Ngày 02-11-2024
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Động lực yêu
Lm Minh Anh
15:36 02/11/2024
ĐỘNG LỰC YÊU
“Hãy yêu mến Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi!”.

“Tôi yêu nhân loại; đó là những con người mà tôi không thể chịu nổi!” - Charlie Brown.

Kính thưa Anh Chị em,

Nhiều người sẽ đồng cảm với Charlie Brown - một nhân vật truyện tranh. Nhưng cuộc sống không phải là tập truyện tranh; cuộc sống là cuộc sống, sống các mối tương quan! Vậy làm sao có thể sống các mối tương quan? Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay tiết lộ cho chúng ta một động lực - ‘động lực yêu’ - đó là, “Hãy yêu mến Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi!”.

Nhiều người cảm thấy không yêu nổi cuộc sống, nên ai cũng ngưỡng mộ một tình yêu trọn vẹn và trung thành. Tương tác của Chúa Giêsu với vị kinh sư chỉ cho chúng ta tình yêu này. Đây là một nguyên tắc đơn giản, bao trùm tất cả để sống. Hơn nữa, đây chính xác là điều mà thế giới hôm nay ‘đang thiếu, đang cần và đang muốn’. Chúng ta muốn đơn giản hoá cuộc sống mình và Chúa Kitô đã làm cho ‘bản đồ cuộc sống’ đó trở nên đơn giản. Chỉ cần hành động vì tình yêu dành cho Chúa và hợp nhất tất cả sức mạnh, trái tim, tâm hồn và trí óc của mình trong nỗ lực duy nhất này: Yêu mến Chúa. Thế là đủ! Bạn và tôi có đang làm phức tạp cuộc sống một cách không cần thiết không? Ý nghĩa thay, Thánh Vịnh đáp ca, “Lạy Chúa là sức mạnh con, con yêu mến Ngài!”.

Muốn đến đích, đường ngắn nhất là đường thẳng. Khi yêu Chúa hết lòng, Ngài là ‘động lực yêu’, chúng ta sẽ đi thẳng con đường của mình. Tuy nhiên, khi chúng ta có những tình yêu khác, những tình yêu ‘cạnh tranh’ khiến Chúa không có trong hành động của chúng ta, chúng ta sẽ mất đà và ‘lang thang theo đủ mọi hướng’, và như thế sẽ không đến gần được Vương quốc. Chúng ta không thể hợp nhất mọi thứ trong một tình yêu đơn phương dành cho Chúa sao? Nếu làm được, thì mọi email, mọi cuộc điện thoại, bữa ăn gia đình, sự kiện, các cuộc họp và lớp học, mọi việc vặt - hoàn toàn là mọi thứ - sẽ đưa chúng ta đến Vương quốc chứ không phải rời xa nó.

Thư Do Thái hôm nay cho biết, Chúa Giêsu, “Thượng tế thánh thiện, vô tội, tinh tuyền” hằng chuyển cầu cho chúng ta; cuộc sống của Ngài trở nên tấm gương toàn bích về cách sống của chúng ta. Ngài thể hiện một tình yêu không vẩn đục. Noi gương Ngài sống tình yêu đối với Chúa Cha, với nhân loại, chúng ta có ‘động lực yêu!’.

Anh Chị em,

“Hãy yêu mến Chúa, Thiên Chúa của ngươi!”. Nhìn lên thánh giá, chúng ta biết mình được yêu đến mức nào và phải đáp trả tình yêu đó thế nào. Chúa Kitô dành cho Chúa Cha và cho nhân loại tất cả khi Ngài phó dâng chính mình. Tình yêu của Ngài không là chịu đựng - như Charlie Brown - nhưng là ôm lấy, gánh lấy, mang lấy, yêu lấy, sống lấy cuộc sống nhân loại, và cứu lấy nó; trong đó, có cả những kẻ giết Ngài. Hãy đến với Ngài, kín múc sức mạnh hầu có thể tiếp tục yêu như Ngài yêu, ôm lấy như Ngài ôm lấy. Đó chính là ‘động lực yêu’ làm cho tình yêu trổ hoa sinh trái trong gia đình, trong cộng đoàn, làng xóm, công sở. “Yêu thương là hoa trái trổ sinh cả bốn mùa, ngang tầm với của mọi người” - Mẹ Têrêxa. Được như thế, bạn và tôi không còn xa Nước Thiên Chúa!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, chớ gì tình yêu Chúa trong con đầy tràn đến mức con có thể yêu lấy bất cứ ai Chúa đặt trên đường đời, cả những người xem ra con không thể chịu nổi!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Mến Chúa yêu người
Lm Nguyễn Xuân Trường
15:38 02/11/2024
TRƯỚC HẾT HÃY Mến Chúa yêu người

Điều răn nào đứng hàng đầu? Chúa Giêsu đã khẳng định rõ ràng đó là điều răn Mến Chúa Yêu Người. Chúa đã làm nổi bật cốt lõi của Đạo là yêu thương.

1. Mến Chúa. Chúng ta yêu mến Thiên Chúa “hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức lực” chưa? Cứ hỏi lòng mình là biết ngay: Mỗi ngày lòng tôi hướng về Chúa bao nhiêu thời gian? Tôi có siêng năng cầu nguyện và đi lễ không? Linh hồn và thân xác, tôi để ý chăm chút cái gì nhiều hơn? Tôi đã dùng tài trí sức lực để phụng sự Chúa thế nào? Tôi dâng tiến bao nhiêu tài sản cho Chúa và Giáo Hội? Cứ thành thật với lòng mình thì hoá ra tôi yêu Chúa hời hợt chứ không hết lòng. Tôi yêu Chúa nhiều khi không bằng yêu những sự khác.

2. Yêu người. Đã mến Chúa thì phải yêu người vì Thiên Chúa đã xuống thế làm người. Chúa bảo phải “yêu người thân cận như chính mình.” Người thân cận không chỉ là người trong gia đình mình, hàng xóm mình, mà bao gồm cả người xa lạ như trong dụ ngôn Người Samari nhân hậu. Dụ ngôn cũng cho thấy yêu không chỉ là cảm xúc, mà là thực thi những hành động cụ thể để chăm lo giúp đỡ người khác, để chữa lành và cứu sống người khác.

Nhiều tôn giáo dạy mến Chúa. Nhiều xã hội cổ võ yêu người. Vậy tại sao lại có chiến tranh tôn giáo, lại đầy rẫy những bất công xã hội? Vì người ta đã tách rời giữa mến Chúa và yêu người. Vì tách rời nên người ta có khi nhân danh yêu mến Thượng Đế để huỷ diệt người khác, người ta hô hào yêu mọi người không loại trừ ai nhưng lại gạt bỏ Thiên Chúa là tình yêu ra khỏi đời sống. Còn Chúa Giêsu đã làm điều đặc biệt: Ngài không tách rời mà lại nối kết 2 điều răn mến Chúa và yêu người thành một điều răn duy nhất. Đã mến Chúa thật lòng thì cũng phải yêu người hết lòng. Amen.

------ Trân trọng giới thiệu 3 phút video chia sẻ MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI: https://youtu.be/eDEV0hrLxbU?si=QHLUI0388hL6lBtY&t=167
 
Yêu mến Chúa và yêu anh em
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
15:42 02/11/2024
ĐƯỢC YÊU ĐÃ LÀ HẠNH PHÚC
NHƯNG YÊU LẠI CÀNG HẠNH PHÚC
CHÚA NHẬT XXXI THƯỜNG NIÊN NĂM B

Bằng mệnh lệnh hãy yêu mến Chúa và yêu anh em, Chúa Giêsu nối kết hai điều răn của Cựu ước thành một điều răn duy nhất: Yêu Thương.

Điều tưởng không liên quan nhau - giới răn mến Chúa ở sách Đệ nhị luật (Đnl 6,4-) là kinh Shema mà người Do thái thuộc lòng. Họ đọc nhiều lần trong ngày. Còn lời dạy yêu người ở sách Lêvi (Lv 19,18), không là điều luật mà người Do thái coi trọng - giờ đây, với Chúa Giêsu, chúng chỉ còn là một.

Sau khi dạy: "Chúa là Thiên Chúa duy nhất" và "hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ngươi”, Chúa Giêsu nhấn mạnh: "Ngươi hãy yêu tha nhân như chính mình ngươi".

Cuối cùng, như kết luận cho cả hai tác động của lòng yêu thương, Chúa khẳng định: “Không có giới răn nào trọng hơn hai giới răn đó”. Nghĩa là không có bất cứ giới răn nào trọng hơn việc yêu mến Thiên Chúa và yêu thương con người. Cái độc đáo của Chúa Giêsu chính là liên kết chặt chẽ hai giới luật này với nhau và biến chúng thành một.

Từ nay, người ta xưng mình yêu Chúa thì người ta được đòi buộc phải yêu người. Khi người ta yêu người, thì đó là minh chứng lòng yêu mến Chúa.

Tình yêu. Lời đơn giản trên môi miệng nhưng không đơn giản cho cả kiếp người trong tương quan với đồng loại, với thế giới, ngay cả với Thiên Chúa.

Dù là lời đơn giản, nhưng lại là một nguyên tắc, một đòi buộc, một nỗ lực bao trùm trọn đời, vượt trên mọi nguyên tắc sống.
Thế giới này, nhân loại này, và mỗi cá nhân đều cần tình yêu. Khi người ta yêu Chúa và yêu nhau, hoa trái mãnh liệt, diệu kỳ của tình yêu sẽ trổ sinh.

Tình yêu là sức mạnh xoa dịu nỗi đau, hàn gắn vết thương, xóa bỏ hận thù. Ở đâu có tình yêu, ở đó cuộc sống dù nhiều vất vả, nhiều bươn chải ngược xuôi, dù phải chấp nhận những sức nặng của gồng gánh, của trách nhiệm, của khổ tứ, vẫn khiến cuộc sống nơi ấy đáng sống.
Tình yêu sẽ ban cho người trong cuộc những ấm áp, những hạnh phúc, những vỗ về, những êm dịu... Trong tình yêu mà con người biết dâng lên Thiên Chúa để có thể chấp nhận và đón nhận nhau, sẽ cho người trong cuộc cảm giác được thuộc về, được chia sẻ, được an toàn và đỡ nâng.

Khi thể hiện nơi chính mình tình yêu, dù chẳng bao giờ to tiếng hô khẩu hiệu "chẳng để ai ở lại phía sau", thì vẫn không có ai "ở phía sau". Tình yêu không ở đầu môi, càng không bao giờ nằm trên khẩu hiệu. Tình yêu đúng nghĩa, tình yêu chân thành, tình yêu thực thụ chỉ có thể lắng trong trái tim, thẩm thấu trong cõi hồn và trào tràn lên chính những thể hiện, những hành động, những lối sống, những tương quan, những nếp nghĩ, nếp làm.

Trái tim chỉ là trống rỗng, cõi hồn chỉ muốn lấp đầy sự ích kỷ và vun quén cho bản thân, thì có hô khẩu hiệu đến ngàn thế hệ, nhất là khi dùng khẩu hiệu nhằm che lấp sự trống rỗng của lòng dạ, che đậy thói tìm kiếm cho bản thân, thì không chỉ không có người bị bỏ lại, mà ngược lại, thế giới này, nhân loại này sẽ còn đó dập dìu những đoàn người "ở phía sau".

Chỉ có tình yêu mới có khả năng làm cho xã hội ngập tràn yêu thương. Tình yêu một khi trở thành chuẩn mực giữa người với người, các ác sẽ không còn, lòng thù hận, mọi loại chiến tranh, nỗi sợ hãi, cảm giác thiếu an toàn, sự bất ổn... sẽ bị đẩy lùi. Tình yêu sẽ tự nó thắp lên ngọn lửa của hòa bình, kéo người người xích lại gần nhau, và hiệp thông, hiệp nhất, kết đoàn, tương trợ, quan tâm, thấu hiểu... sẽ tự nó sinh sôi và phát triển.

Tình yêu được lãnh nhận từ Thiên Chúa, để khi bản thân từng người lại ý thức đáp trả cho Thiên Chúa bằng cuộc sống cụ thể với anh chị em xung quanh, sẽ có sức mạnh vô cùng lớn giúp anh chị em vững tin trong cuộc sống, giúp người đối mặt với khổ đau vượt qua gian khổ, giúp cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt, còn ơ hờ, còn thiếu trách nhiệm với cuộc đời...

Giữa người với người có khi gây mâu thuẫn, hiểu lầm, hiềm khích, chia rẻ, hận thù, tạo phe nhóm, kìch địch nhau, muốn tấn công nhau..., chỉ có thể hóa giải khi xuất hiện tình yêu, sự tha thứ, lòng bao dung, tâm hồn cởi mở, sẵn sàng trao dâng những nghĩa cử, những ân tình... mà thôi.

Trong khi tình yêu đẹp đến vậy, sang trọng đến vậy, cần thiết đến vậy, lại được Chúa Kitô đúc kết thành lượt đồ đơn giản cho cuộc sống của từng người. Nó chỉ còn là nguyên tắc sống "mến Chúa yêu người" mà mỗi người có nhiệm vụ thực hiện cho trọn vẹn để được đến với Chúa, để dược gần Chúa.

Chỉ cần ta hành động để thực thi tình yêu, sống vì tình yêu đối với Chúa Kitô, hợp nhất tất cả sức lực, trái tim, linh hồn và tâm trí trong một nỗ lực duy nhất là yêu mến Thiên Chúa. Thế là đủ, là trọn vẹn cho sự trả lời của người muốn đáp lại ý muốn của Chúa: Hãy yêu thương!

Hãy đừng tự biến cuộc sống mình trở nên vô vị, cằn cỗi như mảnh đất bị bỏ hoang. Ngay bây giờ, hãy gieo lên mảnh đất tâm hồn hạt giống yêu thương mà Chúa Kitô trao ban, nhờ đó mỗi người là bàn tay của Chúa Kitô nối dài yêu thương ra đến mọi người, mọi nơi khắp hành tinh.

Từng người hãy đừng quên lời xác đáng này: ĐƯỢC YÊU ĐÃ LÀ HẠNH PHÚC, NHƯNG YÊU LẠI CÀNG HẠNH PHÚC.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:43 02/11/2024

11. Khi ngôn ngữ của cầu nguyện liên tục phát ra thì tội ác bị che phủ.

(Thánh Ambrose)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:46 02/11/2024
84. MẶC LÂU BAY MÀU

Có một học trò mới, gần đến ngày nhập học thì kêu người nhà đi mua vải màu xanh lam về may áo, sau khi mua về, chủ nhân nhìn thì cảm thấy màu quá đậm, bèn không vui.

Người nhà nói:

- “Chuyện đậm nhạt không hệ trọng, mặc vào vài bữa thì nó bay màu thành màu nhạt, lo gì chứ !”

(Thời Hưng tiếu thoại)

Suy tư 84:

Tình cảm của con người cũng có những lúc như cái áo mặc lâu ngày sẽ bạc màu:

- Tình yêu nam nữ khi chưa cưới nhau thì rất nồng thắm, cưới nhau mới được một vài tháng thì có cặp đã “bạc màu”, từ màu hồng sang màu tai tái khó coi, và cuối cùng thì bạc nhếch: ly dị.

- Tình cảm bạn bè cũng không hơn gì tình yêu, có những bạn bè rất tốt, biết chia sẻ cho nhau những lúc vui lúc buồn, nhưng cũng có những tình bạn vồn vả nồng hậu ban đầu được một vài tháng, sau đó thì bạc nhếch vì cái màu danh vọng địa vị nó đậm hơn tình bạn chân thành.

- Tình cảm anh chị em trong gia đình cũng chẳng hơn gì cái áo mặc lâu bạc màu, có gia đình anh chị em khi cha mẹ còn sống thì vui vẻ đề huề, nhưng khi cha mẹ qua đời thì tình cảm ruột thịt ấy cũng từ từ bay màu vì tranh chấp tài sản, vì công ăn việc làm, vì người giàu kẻ nghèo...

Tất cả những tình cảm bạc màu ấy đều phát xuất từ nhiều nguyên nhân của cuộc sống, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất đó là trong tâm hồn không có tình yêu của Thiên Chúa, bởi vì nếu có Thiên Chúa trong tâm hồn thì cuộc sống của họ sẽ khác hơn: họ biết gìn giữ và tôn trọng tình cảm chân thành của bạn bè, tình yêu đã được thánh hóa của hôn nhân, và tình thương cao quý nhất của anh chị em trong gia đình...

“Ở đâu có yêu thương thì ở đó có Đức Chúa Trời...”

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Ngày 04/11: Ai là người được mời dự tiệc? - Lm. Vinh-sơn Nguyễn Văn Định, CS
Giáo Hội Năm Châu
21:05 02/11/2024

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

Một ngày sa-bát kia, Đức Giê-su đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pha-ri-sêu để dùng bữa. Người nói với ông rằng: “Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng mời bạn bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông, và như thế ông được đáp lễ rồi. Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại.”

Đó là lời Chúa
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Tổng Giám Mục Warda: ‘Toàn bộ Trung Đông đang bốc cháy
Vũ Văn An
14:02 02/11/2024

Filipe d’Avillez của The Pillar, ngày 2 tháng 11 năm 2024 có bài phỏng vấn ĐC Bashar Batti Warda, tổng giám mục Can-đê của Erbil, thuộc vùng Kurdistan của Iraq.

Tổng giám mục Bashar Warda, Tổng giám mục Erbil tại Iraq© Mazur/catholicchurch.org.uk


Mười năm trước, ngài đã đi đầu trong việc giúp đỡ hơn 13,000 gia đình chạy trốn khỏi bọn khủng bố ISIS và tìm nơi ẩn náu tại Erbil — kể từ đó, ngài đã giám sát việc tái thiết các thị trấn và làng mạc, nhưng cũng đã chứng kiến hàng chục nghìn tín hữu của mình rời khỏi đất nước để tìm kiếm sự ổn định và hòa bình ở nước ngoài.

Trong những tháng gần đây, tổng giám mục cũng là một nhân vật nổi bật trong một cuộc tranh chấp nội bộ và chưa được giải quyết giữa thượng phụ của Giáo Hội Công Giáo Can-đê và một nhóm giám mục bao gồm Warda.

ĐTGM Warda đã ngồi lại với The Pillar vào cuối chuyến thăm gần đây tới châu Âu, được thực hiện theo lời mời của Aid to the Church in Need [Trợ giúp các giáo hội túng thiếu].

Tổng giám mục đã nói ngắn gọn về sự rạn nứt đang phát triển trong Giáo Hội Công Giáo Can-đê, đồng thời từ chối thảo luận về các chi tiết. Nhưng ngài đã nói dài dòng về kinh nghiệm của Kitô giáo ở Iraq sau ISIS, về mối quan hệ đôi khi khó khăn với Hồi giáo, về vai trò của các Ki-tô hữu ở Trung Đông hiện tại và về hy vọng của ngài về một nền hòa bình lâu dài ở Đất Thánh.

Cuộc phỏng vấn này đã được chỉnh sửa để có độ dài và rõ ràng hơn

Mười năm trước, ngài đã là giám mục của Erbil khi ISIS chiếm Mosul và sau đó là Đồng bằng Nineveh. Lúc đó như thế nào?

Đó là khoảnh khắc kinh hoàng, với rất nhiều sự hỗn loạn, đặc biệt là khi chứng kiến rất nhiều người đến mà không có nơi trú ẩn trong các nhà thờ, đền thờ, trường học và trung tâm, tràn ngập nỗi sợ hãi, tức giận và nước mắt.

Đó là một trải nghiệm gây sốc, không chỉ đối với chúng tôi với tư cách là một Giáo hội, mà còn đối với họ, và đối với các linh mục và các nữ tu đã mất tất cả công việc mục vụ của mình.

Nhưng chúng tôi đã nhanh chóng phản ứng, và cùng với các giám mục khác, và các linh mục, chúng tôi đã cùng nhau làm việc để đối đầu với cuộc diệt chủng đó, đồng hành cùng người dân của chúng tôi, cung cấp cho họ cuộc sống, thức ăn, nơi trú ẩn và giáo dục tối thiểu, và chúng tôi đã có thể vượt qua giai đoạn đó.

Tình hình hiện tại thế nào?

Hiện không còn sự đàn áp nào nữa.

ISIS đã bị đánh bại và Chúa Kitô đã chiến thắng! Đây là điều mà chúng tôi rất vui mừng.

Nhưng toàn bộ Trung Đông đang bùng cháy với nhiều cuộc khủng hoảng hơn, nhiều tranh chấp hơn: cuộc chiến ở Gaza, bây giờ là miền nam Lebanon, nhiều khó khăn và thách thức hơn, những người phải di dời trong nước. Cảm giác thiếu an ninh này, rằng chiến tranh có thể leo thang và lan đến chúng tôi, và cảm giác bất ổn chính trị vẫn đang bao trùm khu vực.

Khi không có an ninh thì không có đầu tư, khu vực tư nhân không phát triển và điều này dẫn đến tình trạng thất nghiệp, ảnh hưởng đến tất cả mọi người, nhưng là một nhóm thiểu số, chúng tôi cảm thấy tất cả những khó khăn này là áp lực đối với chúng tôi. Chúng tôi đã mất hai phần ba sự hiện diện của Ki-tô giáo vì tất cả những tranh chấp này.

Ở Trung Đông nói chung, hay ở Iraq?

Nói chung! Năm mươi năm trước, chúng tôi chiếm 20% dân số Trung Đông, ngày nay chúng tôi chỉ còn chưa đến 4%. Và khi nói đến Iraq, vào năm 2003, chúng tôi có hơn 1 triệu người, ngày nay chúng tôi là 250,000 người, thậm chí có thể ít hơn.

Tổng giáo phận của ngài bao gồm thủ phủ của người Kurd ở Iraq. Cách đây chưa đầy một thế kỷ, người Kurd đã tích cực tham gia vào các cuộc thảm sát các Ki-tô hữu, nhưng gần đây, các Ki-tô hữu đã tìm thấy sự an toàn ở Kurdistan trước cuộc tấn công của ISIS.

Tình hình hiện tại như thế nào? Có sự tin tưởng giữa các Ki-tô hữu và người Kurd không?

Lịch sử của các Ki-tô hữu ở Trung Đông, và cả ở Iraq, được đánh dấu bằng tất cả sự thiếu tin tưởng này, và có một số trang đen tối. Khi nói cụ thể đến câu hỏi bạn đã hỏi, người Kurd đã thực hiện một số vụ thảm sát chống lại chúng tôi. Nhưng hiện tại tôi không thể nói rằng đây là tình hình.

Vào năm 2004 và 2005, khi tất cả các cuộc xung đột giáo phái xảy ra ở Baghdad và Mosul, và nhiều Ki-tô hữu di chuyển về phía bắc, đối với chúng tôi, đó là sự trở lại với những ngôi làng lịch sử của mình.

Các Ki-tô hữu được chính quyền người Kurd Iraq chào đón và giúp đỡ, chính quyền này đã chi hàng trăm triệu đô la để cải tạo tất cả những ngôi làng này. Chính sách của chính quyền người Kurd là khuyến khích sự chung sống nhiều hơn, cố gắng giúp đỡ các Ki-tô hữu không chỉ để tồn tại mà còn để phát triển. Có một sự tin tưởng đang được xây dựng và rất mạnh mẽ, và chúng tôi cần điều đó ở khu vực này của thế giới.

Vào năm 2003, có khoảng 2,000 gia đình ở Erbil, đặc biệt là ở quận Ankawa. Hôm nay chúng ta đang nói tới 8,000 gia đình Ki-tô giáo, cuộc tụ họp Ki- tô giáo lớn nhất ở Trung Đông.

Những con số đó cho thấy mọi thứ hiện đã khác.

Ví dụ, ở Erbil, tôi có bốn trường học, tất cả đều được thành lập sau năm 2010; một bệnh viện – tôi cho là một trong những bệnh viện tốt nhất – và một trường đại học Công Giáo, nơi chúng tôi có sinh viên Ki-tô giáo và Hồi giáo, từ nhiều quốc tịch khác nhau. Điều này cho thấy cuộc sống đã thay đổi và những trang khó khăn này trong lịch sử của chúng ta đã ở lại phía sau.

Đã có căng thẳng giữa người Kurd và chính quyền liên bang Iraq về vấn đề độc lập và lãnh thổ tranh chấp.

Vấn đề đó đã ảnh hưởng đến các Ki-tô hữu sống ở một số vùng lãnh thổ này như thế nào?

Tôi không thể phủ nhận rằng đã có sự thiếu tin tưởng và giao tiếp giữa Baghdad và Erbil, dẫn đến nhiều tranh chấp chính trị hơn. Bất cứ khi nào có tranh chấp chính trị, người dân của chúng tôi sẽ phải chịu đựng nhiều hơn, vì chúng tôi là thiểu số.

Về Đồng bằng Nineveh, các vùng phía nam và phía bắc là của các Ki-tô hữu. Đây là một trong nhiều vấn đề chưa được giải quyết theo Điều 140 của Hiến pháp Iraq liên quan đến các khu vực tranh chấp. Hiện tại, ngay cả khi tranh chấp trở nên căng thẳng, vẫn có một bầu không khí mới giải quyết các vấn đề này thông qua chính trị, và trên thực tế đã có hòa bình, không có vũ khí nào được sử dụng, đây là một thành tựu khá lớn, vì chúng tôi hoàn toàn nhận thức được có bao nhiêu vũ khí, và Chúa cấm chúng được sử dụng một cách ngu ngốc, vì điều này sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều người.

Có những Ki-tô hữu bênh vực rằng nên có một quê hương độc lập hoặc ít nhất là tự chủ cho các Ki-tô hữu ở Trung Đông, có thể là ở Đồng bằng Nineveh. Ngài có tin rằng đó có thể là một ý tưởng hay không?

Cá nhân tôi – và tôi nhấn mạnh rằng đây là ý kiến cá nhân – tôi nghĩ rằng trước khi ISIS, mọi thứ đều khác. Trên thực tế, chỉ riêng ở Nineveh đã có khoảng 125,000 Ki-tô hữu.

Ngày nay thì không phải như vậy.

Tôi là một trong những người, vào thời điểm đó, đã nói rằng có lẽ chúng ta có thể có một chính quyền độc lập hơn, nhiều quyền tự chủ hơn trong liên bang Iraq. Nhưng ngày nay cuộc sống đã thay đổi, các sự kiện trên thực tế đã thay đổi, vì vậy thực sự không dễ để quyết định. Nếu chúng ta thực hiện dự án đó, liệu nó có mang lại lợi ích cho các Ki-tô hữu hay các đảng phái khác không? Đây là một câu hỏi bỏ ngỏ. Trước đây, mọi thứ đã khác. Ngày nay, chúng tôi có thể chỉ còn một nửa số lượng ban đầu. Hoàn cảnh đã khác và chúng tôi phải xem xét lại theo tình hình hiện tại.

Đôi khi, Ki-tô giáo ở Trung Đông có thể mang tính bản sắc dân tộc hơn là trải nghiệm sống về đức tin. Có phải trường hợp đó ở Iraq không, ngài có cảm thấy nó đang thay đổi không?

Một trong những tác động của cuộc đàn áp và áp lực trong bốn hoặc năm thập niên qua là những người có trình độ cao nhất về mục vụ và giáo dục đã rời khỏi đất nước. Rất nhiều người có trình độ học vấn cao hơn hiện đang phục vụ ở nước ngoài, và chúng tôi chỉ còn lại những người, giống như bất cứ cộng đồng nào, quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống hàng ngày của họ.

Đó là lý do tại sao, với tư cách là một Giáo hội, chúng tôi tập trung vào giáo lý và các hoạt động dành cho thanh thiếu niên, vì tôi tin rằng sức mạnh của chúng tôi đến từ nhận thức của mọi Kitô hữu về ơn gọi Kitô giáo của mình, đó là sức mạnh của những người Kitô hữu ở Iraq. Cần có nhiều giáo lý hơn và nhiều hoạt động truyền giáo hơn cho cộng đồng của chúng tôi.

Tôi đang thực hiện chuyến đi này đến Châu Âu theo lời mời của Aid to the Church in Need, và hàng năm họ hỗ trợ các chương trình giáo lý và dành cho thanh thiếu niên của chúng tôi, và chúng tôi có Radio Maria, như một công cụ giáo dục. Cá nhân tôi tổ chức 30 đến 40 hội nghị công khai mỗi năm, chủ yếu tập trung vào Kinh thánh. Và chúng tôi tiếp tục xuất bản sách, và sử dụng phương tiện truyền thông để cố gắng truyền bá Tin Mừng, vì vậy, đúng là một vấn đề thực sự quan trọng, rằng mỗi Ki-tô hữu nên nhận thức được ơn gọi của mình, là một người đàn ông và đàn bà có đức tin, chứ không chỉ là một dân tộc.

Giáo hội có được hưởng tự do tôn giáo ở Kurdistan Iraq không? Ví dụ, ngài có thể chấp nhận một người trở lại đạo từ đạo Hồi vào Giáo hội của mình không?

Một trong những sự thật mà chúng ta phải nhận thức đầy đủ là một khi bạn sống ở vùng đất Hồi giáo, sẽ không có tự do tôn giáo, mặc dù có quyền tự do thờ phượng.

Hiến pháp Iraq dựa trên luật Hồi giáo Shariah, có nghĩa là việc truyền bá Tin Mừng bên ngoài cộng đồng Ki-tô giáo bị cấm. Chúng tôi đã có 1,400 năm đối thoại về cuộc sống với đạo Hồi, và chúng tôi biết rằng chúng tôi không thể làm điều đó. Đôi khi chúng tôi nghe báo cáo rằng không có tự do tôn giáo ở khu vực này của thế giới, nhưng điều bất ngờ ở đâu? Đây là điều mà chúng tôi biết với tư cách là những người Ki-tô hữu. Chúng tôi không thể [cải đạo người Hồi giáo], vì điều đó sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của những người Hồi giáo đang tìm kiếm phép rửa tội, hoặc gây nguy hiểm cho cộng đồng Ki-tô hữu.

Nếu ai đó đến và hỏi về Giáo hội, về Kitô giáo, thì chúng ta có bổn phận phải trả lời. Nhưng lễ rửa tội? Đó sẽ là sự lựa chọn của người đó, nhưng họ không thể làm điều đó ở một quốc gia Hồi giáo. Đơn giản là điều đó bị cấm. Thế giới phải hiểu rằng đây là sự thật.

Đối với người Hồi giáo, Do Thái giáo và Kitô giáo chỉ là những bước trên con đường đến Hồi giáo, bởi vì Hồi giáo là tôn giáo đáng kính của Chúa. Đó là lý do tại sao họ đối xử với chúng tôi như một "Dân tộc của Sách", với một số sự khoan dung, nhưng truyền giáo có nghĩa là bạn đang tiến hành chiến tranh chống lại Hồi giáo.

Trong một hội nghị gần đây do Aid to the Church in Need tổ chức, ngài đã nói rằng ngài vẫn chưa nghe thấy lời xin lỗi nào từ các nhà lãnh đạo Hồi giáo về cuộc đàn áp do ISIS thực hiện. Điều đó có thực sự cần thiết không?

Cần phải xin lỗi. Không phải vì chúng tôi, mà là vì họ, vì những người trẻ tuổi của họ, vì thế hệ tương lai của họ, để nói với những người trẻ tuổi của họ rằng một số người Hồi giáo đã phạm tội ác chống lại loài người nhân danh Chúa, nhân danh đạo Hồi. Tôi luôn thúc giục những người anh em của tôi, các Imam, hãy suy nghĩ sâu sắc về điều này, đó không phải là hành động yếu đuối! Đó là vì thế hệ Hồi giáo tương lai, để ngăn chặn những người trẻ tuổi của họ đi theo hướng đó, bởi vì sự cám dỗ luôn ở đó.

Ngài đã đề cập đến việc hai phần ba số Ki-tô hữu đã rời khỏi Iraq. Khi những Ki-tô hữu trẻ tuổi nói với ngài rằng họ đang có kế hoạch rời đi, ngài sẽ nói gì với họ?

Đây là một trong những câu hỏi khó nhất mà chúng tôi được hỏi. Thông thường, người này sẽ có lý do: ví dụ như không có việc làm, hoặc lo lắng về tương lai của Trung Đông, một cuộc chiến tranh khác, hoặc khó khăn về kinh tế, tương lai của gia đình. Thật khó khăn... Tôi luôn nói rằng tôi biết di cư là một quyền, tôi không thể ngăn cản điều đó, bởi vì đó là quyền cố gắng và tìm kiếm một cuộc sống đàng hoàng ở bất cứ nơi nào người ta muốn. Nhưng tôi bảo họ phải cẩn thận để không bị buôn lậu, không phải trả giá và không trở thành nạn nhân của những người sẽ sử dụng họ như một phương tiện để phạm tội.

Và đôi khi chúng tôi có thể giúp tìm một công việc [tại địa phương]. Thông qua các trường học, bệnh viện, tổ chức phi chính phủ, đài phát thanh, chúng tôi có hơn 830 việc làm. Đây chỉ là một khoản đóng góp, nhưng nhờ tất cả các nhà tài trợ và nhà hảo tâm, Giáo hội thực sự có thể là một phần của giải pháp.

Nếu họ nói với tôi rằng họ muốn rời đi vì mọi người khác đều rời đi, thì tôi sẽ khuyến khích họ ở lại, nhưng nếu có vấn đề khác, tôi sẽ nói "hãy suy nghĩ kỹ trước khi rời đi, nhưng tôi không thể quyết định thay bạn".

Như chúng ta đã biết, Giáo hội Can-đê đã vướng vào tranh cãi trong những năm qua. Một phần của tranh cãi đó dường như là chiến dịch chống lại Thượng phụ Sako, dẫn đến việc tổng thống Iraq hủy bỏ sắc lệnh công nhận vị này là người đứng đầu cộng đồng Can-đê. Vị này đã cáo buộc Rayan al-Kildani, thủ lĩnh Ki-tô giáo của lực lượng dân quân Babylon Brigades, đứng sau vụ việc này, và có những cáo buộc rằng chính ngài thân cận với al-Kildani. Điều này có đúng không?

Tôi không phải là chính trị gia, tôi là giám mục, và vì vậy, cánh cửa của tôi luôn rộng mở với tất cả mọi người.

Tất nhiên, cần phải nói rằng Rayan al-Kildani làm việc ở Baghdad, không phải ở Erbil, về mặt chính trị, ông ấy hoàn toàn nằm ngoài khu vực của tôi.

Nhưng mọi người nên biết rằng tôi đã chào đón và sẽ chào đón bất cứ ai, vì vai trò của Giáo hội là cầu nối hòa bình và hòa giải. Trong suốt lịch sử, và đặc biệt là lịch sử gần đây, Giáo Hội Công Giáo đã đóng một vai trò thực sự trong việc tạo ra bầu không khí hòa giải, và theo như tôi biết, không có sắc lệnh nào của Vatican liệt kê tên những người mà Giáo hội không thể giải quyết trên bình diện quốc tế hoặc địa phương.

Vào thứ Hai, thứ Ba và thứ Tư, cửa văn phòng mở, mọi người có thể đến mà không cần hẹn trước. Họ không cần hẹn trước để gặp tôi. Nếu tôi ở đó, tôi sẽ gặp họ ngay lập tức.

Nếu một người hoặc một nhóm người hành động sai trái, thì tôi phải có khả năng nói ra. Nhưng nếu tôi đóng cửa, thì tôi sẽ nói với ai? Nếu họ làm điều gì sai trái, tôi có quyền nói rằng những gì đang xảy ra là sai trái.

The Pillar đã đưa tin về một cuộc tranh chấp giữa ngài và thượng phụ. Điều này đã lên đến đỉnh điểm, ít nhất là công khai, khi ngài từ chối tham dự hội đồng giám mục Can-đê gần đây nhất, và vị thượng phụ đe dọa sẽ áp dụng trừng phạt theo giáo luật. Đó có phải là quyết định khiến ngài hối hận không?

Đây là vấn đề nội bộ của Giáo hội; không được phép công khai.

Tranh chấp giữa các anh em xảy ra thường xuyên.

Vị thượng phụ là người đứng đầu Giáo hội Can-đê, chúng tôi hoàn toàn tôn trọng ngài, chúng tôi cầu nguyện cho ngài và cho Giáo hoàng mỗi ngày, trong mọi thánh lễ.

Tôi chỉ muốn nói rằng những điều này đã xảy ra trong Giáo hội và chúng ta không cần phải làm quá lên, cứ để Giáo hội giải quyết.

Nhưng ngài có nghĩ rằng tranh chấp đó đã làm tổn hại đến hình ảnh của Giáo hội Can-đê không?

Tôi không nghĩ vậy. Giáo hội Can-đê, với Thượng phụ Sako, rất mạnh mẽ. Tiếng nói của vị thượng phụ rất to và rõ ràng khi nói về Iraq nói chung, và chúng ta phải ghi nhận điều đó.

Đôi khi ngài thậm chí còn đặt lợi ích của Iraq lên trên lợi ích của các Ki-tô hữu, vì mục tiêu của ngài là giúp đỡ Iraq và tất cả người dân Iraq, nhưng khi nói đến các vấn đề của Ki-tô giáo, ngài cũng là tiếng nói mạnh mẽ trên toàn thế giới để bảo vệ các Ki-tô hữu Iraq bị đàn áp và áp bức.

Ngài hy vọng gì cho cộng đồng Thiên chúa giáo ở Iraq trong mười năm nữa?

Hiện tại, hy vọng của tôi là cuộc chiến ở Gaza và Lebanon sẽ chấm dứt, bạo lực sẽ kết thúc và dành thời gian và không gian cho một giải pháp chính trị công bằng có thể thực sự lâu dài, chứ không chỉ là tạm thời.

Hy vọng của tôi đối với các Ki-tô hữu Iraq - và tôi sẽ làm việc với tất cả các giám mục và lãnh đạo Giáo hội vì mục đích này - là làm thế nào để cộng đồng này phát triển mạnh mẽ, làm thế nào để cộng đồng này có ảnh hưởng ở Iraq và trở thành tiếng nói của Chúa Kitô ở Iraq.

Những người anh chị em Hồi giáo của chúng tôi nói với chúng tôi rằng chúng tôi là muối đất. Khi chúng tôi hỏi họ rằng họ có đọc điều đó trong Tin Mừng không, họ nói không, đó là vì chúng tôi trọng sự thực, trung thực, có trách nhiệm, tận tụy, đàng hoàng, hòa bình và chúng tôi cần những giá trị này, bởi vì không có chúng thì không có cộng đồng nào có thể được duy trì. Chúng tôi cảm ơn Chúa vì chúng tôi có sứ mệnh này, không chỉ vì chúng tôi có những giá trị này. Và khi chúng tôi nói rằng chúng tôi có sứ mệnh này, ý chúng tôi là Chúa muốn chúng tôi ở đó để tiếp tục sứ mệnh tử tế, dịu dàng, hòa bình, chân lý, trung thực và truyền bá chúng ở đó. Mục tiêu là trở thành tiếng nói của Chúa Kitô.

Ngài đã đến thăm Châu Âu theo lời mời của Aid to the Church in Need . Các tổ chức phi chính phủ như vậy quan trọng như thế nào trong việc hỗ trợ Giáo hội tại giáo phận của ngài?

Aid to the Church in Need là bàn tay của lòng thương xót, bàn tay của Chúa.

Tôi cũng nên đề cập đến những tổ chức khác, như Hiệp sĩ Columbus, các hội đồng giám mục, người Can-đê ở nước ngoài, tất cả những tổ chức đó, nhưng đặc biệt là Aid to the Church in Need , vì họ đã làm việc với chúng tôi trong nhiều năm. Chỉ tính từ năm 2013, các báo cáo cho thấy họ đã quyên góp được khoảng 60 triệu đô la cho khu vực này, không chỉ Erbil, mà nói chung, trong suốt thời gian di dời và xây dựng lại những ngôi làng này. Nếu không có họ, có lẽ chúng tôi sẽ kể một câu chuyện khác ngày hôm nay.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện tại nghĩa trang cho những đứa trẻ chưa chào đời vào Ngày lễ các linh hồn
Đặng Tự Do
16:39 02/11/2024
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã kỷ niệm Ngày lễ các đẳng linh hồn bằng thánh lễ tại một nghĩa trang ở Rôma vào thứ Bảy, đặc biệt viếng thăm “Vườn các thiên thần”.

Hơn 100 tín hữu đã tập trung cùng Thị trưởng Rôma Roberto Gualtieri tại Nghĩa trang Laurentino, nghĩa trang lớn thứ ba của thành phố, để chào đón Đức Giáo Hoàng.

Khi đến nơi, Đức Phanxicô đã đặt những bông hồng trắng lên một phiến đá tưởng niệm đánh dấu Vườn Thiên thần và cầu nguyện trong im lặng trong vài phút.

Khu vườn được thành lập vào năm 2012, cung cấp không gian dành riêng cho các gia đình đang đau buồn vì mất con, bao gồm cả những trẻ bị sảy thai.

Đức Giáo Hoàng cũng được chào đón bởi các bà mẹ từ hiệp hội "Những tia hy vọng" đã mất con. Mỗi người tặng ngài một chiếc khăn trắng như một cái ôm tượng trưng từ họ và những đứa con đã mất của họ.

Trong chuyến thăm, ngài cũng đã gặp Stefano, một người cha đã mất con gái Sara trong khi mang thai vào năm 2021, Vatican News đưa tin.

Ý cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng trong tháng 11 là dành cho những người đã mất con.

Đây là lần thứ hai Đức Phanxicô đến thăm Vườn Thiên thần tại Nghĩa trang Laurentino, trước đó ngài đã cử hành Thánh lễ Ngày lễ Các đẳng linh hồn tại đây vào năm 2018.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô chủ trì Thánh lễ được cử hành vào Ngày lễ các đẳng linh hồn, ngày 2 tháng 11 năm 2024, tại Nghĩa trang Laurentino ở Rôma. Vatican Media

Đức Giáo Hoàng không giảng trong Thánh lễ, thay vào đó, ngài dành những phút cầu nguyện thinh lặng. Trước khi ban phép lành cuối cùng, ngài đã dâng một lời cầu nguyện đặc biệt cho người đã khuất, cầu xin Chúa “mở rộng vòng tay thương xót và đón nhận họ vào cộng đồng vinh quang của Giêrusalem thánh thiện”.

Sau thánh lễ, Đức Giáo Hoàng đã thực hiện nghi lễ ban phước cho các ngôi mộ theo truyền thống.

Việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô chọn Nghĩa trang Laurentino tiếp tục truyền thống cử hành Ngày lễ các đẳng linh hồn tại nhiều nghĩa trang khác nhau ở Rôma.

Vào Ngày lễ các linh hồn năm 2023, Thánh lễ được cử hành tại Nghĩa trang Chiến tranh Rôma nhỏ, nơi chôn cất 426 người lính Khối thịnh vượng chung từ Thế chiến thứ hai.

Trong đại dịch COVID-19 năm 2020, Đức Giáo Hoàng đã chọn ở lại Thành phố Vatican và cử hành Thánh lễ cầu nguyện cho các tín hữu đã khuất tại Nhà thờ Đức Mẹ Lòng Thương Xót, được bao quanh bởi Nghĩa trang Teutonic - nơi chôn cất những người gốc Đức, Áo và Thụy Sĩ, và đặc biệt là các thành viên của Hội Đức Mẹ Sầu Bi của người Đức và người Flemish.

Năm 2019, Giáo hoàng đã cử hành Thánh lễ tại Hang toại đạo Priscilla, trong khi vào năm 2022, ngài lại đến thăm Nghĩa trang Teutonic một lần nữa nhưng cử hành Thánh lễ cầu nguyện cho các giám mục và Hồng Y đã qua đời tại Đền Thờ Thánh Phêrô — một phong tục khác của Giáo hoàng trong Tuần lễ Các Thánh và Các Đẳng Linh Hồn.

Sáng hôm sau, ngày 4 tháng 11, ngài sẽ chủ trì Thánh lễ tại Đền Thờ Thánh Phêrô để cầu nguyện cho linh hồn các giám mục và Hồng Y đã qua đời trong năm trước. Theo thông lệ, giáo hoàng luôn cử hành Thánh lễ này vào một thời điểm nào đó trong tuần đầu tiên của tháng 11.


Source:Catholic News Agency
 
Đức Giám Mục bảo vệ lời cầu nguyện với Tổng Lãnh Thiên Thần Micae sau Thánh lễ: Ma quỷ không có ảnh hưởng
Đặng Tự Do
17:02 02/11/2024
Đức Cha Thomas Paprocki của Springfield, Illinois đã trả lời một lá thư trên tờ Wall Street Journal của một linh mục phản đối quyết liệt việc đọc kinh cầu Tổng Lãnh Thiên Thần Micae vào cuối Thánh lễ, khẳng định rằng quan điểm của vị linh mục này “hoàn toàn sai lầm”.

Trong một lá thư gửi biên tập viên được công bố vào ngày 21 tháng 10, Cha Gerald J. Bednar, một linh mục đã nghỉ hưu của Giáo phận Cleveland, đã viết rằng Vatican “đã bãi bỏ tục lệ này vào năm 1964 vì lời cầu nguyện này làm ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của Thánh lễ”.

Cha Bednar đưa ra quan điểm của mình rằng việc đọc kinh cầu Tổng Lãnh Thiên Thần Micae sau Thánh lễ “kết thúc phụng vụ bằng một sự sùng kính riêng tư, một lời cầu nguyện lên một vị thánh, trong khi tất cả các lời cầu nguyện đều đã kết thúc sớm hơn nhiều trong phụng vụ và hướng đến Chúa Cha”.

Cha Bednar viết: “Kết thúc Thánh lễ gửi những người tham dự đến với một sứ mệnh tích cực, kêu gọi họ mở rộng Vương quốc của Chúa thông qua công cuộc truyền giáo”.

“Tổng Lãnh Thiên Thần Micae được biết đến là đội trưởng của các thiên thần hộ mệnh và chúng ta nên, bằng mọi cách, cầu xin sự giúp đỡ của ngài. Nhưng các tín hữu nên chấp nhận sự hiện diện của Chúa trong Bí tích Thánh Thể như sự bảo vệ chính của họ chống lại sự gian ác và cạm bẫy của ma quỷ — và đáp lại lời kêu gọi của ngài nhằm tăng cường vương quốc của Chúa, nơi ma quỷ không có ảnh hưởng gì”, vị linh mục kết luận.

Trong một lá thư phản hồi được công bố vào ngày 27 tháng 10, Đức Cha Paprocki đã phản bác lại lời khẳng định của Cha Bednar rằng việc cầu nguyện với Tổng Lãnh Thiên Thần Micae sau Thánh lễ “kết thúc phụng vụ bằng một sự sùng kính riêng tư”.

“Phụng vụ kết thúc khi người chủ tế nói, ‘Go forth, the Mass is ended’ - 'Hãy tiến lên, Thánh lễ đã kết thúc,' và mọi người trả lời, 'Tạ ơn Chúa.' Sau đó, lời cầu nguyện được đọc sau Thánh lễ, mà linh mục và mọi người được tự do làm. Đây không phải là một sự sùng kính riêng tư khi được cầu nguyện công khai”, Đức Cha Paprocki viết.

“Kết thúc Thánh lễ đưa những người tham dự vào một sứ mệnh tích cực, và trong khi Cha Bednar nói đúng khi nói rằng ma quỷ không có ảnh hưởng gì đến vương quốc của Chúa, thì chúng ta vẫn chưa đến được đến đó. Cùng nhau làm như vậy không có hại gì, và chúng ta cầu nguyện rằng điều đó sẽ giúp cầu xin sự chuyển cầu của Tổng Lãnh Thiên Thần Micae để bảo vệ chúng ta trong các trận chiến tâm linh của mình. “

Tổng Lãnh Thiên Thần Micae là một trong bốn Tổng Lãnh Thiên Thần và được mô tả trong Kinh thánh là một “hoàng tử vĩ đại” chiến đấu chống lại Satan để bảo vệ dân Chúa.

Sau khi có thị kiến năm 1884 về Satan “chạy loạn” trên hành tinh, Đức Giáo Hoàng Leo XIII đã sáng tác ba lời cầu nguyện cùng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, trong đó ngài truyền lệnh phải đọc lời cầu nguyện ngắn gọn nhất vào cuối mỗi Thánh lễ.

Lời cầu nguyện đó như sau:

Lạy ơn Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, xin giúp chúng con trong cơn giao chiến, đánh phá sự hiểm ác mưu sâu quỉ dữ. Chúng con sấp mình nguyện xin Chúa chế trị nó cùng xin nguyên soái cơ bình trên trời lấy quyền phép Chúa mà hạ Satan cùng các quỉ dữ đang rong ruổi khắp thế làm hại các linh hồn bắt chúng giam cầm trong hỏa ngục. Amen

Lời cầu cùng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae là một đặc điểm thường xuyên của Thánh lễ cho đến thời đại Công đồng Vatican II, mặc dù Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã thúc giục người Công Giáo biến lời cầu nguyện thành một phần thường xuyên trong cuộc sống của họ vào năm 1994. Lòng sùng kính Tổng Lãnh Thiên Thần Micae vẫn được quảng bá rộng rãi cho đến ngày nay, bao gồm cả dưới thời Đức Thánh Cha Phanxicô.

Hoa Kỳ là một trong số ít các quốc gia vẫn còn duy trì được tập quán tốt đẹp là đọc kinh sau bài hát kết thúc thánh lễ. Ở nhiều nơi khác mọi thánh lễ đều giống như thứ Năm và thứ Sáu Tuần Thánh khi mọi người lặng lẽ rời khỏi nhà thờ sau khi chủ tế rời khỏi bàn thờ..


Source:Catholic News Agency
 
Giáo xứ Công Giáo lịch sử ở Indiana nhận được 650.000 đô la để sửa chữa nhà thờ có tuổi đời hàng thế kỷ
Đặng Tự Do
17:45 02/11/2024
Một nhà thờ Công Giáo Ba Lan lịch sử ở thành phố Michigan, Indiana, đã được trao tặng hơn nửa triệu đô la như một phần của chiến dịch huy động vốn lớn nhằm bảo tồn công trình mà chính các giáo dân đã giúp xây dựng cách đây một thế kỷ.

Giáo xứ St. Stanislaus Kostka gần đây đã nhận được hai khoản tài trợ — 400.000 đô la từ Indiana Landmarks và 250.000 đô la từ Quỹ quốc gia dành cho các địa điểm linh thiêng — trong nỗ lực gây quỹ 3 triệu đô la để giải quyết các nhu cầu xây dựng đáng kể.

Giáo xứ ở Thành phố Michigan có nguồn gốc từ năm 1890 khi Giám mục Herman Alerding của Fort Wayne bổ nhiệm Cha Emmanuel Wrobel thành lập một giáo xứ cho cư dân Ba Lan tại thành phố.

Viên đá góc cho nhà thờ theo phong cách Phục hưng hiện tại được đặt vào năm 1916 và hoàn thành vào năm 1926. Cha Walter Ciesla, cha xứ của nhà thờ St. Stanislaus, nói với CNA rằng tòa nhà “chủ yếu được xây dựng bởi chính giáo dân”.

“Họ đào móng nhà thờ này bằng tay,” ông nói. “Họ đang ở trên giàn giáo để xây gạch.”

Ciesla cho biết ban đầu, hội trường giáo xứ được sử dụng làm nhà thờ, sau đó giáo dân “tự xây dựng lên”.

“Ban đầu nó dành cho những người nói tiếng Ba Lan trong khu vực,” ngài nói. “Các cửa sổ có đài tưởng niệm dành cho các gia đình nói tiếng Ba Lan trong thành phố.”

Đầu tháng này, Quỹ Quốc gia dành cho các Địa điểm Linh thiêng đã thông báo rằng giáo xứ sẽ nhận được 250.000 đô la để hỗ trợ cho “các dự án cải tạo đáng kể” của nhà thờ.

Rachel Hildebrandt, giám đốc quỹ, nói với CNA rằng tổ chức này đang tài trợ cho “việc trùng tu các công trình xây dựng và trùng tu 87 cửa sổ kính màu của [giáo xứ], bao gồm cả cửa sổ hoa hồng mang tính biểu tượng”.

Việc sửa chữa nề sẽ bao gồm việc sửa chữa vữa không chính xác ban đầu được thực hiện vào những năm 1960, điều này đã góp phần làm xuống cấp tòa nhà. Các cột trên hai tháp chuông của nhà thờ cũng sẽ phải được sửa chữa.

Hildebrandt cho biết: “Đối với nhiều giáo đoàn, phạm vi công việc của Quỹ Quốc gia có sự thay đổi đôi chút giữa thời điểm bắt đầu chương trình và thời điểm bắt đầu xây dựng khi chúng tôi đánh giá tình trạng của tòa nhà và thiết lập các ưu tiên sửa chữa”, “nhưng theo như chúng tôi biết tại thời điểm này, chúng tôi sẽ tập trung vào phần nề và kính màu”.

Khoản tài trợ 250.000 đô la này đến sau khoản tài trợ tương ứng 400.000 đô la vào đầu năm nay từ tổ chức phi lợi nhuận Indiana Landmarks thông qua sáng kiến Sacred Places Indiana. Giáo xứ cuối cùng đang tìm cách huy động tới 3 triệu đô la thông qua gây quỹ và tài trợ tương ứng.

Ciesla, người đã phục vụ tại giáo xứ trong 25 năm, cho biết tòa nhà nhà thờ đã là một địa danh quan trọng trong khu vực trong một thế kỷ. Giáo xứ cũng có một trường học kèm theo với 120 học sinh từ mẫu giáo đến lớp tám. “Các em tham gia vào các hoạt động của giáo xứ”, ông nói.

Vị linh mục cho biết nhà thờ vẫn ghi nhận nguồn gốc lịch sử Ba Lan của mình, bao gồm cả việc hát những bài thánh ca Ba Lan vào dịp Giáng Sinh.

Ông Ciesla cho biết nhà thờ là nơi sinh sống của nhiều thế hệ người Công Giáo đã tham dự thánh lễ ở đó trong nhiều thập niên.

“Đó là một giáo xứ cũ,” ông nói. “Chúng tôi có những đứa chắt đang đến đây cùng với ông bà cố của chúng.”

Trong khi đó, một báo cáo của tờ Our Sunday Visitor năm 1926 đã chứng thực vẻ đẹp của nhà thờ, một trong những nhà thờ mà các giáo dân “có thể hoàn toàn tự hào”.

Tờ báo đưa tin: “Công trình này không chỉ là một địa điểm trang trí cho toàn bộ thành phố mà còn là tượng đài tráng lệ cho tất cả những ai đã tích cực tham gia xây dựng công trình”.


Source:Catholic News Agency
 
Đến thăm nghĩa trang vào tháng các linh hồn? Sau đây là một số khuyến nghị
Đặng Tự Do
18:04 02/11/2024
Như một phần của việc tưởng nhớ những người đã khuất vào ngày 2 tháng 11 — theo truyền thống được gọi là Ngày của người chết ở các quốc gia như Mexico và trong tháng 11 mọi người thường đến nghĩa trang để dành thời gian bên mộ người thân yêu của mình.

Ở Mexico, các gia đình thường đến thăm mộ người thân để lau dọn, thắp nến và mang theo đồ ăn, đồ uống và các vật dụng mà người đã khuất đã từng thưởng thức khi còn sống. Nhiều người cũng mang theo hoa và trong một số trường hợp, thậm chí thuê cả nhạc công để tưởng nhớ người đã khuất.

Cha Vicente Eliamar Vega Carrales, nhà lãnh đạo mục vụ sự sống của Giáo phận Saltillo thuộc tiểu bang Coahuila của Mexico, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với ACI Prensa, đối tác tin tức tiếng Tây Ban Nha của CNA, rằng những ngày này “cầu nguyện cho những người trung thành đã khuất” là điều quan trọng nhất.

Cha Vega nhấn mạnh giá trị của việc viếng thăm nơi an nghỉ cuối cùng của những người thân yêu, vì “nó giúp chúng ta suy ngẫm về cái chết của chính mình” và vì “nó có thể giúp chúng ta cầu nguyện tha thiết hơn cho những tín hữu đã khuất”.

Vào Ngày lễ Các Đẳng Linh Hồn, vị linh mục đặc biệt khuyến khích việc dâng Thánh lễ, cầu nguyện, lần hạt Mân Côi, hy sinh, bố thí và làm việc thiện để cầu cho “các linh hồn người thân yêu của chúng ta và tất cả các linh hồn nơi luyện ngục”.

Ngài chỉ ra rằng, “đây chính là điều đích thực của Kitô giáo và mang lại lợi ích thực sự cho những người đã khuất”.

Vị linh mục cũng lưu ý rằng ơn toàn xá có thể được ban cho linh hồn người thân, thành viên gia đình hoặc bạn bè.

Laura Vanessa Villafán Velázquez, một nhà tâm lý học tư vấn tại Trung tâm Lắng nghe tọa lạc tại Quảng trường Mariana của Vương cung thánh đường Guadalupe ở Thành phố Mexico, đã chia sẻ trên cơ quan truyền thông hàng tuần Desde la Fe (Theo quan điểm đức tin) của Tổng giáo phận Mexico rằng truyền thống viếng mộ người đã khuất “cho phép chúng ta chịu đựng nỗi đau mất mát dễ dàng hơn, thậm chí có thể thích nghi với nó”.

Bà lưu ý rằng truyền thống này mang đến “thời gian để kết nối với đời sống tâm linh và cầu nguyện”.

Chuyên gia khẳng định rằng “việc tiếp tục đến thăm người đã khuất tại phần mộ của họ là điều lành mạnh”, vì hoạt động này “cho phép chúng ta hiểu về cái chết, những mất mát của mình và mang lại một ý nghĩa khác cho cuộc sống của chúng ta”.

Cuối cùng, Villafán chỉ ra rằng tang lễ là một quá trình thay đổi tùy theo từng mất mát và việc dựa vào các lễ tưởng niệm như Ngày của người chết “là những hành động mà với tư cách là người để tang, sẽ giúp chúng ta lưu giữ ký ức về người đã khuất mãi mãi và theo một cách khác, mà không đau đớn”.


Source:Catholic News Agency
 
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với người dân Mexico: Hãy tiếp tục sùng kính Đức Mẹ Guadalupe
Đặng Tự Do
18:07 02/11/2024
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chia sẻ một thông điệp video chân thành gửi đến người dân Mexico, trong đó ngài nhắc nhở đất nước về “may mắn lớn” khi có Đức Mẹ Guadalupe và khuyến khích tất cả người dân Mexico “tiếp tục là những người Guadalupanos hay các tín hữu của Đức Mẹ Guadalupe”.

Video được Héctor Sulaimán Saldivar, thành viên sáng lập của quỹ giáo hoàng Scholas Ocurrentes tại Mexico, phát hành vào ngày 28 tháng 10. Trong bản ghi âm, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhớ lại hai chuyến viếng thăm của mình đến đất nước này, một chuyến trước khi trở thành giáo hoàng và một chuyến khác vào năm 2016 trong một chuyến tông du.

Trong chuyến đi ngày 13 tháng 2 năm 2016, Đức Thánh Cha đã đến thăm Vương cung thánh đường Guadalupe, nơi ngài cầu nguyện trong thinh lặng trước hình ảnh Đức Mẹ và cử hành Thánh lễ tại đền thờ.

“Khi tôi ngồi nhìn Đức Mẹ Guadalupe… thời gian trôi qua, họ phải đưa tôi đi; tôi không nhận ra điều đó,” Đức Giáo Hoàng nhớ lại trong video.

Đức Thánh Cha nói: “Người Mexico thật may mắn khi có Đức Mẹ, Đức Trinh Nữ Guadalupe, mẹ của Thiên Chúa, 'người mà chúng ta sống nhờ'“.

“Hãy hướng về Đức Mẹ,” ngài nói thêm.

Theo Viện Thống kê và Địa lý Quốc gia, Mexico có dân số khoảng 126 triệu người, trong đó gần 80% tự nhận mình là người Công Giáo.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô chia sẻ rằng ngài đã được nghe nói rằng “ngay cả những người không tin vào Chúa” cũng tôn kính Đức Mẹ Guadalupe, và Đức Giáo Hoàng kêu gọi người dân Mexico “tiếp tục là những người Guadalupanos”.

“Xin Chúa ban phước lành cho anh chị em,” ngài kết luận.


Source:Catholic News Agency
 
Đức Tổng Giám Mục mục Tehran: Gạt bỏ các ao ước đạt địa vị tối cao là chìa khóa để khôi phục hòa bình
Đặng Tự Do
18:11 02/11/2024


“Chúng ta phải từ bỏ khát vọng khẳng định vị thế tối cao của mình và ngừng đầu tư thời gian, năng lượng và nguồn lực vào các kỹ thuật và chiến lược khiến chúng ta xa rời ánh sáng”, Đức Hồng Y Dominique Joseph Mathieu, dòng Phanxicô Viện tu, Tổng giám mục Tehran-Ispahan của Latin và là Hồng Y tương lai, phát biểu và nhấn mạnh rằng đây là chìa khóa để khôi phục hòa bình ở Trung Đông và trên thế giới.

Thủ đô Iran, nơi Đức Tổng Giám Mục Mathieu đang thi hành chức thánh, đã bị không kích vào đêm giữa thứ Sáu và thứ Bảy bởi quân đội Israel, cùng với các khu vực khác của đất nước. Cuộc tấn công của Israel vào Iran, được phối hợp với Hoa Kỳ, đã đánh trúng các mục tiêu quân sự.

Theo trang web Anbamed, đánh giá về cuộc tấn công đã chia rẽ ý kiến ở Israel và Tehran: “Netanyahu tuyên bố đã dạy cho Iran một bài học mà họ sẽ không bao giờ quên, trong khi phe đối lập nói rằng đó là một hành động kịch tính để thể hiện sự kiên quyết, nhưng thực tế chỉ là 'một sự vuốt ve', như chính bộ trưởng, Ben Gvir, đã mô tả.

Cùng một kiểu tranh luận đó cũng xảy ra ở Tehran.

Đức Tổng Giám Mục Mathieu khẳng định trong một cuộc trò chuyện với Fides rằng “Đức Giáo Hoàng Phanxicô liên tục nhắc nhở chúng ta về tính cấp thiết của việc chấm dứt chiến tranh, vốn chỉ mang lại cái chết và bóng tối. Đã đến lúc phải đối mặt với xung đột bằng lòng dũng cảm và sự minh bạch. Chỉ thông qua cuộc gặp gỡ đích thực với người khác, tia lửa của tình anh em mới có thể xuất hiện trong ngôi nhà chung của chúng ta, nơi mà Thiên Chúa, đã yêu thương, đã giao phó cho chúng ta.”

Các chính trị gia và quân đội của Tehran vẫn giữ lập trường rằng sẽ có phản ứng “Các cơ quan tình báo Israel cho biết Tehran có thể phóng tới 100 hỏa tiễn đạn đạo để trả đũa.”

Hôm Thứ Hai, 28 Tháng Mười, một cuộc họp của Hội đồng Bảo an cũng đang được tổ chức tại New York, do Iran triệu tập và được Nga, Trung Quốc và Algeria ủng hộ. Có vẻ như khả năng không bị cuốn vào vòng xoáy bạo lực đang bị các thế lực ngăn chặn.

Tuy nhiên, trong thực tế các lựa chọn chính trị công nhận viễn cảnh ngừng bắn và chấm dứt trả thù là cách duy nhất thực tế để thoát khỏi hỗn loạn và chấm dứt nỗi đau của toàn thể người dân.

Tổng giám mục Mathieu, người sẽ được Đức Giáo Hoàng Phanxicô phong Hồng Y vào ngày 7 tháng 12, kết luận rằng: “bằng cách cùng nhau bước đi, bất chấp những khác biệt của chúng ta, chúng ta có thể trở thành những chứng nhân thực sự của hòa bình. Chúng ta đừng giới hạn bản thân trong việc mơ ước về vị thế tối cao nhưng hãy xây dựng xã hội bằng những hành động cụ thể của sự hòa giải và thống nhất.”

Tổng giáo phận Tehran-Ispahan của người Latinh chịu trách nhiệm chăm sóc mục vụ cho tất cả người Công Giáo (khoảng 2.000 tín hữu) theo nghi lễ Latinh ở Iran, được chia thành 4 giáo xứ


Source:Fides
 
Giám mục cấm các linh mục sử dụng điện thoại thông minh trong toà giải tội.
Đặng Tự Do
18:13 02/11/2024


Đức Cha James Conley, Giám Mục của Giáo phận Lincoln, Nebraska, đã ban hành chính sách mới cấm các linh mục sử dụng điện thoại thông minh trong tòa giải tội.

Cha Caleb La Rue, chưởng ấn của Giáo phận Lincoln, nói với CNA rằng ngài đã nghe giai thoại về một số giáo phận khác thực hiện các chính sách tương tự, đặc biệt là vì lo ngại về quyền riêng tư — ngài lưu ý rằng có những ưu tư rằng vị linh mục có thể “vô tình chạm vào nút record, hoặc trường hợp xấu nhất là một linh mục gọi điện cho một người, rồi quên tắt đi và phát sóng lời thú tội của hối nhân”.

Tuy nhiên, Cha La Rue cho biết động lực chính cho chính sách của giáo phận Lincoln thực ra không phải là những lo ngại về quyền riêng tư mà là sự thừa nhận rằng thời gian giải tội của một linh mục phải yên tĩnh, cầu nguyện và không bị sao nhãng.

Cha cho biết Đức Cha Conley đã “khuyến khích mạnh mẽ” các linh mục không mang điện thoại thông minh vào phòng giải tội kể từ ít nhất năm 2014, nhưng vẫn chưa chính thức ban hành lệnh cấm cho đến năm nay.

“Bạn sẽ không để điện thoại trên bàn thờ khi đang cử hành Thánh lễ — tại sao bạn lại để điện thoại khi đang giải tội?” cha nói, đồng thời cho biết thêm rằng điều quan trọng là phải phản bác lại “quan niệm cho rằng có các linh mục đang lướt Twitter trong khi giải tội”.

Tuy nhiên, Cha La Rue thừa nhận rằng nhiều linh mục ở Lincoln — bao gồm cả ngài — thích sử dụng điện thoại thông minh trong phòng giải tội vì những lý do hoàn toàn vô hại, chẳng hạn như để xem giờ và tra cứu lời cầu nguyện hoặc bài đọc Kinh thánh. Những hối nhân cũng thường mang điện thoại vào toà giải tội vì họ có danh sách tội lỗi của mình trên đó hoặc vì họ cần đọc kinh Ăn Năn Tội trên đó.

Tuy nhiên, cuối cùng, Cha La Rue cho biết chính sách này thực chất là “loại bỏ bất cứ điều gì có thể cản trở hoặc trở thành trở ngại” đối với “cuộc gặp gỡ đích thực với Chúa Kitô”.

“Đó là cố gắng giữ các bí tích như những cuộc gặp gỡ thánh thiện với Chúa, đặc biệt là lòng thương xót của Chúa trong tòa giải tội,” ngài nói.

Điều quan trọng cần lưu ý là Giáo Hội Công Giáo rất coi trọng quyền riêng tư trong tòa giải tội.

Bí tích xưng tội, còn gọi là Bí tích Hòa giải, được Chúa Giêsu Kitô thiết định như một phương thế để tha thứ tội lỗi. Ngài truyền lại thẩm quyền tha tội cho các tông đồ, những người sau đó truyền lại cho các linh mục ngày nay.

“Ấn tín giải tội” ràng buộc các linh mục phải coi trọng tối đa quyền riêng tư của hối nhân với sự trang trọng; trên thực tế, trong nhiều thế kỷ, một số linh mục đã chọn cái chết thay vì tiết lộ những gì các ngài đã nghe. Nếu một linh mục tiết lộ bất kỳ thông tin nào mà ngài biết được trong bối cảnh tòa giải tội, ngài sẽ bị vạ tuyệt thông tiền kết khỏi Giáo hội latae sententiae — nghĩa là tự động bị vạ tuyệt thông.

Còn nếu người khác nghe được lời thú tội của bạn, hoặc bạn vô tình nghe được người khác thú tội thì sao? Vâng, trong trường hợp đó, người nghe được lời thú tội sẽ bị ràng buộc bởi cái được gọi là “bí mật” và bị cấm chia sẻ bất kỳ thông tin nào trong số đó.

Một giáo dân Công Giáo có thể bị vạ tuyệt thông vì tiết lộ bí mật, mặc dù thông thường việc này sẽ liên quan đến một quá trình trừng phạt chứ không diễn ra tự động như đối với các linh mục.

Như bạn có thể tưởng tượng, cố ý ghi lại lời thú tội của ai đó cũng là một điều tối kỵ. Giáo hội đã chính thức giải quyết vấn đề này trong một sắc lệnh năm 1988, trong đó Bộ Giáo lý Đức tin đã viết rằng bất kỳ ai ghi lại hoặc tiết lộ lời thú tội của một người đều bị vạ tuyệt thông tiền kết khỏi Giáo hội.


Source:Catholic News Agency
 
Sự riêng tư trong tòa giải tội: Điện thoại thông minh có đang nghe lén tội lỗi của bạn không?
Đặng Tự Do
18:14 02/11/2024


Hầu hết mọi điện thoại hiện đại đều có một năng lực được gọi là “trợ lý thông minh”, chẳng hạn như Siri của Apple. Nó thực sự “lắng nghe” liên tục các từ ngữ đánh thức như “Hey Siri” trừ khi người dùng tắt cài đặt đó.

Chẳng hạn, nếu bây giờ bạn cầm một chiếc Iphone, và nói “Hey Siri, VietCatholic News” nó sẽ mở trang VietCatholic News cho bạn, bạn không cần bấm gì cả.

Tuy nhiên, có lẽ mối quan tâm sâu sắc hơn là vô số ứng dụng điện thoại thông minh vô cớ yêu cầu quyền truy cập đầy đủ vào máy ảnh, micrô và vị trí của người dùng — mặc dù không có nhu cầu rõ ràng về việc kiểm soát các khía cạnh đó của điện thoại người dùng. Những ứng dụng đó có thể là “gián điệp” trên chúng ta.

Nỗi sợ âm ỉ từ lâu này đã một lần nữa được đưa ra ánh sáng vào cuối năm ngoái khi người ta phát hiện ra rằng CMG Local Solutions, một công ty con của Cox Media Group, đã công khai khoe khoang về khả năng nghe lén qua micrô trên các thiết bị thông minh của mọi người để “xác định người mua dựa trên các cuộc trò chuyện thông thường theo thời gian thực” bằng trí tuệ nhân tạo.

CMG nhanh chóng rút lại lời tuyên bố khi bị phản đối, khẳng định rằng họ chưa bao giờ nghe lén cuộc trò chuyện riêng tư của bất kỳ ai và không có quyền truy cập vào bất kỳ thứ gì ngoài “dữ liệu được tổng hợp, ẩn danh và mã hóa của bên thứ ba được sử dụng để đặt quảng cáo”.

Mặc dù CMG có mối quan hệ với Google, Amazon và Facebook thông qua các chương trình đối tác quảng cáo của các công ty đó, cả ba công ty này đều phủ nhận họ từng là một phần của chương trình “Active Listening” của CMG. Nhưng nhiều người thấy những lời phủ nhận này không thuyết phục.

Khi duyệt trực tuyến, bạn sẽ thấy hàng trang cảnh báo rằng đúng là điện thoại thông minh của bạn đang nghe lén bạn. (Thật ra, nhiều trong số đó là các bài đăng trên blog của các công ty an ninh mạng đang bán các sản phẩm liên quan đến quyền riêng tư, điều này khiến chúng đáng tin cậy hơn hoặc ít hơn, tùy thuộc vào cách bạn nhìn nhận.) Thêm vào đó, tiết lộ từ CMG làm tăng thêm sự không chắc chắn.

Vậy bằng chứng cho thấy điều gì? Theo một chuyên gia công nghệ, điều này rất phức tạp.

David Choffnes, giám đốc điều hành Viện An ninh mạng và Quyền riêng tư tại Đại học Northeastern ở Boston, chia sẻ với CNA rằng nghiên cứu do chính ông thực hiện cho thấy câu hỏi liệu điện thoại thông minh có liên tục nghe lén các cuộc trò chuyện riêng tư của chúng ta hay không thì phần lớn là “không”.

Choffnes, cũng là phó giáo sư khoa học máy tính, đã tiến hành các nghiên cứu vào năm 2018 và 2020 để kiểm tra giả thuyết rằng điện thoại của chúng ta liên tục nghe lén. Choffnes và các đồng nghiệp của ông cuối cùng đã kiểm tra hơn 17.000 ứng dụng để cố gắng thu thập thông tin về khả năng gián điệp của chúng.

Mặc dù phân tích của họ đã phát hiện ra một số rủi ro bảo mật, nhưng “chúng tôi không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy các ứng dụng đang bí mật ghi âm từ micrô trên điện thoại của chúng tôi”, ông lưu ý.

Tuy nhiên, kết quả họ nhận được khi thử nghiệm loa thông minh như Amazon Alexa lại là một câu chuyện khác. Hầu hết các mẫu mà họ thử nghiệm, như đã đề cập trước đó, không “thức dậy” và bắt đầu ghi âm trừ khi một “từ ngữ đánh thức” cụ thể được nói ra. Nhưng đôi khi, Choffnes cảnh báo, loa thông minh có thể bất ngờ kích hoạt mà người dùng không biết vì chúng nghĩ rằng từ ngữ đánh thức đã được nói ra.

Choffnes cũng cho biết các thử nghiệm của họ cho thấy loa thông minh thường chỉ thu thập “vài giây bản ghi âm trong hầu hết thời gian, nhưng đôi khi lên tới hàng chục giây”.

Về việc liệu có con người thực sự nào nghe được những bản ghi âm đó hay không, Choffnes lưu ý rằng đã có những trường hợp các cuộc trò chuyện riêng tư được cung cấp cho các nhà thầu bên thứ ba để nghe lại nhằm mục đích cải thiện độ chính xác của trợ lý giọng nói trong việc nhận dạng giọng nói.

“Vì vậy, có lo ngại rằng có những người thực sự đã nghe những cuộc trò chuyện thực sự. Về mặt hợp đồng, những cuộc trò chuyện này không nên được chia sẻ hoặc rò rỉ, nhưng tất nhiên hợp đồng không ngăn chặn việc sử dụng sai mục đích”, ông nói.

“Tóm lại, tôi nghĩ rằng chúng ta nên luôn thận trọng, nhưng tôi không nghĩ rằng việc ghi âm bí mật bằng điện thoại thông minh phải là mối quan tâm chính của người dùng thiết bị thông minh tại thời điểm này”

“Mặt khác, tôi nghĩ việc loại bỏ công nghệ khỏi những không gian mà chúng ta muốn giữ riêng tư có giá trị đáng kinh ngạc — không chỉ vì sự riêng tư mà còn vì sự an tâm và loại bỏ những phiền nhiễu.”

Khi được hỏi về quan điểm của mình đối với chính sách cấm điện thoại thông minh trong tòa giải tội Công Giáo, Choffnes cho biết với tư cách là một nhà khoa học, ông “ủng hộ mạnh mẽ quan điểm này” — và không chỉ vì lo ngại về quyền riêng tư.

Ông cho biết: “Tôi nghĩ giá trị này không chỉ dừng lại ở quyền riêng tư, vì những thiết bị này cũng thường xuyên gây mất tập trung mà tôi cho là không được chào đón ở những nơi thờ phượng”.

Tuy nhiên, Choffnes nói tiếp rằng điều quan trọng cần lưu ý là “một ứng dụng di động ghi lại các cuộc trò chuyện của bạn thường không phải là mối đe dọa lớn nhất đến quyền riêng tư của bạn”.

Rốt cuộc, ai cũng biết rằng các công ty công nghệ có thể và thực sự theo dõi lịch sử duyệt web, việc sử dụng ứng dụng và vị trí chính xác của người dùng — sử dụng tất cả chúng cho mục đích tiếp thị. Ngay cả các ứng dụng tôn giáo đôi khi cũng bị phát hiện khai thác dữ liệu người dùng theo cách này, ông lưu ý.

“Do tôn giáo và hoạt động tôn giáo của mỗi người rất nhạy cảm và riêng tư, tôi nghĩ đây là một cân nhắc quan trọng đối với các giáo sĩ và giáo dân: Hãy suy nghĩ kỹ trước khi cài đặt ứng dụng, cố gắng đọc kỹ các điều khoản nếu có thể và không cấp các quyền không cần thiết”.

Và ông nhắc lại: “Hãy tắt thiết bị khi bạn cần sự riêng tư và tập trung”.


Source:Catholic News Agency
 
Tổng giám mục Wisconsin thúc giục thay đổi quy định cấp thị thực vì hiện nay nhiều linh mục nước ngoài buộc phải rời khỏi Hoa Kỳ
Đặng Tự Do
18:21 02/11/2024
Một tổng giám mục Wisconsin đang yêu cầu chính phủ liên bang thay đổi một quy định cấp thị thực mới đã tạo ra tình trạng tồn đọng đơn xin cấp thị thực, với cảnh báo của tổng giám mục rằng quy định mới này có thể buộc các linh mục nước ngoài phải trở về nước và gây ra tình trạng thiếu hụt linh mục tại Hoa Kỳ.

Đức Tổng Giám Mục Jerome Listecki cho biết trong tuần này, chỉ riêng Tổng giáo phận Milwaukee đã có tới hai chục linh mục nhập cư và người Công Giáo ở Wisconsin có nguy cơ không có thánh lễ nếu quy định về thị thực vẫn được duy trì.

Một thay đổi năm 2023 đối với các quy tắc thị thực của Hoa Kỳ đã tạo ra tình trạng tồn đọng đơn xin thị thực khiến các linh mục không thể xin được thẻ xanh trước khi thị thực tôn giáo ban đầu của các ngài hết hạn. Tình trạng tồn đọng này xảy ra khi Bộ Ngoại giao và Bộ An ninh Nội địa tăng số lượng người nhập cư từ El Salvador, Guatemala và Honduras đang nộp đơn xin thị thực EB-4, loại thị thực đặc biệt dành cho tôn giáo.

Các quan chức Giáo Hội đã cảnh báo rằng tình trạng tồn đọng có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt linh mục đáng kể ở nước này, khi Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ tuyên bố rằng, do thay đổi quy định, những người nhập cư có thị thực tạm thời R-1 có thời hạn 5 năm có thể buộc phải trở về nhà và chờ thêm nhiều năm nữa để được cấp thị thực EB-4 vĩnh viễn.

Năm linh mục nhập cư tại Giáo phận Paterson, New Jersey, đã kiện chính phủ liên bang vào tháng 8, lập luận rằng việc chính phủ tổ chức lại quy trình cấp thị thực sẽ yêu cầu các linh mục phải trở về quốc gia của họ và sau đó khiến họ phải chịu sự chậm trễ kéo dài khi nộp lại đơn xin thị thực để phục vụ tại Hoa Kỳ.

Trong một lá thư gửi cho Thượng nghị sĩ Wisconsin Tammy Baldwin tuần này, Đức Tổng Giám Mục Listecki cảnh báo rằng những thay đổi về thị thực của chính phủ “sẽ ngăn cản tất cả các giáo phận tại Hoa Kỳ hiện đang dựa vào sự hỗ trợ của những thừa sai quốc tế” và sẽ “cản trở khả năng thực hiện sứ mệnh tôn giáo của chúng ta theo các nguyên tắc sáng lập quốc gia”.

Trong lá thư gửi hôm thứ Ba, Đức Tổng Giám Mục Listecki cho biết Tổng giáo phận Milwaukee đang cùng các Giáo phận Madison, Green Bay, LaCrosse và Superior gửi đơn kiến nghị lên chính quyền nhằm giải quyết tình trạng tồn đọng.

Đức Tổng Giám Mục cho biết “các giáo phận trên khắp Hoa Kỳ” đang gặp phải những khó khăn tương tự với chương trình thị thực.

Đức Cha Listecki cho biết hiện tại tổng giáo phận có 24 linh mục trong các giáo xứ của mình có thị thực lao động tạm thời, khiến các ngài phải chịu “sự bất ổn của luật hiện hành”.

Các linh mục không chỉ phục vụ tại các giáo xứ mà còn là tuyên úy bệnh viện, vị giám mục cho biết. Ngoài ra còn có hai chủng sinh người nước ngoài hiện đang chuẩn bị cho chức linh mục trong tổng giáo phận.

Tổng giám mục thúc giục Baldwin hành động để giải quyết những khó khăn đang rình rập, mặc dù ngài cho biết Tòa Bạch Ốc có thể hành động đơn phương để rút ngắn thời gian một chức sắc tôn giáo phải ở bên ngoài Hoa Kỳ trước khi được phép quay trở lại. Ngài cho biết giải pháp tạm thời đó có thể “mang lại sự nhẹ nhõm có ý nghĩa” cho tổng giáo phận.

“Vấn đề này ảnh hưởng đến tiểu bang và đất nước chúng ta,” vị tổng giám mục viết.

Ngài cho biết các quy định của liên bang nên được giải quyết “không chỉ vì lợi ích của những người làm việc tôn giáo và người sử dụng lao động của họ mà còn vì lợi ích của nhiều cộng đồng người Mỹ phụ thuộc vào họ cho nhiều dịch vụ tôn giáo và xã hội”.

Trong tuyên bố đưa ra hôm thứ Tư, Giáo phận Superior đồng tình với tuyên bố của tổng giám mục, cho rằng việc sửa đổi thị thực “sẽ có tác động tiêu cực đến các giáo xứ và cộng đồng địa phương của chúng tôi”.

Giáo phận Superior “đã phải vật lộn để truyền chức linh mục mới nhằm đáp ứng số lượng ngày càng tăng các linh mục nghỉ hưu và bị bệnh”, tuyên bố cho biết. Giáo phận phụ thuộc rất nhiều vào các linh mục sinh ra ở nước ngoài để lấp đầy khoảng trống.

Giáo phận cho biết họ đang yêu cầu chính quyền liên bang “giảm thời gian cần thiết ở bên ngoài Hoa Kỳ” đối với các linh mục nói trên.

Tuyên bố này cũng kêu gọi “tất cả những người có đức tin và thiện chí… hãy liên hệ với đại diện của họ về vấn đề nhập cư quan trọng này”.

Năm ngoái, ủy ban di trú của USCCB đã tham gia vào một lá thư liên tôn cảnh báo chính phủ về “những khó khăn gia tăng trong việc tuyển dụng nhân sự tại các nhà thờ, trung tâm cộng đồng, trường học, hoạt động bác ái và các địa điểm khác” phát sinh từ việc thay đổi quy định.

Bức thư yêu cầu chính phủ “làm mọi thứ trong khả năng của mình để bảo vệ quyền tiếp cận có ý nghĩa” cho những người hoạt động tôn giáo đang tìm kiếm thị thực.


Source:Catholic News Agency
 
Giám mục Texas: Không có lý do gì để người Công Giáo tham dự Thánh lễ SSPX nếu họ có thể đến nơi khác
Đặng Tự Do
18:32 02/11/2024
Đức Cha Michael Olson Fort Worth, Texas tuyên bố rằng người Công Giáo “không nên” tham dự Thánh lễ hoặc nhận các bí tích từ các linh mục liên kết với Hội Thánh Piô X, gọi tắt là SSPX khi họ có thể tham dự các nhà thờ khác do các linh mục hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội điều hành.

Đức Cha Olson đã công bố lá thư vào thứ năm sau khi ngài “nhận được một số câu hỏi liên quan đến tình trạng giáo hội” của Huynh Đoàn Thánh Piô X. “Tần suất và sự chân thành gần đây của các câu hỏi” đã khiến ngài đưa ra thông điệp này.

Các cuộc điều tra có thể bắt nguồn từ sự tham gia của SSPX vào một cuộc tranh cãi kéo dài giữa Giáo phận Fort Worth và một nhóm nữ tu dòng Carmêlô ở Arlington, Texas. Vatican đã trục xuất các nữ tu khỏi đời sống tu trì vào tháng trước sau khi các nữ tu liên tục bất chấp lệnh và sự quản lý của cả Đức Cha Olson và chính Tòa thánh.

Các nữ tu đã thông báo vào tháng 9 rằng họ đang liên kết với SSPX. Đức Cha Olson trong lá thư thứ năm của mình không đề cập đến tranh cãi đó mà trả lời “những câu hỏi thường gặp” về nhóm Công Giáo, được Tổng giám mục người Pháp Marcel Lefebvre thành lập vào năm 1970.

Đức Cha Olson lưu ý rằng SSPX không “ly giáo chính thức” với Giáo Hội Công Giáo, cũng không “hiệp thông trọn vẹn hay có uy tín”. Nhóm này có tình trạng bất thường về mặt giáo luật bắt nguồn từ việc từ chối giáo lý chính thức của Giáo hội.

Các linh mục của SSPX “thực hiện các bí tích hợp lệ”, nhưng họ “làm như vậy một cách bất hợp pháp”, Đức Cha Olson lưu ý.

Ngài nói: “Việc cố tình và chính thức liên kết với SSPX là liên kết với mối quan hệ bất hợp pháp và bất thường với Giáo Hội Công Giáo, hệ thống phẩm trật và giáo lý của nhóm này”.

Vị giám mục cho biết những người Công Giáo “có thể nhận các bí tích tại một nhà thờ Công Giáo từ các giáo sĩ có uy tín” thì “không có lý do gì để tham dự và nhận các bí tích tại một nhà thờ hay nhà nguyện SSPX”.

Vị giám mục thừa nhận rằng những người Công Giáo đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng sẽ có lý do chính đáng để lãnh nhận các bí tích sám hối, xức dầu bệnh nhân và ban của ăn đàng “nếu không có linh mục nào khác có uy tín sẵn sàng”.

Tuy nhiên, ngài cho biết, tại Giáo phận Fort Worth, có đủ nhà thờ Công Giáo để một người Công Giáo “không có lý do chính đáng” nào để tìm đến một linh mục SSPX để nhận các bí tích.

Đức Giám Mục lưu ý thêm rằng những người muốn tham dự Thánh lễ La tinh truyền thống có thể đến một giáo xứ do Hội Linh mục Thánh Phêrô điều hành, một nhóm theo truyền thống có địa vị chính thức theo giáo luật.

Đức Cha Olson cho biết: “Không cần thiết, đặc biệt là vì tò mò, phải tham dự Thánh lễ SSPX tại nhà nguyện hay nhà thờ trong phạm vi Giáo phận Fort Worth”.

Trong thư, vị giám mục đã kêu gọi cầu nguyện cho “sự hiệp thông đích thực mà chúng ta cùng được hưởng với Đức Thánh Cha và các thành viên của tất cả các Giáo hội địa phương cùng các giám mục của họ đang hưởng sự hiệp thông trọn vẹn với ngài”.

Đức Cha Olson bày tỏ hy vọng rằng các tín hữu trong giáo phận của ngài “có thể liên kết với… giáo lý chân thực và lành mạnh khi chúng ta cầu nguyện cho sự hiệp nhất của tất cả các Kitô hữu”.


Source:Catholic News Agency
 
Giáo phận Công Giáo tại Trung Quốc thực hiện Chuyến du lịch đỏ để tỏ lòng biết ơn Đảng Cộng sản
Đặng Tự Do
18:46 02/11/2024
Một giáo phận Công Giáo ở Trung Quốc gần đây đã thông báo rằng họ đã thực hiện chuyến đi “tỏ lòng biết ơn” tới những anh hùng của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Giáo phận Công Giáo Nghi Tân (Yibin, 宜宾) thuộc Tỉnh Hy Yên (Shian, 希安) đã công bố trong một thông cáo báo chí vào đầu tháng này rằng họ đã dẫn đầu tất cả các linh mục, nữ tu và “nhà lãnh đạo các hiệp hội yêu nước cơ sở” của mình trong một “Chuyến du ngoạn đỏ để bày tỏ lòng biết ơn đối với Đảng”.

Tin tức về chuyến thăm được đưa ra ngay sau khi Vatican tuyên bố sẽ gia hạn thỏa thuận với Trung Quốc về việc bổ nhiệm các giám mục Công Giáo tại nước này thêm bốn năm nữa.

Đoàn đại biểu Công Giáo Trung Quốc đã đến thăm một số di tích tưởng niệm gắn liền với lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc, chẳng hạn như Đài tưởng niệm khởi nghĩa Nam Xương ngày 1 tháng 8, Đài tưởng niệm liệt sĩ cách mạng Tĩnh Cương Sơn, Xưởng đúc tiền Hồng quân và địa điểm trước đây của Hội nghị Lư Sơn.

Bản thông cáo cho biết “Bằng cách lắng nghe giải thích về những hành động cách mạng tại chỗ, xem các phim tài liệu giáo dục yêu nước và dâng vòng hoa cho các liệt sĩ cách mạng”, đoàn đại biểu đã có thể “nâng cao hơn nữa sự công nhận đối với tổ quốc vĩ đại, dân tộc Trung Hoa, văn hóa Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc, và chủ nghĩa xã hội mang sắc thái Trung Quốc”.

Một nhóm do Đức Cha Phêrô La Học Cang (Luo Xuegang, 罗学刚) của Giáo phận Nghi Tân dẫn đầu cũng đã đến thăm một số nhà thờ Công Giáo Trung Quốc “nhằm thúc đẩy quá trình Hán hóa”. Giám Mục La được thụ phong giám mục tại Giáo phận Nghi Tân vào tháng 11 năm 2011 với sự chuẩn y của Tòa thánh.

Đáng chú ý, trong buổi lễ tấn phong Giám Mục La, một giám mục Trung Quốc bị vạ tuyệt thông, được thụ phong mà không có sự chấp thuận của Giáo hoàng vẫn tham gia Thánh lễ tấn phong mặc dù đã được lệnh không được làm như vậy, một động thái làm nổi bật mối quan hệ ngoại giao căng thẳng giữa chính phủ Trung Quốc và Vatican.

Nina Shea, thành viên cao cấp tại Viện Hudson và giám đốc Trung tâm Tự do Tôn giáo, nói với CNA rằng mặc dù Đức Cha La được bổ nhiệm làm giám mục với sự chấp thuận của Vatican, nhưng ông được sự ủng hộ mạnh mẽ của Đảng Cộng sản và Tòa Thánh miễn cưỡng làm như vậy.

“Kể từ khi có thỏa thuận Trung Quốc-Vatican, chính quyền Trung Quốc đang thúc đẩy tất cả các giám mục tham gia hiệp hội và thúc đẩy những người bên trong hiệp hội thể hiện lòng nhiệt thành với đảng,” Shea nói với CNA. “Vị giám mục này đang làm điều đó và đang thể hiện sự ủng hộ của mình đối với chiến dịch Hán hóa của Đảng Cộng sản Trung Quốc bằng cách giáo dục giáo phận của mình về các giá trị và học thuyết của Đảng Cộng sản. Đây là một trong những ví dụ cực đoan nhất mà tôi từng nghe. “

Sau các thỏa thuận ngoại giao gần đây, Vatican đã ghi nhận một số hành vi vi phạm điều khoản trong những năm gần đây, chẳng hạn như việc bọn cầm quyền bổ nhiệm một số giám mục mà không có sự chấp thuận của Tòa thánh, bao gồm một giám mục thuộc một giáo phận không được Vatican công nhận.

Theo Shea, Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc đang trải qua một “cuộc chuyển đổi do Đảng Cộng sản Trung Quốc định hình với sự chấp thuận của Vatican”.

“Giáo Hội đang trở thành đối tác nhiệt tình của Mặt trận Thống nhất, bộ phận tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nơi trực tiếp kiểm soát Hiệp hội Yêu nước kể từ năm 2018”, Shea cho biết.

Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc đã bị chia rẽ giữa Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc được chính phủ công nhận và Giáo hội ngầm, vốn bị đàn áp và việc bổ nhiệm giám mục thường không được chính quyền Trung Quốc công nhận.

Trong tuyên bố của mình, giáo phận lưu ý rằng trong chuyến đi, các giám mục và linh mục cũng đã có thêm cuộc đối thoại “về việc tuân thủ theo hướng Hán hóa và giáo lý dân chủ”.

Giáo phận ca ngợi sự kiện này hơn nữa, tuyên bố: “Tất cả các thành viên đều tin rằng 'Chuyến du lịch đỏ tri ân Đảng' này tràn đầy tinh thần cách mạng và di sản văn hóa, và họ đã được hưởng lợi rất nhiều.”

“Tất cả đều bày tỏ rằng trong công tác tương lai, họ sẽ kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của lòng yêu nước và tình yêu đối với Giáo hội”, tuyên bố viết, và nhấn mạnh rằng giáo phận “không ngừng tăng cường 'năm bản sắc', kiên trì chỉ đạo Hán hóa Công Giáo ở nước ta, nghe theo đảng, biết ơn đảng, đi theo đảng và tích cực đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương với tinh thần phấn khởi hơn”.

Chuyến đi này dường như là sự tiếp nối mục tiêu của Đảng Cộng sản nhằm khuất phục các nhóm tôn giáo dưới sự kiểm soát của chính phủ. Theo báo cáo từ Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ vào đầu tháng này, các quan chức Trung Quốc đã ra lệnh gỡ bỏ thánh giá khỏi các nhà thờ, thay thế hình ảnh Chúa Kitô và Đức Mẹ bằng hình ảnh của Chủ tịch Tập Cận Bình.


Source:Catholic News Agency
 
Chân phước Carlo Acutis đã liệt kê 32 phép lạ Thánh Thể — Đây là 5 phép lạ hàng đầu
Đặng Tự Do
19:15 02/11/2024
Chúa Giêsu nói với Thánh Thôma, “Có phải vì đã thấy Thầy nên anh đã tin? Phước cho những ai không thấy mà tin” (Ga 20:29).

Mỗi lần chúng ta tham dự Thánh lễ, một điều gì đó tuyệt vời xảy ra. Theo lời của Kinh Tin Kính dân Chúa:

Chúa Kitô không thể hiện diện như vậy trong bí tích Thánh Thể trừ khi biến đổi thực tại của bánh thành Thân thể Người và biến đổi thực tại của rượu thành Máu Người, chỉ giữ nguyên các đặc tính của bánh và rượu mà giác quan chúng ta cảm nhận được. Sự thay đổi bí ẩn này được Giáo hội gọi một cách rất thích hợp là sự biến thể.

Nói cách khác, Giáo hội dạy rằng “bản chất” – “nature” của bánh và rượu thay đổi khi truyền phép, nhưng “chất thể” – “subtance” vẫn giữ nguyên. Trước và sau khi truyền phép, Mình và Máu có mùi, hình dạng, vị và cảm giác giống như bánh và rượu trước đó.

Đôi khi, rất hiếm khi, trong Thánh lễ, những chất thể của bánh và rượu dường như thay đổi theo một cách nào đó cùng với bản chất. Những điều này được gọi là phép lạ Thánh Thể.

Chân phước Carlo Acutis đã tạo ra một trang web liệt kê các Phép lạ Thánh Thể trên khắp thế giới. Trong khi danh sách của ngài bao gồm 32 Phép lạ Thánh Thể cho Ý, thì năm phép lạ này là những phép lạ nổi tiếng và được viếng thăm nhiều nhất.

Phép lạ Thánh Thể ở Bolsena

Ở vùng Umbria thấp hơn là thị trấn cổ Orvieto. Được bảo tồn trong nhà thờ trang trí công phu của thành phố là Phép lạ Thánh Thể ở Bolsena. Phép lạ này dẫn đến lễ Mình Máu Thánh Chúa hay Corpus Christi.

Vào năm 1263, một linh mục người Đức đang trên đường hành hương đến Rôma, khi ngài dừng chân tại Bolsena. Theo truyền thuyết, ngài đã nghi ngờ về giáo lý Công Giáo về Sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể. Ngay sau khi truyền phép, bánh thánh bắt đầu chảy máu. Quá kinh ngạc, ngài đã hoãn Thánh lễ và đi thẳng đến Orvieto, nơi Đức Giáo Hoàng Urban IV đang cư trú.

Đức Giáo Hoàng đã điều tra về bánh thánh kỳ diệu và khăn thánh đẫm máu (vải bàn thờ bằng vải lanh) và xác nhận tính xác thực của nó. Ngài đã thiết lập một lễ mới trong lịch phụng vụ: Lễ trọng kính Mình Máu Thánh Chúa Kitô thường được gọi là lễ Corpus Christi.

Phép lạ Thánh Thể ở Lanciano

Phép lạ Thánh Thể ở Lanciano, xảy ra tại vùng Abruzzo, là phép lạ nổi tiếng nhất trong Giáo Hội Công Giáo.

Phép lạ xảy ra vào thế kỷ thứ tám trong một nhà thờ do các tu sĩ Basilianô quản lý. Tương tự như ở Bolsena, một trong những linh mục đã nghi ngờ Sự Hiện Diện Thực Sự. Khi ngài đọc lời truyền phép, bánh thánh đã biến thành thịt, rượu thành máu. Thân thể mang hình dạng của một trái tim, và Máu đông lại thành năm giọt hình dạng không đều.

Năm 1970, phép lạ này đã được khoa học kiểm chứng. Các bác sĩ kết luận rằng phần thịt là mô tim người và máu là máu của người. Cả hai đều thuộc cùng nhóm máu AB.

Ngày nay, thánh tích được bảo quản trong một nhà thờ Phanxicô. Mặc dù thường khó để phân biệt chi tiết của các phép lạ Thánh Thể khác, Lanciano là độc nhất. Có thể đến gần nhờ một cầu thang ngay phía sau thánh tích. Thịt được bảo quản trong một mặt dây chuyền bằng bạc, các giọt máu trong một chén pha lê.

Phép lạ Thánh Thể ở Siena

Vào ngày 14 tháng 8 năm 1730, bọn trộm đã lấy trộm một hộp đựng bánh thánh bằng bạc từ một nhà thờ Phanxicô ở Siena. Hộp đựng bánh thánh chứa 351 bánh thánh đã được thánh hiến, nhiều bánh thánh đã được thánh hiến vì lễ Đức Mẹ Lên Trời vào ngày hôm sau. Ba ngày sau, những bánh thánh bị đánh cắp đã được tìm thấy trong một nhà thờ gần đó và được trả lại cho nhà thờ Phanxicô.

Các tu sĩ dòng Phanxicô xác minh rằng những chiếc bánh thánh này là bánh thánh bị đánh cắp. Năm thập niên sau, vào ngày 14 tháng 4 năm 1780, những chiếc bánh thánh này được kiểm tra và phát hiện là “không có bất kỳ sự thay đổi nào”.

Vào các năm 1789, 1889, 1815 và 1854, nhiều cuộc kiểm tra khác đã được tiến hành. Trong một lần, một số bánh thánh chưa được thánh hiến đã được niêm phong trong hộp thiếc trong 10 năm. Khi mở lại, ủy ban chỉ tìm thấy giun và các mảnh mục nát thay vì bánh thánh.

Trong một cuộc điều tra khác vào năm 1914, theo sáng kiến của Đức Giáo Hoàng Pius X, báo cáo cuối cùng nêu rõ:

Các hạt dường như được bảo quản tốt, không có bất kỳ dấu hiệu biến đổi hoặc nấm mốc nào, cũng không bị hư hỏng do sự biến đổi của sâu mọt hoặc các loại ký sinh trùng khác, thường thấy ở các sản phẩm bột mì.

Ngoài ra, tuyên bố còn nêu rõ:

Các hạt tạo nên một hiện tượng kỳ lạ, có liên quan phong phú, đảo ngược các định luật tự nhiên về bảo toàn vật chất hữu cơ. Đây là một sự kiện độc đáo được lưu giữ trong biên niên sử khoa học.

Năm 1980, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đến thăm Siena trong một chuyến viếng thăm mục vụ. Khi chứng kiến phép lạ, ngài đã thốt lên: “Đây là Sự Hiện Diện Thực Sự!”

Phép lạ Thánh Thể ở Cascia

Trong Thung lũng Valnerina của Umbria, gần thành phố nơi Thánh Bênêđíctô thành Nursia sinh ra, là Cascia. Trong khi hầu hết những người hành hương đến đó để tỏ lòng tôn kính Thánh Rita, sinh năm 1371 và qua đời năm 1447, bên dưới vương cung thánh đường lưu giữ hài cốt của thánh nữ vẫn còn lưu giữ một phép lạ Thánh Thể khác.

Vào năm 1330, một linh mục đang chuẩn bị đến thăm một giáo dân đang hấp hối không xa Siena. Ngài đã bất cẩn đặt một bánh thánh đã thánh hiến vào sách kinh nguyện của mình thay vì trong một hộp đựng bánh thánh. Khi đến nhà người đàn ông bệnh tật, ngài đã nghe ông xưng tội và ban phép xá giải cho ông. Khi mở sách kinh nguyện, ngài phát hiện ra bánh thánh đang chảy máu, cả hai trang đều dính đầy máu. Một trong những trang được bảo quản tại Cascia.

Phép lạ Thánh Thể ở Macerata

Phép lạ Thánh Thể ở Macerata theo mô hình ở Bolsena và Lanciano. Năm 1356, một linh mục đang cử hành Thánh lễ và nghi ngờ về Sự Hiện Diện Thực Sự. Trong khi truyền phép, máu tuôn ra từ bánh thánh đã truyền phép rơi vào chén thánh, cũng như trên khăn trải bàn thờ.

Sau thánh lễ, vị linh mục đã nhanh chóng báo cáo sự việc với Giám Mục, và vị Giám Mục đã mở một cuộc điều tra theo giáo luật.

Mặc dù các tài liệu điều tra không còn được lưu giữ do sự đàn áp của Napoleon, vải lanh vẫn được lưu giữ trong nhà thờ lớn của thành phố.

Mặc dù không ai biết được ý muốn của Chúa, có lẽ Người cho phép xảy ra những phép lạ Thánh Thể để chúng ta, giống như các linh mục nghi ngờ và Thánh Tôma, cũng có thể “thấy và tin”.


Source:National Catholic Register
 
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp nói với nhà lãnh đạo Công Giáo Ukraine: Cuộc đấu tranh của các bạn là cuộc đấu tranh cho Tự do của người Âu Châu
Đặng Tự Do
19:22 02/11/2024
Ngày 28 tháng 10, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk đã gặp gỡ Hội đồng Giám mục Pháp. Ngài đã được Đức Tổng Giám Mục Éric de Moulins-Beaufort, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp, chào đón.

“Cuộc đấu tranh của các bạn là cuộc đấu tranh cho Tự do của người Âu Châu” — Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp nói với Đức Cha Shevchuk.

Trong bài phát biểu của mình, Đức Tổng Giám Mục của Moulins-Beaufort đã nhắc lại chuyến thăm của phái đoàn giám mục Pháp đến Kyiv và các vùng lãnh thổ mới được giải phóng. “Chúng tôi nhớ những dấu vết của vỏ đạn và đạn pháo trên các tòa nhà, xe hơi và vô số các công trình khác, những câu chuyện đau lòng về sự ngược đãi mà những người bảo vệ đất nước của họ phải chịu đựng, và cảnh tượng vô số ngôi mộ trong nghĩa trang—rất nhiều sinh mạng trẻ tuổi đã mất đi.”

Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp nhấn mạnh rằng “Sự độc lập của Ukraine, không chỉ khỏi dự án của Liên Xô mà còn khỏi Nga, có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể nhân loại. Chúng tôi ở đây hôm nay để khẳng định một cách dứt khoát rằng cuộc đấu tranh của đất nước các bạn là cuộc đấu tranh cho tự do của chúng tôi, những người Âu Châu.”

Đức Hồng Y Sviatoslav bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Tổng Giám Mục Moulins-Beaufort vì lời mời, coi chuyến thăm Pháp của ngài là “chuyến thăm tri ân”. Nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương nhớ lại chuyến thăm Ukraine của Đức Tổng Giám Mục vào đầu cuộc chiến, lưu ý rằng ngài “đã đích thân chứng kiến những vết thương mới của người dân Ukraine và là một trong những nhà lãnh đạo Giáo hội đầu tiên phải đối mặt với những vết thương đó”.

Trong bài phát biểu trước các thành viên của Hội đồng Giám mục Pháp, Đức Hồng Y đã bày tỏ lòng cảm ơn vì sự đoàn kết của các vị với Ukraine và vì “Giáo Hội Công Giáo tại Pháp đã lên tiếng về cuộc chiến ở Ukraine, giúp chào đón những người tị nạn của chúng tôi và hỗ trợ họ hòa nhập đúng đắn vào xã hội của các bạn”.

Nhân dịp Đức Tổng Giám Mục Trưởng Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương đến thăm Paris, một cuộc triển lãm minh họa lịch sử của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương đã được tổ chức tại tiền sảnh của văn phòng Hội đồng Giám mục. “Mọi người đến đây sẽ được biết về sự kiên định của Giáo hội của các bạn, mà các bạn đã gìn giữ trong nhiều thế kỷ. Điều này củng cố hy vọng rằng người dân của các bạn sẽ tìm thấy vị trí xứng đáng của mình giữa các quốc gia Âu Châu khác, rằng người dân của các bạn có thể trở thành tấm gương về việc xây dựng nhà nước dựa trên công lý, sự thật, hòa bình và lòng thương xót”, Đức Tổng Giám Mục Moulins-Beaufort cho biết.

Vào cuối ngày đầu tiên của chuyến thăm chính thức tới Pháp, Đức Tổng Giám Mục Trưởng Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương cũng đã gặp Tổng Giám mục Laurent Ulrich của Paris.


Source:UGCC
 
Anh đã cấm biểu tình bên ngoài các phòng khám phá thai, nhưng cầu nguyện thầm lặng vẫn còn là một vấn đề tranh chấp
Đặng Tự Do
19:35 02/11/2024
Lệnh cấm biểu tình bên ngoài các phòng khám phá thai của Anh đã có hiệu lực vào thứ năm 31 Tháng Mười, mặc dù lệnh này vẫn để lại dấu hỏi về việc liệu những người biểu tình phản đối phá thai cầu nguyện trong im lặng có vi phạm pháp luật hay không.

Luật này áp dụng cho Anh và xứ Wales, cấm các cuộc biểu tình trong phạm vi 150 mét, hay 164 yard, tính từ các phòng khám. Scotland và Bắc Ireland, nơi tự đưa ra chính sách y tế, gần đây đã ban hành lệnh cấm tương tự.

Các quy định mới coi việc cản trở người khác sử dụng dịch vụ phá thai, “cố ý hoặc vô tình” tác động đến quyết định của họ hoặc gây ra “quấy rối, lo lắng hoặc đau khổ” là hành vi phạm tội. Người vi phạm sẽ bị phạt tiền, bất kể sự việc xảy ra cách phòng khám phá thai bao xa.

Quy định về vùng đệm đã được thông qua cách đây 18 tháng như một phần của Đạo luật Trật tự Công cộng của chính phủ Bảo thủ trước đây, nhưng những tranh cãi về việc liệu nó có áp dụng cho các cuộc biểu tình cầu nguyện trong im lặng hay không và sự thay đổi trong chính phủ vào tháng 7 đã khiến nó bị trì hoãn việc có hiệu lực.

Cơ quan Công tố Hoàng gia cho biết việc cầu nguyện thầm lặng gần phòng khám phá thai “không nhất thiết là hành vi phạm tội” và cảnh sát cho biết họ sẽ đánh giá từng trường hợp riêng lẻ.

Những người vận động chống phá thai và các nhóm tôn giáo cho rằng việc cấm các cuộc biểu tình cầu nguyện thầm lặng sẽ là sự xúc phạm đến quyền tự do tôn giáo. Nhưng những người vận động ủng hộ quyền phá thai cho rằng những người biểu tình chống phá thai thầm lặng là một mối đe dọa đối với người phụ nữ khi vào phòng khám.

Louise McCudden, nhà lãnh đạo bộ phận đối ngoại tại MSI Reproductive Choices tại Anh, một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ phá thai lớn nhất tại Anh, cho biết: “Thật khó để hiểu được tại sao bất kỳ ai chọn thực hiện lời cầu nguyện ngay bên ngoài phòng khám phá thai lại có thể lập luận rằng họ không cố gắng tác động đến mọi người - và có vô số lời chứng thực từ những người phụ nữ cho biết điều này khiến họ cảm thấy đau khổ”.

Vào tháng 3 năm 2023, các nhà lập pháp đã bác bỏ một thay đổi đối với luật do một số nhà lập pháp bảo thủ đề xuất, trong đó sẽ cho phép cầu nguyện thầm lặng trong vùng đệm. Các quy tắc cuối cùng là một sự thỏa hiệp có khả năng gây lộn xộn và có thể sẽ được thử nghiệm tại tòa án.

Bộ trưởng Bộ Tội phạm và Cảnh sát Diana Johnson cho biết bà “tin tưởng rằng các biện pháp bảo vệ mà chúng tôi đã áp dụng ngày hôm nay sẽ có tác động thực sự trong việc giúp phụ nữ cảm thấy an toàn hơn và có quyền tiếp cận các dịch vụ thiết yếu mà họ cần”.

Nhưng Giám mục John Sherrington của Hội đồng Giám mục Công Giáo Anh và xứ Wales cho biết chính phủ đã “có bước thụt lùi không cần thiết và không cân xứng” về quyền tự do tôn giáo.

Ngài cho biết: “Tự do tôn giáo bao gồm quyền thể hiện niềm tin riêng tư của một người ở nơi công cộng thông qua việc làm chứng, cầu nguyện và hoạt động bác ái, bao gồm cả bên ngoài các cơ sở phá thai”.

Phá thai không phải là vấn đề gây chia rẽ ở Anh như ở Hoa Kỳ, nơi quyền phá thai của phụ nữ đã bị hạn chế và bị cấm ở một số tiểu bang, kể từ khi Tòa án Tối cao lật ngược phán quyết mang tính bước ngoặt Roe kiện Wade vào năm 2022.

Phá thai đã được hợp pháp hóa một phần ở Anh theo Đạo luật phá thai năm 1967, cho phép phá thai đến 24 tuần thai nếu có hai bác sĩ chấp thuận. Phá thai muộn hơn được phép trong một số trường hợp, bao gồm cả trường hợp nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.

Nhưng những phụ nữ phá thai sau 24 tuần ở Anh và xứ Wales có thể bị truy tố theo Đạo luật về Tội phạm chống lại con người năm 1861.

Năm ngoái, một phụ nữ 45 tuổi ở Anh đã bị kết án 28 tháng tù vì đặt mua thuốc phá thai trực tuyến để gây sảy thai khi cô đang mang thai từ 32 đến 34 tuần. Sau khi phản đối, bản án của cô đã được giảm nhẹ.


Source:Washinton Post
 
Giám mục Missouri cấm các bài thánh ca có sai lầm về giáo lý hoặc tác giả có vấn đề
Đặng Tự Do
20:00 02/11/2024
Đức Cha W. Shawn McKnight của Jefferson City, Missouri, đã ban hành sắc lệnh cấm một số bài thánh ca do sai lầm về thần học hoặc do những người bị cáo buộc lạm dụng sáng tác.

Sắc lệnh, có hiệu lực từ ngày 24 tháng 10 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 11, cấm tất cả các tác phẩm của David Haas, linh mục quá cố Cesáreo Gabarain và Ed Conlin, tất cả đều bị cáo buộc lạm dụng tình dục một cách đáng tin cậy. Những lệnh cấm như vậy đã được áp dụng tại một số giáo phận Hoa Kỳ, với các cáo buộc chống lại cả ba nhà soạn nhạc nổi lên trong vài năm qua.

Ngoài ra, trong danh sách còn có 12 bài thánh ca cụ thể được Ủy ban Giáo lý của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ phát hiện là “có vấn đề về giáo lý”: “All Are Welcome” của Marty Haugen; “Ashes” của Tom Conry; “Bread of Life” của Bernadette Farrell; “Celtic Alleluia: Sending Forth” của Christopher Walker và Fintan O'Carroll; “Covenant Hymn” của Rory Cooney và Gary Daigle; “For the Healing of the Nations” của Fred Kaan, John Wade và Randall DeBruyn; “God Has Chosen Me” của Bernadette Farrell; “Halleluya! We Sing Your Praises”, một sáng tác ẩn danh của Nam Phi; “Led by the Spirit” của Bob Hurd; “Many and Great” của Linh mục dòng Phaolô Ricky Manalo; “Table of Plenty” của Dan Schutte; và “Three Days” của MD Ridge và Casey McKinley.

Cha Daniel Merz, chủ tịch ủy ban phụng vụ của giáo phận, nói với OSV News rằng sắc lệnh này xuất phát từ một sáng kiến bắt đầu cách đây khoảng bảy năm nhằm tạo ra một “tuyển tập các bài thánh ca chung” giữa các giáo xứ trong giáo phận.

Trong quá trình này, ủy ban nhận ra rằng “có một số bài thánh ca có lẽ không nên sử dụng”, ngài nói.

Nhiều bài bị cấm đã xuất hiện trong báo cáo năm 2020 của ủy ban giáo lý USCCB có tựa đề “Thánh ca Công Giáo phục vụ Giáo hội: Công cụ hỗ trợ đánh giá lời thánh ca”.

Báo cáo đó đưa ra hai nguyên tắc chính để xác định xem một bài thánh ca có phù hợp để sử dụng trong phụng vụ hay không: thứ nhất, liệu văn bản có phù hợp với giáo lý Công Giáo hay không; và thứ hai là liệu hình ảnh và từ vựng của bài thánh ca có “phản ánh phù hợp với cách sử dụng Kinh thánh và lời cầu nguyện phụng vụ công khai của Giáo hội” hay không.

Một số bài thánh ca phổ biến được phát hiện có những thiếu sót trong việc trình bày giáo lý Thánh Thể, đây là “nguyên nhân phổ biến nhất và nghiêm trọng nhất” gây lo ngại liên quan đến các bài hát này.

Những thiếu sót khác được Ủy ban giáo lý USCCB xác định liên quan đến việc trình bày giáo lý Ba Ngôi và giáo lý về Thiên Chúa và mối quan hệ của Ngài với con người.

Ngoài ra còn có những bài thánh ca coi Giáo Hội về cơ bản là một tổ chức của loài người, và những bài thánh ca cổ xúy quan điểm sai lầm về giáo lý của người Do Thái, và những lầm lạc về nhân chủng học Kitô giáo.

“Tất cả đều nhằm mục đích cung cấp định hướng và hướng dẫn tốt,” Cha Merz tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Catholic Missourian, tờ báo của Giáo phận Jefferson City, trong đó lưu ý rằng các nhạc sĩ của những bài hát bị phát hiện có thiếu sót có thể tự do sửa lại lời bài hát và gửi phiên bản mới cho Ủy ban Học thuyết của USCCB để xem xét.

“Chúng tôi muốn phát huy âm nhạc hay trong các nghi lễ phụng vụ của mình, vì chúng tôi nhận ra rằng âm nhạc là một phần quan trọng trong cách chúng ta thờ phượng Chúa và truyền bá đức tin”, vị linh mục, là cha xứ của Giáo xứ Trung tâm Thánh Thomas More Newman và Giáo xứ Thánh Tâm ở Columbia, Missouri, cho biết.

Một phần quan trọng của tiêu chuẩn giáo lý là thúc đẩy sự hiểu biết đầy đủ hơn về sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu Kitô trong Bí tích Thánh Thể.

“Một phần của mối quan tâm là rất nhiều bài hát mà chúng ta hát nhấn mạnh quá mức vào một chiều kích của Bí tích Thánh Thể,” Cha Merz nói với tờ The Catholic Missourian. Ví dụ, ngài trích dẫn việc nhấn mạnh vào các chiều kích cộng đồng và xã hội của Bí tích Thánh Thể, mà không nhấn mạnh đúng mức đến hy tế của Chúa Kitô và sự hiện diện thực sự của Người, cũng như nhu cầu hoán cải liên tục giữa mọi người rước lễ.

Cùng với các bài thánh ca bị cấm, sắc lệnh của Đức Cha McKnight cũng bao gồm việc chấp thuận bốn quy định về thánh ca Thánh lễ bao gồm việc hát trong Thánh lễ, bằng tiếng Anh hoặc tiếng La tinh; Thánh lễ Thánh Frances Cabrini của Kevin Keil, được tài liệu mô tả là sở hữu “sự vĩ đại” trong khi vẫn “có thể hát được” và “dễ tiếp cận với mục vụ”; Thánh lễ Sáng thế được Sửa đổi của Marty Haugen, “quen thuộc, dễ hát và vẫn được sử dụng rộng rãi”; và “Misa del Pueblo Inmigrante” của Bob Hurd, được chấp thuận “để sử dụng trong các phụng vụ song ngữ và tiếng Tây Ban Nha”.

Cha Merz nói với OSV News rằng trong những năm kể từ khi có “sự bùng nổ tuyệt vời về sáng tạo âm nhạc” sau Công đồng Vatican II, Giáo Hội “đã bắt đầu củng cố” và đánh giá chặt chẽ hơn về thánh ca của mình.

“Nhưng không phải với ý định ‘đàn áp mọi người’,” Cha Merz nói. “Thay vào đó, với ý định ‘khuyến khích những điều thực sự sẽ xây dựng Giáo Hội.’”

Ngài nói thêm: “Sự sáng suốt có tác dụng chữa lành”.


Source:American Magazine
 
Luyện ngục trông như thế nào?
Vũ Văn An
21:31 02/11/2024

Renata Sedmakova | Shutterstock


Theo Philip Kosloski của Aleteia, Luyện ngục không có bất cứ đặc điểm "vật lý" nào, nhưng Giáo hội có giải thích những gì chúng ta sẽ trải qua ở đó.

Luyện ngục là một trạng thái mầu nhiệm. Nhiều người có những câu hỏi về nó, chẳng hạn như, "Luyện ngục trông như thế nào?"

Vấn đề với bất cứ câu hỏi nào về thế giới bên kia là: chỉ những người đã trải qua nó mới có thể giải thích các thuộc tính của nó. Hầu hết chúng ta chưa từng có bất cứ trải nghiệm cận tử nào để có thể thoáng thấy những gì đang chờ đợi mình, vì vậy chúng ta dựa vào những gì Chúa đã nói với chúng ta qua Kinh thánh và giáo lý chính thức của Giáo hội.

Nói một cách chính xác, luyện ngục là một trải nghiệm tâm linh, là khúc dạo đầu cho Thiên đàng. Về cơ bản, sau khi chúng ta chết và trước khi cơ thể chúng ta được phục sinh, nhiều người trong chúng ta sẽ trải qua luyện ngục.

Thật khó để hiểu làm sao chúng ta có thể trải nghiệm điều gì đó mà không có thân xác, nhưng đó là một mầu nhiệm mà chúng ta chỉ có thể hiểu sau khi chết.

Sách Giáo lý Công Giáo giải thích về luyện ngục theo cách sau đây:

Tất cả những ai chết trong ân sủng và tình bạn của Chúa, nhưng vẫn chưa được thanh tẩy hoàn hảo, thực sự được đảm bảo về sự cứu rỗi vĩnh cửu của họ; nhưng sau khi chết, họ phải trải qua quá trình thanh tẩy, để đạt được sự thánh thiện cần thiết để bước vào niềm vui của thiên đàng. (SGLCGHCG 1030)

Giáo hội đặt tên Luyện ngục cho sự thanh tẩy cuối cùng này của những người được chọn. (SGLCGHCG 1031)

Nơi thanh tẩy

Trên hết, luyện ngục là nơi thanh tẩy. Các vị thánh có những miêu tả khác nhau về nó, nhiều miêu tả trong số này bao gồm một số loại đau đớn. Đó là một loại đau đớn tạm thời, chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn cho đến khi chúng ta có thể tiến tới Thiên đàng.

C.S. Lewis (mặc dù không phải là người Công Giáo) đã đưa ra một mô tả sâu sắc (và hài hước) về Luyện ngục giúp chúng ta hiểu tại sao chúng ta cần nó. Ông viết trong The Great Divorce:

“Linh hồn chúng ta đòi hỏi Luyện ngục, phải không? Chẳng phải sẽ rất đau lòng nếu Chúa nói với chúng ta rằng, ‘Đúng vậy, con trai của ta, hơi thở của con có mùi hôi và quần áo của con dính đầy bùn và chất nhờn, nhưng chúng ta ở đây rất nhân từ và không ai sẽ khiển trách con về những điều này, hay ngăn cản con. Hãy vào trong niềm vui?’ Chúng ta không nên trả lời rằng, ‘Với sự phục tùng, thưa ngài, và nếu không có sự phản đối nào, con muốn được thanh tẩy trước.’ ‘Có thể đau, con biết đấy’—mặc dù vậy, thưa ngài.”

Nó có thể được mô tả như một "phòng rửa ráy" trước khi đến Tiệc cưới của Chiên Con.

Tuy nhiên, mọi phép so sánh hay minh họa đều không bao giờ có thể so sánh với luyện ngục là gì và nó sẽ "trông" như thế nào đối với "đôi mắt" của tâm hồn chúng ta.

Tin tốt lành cho chúng ta là một khi đã đến luyện ngục, hướng duy nhất chúng ta có thể đi là đi lên!

Luyện ngục ở đâu trong Kinh thánh?

John Martignoni cũng trên tạp chí Aleteia, xuất bản ngày 22/06/15, trả lời một luận điệu Thệ Phản cho rằng đức tin Công Giáo về Luyện ngục không có trong Kinh thánh, đã trích dẫn 2Sa-muen 12:13-18: “David nói với Nathan, ‘Tôi đã phạm tội với Chúa.’ Nathan nói với David, ‘Chúa cũng đã xóa tội cho ngài; ngài sẽ không phải chết. Tuy nhiên, vì việc này, ngài đã hoàn toàn khinh thường Chúa, đứa trẻ sinh ra cho ngài sẽ phải chết.’ Và Chúa đã đánh đứa trẻ mà vợ của Uriah sinh ra cho David, và nó bị bệnh… Đến ngày thứ bảy, đứa trẻ chết”

Để nói rằng nguyên tắc Kinh thánh Công Giáo số 1 – vẫn có hình phạt cho tội lỗi ngay cả sau khi một người đã được tha thứ.

Ông lại trích dẫn Khải huyền 21:27, “Nhưng không có gì ô uế được vào đó…” Thành Giêrusalem mới – Thiên đàng.

Để nói rằng nguyên tắc Kinh thánh Công Giáo số 2 – không có gì ô uế, không có gì mang vết nhơ tội lỗi, sẽ được vào Thiên đàng.

Rồi ông trích Mátthêu 5:48, “Vậy các ngươi phải nên trọn hảo như Cha các ngươi trên trời là Đấng trọn hảo.”

Để nói rằng: đó là vì Nguyên tắc số 2 – không có gì ô uế sẽ được vào Thiên đàng.

Ngoài ra, Thư Do Thái 12:22-23 dạy, “Nhưng các ngươi đã đến núi Zion và đến thành của Đức Chúa Trời hằng sống, tức là Giêrusalem trên trời… và đến một thẩm phán là Đức Chúa Trời của mọi người, và đến các linh hồn của những người công chính đã được nên trọn vẹn…”

Câu này muốn nói: các linh hồn của những người công chính đã được nên trọn hảo. Do đó, đó là nguyên tắc Kinh thánh Công Giáo số 3 – có một cách, một quá trình, qua đó các linh hồn của “người công chính” được “nên trọn vẹn.”

1 Cô-rinh-tô 3:13-15 nói đến lửa thử nghiệm: “… công việc của mỗi người sẽ được tỏ ra; vì Ngày [ngày phán xét] sẽ phơi bày công việc đó, vì nó sẽ được tỏ ra bằng lửa, và lửa sẽ thử nghiệm loại công việc nào mà mỗi người đã làm. Nếu công việc mà bất cứ người nào đã xây dựng trên nền tảng tồn tại, người đó sẽ nhận được phần thưởng. Nếu công trình của bất cứ ai bị thiêu rụi, người đó sẽ phải chịu mất mát, mặc dù chính người đó sẽ được cứu, nhưng chỉ qua lửa.” Đâu là nơi này mà một người, sau khi chết, phải chịu mất mát, như qua lửa, nhưng vẫn được cứu. Địa ngục? Không, một khi bạn ở trong Địa ngục, bạn sẽ không thoát ra được. Thiên đàng? Không, bạn không phải chịu mất mát trên Thiên đàng.

Mt 12:32, “Và bất cứ ai nói một lời chống lại Con người sẽ được tha thứ; nhưng bất cứ ai nói phạm đến Chúa Thánh Thần sẽ không được tha thứ, cả trong thời đại này lẫn trong thời đại sắp tới.” Câu này rõ ràng ngụ ý có sự tha thứ trong thời đại sắp tới. Bạn có thể đến đâu để được tha thứ trong thời đại sắp tới? Thiên đường? Bạn không cần sự tha thứ. Địa ngục? Không có sự tha thứ. Do đó có nguyên tắc Kinh thánh Công Giáo số 4 – có một nơi, hoặc trạng thái tồn tại, ngoài Thiên đường hay Địa ngục.

Bây giờ, chúng ta hãy tóm tắt bốn nguyên tắc Kinh thánh này: Có sự trừng phạt cho tội lỗi ngay cả sau khi một người đã nhận được sự tha thứ. Chúng ta phải hoàn hảo như Chúa Cha là Đấng hoàn hảo, vì không có điều gì ô uế sẽ được vào Thiên đàng. Có một cách nào đó, hoặc quá trình, mà qua đó các linh hồn của người công chính được trở nên hoàn hảo. Có một nơi ngoài Thiên đường hay Địa ngục, nơi bạn có thể chịu mất mát, nhưng vẫn được cứu rỗi, nhưng phải qua lửa; và nơi bạn có thể được tha thứ tội lỗi từ thời trước. Tất cả đều dẫn đến một kết luận tất yếu – giáo lý Công Giáo về Luyện ngục thực sự là Kinh thánh.

Ai sẽ xuống luyện ngục sau khi chết?

Renata Sedmakova | Shutterstock


Philip Kosloski trở lại với câu hỏi trên. Ông trả lời:

Luyện ngục không dành cho tất cả những người chết, mà chỉ dành cho những linh hồn cần được thanh tẩy và chuẩn bị thêm cho Thiên đàng.

Giáo lý Công Giáo đưa ra định nghĩa sau:

Tất cả những ai chết trong ân sủng và tình bạn của Chúa, nhưng vẫn chưa được thanh tẩy hoàn hảo, thực sự được đảm bảo về sự cứu rỗi vĩnh cửu của họ; nhưng sau khi chết, họ phải trải qua quá trình thanh tẩy, để đạt được sự thánh thiện cần thiết để bước vào niềm vui của thiên đàng
(SGLCGHCG1030)

Bách khoa toàn thư Công Giáo đưa ra một định nghĩa tương tự, gọi luyện ngục là "một nơi hoặc điều kiện trừng phạt tạm thời dành cho những người, khi rời khỏi cuộc sống này trong ân sủng của Chúa, không hoàn toàn thoát khỏi những lỗi lầm nhẹ, hoặc chưa trả hết sự đền bù do những vi phạm của họ gây ra."

Về cơ bản, trạng thái này dành riêng cho những người muốn vào cổng Thiên đàng, nhưng vẫn còn một số ràng buộc với những thứ trần tục.

Một số người đã sử dụng ví dụ sau. Khi chịu phép rửa tội, chúng ta được trao một tấm áo trắng và khi chết, chúng ta phải dâng lên Chúa tấm áo trắng đó mà không bị vấy bẩn. Tuy nhiên, nếu tấm áo đó vẫn còn một vài vết bẩn, thì cần phải được thanh tẩy. Trong ví dụ này, luyện ngục giống như một tiệm giặt ủi hơn, nơi bạn đến để thanh tẩy tấm áo trắng đó.

Những linh hồn có thể dâng tấm áo trắng đó mà không có bất cứ vết bẩn hoặc nếp nhăn nào thì có thể vào Thiên đàng ngay lập tức.

Mặt khác, những linh hồn không muốn ở trong sự hiện diện của Chúa và những người tự do từ chối Người không được phép vào luyện ngục và tự do lựa chọn vào Địa ngục.

Luyện ngục không phải là nơi mà mọi người đều đến, nhưng nó tồn tại thông qua Lòng thương xót của Chúa, người ban cho chúng ta một trạng thái để vượt qua, nơi chúng ta có thể được thanh tẩy trước khi đạt đến vinh quang của Thiên đàng.

Luyện ngục là một nơi hay một quá trình?

Renata Sedmakova | Shutterstock


Cũng Philip Kosloski của Aleteia năm 2022 đã trích dẫn Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, người đã nói rằng luyện ngục không phải là một nơi vật chất, mà là một quá trình thanh tẩy.

Khi tưởng tượng về thế giới bên kia, người ta có thể nghĩ rằng luyện ngục là một "nơi" hoặc "vị trí" cụ thể, nơi tất cả các linh hồn được gửi đến trước khi vào Thiên đàng.

Tuy nhiên, Giáo Hội Công Giáo dạy rằng luyện ngục không phải là một "nơi", mà là một "quá trình".

Thánh Gioan Phaolô II đã giảng giáo lý về luyện ngục trong một buổi tiếp kiến chung năm 1999, giải thích những gì Giáo hội dạy về luyện ngục.

Sự thanh tẩy phải hoàn toàn, và thực sự đây chính là ý nghĩa của giáo lý Giáo hội về luyện ngục. Thuật ngữ này không chỉ một nơi chốn, mà là một điều kiện tồn tại. Những ai, sau khi chết, tồn tại trong trạng thái thanh tẩy, đã ở trong tình yêu của Chúa Kitô, Đấng xóa bỏ khỏi họ những tàn dư của sự bất toàn.

Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo cũng cẩn thận không dán nhãn luyện ngục là một "nơi chốn", mà chỉ nói về quá trình.

Tất cả những ai chết trong ân sủng và tình bạn của Chúa, nhưng vẫn chưa được thanh tẩy hoàn hảo, thực sự được đảm bảo về sự cứu rỗi vĩnh cửu của họ; nhưng sau khi chết, họ phải trải qua quá trình thanh tẩy, để đạt được sự thánh thiện cần thiết để bước vào niềm vui của thiên đàng.

Giáo hội đặt tên Luyện ngục cho sự thanh tẩy cuối cùng này của những người được chọn. SGLCGHCG 1030-1031

Luyện ngục, mặc dù có vẻ như là nơi các linh hồn đến, nhưng thực ra phức tạp hơn nhiều, mặc dù chúng ta sẽ không bao giờ biết đầy đủ về nơi đó cho đến khi chúng ta tự mình trải nghiệm.

Thánh John Henry Newman đưa ra viễn cảnh an ủi về luyện ngục

Shutterstock


Cha Patrick Briscoe, OP cũng trên Aleteia xuất bản ngày 11/06/20, viết rằng Thay vì ngọn lửa thanh tẩy, vị thánh này cho chúng ta thấy một hồ nước khi chúng ta được bao bọc trong vòng tay của các thiên thần.

Chúng tôi không muốn anh chị em không biết, thưa anh chị em, về những người đã ngủ, để anh chị em không phải đau buồn như những người khác, những người không còn hy vọng.

Vì nếu chúng ta tin rằng Chúa Giêsu đã chết và sống lại, cũng vậy, qua Chúa Giêsu, Thiên Chúa sẽ mang theo những người đã ngủ.

Thánh John Henry Newman, người Anh giáo trở lại Công Giáo và là bậc thầy về đời sống tâm linh, đã viết một số lượng lớn các tác phẩm thần học tuyệt vời. Một ấn bản trong bộ sưu tập các tác phẩm của Newman trải dài 31 tập! Bài giảng và hiểu biết thần học của ngài vô cùng phong phú và là bằng chứng về một người đã dành cả cuộc đời để tìm kiếm sự khôn ngoan.

Bài đọc đầu tiên hôm nay cho chúng ta biết rằng sự khôn ngoan là "Rực rỡ và không bao giờ phai nhạt" và rằng sự khôn ngoan "dễ dàng được nhận ra bởi những ai yêu mến nó, và được tìm thấy bởi những ai tìm kiếm nó" (Kn 6:12).

Newman theo đuổi sự khôn ngoan, tìm cách thăm dò chiều sâu của mầu nhiệm, tìm cách biết Chúa và nhận ra các thiết kế của Người trong mọi sự.

Việc theo đuổi sự khôn ngoan của Ki-tô hữu không giống như cố gắng giành chiến thắng trong trò chơi Jeopardy. Sự khôn ngoan không chỉ đơn thuần là biết một loạt các sự kiện, bất kể kiến thức đó có thể đáng kinh ngạc đến mức nào. Sự khôn ngoan là về sự kết hợp của tất cả mọi sự vào kế hoạch của Chúa. Đối với Ki-tô hữu, khôn ngoan có nghĩa là hiểu được cách Chúa Kitô đang hành động, cứu chuộc và yêu thương.

Không chỉ là bậc thầy về thần học, Newman còn là một nhà thơ tài năng. Bài thơ của Newman mà tôi yêu thích, "Giấc mơ của Gerontius", kể câu chuyện về hành trình của một linh hồn sau khi chết. Bài thơ mở đầu bằng cái chết của Gerontius, sau đó kể lại trải nghiệm của ông khi xuất hiện trước tòa án của Chúa Kitô. Được thiên thần hộ mệnh dẫn dắt, trong suốt bài thơ, Gerontius được củng cố bởi những lời cầu nguyện của một linh mục (người đã chăm sóc ông khi ông hấp hối) và những người bạn của ông.

Bài thơ thành công vì nó vật lộn với câu hỏi mà mọi người đều phải hỏi: Tôi sẽ ra sao khi tôi chết? Đối với Newman, câu trả lời được hướng dẫn bởi khôn ngoan: Mọi sự đều được hoàn thiện trong Chúa Kitô.

Tất nhiên không phải ai cũng nhìn nhận theo cách này. Thời đại Victoria của Newman bị ám ảnh bởi chủ nghĩa hư vô và bóng tối. Nó không khác mấy so với thời đại của chúng ta. Trong bài thơ của mình, Newman đặt những con quỷ vào phòng xử án. Khi Gerontius đi qua, ông nghe thấy chúng chế giễu Chúa Kitô. Quỷ dữ nói,

Đức hạnh và thói hư,
Sự giả vờ của kẻ gian,
Tất cả đều như nhau;
Ha! ha!
Nỗi sợ lửa địa ngục,
Ngọn lửa độc,
Lời cầu xin của kẻ hèn nhát.


Tại sao phải sống tốt? Tại sao phải phấn đấu cho một cuộc sống thánh thiện? Theo quỷ dữ, những người có đức tin tự an ủi mình bằng những câu chuyện về thế giới bên kia vì họ quá sợ phải đối diện với bất cứ điều gì khác. Họ gọi câu chuyện của Ki-tô giáo về cuộc sống sau khi chết là "lời cầu xin của kẻ hèn nhát". Thiên thần hộ mệnh của Gerontius an ủi ông, đưa ra lời xoa dịu trước tiếng hú của quỷ dữ.

Bài thơ làm sáng tỏ sự căng thẳng của cuộc sống ở phía bên này của cõi vĩnh hằng. Như Thánh Phaolô đã nói, "bây giờ chúng ta thấy lờ mờ như trong gương" (1 Cô-rinh-tô 13:12). Chúng ta không nhìn thấy mọi thứ rõ ràng ngay bây giờ. Nhưng chúng ta sẽ thấy. Đây là lời dạy của Ki-tô giáo. Trong cuộc sống mai sau, trong cuộc sống của đoàn thiên binh, chúng ta sẽ vui mừng khi được nhìn thấy Chúa trực diện. Tầm nhìn của chúng ta sẽ hoàn thiện.

Tuy nhiên, để chuẩn bị cho viễn tượng như vậy, tâm hồn chúng ta phải được thanh tẩy. Đây là giáo lý Công Giáo về luyện ngục. Để được chuẩn bị, những hậu quả còn sót lại của tội lỗi chúng ta phải được rửa sạch. Sách Giáo lý Công Giáo diễn đạt theo cách này, nói rằng: “Tất cả những ai chết trong ân sủng và tình bạn của Thiên Chúa, nhưng vẫn chưa được thanh tẩy hoàn toàn, thực sự được đảm bảo về sự cứu rỗi vĩnh cửu của họ; nhưng sau khi chết, họ phải trải qua quá trình thanh tẩy, để đạt được sự thánh thiện cần thiết để bước vào niềm vui của thiên đàng” (SGLCGHCG, 1030).

Trong khi một số người suy đoán rằng hành động thanh tẩy của luyện ngục sẽ giống như một sự thanh tẩy bằng lửa, Newman thích phép rửa tội, tức là hình ảnh rửa sạch. Trong những khổ thơ cuối của bài thơ, Gerontius đến bờ hồ, đó là viễn tượng của Newman về luyện ngục. Thiên thần hộ mệnh của Gerontius nói với ông,

Nhẹ nhàng và dịu dàng, linh hồn được cứu chuộc,
Trong vòng tay yêu thương nhất của ta, giờ đây ta ôm lấy ngươi,
Và, trên dòng nước trừng phạt, khi chúng lăn tăn,
Ta nâng ngươi lên, và ta hạ ngươi xuống, và giữ ngươi.


Đối với những linh hồn trong luyện ngục, thời gian này là thời gian hy vọng. Họ háo hức chờ đợi buổi sáng, khi được rửa sạch vết nhơ tội lỗi, họ sẽ được chào đón vào thiên đàng. Bài hát của họ được đánh dấu bằng sự tin tưởng vào lòng thương xót của Chúa và khao khát được bước vào "sân của ánh sáng". Một lần nữa, Thiên thần hộ mệnh đảm bảo với Gerontius,

Các thiên thần, những người được giao nhiệm vụ sẵn lòng chấp nhận sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng và ru ngủ ngươi, khi ngươi nằm xuống;
Và các thánh lễ trên trái đất, và những lời cầu nguyện trên thiên đàng,
Sẽ giúp ngươi tại ngai Đấng Tối Cao.

Gerontius không đơn độc! Sự hiệp thông của các Ki-tô hữu trong cuộc hành hương trần thế và lời cầu nguyện của các thánh trên thiên đàng nâng đỡ ông, khi ông được rửa sạch và chuẩn bị để bước qua cổng thiên đàng.

Mặc dù lời nói này có vẻ điên rồ đối với một số người, nhưng đó là cốt lõi của sự khôn ngoan của Ki-tô giáo. Bằng sự đau khổ và cái chết của mình, Chúa Giê-su đã hoàn thành công việc cứu chuộc chúng ta. Vinh quang của thập giá là ở đây và bây giờ, và trong cuộc sống mai sau, mọi nỗi đau và nỗi buồn đều có thể được thay đổi. Chúng ta sẽ được chữa lành bằng cách tuân theo thập giá của Chúa Giê-su.

Các Ki-tô hữu chúng ta không đau buồn như những người khác. Tràn đầy hy vọng mà sự khôn ngoan mang lại, chúng ta mong chờ ngày Chúa Kitô sẽ làm sống lại những người thân yêu của chúng ta đã ngủ. Hãy để hy vọng này làm sống động những lời cầu nguyện của chúng ta cho người chết và giúp chúng ta sống ở đây và bây giờ cho những gì sắp đến.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Giỗ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Bào Đệ tại Melbourne Năm 2024.
Trần Văn Minh
02:50 02/11/2024
Melbourne, vào lúc 10 giờ sáng Thứ Bảy 2/11/2024. Tại Nhà thờ Thánh Giuse số 46 Otter St. Vùng Collingwood. Cộng đoàn Công Giáo Thánh Gioan Hoan cùng Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Melbourne, đã tổ chức dâng Thánh lễ đồng tế lễ giỗ và cầu nguyện cho Các Đẳng Linh Hồn và cách riêng cầu cho Cố Tổng Thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm và Bào đệ là Ông Cố vấn Giacobe Ngô Đình Nhu.

Xem hình

Cô Tuyết Mai đại diện cộng đồng đã giới thiệu Ông Nguyễn Cao Ánh, đại diện cho Ban mục vụ Cộng đoàn Thánh Gioan Hoan, lên giới thiệu quan khách và chào mừng quý cha, quý quan khách cùng đông đảo đồng bào về dâng lễ tưởng niệm.

Thánh lễ do Linh mục Anthony Nguyễn Ngọc Dũng SDB. và Cha Peter Hoàng Kim Huy SDB đồng tế. Ca đoàn Cung Chiều phụ trách Thánh Ca và phụng vụ lời Chúa qua các bài đọc và đáp ca. Đông đảo đồng bào không kể tôn giáo, tuổi tác đã đến dâng lễ và thắp nến tưởng nhớ. Phía quan khách chúng tôi nhận thấy có: Ông Nguyễn Quang Duy đại diện Cộng đồng Người Việt Tự Do Tiểu Bang Victoria. Bà Phượng Vỹ. Ông An Tôn Trương Tấn Phát Đại diện Công đồng Công Giáo Việt Nam. Ông Đăng Văn Đạt đại diện cho Hội Cựu Quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và các đại diện các hội đoàn đoàn thể trong cộng đồng.

Trước khi cử hành thánh lễ, hai vị linh mục đã đến thắp hương trước di ảnh của Cố Tổng thống đặt trên khu bên trái bàn thờ, được trang trí tuy đơn sơ nhưng thật trang trọng, với cờ Úc Việt và cờ Hội thánh.

Trong bài chia sẻ Tin Mừng Linh mục Hoàng Kim Huy ngỏ lời trước toàn thể mọi người rằng: Mấy lúc gần đây, dư luận đã rộ lên tìm về tiểu sử của Ngô Tổng Thống. Phải chăng, những tấm gương sống, qua việc điều hành đất nước, những phát biểu mang tính cách tiên tri của Ngài. Nhất là xã hội hiện nay đang đi xuống ở mọi lãnh vực! Đã khiến người ta nhớ đến một vị anh hùng hy sinh vì quốc gia, dân tộc của lịch sử cận đại mà tiếc nuối.

Ngày Lễ Các Linh Hồn, và cũng là ngày giỗ của Cố Tổng Thống. Linh mục Hoàng Kim Huy đã chia sẻ về ngày Lễ Các Đẳng Linh hồn, đang mong những lời cầu nguyện của chúng ta, những người còn sống. Linh mục đã khéo ví von vào chính cuộc sống của những người đang ở Úc, nhớ lại những ngày đầu để đến Úc nơi mong đợi của biết bao nhiêu người, mà để đến được chúng ta phải chiến đấu để đi vượt biên, nếu thoát thì chúng ta đến được nơi tạm dung, đợi để được thanh lọc, mong được giúp đỡ từ gia đình, từ những người đi trước giống như các linh hồn đang phải thanh luyện, cần đến những lời cầu nguyện từ chúng ta giúp đỡ, để mau được thoát khỏi nơi thanh luyện mà về nơi hằng mong ước là nước thiên đàng.

Cũng nhân ngày giỗ của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Linh mục Huy đã cho biết cha đã sinh sau ngày Cố TT. Ngô Đình Diệm và bào đệ bị thảm sát! Và để biết về cuộc đời của cố tổng thống, linh mục đã phải tìm tòi và đọc trong các tài liệu về cuộc đời của Ngô Tổng Thống. Những sử liệu đã được bạch hóa, không có những điều mà báo chí đã cố tình bôi nhọ, viết sai lệch để hướng dư luận về một vị tổng thống với nhiều lỗi lầm. Và thời gian đã chứng minh về lòng yêu nước, yêu dân tộc, không muốn bị đô hộ và bị thuộc hạ thảm sát. Nhất là Ngài đã sống đời sống đức tin Công Giáo mạnh mẽ của Cố Tổng Thống tin vào Thiên Chúa.

Cuối lễ, Ông An Tôn Trương Tấn Phát đã lên cảm ơn hai cha, Ban mục vụ Cộng đoàn Thánh Gioan Hoan đã tạo điều kiện và cùng chung tay tổ chức thật tốt đẹp buổi lễ hôm nay. Cảm ơn quý khách. Mọi người được mời lên thắp nến, Nhìn những cụ già phải đẩy xe lăn vừa đi vừa thương khóc vị lãnh tụ kính yêu, cùng nhận mỗi người một cây nến nhỏ, trong khi Ca đoàn Cung Chiều đã cất tiếng ca bài ca Kinh Hòa Bình của Thánh Phaxico, kết thúc buổi lễ cầu nguyện và tưởng niệm.

Trong một ngày thời tiết Melbourne tuyệt đẹp, một bữa tiệc trà nhẹ đã sẵn sàng mời mọi người đứng quanh bàn để uống trà, hàn huyên ngay trên sân nhà thờ. Trời nắng ấm của ngày cuối Xuân, đầu mùa Hạ và những câu chuyện về cuộc đời của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, nghe lại gương hy sinh, làm ấm áp thêm tình đồng bào.



 
Lễ Cầu cho Các Đẳng Linh hồn Thứ Bảy 2/11/2024, tại Nghĩa Trang Rookwood Lidcombe 10g sáng. Sydney
Khanh Lai
20:29 02/11/2024
Lễ Cầu cho Các Đẳng Linh hồn Thứ Bảy 2/11/2024, tại Nghĩa Trang Rookwood Lidcombe 10g sáng. Sydney

Xem hình:

Hôm nay 2/11/2024, ngày lễ tưởng nhớ và cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời. Ngày lễ được cử hành vào ngày 2 tháng 11 hằng năm ngay sau ngày Lễ Các Thánh, rất đông anh em giáo dân tới tham dự Thánh Lễ hôm nay, dù thời tiết rất xấu có mưa, họ tới nơi đây để thăm viếng và cầu nguyện cho Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ, Anh Chị Em, hoặc người thân trong gia đình, bạn bè mà trước đây họ cũng cùng tham dự các thánh lễ nhưng họ đã đi trước, không còn sinh hoạt với chúng ta nữa. Đây là ngày dành cho cầu nguyện và tưởng nhớ những người đã qua đời, những người được xem là đang ở trong luyện ngục. Những lời cầu nguyện của các tín hữu trên trần thế sẽ góp phần giúp tẩy rửa những linh hồn này. Nhiều anh chị em cũng tới sớm đặt hoa, nến, ảnh, hay vật lưu niệm, nhất là thắp một nén nhang cho linh hồn người thân thêm ấm cúng trong tưởng nhớ.

Ðể góp phần tìm hiểu ý nghĩa Phụng Vụ Lễ Các Linh Hồn, ngày 2 tháng 11, chúng ta cùng tìm hiểu giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo.Theo Francis Mershman, lễ tưởng nhớ các tín hữu đã qua đời được Giáo hội mừng vào ngày 2.11. Căn bản thần học về lễ này dựa vào niềm tin rằng: Những ai chết trong ân sủng và trong ơn nghĩa của Thiên Chúa, nhưng chưa được thanh tẩy cách trọn vẹn, thì tuy được bảo đảm về ơn cứu độ muôn đời của mình, vẫn phải chịu một sự thanh luyện sau khi chết, hòng đạt được sự thánh thiện cần thiết để bước vào niềm vui thiên đàng. Giáo hội gọi luyện ngục là sự thanh luyện sau cùng này của các người được chọn, hoàn toàn khác với hình phạt của những kẻ bị án phạt. Khi trình bày giáo lý của đức tin về Luyện Ngục tại Công Ðồng Florencia và Trento, cũng như dựa vào một số bản văn Thánh Kinh (1 Cr 3, 15; 1 Pr 1, 7), Giáo hội nói đến một thứ lửa thanh luyện như sau: "Ðối với một số lỗi lầm nhẹ, ta phải tin có một thứ lửa thanh tẩy trước ngày Phán Xét theo như những gì mà Ðấng là Chân Lý đã dạy.." (Giáo Lý, 1030-1031).

Vào thời Giáo hội tiên khởi, người Công Giáo có thói quen ghi tên các giáo hữu đã qua đời vào danh sách những người đã ra đi, để tưởng nhớ và cầu nguyện cho họ. Các Dòng Bênêđictô có nghi thức tưởng nhớ đến các thành viên tu sĩ đã qua đời. Tại Tây-ban-nha, có ngày cầu cho các linh hồn vào Chúa Nhật 2 Mùa Chay, hoặc Thứ Bảy trước Lễ Hiện Xuống. Tại Ðức, từ khoảng cuối thế kỷ 10, có lễ cầu hồn vào 1.10. Lễ này được Giáo hội chấp thuận.

Khởi đầu từ tu viện Cluny, năm 1080, các tu hội Bênêđictô mỗi năm dành một ngày cầu cho Các Ðẳng Linh Hồn. Sau đó, lễ này lan qua Bỉ, Pháp, Ý vào ngày 15.10 và chuyển đến ngày 2.11. Riêng tại Tây- ban-nha, Bồ-đào-nha và Châu Mỹ La-tinh, ngày 2.11, các linh mục làm ba lễ. Giáo hữu trình thỉnh nguyện thư xin tổ chức lễ cầu hồn trong toàn thể Giáo Hội hoàn vũ và Ðức Giáo Hoàng Leo XIII (1878-1903) ban chỉ thị làm lễ Cầu Hồn "Requiem" cho Các Ðẳng.

Lúc 10g sáng Cộng Đồng Công Giáo VN - TGP Sydney cử hành Thánh Lễ tại Nghĩa Trang Rookwood Lidcombe, nơi mà rất đông tín hữu đã được an nghỉ tại đây. Trong Thánh Lễ đồng tế hôm nay có cha Remy Bùi Sơn Lâm, Tuyên Úy Trưởng, Lm. Paul Chu Văn Chi Tuyên Úy, Lm. Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Tuyết Tuyên Úy, và Lm. Phêrô Trần Văn Trợ Tuyên Úy, cha khách Nguyễn Văn Xưa Tuyên Úy CĐCGVN Parramatta.

Trước Thánh Lễ là nghi thức làm phép Thánh, và sau đó Quý Cha đi rảy nước thánh lên từng ngôi mộ, nơi an nghỉ của rất đông giáo dân. Vì khu đất Nghĩa Trang khá rộng nên Quý Cha đi từng hàng, trong lúc ca đoàn hát Thánh Ca cầu hồn.

Trong khi lễ thì trời đổ mưa, nhưng đa số giáo dân mang theo dù, và họ cứ ngồi tại chỗ tham dự Thánh Lễ. Thánh Lễ rất trang trọng và tôn nghiêm. Sau Thánh Lễ ông Chủ Tịch CĐCGVN Giuse Nguyễn Ngọc Khiêm có đôi lời cám ơn Quý Cha và các cộng sự viên đã tích cực công tác cho Thánh Lễ hoàn tất tốt đẹp.

Sau lời ban phép lành của Quý cha Tuyên Úy, và mọi người cùng các cha đọc kinh Lạy Cha và kinh Tin Kính cầu nguyện cho các linh hồn.

Khanh Lai tường trình
 
VietCatholic TV
Mới nhất - Lực lượng tinh nhuệ Bắc Hàn ra quân: 40 tử trận ngay trận đầu. Số còn lại cắm đầu chạy
VietCatholic Media
02:22 02/11/2024


1. Ukraine ĐÃ xóa sổ 40 binh lính ‘tinh nhuệ’ Bắc Hàn trong cuộc xâm lược Kursk – vài ngày sau khi họ gia nhập lực lượng của Putin

Theo tờ The Sun của Vương Quốc Anh, quân đội Ukraine đã tiêu diệt ít nhất 40 binh lính “tinh nhuệ” Bắc Hàn được Vladimir Putin điều động để giành lại vùng lãnh thổ Kursk bị ông xâm lược.

Một trong những người lính Bắc Hàn còn sống sót cho biết Nga đã “phản bội” và “lừa dối họ” để chiến đấu chống lại Ukraine

Sự việc này xảy ra chỉ vài ngày sau khi hàng ngàn binh lính từ Bình Nhưỡng được gửi sâu vào lãnh thổ Nga để giúp Mạc Tư Khoa giành chiến thắng trong cuộc chiến đẫm máu với Ukraine.

Putin độc ác và nhà độc tài tàn nhẫn Kim Chính Ân đã xây dựng mối quan hệ chặt chẽ để hình thành nên cái được gọi là “Trục ma quỷ” chống lại phương Tây.

Kẻ bạo chúa béo phì này hiện đang cam kết giúp đỡ Putin để giành lại Kursk trong bối cảnh trùm mafia Nga đang mất đi số lượng quân lính kỷ lục.

Ông đã gửi 10.000 quân để giúp họ chống lại quân đội Kyiv ở khu vực Kursk và giành chiến thắng trong “cuộc thánh chiến”.

Tuy nhiên, đã có tới 40 binh lính Bắc Hàn thiệt mạng trong cuộc giao tranh đầu tiên với quân đội Ukraine ở Kursk.

Một người sống sót bị thương nặng hiện đang được điều trị tại bệnh viện dã chiến cho biết: “người Nga đã hối thúc chúng tôi tấn công”, nhưng quân đội Ukraine đã “chống trả bằng pháo binh và máy bay điều khiển từ xa”.

Nói về vụ tấn công đẫm máu xảy ra gần làng Lyubimovka, ông cho biết: “Chúng tôi có bốn mươi người, nhưng tất cả đều đã chết.

“Bây giờ tôi chỉ còn một mình ở đây, tôi không còn gì để mất nữa.”

Được băng bó chặt chẽ và nằm trên chiếc giường bệnh tạm thời, người lính đã tiết lộ nỗi kinh hoàng của vụ tấn công, nói rằng anh trai của anh là Kim và Minho đã bị giết và anh đã sống sót bằng cách ẩn dưới những thi thể của những người chết.

Anh ta khẳng định rằng mình được thông báo rằng công việc của người Bắc Hàn là bảo vệ cơ sở hạ tầng, nhưng quân đội Bắc Hàn đã bị “phản bội” và “được cử đi tấn công khu vực Kursk”.

Người lính nói thêm: “Người Nga không cung cấp cho chúng tôi bất cứ thứ gì.

“Họ đẩy chúng tôi vào một cuộc tấn công mà không có thông tin tình báo trước, không có đạn dược, không có vũ khí thông thường.”

Thôi Thiện Cơ, Ngoại trưởng Bắc Hàn, người đã gặp nhà ngoại giao hàng đầu của Điện Cẩm Linh Sergei Lavrov tại Mạc Tư Khoa hôm Thứ Sáu, 01 Tháng Mười Một, cho biết: “Kim Chính Ân đã ra lệnh cho chúng tôi rằng chúng tôi phải luôn luôn và mạnh mẽ ủng hộ và hỗ trợ quân đội Nga trong cuộc thánh chiến của họ.”

Nhưng kể từ khi sự hiện diện của quân đội Bắc Hàn trên đất Nga được xác nhận, một số chuyên gia đã bày tỏ nghi ngờ về khả năng quân sự của quân đội Bình Nhưỡng.

Một chỉ huy cao cấp của Ukraine trả lời độc quyền tờ The Sun: “Họ không phải là lực lượng đáng tin cậy.”

“Tôi không nghĩ có ai trong quân đội Ukraine lo lắng về việc thấy mình đang ở giới tuyến đối mặt với quân đội của Kim Chính Ân. Tôi không có chút thiện cảm nào với Bắc Hàn. Putin chỉ coi họ như máy xay thịt.”

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin cho biết ngày càng có nhiều quân nhân Bắc Hàn mặc quân phục Nga và mang theo thiết bị của Nga tiến về biên giới - ông gọi động thái này là “nguy hiểm và gây bất ổn”.

Austin, phát biểu cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Nam Hàn Kim Dung Huyền, cho biết “khả năng khá cao” là Nga sẽ sử dụng quân đội Bắc Hàn trong chiến đấu.

Nhưng Kyiv tin rằng hầu hết quân lính Bắc Hàn được điều động để chiến đấu sẽ cố gắng từ bỏ vị trí và chạy trốn khỏi chiến tranh.

“Chúng tôi tin rằng nhiều người Bắc Hàn sẽ bỏ nhiệm sở để đào tẩu, nhiều khả năng là để cố đào tẩu sang Nam Hàn”.

[The Sun: NOT SO ELITE Ukraine has ALREADY wiped out 40 ‘elite’ North Korean soldiers in invaded Kursk – days after they joined Putin’s forces]

2. Dân biểu Mỹ kêu gọi Hoa Kỳ và NATO xem xét tấn công quân đội Bắc Hàn ở Ukraine

Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mike Turner tin rằng Hoa Kỳ và các đồng minh NATO nên chuẩn bị “tấn công trực tiếp vào quân đội Bắc Hàn” nếu họ tham gia vào các hoạt động chiến đấu ở Ukraine cùng phe với Nga.

Turner cũng tin rằng Ukraine nên đáp trả các cuộc tấn công của Nga bằng các cuộc tấn công sử dụng vũ khí do những nguồn cung cấp bí mật vào các mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga.

Ông nhấn mạnh rằng sự tham gia của lực lượng Bắc Hàn vào cuộc chiến chống lại Ukraine phải là ranh giới đỏ đối với Hoa Kỳ và NATO và các đồng minh không nên loại trừ khả năng tấn công quân đội Bắc Hàn nếu họ chiến đấu ở Ukraine.

“Tôi nghĩ Hoa Kỳ và các đồng minh NATO nên nghiêm chỉnh thảo luận và cân nhắc việc tấn công trực tiếp vào quân đội Bắc Hàn đang ở Ukraine và đang tấn công Ukraine.”

Turner cho biết: “Quân đội Bắc Hàn không nên đến Âu Châu để tấn công một quốc gia Âu Châu khác”.

Ông nói thêm: “Tôi nghĩ rằng vì lợi ích của NATO và chắc chắn là vì lợi ích của Hoa Kỳ với tư cách là thành viên của NATO nên quân đội cộng sản Bắc Hàn ở Á Châu không được phép tiến vào một quốc gia Âu Châu và tấn công nước này”.

Turner nhấn mạnh rằng quyết định tấn công quân đội Bắc Hàn không nhất thiết phải được đưa ra nhưng tuyên bố rằng “cần phải có một cuộc thảo luận hợp lý”.

Turner chỉ ra rằng: “Tôi nghĩ họ nên thảo luận rằng quân đội Bắc Hàn phải là mục tiêu quân sự hợp lệ của cả NATO và Hoa Kỳ”.

Các quan chức Hoa Kỳ gần đây đã báo cáo rằng hiện có khoảng 8.000 quân Bắc Hàn đang đồn trú tại Tỉnh Kursk của Nga.

Theo ước tính mới nhất của Hoa Kỳ, Bắc Hàn đã triển khai khoảng 10.000 quân tới Nga để huấn luyện và hỗ trợ các hoạt động chiến đấu chống lại Ukraine.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy mô tả phản ứng hiện tại của phương Tây đối với sự liên quan của Bắc Hàn là “bằng không”.

[Ukrainska Pravda: Congressman calls on US and NATO to consider attacking North Korean troops in Ukraine]

3. Tại Toretsk, các kỹ sư Ukraine phá hủy toàn bộ các tòa nhà chứa đầy quân đội Nga

Bất kể những tổn thất kinh hoàng, quân đội Nga đang tiến quân dọc theo một số trục quan trọng ở miền Đông Ukraine.

Người Nga đã chiếm được Selydove, một trong những thị trấn trước đây đã củng cố hệ thống phòng thủ của Ukraine xung quanh thành phố pháo đài Pokrovsk. Trong khi đó, việc Nga tăng tốc giành lại phía tây thành phố Donetsk, cách Pokrovsk 40 km về phía đông nam, có thể khiến lực lượng Ukraine rút khỏi thị trấn Kurakhove, phá hủy những cây cầu bắc qua Sông Vovcha gần đó và tập hợp lại sau đống đổ nát.

Nhưng có một khu vực mà người Nga không tiến lên. Tại thành phố Toretsk, cách Pokrovsk 48 km về phía đông, lực lượng Ukraine là những người tiến lên—mặc dù không nhanh lắm và không xa lắm.

Cách mà người Ukraine xoay xở để giành lại một vài khối nhà ở Toretsk, một thành phố có dân số trước chiến tranh là 35.000 người, nói lên rất nhiều điều về điều kiện chiến trường trong cuộc chiến tranh kéo dài 32 tháng của Nga với Ukraine. Nói một cách ngắn gọn, đó là sự phá hủy.

Vào đầu tháng 10, những người quan sát kỹ hình ảnh vệ tinh, dữ liệu từ máy bay điều khiển từ xa và video do lực lượng tiền tuyến đăng tải đã nhận thấy điều gì đó bất thường xảy ra ở trung tâm Toretsk, nơi các lữ đoàn Ukraine và trung đoàn Nga đã bị mắc kẹt trong cuộc giao tranh đô thị tàn khốc trong nhiều tuần.

Một trong những nhà phân tích tình báo nguồn mở đã ghi nhận một loạt các cuộc không kích của Ukraine vào các vị trí của Nga ở khu vực trung tâm thành phố Toretsk.

Giữa các cuộc không kích, có dấu hiệu cận chiến—bằng chứng cho thấy quân Ukraine đang tiếp tục cuộc pháo kích của họ bằng các cuộc tấn công của bộ binh. Sau các cuộc tấn công, khi các cuộc pháo kích lắng xuống, có thể quân Ukraine đã trục xuất lực lượng Nga khỏi các khu vực này.

Các video do Lữ đoàn Vệ binh 101 của Ukraine biên soạn vào đầu tháng 10 dường như mô tả giai đoạn đầu của cuộc phản công.

Các video cho thấy máy bay điều khiển từ xa tấn công người Nga ẩn núp ở lối ra vào, căn nhà và mái nhà trong khu vực nhà cao tầng. Một máy bay điều khiển từ xa quan sát thấy bộ binh Nga rút lui sau một cuộc phản công cục bộ không thành công. Người Nga đã củng cố ít nhất một tòa nhà cao tầng, buộc người Ukraine phải phá hủy toàn bộ tòa nhà bằng thuốc nổ.

Vào tuần trước, các thành phần của Trung đoàn súng trường cơ giới 109 của Nga đã bị mắc kẹt trong khu vực cao tầng. “Tôi hiện đang ở trung tâm thành phố trong một tòa nhà chín tầng”, một sĩ quan Nga đã báo cáo trong một video mà anh ta đăng trên mạng xã hội. “Tiếng súng liên tục, và ở đây, các chàng trai của chúng tôi thậm chí không thể tiếp cận những ngôi nhà gần đó”.

Viên sĩ quan cho biết anh ta bị thương do bê tông rơi xuống - một bằng chứng nữa về chiến lược phá dỡ của quân Ukraine.

Đối với người Ukraine, san phẳng một thành phố để cứu nó là một chiến thắng Pyrrhic. Nhưng nếu phá hủy Toretsk là cái giá phải trả để đảo ngược một phần bước tiến của Nga dọc theo trục đó, người Ukraine sẽ vui vẻ trả giá. Bởi vì giải pháp thay thế chỉ có thể là một cuộc rút lui khác của người Ukraine—và điều đó sẽ cho phép người Nga tiến vào nhiều thị trấn và thành phố hơn.

Việc ngăn chặn người Nga ở Toretsk sẽ không cứu được Kurakhove hay Pokrovsk—những thị trấn này nằm ở những khu vực hoàn toàn khác, cách xa hàng chục dặm. Nhưng cách lực lượng Ukraine đảo ngược một số thành quả của Nga ở Toretsk có thể ám chỉ đến suy nghĩ của các chỉ huy Ukraine khi họ chuẩn bị cho những trận chiến lớn sắp tới ở Pokrovsk và Kurakhove.

Kế hoạch rất rõ ràng: ném bom quân Nga bằng máy bay điều khiển từ xa, tấn công bằng bộ binh... và phá hủy mọi tòa nhà mà quân Nga có thể biến thành vị trí phòng thủ.

[Forbes: In Toretsk, Ukrainian Engineers Are Demolishing Entire Buildings Filled With Russian Troops]

4. Hoa Kỳ cho biết có 8.000 quân Bắc Hàn ở Kursk của Nga

Robert Wood, Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, phát biểu trong phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào ngày 31 tháng 10 rằng hiện có khoảng 8.000 quân Bắc Hàn đang đồn trú tại Tỉnh Kursk của Nga.

Trong bài phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an, tập trung vào “hòa bình và an ninh quốc tế”, đại diện Hoa Kỳ đã yêu cầu thêm thời gian để nộp thông tin cập nhật.

Ông nói: “Chúng tôi vừa nhận được thông tin rằng hiện có khoảng 8.000 lính Bắc Hàn ở Kursk. Và tôi có một câu hỏi rất tôn trọng dành cho người đồng nghiệp người Nga của tôi: Nga có còn duy trì quan điểm rằng không có quân đội Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên ở Nga không? Đó là câu hỏi duy nhất và là điểm cuối cùng của tôi.”

Đại diện của Nga không phản hồi lại nhận xét này và phiên họp sau đó đã bị hoãn lại.

Sau đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã xác nhận sự hiện diện của 8.000 quân Bắc Hàn trong một cuộc họp báo.

Blinken nói thêm: “Chúng tôi vẫn chưa thấy quân đội này triển khai chiến đấu chống lại lực lượng Ukraine nhưng chúng tôi dự kiến điều đó sẽ xảy ra trong những ngày tới”.

Theo ước tính mới nhất của Hoa Kỳ, Bắc Hàn đã điều động khoảng 10.000 quân tới Nga để huấn luyện và hỗ trợ các hoạt động chiến đấu chống lại Ukraine.

Chỉ một ngày trước đó, Ngũ Giác Đài lưu ý rằng một phần quân đội Bắc Hàn được cử đến Nga đã đến khu vực Kursk.

[Ukrainska Pravda: US says there are 8,000 North Korean troops in Russia's Kursk Oblast – AP]

5. Berlin đóng cửa lãnh sự quán Iran sau khi Tehran hành quyết công dân Đức

Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock cho biết hôm thứ năm rằng tất cả các lãnh sự quán Iran tại Đức sẽ đóng cửa sau vụ Iran hành quyết một công dân mang hai quốc tịch Đức-Iran

Jamshid Sharmahd, một nhà hoạt động đối lập, đã bị chính quyền Tehran kết án tử hình vào năm 2020 vì tội khủng bố. Ông đã bị hành quyết vào thứ Hai.

“Chúng tôi đã nhiều lần nói rõ với Iran rằng việc hành quyết một công dân Đức sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng”, Baerbock nói với các phóng viên. “Do đó, tôi đã quyết định đóng cửa ba tổng lãnh sự quán Iran tại Frankfurt am Main, Munich và Hamburg”.

Theo một quan chức của Bộ Ngoại giao tại Berlin, việc đóng cửa sẽ ảnh hưởng đến 32 nhân viên lãnh sự. Ông cho biết lần gần nhất Đức thực hiện các biện pháp “quyết liệt nhưng phù hợp” như vậy là sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine vào năm 2022.

Tuy nhiên, đại sứ quán Iran tại Berlin sẽ vẫn mở cửa, cũng như đại sứ quán Đức tại Tehran. Theo viên chức từ bộ ngoại giao, Berlin không muốn cắt đứt hoàn toàn quan hệ ngoại giao.

Trong khi đó, Baerbock cho biết quan hệ ngoại giao của Đức với Iran đã xuống “mức cao hơn mức thấp nhất” và kêu gọi các thành viên Liên Hiệp Âu Châu hành động nhiều hơn ở cấp độ Âu Châu.

Baerbock cho biết: “Tôi đang thúc đẩy việc đưa Lực lượng Vệ binh Cách mạng vào danh sách khủng bố ở Brussels”.

[Politico: Berlin closes Iranian consulates after Tehran executes German national]

6. Mediazona xác nhận danh tính của hơn 75.000 binh lính Nga thiệt mạng ở Ukraine

Thông qua nghiên cứu nguồn mở, Mediazona, một cơ quan truyền thông độc lập của Nga, cùng với BBC Russia, đã xác nhận tên của 75.382 binh sĩ Nga đã thiệt mạng kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện.

Kể từ lần cập nhật cuối cùng của Mediazona vào giữa tháng 10, tên của 2.483 binh sĩ Nga đã được thêm vào danh sách thương vong.

Các nhà báo lưu ý rằng con số thực tế có thể cao hơn đáng kể vì thông tin đã được xác minh của họ đến từ các nguồn công khai như cáo phó, bài đăng của người thân, báo cáo của phương tiện truyền thông khu vực, thông báo của các nhà thờ và tuyên bố từ chính quyền địa phương.

Trong vài tuần qua, giữa bối cảnh các trận chiến đang diễn ra ở các tỉnh phía đông Ukraine cũng như ở tỉnh Kursk của Nga, lực lượng Nga đã phải chịu một số tổn thất nặng nề nhất kể từ khi cuộc chiến toàn diện bắt đầu.

Bộ Tổng tham mưu Quân đội Ukraine ngày 25 tháng 10 đã báo cáo 1.630 thương vong của Nga trong ngày hôm trước, đánh dấu ngày chết chóc thứ hai của Nga kể từ khi bắt đầu cuộc chiến toàn diện. Con số này đã vượt qua con số cao thứ hai trước đó là 1.530, được thiết lập một tuần trước đó.

Ngày đẫm máu nhất đối với lực lượng Mạc Tư Khoa là ngày 13 tháng 5, khi họ được báo cáo có 1.740 người thương vong.

Theo một số chuyên gia, sự gia tăng tổn thất trong những tháng gần đây có thể là một trong những yếu tố dẫn đến việc triển khai quân đội Bắc Hàn tới Nga. Họ được cho là đã bắt đầu chiến đấu cùng với lực lượng Nga với số lượng hạn chế vào ngày 29 tháng 10.

Kể từ khi Nga bắt đầu cuộc chiến toàn diện chống lại Ukraine, hơn 4.200 sĩ quan đã thiệt mạng trong chiến đấu ở Ukraine. Các nhà phân tích cũng lưu ý rằng ít nhất 14.095 tù nhân Nga đã thiệt mạng ở mặt trận phía đông Ukraine.

Theo ước tính của Mediazona, phần lớn những người tử trận đến từ các tỉnh Rostov, Sverdlovsk, Bashkiria và Chelyabinsk, cũng như nước cộng hòa Buryatia. Một đợt tuyển dụng của Điện Cẩm Linh ở các khu vực chủ yếu là người Hồi giáo là Bashkortostan và Tatarstan cũng cho thấy số người tử trận tăng lên trong những tháng gần đây.

Tính đến ngày 29 tháng 10 năm 2024, quân đội Ukraine ước tính tổn thất chiến đấu của Nga là 692.080 quân.

[Kyiv Independent: Mediazona confirms identities of over 75,000 Russian soldiers killed in Ukraine]

7. Zelenskiy: Ukraine sẽ không nhượng lại lãnh thổ, bất kể kết quả bầu cử Hoa Kỳ

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tuyên bố rằng Ukraine sẽ không nhượng bộ về lãnh thổ, bất kể kết quả bầu cử Hoa Kỳ hay mức độ hỗ trợ liên tục từ Hoa Kỳ.

Zelenskiy đưa ra lập trường trên trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình KBS của Nam Hàn

Tổng thống nhấn mạnh rằng bất kể ai thắng cử ở Hoa Kỳ hay sự ủng hộ chính trị của Hoa Kỳ có thay đổi thì Ukraine cũng sẽ không thỏa hiệp về lãnh thổ của mình.

“Một tổng thống Hoa Kỳ mới có thể tăng cường hoặc giảm bớt sự ủng hộ cho Ukraine. Việc giảm bớt sự ủng hộ sẽ tạo cho Nga nhiều cơ hội hơn để xâm lược chúng ta và sẽ hạn chế khả năng chiến thắng trong cuộc chiến này của chúng ta. Đó là sự thật.”

Đề cập đến khả năng thay đổi chính sách của Hoa Kỳ nếu Ông Donald Trump thắng cử tổng thống, Zelenskiy bày tỏ lo ngại về áp lực tiềm tàng đối với Ukraine.

Ông nói: “Trong trường hợp của cựu Tổng thống Trump, với lập trường của một người hành động, ông đã tuyên bố muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng và tìm một số mô hình để thực hiện điều đó. Tuy nhiên, nếu Ông Trump chiến thắng, và tìm cách buộc Ukraine phải giao nộp lãnh thổ của mình như một cách để đạt được thỏa thuận với Nga, tôi không thấy điều này khả thi.”

Zelenskiy nhấn mạnh rằng Ukraine sẽ không công nhận các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm của mình là của Nga, “bất kể ai muốn gì, ai chiến thắng ở Hoa Kỳ, hay Putin vẫn là nhà lãnh đạo Nga trong bao lâu - điều đó đơn giản là không thể”.

Tổng thống Zelenskiy nhấn mạnh rằng: “Trong mọi trường hợp, Ukraine không có quyền hiến định để từ bỏ các lãnh thổ nhà nước hợp pháp của mình. Về mặt pháp lý, điều này là không thể, bất kể Putin tưởng tượng ra điều gì”

Bình luận về các hành động quân sự của Ukraine tại Tỉnh Kursk của Nga, Zelenskiy nêu rõ rằng Ukraine không cần lãnh thổ của Nga.

“Chúng tôi không xâm lược bất cứ thứ gì – chúng tôi đã tạo ra một vùng đệm, cùng loại mà họ muốn thiết lập chống lại chúng tôi theo hướng đó... Chúng tôi không có kế hoạch sống ở đó, cũng không chiếm đất của họ – điều đó không liên quan gì đến chúng tôi. Mục tiêu của chúng tôi là giành lại lãnh thổ của chính mình. Nếu, trong việc chấm dứt chiến tranh, thông qua các bước ngoại giao, hoặc thậm chí là các hành động quân sự chiến thuật hiện tại trên chiến trường, hoạt động này có tác động hiệu quả, chúng tôi sẽ sử dụng nó.”

[Ukrainska Pravda: Zelenskyy: Ukraine will not cede territory, regardless of US election results]

8. Hung Gia Lợi ve vãn Putin và bài bác cuộc họp của NATO

Sự thất vọng của các đồng minh NATO với Hung Gia Lợi đang lên đến đỉnh điểm khi nước này tiếp tục ve vãn Nga.

Sự chia rẽ ngày càng sâu sắc vào hôm Thứ Tư, 30 Tháng Mười, khi các quan chức Hung Gia Lợi từ chối lời mời tham gia cuộc họp tại Budapest của tất cả các đại sứ và cố vấn quân sự từ các nước NATO đóng tại Hung Gia Lợi. Mục đích là để thảo luận về chính sách thúc đẩy quan hệ với Nga và Trung Quốc của Budapest.

“Chúng tôi đánh giá cao cơ hội thảo luận về chính sách mới của Hung Gia Lợi với các đồng minh của chúng tôi. Thực tế là một cuộc thảo luận về chính sách 'trung lập' của một đồng minh là cần thiết, tự nó đã nói lên điều đó”, đại sứ Hoa Kỳ tại Budapest, David Pressman, cho biết trong một tuyên bố sau cuộc họp hôm thứ Tư

Trong khi Hung Gia Lợi không tham dự cuộc họp của NATO, Bộ trưởng Ngoại giao Hung Gia Lợi Péter Szijjártó đã có bài phát biểu tại hội nghị an ninh Belarus vào thứ năm cùng với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và thậm chí cả Bộ trưởng Ngoại giao Syria Bassam Sabbagh.

Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán, mặc dù lãnh đạo một đất nước đã là thành viên NATO trong 25 năm, nhưng vẫn thúc đẩy khái niệm trung lập về kinh tế, bao gồm cả “sự thay đổi khỏi liên kết truyền thống của phương Tây”.

“Chúng ta phải duy trì mối quan hệ giữa hai miền Đông Tây,” ông phát biểu trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh vào tháng trước.

Điều đó khiến ông trở thành một đồng minh ngày càng gây rắc rối trong NATO và Liên Hiệp Âu Châu vào thời điểm phương Tây đang hỗ trợ Ukraine và cố gắng trừng phạt Nga vì cuộc chiến xâm lược của nước này.

Hung Gia Lợi đã ngăn chặn các nỗ lực của Liên Hiệp Âu Châu nhằm hoàn tiền cho các quốc gia đã vận chuyển vũ khí tới Ukraine, và gây khó khăn cho việc sử dụng số tiền thu được từ các tài sản bị đóng băng của Nga để hỗ trợ tài chính cho Kyiv.

Sau nhiều năm bị cô lập, Orbán gần đây đã có được đồng minh là Thủ tướng Slovakia Robert Fico — một thành viên NATO khác. Fico đã được nhà tuyên truyền Nga Olga Skabeyeva phỏng vấn tuần này, ông cho biết ông có kế hoạch đến thăm Mạc Tư Khoa vào năm tới để kỷ niệm 80 năm ngày kết thúc Thế chiến II và sẽ gặp nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin.

Orbán cũng đã chuyển sang hoạt động ngoại giao tự do — thường làm suy yếu các nỗ lực của Liên Hiệp Âu Châu và NATO.

Ông đã đến Mạc Tư Khoa vào tháng 7 để gặp Putin, mặc dù Tòa án Hình sự Quốc tế đã ban hành lệnh bắt giữ đối với tổng thống Nga vì tội ác chiến tranh. Liên Hiệp Âu Châu đã phẫn nộ khi Orbán tự giới thiệu mình là đại diện cho khối; Hung Gia Lợi giữ chức chủ tịch luân phiên của Hội đồng khối, nhưng điều đó không mang lại cho Budapest bất kỳ trọng lượng nào trong ngoại giao quốc tế.

Hôm thứ Ba, Orbán đã đến Tbilisi để ủng hộ đảng cầm quyền của Georgia được Nga hậu thuẫn bất chấp sự lên án từ các nước Liên Hiệp Âu Châu khác rằng đảng này đã gian lận trong cuộc bầu cử quốc hội hôm Chúa Nhật.

Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson chỉ trích sự xuất hiện của Orbán ở Georgia. “Ông ta không đại diện cho các nước Âu Châu, không đại diện cho Thụy Điển, có thể đại diện cho Nga, nhưng không đại diện cho những người còn lại trong chúng ta”, Kristersson nói.

Người ta ngày càng lo ngại rằng những nỗ lực của Orbán về phía đông đang biến Hung Gia Lợi thành một đối tác không đáng tin cậy; ngoài việc tỏ ra thân thiện với Mạc Tư Khoa, ông còn vận động Trung Quốc xây dựng thêm nhiều nhà máy xe hơi ở nước mình.

“ Chính sách 'trung lập' kinh tế mới được Hung Gia Lợi công bố và sự phụ thuộc ngày càng tăng của nước này vào Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh có tác động đến an ninh đối với Hoa Kỳ và lợi ích của khu vực Euro-Đại Tây Dương”.

Tình trạng đồng minh đáng ngờ của Hung Gia Lợi đánh dấu một sự thay đổi lớn đối với đất nước này. Khi Hung Gia Lợi gia nhập NATO vào năm 1999, cùng với Ba Lan và Cộng hòa Tiệp, ký ức về nhiều thập niên của họ khi là các vệ tinh của Liên Xô vẫn còn tươi mới. Cả ba nước đều đã vận động hành lang quyết liệt để được kết nạp vào liên minh, và được phép gia nhập mặc dù có một số nghi ngại ở Washington và các thủ đô Tây Âu.

Bản tuyên bố gia nhập của Hung Gia Lợi được ký bởi Orbán, người đã có bài phát biểu trong buổi lễ lên án “mối quan hệ không tự nhiên” khiến đất nước ông phụ thuộc vào Mạc Tư Khoa, và ca ngợi “thế lực xâm lược” rút quân khỏi Hung Gia Lợi vào năm 1991.

“Tất cả chúng ta đều có thể cảm nhận trực tiếp nhất về sự an ninh thực sự mà tư cách thành viên NATO mang lại”, ông nói vào thời điểm đó.

[Politico: Hungary flirts with Putin and snubs NATO meeting]

9. Hung Gia Lợi chế giễu các đồng minh phương Tây: Chúng tôi sẽ nói chuyện với bất kỳ ai chúng tôi muốn

Bộ trưởng Ngoại giao Hung Gia Lợi Péter Szijjártó cho biết hôm thứ Năm rằng Hung Gia Lợi có “quyền chủ quyền để đàm phán với bất kỳ ai chúng tôi muốn”.

Nhà ngoại giao hàng đầu của Thủ tướng Viktor Orbán đã phát biểu từ Belarus, nơi ông đã đến vào thứ năm để xuất hiện với tư cách là diễn giả tại Hội nghị Minsk về An ninh Á-Âu. Những người tham gia khác tại hội nghị thượng đỉnh bao gồm người đồng cấp Nga của Szijjártó là Sergey Lavrov và Bộ trưởng Ngoại giao Syria Bassam Sabbagh.

Chuyến đi của bộ trưởng tới đối thủ ở phía đông của Hội nghị An ninh Munich đã gây lo ngại cho các đồng minh NATO của nước này, khi Đại sứ quán Hoa Kỳ thậm chí còn triệu tập đại sứ của các thành viên hiệp ước để thảo luận về chính sách “chủ quyền kinh tế” của Orbán.

Tuy nhiên, Szijjártó vẫn tiếp tục thúc đẩy chính sách này trong bài phát biểu quan trọng của mình vào thứ năm, phát biểu tại hội nghị bằng tiếng Nga.

Trong bài phát biểu dài 14 phút của mình, Szijjártó không hề nhắc đến Ukraine một lần nào, cũng không nói cụ thể về cuộc chiến — chỉ nói rằng “Âu Châu và Hung Gia Lợi đang phải đối mặt với một trong những cuộc xung đột nghiêm trọng nhất kể từ Thế chiến II”. Thay vào đó, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của “hợp tác Á-Âu” và “sự thống nhất trong khu vực Á-Âu”.

Sau bài phát biểu quan trọng của mình, Szijjártó đã có cuộc hội đàm với Lavrov. Theo tuyên bố video của ông, Budapest muốn tăng cường hợp tác kinh tế “hợp lý” với Mạc Tư Khoa trong các lĩnh vực “không bị trừng phạt”, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng.

Ông cũng đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Belarus Maxim Ryzhenkov, người mà Bộ trưởng Hung Gia Lợi cũng đã đưa ra tuyên bố báo chí.

“Chúng tôi tin rằng thế giới đang đi xuống khi một số người muốn nói với người khác rằng ai có thể nói chuyện với ai, ai có thể gặp ai và ai không thể. Chúng tôi có quyền tối cao để đàm phán với bất kỳ ai chúng tôi muốn,” Szijjártó nói với báo chí.

Bộ trưởng ngoại giao cho biết Hung Gia Lợi có “lợi ích quốc gia” khi tăng cường hợp tác với Belarus, điều này được người đồng cấp Belarus của ông ca ngợi: “Chúng tôi đang nghĩ đến việc mở một văn phòng tại đây vì các bạn thường xuyên đến Minsk”, Ryzhenkov nói.

[Politico: Hungary taunts Western allies: We’ll talk to whoever we want]
 
Putin sở hữu cung điện trụy lạc tỷ đô. Lính Nga bị sĩ quan lừa vào cửa tử. Kim thề giúp Pu tới cùng
VietCatholic Media
15:25 02/11/2024


1. ‘Chúng tôi đã bị đưa đi như một miếng thịt’, một người lính Nga nói sau khi xe của anh ta lăn ngay trước mặt hai xe tăng Ukraine

Vào ngày 15 tháng 10, Thủy Quân Lục Chiến Nga thuộc Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến 810 đã phản công vào rìa phía đông của khu vực dài 435 km mà quân đội Ukraine đã chiếm được từ Tỉnh Kursk, phía tây nước Nga bắt đầu từ đầu tháng 8.

Lao thẳng vào quân đội Ukraine thuộc Lữ đoàn cơ giới 61 và Lữ đoàn xe tăng 17, Thủy Quân Lục Chiến Nga đã gặp phải một bức tường thép và thuốc nổ. Một xe thiết giáp chở quân bánh lốp BTR-82 của Nga lăn thẳng đến hai xe tăng T-64 của Ukraine. Chiếc xe tăng khai hỏa bằng khẩu pháo 125 ly từ khoảng cách 15m, bắn trúng BTR.

Đó là “cuộc giao tranh xe tăng gần nhất mà tôi từng chứng kiến!”, Mark Hertling, một vị tướng đã nghỉ hưu của Quân đội Hoa Kỳ, viết. Những người Nga choáng váng và bị thương loạng choạng bước ra khỏi chiếc BTR bị hư hại và bốc khói, ngay trước khi một chiếc xe tăng thứ hai của Ukraine bắn thêm một viên đạn 125 ly vào chiếc xe.

Hai ngày sau, quân đội Ukraine phát hiện một trong những hành khách của chiếc BTR nằm gần đó, nửa sống nửa chết. “Thành thật mà nói, tôi đã rất nhẹ nhõm”, người lính Nga 19 tuổi nói từ giường bệnh của mình, có lẽ là ở đâu đó tại Ukraine.

Người lính Nga nhớ lại cuộc giao tranh gần như giết chết anh ta. “Chúng tôi đang ở trên một chiếc BTR, rồi bùm,” anh ta nói. “Tôi không thể nhìn thấy gì cả. Tôi nghĩ mình đã mất chân. Sau đó nó đã bị cắt đứt. Bằng cách nào đó tôi đã thoát khỏi chiếc BTR.”

Việc xa đoàn của BTR không nhận ra xe tăng Ukraine—hoặc ít nhất là không nhận ra chúng là xe tăng Ukraine—không chỉ là sự xui xẻo của xa đoàn. Đây là một phần của xu hướng trên toàn tuyến đầu dài 1127 km của cuộc chiến tranh kéo dài 32 tháng của Nga với Ukraine. Vào giữa tháng 10, xe tăng Ukraine đã bắn trúng trực diện vào các xe tăng Nga đang tấn công ở cả khu vực tiền phương của Kursk, lẫn bên ngoài Kurakhove ở miền đông Ukraine và ở Zaporizhzhia ở miền nam Ukraine.

Rõ ràng là những gì đang xảy ra. Dường như cảm nhận được tình trạng thiếu hụt nhân lực ngày càng trầm trọng của Ukraine và dự đoán mùa đông sắp tới, lực lượng Nga đã tấn công dọc theo tuyến đầu vào đầu tháng 10. Mục tiêu là chiếm càng nhiều lãnh thổ Ukraine—hoặc chiếm lại lãnh thổ Nga do Ukraine xâm lược—trước khi thời tiết xấu hơn khiến các cuộc tấn công xuyên quốc gia trở nên khó khăn hơn đối với những kẻ tấn công.

Người Nga đang vội vã và mất kiên nhẫn khi điều động hàng loạt quân lính ít được huấn luyện vào các cuộc tấn công vội vã và thiếu tổ chức.

Được huấn luyện tối thiểu như thế nào? Hãy xem xét trường hợp một người lính Nga 28 tuổi tuyên bố anh ta nhập ngũ vào ngày 11 tháng 7, đến tiền tuyến ở miền đông Ukraine vài tuần sau đó và được cử đi tấn công — tại đống đổ nát của Toretsk — vào ngày 13 tháng 8. Anh ta bị thương sáu ngày sau đó.

Việc lập kế hoạch vội vã và sự lãnh đạo thiếu quan tâm khiến binh lính Nga phải chịu rủi ro cực độ. Khi một chiếc APC của Nga lăn bánh đến gần một chiếc xe tăng Ukraine, thì không nhất thiết là lỗi của xa đoàn—kể cả khi xa đoàn được huấn luyện kém. Có thể họ đã bị đầu độc rằng họ sẽ gặp lực lượng thân thiện, và nhầm lẫn xe Ukraine với những đồng minh thân thiện đó. Có thể các chỉ huy của họ đã bảo đảm với họ rằng bất kỳ xe tăng Ukraine nào ở gần đó đều đã bị bắn phá trước khi họ tấn công.

Trong mọi trường hợp, tổn thất của Nga đã tăng đột biến khi các cuộc tấn công vào tháng 10 leo thang. Theo Bộ tổng tham mưu Ukraine tại Kyiv, người Nga đã mất gần 1.700 binh lính tử trận và bị thương cùng với hơn 100 xe trong 24 giờ kết thúc vào thứ Hai. Nếu đó không phải là kỷ lục về tổn thất của Nga trong cuộc chiến hiện tại, thì nó cũng gần như vậy.

Điện Cẩm Linh đã bù đắp một số tổn thất của mình bằng cách tăng tiền thưởng cho những người mới nhập ngũ. Nhưng họ cũng đang trông cậy vào hàng ngàn quân lính Bắc Hàn để tăng cường cho các đơn vị tiền tuyến bị đánh tơi tả. Những người lính Bắc Hàn đầu tiên đã lái xe tải vào Kursk vào cuối tuần và dường như đã gia nhập những người sống sót của Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến 810 xấu số.

Nhưng vấn đề nhân lực của Nga tệ hại như thế nào thì vấn đề của Ukraine cũng đáng quan tâm. Sau khi cầm cự ở thị trấn pháo đài phía đông Vuhledar trong hai năm mà không có sự tăng cường đáng kể, Lữ đoàn cơ giới số 72 của quân đội Ukraine chỉ còn một phần nhỏ so với sức mạnh ban đầu. Một tiểu đoàn 350 người được cho là chỉ còn 30 quân đang hoạt động khi lữ đoàn cuối cùng rút lui khỏi Vuhledar vào ngày 1 tháng 10.

Đây là cuộc chạy đua xuống đáy của dân số tương ứng của cả hai bên trong cuộc chiến rộng lớn hơn ở Ukraine. Đối với từng người lính, đây có thể là một trải nghiệm kinh hoàng và vô nhân đạo. “Chúng tôi đã bị đưa đi như một miếng thịt”, người lính Nga sống sót 19 tuổi sau thảm họa BTR ở Kursk cho biết.

[Forbes: ‘We Were Sent As Meat,’ A Russian Soldier Says After His Vehicle Rolled Right In Front Of Two Ukrainian Tanks]

2. Máy bay điều khiển từ xa của Ukraine nhắm vào kho dầu ở Stavropol Krai, thống đốc Nga tuyên bố

Thống đốc Vladimir Vladimirov tuyên bố một máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã rơi xuống lãnh thổ của một kho dầu ở thị trấn Svetlograd thuộc vùng Stavropol Krai của Nga vào đêm ngày 1 tháng 11.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, lực lượng phòng không Nga đã bắn hạ 36 máy bay điều khiển từ xa trong đêm trên vùng Kursk, 20 máy bay trên vùng Bryansk, 12 máy bay trên vùng Crimea bị tạm chiếm, 8 máy bay trên vùng Voronezh, 4 máy bay trên vùng Oryol và 3 máy bay trên vùng Belgorod.

Kênh Telegram Baza của Nga đã đăng tải một đoạn video cho thấy cảnh một máy bay điều khiển từ xa phát nổ tại kho dầu ở Svetlograd.

Thị trấn Svetlograd có khoảng 35.000 cư dân và nằm cách biên giới Ukraine hơn 600, hay 372 dặm, về phía đông nam tại Tỉnh Donetsk.

Không có thương vong hay thiệt hại nào được báo cáo. Các dịch vụ khẩn cấp đã có mặt tại hiện trường, Vladimirov cho biết.

Alexander Bogomaz, thống đốc tỉnh Bryansk, tuyên bố rằng một máy bay điều khiển từ xa đã đâm vào một tòa nhà chung cư ở thành phố Bryansk vào đêm qua, khiến một người bị thương.

Trong những tháng gần đây, quân đội Ukraine đã tiến hành một loạt các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa nhằm mục đích gây thiệt hại cho ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga, ngành mang lại lợi nhuận cho các nỗ lực chiến tranh của Mạc Tư Khoa.

Một máy bay điều khiển từ xa của Ukraine được cho là đã tấn công vào một nhà máy lọc dầu ở thành phố Ufa thuộc Cộng hòa Bashkortostan của Nga vào ngày 31 tháng 10, cách biên giới Ukraine khoảng 1.500 km.

[Kyiv Independent: Ukrainian drone targets oil depot in Stavropol Krai, Russian governor claims]

3. Bằng chứng bùng nổ mới cho thấy Putin SỞ HỮU cung điện trụy lạc trị giá 1 tỷ đô la

Một “bằng chứng” mới gây chấn động đã xuất hiện cho thấy Vladimir Putin sở hữu một cung điện hoành tráng trị giá 1 tỷ bảng Anh trên vách đá ở Hắc Hải.

So với hang ổ của một nhân vật phản diện trong phim James Bond, nơi này có cả ngai vàng cho tên độc tài, và trước đó còn có một câu lạc bộ dâm ô với sân khấu riêng và phòng hút shisha khiêu vũ.

Điện Cẩm Linh đã phủ nhận cung điện này thuộc về trùm mafia Vladimir Putin, nhưng một cuộc điều tra của tờ báo Pháp Le Monde hiện cho thấy vệ sĩ của tên bạo chúa này thường xuyên có mặt ở khu vực gần đó.

Dữ liệu từ ứng dụng thể dục Strava cho thấy bốn nhân viên an ninh của Cơ quan Bảo vệ Liên bang, gọi tắt là FSO của Putin đã chạy gần dinh thự xa hoa này vào các tháng 8-9 năm 2019, 2021, 2023 và 2024.

Tờ báo cho biết ứng dụng của Mỹ này cũng kết nối đội vệ sĩ với một nơi ở bí mật khác của Putin, một ngôi nhà gỗ nhỏ cách lãnh thổ NATO ở Phần Lan chỉ 29 km trong Công viên quốc gia Hồ Ladoga.

Các cơ quan truyền thông độc lập của Nga và nhà lãnh đạo phe đối lập hiện đã qua đời Alexei Navalny đã tiết lộ sự tồn tại của dinh thự Gelendzhik.

Nơi đây có vườn nho riêng và 16 tầng đường hầm ngầm được chôn trong đá, được mô tả là khéo léo hơn cả hầm trú ẩn của Tiến sĩ No trong phim James Bond.

Trước đó, Putin đã phủ nhận việc sở hữu cung điện bí mật trị giá 1 tỷ bảng Anh được mua bằng tiền nhà nước.

Để xoa dịu vụ tai tiếng, người bạn tỷ phú thân thiết của Vlad là Arkady Rotenberg tuyên bố ông ta - chứ không phải tên bạo chúa - mới là “người hưởng lợi” từ cung điện này và có ý định biến nó thành một căn nhà dịch vụ.

Nhưng ít người tin vào lời tuyên bố của ông.

Những tiết lộ mới nhất hiện là một dấu hiệu nữa cho thấy cung điện này thuộc về Putin và người bạn đời bí mật của ông là Alina Kabaeva, 41 tuổi, người có hai người con trai không được công khai với tên bạo chúa - Ivan, chín tuổi và Vladimir Junior, năm tuổi.

Thiết kế xa hoa của hang ổ này bao gồm một ban công ở tầng ngầm thứ tám, được mô tả là “một hành lang treo lơ lửng trên biển”.

Theo một kỹ sư chuyển sang làm người tố giác, người được cho là đã làm việc tại công trình xây dựng này, công trình này được xây dựng trong vách đá, nơi chủ sở hữu có thể thưởng thức rượu vang từ các kho dự trữ của cung điện.

Một cuộc điều tra vào tháng 5 do các kênh truyền thông FBK - trước đây liên kết với Navalny - và Proekt thực hiện đã phát hiện ra rằng đồ trang trí bên trong cung điện đang được cải tạo lại.

Cuộc điều tra dựa trên tiết lộ của một công nhân về việc thiết kế lại cung điện, người đã lén lút quay phim cung điện tràn ngập sự xa hoa.

Có những phòng điều trị có thể được sử dụng cho “các thủ thuật y khoa và thẩm mỹ”.

Trước đó, kỹ sư khai thác mỏ đã mô tả “cả một tổ kiến trong tảng đá bên dưới ngôi nhà” bao gồm cả hầm trú ẩn hạt nhân.

Vào tháng 8 năm 2023, Tướng Gennady Lopyrev, 69 tuổi, người từng thân cận với Putin, người nắm giữ bí mật về việc xây dựng cung điện đã chết một cách bí ẩn trong tù.

Putin được biết đến có một cung điện khác ở phía bắc Mạc Tư Khoa tại Valdai, nơi Kabaeva và hai con trai sống như hoàng gia.

[The Sun: VLAD’S LAVISH LAIR Bombshell new ‘proof’ Putin DOES own $1bn pleasure palace that had sordid stripclub after Strava fitness app leak]

4. Ngoại trưởng Bắc Hàn thăm Mạc Tư Khoa, thề sẽ ủng hộ Nga cho đến khi ‘chiến thắng’ ở Ukraine

Ngoại trưởng Bắc Hàn Thôi Thiện Cơ (Thôi Son Hui) đã thề rằng Bắc Hàn sẽ sát cánh cùng Nga “cho đến ngày chiến thắng” trong cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tại Mạc Tư Khoa vào ngày 1 tháng 11.

Chuyến thăm của Thôi diễn ra trong bối cảnh 8.000 quân Bắc Hàn được cho là đang chuẩn bị tham chiến cùng lực lượng Nga ở Tỉnh Kursk.

Thôi nói với Lavrov rằng: “Mối quan hệ hữu nghị truyền thống trong lịch sử của chúng ta, vốn đã trải qua chặng đường thử thách của lịch sử, ngày nay... đang vươn tới một tầm cao mới của mối quan hệ đồng chí quân sự bất khả chiến bại”.

Thôi tiếp tục ca ngợi “sự lãnh đạo sáng suốt” của Putin và cho biết Bắc Hàn tin rằng Nga sẽ “đạt được chiến thắng to lớn trong cuộc đấu tranh thiêng liêng nhằm bảo vệ quyền chủ quyền và lợi ích an ninh của quốc gia họ”.

“Và chúng tôi cũng bảo đảm rằng cho đến ngày chiến thắng, chúng tôi sẽ sát cánh cùng những người đồng chí Nga của mình”, bà nói.

Mạc Tư Khoa và Bình Nhưỡng đã ký một thỏa thuận đối tác chiến lược vào tháng 6, cam kết hỗ trợ quân sự cho nhau nếu một trong hai bên bị tấn công. Quốc hội Nga đã phê chuẩn hiệp ước quốc phòng vào tháng 10, trong bối cảnh có báo cáo rằng Bắc Hàn đang gửi quân cùng với vũ khí để hỗ trợ cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine.

Theo cơ quan tình báo quân sự Ukraine, gọi tắt là HUR, Kyiv cho biết Bắc Hàn đã gửi gần 12.000 quân tới Nga, bao gồm 500 sĩ quan và ba vị tướng.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken phát biểu trong cuộc họp báo ngày 31 tháng 10 rằng ít nhất 8.000 quân Bắc Hàn đã được điều động tới Tỉnh Kursk của Nga và dự kiến sẽ tham gia chiến đấu tích cực trong những ngày tới.

“Quân đội Bắc Hàn vẫn chưa tham gia chiến đấu, nhưng đây chỉ là vấn đề của vài ngày, chứ không phải vài tháng”, Zelenskiy phát biểu vào ngày 31 tháng 10, đồng thời kêu gọi các đồng minh của Ukraine đưa ra phản ứng quyết liệt hơn đối với liên minh Mạc Tư Khoa-Bình Nhưỡng.

“Khi được điều động, họ sẽ bị đẩy về phía trước, chịu tổn thất nặng nề khi Nga cố gắng giảm thiểu việc huy động quân đội của mình.”

Thôi và Lavrov không đề cập đến các báo cáo về việc điều động quân đội trong bài phát biểu của họ. Zelenskiy đã nói rằng Nga đã xác nhận sự tham gia trực tiếp của Bắc Hàn vào cuộc chiến với phương Tây thông qua các kênh tình báo quân sự.

[Kyiv Independent: North Korean FM visits Moscow, promises to support Russia until 'victory' in Ukraine]

5. Zelenskiy chỉ trích đồng minh Ukraine ‘không có phản ứng’ với quân đội Bắc Hàn

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã chỉ trích việc phương Tây không phản ứng trước sự hiện diện của quân đội Bắc Hàn ở khu vực Kursk của Nga.

Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình KBS của Nam Hàn, Zelenskiy cho biết quân đội Bắc Hàn vẫn chưa tham gia chiến đấu nhưng ông nghĩ họ sẽ tham gia và điều này sẽ xảy ra “trong vài ngày, không phải vài tháng”.

Liên quan đến phản ứng trước việc điều động quân đội Bắc Hàn, Zelenskiy cho biết, theo Reuters: “Putin đang kiểm tra phản ứng của phương Tây... Và tôi tin rằng sau tất cả những phản ứng này, Putin sẽ quyết định và tăng cường lực lượng... Phản ứng hiện tại là không có gì, là số không.”

Giọng điệu trực tiếp trong bình luận của ông cho thấy sự thất vọng ngày càng tăng về mức độ ủng hộ mà các đồng minh dành cho Kyiv.

Hôm thứ năm, Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Robert Wood đã phát biểu trong một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc rằng có khoảng 8.000 quân Bắc Hàn được cho là đã đồn trú tại Tỉnh Kursk, giáp biên giới với Ukraine.

Đại diện của Nga không xác nhận hoặc phủ nhận điều này.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã đưa ra những dự đoán tương tự như Zelenskiy về sự tham gia chiến đấu của quân đội Bắc Hàn và cho biết: “Chúng tôi vẫn chưa thấy những đội quân này điều động vào chiến đấu chống lại lực lượng Ukraine, nhưng chúng tôi dự kiến điều đó sẽ xảy ra trong những ngày tới”.

Ngũ Giác Đài ước tính rằng 10.000 quân Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên, gọi tắt là Bắc Hàn, đã được gửi đến Nga để huấn luyện chiến đấu chống lại Ukraine, tăng đáng kể so với ước tính trước đó là 3.000 quân.

Zelenskiy bắt đầu cảnh báo các đồng minh về việc điều động lực lượng Bắc Hàn vào ngày 13 tháng 10 và đã kêu gọi sự giúp đỡ từ các đồng minh kể từ đó.

Tổng thống Ukraine mô tả việc điều động quân đội Bắc Hàn tới Nga là “cuộc chiến giữa hai quốc gia chống lại một quốc gia”.

Trong một chuỗi bài đăng, Zelenskiy nhắc lại suy nghĩ của mình rằng Putin đang “thử thách phương Tây” và viết rằng: “Nếu phản ứng yếu ớt, chúng ta nên mong đợi số lượng binh lính nước ngoài trên đất nước chúng ta sẽ tăng lên”.

Zelenskiy cũng chỉ rõ rằng Ukraine “đang chờ một nhóm chính thức từ Nam Hàn, vì họ đã xác nhận kế hoạch cử các chuyên gia tới Ukraine” và nhấn mạnh rằng “những đồng minh mạnh mẽ là cần thiết” vì “đối mặt với Nga và Bắc Hàn một mình sẽ rất nguy hiểm”.

Ngoài ra, tổng thống Ukraine còn viết về cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ sắp tới.

“Tổng thống Hoa Kỳ tiếp theo có thể tăng cường hoặc làm suy yếu sự ủng hộ dành cho Ukraine. Nếu sự ủng hộ đó suy yếu, Nga sẽ chiếm thêm lãnh thổ, điều này sẽ ngăn cản chúng ta giành chiến thắng trong cuộc chiến này”, ông nói. “Đó là thực tế. Quan điểm của chúng tôi không phải là về các thỏa hiệp lãnh thổ mà là khám phá các con đường ngoại giao tiềm năng dựa trên việc Hoa Kỳ duy trì cam kết của mình. Mong muốn thực sự của Hoa Kỳ là chấm dứt cuộc chiến này một cách nhanh chóng là rất quan trọng”.

Newsweek đã trao đổi với Karolina Hird, phó trưởng nhóm nghiên cứu và nhà phân tích về Nga, đồng thời là thành viên Evans Hanson tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, về việc điều động quân đội Bắc Hàn tại Nga và sự thiếu phản ứng của các đồng minh.

Khi được hỏi bà tin rằng các đồng minh sẽ phản ứng thế nào trước sự hiện diện của quân đội Bắc Hàn tại Kursk, Hird cho biết rất khó để dự đoán, nhưng điều này “đại diện cho một sự leo thang lớn trong cuộc chiến này” và “phương Tây vẫn chưa phản ứng. Chúng tôi chưa thấy bất cứ điều gì khác ngoài những lời lên án mang tính hùng biện từ các đối tác của Ukraine”.

Bà nói tiếp: “Tôi không nhất thiết có thể dự đoán liệu điều đó có thay đổi hay không, nhưng có vẻ như đây là lập trường mà phương Tây đã chọn, đó là lên án nhưng không nhất thiết phải chống lại nó một cách thực chất”.

Hird lưu ý rằng các hoạt động tài chính, nhân đạo và quân sự từ các đồng minh có thể sẽ tiếp tục, bao gồm cả từ Hoa Kỳ, mặc dù bà cho biết điều này có thể thay đổi tùy theo kết quả bầu cử.

Bà cho biết bà tin rằng lý do Mạc Tư Khoa điều động quân đội Bắc Hàn ở Kursk là vì đây là một phần trong “tính toán nội bộ của Putin về cuộc chiến” và là “một cách thay thế để Putin đẩy lùi cuộc tấn công của Ukraine vào Kursk”.

Hird lưu ý rằng Putin “rất không muốn tiến hành động viên chung hoặc động viên một phần, về lý thuyết là điều ông cần làm về mặt quân sự để duy trì những tổn thất mà Nga đang phải gánh chịu ở tiền tuyến”. Bà cho biết ông đã điều động quân đội Bắc Hàn để không “phải huy động thêm lực lượng Nga cho nỗ lực đó” và “thậm chí có thể giải phóng lực lượng Nga để quay trở lại những khu vực quan trọng hơn của tiền tuyến ở Ukraine”.

Hird cho biết đối với người Bắc Hàn, ngoài việc tôn trọng thỏa thuận phòng thủ chung với Nga, lý do họ được điều động là để bắt đầu “cơ hội học hỏi quan trọng” vì họ đã không tham chiến kể từ năm 1953.

Bà nói thêm: “Việc sử dụng máy bay điều khiển từ xa, sự phổ biến của chiến tranh điện tử, thậm chí cả loại chiến thuật bộ binh đang được sử dụng trên chiến trường, tất cả những điều đó tôi tin rằng Kim đã xác định những điều ông muốn lực lượng của mình học hỏi trong cơ hội họ có thể chuẩn bị tốt hơn cho một cuộc xung đột trong tương lai ở khu vực Á Châu - Thái Bình Dương, cụ thể là trên Bán đảo Triều Tiên. Tôi nghĩ đó là phần quan trọng của câu đố này, đó là, tôi nghĩ phần lớn là về kinh nghiệm chiến đấu và học các kỹ năng mới.”

[Newsweek: Zelensky Slams Ukraine Allies' 'Zero Response' to North Korean Troops]

6. Canada thúc giục các nước khác cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Canada đã cố gắng thuyết phục các quốc gia khác về sự cần thiết phải cấp phép cho Ukraine tấn công tầm xa vào các mục tiêu trong lãnh thổ Nga.

Hãng thông tấn Ukrinform cho biết như trên, trích lời Bộ trưởng Ngoại giao Canada Mélanie Joly sau hội nghị Công thức Hòa bình, theo báo cáo của European Pravda

Joly cho biết Canada ủng hộ việc cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.

Bà nhấn mạnh rằng đây là một phần trong quyền tự vệ của Ukraine trước sự xâm lược của Nga.

“Chúng tôi cũng đang tìm cách thuyết phục các quốc gia khác áp dụng quan điểm này.”

Trước đó, tình báo Hoa Kỳ và Ngũ Giác Đài đánh giá rằng việc cho phép Ukraine tiến hành các cuộc tấn công tầm xa vào lãnh thổ Nga có thể mang lại cho Kyiv nhiều bất lợi hơn là lợi ích và do đó khuyến nghị duy trì chính sách hiện tại.

Tháng trước, tổng thống Hoa Kỳ đã ám chỉ đến khả năng dỡ bỏ các hạn chế liên quan đến việc Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa, nói rằng chính quyền của ông đang “giải quyết vấn đề này”.

Cùng lúc đó, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin ủng hộ việc Hoa Kỳ hạn chế các cuộc tấn công tầm xa của Ukraine bằng vũ khí phương Tây và nhấn mạnh rằng nước này có thể đánh bại Nga ngay cả khi không có khả năng đó.

[Ukrainska Pravda: Canada urges other countries to permit Ukraine to strike deep into Russian territory]

7. Chính phủ Moldova báo cáo làn sóng đe dọa giết người ẩn danh trên khắp cả nước

Dorin Recean, Thủ tướng Moldova, báo cáo vào thứ sáu ngày 1 tháng 11 rằng người dân trên khắp cả nước đã nhận được một làn sóng đe dọa giết người.

Recean cho biết một “cuộc tấn công chưa từng có” vào Moldova đang diễn ra, trong đó “người dân trên khắp đất nước nhận được những lời đe dọa giết người ẩn danh qua điện thoại”.

“Những lời đe dọa nhắm vào các nhà báo, người nổi tiếng và người dân thường. Những hành động đe dọa này nhằm vào một mục tiêu: gieo rắc sự hoảng loạn và sợ hãi, khiến mọi người sợ hãi khi đến bỏ phiếu”, Thủ tướng Moldova cho biết.

Ông bảo đảm rằng các cơ cấu nhà nước Moldova “sẽ bảo đảm trật tự và bảo vệ người dân” và kêu gọi người dân đến tham dự cuộc bầu cử tổng thống vào Chúa Nhật.

Trước đó, một nhà báo từ cổng thông tin NewsMaker của Moldova đã báo cáo rằng cô đã nhận được một lời đe dọa giết người. Một người gọi điện ẩn danh tuyên bố rằng họ biết nhà báo này sống ở đâu và có khả năng giết cô.

Vòng bầu cử tổng thống thứ hai của Moldova dự kiến diễn ra vào ngày 3 tháng 11. Trong vòng đầu tiên của cuộc bầu cử tổng thống Moldova, Tổng thống đương nhiệm Maia Sandu đã nhận được 42,37% số phiếu bầu, trong khi Alexandr Stoianoglo từ Đảng Xã hội giành được 26,02%.

Moldova cho biết Nga đã chuyển hàng triệu đô la vào các hoạt động gây ảnh hưởng tại quốc gia này, bao gồm can thiệp vào các cuộc bầu cử tổng thống và cuộc trưng cầu dân ý về việc gia nhập Liên minh Âu Châu.

[Ukrainska Pravda: Moldovan government reports wave of anonymous death threats across the country]

8. Hoa Kỳ công bố gói viện trợ mới

Theo thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, vào ngày 1 tháng 11, Washington đã công bố gói viện trợ quân sự mới cho Kyiv trị giá 425 triệu đô la.

Một ngày trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã phát biểu trong một cuộc họp báo chung rằng Hoa Kỳ sẽ “sớm” cung cấp cho Ukraine một gói viện trợ khác sau khi quân đội Bắc Hàn tham gia vào cuộc chiến của Nga.

Viện trợ quân sự gần đây được cung cấp theo Quyền rút vốn của Tổng thống, gọi tắt là PDA, cơ quan này sẽ rút vũ khí khỏi kho vũ khí của Hoa Kỳ.

Danh sách viện trợ bao gồm đạn dược cho hệ thống hỏa tiễn NASAMS, hỏa tiễn Stinger, đạn dược cho hệ thống hỏa tiễn HIMARS, hỏa tiễn ống phóng, hỏa tiễn theo dõi quang học và hỏa tiễn dẫn đường bằng dây, gọi tắt là TOW, hệ thống chống thiết giáp Javelin và AT-4, cũng như đạn pháo 155ly và 105ly.

Washington cũng sẽ cung cấp cho Kyiv đạn dược không đối đất, xe thiết giáp chở quân Stryker, thiết bị và đạn dược chống máy bay điều khiển từ xa (c-UAS), một số thiết bị y tế và phụ tùng thay thế, cùng nhiều nội dung khác trong gói hỗ trợ.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin thông báo trong chuyến thăm Kyiv vào ngày 21 tháng 10 rằng Hoa Kỳ gần đây đã phân bổ một gói viện trợ quân sự khác cho Ukraine trị giá 400 triệu đô la.

Austin đã đến Kyiv một cách bất ngờ để thảo luận về sự hỗ trợ tiếp theo khi cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ đang đến gần.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy ngày 30 tháng 10 cho biết Hoa Kỳ đã chuyển cho Ukraine gần 10% trong số 61 tỷ đô la viện trợ được Quốc hội phê duyệt vào tháng 4 năm 2024.

[Kyiv Independent: US announces new aid package]

9. Sergey Lavrov sẽ đến thăm Malta vào tháng tới, truyền thông Nga đưa tin

Theo truyền thông Nga, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov có kế hoạch tới thăm Malta vào tháng tới để tham dự cuộc họp của Tổ chức An ninh và Hợp tác Âu Châu.

Chuyến đi tới Malta, để tham dự cuộc họp của Hội đồng Ngoại trưởng OSCE dự kiến diễn ra vào ngày 5-6 tháng 12, sẽ là lần đầu tiên Lavrov công du một quốc gia Liên Hiệp Âu Châu kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022, tờ báo Nga Vedomosti đưa tin.

Trong khi Brussels áp đặt lệnh trừng phạt đối với Lavrov vì vai trò của ông trong cuộc chiến, Liên Hiệp Âu Châu lại không áp đặt lệnh cấm đi lại, nhằm mục đích giữ kênh liên lạc với nhà ngoại giao hàng đầu của Nga.

Phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Nga Maria Zakharova xác nhận rằng Lavrov có ý định thực hiện chuyến đi tới Vedomosti, trong khi Đại sứ quán Malta tại Nga cho biết lời mời tham dự cuộc họp ngày 5-6 tháng 12 “sẽ được gửi tới tất cả các phái đoàn của OSCE trong thời gian tới”.

Theo Bộ Ngoại giao Nga, lần gần nhất Lavrov đến thăm một quốc gia Liên Hiệp Âu Châu là chuyến đi tới Stockholm để tham dự cuộc họp của OSCE vào tháng 12 năm 2021.

Năm 2023, Lavrov đã đến Bắc Macedonia để tham dự một cuộc họp cấp bộ trưởng của OSCE, sau khi Bulgaria cho phép máy bay của ông bay qua không phận của mình trên đường đến Skopje. Động thái này đã gây ra sự chỉ trích từ Kyiv, với một số quốc gia bao gồm Ukraine, Latvia, Estonia và Lithuania đã chọn tẩy chay cuộc họp vì sự tham gia của Lavrov.

[Politico: Sergey Lavrov to visit Malta next month, Russian media reports]
 
Điện thoại thông minh có nghe lén tội lỗi không? GM Mỹ nghiêm cấm các LM mang phone vào tòa giải tội
VietCatholic Media
18:10 02/11/2024


1. Đức Tổng Giám Mục mục Tehran: Gạt bỏ các ao ước đạt địa vị tối cao là chìa khóa để khôi phục hòa bình

“Chúng ta phải từ bỏ khát vọng khẳng định vị thế tối cao của mình và ngừng đầu tư thời gian, năng lượng và nguồn lực vào các kỹ thuật và chiến lược khiến chúng ta xa rời ánh sáng”, Đức Hồng Y Dominique Joseph Mathieu, dòng Phanxicô Viện tu, Tổng giám mục Tehran-Ispahan của Latin và là Hồng Y tương lai, phát biểu và nhấn mạnh rằng đây là chìa khóa để khôi phục hòa bình ở Trung Đông và trên thế giới.

Thủ đô Iran, nơi Đức Tổng Giám Mục Mathieu đang thi hành chức thánh, đã bị không kích vào đêm giữa thứ Sáu và thứ Bảy bởi quân đội Israel, cùng với các khu vực khác của đất nước. Cuộc tấn công của Israel vào Iran, được phối hợp với Hoa Kỳ, đã đánh trúng các mục tiêu quân sự.

Theo trang web Anbamed, đánh giá về cuộc tấn công đã chia rẽ ý kiến ở Israel và Tehran: “Netanyahu tuyên bố đã dạy cho Iran một bài học mà họ sẽ không bao giờ quên, trong khi phe đối lập nói rằng đó là một hành động kịch tính để thể hiện sự kiên quyết, nhưng thực tế chỉ là 'một sự vuốt ve', như chính bộ trưởng, Ben Gvir, đã mô tả.

Cùng một kiểu tranh luận đó cũng xảy ra ở Tehran.

Đức Tổng Giám Mục Mathieu khẳng định trong một cuộc trò chuyện với Fides rằng “Đức Giáo Hoàng Phanxicô liên tục nhắc nhở chúng ta về tính cấp thiết của việc chấm dứt chiến tranh, vốn chỉ mang lại cái chết và bóng tối. Đã đến lúc phải đối mặt với xung đột bằng lòng dũng cảm và sự minh bạch. Chỉ thông qua cuộc gặp gỡ đích thực với người khác, tia lửa của tình anh em mới có thể xuất hiện trong ngôi nhà chung của chúng ta, nơi mà Thiên Chúa, đã yêu thương, đã giao phó cho chúng ta.”

Các chính trị gia và quân đội của Tehran vẫn giữ lập trường rằng sẽ có phản ứng “Các cơ quan tình báo Israel cho biết Tehran có thể phóng tới 100 hỏa tiễn đạn đạo để trả đũa.”

Hôm Thứ Hai, 28 Tháng Mười, một cuộc họp của Hội đồng Bảo an cũng đang được tổ chức tại New York, do Iran triệu tập và được Nga, Trung Quốc và Algeria ủng hộ. Có vẻ như khả năng không bị cuốn vào vòng xoáy bạo lực đang bị các thế lực ngăn chặn.

Tuy nhiên, trong thực tế các lựa chọn chính trị công nhận viễn cảnh ngừng bắn và chấm dứt trả thù là cách duy nhất thực tế để thoát khỏi hỗn loạn và chấm dứt nỗi đau của toàn thể người dân.

Tổng giám mục Mathieu, người sẽ được Đức Giáo Hoàng Phanxicô phong Hồng Y vào ngày 7 tháng 12, kết luận rằng: “bằng cách cùng nhau bước đi, bất chấp những khác biệt của chúng ta, chúng ta có thể trở thành những chứng nhân thực sự của hòa bình. Chúng ta đừng giới hạn bản thân trong việc mơ ước về vị thế tối cao nhưng hãy xây dựng xã hội bằng những hành động cụ thể của sự hòa giải và thống nhất.”

Tổng giáo phận Tehran-Ispahan của người Latinh chịu trách nhiệm chăm sóc mục vụ cho tất cả người Công Giáo (khoảng 2.000 tín hữu) theo nghi lễ Latinh ở Iran, được chia thành 4 giáo xứ


Source:Fides

2. Giám mục cấm các linh mục sử dụng điện thoại thông minh trong toà giải tội.

Đức Cha James Conley, Giám Mục của Giáo phận Lincoln, Nebraska, đã ban hành chính sách mới cấm các linh mục sử dụng điện thoại thông minh trong tòa giải tội.

Cha Caleb La Rue, chưởng ấn của Giáo phận Lincoln, nói với CNA rằng ngài đã nghe giai thoại về một số giáo phận khác thực hiện các chính sách tương tự, đặc biệt là vì lo ngại về quyền riêng tư — ngài lưu ý rằng có những ưu tư rằng vị linh mục có thể “vô tình chạm vào nút record, hoặc trường hợp xấu nhất là một linh mục gọi điện cho một người, rồi quên tắt đi và phát sóng lời thú tội của hối nhân”.

Tuy nhiên, Cha La Rue cho biết động lực chính cho chính sách của giáo phận Lincoln thực ra không phải là những lo ngại về quyền riêng tư mà là sự thừa nhận rằng thời gian giải tội của một linh mục phải yên tĩnh, cầu nguyện và không bị sao nhãng.

Cha cho biết Đức Cha Conley đã “khuyến khích mạnh mẽ” các linh mục không mang điện thoại thông minh vào phòng giải tội kể từ ít nhất năm 2014, nhưng vẫn chưa chính thức ban hành lệnh cấm cho đến năm nay.

“Bạn sẽ không để điện thoại trên bàn thờ khi đang cử hành Thánh lễ — tại sao bạn lại để điện thoại khi đang giải tội?” cha nói, đồng thời cho biết thêm rằng điều quan trọng là phải phản bác lại “quan niệm cho rằng có các linh mục đang lướt Twitter trong khi giải tội”.

Tuy nhiên, Cha La Rue thừa nhận rằng nhiều linh mục ở Lincoln — bao gồm cả ngài — thích sử dụng điện thoại thông minh trong phòng giải tội vì những lý do hoàn toàn vô hại, chẳng hạn như để xem giờ và tra cứu lời cầu nguyện hoặc bài đọc Kinh thánh. Những hối nhân cũng thường mang điện thoại vào toà giải tội vì họ có danh sách tội lỗi của mình trên đó hoặc vì họ cần đọc kinh Ăn Năn Tội trên đó.

Tuy nhiên, cuối cùng, Cha La Rue cho biết chính sách này thực chất là “loại bỏ bất cứ điều gì có thể cản trở hoặc trở thành trở ngại” đối với “cuộc gặp gỡ đích thực với Chúa Kitô”.

“Đó là cố gắng giữ các bí tích như những cuộc gặp gỡ thánh thiện với Chúa, đặc biệt là lòng thương xót của Chúa trong tòa giải tội,” ngài nói.

Điều quan trọng cần lưu ý là Giáo Hội Công Giáo rất coi trọng quyền riêng tư trong tòa giải tội.

Bí tích xưng tội, còn gọi là Bí tích Hòa giải, được Chúa Giêsu Kitô thiết định như một phương thế để tha thứ tội lỗi. Ngài truyền lại thẩm quyền tha tội cho các tông đồ, những người sau đó truyền lại cho các linh mục ngày nay.

“Ấn tín giải tội” ràng buộc các linh mục phải coi trọng tối đa quyền riêng tư của hối nhân với sự trang trọng; trên thực tế, trong nhiều thế kỷ, một số linh mục đã chọn cái chết thay vì tiết lộ những gì các ngài đã nghe. Nếu một linh mục tiết lộ bất kỳ thông tin nào mà ngài biết được trong bối cảnh tòa giải tội, ngài sẽ bị vạ tuyệt thông tiền kết khỏi Giáo hội latae sententiae — nghĩa là tự động bị vạ tuyệt thông.

Còn nếu người khác nghe được lời thú tội của bạn, hoặc bạn vô tình nghe được người khác thú tội thì sao? Vâng, trong trường hợp đó, người nghe được lời thú tội sẽ bị ràng buộc bởi cái được gọi là “bí mật” và bị cấm chia sẻ bất kỳ thông tin nào trong số đó.

Một giáo dân Công Giáo có thể bị vạ tuyệt thông vì tiết lộ bí mật, mặc dù thông thường việc này sẽ liên quan đến một quá trình trừng phạt chứ không diễn ra tự động như đối với các linh mục.

Như bạn có thể tưởng tượng, cố ý ghi lại lời thú tội của ai đó cũng là một điều tối kỵ. Giáo hội đã chính thức giải quyết vấn đề này trong một sắc lệnh năm 1988, trong đó Bộ Giáo lý Đức tin đã viết rằng bất kỳ ai ghi lại hoặc tiết lộ lời thú tội của một người đều bị vạ tuyệt thông tiền kết khỏi Giáo hội.


Source:Catholic News Agency

3. Sự riêng tư trong tòa giải tội: Điện thoại thông minh có đang nghe lén tội lỗi của bạn không?

Hầu hết mọi điện thoại hiện đại đều có một năng lực được gọi là “trợ lý thông minh”, chẳng hạn như Siri của Apple. Nó thực sự “lắng nghe” liên tục các từ ngữ đánh thức như “Hey Siri” trừ khi người dùng tắt cài đặt đó.

Chẳng hạn, nếu bây giờ bạn cầm một chiếc Iphone, và nói “Hey Siri, VietCatholic News” nó sẽ mở trang VietCatholic News cho bạn, bạn không cần bấm gì cả.

Tuy nhiên, có lẽ mối quan tâm sâu sắc hơn là vô số ứng dụng điện thoại thông minh vô cớ yêu cầu quyền truy cập đầy đủ vào máy ảnh, micrô và vị trí của người dùng — mặc dù không có nhu cầu rõ ràng về việc kiểm soát các khía cạnh đó của điện thoại người dùng. Những ứng dụng đó có thể là “gián điệp” trên chúng ta.

Nỗi sợ âm ỉ từ lâu này đã một lần nữa được đưa ra ánh sáng vào cuối năm ngoái khi người ta phát hiện ra rằng CMG Local Solutions, một công ty con của Cox Media Group, đã công khai khoe khoang về khả năng nghe lén qua micrô trên các thiết bị thông minh của mọi người để “xác định người mua dựa trên các cuộc trò chuyện thông thường theo thời gian thực” bằng trí tuệ nhân tạo.

CMG nhanh chóng rút lại lời tuyên bố khi bị phản đối, khẳng định rằng họ chưa bao giờ nghe lén cuộc trò chuyện riêng tư của bất kỳ ai và không có quyền truy cập vào bất kỳ thứ gì ngoài “dữ liệu được tổng hợp, ẩn danh và mã hóa của bên thứ ba được sử dụng để đặt quảng cáo”.

Mặc dù CMG có mối quan hệ với Google, Amazon và Facebook thông qua các chương trình đối tác quảng cáo của các công ty đó, cả ba công ty này đều phủ nhận họ từng là một phần của chương trình “Active Listening” của CMG. Nhưng nhiều người thấy những lời phủ nhận này không thuyết phục.

Khi duyệt trực tuyến, bạn sẽ thấy hàng trang cảnh báo rằng đúng là điện thoại thông minh của bạn đang nghe lén bạn. (Thật ra, nhiều trong số đó là các bài đăng trên blog của các công ty an ninh mạng đang bán các sản phẩm liên quan đến quyền riêng tư, điều này khiến chúng đáng tin cậy hơn hoặc ít hơn, tùy thuộc vào cách bạn nhìn nhận.) Thêm vào đó, tiết lộ từ CMG làm tăng thêm sự không chắc chắn.

Vậy bằng chứng cho thấy điều gì? Theo một chuyên gia công nghệ, điều này rất phức tạp.

David Choffnes, giám đốc điều hành Viện An ninh mạng và Quyền riêng tư tại Đại học Northeastern ở Boston, chia sẻ với CNA rằng nghiên cứu do chính ông thực hiện cho thấy câu hỏi liệu điện thoại thông minh có liên tục nghe lén các cuộc trò chuyện riêng tư của chúng ta hay không thì phần lớn là “không”.

Choffnes, cũng là phó giáo sư khoa học máy tính, đã tiến hành các nghiên cứu vào năm 2018 và 2020 để kiểm tra giả thuyết rằng điện thoại của chúng ta liên tục nghe lén. Choffnes và các đồng nghiệp của ông cuối cùng đã kiểm tra hơn 17.000 ứng dụng để cố gắng thu thập thông tin về khả năng gián điệp của chúng.

Mặc dù phân tích của họ đã phát hiện ra một số rủi ro bảo mật, nhưng “chúng tôi không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy các ứng dụng đang bí mật ghi âm từ micrô trên điện thoại của chúng tôi”, ông lưu ý.

Tuy nhiên, kết quả họ nhận được khi thử nghiệm loa thông minh như Amazon Alexa lại là một câu chuyện khác. Hầu hết các mẫu mà họ thử nghiệm, như đã đề cập trước đó, không “thức dậy” và bắt đầu ghi âm trừ khi một “từ ngữ đánh thức” cụ thể được nói ra. Nhưng đôi khi, Choffnes cảnh báo, loa thông minh có thể bất ngờ kích hoạt mà người dùng không biết vì chúng nghĩ rằng từ ngữ đánh thức đã được nói ra.

Choffnes cũng cho biết các thử nghiệm của họ cho thấy loa thông minh thường chỉ thu thập “vài giây bản ghi âm trong hầu hết thời gian, nhưng đôi khi lên tới hàng chục giây”.

Về việc liệu có con người thực sự nào nghe được những bản ghi âm đó hay không, Choffnes lưu ý rằng đã có những trường hợp các cuộc trò chuyện riêng tư được cung cấp cho các nhà thầu bên thứ ba để nghe lại nhằm mục đích cải thiện độ chính xác của trợ lý giọng nói trong việc nhận dạng giọng nói.

“Vì vậy, có lo ngại rằng có những người thực sự đã nghe những cuộc trò chuyện thực sự. Về mặt hợp đồng, những cuộc trò chuyện này không nên được chia sẻ hoặc rò rỉ, nhưng tất nhiên hợp đồng không ngăn chặn việc sử dụng sai mục đích”, ông nói.

“Tóm lại, tôi nghĩ rằng chúng ta nên luôn thận trọng, nhưng tôi không nghĩ rằng việc ghi âm bí mật bằng điện thoại thông minh phải là mối quan tâm chính của người dùng thiết bị thông minh tại thời điểm này”

“Mặt khác, tôi nghĩ việc loại bỏ công nghệ khỏi những không gian mà chúng ta muốn giữ riêng tư có giá trị đáng kinh ngạc — không chỉ vì sự riêng tư mà còn vì sự an tâm và loại bỏ những phiền nhiễu.”

Khi được hỏi về quan điểm của mình đối với chính sách cấm điện thoại thông minh trong tòa giải tội Công Giáo, Choffnes cho biết với tư cách là một nhà khoa học, ông “ủng hộ mạnh mẽ quan điểm này” — và không chỉ vì lo ngại về quyền riêng tư.

Ông cho biết: “Tôi nghĩ giá trị này không chỉ dừng lại ở quyền riêng tư, vì những thiết bị này cũng thường xuyên gây mất tập trung mà tôi cho là không được chào đón ở những nơi thờ phượng”.

Tuy nhiên, Choffnes nói tiếp rằng điều quan trọng cần lưu ý là “một ứng dụng di động ghi lại các cuộc trò chuyện của bạn thường không phải là mối đe dọa lớn nhất đến quyền riêng tư của bạn”.

Rốt cuộc, ai cũng biết rằng các công ty công nghệ có thể và thực sự theo dõi lịch sử duyệt web, việc sử dụng ứng dụng và vị trí chính xác của người dùng — sử dụng tất cả chúng cho mục đích tiếp thị. Ngay cả các ứng dụng tôn giáo đôi khi cũng bị phát hiện khai thác dữ liệu người dùng theo cách này, ông lưu ý.

“Do tôn giáo và hoạt động tôn giáo của mỗi người rất nhạy cảm và riêng tư, tôi nghĩ đây là một cân nhắc quan trọng đối với các giáo sĩ và giáo dân: Hãy suy nghĩ kỹ trước khi cài đặt ứng dụng, cố gắng đọc kỹ các điều khoản nếu có thể và không cấp các quyền không cần thiết”.

Và ông nhắc lại: “Hãy tắt thiết bị khi bạn cần sự riêng tư và tập trung”.


Source:Catholic News Agency
 
Thánh Ca
Thánh Ca Tháng Các Linh Hồn: Từ Nơi Vực Sâu – Sáng tác: Phùng Minh Mẫn – Trình bày: Ca Sĩ Kim Thúy
Kim Thúy
20:54 02/11/2024