Ngày 12-10-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:38 12/10/2013
A TU LA TRUYỀN KÝ
N2T

A Tu La trong con mắt của tất cả các thiên thần và loài người là những kẻ đại khốn nạn, cho nên chúng nó được gọi là bầy ác ma. Thực ra trước đây A Tu La cũng là thiên thần, chỉ vì làm sai việc mà bị bộ hạ của thiên đế Nhân Đà La là A Lực An xử phạt, hạ xuống làm ma quỷ, chúng nó từ thiên giới bị xua đuổi xuống địa ngục, sống sâu dưới tầng thấp nhất của biển lớn.
A Tu La rất giận dữ cho nên ở dưới địa ngục khổ tu luyện công, cuối cùng bầy ma quỷ cũng luyện được công lực rất cao cường, thường biến hóa thành các loại yêu quái đi khắp nơi hại người, khiến cho các thiên thần rất âu sầu mà giao chiến với A Tu La hơn ngàn năm.
Nhưng giữa A Tu La và các thiên thần có thể nói là sức lực ngang nhau, không biết ai sẽ thắng ai, cho nên mãi cho đến hôm nay, sức lực của ác tà và chính nghĩa vẫn cứ đối kháng nhau.
(Truyện thần thoại Ấn Độ)

Suy tư:
Thiên Chúa tạo dựng nên hai loài cao trọng trong vũ trụ, đó là loài thiên thần và loài người, cả hai loài đều phải qua một sự thử thách sau đó mới được vĩnh viễn hưởng hạnh phúc với Thiên Chúa.
Thiên thần Lu-xi-phe và các thiên thần đồng lõa phạm tội, không vượt qua thử thách vinh quang và quyền lực nên muốn bằng Thiên Chúa, thế là tổng lãnh thiên thần Mi-ca-e –với ơn Chúa giúp- lãnh đạo các thiên thần trung thành với Thiên Chúa đánh bại các thiên phản phản nghịch Lu-xi-phe rơi vào trong hỏa ngục, đó là nơi ở của các thần dữ mà người Ki-tô hữu gọi là ma quỷ, đứng đầu và nguyên nhân của sự ác trên thế gian này.
Vì thù nghịch với Thiên Chúa nhưng không làm gì được Ngài, thế là ma quỷ đi làm hại con người mà Thiên Chúa đã tạo dựng, thế là nguyên tổ loài người phạm tội, nhưng vì yêu thương con người nên Thiên Chúa đã hứa ban Đấng Cứu Độ đến trần gian để cứu chuộc loài người thoát khỏi ách thống trị của ma quỷ, Đấng Cứu Độ ấy chính là Đức Chúa Giê-su.
Bao lâu máu còn chảy trong huyết quản của con người thì con người vẫn còn bị cám dỗ, hay nói cách khác, bao lâu con người còn chút hơi thở thì ma quỷ vẫn còn cám dỗ chứ không bỏ qua, tại sao vậy ? Thưa, vì một linh hồn đối với Thiên Chúa rất là quan trọng vì Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su đã đỗ ra để cứu chuộc họ, nên Ngài không muốn để một người nào hư mất đời đời.
Ma quỷ nổ lực làm hại linh hồn con người bằng những cám dỗ là vì để làm nhục Thiên Chúa...
Truyện thần thoại Ấn Độ đặt bối cảnh chiến đấu giữa thiên thần và ma quỷ trong sự suy nghĩ của con người. Nhưng Thánh Kinh đặt bối cảnh chiến thắng của tổng lãnh thiên thần Mi-ca-e trong bối cảnh siêu nhiên và mặc khải của Thiên Chúa.
-----------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:40 12/10/2013
Chúa Nhật 28 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng : Lc 17, 11-19
“Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này ? ”


Anh chị em thân mến,
Thời đại nào cũng có những người rất biết ơn người khác đã làm ơn cho mình, và cũng có những người không hề biết ơn người đã làm ơn cho mình. Đức Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay đã nhẹ nhàng hỏi người được chữa lành Sa-ma-ri: “Còn chín người kia đâu, họ không được chữa lành sao ?” Câu hỏi nhẹ nhàng nhưng cũng là lời cảnh cáo chúng ta ngày hôm nay, sống đừng có vong ơn bội nghĩa không những với Thiên Chúa mà còn đối với tha nhân nữa.

Chữa lành là ân huệ
Con người ta có nhiều nỗi khổ: khổ vì bệnh hoạn thân xác, khổ vì tinh thần không được thoải mái, khổ vì gia cảnh nghèo nàn, khổ vì cuộc sống có quá nhiều chua cay, do đó mà con người ta thường mơ ước chuyện bày chuyện nọ để thể xác và tinh thần thanh thản hơn trong cuộc sống của mình.

Ân huệ của Thiên Chúa thì luôn dạt dào đổ xuống trên chúng ta, nhưng lắm lúc chúng ta như người vô ơn cứ oán trách Thiên Chúa đã quên mất chúng ta, cứ để chúng ta hết chuyện xui này đến chuyện xui nọ. Chúng ta báo oán, trách móc, giận hờn Thiên Chúa chỉ vì Ngài không đáp ứng nhu cầu vật chất của chúng ta, đó là một bệnh hoạn, và có thể nói đó là bệnh phong hủi trong tâm hồn của mỗi người chúng ta.

Thiên Chúa chữa lành chúng ta không phải bằng cách đáp ứng những lời yêu cầu của chúng ta, nhưng cách chữa lành của Ngài là làm cho chúng ta thấy được Ngài yêu thương chúng ta vô bờ bến : Ngài gởi đến cho chúng ta những thử thách, để trong những thử thách ấy chúng ta cảm nghiệm được rằng Thiên Chúa vẫn luôn đoái nhìn đến chúng ta. Các thánh và những bậc hiền nhân đã cảm nghiệm được điều ấy khi còn sống ở trần gian, và đó chính là ân huệ chữa lành các khuyết điểm cũng như những hoài nghi của chúng ta đối với Thiên Chúa trong cuộc sống của mình.

Thử thách là ân huệ của Thiên Chúa dành cho những ai biết yêu mến Ngài, thử thách cũng là những phương thuốc chữa lành bệnh tật tâm hồn cho chúng ta là những người cứ oán trách Thiên Chúa trong cuộc sống hằng ngày.

Tạ ơn là biết ơn
Mỗi giây phút trong cuộc sống, chúng ta đón nhận biết bao nhiêu lần ân huệ của Thiên Chúa ban cho, cho nên bổn phận trước tiên của chúng ta là phải biết cám ơn Thiên Chúa đã tạo dựng chăm sóc và gìn giữ chúng ta đến ngày hôm nay.

Như mười người phong cùi được chữa lành nhưng chỉ có một người ngoại giáo trở lại cám ơn Thiên Chúa, còn chín người Do thái không thấy trở lại cám ơn Đức Chúa Giê-su. Người Sa-ma-ri mà người Do Thái ghét cay ghét đắng ấy đã biết trở lại cám ơn người đã chữa lành bệnh cho mình, bởi vì người Sa-ma-ri này đã có một tâm hồn biết ơn với người đã chữa lành và an ủi họ.

Tạ ơn là hành vi biết ơn của người Ki-tô hữu ở trần gian này, bởi vì chính họ đã nhận không biết bao nhiêu là ân sủng mà Thiên Chúa đã ban cho họ trong cuộc sống của mình.

Anh chị em thân mến,
Tâm tình biết ơn cùa người Sa-ma-ri là một bài học dạy cho chúng ta rằng: đừng tìm kiếm sự vĩ đại của Thiên Chúa trong phép lạ nhãn tiền, nhưng nên tìm kiếm tình yêu của Thiên Chúa với những việc nhỏ mà Ngài đã làm cho chúng ta trong cuộc sống.

Chúng ta đều là những người bị bệnh phong hủi trong tâm hồn –tức là những tội nhân- nhưng qua bí tích Hòa Giải, và bí tích Thánh Thể mà Thiên Chúa không những đã sẵn lòng chữa lành,mà lại còn ban thêm ơn cho chúng ta khi chúng ta cố gắng sống bác ái và thực hành Lời Chúa dạy trong cuộc sống của mình…

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:42 12/10/2013
N2T

11. Lòng người giống như đất, tà dâm giống hạt giống, không rượu thì đất khô và tà dục không sống được; có rượu tưới tâm địa thì hạt giống tà dâm sinh trưởng khó mà cản trở.

(Thánh Jerome)
------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:46 12/10/2013
BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG

Thầy giúp xứ rất ngưỡng mộ cách điều hành giáo xứ của cha sở, bèn hỏi ngài có bí quyết gì ?

Cha sở cười trả lời:

- “Bí quyết thứ nhất là cầu nguyện; bí quyết thứ hai là có thì nói có không thì nói không; bí quyết thứ ba là sống đơn sơ vui vẻ với hết mọi người.”

-------------

http://nhantai.info

http://www.vietcatholic.net/nhantai

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Nét cao đẹp của lòng biết ơn
Lm. Vũ Xuân Hạnh
09:49 12/10/2013
Chúa Nhật 28 THƯỜNG NIÊN. C

NÉT CAO ĐẸP CỦA LÒNG BIẾT ƠN

Một lần, tôi được một cô giáo tâm sự: Dân gian hay ví von, người làm nghề dạy học giống như người lái đò. Càng ngẫm nghĩ, càng thấy đúng. Trong đời mình, chắc ông lái đò không nhớ hết bao nhiêu người được ông đưa sang sông. Nhưng có lẽ ông sẽ không sót tên ai trong những người quay lại cám ơn. Bởi những người sang sông thì nhiều, người trở lại cám ơn chẳng bao nhiêu…

Sống trong cuộc đời, cám ơn người đã làm ơn cho mình là chuyện hết sức bình thường. Nhưng quên ơn người khác, đáng ra phải là chuyện bất thường, lại cũng trở nên bình thường. Điều bình thường và bất thường ấy, có lẽ không ai trong chúng ta không mắc phải. Xét cho kỹ, chúng ta nhận ra, nhiều lần bản thân đã bỏ quên hoặc đã cố tình quên ơn, hoặc chí ít là hai tiếng cám ơn cũng bị đánh mất.

Lòng biết ơn đối với nhau đã là một nét đẹp. Lòng biết ơn đối với Thiên Chúa chẳng những là một nét đẹp thánh thiện, một tình yêu xuất phát từ đức tin cao cả, nhưng còn là ân huệ Thiên Chúa tặng ban. Bởi lòng biết ơn của ta chẳng thêm gì cho Chúa, trái lại lòng biết ơn ấy lại mang ơn cứu độ ngược về cho ta.

Tin Mừng hôm nay, nuối tiếc cách cư xử vô ơn của những người bệnh phong được chữa lành khi thốt lên: “Không phải cả mười người được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này”, cách nào đó, Chúa Giêsu đề cao đức tin và lòng biết ơn của người phong xứ Samari.

Đó chỉ là người “ngoại bang” nhưng lòng biết ơn của anh lớn hơn tất cả chín người Dothái giáo. Đó là bài học cần thiết cho ta. Vì có khi quá quen với mọi ơn lành Chúa ban, ta không còn nhận ra đó là điều quý giá lớn lao của tình thương Thiên Chúa dành cho mình. Nếu nhìn ở góc độ này, ta không bằng nhiều anh chị em lương giáo. Bởi nếu một ngày nào đến thăm những trung tâm hành hương (Trung tâm Đức Mẹ La Vang chẳng hạn), ta sẽ bắt găp rất nhiều người đến để cầu xin. Trong đó có rất nhiều người ngoài đạo đến cảm tạ Thiên Chúa. Họ đã có lòng tin, dẫu chỉ là một lòng tin sơ khởi, trước khi nhận biết tỏ tường về Thiên Chúa.

Biết ơn phải là thái độ tất nhiên của người nhận ơn, không đợi đến lúc có ai mong chờ hoặc nhắc bảo. Lòng biết ơn Thiên Chúa phải là trách nhiệm trước tiên của con người. Vì thế mặc dù Chúa Giêsu lên tiếng phàn nàn: “Còn chín người kia đâu?”, tôi không nghĩ Chúa cố ý làm phép lạ để đòi cho bằng được lòng biết ơn của người ta. Tôi nhận ra điều Chúa muốn trong lời của Người là: Chúa mong những người kia trở lại để gặp họ, và trao cho họ chính bản thân Người. Điều này quý giá hơn cả ơn được chữa bệnh, càng lớn gấp bội lần hai tiếng cám ơn. Ơn lành bệnh và sau đó là lòng biết ơn chỉ là nhịp cầu, để ta gặp gỡ Đấng ban ơn, nhờ đó, lớn lên trong lòng tin, sự trông cậy và yêu mến của mình mà thôi.

Chín người phong được lành bệnh nhưng không có lòng biết ơn trong Tin Mừng, biết đâu lại là hình ảnh của bạn và tôi hôm nay. Do nếp nghĩ, thái độ sống, cách thức thể hiện việc sống đạo, từ lời ăn, tiếng nói, hành động, cử chỉ đến não trạng, cả đến tội lỗi của mình, ta trở thành kẻ vô ơn với Thiên Chúa. Nguy hiểm hơn, thái độ vô ơn này kéo dài hết ngày này sang ngày khác trong suốt cuộc đời của mình, đến mức chai cứng lương tâm, không còn nhận ra tấm lòng của Chúa, vì thế cũng chẳng bao giờ có một hành động, hay chỉ là một lời cám ơn Người. Đúng là nguy hiểm! Vì nếu vô ơn đến nỗi không còn một mảy may của lòng biết ơn, ta sẽ trở thành kẻ sống dửng dưng, sống nguội lạnh không ai bằng.

Một câu chuyện rất thật, liên quan đến lòng biết ơn Thiên Chúa. Bạn cùng tôi hãy đọc và hãy ngẫm nghĩ để áp dụng thành bài học cần thiết cho bản thân mình. Đó là câu chuyện do Đức Cha Fulton Sheen, nhà văn, nhà hùng biện lừng danh nước Mỹ và là Tổng Giám mục giáo phận New York kể.

Tháng 10.1962, trên chiếc phi cơ đưa các Đức Giám Mục Mỹ đi họp Công Đồng Vatican II, có một cô tiếp viên hàng không thật kiều diễm, nhan sắc tuyệt vời. Đức Cha Fulton Sheen đã lưu ý đến sắc đẹp của cô tiếp viên này. Khi phi cơ hạ cánh, đang lúc bước xuống cầu thang máy bay, Đức Cha ghé miệng vào tai cô gái xinh đẹp và nói nhỏ câu gì đó không ai nghe được…

Bốn tháng sau, khi khóa I của Công đồng kết thúc, các Giám mục về nhà nghỉ. Một hôm, cô tiếp viên xinh đẹp kia tìm đến nhà xin gặp Đức Cha: “Thưa Đức Cha, Đức Cha có nhớ con là ai không?”. “Cha nhớ chứ – Đức Cha đáp – Con là tiếp viên trên chiếc máy bay của hãng hàng không Panam đưa chúng tôi đến Rôma”. “Nhưng Đức Cha còn nhớ, Đức Cha đã nói gì với con không?”. “Cha đã nói, có khi nào con tạ ơn Chúa vì Chúa đã ban cho con sắc đẹp tuyệt vời chưa?” – “Thưa Đức Cha, chính vì câu hỏi đó mà hôm nay con đến hầu chuyện với Đức Cha. Vậy Đức Cha nghĩ con phải làm gì để tạ ơn Chúa?”.

Hơi bất ngờ, Đức Cha Fulton Sheen im lặng một chút như để cầu nguyện. Sau đó Đức Cha nói: “Cha vừa được tin từ Việt Nam: Đức Cha Jean Cassaigne, một người Pháp, đang làm Giám mục Sài Gòn, xin từ chức để phục vụ trại cùi ở miền núi Di Linh – Lâm Đồng. Những người phong ở đó khốn khổ lắm con ạ! Vậy theo Cha, cách tạ ơn đẹp lòng Chúa và có ý nghĩa hơn cả là con hãy hy sinh một thời gian, đem nụ cười xinh tươi, đem tiếng nói dịu dàng, đem duyên sắc mặn mà của con để an ủi họ, may ra họ vơi đi phần nào nỗi buồn tủi”. Mặt cô tiếp viên tái dần đi. Cô đứng lặng yên trong vài phút. Bỗng cô cúi đầu tạm biệt, không nói một lời…

Bẵng đi một thời gian. Đầu năm 1963, người ta nghe báo chí ở Sài Gòn loan tin: “Một cô tiếp viên rất đẹp của hãng hàng không Panam tình nguyện đến Di Linh – Lâm Đồng để sống bên những người bệnh phong trong sáu tháng”.

Hiểu được lòng biết ơn Thiên Chúa là điều cần thiết, bạn và tôi hãy để tâm tình biết ơn trở thành tâm tình chủ yếu chi phối lời cầu nguyện và toàn bộ cuộc sống mình. Vì chưa cần nói tới những gì Thiên Chúa đã ban trong từng giai đoạn, trong mỗi hoàn cảnh sống, chỉ nguyên toàn bộ cuộc đời chúng ta đã là một hồng ân, một quà tặng vô biên. Vì thế ta hãy biến đời mình như một lời tạ ơn không ngừng. Chỉ khi có tâm tình tạ ơn sâu lắng như thế, ta mới mãn nguyện những gì đã lãnh nhận, bằng lòng những gì mình đang có hôm nay. Với tâm tình ấy, ta thấy mình được bao bọc bởi tình yêu, bằng tình yêu và trong tình yêu của Chúa.

Chỉ khi biết ơn Thiên Chúa, ta mới dám dấn thân trọn vẹn, dấn thân mạnh mẽ, dấn thân không tính toán, không sợ mất mát để làm mọi sự nhằm đáp trả tình yêu. Đức Cha Jean Cassaigne trở nên người cùi, sống và chết giữa những anh chị em phong cùi, đã hoàn tất của lễ toàn thiêu hiến dâng Thiên Chúa thật quý giá để muôn đời sau noi gương bắt chước. Và cô gái tiếp viên hàng không trong câu chuyện bên trên đã dám bước vào đời sống của những anh chị em phong cùi cũng là một tấm gương không nhỏ để mọi người chúng ta soi rọi về lòng biết ơn đối với Thiên Chúa của chính bản thân mình.

Lm. VŨ XUÂN HẠNH
 
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 28 mùa thường niên năm C 13.10..2013
Mai Tá
17:50 12/10/2013
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 28 mùa thường niên năm C 13.10..2013

“Ơn em hồn sớm ngậm ngùi,”
“kiếp sau xin giữ lại đời cho nhau.”
(dẫn từ thơ Du Tử Lê)
Lc 17: 11-19

Ngậm ngùi hồn sớm, ơn em xin giữ lại. Kiếp sau trọn đời, giữ mãi không phai. Giữ, tình yêu hôm sớm cả trong đạo lẫn ngoài đời, để bình yên.
Trình thuật, nay thánh Luca cũng nhắc nhở người đọc hãy trọn đời nhớ huệ-lộc và giữ mãi ơn lành ta nhận được từ Chúa, sẽ bình yên. Điều này, 10 người phung cùi khi xưa cũng được huệ-lộc chữa lành, nhưng duy nhất chỉ một người còn nhớ mãi, ơn Chúa ban. Nhớ mãi ơn lành của Chúa, điều này còn có nghĩa: ta nên giữ mãi trong lòng cả lối sống ghi ơn Chúa không chỉ vì huệ-lộc Chúa ban mà thôi; nhưng luôn giữ mãi trong lòng cung cách sống trọn vẹn trong Chúa, và cho Chúa.
Giữ mãi ơn Ngài, là sống chấp nhận rằng chính Chúa đã từng phung phí ơn lành của Ngài đổ tràn xuống trên ta. Nhớ mãi ơn Ngài, không đơn thuần chỉ là động tác làm lấy lệ, lần rồi thôi. Nhưng, còn là động thái ghi dấu suốt đời, mãi khôn nguôi. Nhớ ơn Ngài, là động thái căn bản. Là, đức tính nền tảng, gồm tóm hy vọng lẫn nỗi niềm yêu mến, rất đượm tình.
Chúa tạo dựng mỗi người chúng ta là do bởi tình thương Ngài dành cho mọi người. Vì, Ngài không có bổn phận phải làm thế mới trở thành Đấng Nhân Hiền Lành Thánh. Ngài tự do chọn tình yêu-thương ban cho ta là để ta đi vào tương quan với Chúa, là Tình Yêu nhất mực. Mỗi người trong chúng ta đều là bản thể hiện hữu trong tình yêu của Chúa, tức: chính là ta, chứ không phải ai khác. Chúa là Đấng Thương ta hết mực, chứ không là thần thánh trừu tượng nào khác.
Ngài tạo dựng nên ta duy nhất chỉ mình ta chứ không có phó-bản nào khác giống như ta cả. Và, ta trở thành duy-nhất người con của Chúa. Bởi thế nên, ta cần ghi lòng tạc dạ mà nhớ ơn Ngài, tương tự như Ngài tỏ ra hết lòng độ lượng với ta. Vì thế, ta không cần phải kiếm tìm Ngài để nhớ ơn, nhưng Ngài lại đã tìm ta để ban phát thêm ơn lành mà Ngài vẫn phú ban cho con cái Ngài.
Ngoài việc sống ân-nghĩa, độ lượng đầy tràn tình thương của Chúa, ta còn phải noi gương Chúa mà có động-thái đoái hoài, giùm giúp hết mọi người. Không chỉ mỗi người đồng Đạo hoặc cùng sắc tộc, cộng đoàn hoặc phe nhóm mà thôi. Không chỉ thương yêu giùm giúp thôi, mà ta còn phải ghi lòng tạc dạ, biết ơn cả những người xa lạ sống chung quanh, ngoài phố chợ. Có ‘cảm giác’ biết ơn mà thôi, cũng chưa đủ, ta còn phải thực hiện bằng động tác thực tiễn ở đời nữa, mới được.
Sống ân lộc đầy thực tiễn, còn là trở nên người chân phương, bình thường không ganh đua, giành giựt của ngon của vật là, cũng không là thi đua cạnh tranh với Chúa. Bởi lẽ, tất cả là ân-lộc. Nhờ vào ân-lộc mà ta cần phải đối xử ngang bằng đồng đều, rất hỗ tương.
Sau nữa, sống ân-lộc đầy ghi nhớ là sống không đặt điều kiện. Là, sống mở rộng cả vũ trụ vạn vật, chứ không chỉ với con người mà thôi. Mẫu-mã của nền kinh tế thị trường không cho ta có chỗ để biết ơn, mà phải giữ mãi trong người. Đời sống con người cũng thế, không phải là môi trường tiếp thị, nhưng là tương-quan để cho đi không điều kiện. Sống biết ơn, còn là sống hoà hợp với vũ trụ vận vật, chỉ biết mỗi cho đi, chứ không nhận vào. Làm được thế, ta sẽ trở thành hình ảnh rõ nét hơn, của Thiên Chúa.
Sống biết ơn, còn là sống có sáng tạo. Sáng tạo ra quà cáp để cho đi, mà không thể tìm được thứ gì giống như thế. Bởi, cho đi là cho cả tấm lòng duy nhất. Cho đi, còn là lối sống ban phát tất cả con người mình. Cho đi, trọn vẹn của cải vật chất lẫn tâm hồn của người con Chúa, cho hoài và cho mãi, không ngưng nghỉ. Cho nhưng-không. Không cân đong đo đếm, cũng chẳng tính-toán hơn thiệt, như thế mới là cho.
Về chuyện cho đi và cho mãi, ở Mỹ có nữ-phụ da mầu nọ tên Gloria một hôm tình cờ gặp vị linh mục da trắng không phải người Mỹ đang chờ đợi chuyến bay, bỗng thấy linh mục đến gần mình bắt đầu câu chuyện, và hỏi:
“-Này chị, cho tôi hỏi một câu hơi vô duyên nhưng chỉ muốn biết nay chị đang làm gì để sống?
-Tôi đang xây dựng cộng-đoàn!
-Đồng ý là thế, nhưng chuyện này đâu phải dễ, như tôi đây làm cả đời vẫn chưa xong!
- Tôi thì, vẫn có thói quen sống ở vùng nghèo khó, xứ làng Pimlico ở Baltimore, nơi toàn những người thật nghèo, chẳng ai biết ai, chẳng ai ngó dòm ai? Nhà nào biết nhà nấy chẳng ai chĩa mũi vào nhà người khác mà nói chuyện với nhau. Một hôm, tôi thấy có mảnh đất trống chẳng ai thừa nhận. Tôi bèn cuốc xới lên gieo vào đó ít bông cỏ để biến nó thành mảnh vườn nhỏ. Xuân đến, cây tôi trồng bỗng nở đầy hoa. Tôi bèn cắt hết, đem tặng mỗi nhà một ít. Có cụ bà nọ bảo: là cụ chưa từng được ai đoái hoài mà tặng bông tặng hoa như thế cả?
-Câu chuyện đẹp đấy! Nhưng, chắc chỉ thế thôi?
-Không đâu. Chưa hết chuyện. Bởi lẽ, mấy người khác cũng lại tìm ra mảnh đất trống và cũng làm như tôi từng làm. Thế là ít lâu sau, những hoa cùng cỏ cứ là nở khắp nơi. Và mọi người, giống như tôi đem tặng nhau làm quà chưng đầy chỗ, rồi bắt đầu qua lại chuyện trò, vui vẻ.
-Lại một chuyện đẹp! Nhưng như thế, là hết chuyện, phải không chị?
-Chưa hết đâu. Năm nào, tháng nào mọi người cũng đều đến với nhau tặng bông hoa làm quà rồi giúp nhau đủ thứ, và bọn tôi cứ làm thế mãi suốt năm, nay thì chòm xóm đã quen biết nhau hết mọi người, chẳng ai sợ sệt gì ai nữa hết…

Vâng. Đúng là xây dựng cộng đoàn yêu thương giùm giúp chẳng bao giờ hết chuyện. Cũng thế, tự cổ chí kim, hết thời Trung Cổ rồi hiện đại, người người đã khởi đầu xây dựng cộng đồng chung sống biết thay đổi lối sống, ngó ngàng đến nhau, tặng nhau những gì là vui vẻ, đẹp đẽ dù chỉ một câu truyện kể, để cho vui.
Nhiều cộng đoàn còn tiến xa hơn nữa bằng cung cách đối xử với người già nua, tuổi tác. Không còn coi các cụ già như đồ bỏ, đáng chôn sống cho rộng đất. Nhưng lại đùm bọc, chăm sóc bằng nhiều cách.
Thời buổi hôm nay, có nhiều nơi không còn thế. Nhưng vẫn còn nhiều vị vẫn cố gắng tìm đủ cách đến với nhau dù chỉ để trao cho nhau nụ cười nhẹ, vài câu chào hỏi hoặc chỉ một cái vẫy tay, cũng đã đủ. Chính đó là lý do các cụ thời nay sống thọ hơn trước rất nhiều. Có cụ đã ngoài thất thập mà vẫn chưa “cổ lai hy”. Có cụ nay đã bát tuần vẫn hoạt động hăng say cho cộng đoàn, dù chỉ bằng ý-hướng, lời kinh
Thời buổi hôm nay, sinh suất gia tăng, tử suất lại thụt giảm, nên người người vẫn còn cơ hội để thấy nhau, nhớ nhau và trao ban huệ lộc cho nhau. Đó mới là thiên đường. Đó chính là Nước Trời đã thành hiện thực, chứ không chỉ “gần kề” như thời thánh Gioan Tẩy Giả, từng loan báo.
Đó còn là ý-nghĩa của câu nói thánh-sử Luca đã ghi vào sử-sách, để nhắc nhở hết mọi người: “Thế còn chín người kia đâu? Sao không thấy họ quay trở lại mà chúc vinh Thiên Chúa?...” (Lc 17: 17-18).
Đó, cũng là ý-tưởng của thi-ca ngoài đời, vẫn còn hát:

“Ơn em tình những mù lòa,
như con sâu nhỏ bò qua giấc mùi
Ơn em hồn sớm ngậm ngùi,
kiếp sau xin giữ lại đời cho nhau
Tạ ơn em... tạ ơn em...”
(Du Tử Lê – Tạ ơn em)

Giữ đời cho nhau, còn là gìn giữ những câu tương tự như : “Tạ ơn em, tạ ơn em.” “Tình những mù loà, như con sâu nhỏ bò qua giấc mùi.” Giấc mùi khi ấy, còn là huệ-lộc hôm nay, đến từ Chúa. Hoặc, từ người của Chúa, ở ngoài đời hay trong Đạo? Câu trả lời không chỉ dành cho người ngoài đời, mà cả trong Đạo cũng vẫn thế.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự buổi cầu nguyện với Đức Mẹ Fatima
LM. Trần Đức Anh OP
12:58 12/10/2013
VATICAN. Gần 100 ngàn tín hữu đã tham dự buổi cầu nguyện với Đức Mẹ Fatima do ĐTC Phanxicô chủ sự tại Quảng trường Thánh Phêrô chiều ngày thứ bẩy 12-10-2013.

Buổi cầu nguyện diễn ra trong khuôn khổ Ngày Thánh Mẫu trong Năm Đức Tin, với cao điểm là Thánh Lễ và nghi thức ĐTC tái thánh hiến thế giới cho Trái Tim Đức Mẹ sáng Chúa Nhật 13-10-2013, kỷ niệm đúng 96 năm Đức Mẹ hiện ra lần cuối cùng tại Fatima.

Sự hiện diện của nguyên bản tượng Đức Mẹ Fatima

Theo lời yêu cầu của ĐTC, nguyên bản Tượng Đức Mẹ được đưa ra khỏi Đền Thánh Fatima và đưa về Roma. Đây là biến cố rất họa hiếm. Lần trước đây là vào dịp Đại Năm Thánh 2000, khi Chân phước Gioan Phaolô 2 cử hành nghi thức phó thác thế giới và Giáo Hội cho Đức Mẹ, ngày 8-10-2000 tại Quảng trường Thánh Phêrô, trước sự hiện diện của 1.500 GM thế giới. Trong triều thiên của Tượng, có gắn viên đạn do ĐTC Gioan Phaolô 2 tặng, viên đạn mà tên Ali Agca đã bắn vào ngài trong cuộc mưu sát ngày 13-5-1981.

Tượng Đức Mẹ Fatima được chở tới Phi trường Fiumicino ở Roma chiều 12-10-2013. Từ đây lúc 1 giờ rưỡi, Đức TGM Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng đã đón rước và tháp tùng về Vatican trên một máy bay trực thăng tối tân của không đoàn 15 thuộc không lực Italia. Chặng dừng đầu tiên của tượng diễn ra tại nhà nguyện trong nhà của Đức Nguyên Giáo Hoàng Biển Đức 16 để ngài cầu nguyện một lát, trước khi được rước đến Nhà Trọ Thánh Marta và được ĐTC Phanxicô trực tiếp chào kính.

Lúc gần 4 giờ chiều, tượng Đức Mẹ Fatima được long trọng rước ra Quảng trường thánh Phêrô. Dẫn đường là Đức TGM Fisichella và Tượng được 4 Vệ Binh Thụy Sĩ và Hiến Binh Vatican tháp tùng. Các tín hữu đã tụ tập tại đây từ hàng giờ trước đó. Họ đứng tràn ra tới giữa đường Hòa Giải. Hiện diện cạnh lễ đài có hơn 30 HY và Giám Mục.
Tượng Đức Mẹ được rước qua các khu vực khác nhau ở Quảng trường để các tín hữu chào kính. Họ vẫy khăn tay màu trắng khi Tượng Đức Mẹ đi qua, theo thói quen ở Fatima, trong khi ca đoàn hát bài Ave Maria.

Cầu nguyện

Lúc gần 5 giờ chiều, ĐTC Phanxicô tiến vào Quảng trường. Trong lời chào mừng, Đức TGM Fisichella đã giới thiệu hơn 800 hội đoàn Thánh Mẫu được các GM hoặc LM tuyên úy tháp tùng đến tham dự buổi cầu nguyện.
Tiếp đến là nghi thức đón rước Tượng Đức Mẹ từ cây tháp bút giữa Quảng trường tiến lên lễ đài, giữa tiếng hát của mọi người ca bài Ave Maria theo cung điệu của Đền Thánh Fatima. ĐTC hôn kính tượng Đức Mẹ trước khi tượng được đặt trên ngai. Ngài dâng kính Đức Mẹ xâu chuỗi Mân Côi quí giá.

Buổi cầu nguyện được đặt đầu và tiến hành theo ”con đường của Mẹ” gồm 7 chặng: Mẹ Maria chí thánh đón nhận trong đức tin lời tiên tri của cụ già Simeon; Mẹ Maria trốn sang Ai Cập để cứu Chúa Giêsu; Mẹ Maria tìm Chúa Giêsu ở lại Đền thờ Jerusalem; Mẹ Maria gặp Chúa Giêsu trên đường dẫn đến đồi Canvê; Mẹ Maria hiện diện trong cuộc đóng đanh và cái chết của Chúa Giêsu; Mẹ Maria đón nhận xác Chúa Giêsu từ trên thập giá; và sau cùng là Mẹ Maria đặt xác Chúa Giêsu trong mộ và chờ đợi Chúa sống lại.

Mỗi chặng có một bài đọc ngắn trích từ các Sách Tin Mừng, tiếp đến mỗi người cầu nguyện trong thinh lặng, rồi ca đoàn và cộng đoàn hát một đoạn kinh cầu, rồi một kinh Kính Mừng.

Huấn giáo của Đức Thánh Cha

Sau chặng thứ bẩy, ĐTC đã trình bày một bài huấn giáo về Đức Mẹ. Ngài mở đầu, nói với mọi người rằng: ”Tất cả chúng ta ở đây, trong cuộc gặp gỡ Năm Đức Tin, qui hướng về Đức Maria, Mẹ Chúa Kitô và Mẹ Giáo Hội, Mẹ chúng ta. Tượng Đức Mẹ đến từ Fatima giúp chúng ta cảm thấy sự hiện diện của Mẹ giữa chúng ta. Mẹ Maria luôn mang chúng ta đến cùng Chúa Giêsu. Mẹ là một phụ nữ đức tin, một tín hữu chân thực. Đức tin của Mẹ Maria thế nào?”
ĐTC lần lượt trình bày 3 yếu tố trong Đức tin của Mẹ Maria:

trước tiên, đức tin của Mẹ tháo gỡ cái nút thắt của tội lỗi (Xc LG 56).. Điều mà bà Eva đã thắt lại bằng sự thiếu tin tưởng, thì Mẹ Maria tháo gỡ bằng niềm tin của Mẹ.

Yếu tố thứ hai: Mẹ Maria trao tặng xác thể cho Chúa Giêsu, như Công đồng chung Vatican 2 đã dạy: ”Do niềm tin và lòng vâng phục, Mẹ Maria đã sinh chính Con của Chúa Cha trên trần thế, mà không biết người nam, nhưng dưới bóng của Chúa Thánh Linh” (LG 63). Mẹ Maria đã chịu thai Chúa Giêsu trong đức tin rồi trong xác thể.

Yếu tố thứ ba: Đức tin của Mẹ Maria như một con đường. Mẹ Maria đi trước chúng ta trong cuộc lữ hành đức tin, Mẹ tháp tùng và nâng đỡ chúng ta. Đức tin của Mẹ Maria là một con đường theo nghĩa trọn cuộc sống của Mẹ là bước theo Con của Mẹ: Chính Chúa là đường, chính Chúa là hành trình. Tiến bước trong đức tin, bước tiến trong cuộc lữ hành thiêng liêng ấy chính là đức tin, và không là gì khác hơn là bước theo Chúa Giêsu, lắng nghe và để cho Lời Chúa hướng dẫn; nhìn như Chúa cư xử và đặt chân chúng ta theo vết chân của Chúa, có cùng những tâm tình và thái độ của Chúa: khiêm tốn, từ bi, gần gũi, nhưng quyết liệt từ khước thái độ giả hình, sống hai mặt, tôn thờ thần tượng.

ĐTC cũng nhấn mạnh rằng: ”Con đường của Chúa Giêsu chính là con đường yêu thương trung tín đến cùng, cho đến độ hy sinh mạng sống, đó là con đường thập giá. Vì thế, hành trình đức tin tiến qua thập giá và Mẹ Maria đã hiểu điều đó ngay từ đầu, khi vua Hêrôđê muốn giết Chúa Giêsu mới sinh. Nhưng rồi thập giá ấy đã trở nên sâu đậm hơn, khi Chúa Giêsu bị phủ nhận: khi ấy đức tin của Mẹ Maria phải đương đầu với sự thiếu cảm thông và khinh rẻ; khi đến ”giờ” của Chúa Giêsu, giờ khổ nạn, lúc ấy đức tin của Mẹ Maria trở thành ánh lửa trong đêm tối. Trong đêm thứ bẩy Tuần Thánh, Mẹ Maria đã canh thức. Ánh lửa của Mẹ bé nhỏ nhưng sáng tỏ, đã được thắp lên cho đến bình minh của cuộc Phục Sinh; và khi Mẹ nghe nói ngôi mộ của Chúa Con trống rỗng, trong tim mẹ tỏa lan niềm vui đức tin, niềm tin kitô nơi sự chết và sống lại của Chúa Giêsu Kitô. Đó chính là tột đỉnh hành trình đức tin của Mẹ Maria và toàn thể Giáo Hội.

Và ĐTC đặt câu hỏi: Đức tin của chúng ta thế nào? Như Mẹ Maria, chúng ta có giữ cho đức tin được cháy sáng trong những lúc khó khăn, trong tăm tối hay không? Tôi có niềm vui đức tin hay không?”
Buổi cầu nguyện kết thúc với Kinh Lạy Cha, và Phép lành của ĐTC, rồi Bài Ca Salve Regina, Lạy Nữ Vương Thiên Đàng.

Kinh Mân Côi và canh thức

Sau buổi cầu nguyện tại Quảng trường Thánh Phêrô, Tượng Đức Mẹ Fatima được trực thăng của không lực Italia chở đến Đền Thánh Đức Mẹ Tình Yêu Thiên Chúa, cách trung tâm Roma hơn 10 cây số. tại đây có buổi đọc kinh Mân Côi được nối qua truyền hình với một số Trung tâm Thánh Mẫu tại 10 nước trên thế giới, trong đó có Lộ Đức, Nazareth, Lujan (Argentina), Guadalupe (Mêhicô), Nairobi (Kenya), Banneux (Bỉ), Czestochowa (Ba Lan), Đền Thánh Đức Mẹ Vô Nhiễm (Washington, USA), Akia (Nhật Bản) và Vailankani (Ấn Độ), Aparecida (Brazil).

Sau đó là buổi canh thức cầu nguyện với sự tham dự của các tín hữu hành hương thuộc giáo phận Roma, cho đến bình minh. Rồi trực thăng lại chở Thánh Tượng Đức Mẹ về Vatican. Tại đây từ lúc 9 giờ rước, Tượng Đức Mẹ lại được rước qua các khu vực ở Quảng trường trước khi ĐTC bắt đầu cử hành thánh lễ và nghi thức Phó Thác thế giới cho Đức Mẹ. Có 1 ngàn LM được đồng tế với ĐTC.

Đức TGM Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, và cũng là trưởng ban tổ chức Ngày Thánh Mẫu này cho biết có hơn 150 ngàn tín hữu tham dự thánh lễ đặc biệt sáng Chúa Nhật 13-10-2013, với ĐTC. Phần lớn các tín hữu đến từ Italia, nhưng cũng có các đoàn đại biểu đến từ 48 nước có đăng ký chính thức, trong số này có cả những nước xa xăm như Australia, Ấn độ, Argentina, Nhật Bản, Hoa Kỳ và nhiều nước Nam Mỹ. (SD 12-10-2013)
 
ĐTC: Hãy đề phòng kẻo bị ma quỷ lừa dối
Phaolô Phạm Xuân Khôi
19:20 12/10/2013
Vatican Radio ngày 11 tháng 10, 2013 - ĐTC Phanxicô đã giảng trong Thánh Lễ sáng thứ Sáu ở Casa Santa Marta rằng các Kitô hữu phải luôn luôn đề phòng sự lừa dối của ma quỷ. Ngài nhấn mạnh rằng các Kitô hữu không thể đi theo chiến thắng sự dữ của Chúa Giêsu “một cách nửa chừng”, và cũng không thể lẫn lộn hoặc tương đối hóa chân lý trong cuộc chiến chống lại ma quỷ. ĐTC nói rằng Chúa Giêsu trừ quỷ, và sau đó một số người tìm cách giải thích “để làm giảm quyền năng của Chúa”. ĐTC đặt trọng tâm bài giảng vào bài Tin Mừng và nhấn mạnh ngay rằng luôn luôn có sự cám dỗ để hạ con người của Chúa Giêsu xuống như thể Người “nhiều lắm là một người chữa lành” và như thế không coi Người ra gì. ĐTC nhận xét rằng đó là một thái độ “kéo dài đến thời đại chúng ta ngày nay”.

Ngài nói “Có một số linh mục, khi đọc đoạn Tin Mừng này, hay những đoạn Tin Mừng tương tự, nói ‘Nhưng, Chúa Giêsu chữa lành một người bị bệnh tâm thần.’ Họ không đọc đoạn này, phải không? Đúng là ở thời điểm đó người ta có thể nhầm lẫn giữa bệnh động kinh với bị quỷ ám; nhưng cũng đúng là có ma quỷ! Và chúng ta không có quyền đơn giản hóa vấn đề, như nói: ‘Tất cả những (người) này không bị quỷ ám, họ chỉ bị bệnh tâm thần’. Không! Sự hiện diện của ma quỷ có ngay từ trang đầu của Thánh Kinh, và Thánh Kinh kết thúc cũng với sự hiện diện của nó, với chiến thắng của Thiên Chúa trên nó.”

Vì lý do này, ngài cảnh báo “chúng ta không được ngây thơ”. Ngài nói rằng Chúa đã ban cho chúng ta những tiêu chuẩn chắc chắn để “phân biệt” sự hiện diện của sự dữ và để đi theo “con đường Kitô Giáo khi bị cám dỗ”. Một trong những tiêu chuẩn là “không được đi theo chiến thắng của Chúa Giêsu một cách nửa chừng”.

Chúa phán: “Hoặc ủng hộ Tôi, hoặc chống lại Tôi”. ĐTC nói thêm rằng Chúa Giêsu đến để tiêu diệt ma quỷ, “để giài thoát chúng ta khỏi ách nô lệ mà ma quỷ áp đặt trên chúng ta”. Và, ngài cảnh báo, đây không phải là “nói quá đáng”.

Ngài nói, “Vào lúc này không có những khác biệt nhỏ. Có một cuộc chiến và một cuộc chiến liên quan đến o cứu độ, on cứu rỗi đời đời; ơn cứu độ đời đời” của tất cả chúng ta.

Có một tiêu chuẩn cho việc đề phòng này. ĐTC khuyên “Chúng ta phải luôn luôn tỉnh thức trong việc đề phòng để khỏi bị lừa dối, khỏi bị ma quỷ quyến rũ”.

“Và chúng ta có thể tự hỏi mình câu này: Tôi có bảo vệ chính mình, tâm hồn mình, cảm xúc của mình và suy nghĩ của mình không? Tôi có bảo vệ kho tàng ân sủng không? Tôi có bảo vệ sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong tôi không? Hay tôi để mặc kệ, bằng cách cảm thấy an toàn, tin rằng tất cả sẽ tốt đẹp? Nhưng nếu anh chị em không bảo vệ mình, kẻ mạnh hơn anh chị em sẽ đến. Nhưng nếu kẻ mạnh hơn đến và thắng anh chị em, chúng sẽ tước đoạt vũ khí của anh chị em và sẽ chia nhau chiến lợi phẩm. Hãy cảnh giác! Có ba tiêu chuẩn! Đừng nhầm lẫn sự thật. Chúa Giêsu chiến đấu với ma quỷ: tiêu chuẩn thứ nhất. Tiêu chuẩn thứ hai: ai không cùng với Chúa Giêsu là kẻ chống lại Người. Không có thái độ trung dung. Tiêu chuẩn thứ ba: giữ cho tâm hồn tỉnh thức bởi vì ma quỷ rất tinh ranh. Nó không bị trừ mãi mãi. Điều đó chỉ xảy ra trong ngày sau hết.”

ĐTC nói rõ rằng khi thần ô uế rời bỏ một người, “nó đi lang thang trong những nơi hoang vắng, và tìm nơi nghỉ ngơi nhưng không tìm thấy, nó nói: “Ta sẽ trở về nhà của ta, là nhà mà ta đã rời đi.”

Và khi nó tìm thấy nhà “được quét dọn sạch sẽ và trang trí đẹp đẽ”, khi ấy nó đi “đem thêm bảy ác thần dữ tợn hơn nó, chúng đến và cư ngụ ở đó”. Và, như thế, “Rốt cuộc, tình trạng của người ấy lại còn tệ hơn trước”.

Ngài nói, “Hãy cảnh giác bởi vì chiến lược của nó là: ‘Mày đã trở thành Kitô hữu. Tiến triển trong đức tin. Tao sẽ rời xa mày. Ta sẽ để yên cho mày. Nhưng rồi khi mày có thói quen không cảnh giác và cảm thấy an toàn, tao sẽ trở lại’. Tin Mừng hôm nay bắt đầu với việc quỷ bị đuổi ra và kết thúc với việc quỷ trở lại! Thánh Phêrô nói: ‘Nó (quỷ) như sư tử dữ tợn rảo quanh chúng ta’. Nó như thế đấy. ‘Nhưng, thưa Cha, cha hơi cổ hủ. Cha lấy những điều này ra mà hù chúng con...’ Không, không phải tôi! Mà Tin Mừng! Và những lời này không phải là những lời nói dối: đó là Lời Chúa!”

“Chúng ta hãy xin Chúa ban ơn để chúng ta coi trọng những điều này. Người đã đến để chiến đấu vì phần rỗi của chúng ta. Người đã chiến thắng quỷ dữ! Làm ơn đừng buôn bán với ma quỷ! Nó tìm cách về nhà, để chiếm hữu chúng ta... Đừng tương đối hóa, hãy tỉnh thức! Và luôn luôn ở với Chúa Giêsu!”
 
Top Stories
La Conférence épiscopale du Vietnam se donne un nouveau président
Eglises d’Asie
09:55 12/10/2013
Il a fallu attendre la fin de la journée du 11 octobre 2013 et le compte-rendu final de la 12e assemblée plénière de l’épiscopat vietnamien pour que la nouvelle soit confirmée. Elle avait déjà été présentée comme semi-officielle par l’agence VietCatholic News, deux jours plus tôt. C’est un effet dès le deuxième jour de l’assemblée plénière des évêques, qui s’est tenue du 7 au 11 octobre au centre pastoral de Saigon, que le nouvel archevêque coadjuteur de l’archidiocèse de Hô Chi Minh-Ville, Mgr Paul Bui Van Doc, a été élu président de la Conférence épiscopale pour un mandat de trois ans. Conformément aux statuts de la Conférence épiscopale, le président sortant, Mgr Pierre Nguyên Van Nhon, archevêque de Hanoi, s’est retiré après avoir achevé son deuxième mandat.

Dans le compte-rendu officiel du deuxième jour, mercredi 9 octobre, paru sur le site Internet de la Conférence épiscopale, il était indiqué que les élections du bureau permanent de l’assemblée et des présidents des commissions épiscopales avaient commencé en début d’après-midi et s’étaient achevées à 18 heures, mais les résultats n’étaient pas mentionnés.

Le nouveau président est âgé de 68 ans. Il est connu dans l’Eglise du Vietnam pour sa pensée théologique. Dans des interventions publiques, il a développé à plusieurs reprises ses conceptions concernant l’orientation de l’Eglise du Vietnam ainsi que le dialogue qu’elle doit mener avec la société et le pouvoir civil.

La charge de président que les évêques du Vietnam viennent de confier à Mgr Doc s’ajoute à celle qui vient de lui être attribuée par le Saint-Siège: jusqu’ici évêque du diocèse de My Tho et président de la Commission pour la doctrine de la foi, il a en effet été nommé archevêque coadjuteur de Saigon par le pape François, le 28 septembre 2013.

L’installation officielle de Mgr Doc comme archevêque coadjuteur de Saigon n’a pas encore eu lieu. Elle ne devrait se faire que le 19 octobre, jour de clôture de l’Année de la foi et dixième anniversaire de l’élévation à la dignité cardinalice de Mgr Jean-Baptiste Pham Minh Mân, actuel archevêque de Hô Chi Minh-Ville. En attendant, l’évêque émérite de My Tho s’efforce de garder son sang-froid et sa modestie. Devant une délégation venue de Saigon lui souhaiter la bienvenue dans la grande métropole du Sud-Vietnam, il se définissait en utilisant la formule de Martin Luther: « Simul justus et peccator » (‘A la fois juste et pécheur’).

Les autres membres du nouveau bureau permanent de la Conférence épiscopale sont Mgr François-Xavier Lê Van Hông, archevêque de Huê, qui est le nouveau vice-président de la Conférence, et Mgr Cosme Hoang Van Dat, évêque de Bac Ninh, qui conserve son poste de secrétaire général. A la suite de ces élections, quelques changements ont eu lieu dans la présidence des seize commissions dépendant de la Conférence.

La 12e assemblée plénière de l’épiscopat vietnamien s’était ouverte dans l’après-midi du lundi, 7 octobre, au Centre pastoral de l’archidiocèse de Saigon, en présence du représentant du Saint-Siège, Mgr Leopoldo Girelli. Les assemblées plénières ont lieu tous les trois ans. La première assemblée de ce type s’était tenue à Hanoi le 24 avril 1980. Elle avait élu, pour un mandat de trois ans, le premier bureau permanent de la Conférence épiscopale nouvellement fondée, avec, comme président, le cardinal archevêque de Hanoi, Mgr Trinh Van Can. C’est à l’issue de cette première assemblée que fut rédigée la première lettre commune des évêques, très souvent citée depuis, par les autorités civiles pour l’orientation proposée à l’Eglise vietnamienne: « Vivre l’Evangile au sein du peuple ».

C’est à un travail semblable que se sont livrés les évêques réunis à Saigon pour leur 12e assemblée plénière. Le président en exercice, l’archevêque de Hanoi, Mgr Pierre Nguyên Van Nhon, dans les propos qu’il a tenus aux évêques dans la soirée du lundi 7 octobre, avait précisé la signification et exposé les objectifs de l’actuelle réunion. Les évêques devraient procéder à un examen de la vie religieuse de la communauté catholique au cours des trois dernières années et décider des orientations pour les trois années à venir. Les élections du nouveau bureau permanent de la Conférence et des présidents de commissions devaient constituer le second point fort de cette assemblée. Le président, en exercice, Mgr Nhon, ayant effectué son deuxième mandat de trois ans, devait obligatoirement être remplacé.

La rédaction de la lettre commune a été la deuxième tâche importante demandée aux membres de cette 12e assemblée plénière. Ce document a été mis en ligne le 10 octobre dernier et sa traduction sera publiée ultérieurement par Eglises d’Asie. Il contient principalement les orientations pastorales proposées aux catholiques vietnamiens pour les trois ans à venir. Elles sont rassemblées sous le titre de « Nouvelle évangélisation ».

Les autres questions traitées au cours de l’assemblée ont concerné le fonctionnement de la Conférence épiscopale, les congrégations religieuses, la construction de la basilique mariale de La Vang.

Comme c’est l’usage lors des assemblées plénières, il a été procédé à une revue de détail des effectifs de l’épiscopat vietnamien au cours des trois dernières années. Huit évêques ont été rappelés à Dieu, tous émérites, à l’exception des deux derniers, Mgr Joseph Hoang Van Tiêm, évêque de Bui Chu, et Mgr Thomas Nguyên Van Tân, évêque de Vinh long, tous les deux décédés dans l’exercice de leurs fonctions. Mais de nouveaux évêques ont été nommés et consacrés: trois évêques auxiliaires à Xuân Lôc, à Vinh et à Hung Hoa, tous nommés en 2013.

(Source: Eglises d’Asie, 12 octobre 2013)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Múa dâng hoa tại Đại Hội Thánh Mẫu La Vang, Melbourne, Australia
VietCatholic Network
19:02 12/10/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
 
Đại Hội Thánh Mẫu Melbourne - Australia: Gia Đình và Niềm Tin
Lm. Giuse Đinh Thanh Bình
08:48 12/10/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Quý vị và anh chị em đang theo dõi phóng sự đặc biệt về Đại Hội Thánh Mẫu đầu tiên của người Việt Công Giáo tại tổng giáo phận Melbourne, Australia với sự chủ tọa của Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long, Giám Mục Phụ Tá Melbourne, các linh mục Việt Úc và đông đảo anh chị em giáo dân.

Trong phần sau chúng tôi xin giới thiệu với quý vị bài thuyết giảng của cha Đinh Thanh Bình dòng Salêsiêng Don Bosco với chủ đề Gia Đình và Niềm Tin.
 
Rước kiệu khai mạc Đại Hội Thánh Mẫu La Vang tại tổng giáo phận Melbourne, Australia
VietCatholic Network
19:19 12/10/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Đại Hội Thánh Mẫu đầu tiên của người Việt Công Giáo tại tổng giáo phận Melbourne, Australia với sự chủ tọa của Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long, Giám Mục Phụ Tá Melbourne, các linh mục Việt Úc và đông đảo anh chị em giáo dân đã được tổ chức trong hai ngày thứ Sáu 11 và thứ Bẩy 12 tháng 10 năm 2013 tại Trung Tâm Hoan Thiện của cộng đoàn Công Giáo Việt Nam để đánh dấu 25 năm ngày 117 vị Thánh Tử Đạo Việt Nam được tôn phong lên hàng các thánh.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Kinh-nghiệm niềm tin và mô hình bậc cha chú
Mai Tá
17:49 12/10/2013
Kinh-nghiệm niềm tin và mô hình bậc cha chú
Chương II: bài 16

Phần 2
Chức năng mẹ hiền:
niềm tin ‘của’, ‘ở nơi’ và ‘xuất tự’ mẹ hiền

Có người hỏi: những gì sẽ xảy đến khi người nữ-phụ trở thành “mẹ hiền”?
Trả lời cho vấn nạn này, ta cũng nên bàn về các giai đoạn phát-triển con người, trước hoặc sau khi trẻ bé chào đời, tức: các thời kỳ, như: cưu mang, có thai, mang bầu, sinh nở, cho bú... Bàn luận ở đây, là bàn và luận về thực-tại kéo dài với chức-năng của “mẹ hiền”.

Các vị lâu nay được gọi là “mẹ hiền” vẫn thường hay nói về những ngày/tháng trầm/bổng đổi thay trong đời gồm các sự việc đại-loại, tức: những thời-khắc có niềm an-vui đích-thực hoặc các sự-kiện đầy những âu-lo to lớn tưởng chừng đi đến tuyệt-vọng. Rồi, lại bắt đầu thêm lần nữa và lần nữa, cứ thế mãi. “Mẹ hiền” ta, vẫn hay nói về chất “hoóc-môn” kích-tạo sự việc tựa hồ như sự thể luôn đính kèm đôi điều lạ-kỳ nơi cảm-giác rất “ảo” lại đã trở-thành người “mẹ-hiền”, rất năng-nổ. “Mẹ hiền” vào thời nào cũng hay kể về chức-năng của bà như kinh-nghiệm độc-đáo, nhẫn nhục vốn dĩ đưa bà vào trạng-huống đích-thực xem nó biến-chuyển ra sao? Kéo dài đến bao giờ mới hết? Thật ra thì, những chuyện như thế thường xảy đến với các bà đại để cũng rất đúng và có lý để “mẹ hiền” ta đi đến khẳng-định, quyết bảo rằng: kinh-nghiệm mà các bà từng-trải, bao giờ cũng đượm chút say-mê, hấp dẫn. Đó không là sự việc gò bó/thụ-động, nhưng luôn bao hàm một cảm-tính chất-chứa nhiều thứ xúc-tác khác biệt như thể cảm-tính dính chặt vào với nhau để rồi lại sẽ biến thành tình-tự mến-mộ hoặc ghét-bỏ, có kèm theo tình-tự thương-yêu lành mạnh, rất khôn nguôi. Ở đây cũng thế, “năng lực tăm tối” vẫn nằm ở những gì mà các bà gọi là: vũ-trụ/vạn-vật rất đa-dạng, tức: vũ-trụ xuất-hiện nơi các bà còn mượt-mà đậm sắc hơn cả thứ vũ-trụ trải nơi ngân-hà nhiều tinh-tú, tức: sự thể bao gồm nhiều vũ-trụ/vạn-vật gom gộp lại.

Tiến-trình biến-đổi hầu trở thành trẻ bé, trước tiên về xác-thể, dĩ nhiên chỉ mỗi thế. Nhưng, nhiều hiện-trạng biến-cải còn rõ nét hơn thế. Đó, là sự thể nữ-phụ-nay-trở-thành-mẹ-hiền cùng một lúc, đến độ nội việc trở-thành trẻ bé mọn là bản-vị thôi thật cũng dễ nể, đầy tin tưởng rồi. Tin tưởng, do cung-cách của “mẹ hiền” đặt nền-tảng trên tương-quan mật-thiết với trẻ bé. Và, nữ-phụ-trở-thành-mẹ-hiền, trước hết và trên hết, đã bắt đầu mang tính-chất của “típ” người mà “mẹ-hiền-còn-son-trẻ” sẽ biến-cải. Biến-cải luôn mãi, để rồi trở-thành một thứ chủ-thể “người” mà ta có thói quen gọi là “bản ngã” tư riêng của người mẹ. Điều này, lại đã cắt-nghĩa được tính-chất rất “người” của các vị có cơ-may-trở-thành-mẹ-hiền và sự việc như thế sẽ đặt lằn-ranh phân-cách ở quanh bà, khiến bà khác hẳn những vị và những gì không phải là bà. Thế nên, kinh-nghiệm về “chức-năng-mẹ-hiền” của bà, lại có khuynh-hướng bộc-phá lằn-ranh vây quanh vốn dĩ không muốn cho bà làm thế. Chức-năng-người-mẹ-hiền còn khiến cho các bà có tương-quan với những gì còn lớn hơn cả bản-chất mà các bà đã có, từ thuở trước. Lớn hơn cả bất cứ ai có khả-năng trở nên như thế. Ở đây nữa, ta không chỉ nói đến ‘trẻ bé’ thôi, nhưng còn nói về những thứ gì to lớn hơn cả trẻ được sinh ra và lớn lên, trong đời nữa. Điều này tựa hồ sự việc hiệp-thông độc-đáo ‘của’ và ‘ở nơi’ sinh-vật sống động nào khác. Do lòng muốn/quyết-tâm sống chức-năng làm mẹ của “mẹ-hiền”, mà các bà đã và đang trở-thành-mẹ-hiền sẽ đưa tay tóm-bắt tất cả những gì, như thế. “Mẹ-hiền” sờ-chạm, sở-hữu và đôi khi còn xuất-thần hoặc “xuất-thân” khỏi bản-thể mình để đến với những gì mà người khác cho đó là “mất mát” lớn, khi tất cả mọi người ai cũng nghĩ: như thế thì chủ-thể-là-trẻ-bé có vinh-dự được hiện-diện ở nơi đó. Đây, không là khoảnh-khắc xuất-thần sảng-khoái, kích-bốc; và, cũng không là “cú sét chói-lòa”, nhưng là tình-trạng “xuất thân” ra khỏi bản-vị để “lưu-vong” chầm-chậm khỏi con người cũ của bà. Và như thế, lại sẽ trở-thành bản-vị giống như vậy. Các bà đã để mất bản-ngã của mình là cốt để khám-phá ra nhiều điều hơn thế, về mình...

Như thế nghĩa là thế nào?
Đó, mới là cuộc sống. Một cuộc sống, có những điều hoặc những sự khiến ta không thể tự thẩm-định cuộc đời của mình được. Đó, là sức sống có nhu-cầu cấp-thiết cho mình. Và các bà, tức: những vị-đang-trở-thành-mẹ-hiền sẽ thấy nỗi niềm của mình ra như thế, giống như nỗi niềm mà, ngay từ đầu, các bà không có chút thiện-cảm nào với sự việc này, hết. Hoặc, các bà lại cũng định-nghĩa mọi sự hoặc mọi người cách riêng rẽ. Vâng. Chuyện này vừa hấp-dẫn, tế-nhị nhưng lại khiến ta ra sợ sệt. Bởi, trong đó, có niềm khao-khát hoặc lòng dục của người nữ-phụ nay-thành-mẹ-hiền vẫn tồn-tại và dâng cao cũng rất nhiều.

Vậy thì, sự việc tương-tự có gây ảnh-hưởng gì lên các phụ-nữ khác không?
Xin thưa: trái lại là đàng khác. Bởi, sự việc này, lại đem đến cho các bà một thiên-khiếu đặc biệt. Thiên-khiếu ấy, đã chuyển niềm say-mê của các bà thành lời mời gọi. Mời và gọi các bà trở nên “mẹ hiền”, không chỉ với nét “m” nhỏ bé ở chữ “mẹ”, mà là nét “M” viết Hoa rất to tát. Đây cũng không là lời mời chỉ cốt để ngưng đọng mọi sự, ngõ hầu giúp các bà tìm ra cái hay/cái đẹp của sự thể như thế...

Vậy nên, nữ-phụ đã và đang trở-thành-mẹ-hiền phải làm gì với lời mời của cuộc Sống rất cấp thiết là thế?

Các bà biết thắt-chặt cuộc sống có điều-kiện của mình thêm lần nữa với trẻ bé đang cần “mẹ hiền” chăm sóc, cách riêng tư. Các bà còn biết tái-lập một “đầu-tư” nơi trẻ bé, ngay tức thì. Thế nghĩa là: các bà cũng đề-cao/cảnh-giác về những đáp-trả từ trẻ bé, chỉ mỗi thế. Các bà không “sở-hữu” trẻ và cũng không để cho trẻ “sở-hữu” mình. Các bà lại sẽ lánh xa mọi ý-định chỉnh-sửa sự thể đang biến-chuyển, đổi thay nhưng lại coi đó như quà-tặng dành cho trẻ bé. Theo tâm-lý, thì sự việc này tựa như nỗi chết đã thấy hiện-diện ở trong đó, lại cũng giống như một “phục sinh”, đích thực.

Có lẽ sự việc này giúp cho trẻ bé mất đi bản-vị và vì thế, trẻ mới phải rời xa cung lòng của “mẹ hiền” mình để chào đời và từ đó, sẽ đi vào tương-quan mới giống như thế.

Có lẽ đây là lý do khiến “mẹ hiền” của ta cứ mải bồng ẵm trẻ-bé-là-con-mình vào lòng và cứ tưởng: khi làm “mẹ hiền” của trẻ rồi, thì bà cũng là “mẹ hiền” của cả vũ-trụ. Và trẻ bé, lại cũng sẽ tặng trao cho “mẹ hiền” một Chân Trời lớn mà bà từng “tự bỏ cuộc” khi hạ sinh con mình. Có thể, cũng có người lại sẽ bảo: đây chỉ là biểu-tượng đầy tượng-trưng nhưng lại là thứ biểu-trưng xứng-hợp với những gì mà bà trải-nghiệm. Dù có thế, riêng tôi, tôi vẫn không cho đó chỉ là óc tưởng-tượng mà thôi, đâu...

Tác giả Kristeva ở đây lại mô-tả sự việc này bằng chữ “Tin”. Tin ở đây, mang ý-nghĩa công cuộc “tái-ràng-buộc”, trong đó còn có lý-lẽ của sự tín-nhiệm/tin tưởng nữa. Điều này lại có nghĩa của một tái-ràng-buộc, lắp ráp, nối kết hoặc tập họp thêm lần nữa. Sự việc này, lại đề ra một đính-kết gắn liền vào chính bản-thể mình. Chính vì thế, ta mới tự tin và cậy-trông phó thác mọi an toàn nơi hiện-hữu của mình và cả ý-nghĩ cũng như cảm-giác mình đem đến cho người khác khả dĩ tái tạo chính con người mình, để rồi tuỳ-thuộc cung-cách khác với chính mình, thêm lần nữa. Sự việc này, dường như để “mẹ hiền” sống thực công cuộc đầu-tư đối-tác và tái-lập chính công-cuộc đầu-tư nương-nhờ vào sự phó-thác/cậy trông, mà nhiều người gọi đó là “tín-nhiệm”, nên ta có được định-nghĩa rất thực của tình mẫu tử, có tầm kích.

Văn-minh thế giới, nay phân-chiết tình mẫu-tử như thứ tình phàm-tục mà nền văn-minh độc-đáo lại không nói chút gì về thứ tình này, hết. Thế nên, giả như ta không tái cấu-trúc hoặc làm sáng-tỏ tình mẫu-tử ấy, hẳn là ta sẽ có nguy-cơ dễ đi đến chỗ biến nó thành một thứ ý-thức-hệ không mang chút luân-thường đạo-lý nào hết. Tình mẫu-tử lúc nào cũng cần đến luân-thường đạo-đức của tình thương-yêu thực-thụ tuy xa cách/tách rời, nhưng vẫn ở lại trong tương-quan mật-thiết với con người. Tác giả Samuel Beckett bảo: ông chưa bao giờ thực-sự sinh ra đời, hết. Trong khi đó, Simone de Beauvoir lại nói: nữ-phụ tự-do là người vốn dĩ đang dấn thân đi vào tiến-trình sản sinh của “mẹ hiền”, mà thôi.


Chức-năng phụ-tử, là niềm tin thấy có ở/xuất tự/vẫn đi vào với Cha.

Bằng vào thương-thảo chức-năng của “mẹ hiền”, hiện còn có nguồn gốc của hai hình-thức của “niềm tin” luôn tranh-chấp, đối chọi nhau. Một bên, là niềm tin ban đầu; tức: kinh-nghiệm bị “chìm đắm” bằng và qua cảm giác như biển khơi dâng-trào, trong đó sự tin-tưởng lại dạt-dào, hỗ trợ. Còn bên kia, là niềm tin vừa mới khám-phá ra, tức: kinh-nghiệm về một mất mát; mất cả thế giới sinh-động nơi cung lòng “mẹ hiền” dám để cho trẻ ra đi khỏi nơi ấy. Từ đó, nó biến thành “nỗi khổ” như nỗi niềm của người xin tị-nạn chính-trị nhưng bị từ-khước, rớt thanh-lọc trong tâm tưởng. Cũng chính ở “niềm tin” theo thể-lọai tiếp theo sau này, mà ta khám phá ra được tính hữu-hạn của sự sống. Cả hai loại “niềm tin” diễn trình ở đây, xem ra đang đi vào cuộc xung-đột cho đến khi vấn-đề được giải-quyết cách chung-cuộc.

Tiếp theo sau, là động-tác của “niềm tin phát tự con tim”, trở thành khác-lạ nơi mỗi người, theo cung-cách tư riêng, dị-biệt. Mà, tin không còn ở nơi sự việc hoặc quà tặng, với và cho mọi người nữa. Từ đó, “tin” tự thâm-tâm, lại đã tùy thuộc vào điều-kiện nuôi-dạy trẻ bé với trọng trách có ý-thức của mẹ cha.

Nơi ngữ-cảnh này, tác giả Kristeva lại có cái nhìn rất mới về chức-năng của người cha. Thật ra, lâu nay ta được chuẩn bị để có tầm nhìn như thế trong giai-đoạn tiếp theo sau chức năng của “mẹ hiền”, người cha đây xem ra đã xuất-hiện từ đâu đó không ai biết và cũng từ lúc đó, lại sẽ dẫn trẻ đi vào thế giới mới của con người. Thể-lọai sau của niềm tin như đã đề-cập ở phần trước, nay trở-thành niềm tin tưởng vào người cha, theo kiểu tiền-sử cá-thể. Chức năng của người cha đã hỗ trợ cho một chuyển-tiếp có tình thương-yêu từ “mẹ hiền” sang tình của người cha, tức: chuyển và tiếp từ trạng-huống tưởng-tượng rất biểu-trưng sang biểu-tuợng rất đặc-trưng, đặc-thù. Điều này, bao gồm kinh-nghiệm của một “Narcisse” khi xưa bị thương tổn, tức: “dấu vết” tổn-thương khi ấy nay tự xuất-hiện/trình-diện chính mình không như thứ gì đó rất sung-mãn hoặc điều gì đó rất tuyệt-đối, mà là cuộc xuất đầu lộ diện mang tính-cách giải-trí hoặc giải-khuây như trò chơi “game” khá lạ kỳ, chí ít là khi chúng ra khỏi tình-trạng tự biệt-lập để tạo chỗ đứng cho riêng mình nơi giòng chảy đầy tính diễn-trình nơi vở diễn. Trong tất cả mọi sự như thế, lại thấy xuất-hiện một thứ sầu-khổ nhỏ đầy huệ-lộc thần bí; và từ-vựng này, lại diễn tả đó là “niềm tin”. Điều này, rồi cũng biến-đổi ý-nghĩa của từ-vựng “hiểu/biết” theo nghĩa tầm-nguyên, do bậc mẹ cha có vai-trò lớn hơn những gì ta tưởng.

Mãi đến nay, tôi vẫn sử-dụng cụm từ “dấu vết” để chuyển-tải đôi điều về sự việc đề cập ở trên. Nay, nhằm duy-trì các thứ ấy nơi giòng chảy đầy ngôn-ngữ, tác-giả Kristeva lại định-danh cho sự thể này bằng sự việc mà bà gọi là những tiếng “ọ ẹ” hoặc “ú ớ” của trẻ bé, tức: của chủ-thể chưa từng nói lên điều gì đó cho ra hồn. Trẻ bé chỉ bắt chụp vài âm-thanh sứt mẻ hoặc tiếng giọng của người khác, đa phần từ “mẹ hiền” rồi bập bẹ thành tiếng nói. Tác giả Kristeva gọi tiếng bập bẹ này là “ký hiệu” của âm giọng. Chúng là chất-liệu sượng mà trẻ bé sử dụng để rồi biến nó thành thứ thanh-âm xuất tự miệng lưỡi ngõ hầu nói lên tính-chất khác-biệt làm nền-tảng cho cuộc sống tinh-thần, đã triển nở. Mục-tiêu mà trẻ nhắm đến, là đạt cho bằng được giai-đoạn mà bé muốn người khác thấy được ý của bé qua âm thanh, và tiếng giọng. Theo thiển nghĩ, thói quen diễn-tả bằng âm/giọn “ú ớ”, là từ-vựng chồng-chất, rất lâu. Và, từ vựng này là do “chủ thể” sử-dụng một cách thụ động khiến ta coi đó như cố gắng diễn tả sự việc cho phải phép.

Rõ ràng, đây là nền-tảng đề ra cho niềm tin tôn-giáo của người Do-thái. Các dân-tộc sống quanh vùng đất Do thái đã trở thành “mẹ hiền” tập trung vào văn-hoá của đạo-giáo. Thế nhưng, người Do thái nghe biết tiếng giọng của Thiên-Chúa-là-Cha nên đã tìm cách chống lại ý-định đoàn kết/thống nhất, cả việc thông-hiệp/hợp-nhất với Thiên-Chúa độc nhất mà họ từng có quan-hệ với Ngài là Đấng vừa gần gũi vừa cách xa qua các chặng thời-khắc gộp vào nhau tựa hồ như giới lệnh khi xưa từng phán bảo: “ngươi không được phép loại bỏ cả những phân cách/tách biệt”, nữa.

Chức năng “mẹ hiền” quả đã không làm ngưng đọng sáng kiến vốn có từ chức-năng của người cha cũng rất tình. Cả hai hiểu rằng: đây là hoạt động chung cùng nhau, rất ăn ý. Việc tuỳ thuộc/tin tưởng vào “mẹ hiền” đã mở ra con đường cho trẻ dễ tiếp-cận thực-tại có thật này. Lòng cảm-kích/biết ơn người cha đã tạo tương-lai rực sáng cho trẻ dễ tiếp cận, đó là điều mà tác giả Kristeva gọi người cha là “cha của thời tiền-sử rất cá-thể.” Theo tôi nghĩ, ta phải gọi đó là “người cha của cá-thể vào thời tiền-sử”, mới đúng.

Nếu ý-niệm “mẹ hiền” không mạnh đủ để diễn tả mọi sự thì sao?

Những gì khiến nền-tảng này như bị rã rời, không hoạt-động được là sự chuyển-đổi trong tin tưởng để nghĩ rằng: khi nó tự định danh/định hình một cách quá mức với “mẹ hiền” để thành sự thể méo mó đối với lòng cảm kích/biết ơn phụ thuộc vào tầm kiểm-soát của người cha.

Lớn lên trong niềm tin, một nghịch lý

Abraham, tổ-phụ niềm tin của ta được bảo là ông phải rời khỏi mẹ cha để ra đi về chốn miền được chỉ định. Vốn lớn lên trong niềm tin vững chãi, ông ra đi trước nhất nhờ tin tưởng vào “mẹ hiền” và cam kết một tương lai ngời sáng có được từ người cha, thì ông lại được mẹ cha nâng đỡ, hỗ trợ và cất nhắc để kiếm tìm niềm hy vọng sống nơi đây, tại chốn miền vĩnh-cửu.

Abraham được mong đợi sẽ lớn lên trong niềm tin, đó còn là điều mà truyền-thống đạo-giáo của ta quen gọi là sự trút sạch thành hư không/trống rỗng, tức: tự mình biến thành hư vô, đầy những hố sâu thăm thẳm để những gì là chức-năng hoặc cung-cách giúp đưa vào niềm tin siêu-nhiên thực thụ. Vấn-đề -nếu có- là: tất cả những gì thuộc về Chúa không thể chứa đựng trong bất cứ cơ-cấu nào của ta là con người. Nếu mọi sự thuộc về Chúa đến với ta một cách tràn đầy/trọn vẹn, thì những thứ ấy sẽ đổ tràn vào chốn hư không/trống rỗng của ta chứ không vào tầm vóc con người của ta theo nghĩa tương-đương. Nói cho cùng và cho đúng, thì trong chốn hư không/trống rỗng ấy, Thiên Chúa đã đổ tràn niềm tin siêu-nhiên thực-thụ vào với ta như quà tặng chứ không phải là thành-tựu ta đạt được.

Ở đây, tôi sợ là mình đang đưa ra một đề-xuất nào đó nhằm bỏ cuộc thể-lọai niềm tin vào “mẹ hiền” rất đáng giá đầy tính riêng tư cốt đạt được niềm tin tưởng vào Thiên-Chúa đích-thực là niềm tin đến từ chốn hư không/trống rỗng.

Nỗi niềm trút sạch đến hư không/trống rỗng lại cũng đòi ta phải bỏ đi tính-cách tuyệt-đối của người cha như giả-thiết: người cha là người một mình định đọat phần tâm-linh của ta. Lại nữa, cũng trong cùng giòng chảy đầy huyết mạch như thế, lại xảy đến một nhận-thức thấy được rằng: Thiên Chúa của ta là Đức Chúa từng trút sạch đến độ hư không/trống rỗng trước ta nữa. Nói như thế, là có ý bảo: nếu ta đi chệch khỏi những gì mà lòai người chúng ta mơ về Thiên Chúa hoặc đi chệch khỏi danh xưng cũng như chức-vị của Chúa mà ta có được thì đó là hoa quả của trí tưởng-tượng có ở nơi ta. Và, một khi ta để những thứ ấy đi rồi thì những gì thuộc về Chúa đã sẵn sàng có ở đó cho ta để ta có thể tin vào đó bằng “niềm tin thần thánh” vẫn rất thực. Sự hư không/trống rỗng của Thiên Chúa hiệp với sự trống rỗng/hư không là chính ta, cả hai thứ hư không đã gặp gỡ quyện vào nhau để rồi cùng thẩm thấu đi xuyên vào thứ không-gian đã gột sạch. Thế nên, khi ta lột bỏ các thêm thắt ngọai vi ấy mà thêu thùa về Chúa xuất khỏi Chúa, thì thử hỏi: có thứ gì còn rớt lại không? Theo tôi, những gì còn rơi rớt lại nơi ta lại chính là Chúa, Đấng Siêu Việt thực thụ.

Kết cuộc dẫn vào sự giản đơn có được sau khi đã trút sạch thành hư không ở nơi ta và cả Chúa nữa, ta có thể sống với những bất xứng của ta và Thiên-Chúa sống không cần vật-dụng sở hữu mà ta đính kết cách linh thiêng tạo cho Chúa. Tất cả mọi diễn-tả về Chúa xem ra đều không thực. Tất cả mọi diễn tiến ta gán ghép cho Chúa xem ra chỉ là những gì do ta tạo ra lại không là thực-tại do Chúa dựng. Với ta, điều này thường xảy đến khi một số dự án linh-thiêng của ta đã thất-bại và khi ta cảm thấy như không có chút niềm tin nào cả. Đó là sự thể khi ta không thấy ai hoặc đấng thần-linh thánh ái nào hoan nghênh chào đón, hết. Nói cho cùng, đó vẫn là tất cả. Ở đây, tôi thường tử hỏi: Không biết là kinh nghiệm về niềm tin ở nam-nhân có tương-tự như niềm tin của nữ-phụ không? Nhưng xem ra câu hỏi này không thấy có câu trả lời nào đượm ý-nghĩa hết; bởi, chẳng bao giờ và cũng không khi nào có niềm tin sao đó lại tương-tự ở hai cá-thể khác nhau được. Thiên Chúa phú ban quà tặng cho ta, theo cung-cách cũng rất riêng của Ngài là để ban cho mỗi người chúng ta trong cảnh-tình hư không/trống rỗng, rất khác biệt. Hỏi như thế, cũng giống như câu hỏi rằng: phải chăng có đến hai tổ-phụ Abraham sao? Khi Giavê Thiên Chúa thấy vắng bóng “Người” đầu tiên trên mặt đất, tức Ađam, và thấy ông sống đơn độc một mình, thì cũng có câu hỏi: làm sao Chúa biết được chuyện ông Ađam trơ trọi một mình, vậy?

Theo tôi, thì: chính đây là điểm bảo rằng: cũng chẳng là điều hệ-trọng để nhấn mạnh chuyện khác-biệt giữa động-tác tin với động-thái hy-vọng , cùng thương yêu. Nơi nguời có kinh nghiệm từng trải, thì: các yếu-tố ấy quyện vào nhau để trở thành một. Một ở đây, là sự hư không/trống rỗng. Một, là chính Chúa, vậy.

Nhưng, ở đây tôi lại muốn nói nhiều hơn nữa về sự hội-nhập của các yếu-tố ấy vào với con người!

Thiên-Chúa phú ban chính mình Ngài không phải vì ta có được cung-lòng hoàn-hảo để đón tiếp Ngài vào. Bởi, chẳng ai có được khả-năng đón nhận Chúa hết. Ta chẳng bao giờ có được cung-lòng tốt lành để làm được như thế. Thiên-Chúa ban chính Mình Ngài với thân-phận chưa từng được đón tiếp cái quyền-hạn được ở nơi đó đến khi ta chấp-nhận sự việc như thế. Và nếu có ngạc-nhiên sửng-sốt về chuyện ấy thì cũng như thể ta luôn có mặt ở đó, kể từ khi sinh ra và Chúa lại đã ban cho ta ân-huệ, theo qui-cách của khi ấy.

Tôi cũng muốn thêm thắt ở đây đôi điều, là: có lẽ tôi sẽ bảo rằng rất nhiều người tốt lành/hạnh đạo vẫn muốn kiếm tìm Chúa. Nhất là khi ta cứ coi như mình từng kiếm tìm một Đức Chúa mà chẳng bao giờ thấy. Thay vào đó, tôi đề nghị ta thay thế nó bằng việc nhận ra rằng chính Chúa đã đi tìm ta và đã thấy ta và công nhận ta là con Ngài. Thế nên ta hiểu rằng, việc này có thể rọi chiếu một vài tia sáng lên mọi sự.

Thần học của ta có một nguyên tắc căn bản, thường được mọi người gọi đó là tính ưu việt của ân-huệ. Chính ra, phải gọi đó là tính ưu việt của ân-huệ từng ban cho ta. Bởi, ân-huệ sẽ là chuyện trừu-tượng không thấy có nếu nó không được ban riêng cho ta. Nỗi niềm kinh-ngạc về chuyện ấy là nằm ở điểm: Ân huệ ấy Đã được ban cho ta rồi. Thành thử, trong trời đất, chẳng có cái gì gọi là bản chất vô-huệ, hết. Tự bản-chất, ta chẳng có được khả-năng-tính của Thiên-Chúa nhưng thật sự thì ta không có khả-năng đến với Chúa -và như thế, ta cần được ban thêm ơn cộng vào với những gì hiện thời ta không có. Nếu sự thể là như thế, thì ân-huệ sẽ là thứ tư-duy có sau này về phần riêng của Thiên-Chúa. Nói cách khác, có lẽ Chúa cũng chẳng tạo dựng ta một cách đúng-đắn, ngay từ đầu. Ân-huệ theo tính-cách lịch-sử cũng không là quà tặng ban cho ta mãi về sau. Mà, Thiên-Chúa đã cưu mang ta trong ân-huệ của Ngài, ngay từ đầu, rõ ràng là như thế.

Ân-huệ không là thứ gì đó tuyệt đối không ngờ trước. Tất cả chẳng vì Ngài có món nợ đó đối với ta (mà ta lại chẳng xứng-đáng được thế); và, có lẽ ân-huệ cũng chẳng ban cho một số người trong ta sau này nếu như ta chứng tỏ mình là người tốt lành/hạnh đạo; mà ân-huệ tự nó vẫn nằm trong bản-thể của ta là con người bằng xương bằng thịt, ở trên đời.

Bản chất con người lúc nào cũng bao gồm ân-huệ, rất tự thân. Và, ta được ban cho khả năng nhìn thấy Chúa, ngay từ đầu. Thật sự thì không thể có được cái-gọi-là một nhân-loại bình thường không ân-huệ. Tính chất “người”, theo định-nghĩa, bao gồm ân-huệ và khả-năng thực-thụ được thấy Chúa. Đây không là thi-ca, mà là cung cách Chúa tạo-dựng nên ta. Tính-chất “người” là ân-huệ, đó là theo định-nghĩa Chúa bày tỏ cho ta biết như thế. Ta được cưu-mang một cách không tì-vết trong tâm-tưởng của Thiên-Chúq. Thiên-Chúa, Ngài đã thẩm-thấu vào trong con người của ta trước khi ta hiện-hữu. Tính chất “người” là sự hội-nhập và thẩm-thấu một tính-chất rất Thiên-Chúa.

Nói cách khác, ta không bắt đầu như thế cách biệt-lập và tự mình tìm kiếm Chúa; và trong kiếm tìm đôi lúc ta đã ở trong tình-trạng có ân-huệ và đôi lúc, lại không là như thế. Ta đã bắt đầu với ân-huệ, ở trong ân-huệ rồi. Chính Thiên-Chúa đã công-nhận và sở-hữu ta ngay lúc đầu. Ngay từ đầu, Ngài đã thương-yêu ta. Chính vì lý do đó, mà bản chất của vật tạo-thành (nói theo ngôn-ngữ tạo dựng là hành động của Thiên-Chúa) không chỉ là hiện-hữu hoặc đang kiếm tìm, nhưng là đã ở trong Chúa; nói như thế, là bảo rằng: ta đã được Chúa gặp thấy ngay trong bản-chất của Ngài rồi. Thiên-Chúa và tạo vật lúc nào cũng ở trong nhau, quyện lẫn vào nhau. Ta có mặt đây, không phải để “kiếm tìm” một Thiên-Chúa đã có đó nhưng là để cảm-tạ Chúa vì ngay từ đầu Ngài đã tìm ta và đã thấy ta, trong tạo-dựng.

Cũng có thể nói: Thiên-Chúa là người đầu tiên kiếm tìm và gặp gỡ ta, từ ngàn đời.

--------------------
(còn tiếp)

Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai Tá lược dịch
 
Thông Báo
Thông báo : GXVN Paris ‘hành hương lãnh nhận ơn toàn xá’ tại Sacré Cœur, Montmartre
Trần Văn Cảnh
08:41 12/10/2013
Thông Báo : GXVN Paris ‘hành hương lãnh nhận ơn toàn xá’
tại Sacré Cœur, Montmartre Chúa Nhật 13/10/2013, từ 14 đến 17 giờ kết thúc NĂM ĐỨC TIN

Trong Đại Hội Mục Vụ thứ 59, ngày Chúa Nhật 09.12.2012, nói về ‘Hướng đi mục vụ của Giáo Xứ Việt Nam Paris trong năm Đức Tin’ Đức Ông Giám Đốc Giuse Mai Đức Vinh đã đưa ra một chương trình 8 việc.

Bảy công việc đã được thực hiện. Bốn việc đã hoàn thành toàn diện : 1- Lập nhà nguyện kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam ; 2- Chia sẻ Mùa Vọng và Mùa Chay ; 3- Soạn thảo và phát hành sách « Các Thánh Tử Đạo Thăng Hoa Văn Hóa Việt Nam » ; 4- Và Tích cực tham gia Đại Hội Lộ Đức 02-04/08/2013. Ba việc có tính chất dài hạn đang trên đường hoàn thành. Đó là : 5- Tăng cường sự hiện diện của Giới Trẻ trong Giáo Xứ ; 6- Thêm Số chầu nhưng và 7- Tiếp tục ba công việc chỉnh trang cơ sở Giáo Xứ : Ống khói, thang máy và nhà vệ sinh cho người khuyết tật.

Công việc thứ tám là tổ chức ngày ‘Hành hương lãnh nhận ơn toàn xá’, kết thúc Năm Đức Tin. Tờ Thông Báo Mục Vụ GXVN Paris, số 370, ngày 15/09/2013 có thông báo rằng :
Hành hương lãnh ơn toàn xá : Giáo xứ chúng ta sẽ hành hương kết thúc năm Đức Tin và lãnh ơn toàn xá tại Vương cung Thánh Đường Sacré Cœur (Montmartre) vào Chúa Nhật 13/10/201, từ 14 đến 17 giờ. Sẽ có Thánh lễ, Chầu Mình Thánh (trong lúc này có các cha ngồi tòa), và Nghi thức lãnh ơn toàn xá.

Vậy xin mọi người dành thời giờ đi tham dự.

Trích « Thông báo Mục vụ » GXVN Paris
số 370, ngày 15/09/2013
 
Tin Đáng Chú Ý
Cư dân gốc Việt ở Little Saigon bị truy tố giúp al-Qaida
Thiên An & Tâm Nguyễn/Người Việt
08:54 12/10/2013
Cư dân gốc Việt ở Little Saigon bị truy tố giúp al-Qaida

SANTA ANA, California (NV) - Nguyễn Ngô Sinh Vinh, cư dân Garden Grove, vừa bị tòa liên bang ở Santa Ana truy tố tội “hoạt động giúp nhóm khủng bố al-Qaida” và “sử dụng sổ thông hành giả.”

Tuy nhiên, tại phiên tòa, khi được Chánh Án Authur Nakazato, hỏi, nghi can trả lời là mình “vô tội.”

Theo công tố viên Judith Heizn, hoạt động của nghi can Nguyễn Ngô Sinh Vinh có vẻ như “dùng vũ khí có mức sát thương lớn, ám sát, và bắt cóc, làm ảnh hưởng hoạt động của chính phủ Hoa Kỳ” ở ngoại quốc.

Vì tính chất nguy hiểm của sự việc, Chánh Án Nakazato không cho nghi can tại ngoại hậu tra, mà ra lệnh tiếp tục giam giữ.

Khi được nhật báo Người Việt hỏi, Luật Sư Amy Karlein, đại diện cho nghi can, chỉ nói: “Miễn bình luận.”

Nghi can cao lớn, da ngăm ngăm, tóc dài qua vai, để râu cằm và ria mép, đeo kiếng cận, mặc áo thun màu xanh dương đậm, quần jean màu nhạt, tay bị còng, nói tiếng Anh lưu loát, không qua thông dịch viên.

Tại phiên tòa, ngoài nghi can, luật sư của nghi can, công tố viên, còn có sự hiện diện của bốn người trong gia đình nghi can. Tất cả đều từ chối trả lời phỏng vấn của báo giới.

Theo hồ sơ của FBI, nghi can “định cung cấp một số vật liệu giúp al-Qaida,” một tổ chức bị Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ liệt vào danh sách khủng bố từ năm 1999.

Nguyễn Ngô Sinh Vinh, 24 tuổi, bị FBI bắt sáng Thứ Sáu trong lúc chờ lên một chiếc xe bus ở Santa Ana, chuẩn bị đi sang Mexico, “để hành động theo lệnh của al-Qaida.”

Nghi can là công dân Mỹ và có tên khác là Hasan Abu Omar Ghannoum, theo hồ sơ FBI.

Theo FBI, vào ngày 23 Tháng Tám, nghi can sử dụng một sổ thông hành giả, bao gồm cả tên giả.

Báo LA Weekly trích lời bà Laura Eimiller, đại diện FBI tại Los Angeles, nói: “Giới chức điều tra không tin rằng nghi can đi chung với ai, hoặc có bất cứ đe doạ nào đối với công chúng vào lúc bị bắt, dựa trên các hoạt động của Sinh Vinh Ngo Nguyen.”

Bà Eimiller cũng cho biết Lực Lượng Chống Khủng Bố Mỹ đang điều tra sự việc.

Sau phiên tòa, phóng viên nhật báo Người Việt có đến nhà nghi can. Khi tới nơi, rất nhiều cơ quan truyền thông đã có mặt.

Một thanh niên tên Định Nguyễn, 18 tuổi, cho biết là em của nghi can, nói: “Trước đây, anh tôi tìm hiểu về Hồi Giáo. Anh có đi đến một số đền Hồi Giáo trong vùng, nhưng tôi không biết đền nào. Sau đó, khoảng cuối năm ngoái, có đi sang Lebanon, để cải đạo.”

Anh Định Nguyễn cho biết, gia đình theo đạo Công Giáo. Có lúc anh nói gia đình có 5 anh em, có lúc nói là 7 anh em, nhưng cho biết nghi can Nguyễn Ngô Sinh Vinh là con thứ tư trong gia đình.

Người em trai này cho biết anh ở chung phòng với nghi can, và sáng Thứ Sáu, FBI đã đến nhà, tịch thu toàn bộ điện thoại và máy điện toán của tất cả mọi người trong nhà.

“Khi FBI đến nhà, cả gia đình đều ngạc nhiên, không biết chuyện gì xảy ra,” anh Định Nguyễn nói thêm.

Khi được hỏi suy nghĩ về chuyện em trai bị tố cáo có liên quan đến al-Qaida, chị Minh Nguyễn, chị của nghi can và cũng là người con lớn nhất trong gia đình, nói: “Chúng tôi để tòa quyết định.”

Nhà gia đình nghi can Nguyễn Ngô Sinh Vinh ở Garden Grove. (Hình: Tâm Nguyễn/Người Việt)

Một phụ nữ sống gần nhà nghi can, chỉ cho biết tên là TT, nói: “Chị ở đây mười mấy năm, khu này rất yên tĩnh, không ngờ xảy ra chuyện này.”

“Khoảng 7 giờ sáng nay, tự nhiên thấy nhiều xe của FBI đến bao vây căn nhà. Tôi biết gia đình này là người Việt Nam, nhưng họ cũng ít giao du với hàng xóm,” bà TT nói. “Không ngờ người Việt mình lại dính dáng vào chuyện này.”

Một người hàng xóm khác, chỉ cho biết tên là Julio, nói: “Gia đình khá gắn bó với nhau, nhà rất yên tĩnh. Tôi chưa bao giờ thấy điều gì bất thường, cho tới hôm nay.”

Ông cho biết, lúc FBI đến, ông không có ở nhà. Ông chỉ bước ra khi thấy nhiều đài truyền hình và báo chí đến khu vực.

Phía công tố cho biết, nghi can Nguyễn Ngô Sinh Vinh hiện đang bị giam tại nhà tù thành phố Santa Ana, và sẽ ra toà vào lúc 9 giờ sáng ngày 18 Tháng Mười.