Ngày 08-10-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:19 08/10/2008
KHÔNG HAI

N2T


- “Con người ta phải như thể nào để hợp nhất với Thiên Chúa ?”

- “Con càng nổ lực thì ranh giới rõ ràng giữa con và Ngài càng sâu sắc hơn.”

- “Như vậy thì con người đối với cự ly giữa trời và người thì nên như thế nào ?”

- “Nên hiểu rõ căn bản là không có cự ly tồn tại.”

- “Đó có phải là ý vị Thiên Chúa và con là một ?”

- “Không một không hai.”

- “Làm sao có thể như thế ?”

- “Thì giống như mặt trời và ánh sáng, đại dương và sóng biển, bài hát và các bài hát khác, không một không hai.”


(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)

Suy tư:

Thiên Chúa là Đấng toàn năng tạo dựng muôn loài trên trời dưới đất, con người là loài thụ tạo, cho nên không thể đem con người so sánh với Thiên Chúa, lại càng không thể nói hợp nhất với Thiên Chúa được, cái bình bằng đất sét do ông thợ gốm làm ra thì không thể nói cái bình bằng ông thợ gốm...

Nhưng từ khi Thiên Chúa xuống thế làm người trong lòng trinh nữ Ma-ri-a –Chúa Giê-su Ki-tô- thì địa vị thụ tạo của con người được nâng lên cao tới trời, và càng có thế giá hơn khi Chúa Giê-su từ cõi chết sống lại, và trước khi về trời, Ngài đã dạy các môn đệ: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt 28, 18-20)

Chúa Giê-su ở với Giáo Hội và ở với mỗi một người Ki-tô hữu chúng ta khi chúng ta chịu Mình Thánh Chúa, và như thế Ngài ở trong chúng ta và chúng ta ở trong Ngài, cho nên:

- Chúa Giê-su là mặt trời và chúng ta là ánh sáng chiếu tỏa gương mặt của Chúa Giê-su cho mọi người biết.

- Chúa Giê-su là đại dương và chúng ta là sóng biển, sóng biển dồn dập vỗ vào bờ khi lớn khi nhỏ, khi mạnh khi êm đềm nhẹ nhàng, là khi chúng ta đem Lời Chúa đến cho mọi người bằng tất cả các phương tiện mà chúng ta có.

- Chúa Giê-su là bài hát, mỗi người chúng ta là bài hát khác được múc lấy cung điệu, tâm tình và ý nhị yêu thương từ nơi bài hát Giê-su.

Và như thế giữa Chúa Giê-su và chúng ta không còn là hai nữa nhưng là một: Giáo Hội là Chúa Giê-su và Chúa Giê-su là Giáo Hội. Chúng ta thuộc về Chúa Giê-su vì Ngài là mục tử và chúng ta là đàn chiên; Chúa Giê-su thuộc về chúng ta, nếu chúng ta biết thực hành Lời Chúa trong cuộc sống của mình.

Hạnh phúc thật.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:20 08/10/2008
N2T


9. Nhờ lời cầu nguyện khiêm tốn và kiên trì lâu dài, thì linh hồn có thể được các loại đức hạnh.

(Thánh nữ Catherine of Siena)
 
Lắng nghe
Thanh Thanh
19:37 08/10/2008
LẮNG NGHE

Ai cũng có thể nghe, nhưng không phải cũng biết lắng nghe.

Học nói thì dễ. Ai cũng có thể học nói một cách dễ dàng. Nói hay, nói nhiều, nói khéo… Còn bài học về nghe thì không đơn giản. Có những người khi nhắm mắt mà vẫn chưa học được bài học lắng nghe.

Nghe phía bên ngoài

Nhờ âm thanh từ các phương tiện khoa học, từ tạo vật, con người được mở mang kiến thức, hiểu biết nhiều hơn các lãnh vực khoa học, thiên nhiên, vũ trụ, nhân loại…

Nhờ âm thanh từ phía bên ngoài con người lĩnh hội được rất nhiều điều hay điều phải.

Nhờ âm thanh và các phương tiện truyền thông, con người gần nhau, hiểu nhau, thông cảm và chia sẻ cho nhau dễ dàng.

Nhờ âm thanh và các phương tiện truyền thông, ta được giải trí giúp vơi đi mệt mỏi sau những giờ làm việc.

Ta có thể nghe và nói chuyện nhiều giờ, nhiều ngày. Nhưng nếu phải thinh lặng để nghe tiếng lòng thì thật khó.

Nghe phía bên trong

Đó là nghe tiếng nói của thân xác. “Xác thịt đưa tới chỗ diệt vong” (Rm 8,6), “còn thân xác của anh em chẳng phải là đền thờ của Chúa Thánh Thần sao”(1Cr 6, 19). Nhiều khi con người làm việc như một cái máy mà chẳng cần biết đến thân xác ta đang ra sao và cần gì. Thân xác ta trở thành một đống xương thịt vô tích sự. Nghĩ xem, ta có thể sống mà thiếu thân xác chăng? Hãy quan tâm để biết thân xác bạn muốn gì. Hãy chăm sóc để thân xác khoẻ mạnh, cường tráng trong một tinh thần minh mẫn sáng suốt. “Anh em hãy tôn vinh Thiên Chúa nơi thân xác anh em” (1Cr 6,20).

Đó là nghe tiếng nói của trái tim. Trái tim con người không phải là gỗ đá. Trái tim có tiếng nói và ngôn ngữ riêng. Trái tim rất nhạy bén, rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tạo vật. Nhưng xem ra con người chỉ dễ nhận ra tiếng nói này lúc hai người yêu nhau. Con người bị công việc, bổn phận và trách nhiệm chi phối đến độ không còn, hay thật khó nghe được sự rung cảm của trái tim trước cái Chân, cái Thiện, cái Mỹ nữa.

Đó là nghe tiếng nói của lương tâm. Nhiều người hô to khẩu hiệu: tôi cứ sống theo lương tâm là được. Thế cũng tốt. Nhưng có nhiều loại lương tâm, vậy tôi thuộc loại nào ? Lương tâm ngay chính, lương tâm bối rối, lương tâm lệch lạc, lương tâm tương đối, lương tâm chai lỳ, lương tâm sai lầm…

Lương tâm ngay chính là khả năng phán đoán của lý trí về sự thật thiện ác. Tiếng nói lương tâm chính là tiếng nói của Thiên Chúa trong sâu thẳm lòng ta. Ngày nay, con người không phải không phân biệt lành dữ, nhưng cảm thức về tội giảm đi hay không còn nữa.

Vì vậy, tốt thì tốt mà xấu thì xấu, tôi không sao là được. Như cha mẹ thấy con ăn cắp ăn trộm mà chẳng bảo gì. Chúng đánh nhau, hành hung, chửi bới người khác thì mặc kệ, làm ngơ. Hoặc chỉ nghe một chiều con mình, không phân biệt đúng sai rồi tấn công người khác…. Lương tâm vẫn còn, và vẫn lên tiếng nhưng mấy ai nghe theo. Thánh Phaolô dặn: “anh em đừng vui mừng khi thấy sự gian ác”(1Cr 13,6).

Đó là nghe tiếng nói của Thánh Thần. Tiếng Ngài nhè nhẹ như làn gió sưởi mát tâm hồn, sưởi ấm cõi lòng băng giá, và cũng để nhắc nhở ta sống theo sự thật. Nhưng đôi khi nhẹ quá khiến ta chẳng quan tâm cũng chẳng chú ý, bởi cuộc sống cứ mãi quay cuồng với đủ mọi thứ việc bên ngoài. Chính nhờ Ngài, ta mới có thể sống “nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật” (1Cr 13,4-7).

Thinh lặng

Người ta ngại nói đến hai chữ thinh lặng. Thinh lặng thật nặng nề. Một phút thinh lặng tựa cả ngày. Ta có thể trò truyện hàng giờ hàng buổi, nhưng thật khó chịu khi phải thinh lặng. Nhất là nghiêm túc thinh lặng rà soát tất cả mọi hành động trong ngày sống, phải đối diện để biết được tình trạng thật của mình thế nào.

Để khỏi phải đối diện với thinh lặng, con người thay thế bằng cách đi thăm người này người nọ, hay làm nhiều việc khác nhau: mở tivi, mở nhạc, ca hát, nhảy múa hoặc ăn uống, ngủ nghỉ. Nói chung là làm bất cứ thứ gì, miễn là không để cho giây phút nào thinh lặng.

Một cuộc sống ồn ào náo nhiệt có vẻ rất vui và ổn, nhưng thực chất lại quá bất ổn và trống vắng. Nó biểu lộ một con người yếu kém, một tâm hồn trống vắng, một cuộc sống rỗng tuếch, thiếu chất lượng, thiếu quân bình. Con người cứ dần lao vào vòng xoáy của cuộc đời đến chóng mặt mà không biết cách nào thoát ra cái vỏ bề ngoài ấy. Một cuộc sống kém giá trị.

Muốn vượt qua đau khổ, phải đi xuyên qua nó. Muốn tìm được con người thật, phải thinh lặng. Trong thinh lặng, chỉ còn mình với mình; chỉ còn mình với Thiên Chúa - “Đấng hiện diện nơi kín đáo”(Mt 6,6). Trong thinh lặng, Đấng Tối Cao sẽ chỉ cho ta là ai và đang là gì. Khi gặp Ngài, chắc chắn ta đón nhận được sức mạnh để dấn thân; có được khôn ngoan để hành động; gặp được tin tưởng cậy trông phó thác và luôn sống trong tin yêu hy vọng. Và dĩ nhiên, biết cách để nghe và lắng nghe, biết điều cần nghe và phải nghe…
 
Mừng Con Trai Nay Đã Trở Về
Tuyết Mai
19:51 08/10/2008
Mừng Con Trai Nay Đã Trở Về

Con đã ra đi nay con lại trở về,
Con đã tìm thấy những gì trong mấy tháng ngày qua?
Để trong trái tim con cảm thấy hân hoan rộn ràng,
Để con thấy thật gần gũi với Chúa nhiều hơn xưa,
Để con thấy khao khát sống Lời Chúa hơn cả lúc trước,
Để con thấy thúc dục mong đem Lời Chúa đến cùng anh chị em.

Bố mẹ những tưởng xưa nay con vẫn làm như thế!?
Điều gì đã đem lại sức sống mãnh liệt trong con?
Điều gì trong con như có thay đổi?
Điều gì có thể con cho bố mẹ biết có được hay không?

Nếu quả thật tình là con có được như vậy!
Thì sự con ra đi như Chúa đã sai con đi!
Trong mấy tháng ngày ngắn ngủi như con được Chúa gọi lên núi,
Như Mosê đã được lên núi gặp Chúa Cha khi xưa!

Bố mẹ chúc mừng con nay có được trái tim mới mẻ,
Bố mẹ vui khi được cùng chia sẻ với niềm hạnh phúc của con,
Vì nay con mới thực sự thuộc về Chúa,
Vì nay con mới thực sự sống trọn vẹn cho Ngài,
Vì nay con mới thực sự sống quên mình,
Vì nay con mới thực sự sống tốt đẹp theo Thánh Ý Chúa.

Hãy cố gắng thật nhiều lên con nhé!
Vì đời ta chỉ có giới hạn mà thôi!
Ai biết trước được ngày mai ta sẽ ra sao!?
Ai biết trước được khi nào Chúa sẽ đến gõ cửa?
Đem ta trở về cùng hưởng Thánh Nhan Chúa trong phước hạnh,
Trên Thiên Quốc muôn đời của Thiên Chúa Cha.

Con hãy luôn cố gắng sống thực thi Lời Chúa,
Có nghĩa là sống cuộc đời đi thật sát với Phúc Âm,
Đem tình yêu Thiên Chúa đến cùng mọi người,
Kết hiệp chặt chẽ dành nhiều thời giờ để cầu nguyện.

Nguyện cầu xin Ba Ngôi Thiên Chúa ban thêm cho ta Sức Mạnh,
Luôn luôn gìn giữ tất cả con cái của Ngài,
Đức tin vững mạnh, trung thành, và luôn tín thác,
Để nhắc nhở ta luôn sống trọn vẹn của một ngày,
Như thể ta không còn sống được đến ngày mai. ...

Bố mẹ mong con được vậy lắm thay!
Vì trên Nước Trời Chúa còn thật nhiều chỗ ở,
Ngài luôn chờ đợi sự trở về của tất cả chúng ta.
 
Khi lần hạt Mân Côi ta xin ơn gì cùng Đức Mẹ
Thế Tâm Nguyễn Khắc Dương
23:26 08/10/2008

CHUỖI MÂN CÔI TRONG ĐỜI SỐNG CHIÊM NIỆM

PHẦN III: KHI LẦN HẠT MÂN CÔI TA XIN ƠN GÌ CÙNG ĐỨC MẸ



Thứ nhất thì ngắm… ta hãy xin cho được v.v… Ta đến cùng Đức Mẹ Maria, trước hết là để chào mừng Mẹ và Con lòng Mẹ, là hai Đấng đầy ơn phúc, sau nữa là để xin Đức Mẹ cầu cho ta và thế là đủ. Còn cầu xin gì thì ta hoàn toàn phó thác cho lòng thương yêu và sự khôn ngoan của Mẹ. Bởi vì ta thực sự cần gì, những gì hữu ích cho ta theo ý nhiệm mầu của Thiên Chúa, thì Đức Mẹ rõ hơn ta nhiều. Đó là tinh thần của việc dâng mình phụng sự Đức Mẹ theo thánh Louis Maria de Monfort. Từ bỏ mọi ý riêng tư: hoàn toàn phó thác, hiến dâng mọi sự cho Đức Mẹ. Thật đơn giản, nhẹ nhàng và đầy đủ.

Tuy nhiên đó là đỉnh cao mà ta cố gắng vươn lên, còn trong bước đầu khiêm tốn ý thức sự yếu hèn của ta, ta còn phải tập đi từng bước một. Cho nên, cứ như mọi người có lòng tin ở Đức Mẹ, ta xin cùng Đức Mẹ tất cả những gì là tốt lành mà ta nghĩ là cần thiết cho mọi mặt cuộc sống của ta: từ miếng cơm manh áo cho đến các nhân đức và cuối cùng là sự rỗi linh hồn (xin Đức Mẹ cầu cho trong giờ lâm tử là vậy). Ta không kiêu căng tự phụ, ta cần sự nâng đỡ cứu giúp của Đức Mẹ về mọi mặt cũng như cần đến ơn sáng tạo nuôi dưỡng và cứu độ của Chúa (mặt trời, không khí, nước uống, mọi sự cần cho cuộc sống của ta đều vốn là bởi không mà Chúa đã tạo thành và ban không cho ta cả, và ngay từ gốc rễ, chính sự hiện hữu của ta cũng là do Chúa ban cho! Ta đừng quên chân lý căn bản này).

Charles Péguy, E.Mounier, hai nhà đại trí thức Công Giáo, khi có con đau nặng, cũng đi hành hương xin Đức Mẹ ban ơn cứu chữa. Gia đình thánh nữ Têrêxa Hài Đồng, trong cơn trọng bệnh của Têrêxa thời thơ ấu, cũng xin lễ tại nhà thờ Đức Bà Chiến Thắng để xin ơn lành bệnh, thoát khỏi tử vong.

Trong lịch sử Hội Thánh và nhân loại, cũng như trong lịch sử cá nhân Đức Mẹ đã làm phép lạ ban ơn cứu giúp đủ mọi mặt: kinh tế, sức khoẻ, tình cảm, luân lý, quân sự và có lẽ cả… chính ta trước mỗi chục hạt điều chính yếu là xin những ơn thiêng liêng: khiêm nhường, tinh thần yêu người, nghèo khó, nhẫn nhục, vâng lời, ăn năn tội nên, yêu mến sự trên trời (nghĩa là cũng nhằm xin cho được lòng từ bỏ, không quá dính bén những sự dưới đất), chết lành, phúc thiên đàng cho riêng ta cũng như cho hết thảy các linh hồn. Tối thiểu ta cần xét lại xem: miệng lưỡi ta thì xin như vậy đó, nhưng thâm tâm ta thực tình ước ao những gì? Ta có thể thực lòng ao ước những ơn thiêng liêng ấy không? Ta có thực sự thao thức băn khoăn đến sự cứu rỗi các linh hồn coi đó là ưu tư trọng đại nhất của lòng ta như em bé Giaxintha Marto ở Fatima không? Hay miệng ta xin một đàng mà lòng ta lại ao ước một nẻo?

Có lẽ đây là điều ta cần ăn năn trở lại không ngừng, chẳng riêng gì kẻ cướp của giết người, tà dâm nặng nề mới phải trở lại, mà đúng ra tất cả mọi người chúng ta đều cần phải trở lại, phải xét lại xem những ao ước của lòng ta có khác gì những ao ước của những kẻ không có đức tin chăng? Trong Tin Mừng Chúa có nói “Nếu thế thì các ngươi có làm gì lạ? Mà người ngoại cũng không làm thế sao?”. Vâng, yêu kẻ thương mình, ghét kẻ hại mình, muốn được người ta khen, muốn được người ta trả ơn v.v… có gì là xấu đâu! Nhưng như vậy thì khác với kẻ không biết Chúa ở chỗ nào? Còn gì là muối, là men, là ánh sáng??? Trong kinh “Thú nhận” ta thường quên cái khoản những điều thiếu sót. Cần xét kỹ hơn một tí, nhất là dưới sự soi sáng toả ra từ lời của Chúa: “Các con hãy nên trọn lành như Cha các con trên trời” (Mt 5,48). Chúa không ép buộc nhưng mời gọi. Lời mời gọi ấy Chúa gởi đến tất cả mọi người thuộc mọi đấng bậc chứ không phân biệt ai (đấng bậc trong Hội Thánh chỉ là sự phân công trong Nhiệm Thể chứ không phải là chuyên viên độc quyền nên thánh). Giaxintha ở Fatima chẳng là gì cả, chỉ là một phụ nữ tiểu tư sản, lo tề gia nội trợ đảm đang, làm ăn lương thiện để có của hồi môn cho năm cô con gái (đi tu hay lập gia đình cũng vậy, đều phải có của hồi môn) thế thôi! Ngay từ đầu, thánh Phaolô đã gọi anh chị em tín hữu là thánh. Suy cho cùng, như thế là phải: là con cái Thiên Chúa, con cái Đức Mẹ, anh em với Chúa Giêsu, đền thờ Chúa Thánh Thần mà không gọi là thánh thì gọi là gì?

Đơn giản hơn, trước mỗi chục kinh Kính Mừng, khi đọc kinh Lạy Cha ta xin gì? Điều đó ai cũng thuộc lòng: xin được hằng ngày dùng đủ, được khỏi sự dữ (ta quan niệm sự dữ lớn nhất là gì? Hãy tự xét mình xem rồi tự trả lời cách thành thật nếu đúng thì tạ ơn Chúa, nếu cảm thấy sai thì… sao?). Tuy nhiên, phần đầu của kinh Lạy Cha mới là đúng! Thử hỏi: trong thâm tâm ta có thực sự khao khát ba điều: Danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện không? Hay là ngược lại, ta xin Cha hãy làm theo ý riêng con!?

Cứ xét mình thật kỹ sẽ hiểu vì sao lời cầu nguyện của ta không kết quả, mọi sự trên trần gian vẫn nát bét hơn tương, và bản thân ta vẫn chẳng ra gì? Đức Mẹ là Đấng Hằng cứu giúp thì ta hãy xin Đức Mẹ cứu giúp ta khỏi những gì. Hỏi tức là đã trả lời! Và đừng quên rằng Chúa Giêsu và Đức Mẹ là hai Đấng thấu suốt tâm can và lòng dạ con người! Dối người thì dễ, dối mình còn tạm dễ, nhưng dối Chúa Giêsu và Đức Mẹ thì không được đâu!... Hiểu như vậy, ta sẽ thấy ngay tại sao trong những lần hiện ra, Đức Mẹ thường ít khi vui, thậm chí đôi khi còn bưng mặt khóc! Bản thân Đức Mẹ cũng như Chúa Giêsu đã đi vào vinh hiển phúc lạc rồi, tại sao Đức Mẹ còn khóc? Mẹ khóc là khóc vì ta, khóc cho ta! Ta tính sao đây! Ta đến với Đức Mẹ làm gì đây? Ta nên ưu tiên xin Đức Mẹ cái gì đây?

Muốn biết nên xin Đức Mẹ ban cho điều gì, trước hết đừng xem chuỗi hạt Mân Côi như một cái máy, cứ vặn đủ vòng (150 kinh Kính Mừng) là tự động đạt một kết quả nào đó theo kiểu đèn thần Aladin. Trái lại phải cố gắng tập trung tinh thần, đi vào nội tâm, gạt bỏ những tư tưởng, hình ảnh, tình cảm, ý muốn hỗn tạp (lắm khi rất hoen ố) phải thanh lọc tâm tư, vận dụng mọi khả năng tâm hồn hướng về Chúa và Đức Mẹ, đem lý trí, tư tưởng, cảm tình, ý chí áp dụng vào những nội dung chứa đựng trong 15 sự VUI-THƯƠNG-MỪNG, mà nhìn ngắm, suy niệm, khơi động tâm tình và điều chỉnh ý chí.

Nói rõ hơn ta lấy ánh sáng toả ra từ các mầu nhiệm mà soi dọi cuộc đời mình, từ mối tương quan với Thiên Chúa, với tha nhân đến các sự việc xảy ra trong đời sống toàn diện để điều chỉnh tư tưởng, cảm tình, ý muốn hành động của mình biến đổi theo gương cuộc đời của Chúa, của Đức Mẹ, có như thế, chuỗi hạt Mân Côi mới đưa ta đến chỗ sống với Chúa, với Đức Mẹ, như sống với những kẻ thân thích gần gũi. Như thế giữa vợ chồng, cha mẹ, con cái, anh em có chung cùng một cuộc sống với nhau, ràng buộc chặt chẽ với nhau trong một mối dây thân ái, khăng khít cùng một cơ nghiệp, cùng một sứ mạng do Thiên Chúa ủy thác phải cùng nhau chu toàn cho trọn vẹn. Nhớ đến Chúa, nhớ đến Mẹ là sống như kẻ nữ tỳ, người nô bộc, luôn luôn đưa mắt nhìn lên tay chủ nhà, nhận mệnh lệnh, cố gắng thuận tình tuân thủ cho đẹp lòng chủ nhà. Đó là điều ta phải xin Đức Mẹ giúp ta thực hiện “khi nay” mãi mãi cho đến giờ lâm tử (là cái “khi nay” cuối cùng) rồi các điều khác sẽ được ban thêm cho sau.

Là những con người có giới hạn về mọi phương diện, ta khiêm nhường, đơn sơ cậy trông, xin Đức Mẹ ban cho ta tất cả mọi điều mà ta nghĩ là cần thiết hữu ích cho ta về tất cả mọi mặt. Nhưng ta phải biết điều gì là quan trọng chủ yếu, điều gì là thứ yếu; điều gì thực sự hữu ích và cần thiết chẳng những về lâu về dài, mà về sau mãi mãi, ở nơi mà như Lời Chúa nói “kho tàng không bị mối mọt nhấm nát” là nơi có viên ngọc quý giá vô cùng (Mt 6,19-21).

Ta biết rằng được Chúa chọn ta làm con cái Chúa là vinh dự và hạnh phúc lớn lao, nhưng cũng là được Chúa giao cho trách nhiệm khó khăn. Chúa chẳng giấu ai điều ấy cả: “vác thập giá mình hằng ngày, vào cửa hẹp, từ bỏ mình và mọi sự bị bách hại v.v”… Đó là điều kiện sống của người mang danh kitô hữu có thể nói là quy luật muôn đời của họ (nghĩa là đời nào cũng vậy thôi). Do đó, họ cần được ơn phù trợ cứu giúp – “phù trợ cứu giúp” đây là để được thêm dũng lực can trường mà phấn đấu với thử thách gian lao (có thể đi đến khổ nạn như Chúa), chứ không phải để được cứu khổ cứu nạn, thoát khỏi gian lao như người ngoại cầu xin thần linh của họ.

Đến với Chúa thế nào, đến với Đức Mẹ thế ấy: cứ suy niệm về cuộc đời ngắn ngủi của em bé chăn cừu 8 tuổi làng Fatima được Đức Mẹ thương riêng tuyển chọn là Giaxintha Marto thì sẽ rõ. Nếu cứ xin Đức Mẹ cứu khổ cứu nạn thì có lẽ Đức Mẹ cũng thương tình đoái nhận, nhưng chắc là Đức Mẹ sẽ buồn như Chúa Giêsu đã phải buồn nhìn theo người thanh niên bỏ đi, không đáp lại lời Chúa mời gọi từ bỏ mọi của cải mà theo Chúa! Cũng như Chúa, Đức Mẹ không nài ép cưỡng bách, Ngài chỉ mời gọi: “Ai muốn theo Tôi thì…”. Muốn hay không cái đó ta hoàn toàn tự do. Ta có muốn làm vui lòng Chúa Giêsu, làm vui lòng Đức Mẹ không?

(Còn tiếp)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một Thượng Hội Đồng ngoại thường (4)
Vũ Văn An
19:23 08/10/2008
Một Thượng Hội Đồng ngoại thường(tiếp theo)

Uống cà phê với các nhà lãnh đạo Giáo Hội

Cha Thomas Rosica, CSB, một trong “ngũ nhân bang” tùy viên báo chí của THĐ, tường trình một vài chi tiết về sinh hoạt của THĐ trên bản tin Zenit ngày 7 tháng Mười.

Dù phòng họp của THĐ không rộng lớn như lòng Nhà Thờ Thánh Phêrô của Công Đồng Vatican II, nhưng cấu trúc và tổ chức chính thức vẫn có đó. Thí dụ, Đức Bênêđíctô XVI, có ba vị chủ tịch đại biểu, vị tổng thư ký, vị thuyết trình tổng quát và vị thư ký riêng ngồi chung quanh, giữ vai chủ toạ các buổi họp của THĐ, tại một chiếc bàn dài đặt phía trước một giảng đường hiện đại. Các hồng y, thượng phụ, tổng giám mục, giám mục, chuyên viên, đại biểu anh em, các dự thính viên và các tùy viên báo chí chính thức đều có ghế ngồi dành riêng. Tuy nhiên, trong phòng, người ta thấy một bầu khí hết sức tự nhiên thoải mái và thân thiện.

Hôm qua và hôm nay, các nghị phụ cố gắng sử dụng hệ thống bỏ phiếu điện tử mới được thiết lập, nhưng gặp khá nhiều trục trặc cần phải điều chỉnh. Điều ấy là đầu đề cho nhiều vui đùa bỡn cợt ngay trong phòng họp, như “qúy ngài ở bên trái (sinistra, cũng có nghĩa là tai họa) bỏ phiếu không đúng cách” hay “các thượng phụ không chịu đăng ký”. Cả Đức Giáo Hoàng cũng tỏ ra biết thưởng thức những giây phút thư giãn ấy khi chứng kiến các giám mục anh em của mình đến từ khắp nơi trên thế giới đang loay hoay sử dụng “kỹ thuật mới” nhưng không chịu làm việc này!

Đúng giờ

Điều hết sức thán phục và có tính xây dựng là trong hai ngày đầu tiên, các nghị phụ tới họp đúng giờ như boong và tỏ ra hết sức kính trọng 5 phút tham luận của mỗi vị. Trong phiên họp sáng nay, có 23 giám mục lên tiếng trước ĐH, nhưng chỉ một vài vị đi quá số phút đã ấn định chừng vài giây mà thôi. Khi máy vi âm bị tắt đi sau thời hạn 5 phút kia, không thấy có phản ứng gì lớn trong phòng họp cả, chỉ thấy những nụ cười trên khuôn mặt các tham dự viên!

Giống như trong các buổi nghỉ uống cà phê của Vatican II, người ta cũng thấy những giây phút thật thân ái, đầy khám phá và trao đổi ý tưởng cũng như danh thiếp trong những lúc nghỉ giải lao của THĐ. Nếu có thì giờ nào dành cho việc kết nối giao tế trong Giáo Hội, thì đó chính là những lúc nghỉ uống cà phê của THĐ tại lầu nhất của Sảnh Đường Phaolô VI trong Thành Vatican.

Các vị đứng nối đuôi chờ cà phê và một mẩu bánh ngọt của Ý, chung quanh là cha bề trên tổng quyền Dòng Tên, bề trên Cộng Đồng Taizé bên Pháp, hồng y quốc vụ khanh, hiệp sĩ tối cao của Hội Hiệp Sĩ Columbus, các nữ tu Châu Phi từng dạy Thánh Kinh lâu năm trong các chủng viện, các phụ nữ chuyên viên được Đức Giáo Hoàng mời tới THĐ, và hầu hết các vị đứng đầu các bộ và văn phòng của Giáo Triều Vatican.

Người ta thấy rõ sự bình đẳng tại chỗ này của phần đất Vatican. Và trong khi các nghị phụ tiếp tục họp sau nửa giờ nghỉ uống cà phê, thì Đức Giáo Hoàng nghỉ giải lao tại căn phòng bên cạnh, nơi hàng ngày Ngài tiếp nhiều nhóm khác nhau hiện diện tại THĐ, nhờ thế mà chia sẻ thì giờ qúy báu với các nhóm đại biểu của thế giới nhân biến cố lớn lao xẩy ra trong đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội này.

Một số sự việc đáng lưu ý

Các tham luận tại THĐ cứ liên tục, hết tham luận này tới tham luận khác, đôi khi thật khó sắp xếp theo loại, nhất là trong các phúc trình hàng ngày phải cung cấp cho báo chí tại Phòng Báo Chí của Tòa Thánh. Được cái nhờ các ghi chép và bản văn của chính các nghị phụ nên các phúc trình kia dễ xuôi chẩy, có thứ tự.

Hôm nay, tham luận của Đức Cha Michael Putney, giám mục Townsville của Úc, rất đáng lưu ý khi ngài cho hay đất nước của ngài là một quốc gia thế tục bậc nhất trên thế giới. Ngài nói: “Sau Ngày Giới Trẻ Thế Giới, nhiều người Úc và Tân Tây Lan có cảm tưởng rằng hứa hẹn phúc âm hóa cuối cùng có thể xẩy ra bất kể cái tính khư khư không chịu thẩm thấu trong nền văn hóa thế tục”.

Ngắm Giáo Trưởng Shear Yashuv Cohen của Haifa, Israel, ngỏ lời với THĐ trong ngày khai mạc hôm Thứ Hai khiến người ta nhớ đến giây phút lịch sử đang diễn ra tại Phiên Họp Thường Lệ lần thứ 12 của THĐ giám mục tại Vatican. Vị giáo trưởng này phát biểu: “Tôi sâu sắc cảm nhận được rằng việc tôi đứng trước mặt qúy vị đây hết sức có ý nghĩa. Nó mang theo nó một dấu hiệu hy vọng và một sứ điệp yêu thương, đồng hiện hữu và hòa bình cho thế hệ của chúng ta và cho các thế hệ sắp tới”.

Nhân dịp này, ông nhắc tới Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II và cho rằng việc ông được mời tới THĐ là một tiếp nối chính sách và học lý của hai vị GH trên, một chính sách và học lý từng gọi người Do Thái là “các người anh lớn của chúng tôi” là “Dân Chúa Chọn” trong một giao ước vĩnh viễn. Ông đánh giá cao những tuyên bố như thế.

Ông cũng cho hay các lãnh tụ và thành viên của cộng đồng Công Giáo Saint Edigio đã dẫn khởi ông vào tinh thần Đại Kết mới này. Ông thường tham dự các buổi gặp gỡ quốc tế do phong trào này tổ chức, theo gợi hứng từ buổi cầu nguyện thời danh tại Assisi.

Trong phần trình bầy về vai trò của Thánh Kinh trong đời sống người Do Thái và cả trong sinh hoạt của quốc gia Do Thái, ông nhắc đến sự kiện: trong suốt 50 năm qua, một trong các biến cố chính được tổ chức nhân Ngày Độc Lập của quốc gia Israel là Cuộc Thi Thánh Kinh Toàn Quốc, với sự tham dự không những của học sinh các trường tôn giáo của chính phủ mà còn của cả các học sinh các trường thế tục nữa. Các em đại diện cho mọi thành phần trong xã hội và mọi nơi trên thế giới. Giai đoạn cuối cùng được tổ chức tại Giêrusalem trước sự hiện diện của Tổng Thống, Thủ Tướng, Bộ Trưởng Giáo Dục, Thị Trưởng Giêrusalem, cũng như nhiều vị vọng khác và được báo chí phổ biến rộng rãi.

Thánh Kinh, Thánh Truyền, Huấn Quyền

Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin cho hay Thánh Kinh và Thánh Truyền kếp hợp với nhau cách không thể tách biệt được vì cả hai đều phát xuất từ một nguồn duy nhất. Đức Hồng Y William Levada, một trong các chủ tịch đại biểu của THĐ, trong khi lên tiếng vào ngày Thứ Hai, nói rằng: “Chỉ có truyền thống sống động của Giáo Hội mới giúp người ta hiểu Thánh Kinh như lời chân chính của Chúa, Lời hướng dẫn, ra luật lệ cho đời sống của Giáo hội, giúp tín hữu lớn mạnh về phương diện thiêng liêng. Điều ấy bao hàm việc bác bỏ bất cứ lối giải thích nào chỉ có tính chủ quan hay thuần túy thực nghiệm hay là kết quả phân tích một chiều, không có khả năng nắm được ý nghĩa toàn bộ vốn hướng dẫn Truyền Thống của toàn thể Dân Chúa suốt trong các thế kỷ qua”. Chính trong bối cảnh ấy đã phát sinh ra “sự cần thiết và trách nhiệm của huấn quyền”

Nhắc lại lời hy vọng của Đức Bênêđíctô muốn thấy THĐ “giúp tái khám phá ra tầm quan trọng của Lời Chúa”, ĐHY Levada cho hay các nghị phụ rất nghiêm chỉnh trước niềm hy vọng ấy vì “cùng đích của mạc khải Thiên Chúa là sống hiệp thông với Chúa”. Nên ta hãy hướng lòng lên Chúa Kitô, ánh sáng thế gian và là thầy dạy duy nhất của ta.

Lời Chúa không phải chỉ là Thánh Kinh

Tiếp theo, ĐHY Marc Ouelett, tổng giám mục Québec, đăng đàn cho hay Lời Chúa không phải chỉ là Thánh Kinh. Theo ngài, Kitô giáo không phải là tôn giáo của Sách. Ngài nói: “Lời Chúa trước nhất có nghĩa là chính Thiên Chúa nói, chính Thiên Chúa tự trong mình phát biểu ra Lời Thần Thánh vốn thuộc mầu nhiệm thân thiết của chính Người”.

Trong bài trình bầy bằng tiếng La Tinh, ĐHY cho hay: Lời Chúa nói một cách hết sức đặc thù và đầy cảm kích trong lịch sử con người, nhất là trong việc tuyển chọn một dân riêng, trong lề luật Môsê và trong các tiên tri. Bài trình bầy này được kèm theo nhiều hình ảnh mỹ thuật chiếu trên một màn ảnh lớn. Ngài kết luận rằng sau khi đã nói nhiều cách, Lời Chúa đã “tóm lược và hoàn tất mọi điều một cách độc đáo, hoàn hảo và dứt điểm trong Chúa Giêsu Kitô”.

Dân Do Thái và Thánh Kinh

Đến lượt mình, Đức Hồng Y Vanhoye, cựu viện trưởng Viện Thánh Kinh Giáo Hoàng, lên trình bầy về đề tài “Dân Do Thái và Sách Thánh của họ trong Thánh Kinh Kitô Giáo”, vốn là chủ đề của tài liệu do Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh, mà ĐHY là thư ký, soạn thảo và công bố năm 2001. Ngài phân tích cặn kẽ nội dung cũng như phương thức làm việc của tài liệu qúy giá này để rồi nhấn mạnh: Tân Ước làm chứng rằng Chúa Giêsu không chống đối Sách Thánh Do Thái, trái lại đã hoàn tất chúng trong Con Người, trong sứ mệnh và nhất là trong mầu nhiệm vượt qua của Người… Thực vậy, không một chủ đề quan yếu nào trong Cựu Ước lại không được ánh sáng Kitô học chiếu sáng một cách mới mẻ.

Một cách đặc thù, Tân Ước đương nhiên coi việc tuyển chọn Israel, tức dân của Giao Ước, là một việc không thể thu hồi được: Tân Ước bảo toàn các đặc quyền của Dân này (Rm 9:4) và địa vị ưu tiên của họ trong lịch sử, trong đề nghị cứu rỗi (Cv 13:23) và trong Lời Chúa (Cv 13:46). Có điều Thiên Chúa cũng đề nghị với Israel một “giao ước mới”(Giêrêmia 31:31) là giao ước nay đã được thiết lập bằng máu Chúa Giêsu. Giáo hội được lập thành bởi những người Do Thái biết chấp nhận giao ước mới này và các tín hữu khác cùng tham gia với họ. Trong tư cách dân của giao ước mới, Giáo Hội ý thức rằng mình chỉ hiện hữu nhờ thuộc về Chúa Giêsu Kitô, Đấng Được Xức Dầu của Israel, và vì mối liên kết với các tông đồ, thẩy đều là người Do Thái. Thay vì thay thế Israel, Giáo Hội liên đới với dân tộc này. Thánh Phaolô cho hay các Kitô hữu khắp nơi trên thế giới được tháp nhập vào cây ôliu tươi tốt là chính Israel (Rm 11:16, 17).

Xem như thế, Tân Ước quả trung thành với Sách Thánh của dân Do Thái, nhưng là trung thành một cách sáng tạo, một cách phù hợp với những lời sấm ngôn tiên tri từng dùng để công bố “giao ước mới” (Giêrêmia 31:31) và với ơn phúc của một “trái tim mới” và một “thần trí mới” (Êdêkien 36:26).

Tuy nhiên, tài liệu mà Đức HY Vanhoye trình bầy với THĐ, quả quyết rằng Tân Ước bất đồng một cách nghiêm trọng với phần lớn dân Do Thái vì đây chủ yếu là lời công bố về sự hoàn tất kế hoạch của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô. Lời công bố này không được phần lớn dân Do Thái chấp nhận. Nhưng bất đồng không có nghĩa là thù nghịch. Như thánh Phaolô trong thư Rôma 9:11 từng nói: thái độ tôn trọng, qúy mến và yêu thương đối với dân Do Thái phải là thái độ duy nhất có tính Kitô Giáo chân thực.

ĐHY Vanhoye cũng trích lại lời của Tài Liệu trên cho hay: “Đối thoại là điều có thể có được, vì người Do Thái và Kitô hữu đều chia sẻ một gia sản chung hết sức phong phú vốn kết hợp họ lại với nhau. Rất ước mong được thấy thiên kiến và hiểu lầm dần dần được hai bên loại bỏ, để cùng nhau hiểu biết tốt hơn cái gia sản mà họ cùng có chung và để tăng cường các giây vốn nối kết họ lại với nhau”. Việc hoàn toàn vâng phục Lời Chúa thúc đẩy Giáo Hội tiến bước theo chiều hướng trên.

Lăng kính phổ quát

Các phúc trình của các nghị phụ tại THĐ giám mục đang nhóm họp tại Vatican, ngay ngày đầu tiên, đã cho thấy một cái nhìn Thánh Kinh dưới lăng kính phổ quát. Thực vậy, hầu hết các đại diện Năm Châu đều đã phát biểu.

Châu Phi

Đại biểu Châu Phi là tổng giám mục John Onaiyekan của Abuja, Nigeria, cho rằng Phi Châu có thể tự hào là lãnh thổ Thánh Kinh mà nhiều quốc gia Kitô giáo khác không thể nào tự hào được như vậy. Ngài trưng các bậc tử đạo và hiển tu thời danh xuất thân từ các trung tâm Châu Phi như Alexandria, Carthage và Hippo. Nhưng ngài than phiền: ngày nay, kiếm được một cuốn Thánh Kinh ở Châu Phi không phải là chuyện dễ. Ngài nói: “Chi phí một cuốn Thánh Kinh ở nhiều nơi trên thế giới có thể hết sức nhỏ nhoi. Nhưng tại Châu Phi, nó có thể bằng giá một tháng lương ở nhiều vùng. Hậu quả là nhiều người không đủ tiền để sở hữu một cuốn Thánh Kinh”. Ngài cũng ghi nhận sự khó khăn trong việc dịch Thánh Kinh qua các ngôn ngữ Châu Phi “Nhiều ngôn ngữ chưa có bản dịch Thánh Kinh đích đáng… Mà cả sau khi đã nghe Lời Chúa bằng ngôn ngữ của mình rồi, vẫn còn nhiệm vụ phải giải thích lời ấy nữa mới có thể thấm nhiễm ý nghĩa thực sự của sứ điệp mà Chúa Thánh Thần muốn nhắn gửi những người nghe lời ấy. Đó chính là nhiệm vụ của giải thích, chú giải cả trên bình diện khao học lẫn trên bình diện bình dân”.

Ngài tỏ lòng hy vọng “từ THĐ này, niềm hứng khởi đối với Lời Chúa mà chúng tôi đang cảm nghiệm trên lục địa của chúng tôi sẽ được tăng cường và duy trì. Chúng tôi cũng hy vọng rằng sau khi đã trình bầy câu truyện của chúng tôi về các thách đố chúng tôi đang gặp và các hạn chế trong tài nguyên của mình, chúng tôi mong nhận được nhiều trợ giúp hơn từ những người hiện đang giúp đỡ chúng tôi trong các phạm vi vừa kể”.

Á Châu

Đức tổng giám mục Tomas Menamparampil của Guwahati, India, ca tụng một khía cạnh mà ngài cho là đặc tính của Lời Chúa tại Á Châu, đó là chứng tá đi theo rao giảng

Ngài nói: “Mẹ Têrêxa là một điển hình gần đây. Các nhà truyền giáo luôn sáng tạo và đi vào nhiều lãnh vực mới. Việc phục vụ của họ trong ngành giáo dục và y tế rất được tán thưởng… Họ năng nổ trong cuộc đấu tranh vì công lý cho các nhóm bị áp bức; trong lãnh vực thay đổi xã hội, cổ động văn hóa, bảo vệ môi sinh, bảo vệ sự sống và gia đình; trong lãnh vực bênh đỡ người yếu thế, người bị chà đạp và bị đẩy ra ngoài lề, đem tiếng nói cho người không có tiếng nói…Ngay ở nơi Phúc Âm bị chống đối nhất, các nhân chứng phúc âm trong các công cuộc liên quan tới xã hội vẫn được chào đón”.

Ngài ghi nhận rằng Giáo Hội đang lớn mạnh tại Á Châu, nơi nhiều nhóm truyền giáo đã tìm ra điều ngài gọi là “các cộng đoàn biết đáp ứng” (responsive communities). Các nhóm ấy đang lớn mạnh tại Trung Hoa, Nam Dương, Miến Điện, Thái Lan và cả Ấn Độ nữa.

Sinh hoạt tôn giáo cũng được hiểu nhiều tại Á Châu. “Các giá trị tôn giáo như bỏ mình, khắc khổ, im lặng, cầu nguyện, chiêm niệm và sống độc thân rất được coi trọng…Các người tôn giáo ở Á Châu được coi như những vị bảo tồn sự khôn ngoan cả tôn giáo lẫn nhân bản. Được đào tạo đầy đủ, các tu sĩ trẻ có thể phát triển thành những người thông báo đầy hiệu quả sứ điệp Kitô giáo”.

Tuy nhiên, ngài cũng ghi nhận rằng Kitô hữu Á Châu cần được củng cố niềm tin vì họ dễ bị bách hại vì niềm tin ấy. “Tại nhiều quốc gia Á Châu, Kitô hữu đang sống dưới áp lực nặng nề. Tự do bị hạn chế, tân tòng bị xách nhiễu, cả một cộng đoàn tín hữu bị bách hại như đã xẩy ra tại Orissa, Ấn Độ, mới đây. Nhưng sự kiên tâm của cộng đoàn, sự tự chế, sự vừa phải trong đáp ứng, tinh thần tha thứ, tất cả đều là những sức mạnh phúc âm hóa”.

Âu Châu

Đại biểu Âu Châu có nhiều điều khác để trình bầy. Thực vậy, Đức HY Josip Bozanic của Zagreb, Croatia, quả quyết rằng có cả một “mối liên kết không thể tiêu hủy được giữa Thánh Kinh và Âu Châu…Tất cả những điều làm cho nền văn hóa và nền văn minh Âu Châu ra vĩ đại … đều có gốc gác trong Thánh Kinh”. Ngài cũng cho rằng ngày nay “đang có nhiều dấu hiệu cho thấy người ta quan tâm trở lại với Thánh Kinh. Tuy nhiên, một Âu Châu mà không có Thiên Chúa “liều mình trở thành môi trường nuôi dưỡng lo âu và sẽ tạo nên một nền văn minh sợ sệt… Cũng thế, Âu Châu sẽ lâm vào khủng hoảng lớn nếu nó không chấp nhận sức mạnh giải thích Lời Chúa, một giải thích đặt nền tảng trên đức tin và linh hứng. Đây là nhiệm vụ khó khăn cho mọi ngành khoa học, nhất là thần học”

Đại Dương Châu

Đại biểu của Đại Dương Châu, Đức Cha Michael Putney của Townsville, Úc, kéo mọi người chú ý tới sự va chạm văn hóa giữa người dân của châu lục này và Lời Chúa, tuy ngài cho hay các nhà truyền giáo đã đạt được khá nhiều thành quả tại đây. Ngài nói rằng các thành quả này không thiếu các hàm hồ của chúng vì các nhà truyền giáo đã đưa vào khá nhiều yếu tố hết sức xa lạ về văn hóa đối với người dân bản xứ.

Đức Cha Putney nói thêm “điều cũng thật là đôi khi các yếu tố trong nền văn hóa bản địa vốn không nhất quán với Lời Chúa nhưng vẫn tiếp tục ảnh hưởng tới đời sống người dân. Đối diện với các thách đố đó, luôn có nhu cầu cần phải có các nhân viên có khả năng trong các chủng viện và viện cao đẳng tại nhiều quốc gia Đại Dương Châu”.

Theo ngài, các Giáo Hội vùng Thái Bình Dương đang gặp thách đố thay đổi văn hóa từ cộng đồng làng xã qua lối sống đô thị, do đó cuộc sống gia đình đang lâm vào nhiều căng thẳng và cấu trúc xa hội đang bị rạn nứt ở nhiều nơi. Họ cũng đang phải vật lộn đương đầu với diễn trình chính trị của Phương Tây, một diễn trình họ thừa hưởng được từ những nhà thuộc địa Âu Châu. Ngoài ra còn các đe dọa môi sinh do việc thay đổi khí hậu mang lại.

