Ngày 04-08-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hư nát
Lm Vũđình Tường
06:11 04/08/2016
Trái với những gì hư nát là không hư nát, là vĩnh cửu. Trái với những gì thốí rữa là nguyên vẹn, nguyên phẩm chất. Trái với những gì chóng qua, mau mất là vĩnh cửu, trường tồn. Bởi vật chất đến rồi đi nên có người tin rằng không có gì nơi trần thế tồn tại vĩnh viễn. Chúng đến rồi đi không để lại vết tích. Nhiều khi chúng đi rất chậm con người không nhận ra. Khoa học gia về địa chất học cho biết lục địa Úc châu di chuyển vài ba centimet một năm. Những ngọn núi đá sừng sững quanh năm mây phủ không tránh khỏi cảnh bị soi mòn của thời tiết. Giá trị vàng, kim cương lên giá xuống giá thất thường, theo nhu cầu tiêu thụ. Vì thế họ đi đến kết luận tất cả mọi thứ trên đời đều hư nát.

Kitô hữu không bi quan đến thế bởi niềm tin vào Đức Kitô cho chúng ta biết con người được cấu tạo bởi phần vật chất và tâm linh. Những gì thuộc về vật chất thì hư nát; những gì thuộc về tâm linh thì vĩnh cửu. Phần vĩnh cửu của các Kitô hữu đến từ trời cao, từ Thiên Chúa. Mỗi người trong chúng ta mang hình ảnh của Thiên Chúa hằng sống. Mỗi người cũng có linh hồn không bao giờ chết. Tâm linh và hình ảnh Chúa không nhìn thấy bằng mắt thường nên có người cho là chúng không tồn tại mà do tưởng tượng mà ra. Dù chấp nhận hay chối bỏ cũng không ảnh hưởng đến tính bất diệt của tâm linh bởi tâm linh sống độc lập với sự hiện hữu của ta. Tâm linh không phải nhờ ta để sống mà chính ta nhờ tâm linh để được hưởng bình an nội tại. Chối bỏ tâm linh hiện hữu có hại hơn là có lợi bởi tâm linh giúp mang lại niềm tin vào Đấng Tối Cao. Tâm linh trao ban hy vọng khi trí khôn con người cạn kiệt, tâm linh ban phát niềm hy vọng. Nhờ có tâm linh mà con người cao trọng hơn loài súc sinh. Cào vào, vơ vét, tranh giành cho ri6ng mình, không quan tâm đến người khác và đời sau là sống theo thú tính. Tâm linh giúp con người luôn hướng thượng bởi chính tâm linh đến từ trời cao nên nó luôn ước mong trở về nơi nó xuất phát. Bản chất của tâm linh là bác ái, yêu thương, tha thứ vì thế hành động do tâm linh hướng dẫn mang lại ủi an cho người sầu khổ, xoa dịu đau thương cho kẻ lưu đầy, tạo công bằng cho kẻ áp bức và tha thứ cho kẻ lỗi lầm. Những hành động này không hư nát bởi nó được hướng dẫn bởi tâm linh. Lời nói, hành động hướng dẫn bởi tâm linh sẽ đi vào đời sống vĩnh cửu. Người ban ơn có thể đã quên việc tốt đã làm nhưng người nhận ơn sẽ không quên. Đời sống vĩnh cửu là quà tặng Thiên Chúa trao ban. Món quà cao quí từ trời cao này không phải do khả năng ta làm nên mà là quà tặng từ Thiên Chúa thưởng cho những ai nghe theo tiếng nói của tâm linh, sống theo Thánh Ý Chúa, sống cuộc đời mặc áo công chính và trở thành người ban phát tình yêu Chúa cho tha nhân.

Đức Kitô tự nguyện từ bỏ í riêng mình để thi hành thánh í Chúa Cha, hy sinh chết trên thập tự và sống lại vinh quang để mang lại ơn trường sinh cho những ai tin theo Ngài. Chọn con đường hướng dẫn bởi tâm linh là chọn con đường hẹp, con đường tự giới hạn mình trong khuôn khổ của niềm tin vào Đức Kitô và được cùng chết và sống lại với Đức Kitô.
Mộ trống và thập giá là biểu tượng tình yêu Chúa dành cho nhân loại. Người ta có thể tìm thấy ngôi mộ nơi táng xác Đức Kitô nhưng xác không còn đó bởi Ngài đã sống lại.
Người ta có thể tìm thấy thập giá Chúa nhưng thập giá đó không còn xác nữa bởi Ngài đã xuống khỏi thập giá. Mộ Chúa và thập giá có thể không tồn tại trong vũ trụ vật chất nhưng mộ đó và thập giá đó tồn tại trong tâm hồn, trong tim mỗi người. Mộ trống và thập giá biểu tượng của tình yêu Chúa cho nhân loại. Mộ trống nhắc nhở Chúa đã sống lại, thập giá hình ảnh của khổ nạn thay bằng tình yêu. Đức Kitô sống lại vừa thánh hoá vừa biến đổi vật chất hư nát thành vĩnh cửu, trường tồn. Vì thế trong nước Đức Kitô không còn đau khổ, đau thương, chết chóc. Những gì đến từ trời cao sẽ vĩnh viễn thuộc về trời cao; những gì Chúa thánh hoá và biến đổi cũng sẽ tồn tại muôn đời.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Sống hay tiến đến chết ?
Lm Vũ Xuân Hạnh
08:47 04/08/2016
SỐNG HAY TIẾN ĐẾN CHẾT?

Đang khi người viết viết suy niệm này, thì đêm qua, linh mục đoàn giáo phận P. chia tay vĩnh viễn người anh em linh mục của mình, cha Gioan Đ.P., 58 tuổi. Ngài đang là cha sở ở một giáo xứ vùng hẻo lánh.

Sáng nay (4.8.2016), sau khi chờ đợi khá lâu, không thấy cha sở của mình ra nhà thờ dâng thánh lễ, giáo dân phác giác, cha đã được Chúa gọi về từ lúc nào trong đêm. Sự ra đi đột ngột của cha P. gây nên nỗi đau lớn nơi tâm hồn nhiều người, nhất là những người thân, những người quý mến Cha…

Mấy tuần gần đây, tại giáo xứ mà tôi đang phục vụ, một người anh em giáo dân đang làm việc đắc lực trong hội đoàn Legio, bỗng dưng thấy khó thở. Ông đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe. Sau nhiều lần thực hiện nhiều xét nghiệm ở hai bệnh viện khác nhau, cuối cùng kết quả thật bi đát: ung thư phổi giai đoạn cuối…

Những cái chết, những căn bệnh tai ác, đã làm nhiều người thân quý của họ, nhiều người trong cuộc với họ bàng hoàng, sửng sờ. Tuy nhiên, dẫu lòng có thổn thức, vẫn không lấy làm lạ. Bởi cuộc đời vẫn thế. Nó đã từng tước đoạt và chắc chắn sẽ còn tước đoạt cách tàn nhẫn những điều quý giá nhất của thân phận con người, ném xa khỏi nó.

Và con người, đã khoác lên đời mình hai tiếng “làm người”, họ phải luôn nhận biết, bản thân là “chỉ mành trước gió”. Kiếp sống là chiếc lá non mong manh, là mảnh thủy tinh dễ vỡ.

Chết có trong sống. Sống là đang chết. Sống là tiến về hướng chết. Vì thế, con người sống, nhưng cái chết đã lồng trong chính sự sống của họ. Sống thêm một giờ, nghĩa là cái chết cướp đi của họ thêm một giờ. Càng sống, lại càng gần cái chết.

Ai cũng nhìn nhận, bây giờ cuộc sống có phần nâng cao hơn. Nhưng hình như kinh tế phát triển, xã hội lại bất ổn, sự dữ nhiều hơn, lòng người có lúc đáng sợ, tai ương gấp bội phần… Bởi đó, kiếp người không còn là “nay sống mai chết”. Ranh giới giữa sống - chết chỉ là tích tắc. Hình như chúng ta đang bị tất cả những rủi ro kia đè trĩu đôi vai…

Nhìn vào phận người yếu đuối, cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng thốt lên đâu đó: “Càng sống nhiều ta càng thấy cái chết dễ dàng đến với bất cứ một ai. Chết quá dễ mà sống thì quá khó. Hôm qua gặp nhau đấy, ngày mai lại mất nhau. Sống thì có hẹn hò hôm nay hôm mai. Chết thì chẳng bao giờ có một cuộc hẹn hò nào trước… Cuối cùng thì lòng yêu thương cuộc sống cũng không giữ lại đời người. Cuối cùng thì tình yêu không giữ được người mình yêu”.

Khi khám phá lại tính mong manh của phận người, người tín hữu Chúa Kitô không dừng lại chỉ để than thân tủi phận. Họ nhận ra sự khôn ngoan mà Thiên Chúa ban, chính là phải khám phá, phải tìm lại sự bền vững, sự vĩnh cửu giữa nỗi mong manh ấy.

Họ nhận ra, sự thiêng thánh phía bên trong cuộc đời, bên trong nội tâm, bên trong sự sống hay cái chết, bên trong đức tin của mình… mới thực sự bền vững, thực sự đưa tới vĩnh cửu. Bởi chỉ có những gì là chắc chắn mang chiều sâu tâm linh, mới đúng là nền tảng cho cuộc đời mỗi con người.

Bởi thế, bạn và tôi, khi chứng kiến những biến cố rơi vào giữa đời mình, rơi vào giữa cuộc đời của anh chị em mình, tự dưng ta thấy ở đó có tiếng mời gọi ta ly thoát cuộc đời, ly thoát những tạm bợ trong cuộc đời mà bám chặt vào nền tảng thiêng liêng, luôn đón chờ mình, chính là Thiên Chúa.

Tất cả những kinh nghiệm về phận người có phần bi đát và bẽ bàng, nhưng lại củng cố mạnh mẽ đức tin, lòng mến của chúng ta nơi Thiên Chúa như vừa nói, giúp bạn và tôi nhận ra cách sống động hơn, sâu sắc hơn lời Chúa Giêsu trong Tin Mừng của tuần trước: “Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu” (Lc 12, 15).

Rồi hôm nay, Chúa lại nhắc nhở: “Anh em hãy thắc lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn. Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gõ cửa, là mở ngay…Hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến” (Lc 12, 35-36.40).

Bạn và tôi hãy đọc lại những bài học trong từng kinh nhiệm sống của đời mình, rồi để cho Lời Chúa thấm và khắc sâu vào hồn mình. Nhờ đó, Lời Chúa giúp ta, thúc giục ta sống khôn bằng cách chọn lựa thái độ sống sao cho mãi mãi ta vẫn tồn tại trong Chúa, trong vương quốc vĩnh cửu đầy yêu thương của Chúa.

Hãy tỉnh thức và sẵn sàng. Hãy nâng tâm hồn hướng về những giá trị vĩnh cửu, những giá trị đưa tới sự sống đời đời. Hãy để bản thân tránh mọi thứ làm cho lòng dơ bẩn. Đó là những thứ ghê tởm mà Chúa Giêsu từng cho biết: “Từ lòng phát xuất những ý định gian tà, những tội giết người, ngoại tình, tà dâm, trộm cắp, làm chứng gian, vu khống. Đó là những cái làm cho con người ra ô uế” (Mt 15, 19-20).

Hiện tại là thời gian quyết định số phận đời đời của mỗi người. Từng giây phút qua đi, sẽ không bao giờ trở lại. Cuộc sống nơi trần gian là quà tặng Chúa ban. Nó vô cùng quý. Hãy trân trọng nó. Hãy làm hết sức có thể để gieo mầm cho đời vĩnh cữu ngay tự hôm nay.

Cái chết luôn rình rập. Sự sống quá mong manh, có thể bị cướp bất cứ lúc nào. Điều đó không làm ta bi quan, nhưng càng thúc giục ta tỉnh thức và sẵn sàng, càng thúc đẩy ta sống khôn bằng cách thấm thía và thực thi trọn vẹn Lời Chúa dạy qua từng nhịp thở của đời ta.

Ai sẵn sàng, ai để cho Lời Chúa thành lời sống động cho đời sống của mình ngay hôm nay, người đó đang chuẩn bị cách hoàn thiện nhất để bản thân vượt qua cái chết, tiến đến sự sống toàn hảo trong vương quốc vĩnh cửu của Thiên Chúa.

Chúng ta không quên cầu nguyện cho người anh em linh mục của chúng ta, cha Gioan Đ.P., vừa nằm xuống.

Xin chào tiễn biệt cha. Cha vừa hoàn thành nhiệm vụ làm con Chúa trong thánh chức linh mục nơi trần thế. Giờ cha thanh thản ra đi. Hết sức nhẹ nhàng, hết sức hạnh phúc. Xin Chúa thương đón nhận cha vào quê đời đời. Cha hãy nhớ đến chúng trong đời hưởng kiến vinh phúc mà cha vừa đạt tới nhé. Chào cha.

Lm. VŨ XUÂN HẠNH
 
Suy niệm lễ Chúa Biến Hình
Lm Anthony Trung Thành
10:16 04/08/2016
Suy niệm LỄ CHÚA BIẾN HÌNH NĂM C

Ngày 6/8

Sau khi Phêrô tuyên tín “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16), Đức Giêsu tiên báo cuộc Thương Khó lần thứ nhất (Mt 16,21). Nhưng Ngài gặp phải sự phản đối kịch liệt của các Tông đồ, đặc biệt thánh Phêrô đã can ngăn Ngài mà rằng: “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy!" (Mt 16,22). Đây là sự phản ứng bình thường, hay nói cách khác, trò biết Thầy đi đến chỗ chết thì không thể không can ngăn. Nhưng tại sao Đức Giêsu lại quở mắng Phêrô “đồ Xa-tan?” Chính Ngài cho chúng ta biết: bởi vì Phêrô đã cản lối Ngài, vì tư tưởng của Phêrô không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người (x. Mt 16,23).

Thật vậy, theo Chúa đã được một thời gian dài nhưng cái nhìn của Phêrô và các Tông đồ về Đức Giêsu vẫn còn mang “tư tưởng loài người.” Vì thế, sứ mạng, đường lối của Đức Giêsu các ông vẫn chưa hiểu. Cho nên, các ông không những ngăn cản Chúa bước vào cuộc thương khó, mà Phúc Âm còn cho chúng ta biết, các ông còn tranh dành nhau về chức quyền, danh vọng. Chính vì vậy, các ông không thể chấp nhận một Đức Giêsu, một người Thầy mà các ông đang đi theo làm môn đệ, lại phải chết một cách nhục nhã như Ngài tiên báo.

Vậy, để thuyết phục các ông chấp nhận “tư tưởng của Thiên Chúa”, Tin mừng hôm nay kể lại: “Khoảng tám ngày sau khi nói những lời ấy, Đức Giê-su lên núi cầu nguyện đem theo các ông Phê-rô, Gio-an và Gia-cô-bê. Đang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói loà.” (Lc 9, 28-29). Trong khung cảnh vinh quang đó, ngoài Đức Giêsu ra, các ông còn thấy Môsê và Êlia đang đàm đạo với Ngài: “Và kìa, có hai nhân vật đàm đạo với Người, đó là ông Mô-sê và ông Ê-li-a. Hai vị hiện ra, rạng ngời vinh hiển, và nói về cuộc xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giê-ru-sa-lem.” (Lc 9, 30). Khi thấy khung cảnh sáng láng tốt lành như thế, các ông vô cùng hạnh phúc, Thánh Phêrô liền đề nghị Đức Giêsu rằng: "Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Mô-sê, và một cho ông Ê-li-a." (Lc 9, 33). Nghĩa là các ông muốn ở lại trong vinh quang với Đức Giêsu mãi mãi.

