Ngày 17-10-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tràng chuỗi Mân Côi đã cứu rỗi bà cụ 98 tuổi
Lm Nguyễn Hữu Thy
01:01 17/10/2011
Tràng chuỗi Mân Côi cứu rỗi bà cụ 98 tuổi

Trong tháng mười, Tháng Mân Côi, các Kitô hữu khắp nơi trên thế giới đã hằng ngày sốt sắng dâng lên Mẹ Maria Tràng Chuỗi Mân Côi, những lời Kinh mà chính Thiên Chúa Cha đã truyền cho Sứ Thần Gabriel công bố, để tỏ lòng tôn sùng và biết ơn Mẹ. Vâng, vì đức tin mạnh mẽ và lòng tin tưởng phó thác tuyệt đối của Mẹ vào sự quan phòng đầy yêu thương của Thiên Chúa, Mẹ đã thưa „xin vâng“, Mẹ đã hoàn toàn tự nguyện hy sinh cộng tác vào chương trình cứu chuộc nhân loại của Thiên Chúa. Nhờ thế, Ngôi Hai Thiên Chúa mới có thể nhập thể làm người và cũng nhờ thế, toàn thể nhân loại mới được hòa giải với Thiên Chúa và được cứu rỗi.

Dĩ nhiên, mục đích chính và trực tiếp của Kinh Mân Côi là nhằm tôn thờ Đức Kitô, chứ không phải Mẹ Maria. Vì khi đọc Kinh Mân Côi, các tín hữu suy ngắm 20 mầu nhiệm cuộc đời cứu thế của Đức Kitô – 5 Sự Vui, 5 Sự Sáng, 5 Sự Thương và 5 Sự Mừng – mà trong đó Mẹ Maria giữ một vai trò trọng yếu, mang tính cách quyết định, họ sẽ khám phá được tình yêu vô biên của Thiên Chúa ban cho nhân loại qua Đức Kitô, Con Một của Người. Và chính sự tôn thờ Thiên Chúa, lòng biết ơn và cảm tạ Đức Kitô qua Kinh Mân Côi của các tín hữu là chính sự tôn vinh làm đẹp lòng Mẹ Maria nhất, vì mục đích duy nhất đời Mẹ là tôn thờ và làm sáng danh Thiên Chúa. Đàng khác, Kinh Mân Côi là lời kinh được bắt nguồn trong Kinh Thánh.

Trong Tông thư Marialis Cultus thời danh của Ngài, ĐTC Phaolô VI khẳng định rằng: „Tràng chuỗi Mân Côi là một lối cầu nguyện theo Phúc Âm“ và ĐTC Gioan Phaolô II còn cụ thể hơn: „Thực ra việc lần hạt Mân Côi không gì khác hơn là cùng Mẹ Maria chiêm ngắm Thánh Nhan Đức Kitô.“ Bởi vậy, chính ĐTC Gioan Phaolô II đã đánh giá: „Kinh Mân Côi là một lời kinh đơn sơ, nhưng đẹp và sâu xa nhất“. Còn nhà thần học Karl Rahner thì nhận định rằng: „Kinh Mân Côi là con đường ngắn nhất và chắc chắn nhất, dẫn chúng ta tới cùng Thiên Chúa.“ Nói cách khác, Kinh Mân Côi là con đường chắc chắn dẫn tới sự cứu rỗi. Suốt dòng lịch sử trên 2000 năm của Giáo Hội đã minh nhiên chứng nhận điều đó. Ở đây chúng tôi xin trích câu chuyện kể có thật của cha Gereon Goldmann OFM, một nhà truyền giáo lâu năm tại Nhật Bản như sau:

Tại khu ngoại ô „Cầu Gỗ“ của thủ đô Tokyo có khoảng 500.000 dân sinh sống và trong số đó có vài ba trăm tín hữu Công Giáo thuộc giáo xứ St. Elisabeth. Khu ngoại ô „Cầu Gỗ“ vốn được coi là một trong những khu phố nghèo nhất của thủ đô Tokyo rộng lớn với dân số 13 triệu người. Khắp khu ngoại ô này hầu hết các nhà đều làm bằng gỗ và thấp nhỏ. Khu ngoại ô này là cả một viện dưỡng lão khổng lồ, được chăm sóc về mặt y tế một cách khá chu đáo. Trong số các vị cao niên sống ở đây, mà đa số đã phải nằm liệt giường từ nhiều năm hay từ hằng chục năm rồi, có một số nhỏ là người Công Giáo.

Hàng tháng tôi đến thăm các ông bà cụ người Công Giáo và mang Mình Thánh Chúa cho họ hai lần. Một hôm vào khoảng 2 giờ sáng máy điện thoại nhà tôi reo. Đó là cú điện thoại của cô y tá điều dưỡng trực, cô báo cho tôi hay là tôi phải đến gấp, vì ở ngôi lều số 8 có người đang hấp hối và rất mong muốn gặp tôi.

Thế là tôi lấy xe máy và mang theo dầu thánh chạy đến viện dưỡng lão ngay lập tức. Người canh cổng quen biết tôi nên liền mở cổng cho tôi vào. Cô y tá điều dưỡng cũng đã chờ tôi sẵn ở lối vào. Tôi liền hỏi cô người hấp hối nằm ở đâu và tôi cứ đinh ninh là một ông cụ người Công Giáo mà tôi thường đến thăm viếng. Nhưng cô y tá trả lời: „Không phải ông cụ người Công Giáo muốn gặp cha, nhưng là một bà cụ khác.“ Nghe cô y tá nói, tôi cứ tự thắc mắc mãi, vì theo tôi biết thì tại ngôi lều số 8 đâu có bà cụ già nào là người công Giáo. Cô y ta dẫn tôi tới giường một bà cụ mà trước đây mỗi lần tôi tới viện dưỡng lão bà đều đăm đăm nhìn tôi như muốn trao đổi với tôi điều gì đó.

Nhìn bà cụ tôi đoán biết bà không thể qua được, tuy nhiên bà cụ vẫn còn đủ sức nói chuyện rất rõ ràng, dù rằng bà chỉ nói một cách chậm rãi mà thôi. Từ trên 80 năm qua, bà cụ luôn cầu xin Chúa cho bà trước khi chết được gặp một Linh mục Công Giáo và hôm nay tôi là một Linh mục Công Giáo đang đứng trước mặt bà.

Tôi liếc nhìn tấm bảng ghi tên tuổi của bà cụ treo ở đầu giường, tôi biết được bà cụ đã 98 tuổi. Tôi liền hỏi bà là tại sao bà lại muốn gặp vị Linh mục Công Giáo. Sau một lúc lâu với những câu nói cắt quảng, bà cụ kể tiểu sử đời bà. Bà từng là một nữ học sinh của một trường Công Giáo. Tại trường bà đã được một nữ tu dạy trong suốt ba năm trời. Và khi bà 17 tuổi bà đã được chịu phép Rửa Tội gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Bà nói: „Con đã được nhận lãnh nước thánh và tiếp sau đó là bánh thánh của Chúa.“ Nhưng sau đó, bà lập gia đình, và theo truyền thống xưa kia ở Nhật thì việc lập gia đình là do gia đình dàn xếp, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Và chồng bà là một thầy Sãi coi giữ một ngôi chùa ở trên miền núi cao hẻo lánh. Thế là bà phải sống trong ngôi chùa, hằng ngày lau dọn trong chùa, chăm sóc các ngôi mộ và trong ngày cầu siêu cho các vong linh bà phải chu tất công việc hương khói. Chồng bà biết bà là người Công Giáo nên ông vẫn để bà được tự do đi nhà thờ, nhưng ở khắp miền đó không hề có ngôi nhà thờ nào cả. Và sau đó bà sinh con, nhưng chẳng bao giờ bà có thể đi nhà thờ được. Và cuộc đời bà cứ trôi qua như thế trong suốt 70 năm trời. Sau đó, lần lượt chồng bà và tất cả các con bà đều qua đời, và một vị Sư khác đến trụ trì ngôi chùa nên bà bó buộc phải rời bỏ ngôi chùa và đến ngụ tại viện dưỡng lão này.

Tôi hỏi bà là trong bao nhiêu năm dài như thế có khi nào bà nghĩ đến Thiên Chúa của các Kitô hữu không thì bà đăm đăm nhìn tôi một cách lạ thường và cố sức đưa cánh tay phải khẳng khiu ra khỏi tấm mền đang đắp trên người bà, giơ lên cho tôi xem Tràng chuỗi Mân Côi bà đang cầm trong tay. Bà nói: „Trong bao nhiêu năm trời, chưa một ngày nào mà con không mang Chuỗi tràng hạt Đức Bà trên người, hoặc con cầm trong tay hay bỏ trong túi, hằng ngày và nhiều lần trong ngày con đã lần hạt Mân Côi. Con đã hằng ngày lần hạt Mân Côi cầu Chúa cho con trước khi chết được gặp một vị Linh mục Công Giáo để ngài mang cho con bánh thánh của Chúa.“

Nói xong, bà cụ bắt đầu cầu nguyện. Bà đọc Kinh Lạy Cha và Kinh Kính Mừng Maria. Trong khi bà cụ cầu nguyện như thế thì tôi liền ban Bí tích Xức Dầu cho bà, vì xem chừng sự sống của bà không còn kéo dài bao lâu nữa, chỉ còn được tính bằng phút bằng giây mà thôi. Quả thật, khi tôi chưa hoàn tất các nghi thức Xức Dầu, thì bà cụ trong khi đang lâm râm cầu nguyện Tràng chuỗi Mân Côi đã nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng trong an bình. Chắc chắn linh hồn bà đã được Mẹ Maria sai các Thiên Thần đón về Trời để thưởng công cho lòng trung thủy gắn bó của bà với Mẹ qua Tràng chuỗi Mân Côi.

Câu chuyện bà cụ già người Nhật Bản trên đây đã hùng hồn khẳng định rằng „chưa hề có ai cầu khẩn Mẹ Maria mà Mẹ không nhận lời và để ra về tay không“. Vâng, Mẹ Thiên Chúa sẽ không bao giờ quên sót bất cứ ai luôn gắn bó với Mẹ bằng Tràng chuỗi Mân Côi. Mẹ sẽ cứu vớt họ khỏi bị hư mất đời đời. Lời hiệu triệu năm xưa của Mẹ tại Fatima „Các con hãy siêng năng lần hạt Mân Côi“ vẫng còn vang vọng mãi trong mọi tâm hồn.

Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen

( Trích trong: Die schönsten Mariengeschichten, Heft 16, Miram-Verlag Jestetten)
 
Thánh sử Luca: “Chữ Tâm kia mới bằng 3 Chữ Tài”
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
07:07 17/10/2011
Người ta nói rằng trong 3 vị thánh sử của sách Tin Mừng Nhất Lãm, thánh Luca là người có tài năng về văn chương nhất; cụ thể, bút pháp thì điêu luyện, lối trình bày các câu chuyện thì khéo léo, lôi cuốn và hấp dẫn. Tuy nhiên, bên cạnh cái tài, thì Ngài còn có cái tâm hết sức đặc biệt. Và cái tâm mới là điều làm cho thánh nhân nỗi bật hơn cả. Vì như đại văn hào Nguyễn Du đã từng nói : “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.

Thế thì, chữ tâm hay cái tâm đặc biệt nơi thánh Luca là cái tâm nào ?

- Trước hết là cái tâm trong sáng (minh tâm). Là một y sĩ, một thầy thuốc, thánh nhân hành nghề với cái tâm hoàn toàn trong sáng, không bao giờ để cho mình bị đồng tiền lôi kéo. Ngài hành nghề chỉ với mục đích là cứu giúp người bệnh, nhất là những người bệnh nghèo. Tắt một lời, ngài luôn giữ được cái tâm trong sáng, liêm chính trước mặt Thiên Chúa và trước mặt mọi người.

- Thứ đến cái tâm đồng cảm (đồng tâm). Ngài đã sống triệt để tinh thần “Lương y như từ mẫu”, nên tâm hồn của ngài luôn đầy lòng trắc ẩn và đầy lòng cảm thông đối với những người nghèo khổ, bệnh tật, hèn mọn và tội lỗi, đặc biệt là các cô nhi, quả phụ và những người ngoại giáo. Vì ngài cũng đã từng là một người ngoại giáo gốc ở Antiôkia trở lại, tức là đồng hương với thánh Ignaxiô mà chúng ta mừng kính hôm qua. Chính cái tâm đồng cảm đó đã ảnh hưởng sâu đậm đến sứ điệp Tin Mừng mà ngài chắp bút. Thiên Chúa được ngài trình bày như là một người cha giàu lòng nhân hậu, một mục tử tốt lành thao thức đi tìm chiên lạc, một vị quan toà từ tâm và nhân ái…

- Sau nữa là cái tâm nhiệt thành (nhiệt tâm). Hết lòng hết sức với đối với việc tìm tòi, nghiên cứu, sắp xếp và soạn thảo sách Tin Mừng và sách Công vụ Tông đồ. Nhờ cái tâm tận tuỵ mà Giáo hội có được những trang Tin Mừng tuyệt vời viết về Chúa Giêsu và về Giáo Hội trong thời kỳ đầu.

Nhiệt thành với công việc soạn thảo Tin Mừng, ngài còn nhiệt thành đối với công cuộc loan báo Tin Mừng cứu độ, và sứ mạng phục vụ cộng đoàn mà ngài được giao phó. Trong tư cách là một môn đệ của thánh Phaolô, ngài đã tháp tùng thầy mình trong các cuộc hành trình truyền giáo nhiều gian lao thử thách. Ngài đã nhiệt tâm cống hiến trọn cuộc đời mình cho Chúa Kitô và cho Giáo hội trong thời kỳ đầu, nhất là đã đổ máu đào minh chứng cho Tin mừng mà ngài đã viết.

Vậy sứ điệp mà thánh Luca muốn nhắn nhủ ta trong ngày mừng lễ kính ngài hôm nay là gì?

Sống trong một thời đại chạy theo chủ nghĩa duy vật hưởng thụ, và giữa một xã hội đầy gian tham, giả dối, ta được mời gọi theo gương ngài, nêu cao cái tâm trong sáng thanh cao.

Sống giữa một thế giới đầy dẫy những người nghèo khổ, bệnh tật và bất hạnh, ta được mời gọi theo gương ngài, làm sáng lên cái tâm đồng cảm nơi mình.

Sống trong một đất nước đang còn rất rất nhiều người chưa biết Chúa, chưa biết Tin Mừng, ta được mời gọi theo gương ngài làm sống dậy cái tâm tận tụy, nhiệt thành để đem Tin mừng Đức Kitô cho mọi người.

Dĩ nhiên để làm được những điều đó là không dễ chút nào, nếu chỉ cậy vào sức mình. Vì thế cần cầu xin Chúa ban ơn trợ giúp cho ta, để ta có thể giữ được một cái tâm trong sáng, một cái tâm đồng cảm và cái tâm nhiệt thành như thánh Luca vậy. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tràng chuỗi Mân Côi đã cứu rỗi bà cụ 98 tuổi
Lm Nguyễn Hữu Thy
00:57 17/10/2011
Tràng chuỗi Mân Côi cứu rỗi bà cụ 98 tuổi

Trong tháng mười, Tháng Mân Côi, các Kitô hữu khắp nơi trên thế giới đã hằng ngày sốt sắng dâng lên Mẹ Maria Tràng Chuỗi Mân Côi, những lời Kinh mà chính Thiên Chúa Cha đã truyền cho Sứ Thần Gabriel công bố, để tỏ lòng tôn sùng và biết ơn Mẹ. Vâng, vì đức tin mạnh mẽ và lòng tin tưởng phó thác tuyệt đối của Mẹ vào sự quan phòng đầy yêu thương của Thiên Chúa, Mẹ đã thưa „xin vâng“, Mẹ đã hoàn toàn tự nguyện hy sinh cộng tác vào chương trình cứu chuộc nhân loại của Thiên Chúa. Nhờ thế, Ngôi Hai Thiên Chúa mới có thể nhập thể làm người và cũng nhờ thế, toàn thể nhân loại mới được hòa giải với Thiên Chúa và được cứu rỗi.

Dĩ nhiên, mục đích chính và trực tiếp của Kinh Mân Côi là nhằm tôn thờ Đức Kitô, chứ không phải Mẹ Maria. Vì khi đọc Kinh Mân Côi, các tín hữu suy ngắm 20 mầu nhiệm cuộc đời cứu thế của Đức Kitô – 5 Sự Vui, 5 Sự Sáng, 5 Sự Thương và 5 Sự Mừng – mà trong đó Mẹ Maria giữ một vai trò trọng yếu, mang tính cách quyết định, họ sẽ khám phá được tình yêu vô biên của Thiên Chúa ban cho nhân loại qua Đức Kitô, Con Một của Người. Và chính sự tôn thờ Thiên Chúa, lòng biết ơn và cảm tạ Đức Kitô qua Kinh Mân Côi của các tín hữu là chính sự tôn vinh làm đẹp lòng Mẹ Maria nhất, vì mục đích duy nhất đời Mẹ là tôn thờ và làm sáng danh Thiên Chúa. Đàng khác, Kinh Mân Côi là lời kinh được bắt nguồn trong Kinh Thánh.

Trong Tông thư Marialis Cultus thời danh của Ngài, ĐTC Phaolô VI khẳng định rằng: „Tràng chuỗi Mân Côi là một lối cầu nguyện theo Phúc Âm“ và ĐTC Gioan Phaolô II còn cụ thể hơn: „Thực ra việc lần hạt Mân Côi không gì khác hơn là cùng Mẹ Maria chiêm ngắm Thánh Nhan Đức Kitô.“ Bởi vậy, chính ĐTC Gioan Phaolô II đã đánh giá: „Kinh Mân Côi là một lời kinh đơn sơ, nhưng đẹp và sâu xa nhất“. Còn nhà thần học Karl Rahner thì nhận định rằng: „Kinh Mân Côi là con đường ngắn nhất và chắc chắn nhất, dẫn chúng ta tới cùng Thiên Chúa.“ Nói cách khác, Kinh Mân Côi là con đường chắc chắn dẫn tới sự cứu rỗi. Suốt dòng lịch sử trên 2000 năm của Giáo Hội đã minh nhiên chứng nhận điều đó. Ở đây chúng tôi xin trích câu chuyện kể có thật của cha Gereon Goldmann OFM, một nhà truyền giáo lâu năm tại Nhật Bản như sau:

Tại khu ngoại ô „Cầu Gỗ“ của thủ đô Tokyo có khoảng 500.000 dân sinh sống và trong số đó có vài ba trăm tín hữu Công Giáo thuộc giáo xứ St. Elisabeth. Khu ngoại ô „Cầu Gỗ“ vốn được coi là một trong những khu phố nghèo nhất của thủ đô Tokyo rộng lớn với dân số 13 triệu người. Khắp khu ngoại ô này hầu hết các nhà đều làm bằng gỗ và thấp nhỏ. Khu ngoại ô này là cả một viện dưỡng lão khổng lồ, được chăm sóc về mặt y tế một cách khá chu đáo. Trong số các vị cao niên sống ở đây, mà đa số đã phải nằm liệt giường từ nhiều năm hay từ hằng chục năm rồi, có một số nhỏ là người Công Giáo.

