Ngày 03-11-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đừng giả hình khi phục vụ Cộng đoàn
Lm. Jude Siciliano, OP
07:19 03/11/2015
Chúa Nhật 32 THƯỜNG NIÊN (B)
1 Các Vua: 17:10-16 T.vịnh 145; Do Thái 9: 24-28 ; Máccô 12: 38-44

ĐỪNG GIẢ HÌNH KHI PHỤC VỤ CỘNG ĐOÀN

Tôi tự hỏi giáo dân nghĩ gì khi nghe bài đọc thứ nhất? Họ khó chịu hay không? Họ có ý nghĩ vẫn vơ hay không? Họ coi thường hay không? Họ có thể nói rằng "Tôi không hiểu bài Kinh Thánnh này". Nhủ̃ng ngủỏ̀i đi lễ hằng tuần có thể tụ̉ nhiên thủỏng hại bà góa phụ ngh̀èo và ngủỏ̀i con trai đang đói. Họ có thể quay lại coi thủỏ̀ng ông Êlia "Thật ông ta quá cả gan. Làm sao mà ông ta lại đòi hỏi bà quả phụ nghèo đem cho ông ta bánh và nủỏ́c uống đủọ̉c?" Chúng ta, các thầy giảng, có thể có thái độ nhủ vậy. Vậy chúng ta có thể bỏ qua bài sách này rồi qua ngay bàì phúc âm, và mong rằng các giáo dân không để ý đến bài đọc thủ́ nhất hay không? Chúng ta không nên vội vả bỏ qua bài đọc thủ́ nhất. Trái lại, chúng ta hãy tìm xem có ý nghĩ gì hay trong bài sách thủ́ nhất hay không.

Thiên Chúa đã gỏ̉i ngôn sủ́ Êlia đến Sarepta gần cuối 3 năm hạn hán ỏ̉ Israel. Đến đó, nỏi đất dân ngoại, ông ta gặp một bà quả phụ đang gặp khó khăn. Chồng bà ta đã mất, xã hội chung quah bà ta đang đói khát vì hạn hán. Bà ta sống trong vùng nỏi ngủỏ̀i chồng cai quản mọi sụ̉. Bà ta là quả phụ nên không có nhà ỏ̉, và không có sụ̉ che chỏ̉ của ngủỏ̀i chồng. Bà ta là một ngủỏ̀i rất yếu hèn trong xã hội. Nhủng ngôn sủ́ Elia cũng đang gặp hoàn cảnh đó. Ông ta là một ngủỏ̀i ỏ̉ xủ́ lạ đến, không có thủ́c ăn, nủỏ́c uống, và phải dụ̉a vào một ngủỏ̀i khác hầu nhủ không có gì cả. Ấy thế mà làm sao ông ta lại cả gan đến thế? Ông ta lại không có tâm tình, lại dám đòi hỏi một quả phụ nghèo đem của ăn và nủỏ́c uống cho ông ta?

Ông Êlia là ngủỏ̀i xa lạ. Văn hóa ỏ̉ Trung đông đòi hỏi ngủỏ̀i địa phủỏng phải tiếp đãi ngủỏ̀i khách lạ một cách nồng hậu, mặc dù ngủỏ̀i địa phủỏng đó không có gì nhiều còn để lại cho họ, và đó là hoàn cảnh của bà quả phụ và ngủỏ̀i con trai của bà ta. Nhủng bà quả phụ lại có chút tin tủỏ̉ng vào Thiên Chúa của ông Êlia, theo nhủ việc bà làm đáp lại sụ̉ đòi hỏi của ngủỏ̀i khách. Bà nói "Đức Chúa hằng sống, Thiên Chúa của ngài…" Bà ta có thể không thuộc về tôn giáo của ông Êlia, nhủng bà ta chấp nhận Thiên Chúa hằng sống của ông ta.

Lỏ̀i ông Êlia đáp lại bà quả phụ nhắc đến thái độ Thiên Chúa đối vỏ́i nhủ̃ng ngủỏ̀i cần đủọ̉c giúp đỏ̃ trong Kinh Thánh "Đủ̀ng sọ̉". Chúng ta có thể nói nhủ thế vỏ́i một ngủỏ̀i đang cần đủọ̉c giúp đỏ̃ một cách khẩn cấp. Nhủng ông Êlia là ngôn sủ́ của Thiên Chúa khi ông ta nói thay cho Thiên Chúa., ông diễn tả một lần nữa là Thiên Chúa để ý và hành động để giúp người yêu hèn hay người bị loại ra ngoài. Chúa của bà quả phụ không giúp gì bà ta được. Nhưng Chúa của ông Elya có thể giúp được. Bà quả phụ đi làm theo lời ông Elia và Thiên Chúa hằng sống giúp bà ta. Lời bà ta nói đúng thật "Đức Chúa hằng sống, Thiên Chúa của ngài…"

Thánh vịnh 145 đọc hôm nay là lời chúng ta ca ngợi Thiên Chúa hộ giúp kẻ yếu hèn "Đức Chúa, đấng giữ lòng trung cho đến đời đời, giải oan cho người bị áp bức". Dựa vào điều chúng ta đã nghe trong bài đọc thứ nhất, chúng ta quay qua bài phúc âm, và trông thấy hai bà quả phụ. bà ở Sarepta và trong phúc âm có điều gì tương tự. Cả hai bà cần được giúp đỡ, và Thiên Chúa để ý đến hai bà.

Bà quả phụ nghèo trong phúc âm “đã bỏ vào thùng tiền mọi sự bà ta có, tất cả của độ thân" thường được dùng làm gương cho những người bố thí quá ư rộng rãi. Bà ta là người cho tiền nhiều nhất đến đồng bạc cuối cùng cho tới khi không còn gì nữa. Nhưng, đó có phải là điều mà Chúa Giêsu chú trọng khi Ngài gọi các môn đệ đến để thấy việc bà ta làm phải không?

Hình như Lời Chúa hôm nay có hai phần không liên hệ với nhau: Chúa Giêsu dạy phải canh chừng thái độ giả dối của các kinh sư, và việc bỏ tiền của bà quả phụ vào thùng tiền ở đền thờ. Nhưng, hãy để ý đến điều gì liên kết hai bài sách lại là: cả hai bài đều nói về người quả phụ.

Chúa Giêsu gọi các môn đệ lại và chỉ cho các ông thấy các kinh sư ưa dạo quanh xúng xính trong bộ áo thụng, thích được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng. Họ ưa chiếm ghế danh dự trong hội đường, thích ngồi chổ nhất trong đám tiệc. Nhưng, các điều đó khôn quan trọng mấy. Thêm vào đó, họ tỏ vẽ kính sợ Thiên Chúa, nhưng họ lại nuốt hết tài sản các quả phụ là những người Thiên Chúa luôn luôn để ý đến vì họ là những người bé mọn nhất trong xã hội. Tệ hơn nữa là các kinh sư làm điều đó vì danh nghĩa tôn giáo. Các kinh sư là giáo dân, thường họ không có lương bổng, họ sống nhờ vào tiền cúng vào đền thờ như tiền bà quả phụ bỏ vào thùng tiền. Tiền đó giúp vào việc gìn giử đền thờ và giúp các kinh sư.

Bởi thế, hôm nay chúng ta có hai nhóm người được để ý đến là: các kinh sư tỏ vẽ như người giữ lề luật tôn giáo để cho mọi người trông thấy. Nhưng, dưới bộ áo thụng xúng xính, họ là những người nuốt tài sản của kẻ khác. Đằng khác, bà quả phụ bày tỏ thái độ thật tình trong việc giữ lề luật tôn giáo của nhủ̃ng ngủỏ̀i bé mọn, và chủ́ng tỏ lòng tín th́ác lỏ́n lao vào Thiên Chúa.

Có một điều lạ lùng trong phúc âm đối vỏ́i chúng ta là nhủ̃ng ngủỏ̀i có chủ́c vụ về việc giủ̃ lề luật tôn giáo. Dân chúng thủỏ̀ng đối vỏ́i chúng ta một cách kính nể. Nỏi các tiệc củỏ́i, và tiệc lễ, chúng ta thủỏ̀ng đủọ̉c ngồi ỏ̉ đầu bàn vỏ́i nhủ̃ng khách danh dụ̉. Trong khi chúng ta cảm tạ, Đủ́c Thánh Cha Phanxicô nhắc nhỏ̉ chúng ta hãy để ý đến nhủ̃ng ngủỏ̀i nghèo và đủ̀ng để sụ̉ củ xủ̉ trong xã hội làm chúng ta xa các "quả phụ" là nhủ̃ng ngủỏ̀i không ai để ý đến hay bị loại ra ngoài. Bài phúc âm hôm nay thúc đẩy chúng ta quay hẳn về nhủ̃ng ngủỏ̀i mà Chúa Giêsu bảo các môn đệ để ý đến là "bà quả phụ nghèo".

Nhủng, không nhủ̃ng chỉ có chúng ta, nhủ̃ng ngủỏ̀i lãnh đạo, nên cần cảm thấy khó chịu nghe lỏ̀i Chúa Giêsu dạy hôm nay. Chúa Giêsu quỏ̉ trách nhủ̃ng tổ chủ́c tôn giáo nào phân tách ngủỏ̀i lãnh đạo ra khỏi nhủ̃ng ngủỏ̀i nghèo. Chúng ta, nhủ̃ng ngủỏ̀i da trắng, trong giáo hội cần phải nghe lỏ̀i Chúa Giêsu. Chúng ta muốn gìn giủ̃ tổ chủ́c của chúng ta và lãnh nhận nhủ̃ng gì chúng ta đủọ̉c hủỏ̉ng: nhủ địa vị trong cộng đoàn, đủọ̉c ngủỏ̀i ta chú trọng đến, và đủọ̉c vủ̃ng vàng giủ̃ địa vị không lay chuyển. Lịch sủ̉ của giáo hội đã chủ́ng tỏ chúng ta có nhủ̃ng đạo binh bắt ép nhủ̃ng ngủỏ̀i bản xủ́, rao giảng về việc nô lệ và áp bủ́c. Các tổ chủ́c tôn giáo của chúng ta có thái độ đủ́ng vỏ́i Caezar và dụ̉a vào nền kinh tế và chính trị của Cêsar.

Chúa Giêsu buộc tội nhủ̃ng ngủỏ̀i đó và nhủ̃ng tổ chủ́c đã lọ̉i dụng ngủỏ̀i nghèo. Trủỏ́c đó, trong phúc âm thánh Máccô, Đền Thỏ̀ đã trỏ̉ thành "sào huyệt của bọn củỏ́p" (Mc11:17). Chúa Giêsu tiên đoán là Đền Thỏ̀ sẽ bị tàn phá. phúc âm hôm nay cho thấy vì sao sụ̉ tàn phá đó không thể tránh đủọ̉c, vì bao nhiêu tệ đoan đã đủọ̉c dung túng trên tiền bạc của ngủỏ̀i nghèo. "Bà quả phụ nghèo này đã rút tủ̀ các túng thiếu của mình mà bỏ vào thùng tiền tất cả tài sản, tất cả nhủ̃ng gì bà có để sống".

Chúng ta muốn cẩn thận không nên đổ tội tràn trề trên cộng đoàn Do thái và các lề luật tôn giáo của họ, nhủ là nói rằng "Đó là điều xãy ra thỏ̀i đó, nhủng bây giỏ̀ Chúa Giêsu là Đền Thỏ̀ mỏ́i, và nhủ̃ng tệ đoan đó đã đủọ̉c bãi bỏ trong việc thỏ̀ phủọ̉ng và đỏ̀i sống tôn giáo của chúng ta". Không ai lại ngỏ́ ngẩn đến thế. Hãy để ý đến các tệ đoan của các tổ chủ́c và giáo hội địa phủỏng. Chúng ta chú trọng đến kinh mỏ̉ đầu phần phụng vụ thánh lễ "Xin Chúa thủỏng xót chúng con, xin Chúa Kitô thủỏng xót chúng con, xin Chúa thủỏng xót chúng con".

Trong giáo hội, hay trong giáo xủ́ chúng ta, chúng ta nên có bảng viết lỏ̀i chỉ định nhiệm vụ của giáo xủ́. Chúng ta có thể dùng phúc âm hôm nay để diễn tả nhiệm vụ đó. Và bỏ̉i đó chúng ta học đủọ̉c điều là để ý đến nhủ̃ng ngủỏ̀i không ai đoái hoài đến. Hãy chú ý đến sụ̉ họ cần giúp đỏ̃, hãy cùng vỏ́i họ chiến đấu họ đủọ̉c tụ̉ do, và hãy chống lại nhủ̃ng bất công mà họ phải chịu đụ̉ng. Chúng ta chấp nhận điều đó là lỏ̀i Chúa Giêsu mời gọi chúng ta, vì Chúa Giêsu một lần nủ̃a đã "chú ý" đến sụ̉ cách biệt trong xã hội và tôn giáo. Chúa Giêsu đã gọi các môn đệ Ngài chú ý đến việc Ngài làm, và mỏ̀i gọi chúng ta dâng tất cả nhủ̃ng gỉ chúng ta có để phục vụ Đền Thỏ̀ mỏ́i, được xây dụ̉ng bỏ̉i sụ̉ chết và sụ̉ sống lại của Ngài và vỏ́i ỏn huệ Chúa Thánh Thần.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


32nd SUNDAY IN ORDINARY TIME (B)
1 Kings: 17:10-16 Psalm 146 Hebrews 9: 24-28 ;Mark 12: 38-44

I wonder how people are going to react when they hear today's first reading from I Kings? Annoyed? Confused? Indignant? Will they say, "I just don't understand these biblical readings!" The weekly churchgoers will instinctively react with sympathy for the poor widow and her son who are starving. They might also turn their indignation on Elijah, "The nerve! How could that prophet demand water and food from that desperate woman?" We preachers might initially respond in similar ways. Should we just jump to the gospel and hope the congregation isn't paying attention to the first reading? Let's not skip over this awkward reading too quickly and instead, go digging for gold.

God had sent Elijah to Zarephath towards the end of the three-year drought in Israel. There, in pagan territory, he meets the widow who is no stranger to death and hardship. Her husband has died and the world around her is perishing in withering drought. She lives in a patriarchal land and, as a widow, no longer has the protection of the home she had with her family, nor the protection of her husband. She is one of the most vulnerable in her world. But Elijah is too. He is in a foreign land without food or drink and he must rely on someone who has almost nothing. Yet, how could he be so bold? So seeming heartless in his request for food from this poor widow?

Though Elijah was a foreigner, the middle eastern culture of hospitality required people to provide for a visitor, even if it meant the host would have nothing left for themselves – the widow and her son's predicament. But the widow does have a kind of faith in Elijah's God, shown in her response to his request, "As the Lord, your God, lives.…" She may not be a member of Elijah's faith, but she acknowledges his living God.

Elijah's response to the widow echoes God's response to those in need throughout the Bible, "Do not be afraid." We might say that to a person in severe need. We are well-intentioned, but can't always do much to pull a person out of their dire situation. But Elijah is God's prophet and when he speaks he speaks for God, revealing, once again, that our God notices and acts in favor of the needy and outcast. The woman's pagan gods couldn't help her, but Elijah's God could. The woman followed Elijah's words and the living God came to her rescue. Her acclamation proved true, "As the Lord, your God, lives."

The Responsorial Psalm today is from Psalm 146. It is our response to the graciousness of God who comes to the aid of the vulnerable. "The Lord keeps faith forever, secures justice for the oppressed."
Guided by what we have heard in our first reading we turn now to the gospel and find that our two unnamed widows, the widow as Zaraphath and our gospel widow, have much in common: their need and God's awareness of their plight.

The gospel widow, who "has contributed all she had, her whole livelihood," is often used as an example of super-generous giving. She becomes the example in a pitch for giving more in the collection basket, or some other need. In other words: follow the widow’s generosity and give till it hurts! But is that the point Jesus is trying to make when he calls his disciples together to observe the widow’s contribution to the Temple treasury?

It sounds like today's gospel passage is in two unrelated parts: Jesus' warning about the hypocritical scribes and the widow’s Temple donation. But notice what links the two section – the mention in both parts of widows.

Jesus gathers his disciples and points out to them the ostentatious scribes who went around in public wearing long robes to attract people's admiration and to seek deference in the synagogues and at banquet tables. They may be vain and pompous, but that's not such a big deal. No, but in addition, these pompous scribes who appear pious and God-fearing also exploit the very ones God favors and has consistently shown concern for, the least in society – like widows. What's worse, the scribes not only exploited the vulnerable, they did it in the name of religion. The scribes were religious laymen who did not receive a salary, but relied on donations. So, what the widow donated not only went for the upkeep of the Temple, but for the scribes as well.

So we have two types of observant people mentioned today. The scribes, who seemed to be the epitome of religious observance – very plain for all to see. But beneath their exterior religious garb, they were rapacious. The widow, on the other hand, reveals the true religious practice of those who have little, but express great trust in God.

There is a "squirm factor" in the gospel for those of us who have clerical collars or religious habits. People often treat us with courtesy and privilege. At weddings, banquets and anniversaries we often are seated at the head table with other guests of honor. While we are grateful, Pope Francis has reminded us to keep our eyes on the poor and not to let our institutional status separate us from the "widows" – those overlooked and locked out of the halls of privilege. Hearing today's gospel urges us to turn more fully to those Jesus calls his disciples' attention to, "this poor widow."

But it is not just those of us in leadership roles who should feel uncomfortable hearing Jesus speak to us today. He is indicting any religious system that burdens the poor and separates itself from their plight. We, of the white, mainline churches, need to listen to Jesus's words. We are tempted to preserve our systems and benefit from what they give us: standing in the community, predictability, stability and a blessing of the status quo. The church's history also reveals how we have blessed armies that invaded and enslaved indigenous peoples, preached slavery and oppression. Our religious apparatus has tended to side more with Caesar and with the economic and political world that belongs to Caesar.

Jesus condemns those individuals and institutions that benefit from the burdens put on the poor. He said previously in Mark (11:17) that the Temple had become a den of thieves and not a house of prayer. He predicted it would all come tumbling down. Today's passage illustrates why this destruction was inevitable, because it was corrupt and was supported by the giving of those who had the least, "She, from her poverty, has contributed all she had, her whole livelihood."

We want to be careful not to heap opprobrium on the Jewish community and its religious practices, as if to say, "That's the way it was, but now Jesus is the new Temple and those abuses have been eliminated from our worship and religious life." No one can be that naive! Conscious of our own institutional and local church’s excesses, we take seriously the opening rite at each Eucharistic celebration which implores, "Lord have mercy, Christ have mercy, Lord have mercy"

If the church, or our parish, were to write a "Mission Statement," we could use today's gospel as our inspiration. From it we learn our mission to: notice the unnoticed, see their needs, join their struggle for freedom and fight against the injustice they experience. We accept this, our calling, because Jesus has once again, "observed" the discrepancy in society and religion; "called his disciples" to also observe what he does and invited us to give all that we have in service in the new Temple established by his death and resurrection and gifted with his holy Spirit.
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:10 03/11/2015
53. NGÀN NGÀY SAU MỚI TỈNH LẠI.
N2T

Lưu Huyền Thạch rất thích rượu, sau khi uống say thì thống hận vô cùng, nên phát thệ cai rượu.
Một hôm, Lưu Huyền Thạch đến mua rượu tại quán rượu Trung Sơn, tửu gia đưa cho ông ta uống một loại rượu ngàn ngày mới tỉnh gọi là “rượu ngàn ngày”. Rượu vừa thấm môi liền quên mất cả những gì minh đã thề thốt, uống một trận thỏa thích, về đến nhà liền say nằm như người chết. Người nhà cho rằng ông ta bị rượu đốt nóng mà chết, bèn nhập liệm và đem đi chôn.
Qua một ngàn ngày, tửu gia nhớ đến Lưu Huyền Thạch, bèn đến nhà ông ta để thăm, người nhà họ Lưu nói: “Đã chết cách đây ba năm rồi”.
Tửu gia liền đem câu chuyện của “rượu ngàn ngày” kể cho người nhà nghe, thế là vội vàng đi mở nắp quan tài, vừa lúc Lưu Huyền Thạch vừa mới tỉnh dậy !
(Bác vật chí)

Suy tư 53:
Người ta thường nói: chết vì rượu, chết vì gái, đó là hai cái chết không đáng chết; chết vì rượu thì bị coi là phường tham ăn uống, chết vì gái thì bị coi là thứ mê đắm xác thịt, nhục nhã ê chề…
Chết cho ra chết mới đáng mặt anh hùng, mà cái chết anh hùng nhất của người Ki-tô hữu là chết cho “cái tôi” của mình, “cái tôi” của mình là: kiêu căng, hà tiện, dâm dục, ghen ghét, mê ăn uống, hờn giận, lười biếng làm việc lành. Mỗi ngày đem “cái tôi” của mình ấy ra đóng vào thập giá với Đức Chúa Ki-tô, thì không những là anh hùng mà còn được gọi là “đồng hình đồng dạng với Đức Ki-tô”, tức là cùng chết và cùng sống lại với Ngài.
Trong cuộc sống đời thường, tôi có rất nhiều cơ hội để được chết cho “cái tôi” của mình, nhưng tôi có thực sự mong muốn được “chết” anh hùng không ?

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:15 03/11/2015
N2T

3. Trong nhà Thiên Chúa, không thể để cho bất cứ người nào gặp khó khăn bất an hoặc buồn phiền bi thương.

(Thánh Benedictus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha dâng lễ cầu cho các Hồng Y và Giám Mục qua đời
Lm Trần Đức Anh OP
09:07 03/11/2015
VATICAN. Sáng ngày 3-11-2015, ĐTC Phanxicô đã chủ sự thánh lễ tại Đền thờ Thánh Phêrô để cầu nguyện cho 12 Hồng Y, 1 Thượng Phụ và 99 GM qua đời trong vòng 12 tháng qua.

Trong số các vị có một người Việt Nam là Đức Cha Nicola Huỳnh Văn Nghi, nguyên GM giáo phận Phan Thiết, qua đời ngày 6 tháng 5 năm nay, hưởng thọ 88 tuổi, sau 62 năm làm Linh mục và 41 năm làm Giám Mục.

Trong số 12 Hồng Y qua đời, có 3 vị thuộc dòng Tên, đặc biệt là ĐHY Roberto Tucci, nguyên là Tổng giám đốc đài Vatican.

Đồng tế với ĐTC có 40 Hồng Y và 30 GM trước sự hiện diện của khoảng 1 ngàn tín hữu.

Bài giảng của ĐTC

Trong bài giảng, ĐTC đã mời gọi mọi người noi gương phục vụ yêu thương của Chúa Giêsu. Ngài nói với các HY, GM rằng:

”Thiên Chúa đã phục vụ chúng ta trước. Thừa tác viên của Chúa Giêsu, Đấng đã đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ (Xc Mc 10,45), chỉ có thể là mục tử sẵn sàng hiến mạng sống mình vì đoàn chiên. Ai phục vụ và trao ban, dường như là kẻ bị mất mát trước mắt thế giới. Nhưng trong thực tế, chính khi mất mạng sống, là lúc tìm lại được nó. Vì một cuộc sống cởi bỏ chính mình, mất mạng trong tình yêu thương, là một cuộc sống noi gương Chúa Kitô: chiến thắng sự chết và mang lại sự sống cho trần thế. Ai phục vụ, thì cứu thoát. Trái lại, ai không sống để phục vụ, thì sống chẳng ích gì”.

ĐTC nhắc đến bài Tin Mừng trong đó Chúa Kitô được ví như con rắn được treo lên trong sa mạc, theo hình ảnh con rắn đồng được ông Môisê, theo lệnh của Chúa, treo lên để những ai bị rắn độc cắn, nhìn lên con rắn đồng thì được chữa lành. ĐTC nói: ”Một con rắn cứu thoát khỏi các con rắn. Cùng lý luận đó ở trong thập giá Chúa Giêsu ám chỉ đến khi nói với ông Nicôđêmô. Cái chết của Ngài cứu chúng ta khỏi cái chết của chúng ta”.

ĐTC nhận xét rằng ”Cách thức này của Thiên Chúa, cứu chúng ta bằng cách phục vụ chúng ta và tự hủy mình, có nhiều điều để dạy chúng ta. Chúng ta chờ đợi một chiến thắng huy hoàng của Thiên Chúa; trái lại Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta một chiến thắng rất khiêm hạ. Khi bị treo trên thập giá, Chúa để cho sự ác và sự chết hăng say chống lại Ngài trong khi Ngài tiếp tục yêu thương. Đối với chúng ta, thật là khó chấp nhận thực tại này. Đó là một một nhiệm, nhưng bí quyết của mầu nhiệm này, của sự khiêm hạ lạ thường ấy hoàn toàn hệ tại sức mạnh của tình thương..

