Ngày 28-09-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Cãi cha mẹ
Lm Vũdình Tường
05:45 28/09/2017
Bình thường người ta có thể đoán biết tình cảm con người thể hiện qua khuôn mặt, tuy nhiên trong nhiều trường hợp người ta có thể dấu tình cảm trong lòng và người ngoài không thể đoán biết. Đôi khi trong lòng nổi sóng nhưng người ta dấu làm như cuộc sống bình thường, phẳng lặng. Dụ ngôn người cha nói với hai con đi làm vườn nho cho ông. Một người đáp lại thưa Ngài tôi sẽ đi nhưng cuối cùng không đi; người con kia cãi lời không đi nhưng sau đó nghĩ lại anh ta đi làm theo í cha mình. Dụ ngôn đưa ra hai trường hợp, hai lối sống đối nghịch nhau của hai người con.

Trường hợp một: hứa làm nhưng không làm cho thấy rõ ràng anh ta không có í định thực hiện điều hứa với cha. Anh gọi cha mình là Ngài không biết với dụng í gì? Rất có thể cha anh thuộc hàng lớp danh vọng trong xã hội và được mọi người coi là Ngài. Cũng có thể khi đáp lại cha anh, anh đặt mình vào vị trí người làm công trong nhà đối đáp với ông chủ. Cũng có thể tình cảm anh dành cho cha không được đầm ấm, nguội lạnh nên anh đối xử với cha mình như người ngoài. Chúng ta chỉ có thể đoán biết qua cách đối đáp và lời hứa suông, hứa mà không có í thực hiện. Trường hợp thứ hai người con kia thẳng thắn trả lời cha ‘con không đi’. Khi nghe thế hẳn người cha rất buồn lòng vì con cãi cha. Sau đó anh bỏ đi và hồi tâm lại, anh âm thầm thực hiện điều cha anh yêu cầu.

Dụ ngôn thể hiện hai lối sống trái nghịch nhau: lối sống biết hồi tâm và lối sống buông thả. Sống buông thả nên coi lời hứa nhẹ như gió thoảng; coi thường lời hứa với cha mẹ. Hứa cho có, cho xong qua lúc đó rồi thôi, thể hiện lối sống nông nổi, lang bang, không có chiều sâu. Sống theo thời trang là lối sống bận rộn bởi phải chạy đua với thời trang mới nên không còn giờ cho cuộc sống tâm linh. Cái mới mẻ, bắt mắt và cảm thấy như thế là hãnh diện, tự hào về hiểu biết của mình. Giầu kinh nghiệm thương trường, cập nhật tin tức, nhiều kiến thức thích hợp cho thời buổi khoa học, kĩ thuật. Những kiến thức trên không phải là ơn khôn ngoan cần thiết cho cuộc sống. Thiếu ơn khôn ngoan cuộc sống tâm linh trống rỗng, nghèo nàn cuộc sống nội tâm và khi vấp ngã khó đứng dậy bởi thiếu chiều sâu nội tâm là sức mạnh tiềm ẩn nhưng rất quan trong cho cuộc sống. Lối sống biết hồi tâm là lối sống có chiều sâu, dùng ơn khôn ngoan để sống. Ơn này chỉ có thể tìm thấy qua biết hồi tâm, xét mình, tự kiểm điểm lối sống để học hỏi, tìm tòi mong tránh điều sai trái. Hồi tâm để tìm hiểu, học hỏi chân giá trị của những gì mắt thấy, tai nghe. Hồi tâm giúp ta nhìn thấy giá trị tâm linh mà mắt thường không thể nhìn thấy và điều này rất bổ ích cho đường tâm linh. Khi áp dụng hồi tâm vào việc cầu nguyện chúng ta sẽ nhận biết rất nhiều điều thú vị mà trước đây chỉ nghe đến hay đọc qua mà không bao giờ được nếm thử. Chỉ có hồi tâm mới giúp cảm nhận được những hương vị tuyệt diệu của cuộc sống tâm linh. Tâm hồn họ bình thản trước sóng gió và khi vấp ngã họ có sức mạnh, mau chóng đứng lên tiếp tục tiến bước.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Gia đình Thánh
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
15:31 28/09/2017
Lễ Thánh Têrêxa Hài Đồng

Năm 1925, nhân dịp phong Thánh cho Têrêxa, Đức Hồng Y Pacelli (sau này là Đức Giáo Hoàng Piô XII) đại diện Tòa Thánh sang Pháp làm phép đền thờ kính Thánh nữ tại Lisieux. Ngài đã nói: “Hỡi Thánh nhỏ, Người lớn lắm, ngay lúc này đây, từ đầu thế giới này sang đầu thế giới kia, con cái của Người nhiều như cát biển sao trời. Bốn vị Giáo hoàng đã quỳ cầu khẩn dưới chân Người, các nhà tiến sĩ luật học đã trở lại thiếu thời vì học với Người... Xin Người hãy mưa hoa hồng xuống nữa, xuống thế giới chúng tôi... Hỡi Thánh nhỏ, Người lớn lắm”.

Đức Giáo Hoàng Piô X đã chỉ vào chân dung Têrêxa và nói: “Đây là vị Thánh lớn nhất thời hiện đại”.

Chính lòng yêu mến Chúa và con đường nhỏ đã đưa Têrêxa lên thành một vị thánh lớn.

1.Bậc Thầy của Giáo Hội.

Sau 28 năm từ trần, Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã được Giáo Hội phong thánh năm 1925. Hai năm sau, Ngài được chọn làm bổn mạng các xứ truyền giáo cùng với thánh Phanxicô Xaviê. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nâng Ngài lên hàng Tiến Sĩ Hội Thánh vào ngày 19 tháng 10 năm 1997. Như vậy, Giáo Hội tuyên phong thánh Têrêxa là bậc thầy trong đời sống đức tin và là bậc thầy trong nghệ thuật truyền giáo.

Tại sao một Nữ Tu nhà kín suốt đời sống trong bốn bức tường tu viện mà lại được Giáo Hội tôn lên Bậc Thầy như thế? Suốt đời, Têrêxa không đi đâu cả, 15 tuổi đã vào dòng kín. Vị Nữ Tu trẻ tuổi qua đời lúc mới 24 tuổi, sau 9 năm vào dòng Cát Minh. Một Nữ Tu Dòng Kín chẳng đi đâu, chẳng nói với ai, thế mà Giáo Hội tôn phong là Tiến sĩ và Bổn mạng các xứ truyền giáo?

Thánh Têrêxa trở thành Bậc Thầy của Giáo Hội chính là vì Ngài đã sống trọn vẹn tình yêu và đi bằng con đường thơ ấu thiêng liêng.

2.Yêu mến Chúa

Thánh Têrêxa hết lòng yêu mến Chúa. Ngài luôn tâm niệm: “Lạy Chúa, con yêu mến Chúa; vâng, con yêu mến Chúa”. Ngài yêu mến Chúa thiết tha, mãnh liệt và rất tự nhiên, thật đơn sơ. Ngài yêu Chúa như một trẻ thơ yêu cha mẹ, rất hồn nhiên trong sáng. Ngài tâm đắc những lời Chúa Giêsu nói về các trẻ em: “Cứ để mặc trẻ em, đừng ngăn cấm chúng đến với Thầy, vì Nước Trời là của những ai giống như chúng.” (Mt 19,14); “Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất trong Nước Trời.” (Mt 18,3).

Khi đọc thư thánh Phaolô, Têrêxa khám phá ra điều này: Giữa lòng Giáo Hội có một trái tim rực cháy tình yêu. Nếu không có tình yêu, các Tông đồ sẽ không ra đi loan báo Tin Mừng; nếu không có tình yêu, các vị Tử đạo đã chối từ đổ máu. Cho nên tình yêu là tất cả. “Tôi cảm thấy tình yêu thấm vào trái tim tôi. Tôi cảm thấy cần phải quên mình để làm đẹp lòng tha nhân. Và kể từ đó, tôi sống hạnh phúc”. Và Ngài còn nói thêm: Giữa lòng Hội Thánh tôi sẽ là tình yêu. Vì thế tôi sẽ là tất cả.

Têrêxa đã sống và âm thầm loan truyền sứ điệp của mình là yêu và chấp nhận được yêu. Càng ngày càng trở nên nhỏ bé để được Thiên Chúa bồng bế trên tay Người. Đời sống tận hiến làm hy lễ tình yêu lân tuất của Thiên Chúa. Tận tụy làm vinh danh Giáo Hội bằng cách cứu vớt các linh hồn. Têrêxa đã sống một tình yêu mãnh liệt đối với Thiên Chúa, đối với tất cả mọi người. Têrêxa cầu nguyện: "Lạy Chúa Giêsu, con mong ước được yêu mến Chúa như chưa từng bao giờ Chúa được yêu mến như thế. Con ước mong làm cho mọi người cũng yêu mến Chúa như thế ". Biết mình nhỏ bé, Ngài luyện tập những nhân đức bé nhỏ. Thích âm thầm chuyên lo làm vui lòng Chúa bằng những hy sinh nhỏ mọn mà chỉ một mình Chúa biết. Ngài không bỏ qua một dịp hy sinh nào có được và cố gắng làm cho đời mình thành một cuộc tử đạo vì tình yêu Chúa. Chẳng hạn: uống thuốc đắng từng giọt để "kéo dài một việc hãm mình nhỏ mọn"; trong công việc chung, chọn những phần khó nhọc hơn, hay khi trời nóng “chọn nơi ngồi bất tiện hơn cho mình để dành chỗ mát mẻ cho chị em”; chấp nhận cho kẻ khác đến quấy rầy mình; tránh tìm kiếm tiện nghi... Có tình yêu thì việc nhỏ sẽ trở thành việc có giá trị lớn. Thánh Nữ gọi làm những việc như thế là "tung hoa" cho Chúa: "Vâng lạy Đấng lòng con yêu mến, cuộc đời con sẽ tiêu hao như vậy đó ... Con không có phương pháp nào khác để minh chứng với Chúa tình yêu của con ngoài việc tung hoa, nghĩa là không để mất một hy sinh nhỏ nào, một cái nhìn nào, một lời nói nào; con sẽ lợi dụng tất cả mọi việc nhỏ nhặt nhất và làm chúng với cả một tâm tình yêu mến... Con muốn chịu đau khổ vì yêu mến, như vậy con sẽ tung hoa trước ngai Chúa; hễ gặp bất cứ bông hoa nào là con cũng rứt cánh dâng cho Chúa ... rồi tay thì tung hoa, miệng thì ca hát (làm sao có thể khóc được khi làm một việc vui như thế), và con sẽ hát ngay cả khi phải hái những bông hoa giữa gai góc, mà gai góc càng dài càng đâm đau bao nhiêu, tiếng hát của con càng du dương bấy nhiêu.... Ôi Giêsu của con, con mến Chúa, con yêu Giáo Hội Mẹ con; con nhớ rằng "hành động nhỏ bé nhất mà do tình yêu tinh tuyền sẽ có ích hơn là tất cả những công trình khác hợp lại với nhau' (Thủ bản Tự Thuật).

Chính tình yêu Chúa đã chắp cánh cho Têrêxa đi khắp nơi và nói chuyện với mọi người. “Tôi muốn sống cả thời gian trên thiên đàng để làm ích cho dưới thế”;“Tôi sẽ làm mưa xuống những trận hoa hồng”;“Sứ mệnh của tôi là mến yêu”.Tình yêu không đi bằng bước chân nhưng đi bằng trái tim. Tình yêu không nói bằng lời nhưng bằng cầu nguyện. Thiên Chúa đã ban cho Têrêxa một huyền nhiệm về tình yêu. Têrêxa đã đến với mọi người, đến với mọi trái tim bằng tình yêu.

3.Con đường thơ ấu thiêng liêng

Têrêxa yêu mến Chúa với một tâm hồn trẻ thơ. Suốt cuộc đời, Ngài đã sống như một trẻ thơ và giữ một tâm hồn thơ trẻ đối với Chúa. Chính điều đó đã làm cho Ngài nên cao trọng.

Chẳng bao lâu, sau khi Têrêxa qua đời, tiếng tăm của Ngài đã vang lừng khắp Giáo Hội, làm dấy lên một phong trào rầm rộ những người đi theo "con đường thơ ấu thiêng liêng" của Ngài. Đó là một trong những "trường tu đức" (linh đạo) quan trọng nhất của Giáo Hội thời hiện đại.

Theo thánh Nữ, làm thánh không phải là những chuyện phi thường mà đơn giản chỉ là chấp nhận để Thiên Chúa yêu thương mình. "Con đường thơ ấu thiêng liêng" là một sứ điệp phù hợp với thời đại, nhất là với giới trẻ. Thánh Têrêxa đã khám phá lại chân lý trọng tâm của Phúc Âm, đó là: trong Đức Giêsu Kitô, chúng ta được làm con cái Thiên Chúa, và chúng ta phải yêu mến Cha chúng ta trên trời như những đứa con thảo đầy tin tưởng và phó thác. Thánh Têrêxa bám chắc vào giáo lý này với tất cả sức lực của Ngài và cố gắng thực hành nó gần như sát mặt chữ. Sống thật sự như trẻ thơ là cách chắc chắn nhất, đơn giản nhất để làm đẹp lòng Chúa Cha. Ngài vui mừng vì mình bé nhỏ bởi vì Chúa Giêsu đã dạy chỉ các trẻ em và những ai giống như chúng mới được vào Nước Trời. Đứa bé càng nhỏ, càng yếu đuối thì lại càng phải và có thể cậy dựa vào lòng thương xót, sự giúp đỡ và chăm sóc tận tình của cha mẹ và những người khác chung quanh. Áp dụng "phương pháp lên trời" hay sử dụng "chiếc thang máy", thánh Têrêxa không cần phải tìm kiếm những việc cao siêu, to tát, nổi bật, chỉ cần rèn luyện cho mình thái độ làm con, và làm con bé nhỏ của Cha trên trời, ấy là hết lòng yêu mến, tin tưởng, phó thác. Mọi sự đều để mặc Cha lo, dù đầy khuyết điểm hay tội lỗi cũng không sợ! Càng tiến sâu vào con đường này, Ngài càng được tình yêu Chúa chiếm đoạt trọn vẹn hơn. Thánh nhân đưa tình yêu đó thấm nhuần mọi việc làm, mọi khó khăn thử thách gặp phải, mọi sự khó chịu của cuộc sống chung. Biến tất cả thành những lễ vật dâng lên Chúa. Thánh Têrêxa đã đưa lý tưởng nên thánh đến gần và vừa tầm với mọi người.

Trẻ thơ hoàn toàn tín thác vào cha mẹ. Trẻ thơ không biết phân biệt thân thù. Người lớn không thể trở nên như trẻ thơ về phương diện thân xác, nhưng có thể trở nên như trẻ thơ về phương diện tinh thần. Đó là điều kiện cần và đủ để được vào Nước Thiên Chúa. Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô: “ Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể thấy Nước Thiên Chúa nếu không được sinh ra một lần nữa bởi ơn Trên” (Ga 3,3). “Sinh ra một lần nữa bởi ơn Trên” có nghĩa là con người cần phải “lột xác” để trở nên như một trẻ thơ, một người bé mọn. Chúa Giêsu đã từng nói, chỉ có người bé mọn mới nhận được ơn mạc khải chân lý của Thiên Chúa: “ Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mạc khải cho những người bé mọn” (Mt 11,25). Khi các môn đệ hỏi: “Ai là người lớn nhất trong Nước Trời?”, Chúa Giêsu đã trả lời: “Thầy bảo thật anh em: Nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất trong Nước Trời” (Mc 18,3-4). Trẻ nhỏ không có những tham vọng danh lợi, quyền bính, dục tình, không có những mưu mô thủ đoạn…Vì thế, trẻ nhỏ không có tội lỗi. Trẻ nhỏ không có tính kiêu ngạo. Trẻ nhỏ đơn sơn thánh thiện. “Người ta càng gần Chúa, càng hóa đơn sơ”.

4. Gia đình Thánh

Vào những ngày cuối năm 1872, bà Zélie Guérin chờ đứa con thứ chín của mình ra đời trong lo âu. Vì hiện tại bà chỉ còn 4 cô con gái, do 2 con trai và 2 con gái đã chết lúc còn rất nhỏ. Ngày 2 tháng 1 năm 1873, nỗi lo lắng đã trở thành niềm vui hân hoan, khi con trẻ ra đời mạnh khỏe và xinh xắn, gương mặt thánh thiện. Cả nhà gồm hai vợ chồng và bốn người con gái là Marie, Pauline, Léonie, Céline đứng chung quanh chiếc nôi của em bé vừa mới chào đời, vui sướng vỗ tay. Họ nhất trí đặt tên cho bé là Têrêxa. Hai ngày sau, em bé được lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy tại nhà thờ Đức Bà và Marie, người chị cả làm vú đỡ đầu.

Lúc sinh thời, Thánh Têrêxa đã vẽ một họa tiết gồm hai bông hồng và năm cánh huệ, ghép vào Thánh Giá Chúa Kitô trên chiếc áo choàng biếu mẹ Zélie. Hai bông hồng tượng trưng cho song thân là Ông Louis Martin và Bà Zélie Guérin. Năm bông huệ trắng là năm con gái: bốn người là nữ tu Dòng Kín Carmel (Lisieux) và một Dòng Đức Bà Thăm Viếng (Le Mans). Một gia đình thánh thiện tuyệt vời. Để dạy cho các con của mình biết sống đời sống đạo tốt lành và đạo đức, ông Louis Martin và bà Azélie Guérin luôn làm gương sáng.

Mọi người Kitô hữu đều được mời gọi nên thánh. Đó là một ơn gọi rất cao cả như lời Chúa Giêsu: "Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Ðấng hoàn thiện" (Mt 5,48). Công Ðồng Vatican II cũng lập lại ý tưởng đó: "Mọi Kitô hữu, dù ở địa vị nào, bậc sống nào, đều được Chúa kêu gọi đạt tới sự trọn lành thánh thiện như Chúa Cha trọn lành, tùy theo con đường của mỗi người" (GH 11.3). Trong các thư của Thánh Phaolô, ngài gọi các tín hữu là những vị thánh. Qua Bí Tích Rửa Tội, mọi tín hữu được tham dự vào sự thánh thiện của Thiên Chúa. Thánh Gioan Phaolô II nói rằng: thành công đẹp nhất của một cuộc đời là sự thánh thiện. Tin Chúa, yêu Chúa và sống theo lời Chúa dạy qua Tám Mối Phúc Thật, mọi tín hữu sẽ nên thánh.

Thư Mục Vụ Năm Đức Tin HĐGMVN hướng dẫn các gia đình: “Trong suốt lịch sử mấy trăm năm của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam, gia đình vẫn là cái nôi thông truyền đức tin cho con cái, là trường dạy giáo lý đầu tiên cho thế hệ trẻ, là nơi đào tạo những Kitô hữu vững mạnh trong đức tin và gương mẫu trong đời sống đạo đức. Ngày nay, dù phải đối diện với nhiều lo toan trong cuộc sống, xin anh chị em cố gắng duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp này của gia đình Công Giáo. Hãy xây dựng gia đình mình thành ngôi nhà thờ phượng Chúa, trường dạy đức tin, và mái ấm tình thương. Đây là phương thế cụ thể và hữu hiệu nhất để anh chị em góp phần vào công cuộc Tân Phúc Âm hoá mà Chúa Giêsu đã trao phó cho Giáo Hội và từng người chúng ta.” (số 9).

Gia đình thật quan trọng. Chính gia đình quyết định tương lai của trẻ thơ. Gia đình là vườn ươm. Hạt giống tuổi thơ lớn mạnh được là nhờ vườm ươm có đầy đủ nước, phân bón và sự ân cần chăm sóc.Gia đình là bầu khí quyển. Bầu khí có trong lành thì trẻ thơ mới phát triển được mọi mặt. Gia đình là con đường. Đường có ngay thẳng có định hướng thì tương lai trẻ mới tươi sáng không đi vào ngõ cụt cuộc đời.Từ mái ấm gia đình, cha mẹ con cái siêng năng tham dự Thánh Lễ, chuyên chăm Kinh Nguyện tại gia, biết dùng Lời Chúa làm ánh sáng soi đường chỉ lối, luôn sống hoà thuận yêu thương nhau, thì “Đây là phương thế cụ thể và hữu hiệu nhất để anh chị em góp phần vào công cuộc Tân Phúc Âm hoá mà Chúa Giêsu đã trao phó cho Giáo Hội và từng người chúng ta”. Gia đình là nơi trẻ em và thanh thiếu niên hấp thụ nền giáo lý chân chính từ cha mẹ. Công đồng Vaticanô II mong muốn các bậc cha mẹ là những người đầu tiên ”dùng gương lành và lời nói,truyền dạy đức tin cho con cái” (Hiến chế tín lý về Giáo hội số 11).Gia đình chu toàn được sứ mệnh cao cả này nhờ yêu thương,cùng nhau học hỏi và cầu nguyện để hạt giống đức tin được triển nở (Sắc lệnh tông đồ giáo dân số 11).Cha mẹ chăm lo giáo dục nhân bản và giáo dục tâm linh cho con cái.Với con cái, cha mẹ là những sứ giả đầu tiên của Chúa (GLTC # 2225). Hạt giống đức tin nơi trẻ em được gieo và chăm sóc trong môi trường gia đình sẽ phát triển thành cây đức tin.Gia đình là vườn ươm, là thửa đất tốt. Dạy giáo lý như cung cấp chất dinh dưỡng. Tuỳ theo mức độ hấp thụ, tuỳ theo thời điểm, cây đức tin nơi đứa trẻ sẽ phát triển và đơm bông kết trái. Dạy giáo lý tại gia đình, cha mẹ góp phần với Hội Thánh trong sứ vụ đào tạo đức tin cho con cái.

Con đường nên thánh của Têrêxa khởi đi từ Phúc Âm. Con đường tu đức theo hạnh “trẻ thơ” phù hợp với hết mọi gia đình Công Giáo. Nhiều người đã đi và đã nên hoàn thiện đời mình. Nhiều gia đình đã sống và làm cho mọi thành viên trở nên thánh thiện tốt lành.


 
Chúa Nhật XXVI Thường Niên -A-
Lm Jude Siciliano OP
15:36 28/09/2017
Êzêkien 55:6-9; Tv. 24; Philipphê 2: 1-11; Mátthêu 21: 28-32

Trong bối cảnh câu chuyện phúc âm hôm nay có sự căng thẳng. Chúa Giêsu ở trong một hoàn cảnh chống đối. Sau khi Ngài vào thành Giêrusalem một cách vinh quang, Ngài lên ngay Đền Thờ và đuổi các người buôn bán trong sân ra (21: 12-14). Hành động đó, và việc dân chúng hoan hô Ngài lúc vào thành làm cho câc thượng tế và kỳ mục cảm thấy nhục nhã. Ngay trước đoạn phúc âm hôm nay các thượng tế và kỳ mục đến gần Chúa Giêsu và hỏi "ông lấy quyền nào mà làm các điều đó?" (21:23). Rồi bắt đầu từ đoạn phúc âm hôm nay sự chống đối tiếp tục.

Trước đó trong phúc âm thánh Mátthêu, Chúa Giêsu dạy về việc thi hành thánh ý Thiên Chúa là điều rất quan trọng để được vào Nước Trời. Ngài nói "không phải bất cứ ai thưa 'lạy Chúa, lạy Chúa' là được vào Nước Trời cả đâu. Đó chỉ là lời nói, nếu không có việc làm đi đôi với lời nói". Nếu Chúa Giêsu là "Chúa" chúng ta, thì chúng ta phải diễn tả trong đời sống sự kính trọng Thiên Chúa trong việc phục vụ kẻ khác. Việc làm phải đi đôi với lời nói. Với những người hỏi Chúa Giêsu về quyền của Ngài, dụ ngôn nhấn mạnh sự quan trọng về việc không những chỉ nói mà thôi, mà phải thi hành ý muốn của Thiên Chúa. Ông Gioan Tẩy Giả dạy về đức tin và hành động là "đường lối công chính". Ông Gioan loan báo Nước Trời sẽ đến và kêu gọi dân chúng hãy hành động theo điều đó là làm "việc tốt lành".

Ông Gioan thách đố các lãnh đạo tôn giáo Do thái và những người theo họ hãy dấn thân vào việc làm. Họ phải nhận giao ước của Thiên Chúa, và thưa "vâng" với Thiên Chúa. Nhưng họ đã không làm theo điều đó. Thiên Chúa trung tín với phần của Ngài trong Giao Ước, nhưng dân chúng thì không trung thành. Chúa Giêsu bị xem là bạn bè của các "người thu thuế và phường đỉ điếm". Và bây giờ những người đó bị những người sùng đạo cho là phường tội lỗi. Người thu thuế và phường đỉ điếm trước đã thưa "không" với Thiên Chúa, bây giờ họ đã sám hối. Họ đã chấp nhận lời giảng dạy của ông Gioan, và đã thay đổi đời sống họ. Họ không như những người lãnh đạo tôn giáo là con cái đầu lòng, tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa nhưng từ chối không chấp nhận sự mặc khải của Thiên Chúa và thánh ý Ngài qua Chúa Giêsu.

Tôi muốn cẩn trọng trong việc gọi các lãnh đạo tôn giáo Do thái hay các người theo họ là kẻ dử. Vì trong một khung cảnh ngoại đạo và không sốt sắng, họ đã làm hết sức họ để gìn giữ đức tin của các tiền bối. Và việc họ làm là tuân giữ lề luật và truyền thống đã giao cho họ. Trong việc họ cố gắng gìn giữ đúc tin của họ và truyền lại cho thế hệ sau, hãy nghỉ xem họ sẽ nói về Chúa Giêsu thế nào. Chúa Giêsu là một người rao giảng từ một vùng quê, xứ Galilê nơi người ta sống đạo chưa tốt. Trong khi Ngài làm nhiều phép lạ, người ta cũng biết Chúa Giêsu là người không giữ lề luật, như việc giữ ngày Sa-bát. Nhũng người theo Chúa Giêsu là những người đơn sơ, dân đồng ruộng và là những phường tội lỗi tiếng tăm đã trở lại như các người thu thuế và phường đỉ điếm. Vì thế các người ngoan đạo là một thách đố cho Chúa Giêsu. Theo họ nghĩ thì Chúa Giêsu là một người rao giảng không biết kính trọng và thách đố niềm tin truyền thống xuất phát từ "miền núi đồi ở phía bắc là đất dân ngoại, Galilê".

Nhưng, cộng đoàn thánh Mátthêu không tránh khỏi điều đó. Họ là những người Do thái trở lại và đã thưa "vâng" với Chúa Kitô. Họ hăng hái trong đức tin của họ, nhưng sau đó có thể họ bỏ đi, hay quên hẳn lời Chúa Giêsu dạy để theo một đời sống an toàn hơn không xứng hợp với những đòi hỏi của phúc âm. Chúng ta không thể chỉ thưa "vâng" một lần thôi trong con đường sống đức tin. Chúng ta phải tiếp tục lập lại lời thưa "vâng" nhiều lần suốt đời chúng ta trong lúc chúng ta lớn khôn, và đời sống còn gây nhiều thử thách để rèn luyện đức tin của chúng ta. Đức tin là việc dấn thân hằng ngày, lời thưa "vâng" lập đi lập lại trong những trường hợp lớn và nhỏ.

Ngôn ngử chúng ta có lời nói "hãy để tiền nơi miệng của mình". Đây không phải là lới trích trong Kinh Thánh, nhưng là lời chúng ta nói hằng ngày. Lời ấy có ý nghĩa là chúng ta trông đợi người khác không hứa suông. người khác nói sẽ làm việc gì thì hãy làm theo lời nói của họ. Cũng như chúng ta nói việc làm phải đi theo lời nói. Áp dụng theo hoàn cảnh của chúng ta, chúng ta có thể nói là người Kitô hữu dấn thân vào việc làm hơn vào lời nói và cảm nghĩ tốt đẹp thánh thiện. Trong đời sống hằng ngày, lời nói chúng ta phải diễn tả điều chúng ta đến với phụng vụ hằng tuần. Chúng ta nên tự hỏi là nếu những người nghe chúng ta và đang học hỏi kinh nghiệm đời sống chúng ta, họ có nghe thấy điều chúng ta tuyên xưng trong phụng vụ hay không?

Theo lệ thường thi bài đọc thứ nhất là hình ảnh của bài phúc âm. Cho đến thời ông Êzêkien. tội lỗi là điều của của cộng đoàn. Bởi thế, không những một phụ huynh, nhưng cả con cái và cháu chắt đều bị xét phạt. Điểm này được diễn tả trong cấu các môn đệ hỏi Chúa Giêsu: "Thưa Thầy, ai đã phạm tội khiến người ngày sinh ra đã bị mù? ( Ga 9: 2)

Nhưng, với ông Êzêkien, cá nhân là quan trọng và tùy người đó đối đáp với Thiên Chúa như thế nào. Mỗi người có trách nhiệm cho đời sống mình. Không thể chỉ nghĩ vì mình là con cháu Abraham hay David là người theo lề luật. Và cũng không đủ cho chúng ta, những tín hữu thời nay, cảm thấy an toàn trong việc sống đạo là "tôi đi nhà thờ mỗi ngày Chúa Nhật, tôi góp tiền vào giáo xứ và vâng giữ các điều răn".

Đời sống của một người theo Chúa Kitô không có chỗ để nghỉ an toàn ấm cúng. Chúng ta gọi chúng ta là Kitô hữu. Chúng ta tuyên xưng chúng ta là một cộng đoàn Kitô hữu. Tuy vậy, chúng ta có thể thấy những người xung quanh chúng ta, mặc dù họ không tuyên xưng đúc tin mà họ làm việc lên hệ đến Nước Trời của Thiên Chúa. Như: họ giúp người nghèo; họ chống đối việc bất công; họ giúp những nạn nhân của thiên tai; họ dạy dỗ những người mù. Họ có phải là những người mà đời sống của họ đã thưa "vâng" và họ vào Nước Trời trước chúng ta hay không?

Trong câu chuyện hôm nay còn có một người con trai khác. Đó là Chúa Giêsu mà thánh Phaolô tả là "Đấng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang.... Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự". Có chỗ khác thánh Phaolô nói "Vì Đấng Con Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô, mà chúng tôi, tôi, Silas và Timôthê, đã rao giảng cho anh em. Ngài không phải là "vâng". Ngài không từ chối thi hành thánh ý Thiên Chúa mặc dù đau đớn đến đâu đi nữa. Chúa Giêsu là Đấng luôn luôn thưa "vâng "với Thiên Chúa. Chúng ta hãy cùng nhau xin Chúa Giêsu Kitô, Đấng thưa "vâng" với Thiên Chúa ban ơn cho chúng ta có được một đời sống để nói lời xin "vâng" nhiều lần với Thiên Chúa.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

26th SUNDAY (A)
Ezekiel 18: 25-28; Psalm 25; Philippians 2: 1-11;Matthew 21: 28-32

There is tension in the background of today’s gospel story. Jesus finds himself in an antagonistic setting. After his triumphal entrance into Jerusalem he went directly to the Temple and drove out the merchants (21: 12-14). That action and the acclaim Jesus received from the crowds, stirred the indignation of the chief priests and scribes. Just before today’s passage the religious leaders came to ask him, "By what authority are you doing these things, and who gave you this authority?" (21:23-7) Beginning with today’s passage a series of confrontations follows.

Previously, in Matthew, Jesus taught the importance of doing God’s will in order to enter the kingdom of heaven. Just proclaiming, "Lord, Lord" (7:21), he said, is not enough. It’s just words unless accompanied by corresponding actions. If Jesus is our "Lord," then we must show this by living his life of reverence for God and service to neighbor. Our words and actions must agree. To those questioning his authority, the parable stresses the importance of not only talking about, but doing, the will of God. John the Baptist preached belief and action, "the way of righteousness." He announced the coming of the kingdom and called people to act accordingly, by producing "good fruit."

He is challenging these Jewish leaders and those who follow them, to commit themselves. They had accepted God’s covenant and said "yes" to God, but they did not follow through. God was faithful to God’s part of the covenant, the people weren’t. Jesus had a reputation for being a friend of "tax collectors and prostitutes." Now, the very people the devout would have called sinners, tax collectors and prostitutes, those who once said "no" to God, have repented. They accepted John’s preaching and changed their lives. Unlike the religious leaders who were like the first child, they professed faith in God, but refused to accept God’s manifestation and will in Jesus.

I would be careful not to demonize the Jewish leaders or their followers. In a very hostile and pagan environment they were doing their best to preserve the faith of their ancestors. One manner of doing that was the observance of the laws and customs passed on to them. In their struggle to keep the integrity of their faith and pass it on to the next generation, imagine what they would have thought of Jesus. He was a peasant preacher from a notoriously irreligious part of the country, Galilee. While he was a miracle worker, he also was known for breaking the religious rules, like Sabbath observances. Those who followed him were simple, uniformed peasants and converted notorious sinners, like tax collectors and prostitutes. Jesus hardly seemed like a devout and observant preacher. So, in today’s and subsequent gospels, the devout challenge him. In their eyes he was an irreverent and confrontational preacher from "the hill country up north, pagan Galilee."

But Matthew’s community was not let off the hook. Converts to Christianity may have said an initial "yes" to Christ, and were even enthusiastic in their faith, but then they may have dropped away, or watered down Jesus’ teaching to correspond to a comfortable life that did not reflect the demands of the gospel. We just cannot say "yes" once in our faith journey. We have to repeat that commitment many times through our lives as we mature and as life presents new challenges to test our faith. Faith is a day-to-day commitment, a "yes" said over and over again in large and small ways.

In our language we have a secular term which goes, "Put your money where your mouth is." It is not a scriptural quote, it comes from every day life. It expresses what we expect from people; that they not only make promises, or say they are going to do something, but that they follow up their words with actions Or, as we also say, we expect people to, "Walk the talk." Don’t just talk about things, do something about them. Applied to our situation we would say that being a Christian involves more than pious feelings and beautiful words. We are to reflect in our daily lives the words we express here at worship each week. We preachers, catechists and teachers might have reason to squirm as we hear today’s reading. We ask ourselves if our listeners and students experience in our lives what we profess in our religious settings?

As is our custom, we look to the first reading for reflections of the gospel. Up until Ezekiel’s time sin was something attributed to the whole community, so that not only a parent, but their children and grandchildren would be punished. This belief was echoed in the question the disciples put to Jesus about the blind man, "Rabbi, was it his sin or that of his parents that caused him to be born blind?" (John 9:2)

But with Ezekiel the emphasis is on the individual, how he or she responds to God. Each person is responsible for their own life. It is not enough to claim to be a descendent of Abraham and David and an observer of the law. Nor is it enough for us modern believers to feel comfortable in our religious practices. "I go to church every Sunday. I contribute to my parish and I obey the commandments"

There is no room for smugness in a follower of Christ. We call ourselves Christians. We say we are a Christian community. Yet, we might see some around us who, though they have no explicit faith profession, nevertheless are doing the works we associate with God’s kingdom: standing with the poor; challenging unjust structures; helping victims of natural disasters; educating and giving sight to the blind. Are these the ones who through their lives have said a "yes" and are entering the kingdom ahead of us?

There is another son in today’s story. It is Jesus, whom Paul describes today as the one who "emptied himself… becoming obedient to the point of death, even death on a cross." In another place Paul says, "For the Son of God, Jesus Christ, who was preached among you by us – by me and Silas and Timothy – was not ‘Yes’ and ‘No,’ but in him it has always been ‘Yes.’" He did not back away from doing God’s will, no matter how painful it was. Jesus was always a "Yes" to God. We ask God’s "Yes," Jesus Christ, to grace us for a life of many "yeses" to God.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cập nhật tin tức 3 cuộc trưng cầu ý dân Úc về hôn nhân đồng tính
Vũ Văn An
05:39 28/09/2017
Càng gần tới ngày kết thúc cuộc trưng cầu ý dân về hôn nhân đồng tính ở Úc, xem ra người ta càng thấy nhiều chuyện gay go diễn ra giữa hai phe ủng hộ và chống loại “hôn nhân” này.

Cảm thấy buồn vì không có cha, tuy có hai bà mẹ đồng tính

Đó là câu truyện của Millie Fontana, được tờ Daily Mail Australia thuật lại ngày 31 tháng Tám, 2017. Năm nay 24 tuổi, Millie cho hay lớn lên với hai bà mẹ đồng tính và không có cha đã ảnh hưởng tiêu cực tới tuổi thơ của cô và đây là lý do khiến cô tin rằng hôn nhân đồng tính không tốt chút nào cho trẻ em.

Cô vốn là đứa trẻ được thụ thai nhờ tinh trùng của một người hiến tặng, sống với hai bà mẹ đồng tính, không cha. Cô cho hay ngay từ lúc còn thơ bé, cô đã cảm thấy mình cần một người cha, dù chưa biết diễn tả thế nào là một người cha. Cô thương hai bà mẹ đồng tính, nhưng từ bên trong, cô thấy mình thiếu một cái gì.

Cô bảo: “khi tôi đến trường, nhờ quan sát các đứa trẻ khác và mối dây liên kết đầy yêu thương của chúng với người cha của chúng, tôi mới bắt đầu hiểu ra rằng tôi thực sự thiếu một điều đặc biệt.

“Suốt thời gian ở trường, tôi liên tiếp bị nói dối, người ta bảo tôi rằng tôi không có cha hoặc họ không biết ông ấy là ai”.

Cô nói rằng không có người cha trong đời, cô thấy “khó mà khẳng định một căn tính ổn định”.

Cô nhận định: “khi người ta chọn những phần nào trong căn tính của tôi là thích đáng để tỏ lộ cho tôi, là người ta đã lấy đi của tôi một điều gì đó và khi các trẻ em khác có khả năng nhìn vào gương và hòa hợp được các phần thiếu kia để nói tao yêu mẹ tao hay cha tao, thì tôi lại không nói được như thế vì dưới mắt tôi, ai là cha mẹ tôi để quyết định những phần nào trong tôi thích đáng để được tỏ lộ cho tôi”.

Mãi năm 11 tuổi, cô mới tìm được cha cô. Hóa ra, cha cô vốn là bạn của một trong hai bà mẹ của cô lúc còn ở trung học và rất cởi mở đối với viễn tượng mối liên hệ được biết đến. Cô cho biết đó là lần đầu tiên, cô cảm thấy “ổn định” trong tuổi thiếu niên của mình.

Cô nói: “Việc biết được ai là cha tôi rất có lợi để tôi đi vào những sự việc như đến trường… một cách tự tin hơn”.

Cô cho biết cô “bám lấy” các người đàn ông trong các gia đình khác lúc đi tìm gương mặt người cha của riêng cô. “Tôi dành một số lượng thời gian hơi quá đáng tại nhà họ vì tôi rất thích cơ cấu gia đình dị tính”. Cô khao khát một bậc cha mẹ biết làm “những chuyện của ông bố cho con cái mình” như chuyện thể thao hay nướng “barbeque” chẳng hạn.

Cô nghĩ tới “một số lớn các cha mẹ trong cộng đồng đồng tính, một trong hai người ráng tự làm cho mình thành nam giới một chút để bù đắp cho việc thiếu vai trò của người cha”.

Nhưng với Millie, chỉ lúc gặp được cha cô, cô mới thấy một “khí sắc nam tính duyên dáng nơi ông”. Và nhờ thế, “tôi biết tôi là ai. Tôi biết mọi người là ai. Tôi biết di sản của tôi”.

Hát ở ngoài dàn hợp xướng

Người không cha thì mong có cha và do đó phê phán “hôn nhân” đồng tính. Nhưng rất nhiều người có đủ cả cha lẫn mẹ lại đi ủng hộ “hôn nhân” đồng tính. Nói theo kiểu Việt Nam, phần lớn những người như thế thuộc loại “rửng mỡ”.

Đa số người Công Giáo Úc và các vị giám mục Úc không ủng hộ chuyện đó. Nhưng không thiếu những người hát lạc điệu. Một trong những người này là vị giám mục người Việt được tấn phong ở Úc, khi lên tiếng khuyên người Công Giáo phải lắng nghe “các dấu chỉ thời đại”. Nữ ký giả Inés San Martin của tờ Crux, khi thuật lại lời ngài, viết rằng ngài “hát ở bên ngoài dàn hợp xướng”.

Dàn hợp xướng này không hẳn là kỳ thị, ghét bỏ người đồng tính, điều mà người Công Giáo đã học nằm lòng từ Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, mà là trả lời KHÔNG cho câu hỏi duy nhất của cuộc trưng cầu ý dân lần này: “Luật pháp có nên thay đổi để cho phép các cặp đồng tính cưới nhau không?”. Có thì nói có, không thì nói không. Chúa Giêsu đã dạy như thế, không có nhưng, nếu gì cả.

Thiển nghĩ vai trò dạy dỗ của các vị giám mục nên hướng về việc đoàn kết nói KHÔNG trong dịp này, không ngả nghiêng, khiến lòng người ra phân tán. Các bài học khác nên dành cho các dịp khác, không thiếu. Nói như ngài trong lúc này, khiến người ta hiểu lầm. Chính Inés San Martin cũng phải cho rằng “thái độ xem ra cởi mở của (Đức Cha) L. đối với hôn nhân đồng tính dân sự trái ngược với điều Giáo Hội dậy”.

Tôi không sợ phải đứng lên vì niềm tin của tôi

Theo tờ Sydney Morning Herald, câu nói đó là của Madeline, một thiếu nữ Kitô hữu, 18 tuổi, ở Canberra, làm nghề tiêu khiển cho trẻ em. Cô là người bị cho nghỉ việc vì đã tuyên bố sẽ bỏ phiếu KHÔNG trong cuộc trưng cầu ý dân về hôn nhân đồng tính.

Cô cập nhật chân dung Facebook của mình với bộ lọc do Coalition of Marriage thiết kế nói rằng “"It's OK to VOTE NO" (Bỏ phiếu KHÔNG không sao).

Nhưng người chủ của cô ở Capital Kids Parties, Canberra, tên là Madlin Sims, cho là có sao. Song song với việc sa thải Madelin, người này viết trên Facebook rằng “các quan điểm kỳ thị người đồng tính, khi được phổ biến công khai có hại cho thương nghiệp và không cùng hàng với các giá trị hay luân lý của tôi trong tư cách chủ nhân của thương nghiệp”.

Madeline đã phản ứng, cho rằng cô không kỳ thị người đồng tính và không nên bị sa thải vì đã phát biểu một ý kiến. Cô bảo: “Đây là dân chủ và chúng ta được quyền chọn lựa và được yêu cầu bỏ phiếu CÓ hay KHÔNG và ý kiến của tôi là bỏ phiếu KHÔNG. Và tôi không nghĩ việc làm của tôi bị lấy mất khỏi tôi chỉ vì tôi có một ý kiến mà người khác không đồng ý với”.

Trên chương trình Hack của Đài Triple J, Madelin nói cô “yêu mọi người” nhưng tin rằng hôn nhân đồng tính sẽ thay đổi cung cách sự việc được thực hiện tại các trường học và thay đổi việc nhận con nuôi. “Tôi không sợ phải đứng lên vì các niềm tin của mình và vì mình là Kitô hữu. Tôi không thể đơn giản bỏ phiếu CÓ mà không chống lại Thiên Chúa của tôi. Nếu tôi tham dự một tiệc vui chơi và ăn vận như Chuột Minnie và đứa trẻ ở đó có xu hướng đồng tính, tôi vẫn yêu thương đứa trẻ này như bất cứ đứa trẻ nào khác”.

Cựu Thủ Tướng Úc, Tony Abbott, bị phe bỏ phiếu CÓ cụng đầu

Dù sao, Madelin vẫn bị đánh nhẹ hơn cựu thủ tướng Tony Abbott. Cũng theo tờ Sydney Morning Herald, hôm 21 tháng Chín, tại Hobart, Ông Abbott, người tích cực vận động cho lá phiếu KHÔNG cùng với cựu thủ tướng John Howard, đã bị một người đàn ông, mặc áo thung mang chữ “CÓ”, giả vờ muốn chào thăm, cụng đầu.

Ông cho rằng “đây là một nhắc nhở cho thấy cuộc tranh luận này (về hôn nhân đồng tính) đang trở nên xấu xa như thế nào và sự xấu xa không phát xuất từ những người bảo vệ hôn nhân như người ta vốn nghĩ. Sự xấu xa, sự bất khoan dung và trong trường hợp này, thậm chí có cả bóng dáng bạo lực nữa, đã phát xuất từ những người bảo chúng ta rằng nhân danh sự tao nhã lịch thiệp và đầu óc hợp lẽ cũng như sự tự do, ta phải cho phép hôn nhân đồng tính. Tôi phải nói rằng lữ đoàn ‘tình yêu là tình yêu’ quả không chứng tỏ bao nhiêu tình yêu”.

Một triệu gia đình được vận động bỏ phiếu KHÔNG

Theo tin của Đài Số Chín, Thượng Nghị Sĩ Cory Bernardi đang phát động chiến dịch gọi điện thoại theo kiểu robo-calls đến 1 triệu gia đình để vận động cho lá phiếu KHÔNG trong cuộc trưng cầu ý dân về hôn nhân đồng tính. Robo-call là kiểu gọi điện thoại bằng các dùng một máy quay tự động được vi tính hóa để phát đi một thông điệp đã ghi sẵn như thể phát xuất từ một người máy. Các đảng chính trị ở Hoa Kỳ, cả Cộng Hòa lẫn Dân Chủ, đều quen sử dụng lối này để vận động.

Lối này tuy rẻ, chỉ 5 xu Úc một cú, nhưng nếu gọi tới 1 triệu gia đình, thì chiến dịch này cần đến 50,000 dollars.

Thượng nghị sĩ Bernardi nhằm các gia đình ở hai tiểu bang Victoria và Nam Úc. Đài Số Chín có một bản thông điệp ghi sẵn trong đó Thượng Nghị Sĩ Bernardi thúc giục người ta bỏ phiếu KHÔNG. Ông nói: “Là cha mẹ, tôi hết sức lo lắng về việc thay đổi luật hôn nhân sẽ ảnh hưởng xiết bao đối với các gia đình và trẻ em”.

Ông nói tiếp “Cuối cùng thì đây là vấn đề về quyền của cha mẹ. Thay đổi luật hôn nhân sẽ hạn chế quyền của cha mẹ trong việc phản đối các chương trình giáo dục tính dục đồng tính cực đoan và ý thức hệ phái tính được đem ra giảng dậy tại các trường học. Những cuốn sách như The Gender Fairy, nhắm vào các trẻ em 4 tuổi, sẽ trở nên thông thường trong các trường học của ta”.
 
Đức TGM Hàn Đại Huy, Tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Hy Lạp
LM. Trần Đức Anh OP
13:14 28/09/2017
VATICAN. Hôm 28-9-2017, ĐTC đã bổ nhiệm Đức TGM Savio Hàn Đại Huy (Hon Tai-Fai), Tổng thư ký Bộ truyền giáo, làm Tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Hy Lạp.

Đức TGM Hàn Đại Huy dòng Don Bosco, năm nay 67 tuổi, sinh ngày 21-10 năm 1950 tại Hong Kong, thụ phong linh mục năm 1982 và năm 2010, ngài được ĐGH Biển Đức 16 bổ nhiệm làm TGM Tổng thư ký Bộ Truyền Giáo.

Sự kiện một vị không xuất thân từ trường ngoại giao Tòa Thánh được bổ nhiệm làm Sứ Thần Tòa Thánh, là điều khá họa hiếm.

Cùng ngày 28-9, ĐTC bổ nhiệm Cha Ryszart Szmydki, OMI, làm tân Phó Tổng thư ký Bộ truyền giáo.

Cha Szmydki người Ba Lan, năm nay 66 tuổi (1951), gia nhập dòng Hiến Sinh Thừa Sai Đức Mẹ Vô Nhiễm (OMI) năm 1970. Cha từng làm giáo sư tại Đại Học Công Giáo Lublino ở Ba Lan, và làm thừa sai tại Camerun 2 năm. Năm 2010, Cha được bầu làm Giám tỉnh dòng OMI ở Ba Lan và tái cử năm 2013. Nhưng năm sau đó thì được bổ nhiệm làm Tổng thư ký Hội truyền bá đức tin, một trong 4 Hội Giáo hoàng truyền giáo. Ngoài tiếng Ba Lan, Cha Szmydki biết tiếng Ý, Pháp và Anh.

Hai bổ nhiệm trên đây cũng có liên hệ tới Giáo Hội tại Việt Nam vì nhiều hồ sơ, hoặc vấn đề, qua tay vị Phó Tổng thư ký và Tổng thư ký trước khi lên tới cấp cao hơn (Rei 28/9/2017)
 
Top Stories
Sept prêtres des Missions Etrangères de Paris s’apprêtent à partir ad vitam en Asie
Eglises d'Asie
08:50 28/09/2017
Le 1er octobre 2017, jour de la fête de sainte Thérèse de Lisieux, patronne des Missions, sept prêtres des Missions Étrangères de Paris seront envoyés en mission ad vitam. Ils rejoignent les quelque deux cents membres actuels de cette société missionnaire qui existe depuis 360 ans.

Birmanie, Cambodge, Laos, Singapour et Thaïlande sont leurs pays de mission. Ils en ont eu connaissance le jour de leur ordination diaconale, à l’issue de leur formation. Ils ont ensuite été ordonnés prêtres. Membres des Missions étrangères de Paris (MEP), société missionnaire de l’Eglise catholique fondée en 1658, les PP. Vincent Chrétienne, Cyrille Delort, Dominique Demé, David-Francesco Dintzner, Guillaume Lepesqueux, Ludovic Mathiou et Brice Testu sont âgés de 32 à 45 ans et issus de différents diocèses de France (1). Ils ont fait le choix d’une vie toute entière consacrée à la mission ad extra (à l’étranger, hors de son pays et de sa culture d’origine), ad vitam (à vie, pour un départ définitif) et ad gentes (pour l’annonce de l’Evangile auprès des non-chrétiens). C’est ainsi que les MEP conçoivent leur mission : « chacun, avec son charisme propre, s’engage à suivre le Christ, à faire de l’Evangile son programme de vie, dans le respect des cultures locales. Les Instructions aux missionnaires de 1664 le disent clairement : ‘n’emportez avec vous que Jésus Christ, ni votre pays, ni votre culture’ », explique le P. Gilles Reithinger, actuel supérieur général de la Société.

4 300 missionnaires depuis 360 ans

D’autant que les missionnaires n’ont pas choisi leur mission : celle-ci n’est annoncée que le jour de l’ordination diaconale. « La mission n’appartient pas au missionnaire, explique le P. Reithinger. Celui-ci est envoyé par l’Eglise, pour porter un projet d’Eglise. Et la cérémonie d’envoi témoigne de cela. Nous nous situons dans la continuité de nos 4 300 prédécesseurs qui, depuis 360 ans, se rendent en Asie et dans l’océan Indien. »

Au sein des MEP, la cérémonie d’envoi qui aura lieu le 1er octobre prochain constitue une tradition dont la forme a évolué, en fonction des époques. Dans la chapelle du 128 rue du Bac, un immense tableau, intitulé « Le départ des missionnaires », signé de Charles de Coubertin, père du rénovateur des jeux olympiques de l’ère moderne, présente le rite du baisement des pieds. Si on n’en connaît pas la date d’origine exacte, du XVIIIème au milieu du XXème siècle, les partants recevaient de la part des fidèles un baiser sur les pieds pour incarner la parole biblique tirée du prophète Isaïe : « qu’ils sont beaux sur les montagnes, les pieds de celui qui apporte la Bonne Nouvelle » (Isaïe, 52,7).

« En 1946, se rappelle le P. Jean-Baptiste Itçaïna, prêtre MEP ordonné en 1950, les partants étaient au moins une quarantaine. La cérémonie avait lieu à la chapelle de la rue du Bac, les missionnaires montaient sur les premières marches de l’autel et les fidèles passaient leur baiser les pieds. Ensuite, il fallait se dire adieu ; c’était émouvant, les familles pleuraient. Beaucoup de missions auxquelles étaient destinées les missionnaires étaient occupées par les communistes, on se demandait ce qui allait leur arriver. »

« Aux nouveaux missionnaires de trouver leur manière d’annoncer l’Evangile »

Cette année, une messe sera célébrée à Saint-François-Xavier des Missions Etrangères. Au cours de cette célébration, les chants seront animés par le petit chœur des MEP, composé d’anciens volontaires. Depuis 15 ans, les MEP proposent à des jeunes de mettre leurs compétences professionnelles au service d’un projet de développement en Asie et dans l’océan Indien ; ils sont plus de 2000 à être partis dans ce cadre. Puis les partants et les fidèles se rendront dans les jardins de la Société, en procession, à la lueur de torches, pour vénérer les reliques des martyrs MEP. Ils iront ensuite à l’oratoire pour se voir remettre une croix. « On n’emporte avec nous que le Christ et l’Evangile », souligne le P. Reithinger.

Cette cérémonie marque « le début d’une itinérance qui durera toute la vie », explique le P. Reithinger. Les sept prêtres rejoindront bientôt leur mission. Pour y apprendre la langue et en découvrir la culture, d’abord, pendant trois années. Ensuite, « les nouveaux missionnaires trouveront leur manière d’annoncer l’Evangile : dialogue inter-religieux, soutien aux plus pauvres, accueil des personnes marginalisées, … », précise l’actuel supérieur général de la Société.

Les 16 et 23 septembre derniers, le jour de leur ordination diaconale, Will Conquer et Alexis Balmont ont intégré la Société des Missions Etrangères de Paris ; ils seront envoyés l’un au Cambodge, l’autre en Chine. A leur suite, quinze séminaristes se destinent à intégrer la Société, afin de servir l’Eglise en Asie et dans l’océan Indien. Et, cette année, six jeunes ont intégré le foyer vocationnel Saint Théophane Vénard (2) afin de discerner leur vocation. Autant de témoignages de la vitalité missionnaire de l’Eglise de France. (eda/pm)

(1) Vincent Chrétienne : du diocèse de Bordeaux ; Cyrille Delort : diocèse de Laval ; Dominique Demé : diocèse de Rennes ; David-Francesco Dintzner : diocèse de Meaux ; Guillaume Lepesqueux : diocèse de Saint-Dié ; Ludovic Mathiou : incardiné aux MEP ; Brice Testu : incardiné aux MEP
(2) Du nom d’un martyr MEP au Vietnam au XIXème siècle

(Source: Eglises d'Asie, le 27 septembre 2017)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ VN Paris dâng lễ tạ ơn Chuá và cám ơn Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh
Trần Văn Cảnh
08:50 28/09/2017
Paris, ngày 03 tháng 09 năm 2017, cả hơn ngàn người đã đến tham dự thánh lễ tại Giáo Xứ Việt Nam Paris để tạ ơn Chúa và cám ơn Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh đã cống hiến 40 năm đời mình phục vụ giáo xứ, trong đó 3 năm làm cha phó, 1977-1980 và 37 năm làm cha sở. Đức Ông đã nhận được thư của Tòa Tổbg Giám Mục Paris cho phép ngài được đi nghỉ hưu từ ngày 02/07/2017.

Hiện diện trong thánh lễ, có rất đông giáo dân từ Paris và khắp 7 địa điểm mục vụ ngoại ô, từ Bắc Paris, với Cergy, Villiers Le Bel, Sarcelles, Ermont, Sevran Seine St Denis, vòng qua Đông Paris, với Marne La Vallée, đến Nam Paris, với Antony.

Cùng với cả ngàn giáo dân, 20 giáo sĩ đã đến đồng tế với Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh. Có Đức Ông Xavier RAMBAUD, trách nhiệm các công đoàn Công Giáo hải ngoại, đại diện Tòa Tổng Giám Mục Paris, 3 cha phó và 6 thầy sáu vĩnh viễn của giáo xứ, các cha vùng Paris và sinh viên tu học tại Paris.

Xem Hình

1- Là người dẫn chương trình của buổi lễ, cha phó Vũ Minh Sinh, đã nêu lên ý chỉ của thánh lễ hôm nay : « Cùng với Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh, sau 40 năm phục vụ giáo xứ, trong đó 3 năm làm cha phó đặc trách giáo lý trẻ em, 1977-1980 và 37 năm làm cha sở, 1980-2017, xin mời toàn thể cộng đoàn cùng dâng lễ Tạ Ơn Chúa, vì những ơn lành Người đã ban cho giáo xứ, nhờ vậy, 7 dư án mục vụ đã được thực hiện, 15 loại công việc mục vụ đã được mở rộng và hơn 40 đơn vị mục vụ, gồm 8 địa điểm mục vụ và 35 hội đoàn, phong trào, ban, nhóm mục vụ, đã được thành lập và phát triển ».

2- Và để mở đầu thánh lễ, Đức Ông chủ tế Mai Đức Vinh đả nói lời mở lễ : « Sự tham dự đông đảo của của cộng đoàn là dấu chỉ của tình thương. Tham dự và cộng tác trong nhiều năm, giữa những tín hữu trong giáo xứ là một hồng ân lớn mà Chúa đã ban cho tôi. Xin Tạ Ơn Chúa. Xin cám ơn cộng đoàn giáo xứ, tất cả cộng đoàn và từng người.

Xin tất cả cộng đoàn hãy cùng tôi dâng lên Thiên Chúa LỜI TẠ ƠN. Tạ ơn Chúa vì người đã ban cho tôi ba nguồn sức mạnh là Hồng Ân Chúa, là sự chăm sóc và hướng dẫn của các bề trên, là Công Đoàn Giáo Xứ với sự tham dự cộng tác dấn thân và tích cực của mỗi người.

Tôi cũng cầu xin Chúa trả ơn cho những người đã giúp tôi chu toàn bổn phận.

Và tôi cũng cầu xin Chúa thứ tha những yếu hèn, tài kém, lỗi lầm của tôi.

3- Sau phần Lời Chúa, cha phó Vũ Minh Sinh đã chia sẻ Lời Chúa. Ngài nhắc đến công trình to lớn mà Đức Ông để lại cho Giáo Xứ. Nhưng như lời của tiên tri Giêrêmia trong bài đọc 1 (Gr 20, 7-9), ngôn sứ không được vinh quang, nhưng bị xỉ nhục « Lời Chúa làm cớ cho tôi bị nhục nhã và bị chế nhạo suốt ngày ». Đức Ông cũng vậy, không ít lần ngài đã bị trách móc, bị xỉ nhục, bị cư xử bất đồng và bất công. Nhưng không vì vậy mà thất vọng, mà buông xuội ; Ngược lại, Đức Ông luôn có một tâm tình tốt đẹp với Chúa, luôn nóng cháy ngọn lửa tin, cậy, mến của tình yêu Chúa không khác gì tiên tri xưa « trong lòng tôi như lửa đốt nóng, âm ỉ trong xương cốt tôi ».

Rồi đọc lại Lời Chúa trong Phúc Âm thánh Mat Thêu "Nếu ai muốn theo Thầy, thì hãy từ bỏ mình đi, và vác thập giá mình mà theo Thầy » (Mt 16, 21-27), Cha Vũ Minh Sinh đã mô tả cuộc đời « theo Thầy Chí Thánh làm Chứng Nhân » của Đức Ông. Cha nói : « Đức Ông đã nghe tiếng Chúa gọi, đã theo thầy Kytô, đã vác thánh giá Chúa trao. Đức Ông đã im lặng, âm thầm vác thánh giá, theo Chúa, làm mục tử, làm thừa tác viên, làm tư tế. Không nói nhiều, nhưng làm nhiều, làm cần cù, làm chăm chỉ, làm hiệu năng. Đức Ông đã nghe Lời Chúa và lời giáo dân. Không kể những công việc mục vụ thiêng liêng, mục vụ truyền giáo, những công việc mục vụ bác ái, mà Đức Ông đã thực hiện hàng ngày, mục vụ tu thư, văn hóa, là một công trình to lớn mà Đức Ông đã cùng những người cộng tác để lại qua 60 cuốn sách đã xuất bản.

Xin Chúa trả công cho Đức Ông. Trong tâm tình nhớ ơn và cám ơn Đức Ông, chúng con kính chúc Đức Ông trong quãng đời nghỉ hưu luôn được khoẻ mạnh, luôn vững niềm tin, luôn chăm cầu nguyện, luôn sống an bình trong Chúa.

4- Lời cám ơn của Đức Ông Xavier RAMBAUD. Sau phần rước lễ, Đức Ông Xavier Rambaud, trách nhiệm các cộng đoàn ngoại kiều trong Tổng Giáo Phận Paris, đã ngỏ lời ca ngợi và cám ơn Đức Ông Mai Đức Vinh « Tôi xin trân trọng chào mừng Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh, một cha sở đã hoàn thành sứ mệnh mục vụ trong những năm dài tại Giáo Xứ Việt Nam Paris.

Chúng ta vừa cùng nhau dâng thánh lễ Tạ Ơn Chúa đã ban ơn giúp sức cho Đức Ông Giuse hoàn thành tốt đẹp công trình mục vụ của ngài tại GXVN. Chúng ta hãy cùng nhau cám ơn Đức Ông Giuse đã chăm sóc 8 địa điểm mục vụ của GXVN. Cám ơn về những công trình ngài đã thực hiện. Cám ơn về chỗ đứng mà ngài đã giúp GXVN đạt được trong Tổng Giáo Phận Paris. Cám ơn về phương pháp làm việc hiệu năng, về cách cư xử tiếp đón kính trọng, về tài khéo điều hành công việc, về gương sống Đức Tin mà ngài đã để lại cho chúng ta.

Thay mặt Tổng Giáo Phận Paris, tôi xin cám ơn Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh và ghi nhớ công ơn của ngài ».

5. Lời ghi ơn và tiễn biệt của cha phó Trần Anh Dũng. « Sau 40 năm phục vụ tại Giáo Xứ Việt Nam Paris, từ ngày 02/072017, Đức Ông đã được phép đi nghỉ hưu. Sự nghiệp của Đức Ông mãi mãi sẽ ở lại với chúng con. Qua một chặng đường dài, Đức Ông đã hoàn thành sứ mệnh Chúa trao phó. Nguyện xin Thiên Chúa là đấng giầu lòng thương xót, ban ơn, giữ gìn, bảo toàn, và phù hộ Đức Ông. Xin kính chúc Đức Ông trường thọ « AD MULTOS ANNOS » !

6. Lời Tạ Ơn Chúa và Cám Ơn Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh của Bà Trần Thị Kim Chi, Chủ Tịch Hội Đồng Mục Vụ.

Kính thưa Đức Ông Giuse Mai đức Vinh

Monseigneur Rambaud

Kính thưa Quý Cha Đồng tế

Kính thưa quý cha, quý Thầy Phó Tế Vĩnh Viễn, các tu sỹ nam nữ, quý khách và toàn thể Cộng đoàn,

Hôm nay cộng đoàn GXVNP chúng con quy tụ nhau trong Thánh Lễ này để dâng lời tạ ơn Thiên Chúa về tất cả những Hồng ân Ngài đã ban cho Đức Ông cũng như Cộng Đoàn GXVNParis trong thời gian qua.

Năm 2015, kỷ niệm 50 năm linh mục của Đức Ông trong đó bao gồm 40 năm dài mục vụ tại GXVNP. Ngược dòng thời gian, nhìn lại GXVNP khoảng những năm 1978-1980 khi Đức Ông mới đến cho tới hôm nay, chúng con cùng cảm tạ và ngợị khen Thiên Chúa với lời cầu bầu của Thánh quan thày Giuse, đã ban cho CĐGX mọi ơn lành qua 40 năm lèo lái của Đ. Ô. : Nền móng của bao sinh hoạt về Đức tin, Văn hóa và Giáo dục, Gia đình cùng với Mục vụ thành lập những Địa Điểm Cộng Đoàn, Ban, Nhóm, Phong Trào, không ngừng phát triển, đưa tới sự trưởng thành và tự lập về tài chánh cho Công Đoàn chúng ta. Đ. Ô. cũng đã phấn đấu, phát động Sổ Vàng để làm nền tảng cho việc tạo dựng có 1 cơ sở mới,

Kính thưa Đ. Ô, có một câu nói :" Sống trong đời sống cần có 1 tấm lòng" Tấm lòng của Đ. Ô đã thể hiện qua hai khía cạnh : Tình Chúa qua 50 năm hồng ân linh mục và Tình Người trải qua 40 năm đồng hành, diù dắt CĐGXVN, thời gian 40 năm để chúng con được hiểu và cảm nhận tấm lòng thương yêu, hy sinh quên mình cho tha nhân, tôn trọng tất cả mọi người, nỗ lực trong mục vụ với những ngưòi cao tuổi, bệnh tật, Đ.Ô đã thể hiện trọn vẹn tình yêu của Thiên Chúa đối với con người.

Đối với giáo dân của Gxvn Paris, Đ. Ô. đã chu toàn, không những vai trò của một cha sở tốt lành mà còn là một người cha hiền đối với những người con mà Thiên Chúa đã trao phó cho cha chăn dắt : khi thì ủy lạo tinh thần, khi thì dạy bảo khuyên răn, khi cảm thông giúp đỡ, khi âm thầm chịu đựng. Đ. Ô. là một người dễ gần mà khó quên.

Giờ đây, Đ. Ô sẽ đi nghỉ hưu, chúng con không tránh được những nỗi thiếu vắng vì không còn được thấy hình ảnh của người Cha chung đi lại trên những bậc thang ở GX dù tuổi đã cao, nụ cười hiền lành, ân cần thăm hỏi từng người.

Chúng con chỉ biết chúc Đ. Ô. hưởng những tháng ngày yên ổn, thảnh thơi, không còn nhức đầu lo toan, chỉ lo kinh kệ trong không gian êm ả giữa những cha già cũng như ĐÔ, là những « chiến sĩ dũng cảm » của Chúa, những người đã tận hiến cả cuộc đời mình, đáng được nhận giải thưởng mà Chúa hứa ban.

Nhà hưu Marie-Thérèse ở Paris không xa, chúng con ước mong sẽ được gặp lại Đ.Ô. vào những Thánh Lễ hay vào những dịp lễ lớn ở Giáo Xứ.

Đại diện cho cộng đoàn có mặt hôm nay cũng như những người ở xa hay già yếu không đến được, chúng con (xin kính biếu Đức Ông một món quà lưu niệm và) kính chúc Đ. Ô. luôn được tràn đầy Ơn Chúa và Mẹ Maria.

7. Tiệc, văn nghệ tiễn chân - Chủ đề : Thánh ca – Tri ân & cảm tạ

Sau phần Tiệc Thánh, từ 14 đến 16 giờ, một Tiệc tiễn chân đã được Ban Thường Vụ của Hội Đồng Mục Vụ tổ chức. Một ngàn phần ăn đã được chuẩn bị và phân phát cho mọi người hiện diện. Một bầu khí thân mật gia đình đã được nhìn thấy trong khắp các gian phòng của cơ sở giáo xứ.

Cùng lúc đó, qua sự điều động và giới thiệu của Nữ Nghệ Sỹ Trúc Tiên, một chương trình chia sẻ tâm tình và trình diễn thánh ca đã được thực hiện rất tốt đẹp và nghệ thuật.

Chia sẻ tâm trình và nói lời cám ơn, tạm biệt của các đại diện địa điểm mục vụ : Antony, Paris, Sarcelles, Villiers Le Bel, Marne La Vallée, Cergy Pontoise, Sevran, Saint Denis

Và những mục văn nghệ :

Làm dấu – Lê Đức Hùng – Tam ca : Bích & 2 con

Ngài nâng con lên (you raise me up) – Quỳnh Châu

Chúa giàu lòng thương xót – Phan Hùng - Trâm Anh

Khúc ca tạ ơn – Thiên Ân - Quốc Khánh

Đêm nhớ Mẹ Sao Biển – Thơ Vũ Đình Khiêm, nhạc Trần Ngọc Khánh – Đình Khiêm

Hãy thắp sáng lên – Phan Ngọc Hiển - Ephata

Để con nên hình bóng Người – Lê Đức Hùng - Quỳnh Trang & Đức

Bao la tình Chúa – Giang Ân - Giao Phương – Hiền

Khúc cảm tạ - Mai Nguyên Vũ - Lệ Thanh

Chuyến đi vạn hành – Quang Uy – Vũ Thuyết Minh

Tình Cha - Ngọc Sơn - Mỹ Hằng

Tình ca vô tận - Ngọc Côn – Quang Đại

Cho con nhìn thấy – Lm Thái Nguyên – Hồng

Dấu ấn tình yêu – LM Ân Đức - Quỳnh Trang- Ngọc Bích- Lệ Thanh

Và con tim đã vui trở lại – Kim Đào

8. Giới thiệu, phổ biến và ký tặng sách « Lịch Sử Biên Niên Giáo Xứ Việt Nam Paris, Tập 2, 2014-2017, Đặc Biệt Về Dự Án Cơ Sở »

Vào cuối thánh lễ, trong tiệc và văn nghệ tiễn chân, cuốn sách trên đã được giới thiệu : « Xin giới thiệu cùng cộng đoàn cuốn sách thứ 60 do Giáo Xứ xuất bản, vừa được in xong ngày thứ ba, 22.08.2017 vừa qua. Tập sách có tên là « LỊCH SỬ BIÊN NIÊN GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS, 1787-2017, TẬP 2, 2014-2017, ĐẶC BIỆT VỀ DỰ ÁN CƠ SỞ » dầy 532 trang, do Lm Mai Đức Vinh và Gs Trần Văn Cảnh biên soạn. Gọi là tập 2, vì tập 1 đã được in năm 2014, với nội dung bao gồm từ năm 1787 đến hết năm 2013. Nội dung của tập sách là sứ điệp mục vụ cuối cùng của Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh trước khi đi nghỉ hưu, xoay quanh chủ đề « DỰ ÁN CƠ SỞ, 2014-2017 »

Sách đã được bầy bán trong hội đường. Các tác giả ghi lưu bút cho những ai đã mua sách và muốn được ký tặng.

9. Các hội đoàn, ban nhóm và gia đình chụp hình lưu niệm với Đức Ông

Paris, ngày 03 tháng 09 năm 2017

Trần Văn Cảnh
 
Giáo xứ VN Paris tổ chức lễ nhậm chức của cha chánh xứ mới Gilbert Nguyễn Kim Sang
Trần Văn Cảnh
09:00 28/09/2017
Paris, Chúa Nhật, 10.09.2017, Với sự hiện diện của Đức Ông Xavier RAMBAUD chủ tế thánh lễ 11g30, đại diện Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Giáo Phận Paris, Giáo Xứ Việt Nam Paris đã tổ chừc lễ nhậm chức của cha Tân Chánh Xứ Gilbert Nguyễn Kim Sang.

Xem Hình

A – NGHI THỨC NHẬM CHỨC CHÁNH XỨ.

Nghi thức nhậm chức chánh xứ đã được khởi đầu với việc công bố bài sai của Đức Hồng Y Tổng Giám Mục André Vingt-Trois, do Đức Ông Xavier Rambaud đọc, theo đó cha Gilbert Nguyễn Kim Sang được bổ nhiệm làm Giám Đốc Giáo Xứ Việt Nam Paris (1), với nhiệm kỳ 3 năm, có thể được tái bổ nhiệm.

Tiếp theo là những tuyên xưng chấp nhận của cha Chánh Xứ Mới theo câu hỏi của Đức Ông Xavier Rambaud.

1. Sau lời nguyện và trước bài đọc một, Câu hỏi về giảng dậy : « Thưa cha Gilbert Sang, nhậm chức giám đốc đốc Giáo Xứ Việt Nam, cha nhận ba công việc là giảng dậy, quản trị và thánh hóa các giáo dân được trao cho cha. Cha có muốn khởi đầu sứ mệnh giảng dậy bằng việc tổ chức phụng vụ Lời Chúa mà bắt đầu ngay bây giờ chính cha công bố rồi nói bài giảng chia sẻ Phúc Âm của Chúa Nhật hôm nay » không?

Cha Gilbert Sang : « Thưa tôi muốn »

2. Sau bài giảng chia sẻ Phúc Âm, câu hỏi về quản trị : tuyên xưng đức tin : Thưa cha Gilbert Sang, Để quản trị Giáo Xứ Việt Nam được trao cho cha hôm nay, cha phải giúp các tín hữu trung thành với đức tin. Trước mặt họ, cha có muốn tuyên xưng đức tin của mình và nhận lời tuyên xưng đức tin của họ không ?

Cha Gilbert Sang : « Thưa tôi muốn »

21. Vậy, cha có tin vào Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng tạo dựng trời đất không ?

Cha Gilbert Sang : « Thưa có, tôi tin »

22. Và hướng về giáo dân, cha Gilbert Sang hỏi : « Anh em giáo hữu, anh chị em có tin vào Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng tạo dựng trời đất không » ?

Tất cả giáo dân : « Thưa có, chúng tôi tin »

23. « Cha có tin vào Đức Giêsu Kitô, con một Đức Chúa Cha, Chúa chúng ta, sinh bởi Đức Bà Maria đồng trinh, đã chịu khổ hình, chịu chết và chịu táng trong mồ, đã phục sinh từ kẻ chết, ngự bên hữu Đức Chúa Cha toàn năng, sẽ đến phán xét kẻ sống và kẻ chết không?

Cha Gilbert Sang : « Thưa có, tôi tin ».

24. Và hướng về giáo dân, cha Albert Sang hỏi : « Anh em giáo hữu, anh em có tin vào Đức Giêsu Kitô, con một Đức Chúa Cha, Chúa chúng ta, sinh bởi Đức Bà Maria đồng trinh, đã chịu khổ hình, chịu chết và chịu táng trong mồ, đã phục sinh từ kẻ chết, ngự bên hữu Đức Chúa Cha toàn năng, sẽ đến phán xét kẻ sống và kẻ chết ?

Tất cả giáo dân : « Thưa có, chúng tôi tin ».

25. Cha có tin vào Chúa Thánh Thần, vào Giáo Hội Công Giáo, vào sự các thánh cùng thông công, vào sự tha tội, vào sự sống lại, và vào sự sống đời đời không ?

Cha Gilbert Sang : « Thưa có, tôi tin »

26. Và hướng về giáo dân, cha Gilbert Sang hỏi : « Anh em giáo hữu, anh em có tin vào Chúa Thánh Thần, vào Giáo Hội Công Giáo, vào sự các thánh cùng thông công, vào sự tha tội, vào sự sống lại, và vào sự sống đời đời không ?

Tất cả giáo dân : « Thưa có, chúng tôi tin ».

3. Trước khi dâng của lễ, câu hỏi về thánh hóa. Thưa cha Gilbert Sang, để tỏ ra rằng sứ mệnh Giám Đốc Giáo Xứ của cha cũng phải là thánh hóa thành phần dân Chúa đã được trao phó cho cha, và vì vậy, từ sáng hôm nay cha trở thành mục tử, cha có muốn tổ chức việc quyên góp và nhận đồ dâng cúng của các tín hữu biến thành mình và máu Đức Kitô, làm của ăn và của uống sự sống đời đời không ?

Cha Gilbert Sang : « Thưa tôi muốn »

4. Sau rước lễ, trao chìa khóa cơ sở. Đức Ông Xavier Rambaud : « Thưa cha Gilbert Nguyễn Kim Sang, bây giờ cha đã chính thức được trao trách nhiệm Giám Đốc Giáo Xứ Việt Nam Paris. Tôi xin thay mặt Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Paris trao cho cha chìa khóa của cơ sở Giáo Xứ Việt Nam Paris. Và Đức Ông Rambaud trao chùm chìa khóa của Giáo Xứ cho cha Tân Chánh Xứ.

Cả nhà thờ vang tiếng vỗ tay vui mừng. Và cùng với ca đoàn, cả cộng đoàn đứng lên hát bài « Hồng Ân Thiên Chúa bao la, muôn đời con sẽ ngợi ca ơn Người

Vinh danh Chúa Cha, Vinh danh Chúa Con, Vinh danh Chúa Thánh Thần !

B - LỜI CHÀO MỪNG VÀ HỨA CỘNG TÁC CỦA BAN THƯỜNG VỤ HỘI ĐỒNG MỤC VỤ

Kính Thưa Đức Ông Xavier Rambaud

Kính thưa Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh

Kính thưa Cha Gilbert Nguyễn Kim Sang

Cha tân giám đốc GXVN tại Paris

Kính thưa Quý Cha đồng tế

Quý Thầy Phó Tế

Quý Nam Nử Tu Sĩ

Kính thưa Quý Ông Bà anh chị em trong Cộng đoàn thân mến,

Con xin được Đại Điện cho Ban Thường vụ Hội Đồng Mục Vụ giới thiệu đến Ông bà ACE : Cha Gilbert Nguyễn Kim Sang Tân Giám Đốc GXVN

Kính thưa Cha Giám Đốc,

Trong bầu khí sốt sắng của Thánh lễ nhận sứ vụ Giám Đốc GXVN Paris. Cộng đoàn chúng con vui mừng đón chào Cha Tân Giám Đốc GX chúng con.

Từ hôm nay, cộng đoàn chúng con cùng đồng hành với Cha và tích cực cộng tác với Cha để xây dựng giáo xứ chúng con ngày thêm phát triển về mọi mặt, để GX chúng ta được sống tốt đẹp trong niềm tin Chúa Kitô và góp phần nhỏ bé của mình, rao truyền Lời Chúa cho mọi người chung quanh.

Với những đường hướng mục vụ tương lai của Cha Tân Giám Đốc sẽ giúp cho GXVN luôn thăng tiến trong Đức tin nhờ đó chúng con biết yêu thương và hiệp nhất với nhau

Cộng Đoàn GXVN chúng con xin kính chúc Cha Tân Giám Đốc được nhiều sức khỏe và tràn đầy hồng ân của Thiên chúa luôn soi sáng trên Cha, để Cha được làm tròn trách nhiệm mà Chúa đã giao phó.

Con xin cảm ơn, quý Đức Ông, quý cha đã về hiệp dâng thánh lễ và cầu nguyện cho Cha Gibert Nguyễn Kim Sang và cho giáo xứ chúng con.

Con xin cảm ơn quý thầy Phó Tế, quý tu sĩ nam nữ, quý ông bà anh chị em giáo xứ đã về chung vui trong thánh lễ của chúng ta hôm nay.Nguyện xin Thiên Chúa ban nhiều hồng ân cho quý Cha và toàn thể cộng đoàn

Một lần nữa con xin chân thành cảm tạ và tri ân!

(10/09/2017_Michel Nguyễn Anh Hải)

C - LỜI NGỎ CỦA CHA CHÁNH XỨ MỚI

Rất vui về nghi thức trang trọng, về sự tiếp đón đông đảo và nồng hậu của cộng đoàn, cha Tân Chánh Xứ đã nói đôi lời ngỏ. Cha cám ơn Đức Ông Mai Đức Vinh đã tiến cử ; cám ơn Đức Ông Xavier Rambaud đã chọn lựa.

Nhưng lời ngỏ lớn nhất mà cha muốn nói là lời ngỏ với các giáo hữu trong giáo xứ Việt Nam Paris. Cha cám ơn các quí ông bà, các anh chị em, các bạn trẻ và các em thiếu nhi đã đến đông đủ để cầu nguyện cho cha.

Cha tâm tình : « Tôi đã rất lo sợ khi được trao phó trách nhiệm làm chánh xứ Giáo Xứ Việt Nam Paris, vì biết rằng ở đây công việc rất nhiều và công tác mục vụ cũng có những trắc trở và khó khăn. Tôi lo ngại không biết có làm nổi không. Thú thực, bỏ giáo xứ cũ, về đây, một cuộc sống mới, tôi rất sợ và lo ngại. Nhưng có 2 lý do khiến tôi dám nhận trách nhiệm.

Thứ nhất vì khi lãnh chức linh mục, tôi đã hứa vâng lời. Tôi hy vọng tiếng vâng lời « Fiat » sẽ biến thành tiếng ngơi khen «Magnificat », nhờ sự cộng tác của cộng đoàn.

Thứ hai vì trông cậy vào ơn Chúa. Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh đã khuyến khích và giúp đỡ. Cộng đoàn giáo dân đang và sẽ cộng tác trong tình thương yêu và đoàn kết. Một trang sử mới của Giáo Xứ đã được lật qua, chúng ta, tất cả sẽ cùng nhau xây dựng giáo xứ, phát triển cộng đoàn, viết trang sử mới này, cùng nhau ngợi khen Chúa, qua bốn công việc mục vụ căn bản là thiêng liêng, văn hóa, xã hội và truyền giáo loan báo Tin Mừng ».

D – SAU THÁNH LỄ CÓ TIỆC TRÀ TẠI HỘI ĐƯỜNG. Sau thánh lễ, tất cả cộng đoàn đã được mời sang hội đường, ở đó một tiệc trà thân mật đã được Ban Thường Vụ tổ chức. Cha Tân Chánh Xứ đã vui vẻ tiếp đón và thân tình chào hỏi mọi người, không trừ một ai.

Paris, ngày 10 tháng 09 năm2017

Trần Văn Cảnh

Phụ chú :

(1). Về Tên gọi của Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Paris, trong sứ điệp ngày 06 tháng 05 năm 1997 gửi cho cha Giuse Mai Đức Vinh, Đức Hồng Y Gioan Lustiger đã viết rõ rệt 3 tên như sau : « Các bạn việt nam thân mến, Tôi gửi đến các bạn lời chào tâm tình và liên kết với các bạn trong kinh nguyện. Các bạn đang mừng 50 năm thành lập Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam (vào năm 1947), đổi tên vào năm 1952 là Sở truyền giáo việt nam tại Pháp và từ năm 1977 -đến nay đã được 20 năm- có tên là Giáo xứ việt nam Paris. (Chers amis vietnamiens, Je vous adresse un salut cordial et je vous rejoins dans la prière. Vous célébrez les 50 ans de la « Fédération catholique vietnamienne », devenue en 1952 la « mission catholique vietnamienne en France » et en 1977 - il y a 20 ans- la « Paroisse vietnamienne à Paris »).

Thực tế, trong các văn thư liên lạc với Giáo Xứ Việt Nam, nhiều vị hữu trách ở Tòa Giám Mục Paris hay lẫn lộn. Người thì dùng Tên Giáo Xứ Việt Nam Paris và chức cha sở cho linh mục trách nhiệm, như Đức Hồng Y Lustiger và Đức Cha Fricart ; Người thì vẫn dùng tên Sở Truyền Giáo Việt Nam và chức giám đốc như đa só các vị khác. Thơ bổ nhiệm đầu tiên của cha Mai Đức Vinh năm 1980 và của cha Nguyễn Kim Sang hôm nay 2017 cũng vẫn được gọi là giám đốc sở truyền giáo việt nam (le recteur de la Mission Catholique Vietnamienne).
 
Lễ Tạ Ơn và Cung Hiến Nguyện Đường Phaolô Tu Đoàn Nam Bác Ái Xã Hội
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:34 28/09/2017
Còn nhớ, ngày 31.12.2011, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan đã dâng lễ thánh Lễ Tạ Ơn và Cung Hiến Nguyện Đường Bát Phúc thuộc Tu Đoàn Nữ. Ngài giải thích danh xưng Nguyện Đường Bát Phúc, qua các chi tiết kiến trúc, đặc biệt các bức tranh 8 mối phúc và sáu vị thánh Giáo hoàng đặt hai bên 3 cửa ra vào có ý nghĩa nhắc nhớ người tu sĩ, không những thờ phượng Chúa bằng lời kinh nguyện mà thôi, nhưng còn bằng đời sống thực hành theo thánh ý Thiên Chúa giữa cuộc đời, bởi ""Chúa không gọi người đi tu để lên Thiên Đàng, để làm thánh một cách ích kỷ. Chúa gọi để cùng Chúa đem Tin Mừng cứu độ cho khắp muôn dân”, đúng với tôn chỉ của Tu Đoàn là một Cộng Đoàn “Loan báo Tin Mừng cho người nghèo khổ” (Lc 4,18).

Xem Hình

Và hôm nay, ngày 28.9.2017, Đức cha Tôma Nguyễn Văn Trâm chủ sự thánh Lễ Tạ Ơn và Cung Hiến Nguyện Đường Tu Đoàn Nam Bác Ái Xã Hội. Đoàn đồng tế gồm có cha Tổng đại diện GP Phan Thiết, cha Tổng đại diện GP Bà rịa, cha Etcharren - nguyên Tổng Quyền Hội Thừa Sai Paris và khoảng 100 linh mục. Đông đảo tu sĩ nam nữ và khoảng 3.000 khách mời cùng hiệp thông cầu nguyện.

Vậy là tâm nguyện của Đức cố Giám Mục Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, đấng sáng lập Tu Đoàn Bác Ái Xã Hội, nay đã được thực hiện. Khởi đầu chỉ với một nhóm nhỏ gồm 10 anh chị em (8 nữ và 2 nam) vào năm 1995. Hiện nay Tu Đoàn đang phát triển mạnh mẽ về nhân sự, về đời sống đạo đức và cơ sở vật chất với 2 nhánh Nam Tu Đoàn và Nữ Tu Đoàn. Đức cha Phaolô đã dày công xây dựng cơ sở Tu đoàn Nữ và đã chuẩn bị lâu dài để xây dựng cơ sở Tu đoàn Nam. Vài năm trước khi khuất núi, ngài đã thao thức làm sao tách cộng đoàn nam ra khỏi cộng đoàn nữ để mỗi nơi có những sinh hoạt chung đúng theo quy định của giáo luật. Bên nữ đã có nơi có chỗ. Bên đoàn nam luôn là nỗi canh cánh trong lòng ngài.

Những cơ sở mới xây dựng của Tu Đoàn Nam thật khang trang giữa miền đất rộng thoáng. Quang cảnh nơi đây thuộc miền quê êm ả, phía sau là đồi cao phủ bóng cây xanh. Chung quanh những vườn bắp vườn mì vườn keo đang vươn lên tươi tốt. Hôm nay, thật rộn ràng trên đoạn đường thuộc cây số 42 dọc theo đường quốc lộ 1A, Khu Phố I, Thị Trấn Tân Nghĩa, Huyện Hàm Tân, Tỉnh Bình Thuận. Từ sáng sớm, mọi thành viên Nam Nữ Tu Đoàn đã hiện diện đón tiếp quý khách xa gần, tay bắt mặt mừng hàn huyên câu chuyện.

Đúng 9giờ, đoàn đồng tế tiến lên tiền sảnh trong tiếng ca reo mừng. Đức cha Tôma, cha TĐD Giuse Hồ Sĩ Hữu, cha Bề Trên Tu Đoàn Phaolô Hồ Phi Chỉnh cắt băng khánh thành. Đức cha trao chìa khóa Nguyện đường cho cha Phaolô để ngài mở rộng cửa, cộng đoàn tiến vào hòa trong lời ca nhập lễ hát khúc hân hoan.

Cha Phó Bề Trên Tu Đoàn - Antôn Nguyễn Văn Thành trình bày quá trình xây dựng nguyện đường và chào mừng.

Ngày 1/8/2015, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục GP Phan Thiết làm phép Tượng Đài Đức Mẹ và chủ sự thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng cơ sở Tu Đoàn.

Ngày 20 /8 /2015, Tu Đoàn tổ chức Tổng Tu Nghị lần thứ nhất. Và bầu ra ban điều hành cho nhiệm kỳ mới 2015 -2019. Cha Phaolô Hồ Phi Chỉnh được anh em tín nhiệm bàu lên làm tổng phụ trách.

Ngày 1/12/2015, công trình bắt đầu khởi công, sau gần 2 năm xây dựng, cho tới nay, công trình cơ bản được hoàn thiện giai đoạn một. Trong thời gian qua Cha Phaolo Hồ Phi Chỉnh, tổng phụ trách, cùng với anh em chúng con, phải đối phó với biết bao nhiêu vất vã và khó khăn. Nhưng nhờ ơn Chúa, qua sự bàu cử của Mẹ Tàpao, nhờ lời cầu nguyện và giúp đỡ của quý Đức Cha, quý cha, quý vị ân nhân trong và ngoài nước, Tu Đoàn chúng con sớm có được Nguyện Đường khang trang, và cơ sở thuận lợi. Đúng như ước nguyện của Đấng sáng lập và anh em chúng con hằng mong ước ngày đêm.

Hôm nay mặc dù công trình đang nửa chừng, dang dở, nhưng chúng con muốn dừng lại đây để tạ ơn Chúa, và tri ân tất cả mọi người.

Tu đoàn chúng con xin trân trọng kính chào Đức Cha Tôma, Giám Quản Tông Tòa, Giáo Phận Phan Thiết. Cha Tổng đại diện giáo phận, Đức viện Phụ, quý Cha Hạt trưởng, qúy Cha đồng tế, qúy thầy Phó tế, qúy Tu sĩ nam nữ, qúy HĐMV các giáo xứ, qúy tôn giáo bạn, quý chính quyền các cấp, cùng toàn thế quý thân nhân, ân nhân trong và ngoài nước. Đã đến đây dâng lời tạ ơn Chúa với chúng con trong ngày khánh thành cơ sở chính và cung hiến Nguyện Đường Tu đoàn.

Sau nghi thức làm phép nước và rãy nước phép trên cộng đoàn và tường Nhà thờ là phần phụng vụ Lời Chúa.

Đức cha giảng lễ, suy niệm bài Tin mừng kể chuyện ông Giakêu được Chúa Giêsu viếng thăm và ông được ơn biến đổi.

Anh Chị Em Tu Đoàn Bác Ái Xã Hội thân mến,

Cộng đoàn phụng vụ thân mến,

Chúng ta đang tập họp trong ngôi nhà nguyện khang trang đầy tính mỹ thuật tôn giáo của Tu Đoàn Nam Bác Xã Hội và tham dự nghi lễ cung hiến nguyện đường và xức dầu thánh hiến Bàn Thờ nầy.

Thánh đường hay nguyện đường là nhà củaThiên Chúa và là nhà của các tin hữu. Nơi đây Thiên Chúa đến viếng thăm, nơi đây các tín hữu tiếp đón Chúa. Nơi đây. mỗi người được Chúa biến đổi theo cách thức Chúa muốn và theo sự dấn thân thiêng liêng của mỗi tín hữu chúng ta.

Bài trích Tin Mừng theo thành Luca 19, 1-10 ghi lại ơn hoán cải của Ông Giakêu. Giakêu là người giàu có và thủ lãnh các người thu thuế. Trong não trạng của người Do thái lúc bấy giờ, những người thu thuế bị khinh bỉ và bị liệt vào hàng tội nhân công khai. Ông Giakêu biết thân phận mình và không có điều chi phải tranh hiện hay phân trần. Nghe biết thông tin về Chúa Giêsu, một vị ngôn sứ mới vừa xuất hiện giữa dân, giảng dạy và làm những việc lạ lùng như một Đấng có uy quyền hơn hẳn các luật sĩ và biệt phải, ông muốn nhìn xem tận mắt con người được ca tụng nầy. Nhưng ông lại thấp bé. Ông nghĩ cách chạy đến trước và leo vội lên cây sung nơi mà Chúa sẽ đi ngang qua. Đây là thái độ tích cực của một người muốn tìm gặp Chúa, dù có thế lúc ban đầu do tính tọc mạch tò mò.

Điều kỳ diệu thứ nhất đã xảy ra là Chúa Giêsu ngước mắt nhìn ông và bảo ông: “xuống mau đi vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông”. Ông Giakêu ngạc nhiên và ngỡ ngàng. Ông không dám có ý nghĩ mời Chúa đến nhà vì ông biết mình là người tội lỗi và nhà ông không có chỗ cư ngụ cho Đấng Thánh là Chúa Giêsu. Nhưng Chúa lại nói với ông: “hôm nay tôi phải ở lại nhà ông”. Chúa cho rằng việc Chúa đến nhà ông là bổn phận và trách nhiệm của Chúa. Chúa không cần ông mời Chúa đến. Chúa nói rõ sứ vụ của Chúa là cứu rỗi và chữa lành. “Tôi đến để tim chiên lạc nhà Israel. Chỉ có bệnh nhân mới cần thầy thuốc”. “Tôi phải ở lại nhà ông”, đó là lời xác quyết rằng Chúa đang tìm gặp gỡ mọi người, cứu độ mọi người và mời gọi mọi người hãy để Chúa đến viếng thăm và cứu độ.

Điều kỳ điệu thứ hai đã xảy ra là ơn hoán cải được trao ban như một phép lạ biến đổi đời ông. Đứng truớc Chúa Giêsu và các khách mời gồm có các môn đệ của Chúa và các bạn thu thuế, ông dõng đạc tuyên bố: “Nầy đây, phân nữa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã cưỡng đoạt của ai cái gì, tôi xin đến gấp bốn". Một sự biến đổi lạ lùng và các khách mời dự tiệc cũng nhận ra. Chúa Giêsu mãn nguyện vì cuộc viếng thăm mục vụ nầy: “hôm nay ơn cứu độ đã đến cho nhà này. Vì Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất”. Nhà nầy là gia đình của ông Gíakêu, là tâm hồn của ông và cũng là tâm hồn của mỗi người chúng ta.

Ngôi nhà nguyện mà chúng ta sẽ cử hành lễ cung hiến đây là nhà nơi Thiên Chúa ngự trị. Ngài ngự nơi nhà của Ngài. Ngài chờ đón mọi người đến và ban ơn biến đổi. Nhà nguyện nầy là nhà nơi các Anh Em Tu Đoàn Bác Ái Xă Hội gặp gỡ, cầu nguyện và biểu lộ tâm tình thờ phượng Chúa; là nơi mà tất cả những ai đến đây để gặp Chúa; là nơi Thiên Chúa muốn ban cho họ ơn biến đối. Nhà nguyện nầy là nhà nơi các tu sĩ cùng với linh mục hiệp dâng thành lễ và lãnh nhận các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể. Bánh và rượu được biến đổi nên Mình và Máu thánh Chúa; linh hồn và thể xác, trí khôn và ý muốn của các tu sĩ cũng phải được biến đổi mỗi khi cùng nhau hiệp dâng thánh lễ, khi cùng nhau lãnh nhận các bí tích và khi cầu nguyện chung. Biến đối để trở nên những Kitô khác.

“Tôi sống nhưng không phải là tôi sống, mà là Chúa Kitô sống trong tôi". “Sự sống của tôi là chính Chúa Kitô", đó là sự biến đổi toàn diện. Bước vào nhà nguyện nầy để cầu xin ơn thánh hóa và bước vào đời thường, chúng ta phải biến đổi đời mình. Ơn biến đối được Chúa ban cách tiệm tiến, nghĩa là từ từ được ơn chữa lành các tính hư nết xấu, biết đổi mới cung cách ứng xử và mặc lấy con người mới nhờ ơn tái sinh trong Chúa Kitô phục sinh.

Nhà nguyện nầy là nhà nơi mà anh chị em có thể đến để lắng nghe và giải thích Lời Chúa, nơi mà anh chị em có thể hợp tác với nhau để thực thì công bình và yêu thương mọi người. Việc xây dụng thánh đường cần đi kèm theo việc xây dựng tâm hồn. Lời Chúa là sức mạnh đổi mới, mang lại trật tự và ý nghĩa cho đời sống của mỗi người chúng ta, mang lại niềm vui và dẫn tới việc xây dựng Hội Thánh.

Anh Em Tu Đoàn Bác Ái Xã Hội thân mến, chúng ta vui mừng tạ ơn Chúa vì hôm nay nhà nguyện của anh em được cung hiến, được vĩnh viễn dành riêng cho việc thờ phượng Thiên Chúa. Mỗi khi anh em đến nhà nguyện nầy để dâng lễ, lãnh nhận các bí tích và cầu nguyện, anh em đừng quên cầu xin ơn biến đổi và canh tân đời sống, không chỉ riêng cho từng cá nhân tu sĩ, mà còn cho cả cộng đoàn tu sĩ và các cộng đoàn tín hữu để mỗi người chúng ta trở nên chứng nhân về niềm tin và lòng mến đối với Chúa và với mọi người. Amen

Sau bài giảng lễ, cộng đoàn cùng tham dự nghi thức Cung nghinh xương thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh, Đức cha Tôma đặt vào Bàn thờ.

Nghi thức Cung Hiến Nguyện Đường được bắt đầu với kinh cầu các Thánh. Phần chính yếu của nghi thức là lời nguyện cung hiến và xức dầu. Bàn thờ và Nguyện đường mới trở nên nơi Thánh. Sau nghi thức xông hương và thắp sáng nến bàn thờ, cộng đoàn hiệp thông sốt mến trong phụng vụ Thánh Thể.

Cuối thánh lễ, Cha Bề Trên Tu Đòan - Phaolô Hồ Phi Chỉnh dâng lời tri ân lên Đức cha quý cha và cộng đoàn. Bó hoa hồng tươi thắm dâng lên Đức cha như những tâm tình hiếu thảo của đoàn con cái.

Tu Đoàn Nam hiện nay có tất cả 112 anh em. Trong đó, có 3 linh mục, 29 anh em khấn trọn đời; 24 anh em khấn tạm; 12 anh em tập viện; 47 anh em tìm hiểu. Linh đạo của Tu Đoàn: Sống bác ái yêu thương phục vụ theo gương Thầy Chí Thánh Giêsu qua việc cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Câu Lời Chúa tâm niệm: “Tin mừng cho người nghèo khó” (Lc 4, 18).

Các tu sĩ được đào luyện và tu học về các phạm vi chuyên môn để phục vụ công cuộc loan báo Tin mừng như: công tác xã hội, thầy thuốc về Đông và Tây Y; bác sĩ, trung cấp thú y và nông nghiệp; may mặc, thợ xây dựng và kiến trúc nhà cửa….

Những công việc hiện nay Tu Đoàn đang đảm trách và phát triển như:

- Tổ chức và chăn nuôi trại heo tại cộng đoàn và chương trình heo tín dụng cho các gia đình nghèo trong vùng.

- Xây dựng nhà tình thương cho những gia đình nghèo khổ.

- Trồng và bào chế các cây thuốc thành các loại thuốc Đông Y, sử dụng miễn phí cho các bệnh nhântại các nhà thuốc của cộng đoàn.

- Khám bệnh, phát thuốc và châm cứu miễn phí cho các bệnh nhân.

- Xây dựng ký túc xá và trợ giúp chương trình học bổng cho các học sinh, sinh viên từ các vùng xa xôi, nghèo khổ.

- Điều hành và cấp phát nước uống tinh khiết cho các cư dân trong vùng.

- May quần áo cho các em học sinh nghèo, các gia đình nghèo và những nạn nhân của các vùng thiên tai.

- Chăm sóc và trợ giúp lương thực, thuốc men cho các bệnh nhân của làng phong cùi, chữa trị và săn sóc thanh niên cai nghiện.

Tu Đoàn Nam, giờ đây đã có Nguyện đường làm nơi nhiều người gặp gỡ Chúa và Chúa đã chọn nơi đây để Ngài hiện diện. Nơi đây làm nên một địa chỉ mới, sự hiện diện của Thiên Chúa giữa dân Người. Chúa nói với ông Giakêu: Hôm nay nhà này được ơn cứu rỗi. Với sự hiện diện của Chúa, nhà ông sáng lên niềm vui, tràn trề hạnh phúc, dấu chỉ của ơn cứu rỗi. Lời Chúa đã ứng nghiệm nơi mãnh đất này, Nguyện đường mang lại sức sống cho mọi người tham dự phụng vụ và còn nhiều công trình khác. Chúa hiện diện và thi ân giáng phúc, các bí tích được cử hành, lời kinh thánh lễ vang dội chung quanh, lễ tế cứu độ của Chúa tại địa chỉ thánh thiêng này. Ơn Chúa luôn ban phát cho mọi người, con người gặp gỡ Chúa và gặp gỡ nhau.

Ngày lễ khánh thành và cung hiến Nguyện đường mới là ngày trọng đại nhất và đáng ghi nhớ đối với Tu Đoàn. Hiệp ý tạ ơn với quý anh em linh mục tu sĩ và nguyện xin Thiên Chúa giàu tình thương ban phúc lành cho mọi người gần xa đã góp công góp của, góp cảm tình và mọi thứ giúp đỡ khác vào việc xây dựng những công trình phục vụ lợi ích chung, nhất là những công trình nhằm phát triển chiều kích thiêng liêng.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An
 
Hội Ngộ Truyền Thống Lớp Cựu Tu Sinh Rú Đất Lần Thứ II
Thiên Ân
18:09 28/09/2017
Sáng thứ Ba, ngày 26/09/2017, tại Giáo xứ Rú Đất đã diễn ra cuộc hội ngộ truyền thống của quý cha từng tham gia lớp dự tu tại đây. Cuộc hội ngộ quy tụ gần 20 linh mục hiện đang phục vụ tại các Giáo xứ trong Giáo Phận Vinh và tại các cộng đoàn dòng tu khác trong nước và trên thế giới.

Xem Hình

Khởi đi từ lớp Tu sinh Rú Đất, nhiều linh mục và tu sĩ, hiện đã và đang phục vụ nhiều nơi trên cánh đồng truyền giáo của Giáo Hội. Hội ngộ nơi mảnh đất xưa, nơi từng ghi dấu biết bao kỷ niệm trong những năm tháng đầu đời bước theo Đức Kitô trong ơn gọi linh mục của các cha. Đây là dịp để quý cha ôn lại những tháng ngày khi còn là tu sinh thật đẹp đẽ và cũng là dịp để quý cha có được những phút giây gặp gỡ thắm tình huynh đệ. Đây cũng là dịp để các cha cùng chia sẻ những buồn vui, những trăn trở trong công việc mục vụ tại Giáo xứ của mình, nhất là nhìn nhận hồng ân tận hiến của đời linh mục. Đức Thánh Cha Phan-xi-cô khẳng định: “Không có ơn gọi nào được sinh ra chỉ cho riêng mình hay sống cho chính mình. Ơn gọi triển nở từ con tim Thiên Chúa và đâm hoa kết trái trong mảnh đất tốt của dân trung tín với Chúa, và từ những cảm nghiệm của tình huynh đệ…” Đúng vậy, linh mục là của Chúa, của Giáo Hội chứ không của riêng ai và ơn gọi linh mục được triển nở từ hồng ân Thiên Chúa và sự đóng góp của bao người.

Đúng 8h00, Thánh lễ gặp mặt truyền thống được diễn ra rất trang trọng và sốt sắng với sự tham dự đông đảo của bà con Giáo xứ Rú Đất.

Mở đầu, Cha Phêrô Nguyễn Văn Vinh đã nói lên ý nghĩa của thánh lễ hôm nay, đó là tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và tri ân mọi người, nhất là những bậc tiền nhân, những người con của Giáo xứ Rú Đất, nơi đã cưu mang và giúp đỡ quý cha thời còn là các chú tham gia lớp dự tu tại đây. Đồng thời trong bài giảng ngài cũng nhấn mạnh đến việc tất cả mọi người chúng ta đều thuộc cùng một gia đình, đó là “gia đình ân sủng” trong tình yêu của Thiên Chúa, khi mỗi người biết đón nhận lời Chúa và đem ra thực hành trong đời sống “Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành”(Lc 8, 21). Ngài nhấn mạnh việc nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành là điều rất quan trọng. Nhưng ngài cũng cho thấy thực trạng của xã hội ngày hôm nay đầy dẫy những gian dối, lọc lừa, đảo điên. Do đó việc nghe lời Chúa và đem ra thực hành không phải là chuyện dễ dàng mà nhiều khi phải chịu thiệt thòi và trả một giá rất đắt. Cuối cùng ngài mời gọi cộng đoàn hãy sống theo những gì Chúa dạy, biết can đảm nói lời Chúa, nghe Lời Chúa và đem ra thực hành, như thế mỗi người mới xứng đáng là con cái của Thiên Chúa, là anh chị em của Chúa.

Sau thánh lễ, đại diện Hội đồng mục vụ Giáo xứ nói lời chào mừng và bày tỏ lòng mộ mến của Giáo xứ Rú Đất đối với quý Cha. Phần đáp từ, Cha Phanxicô Xaviê Hoàng Sĩ Hướng một lần nữa bày tỏ những tâm tình quý mến, cảm phục đối với những người thầy, các ân nhân đã rộng lòng giúp đỡ anh em trong thời gian tu học tại đây. Ngài còn mời gọi mọi thành phần trong giáo xứ tiếp tục duy trì tinh đó trong việc vun trồng ơn gọi linh mục, tu sĩ trong giáo xứ và Giáo hội. Ngài cũng cám ơn Cha quản xứ và mọi người đã đóng góp công của cho ngày gặp mặt được thành công tốt đẹp. Sau đó, anh em quây bên nhau trong ngôi nhà xứ vừa trao đổi vừa chia sẻ trong bữa cơm thân mật cùng với các ân nhân và những người thầy yêu quý.​

Trước khi về lại nhiệm sở, quý cha còn dành thời gian đến thăm hỏi những người thầy đã từng dạy dỗ, hướng dẫn các ngài trong những ngày tháng dự tu ở Giáo xứ. Nghĩa cử đó nói lên tâm tình biết ơn của các ngài đối với các bậc tiền nhân và cũng khẳng định một điều rằng tất cả mọi người đều cùng một gia đình, gia đình Thiên Chúa.
 
Thông Báo
Chương trình Tang lễ cho Cha Giuse Đinh Viết Thục tại Nam Cali
Liên Đòan CGVN Miền Tây Nam
11:42 28/09/2017
Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh

Chúng tôi xin thông báo:



Linh mục Giuse Đinh Viết Thục

là linh mục thuộc Bùi Chu, được cử làm đại diện cho Giám mục Bùi Chu tại Hoa Kỳ,

trông coi trụ sở Bùi Chu tại thành phố Garden Grove thuộc GP Orange.

Tối hôm 23/9/2017 ngài bị tai biến mạch và được đưa và bệnh viện UCI ở Nam Cali để chữa trị.

Nhưng các bác sĩ cho biết, tình trạng sức khỏe của ngài rất nguy kịch và bị hôn mê sâu.

Ngài đã được Chúa gọi về lúc khỏang 4g chiều thứ Tư ngày 27/9/2017.

Tang lễ cho Cha Giuse Đinh Viết Thục:

Thứ Ba (3/10) 5:30PM: Thánh lễ đưa chân tại nhà thờ Santa Barbara

Thứ Sáu (6/10) 1-5:30PM Viếng xác, 5:30PM Thánh lễ tại nhà thờ St. Columban

Thứ Bảy (7/10) 6:30AM Thánh Lễ an táng tại nhà thờ St. Columban.

* Sau đó di quan về Wichita để chôn cất.

Cha Giuse Đinh Viết Thục sinh năm 1956, tại giáo xứ Long Châu, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định).

Ngài chịu chức linh mục ngày 18/09/1999.

Kính xin quý Cha, quý tu sĩ nam nữ thuộc Liên Đòan Công Giáo Việt Nam tại Miền Tây Nam Hoa Kỳ

thêm lời cầu nguyện cho linh hồn Cha cố Giuse.

Chương trình tang lễ sẽ được thông báo sau.

Kính báo

Đức ông Phạm Quốc Tuấn, chủ tịch Liên đòan Miền Tây Nam Hoa Kỳ

LM Trần Công Nghị, Phó chủ tịch đặc trách Linh mục Miền Tây Nam Hoa Kỳ