Hàng tháng tôi đến thăm các ông bà cụ người Công Giáo và mang Mình Thánh Chúa cho họ hai lần. Một hôm vào khoảng 2 giờ sáng máy điện thoại nhà tôi reo. Đó là cú điện thoại của cô y tá điều dưỡng trực, cô báo cho tôi hay là tôi phải đến gấp, vì ở ngôi lều số 8 có người đang hấp hối và rất mong muốn gặp tôi.

Thế là tôi lấy xe máy và mang theo dầu thánh chạy đến viện dưỡng lão ngay lập tức. Người canh cổng quen biết tôi nên liền mở cổng cho tôi vào. Cô y tá điều dưỡng cũng đã chờ tôi sẵn ở lối vào. Tôi liền hỏi cô người hấp hối nằm ở đâu và tôi cứ đinh ninh là một ông cụ người Công Giáo mà tôi thường đến thăm viếng. Nhưng cô y tá trả lời: „Không phải ông cụ người Công Giáo muốn gặp cha, nhưng là một bà cụ khác.“ Nghe cô y tá nói, tôi cứ tự thắc mắc mãi, vì theo tôi biết thì tại ngôi lều số 8 đâu có bà cụ già nào là người công Giáo. Cô y ta dẫn tôi tới giường một bà cụ mà trước đây mỗi lần tôi tới viện dưỡng lão bà đều đăm đăm nhìn tôi như muốn trao đổi với tôi điều gì đó.

Nhìn bà cụ tôi đoán biết bà không thể qua được, tuy nhiên bà cụ vẫn còn đủ sức nói chuyện rất rõ ràng, dù rằng bà chỉ nói một cách chậm rãi mà thôi. Từ trên 80 năm qua, bà cụ luôn cầu xin Chúa cho bà trước khi chết được gặp một Linh mục Công Giáo và hôm nay tôi là một Linh mục Công Giáo đang đứng trước mặt bà.

Tôi liếc nhìn tấm bảng ghi tên tuổi của bà cụ treo ở đầu giường, tôi biết được bà cụ đã 98 tuổi. Tôi liền hỏi bà là tại sao bà lại muốn gặp vị Linh mục Công Giáo. Sau một lúc lâu với những câu nói cắt quảng, bà cụ kể tiểu sử đời bà. Bà từng là một nữ học sinh của một trường Công Giáo. Tại trường bà đã được một nữ tu dạy trong suốt ba năm trời. Và khi bà 17 tuổi bà đã được chịu phép Rửa Tội gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Bà nói: „Con đã được nhận lãnh nước thánh và tiếp sau đó là bánh thánh của Chúa.“ Nhưng sau đó, bà lập gia đình, và theo truyền thống xưa kia ở Nhật thì việc lập gia đình là do gia đình dàn xếp, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Và chồng bà là một thầy Sãi coi giữ một ngôi chùa ở trên miền núi cao hẻo lánh. Thế là bà phải sống trong ngôi chùa, hằng ngày lau dọn trong chùa, chăm sóc các ngôi mộ và trong ngày cầu siêu cho các vong linh bà phải chu tất công việc hương khói. Chồng bà biết bà là người Công Giáo nên ông vẫn để bà được tự do đi nhà thờ, nhưng ở khắp miền đó không hề có ngôi nhà thờ nào cả. Và sau đó bà sinh con, nhưng chẳng bao giờ bà có thể đi nhà thờ được. Và cuộc đời bà cứ trôi qua như thế trong suốt 70 năm trời. Sau đó, lần lượt chồng bà và tất cả các con bà đều qua đời, và một vị Sư khác đến trụ trì ngôi chùa nên bà bó buộc phải rời bỏ ngôi chùa và đến ngụ tại viện dưỡng lão này.

Tôi hỏi bà là trong bao nhiêu năm dài như thế có khi nào bà nghĩ đến Thiên Chúa của các Kitô hữu không thì bà đăm đăm nhìn tôi một cách lạ thường và cố sức đưa cánh tay phải khẳng khiu ra khỏi tấm mền đang đắp trên người bà, giơ lên cho tôi xem Tràng chuỗi Mân Côi bà đang cầm trong tay. Bà nói: „Trong bao nhiêu năm trời, chưa một ngày nào mà con không mang Chuỗi tràng hạt Đức Bà trên người, hoặc con cầm trong tay hay bỏ trong túi, hằng ngày và nhiều lần trong ngày con đã lần hạt Mân Côi. Con đã hằng ngày lần hạt Mân Côi cầu Chúa cho con trước khi chết được gặp một vị Linh mục Công Giáo để ngài mang cho con bánh thánh của Chúa.“

Nói xong, bà cụ bắt đầu cầu nguyện. Bà đọc Kinh Lạy Cha và Kinh Kính Mừng Maria. Trong khi bà cụ cầu nguyện như thế thì tôi liền ban Bí tích Xức Dầu cho bà, vì xem chừng sự sống của bà không còn kéo dài bao lâu nữa, chỉ còn được tính bằng phút bằng giây mà thôi. Quả thật, khi tôi chưa hoàn tất các nghi thức Xức Dầu, thì bà cụ trong khi đang lâm râm cầu nguyện Tràng chuỗi Mân Côi đã nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng trong an bình. Chắc chắn linh hồn bà đã được Mẹ Maria sai các Thiên Thần đón về Trời để thưởng công cho lòng trung thủy gắn bó của bà với Mẹ qua Tràng chuỗi Mân Côi.

Câu chuyện bà cụ già người Nhật Bản trên đây đã hùng hồn khẳng định rằng „chưa hề có ai cầu khẩn Mẹ Maria mà Mẹ không nhận lời và để ra về tay không“. Vâng, Mẹ Thiên Chúa sẽ không bao giờ quên sót bất cứ ai luôn gắn bó với Mẹ bằng Tràng chuỗi Mân Côi. Mẹ sẽ cứu vớt họ khỏi bị hư mất đời đời. Lời hiệu triệu năm xưa của Mẹ tại Fatima „Các con hãy siêng năng lần hạt Mân Côi“ vẫng còn vang vọng mãi trong mọi tâm hồn.

„Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen“

( Trích trong: Die schönsten Mariengeschichten, Heft 16, Miram-Verlag Jestetten)
 
Những điều cần biết khi Đi Xuất Khẩu Lao Động
Mochain Nguyễn
21:10 17/10/2011
Trong những năm qua, Việt Nam tự hào là một nước có số lượng người đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) đứng hàng đầu khu vực và thế giới. “ Mỗi năm Việt Nam gửi đi khoảng 80.000 đến 100.000 người đến hơn 20 quốc gia trên thế giới”.

Việc xuất khẩu lao động lớn cũng có những ưu điểm, nhưng không ít người cũng đã trở thành nạn nhân của việc buôn người dưới những hình thức khác nhau như: nô lệ tình dục, cưỡng bức lao động hay người lao động không được hưởng những quyền lợi của họ theo pháp luật trong nước và luật pháp quốc tế đã quy định.v.v...ngay trước khi họ lên đường rời Việt Nam và khi họ đã sang xứ người. Một vấn nạn phổ biến trong các hình thức trên là người lao động trở thành nạn nhân buôn bán sức lao động của các tay môi giới chuyên nghiệp.

Nguyên nhân người đi xuất khẩu lao động trở thành nạn nhân, bởi:

1. Họ thiếu hiểu biết pháp luật và thiếu thông tin.
2. Họ quá tin tưởng vào những lời hứa hẹn đầy hấp dẫn của các tay môi giới. v.v...

Thời gian qua, chúng con tiếp cận với nhiều lao động ở các nước như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Đài loan, Thái Lan...Số đông đều có tâm trạng lo sợ vì lượng tiền lớn còn mắc nợ tại quê nhà trước khi lên đường đi xuất khẩu lao động và họ bị đối xứ một cách tồi tệ tại nước sở tại.

Những câu mà họ đặt ra: làm sao để trả được số tiền nợ tại quê nhà?. Họ phải mất bao nhiêu năm mới trả xong nợ với số đồng lương nhận được?. Ai sẽ là người giúp họ bảo vệ quyền lợi khi họ gặp khó khăn?.v.v...

Để giảm tình trạng người xuất khẩu lao động không trở thành nạn nhân, sau đây là những điều cần biết khi đi xuất khẩu lao động gồm: 5 điều cần lưu ý và 5 điều cần tránh khi đi XKLD

5 Điều LƯU Ý Khi Đi Xuất Khẩu Lao Động

1. Bạn chỉ ký mượn tiền của ngân hàng và trả các khoản chi phí sau khi đã ký bản hợp đồng với công ty môi giới XKLĐ. Công ty môi giới XKLĐ phải đưa bản hợp đồng cho bạn ký ít ra 5 ngày trước ngày xuất cảnh.

2. Trước khi ký kết hợp đồng bạn cần dành thời giờ để đọc kỹ các nội dung liên quan đến tên và địa chỉ của chủ sử dụng lao động nước ngoài, công việc, thời gian lao động, lương căn bản, lương phụ trội, điều kiện sinh hoạt, chi phí… và so sánh chúng với các thông báo tuyển dụng, hợp đồng cung ứng lao động mà công ty môi giới XKLĐ đã ký với chủ sử dụng lao động nước ngoài. Bạn cần giữ kỹ các bản sao hợp đồng ký với công ty môi giới XKLĐ để dùng khi có tranh chấp.

3. Khi trả bất cứ khoản chi phí nào cho công ty môi giới XKLĐ bạn cần đòi hỏi biên lai, biên nhận. Biên lai, biên nhận phải phản ảnh đúng và đủ các khoản phí bạn đóng cho công ty môi giới XKLĐ. Bạn cần giữ kỹ các biên lai, biên nhận để dùng khi có tranh chấp.

4. Khi có tranh chấp với chủ sử dụng lao động bạn cần gọi điện thoại, gửi thư, email, fax cho công ty môi giới XKLĐ để yêu cầu can thiệp và ghi chép lại nội dung và ngày tháng năm của những trao đổi đó.

5. Bạn cần mang theo trong người các thông tin liên lạc (số điện thoại, fax, email, địa chỉ) của đại diện công ty môi giới XKLĐ, Đại sứ quán Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ để dùng khi cần sự giúp đỡ nơi xứ lạ quê người.

5 Điều NÊN TRÁNH Khi Đi Xuất Khẩu Lao Động (XKLĐ)

1. Để tránh bị lường gạt, bạn không nên tin vào lời giới thiệu, hứa hẹn của các “cò môi giới” – dù đó là người quen hoặc là người được người quen giới thiệu - và không giao tiền cho họ. Bạn tuyệt đối không nên ký hợp đồng với những công ty không có chức năng XKLĐ. Nhiều công ty không có chức năng XKLĐ vẫn tuyển người trái phép. Bạn nên tránh những công ty đã có thành tích lường gạt công nhân về hợp đồng, vi phạm hợp đồng đã ký kết, hay phạm luật XKLĐ.

2. Bạn không nên đi XKLĐ khi chủ sử dụng lao động ở nước ngoài là một công ty môi giới lao động (outsourcing). Loại công ty này thường ăn chặn tiền lương, bóc lột sức lao động nên bạn dễ lâm vào tình trạng bị buôn người.

3. Bạn không nên ký kết nếu bản hợp đồng “nội” và bản hợp đồng “ngoại” có nội dung khác biệt với nhau. Nếu có sự khác biệt thì đó là dấu hiệu của sự lường gạt. Bạn không nên ký kết nếu không được cung cấp bản hợp đồng ít nhất 5 ngày trước khi lên đường đi lao động.

4. Bạn không nên để công ty môi giới XKLĐ tịch thu các giấy tờ, hợp đồng, biên lai, biên nhận của bạn. Điều này thường xảy ra khi công nhân ra phi trường để lên đường đi lao động.

5. Khi về nước, bạn không nên thanh lý hợp đồng ký với công ty môi giới XKLĐ khi mọi quyền lợi của bạn chưa được thỏa mãn. Một số quyền lợi chính yếu khi bạn phải về nước trước hạn hợp đồng do lỗi của công ty môi giới XKLĐ hoặc do một sự kiện bất khả kháng là bạn có quyền đòi lại tiền dịch vụ, tiền môi giới và bồi thường thiệt hại.

Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới.
No. 34 Jalan SS 20/26
Damansara Utama
Petaling Jaya
47400 Selangor, Malaysia
email: mochainnguyen@gmail.com
 
Một linh mục bị bắn chết tại Phi luật tân
Trầm Thiên Thu
07:19 17/10/2011
Ý (UCANews, 17-10-2011) – Tin địa phương co biết LM Fausto Tentorio, 59 tuổi, người Ý, một nhà hoạt động tích cực về luật pháp và an ninh trật tự, bị bắn chết ngày 17-10-2011 ở bên ngoài nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (Mother of Perpetual Help parish church) tại Arakan, Bắc Cotabato, Phi luật tân

LM Fausto Tentorio, 59, thành viên của Viện Giáo hoàng về Truyền giáo Hải ngoại (PIME – Pontifical Institute for Foreign Missions) bị một tay súng bắn chết lúc 7:30 sáng (23:30 giờ GMT, Chúa nhật).

LM Fausto Tentorio sắp lên xe mui trần (pickup truck) của ngài thì tay súng lại gần và bắn 2 phát vào đầu ngài. Tay súng này đội mũ bảo hiểm và trốn khỏi hiện trường bằng một chiếc mô-tô.

LM Fausto Tentorio chuaẩn bị đi dự buổi họp thường kỳ của giáo phận Kidapawan tại nhà của ĐGM Romulo de la Cruz ở TP Kidapawan. Thành viên Hội đồng Reovoca nói rằng LM Tentorio là người hoạt động tích cực ở TP Arakan. LM Tentorio vừa được bổ nhiệm làm trưởng đội đặc nhiệm dân sự chống tội phạm.

Reovoca nói : “Tôi là nhân chứng về lập trường mạnh mẽ của LM Tentorio trong việc chống lại khai thác mỏ và các dự án khác không được ủng hộ vì sẽ làm hại và ảnh hưởng dân địa phương”.

LM Tentorio đã đến Philippines năm 1978 và phục vụ tại GP Zamboanga. Ngài là linh mục thứ nhì của PIME bị ám sát khi đang làm nhiệm vụ tại Bắc Cotabato.

LM Tulio Favali là người đầu tiên bị giết năm 1985 khi đang phục vụ giáo xứ ở TP Tulunan, Phi luật tân
 
Myanmar: Sau 50 năm, các công đoàn mới là hợp pháp
Nguyễn Trọng Đa
09:06 17/10/2011
Myanmar: Sau 50 năm, các công đoàn mới là hợp pháp

Yangon - Trong một động thái khác để mở ra nhiều hình thức dân chủ hơn của chính phủ, nhà cầm quyền Myanmar trao tính hợp pháp và tính hợp lệ cho các tổ chức công đoàn, vốn bị cấm từ năm 1962.

Tổng thống Thein Sein đã ký một đạo luật cho phép công nhân thành lập công đoàn (với tối thiểu là 30 thành viên), ban cho họ quyền đình công và hình phạt khả dĩ cho các người sử dụng lao động.

Chính quyền Myanmar đã tham khảo ý kiến của các chuyên viên Tổ chức Lao động quốc tế (IOL) trước khi ban hành một đạo luật, mà theo đó chính phủ "nên cải thiện tính minh bạch và giúp tăng cường đầu tư nước ngoài".

Theo nguồn tin của Fides ở Myanmar, các bước khác nhau được thực hiện bởi chính phủ trong những tháng gần đây - mặc dù vẫn còn nhiều vấn đề bỏ ngõ - "trình bày một định hướng rõ ràng hướng tới dân chủ và cải cách": việc trả tự do cho nhà lãnh đạo ủng hộ dân chủ Aung San Suu Kyi, và sự tự do cho phong trào của bà; sự thành lập hai ủy ban đặc biệt, một Uỷ ban các dân tộc thiểu số, và một Uỷ ban Nhân quyền; huỷ bỏ việc xây đập Mytston trên sông Irrawaddy, với các tác động tích cực có thể về hòa bình với đồng bào dân tộc thiểu số; sự trả tự do cho hơn 6.000 tù nhân, trong đó có hơn 100 tù nhân chính trị; sự hợp pháp hoá các tổ chức công đoàn.

Trả lời câu hỏi của Fides, Đức Cha Alexander Cho, Giám mục giáo phận Pyay, nhận xét: "Theo những gì chúng tôi có thể thấy, tổng thống đang cố gắng thực hiện nhiều nỗ lực vì lợi ích của quốc gia. Sự hợp pháp hoá của các công đoàn là một bước quan trọng, một dấu hiệu tốt. Nhân dân, tín hữu, linh mục, các cộng đồng địa phương nghĩ rằng chúng tôi đang đi đúng hướng. Tình hình xã hội đang được cải thiện và chúng tôi rất vui về điều này. Sự tin tưởng vào tương lai là đang tăng lên".

Theo Đức Giám mục, các thách thức tiếp theo là "chặn đứng xung đột với các dân tộc thiểu số và hòa giải quốc gia. Chúng tôi hy vọng rằng điều này sẽ sớm trở thành hiện thực". (Agenzia Fides 15-10-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Kazakhstan: Tổng thống Nazarbayev ký đạo luật kiểm soát các tổ chức tôn giáo
Phạm Kim An
09:08 17/10/2011
Kazakhstan: Tổng thống Nazarbayev ký đạo luật kiểm soát các tổ chức tôn giáo

Astana - Kazakhstan đã phê chuẩn luật hạn chế tự do tôn giáo. Ngày 13-10, Tổng thống Nursultan Nazarbayev đã ký thành luật hai tu án chính, vốn sẽ có hiệu lực từ ngày 24-10 tới. Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OECD) đã chỉ trích quyết định của chính phủ Kazakhstan, vốn áp đặt nhiều hình phạt nặng đối với các giáo hội và các tổ chức nào không đăng ký, hoặc không được Nhà nước chấp thuận.

Các nhóm thiểu số nào không có các yêu cầu cần thiết có thể sẽ biến mất. Trong số đó, có nhiều giáo phái Tin Lành, và một số tổ chức Hồi giáo khác nhau.

