Ngày 01-08-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Điều đáng đói, cái đáng khát
Lm. Minh Anh
00:06 01/08/2021
ĐIỀU ĐÁNG ĐÓI, CÁI ĐÁNG KHÁT
“Hãy ra công làm việc không vì của ăn hay hư nát, nhưng vì của ăn tồn tại cho đến cuộc sống muôn đời”.

Trong nhiều năm, Monterey California, là thiên đường của chim bồ nông. Khi ngư dân đánh hết cá của chúng, họ ném nội tạng cho bồ nông. Những con chim mập lên, lười biếng và hài lòng! Cuối cùng, ruột cá cũng được tận dụng; bồ nông hết thức ăn và hết cả nỗ lực bắt cá. Chúng gầy còm; chết đói. Vấn đề được giải quyết, một số bồ nông mới được nhập khẩu, thả giữa đồng loại đang đói; những con chim mới bắt đầu săn mồi. Chẳng bao lâu, chim đói làm theo; nạn đói chấm dứt!

Kính thưa Anh Chị em,

Những chim bồ nông cũ đã trở nên lười biếng và hài lòng! Hình ảnh này được gặp thấy trong Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay khi những người Do Thái chạy tìm Chúa Giêsu để có một bữa ăn tương tự như Ngài vừa đãi họ. Thế nhưng, lần này, Ngài đưa họ vượt khỏi mối bận tâm về của ăn phần xác, hướng họ đến một ‘điều đáng đói, cái đáng khát’ hơn, thiên linh hơn, đời đời hơn, “Hãy ra công làm việc không vì của ăn hay hư nát, nhưng vì của ăn tồn tại cho đến cuộc sống muôn đời!”.

Bối cảnh bài đọc Xuất Hành hôm nay là một cánh đồng khô hạn giữa Ai Cập và Đất Hứa. Trong nhiều thế hệ, con cái Israel đã sống ở Ai Cập, một vùng đất lạ, nơi họ làm nô lệ cho Pharaô. Khao khát tự do của họ cuối cùng, cũng được đáp ứng khi Thiên Chúa sai Môisen dẫn họ ra khỏi đó để tiến vào Đất Hứa; vì dẫu có đủ mọi thứ ở đó, nhưng tự do vẫn là một nhu cầu cấp bách của cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên, khi nhu cầu tự do của Israel đã được đáp ứng, thì thức ăn và nước uống đối với họ vẫn là một cái gì thiết thực hơn. Vì lẽ, những nhu cầu quan yếu của con người dường như không ích gì nếu những đói khát căn bản không được đáp ứng! Thiên Chúa biết điều đó, và Ngài tiếp tục hành động; Ngài ban cho họ nước, bánh và thịt ngay giữa sa mạc đầy nắng, gió và cát, đúng như lời Thánh Vịnh đáp ca hôm nay xác nhận, “Chúa ban bánh bởi trời nuôi dưỡng họ!”.

Với bài Tin Mừng, bối cảnh hôm nay là những gì xảy ra sau phép lạ bánh cá hoá nhiều của Phúc Âm Chúa Nhật tuần trước. Cũng đám đông này, những người đã được khoản đãi no nê, tìm gặp Chúa Giêsu; họ hy vọng Ngài lại thết đãi. Tuy nhiên, hôm nay, Ngài dẫn họ từ cái đói hữu hạn đến một khát vọng vô hạn, một ‘điều đáng đói, cái đáng khát’ nhất; ‘một Ai đó’, khả dĩ thoả mãn mọi cơn đói khát của con người; ‘một Ai đó’ chính là Ngài, “Ai đến với Tôi, sẽ không hề đói; ai tin vào Tôi, sẽ không hề khát bao giờ!”. Ngài kêu gọi họ quan tâm đến những đói khát sâu sắc hơn trong cuộc sống, đó là đói khát chính Ngài. Ngài muốn nói rằng, lịch sử nhân loại với những đói khát, khổ đau và niềm vui của nó phải được nhìn thấy trong một chân trời vĩnh cửu, chân trời của một cuộc gặp gỡ dứt khoát với Ngài, đó là, “Hãy tin vào Đấng Thiên Chúa sai đến!”.

Như vậy, Chúa Giêsu đã phân biệt rạch ròi của ăn dễ hư hỏng với của ăn vượt trên sự sống trần gian vốn dễ hư hỏng; Ngài phân biệt hai loại đói khác nhau, một cơn đói có thể được thoả mãn bằng thức ăn dễ hỏng, và một cơn đói sâu xa hơn đối với những gì không thể hư mất. Ngài xác định một loại bánh có thể thoả mãn cơn đói sâu sắc hơn là “bánh từ trời”, “bánh của Thiên Chúa”, ‘điều đáng đói, cái đáng khát’ hơn tất cả mọi thứ… và bánh đó, thức uống đó, chính là Ngài, “Chính Tôi là bánh ban sự sống. Ai đến với Tôi, sẽ không hề đói; ai tin vào Tôi, sẽ không hề khát bao giờ!”. Đây cũng là quan tâm hàng đầu của thánh Phaolô trong thư Êphêsô hôm nay, “Anh em hãy trở nên mới trong lòng trí, hãy mặc lấy con người mới!”, con người mới ở đây là Đức Giêsu Kitô.

Anh Chị em,

“Hãy ra công làm việc không vì của ăn hay hư nát, nhưng vì của ăn tồn tại cho đến cuộc sống muôn đời”. Lời kêu gọi của Chúa Giêsu vẫn rất phù hợp trong thế giới hôm nay, một thế giới mà phần lớn con người đang chạy theo những gì bên ngoài và tức thời, đang khi nó quên rằng, “Sắc đẹp không quá làn da; của ăn không ngon quá cổ!”. Một thế giới phần nào đáp ứng các nhu cầu cơm ăn áo mặc; nhưng, ở đó, đang gặp phải nguy cơ là mọi người mê mải, đắm chìm trong việc theo đuổi vật chất mà bỏ qua những gì thiên linh, tinh thần. Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta, thôi đừng nhìn mọi sự dưới lăng kính vật chất, nhưng hãy nhìn xem và tìm kiếm những của ăn ở cấp độ siêu nhiên; đặc biệt là những quà tặng ân sủng Thiên Chúa đang ban mỗi ngày trong Đức Giêsu Kitô, Ngài là ‘điều đáng đói, cái đáng khát’ nhất trên trần đời.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin cho con hiểu rằng, ý nghĩa thực sự của việc con người tồn tại nằm ở điểm cuối cùng, trong vĩnh cửu; trong cuộc gặp gỡ của con với Chúa, Đấng là quà tặng, cũng là người tặng quà, ‘điều đáng đói, cái đáng khát’ nhất”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Ngày 2/8: Mọi người đều ăn no. Suy niệm: Linh mục Giuse Trần Châu Đông
Giáo Hội Năm Châu
03:44 01/08/2021

PHÚC ÂM: Mt 14, 13-21

“Mọi người đều ăn no”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu nghe tin Gioan Tẩy Giả đã chết, thì Người rời bỏ nơi đó xuống thuyền đi đến nơi hoang địa vắng vẻ. Dân chúng nghe biết, thì từ các thành phố đi bộ theo Người. Ra khỏi thuyền, Người thấy dân chúng đông đảo, thì thương xót họ và chữa những người bệnh tật trong họ.

Chiều tới, các môn đệ đến gần thưa Người rằng: “Đây là nơi hoang địa, mà giờ đã chiều rồi: xin Thầy giải tán dân chúng, để họ vào các làng mạc mà mua thức ăn”.

Nhưng Chúa Giêsu nói với các ông rằng: “Họ chẳng cần phải đi, các con hãy cho họ ăn”. Các ông thưa lại rằng: “Ở đây chúng con chỉ có năm chiếc bánh và hai con cá”. Người bảo các ông rằng: “Hãy đem lại cho Thầy”.

Khi Người đã truyền cho dân chúng ngồi trên cỏ, Người cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ, các ông này phân phát cho dân chúng. Mọi người đều ăn no. Và người ta thu lượm được mười hai thúng đầy những miếng bánh vụn. Số người ăn là năm ngàn người đàn ông, không kể đàn bà và con trẻ.

Đó là lời Chúa.
 
Bánh Hằng Sống
Lm Vũđình Tường
05:47 01/08/2021
Đức Kitô nói với đám đông dân chúng, Ngài là 'Bánh Trường Sinh c.34'. Đám đông không tin điều Đức Kitô nói. Đám đông biết Đức Kitô làm phép lạ ít bánh hoá nhiều và chính họ đã được hưởng bánh đó. Tuy nhiên khi Đức Kitô tuyên bố Ngài là 'Bánh Trường Sinh' họ không tin.

Có nhiều 'rào cản' dẫn đến việc đám đông không hiểu và cũng không tin chính Đức Kitô là 'Bánh Trường Sinh'. Tất cả những cản trở này vây quanh vấn đề đức tin. Đám đông không tin Đức Kitô bởi họ coi Ngài là một tiên tri.

Thứ nhất, trọng tâm của vấn đề là đám đông không có niềm tin nơi Đức Kitô. Họ không tin Ngài là Con Thiên Chúa xuống thế làm người. Họ tin Đức Kitô là một tiên tri và chỉ có thế. Bởi tiên tri có thể làm phép lạ nên Ngài là một tiên tri. Đám đông không tin Đức Kitô là 'Bánh Trường Sinh' như Ngài công bố về Ngài. Họ quen thuộc với hình ảnh các tiên tri, bởi suốt trong lịch sử hình thành dân Chúa, họ đã nhận được nhiều tiên tri Chúa sai đến hướng dẫn, chỉ bảo họ.

Con Thiên Chúa xuống thế làm người và ở giữa dân Chúa là một hình ảnh xa lạ, một tư tưởng quá mới mẻ với đám đông. Họ không đón nhận tư tưởng quá tiến bộ đó. Đám đông hãnh diện là hậu duệ của Môisen và các tiên tri khác. Đám đông chứng kiến Đức Kitô làm phép lạ, ít bánh hoá nhiều và họ mong ngài làm phép lạ nữa để họ có bánh ăn. Nhìn chung đám đông tin những gì họ có thể hiểu, hoặc tưởng tượng ra được. Những gì ngoài tầm hiểu biết, họ từ chối không tin. Vì lí do đó họ không tin Đức Kitô là 'Bánh Trường Sinh'.

Đức Kitô là 'Bánh Trường Sinh', mầu nhiệm này quá cao siêu, vượt quá khỏi sức hiểu biết của trí óc con người. Người ta không thể giải thích. Mầu nhiệm Thiên Chúa xuống thế làm người sâu thẳm hơn cả vũ trụ. Vũ trụ là một phần sáng tạo của Thiên Chúa, và loài thụ tạo không thể nào hiểu nổi Đấng tạo dựng nên chúng. Con người chúng ta là một phần trong sáng tạo của Thiên Chúa. Là loài thụ tạo nên cũng chung số phận, không thể hiểu thấu Đấng tạo dựng nên ta.

Mầu nhiện Thiên Chúa xuống thế làm người ở giữa chúng ta là điều không thể hiểu nhưng cần tin. Niềm tin có được nhờ vào giáo huấn của Đức Kitô. Đức Kitô là Đấng duy nhất có đầy đủ uy tín, thẩm quyền, để nói về sự sống trường sinh, bởi chính Ngài là Đấng ban sự sống trường sinh. Mọi suy đoán giải thích chối bỏ sự sống trường sinh đều là suy nghĩ thuần nhất của trí óc con người. Người ta dựa vào giáo huấn của Đức Kitô để chối bỏ giáo huấn của Ngài.

Vấn đề có hay không có sự sống đời sau không bao giờ hết tranh cãi, bởi chính con người là một phần của mầu nhiệm sự sống, cho nên tự trong ta luôn có mâu thuẫn khi ta chối bỏ sự sống đời sau. Dù tin hay chối bỏ sự sống đời sau, con người không chối bỏ được thực tế đó. Chính cái hiểu biết nhỏ bé, hạn hẹp của con người làm cản trở niềm tin. Chối bỏ Đấng tạo dựng nên ta là vô ơn.
Thứ hai, hầu như tất cả những gì Đức Kitô rao giảng đều rất gần với cuộc sống của đám đông, nên đám đông vui mừng đón nhận những điều đó. Tuy nhiên khi vấn đề liên quan đến sự sống đời sau, đến cuộc sống trường sinh, đến nước trời, đám đông mắc phải vấn đề. Khúc mắc lớn nhất của vấn đề là đám đông muốn hiểu rồi mới tin. Đây là 'rào cản' lớn dường như không thể vượt qua. Vấn đề thuộc thế giới vô hình nên không ai đủ khả năng giải thích cặn kẽ, mạch lạc, nói chi đến hiểu. Vì lí do đó mà Đức Kitô kêu gọi nghe để tin, không phải nghe để hiểu. Ngài là Đấng duy nhất có đủ thẩm quyền để nói về vấn đề tâm linh, vì Ngài đến từ Thiên Chúa. Không tin Ngài thì không còn ai để tin. Tin trước rồi may ra mới từ từ hiểu sau. Điểm lợi của niềm tin là trở thành Kitô hữu. Tâm linh họ luôn no thoả, không còn đói khát vì đã có lời Đức Kitô nuôi dưỡng.

Thứ ba, vấn đề là tự hào, bám vào quá khứ. Thay vì nhận biết Đức Kitô là Thiên Chúa, đang hiện diện giữa họ, Đấng ban sự sống trường sinh. Đám đông không nhận biết Ngài nhưng lại tự hào nhận mình là con cháu Môisen. Đức Kitô cho đám đông biết, không phải Môisen nuôi dưỡng cha ông họ trong sa mạc mà chính Thiên Chúa nuôi dưỡng họ. Tiên tri mang sứ mạng truyền tin. Thiên Chúa sai họ đi. Tiên tri không cứu được ai. Tiên tri chỉ là dụng cụ trong tay Chúa. Thiên Chúa là Đấng duy nhất cứu người, bao gồm cả tiên tri.

Trong quá khứ Thiên Chúa xử dụng tiên tri loan tin. Ngày nay Thiên Chúa dùng chính Con Ngài là Đức Kitô loan báo tin vui, nước trời, sự sống trường sinh. Những ai tin, đón nhận Đức Kitô, chính là đón nhận 'Bánh Trường Sinh'. Chúng ta xin thêm niềm tin, thêm đức tin nơi Thiên Chúa. Phúc Âm tuần tới chúng ta có thêm tranh luận về 'Bánh Trường Sinh'

TiengChuong.org

Bread Of Life

Jesus told the crowds that He is the 'Bread of Life' v.34, and they struggled hard about this teaching. They knew Jesus had the power to offer ordinary daily bread, because they themselves had eaten the bread Jesus gave. When it came to the teaching, Jesus is the 'Bread of Life', they could not believe Him. There were several hurdles the crowds couldn't overcome. They all revolve around the crucial questions of having faith in Jesus, and focussing on Him alone, and the question of trying to understand His teaching.

First, the heart of the problem was having faith in Jesus. The crowds believed that Jesus was not God- Incarnate, but simply another prophet. They believed Jesus could perform miracles, but He was not the 'Bread of Life' as He claimed to be. They were at home to the idea, that God would send prophets to be with, and guide them, but the idea God- Incarnate was foreign to them. They took pride in being children of Moses, and other prophets. The crowds had seen the miracle of the loaves, and would hope to have more miracles. They seemed to have the 'selective believing' approach. They believed almost all Jesus' teaching, except the teaching about Jesus, the 'Bread of Life'.

The mystery of the Incarnation, that Jesus was God- Incarnate, Who gave the 'Bread of Life' was a great mystery that went beyond human capacity to explain. The vastness of the mystery was even deeper than the entire cosmos. The universe was part of God's creation, and God's creation would not be able to understand its Maker. We are part of God's creation. We would not be able to take hold of the mystery of the Incarnation. The mystery requires us to see with the eyes of faith, and faith comes from believing in Jesus' teaching. Apart from Jesus' teaching, there is no other reliable source of information, that helps us to know about the Incarnation. The more one tries searching for the meaning of the mystery of the Incarnation, the more his/her mind gets bogged down.

Second, most of Jesus' teaching we would feel at home with, but when it came to the mystery of God's love, and salvation, we had better believe what Jesus said, not merely try to make sense of His teaching. Jesus told the crowds that He was God- Incarnate, and what He had to offer was the 'Bread of Life'. The crowds failed to understand Him. In helping the crowds to make sense of what He said, Jesus openly told them, there was no other way, except having faith in Him. Trying to understand what He said would not lead to faith, but having faith first, understanding may gradually unfold. The benefits of having faith in Jesus for a believer would be, that she/he would never experience hunger or thirst again.

Third, instead of focussing on Jesus, Who was now amongst them, the crowds were focussing on Moses. They said Moses gave their ancestors bread from heaven. Jesus told them, prophets could not satisfy them. They carried God's message, but they themselves could not save anyone. The prophets acted as instruments in God's hands. Jesus told the crowds, it was not Moses, but His Father, Who gave them the manna to eat. In the past, God worked through Moses and other prophets. God, today now, works through God's only Son, Jesus, and those who have faith in Jesus would receive Him, the 'Bread of Life'. In next week's Gospel we will hear more about the dispute the crowds made about the mystery of God- Incarnate, the 'Bread of Life'.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:49 01/08/2021

8. Xin các bạn hãy đem bản thân mình phó thác hoàn toàn cho Thiên Chúa, không nên sợ hãi, Ngài đã ủng hộ bạn đi đánh trận thì nhất định không bỏ rơi bạn, không để bạn thất bại.

(Thánh Augustine)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


------------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:00 01/08/2021
15. ÔNG THẦY THUỐC VẢI

Lúc ngoại tổ phụ bị bệnh, các người trị bệnh đều là lang băm. Có một thầy thuốc họ Đặng nổi tiếng gần xa, nhưng kỹ thuật chữa bệnh thì rất bình thường, chữa bệnh nhiều tháng thì bệnh tình của ngoại tổ phụ -ngược lại- thêm trầm trọng, sau đó thì chỉ có cách là mời Trần Tu Viên đến chẩn bệnh.

Ông ta coi các toa thuốc mà các thầy thuốc đã viết, nói:

- “Đều là bị các lang băm kê thuốc mà hư chuyện !”

Ông ta lại còn chú ý cách đặc biệt một toa thuốc nọ và phê bình:

- “Thủ đoạn của các lăng băm dạo, đại khái cũng giống nhau”.

Qua mấy ngày sau, các thầy thuốc nhìn thấy chữ của Trần Tu Viên phê, thì tất cả sắc mặt ủ rủ. Duy chỉ có ông lang băm họ Đặng nọ nhìn chữ “thị 市” thành chữ “vải 布” nên hỏi:

- “Tại sao ông họ Trần ấy kêu chúng ta là thầy thuốc vải?”

Mọi người cười thầm, bèn gọi ông lang băm họ Đặng ấy là “ông thầy thuốc vải”.

(Tiếu Tiếu lục)

Suy tư 15:

Thầy thuốc, chỉ có một mục đích duy nhất là cứu người. Có ba loại thầy thuốc: thầy thuốc học hành chính thức, thầy thuốc gia truyền và lang băm là những thầy thuốc dạo. Trong ba loại này, lang băm thường mang tiếng xấu nhất vì họ tay nghề không cao, thường chữa bệnh ba chớp ba nhoáng mà lại còn khoe khoang tay nghề mình này nọ, nên mất uy tín…

Có ba loại giáo dân tồn tại trong Giáo Hội: một là giáo dân nhiệt thành, hai là giáo dân lễ trọng (chỉ đến nhà thờ trong hai dịp lễ phục sinh và lễ giáng sinh), ba là giáo dân trên giấy tờ (chỉ có tên trong sổ Rửa Tội). Trong ba loại này, thì loại giáo dân chỉ có tên trong sổ Rửa Tội là tệ hại nhất, vì họ sống như người không có đạo, không biết đến Thiên Chúa, và dĩ nhiên các lễ nghi của Giáo Hội thì họ mù tịt nên không ai biết họ là người Ki-tô hữu; loại giáo dân tệ hại thứ hai là giáo dân lễ phục sinh và giáng sinh, loại này thường tự khoe khoang mình giữ đạo trong lòng, đi lễ mà lo ra thì cũng vô ích, đọc kinh thuộc lòng mà chửi bới thì cũng chẳng ra gì, nên họ cứ “ung dung” giữ đạo trong lòng, mà không biết là mình càng ngày càng xa Chúa xa Mẹ vì tính khí kiêu ngạo cố chấp của mình.

Lang băm là thầy thuốc không được đào tạo chính thức, nên đọc chữ “thị” thành chữ “vải”, huống hồ là kê toa thuốc cho bệnh nhân, bệnh nhân chết là phải. Cũng vậy, chỉ có đạo trên giấy tờ hoặc chỉ tham dự hai ngày lễ phục sinh và giáng sinh mà thôi, thì nhất định họ là giáo dân khô khan nguội lạnh không thể trở thành chứng nhân cho Tin Mừng được…

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Nôn nả kiếm tìm
Lm. Minh Anh
22:12 01/08/2021
NÔN NẢ KIẾM TÌM
“Nghe tin Gioan Tẩy Giả đã chết, Chúa Giêsu rời bỏ nơi đó, xuống thuyền đi đến nơi hoang địa vắng vẻ. Dân chúng nghe biết, thì từ các thành phố đi bộ theo Ngài”.

Kính thưa Anh Chị em,

Phúc Âm hôm nay mở đầu với một ‘hung tin’ như thế! Nghe biết Gioan chết, Chúa Giêsu bỏ đám đông để được ở một mình. Vậy mà, dân chúng không cho phép Ngài làm điều đó; họ ‘nôn nả kiếm tìm’ Ngài; vì lẽ, họ đang đói, đang khát Ngài. Họ muốn gặp Ngài, nghe Ngài và được chữa lành.

Về mặt con người, trước cái chết của Gioan, trái tim của Chúa Giêsu đau buồn; một cái chết báo trước cái chết của chính Ngài. Chúa Giêsu yêu mến Gioan, một người “cao trọng hơn tất cả các con cái người nữ sinh ra” đi trước dọn đường cho Ngài, nay bị chặt đầu! Cái chết của Gioan hầu như không tạo ra một dư luận ồn ào nào, và xem ra, cũng không có lấy một lời nỉ non; phải chăng vì cái chết của Gioan chỉ xảy ra lặng lẽ ở một nơi tối tăm bên dưới một tư dinh rực sáng đang náo nhiệt, nhân tiệc mừng ngày sinh của một quận vương ngông cuồng. Vì thế, việc Chúa Giêsu không vui và âm thầm rút vào một nơi cô tịch là lẽ thường tình; thế nhưng, việc dân chúng không dễ dàng để Ngài yên là điều khó chấp nhận! Chúa Giêsu đã phản ứng thế nào? Thấy họ, Ngài không thở dài và lẩm bẩm, ‘Tại sao các người cứ quấy rầy tôi? Các người không biết tôi đang đau buồn sao?’. Không! Thay vào đó, lòng Ngài vẫn tràn đầy nhân ái và xót thương; Ngài đến với họ, chào đón họ và chữa lành nhiều bệnh tật cho họ; và Ngài sẽ cho họ ăn.

Phản ứng của Chúa Giêsu cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc về trái tim và lòng lân tuất của Ngài. Biết bao lần, chúng ta sợ đến với Chúa, ngần ngại trở lại với Ngài vì lỗi này, tội kia ám ảnh; chúng ta sợ những gì Ngài sẽ nghĩ và điều Ngài sẽ trách; chúng ta cảm thấy xấu hổ, và kết quả là, chúng ta xa lánh Ngài. Thật trấn an khi Tin Mừng hôm nay cho biết, Ngài không xua đuổi nhưng luôn trắc ẩn với bất cứ ai tìm đến Ngài vì Ngài hằng luôn thương xót. Bởi thế, dù cảm thấy mình bất xứng đến đâu hoặc ngập chìm trong tội, chúng ta vẫn cứ mạnh dạn tìm đến Ngài; Ngài không bao giờ mệt mỏi để tha thứ, băng bó và chữa lành. Hãy hướng về Ngài, ‘nôn nả kiếm tìm’ Ngài và tuyệt đối đặt hy vọng vào Ngài với lòng tin tưởng lớn lao nhất!

Bài đọc Xuất Hành hôm nay tiết lộ một trải nghiệm tương tự của Môisen; ông phải chịu đựng, giày vò, khi chứng kiến cảnh dân tựa cửa ta thán, “Dân tụm năm tụm bảy đứng ở cửa lều của mình mà kêu khóc”. Họ kêu khóc vì chưa vào được Đất Hứa cũng đành; đàng này, họ kêu khóc vì những cái không đâu vào đâu. Thật buồn cười khi họ bảo, “Đời ta tàn rồi!” lúc chỉ thấy mana; họ tiếc nuối trái dưa gang, quả dưa chuột, củ hành, củ hẹ xứ người… Môisen đã quá mệt mỏi với dân đến nỗi ông xin được chết cho khuất mắt Chúa; ông ‘nôn nả kiếm tìm’ Ngài, nói khó với Ngài, “Tại sao Chúa làm khổ tôi tớ Chúa? Sao Chúa bắt con phải mang cả dân này? Con đâu có cưu mang cả đám dân này, con đâu có sinh ra nó!”. Và Thiên Chúa đã phải động lòng! Ngài ban cho dân thịt ăn, một điều quá khó, theo một cách ngoạn mục khi chim cút rơi xuống rợp trại ngay giữa chốn đồng không mông quạnh; để rồi, họ ca mừng Ngài một cách ‘trơ tráo’, “Reo lên mừng Thiên Chúa, Đấng trợ lực chúng ta!” như Thánh Vịnh đáp ca tiết lộ.

Một linh mục thân tín của cố Tổng Giám Mục Philipphê Nguyễn Kim Điền tâm sự. Mỗi ngày, ngoài giờ làm việc và đọc sách, Đức cha hầu như thường xuyên quỳ trước Mình Thánh Chúa trong phòng nguyện sát phòng ngài. Có lần, vị linh mục phải xuất hiện đến hai ba lần, Đức cha mới đứng lên, và xuống tiếp khách theo yêu cầu, dù trước đó ngài biết có người; lúc ấy chưa có điện thoại. Đặc biệt, những lúc khó khăn sau ‘biến cố 75’, ngài biết cậy trông vào ai ngoài một mình Thiên Chúa! Thật không lạ, Đức cha ‘nôn nả kiếm tìm’ Ngài, và đã ở lại trong nhà nguyện gần như suốt ngày.

Anh Chị em,

Khi nói đến cụm từ ‘nôn nả kiếm tìm’, hẳn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến những anh chị em Sài Gòn và các tỉnh trong những ngày hôm nay. Các y bác sĩ đang ‘nôn nả kiếm tìm’ sự sống cho bệnh nhân; dân ngụ cư ‘nôn nả kiếm tìm’ sự an toàn khi tháo chạy về quê; người thành phố ‘nôn nả kiếm tìm’ sự bình an và ổn định. Đặt mình trong tình cảnh hiện tại của những anh chị em đang khó khăn và Lời Chúa hôm nay, chúng ta được mời gọi tự hỏi, tôi đang ‘nôn nả kiếm tìm’ gì? Môisen và người đương thời Chúa Giêsu, cũng như đức cha Philipphê đã mách cho chúng ta, ai mới là Đấng đáng cho chúng ta ‘nôn nả kiếm tìm’ lúc này. Quả thế, chỉ nơi Chúa Giêsu, trong Chúa Giêsu, và nhờ Chúa Giêsu, chúng ta mới tìm ra sự sống, sự an toàn và nguồn bình an đích thực!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết luôn ‘nôn nả kiếm tìm’ Chúa, nhất là trong những ngày hôm nay; vì chính Ngài sẽ dạy cho con biết phải làm gì, ngay lúc này”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Sarah trải qua cuộc phẫu thuật có sự hỗ trợ của robot
Đặng Tự Do
05:10 01/08/2021


Đức Hồng Y Robert Sarah, nguyên tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, đã trải qua cuộc phẫu thuật với sự hỗ trợ của robot ở miền nam nước Ý trong tuần này.

Ca phẫu thuật tiết niệu được thực hiện với sự hỗ trợ của robot da Vinci, một công nghệ được sử dụng từ năm 2016 tại bệnh viện Great Metropolitan, gọi tắt là GOM, ở Reggio Calabria, một thành phố ở cực nam của bán đảo Ý.

Các bác sĩ cho biết trong một cuộc họp báo hôm thứ Tư rằng cuộc phẫu thuật đã thành công và nhờ công nghệ robot, có thể được thực hiện theo cách giới hạn tối đa diện tích và độ sâu vùng mổ.

Đức Hồng Y Sarah, 76 tuổi, là giám mục Phi Châu cao cấp nhất tại Vatican trước khi nghỉ hưu với tư cách là tổng trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích cho đến tháng Hai.

Lý do cho cuộc phẫu thuật của Hồng Y Sarah vẫn chưa được công khai.

Theo Intuitive Surgery, công ty Mỹ sản xuất Hệ thống phẫu thuật da Vinci, các thủ thuật tiết niệu có sự hỗ trợ của robot là: phẫu thuật tuyến tiền liệt, phẫu thuật thận, phẫu thuật giải phóng tắc nghẽn thận, cắt bỏ u nang thận, phẫu thuật bàng quang và phẫu thuật sửa ống dẫn kết nối bàng quang với thận.

Đức Hồng Y Sarah được cho là sẽ có một số hoạt động đòi hỏi phải đi du lịch trong lịch trình những tháng tới.

Tuần trước đã có thông báo rằng ngài dự kiến sẽ tham dự Lễ hội Thanh niên lần thứ 32 ở Medjugorje từ ngày 1 đến 6 tháng 8.

Ngài cũng dự kiến trở thành vị chủ tế chính tại một trong các thánh lễ hàng ngày tại Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 52, diễn ra tại thủ đô Budapest của Hung Gia Lợi từ ngày 5 đến 12 tháng 9.

Thư ký riêng của Đức Hồng Y Sarah là giáo dân người Ý Lorenzo Festicini, chủ tịch hiệp hội nhân đạo Istituto Nazionale Azzurro, và là người gốc Reggio Calabria, thành phố nơi diễn ra cuộc phẫu thuật của vị Hồng Y.

Ông Festicini cho biết trong một cuộc họp báo ngày 28 tháng 7:

“Điều quan trọng là phải nhận ra rằng ở Reggio Calabria có các trung tâm và bác sĩ giỏi trình độ cao nhất Âu Châu, nơi bạn có thể được điều trị và trải qua các ca phẫu thuật tinh vi bằng các phương pháp tiên tiến”.

Tiến sĩ Domenico Veneziano, một trong những bác sĩ hỗ trợ phẫu thuật, cho biết robot da Vinci “bảo đảm độ chính xác tối đa với kết quả hài lòng hơn so với phẫu thuật truyền thống và thời gian hồi phục thực sự nhanh chóng”.

Phát biểu tại buổi họp báo, Cha Giulio Cerchietti, một viên chức của Bộ Giám mục, ca ngợi bệnh viện đã kết hợp “phẩm chất, tính chuyên nghiệp, tính nhân văn và sự tận tâm”.

Cha Cerchietti nhận xét hóm hỉnh rằng: “Tất cả điều này nuôi dưỡng sự tin tưởng khiến Đức Hồng Y giao phó mình cho bệnh viện này, nơi ngài cảm thấy như đang ở nhà, nơi ngài có thể ngửi thấy mùi hương thơm của bánh mì nướng tại nhà”.

Vị linh mục cho biết thêm: “Ngày đầu tiên đến, quen với việc ghi chép nhật ký, ngài đã viết câu của Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu: ‘Tình yêu đã đưa bạn đến đây. Tình yêu sẽ chăm sóc bạn’. Đức Hồng Y đã trải nghiệm chiều sâu của những lời này ở đây với anh chị em. Chúng tôi biết ơn anh chị em và luôn nhớ đến anh chị em trong lời cầu nguyện của chúng tôi”.

Theo nhà sản xuất, đã có gần 6,000 hệ thống da Vinci được sử dụng tại 67 quốc gia trên thế giới.

Theo trang web của Ý “Urologia Robotica da Vinci”, có 105 trung tâm y tế ở Ý sử dụng robot y tế. Riêng tại Calabria chỉ có các bệnh viện của GOM mới có công nghệ này.
Source:Catholic News Agency
 
Nhân mùa Thế Vận Hội Tokyo, chúng ta tự hỏi Thánh Phaolô đã từng xem Thế vận hội Olympic không?
Thanh Quảng sdb
06:37 01/08/2021
Nhân mùa Thế Vận Hội Tokyo, chúng ta tự hỏi Thánh Phaolô đã từng xem Thế vận hội Olympic không?

Aleteia - Philip Kosloski 31/07/21

Các học giả tin rằng Thánh Phaolô có thể đã tham dự Thế vận hội Isthmian, một cuộc thi thể thao được tổ chức tại Corintô mà sau này đã dẫn đến Thế vận hội Olympic.

Thánh Phaolô thường so sánh đời sống người Tín hữu với việc huấn luyện và thi đấu như các động viên thể thao. Điều này được tìm thấy rất rõ trong lá thư đầu tiên của thánh nhân gửi cho các tín hữu thành Côrinhtô.

Thánh nhân tự hỏi: Các bạn không biết rằng những người chạy trong sân vận động đều chạy trong cuộc đua, nhưng chỉ có một người giành được giải thưởng sao? Chạy để giành chiến thắng. Mọi vận động viên đều rèn luyện và tuân thủ những kỷ luật rất khắt khe. Họ thực hành các điều đó với mục đích giành cho được một chiếc vương miện dễ hư hỏng, một huy chương dễ tàn phai… nhưng là người chúng ta không thể bỏ qua!... (1 Cô-rinh-tô 9: 24-25)

Các cuộc tranh tài Isthmian

Thánh Phaolô viết thư cho các tín hữu ở thành phố Côrinhtô, nơi mà Thế vận hội Olympic được tổ chức tại Olympia, do đó có tên Olympic… Nơi tổ chức những trò chơi khác nhau được tổ chức trong những năm "nghỉ", chẳng hạn như các trò chơi ở eo biển Corinth, chúng được gọi là “Trò chơi Isthmian” và Thánh Phaolô chắc đã từng chứng kiến những trò chơi này trong cuộc đời của Ngài.

Trong tác phẩm về Thân thế và các thư của thánh Phaolô được xuất bản vào thế kỷ 19, tác giả giải thích có nhiều xác tín Thánh Phaolô đã tham dự những trò chơi như vậy.

Qua Tân ước, chúng ta được biết thánh Phaolô đã trải qua hai năm đời rao giảng của ngài tại Corintô và mặc dù có những khó khăn trong việc xác định thời gian các trò chơi được tổ chức, nhưng gần như chắc chắn rằng các trò chơi ấy được tổ chức mỗi hai năm một lần vào mùa xuân hoặc đầu mùa hè.

Thật vậy, Thánh Phaolô đã minh nhiên đề cập đến giải thưởng cuối cùng được trao cho người chiến thắng trong các cuộc thi đua này: một chiếc vương miện vòng nguyệt quế.

Thánh nhân có thể đã xem các cuộc thi đấu khác nhau, chẳng hạn như đua xe ngựa, phóng lao, nhảy xa, chạy bộ, đấu vật và quyền anh.

Thánh Phaolô đã đề cập đến trong lá thư gửi cho các tín hữu thành Cô-rinh-tô về những cuộc đua tương tự như những cuộc đua vẫn được tổ chức tại Thế vận hội ngày nay.

Khi xem Thế vận hội trong thời nay, chúng ta có thể sánh ví mình như Thánh Phaolô đã làm và kín múc được cảm hứng để trở thành một vị thánh, đạt đến sự hoàn thiện trong đời sống tinh thần để “giành được” vương miện vĩnh cửu trên Thiên đàng.
 
Huấn dụ của Đức Thánh Cha trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 1/8/2021
J.B. Đặng Minh An dịch
06:50 01/08/2021


Kính thưa quý vị và anh chị em,

Chúa Nhật 1 tháng Tám Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ 18 Mùa Thường Niên. Bài Tin Mừng trình bày với chúng ta về lời hứa của Chúa Kitô: “Ai đến với Ta sẽ không hề đói, ai tin vào Ta sẽ không hề khát bao giờ”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, lúc đám đông thấy không có Chúa Giêsu ở đó, và môn đệ cũng không, họ liền xuống các thuyền và đến Caphácnaum tìm Chúa Giêsu. Khi gặp Người ở bờ biển bên kia, họ nói với Người rằng: “Thưa Thầy, Thầy đến đây bao giờ?” Chúa Giêsu đáp: “Thật, Ta bảo thật các ngươi, các ngươi tìm Ta, không phải vì các ngươi đã thấy những dấu lạ, nhưng vì các ngươi đã được ăn bánh no nê. Các ngươi hãy ra công làm việc không phải vì của ăn hay hư nát, nhưng vì của ăn tồn tại cho đến cuộc sống muôn đời, là của ăn Con Người sẽ ban cho các ngươi. Người là Đấng mà Thiên Chúa Cha đã ghi dấu”.

Họ liền thưa lại rằng: “Chúng tôi phải làm gì để gọi là làm việc của Thiên Chúa?” Chúa Giêsu đáp: “Đây là công việc của Thiên Chúa là các ngươi hãy tin vào Đấng Ngài sai đến”.

Họ thưa Chúa Giêsu: “Ngài sẽ làm dấu lạ gì để chúng tôi thấy mà tin Ngài? Ngài làm được việc gì? Cha ông chúng tôi đã ăn manna trong sa mạc, như đã chép rằng: “Người đã ban cho họ ăn bánh bởi trời”. Chúa Giêsu đáp: “Thật, Ta bảo thật các ngươi, không phải Môsê đã ban cho các ngươi bánh bởi trời, mà chính Cha Ta mới ban cho các ngươi bánh bởi trời đích thực. Vì bánh của Thiên Chúa phải là vật tự trời xuống, và ban sự sống cho thế gian”.

Họ liền thưa Người rằng: “Thưa Ngài, xin cho chúng tôi bánh đó luôn mãi”. Chúa Giêsu nói: “Chính Ta là bánh ban sự sống. Ai đến với Ta, sẽ không hề đói; ai tin vào Ta, sẽ không hề khát bao giờ”.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Khung cảnh ban đầu của bài Tin Mừng trong phụng vụ hôm nay (xem Ga 6:24-35) cho chúng ta thấy một số con thuyền đang tiến về Caphácnaum: đám đông đang đi tìm Chúa Giêsu. Chúng ta có thể nghĩ rằng đây là một điều rất tốt, nhưng Phúc Âm dạy chúng ta rằng tìm kiếm Thiên Chúa thôi thì chưa đủ đâu; chúng ta cũng phải hỏi tại sao chúng ta tìm kiếm Ngài. Thật vậy, Chúa Giêsu nói: “Thật, Ta bảo thật các ngươi, các ngươi tìm Ta, không phải vì các ngươi đã thấy những dấu lạ, nhưng vì các ngươi đã được ăn bánh no nê “ (câu 26). Thực tế là dân chúng đã chứng kiến phép lạ hóa bánh ra nhiều, nhưng họ không hiểu được ý nghĩa của cử chỉ đó: họ dừng lại ở phép lạ bên ngoài, họ dừng lại ở chiếc bánh vật chất: chỉ ở đó, không đi xa hơn, để có thể hiểu được ý nghĩa của điều này.

Đây là câu hỏi đầu tiên chúng ta có thể tự hỏi: tại sao chúng ta tìm kiếm Chúa? Tại sao tôi tìm kiếm Chúa? Đâu là động lực cho đức tin của tôi, cho đức tin của chúng ta? Chúng ta cần phải phân định điều này, bởi vì trong số nhiều cám dỗ mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống, trong số rất nhiều cám dỗ, có một cám dỗ mà chúng ta có thể gọi là cám dỗ thờ ngẫu tượng. Đó là điều thúc đẩy chúng ta tìm kiếm Thiên Chúa để sử dụng cho chính mình, để giải quyết các vấn đề, để nhờ Ngài chúng ta đạt được những gì chúng ta không thể tự mình có được, vì lợi ích của chúng ta. Nhưng theo cách này, đức tin vẫn còn hời hợt và thậm chí, tôi có thể nói đó là đức tin hệ tại vào phép lạ: chúng ta tìm kiếm Chúa để nuôi chúng ta và sau đó quên đi Ngài khi chúng ta đã no nê. Trung tâm của đức tin non nớt này không phải là Thiên Chúa, mà là những nhu cầu của chính chúng ta, chỉ nghĩ đến lợi ích của chúng ta, nhiều thứ… Trình bày nhu cầu của chúng ta với lòng Chúa là đúng, nhưng Chúa, Đấng hành động vượt xa sự mong đợi của chúng ta, trước hết muốn sống với chúng ta trong mối quan hệ yêu thương. Và tình yêu đích thực là không vụ lợi, là tự do: yêu chỉ vì muốn được hồi đáp một ân huệ thì không phải là yêu! Đó là vụ lợi; và rất thường xuyên trong cuộc sống, chúng ta bị thúc đẩy bởi tư lợi.

Câu hỏi thứ hai mà đám đông hỏi Chúa Giêsu có thể giúp chúng ta: “Chúng tôi phải làm gì để gọi là làm việc của Thiên Chúa?” (Câu 28). Như thể những người bị Chúa Giêsu khiêu khích, đang nói: “Làm sao chúng tôi có thể thanh tẩy việc tìm kiếm Thiên Chúa? Làm thế nào để chúng tôi đi từ một đức tin hệ tại vào phép lạ, chỉ nghĩ đến nhu cầu của bản thân, thành một đức tin đẹp lòng Thiên Chúa?” Và Chúa Giêsu chỉ đường: Người trả lời rằng công việc của Thiên Chúa là tiếp đón Đấng mà Chúa Cha đã sai đến, tức là đón tiếp chính Ngài, là Chúa Giêsu. Nó không phải là thêm vào các thực hành tôn giáo hoặc tuân theo các giới luật đặc biệt; nhưng là chào đón Chúa Giêsu, chào đón Ngài vào cuộc sống của chúng ta, sống một câu chuyện tình với Chúa Giêsu. Chính Ngài sẽ thanh tẩy đức tin của chúng ta. Chúng ta không thể làm điều này một mình. Nhưng Chúa muốn có một mối quan hệ yêu thương với chúng ta: yêu Ngài trước đã, trước những điều chúng ta nhận và làm. Hãy có một mối quan hệ với Ngài vượt ra ngoài logic của lòng vụ lợi và tính toán.

Điều này áp dụng cho Thiên Chúa, nhưng điều ấy cũng áp dụng cho các mối quan hệ với con người và với xã hội của chúng ta: khi chúng ta tìm kiếm sự thỏa mãn nhu cầu của mình trước hết và trên hết, chúng ta có nguy cơ lợi dụng con người và khai thác các tình huống cho mục đích riêng của chúng ta. Đã bao nhiêu lần chúng ta nghe nói về một người nào đó: “Anh ta lợi dụng mọi người và sau đó quên họ đi”? Lợi dụng người ta vì lợi ích của mình: điều này thật tệ. Và một xã hội đặt lợi ích ở trung tâm thay vì con người, là một xã hội không tạo ra sự sống. Lời mời gọi của Tin Mừng là thế này: thay vì chỉ quan tâm đến bánh vật chất nuôi sống chúng ta, chúng ta hãy đón nhận Chúa Giêsu như bánh sự sống, và bắt đầu từ tình bạn của chúng ta với Ngài, và hãy học cách yêu thương nhau. Tự do và không tính toán. Tình yêu trao ban tự do không toan tính, không lợi dụng con người, tự do, độ lượng, cao cả.

Giờ đây, chúng ta hãy cầu xin Đức Trinh Nữ Rất Thánh, Đấng đã sống câu chuyện tình yêu đẹp nhất với Thiên Chúa, ban cho chúng ta ân sủng để chúng ta mở lòng ra gặp gỡ Con của Mẹ.

Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:

Anh chị em thân mến,

Tôi nhiệt liệt chào mừng tất cả anh chị em, những tín hữu của Rôma và những người hành hương từ các quốc gia khác nhau.

Đặc biệt, Chúa Nhật này tôi cũng có niềm vui được chào đón nhiều nhóm người trẻ khác nhau: những người đến từ Zoppola, thuộc giáo phận Concordia-Pordenone; những người đến từ Bologna, những người đã đạp xe theo Via Francigena từ Orvieto đến Rôma; và những trại hè được tổ chức tại Rôma bởi các Nữ tu Môn đệ của Thầy Chí Thánh. Tôi cũng chào đón những người trẻ tuổi và các nhà giáo dục của nhóm “Theo chúng tôi” từ Villa Iris di Gradiscutta di Varmo, ở tỉnh Udine, với tình cảm quý mến.

Tôi nhìn thấy một số lá cờ của Peru và tôi chào anh chị em, những người Peru vừa có Tổng thống mới. Cầu xin Chúa chúc lành luôn cho đất nước của bạn!

Chúc anh chị em một ngày Chúa Nhật an lành và tháng 8 an lành... Nóng quá, nhưng mong sao bình yên! Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc một bữa trưa ngon miệng và xin tạm biệt!
Source:https://press.vatican.va/content/salastampa/it/bollettino/pubbli
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Video Cảm Nghiệm Của một LM. VN Truyền Giáo Tại Lào
LM. Vinh Sơn Vũ Hương Lạc
22:11 01/08/2021
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Dương Thu Hương
Phạm Bá Hoa
10:29 01/08/2021
Trích một đoạn trong bài của Phạm Bá Hoa:

Các nhóm lãnh đạo Việt Cộng dưới nét nhìn của Bà Dương Thu Hương.

Thưa quý vị, với nội dung này tôi trích dẫn và tóm lược bài viết trong Wikipedia + bài phỏng vấn của nhà báo Đinh Quang Anh Thái năm 2005 + bài phỏng vấn của Nguyễn Huy Đức năm 2006 + và bài phỏng vấn của Quốc Phương đài BBC năm 2009.

Người được phỏng vấn là bà Dương Thu Hương, người phụ nữ bên thắng cuộc. (Bên Thắng Cuộc là tựa một quyển sách của Huy Đức)

Bà từng là đảng viên đảng cộng sản Việt Nam, bị khai trừ khỏi đảng vào năm 1989.

Năm 1994, Bà được Bộ Trưởng Văn Hoá Pháp -ông Jacques Toubon- trao tặng Huân Chương Văn Hoá Nghệ Thuật (Chevalier des Arts et des Lettre).

Tháng 4/2006, bà được mời sang Paris (Pháp), sau đó sang New York (Hoa Kỳ) dự hội nghị Văn Bút Quốc Tế.

Xin có đôi lời để mong quý vị thông cảm, sở dĩ tôi giữ nguyên những chữ quá mạnh -nếu không nó là chói tai- khi Bà Dương Thu Hương trả lời phỏng vấn của đài BBC, và sau đó là nhà báo Đinh Quang Anh Thái, vì đó là tính cách của Bà.

VÀ ĐÂY LÀ LỜI CỦA BÀ DƯƠNG THU HƯƠNG:

Tôi chào đời năm 1947 tại tỉnh Thái Bình trên đất bắc.

Năm 1955 -lúc ấy 8 tuổi- tôi trong đoàn học sinh tiểu học, do nhà trường dẫn đi dự buổi đấu tố những người bị xếp vào hàng địa chủ trong chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất, và bị giết chết ngay tại chỗ.

Tôi thật sự hãi hùng vì những cách giết những người bị đấu tố!

Năm 1967, theo tiếng gọi của nhà nước, tôi trong số 120 bạn học cùng trường, đã cắt máu xin theo đoàn quân vào Nam đánh Mỹ cứu nước, vì những bài học chính trị mà họ đã dạy chúng tôi, thì Mỹ Ngụy rất tàn ác với người dân trong đó, cho nên người dân rất khổ..

Năm 1968, tôi theo đoàn quân vào chiến trường miền Nam để cứu dân tộc trong Nam.

Sau những năm tháng bị cuốn vào cuộc chiến đẫm máu, đến tận bây giờ, cuộc chiến đó vẫn ám ảnh tôi. Nhớ lại, số học sinh của cả bốn lớp 10 của trường gồm 120 học sinh chúng tôi vào chiến trường miền Nam.

Sau 7 Năm, chiến tranh kết thúc, chúng tôi chỉ còn lại 2 người: Tôi thì bị bom làm tai bên phải bị điếc, còn người kia là cậu Lương bị cụt một tay, và trở nên ngớ ngẩn.

Chưa hết. Khi tôi đi tìm mộ của những bạn đã chết, tôi mới biết là trong những trận đánh mà chúng tôi thua, thì không lưu lại tên tuổi của bất cứ người nào đã chết, cũng không chôn cất người nào. Và họ giải thích rằng:

“Dân tộc ta là dân tộc anh hùng phải chiến thắng quân thù, nhưng trận này chưa thắng, nên không thể kiểm kê các liệt sĩ được. Cho nên hàng trăm người chết dưới đáy hồ, dưới đáy vực, không cần tìm tung tích”.

Và dấu mốc quan trọng làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời tôi, là khi “đoàn quân của bên thắng cuộc” vào Sài Gòn, trưa ngày 30 Tháng Tư 1975.

Từ ngày đó,là ngả rẽ trong đời tôi. Khi mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười, thì tôi ngồi bên lề đường, và khóc. Tôi khóc, vì thấy tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách oan phí.

Vào Sài Gòn, tôi không choáng ngộp vì nhà cao cửa rộng, vì xe cộ trên đường phố thênh thang, mà tôi choáng ngộp vì những tác phẩm của những nhà văn miền Nam đều được xuất bản trong một chế độ tự do mà tôi không thể tưởng tượng được.

Trong nhà sách, trưng bày vô số những tác phẩm của các tác giả tôi từng biết tên cũng như chưa biết tên, và cả tác phẩm của các tác giả ngoại quốc nổi danh, với nội dung trong các lãnh vực xã hội, đặc biệt là những tác phẩm chính trị, có cả tác phẩm của Karl Marx, Lénine nữa.

Đến các phương tiện truyền đạt tin tức, như Radio, Tivi, Cassette,..v..v... Những tác phẩm, những phương tiện truyền đạt tin tức, hình ảnh, đối với người dân miền Bắc chúng tôi, chỉ là những giấc mơ không tưởng.

Ở miền Bắc chúng tôi, tất cả báo chí, sách vở, đều do nhà nước quản trị. Những cán bộ được đảng tin tưởng, mới được nghe đài phát thanh Trung Quốc. Còn toàn dân chúng tôi chỉ được nghe loa phóng thanh tập thể ở từng khu phố. Tôi muốn nói là, người dân chỉ được nghe một tiếng nói mà thôi.

Vào được Sài Gòn, tôi mới hiểu rõ rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ. Vì nó chọc mù mắt con người, nó bịt lỗ tai mỗi người dân.

Trong khi đó ở miền Nam, mọi người trong xã hội tự do nghe bất cứ thứ đài nào trong nước, và cả đài phát thanh của Pháp, của Anh, của Mỹ, tùy người dân muốn. Ðó mới là chế độ của nền văn minh.

Và thật chua chát, khi Khi nền văn minh đã thua chế độ màn rợ.

Sự chống đối mạnh mẽ của Bà, đã đẩy bà vào nhà tù Việt Cộng từ tháng 4 đến tháng 11 năm 1991.

Bà nói tiếp: Năm 1998, trong bài diễn văn tôi đọc ở Đại Hội Nhà Văn, tôi nói rằng: “Đảng cộng sản phải biết ơn nhân dân. Bởi vì xưa nay họ chỉ nói nhân dân phải biết ơn đảng thôi. Tôi phân tích rằng, cả một dân tộc đã đổ xương máu để kháng chiến chống Pháp, và những gì dân tộc đạt được là do truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, nhưng đảng cộng sản đã cướp tất cả công đó, và nhận vơ là công của đảng. Họ còn dậy dỗ quần chúng là phải biết ơn đảng. Hành động như thế vừa đểu cáng, vừa vô ơn bạc nghĩa, và tự cao tự đại. Những kẻ như thế, không xứng đáng để lãnh đạo dân tộc.

Vẫn trong năm 1998, trong một nghị của trí thức Hà Nội, tôi đọc bài diễn văn với tựa là “Nhân Cách Trí Thức”. Đọc xong, Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh tỏ ra đắc ý với nội dung, ông ta đến ôm tôi và hôn tôi thắm thiết, đồng thời xin bài diễn văn của tôi. Đến lúc giải lao, người thư ký của ông ta tìm tôi và chuyển đề nghị của ông Linh muốn tặng tôi một căn nhà theo tiêu chuẩn cấp cho hàng Bộ Trưởng. Cùng lúc, người thư ký này muốn tôi im lặng để cho đảng tự cải sửa. Tôi trả lời rằng, tất cả những việc tôi làm là vì dân tộc chứ không phải vì bản thân tôi. Tôi không giàu có, nhưng cũng có một căn nhà đủ để ở. Tôi nhờ ông ta nói với ông Tổng Bí Thư rằng, hiện giờ đang có 20.000 giáo viên tiểu học ở Hà Nội không có nhà để ở, nếu nhà nước có dư nhà thì nên cấp cho họ có chỗ ở.

Bà còn nói rằng: Tổng Bí Thư Việt Cộng Nguyễn Văn Linh chửi tôi là “con đỉ chống đảng. Lúc đó tôi nói với một ông trong ban tổ chức đảng rằng, nếu tôi là đĩ thì may cho cái đảng này; nhưng vì tôi không được làm đĩ, nên tất cả năng lực của tôi đều dồn vào việc ỉa vào mặt đảng. Họ đã chửi tôi như vậy thì từ giờ trở đi mọi sự đều rõ ràng, không còn con đường thứ ba nữa. Nghĩa là tôi dấn thân đến cùng trong mục tiêu đấu tranh cho dân chủ.

Tôi chẳng có gì phải kiêng dùng những danh từ mà nhiều người cho là thô bỉ, như là “ ỉa vào mặt kẻ cầm quyền”. Vì đó là cách nói thuần của người Việt Nam răng đen mắt toét như tôi. Là ngôn ngữ đích xác của người nông dân, khi họ biểu lộ thái độ khinh bỉ và bất chấp. Tôi hành động như thế là có dự tính, chứ không phải ngẫu hứng. Tôi rất ghét những thứ ngôn ngữ nhờ nhờ nhạt nhạt. Chế độ hiện nay tại Việt Nam, chỉ sống bằng xác chết thôi. Nó không có giá trị gì trong thời đại này cả. Những người lãnh đạo chế độ hoàn toàn vô năng và tham nhũng”.

“Những kinh nghiệm trong chiến tranh, những chua chát của tháng 4 năm 1975, được Bà gói ghém trong những tác phẩm “Những Thiên Đường Mù”, “Bên Kia Bờ Ảo Vọng”, “Khải Hoàn Môn”, “Đỉnh Cao Chói Lọi”, và “No Man Land” là bản Anh ngữ, dịch sang tiếng Pháp là “Terre Des Oublis”.

Và đây là nhận định của nhà báo Đinh Quang Anh Thái về bà Dương Thu Hương:

“Từ nhận thức trên đây, báo chí Pháp gọi bà là “Con Sói Đơn Độc” ngay giữa bầy sói của mình. Vì hầu như không có người nào trong hàng ngũ lên tiếng đấu tranh cho dân chủ sau năm 1975, mà có lối nói như “chém đinh chặt sắt” như bà. Trong khi Bà tự nhận mình là người đàn bà nhà quê”.

Nhà báo Đinh Quang Anh Thái nêu câu hỏi:

“Bà đã tiêu phí tuổi trẻ trong chiến tranh, để rồi bị chế độ mà bà phục vụ đày đọa vì họ nói bà làm giặc, bản thân bà thì không ai dám giao tiếp vì sợ bị liên lụy. Vậy, có bao giờ bà chùn bước không?”

Bà trả lời:

“Không. Không bao giờ chùn bước”.

“Bà có tin vào thuyết nhân quả không?”

Bà trả lời:

“Có. Tôi hoàn toàn tin vào thuyết nhân quả. Tôi hoàn toàn tin vào kiếp sau. Khi dậy các con tôi, tôi không yêu cầu các con tôi phải trở thành bác sĩ, kỹ sư, hay tiến sĩ, mà yêu cầu duy nhất của tôi là các con tôi phải làm con người tử tế trong gia đình, trong xã hội, vì đạo đức là cốt lõi của con người”.

Nhà báo Đinh Quang Anh Thái nhận định:

“Bà Dương Thu Hương có nguyên tắc sống đạo đức rạch ròi, không khoan nhượng. Tôi xin phép biếu bà chút quà, thì Bà quát lên: Tôi không nhận bất cứ vật chất nào của bất cứ ai”.

Thậm chí những bữa ăn tại Paris, bà giành trả tiền và khẳng định rằng:

“Nếu Anh trả tiền thì từ nay đừng phỏng vấn tôi nữa ’.

Câu cuối cùng trong bài viết của Đinh Quang Anh Thái như sau:

“Tôi đành bó tay chịu thua “mụ nhà quê mắt toét. Đó là cách mà tôi vẫn gọi bà Hương mỗi khi điện thoại thăm hỏi Bốp chát, bõ bã, không khoan nhượng, chính là Bà Dương Thu Hương. Đạo đức cốt lõi, cũng chính là Bà Dương Thu Hương.

Và bây giờ, “Con Sói Đơn Độc” đã bước vào tuổi 70, vậy mà ngọn lửa đấu tranh cho một tương lai Việt Nam tươi sáng vẫn ngùn ngụt cháy trong trái tim bà.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ba ‘bí mật’ của Vatican thực ra chẳng có gì bí mật hết cả.
Đặng Tự Do
16:43 01/08/2021


Tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, số ra ngày 29 tháng 7 cảnh báo rằng cụm từ “bí mật” được các phương tiện truyền thông thế tục và cả các phương tiện truyền thông Công Giáo sử dụng chẳng hạn như “văn khố mật của Tòa Thánh” có thể phương hại nghiêm trọng đến sứ mệnh truyền giáo trong một thế giới thống trị bởi não trạng hoài nghi.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Nguyên ngữ Latinh ‘secretum’, không có nghĩa là “bí mật”, nó chỉ đơn giản có nghĩa là “dành riêng ra”.

Thật khó để nói từ ngữ “Vatican” ban đầu xuất phát từ đâu ra. Chắc chắn, nó là tên của một trong bảy ngọn đồi của Rôma, tất cả đều nằm ở rìa phía đông của sông Tiber, trong các bức tường thành. Nhưng có nhiều cách giải thích khác nhau tại sao lại gọi ngọn đồi Vatican là “Colle Vaticano”.

Ngay từ thế kỷ thứ nhất, nhà tu từ học và triết học người La Mã nổi tiếng Marcus Terentius Varro đã tuyên bố rằng thuật ngữ này có nguồn gốc từ một vị thành hoàng địa phương được cho là cung cấp cho trẻ sơ sinh khả năng có thể nói được. Vị thần này tên là “ Vaticanus”, sẽ chi phối các nguyên tắc của tiếng nói con người; đối với trẻ sơ sinh, ngay khi chúng vừa chào đời. Tên của ông Vaticanus giải thích âm tiết đầu tiên trong từ Vaticano, và cả từ vagire, nghĩa là tiếng khóc là từ ngữ diễn tả tiếng ồn mà trẻ sơ sinh tạo ra lần đầu tiên. Thánh Augustinô, quen thuộc với tác phẩm của Varro, thực sự đã đề cập đến vị thần này ba lần trong tác phẩm Thành phố của Chúa, và đề cập rõ ràng đến niềm tin rộng rãi của người Rôma. (x. Augustine, City of God, 4, 8). Tuy nhiên, có nhiều khả năng từ này bắt nguồn từ tên của một khu định cư của người Etruscan cổ đại, có thể được gọi là Vatica hoặc Vaticum. Tuy nhiên, điều này vẫn chỉ là một giả thuyết, chưa có chứng cứ cụ thể nào chứng minh cho điều này.

Vatican không phải lúc nào cũng là nơi ở của Đức Giáo Hoàng. Trên thực tế, cho đến giữa thế kỷ 19, các vị Giáo Hoàng chủ yếu sống ở Cung điện Latêranô, ở đầu bên kia của thành phố. Nhưng thực tế lịch sử này đã không ngăn được trí tưởng tượng của mọi người khi kể về Vatican với tất cả các thần thoại và “bí mật” liên quan đến Đức Giáo Hoàng - hầu hết những điều đó đều không đúng sự thật và đã bị lật tẩy. Dưới đây là ba ví dụ.

Văn khố mật của Vatican

Kho lưu trữ của Vatican không phải là một công viên giải trí cho những người theo thuyết âm mưu. Trên thực tế, hầu hết mọi người sẽ thấy nhàm chán. Hào quang “bí mật” được xây dựng xung quanh Archivum Secretum Apostolicum Vaticanum - là tên chính thức đầy đủ của nó - chỉ có thể là do việc dịch sai từ ngữ Latinh “secretum”, vốn chỉ có nghĩa là “dành riêng ra” như khi ta nói dành riêng ra một khoản tiền để sử dụng cho một nhu cầu nào đó. Nếu bạn đã từng có một bàn viết, bạn sẽ có một khái niệm về ý nghĩa của từ này: “Văn khố mật của Vatican” không gì khác hơn là một học tủ của bàn viết ấy được dành riêng cho một bộ sưu tập các tài liệu cá nhân, chủ yếu là thư riêng, biên niên sử và các ghi chép lịch sử của các vị Giáo Hoàng trong quá khứ.

Dẫu sao, điều này không nhất thiết làm cho Văn khố Vatican trở nên nhàm chán. Một số học giả có thể coi đây là Vườn Địa đàng riêng của họ. Trong các kệ của Văn khố này, họ có thể tìm thấy chiếu chỉ của Giáo hoàng ra vạ tuyệt thông cho Martin Luther bên cạnh cuộn giấy dài 60 mét hoàn chỉnh với biên bản các phiên tòa của các Hiệp sĩ Templar, các bức thư của Michelangelo gửi cho Đức Giáo Hoàng Giuliô Đệ Nhị, các ghi chú về phiên tòa chống lại Galilêô, và cả là một lá thư của Đức Giáo Hoàng Clêmentê thứ 12 gửi cho Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ bảy yêu cầu bảo vệ các anh em dòng Phanxicô ở Tây Tạng.

Hành lang bí mật

Có một hành lang bên trong bức tường thời trung cổ duy nhất của Rôma còn sót lại. Nó kết nối Điện Tông tòa Vatican với Castel Sant'Angelo, hay Lâu đài Thiên Thần.

Hành lang này thường được mô tả là “lối thoát cuối cùng của các Giáo Hoàng”, là một lối đi ngầm từ thế kỷ 13. Nó đã chiếm được trí tưởng tượng của nhiều nhà văn. Chuyến thăm của Dan Brown đến hành lang đó đã cho anh ta ý tưởng để viết cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất của mình là Thiên thần và ác quỷ - một tác phẩm viễn tưởng huyền ảo miêu tả Vatican là sân khấu cho tất cả các loại âm mưu.

Brown khẳng định hành lang này dài khoảng 400 mét và dẫn đến thư viện riêng của Đức Giáo Hoàng. Nhưng trong thực tế, nó dài gấp đôi. Nó kết thúc gần nơi ở của Đức Giáo Hoàng, phía trên trụ sở hiện tại của văn phòng nhận thư của Vatican.

Mặc dù nhiều người thích nghĩ về lối đi này là nơi “thoát hiểm”, nhưng hành lang này chỉ được sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp nghiêm ngặt. Ví dụ, Đức Giáo Hoàng Alexander Đệ Lục, vị Giáo hoàng của gia đình Borgia, đã sử dụng nó vào năm 1494 để trú ẩn tại Castel Sant'Angelo khi quân đội Pháp của Vua Charles Đệ Bát xâm lược Rôma. Nó cũng được sử dụng vào ngày 6 tháng 5 năm 1527, khi các phe phái Tin lành của Charles Đệ Ngũ cướp phá Rôma. Vào ngày hôm đó, 147 vệ binh Thụy Sĩ đã chết khi cố gắng bảo vệ lăng mộ của Thánh Phêrô, trong khi 42 người khác bảo vệ Đức Giáo Hoàng Clêmentê Đệ Thất, đang dùng lối đi khẩn cấp để trú ẩn trong Lâu Đài Thiên Thần.

Thư viện Vatican

Thư viện Tông tòa Vatican chính thức được thành lập vào năm 1475, mặc dù nó thực sự lâu đời hơn rất nhiều. Các nhà sử học giải thích Thư viện Tông tòa Vatican có nguồn gốc từ những ngày đầu tiên của Kitô Giáo. Trên thực tế, một số bản viết tay từ những thế kỷ đầu tiên của Kitô Giáo được lưu giữ ở đây. Được thành lập trong Cung điện Latêranô cho đến cuối thế kỷ 13, Thư viện Tông tòa đã phát triển theo cấp số nhân dưới thời Đức Giáo Hoàng Boniface Đệ Bát, là người sở hữu một trong những bộ sưu tập lớn nhất ở Âu Châu các bản thảo viết tay được viết trên da thú và được trang hoàng thêm bằng kim loại quý như vàng hay bạc. Tuy nhiên, chỉ đến năm 1451 khi Đức Giáo Hoàng Nicholas Đệ Ngũ, một người yêu thích sách nổi tiếng, cố gắng thiết lập lại Rôma một thư viện như một trung tâm học thuật có tầm quan trọng toàn cầu với hơn 1,200 cuốn, bao gồm cả bộ sưu tập cá nhân của ngài về các tác phẩm kinh điển của Hy Lạp và La Mã, và một loạt các văn bản được mang đến từ Constantinople.

Ngày nay, Thư viện Vatican bao gồm khoảng 75,000 sách chép tay và 85,000 incunabula, tức là các ấn bản được thực hiện từ khi phát minh ra máy in cho đến thế kỷ 16, và các ấn bản khác tổng số hơn một triệu cuốn sách. Chẳng có bí mật gì cả, tất cả những kho báu này đều có trên mạng. Bạn có thể tìm kiếm trong thư viện và tải xuống kho lưu trữ của nó chỉ bằng cách nhấn vào địa chỉ: https://digi.vatlib.it/


Source:Aleteia
 
Thông Báo
Thông báo: Thánh lễ cầu cho các linh hồn vừa qua đời vì coronavirus
VietCatholic
16:53 01/08/2021
Kính thưa quý vị và anh chị em,

Trong tình cảnh bi thương hiện nay, toàn thế giới chìm trong khổ đau và lo lắng, đặc biệt nhiều người đang phải bàng hoàng than khóc người thân đã qua đời, nhiều khi người ra đi chỉ được an táng sơ sài, chẳng được chịu các bí tích, chẳng được cận kề người thân, khiến người còn sống quá đỗi đau lòng. Tình trạng cách ly cũng khiến cho những người ở lại không biết phải xin lễ cầu nguyện cho các linh hồn nơi đâu. Tình cảnh bi thảm này thật đau lòng xót dạ.

Theo gương của các cộng đồng Kitô hữu tiên khởi trong thời điểm thử thách kinh hoàng này, các linh mục trong mạng lưới VietCatholic sẽ cử hành các thánh lễ cầu cho các linh hồn vừa qua đời vì thứ virus quái ác này vào mỗi tối thứ Sáu vào lúc 7g tối theo giờ Việt Nam. Chúng tôi xin kính mời quý vị và anh chị em cùng hiệp thông. Nếu muốn xin cầu nguyện cho linh hồn nào xin email cho chúng tôi theo địa chỉ xinlevietcatholic@gmail.com. Quý vị và anh chị em không cần gởi tiền, chỉ cần báo các ý lễ.

Xin cũng báo cho những người khác biết để hiệp thông cầu nguyện.

Xin cám ơn quý vị và anh chị em.

VietCatholic Network
 
Văn Hóa
Mùa Xuân Hoang Địa - John 6
Nguyễn Trung Tây
05:24 01/08/2021
□ Nguyễn Trung Tây
Mùa Xuân Hoang Địa - John 6


Chương Một
5 chiếc bánh mì và 2 con cá


Đỏ đặc nơi đường chân trời xa xa, mặt trời phương Tây tô đậm những thân cây thầu dầu khỏe mạnh đang vươn cao tàn lá rậm rạp. Ngần ngừ nuối tiếc, hoàng hôn sa mạc điệu bộ ngập ngừng, dáng vẻ ngần ngại nửa ở nửa đi. Đức Giêsu đăm chiêu nhìn lên trời. Ngài nhận ra ngôi sao hôm sáng lấp lánh trên nền trời xanh biêng biếc. Ngài nhìn chung quanh, sa mạc đá sỏi về chiều nhấp nhô đầu người.

Hơn một tuần rồi, người ta vẫn tiếp tục trẩy hội mùa xuân về hoang địa. Trên những nẻo đường dẫn tới sa mạc, cát bụi bốc cao nhuộm đỏ bầu trời xanh lơ. Từng đoàn người nối tiếp từng đoàn người. Thanh niên nối tiếp trai tráng ồn ào vang vang trên khắp những nẻo đường dẫn về đất sỏi. Phụ nữ từng nhóm gót chân đỏ hồng, bước tới hăm hở tìm kiếm. Bà nội da mồi nắm tay, dẫn cháu lên mười, ánh mắt sáng ngời trông đợi. Cụ ông râu tóc bạc phơ, cõng chắt lên ba trên lưng, dõi mắt hướng nhìn xa xăm. Người phong cùi lần theo dấu chân người câm điếc. Người mù lòa bám vai người khuyết tật. Người bịnh thập tử nhất sinh nằm trên cáng, ánh mắt mở lớn hy vọng. Góa phụ nghèo nàn, dáng vẻ cô độc, lần bước một mình, ánh mắt đăm chiêu. Từ khắp mọi nẻo đường, khóa lại những cánh cửa, bỏ lại sau lưng những ngôi nhà, người người của đủ mọi thành phần trong xã hội tấp nập lên đường. Người người kéo về hoang mạc tìm kiếm hình ảnh của người ngôn sứ, nghe nói mới xuất hiện từ thị trấn Nazareth của phương Bắc Galilê.

Đức Giêsu tiếp tục nhìn quanh, Ngài nhận ra mặt trời đỏ ối đã buông rơi, rớt chìm gần một nửa thân mình vào sau rặng núi. Đức Giêsu nhíu mày, bởi Ngài nhận ra giờ đây trong sa mạc, giữa đá sỏi và xương rồng, giữa cây khô và cỏ cháy, giữa rắn hổ và bọ cạp, đầu người tiếp tục nhấp nhô như sóng nước Biển Hồ vào một ngày biển động. Ngài đăm chiêu lo lắng. Nếu để họ quay về, Ngài biết sẽ có nhiều người kiệt sức, ngã quỵ té gục trên đường đi. Quay sang những người môn đệ, Đức Giêsu cất tiếng,

— Mình, mình còn có nhiều lương thực hay không tụi con?

Hiểu ý sư phụ, Phêrô gắt gỏng trả lời,

— Ở đây chỉ có năm ổ bánh mì và hai con cá. Đâu còn đủ thức ăn cho Thầy và cho tụi con. Nói chi tới những người khác.

Những người môn đệ thân tín của Đức Giêsu liếc nhìn Giuđa. Người thủ quỹ nhìn vào giỏ tiền, lắc đầu nhè nhẹ, bộ mặt cương quyết. Không hẹn, những người môn đệ cùng nhau quay nhìn sư phụ, ánh mắt chờ đợi. Ngước mắt nhìn lên bầu trời không gợn một áng mây, Đức Giêsu biết rằng giờ này chỉ còn Thiên Chúa là nguồn trợ lực duy nhất mà Ngài có thể hướng tới. Và Ngài cầu nguyện.

Chỉ trong thoáng chốc, từ năm ổ bánh mì và hai con cá, bánh thơm và cá nướng ngập tràn như manna tinh khiết dư thừa bám trắng đá sỏi hoang địa của một thời trong sa mạc. Năm ổ bánh mì và hai con cá cộng lại ra con số bẩy nhỏ bé. Số bẩy tí teo bỗng dưng chuyển động hóa ra con số của hằng ngàn. Mầu vàng của ngàn vạn bánh mì dòn tan và mầu vàng của cá nướng thơm lừng lấp lánh mầu vàng hoàng hôn và mầu vàng sa mạc. Bánh mì và cá nướng thơm hương nồng nàn, ngào ngạt cả một khoảng trời hoang địa bao la.

Nhìn cảnh dân chúng nhận lãnh bánh mì và cá nướng từ tay các môn đệ, Đức Giêsu thở phào nhẹ nhõm. Ngài cười tươi trong làn gió chiều. Gió hoang địa thổi nhè nhẹ. Những giọt mồ hôi lấm tấm trên vầng trán của Ngài loãng tan, chầm chậm biến mất. Gió hoang địa lay động những cánh hoa xương rồng. Hoa xương rồng tím thẫm giật mình tỉnh ngủ, ngơ ngác dụi mắt nhìn theo những bóng người dần dần khuất dạng nơi đường chân trời. Chim trời lao xuống, mỏ ngậm bánh mì. Đại bàng xòe cánh, vút bay lên cao, nuốt trôi cá nướng. Một vùng hoang địa chết chóc tiếp tục bừng lên sức sống mùa Xuân. Mùa Xuân nở hoa xương rồng đỏ đậm và cỏ dại xanh biếc dưới đôi chân Đức Giêsu. Đôi chân đó lại đang tiến bước vào trong sa mạc.

Nhìn theo bóng dáng của sư phụ, những người môn đệ biết Thầy của mình sẽ lại ở trong hoang địa một mình tối nay để cầu nguyện.

Chương Hai
Mùa xuân hoang địa


Bước chậm rãi trên đất cát loang lổ đá sỏi, Đức Giêsu dừng lại một nhịp chân nhường bước cho chú rắn vằn khoang, sậm đỏ, sọc vàng, điểm đen. Chậm chạp uốn khúc, chú rắn nhẹ nhàng trườn mình, biến mất sau tảng đá. Đức Giêsu quỳ xuống bên cạnh tảng đá. Đôi tay chắp lại, Ngài hướng lên trời cao.

Đức Giêsu cầu nguyện xin Thiên Chúa tiếp tục nâng đỡ những bước chân của Ngài trên con đường rao giảng Tin Mừng Nước Trời. Ngài cầu nguyện cho những người môn đệ thân thương của Ngài, những người có một thời hành nghề ngư phủ, tiếng nói oang oang như chuông vỡ. Ngài nhớ tới Mátthêu, người thu thuế, bị đồng hương gọi là Do Thái gian, bởi quá khứ của một thời làm việc cho chính quyền bảo hộ La Mã. Sáng hôm đó, Ngài bước ngang qua trạm thuế. Nhìn thấy Mátthêu ngồi đếm tiền trong trạm, Đức Giêsu dừng lại. Miệng mỉm cười, Ngài cất giọng mời gọi, điệu bộ khuyến khích,

— Hãy đi theo ta.

Người thu thuế ngưng đếm những đồng tiền. Không gian bỗng dưng trở thành lặng câm. Những đồng tiền bằng bạc mang hình Cêsar Tiberius rớt xuống đất đen lăn lăn quay tròn. Người thu thuế nhìn Đức Giêsu, ánh mắt ngạc nhiên. Và anh ta quyết định đứng dậy.

Đức Giêsu cầu nguyện cho Simon, dân của thị trấn Cana, đảng viên của nhóm Nhiệt Thành, đang âm mưu lật đổ chính quyền bảo hộ La Mã. Ngài hình dung ra khuôn mặt của Tôma. Người môn đệ này nói năng liến thoắng, ruột để ngoài da, không thấy không tin. Ngài mỉm cười nhớ tới Phêrô, người thủ lãnh của nhóm Mười Hai yêu thì yêu rất nhiều nhưng cũng rất nóng tính, giận cũng lẹ mà cũng chóng tha.

Đức Giêsu tiếp tục cầu xin Thiên Chúa soi sáng và ban thêm nhiều ơn cho những người phụ nữ, những người môn đệ thân thương đã đi theo Ngài từ những ngày đầu tiên của hành trình đức tin.

Đức Giêsu tạ ơn Thiên Chúa đã lắng nghe lời cầu xin của Ngài qua phép lạ năm ổ bánh và hai con cá.

Đức Giêsu tiếp tục cầu nguyện. Sương đêm tiếp tục rơi xuống. Những hạt sương thiên đàng tô đậm khuôn mặt của trời cao.

Trời đã khuya. Đêm hoang địa bình thường hoang vắng giờ này tưng bừng hội chợ mùa xuân với những chú kiến đen bóng, cẳng chân khẳng khiu, nhe cặp càng bự, nhanh nhanh tha về tổ những miếng vụn dư thừa của bánh mì và cá nướng. Những cánh chim đêm của sa mạc tấp nập bay lên, rộn ràng đáp xuống. Tiếng dế tiếp tục ngân vang gõ nhịp điểm canh đêm khuya. Đêm nay đêm hoang địa. Bây giờ là mùa xuân, mùa xuân hoang địa.

Lời Nguyện

Lạy Chúa! Xin dạy con biết chia sẻ với anh chị em những điều con đã được Trời cao ban tặng. Xin dạy con biết làm tràn đầy những hạt gạo trắng ngọc trắng ngà của Ông Trời, để mọi người con của Chúa đều có cơm ăn, áo mặc. Xin dạy con biết cầu nguyện, biết tạ ơn cho những biến cố buồn vui đã xảy đến trong cuộc đời. Lạy Chúa! Dù buồn, dù vui, con vẫn tạ ơn Chúa, bởi vì con tin tưởng vào bàn tay quan phòng của một Thiên Chúa tràn đầy thương yêu.

Nguyễn Trung Tây
 
Lá thư Canada : Lò Cải Tạo Yêu Thương
Trà Lũ
09:02 01/08/2021
Canada đang giữa mùa hè, trời nắng chang chang nhưng thời tiết đẹp hết sức. Luật giãn cách xã hội đã được nới lỏng nên dân làng An Lạc chúng tôi đã được gặp mặt nhau thực sự chứ không còn gặp ảo trên mạng nữa. Vui quá nhưng là cái vui e dè vì cái con Côvit 19 Delta vẫn còn đe dọa nhiều người.

Lần họp thực sự này diễn ra tại nhà Chị Ba Biên Hòa và anh John. Người vui nhất là cụ bà B.95. Cụ là người mê cả Chị Ba cả anh John. Cụ là dân Bắc kỳ đặc nay gặp chị Ba là dân Nam Kỳ rặt, cả hai cùng trao đổi nếp sống, cách nấu ăn món Bắc món Nam. Còn anh John thì cụ mê về việc anh John ăn nói như người Việt, cái gì cụ không hiểu về Canada thì anh John là chìa khóa cho cụ. Cho nên ngày họp mặt hôm nay là ngày chan chứa hạnh phúc. Vì hạnh phúc như vậy nên ai cũng nói. Làng tôi tự nhiên hóa ra cái chợ. Cụ Chánh tiên chỉ đã xin hai bồ chữ ODP và Từ Hòe điều hành cái chợ. Và cái chợ đã ồn ào bao nhiêu đề tài. Vui hết sức vậy đó.

Tin mà tôi thích nhất là tin ngày quốc khánh Canada, năm nay tuy có mừng đơn giản, nhưng trong các nhà thờ Công Giáo trên toàn quốc đều có lễ và cuối lễ thì cả nhà thờ đều đứng lên hát quốc ca, rồi vỗ tay rồi vái nhau. Cảm động quá. Biết đến bao giờ ở VN sẽ được như thế này. Xin Chúa thương xót chúng con và đất VN thân yêu của chúng con.

Rồi chuyện con CôVit-19 biến dạng đang lan tỏa khắp nơi. Nào việc chích ngừa đang sinh ra rắc rối, nơi thì không có thuốc, nơi thì thuốc của Tàu Cộng bị chê, nơi thì người đã chích 2 mũi đòi chích mũi thứ ba, loạn cào cào. Mở đài mở báo là tin dịch Cô Vít gốc Tàu Cộng tràn ngập. Nay vừa có tin Trung Cộng đang làm khó cơ quan WHO của LHQ đến điều tra đợt 2. Tại sao làm khó, gian dối rõ ràng nha.

Vì cái dịch này có gốc từ Tàu Cộng nên thấy cảnh bão lụt bên đó tuy hãi hùng mà nhiều người ở đây đã rửng rưng, cho chúng mày chết. Rồi những cơn bão lụt này đã chạy sang cả Âu Châu, Đức, Bỉ, Hà Lan... kinh hoàng quá. Còn bên Mỹ bên Canada, tuy không bão lụt nhưng cảnh cháy rừng bừng bừng khắp miền tây.

Tôi vừa nhắc tới nước Đức thì cả làng không nói tới cảnh bão lụt nữa mà chuyển sang chuyện bà Angela Merkel, vị thủ tướng của Đức liên tục trong 18 năm liền, vị thủ tướng thông minh, đạo đức, tài giỏi, bà ra đi mà ai cũng nhớ tiếc. Bà không hề chống lại hay chê trách những vị tiền nhiệm…Bà có cái gốc lớn, cha bà là một mục sư Tin lành, từ Hamburg bà đã theo cha mẹ sang Đông Đức giảng đạo, nơi có chế độ Cộng sản cai trị. Sau khi bức tường Berlin sụp và CS tan, bà gia nhập Đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo ngay. Bà là một ngôi sao sáng chói nên khi đảng của bà thắng cử 4 lần liền thì bà làm thủ tướng 4 nhiệm kỳ liền. Bà đang chuẩn bị trao quyền cho vị thủ tướng mới của đảng khác thắng cử vừa qua, bà chuyển giao một nước Đức hùng mạnh. Bà về hưu và sẽ vẫn sống trong căn hộ cũ, rất bình thường, bà không có biệt thư, hồ bơi, người hầu, không có một bất động sản, xe hơi, du thuyền. Bà là một tấm gương lớn cho mọi lãnh tụ thế giới. Cụ cáo già Henry Kissinger đã phải tuyên bố rằng xưa nay cụ chỉ có kính phục Bà Merkel. Tháng 9 này bà sẽ chính thức rời nhiệm sở.

Rồi nhân chuyện bà Merkel của nước Đức, làng tôi đã bàn sang chuyện bà Mary Simon của Canada lên làm phó vương đại diện Nữ Hòang. À chuyện này dài dòng. Canada là nước Quân Chủ Lập Hiến, có nữ hoàng Elizabeth hiện nay làm vua. Vì vua ở tận bên Anh nên vua đặt một vị phó vương thay mặt, vị này danh hiệu là Vị Toàn Quyền, the Governor General, do lời đề nghị của thủ tướng Canada. Bà Mary Simon là người gốc Da Đỏ Inuit, bà đã từng là xướng ngôn viên của đài CBC, chủ tịch Makivik Corp, cựu đại sứ Canada trong tổ chức quốc tế phụ trách khu Bắc Cực. Bà đã nhận chức Toàn Quyền ngày 26 tháng Bảy vừa qua. Bà là phụ nữ thứ 5 giữ chức này và là người Da Đỏ đầu tiên. Nhân nói tới nữ hoàng, tin thời sự vừa cho biết 2 tượng nữ hoàng Victoria và Elizabeth II ở bang Manitoba vừa bị phá sập. Chắc có liên quan tới việc trẻ em Da Đỏ bị chết tại các trường nội trú ngày xưa mà tôi đã trình các cụ tháng trước. Nghe đến đây thì bồ chữ Từ Hòe cười hà hà: Xin cả làng nhớ Bà Simon gốc Da Đỏ, tức là có họ hàng với người VN chúng ta đó nha, triết gia Kim Định trước 1975 đã bảo thế. Và hiện nay nhiều người cũng đang bảo thế. Chuyện cái gốc Da Đỏ này dài và vui lắm, từ từ rồi chúng ta tính sau.

Sau chuyện vĩ nhân Merkel, làng tôi đã nói tới tin thời sự đang nóng hổi là Thế Vận Hội 2020 ở Tokyo. Ai trong làng cũng thương Nhật Bản, Việc chuẩn bị thế vận hội này đã tốn bao công sức và tiền bạc, nghe đâu đã hơn 12 tỷ mỹ kim, đã phải lùi lại 1 năm, thế mà lễ khai mạc và các cuộc thi đều không có khán giả trực tiếp…Trong phái đoàn lực sĩ Canada tham dự có một lực sĩ Canada gốc VN tên là Nam Nguyễn, 23 tuổi, anh sẽ thi môn trượt băng. Ai cũng cầu chúc cho 3 khẩu hiệu nguyên thủy của thế vận hội là ‘cao hơn, nhanh hơn, mạnh hơn’ và nay thêm khẩu hiệu thứ 4 là ‘cùng nhau’(together) sẽ viên mãn, không bị con Cô Vít 19 phá.

Dân làng đang say mê nghe chuyện thời sự thì được Chị Ba Biên Hòa chủ nhà rung chuông mời cơm. Đúng lúc quá. Bữa nay Chị nấu món canh chua cá kho tộ ăn với cơm gạo nàng hương. Món Miền Nam do người Miền Nam nấu, sao mà nó ngon thế. Còn cụ B.95 thì góp món xôi lạc, cụ bảo lạc là tiếng Bắc kỳ, lạc là vui vẻ, cụ chúc cho cả làng luôn luôn vui vẻ hạnh phúc. Quý hóa quá. Và cụ xin nghe chuyện cười.

Ông Từ Hòe lên tiếng ngay. Ông bảo ông là dân Bắc Kỳ di cư 1954, vào Nam thì được xem nhiều phim cười hay quá sức mà ngòai Bắc kỳ thiên đàng của Bác Hồ không có. Ông hỏi cụ B.95: ngoài Bắc sau 1954 có bao giờ Bác nghe tới tên Charlie không. Cụ lắc đầu ngay: thời đó chúng tôi chỉ được xem phim Nga và phim Tàu, phim giáo điều tuyên truyền, chả ra cái chó gì cả. Thế cái ông Charlie chiếu ở Miền Nam là cái ông gì? Cụ đã chạm tới cái kho tiếu lâm của bác Từ Hòe. Bác đáp ngay: Charlie là cái tên thiệt, còn Charlot là cái tên diễu trong phim của ông. Chuyện ông Charlie thì dài và hay vô cùng, để mai này rảnh rỗi tôi sẽ kể chi tiết. Chỉ biết rằng hồi thập niên 1960 phim có Charlie đóng thì bao giờ rạp hát cũng đầy nghẹt, suốt từ đầu phim đến cuối phim, tiếng cười muốn vỡ rạp luôn. Đại để như thế này: Bao giờ xuất hiện thì chàng Charlot cũng cầm cái ba-toong ngắn cũn cỡn, cái mũ hàng phở xộc xệch, quần áo lôi thôi, đôi giày cũ rích, hai chân đi chữ bát, cặp mắt ngây ngô nhớn nhác, cử chỉ lố bịch nửa quê nửa tỉnh. Charlie đã là vua hề độc nhất như thế mấy chục năm mà không có ai thay thế được. Nhà bác học Einstein đã phải gọi Charlie là một thiên tài của nhân loại.

Một hôm gặp Charlie, Einstein bảo: Cái làm tôi ngưỡng mộ nhất về tài nghệ của bác là cái tính quốc tế. Khắp hoàn cầu đều hiểu bác. Bác không nói mà ai cũng hiểu. Charlie nghe xong liền cười hà hà rối đáp: Còn ngài, danh vọng của ngài lẫy lừng khắp hoàn cầu nhưng chẳng ai hiểu được ngài !

Charlie đẻ ra các thứ tiếng cười. Có một học giả đã đúc kết về tiếng cười này như sau: Tiếng cười khinh bỉ thì cộc lốc, giọng cười lạnh lẽo là người nhan hiểm, tiếng cười he hé là người gian hùng, tiếng cười ha ha với âm a kéo dài là người dễ dãi có lòng tốt, còn âm a ngắn tủn cộc lốc là người giả dối. Thỉnh thoảng mới cười nhưng đã cười thì cười thả cửa, cười cả mắt cả môi, cả nét mặt đều cười, thì là người bộc trực khoan dung. Thiên tài Charlie đã có bấy nhiêu tiếng cười.

Nghe đến đây thì cả làng tôi quay ra nhìn nhau, xưa nay bọn mình cười thế nào nhỉ. Khó nha, phải không các cụ.

Cụ Chánh nghe đến đây thì lên tiếng: Xin thông qua tiếng cười để trở về đề tài nhân vật.Thuở thập niên 1960, ngoài tài tử Charlie Chaplin trên đây, điện ảnh còn những tài tử đáng yêu đáng nhớ nào nữa? Tức thì có nhiều bàn tay giơ lên xin phát biểu. Một điều lạ lùng là các tài tử quốc tế của màn bạc được làng tôi nhắc tới đều là phái nữ,

Như Brigitte Bardot của Pháp. Thời đó ai cũng gọi nàng bằng tên tắt BB. Nàng sinh năm 1934 và đã nổi tiếng ngay năm 1956 qua phim ‘Et Dieu Créa La Femme’. Đạo diễn của phim này là Roger Vadim, chính là chồng của BB. Nàng đẹp quá, quyến rũ quá, xinh nhất là cặp môi, rất sexy rất mời gọi. Nhiều nữ sinh thời đó đã lấy BB là người mẫu về thời trang và dáng điệu.

Như Sophia Loren, người Ý, cũng sinh năm 1934 như BB, và cũng giống BB là lấy ông đạo diễn làm chồng. Loren đã đóng nhiều phim với các nam tài tư danh tiếng, như Frank Sinatra, Clark Gable. Năm 1961 Loren đoạt giải Oscar qua phim La Ciociara. Khi về già còn nhận thêm một giải Oscar nữa năm 1991.

Như Gina Lollobrigida, cũng người Ý, người đẹp nổi tiếng ngay với phim đầu là Anh Gù Nhà Thờ Đức bà ( Notre Dame de Paris ) với tài tử Anthony Quin trong vai anh gù Quasimodo. Các cụ còn nhớ bộ phim này không? Tôi thích nhất hình ảnh rất cảm động ở đoạn phim cuối cùng: hai bộ xương của anh gù và người đẹp trong tư thế ôm nhau khi màn ảnh mờ dần. Nàng Gina không những nổi tiếng về các bộ phim nàng đóng, mà còn nổi tiếng về cuộc tình cuối đời. Năm 2006 khi bà đã 79 tuổi vàng bà tuyên bố sẽ lấy chồng là doanh nhân Javier Rigau mới 45 tuổi, nhưng gặp dư luận ồn ào chê bai nhiều quá, bà đành thôi…

Như Thẩm Thúy Hằng của Việt Nam. Người đẹp trẻ hơn 3 tài tử trên đây, nàng gốc Hải Phòng và 1954 theo cha mẹ vô Nam. Năm 16 tuổi, đang là nữ sinh trung học lớp đệ tứ, nàng đã đánh bạt bao nhiêu tài tử nổi tiếng bấy giờ và chiếm giải nhất để đóng vai chính. Phim đầu tiên nàng đóng là Người Đẹp Bình Dương, và cái tên này đã theo nàng suốt đời dù nàng đã đóng tới 60 phim cả ở VN cả ở Đông Nam Á. Nàng là thần tượng về sắc đẹp và tài nghệ diễn xuất. Nàng đẹp lên mãi mãi nhờ nhiều giải phẫm thẩm mỹ. Chồng nàng là GS Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Oánh, một người được trọng dụng, cả trước cả sau 1975. GS Oánh mất năm 2003. Hiện nay, 81 tuổi, nhan sắc tàn phai, Thẩm Thuy Hằng sống ẩn dật, ngồi thiền và ăn chay niệm Phật cả ngày.

Cụ B.95 nghe đến đây thì lên tiếng: Các bác đang nói về tiếng cười của cái ông tây Charlie, mà nãy giờ toàn nghe chuyện mấy nữ tài tử, chả có tiếng cười gì hết ráo, anh John đâu, xin anh cho làng nghe tiếng cười đi.

Anh John liền kể ngay. Cháu thích nhất trong tiếng VN có chữ VÚ. Chữ này ngoài nghĩa bình thường, trong tiếng Miền Nam quê vợ cháu thì chữ Vú còn chỉ người đỡ đầu, người cầm đầu cho đứa bé trong lễ Rửa Tội của người Công Giáo. Người vú bao giờ cũng đứng bên em bé trong nghi lễ này. Bởi vậy mới có chuyện tiếu lâm: một linh mục gốc Saigon được đổi lên phục vụ tại một xứ người Thượng. Bữa đó là chủ nhật có lễ rửa tội, và chỉ có một bà Thượng bế con lên. Ông cha nhìn bà mẹ đang bế con này rồi hỏi: Vú đâu? bà người thiểu số liền chỉ ngay vào ngực mình rồi nói: Vú đây. Ông cha liền nói: Không phải vú ấy. Bà ta đang chỉ vào vú tay trái liền chỉ sang vú bên phải rồi nói: Thì vú đó dây. Cả nhà thờ òa lên cười vì việc bà Thượng không hiểu lời ông Cha.

Kể xong chuyện này thì anh John nêu thắc mắc: người đàn bà đỡ đầu thì kêu là Vú, nếu người đàn ông đỡ đầu thì có gọi là Vú không?

Rồi chữ vú còn nghĩa thứ hai là người đàn bà khỏe mạnh có sữa vì đang nuôi con được bà chủ thuê để cũng cho con mình bú sữa nữa. Người này có tên là Chị Vú. Cái tên này làm tôi nhớ tới Chị Vú Trường của nhà văn nổi tiếng Lỗ Tấn trong truyện Giặc Tóc Dài. Chuyện do chính chị Vú Trường của ông kể cho ông nghe khi ông còn bé. Chị bảo: Bọn giặc đó kinh lắm, nó bắt hết mọi người, chị cũng bị nó bắt. Để làm gì ư? Để khi quan quân đến vây thành thì bọn giặc bắt đàn bà con gái như chị lên mặt thành, rồi bắt bọn chị cởi quần ra. Súng đại bác của quan quân thấy vậy liền vỡ nòng hết. Lỗ Tấn kết: Chuyện này thật quá sức tưởng tượng của tôi nhưng là do bà vú nuôi tôi kể, mà bà vú này là người rất chân thật.

Nghe đến đây thì Chị Ba Biên Hòa không cho anh kể nữa. Chị bảo đề tài này sẽ dẫn đến các chuyện từ bên trên xuống bên dưới không mấy hồi. Phe các bà đều gật đầu dồng ý với Chị Ba. Anh John nói ngay: Vậy tôi xin kể chuyện thời sự VN còn đang nóng hổi nha. Đó là chuyện trong phiên họp buổi sáng ngày 26 tháng 7 vừa qua, quốc hội của Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã bầu xong chức chủ tịch nước và thủ tướng chính phủ, với tỷ lệ số phiếu trên 98%, chủ tịch nước là Ngài Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng chinh phủ là Ngài Phạm Minh Chính. Cả hai đã làm lễ tuyên thệ nhận chức ngay buổi sáng hôm đó. Tôi chưa hề thấy có nước nào bầu cử lẹ như vậy và số phiếu chấp thuận cao như vậy. Không biết Canada, Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Anh đã mở mắt ra chưa !

Ông ODP nghe vậy liền nói ngay: Họ đã ở mắt ra từ lâu rồi. Ai cũng biết quốc hội mấy nước CS là một trò hề diễn kịch tự do dân chủ để lừa mấy người ngây thơ. Mà nói gì đâu xa, ngay nước Viêt Nam Cộng Hòa chúng ta cũng ngây thơ. Kìa xem lại lịch sử, thảm kịch Tết Mâu Thân 1968 xảy ra vì cả nước ngây thơ, Ngay ông Tổng Thống Thiệu cũng ngây thơ, cũng tin lời CS hứa đình chiến nên ông mới về quê vợ ăn tết, quân nhân cũng được đi phép về nhà ăn têt. Sau này có nhà báo tây phương hỏi Tướng Võ Nguyên Giáp về việc thất hứa này thi ông ta cười hề hề rồi bảo: Đó là mưu lược chiến tranh, c’est la ruse de guerre. Miền Nam cũng vẫn chưa học được bài học về sự ngây thơ này. Sau 1975, CSVN kêu gọi các sĩ quan và viên chính hính quyền đi học tập 10 ngày, hầu như ai cũng đi vì nghĩ rằng 10 ngày đâu có lâu gì, nhưng 10 ngày của CSVN đã kéo dài bao nhiêu năm ! Chưa hết, sau 1975 ai cũng sợ đổi tiền, CSVN bảo sẽ không đổi tiền, thế nhưng họ đã đổi tới 3 lần, bao nhiên tiền của VNCH hóa ra giấy lộn. Càng ngày tôi càng phục câu nói của TT Thiệu: Đừng nghe những gì CS nói mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm.

Nhìn về quê hương VN ai cũng thấy màu xám. Trong nỗi buồn này, tôi thấy chỉ mình thi sĩ Cao Tần Lê Tất Điều có một chút màu hồng. Trong bài ‘Bài Học Lớn’ ông viết:



Mai mốt nếu đổi đời phen nữa,

Ông anh hùng ông cứu được quê hương

Ông sẽ mở ra nghìn lò cải tạo

Lùa cả nước vào học tập yêu thương

Cuộc chiến cũ sẽ coi là tiền kiếp

Phản động gì cũng chỉ sống trăm năm

Bồ bịch hết, không đứa nào là ngụy

Thắng vinh quang mà bại cũng anh hùng.

Cụ Chánh nghe xong đoạn thơ liền chắp tay cúi đầu miệng lâm râm: Chớ gì được như vậy ! Amen.

TRÀ LŨ
 
Đọc Thánh Tôma Aquinô: Cầu nguyện và Kinh nguyện
Vũ Văn An
19:24 01/08/2021

Trong phần “Con người tôn giáo”, Nữ tu Mary T. Clark có phổ biến nhiều chú giải của Thánh Tôma về cầu nguyện và nhiều kinh nguyện do ngài soạn thảo. Chúng tôi xin trích dịch dưới đây:



Trình bầy Kinh Lạy Cha

“Lạy Cha chúng con ở trên trời”. Lời kinh của Chúa là lời kinh tốt đẹp nhất trong mọi lời kinh. Mọi lời kinh đều cần phải có 5 điều phẩm tính ưu việt tìm thấy ở đấy. Một lời kinh nên có tính tin tưởng, có thứ tự, thích đáng, đạo hạnh và khiêm nhường.

Nó nên có tính tin tưởng: “cho nên, chúng ta hãy đến gần tòa ơn thánh một cách tin tưởng” (Dt 4:16). Nó không nên thiếu đức tin, như có lời phán: “Nhưng người ấy phải cầu xin với lòng tin không chút do dự” (Gcb 1:6). Quả là hữu lý khi tin tưởng vào lời kinh này, vì Đấng phù trợ và khẩn cầu khôn ngoan nhất cho chúng ta đã soạn ra nó: “Trong Người, ẩn giấu mọi kho tàng khôn ngoan và hiểu biết” (Cl 2:3), và về Người đã có lời chép: “vì chúng ta có Đấng bào chữa với Chúa Cha, tức Chúa Giêsu Kitô, Đấng công chính” (1Ga 2:1). Do đó, Thánh Cyprianô nói (về Kinh Lạy Cha) rằng: “Vì chúng ta có Chúa Giêsu Kitô làm Đấng bào chữa với Chúa Cha cho các tội lỗi của chúng ta, nên khi chúng ta cầu nguyện vì các thiếu sót của mình, chúng ta sử dụng chính lời lẽ của Đấng bào chữa của chúng ta”.

Hơn nữa, chúng ta càng tin tưởng kinh nguyện này hơn vì Đấng dạy nó cho chúng ta nhân từ lắng nghe lời kinh của chúng ta cùng với Chúa Cha, như đã tuyên bố trong Thánh Vịnh: “Nó sẽ kêu đến Ta và Ta sẽ khứng nghe nó” (Tv 90:15). Do đó, Thánh Cyprianô quả quyết, “Nó là kinh nguyện thân ái, quen thuộc, và đạo hạnh để khẩn cầu Chúa bằng chính lời lẽ của Người”. Và do đó, không ai kết thúc lời kinh này mà không có hoa trái. Thánh Augustinô nói rằng các tội nhẹ của chúng ta nhờ nó được tha thứ (Enchir. 78).

Hơn nữa, lời cầu nguyện của chúng ta phải thích đáng, để, trong lời cầu nguyện, Thiên Chúa được xin những điều thích đáng đối với người cầu xin. Thánh Gioan thành Đamascênô nói rằng, “cầu nguyện là cầu xin điều đúng và thích đáng từ Thiên Chúa” (Về Đức Tin Chính Thống III, 24). Lời cầu nguyện của chúng ta đôi khi không được khứng nghe khi chúng ta cầu xin một điều không tốt cho chúng ta: “anh em xin mà không được, là vì anh em xin với tà ý” (Gcb 4:3). Rất khó mà biết điều phải xin, vì khó mà biết điều để ước ao; nên Thánh Phaolô nói, “vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải” (Rm 8:26). Chúa Kitô chính là một bậc thầy; Người day chúng ta nên cầu xin những gì khi các tông đồ nói: “Lạy Chúa, xin dạy chúng con cầu nguyện” (Lc 11:1). Bất cứ điều gì Người dạy chúng ta cầu nguyện chúng ta nên cầu nguyện điều đó cách thích đáng. Thánh Augustinô vốn nói, “chúng ta chỉ có thể lặp lại điều tìm thấy trong Kinh Lạy Cha nếu chúng ta cầu nguyện cách thích đáng và xứng đáng” (Epist. 130).

Các ước muốn của chúng ta phải có trật tự như thế nào, thì lời cầu nguyện của chúng ta cũng thế, vì cầu nguyện chỉ là việc nói ra các ước muốn của chúng ta. Thế thì, thứ tự đúng đắn là thích những điều thiêng liêng hơn nhữ điều thân xác, và những điều trên trời hơn những điều chỉ là dưới đất. Điều này phù hợp với những lời đã chép: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6:33). Ở đây, Chúa nhấn mạnh rằng trước hết chúng ta nên tìm kiếm những điều ở trên trời rồi mới cầu xin những điều vật chất.

Lời cầu nguyện của chúng ta nên có tính đạo hạnh vì sự phong phú trong lòng đạo đức làm cho việc hy sinh cầu nguyện trở thành đáng được Thiên Chúa chấp nhận: “Suốt cả đời con, nguyện dâng lời chúc tụng, và giơ tay cầu khẩn danh Ngài. Lòng thoả thuê như khách vừa dự tiệc, môi miệng con rộn rã khúc hoan ca” (Tv 63:5-6). Lòng sùng kính thường nguội đi khi lời kinh quá dài, nên Chúa chúng ta dạy chúng ta tránh nhiều lời khi cầu nguyện: “Khi các con cầu nguyện, đừng nhiều lời” (Mt 6:7). Và Thánh Augustinô nói với chúng ta: “Đừng kéo dài lê thê lời cầu nguyện của anh chị em, nhưng bao lâu lòng sốt mến còn đó, hãy để lời cầu nguyện tiếp tục” (Epist. 130). Đó là lý do Chúa soạn kinh nguyện của Người ngắn. Lòng sốt sắng trong cầu nguyện phát sinh do đức ái, tức tình yêu của chúng ta dành cho Thiên Chúa và người lân cận, và trong kinh nguyện này, cả hai rất rõ ràng. Tình yêu chúng ta dành cho Thiên Chúa sẽ rõ ràng khi chúng ta thưa với Thiên Chúa “lạy Cha chúng con”; và tình yêu của chúng ta dành cho người lân cận sẽ rõ ràng khi chúng ta thưa “Lạy Cha chúng con... xin Cha tha nợ chúng con” và điều này dẫn chúng ta đến việc yêu người lân cận.

Lời cầu nguyện nên khiêm nhường: “Người đoái nghe lời cầu nguyện của kẻ khiêm nhường” (Tv 101: 18 [bản Phổ Thông]). Điều này hiển nhiên trong dụ ngôn người Biệt Phái và người Thu Thuế (Lc 18: 9-15), cũng như trong lời lẽ của Giuđítha: “Lời cầu nguyện của kẻ khiêm nhường và hiền lành luôn làm Ngài hài lòng” (Gđt 9:16). Cũng một lòng khiêm nhường đó được tìm thấy trong kinh nguyện này vì khi một người không tự phụ về quyền lực riêng mình nhưng hy vọng mọi sự họ cầu xin ở quyền năng Thiên Chúa, thì họ có lòng kiêm nhường đích thực.

Chúng ta nên ý thức rằng ba điều tốt lành phát sinh từ việc cầu nguyện. Trước nhất, cầu nguyện hữu hiệu và hữu ích như là phương thuốc chữa các sự xấu xa. Nhờ thế, nó giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi chúng ta đã phạm: “chính Ngài đã tha thứ tội vạ cho con. Vì thế, ai là người hiếu trung với Chúa sẽ kêu cầu Ngài lúc gặp cảnh gian truân” (Tv 31:5-6). Trên thập giá, người ăn trộm đã cầu nguyện và được tha thứ: “Ngay hôm nay, con sẽ được ở cùng Ta trên thiên đàng” (Lc 23:43). Người Thu Thuế cũng đã cầu nguyện và “ra về được công chính hóa” (Lc 18:14). Người cầu nguyện được giải thoát khỏi sợ tội lỗi tương lai cũng như các gian nan thử thách và buồn rầu trong linh hồn: “Ai trong anh em buồn sầu ư? Họ hãy cầu nguyện” (Gcb 5:13). Nó cũng giải thoát người ta khỏi những kẻ bách hại và thù địch: “Thay vì đáp trả tình yêu, họ đã gièm pha con, nhưng con chuyên chăm cầu nguyện” (Tv 18:4).

Thứ hai, cầu nguyện hữu ích cũng như hữu hiệu trong việc ban cho ta mọi sự như ước muốn: “khi các con cầu nguyện, mọi sự các con xin, các con hãy tin các con sẽ nhận được” (Mc 11:24). Nếu các lời cầu nguyện của chúng ta không được đáp ứng, là bởi vì chúng ta không kiên tâm cầu nguyện, mặc dù “chúng ta phải cầu nguyện luôn luôn, cầu nguyện không ngừng” (Lc 18:1), hoặc vì chúng ta không cầu xin điều dẫn chúng ta tới ơn cứu rỗi nhiều nhất. Thánh Augustinô quả quyết, “Chúa tốt lành của chúng ta thường không ban cho ta điều chúng ta ước ao, vì thực sự nó là điều chúng ta không cần”. Thánh Phaolô là mẫu gương tốt về điều này vì ngài từng 3 lần cầu xin cho nọc xác thịt được lấy khỏi ngài, nhưng lời cầu nguyện này đã không đưọc khứng nghe (2Cr 12:7).

Thứ ba, cầu nguyện sinh ích bao lâu nhờ nó, chúng ta trở nên bằng hữu của Thiên Chúa: “xin cho lời cầu nguyện của con bay lên như hương trầm trước nhan Chúa” (Tv 140:2).

Kinh nguyện của Chúa trong Vườn Diệtsimani

1.“Và đi xa hơn một chút, Người xấp mặt xuống đất, cầu nguyện rằng: ‘Lạy Cha’” (Mt 26:39).

Ở đây, Chúa đề nghị với chúng ta 3 điều kiện phải giữ khi cầu nguyện:

a. Nơi tĩnh mịch: vì đi xa hơn một chút, nên Người đã tự tách ra khỏi cả những người chính Người đã chọn. “Còn anh em, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh em, Đấng hiện diện nơi kín đáo” (Mt 6:6). Nhưng nên lưu ý rằng Người không đi thật xa, chỉ xa một chút thôi để chứng tỏ rằng Người không cách xa những người nương tựa vào Người và để họ thấy Người cầu nguyện và học cầu nguyện như Người.

b. Khiêm nhường: Người xấp mặt xuống đất, do đó, làm gương khiêm nhường cho chúng ta. Sở dĩ như thế, vì khiêm nhường là điều cần thiết cho việc cầu nguyện và vì Thánh Phêrô từng nói: “Vâng, dù con có chết vì Thầy, con cũng không chối Thầy” (Mt 26:35). Cho nên, nếu Chúa xấp mặt, là để tỏ cho chúng ta thấy chúng ta không nên tin vào sức mạnh của riêng chúng ta.

c. Sốt sắng tôn sùng, khi Người nói “lạy Cha”. Điều thiết yếu là khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta cầu nguyện do lòng sốt sắng tôn sùng. Người thưa “Lạy Cha” vì Người là Con Thiên Chúa một cách độc đáo; chúng ta chỉ là con nuôi của Thiên Chúa mà thôi (trong Mt 26).

2. “Nếu có thể, xin cất chén này khỏi con. Nhưng không theo ý con, mà theo ý Cha” (Mt 26:39).

Ở đây, ta hãy xem xét phương hướng chung của việc cầu nguyện. Chúa Kitô cầu nguyện theo sự thúc đẩy của bản chất cảm quan, nghĩa là, lời cầu nguyện của Người như lời bào chữa cho các cảm quan nói lên các xu hướng của cảm quan Người, qua cầu nguyện đề nghị với Thiên Chúa điều ước muốn của các cảm quan của Người gợi ý. Và Người làm thế để dạy chúng ta 3 điều:

a. Người đã mặc lấy bản chất thực sự của con người với mọi xu hướng tự nhiên của con người.

b. Phù hợp với xu hướng tự nhiên của họ, con người được phép ước muốn một điều Thiên Chúa không muốn.

c. Con người phải bắt các xu hướng của mình lệ thuộc ý muốn của Thiên Chúa. Bởi thế, Thánh Augustinô mới nói: “Chúa Kitô, khi sống làm người, đã chứng tỏ một xu thế nhân bản tư riêng khi Người nói ‘hãy cất chén này khỏi con’. Đó là xu thế của con người, ý muốn riêng của con người và, có thể nói, ước muốn tư riêng của Người. Nhưng Chúa Kitô, vì muốn là một con người có trái tim đúng đắn, một con người qui hướng về Thiên Chúa, đã thêm ngay, ‘tuy nhiên, đừng theo ý con, mà theo ý Cha’”.

Và trong lời kinh này, Người dạy bằng gương sáng cách chúng ta sắp xếp các xu hướng của chúng ta để chúng đừng đối nghịch với luật Thiên Chúa. Nhờ thế, chúng ta học được rằng không có gì sai trong việc chúng ta rút lui khỏi những điều vốn tự nhiên gây hại, bao lâu chúng ta đem các xúc cảm của chúng ta đứng cùng hàng với ý muốn Thiên Chúa.

Chúa Kitô có hai ý chí, một từ Cha của Người vì Người vốn là Thiên Chúa và ý chí kia vì Người là người thật. Người bắt ý chí nhân bản này, trong mọi sự, phục tùng Cha của Người; trong việc này, Người làm gương để chúng ta cũng làm như thế. “vì tôi tự trời mà xuống, không phải để làm theo ý tôi, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai tôi” (Ga 6:38).

“Thế mà Chúa Kitô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi, đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta” (Rm 5:8-9).

1.Chúa Kitô đã chết cho những kẻ vô đạo (cùng chỗ, câu 6). Đây là một điều vĩ đại nếu chúng ta lưu ý Đấng chết ấy là ai, cũng là việc cao cả nếu chúng ta chịu lưu ý Người chết vì ai. Vì ít có ai chết cho người công chính nghĩa là bạn khó tìm thấy bất cứ ai chịu chết để cứu một người vô tội; không, dù có lời chép, “Người công chính tiêu vong, thế mà chẳng ai lưu tâm đến” (Is 57:1).

Cho nên, quả thực Thánh Phaolô đã nói rằng ít khi có ai muốn chết. Có thể có người, rất hiếm có người vì hết sức can đảm có thể mạnh dạn chết cho một người tốt lành. Nhưng việc này rất hiếm hoi, vì lý do đơn giản là hành động như thế là điều vĩ đại nhất. Chúa chúng ta chính Người đã nói, “không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu hiến mạng sống mình vì bạn bè” (Ga 15:13).

Nhưng giống như điều Chúa đã làm, chết cho kẻ làm điều ác và cho kẻ ác, người ta chưa thấy bao giờ. Do đó mà chúng ta hết sức bỡ ngỡ đặt câu hỏi tại sao Chúa Kitô đã làm như vậy.

2. Thực vậy, nếu phải hỏi tại sao Chúa Giêsu chết cho kẻ ác, câu trả lời là qua cách này, Thiên Chúa giới thiệu tình yêu của Người cho chúng ta. Qua cách này, Người muốn chứng tỏ rằng Người yêu chúng ta bằng một tình yêu vô giới hạn, vì ngay lúc chúng ta còn là những kẻ tội lỗi, Chúa Kitô vẫn đã chết cho chúng ta.

Chính cái chết của Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta thấy tình yêu của Thiên Chúa, vì chính Con của Người, Đấng Người ban cho để chết mà việc đền bù đã được thực hiện cho chúng ta. Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con một của Người (Ga 3:16). Và như thế, như tình yêu Thiên Chúa Cha dành cho chúng ta được biểu lộ trong việc Người ban Chúa Thánh Thần cho chúng ta thế nào, thì bằng cách này, nó cũng được biểu lộ qua việc Người ban Con một của Người như vậy.

Thánh Tông đồ nói rằng Thiên Chúa giới thiệu, do đó muốn nói rằng tình yêu của Thiên Chúa là một điều không thể đo lường được. Điều này được chứng tỏ bằng chính sự kiện của vấn đề, nghĩa là sự kiện này: Người ban Con của Người để chết cho chúng ta, và nó cũng được chứng tỏ bởi lý do loại người chúng ta vốn là và Người đã chết cho loại người đó. Chúa Kitô được khuyến khích chết cho chúng ta không phải vì bất cứ công phúc nào của chúng ta khi chúng ta vẫn còn là những kẻ tội lỗi. Thiên Chúa (Đấng giầu lòng thương xót) ” Nhưng Thiên Chúa giàu lòng thương xót và rất mực yêu mến chúng ta, nên dầu chúng ta đã chết vì sa ngã, Người cũng đã cho chúng ta được cùng sống với Đức Kitô” (Eph. 2:4).

Kỳ tới: Các Kinh nguyện do Thánh Tôma soạn thảo
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Gia Dình
Nguyễn Đức Cung
16:52 01/08/2021
GIA ĐÌNH
Ảnh của Nguyễn Đức Cung

Bố đi trước Mẹ theo sau
Đàn con đi giữa cùng nhau thẳng hàng
Gia đình nền nếp đàng hoàng
(nđc)
 
VietCatholic TV
Mề đay Huyền Nhiệm bán đắt như tôm tươi tại Phi Luật Tân sau cử chỉ của Hidilyn Diaz
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:09 01/08/2021


1. Mề đay Huyền Nhiệm bán đắt như tôm tươi tại Phi Luật Tân sau cử chỉ của Hidilyn Diaz

Một phóng sự của ABS-CBN News Philippines cho thấy Mề đay Huyền Nhiệm trên đó có ảnh Đức Mẹ đang bán đắt như tôm tươi tại Phi Luật Tân sau cử chỉ của Hidilyn Diaz.

Như chúng tôi đã đưa tin, vận động viên cử tạ Hidilyn Diaz đã trở thành người giành được huy chương vàng Olympic đầu tiên cho Phi Luật Tân.

Chiến thắng của Diaz xảy ra trong cuộc tranh tài cử tạ 55 kg dành cho phụ nữ vào ngày 26 tháng 7. Cô cũng lập kỷ lục Olympic sau khi nhấc bổng một trọng lượng lên đến 224 kg.

Sau khi hoàn thành lần nâng cuối cùng trong một cuộc thi rất cam go, Diaz đã bưng mặt khóc, và nắm chặt chiếc mề đay huyền nhiệm có hình Đức Trinh nữ Maria mà cô đang đeo trên cổ.

“Tạ ơn Chúa, tạ ơn Chúa,” cô kêu liên tục như thế sau khi thắng cuộc.

Các giám mục Công Giáo Philippines cô không chỉ vì chiến thắng của cô mà còn vì sự thể hiện đức tin và lòng sùng kính đối với Đức Trinh Nữ Maria.

Đức Hồng Y Jose Advincula của Manila cho biết Diaz đã truyền cảm hứng cho tất cả người dân Phi Luật Tân.

“Cảm ơn Hidilyn về niềm vinh dự to lớn mà con đã ban tặng cho đất nước chúng ta”, ngài nói qua Đài phát thanh Veritas do Giáo Hội điều hành.

“Thành công của con mang lại ánh sáng, nguồn cảm hứng và hy vọng cho tất cả chúng ta, đặc biệt là trong những thời điểm khó khăn này. Cảm ơn con đã làm chứng cho niềm tin mãnh liệt của con vào Thiên Chúa và tình yêu sâu sắc đối với Đức Trinh Nữ Maria. Cảm ơn con đã nhắc nhở chúng tôi rằng không có thành công thực sự nếu nó không đến từ Chúa”.

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho các phương tiện truyền thông hôm ngày 27 tháng 7, Diaz cho biết chiếc mề đay huyền diệu của cô đã được bạn bè trao cho cô trước khi cô khởi hành đến Tokyo vào đầu tháng này.

“Họ đã cầu nguyện một tuần cửu nhật chín ngày trước cuộc thi của tôi”, cô nói với các phóng viên, nói thêm rằng cô của đã cầu nguyện một tuần cửu nhật và biết ơn tất cả sự hỗ trợ mà các “chiến binh cầu nguyện” đã dành cho cô.

2. Lịch sử Mề đay Huyền Nhiệm

Mề đay Huyền Nhiệm xuất phát từ một cuộc hiện ra của Đức Mẹ tại Nguyện Đường Rue Du Bac, tại thủ đô Paris vào năm 1830.

Vào ngày thứ bẩy 27 tháng Giêng năm 1830, Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Maria đã hiện ra với Thánh Catherine Labouré, Dòng Nữ Tử Bác Ái và trao cho cô một sứ mệnh là hãy làm ra những mề đay. Mẹ ban cho cô một mẫu ảnh và dặn dò:

“Con hãy làm những mề đay này, những ai đeo mề đay này với đức tin thì sẽ nhận được rất nhiều ơn lành, đặc biệt là khi họ đeo mề đay này ở trên cổ.”

Từ đó các mề đay này được làm ra và phân phát cho mọi người gần xa. Có nhiều ơn lành hoán cải, chữa lành và ơn bảo vệ xẩy ra khi người ta đeo mề đay này.

Với những biến cố lạ thường ấy, Đức Tổng Giám Mục của Paris là Đức Cha de Quelen đã điều tra xuất xứ và hiệu quả của Mề đay Rue Du Bac và nhận thấy rằng sự phân phối mề đay nhanh chóng và rộng rãi, những ơn lành được ban cho đủ để minh chứng rằng đây là dấu hiệu của Thiên Đàng xác nhận sự thật của cuộc hiện ra.

Tại Roma, vào năm 1846, sau khi có sự hoán cải đáng kinh ngạc của một người Do Thái là ông Alphonse Ratisbonne, Đức Giáo Hoàng Grêgôriô thứ 16 cũng đã xác nhận tầm quan trọng của mề đay với Đức Tổng Giám Mục Paris.

Nếu bạn yêu mến Đức Mẹ Maria và tín thác vào quyền năng cầu bầu của Mẹ thì hãy luôn luôn đeo mề đay với đức tin ở trên người của bạn để được Chúa ban cho những ơn lành và được Đức Mẹ Maria bảo vệ.

Mỗi ngày nên đọc câu kinh này đã được khắc trên mề đay:

‘Ôi Lạy Mẹ Maria Vô Nhiễm Thai, xin Mẹ cầu bầu cho chúng con là những người cầu xin Mẹ.’

Giữa thời đại dịch coronavirus kinh hoàng này, thật là khôn ngoan khi mua và phân phát những mề đay này cho những người ở chung quanh bạn, và nhất là cho những bịnh nhân và những ai đang phải đau khổ.

Trên thế giới ai ai cũng biết về cuộc hiện ra của Đức Mẹ Maria ở Rue Du Bac nhưng họ không biết rằng chính cuộc hiện ra ở nhà nguyện Rue Du Bac dọn đường cho một biến cố lớn lao ở Lộ Đức.

Thánh Bernadette của Lộ Đức đã tuyên bố như sau:

“Bà Đẹp ở hang đá hiện ra với tôi và bà có đeo Mề Đay Huyền Nhiệm.” Lúc ấy Thánh Bernadette cũng có đeo mề đay này.

Câu kinh: ‘Ôi Lạy Mẹ Maria Vô Nhiễm Thai, xin Mẹ cầu bầu cho chúng con là những người cầu xin Mẹ.’ cùng với sự truyền bá mề đay này cho rất nhiều người đã mang lại ơn hoán cải cho rất nhiều người. Đức Giáo Hoàng Piô thứ 9 công bố tín điều Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Thai vào năm 1854. Bốn năm sau, 1858 có cuộc hiện ra ở Lộ Đức để xác nhận tín điều ấy.

Lộ Đức là một nguồn ơn phúc dồi dào, Mề Đay Huyền Nhiệm cũng là một khí cụ của lòng từ mẫu của Đức Mẹ Maria dành cho các kẻ tội lỗi và những người đau khổ trên thế giới.

3. Đức Hồng Y Sarah trải qua cuộc phẫu thuật có sự hỗ trợ của robot

Đức Hồng Y Robert Sarah, nguyên tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, đã trải qua cuộc phẫu thuật với sự hỗ trợ của robot ở miền nam nước Ý trong tuần này.

Ca phẫu thuật tiết niệu được thực hiện với sự hỗ trợ của robot da Vinci, một công nghệ được sử dụng từ năm 2016 tại bệnh viện Great Metropolitan, gọi tắt là GOM, ở Reggio Calabria, một thành phố ở cực nam của bán đảo Ý.

Các bác sĩ cho biết trong một cuộc họp báo hôm thứ Tư rằng cuộc phẫu thuật đã thành công và nhờ công nghệ robot, có thể được thực hiện theo cách giới hạn tối đa diện tích và độ sâu vùng mổ.

Đức Hồng Y Sarah, 76 tuổi, là giám mục Phi Châu cao cấp nhất tại Vatican trước khi nghỉ hưu với tư cách là tổng trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích cho đến tháng Hai.

Lý do cho cuộc phẫu thuật của Hồng Y Sarah vẫn chưa được công khai.

Theo Intuitive Surgery, công ty Mỹ sản xuất Hệ thống phẫu thuật da Vinci, các thủ thuật tiết niệu có sự hỗ trợ của robot là: phẫu thuật tuyến tiền liệt, phẫu thuật thận, phẫu thuật giải phóng tắc nghẽn thận, cắt bỏ u nang thận, phẫu thuật bàng quang và phẫu thuật sửa ống dẫn kết nối bàng quang với thận.

Đức Hồng Y Sarah được cho là sẽ có một số hoạt động đòi hỏi phải đi du lịch trong lịch trình những tháng tới.

Tuần trước đã có thông báo rằng ngài dự kiến sẽ tham dự Lễ hội Thanh niên lần thứ 32 ở Medjugorje từ ngày 1 đến 6 tháng 8.

Ngài cũng dự kiến trở thành vị chủ tế chính tại một trong các thánh lễ hàng ngày tại Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 52, diễn ra tại thủ đô Budapest của Hung Gia Lợi từ ngày 5 đến 12 tháng 9.

Thư ký riêng của Đức Hồng Y Sarah là giáo dân người Ý Lorenzo Festicini, chủ tịch hiệp hội nhân đạo Istituto Nazionale Azzurro, và là người gốc Reggio Calabria, thành phố nơi diễn ra cuộc phẫu thuật của vị Hồng Y.

Ông Festicini cho biết trong một cuộc họp báo ngày 28 tháng 7:

“Điều quan trọng là phải nhận ra rằng ở Reggio Calabria có các trung tâm và bác sĩ giỏi trình độ cao nhất Âu Châu, nơi bạn có thể được điều trị và trải qua các ca phẫu thuật tinh vi bằng các phương pháp tiên tiến”.

Tiến sĩ Domenico Veneziano, một trong những bác sĩ hỗ trợ phẫu thuật, cho biết robot da Vinci “bảo đảm độ chính xác tối đa với kết quả hài lòng hơn so với phẫu thuật truyền thống và thời gian hồi phục thực sự nhanh chóng”.

Phát biểu tại buổi họp báo, Cha Giulio Cerchietti, một viên chức của Bộ Giám mục, ca ngợi bệnh viện đã kết hợp “phẩm chất, tính chuyên nghiệp, tính nhân văn và sự tận tâm”.

Cha Cerchietti nhận xét hóm hỉnh rằng: “Tất cả điều này nuôi dưỡng sự tin tưởng khiến Đức Hồng Y giao phó mình cho bệnh viện này, nơi ngài cảm thấy như đang ở nhà, nơi ngài có thể ngửi thấy mùi hương thơm của bánh mì nướng tại nhà”.

Vị linh mục cho biết thêm: “Ngày đầu tiên đến, quen với việc ghi chép nhật ký, ngài đã viết câu của Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu: ‘Tình yêu đã đưa bạn đến đây. Tình yêu sẽ chăm sóc bạn’. Đức Hồng Y đã trải nghiệm chiều sâu của những lời này ở đây với anh chị em. Chúng tôi biết ơn anh chị em và luôn nhớ đến anh chị em trong lời cầu nguyện của chúng tôi”.

Theo nhà sản xuất, đã có gần 6,000 hệ thống da Vinci được sử dụng tại 67 quốc gia trên thế giới.

Theo trang web của Ý “Urologia Robotica da Vinci”, có 105 trung tâm y tế ở Ý sử dụng robot y tế. Riêng tại Calabria chỉ có các bệnh viện của GOM mới có công nghệ này.
Source:Catholic News Agency
 
Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 1/8/2021: Chúa muốn có một mối quan hệ yêu thương với chúng ta
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
13:48 01/08/2021

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Chúa Nhật 1 tháng Tám Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ 18 Mùa Thường Niên. Bài Tin Mừng trình bày với chúng ta về lời hứa của Chúa Kitô: “Ai đến với Ta sẽ không hề đói, ai tin vào Ta sẽ không hề khát bao giờ”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, lúc đám đông thấy không có Chúa Giêsu ở đó, và môn đệ cũng không, họ liền xuống các thuyền và đến Caphácnaum tìm Chúa Giêsu. Khi gặp Người ở bờ biển bên kia, họ nói với Người rằng: “Thưa Thầy, Thầy đến đây bao giờ?” Chúa Giêsu đáp: “Thật, Ta bảo thật các ngươi, các ngươi tìm Ta, không phải vì các ngươi đã thấy những dấu lạ, nhưng vì các ngươi đã được ăn bánh no nê. Các ngươi hãy ra công làm việc không phải vì của ăn hay hư nát, nhưng vì của ăn tồn tại cho đến cuộc sống muôn đời, là của ăn Con Người sẽ ban cho các ngươi. Người là Đấng mà Thiên Chúa Cha đã ghi dấu”.

Họ liền thưa lại rằng: “Chúng tôi phải làm gì để gọi là làm việc của Thiên Chúa?” Chúa Giêsu đáp: “Đây là công việc của Thiên Chúa là các ngươi hãy tin vào Đấng Ngài sai đến”.

Họ thưa Chúa Giêsu: “Ngài sẽ làm dấu lạ gì để chúng tôi thấy mà tin Ngài? Ngài làm được việc gì? Cha ông chúng tôi đã ăn manna trong sa mạc, như đã chép rằng: “Người đã ban cho họ ăn bánh bởi trời”. Chúa Giêsu đáp: “Thật, Ta bảo thật các ngươi, không phải Môsê đã ban cho các ngươi bánh bởi trời, mà chính Cha Ta mới ban cho các ngươi bánh bởi trời đích thực. Vì bánh của Thiên Chúa phải là vật tự trời xuống, và ban sự sống cho thế gian”.

Họ liền thưa Người rằng: “Thưa Ngài, xin cho chúng tôi bánh đó luôn mãi”. Chúa Giêsu nói: “Chính Ta là bánh ban sự sống. Ai đến với Ta, sẽ không hề đói; ai tin vào Ta, sẽ không hề khát bao giờ”.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Khung cảnh ban đầu của bài Tin Mừng trong phụng vụ hôm nay (xem Ga 6:24-35) cho chúng ta thấy một số con thuyền đang tiến về Caphácnaum: đám đông đang đi tìm Chúa Giêsu. Chúng ta có thể nghĩ rằng đây là một điều rất tốt, nhưng Phúc Âm dạy chúng ta rằng tìm kiếm Thiên Chúa thôi thì chưa đủ đâu; chúng ta cũng phải hỏi tại sao chúng ta tìm kiếm Ngài. Thật vậy, Chúa Giêsu nói: “Thật, Ta bảo thật các ngươi, các ngươi tìm Ta, không phải vì các ngươi đã thấy những dấu lạ, nhưng vì các ngươi đã được ăn bánh no nê “ (câu 26). Thực tế là dân chúng đã chứng kiến phép lạ hóa bánh ra nhiều, nhưng họ không hiểu được ý nghĩa của cử chỉ đó: họ dừng lại ở phép lạ bên ngoài, họ dừng lại ở chiếc bánh vật chất: chỉ ở đó, không đi xa hơn, để có thể hiểu được ý nghĩa của điều này.

Đây là câu hỏi đầu tiên chúng ta có thể tự hỏi: tại sao chúng ta tìm kiếm Chúa? Tại sao tôi tìm kiếm Chúa? Đâu là động lực cho đức tin của tôi, cho đức tin của chúng ta? Chúng ta cần phải phân định điều này, bởi vì trong số nhiều cám dỗ mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống, trong số rất nhiều cám dỗ, có một cám dỗ mà chúng ta có thể gọi là cám dỗ thờ ngẫu tượng. Đó là điều thúc đẩy chúng ta tìm kiếm Thiên Chúa để sử dụng cho chính mình, để giải quyết các vấn đề, để nhờ Ngài chúng ta đạt được những gì chúng ta không thể tự mình có được, vì lợi ích của chúng ta. Nhưng theo cách này, đức tin vẫn còn hời hợt và thậm chí, tôi có thể nói đó là đức tin hệ tại vào phép lạ: chúng ta tìm kiếm Chúa để nuôi chúng ta và sau đó quên đi Ngài khi chúng ta đã no nê. Trung tâm của đức tin non nớt này không phải là Thiên Chúa, mà là những nhu cầu của chính chúng ta, chỉ nghĩ đến lợi ích của chúng ta, nhiều thứ… Trình bày nhu cầu của chúng ta với lòng Chúa là đúng, nhưng Chúa, Đấng hành động vượt xa sự mong đợi của chúng ta, trước hết muốn sống với chúng ta trong mối quan hệ yêu thương. Và tình yêu đích thực là không vụ lợi, là tự do: yêu chỉ vì muốn được hồi đáp một ân huệ thì không phải là yêu! Đó là vụ lợi; và rất thường xuyên trong cuộc sống, chúng ta bị thúc đẩy bởi tư lợi.

Câu hỏi thứ hai mà đám đông hỏi Chúa Giêsu có thể giúp chúng ta: “Chúng tôi phải làm gì để gọi là làm việc của Thiên Chúa?” (Câu 28). Như thể những người bị Chúa Giêsu khiêu khích, đang nói: “Làm sao chúng tôi có thể thanh tẩy việc tìm kiếm Thiên Chúa? Làm thế nào để chúng tôi đi từ một đức tin hệ tại vào phép lạ, chỉ nghĩ đến nhu cầu của bản thân, thành một đức tin đẹp lòng Thiên Chúa?” Và Chúa Giêsu chỉ đường: Người trả lời rằng công việc của Thiên Chúa là tiếp đón Đấng mà Chúa Cha đã sai đến, tức là đón tiếp chính Ngài, là Chúa Giêsu. Nó không phải là thêm vào các thực hành tôn giáo hoặc tuân theo các giới luật đặc biệt; nhưng là chào đón Chúa Giêsu, chào đón Ngài vào cuộc sống của chúng ta, sống một câu chuyện tình với Chúa Giêsu. Chính Ngài sẽ thanh tẩy đức tin của chúng ta. Chúng ta không thể làm điều này một mình. Nhưng Chúa muốn có một mối quan hệ yêu thương với chúng ta: yêu Ngài trước đã, trước những điều chúng ta nhận và làm. Hãy có một mối quan hệ với Ngài vượt ra ngoài logic của lòng vụ lợi và tính toán.

Điều này áp dụng cho Thiên Chúa, nhưng điều ấy cũng áp dụng cho các mối quan hệ với con người và với xã hội của chúng ta: khi chúng ta tìm kiếm sự thỏa mãn nhu cầu của mình trước hết và trên hết, chúng ta có nguy cơ lợi dụng con người và khai thác các tình huống cho mục đích riêng của chúng ta. Đã bao nhiêu lần chúng ta nghe nói về một người nào đó: “Anh ta lợi dụng mọi người và sau đó quên họ đi”? Lợi dụng người ta vì lợi ích của mình: điều này thật tệ. Và một xã hội đặt lợi ích ở trung tâm thay vì con người, là một xã hội không tạo ra sự sống. Lời mời gọi của Tin Mừng là thế này: thay vì chỉ quan tâm đến bánh vật chất nuôi sống chúng ta, chúng ta hãy đón nhận Chúa Giêsu như bánh sự sống, và bắt đầu từ tình bạn của chúng ta với Ngài, và hãy học cách yêu thương nhau. Tự do và không tính toán. Tình yêu trao ban tự do không toan tính, không lợi dụng con người, tự do, độ lượng, cao cả.

Giờ đây, chúng ta hãy cầu xin Đức Trinh Nữ Rất Thánh, Đấng đã sống câu chuyện tình yêu đẹp nhất với Thiên Chúa, ban cho chúng ta ân sủng để chúng ta mở lòng ra gặp gỡ Con của Mẹ.

Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:

Anh chị em thân mến,

Tôi nhiệt liệt chào mừng tất cả anh chị em, những tín hữu của Rôma và những người hành hương từ các quốc gia khác nhau.

Đặc biệt, Chúa Nhật này tôi cũng có niềm vui được chào đón nhiều nhóm người trẻ khác nhau: những người đến từ Zoppola, thuộc giáo phận Concordia-Pordenone; những người đến từ Bologna, những người đã đạp xe theo Via Francigena từ Orvieto đến Rôma; và những trại hè được tổ chức tại Rôma bởi các Nữ tu Môn đệ của Thầy Chí Thánh. Tôi cũng chào đón những người trẻ tuổi và các nhà giáo dục của nhóm “Theo chúng tôi” từ Villa Iris di Gradiscutta di Varmo, ở tỉnh Udine, với tình cảm quý mến.

Tôi nhìn thấy một số lá cờ của Peru và tôi chào anh chị em, những người Peru vừa có Tổng thống mới. Cầu xin Chúa chúc lành luôn cho đất nước của bạn!

Chúc anh chị em một ngày Chúa Nhật an lành và tháng 8 an lành... Nóng quá, nhưng mong sao bình yên! Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc một bữa trưa ngon miệng và xin tạm biệt!
Source:https://press.vatican.va/content/salastampa/it/bollettino/pubbli
 
7g tối thứ Tư 4/8: Tình thế khẩn cấp, xin hiệp thông với đền thánh Mễ Du, cầu nguyện cho Sài Gòn
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:41 01/08/2021


1. Hiệp thông với đền thánh Đức Mẹ Medjugorje, cầu nguyện cho quê hương Việt Nam

Trước tình hình khẩn cấp do đại dịch coronavirus gây ra, tuần này chúng tôi xin kính mời quý vị và anh chị em hiệp thông với đền thánh Đức Mẹ Medjugorje, cầu nguyện cho quê hương Việt Nam.

Medjugorje nằm trong khu vực Herzegovina ở phía Tây của nước Bosnia và Herzegovina, cách thị trấn Mostar 25km về phiá Tây Nam và gần với biên giới Crotia. Sáu thanh niên, thiếu nữ nói đã thấy Đức Mẹ hiện ra tại Medjugorje vào ngày 24/06/1981. Từ đó dòng người lũ lượt đến hành hương địa điểm này để cầu nguyện với Đức Mẹ dưới hai tước hiệu là “Đức Mẹ Medjugorje” hay “Đức Mẹ là Nữ Vương Hòa Bình”. Đến nay đã có hơn 40 triệu người đến hành hương tại đây mặc dù giáo quyền địa phương đã điều tra và không nhìn nhận tính chất siêu nhiên của sự kiện.

Tháng Ba năm 2010, dưới thời Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, Vatican đã thiết lập một ủy ban do Đức Hồng Y Ruini lãnh đạo để điều tra về các cuộc cho là Đức Mẹ hiện ra tại Medjugorje. Cuộc điều tra đã chấm dứt vào ngày 18 tháng Giêng 2014.

Hôm 16 tháng 5, 2017, tờ Vatican Insider, một tờ báo được coi là thạo các tin nội bộ của Tòa Thánh đã gây sửng sốt cho nhiều người khi tường thuật rằng Ủy ban do Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 thành lập để nghiên cứu các cuộc hiện ra của Đức Maria tại Medjugorje, Bosnia-Herzegovina, đã bỏ phiếu đồng thuận rằng bẩy cuộc hiện ra của Đức Mẹ trong khoảng thời gian từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 3 tháng 7 năm 1981 là chân thật.

Tuy nhiên, các thành viên trong ủy ban điều tra tỏ ra nghi ngờ về hàng ngàn những thị kiến được cho là đã xảy ra kể từ sau ngày 4 tháng 7 năm 1981, và được cho là vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.

Hai trong số 17 thành viên của ủy ban cho rằng những thị kiến được cho là đã xảy ra sau ngày 4 tháng 7 năm 1981 không phải là siêu nhiên, trong khi 15 thành viên khác nói rằng họ không thể đưa ra các phán quyết.

Hôm Chúa Nhật 12 tháng 5, 2019 Đức Thánh Cha đã chính thức cho phép tổ chức các phái đoàn hành hương về Medjugorje, hay còn gọi là Mễ Du.

Thông báo này được Đức Tổng Giám Mục Luigi Pezzuto, Sứ thần Tòa Thánh tại Bosnia-Herzegovina và Đức Tổng Giám Mục Henryk Hoser, là Đặc sứ của Đức Thánh Cha được sai đến đây để tìm hiểu các nhu cầu mục vụ, công bố hôm Chúa Nhật 12 tháng Năm trong Thánh lễ, tại đền thờ giáo xứ nơi đã chứng kiến hàng triệu người hành hương.

Ông Alessandro Gisotti, Giám Đốc lâm thời của Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho hay: “Việc cho phép này nhằm giúp cho các chuyến hành hương về Trung tâm Mễ du đạt được nhiều thành quả và ân thánh Chúa” chứ không có nghĩa là Tòa thánh đã xác nhận các tường thuật rằng Đức Mẹ hiện ra tại đây, cũng như các tuyên bố của các thị nhân là “xác thực”. Giáo hội vẫn tiếp tục nghiên cứu và điều tra!

Với quyết định này của Đức Thánh Cha các cuộc hành hương về Medjugorje của các giáo phận, giáo xứ sẽ có thể hành hương về đây một cách chính thức chứ không tư riêng như trước đây.

Quyết định của Đức Thánh Cha được công bố sau một năm, kể từ ngày 31 tháng 5 năm 2018 khi Đức Thánh Cha bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Hoser của Tổng giáo phận Warszawa-Prague Ba Lan, làm Đặc sứ của ngài để quan sát và thẩm tra về các nhu cầu mục vụ ở Medjugorje.

Trong số sáu người nhận mình đã được thị kiến thấy Đức Mẹ lúc còn trẻ thì ba người quả quyết rằng họ vẫn tiếp xúc với Mẹ Maria “Nữ hoàng hòa bình” hàng ngày vào mỗi buổi chiều, bất kể họ đang ở đâu: Đó là Vicka (sống ở Medjugorje), Marija (sống ở Monza) và Ivan (sống ở Hoa Kỳ, nhưng anh thường về Medjugorje).

Một người thứ tư là Mirjana cho hay cô thường được Đức Mẹ hiện ra vào ngày thứ hai hàng tháng, nhưng bây giờ thì cô chỉ được thấy Đức Mẹ mỗi năm một lần.

Sau 15 tháng sống tại đây, Đức Tổng Giám Mục Henryk Hoser cho biết:

“Medjugorje là dấu chỉ của một Giáo hội sống động”.

Đức Tổng Giám Mục từng được bổ nhiệm tại Phi Châu, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Ba Lan, trước khi được Đức Thánh Cha Phanxicô gởi đến Medjugorje, một giáo xứ trong vùng Balkan được toàn thế giới biết đến sau các báo cáo cho rằng Đức Mẹ đã hiện ra bắt đầu từ ngày 26 tháng 6 năm 1981.

2. Ba ‘bí mật’ của Vatican thực ra chẳng có gì bí mật hết cả. Chữ nghĩa lạng quạng có thể ảnh hưởng đến sứ mệnh truyền giáo

Tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, số ra ngày 29 tháng 7 cảnh báo rằng cụm từ “bí mật” được các phương tiện truyền thông thế tục và cả các phương tiện truyền thông Công Giáo sử dụng chẳng hạn như “văn khố mật của Tòa Thánh” có thể phương hại nghiêm trọng đến sứ mệnh truyền giáo trong một thế giới thống trị bởi não trạng hoài nghi.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Nguyên ngữ Latinh ‘secretum’, không có nghĩa là “bí mật”, nó chỉ đơn giản có nghĩa là “dành riêng ra”.

Thật khó để nói từ ngữ “Vatican” ban đầu xuất phát từ đâu ra. Chắc chắn, nó là tên của một trong bảy ngọn đồi của Rôma, tất cả đều nằm ở rìa phía đông của sông Tiber, trong các bức tường thành. Nhưng có nhiều cách giải thích khác nhau tại sao lại gọi ngọn đồi Vatican là “Colle Vaticano”.

Ngay từ thế kỷ thứ nhất, nhà tu từ học và triết học người La Mã nổi tiếng Marcus Terentius Varro đã tuyên bố rằng thuật ngữ này có nguồn gốc từ một vị thành hoàng địa phương được cho là cung cấp cho trẻ sơ sinh khả năng có thể nói được. Vị thần này tên là “ Vaticanus”, sẽ chi phối các nguyên tắc của tiếng nói con người; đối với trẻ sơ sinh, ngay khi chúng vừa chào đời. Tên của ông Vaticanus giải thích âm tiết đầu tiên trong từ Vaticano, và cả từ vagire, nghĩa là tiếng khóc là từ ngữ diễn tả tiếng ồn mà trẻ sơ sinh tạo ra lần đầu tiên. Thánh Augustinô, quen thuộc với tác phẩm của Varro, thực sự đã đề cập đến vị thần này ba lần trong tác phẩm Thành phố của Chúa, và đề cập rõ ràng đến niềm tin rộng rãi của người Rôma. (x. Augustine, City of God, 4, 8). Tuy nhiên, có nhiều khả năng từ này bắt nguồn từ tên của một khu định cư của người Etruscan cổ đại, có thể được gọi là Vatica hoặc Vaticum. Tuy nhiên, điều này vẫn chỉ là một giả thuyết, chưa có chứng cứ cụ thể nào chứng minh cho điều này.

Vatican không phải lúc nào cũng là nơi ở của Đức Giáo Hoàng. Trên thực tế, cho đến giữa thế kỷ 19, các vị Giáo Hoàng chủ yếu sống ở Cung điện Latêranô, ở đầu bên kia của thành phố. Nhưng thực tế lịch sử này đã không ngăn được trí tưởng tượng của mọi người khi kể về Vatican với tất cả các thần thoại và “bí mật” liên quan đến Đức Giáo Hoàng - hầu hết những điều đó đều không đúng sự thật và đã bị lật tẩy. Dưới đây là ba ví dụ.

Văn khố mật của Vatican

Kho lưu trữ của Vatican không phải là một công viên giải trí cho những người theo thuyết âm mưu. Trên thực tế, hầu hết mọi người sẽ thấy nhàm chán. Hào quang “bí mật” được xây dựng xung quanh Archivum Secretum Apostolicum Vaticanum - là tên chính thức đầy đủ của nó - chỉ có thể là do việc dịch sai từ ngữ Latinh “secretum”, vốn chỉ có nghĩa là “dành riêng ra” như khi ta nói dành riêng ra một khoản tiền để sử dụng cho một nhu cầu nào đó. Nếu bạn đã từng có một bàn viết, bạn sẽ có một khái niệm về ý nghĩa của từ này: “Văn khố mật của Vatican” không gì khác hơn là một học tủ của bàn viết ấy được dành riêng cho một bộ sưu tập các tài liệu cá nhân, chủ yếu là thư riêng, biên niên sử và các ghi chép lịch sử của các vị Giáo Hoàng trong quá khứ.

Dẫu sao, điều này không nhất thiết làm cho Văn khố Vatican trở nên nhàm chán. Một số học giả có thể coi đây là Vườn Địa đàng riêng của họ. Trong các kệ của Văn khố này, họ có thể tìm thấy chiếu chỉ của Giáo hoàng ra vạ tuyệt thông cho Martin Luther bên cạnh cuộn giấy dài 60 mét hoàn chỉnh với biên bản các phiên tòa của các Hiệp sĩ Templar, các bức thư của Michelangelo gửi cho Đức Giáo Hoàng Giuliô Đệ Nhị, các ghi chú về phiên tòa chống lại Galilêô, và cả là một lá thư của Đức Giáo Hoàng Clêmentê thứ 12 gửi cho Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ bảy yêu cầu bảo vệ các anh em dòng Phanxicô ở Tây Tạng.

Hành lang bí mật

Có một hành lang bên trong bức tường thời trung cổ duy nhất của Rôma còn sót lại. Nó kết nối Điện Tông tòa Vatican với Castel Sant'Angelo, hay Lâu đài Thiên Thần.

Hành lang này thường được mô tả là “lối thoát cuối cùng của các Giáo Hoàng”, là một lối đi ngầm từ thế kỷ 13. Nó đã chiếm được trí tưởng tượng của nhiều nhà văn. Chuyến thăm của Dan Brown đến hành lang đó đã cho anh ta ý tưởng để viết cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất của mình là Thiên thần và ác quỷ - một tác phẩm viễn tưởng huyền ảo miêu tả Vatican là sân khấu cho tất cả các loại âm mưu.

Brown khẳng định hành lang này dài khoảng 400 mét và dẫn đến thư viện riêng của Đức Giáo Hoàng. Nhưng trong thực tế, nó dài gấp đôi. Nó kết thúc gần nơi ở của Đức Giáo Hoàng, phía trên trụ sở hiện tại của văn phòng nhận thư của Vatican.

Mặc dù nhiều người thích nghĩ về lối đi này là nơi “thoát hiểm”, nhưng hành lang này chỉ được sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp nghiêm ngặt. Ví dụ, Đức Giáo Hoàng Alexander Đệ Lục, vị Giáo hoàng của gia đình Borgia, đã sử dụng nó vào năm 1494 để trú ẩn tại Castel Sant'Angelo khi quân đội Pháp của Vua Charles Đệ Bát xâm lược Rôma. Nó cũng được sử dụng vào ngày 6 tháng 5 năm 1527, khi các phe phái Tin lành của Charles Đệ Ngũ cướp phá Rôma. Vào ngày hôm đó, 147 vệ binh Thụy Sĩ đã chết khi cố gắng bảo vệ lăng mộ của Thánh Phêrô, trong khi 42 người khác bảo vệ Đức Giáo Hoàng Clêmentê Đệ Thất, đang dùng lối đi khẩn cấp để trú ẩn trong Lâu Đài Thiên Thần.

Thư viện Vatican

Thư viện Tông tòa Vatican chính thức được thành lập vào năm 1475, mặc dù nó thực sự lâu đời hơn rất nhiều. Các nhà sử học giải thích Thư viện Tông tòa Vatican có nguồn gốc từ những ngày đầu tiên của Kitô Giáo. Trên thực tế, một số bản viết tay từ những thế kỷ đầu tiên của Kitô Giáo được lưu giữ ở đây. Được thành lập trong Cung điện Latêranô cho đến cuối thế kỷ 13, Thư viện Tông tòa đã phát triển theo cấp số nhân dưới thời Đức Giáo Hoàng Boniface Đệ Bát, là người sở hữu một trong những bộ sưu tập lớn nhất ở Âu Châu các bản thảo viết tay được viết trên da thú và được trang hoàng thêm bằng kim loại quý như vàng hay bạc. Tuy nhiên, chỉ đến năm 1451 khi Đức Giáo Hoàng Nicholas Đệ Ngũ, một người yêu thích sách nổi tiếng, cố gắng thiết lập lại Rôma một thư viện như một trung tâm học thuật có tầm quan trọng toàn cầu với hơn 1,200 cuốn, bao gồm cả bộ sưu tập cá nhân của ngài về các tác phẩm kinh điển của Hy Lạp và La Mã, và một loạt các văn bản được mang đến từ Constantinople.

Ngày nay, Thư viện Vatican bao gồm khoảng 75,000 sách chép tay và 85,000 incunabula, tức là các ấn bản được thực hiện từ khi phát minh ra máy in cho đến thế kỷ 16, và các ấn bản khác tổng số hơn một triệu cuốn sách. Chẳng có bí mật gì cả, tất cả những kho báu này đều có trên mạng. Bạn có thể tìm kiếm trong thư viện và tải xuống kho lưu trữ của nó chỉ bằng cách nhấn vào địa chỉ: https://digi.vatlib.it/


Source:Aleteia