Ngày 09-11-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy Niệm Chúa Nhật XXXII Thường Niên – Năm A
Lm. Anthony Trung Thành
08:52 09/11/2017
Chúng ta đang ở trong tháng 11, tháng cầu cho các Đẳng linh hồn. Trong thánh này, Giáo hội nhắc nhở chúng ta nhớ tới các linh hồn trong Luyện ngục. Đồng thời, đây là thời gian cuối năm phụng vụ. Nếu để ý chúng ta sẽ thấy các bài Lời Chúa trong các ngày cuối năm phụng vụ này thường nói về sự chết, sự phán xét, về số phận đời sau, về sự tận cùng của vũ trụ. Cụ thể, đoạn Tin mừng Chúa Nhật hôm nay, nói về sự Chúa đến bất ngờ qua hình ảnh chàng rể trong dụ ngôn Mười trinh nữ. Chính vì Chúa đến bất ngờ nên đòi buộc mọi người phải tỉnh thức và sẵn sàng như năm cô trinh nữ khôn ngoan. Thiết nghĩ, trong bối cảnh này và qua dụ ngôn Mười trinh nữ hôm nay mời gọi mọi người chúng ta suy niệm ba điểm sau đây:

1. Mọi người đều phải chết

Tần Thuỷ Hoàng là vị vua Trung Quốc, sống trước Chúa Giáng sinh khoảng 200 năm. Ông là người đã truyền xây Vạn Lý Trường Thành dài hơn 2000 dặm. Đó là kiến trúc duy nhất trên trái đất, mà các phi hành gia có thể nhìn thấy từ ngoài không gian. Theo tạp chí National Geographic, Tần Thuỷ Hoàng rất sợ chết, ông muốn được trường sinh bất tử, nên tìm đủ mọi cách để được cải lão hoàn đồng. Một ngày kia, các chiêm tinh gia kể cho ông nghe về một hòn đảo thần tiên ở biển đông, dân chúng ở đó đã khám phá ra bí quyết trường sinh. Tần Thuỷ Hoàng liền phái một số tàu thuyền chất đầy châu báu lên đường, hy vọng đổi được bí quyết trường sinh. Nhưng dân chúng không đổi cho ông bí quyết trường sinh của họ. Thế rồi ông lo xây nhà mồ như cung điện nguy nga rộng lớn, lấy châu ngọc làm tinh tú, lấy thuỷ tinh làm sông ngân hà, lấy vàng ngọc lát tường và chôn sống hàng trăm cung nữ trong đó, để kiếp sau được sống như thần tiên. Nhưng kẻ tàn bạo ham sống sợ chết ấy chỉ làm vua được hơn chục năm và sống trên năm mươi tuổi thì chết đi.

Thật vậy, “Nhân sinh tự cổ thùy vô tử”: người ta xưa nay ai mà không chết? Sau khi nguyên tổ phạm tội, Thiên Chúa đã phán với Adong rằng: “Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất.” (x. St 3,19). Sau này, Thánh Phaolô cũng cho biết: “Vì một người duy nhất, mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết; như thế, sự chết đã lan tràn tới mọi người, bởi vì mọi người đã phạm tội.” (Rm 5,12). Vì vậy, ai cũng chết: Có những người chết khi còn trong bụng mẹ; Có những người chết khi tuổi còn niên thiếu; Có những người chết khi tuổi con thanh niên; Có những người chết khi tuổi còn trung niên; Có những người chết già trăm tuổi hay hơn nữa như Kinh Thánh cho biết: ông Adong sống thọ 930 tuổi, ông Noe 950 tuổi, ông Mathusalem 969 tuổi. Nhưng, cho dù sống thọ đến trăm tuổi hay hơn nữa thì cũng phải chết. Đó là qui luật chung của hết thảy mọi người.

2. Không biết chết lúc nào

Mặc dầu biết chắc chắn rằng đã là con người thì ai cũng phải chết nhưng không ai biết mình chết lúc nào. Đây là một bí mật chỉ dành riêng cho Thiên Chúa. Theo qui luật thông thường thì con người được sinh ra, lớn lên, già yếu và chết: ông bà chết trước cha mẹ; cha mẹ chết trước con cái; con cái chết trước cháu chắt…Nhưng trong thực tế, qui luật đó không đúng với hết mọi người. Bởi vì có những bậc ông bà, cha mẹ phải khóc lóc tiễn đưa con cái, cháu chắt, như ca dao Việt nam có câu:

“Lá vàng còn ở trên cây

Lá xanh rụng xuống trời hay chăng trời.”

Cũng có những người con khi công thành danh toại muốn đền đáp công ơn sinh thành của cha mẹ, vậy mà cha mẹ chẳng còn (cha mẹ chết sớm hơn qui luật thông thường).

Cái chết không theo qui luật thông thường chính là do bệnh tật, thiên tai, chiến tranh, khủng bố... Ở Việt Nam, mỗi năm có 94 000 người chết vì bệnh ung thư; ít nhất 15 000 người chết do tai nạn giao thông; khoảng 300 người chết và mất tích do thiên tai. Ngoài ra, còn có những người chết do chiến tranh, khủng bố…Chẳng hạn, ở Mỹ, vụ khủng bố 1/9/2001 làm 2996 người chết; vụ xả súng ở Las Vêgas ngày 01/10/2017 vừa qua làm chết 50 người; Vụ xả súng tại một nhà thờ Baptist nhỏ ở Texas hôm 5/11/2017, có ít nhất 26 người chết.

Trên đây chỉ là một số thí dụ về những cái chết không theo qui luật thông thường. Nhưng dầu có theo qui luật thông thường đi nữa, thì con người cũng không thể biết mình chết lúc nào. Cho nên, cuối đoạn Tin mừng hôm nay Đức Giêsu đã cảnh giác chúng ta rằng: “Vậy hãy tỉnh thức, vì các ngươi không biết ngày nào, giờ nào” (Mt 25,13). Nơi khác, Ngài nói: “Chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến” (Mt 24,44; Lc 12,40). Ngài còn dùng dụ ngôn “chủ nhà” để nhắc nhở mọi người tỉnh thức, đề phòng cái chết như đề phòng kẻ trộm (Mt 24,42). Thánh Phêrô và Thánh Phaolô cũng nhắc lại lời của Đức Giêsu rằng: “Ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm ban đêm” (1 Tx 5,2; 2 Pr 3,10). Vì không biết chết lúc nào và vì cái chết đến bất ngờ nên đòi hỏi mọi người phải tỉnh thức và sẵn sàng.

3. Tỉnh thức và sẵn sàng như thế nào?

Chúng ta cần tỉnh thức và sẵn sàng theo hai khía cạnh sau đây:

Theo khía cạnh tiêu cực: chúng ta phải cố gắng chu toàn các bổn phận bằng cách tuân giữ luật Chúa, luật Hội thánh và các nhiệm vụ được giao phó, không phạm tội, kể cả những tội nhẹ cố tình. Nếu lỡ sa ngã phạm tội cần phải sám hối ăn năn và lãnh nhận Bí tích Giao hòa.

Theo khía cạnh tích cực: không chỉ giữ mình sạch tội mà còn phải ra sức làm nhiều việc lành phúc đức như tham dự thánh lễ, lãnh nhận các Bí tích, đọc kinh lần hạt, làm việc bác ái, hy sinh hãm mình…tương tự như năm cô khôn ngoan luôn chuẩn bị đèn và dầu.

Một đề nghị khác của Thánh An-phong cho việc tỉnh thức và sẵn sàng, đó là: Thứ nhất, hãy làm ngay bây giờ những điều tôi phải làm trước khi chết; Thứ hai, hãy làm ngay bây giờ những điều mà trên giường chết tôi ước ao “phải chi mình đã làm”; Thứ ba, hãy làm ngay bây giờ những điều mà trên giường chết tôi không làm được.

Câu chuyện của Thánh Saviô sau đây cũng là bài học cho mỗi người chúng ta về sự tỉnh thức và sẵn sàng:

Một hôm, vào giờ chơi thể thao, Saviô đang chơi với chúng bạn ngoài sân. Cha Boscô bèn gọi thánh nhân ra hỏi: “Giả như 15 phút nữa Chúa gọi con về với Chúa, thì bây giờ con làm gì?”

Saviô trả lời rằng: “Con vẫn tiếp tục chơi!”

Cha Boscô hỏi tiếp: “Con không đi xưng tội hay cầu nguyện để dọn mình chết sao?”

Saviô trả lời rằng: “Bây giờ là giờ chơi, mọi người có bổn phận phải chơi để thân thể khỏe mạnh. Vì thế, con nghĩ cứ chơi là đẹp ý Chúa nhất. Dọn mình chết không gì tốt bằng làm điều đẹp lòng Chúa nhất. Vả lại, lúc nào tâm hồn con cũng sẵn sàng trở về với Chúa!”

Lạy Chúa, xin giúp chúng con luôn biết sống tinh thần của năm cô trinh nữ khôn ngoan để dù Chúa đến bất cứ lúc nào chúng con cũng sẵn sàng ra nghinh đón Chúa. Amen.

Lm. Anthony Trung Thành
 
Sống khôn ngoan
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:54 09/11/2017
Chúa Nhật XXXII TN A

Dụ ngôn mười cô trinh nữ đi đón chàng rể, trong đó có năm cô khờ dại và năm cô khôn ngoan là dụ ngôn có thể nói rất quen thuộc với Kitô hữu. Và chúng ta lại dễ dàng đón nhận bài học là phải tỉnh thức sẵn sàng một cách rất tự nhiên khi chúng ta đã nhìn nhận rằng không ai biết được “cái giờ Chúa đến” với mình, nghĩa là cái giờ mình phải giả từ trần gian. Tuy nhiên, thử hỏi thế nào là khôn ngoan thì hẳn không ít người phải chần chừ hoặc ngần ngại trả lời cách dứt khoát và rõ ràng.

