bất cứ ai từ chối vâng phục, người ấy sẽ bị truất khỏi chức phó tế".

Mặc dù không phải tất cả các chi tiết được đề cập trong Điều khoản 18 đều được áp dụng cho nghi lễ Rôma hiện nay, các nguyên tắc cơ bản vẫn giữ nguyên cho ngày nay. (Zenit.org 20-2 và 6-3-2007)

Nguyễn Trọng Đa
 
Tin Đáng Chú Ý
Một phụ nữ Việt Nam là Tổng Giám Đốc điều hành đóng tàu sân bay hiện đại nhất thế giới
VOA
08:24 23/08/2017
Ngày 24/8, tại hãng đóng tàu Newport News Shipbuilding đặt ở bang Virginia, Mỹ, diễn ra lễ khởi công đóng tàu sân bay USS Enterprise, còn gọi là CVN-80. Trước đó, hôm 21/7, Tổng thống Trump đã thực hiện nghi lễ chính thức đưa vào sử dụng tàu sân bay USS Gerald R. Ford. Đồng thời, đến cuối tháng 8, quá trình đóng tàu sân bay USS Kennedy đã đạt hơn 30%.

Cả ba con tàu kể trên đều là hàng không mẫu hạm lớp Ford, lớp tàu hiện đại nhất của Mỹ và trên thế giới hiện nay.

Đáng chú ý, vị tổng giám đốc điều hành chương trình đóng tàu sân bay mới của Mỹ là một phụ nữ gốc Việt, bà Giao Phan. An Tôn của Ban Việt ngữ VOA phỏng vấn bà về chương trình này và vai trò của bà. Xin mời quý vị theo dõi.

VOA: Xin bà cho biết hàng không mẫu hạm USS Gerald Ford có những đặc điểm gì nhờ đó tàu này tiên tiến hơn và mạnh hơn so với các lớp hàng không mẫu hạm trước đây?

Bà Giao Phan: Có thể nói tàu Gerald Ford, còn gọi là CVN-78, là hàng không mẫu hạm tối tân nhất trên thế giới hiện nay.

Tôi chỉ đề cập đến 5 thứ quan trọng nhất làm cho chiếc Ford này nổi bật mà chưa một quốc gia nào khác trên thế giới có thể làm được.

Thứ nhất, ngoại trừ Hoa Kỳ, chưa có một quốc gia nào trên thế giới có loại hàng không mẫu hạm có hệ thống giúp máy bay cất cánh bằng điện từ - electro-magnetic aircraft launch system, gọi tắt là EMALS; và một hệ thống hãm đà tối tân khi máy bay đáp lại - advanced arresting gears, gọi tắt là AAG.

Cả hai hệ thống này thay cho hệ thống cũ chạy bằng hơi nước, nên giúp cho việc cất cánh cũng như hạ cánh được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Thứ hai là tàu được xây dựng theo thiết kế mới nhất chưa từng có trong vòng 40 năm qua. Chiếc Ford là hàng không mẫu hạm đầu tiên có hệ thống phát năng lượng tối cao nhất, tối tân nhất, có khả năng sản xuất một nguồn lực điện gấp 3 lần so với loại Nimitz.

Vì lý do này, các chuyên viên xây dựng chiến hạm mới có thể loại bỏ được hệ thống phát điện bằng hơi nước thường được sử dụng trong quá khứ và có chi phí bảo trì cao.

Thứ ba, để giúp tàu Ford có thể hoàn thành nhiều phi vụ trong một ngày hơn loại hàng không mẫu hạm Nimitz, hay nói cách khác là có khả năng chiến đấu vũ bão hơn các chiến hạm khác, chúng tôi có một số sáng kiến về phi đạo.

Thí dụ như thay đổi kích thước và vị trí của những khu vực trên phi đạo bằng cách cắt bớt số thang máy di chuyển máy bay, từ 4 xuống 3. Hoặc là có thang máy chuyển vận khí giới để có thể di chuyển vũ khí từ nhà kho đến khu máy bay đậu và phi đạo. Điều đó, cách di chuyển cũng làm cho nhanh hơn.

Một điều nữa chúng tôi học ở phương pháp áp dụng trong những cuộc đua xe drift car, thì tập trung mọi hoạt động tiếp vận và hỗ trợ máy bay ở ngoài phi đạo để làm sao cho máy bay được di chuyển nhanh hơn.

Thứ tư là intergrated warfare system - hệ thống tác chiến hợp nhất - bao gồm những kỹ thuật tối tân nhất. Có radar 3 chiều, 3-dimension, rồi hệ thống thông tin, rồi kiểm soát và chỉ huy để có thể nâng cao khả năng chiến đấu được hữu hiệu hơn.

Cuối cùng, một cái rất quan trọng nữa là chúng tôi không quên chăm sóc cho hàng ngàn thủy thủ làm việc ngày đêm trên chiến hạm. Nên hệ thống máy lạnh cũng tối tân được trang bị trên chiếc Ford để thủy thủ có thể có một nơi ăn ở cho thoải mái, có thể hít thở không khí trong lành mà không bị hại môi trường.

Với tất cả sự thay đổi mới mẻ này, chiến hạm Ford có thể hoạt động hữu hiệu hơn, với ít nhân lực hơn.

So với chiếc Nimitz, chúng tôi tiết kiệm được 600 người vì bảo trì và sửa chữa cũng giảm. Điều này giúp cho ngân quỹ quốc gia của Mỹ có thể tiết kiệm được khoảng 4 tỷ đôla trong vòng 50 năm là thời gian hoạt động của chiếc Ford.

Cơ quan Điều hành Chương trình Hàng không Mẫu hạm gồm:

Cơ quan lập kế hoạch, thiết kế và xây dựng những hàng không mẫu hạm mới (hiện là các tàu lớp Ford)

Cơ quan chuyên trách bảo trì, sửa chữa những hàng không mẫu hạm đang hoạt động

Cơ quan về lập kế hoạch, điều hành việc bảo trì và sửa chữa khi chiến hạm đạt 25 tuổi (Theo thiết kế, hàng không mẫu hạm hoạt động 50 năm. Nhưng đạt 25 năm hoạt động, tàu được đưa vào ụ khô để thay nhiên liệu nguyên tử, sửa chữa, hiện đại tất cả máy móc và hệ thống, để tàu hoạt động thêm 25 đến 50 năm nữa)

​VOA: Xin hỏi bà tổng nhân lực dự kiến trên tàu Ford là bao nhiêu nghìn người so với tàu lớp Nimitz?

Bà Giao Phan: Khoảng 4.600, tổng cộng là vừa thủy thủ lẫn air wing [đội ngũ nhân lực của các hoạt động bay].

Như chiếc Nimitz thì có khoảng 3.290 người [là thủy thủ], thì chiếc Ford chỉ có 2.600 thôi.

Rồi cái air wing, chiếc Nimitz có khoảng 2.270 người, thì chiếc Ford khoảng 1.758.

VOA: Hiện nay, không có nước nào trên thế giới có thể sánh ngang Hải quân Mỹ, và có thể trong 1 thập kỷ nữa cũng không có nước nào sánh bằng được, ngay cả khi nước Mỹ chỉ dùng các hàng không mẫu hạm lớp Nimitz. Vậy, tại sao nước Mỹ lại cần phải xây dựng lớp hàng không mẫu hạm mới?

Bà Giao Phan: Câu hỏi này hay lắm. Hàng không mẫu hạm là trọng tâm của việc tăng cường sức mạnh của Hải quân Hoa Kỳ trong thế kỷ tới.

Tàu Gerald Ford được xây dựng thật tối tân để đối phó những thử thách hiện nay, hay những thử thách mà chúng ta không biết trước.

Tôi cũng muốn nhắc lại Nimitz là loại được chế tạo trong thập niên 50 hay 60 [của thế kỷ trước]. Loại đó đã phục vụ tốt và có khả năng điều khiển máy bay kiểu xưa lẫn hiện nay.

Nhưng Hải quân Hoa Kỳ nhận thấy Nimitz sẽ không được cải tiến để đối phó với những thử thách đòi hỏi trong tương lai.

Có một thí dụ là mình đi mua một chiếc xe hơi cách đây 20 năm. Mình có săn sóc, bảo trì rất tốt, có hư gì thì mình sửa, nhưng mà cái xe của mình cũng là chiếc xe nghe cassette, rồi dùng loa để nghe âm thanh stereo thường thôi.

Bây giờ ai cũng muốn nghe CD, rồi dùng bluetooth để nói chuyện không cầm điện thoại xách tay, rồi muốn có máy navigation [chỉ đường trên bản đồ điện tử] thẳng trên xe mà không phải cầm bản đồ giấy như xưa.

Thì dù xe mà tốt cách mấy mình cũng phải đổi qua xe hoàn toàn mới để có những tiện nghi như vậy. Thì tàu lớp Ford cái concept [khái niệm] cũng giống như vậy.

Tổng Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ, ông John Richardson, đã tuyên bố rằng “Những lợi thế Hải quân Hoa Kỳ đang có hiện nay từ Thế chiến II sẽ nhanh chóng biến mất nếu chúng ta không quyết tâm tận dụng triệt để các tiến bộ tuyệt đỉnh về kỹ thuật. Chúng ta không thể chờ 10 năm hay 15 năm sau, mà phải bắt đầu áp dụng các sáng kiến ngay từ bây giờ. Chúng ta phải có chiến hạm có nhiều khả năng về tác chiến, cần phải có hệ thống thám thính tối tân hơn, đạn dược phải bắn xa hơn, có các vũ khí, năng lượng để Hải quân Hoa Kỳ tiếp tục giữ vị trí hàng đầu thế giới”.

Trách nhiệm của bà Giao Phan:

Bảo đảm khả năng nhân viên trong cơ quan được tận dụng triệt để, các nhu cầu của họ được đầy đủ; tuyển dụng, huấn luyện, giúp đỡ tất cả nhân viên.

Giúp Đề đốc Antonio lãnh đạo mọi hoạt động của tất cả các giám đốc điều hành chương trình; hỗ trợ mọi công việc, từ ngân sách do giám đốc tài chính chuyển giao, cho tới giao tiếp với Quốc hội và công chúng.

Điều khiển mọi chương trình hoạt động, giúp đỡ các giám đốc điều hành giải quyết những công việc phức tạp.

​VOA: Lớp hàng không mẫu hạm mới này sẽ có vai trò như thế nào trong việc thể hiện sức mạnh của Mỹ trên thế giới?

Bà Giao Phan: Hàng không mẫu hạm như một thành phố riêng ở ngoài biển cả. Mỗi hàng không mẫu hạm ra đi mang theo không chỉ những phản lực cơ, trực thăng, mà còn mang theo cả các bộ phận phòng bị với nó. Tàu có thể hoạt động độc lập từ hải phận quốc tế.

Hàng không mẫu hạm có thể giúp các vị tư lệnh tối cao của Hoa Kỳ có một vũ khí tuyệt đỉnh. Họ có thể ra lệnh cho nhiều phi vụ. Máy bay sẽ được phóng ra liên tục, như Hoa Kỳ đã từng làm trong cuộc chiến Iraq, khi mà chiếc CVN-75 Carl Vinson thả bom xuống Iraq.

Lúc đó, Hoa Kỳ không có nhiều căn cứ không quân ở Trung Đông, nhưng nhờ có hàng không mẫu hạm, không quân Hoa Kỳ vẫn có thể tung ra những vụ tấn công đáng kể từ những hàng không mẫu hạm.

Để biểu dương sức mạnh không quân trên thế giới mà không cần phải xin phép một quốc gia nào khác cả, không cần xin phép để hạ cánh trên lãnh thổ, hay là sử dụng không phận của quốc gia đó. Nói tóm lại, đây là một cách để phô trương quyền lực của Hoa Kỳ.

Nhưng còn một điểm nữa mà tôi muốn nói là ngoài tác chiến, còn có một nhiệm vụ khác là hỗ trợ các việc cứu nạn nhân đạo.

Chúng ta thấy gần đây các hàng không mẫu hạm đã có mặt trong việc cứu dân Haiti lênh đênh trên biển, hay cứu giúp các vùng đất bị tai họa khác.

VOA: Là Tổng Giám đốc Điều hành chương trình về hàng không mẫu hạm của Hải quân Mỹ, xin bà cho biết trong công việc giám sát việc đóng con tàu rất vĩ đại này, có những thử thách gì lớn nhất mà bà đã trải qua? Và với thành tựu là con tàu này đã ra khơi, đã được bàn giao cho Hải quân Mỹ, bà thấy có điều gì bà hãnh diện nhất trong dự án này?

Bà Giao Phan:Tôi làm cho Program Executive Office-Aircraft Carrier, tạm dịch là Cơ quan Điều hành Chương trình Hàng không Mẫu hạm. Đây là một cơ quan ở trong Hải quân Hoa Kỳ.

Cơ quan của tôi đảm nhiệm tất cả các việc liên quan đến hàng không mẫu hạm, từ A tới Z. Từ lập kế hoạch, thiết kế, xây dựng, bảo trì, sửa chữa, tóm lại, từ đầu chí cuối.

Người lãnh đạo cơ quan của tôi là một vị tướng 2 sao của Hải quân là Đề đốc Brian Antonio. Tôi là vị phó của vị này, đứng vị trí thứ hai, là quan chức dân sự cao cấp nhất trong tổ chức, với chức vụ tạm dịch là Tổng Giám đốc Điều hành. Chúng tôi có ngân sách 40 tỷ đôla để điều hành.

Thử thách khó khăn nhất đối với tôi trên đoạn đường dài mấy năm qua là làm sao có thể xây được một chiến hạm tối tân nhất trên thế giới với những hệ thống công nghệ và máy móc mà vẫn giữ được trong ngân quỹ được ấn định, mà phải bàn giao cho quân đội Hoa Kỳ đúng kỳ hạn.

Hàng ngàn người làm việc với nhau trong một thời gian lâu, áp dụng các kỹ nghệ tối tân nhất để thành hình một chiếc tàu, chúng tôi phải đem ra khơi chạy thử coi máy móc chạy có đúng như mình thiết kế không. Chúng tôi rất là mừng là tàu thành công trên mọi khía cạnh.

Máy chạy tốt. Mới đây, máy bay được phóng ra và đáp lại trên tàu với dàn phóng điện từ EMALS và AAG, đem lại kết quả rất là mỹ mãn như được mong đợi.

Cho nên tôi rất hãnh diện với sự chăm chỉ, tận tụy, kiên nhẫn và bền bỉ của các nhân viên trong quân đội lẫn dân sự, từ kỹ sư cho đến người thợ xây tàu trong mấy năm qua.

Tất cả hi sinh rất nhiều về đời sống gia đình để có kết quả mỹ mãn như ngày hôm nay.

Còn riêng bản thân tôi, tôi cảm thấy rất hãnh diện và được vinh dự tham gia trong việc xây dựng hàng không mẫu hạm Gerald Ford.

Đây là một cơ hội cho tôi trả ơn Hoa Kỳ, nhất là Tổng thống Ford, vì tổng thống này đã tạo cơ hội cho gia đình chúng tôi được vào Mỹ hơn 40 năm trước đây, năm 1975 đó.

Hàng không mẫu hạm đại diện cho Hoa Kỳ, là nơi cung cấp niềm hy vọng và tạo cơ hội cho những người thiếu thốn, không có điều kiện.

Gia đình tôi qua Mỹ khi đó chỉ có vài trăm đôla trong túi. Cha mẹ tôi phải làm mọi công việc lao động để nuôi 9 người con để học hành thành tài.

Cơ duyên lại đưa đẩy cho tôi phục vụ quân đội Mỹ, lại được làm trong ngành chế tạo hàng không mẫu hạm.

Cách đây 40 năm, cha tôi và bác tôi được hàng không mẫu hạm Midway cứu qua đây.

Ngày nay cách trả ơn quý báu nhất là chiếc tàu Ford này tôi giúp để thành hình, sẽ tiếp tục tác chiến hay làm việc cứu trợ nhân đạo như ngày xưa giúp gia đình tôi. I’m very proud of that [Tôi rất tự hào về điều đó].

VOA: Xin cảm ơn bà đã dành thời gian trả lời đài chúng tôi!

Tiểu sử bà Giao Phan

8/2013 đến nay: Tổng Giám đốc Điều hành, Cơ quan Điều hành Chương trình Hàng không Mẫu hạm, Hải quân Hoa Kỳ

11/2007-7/2013: Phó Giám đốc, Các Chương trình Mua sắm Trang thiết bị, Tuần duyên Hoa Kỳ

2006-2007: Phó Giám đốc Điều hành, Chương trình Hàng không Mẫu hạm Đang Hoạt động

2004-2006: Trợ lý Giám đốc Điều hành về đóng hàng không mẫu hạm mới thuộc lớp Nimitz

Trước đó, bà là Giám đốc chuyên trách Hàng không Mẫu hạm và Tàu Đổ bộ, thuộc Văn phòng Trợ lý Bộ trưởng Hải quân (chuyên trách Nghiên cứu, Phát triển và Mua sắm Trang thiết bị)

Bà từng là Giám đốc về Hệ thống Điện tử cho Chương trình Tàu ngầm Tấn công Nhanh Seawolf

Bà Giao Phan bắt đầu sự nghiệp dân sự trong Hải quân Hoa Kỳ từ năm 1984 và được khen thưởng nhiều lần

Bà có bằng cử nhân xây dựng dân dụng của Viện Bách khoa Virginia năm 1981, bằng thạc sỹ quản lý của Viện Công nghệ Florida năm 1997
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Biển Xế Chiều/Late Afternoon
Linda Rush
18:25 23/08/2017
BIỂN XẾ CHIỀU /LATE AFTERNOON
Ảnh của Linda Rush
Chiều ta về nghe tình mây nước gọi
Biển mênh mông chầm chậm cuốn thủy triều
Trời xanh biếc mà lòng ta buồn quá!
Sóng dập dìu những điệp khúc tình yêu.
(KD)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 23/08/2017: Hàng giáo sĩ Hồi Giáo trong vụ khủng bố tại Barcelona
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:09 23/08/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha lên án “bạo lực vô nhân đạo” trong các cuộc tấn công khủng bố gần đây

Hôm Chúa Nhật 20 tháng 8, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ nỗi buồn của ngài trước một loạt các vụ tấn công khủng bố kinh hoàng trong những ngày gần đây và lên án “bạo lực vô nhân đạo” trong các vụ tấn công này. Những nhận xét của ngài đã được đưa ra sau bài huấn đức trong trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật cùng với những người hành hương tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô.

“Trong những ngày gần đây, chúng ta buồn phiền về những vụ tấn công khủng bố đã gây thương vong cho rất nhiều nạn nhân ở Burkina Faso, Tây Ban Nha và Phần Lan. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người quá cố, những người bị thương và gia đình họ và chúng ta hãy khẩn cầu Chúa, là Thiên Chúa của lòng thương xót và bình an, xin Ngài giải phóng thế giới khỏi những hình thái bạo lực vô nhân đạo này.”

Hôm Chúa Nhật 13 tháng 8, bọn khủng bố đã tấn côn vào một nhà hàng Thổ Nhĩ Kỳ tại thành phố Ouagadougou. Chúng xả súng bắn bừa bãi vào các thực khách giết chết 18 người.

Trong khi đó tại Barcelona, lúc 4:50 chiều thứ Năm 17 tháng 8, bọn khủng bố Hồi Giáo IS lái một chiếc xe tải nhỏ tông vào khách bộ hành trên đường Las Ramblas giết chết 13 người và làm hàng chục người khác bị thương. Vài tiếng đồng hồ sau đó, một cuộc tấn công khủng bố khác đã diễn ra ở thị trấn duyên hải Cambrils khiến cho một người chết và hàng chục người khác bị thương. 5 tên khủng bố bị cảnh sát bắn chết. Ít nhất 7 tên khác trong nhóm khủng bố được tin là đã chạy thoát được sang biên giới với Pháp.

Cảnh sát đã lục soát một đền thờ Hồi Giáo tại Ripoll, bắt giữ một thày giảng Kinh Koran tên là Abdelbaki Es Satty, tịch thu hàng trăm ống ga chứa các chất độc hóa học được chuẩn bị cho một vụ khủng bố quy mô lớn.

Cho đến nay vụ khủng bố tại Barcelona được kể là vụ khủng bố nghiêm trọng nhất với một con số đông nhất các tên khủng bố tham gia và số tang vật lớn nhất bị tịch thu; cùng với sự tham gia trực tiếp của hàng giáo sĩ Hồi Giáo.

2. Phản ứng của Tòa Thánh trước vụ khủng bố tại Tây Ban Nha

Trong tuyên bố đưa ra hôm thứ Sáu 18 tháng 8, ông Greg Burke, giám đốc văn phòng báo chí của Vatican cho biết như sau:

“Đức Thánh Cha đã theo dõi với đầy âu lo về những gì đang xảy ra ở Barcelona. Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các nạn nhân của cuộc tấn công này và muốn bày tỏ sự gần gũi của mình với toàn thể người dân Tây Ban Nha, đặc biệt là những người bị thương và gia đình các nạn nhân.”

Các nhà lãnh đạo Giáo Hội Tây Ban Nha đã lên tiếng kêu gọi cầu nguyện cho hòa bình và cho các nạn nhân và gia đình trong các thánh lễ Chúa Nhật 20 tháng 8 vừa qua.

Bọn khủng bố Hồi Giáo IS thông qua hãng tin Amaq của chúng đã lên tiếng chịu trách nhiệm về vụ tấn công này.

3. Đức Hồng Y Sarah nói những kẻ cách mạng mới đang cố gắng tiêu diệt các gia đình Kitô

Đức Hồng Y Robert Sarah nói rằng những người ủng hộ phá thai và kiểm soát dân số ở Châu Phi thời nay cũng giống như những kẻ cách mạng Pháp thời xưa đã thảm sát người dân Vendée.

Trong một bài giảng để tôn vinh những vị tử đạo Vendée, được truyền trực tuyến bởi Famille Chrétienne, Đức Hồng Y Sarah ca ngợi các nhà lãnh đạo trong khu vực và dân chúng đã chống lại chủ nghĩa vô thần, nhưng nói rằng Giáo Hội và gia đình truyền thống vẫn đang tiếp tục bị bức hại.

Cuộc chiến ở Vendée, kéo dài từ tháng 3 đến tháng 12 năm 1793, là cuộc tổng nổi dậy của những người bình dân nhằm chống lại chính phủ cộng hòa cách mạng Pháp đang hung hăng bách hại Đạo Thánh Chúa. Cuộc nổi dậy được lãnh đạo bởi người Công Giáo, phần lớn gồm các nông dân.

Sau cuộc nổi dậy, hàng chục ngàn thường dân bị tướng Louis Marie Turreau thảm sát. Nhiều người đã được Giáo Hội tôn vinh.

Đức Hồng Y hỏi: “Ngày hôm nay ai sẽ đứng lên vì Thiên Chúa? Ai sẽ dám đương đầu với những người bách hại Giáo Hội thời hiện đại? Ai sẽ có can đảm để đứng lên mà trong tay không có vũ khí nào khác ngoài kinh Mân Côi và lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa, khi đối mặt với những thách đố nghiêm trọng trong thời đại chúng ta? “

Những thách đố nghiêm trọng trong thời đại của chúng ta, theo Đức Hồng Y, là “chủ nghĩa tương đối, sự thờ ơ và thái độ coi thường Thiên Chúa”.

Đức Hồng Y đã đặt ra với các khán thính giả câu hỏi này:

“Ai sẽ nói với thế giới rằng tự do duy nhất đáng để đánh đổi mạng sống mình là tự do tôn giáo?”

4. Đức Hồng Y Nichols kêu gọi các tín hữu cầu nguyện cho vị tiền nhiệm của ngài

Đức Hồng Y Cormac Murphy-O'Connor, cựu tổng giám mục Westminster đã phải vào bệnh viện trong tình trạng nguy kịch.

Đức Cha Richard Moth của giáo phận Arundel và Bighton nói trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Bẩy 19 tháng 8 rằng Đức Hồng Y Vincent Nichols đã gửi một bức thư cho tất cả các giám mục của Anh và xứ Wales kêu gọi cầu nguyện cho vị tiền nhiệm của ngài.

Đức Hồng Y Nichols viết: “Những lời cầu nguyện yêu thương này là nguồn sức mạnh và sự an ủi to lớn khi ngài bình tâm suy ngẫm về tất cả những gì đang và sẽ diễn ra, tất cả đều trong vòng tay của Thiên Chúa. Nguyện xin Chúa củng cố ngài trong đức tin và tin cậy và xin cho những lời cầu nguyện của Giáo Hội mà ngài rất quý trọng, an ủi và nâng đỡ ngài.”

Đức Hồng Y Murphy-O'Connor từng làm Giám mục Arundel và Brighton trong gần 23 năm trước khi được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục của Westminster vào năm 2000.

Đức Cha Moth nói thêm: “Như chúng ta đều biết, Đức Hồng Y Cormac đã coi sóc Giáo Phận này trong yêu thương và với một ý chí vĩ đại, tôi chắc chắn với anh chị em rằng những lời cầu nguyện của tất cả chúng ta vào thời điểm này rất có giá trị”.

5. Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli kêu gọi Việt Nam tôn trọng tự do tôn giáo

Đức Tổng Giám mục Girelli, nhà ngoại giao không thường trú của Vatican, đã lên tiếng kêu gọi Việt Nam tôn trọng tự do tôn giáo trong bài giảng tại Đại hội Thánh Mẫu ở La Vang với sự tham dự của hơn 100,000 người.

Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli đã chủ sự buổi lễ khai mạc Đại hội Thánh Mẫu hôm 13 tháng 8 tại tỉnh Quảng Trị.

Trong Thánh Lễ, cùng với các giám mục Việt Nam và khoảng 200 linh mục, Đức Tổng Giám Mục nhận xét rằng:

“Trong một số tỉnh, các quan chức dân sự đang lo lắng và phàn nàn về người Công Giáo và hành động của họ”

Đức Tổng Giám mục Girelli đã khuyên cộng đoàn nên theo các lời khuyên khôn ngoan của Thánh Phêrô: “Chúng ta phải vâng lời Thiên Chúa chứ không phải loài người”, và khuyên các quan chức nhà nước nghe theo lời Chúa Giêsu “Hãy trả lại cho Caesar những gì của Caesar và trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa”.

Hướng đến các viên chức nhà nước Việt Nam, ngài nói: “Tôi muốn nói với các Caesar của Việt Nam, các ông hãy trả lại cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa”.

Lời khuyên này của ngài đã được cộng đoàn đáp lại bằng một tràng vỗ tay rất lớn.

Đầu năm nay, các giám mục Việt Nam đã chỉ trích Luật Tôn giáo mới có hiệu lực vào ngày 1 tháng Giêng. Các ngài nói những cụm từ trừu tượng trong luật “dễ bị lạm dụng để trút trách nhiệm và lên án các tổ chức tôn giáo khi chính phủ không hài lòng.”

Trong Thánh Lễ, Đức Tổng Giám mục Girelli nói rằng Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam phải được nhà nước xem như một điều gì đó tích cực chứ không phải là một điều gì đó là vấn đề đối với đất nước.

6. Đức Hồng Y Urosa nói các giám mục Venezuela phản đối mọi can thiệp của quân đội nước ngoài, dù là từ Mỹ hay Cuba

Đức Hồng Y Jorge Urosa Savino của thủ đô Caracas nói: Các giám mục Công Giáo Venezuela “bác bỏ bất cứ sự can thiệp quân sự nào của nước ngoài” bất chấp tình hình nguy kịch hiện nay của quốc gia.

Sau khi cử hành Thánh Lễ vào dịp kỷ niệm 150 năm ngày khánh thành nhà thờ chính tòa thủ đô, Đức Hồng Y Urosa đã phản ứng lại trước tuyên bố mới đây của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, gợi ý về một sự can thiệp quân sự của Mỹ, để tái lập lại trật tự tại Venezuela.

Đức Hồng Y thừa nhận: “Cuộc khủng hoảng mà chúng tôi, những người Venezuel đang phải chịu đựng là rất nghiêm trọng. Vì thế, nhiều quốc gia khác đang nói đến khả năng can thiệp quân sự.”

Tuy nhiên, Đức Hồng Y khẳng định: “Chúng tôi là người Venezuelan, và đặc biệt là vì chính phủ của chúng tôi đã tạo ra những vấn đề, nên chúng tôi chính là những người phải giải quyết cuộc khủng hoảng này.”

Đức Hồng Y Urosa nhận xét rằng các giám mục Venezuela sẽ bác bỏ “bất cứ sự can thiệp quân sự nào của nước ngoài”. Ngài mạnh mẽ cáo buộc sự can thiệp quân sự của Cuba tại Venezuela trong một thời gian dài nhằm ủng hộ chế độ xã hội chủ nghĩa.

7. Khả năng Đức Thánh Cha sang thăm Nga là còn quá sớm

Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã sang thăm Nga từ 21 đến 23 tháng 8.

Phát ngôn viên của Hội đồng Giám mục Công Giáo Nga, cho biết trong chuyến viếng thăm Mạc Tư Khoa, Đức Hồng Y Pietro Parolin, đã không có bất cứ cuộc thảo luận nào về khả năng Đức Thánh Cha sang thăm Nga.

Cha Iglor Kovalevsky nói với thông tấn xã Interfax của Nga rằng còn quá sớm để thảo luận về chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha khi Đức Hồng Y Parolin gặp Đức Thượng Phụ Chính thống giáo Kirill của Mạc Tư Khoa.

Cha Kovalevsky nói: “Chính Đức Hồng Y đã nhấn mạnh rằng vấn đề này sẽ không được thảo luận”.

Cha Kovalevsky nói rằng sau cuộc họp lịch sử tại Cuba, Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Đức Thượng Phụ Kirill có thể sắp xếp một cuộc gặp gỡ khác ở một quốc gia nào đó, nhưng không phải là tại Mạc Tư Khoa.

Đức Thượng Phụ Kirill vấp phải một sự chống đối rất mạnh trong nhiều thành phần Chính Thống Giáo Nga không muốn thấy bất cứ bước tiến đại kết nào giữa hai Giáo Hội. Tuyên bố của cha Kovalevsky hiển nhiên là nhằm trấn an các thành phần này.

Nhiều lần trong thời triều đại của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, các viên chức Vatican đã tìm cách sắp xếp chuyến viếng thăm của Thánh Giáo Hoàng tại Nga. Tuy nhiên, các cuộc thảo luận đã bị phá vỡ vì các quan chức Chính thống giáo quá nhấn mạnh đến các tranh chấp giữa Giáo Hội - đặc biệt là những vấn đề liên quan đến tài sản của Giáo Hội Công Giáo tại Ukraine. Cộng sản đã tịch thu các nhà thờ của Giáo Hội Công Giáo Ukraine và trao cho Chính Thống Giáo. Đa số các nhà thờ này vẫn còn trong tay của Chính Thống Giáo mặc dù cộng sản đã sụp đổ tan tành từ lâu.

8. Đức Hồng Y Medina xin các linh mục đừng cho rước lễ, đừng cử hành tang lễ cho các chính trị gia ủng hộ phá thai nếu họ không ăn năn công khai

Một Hồng Y Chilê đã cảnh báo các chính trị gia rằng nếu họ ủng hộ hợp pháp hoá việc phá thai, họ không được phép rước lễ cho đến khi họ thực hiện một hành động ăn năn công khai.

Trong một bức thư được xuất bản trên Nhật Báo El Mercurio, Đức Hồng Y Jorge Medina Estevez mô tả các nỗ lực nhằm hợp pháp hóa việc phá thai là một “tội ác”. Ngài trích dẫn giáo huấn rõ ràng của Giáo Hội rằng hỗ trợ phá thai là một tội lỗi nghiêm trọng, và nhấn mạnh rằng Giáo Luật hiện hành cấm tất cả những người “kiên trì trong tội lỗi” không được phép rước lễ.

Đức Hồng Y Medina từng là Bộ trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích trước khi nghỉ hưu vào năm 2002 nói rằng một chính trị gia ủng hộ phá thai hợp pháp “không nên nhận được bất cứ phiếu bầu nào của các Kitô hữu.”

Ngài lập luận rằng hành vi ủng hộ phá thai là một hành vi công khai của một chính trị gia, nên các chính trị gia phải đưa ra một dấu chỉ ăn năn công khai trước công chúng để khôi phục sự hiệp thông của họ với Giáo Hội. Ngài nhấn mạnh rằng sự ăn năn công khai cuả họ là “cần thiết cho sự sống vĩnh cửu của họ.”

Theo Đức Hồng Y các chính trị gia không ăn năn sau khi ủng hộ phá thai thì không nên được an táng theo nghi thức Công Giáo.

9. Các giám mục Canada nói: “Chúng tôi không thể chấp nhận những cách thế khai thác mỏ vô luân của các công ty Canada đang hoạt động ở Mỹ Latinh”

Các giám mục Công Giáo Canada đã công bố một lá thư lên án những cách thức vô luân của “những công ty khai thác mỏ của Canada đang hoạt động ở châu Mỹ Latinh hoặc các khu vực khác trên thế giới”.

Trong một bức thư gửi cho Thủ tướng Justin Trudeau, Đức Giám Mục Douglas Crosby của Hamilton, chủ tịch hội đồng giám mục Canada, nói rằng các Giám Mục Canada “không thể thờ ơ trước những tiếng kêu của người nghèo và trước các hậu quả của việc suy thoái môi trường trong căn nhà chung của chúng ta”.

Bức thư yêu cầu mở các cuộc điều tra sâu rộng nhằm giải quyết các khiếu nại đối với các công ty khai thác mỏ của Canada.

Theo các Giám Mục Canada, cần có các biện pháp cho phép các tòa án Canada truy tố các công ty khai thác mỏ vì vi phạm luật môi trường ở các nước khác; và chấm dứt sự hỗ trợ của chính phủ đối với các công ty khai thác mỏ thông qua các hiệp định thương mại tự do và bảo vệ đầu tư quốc tế.

10. Hơn một triệu người đã trốn khỏi Nam Sudan tràn vào Uganda

Chỉ trong vòng hơn một tuần, hơn một triệu người tị nạn Nam Sudan đã tràn vào Uganda, khi tình hình ở quốc gia Châu Phi này càng ngày càng trở nên tồi tệ. Nam Sudan đã bị tàn phá nặng nề trong cuộc chiến với Sudan và sau đó lại rơi vào cảnh nội chiến.

Hội đồng người tị nạn Na Uy - một trong nhiều cơ quan nhân đạo đang cố gắng đương đầu với cuộc khủng hoảng tại Nam Sudan cho biết: “Các gia đình đang thoát khỏi địa ngục trần gian ở Nam Sudan. Chỉ trong một tuần đã có hơn một triệu người chạy giặc. Đó là một con số chưa từng thấy”

Hơn 6 triệu người Nam Sudan được ước tính có nguy cơ bị đói. Kể từ khi giành được độc lập vào năm 2011, Nam Sudan đã lại rơi vào cuộc nội chiến đẫm máu và gần như bất tận. Quốc gia này bị chia rẽ bởi những xung đột nội bộ đầy bạo lực khiến hàng trăm ngàn gia đình mất nhà cửa, việc thu hoạch mùa màng bị ngưng trệ và việc cung cấp hàng cứu trợ cũng gặp vô số các khó khăn.

11. Các cuộc hôn nhân Công Giáo ở Tô Cách Lan giảm xuống chỉ còn bằng với con số vào năm 1941

Một linh mục người Tô Cách Lan nổi tiếng đã kêu gọi “ tăng cường một cách có hệ thống và việc rao giảng và dạy giáo lý về hôn nhân”. Ngài ghi nhận rằng con số các cuộc hôn nhân Công Giáo ở Tô Cách Lan đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 70 năm qua.

Cha Peter Magee, người đứng đầu tòa án hôn phối Tô Cách Lan, cho biết trong năm 2016, chỉ có 1,346 cuộc hôn nhân Công Giáo ở nước này. Đó là con số vào năm 1941, khi người Tô Cách Lan thua xa bây giờ. Mức cao nhất các cuộc hôn nhân Công Giáo đạt được vào năm 1970, là 7,066.

Cha Magee nói rằng các linh mục nên huy động các chuyên gia trong mọi lĩnh vực giúp đỡ các ngài trong việc chuyển tải đến anh chị em tín hữu tầm nhìn về hôn nhân của Giáo Hội, đó phải là “nguồn cảm hứng”.

12. Giám mục Philipin lên án việc sử dụng các con tin làm những kẻ đánh bom tự sát

Một giám mục Công Giáo Phi Luật Tân đã lên án kế hoạch của bọn khủng bố Hồi Giáo IS buộc các con tin phải làm những kẻ đánh bom tự sát.

Đức Cha Edwin de la Peña y Angot của Marawi - thành phố trên đảo Mindanao, nơi những bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã tấn công vào nhà thờ chánh tòa và bắt giữ các con tin hồi tháng 5 - đã mạnh mẽ lên án các tên thánh chiến Hồi Giáo đang sử dụng các con tin làm bom người.

Tòa Giám Mục của Đức Cha Edwin đã bị khủng bố Hồi Giáo đốt phá. Hiện ngài đang cư trú tạm thời tại thành phố Medina lân cận. Đức Cha bày tỏ lo ngại về số phận của một linh mục và hàng chục giáo dân đã bị bọn khủng bố Hồi Giáo IS bắt giữ làm con tin.

Trong thành phố Marawi, bọn khủng bố Hồi Giáo IS hiện chỉ còn không đến 40 tên và đang bị bao vây bởi hàng ngàn quân chính phủ. Tổng thống Roberto Duterte muốn lợi dụng tình hình tại đây cho các mục tiêu chính trị, do đó, cuộc chiến tại thành phố Marawi kéo dài hết tháng này sang tháng khác mặc dù quân số của bọn khủng bố không quá 40 tên.

13. Tổng Giám Mục Perth kêu gọi các tín hữu bỏ phiếu chống hôn nhân đồng tính

Đức Tổng Giám Mục Timothy Costelloe của Perth đã kêu gọi người Công Giáo ghi danh bỏ phiếu, trong một cuộc trưng cầu dân ý bất thường được tổ chức qua bưu điện về việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính tại Úc.

Trong một lá thư mục vụ được đọc trong tất cả các giáo xứ của tổng giáo phận Perth, Đức Cha Timothy giải thích rằng Giáo Hội Công Giáo “không thể hỗ trợ các đề xuất thay đổi định nghĩa pháp lý của hôn nhân để bao gồm cả các cặp đồng tính.”

Trong khi thừa nhận rằng Giáo Hội Công Giáo không thể áp đặt niềm tin của mình lên xã hội Úc, Đức Tổng Giám Mục nói rằng người Công Giáo có quyền đưa ra quan điểm của mình.

Dịp này, ngài mạnh mẽ chỉ trích các hình thức quảng cáo trên các phương tiện truyền thông nhằm bôi lọ và chế diễu những người phản đối hôn nhân đồng tính. Ngài nhận xét rằng thật là không xứng đáng chút nào khi chế diễu những ai phản đối hôn nhân đồng tính “thiếu chiều sâu trí tuệ”. Nhiều người thật là không công bằng khi cố ép buộc quan điểm của họ đối với người khác và thật tàn nhẫn khi khẳng định rằng những những ai phản đối hôn nhân đồng tính là không có tình yêu, không có lòng từ bi hay thiếu hiểu biết.

14. Một linh mục truyền giáo dòng Salesiêng Don Bosco ở Ethiopia đã rửa tội cho hơn 7,500 người

Cha Giorgio Pontiggia, dòng Salesiêng Don Bosco, đáng được ghi vào Guiness thế giới vì trong 11 năm qua ngài đã truyền giáo và rửa tội cho 7,569 người.

Cha Giorgio Pontiggia đã thường trú nhiều năm trong một ngôi làng bên ngoài Gambella. Ngài nói: “Khi tôi đến đây hồi mười một năm trước, tôi tìm thấy khoảng 40 người Công Giáo”.

Nhờ những nỗ lực phi trường của ngài, cha đã xây được nhà thờ, trường học, nhiều nhà nguyện chung quanh và đưa hầu hết dân chúng trong khu vực vào Giáo Hội. Chúa Nhật 13 tháng 8 vừa qua, ngài vừa rửa tội cho một nhóm tân tòng, nâng số người được ngài rửa tội lên 7,569 người.

Năm nay, khi số giáo dân lên khá cao, một cha dòng Salesiêng Don Bosco khác đã được cử đến phụ giúp ngài.

15. Tại Iceland, tất cả các trường hợp thai nhi mang hội chứng Down đều bị giết chết hết

Hãng thông tấn CBS của Mỹ cho biết tại Iceland, tất cả các trường hợp thai nhi mang hội chứng Down đều bị giết chết hết.

Nhà di truyền học Kari Stefansson, cũng là một nhà thần kinh học và di truyền học hàng đầu, nói với CBS rằng: “Theo sự hiểu biết của tôi, người ta đã tận diệt được căn bệnh này trong xã hội Iceland. Bằng cách nào à? Không một thai nhi bị hội chứng Down có thể sống nổi tại Iceland. Người ta giết chết hết tất cả các trường hợp như thế”.

Patricia Heaton, một nữ diễn viên người Mỹ nhận xét chua chát rằng: “Ngày nay đến Iceland, người ta không tìm được người dân địa phương nào mắc hội chứng Down. Giới y khoa thường tuyên bố loại trừ được bệnh này tại Iceland. Họ không làm được chuyện đó. Họ chỉ đơn giản là giết chết tất cả những ai mắc chứng này.”

Kari Stefansson cho biết các nước khác cũng “na ná như thế”.

“Hoa Kỳ có tỷ lệ phá thai đối với hội chứng Down được ước tính là 67 phần trăm, theo các số liệu từ năm 1995 đến năm 2011. Tại Pháp con số này là 77%; và tại Đan Mạch là 98%.”