Giống như đối tác Châu Phi của Ngài, Đức Cha Putney cho hay Đại Dương Châu cũng phải đương đầu với việc có quá nhiều ngôn ngữ cần được sử dụng cho Lời Chúa. “Nói chung, tại Đại Dương Châu, hiện có khoảng 1,200 ngôn ngữ khác nhau. Mặt khác, ngài còn cho biết “Úc là một trong những nước thế tục bậc nhất trên thế giới. Tân Tây Lan có nhiều người thuộc các đảo ở Thái Bình Dương hơn, họ là những người có khuynh hướng thiên về tôn giáo, tuy nhiên nền văn hóa Âu Châu đang thịnh hành ở đấy cũng thế tục chẳng kém gì nước Úc. Ta cần phải tìm ra các cách thức mới mẻ để ơn phúc Lời Chúa được lắng nghe ở Úc và Đại Dương Châu nói chung.

Rất tiếc, bản văn của đại diện Mỹ Châu hiện chưa tới tay công chúng.
 
Đức Thánh Cha nói: Thánh Phaolô biết trái tim của Chúa Kitô
Bùi Hữu Thư
19:53 08/10/2008

Đức Thánh Cha nói: Thánh Phaolô biết trái tim của Chúa Kitô



Ngài ghi nhận kiến thức của vị tông đồ này về Chúa Giêsu lịch sử

VATICAN ngày 8 tháng 10, 2008
(Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói, “Mặc dầu Thánh Phaolô không bao giờ đích thân biết Chúa Kitô, vị tông đồ này biết rõ trái tim của Chúa Giêsu, và đó mới là điều thiết yếu.”

Đức Thánh Cha nói như thế hôm nay khi ngài tiếp kiến chung tại quảng trường Thánh Phêrô. Trên 25.000 người hiện diện nghe Đức Thánh Cha tiếp tục giảng dậy chu kỳ giáo lý về con người và tư tưởng của Thánh Phaolô.

Giáo lý hôm nay chú trọng đến kiến thức Thánh Phaolô đã có về Đức Kitô trần thế và lịch sử.

Trong phần đầu của bài nói chuyện, Đức Thánh Cha Benedict XVI giải thích rằng có hai cách để biết một người: đích thân biết một người hay biết trái tim của một con người.

Ngài nói, "Biết ‘theo lối xác thịt,’ theo cách thức thế gian, có nghiã là biết bên ngoài, bằng các tiêu chuẩn ngoại giới. Chúng ta có thể gặp một người nhiều lần, nhận biết các đặc tính trên khuôn mặt và nhiều chi tiết về phong cách người ấy: cách ăn nói, cử chỉ v..v…”

"Tuy nhiên, biết một người theo cách này, chúng ta chưa thực sự biết người ấy, chúng ta chưa biết cốt lõi của người ấy. Chỉ qua trái tim chúng ta mới có thể thực sự biết một người.”

Đức Thánh Cha nêu thí dụ về người Pharisêu và Sađusê chỉ biết Đức Kitô bên ngoài [...] nhưng không biết Người trong sự thật của Người.”

Ngài tiếp: "Có nhiều học giả biết rất nhiều chi tiết về Chúa Kitô, trong khi một người tầm thường không biết đến các chi tiết này, nhưng lại biết Chúa Kitô trong sự thật của Người: ‘Trái tim nói với trái tim.’

"Và Thánh Phaolô đã nói là ngài biết Chúa Giêsu theo cách này, bằng trái tim.”

Lời Nói và Dữ Kiện:

Ngài tiếp, "Dường như Phaolô chưa hề gặp gỡ Đức Kitô trong những năm đầu của đời Người. Chắc chắn là ngài đã biết những chi tiết về cuộc đời trần thế của Chúa Kitô qua các môn đệ và Giáo Hội sơ khai.”

Đức Thánh Cha Benedict XVI nói về ba cách trong đó kiến thức về Chúa Giêsu lịch sử -- giáo huấn của Người, các biến cố trong đời Người – đều được thể hiện trong các bài viết của Thánh Phaolô.

Cách thứ nhất là bằng cách “dẫn chứng rõ ràng và trực tiếp các lời nói và dữ kiện về đời Chúa Giêsu.” Đức Thánh Cha dẫn chứng các đoạn thư gửi tín hữu Rôma, khi Thánh Phaolô nói về sự hiện diện của các anh em của Chúa Kitô.” Ngài nêu ra các đoạn trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô khi Phaolô nói về các biến cố dẫn tới Bữa Tiệc Ly..

Đức Thánh Cha tiếp, “Các thư của Thánh Phaolô cũng phản ảnh nhiều chủ đề chính và hình ảnh trích ra từ các Phúc Âm Nhất Lãm và giáo huấn của chính Chúa Giêsu.”

Ngài dẫn chứng một thí dụ trong thư thứ nhất gửi Côrintô trong đó Phaolô viết là Thiên Chúa “chọn người điên rồ trên thế gian. Qua đó chúng ta thấy có dư âm của giáo huấn của Chúa Giêsu về những con người tầm thường và nghèo khó."

Đức Thánh Cha tiếp, “Thánh Phaolô biết – qua kinh nghiệm truyền giáo – rằng những lời nói đó rất đúng, những ai giống như trẻ nhỏ là những kẻ biết mở rộng trái tim để biết Chúa Kitô.”

Nước Trời:

Đức Thánh Cha nói đến một chủ đề khác đó là Nước Trời. Chính giáo huấn của Chúa Giêsu về điều kiện để được vào Nưới Trời cũng thích hợp đối với Phaolô về phương diện được xứng đáng nhờ đức tin: Cả hai đòi hỏi một thái độ khiêm tốn và sẵn sàng, không có điều kiện gì cả, để tiếp nhận ân sủng của Thiên Chúa.”

Đức Thánh Cha tiếp: “ Chẳng hạn, dụ ngôn về người Pharisêu đúng như điều Thánh Phaolô thảo luận khi ngài nhấn mạnh rằng không một ai được tôn vinh mình trước mặt Thiên Chúa.”

"Đối với Phaolô, lời nói và hành động của Chúa Giêsu không chỉ liên hệ tới một thời điểm trong lịch sử, trong quá khứ. Chúa Giêsu đang sống bây giờ, và đang nói với chúng ta bây giờ, và đang sống vì chúng ta.”

"Đây chính là cách thức chân chính để biết Chúa Giêsu, và để học hỏi về truyền thống của Người. "

Đức Thánh Cha tiếp, "Chúng ta cũng phải học để biết Chúa Giêsu, không như một nhân vật bằng xương bằng thịt trong qua khứ, mà như Thiên Chúa và như một người anh em của chúng ta, đang sống với chúng ta ngày nay và dậy chúng ta biết cách sống và cách chết. "
 
Top Stories
Church officials seek apology from state media
J.B. An Dang
08:54 08/10/2008
Despite of the on-going state media’s campaign of vilification, Church officials have put pressure on a newspaper seeking an apology for recent attacks against Hanoi Archbishop.

The entire statement of Hanoi Archbishop must be put on the New Hanoi newspaper, the first state controlled press seized on an isolate phrase in a comment by the archbishop and pulled it out of context to make him appear unpatriotic; Church officials say.

On Saturday Sep. 20, Msgr. Joseph Ngo went to the People’s Committee to protest the abrupt demolition of the nunciature. The next day, the paper covered the meeting, praising the prelate for a peaceful dialogue that helped promote mutual understanding between the archdiocese and the committee. However, 24 hours later, it re-covered the same meeting with an opposite tone. It truncated and took out of context a remark in the Archbishop's statement in a deliberate attempt to fabricate then defame the innocent archbishop, paving the way for series of criticism against him. Along with a new report was a warning from Nguyen The Thao, threatening the prelate with legal actions.

Fr. Pham Van Dung, spokesperson of the college of priests in Hanoi archdiocese stated that “We as delegates at the aforementioned meeting, affirm that the content of the archbishop's statement had only expressed a desire to have a dialogue, a wish to see the grand-union of Vietnamese people in order for our country to be as developed and prosperous as the neighboring countries.”

Full texts of the Archbishop as well as of the delegates participating in the meeting with the Hanoi's People committee on Sept. 20 were recorded by both sides. “These recordings would serve as authenticated proofs for a reflection of a good will from the archbishop toward his homeland and his Church,” he added.

He sent a rebuttal to state media including the Vietnam State Television and Hanoi Radio-Television asking for an official apology.

So far, the New Hanoi newspaper has ignored the archdiocese’s request. However, “The state-run ‘Catholics and People’ magazine (despite of its name, it’s a state-run publication) put the entire statement of Hanoi Archbishop on its latest weekly issue,” Fr. Joseph from Hanoi reported. “It’s not enough. They attacked us on media outlets with millions of audiences, and then put the correction on a magazine with hundreds of readers,” he argued.
 
Nel difficile momento della Chiesa vietnamita, l’ordinazione del vescovo di Bac Ninh
Asia-News
09:20 08/10/2008
Migliaia di fedeli hanno festeggiato mons. Hoang Van Dat, nelle settimane scorse uno degli obiettivi della campagna di disinformazione delle autorità. Human Rights Watch chiede al governo di mettere fine alle violenze contro i cattolici e rilasciare gli arrestati.

Hanoi (AsiaNews) – La Chiesa vietnamita festeggia l’ordinazione e l’insediamento del nuovo vescovo di Bac Ninh - che da due anni era priva di un pastore – mentre nuove voci si levano a livello internazionale per condannare il comportamento delle autorità, che, nelle dispute territoriali sui beni espropriati alla Chiesa, hanno scelto, invece del dialogo, la via della repressione e della diffamazione.

Per gli oltre sette milioni di cattolici vietnamiti, il momento è difficile, ma la Chiesa appare unita ed i fedeli pregano per la giustizia e la pace nel Paese e perché il governo dia ascolto alla richiesta del Consiglio episcopale per “un dialogo aperto e sincero, in pace e nel reciproco rispetto”.

Il problema per il governo vietnamita ora è trovare la strada per risolvere la questione dei terreni e dei beni che ha preso alla Chiesa dal 1975. E’ l’opinione che ad AsiaNews esprime Thanh, docente in una università statale di Ho Chi Minh City. “L’arcivescovo di Hanoi, Ngo Quang Kiet è davvero coraggioso a parlare di giustizia, pace e verità in Vietnam. E’ davvero pericoloso per lui parlare di verità nella società. Ma io vedo che tutte le parrocchie ed i fedeli laici del Paese sostengono le sue parole e la sua esposizione al governo. Vuole sacrificarsi per la verità. Penso che il governo dovrebbe davvero prestare attenzione a quanto egli dice ed a quanto fa. Il governo dovrà certamente restituire nel prossimo futuro alcuni beni alla Chiesa”.

“Che Dio aiuti la Chiesa in Vietnam e noi in questo periodo di sfida”, aggiunge un altro professore, Kieu. “Siamo – afferma – discriminati. Il vescovo Nguyen Van Thuan è stato in prigione 13 anni, il vescovo Nguyen Kim Dien è stato perseguitato ed è morto in ospedale, ora il vescovo Ngo Quang Kiet è in pratica agli arresti domiciliari. Ma la nostra fede è più forte e la giustizia vincerà. Alla fine la giustizia, la pace e la verità torneranno nel contesto di un Paese socialista”.

Se l’insegnante di lingue fa riferimento alla discriminazione verso i cattolici, Human Rights Watch, parla di “violenze”, “arresti” e “vessazioni” nei loro confronti. L’ong che difende i diritti umani chiede al governo vietnamita di “rilasciare immediatamente i cattolici arrestati per aver dato vita a pacifiche veglie di preghiera a Hanoi e di prendere poliziotti ed altri responsabili degli attacchi contro i fedeli”.

HRW chiede anche al governo vietnamita di “porre fine a vessazioni, minacce e restrizioni ai movimenti dell’arcivescovo di Hanoi, che ha difeso pubblicamente i diritti dei cattolici che protestano e ha visitato le famiglie dei fedeli arresati”.

A gettare una luce in questa situazione c’è stata, ieri, la cerimonia di ordinazione di mons. Cosme Hoang Van Dat. Primo ordinante il presidente dell’episcopato vietnamita, mons. Peter Nguyen Van Nhon. Con lui altri 21 vescovi, compreso l’ex arcivescovo di Hanoi, il cardinale Paul Joseph Pham Dinh Tung. Migliaia di fedeli (nella foto) hanno partecipato ala cerimonia.

Nominato vescovo ad agosto, mons. Cosme Hoang, 61 anni, gesuita è alla guida di una diocesi che sorge una trentina di chilometri a nordest di Hanoi e che conta 127.734 fedeli, su una popolazione di poco più di sette milioni di abitanti. Per loro ci sono 75 parrocchie con 43 sacerdoti, 268 suore e 39 seminaristi. In questi ultimi tempi è stato uno degli obiettivi della campagna di disinformazione e calunnie lanciata dalle autorità. Certamente a causa della visita che, l’8 settembre, ha compiuto a Thai Ha, insieme a 39 sacerdoti e centinaia di fedeli, per esprimere solidarietà con i manifestanti cattolici che chiedono la restituzione del terreno della parrocchia.
 
At a difficult time for Vietnamese Church, ordination of bishop of Bac Ninh
Asia-News
14:28 08/10/2008
Thousands of faithful have celebrated with Bishop Hoang Van Dat, in recent weeks one of the targets of the disinformation campaign by authorities. Human Rights Watch asks the government to put an end to the violence against Catholics, and to release those who have been arrested.

Hanoi (AsiaNews) - The Vietnamese Church is celebrating the ordination and installation of the new bishop of Bac Ninh - which for two years has been without a pastor - while new voices are being raised at an international level to condemn the behavior of the authorities, who in the territorial disputes over the property confiscated from the Church have chosen repression and defamation instead of dialogue.

For the more than seven million Vietnamese Catholics, this is a difficult moment, but the Church appears united and the faithful are praying for justice and peace in the country, and that the government may listen to the request of the episcopal council for "an open and sincere dialogue, in peace and mutual respect."

The problem for the Vietnamese government now is that of finding a way to resolve the question of the land and property taken from the Church since 1975. This is opinion expressed to AsiaNews by Thanh, a professor at a state university in Ho Chi Minh City. "Bishop Ngo Quang Kiet is very brave to talk about justice, peace and the truth in Viet Nam. It is very dangerous for him when talking about the truth in society. But I see all parishes and lay persons in Viet Nam are supporting his words and presentation to the government. He is willing to sacrifice for the truth. Effectively I think that the government must consider the words and activities of Bishop Ngo Quang Kiet. The government must return some lands and material facilities of religions in the near future."

"May God grant a favour for the Viet Nam Church and us in this period of challenge," adds another professor, Kieu. "We are discriminated against. Bishop Nguyen Van Thuan was in prison 13 years. Bishop Nguyen Kim Dien was discriminated against and died in bed while in the hospital, and Bishop Ngo Quang Kiet is being put under house arrest now. But our belief is stronger and justice will win. We are Vietnamese people. Justice, peace and the truth will come back with us in the context of a socialist country."

If the language teacher makes reference to the discrimination against Catholics, Human Rights Watch speaks of "violence," "arrests," and "harassment" against them. The NGO asks the Vietnamese government to "immediately release Roman Catholics arrested for holding peaceful prayer vigils in Hanoi and hold accountable police and others responsible for attacking Catholic parishioners."

HRW also asks the Vietnamese government to "end the harassment, threats, and restrictions on the movement of the Archbishop of Hanoi, Joseph Ngo Quang Kiet, who has publicly defended the rights of the Catholic protesters and visited the families of arrested parishioners."

Bringing some light into this situation yesterday was the ordination of Bishop Cosmas Hoang Van Dat. The principal consecrator was the head of the Vietnamese bishops' conference, Bishop Peter Nguyen Van Nhon. He was joined by 21 other bishops, including the former bishop of Hanoi, Cardinal Paul Joseph Pham Dinh Tung. Thousands of faithful (in the photo) participated in the ceremony.

Appointed bishop in August, Cosma Hoang, 61, a Jesuit, is the head of a diocese situated about thirty kilometers northeast of Hanoi, with 127,734 faithful, out of a population of a little more than seven million inhabitants. There are 75 parishes for them, with 43 priests, 268 sisters, and 39 seminarians. In recent times, the diocese has been one of the targets of a disinformation campaign launched by the authorities. This is certainly on account of the visit that the bishop made on September 8 to Thai Ha, together with 39 priests and hundreds of faithful, to express their solidarity with the Catholic demonstrators asking for the restitution of parish land.
 
Clergy and parishioners threatened with more arrests
Thuy Dung
17:28 08/10/2008
Police have mounted harassments on clergy and parishioners with more arrests and interrogations amid the on-going campaign of vilification against Hanoi archbishop.

Communist youth at park inauguration ceremony
Thousands of Catholics pray every night at Thai Ha
A pray vigil at Thai Ha on Monday
More parishioners have been summoned in an investigation by police who have charged Hanoi Redemptorists and their parishioners with using their influence to incite the faithful in a confrontation with the government, destroying state property, assembling and praying illegally in public areas, and disturbing the public order.

The investigation was made public at a press conference held on Aug. 28 by Vu Cong Long, a police official in the district of Dong Da, where the disputed property at Thai Ha lies. It is still on the way.

So far, eight parishioners have been arrested and “more have been interrogated in recent days,” said Fr. Nguyen Van That, a Redemptorist priest at Thai Ha. “Police have threatened to summon all of us; priests, and religious of Thai Ha monastery. They have said each of us will be questioned individually,” he added.

Hanoi Catholics see the police investigation as a form of intimidation in an attempt to dismiss massive daily prayer vigils at Thai Ha. Despite of the campaign of disinformation and threats carried out by the state media, thousands of Catholics keep gathering at Thai Ha every night to attend prayer vigils asking for justice.

“Church leaders are careful to refer to the gatherings as ‘prayer vigils’ rather than ‘demonstrations’ – a taboo word in this country – a word that may lead to an immediate overt persecutions or even bloodsheds in this current situation,” said Fr. Joseph Nguyen from Hanoi.

In another development, local government inaugurated a park built in hurry on the disputed land at Thai Ha. State media have claimed the new park would arouse cheers from local residents. However, only young boys of Communist Youth League, and military veterans attended the inauguration ceremony under strict security. Hundreds of police were deployed at the site. Fr. Joseph Nguyen commented: “It’s is obvious evidence that people do not support the government injustice.”

The new park leads Hanoi Redemptorists to another trouble. Local government has told them that its sewer lines would run through Saint Gerardo chapel which had been ransacked and half destroyed on the mid-night of Sunday Sep. 21.

Not only the Redemptorists and parishioners at Thai Ha, Hanoi archbishop is still among the victims, or rather the main victim, of the government’s harassment. In an escalating campaign to discredit him, state media have furnished “open letters of furious citizens to Mr. Ngo Quang Kiet” in order to repeat familiar accusations against him: smearing the nation, inciting riots thus damaging the stability of the country, breaking the law, and being unpatriotic. Some letters, like those in Vitinfo, went further attacking the Catholic Church in Vietnam as a whole. Others, masquerading as Catholics, call for his resignation.

At the Hanoi archdiocese’s office, meanwhile, Church officials reported that the pro-government mobs keep gathering regularly outside, yelling slogans in praise of Communism and questioning the prelate's patriotism. “They keep coming to hassle us, yet at smaller number,” said Fr. Pham Van Dung in an interview with Radio Free Asia on Oct. 8.

“The archbishop office keeps receiving threats through letters, and through people gathering outside. We consider them some sorts of unofficial threats from the government,” he added.

A panoply of spy cameras and listening devices are still overtly deployed to monitor all activities in the office, and to intimidate those who might wish to contact the archbishop. “We cannot function normally,” he said.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Bài giảng lễ phong chức: Giữa Giám mục và Giáo phận hài hòa như đàn với dây
+ GM Giuse Vũ Văn Thiên
10:07 08/10/2008
Bài giảng lễ tấn phong Giám mục tại Bắc Ninh, ngày 7.10.2008
do Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên

Kính thưa cộng đoàn phụng vụ,

Thánh Luca thuật lại chuyến về thăm quê của Đức Giêsu. Nadarét, một thị trấn nhỏ ở miền bắc là nơi Đức Giêsu đã trải qua thời niên thiếu và thời trưởng thành. Mọi người hàng xóm đều biết chàng thanh niên Giêsu, con Bác thợ mộc. họ biết rõ lí lịch và thân nhân của người. Việc một người về thăm quê là chuyện rất đỗi bình thường. Vậy mà hôm nay, chàng thanh niên này, sau một thời gian ngắn xa quê, hôm nay lại trở về vào ngày Sabát làm mọi người kinh ngạc và bỡ ngỡ. Chàng thanh niên ấy vừa lạ mà vừa quen. Quen vì ai cũng nhận ra người, nhưng lạ trong ngôn từ và trong phong cách giảng dạy. Vâng, Đức Giêsu trở về quê với một sứ mạng mới, sứ mạng Thiên sai. Điều được ghi trong sách Ngôn sứ Isaia được chính Đức Giêsu đọc lên đã chứng minh điều đó.

Hôm nay, các “liền anh liền chị” Bắc Ninh hân hoan giang rộng vòng tay để đón một người con của giáo phận. Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, sinh trưởng tại họ Xuân Lai, xứ Nội Bài, di cư vào miền Nam năm 1954, gia nhập dòng Tên năm 1967, nay được Tòa thánh bổ nhiệm làm Giám mục GP Bắc Ninh. Mặc dù đã nhiều lần trở lại Bắc Ninh, nhưng hôm nay, đức tân Giám mục trở về với một sứ mạng mới, sứ mạng của một mục tử. Đó cũng là sứ mạng của một người cha, người anh, người bạn đối với cộng đoàn giáo phận Bắc Ninh. Đức tân Giám mục hôm nay cũng vừa quen vừa lạ. Quen vì là người của chốn cũ quê xưa, lạ vì Ngài mang một trọng trách mới, nhất là lát nữa Ngài mang gậy, đội mũ Giám mục. Chính vì vậy, mặc dầu quen rồi mà ai cũng muốn nhìn, mặc dầu còn lạ mà ai cũng cảm thấy thân thiết gần gũi.

Ngài được Chúa sai về Bắc Ninh để làm gì? Chúng ta tìm thấy câu trả lời trong Tin Mừng do thánh Lời Chúa thuật lại: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức”. Tác giả Luca liệt kê 4 hạng người hay 4 thành phần xã hội, là đối tượng phục vụ của Đấng Thiên sai: người nghèo, người bị giam cầm, người mù, người bị áp bức. Có thể nói 4 hạng người này tượng trưng cho một phần đông trong xã hội đương thời của Đức Giêsu. Họ cần được thấy ánh sáng của đức tin, cần được tự do của ân sủng, cần được nâng đỡ trước những thử thách của cuộc đời, cần được mở rộng tâm hồn để đón nhận chân lí vĩnh cửu.

Đức tân Giám mục cũng được sai đến một cánh đồng truyền giáo rộng lớn như Bắc Ninh để làm những điều chính Chúa Giêsu đã làm. Ngài mang trọng trách không chỉ với 125,000 giáo dân, nhưng còn cả 9 triệu dân cư trên một địa bàn thuộc 5 tỉnh trọn vẹn và 7 tỉnh liên hệ của giáo phận Bắc Ninh. Như Đức Giêsu đã đến để qui tụ mọi người, để loan báo cho họ Nước Trời, đức tân Giám mục, cũng như tất cả các Giám mục khác, được gọi để chia sẻ, hướng dẫn và đồng hành với những người đang nghèo đói về tinh thần và vật chất, đang thiếu thốn về tình thương và niềm an ủi, đang khao khát công bằng và lẽ phải.

Đó cũng chính là sứ mạng căn bản của Giám mục, như Công đồng Vaticanô II đã khẳng định: “Các Giám mục phải trình bày giáo thuyết Kitô giáo một cách thích hợp với những nhu cầu của thời đại, nghĩa là đáp ứng những khó khăn và những vấn đề đang làm cho mọi người xao động và khắc khoải nhất” (Sắc lệnh về nhiệm vụ mục vụ của các Giám mục trong Giáo hội - Christus Dominus số 13). Bản văn Công đồng này cũng liệt kê bổn phận mà các Giám mục phải thi hành: đó là bảo vệ và cổ võ việc học hỏi giáo lí, đối thoại với môi trường xã hội đương thời, chăm lo cho các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân, giúp họ sống nhiệt thành với Giáo hội và với Tin Mừng, cổ võ ơn gọi và hoạt động truyền giáo bằng mọi phương thế thích hợp với thời đại. Là môn đệ của Đức Giêsu, là những người kế vị các Tông đồ, các Giám mục được mời gọi chọn lựa đứng về phía người nghèo, người bị bỏ rơi, người không có tiếng nói. Như thế, Giám mục chính là phát ngôn viên của chân lí, dựa trên giáo huấn của Tin Mừng để bênh vực con người. Và đối với vai trò ngôn sứ, người phát ngôn luôn phải đối diện với những khó khăn, chống đối và thử thách. Tuy vậy, người phát ngôn có thể bị chèn ép, hoặc khủng bố, nhưng chân lí không bao giờ vì thế mà bị bóp nghẹt.

Noi gương Đức Giêsu thành Nadarét trong sứ mạng loan báo Tin Mừng, đức tân Giám mục đã chọn cho mình khẩu hiệu: Tình thương và sự sống. Tình thương và sự sống chính là ân huệ của Thiên Chúa ban cho con người. Con người đến lượt mình mang tình thương và sự sống để ban tặng cho tha nhân. Sống chứng tá Tin Mừng chính là trao ban tình thương, đem niềm vui và hạnh phúc cho tha nhân chính là ban sự sống. Hơn bao giờ hết, thế giới hôm nay cần đến tình thương. Hơn bao giờ hết cần gióng lên tiếng chuông để bảo vệ sự sống, sự sống ngay từ trong lòng mẹ cũng như sự sống của những con người đang hiện diện trong cõi đời này. Khi không còn tình thương và khi không tôn trọng sự sống, trần gian này sẽ biến thành hỏa ngục, cuộc đời này sẽ biến thành bãi chiến trường. Đức tân Giám mục đã cố gắng sống chân lí này từ khi ngài dấn thân phục vụ anh chị em từ giáo xứ Thanh bình. Ngài được biết đến như một người bạn của những bệnh nhân phong, luôn nhiệt thành nâng đỡ và chia sẻ với họ về những nhu cầu thiêng liêng cũng như vật chất.

Đến với quê hương quan họ, ai trong chúng ta mà không biết đến điệu lí giao duyên, thật mượt mà, tình tứ: “Trăm khúc sông đổ dồn về một bến, em chẳng yêu chàng em đến mà chi” . Trong thánh lễ này, một cuộc giao duyên kì diệu được thực hiện. Lát nữa, đức cha Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam chủ tế sẽ trao cho đức tân Giám mục một chiếc nhẫn, chiếc nhẫn này, giống như nhẫn cưới, tượng trưng cho lòng chung thủy giữa đức tân Giám mục và giáo phận Bắc Ninh. Khi trao nhẫn vào ngón tay của vị tân Giám mục, Đức cha chủ sự sẽ nói: “Hiền huynh hãy lãnh nhận chiếc nhẫn, ấn tín của đức tin: với đức tin nguyên tuyền làm trang sức, hiền huynh hãy gìn giữ vị hiền thê của Thiên Chúa là Hội thánh được vẹn toàn” . Vâng, đây chính là cuộc giao duyên kì diệu, vững bền và chung thủy.

Chúng ta chia sẻ niềm vui với gia đình giáo phận Bắc Ninh trong ngày trọng đại này sau hai năm vắng bóng chủ chăn. Chúng ta cầu nguyện cho mọi thành viên trong gia đình này được hiệp nhất và yêu thương. Thánh Inhaxiô đã so sánh mối liên kết giữa tín hữu với Giám mục mật thiết như cây đàn với dây. Đàn không dây sẽ trở nên vô duyên, dây không đàn sẽ trở nên vô dụng. Bắc Ninh là quê hương của dân ca quan họ, là nơi “một làn gió cũng mang điệu dân ca” . Người Bắc Ninh thích làm thơ, ca hát. Giữa Giám mục và giáo phận, nếu hài hòa như đàn với dây, sẽ làm vang lên những làn quan họ thánh thiện tuyệt vời, làm đẹp lòng Thiên Chúa và làm say lòng người. Amen.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Gian trá, đồng minh lý tưởng của Bạo lực
Nguyễn Đức Cung
10:58 08/10/2008
GIAN TRÁ, ĐỒNG MINH LÝ TƯỞNG CỦA BẠO LỰC

Trong bài diễn văn gửi đến Hội Đồng Giải Nobel về văn chương tổ chức tại thủ đô của Vương quốc Thụy Điển năm 1970, nhà văn Alexandr Isayevich Solzhenitsyn, người trúng giải thưởng cao quý này nhưng không đến nhận giải được, vì tình hình tác giả ở Liên Xô không cho phép, đã có viết rằng: “Chúng ta đừng quên điều này: bạo lực không sống một mình và không có khả năng sống một mình; nó buộc phải đan xen với dối trá. Giữa chúng có một mối dây liên kết tự nhiên, mật thiết và sâu đậm nhất. Bạo lực lấy gian dối làm nơi trú ẩn, gian dối lấy bạo lực làm chỗ nương tựa. Người nào từng một lần tuyên bố lấy bạo lực làm PHƯƠNG PHÁP thì người đó buộc phải chọn dối trá làm NGUYÊN TẮC” (But let us not forget that violence does not live alone and is not capable of living alone: it is necessarily interwoven with falsehood. Between them lies the most intimate, the deepest of natural bonds. Violence finds its only refuge in falsehood, falsehood its only support in violence. Any man who has once acclaimed violence as his METHOD must inexorably choose falsehood as his PRINCIPLE.” (Http://nobelprize.org/nobel_prizes/literature... Trần Duy Nhiên, Thái hà – Tòa Khâm sứ: Có thể chiến thắng sự gian dối! Vietcatholic ngày 28-9-2008). Quan điểm của nhà văn Solzhenitsyn đưa ra nhờ vào nhiều kinh nghiệm quý giá trải qua thời gian chung sống dưới chế độ Cộng Sản tại Liên Xô, với nhiều năm tháng tù đày khổ cực trong các trại tập trung cải tạo đã cho phép nhà văn phát biểu như vậy mà không sợ sai lầm. Người Cộng Sản VN thường công khai tuyên bố đường lối hành động của họ dựa trên “bạo lực cách mạng” hay “bạo lực của nền chuyên chính vô sản”. Căn cứ trên các quan điểm và tuyên bố đó chúng ta thử nhìn lại lịch sử, đối chiếu với thực trạng Việt nam từ năm 1945 đến ngày nay để hiểu thêm bộ mặt gian trá của chế độ cầm quyền Việt nam và nhất là có thái độ ứng xử thích đáng nhân biến cố Tòa Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà ở Hà Nội.

1.- Gian trá, nguyên tắc hành xử độc ác của người Cộng Sản trong quá khứ.

Gian trá là gì? Theo từ nguyên của Hán tự chữ gian viết bên trái bộ nữ và bên phải chữ can đọc là gian. Người Tàu trước đây thường hay kỳ thị đàn bà, con gái (nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô) nên một số tính từ xấu đều viết có chữ nữ một bên. Chữ gian được viết theo lối hài thanh và hội ý. Chữ trá một bên viết chữ tạc và một bên viết chữ ngôn (tiếng nói), có nghĩa dùng lời nói để đánh lừa một việc gì đó. Hán Việt Từ Điển của Thiều Chửu (trang 622) cho một lời giải thích về chữ trá là: “Tục gọi kẻ lạ cớ gì lấy của người là trá (lừa)” .

Gian trá tự trong bản chất là phương cách xử thế của người ác và phạm vi hoạt động chỉ giới hạn trong một số ít nạn nhân hay tập thể nhỏ. Tuy nhiên một khi gian trá trở thành phương thức hành động của một chế độ cầm quyền thì tầm tác hại của nó lớn biết bao nhiêu!

Gian trá nói chung là giả dối có thể chỉ về lời nói, hành động, tư tưởng, cử chỉ. Nó đối lập với thành thật hay chân lý. Gian trá do tự phát từ tâm thức cá nhân hay bắt chước từ tha nhân hoặc tập thể, học lóm từ một tập thể nào đó.

Trong cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh ông đã dùng hàng chục tên giả, bí danh, mật số để đánh lừa mọi người, mọi chính phủ, kể cả những đồng chí thân cận của ông. Trong cuộc sống đời thường của Hồ cũng đã có rất nhiều mẩu chuyện về sự dối trá của ông, thí dụ ông là người luôn luôn hút thuốc lá Mỹ Philips Morris thường để tận túi áo trong, nhưng khi mời khách thì ông lại lôi báo thuốc là Điện Biên bỏ ở túi áo ngoài ra mời kẻ khác. Một số nhà nghiên cứu sử học ngoại quốc đều đồng ý với nhau rằng ông Hồ là người đóng kịch rất khéo, nghĩa là biết che dấu hành tung, thái độ giả dối của mình trong mọi tình huống. Sau đây là một số những thủ đoạn gian trá tiêu biểu.

Trong tác phẩm Hồ Chí Minh tại Trung Quốc, Một kẻ ngụy trang chủ nghĩa dân tộc Việt Nam, tác giả Tưởng Vĩnh Kính đã lột trần bộ mặt gian trá của Hồ Chí Minh từ những năm 20 của thế kỷ XX khi họ Hồ sử dụng bộ áo “dân tộc” để che đậy khuôn mặt làm tay sai cho cộng sản quốc tế của ông ta. Nhận định của Tưởng Vĩnh Kính được ghi lại: “Hồ Chí Minh rời Mạc-tư-khoa đi Quảng-châu (miền nam Trung-quốc) vào khoảng cuối năm 1924. Tháng 4 năm 1927 ông lại rời Quảng-châu để đi Vũ-Hán, và đến tháng 7 năm ấy thì trở về lại Liên-xô. Đây là lần đầu tiên ông đến Trung-quốc và đã lưu lại đó trong thời gian hai năm rưỡi. Nhiệm vụ chủ yếu của ông lúc bấy giờ - dưới sách lược về Đông-phương của Liên-xô – là vận dụng cuộc cách mạng của Trung-quốc đang có ảnh hưởng mạnh đối với Việt-nam, dùng chiêu bài chủ nghĩa dân tộc để lập nên một tổ chức gọi là Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội (gọi tắt là Đồng Chí Hội), tiến hành các hoạt động tổ chức và tuyên truyền hướng vào Việt-nam. Đồng Chí Hội chính là tổ chức tiền thân của đảng Cộng Sản Việt-nam.” (Tưởng Vĩnh Kính, Nhất cá Việt Nam dân tộc chủ nghĩa đích ngụy trang giả, Bản dịch của Thượng Huyền, Nhà xuất bản Văn Nghệ 1999, trang 71). Hoạt động đáng chú ý của Hồ Chí Minh trong năm 1925 là cùng với Lâm Đức Thụ lừa bán cụ Phan Bội Châu cho mật thám Pháp lấy 100,000 đồng (tiền Việt-nam) và thu tóm tất cả các cán bộ của Tâm Tâm Xã vào Đồng Chí Hội. Thủ đoạn gian trá này của họ Hồ được tay chân bộ hạ giải thích một cách bất nhân là cụ Phan đã già rồi, không còn thích hợp với cách mạng nữa. Cũng theo Tưởng Vĩnh Kính, “Sự việc xong, hai người chia đôi số tiền một trăm ngàn đồng đó. Ông Hồ đã dùng phần tiền của ông để tổ chức Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, còn Thụ thì dùng tiền đó tiêu phí trong các hộp đêm tại Hương-cảng. Và từ đó, Hồ, Thụ hai người còn tiếp tục hợp tác trong nhiều năm nữa để bán các đồng chí của cụ Phan. Nguyên vì lúc bấy giờ, các thanh niên Việt-nam trốn sang Quảng-châu để xin vào học trường võ bị Hoàng Phố rất đông. Những ai chịu theo Hồ gia nhập Đồng Chí Hội, thì sau khi học xong, sẽ được bảo đảm bí mật trở về nước an toàn; còn những ai vẫn trung thành với tổ chức của cụ Phan, khi về đến biên giới Hoa –Việt, tức thì bị mật thám Pháp bắt ngay. Những người này sở dĩ bị bắt, vì trước đó Hồ đã báo cho Thụ ở Hương-cảng biết, Thụ đem ảnh của họ nộp cho lãnh sự Pháp ở Hương-cảng. Sau khi họ bị bắt, Hồ và Thụ lại được chia nhau tiền thưởng.” (Tưởng Vĩnh Kính, Sách đã dẫn, trang 84).

Sau khi cướp được chính quyền năm 1945, đảng Cộng Sản Việt Nam tiến hành các hoạt động khủng bố với các thủ đoạn gian trá nhằm tiêu diệt các chính đảng quốc gia không cùng lập trường với mình, cụ thể là vụ Ôn Như Hầu tại Hà Nội và vụ cầu Chiêm-Sơn tại Quảng Nam.

Khoảng tháng 5-1946, Mặt trận Quốc Dân Đảng Việt Nam gồm có Đại Việt Quốc Dân Đảng của Trương Tử Anh, Việt Nam Quốc Dân Đảng của Vũ Hồng Khanh và Đại Việt Dân Chính của Nguyễn Tường Tam kết hợp lại với nhau để chống Việt Minh tại Hà Nội. Ngày 31-5-1946 Hồ Chí Minh rời Hà Nội theo phái đoàn sang Pháp dự hội nghị Fontainebleau, trao quyền lại cho cụ Huỳnh Thúc Kháng làm quyền chủ tịch. Võ Nguyên Giáp tung tin giả là Mặt Trận Quốc Dân Đảng sẽ tấn công các nhân viên chính phủ nhân dịp họ tham gia cuộc duyệt binh kỷ niệm ngày Cách mạng Pháp 14-7. Ngày 13-7-1946, Võ Nguyên Giáp cho công an tấn công lục soát trụ sở của Ban tuyên huấn Đệ thất khu Đảng bộ của Quốc Dân Đảng tại số 9 phố Ôn Như Hầu. Trụ sở này trước đây vốn do quân đội Nhật trưng dụng, về sau bàn giao lại cho quân đội Trung Hoa của Tưởng Giới Thạch. Trong vườn nhà này vốn đã có chôn một số lính Tàu chết vì bội thực hoặc phù thủng theo sự tiết lộ của nhà thầu sửa chữa trụ sở, ông Nguyễn Duy Hợi. Võ Nguyên Giáp chiều ngày 12-7 đã cho tay chân đến nhà thương Bạch Mai lấy một số xác chết vô thừa nhận đem vứt vào trụ sở rồi ngày 13-7 gian trá tung tin rằng trong khi lục soát trụ sở nói trên, chính quyền VM đã tìm thấy nơi đây một số xác người nên tiến hành lập biên bản cho rằng QDĐ đã tổ chức “hắc điếm”, bắt cóc, giết người, tống tiền, cướp của nên bắt đi một số cán bộ QDĐ như Phan Kích Nam, Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Chữ, Phan Quán, Phạm Văn Thắng. Việt Minh lại đem sự vụ này đánh lừa cụ Huỳnh Thúc Kháng lúc đó làm Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ thay mặt ông Hồ xử lý công việc ở nhà, nên cụ Huỳnh đã ra nghị định lên án QDĐ rất gắt gao. Tất cả những việc làm đó đều do Hồ Chí Minh chỉ đạo mà bằng chứng là ghi nhận của Jean Lacouture, trong tác phẩm Ho Chi Minh, A Political Biography xuất bản lần đầu năm 1967, về việc ông Hồ đối đáp với tướng Salan khi viên tướng Pháp hỏi Hồ Chí Minh rằng có lo ngại gì khi đi xa để đất nước trong tay những cán bộ trẻ nóng nảy như Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp không, ông Hồ đã trả lời: “Họ làm được cái gì mà không có tôi? Chính tôi đã tác thành cho họ mà!” (Minh Võ, Hồ Chí Minh, nhận định tổng hợp, Tủ sách Tiếng Quê Hương, Virginia, 2006, trang 75).

Sử dụng gian kế trong chính sách tiêu diệt các chính đảng quốc gia, Việt Minh ngụy tạo ra vụ cầu Chiêm Sơn ở Quảng Nam. Lúc bấy giờ là cuối tháng 7 năm 1946, Trưởng công an Việt Minh ở Quảng Nam đã mua chuộc được Nguyễn Phúc tức Phó Đảnh với đứa con trai 15 tuổi âm mưu cùng một số người khác chận chuyến xe lửa xuôi nam, ngừng lại tại cầu Chiêm Sơn cướp vũ khí để làm loạn. Người tài xế xe lửa khai có thấy mấy người tháo bù lon dưới gầm cầu nên hôm sau hai cha con Nguyễn Phúc bị bắt, được mớm cung khai cho một số cán bộ cao cấp của Việt Nam Quốc Dân Đảng tại địa phương như Phan Bá Lân, Huỳnh Hòa, Phan Ngô là có liên hệ. Các vị này bị tra tấn nhưng không nhận tội và bị đưa đi giam tại trại Nghi Hạ, Trà Linh. Những ngày sau đó VM tiến hành bắt rất nhiều đảng viên QDĐ bỏ vào bao bố thả trôi sông.

Đặc biệt trong cuộc chiến tranh giữa Việt Minh và Pháp 1945-1954, Việt Minh thiết lập rất nhiều nhà tù để giam giữ các cán bộ Việt Quốc và Đại Việt trên các vùng sơn cước Quảng Nam, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh v.v… vu cáo họ với tội Việt gian.

Tại Hà Nội một số sinh viên cán bộ Đại Việt như hai anh em Đặng Văn Bút, Đặng Văn Nghiên, Đỗ Ngọc Phúc tức Phúc Toét (bí danh Trí), Đặng Vũ Chứ (con trai Bác sĩ Đặng Vũ Lạc) anh em họ của Trường Chinh (tức Đặng Xuân Khu, người làng Hành Thiện), Quản Trọng Ứng, rồi Đảng trưởng Đại Việt Trương Tử Anh lần lượt bị thủ tiêu trước ngày nổ ra chiến tranh Việt Minh – Pháp ngày 19-12-1946. Nỗi u uất của anh em cán bộ Việt Quốc bị VM giết trong kháng chiến chống Pháp đã được diễn tả trong hai câu dưới đây:

Trăng hai tròn xác chết đã năm thây, mượn đất Trà Linh chôn sấp ngửa;
Chiếu một manh kẹp tre năm bảy tấm, gọi hồn Tổ Quốc chứng ngay gian.


Tuy nhiên có lẽ không đâu mà sự kiện đẫm máu hơn, khốc liệt hơn và gian trá hơn cho bằng cuộc Cải cách Ruộng đất được chính quyền Việt Minh thi hành từ năm 1953 đến 1956 đã giết hại khoảng 172.008 người trong đó có 123.266 người được xác nhận là vô tội. Đau đớn nhất là trường hợp bà Nguyễn Thị Năm tức là Cát Thành Long, người mà thời trước cách mạng đã từng nuôi ăn, che giấu, giúp đỡ các ông Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Lê Thanh Nghị, Lê Giản. Chính bà Năm đã từng đóng góp hơn 100 lạng vàng trong Tuần Lễ Vàng cho chính quyền mới. Bản thân bà tham gia Hội Phụ Nữ, có con trai đi bộ đội là Trung đoàn trưởng. Thế mà bà Nguyễn Thị Năm vẫn bị quy là địa chủ, cường hào ác bá và lãnh án tử hình trong cuộc CCRĐ. Hồ Chí Minh và đồng bọn đã tỏ ra vô ơn và lãnh đạm trước cái chết của bà Năm. Dưới cái nhìn của đảng CSVN, cuộc cải cách ruộng đất chính là cuộc cách mạng “long trời lở đất” mà trong đó việc tố giác lẫn nhau giữa các thành phần dân chúng, dĩ nhiên là tố láo, tố điêu được đảng khuyến khích, như ông Nguyễn Minh Cần ghi nhận như sau: “Một điều kỳ quái cần nói nữa là: mọi lời tố của nông dân đều không cần bằng chứng, hơn nữa mọi lời “ tố”của họ đều được coi là bằng chứng, đều được ghi vào hồ sơ tội trạng! Không cần có bất cứ một sự kiểm chứng nào hết! “Lý luận” chung hồi đó là “phải tin tưởng ở quần chúng”, “nông dân lao động đã nói là đúng”. Thế là không còn ai cãi được nữa! Chính vì thế, khi đội cần “đánh vào”bí thư hay chủ tịch ủy ban kháng chiến trước ở vùng tạm bị chiếm, nay bị coi là tổ chức cũ, mà có một ai đó “tố” là “chúng nọ họp Quốc Dân Đảng” thì bị “lên hồ sơ” ngay là “bí thư Quốc Dân Đảng”, và anh ta khó tránh khỏi cái án tử hình! Một nông dân “tố” một người bị “kích” lên địa chủ là “hồi kháng chiến, khi máy bay địch tới, tôi thấy hắn nhìn lên trời và chỉ chỏ cái gì đó”, tức thì bị quy ngay là “gián điệp”và số phận anh ta coi như “đi đứt” . (Nguyễn Minh Cần, Xin đừng quên! Nửa thế kỷ trước... bài báo đăng trong tạp chí Thế kỷ 21, số 165 & 166, Tháng Giêng và Tháng Hai năm 2003, tr. 34.)

Ở một đoạn khác, tác giả Nguyễn Minh Cần cho biết: Chưa bao giờ sự giả dối trắng trợn được đề cao như trong CCRĐ. Chẳng cần phải nói tới việc các “anh đội”, “chị đội”báo cáo láo cho đoàn, vì nó quá thường, mà cái cần vạch ra ở đây chính là người ta ép buộc, khuyến khích người nông dân nói dối, làm láo.. Dần dà rồi người nông dân cũng thấy cần phải nói dối, làm láo để “qua khỏi cái dận CCRĐ”, họ cũng “tố bậy”, “tố điêu”, dù trong thâm tâm biết mình đang nói dối, vu khống. Cũng có người cố giữ lương tâm trong sạch, nhưng thường họ phải trả giá đắt cho điều đó. Cho nên cơn dịch dối trá cứ lan tràn. Đội cũng dạy thêm cho nông dân quen làm những việc giả dối, chẳng hạn như dặn họ: khi thấy trên màn ảnh xuất hiện hình địa chủ thì phải hô “đả đảo”, hay vừa hô vừa ném đá vào hình địa chủ để tỏ lòng uất hận của mình.” (Nguyễn Minh Cần, Bài đã dẫn, tr. 35)

Nhận định về hậu quả bi thảm của cuộc CCRĐ, Nguyễn Hữu Đang, một nhân vật trọng yếu trong phong trào Giai Phẩm – Nhân Văn (1956) đã viết: “Trong Cải cách ruộng đất, những việc bắt người, giam người, tra hỏi (dùng nhục hình dã man), xử tù, xử bắn, tịch thu tài sản, hết sức bừa bãi, bậy bạ, cũng như việc bao vây đến làm chết đói những thiếu nhi vô tội trong các gia đình địa chủ (hoặc chính nông dân mà bị quy sai thành phần), không phải chỉ hoàn toàn do sự lãnh đạo kém cỏi mà còn do thiếu chế độ pháp trị hẳn hòi... Do pháp trị thiếu sót mà cải cách ruộng đất hỏng to đến thế.” (Trần Gia Phụng, Án tích Cộng sản Việt Nam, bản in lần thứ hai, Nxb. Non Nước, Toronto, Canada, 2001, tr. 193). Một chế độ không có nền tảng pháp trị hẳn hòi chính là chế độ xây dựng trên sự dối trá, lừa gạt do chính quyền chủ xướng với mục đích thu tóm mọi quyền lợi về cho phe phái của mình, phe thống trị mà không đếm xỉa gì đến quyền lợi của lớp người bị trị tức nhân dân.

Sau khi tổng kết cuộc CCRĐ, đảng CSVN coi như giành được thắng lợi lớn là đem ruộng đất lại cho dân cày nhưng trong thực tế ruộng đất nông dân được chia thì một phần đáng kể là của những người bị quy oan, khi sửa sai cuối cùng phải trả lại. Nông dân được chia phần ruộng thì chẳng bao lâu lại không thoát khỏi thủ đoạn gian trá của nhà cầm quyền khi đảng CS bắt đầu lùa họ vào hợp tác xã để tập thể hóa nông nghiệp trong năm 1957-1958.

2.- Gian trá, nguyên tắc xử trí quen thuộc của CS từ vụ án Giai Phẩm (1956) – Nhân Văn đến sự kiện Tòa Khâm Sứ và Giáo xứ Thái Hà (2007-2008).

Vụ án Giai Phẩm và Nhân Văn bùng nổ tại Hà Nội vào thời gian đầu năm 1956 và kéo dài cho đến năm 1960 khi một số văn nghệ sĩ như Nguyễn Hữu Đang, Hoàng Cầm, Trần Dần, Thụy An Lưu Thị Yến, Trần Thiếu Bảo cùng rất nhiều văn nghệ sĩ khác mở ra một phong trào đòi tự do sáng tác, đòi thoát khỏi sự lãnh đạo văn nghệ của nhà nước Cộng Sản, mà người khai pháo có lẽ là Trần Dần, và người chủ trì kiên cường là Nguyễn Hữu Đang. Nhân một chuyến đi công tác Trung quốc, Trần Dần có đọc một lá thư của Hồ Phong gửi Trung ương Đảng CSTQ phản đối sự can thiệp của đảng vào sự sáng tác của nhà văn cách mạng, nên ông chịu ảnh hưởng lá thư đó. Lúc bấy giờ Trần Dần yêu một thiếu nữ Công Giáo con nhà giàu và gia đình đã di cư vào Nam. Cô gái bị đảng quy là thành phần bóc lột và mặc dù cô giao nhà cửa cho Ban quản lý tài sản, đảng vẫn không cho họ lấy nhau. Dù vậy Trần Dần vẫn cứ đến chung sống với cô gái ở phố Sinh Từ, nên bị đảng thuyên chuyển lên Việt bắc. Ông nghỉ việc về Hà Nội rồi xin ra khỏi đảng. Cùng với những văn nghệ sĩ khác như Hoàng Cầm, Lê Đạt, Hoàng Yến, ông đã phê bình thơ Tố Hữu khá nặng lời mà Tố Hữu lúc bấy giờ được coi như thần tượng thi ca Cộng Sản. Giả sử người yêu của Trần Dần lúc đó là một người Phật giáo hay đạo ông bà thì chắc là không có vấn đề gì, nhưng đàng này là một người Công Giáo, mà chế độ Cộng Sản vốn rất dị ứng với Công Giáo.

Nhân dịp Tết Bính thân (1956) Đặc san Giai Phẩm 1956 ra đời do Nhà xuất bản Minh Đức của Trần Thiếu Bảo ấn hành trong đó có ba bài quan trọng là “Cái chổi quét rác rưởi” của Phùng Quán, “Ông bình vôi” (thơ) của Lê Đạt, và “Nhất định thắng” (thơ) của Trần Dần trong đó có những câu như:

“Tôi bước đi
không thấy phố
không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
Trên màu cờ đỏ.”


Những câu thơ sau đây của Trần Dần bị quy chụp là chỉ trích lãnh tụ:

“... Tôi đi giữa trời mưa đất Bắc
Tôi bỗng nghe những tiếng thì thầm
Tiếng người nói xen tiếng đời ầm ả.

- Chúng phá hiệp thương!
- Liệu có hiệp thương?
- Liệu có tuyển cử?
- Liệu tổng hay chẳng tổng?
- Liệu đúng kỳ hay chậm vài năm?
- Những câu hỏi đi giữa đời lỏng chỏng.

Ôi! Xưa nay Người vẫn thiếu tin Người.
Người vẫn thường kinh hoảng trước tương lai.”


Dưới chế độ Cộng Sản chữ “Người” viết hoa thường là để chỉ Hồ Chí Minh, nay Trần Dần viết hoa chữ người nói trên tức muốn ám chỉ Hồ Chí Minh, có tư tưởng bài xích lãnh tụ nên ông bị bắt giam ngay. Đây là một lối lập luận đầy gian trá và rất độc đoán của chế độ Cộng Sản, còn khắc nghiệt hơn cả vấn đề “phạm trường quy” trong luật lệ thi cử của nước ta dưới thời phong kiến.

Lúc bấy giờ ở Hà Nội lại có giải thưởng văn học 1954-55 mà một số người vừa có tác phẩm dự giải, vừa là giám khảo và sau đó lại là kẻ trúng giải đó là Xuân Diệu, Nguyễn Huy Tưởng, Hoài Thanh. Giới văn nghệ sĩ lúc đó chia ra hai phe (theo nhận định của cụ Phan Khôi) một bên là các quan văn nghệ tức nhóm người đi với chính quyền và một nhóm gọi là quần chúng văn nghệ là nhóm đòi tự do sáng tác. Hoài Thanh là người nổ phát súng đầu tiên vào Trần Dần, ghép ông vào tội phản động. Tiếp tay với Hoài Thanh còn có Hoàng Trung Thông, Nguyễn Đình Thi. Sau Giai Phẩm Mùa Xuân còn có thêm Giai Phẩm Mùa Thu (ba tập), và Giai Phẩm Mùa Đông.

Trong Giai Phẩm Mùa Thu tập 1, có bài viết của Phan Khôi nhan đề “Phê bình lãnh đạo văn nghệ” mà ông cho rằng “nhược bằng bắt mọi người phải viết theo lối của mình, thì rồi đến một ngày kia, hàng trăm thứ hoa cúc đều phải nở ra cúc vạn thọ hết.” Trong tập này cũng có bài “Ông bình vôi” của Phan Khôi mà ông là một nhà văn nổi tiếng thời tiền chiến, tiếng tăm ngang hàng với Phạm Quỳnh, Ngô Đức Kế, Trần Trọng Kim. Phan Khôi cũng còn là cháu ngoại của cụ Hoàng Diệu. Ngoài việc phê bình lãnh đạo văn nghệ, Phan Khôi còn “phang” tới lãnh đạo đảng.

Ngày 20-9-1956 Phan Khôi cho ra tờ Nhân Văn số 1, với Nguyễn Hữu Đang làm tổng biên tập, trong đó có bài “Chúng tôi phỏng vấn về vấn đề Mở rộng tự do dân chủ” có phần trả lời của giáo sư Nguyễn Mạnh Tường (nổi danh từ thời còn du học ở Pháp) và nhiều bài giá trị khác như “Chống bè phái trong văn nghệ” của Trần Công, bài “Con người Trần Dần” của Hoàng Cầm. Nguyễn Chương, Phó trưởng ban tuyên huấn trung ương đảng viết trên báo Nhân Dân cho rằng Nhân Văn là tay sai của địch.

Trong tờ Nhân Văn số 2 ra ngày 5-10-1956, học giả Đào Duy Anh lên tiếng: “Trong quá trình xây dựng chế độ, chúng ta gặp trong chính nội bộ của chúng ta, những hạn chế và ngăn cản tự do. Tên tuổi của những kẻ thù nội bộ của tự do ấy, người ta đều biết cả: tức là tệ quan liêu,, mệnh lệnh, độc đoán, bè phái...” Ba tác giả Hoàng Cầm, Hữu Loan, và Trần Duy viết bài “Chúng tôi cực lực phản đối luận điệu vu cáo chính trị” để trả lời Nguyễn Chương.

Trong Nhân Văn số 3 bài của Trần Đức Thảo “Nỗ lực phát triển tự do dân chủ” có viết: ”Người trí thức hoạt động văn hóa, cần tự do như khí trời để thở. Có tự do mới nay mạnh được sáng tác văn nghệ, nghiên cứu khoa học, cải tiến kỹ thuật. Phát triển tự do là nhu cầu thiết thân đồng thời là nhiệm vụ số 1 của người trí thức cũng như của toàn dân...” Những lời đầy tâm huyết và can đảm của giáo sư Trần Đức Thảo cách nay hơn nửa thế kỷ chính là lời kêu gọi đối với các nhà trí thức trong nước về trách nhiệm của mình đối với dân tộc ngày nay.

Một người đứng trong hàng ngũ bênh đảng, giáo sư thạc sĩ Hoàng Xuân Nhị trong một bài viết có tên “Chủ nghĩa nhân văn của chúng ta” đăng trên báo Nhân Dân ngày 16 và 17-10-1956 vận dụng thuyết Mác Lê để chứng minh “văn nghệ phải có đảng tính và văn nghệ sĩ phải triệt để phục tùng sự lãnh đạo của đảng” (Trần Gia Phụng, Sđd, tr. 172). Trên Nhân Văn số 4 Bùi Quang Đoài lúc bấy giờ chỉ là một sinh viên, sau khi chứng minh lập luận của ông Hoàng Xuân Nhị là sai lầm, đã viết rằng: “Xuất phát từ lệch lạc đó, Hoàng Xuân Nhị cho rằng nhờ có Đảng mới có tự do tư tưởng. Như ý kiến tôi vừa trình bày, tôi hỏi lại ông Nhị là có Đảng rồi mới có quần chúng hay có quần chúng rồi mới có Đảng. Như thế thì rõ ràng không phải có Đảng người nghệ sĩ mới có tự do tư tưởng mà ngay cả những thế kỷ trước, cũng như thời kỳ cách mạng, mặc dầu thực dân đàn áp khủng bố, Vũ Trọng Phụng vẫn kiên quyết tự do tư tưởng, tố cáo “cái xã hội đểu”buộc tội giới cầm quyền lúc bấy giờ. Lúc ấy họ có là đảng viên đâu... Như thế thì tự do tư tưởng không phải là một vấn đề Đảng ban ơn cho quần chúng như ông Nhị đã lầm tưởng...” Bùi Quang Đoài đã công khai phủ nhận sự ban ơn của Đảng trong lãnh vực tự do tư tưởng. Đảng không có quyền ban ơn tự do tư tưởng cho ai hết!

Từ hơn nửa thế kỷ về trước quan điểm của Bùi Quang Đoài sao mà giống quan điểm của Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt đến thế khi Đức Tổng Kiệt nói thẳng vào mặt Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội rằng: “Trước hết ông chủ tịch có nói rằng: Ủy ban nhân dân TP đã tạo rất là nhiều điều kiện cho Giáo Hội Công Giáo trong những năm qua nhất là dịp Lễ Noel... chúng ta phải công nhận trong những nasm gần đây có nhiều điều kiện, thế tuy nhiên khi như thế, khi nói tạo điều kiện vẫn còn mang cái tâm lý xin cho: tức là cái này là ân huệ tôi ban cho anh đó. Nhưng mà cái tôn giáo là cái quyền tự nhiên con người được hưởng. Và nhà nước vì dân cho dân phải có trách nhiệm tạo cái điều đó cho người dân chứ không phải cái ân huệ chúng tôi xin. Không có. Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là cái ân huệ “xin cho.

Giai phẩm Mùa Thu tập 2 phát hành vào tháng 10-1956 có các bài xuất sắc như “Những người khổng lồ“ của Trần Duy, bài thơ “Những ngày báo hiệu mùa xuân” của Văn Cao, và bài thơ “Chống tham ô lãng phí” của Phùng Quán. Giai Phẩm Mùa Thu tập 3 có vở kịch nổi tiếng “Chúng ta gắng nuôi con” của Chu Ngọc.

Trong Giai Phẩm Mùa Đông tháng 12-1956, giáo sư Trần Đức Thảo có một bài viết nhan đề “Nội dung xã hội và hình thức tự do” với lời kết như sau: “Trong bản tham luận đọc trước Đại hội 8 của đảng Cộng sản Trung quốc, đồng chí Đặng Tiểu Bình, hiện giờ là Tổng bí thư đảng Cộng sản trung quốc đã nói: “Đảng không có quyền vượt lên trên quần chúng nhân dân, tức là đảng không có quyền ban ơn, cưỡng bách, mệnh lệnh đối với quần chúng nhân dân, đảng không có quyền xưng vương xưng bá trên đầu nhân dân.”

Theo chân báo Nhân Văn, một số các tờ báo khác xuất hiện như Đất Mới của Bùi Quang Đoài, Trăm Hoa của Nguyễn Bính, Thời Mới của Hiền Nhân. Nhân Văn số 5 ra đời ngày 20-11-1956 có bài Thi sĩ máy của Châm Văn Biếm (bút danh của Hoàng Như Mai hay Như Mai). Nhân Văn số 6 vừa lên khuôn thì bị chết yểu ngày 15-12-1956.

Nói chung Giai PhẩmNhân Văn đã khuấy động bầu không khí chính trị ở Bắc Việt qua vấn đề tự do cho người văn nghệ sĩ. Chính quyền CS đã tìm cách khống chế một mặt dùng bọn bồi bút đánh phá như Hoài Thanh hạch tội Trương Tửu, Thế Lữ tố khổ Phan Khôi, Xuân Dung viết bài đánh bà Thụy An, Nguyễn Đình Thi tố Nhân Văn Giai Phẩm là bọn lái buôn văn nghệ, Bùi Huy Phồn “đánh” Trương Tửu, Phạm Huy Thông phê phán giáo sư Trần Đức Thảo, Hồng Vân tố giác Nguyễn Hữu Đang, Xuân Diệu đả kích Văn Cao... Tất cả đều làm theo lệnh của Tố Hữu. Ngoài ra chính quyền ra lệnh cơ quan Mậu dịch không bán giấy in báo Nhân Văn, vu khống cho những người viết báo là tay sai của địch, gián điệp của đế quốc. Trường Chinh ra nghị quyết ngày 6-1-1958 nói về việc chấn chỉnh công tác văn nghệ trong đó có việc đưa các văn nghệ sĩ xuống lao động tại các cơ sở sản xuất (lao cải), học tập các vấn đề thời sự, cải tạo tư tưởng có hệ thống. Tiểu ban Văn nghệ trung ương tổ chức hai đợt học tập với gần 500 người tham dự trong số có bốn người không chịu tham dự các đợt học tập này, đó là Phan Khôi, Thụy An Lưu Thị Yến, Nguyễn Hữu Đang và Trương Tửu. Năm người bị đưa ra tòa án là Thụy An Lưu Thị Yến, Nguyễn Hữu Đang, Trần Thiếu Bảo cùng hai người khác lo việc in ấn là Phan Tài và Lê Nguyên Chi. Tòa án nhân dân Hà Nội ngày 21-1-1960 kêu án Thụy An (15 năm tù), Nguyễn Hữu Đang (15 năm), Trần Thiếu Bảo (10 năm), Phan Tài và Lê Nguyên Chi mỗi người 5 năm.

Các văn nghệ sĩ như Trần Dần, Phùng Quán, Bùi Quang Đoài, Văn Cao và các trí thức như Nguyễn Mạnh Tường, Trương Tửu, Đào Duy Anh đã phải chịu nhiều đòn trả thù khốn nạn của chính quyền Cộng Sản như bị khủng bố, hăm dọa, sa thải, cô lập, chỉ định cư trú, bao vây kinh te, cụ thể là luật sư Nguyễn Mạnh Tường cuối đời trốn được qua Pháp đã viết lại cuộc đời ông trong tác phẩm L’excommunié (Kẻ bị vạ tuyệt thông). Nhiều người bị đày lên vùng cao mạn ngược sống với đồng bào các sắc tộc thiểu số như Mèo, Nùng, Mán, Dao không biết tiếng Việt, bị các nhóm người đó canh chừng không cho đi đâu hết, rốt cục đa số bị sốt rét, đói mà chết. Việc nhóm văn nghệ sĩ Giai Phẩm –Nhân Văn đấu tranh cho sự tự do sáng tác, vượt thoát ra ngoài sự lãnh đạo văn nghệ của đảng CSVN cũng không khác gì tập thể người Công Giáo Việt Nam đang đấu tranh cầu nguyện cho công lý, sự thật và hòa bình trên đất nước Việt Nam. Hai biến cố xảy ra cách nhau hơn nửa thế kỷ nhưng vẫn có những nét tương đồng mà nếu tìm hiểu cặn kẽ chúng ta cũng có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm bổ ích.

Các sự kiện xảy ra tại Tòa Khâm Sứ Hà Nội và giáo xứ Thái Hà từ tháng 12-2007 qua việc giáo dân cầu nguyện trong tinh thần bất bạo động để đòi hỏi công lý cùng việc Tòa Thánh Rôma, qua Đức Hồng Y Bertone, gửi thư cho TGM Hà Nội và một thư cho Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng mở ra một triển vọng giải quyết việc tranh chấp một cách tốt đẹp. Vào ngày 30/01/2008, cơ quan thông tấn xã VietCatholic có viết rằng: “Trong 2 ngày qua 30-31/01/2008 đang có những nỗ lực và cũng có thể nói là những áp lực từ nhiều phía để UBND thành phố Hà Nội và Tòa Tổng Giám Mục ngồi lại với nhau, tiến tới một giải pháp tốt đẹp cho vụ việc Tòa Khâm Sứ. Theo nguồn tin riêng của chúng tôi, phía chính quyền Hà nội cũng chỉ mong thoát ra được cái tròng ngày càng xiết chặt, nghĩa là làm sao còn giữ được chút “thể diện”, hay như có người nói trước đây là muốn “biểu hiện quyền uy” của mình.” Chính ông TT Dũng cũng đã đích thân tới hiện trường Tòa Khâm Sứ “thị sát” .

Sau đó, một tin khác cũng được VietCatholic loan ngày 01/02/2008 như sau: “Tin về việc trao lại Tòa Khâm Sứ cũng đã được cơ quan thông tấn AsiaNews đăng với tít lớn như sau: “Yêu cầu của những người Công Giáo Hà Nội xin hoàn trả tòa nhà, xưa là nơi làm việc của tòa Khâm Sứ Tòa Thánh, dường như đã được trả lời. Các nguồn tin Giáo Hội tại Việt Nam nói với AsiaNews rằng các cấp thẩm quyền đã quyết định cho phép những người Công Giáo sử dụng tòa nhà đó “để biểu lộ thiện chí và sự kính trọng của họ đối với Đức Giáo Hoàng.” Cũng những nguồn tin này nói rằng toàn bộ vấn đề sẽ được giải quyết “ trong vài ngày, có lẽ trước Tết, năm mới của Việt Nam, rơi vào ngày mùng 6 tháng 2” .

Nhưng, biến cố xảy ra trong ngày 19-9-2008 tại khu vực Tòa Khâm Sứ Hà Nội và rồi tiếp đến tại Linh địa Đức Bà ở Thái Hà đã chứng minh thái độ lật lọng, gian trá bỉ ổi của cái gọi là chính quyền Việt Nam Cộng Sản.

Lời Cố TT Nguyễn Văn Thiệu nói quả thật chí lý: “Đừng nghe những gì Cộng Sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm.”

3.- Vai trò của người Công Giáo và giới văn nghệ sĩ trong việc chiến đấu chống gian trá.

Trong một cuốn sách có tên Người Trung Quốc Xấu Xí, tác giả Bá Dương có viết: “Còn như nói đến ồn ào, cái mồm người Trung Quốc thì to không ai bì kịp, và trong lĩnh vực này người Quảng Đông phải chiếm giải quán quân. Ở bên Mỹ có một câu chuyện tiếu lâm như sau: Có hai người Quảng Đông lặng lẽ nói chuyện với nhau, người Mỹ lại tưởng họ đánh nhau, bèn gọi điện báo cảnh sát. Khi cảnh sát tới, hỏi họ đang làm gì, họ bảo: “Chúng tôi đang thì thầm với nhau”. Tại sao tiếng nói người Trung Quốc lại to? Bởi tâm không yên ổn. Cứ tưởng lên cao giọng, to tiếng là lý lẽ mình mạnh. Cho nên lúc nào cũng chỉ cốt nói to, lên giọng, mong lý lẽ đến với mình. Nếu không, tại sao họ cứ phải gân cổ lên như thế ?” (Bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Hồi Thủ, Nhà xuất bản Văn Nghệ, California, 1999, trang 40). Bá Dương là một sử gia kiêm nhà thơ, nhà văn và nhà báo, sinh năm 1920 tại Hoa Lục, chạy trốn Cộng Sản qua Đài Loan năm 1949 khi Cộng Sản chiếm Trung Quốc. Ông bị giam tù tại Lục Đảo (Đài Loan) mười năm vì dịch sang tiếng Trung Quốc một bức tranh hí họa Popeye mà chính phủ Đài Loan cho là phạm thượng. Năm 1977, sau khi ra khỏi tù, ông bắt đầu đi nói chuyện về hiện tượng “Người Trung Quốc xấu xí” và tập trung tất cả các bài nói chuyện để in thành cuốn sách với cái tên nêu trên. Vợ ông là bà Dương Hương Hoa cũng là một nhà thơ. Cả hai hiện sống ở Đài Loan.

Những chữ mà chúng tôi in đậm ở trong câu vừa trích ở trên xin dành để nhận định về việc làm hiện tại của báo chí, đài phát thanh và đài truyền hình VN trong nước theo lệnh của đảng CSVN trong chủ trương vừa ăn cướp vừa la làng, vu khống, cao giọng, cả vú lấp miệng em trong ý đồ cắt xén với ác ý lời phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt trước Ủy Ban Nhân Dân Tp Hà Nội ngày 20-09-2008, nhằm chuẩn bị dư luận nhân dân cho những hành động bạo tàn của chính quyền CS đối với giới Công Giáo trong tương lai. Tuy nhiên việc làm một chiều của giới truyền thông trong nước thật sự không lừa bịp được ai vì dư luận truyền thông bên ngoài và ngay cả nhân dân trong nước, nhất là Công Giáo đã đề cao cảnh giác, đã lột trần việc làm gian trá của ngụy quyền CS.

Là người có nhiều kinh nghiệm trong khi đối đầu với bạo lực, và là một nhà văn, Alexandr Solzhenitsyn đưa ra một nhận định rằng: “Bước đi bình thường của người can đảm bình thường là không tham gia vào dối trá, không ủng hộ dối trá. Cứ để NÓ xâm nhập vào thế giới, thậm chí cai trị thế giới này – mà không có sự trợ lực của mình. Nhưng văn sĩ và nghệ sĩ thì có thể làm hơn như thế: họ có thể CHIẾN THẮNG SỰ GIAN DỐI! Trong cuộc chiến chống lại gian dối thì nghệ thuật đã từng chiến thắng và sẽ chiến thắng mãi. Một cách rõ ràng và không thể phủ nhận được, vì mọi người! Gian dối có thể khuất phục nhiều thứ trên thế giới này, nhưng không thể khuất phục nghệ thuật được.

Và ngày nào gian dối bị xua tan thì bạo lực trần trụi sẽ tỏ lộ thân hình gớm ghiếc – và bạo lực, thối rữa, sẽ đổ nhào.”(And the simple step of a simple courageous man is not to partake in falsehood, not to support false actions! Let THAT enter the world, let it even reign in the world – but not with my help. But writers and artists can achieve more: they can CONQUER FALSEHOOD! In the struggle with falsehood art always did win and it always does win! Openly, irrefutably for everyone! Falsehood can hold out against much in this world, but not against art. And no sooner will falsehood be dispersed than the nakedness of violence will be revealed in all its ugliness – and violence, decrepit, will fall.”
(Trần Duy Nhiên, Bài đã dẫn.- Alexandr Solzhenitsyn, Nobel Lecture).

Dĩ nhiên đối với tập thể người Công Giáo cầu nguyện là phương thức hiệu nghiệm nhất để giữ cho tâm trở nên vững vàng trước mọi sóng gió và sáng suốt trước gian kế của bạo quyền, bình tĩnh ứng phó với các mưu mô của ma quỷ hiện thân qua hành động của bầy quỷ đỏ. Người Công Giáo Việt Nam hiệp thông chặt chẽ với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, thông qua các giám mục và linh mục của từng giáo xứ. Trong lúc bạo quyền dùng mọi mánh khóe gian xảo để bóp méo sự thật bằng các phương tiện truyền thông, thì mỗi người Công Giáo đều phải trở thành một cán bộ thực hiện công tác “công-giáo-tiến-hành” phản công lại các luận điệu tuyên truyền xảo trá của bạo quyền, trong công sở, ngoài chợ búa, trường học, trên xe buýt v.v... trong tinh thần từ tốn, khôn ngoan nhưng tức khắc và liên tục.

Trong bài thơ Lời mẹ dặn, nhà thơ Phùng Quán (1931-1995) đã viết những câu mở đầu như sau:

Tôi mồ côi cha năm hai mươi tuổi
Mẹ tôi thương con không lấy chồng
Trồng dâu nuôi tằm dệt vải
Nuôi tôi đến ngày lớn khôn

Hai mươi năm qua tôi vẫn nhớ
Ngày ấy tôi mới lên năm
Có lần tôi nói dối mẹ
Hôm sau tưởng phải ăn đòn
Nhưng không. Mẹ tôi chỉ buồn
Ôm tôi hôn lên mái tóc
- Con ơi!
Trước khi nhắm mắt
Cha con dặn con, suốt đời
Phải làm người chân thật
Mẹ ơi, chân thật là gì?
Mẹ tôi hôn lên đôi mắt.

Con ơi một người chân thật
Thấy vui muốn cười cứ cười
Thấy buồn muốn khóc là khóc
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dầu ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dầu ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu...


Có thể mượn những câu thơ của Phùng Quán để hoài niệm về một tâm hồn chân thật của một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam trước đây vốn là một kiện tướng trong nhóm Giai Phẩm – Nhân Văn. Trong bài viết Chuyện Phùng Quán, nhà văn Ngô Minh đã có những lời kết như sau: “Ôi, Phùng Quán, nhà văn trọn đời viết ngay viết thẳng từ dòng đầu đến dòng cuối!” . (Talawas, 20-12-2006). Chính sự thẳng thắn, không gian trá, không lọc lừa của nhà văn Phùng Quán từ những năm tháng khi nổ ra sự biến Giai Phẩm – Nhân Văn tại Hà Nội năm 1956 đã làm cho chế độ CS sợ hãi những người dám nói sự thật.

Trong tác phẩm “Viết cho mẹ và quốc hội” , Nguyễn Văn Trấn cho biết khi viết cuốn sách về Trương Vĩnh Ký, ông đã để tên cuốn sách là “Trương Vĩnh Ký – Con người và Sự thật” nhưng người quen là Đoàn Thanh Hương đã xin đổi hai chữ “sự thật” ra “sự nghiệp” để đỡ “chiếu tướng” vào nhà nước. (Nguyễn Văn Trấn, Viết cho mẹ và quốc hội, Nxb. Văn Nghệ, 1995, trang 241).

Tuy nhiên trong khi nhà nước luôn sợ sự thật nên tìm mọi cách che dấu sự thật trong mọi lãnh vực của xã hội, thì nhà văn, nhà thơ, nhà báo lại cố gắng triển dương sự thật, thí dụ nhà văn Nguyễn Khắc Phê có lần trải niềm mong ước của mình qua nguyện vọng đầu năm, đã viết: “Lời chúc năm mới: Sự thật lên ngôi” (Phạm Xuân Nguyên, Từ một giải thưởng, Talawas ngày 28.3.2007).

Một nhà văn khác, bà Trần Thị Trường trong bài “Vĩnh biệt Nguyễn Hữu Đang: Giữa cô đơn – một vòng hoa tang trắng” kể lại chuyện đám tang Nguyễn Hữu Đang tại Hà nội trong đó có đoạn như sau: “Xong phần tang lễ. Trong lúc linh cữu của ông được đưa ra ôtô để đến nhà hóa thân hoàn vũ, có người ghé tai tôi hỏi: “Chị có biết thì giải thích giùm tôi, tại sao trong điếu văn (của Bộ Giáo dục – Đào tạo) lại bảo cụ mắc sai lầm tham gia nhóm Nhân văn – Giai phẩm... Theo chỗ tôi biết thì bây giờ chuyện ấy có còn bị coi là sai lầm nữa đâu? Bây giờ là thời đại của minh bạch rồi. Cụ không sai, ai sai, thì phải nói rõ người đó ra chứ sao lại bảo cụ sai?”Tôi trả lời: “Bác ơi, đấy là cả một câu chuyện dài... Ai cũng biết sự thật rất đep nhưng rồi ai cũng sợ sự thật. Sợ khi nhận mình sai thì mọi thứ sẽ lung tung ồn ĩ ra...”Tôi đã lên xe đi rồi mà ông ấy còn níu lại hỏi với: “Tôi muốn tìm sự thật. Sự thật ở đâu? Tôi không sợ. Tôi thấy trong điếu văn có nhiều chỗ mâu thuẫn. Tại sao cụ mất quyền công dân để rồi mới được trở lại? Các con tôi chúng cũng muốn biết tại sao một con người lại có một số phận như vậy. Tài đức như thế tại sao lại bị ta cho mất quyền công dân và địch bỏ tù? Trước khi tôi đến đây, chúng bảo tôi, ông đi và cố nhớ về cho chúng con câu chuyện sự thật... Tôi cũng chỉ là một thường dân nhưng tôi kính trọng người có lý tưởng đẹp, có cuộc sống giản dị khiêm nhường, dũng cảm và chân thật như ông Đang. Hãy chỉ cho tôi con đường có sự thật. ”Tôi nghẹn lời: “Trí thức bao giờ cũng là những người giỏi giang chân thật và chỉ biết sống hồn nhiên cho lý tưởng của mình. Con đường ấy nhiều đau thương bác ạ. Cháu cũng ngại có khát vọng mà không đi được...” (Talawas ngày 12.2.2007).

Nói chung, những người cầm bút, các văn nghệ sĩ, nhất là những người có tôn giáo chính là những người đang phụng sự cho chân lý, cho sự thật, đối lập với xảo trá, với gian dối và là niềm kỳ vọng sâu xa mà văn hào Alexandr Solzhenitsyn đã bày tỏ qua niềm tin mãnh liệt, dứt khoát khi ông nhấn mạnh rằng “họ có thể chiến thắng sự gian dối... và ngày nào gian dối bị xua tan thì bạo lực trần truồng sẽ tỏ lộ thân hình gớm ghiếc – và bạo lực, thối rữa, sẽ đổ nhào.”

New Jersey 07-10-2008
 
Hát kinh Hòa Bình
Hai Tê Miệt Vườn
13:36 08/10/2008
HÁT KINH HÒA BÌNH

Kinh Hòa Bình đồng thanh ta Hát,
Với quyết tâm đập nát Hận Thù.
Xóa tan những đám mây mù,
Chính là gian dối cầm tù lương tri.

Ta nhất quyết thực thi Công Lý,
Cùng mọi người nhất trí đồng tâm.
Giúp ai đang bị giam cầm,
Ở trong tội ác,sai lầm dối gian.

Thế nhân hưởng Bình an Thiện hảo
Sẽ qua đi giông bão oán hờn.
Mọi người nhận được muôn ơn,
Từ Cha nhân ái,cuội nguồn Tình thương.

Dân Việt biết theo đường Công Chính,
Chẳng một ai toan tính Đê hèn.
Trí tâm sạch hết bóng đen
Đâu còn Man trá ghét ghen oán thù.
 
Bắt được quả tang "giáo dân cốt cán" ngụy tạo trong phỏng vấn tại linh địa Đức Bà sáng 8/10
PV VietCatholic
14:40 08/10/2008
THÁI HÀ - Hôm nay khánh thành Vườn Hoa 1-6 tại linh địa Đức Bà ở Thái Hà. Lại một lần nữa giữa thanh thiên bạch nhật, Đài Truyền Hình Nhà Nước bị bắt quả tang làm trò "ma giáo", đi mời ngay một "bộ đội với đầy đủ huy chương" giả làm "giáo dân". Nhục nhã đến nỗi một "ông bộ đội" phải tước bỏ huy chương để làm một "giáo dân" thỏa mãn nhu cầu bịa đặt và dàn cảnh cho mục tiêu bất chính của Nhà nước. Cứ tiếp tục làm hề như thế này thì hỏi làm sao mà dân nước tiến triển được. Người dân bị đánh lừa bằng chính những thủ đoạn lừa dối của Nhà nước. Nhục nhã như thế mà những người cầm quyền vẫn cứ mặt chai như đá... thật không còn biết đến chữ "liêm sỉ" là gì nữa!

 
Tại Đại lễ Á Châu tại Houston, GM Vasquez nói về chứng nhân CGVN ở Hà nội không sơ bị bắt bị lao tù...
Antôn Nguyễn văn Vĩnh
14:59 08/10/2008
HOUSTON, Texas - Theo thông lệ hằng năm, vào đầu mùa Thu, năm nay nhằm ngày 5.10.2008, các Cộng Đoàn Công Giáo gốc Á Châu trong Tổng giáo Phận Galveston, Houston, Texas như Việt Nam, Phi Luật Tân, Trung Hoa Dân Quốc, Đại Hàn, Ấn Độ va` Indonesia, họp nhau để cùng dâng Thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa và thắt chặt tình liên hệ giữa các Cộng đồng Á Châu trong tình Ki Tô hữu.

Xem hình ảnh đại lễ Á châu

Các Linh Mục Á Châu cùng đồng tế trong Thánh Lễ với Đức Giám Mục Giuse Vasquez, là Giám Mục phụ tá tại Tổng Giáo phận Galveston, Houston, thay cho Đức Hồng Y Daniel Dinardo bận công tác mục vụ tại Tòa Thánh Vatican. Thánh lễ đã qui tụ hơn một ngàn giáo dân Á Châu tham dự, mà trong đó Cộng đồng Việt Nam chiếm đa số.

Các người tham dự đều mặc quốc phục của quốc gia mình, đã làm cho buổi lễ thật rực rỡ. Họ gặp nhau và trò chuyện trong tình thân mật dù không cùng chủng tộc, nhưng hai chữ Asian và Catholic đã làm cho mọi người trở nên anh em trong Chúa.

Đúng 1 giờ chiều, đại lễ đã bắt đầu bằng đoàn rước của các quốc gia, và trong lúc đoàn rước tiến vào, thì lịch sử đạo Công Giáo bắt đầu du nhập vào mỗi quốc gia đã được giới thiệu ngắn gọn, nhưng đủ để làm cho mọi người tham dự cảm thấy hiểu hơn về sự triển nở của đạo Công Giáo ở Á Châu. Đặc biệt trong phần giới thiệu của Cộng đồng Việt Nam năm nay, ngoài phép lạ Đức Mẹ hiện ra tại La Vang và sự hy sinh để tuyên xưng đức tin của các Thánh Tử Đạo Việt Nam, biến cố Thái Hà và Tòa Khâm sứ tại Hà Nội đã được nhắc tới và kêu gọi người Á Châu tham dự thánh lễ cùng hiệp thông với giáo dân Việt Nam cầu nguyện cho công lý, sự thật và tự do tôn giáo được thể hiện tại Việt Nam. Đức Giám mục nói:

"There's a new skirmish in the long-standing conflict between the state and the Catholic Church in Viet Nam for demanding the return of land where the Vatican Embassy once stood, near the St. Joseph's cathedral in Hanoi, and the parish of Thai Ha, also in Hanoi, where our Redemptorist are being accused, brutally suppressed and suffered acts of cruel violence... They don't fear being arrested, or detained or dying as our ancestor did. What we want are: justice and truth, and the freedom of religion. We are facing another enemy: the Communists, who undermine our religion and our faith... Together with them, we are solidarity in faith and pray “Christ is our hope”.

Đức Giám Mục Giuse Vasquez đã thay lời Đức Hồng Y Tổng Giám Mục chào mừng, và các Ngài cũng dâng lời tạ ơn Thiên Chúa đã cho các hoa trái Á Đông hiện diện trong Giáo phận, làm gương sáng đức tin và cung cấp nhiều ơn gọi cho Giáo Hội. Ngài cũng không quên chúc lành cho Đại lễ Á Châu được tiếp tục lâu dài, và Thánh lễ đã kết thúc vào lúc 2giờ30 trong niềm hân hoan của mọi thành phần tham dự.
 
Giáo xứ Lạc Sơn, giáo phận Vinh thắp nến cầu nguyện cho công lý và hoà bình
Duy Anh
16:02 08/10/2008
VINH - Để hiệp thông với toàn thể Giáo Hội, cũng như bao nhiêu người trên thế giới yêu chuộc hoà bình và công lý, đêm 07/10/2008, giáo xứ Lạc Sơn, giáo phận Vinh cùng quý cha khoá III, Đại chủng viện Vinh Thanh hướng về giáo phận Hà Nội – Toà Khâm Sứ và Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội – Giáo xứ Thái Hà, đã thắp nến cầu nguyện cho hoà bình và công lý.

Ban tổ chức buổi thắp nến cầu nguyện đêm nay là các linh mục Phêrô Nguyễn Văn Vinh, quản hạt Văn Hạnh; linh mục Phêrô Nguyễn Xuân Hoan, quản xứ Ngô Xá; linh mục GB. Trần Thanh Lan, quản xứ Lộc Mỹ; linh mục Giuse Nguyễn Đình Linh, quản xứ Phi Lộc; linh mục GB. Nguyễn Ngọc Nga, quản xứ Dũ Thành; linh mục Phaolô Nguyễn Văn Vĩnh, quản xứ Quy Hậu.

Từ 6 giờ 30 chiều, mọi người trong giáo xứ và một số đông bà con lân cận tập trung khá đông đủ. Đúng 7 giờ, buổi lễ thắp nến cầu nguyện bắt đầu. Người dẫn chương trình là linh mục quản xứ GB. Nguyễn Minh Tường lên chào mừng quý cha, quý khách và cộng đoàn dân Chúa về tham dự. Sau phần giới thiệu, linh mục quản xứ đã đọc lại thư hiệp thông, các thông báo, bài phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, quan điểm Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, thư của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam gửi cộng đồng dân Chúa tại Việt Nam.

Tiếp đến thắp nến cầu cho Đức Tổng và giáo phận Hà Nội theo chương trình như sau:

- Đọc 1 Kinh Lạy Cha, 3 Kinh Kính Mừng, Kinh Sáng Danh. Hát: Kinh Hoà Bình.

- Toàn thể cộng đoàn hướng về Đức Mẹ.

Lạy Mẹ Maria, Mẹ quê hương Việt Nam của chúng con, Mẹ là Nữ Vương Hoà Bình. Chúng con đang quay quần bên Mẹ để cầu nguyện cho quê hương Việt Nam của chúng con, cho Giáo Hội của chúng con, đặc biệt chúng con cầu nguyện cho giáo phận Hà Nội, Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, quý cha, quý tu sĩ và cộng đoàn dân Chúa giáo phận Hà Nội và giáo xứ Thái Hà. Chúng con dâng lên Mẹ quê hương và dân tộc Việt Nam, dâng lên Mẹ Giáo Hội Việt Nam của chúng con và nhất là Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt kính yêu của chúng con và giáo xứ Thái Hà trong lúc gian khó này. Chúng con cầu khẩn Mẹ, Mẹ là Nữ Vương Hoà Bình xin Mẹ ban xuống niềm yêu thương, nền hoà bình và công lý cho quê hương chúng con, cho dân tộc chúng con, cho Giáo Hội chúng con và đặc biệt xin Mẹ thương yêu hơn cả là giáo phận Hà Nội, giáo xứ Thái Hà, Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt đang trong cơn lầm than, bị áp bức và đau thương; chúng con tin Mẹ sẽ làm điều tốt nhất cho quê hương và dân tộc của chúng con, cho Giáo Hội chúng con, đặc biệg cho giáo phận Hà Nội, cho giáo xứ Thái Hà. Chúng con tin tưởng cậy trông Mẹ. Mẽ sẽ thắng, vì Mẹ là Mẹ quê hương của chúng con và la Mẹ của chúng con. Lạy Mẹ là Nữ Vương Hoà Bình, xin Mẹ nghe lời chúng con”.

- Hát: Cầu cho Giáo Hội: “Mẹ ơi, Giáo Hội con đây”…

- Sau chương trình thắp nến cầu nguyện, các linh mục dâng lễ đồng tế cầu nguyện cho công lý và hoà bình được thực thi trên đất nước Việt Nam.
 
Bức xúc trước tình hình hiện nay là Công Bằng và Công Lý
Hạnh Nguyên
18:55 08/10/2008
Bức xúc trước tình hình hiện nay là Công Bằng và Công Lý

Tình trạng hiện nay Nhà Nước VN, cứ gặp phải vấn đề nóng bỏng là người dân nói chung, các Tôn Giáo khác nói riêng, cứ vác đơn đi khiếu kiện về nhà cửa đất đai từ nhiều năm nay kéo không bao giờ dứt điểm.

Thậm chí có người viết tới hàng chục, hàng trăm lá đơn gửi từ cấp Phường, cấp Thành Phố, cấp Tỉnh, rồi đến cấp Trung Ương, không một cái giấy hẹn, không một câu trả lời, chỉ rơi vào sự im lặng, hoặc là cách giãi quyết không đến nơi đến chốn, không thỏa mản được nhu cầu và nguyện vọng của người dân nên họ cứ tiếp tục kiên trì kéo dài nhiều năm này sang năm khác là vậy.

Có rất nhiều cuộc họp của Nhà Nước nói về tình trạng bức xúc của người dân về nhà cửa, về đất đai, thậm chí Thủ Tướng chỉ đạo Thanh Tra NN về tận địa Phương để làm việc nhưng mọi sự cũng đâu vào đấy, củng hoàn toàn trở về con số không.

Bởi vì sao?

Ba mươi ba năm là chặng đường, là thời gian dài, là cơ hội dành cho Đất Nước VN có được thay đổi, có điều kiện để VN vươn lên sánh vai cùng với Thế Giới, Đất Nước VN đã mở toang cánh cửa ra để tiếp cận, tiếp thu, học những cái hay, cái văn minh, hiện đại của các Nước về, ứng dụng cho VN được đổi mới đi lên.

Nhưng VN không học hỏi và đi lên được là vì sao?

Cứ nhìn vào Đất Nước Singgabo, họ nhỏ hơn VN rất nhiều, nhưng họ lại hơn VN là do Nhà Nước, họ chịu khó tiếp thu những cái hay, những cái nên và không ?

Họ đặt quyền lợi nhu cầu của người dân là lên trên hết, nên đất Nước của họ được thay đổi một cách rỏ rệt là vì vậy.

Cứ thử mà so sánh 100 năm sau thì VN mới có thể bằng Singgabo hiện nay, và khi VN sánh bằng họ, thì họ lại hơn chúng ta như thế nào?

Họ hơn VN là họ biết lắng nghe và thấu hiểu người dân và họ giãi quyết dứt điểm.

Tôi nhớ có lần nghe báo đài nói, cách đây vài năm Ông Cựu Thủ Tướng Lý Quang Diệu, Singabo sang VN thăm có giúp đở và nói về những kinh nghiệm quý báo khi Ông còn điều hành Đất Nước Singgabo

Tôi rất mừng cứ tưởng VN sẽ học được những kinh nghiệm, sẽ thay đổi nhiều, nhưng củng chẳng có là bao nhiêu?

Bởi vì sao?

Bởi vì Nhà Nước VN vẫn còn một số bảo thủ, còn co cụm, không đi vào trọng tâm vấn đề để dứt điểm, chưa có cái tầm nhìn thoáng ra, thì sẽ không bao giờ thay đổi được.

Hiện nay không riêng gì Công Giáo, các Tôn Giáo khác và người đân họ đều bức xúc về tình trạng đất đai nhà cửa hiện nay, thậm chí có nhiều căn nhà, không nằm trong diện nào để Nhà Nước quản lý, mà họ phải ngậm ngùi nhận cái quyết định trưng mua, thật là một chuyện hết sức nghịch lý.

Bức xúc trước tình hình hiện nay là Công Bằng và Công Lý.

Nhà Nước VN cần phải đưa ra mổ xẻ lại và cắt bỏ những khối u thì mới hy vọng giãi quyết được vấn đề.
 
Đêm thắp nến tại Phoenix (Arizona) hiệp thông cầu nguyện cho Công lý tại Việt Nam
Ban Tổ Chức
19:15 08/10/2008
PHOENIX - Mặc dù được tổ chức vào tối Thứ Năm 02/10/2008, không phải ngày cuối tuần và tại thành phố hẻo lánh Mesa (cách Phoenix chừng 30 phút lái xe) nhưng đồng hương Việt Nam đã đến tham dự rất đông. Theo chương trinh được thông báo sẽ khởi sự lúc 7:30 tối, nhưng từ khoảng 6:30 tối đã bắt đầu có người từ phía CĐNVQG và có một vài bác từ bên Phật Giáo tới ủng hộ tinh thần và giúp một vài người trong hội Các Bà Mẹ Công Giáo chuẩn bị nến và nước uống.

Đúng 7:30, số người và các hội đoàn đã tới rất đông đủ. Chúng tôi nhận thấy có Ông Chủ Tịch và Ban Chấp Hành CĐNVQG/AZ, Ông Chủ Tịch Hội Cựu Quân Nhân, Bác Chủ Tịch Hội Ái Hữu Cao Niên, Đại Diện Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị và một số Đại Diện Các Tôn Giáo Bạn. Bên phía Công Giáo có LM Phó Xứ Peter Bùi Đại của Nhà Thờ nơi tổ chức Buổi Lễ Cầu Nguyện thuộc Thành Phố Mesa. Đặc biệt có sự tham dự của LM Trung, Chánh Xứ từ Tucson, Arizona (cách Phoenix 2 giờ lái xe) và vài đồng hương từ Tucson. Cũng xin nhắc lại LM Trung cũng thuộc Dòng Chúa Cứu Thế lên để hiệp thông cùng anh em LM Thái Hà. Ca Đoàn của Ơn Thiên Triệu Dòng CCT hát rất sốt sắng trong buổi cầu nguyện. Chúng tôi nhận thấy có Anh Đoàn Trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể cũng tham dự và rất đông Giáo Dân từ Phoenix xuống. Một vài LM Việt Nam khác đang làm việc tại các giáo xứ Mỹ vì bận không tới tham dự được nhưng cũng gởi thư tới ủng hộ và hiệp thông.

Sau khi Lễ Chào Cờ Việt Mỹ và phát biểu của một vài nhân vật trong Cộng Đồng và phát biểu và Ban Phép Lành của Cha Đại thì buổi đốt nến và rước nến vào trong nhà thờ thật sốt sắng với lời bài hát ‘Kinh Hòa Bình’ được cất lên. Bầu khí rất trang nghiêm. Giáo Dân và đồng hương cầu nguyện trong gần một giờ, sau đó là phần phát biểu và tiếp đến LM Trung từ Tucson ban phép lành cho giáo dân.

Sau cùng mọi người cùng ký Thư Hiệp Thông với HĐGM/VN, Đức Tổng Ngô Quang Kiệt, Các LM Dòng CCT và Giáo Dân Hà Nội và GX Thái Hà. Sau đó mọi người ra về lòng thật thanh thản, nhưng xin mọi người tiếp tục cầu nguyện vì hiện nay tình hình vẫn còn rất căng thẳng và nhất là xin cho Công lý sớm được thực hiện tại Việt Nam.

 
Hãy gióng lên Tiếng Chuông Công Lý
Hoài Thu Nguyên
19:34 08/10/2008
HÃY GIÓNG LÊN TIẾNG CHUÔNG CÔNG LÝ

Chuyện Tòa Khâm Sứ Hà Nội và giáo xứ Thái Hà đến nay, tưởng cũng không cần phải dài dòng, gần như đủ các thành phần trong nước cũng như quốc tế đều lên tiếng phản ứng trước những gì mà chính quyền Hà Nội đã và đang hành xử với giáo dân Thái Hà và Tòa Giám Mục Hà Nội.

Các thành phần lên tiếng gồm giáo viên, nhà báo, trí thức, sinh viên học sinh và đặc biệt là tiếng nói của anh La Mạnh Dũng một đảng viên Cộng Sản, là một cán bộ đang công tác ở Mỹ, không cần biết rõ anh là ai thì chúng ta cũng có thể hiểu anh là một người có tâm huyết với đất nước và dám nói lên quan điểm của mình. Mặc dù nhận định của anh cũng chưa thực sự hiểu rõ nguyện vọng và hành động trong Đức Tin của người công giáo nói chung và giáo dân Việt Nam nói riêng. Nhưng, những gì mà anh nói lên cũng cho thấy nhận thức sự việc đen trắng, sự thật và dối trá đang ở đâu, đồng thời cũng nói lên khát vọng của lớp trẻ, của các tầng lớp cán bộ viên chức nhà nước đã được đào tạo trong một môi trường duy ý chí dưới chế độ cộng sản trong nhiều thập kỷ qua.

Anh cũng như nhiều người đã nói lên khát vọng của công lý và sự thật, và mong muốn nhà nước hãy mau chóng sửa sai những gì mà chính quyền Hà Nội đã làm, thực hiện công bằng và sự thật để lấy lại niềm tin của người dân đang ê chề thất vọng, và là nền tản để tạo được một khối đại doàn kết dân độc, cùng nhau đưa đất nước tiến lên trên con đường phát triển.

Trong thời đại văn minh ngày nay với sự tiến bộ vượt bực của công nghệ truyền thông, thế mà chính quyền Hà Nội dám làm một việc mà theo tôi nghĩ là chưa có một chính phủ nào dám làm, dùng phương tiện truyền thông độc quyền của mình là Đài truyền hình Việt Nam để biến một bài nói chuyện của một vị Tổng Giám Mục giáo phận thủ đô với chính quyền thành phố Hà Nội trong một buổi họp đối thọai, nói lên một tâm tư tha thiết với tổ quốc, thành một câu nói phản lại dân tộc bằng cách cắt xén lời phát biểu, bóp méo sự thật. Một việc làm vi phạm pháp luật, vu khống mạ lị nhân phẩm con người, và còn tồi tệ hơn nữa đó là đã vi phạm một cái tội không thể chấp nhận được, đó là lừa bịp công luận, coi thường nhân dân, như vậy có phải chăng đã làm nhục quốc thể?

Cái việc nhà nước chiếm lấy đất đai và các cơ sở nhà chung nhà chùa từ “thời kỳ gọi là quá độ” khi nhà nước cộng sản lên nắm chính quyền từ những thập kỷ 50’ với chính sách “Cải cách Ruộng đất” đã giết biết bao nhiêu người và gây chia rẽ thù oán trong dân chúng, và tiếp theo có không biết bao nhiêu đợt nhà cầm quyền CSVN với những chính sách cướp đất của dân một cách vô lối và bất công…

Điều tôi trăn trở và lo sợ là những hành xử của chính quyền Hà Nội vừa qua, tôi không nghĩ là cách thực thi luật pháp của một nhà nước pháp quyền, một nhà nước pháp quyền lại có thể lừa gạt nhân dân trên một phương tiện truyền thông nhà nước trung ương như vậy được? Một nhà nước pháp quyền lại kích động bọn côn đồ, những kẻ nghiện ngập ma túy đang cai nghiện để đe dọa tính mạng của Tổng Giám Mục Hà Nội, của các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế và giáo dân giáo xứ Thái Hà giữa thanh thiên bạch nhật, giữa lòng thủ đô một nước với niềm tự hào dân tộc 4000 năm văn hiến, một nước đang chuẩn bị tiến tới 1000 năm Thăng Long?

Như chợt nhới lại lời hứa xem xét trả lại Tòa Khâm Sứ cũ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với Tòa Giám Mục Hà Nội cách đây chưa đầy 9 tháng, một thời gian chưa đủ thai nghén cho một đứa con chào đời để được làm người, mà nỡ vội quên đi!

Trước những gì đã và đang xãy ra, tôi cảm thấy thất vọng cho sự tồn vong của dân tộc và vinh quang của tổ quốc, các con cháu tôi mai nầy sẽ ra sao khi nó được lớn lên và được giáo dục trong một môi trường mà công lý và sự thật bị chà đạp, và trước mắt chúng đầy dẫy những manh nha và dối trá đang được phô diễn hằng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Tôi nhớ lúc nhỏ, khi còn đi học tôi được nghe qua những bài lịch sử, nước ta có những vị quan hết lòng vì dân vì nước, nhưng bất mãn trước những góp ý xây dựng đất nước và chống lại các gian thần, nhưng nhà vua không nghe mà lại theo các nịnh thần. Các vị quan ấy đã không ngần ngại từ quan mà về nơi sơn cùng thủy tận để sống một đời ẩn dật, thế mà tiếng thơm đến ngày nay vẫn được truyền tụng. Thử hỏi các cấp lãnh đạo nhà nước ta hôm nay, những người có chút lương tri, có chút trách nhiệm với tương lai của dân tộc và tổ quốc có dám làm như vậy không?

Theo thiển nghĩ của tôi, có nên lập một trang web như một diễn đàn chung để “tiếng nói ủng hộ cho công lý và sự thật" được ghi danh nơi đây như trang web bầu chọn cho Vịnh Hạ Long của chúng ta là một kỳ quan của thế giới. Thì việc ủng hộ cho nền hòa bình công lý và sự thật của đất nước chúng ta chắc chắn là phải cần thiết hơn, đó phải là một gia sản vằn hóa phi vật thể đáng được nêu cao và trân trọng lắm chứ? Để các nhà trí thức, các nhà lãnh đạo tôn giáo, sinh viên học sinh là tương lai là tiền đồ của dân tộc, mạnh dạn nói lên nguyện vọng của mình với đất nước, điều nầy không hề vi phạm hiến pháp nhà nước và công ước quốc tế mà nhà nước ta đã ký kết.

Có được như vậy, tôi tin sẽ là một động lực để các nhà lãnh đạo đất nước được thêm sức mạnh, để mạnh mẽ đấu tranh tư tưởng của chính mình, đang phải dằn vặt lương tâm giữa và công lý và dối trá, giữa vận mệnh đất nước và quyền bính và lợi lộc bản thân.

Ngày 08/10/2008
 
Người vẽ lại Mùa Thu Hà Nội...
Nắng Sài Gòn
19:39 08/10/2008
Người vẽ lại Mùa Thu Hà Nội...

Đất Nước vào thu, Hà Nội cũng vào thu,
Bao nhiêu năm thấp thoáng bóng ngục tù.
Con thuyền Giáo Hội Việt Nam,
Âm thầm lướt nhẹ trên hồ thu lịch sử.

Lặng lẽ hồn thu, thắt se lòng người Mục Tử,
Cây cơm nguội vàng xao xác lá thu bay.
Mùa cốm xanh thơm sao mắt đỏ cay cay,
Xao xuyến nhớ thương,
Hương gió thơm đưa mùi hoa sữa.

48 năm! Truyền cho nhau ánh lửa, (*)
Sưởi ấm tình người chia sớt nỗi gian lao.
Tiếp nối bước chân của các Đấng Anh Hào,
Máu Tử Đạo điểm tô non sông Đất Việt.

Vững chí tay chèo những tâm hồn hào kiệt,
Can đảm, trung kiên giữa sóng gió trùng khơi.
Mạnh mẽ, hiên ngang đứng dưới ánh mặt trời,
Tiếc thương nhà cổ, phố xưa
trong màn sương nhung nhớ.

Hà Nội sầu buồn! Hồn thu nay bỡ ngỡ,
Dây thép gai xé nát bầu trời thu.
Hồn thi nhân chua xót cảnh lao tù,
Hồn Mục Tử tái tê trong lời kinh ngấn lệ.

Tạ ơn Chúa! Tạ ơn đời!
Hôm nay giữa lòng trần thế,
Ban cho đời những Mục Tử hiên ngang.
Yêu đất nước, yêu quê hương,
Lấy tình thương chiến thắng bạo tàn.
Ngô Quang Kiệt – Vũ Khởi Phụng…
Những chiếc cọ thần đang vẽ lại mùa thu đất nước.

Để mọi người được sống trong niềm mộng ước,
Thu công lý,
Thu an bình,
Thu ngập nắng yêu thương.
Cho tình thu lan tỏa mọi nẻo đường,
Mùa thu Hà Nội! diệu kỳ, mộng mơ và đẹp nhất./.

(*) 48 năm. Thiết lập Hàng Giáo Phẩm Công Giáo Việt Nam 24/11/1960)
 
Vô liêm sỉ!
LM Đặng hữu Châu
19:43 08/10/2008
Vô liêm sỉ!

Tôi không thích nghĩ nhiều và nói nhiều về những chuyện bực mình khó chịu, mà chỉ thường suy ngẫm và thưởng ngoạn những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Và tôi cũng mau quên những câu chuyện và những loại người gây ra những chuyện ấy. Tôi là linh mục ở miền quê, tôi không xem tivi. Qua sự bàn tán của giáo dân tôi biết sự xuyên tạc và sự thất hứa của chính quyền thành phố Hà nội. Tôi không muốn nói nhiều với giáo dân về những điều khó chịu này. Thế nhưng tin đài cứ liên tục và giáo dân vì thế cứ thắc mắc. Cuối cùng, tôi quyết định sẽ nói một lần sự thật để rồi quên.

Tôi chọn Chúa nhật ngày 28 tháng 9 năm 2008 sẽ công khai sự thật, và cũng trùng hợp nhận được bản văn “Quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt nam…”. Sau khi đọc nguyên văn “quan điểm…”, tôi đóng lại: đó là quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt nam.

Còn sau đây là quan điểm của riêng tôi: chính quyền thành phố Hà nội vô liêm sỉ trong hành vi và lời nói liên quan đến vụ đất 42 nhà chung và 178 Nguyễn lương Bằng. Tôi xin nói rõ, tôi không nói chính quyền chung chung, hay chính tại địa phương, mà nói đến chính quyền thành phố Hà nội trong sự kiện trên là vô liêm sỉ.

Tôi phân tích từ vô liêm sỉ là chính xác về mặt ngôn ngữ tương xứng với sự kiện khách quan, chứ hoàn toàn không phải vì sự bức xúc (Dù tôi có buồn vì cách ứng xử như thế của chính quyền thành phố Hà nội.) Tôi phân biệt đạo đứcliêm sỉ.

Chúng ta đừng đòi hỏi những người làm chính trị phải đạo đức, điều đó rất khó và là chuyện lương tâm và riêng tư; chính chúng ta cũng phải đấm ngực sám hối mỗi ngày vì tội lỗi của chúng ta. Nhưng chúng ta buộc nhà cầm quyền ít nhất phải có liêm sỉ, chứ không phải như những kẻ mạnh thiếu nhân cách chứng tỏ quyền uy bất chấp sự thật một cách công khai, trơ trẽn, và nhất là không biết xấu hổ. Như thế là vô liêm sỉ.

Những việc làm vô liêm sỉ không chỉ gây khó chịu phản cảm đối với xã hội, mà nó còn tấn công vào tính chính danh và đạo đức của xã hội. Tôi đã trình bày sự thật và quan điểm của mình cho người trưởng thành, vì không muốn trẻ thơ phải nhuốm phải những điều không hay của người lớn, rồi thôi. Tôi muốn quên những chuyện khó chịu và đừng ai nhắc đến nữa.

Thế rồi, một tuần sau tôi đọc thấy bài viết “Ông ấy có còn xứng đáng” của Thành Long trên báo TNTP. Thành Long là ai mà nói dối tồi thế. Cụm từ “niềm tin giảm đi một nửa” nghe nó giống ngôn từ chải chuốt của nhà văn hơn là câu nói đối thoại của một trẻ thơ. Đúng là người lớn thi vẽ tranh thiếu nhi. Tôi lại phải gặp thêm một kẻ vô liêm sỉ nữa. Vô liêm sỉ tới đó là cùng.

Tôi muốn tránh mà không thành, muốn quên mà không được. Lần này không phải là buồn mà là bức xúc vì có người dám dám đụng đến sự trong trắng của thiếu nhi. Vì điều bức xúc này mà tôi viết bài này để gởi cho những người vô liêm sỉ mong có một chút liêm.
 
Hỡi Người Ga-li-lê, chính Người đã chiến thắng ta!
John Chang
19:48 08/10/2008
Hỡi người Ga-li-lê, chính người đã chiến thắng ta!

Khi hoàng đế La Mã Constantine (274-337) sắp lâm trận với đạo quân kình địch của Maxentinus (?-312) ông nói đã nằm mơ thấy Chúa Ki-tô hiện ra với ông và dặn ông viết hai chữ XP (theo tiếng Hy Lạp là XPISTOS, tức là Chúa Ki-tô) trên các tấm khiên của binh lính. Sau đó ông đánh bại quân địch tại cầu Milvian gần Roma (năm 312). Bởi đó ông ra sắc chỉ chấm dứt việc bách hại Ki-tô giáo. Dưới sự bảo trợ của ông Ki-tô được lớn mạnh sau thời gian gần 300 năm bị bách hại dữ dội trong toàn đế quốc La Mã. Trước khi qua đời ông xin được rửa tội để thành Ki-tô hữu.

Hoàng đế Flavius Claudius Julianus lên ngôi năm 360, có biệt danh nổi tiếng là Julian Phản Ki-tô (Julian the Apostate). Ông căm thù Ki-tô giáo và muốn đảo ngược lại đường lối của Constantine. Ông bắt buộc toàn đế quốc La Mã quay lại việc thờ cúng các thần linh của La Mã và Hy Lạp. Nhưng triều đại của ông chỉ kéo dài trong 3 năm. Ông bị giết khi lâm chiến với quân Ba-Tư tại mặt trận Mesopotamia ngày 26-6 năm 363. Trước khi nhắm mắt ông chua xót thốt lên một câu lưu danh muôn thưở: Vicisti, Galilaee - Hỡi Người Ga-li-lê, chính người đã chiến thắng ta.

Người Ga-li-lê mà Jilian ám chỉ chính là Đức Giê-su, người miền Ga-li-lê, một tỉnh nhỏ xa xôi hẻo lánh trong đế quốc La Mã. Người Ga-li-lê này chỉ là một tử tội vô danh tiểu tốt phải chết ô nhục không quần không áo trên thập giá vào 330 năm trước thì có quan trọng gì đối với đương kim hoàng đế của đế quốc La-Mã đến nỗi ông phải bận tâm vào lúc sắp chết như thế? Suốt đời người Ga-li-lê lang thang đây đó, không có lấy một hòn đá để gối đầu, quanh đi quẩn lại cũng chỉ trong miền Ga-li-lê. Chung quanh Người toàn là đám dân nghèo thất học cùng khổ và những người mà xã hội đương thời khinh chê là tội lỗi. Người làm được một số phép lạ chữa bệnh nhưng điều này không ngăn cản được đám đông cuồng nộ la ó yêu cầu quan Phi-la-tô: Đóng đinh nó vào thập giá. Rồi Người phải chết treo chung với hai thằng ăn cướp.

Nhưng sau khi chết người Ga-li-lê này lại sống lại và còn sống mãnh liệt hơn nữa nơi các Ki-tô hữu. Họ cam chịu bắt bớ, tù đầy, bị giết chết chứ không chịu từ bỏ niềm tin nơi Người. Tin vào Người thì mất tất cả nhưng để được cái gì? Người hứa ai tin vào Người sẽ không phải chết. Thế mà hằng hằng lớp lớp Ki-tô hữu bị kỳ thị soi mói lý lịch ba bốn đời, bị cắt hết đường công danh, bị nguyền rủa chửi bới, bị đưa ra pháp trường, bị đâm bị chém, bị thiêu bị đốt, bị thú dữ phanh thây xẻ thịt mà có thấy Người đến cứu đâu. Tin để rồi đi đến kết cuộc thảm thương như thế mà vẫn cứ tin. Chắc chắn họ phải thấy một cái gì khác. Không những đó là điều họ sẽ thấy sau khi chết, mà họ còn phải thấy ngay trong hiện tại thì mới dám chấp nhận bỏ tất cả để được một cái lớn hơn gấp bội. Họ thấy được Người đang sống với họ một cách huyền nhiệm lạ lùng. Thế gian không bao giờ hiểu được điều này.

Câu nói của Julian luôn đúng với mọi hôn quân bạo chúa và tất cả mọi người đã và đang muốn tiêu diệt Ki-tô giáo. Lịch sử cho thấy tất cả những vua chúa và triều đại hùng mạnh như đế quốc La Mã, các triều vua Trung quốc, Nhật Bản, Cao Ly, Việt Nam, khối Cộng sản Đông Âu…đã từng bách hại Ki-tô giáo khủng khiếp đều đã tiêu vong. Những triết gia vĩ đại, những văn nghệ sỹ lớn, và hằng hà sa số bồi bút đã suốt đời mất công bài bác Ki-tô giáo cũng đều đã qua đi mà Ki-tô giáo luôn còn đó.

Nhưng đó có phải là tất cả chiến thắng của người Ga-li-lê không?

Không ai biết được Julian nghĩ gì khi thốt lên câu đó. Điều chắc chắn là đứng trước cái chết mọi người đều phải sợ vì chết là một kết thúc bế tắc bi đát nhất cho thân phận một người. Khi vào thăm bảo tàng Hồ Chí Minh tại Hà Nội tôi bàng hoàng đọc lại bút tích của ông trong một lá thư gởi cho một gia đình Công giáo có con tử trận trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Đại khái ông viết rằng người chết đã được lên thiên đàng thì người còn sống cũng được an ủi nhiều. Tôi nghĩ rằng ông tin chứ không phải nói dối đâu.

Nhưng chiến thắng của người Ga-li-lê chỉ có ý nghĩa lớn lao nhất nơi từng thâm tâm sâu kín nhất của mỗi con người. Mọi người, dù là ai đi nữa, thậm chí không tin, chống đối, và muốn tiêu diệt Ki-tô giáo cũng đều được Người yêu mến và đổ máu ra mà cứu chuộc. Chỉ qua Người mà họ mới đạt được mục đích chính của kiếp người: được trở thành Con Thiên Chúa giống như Người. Hồng ân này Người ban tặng dễ dàng cho mọi người mà không cần những nghi thức rình rang mầu mè bên ngoài như Người đã ban cho tên ăn trộm cùng chết bên cạnh Người. Chỉ cần người ta tin thôi.

Có thể Julian thốt lên câu đó vì vào phút cuối cuộc đời, khi vinh hoa phú quý chỉ còn là phù vân, ông cảm thấy mình phải rơi vào một hố thẳm không đáy tối tăm, mọi triết lý ý thức hệ, tư tưởng cao siêu này nọ đều trở thành lố bịch, người Ga-li-lê chết trơ trọi thảm thương trên thập giá lại trở nên thân thương vô cùng đối với ông và ông bỗng tin vào Người. Người đã chiến thắng ông vì Người luôn yêu thương ông.

Có thể vào phút cuối đời các vị vua triều Nguyễn, Lê-nin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Kim Nhật Thành, Pôn Pốt… cũng bỗng tin vào Người.

Có rất nhiều quan Cộng sản Việt Nam vào cuối đời đã bí mật tiếp xúc với các linh mục. Không ai chống được sức mạnh tình yêu của Người Ga-li-lê.

Nhưng có khi Người lại qưở trách những Ki-tô hữu vì họ đã không bao giờ dám đi cầu nguyện để bênh vực các thai nhi đang bị tàn sát không thương tiếc và các người nghèo bị mất nhà cửa ruộng vườn bởi một chính quyền chủ trương ăn cướp đa số để cho một thiểu số trong phe đảng của họ được thụ hưởng tối đa.

Sau cùng, đến phút cuối cuộc đời, nhiều người cũng sẽ phải lập lại câu nói của Julian. Mong rằng, nhờ lòng thương xót của Người, họ sẽ thốt lên lời đó trong rạng rỡ hân hoan chứ không phải trong chua cay khốn nạn:

Hỡi Người Ga-li-lê, chính Người đã chiến thắng ta!
 
Quý vị đừng lo sợ, đừng lùi buớc!
Mục Sư Trần Thanh Vân
21:47 08/10/2008
Quý vị đừng lo sợ, đừng lùi buớc !

Kính thưa quý vị Linh Mục ở giáo xứ Thái Hà,
Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam,
cũng như toàn thể quý vị giáo dân thuộc giáo xứ Thái Hà,


Tôi là Mục sư Trần Thanh Vân, hiện nay là quyền chủ tịch của Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ và đang quản nhiệm Hội Thánh Tin Lành Lutheran Việt Nam tại Fountain Valley. Chúng tôi rất là xúc động khi hay tin trên báo chí truyền hình cho thấy nhà cầm quyền CSVN đã trấn áp và
đã dời tượng Đức Mẹ cũng như ủi sập khu đất của Tòa Khâm Sứ.

Điều đó, những hình ảnh đó đã làm cho chúng tôi nhìn thấy được sự dã man của nhà cầm quyền CSVN. Trong khi tất cả đồng bào của chúng ta đang cầu nguyện, ở trong tay không có một tấc sắt, trong tinh thần ôn hòa bằng sự cầu nguyện, vậy mà nhà cầm quyền CSVN đối xử lại cách hết sức thô bạo!

Trong 8 tháng qua, trong tinh thần đòi lại cơ sở đất đai, để hầu có điều kiện thờ phụng Thiên Chúa, giáo dân Hà Nội ở tại Thái Hà, nhưng bị sự đáp trả lại bằng bạo lực như vậy, chúng tôi ở bên ngoài tại Hoa Kỳ nhìn thấy những hình ảnh đó, rất xúc động, cho nên cùng với các bạn trẻ đã tổ chức một đêm thắp nến, để chúng tôi hiệp thông với đồng bào giáo dân ở tại Thái Hà cũng như các Linh Mục, nhất là Chúng tôi luôn cầu nguyện cho Đức Tổng Giám Mục giáo phận Hà Nội là Cha Ngô Quang Kiệt.

THẮP NẾN CẦU NGUYỆN 10000 NGƯỜI Ở NAM CALIFORNIA

Chúng tôi cùng với các bạn trẻ đã đứng ra tổ chức đêm cầu nguyện, để ao ước hòa nhập với tinh thần của giáo dân Thái Hà. Các bạn trẻ thuộc các tôn giáo, đã họp lại tại Westminster, các bạn trong Đoàn Thanh Niên Công Giáo cùng với 45 hội đoàn, với sự yểm trợ của Hội Đồng Giám Mục Orange County, Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ, Cha Giám đốc Trung Tâm Công Giáo, Cộng đồng Công Giáo Giáo phận Orange County, Cộng đồng Công Giáo Miền Tây Nam Hoa Kỳ đã tổ chức Đêm Thắp Nến cầu nguyện.

Khoảng 10,000 đồng hương đã đến tham dự Đêm Thắp Nến này. Sau lễ Chào cờ Viêt Mỹ và một phút mặc niệm thật cảm động, anh Nguyễn Mạnh Chí là chủ tịch Đoàn Thanh Niên Công Giáo thay mặt cho Ban Tổ Chức đã ngỏ lời chào mừng đến tất cả mọi người. Và MC Việt Dzũng, Minh Phượng, Đỗ Tân Khoa và Hồng Khuyên đã lần lưọt giới thiệu quan khách.

Đại diện 12 dân cử có mặt. Thượng nghị sĩ Lou Corea và dân biểu Trần Thái Văn phát biểu và cập nhật tình hình ở trong nước, về cuộc đấu tranh ôn hòa bằng sự cầu nguyện của giáo dân thuộc giáo xứ Thái Hà, cũng như toà Tổng Giám Mục Hà Nội. Lm Trần Công Nghị đã lên sân khấu trình bày những tình tiết và ý nghĩa của giáo dân Thái Hà. LM nhấn mạnh giáo dân Thái Hà đòi đất đai sở hữu là đòi công lý, công bằng. Tiếp theo chương trình, BTC đã liên lạc được với LM Nguyễn Văn Khải thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, qua đường dây trực tiếp với tất cả mọi người trong buổi cầu nguyện đó.

Lm Nguyễn văn Khải ngài cho biết suốt từ sáng đến giờ tại giáo xứ Thái Hà vẫn bị bao vây, bị khủng bố liên tục. Giáo dân Thái Hà và từ nhiều giáo phận vẫn tiếp tục cầu nguyện quanh khu đất bị chiếm dụng, dù bị công an chìm nổi và bọn côn đồ được thuê mướn đến xô xát, chưởi bới, mạ lỵ. LM tin rằng, với sự kiên quyết của mọi người, thì Sự thật sẽ được sáng tỏ, công lý và hoà bình sẽ được tôn trọng. Chính nghĩa sẽ thắng bạo quyền.

Kế tiếp là chương trình văn nghệ đấu tranh xen kẻ, qua các Ban Tù Ca của Xuân Điềm, Ca đoàn Thanh Niên Công Giáo, và hơn 30 ca sĩ ở trong cộng đồng. Sau cùng là phần thắp nến cầu nguyện do Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ. Đại diện 5 tôn giáo lớn tại Việt Nam là Giáo Hội Công Giáo, Giáo Hội Phật Giáo, Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo, Giáo Hội Cao Đài, và Giáo Hội Tin Lành cùng các bạn trẻ cũng như 45 Hội đoàn đốt lên ngọn nến. Tất cả mọi người đều thắp nến để cùng hòa nhập với tinh thần cầu nguyện của giáo dân Thái Hà, đặc biệt cầu nguyện cho Đức TGM Ngô Quang Kiệt và các Linh Mục Dòng Chúa Cứu Thế.

Chúng thấy tinh thần đó làm cho mọi người rất là xúc động. Dù trời dần dần khuya, nhưng mọi người không ai ra về. Cuối cùng, chủ khu đất đó báo cho biết là chỉ xin phép được đến 10 giờ đêm, giờ đó bắt buộc phải giải tán. Ai nấy quyến luyến muốn ở lại để tiếp tục cầu nguyện, thể hiện tinh thần cầu nguyện hòa nhập với giáo dân Thái Hà, Hà Nội. Tôi muốn tường trình sơ, để đồng bào ở Thái Hà thấy được chúng tôi ở bên ngoài luôn luôn nhớ đến đồng bào Thái Hà, cũng như nhớ đến cac Linh Mục kiên trì can đảm đứng lên đòi công lý qua tinh thần cầu nguyện.

Chúng tôi muốn nói điều này, để quý vị hiểu rằng, mặc dù xa cả nửa địa cầu, chúng tôi luôn luôn cầu nguyện, luôn luôn nhớ đến quý vị. Nói điều này để quý vị hiểu được tâm tình và tinh thần của tất cả đồng bào hải ngoại luôn luôn hướng về Thái Hà. Quý vị đừng lo sợ, đừng lùi buớc trước bạo quyền cộng sản !

Trong tinh thần đó, trước đó, chúng tôi cũng có dự một buổi cầu nguyện do Trung Tâm Công Giáo tại Orange County tổ chức. Trong dịp này, để nói lên tiếng nói rõ ràng hơn, mạnh mẽ hơn, thì Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ đã có một Bản Lên Tiếng. Cho tất cả mọi người trên thế giới biết được sự hỗ trợ của các tôn giáo đối với đồng bào ở Thái Hà. Tôi xin phép được đọc Bản Lên Tiếng của Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ:

Bản Lên Tiếng
của Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ:


Việc nhà cầm quyền CSVN gần đây đã đàn áp giáo dân Thái Hà qua việc bắt bớ, đe dọa, vu khống các giáo dân đang cầu nguyện để ước ao nhà cầm quyền CS sớm trả lại đất đai của giáo xứ đã bị chiếm giữ bất hợp pháp từ bao nhiêu năm qua. Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ nhận định như sau:

Thứ nhất, từ năm 1954, nhà cầm quyền CSVN đã tịch thu, chiếm cứ bất hợp pháp nhiều cơ sở đất đai của các Giáo Hội, điển hình qua vụ chiếm cứ gần 15,000 mẫu đất của giáo xứ Thái Hà do nhà Dòng Chúa Cứu Thế tạo mãi
từ năm 1928.

Thứ hai, từ tháng giêng 2008 và trên một tháng nay, giáo dân Thái Hà đã liên tục cầu nguyện trong tinh thần ôn hòa và bất bạo động, để nhà cầm quyền CSVN sớm trả lại đất đai đã chiếm hữu này.

Thứ ba, thay vì giải quyết thoả đáng nguyện vọng chính đáng của giáo dân, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã đáp ứng bằng cách bắt giam, khủng bố tinh thần, xuyên tạc cuộc tranh đấu ôn hòa của giáo dân Thái Hà. Lại còn lên án giáo dân Thái Hà có các hành vi phá hoại tài sản và gây rối trị an, kết án các Linh Mục Tu sĩ đã xúi giục giáo dân. Đồng thời đang sửa soạn cho một cuộc đàn áp quy mô và thẳng tay đối với giáo dân Thái Hà.

Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ tuyên bố:

Thứ nhất: Hiệp thông với giáo dân Thái Hà trong cuộc tranh đấu ôn hòa cho Công Bằng và Công Lý hiện nay.

Thứ hai: Cầu nguyện cho nhà cầm quyền CSVN biết nhìn nhận những đòi hỏi chính đáng của giáo dân Thái Hà, để giải quyết nội vụ một cách ôn hòa, trong tinh thần tôn trọng luật pháp và quyền công dân.

Thứ ba: Kêu gọi nhà cầm quyền CSVN phải ngưng ngay các cuộc đàn áp giáo dân Thái Hà, đồng thời mở các cuộc đối thoại chân thành với Dòng Chúa Cứu Thế và giáo dân Thái Hà, để sớm trao trả những đất đai chiếm hữu bất hợp pháp của Nhà Dòng giáo xứ Thái Hà.

Thứ tư: Khẩn thiết kêu gọi Liên Hiệp Quốc và các quốc gia yêu chuộng hòa bình dân chủ trên thế giới lên tiếng và có những hành động cụ thể hỗ trợ cho giáo dân Thái Hà, trong cuộc đấu tranh ôn hòa đòi lại Công bằng và Công lý hiện nay.

Làm tại Little Saigon ngày 15.9.2008

Đồng ký tên
Thành viên của Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ
Giáo Hội Cao Đài: Hiền Tài Phạm Văn Khảm
Giáo Hội Công Giáo: Linh Mục Mai Khải Hoàn
Giáo Hội Phật Giáo: Hòa Thượng Thích Minh Nguyện
Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo: Giáo sư Nguyễn Thành Long
Giáo Hội Tin Lành Lutheran: Mục sư Trần Thanh Vân


Đó là Bản Lên Tiếng của Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ, để chúng tôi nói lên tinh thần hỗ trợ đồng bào giáo dân tại giáo xứ Thái Hà, cũng như cầu nguyện cho các Linh Mục ở Dòng Chúa Cứu Thế, và đặc biệt là chúng tôi luôn cầu nguyện cho Đức Tổng Giám Mục giáo phận Hà Nội: Đức Cha Ngô Quang Kiệt.

Chúng tôi xin gởi đến đồng bào giáo dân Thái Hà, các LM và Đức TGM Ngô Quang Kiệt lời chúc bình an. Luôn luôn chúng tôi nhớ đến quý vị, cầu nguyện cũng như hòa đồng với tinh thần ôn hòa cầu nguyện cùng với quý vị trong cuộc đấu tranh này.

Xin chân thành cảm ơn, và nguyện xin Thiên Chúa nghe những lời cầu bầu của tất cả chúng ta, để Ngài ban phước cho mọi việc được hanh thông. Amen.

Mục Sư Trần Thanh Vân, quyền chủ tịch
Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ
 
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Sứ Mạng Người Cầm Bút Công Giáo Việt Nam
LM. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
16:06 08/10/2008
Sứ Mạng Người Cầm Bút Công Giáo Việt Nam

Qua sự hỗ trợ của Ủy Ban Văn Hóa Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, Tạp Chí Sứ Điệp và một số thân hữu, một buổi gặp gỡ thân mật giữa những người Việt Nam sinh hoạt trong lãnh vực văn hóa và nghệ thuật tổ chức tại Boston College, MA, vào ngày 4 tháng 10, 2008, với chủ đề: 'Chuyển Tải Sứ Điệp Tin Mừng qua Văn Học & Nghệ Thuật'. Chủ Tịch Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ, LM. Giuse Nguyễn Thanh Liêm, đã được mời chia sẻ về đề tài: "Sứ Mạng của Người Cầm Bút Công Giáo Việt Nam". Dưới đây là toàn văn bài chia sẻ.

Kính thưa quý Cha và toàn thể quý vị,

Chân thành cám ơn tất cả quý vị đã hy sinh thời giờ, công sức quy tụ về nơi đây, cùng nhau ngồi lại để hy vọng đóng góp một cái gì đó cho nền Văn Hóa Công Giáo Việt Nam. Thành ý của mỗi người rất đáng hoan nghênh. Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.

Nói đến Sứ Mạng, có lẽ người Công Giáo chúng ta quen với từ "Ơn Gọi" hơn. Ba vấn đề trong phạm vi này: Ai gọi, gọi ai và gọi để làm gì?

Với con mắt đức tin: chúng ta nhận biết rằng, mỗi người đều được Chúa gọi, và trao cho sứ mạng nào đó. Đúng như điều chia sẻ của Đức Thánh Cha Benedict XVI, trao đổi với Peter Seeward, rằng: “Mỗi cuộc sống có ơn gọi riêng. Nó có ẩn số riêng và con đường riêng. Không cuộc đời nào là thuần bắt chước, tung tăng bước ra từ một chuỗi giống nhau. Và mỗi người cũng cần can đảm sống đời mình một cách sáng tạo mà chẳng cần bắt chước ai” . ( 'Thiên Chúa và Trần Thế', tr. 286). Cũng qua điều chia sẻ này, ý nghĩa của dụ ngôn Nén Bạc chúng ta thi thoảng nghe trong các Thánh Lễ, rõ nét hơn: Tùy theo khả năng từng người, Chúa giao cho 5 nén, hay 2 nén để sinh lợi (Mt 25:14-29).

Trong Phần Nhập Đề của cuốn 'Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo' (Tóm Lược HTXH), có nhấn mạnh: “Ý nghĩa sâu xa nhất của cuộc sống con người được lộ ra khi con người tự do tìm kiếm sự thật nào đó có thể định hướng và đem lại sự sung mãn cho cuộc sống” (Tóm lược HTXH, tr. 37).

Thật vậy, thế giới này chứa đựng nhiều điều bí nhiệm bao quanh cuộc sống và hoàn cảnh con người, và con người khi sinh ra, với lòng khao khát tìm kiếm sự thật xung quanh cuộc sống, đã cố gắng rất nhiều để có những đáp án. Qua hành động dấn thân tìm hiểu cho ra sự thật đó, đã làm cho đời sống con người phong phú hơn, sung mãn hơn!

Cần mở ngoặc nơi đây, cuốn sách này do Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình biên soạn và phổ biến năm 2004. Đức Cố Hồng Y FX Nguyễn Văn Thuận, nguyên Chủ Tịch Hội Đồng, “đã thực hiện phần chuẩn bị phức tạp của tài liệu này” , như lời đương kim Chủ Tịch Hội Đồng, đức Hồng Y Renato Raffaele Martino, giới thiệu.

Trong lĩnh vực Văn Hóa, - chúng ta đang nói chuyện văn hóa – “Văn Hóa phải là lĩnh vực ưu tiên, cho sự hiện diện và dấn thân của Giáo Hội và các Kitô hữu” (Tóm Lược HTXH, tr. 378). Rất rõ ràng, tất cả Kitô hữu đều được mời gọi dấn thân trong lĩnh vực này! Linh Mục Trần Cao Tường, một nhà sinh hoạt nhiệt thành và tha thiết trong lãnh vực Văn Hóa lâu năm, cũng đã nêu lên những băn khoăn và ưu tư đó trong nhiều bài viết, cụ thể là bài 'Có Cần Lập Một Ban Mục Vụ Văn Hóa Trong Mỗi Cộng Đoàn Công Giáo Không?', đăng trên Nội San Liên Đoàn, số 23, năm 2008.

Lời mời gọi dấn thân thật tha thiết và cấp bách cho Văn Hóa cũng đến từ nguồn chính thống: từ các Giáo Phụ tham dự Công Đồng Vatican II. Các ngài đã nhận thấy “sự tách rời của niềm tin Kitô giáo và đời sống hằng ngày như là một trong những sai lầm trầm trọng nhất của thời đại chúng ta” . (Hiến Chế Mục Vụ, Gaudium et Spes, 59:AAS 58 (1966), 1062). Chi tiết hơn, vì: “Tình trạng không có một viễn cảnh siêu hình, sự đánh mất lòng khát vọng tìm Chúa vì yêu mình quá độ nên chỉ tự phục vụ cho chính bản thân, và các hình thức khác nhau gặp thấy trong những lối sống tiêu thụ; dành ưu tiên cho việc nghiên cứu khoa học và kỹ thuật như là cùng đích của đời mình; chú trọng vào dáng vẻ bên ngoài, nỗ lực truy tìm hình ảnh, những kỷ thuật truyền thông" (Tóm Lược HTXH, tr. 378).

Kể từ những ngày các Giáo Phụ Công Đồng Vatican II nhận xét những điều trên, thế mà tưởng chừng như mới... hôm qua, vì tình trạng xã hội và con người hiện tại ở trên đất nước Hoa Kỳ này, hay ở những quốc gia khác như bên Âu Châu và ngay cả ở Việt Nam chúng ta, cũng không... có khác gì hơn 40 năm trước!

Do vậy, Sứ Mạng mà người Kitô hữu, sau khi lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, được trao ban: Rao Giảng Tin Mừng Cứu Độ, về Thiên Chúa và Tình yêu bao la của Ngài dành cho loài người, hơn lúc nào hết được chú trọng đặc biệt.

Câu hỏi được đặt ra cho giới cầm bút Công Giáo, chúng ta sẽ thực hiện như thế nào? Theo thiển ý, có lẽ sứ mạng của những người cầm bút Công Giáo sẽ thành công hơn, khi mỗi người cố gắng trở nên là một phó bản của Chúa Giêsu không những trong cuộc sống cá nhân, mà còn trong những tác phẩm - những đứa con tinh thần của mình: "Ta là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống" (Ga 14:6). Thể hiện được những điều đó, chính là hình thành hai Nhân Cách Sống và Nhân Cách Viết có nét đặc thù: Công Giáo. Điều này cũng phù hợp với những nhận định và đánh giá về Người Cầm Bút nói chung, căn cứ vào hai nhân cách của họ: Nhân cách Sống và nhân cách Viết.

Liên quan đến điều này, chúng ta hơn lúc nào hết, cần suy gẫm những định hướng của Giáo Hội về sự tham gia trong lĩnh vực văn hóa, đó là 'cố gắng bảo đảm quyền có một nền văn hóa nhân bản và dân sự cho mỗi con người, phù hợp với phẩm giá của con người, không phân biệt chủng tộc, giới tính, quốc gia, tôn giáo hoặc những hoàn cảnh xã hội. Quyền này bao hàm quyền của các gia đình và những con người được đi học trong các trường miễn phí và các trường mở; tự do tiếp cận với các phương tiện truyền thông xã hội, cũng như tránh được mọi hình thức độc quyền và kiểm soát về ý thức hệ trong lĩnh vực này, tự do nghiên cứu, chia sẻ tư tưởng, bàn cãi và thảo luận.

Nhiều hình thức tước đoạt về văn hóa và không nhìn nhận các quyền lợi của văn hóa chính là nguồn phát sinh ra sự nghèo khổ của nhiều dân tộc. Sự dấn thân vào việc giáo dục và đào tạo con người luôn là mối quan tâm hàng đầu của hoạt động xã hội Kitô giáo
. (Tóm Lược HTXH, tr. 380).

Năm 2007 vừa qua, sau Đại Hội Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN) lần thứ X tổ chức tại Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội từ ngày 08 đến 12-10-2007, HĐGMVN đã đưa ra một thư Chung 'Giáo Dục Hôm Nay, Xã Hội và Giáo Hội Ngày Mai', có chủ điểm về Giáo Dục Kitô Giáo, chính là đã nhìn thấy những giá trị cần thiết, quan trọng và khẩn trương của một nền giáo dục Công Giáo hơn bao giờ hết đang cần trên đất nước Việt Nam.

Các vị lãnh đạo Giáo Hội Việt Nam thuộc toàn bộ 26 giáo phận Việt Nam qua lá thư Chung này, cũng đã thẳng thắn bày tỏ thiện chí muốn dấn thân tích cực hơn nữa, hiệu quả hơn nữa của toàn thể Giáo Hội Việt Nam, với con số hơn tám (8) triệu người giáo dân trong nước, đó là chưa tính đến sự trợ giúp đáng kể của gần một (1) triệu người Công Giáo sinh sống khắp nơi ở hải ngoại đáp trả lời mời gọi của các ngài, để giúp xã hội và con người Việt Nam thăng tiến toàn diện nói chung, và về mặt văn hóa nói riêng. Có lẽ, các ngài cũng biểu đồng tình với Đức cố Thánh Cha John Paul II, đó là, 'nhờ văn hóa, con người, với tư cách là người, sẽ trở nên người hơn' (Thư Đức Thánh Cha John Paul II gởi UNESCO, ngày 23-6-1980, tr. 9).

Một nét đẹp của đất nước và con người Hoa Kỳ, đó là người ta trân quý và hoan nghênh những đóng góp lao động -trí óc hay tay chân- của tập thể hay cá nhân vào sự thịnh vượng và phúc lợi của quốc gia, xã hội, đặc biệt những sự đóng góp này mang tính cách tự nguyện và vô vị lợi.

Chính phủ Hoa Kỳ, dù do bất cứ đảng phái nào lãnh đạo, cũng luôn khôn ngoan không những biết tìm kiếm và ưu đãi nhân tài, mà còn biết nuôi dưỡng và đào tạo nhân tài nữa. Chính vì chính sách 'chiêu hiền đãi sĩ' như thế, nhiều chất xám từ khắp nơi trên thế giới đã lũ lượt chảy về Hoa Kỳ: từ Ý, Pháp, Đức, Trung Quốc, Anh, Nga Xô, Tiệp Khắc, Ba Lan, Việt Nam…giúp cho đất nước và xã hội này mỗi ngày mỗi cường thịnh hơn.

Về phương diện khác, Chúa Giêsu Kitô qua việc bày tỏ mình ‘là Đường, là sự Thật, và là Sự Sống’, đã không những giúp cho người Công Giáo xác tín hơn vào chân lý, vào đức tin của mình, mà còn vạch ra một viễn cảnh tươi đẹp vào niềm hy vọng có thật của một 'Trời mới, Đất mới'.

Điều này, cũng tùy thuộc vào mức độ dấn thân của Kitô hữu liên quan đến Nội Dung của Văn Hóa, đó là Sự Thật. Đức Thánh Cha Benedict XVI xác tín rằng: "Bản chất con người là yêu sự thật" (Thiên Chúa và Trần Thế, tr. 184). Hơn thế nữa, ngài còn khẳng định rằng "chân lý chính là tình yêu, và tình yêu sẽ trở nên dị hợm, khi nó chống lại sự thật" (SĐD, tr. 185). Vấn đề Sự Thật chính là cốt lõi của Văn Hóa, và dù tin hay không tin, càng gần với Sự Thật bao nhiêu, chúng ta càng giống Thiên Chúa bấy nhiêu - là Đấng tuyên xưng: Ta là Sự Thật!

Những sự việc xảy ra tại Tòa Khâm Sứ và tại Giáo Xứ Thái Hà, không còn đơn thuần là chuyện tranh chấp đất đai giữa Giáo Phận Hà Nội với địa phương nữa! Có cái gì lớn hơn, nghiêm trọng hơn, và có giá trị về mặt tinh thần hơn nhiều so với giá trị vật chất của mảnh đất bé tí kia! Giá trị đó mang tính cách thiêng liêng, ngay chính Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt cũng từng chia sẻ trong các buổi gặp gỡ với chức sắc chính quyền địa phương, cũng như Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, sau Hội nghị thường niên kỳ II từ ngày 22-26 tháng 9, 2008 tổ chức tại Tòa Giám Mục Xuân Lộc vừa qua, đã cho phổ biến Bản Nhận Định và Quan Điểm của HĐGMVN. Có thể tóm tắt lại những gì các ngài tha thiết đóng góp cũng như mong đợi, nếu không sợ bị phê phán là chủ quan: Hãy trả lại cho Sự Thật những gì thuộc Sự Thật! Thế thôi, không cần nhiều hơn, nhưng cũng không được ít hơn!

Trong lá thư mới nhất của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam gởi cho cộng đồng dân Chúa trong nước vào ngày 3 tháng 10, 2008 vừa qua, các ngài cũng bày tỏ ưu tư ‘Con đường đối thoại tìm về chân lý, công lý và lợi ích lâu dài của đất nước là con đường dài với nhiều khó khăn và trắc trở, đòi hỏi khôn ngoan và kiên nhẫn’.

Trong bối cảnh của xã hội ngày hôm nay, đoạn Tin Mừng của Thánh Luca chúng ta vừa nghe qua: 'Thần khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa.' cũng là những điều 'ứng nghiệm' cho những người Cầm Bút Công Giáo Việt Nam để chúng ta suy niệm, cầu nguyện và tích cực hành sử chức năng của mình là Tông Đồ Của Sự Thật, hầu góp phần vào việc dựng xây thế giới tốt lành và thánh thiện hơn.

Chủ Tịch Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Vớt Trăng
Nguyễn Đức Cung
00:12 08/10/2008

VỚT TRĂNG – Cressent Moon



Ảnh của Nguyễn Đức Cung

Vươn vai vớt thử vầng trăng khuyết

Chẳng biết nửa kia có đợi chờ ?!

(nđc )

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền