Ngày 19-09-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lòng quảng đại của Thiên Chúa
Lm Jude Siciliano OP
01:01 19/09/2014
Chúa Nhật XXV THƯỜNG NIÊN A
Isaia 55: 6-9; T.vịnh144; Philipphê 1: 20c-24, 27a; Mátthêu 20: 1-16

LÒNG QUẢNG ĐẠI CỦA Thiên Chúa

Dụ ngôn những người làm vườn nho hôm nay nhắc cho chúng ta rằng Đức Giêsu không chủ ý dùng các dụ ngôn để dạy những bài học về luân lý. Phải chăng sẽ rối tinh lên nếu các công ty, tổ chức và doanh nghiệp trên thế giới áp dụng tiêu chuẩn trả lương như ông chủ vườn nho trong bài Tin Mừng hôm nay: những người làm việc cả ngày và những người làm việc chỉ trong một giờ, tất cả đều được trả công như nhau? Dụ ngôn này không nhằm nói đến việc thực thi công bằng trên thế giới; đã có những giáo huấn khác của Đức Giêsu đề cập đến điều này (xc. Mt 19). Trong dụ ngôn hôm nay, Đức Giêsu kể câu chuyện về những hoạt động trong Nước Thiên Chúa, đang hiện diện tại đây giữa chúng ta và trong tương lai nữa.

Dụ ngôn hôm nay giúp chúng ta tập trung và điều chỉnh hướng nhìn hầu có thể nhận ra cách thức, nơi chốn và thời điểm Thiên Chúa hoạt động trong cuộc đời chúng ta. Chúng ta suy niệm dụ ngôn này cùng những dụ ngôn khác để cái nhìn của mình, vốn đã bị các hệ thống giá trị trần gian làm lu mờ đi, trở nên sáng suốt.

Nhóm thợ cuối cùng được thuê gây chú ý cho chúng ta bởi vì khoản tiền công họ được trả không chỉ gây sốc cho những người được thuê làm toàn thời gian (“là những người đã phải làm việc nặng nhọc cả ngày, lại còn bị nắng nôi thiêu đốt”), mà cho cả chúng ta nữa. Nghe như một câu chuyện cổ rất xa xưa. Dù vậy, chúng ta chấp nhận nó và xem ra không công bằng với chúng ta, cũng như với những người đã làm việc cả ngày. Ai trong chúng ta không phải là một anh thợ chăm chỉ và không muốn được trả lương xứng với công sức bỏ ra cho một ngày công vất vả, nhọc nhằn? Ắt hẳn trong câu chuyện ngày hôm nay, những người thợ làm việc từ giờ thứ mười một là những người bị bất ngờ nhất khi nắm chặt trong tay phần lương hậu hĩnh – hãy nhìn vẻ ngạc nhiên trong mắt họ và cái há hốc mồm kinh ngạc khi họ trông thấy vận may tuyệt vời của mình.

Tại sao những người đến sau này không được thuê sớm hơn, trong khi vẫn có nhu cầu thuê mướn? Khi ông chủ hỏi những người này vì sao chỉ đứng đó suốt ngày mà không làm gì cả, họ trả lời rằng : “Vì không ai mướn chúng tôi”. Không ai muốn thuê họ. Nếu theo tiêu chuẩn của thị trường lao động ngày nay, có lẽ họ bị xem là những kẻ vô dụng và chẳng có chút giá trị nào. Họ khiến tôi nhớ đến những người trẻ gặp khó khăn về thể chất lẫn tinh thần, đang làm công việc gói hàng trong siêu thị. Hoan nghênh những siêu thị nhận thấy giá trị của những con người này. Nếu không ở siêu thị, liệu có nơi nào khác thuê mướn họ chăng? Có công việc làm thường giúp người ta ý thức được giá trị bản thân, và ngược lại.

Phải chăng dụ ngôn hôm nay đặt vấn nạn về các tiêu chuẩn của chúng ta? Ông chủ đang cần nhân công, vì nho đã đến mùa thu hoạch. Ông nhận rõ giá trị của những người thợ được thuê sau cùng không dựa trên lượng công việc họ làm. Trong Nước Trời, mà vốn đã khởi đầu nơi trần gian này, con người được đánh giá theo một bậc thang giá trị hoàn toàn khác. Thiên Chúa là Đấng vô cùng thiện hảo, như ông chủ trong dụ ngôn hôm nay, Người hào phóng cả với những người làm được nhiều lẫn những người làm được ít.

Vậy thì, phải chăng dụ ngôn trong bài Tin Mừng hôm nay cổ võ cho những kẻ biếng nhác? Phải chăng tôi có thể bớt đi các việc lành và cậy dựa vào lòng quảng đại của Chúa là đủ? Cuối cùng, chúng ta cũng sẽ được “trả lương” như nhau mà. Ồ, có nên như vậy hay không? Tôi tiếp tục phục vụ vườn nho cho Chúa mỗi ngày. Tôi cố gắng đáp ứng những nhu cầu và nắm bắt những cơ hội đến với tôi. Dù vậy, vào cuối ngày, tôi có thể sẽ cảm thấy rằng mình “đáng lẽ có thể làm được nhiều hơn” hoặc “đã lãng phí cả ngày và chỉ làm được chút ít”. Trong những lúc chán nản như thế, dụ ngôn hôm nay khích lệ chúng ta khỏi sự lo lắng thái quá về kết quả đạt được. Tôi nhớ đến một bài thơ hồi đại học:
“Con vào Vườn nho Ngài,
Khi chuông toà tháp cổ điểm mười một giờ
Bao năm tháng lãng phí trôi qua.
Con đã làm được gì chỉ trong một giờ thôi?”

Tôi tìm được niềm an ủi qua bài thơ đơn sơ này bởi vì tôi luôn cảm thấy mình đang không làm được gì nhiều cho Chúa mà đáng lẽ ra tôi phải làm hoặc làm được như người khác. Thậm chí tôi còn phí phạm biết bao năm tháng, ngày giờ để theo đuổi nhiều mục tiêu khác và chỉ mới gần đây tôi mới trở về với Thiên Chúa. “Tiền công thợ” Chúa trả cho tôi không theo tiêu chuẩn lương bổng. Tôi không cần so sánh mình với những vị thánh vĩ đại, những người đã dành tất cả thời gian và nghị lực phi thường cho việc phụng sự Thiên Chúa. Tôi là một người làm công nhật, đang cố gắng hết mình. Thiên Chúa sẽ ban tặng phần thưởng cho tôi… một ngày nào đó. Tuy nhiên, đừng sợ, trong “ngày phát lương”, tất cả chúng ta sẽ phải ngạc nhiên!

Tôi đã đi làm trễ và hoàn toàn trông cậy vào lòng đại lượng của ông chủ vườn nho. Vào cuối dụ ngôn, ông chủ thực sự là một người hào phóng, bất chấp những tranh cãi về sự công bằng: với ông chủ khác, những người thợ vất vả hẳn phải được hưởng thêm công nhật. Ai làm nhiều sẽ được hưởng nhiều; ai làm ít thì hưởng ít. Đó là lẽ công bằng. Song, những điều đó chẳng là gì với ông chủ trong dụ ngôn này, khi ông nói: “Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức ?”

Chúng ta không thể tranh luận về “sự công bằng” trong việc trao ban ân sủng của Thiên Chúa. Chúng ta cũng chẳng có cậy dựa được vào lý lẽ nào để mà tranh luận với Người, Đấng đại lượng vô cùng. Hầu hết chúng ta, những người đến nhà thờ siêng năng tuân giữ bổn phận suốt nhiều năm trời. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải khẩn nài lòng đại lượng của Thiên Chúa hơn là cậy dựa vào “những công việc” mà ta đã làm. Sau hết, chúng ta không phải là những người làm công ăn lương từ Thiên Chúa. Chúng ta đã ký kết một bản hợp đồng vốn đã được xem xét kỹ lưỡng. Chúng ta hãy dâng cho Thiên Chúa những gì tốt đẹp nhất và cậy trông Người, Đấng đã ký kết giao ước với chúng ta, sẽ thưởng công cho ta vì nơi Người tràn đầy sự nhân lành, đại lượng. Chúng ta không có quyền đòi Thiên Chúa, dẫu cho chúng ta đã có nhiều năm cống hiến phục vụ. Trong xí nghiệp, đòi hỏi của chúng ta có thể hợp pháp; nhưng ở đây, chúng ta chịu chi phối bởi quy luật “kinh tế Nước Trời”, và vì thế, chúng ta cần phải vứt bỏ ngay thứ hệ thống tính toán, định lượng mà đợi chờ phần thưởng của mình cùng với tất cả những người thợ khác. Chỉ có một điều mà chúng ta biết được, đó là, phần thưởng dành cho chúng ta sẽ rất hậu hĩnh và chúng ta sẽ phải kinh ngạc.

Dụ ngôn trong Tin Mừng hôm nay rất ý nghĩa với Giáo Hội tiên khởi, gồm những thành viên đầu tiên là các Kitô hữu gốc Do Thái. Với họ, “những kẻ đến sau”, những người dân ngoại, chỉ đáng nhận được một vị trí thấp bé hơn trong Nước Trời. Xét cho cùng, những người gốc dân ngoại không phải là những người đầu tiên được mời gọi như dân Do Thái là những kẻ được Thiên Chúa tuyển chọn ngay từ đầu. Dựa vào các thư của Tân Ước, chẳng hạn thư gởi giáo đoàn Galát và các trình thuật Công Vụ Tông Đồ, chúng ta đoán được có sự xung đột giữa hai nhóm người này đã diễn ra gay gắt. Dẫu là trong tiệc cưới hay trong các bữa tiệc Thánh Thể, những chỗ ngồi ưu tiên khó lòng được dành cho những kẻ mới đến, họ không có được vị trí như những người đến trước. Ngoài ra cũng có vấn đề xung quanh bàn tiệc cánh chung khi Đức Giêsu đến lần thứ hai và chúng ta sẽ cùng với Người đi về nhà Cha và cùng với những người khác vào trong Vương Quốc vĩnh cửu. Ở đó, phần thưởng không được căn cứ theo bậc lương và những ưu tiên, nhưng sẽ được ân ban rộng rãi cho tất cả mọi người. Và điều đó nhắc nhở chúng ta một lần nữa rằng đường lối của Thiên Chúa không phải là đường lối của loài người.

Chuyển ngữ: A.E. HV Đaminh Gò-Vấp



25th SUNDAY IN ORDINARY TIME (A)

Isaiah 55: 6-9; Psalm 145; Philippians 1: 20c-24, 27a; Matthew 20: 1-16


Today’s parable of the workers in the vineyard is a reminder that Jesus doesn’t primarily intend his parables to be lessons for moral behavior. What kind of chaos would it be in the workplace, unions and business world if we were to follow the land owner’s payment criteria: persons working a full day and those just for an hour, all receiving the exact same pay? This is not a parable told to accomplish justice in the world; other teachings by Jesus do that (cf. Chapter 19). In this parable Jesus tells the tale of the workings of God’s kingdom, both here already among us and to come.

The parable helps us focus and directs our gaze so that we can recognize how, where and when God is active in our lives. We reflect on this and the other parables so we can have our vision, blurred from using the world’s value systems, cleared.

The last group of hirelings draws our attention because their moment of payment shocks, not only the all-day workers, (who "bore the day’s burden and heat"), but us as well. It sounds like an ancient tale from long ago and far away. Still, we get it and it seems unfair to us, as it did to the full-day laborers. Who among us isn’t a hard worker and who doesn’t expect fair pay for a hard day’s work? That late-working group must have been the most surprised people in the story as they clutched their day’s wage — see the surprised expression in their eyes and their jaws dropped open in dismay as they realize their good fortune.

Why weren’t those latecomers hired earlier, the need certainly seems to have been there? When the owner asks why they are standing around idle, they respond quite frankly, "Because no one has hired us." They weren’t wanted. By the standards of the work world perhaps they weren’t considered useful or valuable workers. They remind me of some of those physical or mentally challenged young people and adults who pack our groceries in the supermarket. Hooray for the supermarket that sees their worth! If not at the supermarket, where else would they find work? Having a job often gives people a sense of their own worth; not having one does the opposite.

Doesn’t the parable challenge our own standards? The owner had a pressing need, there were grapes to harvest. He obviously saw something of worth in the last-hired and it wasn’t about how much they hadn’t yet done. In the kingdom of heaven, which has already begun, people are judged on an entirely different scale of values. God may very well be like the landowner, generous to both the big producers and the seeming-undeserving.

So, is this a parable to encourage slackers? Should I just cut back on my good deeds in God’s name and presume on God’s final generosity? We will all get the same "pay" after all. Well, yes and no. I continue to look for ways to serve in the Lord’s vineyard each day. I try to respond to needs and opportunities that come my way. Still, at the end of the day I’ll probably feel, "I could have done more." Or, "I wasted the day and I got so little done." At these moments of discouragement, the parable is a consolation and offers freedom from achievement-anxiety. I remember a poem from my college days:

"Into thy vineyard I run in haste.
Eleven sounds in its ancient tower.
So many years have gone in waste.
What can I do in a single hour?"

I find that simple poem consoling because I will always feel I am not doing as much for God as I should, or as others do. I may even have wasted time – weeks, hours, years – with other pursuits and only lately come back to the Lord. Thank heavens the "pay scale" isn’t based on my sense of just wages. Nor need I compare myself to the great saints who spent time and heroic energies in God’s service. I am a day laborer, trying to do the best I can. God will work out the reward...someday. However, not to fear, on "payday"we will all be surprised!

I have arrived tardy to work and am completely dependent on the generosity of the vineyard owner. At the end of the parable it is clear that the owner is quite generous, despite the arguments of the upright, hard workers who, with another owner, might have a strong case for a sliding pay scale. Those who work the most, get the most; those who work less, get less. That’s fair. But not with the owner depicted in the parable who says, "Are you envious because I am generous?"

We can’t argue about "fairness" over the distribution of God’s grace. We haven’t a leg to stand on if we decide to dispute what’s fair with a generous God. Most of us churchgoers have been diligent in our observances and ministry over the years. Still, we had better appeal to the generosity of God than to the "works" we have performed. After all, we are not earning wages from God. We haven’t signed a contract with payment spelled out. We offer God our best work and we expect God, who has made a covenant with us, will reward us out of a heart overflowing with generosity. We don’t have inner-circle rights with God, even though we have offered years of service. We might have a legitimate case in the world’s workplace; but here we are involved with "kingdom economics" and so we have to throw out our system of reckoning and wait in line for our reward with all the other laborers. One thing we know, it will be very, very generous and we will be surprised.

The parable would have had significance in the early church whose first members were Jewish Christians. To them the "late arrivals," the Gentiles, deserved a lesser place in the kingdom. After all, they were not the first invited, as were God’s chosen people. Judging from the heated epistles, like Galatians and the accounts in Acts, the conflict between the two groups could get quite intense. The first places at table, whether at a wedding banquet or the eucharistic meals, were hard to yield to newcomers who lacked the status of the early arrivals. There is also the issue of the eschatological banquet when the Lord returns and we go home with him and one another to the eternal kingdom. There the rewards will not be based on our usual pay scales and priorities, but will be generously given to all, reminding us, once again, that God’s ways are not our ways.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Những bài diễn thuyết thật hay ho cũng chẳng lợi ích gì khi sống lành xa quần chúng !
Pt Huỳnh Mai Trác
07:29 19/09/2014
Người ta có thể có những bài giảng thuyết thật hay ho, tuyệt hảo, nhưng sống xa quần chúng ,và nếu không cùng chia sẻ với họ nổi niềm khổ đau và không mang lại cho họ niềm hy vọng thì những bài giảng đó chẳng có ích lợi gì gì cả , đó chỉ là những sự khoe khoang . Đó là lời quả quyết của Đức Giáo Hòang Phanxicô trong bài giảng tại thánh đường Thánh Marta, trong ngày lễ kính các thánh Corneille, giáo hoàng và thánh Cyprien, giám mục .

Tin Mừng ngày hôm đó (Lc 7,11-17) nói về Chúa Giêsu đến gần một đám tang trong thành Naiam . Một bà góa đem đi chôn người con trai độc nhất của bà . Chúa đã làm phép lạ cho người thanh niên đó sống lại, nhưng Chúa còn làm nhiều hơn thế nữa, Đức Giáo Hòang giải thích : Chúa đến với quần chúng ” . Chúa đã đến thăm viếng dân của Ngài “, đám đông đã thốt lên như vậy . Khi Chúa đến với dân của Ngài Chúa mang đến rất nhiều điều, nhiều điều mới lạ “, điều đó có nghĩa là chính sự hiện diện của Ngài ở đó” .

Chúa Giêsu đến với quần chúng. Chúa gần gủi với họ và am hiểu tâm tình của họ, tâm tình của dân của Người .Chúa nhìn thấy đám tang, Chúa đã đến gần . Chúa đến với dân của Chúa, Chúa đến viếng thăm dân của Ngài, Chúa ở giữa dân của Ngài . Đó là cách đối xử của Chúa . Một lời nói được lập lại nhiều lần trong Kinh Thánh : “Chúa tỏ lòng thương xót vô biên đối với dân của Ngài “. Trong Tin Mừng cũng nói đến lòng thương xót như vậy, khi Chúa than thở là dân Chúa không mục tử chăm sóc . Khi Chúa đến với dân của Ngài, Ngài gần gủi họ, Ngài đến gần với lòng thương xót : và Ngài đã thổn thức”.
“ Đức Giáo Hòang Phanxicô nói tiếp, Ngài thổn thức như khi đứng trước mồ của Lazarô . Ngài mủi lòng lòng như người Cha nhìn thấy người con hoang đàng đã trở về:

Gần gủi và thương xót : đó là tấm lòng của Chúa khi Ngài đế với dân của Ngài . Và chúng ta là những người muốn rao truyền Tin Mừng, phổ biến Lời của Chúa Giêsu, đây chính là con đường phải đi theo . Con đường khác, con đường của các giảng sư, các nhà hùng biện, các nhà thần học, các luật sĩ, các người Pharisêu . . . Xa vời quần chúng, họ ăn nói lưu lóat : họ rất hùng hồn . Nhưng xa vời . Và đó không phải là cuộc viếng thăm của Chúa : đó là một điều khác biệt . Quần chúng không nhìn đó là một ân sủng , bởi vì họ cảm thấy xa lạ, vì thiếu lòng thương xót, hay là không cùng chia sẻ nổi niềm cùng họ”.

“Và có một điều đặc biệt nữa là những lúc Chúa đến với dân của Ngài, Đức Thánh Cha nhấn mạnh là: Khi người chết sống lại, ngồi dậy và bắt đầu nói lên . Chúa Giêsu đã trao trả lại cho mẹ của nó “.

“Khi Chúa đến viếng thăm dân của Ngài, Chúa đem lại một nguồn hy vọng mới . Luôn luôn là như vậy . Người ta có thể giảng rất hay Lời của Chúa : Trong lịch sử đã có rất nhiều nhà hùng biện rất giỏi dang . Nhưng họ không họ không thành công trong việc gieo vải niềm hy vọng thì những lời hùng biện đó dùng để làm gì, chỉ là những sự khoe khoang mà thôi” .

Khi nhìn thấy Chúa làm sống lại và trao người con trai độc nhất cho người mẹ góa, Đức Giáo Hòang kết luận, “ chúng ta có thể hiểu được Chúa đến viếng dân của Ngài là gì . Và chứng tá của người Kitô hữu là chứng tá của người mang sự thăm viếng của Chúa đến cho dân của Ngài, có ý nghĩa là mang đến và gieo vải hy vọng cho mọi người”.
 
Hội Đồng Giám Mục Nigeria: Khủng bố Hồi Giáo Boko Haram đã chiếm được 25 thành phố
Đặng Tự Do
16:35 19/09/2014
Theo thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, Hội Đồng Giám Mục Nigeria đã có phiên họp khẩn cấp tại Warri trong vùng châu thổ Niger. Trong cuộc họp các Giám Mục nước này bày tỏ âu lo trước tình trạng quân khủng bố Hồi Giáo Boko Haram đã chiếm được 25 thành phố ở miền Bắc Nigeria.

Đức Cha Oliver Dashe Doeme, Giám Mục giáo phận Maiduguri tuyên bố với thông tấn xã Fides là giáo phận của ngài bao gồm Maiduguri, là thủ phủ của bang Borno, Yobe và một số khu vực Adamawa, đã bị quân khủng bố Hồi Giáo tràn ngập. Đức Cha đã phải bỏ chạy khỏi Tòa Giám Mục của ngài và đang tạm trú tại giáo xứ Santa Teresa ở Yola.

Đức Cha nói:

"Hàng ngàn người dân đang sống trong các hang động trên núi, hay lẩn trốn trong rừng. Một số ít những người chạy thoát đến Maiduguri, Mubi và Yola được sự giúp đỡ của bạn bè và người thân trong vùng.”

Tại Maiduguri, giao tranh vẫn diễn ra ác liệt.

"Chúng tôi đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn; người dân phải ngủ trên các đường phố Maiduguri. Trong khi hàng ngàn người đã tìm cách trốn thoát sang Cameroon và đang sống trong những điều kiện rất khó khăn ".

Đức Cha Doeme nhấn mạnh đến việc quân khủng bố Hồi Giáo Boko Haram đã có được các vũ khí tinh vi trong những tháng gần đây bao gồm cả xe tăng, thiết giáp, giàn phóng tên lửa, hỏa tiễn phòng không và các loại súng ống tối tân khác.

Rõ ràng là quân khủng bố Hồi Giáo đã có những nguồn viện trợ rất lớn từ thế giới Hồi Giáo và đang lớn mạnh trước sự dửng dưng của thế giới.
 
Đức Giáo Hoàng gặp Tổng thống Armenia, Serzh Sargsyan
Đặng Tự Do
18:10 19/09/2014
Sáng thứ Sáu 19 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp tổng thống nước Armenia tại Điện Tông Tòa của Vatican.

Tổng thống Serzh Sargsyan đã giới thiệu với Đức Thánh Cha từng người trong phái đoàn của mình. Đại sứ Armenia cạnh Tòa Thánh, đã vui vẻ chào Đức Giáo Hoàng trước khi đưa ra một thỉnh cầu đặc biệt.

"Chúng con có một người bạn có một đứa con bệnh nặng. Anh ấy xin Đức Thánh Cha vui lòng chúc lành cho anh."

Trong cuộc gặp kéo dài 20 phút, cả hai nhà lãnh đạo đã nói về vai trò đặc biệt của các Kitô hữu trong đời sống và lịch sử của đất nước. Trong lịch sử Armenia là quốc gia đầu tiên ở châu Âu công nhận Kitô giáo là quốc giáo.

Hai vị cũng nói về những cuộc xung đột đang diễn ra ở Trung Đông và cuộc khủng hoảng nhân đạo trong khu vực và những thách đố mà các Kitô hữu và các nhóm thiểu số khác trong khu vực này phải đối mặt.

Tổng thống đã tặng Đức Giáo Hoàng một tấm thảm Armenia với một cây thánh giá được thêu trên đó.

Đáp lại, Đức Giáo Hoàng đã tặng cho tổng thống một huy chương các Thiên thần Hòa bình. và một thiết kế cổ xưa của Quảng trường Thánh Phêrô cùng với bản sao của Tông huấn của Evangeli Gaudium.

Trước khi từ giã, như thường lệ, Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu tổng thống cầu nguyện cho ngài.

"Cảm ơn bạn. Xin hãy cầu nguyện cho tôi."

Ngay sau đó, Tổng thống đã gặp Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Tòa Thánh là Đức Hồng Y Pietro Parolin.

Thông cáo chính thức của phòng Báo Chí Tòa Thánh không đề cập đến việc tổng thống Armenia có mời Đức Thánh Cha sang thăm nước này vào năm tới để đánh dấu 100 năm biến cố diệt chủng do Thổ Nhĩ Kỳ gây ra hay không. Tuy nhiên, các quan sát viên tin rằng Đức Thánh Cha sẽ tham dự lễ kỷ niệm này. Trước khi được bầu làm Giáo Hoàng ngài đã nhiều lần đề cập đến biến cố này. Trong cương vị Giáo Hoàng, ngài cũng đã hai lần lên tiếng về biến cố này khi tiếp các vị lãnh đạo Giáo Hội Armenia Tông Truyền.
 
Đức Thánh Cha nói về giáo huấn xác kẻ chết sống lại
Đặng Tự Do
19:56 19/09/2014
“Giáo huấn Kitô giáo về mầu nhiệm xác kẻ chết sống lại là chói tai với nhiều người. Họ không thể hiểu được”.

Đức Thánh Cha đã nói như trên trong thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta sáng thứ Sáu 19 tháng 9.

Có mấy người thuộc nhóm Xađốc đến gặp Ðức Giêsu. Nhóm này chủ trương không có sự sống lại. Mấy người ấy hỏi Ðức Giêsu: “Thưa Thầy, ông Môsê có viết cho chúng ta điều luật này: ‘Nếu anh hay em của người nào chết đi, đã có vợ mà không có con, thì người ấy phải cưới lấy nàng, để gầy dựng một dòng giống cho anh hay em mình.’ Vậy nhà kia có bảy anh em trai. Người anh cả lấy vợ, nhưng chưa có con thì đã chết. Người thứ hai, rồi người thứ ba đã lấy người vợ goá ấy. Cứ như vậy, bảy anh em đều chết đi mà không để lại đứa con nào. Cuối cùng, người đàn bà ấy cũng chết. Vậy trong ngày sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ ai, vì cả bảy đều đã lấy nàng làm vợ?”

Ðức Giêsu đáp: “Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. Quả thật, họ không thể chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, là con cái sự sống lại.”

Câu chuyện này cho thấy quan điểm bình dân về sự sống lại trông đợi một sự kế tục của những gì đang tồn tại trước khi cái chết xảy đến. Người ta mong đợi được sống lại với cùng một thân xác như khi sinh tiền - nếu được Chúa cho trẻ trung hơn, khoẻ mạnh hơn, đẹp trai, đẹp gái hơn thì càng tốt, và có một ước mong mãnh liệt là được sống lại cùng với tất cả những quan hệ mà khi sinh tiền người ta quý chuộng.

Đức Thánh Cha nhận xét rằng trong thư thứ nhất gởi giáo đoàn Côrintô, Thánh Phaolô khẳng định có sự sống lại. “Thánh Phaolô đã đưa ra những lý luận khá rõ ràng sau: Nếu chúng tôi rao giảng rằng Ðức Kitô đã từ cõi chết chỗi dậy, thì sao trong anh em có người lại nói: không có chuyện kẻ chết sống lại? Nếu kẻ chết không sống lại được, thì Ðức Kitô đã không chỗi dậy. Mà nếu Ðức Kitô đã không chỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng ra hư không … Ðức Kitô đã chỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu”. (1 Cr 15: 12-20)

Tuy nhiên, Thánh Phaolô cho biết thêm:

“Thưa anh em, điều tôi muốn nói là xác thịt và khí huyết không thể thừa hưởng Nước Thiên Chúa được, cũng như cái hư nát không thể thừa hưởng sự bất diệt được”.

Đức Thánh Cha nhận xét rằng, như thế thư thứ nhất gởi giáo đoàn Côrintô của Thánh Phaolô "có những ý tưởng khác" với quan niệm bình dân. “Chắc chắn, những người công chính khi chết đi thì không sa hoả ngục - quá tốt! - Nhưng họ sẽ đi vào vũ trụ, tan vào trong không khí - chỉ còn là một linh hồn đứng trước mặt Thiên Chúa", và như vậy Thánh Phaolô đã đưa ra một "sự sửa sai khó khăn" trong quan niệm về sự sống lại của nhiều người. Không phải chỉ những Kitô hữu Côrintô là những người duy nhất gặp khó khăn với lời giáo huấn này. Người Hy Lạp tại Athens, nơi Thánh Phaolô cũng đã rao giảng – thậm chí cả các nhà triết học khôn ngoan - cũng sợ hãi khái niệm này.

Đức Thánh Cha ghi nhận rằng “có một sự phản kháng chống lại sự biến đổi, chống lại các hoạt động của Chúa Thánh Thần mà chúng ta nhận được khi chịu phép Rửa tội, là điều sẽ biến đổi hoàn toàn chúng ta để hướng đến mầu nhiệm Phục Sinh. Khi đề cập đến sự sống lại, ngôn ngữ của chúng ta nói rằng: ‘Tôi muốn lên thiên đàng, tôi không muốn sa hỏa ngục,’ nhưng chúng ta dừng lại ở đó không ai trong chúng ta nói: ‘Tôi sẽ sống lại như Chúa Kitô đã sống lại.’ Không, ngay cả đối với chúng ta điều này rất khó hiểu. "

“Đây là tương lai đang chờ đón chúng ta và sự biến đổi thân xác chúng ta tạo ra một sự phản kháng nơi chúng ta, và có cả sự phản kháng lại căn tính Kitô của chúng ta. Tôi có thể nói là có lẽ chúng ta chẳng ngán ông thần dữ trong sách Khải Huyền, chẳng ngán kẻ phản Kitô là kẻ phải xuất hiện trước - có lẽ chúng ta chẳng ngán y đâu. Chúng ta có lẽ cũng không sợ tiếng nói của Tổng Lãnh Thiên Thần hay âm thanh của tiếng kèn của Ngài- tung hô vang dội chiến thắng của Chúa Phục sinh. Nhưng chúng ta lại sợ sự sống lại, sợ là tất cả chúng ta sẽ được biến đổi. Sự biến đổi này phải là kết thúc của cuộc hành trình Kitô của chúng ta".

Để kết luận, Đức Thánh Cha nói:

“Căn tính Kitô là con đường, là cuộc hành trình trong đó chúng ta kề cận với Chúa như các môn đệ Ngài để cuối cùng sau tiếng kèn của Tổng Lãnh Thiên Thần chúng ta được ở lại với Ngài và kề cận với Chúa mãi mãi”.
 
Đức Giáo Hoàng vẫn thăm Albania dù có cảnh báo về nhóm IS
VOA
20:46 19/09/2014
Đức Giáo Hoàng vẫn thăm Albania dù có cảnh báo về nhóm IS

Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ đến Albania vào ngày Chúa Nhật, bất chấp lời cảnh báo gần đây của đại sứ Iraq tại Toà Thánh rằng Ngài có thể bị những kẻ thánh chiến Nhà nước Hồi giáo nhắm mục tiêu tấn công.

Đây là chuyến thăm đầu tiên của Đức Giáo Hoàng đến một quốc gia châu Âu ngoài Italia. Albania có phần đông dân số là người Hồi giáo.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho biết ông muốn đến thăm Albania để làm nổi bật sự tái sinh của Kitô giáo đã bị bài trừ tàn bạo dưới chế độ cộng sản. Nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Roma từng nói rằng Albania là một điển hình nơi người Công Giáo, Chính thống giáo, và Hồi giáo chung tay quản lý đất nước.

Đức Giáo Hoàng sẽ hội kiến Tổng thống Bujar Nishani, Thủ tướng Edi Rama, và các quan chức hàng đầu khác của Albania.

Dự kiến người Albania thuộc mọi giáo phái sẽ đứng chật các ngả đường ở thủ đô Tirana để đón tiếp Đức Giáo Hoàng bằng lòng hiếu khách nhiệt thành mà họ đã dành cho những yếu nhân nước ngoài khác, trong đó có Tổng thống Mỹ George W. Bush vào năm 2007, trong thời gian họ lưu lại ở nước này.

 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ khấn dòng ba Phan sinh tại Giáo xứ Thuận Nghĩa
Jb. Công Linh
10:25 19/09/2014
Lễ khấn dòng ba Phan sinh tại Giáo xứ Thuận Nghĩa

Hoà chung niềm vui cùng đại gia đình Phan Sinh, tối ngày 17 tháng 9 năm 2014, huynh đệ đoàn Phan Sinh Tại Thế Giáo xứ Thuận Nghĩa mừng lễ Thánh Phanxicô được in năm dấu thánh.

Xem Hình

Thánh lễ diễn ra một cách long trọng và sốt sắng. Chủ tế thánh lễ do Cha trợ uý miền – Phêrô Bùi Minh Tuệ, cùng đồng tế và tham dự thánh lễ có Cha quản xứ Antôn Nguyễn Văn Đính, Cha Gioan Baotixita Nguyễn Duy An, quản xứ Lộc Thuỷ, Ban thường vụ miền Bắc Vinh, quý thầy, quý nữ tu và đông đảo bà con giáo dân.

Sau bài giảng, Cha trợ uý chủ sự nghi thức: Tuyên hứa cho 22 em Giới trẻ Phan Sinh; 7 anh chị nhập gia; 9 chị em khấn tạm và 6 chị em khấn trọn.

Sau thánh lễ, đại diện Huynh Đệ Đoàn anh chị phục vụ đã nói lên lời tri ân sâu xa đối với Cha trợ uý, quý Cha và toàn thể cộng đoàn.

Giáo xứ Thuận Nghĩa có gần 120 thành viên Dòng ba Phan Sinh. Các thành viên đã tích cực góp phần mình trong việc xây dựng giáo xứ, sống làm chứng cho Chúa theo linh đạo của Đấng sáng lập.

Jb. Công Linh
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Linh mục cử hành lễ an táng cho người Tin lành được không?
Nguyễn Trọng Đa
08:37 19/09/2014
Giải đáp phụng vụ: Linh mục cử hành lễ an táng cho người Tin lành được không?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Một linh mục Công Giáo có thể cử hành lễ an táng cho một người Tin Lành tại một nơi như khuôn viên trường đại học được không? Theo Bộ Giáo luật, điều 1183.3, "người đã rửa tội và gia nhập vào một Giáo Hội hay Giáo Ðoàn ngoài Công Giáo, được an táng theo nghi lễ Giáo Hội" trong một số điều kiện nhất định. Liệu điều này có hàm ý rằng buổi lễ phải diễn ra trong một nhà thờ Công Giáo không? - F. D., Montreal, Canada.


Đáp: Điều 1183.3 của Bộ Giáo luật (tương ứng với điều 876.1 của Bộ luật phương Đông và số 120 của Hướng dẫn Đại kết) nói như sau:

"Tùy theo sự phán đoán khôn ngoan, Bản Quyền sở tại có thể cho những người đã rửa tội và gia nhập vào một Giáo Hội hay Giáo Ðoàn ngoài Công Giáo, được an táng theo nghi lễ Giáo Hội, trừ khi biết rõ ý muốn ngược lại của họ và miễn là không thể có một thừa tác viên riêng để cử hành" (Bản dịch Việt ngữ do các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh thực hiện).

Các chuyên viên giáo luật bình luận rằng sự cho phép có thể được ban, ngay cả khi sự hiệu lực của bí tích rửa tội bị nghi ngờ. Thừa tác viên không Công Giáo có thể là không sẵn sàng về mặt thể lý, vì không có vị nào trong khu vực ấy cả. Thừa tác viên này cũng có thể không sẵn sàng về mặt luân lý, chẳng hạn, nếu vị này chỉ là trên danh nghĩa một thành viên của một giáo phái nhưng không thực hành đức tin của mình, trong khi người bà con của ông là một người Công Giáo ngoan đạo.

Tương tự như vậy, việc cho phép có thể được ban, nếu người không Công Giáo đã bày tỏ ước muốn trở lại đạo Công Giáo, ngay cả khi ước muốn này chưa được chính thức hóa bằng việc đăng ký vào một chương trình học trở lại đạo.

Hướng dẫn Đại kết đưa thêm một điều kiện:

"Điều 120. Trong sự phán đoán thận trọng của Đấng Bản Quyền địa phương, các nghi thức an táng của Giáo Hội Công Giáo có thể được ban cho các thành viên của một Giáo Hội không Công Giáo hay Cộng đồng Giáo Hội, trừ khi biết rõ ý muốn ngược lại của họ và không thể có một thừa tác viên riêng để cử hành, và nếu các điều khoản chung của Bộ Giáo Luật không cấm đoán việc ấy”.

Các "điều khoản chung" của Giáo luật được nhắc đến là các điều cấm một tang lễ Công Giáo. Đó là:

"Ðiều 1184: § 1 Nếu họ không tỏ một dấu hiệu thống hối nào trước khi chết, thì phải từ chối an táng theo nghi lễ Giáo Hội:

1. những người bội giáo, lạc giáo và ly giáo cách tỏ tường;

2. những người chọn hỏa táng thi hài của mình vì những lý do nghịch với Ðức Tin Kitô Giáo;

3. những tội nhân trống trải khác, mà việc an táng theo nghi thức Giáo Hội chắc chắn sẽ sinh gương xấu công khai cho các tín hữu.

§ 2 Khi gặp trường hợp hoài nghi, thì phải hỏi ý kiến Bản Quyền sở tại và làm theo sự phán quyết của Ngài.

Ðiều 1185: Người nào không được mai táng theo nghi thức Giáo Hội, thì cũng không được làm lễ quy lăng cho họ”. (Bản dịch như trên).

Một khi tất cả các điều kiện này được đáp ứng, thì các vấn đề khác, chẳng hạn như các nghi thức được sử dụng và địa điểm cử hành lễ an táng, được dành cho “sự phán đoán khôn ngoan" của Giám mục địa phương.

Bởi vì lễ tang luôn đòi hỏi sự nhạy cảm mục vụ lớn, và mỗi tình huống có một sự đặc biệt nào đó, nên Giám mục cùng với các linh mục hữu quan là những người cần quyết định các lựa chọn phù hợp tốt nhất, vốn tôn trọng ý muốn của người quá cố, gia đình và tất cả các người khác có liên quan.

Vì lý do này, Giáo Hội đã không cố gắng đưa ra các hướng dẫn chi tiết cho các trường hợp như thế.

Một trong ít điều kiện nghi thức là, nếu một Thánh Lễ an táng được cử hành, tên người quá cố không Công Giáo không được đọc lên trong phần Kinh Nguyện Thánh Thể. Điều này là khá hợp lý, vì một sự đọc tên như vậy có thể hàm ý rằng người quá cố đã sống hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo. (Zenit.org 16-9-2014)

Nguyễn Trọng Đa
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bên Hồ Ba Bể
Dominic Đức Nguyễn
21:16 19/09/2014
BÊN HỒ BA BỂ
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Bắc Cạn có suối đãi vàng
Có hồ Ba Bể có nàng áo xanh.
(Ca dao)