Thực ra, muốn được sống trong hạnh phúc luôn mãi không có gì là sai, đó là bản tính tự nhiên của con người “thích sướng ngại khổ.” Nhưng với Đức Giêsu, Ngài không chấp nhận đề nghị của các ông, Ngài muốn các ông hiểu rằng “Phải qua đau khổ mới tới vinh quang.” Sứ mạng của Ngài được sai đến trần gian là để cứu độ thế gian. Con đường cứu độ của Ngài là con đường thập giá. Đó cũng là con đường của các ông và những người theo Ngài phải đi: “Ai muốn theo Ta hãy từ bỏ mình vác thập giá mình mà theo.” (Mt 9,23). Vì vậy, sau khi cho ba môn đệ chiêm ngưỡng vinh quang Thiên đàng trong chốc lát, Đức Giêsu mời gọi các ông phải “xuống núi.”

“Xuống núi,” nghĩa là trở lại với cuộc sống thường ngày của mỗi người. Các môn đệ phải tiếp tục đi theo Đức Giêsu. Các ông tiếp tục nghe Ngài giảng dạy, chứng kiến những phép lạ Ngài làm. Đặc biệt, các ông sẽ chứng kiến cuộc khổ nạn và sự phục sinh của Ngài. Sau cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Giêsu, các ông hiểu hơn về ý nghĩa của biến cố này. Vì vậy, các ông dễ dàng chấp nhận những “thập giá” trong cuộc đời theo Chúa để trung thành với Chúa mãi đến cùng: Thánh Giacôbê là vị tử đạo đầu tiên trong số các Tông đồ; Thánh Gioan là chứng nhân cuối cũng của các Tông đồ; Thánh Phêrô là Tông đồ trưởng, cũng đã lấy cái chết tử đạo để làm chứng cho Thầy mình.

Như vậy, biến cố biến hình trên núi Tabor hôm nay đã củng cố đức tin cho các Tông đồ, đặc biệt là ba môn đệ Phêrô, Gioan và Giacôbê. Biến cố này cũng giúp cũng cố đức tin cho mỗi người kitô hữu qua mọi thời đại. Đồng thời, qua biến cố này giúp chúng ta hiểu rằng muốn tới vinh quang cần phải qua thập giá. Hay nói cách khác, để được vinh quang với Chúa, mỗi chúng ta cần phải qua đau khổ, tức là phải chấp nhận biến đổi mình mỗi ngày. Biến đổi ở đây phải hiểu theo nghĩa tích cực, tức là biến đổi từ xấu thành tốt, từ tốt thành tốt hơn…

Chúng ta được chính thức làm con cái Chúa khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Nhưng với thời gian, chiếc áo trắng ngày lãnh nhận Bí tích Rửa tội bị các chất bẩn là tội lỗi làm hoen ố. Chúng ta cần được biến đổi. Biến đổi từ xấu thành tốt. Biến đổi từ con người tội lỗi trở thành con người thánh thiện. Biến đổi từ tội nhân trở thành thánh nhân. Không phải chỉ biến đổi một lần mà phải biến đổi nhiều lần, biến đổi luôn luôn. Người chồng phải từ bỏ rượu chè cờ bạc để trở thành người chồng chu chí làm ăn và thương yêu vợ con hơn. Người vợ bớt ngồi lê mách lẻo để chu toàn những bổn phận của người làm vợ trong gia đình. Cha mẹ biết giáo dục con cái về mọi mặt: đạo đức, nhân bản…Nhờ vậy, con cái trở thành những người tốt cho gia đình và xã hội. Con cái biết từ bỏ những thói hư tật xấu, lười biếng nhác nhớn, để chăm chỉ học hành, làm vui lòng mẹ cha. Mỗi kitô hữu biết từ bỏ những gì trái với luật Chúa, luật Hội Thánh để sống xứng đáng là con cái Chúa và Hội thánh hơn.

Tóm lại, chúng ta cần giũ bỏ cái cũ trong nếp sống mới, đổi mới tâm trí và mặc lấy con người mới của Chúa Kitô như lời Thánh Phaolô mời gọi: “Anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa, là con người phải hư nát vì bị những ham muốn lừa dối, anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện” (Ep 4, 22-24).

Xin cho tất cả mỗi người chúng ta hiểu được ý nghĩa của biến cố biến hình hôm nay, để chúng ta cố gắng biến đổi mình mỗi ngày, chấp nhận vác thập giá mình mỗi ngày để được vinh quang với Chúa trên Thiên đàng mai sau. Amen.

Lm. Anthony Trung Thành
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:22 04/08/2016
90. TỰ CHO MÌNH LÀ ĐÚNG.
Ngải Tử rất giỏi đi săn nên có nuôi một con chó săn, mỗi lần đi săn thì thế nào cũng dẫn nó theo, sau khi săn thì trong bao tử của nó thế nào cũng có tim, gan của thỏ rừng đã bắt được.
Một hôm, thỏ rừng rất ít, cái bụng của chó săn đói sôi sùng sục, đột nhiên nó thấy hai con thỏ từ trong bụi cỏ nhảy ra, Ngải Tử liền thả chim ưng truy đuổi, con thỏ rất tinh khôn chạy lui chạy tới, chó săn nhảy vồ qua túm lấy, nhưng lại cắn nhầm con chim săn, chim chết thỏ chạy.
Ngải Tử vội vàng nhảy theo, lôi con chim từ trong miệng chó săn ra, vô cùng giận dữ, nhưng chó săn lại làm giống như mỗi lần đi săn, cho rằng bắt được vật, lắc lắc cái đuôi nhìn Ngải Tử đợi thưởng đồ ăn.
Ngải tử hằm hằm chửi dữ tợn:
- ”Mày là con chó không biết gì cả, lại còn ở đây cho rằng mình có công à !”
(Ngải tử tạp thuyết)

Suy tư 90:
Con người hơn hẳn con vật là ở chỗ biết suy nghĩ, biết cân nhắc hơn thiệt khi hành động.
Cho nên khi ai chửi mình là con bò, là con chó, thì nhất định sẽ có “màn giác đấu” tay đôi xảy ra, vì không một ai muốn mình trở thành loài vật, như thế cũng hiểu rằng, con người là một loài mà Thiên Chúa tạo dựng cách tuyệt vời, và tuyệt vời hơn nữa khi cứu chuộc họ...
Nhưng có những tín hữu không nhìn thấy sự tuyệt vời của ơn cứu chuộc ấy, họ vẫn sống như trên đời này không có Chúa có Mẹ, họ sống trong sự đòi hỏi ăn uống thụ hưởng của thân xác, có ai đó nói đến việc xưng tội rước lễ mùa Phục Sinh thì họ la to lên: “Xưng tội là dành cho người tội lỗi, tôi làm ăn đàng hoàng, không cho vay ăn lời nặng lãi, không lấy vợ của người khác, không có bồ nhí, không đi hát kara-ôkê cà phê ôm, thì tội đâu mà đi xưng chứ ?!”
Con chó săn của Ngải Tử cũng “kể công trạng” sau khi cắn chết con chim ưng săn yêu quý của chủ và đứng đợi để được thưởng công, nhưng không ai trách nó cả, vì nó là một con chó săn làm theo bản năng của con vật chuyên săn bắt, nó không biết phân biệt đâu là con chim yêu quý của chủ và đâu là con chim bị săn bắn. Cũng như người tín hữu kia không phân biệt được đâu là nguồn ơn cứu độ và tình yêu của Thiên Chúa nơi các bí tích, và đâu là cạm bẩy của ma quỷ nơi sự hưởng thụ của cải vật chất.
Khi con người tự cho mình là đúng thì lúc ấy chính họ đã làm sai, bởi vì họ lấy bản thân mình làm tiêu chuẩn phán đoán người khác...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:24 04/08/2016

11. Trong Giáo Hội có hai con đường để cứu linh hồn: con đường thứ nhất là liên hệ với tất cả các giáo hữu, tức là tuân giữ giới răn của Thiên Chúa; con đường thứ hai là gia nhập vào một tu viện để nghe khuyến dụ của Đức Chúa Giê-su.

(Thánh Ignatius de Loyola)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Hãy trở nên người quản gia trung tín của Chúa
Lm Jude Siciliano OP
19:45 04/08/2016
Chúa Nhật 19 THƯỜNG NIÊN (C)
Khôn Ngoan 18: 6-;T. vịnh 32; Do Thái 11: 1-2, 8-19;Luca 12: 32-48

HÃY TRỞ NÊN NGƯỜI QUẢN GIA TRUNG TÍN CỦA CHÚA
Chẳng khó khăn gì vẻ nên quang cảnh xã hội thỏ̀i Chúa Giêsu sống. Nó thấm nhiểm vào chúng ta qua các dụ ngôn Ngài dạy và ngay cả củ̉ chỉ Ngài chủ̃a lành trong nhủ̃ng năm thi hành sứ vụ của Ngài. Thật là một xã hội có nhiều đau khổ nhủ xã hội chúng ta. Thí dụ: có bệnh tâm thần đã thay đổi hẵn thái độ của dân chúng một cách lạ lùng và gây sọ̉ hãi cho gia đình. Ngủỏ̀i thân thủỏng không thể nào giải thích sụ̉ thay đổi đột ngột tận cùng của con ngủỏ̀i. Vì thế họ đỗ lỗi là hành vi quỷ dủ̃ xâm chiếm ngủỏ̀i bệnh. Mặc dù ngủỏ̀i bệnh thật bị quỷ ám hay không, hay chỉ bị bệnh tâm thần. Chúa Giêsu đã giúp họ và chủ̃a lành cho họ.

Trong dụ ngôn, có ngủỏ̀i nô lệ, có ngủỏ̀i tôi tỏ́ khẩn khoản cần việc làm. Và dụ̉a vào dụ ngôn hôm nay, nhủ̃ng ngủỏ̀i đó đã bị lọ̉i dụng. Xã hội chúng ta cách xã hội thỏ̀i đó 20 thế kỷ. Nhủng thỏ̀i đó cũng có kẻ trộm xông vào nhà nhủ thỏ̀i nay. Thỏ̀i đó có tôi tớ và ngủỏ̀i làm công bị lọ̉i dụng áp bủ́c. Chúa Giêsu dạy là sụ̉ bất công và tham nhũng là nhủ̃ng điều sai trái. Nhủng, Chúa Giêsu có thể dùng thí dụ trong đỏ̀i sống hằng ngày thỏ̀i đó để làm dân chúng để ý và dạy họ về sụ̉ hiện diện mỏ́i của Thiên Chúa trong xã hội qua lỏ̀i Ngài dạy và chủ̃a lành.

Hôm nay, để nhấn mạnh một điều, Chúa Giêsu thích trỏ̉ lại với đỏ̀i sống của dân chúng trong truyện kể rằng: Một kẻ trộm đột nhập vào một ngôi nhà và một ngủỏ̀i chủ nhà đi xa thình lình trở về phạt những ngủỏ̀i tôi tỏ́ cai quản công việc trong nhà đã lạm quyền và lọ̉i dụng các tôi tỏ́ khác.

Chúa Giêsu có phải là kẻ trộm hay không? Không đâu. Trừ khi bạn muốn nói Chúa Giêsu ăn cắp trái tim của chúng ta. Ngài có phải là ngủỏ̀i chủ nhà khó khăn đòi hỏi nhiều hay không? Không đâu, theo củ̉ chỉ Ngài đối vỏ́i ngủỏ̀i tội lỗi. Dù vậy chúng ta nên tìm thấy điểm chính tốt nhất là phải trung thành vỏ́i bổn phận của chúng ta, và không nên có thái độ nhủ ngủỏ̀i miền nam Hoa Kỳ gọi là "thiếu đủ́c hạnh ".

Sau khi Chúa Giêsu dạy dụ ngôn về ngủỏ̀i chủ nhà trỏ̉ về thình lình, thánh Phêrô hỏi Chúa Giêsu "Lạy Chúa, Chúa nói dụ ngôn này cho chúng con hay cho tất cả mọi ngủỏ̀i?". Trong phúc âm, thánh Phêrô là đại diện các lãnh đạo trong giáo hội. Vì thế chúng ta hãy chú trọng đến điều Chúa Giêsu dạy về việc canh thủ́c, trung thành vỏ́i việc lo lắng và trách nhiệm làm tôi tỏ́ của Thiên Chúa trong giáo hội. Hình nhủ thánh Luca viết về cộng đoàn giáo hủ̃u thỏ̀i đó, đang lúc họ gặp khó khăn về các vị lãnh đạo, không nhủ nhủ̃ng vấn đề các vị lãnh đạo trong giáo hội hiện nay.

Dụ ngôn hôm nay chú trọng đến hình ảnh nhủ đột nhập vào nhà, và ỏ̉ xa về thình lình. Nhủ̃ng ngủỏ̀i có trách nhiệm điều khiển, hướng dẫn linh hồn, và nhủ̃ng ngủỏ̀i có trọng trách về vấn đề xã hội, nhủ ngủỏ̀i áp bủ́c lọ̉i dụng ngủỏ̀i làm công, sẽ bị xét xủ̉ về việc lo lắng cho công việc trong nhà và sụ̉ an toàn cho các tôi tỏ́.

Trong khi điểm quan trọng nhất trong dụ ngôn này là một cảnh cáo cho các vị lãnh đạo của cộng đoàn KiTô hủ̃u trong cách này hay cách khác chúng ta tất cả là "tôi tớ quản lý" và chúng ta có trách nhiệm trong nhà Chúa, góc này hay góc khác. Hình nhủ vỏ́i chúng ta, các môn đệ, chúng ta có nhiều thỏ̀i gian để sắp đặt mọi sụ̉ trong đỏ̀i sống chúng ta. Nhủng, nhủ̃ng dụ ngôn này là câu chuyện trỏ̉ về thình lình, và nếu chúng ta không cẩn thận sẽ bị lay chuyển vì thái độ thỏ̀ ỏ của chúng ta. Các dụ ngôn đó nhắc chúng ta là chúng ta có trách nhiệm về việc canh giủ̃ cho nhủ̃ng ngủỏ̀i trong gia đình; về nhu cầu hàng xóm láng giềng; lo lắng chăm sóc cho nhà cửa là nỏi chúng ta sống; thái độ lo lắng đối vỏ́i quả đất về môi trủỏ̀ng sống; thái độ đối vỏ́i sụ̉ bất công trong xã hội, nỏi địa phủỏng và các nỏi khác. Thí dụ nhủ: các dụ ngôn hôm nay nhắc nhỏ̉ chúng ta, các giám mục đã nói về vấn đề nô lệ, mua bán con người và lạm dụng lao động đối với ngủỏ̀i làm công là một vấn đề về công bằng xã hội rất chính đáng trên thế giỏ́i.

Hôm nay chúng ta nghe các dụ ngôn đánh thủ́c. Một dụ ngôn ngắn về kẻ trộm đột nhập vào nhà, và một dụ ngôn dài về trách nhiệm của người "tôi tớ quản lý" Các dụ ngôn này nêu lên nhiều câu hỏi. Mỗi ngủỏ̀i trong chúng ta là độc nhất, và có trách nhiệm về việc riêng, ngoài việc làm ăn và lo lắng cho gia đình, nhủng là việc "giủ̃ gìn". Chúng ta đã đủọ̉c giao cho trọng trách, và hôm nay sẽ bị xét xủ̉. Các dụ ngôn không chú ý làm chúng ta lo sọ̉ hay cảm thấy tội lỗi. Nhủng các dụ ngôn đó tạo ra cỏ hội cho mỗi ngủỏ̀i trong chúng ta suy ngẫm. Tôi đã có trách nhiệm được giao cho tôi nhủ một Kitô hủ̃u nhủ thế nào? Hay tôi lả ngủỏ̀i đã "tha hoá ".