ĐTC giải thích rằng ”Chúa Giêsu đã biến thập giá thành một chiếc cầu dẫn đến sự sống. Cả chúng ta cũng có thể chiến thắng với Ngài, nếu chúng ta chọn lựa tình thương phục vụ và khiêm tốn, chiến thắng vĩnh cửu. Đó là một tình thương không khiển trách và áp đặt, nhưng biết tín thác và kiên nhẫn chờ đợi, vì như sách Ai Ca đã nhắc nhở chúng ta, thật là tốt ”khi chờ đợi ơn cứu độ của Chúa trong thinh lặng” (3,26). (SD 3-11-2015)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ cầu cho các linh hồn tại Giáo xứ chính tòa Phú Cam và viếng mộ tiền nhân
Trương Trí
18:22 03/11/2015
Sáng hôm nay 2/11/2015, Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam tổ chức Thánh lễ đồng tế long trọng cầu nguyện cho các vị Chủ chăn tiền nhiệm đã qua đời, và các bậc tiền nhân.

Hình ảnh

Sau Thánh lễ, Cha Quản xứ, 2 Cha Phó cùng Hội đồng Giáo xứ và Cộng đoàn kính viếng mộ Đức Cố Tổng Giám mục Philipphê Nguyễn Kim Điền, vị Chủ chăn đáng kính của Giáo phận đang an nghỉ trong ngôi Nhà thờ Chính tòa.

Vào lúc 7giờ30 sáng, Cộng đoàn Giáo xứ do Cha Quản xứ Antôn Nguyễn Văn Tuyến dẫn đầu, đi viếng mộ cụ Thượng thư Ngô Đình Khả. Cụ là người được lịch sử nhắc đến với câu vè dân gian bất hủ: “Đày vua không Khả, đào mã không Bài”. Cụ là một người đạo đức thánh thiện đã được Chúa ban tặng cho một người cháu ngoại là Đức Cố Hồng Y Tôi Tớ Chúa Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận; một người con là Tổng Giám mục Phêrô Ngô Đình Thục, nguyên Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế; cụ Ngô Đình Diệm từng là Tổng thống của nền Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam.

Cộng đoàn tiếp tục đi viếng phần mộ Đức Giám Mục Allys và các Linh mục tại Nghĩa trang Giáo sĩ của Giáo phận. Cha Quản xứ cũng đã đến viếng và niệm hương trước phần mộ cố Linh mục Tổng Đại diện, Quản xứ Chính tòa Phủ Cam: Phaolô Nguyễn Kim Bính.

Đền Thánh Phaolô Tống Viết Bường được dựng tại chính nơi Ngài bị xử chém gần Nhà thờ Phường Đúc. Ngài là một người con của Giáo xứ được Hội đồng Giáo xứ chọn làm Bổn mạng để học hỏi và noi gương nhân đức của Ngài. Cha Quản xứ thành kính niệm hương và dâng hoa trước tượng Thánh Tử đạo, hai bên bức tượng được khắc hai câu đối bằng chữ hán do cố Linh mục Nguyễn Văn Thích đề tặng ca ngợi công đức của Thánh nhân.

Cao điểm của sáng hôm nay là viếng Từ đường và dâng Thánh lễ đồng tế tại Nguyện đường của gia tộc Đức Cố Hồng Y.

Cha Quản xứ Antôn Nguyễn Văn Tuyến chủ tế chia sẻ trong Thánh lễ: “Chúa Giêsu đã chọn Thập giá để kết thúc cuộc đời Cứu độ của Ngài. Nhìn lại hình ảnh tang thương của Chúa Giêsu bị treo trên Thập giá, khi mà trước đó chính họ đã tung hô và tôn vinh Ngài là vua dân Do Thái. Cũng chính trên ngọn đồi đầy đau thương đó, người trộm lành đã nhận ra Ngài là Đức Kitô và kêu lên: “Lạy Ngài, khi nào về Nước Trời xin Ngài nhớ đến tôi.”Thiên Chúa đã dựng nên con người, vì thế không bao giờ Ngài bỏ rơi ai, kể cả khi người đó phạm tội, miễn là biết nhận ra tội lỗi mình và nhớ đến Chúa.”

Cũng trong Thánh lễ này, Cha Chủ tế mời gọi Cộng đoàn hiệp dâng lời cầu nguyện cho bào muội Đức Cố Hồng Y là cô Anna vừa mới qua đời tại tại Australia.

Sau Thánh lễ, anh Nguyễn Văn Khen thay mặt gia đình thân tộc của Đức Cố Hồng Y nói lời tri ân Cha Quản xứ, quí Cha và Hội đồng Giáo xứ cùng Cộng đoàn đã sốt sắng dâng Thánh lễ và cầu nguyện cho gia tộc cũng như tiến trình phongThánh của Đức cố Hồng Y sớm kết thúc tốt đẹp.

Kết thúc Thánh lễ, Cha Augustinô Nguyễn Văn Dụ từ Rôma về cũng đã đến viếng Từ đường và niệm hượng trước di ảnh của Đức cố Hồng Y và dâng Thánh lễ cầu nguyện tại Nguyện đường này.
 
Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Holy Child Kỷ niệm 50 năm xây dựng Giáo Xứ
Trần Bá Nguyệt
03:43 03/11/2015
Melbourne, Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Giáo Xứ Holy Child đã cùng với toàn thể giáo xứ hân hoan mừng Giáo xứ tròn 50 năm thành lập. Xin được giới thiệu qua về giáo xứ và Cộng đoàn Việt Nam tại khu vực phía Tây Bắc Melbourne.
Mời coi hình
Những bước khởi đầu
Giáo Xứ Holy Child bắt đầu với Cha Gio, người Hoà Lan, làm chánh xứ. Vào khoảng 1999, Cha Lê Văn Sơn về làm phó xứ. Lúc đầu Holy Child chỉ có lễ tiếng Anh. Khi người Việt đến đây khá nhiều, được sự động viên của Cha Sơn, Cha Gio tập dâng lễ tiếng Việt. Cha ghi tên học tiếng Việt tại Đại Học Melbourne. Cha rất nhiệt tình với việc học tiếng Việt nên Cha về VN thường xuyên để tập nói tiếng Việt. (Xin mở ngoặc nhỏ) Khi về VN, Cha còn tìm cách đưa du học sinh sang Úc để học tập và ... làm linh mục. Vì thế Tổng Giáo Phận Melbourne sau này có Cha Lê Phước Hiến, trẻ trung và năng động, (đóng ngoặc). Năm nào Cha Hiến cũng về giáo xứ để ... “hát tình ca” cho cả Tây lẫn Ta nghe. Sau này, mỗi tháng có hai thánh lễ tiếng Việt. Cộng đoàn VN lúc ấy có hai ca đoàn thay nhau hát trong các thánh lễ rất xôm tụ.
Nhận thấy nhu cầu giáo xứ càng ngày càng tăng, Cha Gio cho xây một trung tâm Thánh Giá tại Meadows Heights để giáo dân tại đây tiện việc đi lễ và sinh hoạt. Khi xây nhà thờ, giáo xứ phải mượn tiền ngân hàng. Thế là nhóm gây quỹ thành hình. Giáo dân bàn nhau phải làm gì để có tiền cho giáo xứ. Đầu tiên, các chị Legio bán đồ ăn sau thánh lễ. Cha Sơn và các ông bà lớn tuổi hay các người đi bộ thì lượm lon bia, lon coca để bán đóng góp tiền gây quỹ. Thấy vẫn chưa khả quan, cộng đoàn Công Giáo VN tổ chức đêm gây quỹ vào dịp Melbourne Cup, vừa kiếm tiền, vừa là dịp để mọi người họp mặt, chung vui với nhau. Các anh Thạnh, anh chị Hải Quang đứng ra tổ chức, huy động mọi người cùng làm việc. Công việc tốt lành ấy kéo dài đến ngày hôm nay. Ngoài ra cộng đoàn còn tổ chức những ngày lễ, tết truyền thống. Cuộc sống tiếp diễn trong sự cố gắng liên tục, trong tinh thần đoàn kết và thương yêu lẫn nhau. Người dân chung quanh vẫn còn nhớ và rất cảm kích trước việc Cha Gio đi cắt cỏ, tưới cây, Cha Sơn đi thăm viếng bệnh nhân trong giáo xứ.
Khi Cha Gio đi nhậm chức tại Peru, Cha Linh về giáo xứ. Với tính tình trẻ trung và dễ mến, Cha Linh đã lôi kéo thêm nhiều anh em giới trẻ vào làm việc. Mặc dù Holy Child nhỏ bé, nhưng tinh thần nhiệt thành, thương yêu và đoàn kết của mọi người - nhất là giáo dân VN - đã là nét đặc thù của tinh thần Việt. Mọi sinh hoạt của nhà thờ đều có người VN tham gia tích cực như nhóm working bees, power point, clean nhà thờ, cắm hoa, ca đoàn, gây quỹ. Trong thời gian này lại có các nhóm chị Hai với các chị như Vân, Trang, Oanh, Hai, bán thức ăn gây quỹ.
Sau bốn năm sinh hoạt với giáo xứ, Cha Linh chuyển đi giáo xứ khác. Bẵng đi một thời gian mấy tháng không có cha, giáo dân ở đây cảm thấy hụt hẫng. Không có cha, một số giáo dân đi lễ ở giáo xứ khác mặc dù Đức Giám Mục hàng tuần vẫn cử cha khách đến dâng lễ. Lúc ấy nhóm người Việt họp lại và bàn định phải làm gì để củng cố cộng đoàn VN. Mọi người bầu anh Thanh làm đại diện. Nhờ tinh thần trẻ trung và biết kết hợp, công việc xây dựng giáo xứ tiếp tục cho đến ngày Cha Leenus (người Ấn Độ) về làm chánh xứ và Cha Nguyễn Xưa làm phó xứ. Cộng đoàn VN khởi sắc trở lại. Sự tiếp tay của nhiều người Việt, già cũng như trẻ tại Holy Child đã làm cho giáo xứ sống mạnh, sống hùng. Không kể đến các bác lớn tuổi, hầu như tất cả mọi người Việt tại đây đều tham gia vào công việc chung không ít thì nhiều. Với lòng sốt mến, đạo đức và thánh thiện của Cha Leenus và Cha Xưa, giáo dân càng ngày càng phát triển đời sống tâm linh, yêu mến Chúa hơn và sống mật thiết với anh chị em. (TBN - Người Holy Child.)
50 năm xây dựng – Golden Jubilee – 1/11/2015
Ngày Melbourne Cup năm nay. Giáo xứ tổ chức kỷ niệm 50 năm thành lập: 1965-2015. Người Việt chỉ có mặt và hoạt động mạnh từ khoảng 2000 đến nay. Hiện nay, giáo dân người Việt chiếm một tỷ lệ khá cao và đặc biệt đã làm cho giáo xứ phát triển và sống đạo mạnh mẽ, nhất là từ khi có Cha Nguyễn Văn Xưa về làm cha phó.
Trong tinh thần Yêu Thương - Huynh đệ - Kết hợp chặt chẽ - và Chăm sóc lẫn nhau, giáo xứ đã kết hợp với anh chị em các vùng khác nhau tại Melbourne để cùng hỗ trợ nhau tiến mạnh trên đường phục vụ Chúa và cộng đoàn người Việt ly hương.
Ngày kỷ niệm, giáo xứ được nghe ca đoàn và nhiều ca sĩ trình bày nhạc Tây, nhạc Ta, được xem Cha Xưa và đoàn vũ múa bài “Tình Yêu Chúa Kitô thúc bách tôi” nhưng đặc biệt là Cha Hiến đã trình diễn “Người Tình và Quê Hương” và Đức Cha Nguyễn Văn Long biểu diễn bài “Và Con Tim Đã Vui Trở Lại”. Đúng vậy, con tim giáo dân giáo xứ lúc nào cũng tràn đầy niềm vui và hoan lạc.
(Ghi nhanh: Trần bá Nguyệt – Hình: Anh Đức)



 
Lễ Tưởng Niệm và giỗ Tổng Thống Ngô Đình Diệm lần thứ 52 tại Nam Úc
Jos. Vĩnh & Đan Huyền
16:40 03/11/2015
Liên Hội: Quân, Dân, Cán, Chính VNCH tại Adelaide Nam Úc đã tổ chức Lễ Tưởng Niệm và Giỗ lần thứ 52 cho cố TT Ngô Đình Diệm tại hội trường giáo xứ Holy Family dưới sự tham dự của rất đông quan khách, đại diện các đoàn thể và tôn giáo.

Buổi lễ tưởng niệm được khai mạc vào lúc 6 giờ 30 chiều Chúa Nhật ngày 01 tháng 11 năm 2015. Chương trình được sắp xếp và diễn tiến theo thứ tự, như sau:

XEM VIDEO

XEM HÌNH

Mở đầu:

-MC dẫn nhập chương trình và mời mọi người đứng dậy nghiêm trang chào đón đoàn rước di ảnh Cố TT Ngô Đình Diệm từ ngoài sân vào trong hội trường, do các vị bô lão gồm: Quí ông mặc quốc phục, khăn đóng áo dài. Qúi bà trong những bộ trang phục áo dài màu sắc rực rỡ, trên tay cầm hoa, nến, nhang, trịnh trọng xếp thành hai hàng, từ từ rước vào trong hội trường và tiến lên bà thờ hương án.

Anh em cựu quân nhân TQLC và BĐQ với quân phục chỉnh tề xếp hai hàng dàn chào hai bên trước cửa hội trường, sau đó cùng tiến bước theo sau đoàn rước, lên đến gần bàn thờ thì dậm chân tại chỗ, dừng lại trong tư thế đứng nghiêm, trái phải quay vào nhau hướng về bàn thờ.

-Khi di ảnh cố Tổng Thống được đặt trên bàn thờ, thì các bô lão niệm hương và dâng hoa trước di ảnh

-Kế tiếp là nghi lễ chào Quốc kỳ Úc Việt và một phút Mặc niệm các anh hùng vị quốc vong thân.

-Sau nghi lễ chào cờ, mọi người an tọa và lắng nghe lược trình qua tiểu sử và sự nghiệp của cố TT Ngô Đình Diệm trong 9 năm chấp chánh cầm quyền nền đệ I VNCH.

Chương trình tiếp tục bằng nghi thức cầu nguyện của các vị đại diện tôn giáo trước di ảnh cố Tổng Thống:

-Linh mục Phêrô Trần Quang Tòng đại diện Giáo Hội Công Giáo

-Đạo hữu Nguyễn Hữu Lộc đại diện hội thánh Cao Đài đại đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Nam Úc

-Quan khách và đồng hương sắp hàng lên thắp nến tưởng niệm và cầu nguyện cho cố TT Ngô Đình Diệm

-Kết thúc phút cầu nguyện. Ông trưởng Ban Tổ Chức được mời lên sân khấu ngỏ lời cùng quan khách và nói lên ý nghĩa, mục đích của ngày tưởng niệm và giỗ cố TT Ngô Đình Diệm cũng như cám ơn quan khách và đồng hương đến tham dự.

Phần nghi lễ tưởng niệm vừa chấm dứt, thì màn biểu diễn võ thuật của nhóm Lam Sơn Việt Võ Đạo xuất hiện với những pha biểu diễn ngoạn mục với những đường quyền và đòn công phá thật hào hứng.

-Tiếp theo là tiết mục đồng ca bản nhạc Việt Nam, Việt Nam, do nhóm anh em cựu quân nhân, quí thân hữu và qúi phu nhân cùng lên sân khấu trình diễn.

-Sau đó Ban Tổ Chức đã khỏan đãi quan khách và đồng hương một bữa tiệc thật thịnh soạn với những món ăn hấp dẫn như: Món gà luộc lá chanh, Chả giò, Gỏi cải bắp gà xé phay + hành tím ngâm chua, Đồ biển lăn bột chiên dòn, Mì xào thập cảm, Lẫu thập cẩm với bún, cùng với beer lạnh VB và nước ngọt uống thỏa mái.

-Phàn văn nghệ giúp vui là chương trình hát Karaoké do quan khách và đồng hương trình diễn.

Theo như chương trình, thì Tiệc giỗ cố TT Ngô Đình Diệm chấm dứt vào lúc 11 giờ 00 khuya. Ban Tổ Chức cho biết, tính theo số bàn thì có khoảng gần 300 quan khách đến tham dự.

Buổi lễ tưởng niệm cố TT Ngô Đình Diệm kết quả thành công ngoài ý muốn. BTC hứa hẹn năm tới sẽ tổ chức qui mô và trang trọng hơn, vì năm nay là lần đầu tiên, tiểu bang Nam Úc tổ chức nghi lễ truy điệu và tưởng niệm cố TT Ngô Đình Diệm một cách rộng rãi đến toàn cộng đồng.

Riêng cá nhân chúng tôi, thì được dịp nhớ và ôn lại bản nhạc “Suy Tôn Ngô Tổng Thống” sau mỗi buổi chào cờ sáng thứ hai ở trường học khi còn mài đũng quần ở ghế nhà trường

Bản nhạc Suy Tôn Ngô Tổng Thống

Ai bao năm từng lê gót nơi quê người

Cứu đất nước thề tranh đấu cho tự do

Người cương quyết chống cộng

Bài phong kiến bóc lột

Diệt thực dân đang rắc gieo tàn khốc

Bao công lao hồn sông núi ghi muôn đời

Gương hy sinh ngàn muôn kiếp không hề phai

Toàn dân quyết kết đoàn, cùng chung sức với Người

Thề đồng tâm xây đắp cho ngày mai

Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng Thống

Ngô Tổng Thống, Ngô Tổng Thống muôn năm

Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng Thống

Xin Thượng Đế ban phước lành cho người

Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng Thống

Ngô Tổng Thống, Ngô Tổng Thống muôn năm

Toàn dân Việt Nam quyết theo Ngô Tổng Thống

Chung đắp xây nền thống nhất sơn hà.


Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã mở chiến dịch di cư 1954, đưa hơn một triệu người miền Bắc vào Nam tránh khỏi nanh vuốt CS. Những người di cư luôn kính trọng và nhớ ơn Ông.

Khi ông đang nắm giữ quyền hành quốc gia, ông đã tuyên bố trước quốc dân, đồng bào rằng:

Hãy bước theo tôi, nếu tôi tiến lên.

Hãy giết tôi đi, nếu tôi rút lui tháo chạy

Hãy nối chí tôi, nếu tôi bị giết


Ống đã bị giết, bị thảm sát, giờ đây toàn dân Việt hãy noi gương, nghe lời hiệu triệu của Ông để giữ vững lập trường quốc gia theo luật 10/59:

Không chứa chấp cộng sản,

Không lệ thuộc vào ngoại bang.

Hãy tự túc, tự cường, để vươn lên
 
Thánh lễ cầu hồn tại đất thánh Tây Ninh
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
09:56 03/11/2015
THÁNH LỄ CẦU HỒN TẠI ĐẤT THÁNH TÂY NINH

Hàng năm Giáo Hội dành tháng 11 này để nhắc nhở mọi người tín hữu nhớ đến các bậc tiền nhân cách đặc biệt. Hôm qua chúng ta mừng lễ các thánh để cùng sẻ chia niềm vui với những người đã được diễm phúc Nước Trời; hôm nay chúng ta cầu nguyện cách riêng cho các linh hồn đang còn nơi thanh luyện để qua những thánh lễ, những hy sinh và lời cầu nguyện của chúng ta xin Chúa tha phần phạt cho các linh hồn để các ngài sớm được về hưởng tôn nhan Chúa.

Trong bầu khí phụng vụ đầy ý nghĩa này, vào lúc 16g30 ngày mồng 02/11/2015, Giáo xứ Tây Ninh tổ chức dâng Thánh lễ cầu cho các đẳng linh hồn tại Đất thánh Tây Ninh. Cha chánh xứ Gioan Võ Hoàn Sinh cùng Cha phó Giuse Phạm Tường Thành đã dâng thánh lễ kính nhớ và cầu nguyện cho mọi tín hữu trong giáo xứ đã qua đời, cách riêng cho những tiền nhân đang an nghỉ tại đây.

Trước Thánh lễ 30 phút, cả cộng đoàn cùng hiệp nhau cầu nguyện cho các linh hồn qua việc lần hạt Năm Dấu Thánh. Đây là những lời kinh, lời cầu nguyện đầy ý nghĩa cho Các Đẳng Linh Hồn trong ngày lễ hôm nay.

Theo chương trình, Thánh lễ sẽ được cử hành vào lúc 16g30 (mọi năm thánh lễ diễn ra lúc 05g00 sáng), nhưng từ khoảng 15g00, nhiều giáo dân từ khắp nơi trong và ngoài Giáo xứ đã tề tụ về đây, quây quần bên mộ phần của ông bà, cha mẹ. Những người hôm nay đến đây không chỉ dành cho người đã qua đời tấm lòng hiếu kính biểu lộ bằng những nắm hương, bó hoa, cây nến mà ý nghĩa nhất là cùng một lòng, một ý hiệp với hy lễ của Đức Giêsu dâng lên Thiên Chúa để cầu nguyện cho các tiền nhân được thanh luyện nhanh chóng, sớm về bên Chúa.

Người thắp nén nhang thơm, đốt ngọn nến trắng, cắm những cành hoa tươi thắm, kẻ tranh thủ lau lại những hạt bụi còn bám dính trên mộ của người thân, có lẽ đó cũng là cách biểu lộ tấm lòng thảo hiếu của con cháu trước công đức cao dày của các bậc tổ tiên.

Thường khi nói đến đất thánh, nghĩa trang, nghĩa địa… tùy theo thói quen gọi tên của mỗi địa phương, người ta nghĩ ngay đến một không gian lạnh lẽo, hoang vu, gây cảm giác sợ sệt và người ta luôn muốn tránh né nơi ấy. Thế nhưng nếu tham dự thánh lễ của người người Công Giáo tại các đất thánh dành cho người đã qua đời, nhất là trong những ngày tháng 11 này, chắc chắn những cảm nhận sẽ hoàn toàn ngược lại.

Xem Hình

Hôm nay tại đất thánh Giáo xứ Tây Ninh cũng vậy. Khung cảnh vẫn là những nấm mộ hàng hàng lớp lớp nhưng những người sống cảm thấy gần gũi và thân thương với những người đã chết. Không phải số người đông đảo có mặt tại đất thánh này xua đi cái lạnh lẽo như người ta vốn nghĩ nhưng quan trọng nhất là chính niềm tin vào Chúa Kitô phục sinh, chính niềm tin vào mầu nhiệm các thánh thông công trong Giáo Hội, niềm tin vào mầu nhiệm kẻ chết sống lại đã làm cho người sống và người chết gần nhau hơn. Ý nghĩa này được chính Cha Gioan Võ Hoàn Sinh chủ tế ngỏ lời với cộng đoàn lúc đầu lễ rằng: Chính người chết quy tụ chúng ta nơi đây. Chúng ta đến đây để cầu nguyện cho tổ tiên chóng qua thời gian thanh luyện để hưởng sự sống của Thiên Chúa nhưng cũng là dịp để suy ngẫm và rút ra cho mình những kinh nghiệm về thân phận con người.

Đúng 16g30, Thánh lễ được bắt đầu do Cha Gioan chủ tế. Hiện diện trong thánh lễ ngoài giáo dân trong Giáo xứ còn có sự hiện diện của Bà con xa quê cùng tham dự. Mở đầu thánh lễ, Cha mời gọi mọi người cùng hiệp ý dâng lên Chúa lời nguyện xin, xin Chúa tha thứ mọi tội lỗi cho các linh hồn và sớm đưa các linh hồn về hưởng Nhan Thánh Chúa.

Trong bài giảng, cha Giuse Phạm Tường Thành đã chia sẻ về ngày lễ cầu cho các linh hồn hôm nay thì chúng ta cùng với các linh hồn hy vọng được bước vào vinh quang Thiên Chúa. Cũng giống như Tên trộm lành đã có lòng ăn năn và sám hối tội lỗi của Mình để xin Chúa Cứu thế thương và nhớ tới thân phận kẻ phạm tội. Và trong bài giảng của mình Cha đã nhấn mạnh 02 vấn đề và mời gọi mọi người: “phải biết ăn năn sám hối và tin tưởng vào Chúa cứu thế để được hưởng vinh quang cùng với Chúa như tên trộm lành”. Để chờ đợi ngày Thiên Chúa đến viếng thăm, chờ đợi ngày Thiên Chúa đến cứu độ chúng ta, "Hy vọng có nghĩa là chờ đợi, hy vọng có nghĩa là mong mỏi một điều cho các linh hồn được thanh tẩy, được hưởng sự viên mãn với Ngài". Chúng ta cũng vậy, cũng chờ đợi những người thân của chúng ta được Thiên Chúa ban ơn hưởng phúc.

Thánh lễ kết thúc lúc 17g30 bằng nghi thức viếng đất thánh cầu nguyện theo Ý Đức Giáo Hoàng để lãnh nhận ơn Toàn xá và trong năm nay nhằm tạo điều kiện cho bà con Giáo dân lãnh nhận ơn Toàn xá; Cha Gioan Chánh xứ sẽ cùng Cha Phó Giuse sẽ cử hành thánh lễ tại Đất thánh vào mỗi chiều lúc 16g30 từ ngày 02 đến ngày 06 tháng 11 năm 2015.

Sau thánh lễ mọi người lại quây quần bên từng ngôi mộ của người thân để tiếp tục cầu nguyện, để thầm thì tâm sự hoặc những lời hứa với người đã khuất. Chiều tàn và mặt trời đang dần xuống nhưng đây đó nơi đất thánh vẫn còn những nhóm người râm ran câu kinh bên nấm mộ người thân cùng với ánh nến, ánh đèn lung linh và mùi hương trầm, hương hoa ngào ngạt - Tất cả làm nên bầu khí thật linh thiêng và đầy cảm xúc. Một hình ảnh thân thương, cảm động và đẹp đẽ biết bao! Người sống kề bên người chết như chưa từng có cuộc chia ly.

Một ít tia nắng yếu ớt, mong manh còn xót lại qua kẻ lá. Chiều tàn dần khuất, một vài chiếc lá rơi về cội, hành trình chiếc lá cũng như hành trình cuộc đời con người chúng ta, những chiếc lá mơn mỡn xanh um ngày nào cũng sẽ có ngày tàn úa rụng rơi.

Lạy Chúa, xin cho con biết quí trọng và gìn giữ những gì Chúa ban tặng cho chúng con nơi trần gian này. Xin cho chúng con luôn có một niềm tin vững chắc vào Đức Giêsu Kitô Phục Sinh vinh hiển, làm hành trang trên con đường kiếm tìm Chúa mai sau.

Lạy Chúa xin cho linh hồn các tín hữu được nghỉ ngơi đời đời và cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi trên các linh hồn ấy.

Giuse Nguyễn Hữu Lộc – Ban Truyền thông Giáo phận Phú Cường..
 
Thánh lễ cầu cho các linh hồn tại xứ Sơn Lộc, Phú Cường
Tôma đỗ Lộc Sơn
09:53 03/11/2015
Sơn Lộc ngày 2/11/2015: Để sửa soạn cho thánh lễ chiều nay tại nghĩa trang giáo xứ, ngay từ sáng sớm anh em trong giới Gia trưởng đã tất bật với công việc dựng rạp, vận chuyển ghế ngồi cùng trang bị hệ thống âm thanh, ánh sáng cho thật chu đáo. Ban Caritas giáo xứ cũng có điểm phục vụ hoa tươi, nhang thơm cho những người có nhu cầu khi thăm viếng.

Xem Hình

Theo chương trình, thánh lễ bắt đầu lúc 16 giờ, nhưng mới 14 giờ (trời khá nắng), có nhiều người ở xa đã đến, họ mang theo nhiều thứ như: hoa tươi, nhang thơm, có người cầm theo bình nước để tưới cho những bông hoa mới cắm. Chúng tôi vội ghi lại những hình ảnh người thật việc thật, để biết rằng: Tình cảm con người thật thiêng liêng, (Các loại thụ tạo khác không có). Tình cảm con người được xuất phát từ linh hồn mỗi người, không có linh hồn con người không có tình cảm. Bởi thế, con lau mộ cho cha mà nước mắt lưng tròng, vợ thắp cho chồng nén hương mà cay xè đôi mắt. Có ông đã lớn tuổi trầm ngâm cầu nguyện hồi lâu trước mộ người bạn đời mới mất, lại có cả một gia đình sốt sáng đọc kinh cầu nguyện cho ông bà đã mất từ xưa.vv…

Đúng giờ, cộng đoàn xướng kinh và lần chuỗi.Chúng tôi ước có khoảng 1500 người nghiêm trang lần chuỗi . Có gia đình đứng lần chuỗi ngay ngôi mộ người thân dưới những chiếc dù nhỏ bé, có cháu thiếu nhi đang đọc kinh mà mắt chăm chú nhìn vào hình ông bà dán trên bia mộ, có đôi bạn trẻ tay lần chuỗi mà đôi mắt đang hướng về xa xăm, kẻ đứng người ngồi rải rác khắp nghĩa trang, nhưng đông nhất vẫn là trong dãy nhà bạt để tránh nắng và dễ tập chung cầu nguyện.

Hình ảnh này thể hiện niềm tin của mỗi người đối với Thiên Chúa, cảnh thân thương này thể hiện tình yêu thương của hết mọi người.

Hình ảnh này cũng phá tan những hiểu biết sai lầm của một số người, họ cho rằng: “Theo đạo Công Giáo là bỏ ông bà”. Ngày nay, số người hiểu lầm về vấn đề này còn rất ít.

Thánh lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời hôm nay được chủ sự bởi cha xứ Simon Nguyễn Văn Thu, đồng tế có 2 cha Hội Thừa Sai Việt Nam: Giuse Đỗ Văn Thụy và Antôn Lê Ngọc Tĩnh. Tham dự thánh lễ có thầy xứ, quý thầy HTSVN, quý Dì HDMNA và khoảng 2000 tín hữu.

Trong bài giảng, cha Giuse đã chia sẻ: Cùng đích của loài người là Vinh Quang Thiên Quốc. Tất cả mọi việc chúng ta làm dù nhiều dù ít đều quy về cùng đích ấy. Có người không hiểu, không biết hoặc cố tình không biết, để rồi chạy theo phù vân. Đời người qua mau, cùng đích mờ mịt. Hãy Tạ ơn Chúa vì Ngài đã cho chúng ta biết cùng đính là chính Ngài. Hãy giữ lấy và giữ thật vững vàng.

Thánh lễ gần kết thúc, một trận mưa lớn đã đổ xuống, nhưng cũng kịp nhận phép lành cuối lễ. Mọi người ra về thêm dấu ấn niềm tin.

Tôma đỗ Lộc Sơn
 
Lễ cầu cho các linh hồn tại đất thánh các linh mục Phú Cường
Kỷ Đỗ
10:05 03/11/2015
Phú Cường.- 8 giờ sáng nay 03/11/2015 Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, Giám mục Phú Cường đã đến Đất Thánh các Linh Mục giáo phận tại Giáo xứ Bến Sắn để chủ sự Thánh Lễ Cầu cho các cố Giám mục, linh mục, tu sỹ và giáo dân giáo phận Phú Cường đã qua đời.

Xem Hình

Cùng đồng tế với Đức Giám Mục giáo phận có cha Ti tô Nguyễn Minh Nhường - quản hạt Phú Cường, cha Đa minh Nguyễn Đức Trung-chánh xứ Bến Sắn và quý cha trong giáo hạt Phú Cường, ngoài ra có sự hiện hiện của quý Nữ tu Dòng Con Đức Mẹ Phú Cường, quý thầy Nhà Chung Phú Cường và đông đảo bà con giáo dân xa gần.

Trong bài chia sẻ tin mừng, Đức Cha Giuse đã triển khai ý nghĩa của hạt lúa mì phải chết đi mới sinh nhiều hoa trái, quý cố Giám mục, linh mục, tu sỹ hay bất cứ người Ki tô hữu nào cũng phải chết đi cho tội riêng và tình yêu Chúa Ki tô, các ngài chấp nhận chết theo như trật tự tư nhiên và chờ đợi ngày Chúa quang lâm, hôm nay chúng ta cầu nguyện cho các ngài chính là chúng ta cũng cầu nguyện cho chúng ta.

Sau bài hát kết lễ Đức cha Giuse, cùng các cha và cộng đoàn tham dự đã đến niệm hương và rảy Nước Thánh trên mộ phần của các cha. Thánh lễ kết thúc vào lúc 9 giờ 00
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ảnh hưởng của giáo lý Công Giáo đối với vấn đề hôn nhân gia đình ở Việt Nam
Phạm Huy Thông
10:36 03/11/2015
Ảnh hưởng của giáo lý Công Giáo đối với vấn đề hôn nhân gia đình ở Việt Nam

Người tín đồ Công Giáo trong cuộc đời theo đạo của mình được thể hiện ra ở nhiều cấp độ: Theo đạo, giữ đạo và sống đạo. Sống đạo bây giờ cũng đòi hỏi những mức độ khác nhau: Sống đạo theo lề luật và sống đạo theo môi trường văn hóa , xã hội. Người Công Giáo ở khu vực châu Á được kêu gọi “Sống đạo theo cung cách Á châu” (Ecclesia in Asia, số 10), còn người Công Giáo Việt Nam được mời gọi: “Sống đạo theo cung cách Việt Nam” (Thư chung 2003, số 9). Chính sự sống đạo này làm thay đổi diện mạo đạo Công Giáo và cũng ảnh hưởng sâu rộng tới văn hóa xã hội của nhiều quốc gia. Chúng ta hãy cùng nghiên cứu sự ảnh hưởng của giáo lý Công Giáo đến vấn đề hôn nhân và gia đình ở Việt Nam.

1- Giáo lý Công Giáo về hôn nhân và gia đình

Hôn nhân là một vấn đề quan trọng đối với Giáo Hội Công Giáo nên đã được nâng lên thành 1 trong 7 Bí tích thánh. Sách giáo lý viết: “Hôn phối là nhiệm tích do Chúa Giêsu lập để kết hợp hai người tín hữu, một nam, một nữ thành vợ chồng trong tình yêu thương, đồng thời ban ơn cho họ để họ xây dựng gia đình hạnh phúc và sinh sản con cái, góp phần vào công cuộc tạo dựng của Thiên Chúa và xây dựng gia đình nhân loại mỗi ngày mới tốt đẹp hơn” (1).

Bộ Giáo luật năm 1983 dành hẳn một dung lượng rất lớn là đề mục 7 với 111 điều từ điều 1055 đến điều 1165, để quy định về hôn nhân và gia đình, đấy là chưa kể phần tố tụng, tòa án hôn nhân 37 điều từ 1671 đến 1707, trong khi toàn bộ Giáo luật chỉ có 1.752 điều.

Quan niệm của Giáo Hội Công Giáo cho rằng hôn nhân là một ơn gọi nên mang tính chất thánh thiêng. Là ơn gọi như các ơn gọi dâng hiến, tu trì nên người Công Giáo không được tránh né mà chỉ có thể đáp : Xin vâng. Theo giáo lý Công Giáo thì người Công Giáo không được phép trốn kết hôn, tránh sinh con cái và xây dựng một gia đình hạnh phúc (trừ những người được ơn gọi dâng hiến).

Hôn nhân Công Giáo là sự kết hợp giữa 1 người nam và 1 người nữ nên không chấp nhận hôn nhân đồng tính cùng giới hay đa thê hoặc đa phu. Giáo Hội lên án một số quốc gia cho phép kết hôn giữa những người đồng tính, mặc dù vẫn tôn trọng họ. Vì vậy đã có nhân viên công quyền sẵn sàng đi tù chứ không làm giấy hôn thú cho người đồng tính. Cũng vì không chấp thuận đa thê nên những người gia nhập đạo Công Giáo mà có nhiều vợ cũng chỉ được phép chọn một bà vợ trong số đó để sống chung. Hôn nhân Công Giáo được xây dựng trên nguyên tắc tự nguyện. Nếu có bất kỳ sự ép buộc hay lừa gạt nào thì hôn nhân đều vô hiệu. Để đảm bảo nguyên tắc này, các linh mục trước khi làm phép cưới phải cẩn thận tra xét đương sự trong tòa giải tội, xem có hoàn toàn tự nguyện không. Nếu phát hiện ra phải dừng việc chứng hôn lại.

Một đặc tính nữa của hôn nhân là sự bất khả phân ly. Điều 1056 của Giáo luật viết: “Những đặc tính chính yếu của hôn nhân là sự đơn nhất và sự bất khả phân ly, những đặc tính này có một sự bền vững đặc biệt trong hôn nhân Kitô giáo, vì có tính cách Bí tích”. Điều này có nghĩa là, hôn nhân Công Giáo buộc cặp vợ chồng phải sống chung thủy với nhau suốt đời và họ không được phép ly hôn để kết hôn với người khác. Nếu vì lý do đặc biệt, họ không thể sống chung cùng nhau thì chỉ được phép ly thân mà thôi. Giáo lý Công Giáo khuyên mọi người sống tiết dục (các bậc tu trì phải khấn khiết tịnh), cả trước, trong và sau hôn nhân để đảm bảo thủy chung suốt đời. Kinh thánh nhiều lần nhắc đến quy luật này. Chính Đức Giêsu khi trả lời những người biệt phái: có được phép ly dị vợ vì bất cứ lý do nào không? Ngài đáp: “Các ông chưa đọc thấy chép rằng: từ đầu, Tạo hóa dựng nên người nam và người nữ. Vì thế, người nam sẽ bỏ cha mẹ, mà quyến luyến vợ mình, và cả hai sẽ thành một thể xác mà thôi. Như thế, không còn là hai thể xác, nhưng là một mà thôi. Vậy điều gì Thiên Chúa đã kết hợp, thì loài người không được phân ly” (Mt 19,6).

Về gia đình, Giáo Hội Công Giáo cũng coi gia đình là tế bào của xã hội và là Hội thánh tại gia. Sách giáo lý viết: “Gia đình được định nghĩa là một cộng đồng hiệp thông các ngôi vị, là tổ ấm trong đó mọi người cùng chung với nhau mọi sự, mọi người cùng chung đóng góp, cùng chia sẻ và cùng chung trìu mến thông cảm sâu xa. Sở dĩ gia đình Kitô giáo được gọi là một “Hội thánh tại gia” là vì mỗi gia đình Kitô hữu là một sự bày tỏ và thể hiện niềm hiệp thông trong Hội thánh” (2). Gia đình Công Giáo có nhiệm vụ sống theo gương 5 chuyên của cộng đoàn Hội thánh nguyên thủy là chuyên cần giáo lý, vững chí hiệp thông, bền lòng phục vụ, vui thú nguyện cầu và cùng nhau làm chứng. Giáo Hội đề cao những cử chỉ âu yếm, thân mật giữa vợ chồng và buộc tội người vợ hay chồng nếu từ chối những cử chỉ đó mà không có lý do chính đáng. Bổn phận của vợ chồng là sinh sản con cái không phải theo mục đích thông thường là nói dõi tông đường mà là cộng tác với Thiên Chúa trong công trình tạo dựng vũ trụ. Hiến chế “Gaudium et Spes” (Vui mừng và Hy vọng) số 50 viết: “Hôn nhân và tình yêu gia đình tự bản tính quy hướng về sự sinh sản và giáo dục con cái. Con cái là ơn huệ cao quý nhất của hôn nhân và là sự đóng góp lớn lao kiến tạo hạnh phúc của cha mẹ…Bổn phận truyền sinh và giáo dục phải được coi là sứ mệnh riêng biệt của vợ chồng. Trong khi thi hành bổn phận ấy, họ biết rằng mình cộng tác với tình yêu của Thiên Chúa Tạo Hóa và như trở thành những kẻ diễn đạt tình yêu của Ngài” (3).

Trước đây, trong Kinh thánh có nhắc đến lời chúc phúc cho loài người là “Hãy sinh sản cho đầy mặt đất” nên Giáo Hội cũng không có giới hạn số con của một cặp vợ chồng và khoảng cách giữa các lần sinh. Nhưng sau này, Giáo Hội có hướng dẫn cụ thể cho phù hợp với thời cuộc. Thư chung năm 1992 của các Giám mục Việt Nam viết:

“Trong tình hình dân số hiện nay của thế giới nói chung và nước ta nói riêng, đối chiếu với tình hình phát triển kinh tế, không thể làm theo phương châm của người xưa “trời sinh voi, trời sinh cỏ”, phương châm ấy có giá trị trong thời kỳ nông nghiệp “đất rộng người thưa”, ngày nay, loài người đã đầy mặt đất cần phải tính đến việc nuôi sống và giáo dục những mầm non của loài người. Đàng khác, mệnh lệnh sinh sản cho đầy mặt đất gắn liền với mệnh lệnh làm chủ mặt đất. Muốn thế thì đứa con sinh ra phải được nuôi nấng giáo dục nên người. Điều này đưa chúng ta vào những vấn đề cấp bách và nghiêm trọng hiện nay là vấn đề sinh sản có trách nhiệm và vấn đề giáo dục con cái ” (số 11).

Giáo Hội đưa ra khái niệm “sinh đẻ có trách nhiệm” . Điều này ràng buộc các cặp vợ chồng tự quyết định số lần sinh, khoảng cách giữa các lần sinh chứ không phải ai khác. Họ chịu trách nhiệm điều này trước con cái và trước chính Thiên Chúa.

Để duy trì luật hôn nhân và gia đình, Giáo Hội đã quy định chặt chẽ. Buổi đầu, đạo mới đến Thăng Long, lễ tối chỉ dành cho đàn ông, còn đàn bà, phụ nữ đi lễ ban ngày. Trong nhà thờ chia ra “nam tả, nữ hữu” đề không có chuyện trà trộn nam, nữ chỗ đông người hay thiếu sáng. Tiến trình trước hôn nhân như việc học giáo lý hôn nhân và gia đình cho các bạn trẻ chuẩn bị kết hôn, chuẩn bị làm cha mẹ với thời gian khá dài. Điều 1067 giáo luật nêu: “ Hội đồng giám mục phải ấn định những quy tắc về khảo hạch các đôi bạn, cũng như việc rao hôn phối và về những phương thế thích hợp khác để thực hiện những cuộc điều tra, những việc đó là cần thiết trước khi cử hành hôn nhân; một khi những quy tắc ấy đã được tuân giữ cẩn thận, cha sở có thể tiến hành việc chứng hôn”. Bởi Giáo Hội ý thức rằng, gia đình là tế bào của xã hội thì cũng là cơ sở của Giáo Hội. Nếu hôn nhân tan vỡ không chỉ đương sự rơi vào cảnh xa rời Giáo Hội mà cả đôi bên nội ngoại, con cái cũng rất dễ mất sự hiệp thông với Giáo Hội nữa.

2- Ảnh hưởng của lối sống đạo Công Giáo đến hôn nhân và gia đình

2.1 - Ảnh hưởng trong cộng đồng Công Giáo

Nếu quan sát bên ngoài, thật khó phân biệt người theo đạo Công Giáo và không Công Giáo (trừ người tu hành buộc mang y phục dòng) nhưng nếu đi sâu vào tìm hiểu đời sống của họ thì thấy những nét khác biệt lớn. Việc tuân giữ giáo lý, giáo luật Công Giáo hình thành nếp sống của người có đạo. Nếp sống này chi phối toàn bộ suy nghĩ, hành động và cả thói quen của họ nữa. Người Công Giáo thường sống quây quần trong một khu, một làng ngay cả khi chưa có lệnh phân sáp của triều nhà Nguyễn. Nếu phải di dời đi đâu thì họ giữ nguyên tên làng cũ. Vì vậy có thể thấy tên làng Cầu Cổ, Bùi Chu, Trung Lao…tại vùng đất lấn biển Nghĩa Hưng (Nam Định) hay các xứ Hà Nội, Thái Bình, Bùi Phát, Trà Cổ…tại các tỉnh Đồng Nai, Sài Gòn sau cuộc di cư 1954. Việc co cụm này không chỉ giúp cho họ giữ đạo dễ hơn mà cũng dễ cho con cái khi đến tuổi lớn khôn gặp người có đạo để thành vợ, thành chồng. Tâm sự của các bậc cha mẹ có con trưởng thành thường là “tìm được người có đạo để dễ giữ đạo sau này”. Bởi trước đây, Giáo Hội chỉ cho phép kết hôn cùng đạo. Cho nên mới có câu ca ai oán:

“Amen, lạy Đức Chúa Trời

Cầu cho bên đạo, bên đời lấy nhau”

Chắc chắn, đã có nhiều đôi không lấy được nhau chỉ vì lý do tôn giáo. Trường hợp của vua Bảo Đại được kết hôn với cô Theresa Nguyễn Thị Lan (sau là Nam Phương Hoàng hậu) năm 1934 là trường hợp đặc biệt phải được gia đình nhà gái có thế giá xin tận bên Tòa thánh. Mãi đến khi Công đồng Vatican 2 canh tân mới cho phép kết hôn với người khác đạo. Không phải chỉ ở Huế, mà khắp nơi cộng đồng cả người có đạo và ngoài đạo đều hoan hỉ:

“Quý hồ chàng có lòng thương

Amen mặc thiếp, khói hương mặc chàng”

Nhưng với các bậc cha mẹ thì lấy người đồng đạo vẫn hơn, bởi không lo lắng việc đạo nghĩa của con cháu sau này. Đấy là chưa kể thủ tục hôn phối cho người khác đạo cũng mất thời gian và phức tạp mà nếu không kiên trì, khó có thể đi đến kết quả.

Nam nữ người Công Giáo trong quan hệ yêu đương bị cấm không được quan hệ trước hôn nhân vì tội “ăn cơm trước kẻng” là tội nặng. Họ nhắc nhở nhau:

“Mẫu đơn nở cạnh nhà thờ

Đôi ta trinh tiết cùng chờ đợi nhau”

Vùng Công Giáo, khi trai gái yêu nhau, ngoài các thủ tục, nghi lễ phần đời, điều lo lắng nhất của hai bên dòng họ là chuyện thủ tục bên đạo. Phải tìm người làm chứng, phải xác nhận của linh mục nơi cư trú về tình trạng tôn giáo, hôn nhân, phải rao nhiều lần (thường là 3 tuần) cho cộng đồng biết nhằm tránh tình trạng hôn nhân cận huyết, bị ép buộc, hay đương sự không phải là đơn thân…Ai mà biết phải báo lại cho linh mục xứ để dừng chứng hôn. Ai biết mà không trình báo cũng phạm tội nặng. Linh mục chứng hôn phải kiểm tra nhiều lần về giáo lý, về tình trạng hôn nhân, giấy đăng ký kết hôn, thậm chí cả sức khỏe sinh sản rồi mới làm lễ chứng hôn. Ngày làm lễ cưới diễn ra rất trang nghiêm, trước mặt cộng đoàn và gia đình với những nghi thức mà giới trẻ hiện nay ưa thích vì có ý nghĩa. Những lời thề hứa của đôi nam nữ trước linh mục và cộng đoàn là ràng buộc họ suốt đời phải thủy chung với nhau. Một người không phải là tín đồ ngoan đạo lắm như nhà văn Nguyên Hồng vẫn phải tuân giữ. Nhà văn Lê Đại Thanh kể lại:

“Có một cô gái đẹp và lãng mạn mê anh vì đã đọc “Những ngày thơ ấu” của anh, nhưng Nguyên Hồng là một núi băng. Phạm Cao Củng, người chuyên viết chuyện kiếm hiệp cho Nhà xuất bản Mai Lĩnh đã rỉ tai Nguyên Hồng:

- Phải thương nó. Nó tương tư cậu…

Nguyên Hồng gặp cô gái xin lỗi và nói:

-Tôi là người Công Giáo đạo gốc. Tôi lại là người cầm bút viết văn dạy người đạo đức. Tôi không thể lừa dối vợ tôi và làm hại đời cô.

Cô này đã khóc và sau đó đi Nam, rồi lấy chồng trong đó nhưng càng cảm phục Nguyên Hồng hơn”(4).

Để giữ giáo luật, nhiều làng Công Giáo cổ đã xây dựng hương ước với những quy định chặt chẽ về vấn đề này. Hương ước làng Vĩnh Trị (Nam Định) viết:

“Làng toàn tòng Công Giáo chỉ được phép nhất phu nhất phụ thôi. Vậy ai còn vợ cả mà lấy vợ hai thì làng không ăn ngôi với nữa để khỏi làm gương xấu cho kẻ khác…

Ai thông dâm với vợ người có đủ chứng cớ thời hương hội lập biên bản phạt người đàn bà 1đ00. Người đàn ông cũng vậy và truất ngôi 5 năm, tái phạm sẽ truất ngôi hẳn. Ai can tội hiếp dâm đàn bà và thông dâm với con gái dưới 16 tuổi; ai thông dâm với người đàn bà đang có tang chồng; anh em họ hàng thông dâm với nhau; con cái thông dâm với cha mẹ thời hương hội lập biên bản phạt 1đ00 và truất ngôi trong làng và hương ẩm hẳn” (5).

Hương ước làng Nam An (Hải Phòng) ghi: “Lại dân toàn tòng, theo luật tôn giáo, không được phép lấy vợ lẽ. Ai phạm tội đến cũng như tội thông dâm, nếu có con thì đứa con ấy cũng như ngoại tình. Con ngoại tình, con vợ lẽ là con giai khi đến tuổi nhập bạ thì phải nộp phạt cho làng là 5đ00” (6).

Chính vì vậy, số vụ ly hôn nơi người Công Giáo không đáng kể. Theo số liệu của Tòa án nhân dân tối cao, những năm 1977-1982, mỗi năm trung bình cả nước có 5.672 vụ ly hôn. Nhưng đến năm 1991 tăng lên 22.049 vụ. Năm 1994 tăng lên 34.376 vụ. Năm 1995 là 35.684 vụ. Như vậy mỗi năm số vụ ly hôn đã tăng từ 10-12%. Tại Hà Nội, năm 2005 có 4.100 vụ ra tòa ly dị. 6 tháng đầu năm 2006 có 2.068 đôi ly hôn. Vậy mà tại làng Trung Thành (xã Hải Vân, Nam Định) nơi có 6.000 giáo dân sinh sống suốt 8 năm (1982-2000) chỉ có 2 cặp bỏ nhau. Ở xứ Hạ Hồi (Thanh Trì, Hà Nội) cũng có 1.500 nhân danh Công Giáo nhưng từ năm 1945 đến nay chỉ có 2 đôi ly thân. Điều này là quý giá và hấp dẫn của hôn nhân Công Giáo.

Các gia đình Công Giáo được dạy dỗ phải yêu thương nhau nên tình trạng đạo đức ở các thành viên tương đối tốt. Không có tình trạng con cái ngược đãi cha mẹ hay cha mẹ ruồng bỏ con cái. Nếu có xích mích, bất hòa thì cả cộng đồng sẽ đến khuyên bảo và tìm cách giúp đỡ vì mọi người coi đó là nhiệm vụ của mình. Các chức sắc khi thấy trong cộng đồng có nguy cơ tôi phạm cũng lập tức cảnh báo, ngăn chặn như việc uống rượu ở Tây Nguyên hay nạn nghiện ma túy ngày nay. Hồng Y Phạm Đình Tụng, trong Thư chung ngày 22-10-1996 đã mời gọi:

“ Tôi khẩn thiết kêu gọi mọi người hãy chung tay, góp sức chặn đứng và tẩy sạch tệ nạn này ra khỏi gia đình và làng xóm chúng ta. Tôi đề nghị các Cha rao giảng về tác hại của tệ nạn này để mọi người hiểu rõ. Mỗi xứ họ cần có kế hoạch điều tra và phát hiện kịp thời số người nghiện hút. Các bậc cha mẹ phải thường xuyên theo dõi con em, không để chúng đi lại những nơi có nguy cơ bị lôi cuốn hay giao tiếp với những con nghiện.

Đối với những người đã trót nghiện, chúng ta hãy lấy tinh thần bác ái khuyên bảo và làm mọi cách giúp đỡ họ cai nghiện càng sớm càng tốt, nếu không bệnh của họ sẽ lây sang người khác một cách nhanh chóng như vết dầu loang”.

Tuy nhiên, giáo lý Công Giáo cũng ràng buộc người tín hữu không được dùng các biện pháp tránh thai nhân tạo. Thông điệp Humanae Vitae (Sự sống con người):

“Cần phải loại trừ tất cả mọi hành động nhằm mục đích hoặc dùng như phương tiện để làm cho không thể sinh sản được như hành động trước khi giao hợp, hoặc đang lúc giao hợp hoặc trong lúc kết quả tự nhiên của việc giao hợp đang tiến triển. Cần phải loại từ việc trực tiếp vô hiệu hóa khả năng sinh sản nơi người nam hay người nữ, bất cứ tạm thời hay vĩnh viễn” (số 14).

Giáo Hội chỉ chấp nhận phương pháp tránh thai tự nhiên theo Ogino-Knauss hay Billings. Nhưng đây là phương pháp cũng không đơn giản, đòi hỏi một quyết tâm rất cao vì vậy nhiều đứa bé vẫn được sinh ra và được gọi là “con của Ogino” và cũng là vấn nạn thường xuyên được gửi đến các tờ báo Công Giáo hay các linh mục và ở các vùng giáo, đây là vấn đề nan giải cho chính quyền khi thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Chính quyền đã dùng đủ mọi cách như phạt hành chính, không cấp giấy khai sinh, cắt chỉ tiêu thi đua nhưng đối với người Công Giáo, luật đạo quan trọng hơn luật đời.

Cũng có người Công Giáo nhất là công chức liều mạng phá thai, điều hòa kinh nguyệt. Thế là họ bị vạ giết người. Mà tội thì có thể tha chứ vạ rất khó tha và không phải giáo sĩ nào cũng được quyền tha vạ khiến họ và gia đình (những người biết sự vụ này mà không can ngăn hay đồng thuận) phải đau khổ suốt đời vì không còn được hiệp thông với Giáo Hội nữa.

Theo nguyên tắc, hôn nhân Công Giáo không cho ly dị, nhưng nếu có tình trạng vợ chồng không thể sống chung được với nhau thì Giáo Hội cho ly thân, nhưng không được phép kết hôn nếu người phối ngẫu với mình vẫn còn sống.Những vợ chồng đã ly dị có thể nộp đơn xin tòa án Giáo Hội tiêu hôn nếu có lý do chính đáng. Có người ly than, chẳng giữ được độc thân, họ đi bước nữa và lập tức bị kết án và không được sống trong ấn sủng của Giáo Hội.

Để giảm thiểu những nỗi đau này, Giáo hoàng Phanxicô mới đây đã cho phép mọi linh mục trong năm Thánh Lòng Thương xót Chúa 2016 đều được quyền tha vạ phá thai và cũng đang xem xét đơn gỉan thủ tục tuyên bố tiêu hôn và thông thoáng hơn đối với người ly dị, tái hôn. Trong Tự sắc Misis Judex Duminus Jesus (Chúa Giêsu thẩm phán nhân từ) mới công bố đầu tháng 8-2015 viết:

“Vì vai trò làm mẹ, Giáo Hội cần thấy có bổn phận, vì sự thiện phải thể hiện sự biện phân thận trọng. Giáo Hội biết rõ tình huống người ly dị tái hôn đi ngước lại Bí tích Hôn phối của Kitô giáo. Tuy nhiên, cái nhìn của Giáo Hội nên xuất phát từ trái tim người mẹ, là trái tim, nhờ được Chúa Thánh thần sinh động hóa, luôn tìm kiếm điều cứu rỗi người ta…Thật vậy, những người này không hề bị vạ tuyệt thông và tuyệt đối họ không bị đối xử như thế: họ vẫn là thành phần của Giáo Hội” (7).

2.2- Ảnh hưởng của giáo lý Công Giáo với hôn nhân , gia đình ra ngoài xã hội

Bị chi phối bởi giáo lý Công Giáo nên nhiều tín hữu có lối sống khiến người ngoại đạo cảm phục. Bác sĩ Trần Hữu Ngoạn- Giám đốc trại phong Quy Hòa, người đã trực tiếp tiêm trực khuẩn Hansen vào người để chứng minh rằng, bệnh phong cùi không lây trực tiếp khi tiếp xúc, giúp xóa đi mặc cảm của cả người bệnh và cộng đồng lúc gặp gỡ với nhau. Ông được đề nghị làm hồ sơ để được phong anh hùng lao động và nhận giải Ghandi với số tiền khá lớn nhưng ông từ chối vì cho rằng, mình là Giám đốc, lại là đảng viên nên phục vụ là trách nhiệm, trong khi đó các nữ tu dòng Phaolô ở trại không lương mà họ còn tận tụy hơn ông, nên họ xứng đáng được khen thưởng hơn ông. Ông nói:

“Họ chấp nhận cuộc sống khổ hạnh, tự nguyện làm những việc thiện một cách âm thầm để phục vụ những người bất hạnh. Họ không muốn những lời ngợi ca tụng. Cuộc sống của họ tuân theo một nguyên tắc thật đơn giản: bàn tay trái không được biết việc làm của bàn tay phải và ngược lại. Nhiều tấm gương của các nữ tu này được bệnh nhân truyền tụng. Họ kể về soeur Charles Antoine, nguyên là Giám đốc trại có lần đến thăm nơi ăn ở của bệnh nhân, thấy hố xí tắc mà không ai dám dọn. Bà liền thọc tay xuống và moi lên những mảnh giẻ mà họ đã vô ý vứt xuống”(8).

Chính vì vậy, sau khi nghỉ hưu, bác sĩ Ngoạn do cảm phục lối sống của các nữ tu mà đã âm thầm trở lại đạo vào năm 2012. Cũng theo giáo huấn của đạo nên người Công Giáo cũng có cách ứng xử khác với những người bình thường. Trường hợp Nam Phương hoàng hậu là một ví dụ. Bà đã sinh cho vua Bảo Đại 5 người con nhưng vua quen kiểu sống đế vương phóng túng nên vẫn đi lại với những người phụ nữ khác. Bà sống ly thân với cựu vua nhưng vẫn luôn quan tâm đến nhà vua. Bà viết thư cho cô Lý Lệ Hà- một hoa khôi xứ Bắc đang chung sống với vua với lời lẽ rất tôn trọng chứ không hề ghen tuông. Thư viết: “Chị ở xa Đức Cựu hoàng hàng mấy vạn dặm trường nhưng chị biết em hết sức chăm sóc Cựu hoàng đế ở Hồng Kông. Chị cầu mong lịch sử mai đây không buông Cựu hoàng. Đức Từ cung Thái hậu và chị trọn kiếp nhớ thương em” (9). Có lẽ cảm kích về hành động này của Nam Phương Hoàng hậu mà về cuối đời, Bảo Đại đã gia nhập đạo Công Giáo với tên thánh là Jean Robert.

Do hôn nhân và gia đình Công Giáo có những ưu thế là bền vững trong khi hôn nhân, gia đình bên ngoài xã hội mỏng giòn dễ vỡ nên có một xu hướng là không ít gia đình bên ngoài Công Giáo tìm kiếm người Công Giáo để kết hôn mặc dù thủ tục để kết hôn với người có đạo khá phiền hà và mất nhiều thời gian phải kiên trì như học hỏi về đạo (lớp tân tòng), học về giáo lý hôn nhân và gia đình (lớp chuẩn bị kết hôn). Đấy là chưa kể đến sự phản đối của gia đình những người trở lại. Giáo sư Nguyễn Khắc Dương, xuất thân từ dòng dõi Nho gia ở Nghệ Tĩnh, đã kể lại việc mình sau khi gia nhập đạo về quê năm 1948 như sau:

“ Vừa trông thấy tôi, bà gần như chồm tới và gần như ngã quỵ ôm lấy chân tôi khóc nức nở mà than rằng: Cháu ơi, cô hỏi cháu, cha ông cháu có tội tình chi, mà cháu cúi đầu cho họ dội nước để rửa sạch tội Tổ tông. Thật là nhục mạ đến tổ tiên họ Nguyễn Khắc nhà ta. Chớ cái tội cháu bỏ đạo ông bà, không thờ cúng tổ tiên, thì nói thật, lấy cát chà, dao cạo cũng không sạch, nói gì đến dội nước” (10).

Một trường hợp khác mà Giám mục Allys ở Huế đã kể lại, đó là sự phản ứng của gia đình cô Nguyễn Thị Ngọc năm 1916. Ông viết:

“Khó mà tưởng tượng được sự tức giận của người cha và sự đau khổ của bà mẹ, khi biết rằng con mình đã bỏ trốn. Họ liền cùng với bạn bè đi tìm con. Trong nhiều ngày, họ chạy hỏi nơi này nơi khác và nhất là rình quanh các tu viện mà họ nghi là có con mình đang lẩn trốn. Cuối cùng, họ được thư của Nguyễn Thị Ngọc cho biết mình đang ở trong dòng kín Huế và sẽ không ra khỏi đó cho đến khi thành Kitô hữu…Trước lời tuyên bố đó, bà mẹ nổi giận, gào thét và đe dọa khi thấy con mình không lay chuyển, bà chồm tới, nắm lấy tóc con lôi ra khỏi nhà khách của đan viện. Để chống lại, Nguyễn Thị Ngọc liền nằm xuống đất và làm cho tất cả mọi nỗ lực của người mẹ nóng giận trở thành vô ích” (11).

Số liệu của Giáo Hội Công Giáo cho biết, năm 2006, cả nước có 147.716 người gia nhập đạo thì có 31.576 người lớn xin gia nhập đạo để kết hôn với người Công Giáo, chiếm 1/5. Năm 2000 có 30.096 người lớn rửa tội thì đến năm 2010 số xin nhập đạo là 42.272 người. Tại các giáo xứ, nhất là các nhà thờ ở thành phố, do lượng người di dân đi học tập, công tác, lao động từ nông thôn về đông nên liên tục phải mở các lớp tân tòng và số thanh niên theo học rất đông.

Giáo lý Công Giáo coi phôi thai được hình thành từ sự giao hợp đã là con người nên khi nghe có trường hợp phá thai dù chỉ là điều hòa kinh nguyệt, người Công Giáo cũng tìm gặp những bà mẹ lỡ mang thai đó khuyên bảo giữ cái thai lại. Nếu đương sự không có điều kiện, họ đưa về các nhà mở để chăm sóc, nuôi dưỡng cho đến khi mẹ tròn, con vuông. Nhiều nhà mở này được lập ra khắp nơi do các giáo xứ, dòng tu tổ chức. Thậm chí một số cá nhân người Công Giáo cũng làm như vậy. Nước ta được xếp vào một trong 5 nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới với khoảng 300.000 vụ/năm thì những hoạt động trên của người Công Giáo rất ý nghĩa. Một số cá nhân người Công Giáo còn đi thu gom những thai nhi từ các bệnh viện, phòng khám tư nhân về khâm liệm, chôn cất tử tế như bà Nguyễn Thị Nhiệm (Sóc Sơn, Hà Nội), ông Nguyễn Văn Bao (Nghĩa Thắng, Nam Định), ông Tống Phước Phúc (Nha Trang, Khánh Hòa)… đã chôn cất cả vạn thai nhi được dư luận khen ngợi vì những cử chỉ nhân văn và chỉ riêng đạo Công Giáo mới có việc làm này.

Giáo Hội cảnh báo xã hội ngày nay là “một nền văn hóa sự chết”, chiết tự từ “Death” (D: Divorce- Ly dị; E: Euthanasia- Chết êm dịu; A: Abortion- Phá thai; T: Total Birth Control: Kiểm soát sinh sản; H: Homosexual union- Kết hôn đồng tính). Một đặc điểm của nền văn hóa sự chết đó là phá vỡ cân bằng tự nhiên về giới tính, lao động mà nhiều nước đang đối mặt khi hàng chục triệu thanh niên không thể lấy được vợ, khi mà số sinh ít hơn số tử gây thiếu hụt lao động trầm trọng như Trung Quốc, Đức , Nhật và cả nước ta nữa. Chính những thách đố này, khiến nhiều xã hội phải quay lại sự cân bằng tự nhiên trong sinh sản. Ngay dự thảo luật về dân số nước ta hiện nay cũng cho phép các cặp vợ chồng tự lựa chọn số con và khoảng cách giữa các lần sinh. Dự thảo này rất giống với quan niệm “sinh sản có trách nhiệm” của Giáo Hội Công Giáo.

Như vậy có thể thấy giáo lý của đạo Công Giáo không chỉ ảnh hưởng đến hôn nhân và gia đình cộng đồng Công Giáo mà càn ảnh hưởng sang cả cộng đồng xã hội nữa. Mặc dù lối sống đó cũng có những điểm gây khó khăn cho tín hữu nhưng ưu điểm nhiều hơn và là điểm sáng của tôn giáo này. Nó chứng minh nhận định của Nghị quyết 25 “Về công tác tôn giáo” của Đảng năm 2003 là đúng đắn: “Đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”.

Hà Nội, tháng 9-2015

Chú thích:

1-Bùi Văn Đọc: Sống niềm tin, Giáo xứ Bùi Chu xuất bản 1992, tr.46

2-TGM Nha Trang: Giáo lý vào đời, tập 1, Nxb Tôn giáo 1999, tr.118

3-Thánh Công đồng Vatican 2, Giáo hoàng học viện Đà Lạt ấn hành 1972, tr.82-803.

4-Báo Văn Nghệ số 30 ngày 27-7-1996.

5-Kỷ yếu Tọa đàm “Thờ cúng tổ tiên” ở Huế, TGM Huế ấn hành năm 1998, tr.68

6, 11- Phạm Huy Thông: Ảnh hưởng qua lại giữa đạo Công Giáo và văn hóa Việt Nam, Nxb Tôn giáo 2012, tr.81; tr.152

7- Vietcatholic. News ngày 3-8-2015

8-Giám mục Nguyễn Văn Sang: Đối thoại tôn giáo, tập 2, Nxb Tôn giáo 2007, tr.327

9-Lý Nhân Phan Thứ Lang: Vua Bảo Đại- vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, Nxb Đà Nẵng 2004, tr.192

 
Giải đáp phụng vụ: Cung điệu bài giảng lễ là như thế nào?
Nguyễn Trọng Đa
18:45 03/11/2015
Giải đáp phụng vụ: Cung điệu bài giảng lễ là như thế nào?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Thưa cha, liệu việc nghe bài giảng Chúa Nhật là cần thiết để chu toàn luật giữ ngày Chúa Nhật không? Đôi khi, vì lý do cá nhân, con không cảm thấy thích nghe bài giảng của một linh mục nào đó, vì con mạnh mẽ nhận thấy sự không chân thật của ngài, và bởi vì ngài không thực hành điều ngài giảng. - R. C., Mumbai, Ấn Độ.


Đáp: Giáo luật buộc chủ tế chuẩn bị bài giảng và giảng trong mỗi thánh lễ Chúa Nhật, hoặc ít nhất ủy thác cho thầy phó tế hoặc một linh mục khác giảng. Xin mời đọc:

"767 §1. Trong những hình thức giảng thuyết, nổi bật nhất là bài giảng giải thánh lễ vì là phần chính của phụng vụ và dành riêng cho Linh Mục hay Phó Tế. Trong bài giảng ấy, phải làm sao để suốt một năm phụng vụ có thể trình bày các mầu nhiệm đức Tin và khuôn khổ đời sống Kitô giáo dựa vào bản văn Thánh Kinh.

“§2. Trong mọi thánh lễ ngày Chúa Nhật và ngày lễ buộc, khi có dân chúng họp lại, thì buộc phải giảng lễ, trừ khi có lý do quan trọng mới được bỏ qua.

"§3. Trong các thánh lễ trong tuần, nhất là trong mùa Vọng và mùa chay, hoặc khi có lễ lớn hay tang chế, khuyến khích nên giảng lễ khi có số đông dân chúng tham dự.

"§4. Cha Sở hay Linh Mục quản đốc nhà thờ phải lo liệu để những quy luật trên được tuân giữ chu đáo.

“Ðiều 768 §1. Những người giảng Lời Chúa, trước hết hãy trình bày những điều cần phải tin và phải làm nhằm vinh danh Chúa và cứu rỗi nhân loại.

"§2. Cũng phải trình bày cho tín hữu giáo thuyết Hội Thánh dạy về nhân phẩm và tự do của con người, về sự duy nhất và sự vững bền cùng những trách vụ của gia đình, về những bổn phận của những người công dân sống trong xã hội, và cả về việc điều hành những việc trần thế theo trật tự Chúa đã ấn định.

“Ðiều 769. Giáo lý Kitô giáo phải được trình bày thích hợp với điều kiện của thính giả và nhu cầu của thời đại. (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).

Do đó, ngoại trừ một nguyên nhân nghiêm trọng, bài giảng không thể được bỏ qua vào lễ Chúa Nhật. Vì, như giáo luật nói, nó là một phần của phụng vụ, nên trách nhiệm của người giảng là phải chuẩn bị bài giảng và giảng trong mức độ tốt nhất có thể. Đối với các tín hữu, bổn phận tôn giáo của họ là cố gắng tốt nhất để hiểu và nắm lấy lời dạy, chừng nào nó phù hợp với chân lý Công Giáo, mà chúng tôi đoán là đúng trong trường hợp trên.

Vì các điều 768-769 nói rất rõ ràng, vấn đề đề tài của bài giảng là giảng giải giáo lý của Chúa Kitô và áp dụng nó trong giáo huấn. Đây không nói về các phẩm chất của người giảng, mặc dù rõ ràng là chúng có tác dụng nào đó đến hiệu quả của bài giảng.

Tôi không đứng ở vị trí làm người phán đoán liệu cha giảng thuyết ở Mumbai có thực hành những gì ngài giảng không, và thực sự chỉ Thiên Chúa mới có thể phán đoán tâm hồn người ta. Tôi biết chắc chắn rằng, với tư cách một linh mục, tôi không bao giờ thực hành hoàn toàn những gì tôi rao giảng. Thật vậy, mỗi khi tôi đứng trên bục giảng, hoặc đưa ra lời khuyên trong tòa giải tội, tôi nhận thức sâu sắc về các bất cập và thất bại của mình, để sống đúng với thách thức của Tin Mừng. Tôi tin vào sự thật của sứ điệp, và phấn đấu để truyền đạt nó trong khả năng tốt nhất của tôi. Tôi chỉ có thể đoán rằng hầu hết các linh mục đều chia sẻ kinh nghiệm này.

Nhà thơ Anh và mục sư Anh giáo George Herbert, trong bài thơ "Hiên nhà thờ" (The Church Porch) có một suy tư thú vị về bài giảng: "Xin đừng xét đoán người giảng thuyết; vì ngài là Thẩm phán của bạn: Nếu bạn không ưa thích ngài, bạn sẽ không hiểu ngài. Thiên Chúa kêu rao giảng điên rồ. Bạn đừng đay nghiến / Để lấy ra kho báu từ một bình đất. Người rao giảng tệ nhất cũng nói ra một điều gì tốt: nếu mọi người muốn cảm giác, Thiên Chúa cầm một bản văn, và giảng sự kiên nhẫn".

Nói cách khác, chính nội dung của bài giảng, cho dù có khiếm khuyết, là quan trọng, chứ không phải người giảng. Một người thông dịch bài thơ trên đã giải thích nó như sau:

"Phương tiện truyền thông không phải là sứ điệp. Hãy tìm viên ngọc quý. Bình đất [...] không là vấn đề. Hãy xem điều gì là quan trọng. Hãy chấp nhận nó. Chúa sử dụng tất cả cho mục đích của Ngài. Sự đáp trả của bạn với người giảng sẽ xét đoán bạn, chứ không phải sứ điệp của ngài. Người giảng là Thẩm phán của bạn, là trắc nghiệm mà qua đó bạn được xét đoán. Nếu bạn không thích ngài, bạn sẽ không nghe hoặc hiểu sứ điệp của Chúa. Ngay cả một kẻ khờ dại cũng có thể nói một tri thức cho người khôn ngoan. Bạn bác bỏ sự hiểu biết Chúa ra khỏi thành kiến. Đó cũng là một sự xét đoán. Ngay cả người giảng tồi tệ nhất, như một người bình thường, sinh viên và diễn giả, đều có một bài học để dạy. Dù bản văn cho ngày ấy, mà người giảng có thể làm hỏng, là ra sao chăng nữa, Chúa sẽ chọn bản văn riêng của Ngài, và giảng sự kiên nhẫn để cứu các kẻ tin, bất kể người giảng là như thế nào".

Thánh Phaolô có một ý tưởng tương tự trong thư gửi tín hữu Philípphê 1, 15-18:

"Đã hẳn, có những kẻ rao giảng về Đức Kitô vì lòng ganh tị và tranh chấp, song những người khác lại làm công việc đó vì ý ngay lành. Những người này làm vì bác ái, bởi họ biết rằng tôi được chỉ định để lo bênh vực Tin Mừng. Còn những người kia thì loan báo Đức Kitô vì tính ưa tranh giành, họ không có lòng ngay, tưởng làm như thế là gây thêm khổ cho tôi, trong lúc tôi bị xiềng xích. Nhưng không sao đâu! Dù thế nào đi nữa với ý lành hay ý xấu, cuối cùng Đức Kitô được rao giảng là tôi mừng. Và tôi sẽ còn mừng nữa” (Bản dịch Việt ngữ của nhóm Phiên dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ).

Tôi chỉ có thể khuyên người nêu câu hỏi trên đây rằng bạn nên vui mừng như Thánh Phaolô. (Zenit.org 3-11-2015)

Nguyễn Trọng Đa
 
Văn Hóa
Họa thơ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Lê Đình Thông
09:23 03/11/2015
NỖI LÒNG (viết năm 1953)

Gươm đàn nửa gánh quẩy sang sông
Hỏi bến : thuyền không, lái cũng không !
Xe muối nặng nề thân vó Ký
Đường mây rộng rãi tiếc chim Hồng
Vá trời lấp biển người đâu tá ?
Bán lợi mua danh chợ vẫn đông !
Lần lữa nắng mưa theo cuộc thế
Cắm sào đợi khách, thuở nào trong ?

Ngô Đình Diệm

Họa nguyên vận tưởng nhớ cố Tổng thống Ngô Đình Diệm

Có lũy tre làng khắp núi sông
Thân tre thẳng thắn ruột như không
Tùng bách bốn mùa còn xanh lá
Trúc lâm quê cũ ánh dương hồng
Tiết trực tâm hư lưu sử sách
Thông reo hội hữu khắp trời đông
Tinh thần tiếp nối trong trang sách
Chữ nghĩa xem ra vẫn sạch trong.

Paris, ngày 2 tháng 11 năm 2015

Lê Đình Thông


 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cao Sơn Lưng Trời
Richard Drysdale
22:04 03/11/2015
CAO SƠN LƯNG TRỜI
Ảnh của Richard Drysdale
Núi cao chọc thủng mây trời
Chỉ là viên đá dưới trời hư không.
(nđc)