Dưới cái nhìn nhân loại thì khôn ngoan là một nhân đức thuộc phạm trù lý trí. Theo viễn tượng này thì người khôn ngoan là người biết sử dụng trí khôn để phân biệt cái này với cái kia, sự vật này với sự vật khác, biết phân biệt điều đúng với điều sai, cái tốt với cái xấu, điều hơn với điều kém…Người khôn ngoan còn biết phân biệt đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả, cái gì là bản chất, cái gì là hiện tượng…Sự khôn ngoan dưới góc nhìn này được thủ đắc bằng luyện tập và một vài môn học giúp rèn luyện khả năng phân biệt đó là môn toán học, môn luận lý học…

Vì là một nhân đức thuộc phạm trù lý trí, mà trí khôn con người xem ra bị điều kiện hoá bởi thời gian, tuổi tác. Qua cái ngưỡng cửa tuổi bảy mươi thì nói chung khả năng phân biệt, phán đoán của con người giảm dần. “Càng già, càng lẩn thẩn” là một hiện thực như tất yếu. Thế mà Kitô hữu chúng ta mỗi lần tham dự lễ an táng một người cao niên lại được nghe trích đọc bài trích sách Khôn ngoan: “Người đầu bạc thì khôn ngoan và tuổi già là một cuộc đời thanh sạch” (Kn 4,9) (*). Không thể hiểu sự khôn ngoan của câu trích Lời Chúa này theo nhãn quan nhân loại mà cần phải có cái nhìn khác.

Bài đọc thứ nhất của Chúa Nhật XXXII TN A trình bày về Đức Khôn Ngoan như sau: “Đức Khôn Ngoan sáng chói, và không hề tàn tạ. Ai mến chuộng Đức Khôn Ngoan thì đức Khôn Ngoan dễ dàng cho chiêm ngưỡng. Ai tìm kiếm Đức Khôn Ngoan thì Đức Khôn Ngoan cho gặp. Ai khao khát Đức Khôn Ngoan, thì Đức Khôn Ngoan đi bước trước mà tỏ mình cho biết…” (Kn 6,12 tt). Đức Khôn Ngoan ở đây như được nhân cách hoá. Nó không còn là một thuộc tính của trí khôn mà là một ai đó. Nếu ta thay cụm từ “Đức Khôn Ngoan” bằng cụm từ “Thiên Chúa” thì ý của đoạn văn sẽ rõ ràng và dễ hiểu. Như thế, dưới ánh sáng Lời mạc khải thì Đức Khôn Ngoan được đồng hoá với chính Thiên Chúa, Đấng Toàn Tri, Toàn Thiện, Toàn Ái. Đoạn trích sách Khôn ngoan còn tiếp rằng để đạt tới Đức Khôn Ngoan thì cần chú tâm tới lề luật của Đức Khôn Ngoan và yêu mến là tuân giữ lề luật (x.Kn 6, 17-18).

Như thế người khôn ngoan không chỉ là người biết phân biệt mà trên hết là người có tấm lòng biết yêu mến. Dưới cái nhìn này thì chúng ta mới hiểu được người đầu bạc là người khôn ngoan. Tuổi đời càng cao thì con tim người ta càng dễ mở rộng. Tấm lòng của các cụ ông, cụ bà dành cho cháu con thì hẳn ta đã rõ. Nhiều vị dường như chưa chịu nhắm mắt, xuôi tay, khi chưa thấy cháu con yên bề gia thất. Sốt sắng với việc Nhà Chúa thì ít ai bì với người cao tuổi. Quả thật, dù cho “đa thọ thì đa nhục”, nghĩa là tuổi đời càng chồng chất thì lỗi lầm càng thêm nhiều, nhưng chính khi biết lấy những gì bên trong ra mà phân phát thì mọi sự sẽ nên trong sạch cho chúng ta, chứ không phải do bởi lau chén dĩa bên ngoài (x.Lc 11,37-41).

Trở lại với năm cô trinh nữ khôn ngoan của bài dụ ngôn Chúa Giêsu kể. Các cô được gọi là khôn ngoan vì các cô có tấm lòng với cô dâu, chú rể, với dòng tộc hai họ. Đi đón chàng rể với đèn đầy dầu là một động thái của người có tấm lòng biết lo xa, liệu trước. Các cô tính trước, lo xa không phải vì mình mà vì chính cô dâu, chú rể…Trái lại, năm cô trinh nữ khờ dại là những cô phù dâu ít có tấm lòng với chú rể, cô dâu. Vẫn có đó nhiều cô phù dâu trong các tiệc cưới ngày nay chỉ lo “xoe xua” làm nổi cho bản thân mà chẳng để ý gì đến người khác. Quả là một sự khôn lanh theo kiểu thế gian là tìm mọi dịp để lăng xê chính bản thân mình.

Các nhà chú giải Thánh Kinh cho ta hay: “dầu đèn” theo văn hóa thời bấy giờ có ý nghĩa là những việc tốt, việc lành. Người đã có tấm lòng biết yêu mến thì không bỏ qua một cơ hội dù nhỏ, để làm điều tốt, việc lành cho tha nhân. Và những việc tốt, những việc lành chính là hành trang của người tỉnh thức sẵn sàng khi Chúa đến. Dù Chúa đến bất cứ giờ nào họ luôn có đủ đầy hành trang là các việc tốt để trình diện Vua các vua, Chúa các chúa, Đấng đến thế gian không phải để được hầu hạ nhưng để hầu hạ người ta và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người.

Không ai muốn làm người ngu dại. Ai cũng thích được nhìn nhận là khôn ngoan. Tuy nhiên, điều quan trọng là biết sống khôn ngoan theo cái nhìn của Chúa, dĩ nhiên là để làm đẹp lòng Chúa và vì chính hạnh phúc đời đời của chúng ta.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

(*) Đoạn trích sách Khôn Ngoan 4,9 Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ dịch là: “Đối với con người, sự khôn ngoan còn quý hơn tóc bạc, sống không tì ố đã là sống thọ”.

Sách Nghi thức an táng dịch là: “Thật vậy, sự hiểu biết của con người thay cho đầu bạc, và đời sống trong sạch thế cho tuổi già” (NTAT trang 19).
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 32 Mùa Quanh Năm A. 12.11.2017
Lm Francis Lý văn Ca
14:47 09/11/2017
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta đang tiến dần đến những ngày cuối năm phụng vụ. Các bài đọc trong tuần lễ nầy cũng như những tuần kế tiếp hướng chúng ta đến ngày phán xét cánh chung - Chúa đến trần gian lần thứ II.
Khi có dịp suy nghĩ về ngày nầy, chúng ta thử nghĩ mình đã chuẩn bị thế nào cho ngày đó? Các bài sách thánh hôm nay trình bày cho chúng ta về sự khôn ngoan mà chúng ta phải có để chuẩn bị cho ngày nầy, khi đang sống cuộc đời tạm bợ nầy, mà lúc nào đó Chúa gọi chúng ta về với Ngài.
Chúng ta cầu xin Chúa trong thánh lễ hôm nay, ban cho chúng ta sự khôn ngoan biết lựa chọn phần rỗi đời đời. Đừng bám vào cuộc sống tạm bợ như là một cứu cánh. Vì chúng ta sẽ mất đi tất cả khi tử thần đến gõ cửa gọi ta về đời sau.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây.

TRƯỚC BÀI I:
Sự khôn ngoan mà Thiên Chúa ban cho những kẻ kiên nhẫn tìm Ngài sẽ gặp được nó. Chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần giúp mỗi người trong chúng ta luôn tìm kiếm sự trọn lành, thánh thiện.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô trình bày cho chúng ta điểm chính yếu là đời sống hôm nay chuẩn bị cho ngày mai. Đối diện sự chết mà không sợ hãi, nhưng tin tưởng và cậy trông vào Chúa.

TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Dụ ngôn về năm trinh nữ khôn ngoan và khờ dại, có mục đích nhắc nhở chúng ta điểm chính đó là sự tỉnh thức. Sẵn sàng với ngọn đèn cháy sáng chờ đón Chúa đến bất cứ lúc nào.


LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu ân cần nhắc nhở chúng ta phải chuẩn bị luôn cho việc Chúa đến lần thứ II. Với niềm cậy trông và phó thác, chúng ta dâng lên Ngài những ý nguyện cầu sau đây:

1. Chúng ta cầu nguyện cho mọi người trong chúng ta, luôn biết canh tân đời sống của mình. Xin đừng để chúng ta trì hoãn việc ăn năn trở lại trong Mùa Vọng năm nay. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Chúng ta cầu nguyện cho những người yếu đuối, đang hấp hối trên giường bệnh. Xin cho họ luôn vững niềm cậy trông, phó thác vào Chúa là Cha đầy lòng nhân ái, trong những giây phút cuối đời. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Chúng ta cầu nguyện cho những người có trách nhiệm săn sóc bệnh nhân: các bác sĩ, y sĩ, y tá, các chuyên viên y khoa trong các bệnh viện và nhà hưu dưỡng, xin cho tinh thần phục vụ của họ mang lại niềm an ủi và tự tin cho các bệnh nhân. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Trước bao cảnh chết choc tang thương do bom đạn, khủng bố... chúng ta thấy trên truyền hình, điện thoại hay đọc thấy hằng ngày trên báo chí, xin cho những nhà lãnh đạo các quốc gia, biết dùng sự khôn ngoan của mình để đem lại một nền hoà bình đích thực cho thế giới. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Chúng ta đã bước vào tháng các linh hồn, xin nhớ đến những thân bằng quyến thuộc, đồng bào, chiến sĩ và những linh hồn mồ côi... Xin cho họ được hưởng kiến nhan thánh Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, Chúa dạy chúng con luôn tỉnh thức đợi chờ, vì không biết được ngày giờ nào Chúa đến. Xin cho việc tưởng niệm Chúa chết và sống lại trong thánh lễ sẽ mang lại cho chúng con niềm cậy trông và phó thác. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
 
Chúa Nhật XXXII Thường Niên
Lm Jude Siciliano OP
22:49 09/11/2017
Khôn ngoan 6: 12–16; Ps 62; 1 Thêsalonica. 4:13– 18; Máttthêu 25: 1-13

Thường ở miền nam ấm áp, lá đỏ và vàng chói với mùa thu. Cảnh vật trông rất ngoạn mục. Đối với phần đông trong chúng ta, đốt pháo bông là điều rất thích thú. Mùa đông giá lạnh chưa đến, gió mạnh chưa thổi làm lá vàng rụng xuống. Ánh mặt trời vàng cuối mỗi ngày đệm thêm vào ánh sáng của lá vàng đỏ. Ánh sáng cuối cùng của mặt trời lặn gây một cảm nhận yên tĩnh cuối ngày. Chúng ta gắng tập thả bộ trong chốc lát trong ánh sáng đủ màu của những ngày cuối mùa thu.

Nhưng, chúng ta biết điều gì khác trong lúc này. Những màu sắc rực rỡ trong cảnh vật rồi cũng sẽ tàn úa. Màu sức lá có nghĩa là lá đã chết trên cành cây và rồi sẽ rụng xuống. Rồi phải cào lá trên sân chơi lại để bỏ vào thùng rác. Đông chắc sẽ đến và kết thúc một năm trên miền bắc. Người lớn tuổi và bệnh hoạn rất sợ mùa này, vì lúc này là lúc họ phải có thời gian ở trong nhà lâu dài trong khi chờ đợi tuyết và băng đá tan để họ có thể ra ngoài lại.

Mùa Phụng vụ cũng đi đôi với cảnh vật bên ngoài. Đến cuối mùa Phụng vụ, 3 tuần trước Mùa Vọng, lời cầu nguyện của chúng ta cũng đưa đến cuối năm. Chúng ta được khuyên bảo không những chỉ nghĩ đến cuối thời gian là sự chết, nhưng cũng nên nghĩ đến những kinh nghiệm cuối cùng của đời sống. Các bài sách Kinh Thánh đọc trong những tuần cuối này khuyến khích chúng ta suy nghĩ đến những gì lâu dài và vững chắc trong đời sống chúng ta, và những gì sẽ qua đi- không đáng để năng lực quý hóa của chúng ta chú trọng vào đấy. Điều gì đáng chú trọng trong đời sống chúng ta? Điều gì có thể quên đi? Điều gì chúng ta có sẽ ở lại với chúng ta và gìn giữ chúng ta qua cơn sóng gió cuộc đời?

Tác giả sách Khôn Ngoan nhắc chúng ta là chúng ta chỉ có một sự hiện diện vững chắc để hướng dẫn đời sống là sự Khôn Ngoan. Đức Khôn Ngoan "sáng chói và không hề tàn tạ". Trong khi chúng ta, người phàm, đặt bao nhiêu tín nhiệm vào những gì phai lạt và qua đi. Khi đời sống chấp nhận sóng gió của mùa đông và không được tin vui- điều gì chúng ta cần dựa vào trở lại, điều gì trong đời sống chúng ta "sáng chói và không hề tàn tạ", và có thể dẫn dắt chúng ta trong giá lạnh và tăm tối?

Chúng ta có thể đáp lại bài đọc thứ nhất trong Thánh Thể bằng cách mời gọi Đức Khôn Ngoan đến và ở lại với chúng ta. Chúng ta được khuyến khích nên canh chừng và hy vọng cho Đức Khôn Ngoan, vì Đức Khôn Ngoan sẽ "bước đi trước mà tỏ mình cho chúng ta biết". Bài sách có ý nói là tất cả những ai tìm kiếm Đức Khôn Ngoan thì Đức Khôn Ngoan sẽ cho gặp, và sẽ lãnh nhận ơn này bởi Thiên Chúa. Điều cần thiết là phải tìm kiếm với một lòng thành thật. Ở nơi khác trong Kinh Thánh, chúng ta được biết là Đức Khôn Ngoan mà người tìm kiếm thì người đó sẽ đạt được "một tâm hồn biết lắng nghe, để cai trị dân Chúa, và phân biệt phải trái" (1V3:9). Trong khi mọi sự đều qua đi, Đức Khôn Ngoan sẽ dẫn dắt chúng ta đến những gì không phai lạt, vì Đức Khôn Ngoan cũng như Thiên Chúa rất toàn năng và vĩnh cửu (Kn 7: 22-27). Bài sách đọc hôm nay đưa ý là nếu khởi sự tìm kiếm là sẽ gặp được Đức Khôn Ngoan. Đó là ơn huệ hơn là cố gắng chiếm hữu. Sự cố gắng đến từ mội đời sống trung thực theo đường lối Đức Khôn Ngoan đã chỉ cho chúng ta.

Vì đối với người Kitô hữu, Chúa Giêsu là hiện thân của Đức Khôn Ngoan. Những ai tìm kiếm Ngài trong đời sống hằng ngày họ sẽ gặp ánh sáng "chói lòa và không hề tàn lụi". Trong phúc âm hôm nay, chúng ta ngồi dưới chân Chúa Giêsu và học hỏi khôn ngoan từ Ngài để chúng ta có thể nên khôn ngoan theo đường lối của Thiên Chúa, để không bị thất vọng vì những gì trước kia lôi kéo chúng ta và qua đi.

Trong khi chúng ta bước vào dụ ngôn hôm nay, chúng ta gặp phong tục của một thế giới và một không gian khác. Theo lệ thường cô dâu và các người phụ dâu đợi ở nhà để chú rể đến rồi vào bửa tiệc. Vì sao chú rể có thể đến trễ? Theo phong tục cưới hỏi thời đó, chú rể phải bàn thảo với người cha và gia đình cô dâu. Bà Patricia Sanchez trong sách (Chúng ta mừng năm A) nói là sự bàn thảo với gia đình cô dâu có thể kéo dài suốt đêm, hay suốt nhiều ngày. "Bàn cãi lâu dài là việc đáng khen và là dấu hiệu nói lên cô dâu là người đáng quý trọng". Sau cùng chú rể và gia đình đi theo để rước cô dâu về nhà. Một khi gia đình chú rể đến là bữa tiệc bắt đầu. Và tiệc rượu lễ lạc như thế có thể kéo dài trọn tuần hay hơn nữa. Thế nên Chúa Giêsu có thể dùng một chút việc xãy ra trong đời sống hằng ngày như là hình bóng của Nước Thiên Chúa thình lình báo đến. Mặc dù chúng ta biết lúc sự việc đến, chúng ta có thể xao lãng và không sẵn sàng.

Tôi nghĩ là lời cuối cùng của dụ ngôn đến một cách bất ngờ. "Rồi người ta đóng khóa cửa lại". Không phải chỉ đóng cửa, mà khóa lại. Điều gì đã được mở ra và mời khách vào, bây giờ đã khóa lại. Chúng ta có thể nghe tiếng cửa đóng rồi khóa lại. Việc này nhắc tôi nhớ tiếng cửa lao tù đóng khóa lại sau khi người tù bước vào bên trong. Nhưng đây không phải là lao tù. Những người ở bên trong đã vui vẻ vì chờ đợi lâu. Họ đến đây để dự tiệc. Những người ở bên ngoài phải ở bên ngoài mãi mãi. Thật là một dịp họ mất đi vì họ mất thì giờ làm việc họ không sẵn sàng là dự trử "dầu". Thật là một điều rất đáng tiếc. Nếu họ sẵn sàng trong lúc chờ đợi chàng rể, nếu họ biết họ phải dự trử dầu thì làm gì họ đã không đến lúc bực tức như vậy.

Trong lúc tôi viết bài này, một người bạn tôi gọi cho biết là người láng giềng anh ta có một người con trai 45 tuổi ngã chết trong lúc chạy bộ. Người đó để lại một vợ và hai con còn nhỏ, và gia đình bạn bè thương tiếc. Một người thể thao không ngờ buổi chạy bộ buổi trưa mùa thu lại là việc cuối cùng anh ta làm trong đời anh ta. Chúng ta hy vọng đèn của anh ta sẵn sàng và anh ta có đủ dầu để châm thêm, và anh ta nghĩ đến lời anh ta muốn nói trong tình yêu thương cho người nào và lời tha thứ cho kẻ khác. Chúng ta hy vọng anh ta đã chọn điều khôn ngoan trong đời sống, và những người quen biết anh ta nhiều hay ít đã thấy lòng thương xót nơi anh ta, và anh ta là một người sẵn đó để đưa tay giúp bạn, cho lương thực cho người đói, cho nước uống cho kẻ khát. Mong anh ta đón tiếp người xa lạ, cho quần áo cho người nghèo, và thăm viếng người đau ốm và người trong lao tù. (trong phúc âm của 3 tuần cuối năm, Ngày lễ Chúa Kitô là Vua, chúng ta được biết đó là những việc Đấng Con Người sẽ xét xử chúng ta).

Dụ ngôn hôm nay chỉ là một lúc, không phải lúc cánh chung, nhưng là ngay bây giờ. Dụ ngôn gọi chúng ta hãy lợi dụng thời cơ trong đời sống chúng ta theo sự khôn ngoan mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta qua Chúa Kitô. Chúng ta chưa thấy Chúa Kitô đến. Điều chúng ta cảm nghiệm là những bận rộn của việc làm ăn, của chương trình học tập và thể thao, các bửa cơm ăn vội vàng, xem truyền hình, nghe tin tức trong xe hơi. mua bán, thăm viếng bà con lớn tuổi, bạn bè và gia đình, đi nhà thờ v.v... Những việc đó chúng ta biết trước được. Nhưng thói quen có thể thay đổi vì nhũng đòi hỏi thình lình trong đời sống của chúng ta và những người thân thương. Chúng ta có sẵn sàng để đáp ứng hay không? Việc đó tùy dầu chúng ta dự trử. Nếu chúng ta không chú ý đến điều đó mà bỏ mất cơ hội, thì chúng ta sẽ tìm đến điều gì giúp đỡ trong lúc khó khăn. Có thể chúng ta chỉ còn nghe tiếng đóng cửa và khóa lại, thì đó là trễ lắm rồi.

Nhưng, bạn biết là không trễ đâu. Dụ ngôn nói về cửa khóa lại chưa xãy ra đâu. Chúa Giêsu nhắc chúng ta bây giờ là lúc chúng ta còn thì giờ mà Thiên Chúa luôn sẵn sàng chờ đón chùng ta để ban ơn Khôn Ngoan, để chỉ cho chúng ta điều gì chúng ta còn phải làm để giữ số dầu dự trử đầy đủ. "Đức Khôn Ngoan dễ dàng cho chiêm ngưỡng". Trong Bí tích Thánh Thể này chúng ta nhận biết chúng ta cần giúp đỡ và dựa vào Thiên Chúa. Chúng ta ao ước và tìm kiếm Đức Khôn Ngoan. Đức Khôn Ngoan được ban cho chúng ta trong Kinh Thánh và trong lương thực soạn sẵn nơi bàn tiệc trước mắt chúng ta.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP



32nd SUNDAY (A)
Wisdom 6: 12-16; Psalm 63; 1 Thessalonians 4: 13-18; Matthew 25: 1-13


In parts of the country, especially in the warmer South, trees are still ablaze with autumn fire. It is a spectacular show! For many of us, this season of nature’s pyrotechnics is our favorite. The harsh cold of winter has not yet arrived; the cruel winds have not yet blown those leaves from the trees. The golden sunlight at the end of each day only enhances the brilliance of the multi-colored leaves. The last rays of the sun also set a quiet mood to the ends of the days. We try to get out for at least a brief walk through the Technicolor scene that marks these days.

But we know something else at this time. What is so glorious in nature is also dying. The color of the leaves means they are dying on their branches – soon they will fall to the ground, be raked from lawns and play grounds and carted off. Winter is surely coming, the end of the year. The elderly and infirmed especially dread this season in the North, for it means more confinement in the house, long days of waiting for the frost and ice to pass, so that they can get out again and not be confined by the rough elements.

The liturgical season parallels what’s going on in nature. The liturgical year is coming to an end, these last three weeks before Advent shift our thoughts and prayers to the end time. We are encouraged to think not only of our final end in death, but about all the endings we experience in life. The scripture readings these last weeks encourage us to reflect on what is permanent and sure in our lives and what is passing – not worth the investment of our precious energies. What’s the focus of our lives? What can be taken away? What do we have that will accompany us and sustain us through life’s twists and sudden turns?

The author of the Book of Wisdom reminds us that we have one unfailing presence to guide us through life – Wisdom. She is "resplendent and unfading;" while so much we humans put our confidence in pales and passes away. When life takes one of those winter twists on us and the news is not good – what have we to fall back on, what in our lives is "resplendent and unfading" and can guide us in the cold and dark?

We might respond to this first reading today at the Eucharist by inviting Wisdom to come and make her home with us. We are encouraged to watch and keep vigil for Wisdom, for she will meet us "with all solicitude." The reading suggests that all who seek Wisdom shall find her, shall receive this gift of God. What is required is a sincere and seeking heart. Elsewhere in the scriptures we are told that Wisdom gives the seeker, "an understanding heart to judge and distinguish right from wrong" (1 Kings 3:9). Whereas all else is passing, Wisdom will guide us to what never fades, for she is like God, all powerful and unchanging (7: 22-27). Today’s reading suggests that even to begin the search, is to be found by Wisdom. It is more gift than effort. The effort comes in living a life faithful to the path Wisdom has shown us.

For the Christian, Jesus is God’s Wisdom personified. Those who seek him in their daily lives find the light that is "resplendent and unfading." In the gospel today we sit at his feet and learn wisdom from him so that we might become wise in God’s ways, not deceived by what is initially alluring – but transitory.

As we enter today’s parable, we meet customs from another world and another time. The bride and her attendants customarily waited at home for the arrival of the groom and his party. Why might the groom be delayed? According to the custom of the time, the groom would be negotiating for the bride with her father and family. Patricia Sanchez [THE WORD WE CELEBRATE: YEAR A] says that the bartering could go on well into the night, even for days. "Bartering at great length was considered a compliment and a sign that the bride was indeed treasured and priceless" (page 105). Finally, the groom and his family attendants would arrive to take the bride to his home. Once there, the wedding feast would begin. And what a feast it would be, lasting for a week, or more! No wonder Jesus could use this slice from every day life as an illustration of his sudden return and the final and complete declaration of God’s reign. Though we know the moment of reckoning is coming, we can easily become distracted and unprepared.

I find the closing line of the parable most abrupt and final, "Then the door was locked." Not just closed, but locked! What was once open and inviting to feasters – now is locked. You can hear the slamming of the door, the bolt’s clicking into place. Reminds me of the crashing sound prison gates make when they are closed behind you. But this is no prison; those on the inside have an end to their long wait and anticipation. Here they enter into a festival. Those outside are forever outside. What an opportunity they missed by squandering their time and not getting the required "oil." How dull-witted they turned out to be. Had they been productive during the groom’s delay, had they seen to what was expected and required of them, they would not have ended in such dire circumstances.

At this writing, a friend calls and tells me that the 45 year old son of her neighbor and dear friend has dropped dead while jogging. He leaves his wife, two small children and his grieving family and friends behind. An athletic person never expects that an autumn afternoon’s run will be the last thing they do in life. One hopes his lamp was trimmed and he had a good supply of oil; that he wasn’t putting off the word he should have spoken in love to some and forgiveness to others. One hopes the he had chosen wisely in his life; that those who knew him well, or briefly, had experienced gestures of compassion from him; that he was there with a helping hand for a friend, food for the hungry, water for the thirsty, welcome for the stranger, clothing for the naked and visits for those ill, or in prison. (In the final gospel of these three weeks, on the feast of Christ the King, we are told that these will be the expected forms of behavior of those judged by the Son of Man.)

Today’s parable points to a moment, not just at the end time, but now. It calls us to seize the moment and direct our lives guided by the wisdom God gives us in Christ. We do not yet see Christ coming. What we experience is the preoccupying routines of work, school schedules and activities, rushed family meals, television, the news on the car radio, shopping, visiting elderly parents, friends and family, church services, etc. It can feel so predictable. But the routine can also be shattered by the unexpected and sudden demands life puts on us and our loved ones. Will we be ready to respond? It depends on how well we have tended to our "oil" supply. If we have squandered it with neglect, or missed opportunities, then when we look for a backup in a moment of crisis, we may be left with the sound of the slamming and locked door. It’s too late.

But it’s not too late, you know. The parable’s locked door hasn’t happened yet. Jesus reminds us now that we still have time. God is available to us now with the gift of Wisdom, to show us what we must still do to keep a good supply of oil. "She [Wisdom] hastens to make herself known." At this Eucharist we acknowledge our need and dependence on God. We yearn and search for Wisdom – it is given to us in these scriptures and in the food prepared at this table set before us.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha tiếp kiến Giáo Hoàng Học Viện Ucraina
LM. Trần Đức Anh OP
09:43 09/11/2017
VATICAN. ĐTC khuyến khích các LM và chủng sinh Ucraina chăm chỉ học hỏi giáo huấn xã hội Công Giáo và chuẩn bị để trở thành những mục tử phục vụ dân Chúa tại Ucraina.

Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 9-11-2017 dành cho ban giám đốc và các LM, chủng sinh thuộc Giáo Hoàng Học Viện Ucraina ở Roma, nhân dịp kỷ niệm 85 năm thành lập Học Viện do Đức Giáo Hoàng Piô 11.

Hiện diện tại buổi tiếp kiến cũng có ĐHY Leonardo Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo Hội Công Giáo đông phương, và Đức TGM Vasil, Tổng thư ký của Bộ.

ĐTC nhắc lại mối quan tâm của Đức Cố Giáo Hoàng đối với giáo huấn xã hội Công Giáo trong thời kỳ đức tin bị các chế độ vô thần đàn áp. Đức Piô 10 đã phải đương đầu với nhiều thách đố trong thời đại của Người, nhưng luôn lên tiếng mạnh mẽ trong việc bênh vực đức tin, tự do của Giáo Hội và phẩm giá siêu việt của mỗi người. Ngừơi minh mạch lên án các ý thức hệ vô thần và vô nhân đạo làm cho thế kỷ 20 bị đẫm máu.

ĐTC nói với các LM Ucraina tương lai rằng: ”Tôi mời gọi các thày hãy học Đạo lý xã hội Công Giáo, để trưởng thành trong việc phân định và phán đoán về những thực tại xã hội trong đó các thày sẽ được kêu gọi hoạt động”.

Ngài không quên nhắc đến tình trạng xung đột hiện nay ở miền đông Ucraina, gây đau khổ rất nhiều cho dân chúng, nhất là khi mùa đông đang đến gần. ”Chính ước muốn mạnh mẽ về công lý và hòa bình, loại trừ mọi hình thức hư hỏng, băng hoạt xã hội hoặc chính trị, những thực tại trong đó những người nghèo luôn phải trả giá. Xin Chúa nâng đỡ và khích lệ những người đang dấn thân để thực hiện một xã hội ngày càng công bằng và liên đới. Ước gì họ được nâng đỡ tích cực nhờ sự dấn thân cụ thể của các Giáo Hội, các tín hữu và mọi người thiện chí (Rei 9-10-2017)
 
Lối sống mới đáng lo ngại ở Sri Lanka: Học sinh học cả Chuá Nhật, bỏ bê việc tôn giáo
Xavier Nguyễn Đông
14:36 09/11/2017
Colombo (AsiaNews)-Đức Hồng Y Malcolm Ranjith, tổng giám mục Colombo, đã kêu gọi chính phủ Sri Lanka cấm các lớp học ngày Chúa Nhật (các lớp học kèm cuả tư nhân) để học sinh có thể rèn luyện việc đạo đức.

Phát biểu tại một cuộc họp của giáo viên ở trường cao đẳng St Joseph ở thủ đô, ĐHY đã phàn nàn rằng "trẻ em không có thời giờ để đi chùa hoặc đi nhà thờ vào các ngày Chúa Nhật vì phải đi học kèm."

Ngài cho biết đã viết một bức thư lên tổng thống Maithripala Sirisena, đề nghị chính quyền hạn chế các lớp học kèm vào các ngày Chúa Nhật, "ít là từ 6 g sáng đến 2 giờ chiều".

ĐHY giải thích: "tôi thấy các em vẫn còn mặc đồng phục đứng đợi ở bến xe buýt với những chồng sách trên tay, ngay cả trong những lúc khuya khắt. Có cả những em nhỏ mới học lớp bốn hoặc lớp năm".

"Chúng tôi, trong thời thơ ấu, thì được đưa đến sân chơi sau giờ học," Ngài nói. "Tuy nhiên, bây giờ các em phải đi học. Chúng không có cơ hội để tận hưởng tuổi thơ vì lối sống bận rộn ngày hôm nay. "

Bà Ananda Rashown, một giáo viên Phật giáo, cũng đồng ý với Đức Hồng Y. "Tất cả các nhà lãnh đạo tôn giáo nên đặt áp lực lên giới chức trách để ngăn chặn các lớp học vào ngày Chúa Nhật và ngày lễ Phật giáo."
 
Iraq: tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa? Luật dân sự mới rập khuôn theo bọn ISIS.
Trần Mạnh Trác
17:22 09/11/2017
Baghdad (AsiaNews) – Các đoàn thể chính trị địa phương và tổ chức nhân quyền đang chỉ trích mạnh mẽ những sửa đổi luật pháp, với những kẽ hở có nguy cơ dẫn đất nước tới việc áp dụng luật Hồi Giáo Sharia.

Những sửa đổi này thay đổi luật dân sự cuả năm 1959, được chấp thuận sau cuộc cách mạng 14 tháng 7 năm 1958 dưới thời chính phủ Abdel Karim Kassem và trong thời điểm đó được coi như là một bộ luật tiến bộ nhất cho quyền phụ nữ và trẻ em.

Dự thảo sửa đổi đã được thông qua "trên nguyên tắc" một tuần trước đây bởi nghị viện Iraq, trong lúc mà dư luận đang bị phân tâm bởi cuộc khủng hoảng với Kurdistan.

Theo một số ý kiến, thì tuy Iraq đã thoát khỏi cái ách cuả Daesh (ISIS), nhưng tâm lý Hồi giáo đang lan rộng tới nền tảng pháp luật, gây ra những vi phạm vào các quyền của phụ nữ, cuả trẻ em và cuả những người theo tôn giáo ngoài Hồi giáo (đặc biệt là các Kitô hữu và người theo đạo Saba *).

Tại thời điểm cuả cuộc bỏ phiếu, mười lăm đại biểu đối lập đã bỏ ra ngoài trong một nỗ lực để chấm dứt cuộc họp nhưng đã bị bỏ qua.

Bộ luật năm 1959 đã từng trải qua những thăng trầm trong nhiều chục năm. Nó bị thách thức vào năm 2003 bởi "Hội Đồng Quản Trị" do lực lượng xâm chiếm Mỹ thiết lập. Ngày 29 tháng 12 năm 2003, vị chủ tịch hội đồng là Abdelaziz Al Hakim ban hành nghị định 137 mà đoạn đầu tiên viết "cần thiết phải áp dụng luật Hồi giáo sharia cho những việc hôn nhân, hồi môn, hợp đồng hôn nhân, thừa kế, ly hôn, quyền giám hộ... ". Đoạn văn thứ hai ghi thêm "huỷ bỏ bất kỳ đạo luật nào trái với nội dung của đoạn trên".

Lúc đó nghị định bị chỉ trích ồn ào ở Iraq và cà ở ngoài nước nên cuối cùng ông thống đốc Paul Bremer đã xóa bỏ nó. Sau 14 năm, Hồi Giáo cuả Iraq (Sunni và Shiite) lại cố gắng để thúc đẩy nó.

Thoạt nhìn qua dự luật lần này, thì dường như là một dự luật vô hại và cấp tiến, nhưng nhìn kỹ lại, ngưới ta thấy nó bao gồm đoạn văn số 1 và 2 của nghị định năm 2003. Dự luật viết: "người liên hệ vào bản án này được phép yêu cầu tòa án dân sự cho áp dụng luật sharia cuả tôn giáo mà đương sự thống thuộc" và đoạn số 9 (sau cùng) lại viết rằng "không có luật pháp nào khác được trái với luật được áp dụng này".

Tóm lại chỉ có luật Sharia cuả người Hồi Giáo Sunni hay Shiite là sẽ được công nhận, còn những qui luật cuả các tôn giáo khác sẽ không được áp dụng nữa.

Điều 9 nói trên đi ngược với điều 41 của Hiến pháp Iraq nói rằng "người Iraq có quyền được xét xử phù hợp với tôn giáo, giáo phái, niềm tin hay lựa chọn, và đây là quy định của pháp luật."

Áp dụng vào thực tế, đó là một ý đồ để áp dụng bô luật Awkaf của Đế quốc Ottoman, những ai không theo Hồi giáo sẽ bị coi là công dân hạng 2 và các điều luật cuả các tôn giáo khác phải nhường chỗ cho Hồi Giáo. Hiến pháp khẳng định rằng " Hồi giáo là tôn giáo chính thức của nhà nước và là nguồn gốc cơ bản của mọi pháp luật".

Bà Rizan Sheikh Dler, phó chủ tịch của ủy ban "Phụ nữ, gia đình và tuổi thơ" cuả Iraq, cho biết: "Đây là một thảm họa đối với phụ nữ." Và nói thêm: "Việc áp dụng luật này nhắc lại việc đối xử cuả bọn Daesh (ISIS) đối với phụ nữ, khi chúng bắt buộc những trẻ vị thành niên phải kết hôn với các chiến binh trong khi chúng chiếm đóng Mosul và Syria."

Tuy dự luật không rõ ràng nói ra chữ Sharia, nhưng rõ ràng nó lấy cảm hứng từ sharia. Sẽ là hợp pháp để gả con cho các em gái 12 tuổi (theo như luật của cả 2 phái Shiite Jafarist và Sunni Salafi).

Một số ý kiến bảo vệ dự luật cho rằng "việc tảo hôn trẻ vị thành niên thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, nhưng không chính thức được đăng ký cho đến khi chúng đến tuổi pháp lý". Một số người khác còn nhấn mạnh rằng không thể "cấm việc kết hôn với trẻ vị thành niên trong xã hội của các tín hữu".

Theo bà Farah El Siraj của Mosul thì dự luật mới sẽ "kéo lùi đất nước trở lại 100 năm", là thời gian của đế chế Ottoman. " Luật mới, bà El Siraj nói, cho phép quyền nuôi con cuả người phụ nữ ly dị chỉ được phép khi đứa con còn dưới hai tuổi," và "các cô gái được phép kết hôn ở tuổi 12."

Đối với bà El Siraj thì luật này "trái với luật pháp quốc tế và nhân quyền... và chỉ là nhằm xoa dịu những tên tôn giáo cuồng tín và để tìm kiếm lá phiếu của chúng." Bà El Siraj nói duy trì một luật như thế thì cũng tương tự như việc "áp dụng pháp luật cuả bọn Daesh trong những vùng đã được giải thoát khỏi chúng".

Đối với nhà hoạt động dân chủ là bà Majida Al Jburi thì không chỉ là một sự vi phạm các quyền của phụ nữ và trẻ vị thành niên, mà còn là phân biệt đối xử đối với mọi người không phải là Hồi Giáo, chẳng hạn như "người không theo Hồi giáo không có quyền kế thừa từ một người Hồi giáo; nhưng ngược lại, lại cho phép người Hồi giáo được kế thừa từ người không Hồi giáo; trẻ em được coi là Hồi giáo theo pháp luật, nếu chúng có một phụ huynh là người Hồi giáo; cấm người không hồi giáo được nuôi trẻ em nam Hồi giáo; cấm người Hồi giáo kết hôn với người không Hồi giáo ".

Ngay cả những chứng từ trên toà án cũng có sự phân biệt đối xử: "Toà sẽ từ chối những lời chứng từ người ngoài Hồi giáo" và "lời khai của người không Hồi giáo thì không hiệu lực so với lời khai cuả người Hồi giáo", trong khi phụ nữ Hồi giáo "bị cấm không được làm chứng ngoại trừ trong vài trường hợp hiếm hoi".

Đại biểu Josef Salyoa cuả người Thiên Chuá Giáo đã yêu cầu Quốc hội lắng nghe "tiếng nói của người dân trên đường phố" và lên án việc lén lút chấp thuận dự luật dù cho việc bỏ phiếu đã thiếu một đại biểu.

Nhà triết học Iraq là Abdel Khalek Hussein mô tả các luật mới là "tội phạm chống lại trẻ em" và kêu gọi tất cả các đảng phái và các lực lượng thế tục ở trong nước khởi kiện và kháng cáo lên Tòa án tối cao đòi hỏi "huỷ bỏ pháp luật mới vì nó vi hiến.”

*Đạo Saba: những người theo đạo mà truyền thuyết là đạo Thiên Chuá do hoàng hậu Saba thiết lập ở quê nhà (Nam Yemen) sau khi bà gặp vua Salomon.
 
Vụ thảm sát tại Texas: 22 hay 23 nạn nhân bị giết?
Vũ Văn An
18:38 09/11/2017
Trong vụ thảm sát mới đây tại First Baptist Church ở Sutherland Springs, Texas, Cảnh Sát tìm được 22 xác chết trong Nhà Thờ này. Nhưng theo luật pháp của Tiểu Bang Texas, đáng lẽ họ phải đếm ra 23 xác chết. Lý do: nạn nhân thứ 23 này còn đang nằm trong bụng mẹ Crystal Holcombe, người đã bị thảm sát cùng với 3 trong 5 đứa con của mình.

Thực vậy, Tiểu Bang Texas là một trong ít nhất 38 tiểu bang Hoa Kỳ thừa nhận thai nhi còn trong bụng mẹ là một nạn nhân của tội ác, tách biệt khỏi người mẹ. Mà luật liên bang cũng thừa nhận thai nhi chưa sinh là nạn nhân tách biệt của các tội ác liên bang và quân đội.

Các luật lệ trên, một số mới có đây, một số đã có từ nhiều thập niên qua, là một chiến tuyến nữa trong cuộc chiến tranh chính trị lâu dài, cuồng nhiệt về vấn đề phá thai và câu hỏi sự sống bắt đầu lúc nào. Các nhóm chống phá thai từng vận động hành lang để các luật lệ về giết thai nhi được kể là luật lệ bảo vệ “tư cách nhân vị” của con người; họ hy vọng có thể thuyết phục được công chúng coi sự sống trước khi sinh ra ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ là con người xứng đáng được hưởng các quyền và bảo vệ của luật pháp.

Đạo luật Bạo Lực Chống Các Nạn Nhân Chưa Sinh (Unborn Victims of Violence Act) năm 2004 của Liên Bang cần tới 5 năm mới được thông qua. Nó được lưu ý sau vụ sát hại Laci Peterson ở California, lúc ấy có mang được 8 tháng. Chồng bà, Scott Peterson, bị kết án năm 2004 về hai vụ sát nhân, một là vợ ông và một là đứa con chưa sinh bà đang mang trong bụng.

Jennifer Popik, giám đốc luật lệ liên bang của National Right to Life, một tổ chức chống phá thai đặt trụ sở ở Washington, nói rằng: “Đây vốn là ưu tiên lâu đời của chúng tôi. Và là điều chúng tôi hằng cố gắng thúc đẩy. Nguyên tắc ở đây là có hai nạn nhân. Đối với một gia đình đã đầu tư vào đứa trẻ, đối với ông bà, đây là một mất mát”.

Bà Popik cho biết bà chưa thấy công tố viên nào do dự trong việc sử dụng các đạo luật trên, dù các đạo luật này vốn gây tranh cãi về phương diện chính trị. Bà bảo: “Các công tố viên muốn có điều này trong 'hộp dụng cụ' của họ".

Các nhóm vận động cho quyền phá thai đôi khi chống đối các luật lệ giết thai nhi vì sợ rằng các luật lệ này bị sử dụng để đặt cơ sở cho việc kết tội phá thai. Nhưng lập trường của họ vốn tùy thuộc việc các luật lệ này dùng lời lẽ ra sao.

Tổ chức NARAL Pro-Choice America, tức nhóm phò phá thai toàn quốc, ủng hộ các luật lệ nhằm tạo ra các hình phạt thêm cho các tội ác chống lại các phụ nữ có thai, nhưng họ cực lực chống lại các đạo luật tội phạm và nạn nhân cũng như các đạo luật “tư cách nhân vị” nhằm coi thai nhi như một thực thể pháp lý riêng biệt.

Kaylie Hanson Long, giám đốc truyền thông toàn quốc của NARAL Pro-Choice America, trong một bản tuyên bố viết rằng “Chúng ta cần các đạo luật khắt khe hơn nhằm gia tăng các hình phạt luật hình cho các cá nhân tấn công các phụ nữ mang thai, và chúng tôi đứng về phe các đồng minh để ủng hộ việc ra các đạo luật có ý nghĩa nhằm ngăn cản các hành vi bạo lực súng ống trong tương lai”.

Bà Holcombe là một trong 8 thành viên của gia đình Holcombe bị chết trong cuộc thảm sát, trong đó, có mẹ chồng và cha chồng, anh chồng và đứa cháu gái. Thai nhi bà đang mang thai nâng con số này lên 9 người. Chồng bà, John Holcombe, bị một mảnh đạn nhưng sống thoát.

Ngoại trừ kể vào số người chết ra, luật Texas về tội ác chống trẻ chưa sinh sẽ không có hiệu lực gì trong vụ này, bởi lẽ kẻ sát nhân, Devin P. Kelley, cũng đã chết sau khi chạy khỏi ngôi nhà thờ nói trên.

Texas là một trong nhiều tiểu bang với các đạo luật giết thai nhi rộng rãi nhằm áp dụng định nghĩa con người vào cả “một em bé chưa sinh ở mọi giai đoạn của thai kỳ từ lúc thụ tinh cho tới lúc sinh ra”. Luật lệ tại một số tiểu bang khác thì xác định phải là “các bào thai có thể sống còn” (viable foetuses).

Carol Sanger, giáo sự của Trường Luật Columbia, người từng viết nhiều về phá thai, nói rằng luật lệ về giết thai nhi vốn không phải là một đe dọa luật pháp đối với Roe v. Wade, tức phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ cho phép phá thai. Bà cho rằng các luật lệ về giết thai nhi là luật hình sự, trong khi Roe v. Wade liên quan tới quyền hiến định.

Giáo sư Sanger nói rằng “Về phương diện đó, phán quyết của Tối Cao Pháp Viện thắng thế”.

Luật lệ về giết thai nhi tại một số tiểu bang nói rõ chúng không áp dụng vào các vụ phá thai hợp pháp.

Giáo sư Sanger ghi nhận rằng chiến dịch nhằm định nghĩa sự sống bắt đầu lúc thụ thai đang tiến triển nơi chính phủ và nhiều nơi khác. Một kế hoạch mới có tính chiến lược do Bộ Y Tế và Các Dịch Vụ Nhân Bản đề nghị nói rằng bộ sẽ phục vụ và che chở “các người Hoa Kỳ ở mọi giai đoạn của sự sống, bắt đầu lúc thụ thai”.

Giáo sư Sanger cũng ghi nhận rằng Đài Tưởng Niệm ở Trung Tâm Thương Mại Thế Giới, Nữu Ước, có hàng chữ này “và đứa con chưa sinh của bà” đàng sau tên 10 phụ nữ mang thai bị sát hại thảm thương trong biến cố 11 tháng 9 năm 2001, và một người chết năm 1993 trong một cuộc tấn công khác vào Trung Tâm này.

Bà cho hay đây là một phần trong cố gắng rộng lớn hơn “nhằm giáo dục văn hóa chúng ta, khiến chúng ta quen với việc nghĩ đến sự sống trước khi sinh như một hữu thể như những người đã sinh ra”.
 
Đức Giáo Hoàng cấm bán thuốc lá bên trong lãnh thổ quốc gia Vatican
Đặng Tự Do
19:05 09/11/2017
Lo ngại về những nguy hiểm đến sức khoẻ do hút thuốc, Đức Giáo Hoàng đã ra lệnh cấm bán thuốc lá bên trong lãnh thổ quốc gia Vatican.

Bắt đầu từ năm 2018, Vatican “sẽ ngừng bán thuốc lá cho các nhân viên,” ông Greg Burke, Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, cho biết như trên trong một tuyên bố đưa ra hôm 9 tháng 11.

Ông nói: “Lý do rất đơn giản: Tòa Thánh không thể góp phần vào một hoạt động làm tổn hại hiển nhiên đến sức khoẻ của con người.” Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm hút thuốc là nguyên nhân của hơn 7 triệu trường hợp tử vong trên toàn thế giới.

Năm 2002, quốc gia Vatican đã ra lệnh cấm hút thuốc lá trong văn phòng và nơi công cộng. Tuy nhiên, thuốc lá tiếp tục được bán cho các nhân viên hiện tại và cả các nhân viên đã nghỉ hưu tại Vatican. Tòa Thánh vẫn tiếp tục bán các mặt hàng khác với giá ưu đãi như xăng, hàng tạp hóa và các loại hàng hoá khác cho các nhân viên đang làm việc và những người về hưu.

Ông Greg Burke cho biết doanh thu thuốc lá “là một nguồn thu ngân sách cho Tòa Thánh. Tuy nhiên, lợi nhuận này không thể biện minh được nếu nó gây ra những nguy cơ cho cuộc sống”

Trên bình diện đạo đức, Giáo Hội chưa bao giờ xác định hút thuốc là một tội lỗi. Tuy nhiên, giáo lý của Giáo Hội Công Giáo dạy rằng hồng ân sức khoẻ thể chất đòi hỏi một sự chăm sóc hợp lý cơ thể chúng ta, và nhân đức giản dị đòi buộc chúng ta tránh mọi thứ dư thừa: lạm dụng thức ăn, rượu, và thuốc lá
 
Đức Thánh Cha phê chuẩn án tuyên thánh tử đạo cho linh mục Hung Gia Lợi bị cộng sản thảm sát
Đặng Tự Do
19:43 09/11/2017
Sáng thứ Tư 8 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có buổi tiếp kiến dành cho Bộ Tuyên Thánh. Dịp này, Đức Thánh Cha đã chuẩn y các án tuyên thánh tử đạo do Đức Hồng Y Angelo Amato, tổng trưởng của bộ, trình lên ngài. Đức Thánh Cha đã truyền cho Bộ Tuyên Thánh công bố các Nghị Định sau:

- Nghị Định xác nhận sự tử đạo của vị Tôi Tớ Chúa Giovanni Brenner, linh mục triều, sinh ngày 27 tháng 12 năm 1931 tại Szombathely, Hung Gia Lợi, và bị cộng sản sát hại vì lòng hận thù đức tin ngày 15 tháng 12 năm 1957 tại Rabakethely, Hung Gia Lợi;

- Nghị Định xác nhận sự tử đạo của vị Tôi Tớ Chúa Leonella Sgorbati (nhủ danh Rosa), Nữ tu dòng Đức Bà Truyền giáo Consolata; sinh ngày 9 tháng 12 năm 1940 tại Rezzanello di Gazzola, Ý, và đã bị người Hồi Giáo quá khích giết hại vì lòng hận thù đức tin vào ngày 17 tháng 9 năm 2006 tại Mogadishu, Somalia, sau diễn từ của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 tại Đại Học Regensburg;

- Nghị Định nhìn nhận những nhân đức anh hùng của Bernardo thành Baden, sinh vào khoảng cuối năm 1428 và đầu năm 1429 tại lâu đài Hohenbaden, Đức, và chết ngày 15 tháng 7 năm 1458 tại Moncalieri, Italia;

- Nghị Định nhìn nhận những nhân đức anh hùng của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô I (tức là Đức Thánh Cha Albino Luciani), sinh ngày 17 tháng 10 năm 1912 tại Forno di Canale, Canale d'Agordo, Ý, và qua đời ngày 28 tháng 9 năm 1978 tại điện Tông Tòa Vatican.

- Nghị Định nhìn nhận những nhân đức anh hùng của vị Tôi Tớ Chúa Gregorio Fioravanti (tên thật là Lodovico), linh mục Dòng Anh Em Hèn Mọn là vị sáng lập Dòng Các Nữ Tử Thánh Tâm Chúa Giêsu; sinh tại Grotte di Castro, Ý vào ngày 24 tháng 4 năm 1822, và qua đời tại Gemona, Ý vào ngày 23 tháng 1 năm 1894;

- Nghị Định nhìn nhận những nhân đức anh hùng của vị Tôi Tớ Chúa Tomás Morales Pérez, linh mục, là vị sáng lập các Học viện Cruzados e Cruzadas de Santa María dành cho giáo dân; sinh tại Macuto, Venezuela vào ngày 30 tháng 10 năm 1908, và qua đời vào ngày 1 tháng 10 năm 1994 tại Alcalá de Henares, Tây Ban Nha;

- Nghị Định nhìn nhận những nhân đức anh hùng của vị Tôi Tớ Chúa Marcellino da Capradosso (tên thật là Giovanni Maoloni), linh mục tuyên xưng Dòng Anh Em Hèn Mọn; sinh ngày 22 tháng 9 năm 1873 tại Villa Sambuco di Castel di Lama và qua đời ngày 26 tháng 2 năm 1909 tại Fermo, Italia;

- Nghị Định nhìn nhận những nhân đức anh hùng của vị Tôi Tớ Chúa Teresa Fardella De Blasi, góa phụ và là vị sáng lập Viện Học Viện các Con gái Nghèo nàn của Đức Mẹ; sinh tại New York, Hoa Kỳ, vào ngày 24 tháng 5 năm 1867 và qua đời ngày 26 tháng 8 năm 1957 tại Trapani, Italia.
 
Giáo Hội tại Đức chống lại những vận động mở cửa các cửa hàng vào Đêm Giáng Sinh
Đặng Tự Do
20:08 09/11/2017
Giáo Hội Công Giáo ở Đức bác bỏ ý tưởng cho rằng các các cửa hàng nên được cho phép mở cửa vào đêm vọng Giáng sinh, tức là đêm Chúa Nhật 24 tháng 12 năm nay.

Hội Đồng Giám mục Đức bác bỏ điều này, “dựa trên luật pháp hiện hành nhằm bảo vệ các ngày Chúa Nhật và các ngày lễ”, người phát ngôn của Hội Đồng Giám Mục Đức, là ông Matthias Kopp, nói với hãng thông tấn Kna của Đức:

“Chúng ta sẽ có cả nhiều tuần trước đó và cả thứ bảy để dành cho việc mua sắm vào giờ chót”, ông Kopp nói.

Ông nhận xét rằng:

“Người lao động trong các siêu thị đã làm việc quần quật, họ đáng được bắt đầu đêm Giáng sinh trong an bình, và thong thả của một ngày Chúa Nhật trước một kỳ nghỉ quan trọng như vậy”.

Theo một cuộc khảo sát gần đây của tờ “Die Welt”, 87.2% người Đức cũng chống lại việc mở cửa các hàng quán và siêu thị vào ngày 24 tháng 12.

Phong trào Công nhân Công Giáo (Kab) và các tổ chức giáo hội khác đang vận động ráo riết chống lại việc các cửa hàng mở cửa vào Đêm Giáng Sinh. Aldi, Penny, Rhineland-Palatinate và Hessen Landers tuyên bố họ sẽ không mở các cửa hàng của họ vào đêm Giáng sinh và cả ngày Giáng Sinh.
 
Trong một hành động họa hiếm, Ấn Độ xử tù chung thân kẻ hãm hiếp một nữ tu 72 tuổi
Đặng Tự Do
20:26 09/11/2017
Hôm thứ Tư 8 tháng 11, trong một hành động được kể là vô cùng họa hiếm, tòa án ở Calcutta đã xử tù chung thân tên Nazrul Islam là kẻ đã hãm hiếp một nữ tu 72 tuổi hồi tháng Ba năm 2015.

Tưởng cũng nên nhắc lại là làn sóng bất mãn của người Công Giáo tại Ấn đã dâng lên tới cao độ sau khi một tu viện và cũng là một trường học bị tấn công và một nữ tu 72 tuổi bị 8 tên côn đồ hãm hiếp và đánh đập tàn bạo vào đêm thứ Sáu rạng ngày thứ Bẩy 14 tháng Ba 2015.

Sáng thứ Bẩy, học sinh và cha mẹ đã xuống đường để phản đối. Họ chặn đoàn tàu trên tuyến Sealdah-Ranaghat và phong tỏa Quốc lộ 34 trong nhiều giờ nhằm phản đối vụ việc. Cư dân khác tham gia với họ.

Trong thông cáo đưa ra sau đó, cha Dominic Gomes, Tổng đại diện của Tổng Giáo Phận Kolkata, cũng gọi là Calcultta, cho biết tu viện Chúa Giêsu và Mẹ Maria, tại Ranagath, đã bị tấn công và cướp phá trong nhiều giờ từ lúc 1 giờ sáng ngày thứ Bẩy mà không nhận được sự trợ giúp của cảnh sát.

Sau khi khống chế các nhân viên bảo vệ, bọn cướp đã trói 3 nữ tu và bắt đầu cướp phá. Nữ tu hiệu trưởng cũng là bề trên tu viện đã gọi điện thoại báo cảnh sát nhưng bọn cướp xông vào phòng của sơ lục soát, phá hoại tài sản và lấy tiền, một máy tính xách tay và điện thoại di động sau đó đã hãm hiếp sơ.

“Chúng tôi sẽ tìm ra thủ phạm là những kẻ phải bị trừng phạt. Những điều như thế này chưa bao giờ xảy ra tại bang này”, Đức Cha Thomas D'Souza, Tổng Giám Mục của Kolkata nói. Kolkata là nơi Mẹ Teresa đã hoạt động trong hầu hết cuộc đời của mình. Các nữ tu tại đây rất được tôn kính.

Các băng ghi hình đã ghi lại mặt mũi các tên côn đồ. Tổng cộng là 8 tên. Tuy nhiên, trong phiên tòa tại Calcutta hôm 8/11/2017 chỉ có 6 tên bị đưa ra xét xử.

Chánh án Kumkun Singha cũng đưa ra các hình phạt lên đến 10 năm tù giam cho 5 tên còn lại vì tội cướp có võ trang. Cũng cần nói thêm tên Nazrul Islam bị xử tù chung thân không phải là người Ấn nhưng là người Bangladesh.

Bạo lực chống lại các nữ tu tại Ấn đã gia tăng trong các năm gần đây. Một nữ tu 28 tuổi thuộc dòng Thừa Sai Phanxicô của Thánh Giuse đang theo học tại Chennai thuộc bang Orissa đã bị bắt cóc tại Kandhamal (một quận trong tỉnh Orissa) và bị hãm hiếp trong vòng một tuần lễ từ ngày 5 đến ngày 11 tháng 7 năm 2013. Tháng 8 năm 2008, nữ tu Meena Barwa, 30 tuổi đã bị 22 người Ấn Giáo cực đoan hãm hiếp. Cảnh sát bắt được cả 22 tên nhưng 17 tên được tại ngoại hầu tra ngay tức khắc và đến nay, sau gần 5 năm, theo Đức Hồng Y Oswald Gracias, phiên tòa xử 22 tên này vẫn chưa xảy ra.
 
ĐGH cấm bán thuốc lá tại Vatican vì lý do sức khỏe.
Giuse Thẩm Nguyễn
22:04 09/11/2017
(Đài Vatican) ĐGH Phanxicô đã quyết định cấm bán thuốc lá trong phạm vi thành phố Vatican vì lý do sức khỏe và hơn nữa cũng có một số nhân viên của Tòa Thánh nặc mùi thuốc lá.

Trong một tuyên bố và ngày 09 tháng Mười Một, phát ngôn viên của Tòa Thánh là Greg Burke cho biết lý do về quyết định này rất là đơn giản : Tòa Thánh không cho phép một việc mà nó rõ ràng là có hại cho sức khỏe người khác.

Việc bán thuốc lá độc quyền ở “Palazzo Della Stazione”,một tòa nhà tọa lạc trước một trạm xe lửa nhở ở Vatican. Thuốc lá ở đây được bán với giá rẻ hơn những tiệm khác ở Roma, và nó trở thành một nơi lý tưởng cho các nhân viện của Vatican mua thuốc lá ở đó.

Burke đã trích bản thông kê củaTổ Chức Sức Khỏe Thế Giới với con số mỗi năm đã có tới 7 triệu người trên toàn thế giới bị thiệt mạng liên quan đến hút thuốc.

Mặc dầu việc bán thuốc lá cho nhân viên của Vatican hay cho các tù nhân là nguồn lợi tức của Vatican, nhưng Burke =nói rằng “không thể vì cái lợi mà đặt để người khác vào nguy hiểm.”

Việc bán thuốc lá trong khuôn viên Tòa Thánh sẽ chính thức chấm dứt vào năm 2018. Nhưng bán thuốc xì-gà lớn hơn, một loại thuốc không hít khói vào thì không được để cập đến trong bản công bố này.

Trong khi chính ĐGH phanxico là người không hút thuốc, nhưng hút thuốc lại là một thói quen ở nước Ý và vì vậy nhiều nhân viên của Vatican thường bỏ túi một hay hai gói thuốc.

Việc ĐGH cấm bán thuốc ở Vatican cho thấy ngài thích ứng với các nước khác ở Âu Châu trong việc cấm hút thuốc lá ở các nơi công cộng, nghiêm ngặt nhất là ở Ireland, Anh Quốc, Bulgaria, Malta, Tân Ban Nha và Hungary.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Chuyên gia giải độc ngoại giao Miến Điện được cử làm tân đại sứ cạnh Tòa Thánh
Đặng Tự Do
22:20 09/11/2017
Tân đại sứ San Lwin
18 ngày trước chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Miến Điện, sáng thứ Năm 9 tháng 11, ông San Lwin, tân đại sứ của Miến Điện cạnh Tòa Thánh đã đến Vatican trình quốc thư.

Tòa Thánh đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Miến Điện vào ngày 4 tháng 5 năm nay theo sau cuộc viếng thăm Vatican của Bà Aung San Suu Kyi. Ông San Lwin là vị đại sứ đầu tiên của Miến Điện cạnh Tòa Thánh.

Trong thông cáo báo chí sau đó, Tòa Thánh không cho biết về nội dung cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và vị tân đại sứ nhưng thay vào đó đã công bố tiểu sử của vị đại diện Miến Điện cạnh Tòa Thánh.

Ông San Lwin sinh ngày 20 tháng 12 năm 1955 tại Yangon, có vợ và hai con gái.

Năm 1977, ông lấy được bằng cử nhân về môn Hóa Công Nghiệp. Sau một thời gian ngắn làm việc tại Bộ Kinh Tế Miến Điện, ông chuyển sang ngành ngoại giao và đã từng giữ chức vụ Tổng Giám Đốc Nha Chính Trị Ngoại Giao của Bộ Ngoại Giao Miến Điện trong nhiều năm trước khi được cử sang Âu Châu trong vai trò đại sứ thường trú tại Áo. Ông San Lwin thường được mô tả là chuyên gia giải độc ngoại giao Miến Điện nhằm đối phó với công luận thế giới liên quan đến những thách tích nhân quyền bất hảo của quốc gia này.

Là đại sứ thường trú tại Áo, ông San Lwin kiêm luôn nhiều chức vụ đại sứ tại các quốc gia Âu Châu khác như Lithuania; và nay là tại Vatican.
 
Nội dung loạt bài huấn đức về Thánh Lễ của Đức Thánh Cha trong những ngày tới
Đặng Tự Do
22:59 09/11/2017
Thánh lễ không phải là một buổi biểu diễn, nhưng là một cuộc gặp gỡ đẹp đẽ, biến đổi chúng ta trước sự hiện diện yêu thương đích thực của Chúa Kitô. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong buổi triều yết chung thứ Tư 8 tháng 11 và nói thêm rằng lòng ngài buồn vô hạn trước việc có quá nhiều người chụp hình trong các thánh lễ.

Trước sự hiện diện từ ái của Chúa Kitô, chúng ta cần phải tập trung tâm hồn hướng về Thiên Chúa, chứ đừng tập trung vào những chiếc điện thoại thông minh và việc ghi lại những hình ảnh trong Thánh Lễ.

Đức Thánh Cha nói:

“Khi linh mục cử hành Thánh lễ, ngài nói: ‘Chúng ta hãy nâng tâm hồn lên,’ chứ ngài không nói, ‘chúng ta hãy nhấc điện thoại lên và chụp ảnh’. Không. Đó là điều thật khủng khiếp”

“Điều làm lòng tôi buồn vô hạn khi cử hành Thánh Lễ ở quảng trường này hoặc bên trong đền thờ là tôi thấy rất nhiều điện thoại di động được giơ lên. Và không chỉ là điện thoại của các tín hữu giáo dân, mà còn có cả điện thoại của một số linh mục và cả giám mục nữa”.

“Xin làm ơn giùm, Thánh lễ không phải là một buổi biểu diễn. Thánh lễ là để chúng ta gặp gỡ cuộc thương khó, và sự phục sinh của Chúa”.

Đức Thánh Cha cho biết thêm những nhận xét của ngài về vấn đề chụp hình trong các thánh lễ là phần nhập đề của một loạt các bài huấn đức về Thánh Lễ mà ngài sẽ trình bày liên tục trong các ngày tới đây.

Loạt các bài huấn đức về Thánh Lễ này sẽ giúp mọi người hiểu được giá trị thực sự và ý nghĩa của phụng vụ như là một phần thiết yếu để chúng ta tiến gần hơn đến Thiên Chúa.

Ngài nhấn mạnh rằng một chủ đề chính được nhấn mạnh trong Công đồng Vatican II là việc đào tạo về phụng vụ cho các tín hữu giáo dân như là một yếu tố “không thể thiếu được cho sự đổi mới thực sự. “Và đây chính là mục đích của loạt bài giáo lý này mà chúng ta bắt đầu hôm nay – đó là để phát triển sự hiểu biết về ân sủng lớn lao mà Chúa đã ban cho chúng ta trong Bí Tích Thánh Thể.”

“Công đồng Vatican II bị thúc đẩy bởi mong muốn dẫn dắt người Kitô hữu đến với sự hiểu biết về sự cao cả của đức tin và vẻ đẹp của cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô. Đó là lý do tại sao, sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, và một sự đổi mới thích hợp về phụng vụ là cần thiết.”

Thánh Thể là một cách tuyệt vời mà Chúa Giêsu Kitô làm cho Người thực sự hiện diện trong cuộc sống của người khác, Đức Giáo Hoàng nói.

Tham gia vào Thánh Lễ là sống lại cuộc thương khó và cái chết cứu rỗi của Ngài trên bàn thờ, nơi Ngài hiện diện và hiến mình cho sự cứu rỗi thế giới.

“Chúa ở đó với chúng ta và hiện diện trong thánh lễ, nhưng rất nhiều lần chúng ta đến nhà thờ, nhìn ngang ngó dọc, chuyện trò với nhau cả trong khi linh mục đang cử hành Thánh Thể.”

Nếu vị tổng thống hay một người nổi tiếng hay một nhân vật quan trọng nào khác xuất hiện, chắc là tất cả chúng ta đều muốn tới gần ông, chúng ta muốn chào đón ông. Nhưng hãy suy nghĩ về điều này, khi anh chị em đi dự Thánh lễ, Chúa đang ở đó nhưng tâm trí anh chị em lại lang thang đâu đó. Chính là Chúa, Người đang hiện diện giữa chúng ta!”

“Người Công Giáo cần phải tìm hiểu và tái khám phá nhiều điều căn bản về Thánh Lễ và các bí tích để mọi người có thể ‘nhìn và chạm vào thân thể cũng như các vết thương của Chúa Kitô ngõ hầu có thể nhận ra Người, như Thánh Tôma Tông Đồ”.

Loạt các bài huấn đức về Thánh Lễ của Đức Thánh Cha sẽ gồm có các chủ đề sau:

- Tại sao lại làm dấu thánh giá vào đầu Thánh lễ? Tại sao điều quan trọng là chúng ta phải dạy cho trẻ con biết làm thế nào để làm dấu đúng cách và ý nghĩa của điều đó?

- Các bài đọc Thánh Lễ là gì và tại sao lại có những bài đọc như thế trong Thánh Lễ?

- Dự phần vào hy tế của Chúa và đến với bàn tiệc Thánh Thể của Chúa nghĩa là gì?

- Con người đang tìm kiếm điều gì? Phải chăng là nguồn nước tuôn tràn cho cuộc sống vĩnh cửu?

- Người ta có hiểu hay không tầm quan trọng của những lời ngợi khen và tạ ơn trong Bí Tích Thánh Thể và việc đón nhận Thánh Thể “khiến chúng ta nên một thân thể trong Chúa Kitô”?
 
72% những người được thăm dò chống lại việc cho phá thai tự do
Đặng Tự Do
23:49 09/11/2017
Một cuộc thăm dò ý kiến thứ ba trong vòng chưa đầy sáu tháng đã một lần nữa cho thấy rằng công chúng Anh phản đối việc bãi bỏ các luật lệ hiện hành về phá thai.

Cuộc thăm dò của ComRes cho thấy có một sự phản đối cao trong công chúng đối với một chiến dịch vận động cho phép phá thai tự do tại Anh.

72 phần trăm trong 2,000 người trưởng thành được phỏng vấn nói họ muốn vấn đề phá thai phải nằm trong khuôn khổ pháp lý như hiện nay, nghĩa là phải có sự đồng ý của hai bác sĩ và thai nhi chưa quá 24 tuần.

Chỉ 12% ủng hộ việc bãi bỏ các luật lệ hiện hành về phá thai.

Chiến dịch vận động cho phá thai tự do tại Anh đang được dẫn dắt bởi các nhà cung cấp dịch vụ phá thai tư nhân và các đồng minh của họ trong Quốc hội cũng như một số phương tiện truyền thông.

Các nhà phê bình dự đoán rằng nếu phá thai được hợp pháp hóa thì không ai còn có thể ngăn các bác sĩ và những người khác tiến hành các thủ thuật theo nhu cầu, ngay cả trong những tuần lễ chót trước khi sinh, và cũng không còn ai có thể ngăn ngừa các hành vi ngược đãi khác như phá thai vì chọn lọc giới tính.

Trung tâm Nghiên cứu Hành động và Giáo dục Kitô giáo, gọi tắt là CARE, nhận xét rằng cuộc thăm dò ý kiến của ComRes cho thấy những nỗ lực để cho phá thai tự do là “hoàn toàn chống lại dư luận”.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Rừng Thu Bên Suối
Lê Trị
22:16 09/11/2017
RỪNG THU BÊN SUỐI
Ảnh của Lê Trị
Đây tiếng hoang vu vọng rừng sâu
Xa xăm huyền ảo gió về đâu?
Nghe thu chuyển mình buồn điệp khúc
Đời người lữ khách nghẹn ngào đau !
(Trích thơ của ĐTTS)