Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 13/09: Con mắt là cửa ngỏ tâm hồn – Lm. Gioan Baotixita Đặng Nhật Trường, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
01:04 12/09/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca,
Khi ấy, Đức Giê-su kể cho môn đệ dụ ngôn này: “Mù mà lại dắt mù được sao? Lẽ nào cả hai lại không sa xuống hố? Học trò không hơn thầy, có học hết chữ cũng chỉ bằng thầy mà thôi. Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của chính mình thì lại không để ý tới? Sao anh lại có thể nói với người anh em: ‘Này anh, hãy để tôi lấy cái rác trong con mắt anh ra’, trong khi chính mình lại không thấy cái xà trong con mắt của mình? Hỡi kẻ đạo đức giả! Lấy cái xà ra khỏi mắt ngươi trước đã, rồi sẽ thấy rõ, để lấy cái rác trong con mắt người anh em!”
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:19 12/09/2024
33. Lời cầu nguyện của người công chính là chìa khóa mở cửa thiên đàng, khi lời cầu nguyện lên cao thì ân sủng của Thiên Chúa cũng được giáng xuống.
(Thánh Augustinus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:24 12/09/2024
58. NGHỊCH RẮN NÓI LỜI CŨ
Trong nước Ngô có một người gia cảnh rất nghèo khổ, thường lấy việc nghịch rắn làm kế sinh nhai.
Đứa con lớn đi xin cơm, đứa thứ hai đi câu ếch, đứa con thứ ba thì múa hát trước mặt khách để ăn xin.
Người này lúc về già thì gia sản mới từ từ giàu lên.
Một ngày nọ ông ta tập họp người nhà lại, nói:
- “Gia đình của chúng ta vốn là nghèo mà hôm nay có của ăn của để, do đó mà con cháu chúng ta cần phải được học hành để có thể làm cho gia đình được vinh dự”.
Thế là đi mời thầy đến nhà dạy cho ba đứa con trai học.
Một năm sau, thầy giáo thường ca ngợi việc học của học trò ngày càng tấn tới, ông già bèn giao hẹn với bạn bè thân hữu và mời một nho sinh nổi tiếng trong vùng đến chấm thi.
Thầy nho dùng câu đối để khảo thí đứa con thứ ba:
- “Bông liễu bay lộn xộn”.
Đứa con thứ ba đối lại:
- “Hoa sen rơi lác đác”.
Lại khảo đứa con thứ hai:
- “Cành hạnh đỏ trên đầu bướm bay lộn xộn”.
Đứa con thứ hai đối lạ:
- “Dưới cây dương xanh câu ếch”.
Sau cùng thì khảo đứa con lớn:
- “Cửu trùng điện hạ, thẳng tắp hai hàng văn võ quan viên”.
Đứa con cả đối lại:
- “Nơi ngã tư đường, bố mẹ kêu mấy tiếng ăn với mặc”.
Ông bố già nghe được rất là tức giận, chửi mắng con trai:
- “Câu đối của tụi bây, chẳng khác gì tao hồi trước ở nhà nghịch rắn nói vậy mà !”
(Quyền Tử)
Suy tư 58:
Con người ta khi nghèo khó thì hình như cái khôn cũng khó mà phát triển, bởi vì “cái khó bó cái khôn”, nhưng đến khi giàu có ra thì lại học đòi làm sang quá mức hơn cả cái khôn, do đó mà trở nên trò cười cho thiên hạ.
Có người bán được vài sào ruộng được vài trăm cây vàng liền học làm sang, mua xe đời mới để chạy, ăn chơi hơn cả những người giàu có, đến khi giựt mình ngó lại thì đã tiêu hết bạc hết tiền, trở lại cảnh nghèo hơn trước đây; có người trúng vài áp phe tiền bạc rủng rỉnh, nên cũng đua đòi ăn chơi như những tay chơi thứ thiệt, đến khi thất cơ lỡ vận thì con cái cũng bắt nghỉ học để làm việc kiếm tiền...
Nhà nghèo mà trở thành nhà giàu, thì lời trước tiên phải nói là cám ơn Thiên Chúa, việc thứ hai phải nhớ mãi mãi đó là mình vốn là con nhà nghèo, việc thứ ba phải làm là dùng đồng tiền cho đúng chỗ, việc thứ tư phải suy nghĩ là nhớ đến những người nghèo mà giúp đỡ họ, việc thứ năm phải có là luôn khiêm tốn thấy mình chỉ là người may mắn mà thôi...
Làm được như thế thì đó là một điều may mắn cho gia đình và cho xã hội vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Trong nước Ngô có một người gia cảnh rất nghèo khổ, thường lấy việc nghịch rắn làm kế sinh nhai.
Đứa con lớn đi xin cơm, đứa thứ hai đi câu ếch, đứa con thứ ba thì múa hát trước mặt khách để ăn xin.
Người này lúc về già thì gia sản mới từ từ giàu lên.
Một ngày nọ ông ta tập họp người nhà lại, nói:
- “Gia đình của chúng ta vốn là nghèo mà hôm nay có của ăn của để, do đó mà con cháu chúng ta cần phải được học hành để có thể làm cho gia đình được vinh dự”.
Thế là đi mời thầy đến nhà dạy cho ba đứa con trai học.
Một năm sau, thầy giáo thường ca ngợi việc học của học trò ngày càng tấn tới, ông già bèn giao hẹn với bạn bè thân hữu và mời một nho sinh nổi tiếng trong vùng đến chấm thi.
Thầy nho dùng câu đối để khảo thí đứa con thứ ba:
- “Bông liễu bay lộn xộn”.
Đứa con thứ ba đối lại:
- “Hoa sen rơi lác đác”.
Lại khảo đứa con thứ hai:
- “Cành hạnh đỏ trên đầu bướm bay lộn xộn”.
Đứa con thứ hai đối lạ:
- “Dưới cây dương xanh câu ếch”.
Sau cùng thì khảo đứa con lớn:
- “Cửu trùng điện hạ, thẳng tắp hai hàng văn võ quan viên”.
Đứa con cả đối lại:
- “Nơi ngã tư đường, bố mẹ kêu mấy tiếng ăn với mặc”.
Ông bố già nghe được rất là tức giận, chửi mắng con trai:
- “Câu đối của tụi bây, chẳng khác gì tao hồi trước ở nhà nghịch rắn nói vậy mà !”
(Quyền Tử)
Suy tư 58:
Con người ta khi nghèo khó thì hình như cái khôn cũng khó mà phát triển, bởi vì “cái khó bó cái khôn”, nhưng đến khi giàu có ra thì lại học đòi làm sang quá mức hơn cả cái khôn, do đó mà trở nên trò cười cho thiên hạ.
Có người bán được vài sào ruộng được vài trăm cây vàng liền học làm sang, mua xe đời mới để chạy, ăn chơi hơn cả những người giàu có, đến khi giựt mình ngó lại thì đã tiêu hết bạc hết tiền, trở lại cảnh nghèo hơn trước đây; có người trúng vài áp phe tiền bạc rủng rỉnh, nên cũng đua đòi ăn chơi như những tay chơi thứ thiệt, đến khi thất cơ lỡ vận thì con cái cũng bắt nghỉ học để làm việc kiếm tiền...
Nhà nghèo mà trở thành nhà giàu, thì lời trước tiên phải nói là cám ơn Thiên Chúa, việc thứ hai phải nhớ mãi mãi đó là mình vốn là con nhà nghèo, việc thứ ba phải làm là dùng đồng tiền cho đúng chỗ, việc thứ tư phải suy nghĩ là nhớ đến những người nghèo mà giúp đỡ họ, việc thứ năm phải có là luôn khiêm tốn thấy mình chỉ là người may mắn mà thôi...
Làm được như thế thì đó là một điều may mắn cho gia đình và cho xã hội vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Đường Yêu Thương
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
03:01 12/09/2024
ĐƯỜNG YÊU THƯƠNG
(Chúa Nhật XXIV TN B)
Vì chúng ta, Chúa Kitô đã chịu khổ hình thập giá. Chúa đón nhận thập giá là để nhân loại chúng ta được thứ tha tội lỗi, được giải hòa với Chúa Cha. Nếu Chúa Kitô vác thập giá là để nhân loại chúng ta được hạnh phúc, vậy thì cớ sao Người lại khẳng định rằng ai muốn theo Người thì phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo? (x.Mc 8,34). Vác thập giá là chấp nhận hy sinh, bỏ mình, chấp nhận cả những bất công, nhục hình. Nhiều người Macxit cũng như một vài triết gia thế kỷ ánh sáng đã vin vào điều này để kết án Kitô giáo là một loại thuốc phiện ru ngủ đám đông dân cùng khổ cam chịu cảnh bất công đàn áp với niềm hy vọng sẽ được hưởng phần phúc sau này và thế là đã tạo cớ cho bất công ngự trị, tạo dịp cho kẻ thống trị bốc lột, đàn áp dân nghèo.
Trước hết cần khẳng định rằng khi mời gọi chúng ta, mời gọi dân chúng hãy từ bỏ mình, vác thập giá mà theo, thì Chúa Giêsu không hề và không bao giờ muốn chúng ta cúi mình cam chịu cảnh khổ, chịu cảnh bất công cách tiêu cực, làm cớ cho những người bóc lột những kẻ gian ác lợi dụng để vinh thân phì da và ngụp lặn trong tội ác của họ. Việc tìm sự sung sướng hay hạnh phúc trong chính sự đau khổ là điều lệch lạc mà ngày nay người ta gọi đó là một dạng tâm bệnh, bệnh khổ dâm. Một điều chắc chắn không kém: nếu là người cha thực sự thì không bao giờ muốn con cái phải khổ đau. Chúa Giêsu đã từng nói rằng dù chỉ là người cha trần thế với nhiều khiếm khuyết, thế mà sự thường khi con cái xin bánh thì chẳng ai lại ném cho chúng hòn đá. Thiên Chúa là người Cha trên mọi người cha, là Đấng trọn hảo nên Người chỉ muốn và làm điều tốt lành cho con cái (x.Lc 11,9-13; 12,32).
“Thiên Chúa là Tình yêu” (1Ga 4,8). Đây là tình yêu hướng tha từ trong bản thể của cộng đoàn Thiên Chúa Ba Ngôi. Thiên Chúa đã thông chia tình yêu này cho các loài thụ tạo, đặc biệt cho loài người. Rất nhiều triết gia đã đồng thuận về một ý nghĩa của sự hiện hữu là “hiện hữu cho” nơi các loài. Chẳng hạn đất đai khoáng sản có ra là cho thảo mộc cỏ cây; cỏ cây thảo mộc có ra là cho động vật… Yêu thương đích thực thì không sống cho chính mình mà sống cho ai đó và vì ai đó. Chính khi hướng đến tha thể là lúc ta mới thực sự là mình. Chúa Cha thực sự là mình trong tương quan với Chúa Con, trao ban tất cả cho Chúa Con. Chúa Con thực sự là mình khi luôn hướng về Chúa Cha, tìm kiếm và thực hiện ý Chúa Cha, trao dâng tất cả cho Chúa Cha. Chúa Thánh Thần chỉ thực sự là Tình Yêu Ngôi Vị giữa Chúa Cha và Chúa Con khi luôn tìm vinh danh hai Ngôi cực trọng ấy.
Sống trong tương quan liên vị và ra khỏi chính mình là động thái từ bỏ mà Chúa Giêsu đã nhấn mạnh khi khẳng định: “Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai liều mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng thì sẽ cứu được mạng sống ấy” (Mc 8,35). Như thế thập giá hay những hy sinh, từ bỏ không phải là sự khổ đau mà chúng ta đành phải trả giá theo nghĩa tiêu cực nhưng chính là điều kiện mà chúng ta phải vượt qua trong tiến trình sống yêu thương, tiến trình thể hiện bản thân mình, vốn là hình ảnh và là họa ảnh của Thiên Chúa Tình Yêu.
Hình ảnh con nhộng lột xác để hóa thành bướm, hình ảnh con rắn lột vỏ để lớn lên vẫn thường được nhiều người gợi lên để minh họa cho ý tưởng này. Mọi so sánh dù cố nhắm làm rõ một khái niệm nào đó, nhưng ít nhiều còn khập khiễng. Lột xác để thành bướm hay lột vỏ để lớn lên thì vẫn có cái gì đó vì chính mình. Trong khi đó chuyện vác thập giá là vì tha nhân. Chúa Giêsu vác thập giá là vì chúng ta. Người chịu khổ hình là để chúng ta được cứu độ, được tự do trong tình con với Cha trên trời. Người tự nguyện nên nghèo khó là để chúng ta nên sang giàu. Và khi sống vì chúng ta, thì Người thể hiện chính Người là Giêsu, Đấng Cứu Độ, là Kitô, Đấng được Thiên Chúa xức dầu, loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó, băng bó những tâm hồn đau thương, giải thoát kẻ bị giam cầm, công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng (x.Lc 4,18-19).
“Đức tin không có hành động, thì quả là đức tin chết” (Gc 2, 17). Một trong những hành động để làm sống đức tin theo thánh Giacôbê tông đồ chỉ dạy đó là yêu thương tha nhân cách cụ thể và toàn diện, cả linh hồn lẫn thể xác. Để sống yêu thương thì chuyện vác thập giá là chuyện đương nhiên phải có. Tuy nhiên cần ý thức rằng chúng ta vác thập giá là vì tha nhân, nghĩa là để cho tha nhân được hạnh phúc, cho người nghèo khỏi cảnh khổ, cho người bị áp bức được tự do, cho người tội lỗi biết sám hối ăn năn, cho người gian ác biết quay gót trở về… Hiểu được điều này thì hy vọng chúng ta sẽ biết cách thế vác thập giá như thế nào để thực sự là theo Chúa Giêsu Kitô, chứ không phải là làm cớ cho sự dữ thống trị, làm cớ cho kẻ gian ác thích chí, cười khì.
Nhiều chí sĩ Do Thái thời Chúa Giêsu đã sẵn sàng chấp nhận án hình thập giá vì một nền độc lập tự do cho dân tộc. Vì sự tự do đích thực để con người có thể đến với Đấng Toàn Năng, Người Cha nhân ái như là những người con thì Chúa Giêsu chấp nhận trả giá bằng khổ hình thập tự. Sự tự do không bao giờ là miễn phí cả (freedom never free). Cái giá của sự tự do không hề nhỏ. Trái lại nếu ta cứ mãi cam chịu cảnh đời nô lệ hoặc nô lệ hóa tha nhân cách này thể khác, kể những cách thế sống đức tin kiểu vụ luật, thảy đều là trọng tội đáng trách, có khi là đáng lên án vậy.
Ban Mê Thuột
(Chúa Nhật XXIV TN B)
Vì chúng ta, Chúa Kitô đã chịu khổ hình thập giá. Chúa đón nhận thập giá là để nhân loại chúng ta được thứ tha tội lỗi, được giải hòa với Chúa Cha. Nếu Chúa Kitô vác thập giá là để nhân loại chúng ta được hạnh phúc, vậy thì cớ sao Người lại khẳng định rằng ai muốn theo Người thì phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo? (x.Mc 8,34). Vác thập giá là chấp nhận hy sinh, bỏ mình, chấp nhận cả những bất công, nhục hình. Nhiều người Macxit cũng như một vài triết gia thế kỷ ánh sáng đã vin vào điều này để kết án Kitô giáo là một loại thuốc phiện ru ngủ đám đông dân cùng khổ cam chịu cảnh bất công đàn áp với niềm hy vọng sẽ được hưởng phần phúc sau này và thế là đã tạo cớ cho bất công ngự trị, tạo dịp cho kẻ thống trị bốc lột, đàn áp dân nghèo.
Trước hết cần khẳng định rằng khi mời gọi chúng ta, mời gọi dân chúng hãy từ bỏ mình, vác thập giá mà theo, thì Chúa Giêsu không hề và không bao giờ muốn chúng ta cúi mình cam chịu cảnh khổ, chịu cảnh bất công cách tiêu cực, làm cớ cho những người bóc lột những kẻ gian ác lợi dụng để vinh thân phì da và ngụp lặn trong tội ác của họ. Việc tìm sự sung sướng hay hạnh phúc trong chính sự đau khổ là điều lệch lạc mà ngày nay người ta gọi đó là một dạng tâm bệnh, bệnh khổ dâm. Một điều chắc chắn không kém: nếu là người cha thực sự thì không bao giờ muốn con cái phải khổ đau. Chúa Giêsu đã từng nói rằng dù chỉ là người cha trần thế với nhiều khiếm khuyết, thế mà sự thường khi con cái xin bánh thì chẳng ai lại ném cho chúng hòn đá. Thiên Chúa là người Cha trên mọi người cha, là Đấng trọn hảo nên Người chỉ muốn và làm điều tốt lành cho con cái (x.Lc 11,9-13; 12,32).
“Thiên Chúa là Tình yêu” (1Ga 4,8). Đây là tình yêu hướng tha từ trong bản thể của cộng đoàn Thiên Chúa Ba Ngôi. Thiên Chúa đã thông chia tình yêu này cho các loài thụ tạo, đặc biệt cho loài người. Rất nhiều triết gia đã đồng thuận về một ý nghĩa của sự hiện hữu là “hiện hữu cho” nơi các loài. Chẳng hạn đất đai khoáng sản có ra là cho thảo mộc cỏ cây; cỏ cây thảo mộc có ra là cho động vật… Yêu thương đích thực thì không sống cho chính mình mà sống cho ai đó và vì ai đó. Chính khi hướng đến tha thể là lúc ta mới thực sự là mình. Chúa Cha thực sự là mình trong tương quan với Chúa Con, trao ban tất cả cho Chúa Con. Chúa Con thực sự là mình khi luôn hướng về Chúa Cha, tìm kiếm và thực hiện ý Chúa Cha, trao dâng tất cả cho Chúa Cha. Chúa Thánh Thần chỉ thực sự là Tình Yêu Ngôi Vị giữa Chúa Cha và Chúa Con khi luôn tìm vinh danh hai Ngôi cực trọng ấy.
Sống trong tương quan liên vị và ra khỏi chính mình là động thái từ bỏ mà Chúa Giêsu đã nhấn mạnh khi khẳng định: “Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai liều mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng thì sẽ cứu được mạng sống ấy” (Mc 8,35). Như thế thập giá hay những hy sinh, từ bỏ không phải là sự khổ đau mà chúng ta đành phải trả giá theo nghĩa tiêu cực nhưng chính là điều kiện mà chúng ta phải vượt qua trong tiến trình sống yêu thương, tiến trình thể hiện bản thân mình, vốn là hình ảnh và là họa ảnh của Thiên Chúa Tình Yêu.
Hình ảnh con nhộng lột xác để hóa thành bướm, hình ảnh con rắn lột vỏ để lớn lên vẫn thường được nhiều người gợi lên để minh họa cho ý tưởng này. Mọi so sánh dù cố nhắm làm rõ một khái niệm nào đó, nhưng ít nhiều còn khập khiễng. Lột xác để thành bướm hay lột vỏ để lớn lên thì vẫn có cái gì đó vì chính mình. Trong khi đó chuyện vác thập giá là vì tha nhân. Chúa Giêsu vác thập giá là vì chúng ta. Người chịu khổ hình là để chúng ta được cứu độ, được tự do trong tình con với Cha trên trời. Người tự nguyện nên nghèo khó là để chúng ta nên sang giàu. Và khi sống vì chúng ta, thì Người thể hiện chính Người là Giêsu, Đấng Cứu Độ, là Kitô, Đấng được Thiên Chúa xức dầu, loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó, băng bó những tâm hồn đau thương, giải thoát kẻ bị giam cầm, công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng (x.Lc 4,18-19).
“Đức tin không có hành động, thì quả là đức tin chết” (Gc 2, 17). Một trong những hành động để làm sống đức tin theo thánh Giacôbê tông đồ chỉ dạy đó là yêu thương tha nhân cách cụ thể và toàn diện, cả linh hồn lẫn thể xác. Để sống yêu thương thì chuyện vác thập giá là chuyện đương nhiên phải có. Tuy nhiên cần ý thức rằng chúng ta vác thập giá là vì tha nhân, nghĩa là để cho tha nhân được hạnh phúc, cho người nghèo khỏi cảnh khổ, cho người bị áp bức được tự do, cho người tội lỗi biết sám hối ăn năn, cho người gian ác biết quay gót trở về… Hiểu được điều này thì hy vọng chúng ta sẽ biết cách thế vác thập giá như thế nào để thực sự là theo Chúa Giêsu Kitô, chứ không phải là làm cớ cho sự dữ thống trị, làm cớ cho kẻ gian ác thích chí, cười khì.
Nhiều chí sĩ Do Thái thời Chúa Giêsu đã sẵn sàng chấp nhận án hình thập giá vì một nền độc lập tự do cho dân tộc. Vì sự tự do đích thực để con người có thể đến với Đấng Toàn Năng, Người Cha nhân ái như là những người con thì Chúa Giêsu chấp nhận trả giá bằng khổ hình thập tự. Sự tự do không bao giờ là miễn phí cả (freedom never free). Cái giá của sự tự do không hề nhỏ. Trái lại nếu ta cứ mãi cam chịu cảnh đời nô lệ hoặc nô lệ hóa tha nhân cách này thể khác, kể những cách thế sống đức tin kiểu vụ luật, thảy đều là trọng tội đáng trách, có khi là đáng lên án vậy.
Ban Mê Thuột
Sứ Mạng Cứu Độ
Lm Vũđình Tường
18:10 12/09/2024
Đức Kitô hỏi môn đệ, 'Người ta nói Con Người là ai?'. Các ông thưa: Người thì nói Thầy là Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo tiên tri Elijah, kẻ khác bảo là một trong số các tiên tri. Đây là nhận thức đám đông nói về Đức Kitô. Người coi Ngài là tiên tri, kẻ khác cho Ngài là thầy dậy, kẻ khác nữa cho Ngài là thầy thuốc; những nhận thức này chỉ nói lên một phần nào sinh hoạt thường ngày của con người Giêsu trần thế. Một số nhận thức biểu lộ niềm tin vào sự sống trường sinh. Chết là bắt đầu cuộc sống hạnh phúc, vĩnh cửu, không bao giờ chết nữa. Cả Gioan Tẩy Giả lẫn tiên tri Elijah đều đã chết, nhưng đám đông tin Đức Kitô là một trong số các ngài tái xuất hiện, như thế họ tin có sự sống đời sau.
Tùy vào nhận xét, hiểu biết, niềm tin của mỗi người, mỗi nhóm mà người ta ca tụng, đặt Đức Kitô vào nhiều chức vụ khác nhau. Mỗi một chức vụ này chỉ biểu tỏ một phần sứ mạng của Đức Kitô. Người ta không nhận ra sứ mạng chính của Ngài. Chữa bệnh, làm phép lạ, trừ ma đuổi quỷ cho biết Thiên Chúa uy quyền luôn yêu thương nhân loại. Đức Kitô xuống trần gian để hoà giải và ban sự sống trường sinh cho nhân loại. Phêrô là vị tông đồ duy nhất nói lên được sứ mạng này. Đức Kitô diễn tả sứ mạng của Ngài qua hình ảnh 'Con Người'. Hình ảnh 'Con Người' đây cho biết Ngài là con Đức trinh nữ Maria, là một người trong số con người nhân loại. Cũng có thể hiểu Ngài là con Thiên Chúa. Như thế sứ mạng 'Con Người' bao gồm cả nhân tính lẫn thiên tính của Đức Kitô. Mỗi lần nhắc đến sứ mạng của 'Con Người', Đức Kitô luôn liên kết sứ mạng đó với cuộc khổ nạn. Chính xác hơn phải nói là Đức Kitô luôn hướng về Phục Sinh vinh hiển. Điều này ngụ í nói đến sứ mạng chính của 'Con Người' là chiên hiến tế, xoá ội trần gian. Thánh Gioan giới thiệu Đức Kitô với sứ mạng đó,
'Chiên Thiên Chúa, Đấng Xoá tội trần gian'. Gioan 1:29
Xoá tội trần gian bằng cách gánh tội nhân trần. Ba lần Ngài tiên đoán về con đường thập giá, con đường dẫn vào cõi chết để tái sinh, mang đến sự sống mới, vĩnh cửu. Môn đệ Ngài được loan báo trước là sẽ có thời gian khổ cực, gian truân, hợ hãi. Tiếp theo sẽ là Tin Mừng Phục Sinh. Đức Kitô dùng hình ảnh tiệc cưới. Thực khách không ăn chay khi chàng rể còn đang ở với họ. Họ sẽ ăn chay khi chàng rể bị đem đi. Ngày Đức Kitô bị bắt, chịu khổ nạn, chết và ba ngày sau sống lại vinh quang. (Macô 5:35).
Hình ảnh 'Con Người' theo thánh Gioan Tiền Hô và hình ảnh 'Thầy là Đấng Kitô' chung một í nghĩa. Đức Kitô là Chiên Thiên Chúa, tự hiến tế để giao hoà với Thiên Chúa. Phêrô tuyên xưng Đức Kitô chính là Chiên Thiên Chúa. Vì thế Đức Kitô nói điều Phêrô biết là do Thánh Thần mặc khải cho. Khi nghe Đức Kitô tiên báo cuộc khổ nạn của Ngài, Phêrô can ngăn đừng vác thập giá. Ai cũng muốn người thân thương được hạnh phúc, may lành. Đây là cách con người diễn tả cảm tình, lòng mến dành cho người mình thương. Phêrô hành xử như thế là phải. Đức Kitô không trách Phêrô, nhưng khuyến cáo ông hãy cẩn trọng bởi cám dỗ nấp sau câu nói. Trường hợp ông bà Edong Evà; ăn trái cây thì tốt, nhưng ăn để chống lại Thiên Chúa nên bị phạt. Tránh xa đau khổ là tốt, nhưng tránh để chống lại í Chúa Cha là sai. Đức Kitô phán bảo Phêrô,
'Xatan! lui lại đàng sau Thầy! vì tư tưởng của anh không đến từ Thiên Chúa, mà đến từ loài người' Mc 8:33.
Tư tưởng câu nói đanh thép, nhưng ngôn từ nhẹ nhàng cho biết đây là lời khuyến cáo, không trách móc, nguyền rủa. Phêrô muốn Đức Kitô bằng xương, bằng thịt, ở gần các ông luôn mãi. Phêrô quên là bao linh hồn khát khao mong đợi từng phút giây Đức Kitô đến giải thoát, ban cho họ sự sống trường sinh. Sứ mạng của Đức Kitô là trở thành chiên Thiên Chúa, hiến tế xoá tội trần gian. Trước khi về trời Đức Kitô phán bảo các ông ra đi rao giảng Tin Mừng và hứa, 'Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế' (Mat 28:20).
Lời ngăn cản của Phêrô hoàn toàn trái với điều ông tuyên xưng 'Thầy là Đấng Kitô'. Phêrô tuyên xưng Đức Kitô là Đấng Kitô. Ông tuyên xưng điều vượt quá trí hiểu của mình, bởi điều đó đến do Thánh Thần linh ứng. Như thế linh ứng có thể hiểu; và cũng có linh ứng ta không thể hiểu nhưng tin. Đây là trường hợp của Phêrô. Ông tin Đức Kitô là Đấng Kitô nhưng không hiểu rõ sứ mạng của Đức Kitô. Chúng ta xin ơn khôn ngoan nhận biết và sống theo í Chúa.
TiengChuong.org
Tùy vào nhận xét, hiểu biết, niềm tin của mỗi người, mỗi nhóm mà người ta ca tụng, đặt Đức Kitô vào nhiều chức vụ khác nhau. Mỗi một chức vụ này chỉ biểu tỏ một phần sứ mạng của Đức Kitô. Người ta không nhận ra sứ mạng chính của Ngài. Chữa bệnh, làm phép lạ, trừ ma đuổi quỷ cho biết Thiên Chúa uy quyền luôn yêu thương nhân loại. Đức Kitô xuống trần gian để hoà giải và ban sự sống trường sinh cho nhân loại. Phêrô là vị tông đồ duy nhất nói lên được sứ mạng này. Đức Kitô diễn tả sứ mạng của Ngài qua hình ảnh 'Con Người'. Hình ảnh 'Con Người' đây cho biết Ngài là con Đức trinh nữ Maria, là một người trong số con người nhân loại. Cũng có thể hiểu Ngài là con Thiên Chúa. Như thế sứ mạng 'Con Người' bao gồm cả nhân tính lẫn thiên tính của Đức Kitô. Mỗi lần nhắc đến sứ mạng của 'Con Người', Đức Kitô luôn liên kết sứ mạng đó với cuộc khổ nạn. Chính xác hơn phải nói là Đức Kitô luôn hướng về Phục Sinh vinh hiển. Điều này ngụ í nói đến sứ mạng chính của 'Con Người' là chiên hiến tế, xoá ội trần gian. Thánh Gioan giới thiệu Đức Kitô với sứ mạng đó,
'Chiên Thiên Chúa, Đấng Xoá tội trần gian'. Gioan 1:29
Xoá tội trần gian bằng cách gánh tội nhân trần. Ba lần Ngài tiên đoán về con đường thập giá, con đường dẫn vào cõi chết để tái sinh, mang đến sự sống mới, vĩnh cửu. Môn đệ Ngài được loan báo trước là sẽ có thời gian khổ cực, gian truân, hợ hãi. Tiếp theo sẽ là Tin Mừng Phục Sinh. Đức Kitô dùng hình ảnh tiệc cưới. Thực khách không ăn chay khi chàng rể còn đang ở với họ. Họ sẽ ăn chay khi chàng rể bị đem đi. Ngày Đức Kitô bị bắt, chịu khổ nạn, chết và ba ngày sau sống lại vinh quang. (Macô 5:35).
Hình ảnh 'Con Người' theo thánh Gioan Tiền Hô và hình ảnh 'Thầy là Đấng Kitô' chung một í nghĩa. Đức Kitô là Chiên Thiên Chúa, tự hiến tế để giao hoà với Thiên Chúa. Phêrô tuyên xưng Đức Kitô chính là Chiên Thiên Chúa. Vì thế Đức Kitô nói điều Phêrô biết là do Thánh Thần mặc khải cho. Khi nghe Đức Kitô tiên báo cuộc khổ nạn của Ngài, Phêrô can ngăn đừng vác thập giá. Ai cũng muốn người thân thương được hạnh phúc, may lành. Đây là cách con người diễn tả cảm tình, lòng mến dành cho người mình thương. Phêrô hành xử như thế là phải. Đức Kitô không trách Phêrô, nhưng khuyến cáo ông hãy cẩn trọng bởi cám dỗ nấp sau câu nói. Trường hợp ông bà Edong Evà; ăn trái cây thì tốt, nhưng ăn để chống lại Thiên Chúa nên bị phạt. Tránh xa đau khổ là tốt, nhưng tránh để chống lại í Chúa Cha là sai. Đức Kitô phán bảo Phêrô,
'Xatan! lui lại đàng sau Thầy! vì tư tưởng của anh không đến từ Thiên Chúa, mà đến từ loài người' Mc 8:33.
Tư tưởng câu nói đanh thép, nhưng ngôn từ nhẹ nhàng cho biết đây là lời khuyến cáo, không trách móc, nguyền rủa. Phêrô muốn Đức Kitô bằng xương, bằng thịt, ở gần các ông luôn mãi. Phêrô quên là bao linh hồn khát khao mong đợi từng phút giây Đức Kitô đến giải thoát, ban cho họ sự sống trường sinh. Sứ mạng của Đức Kitô là trở thành chiên Thiên Chúa, hiến tế xoá tội trần gian. Trước khi về trời Đức Kitô phán bảo các ông ra đi rao giảng Tin Mừng và hứa, 'Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế' (Mat 28:20).
Lời ngăn cản của Phêrô hoàn toàn trái với điều ông tuyên xưng 'Thầy là Đấng Kitô'. Phêrô tuyên xưng Đức Kitô là Đấng Kitô. Ông tuyên xưng điều vượt quá trí hiểu của mình, bởi điều đó đến do Thánh Thần linh ứng. Như thế linh ứng có thể hiểu; và cũng có linh ứng ta không thể hiểu nhưng tin. Đây là trường hợp của Phêrô. Ông tin Đức Kitô là Đấng Kitô nhưng không hiểu rõ sứ mạng của Đức Kitô. Chúng ta xin ơn khôn ngoan nhận biết và sống theo í Chúa.
TiengChuong.org
Không sợ sai lầm
Lm. Minh Anh
18:20 12/09/2024
KHÔNG SỢ SAI LẦM
“Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!”.
Một người bạn nói với nhà truyền giáo A. Judson, “Một bài báo đã ví anh như một số tông đồ”. Judson trả lời, “Tôi không muốn giống Phaolô hay bất kỳ ai. Tôi muốn giống Chúa Kitô! Tôi muốn theo Ngài, uống Thánh Linh của Ngài, đặt chân tôi vào dấu chân Ngài, sống và dạy lời Ngài mà không sợ sai lầm. Ồ, tôi muốn giống Chúa Kitô thôi!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Tôi muốn giống Chúa Kitô thôi!”. Phải chăng đây cũng là ý chí kiên định của Phaolô một khi ngài đã quyết tâm đánh đổi tất cả để nên giống Chúa Kitô, có Chúa Kitô, và muốn muôn dân biết Chúa Kitô! “Uống Thánh Linh của Ngài, đặt chân mình vào dấu chân Ngài, sống và dạy lời Ngài”, Phaolô đã can đảm bôn tẩu loan báo Chúa Kitô mà ‘không sợ sai lầm’.
Nhưng với chúng ta thì sao? Trước hết, bạn và tôi phải được nung nấu bởi tình yêu Chúa Kitô và hiểu biết Ngài; vì lẽ, “Người mù có thể dắt người mù được sao?” - Tin Mừng hôm nay. Nghĩa là, trước tiên, người rao giảng phải là người biết rõ, thấy rõ, mình đang đi đâu, trên con đường nào và sẽ dẫn tới đâu? Là người chỉ đường, chúng ta cần xác tín, ngoài con đường Giêsu, không có con đường nào khác! Hãy suy gẫm về tầm quan trọng này, đặt Chúa Kitô vào trung tâm cuộc sống và sứ vụ của mình; may ra, chúng ta mới có thể hướng dẫn người khác mà ‘không sợ sai lầm!’.
Thứ đến, ‘đi trong’ Giáo Hội! Chúa Kitô không chỉ thiết lập Giáo Hội để tiếp tục sự dạy dỗ của Ngài, nhưng còn ban cho Giáo Hội ân sủng Thánh Thần để gìn giữ nó khỏi mọi sai lầm. Bạn không hề lẻ loi. Sự tự tin của chúng ta bắt nguồn từ sự hiểu biết “Tôi đang ở trong Giáo Hội, hợp nhất với Giáo Hội và thực hành giáo huấn của Giáo Hội!”.
Bên cạnh đó, học tập là một ‘tiến trình thường huấn’ kéo dài suốt đời, dẫu chúng ta thường coi nhẹ. Vì ‘coi nhẹ’, nên việc giảng dạy của chúng ta thường chỉ dừng lại ở cấp Vỡ Lòng hoặc Thêm Sức! Chúng ta tự mãn, ‘không biết mình nghèo’, nên những người chúng ta dạy dỗ ‘không bao giờ giàu’; hậu quả là không ít người lớn chỉ được đào tạo với những gì đủ cho một đứa trẻ! Vậy hãy học biết Chúa Kitô, đào sâu, suy tư, nghiên cứu, chiêm ngắm các mầu nhiệm của Ngài; đồng thời, cho phép ân điển Thánh Thần biến đổi cuộc sống. Được thế, bạn và tôi mới có thể nâng cao chiều kích đức tin, hâm nóng hồn tông đồ nơi mình và nơi những người chúng ta dẫn dắt mà ‘không sợ sai lầm’.
Anh Chị em,
“Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!”. Chớ gì bạn và tôi có chung một thao thức của Phaolô! Bởi lẽ, chúng ta chỉ có thể rao giảng Chúa Kitô, dạy dỗ và giúp người khác đến với Ngài bằng những gì chúng ta học biết và nhận được từ Ngài. Ngài là vị Thầy, vị Hướng Đạo thông thái, Đức Hôn Phu tuyệt vời của Hiền Thê Giáo Hội, Mẹ Khôn Ngoan của chúng ta; Ngài là Thầy Thuốc đa khoa có thể chữa lành sự mù loà, đánh bại mọi tội lỗi, băng bó mọi thương tích, nâng đỡ bao yếu đuối và lấp đầy những nông nổi. Được thế, chúng ta mới có thể dẫn dắt người khác mà ‘không sợ sai lầm!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin hạ thấp dãy núi tự mãn trong con, cho con biết mình ‘không giàu’ để ham học hỏi, đào sâu, chiêm ngắm; nhờ đó, những ai Chúa trao cho con ‘bớt nghèo!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!”.
Một người bạn nói với nhà truyền giáo A. Judson, “Một bài báo đã ví anh như một số tông đồ”. Judson trả lời, “Tôi không muốn giống Phaolô hay bất kỳ ai. Tôi muốn giống Chúa Kitô! Tôi muốn theo Ngài, uống Thánh Linh của Ngài, đặt chân tôi vào dấu chân Ngài, sống và dạy lời Ngài mà không sợ sai lầm. Ồ, tôi muốn giống Chúa Kitô thôi!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Tôi muốn giống Chúa Kitô thôi!”. Phải chăng đây cũng là ý chí kiên định của Phaolô một khi ngài đã quyết tâm đánh đổi tất cả để nên giống Chúa Kitô, có Chúa Kitô, và muốn muôn dân biết Chúa Kitô! “Uống Thánh Linh của Ngài, đặt chân mình vào dấu chân Ngài, sống và dạy lời Ngài”, Phaolô đã can đảm bôn tẩu loan báo Chúa Kitô mà ‘không sợ sai lầm’.
Nhưng với chúng ta thì sao? Trước hết, bạn và tôi phải được nung nấu bởi tình yêu Chúa Kitô và hiểu biết Ngài; vì lẽ, “Người mù có thể dắt người mù được sao?” - Tin Mừng hôm nay. Nghĩa là, trước tiên, người rao giảng phải là người biết rõ, thấy rõ, mình đang đi đâu, trên con đường nào và sẽ dẫn tới đâu? Là người chỉ đường, chúng ta cần xác tín, ngoài con đường Giêsu, không có con đường nào khác! Hãy suy gẫm về tầm quan trọng này, đặt Chúa Kitô vào trung tâm cuộc sống và sứ vụ của mình; may ra, chúng ta mới có thể hướng dẫn người khác mà ‘không sợ sai lầm!’.
Thứ đến, ‘đi trong’ Giáo Hội! Chúa Kitô không chỉ thiết lập Giáo Hội để tiếp tục sự dạy dỗ của Ngài, nhưng còn ban cho Giáo Hội ân sủng Thánh Thần để gìn giữ nó khỏi mọi sai lầm. Bạn không hề lẻ loi. Sự tự tin của chúng ta bắt nguồn từ sự hiểu biết “Tôi đang ở trong Giáo Hội, hợp nhất với Giáo Hội và thực hành giáo huấn của Giáo Hội!”.
Bên cạnh đó, học tập là một ‘tiến trình thường huấn’ kéo dài suốt đời, dẫu chúng ta thường coi nhẹ. Vì ‘coi nhẹ’, nên việc giảng dạy của chúng ta thường chỉ dừng lại ở cấp Vỡ Lòng hoặc Thêm Sức! Chúng ta tự mãn, ‘không biết mình nghèo’, nên những người chúng ta dạy dỗ ‘không bao giờ giàu’; hậu quả là không ít người lớn chỉ được đào tạo với những gì đủ cho một đứa trẻ! Vậy hãy học biết Chúa Kitô, đào sâu, suy tư, nghiên cứu, chiêm ngắm các mầu nhiệm của Ngài; đồng thời, cho phép ân điển Thánh Thần biến đổi cuộc sống. Được thế, bạn và tôi mới có thể nâng cao chiều kích đức tin, hâm nóng hồn tông đồ nơi mình và nơi những người chúng ta dẫn dắt mà ‘không sợ sai lầm’.
Anh Chị em,
“Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!”. Chớ gì bạn và tôi có chung một thao thức của Phaolô! Bởi lẽ, chúng ta chỉ có thể rao giảng Chúa Kitô, dạy dỗ và giúp người khác đến với Ngài bằng những gì chúng ta học biết và nhận được từ Ngài. Ngài là vị Thầy, vị Hướng Đạo thông thái, Đức Hôn Phu tuyệt vời của Hiền Thê Giáo Hội, Mẹ Khôn Ngoan của chúng ta; Ngài là Thầy Thuốc đa khoa có thể chữa lành sự mù loà, đánh bại mọi tội lỗi, băng bó mọi thương tích, nâng đỡ bao yếu đuối và lấp đầy những nông nổi. Được thế, chúng ta mới có thể dẫn dắt người khác mà ‘không sợ sai lầm!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin hạ thấp dãy núi tự mãn trong con, cho con biết mình ‘không giàu’ để ham học hỏi, đào sâu, chiêm ngắm; nhờ đó, những ai Chúa trao cho con ‘bớt nghèo!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một Thông điệp tuyệt vời: Đức Phanxicô kêu gọi các nhà lãnh đạo hãy thúc đẩy lợi ích chung cho mọi dân tộc và mọi quốc gia
Thanh Quảng sdb
01:40 12/09/2024
Một Thông điệp tuyệt vời: Đức Phanxicô kêu gọi các nhà lãnh đạo hãy thúc đẩy lợi ích chung cho mọi dân tộc và mọi quốc gia
Thanh Quảng - (Tin Vatican - Linda Bordoni)
Lời kêu gọi khẩn thiết của Đức Phanxicô nhằm kiến tạo các điều kiện cho một thế giới công bằng và huynh đệ, đã vang vọng trong toàn bộ chuyến tông du đến Châu Đại Dương và Đông Nam Á.
Từ Dili đến Singapore. Thật là một khác biệt văn hóa. Thật là một trải nghiệm sâu sắc khi được chạm vào hai thực tại của thế giới ngày càng phân cực của chúng ta, được đánh dấu bằng sự bất công, bất bình đẳng, mà như Đức Phanxicô không ngừng nhắc nhở chúng ta, dẫn đến hiện tượng di cư cưỡng bức, bóc lột, hận thù và xung đột.
Trong trạm dừng chân cuối cùng ở Singapore, một trong những trung tâm thương mại, kinh tế và tài chính giàu có bậc nhất thế giới, chúng ta đã đạt những trải nghiệm khác biệt, khi gặp gỡ dân chúng Indonesia, những người đang cố gắng giữ gìn cấu trúc xã hội rất mong manh của một quốc gia cực kỳ đa dạng; với những người dân gần như bị lãng quên ở những vùng xa xôi của đảo quốc Papua New Guinea, nơi nhiều người vẫn sống trong cảnh không có điện hoặc nước sạch; và với người dân Timor-Leste, những người đang đấu tranh để vượt qua nhiều thập kỷ bị thực dân hóa, bị xâm lược và đói nghèo.
Hành trình của chuyến đi đã nêu bật một cách mạnh mẽ rất nhiều vấn đề mà Đức Giáo Hoàng tiếp tục đưa ra trước diễn đàn quốc tế với sự cấp bách của một người có thể cảm thấy rằng thời gian đang cấp thiết...
Tại quốc gia Indonesia, đa nguyên và đa dạng, ĐTC nhấn mạnh đến nhu cầu cam kết bền vững để tiếp tục thúc đẩy và duy trì đối thoại liên tôn nhằm chống lại những xung đột và chia rẽ.
Tại Papua New Guinea xa xôi, nơi mực nước biển dâng cao ngày càng đe dọa nhậm chìm ngôi nhà của các nữ tu truyền giáo, ngài đã đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp để cùng nhau bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta.
Tại quốc gia non trẻ Timor-Leste, nơi 60 phần trăm dân số dưới 35 tuổi, ĐTC nhấn mạnh đến nhu cầu chuyển giao quyền cho những người trẻ và cung cấp cho họ các công cụ để xây dựng một tương lai hòa bình.
Còn Singapore thì sao? Vâng, Đức Giáo Hoàng nhận xét, thực tế là Singapore có "quyền tiếp cận vốn, công nghệ và nhân tài" đưa nước này lên hàng đầu trong sự phát triển bền vững và các giải pháp sáng tạo, có nghĩa là nước này có trách nhiệm tiếp tục làm việc "vì lợi ích cho nhân loại và lợi ích chung của tất cả mọi người và mọi quốc gia".
Tuy nhiên, ĐTC cảnh báo, “theo cách không loại trừ người khác hoặc không chỉ giới hạn vào lợi ích một quốc gia”.
Có lẽ đây chính là chìa khóa khi chúng ta cố gắng xây dựng vô số thông điệp và ấn tượng về chuyến tông du sắp kết thúc: những người có phương tiện, như Singapore, “một ví dụ điển hình về những gì nhân loại có thể đạt được bằng cách cùng nhau làm việc trong sự hòa hợp”, ngày càng được kêu gọi cấp bách hơn để làm như vậy với “tinh thần bao trùm và tình anh em”, khi mọi người nam nữ trên toàn cầu cùng nỗ lực “xây dựng một thế giới mà lợi ích chung được coi trọng” - trước khi mọi sự muộn màng!...
Thanh Quảng - (Tin Vatican - Linda Bordoni)
Lời kêu gọi khẩn thiết của Đức Phanxicô nhằm kiến tạo các điều kiện cho một thế giới công bằng và huynh đệ, đã vang vọng trong toàn bộ chuyến tông du đến Châu Đại Dương và Đông Nam Á.
Từ Dili đến Singapore. Thật là một khác biệt văn hóa. Thật là một trải nghiệm sâu sắc khi được chạm vào hai thực tại của thế giới ngày càng phân cực của chúng ta, được đánh dấu bằng sự bất công, bất bình đẳng, mà như Đức Phanxicô không ngừng nhắc nhở chúng ta, dẫn đến hiện tượng di cư cưỡng bức, bóc lột, hận thù và xung đột.
Trong trạm dừng chân cuối cùng ở Singapore, một trong những trung tâm thương mại, kinh tế và tài chính giàu có bậc nhất thế giới, chúng ta đã đạt những trải nghiệm khác biệt, khi gặp gỡ dân chúng Indonesia, những người đang cố gắng giữ gìn cấu trúc xã hội rất mong manh của một quốc gia cực kỳ đa dạng; với những người dân gần như bị lãng quên ở những vùng xa xôi của đảo quốc Papua New Guinea, nơi nhiều người vẫn sống trong cảnh không có điện hoặc nước sạch; và với người dân Timor-Leste, những người đang đấu tranh để vượt qua nhiều thập kỷ bị thực dân hóa, bị xâm lược và đói nghèo.
Hành trình của chuyến đi đã nêu bật một cách mạnh mẽ rất nhiều vấn đề mà Đức Giáo Hoàng tiếp tục đưa ra trước diễn đàn quốc tế với sự cấp bách của một người có thể cảm thấy rằng thời gian đang cấp thiết...
Tại quốc gia Indonesia, đa nguyên và đa dạng, ĐTC nhấn mạnh đến nhu cầu cam kết bền vững để tiếp tục thúc đẩy và duy trì đối thoại liên tôn nhằm chống lại những xung đột và chia rẽ.
Tại Papua New Guinea xa xôi, nơi mực nước biển dâng cao ngày càng đe dọa nhậm chìm ngôi nhà của các nữ tu truyền giáo, ngài đã đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp để cùng nhau bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta.
Tại quốc gia non trẻ Timor-Leste, nơi 60 phần trăm dân số dưới 35 tuổi, ĐTC nhấn mạnh đến nhu cầu chuyển giao quyền cho những người trẻ và cung cấp cho họ các công cụ để xây dựng một tương lai hòa bình.
Còn Singapore thì sao? Vâng, Đức Giáo Hoàng nhận xét, thực tế là Singapore có "quyền tiếp cận vốn, công nghệ và nhân tài" đưa nước này lên hàng đầu trong sự phát triển bền vững và các giải pháp sáng tạo, có nghĩa là nước này có trách nhiệm tiếp tục làm việc "vì lợi ích cho nhân loại và lợi ích chung của tất cả mọi người và mọi quốc gia".
Tuy nhiên, ĐTC cảnh báo, “theo cách không loại trừ người khác hoặc không chỉ giới hạn vào lợi ích một quốc gia”.
Có lẽ đây chính là chìa khóa khi chúng ta cố gắng xây dựng vô số thông điệp và ấn tượng về chuyến tông du sắp kết thúc: những người có phương tiện, như Singapore, “một ví dụ điển hình về những gì nhân loại có thể đạt được bằng cách cùng nhau làm việc trong sự hòa hợp”, ngày càng được kêu gọi cấp bách hơn để làm như vậy với “tinh thần bao trùm và tình anh em”, khi mọi người nam nữ trên toàn cầu cùng nỗ lực “xây dựng một thế giới mà lợi ích chung được coi trọng” - trước khi mọi sự muộn màng!...
Diễn từ của Đức Thánh Cha trước Tổng thống, Thủ tướng, các nhà lãnh đạo chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn Singapore
J.B. Đặng Minh An dịch
13:18 12/09/2024
Thưa ngài Tổng thống,
Thưa ngài Thủ tướng,
Kính thưa các nhà hữu trách,
Kính gửi các vị đại diện đáng kính của xã hội dân sự,
Các thành viên của ngoại giao đoàn,
Tôi cảm ơn Tổng thống vì những lời chào mừng nồng nhiệt của ông, và tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với chuyến thăm gần đây của ông tới Vatican. Hơn nữa, tôi biết ơn tất cả các các nhà hữu trách vì sự chào đón nồng nhiệt đến thành quốc này, một ngã tư thương mại có tầm quan trọng hàng đầu và là nơi gặp gỡ của nhiều dân tộc khác nhau.
Những người đến đây lần đầu tiên không thể không có ấn tượng mạnh trước khối lượng lớn các tòa nhà chọc trời siêu hiện đại dường như mọc lên từ biển. Chúng là minh chứng rõ ràng cho sự khéo léo của con người, sự năng động của xã hội Singapore và sự nhạy bén của tinh thần kinh doanh, những thứ đã tìm thấy mảnh đất màu mỡ ở đây để thể hiện.
Câu chuyện của Singapore là câu chuyện về sự tăng trưởng và khả năng phục hồi. Từ khởi đầu khiêm tốn, quốc gia này đã đạt đến một trình độ phát triển tiên tiến, điều này chỉ có thể bắt nguồn từ những quyết định hợp lý chứ không phải ngẫu nhiên. Thật vậy, đó là kết quả của một cam kết không lay chuyển trong việc thực hiện các dự án và sáng kiến được cân nhắc kỹ lưỡng và phù hợp với các đặc điểm cụ thể của nơi này. Trong những ngày này, các bạn đang kỷ niệm một trăm lẻ một ngày sinh của Lý Quang Diệu, Thủ tướng đầu tiên của Cộng hòa Singapore, người đã giữ chức vụ này từ năm 1959 đến năm 1990 và đã tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự tăng trưởng và chuyển đổi nhanh chóng của đất nước.
Điều quan trọng là Singapore không chỉ thịnh vượng về mặt kinh tế mà còn nỗ lực xây dựng một xã hội mà công lý xã hội và lợi ích chung được coi trọng. Tôi đặc biệt nghĩ đến cam kết của các bạn trong việc cải thiện phẩm chất cuộc sống của người dân thông qua các chính sách gia cư công cộng, giáo dục phẩm chất cao và hệ thống chăm sóc sức khỏe hiệu quả. Tôi hy vọng rằng những nỗ lực này sẽ tiếp tục cho đến khi tất cả người dân Singapore có thể hưởng lợi đầy đủ từ chúng.
Về vấn đề này, tôi muốn nhấn mạnh đến rủi ro khi chỉ tập trung vào chủ nghĩa thực dụng hoặc coi trọng công trạng hơn tất cả, cụ thể là hậu quả không mong muốn của việc biện minh cho việc loại trừ những người ở bên lề khỏi việc hưởng lợi từ sự tiến bộ.
Ở đây, tôi ghi nhận và khen ngợi các chính sách và sáng kiến khác nhau được đưa ra để hỗ trợ những người dễ bị tổn thương nhất, và tôi hy vọng rằng sự chú ý đặc biệt sẽ được dành cho người nghèo và người già - những người mà công sức của họ đã đặt nền móng cho Singapore mà chúng ta thấy ngày nay - cũng như bảo vệ phẩm giá của người lao động nhập cư. Những người lao động này đóng góp rất nhiều cho xã hội và nên được bảo đảm mức lương công bằng.
Các công nghệ tinh vi của thời đại kỹ thuật số và sự phát triển nhanh chóng trong việc sử dụng trí tuệ nhân tạo không được khiến chúng ta quên đi nhu cầu thiết yếu là vun đắp các mối quan hệ thực sự và cụ thể giữa con người. Những công nghệ này nên được sử dụng để đưa chúng ta lại gần nhau hơn bằng cách thúc đẩy sự hiểu biết và đoàn kết, và không bao giờ cô lập bản thân trong một thực tế vô hình và sai lầm nguy hiểm.
Singapore là một bức tranh khảm của các dân tộc, văn hóa và tôn giáo chung sống hòa thuận, và có một từ rất quan trọng: đó là hòa hợp. Việc đạt được và duy trì tính bao gồm tích cực này được tạo điều kiện thuận lợi bởi sự công bằng của các cơ quan công quyền tham gia vào cuộc đối thoại mang tính xây dựng với tất cả mọi người, do đó tạo điều kiện cho mọi người có thể đóng góp những yếu tố độc đáo của riêng mình cho lợi ích chung và ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan và sự bất khoan dung phát triển mạnh mẽ hoặc gây nguy hiểm cho sự hòa hợp xã hội. Sự tôn trọng lẫn nhau, hợp tác, đối thoại và quyền tự do thực hành đức tin của một người trong khuôn khổ của luật pháp là những điều kiện cho phép Singapore thành công và ổn định. Chúng là cần thiết để tránh xung đột và hỗn loạn và thay vào đó là cung cấp sự phát triển cân bằng và bền vững.
Ngay từ khi mới có mặt tại Singapore, Giáo Hội Công Giáo đã tìm cách đóng góp một cách đặc biệt vào sự tiến bộ của quốc gia, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Điều này có thể thực hiện được nhờ tinh thần hy sinh và sự tận tụy của các nhà truyền giáo và các tín hữu. Luôn được thúc đẩy bởi Phúc âm của Chúa Giêsu Kitô, cộng đồng Công Giáo cũng đi đầu trong các hoạt động bác ái, đóng góp đáng kể vào các nỗ lực nhân đạo và quản lý một số tổ chức chăm sóc sức khỏe và nhiều tổ chức nhân đạo, bao gồm cả Caritas nổi tiếng.
Theo giáo huấn của Tuyên Ngôn Nostra Aetate của Công đồng Vatican II về quan hệ với các tôn giáo ngoài Kitô giáo, Giáo hội cũng không ngừng thúc đẩy đối thoại liên tôn và hợp tác giữa các cộng đồng tôn giáo khác nhau, trong tinh thần cởi mở và tôn trọng lẫn nhau, đây là những yếu tố cơ bản để xây dựng một xã hội công bằng và hòa bình.
Sự hiện diện của tôi ở đây diễn ra sau bốn mươi ba năm kể từ khi quan hệ ngoại giao giữa Tòa thánh và Singapore được thiết lập. Mục đích của chuyến thăm của tôi là để củng cố đức tin của người Công Giáo, và do đó giúp họ đưa ra một chứng tá rõ ràng cho đức tin của mình, cũng như khuyến khích họ tiếp tục, với niềm vui và sự tận tụy, hợp tác với tất cả những người nam và nữ có thiện chí trong việc xây dựng một xã hội dân sự lành mạnh và gắn kết vì lợi ích chung.
Chúng ta đừng quên rằng Singapore cũng có một vai trò cụ thể để đóng trên bình diện quốc tế đang bị đe dọa bởi xung đột và chiến tranh đã đổ nhiều máu, và tôi hoan nghênh việc thúc đẩy đáng chú ý của các bạn về chủ nghĩa đa phương và một trật tự dựa trên luật lệ được tất cả mọi người chia sẻ. Tôi khuyến khích các bạn tiếp tục làm việc vì sự thống nhất và tình anh em của nhân loại và lợi ích chung của tất cả mọi người và mọi quốc gia, theo cách không loại trừ người khác hoặc bị hạn chế trong lợi ích quốc gia của các bạn.
Tôi cũng muốn nhắc lại vai trò của gia đình, nơi chúng ta học cách được yêu thương và yêu thương, nơi đầu tiên mà mọi người học cách liên hệ với người khác. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng nền tảng mà gia đình được xây dựng đang bị thách thức bởi các điều kiện xã hội hiện tại và có nguy cơ bị suy yếu. Gia đình phải được phép truyền tải các giá trị mang lại ý nghĩa và hình thành nên cuộc sống và dạy cho những người trẻ cách hình thành các mối quan hệ vững chắc và lành mạnh. Do đó, những nỗ lực thúc đẩy, bảo vệ và hỗ trợ sự thống nhất của gia đình thông qua công việc của nhiều tổ chức khác nhau cần được khen ngợi.
Chúng ta không thể che giấu sự thật rằng ngày nay chúng ta đang trải qua một cuộc khủng hoảng môi trường, và chúng ta không nên đánh giá thấp tác động mà một quốc gia nhỏ như Singapore có thể gây ra trong vấn đề này. Vị trí độc đáo của các bạn giúp các bạn tiếp cận được với vốn, công nghệ và nhân tài, những nguồn lực có thể thúc đẩy sự đổi mới để chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe của ngôi nhà chung của chúng ta.
Cam kết của các bạn đối với sự phát triển bền vững và bảo tồn tạo hóa là một tấm gương để noi theo, và việc các bạn tìm kiếm các giải pháp sáng tạo để giải quyết các thách thức về môi trường có thể khuyến khích các quốc gia khác làm như vậy. Singapore là một ví dụ điển hình về những gì nhân loại có thể đạt được bằng cách cùng nhau làm việc trong sự hòa hợp, với tinh thần trách nhiệm và tinh thần bao dung và tình anh em. Điều này giống như một bản tóm tắt về thái độ của các bạn: cùng nhau làm việc, trong sự hòa hợp, với tinh thần trách nhiệm và tinh thần bao dung và tình anh em. Tôi khuyến khích các bạn tiếp tục trên con đường này, tin tưởng vào lời hứa của Chúa và tình yêu thương của người cha dành cho tất cả mọi người.
Thưa Ngài Tổng thống, Thưa Quý vị, xin Chúa giúp quý vị đáp ứng được những nhu cầu và mong đợi của người dân, và khích lệ quý vị thấy được cách Chúa có thể thực hiện những điều vĩ đại vì lợi ích của tất cả mọi người thông qua những người khiêm nhường và biết ơn.
Cầu xin Chúa phù hộ Singapore!
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
Bài Giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ tại vận động trường quốc gia Singapore Sports Hub
J.B. Đặng Minh An dịch
13:34 12/09/2024
“Kiến thức thì kiêu căng, còn đức ái thì xây dựng” (1 Cr 8:1). Thánh Phaolô nói những lời này với anh chị em cộng đoàn Kitô hữu tại Côrintô. Trong các lá thư gửi cho cộng đoàn này, vốn phong phú về nhiều đặc sủng (x. 1 Cr 1:4-5), Thánh Tông Đồ thường khuyên họ vun trồng sự hiệp thông trong đức ái.
Chúng ta hãy lắng nghe những lời này của Thánh Phaolô khi cùng nhau tạ ơn Chúa vì Giáo hội tại Singapore, một Giáo hội giàu ân sủng, một Giáo hội năng động, phát triển và tham gia vào cuộc đối thoại mang tính xây dựng với nhiều giáo phái và Tôn giáo khác mà Giáo hội cùng chia sẻ trên vùng đất tuyệt vời này.
Vì lý do này, tôi muốn suy ngẫm về những lời của Thánh Phaolô, trong bối cảnh vẻ đẹp của thành phố này và kiến trúc tuyệt vời và táo bạo của nó, đặc biệt là quần thể Sân vận động Quốc gia đầy ấn tượng này, góp phần làm cho Singapore trở nên nổi tiếng và hấp dẫn. Trước tiên, chúng ta hãy nhớ rằng, cuối cùng, tại nguồn gốc của những tòa nhà đồ sộ này, giống như bất kỳ công trình nào khác để lại dấu ấn tích cực trên thế giới của chúng ta, trong khi mọi người có thể nghĩ rằng chúng chủ yếu liên quan đến tiền bạc, kỹ thuật hoặc thậm chí là khả năng kỹ thuật, chắc chắn là những điều hữu ích, rất hữu ích, thì điều chúng ta thực sự tìm thấy là tình yêu, chính xác là “tình yêu xây dựng”.
Trong khi một số người có thể nghĩ rằng đây là một tuyên bố ngây thơ, khi suy ngẫm về nó, chúng ta thấy rằng điều này không đúng. Thật vậy, trong khi những việc làm tốt có thể có những người thông minh, mạnh mẽ, giàu có và sáng tạo đứng sau chúng, thì vẫn luôn có những người phụ nữ và đàn ông yếu đuối, giống như chúng ta, những người mà nếu không có tình yêu thì không có sức sống, không có động lực, không có lý do để hành động, không có sức mạnh để xây dựng.
Anh chị em thân mến, nếu có điều gì tốt đẹp tồn tại và trường tồn trên thế giới này, thì đó chỉ là vì, trong vô số tình huống, tình yêu đã chiến thắng lòng căm thù, sự đoàn kết đã chiến thắng sự thờ ơ, lòng quảng đại đã chiến thắng sự ích kỷ. Nếu không có điều này, không ai ở đây có thể tạo ra một đô thị lớn như vậy, vì các kiến trúc sư sẽ không thiết kế nó, các công nhân sẽ không làm việc trên đó và sẽ không có gì đạt được.
Vậy nên những gì chúng ta thấy là một dấu chỉ, và đằng sau mỗi tác phẩm trước mắt chúng ta có nhiều câu chuyện về tình yêu cần được khám phá: về những người đàn ông và phụ nữ đoàn kết với nhau trong một cộng đồng, về những công dân tận tụy với đất nước, về những người mẹ và người cha quan tâm đến gia đình, về những người chuyên nghiệp và công nhân đủ mọi thành phần chân thành tham gia vào các vai trò và nhiệm vụ khác nhau của họ. Vậy thì, thật tốt cho chúng ta khi học cách đọc những câu chuyện này, được viết trên mặt tiền ngôi nhà của chúng ta và trên những con đường của chúng ta, và truyền lại ký ức của chúng, để nhắc nhở chúng ta rằng không có điều gì lâu dài được sinh ra hoặc phát triển mà không có tình yêu.
Đôi khi sự vĩ đại của các dự án của chúng ta có thể khiến chúng ta quên mất điều này, và đánh lừa chúng ta nghĩ rằng chúng ta có thể là tác giả duy nhất của cuộc sống, của sự giàu có, hạnh phúc, và niềm vui của chúng ta. Tuy nhiên, cuối cùng, cuộc sống luôn đưa chúng ta trở lại với một thực tế: không có tình yêu, chúng ta chẳng là gì cả.
Đức tin, do đó, xác nhận và soi sáng chúng ta sâu sắc hơn nữa về niềm xác tín này, vì nó cho chúng ta biết rằng gốc rễ của khả năng yêu thương và được yêu thương của chúng ta là chính Thiên Chúa, Đấng với trái tim của một người Cha đã muốn và mong muốn đưa chúng ta vào hiện hữu theo cách hoàn toàn nhưng không (x. 1 Cr 8:6) và Đấng cũng theo cách nhưng không như vậy đã cứu chuộc chúng ta và giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và sự chết, qua cái chết và sự phục sinh của Người Con duy nhất của Người. Chính trong Chúa Giêsu, tất cả những gì chúng ta là và có thể trở thành có nguồn gốc và sự viên mãn của chúng.
Vì vậy, trong tình yêu của chúng ta, chúng ta thấy sự phản ánh tình yêu của Thiên Chúa, như Thánh Gioan Phaolô II đã nói trong chuyến viếng thăm đất nước này (xem Bài giảng Thánh lễ tại Sân vận động Quốc gia, Singapore, ngày 20 tháng 11 năm 1986). Ngài tiếp tục thêm vào điểm quan trọng rằng, “tình yêu được đặc trưng bởi sự tôn trọng sâu sắc đối với tất cả mọi người, bất kể chủng tộc, tín ngưỡng hay bất cứ điều gì khiến họ khác biệt với chúng ta” (thượng dẫn.).
Anh chị em thân mến, đây là những lời quan trọng đối với chúng ta bởi vì, ngoài sự kinh ngạc mà chúng ta cảm thấy trước những tác phẩm của con người, chúng nhắc nhở chúng ta rằng có một điều kỳ diệu lớn hơn nữa cần được đón nhận với sự ngưỡng mộ và tôn trọng lớn hơn nữa: đó là những anh chị em mà chúng ta gặp, không phân biệt đối xử, mỗi ngày trên con đường của chúng ta, như chúng ta thấy trong xã hội Singapore và trong Giáo hội, những dân tộc đa dạng nhưng vẫn đoàn kết và hiệp thông!
Tòa nhà đẹp nhất, kho báu quý giá nhất, khoản đầu tư sinh lời nhất trong mắt Thiên Chúa, đó là gì? Thưa: Đó là chính chúng ta, tất cả chúng ta, vì chúng ta là những người con yêu dấu của cùng một Cha (x. Lc 6:35), được kêu gọi lần lượt để truyền bá tình yêu. Các bài đọc của Thánh lễ này nói với chúng ta về điều này theo nhiều cách khác nhau. Từ những quan điểm khác nhau, chúng mô tả cùng một đức ái, dịu dàng trong việc tôn trọng sự yếu đuối của những người mỏng manh (x. 1 Cr 8:13), quan tâm trong việc hiểu biết và đồng hành với những người bất định trên hành trình cuộc sống (x. Tv 138), và quảng đại, nhân từ trong việc tha thứ vượt quá mọi tính toán và so đo (x. Lc 6:27-38).
Tình yêu mà Thiên Chúa dành cho chúng ta, và Người mời gọi chúng ta chia sẻ với người khác, “đáp ứng một cách quảng đại những nhu cầu của người nghèo… được đánh dấu bằng lòng trắc ẩn đối với những người đau khổ… nhanh chóng cung cấp lòng hiếu khách và kiên trì trong thời gian thử thách. Nó luôn sẵn sàng tha thứ, hy vọng”, tha thứ và hy vọng thậm chí đến mức trả lại “một phước lành cho một lời nguyền rủa… tình yêu chính là trung tâm của Tin Mừng” (THÁNH GIOAN PHAOLÔ II, Bài giảng trong Thánh lễ tại Sân vận động Quốc gia, Singapore, ngày 20 tháng 11 năm 1986).
Thật vậy, chúng ta có thể thấy điều này ở rất nhiều vị thánh, những người nam và nữ đã bị Thiên Chúa của lòng thương xót chinh phục đến nỗi họ trở thành sự phản chiếu của lòng thương xót đó, một tiếng vọng, một hình ảnh sống động. Ở đây, để kết luận, tôi muốn gợi lại trong trí nhớ chỉ hai người trong số họ.
Đầu tiên là Đức Maria, mà chúng ta mừng Danh Thánh Cực Thánh của Mẹ hôm nay. Mẹ đã mang lại hy vọng cho rất nhiều người bằng sự hỗ trợ và sự hiện diện của Mẹ, và Mẹ vẫn tiếp tục làm như vậy! Trên bao nhiêu đôi môi, Danh của Mẹ đã xuất hiện, và tiếp tục xuất hiện trong những khoảnh khắc vui buồn! Bởi vì trong Mẹ, trong Đức Maria, chúng ta thấy tình yêu của Chúa Cha được thể hiện theo một trong những cách đẹp đẽ và trọn vẹn nhất, vì trong Mẹ, chúng ta thấy sự dịu dàng – chúng ta đừng quên sự dịu dàng! – của một người mẹ, người hiểu và tha thứ mọi thứ và không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Đây là lý do tại sao chúng ta hướng về Mẹ!
Thứ hai là một vị thánh được đất nước này yêu mến, người đã tìm thấy lòng hiếu khách ở đây nhiều lần trong các chuyến hành trình truyền giáo của mình. Tôi đang nói đến Thánh Phanxicô Xaviê, người đã được đất nước này tiếp đón nhiều lần, lần cuối cùng là vào ngày 21 tháng 7 năm 1552.
Chúng ta vẫn còn một lá thư tuyệt đẹp mà ngài gửi cho Thánh Inhaxiô và những bạn đồng hành đầu tiên của ngài, trong đó ngài bày tỏ mong muốn đến tất cả các trường đại học thời bấy giờ để kêu lên “như một người điên… với những người có nhiều học thức hơn là lòng bác ái” để họ có thể cảm thấy bị thúc đẩy trở thành những nhà truyền giáo vì tình yêu thương anh chị em của mình, và “kêu lên hết lòng: 'Lạy Chúa, con đây! Ngài muốn con làm gì?'“ (Thư, Cochin, Tháng Giêng năm 1544).
Chúng ta cũng có thể lấy những lời này làm của riêng mình, theo gương của Chúa và Mẹ Maria: “Lạy Chúa, này con đây; Chúa muốn con làm gì?”, để những lời này không chỉ đồng hành với chúng ta trong những ngày này, mà luôn luôn, như một cam kết liên tục lắng nghe và sẵn sàng đáp lại lời mời gọi yêu thương và sống công bằng vẫn tiếp tục đến với chúng ta ngày hôm nay từ tình yêu vô hạn của Thiên Chúa.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
Tại thị quốc của những tòa nhà chọc trời, Đức Giáo Hoàng ca ngợi một tình yêu xây dựng
Vũ Văn An
14:33 12/09/2024
Elise Ann Allen của Crux, ngày 12 tháng 9 năm 2024, tường trình từ Singapore rằng tại một thị quốc chứa hơn 100 công trình cao tầng vươn lên bầu trời, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tuyên bố vào thứ năm rằng trong khi kỹ thuật và tài chính đóng vai trò quan trọng đối với những biểu tượng phát triển đó, thì cốt lõi của chúng cũng nói về một "tình yêu xây dựng".
Phát biểu trong Thánh lễ ngày 12 tháng 9 tại Sân vận động quốc gia Sports Hub của Singapore, cùng địa điểm đã tổ chức sáu buổi hòa nhạc bán hết vé của Taylor Swift vào tháng 3, Đức Giáo Hoàng đã bày tỏ lòng tôn kính đối với vẻ đẹp và sự khéo léo của cơ sở hạ tầng của Singapore, nói rằng nó đã làm cho thị quốc với khoảng 6 triệu dân này trở nên "nổi tiếng và hấp dẫn".
Tuy nhiên, ngoài vẻ bề ngoài, ngài kêu gọi người dân hãy nhớ rằng “cuối cùng, khi bắt đầu những tòa nhà đồ sộ này, cũng như bất cứ công trình nào khác để lại dấu ấn tích cực trên thế giới của chúng ta, trong khi mọi người có thể nghĩ rằng chúng chủ yếu liên quan đến tiền bạc, kỹ thuật hoặc thậm chí là khả năng kỹ thuật, những thứ chắc chắn hữu ích, thì điều chúng ta thực sự tìm thấy là tình yêu, chính xác là ‘tình yêu xây dựng’”.
Đức Phanxicô đã suy gẫm về một câu trong Thư thứ nhất của Thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô, khi ngài nói rằng “kiến thức làm cho kiêu ngạo, nhưng tình yêu xây dựng”.
“Mặc dù những công trình tốt có thể có những con người thông minh, mạnh mẽ, giàu có và sáng tạo đứng sau, nhưng luôn có những người phụ nữ và đàn ông yếu đuối, giống như chúng ta, những người mà nếu không có tình yêu thì không có sự sống, không có động lực, không có lý do để hành động, không có sức mạnh để xây dựng”, ngài nói.
Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh với người Công Giáo rằng “nếu có điều gì tốt đẹp tồn tại và trường tồn trên thế giới này, thì đó chỉ là vì trong vô số tình huống, tình yêu đã chiến thắng lòng căm thù, sự đoàn kết đã chiến thắng sự thờ ơ, sự hào phóng đã chiến thắng sự ích kỷ”.
“Nếu không có điều này, không ai ở đây có thể tạo ra một đô thị lớn như vậy, vì các kiến trúc sư sẽ không thiết kế nó, các công nhân sẽ không làm việc tại đó và sẽ không có gì đạt được”, ngài nói.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã phát biểu vào ngày thứ hai của mình tại Singapore, và ngày áp chót của chuyến tông du kéo dài từ ngày 2 đến ngày 13 tháng 9 của ngài tới Châu Á và Châu Đại Dương, chuyến tông du này cũng đã đưa ngài đến Indonesia, Papua New Guinea và Đông Timor.
Singapore là một quốc gia phần lớn theo chủ nghĩa bất khả tri, với khoảng 20 phần trăm dân số không theo bất cứ tín ngưỡng nào, trong khi khoảng 31 phần trăm theo đạo Phật và 18.9 phần trăm theo Ki-tô giáo, với khoảng 6.7 phần trăm - với số lượng 395,000 người - thuộc Giáo Hội Công Giáo, chỉ có một giáo phận.
Phần còn lại của dân số chủ yếu được chia thành người Hồi giáo, chiếm khoảng 15.6 phần trăm dân số, Đạo giáo, chiếm 8.8 phần trăm và Ấn Độ giáo, chiếm khoảng năm phần trăm.
Những người Công Giáo thường xuyên thực hành đức tin của mình, tham dự Thánh lễ hàng tuần, có số lượng khoảng 150,000 người.
Chỉ có khoảng một phần ba dân số Công Giáo thực hành của Singapore có thể tham dự Thánh lễ của Đức Giáo Hoàng do hạn chế về chỗ ngồi tại sân vận động, nơi chỉ có sức chứa 50,000 người. Mặt khác, có khoảng 100 linh mục từ Việt Nam lân cận có mặt để đồng tế với Đức Giáo Hoàng.
Trong bài giảng của mình, Giáo hoàng Phanxicô cho biết một số người có thể nghĩ rằng thật "ngây thơ" khi nói rằng "không có gì lâu dài được sinh ra hoặc phát triển mà không có tình yêu", và rằng sự phát triển của một xã hội thành công là nhờ vào các gia đình và cá nhân thực hiện những hy sinh phi thường vì tình yêu.
Tuy nhiên, bằng chứng nằm ở chính thành phố, ngài nói, "đằng sau mỗi công trình trước mắt chúng ta có rất nhiều câu chuyện về tình yêu cần được khám phá", trong các cộng đồng và cha mẹ chăm sóc cho gia đình họ, và trong các chuyên gia và công nhân "chân thành tham gia" vào các nhiệm vụ khác nhau của họ.
“Đôi khi sự vĩ đại và hoành tráng của các dự án của chúng ta có thể khiến chúng ta quên mất điều này, và đánh lừa chúng ta nghĩ rằng chúng ta có thể là tác giả duy nhất của cuộc sống, của sự giàu có, hạnh phúc và an lạc của mình”, ngài nói, nhưng nói rằng “cuối cùng, cuộc sống đưa chúng ta trở lại với một thực tại: không có tình yêu, chúng ta chẳng là gì cả”.
Đức tin là nguồn gốc của tình yêu này, ngài nói, bởi vì Chúa yêu thế gian đủ để hy sinh người con trai duy nhất của mình để giải thoát và cứu chuộc nhân loại, và do đó, “Trong Chúa Kitô, tất cả những gì chúng ta là và có thể trở thành đều có nguồn gốc và sự viên mãn của chúng”.
Ngoài những kiệt tác về kiến trúc và sự đổi mới đặc trưng của Singapore, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho biết những khía cạnh đẹp nhất của xã hội là “những người anh chị em mà chúng ta gặp gỡ, không phân biệt đối xử, mỗi ngày trên con đường của chúng ta, như chúng ta thấy trong xã hội và Giáo hội Singapore, những nơi có sự đa dạng về sắc tộc nhưng vẫn đoàn kết và liên đới!”
Đức Giáo Hoàng cho biết, lòng bác ái chân chính có khả năng tôn trọng những người dễ bị tổn thương và yếu đuối, có khả năng đồng hành với những người đang tìm kiếm định hướng trong cuộc sống, và cũng “hào phóng và tử tế trong việc tha thứ vượt quá mọi tính toán và thước đo”.
Để đạt được mục đích này, ngài đã chỉ ra Đức Trinh Nữ Maria, người “đã mang lại hy vọng cho rất nhiều người bằng sự hỗ trợ và hiện diện của mình, điều mà ngài vẫn tiếp tục làm,” và Thánh Phanxicô Xaviê, “người đã tìm thấy lòng hiếu khách ở đây nhiều lần trong các chuyến hành trình truyền giáo của mình.”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô kết thúc bằng lời kêu gọi người Công Giáo ở Sing apore thực hiện “một cam kết liên tục lắng nghe và đáp lại một cách sẵn sàng những lời mời gọi yêu thương và sống công bằng mà vẫn tiếp tục đến với chúng ta ngày hôm nay từ tình yêu vô hạn của Thiên Chúa.”
Trước Thánh lễ, Đức Phanxicô đã có chuyến thăm xã giao tới Tổng thống Singapore Tharman Shanmugaratnam và có cuộc gặp riêng với Thủ tướng Lawrence Wong.
Vào thứ Sáu, ngày cuối cùng của ngài ở đất nước này, Đức Giáo Hoàng sẽ có cuộc gặp gỡ với những người trẻ tuổi trước khi đến sân bay và lên chuyến bay trở về Rome.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô được tặng quà trên chuyến bay dài nhất từ trước đến nay
Vũ Văn An
14:54 12/09/2024
Camille Dalmas của tạp chí Aleteia, ngày 11/09/24, nhận định rằng thật đáng lưu ý khi được tận mắt chứng kiến Đức Giáo Hoàng trên những chuyến bay này, đưa ngài đến với những người Công Giáo cách xa Rome.
Trong mỗi chuyến tông du quốc tế, Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thói quen chào từng nhà báo một tại chỗ ngồi của họ trên máy bay. Thói quen thân thiện này thường kéo dài khoảng 20 phút và tạo cơ hội cho những người chuyên nghiệp này, những người thường xuyên theo dõi Đức Giáo Hoàng, trao đổi đôi lời với ngài. Nhưng nó cũng dẫn đến một cuộc chơi quay vòng kỳ lạ, ngày càng thường xuyên hơn.
“Tôi là người bắt đầu xu hướng này”, một nhà báo đã quen với các chuyến tông du tuyên bố.
Xu hướng đang được đề cập là tận dụng cuộc trò chuyện ngắn ngủi đó với Đức Phanxicô để tặng ngài một món quà.
Quà tặng đủ loại
Không thể phủ nhận rằng người đồng nghiệp giàu kinh nghiệm này rất giỏi trong nghệ thuật tôn vinh Đức Giáo Hoàng … đôi khi là những bức tranh về “Teresina”, như cách bà được gọi bằng tiếng Ý – Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu, người mà Đức Giáo Hoàng rất yêu quý.
Một điểm đặc biệt của chuyến đi cuối cùng này là hình ảnh được tặng được gói trong một chiếc túi vải bố ca cao từ Papua New Guinea, một trong những điểm đến đang chờ đợi họ.
Trên máy bay đến Jakarta, một món quà thỉnh thoảng đã gây ra tiếng cười cho mọi người. Ví dụ, một nhà báo người Argentina đã tặng Đức Giáo Hoàng một chiếc quạt điện cầm tay nhỏ để giúp ngài xua tan cái nóng mà ngài và khán giả của mình sẽ phải đối mặt trong chuyến thăm.
Sau đó, một đồng nghiệp người Mỹ đã thấy khuôn mặt của Đức Giáo Hoàng sáng lên với một nụ cười lớn khi ngài nhận ra Chân phước Carlo Acutis, một vị thánh tương lai của Ý, trên bìa cuốn sách mà cô tặng ngài.
Vị Giám mục Rome dường như cũng đánh giá cao những “bonbones” (kẹo) của Argentina mà bà đã lén lút tuồn cho Đức Giáo Hoàng từ một vùng đất xa xôi.
Một phóng viên khác, một người Pháp, đã tặng Đức Giáo Hoàng một chiếc đèn đội đầu, chắc chắn không có nhiều tác dụng đối với Đức Giáo Hoàng, nhưng nó đã phục vụ một mục đích có ý nghĩa: Nó đã giúp những người cứu hộ tìm thấy một người di cư khi chiếc thuyền của ông ta trôi dạt trong đêm.
“Một dấu hiệu của hy vọng”, người đồng nghiệp này bình luận, người đã được Đức Giáo Hoàng nồng nhiệt cảm ơn.
Một người Piedmont sau đó đã tặng ngài một cây thánh giá làm từ dây thừng biển, một nghề thủ công và sau đó là nghề công nghiệp đặc sản của vùng quê của gia đình Bergoglio. Ngay sau đó, một nhà báo người Đức đã tiếp tục với một thánh tích của một trong những nhà thông thái mà cha cô tìm thấy, trong khi một người Pháp có đầu óc chiến lược hơn đã hứa với Đức Giáo Hoàng sẽ mang đến Vatican bức ảnh cuối cùng của Tổng giám mục Romero, được chụp ngay trước khi ông bị ám sát.
Đội xử lý quà tặng của Đức Thánh Cha
Không biết mệt mỏi, Đức Phanxicô cảm ơn từng nhà tài trợ hào phóng, cầm lấy “regalo” và giơ lên vai, sau đó một bàn tay xuất hiện và làm nó biến mất.
Sau khi chào Đức Giáo Hoàng, tôi quan sát đoàn rước đơn giản và hiệu quả này đi theo ngài giữa các ghế ngồi trên máy bay: đầu tiên là quản gia của ngài, một người khổng lồ với nụ cười dịu dàng, mang theo một chiếc vali dày, sau đó là ba cảnh sát trẻ của Vatican.
Trong khi ba người đàn ông vô danh chờ đợi, tay họ dần chất đầy các gói, túi và hộp đựng đủ loại kẹo... và khi kết thúc vòng chào hỏi này, họ kết thúc bằng đầy những món quà tặng cho Đức Giáo Hoàng.
Chuyến đi của Đức Giáo Hoàng giữa thế giới thứ ba và thứ nhất là một thế giới thu nhỏ của triều giáo hoàng và thông điệp 11 năm của ngài
Vũ Văn An
17:56 12/09/2024
Elise Ann Allen viết cho tờ Catholic Herald, ngày 12 tháng 9 năm 2024, nhận định rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đi từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới đến một trong những quốc gia giàu có nhất vào ngày 11 tháng 9, bỏ lại đám đông bụi bặm nhưng sôi động và nhiệt tình của Đông Timor, và đến thành phố-quốc gia siêu hiện đại và giàu có Singapore.
Chuyến đi của Đức Phanxicô đến Châu Á và Châu Đại Dương – chuyến đi dài nhất và xa nhất, và cho đến nay là gian khổ nhất, trong 11 năm triều giáo hoàng của ngài – theo nhiều cách là sự tương phản trong các thực tại hoàn cầu, một ví dụ về sự chênh lệch lớn giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển.
Về bản chất, chuyến đi là một thế giới thu nhỏ của toàn bộ triều giáo hoàng của Đức Phanxicô và tinh thần nghèo đói, đoàn kết, đối thoại và tình anh em mà ngài đã tìm cách phát triển trong Giáo hội – và trên thế giới.
Như chính ngài đã mô tả, chuyến đi phần lớn là một chuyến đi "đến vùng ngoại vi", với chuyến thăm của giáo hoàng đến Papua New Guinea xinh đẹp nhưng nghèo đói và đầy rẫy tội phạm, và quốc gia nhỏ bé và bần cùng Đông Timor.
Tuy nhiên, Đông Timor - một quốc gia chỉ có 1.3 triệu người - thiếu về quy mô, nhưng bù lại bằng sự nhiệt tình, với khoảng 98 phần trăm dân số tự nhận là người Công Giáo. Đây là một trong hai quốc gia chủ yếu theo Công Giáo ở Châu Á.
Sự phấn khích về chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng nơi người dân địa phương đã được cảm nhận từ rất lâu trước khi ngài đến. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một vị giáo hoàng đến Đông Timor sau 35 năm, với Đức Phanxicô đi theo bước chân của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, người đã đến đó vào năm 1989, trước khi quốc gia này giành được độc lập vào năm 2002.
Từ lúc ngài đến cho đến khi rời đi, Đức Phanxicô đã được chào đón bởi đám đông khổng lồ xếp hàng dọc hai bên đường bất cứ nơi nào ngài và đoàn tùy tùng của ngài đi qua, khi họ vẫy tay, reo hò và giơ cao những tấm biển cầu xin phước lành hoặc nói với Đức Giáo Hoàng rằng họ yêu ngài.
Gần như mọi biển báo trên phố đều có biểu ngữ quảng cáo chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng, và gần như mọi tòa nhà đều có hình ảnh Đức Giáo Hoàng và huy hiệu chính thức của chuyến đi.
Các con phố được phủ kín những chiếc ô màu vàng và trắng - màu sắc của Vatican - đã được phát trước khi Đức Giáo Hoàng đến, vì những người đã chờ đợi hàng giờ đồng hồ đã che chắn mình khỏi ánh nắng mặt trời.
Nhiều người đã khóc khi Đức Giáo Hoàng đi qua, và tại buổi lễ chào đón chính thức của ngài, mẹ của một trong những nhân viên của tổng thống đã cầm một cây thánh giá lớn và cờ Vatican, hét lên: "Thưa Đức Giáo Hoàng, xin chúc lành cho con, chúc lành cho con!" khi ngài lái xe qua.
Không khí trên thực địa rất sôi động và thoải mái, với Thủ tướng Xanana Gusmão của đất nước, đích thân chào đón các nhà báo trong đoàn tùy tùng của Giáo hoàng và giúp họ xuống xe buýt khi họ đến dự lễ chào đón chính thức của Đức Giáo Hoàng tại dinh tổng thống.
Ông cũng bất ngờ xuất hiện tại sân bay trước khi Đức Giáo Hoàng rời khỏi, xuất hiện tại hàng kiểm tra an ninh nơi các nhà báo trong đoàn tùy tùng của Vatican đang kiểm tra hành lý của họ qua an ninh.
Một trong những tình nguyện viên đã kể với các nhà báo về cách chính phủ Đông Timor, nơi có khoảng 42 phần trăm dân số sống dưới mức nghèo khổ, đã nỗ lực rất nhiều để dọn dẹp thủ đô trước khi Đức Giáo Hoàng đến.
Cô nói, một số người đã khó chịu với số tiền mà chính phủ đã chi cho việc chuẩn bị cho chuyến đi của Đức Giáo Hoàng, trong khi những người khác sẵn sàng chi bất cứ khoản tiền nào để chào đón Đức Giáo Hoàng một cách thích đáng.
Có lẽ ví dụ rõ ràng nhất về sức mạnh của đức tin đang lan tỏa ở Đông Timor, nơi có hơn 60 phần trăm dân số dưới 30 tuổi, là Thánh lễ cuối cùng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, được cử hành tại một khu vực rộng lớn, khô cằn nơi quân đội Indonesia từng chôn cất những chiến binh giành độc lập của Timor.
Khoảng 600,000 người - gần một nửa dân số cả nước - đã đến tham dự Thánh lễ, một số người đã dành cả đêm và chờ đợi cả ngày dưới cái nắng nóng, được che mát bởi những chiếc ô "của Giáo hoàng", đánh dấu một trong những sự kiện có lượng người tham dự lớn nhất từ trước đến nay của Đức Giáo Hoàng xét theo tỷ lệ dân số của một quốc gia.
Trong suốt chuyến thăm, Đức Giáo Hoàng Phanxicô luôn tràn đầy năng lực và có bài phát biểu hoàn toàn ngẫu hứng trước một nhóm thanh niên trước khi rời đi. Ngài cũng đã đưa ra lời cảnh báo về chủ nghĩa giáo sĩ trị đối với các giáo sĩ trong nước, nơi các linh mục được đối xử như vương giả, và nói với người dân địa phương rằng đừng nản lòng trước khó khăn hay thử thách.
Đối với người dân Đông Timor, nơi tình trạng thất nghiệp và suy dinh dưỡng thường là mối lo ngại lớn đối với người dân, những gì họ thiếu về vật chất, họ đã bù đắp bằng đức tin.
Ngược lại, khi Đức Giáo Hoàng hạ cánh xuống Singapore, bay trên chiếc máy bay duy nhất của Đông Timor, một chiếc Airbus A320, ngài đã đặt chân đến một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới, nơi đường phố sạch sẽ và ngăn nắp, không có người vô gia cư nào xuất hiện và các trung tâm mua sắm tô điểm cho hầu hết mọi khu phố trong thành phố.
Kể từ khi giành được độc lập từ Malaysia vào năm 1965, Singapore, một trong những cường quốc tài chính của Châu Á, đã chuyển mình từ một cảng thuộc địa với ít tài nguyên thiên nhiên thành một thế lực kinh tế và được coi là một trong những "câu chuyện Lọ Lem" ấn tượng nhất thế giới từ nghèo khó thành giàu có.
Được biết đến với sự đa dạng về văn hóa, sắc tộc và tôn giáo, Singapore là nhà vô địch của “sự thống nhất trong đa dạng” mà Đức Giáo Hoàng thường xuyên ủng hộ, và xét đến vị trí của mình cùng mối quan hệ quốc tế tốt đẹp mà mình duy trì, Singapore cũng là trung tâm của chủ nghĩa đa phương ở Châu Á và là một nhân tố chủ chốt trong đàm phán các vấn đề hoàn cầu.
Cho đến nay, Đức Giáo Hoàng, người đã được chào đón bằng một buổi lễ nhỏ tại sân bay và đã có cuộc họp chính thức với các nhà chức trách quốc gia vào ngày 12 tháng 9, trước khi cử hành Thánh lễ cho khoảng 50,000 người Công Giáo của đất nước, đã thúc giục Singapore sử dụng các mối quan hệ đa phương của mình để giúp tạo điều kiện cho hòa bình trên thế giới. Ngài cũng thúc giục Singapore giúp giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, vấn đề mà Đức Giáo Hoàng thường nói là ảnh hưởng đến những thành viên nghèo nhất và yếu nhất của xã hội.
Những người Công Giáo tham dự Thánh lễ của Đức Giáo Hoàng tại Singapore rất nhiệt tình và đã lấp đầy Sân vận động SportsHub - nơi Taylor Swift đã biểu diễn vào tháng 3 - bằng các bài hát, thánh ca và lời cầu nguyện trước khi Đức Giáo Hoàng đến.
Ở Singapore, Đức Giáo Hoàng đến đây không phải để truyền tải thông điệp động viên người nghèo và người bị thiệt thòi, mà là lời kêu gọi những người giàu có không được bỏ rơi người nghèo, và không để những người yếu thế và dễ bị tổn thương bị lạc lối trong quá trình theo đuổi tiến bộ kinh tế và kỹ thuật.
Do đó, chuyến đi của ngài đến Châu Á và Châu Đại Dương theo nhiều cách là nỗ lực của ngài nhằm thu hẹp “khoảng cách” mà ngài cho là hiện hữu giữa các vùng ngoại vi của thế giới và các cường quốc trên thế giới – làm sáng tỏ những vùng bên lề của thế giới, đồng thời kêu gọi những người nắm giữ của cải và quyền lực không được quên những người kém may mắn hơn khi nói đến chính sách, thương mại, tính bền vững và việc tìm kiếm hòa bình.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh tấm bảng nhỏ trên thập gía
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
17:26 12/09/2024
Hình ảnh tấm bảng nhỏ trên thập gía
Thập gía Chúa Giêsu to hay nhỏ là báu vật thánh của người Kitô hữu. Là Logo của đức tin Kitô giáo.Thập gía Chúa Giêsu được treo trên nóc và trong thánh đường, nơi nhà tư chỗ cao trong nhà để tôn kính. Ở bên xã hội các đất nước Âu châu cây thập gía còn được dựng trên đỉnh núi cao, như trên đỉnh ngọn núi Zugspritze cao 2962 mét ở biên giới hai nước Đức và Áo, hay nơi vệ đường nữa…
Hình thập gía có hai cây gỗ hay hai thanh sắt: một chiều thẳng dựng đứng vươn lên không trung trời cao, và một cây chiều ngang theo đường chân trời, đóng chặt vào nhau tạo thành hình dấu cộng. Trên thập gía có hình tượng Chúa Giêsu bị đóng đinh hai tay dang ra vào cây ngang, thân mình thẳng theo chiều cây thẳng đứng, và trên đầu cây thậy gía còn có một tấm bảng nhỏ ghi khắc bốn mẫu tự : INRI.
Bốn mẫu tự này nói lên hình ảnh gì?
Người tín hữu Chúa Kitô tôn thờ thập gía Chúa Giêsu Kitô, Đấng là Con Thiên Chúa, xuống trần gian làm người đã hy sinh dấn thân chịu bị xử tử đóng đinh vào thập gía và chết trên đó, mang đến sự chữa lành ơn cứu chuộc cho phần rỗi linh hồn con người. Sự chết của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, Đấng Thánh đã thánh hóa cây thập gía. Cây gỗ thập gía Chúa Giêsu vì thế trở thành cây thánh gía cho đức tin người tín hữu Chúa Kitô.
“ Cây thập gía là hình ảnh dấu chỉ tình yêu của Thiên Chúa, và là hình ảnh sự hy sinh hiến lễ của Chúa Giêsu Kitô.” ( Đức Gíao hoàng Phanxicô)
Khi tôn thờ chiêm ngắm cầu nguyện, người tín hữu Chúa Kitô hướng con mắt tâm hồn lên thập gía. Lẽ dĩ nhiên hình tượng Chúa Giêsu Kitô bị đóng đinh trên đó là điểm trung tâm chính yếu của thánh gía. Nhưng dẫu vậy -nó không thuộc về lãnh vực đức tin để tôn thờ- còn có một chi tiết, một điểm liên quan mật thiết với sự chết của Chúa Giêsu Kitô trên đó: Tấm bảng treo trên đầu cây thánh gía. Tấm bảng án tử hình này được ghi tắt và gọn với bốn mẫu tự: INRI.
Đây là luật pháp thời đế quốc Roma xa xưa, phải nêu tên cùng lý do tại sao người này bị án xử. Đế quốc Roma từ thời trước Chúa Giesu đến xâm chiếm cai trị đất nước Do Thái, hầu như cả vùng Trung Đông nữa, mà Chúa Giêsu bị xử án hành quyết vào thời tổng trấn Pilatus đại diện hoàng đế Roma làm quan toàn quyền của đế quốc Roma.
Bản án bốn chữ INRI này do chính quan Pilatus truyền viết. Bốn mẫu tự này viết tắt của dòng chữ: Iesus Nazareus Rex Iudaeorum =Jesus thành Nazareth Vua dân Do Thái!
Tấm bảng bản án INRI thập gía Chúa Giesu Kitô được cả bốn Thánh sử phúc âm ghi thuật lại:
-Thánh sử Mattheus viết: “ Phía trên đầu Người, chúng đặt bản án xử tội viết rằng: “Người này là Giê-su, vua dân Do-thái.” ( Mt 27,37)
-Thánh sử Marcus viết: “Bản án xử tội Người viết rằng: “Vua người Do-thái” ( Mc 15,26)
-Thánh sử Lucas viết: “Phía trên đầu Người, có bản án viết: “Đây là vua người Do-thái.” ( Lc 23,38)
-Thánh sử Gioan viết chi tiết hơn: “Ông Phi-la-tô cho viết một tấm bảng và treo trên thập giá; bảng đó có ghi: “Giê-su Na-da-rét, Vua dân Do-thái.”20 Trong dân Do-thái, có nhiều người đọc được bảng đó, vì nơi Đức Giê-su bị đóng đinh là một địa điểm ở gần thành. Tấm bảng này viết bằng các tiếng: Híp-ri, La-tinh và Hy-lạp.21 Các thượng tế của người Do-thái nói với ông Phi-la-tô: “Xin ngài đừng viết: “Vua dân Do-thái”, nhưng viết: “Tên này đã nói: Ta là Vua dân Do-thái”.”22 Ông Phi-la-tô trả lời: “Ta viết sao, cứ để vậy!” ( 19,19-22).
Thánh gía Chúa Giêsu bên Chính Thống giáo không viết bảng bản án với mẫu tự INRI, nhưng với bốn mẫu tự khác INBI, theo ngôn ngữ Hy lạp Ἰησοῦς ὁ Ναζωραῖος ὁ Bασιλεὺς τῶν Ἰουδαίων, Ihsous Nazoraios Basileus ton Ioudaion = Jesus người xứ Nazareth, Vua dân Do Thái!
Theo ngôn ngữ Aramaer, tiếng Do Thái cổ, tên Giesu là Yeshu chuyển dịch thành Yeshu-a và Yeh-shoo. Và sau này khi bản văn Kinh thánh được dịch từ tiếng Hylạp sang tiếng Latinh viết thành Iesus. Tên Jehoschua vào thời điểm các Thánh sử viết phúc âm thông dụng trong dân gian, như trong gia phả Chúa Giêsu nơi Thánh sử Luca ( Lc 3,29) có một vị thuộc hàng tổ tiên Chúa Giêsu cũng tên là Giesu. Ngoài ra tên Josua, một vị thủ lãnh bên cạnh Tiên tri Mose dẫn dân Thiên Chúa từ Aicập đi về quê hương đất nước Chúa hứa ban, và cũng là người kế vị Mose sau khi Mose qua đời. Thánh Phaolo cũng có một người cộng tác trung thành tên là Jesus ( Col. 4,11).
Ngày nay bên nước Tây ban Nha tên Jesus là tên phổ thông của nhiều người. Nhiều cầu thủ bóng đá miền Nam Mỹ nổi danh cũng có tên Jesus.
Tên Chúa Jesus gắn liền với sứ mạng truyền giáo của Ngài. Khi Thiên Thần hiện ra trong giấc mơ báo tin cho Ông Joseph, đã nói về Maria: Chị ta sẽ hạ sinh một con trai, và anh sẽ phải đặt tên nó là Jesus. Vì nó sẽ cứu chuộc dân khỏi tội lỗi.” ( Mt 1,21). Bản văn tiếng Do Thái viết: Anh phải đặt tên nó là Jeschua, vì nó sẽ cứu chuộc dân nó. Như thế tên Jeschua mang ý nghĩa Jah cứu chuộc: Jah viết tắt tên của Thiên Chúa, Đấng là sức mạnh ( XH 15,2), và Schua: cứu chuộc.
Khoa nghiên cứu lịch sử Kinh Thánh đưa ra kết luận: Chúa Jesus thành Nazareth vào ngày 14. Tháng Nissan (theo lịch Do Thái) năm 33., hay vào ngày 15. Tháng Nissan năm 30. khoảng 15 giờ đã chết trên thập gía ở đồi Golgotha phía bắc trước các cổng thành Jerusalem.
Dựa theo ý nghĩa nguồn gốc tên Chúa Jesus theo tiếng Do Thái, như trên bảng bản án mà Pilatus cho viết tắt là INRI gắn trên đầu thập gía, giúp suy nhận ra sự chết của Chúa Giêsu Kitô trên thập gía không là dấu tận cùng chấm hết. Nhưng là công cuộc cứu chuộc, ơn chữa lành của Thiên Chúa cho trần gian. Và Người sẽ lại đến trong vinh quang như lời tuyên xưng trong mỗi thánh lễ: “ Lạy Chúa, chúng con loan truyền việc Chúa chịu chết cho tới khi Chúa đến”.
Lễ suy tôn Thánh giá Chúa Giêsu, 14.09.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Thập gía Chúa Giêsu to hay nhỏ là báu vật thánh của người Kitô hữu. Là Logo của đức tin Kitô giáo.Thập gía Chúa Giêsu được treo trên nóc và trong thánh đường, nơi nhà tư chỗ cao trong nhà để tôn kính. Ở bên xã hội các đất nước Âu châu cây thập gía còn được dựng trên đỉnh núi cao, như trên đỉnh ngọn núi Zugspritze cao 2962 mét ở biên giới hai nước Đức và Áo, hay nơi vệ đường nữa…
Hình thập gía có hai cây gỗ hay hai thanh sắt: một chiều thẳng dựng đứng vươn lên không trung trời cao, và một cây chiều ngang theo đường chân trời, đóng chặt vào nhau tạo thành hình dấu cộng. Trên thập gía có hình tượng Chúa Giêsu bị đóng đinh hai tay dang ra vào cây ngang, thân mình thẳng theo chiều cây thẳng đứng, và trên đầu cây thậy gía còn có một tấm bảng nhỏ ghi khắc bốn mẫu tự : INRI.
Bốn mẫu tự này nói lên hình ảnh gì?
Người tín hữu Chúa Kitô tôn thờ thập gía Chúa Giêsu Kitô, Đấng là Con Thiên Chúa, xuống trần gian làm người đã hy sinh dấn thân chịu bị xử tử đóng đinh vào thập gía và chết trên đó, mang đến sự chữa lành ơn cứu chuộc cho phần rỗi linh hồn con người. Sự chết của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, Đấng Thánh đã thánh hóa cây thập gía. Cây gỗ thập gía Chúa Giêsu vì thế trở thành cây thánh gía cho đức tin người tín hữu Chúa Kitô.
“ Cây thập gía là hình ảnh dấu chỉ tình yêu của Thiên Chúa, và là hình ảnh sự hy sinh hiến lễ của Chúa Giêsu Kitô.” ( Đức Gíao hoàng Phanxicô)
Khi tôn thờ chiêm ngắm cầu nguyện, người tín hữu Chúa Kitô hướng con mắt tâm hồn lên thập gía. Lẽ dĩ nhiên hình tượng Chúa Giêsu Kitô bị đóng đinh trên đó là điểm trung tâm chính yếu của thánh gía. Nhưng dẫu vậy -nó không thuộc về lãnh vực đức tin để tôn thờ- còn có một chi tiết, một điểm liên quan mật thiết với sự chết của Chúa Giêsu Kitô trên đó: Tấm bảng treo trên đầu cây thánh gía. Tấm bảng án tử hình này được ghi tắt và gọn với bốn mẫu tự: INRI.
Đây là luật pháp thời đế quốc Roma xa xưa, phải nêu tên cùng lý do tại sao người này bị án xử. Đế quốc Roma từ thời trước Chúa Giesu đến xâm chiếm cai trị đất nước Do Thái, hầu như cả vùng Trung Đông nữa, mà Chúa Giêsu bị xử án hành quyết vào thời tổng trấn Pilatus đại diện hoàng đế Roma làm quan toàn quyền của đế quốc Roma.
Bản án bốn chữ INRI này do chính quan Pilatus truyền viết. Bốn mẫu tự này viết tắt của dòng chữ: Iesus Nazareus Rex Iudaeorum =Jesus thành Nazareth Vua dân Do Thái!
Tấm bảng bản án INRI thập gía Chúa Giesu Kitô được cả bốn Thánh sử phúc âm ghi thuật lại:
-Thánh sử Mattheus viết: “ Phía trên đầu Người, chúng đặt bản án xử tội viết rằng: “Người này là Giê-su, vua dân Do-thái.” ( Mt 27,37)
-Thánh sử Marcus viết: “Bản án xử tội Người viết rằng: “Vua người Do-thái” ( Mc 15,26)
-Thánh sử Lucas viết: “Phía trên đầu Người, có bản án viết: “Đây là vua người Do-thái.” ( Lc 23,38)
-Thánh sử Gioan viết chi tiết hơn: “Ông Phi-la-tô cho viết một tấm bảng và treo trên thập giá; bảng đó có ghi: “Giê-su Na-da-rét, Vua dân Do-thái.”20 Trong dân Do-thái, có nhiều người đọc được bảng đó, vì nơi Đức Giê-su bị đóng đinh là một địa điểm ở gần thành. Tấm bảng này viết bằng các tiếng: Híp-ri, La-tinh và Hy-lạp.21 Các thượng tế của người Do-thái nói với ông Phi-la-tô: “Xin ngài đừng viết: “Vua dân Do-thái”, nhưng viết: “Tên này đã nói: Ta là Vua dân Do-thái”.”22 Ông Phi-la-tô trả lời: “Ta viết sao, cứ để vậy!” ( 19,19-22).
Thánh gía Chúa Giêsu bên Chính Thống giáo không viết bảng bản án với mẫu tự INRI, nhưng với bốn mẫu tự khác INBI, theo ngôn ngữ Hy lạp Ἰησοῦς ὁ Ναζωραῖος ὁ Bασιλεὺς τῶν Ἰουδαίων, Ihsous Nazoraios Basileus ton Ioudaion = Jesus người xứ Nazareth, Vua dân Do Thái!
Theo ngôn ngữ Aramaer, tiếng Do Thái cổ, tên Giesu là Yeshu chuyển dịch thành Yeshu-a và Yeh-shoo. Và sau này khi bản văn Kinh thánh được dịch từ tiếng Hylạp sang tiếng Latinh viết thành Iesus. Tên Jehoschua vào thời điểm các Thánh sử viết phúc âm thông dụng trong dân gian, như trong gia phả Chúa Giêsu nơi Thánh sử Luca ( Lc 3,29) có một vị thuộc hàng tổ tiên Chúa Giêsu cũng tên là Giesu. Ngoài ra tên Josua, một vị thủ lãnh bên cạnh Tiên tri Mose dẫn dân Thiên Chúa từ Aicập đi về quê hương đất nước Chúa hứa ban, và cũng là người kế vị Mose sau khi Mose qua đời. Thánh Phaolo cũng có một người cộng tác trung thành tên là Jesus ( Col. 4,11).
Ngày nay bên nước Tây ban Nha tên Jesus là tên phổ thông của nhiều người. Nhiều cầu thủ bóng đá miền Nam Mỹ nổi danh cũng có tên Jesus.
Tên Chúa Jesus gắn liền với sứ mạng truyền giáo của Ngài. Khi Thiên Thần hiện ra trong giấc mơ báo tin cho Ông Joseph, đã nói về Maria: Chị ta sẽ hạ sinh một con trai, và anh sẽ phải đặt tên nó là Jesus. Vì nó sẽ cứu chuộc dân khỏi tội lỗi.” ( Mt 1,21). Bản văn tiếng Do Thái viết: Anh phải đặt tên nó là Jeschua, vì nó sẽ cứu chuộc dân nó. Như thế tên Jeschua mang ý nghĩa Jah cứu chuộc: Jah viết tắt tên của Thiên Chúa, Đấng là sức mạnh ( XH 15,2), và Schua: cứu chuộc.
Khoa nghiên cứu lịch sử Kinh Thánh đưa ra kết luận: Chúa Jesus thành Nazareth vào ngày 14. Tháng Nissan (theo lịch Do Thái) năm 33., hay vào ngày 15. Tháng Nissan năm 30. khoảng 15 giờ đã chết trên thập gía ở đồi Golgotha phía bắc trước các cổng thành Jerusalem.
Dựa theo ý nghĩa nguồn gốc tên Chúa Jesus theo tiếng Do Thái, như trên bảng bản án mà Pilatus cho viết tắt là INRI gắn trên đầu thập gía, giúp suy nhận ra sự chết của Chúa Giêsu Kitô trên thập gía không là dấu tận cùng chấm hết. Nhưng là công cuộc cứu chuộc, ơn chữa lành của Thiên Chúa cho trần gian. Và Người sẽ lại đến trong vinh quang như lời tuyên xưng trong mỗi thánh lễ: “ Lạy Chúa, chúng con loan truyền việc Chúa chịu chết cho tới khi Chúa đến”.
Lễ suy tôn Thánh giá Chúa Giêsu, 14.09.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
VietCatholic TV
Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ giới trẻ Đông Timor. Lưu luyến chia tay
VietCatholic Media
02:00 12/09/2024
Su-30 đang ném bom Ukraine, bất ngờ nổ tan xác, nghi F-16 bắn hạ. Kursk: Nga tuyên bố tổng phản công
VietCatholic Media
04:34 12/09/2024
1. Chiến đấu cơ Su-30 của Nga biến mất trên Hắc Hải sau khi bắn vào Ukraine. Nhiều khả năng trúng hỏa tiễn từ F-16 của Ukraine
Một chiến đấu cơ Su-30SM của Nga đã biến mất khỏi radar trên Hắc Hải vào cuối ngày Thứ Tư, 11 Tháng Chín, làm dấy lên lo ngại rằng máy bay có thể đã bị bắn tan xác.
Theo báo cáo từ kênh Telegram Crimea Wind, trích dẫn nguồn tin từ phương tiện truyền thông Nga, máy bay phản lực đã phóng hỏa tiễn về phía Ukraine trước khi biến mất.
Su-30SM, một chiến binh đa năng, được cho là đã bắn bốn hỏa tiễn chống bức xạ Kh-31P về phía đất liền Ukraine trong khi làm nhiệm vụ.
Đây là một phần của hoạt động quân sự thường lệ khi nó biến mất. Máy bay được bố trí tại phi trường Krymsk ở vùng Krasnodar của Nga, nơi thường xuyên triển khai chiến đấu cơ chiến đấu cơ cho các nhiệm vụ trong và xung quanh Hắc Hải trong bối cảnh căng thẳng quân sự gia tăng trong khu vực.
Sau khi máy bay mất tích, Hạm đội Hắc Hải của Nga đã tiến hành một hoạt động tìm kiếm và cứu nạn. Theo Crimea Wind, các trực thăng từ căn cứ không quân Kacha, bao gồm các máy bay trực thăng Mi-8 và Ka-27, đã ngay lập tức được điều động để xác định vị trí máy bay mất tích. Trong quá trình tìm kiếm, các đội được cho là đã phát hiện ra một vệt dầu loang lớn có đường kính khoảng 3 km trong khu vực tìm kiếm được chỉ định. Ngoài ra, các mảnh vỡ được cho là từ máy bay, bao gồm cả một cánh máy bay, cũng được phát hiện.
Bất chấp những phát hiện được báo cáo, việc thu hồi xác máy bay cho đến nay vẫn chưa thành công và số phận của máy bay cùng phi hành đoàn vẫn chưa chắc chắn.
Giả thuyết đáng tin cậy nhất cho đến nay là khi chiếc Su-30SM đang ở trong không phận Krasnodar của Nga bình thản phóng hỏa tiễn tấn công Ukraine, nó đã bị một chiếc F-16 của không quân Ukraine phóng hỏa tiễn không đối không dẫn đường bằng radar AIM-120. Hỏa tiễn này có khả năng làm nổ tan xác chiếc máy bay xấu số của Nga.
Joni Askola, một nhà phân tích người Phần Lan cho rằng đó là giả thuyết duy nhất đứng vững cho đến nay. Ngay từ đầu, người ta đã thấy các chiến đấu cơ F-16 luôn bay cùng một cặp hỏa tiễn không đối không dẫn đường bằng hồng ngoại AIM-9 và hỏa tiễn không đối không dẫn đường bằng radar AIM-120.
Tuy nhiên, phía Ukraine không thể xác nhận điều này vì cho đến nay, họ vẫn chưa được phép phóng các loại hỏa tiễn này tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Chiến đấu cơ Su-30SM, được Không quân Nga đưa vào sử dụng năm 2012, được coi là một trong những máy bay tiên tiến nhất của Nga. Nó được thiết kế cho các nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không và cũng có thể thực hiện các vai trò tấn công mặt đất.
Vụ việc mới nhất liên quan đến chiếc Su-30SM mất tích là một trong hàng loạt các sự việc gần đây liên quan đến lực lượng không quân Nga, làm dấy lên mối lo ngại về tính an toàn và độ tin cậy của máy bay quân sự nước này. Vào cuối tháng 8, một chiếc trực thăng Mi-8 của Nga chở khoảng 20 người đã mất tích, tiếp tục làm dấy lên các cuộc thảo luận về những thách thức trong hoạt động mà lực lượng không quân quân sự Nga phải đối mặt.
Đầu năm nay, một máy bay ném bom chiến đấu Su-34 đã rơi ở nước cộng hòa Bắc Ossetia, khiến phi hành đoàn trên máy bay thiệt mạng. Những vụ tai nạn tương tự đã xảy ra ở nhiều vùng khác nhau của Nga, bao gồm vụ tai nạn trực thăng Mi-8 ở vùng Chelyabinsk năm ngoái, khiến tất cả hành khách thiệt mạng.
Trong khi đó, quân đội Ukraine cũng đã thành công trong việc tiêu diệt một số máy bay của Nga trong năm nay bằng các cuộc tấn công có mục tiêu. Vào tháng 6, quân đội Ukraine đã công bố một bản đồ cho thấy nơi xảy ra các cuộc tấn công làm hư hại hoặc phá hủy hơn 30 máy bay của Nga tại thời điểm đó vào năm 2024.
“Quân đội Ukraine tiếp tục phá hủy hiệu quả chiến đấu cơ của Nga, bao gồm cả việc sử dụng vũ khí phương Tây”, Cựu Tư Lệnh lực lượng không quân Ukraine, Trung tướng Mykola Oleshchuk, cho biết như trên.
Ông đưa ra một bản đồ cho thấy hầu hết các cuộc không kích diễn ra ở miền đông Ukraine bị tạm chiếm, hướng về phía mặt trận phía nam của khu vực Zaporizhzhia và Crimea. Nó cũng cho thấy các cuộc tấn công trên Biển Azov và hai cuộc tấn công trong lãnh thổ Nga.
StratCom của Ukraine cho biết các máy bay bị bắn trúng bao gồm chín chiếc Sukhoi (Su-25), một chiếc Su-57, một chiếc Su-35, một chiếc Su-35S, khoảng 13 chiếc Su-34 và hai chiếc Mikoyan (MiG-31).
Ông cũng cho biết không quân Ukraine đã loại khỏi vòng chiến hai máy bay cảnh báo sớm và kiểm soát AEW Beriev A-50, một máy bay ném bom động cơ phản lực Ilyushin Il-22M11 và một máy bay ném bom chiến lược và tấn công trên biển tầm xa Tupolev Tu-22M3.
[Newsweek: Russian Su-30 Fighter Jet Disappears Over Black Sea After Firing on Ukraine]
2. Nga phát động cuộc phản công lớn ở Kursk
Theo các nguồn tin từ Mạc Tư Khoa và Kyiv, lực lượng Nga đã phát động một cuộc tấn công phối hợp chống lại quân đội Ukraine ở khu vực biên giới Kursk hơn một tháng sau khi Ukraine tiến hành cuộc tấn công bất ngờ qua biên giới.
Thiếu tướng Apti Alaudinov, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Chechnya Akhmat được triển khai tại Kursk, nói với hãng thông tấn nhà nước Nga Tass hôm Thứ Tư, 11 Tháng Chín, rằng tình hình “tốt”, đồng thời nói thêm rằng quân đội Nga đã “chuyển sang thế tấn công” dọc theo “sườn phải” ở Kursk.
Alaudinov cho biết, tổng cộng Nga đã giành lại được 10 thị trấn kể từ hôm Thứ Ba, 10 Tháng Chín. Alaudinov đã chia sẻ lại một tuyên bố của một blogger quân sự Nga trên kênh Telegram của mình vào thứ Tư, trong đó mô tả một “bước đột phá” ở Kursk đã đẩy lùi lực lượng Ukraine khỏi “gần một chục thị trấn”.
Ukraine đã mở cuộc tấn công xuyên biên giới vào Kursk vào đầu tháng 8, khiến Nga —và nhiều nhà quan sát quốc tế — bất ngờ. Mạc Tư Khoa đã phản ứng chậm chạp trước hàng ngàn quân lính, bao gồm cả những người được trang bị vũ khí phương Tây, vượt biên giới trong cuộc tiến công đáng kể nhất vào lãnh thổ Nga kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh toàn diện gần hai năm rưỡi trước.
Ukraine đã nhanh chóng chiếm được thành phố Sudzha chỉ vài ngày sau khi cuộc tấn công diễn ra, và hướng về phía Korenevo, một thị trấn phía tây bắc Sudzha.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết hồi đầu tháng này, Ukraine đã giành quyền kiểm soát hơn 1.300 km2 lãnh thổ và 102 thị trấn ở Kursk.
Kênh Mash Telegram, một nguồn tin thân Điện Cẩm Linh tuyên bố có nguồn tin từ cơ quan thực thi pháp luật của Nga, cho biết hôm Thứ Năm, 12 Tháng Chín, rằng Nga đang ở giữa một “cuộc phản công cục bộ trong khu vực” và lực lượng của Mạc Tư Khoa đã tiến lên. Một blogger nổi tiếng khác, Rybar, cũng đã đưa tin về một cuộc phản công của Nga xung quanh Korenevo vào hôm Thứ Ba, 10 Tháng Chín.
Một blogger quân sự nổi tiếng của Nga cho biết vào sáng sớm thứ Năm rằng lực lượng Nga đang tiến vào một số thị trấn, bao gồm Apanasovka và Byakhovo, phía nam Korenevo. Một blogger quân sự khác cho biết Nga đã giành quyền kiểm soát Snagost, một thị trấn phía nam Korenevo, và thị trấn Byakhovo.
Kênh Telegram Mash cho biết Nga đã chiếm lại được Snagost và Apanasovka, cùng với một số thị trấn khác.
Blog theo dõi chiến tranh nổi tiếng của Ukraine Deep State cho biết hôm thứ Ba rằng tình hình đã “trở nên căng thẳng hơn” ở Kursk, với việc lực lượng Nga bắt đầu “hoạt động tấn công tích cực”. Blog này mô tả một đoàn xe thiết giáp đang di chuyển về phía Snagost, nhưng không nói rằng thị trấn đã bị Nga tái chiếm.
Phát ngôn nhân của Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov đã ám chỉ về kế hoạch quân sự ở Kursk trong cuộc họp báo hôm thứ Ba, nhưng không đưa ra bất kỳ thông tin chi tiết nào.
Hôm Thứ Năm, 12 Tháng Chín, Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ đã đẩy lùi các cuộc tấn công của Ukraine vào một số thị trấn ở tỉnh Kursk, bao gồm Apanasovka, giáp với Snagost và Byakhovo, và Cherkasskaya Konopel'ka, phía đông nam Sudzha.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Năm, 12 Tháng Chín, Bộ Tổng tham mưu Ukraine không bình luận về hoạt động ở Kursk trong tuyên bố buổi sáng, chỉ nói rằng Nga vẫn duy trì “sự hiện diện quân sự” trên biên giới với khu vực Sumy giáp ranh với Kursk, tiến hành các cuộc không kích và pháo kích vào các thị trấn biên giới.
Các phương tiện truyền thông Ukraine cho rằng các tuyên bố của Apti Alaudinov là không thể tin được. Quân Chechnya của Alaudinov không có khả năng giành lại được cả 10 thị trấn chỉ trong một vài ngày.
Đối với người Nga, vốn khinh bỉ người Chechnya, Alaudinov là một vị tướng bất tài nhưng rất thích tung ra các tin đồn thất thiệt để tạo hào quang. Igor Girkin, một cựu sĩ quan tình báo và chỉ huy quân đội, người từng là Bộ Trưởng và từng là trung tâm trong việc chiếm Crimea và các phần của vùng Donbas vào năm 2014, nói: “hãy chỉ cho tôi một trận chiến mà Alaudinov đã chiến thắng, một trận cũng không có”. Có lẽ vì Alaudinov chưa từng thắng được trận nào nên Putin mới bổ nhiệm ông ta làm phó trưởng phòng chính trị-quân sự của Bộ Quốc phòng Nga, phù hợp với năng khiếu tung tin đồn nhảm của ông ta, hơn là một chỉ huy ở chiến trường.
[Newsweek: Russia Launches Major Kursk Counteroffensive: Reports]
3. Xe lửa Nga bị trật đường ray sau 'sự can thiệp bất hợp pháp'
Một đoàn tàu chở hàng đã bị trật đường ray ở khu vực Belgorod giáp biên giới Ukraine, chính quyền địa phương cho biết đây là vụ trật đường ray chưa rõ nguyên nhân mới nhất xảy ra với ngành hỏa xa Nga.
Thống đốc tỉnh Belgorod Vyacheslav Gladkov đã đăng trên Telegram rằng một đầu máy xe lửa và các toa xe chở hàng đã trật đường ray ở quận Novy Oskol của khu vực này ngay trước nửa đêm thứ Ba rạng sáng Thứ Tư, 11 Tháng Chín, vì sự “can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hỏa xa”.
Ông cho biết các dịch vụ khẩn cấp đã có mặt tại hiện trường, không có thương vong và các chuyến tàu chở khách khác đã được chuyển hướng. Ông nói thêm, “Thông tin về hậu quả đang được làm rõ”.
Gladkov không nêu nguyên nhân của vụ việc, nhưng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng của Belgorod đã xảy ra thường xuyên, và các quan chức đổ lỗi cho lực lượng Ukraine hoặc những kẻ phá hoại thân Ukraine.
Trong một sự việc không thể giải thích khác, một đoạn video được đăng trên kênh Astra Telegram vào ngày 15 tháng 7 cho thấy cảnh tượng khói bốc lên từ đống đổ nát của một đoàn tàu trật đường ray gần nhà máy khai thác và chế biến Lebedinsky ở thành phố Stary Oskol thuộc Belgorod.
Ngày hôm trước, Astra đã đăng tin rằng chín toa tàu chở ngũ cốc đã trật đường ray tại thành phố Liski, cách Mạc Tư Khoa gần 640 km về phía nam, ở vùng Voronezh.
Vào đầu tháng 7, một toa tàu chở hàng đã trật đường ray tại một nhà ga hỏa xa ở khu vực Mạc Tư Khoa, một phần của mạng lưới Hỏa xa Oktyabrskaya nối thủ đô của Nga với vùng tây bắc. Sự việc xảy ra trong quá trình chuyển hướng, truyền thông Nga đưa tin.
Vào ngày 26 tháng 6, chín trong số 14 toa tàu đã trật đường ray tại nước cộng hòa Komi ở miền bắc nước Nga, khiến ba người thiệt mạng và khoảng 40 người khác bị thương. Hỏa xa Nga không liên kết vụ tai nạn với hành vi phá hoại, nói rằng có thể là do mưa lớn làm trôi mất một phần đường ray, hãng tin Associated Press đưa tin.
Vào ngày 9 tháng 6, năm tàu chở nhiên liệu đã trật đường ray gần cảng Ust-Luga ở vùng Leningrad, nơi có một trong những cảng dầu lớn nhất của Nga, theo kênh Rozpartizan Telegram.
Vào tháng 10 năm 2023, Trung tâm Kháng chiến Quốc gia Ukraine cho biết quân du kích Ukraine đã cho nổ tung một đoàn tàu của Nga ở khu vực Zaporizhzhia do Ukraine xâm lược một phần, làm gián đoạn nguồn cung cấp cho quân đội Mạc Tư Khoa.
Vào tháng 5 năm 2023, các quan chức hỏa xa đổ lỗi cho sự can thiệp từ bên ngoài đã gây ra vụ trật đường ray giữa thành phố Simferopol và Sevastopol ở Crimea bị Nga tạm chiếm, các quan chức quốc phòng Anh cho biết vụ việc đã làm gián đoạn việc giao hàng tiếp tế và vũ khí cho Hạm đội Hắc Hải của Nga.
Bản thân Nga đã bị cáo buộc phá hoại và đốt phá cơ sở hạ tầng ở Anh, Đức và vùng Baltic. Nhà lãnh đạo MI6 của Anh, Richard Moore, và nhà lãnh đạo CIA, William Burns, đã viết trên tờ Financial Times tuần trước rằng Mạc Tư Khoa đã tiến hành một chiến dịch tấn công ngày càng táo bạo hơn.
Phó Đô đốc Nils Andreas Stensønes, giám đốc cơ quan tình báo Na Uy, cũng đồng tình với quan điểm này khi nói với Reuters về chiến dịch chiến tranh hỗn hợp của Mạc Tư Khoa rằng: “Mức độ rủi ro đã thay đổi”.
[Newsweek: Russian Train Derailed After 'Illegal Interference']
4. Thụy Điển có bước đi hướng tới việc cung cấp chiến đấu cơ Gripen cho Ukraine
Vài tuần sau khi Ukraine nhận được lô chiến đấu cơ F-16 đầu tiên do Mỹ sản xuất từ các đồng minh Âu Châu và hơn một năm sau khi Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tuyên bố bắt đầu thử nghiệm các biến thể đa năng Gripen danh tiếng của Thụy Điển, Stockholm đã ra tín hiệu rằng họ muốn chuyển giao chúng cho Ukraine càng sớm càng tốt.
Được biết đến là nhẹ và có khả năng cơ động cao, JAS 39 Gripen có thể tiến hành các hoạt động tấn công và phòng thủ. Nó được trang bị để mang nhiều loại vũ khí, từ hỏa tiễn không đối không Meteor đến hỏa tiễn hành trình Taurus và bom dẫn đường. Nhưng không giống như những chiếc F-16 cũ hơn và đã được thử nghiệm trong chiến tranh, các máy bay phản lực chiến đấu tiêu chuẩn NATO, có chữ viết tắt của các từ tiếng Thụy Điển Jakt, Attack och Spaning (săn bắn, tấn công và trinh sát), không có nhiều.
Bộ Quốc phòng Thụy Điển ngày 9 tháng 9 đã công bố việc đưa phụ tùng máy bay phản lực Gripen vào gói viện trợ quân sự mới nhất cho Ukraine, trị giá 443 triệu đô la.
Mặc dù khả năng cung cấp máy bay phản lực Gripen cho Ukraine hiện vẫn chưa là hiện thực, theo Bộ Quốc phòng Thụy Điển, nước này đang mua các bộ phận cho máy bay JAS 39 Gripen với giá trị khoảng 221 triệu đô la.
Bộ này cho biết trong một tuyên bố: “Bằng cách mua các bộ phận thiết bị mới, một số máy bay JAS 39C/D sẽ được cứu khỏi việc bị tháo dỡ và có thể được xem xét để tặng cho Ukraine trong tương lai gần”.
Theo một nguồn tin từ Không quân, người yêu cầu giấu tên để có thể phát biểu mà không được sự cho phép của cấp chỉ huy cao cấp, các cuộc đàm phán về việc cung cấp máy bay Gripen trong thời gian tới hiện đang “tạm dừng” để Ukraine làm quen với những chiếc F-16.
Nguồn tin của Không quân nói với tờ Kyiv Independent rằng Ukraine và các đồng minh phương Tây đã cân nhắc nhiều lựa chọn máy bay phản lực nhưng F-16 đã được chọn do có sẵn nhiều máy bay và phụ tùng thay thế. Nguồn tin giải thích thêm rằng Thụy Điển chỉ có thể cung cấp thực tế tối đa 20 máy bay phản lực Gripen cho Ukraine.
“Đó là lý do tại sao quyết định được đưa ra là làm việc với việc tích hợp F-16 ngay bây giờ và khi đến thời điểm thích hợp, chúng tôi sẽ nhận những chiếc Gripen của Thụy Điển”, nguồn tin cho biết, đồng thời cho rằng Stockholm có thể đang mua “các thành phần cần thiết để chế tạo thêm một số chiếc Gripen nữa sẵn sàng chiến đấu” trong khi vẫn còn thời gian.
Bộ Quốc phòng Thụy Điển cũng cho biết việc chuyển giao máy bay Gripen cho Ukraine hiện “không phải là một lựa chọn khả thi vì nó sẽ ảnh hưởng đến việc ưu tiên đưa chiến đấu cơ F-16 vào sử dụng”, nhưng Thụy Điển sẵn sàng chuẩn bị các điều kiện để gửi máy bay phản lực Gripen cho Ukraine trong tương lai.
Theo cựu phi công Thụy Điển, Trung tá Stefan Wilson, thông báo ngày 9 tháng 9 của Thụy Điển là một “sự chuẩn bị” cho việc chuyển giao Gripen cho Ukraine trong tương lai.
Thụy Điển hiện có 96 máy bay Gripen, nhưng “điều đó không có nghĩa là tất cả chúng đều sẵn sàng chiến đấu”, Wilson, giảng viên tại Đại học Quốc phòng Thụy Điển, cho biết.
Wilson cũng nhấn mạnh rằng bản thân máy bay sẽ không thể thay đổi cuộc chơi, mà hiệu quả của nó phụ thuộc vào vũ khí.
Ukraine tiếp tục gây sức ép buộc các đồng minh phương Tây cung cấp thêm vũ khí tầm xa, bao gồm hỏa tiễn bắn từ mặt đất và máy bay.
Từ năm ngoái, Anh và Pháp đã cung cấp cho Không quân Ukraine các hỏa tiễn hành trình tầm xa có thể phóng từ máy bay, lần lượt là Storm Shadows và Scalps.
Nhưng cho đến nay Berlin vẫn từ chối cung cấp Taurus, một hỏa tiễn hành trình do Đức-Thụy Điển sản xuất chung có thể bay xa tới hơn 500 km. Washington đang cân nhắc cung cấp cho Ukraine hỏa tiễn hành trình tầm xa và các cuộc đàm phán đang ở “giai đoạn nâng cao”, theo một nguồn tin thân cận với chính quyền Zelenskiy.
[Kyiv Independent: Sweden takes step toward supplying Ukraine with Gripen fighter jets]
5. Tổng thống Lithuania và các nhà lãnh đạo khác đến Kyiv trước thềm Diễn đàn Crimea
Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda, Thủ tướng Latvia Evika Silina và Chủ tịch Thượng viện Tiệp Milos Vystrcil đã đến Kyiv hôm Thứ Tư, 11 Tháng Chín, trước hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Crimea.
Dự kiến sẽ có thêm nhiều nhà lãnh đạo đến thăm Ukraine vào cuối ngày thứ Tư khi Ukraine tổ chức Diễn đàn Crimea lần thứ tư, một định dạng tham vấn và điều phối quốc tế nhằm bảo đảm giải phóng bán đảo khỏi sự xâm lược của Nga.
Nauseda cho biết: “Việc cung cấp hỗ trợ quân sự và kinh tế cho Ukraine là rất quan trọng để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước này”.
Các nước Baltic và Cộng hòa Tiệp nằm trong số những nước ủng hộ trung thành nhất của Ukraine kể từ khi cuộc chiến tranh toàn diện nổ ra, cung cấp cho nước này viện trợ quân sự và các hỗ trợ khác.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và Ngoại trưởng Anh David Lammy cũng sẽ thăm Ukraine trong chuyến thăm chung vào ngày 11 tháng 9. Hai người dự kiến sẽ gặp Tổng thống Volodymyr Zelenskiy.
Sự xuất hiện của họ diễn ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều lời kêu gọi chính quyền Tổng thống Biden dỡ bỏ các hạn chế đối với các cuộc tấn công tầm xa sâu trong lãnh thổ Nga để cho phép Ukraine phản ứng tốt hơn trước các cuộc tấn công của Nga.
Các nước phương Tây phần lớn đã cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của họ trong cuộc tấn công Kursk, nhưng Hoa Kỳ và Anh vẫn duy trì lệnh hạn chế sử dụng vũ khí tầm xa như ATACMS hoặc Storm Shadow.
Ukraine được cho là đã sử dụng những hỏa tiễn tầm xa này để tấn công các mục tiêu quân sự của Nga ở Crimea, một vùng lãnh thổ có chủ quyền của Ukraine bị Nga xâm lược trái phép.
[Kyiv Independent: Lithuanian president, other leaders arrive in Kyiv ahead of Crimean Platform]
6. Ba Lan muốn bỏ tù 3 người Belarus vì Ryanair hạ cánh khẩn cấp
Các công tố viên ở Ba Lan có kế hoạch truy tố ba nghi phạm người Belarus trong vụ chuyển hướng máy bay Ryanair một cách kịch tính của chính quyền độc tài Aleksandr Lukashenko vào năm 2021. Bước tiếp theo là yêu cầu lệnh bắt giữ trên toàn Âu Châu.
Chiếc máy bay ghi danh tại Ba Lan này buộc phải hạ cánh khẩn cấp ở Minsk vì nghi ngờ có bom trên máy bay.
“Điều này dẫn đến việc tước đoạt quyền tự do bất hợp pháp của 132 người và bắt giữ nhà đối lập người Belarus Raman Pratasevich”, các công tố viên cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Sáu. Người bạn của Pratasevich, Sofia Sapiega, cũng đã bị bắt tại Minsk.
Ba nghi phạm là cựu giám đốc Cơ quan Hàng không Belarus; trưởng ca kiểm soát không lưu vào thời điểm đó; và nhà lãnh đạo cơ quan mật vụ của Lukashenko.
Sau khi lệnh truy nã trên toàn Âu Châu được ban hành, các công tố viên Ba Lan cũng sẽ yêu cầu Interpol đưa ra thông báo đỏ.
Bằng cách bịa ra lời đe dọa đánh bom không có thật khi máy bay bay qua không phận Belarus, những nghi phạm đã âm mưu buộc các phi công hạ cánh tại một phi trường ở Minsk. các công tố viên cho biết. “Các nhân chứng đã làm chứng rằng các nhân viên kiểm soát không lưu đã được cấp trên thông báo về lời đe dọa đánh bom giả mạo”, các công tố viên tiết lộ.
Lithuania gọi vụ việc này là hành động khủng bố nhà nước và phe đối lập dân chủ Belarus, chủ yếu tập trung ở Vilnius, so sánh Lukashenko và chế độ của ông với “cướp biển Somalia”.
Ba Lan đã thụ lý vụ việc vì máy bay của Ryanair được ghi danh tại đây — thông qua công ty con Buzz — và vì có một số công dân Ba Lan trên chuyến bay.
Pratasevich đã bị kết án tám năm tù vào năm ngoái, nhưng ông đã được ân xá ngay sau đó. Nhưng ông không được phép rời khỏi Belarus.
[Politico: Poland wants 3 Belarusians behind bars for Ryanair forced landing]
7. Phương Tây muốn Ukraine đặt ra các mục tiêu chiến tranh thực tế cho năm tới, WSJ đưa tin
Trong khi công khai ủng hộ kế hoạch của Kyiv nhằm chiếm lại toàn bộ lãnh thổ, các quan chức phương Tây cũng muốn Ukraine đặt ra các mục tiêu thực tế hơn cho năm tới, tờ Wall Street Journal đưa tin hôm Thứ Tư, 11 Tháng Chín.
Trích dẫn các nguồn tin chính thức không được tiết lộ, tờ báo này viết rằng các nước phương Tây kêu gọi một chiến lược thực dụng có thể dễ dàng thuyết phục cử tri trong nước hơn trong bối cảnh có dấu hiệu mệt mỏi ngày càng gia tăng.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và Ngoại trưởng Anh David Lammy đã đến thăm Kyiv vào ngày 11 tháng 9 để thảo luận về việc tiếp tục hỗ trợ Kyiv và “cách bảo đảm Ukraine có thể phát triển về mặt quân sự, kinh tế và dân chủ trong dài hạn”.
Sự ổn định của sự hỗ trợ lâu dài từ Hoa Kỳ, nước hậu thuẫn quân sự chủ chốt của Ukraine, đang bị nghi ngờ khi cuộc bầu cử tổng thống đang đến gần.
Các cuộc thảo luận về giải pháp đàm phán đã trở nên phổ biến hơn trong những tháng gần đây khi Nga tiếp tục chiến đấu ở Donbas, với rất ít dấu hiệu cho thấy Kyiv có thể sớm giành lại được lãnh thổ đã mất.
Các quan chức cao cấp của Âu Châu nói với Wall Street Journal rằng một chiến thắng toàn diện của Ukraine sẽ đòi hỏi phương Tây phải cam kết viện trợ trị giá hàng trăm tỷ đô la, là điều mà các đối tác chưa sẵn sàng thực hiện.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết ông sẽ đến thăm Hoa Kỳ vào cuối tháng này để trình bày với Tổng thống Joe Biden một kế hoạch chiến thắng. Nhà lãnh đạo nhà nước Ukraine cũng có ý định thảo luận về vấn đề này với hai ứng cử viên tổng thống là cựu Tổng thống Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris.
Mặc dù chi tiết của kế hoạch không được tiết lộ, Zelenskiy cho biết một trong những điểm chính là việc Ukraine xâm nhập vào Tỉnh Kursk như một hình thức gây sức ép lên Putin.
Cuộc tấn công xuyên biên giới đã làm các đối tác phương Tây bất ngờ và đạt được thành công về mặt chiến thuật, được cho là đã chiếm được khoảng 1.300 km2 lãnh thổ. Bất chấp hoạt động này, Nga vẫn duy trì áp lực ở phía đông Ukraine và các báo cáo gần đây cho thấy Mạc Tư Khoa đã phát động một cuộc phản công mới ở Kursk.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz, quốc gia có quốc gia là nhà tài trợ hàng đầu của Âu Châu cho Ukraine, gần đây đã kêu gọi giải quyết cuộc chiến nhanh hơn. Thủ tướng cũng cho biết cả ông và Zelenskiy đều đồng ý về nhu cầu đưa Nga vào các cuộc đàm phán hòa bình trong tương lai.
Kyiv cho biết họ muốn mời Nga tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình lần thứ hai sắp tới, mặc dù Mạc Tư Khoa không tỏ ra quan tâm đến việc chấp nhận lời mời. Các quan chức phương Tây nói với Wall Street Journal rằng mặc dù Putin tuyên bố cởi mở với các cuộc đàm phán hòa bình, ông ta không hành động một cách thiện chí và vẫn tin vào chiến thắng quân sự ở Ukraine.
[Kyiv Independent: West wants Ukraine to set realistic war goals for next year, WSJ reports]
8. Ukraine sẽ gây sức ép với các quan chức cao cấp của Hoa Kỳ và Anh về việc tấn công sâu hơn vào bên trong nước Nga
Các quan chức Ukraine sẽ có cơ hội mới để vận động Washington và Luân Đôn cho phép họ sử dụng hỏa tiễn tầm xa để nhắm vào các địa điểm bên trong nước Nga khi Ngoại trưởng Antony Blinken và Ngoại trưởng Anh David Lammy cùng nhau đến thăm Ukraine vào Thứ Tư, 11 Tháng Chín.
Kyiv đã thúc giục các đồng minh của mình dỡ bỏ các hạn chế về việc sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ Nga, một lệnh cấm do các quốc gia như Hoa Kỳ và Vương quốc Anh áp đặt do nhiều lo ngại. Nhưng chính quyền Tổng thống Biden lập luận rằng ngoài nguy cơ leo thang chiến tranh, số lượng hỏa tiễn cần thiết là có hạn và Nga đã di dời các tài sản không quân của mình ra khỏi tầm bắn.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mike McCaul (Đảng Cộng hòa-Texas) cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng ông tin rằng, dựa trên cuộc trò chuyện gần đây với Blinken, nhà ngoại giao hàng đầu sẽ sử dụng chuyến thăm này để truyền tải tin tức rằng Kyiv có thể sử dụng Hệ thống Hỏa tiễn Chiến thuật của Quân đội do Hoa Kỳ cung cấp qua biên giới Nga.
McCaul, người chỉ trích đường lối an ninh quốc gia của Tổng thống Joe Biden, đã dẫn đầu một chiến dịch gây sức ép và viết một lá thư gửi hôm thứ Hai, thúc giục Tổng thống Joe Biden gỡ bỏ giới hạn sử dụng hỏa tiễn của Ukraine.
“Blinken ủng hộ quan điểm của tôi, và ông ấy chỉ nói, 'Tôi có một số tin tốt. Tôi sẽ đến Ukraine cùng với người đồng cấp của tôi từ Anh để thảo luận về ATACMS. Và những gì tôi đã thấy và những gì tôi đã được thông báo, có vẻ như đó là thông điệp mà họ sẽ đưa ra, rằng họ có thể sử dụng chúng xuyên biên giới,'“ McCaul nói. “Với tôi, điều đó có vẻ hứa hẹn.”
Tuy nhiên, một quan chức cao cấp trong chính quyền Tổng thống Biden cho rằng nhóm của Tổng thống Biden vẫn chưa đưa ra quyết định về vấn đề này.
Blinken sẽ lắng nghe các lập luận của Ukraine trong tuần này và sẽ chuyển tiếp các thông điệp tới Tổng thống Biden và các thành viên còn lại của nhóm an ninh quốc gia Hoa Kỳ, một quan chức chính quyền cao cấp cho biết, người được giấu tên để thảo luận về các cuộc thảo luận nhạy cảm. Quyết định về việc có cho phép các cuộc tấn công bên trong nước Nga như vậy hay không có thể được đưa ra sau đó; và khi nó được đưa ra, nó sẽ được đưa ra một cách lặng lẽ. Người ta có thể hy vọng rằng Ukraine sẽ bất ngờ tấn công sâu bên trong nước Nga bằng ATACMS. Kyiv lần đầu tiên sử dụng ATACMS vào tháng 10 năm ngoái để tấn công hai căn cứ quân sự của Nga ở Ukraine, đã loại khỏi vòng chiến 31 máy bay trực thăng Nga chỉ trong một giờ.
Chuyến đi tới Kyiv với Lammy rất đáng chú ý vì hai đồng minh này là những người đầu tiên cung cấp một loạt vũ khí cho Ukraine, bao gồm xe tăng, Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật Storm Shadow của Anh và Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật của Quân đội Hoa Kỳ, cả hai đều có tầm xa hơn bất kỳ loại vũ khí nào mà Ukraine có thể triển khai khi bắt đầu chiến tranh.
Cả hai nước đều đặt ra những hạn chế về nơi Ukraine có thể sử dụng chúng bên trong nước Nga, tuy nhiên, những hạn chế mà Ukraine đã lập luận trong nhiều tháng qua cần được dỡ bỏ để cho phép họ tấn công vào các cơ sở hậu cần và phi trường của Nga vốn là một phần trong nỗ lực chiến tranh của Mạc Tư Khoa.
Nếu được cấp phép, mọi việc sẽ diễn ra theo mô hình mà ban đầu Tổng thống Biden phản đối nhưng cuối cùng lại cho phép Kyiv có nhiều quyền hạn hơn hoặc năng lực lớn hơn.
Vào tháng 5, Tổng thống Biden đã cho phép các cuộc tấn công vũ khí hạn chế của Hoa Kỳ vào Nga cho các hoạt động phòng thủ xuyên biên giới, nhưng Kyiv và những người ủng hộ đã tìm kiếm sự cho phép rộng hơn để xây dựng trên các lợi ích chiến trường. Các hỏa tiễn của Quân đội có tầm bắn lên tới 300 km, cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu sâu bên trong nước Nga, điều này sẽ đánh dấu sự leo thang đáng kể nếu được chấp thuận.
Trong chuyến thăm Washington vào tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov và Andriy Yermak, cố vấn cao cấp của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, đã nhấn mạnh vấn đề này, chỉ ra rằng nhiều mục tiêu, bao gồm cơ sở hạ tầng quan trọng và các trung tâm hậu cần của Nga, vẫn nằm trong tầm bắn của hỏa tiễn.
Ngoài nguy cơ leo thang chiến tranh, chính quyền Tổng thống Biden gần đây đã nhấn mạnh rằng việc nới lỏng các hạn chế sẽ mang lại lợi ích chiến thuật hạn chế, vì Nga đã di chuyển nhiều tài sản không quân của mình ra khỏi tầm bắn của hỏa tiễn. Các quan chức cũng tin rằng Ukraine không có đủ ATACMS để tấn công các mục tiêu quan trọng trong lãnh thổ Nga và Hoa Kỳ có một kho dự trữ hạn chế dành cho Ukraine.
Một quan chức chính quyền cho biết rằng nguồn hỏa tiễn sẵn có của Quân đội đang cạn kiệt và “nguồn cung hạn chế” còn lại trong kho vũ khí của Quân đội có nghĩa là Hoa Kỳ “không có khả năng cung cấp thêm mà không ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội”. Quan chức này được giấu tên vì họ không được phép bình luận công khai về các vấn đề đang được xem xét.
Lockheed Martin có khả năng sản xuất hàng trăm hỏa tiễn mỗi năm, nhưng mọi thứ thông qua dây chuyền này đều phải theo hợp đồng với các đồng minh khi Quân đội chuyển sang Hỏa tiễn tấn công chính xác tầm xa mới.
McCaul khẳng định rằng sự tàn phá từ các cuộc tấn công gần đây của Nga đã thay đổi phép tính của chính quyền Tổng thống Biden - và ông suy đoán rằng Tòa Bạch Ốc muốn bắt đầu làm trung gian cho một thỏa thuận hòa bình trước cuộc bầu cử Hoa Kỳ vào tháng tới.
McCaul nói: “Tôi nghĩ khi Nga quay lại với cuộc tấn công bằng bom lượn lớn đó, cá nhân tôi nghĩ rằng các quan chức chính quyền muốn cố gắng đàm phán điều gì đó trước cuộc bầu cử, trừ khi lực lượng Ukraine có một số chiến thắng.”
Tin tức này xuất hiện khi chiến lược Ukraine được cập nhật của chính quyền Tổng thống Biden đã đến Đồi Capitol, một người quen thuộc với báo cáo cho biết. Tin tức này được Reuters đưa tin đầu tiên.
Báo cáo được phân loại, được ủy quyền vào tháng 4 khi Quốc hội thông qua dự luật bổ sung 95 tỷ đô la tài trợ cho hỗ trợ quân sự và kinh tế của Hoa Kỳ cho Kyiv, dự kiến vào tháng 6. Người này cho biết chính quyền từ lâu đã có chiến lược quân sự và kinh tế để hỗ trợ Ukraine, và báo cáo phản ánh tư duy dài hạn tại Tòa Bạch Ốc.
Một số đồng minh Dân chủ của Ukraine tại Quốc hội cũng đang kêu gọi chính quyền Tổng thống Biden tháo còng cho Ukraine. Thượng nghị sĩ Mark Kelly cho biết ông có kế hoạch gây sức ép với cố vấn an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc Jake Sullivan để bật đèn xanh cho Ukraine tại một cuộc họp vào hôm Thứ Tư, 11 Tháng Chín.
“Bạn phải liên tục đánh giá lại quan điểm của chúng ta và những gì chúng ta có thể làm thêm”, Kelly nói trong một cuộc phỏng vấn. “Chúng ta không thể để Nga chiến thắng. Vì vậy, tôi sẽ lên đó, trò chuyện với chính quyền.
Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal, một thành viên cao cấp khác của Ủy ban Quân lực Thượng viện, cho biết ông đã theo dõi sự gia tăng ủng hộ của lưỡng đảng đối với việc nới lỏng các hạn chế.
“Tôi tin rằng chính quyền đang tích cực xem xét vấn đề này,” Blumenthal cho biết. “Tôi đã thấy một số đồng nghiệp của tôi, những người lo ngại về sự leo thang, đồng ý rằng người Ukraine thực sự cần có thẩm quyền để tấn công vào các nguồn gây ra vụ thảm sát chống lại họ. Quá trình này diễn ra dần dần nhưng tôi nghĩ ngày càng nhiều đồng nghiệp của tôi cảm thấy rằng việc trao cho Ukraine thẩm quyền tấn công sâu hơn là cần thiết.”
[Politico: Ukraine to press top US and UK officials on striking deeper inside Russia]
9. Các cuộc tấn công của Nga vào Kostiantynivka ở Donetsk làm thiệt mạng 3 người, làm bị thương 5 người
Thống đốc Vadym Filashkin cho biết Nga đã tấn công thành phố Kostiantynivka ở tỉnh Donetsk hai lần vào ngày 11 tháng 9, khiến ba người thiệt mạng và năm người bị thương.
Lực lượng Nga ban đầu tấn công thành phố vào khoảng giữa trưa bằng pháo binh, giết chết hai phụ nữ 73 và 81 tuổi. Bốn ngôi nhà, một cửa hàng và một đường dây điện được báo cáo là bị hư hại.
Kostiantynivka lại bị tấn công khoảng hai giờ sau đó, khiến thêm một người thiệt mạng và năm người bị thương, Filashkin cho biết. Mức độ đầy đủ của hậu quả đang được xác định.
Kostiantynivka nằm cách tiền tuyến Chasiv Yar 10 km về phía tây nam. Thành phố này có dân số khoảng 67.000 người trước khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga bắt đầu vào tháng 2 năm 2022.
Các cuộc tấn công của Nga vào Tỉnh Donetsk đã giết chết một người và làm bị thương ba người vào ngày 10 tháng 9, chính quyền đưa tin.
[Kyiv Independent: Russian attacks against Kostiantynivka in Donetsk Oblast kill 3, injure 5]
10. Draghi yêu cầu các nước Liên Hiệp Âu Châu mua súng, hỏa tiễn và xe tăng tại Âu Châu
Phần lớn chi tiêu quốc phòng của Liên Hiệp Âu Châu đều dành cho Hoa Kỳ, vì vậy các nước thành viên nên ưu tiên ngành công nghiệp vũ khí của khối khi mua vũ khí, Mario Draghi cho biết trong báo cáo được mong đợi từ lâu về khả năng cạnh tranh của Liên Hiệp Âu Châu hôm Thứ Hai, 09 Tháng Chín.
Chuyển chi tiêu về Âu Châu để tăng cường quốc phòng là một trong 10 đề xuất được Draghi đưa ra trong báo cáo dài 327 trang.
Nhiều nước Liên Hiệp Âu Châu đang nhanh chóng tái vũ trang sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine, nhưng 78 phần trăm trong số 75 tỷ euro mà các nước Liên Hiệp Âu Châu chi cho quốc phòng từ tháng 6 năm 2022 đến tháng 6 năm 2023 đã được chuyển ra ngoài khối, trong đó 63 phần trăm được chuyển đến Hoa Kỳ, cựu giám đốc Ngân hàng Trung ương Âu Châu cho biết.
Báo cáo cho biết, việc mua hàng từ Hoa Kỳ “có thể được biện minh trong một số trường hợp vì Liên Hiệp Âu Châu không có một số sản phẩm trong danh mục của mình”. Nhưng báo cáo cũng nói thêm rằng “trong nhiều trường hợp khác, một sản phẩm tương đương của Âu Châu tồn tại thậm chí có thể nhanh chóng được cung cấp”.
Trong khi Âu Châu tự sản xuất thiết bị của mình, chẳng hạn như máy bay phản lực chiến đấu Eurofighter Typhoon và Dassault Rafale, và xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 A7+, nhiều quốc gia đang mua thiết bị từ nước ngoài. Các quốc gia từ Hòa Lan đến Đức, Ba Lan, Rumani, Bỉ, Đan Mạch, Cộng hòa Tiệp và nhiều quốc gia khác có kế hoạch mua chiến đấu cơ tàng hình Lockheed Martin F-35 Lightning II.
Trong khi Hoa Kỳ là nước bán vũ khí hàng đầu vào Âu Châu, Nam Hàn đang nhanh chóng vươn lên.
Ba Lan đã mua hệ thống pháo phản lực Chunmoo, chiến đấu cơ hạng nhẹ FA-50, xe tăng K2 Black Panther, pháo tự hành K9 Thunder 155 ly và nhiều loại khác từ Hán Thành. Hiện Rumani cũng đang tìm kiếm các hệ thống tương tự và các công ty Nam Hàn có kế hoạch lớn cho phần còn lại của Âu Châu.
Các công ty vũ khí Âu Châu cũng đang gặp khó khăn trong việc tăng cường sản xuất vũ khí và đạn dược để đáp ứng nhu cầu từ các chương trình quốc gia cũng như để cung cấp cho Ukraine.
Draghi cho biết câu trả lời là một dòng tiền được định hướng tốt hơn.
Draghi kêu gọi “cơ chế khuyến khích thực chất”, có thể liên quan đến nguồn tài trợ của Liên Hiệp Âu Châu, để khuyến khích các chính phủ mua hàng hóa Âu Châu. Một đường lối có thể là liên kết nguồn tài trợ với các cơ chế tiêu chuẩn đủ điều kiện như các cơ chế đã có trong Quỹ Quốc phòng Âu Châu (EDF) và trong Chương trình Công nghiệp Quốc phòng Âu Châu (EDIP) được đề xuất.
Báo cáo cũng kêu gọi các quốc gia thực hiện tốt hơn việc chi tiêu chung và mua sắm chung — một nỗ lực để khắc phục thị trường quốc phòng nhỏ và phân mảnh của Châu lục. Đó là lý do tại sao Draghi cho biết khối này nên tăng quy mô các công ty vũ khí của mình bằng cách cho phép “sự hợp nhất quốc phòng công nghiệp đạt đến quy mô, khi cần thiết”.
Ví dụ, ông lưu ý rằng kể từ năm 1990, cơ sở công nghiệp quốc phòng của Hoa Kỳ đã giảm từ 51 công ty hàng đầu xuống chỉ còn năm công ty, đó là lý do tại sao nó “mang lại năng lực và quy mô cao mà quân đội Hoa Kỳ yêu cầu”. Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng “điều này cũng có thể mang lại rủi ro về mặt phụ thuộc vào một số ít nhà cung cấp”.
Ngành công nghiệp quốc phòng của khối cũng nên được tiếp cận tốt hơn với nguồn tài chính của Liên Hiệp Âu Châu “để huy động vốn tư nhân”, Draghi cho biết. Ví dụ, các chính sách cho vay của Ngân hàng Đầu tư Âu Châu nên cho phép nhiều hơn là chỉ các dự án sử dụng kép và cũng hỗ trợ các khoản đầu tư thuần túy vào quốc phòng.
[Politico: Buy your guns, missiles and tanks at home, Draghi tells EU countries]
11. Nga đã 'làm cạn kiệt' dự trữ năng lượng thời Liên Xô, đồng minh của Putin thừa nhận
Bộ trưởng Năng lượng Nga Sergey Tsivilev cho biết Nga đã cạn kiệt nguồn dự trữ năng lượng thời Liên Xô và ngành điện của nước này đang cần nguồn tài trợ.
Phát biểu tại một diễn đàn kinh tế ở Vladivostok, Nga, Tsivilev cho biết nguồn dự trữ điện được tạo ra trong thời kỳ Liên Xô “đã cạn kiệt”.
Ông đang trả lời câu hỏi về việc Viễn Đông của Nga sẽ vượt qua giai đoạn thu đông như thế nào và liệu có biện pháp bổ sung nào được thực hiện để bảo đảm nguồn cung cấp năng lượng đáng tin cậy trong mùa đông sắp tới hay không.
“Lý do chính khiến trữ lượng dầu mỏ thời Liên Xô cạn kiệt là do thiếu kinh phí cho việc hiện đại hóa và bảo dưỡng thiết bị”, ông trả lời hãng thông tấn nhà nước Tass của Nga trong cuộc phỏng vấn đầu tiên với tư cách là Bộ trưởng Năng lượng Nga. Thông tấn xã Tass cho biết như trên hôm Thứ Ba, 10 Tháng Chín.
Ông cho biết thêm: “Để giảm thiểu rủi ro, chúng tôi đã phân loại các đối tượng thuộc Quận liên bang Viễn Đông là những khu vực có rủi ro cao trong ngành điện và đang thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu tai nạn và cải thiện độ tin cậy của việc phát điện nhiệt”.
Bộ trưởng Năng lượng cho biết chính quyền địa phương sẽ tiến hành đào tạo cách thức ứng phó khẩn cấp tại tất cả các khu vực ở Viễn Đông của Nga vào ngày 1 tháng 10.
Dự trữ khẩn cấp cũng đã được tăng cường và các nhà máy điện đã được cung cấp dự trữ nhiên liệu. “Những biện pháp này sẽ cùng nhau cho phép chúng ta nhanh chóng loại bỏ các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra”, Tsivilev cho biết.
Theo hãng tin độc lập của Nga The Moscow Times, mức tiêu thụ điện ở Viễn Đông của Nga là 69 tỷ kWh hàng năm và con số này sẽ tăng lên 96 tỷ kWh vào năm 2030. Mức tiêu thụ năng lượng ở khu vực này đã tăng 3,5 phần trăm vào năm ngoái và tăng 1,4 phần trăm trên toàn nước Nga.
Vào ngày 5 tháng 9, Putin phát biểu tại diễn đàn kinh tế rằng “một số khu vực, thị trấn và các nhà đầu tư lớn ở Viễn Đông đang phải đối mặt với tình trạng thiếu điện” và “buộc phải chờ các nhà máy điện mới đi vào hoạt động, điều này đang kìm hãm quá trình xây dựng, cơ sở công nghiệp và cơ sở hạ tầng”.
Nhà độc tài Nga cho biết: “Tôi đã chỉ đạo chính phủ cùng với các công ty năng lượng lớn và giới doanh nghiệp chuẩn bị một chương trình dài hạn để phát triển năng lực năng lượng ở Viễn Đông và cung cấp cơ chế tài trợ dự án cho chương trình này”.
“Trong khuôn khổ chương trình này, cần phải xóa bỏ tình trạng thiếu hụt điện dự kiến ở Viễn Đông, chủ yếu bằng cách đưa vào vận hành các cơ sở phát điện mới”, Putin cho biết, lưu ý rằng chúng sẽ cung cấp điện cho khu vực này nhưng cũng “giúp bảo vệ các vùng lãnh thổ và khu vực đông dân khỏi lũ lụt”.
Putin cho biết các cuộc thảo luận cũng đang được tiến hành về việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân ở Viễn Đông.
“Tôi xin nhấn mạnh: kế hoạch phát triển ngành điện phải tính đến cả nhu cầu hiện tại và tương lai của doanh nghiệp và người dân, cũng như các nhiệm vụ dài hạn mà các đơn vị thành viên của Liên bang, các thành phố và thị trấn phải đối mặt”, ông nói thêm.
[Newsweek: Russia Has 'Depleted' Soviet-Era Energy Reserves, Putin Ally Admits]
Vụ cháy trực thăng bàng hoàng Moscow. Truy nã Trung Tướng Nga. 200 hỏa tiễn Iran: Họa sát thân Putin
VietCatholic Media
16:24 12/09/2024
1. Học sinh Nga đốt cháy trực thăng trị giá 15 triệu đô la bằng thuốc lá
Hôm Thứ Năm, 12 Tháng Chín, Trung Tướng Igor Krasnov, Tổng Công Tố Nga, cho biết văn phòng của ông đã quyết định khởi tố vụ án đốt cháy máy bay trực thăng ở khu tự trị Yamalo-Nenets.
Theo các báo cáo, hai thiếu niên người Nga đã đốt và phá hủy một chiếc trực thăng quân sự Mi-8 tại một phi trường bằng chất lỏng dễ cháy và thuốc lá.
Chiếc trực thăng Mi-8 - được cơ quan tình báo quân sự GUR của Ukraine ước tính có giá lên tới 15 triệu đô la - đã bị đốt cháy tại phi trường Noyabrsk thuộc khu tự trị Yamalo-Nenets ở Bắc Cực của Nga vào đêm Thứ Ba, 10 Tháng Chín, theo kênh Baza Telegram, có liên kết với các cơ quan an ninh của Nga.
Sự việc này làm tăng thêm một loạt các vụ tai nạn và phá hoại khác, vì kể từ khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra, lực lượng không quân Nga đã phải chịu tổn thất về máy bay không liên quan đến các nhiệm vụ chiến đấu trên đất nước đang xảy ra chiến tranh này.
Theo văn phòng tổng công tố Nga, hai thiếu niên, tuổi từ 13 đến 14, đã tiến đến bãi đáp trực thăng nơi chiếc trực thăng đang đậu và dội chất lỏng dễ cháy lên bãi đáp.
Theo các báo cáo sơ khởi, “Các em học sinh đã đốt cháy trực thăng bằng thuốc lá. Sau khi đổ chất lỏng lên trực thăng, các em quyết định hút thuốc và sau đó ném một điếu thuốc vào trực thăng. Không có lửa. Sau đó, một trong những em châm điếu thuốc thứ hai và sau đó cắm nó vào chất lỏng. Vào thời điểm đó, một vụ nổ đã xảy ra”.
Hai thiếu niên đã bị bắt giữ chưa đầy một giờ sau đó. Họ bị bỏng nghiêm trọng ở mặt và phải vào bệnh viện.
“Chiếc trực thăng đã cháy gần như hoàn toàn - chỉ còn lại phần đuôi”, Baza cho biết. Kênh này sau đó đã công bố những bức ảnh được cho là cho thấy phần còn lại bị cháy đen của máy bay.
Những thiếu niên này được cho là đã được một cá nhân giấu tên hứa thưởng 5 triệu rúp khoảng 55.000 đô la trên ứng dụng nhắn tin Telegram để thực hiện nhiệm vụ.
Hãng thông tấn nhà nước Tass của Nga mô tả Mi-8, được thiết kế vào những năm 1960, là “mẫu trực thăng nổi tiếng của Liên Xô và Nga, và là một trong những trực thăng được sản xuất hàng loạt nhất trên thế giới”. Chiếc máy bay hai động cơ này, được thiết kế để vận chuyển quân đội, đã được bán cho hơn 100 quốc gia.
Các số liệu công khai cho thấy Nga đã mất một số máy bay trực thăng kể từ khi nhà độc tài Vladimir Putin xâm lược nước láng giềng Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Trang tin nguồn mở Oryx của Hòa Lan cho biết họ đã xác nhận trực quan rằng kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine bắt đầu, Nga đã mất ít nhất 144 trực thăng, trong đó 112 chiếc bị phá hủy, 30 chiếc bị hư hỏng và hai chiếc bị bắt giữ.
Trong khi đó, số liệu do Bộ Tổng tham mưu Ukraine công bố hôm thứ Tư cho thấy tổng số trực thăng của Nga bị phá hủy kể từ khi chiến tranh bắt đầu là 328.
Các nguồn tin độc lập đưa ra những con số thận trọng hơn số liệu của Kyiv, và Nga không công bố số liệu về tổn thất quân sự của mình.
[Newsweek: Russian School Kids Torch $15M Helicopter with Cigarettes]
2. Ukraine xác định được vị tướng Nga đã ra lệnh tấn công bệnh viện nhi đồng Kyiv
Hôm Thứ Tư, 11 Tháng Chín, chính quyền Ukraine đã tuyên bố cáo buộc tội ác chiến tranh vắng mặt đối với Trung tướng Nga Sergey Kobylash vì vụ tấn công chết người vào bệnh viện nhi đồng Ohkmadyt ở Kyiv hai tháng trước.
Lực lượng Nga đã tấn công trung tâm y tế dành cho trẻ em lớn nhất Ukraine vào ngày 8 tháng 7, giết chết hai người lớn và làm bị thương ít nhất 34 người, trong đó có chín trẻ em. Cảnh quay cho thấy tòa nhà bị trúng hỏa tiễn Nga trực tiếp chứ không phải bị hư hại do các mảnh vỡ rơi xuống.
Theo một cuộc điều tra do Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, và Văn phòng Tổng công tố viên công bố, Kobylash, khi đó là chỉ huy lực lượng không quân tầm xa của Nga, đã ra lệnh tấn công bằng hỏa tiễn vào bệnh viện.
Vị tướng này đã phải đối mặt với các cáo buộc khác liên quan đến cuộc chiến tranh toàn diện ở Ukraine, và Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, đã ban hành lệnh bắt giữ ông vì tội tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.
“Cuộc điều tra đã xác định rằng chính Kobylash là người đã ra lệnh cho một đơn vị dưới quyền chỉ huy thực hiện một cuộc tấn công từ máy bay ném bom Tu-95MS bằng hỏa tiễn hành trình Kh-101 vào khuôn viên bệnh viện Okhmadyt,” Tổng công tố Andrii Kostin cho biết vào ngày 10 tháng 9 khi phát biểu tại hiện trường vụ tấn công.
Kobylash ra lệnh vào khoảng 9:15 sáng, trong khi bệnh viện bị tấn công vào lúc 10:45 sáng, SBU làm rõ.
“Là một phần của cuộc điều tra, SBU và Văn phòng Tổng công tố... đã nói chuyện với 112 nạn nhân và 50 nhân chứng, bao gồm cả một số tù binh Nga bắt được trong cuộc tấn công xuyên biên giới vào tỉnh Kursk của Nga, tiến hành khám nghiệm chất nổ, pháp y và các xét nghiệm khác, đồng thời phân tích cảnh quay giám sát bằng video”, phó giám đốc SBU Serhii Naumiuk cho biết.
SBU cho biết hỏa tiễn được bắn từ một máy bay thuộc Sư đoàn ném bom hạng nặng số 22 đã liên tục cơ động và thay đổi đường bay, cho thấy ý định vượt qua hệ thống phòng không của Ukraine và tấn công cơ sở y tế.
SBU đã buộc tội Kobylash vào Tháng Giêng năm ngoái về “các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn lớn vào các tòa nhà dân cư, bệnh viện và các cơ sở hạ tầng quan trọng ở nhiều khu vực khác nhau của Ukraine”.
Vào tháng 3 năm 2024, ICC đã ban hành lệnh bắt giữ Kobylash và Đô đốc Nga Viktor Sokolov vì đã ra lệnh tấn công vào cơ sở hạ tầng điện của Ukraine trong mùa đông năm 2022 đến năm 2023, dẫn đến tình trạng mất điện trên quy mô lớn trên cả nước.
[Kyiv Independent: Ukraine identifies Russian general suspected of ordering strike on Kyiv children's hospital]
3. Guardian: Anh đã quyết định cho phép Ukraine sử dụng hỏa tiễn Storm Shadow trong các cuộc tấn công tầm xa vào Nga
Anh đã quyết định lặng lẽ cho phép Ukraine sử dụng hỏa tiễn Storm Shadow do Anh cung cấp để tấn công tầm xa vào sâu trong lãnh thổ Nga, tờ Guardian đưa tin hôm Thứ Năm, 12 Tháng Chín, trích dẫn nguồn tin từ các quan chức Anh giấu tên.
Kyiv từ lâu đã lập luận rằng những hạn chế về việc sử dụng vũ khí tầm xa đang kìm hãm nỗ lực chiến tranh của nước này, trong khi Washington tuyên bố rằng việc cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí của mình có thể làm leo thang tình hình.
Trong cuộc họp báo chung tại Kyiv vào ngày 11 tháng 9, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và Ngoại trưởng Anh David Lammy cho biết Nga phải chịu trách nhiệm về việc leo thang chiến tranh.
Chuyến thăm tới Kyiv diễn ra một ngày sau khi Washington xác nhận Iran đã chuyển giao hỏa tiễn đạn đạo cho Nga, mang lại cho Mạc Tư Khoa thứ mà Blinken mô tả là “năng lực bổ sung và tính linh hoạt mới” trong cuộc chiến.
Trả lời câu hỏi về việc liệu Hoa Kỳ có thay đổi chính sách liên quan đến các cuộc tấn công tầm xa hay không, mà Tổng thống Joe Biden được cho là đã cân nhắc trong những tuần gần đây, Blinken trả lời một cách thận trọng, nói rằng Hoa Kỳ sẵn sàng thay đổi chiến lược một cách linh hoạt “ngay từ ngày đầu tiên”.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục làm điều này,” Blinken nói. Ông không bình luận cụ thể về khả năng thay đổi chính sách đối với hỏa tiễn Storm Shadow, và có thể quyết định như vậy sẽ được đưa ra sau cánh cửa đóng kín—hoặc Vương quốc Anh có thể đưa ra quyết định một cách đơn phương.
Cùng lúc đó, các nguồn tin của tờ Guardian cho biết chuyến thăm Kyiv của Blinken và Lammy sẽ không thể diễn ra nếu không có sự thay đổi về chính sách liên quan đến việc sử dụng hỏa tiễn Storm Shadow.
Sẽ không có thông báo rõ ràng nào về sự thay đổi chính sách trong khi Blinken và Lammy còn ở Kyiv.
Ukraine được cho là đã sử dụng hỏa tiễn Storm Shadow, có tầm bắn lên tới 250 km, để tấn công các mục tiêu quân sự của Nga ở Crimea, một vùng lãnh thổ có chủ quyền của Ukraine đã bị Nga sáp nhập bất hợp pháp.
Tờ Telegraph đưa tin vào tháng 8, trích dẫn các nguồn tin giấu tên, rằng Vương quốc Anh đã bí mật ủng hộ việc cho phép Ukraine sử dụng hỏa tiễn Storm Shadow để tấn công Nga, nhưng không muốn công khai thúc đẩy thay đổi chính sách như vậy vì lo ngại phản ứng dữ dội từ Hoa Kỳ.
Các quan sát viên cho rằng các quyết định quan trọng như thế sẽ có tác dụng lớn hơn khi nó được bí mật đưa ra một cách bất ngờ. Kyiv lần đầu tiên sử dụng ATACMS vào tháng 10 năm ngoái để tấn công hai căn cứ quân sự của Nga ở Ukraine, đã bất ngời loại khỏi vòng chiến đến 31 máy bay trực thăng Nga chỉ trong vòng một giờ.
[Kyiv Independent: Guardian: UK has decided to allow Ukraine to use Storm Shadow missiles in long-range strikes on Russia]
4. Nga vừa nhận được 200 hỏa tiễn đạn đạo từ Iran. Đây là sự leo thang trong cuộc chiến ở Ukraine—và có thể phản tác dụng với Nga.
Sự xuất hiện của Fath-360 có thể thúc đẩy sự thay đổi lớn trong chiến dịch tấn công của Ukraine.
Trong hai năm, Tehran và Mạc Tư Khoa đã đàm phán việc chuyển giao hỏa tiễn đạn đạo của Iran cho Nga để thúc đẩy cuộc ném bom đang diễn ra của Nga vào Ukraine. Vào ngày 4 tháng 9, lô đầu tiên gồm 200 hỏa tiễn Fath-360 cuối cùng đã đến Nga qua Biển Caspi.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết hỏa tiễn của Iran là sự “leo thang đáng kể” trong cuộc chiến kéo dài 30 tháng của Nga với Ukraine.
Nhưng điều đó có thể là một điềm xấu cho nhà độc tài Vladimir Putin. Fath-360 là một hỏa tiễn tầm ngắn nhỏ. Và 200 hỏa tiễn không phải là nhiều hỏa tiễn trong chiến dịch tấn công của Nga. Thật vậy, kể từ tháng 2 năm 2022, Nga đã ném khoảng 10.000 hỏa tiễn và hàng chục ngàn máy bay điều khiển từ xa nổ vào các thành phố của Ukraine.
Và có khả năng cao là thỏa thuận Fath-360 sẽ phản tác dụng với Nga. Nó có thể là giọt nước tràn ly đối với các đồng minh của Ukraine, những người cho đến nay đã cấm Ukraine bắn các loại đạn dược tốt nhất của Mỹ và Âu Châu vào các mục tiêu bên trong nước Nga. Với sự xuất hiện của hỏa tiễn Iran ở Nga, có những dấu hiệu cho thấy điều này có thể thay đổi.
Fath-360 là hỏa tiễn đạn đạo dẫn đường bằng vệ tinh được vận chuyển theo từng gói hai, ba, bốn hoặc sáu quả bằng xe tải sáu bánh. Mỗi quả nặng 770 kg và có tầm bắn xa tới 120 km.
Để đưa thông số kỹ thuật của hỏa tiễn Iran vào đúng bối cảnh, một hỏa tiễn đạn đạo Iskander do Nga sản xuất nặng 3810 kg và có tầm bắn 500 km. Một trong những hỏa tiễn KN-23 do Bắc Hàn cung cấp cho Nga nặng 3400 kg và có thể bay xa tới 900 km.
Về phía Ukraine, một hỏa tiễn M30/31—loại đạn dược chính cho bệ phóng Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao do Hoa Kỳ sản xuất—nặng khoảng 318 kg và tầm bắn khoảng 92 km. Một ATACMS, cũng được bắn bằng HIMARS, nặng tới 1680 kg và tầm bắn xa tới 306 km.
Fath-360 không cùng đẳng cấp với Iskander, KN-23 hay ATACMS. Thay vào đó, về cơ bản nó là M30/31 lớn hơn một chút và bay xa hơn một chút.
Quân đội Ukraine chủ yếu nhắm M30/31 vào các mục tiêu của Nga dọc theo tuyến đầu: các nhóm tấn công, sở chỉ huy trung đoàn, kho tiếp tế nhỏ, cầu gần tuyến tiếp xúc. Đối với các cuộc tấn công vào các mục tiêu sâu hơn ở Ukraine bị Nga tạm chiếm—phi trường, địa điểm phòng không và kho tiếp tế lớn hơn—HIMARS có thể bắn ATACMS nặng hơn.
Trọng lượng và tầm bắn của Fath-360 khiến nó hữu ích cho mục đích sử dụng ở tiền tuyến hoặc để bắn phá các thành phố gần tiền tuyến. Nhà báo người Ukraine Alexander Kovalenko dự đoán Nga “sẽ sử dụng những hỏa tiễn này … để gây kinh hoàng cho khu vực gần biên giới, đặc biệt là các vùng Sumy và Kharkiv.” Ông loại trừ “một số tác động nghiêm trọng đến hậu phương của Ukraine hoặc khu vực chiến sự” do các cuộc đột kích của Fath-360 gây ra.
Nói cách khác, Fath-360 không phải là vũ khí kỳ diệu. Và xét đến việc Nga phóng trung bình hơn 300 hỏa tiễn mỗi tháng vào các thành phố của Ukraine, 200 hỏa tiễn Fath-360 đầu tiên là quá ít để tạo ra sự khác biệt lớn trong quỹ đạo của cuộc chiến—đặc biệt là khi xét đến việc phòng không Ukraine thường đánh chặn ít nhất một phần tư số hỏa tiễn đang bay tới.
Tệ hơn cho người Nga, họ có thể sẽ hối hận vì đã liên minh với người Iran để tăng cường một chút tí ti kho vũ khí hỏa tiễn của họ. Liên minh hỏa tiễn Nga-Iran có thể là điều cuối cùng thuyết phục các nhà lãnh đạo ở Washington, DC và Luân Đôn cho phép Ukraine sử dụng ATACMS và hỏa tiễn hành trình Storm Shadow do Anh sản xuất vào các mục tiêu sâu bên trong nước Nga.
Các hạn chế của các đồng minh đối với ATACMS và Storm Shadow là vấn đề hàng đầu trong chương trình nghị sự khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken và Ngoại trưởng Anh David Lammy tới Kyiv vào thứ Tư để gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.
Chưa ai hứa hẹn điều gì cả. Nhưng Blinken thừa nhận rằng sự xuất hiện của Fath-360 ít nhất cũng biện minh cho một cuộc thảo luận khác về các hạn chế. Và ông hứa sẽ ghi nhận các lập luận của người Ukraine. “Chúng tôi sẽ lắng nghe một cách chăm chú”, Blinken nói.
[Forbes: Russia Just Got 200 Ballistic Missiles From Iran. It’s An Escalation Of The War In Ukraine—And It Might Backfire On Russia.]
5. Blogger ủng hộ chiến tranh người Nga chỉ trích Putin: 'Những kẻ phản bội đang ngồi ở Điện Cẩm Linh'
Một blogger quân sự ủng hộ chiến tranh người Nga đã gián tiếp chỉ trích nhà độc tài Vladimir Putin về cuộc chiến ở Ukraine trong các tin nhắn. Diễn biến này cho thấy Điện Cẩm Linh vẫn chưa thành công trong việc kiểm soát tất cả các blogger quân sự người Nga.
Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, đã đưa tin vào cuối tuần rằng một số blogger quân sự Nga đã mô tả cách Điện Cẩm Linh đang thu hút một số blogger quân sự Nga để “kiểm soát việc lan truyền thông tin ở Nga” và đang cố gắng khuyến khích những người chỉ trích tự kiểm duyệt vì sợ bị trừng phạt.
Blogger quân sự Yegor Guzenko, người có hơn 300.000 người ghi danh trên kênh Telegram của mình, đã đăng một số video vào Chúa Nhật trong đó ông chỉ trích giới lãnh đạo Nga, ISW cho biết trong phân tích mới nhất về cuộc xung đột ở Ukraine.
Trong các video, ông ta nói rằng “những kẻ phản bội đang ngồi ở Điện Cẩm Linh” và rằng “những người gây phiền nhiễu” như cựu chỉ huy quân đội Nga đang bị bỏ tù Igor Girkin, người đã chỉ trích mạnh mẽ cách giải quyết cuộc chiến ở Ukraine, đã bị “chuyển đi” và bị bỏ vào sau song sắt.
Girkin, người hỗ trợ Nga sáp nhập bán đảo Crimea ở Hắc Hải từ Ukraine vào năm 2014, đã bị giam giữ tại nhà riêng vào ngày 21 tháng 7 năm 2023. Ông đã xuất bản các bài bình luận chỉ trích chiến lược quân sự và những thất bại của Nga kể từ khi Putin phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.
Vài ngày trước khi bị bắt, Girkin gọi tổng thống Nga là “kẻ tầm thường hèn nhát” và nói rằng Nga sẽ không thể tồn tại nếu Putin tiếp tục làm tổng thống.
“Tất cả bọn này đều là những kẻ phản bội khốn kiếp. Và có người nói với tôi, anh phải biết sợ, vân vân, vì anh có thể bị bỏ tù,” Guzenko nói.
“Ồ, tại sao lại bỏ tù tất cả chúng tôi, tại sao lại giết chúng tôi. Chúng tôi đông lắm. Chúng tôi là cả một đất nước. Và các ông chỉ là một nhóm người ngồi đó. Ông đã già rồi, ông sẽ sớm chết thôi. Và chúng tôi còn trẻ. Chúng tôi sẽ tìm ra cách. Và tôi sẽ không thay đổi quan điểm của mình về toàn bộ câu chuyện này, “ anh nói tiếp.
Guzenko nói thêm: “Bây giờ các ông đang bỏ chúng tôi vào tù và giết chúng tôi. Ngoài chuyện đó ra, các ông còn làm được gì?” Tuy nhiên, ngay sau đó vài giờ những tuyên bố này đã bị xóa đi.
ISW cho biết thông tin chi tiết về những sự việc như vậy cho thấy Điện Cẩm Linh đang “cố gắng thu hút các blogger quân sự hoặc khuyến khích họ tự kiểm duyệt, trái ngược với chính sách kiểm duyệt trực tiếp tích cực hơn”.
Nhóm nghiên cứu này cho biết thêm: “Việc công bố ban đầu các video chỉ trích của blogger quân sự Nga cho thấy Điện Cẩm Linh đã không thành công trong việc thu hút hoặc làm im lặng toàn bộ không gian thông tin của Nga, nhưng việc kênh này sau đó gỡ bỏ các video cho thấy Điện Cẩm Linh đã thành công trong việc ép buộc các blogger quân sự Nga và nhóm quản lý của họ tự kiểm duyệt vì sợ bị trừng phạt”.
ISW cũng nhận định rằng cuộc tấn công xuyên biên giới của quân Ukraine vào lãnh thổ Nga đang gây khó khăn cho uy tín lãnh đạo của Putin.
[Newsweek: Russian Pro-War Blogger Slams Putin: 'Traitors Are Sitting in the Kremlin']
6. Hoa Kỳ công bố gói viện trợ nhân đạo 700 triệu đô la cho Ukraine
Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho Ukraine 700 triệu đô la viện trợ nhân đạo để hỗ trợ người dân Ukraine phải di dời, mạng lưới năng lượng ở Ukraine và các nỗ lực rà phá bom mìn, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tuyên bố tại Kyiv hôm Thứ Tư, 11 Tháng Chín.
Blinken và Ngoại trưởng Anh David Lammy đã đến Ukraine vào ngày 11 tháng 9 để gặp Tổng thống Volodymyr Zelenskiy và các quan chức cao cấp khác của Ukraine.
Hoa Kỳ sẽ cung cấp 325 triệu đô la để giúp sửa chữa cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, vốn cần được tăng cường trước mùa đông và trước nguy cơ xảy ra chiến dịch không kích mới của Nga.
Gói viện trợ này cũng bao gồm 290 triệu đô la viện trợ nhân đạo, sẽ hỗ trợ “hàng triệu người dân ở Ukraine và khu vực xung quanh đã buộc phải rời bỏ nhà cửa”, Blinken cho biết.
Blinken cho biết thêm 102 triệu đô la nữa sẽ được dùng để tài trợ cho hoạt động rà phá bom mìn nhân đạo “nhằm giúp loại bỏ bom mìn và vật liệu chưa nổ mà Nga để lại trên khắp Ukraine”.
Lammy cũng công bố gói viện trợ tương tự trị giá 600 triệu bảng Anh hay 781 triệu đô la khi ở Kyiv.
“Cùng với Hoa Kỳ, chúng tôi cam kết cung cấp cho Ukraine những gì họ cần để chống lại cuộc xâm lược bất hợp pháp của Nga. Cuộc đấu tranh của họ cho tự do, quyền tự do và dân chủ cũng là cuộc đấu tranh cho an ninh của Anh, an ninh Âu Châu và an ninh toàn cầu”, Lammy nói.
[Kyiv Independent: US announces $700 million humanitarian aid package for Ukraine]
7. Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc đã cung cấp 'sự giúp đỡ rất đáng kể' cho cỗ máy chiến tranh của Nga
Hôm Thứ Tư, 11 Tháng Chín, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Kurt Campbell cho biết rằng Bắc Kinh đang cung cấp cho Mạc Tư Khoa “sự giúp đỡ rất đáng kể” để tăng cường cỗ máy chiến tranh của mình, và đổi lại Nga sẽ chuyển giao công nghệ quân sự được bảo vệ chặt chẽ của mình trên tàu ngầm và hỏa tiễn.
Phát biểu với một nhóm nhà báo, bao gồm POLITICO, sau các cuộc họp với các đối tác của Liên minh Âu Châu và NATO tại Brussels, Campbell đã tăng mức độ chỉ trích Bắc Kinh. Trước đây, Hoa Kỳ tập trung vào nguồn cung cấp của Bắc Kinh về những công nghệ được gọi là công nghệ sử dụng kép — có thể được áp dụng cho mục đích quân sự hoặc dân sự.
Bây giờ Washington đang nói rõ ràng rằng Trung Quốc đang hỗ trợ quân đội Nga. Với việc Mạc Tư Khoa phải đối mặt với lệnh trừng phạt quốc tế, họ rất cần công nghệ để thúc đẩy sản xuất quân sự để có thể tiếp tục cuộc chiến chống lại Ukraine.
“Đây không phải là khả năng sử dụng kép”, Campbell nói, ám chỉ đến những vật liệu mới nhất mà Trung Quốc đang cung cấp cho Nga. “Về cơ bản, chúng được áp dụng trực tiếp vào cỗ máy chiến tranh của Nga”.
“Đây là những thành phần cấu thành của một nỗ lực rất đáng kể từ phía Trung Quốc nhằm giúp duy trì, xây dựng và đa dạng hóa các yếu tố khác nhau của cỗ máy chiến tranh Nga”, ông nói thêm. “Chúng tôi đang chứng kiến những nỗ lực ở cao cấp nhất của cả hai chính phủ nhằm cố gắng che giấu và bảo vệ một số yếu tố nhất định của sự hợp tác đáng lo ngại này... Hầu hết các hoạt động này đã được đưa vào hoạt động bí mật”.
Trung Quốc thường xuyên đưa ra tuyên bố phủ nhận việc cung cấp vũ khí cho Nga để sử dụng ở Ukraine, khẳng định không cung cấp vũ khí cho bất kỳ bên nào và có “lập trường trung lập” về cuộc chiến.
Để đổi lấy sự giúp đỡ của Bắc Kinh, Nga đã bắt đầu cung cấp cho Trung Quốc tàu ngầm, hỏa tiễn và các công nghệ nhạy cảm khác. Trong lịch sử, Mạc Tư Khoa luôn cảnh giác khi cung cấp cho Bắc Kinh công nghệ quân sự mới nhất của mình.
Campbell cho biết: “Năng lực mà Nga cung cấp là hỗ trợ trong các lĩnh vực mà trước đây họ thẳng thắn miễn cưỡng tham gia trực tiếp với Trung Quốc”. “Chúng tôi lo ngại về một số lĩnh vực quân sự cụ thể, nơi dường như có một số quyết tâm cung cấp cho Trung Quốc sự hỗ trợ lớn hơn.
“Điều đó liên quan đến các hoạt động của tàu ngầm, các hoạt động thiết kế hàng không, bao gồm cả tàng hình; điều đó cũng liên quan đến năng lực về hỏa tiễn”, ông nói.
Theo Campbell, các công nghệ mới mà Bắc Kinh đang tiếp nhận sẽ gây nguy hiểm không chỉ cho Hoa Kỳ mà còn cho Ấn Độ, Úc, Nhật Bản và Nam Hàn “nếu Trung Quốc có thể nhận được sự tham gia lớn hơn từ Nga trong việc hoàn thiện một số năng lực quân sự nhất định”.
Tiết lộ mới của Campbell được đưa ra hai tuần sau khi cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan thực hiện chuyến đi đầu tiên tới Bắc Kinh và gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng các quan chức cao cấp khác.
Chính quyền Hoa Kỳ đang gia tăng áp lực buộc Âu Châu phải phản ứng quyết liệt hơn trước sự ủng hộ của Bắc Kinh dành cho Mạc Tư Khoa trong cuộc chiến tranh của Nga với Ukraine.
“Chúng tôi đã làm rõ việc quan sát các hoạt động tài chính và hỗ trợ một số nỗ lực này”, Campbell cho biết. “Chúng tôi nghĩ rằng Âu Châu có thể lên tiếng nhiều hơn về những lo ngại cụ thể của mình và chúng tôi tin rằng chỉ cần đưa một số tổ chức tài chính vào chế độ được giám sát chặt chẽ hơn và làm rõ điều đó sẽ có hậu quả đáng kể”.
Trong một diễn biến có liên quan, Mikhail Khodorkovsky, một nhà hoạt động đối lập người Nga lên tiếng cảnh giác rằng Trung Quốc là một quốc gia thâm hiểm. Họ muốn kéo dài cuộc chiến giữa Nga và Ukraine để làm cho nước Nga suy yếu. Đến một lúc nào đó, Trung Quốc không còn là người bạn vô giới hạn của Nga, mà sẽ quay sang uy hiếp Nga để lấy lại các lãnh thổ Mãn Châu rộng tới 910.000 km vuông. Vì thế, ông coi việc Putin chuyển giao các công nghệ cho người Tầu là một hoạt động phản quốc.
Tưởng cũng nên biết thêm: Mikhail Khodorkovsky, từng là người giàu nhất nước Nga trước khi lên tiếng chống lại Vladimir Putin và thành lập nhóm Open Russia, nghĩa là nước Nga cởi mở, với chủ trương thân phương Tây. Ông bị tịch thu tài sản và bị bỏ tù từ năm 2003 cho đến khi được Putin ân xá vào này 20 Tháng Mười Hai, 2013, sau một thập niên tù tội. Ông hiện đang sống lưu vong ở Luân Đôn và thành lập Trung tâm Dossier nhằm điều tra các nguồn tài sản của Putin, không do Putin trực tiếp đứng tên nhưng do các tình nhân của ông ta đứng tên.
[Politico: US accuses China of giving ‘very substantial’ help to Russia’s war machine]
8. Ukraine cảnh báo về mùa đông 'khắc nghiệt nhất' sau các cuộc tấn công của Nga vào các địa điểm năng lượng
Ukraine cho biết mùa đông đang tới có thể là mùa đông “khó khăn nhất” từ trước đến nay, trong bối cảnh Nga liên tục tấn công vào các địa điểm năng lượng.
Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal đã tổ chức một cuộc họp báo để thảo luận về cuộc chiến đang diễn ra với Nga và các cuộc tấn công gần đây của Mạc Tư Khoa vào các địa điểm năng lượng của Ukraine.
“Khả năng phục hồi năng lượng là một trong những thách thức lớn nhất của chúng ta trong năm nay,” Shmyhal cho biết. “Chúng ta đã vượt qua thành công những gì về cơ bản là 2.5 mùa đông. Chúng ta sẽ vượt qua mùa Đông thứ ba, với mùa sưởi ấm sắp tới có thể cũng khó khăn như vậy, nếu không muốn nói là khó khăn nhất.”
Shmyhal thông báo rằng Ukraine, với sự hỗ trợ từ các quốc gia Âu Châu, đang nhanh chóng thực hiện các kế hoạch phân cấp sản xuất điện của mình trong nỗ lực giảm thiểu nguy cơ bị tấn công. Chiến lược này bao gồm việc tăng công suất năng lượng tái tạo, một động thái được các nhóm môi trường hoan nghênh.
Greenpeace đã ủng hộ mạng lưới điện mặt trời phân tán, lập luận rằng nó sẽ chống chịu tốt hơn trước các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa của Nga. Tổ chức này đang thúc đẩy chính phủ Ukraine thực hiện các bước tích cực hơn để mở rộng cơ sở hạ tầng năng lượng xanh của mình, nói rằng nó có thể nhanh chóng khôi phục công suất điện trong nước.
Nhóm này đang thúc đẩy khoản đầu tư được hỗ trợ quốc tế gần 4,9 tỷ đô la vào năm 2030, tập trung vào các dự án năng lượng tái tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực quang điện mặt trời.
“Nghiên cứu của chúng tôi cho biết các mục tiêu hiện tại mà chính phủ Ukraine đặt ra để đạt được năng lượng mặt trời vào năm 2027 có thể tăng ít nhất gấp năm lần. Đây là một đánh giá rất thận trọng”, Natalia Gozak, nhà lãnh đạo Greenpeace tại Ukraine, nói với Associated Press hôm thứ Ba.
Theo Liên Hiệp Quốc và Ngân hàng Thế giới, Ukraine đã mất hơn một nửa công suất phát điện trong 14 tháng đầu của cuộc chiến, với tình hình ngày càng tồi tệ hơn. Sản lượng năng lượng mặt trời của quốc gia này cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, vì phần lớn khu vực phía nam, nơi có nhiều ánh sáng mặt trời hơn, đã nằm dưới sự kiểm soát của Nga. Trước chiến tranh, năng lượng ở Ukraine chủ yếu do than, dầu, khí đốt tự nhiên và năng lượng hạt nhân chi phối.
Alexander Egit, giám đốc điều hành của Greenpeace tại Trung và Đông Âu, kêu gọi các quốc gia tài trợ phương Tây ưu tiên tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo trong và sau chiến tranh ở Ukraine.
“Chúng tôi kỳ vọng hàng tỷ euro sẽ được đầu tư vào quá trình tái thiết Ukraine của Liên minh Âu Châu và hơn thế nữa”, Egit cho biết. “Vai trò của Greenpeace là ủng hộ năng lượng tái tạo phi tập trung để bảo đảm Ukraine được tái thiết thành một quốc gia hiện đại, xanh và độc lập”.
[Newsweek: Ukraine Warns of 'Hardest' Winter Yet After Russian Attacks on Energy Sites]
9. Giám đốc tình báo Na Uy cảnh báo rằng hoạt động gián điệp và phá hoại của Nga ở Âu Châu hiện 'có khả năng xảy ra nhiều hơn'
Ông trùm tình báo Na Uy đã lên tiếng báo động về hoạt động phá hoại của Nga ở Âu Châu vào hôm Thứ Tư, 11 Tháng Chín, nói rằng Điện Cẩm Linh đang trở nên táo bạo hơn trong chiến dịch chiến tranh hỗn hợp của mình.
“Mức độ rủi ro đã thay đổi”, Phó Đô đốc Nils Andreas Stensønes, nhà lãnh đạo Cơ quan Tình báo Na Uy, nói với Reuters.
“ Chúng tôi tin rằng hành động phá hoại có nhiều khả năng xảy ra hơn và chúng tôi thấy các hành động phá hoại đang diễn ra ở Âu Châu hiện nay, cho thấy họ đã có những động thái ở quy mô đó”.
Các cơ quan tình báo phương Tây ngày càng cảnh báo về mối đe dọa gián điệp của Nga kể từ khi Điện Cẩm Linh bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào đầu năm 2022. Theo các báo cáo, những kẻ phá hoại người Nga bị cáo buộc đã đốt cháy một nhà máy lớn ở Berlin thuộc sở hữu của một nhà sản xuất quốc phòng vào tháng 5 nhằm phá vỡ các chuyến hàng vũ khí đến Kyiv.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã chỉ trích “chiến dịch hoạt động thù địch của Nga chống lại các đồng minh NATO” vào tháng 6, ngay trước khi có thông tin cho rằng các cơ quan tình báo Hoa Kỳ và Đức đã ngăn chặn một âm mưu ám sát của Nga nhằm vào Ban Giám đốc của nhà sản xuất quốc phòng Đức Rheinmetall.
Điện Cẩm Linh từ lâu đã phủ nhận cáo buộc đứng sau những hành động gián điệp như vậy.
[Politico: Russian espionage, sabotage in Europe now ‘more likely,’ Norwegian intel chief warns]
10. Freeland lên tiếng lo ngại về việc tiền của Canada được chuyển cho 'Người Nga trong chiến tranh'
Các quan chức chính phủ Canada, bao gồm Phó Thủ tướng Chrystia Freeland, đã chỉ trích mạnh mẽ việc sử dụng tiền công quỹ để tài trợ cho một bộ phim tài liệu gây tranh cãi miêu tả cảnh những người lính Nga chiến đấu ở Ukraine.
Bộ phim “Russians at War” do nhà làm phim người Canada gốc Nga Anastasia Trofimova đạo diễn, đã ra mắt tại Bắc Mỹ tại Liên hoan phim quốc tế Toronto vào ngày 10 tháng 9.
Bộ phim nhận được tài trợ từ các đài truyền hình công cộng Canada và các khoản tài trợ của chính phủ, cùng với sự hỗ trợ từ một nhà sản xuất người Canada được đề cử giải Oscar.
Cơ sở dữ liệu về các dự án được tài trợ do Quỹ Truyền thông Canada - một quan hệ đối tác công tư được Bộ Di sản Canada hỗ trợ - duy trì - tiết lộ rằng bộ phim đã nhận được 250.000 Mỹ Kim hay 340.000 đô la Canada tiền tài trợ trong năm tài chính 2022-2023.
Bộ phim tài liệu này cũng nhận được khoản tài trợ tư nhân tổng cộng là 62.000 đô la từ Quỹ Hot Docs Ted Rogers, một quỹ lớn dành cho các nhà làm phim tài liệu Canada.
Trong phần giới thiệu cuối phim, logo của chính phủ Canada được xuất hiện.
Freeland, một nhà phê bình gay gắt về cuộc xâm lược của Nga và về di sản của Ukraine, đã bình luận về cuộc tranh cãi này trong một cuộc họp báo tại Nanaimo, BC
“Các nhà ngoại giao Ukraine và cộng đồng người Canada gốc Ukraine đã bày tỏ mối quan ngại thực sự nghiêm trọng về bộ phim đó, và tôi muốn nói rằng tôi chia sẻ những mối quan ngại đó”, bà cho biết, theo Global News. “Việc tiền công quỹ của Canada hỗ trợ cho việc chiếu và sản xuất một bộ phim như thế này là không đúng”.
Bất chấp lời kêu gọi của các thành viên Quốc Hội Canada gốc Ukraine về việc loại bộ phim khỏi danh sách phim tham dự liên hoan phim, ban tổ chức vẫn tiến hành chiếu phim.
Hàng trăm người đã xuống đường ở Toronto bên ngoài Rạp chiếu phim Scotiabank, nơi bộ phim được chiếu vào ngày 10 tháng 9, theo phóng viên Kyiv Independent tại hiện trường. Cuộc biểu tình có những khẩu hiệu như “Nga là một quốc gia khủng bố” và “Thật đáng xấu hổ cho TIFF”.
Trước đó, Tổng lãnh sự Ukraine tại Toronto và Bộ ngoại giao nước này cũng bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ Globe and Mail được công bố vào ngày 8 tháng 9, Trofimova nhấn mạnh rằng bà chỉ tập trung vào những người lính Nga, những người mà bà mô tả là những nhân vật ẩn náu của cuộc chiến, đồng thời nói thêm rằng quyết định trà trộn vào họ của bà xuất phát từ quyền tiếp cận đặc biệt mà bà được trao.
Trong một tuyên bố do TIFF cung cấp, Trofimova được cho là đã bảo vệ bộ phim tài liệu này trước những gì bà mô tả là các cuộc tấn công. “Tôi muốn nói rõ rằng bộ phim hợp tác sản xuất giữa Canada và Pháp này là một bộ phim phản chiến được thực hiện với rủi ro lớn đối với tất cả những người liên quan, đặc biệt là bản thân tôi”, bà nói.
Freeland bác bỏ quan niệm thông cảm với binh lính Nga khi nói rằng: “Chúng ta phải thực sự hiểu rõ rằng đây là một cuộc chiến không có sự tương đương về mặt đạo đức”.
Freeland nhận xét một cách cay đắng rằng Anastasia Trofimova là một nhà đạo diễn kiệt xuất trong việc moi tiền. Trong cuốn phim những người lính Nga nói những câu vô thưởng vô phạt như “Tôi muốn về nhà”, “Tôi không muốn chiến tranh”, “Tôi có người vợ đẹp và những đứa con ngoan chờ tôi ở nhà”. Những câu nói ấy nhằm đánh bóng bộ phim là một cuốn phim phản chiến. Tuy nhiên, cũng những người lính Nga ấy lại đưa ra những luận điệu đã được Putin tung ra để biện minh cho cuộc xâm lược Ukraine. Họ nói rằng Ukraine không phải là một dân tộc, không phải là một quốc gia riêng biệt, họ phải quay về với Đất Mẹ. Thành ra, bộ phim về thực chất không phải là một bộ phim phản chiến mà là một bộ phim biện minh và tuyên truyền cho cuộc xâm lược mà Putin đã khởi xuớng một cách phi pháp.
[Kyiv Independent: Freeland voices concern over Canadian funds going to ‘Russians at War’]
11. Nỗi 'Đau đầu' mới - Người Nga than phiền về 'UAV rồng lửa' bắn nhiệt Thermite mới của Kyiv
Một blogger quân sự người Nga đã lên Telegram để than thở về cái gọi là “UAV rồng lửa” mới của Ukraine với đầu đạn nhiệt nhôm, phàn nàn rằng binh lính đang bị bỏ mặc và phải tự lo liệu.
Blogger quân sự người Nga Two Majors, người có hơn 1 triệu người ghi danh trên Telegram, than thở rằng “máy bay điều khiển từ xa có thuốc nổ nhiệt nhôm đang được sử dụng để chống lại chúng ta ở khu vực Kherson. Hiện tại, chúng ta không có gì để chống lại nó. Cách duy nhất là xây dựng hầm trú ẩn bằng bê tông và gạch chịu lửa”.
Quân đội Ukraine đã công bố một số video cho thấy máy bay điều khiển từ xa hoạt động trên chiến trường. Thermite, hay chất nhiệt nhôm, là hỗn hợp của nhôm và gỉ sét, đạt tới nhiệt độ hơn 2.500 độ C khi đốt cháy—nóng gấp đôi dung nham nóng chảy. Trung tâm Quân sự Ukraine báo cáo rằng thermite có khả năng đốt cháy lớp giáp của xe.
“Người Ukraine cũng có một máy bay điều khiển từ xa mới để thả những quả bom nhiệt nhôm. Điều này khiến chúng tôi đau đầu”, Two Majors cho biết, đồng thời nói thêm rằng quân đội Nga đang cố gắng tìm ra cách để bảo vệ mình khỏi một cuộc tấn công tiềm tàng của máy bay điều khiển từ xa gây cháy.
“Lúc đầu, chúng tôi phải loay hoay với lưới để máy bay điều khiển từ xa không bay vào hầm trú ẩn, sau đó là áo choàng và chăn để không bị máy ảnh nhiệt của máy bay điều khiển từ xa phát hiện, và bây giờ chúng tôi phải nghĩ cách để không bị máy bay điều khiển từ xa mới này đốt cháy”, blogger quân sự này cho biết.
Blogger quân sự Nga này khuyên các binh sĩ Nga “đào sâu hơn, sử dụng cát và nhiều cát hơn nữa”. Theo Chuẩn tướng Oleksii Hromov, trong nhiều trường hợp quân Nga bị bắt vì chui sâu lặn kỹ nên quân Ukraine có cơ hội tiếp cận cửa hầm của họ sau những đám cháy do chất nhiệt nhôm gây ra.
Blogger quân sự Nga này khuyên tiếp rằng “Lý tưởng nhất là gạch hoặc bê tông chống cháy, sau đó là bất cứ thứ gì chúng ta có trong tay. Nhưng luôn phải có nước và cát để dập lửa”.
“Và tất cả những điều này, như bạn hiểu, chủ yếu là do chúng ta tự chi trả. Đây là thực tế của bất kỳ ai, buộc phải cải thiện và bảo đảm an toàn cho chính mình trong điều kiện công nghệ mới đe dọa tính mạng nhanh hơn thông tin được truyền tải và các biện pháp an ninh được thực hiện cho chúng ta.”
Tuần trước, người dùng X nguồn mở OSINT Technical đã chia sẻ đoạn phim được cho là cho thấy một trong những máy bay điều khiển từ xa rải chất cháy xuống các vị trí của Nga, khiến cây cối bốc cháy. Hiện vẫn chưa rõ đoạn phim được quay khi nào, ở đâu và ai là người đầu tiên phát hành nó.
Emil Kastehelmi, một nhà phân tích tình báo nguồn mở, cho biết rằng “UAV rồng lửa” là “một bước phát triển mới trong chiến tranh máy bay điều khiển từ xa”.
“Đây là điều khác biệt so với góc nhìn thứ nhất và máy bay ném bom, và xét về góc độ tâm lý thì rất đáng sợ”, Kastehelmi cho biết.
“Thermite là một chất cháy ở nhiệt độ rất cao. Không chỉ cây cối và bụi rậm bị cháy mà nó còn có thể làm hỏng thiết bị, xe cộ và công sự, và gây bỏng nặng cho binh lính. Với ít thảm thực vật hơn, mọi thứ trống trải hơn, nhiệm vụ trinh sát và tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa sẽ hiệu quả hơn.”
Kastehelmi cho biết loại vũ khí này đã “làm tăng thêm nỗi sợ hãi về máy bay điều khiển từ xa”.
“Hãy tưởng tượng: bất thình lình như thể từ hư không, lửa bắt đầu đổ xuống như mưa từ trên trời, và không có gì bạn có thể làm để ngăn chặn nó. Bạn không thể dập tắt nó bằng nước. Đồng đội của bạn đang la hét, bị mắc kẹt trong ngọn lửa, giống như những ngọn đuốc sống,” ông nói.
Kastehelmi nói thêm rằng, mặc dù còn quá sớm để đánh giá tác động của máy bay điều khiển từ xa trên chiến trường, Nga “cũng có thể áp dụng sáng kiến này dưới một hình thức nào đó nếu nó chứng minh được hiệu quả”.
[Newsweek: Russians Bemoan Kyiv's New Thermite-Firing 'Dragon Drones': 'Headache']
Hình ảnh ngoạn mục: Singapore tưng bừng chào đón Đức Thánh Cha Phanxicô
VietCatholic Media
17:30 12/09/2024
Như chúng tôi đã đưa tin, trong ngày Thứ Tư, 11 Tháng Chín, Đức Thánh Cha còn có một sinh hoạt cuối cùng tại Đông Timor là cuộc gặp gỡ với giới trẻ tại Centro de Convenções, trước khi ra Phi trường quốc tế Presidente Nicolau Lobato của Dili vào lúc 10h45 để đi Singapore.
Lúc 14:15, ngài sẽ đến Phi trường quốc tế Changi của Singapore. Tại đây sẽ có lễ nghi chào đón chính thức.
Buổi chiều, lúc 18:15, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với các tu sĩ Dòng Tên tại Trung tâm tĩnh tâm Thánh Phanxicô Xaviê
Lúc 09:00 sáng Thứ Năm, 12 tháng 9, Đức Thánh Cha đã được chào đón tại Tòa nhà Quốc hội. Lúc 09:30, ngài có cuộc gặp gỡ xã giao với Tổng thống Singapore và sau đó là cuộc gặp gỡ xã giao với Thủ tướng Singapore.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây diễn ra lúc lúc 10:30, khi Đức Thánh Cha có cuộc gặp gỡ với các cơ quan chính quyền, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn tại nhà hát Trung tâm Văn hóa của Đại học Quốc gia Singapore
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Singapore là một nước cộng hòa nghị viện, có chính phủ nghị viện nhất viện theo hệ thống Westminster đại diện cho các khu vực bầu cử. Hiến pháp của quốc gia thiết lập hệ thống chính trị dân chủ đại diện. Freedom House xếp hạng Singapore là “tự do một phần” trong báo cáo Freedom in the World của họ, và The Economist xếp hạng Singapore là một “chế độ hỗn hợp”, hạng thứ ba trong số bốn hạng, trong “Chỉ số dân chủ” của họ. Tổ chức Minh bạch Quốc tế liên tục xếp Singapore vào hạng các quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới.
Kể từ chính phủ tự trị năm 1959, Singapore chỉ có ba Thủ tướng Chính phủ.
Quyền hành pháp thuộc về Nội các Singapore, do Thủ tướng lãnh đạo, và ở một mức độ thấp hơn rất nhiều là Tổng thống. Tổng thống được bầu thông qua phổ thông đầu phiếu, và có quyền phủ quyết đối với một tập hợp cụ thể các quyết định hành pháp, như sử dụng dự trữ quốc gia và bổ nhiệm các thẩm phán, song vai trò phần lớn mang tính lễ nghi.
Tổng thống Singapore hiện nay là ông Tharman Shanmugaratnam. Thủ tướng là Lawrence Wong.
Quốc hội Singapore đóng vai trò là nhánh lập pháp của chính phủ. Các thành viên của Quốc hội gồm có các thành viên đắc cử, phi tuyển khu và được chỉ định. Các thành viên đắc cử được bầu vào Quốc hội trên cơ sở “đa số ghế” và đại diện cho các khu vực bầu cử có một hoặc nhóm đại diện. Đảng Hành động Nhân dân giành quyền kiểm soát quốc hội với đa số lớn trong tất cả các cuộc bầu cử kể từ khi Singapore tự trị vào năm 1959. Hệ thống tư pháp của Singapore dựa trên thông luật Anh, song có các khác biệt địa phương đáng kể. Việc bồi thẩm đoàn xử án bị bãi bỏ vào năm 1970, các phán quyết tư pháp sẽ hoàn toàn nằm trong tay các thẩm phán được chỉ định.
Trong diễn từ tại đây, Đức Thánh Cha nói:
Thưa ngài Tổng thống,
Thưa ngài Thủ tướng,
Kính thưa các nhà hữu trách,
Kính gửi các vị đại diện đáng kính của xã hội dân sự,
Các thành viên của ngoại giao đoàn,
Tôi cảm ơn Tổng thống vì những lời chào mừng nồng nhiệt của ông, và tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với chuyến thăm gần đây của ông tới Vatican. Hơn nữa, tôi biết ơn tất cả các các nhà hữu trách vì sự chào đón nồng nhiệt đến thành quốc này, một ngã tư thương mại có tầm quan trọng hàng đầu và là nơi gặp gỡ của nhiều dân tộc khác nhau.
Những người đến đây lần đầu tiên không thể không có ấn tượng mạnh trước khối lượng lớn các tòa nhà chọc trời siêu hiện đại dường như mọc lên từ biển. Chúng là minh chứng rõ ràng cho sự khéo léo của con người, sự năng động của xã hội Singapore và sự nhạy bén của tinh thần kinh doanh, những thứ đã tìm thấy mảnh đất màu mỡ ở đây để thể hiện.
Câu chuyện của Singapore là câu chuyện về sự tăng trưởng và khả năng phục hồi. Từ khởi đầu khiêm tốn, quốc gia này đã đạt đến một trình độ phát triển tiên tiến, điều này chỉ có thể bắt nguồn từ những quyết định hợp lý chứ không phải ngẫu nhiên. Thật vậy, đó là kết quả của một cam kết không lay chuyển trong việc thực hiện các dự án và sáng kiến được cân nhắc kỹ lưỡng và phù hợp với các đặc điểm cụ thể của nơi này. Trong những ngày này, các bạn đang kỷ niệm một trăm lẻ một ngày sinh của Lý Quang Diệu, Thủ tướng đầu tiên của Cộng hòa Singapore, người đã giữ chức vụ này từ năm 1959 đến năm 1990 và đã tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự tăng trưởng và chuyển đổi nhanh chóng của đất nước.
Điều quan trọng là Singapore không chỉ thịnh vượng về mặt kinh tế mà còn nỗ lực xây dựng một xã hội mà công lý xã hội và lợi ích chung được coi trọng. Tôi đặc biệt nghĩ đến cam kết của các bạn trong việc cải thiện phẩm chất cuộc sống của người dân thông qua các chính sách gia cư công cộng, giáo dục phẩm chất cao và hệ thống chăm sóc sức khỏe hiệu quả. Tôi hy vọng rằng những nỗ lực này sẽ tiếp tục cho đến khi tất cả người dân Singapore có thể hưởng lợi đầy đủ từ chúng.
Về vấn đề này, tôi muốn nhấn mạnh đến rủi ro khi chỉ tập trung vào chủ nghĩa thực dụng hoặc coi trọng công trạng hơn tất cả, cụ thể là hậu quả không mong muốn của việc biện minh cho việc loại trừ những người ở bên lề khỏi việc hưởng lợi từ sự tiến bộ.
Ở đây, tôi ghi nhận và khen ngợi các chính sách và sáng kiến khác nhau được đưa ra để hỗ trợ những người dễ bị tổn thương nhất, và tôi hy vọng rằng sự chú ý đặc biệt sẽ được dành cho người nghèo và người già - những người mà công sức của họ đã đặt nền móng cho Singapore mà chúng ta thấy ngày nay - cũng như bảo vệ phẩm giá của người lao động nhập cư. Những người lao động này đóng góp rất nhiều cho xã hội và nên được bảo đảm mức lương công bằng.
Các công nghệ tinh vi của thời đại kỹ thuật số và sự phát triển nhanh chóng trong việc sử dụng trí tuệ nhân tạo không được khiến chúng ta quên đi nhu cầu thiết yếu là vun đắp các mối quan hệ thực sự và cụ thể giữa con người. Những công nghệ này nên được sử dụng để đưa chúng ta lại gần nhau hơn bằng cách thúc đẩy sự hiểu biết và đoàn kết, và không bao giờ cô lập bản thân trong một thực tế vô hình và sai lầm nguy hiểm.
Singapore là một bức tranh khảm của các dân tộc, văn hóa và tôn giáo chung sống hòa thuận, và có một từ rất quan trọng: đó là hòa hợp. Việc đạt được và duy trì tính bao gồm tích cực này được tạo điều kiện thuận lợi bởi sự công bằng của các cơ quan công quyền tham gia vào cuộc đối thoại mang tính xây dựng với tất cả mọi người, do đó tạo điều kiện cho mọi người có thể đóng góp những yếu tố độc đáo của riêng mình cho lợi ích chung và ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan và sự bất khoan dung phát triển mạnh mẽ hoặc gây nguy hiểm cho sự hòa hợp xã hội. Sự tôn trọng lẫn nhau, hợp tác, đối thoại và quyền tự do thực hành đức tin của một người trong khuôn khổ của luật pháp là những điều kiện cho phép Singapore thành công và ổn định. Chúng là cần thiết để tránh xung đột và hỗn loạn và thay vào đó là cung cấp sự phát triển cân bằng và bền vững.
Ngay từ khi mới có mặt tại Singapore, Giáo Hội Công Giáo đã tìm cách đóng góp một cách đặc biệt vào sự tiến bộ của quốc gia, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Điều này có thể thực hiện được nhờ tinh thần hy sinh và sự tận tụy của các nhà truyền giáo và các tín hữu. Luôn được thúc đẩy bởi Phúc âm của Chúa Giêsu Kitô, cộng đồng Công Giáo cũng đi đầu trong các hoạt động bác ái, đóng góp đáng kể vào các nỗ lực nhân đạo và quản lý một số tổ chức chăm sóc sức khỏe và nhiều tổ chức nhân đạo, bao gồm cả Caritas nổi tiếng.
Theo giáo huấn của Tuyên Ngôn Nostra Aetate của Công đồng Vatican II về quan hệ với các tôn giáo ngoài Kitô giáo, Giáo hội cũng không ngừng thúc đẩy đối thoại liên tôn và hợp tác giữa các cộng đồng tôn giáo khác nhau, trong tinh thần cởi mở và tôn trọng lẫn nhau, đây là những yếu tố cơ bản để xây dựng một xã hội công bằng và hòa bình.
Sự hiện diện của tôi ở đây diễn ra sau bốn mươi ba năm kể từ khi quan hệ ngoại giao giữa Tòa thánh và Singapore được thiết lập. Mục đích của chuyến thăm của tôi là để củng cố đức tin của người Công Giáo, và do đó giúp họ đưa ra một chứng tá rõ ràng cho đức tin của mình, cũng như khuyến khích họ tiếp tục, với niềm vui và sự tận tụy, hợp tác với tất cả những người nam và nữ có thiện chí trong việc xây dựng một xã hội dân sự lành mạnh và gắn kết vì lợi ích chung.
Chúng ta đừng quên rằng Singapore cũng có một vai trò cụ thể để đóng trên bình diện quốc tế đang bị đe dọa bởi xung đột và chiến tranh đã đổ nhiều máu, và tôi hoan nghênh việc thúc đẩy đáng chú ý của các bạn về chủ nghĩa đa phương và một trật tự dựa trên luật lệ được tất cả mọi người chia sẻ. Tôi khuyến khích các bạn tiếp tục làm việc vì sự thống nhất và tình anh em của nhân loại và lợi ích chung của tất cả mọi người và mọi quốc gia, theo cách không loại trừ người khác hoặc bị hạn chế trong lợi ích quốc gia của các bạn.
Tôi cũng muốn nhắc lại vai trò của gia đình, nơi chúng ta học cách được yêu thương và yêu thương, nơi đầu tiên mà mọi người học cách liên hệ với người khác. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng nền tảng mà gia đình được xây dựng đang bị thách thức bởi các điều kiện xã hội hiện tại và có nguy cơ bị suy yếu. Gia đình phải được phép truyền tải các giá trị mang lại ý nghĩa và hình thành nên cuộc sống và dạy cho những người trẻ cách hình thành các mối quan hệ vững chắc và lành mạnh. Do đó, những nỗ lực thúc đẩy, bảo vệ và hỗ trợ sự thống nhất của gia đình thông qua công việc của nhiều tổ chức khác nhau cần được khen ngợi.
Chúng ta không thể che giấu sự thật rằng ngày nay chúng ta đang trải qua một cuộc khủng hoảng môi trường, và chúng ta không nên đánh giá thấp tác động mà một quốc gia nhỏ như Singapore có thể gây ra trong vấn đề này. Vị trí độc đáo của các bạn giúp các bạn tiếp cận được với vốn, công nghệ và nhân tài, những nguồn lực có thể thúc đẩy sự đổi mới để chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe của ngôi nhà chung của chúng ta.
Cam kết của các bạn đối với sự phát triển bền vững và bảo tồn tạo hóa là một tấm gương để noi theo, và việc các bạn tìm kiếm các giải pháp sáng tạo để giải quyết các thách thức về môi trường có thể khuyến khích các quốc gia khác làm như vậy. Singapore là một ví dụ điển hình về những gì nhân loại có thể đạt được bằng cách cùng nhau làm việc trong sự hòa hợp, với tinh thần trách nhiệm và tinh thần bao dung và tình anh em. Điều này giống như một bản tóm tắt về thái độ của các bạn: cùng nhau làm việc, trong sự hòa hợp, với tinh thần trách nhiệm và tinh thần bao dung và tình anh em. Tôi khuyến khích các bạn tiếp tục trên con đường này, tin tưởng vào lời hứa của Chúa và tình yêu thương của người cha dành cho tất cả mọi người.
Thưa Ngài Tổng thống, Thưa Quý vị, xin Chúa giúp quý vị đáp ứng được những nhu cầu và mong đợi của người dân, và khích lệ quý vị thấy được cách Chúa có thể thực hiện những điều vĩ đại vì lợi ích của tất cả mọi người thông qua những người khiêm nhường và biết ơn.
Cầu xin Chúa phù hộ Singapore!
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
Thánh lễ đại trào đông đảo nhất trong lịch sử Singapore với Đức Thánh Cha Phanxicô
VietCatholic Media
18:56 12/09/2024
“Kiến thức thì kiêu căng, còn đức ái thì xây dựng” (1 Cr 8:1). Thánh Phaolô nói những lời này với anh chị em cộng đoàn Kitô hữu tại Côrintô. Trong các lá thư gửi cho cộng đoàn này, vốn phong phú về nhiều đặc sủng (x. 1 Cr 1:4-5), Thánh Tông Đồ thường khuyên họ vun trồng sự hiệp thông trong đức ái.
Chúng ta hãy lắng nghe những lời này của Thánh Phaolô khi cùng nhau tạ ơn Chúa vì Giáo hội tại Singapore, một Giáo hội giàu ân sủng, một Giáo hội năng động, phát triển và tham gia vào cuộc đối thoại mang tính xây dựng với nhiều giáo phái và Tôn giáo khác mà Giáo hội cùng chia sẻ trên vùng đất tuyệt vời này.
Vì lý do này, tôi muốn suy ngẫm về những lời của Thánh Phaolô, trong bối cảnh vẻ đẹp của thành phố này và kiến trúc tuyệt vời và táo bạo của nó, đặc biệt là quần thể Sân vận động Quốc gia đầy ấn tượng này, góp phần làm cho Singapore trở nên nổi tiếng và hấp dẫn. Trước tiên, chúng ta hãy nhớ rằng, cuối cùng, tại nguồn gốc của những tòa nhà đồ sộ này, giống như bất kỳ công trình nào khác để lại dấu ấn tích cực trên thế giới của chúng ta, trong khi mọi người có thể nghĩ rằng chúng chủ yếu liên quan đến tiền bạc, kỹ thuật hoặc thậm chí là khả năng kỹ thuật, chắc chắn là những điều hữu ích, rất hữu ích, thì điều chúng ta thực sự tìm thấy là tình yêu, chính xác là “tình yêu xây dựng”.
Trong khi một số người có thể nghĩ rằng đây là một tuyên bố ngây thơ, khi suy ngẫm về nó, chúng ta thấy rằng điều này không đúng. Thật vậy, trong khi những việc làm tốt có thể có những người thông minh, mạnh mẽ, giàu có và sáng tạo đứng sau chúng, thì vẫn luôn có những người phụ nữ và đàn ông yếu đuối, giống như chúng ta, những người mà nếu không có tình yêu thì không có sức sống, không có động lực, không có lý do để hành động, không có sức mạnh để xây dựng.
Anh chị em thân mến, nếu có điều gì tốt đẹp tồn tại và trường tồn trên thế giới này, thì đó chỉ là vì, trong vô số tình huống, tình yêu đã chiến thắng lòng căm thù, sự đoàn kết đã chiến thắng sự thờ ơ, lòng quảng đại đã chiến thắng sự ích kỷ. Nếu không có điều này, không ai ở đây có thể tạo ra một đô thị lớn như vậy, vì các kiến trúc sư sẽ không thiết kế nó, các công nhân sẽ không làm việc trên đó và sẽ không có gì đạt được.
Vậy nên những gì chúng ta thấy là một dấu chỉ, và đằng sau mỗi tác phẩm trước mắt chúng ta có nhiều câu chuyện về tình yêu cần được khám phá: về những người đàn ông và phụ nữ đoàn kết với nhau trong một cộng đồng, về những công dân tận tụy với đất nước, về những người mẹ và người cha quan tâm đến gia đình, về những người chuyên nghiệp và công nhân đủ mọi thành phần chân thành tham gia vào các vai trò và nhiệm vụ khác nhau của họ. Vậy thì, thật tốt cho chúng ta khi học cách đọc những câu chuyện này, được viết trên mặt tiền ngôi nhà của chúng ta và trên những con đường của chúng ta, và truyền lại ký ức của chúng, để nhắc nhở chúng ta rằng không có điều gì lâu dài được sinh ra hoặc phát triển mà không có tình yêu.
Đôi khi sự vĩ đại của các dự án của chúng ta có thể khiến chúng ta quên mất điều này, và đánh lừa chúng ta nghĩ rằng chúng ta có thể là tác giả duy nhất của cuộc sống, của sự giàu có, hạnh phúc, và niềm vui của chúng ta. Tuy nhiên, cuối cùng, cuộc sống luôn đưa chúng ta trở lại với một thực tế: không có tình yêu, chúng ta chẳng là gì cả.
Đức tin, do đó, xác nhận và soi sáng chúng ta sâu sắc hơn nữa về niềm xác tín này, vì nó cho chúng ta biết rằng gốc rễ của khả năng yêu thương và được yêu thương của chúng ta là chính Thiên Chúa, Đấng với trái tim của một người Cha đã muốn và mong muốn đưa chúng ta vào hiện hữu theo cách hoàn toàn nhưng không (x. 1 Cr 8:6) và Đấng cũng theo cách nhưng không như vậy đã cứu chuộc chúng ta và giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và sự chết, qua cái chết và sự phục sinh của Người Con duy nhất của Người. Chính trong Chúa Giêsu, tất cả những gì chúng ta là và có thể trở thành có nguồn gốc và sự viên mãn của chúng.
Vì vậy, trong tình yêu của chúng ta, chúng ta thấy sự phản ánh tình yêu của Thiên Chúa, như Thánh Gioan Phaolô II đã nói trong chuyến viếng thăm đất nước này (xem Bài giảng Thánh lễ tại Sân vận động Quốc gia, Singapore, ngày 20 tháng 11 năm 1986). Ngài tiếp tục thêm vào điểm quan trọng rằng, “tình yêu được đặc trưng bởi sự tôn trọng sâu sắc đối với tất cả mọi người, bất kể chủng tộc, tín ngưỡng hay bất cứ điều gì khiến họ khác biệt với chúng ta” (thượng dẫn.).
Anh chị em thân mến, đây là những lời quan trọng đối với chúng ta bởi vì, ngoài sự kinh ngạc mà chúng ta cảm thấy trước những tác phẩm của con người, chúng nhắc nhở chúng ta rằng có một điều kỳ diệu lớn hơn nữa cần được đón nhận với sự ngưỡng mộ và tôn trọng lớn hơn nữa: đó là những anh chị em mà chúng ta gặp, không phân biệt đối xử, mỗi ngày trên con đường của chúng ta, như chúng ta thấy trong xã hội Singapore và trong Giáo hội, những dân tộc đa dạng nhưng vẫn đoàn kết và hiệp thông!
Tòa nhà đẹp nhất, kho báu quý giá nhất, khoản đầu tư sinh lời nhất trong mắt Thiên Chúa, đó là gì? Thưa: Đó là chính chúng ta, tất cả chúng ta, vì chúng ta là những người con yêu dấu của cùng một Cha (x. Lc 6:35), được kêu gọi lần lượt để truyền bá tình yêu. Các bài đọc của Thánh lễ này nói với chúng ta về điều này theo nhiều cách khác nhau. Từ những quan điểm khác nhau, chúng mô tả cùng một đức ái, dịu dàng trong việc tôn trọng sự yếu đuối của những người mỏng manh (x. 1 Cr 8:13), quan tâm trong việc hiểu biết và đồng hành với những người bất định trên hành trình cuộc sống (x. Tv 138), và quảng đại, nhân từ trong việc tha thứ vượt quá mọi tính toán và so đo (x. Lc 6:27-38).
Tình yêu mà Thiên Chúa dành cho chúng ta, và Người mời gọi chúng ta chia sẻ với người khác, “đáp ứng một cách quảng đại những nhu cầu của người nghèo… được đánh dấu bằng lòng trắc ẩn đối với những người đau khổ… nhanh chóng cung cấp lòng hiếu khách và kiên trì trong thời gian thử thách. Nó luôn sẵn sàng tha thứ, hy vọng”, tha thứ và hy vọng thậm chí đến mức trả lại “một phước lành cho một lời nguyền rủa… tình yêu chính là trung tâm của Tin Mừng” (THÁNH GIOAN PHAOLÔ II, Bài giảng trong Thánh lễ tại Sân vận động Quốc gia, Singapore, ngày 20 tháng 11 năm 1986).
Thật vậy, chúng ta có thể thấy điều này ở rất nhiều vị thánh, những người nam và nữ đã bị Thiên Chúa của lòng thương xót chinh phục đến nỗi họ trở thành sự phản chiếu của lòng thương xót đó, một tiếng vọng, một hình ảnh sống động. Ở đây, để kết luận, tôi muốn gợi lại trong trí nhớ chỉ hai người trong số họ.
Đầu tiên là Đức Maria, mà chúng ta mừng Danh Thánh Cực Thánh của Mẹ hôm nay. Mẹ đã mang lại hy vọng cho rất nhiều người bằng sự hỗ trợ và sự hiện diện của Mẹ, và Mẹ vẫn tiếp tục làm như vậy! Trên bao nhiêu đôi môi, Danh của Mẹ đã xuất hiện, và tiếp tục xuất hiện trong những khoảnh khắc vui buồn! Bởi vì trong Mẹ, trong Đức Maria, chúng ta thấy tình yêu của Chúa Cha được thể hiện theo một trong những cách đẹp đẽ và trọn vẹn nhất, vì trong Mẹ, chúng ta thấy sự dịu dàng – chúng ta đừng quên sự dịu dàng! – của một người mẹ, người hiểu và tha thứ mọi thứ và không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Đây là lý do tại sao chúng ta hướng về Mẹ!
Thứ hai là một vị thánh được đất nước này yêu mến, người đã tìm thấy lòng hiếu khách ở đây nhiều lần trong các chuyến hành trình truyền giáo của mình. Tôi đang nói đến Thánh Phanxicô Xaviê, người đã được đất nước này tiếp đón nhiều lần, lần cuối cùng là vào ngày 21 tháng 7 năm 1552.
Chúng ta vẫn còn một lá thư tuyệt đẹp mà ngài gửi cho Thánh Inhaxiô và những bạn đồng hành đầu tiên của ngài, trong đó ngài bày tỏ mong muốn đến tất cả các trường đại học thời bấy giờ để kêu lên “như một người điên… với những người có nhiều học thức hơn là lòng bác ái” để họ có thể cảm thấy bị thúc đẩy trở thành những nhà truyền giáo vì tình yêu thương anh chị em của mình, và “kêu lên hết lòng: 'Lạy Chúa, con đây! Ngài muốn con làm gì?'“ (Thư, Cochin, Tháng Giêng năm 1544).
Chúng ta cũng có thể lấy những lời này làm của riêng mình, theo gương của Chúa và Mẹ Maria: “Lạy Chúa, này con đây; Chúa muốn con làm gì?”, để những lời này không chỉ đồng hành với chúng ta trong những ngày này, mà luôn luôn, như một cam kết liên tục lắng nghe và sẵn sàng đáp lại lời mời gọi yêu thương và sống công bằng vẫn tiếp tục đến với chúng ta ngày hôm nay từ tình yêu vô hạn của Thiên Chúa.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana