Ngày 27-09-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 28/09: Tìm gặp Đức Giêsu – Lm. Giuse Đaminh Nguyễn Ngọc Tân, C.P.
Giáo Hội Năm Châu
02:31 27/09/2023

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca

Khi ấy, tiểu vương Hê-rô-đê nghe biết tất cả những gì đã xảy ra, thì phân vân lắm. Thật vậy, có kẻ nói: “Đó là ông Gio-an từ cõi chết trỗi dậy.” Kẻ khác nói: “Ông Ê-li-a xuất hiện đấy!” Kẻ khác nữa lại nói: “Đó là một ngôn sứ thời xưa sống lại.” Còn vua Hê-rô-đê thì nói: “Ông Gio-an, chính ta đã chém đầu rồi! Vậy thì ông này là ai mà ta nghe đồn những chuyện như thế?” Rồi vua tìm cách gặp Đức Giê-su.

Đó là lời Chúa
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:55 27/09/2023

11. Đức khiết tịnh là hoa bách hợp trong các nhân đức, nó làm cho con người giống thiên thần.

(Franciscus de Sales)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:57 27/09/2023
60. VƯƠNG TƯ BỒN CHỒN

Thời Tam Quốc, quan tư nông Vương Tư của nước Ngụy, có tính rất là bồn chồn.

Có lần viết chữ, ruồi vu vu bay tới đậu đầy trên nghiên mực, ông ta cầm bút huơ huơ đuổi đi thì chập sau chúng nó lại bay tới quấy rầy, năm lần bảy lượt đều như thế.

Thế là ông ta bèn rút cây kiếm ra chém đầu ruồi nhưng không đạt mục đích, ông ta rất phẫn nộ liệng bút lông xuống đất dùng chân giẫm nát.

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 60:

Tính bồn chồn rất không thích hợp với những người có trách nhiệm lớn, bởi vì bồn chồn thì sinh ra hấp tấp và thường đi đến những quyết định hấp tấp không hiệu quả, và có khi làm hỏng việc lớn.

Có người khi bồn chồn lo lắng thì hết trách người này đến chửi người nọ; có người khi bồn chồn thì đi lui đi tới không yên và thường hay giậm chân giựt tóc mình… tất cả những hành động ấy đều nói lên một tâm hồn…bồn chồn, chẳng khác gì Vương Tư rút kiếm chém đầu con ruồi.

Cái bồn chồn lo lắng của người Ki-tô hữu là:

- Bồn chồn lo lắng khi mình phạm tội.

- Bồn chồn lo lắng khi trong họ đạo mình có nhiều tệ nạn xảy ra, có nhiều con chiên không thèm trở về ràn chiên.

- Bồn chồn lo lắng khi có người anh em bệnh nặng chưa chữa trị kịp thời.

- Bồn chồn lo lắng khi con cái của người bên cạnh nhà hôm nay không có gì ăn cả.

- Bồn chồn lo lắng khi con cái mình càng ngày càng hư đi, theo bạn bè xấu, không thích đến nhà thờ…

Người có những bồn chồn lo lắng trên đây rất đáng chọn làm người lãnh đạo, bởi vì họ có một tâm hồn phục vụ vô vị lợi, một tinh thần vì lợi ích của mọi người…

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Sao lại là hạng đĩ điếm?
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
06:17 27/09/2023

SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN NĂM - A
Sao lại là hạng đĩ điếm?
(Mt 21, 28-32)

Tin Mừng hôn nay trình bày dụ ngôn hai người con được Chúa Giêsu kể cho các thượng tế và kỳ lão trong dân nghe, đồng thời mời các ông suy nghĩ xem sao và đưa ra nhận định vấn đề. Chúa nói : “Các ông nghĩ sao: "Một người kia có hai con trai. Ông ta đến nói với người thứ nhất: "Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho". Nó đáp: "Con không muốn đâu!". Nhưng sau đó, nó hối hận, nên lại đi. Ông đến gặp người thứ hai, và cũng bảo như vậy. Nó đáp: "Thưa ngài, con đây!" nhưng rồi lại không đi. Trong hai người con đó, ai đã thi hành ý muốn của người cha?". Họ trả lời: "Người thứ nhất" (Mt 21,28-31).

Các thượng tế và kỳ lão hiểu rất rõ sứ điệp trên, sau khi nghe họ trả lời, Chúa Giêsu tuyên bố một câu thật sốc để đời với họ : "Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông” (Mt 21,31-32).

Sao không phải các ông mà là các cô gái điếm?

Khi Chúa Giêsu đề cao những người đĩ điếm và đối nghịch họ với những kẻ được gọi là công chính là các thượng tế và các kỳ lão, đã gây sốc cho nhiều người. Không có lời nói nào của Chúa Giêsu bị lạm dụng cho bằng lời nói: "Những cô gái điếm sẽ vào nước Thiên Chúa trước" (Mt 21, 31). Khi lý tưởng hoá hạng đĩ điếm, người ta cũng lý tưởng hóa luôn cả hạng người thu thuế, luôn đi kèm hạng đi điếm, là những kẻ cho vay nặng lãi, là những nhân viên các cơ quan thâu thuế Roma, tham dự trong những hành xử bất công của những cơ quan này một loại luôn đồng hành loại gái điếm trong Tin Mừng đã gây lên một sự hiểu lầm đáng sợ, khi người ta không nhận thức đủ. Nếu Chúa Giêsu liên kết những gái điếm và những người thu thuế với nhau, Người làm vậy không phải là không có lý do; vì cả hai đều coi tiền bạc là sự quan trọng nhất trong cuộc sống.

Chúa Giêsu tôn trọng các cô gái điếm và người thu thuế hay kẻ tội lỗi, không phải do kiểu sống của họ, nhưng vì khả năng thay đổi và phục thiện như Maria Madalêna (đặt giả thiết bà là một cô gái điếm), Giakêu (x. Lc 9, 1-10), người phụ nữ Samaria (Ga 4, 1-42), người phụ nữ ngoại tình (x. Ga 8, 1-11) và người con trai hoang đàng (x. Lc 15, 11 và 32).

Chúa Giêsu nói rõ lý do tại sao họ sẽ vào nước Thiên Chúa trước : "Vì Gioan đã đến với các ông trong đường công chính, và các ông không tin ngài; nhưng những người thu thuế và gái điếm đã tin ngài. Còn các ông, sau khi xem thấy điều đó, các ông cũng không hối hận mà tin ngài" (Mt 21, 32).

Hoán cải và tin

Lịch sử cứu độ của Thiên Chúa đối với con người được thêu dệt bằng tình thương, tội thì Chúa phạt, hoán cải thì Chúa cứu. Đó là lý do tại sao Thiên Chúa phán : "Ta không muốn kẻ vô đạo chết, mà (muốn) kẻ vô đạo bỏ đường nó theo mà trở lại và được sống" (Ez 33,11). Lời mời gọi hoán cải, thay đổi cách sống, nói và làm phải đi đôi với nhau, tin vào Chúa thật cấp bách gửi đến chúng ta.

Lời Chúa qua miệng tiên tri Ezekiel nói : " Nếu kẻ gian ác bỏ đàng gian ác nó bỏ mọi tội ác nó đã phạm, nó sẽ sống chớ không phải chết " (Ed 18, 28). Nghe có vẻ nhẹ nhàng, dễ hiểu. Thế nhưng, đặt vào bối cảnh tôn giáo Do thái lúc bầy giờ, khi mà câu : “Đời cha ăn nho xanh, con ghê răng” (Ed 18,2) ở trên cửa miệng của từng người, nghĩa là tội lỗi của cha mẹ sẽ để hậu quả lại cho con cái, thì nó không còn nhẹ nhàng nữa. Êzêkiel kêu gọi : kẻ công chính hãy cố gắng tiếp tục thi hành công chính, kẻ gian ác phải mau từ bỏ tội lỗi, trở về đường ngay, nghĩa là hoán cải và sống thánh thiện.

Dụ ngôn hai người con có cách đối xử khác nhau với cha mình minh họa cho hai hạng người có tính cách đối nghịch nhau luôn cận kề nhau trong Hội Thánh. Khi người cha yêu cầu hai con đi làm vườn nho, phản ứng tức thì của hai người con hoàn toàn trái ngịch nhau : Người con thứ nhất ban đầu phản kháng, bất tuân, vô lễ, sau nó hối cải ăn năn tội và thực thi bổn phận làm con với cha mình. Người con thứ hai thưa vâng nhưng lại không đi.

Phản ứng tự nhiên của người sống trong tội lỗi là thù nghịch với giáo huấn của Chúa, không muốn tuân phục và kính sợ Chúa, chỉ muốn khước từ Ngài. Nhưng sau khi phạm tội, họ ăn năn, quay trở lại và thể hiện lòng hối cải bằng hành động tuân phục thánh ý Chúa.

Sự mâu thuẫn giữa lời nói và việc làm bộc lộ tính cách thật của người ấy: đạo đức giả. Người con thứ không chịu ra vườn làm việc là vì đối với người ấy sự vâng phục bằng lời nói là đủ rồi, anh không hề quan tâm đến tình cảm, lợi ích, cùng sự kỳ vọng của cha mình.
Khi giải thích dụ ngôn, Chúa Giêsu bảo cho các thầy tư tế và các trưởng lão trong dân là những người luôn tìm cách bắt bẻ Chúa Giêsu rằng, chính những kẻ tội lỗi, bị khinh miệt trong xã hội như quân thu thuế và gái điếm là những người sẽ đáp ứng với đòi hỏi của Tin Mừng, còn họ "dẫu thấy vậy cũng không chịu ăn năn." Sự cứng lòng cũng là một đặc tính cố hữu của những người đạo đức giả.

Bài học cho chúng ta
Sám hối và thay đổi

Người con thứ nhất đã thay đổi. Chúng ta cũng thế, chính Tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta khiến chúng ta suy nghĩ lại và phải thay đổi, không thể cứ ở lì trong tình trạng tội lỗi mãi được.
Nói và làm phải đi đôi với nhau
Người con thứ hai nói mà không làm đã khiến người cha hụt hẫng. Thiên Chúa cũng có lúc bị hụt hẫng trước lối sống của chúng ta, bởi chúng ta hứa mà không làm, chứng nào tật ấy.
Lời Chúa Giêsu văng vẳng bên tai chúng ta trong bối cảnh xã hội hôm nay: “Tôi bảo thật, những quan chức thuế vụ, những cảnh sát giao thông ăn hối lộ, những quan chức tham những bạc tỷ, những cô gái đứng đường, những má mì, bọn đầu trộm đuôi cướp, xì ke ma túy, ngáo đá… sẽ vào Nước Thiên Chúa trước”
Tai sao vậy?
Thưa : Vì họ đã biết thống hối và từ bỏ những việc làm bất chính, áp bức bất công. Nay họ sống công bằng, tuân theo tiếng lương tâm và vui sống trong sự thật dù thiếu thốn tiền của hơn. Lời Chúa nhắc nhở chúng ta cải đổi đời sống cho xứng danh là Kitô hữu.
 
Đền tâm hồn
Lm. Minh Anh
15:24 27/09/2023
ĐỀN TÂM HỒN

“Hãy lên núi, đưa gỗ về tái thiết Đền Thờ cho Ta!”.

Đền Taj Mahal, Ấn Độ, một kiệt tác được UNESCO công nhận; tuy nhiên, một điều gì đó khá ‘mỉa mai’ với khởi đầu của nó. Năm 1629, người vợ yêu quý của Shah Jahan qua đời, vua ra lệnh xây một ngôi đền tráng lệ để tưởng nhớ hoàng hậu. Vua đặt quan tài của bà ở giữa một khu đất và việc xây dựng ngôi đền, đúng theo nghĩa đen, bắt đầu chung quanh nó. Ngày nọ, đi khảo sát, vua tình cờ gặp một ‘thùng gỗ’; người ta đã ném nó ra từ lâu. Đó là chiếc quan tài! “Tưởng nhớ” nhường chỗ cho đam mê “nghệ thuật!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Sẽ khá bất ngờ khi Lời Chúa hôm nay cũng nói đến một đền thờ mà Thiên Chúa hằng mong mỏi ở giữa dân Ngài; để từ đó, Ngài hy vọng thiết lập những ‘đền tâm hồn’. Qua miệng Khacgai, Chúa nói với dân, “Hãy lên núi, đưa gỗ về tái thiết Đền Thờ cho Ta!”.

Thánh Vịnh đáp ca tiết lộ lý do, “Chúa mến chuộng dân Người”. Vì mến chuộng dân, Thiên Chúa không ngần ngại tỏ lộ ước muốn có một đền thờ giữa họ, nhắc nhở họ về sự hiện diện của Ngài; nhờ đó, Ngài có thể chiếm cứ các tâm hồn. Cũng thế, trên bước đường rao giảng, Chúa Giêsu không xây một nhà thờ hay một đền thờ nào; điều Ngài trăn trở là những ‘đền tâm hồn’. Và một điều chắc chắn, Ngài cũng khát khao cả tâm hồn vua Hêrôđê, người đã giết Gioan, một nhân vật mà Tin Mừng hôm nay gợi lại.

Tin Mừng nói đến những phân vân của vua về Chúa Giêsu, Ngài là ai? Sau đó, kết thúc, “Vua tìm cách gặp Ngài”. Hêrôđê có thể đến với Chúa Giêsu bất cứ lúc nào; nhưng điều này đã không xảy ra. Nếu gặp được Ngài và thực sự lắng nghe Ngài, hẳn Hêrôđê đã nhận được một quà tặng lớn nhất, quà tặng đức tin, quà tặng hoán cải; bấy giờ, tâm hồn ông hẳn đã được Chúa Giêsu chiếm ngự và ông đã bước đi trên con đường cứu rỗi. Phải chăng, tự thâm tâm, Hêrôđê sợ gặp Ngài, sợ nghe Ngài; nghĩa là phải thay đổi! Rõ ràng, “thay đổi”, một điều ông không muốn. Vì thế, Hêrôđê liên tục trì hoãn!

Phần chúng ta, nói rằng, tin nhận Chúa Giêsu là Chúa, là Đấng Cứu Rỗi và tôi đã được “sinh lại” là chưa đủ! Chúng ta phải bắt đầu sống cuộc sống “sinh lại” đó, đổi mới những lựa chọn của mình đối với Chúa Kitô mỗi ngày. Nói với Ngài rằng, “Hôm nay, con muốn hoán cải từ những yếu đuối, lầm lỗi của bản thân. Con muốn đến gần Ngài hơn!”.

Anh Chị em,

“Con muốn đến gần Ngài hơn!”. Việc lặp đi lặp lại lời nguyện tắt này sẽ nhen lên trong chúng ta một khát khao mãnh liệt muốn được gần Chúa Giêsu. Thế nhưng, như Hêrôđê, bạn và tôi dễ dàng gạt bỏ những lời mời lúc này lúc khác của Ngài; bởi lẽ, tự thâm tâm, chúng ta không muốn thay đổi, chúng ta sợ thay đổi! Vậy mà, Chúa Giêsu vẫn đang kiên trì ngỏ lời mỗi ngày; Ngài không ngừng gửi đến những thông điệp rõ ràng rằng, Ngài muốn xây bên trong mỗi người một ‘đền tâm hồn’ dành riêng cho Ngài. Ấy thế, bao lần, chúng ta đã cố ý hay vô tình lờ đi! Vậy, để có thể nghe được điều Ngài muốn, hôm nay, bạn và tôi hãy mở cửa cho Chúa Giêsu, chào đón Ngài, lắng nghe Ngài và thay đổi hoàn toàn theo cách Ngài muốn bạn và tôi thay đổi!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin lấp đầy trái tim con bằng chính Chúa; không được như thế, việc ‘tôn thờ Chúa’ trong ‘đền tâm hồn’ con nhất định sẽ nhường chỗ cho việc ‘thờ ngẫu tượng!’”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một bàn thờ mới cho Đền thờ Đức Mẹ Pompeii
Đặng Tự Do
17:57 27/09/2023


Bên trong một trong tám cột đá cẩm thạch đỡ bàn thờ mới sẽ đặt thánh tích của Chân phước Bartolo Longo, người sáng lập đền thờ.

Naples (trong tiếng Đông Phương là Nea Polis, Thành phố Mới) không hẳn là mới. Nó được thành lập bởi những người định cư Đông Phương vào năm 470 trước Chúa Giêsu. Thật vậy, một trong nhiều lý do thu hút lượng khách du lịch hàng năm đến thành phố Ý này là thành phố cổ Naples, trung tâm lịch sử của nó - một Di sản Thế giới được UNESCO công nhận “lưu giữ dấu ấn của các nền văn hóa nối tiếp xuất hiện ở Âu Châu và thế giới” trong Lưu vực Địa Trung Hải.”

Núi Vesuvius vẫn còn hoạt động nhìn ra thành phố - chính là ngọn núi lửa đã bao phủ các thành phố Rôma gần đó là Pompeii và Ercolano trong tro và dung nham. Theo giải thích của Bret Thomas, “Sự tàn phá quá đột ngột đến nỗi cuộc khai quật của thành phố đã tiết lộ một bức ảnh chụp nhanh về cuộc sống của người Rôma cổ đại bị đóng băng trong thời gian khi thị trấn được các nhà khảo cổ đào ra vào thế kỷ 19”.

Những tàn tích của Pompeii thu hút một lượng du khách ấn tượng hàng năm - vì những lý do hiển nhiên. Đền thờ Đức Trinh Nữ Mân Côi ở Pompeii cũng là một trong những lý do đó.

Đền thờ Pompeii có một lịch sử lâu dài và đầy cảm động. Được xây dựng trên nơi từng là một nhà thờ ở thị trấn nhỏ gần như bị bỏ hoang, đền thờ Đức Trinh Nữ Mân Côi Pompeii hiện là một địa điểm hành hương nổi tiếng, hình ảnh kỳ diệu của Đức Mẹ Mân Côi là đối tượng được tôn kính sâu sắc.

Vào ngày 12 tháng 9, cộng đồng quy tụ tại ngôi đền này đã long trọng cử hành lễ cung hiến bàn thờ mới của họ.

Nghi thức được chủ trì bởi Đức Tổng Giám mục Pompeii, là Đức Cha Tommaso Caputo.

Bên trong một trong tám cột đá cẩm thạch đỡ bàn thờ mới sẽ đặt hài cốt của Chân phước Bartolo Longo, người sáng lập đền thờ, và của hai vị thánh đã có công trong việc thực hiện sứ mệnh của ngài ở Pompeii: Thánh Ludovico da Casoria và Thánh Caterina Volpicelli.

Đức Tổng Giám mục Pompeii giải thích: “Vật liệu, màu sắc và trang trí của cách sắp xếp phụng vụ mới hài hòa với bàn thờ mà Chân phước Bartolo Longo đã xây dựng vào năm 1887. Bằng cách này, chúng ta cũng trải nghiệm được sự liên tục với tư tưởng của người sáng lập.”

Trên mặt trước của bàn thờ mới có khắc dòng chữ “Phúc thay ai được mời đến dự tiệc Chiên Con”.

