Ngày 06-10-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Bài giảng lễ an táng cha cố Tanila Hoàng Đắc Ánh
Lm Anrê Đỗ Xuân Quế
07:02 06/10/2015
BÀI GIẢNG LỄ AN TÁNG CHA CỐ TA-NI-LA HOÀNG ĐẮC ÁNH

Thưa anh chị em,

Hôm nay, tôi được phân công giảng trong lễ an táng cha cố Ta-ni-la Hoàng Đắc Ánh. Việc phân công này là do tôi biết và sống với cha cố nhiều năm, từ năm 1956 đến ngày 1.10.2015.

Cha Ta-ni-la đến Mai Khôi vào mùa hè năm 1956 thì tôi cũng đến cùng thời với cha để chuẩn bị vào Nhà Tập ngày 7.10.1956. Ngày 7.10.1957, cha khấn đơn, tôi cũng khấn đơn. Ngày 10.10.1960 cha khấn trọng tôi cũng khấn trọng và ngày 8.7.1961, cha chịu chức linh mục, tôi cũng chịu chức linh mục. Hai người nối tiếp nhau, kẻ trước người sau, cách nhau có mấy phút.

Sau khi chịu chức linh mục, mỗi người chúng tôi được gửi đi học một nơi : cha sang Roma, còn tôi ở lại Pháp. Tôi về nước mùa hè năm 1965 thì cha từ Giê-ru-sa-lem về đầu năm 1966.

Sau khi về nước, cha được cử xuống Cần Thơ, còn tôi ở lại Sài-gòn. Đến năm 1974 cha lên Sài-gòn ở tu viện Mai Khôi để dịch Kinh Thánh với Tin Lành theo tinh thần Đại Kết do Đức Tổng Bình yêu cầu. Tôi xuống Cần Thơ thay cha để coi cư xá sinh viên. Đầu tháng 5.1975 tôi về Mai Khôi và ở chung với cha dưới một mái nhà cho đến ngày 1.10.2015, ngày cha bị đột quị, nhồi mau cơ tim, ra đi đột ngột, để lại sự ngỡ ngàng và thương tiếc cho những người quen biết cha.

Do biết và sống gần cha cố như vậy, nên tôi có rất nhiều điều để nói về cha. Nhưng vì phụng vụ trong nghi thức an táng khuyên không nên biến bài giảng thành một bản điếu văn ca ngợi đức độ và sự nghệp của người quá cố, mà nên tập trung vào việc cầu nguyện cho người thân mau được vào hưỏng nhan thánh Chúa.

Vì vậy, tuy biết nhiều và biết kỹ về cha cố Ta-ni-la, nhưng tôi sẽ không nói dài, mà chỉ xin vắn tắt rằng cha cố Ta-ni-la là người đã sống hết mình cho lý tưởng đời tu Đa Minh, khi chuyên cần học hành nghiên cứu, giảng dạy Kinh Thánh, , Thần Học, siêng năng đi đọc kinh chung với anh em ở nơi ca nguyện, cẩn thận giữ các lời khấn và kỷ luật trong đời sống tu trì, cũng như sống chan hòa với anh em trong đời sống chung.

Đó là những giá trị căn bản trong đời tu Đa Minh mà cha cố Ta-ni-la đã sông. Điều này nhiều người trong chúng tôi có thể làm chứng. Vì vậy, tôi xin phép chỉ nói bấy nhiêu về cha cố, và bây giờ xin được nhân cơ hội nói về niềm hy vọng của mỗi người chúng ta khi đến giây phút phải cuốn lều lìa khỏi cõi đời này.

Lều là một hình ảnh được dùng trong Cưu Ước để nói về đời sống con ngưởi ở trần gian này. Khi chết là như lúc người ta cuốn lều để rời đi nơi khác. Bản chất của lều là tạm bợ. Thay vì nói là chết thì người ta dùng kiểu nói cuốn lều cho hợp với lẽ tuần hoàn trong trời đất “sinh ký, tử qui”.

Nếu sống là gửi và chết là về thì mục đích khi lìa đời là được ngắm nhìn Thiên Chúa như ông Gióp, là được biến đổi để mặc lấy sự bất tử như thánh Phao-lô dạy, là được sống muôn đời và sống lại trong ngày sau hết như lời Đức Ki-tô đã hứa.

Trong bài sách Gióp 19,1.23-27, ông Gióp tin chắc rằng Đấng bênh vực ông vẫn sống, và sau cùng, Người sẽ đứng lên trên cõi đất, và sau khi da ông bị tiêu hủy, ông sẽ được ngắm nhìn Thiên Chúa. Lòng tin này, ông không muốn giữ cho riêng mình mình biết, mà còn muốn cho hậu thế “đúc bằng sắt, trám bằng chì, tạc vào đá” để ai nấy được vững lòng trông cậy vào thế giới mai sau.

Sau ông Gióp là thánh Phao-lô, người viết trong 1 Cr 15,.51-57 rằng tử thần đã bị chôn vùi. Tử thần bị chôn vùi, vì Đức Ki-tô đã đánh bại nó, khi Người từ trong đám kẻ chết chỗi dậy. Thánh Phao-lô còn viết thêm : “Không phải tất cả chúng ta sẽ chết, nhưng tất cả chúng ta sẽ được biến dổi”. Mọi người phải chết về thể xác, nhưng cái thể xác rữa nát và tan biến kia sẽ được biến đổi trong ngày Chúa Quang Lâm. Đó là sự xác tín của chúng ta. Cái thân xác phải chết của chúng ta sẽ có ngày được mặc lấy sự bất tử như lời Chúa nói với cô Mác-ta : “Ai sống và tin vào Thầy sẽ không bao giờ phải chết.” (Ga 17,27)

Sự sống thay đổi chứ không mất đi. Vì thế, trong thánh lễ cầu cho tín hữu đã qua đời, chúng ta thường nghe đọc : “Lạy Chúa, đối với chúng con là những tín hữu, sự sống thay đổi chứ không mất đi, và khi nơi trú ngụ dưới trần thế bị tiêu hùy, chúng con được về hưởng hạnh phúc vĩnh cửu trên trời.”

Cuối cùng là lời hứa của Chúa Giê-su : “Ai tin vào Con Thiên Chúa thì được sống muôn đời và được cho sống lại trong ngày sau hết”.

Thưa anh chị em,

Mỗi lần đi dự tang lễ là một lần chúng ta có dịp được nghe nhắc lại định mệnh đời đời của mình. Quê hương đích thật của chúng ta ở trên trời. Chúng ta sống ở đời này như những khách hành hương. Nhiều khi bị cầm chân và cuốn hút bởi cuôc đời hiện tại, chúng ta ít nghĩ đến và chuẩn bị cho cuộc đời mai sau, thì hôm nay nhân ngày lễ an táng cha cố Ta-ni-la, chúng ta dành thời giờ để cầu nguyện cho cha và cho tất cả chúng ta biết chuẩn bị cho giờ phút cuốn lều của mình. Giờ này có khi sẽ xẩy ra một cách bất ưng, như đã xẩy ra cho cha cố Ta-ni-la, ngày 1.10.2015 vừa qua.

Bởi vậy, chúng ta cần phải sẵn sàng để ra đi mà không nuối tiếc, để lại tất cả mà không ngậm ngùi. Ngoài ra là điều chỉnh lại các mối liên hệ của mình đối với Thiên Chúa, giữa chúng ta với những người khác. Muốn như vậy, phải có thời giờ. Chúng ta bằng lòng mất thời giờ cho nhiều việc khác, còn việc liên hệ đến vận mệnh cuối cùng của đới mình, lẽ nào chúng ta lại chẳng quan tâm.

Về điều này, Đức Thánh Giáo Hoàng Gio-an XXIII viết cho một người em là Xê-vê-ri-ô như sau : “Tám mươi năm trong của đời của tôi, nhắc lại cho tôi cũng như cho chú và mọi người trong gia đình chúng ta rằng : điều đáng kể hơn hết là phải luôn luôn sẵn sàng lên đường vào lúc bất ngờ, vì điều quan trọng hơn cả là phải nắm chắc được sự sống đời đời, nhờ trông cậy vào lòng từ bi của Chúa là Đấng nhìn thấy hết mọi sự..”

Ngoài việc chuẩn bị đón cái chết có thể xẩy ra bất ngờ cho chúng ta, là cố gắng làm cho tốt những việc phải làm như Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI tâm sự : “Bây giờ vào cuối đời, tôi thích ở trong ánh sáng. Thường trong giai đoạn cuối cùng có một thứ ánh sáng riêng. Trong buổi hoàng hôn sáng tỏ này, một ý tưởng khác làm tôi bận tâm : đó là nỗi lo lắng phải làm sao lợi dụng giờ thứ mười một, nghĩa là phải vội vàng làm một cái gì quan trọng trước khi quá muộn. Làm thế nào để sửa lại những gì mình đã làm không tốt, làm thế nào để lấy lại thời gian đã mất, làm thế nào để nắm được sự cần duy nhất trong giai đoạn cuối cùng còn được lựa chọn này. Ít là tôi làm được điều này là kêu xin lòng nhân từ của Chúa và tuyên xưng Người là Đấng Cao Cả có khả năng vô biên để cứu độ tôi. Đứng trước sự chết, sự chết đang dạy cho biết sống, tôi nghĩ rằng biến cố lớn nhất đối với tôi cũng như đối với hết mọi người là gặp được Đức Ki-tô, gặp được Sự Sống. Sự chết như một cây đèn tỏa ánh rạng ngời, một cây đèn đưa tới sự gặp gỡ đó. Chúng ta sinh ra nào có lợi gì, nếu không được cứu độ. Đó là một khám phá trong lời ca ngợi mầu nhiệm Phục Sinh và là tiêu chuẩn thẩm định mọi mối liên quan đến đời sống con người, đến vận mệnh đích thực và duy nhất của đời sống, khi nó được qui hướng về Đức Ki-tô.”

Như vậy, qua những lời vừa trích dẫn, sự chết dạy cho người ta biết sống và khi nghĩ đến cũng như chuẩn bị cho cái chết là lúc người ta chuẩn bị sống cho ra sống, hầu tới một lúc nào đó được gặp Đức Ki-tô là gặp được sự sống. Đó là đỉch điểm của đới chúng ta.

Do đấy, mỗi lần cử hành lễ an táng là một lần chúng ta ở bên cạnh người thân mà cầu nguyện cho, với lòng mến thương, đồng thời cũng là lúc chúng ta nghĩ đến ngày ra đi của mình mà chuẩn bị theo lẽ “nay người mai ta.” Amen.

Mai Khôi 3.10.2015

An-rê Đỗ Xuân Quế o.p.
 
“Kết nối” với Chúa Giêsu qua Đức Mẹ.
Lm Vũ Xuân Hạnh
12:22 06/10/2015
“KẾT NỐI” VỚI CHÚA

1. Đôi dòng lịch sử hình thành kinh Mân côi.

Kinh mân côi nguyên tiếng Latinh là Rosarium, tiếng Anh, tiếng Pháp là Rose, nghĩa là hoa hồng. Ý muốn nói rằng, những kinh Kính mừng mà chúng ta đọc và suy gẫm kết thành chuỗi Hoa Hồng thiêng dâng kính Đức Mẹ.

Xưa kia, khi tràn chuỗi chưa ra đời, người ta đếm kinh bằng hạt sỏi, dần dần người ta kết những hạt khác thành chuỗi Mân côi gọi là Rosary.

Trong Hội Thánh, có thói quen cầu nguyện bằng Thánh vịnh, nhưng đối với đại đa số người, 150 Thánh vịnh dài quá không thể đọc được. Từ thế kỷ XII, người ta thay thế bằng việc đọc 150 kinh Lạy Cha. Dần dần người ta đọc 150 kinh Kính Mừng thay 150 kinh Lạy Cha. Do đó Thánh Đaminh gọi là “Thánh vịnh Đức Mẹ”.

Ban đầu, kinh Kính mừng chỉ có lời chào của thiên thần Gabriel: “Kính mừng Maria đầy ơn phúc. Thiên Chúa ở cùng Bà” (Lc 1, 28). Sau đó, người ta thêm lời chào của bà Elizabeth: “Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ. Và Con lòng Bà gồm phúc lạ” (Lc 1, 42). Cũng trong thế kỷ XII, Đức Mẹ hiện ra trao tràng hạt Mân côi cho Thánh Đaminh và dạy thánh nhân phổ biến tràn hạt này, như là phương thế cầu nguyện để cải hoá bè rối Albigensê đang tung hoành ở phía nam nước Pháp. Sang thế kỷ XIII, Đức Urbanô IV thêm vào lời chào của bà Elizabeth Thánh Danh “Giêsu”. Từ đó, chúng ta đọc là “…Và Giêsu Con lòng Bà…”.

Thời đó, người ta đọc 150 kinh Kính mừng cùng với 150 kinh Lạy Cha, nghĩa là mỗi kinh Kính mừng một kinh Lạy Cha. Đến thế kỷ XIV, thầy Henry Kalkar (1328-1408), dòng Carthusian do Thánh Brunô sáng lập, chia 150 kinh Kính mừng thành từng chục 10 kinh, đầu mỗi chục kinh là một kinh Lạy Cha.

Thế kỷ XV, Cha Đaminh Prussia (1384-1460) cũng dòng Carthusian chia 150 Kinh Kính mừng thành 3 chỗi 50. Cũng trong thế kỷ này, Chân phước Alanô de la Roche thêm phần suy niệm các mầu nhiệm Vui, Thương, Mừng trong khi lần chuỗi. Từ nay tràng kinh Mân côi gọi là “Vòng hoa hồng”.

Chân phước Alanô nhiệt thành phổ biến kinh Mân côi mà Đức Mẹ đã truyền cho Thánh Đaminh. Ngài cũng thành lập Hội Mân côi năm 1480 và được Đức Mẹ hứa ban 15 ơn cho những ai trung thành đọc kinh Mân côi.

Năm 1521, linh mục Albertô da Castello, sửa lại: trước mỗi kinh Lạy Cha và chục kinh Kính mừng được kết vào một mầu nhiệm. Năm 1569, Đức Thánh Cha Piô V cho thêm phần thứ hai của kinh Kính mừng: “Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời...” và kinh Sáng danh ở cuối mỗi chục.

Tháng 10.2002, thánh Gioan Phaolô II mở năm kinh Mân côi và thêm vào chuỗi Mân côi truyền thống năm mươi kinh Kính mừng đi liền với năm mầu nhiệm về cuộc đời công khai của Chúa Giêsu, gọi là năm mầu nhiệm sự Sáng.

Với việc thêm này, chuỗi Mân côi từ nay có đến 200 kinh Kính mừng. Kể từ đó, kinh Mân côi có hình thức như chúng ta đọc ngày nay.

2. “Kết nối” với Chúa Giêsu qua Đức Mẹ.

Chuỗi Mân côi, chuỗi hoa hồng. Người tín hữu đọc kinh Mân côi với ý nghĩa là từng lời kinh mà họ đọc được ví như từng đóa hoa hồng dâng lên Đức Mẹ, và kết hợp với Đức Mẹ, dâng lên Chúa Giêsu.

Vì thế, mỗi khi lần chuỗi, người tín hữu kết thành tràn hoa hồng thánh thiện, dâng tấm lòng, dâng tình mến, dâng tâm hồn, dâng quyết tâm sống đẹp lòng Chúa như Đức Mẹ. Do đó, khi lần chuỗi, là người tín hữu ấp ủ hoa hồng thiêng liêng, hoa hồng mầu nhiệm của lòng mình kính dâng Đức Mẹ và hợp với Đức Mẹ mà tôn thờ Chúa.

Đặc biệt, dù kinh Mân côi là lời kinh mà người tín hữu dùng để cầu nguyện, và tỏ lòng yêu mến Đức Mẹ, thì cũng là lời kinh mà chính Đức Mẹ cũng dùng để cầu nguyện. Bởi thật lạ lùng, trong những lần hiện ra ở Lộ Đức hay ở Phatima, người ta đều nhìn thấy Đức Mẹ cầm tràn chuỗi và lần chuỗi. Đức Mẹ cùng cầu nguyện bằng chuỗi Mân côi với con cái của mình.

Đọc những kinh Kính mừng, vì là lời kinh trực tiếp hướng lên Đức Mẹ, do đó, cũng là lời kinh cho ta được kết nối với Đức Mẹ.

Nhưng quan trọng hơn, khi đọc kinh Mân côi, ta lại được cùng Đức Mẹ kết nối với Chúa Kitô. Điều đó được thấy rõ qua hai bằng chứng:

- Trong kinh Kính Mừng chỉ có hai danh xưng Maria và Giêsu được xướng lên, mở đầu bằng Maria và kết thúc bằng Giêsu: “Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ”, nghĩa là kết nối với Đức Mẹ để được nối kết với Con của Người. Qua Đức Mẹ đến với Chúa Giêsu.

- Nhưng kết nối với Chúa Giêsu được thấy rõ nhất là qua những mầu nhiệm Mân côi: mùa Vui, mùa Sáng, mùa Thương, mùa Mừng. Vui trong mầu nhiệm Nhập Thể Chúa Giêsu xuống thế làm người sống cho mọi người; Sáng trong mầu nhiệm Chúa Giêsu công khai loan báo Tin Mừng, công bố ơn tha tội và ban Nước Trời cho mọi người tin; Thương trong mầu nhiệm Tử nạn, Chúa Giêsu chịu chết, chuộc tội cho cả nhân loại; Mừng trong mầu nhiệm Phục Sinh, Đức Giêsu bước vào vinh quang mang ơn cứu độ đời đời cho mọi người.

Kết nối với Chúa Giêsu là kết nối nền tảng và là đỉnh cao. Thiếu sự kết nối này, kết nối với Đức Maria sẽ còn lỏng lẻo, chưa lên đến đỉnh điểm, chưa mang lại sức sống cứu độ. Bởi Chỉ có Chúa Kitô, mới là Đấng Cứu Độ duy nhất của chúng ta. Vì thế, chỉ có kết nối với Người, ta mới đạt tới sự thánh thiện hoàn hảo. Đức Maria chỉ là con đường dẫn ta đến cùng Chúa Kitô.

Trên đường trọn lành của ta có Đức Mẹ cùng đồng hành, đó là điều quý giá vô cùng. Để Đức Mẹ hướng dẫn, giáo dụ, đó chắc chắn là điều Chúa Giêsu muốn. Bởi Chúa ban cho Đức Mẹ được mẹ chúng ta, và chúng ta được làm con của Đức Mẹ, tất cả đều không ngoài mục đích: Chúa dạy chúng ta, muốn đi về vĩnh cửu, hãy học gương thánh thiện của Đức Mẹ, hãy để Đức Mẹ đồng hành, hãy “nối kết” liên lỉ với Chúa cùng Đức Mẹ và như Đức Mẹ.

Bằng tràn chuỗi Mân côi, chúng ta, con của Đức Mẹ, sẽ sống trong phúc lành của Chúa. Bởi Chúa đã yêu Đức Mẹ, thì chúng ta, những môn đệ của Chúa, chắc chắn cũng sẽ được Chúa tỏ lòng mến thương không kém.

Lm. VŨ XUÂN HẠNH
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thượng Hội Đồng: Ngày thứ hai, 6 tháng Mười, 2015
Vũ Văn An
18:31 06/10/2015
Theo Đài Phát Thanh Vatican, vào chiều thứ Ba, các tham dự viên tại Thượng Hội Đồng về gia đình đã chia từng nhóm thảo luận nhỏ theo ngôn ngữ, sau một ngày rưỡi được nghe các bài trình bầy tại các phiên họp toàn thể.

Khó có thể tóm lược 72 bài đóng góp của các tham dự viên trong 24 giờ qua. Nhưng theo Đài Vatican, ta có thể phân biệt được hai cách các nhà lãnh đạo này của Giáo Hội đang suy tư về các thách đố của gia đình ngày nay.

Phương thức đầu có tính triết lý, khởi đi từ Thánh Kinh và tín lý, để tìm ra các giải pháp cho các vấn đề trong nền văn hóa thế tục hiện đang đe dọa các niềm tin và truyền thống Công Giáo. Một vị giám mục cảnh báo rằng nếu ta mở cửa cho não trạng thế tục này, thì sói rừng sẽ ập vào.

Phương thức thứ hai do nhiều vị giám mục khác đề xuất là khởi đi từ các thay đổi sâu xa đang diễn ra trong xã hội để tìm hiểu xem Giáo Hội có thể dùng Thánh Kinh và Thánh Truyền ra sao để vẫn còn liên hệ tới đời sống của người thời nay. Không sống trong sợ hãi đối với một nền văn hóa thù nghịch và vô thượng đế, nhưng đúng hơn là can dự vào nó, đề xuất Tin Vui Phúc Âm cho bất cứ ai đang tìm ý nghĩa đời người.

Từ quan điểm vừa nói, phần trình bầy có tính dẫn nhập của Đức Hồng Y Peter Erdo vào hôm thứ Hai có thể được coi là bài trình bầy sắc sảo và cổ điển về giáo huấn gia đình của Giáo Hội. Tuy nhiên, như Đức Tổng Giám Mục Paul-André Durocher, nguyên chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Canada, từng nói, đây chỉ là một mảnh của câu đố khó giải mà thôi. Đúng hơn, thay vì là lời sau cùng đối với các giám mục, đây mới chỉ là một khởi điểm, để từ đó, các nhóm nhỏ theo ngôn ngữ bắt đầu thảo luận. Chính trong khung cảnh nhỏ hơn, nhưng nhiều tương tác hơn này, mọi tham dự viên, kể cả các giáo dân nam nữ, kể luôn các đại biểu không phải là Công Giáo, có thể chia sẻ cung cách duy trì giáo huấn Giáo Hội trong khi vẫn tiếp xúc được với đời sống thực của người ta. Hoặc nói theo ngôn ngữ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô: làm cách nào trở thành một Giáo Hội biết mở rộng cửa, không dính chặt vào phòng áo lễ mà là đi ra ngoài phố khiến tay mình ra dơ bẩn.

Về ngữ vựng, rất nhiều bài nói sử dụng một ngôn từ không làm những người đang khát khao được nghe lời Chúa cảm thấy xa lạ. Một vài tham dự viên cảnh cáo cách mạnh mẽ chống thứ ngôn ngữa loại trừ, nhất là khi nói về những người đang sống trong các cuộc hôn nhân thứ hai hay trong các liên hệ đồng tính. Dù ta dễ nhất trí đối với việc sử dụng ngôn từ nhậy cảm và bao gồm để nói về các nạn nhân của bạo lực, về người nghèo hay những người bị hắt hủi khác, ta vẫn chưa tìm được sự đồng thuận đối với ngôn từ được dùng để mô tả những người đồng tính, coi họ như thành phần của chính gia đình ta, như anh chị em của chính ta.

Bạo lực chống phụ nữ cũng là một chủ đề nóng bỏng khác được một số nghị phụ Thượng Hội Đồng nêu lên. Một trong các vị này trưng dẫn những con số thống kê khiến ta giật mình, cho thấy tới một phần ba phụ nữ trên thế giới đang là nạn nhân của bạo hành trong gia đình. Ngài kêu gọi Thượng Hội Đồng dùng những lời lẽ mạnh mẽ nhất để nhấn mạnh rằng không bao giờ được dùng Thánh Kinh để biện minh cho việc thống trị của đàn ông hay cho việc bạo hành đối với phụ nữ. Ngài cũng đề nghị rằng Giáo Hội nên chứng tỏ là mình nghiêm túc trong việc khai mở một vai trò lớn hơn cho phụ nữ trong Giáo Hội và tại các Giáo Hội địa phương hay trong việc cho phép các giáo dân nam nữ được giảng trong các Thánh Lễ, làm nổi bật sự thống nhất giữa lời Chúa và cuộc sống hàng ngày của họ.

Nếu tất cả những điều trên xem ra hơi có tính áp đảo hoặc đôi chút lạc ra ngoài các tiêu chí chặt chẽ của Tài Liệu Làm Việc, thì một tham dự viên cho ta một hình ảnh khá hữu ích: đôi khi cứ dựa vào hệ thống chỉ dẫn của vệ tinh để lái xe, nhưng gặp một chỗ chặn đường, thì làm sao đi. Lúc ấy, ta lại phải tin vào kỹ thuật mới để đi theo một nẻo đường khác với nẻo đường cũ để đến đích mà thôi.

Đức Phanxicô can thiệp

Phần trình bầy hôm qua của Đức Hồng Y Erdo, Tổng Tường Trình Viên của Thượng Hội Đồng, khiến rất nhiều người phấn khởi, vì ngài chính thức đóng chiếc đinh cuối cùng lên chiếc quan tài chôn sống đề xuất của Đức Hồng Y Kasper khi ngài nói rằng: điều khiến những người ly dị tái hôn không được rước lễ không phải vì cuộc hôn nhân đầu thất bại của họ mà vì cuộc hôn nhân thứ hai, bị coi là ngoại tình, cần phải loại bỏ, mới mong được rước lễ.

Tờ Catholic World Reporter cho rằng quan điểm của Đức Hồng Y Erdo gây bối rối và hoảng sợ cho phe cấp tiến. Và có lẽ vì vậy, Tòa Thánh đã lên tiếng trấn an họ, cho rằng cuộc tranh luận về người ly dị và tái hôn cũng như người đồng tính chưa bị đóng lại.

Tế nhị hơn, trong ngày đầy đủ thứ hai của Thượng Hội Đồng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã lên tiếng can thiệp bằng cách chính thức tuyên bố điều chủ yếu này: tính liên tục giữa việc làm của Thượng Hội Đồng đặc biệt năm 2014 và việc làm của Thượng Hội Đồng thường lệ năm 2015. Điều này có nghĩa: văn kiện chính thức để dựa vào đó mà thảo luận là Tài Liệu Làm Việc. Đây là lần đầu tiên, Đức Giáo Hoàng Phanxicô trực tiếp can thiệp trong các cuộc thảo luận tại Thượng Hội Đồng.

Trong cuộc họp báo với các ký giả nói tiếng Anh, Cha Thomas Rosica cho hay, vào ngày thứ hai của Thượng Hội Đồng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đọc một diễn từ ngắn sau diễn từ của Đức Hồng Y Baldisseri. Đức Giáo Hoàng nhắc nhở các nghị phụ tham chiếu ba văn kiện chính thức: bài diễn văn khai mạc và bài diễn văn bế mạc Thượng Hội Đồng đặc biệt năm 2014 của ngài và Tường Trình sau cùng (Relatio Synodi) của Thượng Hội Đồng đó.

Ngài cũng nhấn mạnh điều này nữa: việc thảo luận vấn đề cho người ly dị tái hôn rước lễ không phải là chủ đề của Thượng Hội Đồng, mà chỉ là một trong nhiều ưu tiên của nó.

Theo Cha Rosica, trong số khoảng 70 “can thiệp” vừa qua bằng tiếng Ý, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức và tiếng Bồ Đào Nha, các vấn đề di dân, nghèo đói, nhân dụng, chiến tranh và vấn đề tỵ nạn đã được nhấn mạnh. Các vấn đề bạo hành trong gia đình, bạo hành trong Giáo Hội, và lạm dụng tình dục cũng đã được nói tới.

Liên quan tới việc cho người ly dị và tái hôn rước lễ, Cha cho hay: một số vị cho rằng khó có thể có giải pháp cho hoàn vũ, cùng lắm có giải pháp cho từng vùng mà thôi. Vấn đề đa hôn cũng thế, chỉ nên xem xét cho từng vùng.

Nói về ngôn từ nên sử dụng, Cha Rosica cho hay nhiều vị giám mục nghĩ rằng: khi nói tới người đồng tính, “họ có thế nào, ta nhìn nhận họ như vậy: họ là con trai, con gái, anh, chị, em, hàng xóm láng giềng và đồng nghiệp ta”.

Còn với những người sống chung với nhau chẳng hạn, ta có thể nói: “Này các bạn, các bạn thế nào và ở đâu Chúa cũng thương yêu các bạn hết, nhưng Chúa không muốn các bạn ở đó mãi. Người muốn các bạn tiến xa hơn”.

Tưởng cũng nên chú ý tới bài giảng của Đức Hồng Y George Alencherry, thuộc Giáo Hội Syro-Malabar, Ấn Độ, trong giờ kinh sáng khai mạc ngày thứ hai của Thượng Hội Đồng. Ngài nhấn mạnh tới vai trò tiên tri chịu khổ và tự hủy (kenosis) của Thượng Hội Đồng theo gương tiên tri Giêrêmia.

Sau khi cho rằng tại nhiều nơi trên thế giới, con người đang bị tước đoạt công lý và sự chính trực bởi bàn tay của chủ nghĩa duy cá nhân, duy khoái lạc và áp chế, Đức Hồng Y đặt câu hỏi: “liệu các nhà lãnh đạo của Giáo Hội có tiến bước trong vai trò tiên tri của mình theo kiều Giêrêmia để hỗ trợ người ta bằng lời Chúa và bằng chứng tá bản thân hay không?”

Làm thế, Đức Hồng Y bảo, Giêrêmia đã phải chịu nhiều hy sinh: không kết hôn, không dự đám tang, không dự tiệc tùng.
 
Marie Collins thuộc Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ em chỉ trích Đức Giáo Hoàng vì ngài bênh vực một Giám Mục Chí Lợi
Đặng Tự Do
18:52 06/10/2015
Các quan sát viên ghi nhận một cách âu lo rằng một số thành viên trong Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ em có khuynh hướng hành động theo cảm tính, và đầy cá nhân tính theo nhịp điệu những lời vỗ tay của truyền thông thế tục. Thật vậy, chỉ 4 tháng sau khi Peter Saunders tấn công vô cớ Đức Hồng Y George Pell, nay thì đến lượt Marie Collins, một thành viên giáo dân khác thuộc Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ em lên tiếng chỉ trích Đức Giáo Hoàng Phanxicô về việc ngài lên tiếng bênh vực việc bổ nhiệm Đức Cha Juan Barros làm Giám Mục giáo phận Osorno, Chí Lợi (hay còn gọi là Chi Lê).

Hôm 26 tháng Ba vừa qua, Đức Thánh Cha đã quyết định thuyên chuyển Đức Cha Juan Barros từ Giám Mục giáo phận quân đội Chí Lợi về làm Giám Mục giáo phận Osorno.

Một số người đã lên tiếng chống lại việc bổ nhiệm này vì cho rằng cách đây 31 năm, lúc đó Đức Cha Juan Barros, trong tư cách là linh mục thư ký của tổng giáo phận Santiago de Chile, đã tìm cách bao che cho thầy mình là linh mục Fernando Karadima, một người đã gây ra những tai tiếng rất tai hại cho Giáo Hội tại Chí Lợi.

Cha Fernando Karadima đã từng là một gương mặt rất có thế giá trong Giáo Hội tại nước này. Ông đã giúp đào tạo khoảng 40 linh mục trong đó có 4 vị sau này là Giám Mục, trong đó có Đức Cha Juan Barros.

Tháng 2 năm 2011, Bộ giáo lý Đức Tin tuyên bố rằng những cuộc điều tra tại Chí Lợi cho thấy cha Karadima đã lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên và truyền cho cha Karadima, lúc ấy đã 84 tuổi, phải lui vào sống ẩn dật, chấm dứt mọi thừa tác vụ công khai. Quyết định của Bộ giáo lý Đức Tin đã được đưa ra dù rằng trước đó tòa án đời đã hủy bỏ những cáo buộc chống lại cha Karadima xét vì những vụ lạm dụng đã xảy ra quá lâu và đương sự đã quá già.

Tai tiếng trong vụ cha Karadima gây ra những thiệt hại nặng nề cho Giáo Hội vì những cáo buộc cho rằng Đức Tổng Giám Mục Juan Francisco Fresno, Tổng Giám Mục Santiago de Chile, đã bao che cho những tội lỗi của cha Karadima trước những cáo buộc của anh chị em giáo dân từ năm 1984.
Đức Cha Juan Barros
Bà Marie Collins
Đức Cha Juan Barros lúc ấy là cha thư ký cho Đức Tổng Giám Mục. Vì thế, ngài bị nghi ngờ đã có những ý kiến chống lại việc mở một cuộc điều tra các tội lỗi của cha Karadima - là thày dạy cũ của mình.

Cha Ciro Benedettini, Phó giám đốc văn phòng báo chí Vatican, cho biết vào ngày thứ Hai 31 tháng 3 rằng trước khi Đức Thánh Cha tuyên bố việc thuyên chuyển Đức Cha Juan Barros từ Giám Mục giáo phận quân đội Chí Lợi về làm Giám Mục giáo phận Osorno, “Bộ Giám Mục đã xem xét cẩn thận việc đề cử vị giám mục này và không tìm thấy lý do khách quan nào chống lại với bổ nhiệm”

Hôm 24 tháng 10 vừa qua, trong khi Đức Thánh Cha đang thăm Hoa Kỳ, đài truyền hình Mega của Chí Lợi tung ra một đoạn video trong đó Đức Thánh Cha nói với các giáo sĩ Chí Lợi rằng các tín hữu tại Osorno không nên “bị ảnh hưởng bởi những lời cáo buộc vô căn cứ của những người cánh tả”.

Bà Marie Collins, một phụ nữ Ái Nhĩ Lan thuộc Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ em nhận xét trên account Twitter của bà về diễn biến này như sau:

"Thật nản lòng và buồn vì điều này!". Trong một cái tweet khác, bà nói: "Thật là một sự lãng phí để sang Rôma về chuyện Barros, khi nhìn thấy các nạn nhân dũng cảm của Karadima bị phân loại kiểu này."

Trong một tuyên bố với báo chí, bà tỏ ra nghi ngờ thiện chí của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Bà nói: “Là một người từng bị lạm dụng, tôi rất kinh ngạc trước việc bổ nhiệm ở Chí Lợi vì nó có vẻ đi ngược lại chính những gì Đức Thánh Cha đã nói về việc không chấp nhận bất cứ ai giữ các vị trí đáng tin cậy trong Giáo Hội mà không có hồ sơ hoàn toàn 100 phần trăm bảo vệ trẻ em”.

Người ta kinh ngạc và lo lắng trước cách hành xử của nhiều thành viên trong Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ em, là cơ quan không có thẩm quyền để điều tra hay đưa ra những phán quyết về các trường hợp cụ thể.

Nhiều thành viên trong Ủy ban tỏ ra đi quá xa. Đức Giáo Hoàng Phanxicô theo sự phân định và trên cơ sở các thông tin từ Bộ Giám Mục có thẩm quyền bổ nhiệm Giám Mục mà không cần bà Marie Collins phê chuẩn.

Trước đây không lâu Peter Saunders, cũng là một trong 17 thành viên của Ủy ban Tòa Thánh bảo vệ trẻ em, trong chương trình 60 Minutes tối Chúa Nhật 31 tháng Năm, Peter Saunders, một người chưa từng đến Úc, chưa từng gặp Đức Hồng Y George Pell, đã tấn công ngài rất nặng nề với những luận cứ rất mơ hồ và sai lầm.

Peter Saunders nói:

“Cá nhân tôi nghĩ rằng ông ta không giữ vững được vị trí của mình đâu, vì giờ đây ông ta có một lô những phủ nhận. Ông ta có cả lô những thứ như hạ nhục con người, hành động nhẫn tâm, lạnh lòng từ tâm – bất lương, tôi dám nói như vậy”.

Được giới thiệu như “cố vấn cho Đức Giáo Hoàng”, Peter Saunders không ngại đưa ra phán quyết:

“Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là ông ta phải bị loại sang một bên – là ông ta phải bị trả về Úc Đại Lợi và Đức Giáo Hoàng phải có hành động mạnh nhất chống lại ông ta. Ông ta là một cái gai khổng lồ bên cạnh Đức Giáo Hoàng Phanxicô nếu ông ta được phép ở lại”.

Những mạ lỵ chống lại Đức Hồng Y Pell là không thể chấp nhận được vì trên tất cả các bằng chứng sẵn có, Đức Hồng Y Pell là một trong số các giám mục Công Giáo đầu tiên trên thế giới đề cập mạnh mẽ đến vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em bởi các giáo sĩ. Ngay khi ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Melbourne vào tháng Bảy năm 1996, ba tháng sau, tức là tháng 10 năm 1996, ngài đã hình thành ngay cơ quan Melbourne Response để đối phó với tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em.

Trả lời phỏng vấn của các phương tiện truyền thông tại Úc, các Giám Mục Úc Châu đã bày tỏ sự ngỡ ngàng và thất vọng trước việc Peter Saunders gay gắt lên án Đức Hồng Y George Pell trong chương trình truyền hình tối Chúa Nhật 31 tháng 5 rằng Đức Hồng Y có một thái độ “gần như là bất lương” khi giải quyết các cáo buộc lạm dụng tính dục.

Peter Saunders, người chưa từng gặp Đức Hồng Y, sống ở một đất nước cách xa nước Úc hơn nửa vòng trái đất, không biết gì đến những thành tích chống lạm dụng tính dục của một vị Hồng Y được nhiều người Úc yêu mến đã tấn công Đức Hồng Y dưới chiêu bài là “cố vấn của Đức Giáo Hoàng”. Điều này đã mở đường cho truyền thông thế tục chà đạp Đức Hồng Y nói riêng và Giáo Hội Công Giáo tại Úc nói chung, cũng như gây hoang mang trong anh chị em giáo dân.

Ngày 3 tháng 6, các Giám Mục tại Úc đã đưa ra tuyên bố chung sau đây:

“Hôm thứ Hai Đức Tổng Giám Mục Denis Hart đã đưa ra một tuyên bố về Đức Hồng Y George Pell, là những điều sau đó ngài đã trả lời các cuộc phỏng vấn. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ những ý kiến này.

Chúng tôi biết rõ Đức Hồng Y Pell qua sự cộng tác chung với ngài trong nhiều năm qua dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Ngài là một người liêm chính dấn thân cho sự thật và luôn giúp đỡ người khác, nhất là những người dễ bị tổn thương hay những người đang phải vất vả vật lộn với cuộc sống. Phong cách của ngài có thể là mạnh mẽ, thẳng thắn, và bộc trực. Nhưng bên trong ngài có một trái tim vĩ đại dành cho người dân.

Đức Hồng Y Pell là một trong những vị giám mục đầu tiên trên thế giới đề ra và áp dụng một chương trình phản ứng toàn diện của Giáo Hội nhằm điều tra những cáo buộc về lạm dụng tình dục của các linh mục, và trợ giúp cho những nạn nhân với những bồi thường và tư vấn. Ngài đã đáp lại những lời chỉ trích cách thức ngài giải quyết các vấn đề này trong những năm qua, thẳng thắn thừa nhận những sai lầm, và xin lỗi về những điều đó.

Chúng tôi đánh giá cao sự hỗ trợ mạnh mẽ và bền bỉ của Đức Hồng Y cho các công việc quan trọng của Ủy ban Hoàng gia và thiện chí luôn sẵn sàng hỗ trợ Ủy ban Hoàng gia bất cứ khi nào ngài được yêu cầu.”

Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge, Tổng Giám mục của Brisbane
Đức Tổng Giám Mục Timothy Costelloe SDB, Tổng Giám Mục Perth
Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher OP, Tổng Giám Mục Sydney
Đức Tổng Giám Mục Julian Porteous, Tổng Giám mục của Hobart
Đức Tổng Giám Mục Christopher Prowse, Tổng Giám mục của Canberra-Goulburn
Đức Giám Mục Peter Comensoli, Giám Mục Broken Bay
Đức Giám Mục Terence Brady, Giám mục phụ tá của Sydney
 
Hệ thống Bệnh Viện Chúa Ba Ngôi tại Hoa Kỳ đang bị kiện vì từ chối cung cấp dịch vụ phá thai.
Giuse Thẩm Nguyễn
20:46 06/10/2015
Hệ thống Bệnh Viện Chúa Ba Ngôi tại Hoa Kỳ đang bị kiện vì từ chối cung cấp dịch vụ phá thai.

Hệ Thống Bệnh Viện Chúa Ba Ngôi ( Trinity Health Corporation) là một trong những bệnh viện chăm sóc sức khỏe của Công Giáo lớn nhất nước Mỹ , đang nỗ lực nhằm bãi bỏ vụ kiện của một nhóm với cái tên là Quyền Tự Do Mỹ (American Civil Liberties Union = ACLU) ) về việc bệnh viện này từ chối cung cấp cho phụ nữ các dịch vụ phá thai tại các bệnh viện của họ .

“Vụ kiện này là một vụ kiện thiếu cơ sở pháp lý. Tóa Án Liên Bang đã có lần bãi bỏ vụ kiện tương tự như vụ này của nhóm ACLU và chúng ta đang nỗ lực để bãi bỏ vụ kiện này với những lý do tương tự. Giám Đốc ngoại vụ của bệnh viện là Eve Pidgeon đã tuyên bố như vậy.

Hệ Thống Bệnh Viện Trinity là một công ty có nhiều chi nhánh, trụ sở chính tại Livonia, vùng ngoại ô của Detroit, với trên 80 chi nhánh hoạt động khắp trên nước Mỹ.

Bệnh viện tuân thủ những chỉ dạy của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ về luân lý và việc thực hành y tế, trong đó bao gồm việc từ chối thực hiện phá thai và thắt ống dẫn trứng trong phạm vi bệnh viện.

Ngoài ra, bệnh viện Trinity luôn áp dụng chặt chẽ các chỉ thị của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ (USCCB) về những vấn đề chăm sóc y tế, từ việc chăm sóc cho những bệnh nhân với những chứng bệnh hiểm nghèo, chứng bệnh không hy vọng chữa khỏi cho đến việc ngừa thai.

Nhóm ACLU của Michigan đang kiện bệnh viện Trinity với những cáo buộc rằng những bà mẹ mang thai đã bị từ chối “ chăm sóc y tế khẩn cấp”, đặc biệt là phá thai khi họ cần đến sự chăm sóc của bệnh viện. Nhóm này cũng cáo buộc bệnh viện là đã nghe theo chỉ thị của đấng bản quyền Công Giáo mà không thực hiện việc thắt ống dẫn trứng cho phụ nữ mang thai.

Nhóm ACLU cho rằng bệnh viện đã vi phạm luật Điều Trị Y Tế Khẩn Cấp và Luật Lao Động (EMTALA). Theo nhóm này thì khi không thực hiện phá thai vì lý do tôn giáo là vi phạm Luật Liên Bang.

Tuy nhiên, một vụ kiện tương tự đã xảy ra trước đây đối với Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ vào năm 2013, khi ấy Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz của Louisville, là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục, đã gọi vụ kiện là vụ kiện “vớ vẩn”, vụ kiện “vô căn cớ.” Ngài nói chỉ thị y tế của Hội Đồng Giám Mục là“sự chăm sóc với lòng tôn trọng và cảm thương cho cả những bà mẹ và những đức con, trong và sau khi mang thai.”

Vụ kiện này đã bị bác bỏ vào tháng Sáu bởi một Tòa Án Liêng Bang. Sau đó một tháng, nhóm ACLU đã làm đơn kháng cáo nhưng đã chẳng đi tới đâu.

Bệnh viện Trinity cũng bác bỏ cáo buộc hiện nay của nhóm ACLU, trong khi vẫn phát huy việc thực hành đạo đức y tế nhằm mang lại sức khỏe tốt nhất cho phụ nữ.

“Các chỉ thị về đạo đức và tôn giáo hoàn toàn phù hợp với việc chăm sóc sức khỏe với chất lượng cao, và các bác sĩ của chúng tôi tiếp tục cung cấp dịch vụ chăm sóc tuyệt vời cho mọi người chúng tôi phục vụ,” Giám đốc bệnh viện Pidgeon đã khẳng định như vậy khi đề cập đến những quy định của Hội Đồng Giám Mục.

“Chúng tôi tự hào rằng với trên 25,000 bác sĩ có giấy phép hành nghề làm việc trong hệ thống bệnh viện của chúng tôi và cùng chúng tôi cam kết phục vụ con người là chính,” và “chúng tôi luôn duy trì tiêu chuẩn phục vụ của chúng tôi.” Giám đốc Pidgeon nói tiếp.

Vụ kiện bệnh viện Trinity đã được thông báo vào ngày 1 tháng 10 tại một tòa án ở Detroit và bệnh viện đang phản bác để bãi bỏ vụ kiện.

Nhóm ACLU đã từ lâu chống đối lại các bệnh viện Công Giáo đang hoạt động theo giáo huấn của Giáo Hội. Nhóm này và những phe nhóm chống đối khác của một kế hoạch mang tên là MergerWatch 2013, đã cay cú than rằng sự phát triển của các bệnh viện Công Giáo là một “ sự xảy thai của y tế.”(miscarriage of medicine)

Nhóm ACLU trong kế hoạch chống đối các bệnh viện Công Giáo được sự tiếp tay đắc lực của hai nhà tài trợ giấu tên và các tổ chức thù địch như Arcus, Herb Bloc, Robert Sterling Clark, George Gund, William và Flora Hewlett, Jesie Smith Neyes,David ,Lucile Pakard & Scherman và bè lũ satan

(EWTN News/CAN/By Maggie Maslak)

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Top Stories
Vietnam: Tradition familiale et changement démographique, les deux pôles de la famille au Vietnam
Eglises d'Asie, le 6 octobre 2015
09:40 06/10/2015
L’épiscopat vietnamien a envoyé deux évêques le représenter au Synode sur la famille à Rome : Mgr Bui Van Doc, président de la Conférence épiscopale, et Mgr Dinh Duc Dao, évêque coadjuteur de Xuân Lôc. Il est probable que les deux évêques n’auront guère de mal à s’exprimer sur la famille vietnamienne tant celle-ci, en tant que réalité et aussi comme symbole, fait partie du langage ecclésial vietnamien et des références obligatoires à toute homélie.

A ce discours traditionnel sur la famille s’ajouteront sans doute les échos du changement de politique démographique en préparation au Vietnam. Le Synode sur la famille coïncide, en effet, avec une période de discussion et d’hésitation concernant une nouvelle gestion de la démographie au Vietnam, où la population a été jusqu’ici soumise à de très strictes règles en matière de contrôle des naissances.

Un autre facteur enfin entrera en jeu, celui de la tradition vietnamienne où la famille occupe une place centrale.

La première assemblée de tous les évêques du Vietnam avait eu lieu en mai 1980. C’est à cette date que fut publiée leur première « Lettre commune ». Celle-ci est souvent citée, surtout par les autorités civiles, pour des consignes proposées aux catholiques comme : « Vivre l’Evangile au sein de la nation… ». En fait, seule une petite partie de la lettre traitait de ce sujet ; la plus grande partie s’efforçait de mettre en valeur la famille comme « communauté de foi » : « Votre famille, affirmaient les évêques de cette époque, doit devenir comme une école de la foi, un lieu de prières, un milieu de vie de charité, de formation à l'esprit apostolique pour rendre témoignage au Seigneur (Ac. 2,42, 1,8; Lumen gentium, 11 ; Ad gentes, 11 ; Evangelii nuntiandi, 71). »

Cet appel à la famille chrétienne, à la fois cellule de base de la société et jouant un rôle fondamental au sein de la paroisse et de l’Eglise, fut ensuite sans cesse repris dans les exhortations annuelles des évêques au peuple chrétien. Plusieurs lettres communes sont entièrement consacrées à ce sujet. Tout récemment encore, la réalité et la symbolique de la famille sont apparus en force dans les trois dernières lettres communes (celles de 2013, 2014 et 2015). Elles sont destinées à présenter le projet de nouvelle évangélisation mis en œuvre au cours de ces trois années. Pour la première année, la cible principale de cette évangélisation redoublée était la famille comme cellule de base. Celle-ci est définie comme « une communauté au service de la vie, une vie qui prend sa source en Dieu lui-même ».

La seconde lettre (2014) poursuivait le même thème de la nouvelle évangélisation, mais en lui donnant une nouvelle cible, à savoir la paroisse. L’introduction de ce nouveau milieu « à évangéliser » n’implique pas une rupture avec la famille, bien au contraire, puisque la paroisse est entièrement prise en charge par la symbolique de la famille : « Nous vous invitons à vous tourner vers une ‘famille’ plus vaste, à savoir la paroisse. » Dès les premières lignes du texte, les liens de la communauté paroissiale sont pleinement assimilés à ceux de la famille : « En effet, la paroisse est bien la famille des enfants de Dieu qui sont tous frères et sœurs les uns des autres. »

Si l’appréciation des valeurs familiales au sein du discours officiel de l’Eglise catholique au Vietnam n’a guère changé au cours des trente dernières années, par contre, la situation démographique du Vietnam est, aujourd’hui, totalement différente. Pendant des dizaines d’années, les autorités ont fait peser sur l’ensemble de la population une politique de planning familial extrêmement sévère, imposant à chaque couple de ne pas dépasser les deux enfants. Les moyens proposés à la population (contraception, avortement) posaient de très graves problèmes aux familles chrétiennes. Mais voilà déjà quelques temps que la situation est en train de changer. Les autorités vietnamiennes préparent en effet un projet de loi dont la proposition principale sera de rendre aux familles la liberté de décider du nombre d’enfants qui leur convient. Dans ses plus récents articles sur le sujet, VN Express (1) rapportait toutefois qu’il existe toujours, au plus haut niveau, une opposition à ce projet de loi.

Mme Ritsu Nacken, représentante à Hanoi du Fonds des Nations Unies pour la population (UNFPA), relevait récemment les caractéristiques de la démographie moderne au Vietnam. Le taux de fécondité ne cesse de baisser. Depuis dix ans, il se situe même au-dessous du niveau du renouvellement des générations (soit 2,1 par femme en âge de procréer). Depuis 2011, la population vietnamienne est officiellement entrée dans une période de « vieillissement », suite au déclin de la natalité et à l’allongement de la durée de la vie.

Une dernière raison enfin est susceptible de donner une couleur très particulière à la contribution vietnamienne au synode. C’est la place de la famille au sein de la culture du pays. Elle en forme le centre dans la mesure où elle est le modèle des relations interpersonnelles et celui du comportement social. Les linguistes notent que la langue vietnamienne est structurée par elle. Les relations de parenté (oncles, tantes, frères aînés et cadets, etc.) tiennent lieu de pronoms personnels. L’Eglise catholique, ces dernières années, a fait de grands efforts pour rejoindre de plus près la tradition culturelle vietnamienne. Le rappel il y a quelques mois de l’autorisation donnée par Rome d’introduire la vénération des ancêtres dans la liturgie chrétienne en a été une des marques. Le synode abordera-t-il ce sujet ? Au Vietnam et dans d’autres pays, c’est la vénération des ancêtres qui fonde la famille. (eda/jm)

(Source: Eglises d'Asie, le 6 octobre 2015)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hình ảnh giáo xứ CTTĐ VN, Arlington Tx cung nghinh Thánh Tượng Mẹ Fatima
Trần Trọng Long - Trịnh Hiệp
10:02 06/10/2015
Xem hình ảnh

“Mẹ Maria, xin thương đến xứ đạo của con.
Ban nguồn an bình, hiệp nhất yêu thương.
Mẹ luôn thăm viếng, giúp đỡ mãi xứ đạo con đây.
Trong tình yêu Mẹ, liên kết muôn tâm hồn.”

Nhân dịp Tháng Mân Côi, Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Arlington, Texas dành trọn Tháng Mười là Tháng Mân Côi để cầu cho hòa bình thế giới, xin ơn thánh hoá, và cải thiện cho các tâm hồn, cho các gia đình trong giáo xứ qua việc thực hành:
- Cung nghinh Thánh Tượng Mẹ Fatima
- Làm giờ đền tạ Trái Tim Đức Mẹ
- Thực hiện Tràng Kinh Mân Côi Sống cho toàn thể giáo dân trong xứ.

Năm xưa Mẹ Maria đã hiện ra tại làng Fatima, Nước Bồ Đào Nha, và Mẹ đã truyền ba mệnh lệnh:
1) Ăn năn tội cải thiện đời sống
2) Tôn Sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria
3) Lần hạt Mân Côi

Trong nghi thức cung nghinh Thánh Tượng Mẹ Fatima, Cha chánh xứ cùng toàn thể giáo dân hiệp ý cầu xin Mẹ ban bình an đến cho thế giới và đặc biệt dâng nước Việt Nam cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria.
 
Cộng đoàn Việt Nam tại Brunswick, Melbourne, Australia rước kiệu Mân Côi
Minh Trung
16:22 06/10/2015
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Thừa tác viên có được rửa tay sau khi cho Rước lễ không?
Nguyễn Trọng Đa
10:05 06/10/2015
Giải đáp phụng vụ: Thừa tác viên có được rửa tay sau khi cho Rước lễ không?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Tôi là một thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ trong giáo xứ của tôi. Trong giáo phận của tôi, việc thực hành là tất cả các thừa tác viên cho Rước lễ (thông thường và ngoại thường), sau khi đã cho Rước lễ xong, được rửa sạch tay của mình. Nhưng trong một chuyến thăm gần đây tới giáo phận Santa Fe, tôi nhận thấy rằng sách hướng dẫn của giáo phận về các thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ ngăn cấm đặc biệt việc rửa tay sau khi cho Rước lễ. Ở những nơi thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ được bảo không rửa tay sau khi cho Rước lễ, họ nên làm gì (nếu có) sau khi đã cho Rước lễ? Thưa cha, liệu có lý do nào giải thích tại sao việc rửa tay như thế là bị cấm không? - C. W., London, Anh.

Đáp: Trong khi sự thực hành có thể khác nhau rất nhiều, tôi có thể nói rằng thói tục về các thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ nên đi theo những gì được quy định đối với các thừa tác viên thông thường.

Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) có điều sau đây liên quan đến việc rửa tay:

"278. Mỗi khi có mảnh vụn bánh thánh dính nơi các ngón tay, nhất là sau khi bẻ bánh hoặc cho giáo dân rước lễ, vị tư tế phải lau các ngón tay trên đĩa hoặc rửa nếu cần. Cũng phải thu lượm các mảnh, nếu chúng rơi ngoài đĩa thánh” (Bản dịch Việt ngữ của linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).

Điều này đề cập đến các mảnh vụn có thể nhìn thấy được, cho dù là nhỏ. Tuy nhiên, sự cần thiết rửa tay như vậy là thực sự khá hiếm, và hầu hết các linh mục sẽ sử dụng sự chọn lựa thứ nhất là lau các ngón tay trên đĩa thánh, đôi khi với sự giúp đỡ của khăn thánh nữa.

Do đó, tôi có thể nói rằng đây cũng là qui định chung cho các thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ. Nếu có nhu cầu thực sự, họ nên rửa tay. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, không cần thiết để làm như vậy.

Bởi vì Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma tiên liệu khả năng của sự cần thiết rửa tay sau khi cho Rước lễ, nên sẽ là không đúng khi cấm đoán cách minh nhiên việc rửa tay. Thật vậy, nói cho công bằng, qui định của Giáo Phận Santa Fe không cấm rửa tay, và bạn đọc của chúng tôi có thể đã bỏ qua một chi tiết nhỏ nhưng quan trọng. Văn bản của qui định giáo phận này nói như sau:

"Các thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ không rửa tay trong chén rửa tay trong cung thánh, trước hoặc sau khi cho Rước lễ. Tất cả thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ được nhắc nhở rửa tay trong phòng mặc áo hoặc phòng vệ sinh, trước khi Thánh Lễ bắt đầu".

Các từ quan trọng ở đây là: "không rửa tay trong chén rửa tay".

Thuật ngữ "Chén rửa tay" có thể nhắc đến hai loại chén.

Trong bối cảnh của hình thức thông thường, chén này nhắc đến chén được linh mục dùng cho nghi thức rửa tay sau khi dâng lễ vật. Chén này được để trên bàn giúp lễ, bên cạnh chén thánh khi chưa sử dụng.

Trong bối cảnh các hình thức ngoại thường, mặc dù vẫn được sử dụng ở một số nơi cho hình thức thông thường, chén rửa tay hoặc ly rửa tay là một vật chứa trông giống như cái chén, chứa đầy nước, và được đặt gần nhà tạm. Sau khi cho Rước lễ, linh mục hay phó tế nhúng ngón tay cái và ngón tay trỏ vào trong nước để rửa sạch và lau tay với khăn thánh.

Bởi vì chúng ta chắc là ở trong bối cảnh của hình thức thông thường, luật giáo phận thực sự là khá bén nhạy và tránh một nguy cơ là thiếu tôn trọng với Thánh Thể.

Nước dùng cho linh mục rửa tay là không làm phép hoặc không xử lý một cách đặc biệt. Nó cũng được liên kết một cách biểu tượng cho việc linh mục nhìn nhận tội lỗi cá nhân của mình, và vì thế, không là một nơi thích hợp cho các mảnh vụn Mình Thánh.

Vì vậy, nếu các thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ sử dụng chén này, sẽ có một mối nguy hiểm thực sự vì nước chứa các mảnh ấy có thể đổ xuống cống công cộng. Mặc dù Đức Kitô không còn thực sự hiện diện trong các mảnh vụn ngâm trong nước, Giáo Hội vẫn đối xử các mảnh ấy với sự tôn trọng.

Ngay cả khi có sẵn một chén rửa tay nhỏ hơn, việc sử dụng nó bởi nhiều thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ sẽ đòi hỏi một sự xếp hàng không cần thiết, vì nó chỉ có thể được sử dụng với từng người một mà thôi.

Nếu và khi cần thiết rửa tay sau khi cho Rước lễ, các linh mục, phó tế và các thừa tác viên ngoại thường nên luôn luôn bảo đảm rằng nước sử dụng này phải được đổ vào giếng thánh hoặc trực tiếp xuống đất, như đã làm với nước dùng để giặt nước đầu các khăn thánh, vốn có thể chứa mảnh vụn Mình thánh.

Luật tương tự nên được áp dụng trong các giáo phận như tại giáo phận của độc giả trên đây. Nếu có thói tục rằng các thừa tác viên thông thường và ngoại thường luôn rửa tay sau khi cho Rước lễ, cần có một chén rửa tay đặc biệt dành cho mục đích này, khác với chén dùng cho linh mục rửa tay trong nghi thức thánh lễ.

Trong lịch sử, việc thực hành rửa tay sau hy lễ được đề cập sớm nhất là vào năm 709, và cũng khoảng thời gian này, Lễ Quy Rôma đầu tiên nói về việc rửa tay của Đức Giáo Hoàng sau khi mọi người Rước lễ xong. Sau năm 1200, việc này trở thành tập tục, và sau đó trở thành qui định thanh tẩy các ngón tay trên chén thánh, trước tiên với rượu lễ, sau đó với nước, và linh mục uống hỗn hợp cả nước và rượu.

Đây vẫn là qui định cho hình thức ngoại thường. Qui định cho hình thức thông thường được tìm thấy như trên trong Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma, số 278.

Góp ý: Sau bài trả lời về việc khắc tên nhà hảo tâm trên vật dụng phụng vụ (ngày 8-9-2015), một Giám mục đã gợi ý như sau: "các dòng chữ khắc trên chén lễ, bình thánh, vv, không được ghi ở một chỗ có thể nhìn thấy".

Đáp: Thưa Đức Cha, hoàn toàn đúng. Tất cả các chữ khắc ghi như vậy cần ghi ở mặt dưới của chén thánh, và không được nhìn thấy trong khi chén thánh đang được sử dụng trong phụng vụ.

Có thể có các dòng khắc được hiển thị trên chén thánh và bình thánh, nhưng chúng luôn nhắc đến Chúa Kitô và mầu nhiệm đang được cử hành. Cac chữ khắc như vậy thường được lấy từ Kinh thánh hay phụng vụ; thí dụ: "Đây là Chiên Thiên Chúa", hay "Bánh Ban Sự Sống" hoặc "Đây là Mầu Nhiệm Đức Tin". (Zenit.org 6-10-2015)

Nguyễn Trọng Đa
 
Năm Sự Sáng
Nguyễn Trung Tây
18:26 06/10/2015
□ Nguyễn Trung Tây
Năm Sự Sáng



1. Mầu Nhiệm Rửa Tội

□ Suy Niệm: Ngày giờ đã điểm, từ phương Bắc của xứ Galilê, chào tạm biệt thân mẫu, Đức Giêsu cất bước xuống phương Nam của xứ Giuđê, tìm kiếm bóng dáng của người ngôn sứ sa mạc. Khi gặp mặt Gioan, Đức Giêsu khiêm nhường xin được rửa tội từ hai bàn tay của người ngôn sứ. Thoạt tiên Gioan từ chối. Nhưng, trước lời yêu cầu của Chiên Thiên Chúa, ngôn sứ thanh tẩy cuối cùng cúi đầu xin vâng. Sau khi Đức Giêsu nhận phép Rửa Tội, bầu trời trong xanh trở nên rực rỡ với ngàn vạn hào quang của Thánh Thần Thiên Chúa xuất hiện trong hình chim bồ câu; và ngay lúc đó từ những đám mây, Thiên Chúa, Chúa Cha cất tiếng xác nhận thiên tính trời cao của Đức Giêsu.

Thực Hành: Noi theo gương của Đức Giêsu, qua tư tưởng và qua việc làm, gia đình chúng ta luôn luôn chọn lựa sống một đời sống kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và với mọi người trong gia đình.

Ý Cầu Nguyện: Xin Phép Rửa Tội tiếp tục thánh hóa và liên kết mọi người Kitô hữu trên toàn thế giới, trong xứ đạo, và trong gia đình của chúng con trở nên một trong Đức Kitô.



2. Mầu Nhiệm Tiệc Cưới Cana

□ Suy Niệm: Trong khi tiệc cưới Cana đang tưng bừng với rạng rỡ tươi cười, Mẹ Maria khám phá ra những bình rượu cưới đang dần dần cạn khô rượu. Nhận ra rượu thơm của tiệc cưới Cana đã thôi, không còn tràn đầy, Mẹ Maria quay sang nói với Đức Giêsu, “Nhà người ta hết rượu rồi”. Vâng lời Mẹ, Đức Giêsu nói những người gia nhân đổ đầy sáu chum nước; mỗi một chum chứa được khoảng 100 lít nước. Bởi bàn tay nhiệm mầu của Đức Giêsu, những giọt nước lạnh không còn lạnh ngắt, nhưng xôn xao lay động, hóa thành những giọt rượu thơm. Bởi sự can thiệp của Mẹ Thiên Chúa, tiệc cưới Cana lại tiếp tục ngập tràn với 600 lít rượu mới. Rượu thơm Cana tô thêm đỏ hồng đôi má cô dâu và chú rể. Rượu mới Cana bôi thêm nồng nàn ánh mắt của những quan khách bên bàn tiệc.

Thực Hành: Những khi đời sống hôn nhân đang bị đe dọa, gia đình chúng ta sẽ chạy đến nói với Mẹ Maria, “Mẹ ơi, nhà con hết rượu rồi!”.

Ý Cầu Nguyện: Xin cho chúng con luôn sống kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu và Mẹ Maria qua những lời kinh nguyện.



3. Mầu Nhiệm Rao Giảng Nước Trời

□ Suy Niệm: Sau khi nhận phép thanh tẩy bên bờ sông Giôđan và ăn chay trong sa mạc trong vòng bốn mươi đêm ngày, Đức Giêsu quay về phương Bắc Galilê. Rảo bước trên những nẻo đường của xứ Galilê, Đức Giêsu bắt đầu rao giảng về Tin Mừng của Nước Trời và ngày giờ của ơn cứu chuộc. Ngài phán, “Nước Trời đã gần kề. Hãy thay đổi và tin tưởng vào Tin Mừng của ơn cứu độ”. Bởi sự xuất hiện của Đức Giêsu, từ khắp các thôn làng, người người tấp nập lên đường trẩy hội mùa xuân về phương Bắc của xứ Galilê để được lắng nghe Lời Chúa và được Đức Giêsu chữa lành. Người què cụt cũng như người phong hủi, người câm điếc cũng như người mù lòa, sau khi diện kiến Đức Giêsu, tất cả đều được chữa lành.

Thực Hành: Noi theo gương của Đức Giêsu, gia đình chúng ta tiếp tục sống đời sống chứng nhân Tin Mừng ngay trong gia đình và trong xứ đạo nơi chúng ta đang cư ngụ.

Ý Cầu Nguyện: Xin cho cánh đồng truyền giáo của thế giới ngày càng thêm đông những thợ gặt chuyên nghề và nhiệt thành với Tin Mừng Nước Trời.



4. Mầu Nhiệm Biến Hình

□ Suy Niệm: Vào một ngày kia, Đức Giêsu mang Phêrô, Giacôbê, và Gioan đi theo Ngài lên núi. Trong khi Ngài đang cầu nguyện, thật là bất ngờ, Đức Giêsu biến dạng. Nhân diện của Ngài trở nên rực rỡ hơn cả mặt trời, y phục của Ngài đổi màu trắng tinh hơn cả băng tuyết. Và kìa, ngôn sứ Môisen và Êlia cùng xuất hiện, một đứng bên trái, một đứng bên phải của Đức Giêsu. Cả hai cất tiếng đàm đạo với Đức Giêsu về mầu nhiệm thương khó mà Đức Giêsu sẽ phải trải qua.

Thực Hành: Xin cho đời sống đức tin của gia đình chúng ta luôn luôn ngời sáng tỏa chiếu ngàn vạn hào quang của thiên đàng.

Ý Cầu Nguyện: Xin cho chúng con và mọi người tín hữu Kitô trên toàn thế giới trở thành những gương sáng sống động cho một niềm tin vào Đức Giêsu, Con Thiên Chúa hằng sống.



5. Mầu Nhiệm Bí Tích Thánh Thể

□ Suy Niệm: Ngày vinh quang của Thiên Chúa trên cây thập giá và giờ cứu độ cho nhân loại đang chầm chậm điểm canh gõ nhịp khi Đức Giêsu cưỡi trên lưng lừa tiến vào kinh thành Giêrusalem. Nhìn những cành lá vạn tuế, lắng nghe những tiếng tung hô của dân chúng trên con đường dẫn vào kinh thành, Đức Giêsu biết rằng ngày đã tới, giờ đã điểm, giây phút tạm biệt đã cận kề. Nhưng bởi thương yêu con người lạc loài bơ vơ, cho nên Đức Giêsu quyết định thiết lập Mầu Nhiệm Thánh Thể. Giữa bữa ăn tối, trên bàn Tiệc Ly, giơ cao bánh thơm và rượu nho, Đức Giêsu phán, “Đây là mình ta, đây là máu ta, máu giao ước mới sẽ đổ ra cho các con và mọi người được tha tội. Các con hãy nhận lấy, hãy ăn, hãy uống, hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”.

Thực Hành: Xin cho những lời nói, cử chỉ, và hành động của mọi người trong gia đình của chúng con trở nên một bàn tiệc sống động của Mầu Nhiệm Thánh Thể, nơi đó có Đức Giêsu Thánh Thể dịu hiền ngự giữa bàn tiệc của gia đình.

Ý Cầu Nguyện: Xin cho chúng con siêng năng tham dự Thánh Lễ và dọn mình xứng đáng để nhận lãnh Mình Thánh và Máu Thánh của Chúa Kitô.

□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com
 
Thông Báo
Thư mời tham dự Đại Hội Thánh Mẫu 2015 tại Sydney
Ban Tuyên Uý và Hội Đồng Mục Vụ
06:56 06/10/2015
 
Văn Hóa
Làng Oia trên miệng núi lửa Santorini đẹp như tranh vẽ, được ưa chụp hình nhất trần gian!
Lm Trần Công Nghị
05:35 06/10/2015
Đây là lần thứ 2 tôi có dịp đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp vừa thiên nhiên, vừa lung linh,huyền ảo như mơ của Santorini, với những thành phố được xây trên miệng núi lửa với vách đá cao 300 mét. Cho dù không phải tay nghề, nhưng du khách chụp bất kỳ tấm hình nào thì kết quả cũng sẽ là một một tác phẩm tranh vẽ tuyệt với. Cho nên mới nói: làng Oia là nơi được ưa chuộng chụp hình nhiều nhất trên thế giới. Đang đi ngắm cảnh cũng bắt gặp vài đôi tân hôn người Á châu sang mãi tận đây để chụp hình kỉ niệm.



Xem hình Thành phố Thira

Xem hình Làng Oia

Hòn đảo Santorini liên quan đến huyền thoại về Atlantis, đứng hoặc ngồi trên vách đá, hay từ các quán café, tư gia từ trên các làng Fira hoặc Oia để ngắm Santorinian lúc hoàng hôn, nhìn những bãi biển màu đen và mầu đỏ, đó là những giây phút thật tuyệt vời trong đời.

Đảo Santorini Hy Lạp nằm trong quần đảo Cyclades, ở giữa các quần đảo Hy Lạp trong Biển Aegean. Santorini, cùng với Mykonos và Crete là những điểm nghỉ mát nổi tiếng nhất ở Hy Lạp.

Đây là một nhóm nhỏ các đảo núi lửa và hòn đảo Santorini là miệng ngọn núi lửa ngập nước và lớn nhất trên thế giới. Vòng cung chung quang đảo chừng 40 km và các vách đá dựng đứng trên ba cao chừng 300m. Cạnh đó có một hòn đảo khác nhỏ hơn được gọi là Therasia, làm thành một vịnh an toàn mà do miệng núi lửa sâu nên tất cả các tàu lớn nhất có thể thả neo đậu bất cứ nơi nào trong vịnh.

Đảo Santorini (tiếng Hy Lạp: Σαντορίνη, phát âm [sadorini]) cổ điển) và thủ phủ thành Thera (θɪrə), hoặc Thira (tiếng Hy Lạp: Θήρα [θira]), là một hòn đảo trong biển Aegean phía Nam, khoảng 200 km (120 dặm) về phía đông nam từ Hy Lạp đại lục. Santorini với diện tích khoảng 73 km2 (28 sq mi) và dân số chừng 14.000 người. Khu đô thị của Santorini bao gồm các hòn đảo Santorini và Therasia và những hòn đảo không có người ở Nea Kameni, Palaia Kameni, Aspronisi, và Christiana. Tổng diện tích đất là 90,623 km2 (34,990 sq mi).

Kiến trúc truyền thống của Santorini cũng tương tự như trong toàn vùng các quần đảo Cyclades khác, với các nhà lập phương, cheo leo triền núi, làm bằng đá địa phương và quét vôi trắnghoặc dùng mầu khác nhau của tro núi lửa tạo nên các màu sắc thật đặc biệt. Đặc điểm duy nhất là việc sử dụng phổ biến kiểu hypóskapha: phòng trong nhà được đào sâu vào tường núi và thêm phòng nằm ngang ra hoặc đi lên theo triền núi dựa vào đá bọt xung quanh. Nhà cửa ở đây rất đắt vì các phòng đều được xây dựng khéo léo cách nhiệt (insulation) cách tự nhiên, tường dầy, cung cấp đầy đủ không khí, mát mẻ vào mùa hè và ấm vào mùa đông, hầm sâu trong nhà cung cấp không gian lưu trữ cao cấp cho rượu vang của Santorini.

Việc mở rộng du lịch ở Santorini đã dẫn đến sự tăng trưởng của nền kinh tế và dân số. Các khu định cư lớn bao gồm Fira (Phira), Oia, Emporio, Kamari, Perissa, Imerovigli, Pyrgos, và Therasia. Akrotiri là một địa điểm khảo cổ lớn, với các tàn tích từ thời Minoan.

Ngành công nghiệp chính của Santorini là du lịch, đặc biệt là trong những tháng mùa hè. Santorini được xếp hạng đảo hàng đầu thế giới cho năm 2011 và cũng được đặt tên là "hòn đảo tốt nhất thế giới" của đài BBC vào năm 2011.

Santorini không có sông, và khan hiếm nước. Cho tới những năm 1990, người dân địa phương phải tích trữ đầy bể nước mưa rơi trên mái nhà để dùng hoặc phải nhập khẩu nước uống từ các khu vực khác của Hy Lạp. Trong những năm gần đây một nhà máy khử muối đã chạy, nhưng không đủ nước cho sinh hoạt tại đây. Vì mưa rất hiếm trên hòn đảo này từ giữa mùa xuân đến trung thu, nhiều loài thực vật phụ thuộc vào độ ẩm ít ỏi được cung cấp bởi sương mù buổi sáng trên mặt đất tụ lại mà thôi.

Tuy thiếu nước nhưng di du lịch khắp đảo Santorini du khách sẽ gặp rất nhiều vường nho. từ trên xe bus nhìn xuống thấy những cây nho nhỏ không bám theo hàng dậu mà nằm sạt xuống mặt đất. Vậy mà dân Santorini lại rất tự hào về nghề trồng nho (viticultural) danh tiếng khắp thế giớ của mình. Rược nho Vinsanto (tiếng Ý có nghĩa là "thánh rượu") ngọt ngào và mạnh mẽ, một loại rượu vang tráng miệng làm từ nho tốt nhất Assyrtiko, Athiri, và Aidani. Rược nho này được trải qua quá trình để lâu (lão hóa) trong thùng dài (lên đến từ 20 đến 25 năm). Khi hàng đầu). Đến lúc đạt độ trưởng thành, rươu vang hơi ngọt, có mầu hổ phách-cam. Rượu vang tráng miệng này đã đạt được trình độ danh tiếng trên toàn thế giới.

Còn rượu vang trắng từ hòn đảo uống có cảm giác hơi khô với một mùi hương phảng phất như cam quýt. Nhà nhà sành điệu còn cho rằng các loại rượu vang trắng ở đây có một chút hương trầm thơm tho.

Thật không phải là dễ dàng cho người trồng nho ở Santorini vì các điều kiện nóng và khô và đất ở đây tạo ra năng suất rất thấp. Sản lượng trên mỗi mẫu chỉ có 10 đến 20% sản lượng được phổ biến ở Pháp hay California.

Ngoài nghề trông nho đặc sản của Santorini, do hệ sinh thái độc đáo và khí hậu, đất và đặc biệt là tro bụi núi lửa, Santorini còn có các sản phẩm độc đáo nông nghiệp khác được đánh giá cao. Santorini có cà chua nổi tiếng, cà chua rất ngon và ngọt với một màu đỏ chót. Cà tím trắng của Santorini cũng rất ngọt ngào thú vị, cà tím trắng này có ít hạt bên trong, nên có thể được ăn sống. Dưa chuột lớn Katsoúni là một giống địa phương duy nhất, nếu chưa hái khi màu còn xanh lá cây, rồi khi chuyển sang màu vàng và có được một hương vị ngọt ngào gần như không thể phân biệt từ dưa hấu.

Giả thuyết văn minh Atlantic và văn minh Minoa

Khu vực núi lửa này phun khơi đầu cách đây khoảng 3-4 triệu năm, và vụ phun lửa vùng Santorini bắt đầu khoảng 2 triệu năm trước đây.

Nhưng vụ phun lửa lớn nhất trong lịch sử được ghi nhận là vụ phun trào thời Minoan (đôi khi được gọi là đợt phun trào Thera) xảy ra cách đây khoảng 3600 năm khi nền văn minh Minoan đang ở đỉnh cao vì vậy có tên là vụ phun lửa Minoan. Vụ phun trào để lại một miệng núi lửa lớn bao quanh bởi tro núi lửa, sập núi xuống sâu và gián tiếp có thể đã dẫn đến sự sụp đổ của nền văn minh Minoan trên đảo Crete (110 km về phía nam), qua một cơn sóng thần khổng lồ.

Một giả thuyết phổ biến cho rằng sự phun trào Thera là nguồn gốc của truyền thuyết về Atlantis. Các cuộc khai quật bắt đầu vào năm 1967 tại khu Akrotiri thuộc Marinatos do giáo sư Spyridon thực hiện đã làm Thera nổi tiếng vì khai mở lại nền văn minh "Minoan".

Một số nhà ở trong vùng khảo cổ Akrotiri là những cấu trúc lớn, một số nhà có ba tầng. Đường phố, quảng trường và các bức tường của nhà đã được duy trì nhờ lớp phún thạch ejecta, đôi khi cao như tám mét, và những khai quật mới cho thấy đây là một thị trấn lớn.

Trong nhiều ngôi nhà, cầu thang đá vẫn còn nguyên vẹn, và tìm thấy các bình lọ gốm lưu trữ lớn (pithoi), các nhà máy, và đồ gốm. Tại Akrotiri các nhà khảo cổ tìm thấy các bức tranh tường hoặc bức bích họa, vẫn còn giữ được màu sắc ban đầu của tranh, vì chúng đã vùi sâu dưới nhiều tro núi lửa. Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy tại thị trấn Akrotiri một hệ thống thoát nước có trình độ phát triển cao độ; xem ra dân cư sống tại đây có vẻ tương đối giàu có.

Các đường ống chạy trong các hệ thống nước có hai ống dẫn, cho thấy rằng các dân cư ở đây sử dụng cả hai nguồn cung cấp nước nóng và lạnh, nguồn gốc của nước nóng có thể là địa nhiệt của núi lửa gần. Hệ thống đường ống kép, kiến trúc tiên tiến của Akrotiri, đúng như đã được mô tả của Plato về thành phố huyền thoại Atlantis đã bị mất tích. Nền văn hóa người Minoans chủ yếu lấy cảm hứng từ huyền thoại Atlantis.

Các nhà khảo cổ học tin rằng những bức họa người thu lượm nghệ tây, các cô gái tới tuổi dậy thì, những bức họa về hai con linh dương... có đường nét trang trí với thư pháp độc đáo, phóng khoáng. Bức họa nổi tiếng của một ngư phủ xách đôi cá xâu thành chuỗi, tranh đội tàu du thuyền, tranh cá heo nhảy, hay những người phụ nữ ngồi trong bóng mát dưới những tán ánh sáng là những bức bức bích họa dễ dàng được tìm thấy khi thăm viếng nơi này.

Các di tích được bảo quản tốt của thị trấn cổ xưa thường được so sánh với các di tích ngoạn mục tại thành Pompeii ở Ý.

 
Chứng từ : Sự huyền nhiệm của chuỗi Mân Côi
Trần Văn Huyến
12:54 06/10/2015
SỰ HUYỀN NHIỆM CỦA CHUỖI MÂN CÔI

Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo nàn, trong một xứ đạo nhỏ bé và quê mùa nhất huyện Kim Sơn. Đó là xứ Ứng Luật. Ứng Luật chẳng những nghèo mà còn quê mùa nữa. Thực vậy, hầu hết người dân quê tôi phát âm rất “không giống ai” những từ có phụ âm đầu d, l, s, tr như Phát Riệm (Diệm), nhà ròng (dòng), thúng (súng) ống, thung thướng (sung sướng), thế thì nàm thao (làm sao) bây giờ, lói (nói) mà không nàm (làm) thì lói nàm (nói làm) gì, con cá tê (trê)… theo kiểu phát âm “Con tâu tắng buộc bụi te, ăn no tòn như cái tống teo, muỗi cắn như tấu tát”! (con trâu trắng buộc bụi tre, ăn no tròn như cái trống treo, muỗi cắn như trấu trát), v.v. Cách phát âm quê tôi giống hệt cách phát âm của mấy anh cán bộ trong các trại 'học tập cải tạo': Nao động thì nười, ngày nễ nớn nại đòi ăn nòng nợn!

Năm 11 tuổi, do một cơ duyên đặc biệt, tôi từ giã cha mẹ và xứ đạo, ra đi vào “nhà Đức Chúa Lời” với hành trang duy nhất là Chuỗi Mân Côi. Quả thực, từ đó, Chuỗi Mân Côi trở thành “bửu bối” tôi mang theo qua các chặng đường đời, khi còn là học sinh sinh viên, thời gian trong quân ngũ, lúc an vui và nhất là khi hoạn nạn. Xin thú nhận, hồi còn nhỏ, mỗi buổi chiều, bố mẹ tôi bắt đi Nhà Thờ, nhất là trong tháng 5, tháng Đức Mẹ, để lần chuỗi và nghe sách “Tháng Đức Bà', rồi mỗi tối trước khi đi ngủ, dù vất vả mệt nhọc cỡ nào, cả nhà cũng quây quần đọc kinh “lần hạt”, tôi thì vừa đọc vừa ngủ gà ngủ gật. Và cứ như thế, tôi đọc Chuỗi Mân Côi hàng ngày theo thói quen, tôi chưa đủ trí khôn để suy ngắm các “màu nhiệm” của Chuỗi Mân Côi cho đến một ngày tháng Năm, tôi nhớ rõ ngày 14 tháng 5,1975.

1. Không bị “học tập cải tạo”

Như trên đã nói, Chuỗi Mân Côi là “bửu bối” duy nhất gia đình và xứ đạo trao cho tôi khi bước vào đời.

Ngày 5/5/1975, khi nghe đài phát thanh đọc thông cáo tất cả các sĩ quan, binh lính, cảnh sát, tình báo, nhân viên chính quyền “ngụy”, v.v., phải ra trình diện, đăng ký “học tập”, hạn chót là 31/5/1975, tôi và 12 giáo sư biệt phái tại trường công đệ nhị cấp Gia Kiệm, Long Khánh hết sức băn khoăn lo lắng cho số phận mình. Riêng tôi lúc đó là hiệu trưởng, không biết phải ứng xử thế nào: học sinh thì hoang mang, chán nản, nhiều em bỏ cuộc, giáo chức thì hầu như mất hết tinh thần, phần lớn tuyệt vọng và 1/3 chưa trở lại, phân nửa anh em biệt phái muốn về địa phương trình diện. Trong phạm vi gia đình, nhà tôi và tôi chỉ còn biết cậy trông vào Chúa và Đức Mẹ, hằng đêm quỳ lần Chuỗi Mân Côi, và trong ngày, mỗi khi có thể, lại đem Chuỗi Mân Côi ra đọc.

Trở lại ngày 14/5, đúng sau tuần cửu nhật đọc Chuỗi Mân Côi, khoảng 10 giờ sáng, tôi đang ngồi trong văn phòng hiệu trưởng thì anh Am, cựu quân nhân bị mất một tay trên chiến trường, được giải ngũ về làm lao công, hốt hoảng chạy vào nói: thưa thầy hiệu trưởng, có anh bộ đội muốn vào gặp thầy. Linh tính cho biết chuyện không lành đã đến. Tôi vội bước ra cửa thì một người lớn tuổi, quần áo bộ đội với nón cối, tự xưng là Hai Thành, gật đầu chào.

Chưa kịp chào lại thì anh ta đã nói: tôi nằm trong rừng Gia Kiệm đã 6,7 năm nay, theo dõi và nhận báo cáo thường xuyên. Tôi thấy các thầy là những người rất tốt, các thầy cứ an tâm ở lại dậy học, không phải đi đâu cả. Tôi thật bất ngờ vì Việt Cộng hay Cộng Sản có bao giờ xưng hô “thầy” với ai bao giờ, được họ kêu bằng anh là đã may mắn rồi. Đàng này, anh ta lại giữ chúng tôi, những sĩ quan biệt phái, ở lại dậy học thì tin sao được vì như chúng ta đều biết, chính sách của họ là “giết lầm hơn tha lầm, bắt lầm hơn bỏ sót”, chắc hẳn là âm mưu thâm độc gì đây.Tuy nhiên, tôi không có lựa chọn nào khác, vả lại, đây là lựa chọn tốt nhất: chúng tôi không phải trình diện “học tập”. Sau đó, Hai Thành “mượn” trường và “mượn” luôn quỹ hiệu đoàn để “đăng ký” những thành phần khác. Rồi 5 hôm sau xuất hiện thêm 2 bộ đội khác tự nhận là 2 giáo viên từ miền Bắc đến giúp đỡ và làm việc với các anh chị cho “vui”...

Sinh hoạt của trường dần dần trở lại, tất cả giáo chức được Hai Thành gởi đi Biên Hòa tham dự 1 tuần “tập huấn” trong khi ngày ngày chúng tôi chứng kiến hàng đoàn xe bít bùng chở sĩ quan viên chức VNCH vào các trại tập trung.

Tôi về quê vợ ở Thủ Đức cho gần Biên Hòa hơn và đây là tuần lễ dài nhất trong đời tôi và cũng là thời gian “khổ nạn”. Hàng đêm tôi và nhà tôi quỳ cầu nguyện, lần chuỗi trong lo âu sợ hãi. Mỗi sáng sớm với ba-lô trên vai, trong có mấy bộ quần áo, 1 chiếc mền và ít đồ dùng cá nhân, tôi và nhà tôi chia tay trong nước mắt vì nghĩ rằng đây là lần gặp mặt cuối cùng, tôi lên Biên Hòa, vào trại tập trung, không còn trở về nữa. Rồi trong suốt chặng đường xe lửa từ Thủ Đức lên Biên Hòa, tôi không ngừng lần Chuỗi Mân Côi. Trong thời gian “tập huấn”, nhóm 13 anh em biệt phái lợi dụng giờ giải lao, chúng tôi gặp nhau trao đổi và sau cùng đi đến quyết định là sau khi kết thúc lớp “tập huấn”, anh em sẽ đi trình diện Phòng Giáo Dục, xin vào “trại học tập” gần nhất, “học cho xong” để yên tâm trở về dạy học.

Khóa học kết thúc, 13 anh em giáo chức biệt phát do tôi dẫn đầu đi bộ vào Phòng Giáo Dục ở Hố Nai, “nộp mình cho quân dữ”. Mới được nửa đường thì thình lình Hai Thành từ trong đi ra. Hai Thành hất hàm hỏi: các thầy đi đâu đây? Tôi trả lời: anh Hai à, tụi em vô Phòng Giáo Dục xem có “trại học tập” nào gần đây, xin vô học tập rồi mới về dạy cho yên trí. Với một thái độ kẻ cả, hách dịch, Hai Thành chỉ thẳng tay ra phía đường xe, gằn giọng quát to: tôi đã bảo các thầy ở lại dạy học, về, về, không đi đâu hết. Rồi Hai Thành giận dữ đi thẳng, không thèm ngó lại. 13 anh em lững thững ra đường đón xe về nhà.

Mãi đến bây giờ, sau 40 năm sự kiện xẩy ra, tôi vẫn không hiểu tại sao vào ngày đó, giờ phút đó, trên con đường đất đó, 13 anh em sĩ quan biệt phái đang trên đường đi vào “nộp mạng” thì Hai Thành cũng ngày đó, giờ phút đó, trên con đường đó lại từ trong đi ra để ra lệnh cho chúng tôi bỏ hẳn ý định dại khờ như vậy. Cuộc ĐỤNG ĐẦU “thần kỳ” này “ăn khớp” chính xác không khác gì 2 phi thuyền ráp nối trên không gian, đã cứu chúng tôi thoát khỏi bao nhiêu năm tù đầy, nhục nhã, bị hành hạ trong các trại khổ sai biệt xứ mà nhiều người cùng cảnh ngộ đã phải chịu và không ít người đã vùi thây trong các địa ngục trần gian do chế độ Cộng Sản phi nhân tạo ra. Theo tin tưởng của tôi, Chuỗi Mân Côi chính là sợi dây nối với quả chuông trên TRỜI nên khi lần Chuỗi Mân Côi là chúng tôi KÉO dây chuông kêu cứu và được đáp ứng vậy.

Đến đây xin nói một chút về Hai Thành. Trong một lần có việc, tôi tới văn phòng Hai Thành vào dịp Lễ Giáng Sinh. Trên góc bàn làm việc của Hai Thành, có tượng con chiên chân bị bể. Bất chợt Hai Thành cầm con chiên lên nói: thầy biết không, tôi là con chiên bị gẫy chân đây. Sau này tìm hiểu thì biết Hai Thành người Ba Làng, Thanh Hóa, một vùng hầu như toàn tòng Công Giáo. Đức Mẹ đã sắp xếp để không một ai khác mà Hai Thành, người Công Giáo bỏ đạo, nhưng còn chút ít lương tâm đạo giáo đến “tiếp thu” và cứu chúng tôi.

2. Chuyến thoát hiểm lạ kỳ

Tôi trở lại trường bàn giao chức hiệu trưởng cho anh bạn ít dính líu với chế độ cũ vì lúc trước, sau khi tốt nghiệp đại học sư phạm, anh ta chỉ học quân sự có 8 tuần. Tôi đảm nhận dạy Anh Văn các lớp đệ nhị cấp và Nhạc các lớp đệ nhất cấp. Tuy nhiên, nhờ nắm trong tay tấm giấy chứng nhận giáo viên đã học tập chính trị nên tôi luôn tìm cơ hội “đào vi thượng sách” vì nghĩ rằng sớm muộn gì cũng bị Cộng Sản bắt, do bản thân có quá nhiều “tội”: Bắc kỳ di cư, Công Giáo, trung úy biệt phái (“ngụy quân”), Hiệu trưởng (“ngụy quyền”), du học Mỹ về (CIA). Theo gương cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, giả bệnh đau mắt không ra cộng tác với Pháp, tôi chuẩn bị một kịch bản khá chu đáo. Nhân dịp Sử, một giáo viên ở Bắc vào hay đọc thơ Tố Hữu cho tôi nghe và đã bị tôi sửa lưng bằng câu “Với sức người sỏi đá vẫn còn nguyên”, đến “thuyết pháp” tôi về chủ nghĩa Mác Lê và ca tụng đồng chí Staline vĩ đại kèm theo câu thơ “Tiếng đầu lòng con gọi Xít-ta-lin”. Tôi khen các cháu ngoài Bắc sao thông minh quá, vừa bắt đầu nói mà đã phát âm được chữ Xít-ta-lin. Trong Nam, con nít tuổi đó chỉ bập bẹ “ba ba”, “ma ma” là cùng. Thấy Sử có vẻ đắc ý, tôi than: anh Sử à, lúc này sao tôi thấy đầu nhức quá (mà nhức đầu thật, ai cũng vậy), sau đó mắt mờ hẳn đi. Sử kêu lên: thôi nguy rồi, đó là bệnh “thiên đầu thống”, chỉ có miền Bắc mới chữa được thôi. Vô tình, Sử “vẽ đường cho tôi (hươu) chạy”. Từ đó, lâu lâu tôi lại than, đôi khi còn lấy bông gòn bịt một mắt rồi đeo kính mát vào dậy học. Rồi ngày diễn kịch đã đến, tôi cho học sinh dịch một bài Anh Văn sang tiếng Việt và trong khi trò chăm chú làm bài thì thầy té rầm trên bục giáo sư, hai mắt nhắm nghiền. Cả lớp nhốn nháo, nhiều trò thương thầy khóc rống lên. Bốn trò nam lực lưỡng chạy lên khiêng thầy vào văn phòng, trong khi thầy vẫn nằm ngay đơ. Nửa giờ sau thầy lồm ngồm ngồi dậy, nhờ đứa cháu đang dạy lớp đưa về nhà bà nội và 2 giờ sau thầy đã ngồi xe về Thủ Đức an toàn, để lại sau lưng tiếng đồn: thầy Huyến té mù cả 2 mắt không dạy học được nữa. Đúng là “đi với ma thì phải mặc áo giấy”. Vậy mà sau 3 tuần lễ cáo bệnh ở nhà, công an còn phái Sử xuống tận Thủ Đức 'thăm', xem tôi ở nhà hay giả bệnh trốn vô bưng gia nhập lực lượng Phục Quốc.

Sau đó ít lâu, tôi xin vào làm việc cho ông Chín Diệp, giám đốc công ty hợp doanh xây dựng cầu đường sắt thống nhất từ trong Nam ra tới Đà nẵng. Chín Diệp là doanh nhân tỷ phú miền Nam chuyên xây dựng và lắp đặt máy móc thiết bị cho các hãng xưởng. Cộng Sản đã cướp Miền Nam và cướp luôn cơ sở của ông nhưng vẫn cho làm giám đốc. Nhờ vậy, Chín Diệp đã giúp được nhiều người, thâu nhận các nhân viên chế độ cũ như thư ký, hành chánh, kế toán, kỹ sư, kỹ thuật viên, v.v. Chín Diệp là phụ huynh trường Nữ trung tiểu học Thủ Đức nơi nhà tôi làm hiệu trưởng nên tôi được thu nhận dễ dàng, lại còn được ưu đãi.

Nhiệm vụ của tôi là tháp tùng giám đốc đi thanh tra các công trường và thu tập các dữ kiện để viết diễn văn cho giám đốc đọc trong lễ khánh thành công trình. Do đó, tôi biết được nhiều truyện, nhất là việc ông Chín Diệp đang giao cho quản đốc công trường cầu Kỳ Lam ở sâu trong rừng đóng tầu cho gia đình vượt biên và ông đồng ý cho tôi đi theo. Đó là tầu sắt, được kiểm tra kỹ lưỡng do các kỹ sư và chuyên viên từng du học ngoại quốc.

Tầu vượt biên khởi hành tại bến đáp an toàn nằm sâu trong rừng vào một đêm trăng sáng. Theo lộ trình từ sông Đà Rằng, chúng tôi sẽ vượt thoát ra cửa Hội An rồi trực chỉ Hong Kong. Sau 2 tiếng đồng hồ “xuôi chèo mát mái”, tầu bỗng dưng ngừng lại, tài công đạp chân “ga” mấy lần, tàu vẫn không nhúc nhích. Hoa tiêu nhảy xuống sông kiểm tra mới biết chân vịt cắm ngập trong đụn cát dưới lòng sông. Tài công phải gài số “de” để gỡ chân vịt ra khỏi đụn cát rồi tiếp tục cuộc hành trình. 45 phút sau, tàu lại ngừng, không nhúc nhích như trước. Hoa tiêu lại nhảy xuống nước kiểm tra thì chân vịt không còn nữa, đã trôi theo dòng thủy triều. Lý do thất bại là vì mọi chuẩn bị đều chu đáo, nhưng tài công và hoa tiêu không phải địa phương, không thuộc lòng sông và không biết thủy triều xuống trước nửa đêm nên đụng cồn cát và gẫy mất chân vịt.

Trước thất bại như vậy, Chín Diệp rất bình tĩnh. Ông ra lệnh cho hoa tiêu và tài công lo đưa tàu về lại công trường, rồi mướn ghe đưa tất cả trở về bãi đáp, ai về nhà ấy, đợi chuyến sau. Tuy nhiên, ghe vừa về tới bãi đáp thì 2 công an đã đứng chờ sẵn với đèn “pin” trong tay. Tôi nghe rõ tiếng giọng Bắc quát to: lên, lên hết, rồi công an chiếu đèn về phía tay trái, mọi người ríu ríu đi về phía đó, sợ hãi và thất vọng. Đến lượt tôi bước ra khỏi ghe thì may quá, một đám mây che khuất mặt trăng và trong khi 2 công an đang chăm chú theo dõi dòng người đi về phía trái, tôi vội rẽ sang phải và lẻn vô rừng.

Tôi đi giữa rừng già, giữa những lùm cây rậm rạp khi trăng đã ngả về hướng tây. Ôi, tả làm sao tâm trạng của tôi lúc đó: hoảng loạn, mất phương hướng, lo âu, sợ hãi tột cùng. Tôi nghe tiếng tôi kêu thất thanh: Mẹ ơi, xin cứu con, con chết mất, con lạc giữa một vùng hoang địa biết đi về đâu. Thế rồi không biết gì nữa, tôi như người mộng du, chân cứ bước, miệng đọc “Kính mừng Maria...”, tay bấm từng đốt theo lời kinh “Kính Mừng… Thánh Maria…” cho tới khoảng 1 giờ sau, nghe tiếng chó sủa, tôi mới đi về hướng đó và rồi thấy con đường mòn.

Đi trên đường mòn chừng nửa tiếng, tôi thấy ánh đèn pha chiếu vút qua đầu. Linh tính cho biết là tôi đang bị săn đuổi vì khi cả tàu bị bắt thì tất cả tội lỗi sẽ đổ trên đầu người vắng mặt. Do đó, tôi trốn trong lùm cây bên đường quan sát. Và đúng như dự đoán, xe công an có 2 người vừa chạy chậm vừa quét đèn pha tìm kiếm phía trước, bên phải, bên trái. Đi chừng 20 phút thì xe trở lại, cũng quét đèn tìm kiếm như trước. Đợi xe công an đi thật xa tôi mới ra khỏi lùm cây tiếp tục đi về hướng cũ. Chừng nửa giờ sau, ánh đèn pha lại chiếu vút trên đầu. Tôi nghĩ rằng chúng nhất quyết bắt tôi cho bằng được để khai thác và tôi lại nhảy vào lùm cây trốn. Xe tiếp tục truy quét rồi trở lại lục tìm như trước nhưng không tìm ra tôi. Lúc này trời hơi mờ mờ sáng và tôi đã nghe văng vẳng thật xa tiếng xe chạy trên đường lộ. Đi thêm chừng 1 cây số nữa, tôi tới bìa làng nhưng không dám tiếp tục ra đường lộ đón xe vì nghĩ rằng không bắt được tôi, công an đã bố trí bắt tôi ngoài đường lộ khi tôi ra đón xe về Nam.

Vì thế, tôi rẽ vô đường làng, đến ngôi nhà đầu ngõ định xin trú chân phần vì quá mệt mỏi, phần thì muốn ở trọ đến trưa, chờ khi công an bỏ cuộc mới ra đón xe về Nam. Nghe tiếng gõ, chủ nhà ra mở cửa, trông khoảng trên 50. Tôi nói: thưa bác, tôi ra thăm người chị, sáng sớm ra đón xe bị lạc đường, lại bất thần bị chóng mặt nhức đầu quá, xin Bác cho tôi nghỉ chân một lúc, dễ chịu hơn rồi tôi sẽ đi đón xe. Chủ nhà hỏi giấy, tôi đưa giấy học tập chính trị. Xem xong, chủ nhà không nói gì, đi vào trong và ít phút sau, ông ra khỏi nhà, mặc quần áo bộ đội với chiếc nón cối. Tôi đứng yên tái mặt vì biết rằng đã bước vào “ổ kiến lửa”. Biết làm gì hơn, tôi lại tiếp tục kêu: Mẹ ơi, cứu con và lẩm bẩm đọc kính Kính Mừng. Nửa giờ sau, chủ nhà trở về, theo sau là công an khu vực mặt mày hắc ám. Hắn nhìn tôi dò xét rồi cũng như chủ nhà, hỏi giấy tờ. Tôi lại đưa giấy học tập chính trị, hắn xem kỹ, thấy có dấu đóng đỏ choét, yên trí bỏ đi, không nói một câu. Sau này nghĩ lại, tôi thấy mình bày câu truyện quá ngu và chủ nhà cũng như công an khu vực cũng ngu luôn. Chỉ cần chúng hỏi chị anh tên gì, nhà ở đâu là tôi bị lộ tẩy, bị bắt và bị tra tấn dã man để khai thác vì chúng có thể nghi tôi từ trên núi xuống hoạt động. Chúng ở địa phương, biết tên từng người, từng nhà. Lạy Mẹ, con cám ơn Mẹ, Mẹ đã cứu con, Mẹ che mắt những kẻ có thể bách hại con để chúng không hỏi những câu đáng hỏi.

Sau khi công an khu vực đi khỏi, chủ nhà cũng ra đi và bà chủ ra đuổi khéo: chú à, chú không thể ở đây được, tôi có công việc phải đi ngay. Tôi phải ra đi nhưng nghĩ rằng nếu công an rình bắt, nhất là nếu chúng dẫn theo một người tại công trường để nhận diện, người đó sẽ nhìn ra tôi. Tôi nói: chị à, tôi bị nhức đầu quá, chị có cái nón nào cho tôi xin một cái che đầu vì trời nắng, tôi sợ bị nặng thêm. Bà chủ nhà cũng khá nhân đạo, đem cho cái nón rách, tôi vội đội lên đầu rồi đi thẳng vào rừng. Nghĩ lại, nếu Đức Mẹ không che chở, tôi lại bị công an khu vực truy nã và bị bắt vì bà chủ nhà khi thấy tôi thay vì ra đường lộ đón xe, lại vội vã đi vào rừng, tất sẽ báo cáo công an khu vực.

Trở lại rừng già đi chừng 1 cây số, tôi kiệt sức quá nên thấy bụi cây rậm rạp, chui vào nằm vật xuống đất không biết gì nữa. Tôi thức giấc khi ánh mặt trời buổi trưa chiếu thẳng vào mắt. Vừa đưa mắt nhìn cây cối chung quanh, tôi thấy những con rắn đầu tam giác đang đuổi nhau, rồi lại thiếp đi cho đến khi mở mắt lần thứ 2 thì trăng đã mọc đồng thời nghe tiếng còi xe lửa hú từ xa. Tôi chỗi dậy, không cần nón nữa, đi về hướng còi xe lửa chừng hơn 1 giờ thì gặp đường rầy xe lửa. Mừng quá, không kịp suy nghĩ xem ga xe lửa nằm phía nào, tôi cứ đi đại về phía tay phải, giữa 2 đường rầy. Thật may, đi thêm khoảng 1 giờ nữa, tôi đến nhà ga nhỏ và thấy người nằm la liệt khắp nơi, phần lớn là dân buôn bán với quang gánh, bao bố đầy hàng hóa đang ngủ vật vờ để chờ chuyến xe sớm về phía Nam. Đúng 5 giờ sáng, xe vào trong ga và người người chen lấn chuyển hàng lên. Riêng tôi, vẫn còn e ngại công an tìm bắt, tôi đứng xa xa đến khi xe từ từ chuyển bánh mới nhảy lên toa chót rồi trà trộn vào đám con buôn.

Mười mấy năm sau khi đã định cư tại Hoa Kỳ, đọc báo Dallas Morning News tôi mới biết khu rừng mà tôi trốn chạy trong đêm hôm ấy, chính là chiến trường nơi đã xẩy ra nhiều cuộc giao tranh đẫm máu và còn sót lại rất nhiều mìn bẫy. Tờ báo tường thuật nhiều tai nạn chết người do dân trong vùng khai phá trồng trọt, đạp phải mìn bẫy phát nổ, bị tử thương hay cụt tay chân tàn phế.Thế mà trong đêm kinh hoàng đó, với đôi dép mòn, tôi đã đi dọc ngang tìm lối thoát thân bất kể rắn rết, bọ cạp và biết bao nguy hiểm khác. Tôi tin rằng nhờ đọc Chuỗi Mân Côi trong suốt cuộc đào thoát, Đức Mẹ đã dẫn chân tôi tránh mọi hiểm nguy, không đạp phải rắn độc hay mìn bẫy, lại che mắt công an, cán bộ Cộng sản để chúng không bắt tôi mặc dù những sơ hở của tôi khi tiếp xúc với họ.

3. Hậu quả đau thương vì 'quên' lần Chuỗi Mân Côi.

Ngày 12 /1/1981 tôi cùng với gia đình em trai (mới ra trại cải tạo) vượt biên từ Mỹ Tho qua cửa Bình Đại, Bến Tre. Kế hoạch chuẩn bị khá chu đáo và 5 “taxi” đã chuyển 40 người lên “cá lớn” an toàn. Chúng tôi an tâm vì gia đình tài công đánh cá trên sông Tiền Giang lâu năm, biết rõ đường đi nước bước nên việc thoát ra cửa biển sẽ dễ dàng.

Và đúng như dự tính, chúng tôi thoát ra cửa Bình Đại khi trời mờ sáng, ngọn hải đăng Vũng Tàu phía tay trái nhấp nháy như nói lời vĩnh biệt và chúc “thượng lộ bình an”. Trời trong xanh, gió nhẹ, sóng không lớn. Tôi cảm thấy vô cùng hân hoan vì lần đầu tiên được thở không khí tự do, cảm thấy như từ nay vĩnh viễn thoát khỏi cảnh ngục tù. Sau hơn 2 giờ tiến ra đại dương, bất chợt tôi thấy mũi ghe quay trở lại. Tôi hỏi chủ tàu và tài công thì được trả lời: phía trước có dấu hiệu sóng to gió lớn, tạm hoãn chuyến này, chờ thời tiết tốt hơn.

Biết mình bị lừa gạt, tôi có gắng thuyết phục, rồi gây sự, nhưng trước thái độ hung hăng đe dọa của chủ ghe và đám tay chân, tôi đành thúc thủ, chuẩn bị kế hoạch thoát thân như đã trốn thoát ở miền Trung mấy năm trước.

Ghe tới sát bờ thì bị sóng đánh nghiêng, ngập nước quá nửa, ngả nghiêng theo từng đợt sóng. Đoàn người trên ghe lầm lũi bước lên bãi, ngồi chụm vào nhau chờ công an đến bắt. Riêng tôi, vì tin tưởng vào kinh nghiệm và “tài” thoát hiểm lần trước, tôi hướng dẫn em trai và em vợ của chú, chia nhau mỗi người 1/3 lượng vàng còn lại, chạy thật xa khỏi đám người đang ngồi chụm với nhau. Sau khi chạy hơn 1 giờ, lội qua rất nhiều con rạch nhỏ, lại khuất nhiều khu rừng đước, chúng tôi cảm thấy an toàn. Dừng chân nghỉ chừng 15 phút, chúng tôi tiếp tục đi càng xa đám đông càng tốt và sẽ mướn 1 chiếc xuồng chở đến bến xe về lại Mỹ Tho.

Đi thêm chừng 10 phút nữa, chúng tôi thấy một người đang câu cua, áo quần vá chằng chịt có chiếc xuồng nhỏ. Tôi tới gần, bịa ra câu chuyện đi đánh cá chìm ghe, cố bơi vào bờ (cũng ngớ ngẩn như câu chuyện tôi bịa ra ở miền Trung năm trước). Tôi nói sẽ trả ông nhiều tiền để chở chúng tôi đến bến xe về Mỹ Tho. Tôi nghĩ người này nghèo quá, trả nhiều tiền chắc sẽ giúp mình trốn thoát an toàn. Ông ta bảo chúng tôi lên xuồng rồi vừa chèo vừa chống về phía tôi nghĩ là bến xe. Đi chừng 20 phút, ông cho chúng tôi lên bờ và dẫn vào làng. Người dân thấy chúng tôi đến tỏ vẻ niềm nở và khi nghe tôi kể câu chuyện đánh cá đắm tàu, tỏ ra thông cảm, tội nghiệp, rồi mời chúng tôi ngồi nghỉ chờ họ nấu cơm cho ăn. Chưa thấy nấu cơm thì công an khu vực đến, dẫn chúng tôi về đồn, và trên đường đi, hắn lấy hết vàng bạc tiền nong của chúng tôi.

Câu chuyện không có gì “hấp dẫn”, nhưng nói lên một điều quan trọng: không có Chuỗi Mân Côi, không kêu cầu Đức Mẹ mà ỷ vào kinh nghiệm và tài năng thì vô ích. Quả thật, trong chuyến vượt thoát này, tôi không đọc một kinh Kính Mừng, không hề nghĩ tới Chúa và Đức Mẹ mà chỉ cậy sức mình tìm đường thoát thân. Hậu quả là tôi bị bắt, bị giam trong phòng tối 3 tháng, lao động khổ sai 6 tháng, tổng cộng hơn 9 tháng mới được thả ra ngày 25/10/1981.

4. Chuyến vượt biên thành công

Ngày 5/12/1985, tôi và em trai lại lên đường vượt biên qua cửa Bình Đại mặc dù khi được thả ra từ trại lao động Thạnh Phú, Bến Tre, công an đã dằn mặt chúng tôi: tôi biết các anh sẽ lại ra đi, nhưng đi chỗ nào thì đi, đừng đi cửa Bình Đại kẻo mà khốn khổ. Điều đặc biệt trong chuyến này là khi mọi người có mặt đầy đủ trên ghe lớn, chủ ghe yêu cầu tất cả cùng lần một Chuỗi Mân Côi trong lúc khởi hành, phó dâng cuộc hành trình cho Đức Mẹ và khuyên mọi người tiếp tục cầu nguyện, lần Chuỗi Mân Côi.

Ghe vượt thoát qua cửa Bình Đại an toàn, tuy nhiên đồ ăn không đủ vì ghe nhỏ chở lương thực không tới kịp. Nước uống là 1 thùng “phuy” nước sông bị rớt xuống biển sau một đợt sóng lớn. Do đó, trong suốt 7 ngày đêm, chúng tôi đói khát, nhiều khi phải liếm từng hạt sương đọng trên tấm ny-lông, có lúc rủ nhau cột dây nhảy xuống biển ngâm mình cho đỡ khát, không nghĩ tới có thể bị cá mập tấn công. Nhiều hôm sóng biển quá lớn, cao như những ngọn đồi chụp xuống chiếc ghe mong manh nhỏ bé; ghe leo lên ngọn sóng rồi chúi mũi xuống vực thẳm với tiếng ầm ầm suốt đêm ngày, không biết lúc nào sẽ bể ra từng mảnh. Nhiều người mê mệt nằm bất động, ai còn tỉnh thức thì lần chuỗi, đọc kinh. Có lúc tôi nghe như tiếng chuông nhà thờ văng vẳng đâu đây, đôi khi lại nghe như tiếng rất nhiều người lầm rầm đọc “Kính mừng Maria.... Sáng danh…”

Sang ngày thứ 6 thi sóng biển dịu lại, chúng tôi thấy xa xa 3 chiếc tàu khá lớn. Chủ ghe cột quần áo rách vào đầu cây sào giơ cao làm hiệu cấp cứu vì thực sự tất cả đều đói lả và khát khô cổ họng, một em bé 5 tuổi mới chết vì khát sau khi đã khóc ra rả suốt đêm qua. Ba chiếc tàu tiến lại từ từ và ngừng lại cách chúng tôi khoảng 50 thước. Đang hy vọng khi thấy nhiều người sắp chết, họ sẽ cho chúng tôi lên tàu đưa vào đất liền cấp cứu. Không ngờ một nhóm thủy thủ ở trần, quần cụt, lưng giắt dao găm nhảy xuống biển bơi sang lục soát vàng bạc, dây chuyền, hột xoàn, nhẫn, lại đập bể bàn thờ, cướp vàng của chủ ghe giấu trong đó, rồi bơi trở lại tầu của họ. Sau đó, cả 3 tầu lấy đà định tông bể chiếc ghe bé nhỏ của chúng tôi. Tất cả thanh niên đồng loạt nhảy sang bên hông ghe giơ tay cản lại trong khi đàn bà con gái chắp tay van xin. Thấy thế, 3 chiếc tầu ngừng lại, chuyển hướng ra đi sau khi đã liệng cho chúng tôi ít hộp cá, cơm thừa và mấy can nước. Tuy nhiên, khi trời sụp tối thì 1 chiếc trở lại có lẽ để hãm hiếp hoặc bắt đàn bà con gái mang đi, đồng thời giết hết đàn ông con trai như chúng thường làm khi gặp các tầu vượt biên trong thời gian đó. Thật may mắn, khi chúng trở lại thì cũng là lúc biển nổi sóng lớn. Chúng pha đèn đuổi bắt nhưng khi ghe chúng tôi ở trên ngọn sóng, thì chúng ở chân sóng, lúc chúng tôi dưới chân sóng thì chúng lại ở ngọn sóng, và cuộc rượt bắt cứ tiếp diễn như thế cả tiếng đồng hồ cho đến khi chúng bỏ cuộc.

Khoảng 3 giờ sáng, đột nhiên một vùng sáng rực hiện lên chân trời. Chúng tôi la lên vui mừng vì sau nhiều ngày lạc trên biển đói khát, hầu như kiệt sức, chúng tôi đang tiến vào đất liền, có lẽ Indonesia hay Singapore vì đã đi 7 ngày đêm. Chạy thêm 4 tiếng nữa, chúng tôi nhìn thấy bờ biển với những hàng cây thẳng tắp và những hàng ghế đá sắp xếp như công viên. Ghe tiến vào bãi biển. Một đàn dân chúng chạy ra xem, tôi hỏi đây là đâu. Một người trả lời: Thái Lan. Chủ tầu tỏ vẻ thất vọng, nói Thái Lan dữ lắm, xấu lắm, chúng cướp mình ngoài biển, không nên ở đây.

Trời đổ từng đợt mưa như trút nước. Ghe ngừng bên bãi biển và mỗi lần tôi nhảy xuống bãi lại bị dân chúng đẩy lên ghe. Phải đợi 1 giờ sau, cảnh sát trưởng Thái Lan mới xuất hiện. Anh hỏi chúng tôi: Ghe các anh có sao không ? Tôi trả lời: Không

-Máy móc có sao không?

-Không

-Xăng dầu có thiếu không?

-Không

-Vậy các anh cần gì?

-Chúng tôi không có đồ ăn.

Cảnh sát nói: chúng tôi cho đồ ăn, rồi các anh đi tiếp sang Mã-Lai, chỉ cách đây có 3 giờ chạy theo ven biển.

Mười lăm phút sau, cảnh sát cho người mang ra bao gạo 50 ký, ném xuống ghe chúng tôi, rồi cho một chiếc xuồng tam bản cột ghe chúng tôi vào sau đuôi, 3 thanh niên lực lưỡng (chúng tôi nhận diện là những tên đã cướp chúng tôi ngoài biển), reo hò lái xuồng kéo ghe chúng tôi ra biển.

Tài công vừa mở máy chạy theo đã la to: Chết rồi ! Bể hộp số, không thể đi đâu được nữa. Lập tức tôi cũng la to bằng tiếng Anh: Dừng lại ! dừng lại ! Ghe chúng tôi bể hộp số rồi, không đi được nữa. 3 tên cướp tiếp tục reo hò, tăng tốc độ kéo ghe chúng tôi đi nhanh hơn. Bỗng nhiên một ý nghĩ nảy ra trong trí tôi: nếu tất cả ở lại trên ghe, chúng sẽ tiếp tục kéo ra khơi, chi bằng mình nhảy xuống bơi vào bờ, hy vọng chúng kéo ghe trở lại. Nghĩ là làm ngay, tôi nhảy xuống nước bơi vào bờ. Vừa lóp ngóp bò lên bờ thì dân chúng ùa tới, người thì cầm gậy, người cầm cuốc, viên chức thì súng dài trong tay, tất cả như muốn đập tôi chết. Tôi kêu thất thanh: Mẹ ơi ! chẳng lẽ Mẹ đưa con đến đất tự do để con chết ở đây sao. (Câu này tôi sẽ nhớ đến khi từ giã cõi đời). Rất may, cảnh sát trưởng chưa ra về. Mặt hầm hầm, anh hất hàm hỏi tôi: tại sao trở lại ? Tôi trả lời: ghe chúng tôi bể hộp số, không đi được nữa. Anh lẩm bẩm: Vô lý !

Đang lúc đó, tôi thấy Thảo, phụ máy, hớt hải chạy đến nói: chú ơi, cháu nhảy vội xuống biển bơi vào cho chú biết 3 tên cướp đang sàm sỡ mấy cô mấy bà, lục lạo khám xét. Chú nói cho ông cảnh sát hay. Tôi thưa cảnh sát những gì Thảo cho biết rồi nhìn ra bờ biển thì thấy ghe đang trở vào bến. Cảnh sát nói để anh sang xem hộp số có bể thật không, hay chúng tôi kiếm cớ không đi. Tôi bước theo cảnh sát, và tình cờ nhìn lại phía sau thì thấy xã trưởng với súng trường trên tay đang giơ chân “đá gió” vào mông tôi, chứng tỏ vào thời điểm đó, chính quyền cũng như dân chúng Thái Lan không ưa gì người tỵ nạn Việt nam nữa.

Sau khi kiểm soát máy móc, cảnh sát trưởng xác nhận họp số bể. Tuy nhiên, anh nói sẽ cho nhân viên xuống sửa rồi chúng tôi phải đi tiếp sang Mã Lai. Chúng tôi bị dẫn vào 1 dẫy nhà trên bãi biển để chờ sửa hộp số. 34 thuyền nhân chúng tôi mặt mày hốc hác, thân hình tiều tụy, quần áo rách nát sau 1 tuần lênh đênh trên biển cả. Hai thanh niên khiêng xác em bé 5 tuổi đặt ở giữa nhà. Đàn bà con gái nhiều người nằm vật trên nền nhà vì quá kiệt sức. Đàn ông con trai cũng không hơn gì, nhiều người cũng ngồi vật vã bên tường. Quang cảnh thật thê lương thảm não.

Bên ngoài mây vần vũ, gió giật từng hồi, rồi những cơn mưa như trút nước đổ xuống liền nhau hơn. Cảnh sát trưởng đi tới đi lui chờ thợ cơ khí đến. Tôi rụt rè lên tiếng:

-Anh à, đất nước Thái Lan đẹp quá. Từ ngoài nhìn vô, tôi thấy bờ biển đẹp như công viên bên nước tôi. Đất nước anh lại thật thanh bình, người dân hạnh phúc. Rồi nhìn anh chăm chú, tôi thêm: bộ đồng phục anh mặc trông đẹp và oai nghiêm quá. Anh học ở đâu ? Anh trả lời: tôi tốt nghiệp Đại học Bangkok. Tôi buồn rầu nói: tôi cũng tốt nghiệp Đại học Saigon nhưng số phận tôi khốn khổ như thế này từ khi Cộng Sản xâm chiếm Miền Nam Tự Do chúng tôi. Rồi tôi kể cho anh nghe sau khi mất Miền Nam, các sĩ quan và viên chức Miền Nam bị Cộng sản đầy đọa như thế nào. Anh chăm chú nghe, có lẽ đây là lần đầu tiên anh biết được chế độ Cộng Sản tàn ác, dã man và vô nhân đạo như vậy. Tôi nói thêm, chính vì thế, Hoa Kỳ và các nước đồng minh mới đến giúp chúng tôi chống lại Cộng Sản Miền Bắc; chính quân đội Hoàng gia Thái cũng đã gởi quân sang giúp chúng tôi. Tới đây, anh tỏ ra hiểu biết và thông cảm. Trên đây là những điều rất thật mà bây giờ nghĩ lại, không hiểu tại sao tôi có thể thốt ra trong hoàn cảnh như thế. Rồi đến đây thì tôi “phịa” ra: anh coi, chúng tôi không thể sống dưới chế độ Cộng Sản phi nhân nên đổi cả mạng sống để tìm Tự Do. Trong số những người ở đây, có bác sĩ, kỹ sư và nhiều người học thức, chúng tôi đều có thân nhân ở Hoa Kỳ, Úc và các nước bên Âu Châu, họ sẽ bảo lãnh cho chúng đi qua, chúng tôi không là gánh nặng cho Thái Lan đâu. Anh nhìn xem em bé đang nằm chết, đàn bà con gái, và ngay đàn ông con trai nhiều người cũng không còn sức nữa. Nếu anh bắt chúng tôi ra đi, chắc chắn phần lớn sẽ chết. Nếu anh nói 'YES', chúng tôi được sống và anh để đức lại cho con cháu, còn nếu anh nói 'NO', chúng tôi đành chết theo số mạng thôi. Đến đây, anh cảnh sát có vẻ suy nghĩ, rồi đột nhiên nói: OK, I accept you as refugees. Ôi sung sướng, tôi chưa bao giờ cảm thấy sung sướng như thế. Rồi anh hạ giọng: nếu ai có hỏi thì anh nói ghe các anh bị bể nhé. Các anh đợi ở đây, 2 giờ nữa sẻ có xe bus đưa các anh về tạm trú tại một ngôi chùa.

Như vậy, sau 7 ngày đêm, chúng tôi tới Songkhla, miền cực Nam Thái Lan ngày 12 tháng 12 năm 1985. Cũng chính ngày này, 13 năm trước (1972), cụ thân sinh nhà tôi qua đời. Sự trùng hợp kỳ lạ này làm tôi cứ suy nghĩ: có phải cụ được chết lành, đã xin Chúa cho hộp số bể đúng nơi, đúng lúc để cứu chúng tôi? Tại sao chiếc ghe chạy 7 ngày đêm, máy móc không trục trặc, vào tới bến an toàn, rồi khi nổ máy chạy theo ghe nhỏ Thái Lan trở ra biển thì hộp số bể. Nếu hộp số không bể, chắc chắn tôi không nhảy xuống biển bơi vào bờ, ghe chúng tôi tiếp tục bị kéo ra khơi và chuyện gì sẽ xảy ra cho chúng tôi với 3 tên cướp có ý đồ xấu xa, hãm hiếp, cướp của, giết người như đã xẩy ra rất nhiều cho các ghe vượt biên trong thời điểm đó. Đúng hơn, tôi nghĩ chính vì những Chuỗi Mân Côi chúng tôi đọc khi ghe khởi hành cũng như trong suốt chuyến đi mà Đức Mẹ đã nghe tiếng kêu thất thanh của tôi: Mẹ ơi ! chẳng lẽ Mẹ đưa con đến đất tự do để con chết ở đây sao ? Hơn nữa, cảnh sát trưởng đã quyết định ngay từ đầu không chấp nhận chúng tôi, và luật Thái Lan không cho phép khi ghe thuyền, máy móc còn nguyên vẹn, vậy ai, nếu không phải Đức Mẹ mới có thể khiến anh ta đổi ý, phá luật lệ để chấp nhận chúng tôi dù việc này có thể gây nguy hại cho bản thân và địa vị của anh ta.

Mặt khác, khi ghe chúng tôi vừa tới bến thì bão đang trên đường thổi tới với những cơn mưa như trút nước từng chặp đổ xuống. Rồi khi xe bus đưa chúng tôi về chùa tạm trú thì mưa và những trận cuồng phong bắt đầu nổi lên. Suốt mấy ngày đêm biển gào gió hú, cây cối gẫy đổ. Tôi có cảm tưởng Đức Mẹ ghìm bão lại để chúng tôi vào bờ an toàn.

Mãi 25 năm sau, năm 2010, tôi mới biết ngày 12 tháng 12 là ngày Lễ Đức Mẹ Guadalupe là Nữ Hoàng của Châu Mỹ nói chung và của Hoa Kỳ nói riêng. Tôi muốn bật khóc khi nghĩ rằng từ Mỹ Châu, Đức Mẹ Guadalupe đã nhìn xuyên suốt qua Đại Dương, thấy con cái Mẹ đang lao đao 'giữa chốn ba đào nguy biến', Mẹ chận bão lại, hướng dẫn con cái vào tới bến yên hàn. Vì quả thật, nếu ghe chúng tôi chỉ chậm thêm 2, 3 giờ nữa, sẽ bị nhận chìm xuống đáy đại dương khi cơn bão ập tới.

5. Đức Bà cứu kẻ liệt kẻ khốn (kinh cầu Đức Bà)

Ngày 5/10/1998 tôi bị bạo bệnh phải vô cấp cứu tại bệnh viện Baylor Garland, Texas. Sau khi xét nghiệm, bác sĩ lắc đầu, nói quá trễ. Nhà tôi và cháu trai, đang học Dược khoa, đến Nhà Thờ St. Augustine lần chuỗi cầu nguyện.

Chúng tôi ở trong khu vực không có người Việt nên phải đi lễ Nhà thờ St. Augustine cách khoảng 25 phút. Nhà thờ St. Augustine gồm 2 khu vực: nhà thờ chính và nhà nguyện ngăn cách bằng bức tường gạch, nhưng giữa bức tường có 1 ô vuông nhỏ bằng kính, từ nhà nguyên có thể nhìn sang nhà thờ chính. Nhà nguyện để Mình Thánh Chúa và có bàn thờ làm lễ. Đặc biệt có tượng Đức Mẹ Guadalupe trông dịu hiền và rất nhân từ. Nhà tôi kể lại:

Trước khi bước vào, dặn con cứ đi ba bước thì phải bái sấp mình xuống (tam bộ nhất bái) để tỏ lòng tôn kính Chúa. Hai mẹ con vừa bái sấp mình thì nghe tiếng piano đàn bài “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình”. Nhà tôi ngạc nhiên thắc mắc tại sao Nhà thờ này gồm toàn giáo dân Mỹ và Hispanic, lại có người đàn bài Việt Nam. Chẳng lẽ văn phòng Nhà thờ có người Việt mở radio nghe bài “Lòng Mẹ” cho đỡ nhớ mẹ còn bên Việt nam. Nhà tôi hỏi: con có nghe bài hát Việt Nam không ?

-Con có nghe.

-Con có biết bài gì không ?

-Có, bài “Lòng Mẹ”.

Hai mẹ con cúi xuống bái sấp thêm 1 lần nữa thì nghe tiếng đàn lớn hơn. Nhà tôi liếc nhìn sang Nhà thờ chính thì qua ô kính, thấy 1 người mặc áo trắng, tóc uốn 'frigé' đang ngồi đàn, có bản nhạc trên giá đàn. Hai mẹ con vội ra khỏi nhà nguyện, chạy nhanh sang Nhà thờ thì không thấy người ngồi đờn đâu cả. Hỏi 2 người đang dọn bàn thờ (cây đàn piano kê gần bàn thờ, phía bên phải từ cửa chính đi lên), họ trả lời không hề thấy ai ngồi đàn.

Đúng là sự kiện không sao cắt nghĩa được: hai người (chứ không phải một người mà nói tưởng tượng ra) cùng nghe tiếng piano đàn bài 'Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình' trong một Nhà Thờ Mỹ không có giáo dân Việt Nam, lại nhìn thấy người ngồi đàn mặc áo trắng, với bản nhạc trên giá.

Sau khi bình phục về nhà nghe kể lại, tôi ngạc nhiên suy nghĩ tại sao trong hàng ngàn bài hát Việt Nam, Đức Mẹ lại chọn bài 'Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình' để nói lên lòng Mẹ thương chúng tôi. Không cầm được nước mắt, tôi đã kêu lên:

“Lạy Mẹ Guadalupe, ngày 12 tháng 12 năm xưa, bên kia bờ Thái Bình Dương, Mẹ đã cứu con khỏi chìm trong sóng dữ, Mẹ đã ghìm bão lại cho con kịp vô bờ, Mẹ đã khiến cảnh sát Thái Lan thay đổi quyết định xua đuổi con, Mẹ đã đem con về làm thần dân của Mẹ là Nữ Vương Mỹ châu và Mỹ quốc, Mẹ lại hiển linh cứu sống con qua cơn bệnh nguy hiểm ngặt nghèo. Muôn muôn đời con xin cảm tạ Mẹ, và 'Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình', xin thương con cho trót". Cũng từ ngày đó, tất cả con cái tôi, khi thi vào các trường chuyên môn đều đến Nhà nguyện St. Augustine có tượng Đức Mẹ Guadalupe cầu nguyện và được Mẹ nhận lời.

Năm 2003, con gái thứ 3 của tôi sinh trai đầu lòng tại thành phố Pittsburrg, PA. nơi cháu làm việc và chồng thực tập bệnh viện. Được 6 tuần thì cha mẹ đem cháu bé đi lễ. Nhiều người đến chúc mừng và nựng cháu bé. Không may, vì đó, cháu bị nhiễm rota virus hệ thống tiêu hóa, ruột sưng, tiêu chảy. Ngày đầu cháu tiêu chảy 3 lần, ngày thứ hai 4 lần, rồi cứ 2 giờ 1 lần, 20 phút 1 lần, sữa đổ vô miệng chưa kịp tiêu hóa đã ra hậu môn, tiêu ra chỉ còn nước, mà nước trong cơ thể cũng không kịp thay thế. Chỉ trong 2 ngày, cháu sụt 3 lbs, cháu kiệt quệ thực sự, không còn bú được nữa, phải chuyền nước biển và các chất dinh dưỡng qua mạch máu, nhưng mạch lại quá yếu hoặc bị rối loạn, không tìm ra chỗ cắm kim chuyền vào. Sau cùng bác sĩ chuyên về mạch máu phải cắt chỗ nối cánh tay với bắp tay, bắp chân, v.v., để tìm chỗ chuyền nước biển và chất dinh dưỡng. Tội nghiệp tay chân và khắp nơi trên thân mình cháu bé đều có vết cắt xẻ để tìm mạch máu. Mồi lần chích mũi kim là cháu khóc ré lên rất thảm hại, nghe xé ruột, tuy vậy, tình trạng cũng không mấy thấy khả quan. Mọi người hầu như đã tuyệt vọng.

Từ khi con gái có bầu, nhà tôi đã bỏ 'job' dạy học lên phụ. Khi cháu bé nhập viện thì công tác của bà là túc trực bên giường cháu vì cha mẹ phải đi làm, đi học. Trong khi cháu trên giường vật lộn với bệnh thì Chuỗi Mân Côi không rời tay của bà. Khi được đổi ca về nhà, bà càng nóng ruột như lửa đốt. Tôi nghe kể lại một hôm ở nhà, nghe tin cháu bé ngày càng suy sụp, nhà tôi đã quỳ trước ảnh Đức Mẹ giang tay đọc 6 Chuỗi Mân Côi. Liền sau đó, nghe như trong trí có tiếng nói: Mẹ cứu nó! Lập tức nhà tôi gọi vào bệnh viện thì con gái vui mừng nói bác sĩ cho biết đã thấy tiến triển. Bé nằm điều trị trong bệnh viện 3 tuần thì bình phục. Điều ngạc nhiên là không thấy bệnh viện gởi 'bills' đòi tiền. Khi gọi hỏi thì được trả lời: 'everything has been taken care of'. Hiện nay cháu rất mạnh khỏe. Một hôm có Cha Dòng Chúa Cứu Thế đến dâng Thánh lễ tại nhà. Trước mặt hàng trăm người trong dòng họ: ông bà cố, ông bà nội ngoại, cha mẹ, chú bác cô dì, con cháu...tụ họp, Cha hỏi đám trẻ ai muốn đi tu, tôi thấy duy nhất cánh tay của cháu được Đức Mẹ cứu, giơ lên. Cầu xin được như vậy.

Năm 2006, con gái vừa nói trên sinh thêm một cháu gái. Khám bệnh ngày thứ 2 sau khi sinh, bác sĩ thấy nhịp tim không bình thường (murmur), cần theo dõi. Khi chụp hình và siêu âm thì khám phá ra tim có 3 lỗ bẩm sinh, 3- 4 tuần sau phải giải khẫu khâu bít lại và có thể phải giải phẫu nhiều lần. Nghe vậy, ai cũng buồn phiền, ái ngại.

Tôi đưa ý kiến tất cả gia đình đem cháu bé đến Nhà nguyện St. Augustine, lần Chuỗi Mân Côi xin Đức Mẹ thương cứu chữa.

10 giờ sáng thứ Bảy, chúng tôi họp mặt đông đủ tại Nhà nguyện St Augustine lần Chuỗi Mân Côi. Tôi đặt chiếc nôi cháu nằm ngay dưới chân Đức Mẹ Guadalupe trong khi mọi người tiếp tục lần Chuỗi. Mới đọc xong 3 chục kinh thì bỗng nghe cháu bé khóc thét lên. Tôi nghĩ có lẽ Đức Mẹ cứu chữa nó. Mà đúng như vậy, đã nhiều lần chụp siêu âm, nhịp tim cháu bé bình thường và 3 lỗ trong tim hoàn toàn biến mất.

Còn nhiều sự kiện khác mà nhờ Chuỗi Mân Côi Đức Mẹ đã cứu tôi phần xác, nhất là về phần hồn, hoặc báo mộng cho chúng tôi những việc sẽ xẩy đến như trường hợp điển hình sau đây.

Năm 1977, nhà tôi sinh con gái út trong hoàn cảnh chung của Miền Nam sau ngày mất nước, vô cùng khốn khổ và thiếu thốn, luôn luôn sống trong lo âu với tương lai mịt mờ. Tôi không ở nhà, mải lo tìm đường vượt biên. Trong suốt 2 tháng ở nhà nuôi con, nhà tôi liên miên, ngày cũng như đêm, lần Chuỗi Mân Côi xin Đức Mẹ thương giúp. Một buổi chiều vừa ôm con vừa lần chuỗi trong âu lo tuyệt vọng, nhà tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay và trong giấc mơ, thấy Đức Mẹ thật đẹp, mặc áo trắng, thắt đai xanh, đầu đội triều thiên, tuổi trạc 60 nhưng không một vết nhăn trên khuôn mặt. Đức Mẹ đi trên tấm ván bắc qua 2 cây sồi, bên dưới có anh trai nhà tôi và vợ (vượt biên trước qua Dallas, Texas) đang đi qua lại. Đức Mẹ giơ ngón tay trỏ, chỉ thẳng vào nhà tôi nói: thế nào con cũng được 'đi ra khỏi nước'. Khi tỉnh dậy, nhà tôi nghĩ Đức Mẹ nói: “Thế nào”, chắc phải gian khổ lắm mới đi được.

Có 2 chi tiết cho thấy đây là Đức Mẹ báo mộng cho biết. Trước hết, Đức Mẹ trạc tuổi 60, khác với tranh ảnh đã in vào trí óc chúng ta từ nhỏ, vẽ Đức Mẹ tuổi 16-20.

Thêm nữa, Đức Mẹ dùng chữ “đi ra khỏi nước”, từ ngữ mà người Miền Nam không bao giờ nói để chỉ việc xuất ngoại hay xuất cảnh. Cách nói này không bao giờ có trong đầu óc nhà tôi, một người miền Nam, để có thể gợi lên trong giấc mơ. Thực tế, như đã mô tả ở trên, phải rất gian khổ tôi mới vượt biên thành công và người anh rể “năn nỉ” tôi qua định cư ở Dallas, Texas, mặc dù cố vấn Mỹ trong trại mà tôi thông dịch những tháng ở trại tỵ nạn, nói sẽ tìm cho một tôi một tiểu bang tốt nhất để định cư. Tôi đã từ chối đơn bảo lãnh của anh rể, nhưng sau cùng, vẫn phải miễn cưỡng từ chối đề nghị của cố vấn Mỹ để qua định cư tại Dallas, Texas, sống với gia đình anh chị trong thời gian đầu như đã được báo mộng năm xưa.

Trên đây là những sự kiện rất thật mà tôi đã trải qua. Tất cả là để minh chứng sự linh nghiệm của Chuỗi Mân Côi. Quả thực, Chuỗi Mân Côi đã cứu giúp tôi trong suốt cuộc đời tôi.

Để kết thúc bài này, xin kể thêm câu truyện của 1 người bạn, ông Nguyễn Đăng Đệ, giáo sư Pháp văn Khu học chánh Dallas.

Gs. Đệ xuất thân từ gia đình Phật tử nhưng học trường Tabert Saigon nên thông hiểu giáo lý Công Giáo và đã trở lại đạo. Rất nhiều lần Gs. Đệ khuyên mẹ già trở lại Công Giáo, nhưng cụ một mực từ chối, lấy lý do khi chết, cụ phải về với ông bà, còn theo Công Giáo tức là bỏ ông bà tổ tiên. Sau cùng, biết mẹ thương yêu mình hơn tất cả anh chị em trong gia đình, Gs. đã dùng chính tình thương để thuyết phục cụ. Gs. nói: thưa mẹ, nếu mẹ thực sự thương con và muốn ở bên con như bây giờ thì mẹ phải đi cùng đường với con. Nếu mẹ không trở lại Công Giáo với con thì sau này mẹ con mình sao gặp nhau được, mẹ đi đường mẹ, con đi đường con. Gs. Đệ cho biết, sau một thời gian dài với ý tưởng đó lặp đi lặp lại, cụ dần dần xiêu lòng và khi thấy Gs. Đệ 'lần hạt', tay cầm chuỗi Mân Côi (hơi giống xâu chuỗi nhà Phật), cụ tò mò rồi muốn học 'câu kệ' mà con trai 'cưng' của cụ đang đọc. Nhờ vậy, Gs. Đệ đã có cơ hội dạy cụ đọc kinh 'Kính mừng Maria...' và giải thích cho cụ. Từ đó, mặc dù chưa hẳn tin, mỗi tối, sau khi trò truyện nhắc lại những kỷ niệm xa xưa, cụ lại ngồi bên con và hai mẹ con xướng đáp : 'Kính mừng....Thánh Maria'.

Rồi một buổi tối tháng 5, dưới ánh đèn điện trên bàn thờ, trong khi hai mẹ con đang đối đáp lời kinh như mọi khi, cụ chợt ngừng lại hỏi con: Đệ à, tại sao khi đọc chục kinh vừa rồi, mỗi lần mẹ đọc 'Kính mừng Maria' thì thấy tượng Đức Mẹ gật đầu, có phải con mắt mẹ bị đục mờ không ? Gs. Đệ cho biết: mặc dù hết sức ngạc nhiên, ông nhận ra ngay đây là dấu lạ Đức Mẹ ban thêm Đức Tin cho cụ, và cũng xuyên qua đó, cho chúng ta ý thức được rằng mỗi lần chúng ta đọc 'Kính mừng Maria' là Đức Mẹ đều có NGHE và 'gật đầu nhận' mặc dù chúng ta thường đọc một cách 'vô tâm', hầu như theo thói quen.

Tháng Đức Mẹ Mân Côi 2015

Trần văn Huyến
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Về Tổ
Dominic Đức Nguyễn
20:54 06/10/2015
VỀ TỔ
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Chim bay về tổ từng bầy
Sao anh không liệu mà quay về cùng.
(Ca dao)