Chúng ta biết Chúa Giêsu không truy xét tội lỗi chúng ta để phạt nhưng là để tha thủ́ nhủ̃ng lỏ̃ lầm của chúng ta. Lòng thủỏng xót là nguồn gốc của nhủ̃ng "dụ ngôn hăm dọa này". Các dụ ngôn nghe tựa những âm thanh lãnh lót nhủ tiếng chuông đồng hồ reo đánh thủ́c chúng ta dậy và cho chúng ta bắt đầu một ngày mỏ́i vỏ́i nhiều cỏ hội và ỏn huệ để nên "ngủỏ̀i quản gia trung thành và khôn ngoan" mà ngủỏ̀i chủ đã giao cho chúng ta trong khi ông ta đi vắng.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


19th SUNDAY - C
Wisdom 18: 6-9; Psalm 33; Hebrews 11: 1-2, 8-19; Luke 12: 32-48

Sometimes it is not hard to imagine the world in which Jesus lived. It seeps through the parables he tells, and even in his healing ministry. It was a world that had afflictions similar to ours. For example, there was mental illness that radically changed people’s behavior with symptoms that seemed so bizarre and frightening to family members. Loved ones couldn’t explain the sudden changes that overcame people, when their usual behavior changed radically. So, they blamed it on evil spirits taking possession of the person. Whether people were afflicted with evil spirits, or mental illnesses, Jesus dealt with and cured them.

In the parables, there were slaves, and servants who desperately needed work and, judging from today’s parable, were abused. Our worlds are 20 centuries apart, but there were thieves who broke into houses then, as there are now. There were also servants and workers victimized. Jesus attacked injustice and corruption as wrong. But he could also use examples from his everyday world to his purposes: to hold people’s attention, and to teach them about God’s new presence in their world by his preaching and healings.

Today, to make a point, a very strong point, Jesus even likens his return into people’s lives to that of a thief who breaks into a home and to a master who returns unexpectedly to punish the hard and abusive servant he left in charge of his property and household.

Is Jesus a thief? No, unless you want to say he steals our hearts. Is he a harsh and demanding master? Not from the way he acted toward sinners. Still, we get the point. Best not to be complacent. Best to be faithful to our responsibilities and not become what, we in the South would call, "backsliders."

After Jesus tells the parable about the surprised return of the master, Peter speaks up to ask him a question . "Lord, is this parable meant for us, or for everyone?" Peter represents church leadership in the gospel and so we in leadership need to pay attention to Jesus’ warning about being faithful to the care and our responsibilities to the church – God’s servants. It sounds like the community Luke wrote for was having leadership issues; not unlike the leadership issues we have in our contemporary church.

The parables today are particularly pointed in their use of images like break-ins and surprise returns. Those responsible for administration, spiritual leadership and the church’s dealing with social issues (like abused workers) will be held accountable for the care of the household; the well-being of the servants.

While the primary thrust of these parables is a warning to the leaders of the Christian community, still, in one way or another we are all "stewards" – we have responsibilities over one corner, or another of God’s household. It may seem for us disciples that we have plenty of time to get our lives in order. But these parables are stories of surprise returns that, if we take seriously, should shake us out of our complacency. They remind us that we will be held accountable for our stewardship: for our family household; for our response to our neighbors needs; for our care of the home in which we all live, our Earth and its environs; for a sensitivity to injustices in our community, local and at large. For example, reminded by gospel accounts like today’s parables, our bishops have reminded us that slavery and the transport and abuse of workers is a major social justice issue in our world.

Today we hear "wake up parables" – a short one about a thief’s break in and a longer one about responsible stewardship. They stir up questions. Each of us is unique and has some particular area of responsibility, besides our jobs and household work, but some "stewardship." We have been put in charge and will be called to account someday. The parables are not meant to frighten us, or make us feel guilty. But they do occasion reflection for each of us. How responsible have I been to the Christian tasks I’ve been given? Or, have I been a "back slider."

We know Jesus doesn’t intensify our guilt as much as forgive our sins and failures. Mercy is at the root of these "scary parables." They are like the harsh sound of the alarm clock that arouses us from slumber so we can begin a new day, with new opportunities and grace to be "faithful and prudent stewards" whom the master has put in charge in his absence.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, các nhà khoa học chứng minh một thủy tổ duy nhất của loài người
Vũ Văn An
00:32 04/08/2016
Các thông tin của Ngày Giới Trẻ Thế Giới phần lớn chú trọng tới các bài diễn văn của các giới chức cầm quyền và Giáo Hội, ít cho phổ biến nội dung các bài giáo lý, vốn được coi như cột sống của biến cố này. May mắn lắm mới được đọc nội dung toàn diện của một trong mấy trăm bài giáo lý của Đại Hội.

Sau đây là nội dung bài giáo lý do các nhà khoa học trình bầy tại Nhà Thờ Thánh Phaolô Trở Lại ở Krakow, được trang mạng lifesitenews.com phổ biến ngày 2 tháng Tám. Người giới thiệu là Hugh Owen, Giám Đốc Trung Tâm Kolbe Nghiên Cứu Tạo Dựng, và diễn giả là Tiến Sĩ Vật Lý Thomas Seiler, của Đại Học Kỹ Thuật Munich.

Hugh Owen

Kính Thưa Đức Cha, Quí Cha, các sư huynh và nữ tu, anh chị em, các em trai và các em gái trong Chúa Kitô, Thiên Chúa là người Cha yêu thương, Người là chính Lòng Thương Xót. Vì vậy, Người luôn dạy chúng ta một cách rõ ràng những điều chúng ta cần biết cho hạnh phúc của chúng ta ở đây trên trái đất và trong cõi đời đời. Người không làm chúng ta lẫn lộn. Thực thế, Người dạy chúng ta, qua những lời linh hứng, vô ngộ của Kinh Thánh, rằng "Người KHÔNG là Tác giả của sự lẫn lộn". Người là Cha của Lòng Thương Xót, Đấng RÕ RÀNG công bố sự thật để cứu chúng ta khỏi cha của dối trá, khỏi tội và khỏi chết. Và để chúng ta sẽ không bao giờ còn nghi ngờ về những chân lý cơ bản, các tín điều của Đức Tin Công Giáo, Thiên Chúa đã chỉ định Đức Thánh Cha và các Giám Mục làm người bảo vệ kho tàng đức tin đã được truyền lại từ các tông đồ, để tất cả những gì được giảng dạy bởi các tông đồ và được xác định bởi các vị kế nhiệm các ngài qua các thế kỷ, sẽ luôn luôn được duy trì ở hình thức nguyên thủy của nó, mà không có bất cứ sửa đổi làm sai lầm hoặc lệch lạc nào. Đó là Lòng Chúa Thương Xót trong hành động.

Tuy nhiên, ngày nay, thưa các anh chị em bạn trẻ của tôi, hiện có sự lẫn lộn lớn lao nơi nhiều người Công Giáo, đặc biệt là về vấn đề làm một người đàn ông hoặc một người đàn bà có nghĩa gì, và về kế hoạch không thay đổi của Thiên Chúa dành cho hôn nhân thánh thiện và gia đình. Thiên Chúa không phải là tác giả của sự lẫn lộn này. Và không một người nào nghiên cứu và tuân theo giáo huấn của Người về vấn đề này, như đã được truyền lại từ các tông đồ, sẽ không bao giờ bị lẫn lộn.

Vậy đâu là giáo huấn xinh đẹp này về người đàn ông và người đàn bà, về hôn nhân thánh thiện và về gia đình đã được truyền lại bởi tất cả các Tông Đồ, các giáo phụ, các tiến sĩ Hội Thánh, các vị giáo hoàng và nghị phụ công đồng trong lời giảng dạy có thẩm quyền của các vị?
Giáo huấn ấy rất đơn giản và rất rõ ràng.

Nó như thế này "Từ ban đầu, Thiên Chúa đã dựng nên MỘT người đàn ông cho MỘT người đàn bà SUỐT ĐỜI”.

Đồng nghiệp khoa học của tôi, Tiến Sĩ Thomas Seiler và tôi ở đây để tuyên bố rằng nền thần học đúng đắn, nền triết lý đúng đắn, và nền khoa học tự nhiên đúng đắn TẤT CẢ đều xác nhận sự mạc khải tuyệt đẹp này từ Thiên Chúa rằng ngay từ nguyên thủy, Người đã dựng nên cơ thể của Ađam từ các yếu tố vật chất của trái đất và cùng một lúc, đã dựng nên linh hồn ông như mô thức của cơ thể; rồi Người dựng nên EVÀ cho Ađam từ Ađam; và đặt họ làm đức vua và hoàng hậu của toàn bộ vũ trụ, một vũ trụ hoàn toàn thoát khỏi không những cái chết cho con người mà còn thoát khỏi bất cứ loại dị tật hoặc bệnh tật nào.

Gần 150 năm trước đây, khi những kẻ thù của Giáo Hội phát động cuộc chiến lúc đó chống lại hôn nhân thánh thiện và gia đình bằng cách cố gắng hợp pháp hóa ly dị ở các nước Công Giáo, nơi nó bị luật pháp cấm đoán, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã viết trọn một thông điệp về hôn nhân thánh thiện. Trong thông điệp này, Đức Giáo Hoàng Lêô chỉ thị cho các giám mục trên toàn thế giới bảo vệ hôn nhân thánh thiện trên nền tảng này. Ngài viết và các bạn hãy lắng nghe cẩn thận:

Chúng ta nhớ lại những gì mọi người đã biết và không ai có thể bác bỏ rằng Thiên Chúa vào ngày thứ sáu của sáng thế đã tạo ra Ađam từ bụi đất và thở vào ông hơi thở sự sống, đã cho ông một người bạn đường mà Người đã tạo nên từ cạnh sườn ông một cách kỳ diệu trong khi ông đang thiếp ngủ.

Ngày nay, Đức Giáo Hoàng chắc chắn rất đúng khi chỉ thị cho các giám mục cách trên - vì nếu mỗi người trẻ Công Giáo trên thế giới đều được dạy rằng từ nguyên thủy, Thiên Chúa đã tạo dựng một người đàn ông cho một người đàn bà suốt đời, thì họ sẽ không thể lẫn lộn đối với giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân thánh thiện, ly dị, tránh thai, và đạo đức tình dục! Khi Chúa tạo ra Evà, người đàn bà đầu tiên, cho người đàn ông đầu tiên, Ađam, bằng cách tạo ra cơ thể của Evà từ cơ thể của Ađam, Người cho chúng ta thấy RÕ RÀNG rằng sự kết hợp của người đàn ông và người đàn bà trong hôn nhân thánh thiện không phải là một điều phát xuất từ động vật; nó là một điều được ban xuống từ Trời. Và, do đó, bất cứ việc sử dụng hồng phúc thân mật tình dục nào ngoài cuộc hôn nhân thánh thiện giữa một người nam và một người nữ cam kết với nhau suốt đời không những là một tội lớn nhưng còn là một sự phạm thánh - bởi vì nó tước đi một hồng phúc mà Thiên Chúa đã chuyên biệt tạo ra cho người đàn ông và người đàn bà trong một sự kết hợp vĩnh viễn, thánh thiện, độc chiếm và ban sự sống, và mạo phạm nó.

Đó là lý do tại sao khi Chúa Giêsu được hỏi về việc ly dị, Người đã trả lời RÕ RÀNG, "Từ khởi đầu việc tạo thế, Thiên Chúa đã dựng nên người nam và người nữ… ". Còn về ly dị, Người nói với người Pharisêu,"Ngay từ khởi đầu, đã không phải như vậy… ".

Bây giờ, thưa anh chị em bạn trẻ của tôi, tại sao học thuyết đẹp đẽ này mà vị Đại Diện Chúa Kitô trên trái đất nói "được mọi người biết và không ai có thể bác bỏ" ngày nay lại chỉ được một số ít trong thế hệ của các bạn biết đến và bị quá nhiều giáo sư của các bạn bác bỏ đến thế?

Tôi nghĩ rằng tất cả các bạn đều biết câu trả lời.

Lý do tại sao nhiều người Công Giáo trẻ không nghe thấy giáo huấn Công Giáo đẹp đẽ này về việc tạo ra Ađam và Evà là bởi vì người ta nói với chúng ta rằng "khoa học" - họ muốn nói khoa học tự nhiên và vật lý - đã chứng minh rằng các cơ thể của con người đầu tiên biến hóa từ các vi khuẩn cả hàng trăm triệu năm qua đột biến và chọn lọc tự nhiên. Và, vì vậy, chúng ta được cho biết, tất cả những gì các Giáo Phụ, các tiến sĩ Hội Thánh, các vị giáo hoàng và các nghị phụ công đồng giảng dạy một cách có thẩm quyền về điều gọi là Lịch sử thánh thiêng trong Sách Sáng Thế - thực ra chỉ là một huyền thoại.

Nhưng có đúng như thế hay không?

Có phải Thiên Chúa cho phép Giáo Hội của Người giảng dạy một trình thuật hoàn toàn sai lầm về nguồn gốc của con người và vũ trụ trong gần hai ngàn năm chỉ để soi sáng Giáo Hội qua các suy đoán hoang tưởng của những người đàn ông vô thần như Charles Lyell, Charles Darwin, và T.H. Huxley, những người chuyên thù ghét Giáo Hội và muốn tiêu diệt Giáo Hội?

Đến lúc này, tôi xin giới thiệu một nhà khoa học tự nhiên Công Giáo, người đã dành phần lớn cuộc đời nghiên cứu các bằng chứng khoa học bênh và chống lại giả thuyết cho rằng các phân tử biến thành cơ thể con người qua hàng tỉ năm là cùng một loại của các diễn trình tự nhiên hiện đang tiếp tục diễn ra – Đó là Tiến sĩ Thomas Seiler. Tiến sĩ Seiler có bằng tiến sĩ Vật lý, Đại học Kỹ thuật Munich, Đức. Ông đã giảng dạy tại các trường đại học Công Giáo, chủng viện, trường học và các giáo xứ trên toàn thế giới, để chứng minh rằng tất cả các bằng chứng khoa học tự nhiên đều hài hòa với giáo huấn Công Giáo truyền thống, một giáo huấn dạy rằng mọi hữu thể nhân bản trên trái đất ngày nay là hậu duệ của một người đàn ông và một người đàn bà từng được tạo ra trong một trạng thái hoàn thiện về di truyền khoảng non mười ngàn năm trước đây, y hệt như chúng ta được dạy trong lịch sử thánh thiêng của Sách Sáng Thế. Đây, Tiến sĩ Seiler!

Tiến sĩ Thomas Seiler:

Hầu hết các bạn có thể đã nghe lời tuyên bố cho rằng khỉ tinh tinh (chimpanzees) và con người có chung tới 99% gen. Tuy nhiên, điều các bạn thường không được nghe nói là kết quả này không dựa trên so sánh toàn bộ DNA của con người và khỉ tinh tinh nhưng chỉ dựa trên so sánh một phần rất nhỏ mà thôi (khoảng 3%). Chức năng của 97% còn lại kia của mã di truyền không được hiểu rõ. Vì vậy, người ta đã kết luận rằng DNA này không có chức năng nào cả và nó được coi như "rác còn sót lại của thuyết biến hóa" và không được xem xét để so sánh giữa con người và khỉ. Trong khi đó, đối với hầu như toàn diện bộ DNA, di truyền học hiện đại đã chứng minh rằng hiện có chức năng tính trong mỗi chữ của bộ di truyền. Và điều này đã dẫn đến sự sụp đổ của sự khẳng định cho rằng con người và khỉ tinh tinh có chung tới 99% DNA.

Do đó, năm 2007, các tạp chí khoa học hàng đầu đã gọi sự khác nhau, được gợi ý là 1%, thực ra chỉ là "một huyền thoại." Và từ một bài được đăng trên tạp chí Nature năm 2010 nhằm so sánh các gen của điều gọi là nhiễm sắc thể Y (Y-chromosome) của chúng ta với nhiễm sắc thể Y của khỉ tinh tinh, bây giờ chúng ta biết rằng 60% nhiễm sắc thể Y của con người không có nơi khỉ tinh tinh. Điều này tượng trưng cho một dị biệt tới một tỷ chữ di truyền, thường được gọi là hợp chất nucleotides.

Và di truyền học hiện đại gần đây đã thực hiện một khám phá quan trọng khác rất bất ngờ. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tất cả các nhóm người khác nhau trên trái đất, bất cứ họ sinh sống ở đâu và trông như thế nào, đều có chung tới 99,9% gen của họ. Điều này dẫn đến một vấn nạn cho giả thuyết biến hóa bởi vì nếu con người thực sự là hậu duệ từ loài khỉ, thì làm thế nào chúng ta chỉ có chung 40% nhiễm sắc thể Y với loài khỉ, nhưng, cùng lúc đó, gần như có một sự đồng nhất hoàn toàn về mã di truyền giữa tất cả mọi con người? Nếu có sự biến hóa từ khỉ sang người, thì sự biến hóa này hẳn phải tiếp diễn nơi con người và cho thấy các dị biệt đáng kể trong mã di truyền chứ. Do đó, các khám phá mới đây quyết liệt mở rộng khoảng cách giữa con người và động vật. Và, trên thực tế, chúng xác nhận rằng không hề có những điều như "chủng" (races) người. Người châu Á, châu Âu, châu Phi và người dân bản địa từ Mỹ và Úc chỉ khác nhau bề ngoài mà thôi, như màu da hay hình dáng mũi nhưng họ cực kỳ tương tự về bình diện mã di truyền.

Và những phát hiện mang tính đột phá gần đây thậm chí còn đi xa hơn nữa. Ngày nay, vì sự cực kỳ giống nhau về hệ gen của con người, giữa các nhà di truyền học, đã có sự kiện vững chãi này: mọi con người hiện đang sống trên trái đất đều có nguồn gốc từ một người đàn ông duy nhất và từ một người đàn bà duy nhất. Để tự thuyết phục mình về điều này, các bạn chỉ cần tìm trên liên mạng các thuật ngữ "mitochondrial Eve” (ti lạp thể Evà) hoặc "Y-chromosome Adam" (Nhiễm sắc thể Y Ađam). Các tên này đã được các nhà duy biến hóa đặt ra với một ý nghĩa nghịch lý nhưng bây giờ nhiều người hối tiếc sự lựa chọn các tên này vì sự phát hiện này hoàn toàn xác nhận Giáo Lý Công Giáo về Sáng thế, từng được giảng dậy cả 2000 năm nay rằng: mọi người đều là anh chị em hậu duệ của một cặp vợ chồng duy nhất, những con người lịch sử có thực là Ađam và Evà, chứ không phải từ các loài linh trưởng hạ nhân (subhuman primates).

Một lĩnh vực nghiên cứu liên quan tới biến hóa phôi thai học. Nhà sinh vật học Ernst Haeckel đề xuất điều gọi là "Luật sinh học di truyền" (Biogenetic Law), theo đó sự phát triển phôi thai của động vật có xương sống lặp đi lặp lại lịch sử được giả định về sự biến hóa của chúng từ tổ tiên đơn bào. Điều này đã được Julian Huxley phát biểu như sau: "Phôi thai học cho chúng ta những bằng chứng nổi bật nhất của sự biến hóa. Nhiều loài động vật cực kỳ khác nhau lúc đã lớn nhưng lúc còn là phôi thai, rất khó thấy sự khác nhau. Chính các bạn, lúc còn là các phôi thai nhỏ, rất giống như các phôi thai của loài thằn lằn, thỏ, gà, nhám gai, và các con vật có xương sống khác. Lời giải thích duy nhất hợp lý là loài có xương sống chúng ta đều có liên hệ chung một dòng dõi". Tuy nhiên, ngoài sai lầm về luận lý học khi từ sự tương tự mà kết luận có chung một dòng dõi, "bằng chứng" của luật được đề xuất này chỉ nhờ ở các bản vẽ khéo léo của Haeckel về các phôi thai thuộc các động vật khác nhau và con người.

Sau 120 năm, nhà phôi thai học người Anh Michael Richardson sử dụng kính hiển vi hiện đại và khảo sát các phôi thai người và các động vật khác nhau ở cùng giai đoạn phát triển. Công trình của ông đã được đăng tải trên các tư liệu khoa học và ông tóm tắt ý nghĩa các bản vẽ gây ảnh hưởng của Haeckel trong một cuộc phỏng vấn của báo Times ở London năm 1997: "Đây là một trong những trường hợp tồi tệ nhất của gian lận khoa học. Quả là ngỡ ngàng khi thấy rằng một ai đó được người ta nghĩ là một nhà khoa học vĩ đại đã cố tình tạo hiểu lầm. ... Điều ông ta [Haeckel] làm là lấy một phôi thai người và sao chép nó, giả vờ cho rằng con kỳ nhông và con heo và tất cả các con khác trông giống nhau ở cùng một giai đoạn phát triển. Chúng không ... Đúng là giả mạo ".

Một lĩnh vực nghiên cứu nữa có liên quan đến nguồn gốc là giải phẫu học. Nếu biến hóa là đúng, chúng ta hẳn sẽ tìm thấy nhiều vết tích kết cấu hữu cơ được sản sinh trong quá trình lịch sử biến hóa. Nhà giải phẫu học Robert Wiedersheim trình bày khoảng một trăm bộ phận "sơ đẳng" hay "để lại vết tích" trong cơ thể người, các bộ phận có chức năng giảm thiểu hoặc không có chức năng nào cả vì chúng là những bộ phận bỏ đi (left-over) từ giai đoạn đầu của quá trình biến hóa. Các ví dụ nổi tiếng bao gồm ruột dư hình giun và hạch hạnh nhân (tonsils). Wiedersheim và hầu hết các đồng nghiệp của ông không hiểu chức năng của các bộ phận này và từ đó, kết luận rằng chúng không có chức năng nào cả. Tuy nhiên trong khi đó, một nghiên cứu khoa học mới đây đã đạt được một kết luận khác. Như, đối với ruột dư, người ta đã tìm ra rằng nó thực sự có một chức năng trong hệ thống miễn dịch, đặc biệt trong những năm đầu tiên của sự sống chúng ta.

Một kết luận tương tự cũng đã đạt được liên quan đến hạch hạnh nhân, và đối với hầu hết các bộ phận khác, chức năng tính cũng đã được phát hiện cùng lúc. Tuy nhiên, ngay cả khi vẫn còn nhiều bộ phận mà chức năng chưa được biết đến, chúng ta vẫn sẽ không bao giờ được phép kết luận, từ sự thiếu hiểu biết của chúng ta về chức năng sinh học, rằng không hề có chức năng. Điều này cũng sẽ là một sai lầm về luận lý học y hệt như sai lầm từng phạm đối với điều gọi là "DNA-đồ bỏ" (junk-DNA) trong nhiều năm qua.

Giờ đây, các bạn có lẽ sẽ hỏi: Nhưng còn những người Neanderthal thì sao? Há chúng ta đã không tìm thấy nhiều bằng chứng hóa thạch chứng minh rằng ngày xưa trên trái đất, đã từng xuất hiện vượn người vốn là tổ tiên của chúng ta đó sao?

Xin nói một cách ngắn gọn như thế này: mọi hóa thạch mà chúng ta đã tìm thấy, cuối cùng, kết cục đều hoặc là người trọn vẹn, như người Neanderthal và nhiều người khác, hoặc là khỉ hoàn toàn, như người vượn phương nam (Australopithecus). Các nhà cổ sinh vật học (palaeontologists) không tìm thấy bất cứ hóa thạch người vượn nào - điều này cho thấy những sinh vật này không bao giờ hiện hữu.

Các lý thuyết biến hóa dự đoán rằng mọi vật đều thay đổi từ ít phức tạp đến phức tạp hơn, từ không đầy đủ đến đầy đủ và chúng ta tìm thấy nhiều thất bại, nhiều chức năng bị mất, nhiều cấu trúc sai lầm và nhiều bộ phận chỉ mới hoàn thành một nửa, còn đang trong quá trình biến hóa. Tuy nhiên, tất cả các lĩnh vực nghiên cứu liên hệ, chẳng hạn như di truyền học, phôi thai học, giải phẫu học và cổ sinh vật học, xác nhận đi xác nhận lại rằng mọi loại tạo vật khác nhau đều đã bắt đầu sự hiện hữu của chúng như những vật đã hoàn hảo và được tạo hình đầy đủ rồi. Thật vậy, chúng ta không thấy bất cứ mắt, tai, chân, hoặc cánh nào chỉ hoàn thành một nửa cả trong thiên nhiên, lẫn trong hồ sơ hóa thạch và trong thế giới hiện nay. Nếu các bộ phận mới hoàn chỉnh một nửa này có bao giờ hiện hữu, thì phần nhiều trong số này hẳn phải sống sót cho đến ngày hôm nay. Vì theo định nghĩa, chúng khỏe mạnh (fit) hơn tổ tiên của chúng là những sinh vật không hề có bộ phận đó nhưng vẫn còn tồn tại tới bây giờ, như con bò sát không cánh mà người ta giả thiết sẽ biến thành một con chim hoặc một động vật có vú sống trên đất mà giả thiết cho rằng sẽ biến thành một con cá voi.

Hơn nữa, tất cả những thay đổi được chúng ta quan sát trong thiên nhiên không bao giờ là các quá trình gia tăng hay hoàn hảo mã di truyền nhưng luôn luôn là các quá trình làm mất và làm thoái hóa mã di truyền. Điều vừa nói chắc chắn hỗ trợ cho điều này: Ngay từ đầu, mọi vật hẳn phải hoàn hảo rồi chứ không phải ngược lại. Các nhà di truyền học quan sát thấy có sự tích tụ liên tục các đột biến có hại trong hệ gen của chúng ta, thay vì một sự hoàn thiện hóa liên tục hệ DNA của chúng ta. Sự quan sát này cần được mong đợi vì quy luật tự nhiên cơ bản nhất, luật gia tăng số lượng rối loạn trong một hệ thống (entropy), đòi điều này: mọi quá trình tự nhiên chỉ có thể tiến hành từ trật tự tới vô trật tự, chứ không bao giờ ngược lại. Cả các hệ thống gọi là hệ thống mở cũng không thể sản xuất tín liệu cơ cấu mới, không hề. Do đó, các quá trình được giả định như thay đổi chân thành cánh hoặc cơ thể khỉ thành cơ thể con người bằng cách đột biến và lựa chọn đều bị loại trừ bởi luật tự nhiên.

Tôi xin kết luận với một loại suy: người ta chắc chắn có thể thay đổi chiếc tủ lạnh thành máy truyền hình bởi nhiều bước nhỏ, thay thế một bộ phận điện hoặc cơ khí nhỏ bằng một bộ phận khác cho đến khi họ có được một máy truyền hình. Tuy nhiên, rất khó có chuyện mỗi một thay đổi nhỏ này để có được chiếc máy truyền hình sẽ dẫn đến môt chiếc tủ lạnh tốt hơn so với chiếc có trước nó hay so với chiếc nguyên thủy. Tuy nhiên, điều đó lại cần thiết để có biến hóa nhờ việc chọn lọc liên tục có thể có.

Để biết thêm tín liệu, các bạn có thể truy cập trang mạng www.originality-of-species.net.

Hugh Owen:

Như thế, thưa anh chị em bạn trẻ, như các bạn thấy, KHOA HỌC TỰ NHIÊN THỰC SỰ không hỗ trợ thần thoại học biến hóa vốn cho rằng cơ thể con người là kết quả của hàng trăm triệu năm các sai lầm di truyền! Nó xác nhận giáo huấn Công Giáo truyền thống về việc sáng tạo ra Ađam và Evà.

Có lẽ một số bạn sẽ nghĩ, "Vâng, nhưng có khác gì đâu?"

Tôi sẽ cho các bạn thấy: khác một trời một vực.

Đầu tiên, học thuyết này cho chúng ta biết rằng ngay từ đầu sáng thế, Thiên Chúa thực sự đã tạo ra MỘT người đàn ông cho MỘT người đàn bà SUỐT ĐỜI, giống như Chúa Giêsu đã dạy.

Vì vậy, chúng ta có thể chắc chắn rằng Thiên Chúa sẽ không chúc lành cho bất cứ sự thay đổi trong giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân thánh thiện, ly dị, tránh thai, hoặc luân lý tính dục.

Chúng ta có thể chắc chắn rằng hạnh phúc của các bạn và hạnh phúc của anh chị em các bạn trên toàn thế giới phụ thuộc vào việc BIẾT và TUÂN GIỮ giáo huấn này - ngay cả khi một số giáo sư và giáo viên trong các cơ sở Công Giáo của chúng ta muốn du nhập một điều gì mới lạ.

Lòng Chúa Thương Xót đòi chúng ta tin và loan truyền giáo huấn này cho toàn thế giới: ngay từ đầu sáng thế, Thiên Chúa đã tạo nên một người đàn ông cho một người đàn bà suốt đời.

Bằng lời nói và bằng đời sống của chúng ta, chúng ta phải nói với cả thế giới, nói to, nói rõ ràng rằng "Nếu bạn muốn được hạnh phúc, bạn phải theo kế hoạch của Thiên Chúa dành cho hôn nhân thánh thiện".

Đó là Lòng Chúa Thương Xót.

Thánh Maximilian Kolbe, vị thánh vĩ đại của Auschwitz, hiểu và bảo vệ giáo lý này chống lại những người như Adolf Hitler và Josef Stalin, những người đã bỏ rơi các học thuyết Kitô giáo về sáng thế để đi theo thuyết biến hóa. Lời giảng dạy cuối cùng mà Thánh Maximilian trình bầy trước khi đi vào hầm bỏ đói ở Auschwitz chính là lời bảo vệ học thuyết đẹp đẽ này. Tôi xin chia sẻ nó với các bạn để kết thúc.

Như hầu hết các bạn đã biết, Mẹ Diễm Phúc của chúng ta đã đến thăm Lourdes ở miền Nam nước Pháp năm 1858 chính vào đêm trước khi xuất bản cuốn sách của Charles Darwin “Nguồn gốc các loài”, trong đó ông lập luận rằng con người đã biến hóa từ linh trưởng hạ nhân. Theo yêu cầu của cha xứ, Thánh Bernadette hỏi Đức Mẹ: "Ngài là ai?" Và Đức Mẹ đã trả lời:

"TA LÀ Đấng Vô Nhiễm Thai”.

Thánh Maximilian suy niệm những lời này trong nhiều thập niên và trước khi qua đời, ngài giải thích rằng: bằng những lời này, Mẹ Diễm Phúc của chúng ta bảo vệ giáo huấn Công Giáo truyền thống, vốn dạy rằng từ đầu của sáng thế, Thiên Chúa đã tạo nên MỘT NGƯỜI ĐÀN ÔNG, cả xác lẫn hồn, cho MỘT NGƯỜI ĐÀN BÀ SUỐT ĐỜI và bác bỏ chủ trương của Darwin cho rằng nguồn gốc con người là loài khỉ.

Các bạn hãy nghe lời giải thích của ngài.

Thánh Maximilian giả thích "Ađam không được thụ thai trong tử cung của một người mẹ. Ông được tạo nên, cả cơ thể lẫn linh hồn ". Ngài nhận định: " Evà cũng không được thụ thai trong tử cung của một người mẹ; bà được Thiên Chúa tạo ra bằng sương sườn của Ađam".

Thánh Maximilian nói tiếp: "Ngôi vị Thiên Chúa của Chúa chúng ta không được thụ thai trong cung lòng của Đức Trinh Nữ Diễm Phúc. Là một Ngôi Thiên Chúa - Ngôi Hai của Thiên Chúa Ba Ngôi - Người hiện hữu từ muôn thuở".

Do đó, Thánh Maximilian kết luận, quả thật: Mẹ Diễm Phúc của chúng ta là Đấng DUY NHẤT VÔ NHIỄM THAI.

Nhưng, các bạn thấy đó, nếu điều gọi là biến hóa hữu thần mà đúng, thì Ađam hẳn đã được thụ thai trong tử cung của con linh trưởng hạ nhân; Evà cũng thế. Và nếu điều này đúng - vì các nhà duy biến hóa hữu thần hẳn chủ trương rằng Ađam và Evà khi được tạo ra không có tội – như thế, Đức Trinh Nữ Diễm Phúc có thể đã phải nói với Thánh Bernadette: "Ta là Đấng Vô Nhiễm Thai Thứ Ba”.

Nhưng ngài đã không nói như thế.

Tại sao?

Vì Đức Trinh Nữ Diễm Phúc muốn nhắc nhở chúng ta rằng: từ đầu cuộc sáng thế, Thiên Chúa đã TẠO RA MỘT NGƯỜI ĐÀN ÔNG (cả xác lẫn hồn) cho MỘT NGƯỜI ĐÀN BÀ (được tạo hình bằng sương sườn của ông) SUỐT ĐỜI.

Và đó là lý do tại sao Mẹ Diễm Phúc là ĐẤNG VÔ NHIỄM THAI ĐỘC NHẤT, MỘT VÀ CHỈ MỘT mà thôi.

Các bạn hãy sống, tiếp nhận và công bố sự thật trên bất cứ đi đâu, và các bạn sẽ là máng chuyển mạnh mẽ của Lòng Chúa Thương Xót!

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả các bạn!
 
ĐTC Phanxicô hành hương Assisi
Lê Đình Thông
11:59 04/08/2016
KỶ NIỆM 800 NĂM ƠN XÁ GIẢI : Đức Thánh Cha PHANXICÔ HÀNH HƯƠNG ASSISI

(04/08/2016) Nhân kỷ niệm 800 năm Thánh ân Xá giải, Đức Thánh Cha Phanxiô đã thực hiện một chiều hành hương tại Assisi. Nghi lễ xá giải do thánh Phanxiô lập ra để xin Chúa tha thứ lỗi lầm của những người nghèo khó.

Vào năm 2013, sau khi được bầu kế vị thánh Phêrô, vị tân giáo hoàng lấy tông hiệu là Phanxicô, thánh bổn mạng của nước Ý, đã hành hương tại Assisi.

Chiều nay, sau khi cầu nguyện tại nguyện đường Portioncule nằm trong khuôn viên vương cung Thánh đường Sainte-Marie des Anges do thánh Phanxicô trùng tu, Đức Thánh Cha Phanxicô nói : ‘‘Thật là khó khăn khi tha thứ cho người khác ! Nhiều người phải sống khép mình trong oán hận chỉ vì không biết tha thứ, làm suy sụp đời sống của chính họ và bao người khác, thay vì thanh thản tìm được niềm an vui.’’

Đức Thánh Cha đáp trực thăng đến Assisi vào lúc 15 giờ 30 và đã được hàng ngàn tín hữu hành hương nhiệt liệt nghênh đón, trong khí hậu oi ả của nước Ý.

Cách nay tám thế kỷ, năm thánh Phanxicô 23 tuổi, ngài đã từ bỏ giầu sang, vâng theo thánh ý Chúa, tu sửa nhiều ngôi thánh đường ở Assisi, đồng thời chấn hưng Giáo Hội. Thánh nhân đã sửa sang nhiều ngôi thánh đường đổ nát ở Assisi trước khi lập Dòng Phanxicô.

Vào năm 1216, Đức Thánh Cha Honorius III ban phép thánh nhân cử hành hàng năm nghi lễ xá giải miễn phí cho người nghèo.

Đức Thánh Cha Phanxicô tán dương Hội thánh cho người nghèo, đã đến hành hương tại quê hương của kinh hòa bình :

‘‘Lạy Chúa từ nhân,

Xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người.

Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa

Ðể con đem yêu thương vào nơi oán thù,

Ðem thứ tha vào nơi lăng nhục

Ðem an hoà vào nơi tranh chấp…’’

Ðem chân lý vào chốn lỗi lầm.

Sau khi chào từ biết các tín hữu hành hương, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trở về Roma vào lúc 18 giờ cùng ngày.

Lê Đình Thông
 
Diễn từ của Đức Thánh Cha nhân kỷ niệm 800 năm ơn Tha Thứ tại Assisi
J.B. Đặng Minh An dịch
18:12 04/08/2016
Lúc 3h chiều ngày 4 tháng 8, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dùng trực thăng để đến đến hành hương tại Porziuncola, là ngôi thánh đường nhỏ ở bên trong Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ các Thiên Thần của các cha dòng Phanxicô gần Assisi.

Cuộc hành hương diễn ra trong bối cảnh kỷ niệm 800 năm ơn Tha Thứ tại Assisi. Năm 1216, trong một thị kiến, thánh Phanxicô được chính Chúa Giêsu ban ơn toàn xá. Ngài đã xin và được Đức Thánh Cha Ônôriô III phê chuẩn ơn toàn xá đặc biệt cho người dân vùng Assisi trong năm đó.

Lúc 3:40, Đức Thánh Cha đến Assisi và lúc quá 4h ngài đã trình bày diễn từ sau trước các Giám Mục miền Umbria và đông đảo các tín hữu.

Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến,

Hôm nay, trước hết, tôi muốn nhắc nhớ lại những lời, mà theo một truyền thống cổ kính, Thánh Phanxicô đã nói ở chính nơi này trước sự hiện diện của tất cả các dân làng và các giám mục: “Tôi muốn gửi tất cả các bạn lên thiên đàng!”. Còn điều gì tốt hơn mà những người dân nghèo vùng Assisi có thể kêu xin, nếu không phải là ân sủng của sự cứu rỗi, sự sống đời đời và niềm vui bất tận, mà Chúa Giêsu đã giành được cho chúng ta qua cái chết và sự phục sinh của Ngài?

Bên cạnh đó, thiên đường là gì nếu không phải là mầu nhiệm tình yêu mãi mãi liên kết chúng ta với Thiên Chúa, để chiêm ngưỡng Ngài đến muôn đời? Giáo Hội luôn tuyên xưng điều này bằng cách thể hiện niềm tin của mình nơi sự hiệp thông với các thánh. Chúng ta không bao giờ cô đơn trong đời sống đức tin; chúng ta sống đức tin trong sự hiệp thông với tất cả các thánh và những người thân yêu của chúng ta đã thực hành niềm tin với niềm hân hoan đơn sơ và làm chứng cho niềm tin ấy qua cuộc sống của họ. Có một mối liên kết, tuy vô hình nhưng không vì thế mà kém phần hiện thực, làm cho chúng ta, qua phép rửa, trở nên “một thân thể” duy nhất được di chuyển bởi “một Thần Khí” (Eph 4: 4). Khi Thánh Phanxicô xin Đức Thánh Cha Ônôriô III ban ơn toàn xá cho tất cả những ai đến thăm Porziuncula, có lẽ ngài đang suy nghĩ đến những lời Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó.” (Ga 14:2-3)

Sự tha thứ - ơn được thứ tha - chắc chắn là con đường trực tiếp của chúng ta để có một nơi ở trên trời. Ở đây, tại Porziuncola này, mọi thứ đều nói với chúng ta về sự tha thứ! Thật là một ân sủng tuyệt vời Chúa đã ban cho chúng ta khi Ngài dạy chúng ta tha thứ và qua đó chạm vào lòng thương xót của Cha! Chúng ta vừa nghe dụ ngôn Chúa Giêsu dạy chúng ta tha thứ (x Mt 18: 21-35). Tại sao chúng ta phải tha thứ cho một người đã xúc phạm chúng ta? Bởi vì chúng ta đã được tha thứ trước tiên, và quá nhiều. Dụ ngôn nói chính xác điều này: như Thiên Chúa đã tha thứ cho chúng ta, chúng ta cũng nên tha thứ cho những người làm hại chúng ta. Kinh Lạy Cha, mà Chúa Giêsu dạy chúng ta, cũng nói như thế: “Xin tha nợ cho chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con” (Mt 6:12). Các khoản nợ là tội lỗi của chúng ta trước mặt Chúa, và những kẻ có nợ chúng ta là những người mà, về phần chúng ta, phải tha thứ cho họ.

Mỗi người chúng ta đều có thể trở thành người tôi tớ trong dụ ngôn là người mắc nợ chủ quá nhiều đến mức vô phương có thể trả được nợ. Khi chúng ta quỳ trước linh mục giải tội, chúng ta làm chính xác những gì người tôi tớ ấy đã làm. Chúng ta nói, “Lạy Chúa, xin kiên nhẫn với con.” Chúng ta nhận thức ra nhiều lỗi lầm của chúng ta và cũng nhận thức được một thực tế là chúng ta thường rơi trở lại vào cùng những tội như trước. Tuy nhiên, Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi ban ơn tha thứ của Ngài mỗi lần chúng ta cầu xin. Sự thứ tha của Ngài là một sự tha thứ đầy đủ và hoàn chỉnh, bảo đảm với chúng ta rằng, thậm chí nếu chúng ta rơi trở lại vào cùng những tội lỗi như trước, Ngài luôn có lòng thương xót và không bao giờ ngừng yêu thương chúng ta. Giống như những người chủ trong dụ ngôn, Chúa cảm thấy trắc ẩn, một tổng hợp của lòng thương xót và tình yêu; đó là cách Tin Mừng mô tả lòng thương xót của Thiên Chúa đối với chúng ta. Cha của chúng ta trắc ẩn bất cứ khi nào chúng ta sám hối, và Ngài đưa chúng ta về nhà với con tim thanh thản và bình an. Ngài nói với chúng ta rằng tất cả đều đã được đền bù và tha thứ. Sự tha thứ của Thiên Chúa không có giới hạn; lớn hơn bất cứ điều gì chúng ta có thể tưởng tượng ra và được ban cho tất cả những ai nhận thức được trong trái tim họ là họ đã làm sai và mong muốn quay trở lại với Ngài. Thiên Chúa tìm kiếm những tâm hồn mong chờ ơn tha thứ.

Chẳng may là vấn đề xảy ra bất cứ khi nào chúng ta phải đối phó với một người anh em hay chị em đã xúc phạm đến chúng ta một chút. Phản ứng này được mô tả trong dụ ngôn một cách hoàn hảo: “Y liền túm lấy, bóp cổ mà bảo: ‘Trả nợ cho tao!’” (Mt 18:28). Ở đây chúng ta chứng kiến tất cả bi hài kịch trong các mối quan hệ của con người. Khi chúng ta đang mắc nợ người khác, chúng ta trông chờ lòng thương xót; nhưng khi những người khác mích lòng chúng ta, chúng ta kêu đòi công lý! Đây là một phản ứng không xứng đáng với các môn đệ của Chúa Kitô, cũng không phải là dấu chỉ của một phong cách Kitô trong cuộc sống. Chúa Giêsu dạy chúng ta tha thứ và phải làm như thế vô tận: “Thầy không nói phải tha thứ đến bảy lần, nhưng bảy mươi lần bảy” (câu 22).. Những gì Chúa Giêsu ban cho chúng ta là tình yêu của Chúa Cha, chứ không phải là công lý mà chúng ta kêu đòi. Chỉ tin tưởng vào công lý mà thôi thì không phải là dấu chỉ cho thấy chúng ta là môn đệ của Chúa Kitô, là những người đã nhận được lòng thương xót dưới chân thập giá hoàn toàn nhờ vào tình yêu của Chúa Con với Chúa Cha. Chúng ta đừng quên câu nói nghiêm khắc vào cuối dụ ngôn: “Vì vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình” (câu 35)..

Anh chị em thân mến,

Sự tha thứ mà Thánh Phanxicô biến mình thành một “máng chuyển” ở đây, tại Porziuncola này, tiếp tục “mang lại thiên đường” cho chúng ta cả sau tám thế kỷ. Trong Năm Thánh Lòng Thương Xót này, điều trở thành rõ ràng hơn bao giờ hết là con đường của sự tha thứ đích thực có thể canh tân Giáo Hội và thế giới. Mang đến cho thế giới ngày nay những chứng tá của lòng thương xót là một nhiệm vụ không ai trong chúng ta có thể cảm thấy được miễn trừ. Thế giới cần sự tha thứ khi quá nhiều người đang bị lôi cuốn vào những bến bờ oán giận và hận thù, bởi vì họ không có khả năng thứ tha. Họ hủy hoại cuộc sống riêng của mình và cuộc sống của những xung quanh họ hơn là tìm kiếm niềm vui của sự thanh thản và bình an. Chúng ta hãy xin Thánh Phanxicô cầu thay nguyện giúp cho chúng ta, để chúng ta có thể luôn luôn là dấu chỉ khiêm tốn của sự tha thứ và là máng chuyển của lòng thương xót.
 
Giám Mục Hoa Kỳ: Luật Đổi Giới Tính trong các trường học của Obama tạo ra một“ Đầu óc bệnh hoạn”
Giuse Thẩm Nguyễn
18:38 04/08/2016
Giám Mục Hoa Kỳ: Luật Đổi Giới Tính trong các trường học của Obama tạo ra một“ Đầu óc bệnh hoạn”

CNS.News.com .- Phản ứng lại “Hướng dẫn quan trọng” của chính quyền Obama gửi cho các trường công lập quy định về giới tính của học sinh căn cứ vào danh xưng giới tính của mình hơn là theo giới tính tự nhiên lúc mới sinh, Đức Giám Mục Công Giáo của Giáo Phận Nebraska, James Conley nói rằng quy định đó làm “xáo trộn sâu sắc.”

Ngài trích lại câu nói của nghị sĩ La Mã Boethius vào thế kỷ thứ 6 là theo đuổi niềm đam mê hơn là lẽ phải –như tự nhận giới tính trên thực tế khoa học – làm cho “người ta bị bệnh hoạn hơn là chữa trị cho họ.”

“Thật là sai trái khi từ chối sự khác biệt căn bản giữa nam và nữ và dạy trẻ em rằng danh xưng giới tính của mình, vấn đè cốt lõi của nó là ta có thể can thiệp và tùy ý mình chọn’” Trong bản tin Giám Mục của mình vào ngày 17 tháng Năm, Đức Giám Mục Conley viết “Thiên Chúa đã tạo dựng con người có nam và nữ, và những quy định như thế này là từ chối nét đẹp cơ bản của việc Thiên Chúa tạo dựng.”

Bộ Giáo Dục và Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ gửi“Bản hướng dẫn” này cho tất cả các trường công lập trên toàn quốc vào tháng Năm Bản hướng dẫn này nói là để nhận được trợ giúp tài chánh của Liên Bang, tất cả các học khu phải đối xử với học sinh căn cứ theo giới tính danh xưng cũng như giới tính tự nhiên khi cho phép xử dụng những cơ sở nhà trường và những sinh hoạt dành cho giới tính đặc biệt.

Cũng thế, các giáo viên phải dùng tên và giới tính mà học sinh chọn. Thí dụ như một học sinh lúc sinh ra là nam nhưng lại chọn “giới tính danh xưng” là nữ thì học sinh đó phải được phép dùng nhà vệ sinh nữ, tủ khóa cá nhân nữ và khi tham gia thể thao cũng là thành viên của đội nữ và phải được gọi là cô/cái.

Đức Giám Mục lưu ý rằng “những học sinh và phụ huynh trong những rất hoàn cảnh khó khăn này cần được thương cảm, tế nhị và tôn trọng,”

“Giáo Hội sẽ tiếp tục cố gắng giúp những học sinh đau khổ vì giới tính dysphoria này (từ chuyên môn y khoa dùng cho việc đổi giới tính). Thực ra, chúng ta có thể tăng cường nỗ lực về vấn đề này bằng nhiều cách.”

“Nhưng Giáo Hội sẽ không từ chối việc Chúa tạo dựng chúng ta có nam và nữ. Chúng ta sẽ không lẫn lộn sự tôn trọng và lòng thương xót để buông xuôi một ảo tưởng đáng buồn.

“Các trường Công Giáo của chúng ta sẽ tiếp tục dạy và sống trong sự thật vì sự chăm sóc yêu thương chúng ta dành cho mỗi học sinh. Chúng ta sẽ tiếp tục làm như thế cho dù có phải trả giá.”

Đức Giám Mục đã trích dẫn lời của Boethius, một nghị sĩ La Mã vào thế kỷ thứ 6 và cũng là nhà triết học Kitô giáo, tác giả cuốn The Consolation of Philosophy ( Sự An ủi của Triết học) rằng ông“ chỉ trích những linh hồn ma quỷ, kẻ giết những vụ mùa bội thu bằng lý lẽ của những chiếc gai nhọn do lòng ham muốn. Họ quen dần với việc làm cho đầu óc con người bệnh hoạn thay vì chữa trị chúng.”

“Chúng ta đang sống trong thời đại mà lý lẽ của người bình thường được nhanh chóng thay thế bằng “những gai nhọn của lòng ham muốn.” Chúng ta có cái cảm giác mơ hồ rằng ủng hộ những loại thời trang xã hội và những rối loạn cảm xúc – bao gồm cả chuyển đổi giới tính – là đòi hỏi của công lý, hay một sự chiến thắng của các quyền công dân.

Nhầm lẫn bệnh lý về danh xưng của mình là một loại bệnh. Nó gây nên khó khăn rất lớn về cá nhân và về cảm xúc. Sự chuyển đổi giới tính cần có sự thương cảm.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng “ bằng lòng với thân thể của mình như quà tặng của Thiên Chúa là điều hệ trọng, và “ biết mình là nữ hay là nam cũng cần thiết cho sự tự do của một con người thực sự”

Nhưng như Boethius viết, chúng ta “quen với việc biến con người thành bệnh tật thay vì chữa trị cho họ,”

Đức Giá Mục Conley cũng gọi chỉ thị của chính quyền Obama là “một dấu hiệu tan vỡ nền văn hóa của chúng ta” và là “ một dấu chỉ của thảm họa lớn.”

Ngài cũng lưu ý Thống Đốc Nebraska là Pete Ricketts rằng “ chỉ thị này căn bản là một loại quan điểm cưỡng chế không cần sức mạnh của luật pháp…Nó là một hình thức bắt nạt.

“Chúng ta đang sống trong một xã hội vô thần: một xã hội nhất quyết loại bỏ kế hoạch ngàn đời của Thiên Chúa vì lòng thương xót, công lý và những sự tốt lành. Chúng ta đang sống trong một xã hội bị gài bẫy bởi ma quỷ là thuyết tương đối, trong đó con người phát triển đời này và đời sau luôn là một sự đe dọa.

Đức Giám Mục Conley cũng nhắn gởi những người Công Giáo Hoa Kỳ rằng “Có sự cám dỗ dáo diết đối với tất cả chúng ta để thu mình vào trong gia đình, vào cộng đoàn Công Giáo, vào những nơi chúng ta nghĩ là an toàn, những nơi mà chúng ta nghĩ là chúng ta có thể thoát khỏi sự dữ của thế giới này.

“Nhưng đối diện với một thế giới gian ác, Boethius viết rằng “Đó chính là thời gian để chữa lành, không phải để than khóc’…Nền văn hóa của chúng ta cần được chữa lành. Những nạn nhân của tên độc tài thuyết tương đối – những người bị thiệt hại bởi lòng thương xót giả hình và lòng khoan dung với điều ác – cần chúng ta giúp đỡ. Chỉ có chúng ta mới có thể là những người hướng dẫn, đứng mũi chịu xào giữa cơn sóng dữ này,”

“Chúng ta đang sống trong gia đoạn thử thách cam go và thảm họa khốc liệt, nhưng bây giờ là thời gian chữa lành, không phải là lúc khóc than.”

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Đức Thánh Cha bày tỏ nỗi buồn trước cái chết của một thiếu nữ Ý sau Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
Đặng Tự Do
20:22 04/08/2016
Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 3 tháng 8, Đức Phanxicô đã bày tỏ nỗi buồn của ngài trước cái chết của Susanna Rufi, một thiếu nữ 19 tuổi của giáo phận Rôma đã chết khi trên đường trở về từ Krakow sau Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.

Đức Thánh Cha nói:

“Tôi xin gửi một kỷ niệm tràn đầy thương mến tới chị Susanna, một thiếu nữ thuộc giáo phận Roma đã qua đời tại Vienna sau khi tham dự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Xin Thiên Chúa, là Đấng chắc chắn đã đón nhận chị vào quê Trời, an ủi các thân nhân và bạn bè chị.”

Susanna đã dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới trong phái đoàn của một giáo xứ ở Rôma. Cô đã chết ở Vienna hôm thứ Hai 1 tháng 8. Theo thông tấn xã Ansa, có thể cô đã nhiễm bệnh sưng màng óc khi ghé Toscane, ở miền Trung Ý, chỉ một ngày trước ngày khai mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.

Trên Web site Hội Đồng Giám Mục Ý, lời phân ưu đến thân nhân của cô được đi kèm với một thông báo khuyên các bạn trẻ Ý uống thuốc ngừa để tránh bị lây. Trong khi đó, các nhà chức trách y tế ở Áo đã khuyên các bạn trẻ tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới phải đến bệnh viện ngay nếu thấy mình bị sốt.

Đức Hồng Y Agostino Vallini, Giám quản Rôma đã cử hành thánh lễ an táng cho cô Sussana hôm thứ Năm 04 tháng 8 tại nhà thờ San Policarpo của Rôma.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô mạnh mẽ chỉ trích ý thức hệ chuyển giới
Đặng Tự Do
22:14 04/08/2016
Phòng Báo chí Tòa Thánh đã công bố nội dung cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và các giám mục Ba Lan diễn ra trong khuôn khổ chuyến tông du của Đức Thánh Cha nhân dịp Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.

Tưởng cũng nên nhắc lại là hôm thứ Tư 27 tháng 7, sau cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo dân sự và ngoại giao đoàn, Đức Thánh Cha đã hội kiến với tổng thống Ba lan là ông Andrzej Duda. Hai bên đã thảo luận về nhiều vấn đề trong đó nổi bật lên là những căng thẳng trong khu vực, những đóng góp của Giáo Hội Công Giáo Ba Lan trong thời ký hồi sinh từ sau sự sụp đổ của chế độ cộng sản, và vai trò của Ba Lan trong Liên Hiệp Âu Châu.

Sau cuộc hội đàm với tổng thống, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ các Giám Mục Công Giáo Ba Lan tại nhà thờ chính tòa Wawel, nơi đã từng diễn ra các buổi lễ đăng quang và an táng của các hoàng đế Ba Lan.

Trong cuộc nói chuyện này, giữa những thảo luận khác, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mạnh mẽ chỉ trích việc giảng dạy ý thức hệ chuyển đổi giới tính cho trẻ em.

“Ở châu Âu, châu Mỹ, châu Mỹ Latinh, châu Phi và một số nước châu Á, chúng ta đang chứng kiến một số hình thái thực dân thực sự về ý thức hệ. Và một trong những điều, mà tôi thẳng thừng điểm mặt là vấn đề giới tính.”

Đức Thánh Cha nói tiếp:

“Ngày nay, trẻ em đang được dạy ở trường là chúng có thể chọn giới tính của mình. Tại sao họ đã dạy điều này? Bởi vì những cuốn sách được cung cấp bởi những người và các tổ chức tài trợ cho họ. Đây là những hình thái thực dân về ý thức hệ được hỗ trợ bởi các nước giàu đang muốn tạo một ảnh hưởng lớn trên các nước nghèo. Và điều này thật là khủng khiếp.”

Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm:

“Khi tôi nói chuyện với Đức Bênêđíctô thứ 16, ngài rất mạnh khoẻ là sáng suốt, ngài bảo tôi tôi: ‘Đây là một thời đại tội lỗi chống lại Đấng Tạo Hóa’. Ngài thật là thông minh! Thiên Chúa tạo dựng con người có nam có nữ; Thiên Chúa tạo ra thế giới như thế, và con người đang làm ngược lại.”
 
Quan ngại của các vị Hồng Y Hương Cảng trong các cuộc đàm phán giữa Tòa Thánh và Trung quốc
Đặng Tự Do
22:35 04/08/2016
Đức Hồng Y Gioan Thang Hán và người tiền nhiệm của mình, là Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, đồng ý rằng quan điểm của Giáo Hội Công Giáo đối với Trung quốc vẫn còn tuân thủ các nguyên tắc được đặt ra bởi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 trong thư gửi cho Giáo Hội tại Hoa Lục ngày 27 tháng Năm năm 2007.

Hai vị Hồng Y cũng đồng ý về sự cần thiết phải tiếp tục đối thoại với Bắc Kinh, mặc dù hai vị thể hiện những mức độ quan tâm khác nhau về tình trạng hiện tại của cuộc đối thoại này.

Đức Hồng Y Gioan Thang Hán cho rằng các cuộc đàm phán đang được tiến hành nhằm bảo đảm quyền tự do tôn giáo ở Trung Quốc và tái lập sự hiệp nhất trong Giáo Hội tại Hoa Lục. Tòa Thánh, theo Đức Hồng Y, đã “đáp trả bằng sự khiêm nhường dai dẳng và kiên nhẫn hơn là những lời thù địch, nhằm tránh né đương đầu, trong một nỗ lực nhằm trấn an các quan chức Trung Quốc rằng Vatican không quan tâm đến việc dính líu vào các vấn đề chính trị của Trung quốc.” Tuy nhiên, Đức Hồng Y nói, rằng Tòa Thánh vẫn kiên trì đòi hỏi sự độc lập của Giáo Hội, và không thể công nhận thẩm quyền của Hiệp hội Yêu nước do chính phủ kiểm soát.

Đức Hồng Y Trần Nhật Quân, Giám mục về hưu của Hương Cảng, là người đã thẳng thắn chỉ trích các chính sách của chế độ Bắc Kinh, đã phản ứng mạnh mẽ trước cáo buộc cho rằng ngài có những xung khắc trong quan điểm về Trung quốc với Đức Thánh Cha Phanxicô. Ngài khẳng định ngài vẫn hoàn toàn trung thành với Tòa Thánh, và nhận xét rằng chính sách chính thức Vatican vẫn tuân thủ những nguyên tắc đề ra trong thư của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16.

Tuy nhiên, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân lên tiếng quan ngại sâu xa về các cuộc đàm phán lặng lẽ giữa các quan chức Vatican và các đối tác Trung Quốc. Ngài nói rằng người Công Giáo Trung Quốc đã không được thông tin về nội dung của những cuộc đàm phán. Ngay cả một ủy ban được thành lập bởi Vatican, trong đó có Đức Tổng Giám Mục Saviô Hàn Đại Huy, để giám sát các cuộc đàm phán với Trung Quốc cũng không được biết.

Đức Hồng Y Trần Nhật Quân nói rằng mặc dù tuổi cao và sức khỏe suy giảm, ngài không thể im lặng nhưng sẽ là một “tiếng nói cho những người không có tiếng nói” trong việc bảo vệ tự do của người Công Giáo Trung Quốc.
 
Đại diện của Vatican tại Liên Hiệp Quốc lên án bạo lực đối với trẻ em trong chiến tranh
Đặng Tự Do
22:55 04/08/2016
Trong một cuộc thảo luận của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Đức Tổng Giám Mục Bernardito Auza, Sứ Thần Tòa Thánh và là Quan Sát Viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, đã chỉ trích bạo lực đối với trẻ em trong chiến tranh.

Ngài nói:

“Trong thời gian gần đây, hơn bao giờ hết, đã có rất nhiều trẻ em phải chịu những hình thức bạo lực tàn bạo: trẻ em được sử dụng như những người lính, như những kẻ đánh bom tự sát, nô lệ tình dục, và thu lượm tin tức tình báo cho các hoạt động quân sự nguy hiểm nhất. Việc phá hủy có chủ ý các trường học và bệnh viện trong một loạt các vi phạm trắng trợn luật nhân đạo quốc tế đã trở thành một chiến lược trong chiến tranh. Những tội ác này phải bị lên án với các điều khoản mạnh nhất có thể.”

Đức Tổng Giám Mục kết luận rằng:

“Nghĩa vụ chấm dứt những hành vi dã man đối với các trẻ em bị bắt trong cuộc xung đột vũ trang là phận sự của mỗi người chúng ta. Cách riêng, đó là phận sự của Hội đồng này, vì nó phải kêu gọi tất cả các nước đưa ra và thực hiện các biện pháp mạnh mẽ hơn trong việc bảo vệ trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang, và Hội Đồng này phải bảo đảm rằng các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc cũng phải nghiêm chỉnh tuân thủ tất cả các luật lệ và các biện pháp trong vấn đề này.”
 
Thái độ thù địch của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đối với Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương
Đặng Tự Do
23:53 04/08/2016
Trong một cố gắng nhằm đẩy mạnh thái độ thù địch chống lại Giáo Hội Công Giáo Ukraine, Tòa Thượng Phụ Chính Thống Mạc Tư Khoa đã lên tiếng đòi hỏi rằng các cuộc họp Liên Chính Thống Giáo toàn thế giới tiếp theo phải đưa ra thảo luận tình trạng của các Giáo Hội Đông Phương hiệp thông với Tòa Thánh. Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa coi đó là điều kiện tiên quyết, miễn bàn cãi, nếu muốn tòa này tham dự các cuộc họp Liên Chính Thống Giáo.

Tuy nhiên, trong một phản ứng ngược lại, Tòa Thượng Phụ Đại Kết thành Constantinople đã đưa ra một tuyên bố rất thân thiện đối với Giáo Hội Công Giáo Ukraine, và cám ơn vì sự hỗ trợ cho cuộc họp Liên Chính Thống Giáo gần đây ở Crete.

Tòa Thượng Phụ Chính Thống Mạc Tư Khoa đã phàn nàn rằng trong nhiều năm qua từ sau khi chế độ cộng sản bị sụp đổ tại Đông Âu, Giáo Hội Công Giáo Đông phương ở Ukraine, đã tăng gấp đôi dân số. Tòa Thượng Phụ Chính Thống Mạc Tư Khoa cáo buộc rằng Đức Tổng Giám mục Sviatoslav Shevchuk đã dùng tình cảm dân tộc và thái độ bài Nga để kích động tâm tình thù địch đối với Chính Thống Giáo Hội Ukraine liên minh với Mạc Tư Khoa.

Tuyên bố từ Mạc Tư Khoa ám chỉ một tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Shevchuk nói rằng “Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa thường được sử dụng như một công cụ trong tay của kẻ xâm lược”. Đức Tổng Giám Mục thường lên án sự hỗ trợ mà Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa dành cho cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine.

Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa cho rằng thái độ thù địch của Giáo Hội Công Giáo Ukraine đã tạo ra một tình trạng “khẩn cấp” mà cuộc họp tiếp theo của các nhà lãnh đạo Chính Thống Giáo trên thế giới nhất thiết phải đưa ra thảo luận.

Trong khi đó, Đức Thượng Phụ Barthôlômêô của Constantinople đã gửi một thông điệp cảm ơn đến Đức Tổng Giám Mục Shevchuk vì sự hỗ trợ của ngài cho cuộc họp Liên Chính Thống Giáo hồi tháng Sáu vừa qua ở Crete

Đáng chú ý, là tuyên bố từ Constantinople được gởi cho “Đức Thượng Phụ” Shevchuk, một danh xưng mà Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa thẳng thừng bác bỏ và chính Tòa Thánh cũng không dám gọi Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk bằng danh xưng ấy. Danh xưng chính thức Tòa Thánh dùng là Major Archbishop, nghĩa là, “Đức Tổng Giám Mục Trưởng”.

Trong thông điệp của ngài, Đức Thượng Phụ Barthôlômêô hứa cầu nguyện cho “hòa bình và ổn định tại Ukraine.” Ngài cũng mạnh mẽ nêu rõ rằng sự thù địch mà Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa dành cho Giáo Hội Công Giáo Ukraine không được chia sẻ bởi các Giáo Hội chính thống khác.

Đức Thượng Phụ Đại kết viết:

“Chúng tôi có thể bảo đảm với Đức Thượng Phụ rằng lập trường đối thoại với các Giáo Hội chị em của chúng tôi đã được hỗ trợ áp đảo trong các phiên họp công đồng và được ghi nhận trong các tài liệu chính thức. Điều này, theo ý kiến của chúng tôi, chắc chắn là rất quan trọng cho những chứng tá đáng tin cậy và nhất quán cho Tin Mừng trong một thế giới và một thời đại gặp quá nhiều khó khăn của chúng ta.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
TGP Sàigòn : Lễ tấn phong Giám Mục phụ tá Giuse Đỗ Mạnh Hùng
Người Giồng Trôm
08:41 04/08/2016
TỔNG GIÁO PHẬN SÀI GÒN: THÁNH LỄ TẤN PHONG GIÁM MỤC PHỤ TÁ GIUSE ĐỖ MẠNH HÙNG

Hội Đồng Giám Mục Việt Nam rất vui khi có thêm một giám mục gia nhập Hội Đồng Giám Mục để chăm lo đời sống cho đoàn chiên đông đảo. Niềm vui ấy không chỉ riêng cho Hội Đồng Giám Mục mà cho cả Giáo Hội Việt Nam, cho Giáo Phận, cho Giáo Xứ, cho gia đình đã dâng hiến một người con ưu tú cho Giáo Hội.

Xem Hình

Hôm nay, ngày 4 tháng 8 năm 2016, sau một thời gian chuẩn bị, Thánh Lễ tấn phong giám mục phụ tá Giáo Phận Sài Gòn – Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng - được cử hành.

Từ sáng sớm, cộng đoàn dân Chúa từ khắp Giáo Phận đã đổ về con đường Tôn Đức Thắng khiến cho không gian ở đây tuy khá lớn nhưng rồi vẫn thấy chật. Giản đơn rằng nhiều người muốn thấy tận mắt, muốn chứng kiến, muốn tham dự trực tiếp Thánh Lễ đặc biệt này.

Tưởng nghĩ cũng nên dừng lại một chút để nhìn lại những kỳ công mà Chúa đã thực hiện trên cuộc đời đức Tân Giám Mục Phụ Tá Sài Gòn:

15-09-1957: Sinh tại Gia Định, Sài gòn

1968-1976: Tu học tại Tiểu Chủng Viện Thánh Giuse, Giáo phận Sàigòn

1976-1982: Tu học tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse, Giáo phận Sàigòn

1982-1983: Lao động tại Nông Trường Lô 6, Củ Chi

1983-1990: Công nhân Hợp Tác Xã Mây Tre Lá Bạch Đằng, Quận 1. Theo học lớp tối Đại Học Tổng Hợp, Tp. HCM, khoa Ngoại ngữ; tốt nghiệp Cử nhân Anh văn và Cử nhân Pháp văn.

30-08-1990: Thụ phong Linh mục tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sàigòn

1990-1993: Linh mục phụ tá giáo xứ Huyện Sỹ (Chợ Đũi), giáo phận Tp. Hồ Chí Minh, và là giáo sư Anh văn tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse, Tp. Hồ Chí Minh

1993-1998: Học tại Viện Đại Học Công Giáo Paris với Học vị Thạc sĩ Thần Học,chuyên ngành Đào Tạo linh mục.

1998-2011: Linh hướng và là giáo sư Thần học Linh đạo tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sàigòn

Từ 2001- nay: Phụ trách Hiệp Hội linh mục Prado tại Việt Nam.

Từ 2005- nay: Tổng thư ký của Ủy Ban Giáo sĩ và Chủng sinh, trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

2011-2014: Phó giám đốc Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sàigòn.

Từ tháng 6/2014: Chưởng ấn Tòa Giám Mục Tổng giáo phận Tp. Hồ Chí Minh và là Thư ký của Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc.

8 giờ 30, cộng đoàn cùng bước vào Thánh Lễ tấn phong giám mục.

Linh mục đoàn quá đông nên được Ban Tổ Chức Bố trí đứng sẵn tại nơi dành cho quý cha đồng tế.

Đoàn rước gồm có quý cha Hạt Trưởng, Cha Tổng Đại Diện, quý cha bề trên các dòng tu, 29 giám mục và 2 Hồng Y và sau cùng là Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc cũng là vị chủ phong trong Thánh Lễ phong chức giám mục hôm nay.

Sau khi đoàn đồng tế đã tiến lên Lễ Đài và an vị, Cha Tổng Đại Diện Inhaxiô Hồ Văn Xuân giới thiệu và chào mừng quý Đức Tổng Giám Mục, quý Hồng Y, quý Giám Mục thuộc các Giáo Tỉnh. Đặc biệt trong Thánh Lễ này có quý khách nước ngoài là Đức Cha Colomb Giám Mục Giáo Phận La Rochelle, Đại Diện Hội Thừa Sai Paris, Đại Diện Viện Đại Học Công Giáo Paris, hai ông bà Tổng Lãnh Sự Ý, lãnh sự danh dự Bỉ và đại diện Lãnh sự quán Hoa Kỳ.

Cha Tổng Đại Diện Inhaxiô giới thiệu chủ phong Thánh Lễ truyền chức hôm nay là Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc – Tổng Giám Mục Giáo Phận Sài Gòn, 2 giám mục phụ phong là Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương – Giám Mục Giáo Phận Đà Lạt và Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống – Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết.

Sau Bài Tin Mừng, Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương – Giám Mục Giáo Phận Đà Lạt – chia sẻ cùng cộng đoàn. Đức Cha Antôn gợi lại một chút về một vài thay đổi nhưng mang nhiều ý nghĩa về Bí Tích Truyền Chức Thánh.

Đức Cha kể câu chuyện một anh thanh niên đến với Đức Cha và nhận mình mất đức tin.. . và kết thúc câu chuyện bằng tâm tình tin vào Chúa của Thánh Phaolô.. . Thánh Phaolô đã từng không tin vào Chúa qua tâm tình gửi tín hữu Galata.. .

Đức Cha Antôn nhắc nhớ 7 nhiệm vụ của giám mục.. .

Tiếp đến Đức Cha Antôn nói về ý nghĩa các phần trong nghi thức phong chức, cách riêng Đức Cha nhấn mạnh về việc phục vụ công ích hơn là cai trị. Đức Cha cũng nói về tính phức tạp và đa dạng của Tổng Giáo Phận Sài Gòn với nhiều thành phần. Đức Cha Antôn gợi lại ý nghĩa biểu tượng của Đức Cha Phụ Tá, Đức Cha Phụ Tá muốn xây dựng Giáo Hội tại thành phố này hiệp thông trong tình yêu thương để tất cả hiệp nhất trong loan báo Tin Mừng. Anh em có lòng yêu thương nhau. Đức tin càng mạnh thì sự nhận biết Đức Kitô càng sâu sắc thì càng tín thác vào Thiên Chúa.. .

... Với niềm xác tín của Đức Tổng Phaolô đương nhiệm, chúng ta cùng cầu xin Chúa ban ơn cho Đức Tân Giám Mục Giuse để hiệp nhất để từ nay Đức Cha Phụ Tá cùng Đức Tổng Phaolô xây dựng Giáo Hội tại thành phố này tới tầm vóc viên mãn của Đức Kitô.. .

Sau bài chia sẻ của Đức Cha Antôn là nghi thức phong chức Giám Mục bắt đầu. Nghi thức phong chức giám mục gồm 3 phần:

Giới thiệu ứng viên và công bố tông sắc bổ nhiệm của Đức Thánh Cha, lời thề hứa của tiến chức.

Kế đến là kinh cầu các Thánh.

Nghi thức chính yếu bắt đầu với việc Đức Tổng Phaolô đặt tay và lời nguyện phong chức, nghi thức diễn nghĩa.

Đức Tân Giám Mục Giuse được xức dầu cùng nhận sách Tin Mừng, nhẫn giám mục, mũ gậy diễn tả chức năng mục tử của mình. Và rồi nghi thức kết thúc bằng cái hôn bình an các giám mục hiện diện để đón Đức Tân Giám Mục Giuse vào Giám Mục đoàn.

Nghi thức phong chức giám mục khép lại và Thánh Lễ tiếp tục với phần phụng vụ Thánh Thể.

Sau lời nguyện hiệp Lễ, Đức Tân Giám Mục Giuse ban phép lành cho cộng đoàn dân Chúa. Sau khi Đức Tân Giám Mục Giuse ban phép lành, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo chúc mừng Đức Tân Giám Mục Giuse.

Rất dễ thương, Đức Tổng Leopoldo Girelli bắt đầu bằng lời chào bằng tiếng Việt: “Xin chào anh chị em”.. .

... Đức Tổng Leopoldo Girelli gợi lại lòng thương xót để muốn nói với Đức Tân Giám Mục thực thi lòng thương xót. Xin Đức Cha hãy trở thành giám mục của lòng thương xót và như Cha Thánh Gioan Maria Vianney.. ..

Đức Tổng Leopoldo Girelli nói tên thánh của Đức Tổng làm cho Đức Tổng Leopoldo nhớ đến hình ảnh của Thánh Phaolô. Thánh Phaolô có 2 phụ tá để đi giảng dạy cho dân chúng và Hội Thánh địa phương không ngừng tăng số và phát triển mạnh. Tôi muốn gửi lời đến Đức Tổng Giám Mục Phaolô và Đức Tân Giám Mục Giuse.. . trong tình hiệp thông với Đấng kế vị Thánh Giuse, Đức Tổng Phaolô và Đức Tân Giám Mục Giuse đi từ quận này đến quận nọ để rao giảng.

Để kết Đức Tổng Leopoldo Girelli nói bằng tiếng Việt: “Đức Cha, Quý Cha và các con, anh chị em yêu mến Đức Cha Giuse”.

Một tràng pháo tay giòn giã chúc mừng Đức Cha Giuse... . “Xin Chúa chúc lành cho anh chị em”.

Tiếp theo, Đức Cha Phanxicô Xavie – Phó Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam có đôi lời chúc mừng Đức Cha Giuse – Tân Giám Mục phụ tá Giáo Phận Sài Gòn.

Cuối cùng trong phần chúc mừng, Cha Inhaxiô Hồ Văn Xuân – Tổng Đại Diện giáo phận Sài Gòn – đại diện giáo phận chúc mừng Đức Cha Giuse – Tân Giám Mục phụ tá.

Một lẵng hoa được gửi đến Đức Tân Giám Mục Giuse bày tỏ lòng kính mến của Giáo Phận.

Và rồi, Đức Tân Giám Mục Giuse tấm lòng tri ân đến mọi người.

Đức Tân Giám Mục Giuse gửi lời tri ân đến Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Tổng Leopoldo Girelli.. .

Đức Tân Giám Mục Giuse cảm ơn quý Đức Hồng Y, quý Đức Tổng.. . cảm ơn Đức Cha Colomb Giám Mục Giáo Phận La Rochelle, Đại Diện Hội Thừa Sai Pari, Đại Diện Viện Đại Học Công Giáo Paris, hai ông bà Tổng Lãnh Sự Ý, lãnh sự danh dự Bỉ và đại diện Lãnh sự quán Hoa Kỳ... đặc biệt Đức Tân Giám Mục Giuse cảm ơn Đức Tổng Phaolô.

Đức Tân Giám Mục Giuse gửi lời cảm ơn sâu đậm đến nhiều người.. . xin cảm ơn tất cả mọi người.

Đức Tân Giám Mục Giuse nài xin mọi người cầu nguyện

Sau lời cảm ơn của Đức Tân Giám Mục Giuse là phép lành trọng thể.

“Thần Khí Chúa đã sai tôi đi”.. . tâm tình bài hát thao thức truyền giáo đã khép lại Thánh Lễ truyền chức Giám Mục.

Thánh Lễ phong chức Giám Mục phụ tá Giáo Phận Sài Gòn đã kết thúc nhưng sứ vụ của Đức Tân Giám Mục Giuse mở ra. Nguyện xin ơn Chúa qua lời chuyển cầu của thánh Giuse, ban cho Đức Tân Giám Mục Giuse những ơn lành cần thiết để Đức Tân Giám Mục Giuse trở thành vị mục tử như lòng Chúa mong muốn và nhất là trở thành một giám mục của lòng thương xót như tâm tình chia sẻ của Đức Tổng Leopoldo Girelli.
 
Chút hoài niệm về Đức Cha ''Mây - Tre - Lá''
Người Giồng Trôm
09:50 04/08/2016
CHÚT HOÀI NIỆM VỀ Đức Cha “MÂY TRE LÁ”

Nếu để ý một chút, trong dòng tiểu sử của Đức Tâm Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Sài Gòn Giuse Đỗ Mạnh Hùng chắc mọi người sẽ thấy 2 dòng đặc biệt:

1982-1983: Lao động tại Nông Trường Lô 6, Củ Chi

1983-1990: Công nhân Hợp Tác Xã Mây Tre Lá Bạch Đằng, Quận 1.

Và như vậy, người viết cũng như mọi người có thể gọi Ngài bằng cái tên bình dị dễ thương và dễ nhớ “Đức Cha Mây – Tre – Lá”.

Tưởng cũng nên nhớ một chút về cái thời “Mây – Tre – Lá”. Nhớ để nhìn thấy những kỳ công mà Thiên Chúa thực hiện trên cuộc đời của quý Cha, quý Đức Cha trong cái thời vừa bước qua ngưỡng cửa “bao cấp” này.

Nếu nhắc về cái thời “Mây – Tre – Lá” mà quên cái giai đoạn “Lao động tại Nông Trường Lô 6, Củ Chi” lại là một thiếu sót lớn trong dòng tiểu sử.

Vì sao và tại sao có “Lao động tại Nông Trường Lô 6, Củ Chi” ắt hẳn nhiều người biết. Muốn nói đến chuyện “Nông Trường Lô 6” và “Mây – Tre – Lá” để nhìn lại những nỗ lực, những cố gắng của quý Cha, quý Đức Cha vào thời bấy giờ.

Một người anh em được Chúa gọi về sớm đó là cố linh mục G.B Trần Văn Kim.

Cha G.B. Trần Văn Kim Kim, Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền và Đức Cha dễ thương Giuse Vũ Duy Thống là “quà tặng” của Nhà Nước cho Tòa Giám Mục Sài Gòn sau những ngày khốn đốn.

3 vị này cũng xuất thân từ cái chốn “Lao động tại Nông Trường Lô 6, Củ Chi”. Không chỉ 3 vị này mà còn nhiều vị khác nữa cùng chung số phận, trong đó có linh mục nhạc sĩ Ân Đức là “bạn lao động nông trường Lô 6”.

Sau những “món quà” này là “món quà” hết sức đặc biệt mà Nhà Nước thi ân nhân dịp Lễ mừng thượng thọ Bát tuần của Đức Cố Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình.

Ngày 30 tháng 8 năm 1990, chàng trai chuyên đan “Mây – Tre – Lá” cùng được thụ phong linh mục với linh mục linh mục Giuse Maria Trần Chí Nguyện. Phải nói rằng ngày này là ngày không thể nào ngờ được của gia đình, của bản thân Đức Cha và cha bạn.

Nhờ có ngày này mà mới có được ngày hôm nay. Nhờ những gian khổ thêu dệt trên cuộc đời của Đức Cha để Đức Cha có nghị lực vượt qua những sóng gió của cuộc đời.

Một chặng đường phải nói rằng quá sức gian khổ đối với các Ngài và chắc có lẽ các Ngài sẽ không bao giờ quên trong suốt cuộc đời. Không dám nói “nể phục” bởi lẽ thời khó khăn đó không phải dễ để mà vượt qua cho tới ngày hôm nay.Thời đó, đi tu chỉ là biết đi tu còn ngày chịu chức linh mục vẫn là con số bí ẩn thật lớn chứ không phải như thời bây giờ. Có linh mục già nua đầy kinh nghiệm qua nhiều thời nói vui rằng “bây giờ đào tạo sao công nghiệp quá !” Ý Ngài nói rằng bây giờ đi tu được là có ngày chịu chức chứ không phải khốn đốn như ngày xưa nữa.

Đoạn trường ai có qua rồi mới hay mà thôi !

Tạ ơn Chúa, dẫu sao những “món quà” ngày xa xưa ấy của thập niên 80 giờ đã sinh ra những hoa quả dịu ngọt là Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Đức Tân Giám Mục Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền – Trưởng Ban Giáo Lý Giáo Phận Sài Gòn.

Dẫu trên đôi tay của “Đức Cha Mây – Tre – Lá” được xức dầu Thánh Hiến nhưng trên đôi tay của Đức Cha vẫn còn in dấu của những tháng ngày sống cực khổ ở Nông Trường Lô 6 cũng như những đường đan lối nối của mây tre lá ngày xưa vẫn còn hằn trên bàn tay của Đức Cha để những kinh nghiệm quý báu gần gũi với người nghèo mài không phai nhòa trong tâm trí của Đức Cha, trong bàn tay của Đức Cha. Vẫn ước mong cái chất “Mây – Tre – Lá” ngày xưa vẫn còn ẩn khuất trong con người, trong cuộc đời của “Đức Cha Mây – Tre – Lá” để Đứ Cha luôn luôn trở thành hiện thân, hiện thực của Lòng Thương Xót Chúa giữa cuộc đời. Đó cũng là ước nguyện và lời cầu chúc của Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli gởi đến Đức Tân Giám Mục Giuse trong Thánh Lễ phong chức Giám Mục sáng nay tại Trung Tâm Mục Vụ Sài Gòn.

Nguyện xin Chúa Thánh Thần tuôn đổ trên của “Đức Cha Mây – Tre – Lá” để Ngài luôn ôm ấp người nghèo, người bị bỏ rơi ở mảnh đất Sài Thành này vào trong lòng và ấp ủ họ như một Thiên Chúa luôn luôn chạnh lòng thương xót với những con người bất hạnh đó.Chút hoà
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Chúa Hiển Dung
Đinh Văn Tiến Hùng
10:19 04/08/2016
CHÚA HIỂN DUNG

( Lễ Kính 6/8 hàng năm )

Gíao Hội Công Giáo rất tôn trọng Thánh Kinh vì phát xuất từ Mặc khải và Thánh truyền, nên công nhận Thánh Kinh chính là Lời Chúa. Công đồng Vatican II đã công bố :

“ Thánh Kinh viết bởi Chúa Thánh Thần “

Trong Tin Mừng, 3 Thánh Sử Matthêu, Luca và Marcô đều trình thuật những sự kiện tương đồng nên được gọi là Tin Mừng Nhất Lãm. Theo các nhà Kinh thánh và Thần học cho rằng các ngài đã được linh ứng và dựa theo những tài liệu có cùng nguồn gốc, nội dung gần giống nhau.

Chính vì thế, việc Chúa Hiển Dung hay thường gọi Chúa Biến Hình có những điểm tương tự trong 3 đoạn Tin Mừng như sau :

-Chúa Biến Hình uy nghi rực rỡ trên núi.

-Chúa đem theo 3 Tông đồ thân yêu : Phêrô, Gioan và Giacôbê.

-Cùng xuất hiện với Chúa, có tổ phụ Môsê và tiên tri Êlia.

-Các Tông đồ say mê ngây ngất, Phêrô xin dựng 3 lều cho Chúa, Môsê và Êlia.

-Tiếng phán từ trời : “Này là con Ta yêu dấu ! Hãy vâng nghe lời Người ! “

Ta hãy đọc 3 đoạn Tin Mừng của 3 Thánh Sử để thấy rõ những điều trình bày trên :

*Mátthêu - Chương 17 từ câu 1 đến 8 :

“Sáu ngày sau, Đức Giê-su mang theo mình Phêrô, Giacôbê và Gioan em ông, và đưa họ riêng biệt ra, lên một núi cao. Ngài đã Biến Hình trước mặt họ, mặt Ngài sáng láng như mặt trời, áo Ngài nên trắng phau như ánh sáng. Và này có Môsê và Êlia hiện ra cho họ, đang đàm đạo với Ngài. Cất tiếng lên, Phêrô nói với Đức Giêsu : Thưa Thày ! May quá có chúng tôi ở đây. Nếu Thày muốn chúng tôi sẽ dựng 3 lều, 1 cho Thày, 1 cho Môsê, 1 cho Êlia. Ông còn đang nói, thì đây một đám mây sáng ngời rợp bóng trên họ và tiếng tự đám mây phán rằng : Ngài là Con chí ái của Ta, kẻ Ta đã sùng mộ, các ngươi hãy nghe Ngài ! Vừa nghe, các tông đồ ngã sấp mặt xuống và kinh hãi quá đỗi. Nhưng Đức Giêsu tiến lại và đụng đến họ. Ngài nói : Hãy chỗi dậy, đừng sợ ! Ngẩng mặt lên họ không thấy ai, duy chỉ có một mình Đức Giêsu thôi.”

*Marcô- Chương 9 từ câu 2 đến 8 :

“Sáu ngày sau, Đức Giêsu mang theo mình Phêrô, Giacôbê cùng Gioan và đưa chỉ một mình họ lên núi cao, riêng biệt ra. Ngài đã Biến Hình trước mặt họ, áo Ngài nên rạng ngời trắng tinh, không thợ giặt trần gian nào làm được trắng như thế. Có Êlia hiện ra cho họ cùng với Môsê và hai vị đàm đạo với Đức Giêsu. Cất tiếng lên, Phêrô nói với Đức Giêsu : Rabbi ! May quá, có chúng tôi ở đây. Để chúng tôi dựng 3 lều, 1 cho Thày, 1 cho Êlia, 1 cho Môsê. Vì ông không biết phải nói gì, vì họ kinh hãi quá. Xảy đến, một đám mây rợp bóng trên họ và một tiếng phán ra từ đám mây : Ngài là Con chí ái Ta, các ngươi hãy vâng nghe lời Ngài ! Bỗng đưa mắt nhìn quanh, họ không thấy ai, duy chỉ có mình Đức Giêsu ở với họ.”

*Luca – Chương 9 từ câu 28 đến 36 :

“Xảy ra từ sau những lời đó, chừng được 8 ngày, thì đem theo mình Phêrô, Gioan và Giacôbê, Ngài lên núi cầu nguyện. Trong lúc cầu nguyện thì sắc mắt Ngài ra khác, y phục Ngài nên trắng ngời chớp sáng. Này có hai người đang đàm đạo với Ngài, đó là Môsê và Êlia hiện ra trong vinh quang. Hai vị nói đến việc ra đi Ngài sắp hoàn tất tại

Giêrusalem. Phêrô cùng các bạn li bì giấc ngủ. Tỉnh dậy, họ thấy vinh quang của Ngài và có hai người đứng với Ngài. Vào lúc hai vị đang từ biệt Ngài, Phêrô nói với Đức Giêsu : Thưa Thày ! May quá có chúng tôi ở đây, để chúng tôi dựng 3 lều, 1 cho Thày, 1 cho Môsê, 1 cho Êlia. Nhưng ông không biết mình nói gì. Ông đang nói thế, thì một đám mây kéo lại và rợp bóng trên các Ngài và lúc các Ngài đi vào đám mây thì các môn đệ kinh hãi. Có tiếng phán ra từ đám mây : Ngài là Con Ta, KẻTa đã chọn, các ngươi hãy nghe Ngài. Trong khi tiếng phán ra thì chỉ còn mình Đức Giêsu ở đó, họ không hề mách lại gì cho ai hay các điều họ đã được thấy.”

Thánh Phêrô là một nhân chứng hùng hồn, vì Ngài là một trong 3 tông đồ đã chứng kiến việc Chúa Biến Hình trên núi, Ngài đã thuật lại trong Thư thứ 2 từ câu 16-19 :

“Vì không phải như những kẻ học đòi những chuyện hoang đường xảo mị, mà chúng tôi thông rõ cho anh em quyền năng và quang lâm của Chúa chúng ta, Đức Giêsu Kitô. Song như những người đã được phúc cung chiêm sự oai nghi lẫm liệt của Ngài. Vì Ngài đã lĩnh lấy nơi Thiên Chúa Cha vinh dự huy hoàng, khi mà vinh quang lẫm liệt đã được tuyên ra về Ngài một lời thề này : Ngài là Con Chí Ái Ta, kẻ Ta đem lòng sùng mộ ! Tiếng ấy chúng tôi đã nghe từ trời ban xuống, lúc chúng tôi được ở với Ngài trên núi thánh. “

Trong Thánh Vịnh cũng báo trước sự Hiển Dung của Chúa qua tường thuật sau :

“Chúa là Vua hiển trị ! Hỡi địa cầu hãy nhảy mừng lên, vui lên đi ngàn muôn hải đảo ! Mây u ám bao quanh Người, bệ rồng là công minh chính trực. Núi tan chảy như sáp, khi diện kiến trước nhan vị Chúa Tể hoàn cầu.

Trời xanh tuyên bố Người là Đấng chính trực, hết mọi dân được thấy vinh quang Người.”

( Tv.97 : 1- 2 & 5- 6 )

Đặc biệt, Thiên Chúa đã mặc khải cho Thánh Gioan qua sách Khải Huyền được xác quyết ngay đoạn mở đầu

Chương I từ câu 1- 3 :

“Mặc khải của Đức Giêsu Kitô : Thiên Chúa ban cho Ngài để Ngài tỏ cho các tôi tớ Ngài biết các điều kịp phải xảy đến và Ngài đã sai Thần sứ của Ngài đến triệu báo cho tôi tớ Ngài là Gioan, kẻ đã làm chứng về Lời của Thiên Chúa,

cùng về chứng của Đức Giêsu Kitô, về mọi điều ông thấy. Phúc cho người đọc và những kẻ nghe lời lẽ của sấm ngôn và nắm giữ các điều đã viết trong đó, bởi chưng thời buổi đã gần.”

Trong Cựu Ước, việc Chúa Hiển Dung không trực tiếp qua sự xuất hiện của Ngài, nhưng thường qua những thị kiến như ánh sáng , ngọn lửa, sấm chớp,đám mấy, tiếng phán ra từ trên không hay qua lời các Thiên Sứ và Tiên Tri.

Gần đây, ngay trong thời đại chúng ta, Chúa cũng đã Hiển Dung qua các thị kiến mà các Vị Thánh đã nhận :

-Thánh Teresa Avila được thi kiến về Hỏa ngục.

-Thánh Margaret Mary Alacoque về Thánh Tâm Chúa Giêsu.

-Thánh Faustina Kowalska – Sứ giả Lòng thương xót- thị kiến về Hỏa ngục.

-Chân phước Anne Catherine Emmerich về buổi Tiệc ly.

-Đấng Nhân đức Maria Valtorta được mặc khải qua thị kiến về cuộc đời Chúa Giê-su.

-Sơ Mary of Jesus of Agreda thuật lại những mặc khải qua tác phẩm ‘Thần đô Huyền nhiệm’.

Nhưng trong Tân Ước , sự kiện Chúa Biến Hình màu nhiệm và xác tín hơn báo trước việc Chúa chịu nhiều đau khổ và chết trên thập giá để cứu chuộc loài người, toàn thắng sự chết để Phục Sinh và vinh quang uy quyền Về Trời.

Hiển nhiên hơn cả là trong nhiệm tích Thánh Thể để mãi mãi chứng tỏ Lòng Chúa thương xót loài người.

Ta có thể xác tìn mạnh mẽ Chúa Hiển Dung là sự nối kết chặt chẽ của Trình tự Cứu nhân loại qua : THẬP GIÁ- PHỤC SINH- LÊN TRỜI- THÁNH THỂ.

Qua dẫn chứng việc Chúa Hiển Dung trình thuật trong Tin Mừng cho chúng ta những bài học giá trị :

-Núi cao một địa điểm cách xa trần tục, tượng trưng cho cao cả, thánh thiện.

-Chúa chỉ mặc khải cho 3 tông đồ thân yêu nhất được tuyển chọn, vì kẻ được gọi thì nhiều, nhưng được chọn thì ít.

-Chúa Biến Hình thay đổi hình dạng, dạy chúng ta phải thay đổi cuộc sống tối tăm tội lỗi.

-Dung Nhan Chúa sáng chói và áo trắng tinh, thể hiện uy quyền và trong sáng của Chúa.

-Chúa đưa 3 tông đồ lên núi để xác tín sự liên hệ của Ngài với Thiên Chúa. Con đường khổ nạn theo kế hoặch của Thiên Chúa và qua đau khổ sẽ tới vinh quang.

-Môsê đại diện Lề luật, người đại diện cho nhân loại nhận 10 Giới Luật Chúa truyền và Chúa muốn Lề luật phải nên trọn hảo- Elia đứng đầu các Ngôn sứ, lời các tiên tri về Đấng Thiên Sai phải được kiện toàn.

-Sáu ngày trước, khi Chúa thông báo cho các môn đệ về cuộc tử nạn Ngài sẽ chịu, nên các ông tỏ ra buồn chán thất vọng, vì các ông cũng suy nghĩ như người Do Thái đương thời, tin vào Đức Giêsu Đấng Thiên Sai đầy quyền lực sẽ giải phóng dân tộc , chinh phục và thống trị thế giới. Nên Phêrô hỏi Chúa : “Chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thày, vậy chúng con sẽ được gì ? Và cả 2 anh em ông Giacôbê và Gioan cũng xin được ngồi bên tả hữu Thày. Các ông bị Ngài khiển trách, nên Chúa đưa các ông theo để vực dậy niềm tin yêu mạnh mẽ cho các ông.

-Vẻ đẹp rực rỡ báo trước Phục Sinh vinh hiển, mà chính Chúa Cha tôn vinh Chúa Con :”Này là con Ta yêu dấu!”

Và chúng ta muốn được sống lại vinh quang theo Chúa :”Hãy vâng nghe lời Ngài ! “

Sự ngất ngây của 3 tông đồ trên núi, chính là tiên báo sự hưởng hoan lạc Nước Trời. Muốn được diễm phúc Nước Trời, chúng ta phải biến đổi mình trong cuộc sống hàng ngày, xa rời bóng tối tội lỗi, để ánh sáng yêu thương của Thiên Chúa luôn bao bọc chúng ta. Lên Núi Thánh- Cửa Nước Trời muốn đạt tới đỉnh phải gạt bỏ những tội lỗi cồng kềnh khỏi vướng mắc.

Giờ đây, mỗi ngày, mỗi phút giây, Chúa vẫn tiếp tục Biến Hình trong thiên nhiên, tạo vật, nhân loại và trong chính mỗi người chúng ta. Hãy đón nhận và cám tạ Hồng Ân đầy tình thương cao vời của Thiên Chúa.

“Lạy Chúa Giêsu xin biến đổi con từ từ qua lời cầu nguyện.

Mỗi lần con nhìn thấy Chúa, xin biến đổi ánh mắt con.

Mỗi lần con rước Chúa, xin biến đổi môi miệng con.

Mỗi lần con nghe lời Chúa, xin biến đổi tai con.

Xin làm cho khuôn mặt con rạng ngời hơn sau mỗi lần gặp Chúa.

Ước gì mọi người thấy nét mặt tươi vui của Chúa trong nụ cười của con.

Thấy sự dịu dàng của Chúa trong lời nói của con.

Thế giới hôm nay không cần những Ki-tô hữu có bộ mặt chán nản thất vọng.

Xin cho con biết nhẫn nại và can đảm cùng đi với Chúa và với tha nhân trên những nẻo đường gập ghềnh.

Amen.

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bông Súng Ao Hè
Nguyễn Đức Cung
21:04 04/08/2016
BÔNG SÚNG AO HÈ
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Ao hè bông súng cười tươi
Khiến cho ong cũng chơi vơi động lòng.
(nđc)