Với cách sắp xếp mới, giờ đây du khách có thể chiêm ngưỡng rõ ràng bức tranh khảm lộng lẫy mà chính Longo mong muốn. Bức tranh khảm mô tả Chiên con khải huyền đăng quang là biểu tượng của Chúa Kitô phục sinh, Đấng chiến thắng tử thần. Chiên Con đang mang Sách Sự Sống được niêm phong – chỉ vào sự mặc khải sắp tới về ý nghĩa của toàn bộ lịch sử, của toàn thể nhân loại và của các linh hồn riêng lẻ.


Source:Aleteia
 
Ủy ban Giám mục Á Căn Đình phản đối sự hỗ trợ kỹ thuật của chính phủ cho những cô gái mại dâm
Đặng Tự Do
17:59 27/09/2023


Trong một bài đăng ngày 20 tháng 9 trên X trước đây gọi là Twitter, Ủy ban Công lý và Hòa bình Quốc gia của Hội đồng Giám mục Á Căn Đình đã yêu cầu hủy bỏ thỏa thuận được đưa ra giữa một cơ quan chính phủ và một hiệp hội “những người bán dâm”, đồng thời cảnh báo rằng thỏa thuận này “không tuân thủ các quy định của pháp luật” theo khuôn khổ pháp lý của chính sách bãi bỏ nô lệ của nhà nước Á Căn Đình.”

Thuật ngữ “bãi bỏ nô lệ” ở đây có nghĩa là nhà nước cam kết xóa bỏ mại dâm. Á Căn Đình đã thông qua luật chống mại dâm và buôn người vào các năm 1913, 1936, 2008 và 2012.

Thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật được thực hiện giữa Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật Quốc gia thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới - và Mạng lưới Người bán dâm Mỹ Châu Latinh.

Ủy ban nhắc lại những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong lời mở đầu cho cuốn sách “Những phụ nữ bị đóng đinh: Sự xấu hổ của nạn buôn người được kể từ đường phố” của Cha Aldo Buonaiuto: “Bất kỳ hình thức mại dâm nào cũng là sự giản lược xuống tình trạng nô lệ, một hành vi tội phạm, một thói xấu đáng ghê tởm.” điều đó nhầm lẫn hành vi giao hợp với việc buông thả bản năng bằng cách tra tấn một người phụ nữ không có khả năng tự vệ.”

Ủy ban nhấn mạnh rằng “tất cả các tổ chức và thực thể của nhà nước Á Căn Đình phải tôn trọng nguyên tắc bãi bỏ mại dâm mà đất nước chúng ta tuân thủ” và chỉ ra rằng luật quy định rằng “bất kỳ hình thức mại dâm nào đều là sự giản lược chế độ nô lệ”.

Ủy ban giám mục giải thích rằng khuôn khổ pháp lý này là bắt buộc đối với tất cả các cơ quan của nhà nước Á Căn Đình.

Khuôn khổ này bao gồm Luật 26.842, phù hợp Công ước Liên Hiệp Quốc về ngăn chặn nạn buôn người và bóc lột mại dâm người khác, và Điều 6 của Công ước Liên Hiệp Quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ.

Theo Điều 75 triệt 22 của Hiến pháp Á Căn Đình, các điều ước quốc tế được nhà nước ký kết có hiệu lực pháp luật theo hiến pháp.

Hơn nữa, ủy ban lưu ý rằng theo Tối Cao Pháp Viện “nhà nước Á Căn Đình đã đảm nhận cam kết quốc gia và quốc tế để thực hiện mọi biện pháp thích hợp nhằm trấn áp mọi hình thức buôn bán phụ nữ và bóc lột mại dâm phụ nữ”.

Do đó, Ủy ban Công lý và Hòa bình đã kêu gọi CONICET “hủy bỏ thỏa thuận nói trên”.

Các Giám Mục tố cáo rằng khoảng cách giữa các tầng lớp xã hội đang ngày càng xa. Một số người kiếm tiền nhanh và dễ dàng, trong khi nhiều người khác lần không ra. Vì thế, chính phủ ngày càng có khuynh hướng khuyến khích mại dâm thay vì dẹp bỏ.
 
Nếu Nga hạ vũ khí, chiến tranh sẽ kết thúc. Nếu Ukraine hạ vũ khí, Ukraine sẽ kết thúc.
Đặng Tự Do
18:00 27/09/2023


Ký giả Gerard O’Connell thuộc tờ American của Dòng Tên ở Hoa Kỳ, đang thường trú tại Rôma, có bài viết nhan đề “Archbishop Gudziak: ‘If Russia puts down arms, the war’s over. If Ukraine puts down arms, Ukraine’s over.’”, nghĩa là “Đức Tổng Giám mục Gudziak nhận định rằng 'Nếu Nga hạ vũ khí, chiến tranh sẽ kết thúc' Nếu Ukraine hạ vũ khí, Ukraine sẽ kết thúc.”

“Nếu Nga hạ vũ khí, chiến tranh sẽ kết thúc. Nếu Ukraine hạ vũ khí, Ukraine coi như xong”. Đó là điều mà Đức Cha Borys Gudziak, tổng giám mục Công giáo người Ukraine của Philadelphia và là nhà lãnh đạo của Giáo hội Công giáo Ukraine ở Hoa Kỳ, đã nói với tôi trong một cuộc phỏng vấn tại Học viện Giáo hoàng Ukraine của Saint Josaphat ở Rôma vào ngày 14 tháng 9, khi tôi hỏi ngài sẽ làm gì và nói gì với những người ở phương Tây đang kêu gọi chấm dứt việc cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Ngài cũng bày tỏ quan ngại về quan điểm của Đức Thánh Cha Phanxicô liên quan đến Ukraine, nơi có một số bình luận gây tranh cãi của Đức Giáo hoàng về nước Nga, và đặc biệt là những nhận xét của ngài với giới trẻ Công giáo Nga vào ngày 25 tháng 8, trong đó ngài ca ngợi Peter Đại đế và Catherine Đại đế. Những nhận xét rằng này vô cùng khó chịu đối với người Ukraine và khiến mức độ nổi tiếng của ngài giảm mạnh từ 64% trước khi chiến tranh bắt đầu vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, xuống chỉ còn có 6% hiện nay.

“Chúng tôi muốn Đức Giáo Hoàng được nhiều người biết đến ở Ukraine, không phải vì một cuộc cạnh tranh về sự nổi tiếng, mà vì người kế vị Thánh Phêrô đại diện cho Tin Mừng. Và chúng ta cần tất cả sự giúp đỡ và tất cả thẩm quyền đạo đức có thể được khai thác để giải quyết những đau khổ không thể tin được mà người dân Ukraine phải chịu đựng ngày nay”, Đức Tổng Giám mục nói.

Đức Tổng Giám mục Gudziak, 62 tuổi, đã nói tất cả những điều này sau cuộc họp báo mà ngài đã thực hiện với nhà lãnh đạo Giáo hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, là Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, khi kết thúc Thượng hội đồng của Giáo hội họ, được tổ chức tại Rôma từ ngày 4 tháng 9 đến 13 tháng 9.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp đón 45 giám mục Giáo hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương trong buổi tiếp kiến riêng kéo dài hai giờ vào sáng ngày 6 tháng 9. 16 giám mục từ các quốc gia khác nhau đã phát biểu tại cuộc họp đó, trong đó có Đức Tổng Giám mục Gudziak; các Tổng Giám Mục từ Ukraine và Brazil; cũng như các giám mục đến từ Ba Lan, Anh, xứ Wales Canada. Đức Tổng Giám mục Gudziak cho biết họ đã trình lên Đức Thánh Cha “một bức tranh khảm về cuộc sống và nỗi đau của cộng đoàn tôi”.

Khi vị Giám mục đến từ Brazil nói về “ba nguồn gốc nỗi đau của người dân chúng tôi trong cuộc chiến này”, Đức Thánh Cha nói thêm, “Có một nguồn thứ tư: Có một cảm giác giữa những người Ukraine là tôi không ở bên các bạn, nhưng tôi ở bên các bạn. !”

“Tôi muốn bảo đảm với các bạn về tình liên đới của tôi với các bạn và sự gần gũi liên tục trong lời cầu nguyện. Tôi đồng hành cùng người dân Ukraine”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, theo một tuyên bố được đưa ra bởi văn phòng của Đức Tổng Giám Mục ngay sau buổi tiếp kiến.

Các Giám mục Ukraine bày tỏ lòng biết ơn về sự hỗ trợ của quốc tế

“Đức Thánh Cha đã mang đến bản sao của 226 tuyên bố mà ngài đã đưa ra kể từ khi bắt đầu chiến tranh, và chúng tôi cảm ơn ngài vì những tuyên bố này”, Đức Tổng Giám mục Gudziak nói. “Chúng tôi cũng cảm ơn ngài vì sự ủng hộ của ngài cho việc giải phóng tù nhân chiến tranh và giải phóng những đứa trẻ bị bắt cóc bị cưỡng bức đưa sang Nga.” Những phát biểu của Đức Thánh Cha “luôn luôn là một lời kêu gọi cầu nguyện, và chúng tôi tin rằng nếu không có ân sủng của Thiên Chúa…chúng tôi sẽ không thoát khỏi tình trạng này”.

Hơn nữa, ngài nói: “Chúng tôi rất biết ơn Đức Thánh Cha về bức thư ngài viết cho người dân Ukraine vào ngày 24 tháng 11 năm 2022, chín tháng sau khi chiến tranh bùng nổ. Nó khá độc đáo. Việc Đức Giáo Hoàng của Rôma viết thư cho người dân một quốc gia không phải thường xuyên.”

Ngài cũng bày tỏ lòng biết ơn vì “việc huy động cộng đồng Công giáo toàn cầu để viện trợ nhân đạo và tiếp nhận những người tị nạn”.

Nói về “vai trò của Tòa thánh trong đời sống giáo hội có cấu trúc của chúng ta”, Đức Tổng Giám mục Gudziak nhắc lại rằng vào năm 1900, Giáo hội Công giáo Đông Phương Ukraine chỉ có ba giáo phận, mỗi giáo phận có một giám mục, và sau đó dưới chế độ cộng sản “chúng tôi đã phải chịu số phận tuyệt chủng”. Tuy nhiên, “nhờ sự hỗ trợ của Rôma”, giáo hội hiện có 37 giáo phận và tổng giáo phận và 56 giám mục, “bất chấp nỗ lực nhằm đè bẹp giáo hội của chúng tôi”. Ngài nói thêm rằng 1.000 sinh viên Ukraine đã được Tòa Thánh tài trợ để học tập tại Rôma trong 30 năm qua và nhiều giám mục tại Thượng Hội đồng đã nhận được học bổng từ Tòa Thánh và các cơ quan Công giáo.

Ngài cũng nói rằng Đại học Công giáo Ukraine ở Lviv, nơi ngài đã giúp thành lập và là nơi ngài làm hiệu trưởng từ năm 2002-2012, “sẽ không thể tưởng tượng được nếu không có sự tham gia của các cơ quan Công giáo”.

Ngài nói: “Ngày nay nó là mô hình giáo dục đại học ở Ukraine”. “Tổng thống Zelenskiy đến vào tháng Giêng và nói chuyện với hiệu trưởng, và một tuần sau, Tổng thống gọi lại và hỏi liệu ông ấy có muốn làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục hay không vì Tổng thống nói, 'Tôi muốn toàn bộ hệ thống giáo dục của chúng ta giống như vậy.'“

Tác động của những bình luận của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Ukraine

Đức Tổng Giám mục Gudziak nói rằng vì tất cả những lý do này “sự hiệp thông Công giáo của chúng ta có ý nghĩa cả thế giới đối với chúng tôi, và Đức Thánh Cha là đại diện cho sự hiệp thông đó”.

Ngài nói: “Đó cũng là lý do tại sao, khi có sự mơ hồ trong thời điểm đau khổ tột cùng, thì người dân Ukraine lại bị mất cân bằng”. “Đây không phải là một câu hỏi lý thuyết: Mọi người đang bị giết, mọi người đang chết và họ đang chết vì một ý thức hệ đế quốc.” Ngài nói thêm, “Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên án ý thức hệ đế quốc đó trước sự hiện diện của chúng tôi…. Vì vậy, chúng tôi hy vọng sẽ tiến về phía trước.”

Khi được hỏi liệu Đức Thánh Cha Phanxicô có thực sự hiểu tình hình Ukraine hay không, Đức Tổng Giám mục Gudziak nói: “Tôi nghĩ vậy. Nó khá rõ ràng.”

Khi tôi hỏi ngài đã rút ra được điều gì từ cuộc gặp thượng hội đồng với Đức Thánh Cha Phanxicô, vị tổng giám mục nói: “Nó hoàn toàn tự do. Nó không có kịch bản. Có một cảm giác biết ơn vì Đức Thánh Cha đã lắng nghe. Và có cảm giác rằng chúng tôi đã cùng nhau làm, giống như một bức tranh khảm, thể hiện những gì mọi người của chúng tôi cảm nhận.”

Ngài nói thêm: “Cá nhân tôi tin rằng Đức Thánh Cha đã đặt trái tim mình đúng chỗ, đặc biệt là khi ở bên các nạn nhân và nỗi đau khổ của người dân. Và chúng tôi hy vọng rằng sự rõ ràng của tội ác này có thể được làm rõ hơn…sự hiểu biết rằng chúng ta đang đối phó với một hệ thống giết người có mục đích rõ ràng và đã chứng minh được các phương pháp cũng như kết quả của nó. Và không thể chấp nhận được điều đó.”

Các giám mục Ukraine yêu cầu viện trợ bổ sung của Tòa Thánh

Khi tôi hỏi Đức Thánh Cha Phanxicô hoặc Tòa thánh có thể làm gì hơn nữa để giúp đỡ Ukraine, Đức Tổng Giám mục Gudziak đã đề cập đến “một số điều mà chúng tôi đã thảo luận trực tiếp”. Ngài cho biết ngài đã yêu cầu Đức Thánh Cha “thành lập một loại ủy ban đặc biệt để điều phối các nguồn lực Công giáo toàn cầu cho việc trị liệu tâm linh, tâm lý và thể chất cho các nạn nhân của cuộc chiến này”.

Ngài giải thích rằng ngài vừa trở về từ Ukraine, nơi ngài đã đến thăm Oleg Tsunovsky, một sinh viên tốt nghiệp trường Cao đẳng Saint Josaphat, người hiện đang ở trong một cơ sở lắp chân tay giả, đây là một quá trình rất phức tạp. Ngài cho biết, theo một ước tính, có khoảng 20.000 người ở Ukraine cần chân hoặc tay giả, nhưng chỉ có 20 chuyên gia được công nhận về chân giả ở Ukraine và 3 chuyên gia về cánh tay giả. Trong chuyến thăm của mình, Đức Tổng Giám mục Gudziak đã gặp một nhóm chuyên gia từ khu vực Washington đã đến giúp đỡ; năm người trong số họ đã dành hai tuần ở cơ sở này. Họ tăng gấp đôi tốc độ của quy trình, vì vậy thay vì thực hiện 23 thao tác mỗi tháng, giờ đây họ có thể thực hiện 45 thao tác. Ngài nói: “Loại chia sẻ đó có thể xảy ra. Mọi người muốn làm điều đó. Nhưng cần phải có một nỗ lực phối hợp. Và tôi nghĩ đây là điều mà Đức Thánh Cha có thể làm và muốn làm.”

Ngài nhắc lại rằng năm tới là năm kỷ niệm 30 năm giải trừ vũ khí hạt nhân của Ukraine. “Tôi đã yêu cầu Đức Thánh Cha triệu tập các trí thức, trường đại học và phong trào Công giáo như Sant'Egidio, Hiệp thông và Giải phóng và những người khác để suy ngẫm về mặt thần học và tâm linh trong năm tới về hành động giải trừ vũ khí mang tính tiên tri này mà Ukraine đã dám thực hiện”.

Ngài cho biết Thượng Hội đồng có “các yêu cầu khác đang chờ giải quyết” tại Tòa thánh “liên quan đến việc thành lập các cơ cấu”. Chẳng hạn, ngài nói, “chúng tôi có 40 giáo xứ ở Tây Ban Nha. Đã đến lúc thành lập một giáo phận ở đó chưa?” Ngài nói rằng “thông thường, chính Tòa thánh, Đức Giáo Hoàng, sẽ phá vỡ sự phản kháng của giáo phận Latinh địa phương trong việc thành lập một Giáo phận Công giáo Đông phương, không chỉ Công giáo Ukraine, mà còn cả Melkite và Maronite.”

'Ai đó phải là nhà tiên tri'

Đức Tổng Giám mục Gudziak cũng bày tỏ mối quan ngại của các giám mục Giáo hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, một mối quan ngại được chia sẻ ở Rôma:

Chúng tôi quan tâm, thực sự quan tâm đến Tin Mừng của Chúa Kitô giữa người dân Nga. Làm sao mà lại đến nông nỗi là không một ai trong số 400 giám mục Chính thống ở Nga lên tiếng phản đối cuộc chiến này? Tôi nghĩ làm sao Thượng phụ Kirill lại nhắc lại lời kêu gọi mọi người ủng hộ cuộc chiến này? Làm thế nào mà 700 hiệu trưởng cao đẳng và đại học ở Nga lại ký văn bản ủng hộ chiến tranh? Làm sao mà trong số 40.000 linh mục và phó tế của Giáo hội Chính thống Nga trên toàn cầu chỉ có 300 người ký đơn thỉnh nguyện phản chiến; ít hơn 1 phần trăm? Ngài thừa nhận rằng một số người đang ở trong tù, “nhưng hầu hết những người đã lên tiếng đều ở nước ngoài. Một số trong số đó đã bị tê liệt hoặc bị xử phạt. Nhưng phải có ai đó là nhà tiên tri chứ.”

Tôi đã hỏi Đức Tổng Giám mục ngài sẽ trả lời thế nào trước những người ở phương Tây kêu gọi chấm dứt cung cấp vũ khí cho Ukraine. Ngài trả lời rằng “trong thế kỷ 20, 15 triệu người Ukraine đã thiệt mạng vì chiến tranh, Đức Quốc xã, sự đàn áp của Liên Xô, nạn đói giả tạo, v.v. Khi người Ukraine nói về khả năng xảy ra nạn diệt chủng, điều đó dựa trên kinh nghiệm rõ ràng, có trong lịch sử của quốc gia của mọi gia đình ở Ukraine.”

“Nếu Nga hạ vũ khí, chiến tranh sẽ kết thúc. Nếu Ukraine hạ vũ khí, Ukraine coi như xong”.

Ngài nhấn mạnh rằng: “Cuộc xâm lược của Nga là nhằm loại bỏ Giáo hội Công giáo Ukraine”. “Điều đó đã xảy ra vào thế kỷ 18, 19 và 20, và bây giờ nó đang xảy ra.” Ngài nhắc lại rằng hai linh mục người Ukraine, Ivan Levistskyi và Bohdan Heleta, đều thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, đã bị bắt cóc. “Không ai biết các ngài ở đâu, tình trạng hiện tại của các ngài ra sao.”

Ngài nói thêm, ngày nay “ở vùng viễn đông của khu vực Donetsk bị Nga xâm lược, không một linh mục Công giáo nào còn hoạt động, cả Công giáo Đông phương lẫn Công giáo Latinh”. Vì vậy, ngài nói, “văn hóa, ngôn ngữ, đời sống tinh thần của chúng tôi, tư cách nhà nước của chúng tôi sẽ bị loại bỏ dưới sự xâm lược của Nga. Chúng tôi đã thấy Bucha, Borodyanka, Irpin, và ở mọi nơi mà sự xâm lược của Nga xảy ra và bị đẩy lùi, đều có những tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người.”

Cuối cùng, vị Tổng Giám Mục nhắc lại rằng: “Nếu Nga hạ vũ khí, chiến tranh sẽ kết thúc. Nếu Ukraine hạ vũ khí, Ukraine coi như xong”.


Source:americamagazine.org
 
Bài giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: chuyến tông du Marseille
Vũ Văn An
18:40 27/09/2023

Theo tin Tòa Thánh, nhân buổi yết kiến chung tại Quảng trường Nhà thờ Thánh Phêrô, sáng thứ tư, ngày 27 tháng 9, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói về chuyến tông du mới đây của ngài tại Marseille. Sau đây là nội dung bài nói chuyện của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:



Anh chị em thân mến!

Tôi đã đến Marseille vào cuối tuần trước để tham dự lễ bế mạc Cuộc gặp gỡ Địa Trung Hải, có sự tham gia của các Giám mục và thị trưởng từ khu vực Địa Trung Hải, cùng với nhiều bạn trẻ, để tầm nhìn của họ rộng mở hơn cho tương lai. Thực thế, biến cố diễn ra ở Marseille được gọi là “Bức tranh ghép của hy vọng”. Đây là giấc mơ, đây là thách thức: Địa Trung Hải có thể phục hồi ơn gọi của nó, ơn gọi trở thành một phòng thí nghiệm của nền văn minh và hòa bình.

Như chúng ta đã biết, Địa Trung Hải là cái nôi của nền văn minh và là cái nôi của sự sống! Thật không thể chấp nhận được nếu nó trở thành nấm mồ và cũng không thể là nơi xung đột. Biển Địa Trung Hải hoàn toàn trái ngược với sự đụng độ giữa các nền văn minh, chiến tranh, nạn buôn người. Hoàn toàn ngược lại vì Địa Trung Hải là phương tiện truyền thông giữa Châu Phi, Châu Á và Châu Âu; giữa miền bắc và miền nam, miền đông và miền tây, con người và văn hóa, dân tộc và ngôn ngữ, triết học và tôn giáo. Tất nhiên, biển luôn là vực thẳm cần phải vượt qua bằng cách nào đó, thậm chí nó có thể trở nên nguy hiểm. Nhưng nước của nó bảo vệ kho báu sự sống; sóng và gió của nó mang đủ loại tàu thuyền.

Từ bờ biển phía đông của nó, hai ngàn năm trước, Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô đã khởi hành. Tất nhiên, điều này [việc loan báo Tin Mừng] không xảy ra một cách ma thuật, cũng không phải được thực hiện một lần và mãi mãi. Đó là thành quả của một cuộc hành trình trong đó mỗi thế hệ được mời gọi đi một đoạn đường, đọc những dấu chỉ của thời đại mình đang sống.

Cuộc gặp gỡ ở Marseille diễn ra sau các cuộc gặp gỡ tương tự diễn ra ở Bari vào năm 2020 và ở Florence năm ngoái. Đó không phải là một biến cố biệt lập mà là một bước tiến trong hành trình bắt đầu từ “Hội thảo Địa Trung Hải” do Giorgio La Pira, Thị trưởng Florence tổ chức vào cuối những năm 1950. Hôm nay là một bước tiến để đáp lại lời kêu gọi do Thánh Phaolô VI đưa ra trong Thông điệp Populorum Progressio của ngài, nhằm thúc đẩy “một cộng đồng thế giới nhân đạo hơn, nơi tất cả mọi người đều có thể cho và nhận, và ở đó sự tiến bộ của một số người không bị đánh đổi bằng phí tổn của người khác.” (số 44).

Điều gì phát sinh từ biến cố Marseille? Điều phát sinh là một quan điểm về Địa Trung Hải mà tôi đơn giản gọi là nhân bản, không phải ý thức hệ, không phải chiến lược, không đúng về mặt chính trị cũng không mang tính công cụ; không, nhân bản, nghĩa là có khả năng quy mọi sự về giá trị hàng đầu của con người và phẩm giá bất khả xâm phạm của họ. Như thế, cùng lúc đó, một quan điểm đầy hy vọng xuất hiện. Ngày nay, điều này thật đáng ngạc nhiên – khi anh chị em nghe các chứng từ của những người đã sống qua những hoàn cảnh vô nhân đạo, hoặc những người đã chia sẻ chúng, và chính họ mang đến cho anh chị em một “lời tuyên xưng niềm hy vọng”. Và cũng là một quan điểm huynh đệ.

Anh chị em thân mến, niềm hy vọng này, tình huynh đệ này không được “bốc hơi”; không, đúng hơn, nó cần được tổ chức, cụ thể hóa bằng những hành động dài hạn, trung hạn và ngắn hạn để người dân, với phẩm giá trọn vẹn, có thể lựa chọn di cư hoặc không di cư. Địa Trung Hải phải là một thông điệp hy vọng.

Nhưng còn có một khía cạnh bổ sung khác: niềm hy vọng cần được khôi phục trong các xã hội châu Âu của chúng ta, đặc biệt là các thế hệ mới. Thực vậy, làm sao chúng ta có thể chào đón người khác nếu bản thân chúng ta trước hết không có một chân trời rộng mở hướng tới tương lai? Làm thế nào những người trẻ, những người nghèo về niềm hy vọng, khép kín trong đời sống riêng tư, lo lắng về việc quản lý tình trạng bấp bênh của mình, có thể cởi mở để gặp gỡ người khác và chia sẻ? Xã hội của chúng ta, nhiều lần bị bệnh tật bởi chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tiêu dùng và chủ nghĩa thoát ly trống rỗng, cần phải cởi mở, linh hồn và tinh thần của họ cần được cung cấp dưỡng khí, và khi đó họ sẽ có thể đọc được cuộc khủng hoảng như một cơ hội và giải quyết nó một cách tích cực.

Châu Âu cần lấy lại niềm đam mê và nhiệt huyết. Và tôi có thể nói rằng tôi đã tìm thấy niềm đam mê và nhiệt huyết ở Marseille: nơi Mục tử của thành phố, Đức Hồng Y Aveline; nơi các linh mục và những người thánh hiến; nơi giáo dân trung thành tận tâm làm bác ái, giáo dục; nơi dân Chúa đã tỏ ra hết sức nồng nhiệt trong Thánh lễ tại Sân vận động Vélodrome, tôi xin cảm ơn tất cả anh chị em đó và Tổng thống nước Cộng hòa, sự hiện diện của ông đã làm chứng rằng toàn thể nước Pháp đang chú ý tới biến cố ở Marseille. Xin Đức Mẹ, Đấng mà người dân Marseille tôn kính là Đức Bà Canh Chừng (Notre Dame de la Garde), đồng hành cùng cuộc hành trình của các dân tộc Địa Trung Hải để khu vực này có thể trở thành điều mà nó luôn được gọi là – một bức tranh ghép của nền văn minh và niềm hy vọng.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chủ đề và Chương trình Đại Hội Đức Mẹ La Vang Las Vegas 2023:
Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Las Vegas
10:37 27/09/2023



 
Thông Báo
Cáo phó: Giáo Sư Louis Nguyễn Long Thao, Phó Giám đốc VietCatholic đã qua đời
VietCatholic
21:26 27/09/2023
 
Văn Hóa
Trăng trong một số Thi-Văn Sỹ Việt Nam
Pt Phạm Bá Nha
06:07 27/09/2023
Trăng trong một số Thi-Văn Sỹ Việt Nam

Theo Thánh Kinh (St 1, 18) ngày thứ Tư, thì Tạo Hóa tạo dựng ra ‘Mặt Trăng’ soi sáng ban đêm cho cả nhân loại, không riêng khu nào. Và ngày tận thế không còn trăng sao. VN có lúc gọi ‘Ông Trăng’ và đặt tên cho Trăng là ‘Chị Hằng Nga’. Trăng trên cao gọi là ‘vầng trăng’.Trăng Rằm là trăng tròn, đẹp nhất. Nên tuổi ‘trăng tròn 15’ là tuổi đẹp nhất. Chưa ai khám phá như nhạc sỹ Lê Thương ‘Có cây đa to. Có thằng Cuội già…’ Nhất là Trăng dễ thương ai cũng ‘nằm’, ‘ngủ’, ‘say’, ‘yêu’…được hết.

Chị đẹp, nên Thi-Văn sỹ có nhiều tác phẩm đề tặng Chị. Trăng đã dóng góp nhiều cho Văn Chương Việt Nam. Ngoài đồng dao, nhiều ngòi bút thích viết về Trăng. Chúng tôi chọn 40 tác giả tiêu biểu. Nhà phê bình Phan Kế Bính trong ‘VN Phong Tục’ ghi ‘cúng giỗ thường ngày có trăng’.Và ông ghi thêm ‘trăng’ được vẽ trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, từ thế kỷ 19. Nhà văn Toan Ánh viết uống trà thích thú và ngon trong bài “ Trăng Sáng Cả Vườn Trà’

Người dân VN vô tư thật thà có gì nói vậy, cần những vật dụng hàng ngày

Ông Trẳng Ông Trăng

Xuống chơi với trẻ

Có bầu có bạn

Có ván cơm sôi

Có nồi cơm nếp

Có nệp bánh chưng

Có lưng hũ rượu

Có chiếu bám đu

Thằng cu xí xoái

Bắt trai bỏ giỏ

Cái đỏ ẵm em

Đi xem đánh cá

Có rá vo gạo

Có gáo múc nước

Có lược chải đầu

Có trâu cày ruộng

Có muống thả ao

Ông sao trên trời

Bản đồng dao ai cũng thuộc như đình, tát nước, gầu

-Hỡi cô tát nước bên đình

Sao múc ánh trăng vàng đổ đi

-Ông Giăng Giẳng

Xuống đây với tôi

Có nồi cơm nếp

Có nệp bánh chưng

Có lưng hũ rượu.

Dân ca nghêu ngao dễ nhớ

Trèo lên quan dốc, ngồi gốc ố a cây đa

Rằng tôi lý ối a cây đa, rằng tôi lý ối a cây đa

Ai xui ối à tình tang tình rằng

Cho đôi mình gặp, xem hội cái đêm trăng rằm

Rằng

.. Cho cô mình đội

…Cho anh chàng mặc

Rằng tôi lý ối a sáng trăng rằng tôi lý ối a sáng trăng

(Dân Ca)

Trong Âm Nhạc

1.Nhớ mỗi lần trăng rằm nhớ bài ‘Trung Thu Chèo Thuyền’ (đoạt giải nhất, Hà Nội, 1945) của Lm Phương Linh, Phát Diệm.

Đồng một lòng chúng ta cố chèo

Thật nhịp nhàng tay bơi tay lái

Mặc cho sông trôi, sóng reo

Nghìn khó chớ núng lòng ai

Đập ngọn chèo chúng ta dấn đà

Vượt ngàn trùng mau như mây cuốn

Rồi ra bên sông Ngân Hà, tắm sao đỡ buồn, dìm trăng đỡ buồn

1.) Bập bềnh trên sông bao la (2 lần)

Bền lòng vững chí anh hùng

Dẫu khó khôn trùng ta to tiến luôn

Bập bềnh trên sông bao la (2 lần)

Kìa sông Ngân Hà nước trong veo

Dẫu thêm mái chèo, thuyền ta lướt vèo

2.) Thuyền dìu trên sông Ngân Hà (2 lần)

Và đàn cá trắng nô đù

Vấn vít quanh thuyền theo lên cõi tiên

Thuyền dìu trên sông Ngân Hà (2 lần)

Nào ai chưa thấy cõi tiên

Hãy mau lên thuyền là xem thấy liền

Song song với bài trên, tác giả còn sáng tác các bài sinh hoạt hợp với thiếu nhi đồng quê: Lý Toét Xã Xệ, Toòng Teng Trên Voi, Vịt Một Chân, Vắt Vắt A Cái Con Trâu Này.

2. Lê Thương thi vị hóa bài "Thằng Cuội"

Bóng trăng trắng ngà có cây đa to

Có thằng Cuội ôm một mối mơ

Lặng yên ta nói Cuội nghe

Ở cung trung trăng mãi làm chi

Bóng trăng trắng ngà có cây đa to

Có thằng Cuội ôm một mối mơ

(Thằng Cuội)

Nhạc sỹ còn bài “Ai Xuôi Vạn Lý” (Hòn Vọng Phu 2)

Ngày nào trăng tròn, lại nhớ đến tình xưa

Khi nàng nằm chờ Vạn Lý xuyên nước Nam

3.Lam Phương: trẻ em khắp nơi vui vẻ hát thâu đêm trăng thanh

Kìa thôn quê dưới trăng vàng bát ngát

Ánh trăng thanh chiếu qua làng xơ xác

Chiều hồn quê bao khúc ca yêu đời

Chiều hồn quê bao khúc ca yêu đời

(Khúc Ca Ngày Mùa).

4.Nhạc sư Phạm Duy dân quê chung vui trong đám dân gian.

Ai bảo chăn trâu là khổ

Ngồi mình trâu phất ngọn cờ lau miệng hát ngêu ngao

Vui thú không quên học đâu, nằm đồi non gió mát

Cất tiếng theo tiếng đang reo em đánh vần thật mau

Kìa trăng sáng ngời, đêm rằm Trung, Trung Thu

Đời vui trống tròn, tiếng ca lững lờ

Từ ngõ ngách làng, đèn đuốc rước triền miên

Bao người đóng góp vui chung một niềm

(Em Bé Quê)

5.Y Vân có bản bài ‘Ảo Ảnh’ chỉ là ám ảnh. Trăng vẫn nguyên vẹn, không thay đổi. Riêng tư. Khi vui thấy trăng không mờ

Y Vân còn bài ‘Lòng Mẹ’ ru con trong ‘đêm trăng’

Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào

Tình mẹ tha thiết như suối hiền ngọt ngào

Lời mẹ êm ái như lúa chiều rì rào

Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng mẹ yêu

(Lòng Mẹ)

6.Phạm Mạnh Cương nhạc phẩm ‘Thương Hoài Ngàn Năm’, diễn tả trăng lúc khuyết lúc tròn. Ngăn cách đôi ngả khó quên

7.Cung Tiến qua bài ‘Nguyệt Cầm’

Trăng Tầm Dương lung linh bóng sang

Đêm mùa trăng làm vỡ hồn ta

8.Trịnh Công Sơn trong bài ‘Nguyệt Ca’

Từ khi trăng nguyệt đèn sáng trong tôi

Từ khi trăng nguyệt em mang tim bối rối

Từ khi trăng nguyệt tôi như cánh diều vui

Từ khi trăng nguyệt trong tôi có những mảnh mặt trời

(Nguyệt Ca)

9. Nguyễn Chí Thiện viết trong ‘Hoa Địa Ngục’

Cũng phải ngước trông đất trời, vẫn hỏi

Trăng lặn.

Sao tàn.

(Hoa Địa Ngục)

10.Nguyễn Văn Tý trong bài ‘Dư Âm’

Đêm qua mơ dáng em ôm đàn dìu muôn tiếng tơ

Anh như lầu vắng em như ánh trăng reo muôn ý thơ

Mái tóc nhẹ rung trăng vờn làn sông

Yêu em như cung đàn đầy vơi đôi mắt xa vời

(Dư Âm)

11. Nhạc sỹ Trần Hoàn bảy tỏ trong bài ‘Sơn Nữ Ca’

Một đêm trong rừng vắng. Ánh trăng chênh chếch đầu ghềnh

Thấp thoáng bóng cô thôn nữ miệng cười xinh xinh

(Sơn Nữ Ca)

12. Bài ‘Bông Hồng Cài Áo’ của Phạm Thế Mỹ , (thơ: Thích Nhất Hạnh) mới ngậm ngùi biết bao

Mẹ là dòng suối dịu hiền

Mẹ là bài hát thần tiên

Là bóng mát trên cao

Là mắt sáng trăng sao

Là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối

(Bông Hồng Cài Áo)

13. Bài “Con Thuyền không bến” của Đặng Thế Phong

…Lướt theo chiều gió một con thuyền theo trăng trong

14. Bài “Lâu Đài Tình Ái” của Nhật Trường

Đợi chờ một đêm trăng nào tới

Đợi chiều vàng hôn trên mái tóc

Đợi một lần không gian đổi mới

Đón hai đứa chúng ta mà thôi

Em ơi “lâu đài tình ái”chắc trong trần gian

15. Bài “Kể Chuyện Trong Đêm” của Hoàng Trọng

Một vầng trăng khuya lạc trên tuyến đầu

Em hỡi, sau này chúng mình thành đôi

Như lúc trăng vơi dần lại đầy

Thì tương lai đó, anh và em ghép chung thiếp hồng.

16. Bản nhạc “Tạ Từ Trong Đêm" của Trần Thiện Thanh

Đêm khuya nay em về, trăng gầy soi bóng

Nên em cúi mặt, ngăn giòng nước mắt phút giây tạ từ

Đừng buồn nghe em …



Về Thi Ca còn ghi lại và ảnh hưởng cho hậu lai

17. Nhà thơ Lý Bạch từng ngắm trăng

Đầu giường trăng ló rạng

Đất trăng ngỡ như sương

Ngửng đầu nhìn trăng sáng

Cúi đầu nhớ cố hương

18.Chinh Phụ Ngâm đau lòng xót xa ghi lại

Nguyệt hoa nguyệt trùng trùng

Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau

19. Truyện Kiều thi hào Nguyễn Du

Tuần trăng khuyết đĩa dầu hao

Mặt mơ tưởng mặt mơ ngán lòng

Hoặc khi chén rượu khi cuộc đời

Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên

20.Nguyễn Khuyến tả đầy đủ không xa lạ đêm trăng thôn quê

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt

Làm ao long lánh bóng trăng thanh

Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ

Có phải tiếc xuân mà đứng gọi

Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ

21.Phan Bội Châu than khóc cho thời cuộc

Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng

Hai mươi năm lẻ đã từng chua xót với tôi

22.Tản Đà, tự than thở

Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi

Trần thế nay em chán nữa rồi

Cung quế đã ngồi đó chửa

Cành đa xin chị nhắc lên chơi

Có bầu có bạn nên chi tủi

Cùng gió cùng mây thế mới vui

Rồi cứ mỗi đêm rằm tháng tám

Tựa nhau trông xuống thế gian cười

(Muốn Làm Thằng Cuội)

23.Hàn Mạc Tử Nguyễn Trọng Trí (Đồng Hới, 1912-1940) Lãng mạng ‘ngủ, rượt, suy tư, say với trăng’. Không được, hỏi.

Khuya rồi trăng trốn ở đâu

Ta chờ, ta đợi suốt canh thâu

Ta sẻ gió trời, mây nghiêng rẽ

Trăng tàn đẫm ướt một dòng châu

Hoặc hương trăng phảng phất nơi đầu tôi

Có thấy người về giữa cõi mơ

Trăng, Trăng,Trăng là Trăng, Trăng

Ai mua trăng tôi bán trăng cho

-Trời hỡi khi đói khát

Gió trăng có sẵn làm sao ăn

-Gió theo lối gió, mây theo đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp tay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng kịp về với tôi

(Đây Thôn Vĩ Dạ)

-Như song lộc triều nguyên: ơn phước cả

Dâng cao dâng thần nhạc sáng hơn trăng

(Ave Maria)

24.Nhà thơ Lưu Trọng Lư cảm động thổn thức khi khiếm thị không thấy gì

Em không nghe mùa Thu

Dưới trăng mờ thổn thức

25.Nữ sỹ Nhược Pháp tưởng là ‘mơ’ trong bài ‘Ngày xưa’

Ta còn đang luyến mộng

Yêu bóng người vẩn vơ

Tay ngả ai phủ trán

Hiu hắt ánh nàng mơ

26.Bùi Giáng hỏi trăngvmàu gì khi ‘Nguỵệt Thực’

Em vẽ mấy thể kỷ sau

Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không

27.Trần Hưng Đạo

Đêm nghỉ bến trăng thanh

Bỗng đầy thú lạ

26.Phan Bội Châu chua xót cho vận nước thay chủ đổi ngôi

Thẹn thùng sông buồn cùng núi tủi cùng trăng

Hai mươi năm lẻ đã từng chia vui, sẻ buồn

27.Trần Mộng Tú viết trong bài ‘Trăng Đất Khách’, tòa nhà cao tầng che khuất bóng trăng

Những những đêm trăng tôi không ngủ

Âm thầm một lẽ nhớ quê hương

Ngày về sao bỗng xa săm quá

Tôi thức cùng trăng suốt dặm trường

29.Thi sỹ Quách Tấn (Bình Định, 1910-?)

-Đêm nay chờ trăng mọc

Ngồi thẩn mơ trong vườn

Quanh hoa lá róc rách

Như hoa bắt tàn hương

-Tóc liễu dừng thơ đón tóc trăng

- Sóng đùa lạnh tới bóng trăng run…

31. Thi sỹ Hoàng Thi Thơ để lại ‘Gạo Trắng Trăng Thanh’ vui nhộn cả đêm hè

Trong đêm trăng tiếng chày khua

Ta hát vang trong đêm trường mênh mông

32. Thi sỹ lãng mạng Hồ Xuân Hương diễn tả màu sắc

Một trái trăng thu chín mõm mỏm

Một vừng quế đo đỏ lòm hom

Đêm khuya thanh vắng uống rượu giải sầu.

33.Thi sỹ Á Nam

Trời cao bể rộng bóng trăng xuyên

Vắng ngắt đêm xuân một chiếc thuyền

Sóng vỗ muôn trùng kinh mộng thảm

Giang hồ ai lạ, những ai quen?

34. Đông Hồ tha thiết hơn

-…Lụa cởi, da Chiều Núi tuyết băng

Làn son phơn phớt hé môi Trăng

Thiu thiu khóe mắt Sao mơ mộng

Hồ trải lòng gương nước thẳng băng (1943)

…Bên mái Trăng non đêm quá nửa.

35. Đông Xuyên ghi cô gánh nước dưới trăng

-Đỉnh đầu một bóng trăng

Trên vai một gánh nước

-Trong thùng nước có bóng trăng…

- Trăng lồng cây xóm vắng

Nước đỏ…chận đường trăng…

-Cành soan trên bóng trăng tròn

Cánh qua rừng suối chim bay vội

36. Nho sỹ Vũ Hoàng Chương (Nam Định, 1916-?)

Sực tỉnh trông ra ngoài giấc mộng

Hãy còn run rẩy ánh trăng xuông

37. Nho sỹ Khảo Cứu Đoàn Thiêm (Hà Đông, 1916-?)

Bạch Thạch xây lăng trắng

Bình phong sắc ngũ hành

Trân châu lèn hổ phách

Ngọc tẩm ánh trăng thành…

39. Thi sỹ Phạm Đình Tân (Nam Định 1913- Pháp 1992)

Sông êm như một trang thơ

Liễu trao cành đứng trên bờ nghiêm trang

Nước lăn ngàn cánh hoa vàng

Trăng dời mây soi đàng vừa qua

40. Thi-Văn sỹ Hoài Trinh tên thật Phạm Đình Thái (Tây Ninh,1922-?)

…Anh cố giữ cho lòng không bối rối

Để mơ màng tưởng phút giây ngày xưa

Em cùng anh sánh gót dưới hang dừa

Một đêm trăng sáng trên đường đá đỏ.

Kết luận

Dân VN hiền lành thản nhiên bên ly trà mặc cho bon chen. Chờ trăng lên. Chỉ còn là giấc mơ, sao?

Sáng trăng trải chiếu hai hàng

Bên anh đọc sách bên nàng quay tơ.

SÁCH THAM KHẢO

-NGUYỄN TẤN LONG-PHAN CANH. Thi Ca Bình Dân VN. nxb Xuân Thu CA. HK

-VietCatholic.net 24.9. 2018. Tư liệu

-Thi Nhân VN Hiện Đại, Q1+2, nxb Sống Mới. HK

-208 bài hát do Hoàng Lan và Trần Đức Minh chọn và xuất bản - 4. 2013

-Tuyển tập những Ca Khúc - Tinh Hoa. Réneo, HK.
 
VietCatholic TV
Sĩ quan Nga phản bội Putin. Shoigu lập lờ cho rằng Sokolov vẫn còn sống. ATACMS lên đường sang Kyiv
VietCatholic Media
02:37 27/09/2023


1. Coi Trời bằng vung, Nga ban hành lệnh bắt giữ các thẩm phán tòa án The Hague

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Issues Arrest Warrant for Hague Court Judges”, nghĩa là “Nga ban hành lệnh bắt giữ các thẩm phán Tòa án Hình sự Quốc tế.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Nga đã bổ sung Chủ tịch Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, Piotr Józef Hofmański vào danh sách truy nã, vài tháng sau khi tòa án cáo buộc Tổng thống Vladimir Putin bắt cóc bất hợp pháp trẻ em từ Ukraine sang Nga.

Hofmański, và phụ tá của ông, là Luz del Carmen Ibáñez Carranza, và Thẩm phán Bertram Schmitt “bị truy nã theo Bộ luật Hình sự”, hãng tin độc lập của Nga MediaZona đưa tin hôm thứ Hai, trích dẫn cơ sở dữ liệu trực tuyến của Bộ Nội vụ Nga.

Putin và ủy viên trẻ em của ông, Maria Lvova-Belova, bị ICC cáo buộc bắt cóc bất hợp pháp trẻ em từ Ukraine sang Nga. Tất cả các quốc gia ICC đều được yêu cầu bắt giữ Putin nếu ông ta bước chân vào lãnh thổ của họ.

Nga vẫn khẳng định rằng lệnh bắt giữ của ICC, ban hành ngày 17/3, là vô hiệu về mặt pháp lý vì nước này không phải là quốc gia thành viên.

Nga cho biết họ đã chuyển hàng nghìn trẻ em ra khỏi Ukraine nhưng vẫn khẳng định biện pháp này là để bảo vệ chúng trong cuộc chiến đang diễn ra.

“Hofmański Józef Jozef, người Ba Lan. Bị truy nã theo một điều khoản của Bộ luật Hình sự Liên bang Nga”, Bộ Nội vụ Nga cho biết trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của mình mà không nêu chi tiết các cáo buộc chống lại ông.

Nga đã ban hành lệnh bắt giữ một số thẩm phán, trong đó có Thẩm phán ICC Tomoko Akane, người bị đưa vào danh sách truy nã vào cuối tháng 7. Công tố viên ICC Karim Khan đã bị thêm vào danh sách truy nã vào tháng 5.

Khan cho biết vào tháng 3 rằng văn phòng của ông đã xác định được “ít nhất hàng trăm trẻ em bị bắt từ các trại trẻ mồ côi và nhà chăm sóc trẻ em” để đưa sang Nga.

ICC có trụ sở tại Hague thiếu lực lượng cảnh sát riêng và phụ thuộc vào 123 quốc gia thành viên trong việc sử dụng các cơ quan thực thi pháp luật quốc gia của họ để thực thi lệnh bắt giữ - là điều chưa từng xảy ra trong quá khứ. Cựu Tổng thống Sudan Omar al-Bashir có hai lệnh bắt giữ từ ICC từ năm 2009 và 2010. Mặc dù đã đến thăm các quốc gia thành viên ICC kể từ đó, ông ta vẫn chưa bị bắt.

ICC cho biết vào tháng 5, sau lệnh bắt giữ Khan, rằng họ “quan ngại sâu sắc về các biện pháp cưỡng chế không chính đáng và phi lý được đưa ra đối với các quan chức ICC”.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ca ngợi lệnh bắt giữ Putin và Lvova-Belova của ICC là một “quyết định lịch sử”.

2. Putin bị phản bội bởi chính các sĩ quan của mình khiến đô đốc và 33 người khác thiệt mạng

Hai ký giả Sarah Hooper và Will Stewart của tờ The Sun có trụ sở ở Luân Đôn có bài tường trình nhan đề “ KNIFED IN THE BACK Putin ‘betrayed by his own officers who leaked intel to Ukraine for massive strike that killed admiral and 33 others’”, nghĩa là “Bị một nhát dao sau lưng. Putin 'bị phản bội bởi chính các sĩ quan của mình, là những người đã tiết lộ thông tin tình báo cho Ukraine về cuộc tấn công lớn giết chết đô đốc và 33 người khác'“.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy

Các sĩ quan của Putin được cho là đã chuyển giao thông tin tình báo cho Ukraine, điều này cho phép Ukraine tiến hành một cuộc tấn công nhằm xóa sổ trụ sở Hạm đội Hắc Hải của Nga.

Cuộc tấn công bằng hỏa tiễn chết người ở Sevastopol đã khiến hàng trăm người bị thương và 34 sĩ quan thiệt mạng, trong đó có Đô đốc Viktor Sokolov, 61 tuổi, là viên chỉ huy được Putin chọn của Hạm đội Hắc Hải của Nga hiện đã bị tê liệt.

Sự phản bội được cho là từ chính binh lính của Putin xảy ra khi Đô đốc Sokolov đang họp với các chỉ huy khác để lập kế hoạch chiến tranh.

Sokolov đã được Putin lựa chọn cẩn thận để khôi phục niềm tự hào của hạm đội sau khi mất chiếc soái hạm Moskva vào năm ngoái trước hỏa tiễn Neptune của Ukraine.

Và bí ẩn hiện đang bao quanh “cái chết” của ông khi Bộ Quốc phòng Nga hôm nay công bố đoạn phim “mới” về một cuộc họp, có vẻ như cho thấy ông tham dự qua liên kết video.

Nhóm đảng phái chống Putin ATESH nói với Kyiv Post rằng họ trả tiền cho những người lính đã cung cấp thông tin quân sự dẫn đến cuộc tấn công chết người ở Hắc Hải như một “động lực bổ sung”.

ATESH cho biết: “Chỉ riêng việc chậm trả lương thôi thì chưa đủ để khiến các lực lượng vũ trang quân sự của Liên bang Nga phải chống lại chính quyền Nga”.

Nhóm đảng phái cho biết các sĩ quan hải quân đã tiết lộ thông tin tình báo cho họ tin rằng bạo chúa Putin đang “tiến hành một cuộc chiến tội phạm và nó cần phải dừng lại”.

Phát ngôn nhân cho biết: “Phần thưởng tài chính chỉ giúp họ quyết định hợp tác với phong trào ATESH, nó đóng vai trò như một động lực bổ sung.”

Nhóm du kích Crimea từ chối cho biết các sĩ quan Nga được trả bao nhiêu nhưng tiết lộ “số tiền đó đủ để bù đắp rủi ro cho các sĩ quan và gia đình họ”.

Hôm thứ Sáu, đoạn phim cho thấy khói đen bốc lên từ tòa nhà ở Crimea, nơi bị bạo chúa Putin sáp nhập bất hợp pháp vào năm 2014, sau một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn.

Mạc Tư Khoa đã áp đặt lệnh cấm đưa tin sau cuộc tấn công hôm thứ Sáu, một động thái cho thấy hậu quả đã rất nghiêm trọng.

Ngoài ra, trong số những người bị thương trong cuộc tấn công hỏa tiễn Storm Shadow còn có các chỉ huy chiến tranh Nga, Thượng Tướng Tham mưu trưởng Alexander Romanchuk và Trung tướng Oleg Tsekov.

Cuộc tấn công thứ hai sau đó đã được tiến hành vào thứ Bảy - kèm theo một đoạn clip cho thấy khoảnh khắc hỏa tiễn Storm Shadow do Anh cung cấp đã bắn trúng tòa nhà vốn đã bốc cháy ở Sevastopol.

Thông tin tình báo từ nhóm du kích cũng là chìa khóa dẫn đến việc phá hủy tàu đổ bộ lớn Minsk và làm hư hại tàu ngầm Rostov-on-Don hồi đầu tháng này ở Sevastopol.

Ukraine hiện tuyên bố rằng Nga đã phải gánh chịu 62 “tổn thất nhân mạng không thể khắc phục” khi tàu Minsk bị tấn công trong trận chớp nhoáng gây tê liệt vào sáng sớm.

Mặc dù Nga không thừa nhận sự hiện hữu của nhóm du kích này, ATESH tuyên bố: “Quân đội Nga nhận thức rõ về sự tồn tại của phong trào du kích và tung mọi lực lượng, phương tiện để trấn áp nó cũng như xác định danh tính các đặc vụ của chúng tôi.

“Sự phản kháng ngày càng tăng của người Crimea khiến người Nga rất bối rối.”

Và các nhóm đảng phái tự tin rằng họ sẽ có thể thực hiện các hành động lật đổ hơn nữa chống lại lực lượng của Putin.

Họ nói: “Chúng tôi có tai và mắt cả trong lẫn ngoài nên chúng tôi là những người đầu tiên nghe và nhìn thấy những gì đang xảy ra ở đó”.

3. ATACMS sẽ có mặt ở Ukraine vào tuần tới

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “US Cluster ATACMS Could Be on Ukraine Battlefields 'Next Week': Ex-Adviser”, nghĩa là “Cựu cố vấn cho biết các hỏa tiễn đạn chùm tầm xa của Mỹ sẽ có mặt trên các chiến trường Ukraine vào tuần tới.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Ukraine trong tuần này được bật đèn xanh để nhận các hỏa tiễn đạn chùm tầm xa do Mỹ sản xuất, theo một nhà vận động người Mỹ đóng vai trò trung tâm trong nỗ lực thúc đẩy hỏa tiễn của Kyiv, người đã coi vũ khí này là yếu tố thay đổi cuộc chơi cho nỗ lực chiến tranh của Ukraine.

Dan Rice, cựu sĩ quan Quân đội Hoa Kỳ, tốt nghiệp West Point, trước đây từng là cố vấn đặc biệt cho Tổng tư lệnh Ukraine, Tướng Valery Zaluzhnyi, cố vấn về các loại vũ khí của Mỹ có thể giúp lật ngược tình thế trước cuộc xâm lược toàn diện của Nga, bắt đầu từ Ngày 24 tháng 2 năm 2022.

Vào đầu năm nay, Rice đã góp phần vào quyết định của Tòa Bạch Ốc về việc gửi cho Ukraine các loại đạn thông thường cải tiến, gọi tắt là DPICM, có mục đích kép được bắn bằng trọng pháo 155 ly. Kể từ đo, Rice đã tiến thêm một bước nữa trong việc thúc đẩy Hoa Kỳ cung cấp hỏa tiễn đạn chùm tầm xa được bắn bằng hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao M142, gọi tắt là HIMARS, và các bệ phóng khác.

Rice nói với Newsweek hôm thứ Hai rằng sự chấp thuận đã được chờ đợi từ lâu đối với hỏa tiễn PPCM với tầm bắn chỉ hơn 160 km, dường như sắp xảy ra, khi Tòa Bạch Ốc tiến gần hơn đến việc cuối cùng dỡ bỏ lệnh cấm cung cấp cho Kyiv hệ thống hỏa tiễn chiến thuật quân đội MGM-140 tầm xa—thường được gọi là ATACMS.

“Có khả năng sẽ có sự phê duyệt trong tuần này đối với hỏa tiễn đạn chùm HIMARS,” Rice - hiện là chủ tịch của Đại học Mỹ Kyiv - cho biết, đồng thời trích dẫn các cuộc trò chuyện với “những người ra quyết định của Mỹ và những người Mỹ phải triển khai việc đưa chúng đến Ukraine” làm cơ sở cho dự đoán của mình.

Rice cho biết: “Việc nhận được sự chấp thuận trong tuần này cho HIMARS DPCM sẽ là yếu tố thay đổi cuộc chơi. Và không cần đào tạo và thay đổi, nó có thể sẽ có mặt trên chiến trường vào tuần tới, tạo ra sự khác biệt rất lớn. Khi những hỏa tiễn đó phóng đi, chúng phá vỡ rào cản âm thanh. Đối với tôi, đó là âm thanh của sự tự do.”

Newsweek đã liên hệ với Tòa Bạch Ốc, Ngũ Giác Đài và Bộ Quốc phòng Ukraine qua email để yêu cầu bình luận.

Rice đã làm việc với các nhà lập pháp Hoa Kỳ và các quan chức Ngũ Giác Đài trong vài tháng, thúc đẩy việc nâng cấp đạn dược mà trước đây ông nói với Newsweek rằng có thể “giành chiến thắng trong cuộc chiến” cho Kyiv, bằng cách cho phép lực lượng Ukraine tàn phá các sở chỉ huy, trung tâm hậu cần và tuyến đường tiếp tế của Nga trong vùng bị tạm chiếm và “hành lang đất liền” ở miền nam Ukraine.

Kyiv từ lâu đã yêu cầu hỏa tiễn ATACMS, các phiên bản của loại hỏa tiễn này có thể mang đầu đạn rắn có sức nổ mạnh với tầm bắn lên tới 466km. Phiên bản bom chùm của hỏa tiễn có tầm bắn ngắn hơn và có thể rải hàng trăm quả bom nhỏ xuống khu vực mục tiêu.

Tòa Bạch Ốc liên tục từ chối cung cấp bất kỳ phiên bản ATACMS nào vì lo ngại về lượng dự trữ trong nước và lo ngại rằng việc Ukraine sử dụng nó có thể khiến Mạc Tư Khoa leo thang các hành động trả đũa.

Tổng thống Joe Biden dường như đã sẵn sàng bật đèn xanh cho việc chuyển giao ATACMS sau cuộc gặp với Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tuần trước ở New York. Phiên bản nào của vũ khí và bao nhiêu hỏa tiễn sẽ được cung cấp vẫn chưa rõ ràng, cũng như thời gian giao hàng.

Rice tin rằng hỏa tiễn ATACMS M39 với tầm bắn chỉ hơn 160km, cộng với hỏa tiễn M26 và M26A1 tầm ngắn – tất cả đều được trang bị đạn chùm – có thể đóng vai trò là vũ khí mạnh mẽ cho quân đội Ukraine và là bước đệm cho hỏa tiễn tầm xa nhất với một đầu đạn nổ duy nhất.

Các cuộc họp báo với các nhà lập pháp cao cấp “đã giúp các ủy ban quân vụ và quan hệ đối ngoại của Hạ viện và Thượng viện hiểu rõ hơn về dòng bom chùm dành cho pháo tự hành và HIMARS là gì,” Rice nói.

“Tôi được một thành viên xếp hạng nói với tôi rằng các cuộc trò chuyện mở đường cho thỏa hiệp. Trước đây họ tin rằng sự lựa chọn là nhị phân – nghĩa là tất cả, hoặc không có gì cả.”

Hỏa tiễn M26 và M26A1 được bắn từ HIMARS và các hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt khác do phương Tây cung cấp từ các bệ phóng sáu hỏa tiễn. ATACMS M39 lớn hơn được bắn dưới dạng một hỏa tiễn duy nhất sử dụng một bệ khác gắn trên cùng một phương tiện.

4. Ukraine mở cuộc điều tra sau khi Đô đốc Nga của Hạm Đội Hắc Hải có mặt trong cuộc họp trực tuyến

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Investigating After 'Dead' Russian Admiral Seen at Press Conference”, nghĩa là “Ukraine mở cuộc điều tra sau khi Đô đốc Nga được tường trình là đã chết có mặt tại cuộc họp trực tuyến.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Các quan chức Ukraine hôm thứ Ba cho biết họ đang điều tra việc Đô đốc Nga Viktor Sokolov xuất hiện trong một cuộc họp video sau khi được tường trình đã thiệt mạng vì một cuộc tấn công hỏa tiễn.

Lực lượng đặc nhiệm Ukraine hôm thứ Hai báo cáo rằng họ đã thực hiện một cuộc tấn công thành công vào trụ sở của hạm đội Hắc Hải của Hải quân Nga ở Crimea. Cơ quan này lưu ý rằng cuộc tấn công đã khiến 105 người bị thương và giết chết 34 sĩ quan quân đội Nga, trong đó có Sokolov, chỉ huy hạm đội và là mục tiêu có giá trị cao đối với Ukraine.

Tuyên bố của chính Nga về vụ việc không xác nhận cái chết của Sokolov mà chỉ nói rằng tòa nhà ở Sevastopol đã bị hư hại và một sĩ quan đã thiệt mạng, thông tin này sau đó đã được rút lại và sửa lại là “mất tích trong chiến đấu”.

Hôm thứ Ba, Nga dường như muốn phản bác thêm những tuyên bố của Ukraine về Sokolov khi Bộ Quốc phòng nước này chia sẻ hình ảnh về cuộc gặp qua Telegram có sự góp mặt của vị đô đốc được cho là đã qua đời. Nó được đưa ra ngay sau khi phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói với các phóng viên rằng ông không có thông tin “về cái chết được cho là của Tư lệnh Hạm đội Hắc Hải Sokolov”.

Pravda đưa tin Lực lượng tác chiến đặc biệt Ukraine đã bắt đầu cuộc điều tra về sự khác biệt, thu thập và cố gắng làm rõ dữ liệu liên quan đến thương vong từ cuộc tấn công hỏa tiễn hôm thứ Hai.

“Như bạn đã biết, 34 sĩ quan đã thiệt mạng do một cuộc tấn công hỏa tiễn vào trụ sở Hạm đội Hắc Hải của Liên bang Nga”, cơ quan này cho biết. “Các nguồn tin sẵn có cho biết chỉ huy Hạm đội Hắc Hải của Liên bang Nga nằm trong số những người thiệt mạng. Nhiều người vẫn chưa được xác định danh tính do các mảnh thi thể khác nhau vương vãi.”

Tuyên bố tiếp tục: “Vì người Nga buộc phải khẩn cấp đưa ra câu trả lời với một Sokolov dường như còn sống, nên các đơn vị của chúng tôi đang làm rõ thông tin. Điều này xảy ra trong khuôn khổ quy trình thu thập dữ liệu về kết quả hoạt động.”

Sau khi công bố bức ảnh về cuộc họp mà Sokolov tham dự, các quan chức Nga sau đó đã chia sẻ một đoạn video. Một báo cáo từ Pravda lưu ý một số khía cạnh đáng ngờ của video, bao gồm cả việc Sokolov xuất hiện “hoàn toàn bất động trên màn hình”. Sau năm giây nối trong video, anh ta dường như đang đeo kính và dường như vẫn bất động.

Cựu chỉ huy NATO James Stavridis trước đây đã nói chuyện với Newsweek về cái chết của Sokolov sẽ có ý nghĩa như thế nào nếu là sự thật.

Stavridis nói: “Nếu cái chết của Đô đốc Sokolov được xác nhận thì điều đó đáng chú ý ở ít nhất hai khía cạnh”. “Đầu tiên, Nga đã mất một số lượng đáng kể sĩ quan trong cuộc chiến này và do đó, sự mất mát mới nhất này thể hiện một phần của khuynh hướng: báo chí Ukraine đưa tin rằng 33 sĩ quan khác đã chết cùng với ông ta trong cuộc tấn công ngày 22 tháng 9. Đó là một mất mát lớn chỉ trong một ngày.”

“Thứ hai, và quan trọng hơn, trong những ngày trước cuộc tấn công của Ukraine vào Sevastopol ngày 22 tháng 9 được tường trình đã giết chết Sokolov, Ukraine đã tiến hành một số cuộc tấn công vào các mục tiêu quân sự ở Crimea. Điều đó khiến cho quyết định tập trung nhiều sĩ quan cao cấp vào một nơi trên bán đảo đó trở nên khó hiểu, ngay cả khi cuộc gặp gỡ giữa họ là cần thiết và cấp bách. Ông nói: “Đó không phải là một thứ rủi ro khó lường trước.”

Tưởng cũng nên biết thêm: Trong suốt video của Bộ Quốc phòng Nga, Sokolov không nói một lời nào, không hề cử động. Điều này khiến người ta tin rằng đó chỉ là một tấm ảnh cũ của ông ta. Bản thân Bộ Quốc phòng Nga cũng không nói một cách rõ ràng rằng ông ta còn sống. Khi được hỏi về tình trạng của Sokolov, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói rằng ông ta không biết. Và cho đến nay, một số các blogger quân sự Nga vẫn cho rằng ông ta đã chết.

5. Điện Cẩm Linh “không có gì để nói” liên quan đến tình trạng của tư lệnh Hạm đội Hắc Hải Nga

Theo CNN, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov đã từ chối bình luận về vụ ám sát Đô đốc Hạm đội Hắc Hải Viktor Sokolov của Nga.

Ukraine hôm thứ Hai tuyên bố rằng Sokolov đã bị giết trong cuộc tấn công vào bán đảo Crimea bị tạm chiếm vào thứ Sáu.

“Chưa có thông tin từ Bộ Quốc phòng. Điều này hoàn toàn nằm trong tầm ngắm của họ và chúng tôi không có gì để nói ở đây”, Peskov nói với các phóng viên hôm thứ Ba trong một cuộc họp báo thường lệ.

Lực lượng đặc nhiệm Ukraine tuyên bố rằng Sokolov, cũng như 33 sĩ quan khác, đã thiệt mạng trong cuộc tấn công vào trụ sở Hắc Hải ở Sevastopol hôm thứ Sáu, có lẽ là cuộc tấn công táo bạo nhất của lực lượng Ukraine trên bán đảo Crimea bị tạm chiếm cho đến nay.

Theo tờ Guardian của Anh, người nhà của Sokolov đã từ chối trả lời về việc Sokolov còn sống hay đã chết.

6. Tổng Tham Mưu Trưởng Ukraine gọi điện thoại cho Tổng Tham Mưu Trưởng Hoa Kỳ sắp mãn nhiệm

Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine, Tướng Valerii Zaluzhnyi đã có cuộc điện đàm cuối cùng với Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Mỹ, Tướng Mark Milley với tư cách hiện tại.

Tướng Milley cho biết: “Trong quá trình đàm phán sắp tới, các đối tác của chúng tôi sẽ được đại diện bởi Tướng Charles Brown, người sẽ sớm đứng đầu Bộ Tổng tham mưu Liên quân Hoa Kỳ. Chúng tôi quyết tâm tiếp tục nỗ lực tăng cường lực lượng vũ trang Ukraine trong cuộc chiến chống lại sự xâm lược của Nga”, ông nói.

Zaluzhny đã thảo luận với các đối tác của mình về tình hình ở tiền tuyến và thông báo cho họ về diễn biến của các hoạt động phòng thủ và tấn công.

“Tình hình đã được kiểm soát. Quân phòng thủ Ukraine ta không để mất một vị trí nào. Ở một số lĩnh vực, bất chấp sự kháng cự quyết liệt của địch, chúng ta vẫn tiếp tục tiến lên”, ông nói.

Zaluzhnyi cũng nói về những nhu cầu chính của quân đội Ukraine, trong đó có hệ thống phòng không, pháo binh và đạn dược.

Zaluzhnyi nói: “Vào cuối cuộc trò chuyện, một lần nữa tôi, cá nhân và thay mặt cho các binh sĩ và sĩ quan Ukraine, cảm ơn Tướng Milley vì sự phục vụ của ông ấy cho đất nước chúng ta”.

Vào ngày 20 tháng 9, Thượng viện đã xác nhận Charles Brown là chủ tịch tiếp theo của Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, đưa ông vào vị trí kế nhiệm Milley khi ông nghỉ hưu vào cuối tháng.

7. Dmitry Medvedev tuyên bố đến thăm các vùng giao tranh ở Ukraine

Cựu lãnh đạo Nga Dmitry Medvedev hôm thứ Ba cho biết ông đã đến thăm quân đội gần tiền tuyến ở khu vực Donetsk, miền đông Ukraine, theo lệnh của Tổng thống Vladimir Putin, thông tấn xã AFP đưa tin.

Một số quan chức cao cấp của Nga đã đến thăm các khu vực bị tạm chiếm của Ukraine kể từ khi cuộc tấn công của Mạc Tư Khoa bắt đầu vào năm ngoái. Putin được cho là đã có chuyến thăm không báo trước tới cảng Mariupol ở phía đông nam Ukraine vào tháng 3. Mặc dù, Igor Girkin, cựu chỉ huy Nga cho rằng đó là Putin giả.

Medvedev, người từng giữ chức tổng thống và thủ tướng, cho biết:

Theo chỉ thị của tổng thống, tôi đã đến thăm một địa điểm gần đường giới tuyến trong tầm bắn trên lãnh thổ Cộng hòa Nhân dân Donetsk.

Các quân nhân đang thể hiện phẩm chất chiến đấu xuất sắc về ý chí, sự kiên cường và thái độ chung hướng tới chiến thắng.

Medvedev, hiện giữ chức phó chủ tịch hội đồng an ninh Điện Cẩm Linh, đã đưa ra nhận xét này trong một video.

Ông nói thêm rằng “hơn 325.000 người” đã được tuyển dụng vào lực lượng vũ trang Nga kể từ đầu năm – tăng từ con số 280.000 mà ông tuyên bố vào đầu tháng.

AFP không thể xác minh độc lập những con số này.

Medvedev là một trong những người có tiếng nói diều hâu nhất ở Mạc Tư Khoa ủng hộ cuộc tấn công Ukraine và thường tố cáo phương Tây trong các bài đăng mang tính kích động trên mạng xã hội.

Nga tuyên bố sáp nhập các khu vực Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia của Ukraine vào tháng 9 năm 2022, nhưng không kiểm soát hoàn toàn bất kỳ khu vực nào trong số đó.

8. Ukraine đã nhận được xe tăng Abrams trước mùa bùn đầy thử thách

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “US Abrams Arrive in Ukraine Ahead of Challenging Mud Season”, nghĩa là “Xe tăng Abrams của Mỹ đến Ukraine trước mùa bùn đầy thử thách.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Hai cho biết chiếc xe tăng M1 Abrams do Mỹ tài trợ đầu tiên đã đến Ukraine, khi Kyiv chuẩn bị đối phó với tình trạng lầy lội có thể cản trở các nỗ lực phản công của nước này.

Tổng thống Zelenskiy cho biết các xe tăng M1A1 Abrams của quân đội Mỹ “đã có mặt ở Ukraine và đang chuẩn bị tăng viện cho các lữ đoàn của chúng ta”.

“Tôi biết ơn các đồng minh vì đã thực hiện các thỏa thuận”, nhà lãnh đạo Ukraine nói thêm nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết về số lượng vũ khí đã được chuyển đến đất nước bị chiến tranh tàn phá. Tuy nhiên, tờ New York Times đưa tin rằng những chiếc xe tăng tiếp theo sẽ được gửi trong vài tháng tới và đây là những chiếc xe tăng đầu tiên được chính quyền Biden cam kết, dẫn lời hai quan chức quốc phòng Mỹ.

“Abrams, chào mừng đến với Ukraine!”, Bộ trưởng Quốc phòng nước này, Rustem Umerov, viết trên X, trước đây là Twitter.

Mỹ đã cam kết cung cấp tổng cộng 31 xe tăng Abrams vào cuối Tháng Giêng, trong khi một số đồng minh phương Tây của Kyiv đã trang bị các xe tăng chiến đấu chủ lực như Leopard 2 và Challenger 2. Những chiếc này đã đóng một vai trò trong các hoạt động phản công của Ukraine, bắt đầu từ đầu tháng 6.

Vào giữa tháng 3, Ngũ Giác Đài cho biết họ sẽ không gửi xe tăng M1A2 Abrams thế hệ sau mà thay vào đó là xe tăng M1A1 được tân trang lại. Tuy nhiên, những chiếc xe tăng cũ này sẽ có “khả năng rất giống” với M1A2 sau này, thư ký báo chí Ngũ Giác Đài, Chuẩn tướng Pat Ryder, cho biết. Ông nói thêm: “Đây là việc sớm đưa khả năng chiến đấu quan trọng này vào tay người Ukraine”.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết trong cuộc gặp song phương với nhà lãnh đạo Ukraine hôm thứ Năm rằng xe tăng Abrams sẽ đến Ukraine vào tuần sau.

Chỉ vài ngày trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết xe tăng Abrams của quân đội Mỹ sẽ sớm đến Ukraine và họ sẽ “bổ sung thêm một năng lực bọc thép đáng gờm khác để tham gia cùng những chiếc Leopard đã có mặt trên chiến trường”.

Các chuyên gia nói với Newsweek hồi đầu tháng này rằng tác động mà M1 Abrams có thể gây ra sẽ phụ thuộc vào điều kiện thời tiết mà quân đội Ukraine phải đối mặt vào mùa thu và mùa đông. Xe tăng Abrams mới chỉ được tham chiến trong điều kiện tương đối khô ráo, và “sẽ rất thú vị khi xem nó hoạt động như thế nào trong các hoạt động chiến đấu cơ giới hóa chuyên sâu trong bùn và tuyết, ở một khu vực có nhiều sông suối”, chuyên gia quân sự Michael Peck trước đây đã nói với Newsweek.

Tuy nhiên, Ukraine kiên quyết rằng mùa bùn lầy khét tiếng của đất nước, được gọi là rasputitsa, sẽ không ngăn cản được bước tiến của Ukraine dọc theo chiến tuyến phía nam và phía đông.

Trung Tướng Kyrylo Budanov, nhà lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự Ukraine, cho biết hồi đầu tháng 9: “Trong thời tiết lạnh, ẩm ướt và bùn lầy, việc chiến đấu càng khó khăn hơn”. Tuy nhiên, “giao tranh sẽ tiếp tục, cuộc phản công sẽ tiếp tục”, ông nhấn mạnh.

“Như mọi người đã thấy lần trước, việc chiến đấu vào mùa đông không phải là vấn đề đối với cả hai bên - đối với chúng tôi và đối với người Nga,” Budanov nói thêm trong một cuộc phỏng vấn sau đó với The War Zone, xuất bản hôm thứ Sáu. “Đó không phải là một điều thú vị để làm, nhưng nó không phải là vấn đề lớn.”

Budanov cho biết trong cuộc phỏng vấn này rằng Ukraine “rất mong chờ” được nhìn thấy 31 chiếc Abrams, nhưng “chúng tôi vẫn chưa thấy chúng”.

Tuy nhiên, chúng sẽ cần phải được sử dụng theo “một cách rất phù hợp cho các hoạt động rất cụ thể và được chuẩn bị kỹ càng”, nếu không, Abrams sẽ không tồn tại được lâu trên tiền tuyến, Budanov nói thêm. Ông nói: “Chúng cần được sử dụng trong các hoạt

9. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giữ lời hứa phê chuẩn đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển nếu chính quyền Hoa Kỳ bán máy bay F16 cho họ

Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giữ lời hứa phê chuẩn đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển nếu chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden mở đường cho việc bán máy bay phản lực F-16 cho Ankara, Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan cho biết như trên hôm thứ Ba, theo truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ.

Phát biểu với các phóng viên trên chuyến bay trở về từ vùng đất Nakhchivan của Azerbaijan, Erdoğan nói rằng Ngoại trưởng Hakan Fidan và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã thảo luận về việc Thụy Điển xin gia nhập NATO vào tuần trước tại New York.

Erdoğan tuyên bố rằng chính quyền Mỹ đã liên kết việc bán chiến đấu cơ F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ với việc Ankara phê chuẩn đơn xin gia nhập của Thụy Điển.

Hôm qua, Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán cho biết quốc hội Hung Gia Lợi không vội phê chuẩn nỗ lực gia nhập NATO của Thụy Điển. Điều này đã bị bỏ ngỏ kể từ khi nước này nộp đơn xin gia nhập vào năm ngoái.

10. SBU của Ukraine đứng sau tình trạng mất điện ở vùng Kursk của Nga

Đó là một chiếc máy bay không người lái do các nhân viên dịch vụ an ninh SBU phóng đi, đã thả một thiết bị nổ xuống một trạm biến áp điện ở làng Snagost, vùng Kursk, khiến 7 khu định cư không có điện. Một nguồn tin ở SBU đã nói với Ukrinform như trên

“Người Nga nên nhận ra rằng nếu họ tiếp tục tấn công các cơ sở năng lượng của Ukraine, họ sẽ phải hứng chịu phản ứng gay gắt. Nguồn lực của chúng tôi cho phép chúng tôi làm điều này”, nguồn tin nói thêm và nhấn mạnh rằng “chúng tôi thực sự muốn người Nga tự mình trải nghiệm mất điện là gì, lịch trình cắt điện luân phiên là gì và tìm kiếm máy phát điện”. Những vụ nổ như vậy là bằng chứng cho thấy hoạt động đặc biệt của SBU đang tiến lên một tầm cao mới.

Tưởng cũng nên biết thêm: vào ngày 25/9, nguồn cung cấp điện đã bị cắt tại 7 khu định cư trên khắp khu vực Kursk của Nga sau một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.
 
Trúng HIMARS, Bộ Tư Lệnh Nga ở Kherson tan tành. ATACMS sẽ thay đổi tình thế. Medvedev đe dọa NATO
VietCatholic Media
16:14 27/09/2023


1. ATACM của Mỹ nhanh hơn gấp 3 lần so với hỏa tiễn Anh có thể xoay chuyển tình thế chiến tranh

Ký giả Sarah Hooper của tờ The Sun có trụ sở ở Luân Đôn có bài tường trình nhan đề “ATA-BOY! Inside game-changing weapon heading to Ukraine as US ATACM missiles 3x faster than Storm Shadow could turn tide of war”, nghĩa là “CẬU BÉ ATA! Bên trong vũ khí thay đổi cuộc chơi đang hướng tới Ukraine. Hỏa tiễn ATACM của Mỹ nhanh hơn gấp 3 lần so với Storm Shadow có thể xoay chuyển tình thế chiến tranh.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

NGA có thể phải đối mặt với các cuộc tấn công hỏa tiễn gây suy yếu sâu trong lãnh thổ bị họ tạm chiếm khi Ukraine chuẩn bị nhận hỏa tiễn MGM-140 ATACM của Mỹ.

Hỏa tiễn này nhanh gấp ba lần so với hỏa tiễn Storm Shadow chết người - là nguyên nhân gây ra một số cuộc tấn công tàn khốc nhất vào quân đội của Putin.

Hỏa tiễn ATACMS hay Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật quân đội có thể được trang bị đầu đạn nặng 500 pound hay 226kg và có phạm vi hoạt động 290 dặm hay 466 km chỉ trong năm phút.

Với tốc độ 2300 dặm một giờ, chúng có thể được sử dụng để tấn công chính xác vào tiền tuyến trong khoảng thời gian kỷ lục.

Chúng còn có thể mang theo hàng trăm “quả bom” nhỏ hơn, có thể gây ra đòn tàn phá trên diện rộng.

Tuy nhiên, những hỏa tiễn này rất đắt tiền, có giá đáng kinh ngạc là 1,3 triệu bảng hay 1.58 triệu Mỹ Kim mỗi chiếc và nặng khoảng 3.600 pound.

Khi được triển khai ở Ukraine, các binh sĩ sẽ có thể phóng hỏa tiễn sát thủ bằng bệ phóng pháo hỏa tiễn M-142 Himars - loại đã được sử dụng trên chiến trường.

Và các hỏa tiễn này có khả năng vươn tới cây cầu Crimea quý giá của Putin, nơi đã bị hư hại nghiêm trọng bởi Hỏa tiễn Storm Shadow do Anh cung cấp.

Các hỏa tiễn này cũng ở tầm tấn công tới tất cả các vùng đất bị Nga sáp nhập kể từ năm 2014, cũng như vươn tới lãnh thổ Belarus, đồng minh của Nga, nơi Putin được cho là có binh lính túc trực.

Ukraine đã thực hiện các cuộc tấn công sát thủ chống lại Nga trong những tuần gần đây với sự hỗ trợ của đạn dược do phương Tây cung cấp.

Putin bị cho là đã bị phản bội bởi chính các sĩ quan của mình, những người đã “rò rỉ thông tin tình báo” cho Ukraine, dẫn đến một cuộc tấn công giết người làm suy yếu căn cứ ở Hắc Hải của Putin.

33 binh sĩ Nga được cho là đã thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương.

Đoạn phim cho thấy khói đen bốc lên từ tòa nhà ở Crimea, nơi bị bạo chúa Putin sáp nhập bất hợp pháp vào năm 2014, sau cuộc tấn công bằng hỏa tiễn Storm Shadow.

Sokolov đã được Putin lựa chọn cẩn thận để khôi phục niềm tự hào của hạm đội sau thất bại năm ngoái trước hỏa tiễn Neptune của Ukraine trên chiếc soái hạm Moskva.

Một loạt hỏa tiễn hành trình và máy bay không người lái kamikaze khác đã chứng kiến Hạm đội Hắc Hải của Nga bị nổ hồi đầu tháng này, khi một tàu ngầm và một tàu tấn công bị phá hủy tại cảng Sevastopol của Crimea.

2. Cuộc tấn công của HIMARS làm nổ tung 'Trung tâm chỉ huy' của Nga ở Kherson

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “HIMARS Strike Blows Up Russian 'Command Center' in Kherson: Video”, nghĩa là “Cuộc tấn công của HIMARS làm nổ tung 'Trung tâm chỉ huy' của Nga ở Kherson.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy

Đoạn phim mới xuất hiện trên các mạng xã hội dường như cho thấy một cuộc tấn công được cho là của Ukraine nhằm vào một “trung tâm chỉ huy” của Nga ở khu vực phía nam Kherson bị tạm chiếm, đây sẽ là thành công mới nhất của pháo binh do Mỹ cung cấp trong tay Ukraine.

Cơ quan an ninh Kyiv, SBU, đã được người dân mật báo trước khi Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao, gọi tắt là HIMARS, của Ukraine tấn công “cuộc họp hàng ngày” của các sĩ quan Nga, một nguồn tin giấu tên trong cơ quan này nói với hãng tin Ukraine, Ukrinform. Các sĩ quan này thuộc Trung đoàn súng trường cơ giới số 24 của Nga.

Ukrainska Pravda cũng đưa tin lực lượng Ukraine đã tiến hành cuộc tấn công vào một trung tâm chỉ huy tạm thời sau khi nhận được thông tin từ SBU. Theo cả hai hãng tin, 8 binh sĩ Nga đã thiệt mạng và 7 người khác bị thương.

Đoạn phim nhanh chóng xuất hiện trên mạng, có vẻ như được ghi lại bởi một máy bay không người lái của Ukraine, được tường trình cho thấy mục tiêu của “trung tâm chỉ huy”, sau đó là hỏa tiễn bắn trúng mục tiêu. Đoạn phim được định vị địa lý đến thị trấn Radensk của Kherson, theo đài phát thanh Âu Châu Tự Do của Đông Âu.

Thị trấn Radensk cách thành phố Kherson khoảng 24 km ở phía tây bắc. Thủ phủ vùng Kherson đã được lực lượng Ukraine chiếm lại vào tháng 11.

Trước cuộc tấn công này, hãng tin VChK-OGPU được cho là có thông tin nội bộ từ lực lượng an ninh Nga, cho biết vào ngày 19/9 Ukraine đã tấn công trụ sở Sư đoàn Dù số 7 của Nga gần thành phố Kherson. Viện Nghiên cứu Chiến tranh có trụ sở tại Washington DC cho biết các nguồn của kênh Telegram là ẩn danh và không thể xác minh được ngay qua các nguồn tin khác của Nga.

Newsweek không thể xác minh độc lập các báo cáo chiến trường cũng như đoạn phim và đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga và SBU để yêu cầu bình luận qua email.

HIMARS đã được lực lượng Ukraine sử dụng rộng rãi để nhắm vào các vị trí và tài sản của Nga kể từ khi Mỹ chuyển giao hệ thống phóng nhiều hỏa tiễn vào tháng 6 năm 2022. Cho đến nay, Tòa Bạch Ốc đã tặng 38 HIMARS và đạn dược liên quan cho Kyiv.

Chiến tuyến giữa các lực lượng Nga và Ukraine xuyên qua khu vực Kherson phía nam, bị Nga sáp nhập vào tháng 9 năm 2022. Khu vực này nối đất liền Ukraine với bán đảo Crimea, nằm dưới sự kiểm soát của Nga kể từ năm 2014. Ukraine kiểm soát lãnh thổ ở bờ tây sông Dnipro sau khi Nga rút về bờ đông vào tháng 11 năm 2022.

Hôm thứ Ba, Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết các lực lượng Ukraine xung quanh tiền tuyến ở Kherson “tiếp tục dẫn đầu một cuộc chiến phản công” và tấn công vào các cơ sở của Nga trong khu vực.

Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, hơn 15 tay súng Ukraine đã thiệt mạng và 10 xe quân sự của Kyiv đã bị tiêu diệt trong ngày hôm qua dọc chiến tuyến Kherson.

3. Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tuyên bố: Người Nga sẵn sàng 'xung đột trực tiếp' với NATO

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russians Ready for 'Direct Conflict' with NATO, Putin Ally Claims”, nghĩa là “ Đồng minh của Putin tuyên bố rằng người Nga sẵn sàng 'xung đột trực tiếp' với NATO.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.

Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev hôm thứ Ba gợi ý rằng Nga có thể sẵn sàng tham gia xung đột trực tiếp với các quốc gia thành viên NATO.

Trong một bài đăng trên kênh Telegram của mình, Medvedev, phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, đã chỉ trích việc các đồng minh phương Tây cung cấp vũ khí cho Ukraine, cho rằng một cuộc chiến có thể nổ ra vì việc chuyển giao xe tăng Abrams và khả năng cung cấp hỏa tiễn tầm xa tới Ukraine.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Hai cho biết, những chiếc xe tăng Abrams đầu tiên do Mỹ sản xuất đã đến Ukraine. Washington đã cam kết cung cấp cho Kyiv 31 phương tiện như vậy. Điện Cẩm Linh đã nhiều lần cáo buộc các đồng minh NATO tham gia vào cuộc xung đột bằng cách gửi vũ khí cho Ukraine, huấn luyện quân đội và hỗ trợ tình báo quân sự.

Medvedev viết: “Có vẻ như Nga ngày càng có ít lựa chọn hơn ngoài việc xung đột trực tiếp với NATO”.

NATO đã “trở thành một khối phát xít công khai”, Medvedev nói, đồng thời cáo buộc liên minh quân sự này giống như Đức Quốc xã và các cường quốc phe Trục – một liên minh do Đức, Ý và Nhật Bản đứng đầu – trong Thế chiến thứ hai, “mặc dù lớn hơn”.

Medvedev cảnh báo: “Chúng tôi đã sẵn sàng, mặc dù kết quả sẽ đạt được với cái giá phải trả cho nhân loại lớn hơn nhiều so với năm 1945”.

Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, cho biết cựu tổng thống Nga đang “đe dọa toàn thể nhân loại”. Ông viết trên X, trước đây gọi là Twitter, rằng những mối đe dọa này chứng tỏ “những vũ khí này sẽ có hiệu quả cao trên chiến trường”.

Đây không phải là lần đầu tiên Medvedev ám chỉ rằng Nga có thể tấn công các thành viên NATO vì đã hỗ trợ Ukraine. Ông cho biết vào tháng 12 năm 2022 rằng những quốc gia như vậy có thể là “mục tiêu quân sự hợp pháp”.

“Hôm nay...câu hỏi chính là liệu cuộc chiến tranh hỗn hợp trên thực tế được NATO tuyên bố trên đất nước chúng ta có thể được coi là sự tham gia của liên minh vào cuộc chiến với Nga hay không? Có thể coi việc chuyển giao một khối lượng lớn vũ khí cho Ukraine là một cuộc tấn công vào Nga hay không?” ông ta nói.

Medvedev nói tiếp: “Lãnh đạo các nước NATO đồng thanh khẳng định rằng các nước của họ và toàn bộ khối không có chiến tranh với Nga”. “Tuy nhiên, mọi người đều biết rõ rằng đây không phải là trường hợp.”

Ông lưu ý rằng vì vấn đề này, câu hỏi đặt ra là liệu các đồng minh NATO có phải là mục tiêu quân sự hợp pháp hay không.

Theo “các quy tắc chiến tranh được nêu”, ông nói, lực lượng vũ trang của các quốc gia khác “đã chính thức tham chiến, là đồng minh của quốc gia đối phương và các đối tượng nằm trên lãnh thổ của họ,” được coi là mục tiêu quân sự hợp pháp.

4. Ác mộng của Putin: Ukraine ra mắt thuyền không người lái tàng hình

Hai ký giả Iona Cleave và Will Stewart của tờ The Sun có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “UNSTOPPABLE MACHINE Ukraine unveils ‘invisible’ underwater kamikaze drone carrying 1,000lbs of explosives to aim at Putin’s Black Sea fleet”, nghĩa là “Cỗ máy không thể ngăn cản. Ukraine trình làng thuyền không người lái kamikaze 'vô hình' mang theo 1.000 pound hay 453 kg chất nổ để nhắm vào hạm đội Hắc Hải của Putin”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Cơn ác mộng mới nhất của VLADIMIR Putin là thuyền không người lái cảm tử dưới nước “vô hình” của Ukraine có khả năng mang theo chất nổ nặng 1.000 pound hay 453kg.

Vũ khí giống ngư lôi dài 6m “Marichka” mới được thiết kế sẽ sớm được tung ra để chống lại hạm đội Hắc Hải đáng sợ của Nga.

Kyiv đã công bố đoạn phim quay cảnh máy bay không người lái tự sát dưới nước được đưa đi bơi thử nghiệm khi nước này tiếp tục phát triển vũ khí tấn công để đe dọa hải quân Nga.

Thứ vũ khí đáng sợ trị giá 355 ngàn bảng Anh hay 431 ngàn Mỹ Kim này đang được đưa vào thử nghiệm bởi các quân nhân với khuôn mặt bị mờ ở một địa điểm tuyệt mật.

Đây là sáng tạo mới nhất của Ammo.Ukraine - một tổ chức tình nguyện đang giúp lật ngược tình thế trong cái gọi là “Cuộc chiến của máy bay không người lái và thuyền không người lái”.

Họ nói rằng nó miễn nhiễm với các hệ thống tác chiến vô tuyến điện tử của Nga, nghĩa là loại vũ khí đắt tiền này “vô hình trước đối phương”.

“Marichka” có tầm bắn hơn 620 dặm hay 997 km, điều đó có nghĩa là nó sẽ sớm có thể dễ dàng tấn công vào các tàu chiến, tàu ngầm và công sự ven biển của Nga trong và xung quanh Hắc Hải, bao gồm cả Crimea đã sáp nhập.

Nó có khả năng nhằm vào cây cầu Kerch trị giá 3 tỷ bảng Anh, nơi đã bị Kyiv tấn công hai lần trong các cuộc tấn công táo bạo bằng cách sử dụng thuyền không người lái bán chìm thử nghiệm của hải quân vào cả tháng 7 và tháng 9.

Cuộc tấn công thứ hai đã tàn phá tuyến đường dài 19km quý giá và chưa được sửa chữa của Putin, nối Nga với bán đảo bị tạm chiếm và là tuyến đường tiếp tế chính cho quân đội của Vladimir Putin.

Ukraine tuyên bố rằng thuyền không người lái hải quân mới nhất của họ có “hệ thống liên lạc độc đáo với người điều khiển, giúp có thể điều khiển tàu lặn ở khoảng cách và độ sâu lớn”.

Loại vũ khí công nghệ cao này còn có chức năng trinh sát và có khả năng ẩn nấp ở chế độ chờ trước khi tấn công mục tiêu.

Nó khác với thuyền không người lái “Sea Baby”, có thể di chuyển 800km và mang theo 272 kg chất nổ và chịu trách nhiệm cho một loạt các cuộc tấn công táo bạo vào tàu Nga trong những tháng gần đây.

“Marichka” gia nhập kho vũ khí không người lái thử nghiệm, đầy tham vọng và được sản xuất trong nước đang được tiên phong ở Ukraine sau khi Kyiv đẩy mạnh mạnh mẽ việc sản xuất vũ khí không người lái.

Cuộc cách mạng vũ khí không người lái của đất nước đã tạo ra một số loại vũ khí tàn khốc nhất trong cuộc chiến cho đến nay và đưa ra câu trả lời quan trọng cho các hỏa tiễn tầm xa vượt trội của Mạc Tư Khoa.

Trên khắp Ukraine trong các phòng ngủ, nhà để xe và các nhà máy bí mật, những vũ khí thay đổi cuộc chơi đang được chế tạo bằng cách sử dụng máy in 3D, các bộ phận có sẵn và vật liệu quyên góp.

Và gần đây, các thuyền không người lái được thiết kế mới đã trở thành trung tâm của cuộc chiến - gây ra nỗi sợ hãi ở vùng biển Hắc Hải từng do Nga thống trị.

Các phi công lái máy bay không người lái trên biển của Ukraine thậm chí còn được mệnh danh là “Dambuster mới” trong chiến dịch ngoạn mục nhằm chấm dứt uy quyền hải quân của Putin.

Vào ngày 16 tháng 9, một thuyền không người lái “Sea Baby” đã tấn công tàn nhẫn một tàu mang hỏa tiễn của Nga - đánh dấu tàu thứ tư của Nga bị hư hại trong vòng ba ngày.

Tàu Hắc Hải, có tên Samum, đã phải được kéo vào cảng Sevastopol sau cuộc tấn công gây ra “thiệt hại đáng kể”.

Mô hình tương tự được cho là đã gây ra các cuộc tấn công làm tê liệt cầu Crimea, trong khi các máy bay không người lái khác tiếp tục khủng bố Sevastopol.

Và tháng 8 chứng kiến hai cuộc đột kích táo bạo vào hai tàu tình báo và các cuộc tấn công làm nổ tung một tàu vận tải quân sự và một tàu chở dầu.

5. Chuyến phà Ukraine-Rumani bị đình chỉ sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Nga qua đêm

Một điểm qua phà giữa Rumani và Ukraine đã bị đình chỉ vào sáng thứ Ba sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Nga trong đêm nhằm vào cơ sở hạ tầng cảng ở phía Ukraine.

Theo phát ngôn nhân của Cơ quan Biên phòng Ukraine, lối qua Orlivka-Isaccea trên sông Danube đã bị đóng cửa và giao thông đang được chuyển hướng đi nơi khác.

“ Hiện tại, các biện pháp đang được thực hiện để ổn định hoạt động tại điểm qua phà Orlivka trên biên giới với Rumani ở vùng Odesa sau cuộc tấn công của đối phương vào cơ sở hạ tầng biên giới trong đêm”.

Cửa khẩu Orlivka-Isaccea, ở vùng Odesa của Ukraine, gần biên giới với cả Rumani và Moldova. Mặc dù nằm gần biên giới, các cảng sông Danube của Odesa đã nhiều lần bị Nga nhắm đến sau khi thỏa thuận ngũ cốc ở Hắc Hải sụp đổ vào tháng 7.

Lực lượng Tuần tra Biên giới Rumani xác nhận việc đình chỉ di chuyển qua biên giới, lưu ý rằng giao thông đang được chuyển hướng đến điểm qua Galati Rutier.

6. Tuyên truyền viên trên TV của Điện Cẩm Linh lo lắng về Crimea và Hạm đội Hắc Hải

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian TV Worries Over Crimea and Black Sea Fleet”, nghĩa là “Truyền hình Nga lo lắng về Crimea và Hạm đội Hắc Hải.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Một nhà tuyên truyền của Điện Cẩm Linh đã bày tỏ quan ngại trước hàng loạt cuộc tấn công của Kyiv vào Crimea và nói rằng Mạc Tư Khoa phải đáp trả bằng cách đẩy mạnh các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng của Ukraine.

Những bình luận trên kênh Russia-1 do nhà nước điều hành của Yevgeny Buzhinsky, một cựu sĩ quan quân đội, diễn ra sau những gì các quan chức quốc phòng Anh mô tả là các cuộc tấn công “có tính phối hợp và gây thiệt hại” nhất nhằm vào Hạm đội Hắc Hải của Mạc Tư Khoa kể từ khi bắt đầu chiến tranh.

Lực lượng đặc biệt của Ukraine cho biết họ đã giết chết đô đốc hàng đầu của Mạc Tư Khoa ở Crimea, Viktor Sokolov, cùng với 33 sĩ quan khác trong cuộc tấn công hỏa tiễn vào tuần trước vào trụ sở hạm đội Sevastopol, mặc dù những thương vong này chưa được Bộ Quốc phòng Nga xác nhận.

Với hỏa tiễn và máy bay không người lái, Ukraine đã gia tăng các cuộc tấn công ở Hắc Hải và Bán đảo Crimea, nơi Kyiv tuyên bố sẽ chiếm lại từ sự xâm lược của Nga. Bộ Quốc phòng Nga cho biết hồi đầu tháng này, Ukraine đã tấn công một xưởng đóng tàu hải quân bằng 10 hỏa tiễn hành trình.

Buzhinsky nói với chương trình 60 Minutes trong một đoạn clip được chia sẻ trên X, trước đây là Twitter, bởi chuyên gia theo dõi Nga Julia Davis rằng các cuộc tấn công vào Crimea đang ngày càng trở nên “trầm trọng hơn” và lưu ý rằng Giám đốc Tổng cục Tình báo Ukraine, Krylo Budanov, đã hành động như thế nào khi tuyên bố các cuộc tấn công nhằm vào cầu Kerch, nối Crimea với khu vực Krasnodar của Nga, sẽ “tiếp tục cho đến khi nó bị phá hủy”.

Buzhinsky cho biết các lực lượng Ukraine đang chờ đợi việc chuyển giao các hệ thống hỏa tiễn tầm xa như ATACMS từ Mỹ hoặc Taurus từ Đức, “tất cả sẽ nhằm vào Hạm đội Hắc Hải và Crimea của chúng ta” chứ không phải các khu vực phía Tây nước Nga, nơi lực lượng phòng không của Ukraine đang tập trung vào các khu vực này. Buzhinsky lưu ý rằng ở các vùng biên giới như Kursk và Belgorod, các hệ thống phòng không đang được củng cố.

Buzhinsky cũng cho biết, trước khi kết thúc mùa hè, lực lượng Mạc Tư Khoa đã “tiếp tục tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng” vào tuần trước khiến hàng trăm thị trấn của Ukraine không có điện.

Ông nói: “Tôi nghĩ rằng khi chúng ta càng đến gần mùa đông, những cuộc tấn công này sẽ càng gia tăng nên họ không thể tận hưởng cuộc sống của mình. Hãy để họ thu thập củi, phân động vật khô và các loại nhiên liệu khác.”

Davis nhận xét rằng “Tóm lại, đường lối quân sự của Nga…là khiến người Ukraine phải đau khổ.”

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga và Ukraine để bình luận.

Bộ Quốc phòng Anh hôm thứ Ba cho biết các cuộc tấn công của Ukraine vào Crimea đã “gây thiệt hại nhiều hơn và có sự phối hợp chặt chẽ hơn từ trước đến nay trong cuộc chiến” và trong khi thiệt hại đối với Hạm đội Hắc Hải “gần như chắc chắn là nghiêm trọng nhưng chỉ mang tính cục bộ”.

Bản cập nhật cho biết thêm rằng hạm đội này “gần như chắc chắn” có khả năng tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn hành trình và tuần tra an ninh địa phương, mặc dù khả năng thực thi lệnh phong tỏa trên thực tế các cảng Ukraine “sẽ bị giảm đi”.

7. Điện Cẩm Linh nói xe tăng Abrams của Mỹ chuyển giao cho Ukraine “sẽ bốc cháy”

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov bình luận về việc xe tăng Abrams của Mỹ đến Ukraine, nói rằng chúng “sẽ bị đốt cháy” như các loại vũ khí khác và sẽ không làm thay đổi tình hình ở khu vực xung đột.

“Xe tăng Abrams là một loại vũ khí nghiêm trọng. Nhưng hãy nhớ rằng Tổng thống Vladimir Putin đã nói về những chiếc xe tăng do nước ngoài sản xuất khác rằng chúng rất dễ cháy. Chà, những chiếc xe tăng này cũng sẽ bốc cháy”, Peskov nói trong cuộc họp báo thường kỳ với các nhà báo hôm thứ Ba.

Hôm thứ Hai, Ngũ Giác Đài xác nhận 31 xe tăng Abrams của Mỹ đã đến Ukraine.

Peskov nói rằng bất chấp tầm quan trọng của chúng, không một loại vũ khí nào có thể thay đổi cán cân sức mạnh trên chiến trường và thay đổi tiến trình hoặc kết quả của cuộc chiến.

“Tất cả những điều này không thể nào ảnh hưởng đến bản chất của hoạt động quân sự đặc biệt hoặc kết quả của nó,” ông nói, sử dụng thuật ngữ mà Putin và các nhà lãnh đạo Nga sử dụng để chỉ cuộc xâm lược Ukraine của Nga.

8. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh

Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đề cập đến khả năng của Quân Đoàn Tổng Hợp số 25 mới được Nga thành lập. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.

Kể từ giữa tháng 9 năm 2023, rất có thể lần đầu tiên Nga đã đưa các thành phần của Quân Đoàn Tổng Hợp số 25 tân lập của mình vào hoạt động. Đơn vị này bắt đầu di chuyển vào Ukraine từ cuối tháng 8 năm 2023.

Các đơn vị từ hai trong số 25 đơn vị cơ động của Quân Đoàn Tổng Hợp số 25, là Sư đoàn súng trường cơ giới số 67 và Lữ đoàn súng trường cơ giới biệt lập số 164, được cho là đang chiến đấu trên mặt trận ở khu vực phía tây Severodonetsk và Kreminna, dọc biên giới giữa tỉnh Donetsk và Luhansk.

Kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược, Nga hiếm khi duy trì được một lực lượng quân đội có quy mô sẵn sàng, và có khả năng tạo thành cơ sở cho một lực lượng tấn công lớn mới.

Với Quân Đoàn Tổng Hợp số 25 dường như đang được triển khai từng phần để củng cố phòng tuyến quá căng, một cuộc tấn công phối hợp mới của Nga ít có khả năng xảy ra trong những tuần tới.

9. Cơ quan cố vấn Mỹ cho biết tình hình Sokolov 'vẫn chưa rõ ràng'

Viện Nghiên cứu Chiến tranh của Mỹ cho biết vẫn “chưa rõ” liệu chỉ huy hạm đội Hắc Hải của Nga Viktor Sokolov có bị giết hay không.

Bộ Quốc phòng Nga công bố đoạn phim cho thấy Sokolov tham dự cuộc họp hội đồng quốc phòng qua cuộc gọi video, một ngày sau khi Ukraine tuyên bố rằng Sokolov đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công vào trụ sở Hạm đội Hắc Hải của Nga ở Sevastopol.

Suspilne, đài truyền hình nhà nước Ukraine, đưa tin lực lượng đặc biệt Ukraine “hiện đang làm rõ thông tin liên quan đến cái chết có thể xảy ra” của Sokolov.

Viện cho biết: “ISW vào thời điểm này chưa sẵn sàng để đưa ra đánh giá về tính xác thực của đoạn phim về Sokolov của Bộ Quốc phòng Nga hoặc về tình trạng của Sokolov trên Trái đất”.

Các kênh truyền thông và Telegram của Ukraine đăng tải hình ảnh, video về vụ tấn công hỏa tiễn vào trụ sở Hạm đội Hắc Hải cho thấy khi tòa nhà đã chìm trong ngọn lửa các hỏa tiễn vẫn tiếp tục lao vào. Kênh Telegram Insider UA đã đăng một đoạn video cho thấy vào thời điểm xảy ra vụ tấn công hỏa tiễn, một hỏa tiễn bắn trúng trụ sở đang cháy của Hạm đội Hắc Hải. Tờ Krym Realii cũng đăng một bức ảnh cho thấy một hỏa tiễn đang bay vào tòa nhà đang cháy. Tất cả các diễn biến này cho thấy quân Ukraine chắc chắn Sokolov có mặt trong trụ sở của Hạm Đội Hắc Hải vì thế họ không tiếc các hỏa tiễn, miễn sao tiêu diệt được ông ta.

10. Điện Cẩm Linh từ chối bình luận về video con trai lãnh đạo Chechnya đánh đập tàn bạo một người Nga bị cáo buộc đốt Kinh Qur'an

Điện Cẩm Linh từ chối bình luận về đoạn phim cho thấy cậu con trai vị thành niên của lãnh đạo Chechnya, Ramzan Kadyrov, đánh đập một tù nhân.

Kadyrov đã đăng một đoạn video lên ứng dụng nhắn tin Telegram hôm thứ Hai cho thấy cậu con trai 15 tuổi Adam của ông đấm và đá một tù nhân người Nga bị buộc tội đốt Kinh Qur'an.

Kadyrov kèm theo đoạn clip lời nhắn nói rằng “không hề cường điệu, tôi tự hào về hành động của Adam”.

Phát biểu với các nhà báo hôm thứ Ba, phát ngôn nhân của Vladimir Putin, Dmitry Peskov, nói: “Tôi sẽ nói ngay từ đầu rằng tôi sẽ không bình luận về câu chuyện về con trai của Kadyrov… Tôi không muốn.”

Tù nhân, Nikita Zhuravel, trước đó đã phàn nàn về vụ tấn công với nữ thanh tra nhân quyền của Nga, người cho biết hồi tháng trước rằng cô đã chuyển vấn đề này lên người đồng cấp của mình ở Chechnya.

Đoạn video gây sốc về vụ đánh đập đã khiến một số quan chức ở Mạc Tư Khoa phải lên tiếng chỉ trích hiếm hoi.

Yevgeny Popov, một nghị sĩ thân Putin, mô tả vụ tấn công của con trai Kadyrov là “bất hợp pháp”.

“Bạn không thể đánh người. Điều đó là bất hợp pháp. Hình phạt do tòa án quyết định và chỉ có tòa án quyết định.”

Bình luận về đoạn video, Vladislav Davankov, phó chủ tịch Duma quốc gia, cho biết luật pháp ở Nga “nên được áp dụng như nhau đối với tất cả mọi người”.

Vụ đánh đập Zhuravel là vụ mới nhất trong một chuỗi các vụ vi phạm nhân quyền ở Chechnya, một vùng miền núi nhỏ của Nga mà Kadyrov đã thực hiện bằng nắm đấm sắt. Các cuộc tấn công tương tự trong khu vực đã không bị trừng phạt trong nhiều năm.

Sự thừa nhận hiếm hoi của Mạc Tư Khoa về trường hợp vi phạm nhân quyền này ở Chechnya làm nổi bật sự phức tạp trong mối quan hệ mong manh của Điện Cẩm Linh với Kadyrov.

Putin từ lâu đã ủng hộ sự cai trị độc tài của nhà lãnh đạo Chechnya để duy trì sự ổn định trong khu vực bất ổn. Kadyrov tự mô tả mình là chiến tướng của Putin và đã cử hàng nghìn quân Chechnya đến hỗ trợ Nga xâm chiếm Ukraine.

Tuy nhiên, một số phe phái theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong liên minh của Putin đã bày tỏ sự thất vọng khi Điện Cẩm Linh mất quyền kiểm soát Chechnya và quân đội riêng của Kadyrov.

Đoạn phim cũng xuất hiện trong bối cảnh có những tin đồn dai dẳng trên mạng xã hội về sức khỏe của nhà lãnh đạo Chechnya 46 tuổi.

Tuần trước, Kadyrov đã cố gắng bác bỏ những suy đoán, viết trên ứng dụng nhắn tin Telegram rằng ông “khỏe mạnh và đang sống”.

Suy đoán về tương lai của Kadyrov lần đầu tiên xuất hiện sau khi con trai cả của ông là Akhmat, 17 tuổi, gặp Putin trong một cuộc gặp trực tiếp hết sức bất thường, làm dấy lên tin đồn rằng anh ta đang được chuẩn bị làm người kế nhiệm Kadyrov.

11. Na Uy cam kết viện trợ nhân đạo 92 triệu Mỹ Kim cho Ukraine để đối phó với mùa đông

Na Uy cam kết tài trợ nhân đạo 1 tỷ krone Na Uy hay 92 triệu Mỹ Kim cho Ukraine để giúp nước này vượt qua một mùa đông chiến tranh khác. Chính phủ Na Uy tuyên bố trong một thông cáo báo chí hôm thứ Ba.

Chính phủ cho biết nguồn tài trợ “đang được chuyển thông qua Liên Hiệp Quốc, bao gồm Quỹ Nhân đạo Ukraine và Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế”.

Hỗ trợ chính sẽ được cung cấp cho các tổ chức xã hội dân sự địa phương ở Ukraine cũng như “những người dễ bị tổn thương nhất, trẻ em, người tị nạn và những người phải di dời trong nước, giúp bảo đảm rằng họ có quyền tiếp cận nơi ở, thực phẩm, nước và vệ sinh, giáo dục, y tế, chăm sóc và hỗ trợ tâm lý xã hội, cũng như bảo vệ chống lại bạo lực tình dục và giới tính”, thông cáo báo chí lưu ý.

Việc cung cấp viện trợ đã được công bố tại Hội nghị các quan chức cao cấp nhân đạo (SOM) lần thứ ba của Ukraine ở Oslo, do Na Uy và Liên minh Âu Châu đồng đăng cai.

Liên Hiệp Quốc ước tính “hơn 17 triệu người ở Ukraine đang cần hỗ trợ nhân đạo”, thông cáo báo chí nêu rõ.

Tuyên bố cho biết thêm: “Kể từ khi Nga xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022, Na Uy đã cung cấp hơn 3,5 tỷ NOK (320 Mỹ Kim) hỗ trợ nhân đạo cho Ukraine và hoạt động ứng phó với người tị nạn ở các nước láng giềng”.
 
ĐTGM Gudziak: Nếu Nga hạ vũ khí, chiến tranh sẽ kết thúc. Nếu Ukraine hạ vũ khí, Ukraine sẽ kết thúc
VietCatholic Media
17:56 27/09/2023


1. Một bàn thờ mới cho Đền thờ Đức Mẹ Pompeii

Bên trong một trong tám cột đá cẩm thạch đỡ bàn thờ mới sẽ đặt thánh tích của Chân phước Bartolo Longo, người sáng lập đền thờ.

Naples (trong tiếng Đông Phương là Nea Polis, Thành phố Mới) không hẳn là mới. Nó được thành lập bởi những người định cư Đông Phương vào năm 470 trước Chúa Giêsu. Thật vậy, một trong nhiều lý do thu hút lượng khách du lịch hàng năm đến thành phố Ý này là thành phố cổ Naples, trung tâm lịch sử của nó - một Di sản Thế giới được UNESCO công nhận “lưu giữ dấu ấn của các nền văn hóa nối tiếp xuất hiện ở Âu Châu và thế giới” trong Lưu vực Địa Trung Hải.”

Núi Vesuvius vẫn còn hoạt động nhìn ra thành phố - chính là ngọn núi lửa đã bao phủ các thành phố Rôma gần đó là Pompeii và Ercolano trong tro và dung nham. Theo giải thích của Bret Thomas, “Sự tàn phá quá đột ngột đến nỗi cuộc khai quật của thành phố đã tiết lộ một bức ảnh chụp nhanh về cuộc sống của người Rôma cổ đại bị đóng băng trong thời gian khi thị trấn được các nhà khảo cổ đào ra vào thế kỷ 19”.

Những tàn tích của Pompeii thu hút một lượng du khách ấn tượng hàng năm - vì những lý do hiển nhiên. Đền thờ Đức Trinh Nữ Mân Côi ở Pompeii cũng là một trong những lý do đó.

Đền thờ Pompeii có một lịch sử lâu dài và đầy cảm động. Được xây dựng trên nơi từng là một nhà thờ ở thị trấn nhỏ gần như bị bỏ hoang, đền thờ Đức Trinh Nữ Mân Côi Pompeii hiện là một địa điểm hành hương nổi tiếng, hình ảnh kỳ diệu của Đức Mẹ Mân Côi là đối tượng được tôn kính sâu sắc.

Vào ngày 12 tháng 9, cộng đồng quy tụ tại ngôi đền này đã long trọng cử hành lễ cung hiến bàn thờ mới của họ.

Nghi thức được chủ trì bởi Đức Tổng Giám Mục Pompeii, là Đức Cha Tommaso Caputo.

Bên trong một trong tám cột đá cẩm thạch đỡ bàn thờ mới sẽ đặt hài cốt của Chân phước Bartolo Longo, người sáng lập đền thờ, và của hai vị thánh đã có công trong việc thực hiện sứ mệnh của ngài ở Pompeii: Thánh Ludovico da Casoria và Thánh Caterina Volpicelli.

Đức Tổng Giám Mục Pompeii giải thích: “Vật liệu, màu sắc và trang trí của cách sắp xếp phụng vụ mới hài hòa với bàn thờ mà Chân phước Bartolo Longo đã xây dựng vào năm 1887. Bằng cách này, chúng ta cũng trải nghiệm được sự liên tục với tư tưởng của người sáng lập.”

Trên mặt trước của bàn thờ mới có khắc dòng chữ “Phúc thay ai được mời đến dự tiệc Chiên Con”.

Với cách sắp xếp mới, giờ đây du khách có thể chiêm ngưỡng rõ ràng bức tranh khảm lộng lẫy mà chính Longo mong muốn. Bức tranh khảm mô tả Chiên con khải huyền đăng quang là biểu tượng của Chúa Kitô phục sinh, Đấng chiến thắng tử thần. Chiên Con đang mang Sách Sự Sống được niêm phong – chỉ vào sự mặc khải sắp tới về ý nghĩa của toàn bộ lịch sử, của toàn thể nhân loại và của các linh hồn riêng lẻ.


Source:Aleteia

2. Ủy ban Giám mục Á Căn Đình phản đối sự hỗ trợ kỹ thuật của chính phủ cho những cô gái mại dâm

Trong một bài đăng ngày 20 tháng 9 trên X trước đây gọi là Twitter, Ủy ban Công lý và Hòa bình Quốc gia của Hội đồng Giám mục Á Căn Đình đã yêu cầu hủy bỏ thỏa thuận được đưa ra giữa một cơ quan chính phủ và một hiệp hội “những người bán dâm”, đồng thời cảnh báo rằng thỏa thuận này “không tuân thủ các quy định của pháp luật” theo khuôn khổ pháp lý của chính sách bãi bỏ nô lệ của nhà nước Á Căn Đình.”

Thuật ngữ “bãi bỏ nô lệ” ở đây có nghĩa là nhà nước cam kết xóa bỏ mại dâm. Á Căn Đình đã thông qua luật chống mại dâm và buôn người vào các năm 1913, 1936, 2008 và 2012.

Thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật được thực hiện giữa Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật Quốc gia thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới - và Mạng lưới Người bán dâm Mỹ Châu Latinh.

Ủy ban nhắc lại những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong lời mở đầu cho cuốn sách “Những phụ nữ bị đóng đinh: Sự xấu hổ của nạn buôn người được kể từ đường phố” của Cha Aldo Buonaiuto: “Bất kỳ hình thức mại dâm nào cũng là sự giản lược xuống tình trạng nô lệ, một hành vi tội phạm, một thói xấu đáng ghê tởm.” điều đó nhầm lẫn hành vi giao hợp với việc buông thả bản năng bằng cách tra tấn một người phụ nữ không có khả năng tự vệ.”

Ủy ban nhấn mạnh rằng “tất cả các tổ chức và thực thể của nhà nước Á Căn Đình phải tôn trọng nguyên tắc bãi bỏ mại dâm mà đất nước chúng ta tuân thủ” và chỉ ra rằng luật quy định rằng “bất kỳ hình thức mại dâm nào đều là sự giản lược chế độ nô lệ”.

Ủy ban giám mục giải thích rằng khuôn khổ pháp lý này là bắt buộc đối với tất cả các cơ quan của nhà nước Á Căn Đình.

Khuôn khổ này bao gồm Luật 26.842, phù hợp Công ước Liên Hiệp Quốc về ngăn chặn nạn buôn người và bóc lột mại dâm người khác, và Điều 6 của Công ước Liên Hiệp Quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ.

Theo Điều 75 triệt 22 của Hiến pháp Á Căn Đình, các điều ước quốc tế được nhà nước ký kết có hiệu lực pháp luật theo hiến pháp.

Hơn nữa, ủy ban lưu ý rằng theo Tối Cao Pháp Viện “nhà nước Á Căn Đình đã đảm nhận cam kết quốc gia và quốc tế để thực hiện mọi biện pháp thích hợp nhằm trấn áp mọi hình thức buôn bán phụ nữ và bóc lột mại dâm phụ nữ”.

Do đó, Ủy ban Công lý và Hòa bình đã kêu gọi CONICET “hủy bỏ thỏa thuận nói trên”.

Các Giám Mục tố cáo rằng khoảng cách giữa các tầng lớp xã hội đang ngày càng xa. Một số người kiếm tiền nhanh và dễ dàng, trong khi nhiều người khác lần không ra. Vì thế, chính phủ ngày càng có khuynh hướng khuyến khích mại dâm thay vì dẹp bỏ.

3. Nếu Nga hạ vũ khí, chiến tranh sẽ kết thúc. Nếu Ukraine hạ vũ khí, Ukraine sẽ kết thúc.

Ký giả Gerard O’Connell thuộc tờ American của Dòng Tên ở Hoa Kỳ, đang thường trú tại Rôma, có bài viết nhan đề “Archbishop Gudziak: ‘If Russia puts down arms, the war’s over. If Ukraine puts down arms, Ukraine’s over.’”, nghĩa là “Đức Tổng Giám Mục Gudziak nhận định rằng 'Nếu Nga hạ vũ khí, chiến tranh sẽ kết thúc' Nếu Ukraine hạ vũ khí, Ukraine sẽ kết thúc.”

“Nếu Nga hạ vũ khí, chiến tranh sẽ kết thúc. Nếu Ukraine hạ vũ khí, Ukraine coi như xong”. Đó là điều mà Đức Cha Borys Gudziak, tổng giám mục Công Giáo người Ukraine của Philadelphia và là nhà lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo Ukraine ở Hoa Kỳ, đã nói với tôi trong một cuộc phỏng vấn tại Học viện Giáo hoàng Ukraine của Saint Josaphat ở Rôma vào ngày 14 tháng 9, khi tôi hỏi ngài sẽ làm gì và nói gì với những người ở phương Tây đang kêu gọi chấm dứt việc cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Ngài cũng bày tỏ quan ngại về quan điểm của Đức Thánh Cha Phanxicô liên quan đến Ukraine, nơi có một số bình luận gây tranh cãi của Đức Giáo Hoàng về nước Nga, và đặc biệt là những nhận xét của ngài với giới trẻ Công Giáo Nga vào ngày 25 tháng 8, trong đó ngài ca ngợi Peter Đại đế và Catherine Đại đế. Những nhận xét rằng này vô cùng khó chịu đối với người Ukraine và khiến mức độ nổi tiếng của ngài giảm mạnh từ 64% trước khi chiến tranh bắt đầu vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, xuống chỉ còn có 6% hiện nay.

“Chúng tôi muốn Đức Giáo Hoàng được nhiều người biết đến ở Ukraine, không phải vì một cuộc cạnh tranh về sự nổi tiếng, mà vì người kế vị Thánh Phêrô đại diện cho Tin Mừng. Và chúng ta cần tất cả sự giúp đỡ và tất cả thẩm quyền đạo đức có thể được khai thác để giải quyết những đau khổ không thể tin được mà người dân Ukraine phải chịu đựng ngày nay”, Đức Tổng Giám Mục nói.

Đức Tổng Giám Mục Gudziak, 62 tuổi, đã nói tất cả những điều này sau cuộc họp báo mà ngài đã thực hiện với nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, là Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, khi kết thúc Thượng hội đồng của Giáo hội họ, được tổ chức tại Rôma từ ngày 4 tháng 9 đến 13 tháng 9.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp đón 45 giám mục Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương trong buổi tiếp kiến riêng kéo dài hai giờ vào sáng ngày 6 tháng 9. 16 giám mục từ các quốc gia khác nhau đã phát biểu tại cuộc họp đó, trong đó có Đức Tổng Giám Mục Gudziak; các Tổng Giám Mục từ Ukraine và Brazil; cũng như các giám mục đến từ Ba Lan, Anh, xứ Wales Canada. Đức Tổng Giám Mục Gudziak cho biết họ đã trình lên Đức Thánh Cha “một bức tranh khảm về cuộc sống và nỗi đau của cộng đoàn tôi”.

Khi vị Giám mục đến từ Brazil nói về “ba nguồn gốc nỗi đau của người dân chúng tôi trong cuộc chiến này”, Đức Thánh Cha nói thêm, “Có một nguồn thứ tư: Có một cảm giác giữa những người Ukraine là tôi không ở bên các bạn, nhưng tôi ở bên các bạn. !”

“Tôi muốn bảo đảm với các bạn về tình liên đới của tôi với các bạn và sự gần gũi liên tục trong lời cầu nguyện. Tôi đồng hành cùng người dân Ukraine”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, theo một tuyên bố được đưa ra bởi văn phòng của Đức Tổng Giám Mục ngay sau buổi tiếp kiến.

Các Giám mục Ukraine bày tỏ lòng biết ơn về sự hỗ trợ của quốc tế

“Đức Thánh Cha đã mang đến bản sao của 226 tuyên bố mà ngài đã đưa ra kể từ khi bắt đầu chiến tranh, và chúng tôi cảm ơn ngài vì những tuyên bố này”, Đức Tổng Giám Mục Gudziak nói. “Chúng tôi cũng cảm ơn ngài vì sự ủng hộ của ngài cho việc giải phóng tù nhân chiến tranh và giải phóng những đứa trẻ bị bắt cóc bị cưỡng bức đưa sang Nga.” Những phát biểu của Đức Thánh Cha “luôn luôn là một lời kêu gọi cầu nguyện, và chúng tôi tin rằng nếu không có ân sủng của Thiên Chúa…chúng tôi sẽ không thoát khỏi tình trạng này”.

Hơn nữa, ngài nói: “Chúng tôi rất biết ơn Đức Thánh Cha về bức thư ngài viết cho người dân Ukraine vào ngày 24 tháng 11 năm 2022, chín tháng sau khi chiến tranh bùng nổ. Nó khá độc đáo. Việc Đức Giáo Hoàng của Rôma viết thư cho người dân một quốc gia không phải thường xuyên.”

Ngài cũng bày tỏ lòng biết ơn vì “việc huy động cộng đồng Công Giáo toàn cầu để viện trợ nhân đạo và tiếp nhận những người tị nạn”.

Nói về “vai trò của Tòa thánh trong đời sống giáo hội có cấu trúc của chúng ta”, Đức Tổng Giám Mục Gudziak nhắc lại rằng vào năm 1900, Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Ukraine chỉ có ba giáo phận, mỗi giáo phận có một giám mục, và sau đó dưới chế độ cộng sản “chúng tôi đã phải chịu số phận tuyệt chủng”. Tuy nhiên, “nhờ sự hỗ trợ của Rôma”, giáo hội hiện có 37 giáo phận và tổng giáo phận và 56 giám mục, “bất chấp nỗ lực nhằm đè bẹp giáo hội của chúng tôi”. Ngài nói thêm rằng 1.000 sinh viên Ukraine đã được Tòa Thánh tài trợ để học tập tại Rôma trong 30 năm qua và nhiều giám mục tại Thượng Hội đồng đã nhận được học bổng từ Tòa Thánh và các cơ quan Công Giáo.

Ngài cũng nói rằng Đại học Công Giáo Ukraine ở Lviv, nơi ngài đã giúp thành lập và là nơi ngài làm hiệu trưởng từ năm 2002-2012, “sẽ không thể tưởng tượng được nếu không có sự tham gia của các cơ quan Công Giáo”.

Ngài nói: “Ngày nay nó là mô hình giáo dục đại học ở Ukraine”. “Tổng thống Zelenskiy đến vào tháng Giêng và nói chuyện với hiệu trưởng, và một tuần sau, Tổng thống gọi lại và hỏi liệu ông ấy có muốn làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục hay không vì Tổng thống nói, 'Tôi muốn toàn bộ hệ thống giáo dục của chúng ta giống như vậy.'“

Tác động của những bình luận của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Ukraine

Đức Tổng Giám Mục Gudziak nói rằng vì tất cả những lý do này “sự hiệp thông Công Giáo của chúng ta có ý nghĩa cả thế giới đối với chúng tôi, và Đức Thánh Cha là đại diện cho sự hiệp thông đó”.

Ngài nói: “Đó cũng là lý do tại sao, khi có sự mơ hồ trong thời điểm đau khổ tột cùng, thì người dân Ukraine lại bị mất cân bằng”. “Đây không phải là một câu hỏi lý thuyết: Mọi người đang bị giết, mọi người đang chết và họ đang chết vì một ý thức hệ đế quốc.” Ngài nói thêm, “Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên án ý thức hệ đế quốc đó trước sự hiện diện của chúng tôi…. Vì vậy, chúng tôi hy vọng sẽ tiến về phía trước.”

Khi được hỏi liệu Đức Thánh Cha Phanxicô có thực sự hiểu tình hình Ukraine hay không, Đức Tổng Giám Mục Gudziak nói: “Tôi nghĩ vậy. Nó khá rõ ràng.”

Khi tôi hỏi ngài đã rút ra được điều gì từ cuộc gặp thượng hội đồng với Đức Thánh Cha Phanxicô, vị tổng giám mục nói: “Nó hoàn toàn tự do. Nó không có kịch bản. Có một cảm giác biết ơn vì Đức Thánh Cha đã lắng nghe. Và có cảm giác rằng chúng tôi đã cùng nhau làm, giống như một bức tranh khảm, thể hiện những gì mọi người của chúng tôi cảm nhận.”

Ngài nói thêm: “Cá nhân tôi tin rằng Đức Thánh Cha đã đặt trái tim mình đúng chỗ, đặc biệt là khi ở bên các nạn nhân và nỗi đau khổ của người dân. Và chúng tôi hy vọng rằng sự rõ ràng của tội ác này có thể được làm rõ hơn…sự hiểu biết rằng chúng ta đang đối phó với một hệ thống giết người có mục đích rõ ràng và đã chứng minh được các phương pháp cũng như kết quả của nó. Và không thể chấp nhận được điều đó.”

Các giám mục Ukraine yêu cầu viện trợ bổ sung của Tòa Thánh

Khi tôi hỏi Đức Thánh Cha Phanxicô hoặc Tòa thánh có thể làm gì hơn nữa để giúp đỡ Ukraine, Đức Tổng Giám Mục Gudziak đã đề cập đến “một số điều mà chúng tôi đã thảo luận trực tiếp”. Ngài cho biết ngài đã yêu cầu Đức Thánh Cha “thành lập một loại ủy ban đặc biệt để điều phối các nguồn lực Công Giáo toàn cầu cho việc trị liệu tâm linh, tâm lý và thể chất cho các nạn nhân của cuộc chiến này”.

Ngài giải thích rằng ngài vừa trở về từ Ukraine, nơi ngài đã đến thăm Oleg Tsunovsky, một sinh viên tốt nghiệp trường Cao đẳng Saint Josaphat, người hiện đang ở trong một cơ sở lắp chân tay giả, đây là một quá trình rất phức tạp. Ngài cho biết, theo một ước tính, có khoảng 20.000 người ở Ukraine cần chân hoặc tay giả, nhưng chỉ có 20 chuyên gia được công nhận về chân giả ở Ukraine và 3 chuyên gia về cánh tay giả. Trong chuyến thăm của mình, Đức Tổng Giám Mục Gudziak đã gặp một nhóm chuyên gia từ khu vực Washington đã đến giúp đỡ; năm người trong số họ đã dành hai tuần ở cơ sở này. Họ tăng gấp đôi tốc độ của quy trình, vì vậy thay vì thực hiện 23 thao tác mỗi tháng, giờ đây họ có thể thực hiện 45 thao tác. Ngài nói: “Loại chia sẻ đó có thể xảy ra. Mọi người muốn làm điều đó. Nhưng cần phải có một nỗ lực phối hợp. Và tôi nghĩ đây là điều mà Đức Thánh Cha có thể làm và muốn làm.”

Ngài nhắc lại rằng năm tới là năm kỷ niệm 30 năm giải trừ vũ khí hạt nhân của Ukraine. “Tôi đã yêu cầu Đức Thánh Cha triệu tập các trí thức, trường đại học và phong trào Công Giáo như Sant'Egidio, Hiệp thông và Giải phóng và những người khác để suy ngẫm về mặt thần học và tâm linh trong năm tới về hành động giải trừ vũ khí mang tính tiên tri này mà Ukraine đã dám thực hiện”.

Ngài cho biết Thượng Hội đồng có “các yêu cầu khác đang chờ giải quyết” tại Tòa thánh “liên quan đến việc thành lập các cơ cấu”. Chẳng hạn, ngài nói, “chúng tôi có 40 giáo xứ ở Tây Ban Nha. Đã đến lúc thành lập một giáo phận ở đó chưa?” Ngài nói rằng “thông thường, chính Tòa thánh, Đức Giáo Hoàng, sẽ phá vỡ sự phản kháng của giáo phận Latinh địa phương trong việc thành lập một Giáo phận Công Giáo Đông phương, không chỉ Công Giáo Ukraine, mà còn cả Melkite và Maronite.”

'Ai đó phải là nhà tiên tri'

Đức Tổng Giám Mục Gudziak cũng bày tỏ mối quan ngại của các giám mục Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, một mối quan ngại được chia sẻ ở Rôma:

Chúng tôi quan tâm, thực sự quan tâm đến Tin Mừng của Chúa Kitô giữa người dân Nga. Làm sao mà lại đến nông nỗi là không một ai trong số 400 giám mục Chính thống ở Nga lên tiếng phản đối cuộc chiến này? Tôi nghĩ làm sao Thượng phụ Kirill lại nhắc lại lời kêu gọi mọi người ủng hộ cuộc chiến này? Làm thế nào mà 700 hiệu trưởng cao đẳng và đại học ở Nga lại ký văn bản ủng hộ chiến tranh? Làm sao mà trong số 40.000 linh mục và phó tế của Giáo hội Chính thống Nga trên toàn cầu chỉ có 300 người ký đơn thỉnh nguyện phản chiến; ít hơn 1 phần trăm? Ngài thừa nhận rằng một số người đang ở trong tù, “nhưng hầu hết những người đã lên tiếng đều ở nước ngoài. Một số trong số đó đã bị tê liệt hoặc bị xử phạt. Nhưng phải có ai đó là nhà tiên tri chứ.”

Tôi đã hỏi Đức Tổng Giám Mục ngài sẽ trả lời thế nào trước những người ở phương Tây kêu gọi chấm dứt cung cấp vũ khí cho Ukraine. Ngài trả lời rằng “trong thế kỷ 20, 15 triệu người Ukraine đã thiệt mạng vì chiến tranh, Đức Quốc xã, sự đàn áp của Liên Xô, nạn đói giả tạo, v.v. Khi người Ukraine nói về khả năng xảy ra nạn diệt chủng, điều đó dựa trên kinh nghiệm rõ ràng, có trong lịch sử của quốc gia của mọi gia đình ở Ukraine.”

“Nếu Nga hạ vũ khí, chiến tranh sẽ kết thúc. Nếu Ukraine hạ vũ khí, Ukraine coi như xong”.

Ngài nhấn mạnh rằng: “Cuộc xâm lược của Nga là nhằm loại bỏ Giáo Hội Công Giáo Ukraine”. “Điều đó đã xảy ra vào thế kỷ 18, 19 và 20, và bây giờ nó đang xảy ra.” Ngài nhắc lại rằng hai linh mục người Ukraine, Ivan Levistskyi và Bohdan Heleta, đều thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, đã bị bắt cóc. “Không ai biết các ngài ở đâu, tình trạng hiện tại của các ngài ra sao.”

Ngài nói thêm, ngày nay “ở vùng viễn đông của khu vực Donetsk bị Nga xâm lược, không một linh mục Công Giáo nào còn hoạt động, cả Công Giáo Đông phương lẫn Công Giáo Latinh”. Vì vậy, ngài nói, “văn hóa, ngôn ngữ, đời sống tinh thần của chúng tôi, tư cách nhà nước của chúng tôi sẽ bị loại bỏ dưới sự xâm lược của Nga. Chúng tôi đã thấy Bucha, Borodyanka, Irpin, và ở mọi nơi mà sự xâm lược của Nga xảy ra và bị đẩy lùi, đều có những tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người.”

Cuối cùng, vị Tổng Giám Mục nhắc lại rằng: “Nếu Nga hạ vũ khí, chiến tranh sẽ kết thúc. Nếu Ukraine hạ vũ khí, Ukraine coi như xong”.


Source:americamagazine.org