Chính phủ đã thông qua luật mới chỉ trong hai tháng, mà không lắng nghe quan điểm của đại diện các nhóm thiểu số. Chỉ có cộng đồng Hồi giáo dòng Sunni và Giáo Hội Chính Thống Nga đã có cơ hội để thảo luận các thay đổi này mà thôi.

Ông Felix Corley, người đứng đầu Diễn đàn Nhân quyền 18, gần gũi với các Kitô hữu Tin lành, nói: “Các quy định mới này là một phần của một chiến lược, nhằm tăng cường sự kiểm soát của Nhà nước đối với toàn xã hội".

Cho đến nay, Hiến pháp Kazakhstan tuyên bố rằng đất nước được mở ra cho tất cả các tôn giáo ở một vị thế bình đẳng với nhau. Nhưng từ năm 1991, tất cả các tu án chính đã hạn chế quyền của các nhóm và cá nhân, nhân danh "an ninh quốc gia" và "chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo". Nhưng trong thực tế, các quy định mới ảnh hưởng đến sự tự do của người Tin Lành và người Công giáo.

Các hạn chế mới có hiệu lực hồi tố, và sẽ buộc các tổ chức tôn giáo nào đã đăng ký trước đây, phải trải qua quá trình phê duyệt một lần nữa. Để được chính phủ phê duyệt, họ phải có ít nhất 50 thành viên tại địa phương, 500 thành viên trong khu vực và 5.000 thành viên ở cấp quốc gia. Nhiều tổ chức không thực sự có số thành viên phù hợp với các yêu cầu qui định bởi chính phủ, và họ sẽ không thể tiếp tục các hoạt động của họ mà không vi phạm pháp luật.

Các tôn giáo nào được xét là thích hợp thì được tự do thờ phượng, nhưng các tài liệu, chẳng hạn như các sách vở và các bài giảng, sẽ phải chịu kiểm duyệt. Muốn xây dựng hoặc mở các địa điểm thờ phượng mới của mình, các tổ chức tôn giáo phải được sự chấp thuận của chính quyền trung ương và địa phương.

Đạo luật này cũng cấm bất kỳ hình thức biểu hiện tôn giáo nào ở nơi công cộng, và cấm phụ nữ Hồi giáo mang khăn trùm đầu. (AsiaNews 15-10-2011)

Phạm Kim An
 
Vatican lên án vụ tấn công vào nhà thờ ở Roma trong cuộc biểu tình
Phạm Kim An
09:10 17/10/2011
Vatican lên án vụ tấn công vào nhà thờ ở Roma trong cuộc biểu tình

VATICAN – Toà thánh đã lên án cuộc bạo động ngày thứ Bảy 15-10 ở trung tâm Roma, bao gồm một vụ các người biểu tình tấn công vào một nhà thờ, trong đó một cây thánh giá và một tượng của Đức Trinh Nữ Maria đã bị phá hủy.

Phát ngôn viên của Vatican, linh mục Federico Lombardi, Dòng Tên (SJ), nói rằng cha "lên án bạo lực và vụ việc rằng một nhà thờ đã bị một số người biểu tình báng bổ, khi họ xông vào nhà thờ và phá hủy một số tượng ảnh". Cha xem các vụ phá hoại này tại Roma là "khủng khiếp".

Nhà thờ Thánh Marcellino và thánh Phêrô, xây dựng vào thế kỷ 18, toạ lạc gần Quảng trường thánh Gioan Lateran, nơi phần lớn cuộc bạo lực ngày 15-10 diễn ra.

Linh mục quản xứ nhà thờ này, Cha Giuseppe Ciucci, được các phương tiện truyền thông Ý trích dẫn nói: “Khi tôi đến nơi, tôi thấy cửa lớn ra vào của nhà thờ đã bị đập phá".

Cha nói: “Bức tượng Đức Trinh Nữ Maria, ở ngay lối vào, đã bị lấy đi, và tôi thấy tượng đã bị ném xuống đường và vỡ tan”.

Cha nói thêm: “Tôi đi vào phòng thánh, và thấy cánh cửa phòng này cũng bị phá hủy. Cây thánh giá lớn tại lối vào đã bị phá hoại".

Hàng trăm người biểu tình đã đốt xe cộ, đập phá các ngân hàng và ném đá vào cảnh sát trong các cuộc đụng độ. Hàng chục ngàn người đã biểu tình chống lại việc chính phủ cắt giảm trợ cấp và chống Thủ tướng Silvio Berlusconi. (AP 16-10-2011)

Phạm Kim An
 
Hành Hương Về Nguồn Ngôi Đại Giáo Đường Reims Mang Danh Hiệu Hàm Tiếu
Lê Đình Thông
13:10 17/10/2011
Hành Hương Về Nguồn Ngôi Đại Giáo Đường Reims Mang Danh Hiệu Hàm Tiếu

‘‘L’heure est venue de courir vers la vie ! Voici le temps de trouver Jésus-Christ !’’ Bài ca nhập lễ chủ nhật 16/10/2011 do LM Đinh Đồng Thượng Sách, linh hướng nhóm chuyên gia Giáo Xứ Paris và LM Jean-Marie Guerlin, cha chính vương cung thánh đường Reims cùng cử hành nói lên ý nghĩa cuộc hành hương của nhóm chuyên gia người Việt tại Reims nhân bế mạc lễ hội kỷ niệm ngôi đại giáo đường Reims vừa tròn 800 tuổi, nhằm lúc phố phường Reims diễn ra cuộc chạy bộ marathon.

Ngôi thánh đường nguy nga này được Đức TGM Aubry de Humbert đặt viên đá đầu tiên ngày 6/5/1211 dưới triều vua Philippe II Auguste (1180-1223), tính đến nay là 800 năm, trên nền đất giáo đường cũ. Năm 400, Đức Cha Nicaise đã thánh hiến đền thánh, dâng kính Đức Bà là Mẹ Thiên Chúa. Nơi đây, vua Clovis đã được ĐGM Remi ban phép phép rửa tội vào năm 496.

Trên cổng chính đền thánh: Chúa Kitô đội vương miện Nữ vương Thiên đàng cho Đức Trinh nữ Maria

Ngôi thánh đường còn được gọi là Vương cung Thánh đường các Thiên thần. Tiền sảnh có bức tượng Thiên thần mỉm cười (Ange au sourire) là hình ảnh Thiên thần Truyền tin (Ange de l’Annonciation). Ngày 19/9/1914, khói lửa thế chiến I làm mất đi nụ cười thiên thần. Hôm sau, cha Jules Thinot thu nhặt nụ cười vỡ nát cất giữ trong tòa TGM Reims. Mãi đến ngày 13/2/1926, các nghệ nhân phục chế lại nụ cười năm xưa từ những mảnh vụn. Nụ cười thiên thần muôn thuở mang lại cho thành phố danh hiệu ‘‘Thành phố Reims hàm tiếu’’ (Sourire de Reims)

Ý nghĩa của nụ cười thiên thần đã được diễn tả qua mấy câu thơ sau đây của thi sĩ Jean-Marie Guerlin:

Toi, l’ange au sourire,
le messager de Dieu,
les tailleurs de pierre ont su si bien exprimer
sur ton visage
le sourire même de Dieu,
pour dire à tous ceux qui te contemplent
combien Dieu les aime,
combien il leur est proche !
Toi, l’ange au sourire,
tu as bravé toutes les destructions
pour devenir au milieu de nous
le signe d’une espérance joyeuse et tenace:
la réconciliation entre les peuples !

Xin tạm chuyển ngữ sang thể lục bát:

Thiên thần hàm tiếu xinh tươi,
Ngài là sứ giả Nước Trời thắm duyên.
Nụ cười đục đá nghiêng nghiêng,
Chúa Trời yêu mến chiên hiền viếng thăm.
Chúa hằng ấp ủ trong tâm,
Môi cười thách thức bao lần cách phân.
Tình ngài đằm thắm phúc ân,
Mang niềm hy vọng ân cần chứa chan.
Nụ cười hòa hợp nhân gian,
Không còn có tiếng than van oán hờn.


Nụ cười Thiên thần điểm tô cho các công trình nghệ thuật gothique trên đồi núi Champagne. Ngôi đại giáo đường Reims đã được UNESCO liệt vào di sản văn hóa của nhân loại. Mỗi năm có hàng triệu khách thập phương đến hành hương. Nơi đây từng cử hành lễ đăng quang của nhiều vị vua nước Pháp.

Trong ngôi giáo đường, kính tròn phương bắc nhắc lại sách sáng thế cựu ước; kính tròn phương tây: Đức Mẹ lên trời, với 24 thiên thần đàn ca.

Sau bữa trưa tại nhà giáo phận Reims, nhóm chuyên gia hành hương do ông Nguyễn Năng Định hướng dẫn đã viếng thăm vương cung thánh đường Remi cũng tại thành phố Reims.

Thánh đường cất giữ thánh tích Đức Cha Remi, giám mục Reims. Thánh nhân đã rửa tôi cho vua Clovis ngày 25/12/499 (lễ Giáng sinh), sau trận chiến Tolbiac. Thánh Remi mất năm 533, thọ 93 tuổi. Năm 760, đức viện phụ Jean Turpin sáng lập đan viện Biển Đức tại thánh đường Saint-Remi de Reims, tồn tại đến Cách mạng Pháp 1789.

Thánh đường Remi treo vương miện ánh sáng (couronne de lumière), đường kính 6 mét, gồm 96 ngọn bạch lạp, tượng trưng số tuổi của thánh Remi. Hàng năm, vào ngày 1/10 (thay vì 15/1 theo niên lịch phụng vụ), giáo phận Reims lại cử hành trọng thể lễ kính thánh Remi. Người ta hạ vương miện để thắp sáng rồi lại kéo lên cao. Nếu 96 bạch lạp đều thắp sáng, năm đó vùng Champagne sẽ được mùa nho.

Vương miện ánh sáng tại Vương cung thánh đường Thánh Remi (Reims)

Cuộc hành hương của nhóm chuyên gia Giáo Xứ, hừng đông đi về phương đông ánh dương mọc chói chan. Sau một ngày hành hương về nguồn, đoàn hành hương trở lại phương tây mặt trời lặn ở cuối đường A4. Cuộc hành hương không chỉ thăm viếng một ngôi đại giáo đường, nhưng trước hết là theo bước chân của Đức Chân phước Gioan-Phaolô II.

Trong bài giảng ngày 22/9/1996 tại vương cung thánh đường Reims nhân lễ kỷ niệm 1500 năm vua Clovis chịu phép thánh tẩy, Đức Gioan-Phaolô II cho rằng: ‘‘Giáo hội luôn là Giáo hội hiện tại. Giáo hội không nhìn lại di sản như kho tàng quá khứ đã qua, nhưng thần cảm mạnh mẽ để tiến tới cuộc hành hương đức tin trên con đường mới’’. (L'Église est toujours une Église du temps présent. Elle ne regarde pas son héritage comme le trésor d'un passé révolu, mais comme une puissante inspiration pour avancer dans le pèlerinage de la foi sur des chemins toujours nouveaux). Cuộc hành hương đức tin của nhóm chuyên gia Giáo Xứ Việt Nam tại Paris chính là cuộc hành hương đường mới, hướng về hừng đông chân lý vậy.

Paris, ngày 16 tháng 10 năm 2011
 
Tông thư Porta Fidei về Năm Đức Tin
Lm. G. Trần Đức Anh OP chuyển ý từ nguyên bản tiếng Ý
14:51 17/10/2011
Sáng ngày 17-10-2011, ĐTC đã cho công bố Tông thư tự sắc ngài ”Porta Fidei” về Năm Đức Tin, trong đó ngài trình bày lý do, mục đích và những đường hướng chỉ đạo về việc cử hành Năm này. Sau đây là bản dịch nguyên văn:

1. ”Cánh cửa đức tin” (Xc Cv 14,27) dẫn vào đời sống hiệp thông với Thiên Chúa và vào Giáo Hội vẫn luôn mở rộng cho chúng ta. Chúng ta có thể bước qua ngưỡng cửa đó khi Lời Chúa được loan báo và để cho tâm hồn được ân thánh biến đổi. Việc bước qua cánh cửa ấy kèm theo sự dấn thân trong một hành trình kéo dài suốt đời. Hành trình này bắt đầu với bí tích Rửa Tội (Xc Rm 6,4), nhờ đó chúng ta có thể gọi Thiên Chúa là Cha, và kết thúc với sự tiến qua cái chết đi vào sự sống đời đời, thành quả sự phục sinh của Chúa Giêsu, Đấng đã muốn cho tất cả những người tin nơi Ngài (Xc Ga 17,22) được tham dự cùng vinh quang của Ngài, nhờ hồng ân của Thánh Linh. Tuyên xưng niềm tin nơi Chúa Ba Ngôi - Cha, Con và Thánh Linh - cũng có nghĩa là tin nơi một Thiên Chúa duy nhất là Tình Thương (Xc 1 Ga 4,8): Chúa Cha đã sai Con của Ngài đến, khi thời gian viên mãn, để cứu độ chúng ta; Chúa Giêsu Kitô đã cứu chuộc trần thế trong mầu nhiệm cái chết và sống lại của Ngài; Chúa Thánh Linh dẫn đưa Giáo Hội qua dòng thời gian trong khi chờ đợi Chúa tái lâm trong vinh quang.

2. Ngay từ khi bắt đầu sứ vụ như Người Kế Vị Thánh Phêrô, tôi đã nhắc nhở về sự cần thiết phải tái khám phá hành trình đức tin để ngày càng làm nổi bật niềm vui và lòng hăng say phấn khởi được đổi mới nhờ được gặp gỡ Chúa Giêsu. Trong bài giảng Thánh Lễ khai mạc triều đại Giáo Hoàng, tôi đã nói: ”Giáo Hội nói chung và các vị Mục Tử trong Giáo Hội, giống như Chúa Kitô, phải lên đường, để dẫn đưa con người ra khỏi sa mạc, tiến đến sự sống, hướng về tình bạn với Con Thiên Chúa, về Đấng ban cho chúng ta sự sống, sự sống sung mãn” (1). Nhưng xảy ra là nhiều khi các tín hữu Kitô bận tâm nhiều hơn tới những hậu quả xã hội, văn hóa và chính trị trong sự dấn thân của họ, họ tiếp tục nghĩ tới đức tin như một điều giả thiết hiển nhiên của cuộc sống chung. Trong thực tế, giả thiết ấy không còn hiển nhiên như vậy nữa, nhưng thậm chí nhiều khi còn bị phủ nhận (2). Trong quá khứ người ta có thể nhận ra một hệ thống văn hóa nhất thống, được đa số chấp nhận, có tham chiếu nội dung đức tin và các giá trị được đức tin gợi hứng, nhưng ngày nay, trong phần lớn các lãnh vực xã hội không còn như thế nữa, vì có cuộc khủng hoảng đức tin sâu xa nơi nhiều người.

3. Chúng ta không thể chấp nhận để cho muối trở nên nhạt và ánh sáng bị che kín (Xc Mt 5,13-16). Cả con người ngày nay cũng có thể tái cảm thấy nhu cầu như người phụ nữ xứ Samaria đến giếng nước để lắng nghe Chúa Giêsu, Đấng mời gọi hãy tin nơi Người và kín múc nơi nguồn mạch của Ngài vọt lên dòng nước sự sống (Xc Ga 4,14). Chúng ta phải tìm lại sở thích nuôi dưỡng mình bằng Lời Chúa được Giáo Hội trung thành truyền lại, và bằng Bánh Sự Sống, được trao ban để nâng đỡ các môn đệ của Chúa (Xc Ga 6,51). Thực vậy, giáo huấn của Chúa Giêsu vẫn còn vang dội mạnh mẽ ngày nay như trước đây: ”Các con hãy cố gắng làm việc không phải để được lương thực mau qua, nhưng là lương thực tồn tại mãi mãi” (Ga 6,27). Câu hỏi mà những người nghe Chúa nêu lên cũng là thắc mắc đối với chúng ta ngày này: ”Chúng tôi phải làm gì thể thi hành những công việc của Thiên Chúa?” (Ga 6,28). Chúng ta biết câu trả lời của Chúa Giêsu: ”Công việc của Thiên Chúa là: Anh em hãy tin nơi Đấng mà Ngài đã sai đến” (Ga 6,29). Vì thế, tin nơi Chúa Giêsu Kitô là con đường để có thể đạt tới ơn cứu độ một cách vĩnh viễn.

4. Dưới ánh sáng tất cả những điều đó, tôi quyết định ấn định Năm Đức Tin. Năm này sẽ bắt đầu từ ngày 11 tháng 10 năm 2012, kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng chung Vatican 2, và sẽ kết thúc vào lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ, ngày 24 tháng 11 năm 2013. Ngày 11-10-2012 chúng ta cũng kỷ niệm 20 năm ”Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo”, được vị Tiền Nhiệm của tôi, Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 (3) công bố, với mục đích trình bày cho tất cả các tín hữu sức mạnh và vẻ đẹp của đức tin. Văn kiện này, thành quả đích thực của Công đồng chung Vatican 2, đã được Thượng HĐGM khóa đặc biệt năm 1985 mong ước như một dụng cụ để phục vụ việc huấn giáo (4) và được thực hiện với sự cộng tác của toàn thể hàng Giám Mục của Giáo Hội Công Giáo. Và chính Thượng HĐGM đã được tôi triệu tập vào tháng 10 năm 2012 về đề tài ”Tái truyền giảng Tin Mừng để thông truyền đức tin Kitô”. Đó sẽ là một dịp thích hợp để dẫn đưa toàn thể cộng đoàn Giáo Hội tiến vào một thời điểm để đặc biệt suy tư và tái khám phá đức tin. Đây không phải lần đầu tiên Giáo Hội được kêu gọi cử hành Năm Đức Tin. Vị Tiền Nhiệm đáng kính của tôi, Vị Tôi Tớ Chúa Phaolô 6 cũng đã ấn định Năm Đức Tin như thế hồi năm 1967, để tưởng niệm 1900 năm cuộc tử đạo của thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ khi làm chứng tá tột đỉnh. Người đã nghĩ đến năm đó như một thời điểm long trọng để trong toàn thể Giáo Hội có ”một sự tuyên xưng cùng đức tin ấy một cách đích thực và chân thành”; ngoài ra, Người muốn rằng đức tin được củng cố ”cá nhân và tập thể, tự do và ý thức, trong nội tâm cũng như bên ngoài, khiêm tốn và chân thành” (5). Qua đó, Đức Cố Giáo Hoàng đã nghĩ rằng toàn thể Giáo Hội có thể ”tái ý thức chính xác về đức tin của mình, để làm cho đức tin được tái sinh động, thanh tẩy, củng cố, để tuyên xứng đức tin” (6). Những đảo lộn lớn xảy ra trong năm Đức Tin ấy, càng làm cho sự cần thiết cử hành như thế trở nên hiển nhiên hơn. Việc cử hành Năm Đức Tin ấy đã kết thúc với ”Bản tuyên xưng Đức Tin của Dân Chúa” (7), để làm chứng rằng các nội dung thiết yếu từ bao thế kỷ vốn là gia sản của mọi tín hữu, đang cần được củng cố, hiểu biết và đào sâu một cách ngày càng mới mẻ để làm chứng tá hợp với cuộc sống trong những hoàn cảnh lịch sử khác với quá khứ.

5. Dưới một số khía cạnh, vị Tiền Nhiệm đáng kính của tôi đã coi Năm Đức Tin ấy như ”một hệ luận và là một đòi hỏi sau Công đồng” (8), Ngài ý thức rõ về những khó khăn lớn của thời ấy, nhất là về việc tuyên xưng đức tin chân thực và giải thích đúng đắn. Tôi cho rằng việc khởi sự Năm Đức Tin trùng với dịp kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng chung Vatican 2 có thể là một cơ hội thích hợp để hiểu rằng các văn kiện Công đồng, được các Nghị Phụ để lại như gia sản, ”không bị mất giá trị, cũng như vẻ tươi sáng”. Cần đọc các văn kiện ấy một cách thích hợp, cần biết rõ và hấp thụ các văn kiện ấy như những văn bản giá trị và có tính chất qui phạm của Huấn Quyền Hội Thánh, giữa lòng Truyền Thống của Giáo Hội.. Hơn bao giờ hết tôi cảm thấy nghĩa vụ phải nêu cao Công đồng như ”hồng ân lớn lao mà Giáo Hội được hưởng trong thế kỷ 20”: trong đó chúng ta được một địa bàn chắc chắn để định hướng trong con đường của thế kỷ đang mở ra” (9). Tôi cũng muốn mạnh mẽ lập lại điều tôi đã quả quyết về Công đồng vài tháng sau khi tôi được bầu kế vị Thánh Phêrô, rằng: ”Nếu chúng ta đọc và đón nhận Công đồng, với sự giải thích đúng đắn, thì Công đồng ngày càng có thể và trở thành sức mạnh lớn để thực hiện sự canh tân Giáo Hội ngày càng cần thiết” (10).

6. Sự canh tân Giáo Hội cũng tiến hành qua chứng tá cuộc sống của các tín hữu, qua chính cuộc sống giữa trần thế, các tín hữu được mời gọi làm cho Lời Chân lý mà Chúa Giêsu để lại cho chúng ta được chiếu sáng rạng ngời. Chính Công đồng, trong Hiến chế tín lý Lumen gentium, Ánh sáng muôn dân, đã quả quyết: ”Trong khi Chúa Kitô, 'là đấng thánh, vô tội, không tỳ ố' (Dt 7,26) không hề biết tội (Xc 2 Cr 5,21), đã đến để đền tội bù tội lỗi của dân (Dt 2,17), thì Giáo Hội, có cả những người tội lỗi trong cộng đoàn của mình, và vì thế Giáo Hội vừa thánh thiện đồng thời cũng luôn cần được thanh tẩy, vẫn liên tục tiến bước trên con đường thống hối và canh tân. Giáo Hội ”tiếp tục cuộc lữ hành giữa những cuộc bách hại của trần thế và những an ủi của Thiên Chúa”, loan bao cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa cho đến khi Ngài đến (Xc 1 Cr 11,26). Từ sức mạnh của Chúa phục sinh, Giáo Hội kín múc năng lực để kiên trì và yêu thương khắc phục những sầu muộn và khó khăn, đến từ bên trong cũng như bên ngoài, và để tỏ lộ mầu nhiệm về Chúa, giữa lòng thế giới, một cách trung thực, tuy không hoàn hảo, cho đến khi mầu nhiệm ấy được tỏ lộ trong ánh sáng sung mãn vào cuối thời gian” (11).

Trong viễn tượng đó, Năm Đức Tin là một lời mời gọi thực hiện một cuộc trở về cùng Chúa là Đấng duy nhất cứu độ thế giới, một cách chân thực và mới mẻ. Trong mầu nhiệm sự chết và sống lại, Thiên Chúa đã biểu lộ trọn vẹn Tình Thương cứu độ và kêu gọi con người hoán cải cuộc sống nhờ ơn tha thứ tội lỗi (Xc Cv 5,31). Đối với thánh Phaolô Tông Đồ, Tình Thương ấy dẫn con người đến cuộc sống mới: ”Nhờ phép rửa, chúng ta cùng được chôn táng với Chúa trong cái chết, để như Chúa Kitô sống lại từ cõi chết nhờ vinh quang của Chúa Cha, cả chúng ta cũng có thể bước đi trong sự sống mới” (Rm 6,4). Nhờ đức tin, sự sống mới này hình thành toàn thể cuộc sống con người theo sự mới mẻ tuyệt đối của sự sống lại. Tùy theo mức độ tự nguyện sẵn sàng, các tư tưởng và tình cảm, tâm thức và thái độ của con người dần dần được thanh tẩy và biến đổi, trên con đường không bao giờ được hoàn tất ở đời này. Đức tin ”được năng động nhờ đức mến” (Gl 5,6) trở thành một tiêu chuẩn mới để hiểu biết và hành động, thay đổi toàn thể cuộc sống của con người (Xc Rm 12,2; Cl 3,9-10; Ep 4,20-29; 2 Cr 5,17).

7. ”Tình yêu Chúa Kitô thúc bách chúng ta” (2 Cr 5,14): chính tình yêu Chúa Kitô làm đầy tâm hồn chúng ta và thúc đẩy chúng ta loan báo Tin Mừng. Ngày nay cũng như xưa kia, Chúa sai chúng ta ra đi trên các nẻo đường thế giới để công bố Tin Mừng của Ngài cho mọi dân tộc trên trái đất (Xc Mt 28,19). Chúa Giêsu Kitô yêu thương, lôi kéo con người thuộc mọi thế hệ đến với Ngài: trong mọi thời đại, Ngài triệu tập Giáo Hội, ủy thác cho Giáo Hội việc loan báo Tin Mừng, với một mệnh lệnh luôn luôn mới mẻ. Vì thế, ngày nay cũng cần có một sự dấn thân xác tín hơn nữa của Giáo Hội, thực hiện công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng để tái khám phá niềm vui đức tin và tìm lại sự hăng say thông truyền đức tin. Việc dấn thân truyền giáo của các tín hữu - vốn là điều không thể thiếu - kín múc được sức mạnh và năng lực trong sự khám phá hằng ngày tình yêu của Chúa. Thực vậy, đức tin tăng trưởng khi được sống như một cảm nghiệm về tình yêu đã nhận lãnh và khi được thông truyền như một kinh nghiệm về ơn thánh và niềm vui. Đức tin phong phú hóa, vì mở rộng con tim trong niềm hy vọng và giúp mang lại một chứng tá có khả năng sinh sản: nó mở rộng tâm trí của những người lắng nghe và đón nhận lời Chúa mời gọi gắn bó với Lời Ngài để trở thành môn đệ của Ngài. Thánh Augustino làm chứng rằng các tín hữu ”trở nên vững mạnh hơn nhờ tin tưởng” (12). Thánh Giám Mục thành Hippone đã có lý khi nói như vậy. Như chúng ta biết, cuộc sống của thánh nhân là một cuộc không ngừng tìm kiếm vẻ đẹp của đức tin cho đến khi tâm hồn ngài được nghỉ an trong Thiên Chúa (13). Nhiều tác phẩm của Người, trong đó có giải thích tầm quan trọng của đức tin và chân lý đức tin, cho đến nay vẫn còn là một gia sản phong phú khôn sánh và giúp bao nhiêu người tìm kiếm Thiên Chúa thấy được hành trình đúng đắn để tiến tới ”cánh cửa đức tin”.

Vì vậy, chỉ nhờ tin tưởng mà đức tin tăng trưởng và vững mạnh; không có cách khác để đạt tới sự chắc chắn về chính cuộc sống của mình nếu không liên tục phó thác trong tay của một tình yêu ngày càng được cảm nghiệm lớn lao hơn vì bắt nguồn từ nơi Thiên Chúa.

8. Trong dịp kỷ niệm tốt đẹp này, tôi muốn mời gọi các anh em GM trên toàn thế giới hãy hiệp với Người Kế Vị Thánh Phêrô, trong thời điểm ân phúc thiêng liêng mà Chúa ban cho chúng ta, để tưởng niệm hồng ân đức tin quí giá. Chúng ta hãy cử hành Năm Đức Tin này một cách xứng đáng và phong phú. Cần gia tăng suy tư về đức tin để giúp tất cả các tín hữu của Chúa Kitô ý thức hơn và củng cố lòng gắn bó với Tin Mừng, nhất là trong lúc có những thay đổi sâu xa mà nhân loại đang trải qua như hiện nay. Chúng ta sẽ có dịp tuyên xưng đức tin nơi Chúa Phục Sinh trong các nhà thờ chính tòa của chúng ta và các thánh đường trên toàn thế giới; trong các gia cư và gia đình chúng ta, để mỗi người mạnh mẽ cảm thấy nhu cầu cần biết rõ hơn về đức tin ngàn đời và thông truyền cho các thế hệ trẻ. Các cộng đoàn dòng tu cũng như các giáo xứ, và toàn thể các tổ chức Giáo Hội cũ cũng như mới, hãy tìm cách làm cho việc tuyên xưng Kinh Tin Kính một cách công khai trong Năm Đức Tin này.

9. Chúng ta mong muốn rằng Năm Đức Tin khơi dậy nơi mỗi tín hữu khát vọng tuyên xưng đức tin trọn vẹn và với xác tín được đổi mới, trong niềm tín thác và hy vọng. Năm này sẽ là một cơ hội thích hợp để tăng cường việc cử hành đức tin trong phụng vụ, đặc biệt là trong Thánh Thể, vốn là 'tột đỉnh mà hoạt động của Giáo Hội hướng tới và đồng thời cũng là nguồn mạch từ đó phát sinh toàn thể năng lực của Giáo Hội” (14). Đồng thời, chúng ta mong muốn rằng cuộc sống chứng tá của các tín hữu tăng trưởng trong sự đáng tín nhiệm. Tái khám phá nội dung đức tin được tuyên xưng, cử hành, sống và cầu nguyện (15), và suy tư về chính hành động đức tin, đó là một sự quyết tâm mà mỗi tín hữu phải biến thành của mình, nhất là trong Năm Đức Tin này.

Không phải tình cờ mà trong những thế kỷ đầu tiên, các tín hữu Kitô phải học thuộc lòng kinh Tin Kính. Kinh này được dùng như kinh nguyện hằng ngày của họ để không quên quyết tâm đã nhận khi chịu phép rửa. Với những lời xúc tích đầy ý nghĩa, thánh Augustino nhắc nhở điều đó khi ngài nói trong một bài giảng về việc trao Kinh Tinh Kính: ”Kinh Tin Kính về mầu nhiệm thánh mà tất cả anh chị em cùng nhận lãnh nhận và ngày nay anh chị em từng người đọc lên, là những lời đức tin của Mẹ Giáo Hội được xây dựng vững chắc trên nền tảng vững bền là Chúa Kitô.. Vì vậy, anh em đã nhận lãnh và đọc Kinh ấy, nhưng trong tâm trí anh chị em phải luôn giữ cho Kinh ấy hiện diện, anh chị em phải lập lại Kinh này trên giường, nghĩ đến Kinh này nơi đường phố và đừng quên Kinh này khi ăn; cả khi anh chị em ngủ, con tim của anh chị em vẫn phải tỉnh thức trong Kinh này” (16).

10. Đến đây, tôi muốn vạch ra một hành trình giúp hiểu một cách sâu xa hơn nội dung đức tin, nhưng cùng với nội dung này còn có hành động qua đó chúng ta quyết định hoàn toàn phó thác cho Thiên Chúa, trong tự do trọn vẹn. Thực vậy, có sự hiệp nhất sâu xa giữa hành vi tin tưởng và nội dung đức tin mà chúng ta chấp nhận. Thánh Phaolô Tông đồ giúp đi vào thực tại này khi ngài viết: ”Với con tim.. ta tin, và bằng miệng ta tuyên xưng đức tin” (Rm 10,10). Con tim chỉ rằng hình vi đầu tiên ta đạt đến đức tin la một hồng ân của Thiên Chúa và tác động của ơn thánh hành động và biến đổi con người ngay từ nội tâm.

Tấm gương của bà Lidia về vấn đề này hùng hồn hơn bao giờ hết. Thánh Luca kể lại rằng Thánh Phaolô, trong lúc ở thành Philiphê, vào ngày thứ bẩy ngài đi rao giảng Tin Mừng cho vài phụ nữ; trong số họ có bà Lidia và Chúa ”mở lòng cho bà tin lời thánh Phaolô” (Cv 16,14). Ý nghĩa cô đọng trong câu ngày thực là quan trọng. Thánh Luca dạy rằng việc hiểu biết nội dung đức tin không đủ nếu con tim, - vốn là cung thánh đích thực của con người,- không cởi mở đối với ơn thánh, giúp ta có đôi mắt để nhìn sâu xa và hiểu rằng điều được loan báo chính là Lời Chúa.

Rồi việc tuyên xưng ngoài miệng cho thấy đức tin bao gồm việc làm chứng và dấn thân công khai. Kitô hữu không bao giờ được nghĩ rằng đức tin là một điều riêng tư. Đức tin là quyết định đứng về phía Chúa để sống với Ngài. Và thành ngữ ”ở với Chúa” giúp hiểu biết những lý do tại sao ta tin. Chính vì đức tin là một hành vi tự do, nên cũng đòi hỏi một trách nhiệm xã hội về những gì ta tin. Giáo Hội, trong ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, đã chứng tỏ rõ ràng chiều kích công khai ấy của việc tin tưởng và loan báo không chút sợ hãi về niềm tin của mình cho mỗi người. Đó là một hồng ân của Chúa Thánh Linh làm cho ta có khả năng thi hành sứ mạng và củng cố việc làm chứng tá của chúng ta, biến chứng tá ấy thành điều thẳng thắn và can đảm.

Chính việc tuyên xưng đức tin là một hành vi bản thân và đồng thời cũng có tính chất cộng đoàn. Thực vậy, chính Giáo Hội là chủ thể đầu tiên của đức tin. Trong đức tin của cộng đoàn Kitô, mỗi người lãnh nhận bí tích Rửa tội, là dấu chỉ hữu hiệu về sự gia nhập cộng đoàn các tín hữu để được ơn cứu độ. Như Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo làm chứng: ”Tôi tin”; là đức tin của Giáo hội được mỗi tín hữu tuyên xưng cá nhân, nhất là trong lúc chịu phép Rửa tội. ”Chúng tôi tin” là đức tin của Giáo hội được các Giám Mục họp nhau trong Công đồng, hoặc tổng quát hơn, được cộng đồng phụng vụ các tín hữu tuyên xưng. ”Tôi tin” cũng là Giáo Hội Mẹ chúng ta, đáp lại Thiên Chúa bằng đức tin của mình và dạy chúng ta nói ”Tôi tin”, ”Chúng tôi tin” (17).

Như ta có thể nhận xét, việc hiểu biết nội dung đức tin là điều thiết yếu để chấp nhận tin, nghĩa là hoàn toàn gắn bó trong tâm trí với những gì Giáo Hội đề nghị. Việc hiểu biết đức tin dẫn vào toàn bộ mầu nhiệm cứu độ được Thiên Chúa mạc khải. Vì vậy sự chấp nhận ấy được biểu lộ bao hàm điều này là, khi ta tin, ta tự nguyện chấp nhất toàn thể mầu nhiệm đức tin, vì vị bảo đảm tính chất xác thực của điều ta tin là chính Thiên Chúa, Đấng tự mạc khải và cho phép được biết mầu nhiệm tình thương của Ngài (18).

Đàng khác, chúng ta không thể quên rằng trong bối cảnh văn hóa của chúng ta ngày nay, bao nhiêu người, tuy không nhìn nhận hồng ân đức tin nơi mình, nhưng họ chân thành tìm kiếm ý nghĩa chung kết và chân lý chung cục về cuộc sống của họ và về thế giới. Sự tìm kiếm này thực là một ”tiền đề” của đức tin, vì nó thúc đẩy con người trên con đường dẫn đến mầu nhiệm Thiên Chúa. Thực thế, chính lý trí con người mang trong mình một đòi hỏi về ”điều có giá trị và tồn tại mãi mãi” (19). Đòi hỏi ấy là một lời mời gọi trường kỳ, được ghi khắc không hề phai mờ trong tâm hồn con người, kêu gọi con người lên đường để tìm thấy Đấng mà chúng ta sẽ không tìm kiếm nếu Ngài đã không đến gặp chúng ta (20). Chính đức tin mời chúng ta đi tới cuộc gặp gỡ ấy và mở cho chúng ta sự viên mãn.

11. Để hiểu biết một cách hệ thống về nội dung đức tin, tất cả mọi người đều có thể tìm thấy trong Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo một trợ lực quí giá và không thể thiếu được. Sách này là một trong những thành quả quan trọng nhất của Công Đồng chung Vatican 2. Trong Tông Hiến ”Fidei depositum” (Kho tàng đức tin), không phải tình cờ được ký vào ngày kỷ niệm 30 năm khai mạc Công đồng chung Vatican 2, Đức Chân Phước Gioan Phaolô 2 đã viết: ”Sách Giáo lý nà sẽ mang lại một đóng góp quan trọng cho công trình canh tân toàn thể đời sống Giáo Hội.. Tôi nhìn nhận Sách này như một dụng cụ giá trị và hợp pháp phục vụ tình hiệp thông của Giáo Hội và như một qui luật chắc chắn để giảng dạy đức tin” (21).

Trong viễn tượng đó, Năm Đức Tin phải biểu lộ sự dấn thân chung tái khám phá và học hỏi nội dung cơ bản của đức tin ở trong Sách Giáo Lý này, trong đó có một tổng hợp có hệ thống. Thực vậy, ở đây, ta thấy nổi bật sự phong phú của giáo huấn mà Giáo Hội đã đón nhận, gìn giữ và trao tặng trong hai ngàn năm lịch sử của mình. Từ Kinh Thánh tới các Giáo Phụ, từ các vị Tôn Sư thần học cho đến cách Thánh qua các thế kỷ, Sách Giáo Lý cống hiến một ký ức trường kỳ về bao nhiêu cách thức Giáo Hội suy niệm về đức tin và tạo nên sự tiến triển trong đạo lý để mang lại sự chắc chắn cho các tín hữu trong đời sống đức tin của họ.

Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, qua cấu trúc của mình, trình bày sự phát triển đức tin và đề cập đến cả những đề tài chính của đời sống hằng ngày. Trang này sang trang khác, chúng ta khám phá thấy rằng điều được trình bày trong Sách Giáo Lý không phải là một lý thuyết, nhưng là một cuộc gặp gỡ với Đấng sống trong Giáo Hội. Thực vậy, sau khi tuyên xưng đức tin, Sách này đi đến phần giải thích đời sống bí tích, trong đó Chúa Kitô hiện diện, hoạt động và tiếp tục xây dựng Giáo Hội của Ngài. Nếu không có phụng vụ và các bí tích thì việc tuyên xưng đức tin sẽ không hiệu quả, vì thiếu ơn thánh nâng đỡ chứng tá của các tín hữu Kitô. Cũng vậy, giáo huấn của Sách Giáo Lý về đời sống luân lý có một ý nghĩa quan trọng nếu được đặt trong tương quan với đức tin, phụng vụ và kinh nguyện.

12. Vì thế, trong Năm Đức Tin, Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo có thể là một dụng cụ đích thực nâng đỡ đức tin, nhất là những người quan tâm đến việc huấn luyện các tín hữu Kitô, một điều rất quan trọng trong bối cảnh văn hóa ngày nay. Với mục đích đó, tôi đã mời gọi Bộ giáo lý đức tin, thỏa thuận với các Cơ quan trung ương khác của Tòa Thánh, soạn một Văn kiện, để cống hiến cho Giáo Hội và các tín hữu một số chỉ dẫn để sống Năm Đức Tin này một cách hiệu quả và thích hợp hơn, phục vụ sự tin tưởng và rao giảng Tin Mừng.

”Thực vậy, so với quá khứ, đức tin ngày nay đang phải chịu một loạt những vấn nạn đến từ não trạng thay đổi, đặc biệt là ngày nay não trạng này thu hẹp lãnh vực những điều chắc chắn hợp lý vào lãnh vực những chinh phục của khoa học và kỹ thuật. Nhưng Giáo Hội không bao giờ sợ chứng minh rằng giữa đức tin và khoa học chân chính không hề có xung đột, vì cả hai đều hướng về sự thật, tuy là bằng những con đường khác nhau (22).

13. Một điều quan trọng trong Năm Đức tin là duyệt lại lịch sử đức tin của chúng ta, trong đó có một mầu nhiệm khôn lường giữa sự thánh thiện và tội lỗi. Lịch sử thánh thiện cho thấy sự đóng góp lớn lao của những người nam nữ để làm tăng trưởng và phát triển cộng đoàn bằng chứng tá cuộc sống của họ, còn lịch sử tội lỗi phải thúc giục mỗi người hoán cải chân thành và trường kỳ để cảm nghiệm lòng từ bi của Chúa Cha Đấng đến gặp tất cả mọi người.

Trong thời điểm này, chúng ta hãy luôn hướng nhìn về Chúa Giêsu Kitô, ”là nguồn gốc và là tận điểm của đức tin” (Dt 12,2): nơi Ngài mọi sóng gió và khát vọng của tâm hồn con người được hoàn tất. Niềm vui của tình yêu, lời đáp trả thảm trạng đau khổ, sức mạnh của tha thứ trước sự xúc phạm phải chịu, và chiến thắng của sự sống trước cái trống rỗng của sự chết, tất cả đều tìm được sự hoàn tất trong mầu nhiệm nhập thể của Chúa, mầu nhiệm Chúa làm người, chia sẻ sự yếu đuối của chúng ta để biến đổi nó bằng quyền năng sự phục sinh của Ngài. Trong Ngài, là Đấng đã chết và sống lại để cứu độ chúng ta, những tấm gương đức tin được tràn đầy ánh sáng, những tấm gương đã ghi dấu 2 ngàn năm lịch sử cứu độ chúng ta.

Nhờ đức tin Mẹ Maria đã đón nhận lời thiên thần và tin nơi lời loan báo Mẹ sẽ trở thành Mẹ Thiên Chúa trong sự tuân phục tận tụy của Mẹ (Xc Lc 1,38). Khi viếng thăm bà Elisabeth, Mẹ cất bài ca chúc tụng Đấng Tối Cao vì những kỳ công Chúa thực hiện nơi những người tín thác nơi Ngài (Xc Lc 1,46-55). Mẹ vui mừng và hồi hộp sinh hạ Con duy nhất, mà vẫn giữ nguyên sự đồng trinh (...) (Xc Lc 2,6-7). Tín nhiệm nơi Thánh Giuse hôn phu, Mẹ mang Chúa Giêsu sang Ai Cập để cứu con khỏi cuộc bách hại của Hêrôđê (Xc Mt 2,13-15). Với cùng đức tin Mẹ theo Chúa trong thời gian giảng đạo và ở với Chúa cho đến tận đồi Golgota (Xc Ga 19,25-27). Với đức tin, Mẹ Maria niếm hưởng những thành quả đầu tiên của cuộc phục sinh của Chúa Giêsu, và cẩn giữ mọi kỷ niệm trong lòng (Xc Lc 2,19.51), Mẹ thông truyền kỷ niệm ấy cho 12 Tông Đồ tụ họp với Mẹ trong Nhà Tiệc Ly để lãnh nhận Thánh Linh.

Nhờ đức tin, các Tông Đồ đã từ bỏ mọi sự để theo Thầy (Xc Mc 10,28). Các vị tin nơi lời Chúa loan báo Nước Trời hiện diện và thể hiện nơi bản thân Ngài (Xc Lc 11,20. Các Tông đồ sống hiệp thông với Chúa Giêsu Đấng dạy dỗ các vị qua lời giáo huấn, để lại cho các vị qui luật sống mới mẻ qua đó người ta nhận ra họ là môn đệ của Ngài sau khi Ngài qua đời (Cx Ga 13,34-35). Nhờ đức tin, các vị đi các nơi trên thế giới, theo mệnh lệnh mang Tin Mừng cho mọi thụ tạo (Xc Mc 16,15) và không chút sợ hãi, các vị loan báo cho mọi người niềm vui Phục sinh mà các vị đã chứng kiến.

Nhờ đức tin các môn đệ họp thành cộng đoàn đầu tiên, tụ tập quanh giáo huấn của các Tông Đồ, trong kinh nguyện, trong việc cử hành Thánh Thể, để làm của chung những gì họ sở hữu để cứu giúp những anh chị em túng thiếu (Xc Cv 2,42-47).

Nhờ đức tin các vị tử đạo hiến mạng sống của mình để làm chứng về chân lý Phúc Âm đã biến cải và làm cho họ có khả năng đi tới hồng ân tính yêu lớn nhất với việc tha thứ cho những kẻ bách hại họ.

Nhờ đức tin những người nam nữ đã dâng hiến cuộc sống mình cho Chúa Kitô, bỏ mọi sự để sống, trong sự đơn sơ theo tinh thần Phúc Âm, sự vâng phục, thanh bần và khiết tịnh, những dấu chỉ cụ thể về sự chờ đợi Chúa sắp đến. Nhờ đức tin bao nhiêu Kitô hữu đã thăng tiến những hoạt động bênh vực công lý để cụ thể hóa Lời Chúa, Đấng đã đến để loan báo sự giải thoát khỏi sự áp bức và năm hồng ân cho mọi người (Cx Lc 4,18-19).

Nhờ đức tin qua các thế kỷ, những người nam nữ thuộc mọi lứa tuổi, và tên họ được ghi trong Sách Sự Sống (Xc Kh 7,9; 13,8), đã tuyên xưng vẻ đẹp của sự theo Chúa Giêsu tại nơi họ được kêu gọi làm chứng về cuộc sống Kitô của họ: trong gia đình, nghề nghiệp, trong đời sống công khai, trong việc thi hành các đoàn sủng và sứ vụ mà họ được kêu gọi thi hành.

Nhờ đức tin cả chúng ta cũng đang sống: để nhìn nhận Chúa Giêsu hiện diện trong cuộc sống chúng ta và trong lịch sử.

14. Năm Đức Tin cũng sẽ là cơ hội thuận tiện để tăng cường chứng tá bác ái. Thánh Phaolô nhắc nhở: ”Vì vậy giờ đây còn lại ba điều là đức tin, đức cậy và đức mến. Nhưng lớn hơn cả là đức mến (1 Cr 13,13). Và Thánh Giacôbê Tông Đồ, với những lời càng mạnh hơn nữa, luôn thúc đẩy các tín hữu Kitô, quả quyết rằng: ”Hỡi anh chị em, nếu một người nói mình có đức tin mà lại không có việc làm thì ích gì? Đức tin ấy có thể cứu họ được không? Nếu một người anh em, chị em, không có y phục và lương thực hằng ngày và một người trong anh chị em nói: ”Hãy đi bình an, hãy sưởi ấm và ăn no” nhưng lại không cho họ những gì cần thiết cho thân thể họ, thì hỏi có ích gì? Đức tin cũng vậy, nếu không có việc làm đi kèm, thì tự nó là đức tin chết. Trái lại một người có thể nói: ”Anh có đức tin và tôi có việc làm; hãy tỏ cho tôi đức tin không có việc làm của anh, và tôi, qua việc làm tôi chứng tỏ cho anh đức tin của tôi” (Gc 2,14-18).

Đức tin không có đức mến thì không mang lại thành quả và đức mến không có đức tin thì sẽ là một tình cảm luôn tùy thuộc sự nghi ngờ. Đức tin và đức mến cần có nhau, đức này giúp đức kia thực hiện hành trình của mình. Có nhiều Kitô hữu yêu thương tận tụy dành cuộc đời phục vụ những người lẻ loi, bị gạt ra ngoài lề hoặc bị loại trừ, coi họ như những người đầu tiên cần đi tới và như người quan trọng nhất cần được nâng đỡ, vì chính nơi người ấy có phản ánh khuôn mặt của Chúa Kitô. Nhờ đức tin, chúng ta có thể nhận ra tôn nhan Chúa phục sinh nơi những người đang xin tình thương của chúng ta. ”Tất cả những gì các con đã làm cho một trong những người anh em bé nhỏ nhất của Thầy đây, tức là các con đã làm cho Thầy” (Mt 25,40): những lời này là một lời cảnh giác không nên quên, và là một lời mời gọi trường kỳ hãy đáp trả tình yêu mà Chúa đã chăm sóc chúng ta. Đó là đức tin giúp nhận ra Chúa Kitô và chính tình yêu Chúa thúc đẩy cứu giúp Chúa mỗi khi Ngài trở thành người thân cận của chúng ta trong cuộc sống. Được đức tin nâng đỡ, chúng ta hy vọng hướng nhìn sự dấn thân của chúng ta trong thế giới, trong khi chờ đợi ”trời mới đất mới, trong đó có công lý cư ngụ” (2 Pr 3,13; Xc Kh 21,1).

15. Vào cuối đời, thánh Phaolô tông đồ yêu cầu môn đệ Timôthê hãy ”tìm kiếm đức tin” (Xc 1 Tm 2,22), với cùng một sự bền chí như hồi còn nhỏ (Xc 2 Tm 3,15). Chúng ta cảm thấy lời mời gọi này được gửi đến mỗi người chúng ta, để không ai trong chúng ta trở nên lười biếng trong đức tin. Đức tin là bạn đồng hành trong cuộc sống, giúp nhận thức với một cái nhìn luôn mới mẻ về những kỳ công mà Thiên Chúa thực hiện nơi chúng ta. Đức tin nhắm đón nhận những dấu chỉ thời đại trong hiện tại của lịch sử, và thúc đẩy mỗi người chúng ta trở thành dấu chỉ sinh động về sự hiện diện của Đấng Phục Sinh trong thế giới. Điều mà thế giới ngày nay đặc biệt cần đến, đó là chứng tá đáng tin cậy của những người được Lời Chúa soi sáng trong tâm trí, có khả năng mở tâm trí của bao nhiêu người mong ước Thiên Chúa và sự sống chân thực, sự sống không tàn lụi.

”Ước gì Lời Chúa hoàn tất hành trình của mình và được tôn vinh” (2 Ts 3,1): ước gì Năm Đức Tin này làm cho quan hệ với Chúa Kitô ngày càng vững chắc hơn, vì chỉ trong Ngài mới có sự chắc chắn để hướng nhìn về tương lai và bảo đảm một tình yêu chân thực và lâu bền. Những lời thánh Phêrô Tông đồ chiếu dọi một tia sáng cuối cùng trên đức tin: ”Vì thế, anh chị em tràn đầy vui mừng, cho dù hiện nay anh chị em còn phải chịu ưu sầu ít lâu, bị nhiều thử thách, để đức tin của anh chị em được tôi luyện, quí hơn vàng, vàng là thứ sẽ phải hư nát mà còn được thanh luyện bằng lửa, mang lại lời ngợi khen, vinh quang và vinh dự cho anh em khi Chúa Giêsu Kitô tỏ hiện. Tuy không thấy Ngài, nhưng anh chị em vẫn yêu mến Ngài, và tuy không thấy Ngài, anh chị em vẫn tin nơi Ngài. Vì thế, anh chị em hãy vui mừng khôn tả và vinh quang, trong khi đạt tới mục đích đức tin của anh chị em là ơn cứu độ các linh hồn” (1 Pr 1,6-9). Cuộc sống của các tín hữu Kitô cảm nghiệm niềm vui và đau khổ. Bao nhiêu vị thánh đã sống nỗi cô đơn! Bao nhiêu tín hữu, kể cả ngày nay, bị thử thách vì sự im lặng của Thiên chúa trong khi họ muốn nghe lời an ủi của Ngài! Những thử thách của cuộc sống, trong khi giúp hiểu mầu nhiệm Thập Giá, và tham gia vào đau khổ của Chúa Kitô (Xc Cl 1,24), là tiền đề báo trước niềm vui và hy vọng mà đức tin dẫn đến: ”Khi tôi yếu đuối, đó là lúc tôi mạnh mẽ” (2Cr 12,10). Chúng ta mạnh mẽ tin chắc rằng Chúa Giêsu đã chiến thắng sự ác và sự chết. Với niềm tín thác chắc chắn ấy, chúng ta tín thác nơi Ngài: Chúa hiện diện giữa chúng ta, chiến thắng quyền lực của ác thần (Xc Lc 11,20) và Giáo Hội, cộng đồng hữu hình của lòng từ bi Chúa, ở lại trong Chúa như dấu hiệu hòa giải chung kết với Chúa Cha.

Chúng ta hãy phó thác thời điểm hồng phúc này cho Mẹ Thiên Chúa, được tuyên xưng là ”người có phúc” vì Mẹ 'đã tin' (Lc 1,45).

Ban hành tại Roma, nơi Thánh Phêrô, ngày 11 tháng 10 năm 2011, năm thứ 7 triều đại Giáo Hoàng.

Biển Đức 16, Giáo Hoàng



 
Vẻ Vang Dân Việt ở Úc Châu
Jos. Vĩnh SA
20:47 17/10/2011
Nhật báo Advertiser của tiểu bang Nam Úc, hôm nay 18 Oct 2011 đã chính thức loan tin: Ông Lê Văn Hiếu hiện đang giữ chức vụ Phó Toàn Quyền tiểu bang South Australia (Lieutenant Governor), sẽ được chính quyền đề cử lên giữ chức vụ Toàn Quyền của tiểu bang South Australia, thay thế Governor Sir Kevin Scarce (cựu thiếu tướng quân đội Hoàng Gia Úc) sẽ về hưu năm tới.

Governor là chức vụ cao nhất trong chính quyền, đại diện cho Nữ Hoàng tại tiểu bang Nam Úc.

Ông Lê Văn Hiếu là một thuyền nhân tỵ nạn, vượt biển đến thẳng Úc Châu năm 1977. Ông tốt nghiệp trường đại học chính trị kinh doanh Đà Lạt, hiện là hội viên hội Thụ Nhân tại Nam Úc.

Ông Hiếu hiện kiêm nhiệm luôn chức vụ "Giám Đốc Cơ Quan Đa Văn Hóa và Sắc Tộc Sự Vụ" của tiểu bang Nam Úc.

Nhạc phụ của ông Hiếu là một Sĩ Quan Không Quân QL/VNCH.

Ông Lê Văn Hiếu cũng có hai người anh ruột đang định cư tại Úc Châu

Gia đình ông Hiếu là một gia đình Công Giáo thuộc CĐCGVN tại Adelaide - Nam Úc.

Thời kỳ mới đặt chân lên đất Úc, ông Hiếu đã từng sinh hoạt trong đoàn Thanh Niên Công Giáo CĐCGVN - Nam Úc.

Tranh Hí Họa Thuyền Nhân
Ông Lê Văn Hiếu và Phu Nhân
 
Top Stories
Apostolic Letter "Motu Proprio data" Porta Fidei
+ Pope Benedict XVI
12:00 17/10/2011
Apostolic Letter "Motu Proprio data"

Porta Fidei

of the Supreme Pontiff Benedict XVI

for the Indiction of the Year of Faith


1. The "door of faith" (Acts 14:27) is always open for us, ushering us into the life of communion with God and offering entry into his Church. It is possible to cross that threshold when the word of God is proclaimed and the heart allows itself to be shaped by transforming grace. To enter through that door is to set out on a journey that lasts a lifetime. It begins with baptism (cf. Rom 6:4), through which we can address God as Father, and it ends with the passage through death to eternal life, fruit of the resurrection of the Lord Jesus, whose will it was, by the gift of the Holy Spirit, to draw those who believe in him into his own glory (cf. Jn 17:22). To profess faith in the Trinity – Father, Son and Holy Spirit – is to believe in one God who is Love (cf. 1 Jn 4:8): the Father, who in the fullness of time sent his Son for our salvation; Jesus Christ, who in the mystery of his death and resurrection redeemed the world; the Holy Spirit, who leads the Church across the centuries as we await the Lord’s glorious return.

2. Ever since the start of my ministry as Successor of Peter, I have spoken of the need to rediscover the journey of faith so as to shed ever clearer light on the joy and renewed enthusiasm of the encounter with Christ. During the homily at the Mass marking the inauguration of my pontificate I said: "The Church as a whole and all her Pastors, like Christ, must set out to lead people out of the desert, towards the place of life, towards friendship with the Son of God, towards the One who gives us life, and life in abundance."1 It often happens that Christians are more concerned for the social, cultural and political consequences of their commitment, continuing to think of the faith as a self-evident presupposition for life in society. In reality, not only can this presupposition no longer be taken for granted, but it is often openly denied.2 Whereas in the past it was possible to recognize a unitary cultural matrix, broadly accepted in its appeal to the content of the faith and the values inspired by it, today this no longer seems to be the case in large swathes of society, because of a profound crisis of faith that has affected many people.

3. We cannot accept that salt should become tasteless or the light be kept hidden (cf. Mt 5:13-16). The people of today can still experience the need to go to the well, like the Samaritan woman, in order to hear Jesus, who invites us to believe in him and to draw upon the source of living water welling up within him (cf. Jn 4:14). We must rediscover a taste for feeding ourselves on the word of God, faithfully handed down by the Church, and on the bread of life, offered as sustenance for his disciples (cf. Jn 6:51). Indeed, the teaching of Jesus still resounds in our day with the same power: "Do not labour for the food which perishes, but for the food which endures to eternal life" (Jn 6:27). The question posed by his listeners is the same that we ask today: "What must we do, to be doing the works of God?" (Jn 6:28). We know Jesus’ reply: "This is the work of God, that you believe in him whom he has sent" (Jn 6:29). Belief in Jesus Christ, then, is the way to arrive definitively at salvation.

4. In the light of all this, I have decided to announce a Year of Faith. It will begin on 11. October 2012, the fiftieth anniversary of the opening of the Second Vatican Council, and it will end on the Solemnity of Our Lord Jesus Christ, Universal King, on 24 November 2013. The starting date of 11 October 2012 also marks the twentieth anniversary of the publication of the Catechism of the Catholic Church, a text promulgated by my Predecessor, Blessed John Paul II,3 with a view to illustrating for all the faithful the power and beauty of the faith. This document, an authentic fruit of the Second Vatican Council, was requested by the Extraordinary Synod of Bishops in 1985 as an instrument at the service of catechesis4 and it was produced in collaboration with all the bishops of the Catholic Church. Moreover, the theme of the General Assembly of the Synod of Bishops that I have convoked for October 2012 is "The New Evangelization for the Transmission of the Christian Faith". This will be a good opportunity to usher the whole Church into a time of particular reflection and rediscovery of the faith. It is not the first time that the Church has been called to celebrate a Year of Faith. My venerable Predecessor the Servant of God Paul VI announced one in 1967, to commemorate the martyrdom of Saints Peter and Paul on the 19th centenary of their supreme act of witness. He thought of it as a solemn moment for the whole Church to make "an authentic and sincere profession of the same faith"; moreover, he wanted this to be confirmed in a way that was "individual and collective, free and conscious, inward and outward, humble and frank".5 He thought that in this way the whole Church could reappropriate "exact knowledge of the faith, so as to reinvigorate it, purify it, confirm it, and confess it".6 The great upheavals of that year made even more evident the need for a celebration of this kind. It concluded with the Credo of the People of God,7 intended to show how much the essential content that for centuries has formed the heritage of all believers needs to be confirmed, understood and explored ever anew, so as to bear consistent witness in historical circumstances very different from those of the past.

5. In some respects, my venerable predecessor saw this Year as a "consequence and a necessity of the postconciliar period",8 fully conscious of the grave difficulties of the time, especially with regard to the profession of the true faith and its correct interpretation. It seemed to me that timing the launch of the Year of Faith to coincide with the fiftieth anniversary of the opening of the Second Vatican Council would provide a good opportunity to help people understand that the texts bequeathed by the Council Fathers, in the words of Blessed John Paul II, "have lost nothing of their value or brilliance. They need to be read correctly, to be widely known and taken to heart as important and normative texts of the Magisterium, within the Church's Tradition. .. I feel more than ever in duty bound to point to the Council as the great grace bestowed on the Church in the twentieth century: there we find a sure compass by which to take our bearings in the century now beginning."9 I would also like to emphasize strongly what I had occasion to say concerning the Council a few months after my election as Successor of Peter: "if we interpret and implement it guided by a right hermeneutic, it can be and can become increasingly powerful for the ever necessary renewal of the Church."10

6. The renewal of the Church is also achieved through the witness offered by the lives of believers: by their very existence in the world, Christians are called to radiate the word of truth that the Lord Jesus has left us. The Council itself, in the Dogmatic Constitution Lumen Gentium, said this: While "Christ, ‘holy, innocent and undefiled’ (Heb 7:26) knew nothing of sin (cf. 2 Cor 5:21), but came only to expiate the sins of the people (cf. Heb 2:17)... the Church. .. clasping sinners to its bosom, at once holy and always in need of purification, follows constantly the path of penance and renewal. The Church, ‘like a stranger in a foreign land, presses forward amid the persecutions of the world and the consolations of God’, announcing the cross and death of the Lord until he comes (cf. 1 Cor 11:26). But by the power of the risen Lord it is given strength to overcome, in patience and in love, its sorrow and its difficulties, both those that are from within and those that are from without, so that it may reveal in the world, faithfully, although with shadows, the mystery of its Lord until, in the end, it shall be manifested in full light."11

The Year of Faith, from this perspective, is a summons to an authentic and renewed conversion to the Lord, the one Saviour of the world. In the mystery of his death and resurrection, God has revealed in its fullness the Love that saves and calls us to conversion of life through the forgiveness of sins (cf. Acts 5:31). For Saint Paul, this Love ushers us into a new life: "We were buried. .. with him by baptism into death, so that as Christ was raised from the dead by the glory of the Father, we too might walk in newness of life" (Rom 6:4). Through faith, this new life shapes the whole of human existence according to the radical new reality of the resurrection. To the extent that he freely cooperates, man’s thoughts and affections, mentality and conduct are slowly purified and transformed, on a journey that is never completely finished in this life. "Faith working through love" (Gal 5:6) becomes a new criterion of understanding and action that changes the whole of man’s life (cf. Rom 12:2; Col 3:9-10; Eph 4:20-29; 2 Cor 5:17).

7. "Caritas Christi urget nos" (2 Cor 5:14): it is the love of Christ that fills our hearts and impels us to evangelize. Today as in the past, he sends us through the highways of the world to proclaim his Gospel to all the peoples of the earth (cf. Mt 28:19). Through his love, Jesus Christ attracts to himself the people of every generation: in every age he convokes the Church, entrusting her with the proclamation of the Gospel by a mandate that is ever new. Today too, there is a need for stronger ecclesial commitment to new evangelization in order to rediscover the joy of believing and the enthusiasm for communicating the faith. In rediscovering his love day by day, the missionary commitment of believers attains force and vigour that can never fade away. Faith grows when it is lived as an experience of love received and when it is communicated as an experience of grace and joy. It makes us fruitful, because it expands our hearts in hope and enables us to bear life-giving witness: indeed, it opens the hearts and minds of those who listen to respond to the Lord’s invitation to adhere to his word and become his disciples. Believers, so Saint Augustine tells us, "strengthen themselves by believing".12 The saintly Bishop of Hippo had good reason to express himself in this way. As we know, his life was a continual search for the beauty of the faith until such time as his heart would find rest in God.13 His extensive writings, in which he explains the importance of believing and the truth of the faith, continue even now to form a heritage of incomparable riches, and they still help many people in search of God to find the right path towards the "door of faith".

Only through believing, then, does faith grow and become stronger; there is no other possibility for possessing certitude with regard to one’s life apart from self-abandonment, in a continuous crescendo, into the hands of a love that seems to grow constantly because it has its origin in God.

8. On this happy occasion, I wish to invite my brother bishops from all over the world to join the Successor of Peter, during this time of spiritual grace that the Lord offers us, in recalling the precious gift of faith. We want to celebrate this Year in a worthy and fruitful manner. Reflection on the faith will have to be intensified, so as to help all believers in Christ to acquire a more conscious and vigorous adherence to the Gospel, especially at a time of profound change such as humanity is currently experiencing. We will have the opportunity to profess our faith in the Risen Lord in our cathedrals and in the churches of the whole world; in our homes and among our families, so that everyone may feel a strong need to know better and to transmit to future generations the faith of all times. Religious communities as well as parish communities, and all ecclesial bodies old and new, are to find a way, during this Year, to make a public profession of the Credo.

9. We want this Year to arouse in every believer the aspiration to profess the faith in fullness and with renewed conviction, with confidence and hope. It will also be a good opportunity to intensify the celebration of the faith in the liturgy, especially in the Eucharist, which is "the summit towards which the activity of the Church is directed;. .. and also the source from which all its power flows."14 At the same time, we make it our prayer that believers’ witness of life may grow in credibility. To rediscover the content of the faith that is professed, celebrated, lived and prayed,15 and to reflect on the act of faith, is a task that every believer must make his own, especially in the course of this Year.

Not without reason, Christians in the early centuries were required to learn the creed from memory. It served them as a daily prayer not to forget the commitment they had undertaken in baptism. With words rich in meaning, Saint Augustine speaks of this in a homily on the redditio symboli, the handing over of the creed: "the symbol of the holy mystery that you have all received together and that today you have recited one by one, are the words on which the faith of Mother Church is firmly built above the stable foundation that is Christ the Lord. You have received it and recited it, but in your minds and hearts you must keep it ever present, you must repeat it in your beds, recall it in the public squares and not forget it during meals: even when your body is asleep, you must watch over it with your hearts."16

10. At this point I would like to sketch a path intended to help us understand more profoundly not only the content of the faith, but also the act by which we choose to entrust ourselves fully to God, in complete freedom. In fact, there exists a profound unity between the act by which we believe and the content to which we give our assent. Saint Paul helps us to enter into this reality when he writes: "Man believes with his heart and so is justified, and he confesses with his lips and so is saved" (Rom 10:10). The heart indicates that the first act by which one comes to faith is God’s gift and the action of grace which acts and transforms the person deep within.

The example of Lydia is particularly eloquent in this regard. Saint Luke recounts that, while he was at Philippi, Paul went on the Sabbath to proclaim the Gospel to some women; among them was Lydia and "the Lord opened her heart to give heed to what was said by Paul" (Acts 16:14). There is an important meaning contained within this expression. Saint Luke teaches that knowing the content to be believed is not sufficient unless the heart, the authentic sacred space within the person, is opened by grace that allows the eyes to see below the surface and to understand that what has been proclaimed is the word of God.

Confessing with the lips indicates in turn that faith implies public testimony and commitment. A Christian may never think of belief as a private act. Faith is choosing to stand with the Lord so as to live with him. This "standing with him" points towards an understanding of the reasons for believing. Faith, precisely because it is a free act, also demands social responsibility for what one believes. The Church on the day of Pentecost demonstrates with utter clarity this public dimension of believing and proclaiming one’s faith fearlessly to every person. It is the gift of the Holy Spirit that makes us fit for mission and strengthens our witness, making it frank and courageous.

Profession of faith is an act both personal and communitarian. It is the Church that is the primary subject of faith. In the faith of the Christian community, each individual receives baptism, an effective sign of entry into the people of believers in order to obtain salvation. As we read in the Catechism of the Catholic Church: " ‘I believe’ is the faith of the Church professed personally by each believer, principally during baptism. ‘We believe’ is the faith of the Church confessed by the bishops assembled in council or more generally by the liturgical assembly of believers. ‘I believe’ is also the Church, our mother, responding to God by faith as she teaches us to say both ‘I believe’ and ‘we believe’."17

Evidently, knowledge of the content of faith is essential for giving one’s own assent, that is to say for adhering fully with intellect and will to what the Church proposes. Knowledge of faith opens a door into the fullness of the saving mystery revealed by God. The giving of assent implies that, when we believe, we freely accept the whole mystery of faith, because the guarantor of its truth is God who reveals himself and allows us to know his mystery of love.18

On the other hand, we must not forget that in our cultural context, very many people, while not claiming to have the gift of faith, are nevertheless sincerely searching for the ultimate meaning and definitive truth of their lives and of the world. This search is an authentic "preamble" to the faith, because it guides people onto the path that leads to the mystery of God. Human reason, in fact, bears within itself a demand for "what is perennially valid and lasting".19 This demand constitutes a permanent summons, indelibly written into the human heart, to set out to find the One whom we would not be seeking had he not already set out to meet us.20 To this encounter, faith invites us and it opens us in fullness.

11. In order to arrive at a systematic knowledge of the content of the faith, all can find in the Catechism of the Catholic Church a precious and indispensable tool. It is one of the most important fruits of the Second Vatican Council. In the Apostolic Constitution Fidei Depositum, signed, not by accident, on the thirtieth anniversary of the opening of the Second Vatican Council, Blessed John Paul II wrote: "this catechism will make a very important contribution to that work of renewing the whole life of the Church. .. I declare it to be a valid and legitimate instrument for ecclesial communion and a sure norm for teaching the faith."21

It is in this sense that that the Year of Faith will have to see a concerted effort to rediscover and study the fundamental content of the faith that receives its systematic and organic synthesis in the Catechism of the Catholic Church. Here, in fact, we see the wealth of teaching that the Church has received, safeguarded and proposed in her two thousand years of history. From Sacred Scripture to the Fathers of the Church, from theological masters to the saints across the centuries, the Catechism provides a permanent record of the many ways in which the Church has meditated on the faith and made progress in doctrine so as to offer certitude to believers in their lives of faith.

In its very structure, the Catechism of the Catholic Church follows the development of the faith right up to the great themes of daily life. On page after page, we find that what is presented here is no theory, but an encounter with a Person who lives within the Church. The profession of faith is followed by an account of sacramental life, in which Christ is present, operative and continues to build his Church. Without the liturgy and the sacraments, the profession of faith would lack efficacy, because it would lack the grace which supports Christian witness. By the same criterion, the teaching of the Catechism on the moral life acquires its full meaning if placed in relationship with faith, liturgy and prayer.

12. In this Year, then, the Catechism of the Catholic Church will serve as a tool providing real support for the faith, especially for those concerned with the formation of Christians, so crucial in our cultural context. To this end, I have invited the Congregation for the Doctrine of the Faith, by agreement with the competent Dicasteries of the Holy See, to draw up a Note, providing the Church and individual believers with some guidelines on how to live this Year of Faith in the most effective and appropriate ways, at the service of belief and evangelization.

To a greater extent than in the past, faith is now being subjected to a series of questions arising from a changed mentality which, especially today, limits the field of rational certainties to that of scientific and technological discoveries. Nevertheless, the Church has never been afraid of demonstrating that there cannot be any conflict between faith and genuine science, because both, albeit via different routes, tend towards the truth.22

13. One thing that will be of decisive importance in this Year is retracing the history of our faith, marked as it is by the unfathomable mystery of the interweaving of holiness and sin. While the former highlights the great contribution that men and women have made to the growth and development of the community through the witness of their lives, the latter must provoke in each person a sincere and continuing work of conversion in order to experience the mercy of the Father which is held out to everyone.

During this time we will need to keep our gaze fixed upon Jesus Christ, the "pioneer and perfecter of our faith" (Heb 12:2): in him, all the anguish and all the longing of the human heart finds fulfilment. The joy of love, the answer to the drama of suffering and pain, the power of forgiveness in the face of an offence received and the victory of life over the emptiness of death: all this finds fulfilment in the mystery of his Incarnation, in his becoming man, in his sharing our human weakness so as to transform it by the power of his resurrection. In him who died and rose again for our salvation, the examples of faith that have marked these two thousand years of our salvation history are brought into the fullness of light.

By faith, Mary accepted the Angel’s word and believed the message that she was to become the Mother of God in the obedience of her devotion (cf. Lk 1:38). Visiting Elizabeth, she raised her hymn of praise to the Most High for the marvels he worked in those who trust him (cf. Lk 1:46-55). With joy and trepidation she gave birth to her only son, keeping her virginity intact (cf. Lk 2:6-7). Trusting in Joseph, her husband, she took Jesus to Egypt to save him from Herod’s persecution (cf. Mt 2:13-15). With the same faith, she followed the Lord in his preaching and remained with him all the way to Golgotha (cf. Jn 19:25-27). By faith, Mary tasted the fruits of Jesus’ resurrection, and treasuring every memory in her heart (cf. Lk 2:19, 51), she passed them on to the Twelve assembled with her in the Upper Room to receive the Holy Spirit (cf. Acts 1:14; 2:1-4).

By faith, the Apostles left everything to follow their Master (cf. Mk 10:28). They believed the words with which he proclaimed the Kingdom of God present and fulfilled in his person (cf. Lk 11:20). They lived in communion of life with Jesus who instructed them with his teaching, leaving them a new rule of life, by which they would be recognized as his disciples after his death (cf. Jn 13:34-35). By faith, they went out to the whole world, following the command to bring the Gospel to all creation (cf. Mk 16:15) and they fearlessly proclaimed to all the joy of the resurrection, of which they were faithful witnesses.

By faith, the disciples formed the first community, gathered around the teaching of the Apostles, in prayer, in celebration of the Eucharist, holding their possessions in common so as to meet the needs of the brethren (cf. Acts 2:42-47).

By faith, the martyrs gave their lives, bearing witness to the truth of the Gospel that had transformed them and made them capable of attaining to the greatest gift of love: the forgiveness of their persecutors.

By faith, men and women have consecrated their lives to Christ, leaving all things behind so as to live obedience, poverty and chastity with Gospel simplicity, concrete signs of waiting for the Lord who comes without delay. By faith, countless Christians have promoted action for justice so as to put into practice the word of the Lord, who came to proclaim deliverance from oppression and a year of favour for all (cf. Lk 4:18-19).

By faith, across the centuries, men and women of all ages, whose names are written in the Book of Life (cf. Rev 7:9, 13:8), have confessed the beauty of following the Lord Jesus wherever they were called to bear witness to the fact that they were Christian: in the family, in the workplace, in public life, in the exercise of the charisms and ministries to which they were called.

By faith, we too live: by the living recognition of the Lord Jesus, present in our lives and in our history.

14. The Year of Faith will also be a good opportunity to intensify the witness of charity. As Saint Paul reminds us: "So faith, hope, love abide, these three; but the greatest of these is love" (1 Cor 13:13). With even stronger words – which have always placed Christians under obligation – Saint James said: "What does it profit, my brethren, if a man says he has faith but has not works? Can his faith save him? If a brother or sister is ill-clad and in lack of daily food, and one of you says to them, ‘Go in peace, be warmed and filled’, without giving them the things needed for the body, what does it profit? So faith by itself, if it has no works, is dead. But some one will say, ‘You have faith and I have works.’ Show me your faith apart from your works, and I by my works will show you my faith" (Jas 2:14-18).

Faith without charity bears no fruit, while charity without faith would be a sentiment constantly at the mercy of doubt. Faith and charity each require the other, in such a way that each allows the other to set out along its respective path. Indeed, many Christians dedicate their lives with love to those who are lonely, marginalized or excluded, as to those who are the first with a claim on our attention and the most important for us to support, because it is in them that the reflection of Christ’s own face is seen. Through faith, we can recognize the face of the risen Lord in those who ask for our love. "As you did it to one of the least of these my brethren, you did it to me" (Mt 25:40). These words are a warning that must not be forgotten and a perennial invitation to return the love by which he takes care of us. It is faith that enables us to recognize Christ and it is his love that impels us to assist him whenever he becomes our neighbour along the journey of life. Supported by faith, let us look with hope at our commitment in the world, as we await "new heavens and a new earth in which righteousness dwells" (2 Pet 3:13; cf. Rev 21:1).

15. Having reached the end of his life, Saint Paul asks his disciple Timothy to "aim at faith" (2 Tim 2:22) with the same constancy as when he was a boy (cf. 2 Tim 3:15). We hear this invitation directed to each of us, that none of us grow lazy in the faith. It is the lifelong companion that makes it possible to perceive, ever anew, the marvels that God works for us. Intent on gathering the signs of the times in the present of history, faith commits every one of us to become a living sign of the presence of the Risen Lord in the world. What the world is in particular need of today is the credible witness of people enlightened in mind and heart by the word of the Lord, and capable of opening the hearts and minds of many to the desire for God and for true life, life without end.

"That the word of the Lord may speed on and triumph" (2 Th 3:1): may this Year of Faith make our relationship with Christ the Lord increasingly firm, since only in him is there the certitude for looking to the future and the guarantee of an authentic and lasting love. The words of Saint Peter shed one final ray of light on faith: "In this you rejoice, though now for a little while you may have to suffer various trials, so that the genuineness of your faith, more precious than gold which though perishable is tested by fire, may redound to praise and glory and honour at the revelation of Jesus Christ. Without having seen him you love him; though you do not now see him you believe in him and rejoice with unutterable and exalted joy. As the outcome of your faith you obtain the salvation of your souls" (1 Pet 1:6-9). The life of Christians knows the experience of joy as well as the experience of suffering. How many of the saints have lived in solitude! How many believers, even in our own day, are tested by God’s silence when they would rather hear his consoling voice! The trials of life, while helping us to understand the mystery of the Cross and to participate in the sufferings of Christ (cf. Col 1:24), are a prelude to the joy and hope to which faith leads: "when I am weak, then I am strong" (2 Cor 12:10). We believe with firm certitude that the Lord Jesus has conquered evil and death. With this sure confidence we entrust ourselves to him: he, present in our midst, overcomes the power of the evil one (cf. Lk 11:20); and the Church, the visible community of his mercy, abides in him as a sign of definitive reconciliation with the Father.

Let us entrust this time of grace to the Mother of God, proclaimed "blessed because she believed" (Lk 1:45).

Given in Rome, at Saint Peter’s, on 11 October in the year 2011, the seventh of my Pontificate.

BENEDICTUS PP. XVI

______________________

1 Homily for the beginning of the Petrine Ministry of the Bishop of Rome (24 April 2005): AAS 97 (2005), 710.

2 Cf. Benedict XVI, Homily at Holy Mass in Lisbon’s "Terreiro do Paço" (11 May 2010): Insegnamenti VI:1 (2010), 673.

3 Cf. John Paul II, Apostolic Constitution Fidei Depositum (11 October 1992): AAS 86 (1994), 113-118.

4 Cf. Final Report of the Second Extraordinary Synod of Bishops (7 December 1985), II, B, a, 4 in Enchiridion Vaticanum, ix, n. 1797.

5 Paul VI, Apostolic Exhortation Petrum et Paulum Apostolos on the XIX centenary of the martyrdom of Saints Peter and Paul (22 February 1967): AAS 59 (1967), 196.

6 Ibid., 198.

7 Paul VI, Credo of the People of God, cf. Homily at Mass on the XIX centenary of the martyrdom of Saints Peter and Paul at the conclusion of the "Year of Faith" (30 June 1968): AAS 60 (1968), 433-445.

8 Paul VI, General Audience (14 June 1967): Insegnamenti V (1967), 801.

9 John Paul II, Apostolic Letter Novo Millennio Ineunte (6 January 2001), 57: AAS 93 (2001), 308.

10 Address to the Roman Curia (22 December 2005): AAS 98 (2006), 52.

11 Second Vatican Ecumenical Council, Dogmatic Constitution on the Church Lumen Gentium, 8.

12 De Utilitate Credendi, I:2.

13 Cf. Saint Augustine, Confessions, I:1.

14 Second Vatican Ecumenical Council, Constitution on the Sacred Liturgy Sacrosanctum Concilium, 10.

15 Cf. John Paul II, Apostolic Constitution Fidei Depositum (11 October 1992): AAS 86 (1994), 116.

16 Sermo 215:1.

17 Catechism of the Catholic Church, 167.

18 Cf. First Vatican Ecumenical Council, Dogmatic Constitution on the Catholic Faith Dei Filius, chap. III: DS 3008-3009: Second Vatican Ecumenical Council, Dogmatic Constitution on Divine Revelation Dei Verbum, 5.

19 Benedict XVI, Address at the Collège des Bernardins, Paris (12 September 2008): AAS 100 (2008), 722.

20 Cf. Saint Augustine, Confessions, XIII:1.

21 John Paul II, Apostolic Constitution Fidei Depositum (11 October 1992): AAS 86 (1994), 115 and 117.

22 Cf. John Paul II, Encyclical Letter Fides et Ratio (14 September 1998), 34, 106: AAS 91 (1999), 31-32, 86-87.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giới trẻ Bạch Liên – Quảng Nạp – Hải Nạp GP Phát Diệm đang khởi sắc
GX Bạch Liên
10:07 17/10/2011
Giới trẻ Bạch Liên – Quảng Nạp – Hải Nạp GP Phát Diệm đang khởi sắc

Nếu giới trẻ là tương lai của Giáo Hội và xã hội, thì giới trẻ cũng chính là đối tượng ưu tiên trong mục vụ của Giáo Hội nói chung và của các cha xứ nói riêng.

Để có thể thu được nhiều thành công trong mục vụ giới trẻ, các cha xứ cũng đã cố gắng tìm nhiều hình thức sinh hoạt và mục vụ sao cho phù hợp: thánh lễ dành riêng cho giới trẻ hằng tuần; lập ca đoàn giới trẻ; tĩnh tâm hằng tháng; lao động làm vệ sinh cho Nhà thờ giáo xứ mỗi tháng một lần; sinh hoạt văn nghệ; cắm trại; thể thao; hành hương; cầu nguyện Taizé v.v..

Với giới trẻ giáo xứ Bạch Liên, Quảng Nạp, và Hải Nạp, hình thức cầu nguyện Taizé không còn xa lạ, vì đã được tham dự mỗi khi tĩnh tâm Mùa chay, tĩnh tâm mừng quan thày, hoặc khi kết thúc một sinh hoạt lớn như: khóa giáo lý, khóa huấn luyện v.v..

Hưởng ứng chương trình mục vụ và lời mời gọi của Đức Cha: “đọc và sống Lời Chúa”, với ưu thế sẵn có, kể từ tháng 10/2011, cha xứ Bạch Liên chọn hình thức sinh hoạt giới trẻ bằng việc đọc Kinh Thánh mỗi tuần một lần và cầu nguyện Taizé mỗi tháng một lần vào Chúa Nhật đầu tháng.

Xem hình

Để thực hiện chương trình này, cha xứ và giáo xứ đã “thiết kế” một “góc” dành cho Thiếu nhi Thánh Thể và giới trẻ, có khuôn viên để có thể tổ chức các buổi cầu nguyện Taizé thường xuyên.

Nhằm khuyến khích các bạn trẻ phát huy khả năng, và tập tổ chức, cha xứ trao quyền chủ động cho các bạn trẻ, mà thành phần chính là các bạn đang học phổ thông trung học. Họ chủ động chọn chủ đề, lập chương trình, xây dựng nội dung, trang trí và thực hiện.

Tuy Chúa Nhật 02/10/2011 là buổi đầu tiên thực hiện chương trình này, nhưng đã đạt được kết quả khả quan. Buổi cầu nguyện không chỉ quy tụ được khoảng 300 người, đủ lứa tuổi, mà đa số là các bạn trẻ.

“Vạn sự khởi đầu nan”. Buổi đầu tiên lẽ ra còn nhiều khiếm khuyết, nhưng trái lại đã có nhiều thành công. Đó là một dấu hiệu mừng để các bạn trẻ tự tin hơn trong buổi cầu nguyện tiếp theo, và cũng là một dấu hiệu tốt cho chọn lựa sinh hoạt của giới trẻ. Còn quá sớm để khẳng định cầu nguyện Taizé là chọn lựa đúng cho sinh hoạt giới trẻ. Và cũng quá sớm để khẳng định sự thành công của các bạn trẻ Bạch Liên – Quảng Nạp – Hải Nạp. Nhưng không quá sớm nếu khẳng định rằng giới trẻ Bạch Liên – Quảng Nạp – Hải Nạp đang khởi sắc.

CTV giáo xứ Bạch Liên
 
Văn Hóa
Lựa và chọn đường hướng cuộc đời
Tạ Ân Phúc
07:10 17/10/2011
Cuộc đời ta rồi sẽ đi đâu, về đâu? Có lẽ đây là nỗi khắc khoải không của riêng ai, và câu hỏi cũng không chỉ dành riêng cho cuộc đời này mà còn cho đời sau, khi người ta đã trở về với cát bụi. Trước trăm vạn nẻo đường cuộc sống, chọn cho mình một hướng đi, một mục tiêu để sống, để dấn bước không phải là điều dễ dàng. Do hoàn cảnh sống tác động, đôi khi đã chọn, đã lên kế hoạch thực hiện và sống, mục tiêu đó cũng có thể bị lung lay, có khi phải chuyển hướng, hoặc lắm lúc phải xác định lại từ đầu. Không phải ai cũng nhận thức đúng về bản thân hay xác định được mình đang ở đâu trên cuộc hành trình làm người và làm sao để kiên định hướng đi để đạt được ước mơ cho cuộc đời mình?

Nhằm khơi gợi những đường hướng cho cuộc đời để mọi người có thể “lựa và chọn” cách sống cho mình, chiều thứ Bảy 08/11/2011, thầy Giuse Mai Thanh Hoài, Giám đốc Trung Tâm Đào Tạo Nguồn Nhân Lực BizPower, chuyên viên đào tạo nguồn nhân lực và kỹ năng sống đã chia sẻ đề tài “LÀM CHỦ BẢN THÂN, LÀM CHỦ CUỘC ĐỜI!” do Chương Trình Chuyên Đề, Ban Mục Vụ Gia Đình TGP. Sài Gòn tổ chức.

Mở đầu phần trình bày của mình, thầy giới thiệu câu nói của Lão Tử (600 BC): “Biết người là trí. Biết mình là đại trí. Thắng người là dũng. Thắng chính mình là đại dũng”. Để làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời không gì hơn là nhìn lại bản thân, xác định rõ mình là ai, chặng đường đời đã qua và đang đi về đâu, từ đó hoạch định cho mình một con đường để đi tiếp trong hành trình lữ thứ trần gian này.

Tôi là ai? Câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng không dễ trả lời chút nào, người ta thường nói với nhau rằng: “Có những thanh niên 80 tuổi nhưng cũng có những cụ già 18 tuổi”, có những người sắp sửa lìa đời vẫn chưa trả lời được câu hỏi mình là ai. Con người do Thiên Chúa tạo ra có nhiều nét độc đáo, nhưng đôi khi bản thân mình lại chưa phát hiện ra để phát huy những khả năng tiềm ẩn nhằm làm cho cuộc sống dồi dào hơn. Trả lời câu hỏi: “Tôi là ai?” chính là việc tái khám phá bản thân để thấy được những nét độc đáo mà Thiên Chúa là Đấng Toàn Hảo đã ban cho. Chúa đã cho con người những lựa chọn, vì thế đời sống bản thân mỗi người buồn hay vui, thành công hay thất bại đều là do mình: “Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả, anh hùng hào kiệt có hơn ai” (Nguyễn Công Trứ).

Vậy “Tôi là ai?”

Tôi là một nhân vị. “Thiên Chúa đã sáng tạo ra con người để con người làm chủ mọi loài và thấy rằng điều đó rất tốt đẹp” (St 1, 26-29). Quả thật con người khác với loài vật khi Chúa cho có những đặc điểm độc đáo: giọng nói, biết tư duy, có xương sống thẳng đứng, đôi tay co bóp, cầm nắm được. Con người được xếp ở vị trí bậc nhất trong các loài thụ tạo mà Chúa sáng tạo ra. Bản thân mỗi người cũng là một cá vị, là quà tặng độc nhất vô nhị của Thiên Chúa và Ngài ban tặng tất cả những gì đồng hành cùng cuộc sống con người: sức khỏe, gia đình, tài trí, tự do, ngoại hình, biết tư duy, của cải, bạn bè… “Chẳng ai có thể nhận được gì mà không do Trời ban”. (Ga 3,27). “Thiên Chúa không thiên vị ai” (Gl 2,6), Ngài đã ban cho con người một cách nhưng không, một cách trường cửu, và Chúa ban mà không hề lấy lại. Thiên Chúa là Đấng Trọn Hảo, Ngài sáng tạo ra con người theo hình ảnh Ngài, vì thế chúng ta cần phải tôn trọng chính mình và tận dụng những gì Chúa ban để mỗi người trở nên toàn hảo.

Tôi là một người tự do. Theo sách Giáo lý Công Giáo, “Thiên Chúa sáng tạo con người có lý trí và ban cho họ phẩm giá của một ngôi vị có sáng kiến và làm chủ các hành vi của mình. Thiên Chúa để cho con người tự quyết định lấy (Hc 15,14), để nó tự mình tìm kiếm Đấng Tạo Hóa của nó và đạt tới sự toàn hảo đầy đủ và diễm phúc” (số 1730). Thánh Irênê còn nói thêm: “Con người có lý trí và nhân phẩm giống như Thiên Chúa, nghĩa là nó được tạo dựng như một hữu thể tự do và làm chủ các hành vi của mình”.

Con người được Chúa ban cho sự tự do, được quyền lựa, tự quyền chọn cách sống, con đường sống của mình. Nhiều con đường mở ra trước mắt cho cuộc đời mỗi người để họ cân nhắc, suy xét, và được quyền “lựa” một đường hướng nào đó. Nhưng cần phải xác định rằng một khi đã “chọn” con đường sống thì đừng “do, bởi, tại, bị, vì” để đổ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh, cho Thiên Chúa. Tuy nhiên nhiều người đã hiểu một cách sai lầm rằng: “Tôi có tự do, tôi muốn làm gì thì làm. Chỉ khi tôi hành động theo ý riêng tôi, thì tôi mới cảm thấy tự do. Cũng vì những ý tưởng đó, mà bao nhiêu những tệ đoan đã xảy ra, bao nhiêu chết chóc đưa tới. Thánh tiến sĩ Tôma đã dạy rằng: “Tự do là một khả năng chọn làm điều thiện với một trách nhiệm”. Như vậy, nếu tôi làm điều ác, không giữ lề luật, tất nhiên tôi không có tự do” (Theo Một thoáng suy tư, Tầm Xuân, CMC, dongcong.net).

Cuối cùng, để trả lời câu hỏi “Tôi là ai?”, có thể khẳng định một cách dứt khoát rằng “Tôi là con cái Thiên Chúa”. Chúa là Đấng yêu thương đến cùng, từ ngàn xưa Chúa đã yêu con người, Cha đã sai Con Một của Người xuống thế làm người và Chúa đã khẳng định với loài người: “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em ra đi, để anh em sinh nhiều hoa trái” (Ga 15,16).

Trong một cuộc chạy đua, một vận động viên được đánh giá là giỏi khi người ấy biết rõ rằng mình đã chạy được đường bao xa, còn bao lâu thì tới đích. làm người cũng thế, không thể cứ mãi vật lộn mưu sinh mà có lúc cần phải dừng lại, có những khoảng lặng nhất định đế biết mình đã làm gì, đang ở đâu trong cuộc đời này. Vì đôi khi người ta chệch hướng: “Tôi làm gì cũng chẳng hiểu: vì điều tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét, thì tôi lại cứ làm.” (Rm 7,15) “Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn , thì tôi lại cứ làm” (Rm 7,19).

Biết mình cũng cần biết Tôi biết tôi đang ở đâu? Hiện nay tôi đang ở đâu và đâu là lựa chọn của tôi? Theo nghiên cứu, có đến 60% người ta sống ít chịu quyết định, đôi khi chọn cách sống thụ động, an phận và làm việc làng nhàng. Có 20% số người không sẵn lòng thay đổi, sống bàng quan, tiêu cực, đôi khi từ bỏ hy vọng và làm việc không hiệu quả. Chỉ có 20% số người sống mà hoạt động một cách tích cực và rèn luyện: dám quyết định, chủ động, dám làm, muốn vươn lên và làm việc hiệu quả cao. Vì thế con người cần được giáo dục sống tích cực, nhất là giáo dục Kitô giáo.

Khi sáng tạo ra con người và ban cho những nguồn lực, hiển nhiên Thiên Chúa muốn con người thành công, nhưng không phải ai cũng biết vượt qua những thách thức, tận dụng nguồn lực, cơ hội để có cuộc sống thành công trong ân sủng Chúa. Biết mình cũng là biết những nguyên nhân tại sao tôi thất bại? Có thể trả lời tóm gọn là vì không chịu “Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng”. Điều này có nghĩa là Thiên Chúa ban cho con người đôi mắt với thông điệp hãy quan sát thật nhiều, nhưng con người thì ít chịu quan sát. Chúa cho hai tai để con người biết lắng nghe nhiều hơn, thực tế là người ta ít chịu lắng nghe nhau. Chúa ban cho ta chỉ một cái miệng, nhưng người ta lại nói quá nhiều, nhiều khi chưa kịp suy nghĩ đã nói, chưa kịp nghe đã cãi lại. Chỉ khi con người ta chịu lắng nghe nhau, thì mới có cơ hội ngồi lại với nhau để giải quyết những bất đồng, xung đột.

Chúa muốn chúng ta sử dụng đúng tần số, con người chỉ muốn theo ý mình. Chúa muốn con người đừng sử dụng “đài FM” nhiều quá (FM: for me - vì mình), mà hãy sử dụng thêm “đài FU” (FU: for you - vì người khác). Khi sống trong gia đình, trong cộng đoàn cần phải thêm “đài FA” (FA: For all - vì mọi người). Con người ta thường vô cảm, cả khi nhận được ân huệ, cả xưa cũng như nay, đến nỗi Chúa phải khiển trách như trong trình thuật Chúa Giêsu chữa lành cho mười người phong hủi: “Không phải cả mười người được sạch sao? Thế chín người kia đâu?” (Lc 17,17)

Những nguyên nhân gây thất bại có thể là không tự tin, sự buồn nản, cố chấp, bảo thủ, không biết cách im lặng đúng lúc, chẳng bao giờ thay đổi ý kiến, không thích ứng với những thay đổi của cuộc sống… Các nhà tâm lý cho hay sống trong xã hội càng công nghiệp bao nhiêu thì con người càng stress bấy nhiêu và điều này gây nên thất bại.

Không biết xác định bản thân cũng có thể là một thất bại, người ta thường đánh giá người khác nhưng không nhìn lại mình, nếu không nhìn lại mình thì dễ trở thành kiêu căng, tự mãn, và tội lỗi cũng xuất phát từ đây. Có thể định nghĩa tội một cách đơn giản: Tôi+nặng = tội, nghĩa là do cái TÔI của tôi NẶNG quá nên trở thành TỘI. Mẹ Têrêsa Calcutta đã nhận xét rằng: “Nếu dùng quá nhiều thời gian để đánh giá người khác, thì làm gì còn nhiều thời gian để yêu thương người ta”.

Một trong những bí quyết để thành công là cách chúng ta đón nhận và phản ứng với những sự kiện xảy ra trong cuộc đời. Ông Jack Canfield, một chuyên gia về những nguyên tắc của thành công cho hay: “Nếu muốn một kết quả khác biệt, bạn phải thay đổi những phản ứng của bạn”. Còn ông John C. Maxwell, diễn giả nổi tiếng về lãnh đạo thì cho biết: “Cuộc sống là 10% những gì xảy ra đối với tôi và 90% là cách tôi phản ứng”. Có những người thất bại chỉ vì chỉ nghĩ không làm, hoặc chịu làm không chịu nghĩ, thành công cũng có nghĩa là biết tư duy dám nghĩ, dám làm theo nguyên tắc áo T- shirt với cỡ áo là XXLL: Xem Xét - Làm - Làm lại.

Là Kitô hữu và là người Việt Nam, nói đến thành công trong cuộc đời có lẽ không gì cho bằng là học hỏi và áp dụng Thập Đại Thắng, Thập Đại Bại của Đức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận và cùng suy ngẫm lời dạy của ngài về cuộc đời: “Chiều cao của đời tôi là gì? Là trung thành với Thiên Chúa, với Hội Thánh, với Tổ tiên, với Tổ quốc. Chiều rộng của đời tôi là gì? Là trưởng thành với gia đình, cộng đoàn và xã hội; Sống trưởng thành là biết cân nhắc, suy xét và can đảm quyết định; Sống trưởng thành là có trách nhiệm với kẻ khác; Sống trường thành là dấn thân thực hiện công ích và tiến bộ. Chiều dài của đời tôi là gì? Là tín thành với bằng hữu, với mọi người.”

Biết mình đang ở đâu là biết quá khứ và hiện tại, điều đó vẫn chưa đủ mà còn cần hoạch định cho tương lai, trả lời cho câu hỏi Tương lai tôi sẽ đi về đâu? Con người chúng ta trong hiện tại là kết quả của những suy nghĩ và lựa chọn trong quá khứ. Nếu chúng ta muốn có một tương lai tốt đẹp hơn thì phải cân nhắc trong suy nghĩ và lựa chọn ngày hôm nay.

Để hoạch định cho tương lai cần xác định sứ mạng cá nhân: Mục đích đời ta là gì? Ta muốn đạt được gì trong đời? Ta muốn trở thành con người như thế nào trong đời? Mục đích chỉ ra “một hình dung tổng thể” để xác định về vai trò của mình, mỗi người đóng một vai trò không giống nhau, đã biết được vai trò của mình trong từng bối cảnh sống thì cần hoàn thiện vai trò đó và đóng góp cho cuộc đời. Mục đích cũng chỉ ra "một nguyên tắc chỉ đạo" cho thái độ của mình và tiêu chuẩn của mình với cuộc đời. Để quản trị cuộc đời có 6 điểm cốt lõi: Chiến lược quản trị cuộc đời; Hiểu rõ bản thân; Biết đâu là năng lực cốt lõi; Hoài bão về lối sống; Giá trị nền tảng; Học kỹ năng để giúp cho mình sống tốt.

Hoài bão và lẽ sống được thể hiện qua tầm nhìn và sứ mệnh cho cuộc đời: Tầm nhìn là những hoài bão, khát vọng, vị thế… nó được ví như hệ tư tưởng; Sứ mệnh là lẽ sống, lý do tồn tại trên cuộc đời này được ví như hệ giá trị. Tầm nhìn là cái mình muốn còn sứ mệnh là cái mình cần, cái mình muốn thì bao la, nhưng cái mình cần và phải phù hợp với nhu cầu bản thân mình.

Chi tiết hơn, có 4 giá trị cốt lõi: Mỗi người có những nguyên tắc sống riêng, ảnh hưởng bởi gia đình, nhà trường, Giáo Hội, xã hội. Kế đến là đức tin đạo, đời. Thứ ba là quan điểm sống và cao hơn nữa là triết lý sống. Triết lý sống theo người xưa là Thiên Đạo (đạo trời), Nhân Đạo (đạo làm người) và Thiên nhân tương dữ (tương quan giữa trời và người). Cụ thể hơn là Tam Cương (Quân-Sư-Phụ), Ngũ thường (Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín) với Nam, Tứ Đức (Công-Dung-Ngôn-Hạnh) đối với Nữ. Đây là những quan niệm cũ xưa nhưng nếu đặt trong lăng kính hiện tại, thực hiện theo cách mới và làm tốt đã là tốt đẹp cho cuộc sống. Những giá trị này sẽ dẫn đến Chân-Thiện-Mỹ.

Những người đi theo Chúa Kitô cần dựa theo những điều căn bản Hội Thánh dạy: Kinh 6 Điều Răn Hội Thánh, Kinh Phúc Thật Tám Mối, Mười Điều Răn, Kinh Mười Bốn Mối, Cải Tội Bảy Mối, Bảy Phép Bí Tích, Đức Tin - Đức Cậy - Đức Mến. Bên cạnh đó là những điều Hội Thánh dạy qua từng thời kỳ như Thư Mục Tử của Giám Mục, Sứ điệp, Thông Điệp, Tông Huấn… của Đức Thánh Cha. Để biết tương lai tôi sẽ đi về đâu, cần suy ngẫm lựa chọn hai phương án: Thành Công + Thành Đạt =Thành Danh (Có tài nhưng thiếu đức) hay Thành Nhân + Thành Công + Thành Đạt =Thành Danh (Có đức, có tài, có khiêm tốn, có chia sẻ, yêu thương).

Làm thế nào tôi làm chủ được cuộc đời? Cần trang bị những hành trang để làm chủ cuộc đời:

1. Bám chặt vào các giá trị căn bản Kitô giáo:

- Đức Tin: “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải thôi, thì dù anh em có bảo núi này: ‘rời khỏi đây, qua bên kia!’ nó cũng sẽ qua, và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được”. (Mt 17:20)

- Đức Cậy: “Trong anh em có ai có thể nhờ lo lắng mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang không?” (Mt 6,27).

- Đức Mến: “Thầy ban cho anh em điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau” (Ga 13:34).

2. Nguyên tắc 4P- SPES ( Hy vọng) của ĐHY PX. Nguyễn Văn Thuận:

“Tôi còn nhớ câu đối quý giá của Sảng Ðình (Linh mục J.M. Nguyễn Văn Thích) treo trong phòng ngài: Phụng Chúa đức tam: tín, vọng, ái; Thúc thân thành nhất: tư, ngôn, hành; Thờ Chúa ba đức: tin, cậy, mến; Tu thân toàn thành: suy, nói, làm. Khi chọn danh từ Hy vọng, tôi đã nghĩ đến 4 P nầy, vì nó là chương trình hành động, cho chúng ta hôm nay; thực hiện đúng, nó sẽ thành hy vọng: S - Servire (P - Phục vụ); P - Progressione (P - Phát triển); E - Evangelisatione (P - Phúc Âm); S - Sanctificatione officii (P - Phận sự)”

3. Thực hành 4 chữ H trong cuộc sống: <B>Head - Kiến thức, Hand - kỹ năng, Health - Thể chất, Heart - Nhân tâm (Nguồn: Dựa theo bài chia sẻ của Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm)

4. Nhớ và thực hành nguyên tắc ABC: Chọn cho mình thái độ sống (A - Attitude), nếu sống tích cực thì hành vi cũng sinh ra tích cực (B - Behaviour), và đừng bao giờ hài lòng với chính bản thân, phải luôn luôn cải thiện để có năng lực và nâng cao năng lực của mình (C - Competency)

5. Xây dựng thái độ theo mô hình Ngôi Sao: Với cánh thứ nhất là luôn tươi cười để thể hiện thái độ tích cực, cánh thứ hai là thái độ xây dựng, cánh thứ ba là thái độ yêu thương, cánh thức tư là thái độ tin tưởng và cánh thứ năm là thái độ hướng thiện bằng những việc làm hợp đạo lý.

6. Lập kế hoạch cho 7 nhóm mục tiêu thiết yếu: Tương lai đi về đâu dựa vào 7 nhóm mục tiêu quan trọng: Cá nhân, Gia đình, Công việc, Nghề nghiệp, Sức khỏe, Tinh thần, Tâm linh, Tài chính. Cần xây dựng thang điểm cho những mục tiêu này và phải xoay trở làm sao để mức độ của từng mục tiêu phù hợp với hoàn cảnh của mình.

7. Học bằng cách hỏi: “Người khôn biết hỏi. Người sành sỏi biết trả lời” (Visno). “Hãy nhanh nhẹn khi nghe, từ từ khi nói và đừng vội nổi giận” (Thư Thánh Giacôbê 1,19).

8. Luôn nhớ quy luật Gieo Gặt: Gieo tư tưởng sẽ Gặt hành động; Gieo hành động sẽ Gặt thói quen; Gieo thói quen sẽ Gặt tính cách; Gieo tính cách sẽ Gặt số phận. Lựa và chọn, nghĩ thế nào làm thì làm thế ấy, làm tốt sẽ đưa đến kết quả tốt, kết quả tốt thì cuộc đời sẽ tốt theo.

9. Nguyên tắc 5 chữ T: Tin và Tín - dựa trên niềm tin và sự tín thác; Tâm: luôn đặt nền tảng vào nhân tâm; Tài: năng lực, kinh nghiệm hơn là tài năng; Tầm: tư duy, đây là điều cần thiết cho một người lãnh đạo, vì ai cũng là người lãnh đạo, trước tiên là lãnh đạo chính bản thân, sau đó là gia đình, nếu có khả năng hơn thì lãnh đạo ngoài xã hội.

Để kết thúc phần trình bày của mình, thầy Giuse Mai Thanh Hoài đã trích một phần lời cầu nguyện của ông Mahatma Gandhi, được người Ấn Độ xem như vị thánh, để nhắc nhở khán giả dù trong hoàn cảnh nào, hãy cậy trông vào Chúa: “Nếu Chúa không cho con thành công, xin hãy cho con ý chí mạnh mẽ để tiếp nhận thất bại. Nếu Chúa không cho con sức khoẻ, xin hãy cho con ân sủng đức tin. Nếu con có làm ai tổn thuơng, xin ban cho con sức mạnh để xin lỗi họ. Nếu có ai làm cho con tổn thương, xin cho con lòng độ lượng và sức mạnh để tha lỗi cho họ. Lạy Chúa. Nếu con có quên Chúa, thì lạy Ngài, xin Ngài đừng quên con. Amen”. Để làm chủ bản thân mình, làm chủ cuộc đời mình, thầy nhấn mạnh một câu đúc kết: “Không ai cứu được bạn nếu bạn không cho phép”.

Xen kẻ trong bài thuyết trình thầy đã đưa ra những hoạt động, những câu hỏi để khán giả thể hiện suy nghĩ, kỹ năng của mình khi đối diện với thử thách. Chẳng hạn như làm thế nào dựng đứng quả trứng gà; Làm thể nào để 14 cây đinh cùng nằm trên cây đinh trụ mà không dùng vật dụng phụ trợ nào; Làm thế nào gỡ những ngón tay đang nắm chặt của người bên cạnh… Khán giả còn được xem hình ảnh đôi khiêu vũ thật đẹp do hai vận động viên khuyết tật trình diễn: người nam cụt một chân, người nữ cụt một tay với lời nhắn nhủ dù ở bất kỳ tình huống nào, nếu con người có niềm tin, sống tích cực, thì có thể làm được nhiều điều mà đôi khi mình cho là không thể.

Có thể hay không thể? Lựa và chọn. Đó là thông điệp mà mỗi người cần phải suy nghĩ và cân nhắc để có thể làm chủ bản thân mình, cuộc đời mình trong niềm tín thác vào sự dẫn dắt của Thiên Chúa Toàn Năng.
 
Các Giám Mục và Các Linh Mục của chúng ta
Maggie Brooks
13:47 17/10/2011
Các Giám Mục và Các Linh Mục của chúng ta

Ai trong chúng ta,
Đã thử bước theo chân giám mục / linh mục
Và đã dõi bước theo họ ở bất cứ nơi đâu.
Ai trong chúng ta đã thực sự thấu hiểu được hết những gì mà họ truyền đạt cho chúng ta,
Và chúng ta đã quỳ lạy cảm tạ Thiên Chúa hay chưa?

Ai trong chúng ta đã có lần thốt lên hai tiếng cám ơn,
Vì họ luôn ở bên cạnh chúng ta trong những lúc khó khăn,
Những lời an ủi và những lời cầu nguyện thiết tha,
Mỗi khi chúng ta bệnh hoạn hay gặp thử thách,
Và những cơn giông bão dữ dội trong cuộc sống.

Ai trong chúng ta có bao giờ cám ơn giám mục và linh mục,
Đã rao giảng và chỉ dạy lời Chúa
Ngỏ hầu giúp chúng ta hiểu thấu được.
Vì thế, mỗi khi chúng ta cầu nguyện, hãy luôn nhớ tới họ,
Trước hết, trên hết
Và hãy cầu xin Chúa che chở họ trong tình yêu bao la,

Ban cho họ sức mạnh và đồng hành với họ,
Giúp họ trút bỏ những gánh nặng (Thánh Giá) mà họ phải gánh chịu
Chúng ta hãy cảm tạ Thiên Chúa
Về những món quà mang đến từ tình thương của giám mục và linh mục
Xin hãy chúc lành cho thiên chức của họ trên suốt chặng đường họ đi.

Our Bishops & Priests

Who among us
Has tried to walk in our bishop/ priest shoes
And gone where his feet have trod
Who among us really thought what he means to us
And on our knees giving thanks to God ?

Who among us has taken time to say Thank you
For being their in our needs when times are tough
The comforting words and fervent prayers
When we are sick or when trials come
And storms of life are rough

Whom among us ever thank our bishop and our priest
For preaching and teaching God’s word
To help us understand

So when we pray , lets put him ,
On the top of the list
And ask the Lord to surround him with loving care
To give him strength and walk with him
To help him with the burdens that he must bear

Let us thank God
For the gift of the carrying Bishop and a Priest heart
Bless their ministry along the way.

(Melbourne September 4th 2011)
 
Hành trình của Mẹ
Nguyễn thanh Trúc
13:52 17/10/2011
Maria, một thôn nữ nơi làng quê bénhỏ
Sống âm thầm bình dị rất đơn sơ
Đời bình thản êm xuôi như lời thơ
Một tạo vật không có gì để nhớ

Nhưng Chúa làm đời Maria vỡ lỡ
Khi muốn Maria làm Mẹ của Chúa Trời
Rất cao đẹp nhưng cũng đầy gian khổ
Maria vâng theo tiếng Chúa gọi mời

Như Áp bra ham ngày xưa đã từ bỏ
Bỏ phía sau lối ngõ của quê hương
Theo tiếng Chúa vào tương lai vấn vương
Nhưng ông đã phó thác hoàn toàn choThiên Chúa

Vâng lời Chúa Maria chịu khổ
Rất xót xa bị Giuse nghi ngờ
Làm sao tránh tiếng dư luận bủa vây
Bao lo âu bắt đầu từ ngày ấy

Maria có thể bị ném đá
Khi người đời nghĩ là thiếu nữ chửa hoang
Nhưng Maria một lòng tin thiết tha
Vâng phục Chúa để mặc Ngài lo liệu

Rồi sinh Chúa chung cùng với súc vật
Nơi hang lừa cô quạnh chốn đồng hoang
Maria vẫn lòng mến sắt son
Vâng ý Chúa không một lần tính toán

Rồi sau đó Hê Rô Đê săn đuổi
Mới sinh xong, Maria yếu sức lắm ai ơi
Nhưng phải lên đường cho hành trình trốn chạy
Bảo vệ trẻ sơ sinh giữa săn đuổi cuộcđời

Sao Mẹ phải đêm ngày bị truy đuổi?
Như tội đồ như một kẻ đê hèn
Mẹ không hiểu sao người ta muốn giết
Con của Mẹ Thiên Chúa xuống làm người

Rồi tiếp nối là một lần xa cách
Con của Mẹ thất lạc chốn đông người
Là lúc đó Chúa tròn mười hai tuổi
Ba ngày trời Mẹ vất vả tìm con

Ai có thấu nổi lòng của người mẹ
Thất lạc con đau khổ đến chừng nào
Tìm con không ra uất ức đến trăng sao
Lòng quặn đứt đau từng cơn nhức nhối

Rồi gặp lại Mẹ nghe lời chua chát
Chúa nói rằng “sao Mẹ lại tìm con?”
“Con đang làm công việc của Cha con”
Con của Mẹ xa rời tay dấu ái?

Chúa thanh luyện Maria từng bước
Đưa Maria vào ánh sáng tình trời
Maria bỏ tình cảm riêng tư và tiến tới
Hòa nhập vào ân sủng sống tuyệt vời

Khi lần chuổi là khi con ôn lại
Hành trình Mẹ xưa, đau khổ tới vinh quang
Cho đời con biết chiến thắng bản thân
Vượt qua thử thách để đi về tới đích

Nguyện xin Mẹ giúp, giúp con đi từng bước
Bỏ ý riêng theo ý Chúa cho con
Xin giúp con theo gương Mẹ sắt son
Hoàn toàn phó thác cuộc đời con choChúa.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bé Cầu Nguyện
Ngọc Lan
21:31 17/10/2011
BÉ CẦU NGUYỆN
Ảnh của Ngọc Lan
Cho tôi lại câu kinh chiều mẹ đọc
ngọt như thơ, tha thiết tựa trời mưa;
cho tôi lại niềm tin yêu tuổi nhỏ
tuổi thơ ngây chưa vương vấn bụi trần.
(Trích thơ của Trần Thu Miên)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền