Ngày 20-09-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 21/09: Sự đáp lại tiếng Chúa – Kính Thánh Mát-thêu, Tông Đồ Thánh Sử – Lm. Antôn Nguyễn Thế Nhân, SSS
Giáo Hội Năm Châu
02:45 20/09/2023

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu

Khi ấy, Chúa Giêsu đi ngang qua, thấy một người ngồi ở bàn thu thuế, tên là Matthêu. Người phán bảo ông: “Hãy theo Ta”. Ông ấy đứng dậy đi theo Người. Và xảy ra khi Người ngồi dùng bữa trong nhà, thì có nhiều người thu thuế và tội lỗi đến ngồi đồng bàn cùng Chúa Giêsu và các môn đệ của Người. Những người biệt phái thấy vậy, liền nói với các môn đệ Người rằng: “Tại sao Thầy các ông lại ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi như vậy?” Nghe vậy, Chúa Giêsu bảo rằng: “Người lành mạnh không cần đến thầy thuốc, nhưng là người đau yếu! Các ông hãy đi học xem lời này có ý nghĩa gì: Ta muốn lòng nhân từ, chớ không phải hy lễ. Vì Ta không đến để kêu gọi người công chính, nhưng kêu gọi người tội lỗi”.

Đó là lời Chúa
 
Đồng Bạc Nước Trời
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
03:18 20/09/2023

SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXV THƯỜNG NIÊN NĂM - A
Đồng Bạc Nước Trời
(Mt 20, 1 – 16a)

Dụ ngôn những người làm thuê được mướn làm việc trong vườn nho qua những giờ khác nhau, tất cả lãnh lương giống như nhau là một đồng, đã gây nên một khó khăn cho những người đọc và người nghe Tin Mừng. Nhiều người không khỏi ngạc nhiên vì tiêu chuẩn trả công của ông chủ. “Những người làm từ giờ thứ mười một đến, lãnh mỗi người một đồng. Tới phiên những người đến làm trước, họ tưởng sẽ lãnh được nhiều hơn; nhưng họ cũng chỉ lãnh mỗi người một đồng” (Mt 20,9-10). Nhất là những người làm công cho ông chủ, họ vừa nhận vừa lẩm bẩm trách chủ nhà rằng: "Những người đến sau hết chỉ làm có một giờ, chúng tôi chịu nắng nôi khó nhọc suốt ngày mà ông kể họ bằng chúng tôi sao"? (Mt 20,12). chúng ta tự hỏi : Cách hành xử và trả công của của ông chủ có chấp nhận được không?

Đọc xong, ai cũng cảm thấy ông chủ làm vườn nho đối xử như thế với những người làm thuê là không công bằng: người làm ít cũng như người làm nhiều đều nhận một mức lương bằng nhau. Vì theo suy nghĩ bình thường của người đời, người làm nhiều phải hưởng lương cao hơn người làm ít. Nghĩ như thế là hoàn toàn đúng và hợp lý.

Không, Thiên Chúa nhân lành, Ngài có cách tính không giống chúng ta: “Tư tưởng Ta không phải là tư tưởng các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta” (Is 55, 8). Thiên Chúa ban cho con người cái mà Ngài cho là tốt nhất. Chúa Giêsu không cung cấp chúng ta một bài học về đạo đức xã hội, nhưng là bài học về tình yêu của Thiên Chúa đối với tất cả chúng ta. Một đồng ông chủ trả cho người làm công là đồng bạc Nước Trời, là đồng có tên sự sống đời đời, nên dụ ngôn này diễn tả Nước Trời, vì nó khởi đầu bằng câu : “Nước Trời giống như…” (Mt 20,1), chứ không phải nó áp dụng cho thế gian này.

Câu chuyện lấy bối cảnh trong cuộc sống hằng ngày nhưng ngụ ý về Nước Chúa. Vườn nho được hiểu là Hội Thánh, có Chúa làm chủ. Người làm công là hình ảnh tượng trưng cho tất cả những ai đáp lời Chúa gọi mời. Thời gian làm việc trong ngày là đời người, và tiền công là sự sống vĩnh cửu. Lời mời gọi vào làm vườn nho cho Chúa gửi đến với mỗi người vào những thời điểm khác nhau trong suốt cuộc đời. Có người đến sớm, có người đến muộn, số khác chỉ đáp lời lại tiếng Chúa vào lúc cuối đời. Nhưng bất cứ ai chấp nhận lời mời đều sẽ được hưởng một đồng sự sống đời đời.

Thông điệp của dụ ngôn này thật rõ ràng. Trong khi chúng ta vẫn mặc định rằng người làm việc khó nhọc hơn xứng đáng với tiền công lớn hơn, ông chủ vườn nho hành động ngược lại; do đó một số người xem đó là không công bằng. Nhưng chủ vườn bảo với họ rằng : “Chớ thì bạn đã không thoả thuận với tôi một đồng sao?" Bạn hãy lấy phần bạn mà đi về” (Mt 20,13-14).

Không ai bị xử tệ cả, bởi vì họ đã đồng ý với chủ vườn về số tiền họ sẽ nhận cho ngày làm việc của họ (một đơ-ni-ê cho một ngày công là tiền lương khá hậu hĩnh vào thời đó). Ông cũng bảo cho họ biết ông đang sử dụng tài sản của ông theo ý ông muốn : “Tôi muốn trả cho người đến sau hết bằng bạn, nào tôi chẳng được phép làm như ý tôi muốn sao? Hay mắt bạn ganh tị, vì tôi nhân lành chăng?" (Mt 20,15).

Luật lệ Nước Trời do Thiên Chúa thiết lập: sự cứu rỗi dành cho loài người hoàn toàn phụ thuộc vào tình thương và lòng nhân lành của Chúa, không do công đức, nỗ lực cá nhân hoặc nếp sống khổ hạnh của bất cứ ai, bởi vì không ai có thể đáp ứng những chuẩn mực đạo đức của Đấng Chí Thánh.

Ai là người làm công được nhận vào giờ thứ mười một? Có thể là những người đón nhận ơn Chúa lúc lâm chung, cũng có thể là những người bị rẻ rúng dưới mắt những người sống đạo lâu năm. Nhưng chớ vội vàng kết luận. Trong ý nghĩa sâu xa hơn, tất cả chúng ta đều là người làm công giờ thứ mười một, và chúng ta đều được Chúa mời vào vương quốc của ngài cách vinh dự. Vì vậy, không cần phải đoán định ai là người làm công giờ thứ mười một. Thông điệp của dụ ngôn là chúng ta được cứu rỗi chỉ do ân ban của Thiên Chúa, chứ không do công trạng của con người.

Phản ứng của một vài người trong số những người làm công trong vườn nho đối với điều họ cho là bất công, tượng trưng cho sự tự mãn dễ thấy trong cộng đoàn tín hữu sống đạo lâu năm. Họ tin rằng phần thưởng dành cho họ phải tương xứng với thời gian họ phụng sự Thiên Chúa. Đó là kết quả của cách suy nghĩ cho rằng sự cứu rỗi đến từ công đức, và đó là điều mà dụ ngôn này muốn bác bỏ.

Điều chúng ta gán cho Thiên Chúa là không xứng đáng với Thiên Chúa, và điều Thiên Chúa ban cho chúng ta vượt quá công trạng của chúng ta: “từ người đến sau hết tới người đến trước hết đều lãnh mỗi người một đồng” (Mt 20,9). Chúng ta không thể trách lòng tốt của ông chủ, vì không thấy gì sai trái trong cách ông hành xử. Ông trả cho mỗi người theo như thỏa thuận và thể hiện lòng thương xót như ông.

Sau cùng, nên nhắc lại “điểm chính” trong dụ ngôn để chúng ta qui chiếu về một tình huống cụ thể. Đồng bạc duy nhất được trả cho cả và nhân loại là nước Chúa, Chúa Giêsu đã mang xuống thế vì yêu thương thế gian. Không có ai là quá muộn để vào Nước Trời. Tất cả những ai chưa khám phá ra tình yêu của Thiên Chúa vẫn được mời gọi trong mọi giờ và ở mọi lứa tuổi đi làm vườn nho của Chúa! Đây là lời kêu gọi phổ quát. Chúng ta đừng bao giờ thất vọng về ơn cứu độ đời đời của chúng ta.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:35 20/09/2023

5. Để dập tắt ngọn lửa dục vọng của tình dục tà ma, thì không có gì sánh bằng nhớ đến năm vết thương thánh của Chúa chúng ta, nó càng linh nghiệm hơn.

(Thánh Augustinus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:41 20/09/2023
54. LƯU SINH LỘ TẨY

Lưu Sinh bình thường thích ăn to nói lớn để khoe khoang mình.

Có một lần đi đến Vô Tích để viếng mộ bạn hữu là họ Châu, môn khách nhà họ Châu cúi đầu chào và hỏi:

- “Tại sao ngài đến chậm quá vậy?”

Lưu Sinh nói:

- “Hôm qua cùng với trạng nguyên Cố làm câu đối liễn đến nửa đêm, cho nên hôm nay mới đến trể”.

Qua một lúc sau, trạng nguyên họ Cố cũng đến, họ Lưu bèn đi nghe ngóng nơi môn khách và hỏi:

- “Ông đó là ai vậy?”

Môn khách nói với ông ta:

- “Đó là người mà tối hôm qua cùng làm câu đối liễn với ngài đó.”

Họ Lưu không dám hỏi tiếp.

Lại có một hôm Lưu Sinh cùng với đệ tử của Hoa Quang Lục đi dạo chơi ở Huệ San, và vì để bày tỏ mình có tình thâm giao với Hoa Quang Lục, nên ông ta cố ý cầm theo cái quạt có đề thơ của Hoa Quang Lục.

Lúc ấy, Hoa Quang Lục đang dưỡng bệnh ở tăng xá, các đệ tử bèn dẫn Lưu Sinh đến đó, sau khi thấy thì làm lễ ngồi xuống, Lưu Sinh không biết đó là Hoa Quang Lục nên đem cái quạt cho Hoa Quang Lục coi, Hoa Quang Lục nói:

- “Bài thơ này là do Hoa Quang Lục đề, ông làm sao mà xin được vậy?”

Lưu Sinh nói:

- “Tôi và Hoa Quang Lục kết bạn đã hai năm nay rồi, cần gì phải xin xỏ chứ?”

Hoa Quang Lục hỏi:

- “Không nói mò chứ?”

Lưu Sinh nói:

- “Nói mò thì cắt lưỡi tôi đi”.

Các đệ tử nín không được nên cười ầm lên nói:

- “Đây chính là ngài Hoa Quang Lục đấy”.

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 54:

Người thích khoe khoang thì không những làm hại mình mà còn làm mất tiếng tốt của mình trước mặt mọi người.

Ngày xưa người già thường khoe khoang về của cải ruộng nương cò bay thẳng cánh, cho nên trong việc dựng vợ gã chồng cho con cái cũng phải bày ra cái “môn đăng hộ đối” để làm khổ con cái.

Ngày nay người trẻ thì thích khoe khoang về những thành tích “siêu hạng” của mình:

- Có những bạn trẻ khoe mình tiêu tiền xanh (đôla) như xé giấy trong các nhà hàng hạng sang.

- Có những bạn trẻ khoe khoang thành tích đánh bạc và bao gái của mình.

- Có những bạn trẻ khoe khoang thành tích nhậu nhẹt uống bia hạng cao cấp nơi các nhà hàng cao cấp.

- Có các bạn trẻ khoe khoang mình thấy gái thì như mèo thấy mỡ.

- Có các bạn trẻ khoe khoang mình không cần làm việc vẫn có tiền ăn xài…

Tất cả những khoe khoang đó không ích lợi cho bản thân cũng như cho mọi người, bởi vì đó là những cái khoe khoang làm cho mình trở thành người xa lạ giữa những bạn bè đầu tắt mặt tối vừa học vừa làm việc để phụ giúp cho gai đình, những khoe khoang đó không làm cho mình trở thành thần tượng của người khác nhưng trở thành đối tượng của ma quỷ lợi dụng để trở thành công cụ tội ác của nó.

Các bạn trẻ cố gắng nhớ câu này: “Mất đi hiện tại thì ngày sau sẽ hối hận”.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Công bằng và nhân hậu
Lm. Thái Nguyên
04:42 20/09/2023


CÔNG BẰNG VÀ NHÂN HẬU

Chúa Nhật 25 Thường Niên, năm A: Mt 20, 1-16a

Suy niệm

Qua ngôn sứ Isaia, Thiên Chúa khuyến khích tội nhân trở về với Ngài, Ngài sẽ tha thứ tất cả, bảo họ đừng suy nghĩ theo kiểu của phàm nhân, vì “tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta… Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các ngươi, và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi chừng ấy” (55, 6-9). Câu chuyện dụ ngôn của bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy điều mà Isaia đã nói, về cách hành xử lạ lùng một Thiên Chúa đối với con người, là Ngài rất công bằng mà cũng thật là nhân hậu.

Đức Giêsu cho thấy Nước Trời giống như ông chủ kia, vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào làm việc trong vườn nho của mình. Những người đến từ sáng sớm đã có công ăn việc làm, và được chủ thỏa thuận là một quan tiền cho một ngày công. Thế nhưng lại có những người đến sau, vào những thời điểm khác nhau, đến nỗi có người đến vào giờ chót, chỉ làm có một giờ, lý do là “Vì không ai mướn chúng tôi”.

Động lòng thương, một chủ vườn cho họ việc làm. Tuy giờ làm việc không như nhau, nhưng được trả tiền bằng nhau. Điều đó làm cho những người làm từ sáng sớm bị sốc. Họ tức tối và hậm hực với ông chủ, vì cho rằng làm như thế là cư xử bất công với họ. Họ muốn ông phải trả cho người đến sau thấp hơn, không thể ngang bằng với họ được. Họ tỏ ra thái độ muốn hơn thua, phân biệt cao thấp, chứ không chịu cư xử với tình nghĩa anh em. Vấn đề cũng chỉ vì ghen tị mà ra, nên người ta không thể vui với người vui, vì thấy thành công hay lợi lộc của người kia như gây ra mất mát và thiệt hại cho chính mình.

Người anh cả trong dụ ngôn người cha nhân hậu cũng nổi giận, không chịu vào nhà, cảm thấy mình bị cha đối xử bất công, vì thấy cha tỏ ra quá bao dung đối với đứa em hư đốn (x. Lc 15). Thiên Chúa rất công bình nhưng cũng là người cha rất mực yêu thương. Ngài không bỏ qua bất cứ nỗ lực nào mà không ban thưởng cân xứng, nhưng trên nền tảng là lòng nhân lành và hoàn toàn tự do, Ngài có thể ban tặng cho con người vượt xa mọi công trạng của họ. Có hai bài học lớn ở đây:

- Thứ nhất là mọi việc đối với Chúa đều bằng nhau. Vấn đề không phải ở số lượng cho bằng biết mình được yêu thương. Những người làm công từ sớm theo thỏa thuận mỗi ngày là một quan tiền. Họ làm việc vì đồng lương nên đòi phải rõ ràng. Còn những người đến sau không hề có một giao kèo hay thỏa thuận nào. Họ biết mình được làm việc là điều may mắn rồi, nên sẵn sàng để chủ định đoạt phần lương. Phần thưởng của người môn đệ Đức Giêsu là được làm việc, được phục vụ, đó đã là niềm vui của họ rồi. Kẻ nhắm vào phần thưởng sẽ mất phần thưởng, người nào quên phần thưởng sẽ được phần thưởng. Đó là điều trái ngược mà Chúa Giêsu đã nói lên: “những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu, còn những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót”.

- Thứ hai, mọi sự chúng ta có được đều phát xuất từ lòng nhân hậu của Thiên Chúa. Tất cả những gì Chúa ban cho, không phải để trả công, nhưng là quà tặng; không phải là phần thưởng, nhưng là ân sủng. Nếu ông chủ không kêu gọi những người mà ông gặp từ sớm vào làm vườn, thì họ có thể ngang nhiên lên mặt với những kẻ làm vào giờ cuối không? Đừng đòi Thiên Chúa phải suy nghĩ và hành xử theo lề thói của chúng ta, vì đó là một thứ hành xử công thẳng mà không có tình thương. Nếu Chúa chấp tội, chúng ta có chịu nổi được không? Cần sòng phẳng hay cần lòng nhân từ? Chúng ta phải thay đổi não trạng để sống đạo không bằng sự so đo tính toán, mà bằng cả tấm lòng.

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng… để gió cuốn đi…”. (Trịnh Công Sơn). Có làm được gì cho người khác thì cũng hãy để gió cuốn đi, là để biết cho đi chứ không tìm chiếm hữu, là hy sinh mà không mong được đáp đền. Để gió cuốn đi là để cho yêu thương được lan tỏa, là để cho an vui và hạnh phúc đến với mọi người. Thương người như thể thương thân, ta mới cảm nhận hạnh phúc xung quanh mình.

Là môn đệ Đức Giêsu, chúng ta học lấy tâm tình và cung cách hành xử của Thầy mình, nghĩa là quan tâm ưu ái đặc biệt đến những người nghèo hèn, yếu kém, không có cơ hội... Hãy phá bỏ những hàng rào tị hiềm, nhỏ mọn, ghét ghen. Đừng tỏ ra mình hay hơn, tốt hơn, xứng đáng hơn người khác, nhưng hãy nhận ra lòng thương xót của Thiên Chúa trên cuộc đời mình. Vì thế, trong mọi hoàn cảnh, ta cần luôn sống yêu thương, khiêm nhường và tận tình với hết mọi người, nhất là những người bất hạnh, không được may mắn như chúng ta.

Cầu nguyện

Lạy Chúa!

Con không thể nào là chính mình,

với cái nhìn hẹp hòi,

với tư tưởng đóng kín,

với tâm hồn khép chặt.

Con không thể đón nhận sự thật,

khi con chỉ muốn sống an thân,

khi con có thái độ bất cần,

và thiếu một tinh thần rộng mở.

Con không thể nào an vui hạnh phúc,

nếu lòng mình cứ “bế quan tỏa cảng”,

hay còn mang những định kiến ngổn ngang,

không hồn nhiên và tươi sáng chân thành.

Con sẽ thấy cuộc đời thật chí thú,

khi để mình vượt qua lối sống cũ,

những quan niệm hẹp hòi và bảo thủ,

những khuôn khổ và thói quen bám trụ,

hầu tập chú vào những gì đang tới,

là những gì làm tươi mới đời mình.

Xin cho con đừng tự mãn kiêu căng,

đừng dựa vào tài năng hay kiến thức,

nhưng biết sống chân thành và đạo đức,

không ham mê háo hức chuyện hơn thua,

nhưng quan trọng là lòng yêu mến Chúa,

nên không cần phải phân bua biện bạch.

Xin cho con an nhiên trước mọi điều,

biết vui mừng khi anh em được lợi,

đừng nghĩ ngợi tới việc lời hay lỗ,

mà luôn nhằm tiến tới chỗ tình thân.

Xin cho con biết đón nhận tất cả,

chẳng có gì mà đáng phải kêu ca,

con cứ sống chan hòa và buông xả,

để Chúa là tất cả của đời con. Amen.
 
Công cụ của Lời
Lm. Minh Anh
14:34 20/09/2023

CÔNG CỤ CỦA LỜI
“Ông đứng dậy đi theo Người”.

Một thương gia rất hài lòng với chiếc phong vũ biểu tốt nhất vừa sưu tầm; nhưng về đến nhà, ông vô cùng thất vọng khi thấy chiếc kim của nó có vẻ bị kẹt; nó chỉ vào ‘khoản bão’. Lắc nó vài lần, chiếc kim vẫn kẹt! Ông bực bội ngồi xuống, viết một thư phàn nàn gửi cho cửa tiệm. Tối hôm sau, từ văn phòng trở về, ông không tìm thấy chiếc phong vũ biểu; ngôi nhà cũng không! Thì ra, chiếc kim của nó chỉ đúng; rằng, đã có một trận cuồng phong!

Kính thưa Anh Chị em,

Tin Mừng lễ thánh Matthêu không nói đến một ‘phong vũ biểu’; nhưng cách nào đó, nói đến một ‘la bàn!’. Người tậu nó, không là một thương gia hoài nghi, nhưng là một quan thuế cả tin! Matthêu luôn tin vào la bàn vốn luôn chỉ về Giêsu, người gọi ông, để ông trở nên một công cụ của ân sủng, ‘công cụ của Lời!’.

Với ơn gọi của Matthêu, rõ ràng, sự thánh thiện của một người không đơn thuần là rời bỏ một quá khứ xấu, nhưng còn là tham phần vào tình yêu và sự thánh thiện của Thiên Chúa; cũng không chỉ là dứt mình ra khỏi một cái gì đó, nhưng được biến đổi để trở nên một ‘ai đó’, một công cụ mà Thiên Chúa nhắm đến khi tạo dựng mỗi người để họ trở thành.

Cũng thế, khi gọi bạn và tôi, Thiên Chúa không bao giờ đưa ra một tấm bản đồ; thay vào đó, một la bàn. Bạn không nhìn thấy toàn bộ đường đi; đơn giản, chỉ biết phương hướng, và nó luôn chỉ về Giêsu. Mỗi ngày, Giêsu mời gọi chúng ta để mắt vào Ngài; từ đó, đi theo, chìm sâu hơn và tham phần vào tình yêu Ngài. Matthêu quả không biết đời mình thực sự sẽ ra sao, nhưng biết chắc nó phải bắt đầu từ đâu, và nó phải thay đổi! Matthêu tin rằng, Giêsu là người đáng để tin; tin đến nỗi, ông sẽ phó mình cho Ngài, mặc cho tương lai đùn đẩy. Matthêu đâu biết, rồi đây, ông sẽ là một công cụ sắc bén của Ngài, ‘công cụ của Lời!’.

Niềm vui của Matthêu phớn phỡ qua bữa tiệc mừng ‘vĩnh khấn’. Ở đây, lời Khải Huyền thật thâm trầm, “Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe Ta và mở cửa, Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với nó”. Matthêu có thể nói ‘không’, ‘chưa’, hoặc ‘không phải bây giờ’; và nếu đã có một sự từ chối, hẳn đã không có tiệc tối nào và do đó, bạn bè ông đã bỏ lỡ cuộc gặp thân mật với Chúa Giêsu, một lần gặp biết đâu đã thay đổi vĩnh viễn một số cuộc đời trong họ. Bằng việc thưa “vâng” của Matthêu, Giêsu đã có thể chạm vào cuộc sống của ông và của những người khác mà ông đã là ‘công cụ của Lời’ ngay từ phút đầu.

Anh Chị em,

“Ông đứng dậy đi theo Người”. Lời gọi đi theo Chúa Giêsu, trước hết, là một lời mời hoán cải; tiếp đến, tham phần vào tình yêu và sự thánh thiện của Đấng mời gọi. Matthêu đã trải nghiệm tiến trình đó suốt cả đời mình; đã trở nên một phong vũ biểu, một la bàn chính xác cho hậu thế với chiếc kim luôn ‘kẹt’ ở ‘khoản Giêsu’. Không chỉ báo cho người khác có một trận cuồng phong, nhưng với Phúc Âm do tay mình viết ra, Matthêu còn chỉ ra Đấng có uy quyền trên cả cuồng phong, cuồng phong thiên nhiên, cuồng phong tâm hồn. Như Matthêu, bạn và tôi được gọi để trở nên một phong vũ biểu, một la bàn, một ‘công cụ của Lời’ cho tha nhân, cho thế giới, với một điều kiện duy nhất, luôn chỉ đúng hướng!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, trong mọi đấng bậc, Chúa gọi con để trở nên một công cụ yêu thương của Lời. Đừng để con trở nên một công cụ tồi, rẻ tiền; và tệ hơn, chỉ bậy!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài Giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Niềm đam mê truyền giáo: Thánh Daniel Comboni, tông đồ Châu Phi và là nhà tiên tri truyền giáo
Vũ Văn An
15:06 20/09/2023

Theo tin Tòa Thánh, nhân buổi yết kiến chung tại Quảng trường Nhà thờ Thánh Phêrô, sáng thứ tư, ngày 20 tháng 9, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về Niềm đam mê truyền giảng Tin Mừng qua gương sáng của Thánh Daniel Comboni. Sau đây là nội dung bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:



Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!

Trong tiến trình dạy giáo lý về niềm đam mê truyền giáo, tức là lòng nhiệt thành tông đồ, hôm nay chúng ta hãy dành chút thời gian để chứng kiến Thánh Daniel Comboni. Ngài là một tông đồ đầy lòng nhiệt thành đối với Châu Phi. Ngài viết về những dân tộc này: “Họ đã chiếm hữu trái tim tôi vốn chỉ sống vì họ” (Writings, 941). “Tôi sẽ chết với Châu Phi trên môi tôi” (Writings, 1441). Điều đó thật đẹp phải không? Và ngài đã viết cho họ điều này: “Điều hạnh phúc nhất trong những ngày của tôi sẽ là khi tôi có thể cống hiến cuộc đời mình cho anh chị em” (Writings, 3159). Đây là cách diễn tả của một người yêu mến Thiên Chúa và yêu thương anh chị em mà ngài đang phục vụ trong sứ mạng, những người mà ngài không bao giờ mệt mỏi nhắc nhở rằng “Chúa Giêsu Kitô đã chịu đau khổ và chết vì họ nữa” (Writings, 2499; 4801).

Ngài khẳng định điều này trong bối cảnh đặc trưng bởi sự khủng khiếp của chế độ nô lệ mà ngài là nhân chứng. Chế độ nô lệ “vật hóa” con người, giá trị của con người bị giảm xuống mức hữu ích cho ai đó hoặc điều gì đó. Nhưng Chúa Giêsu, Thiên Chúa làm người, đã nâng cao phẩm giá của mỗi con người và vạch trần sự giả dối của mọi chế độ nô lệ. Dưới ánh sáng của Chúa Kitô, Com-boni nhận thức được sự ác của chế độ nô lệ. Hơn nữa, ngài hiểu rằng tình trạng nô lệ xã hội bắt nguồn từ một tình trạng nô lệ thậm chí còn sâu xa hơn, tình trạng nô lệ của trái tim, tình trạng nô lệ của tội lỗi, mà Chúa giải thoát chúng ta. Vì vậy, là Kitô hữu, chúng ta được mời gọi đấu tranh chống lại mọi hình thức nô lệ. Tuy nhiên, thật không may, chế độ nô lệ, giống như chủ nghĩa thực dân, không phải là một điều thuộc quá khứ. Ở Châu Phi mà Comboni vô cùng yêu quý, nơi ngày nay bị xâu xé bởi quá nhiều xung đột, “sự bóc lột chính trị đã nhường chỗ cho một ‘chủ nghĩa thực dân kinh tế’ cũng có chế độ nô lệ không kém. (…) Đây là một thảm kịch mà thế giới kinh tế tiên tiến hơn thường bịt mắt, bịt tai và bịt miệng”. Do đó, tôi nhắc lại lời kêu gọi của mình: “Hãy ngừng việc bóp nghẹt Châu Phi: đây không phải là một mỏ để bị tước đoạt hay một địa hình để bị cướp bóc” (Cuộc gặp gỡ các nhà chức trách, Kin-shasa, ngày 31 tháng 1 năm 2023).

Và quay trở lại với cuộc đời của Thánh Dan-iel. Sau thời gian đầu tiên ở Châu Phi, ngài phải rời nhiệm sở vì lý do sức khỏe. Quá nhiều nhà truyền giáo đã chết sau khi mắc bệnh sốt rét, phức tạp hơn do nhận thức chưa đầy đủ về tình hình địa phương. Mặc dù những người khác đã bỏ rơi Châu Phi nhưng Thánh Comboni không làm như vậy. Sau một thời gian phân định, ngài cảm thấy Chúa đang truyền cảm hứng cho ngài theo một con đường truyền giáo mới, mà ngài tóm tắt bằng những lời này: “Hãy cứu Châu Phi bằng Châu Phi” (Writings, 2741s). Đây là một cái nhìn sâu sắc mạnh mẽ, không có chủ nghĩa thực dân. Đó là một cái nhìn sâu sắc mạnh mẽ đã giúp đổi mới cách tiếp cận truyền giáo của ngài: những người được truyền giáo không chỉ là “đối tượng” mà còn là “chủ thể” của sứ mệnh truyền giáo. Và Thánh Daniel Comboni muốn mọi Kitô hữu tham gia vào công cuộc truyền giáo. Với tinh thần này, ngài đã tích hợp những suy nghĩ và hành động của mình, thu hút sự tham gia của các giáo sĩ địa phương và thúc đẩy việc phục vụ giáo lý viên giáo dân. Các giáo lý viên là kho báu của Giáo hội. Các giáo lý viên là những người thúc đẩy việc truyền giáo. Ngài cũng quan niệm về sự phát triển con người theo cách này, trau dồi nghệ thuật và nghề nghiệp, đề cao vai trò của gia đình và phụ nữ trong việc biến đổi văn hóa và xã hội. Và điều quan trọng xiết bao, ngay cả ngày nay, là làm cho đức tin và sự phát triển con người tiến bộ trong bối cảnh truyền giáo, thay vì cấy ghép các mô hình bên ngoài hoặc giới hạn chúng vào chủ nghĩa phúc lợi vô dụng! Không phải mô hình bên ngoài cũng như chủ nghĩa phúc lợi. Đi con đường truyền giáo từ văn hóa, từ văn hóa của người dân. Tin mừng hóa văn hóa và hội nhập Tin Mừng đi đôi với nhau.

Tuy nhiên, niềm đam mê truyền giáo vĩ đại của Thánh Comboni không phải chủ yếu là kết quả của nỗ lực con người. Ngài không được thúc đẩy bởi lòng dũng cảm của chính mình hay được thúc đẩy chỉ bởi những giá trị quan trọng như tự do, công lý và hòa bình. Lòng nhiệt thành của ngài xuất phát từ niềm vui của Tin Mừng, được rút ra từ tình yêu của Chúa Kitô, từ đó dẫn đến tình yêu dành cho Chúa Kitô! Thánh Daniel đã viết: “một sứ mệnh gian khổ và vất vả như của chúng ta không thể bị che đậy, sống bởi những con người gian xảo đầy ích kỷ và chỉ sống với chính mình, những người không quan tâm đến sự lành mạnh của mình và sự hoán cải của các linh hồn như lẽ ra họ phải làm”. Đây là thảm kịch của chủ nghĩa giáo sĩ trị, vốn làm cho các Kitô hữu, kể cả giáo dân, tự biến mình thành những con người với cái cổ vẹo vọ đầy ích kỷ. Đây là tai họa của chủ nghĩa giáo sĩ trị. Và ngài nói thêm: “Cần phải truyền lửa cho họ lòng bác ái bắt nguồn từ Thiên Chúa và tình yêu của Chúa Kitô; khi một người thực sự yêu mến Chúa Kitô thì những thiếu thốn, đau khổ và tử đạo sẽ trở nên ngọt ngào” (Writings, 6656). Ngài mong muốn được nhìn thấy những nhà truyền giáo nhiệt thành, vui tươi, tận tụy, những nhà truyền giáo “thánh thiện và có khả năng”, Ngài viết, “trước hết là các vị thánh, nghĩa là hoàn toàn thoát khỏi tội lỗi, không xúc phạm đến Thiên Chúa và khiêm nhường. Nhưng chỉ thế thôi vẫn chưa đủ: chúng ta cần đức ái giúp ích cho các người dân của chúng ta” (Writings, 6655). Vì vậy, đối với Thánh Comboni, nguồn gốc của khả năng truyền giáo là lòng bác ái, đặc biệt là lòng nhiệt thành biến nỗi đau của người khác thành nỗi đau của mình.

Ngoài ra, niềm đam mê truyền giáo của ngài không bao giờ khiến ngài hoạt động như một nghệ sĩ độc tấu, mà luôn trong hiệp thông, trong Giáo hội. “Tôi chỉ có một mạng sống để cống hiến sự cứu rỗi cho những linh hồn đó: Tôi ước gì tôi có cả ngàn mạng sống cho mục đích này” (Writings, 2271).

anh chị em, thân mến, Thánh Daniel làm chứng cho tình yêu của Mục Tử Nhân Lành, Đấng đi tìm người lạc lối và hiến mạng sống vì đoàn chiên. Lòng nhiệt thành của ngài rất mạnh mẽ và mang tính tiên tri khi chống lại sự thờ ơ và loại trừ. Trong những bức thư của ngài, ngài tha thiết kêu gọi Giáo hội thân yêu của mình, một Giáo Hội đã quên mất Châu Phi quá lâu. Giấc mơ của Thánh Comboni là giấc mơ về một Giáo hội có mục đích chung với những người bị đóng đinh trong lịch sử, để cùng họ trải nghiệm sự phục sinh. Vào lúc này, tôi muốn đưa ra cho tất cả anh chị em một gợi ý. Hãy nghĩ đến những người bị đóng đinh trong lịch sử ngày nay: đàn ông, đàn bà, trẻ em, người già, tất cả những người bị đóng đinh bởi lịch sử bất công và thống trị. Chúng ta hãy nghĩ đến họ và cầu nguyện cho họ. Chứng tá của ngài dường như muốn lặp lại với tất cả chúng ta, những người nam nữ của Giáo hội: “Đừng quên người nghèo – hãy yêu thương họ – vì Chúa Giêsu chịu đóng đinh đang hiện diện trong họ, chờ đợi họ sống lại”. Chúng ta đừng quên người nghèo. Trước khi đến đây, tôi đã có cuộc gặp gỡ các nhà lập pháp Batây đang làm việc vì người nghèo, những người cố gắng thúc đẩy người nghèo thông qua hỗ trợ và công bằng xã hội. Và họ không quên người nghèo – họ làm việc vì người nghèo. Với tất cả anh chị em, tôi xin nói: đừng quên người nghèo, bởi vì họ sẽ là những người mở cửa Thiên đàng cho anh chị em. Cảm ơn anh chị em.
 
Nhà vận động nhân quyền cải đạo sang Công Giáo băn khoăn về chính sách của Tòa Thánh đối với Trung Quốc
Đặng Tự Do
17:07 20/09/2023


Trên tờ Tablet của Vương Quốc Anh, ký giả Patrick Hudson, cho biết nhà hoạt động nhân quyền Benedict Rogers nói rằng Đức Phanxicô “không lên tiếng về những tội ác chống lại nhân quyền, sự sống, tự do và phẩm giá ở Trung Quốc”.

Nhà vận động hỏi chính sách Trung Quốc của Tòa Thánh đã đạt được những gì.

Nhà vận động nhân quyền Benedict Rogers đã viết một bức thư ngỏ gửi Đức Thánh Cha Phanxicô đặt câu hỏi về sự khôn ngoan trong chính sách đối với Trung Quốc của ngài, đối với chuyến đi Mông Cổ trong đó Đức Thánh Cha đã đưa ra một số lời kêu gọi đối với Bắc Kinh.

Bức thư, được đăng trên trang web của UCANews, đã đặt ra 10 câu hỏi “từ một thanh niên Công Giáo” mười năm sau khi Rogers cải đạo sang Công Giáo, giải thích rằng anh ta “không hiểu được chính sách xoa dịu của Tòa Thánh là gì khi đối diện với chế độ tội phạm tàn bạo ở Trung Quốc, và chính sách ấy đã đạt được những gì”.

Được viết nhằm kỷ niệm 5 năm thỏa thuận giữa Bắc Kinh và Tòa Thánh trong năm nay, bức thư hỏi tại sao nội dung của thỏa thuận vẫn được giữ bí mật và tại sao Đức Thánh Cha lại chấp nhận những vi phạm rõ ràng đối với các điều khoản của nó, chẳng hạn như việc chính phủ Cộng sản bổ nhiệm một quan chức mới làm Giám mục Thượng Hải mà không có sự chấp thuận của Vatican.

Bức thư cũng hỏi tại sao Đức Phanxicô từ chối yêu cầu tiếp kiến Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân vào năm 2020 và tại sao ngài từ chối gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma trong triều đại giáo hoàng của mình.

Rogers, người sáng lập Hong Kong Watch, từ lâu đã là người chỉ trích các cuộc đàm phán của Vatican với chính phủ Trung Quốc. Ông cáo buộc rằng Đức Phanxicô không “lên tiếng và kêu gọi cầu nguyện cho những tội ác chống lại nhân quyền, sự sống con người, tự do con người và phẩm giá con người ở Trung Quốc”.

Ông kêu gọi làm rõ lập trường của Tòa thánh về tương lai của Hương Cảng và Đài Loan trong mối quan hệ với Trung Quốc đại lục – và tầm nhìn của Tòa thánh đối với tương lai của Giáo hội tại Trung Quốc.

Rogers khẳng định rằng ông “không tham gia vào chiến dịch chống Đức Thánh Cha Phanxicô” và thừa nhận những ý định tốt trong chính sách của Vatican, nhưng nói rằng người Công Giáo Trung Quốc đang bị “bỏ rơi dưới danh nghĩa 'đối thoại' mở rộng và bất bình đẳng với Cộng sản.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra một số nhận xét đối với Trung Quốc trong năm ngày ở Mông Cổ. Bên cạnh việc gửi một bức điện lịch sự cho chính phủ khi bay qua không phận Trung Quốc, ngài kêu gọi người Công Giáo Trung Quốc hãy trở thành “những Kitô hữu tốt và những công dân tốt” và nhận xét rằng các chính phủ không có gì phải sợ Giáo Hội Công Giáo vì Giáo hội “không có chương trình nghị sự chính trị”.


Source:The Tablet
 
Tiến sĩ George Weigel: Liên đới với Giáo Hội Tử Đạo Ukraine
Đặng Tự Do
17:09 20/09/2023


Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “SOLIDARITY WITH A MARTYR-CHURCH”, nghĩa là “Liên đới với Giáo Hội Tử Đạo”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Kể từ khi Liên minh Brest năm 1596 tái thiết lập sự hiệp thông hoàn toàn giữa Giám mục Rôma và một số khu vực pháp lý giáo hội ở Đông Âu, là những gì chúng ta biết ngày nay là Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Ukraine, người thừa kế chính của hành động hòa giải đó, đã phải chịu đựng rất lớn vì lòng trung thành với Người kế vị Thánh Phêrô.

Trong nhiều thế kỷ, nhiều nhà lãnh đạo Công Giáo Ba Lan đã cố gắng hết sức để “Latinh hóa” người Công Giáo Đông Phương về mặt phụng vụ, kỷ luật Giáo Hội và quản trị. Giáo hội Chính thống Nga, luôn là tác nhân của chủ nghĩa đế quốc chính trị và văn hóa trên vùng đất Ukraine, không bao giờ thừa nhận tính hợp pháp của Liên minh Brest. Và vào năm 1946, Chính thống Nga đã hợp tác với chế độ Xô Viết vô thần để “giải tán” Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương một cách hợp pháp, trong một hội đồng Giáo Hội giả mạo được tiến hành dưới sự chỉ đạo của cảnh sát mật Liên Xô,, gọi tắt là NKVD.

Vì vậy, từ năm 1946 cho đến năm 1990–1991, Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương vẫn tồn tại như một tổ chức bí mật, ngay cả khi nhiều giám mục, linh mục, tu sĩ, nữ tu và giáo dân của Giáo Hội này đã bị hành quyết thẳng tay hoặc bị bỏ mạng trong các trại lao động nô lệ Gulag của Liên Xô. Rôma cũng không phải lúc nào cũng lên tiếng ủng hộ các tín hữu Công Giáo Đông Phương Ukraine như lẽ ra phải có trong suốt bốn thập kỷ rưỡi hoạt động bí mật của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương. Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII quả thực đã đưa được nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, Josyf Slipyi, ra khỏi Gulag, nhưng Đức Phaolô Đệ Lục, háo hức nối lại quan hệ hữu nghị với Chính thống giáo Nga, đã giữ khoảng cách với Đức Cha Slipyi trong thời gian vị tổng giám mục người Ukraine lưu vong ở Rôma— câu chuyện một giáo hoàng xa cách với vị tử đạo da trắng và Giáo hội của ngài chỉ kết thúc với việc Đức Gioan Phaolô II được bầu vào ngôi Giáo Hoàng năm 1978.

Tuy nhiên, giữa nỗi đau khổ vô cùng này, Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương vẫn trung thành với sự hiệp thông với Tòa Thánh Phêrô. Và trong ba thập kỷ kể từ khi Liên Xô tan rã và khôi phục nền độc lập của Ukraine, Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương được cho là cộng đồng Kitô giáo sôi động nhất ở Ukraine - một cộng đồng có những ý tưởng về tự do tôn giáo thực sự và các mối quan hệ đúng đắn giữa Giáo hội và nhà nước mà một Ukraine thời hậu chiến sẽ cần đến trên con đường tiến tới sự trưởng thành dân chủ. Những ý tưởng đó một phần được nuôi dưỡng bởi Đại học Công Giáo Ukraine đáng chú ý ở Lviv, cơ sở giáo dục đại học duy nhất như vậy trong không gian thuộc Liên Xô cũ và là trường đại học được kính trọng rộng rãi nhất ở Ukraine đang bị bao vây.

Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi các tín hữu của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương (và người Ukraine nói chung) kinh hoàng khi Đức Thánh Cha Phanxicô, trong những nhận xét gần đây với giới trẻ Công Giáo Nga, kêu gọi họ tận dụng những gì tốt đẹp nhất của lịch sử và văn hóa Nga trong việc xây dựng tương lai của đất nước họ—và sau đó, mười tám tháng sau cuộc chiến tàn khốc của đế quốc Nga trên đất Ukraine, Peter Đại đế và Catherine Đại đế, hai hiện thân lịch sử của chủ nghĩa đế quốc Nga hung hãn, và hoang dâm vô độ, lại được vinh danh là những hình mẫu về sự vĩ đại của Nga.

Không một người có lý trí nào có thể tưởng tượng được rằng Đức Giáo Hoàng đang tán thành những hành động xâm lược đế quốc của Peter Đại đế và Catherine Đại đế; những lời nói ứng khẩu của Đức Giáo Hoàng (và những lời “làm rõ” sau đó) đã trở nên quen thuộc một cách nhức nhối trong những năm gần đây. Nhưng nếu Đức Phanxicô muốn đề cao những mô hình “nước Nga vĩ đại”, tại sao lại quay lại với những kẻ xâm lược Sa hoàng ở thế kỷ thứ mười tám? Tại sao không ca ngợi thiên tài thần học, tâm linh và văn học của Vladimir Solovyov, nhà tiên tri về sự hòa giải trong giáo hội giữa Công Giáo và Chính thống giáo và có ảnh hưởng đáng kể đến sự hưng thịnh của thần học Chính thống Nga ở Paris sau Cách mạng Bolshevik? Tại sao không là Andrei Sakharov, cha đẻ bom hydro của Liên Xô, người đã trở lại và trở thành nhà hoạt động nhân quyền và lương tâm của phe đối lập dân chủ Nga trong những năm cuối của Liên Xô? Tại sao không phải là vô số các vị tử đạo của Giáo hội Chính thống Nga trong những năm 1920, những người, không giống như giới lãnh đạo Chính thống Nga ngày nay, đã không giữ chức tuyên úy cho Điện Cẩm Linh? Tại sao không là nhà thơ thông minh và dũng cảm Anna Akhmatova, một nhà phê bình gay gắt chủ nghĩa Stalin, người vẫn ở lại Liên Xô để làm chứng cho sự thật về những gì đang xảy ra ở đó? Mỗi người Nga vĩ đại này đều là tấm gương điển hình cho sự đứng đắn và trung thực rất cần thiết ở nước Nga thế kỷ XXI. Bám sát thần thoại lịch sử được thể hiện trong Peter Đại đế và Catherine Đại đế chính xác là điều mà nước Nga đương đại không cần.

Những bình luận thiếu sáng suốt của Đức Thánh Cha Phanxicô (tất nhiên được các nhà tuyên truyền của lãnh chúa Vladimir Putin ca ngợi) đã gây ra đau khổ lớn cho một số người Công Giáo anh hùng và trung thành nhất trên thế giới. Những bình luận ấy cũng không phục vụ tốt cho ban lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương trong nỗ lực mang sự thật của học thuyết xã hội Công Giáo đến Ukraine. Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Ukraine đã nhận được nhiều hơn sự đoàn kết mà Giáo hội này có quyền mong đợi từ Rôma. Giáo Hội ấy đã phải trả giá cho lòng trung thành với Phêrô bằng máu. Chúng ta cần phải hy vọng rằng giới lãnh đạo tương lai của Giáo Hội Công Giáo hiểu được điều này – và cả hành động tương ứng cả trong lời nói lẫn việc làm.


Source:First Things
 
Linh mục Trung Quốc bị kết tội ‘lừa đảo’ vì từ chối công nhận Giáo hội quốc doanh
Đặng Tự Do
17:10 20/09/2023


Một linh mục Công Giáo ở Trung Quốc đã bị kết tội “lừa đảo” và “mạo danh nhân viên tôn giáo” vào ngày 13 tháng 9, ChinaAid đưa tin.

Cha Giuse Dương Hiếu Minh (Yang Xiaoming, 杨晓明) của Giáo phận Ôn Châu ở Chiết Giang, Trung Quốc – phía nam Thượng Hải – bị kết tội vi phạm luật sau khi ngài từ chối ghi danh với Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc được nhà nước phê chuẩn.

UCA News đưa tin, các hình phạt hành chính do tòa án áp dụng đối với Cha Dương Hiếu Minh bao gồm “chấm dứt các hoạt động linh mục của ông ấy, tịch thu số tiền thu được bất hợp pháp là 28.473,33 nhân dân tệ hay 3.913 Mỹ Kim; và phạt tiền 1.526,67 nhân dân tệ hay 210 Mỹ Kim. Vào tháng 5 năm 2021, ngay sau khi được thụ phong, Văn phòng Tôn giáo quận Long Loan đã bắt đầu các thủ tục pháp lý chống lại Cha Dương Hiếu Minh.

Cha Dương Hiếu Minh được cho là đã thách thức các cáo buộc bằng cách xuất trình giấy chứng nhận tấn phong hợp lệ trước tòa “do giám mục Ôn Châu và cả Văn phòng Tôn giáo quận Long Loan cấp”, trong đó “chính quyền quận Long Loan... đã công nhận tính xác thực của tài liệu trước tòa, do đó thừa nhận rằng vị linh mục đã được tấn phong theo quy định của Giáo Hội Công Giáo.”

Theo AsiaNews, Cha Dương Hiếu Minh, 33 tuổi, sinh ra ở Long Loan, một quận của thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang. Ngài được tấn phong vào năm 2020 bởi Đức Giám Mục Phêrô Thiệu Chúc Mẫn (Shao Zhumin, 邵竹民), một vị Giám Mục can trường phải chịu nhiều đau khổ dưới chế độ Tập Cận Bình.

Vụ bắt giữ Cha Dương Hiếu Minh là ví dụ mới nhất về cuộc tấn công của chính phủ nhằm vào các giáo sĩ Công Giáo và nêu bật mối lo ngại lớn hơn về quỹ đạo tự do tôn giáo ở Trung Quốc.

Diễn biến này xảy ra sau chuyến viếng thăm Mông Cổ của Đức Thánh Cha Phanxicô. Vào cuối thánh lễ giáo hoàng tại Ulan Bator vào ngày 3 tháng 9, Đức Thánh Cha đã dành một chút thời gian để chào hỏi vị giám mục hiệu tòa của Hương Cảng, Đức Hồng Y Gioan Thang Hán, và vị giám mục đương nhiệm của Hương Cảng, Đức Hồng Y tân cử Stephanô Châu Thủ Nhân.

Đức Thánh Cha nói: “Đây là hai giám mục anh em, hiệu tòa của Hương Cảng và giám mục hiện tại của Hương Cảng”. “Tôi muốn tận dụng sự hiện diện của họ để gửi lời chào nồng nhiệt đến dân tộc đáng quý Trung Quốc. Gửi tới tất cả mọi người, tôi cầu chúc những điều tốt đẹp nhất. Hãy phấn đấu phía trước, luôn tiến lên. Và tôi yêu cầu người Công Giáo Trung Quốc hãy trở thành những Kitô hữu tốt và những công dân tốt”.

Đức Hồng Y người Ý Matteo Zuppi đã có mặt tại Bắc Kinh trong tuần này với tư cách là đặc phái viên của Đức Thánh Cha để giúp thúc đẩy hòa bình và các sáng kiến nhân đạo trong bối cảnh cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine. Cho đến nay Tòa Thánh vẫn chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về bản án của Cha Dương Hiếu Minh.

Đức Cha Thiệu Chúc Mẫn được ghi nhận đã mất tích từ tháng Hai cho đến nay. Các nguồn tin địa phương nói với AsiaNews rằng bọn cầm quyền đã bắt giữ vị Giám Mục và thư ký của ngài, là Cha Tưởng Tô Niên (Jiang Sunian, 蒋苏年), người cũng là chưởng ấn của giáo phận, để ngăn cản các ngài tham dự tang lễ của Cha Trần Nãi Lượng (Chen Nailiang, 陈乃亮) là vị linh mục cao niên qua đời ở tuổi 90.

Giống như giám mục đầu tiên của Ôn Châu, Đức Cha Lâm Hi Li (Lin Xili, 林希丽) Đức Cha Thiệu Chúc Mẫn thường là đối tượng của các buổi tẩy não nhằm buộc ngài phải gia nhập Giáo hội “chính thức” do Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát.

Đức Cha Thiệu Chúc Mẫn được Đức Giáo Hoàng công nhận nhưng Đảng cộng sản tuyên bố có quyền đối với tất cả các hoạt động tôn giáo, đã không công nhận.

Kitô hữu chiếm hơn 10% dân số ở Chiết Giang. Giống như Đức Cha Thiệu Chúc Mẫn, Cha Trần Nãi Lượng thuộc cộng đồng “thầm lặng”; vì lý do này, chính quyền đã cấm tất cả các tu sĩ thầm lặng tham dự tang lễ hoặc cử hành Thánh lễ.

Cha Trần Nãi Lượng, từng là cha xứ ở Bình Dương (Pingyang, 平阳), được cộng đoàn yêu mến. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bách hại ngài kể từ khi ngài gia nhập Giáo Hội Công Giáo vào cuối những năm 1940 và đầu những năm 1950, bỏ tù ngài và gửi ngài đến các trại lao động để “cải tạo” trong vài năm.

Đức Cha Thiệu Chúc Mẫn cũng đã phải chịu đựng sự ngược đãi của bọn cầm quyền; ngài cũng đã bị bắt và giam giữ nhiều lần. Ngày 7 tháng 4 năm 2022, bọn cầm quyền đưa ngài đi nơi khác bằng máy bay, có lẽ để ngăn cản ngài cử hành các nghi lễ trong Tuần Thánh, đặc biệt là Thánh Lễ Truyền Dầu.

Vài tháng trước đó, vào ngày 25 tháng 10 năm 2021, cảnh sát đã bắt giữ ngài, với lý do là “du lịch” khỏi nơi cư trú mà không xin phép. Ngài được thả khoảng hai tuần sau đó.

Trong một trường hợp tương tự, cảnh sát đã đưa Đức Cha Thiệu Chúc Mẫn và Cha Tưởng Tô Niên đi “chu du” từ ngày 23 tháng 8 đến ngày 8 tháng 10 năm 2016 để các ngài không tham dự tang lễ của Đức Cha Chu Vệ Phương (Zhu Weifang, 朱卫芳) là vị tiền nhiệm của Đức Cha Thiệu Chúc Mẫn ở Giáo phận Ôn Châu.

Sự đàn áp của chính phủ đối với người Công Giáo Trung Quốc, đặc biệt là các thành viên của Giáo hội thầm lặng, vẫn tiếp tục bất chấp Thỏa thuận năm 2018 của Vatican về việc bổ nhiệm giám mục, được gia hạn vào tháng 10 năm 2020 và 2022.

Ngoài Đức Cha Thiệu Chúc Mẫn, Đức Cha Giuliô Giả Chí Quốc (Jia Zhiguo, 贾志国) cũng bị giam giữ, quản thúc tại gia. Các giám mục khác, như Đức Cha Quách Tích Tiến (Guo Xijin, 郭锡进), đã bị quấy rối hoặc buộc phải tham gia các phiên họp chính trị, bao gồm cả Đức Cha Giuse Trương Vĩ Trụ (Zhang Weizhu, 张伟柱).

Chế độ cộng sản cũng đã nhiều lần quản thúc tại gia Đức Cha Augustinô Thôi Thái (Cui Tai - 崔泰) của giáo phận Tuyên Hóa (Xuanhua - 宣化). Các năm trước, vào dịp Tết Nguyên Đán Đức Cha Thôi Thái được trả tự do để về nhà đón Tết với người chị đã rất già của mình, sau Tết lại đi tù tiếp. Năm nay, cộng sản không trả tự do cho ngài nhưng cho người nhà vào thăm ngài trong tù.


Source:Catholic News Agency
 
Chuyến tông du Marseilles, biểu lộ rõ mối quan tâm của Đức Phanxicô về người di cư
Thanh Quảng sdb
18:53 20/09/2023
Chuyến tông du Marseilles, biểu lộ rõ mối quan tâm của Đức Phanxicô về người di cư

(Aleiteia)

Các chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô băng qua Địa Trung Hải và khắp nước Ý cho thấy mối quan tâm của Ngài qua các cuộc gặp gỡ với những người sống sót sau “cuộc vượt biển di cư”.

Với thông điệp “Hành trình đến Địa Trung Hải” Đức Thánh Cha Phanxicô đang chuẩn bị tới Marseille vào ngày 22 và 23 tháng 9 năm 2023. Ngài sẽ đến thăm thành phố miền nam nước Pháp này để kết thúc Đại hội thứ ba của “Cuộc gặp gỡ Địa Trung Hải” (“Rencontres Méditerranéennes”), với các giám mục và các đại biểu trẻ trong khu vực. Chuyến đi này là một trong những chuyến viếng thăm khác trong “chuỗi hành hương” mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã thực hiện quanh Biển Địa Trung Hải kể từ những ngày khởi đầu triều đại giáo hoàng của ngài.

Marseille có một bến cảng được coi là “cửa ngõ đi vào phương Tây”, Đức Hồng Y Jean-Marc Aveline, Tổng Giám mục Marseille, giải thích trong một cuộc phỏng vấn như vậy. Với suy nghĩ này, các nhà lãnh đạo thành phố đã thuyết phục vị Giáo hoàng người Argentina đến thăm thành phố đa văn hóa này của nước Pháp, bất chấp những phê phán hay vấn nạn sao ngài không thực hiện một chuyến tông du Pháp quốc!?

Đức Giáo Hoàng đã đến với những người di cư qua Địa Trung Hải

Như thường lệ trong các chuyến tông du, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ những người di cư, thì ở Marseille ngài cũng làm như vậy. Trong các chuyến tông du trong khu vực này, Đức Phanxicô đã vạch ra một “nền thần học về Địa Trung Hải”. Nền thần học này được cảm hứng từ địa lý, lịch sử và văn hóa của Lưu vực Địa Trung Hải, mời gọi mọi người sống hiếu khách, biết lắng nghe nhau và thương xót nhau hơn là khép kín đóng cửa lòng lại!...

Đức Thánh Cha đã có cái nhìn này như sự thống nhất Địa Trung Hải, dù nhiều lúc ngài bị coi là ngây thơ trước những vấn nạn của châu Âu. Vào ngày 8 tháng 7 năm 2013, dù mới lên ngôi Giáo hoàng được vài tuần, ngài đã quyết định du hành đến hòn đảo nhỏ Lampedusa của Ý để “bày tỏ nỗi lòng đau buồn trước cái chết” của những người cố gắng nhập cư vào châu Âu, đã bỏ mình trên biển cả.

ĐTC đã hướng lòng ra biển, sau một lúc thinh lặng cầu nguyện, ngài đã ném một vòng hoa tưởng nhớ hàng ngàn người đã chết ở Địa Trung Hải, một vùng biển mà với cuộc khủng hoảng di cư đã trở thành một “nghĩa trang vĩ đại”. Theo số liệu của Tổ chức Di cư thế giới cho hay thì từ năm 2014 đến nay đã có hơn 27.000 người vượt biển bị chết ở Địa Trung Hải.

Gương mặt của những cuộc khủng hoảng nhập cư

Sau Lampedusa, những cuộc gặp gỡ với những người di cư và tị nạn gần như đã trở thành thông lệ của các chuyến tông du quanh Địa Trung Hải của Đức Thánh Cha Phanxicô. Như ở Malta (2022), Hy Lạp (2021 và 2016), Síp (2021) hay Maroc (2019), mỗi nơi Đức Thánh Cha đến ngài đều mong muốn gặp gỡ những người di cư để cảm thông với những khuôn mặt buồn đau của những con người thực sự, là những người nam nữ và trẻ em đã bị lôi cuốn vào một cuộc di cư vô cùng nguy hiểm và vô định!

Vào thứ Sáu (22/9/2023), tại Marseille, Đức Thánh Cha một lần nữa lập lại những lời cầu nguyện của ngài ở Vương cung thánh đường Notre-Dame de la Garde và sau đó tại khu vườn của Lâu đài Palais du Pharo. Gần Đài tưởng niệm dành riêng cho các thủy thủ và người di cư bị chết trên biển, ngài sẽ lắng nghe những chứng từ của một số người trẻ di cư và gặp gỡ những người đã và đang giúp đỡ những người tị nạn.
 
Nhà thiên văn học của Tòa Thánh giúp NASA thực hiện sứ mệnh lịch sử là nghiên cứu tiểu hành tinh
Vũ Văn An
19:20 20/09/2023

Carol Glatz, trên trang mạng của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ vừa loan tin: NASA đã nhờ đến sự giúp đỡ của một tu sĩ Dòng Tên, người hơi giống một ngôi sao nhạc rock khi nói đến thiên thạch (https://www.usccb.org/news/2023/vatican-astronomer-helps-nasa-histocal-mission-study-asteroid).

Ý tưởng của một nghệ sĩ cho thấy tàu vũ trụ Osiris-Rex đang tiếp cận tiểu hành tinh Bennu. Tàu vũ trụ đã thu thập các mẫu từ tiểu hành tinh vào năm 2020 và nó sẽ thả hàng hóa xuống Trái đất vào ngày 24 tháng 9 năm 2023. [Ảnh CNS/NASA/Goddard/Đại học Arizo


Thầy Dòng Tên Bob Macke, một nhà thiên văn học và chuyên gia về thiên thạch ở Vatican, đã chế tạo một thiết bị tùy chỉnh để nghiên cứu tài liệu từ sứ mệnh đầu tiên của Hoa Kỳ nhằm thu thập mẫu từ một tiểu hành tinh.

Tàu vũ trụ không người lái Osiris-Rex được phóng vào năm 2016 để thu thập các mẫu trên tiểu hành tinh gần Trái đất, Bennu.

Sau khi thu thập khoảng một tách vật liệu vào năm 2020, tàu vũ trụ hiện đang tiếp cận Trái đất và trước khi tiếp tục hành trình xoay quanh Mặt trời, nó sẽ giải phóng hàng hóa để gửi mẫu trở lại Trái đất vào ngày 24 tháng 9.

Thầy Dòng Tên Robert Macke giới thiệu một thiết bị để nghiên cứu độ xốp và mật độ của các mẫu vật được lấy từ tiểu hành tinh Bennu bởi sứ mệnh không gian Osiris-Rex tại Phòng thí nghiệm Mặt Trăng và Hành tinh ở Tuc-son như được thấy trong video YouTube mà


Theo Mashable.com ngày 16 tháng 9, vì Thầy Macke nổi tiếng là chuyên gia trong lĩnh vực này nên Andrew Ryan, người đứng đầu nhóm làm việc phân tích mẫu của sứ mệnh, đã hỏi thầy liệu thầy có thể chế tạo thiết bị cần thiết để phân tích mật độ và độ xốp của các mẫu nhằm giúp xác định những tảng đá bí ẩn trên bề mặt của tiểu hành tinh hay không.

NASA có những yêu cầu nghiêm ngặt đối với thiết bị này, được gọi là pycnometer, và các công ty mà Ryan liên hệ chỉ sẵn sàng bán những gì họ có trong kho chứ không thực hiện chế tạo theo yêu cầu, anh nói với Mashable.

Tuy nhiên, Thầy Macke đâu có ngán và thầy đã đăng tải sự tiến bộ cũng như thành công của mình bằng một số video trên kênh YouTube của thầy, Macke MakerSpace. Thầy cho biết thầy đã chế tạo nó trong 5 tuần với sự giúp đỡ của các sinh viên tại Đại học Arizona, nơi hợp tác với kính viễn vọng công nghệ tiên tiến của Đài thiên văn Vatican ở Tucson.

Thầy đã giao thiết bị này đến Trung tâm Vũ trụ NASA Johnson ở Houston vào tháng 3 để chạy thử. Trong video ngày 21 tháng 4, thầy cho biết những người phụ trách sứ mệnh sẽ xử lý các mẫu và thiết bị, trong khi Thầy Macke sẽ vận hành chương trình phần mềm mà thầy đã xây dựng để đo độ xốp và mật độ của các mẫu.

Thầy nói, "Công việc của chúng tôi là kiểm tra nó và tìm hiểu những gì ở trong đó. Chúng tôi đang cố gắng trả lời một số câu hỏi cơ bản như, có nhiều loại đá bên trong không? Hay mọi thứ đều giống nhau? Từ những gì chúng tôi thấy trên bề mặt của tiểu hành tinh Bennu, chúng tôi hy vọng sẽ tìm thấy hai và có thể nhiều hơn nữa".

Thầy cho biết, kết quả phân tích ban đầu “sẽ giúp cung cấp thông tin cho việc lựa chọn mẫu vật để thực hiện khoa học chi tiết hơn trong các phòng thí nghiệm trên khắp thế giới”.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại Hội Thánh Mẫu La Vang Giáo xứ Thánh Vinh Sơn Liêm, Calgary Alberta - Canada
Lm JB Nguyễn Đức Vượng
14:28 20/09/2023
 
Văn Hóa
Vẫn như xưa
Trà Lũ
15:51 20/09/2023

Lá thư Canada
VẪN NHƯ XƯA


Tôi đã định thôi viết vì tuổi già sức yếu nhưng dân làng không cho, người đòi tôi viết tiếp như trước mà tha thiết nhất là Cụ.B.95 và Chị Ba Biên Hòa. Hai vị này đã nghiện chữ của tôi. Ngoài hai nữ vĩ nhân trên thì các nhà quân tử như Cụ Chánh, ông ODP, ông Từ Hòe cũng dục tôi cầm bút trở lại vì các bài tôi viêt được coi là sổ nhât ký của làng. Thấy những lời yêu cầu tha thiết quá nên từ bữa nay kẻ hèn này xin lai rai như thường lệ nhưng chắc là không dài như trước.

Làng An Lạc của tôi gồm toàn các vĩ nhân cao niên, xưa thì họp nhau hàng tháng và các dịp lễ lớn, nay thì họp hàng tuần, xưa thì luân phiên, bây giờ thì luôn luôn là nhà Cụ Chánh tiên chỉ và luôn là chiều chủ nhật sau khi mọi người đã đầy đủ bỏn phận với gia đình
Xưa thì các vĩ nhân quân tử chúng tôi ưa nói các chuyện thời sự như chuyện Cô Víd-19, chuyện Tàu Cộng Trập Cận Bình, chuyện Ông Putin xâm lăng xứ Ukraine, chuyện Đức Giáo Hoàng tông du Mông Cổ, chuyện Cụ Biden thăm VN.. Bây giờ làng tôi trở thành các triết gia, toàn bàn chuyện đời người pha với các chuyện cười, coi như chia sẻ các kinh nghiệm sống để ai cũng được hạnh phúc hơn.

Tuần qua, trong phần uống trà sau bữa ăn, cụ già B.95 nhìn ông H.O. rồi bảo : Tôi toàn nghe chuyện của người khác mà chưa nghe anh nói gì về Anh. Nào, anh có chuyện gì vui thì kể cho cả làng nghe đi. Ông H.O.liền cười ồ ồ rôi nói : Tuần qua tôi nhận được thư một người bạn già từ miền tây, anh này cũng già và tếu như phe già chúng ta, tôi thấy bức thư hay quá nên có đem theo đây, bây giờ tôi xin đọc một đoạn anh tả về đời già của mình nha. Nói rồi ông H.O. lôi trong túi ra lá thư và đọc :

… Buổi sáng ư? tao dậy muộn một chút, ngáp hai ba cái thật to rồi vươn vai cũng hai ba cái thật khỏe, mắt nhắm mắt mở, bò ra khỏi giường, khệnh khạng ra mở cửa lấy tờ báo, rồi chưa vội đánh răng rửa mật cạo rậu, tao lò mò xuống bếp tìm cái hộp cà phê, múc 2 muỗng, nấu nước sôi đổ vào cái phin, rồi bỏ bánh mì vào nướng. Khi nào ngửi thấy mùi cháy khét là biết bánh mì và cà phê đã xong, liền ngưng đọc báo, mở TV coi tin tức, gác một chân lên bàn, ôi nó sướng làm sao. Rồi bỏ gác chân mà ngồi chồm hổm trên ghế, vừa ăn bánh mì vừa húp cà phê, nuốt cái ực. Rồi khà một tiếng thật lớn. Khoái quá sức. Ôi tuổi già,sao mà nó sướng làm vậy…

Ông Từ Hòe nghe xong thì nói ngay : Đúng là chúng ta đang sống trên đất thiên đàng. Tôi cũng giống y như bạn anh, cũng múa may chừng đó động tác. Mãi rồi mới xong các động tác vệ sinh cá nhân, đánh răng rửa mặt, thay quần áo cho ngày mới, và ngày mới mới thưc sự bắt đầu. Ôi bọn già làng ta sao mà sướng thế này. Mà có lẽ chẳng riêng gì dân già làng ta mà tôi thấy hình như người Việt người Tàu trên đất này ai cũng sướng như vậy, phải không cơ?

Anh John chồng Chị Ba Biên Hòa lên tiếng ngay : Bây giờ thì đúng, chứ trên đất Canada này ngày xưa người Tàu khổ cực vô cùng. Nghe xong câu này thì ai cũng giật mình, ai cũng hỏi vậy sao. Anh John dân da trắng gốc Canada liền kể : Theo sử thì cuối thế kỷ 19, khi vừa lập quốc, Canada đã không cho người Tàu vào xứ này. Ai muốn vào thì phải nộp thuế đầu người gọi là Head Tax. Con số thuế này tăng lên khủng khiếp. Từ $50/ năm 1885, lên $100 /năm 1990, lên $500 /năm 1903.Theo các tài liệu thì giá trị đồng tiền Canada lúc đó lớn lắm : một bữa ăn đầy dủ ở nhà hàng lúc đó là 20 cents, lương tháng công nhân làm 7 ngày một tuần là $20. Chưa hết. Năm 1923, tức là cách đây 100 năm, Canada cấm người Tàu họp nhau sinh hoạt. Từ năm 1923 tới 1941, chỉ có 150 người Tàu được vào Canada. Báo còn ghi ở BC có hàng ngàn dân da trắng đã xuống đường ném đá và phá tài sản người Tàu. Từ năm 1885 đến 1923 Canada đã thu được 23 triệu đồng do thuế đầu người từ người Tàu. Số tiền 23 triệu đồng này lúc đó có thể mua được 3 lãnh thổ Alaska, Hoa Kỳ đã mua Alaska với giá 7.2 triệu đồng từ Nga ! Trong thế chiến thứ I, 5,000 người Tàu đã bị chở sang Pháp để đào hầm cho quân đội Đồng Minh.

Kể đến đây xong thì nhà sử học John vừa cười vừa kết luận : Thế mới biết Canada đã cưng các ngườu tỵ nạn VN sau 1975 biết chừng nào ! Ông Từ Hòe đáp ngay : Mà nếu không có chiến tranh VN và hiệp ước 1973 thì Anh và phái đoàn Canada làm gì có cơ hội sang VN tham gia ủy ban kiểm sát đình chiến và gặp gỡ Chị Ba Biên Hòa.

Cả làng An Lạc đã cười òa khi nghe đến đây. Quả là duyên số.

Ông Từ Hòe để cho làng cười xong liền nói tiếp : Người Tàu bị kỳ thị năm xưa ớ Canada, còn ở VN thì người Tàu không bị kỳ thị mà còn được cho ở, cho sinh họa buôn bán, đa số họ là những người Minh Hương, những người phù Minh diệt Thanh. Họ đã hòa nhập với đời sống Viêt Nam. Họ là những người Hẹ, Tiều, Phúc Kiến Quảng Đông. Mạc Cửu là người Tàu có công đầu khai phá và xây dựng Hà Tiên…

Nhân vì có lá thư ông H.O đem ra đọc làm tôi nhớ tới người anh họ của ông, một người trí thức rất nổi tiếng, chủ bút một thời của tuần san Thời Báo Canada, đó là GS Trần Quốc Hùng, bút hiệu là Thày Khóa Tư. Tôi có số hên nên được quen thân với nhà văn nhà giáo khả ái này. GS Hùng nổi danh ngay từ thời trước 1975. Ông là người tinh thông văn học VN và Tàu. Tôi thích nhất những câu đối tuyệt hay của ông mà ai cũng nhớ và thích. Chẳng hạn câu đối về phở, chỉ 2 câu 10 chữ mà ông nói hết được mọi thứ của một tô phở ngon ở Saigon :
- Tái chin nạm giò vè, tiêu ớt rau thơm giá sống
- Sách gầu gân mỡ sụn, tương chanh nước béo hành trần

Và câu đối tiếp theo rất nổi tiếng nói về Tết mà xưa ở Saigon ai cũng nhớ. Nó hay đến nỗi nhà báo Thiên Hổ tức LM Thanh Lãng chủ tịch Văn Bút VN trước 1975 đã ca ngợi “ câu đối này đáng sơn son thếp vàng và ghi vào văn học sử VN”. Nhà báo nổi tiếng Chu Tử đã trả 20.000 $ đăng trên nhật báo SỐNG số tết.

- Quân tử phì phò, nghe tết đến từ trong củ tỉ
- Thuyền quyên ứ hự, thấy xuân vào tới tận thâm cung

Sở dĩ Thày Khóa Tư Nguyễn Quốc Hùng tài giỏi như vậy vì có máu văn học gia truyền. Theo gia phả thì thân phụ của ông là 1 khoa bảng triều Nguyễn, từng giữ chức Huấn Đạo ở Hải Dương. Cụ quen thân với một nhà nho uyên thâm nổi tiếng ở Hà Nội, tên là Ông Phủ Vinh. Trước 1954 Hà Nội có câu Tứ Quý này, giới ăn chơi ai cũng biết :

Tóc mao cô Tố Hoa
Nước da ông Phán Thực
Bút mực ông Phủ Vinh
Latin Cha Bửu Dưỡng

Thân phụ Thày Khóa Tư ưa họp bạn nhậu nhẹt trà đàm. Thày Khóa Tư còn nhỏ tuổi được đứng hầu, để quạt và châm trà. Một hôm các cụ bàn về tuổi già và đề nghị mỗi người làm một đôi câu đối tả về cái già của mình. Thân phụ của ông đã làm 2 câu này và được mọi người vỗ tay coi là hay nhất :

Trên thì móm mém nhai không vỡ
Dưới lại chun choăn nhét chẳng vào

Nghe tôi kể xong, cả làng tôi cùng vỗ tay và khen tiếng Bắc Kỳ hay quá, phe các bà cười nghiêng ngà và đấm nhau thùm thụp. Ý câu đối thì quả là thâm trầm và lâm ly qúa sức.

Nhân nói tới chuyện tiếng Bắc kỳ thì tôi liền nhớ tới chuyện nhà Thơ Nguyễn Bính gốc Bắc Kỳ đã vào Nam theo kháng chiến. Ở chiến khu dân quân muốn xây một đài chiến sĩ vô danh để ghi ơn những người đã nằm xuống. Thông thường trên các đài như vậy người ta quen ghi chữ ‘Tổ quốc ghi ơn’. Ban chỉ huy thấy 4 chữ này thường quá, nhân có Nguyễn Bính là một nhà văn, bèn xin ông cho 4 chữ khác. Ông nhà văn Bắc Kỳ cho ngay 4 chữ ‘ Chết mà bất tử’. Hay quá chứ. Thế nhưng lại không xong, không được, vì đây là đất miền Nam. Tiếng Bắc Kỳ bất tử là vĩnh viễn thên thu, còn tiếng Nam kỳ bất tử là ‘thình lình ẩu tả’ như ăn nói bất tử, nóng giận bất tử… Thế là chiến khu bị kẹt chữ.

Các cụ có chữ gì giúp ông Nguyễn Bính gốc Bắc Kỳ này không?

Xin hẹn lá thư sau chúng ta bàn tiếp.
 
VietCatholic TV
Diễn từ cảm động của TT. Zelenskiy tại LHQ, pháo tay vang dội. Nam Hàn đưa xe phá mìn giúp Ukraine
VietCatholic Media
02:55 20/09/2023


1. Zelenskiy cảnh báo Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc rằng cuộc chiến của Nga “không chỉ liên quan đến Ukraine”

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cảnh báo các nhà lãnh đạo toàn cầu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc rằng mục tiêu của Nga trong cuộc xâm lược “không chỉ là về Ukraine”.

Đầu tiên, ông đưa ra ví dụ về việc Nga phong tỏa các cảng Hắc Hải khiến Ukraine gặp khó khăn trong việc vận chuyển ngũ cốc, làm dấy lên lo ngại về việc giá lương thực tăng cao góp phần gây ra nạn đói toàn cầu.

“Rõ ràng là Nga đang cố gắng vũ khí hóa tình trạng thiếu lương thực trên thị trường toàn cầu để đổi lấy sự công nhận đối với một số, nếu không phải tất cả, các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm. Nga đang coi giá lương thực là vũ khí. Tác động của chúng trải dài từ bờ biển Đại Tây Dương của Phi Châu đến Đông Nam Á. Và đây là thang đo mối đe dọa.”

Sau đó, Zelenskiy chỉ ra việc Nga đang cố gắng chặn nguồn cung cấp khí đốt và dầu cho các nước Âu Châu phụ thuộc vào nước này, gọi đó là “vũ khí hóa năng lượng”.

“Cẩm Linh đã vũ khí hóa dầu khí để làm suy yếu lãnh đạo các nước khác”, ông nói và nhấn mạnh thêm rằng “Bây giờ, mối đe dọa này còn lớn hơn”.

“Nó cũng đang biến các nhà máy điện của nước khác thành những quả bom bẩn thực sự. Hãy nhìn xem, Nga đã làm gì với nhà máy điện Zaporizhzhia của chúng tôi – pháo kích, xâm lược và sau đó tống tiền những người khác bằng rò rỉ phóng xạ”.

Zelenskiy cũng chỉ ra mối quan hệ của Nga với các nước khác. Ukraine không phải là nước duy nhất bị Nga xâm lược. Có một lịch sử dài các quốc gia bị Putin tấn công. “Khi sự thù hận được vũ khí hóa để chống lại một quốc gia, nó sẽ không bao giờ dừng lại ở đó. Mỗi thập kỷ Nga lại bắt đầu một cuộc chiến mới. Các khu vực của Moldova và Georgia vẫn bị tạm chiếm. Nga đã biến Syria thành đống đổ nát. Nga gần như đã nuốt chửng Belarus. Rõ ràng nó đang đe dọa Kazakhstan và các quốc gia vùng Baltic khác.”

Zelenskiy cảnh báo mục tiêu của Nga trong cuộc xâm lược là biến Ukraine thành vũ khí chống lại “trật tự dựa trên luật pháp quốc tế”.

“Nhiều ghế trong hội trường Đại hội đồng này có thể trống nếu Nga thành công với sự phản bội và gây hấn của mình”, ông Zelenskiy nói và nói thêm rằng Nga phải dừng lại. “Chúng ta phải đoàn kết hành động để đánh bại kẻ xâm lược.”

2. Nga đang vũ khí hóa nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia của Ukraine, Zelenskiy nói

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Ba đã đưa ra lời kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hạn chế việc Nga vũ khí hóa các nhà máy hạt nhân.

Nga đang vũ khí hóa năng lượng hạt nhân và “biến các nhà máy điện của các nước khác thành bom bẩn thực sự”, ông Zelenskiy nói trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Ông đang đề cập đến việc Nga xâm lược nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở Ukraine.

Nga “đã pháo kích, xâm lược và bây giờ tống tiền những người khác bằng rò rỉ phóng xạ. Liệu có ý nghĩa gì khi chúng ta hô hào giảm bớt vũ khí hạt nhân trong khi Nga đang vũ khí hóa các nhà máy điện hạt nhân”, tổng thống hỏi.

Zelenskiy nói rằng thế giới không có cơ chế phản ứng hay các biện pháp bảo vệ trước mối đe dọa như vậy. Ông nói: “Cho đến nay, những kẻ tống tiền bằng phóng xạ chẳng phải chịu trách nhiệm nào cả”.

Một số bối cảnh: Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, với sáu lò phản ứng, là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất ở Âu Châu. Nó chủ yếu được xây dựng từ thời Xô Viết và trở thành tài sản của Ukraine sau khi tuyên bố độc lập khỏi Liên Xô vào năm 1991.

Nhà máy nằm ở bờ phía đông của sông Dnipro. Khu vực này và tổ hợp hạt nhân đã nằm dưới sự kiểm soát của Nga kể từ đầu chiến tranh, nhưng nhà máy này chủ yếu vẫn do công nhân Ukraine vận hành.

Vào tháng 6, Tổng thống Zelenskiy cho biết tình báo Ukraine đã “nhận được thông tin rằng Nga đang xem xét kịch bản về một cuộc tấn công khủng bố tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia” và rằng cuộc tấn công bị cáo buộc sẽ liên quan đến “rò rỉ phóng xạ”.

3. Chúng ta phải đoàn kết hành động để đánh bại Nga, Zelenskiy nói với các nhà lãnh đạo thế giới

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho rằng thế giới phải đoàn kết để đánh bại sự xâm lược của Nga ở Ukraine.

“Chúng ta phải ngăn chặn nó. Chúng ta phải đoàn kết hành động để đánh bại kẻ xâm lược và tập trung mọi khả năng, sức lực để giải quyết những thách thức này. Vũ khí hạt nhân bị hạn chế thế nào thì bọn xâm lược cũng phải bị kiềm chế như thế”, ông Zelenskiy nói trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm thứ Ba.

Zelenskiy cho biết ông đang chuẩn bị tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu nhưng không cho biết khi nào nó sẽ được tổ chức.

Ông nói: “Trong khi Nga đang đẩy thế giới đến cuộc chiến cuối cùng thì Ukraine đang làm mọi cách để bảo đảm rằng sau sự xâm lược của Nga, không kẻ nào trên thế giới dám tấn công bất kỳ quốc gia khác”.

4. Zelenskiy nói về việc Nga bắt cóc trẻ em Ukraine: “Đây rõ ràng là một cuộc diệt chủng”

Trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã lên án hành động cưỡng ép đưa trẻ em Ukraine sang Nga trong thời chiến của Nga, gọi đó là hành vi “diệt chủng”.

Ông nói hôm thứ Ba: “Chúng tôi biết tên của hàng chục nghìn trẻ em và có bằng chứng về hàng trăm nghìn trẻ khác bị Nga bắt cóc tại các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm của Ukraine và sau đó bị trục xuất”.

Tòa án Hình sự Quốc tế đã ban hành lệnh bắt giữ vào tháng 3 đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin và quan chức Nga Maria Lvova-Belova vì cáo buộc âm mưu bắt cóc trẻ em Ukraine về Nga.

“Chúng tôi đang cố gắng đưa các em trở về nhà nhưng thời gian trôi qua. Điều gì sẽ xảy ra với họ? Điều gì sẽ xảy ra với họ? Những đứa trẻ ở Nga được dạy phải ghét Ukraine. Và mọi mối quan hệ với gia đình họ đều bị cắt đứt. Và đây rõ ràng là một cuộc diệt chủng”, ông nói.

Zelenskiy cho biết cuộc chiến ở Ukraine là cuộc xung đột mới nhất trong danh sách dài các cuộc xung đột ở Nga.

“Mỗi thập kỷ Nga lại bắt đầu một cuộc chiến mới. Các khu vực của Moldova và Georgia vẫn bị tạm chiếm. Nga đã biến Syria thành đống đổ nát”, ông lập luận.

Zelenskiy cảnh báo: “Mục tiêu của cuộc chiến chống Ukraine hiện nay là biến đất đai, con người, cuộc sống và tài nguyên của chúng tôi thành vũ khí chống lại các bạn, chống lại trật tự dựa trên luật pháp quốc tế”.

5. Zelenskiy nói Nga đang vũ khí hóa thực phẩm bằng cách ngăn chặn xuất khẩu của Ukraine

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cáo buộc Nga vũ khí hóa nguồn cung cấp lương thực toàn cầu trong cuộc chiến ở Ukraine trong bài phát biểu của ông trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Đây là lần đầu tiên tổng thống Ukraine trực tiếp phát biểu trước hội đồng.

Ông cho biết ngoài đạn dược và thiết bị quân sự, Nga đang “vũ khí hóa nhiều thứ khác”, như nguồn cung cấp thực phẩm, điều này đang ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, không chỉ Ukraine.

Ông cho biết các thành phố cảng và cơ sở hạ tầng là đối tượng bị Nga tấn công ngày càng nhiều.

“Rõ ràng là nỗ lực của Nga nhằm vũ khí hóa tình trạng thiếu lương thực trên thị trường toàn cầu để đổi lấy sự công nhận đối với một số, nếu không phải tất cả, các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm”, Tổng thống Zelenskiy nói và nhấn mạnh rằng “Nga đang coi giá lương thực là vũ khí.”

Tổng thống cho biết Ukraine đang nỗ lực thiết lập các tuyến đường bộ để xuất khẩu thực phẩm Ukraine và kêu gọi các nhà lãnh đạo ủng hộ các sáng kiến này.

6. Biden phát biểu trước các nhà lãnh đạo thế giới tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 78 hôm thứ Ba và đã đưa ra lời kêu gọi mạnh mẽ để tổ chức liên chính phủ này đứng lên chống lại việc Nga xâm lược Ukraine.

“Nga tin rằng thế giới sẽ ngày càng mệt mỏi và cho phép nước này tàn bạo đối với Ukraine mà không phải chịu hậu quả. Nhưng tôi hỏi các bạn điều này: Nếu chúng ta từ bỏ các nguyên tắc cốt lõi của Hiến chương Liên Hiệp Quốc để xoa dịu kẻ xâm lược, liệu còn có quốc gia thành viên nào dám tự tin rằng họ được bảo vệ?”

Biden cũng phản đối những người cho rằng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nên từ bỏ các khu vực của Ukraine bao gồm Crimea và Donbas.

“Nếu chúng ta cho phép Ukraine bị chia cắt thì nền độc lập của quốc gia nào có thể được bảo đảm đây?” ông hỏi.

“Câu trả lời là không. Chúng ta phải đứng lên chống lại hành vi xâm lược trắng trợn này ngay hôm nay để ngăn chặn những kẻ xâm lược khác vào ngày mai

Ukraine là vấn đề “nổi bật” trong bài phát biểu của Biden hôm thứ Ba, mặc dù ông cũng đề cập đến các vấn đề khác bao gồm biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế.

7. Lính Nga đang mang thai bị bỏ tù vì trốn quân dịch

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Pregnant Russian Soldier Jailed for Draft Dodging”, nghĩa là “Lính Nga đang mang thai bị bỏ tù vì trốn quân dịch.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Một binh sĩ Nga đang mang thai đã bị bỏ tù vì trốn quân dịch. Đó là trường hợp đầu tiên thuộc loại này kể từ khi Vladimir Putin phát động cuộc xâm lược toàn diện vào nước láng giềng Ukraine tháng 2 năm 2022.

Hạ sĩ Madina Kabaloyeva đã bị Tòa án quân sự Vladikavkaz Garrison của miền Nam nước Nga kết án sáu năm tù vì không trình diện nhập ngũ sau khi Putin tuyên bố “huy động một phần” dân chúng vào tháng 9 năm 2022, nhật báo Nga Kommersant đưa tin hôm thứ Hai.

Kabaloyeva là nữ quân nhân đầu tiên bị kết tội trốn quân dịch, có thể bị phạt tới 10 năm tù ở Nga.

Theo Kommersant, vì Kabaloyeva đang mang thai và sinh con nhỏ vào năm 2018 nên cô đã nhận được đề nghị chính thức từ y tế của đơn vị quân đội rằng cô được tạm thời miễn nghĩa vụ quân sự.

Cô đã không thi hành quân dịch và cho biết cô tin tưởng rằng y tế thuộc đơn vị quân đội của mình sẽ thông báo cho chính quyền về khuyến nghị này.

Tuy nhiên, các công tố viên quân sự cho biết Kabaloyeva vẫn tiếp tục nhận được trợ cấp và phúc lợi quân sự, do đó cô đang phục vụ trên giấy tờ và do đó có thể bị buộc tội trốn điều động.

Tòa án quân sự Vladikavkaz Garrison đã hoãn thi hành án tù cho cô cho đến năm 2032, khi con cô tròn 14 tuổi.

Động thái của Putin vào tháng 9 năm 2022 ra lệnh huy động 300.000 quân dự bị tham chiến ở Ukraine đã làm dấy lên một số cuộc biểu tình trên khắp cả nước và một làn sóng di cư của người Nga qua biên giới sang các nước láng giềng như Georgia, Phần Lan, Kazakhstan và Mông Cổ để tránh bị bắt đi lính.

Tổng thống Nga đã áp dụng các biện pháp trong những tháng gần đây để trấn áp những công dân Nga tìm cách trốn tránh nghĩa vụ quân sự.

Vào tháng 4, Hạ viện Nga, hay Duma Quốc gia, đã thông qua việc triển khai một hệ thống ghi danh kỹ thuật số mới đối với tất cả những người đủ điều kiện thi hành quân dịch, khiến những người cố gắng tránh chiến đấu ở Ukraine với quân đội Nga gặp khó khăn hơn để né tránh chính quyền.

Biện pháp này nhằm cho phép các cơ quan ghi danh quân sự và nhập ngũ ở Nga gửi trát đòi hầu tòa qua thư bảo đảm hoặc điện tử. Sau khi được ban hành, cá nhân được trao giấy triệu tập sẽ bị cấm rời khỏi đất nước cho đến khi họ đến văn phòng ghi danh và nhập ngũ của quân đội. Theo các phương tiện truyền thông địa phương, một “kẻ trốn quân dịch” sẽ bị tước quyền lái xe hơi, ghi danh bất động sản và vay vốn.

Khi làm như vậy, chính phủ Nga đã loại bỏ một cách hiệu quả “một trở ngại mà trước đây đã cho phép một số người trốn tránh quân dịch”, Bộ Quốc phòng Anh cho biết vào thời điểm đó.

Và vào tháng 7, Tổng thống Nga đã ký ban hành luật tăng mức phạt nếu không đến văn phòng nhập ngũ sau khi nhận được thông báo dự thảo. Luật có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10, tăng mức phạt từ mức hiện tại là 500-3.000 rúp ($5-31) lên 10.000-30.000 ($103-310).

8. Xe phá mìn của Hàn Quốc sẽ giúp Ukraine thay thế những chiếc bị hư hại trong cuộc phản công

Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “South Korean Breaching Vehicles Will Help Ukraine Replace Its Counteroffensive Losses”, nghĩa là “Xe phá mìn của Hàn Quốc sẽ giúp Ukraine thay thế những chiếc bị hư hại trong cuộc phản công.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Trong một cuộc tấn công thảm khốc duy nhất nhằm vào một bãi mìn dày đặc của Nga ở tỉnh Zaporizhzhia, miền nam Ukraine vào đầu tháng 6, Lữ đoàn cơ giới số 47 của quân đội Ukraine đã bỏ lại ba phương tiện phá mìn Leopard 2R cũ của Phần Lan cùng vài chục phương tiện bọc thép khác.

Công ty Patria của Phần Lan chỉ sản xuất sáu chiếc Leopard 2R dành cho hai người bằng cách tháo rời tháp pháo của xe tăng Leopard 2 nặng 69 tấn và bổ sung thêm một máy cày mìn cỡ lớn từ công ty Pearson Engineering của Anh.

Phần Lan đã tặng toàn bộ số xe Leopard 2R cho Ukraine, nghĩa là mỗi phương tiện rà phá bom mìn mà Ukraine bị mất đều là phương tiện mà nước này không thể thay thế. Ít nhất là không phải với một thiết bị giống hệt nhau.

May mắn thay cho Ukraine, công ty Hyundai của Hàn Quốc cũng sản xuất một loại xe phá mìn tương tự: là xe K600. Và Hán Thành vừa mới trao hai chiếc xe 62 tấn như thế cho Kyiv. Một nguồn tin chính phủ nói với tờ Chosun rằng Hàn Quốc sẽ giao K600 “càng sớm càng tốt”.

Huyndai chế tạo một chiếc K600 dành cho hai người bằng cách tháo tháp pháo khỏi xe tăng K1 - một biến thể Hàn Quốc của chiếc M-1 của Mỹ - và bổ sung thêm một chiếc máy cày, một cánh tay máy xúc có khớp nối và một thiết bị kích hoạt mìn từ tính một cách an toàn.

K600 tương thích với hai lưỡi máy ủi, cả hai đều do Pearson sản xuất. Một lưỡi dao hình nêm hoạt động tốt nhất để đào và đẩy các quả mìn bị chôn vùi sang một bên. Lưỡi thẳng hoạt động tốt hơn cho các nhiệm vụ kỹ thuật chung: lấp rãnh, đào kè, v.v.

Hyundai đã giao những chiếc K600 đầu tiên cho quân đội Hàn Quốc vào năm 2020. Chính phủ Hàn Quốc và Ukraine đã bắt đầu thảo luận về việc chuyển giao K600 vào tháng 5; Người Hàn Quốc cuối cùng đã chấp thuận thỏa thuận trong tháng này. Có một lưu ý. Người Ukraine chỉ được triển khai các phương tiện này với vai trò “nhân đạo”.

Lời cảnh báo là vô nghĩa. Có thể cho rằng bất kỳ hoạt động rà phá bom mìn nào - ngay cả hoạt động diễn ra khi các kỹ sư đang ở dưới hỏa lực của đối phương - đều mang tính nhân đạo.

Vẫn còn phải xem đơn vị Ukraine nào sẽ vận hành K600: đó có thể không phải là Lữ đoàn cơ giới số 47, vì ít nhất họ đã thu hồi được 3 chiếc Leopard 2R bất động từ bãi mìn Zaporizhzhia đó và có thể tự sửa chữa một cặp ít bị hư hại nhất.

Trong 14 tuần giao tranh cam go kể từ khi phát động cuộc phản công được mong đợi từ lâu ở miền Nam, các lữ đoàn Ukraine đã vượt qua hoặc đánh vòng quanh các bãi mìn dày đặc nhất làm đệm cho tuyến chiến hào đầu tiên trong số ba chiến hào, hình thành nên cái gọi là Phòng tuyến Surovikin của Nga ở tỉnh Zaporizhzhia và Donetsk.

Nhưng điều đó không có nghĩa là bom mìn không còn là vấn đề đối với người Ukraine. Có khả năng vẫn còn hàng trăm nghìn quả mìn nằm giữa đường giới tuyến hiện tại và các mục tiêu chính của Ukraine: các thành phố Melitopol và Mariupol do Nga nắm giữ, cả hai đều cách 50 dặm về phía nam.

Như một phần thưởng, K600 — trái ngược với Leopard 2R — có thể làm được nhiều việc hơn là chỉ dọn mìn. Không giống như Leopard 2R, K600 có tay máy xúc để đào hào và giảm gờ. Và bằng cách hoán đổi các lưỡi máy ủi, đội K600 có thể xoay vòng giữa vai trò rà phá bom mìn và xây dựng.

Pearson lưu ý: “Do đó, cùng một phương tiện hoặc một bộ phương tiện có thể dễ dàng thực hiện việc phá bãi mìn, di chuyển đất và chướng ngại vật, thu hồi phương tiện và tấn công vượt qua khoảng trống theo yêu cầu của nhiệm vụ”.

Tất cả những gì có thể nói là K600 của Ukraine sẽ vẫn hữu ích ngay cả sau khi tất cả các quả mìn đã được rà phá. Không phải điều đó sẽ sớm xảy ra ở một đất nước có đất đai nằm trong số những nơi dễ bùng nổ nhất trên trái đất.

9. Moldova cầu xin đừng để Putin đẩy chúng tôi ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu

Ký giả Gabriel Gavin của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Don’t let Putin keep us out of the EU, Moldova implores”, nghĩa là “Moldova cầu xin đừng để Putin đẩy chúng tôi ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu”.Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh

Moldova muốn trở thành thành viên mới nhất của Liên Hiệp Âu Châu, thúc đẩy việc đưa ra một con đường rõ ràng để gia nhập khi Brussels công bố kế hoạch mở rộng mới nhất vào tháng tới bất chấp lo ngại rằng việc gia nhập của nước này có thể kéo Liên Hiệp Âu Châu vào cuộc xung đột đóng băng hàng thập kỷ với Nga.

Ngoại trưởng Moldova Nicu Popescu nhấn mạnh rằng nguyện vọng Liên Hiệp Âu Châu của đất nước ông KHÔNG nên phụ thuộc vào Mạc Tư Khoa, là quốc gia tiếp tục hỗ trợ khu vực ly khai Transnistria.

Ông thừa nhận: “Mọi thứ sẽ dễ dàng hơn nếu một quốc gia như đất nước của chúng tôi không xảy ra xung đột ly khai - nó ảnh hưởng đến an ninh, kinh tế, khả năng kiểm soát biên giới của chúng tôi - nó có những tác động tiêu cực lớn”. Được hỗ trợ bởi Điện Cẩm Linh, Transnistria, một khu vực nằm dọc biên giới Moldova với Ukraine, đã hoạt động như một quốc gia không được quốc tế công nhận kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Nó vẫn giữ lá cờ búa liềm thời Liên Xô và sử dụng tiếng Nga làm ngôn ngữ chính thức.

Tuy nhiên, Popescu nhấn mạnh rằng không thể chấp nhận được việc bế tắc này làm tổn hại đến tham vọng trở thành thành viên Liên Hiệp Âu Châu của Moldova.

Ông nói: “Lãnh thổ do chính phủ của chúng tôi kiểm soát ở Chişinău có thể gia nhập Liên Hiệp Âu Châu bất kể điều gì xảy ra ở phía đông của chúng tôi, và điều đó bao gồm cả tình hình xung quanh Transnistria”. “Không ai muốn các quốc gia bị chia rẽ trong Liên Hiệp Âu Châu, nhưng việc để các quốc gia rơi vào tình trạng bị thao túng địa chính trị và xung đột ly khai sẽ còn tồi tệ hơn đối với lục địa này, đối với Liên Hiệp Âu Châu và đối với chúng tôi”.

Các nhà ngoại giao của Moldova tại Brussels trình bày quan điểm trước Ủy ban vào thứ Ba, lập luận rằng chính phủ của họ “đã và đang nỗ lực để giữ đất nước vững chắc trong gia đình các quốc gia Âu Châu”. Theo một dự thảo mà POLITICO xem được, trong những tuần tới “Moldova cũng sẽ khởi động một quy trình tự sàng lọc để xác định các nhu cầu lập pháp cho các cuộc đàm phán gia nhập dự kiến”, mở đường cho việc gia nhập khối ngay lập tức.

Tổng thống thân Âu Châu của Moldova Maia Sandu đã nhiều lần lên án việc Nga xâm lược nước láng giềng Ukraine và cho biết đất nước chỉ có 2,6 triệu dân của bà phải cắt đứt quan hệ chặt chẽ về phương diện lịch sử với Mạc Tư Khoa. Tháng 6 năm ngoái, các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu đã trao quy chế ứng cử viên cho nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ này cùng với Ukraine.

Brussels cũng đã cung cấp hàng trăm triệu euro để giúp Moldova chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga và triển khai một phái đoàn dân sự tới nước này sau cảnh báo từ cơ quan tình báo Ukraine rằng các chính trị gia thân Nga đang lên kế hoạch đảo chính và lật đổ chính phủ. Trong khi đó, các cuộc thăm dò liên tục cho thấy phần lớn công dân Moldova ủng hộ việc gia nhập Liên Hiệp Âu Châu và gần một nửa dân số đã có hộ chiếu Liên Hiệp Âu Châu, phần lớn nhờ vào mối quan hệ gia đình với nước láng giềng Rumani.

Trong chuyến thăm đất nước này vào tháng 5, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu, Josep Borrell, đã được hỏi liệu xung đột Transnistria có cản trở quá trình trở thành thành viên của Moldova hay không. Ông nói: “Đã có tiền lệ về việc các quốc gia thành viên trở thành quốc gia thành viên dù đang gặp vấn đề bên trong lãnh thổ - đó là trường hợp của Síp”.

Tuy nhiên, đầu năm nay, Siegfried Mureșan của Rumani, chủ tịch phái đoàn Nghị viện Âu Châu tại nước này, nói với POLITICO rằng “Moldova không thể trở thành thành viên Liên Hiệp Âu Châu khi quân đội Nga tiếp tục hiện diện trên lãnh thổ của mình trái với ý muốn của chính Cộng hòa Moldova”. Theo ông, mặc dù ủng hộ xu hướng thân phương Tây nhưng “chúng tôi sẽ cần giải quyết vấn đề này trước khi trở thành thành viên”.

Brussels sẽ đưa ra thông tin cập nhật về kế hoạch mở rộng vào tháng 10. Ba trong số các quốc gia có triển vọng trở thành thành viên – Moldova, Ukraine và Georgia – đều phải đối mặt với việc quân đội Nga xâm lược một số lãnh thổ của họ.

Với cuộc chiến ở Ukraine đang hoành hành ngay bên kia biên giới, không rõ liệu các nước Liên Hiệp Âu Châu có sẵn sàng mạo hiểm vì giấc mơ Âu Châu của Moldova hay không.

10. Nga triệu tập đại sứ Pháp để phản đối việc loại các nhà báo khỏi cuộc họp báo của Macron

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova cho biết họ đã triệu tập đại sứ Pháp Pierre Levy hôm thứ Hai để phản đối điều mà họ gọi là hành động “phân biệt đối xử và công khai bài Nga” của chính quyền Pháp đối với các nhà báo Nga tại hội nghị thượng đỉnh G20 gần đây ở New Delhi.

Họ cho biết các phóng viên của RIA Novosti và tổng biên tập tờ Russia-News đã bị “từ chối một cách thô bạo” quyền được có mặt tại cuộc họp báo của tổng thống Pháp Emmanuel Macron

11. Georgia cáo buộc quan chức Ukraine âm mưu đảo chính

Georgia hôm thứ Hai cáo buộc một quan chức cao cấp Ukraine đang âm mưu lật đổ chính phủ của họ bằng cách tổ chức các cuộc biểu tình hàng loạt.

Cơ quan an ninh Georgia cáo buộc rằng ông Giorgi Lortkipanidze, nguyên là thứ trưởng bộ nội vụ Georgia hiện nay được Ukraine tuyển dụng làm phó giám đốc cơ quan phản gián quân sự Ukraine dưới quyền của Trung Tướng Kyrylo Budanov.

Cơ quan an ninh Georgia nói rằng ông Giorgi Lortkipanidze đang âm mưu “gây bất ổn nhằm mục đích lật đổ chính phủ bằng bạo lực”.

Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Thượng Úy Andriy Yusov, nhận xét rằng cáo buộc này cực kỳ khôi hài và bác bỏ khả năng ông Giorgi Lortkipanidze được Ukraine tuyển dụng làm phó giám đốc cơ quan phản gián quân sự.

Lực lượng Nga đã triển khai tới các khu vực ly khai Abkhazia và Nam Ossetia kể từ năm 2008, khi Mạc Tư Khoa xâm chiếm quốc gia nhỏ bé này. Từ đó, nội bộ Georgia bị chia rẽ. Đám con cháu người Nga giành được nhiều vị trí trong chính phủ và Quốc Hội Georgia, và tìm mọi cách để phá hỏng kế hoạch của Tổng thống nước này là người muốn Georgia gia nhập Liên Hiệp Âu Châu và cả NATO.

Cơ quan an ninh Georgia cáo buộc rằng những người Georgia đang chiến đấu bên cạnh quân Ukraine chống lại lực lượng Nga ở Ukraine, bao gồm cả vệ sĩ của cựu tổng thống Georgia đang bị giam giữ Mikhail Saakashvili, nằm trong số những kẻ âm mưu được huấn luyện gần biên giới Ukraine với Ba Lan.

Ukraine đã nhiều lần kêu gọi Georgia trả tự do cho Saakashvili, là người hiện mang quốc tịch Ukraine và là cố vấn hàng đầu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.

Kyiv nói rằng chính quyền Georgia đang “giết chết” chính trị gia ốm yếu theo lệnh của Điện Cẩm Linh và yêu cầu chuyển ông ta đến một phòng khám ở nước ngoài.

Ngược lại, Georgia đã lên án điều mà nước này gọi là “một hình thức leo thang cực đoan trong quan hệ ngoại giao”.

Cơ quan an ninh Georgia cho biết các cuộc biểu tình chống chính phủ “đang được lên kế hoạch vào tháng 10 và tháng 12, khi Ủy ban Âu Châu chuẩn bị công bố quyết định về đơn ghi danh thành viên Liên Hiệp Âu Châu của Georgia”.

Họ cho biết âm mưu này “được thực hiện với sự phối hợp và tài trợ từ nước ngoài”.
 
Biến lớn: Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Dù của Nga ở Kherson trúng hỏa tiễn khi đang họp. Kho dầu Nga nổ tung
VietCatholic Media
16:12 20/09/2023


1. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Putin đang ăn mày Triều Tiên và Iran để được hỗ trợ thêm

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova đã phản ứng giận dữ trước nhận xét của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin tại hội nghị của Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine hôm thứ Ba. Ông Austin nói Putin is “going around with a tin cup”, nghĩa là Putin đang “cầm cốc thiếc đi vòng quanh”. Nói nôm na cho dễ hiểu là Putin đang đi ăn mày.

Ông Lloyd Austin nói rằng trong khi Putin đang “cầm cốc thiếc đi vòng quanh các nước như Iran và Triều Tiên,” thì Ukraine tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ hàng chục quốc gia.

“Có 50 quốc gia tham dự cuộc họp mà chúng tôi vừa tổ chức. Và một lần nữa, tất cả những quốc gia đó không thể mang lại số tiền đóng góp như nhau cho bàn đàm phán, nhưng họ muốn đóng góp, họ muốn tiếp tục tham gia và họ muốn tiếp tục ủng hộ Ukraine”, ông nói.

Bình luận của Austin được đưa ra chỉ vài ngày sau khi ông Putin gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Chính Ân ở Nga và cùng ngày Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đến Tehran để gặp lãnh đạo quân đội Iran.

2. Bộ Tư Lệnh Dù của Nga gần Kherson bị tấn công, hầu hết các sĩ quan đã thiệt mạng

Kênh Telegram của Nga có các nguồn tin nội bộ vừa loan tin Bộ Tư Lệnh Dù của Nga gần Kherson bị tấn công, hầu hết các sĩ quan đã thiệt mạng, kể cả Tư Lệnh Sư Đoàn Aleksandr Kornev.

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “'Many Officers' Reported Killed After Strike on Russian HQ Near Kherson”, nghĩa là “Nhiều sĩ quan được cho là đã thiệt mạng sau cuộc tấn công vào Bộ Tư Lệnh Nga gần Kherson”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.

Kênh Telegram của Nga đưa tin các sĩ quan quân đội Nga đóng vai trò chủ chốt trong nỗ lực chiến tranh của Mạc Tư Khoa ở Ukraine đã thiệt mạng sau một cuộc tấn công vào Bộ Tư Lệnh của họ.

Kênh telegram VChK-OGPU, có nguồn thông tin nội bộ từ lực lượng an ninh Nga, cho biết Bộ Tư Lệnh của Sư đoàn Dù số 7 của Nga đóng ở khu vực bị tạm chiếm của tỉnh Kherson phía nam Ukraine đã bị tấn công.

Bài đăng cho biết: “Nhiều sĩ quan đã chết vì một cuộc tấn công có tính toán của quân Ukraine, số lượng nạn nhân chính xác đã được che giấu cẩn thận. Vào thời điểm pháo kích, Bộ Tư Lệnh Dù đang họp lên kế hoạch hàng ngày.”

Kênh này cho biết thông tin này đã được xác nhận bởi Yevgeny Khanin, chủ tịch tổ chức cựu chiến binh của Sư đoàn Dù cận vệ số 7 đóng tại Novorossiysk, thuộc vùng Krasnodar của Nga, nằm gần Kherson.

Kênh này không cung cấp thêm thông tin nào về những cái chết được tường trình. Newsweek đã gửi email cho Bộ Quốc phòng Nga để bình luận. Bài đăng được xuất bản hôm thứ Ba không cho biết cuộc tấn công xảy ra khi nào.

“Đối với quân xâm lược Nga, hôm nay có một tin rất xấu từ mặt trận”, nhà báo Ukraine Denis Kazansky viết trên X (trước đây là Twitter) bên cạnh ảnh chụp màn hình bài đăng Telegram.

Liên quan đến thông tin mới nhất về vụ tấn công nhằm vào mục tiêu quân sự của Nga, kênh VChK-OGPU cũng lưu ý rằng hôm thứ Ba cái chết của một chỉ huy khác là Đại tá Andrey Kondrashkin đã được tiết lộ.

Ông là chỉ huy của Lữ đoàn Bão tố Dù số 31 tinh nhuệ, được cho là đóng vai trò then chốt trong cuộc bao vây Mariupol của Mạc Tư Khoa vào năm 2022.

Alexander Khodakovsky, chỉ huy tiểu đoàn “Vostok” liên kết với Nga chiến đấu trên mặt trận Donetsk, cho rằng Kondrashkin đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công của Ukraine.

Bài đăng của VChK-OGPU hôm thứ Ba cũng ghi nhận vào cuối tháng 2 năm 2022, phó tư lệnh Quân đoàn vũ trang tổng hợp số 41 Andrei Sukhovetsky đã thiệt mạng khi chiếc xe mà vị tướng đang di chuyển bị đội súng cối bắn vào.

Lực lượng vũ trang Ukraine cho biết hôm Chúa Nhật, các vụ nổ mạnh đã xảy ra tại trụ sở của quân đội Nga đang xâm lược ở thành phố Melitopol, nơi được coi là cửa ngõ vào Crimea.

Diễn biến này xảy ra khi Không quân Ukraine hôm thứ Tư cho biết 17 trong số 24 máy bay không người lái tấn công do Nga gửi đã bị bắn hạ trong đêm. Các máy bay không người lái “kamikaze” Shahed do Iran sản xuất đã tấn công vào các tỉnh Sumy, Kirovohrad và Dnipropetrovsk.

Lực lượng Không quân cho biết một máy bay không người lái đã tấn công một nhà máy lọc dầu ở Kremenchuk thuộc tỉnh Poltava, gây ra hỏa hoạn.

Hôm thứ Ba, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã gặp Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres tại New York, nơi họ thảo luận về việc Nga sử dụng máy bay không người lái tấn công của Iran để nhắm vào cơ sở hạ tầng cảng Ukraine.

Theo văn phòng của ông Zelenskiy, họ cũng nói về những nỗ lực nối lại Sáng kiến Ngũ cốc Hắc Hải mà Nga đã rút khỏi vào ngày 17 tháng 7.

3. Nhóm Liên hệ Quốc phòng Ukraine đang họp tại Đức để thảo luận về “nhu cầu khẩn cấp trên chiến trường”

Một cuộc họp của Nhóm Liên hệ Quốc phòng Ukraine, một khối gồm 54 quốc gia đang cung cấp và điều phối hỗ trợ quân sự cho Kyiv, hiện đang được tiến hành tại Căn cứ Không quân Ramstein ở Đức từ hôm thứ Ba.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov, các nhà lãnh đạo quốc phòng sẽ thảo luận về khả năng của Ukraine, nhu cầu về công nghệ thông tin và các “nhu cầu khẩn cấp khác trên chiến trường”.

Trong phát biểu khai mạc đầu cuộc họp, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thông báo các chuyến hàng xe tăng M1 Abrams của Mỹ sẽ sớm đến Ukraine và cho rằng cuộc phản công của Kyiv tiếp tục đạt được tiến bộ ổn định.

4. Hỏa hoạn nhấn chìm kho dầu của Nga sau cuộc tấn công của máy bay không người lái vào cảng Hắc Hải

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Fire Engulfs Russian Oil Depot After Drone Strike on Black Sea Port”, nghĩa là “Hỏa hoạn nhấn chìm kho dầu của Nga sau cuộc tấn công của máy bay không người lái vào cảng Hắc Hải.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.

Một đám cháy lớn đã nhấn chìm một kho dầu gần phi trường ở khu nghỉ mát Sochi ở Hắc Hải của Nga vào rạng sáng thứ Tư sau một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái được báo cáo.

Veniamin Kondratyev, thống đốc vùng Krasnodar của Nga, cho biết trên kênh Telegram của mình rằng một thùng nhiên liệu đã bốc cháy, gây ra ngọn lửa có diện tích khoảng 100 mét vuông. Không có thương vong nào được báo cáo.

Ukraine hiếm khi tuyên bố chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công bên trong lãnh thổ Nga và Kyiv cũng chưa bình luận chính thức về vụ việc mới nhất. Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để yêu cầu bình luận qua email.

Chính quyền địa phương không bình luận về nguyên nhân vụ nổ, nhưng theo kênh Shot Telegram, một thùng nhiên liệu đã bốc cháy sau khoảng 5 giờ sáng giờ địa phương. “Các cuộc điều tra ban đầu cho thấy vụ cháy có thể là kết quả của một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái”, Shot đưa tin.

Kênh Baza Telegram, được liên kết với các cơ quan an ninh của Nga, đưa tin nguyên nhân vụ cháy ở Sochi là do một “cuộc tấn công bằng máy bay không người lái”.

Baza đưa tin: “Theo dữ liệu sơ bộ, một máy bay không người lái kamikaze đã đâm vào một thùng chứa nhiên liệu diesel”.

Video và hình ảnh đăng trên mạng xã hội cho thấy ngọn lửa và những đám khói khổng lồ bốc lên trời.

Theo Kondratyev, đến buổi trưa thứ Tư, ngọn lửa đã được dập tắt.

“Không có thương vong,” Kondratyev nói trong một bài đăng trên kênh Telegram của mình. “Sân bay và toàn bộ hệ thống giao thông đang hoạt động bình thường.”

Kondratyev nói thêm rằng nguyên nhân vụ cháy đang được điều tra.

Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái trên đất Nga đã gia tăng cường độ trong suốt cuộc chiến của Vladimir Putin ở Ukraine, cuộc chiến mà ông phát động vào ngày 24 tháng 2 năm 2022. Các cuộc tấn công nhằm vào các cơ sở quân sự và cơ sở hạ tầng quan trọng.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy trước đây nói rằng các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga là một “quá trình tất yếu, tự nhiên và hoàn toàn công bằng”.

Boris Bondarev, người từng giữ chức vụ ngoại giao trong Bộ Ngoại giao Nga từ năm 2002 đến năm 2022, nói với Newsweek vào tháng 2 rằng Ukraine phải tấn công các mục tiêu hợp pháp bên trong Nga để giành chiến thắng trong cuộc chiến.

Bondarev nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ Thụy Sĩ: “Bạn không thể thắng trong cuộc chiến nếu không đánh trúng đối phương của mình. “Tất nhiên, Ukraine không được tấn công các mục tiêu dân sự như Nga đã làm ở Ukraine”.

Bondarev từng là cố vấn tại Phái đoàn Nga tại Văn phòng Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, trước khi ông nghỉ việc vào tháng 5 năm 2022 để phản đối cuộc chiến của Putin ở Ukraine.

Trong khi đó, Nga đã tấn công vào Ukraine bằng một số nhóm máy bay không người lái tấn công vào đêm thứ Tư, theo Không quân Ukraine.

5. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết xe tăng M1 Abrams sẽ sớm vào Ukraine

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết hôm thứ Ba tại cuộc họp với Ukraine và các đối tác quân sự khác rằng xe tăng M1 Abrams của Mỹ dự kiến sẽ sớm được gửi đến Ukraine.

Sự xuất hiện của những chiếc xe tăng này sẽ giúp Kyiv vượt qua chiến tuyến của Nga. Mỹ bắt đầu huấn luyện quân đội Ukraine cách vận hành chúng vào đầu năm nay.

Phát biểu tại cuộc họp của Nhóm Liên lạc Phòng thủ Ukraine, một khối gồm 54 quốc gia đang hỗ trợ quân sự cho đất nước trước cuộc xâm lược của Nga, Austin kêu gọi các đối tác của Kyiv giúp cung cấp cho họ các hệ thống vũ khí quan trọng khác, như phòng không và pháo binh cũng như đạn dược.

“Thời gian không đứng về phía Putin,” ông nói trong cuộc họp tại Căn cứ Không quân Ramstein ở Đức. “Chúng tôi sẽ sát cánh bên người dân Ukraine lâu dài.”

Cuộc họp hôm thứ Ba là cuộc họp đầu tiên thuộc loại này kể từ khi cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov bị cách chức hai tuần trước.

Austin cảm ơn Reznikov “vì sự chăm chỉ và cống hiến của anh ta - và vì tất cả những gì anh ta đã làm cho một Ukraine tự do trong một thế giới an toàn” trong bài phát biểu khai mạc.

Austin cho biết anh mong muốn được “làm việc chặt chẽ” với người kế nhiệm Reznikov, Rustem Umerov. Hai người đã nói chuyện qua điện thoại vào tuần trước và gặp mặt trực tiếp lần đầu tiên tại cuộc gặp gỡ này.

6. Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ nhận định: Quân đội Nga gần Bakhmut đang nhanh chóng đầu hàng khi Ukraine tiến lên

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Troops Near Bakhmut Likely 'Battle-Weary' as Ukraine Advances: ISW”, nghĩa là “Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ nhận định quân đội Nga gần Bakhmut có thể 'mệt mỏi vì chiến đấu' khi Ukraine tiến lên.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, đưa tin, khi cuộc phản công của Ukraine ở phía đông nam tiến về phía Bakhmut, quân đội Nga có thể sẽ “mệt mỏi” sau chuỗi chiến thắng của Kyiv.

Ukraine đã đạt được một số bước tiến quan trọng gần Bakhmut trong tuần qua, bao gồm việc giành lại các làng Klishchiivka và Andriivka ở phía nam thành phố. Kyiv đã phát động cuộc phản công nhằm chiếm lại vùng đất bị Nga tạm chiếm hơn ba tháng trước và trong khi chiến dịch này diễn ra chậm hơn dự kiến, có những dấu hiệu cho thấy Ukraine đang bắt đầu khiến Nga kiệt sức ở tiền tuyến.

ISW lưu ý trong đánh giá mới nhất về cuộc chiến ở Ukraine rằng cuộc chiến ở Klishchiivka và Andrivvka có thể khiến Nga “mệt mỏi trong trận chiến” trong khu vực, “và việc Ukraine chiếm giữ hai khu định cư bảo vệ tuyến hậu cần quan trọng của Nga hỗ trợ cho Bakhmut chỉ ra rằng các lực lượng này có thể sẽ gặp khó khăn để bổ sung sức mạnh chiến đấu và phòng thủ trước bất kỳ hoạt động tấn công nào của Ukraine ở phía nam Bakhmut.”

ISW cho biết: “Việc Ukraine giải phóng hai thị trấn mà các lực lượng Nga đang chiến đấu hết mình để giữ vững có thể cho thấy sự suy thoái nghiêm trọng của các đơn vị Nga bảo vệ những thị trấn đó”.

Phát ngôn nhân quân đội Ukraine Illia Yevlash hôm Chúa Nhật tuyên bố rằng việc Kyiv giải phóng Klishchiivka sẽ cho phép Ukraine kiểm soát các tuyến hậu cần trên mặt đất của Nga hiện đang cung cấp cho các lực lượng Nga tập trung xung quanh khu vực Bakhmut. ISW hôm thứ Hai cho biết họ không thể xác minh độc lập sức mạnh của các tuyến phòng thủ của Nga xung quanh thành phố, “mặc dù các lực lượng Nga có thể đã củng cố các tuyến phòng thủ của họ gần Bakhmut ít nghiêm ngặt hơn so với những gì họ đã làm ở miền nam Ukraine”.

Tuy nhiên, ISW nói thêm rằng không có dấu hiệu ngay lập tức cho thấy thành công của Ukraine “sẽ cho thấy tốc độ tiến quân của Ukraine cao hơn ở phía nam Bakhmut” và lưu ý rằng các vị trí phòng thủ của Nga ở phía tây T0513—một đường cao tốc chạy qua Bakhmut— có thể tiếp tục đặt ra những thách thức cho lực lượng Ukraine trong khu vực.”

Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine hôm thứ Hai báo cáo rằng Nga đã mất hơn 3.180 quân trong tuần qua, nâng tổng số quân của Mạc Tư Khoa tử trận lên khoảng 272.940 binh sĩ kể từ khi bắt đầu cuộc chiến vào tháng 2 năm 2022. Tuy nhiên, Newsweek không thể xác minh báo cáo một cách độc lập. và Nga thường không bình luận về ước tính thương vong của chính mình.

Các quan chức Mỹ tháng trước ước tính tổng số binh sĩ thiệt mạng hoặc bị thương ở cả hai phía trong cuộc chiến là gần 500.000 người, theo báo cáo từ New York Times. Vào thời điểm đó, thương vong của quân đội Nga được cho là lên tới gần 300.000 người, nhưng các quan chức lưu ý rằng rất khó ước tính con số thương vong.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để yêu cầu bình luận vào tối thứ Hai qua email.

7. Ít nhất 6 thường dân thiệt mạng trong vụ tấn công hỏa tiễn của Nga vào Kupiansk, các quan chức địa phương cho biết

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Tư 20 tháng Chín, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska cho biết ít nhất 6 thường dân đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công hỏa tiễn của Nga vào Kupiansk, một thành phố ở vùng Kharkiv của Ukraine.

Kết quả là một cây cầu bắc qua sông Oskil đã bị phá hủy và một số xe hơi bị hư hỏng, theo cảnh sát khu vực Kharkiv.

“Vào khoảng 1 giờ chiều ngày 19 tháng 9 theo giờ địa phương, đối phương đã tấn công thành phố Kupiansk bằng một quả bom dẫn đường trên không”, cô nói và cho biết thêm:

“Vụ tấn công xảy ra khi một chiếc xe hơi chở tình nguyện viên đang băng qua cầu để di tản dân thường. Chính quyền xác định rằng 4 người đàn ông và 2 phụ nữ đã thiệt mạng”.

Chính quyền khu vực Kharkiv cho biết hơn 2.000 người đã rời khỏi quận Kupiansk vào tuần trước trong bối cảnh Nga tăng cường pháo kích.

8. Đan Mạch và Na Uy gửi thêm xe tăng và thiết bị khác tới Ukraine

Đan Mạch sẽ tặng thêm 45 xe tăng cho Ukraine, bao gồm 15 xe tăng T-72 đã được hiện đại hóa và 30 xe tăng Leopard 1, Bộ Quốc phòng nước này cho biết như trên. Copenhagen cũng đang gửi thêm vũ khí, đạn dược và thiết bị rà phá bom mìn cho Kyiv.

Khoản quyên góp này là một phần trong sáng kiến chung giữa Bộ Quốc phòng Đan Mạch, Hà Lan và Cộng hòa Tiệp, “chia sẻ sự hiểu biết rằng việc tiếp tục cung cấp trang thiết bị từ kho công nghiệp và sản xuất sẽ có tầm quan trọng sống còn đối với khả năng quân sự của Ukraine,” theo một tuyên bố chung của 3 nước này.

Trong khi đó, Na Uy cũng chuẩn bị tặng khoảng 50 xe chở hàng có bánh xích cho Ukraine, chính phủ nước này thông báo hôm thứ Ba. Loại phương tiện này có khả năng cơ động ở những địa hình mà các xe bánh lốp không thể tiếp cận.

Chính phủ Na Uy cho biết: “Các xe chở hàng này có thể vận chuyển đạn dược, thực phẩm và nước uống cho quân đội Ukraine trên chiến trường”.

Na Uy trước đây đã tài trợ “nhiều loại năng lực cho Ukraine”, bao gồm các hệ thống phòng không trên mặt đất và xe tăng chiến đấu. Nước này cũng nằm trong số các quốc gia cung cấp chiến đấu cơ F-16 cho Ukraine.

9. Tướng hàng đầu của Mỹ cho biết Ukraine đã giải phóng hơn 54% lãnh thổ bị tạm chiếm kể từ khi bắt đầu chiến tranh

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Mark Milley cho biết quân đội Ukraine đã giải phóng hơn 54% lãnh thổ bị Nga xâm lược.

Milley ghi nhận mỗi bước tiến của Ukraine và “từng centimet lãnh thổ được khai hoang” là nhờ “danh dự dũng cảm và sự hy sinh đáng kinh ngạc của người dân Ukraine và quân đội của họ. Ukraine tiếp tục đạt được tiến bộ có chủ ý và ổn định trong việc giải phóng quê hương khỏi sự xâm lược của Nga.”

“Cho đến nay, Ukraine đã giải phóng hơn 54% lãnh thổ Ukraine bị Nga xâm lược và họ tiếp tục giữ thế chủ động chiến lược”, ông Milley cho biết trong cuộc họp báo sau cuộc họp của Nhóm Liên hệ Quốc phòng Ukraine tại Căn cứ Không quân Ramstein ở Đức.

Thêm bối cảnh: 54% lãnh thổ đó liên quan đến lãnh thổ được giải phóng kể từ khi Nga xâm chiếm Ukraine vào tháng 2 năm 2022, phát ngôn nhân của Milley, Đại tá Dave Butler cho biết hôm thứ Ba, bao gồm các khu vực xung quanh Kyiv, Kharkiv và Kherson.

10. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết cuộc tấn công của Ukraine đang có “tiến triển ổn định”

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết cuộc phản công kéo dài nhiều tháng của Ukraine đang có “tiến triển ổn định”.

Phát biểu tại cuộc họp hôm thứ Ba của Nhóm Liên lạc Phòng thủ Ukraine, một khối gồm 54 quốc gia đang hỗ trợ quân sự cho Kyiv, “Quân đội Ukraine dũng cảm đang xuyên thủng các tuyến phòng thủ kiên cố của quân đội xâm lược Nga”.

Austin đã thúc giục các đại diện khác tại cuộc họp diễn ra tại Căn cứ Không quân Ramstein ở Đức để tiếp tục cung cấp hỗ trợ an ninh cho Ukraine. Ông nói rằng lợi ích chiến trường của Ukraine “phụ thuộc vào những khả năng quan trọng được cung cấp bởi các thành viên của nhóm liên lạc này”.

Austin cho biết cho đến nay, hơn 76 tỷ Mỹ Kim hỗ trợ an ninh trực tiếp đã được trao cho Ukraine. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng Ukraine đang cần thêm các hệ thống phòng không.

“Phòng không đang cứu mạng sống. Vì vậy, tôi kêu gọi nhóm tiếp tục đào sâu về hệ thống phòng không trên mặt đất cho Ukraine”, ông nói. “Cam kết chung của chúng ta sẽ rất quan trọng trong các trận chiến hiện tại - và cho chặng đường dài phía trước.”

Sau đó trong cuộc họp hôm thứ Ba, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Mark Milley cho biết quân đội Ukraine đã giải phóng hơn 54% lãnh thổ bị Nga xâm lược.

“Mỗi sự tiến bộ của Ukraine, từng tấc lãnh thổ được giải phóng, chỉ xảy ra nhờ sự dũng cảm, danh dự và sự hy sinh đáng kinh ngạc của những người kiên cường trong quân đội của họ. Ukraine tiếp tục đạt được tiến bộ theo kế hoạch và ổn định trong việc giải phóng quê hương khỏi sự xâm lược của Nga”, Tướng Milley nói trong cuộc họp báo sau cuộc họp của Nhóm Liên hệ Quốc phòng Ukraine tại Căn cứ Không quân Ramstein, Đức.

“ Cho đến nay, Ukraine đã giải phóng trên 54% lãnh thổ Ukraine bị Nga xâm lược và họ tiếp tục giữ thế chủ động chiến lược”.

Phát ngôn nhân của Milley, Đại tá Dave Butler cho biết hôm thứ Ba rằng 54% lãnh thổ đó liên quan đến lãnh thổ được giải phóng kể từ khi Nga xâm chiếm Ukraine vào tháng 2 năm 2022, bao gồm các khu vực xung quanh Kyiv, Kharkiv và Kherson.

Tấn công ngũ cốc: Austin cho rằng các cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng ngũ cốc của Ukraine đang đe dọa trực tiếp đến an ninh lương thực toàn cầu.

Mạc Tư Khoa đã tấn công vào cơ sở hạ tầng của Ukraine kể từ tháng 7, khi nước này rút khỏi thỏa thuận cho phép các tàu Ukraine vượt qua sự phong tỏa của Nga đối với các cảng Hắc Hải của Ukraine và di chuyển an toàn qua tuyến đường thủy tới eo biển Bosphorus của Thổ Nhĩ Kỳ để tiếp cận thị trường toàn cầu.

Austin cáo buộc rằng Điện Cẩm Linh đã tiêu hủy “ít nhất 280.000 tấn ngũ cốc. Số lương thực đó đủ để nuôi sống tới 10,5 triệu người trong một năm.”

“Nga càng kéo dài chiến tranh thì sự tàn ác của họ càng trở nên rõ ràng. Các cuộc tấn công của Nga đã vượt xa chiến trường và gây ra những đau khổ không thể kể xiết cho con người”, ông Austin nói. “Lịch sử sẽ cho thấy sự điên rồ tột độ của cuộc xâm lược liều lĩnh, tàn ác và vô cớ của Putin đối với người hàng xóm hòa bình của mình.”

11. Trong khi tiếp tục cung cấp máy bay không người lái cho Nga, Iran lại cáo buộc Mỹ “thổi bùng ngọn lửa bạo lực” ở Ukraine

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi cáo buộc Mỹ “thổi bùng ngọn lửa bạo lực” ở Ukraine.

“Bất kỳ hình thức thổi bùng ngọn lửa bạo lực nào ở Ukraine đều được Hoa Kỳ thực hiện nhằm làm suy yếu các nước Âu Châu và thật không may đây là một kế hoạch dài hạn”, ông Raise nói trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào ngày 11/10. Thứ ba.

Ông nói: “Chúng tôi ủng hộ bất kỳ sáng kiến nào nhằm chấm dứt hành động thù địch trong chiến tranh và chúng tôi ủng hộ bất kỳ biện pháp chính trị nào”. “Chúng tôi hoàn toàn tuyên bố ủng hộ những sáng kiến như vậy.”

Tuyên bố của Raisi là rỗng tuếch. Các nhà ngoại giao trong Liên Hiệp Âu Châu bày tỏ lo ngại rằng Iran đã quyết định tham gia với Nga trong cuộc xâm lược Ukraine; đặc biệt sau khi có các bằng chứng cho thấy quân Iran đang có mặt tại bán đảo Crimea để huấn luyện cho quân Nga cách sử dụng các máy bay không người lái Shahed-136 và Shahed-139.

Cho đến nay Bộ Ngoại giao Iran vẫn quyết liệt phủ nhận, bất kể các bằng chứng không thể chối cãi là xác các máy bay không người lái bị bắn hạ. Trong cuộc phản công giành lại các lãnh thổ trong khu vực Kharkiv, quân Ukraine còn tịch thu được tại Kupiansk, các máy bay không người lái Shahed-136 còn nguyên vẹn.

Ban đầu, Iran phủ nhận hoàn toàn việc cung cấp máy bay không người lái cho Nga. Đến ngày 5 tháng Mười Một, năm ngoái 2022, trước các bằng chứng không thể chối cãi là xác các máy bay không người lái bị bắn hạ Hossein Amir-Abdollahian nói: “Chúng tôi có gởi nhưng chỉ một số ít trong thời gian trước chiến tranh Ukraine.”

Ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu, Josep Borrell, tiết lộ rằng ông khá ngạc nhiên trước sự trâng tráo của người Iran vì trong cuộc trò chuyện qua điện thoại với phía Iran, Bộ Trưởng Ngoại Giao nước này là Hossein Amir-Abdollahian, vẫn tiếp tục khẳng định rằng “Chính trị của chúng tôi là chúng tôi phản đối chiến tranh và sự leo thang chiến tranh ở Ukraine”.

Ngoại trưởng Iran nói “Cáo buộc Iran gửi hỏa tiễn cho Nga để sử dụng chống lại Ukraine là không có cơ sở. Chúng tôi có hợp tác trong các vấn đề quốc phòng với Nga, nhưng việc gửi vũ khí và máy bay không người lái chống lại Ukraine chắc chắn không phải là chính trị của chúng tôi.”

12. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước ông sẽ tăng cường nỗ lực giúp chấm dứt chiến tranh Ukraine và đàm phán thỏa thuận ngũ cốc

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết nước ông “sẽ tăng cường nỗ lực chấm dứt chiến tranh thông qua ngoại giao và đối thoại trên cơ sở độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”.

Phát biểu tại phiên họp thứ 78 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm thứ Ba, Erdogan cũng đề cập đến sáng kiến Ngũ cốc Hắc Hải do Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian ban đầu. Kể từ khi Nga rút khỏi thỏa thuận vào tháng 7, Thổ Nhĩ Kỳ đã nỗ lực thực hiện một thỏa thuận ngũ cốc mới.

Ông cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã ngăn chặn mối đe dọa khủng hoảng nạn đói toàn cầu với Liên Hiệp Quốc bằng cách bảo đảm cung cấp 33 triệu tấn ngũ cốc qua Hắc Hải tới thị trường toàn cầu khi thỏa thuận có hiệu lực.

Erdogan chỉ ra rằng sự thất bại của thỏa thuận ngũ cốc đã khiến thế giới phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng mới. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho biết sẽ có những lợi ích từ một loạt thỏa thuận từ các cuộc đàm phán của Thổ Nhĩ Kỳ.

“Chúng tôi có một kế hoạch mới, theo đó một triệu tấn ngũ cốc khác sẽ được cung cấp cho các quốc gia đang có nhu cầu cấp thiết trên toàn thế giới”, ông Erdogan nói.

13. Ukraine cho biết máy bay không người lái của Nga đã tấn công kho hàng Lviv

Một quan chức địa phương cho biết các máy bay không người lái tấn công của Nga đã tấn công các nhà kho ở thành phố Lviv phía tây Ukraine hôm thứ Ba, gây ra một đám cháy lớn và làm hai người bị thương.

Maksym Kozytskyi, Thống đốc khu vực Lviv, cho biết Ukraine đã bắn hạ 15 máy bay không người lái của Nga đang tiến về thành phố, nhưng 3 máy bay không người lái đã né tránh hệ thống phòng không và đâm vào các nhà kho.

Kozytskyi cho biết, vụ cháy đã ảnh hưởng đến diện tích 9.000 mét vuông.

“Tôi muốn nhấn mạnh rằng đây là những kho công nghiệp dân dụng thông thường. Không có thứ gì thuộc quân sự được cất giữ ở đó”, ông nói.

Kozytskyi cho biết một người đàn ông 26 tuổi bị thương đang trong tình trạng “trung bình”. Ông nói thêm: “Có một phụ nữ được điều trị tại hiện trường không cần vào bệnh viện”.

Cuộc tấn công vào Lviv diễn ra khi Không quân Ukraine cho biết họ đã phá hủy 27 trong số 30 máy bay không người lái tấn công của Nga được phóng hôm thứ Ba. Không quân Nga cho biết thêm, Nga đã bắn thêm một hỏa tiễn đạn đạo về hướng thành phố Kryvyi Rih và Ukraine cũng phá hủy một máy bay không người lái trinh sát.

14. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh

Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định về tình hình ở khu vực Kherson. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.

Trong nửa đầu tháng 9 năm 2023, giao tranh ác liệt vẫn tiếp tục diễn ra xung quanh các hòn đảo ở hạ lưu Dnipro ở Kherson, nơi hiện đang đánh dấu tiền tuyến.

Cả hai bên đã tiến hành các cuộc tấn công bằng các đội thuyền nhỏ vào các đảo và bờ sông đối diện.

Có khả năng thực tế là các hoạt động của Nga trong khu vực đã được tăng cường kể từ khi khu vực này thuộc trách nhiệm của Quân đoàn 40 mới được thành lập.

Số lượng lực lượng tham gia tương đối ít so với các mặt trận khác; tuy nhiên, cả hai bên đều coi khu vực này có tầm quan trọng chiến lược. Nó cũng tạo cơ hội để rút các đơn vị của đối thủ ra khỏi cuộc chiến khốc liệt ở các tỉnh Zaporizhzhia và Donetsk.
 
Khí phách anh hùng của một linh mục TQ. Tiến Sĩ George Weigel: Liên đới với Giáo Hội Tử Đạo Ukraine
VietCatholic Media
17:06 20/09/2023


1. Nhà vận động nhân quyền cải đạo sang Công Giáo băn khoăn về chính sách của Tòa Thánh đối với Trung Quốc

Trên tờ Tablet của Vương Quốc Anh, ký giả Patrick Hudson, cho biết nhà hoạt động nhân quyền Benedict Rogers nói rằng Đức Phanxicô “không lên tiếng về những tội ác chống lại nhân quyền, sự sống, tự do và phẩm giá ở Trung Quốc”.

Nhà vận động hỏi chính sách Trung Quốc của Tòa Thánh đã đạt được những gì.

Nhà vận động nhân quyền Benedict Rogers đã viết một bức thư ngỏ gửi Đức Thánh Cha Phanxicô đặt câu hỏi về sự khôn ngoan trong chính sách đối với Trung Quốc của ngài, đối với chuyến đi Mông Cổ trong đó Đức Thánh Cha đã đưa ra một số lời kêu gọi đối với Bắc Kinh.

Bức thư, được đăng trên trang web của UCANews, đã đặt ra 10 câu hỏi “từ một thanh niên Công Giáo” mười năm sau khi Rogers cải đạo sang Công Giáo, giải thích rằng anh ta “không hiểu được chính sách xoa dịu của Tòa Thánh là gì khi đối diện với chế độ tội phạm tàn bạo ở Trung Quốc, và chính sách ấy đã đạt được những gì”.

Được viết nhằm kỷ niệm 5 năm thỏa thuận giữa Bắc Kinh và Tòa Thánh trong năm nay, bức thư hỏi tại sao nội dung của thỏa thuận vẫn được giữ bí mật và tại sao Đức Thánh Cha lại chấp nhận những vi phạm rõ ràng đối với các điều khoản của nó, chẳng hạn như việc chính phủ Cộng sản bổ nhiệm một quan chức mới làm Giám mục Thượng Hải mà không có sự chấp thuận của Vatican.

Bức thư cũng hỏi tại sao Đức Phanxicô từ chối yêu cầu tiếp kiến Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân vào năm 2020 và tại sao ngài từ chối gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma trong triều đại giáo hoàng của mình.

Rogers, người sáng lập Hong Kong Watch, từ lâu đã là người chỉ trích các cuộc đàm phán của Vatican với chính phủ Trung Quốc. Ông cáo buộc rằng Đức Phanxicô không “lên tiếng và kêu gọi cầu nguyện cho những tội ác chống lại nhân quyền, sự sống con người, tự do con người và phẩm giá con người ở Trung Quốc”.

Ông kêu gọi làm rõ lập trường của Tòa thánh về tương lai của Hương Cảng và Đài Loan trong mối quan hệ với Trung Quốc đại lục – và tầm nhìn của Tòa thánh đối với tương lai của Giáo hội tại Trung Quốc.

Rogers khẳng định rằng ông “không tham gia vào chiến dịch chống Đức Thánh Cha Phanxicô” và thừa nhận những ý định tốt trong chính sách của Vatican, nhưng nói rằng người Công Giáo Trung Quốc đang bị “bỏ rơi dưới danh nghĩa 'đối thoại' mở rộng và bất bình đẳng với Cộng sản.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra một số nhận xét đối với Trung Quốc trong năm ngày ở Mông Cổ. Bên cạnh việc gửi một bức điện lịch sự cho chính phủ khi bay qua không phận Trung Quốc, ngài kêu gọi người Công Giáo Trung Quốc hãy trở thành “những Kitô hữu tốt và những công dân tốt” và nhận xét rằng các chính phủ không có gì phải sợ Giáo Hội Công Giáo vì Giáo hội “không có chương trình nghị sự chính trị”.


Source:The Tablet

2. Tiến sĩ George Weigel: Liên đới với Giáo Hội Tử Đạo Ukraine

Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “SOLIDARITY WITH A MARTYR-CHURCH”, nghĩa là “Liên đới với Giáo Hội Tử Đạo”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Kể từ khi Liên minh Brest năm 1596 tái thiết lập sự hiệp thông hoàn toàn giữa Giám mục Rôma và một số khu vực pháp lý giáo hội ở Đông Âu, là những gì chúng ta biết ngày nay là Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Ukraine, người thừa kế chính của hành động hòa giải đó, đã phải chịu đựng rất lớn vì lòng trung thành với Người kế vị Thánh Phêrô.

Trong nhiều thế kỷ, nhiều nhà lãnh đạo Công Giáo Ba Lan đã cố gắng hết sức để “Latinh hóa” người Công Giáo Đông Phương về mặt phụng vụ, kỷ luật Giáo Hội và quản trị. Giáo hội Chính thống Nga, luôn là tác nhân của chủ nghĩa đế quốc chính trị và văn hóa trên vùng đất Ukraine, không bao giờ thừa nhận tính hợp pháp của Liên minh Brest. Và vào năm 1946, Chính thống Nga đã hợp tác với chế độ Xô Viết vô thần để “giải tán” Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương một cách hợp pháp, trong một hội đồng Giáo Hội giả mạo được tiến hành dưới sự chỉ đạo của cảnh sát mật Liên Xô,, gọi tắt là NKVD.

Vì vậy, từ năm 1946 cho đến năm 1990–1991, Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương vẫn tồn tại như một tổ chức bí mật, ngay cả khi nhiều giám mục, linh mục, tu sĩ, nữ tu và giáo dân của Giáo Hội này đã bị hành quyết thẳng tay hoặc bị bỏ mạng trong các trại lao động nô lệ Gulag của Liên Xô. Rôma cũng không phải lúc nào cũng lên tiếng ủng hộ các tín hữu Công Giáo Đông Phương Ukraine như lẽ ra phải có trong suốt bốn thập kỷ rưỡi hoạt động bí mật của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương. Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII quả thực đã đưa được nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, Josyf Slipyi, ra khỏi Gulag, nhưng Đức Phaolô Đệ Lục, háo hức nối lại quan hệ hữu nghị với Chính thống giáo Nga, đã giữ khoảng cách với Đức Cha Slipyi trong thời gian vị tổng giám mục người Ukraine lưu vong ở Rôma— câu chuyện một giáo hoàng xa cách với vị tử đạo da trắng và Giáo hội của ngài chỉ kết thúc với việc Đức Gioan Phaolô II được bầu vào ngôi Giáo Hoàng năm 1978.

Tuy nhiên, giữa nỗi đau khổ vô cùng này, Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương vẫn trung thành với sự hiệp thông với Tòa Thánh Phêrô. Và trong ba thập kỷ kể từ khi Liên Xô tan rã và khôi phục nền độc lập của Ukraine, Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương được cho là cộng đồng Kitô giáo sôi động nhất ở Ukraine - một cộng đồng có những ý tưởng về tự do tôn giáo thực sự và các mối quan hệ đúng đắn giữa Giáo hội và nhà nước mà một Ukraine thời hậu chiến sẽ cần đến trên con đường tiến tới sự trưởng thành dân chủ. Những ý tưởng đó một phần được nuôi dưỡng bởi Đại học Công Giáo Ukraine đáng chú ý ở Lviv, cơ sở giáo dục đại học duy nhất như vậy trong không gian thuộc Liên Xô cũ và là trường đại học được kính trọng rộng rãi nhất ở Ukraine đang bị bao vây.

Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi các tín hữu của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương (và người Ukraine nói chung) kinh hoàng khi Đức Thánh Cha Phanxicô, trong những nhận xét gần đây với giới trẻ Công Giáo Nga, kêu gọi họ tận dụng những gì tốt đẹp nhất của lịch sử và văn hóa Nga trong việc xây dựng tương lai của đất nước họ—và sau đó, mười tám tháng sau cuộc chiến tàn khốc của đế quốc Nga trên đất Ukraine, Peter Đại đế và Catherine Đại đế, hai hiện thân lịch sử của chủ nghĩa đế quốc Nga hung hãn, và hoang dâm vô độ, lại được vinh danh là những hình mẫu về sự vĩ đại của Nga.

Không một người có lý trí nào có thể tưởng tượng được rằng Đức Giáo Hoàng đang tán thành những hành động xâm lược đế quốc của Peter Đại đế và Catherine Đại đế; những lời nói ứng khẩu của Đức Giáo Hoàng (và những lời “làm rõ” sau đó) đã trở nên quen thuộc một cách nhức nhối trong những năm gần đây. Nhưng nếu Đức Phanxicô muốn đề cao những mô hình “nước Nga vĩ đại”, tại sao lại quay lại với những kẻ xâm lược Sa hoàng ở thế kỷ thứ mười tám? Tại sao không ca ngợi thiên tài thần học, tâm linh và văn học của Vladimir Solovyov, nhà tiên tri về sự hòa giải trong giáo hội giữa Công Giáo và Chính thống giáo và có ảnh hưởng đáng kể đến sự hưng thịnh của thần học Chính thống Nga ở Paris sau Cách mạng Bolshevik? Tại sao không là Andrei Sakharov, cha đẻ bom hydro của Liên Xô, người đã trở lại và trở thành nhà hoạt động nhân quyền và lương tâm của phe đối lập dân chủ Nga trong những năm cuối của Liên Xô? Tại sao không phải là vô số các vị tử đạo của Giáo hội Chính thống Nga trong những năm 1920, những người, không giống như giới lãnh đạo Chính thống Nga ngày nay, đã không giữ chức tuyên úy cho Điện Cẩm Linh? Tại sao không là nhà thơ thông minh và dũng cảm Anna Akhmatova, một nhà phê bình gay gắt chủ nghĩa Stalin, người vẫn ở lại Liên Xô để làm chứng cho sự thật về những gì đang xảy ra ở đó? Mỗi người Nga vĩ đại này đều là tấm gương điển hình cho sự đứng đắn và trung thực rất cần thiết ở nước Nga thế kỷ XXI. Bám sát thần thoại lịch sử được thể hiện trong Peter Đại đế và Catherine Đại đế chính xác là điều mà nước Nga đương đại không cần.

Những bình luận thiếu sáng suốt của Đức Thánh Cha Phanxicô (tất nhiên được các nhà tuyên truyền của lãnh chúa Vladimir Putin ca ngợi) đã gây ra đau khổ lớn cho một số người Công Giáo anh hùng và trung thành nhất trên thế giới. Những bình luận ấy cũng không phục vụ tốt cho ban lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương trong nỗ lực mang sự thật của học thuyết xã hội Công Giáo đến Ukraine. Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Ukraine đã nhận được nhiều hơn sự đoàn kết mà Giáo hội này có quyền mong đợi từ Rôma. Giáo Hội ấy đã phải trả giá cho lòng trung thành với Phêrô bằng máu. Chúng ta cần phải hy vọng rằng giới lãnh đạo tương lai của Giáo Hội Công Giáo hiểu được điều này – và cả hành động tương ứng cả trong lời nói lẫn việc làm.


Source:First Things

3. Linh mục Trung Quốc bị kết tội ‘lừa đảo’ vì từ chối công nhận Giáo hội quốc doanh

Một linh mục Công Giáo ở Trung Quốc đã bị kết tội “lừa đảo” và “mạo danh nhân viên tôn giáo” vào ngày 13 tháng 9, ChinaAid đưa tin.

Cha Giuse Dương Hiếu Minh (Yang Xiaoming, 杨晓明) của Giáo phận Ôn Châu ở Chiết Giang, Trung Quốc – phía nam Thượng Hải – bị kết tội vi phạm luật sau khi ngài từ chối ghi danh với Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc được nhà nước phê chuẩn.

UCA News đưa tin, các hình phạt hành chính do tòa án áp dụng đối với Cha Dương Hiếu Minh bao gồm “chấm dứt các hoạt động linh mục của ông ấy, tịch thu số tiền thu được bất hợp pháp là 28.473,33 nhân dân tệ hay 3.913 Mỹ Kim; và phạt tiền 1.526,67 nhân dân tệ hay 210 Mỹ Kim. Vào tháng 5 năm 2021, ngay sau khi được thụ phong, Văn phòng Tôn giáo quận Long Loan đã bắt đầu các thủ tục pháp lý chống lại Cha Dương Hiếu Minh.

Cha Dương Hiếu Minh được cho là đã thách thức các cáo buộc bằng cách xuất trình giấy chứng nhận tấn phong hợp lệ trước tòa “do giám mục Ôn Châu và cả Văn phòng Tôn giáo quận Long Loan cấp”, trong đó “chính quyền quận Long Loan... đã công nhận tính xác thực của tài liệu trước tòa, do đó thừa nhận rằng vị linh mục đã được tấn phong theo quy định của Giáo Hội Công Giáo.”

Theo AsiaNews, Cha Dương Hiếu Minh, 33 tuổi, sinh ra ở Long Loan, một quận của thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang. Ngài được tấn phong vào năm 2020 bởi Đức Giám Mục Phêrô Thiệu Chúc Mẫn (Shao Zhumin, 邵竹民), một vị Giám Mục can trường phải chịu nhiều đau khổ dưới chế độ Tập Cận Bình.

Vụ bắt giữ Cha Dương Hiếu Minh là ví dụ mới nhất về cuộc tấn công của chính phủ nhằm vào các giáo sĩ Công Giáo và nêu bật mối lo ngại lớn hơn về quỹ đạo tự do tôn giáo ở Trung Quốc.

Diễn biến này xảy ra sau chuyến viếng thăm Mông Cổ của Đức Thánh Cha Phanxicô. Vào cuối thánh lễ giáo hoàng tại Ulan Bator vào ngày 3 tháng 9, Đức Thánh Cha đã dành một chút thời gian để chào hỏi vị giám mục hiệu tòa của Hương Cảng, Đức Hồng Y Gioan Thang Hán, và vị giám mục đương nhiệm của Hương Cảng, Đức Hồng Y tân cử Stephanô Châu Thủ Nhân.

Đức Thánh Cha nói: “Đây là hai giám mục anh em, hiệu tòa của Hương Cảng và giám mục hiện tại của Hương Cảng”. “Tôi muốn tận dụng sự hiện diện của họ để gửi lời chào nồng nhiệt đến dân tộc đáng quý Trung Quốc. Gửi tới tất cả mọi người, tôi cầu chúc những điều tốt đẹp nhất. Hãy phấn đấu phía trước, luôn tiến lên. Và tôi yêu cầu người Công Giáo Trung Quốc hãy trở thành những Kitô hữu tốt và những công dân tốt”.

Đức Hồng Y người Ý Matteo Zuppi đã có mặt tại Bắc Kinh trong tuần này với tư cách là đặc phái viên của Đức Thánh Cha để giúp thúc đẩy hòa bình và các sáng kiến nhân đạo trong bối cảnh cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine. Cho đến nay Tòa Thánh vẫn chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về bản án của Cha Dương Hiếu Minh.

Đức Cha Thiệu Chúc Mẫn được ghi nhận đã mất tích từ tháng Hai cho đến nay. Các nguồn tin địa phương nói với AsiaNews rằng bọn cầm quyền đã bắt giữ vị Giám Mục và thư ký của ngài, là Cha Tưởng Tô Niên (Jiang Sunian, 蒋苏年), người cũng là chưởng ấn của giáo phận, để ngăn cản các ngài tham dự tang lễ của Cha Trần Nãi Lượng (Chen Nailiang, 陈乃亮) là vị linh mục cao niên qua đời ở tuổi 90.

Giống như giám mục đầu tiên của Ôn Châu, Đức Cha Lâm Hi Li (Lin Xili, 林希丽) Đức Cha Thiệu Chúc Mẫn thường là đối tượng của các buổi tẩy não nhằm buộc ngài phải gia nhập Giáo hội “chính thức” do Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát.

Đức Cha Thiệu Chúc Mẫn được Đức Giáo Hoàng công nhận nhưng Đảng cộng sản tuyên bố có quyền đối với tất cả các hoạt động tôn giáo, đã không công nhận.

Kitô hữu chiếm hơn 10% dân số ở Chiết Giang. Giống như Đức Cha Thiệu Chúc Mẫn, Cha Trần Nãi Lượng thuộc cộng đồng “thầm lặng”; vì lý do này, chính quyền đã cấm tất cả các tu sĩ thầm lặng tham dự tang lễ hoặc cử hành Thánh lễ.

Cha Trần Nãi Lượng, từng là cha xứ ở Bình Dương (Pingyang, 平阳), được cộng đoàn yêu mến. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bách hại ngài kể từ khi ngài gia nhập Giáo Hội Công Giáo vào cuối những năm 1940 và đầu những năm 1950, bỏ tù ngài và gửi ngài đến các trại lao động để “cải tạo” trong vài năm.

Đức Cha Thiệu Chúc Mẫn cũng đã phải chịu đựng sự ngược đãi của bọn cầm quyền; ngài cũng đã bị bắt và giam giữ nhiều lần. Ngày 7 tháng 4 năm 2022, bọn cầm quyền đưa ngài đi nơi khác bằng máy bay, có lẽ để ngăn cản ngài cử hành các nghi lễ trong Tuần Thánh, đặc biệt là Thánh Lễ Truyền Dầu.

Vài tháng trước đó, vào ngày 25 tháng 10 năm 2021, cảnh sát đã bắt giữ ngài, với lý do là “du lịch” khỏi nơi cư trú mà không xin phép. Ngài được thả khoảng hai tuần sau đó.

Trong một trường hợp tương tự, cảnh sát đã đưa Đức Cha Thiệu Chúc Mẫn và Cha Tưởng Tô Niên đi “chu du” từ ngày 23 tháng 8 đến ngày 8 tháng 10 năm 2016 để các ngài không tham dự tang lễ của Đức Cha Chu Vệ Phương (Zhu Weifang, 朱卫芳) là vị tiền nhiệm của Đức Cha Thiệu Chúc Mẫn ở Giáo phận Ôn Châu.

Sự đàn áp của chính phủ đối với người Công Giáo Trung Quốc, đặc biệt là các thành viên của Giáo hội thầm lặng, vẫn tiếp tục bất chấp Thỏa thuận năm 2018 của Vatican về việc bổ nhiệm giám mục, được gia hạn vào tháng 10 năm 2020 và 2022.

Ngoài Đức Cha Thiệu Chúc Mẫn, Đức Cha Giuliô Giả Chí Quốc (Jia Zhiguo, 贾志国) cũng bị giam giữ, quản thúc tại gia. Các giám mục khác, như Đức Cha Quách Tích Tiến (Guo Xijin, 郭锡进), đã bị quấy rối hoặc buộc phải tham gia các phiên họp chính trị, bao gồm cả Đức Cha Giuse Trương Vĩ Trụ (Zhang Weizhu, 张伟柱).

Chế độ cộng sản cũng đã nhiều lần quản thúc tại gia Đức Cha Augustinô Thôi Thái (Cui Tai - 崔泰) của giáo phận Tuyên Hóa (Xuanhua - 宣化). Các năm trước, vào dịp Tết Nguyên Đán Đức Cha Thôi Thái được trả tự do để về nhà đón Tết với người chị đã rất già của mình, sau Tết lại đi tù tiếp. Năm nay, cộng sản không trả tự do cho ngài nhưng cho người nhà vào thăm ngài trong tù.


Source:Catholic News Agency