Ngày 09-11-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tôn vinh những con người
Lm. Minh Anh
00:23 09/11/2021
TÔN VINH NHỮNG CON NGƯỜI

“Đem những thứ này đi khỏi đây, đừng làm nhà Cha Tôi thành nơi buôn bán!”.

Một trong những con người ảnh hưởng đến việc trở lại của Augustinô là một triết gia lừng danh cùng thời, Victorinus. Là thầy của nhiều nghị sĩ và bậc quyền quý, Victorinus nổi tiếng cho đến độ người ta dựng tượng ông ngay trong Toà Rôma. Khi về già, ông nghiền ngẫm Thánh Kinh và các tác phẩm Kitô giáo. Ngày kia, thăm một người bạn, Simplicianus, Victorinus nói, “Tôi muốn ngài biết, tôi là một Kitô hữu”. Bạn ông trả lời, “Tôi không bao giờ tin điều đó cho đến khi ông công khai đến nhà thờ!”. Victorinus cười, “Vậy những bức tường nhà thờ làm cho người ta thành Kitô hữu sao?”. Sau đó ông học đạo và trở lại công khai; cả thành Rôma sửng sốt, các Kitô hữu vui mừng!

Kính thưa Anh Chị em,

Đúng như Victorinus hiểu, “Những bức tường nhà thờ không làm cho con người thành Kitô hữu!”. Hôm nay, kỷ niệm ngày Cung Hiến Thánh Đường Latêranô, biểu tượng cho Hội Thánh, chúng ta không chỉ tôn vinh một thánh đường, đầu và là mẹ tất cả thánh đường của Hội Thánh, nhưng còn ‘tôn vinh những con người’, các Kitô hữu, làm nên Hội Thánh, Thân Thể Mầu Nhiệm Chúa Kitô!

Tin Mừng hôm nay mô tả Chúa Giêsu vào đền thờ, dùng roi đánh đuổi những người đổi tiền và các con vật; Ngài la lên, “Đem những thứ này đi khỏi đây, đừng làm nhà Cha Tôi thành nơi buôn bán!”. Chúa Giêsu yêu Hội Thánh như yêu Thân Thể Ngài, vì Hội Thánh quả là như vậy. Với tư cách là Thân Thể của Ngài, các thành viên trong Hội Thánh được kêu gọi, được sai đi để cùng Chúa Kitô hoạt động như những công cụ cứu rỗi của Chúa Cha. Vì thế, khi tôn vinh đền thờ Latêranô, biểu tượng của Hội Thánh; có thể nói, chúng ta tôn vinh chính mình, ‘trong chừng mực’ chúng ta là thành viên của Thân Thể Mầu Nhiệm Chúa Kitô. Việc Ngài thanh tẩy đền thờ hôm nay nhắc chúng ta phải thanh tẩy đền thờ tâm hồn mình, như Ngài hằng muốn thanh tẩy Giáo Hội!

Hội Thánh được thanh tẩy thế nào? Tại sao phải thanh tẩy? Hội Thánh được thanh tẩy qua việc thanh tẩy các thành viên; Chúa Kitô muốn xua trừ triệt để mọi tội lỗi ra khỏi tâm hồn chúng ta, tẩy sạch mọi uế nhơ khỏi đền thờ tâm hồn mỗi người. Bởi lẽ, đôi khi, chúng ta trở nên chểnh mảng trong việc cam kết thanh tẩy chính mình; chúng ta dễ dãi với tội lỗi, hình thành những thói quen xấu khó phá vỡ. Bài đọc Êzêkiel hôm nay tiên báo Hội Thánh là một Giêrusalem mới, nơi có dòng nước mang lại sự sống và màu mỡ cho bất cứ nơi nào nó chảy đến; dòng nước này phải sạch tinh, không thể bị nhiễm uế! Phaolô trong bài đọc thứ hai hôm nay cũng đồng tình khi nói, “Đền thờ của Thiên Chúa là thánh; chính anh em là đền thờ ấy!”. Vì thế, mỗi ngày, chúng ta cần thanh tẩy chính mình để thân mình Hội Thánh, Hiền Thê của Chúa Kitô nên xinh đẹp, sạch trong, không tỳ ố, không nếp nhăn. Hội Thánh là Giêrusalem mới, nơi dòng suối ân sủng của Thiên Chúa tiếp tục đem sự sống cho thế giới; Thánh Vịnh đáp ca hôm nay thật ý nghĩa, “Một dòng sông chảy ra bao nhánh, đem niềm vui cho thành của Chúa Trời, đây chính là đền thánh Đấng Tối Cao!”.

Anh Chị em,

‘Tôn vinh những con người’ là chủ đề của một vài suy tư nhân ngày lễ hôm nay. Những con người được tôn vinh đó không chỉ có cùng một tên gọi như nhau, “Một Giêsu Khác”; nhưng còn cùng nhau được thanh tẩy mỗi ngày. Bởi lẽ, chính Chúa Giêsu, Đấng kêu gọi họ, cũng đã chịu thanh tẩy không chỉ bằng nước nhưng bằng máu. Nhờ Máu Ngài đổ ra, chúng ta được thứ tha tất cả mọi tội lỗi, được thanh sạch mà đến gần Thiên Chúa. Chúa Giêsu là Đền Thờ đích thực của Thiên Chúa, Đền Thờ ấy cũng đã bị đập tan tành; nhưng nhờ đó, Ngài xô đổ mọi bức tường ngăn cách là sự thù ghét; đồng thời, tuôn chảy dòng suối cứu độ cho cả nhân loại. Cũng thế, “Những bức tường nhà thờ không làm cho con người thành Kitô hữu!”, như Chúa Kitô, cả chúng ta, Kitô hữu, cũng phải phá đổ những bức tường ngăn cách khiến con người và cả chúng ta không nhìn thấy Thiên Chúa, cũng chẳng nhìn rõ tha nhân. Để từ đó, mỗi chúng ta là một đền thờ mới mẻ, sống động, hầu Thiên Chúa có thể hiện diện giữa thế giới, giữa dân Ngài. Vậy, nếu chúng ta thật sự để Chúa Thánh Thần thanh tẩy, đập phá… chúng ta cũng được trở nên trong sạch và thánh thiện. Có như thế, khi ‘tôn vinh những con người’ làm nên Thân Thể Mầu Nhiệm Chúa Kitô, không ai trong chúng ta cảm thấy phải hổ thẹn; ngược lại, rất vui mừng!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, ước muốn sâu xa của Chúa là tẩy sạch con khỏi mọi tội lỗi trong ngoài. Xin mở rộng tâm trí và ý chí của con cho tất cả những gì Chúa muốn. Này linh hồn con, đền thờ thanh sạch của Ngài, xin cứ đến chiếm ngự!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Ngày 10/11: Phong cùi thời cô vít. Suy Niệm: Lm. Nguyễn Trọng Thiên, SVD – Kinh Thánh Giuse
Giáo Hội Năm Châu
04:37 09/11/2021

PHÚC ÂM: Lc 17, 11-19

“Không thấy ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi Chúa Giêsu đi lên Giêrusalem, Người đi qua biên giới Samaria và Galilêa. Khi Người vào một làng kia thì gặp mười người phong cùi đang đứng ở đàng xa, họ cất tiếng thưa rằng: “Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng tôi”. Thấy họ, Người bảo họ rằng: “Các ngươi hãy đi trình diện với các tư tế”. Trong lúc họ đi đường, họ được lành sạch. Một người trong bọn họ thấy mình được lành sạch, liền quay trở lại, lớn tiếng ngợi khen Thiên Chúa, rồi đến sấp mình dưới chân Chúa Giêsu và tạ ơn Người: Mà người ấy lại là người xứ Samaria. Nhưng Chúa Giêsu phán rằng: “Chớ thì không phải cả mười người được lành sạch sao? Còn chín người kia đâu? Không thấy ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại này”. Rồi Người bảo kẻ ấy rằng: “Ngươi hãy đứng dậy mà về: vì lòng tin của ngươi đã cứu chữa ngươi”.

Ðó là lời Chúa.
 
Chọn Thập Giá
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
06:53 09/11/2021
Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

Chọn Thập Giá

Ðức cha Lambert de la Motte thành lập Hội dòng Mến Thánh Giá tại Ðàng Ngoài năm 1670, Ðàng Trong năm 1671. Mến Thánh Giá là dòng nữ đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, hiện nay theo thống kê năm 2019, tổng hội dòng có 8.961 nữ tu, 1.094 tập sinh và tiền tập sinh, 10.000 thành viên hiệp hội Mến Thánh Giá tại thế.

Dòng Mến Thánh Giá là Hội Dòng chọn Đức Kitô chịu đóng đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí. Chọn con đường theo Chúa là đi vào con đường hẹp. Một chọn lựa khôn ngoan vì đã chọn chính Đấng Cứu Độ. Thập giá là đỉnh cao ơn cứu độ.

Năm 1837, vua Minh Mạng triệu tổng đốc Nam Định Trịnh Quang Khanh về kinh và trao cho 40 cây thập giá, rồi ra lệnh phải áp dụng gắt gao chiếu chỉ cấm đạo.

40 cây thập giá trở thành dụng cụ để thử thách niềm tin của người tín hữu. Người có đạo khi bị bắt, buộc phải “quá khoá” phải bước qua thập giá. Nếu bước qua sẽ được sống, được trả lại tất cả những gì đã mất, và còn được tặng thêm phú qúi vinh hoa. Không bước qua phải bị tù đày, gông cùm đòn vọt và mất cả mạng sống.

Các Thánh Tử Đạo bị kết án do tội “kháng chỉ” (không tuân lệnh vua). Nhiều vị được quan địa phương thương mến dụ dỗ là chỉ giả vờ bước qua hai cây gỗ bắc chéo hình chữ thập để khỏi mắc tội kháng chỉ. Khi vua đưa ra chỉ dụ gì bằng văn bản hay bằng lời (khẩu dụ) thì đều gọi là thánh chỉ. Thánh chỉ được đồng hóa với ý của trời, vì thế ai kháng chỉ thì phải chịu án tử hình, thậm chí bị tru di đến ba bốn đời.

Các Thánh Tử Đạo đã chấp nhận tù ngục và hy sinh mạng sống chủ yếu chỉ vì lý do “kháng chỉ”. Các ngài kháng chỉ vì xác tín rằng, dù vua quan nhưng họ cũng chỉ là con người với nhiều hạn chế và bất toàn. Nếu lệnh nào vua ban ra mà dưới ánh nhìn đức tin, nó trái với ý Thiên Chúa thì các ngài mạnh dạn bất tuân, cương quyết “kháng chỉ”, cho dù máu đổ đầu rơi.

“Thánh chỉ: quá khoá” do trái ý Thiên Chúa nên các ngài đã “kháng chỉ”. Các ngài chọn thập giá nên được phúc tử đạo.

Thập giá chính là cột mốc để phân định giữa sống và chết, giữa Thiên Chúa và thế gian. Khi đối diện với thập giá, người tín hữu luôn phải thực hiện một sự chọn lựa có tính quyết định.Chỉ cần một bước chân thôi là mọi sự thay đổi. Đã có người bước qua, và cũng có người không.

Có người bị khiêng qua thập giá nhưng đã co chân lên, như thánh Antôn Nguyễn Đích. Có người bước qua, nhưng sau lại hối hận. Đó là trường hợp của ba vị thánh quân nhân: Âutinh Huy, Nicôla Thể và Đaminh Đạt. Cũng có những vị được quan quân khuyến dụ hãy giả vờ bước qua thập giá để cho quan có cớ mà tha, còn sau đó về nhà thì muốn sao tuỳ ý; nhưng các thánh tử đạo vẫn không chấp nhận một thoả hiệp như thế. Các ngài vẫn khẳng khái nói không. Không bước qua thập giá, không bỏ đạo, không chối Chúa.

Đứng trước thập giá là đứng trước một lựa chọn. Tôi chọn Chúa hay tôi chọn tôi? Không có giải pháp dung hoà hay lấp lửng.Giây phút đứng trước thập giá là giây phút quan trọng.Quyết định không bước qua thập giá là kết tinh của những đêm dài cầu nguyện, của việc chiến thắng những mời mọc khéo léo, của việc thắng vượt những sợ hãi, giằng co nội tâm, của những Vườn Dầu trong ngục thất...

Các Thánh Tử Đạo có chung một chọn lựa dứt khoát: theo Đức Kitô hay theo vua quan? Theo Đức Kitô là vác thập giá, sống trong gông cùm và chết trong đau thương. Theo vua quan là thừa hưởng vinh hoa phú quý nơi trần gian. Các Ngài có chung một quyết định tối hậu là theo Đức Kitô. Giây phút quyết định ấy chỉ có các Ngài với Thiên Chúa, chỉ có linh hồn với cõi phúc vô biên. Giây phút ấy không bị ảnh hưởng bởi gia đình, tổ quốc, nhân sinh. Người chết trong máu tử đạo đã coi nhẹ nghĩa phu thê, đã xem thường đường phụ tử. Họ khao khát một tình yêu vô biên mỹ lệ như giải ngân hà sao sa vời vợi, như vầng nhật nguyệt huy hoàng khôn tả. Các Ngài đã hoan hỉ chấp nhận chết để được sống một cuộc đời mà không mỹ từ nào diễn tả nỗi, không bút hoạ nào vẽ thành và không hùng biện nào tuyên dương cho trọn. Người chết trong gông cùm mòn mỏi đã đặt tổ quốc đàng sau những giá trị vĩnh cửu. Ước vọng của họ không phải là được người đời tưởng niệm, được hậu thế tôn phong. Họ chết là vì đức tin thúc đẩy. Họ chỉ muốn thực hiện điều đã từng nghe biết: “Ai tuyên xưng danh Ta trước mặt trần gian, Ta sẽ tuyên danh nó trước mặt Cha Ta trên trời” (Mt 10,32). (x.Thiên Hùng Sử trang 4).

Thập giá luôn là điểm hẹn tình yêu, là nơi gặp gỡ của những người sống cho tình yêu và chết cho tình yêu. Nếu thập giá là biểu tượng của đau khổ thì Đấng Chịu Đóng Đinh đã chiến thắng đau khổ. Chúa Kitô đã tạo ra sự khác biệt hoàn toàn giữa thập giá và kẻ bị đóng đinh. Khi nhận lấy thập giá, Chúa Kitô đã dùng tình yêu biến đau khổ thành niềm vui. Tình yêu làm cho thập giá trở thành Thánh Giá.

Thánh Giá biểu tượng cho cuộc chiến đấu của Chúa Giêsu và cũng là biểu tượng cho tình yêu mạnh hơn sự chết và cho sự Thiện sẽ giành chiến thắng cuối cùng trên sự Ác.Thánh Giá là cánh cổng dẫn vào sự sống, thất bại chuyển thành chiến thắng, sự sống bị tước đoạt trở thành sự sống viên mãn. Ai đánh mất mạng sống mình sẽ tìm gặp lại sự sống. Ai can đảm chết cho Chúa Kitô sẽ được sống muôn đời. Thánh Giá là sự khôn ngoan và quyền năng của Thiên Chúa, bởi lẽ “Sự điên rồ nơi Thiên Chúa thì khôn ngoan hơn loài người, và sự yếu đuối nơi Thiên Chúa thì mạnh sức hơn loài người” (1Cr 1, 24 -25).Thánh Giá đã trở thành dấu chỉ của tình yêu hy vọng và sự sống. Thánh Phaolô có một ước muốn: “Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô” (Gl 6,14).

Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã chọn thập giá nên các ngài có nét chân dung như Chúa Giêsu. Vác thập giá theo Đức Kitô, chính là lấy tình yêu để chu toàn việc bổn phận hằng ngày, và theo gương Thầy trên đỉnh cao thập giá, các ngài sẵn sàng bao dung tha thứ cho những kẻ giết hại mình.

Lòng bao dung thứ tha chính là nét đẹp nơi chân dung Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Các ngài không đồng ý với bản án bất công, nhưng như Đức Giêsu trên thập giá vẫn cầu nguyện cho kẻ giết hại mình, các chứng nhân tử đạo vẫn tiếp tục yêu thương vua quan và cả những người hành xử ác độc với mình.

Dù bị gông cùm hay ra pháp trường, các vị tử đạo vẫn sáng ngời niềm tin yêu: không một chút bất mãn tức tối hay oán ghét hận thù, ánh mắt và nụ cười của các ngài toát lên nét dịu hiền thông cảm. Tâm hồn các ngài tràn đầy hy vọng. Trong nhà tù vẫn cầu nguyện và hát thánh ca, thánh vịnh. Ra pháp trường vẫn cầu nguyện và hát khúc khải hoàn Alleluia, luôn hướng về trời cao với niềm Hy Vọng Phục Sinh và cất cao hát mãi cho đến khi đầu rơi khỏi cổ. Cái chết chẳng có giá trị gì, chính sự sống mới làm nên muôn điều huyền diệu. Sự sống đó chính là tình yêu với tất cả những gì cao thượng và chân thật.

Các Thánh Tử Đạo Việt Nam nhờ sức mạnh của Thánh Thể nên đã chọn Thánh Giá cách tuyệt đối và quyết liệt, dám liều mất cả mạng sống cho sự lựa chọn của mình. Các ngài thật khôn ngoan. Là con cháu của các Ngài, xin cho chúng con luôn khôn ngoan trong những chọn lựa của đời sống hàng ngày. Amen.
 
Ngày cùng tận
Lm. Thái Nguyên
14:17 09/11/2021
SUY NIỆM VÀ CẦU NGUYỆN CN 33 TN NĂM B

ttps://www.youtube.com/watch?v=8CHLGuzN69A&t=533s

Chúa Nhật 33 Thường Niên năm B: Mc 13, 24-32

NGÀY CÙNG TẬN

Suy niệm

Hôm nay là Chúa Nhật áp chót của năm Phụng vụ, nên Giáo hội chọn đọc bài Tin Mừng nói về ngày cùng tận. Ngày ấy sẽ đến như thế nào? Bài Tin Mừng hôm nay mô tả rằng: “Khi ấy mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng không còn chiếu sáng, các ngôi sao từ trời sa xuống, và các tinh tú bầu trời bị lay chuyển”. Những hình ảnh ấy khiến cho chúng ta thấy sẽ có một ngày thật khủng khiếp. Nhìn vào những biến cố trong thời hiện đại, phải chăng thế giới này sẽ tận diệt bằng một cuộc chiến tranh nguyên tử hay vũ khí hạt nhân? Chúng ta biết đây là đoạn Tin Mừng viết theo văn thể Khải Huyền, trong đó những hình ảnh không quan trọng, chỉ là phương tiện để diễn tả một ý tưởng, vì thế cần nhận ra tư tưởng nòng cốt hơn là miên man trong những tình tiết.

Thực ra, những hình ảnh được dùng trong bài Tin Mừng này cũng không phải do Chúa Giêsu đưa ra, nhưng Ngài lấy lại những hình ảnh mà các ngôn sứ quen dùng để nói về ngày cùng tận. Chẳng hạn như một đoạn trong sách Isaia diễn tả ngày ấy như sau:“Ánh sáng ban ngày của ngươi không còn là mặt trời nữa, và ban đêm, ngươi chẳng cần đến ánh trăng soi: Đức Chúa sẽ là ánh sáng vĩnh cửu chiếu soi ngươi, ánh quang huy của ngươi là Thiên Chúa ngươi thờ”. (Is 60, 19). Các ngôn sứ và cả Đức Giêsu đều không quan tâm ngày cùng tận sẽ xảy ra thế nào, mà chỉ quan tâm đến điều quan trọng nhất là ngày ấy Chúa sẽ đến, sẽ hiển trị đời đời: là một ngày khủng khiếp đối với những kẻ tội lỗi, nhưng là ngày ngập tràn ánh sáng vinh quang, ngày hân hoan vui mừng cho những người công chính ở trước Thiên Nhan Chúa. Người ta vẫn suy đoán về ngày tận thế, nhưng ngày ấy vượt tầm trí của con người, chỉ có một mình Chúa Cha biết mà thôi.

Có ngày khởi đầu thì đương nhiên có ngày kết thúc. Ngày kết thúc có thể xem ra như tai nạn hay như hậu quả của một sự hủy diệt nhau, nhưng chúng ta tin ngày ấy nằm trong chương trình của Thiên Chúa. Đó là một ngày mà Thiên Chúa làm nên một thế giới mới cho nhân loại. Nơi đó, công bằng sẽ ngự trị, hạnh phúc sẽ ngập tràn, và niềm vui sẽ trọn vẹn cho những ai “bền đỗ đến cùng”. Với cái nhìn đầy tin tưởng, Seneca - một nhà tư tưởng lớn của La-mã - đã nói: “Ngày mà bạn cho là cùng tận của mọi sự, lại là ngày khởi đầu của vĩnh cửu”.

Chúng ta không biết ngày nào Chúa sẽ đến trong vinh quang, nhưng chúng ta biết chắc, để được vào vương quốc ấy, trước tiên bản thân mỗi người phải xét lại chính mình trong tương quan với Thiên Chúa, với tha nhân và vũ trụ vạn vật, để tiến tới một sự hòa hợp sâu xa hơn. Điều này đòi chúng ta xếp đặt lại cuộc sống mình cho phù hợp với đường hướng và ý muốn của Thiên chúa, đồng thời tích cực dấn thân trong việc xây dựng một gia đình nhân loại đầy tình yêu thương, để công lý và hòa bình có thể triển nở khắp nơi trên thế giới.

Cha Mark Link viết: “Khi Chúa đến, Người không cân đo trí khôn chúng ta thông minh thế nào. Nhưng Người sẽ cân đo trái tim chúng ta yêu thương ra sao”. Vì tình yêu là ngôn ngữ và là chất liệu của đời sống trên Thiên đàng, nên chỉ những ai có trái tim đong đầy yêu thương mới được bước vào. Chính lòng từ bi nhân hậu là tấm thẻ căn cước không thể thiếu của những công dân Nước Trời.

Thế giới chúng ta đang sống là một thế giới không ổn định, hết cơn khủng hoảng này đến cơn khủng hoảng khác; bạo lực, xung đột và chiến tranh tàn sát liên hồi dưới mọi hình thức; thực tế 2 năm nay là cơn đại dịch liên tục hoành hành trên thế giới, khiến con người không ngừng lo âu và sợ hãi, hết sức cần một cái gì đó vững chắc để dựa vào. Nhưng rồi chẳng có gì vững chắc trong cuộc đời này, người ta chỉ có thể dựa vào một mình Thiên Chúa, Đấng Hằng Sống, Đấng đã hứa với chúng ta qua Đức Giêsu: “Trời đất sẽ qua đi, nhưng lời Thầy nói sẽ chẳng qua đi”. Chúng ta hoàn toàn an tâm vì biết rằng mọi sự đều nằm trong bàn tay Chúa. Ngài đã có chương trình và dự định riêng cho mỗi người chúng ta từ muôn thuở, nên ta cứ sống theo Lời Ngài, vững tâm theo đường lối Ngài. Sống thuộc về Chúa hôm nay, chắc chắn chúng ta sẽ được thuộc về Chúa mai ngày và mãi mãi.

Cầu nguyện

Lạy Cha!

Con tin rằng rồi sẽ tới một ngày,

thế giới này sẽ không tồn tại nữa,

tất cả sẽ qua đi chẳng còn gì,

bởi vì tất cả chỉ là tạm bợ,

do duyên cơ hay duyên nợ tác thành,

như phương tiện thi hành thánh ý Cha.

Chẳng ai biết điều gì sẽ xảy ra,

giống như ngày Giêrusalem bị tàn phá,

Chúa cho biết mọi người phải tránh xa,

nhưng rồi dân chúng vẫn lơ là,

và đúng là tới ngày tan tác cả,

vì đã không nhận ra Chúa viếng thăm.

Con tin có ngày tận cùng thế giới,

trước khi Chúa ngự đến trên mây trời,

sẽ có nhiều điềm thiêng và dấu lạ,

khắp trên đất liền và ngoài biển cả,

dân chúng xôn xao vì trời cao chuyển động,

ai cũng hoang mang và lo sợ phập phồng.

Nhưng chúng con không hoảng hốt lo âu,

vì đó là giây phút khởi đầu Chúa sắp đến,

con cần phải đứng thẳng ngẩng đầu lên,

để gặp Đấng suốt đời con trông đợi,

trong niềm vui và vinh hiển rạng ngời.

Ngày tận thế chẳng biết bao giờ tới,

nhưng chắc có ngày Chúa đến với con,

xin cho con đừng ham mê thế sự,

nhưng sẵn sàng buông bỏ chẳng vấn vương,

để ngẩng đầu đón nhận Chúa tình thương,

là cùng đích đời con cõi thiên đường. Amen.
 
Làm chứng
Lm. Thái Nguyên
14:31 09/11/2021
SUY NIỆM VÀ CẦU NGUYỆN LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VN

https://www.youtube.com/watch?v=HDhyk3tKsUk&t=634s

LÀM CHỨNG

Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Mt 10, 17-22

Suy niệm

Chúa Giêsu không ngần ngại cảnh báo cho các môn đệ biết một thực tế rất phũ phàng và cay đắng, là họ sẽ bị bách hại, và có thể kết thúc một cách bi thảm, để những ai muốn theo Ngài phải cân nhắc. Một khi đã quyết định chọn lựa thì phải dấn thân đến cùng, và “kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát”. Chúa Giêsu đã đi bước trước, Ngài là vị tử đạo đầu tiên vì Tin Mừng mà Ngài rao giảng. Ngài là con đường dẫn đến sự sống đích thực, nhưng thế gian lại yêu sự tối tăm hơn ánh sáng. Các môn đệ cũng đồng số phận với Thầy, bị khinh khi, bị lăng nhục và thù ghét vì “danh Thầy”; cuối cùng cũng là sự hiến mạng vì Thầy để trở thành lời nhân chứng cho sự thật.

Không một tôn giáo nào bị bách hại nặng nề, lâu dài và thảm thương như Kitô giáo. Cho dù có những thế lực thù địch quyết loại trừ Kitô giáo bằng mọi cách, nhưng đạo thánh Chúa vẫn không bị tiêu diệt, mà trái lại còn tăng trưởng mạnh mẽ cả về phẩm chất lẫn số lượng. Đó là những bí ẩn của lịch sử không thể lý giải bằng lý lẽ tự nhiên, nhưng chỉ có thể hiểu được dưới ánh sáng đức tin. Ngay từ những năm tháng đầu tiên loan báo Tin Mừng, Hội Thánh đã trải qua 300 năm bị bách hại dưới thời các hoàng đế La-Mã. Rồi từ đó, Phúc Âm được rao giảng ở đâu, thì ở đó sớm muộn gì các Kitô hữu cũng bị bách hại.

Lịch sử Hội Thánh là một lịch sử đầy những cuộc tử đạo, ở khắp mọi miền trên thế giới, vào hết mọi thời kỳ trong lịch sử. Ngay trên mảnh đất Việt Nam thân yêu này, 117 vị thánh đã được phúc tử đạo. Dĩ nhiên đây chỉ là con số tiêu biểu cho khoảng 130.000 các tín hữu đã phải chết vì đạo. Đó là chưa kể bao nhiêu tín hữu phải sống cảnh màn trời chiếu đất, vì cuộc bách hại trải qua 7 thời kỳ cấm đạo, từ năm 1625-1885, nghĩa là kéo dài đến 261 năm. Điều này vừa cho thấy sự ác liệt và thảm khốc của những cuộc bắt đạo, vừa cho thấy sức chịu đựng kiên cường và lòng trung thành đối với đức tin của cha ông chúng ta, những vị tiên phong hào hùng nêu gương cho con cháu.

Thật khó hiểu đối với những người không có đức tin. Vui tươi trước những may lành và thành công thì ai cũng muốn làm; hãnh diện vì giàu sang sung sướng thì ai cũng muốn được, nhưng vui tươi và sẵn sàng lãnh nhận gian nan, thử thách, đau khổ và cái chết là một điều hết sức kỳ lạ, khác thường, không thể hiểu được. Nhưng điều này lại rất dễ hiểu đối người Kitô giáo, vì nó phát xuất từ một đức tin mãnh liệt với tình yêu mến sâu xa đối với Thiên Chúa và con người.

Chết vì đạo chính là chết vì tình yêu, vì sự thật, vì sự thiện, nên phải có một sức mạnh của ơn thánh Chúa chứ không do sức riêng của con người. Chết mà không hận thù oán ghét, không than trách buồn phiền hay bất mãn. Trái lại, vẫn hân hoan vui sướng vì Chúa, vẫn đầy tình thương và tha thứ đối với những kẻ hành hình mình. Tử đạo như thế khác xa với mọi thứ tử đạo khác: do sự cuồng tín tôn giáo; do sự cuồng ngạo văn hóa; hoàn toàn khác với những thứ anh hùng liệt sĩ phát xuất từ các phe nhóm chính trị, xã hội hoặc đảng phái.

Ngày nay, tuy không còn phải chịu những bách hại như trong quá khứ, nhưng chúng ta đang phải đối diện với một cuộc tấn công khác còn nguy hiểm gấp bội, đó là sức mạnh của tiền bạc, địa vị, khoái lạc, tự do buông thả, nhất là trong những xã hội mà người ta muốn loại trừ Thiên Chúa khỏi đời sống con người. Những sức mạnh này đã làm cho nhiều tín hữu gục ngã, mất đức tin và xa rời Hội Thánh. Thực tế ngày càng có nhiều giáo phái, nhiều chia rẽ và bất đồng ngay trong lòng Giáo Hội, mất đi sự hiệp nhất dần dần. Tuy nhiên, cũng là những cuộc thanh lọc đức tin cần thiết để thấy được mức độ chín chắn và trưởng thành của đời Kitô hữu, nhưng xem ra đó lại là hậu quả của những cuộc bách hại tinh thần không thể tránh khỏi.

Các vị tử đạo đã làm chứng bằng cái chết. Chúng ta được mời gọi làm chứng bằng cuộc sống. Làm chứng nào cũng đòi phải hy sinh, mất mát, thiệt thòi, vì đòi ta lội ngược dòng với thế gian tội lụy. Làm sao cho tất cả mọi hành vi, thái độ và ứng xử của chúng ta luôn tỏa chiếu ánh sáng và sức mạnh của Tin Mừng, tạo nên một sức hấp dẫn đối với những người chung quanh, để Chúa ngày càng được nhận biết và yêu mến.

Cầu nguyện

Lạy Chúa!

Bao người công chính bị bách hại,

bao người chân thật phải tù đày,

chỉ vì dám đấu tranh cho công lý,

dám liên đới và thực thi trách nhiệm.

Sống công chính đòi con dám xả thân,

dám hành động vì ích lợi của tha nhân,

dám coi thường quyền lợi của bản thân,

và luôn biết hành động trong sự thật.

Trông nhìn lại thời Giáo Hội sơ khai,

các tín hữu phải chịu những họa tai,

vì theo Chúa trên con đường làm chứng,

là yêu thương và tha thứ không ngừng.

Bách hại đâu phải chuyện của quá khứ,

mà nay vẫn tiếp diễn bằng nhiều thứ,

như vu khống, chế giễu và phỉ báng,

biến tín hữu thành hạng người lố bịch.

Không hẳn chúng con chết vì đức tin,

nhưng sẽ bị lăng nhục vì danh Chúa,

bị coi là kẻ mê muội và yếu đuối,

nên Chúa cần con sống hơn là chết,

để người ta thấy tình yêu là trên hết,

và cũng chính là sự thật vững bền.

Xin cho con luôn sống theo ý Chúa,

cho dù phải mất mát thiệt hại nhiều,

nhưng con vui và sẵn sàng nhận chịu,

để chân lý tình yêu chiếu sáng ngời. Amen.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:04 09/11/2021

58. Thiên đàng so với thế gian càng lớn hơn, cáo quý hơn, không nên hy vọng hoặc tìm kiếm những gì thuộc về thế gian.

(Thánh Cprian)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:12 09/11/2021
5. TRUNG THÀNH VỚI NGHIỆP CỦA BỐ

Có một sai dịch đột nhiên giàu có hẳn ra, bèn mời thầy giáo dạy học cho con trai, muốn thế hệ sau đổi chức nghiệp, nhưng con trai đã quen làm việc của sai dịch, nên quyết định theo nghiệp của bố.

Một hôm, anh của sai dịch cầm cái quạt lông đi vào nhà, thầy giáo bèn ra một câu đối để học trò đối lại:

- “Trong tay ông bác phe phẩy quạt”.

Học trò đối lại:

- “Trên đầu gia quân đội lông ngỗng” (đồ trang sức trên mũ của sai dịch).

Thầy giáo lại ra câu đối:

- “Đọc sách làm văn giấy tạm thời”.

Đối lại:

- “Truyền, trình, phóng, cáo, xếp hàng, vệ” (đều là việc của sai dịch: truyền đạt đơn kiện, treo bảng thả người cáo trạng, sắp hàng thứ tự trình thượng cấp).

Lại ra câu đối:

- “Đọc sách nên đọc cho to tiếng”.

Đối lại:

- “Gọi loa dẹp đường nên cao tiếng”.

Lại ra câu đối:

- “Bảy trang cổ văn”.

Đối lại:

- “Bốn mươi bảng lớn”.

Thầy giáo rất giận dữ nói:

- “Đánh nói hồ đồ”.

Học trò nói:

- “Đi về trạm sau”.

Thầy giáo nói:

- “Đánh rắm”.

Học trò đối:

- “Lui đường”.

Thầy giáo nói:

- “Rên”.

Học trò nói:

- “Thét !” (tiếng quát của sai dịch).

(Hi đàm tục lục)

Suy tư 5:

Thời xưa có những người con chết sống cũng nối nghiệp của cha mình, dù nghiệp đó không vẻ vang cho mấy; thời nay có những người con được trang bị “tận răng” để nối nghiệp bác sĩ, kỹ sư, thầy giáo.v.v...của cha mình, nhưng chúng nó không thèm, bỏ nhà đi bụi, đem tương lai của mình quăng vào ma túy, đem cuộc đời của mình chôn trong bốn bức tường tù ngục...

Thời xưa cũng như thời nay, có những người Ki-tô hữu được Chúa Giê-su chuẩn bị từ đầu đến cuối, bằng ân sủng bởi thánh lễ và các bí tích, để họ trở thành những người môn đệ yêu quý của Người, sống tốt đạo đẹp đời, nhưng họ lại không thèm. Họ coi việc đi tham dự thánh lễ là mất thời giờ, hơn là ngồi trong phòng mát xa máy lạnh hàng giờ đồng hồ với mấy em mắt xanh môi đỏ; họ coi việc đi xưng tội là chuyện nhảm nhí, nên phạm tội là chuyện bình thường đối với họ; họ coi việc cầu nguyện là chuyện của người yếu bóng vía, nên họ trở thành kẻ kiêu ngạo và dửng dưng trước người bất hạnh...

Chúa Giê-su cũng buồn lắm khi chúng ta từ chối tình yêu của Người đã dành cho chúng ta trong thánh lễ và các bí tích, nhưng Chúa Giê-su cũng rất công bằng khi xử án chúng ta trong lửa đời đời...

Ai có tai thì nghe !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nhiều nỗ lực tạo điều kiện cho Đức Giáo Hoàng thăm Triều Tiên đang được tiến hành
Đặng Tự Do
05:10 09/11/2021


Sau khi Tổng thống Hàn Quốc Văn Tại Dần mời Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm bán đảo Triều Tiên vào tuần trước, một tổng giám mục nổi tiếng đã chỉ ra rằng Vatican đang nỗ lực thúc đẩy các điều kiện để Đức Giáo Hoàng có thể thăm quốc gia Á Châu này.

Đức Tổng Giám Mục Lagiarô Du Huỳnh Trị (유흥식, You Heung-sik), tổng trưởng Bộ Giáo sĩ Vatican và là người gốc Đại Điền (Daejeon, 대전시), Hàn Quốc, nói với các phóng viên rằng “cùng với chính phủ Hàn Quốc, Vatican cũng nỗ lực tạo điều kiện cho Đức Thánh Cha đến thăm Bắc Triều Tiên thông qua nhiều kênh khác nhau”.

Lưu ý rằng Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài sẵn sàng đến thăm nếu ngài nhận được lời mời chính thức từ Triều Tiên, Đức Tổng Giám Mục cho biết nhận xét của Đức Thánh Cha “nên được hiểu đúng như nó vốn có,” và ngài sẽ không nói rõ thêm về vấn đề này, “vì những suy nghĩ của Đức Giáo Hoàng đã quá rõ”.

Ngài nói, một chuyến thăm phụ thuộc vào phản ứng của Triều Tiên và nhấn mạnh rằng khi nói đến quan hệ quốc tế, cả hai bên phải tôn trọng lẫn nhau theo cách tiếp cận “cho và nhận”.

Đức Tổng Giám Mục nói, Vatican có thể đóng vai trò trung gian đàm phán giữa hai miền nếu được yêu cầu, và lưu ý rằng Giáo Hội Công Giáo đã có dấu chân ở Triều Tiên thông qua các tổ chức như Cộng đồng Thánh Egidio chuyên về các hoạt động bác ái và xã hội, đồng thời cũng đang giúp đàm phán tiến trình hòa bình ở Nam Sudan.

Một phái đoàn từ Cộng đồng Thánh Egidio đã đến thăm Triều Tiên vào năm 2018 để thúc đẩy các hoạt động nhân đạo tại nước này, cung cấp thực phẩm, thuốc men và thiết bị y tế cho Bệnh viện Nhi Nguyên Sơn (Wonsan, 원산) cùng nhiều hoạt động khác. Họ cũng đã gặp gỡ các nhà chức trách cấp cao trong chuyến viếng thăm.

Lời mời đến thăm Triều Tiên được đưa ra trong cuộc gặp riêng vào ngày 29 tháng 10 giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và tổng thống Văn trong khi ông đang ở Rôma để tham dự hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo G20.

Nhân dịp đó, tổng thống Văn hỏi Đức Giáo Hoàng liệu ngài có cân nhắc việc thăm Triều Tiên để giúp thúc đẩy hòa bình giữa hai quốc gia hay không, và cho rằng chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tới Bình Nhưỡng sẽ tạo động lực cho toàn bộ tiến trình hòa bình.

Đáp lại, Đức Thánh Cha Phanxicô, người đã đến thăm Hàn Quốc vào năm 2014, cho biết ngài sẽ đi nếu nhận được lời mời từ chính quyền Triều Tiên.

Đây là lần thứ hai tổng thống Văn đề nghị Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm Triều Tiên, quốc gia vẫn chưa nhận được chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng.

Người phát ngôn của Bộ Thống nhất Hàn Quốc, Lý Vịnh Chu (Lee Jong Joo, 이종주) bày tỏ hy vọng với các nhà báo trong cuộc họp báo ngày 1 tháng 11 rằng Triều Tiên sẽ xem xét chuyến thăm, nói rằng, “chúng tôi hy vọng sẽ thấy Triều Tiên phản ứng và bảo đảm cơ hội này để thúc đẩy hòa bình trên Triều Tiên Bán đảo. “

“Chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tới Triều Tiên có thể là một cơ hội tuyệt vời để thúc đẩy hòa bình và hòa giải trên Bán đảo Triều Tiên”, ông nói và nhận xét thêm rằng, “Nếu các cuộc thảo luận liên quan giữa Vatican và Triều Tiên có tiến triển, Bộ sẽ nỗ lực để bảo đảm rằng Chuyến thăm của giáo hoàng có thể là cơ hội để đạt được sự đồng thuận quốc tế và thực sự thúc đẩy hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên”.

Hôm thứ Ba, người phát ngôn của Tổng thống Hàn Quốc, Phác Quý Mỹ (Park Kyung-mee, 박경미) nói với đài phát thanh KBS của Hàn Quốc rằng “nhiều nỗ lực khác nhau đang được tiến hành” để có thể thực hiện chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tới Triều Tiên, “nhưng rất khó để dự đoán thời gian.”

Trả lời câu hỏi về việc khi nào một chuyến đi có thể xảy ra, Cô Phác nói rằng nó có khả năng sẽ không xảy ra trong mùa đông - kéo dài từ khoảng cuối tháng 11 đến cuối tháng 2 - bởi vì “Đức Giáo Hoàng đến từ Á Căn Đình, một đất nước ấm áp, vì vậy tôi hiểu rằng rất khó cho ngài khi phải đi du lịch vào mùa đông”.

Yêu cầu về một chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tới Triều Tiên được đưa ra trong bối cảnh tổng thống Văn đang tìm kiếm sự ủng hộ của quốc tế cho một tuyên bố chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên 1950-53, vốn kết thúc bằng một hiệp định đình chiến, thay vì một hiệp ước hòa bình, có nghĩa là về mặt kỹ thuật, hai quốc gia vẫn còn đang trong tình trạng chiến tranh.

Tổng thống Văn chỉ còn sáu tháng tại vị nữa trước khi kết thúc nhiệm kỳ của mình, tin rằng cần phải có một “tuyên bố chấm dứt chiến tranh” để thiết lập lòng tin, bắt đầu các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa và bảo đảm một thỏa thuận hòa bình lâu dài.

Tuy nhiên, những người chỉ trích đề xuất này đã lên tiếng lo ngại rằng một tuyên bố có thể làm suy yếu mối quan hệ Mỹ-Hàn và có khả năng làm suy yếu áp lực quốc tế đối với Triều Tiên về các chương trình vũ khí của nước này, với nhiều nhà quan sát lưu ý rằng cả hai miền Nam Bắc Triều Tiên trong quá khứ đã không tuân theo những điều thỏa thuận trước đó trong nỗ lực chấm dứt chiến tranh.

“Chuyến thăm Triều Tiên của Đức Giáo Hoàng, người không ngừng cầu nguyện cho hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên, không phải là một sự kiện công cộng mà là một hành động cao cả theo đúng nghĩa của nó,” Cô Phác nói.

Đề cập đến đồn đoán rằng chính phủ đang tìm cách sử dụng chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng để lôi kéo các nhà lãnh đạo Triều Tiên đến bàn thương thảo trong thượng đỉnh liên Triều bên lề Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh vào tháng Hai, Cô Phác nói, “Chúng tôi muốn vấn đề phải được tách biệt, thay vì cứ gắn với tuyên bố kết thúc chiến tranh hoặc Thế vận hội Bắc Kinh”.

Khi ở Rome tham dự G20, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Lý Vịnh Chủ đã gặp các quan chức cấp cao của Liên hợp quốc và Vatican để thảo luận về các vấn đề liên quan đến Triều Tiên.

Trong các cuộc họp - được tổ chức với Giám đốc Điều hành Cơ quan Lương thực Liên hợp quốc David Beasley và Đức Hồng Y Peter Turkson, tổng trưởng Bộ Phục vụ Phát triển Nhân bản Toàn diện của Vatican –Tình hình lương thực của Triều Tiên đã được đánh giá, và các bên đã thảo luận về cách giải quyết các mối quan tâm nhân đạo tại miền Bắc

Bộ Phục vụ Phát triển Nhân bản Toàn diện cho biết cuộc họp này bao gồm cả những thảo luận về vai trò của Vatican trên cả mặt trận nhân đạo và tiến trình hòa bình.
Source:Crux
 
Giám mục Ấn Độ bị cảnh sát điều tra vì chống lại chiến dịch ‘thánh chiến tình yêu’ của người Hồi giáo
Đặng Tự Do
05:13 09/11/2021


Cảnh sát ở bang Kerala của Ấn Độ đang điều tra cáo buộc chống lại Đức Cha Joseph Kallarangatt của Pala. Họ nói ngài đã thúc đẩy cảm giác thù hận và tạo ra rạn nứt trong xã hội sau khi ngài cáo buộc một số người trong cộng đồng Hồi giáo tham gia vào “cuộc thánh chiến tình yêu và ma tuý”.

Tháng 9 vừa qua, vị giám mục cáo buộc người Hồi giáo nhắm mục tiêu vào các tín hữu Kitô vì dùng hôn nhân để cải đạo họ. Ngài cũng tuyên bố những kẻ buôn bán ma túy Hồi giáo đang tìm cách hủy hoại cuộc sống của những người không theo đạo Hồi thông qua việc sử dụng và mua bán ma túy.

Tòa án sơ thẩm ở Pala đã chỉ đạo cảnh sát điều tra và báo cáo trên cơ sở khiếu nại của một lãnh đạo của Hội đồng Imams toàn Ấn Độ rằng Đức Cha Kallarangatt đã phạm tội kích động cảm giác thù hận giữa các nhóm khác nhau vì lý do tôn giáo.

Các tín hữu Kitô chiếm gần 20% dân số Kerala – dù họ chỉ chiếm 2.3% dân số Ấn Độ nói chung - và bang này được coi là thành trì Kitô Giáo ở Ấn Độ. Người Hồi giáo chỉ chiếm hơn một phần tư dân số, và các chính trị gia Ấn Độ giáo gần đây đã coi “thánh chiến tình ái” trở thành một vấn đề chính trị.

Một số bang ở Ấn Độ đã thông qua luật cấm kết hôn khác đạo sau chiến dịch của Đảng Bharatiya Janata theo chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ giáo của Thủ tướng Narendra Modi chống lại “thánh chiến tình yêu”. Các nhóm theo đường lối cứng rắn của Ấn Độ giáo cáo buộc đàn ông Hồi giáo chuyển đổi phụ nữ theo đạo Hindu sang Hồi Giáo bằng cách kết hôn với họ.

Mặc dù những luật như vậy cũng được sử dụng để ngăn cản các tín hữu Kitô kết hôn với người Ấn Giáo, nhưng nhiều nhà lãnh đạo Công Giáo đã chuẩn chước cho nhiều người đàn ông Hồi giáo nhắm vào phụ nữ Công Giáo.

Đức Hồng Y George Alencherry, nhà lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo Syro-Malabar có trụ sở tại Kerala, đã triệu tập một ủy ban về hôn nhân liên tôn vào năm ngoái.
Source:Crux
 
Vatican chính thức loan báo: Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tông du đến Síp và Hy Lạp vào tháng 12
Đặng Tự Do
05:14 09/11/2021


Hôm thứ Sáu, Tòa thánh đã chính thức thông báo rằng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ công du Síp và Hy Lạp từ ngày 2 đến ngày 6 tháng 12.

Chuyến đi kéo dài 4 ngày đến hai quốc gia Địa Trung Hải sẽ bao gồm các điểm dừng chân ở Nicosia, thủ đô của Cyprus, và Athens, thủ đô của Hy Lạp, cũng như đảo Lesbos của Hy Lạp.

Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm Síp từ mùng 2 đến mùng 4 tháng 12 trước khi bay đến Athens vào ngày 4 tháng 12 và Lesbos vào ngày 5 tháng 12.

Đây sẽ là chuyến đi thứ hai của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Lesbos, còn được gọi là Lesvos, một hòn đảo có trại tị nạn Moria khét tiếng đã bị hư hại trong một trận hỏa hoạn năm ngoái.

Đức Giáo Hoàng đã có chuyến thăm kéo dài một ngày vào năm 2016 cùng với Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô, nhà lãnh đạo tinh thần của Chính Thống Giáo trên thế giới, để thu hút sự chú ý đến hoàn cảnh của những người di cư trên đảo.

Biểu tượng cho hành trình tông đồ của Đức Thánh Cha tới Hy Lạp là “một con tàu đi qua vùng nước đầy khó khăn của thế giới chúng ta, với thập tự giá của Chúa Kitô làm cột buồm và những cánh buồm của nó được lái bởi gió của Chúa Thánh Thần”, một tuyên bố của Vatican đưa ra hôm 5 tháng 11 cho biết như trên.

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ là vị giáo hoàng thứ hai đến thăm Síp. Đức Bênêđictô XVI đã tông du đến hòn đảo Địa Trung Hải này vào năm 2010.

Chủ đề chính thức trong chuyến đi của Đức Thánh Cha đến Síp là “An ủi nhau trong đức tin”. Theo giải thích của Vatican, chủ đề này được lấy cảm hứng từ tên của Tông đồ Barnabas, có thể có nghĩa là con trai của sự an ủi.

Chính thống giáo chiếm đa số ở cả Síp và Hy Lạp. Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, khoảng 72% người dân ở Síp theo Kitô Giáo và 25% dân số theo đạo Hồi.

Các quốc gia Địa Trung Hải cũng được liên kết với nhau vì Thánh Phaolô đã đi đến cả hai nơi. Sách Tông Đồ Công Vụ ghi lại rằng Thánh Phaolô đã dừng chân ở Síp và làm phép Rửa Tội cho tổng đốc Sergius Paulus. Thánh Phaolô cũng đã rao giảng trên đường phố Athens.

Theo cơ quan thống kê quốc gia của nước này, ngày nay, Síp có khoảng 11,000 người Công Giáo, và Hy Lạp là nơi sinh sống của khoảng 50,000 người Công Giáo (chiếm 0.5% dân số).

Đức Thượng Phụ Pierbattista Pizzaballa hoan nghênh thông báo về chuyến đi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới Síp, nơi thuộc quyền của ngài với tư cách là Thượng phụ La tinh của Jerusalem.

Đức Thượng Phụ lưu ý rằng Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến sẽ gặp Đức Tổng Giám Mục Chính thống giáo Chrysostomos II, những người Công Giáo địa phương, và một nhóm người di cư và tị nạn khi ngài thăm Síp, ngoài việc dâng thánh lễ tại một sân vận động trên đảo.

“Chúng tôi rất biết ơn và vinh dự bởi chuyến thăm này, nhằm mục đích vừa là một cuộc hành hương vừa là một cơ hội để gặp gỡ,” Đức Tổng Giám Mục Pizzaballa cho biết hôm 5 tháng 11.

“Đó là cuộc hành hương theo dấu chân của Tông đồ Banaba, vị Tông đồ của các dân tộc, cùng với Phaolô, cha của Giáo hội Síp. Đó là cơ hội để gặp gỡ thực tế Trung Đông tràn vào Địa Trung Hải - và vào Síp – trong thảm kịch về những gia đình tìm kiếm nơi ẩn náu sau chiến tranh, nghèo đói, tranh giành quyền lực và chủ nghĩa bè phái tôn giáo”.

Hành trình tông đồ sẽ là chuyến đi thứ ba của Đức Giáo Hoàng kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19. Các chuyến đi trước đó của ngài là đến Iraq vào tháng 3; Hung Gia Lợi và Slovakia vào tháng 9.

Đức Giáo Hoàng, năm nay 84 tuổi, đã trải qua cuộc phẫu thuật đại tràng vào tháng 7, đã bày tỏ mong muốn tông du đến Canada, Congo, Hung Gia Lợi, Papua New Guinea và Đông Timor trong năm tới.
Source:Catholic News Agency
 
Cửa hàng này nhận được Phép lành của Đức Giáo Hoàng vào mỗi Chúa Nhật
Đặng Tự Do
16:28 09/11/2021


Nếu bạn đã từng đến Rôma, mọi con đường vẫn dẫn đến đó, bạn rất có thể đã đến thăm quảng trường Thánh Phêrô, chính là trung tâm của quốc gia thành Vatican. Rất có thể bạn đã đến đó vào một ngày Chúa Nhật. Và có lẽ bạn đã may mắn có mặt ở đó đúng vào lúc chiếc đồng hồ đúng giờ nhất của Rôma điểm 12 giờ trưa. Đó là lúc tất cả chuông của hơn 600 nhà thờ của thành phố vĩnh cửu và đặc biệt là của Đền Thờ Thánh Phêrô bắt đầu vang lên, và Đức Giáo Hoàng tiến đến cửa sổ tại Phòng Làm Việc của ngài ở Điện Tông Tòa để chào đón các tín hữu và khách hành hương, dù mưa hay nắng, đang tập trung ở đó trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật, lắng nghe thông điệp của ngài và nhận được phép lành của ngài.

Bạn có thể nhận thấy, ngay bên kia quảng trường Thánh Phêrô, trên thực tế, là ngay đối diện với cửa sổ của Đức Giáo Hoàng, một cửa hàng đã tồn tại hơn nửa thế kỷ gần như là điểm dừng chân bắt buộc cho mọi người hành hương đến thăm Rôma. Cửa hàng này có tên là Mondo Cattolico, rất nổi tiếng, được thành lập vào năm 1952.

Hầu hết những người hành hương, trước khi được Đức Giáo Hoàng ban phép lành, sẽ đi bộ vài bước đến đó và mua tất cả các loại vật phẩm Công Giáo mang ra quảng trường Thánh Phêrô. Một số người mua các chuỗi hạt, thánh giá, một bức tranh, hoặc một bức tượng của vị thánh bảo trợ của họ. Những người khác mua các loại đồ lưu niệm khác, ví dụ như các bản sao nhỏ của một số kiệt tác thời Phục hưng của Ý. Những người khác sẽ mạo hiểm hơn nữa, và ghé thăm Phòng trưng bày nghệ thuật khảm Mondo Cattolico, nơi tập hợp một bộ sưu tập tranh khảm quý giá, được làm từ thời xa xưa, và cả hiện đại.

Họ mang theo những đồ vật này đến quảng trường, để những đồ vật đó cũng được ban phép lành trong sự kiện này. Trên thực tế, đây là một thực hành Kitô giáo cổ xưa, và có nhiều lý do khác nhau tại sao các đồ vật có thể và thậm chí nên được ban phước. Các biểu tượng hoặc các hình ảnh hoặc đồ vật tôn giáo khác được giữ trong nhà nên được làm phép vì chúng sẽ được sử dụng để cầu nguyện thường xuyên.

Phong tục mang các đồ vật đến quảng trường Thánh Phêrô để chúng được ban phép lành vào các ngày Chúa Nhật có một nguồn gốc rất cụ thể: nó bắt nguồn từ tháng 12 năm 1969, khi Đức Phaolô Đệ Lục đứng bên cửa sổ và chúc phúc cho các bức tượng nhỏ Chúa Giêsu Hài Đồng mà trẻ em Rôma mang theo. Điều này sớm trở thành một truyền thống điển hình của Rôma và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, như chúng ta có thể đọc trên trang web của chính cửa hàng Mondo Cattolico, “hàng năm, vào Chúa Nhật thứ ba Mùa Vọng, vô số trẻ em từ các giáo phận khác nhau trên thế giới tập trung tại quảng trường Thánh Phêrô, hướng bức tượng Chúa Giêsu Hài Đồng về phía cửa sổ phòng làm việc của Đức Giáo Hoàng để nhận phép lành từ Đức Thánh Cha.
Source:Aleteia
 
Bộ Tư Pháp Nebraska báo cáo về tình trạng lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ
Đặng Tự Do
16:29 09/11/2021


Một báo cáo nêu chi tiết về lạm dụng tình dục trong Giáo Hội Công Giáo ở Nebraska đã tìm thấy những cáo buộc đáng tin cậy chống lại 57 giáo sĩ, liên quan đến 258 nạn nhân được ghi lại, kể từ những năm 1930 cho đến nay.

Trong một tuyên bố chung ngày 4 tháng 11, các giám mục của Nebraska viết:

“Chúng tôi rất buồn xác nhận rằng rất nhiều trẻ vị thành niên và thanh niên vô tội đã bị các giáo sĩ Công Giáo và các đại diện khác của Giáo hội làm hại. Rõ ràng là các vết thương vẫn chưa lành, ngay cả khi việc lạm dụng đã xảy ra nhiều năm trước.”

“Chúng tôi xin lỗi các nạn nhân và gia đình của họ vì những nỗi đau, sự phản bội và đau khổ mà lẽ ra không bao giờ phải trải qua trong Giáo hội.”

Bộ trưởng Tư pháp Nebraska Doug Peterson đã công bố báo cáo vào ngày 4 tháng 11, sau cuộc điều tra kéo dài ba năm bắt đầu với lời mời các nạn nhân bị lạm dụng gọi điện thoại đến một trong hai đường dây nóng có sẵn. Cuộc điều tra ban đầu được cho rằng không chỉ giới hạn vào các giáo sĩ của một cộng đồng tôn giáo cụ thể, nhưng sau cùng, Bộ Tư pháp chỉ nhắm vào Giáo Hội Công Giáo.

Cuộc điều tra đã tìm thấy những cáo buộc đáng tin cậy về lạm dụng tình dục hoặc các hành vi sai trái gây ra bởi 51 linh mục, bốn phó tế và hai giáo viên. Cuộc điều tra đã tìm thấy 158 nạn nhân được ghi nhận từ Tổng giáo phận Omaha, 97 người từ Giáo phận Lincoln, và ba người từ Giáo phận Grand Island.

Đa số nạn nhân là nam thiếu niên. Báo cáo cho thấy nhiều cậu bé cũng từng là các chú bé giúp lễ. Nạn nhân ở độ tuổi từ dưới mười tuổi đến thanh niên ngoài 20 tuổi.

Bộ trưởng Nebraska Doug Peterson thừa nhận rằng tất cả các trường hợp lạm dụng này đều đã xảy ra rất lâu, đã hết thời hiệu, nên sẽ không có ai bị truy tố.

Các vụ án kéo dài hơn 70 năm, với tổng số nạn nhân cao nhất vào những năm 1990. Báo cáo cho thấy sự sụt giảm rõ rệt trong các trường hợp sau khi thực hiện Hiến chương Dallas năm 2002.

Ông Peterson cũng thừa nhận rằng con số 258 nạn nhân tương ứng với 0.3% các trường hợp lạm dụng tính dục trong cùng thời gian. Câu hỏi được đặt ra là tại sao 99.7% các trường hợp khác không được báo cáo. Phải chăng người ta muốn tạo ra một ấn tượng rằng các trường hợp lạm dụng tính dục chỉ xảy ra trong Giáo Hội Công Giáo?

Cả ba giáo phận đã hợp tác với cuộc điều tra.

Các giám mục của Nebraska đã khuyến khích bất cứ ai tin rằng một thành viên của giáo sĩ, nhân viên của Giáo hội hoặc một tình nguyện viên đã có hành vi không phù hợp với trẻ vị thành niên liên hệ với cơ quan thực thi pháp luật và Điều phối viên Hỗ trợ Nạn nhân của giáo phận nơi hành vi đó xảy ra.

Các giám mục viết: “Xin hãy cùng chúng tôi cầu nguyện để các nạn nhân bị lạm dụng được chữa lành, xin cầu nguyện cho gia đình của họ và tất cả những người trong cộng đồng của chúng ta, những người đang bị tác động bởi tệ nạn lạm dụng tình dục”.
Source:Catholic News Agency
 
Đức Tổng Giám Mục Gomez đề cập đến sự trỗi dậy của các phong trào xã hội ở Hoa Kỳ
Đặng Tự Do
16:29 09/11/2021


Hôm thứ Năm, Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez của Los Angeles đã thảo luận về sự trỗi dậy của các hệ tư tưởng thế tục mới và các phong trào nhằm thay đổi xã hội ở Hoa Kỳ trong một bài diễn văn ảo trước Đại hội Người Công Giáo và Đời sống Công cộng ở Madrid.

Ngài khẳng định rằng điều quan trọng là “Giáo hội phải hiểu và tham gia vào các phong trào mới này - không phải a dua theo các khái niệm xã hội hay chính trị này, nhưng coi chúng như những thứ thay thế nguy hiểm cho tôn giáo chân chính.”

“Các lý thuyết và ý thức hệ chính yếu ngày nay là vô thần sâu sắc,” Đức Tổng Giám Mục Gomez nói hôm 4 tháng 11. “Chúng phủ nhận linh hồn, chiều kích tinh thần, siêu việt của bản chất con người; hoặc họ cho rằng điều đó không liên quan đến hạnh phúc của con người”.

Theo luận điểm của Đức Cha Gomez, các phong trào xã hội mới tồn tại ở Hoa Kỳ, chẳng hạn như “công bằng xã hội”, “thức thời”, “chính trị bản sắc”, “tính giao thoa” hoặc “hệ tư tưởng kế thừa”, nên được hiểu là “các tôn giáo giả, và thậm chí là những thứ thay thế và là đối thủ với niềm tin Kitô Giáo truyền thống,” và có thể dẫn đến chủ nghĩa bộ lạc.

Ngài nói trong bài phát biểu: “Chúng giản lược ý nghĩa thế nào là nhân bản xuống thành các tính chất thể lý - như màu da, giới tính, quan niệm về giới tính, nền tảng sắc tộc hoặc vị trí của chúng ta trong xã hội”.

Đức Tổng Giám Mục Gomez cảnh báo rằng:

“Với sự phá vỡ thế giới quan Do Thái - Kitô Giáo và sự trỗi dậy của chủ nghĩa thế tục, các hệ thống niềm tin chính trị dựa trên công bằng xã hội hoặc bản sắc cá nhân đã lấp đầy khoảng trống mà niềm tin và thực hành Kitô Giáo đã từng chiếm giữ”.

Đức Cha Gomez cho rằng các phong trào xã hội ngày nay nguy hiểm hơn cả phong trào Mácxít và lưu ý rằng chúng giống với các phong trào dị giáo khác được tìm thấy trong lịch sử Giáo hội.

“Giống như những người theo thuyết Ngộ đạo, chúng bác bỏ sự sáng tạo và cơ thể. Họ dường như tin rằng con người có thể trở thành bất cứ thứ gì chúng ta quyết định tạo ra cho chính mình.”

“Những phong trào này cũng giống phái Pelagian, tin rằng ơn cứu chuộc có thể được thực hiện thông qua nỗ lực của chính con người chúng ta, mà không cần đến Chúa”.

Đức Cha Gomez chỉ trích các nhóm người tham gia vào các phong trào xã hội vì muốn ưu tiên cho một “nền văn minh toàn cầu, được xây dựng trên nền kinh tế tiêu dùng và được hướng dẫn bởi khoa học, công nghệ, các giá trị nhân đạo và các ý tưởng nặng về kỹ thuật trong việc tổ chức xã hội” trong khi quyết liệt muốn “loại trừ hệ thống tín ngưỡng và tôn giáo” mà họ là lỗi thời.

Đức Cha Gomez cũng lưu ý đến hiện trạng người ta “thu hẹp không gian” mà các Kitô Hữu, các tổ chức Giáo hội và các cơ sở kinh doanh Kitô Giáo được phép chiếm giữ với những thay đổi xã hội tại nơi làm việc.

“Chúng ta nhận ra rằng thông thường người ta đang tấn công và loại bỏ là những quan điểm bắt nguồn từ niềm tin Kitô - về cuộc sống và nhân vị con người, về hôn nhân, gia đình, và hơn thế nữa”.

Thông điệp của Đức Tổng Giám Mục, được chia thành ba phần, thảo luận về phong trào thế tục hóa và phi Kitô Giáo hóa trên toàn cầu, và tác động của đại dịch; một cách diễn giải tinh thần về các phong trào công bằng xã hội và bản sắc chính trị ở Hoa Kỳ; và các ưu tiên truyền giáo cho Giáo hội.

Theo Đức Cha Gomez, đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh tốc độ quyết liệt của các trào lưu ý thức hệ mới, nhưng không phải đại dịch gây ra những trào lưu này. Ngài cho rằng vụ sát hại George Floyd là một thảm kịch “đã trở thành một lời nhắc nhở rõ ràng rằng bất bình đẳng về chủng tộc và kinh tế vẫn còn ăn sâu trong xã hội của chúng ta.”

“Các phong trào xã hội và ý thức hệ mới mà chúng ta đang nói đến ngày nay, đã được gieo mầm và chuẩn bị trong nhiều năm trong các trường đại học và các tổ chức văn hóa của chúng ta. Nhưng với sự căng thẳng và sợ hãi do đại dịch và sự cô lập xã hội, cùng với việc giết một người da đen không vũ trang bởi một cảnh sát da trắng và các cuộc biểu tình diễn ra sau đó ở các thành phố của chúng ta, những phong trào này đã hoàn toàn bộc phát trong xã hội của chúng ta.”

Ngài nhấn mạnh rằng, mặc dù có những điều kiện là khá chuyên biệt đối với Hoa Kỳ, nhưng “các mô hình thế tục hóa mạnh mẽ tương tự” có thể được nhìn thấy ở Âu Châu. Ngài gọi những người đang hoạt động trong các phong trào như vậy là “một tầng lớp lãnh đạo ít quan tâm đến tôn giáo và không có sự gắn bó thực sự với các quốc gia họ sinh sống hoặc với các truyền thống hoặc văn hóa địa phương”.

Ngài gợi ý rằng các phong trào xã hội đưa ra lời giải thích cho các sự kiện xảy ra trên thế giới, cùng với cảm nhận về ý nghĩa hoặc mục đích của chúng — đó là không gian mà thế giới quan Kitô Giáo từng chiếm đóng trước đây.

Cuối cùng, Đức Cha Gomez nói: “Thế giới không cần một tôn giáo thế tục mới để thay thế Kitô Giáo. Nó cần bạn và tôi trở thành những nhân chứng tốt hơn. Kitô Hữu tốt hơn. Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc tha thứ, yêu thương, hy sinh vì người khác, bỏ đi những chất độc tinh thần như oán hận và đố kỵ”.

Ngài cho biết ngài lấy cảm hứng từ cuộc đời của các nhân vật Hoa Kỳ như Dorothy Day và bậc đáng kính Augustus Tolton.

“Cha Tolton đã từng nói, ‘Giáo Hội Công Giáo lên án một chế độ nô lệ kép - đó là nô lệ tâm trí và thể xác. Giáo Hội cố gắng giải thoát cho chúng ta cả hai thứ gông xiềng nô lệ ấy'. Ngày nay, chúng ta cần sự tin tưởng này vào sức mạnh của Tin Mừng.”

Ngài kết thúc bài diễn văn của mình bằng cách kêu gọi việc nhận ra một “sự thức tỉnh tôn giáo đích thực” ở Hoa Kỳ và xin Đức Mẹ Guadalupe, đấng bảo trợ của Mỹ Châu tiếp tục chuyển cầu cho chúng ta.
Source:Catholic News Agency
 
Cái khó nó bó cái khôn: để cứu vãn kinh tế, các quốc gia Đông Nam Á đang đua nhau mở cưả để câu khách du lịch.
Trần Mạnh Trác
16:52 09/11/2021
Theo tin AsiaNews từ Milan thì các nước Đông Nam Á đang cố vực dậy ngành du lịch để cứu nền kinh tế sau hai năm tơi tả vì đại dịch COVID-19.

Campuchia, nghành du lịch chiếm 18,7% GDP vào năm 2019, trong mùa hè vừa qua một nửa số doanh nghiệp liên quan đến du lịch đã bị buộc phải đóng cửa.

Tháng trước Indonesia chính thức mở cửa lại điạ điểm du lịch Bali, nhưng lại không kịp mở các chuyến bay đến hòn đảo này.

Malaysia, tuy báo cáo có thêm 5.000 trường hợp Covid mỗi ngày, vẫn dỡ bỏ các hạn chế đi lại trong nước.

Chính phủ Philippines cũng vậy, họ dỡ bỏ lệnh cấm vận ở thủ đô Manila dù cho tình trạng nhiễm trùng đang đạt đến mức cao kỷ lục.

Những dấu hiệu này cho thấy các nền kinh tế của Đông Nam Á đang bị bắt buộc phải khởi động lại ngay cả khi số người được tiêm chủng chưa cao lắm và cơn dịch vẫn còn gia tăng.

Ở Thái Lan, tuy bá cáo đã có 47% dân số được tiêm hai liều thuốc, nhưng tuần trưốc vẫn có gần 8.000 trường hợp mắc dịch mới mỗi ngày.

Hình như các quốc gia Đông Nam Á đang hướng tới một chiến lược gọi là “sống chung với virus”, nhưng việc mở cửa trở lại cho khách du lịch như thế đã gây ra nhiều câu hỏi hơn trả lời.

Theo bảng 'Xếp Hạng Khả Năng Phục Hồi COVID' của Bloomberg, thì tỷ lệ tử vong hàng ngày ở Đông Nam Á đã vượt quá mức trung bình toàn cầu trong những tháng gần đây do sự lây lan của biến thể Delta và sự chậm trễ trong chiến dịch tiêm chủng.

Tuy nhiên, có những ý kiến ngược lại, “Nhiều điểm du lịch ở trên thế giới đang cho thấy họ có khả năng giữ an toàn cho khách du lịch quốc tế và ngành du lịch đã dẫn đầu trong việc thích ứng với thực tế mới,” theo lời bà Eunji Tae, cán bộ cuả văn phòng Châu Á - Thái Bình Dương cuả Tổ chức Du lịch Thế giới (UNTWO) có trụ sở ở Hoa Kỳ cho biết.

"Đảo Maldives là một ví dụ. Sau khi mở cửa trở lại vào giữa tháng Bảy, nó chỉ báo cáo có 20 trường hợp vào đầu tháng Mười."

Trên toàn thế giới, doanh thu liên quan đến du lịch đã giảm 930 tỷ USD vào năm 2020. Và châu Á là nơi chịu thiệt hại lớn nhất.

"Khu vực châu Á và Thái Bình Dương chịu sự sụt giảm lớn nhất. Lượng khách quốc tế giảm 84% vào năm 2020" và "giảm 95% trong 5 tháng đầu năm 2021", bà Tae giải thích.

Du lịch “đóng góp hơn 20% GDP của Philippines, từ 10 đến 20% GDP cuả Malaysia, Singapore và Thái Lan, và từ 5 đến 10% GDP cuả Indonesia, Lào và Việt Nam,” bà Tae cho biết qua một e-mail.

Nếu lấy năm 2019 làm cột mốc, thì Đông Nam Á thu được 146,9 tỷ USD từ du lịch quốc tế, nhưng năm ngoái, con số này giảm xuống còn 32 tỷ USD, nghĩa là giảm 78%.

Và như thế UNTWO dự kiến ​​nghành du lịch sẽ cần phải cải thiện trong năm nay.

Trên toàn cầu, du lịch hàng không quốc tế sẽ vẫn thấp so với năm 2019, nhưng hy vọng với sự tiến bộ của tiêm chủng và sự gia tăng niềm tin của khách du lịch, ngày càng nhiều hạn chế sẽ được dỡ bỏ.

Riêng Việt Nam, theo tin cuả Reuters (ngày 6 tháng 10 năm 2021) thì họ đã bắt đầu mở cửa với mục tiêu là sẽ mở hoàn toàn vào tháng 6 năm 2022

Tuy các biện pháp kiểm soát biên giới chặt chẽ đã đem lại một số thành công chống dịch lúc ban đầu, nhưng điều đó đã làm tổn hại đến lĩnh vực du lịch của Việt Nam, vốn thường chiếm khoảng 10% tổng sản phẩm quốc nội.

Tháng 10, VN thông báo sẽ mở cửa hòn đảo Phú Quốc từ tháng 11 cho những du khách đã tiêm vắc xin.

Vào tháng 12, Việt Nam sẽ cho phép du lịch từ các quốc gia được phê duyệt đến thăm di sản thế giới được UNESCO công nhận là Vịnh Hạ Long, Hội An, thành phố Đà Lạt và Nha Trang.

Hiện vẫn chưa biết những quốc gia nào đã được VN phê duyệt.

"Chúng tôi đang tiến từng bước một, thận trọng nhưng linh hoạt để thích ứng với các tình huống thực tế của đại dịch." theo lời cuả một viên chức nói với Reuters.

Động thái này rập khuôn theo các bước cuả Thái Lan, là vào tháng tới Thái Lan sẽ mở rộng một số thí điểm để cho phép du khách đã được tiêm chủng.

Lượng du khách đến Việt Nam đã giảm xuống chỉ còn 3,8 triệu vào năm ngoái, từ số 18 triệu vào năm 2019, là lúc mà doanh thu từ du lịch lên đến 31 tỷ USD, tương đương với 12% GDP.

Nhưng Việt Nam, dù đang cố gắng tăng gia tốc độ tiêm chủng COVID-19, cho đến nay chỉ mới có 13% trong số 98 triệu người được tiêm chủng, một trong những tỷ lệ thấp nhất ở châu Á.

Hiện nay, những địa điểm du lịch cuả Việt Nam còn sống sót là nhờ tập trung vào khách nội điạ qua những chương trình hướng về văn hoá truyền thống và khuyến mại trong nước.

Tuy nhiên việc du lịch trong lúc đại dịch là một điều nhiều rủi ro. Mới đây, trong 2 ngày 1 và 2 tháng 11, Trung Quốc đã khóa 33.000 du khách ở bên trong Disneyland Thượng Hải sau khi một người khách bị khám phá là có Covid-19.

Tất cả du khách phải làm xét nghiệm coronavirus trước khi được ra ngoài.

Sau khi đã kiểm tra hơn 33.000 người có liên quan đến khả năng bùng phát dịch bệnh, không có kết quả nào là dương tính. Tuy nhiên, Disneyland Thượng Hải vẫn thông báo rằng họ vẫn đóng cửa vào thứ Hai và thứ Ba, và có thể lâu hơn.

Theo việc diễn tả cuả CNN, thì "với pháo hoa bùng nổ phía trên khi chờ lấy bông ngoáy mũi, những vị khách cuả Disneyland đã trở thành những người mới nhất trải nghiệm cuộc sống theo chính sách “không khoan nhượng” với virus cuả chính phủ Trung Quốc."

Các nhà lãnh đạo ở Trung Quốc đưa ra các biện pháp nghiêm ngặt để ngăn chặn các túi coronavirus trong nước, bất chấp sự chỉ trích từ các nhóm kinh doanh và tỷ lệ tiêm chủng gần 80%.

Mặc dù việc công viên đóng cửa vì một trường hợp duy nhất có thể bị hầu hết mọi người bên ngoài Trung Quốc coi là cực đoan, nhưng nhiều người dùng internet ở Trung Quốc đã ca ngợi chính quyền Thượng Hải và Disney cuả họ vì những gì họ coi là một phản ứng có mục tiêu và hiệu quả.
 
Charles de Foucauld sẽ được phong hiển thánh cùng 6 chân phước khác vào ngày 15/5/2022
Thanh Quảng sdb
18:15 09/11/2021
Charles de Foucauld sẽ được phong hiển thánh cùng 6 chân phước khác vào ngày 15/5/2022

(Tin Vatican)

Bộ Phong thánh cho hay Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tôn phong Chân phước Charles De Foucauld, một trong những người được coi là tiên phong trong việc đối thoại liên tôn, cùng với sáu vị Chân phước khác, trong Thánh lễ Phong thánh tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô ngày 15/5/2022.

Thông báo được công bố vào thứ Ba (9/11/2021) bởi Bộ Phong Thánh. Dù Sắc lệnh được thông qua ngày 3 tháng 5 năm 2021, nhưng không thể ấn định ngày lễ tuyên phong vì đại dịch Covid-19.

Chân phước Charles de Foucauld, sinh năm 1858, là một quý tộc người Pháp, người đã có công thành lập Tu hội Tiểu đệ của Chúa Giêsu. Qua cuộc sống phiêu lưu, Ngài là một Sĩ quan Kỵ binh trong Quân đội Pháp, sau đó là một nhà thám hiểm và nhà địa lý học trước khi trở thành một linh mục Công Giáo và ẩn sĩ sống giữa Tuareg ở Sa mạc Sahara bên Algeria. Ngài đã sống một đời cầu nguyện, suy niệm và chiêm niệm, trong ước muốn không ngừng trở thành một “người anh em phổ quát”, một hình ảnh sống động của tình yêu của Chúa Giêsu cho mọi người. Ngài bị bọn cướp giết vào tối ngày 1 tháng 12 năm 1916.

Những vị khác cũng được phong thánh là:


Chân phước Lazarus (Devasahayam Pillai), được gọi là Devasahayam, Chân phước Lazarus là một Bà-la-môn thuộc giai cấp Nair ở Ấn Độ. Được một linh mục Dòng Tên cải hóa vào đạo Công Giáo năm 1745, Devasahayam Pillai lấy tên là Lazarus khi trở thành một Kitô giáo. Trong bài giảng của mình, ông đặc biệt nhấn mạnh đến sự bình đẳng của tất cả các dân tộc, bất chấp sự khác biệt về đẳng cấp. Điều này làm dấy lên lòng căm phẫn của các tầng lớp thượng lưu và ông bị bắt vào năm 1749. Sau khi chịu những tra tấn dã man, Ngài được phúc tử vì đạo vào ngày 14 tháng 1 năm 1749.

Chân phước César de Bus, được chịu chức linh mục năm 1582 tại Avignon. Ngài được ảnh hưởng sâu sắc bởi cuộc đời và các tác phẩm của Thánh Charles Borromeo, người mà ngài coi là gương mẫu, đặc biệt trong lãnh vực dạy giáo lý. Trên thực tế, Ngài là một giáo lý viên ở tỉnh Aix-en trong thời kỳ hỗn loạn sau cuộc Chiến Tôn giáo của Pháp. Ông thành lập các đơn vị truyền giáo ở Tỉnh Ursulines và phát hành các tài liệu Học thuyết Kitô giáo của các Giáo phụ mà cuộc Cách mạng Pháp đã tiêu hủy, một nhóm Giáo phụ vẫn còn đứng vững cho đến ngày nay tại các Giáo hội Ý, Pháp và Brazil.

Chân phước Luigi Maria Palazzolo, một cha xứ miền bắc nước Ý, ngài đã hiến dâng cuộc đời cho những trẻ em bị bỏ rơi, mồ côi. Cùng với Nữ tu đáng kính, Mẹ Maria Teresa Gabrieli, ngài thành lập Dòng Nữ tu nghèo khó, một Hội Dòng giúp chăm sóc và giáo dục cho nữ giới ở Brazil, Burkina Faso, Congo, Ý, Bờ Biển Ngà, Kenya, Malawi, Peru và Thụy Sĩ. Ngài qua đời vào năm 1886.

Chân phước Giustino Maria Russolillo, một linh mục người Ý ở thế kỷ 20, là người sáng lập Hiệp hội Ơn gọi (Vocationists) đã khuyến khích và hỗ trợ những ứng sinh dấn thân vào chức linh mục và đời sống tu trì. Các thành viên này đang tiếp nối các công việc này tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Chân phước Maria Francesca di Gesù đã gia nhập một Hội Dòng nữ vào đầu thế kỷ 20 và trở thành bề trên và cố vấn đào luyện của Hội Dòng, đem lại nhiều sức sống cho các tu viện, các Nữ tu Capuchin của Mẹ Rubatto. Cùng với một số Nữ tu, Mẹ đã đi truyền giáo sang Uruguay và Argentina. Trong thời gian làm việc ở Châu Mỹ Latinh, Mẹ được yêu cầu bắt đầu một nhiệm vụ mới tại Vùng nhiệt đới. Mẹ qua đời tại Uruguay năm 1904.

Chân phước Maria Domenica Mantovani là người đồng sáng lập và là Bề trên Tổng quyền đầu tiên của Dòng Nữ tử Thánh Gia, có thể tìm thấy ở Ý, Thụy Sĩ, Albania cũng như ở các quốc gia châu Phi và châu Mỹ Latinh. Các sơ tận tâm phục vụ giới trẻ và thanh thiếu niên, các gia đình, linh mục, người già và người tàn tật trong các giáo xứ.
 
Thăm dò mới nhất của The Pillar và Centiment về Thái độ người Mỹ đối với đức tin trong môi trường hiện nay
Vũ Văn An
22:13 09/11/2021

Ngày 8 tháng 11 vừa qua, tạp chí The Pillar đã cho công bố kết quả cuộc thăm dò mới nhất của họ cho thấy nhiều điều ngạc nhiên trong thái độ của người Mỹ nói chung và người Công Giáo nói riêng đối với đức tin trong hoàn cảnh đại dịch hiện nay.

Đại cương, chỉ có 35% người Mỹ tham dự các lễ nghi tôn giáo trên căn bản hàng tuần và 28% người Mỹ cho biết họ có căn tính tôn giáo khác với căn tính họ từng được dưỡng dục. Tuy nhiên, trong khi mối liên kết của họ với tôn giáo định chế kém đi, thì niềm tin tôn giáo vẫn còn khá mạnh. Năm mươi hai phần trăm người Mỹ đồng ý với câu tuyên bố “Chúa Giêsu chịu đau khổ và chịu chết để chuộc tội lỗi của chúng ta”, trong đó có cả 21% những người cho rằng tôn giáo “không có chi đặc biệt”.

Cuộc thăm dò được tạp chí The Pillar nhờ cơ quan nghiên cứu Centiment thực hiện trực tuyến trên một mẫu thăm dò gồm 2653 người, cả Công Giáo lẫn không Công Giáo. Các kết luận có biên tế sai lầm +/- 3%.

Tôn giáo tại Hoa Kỳ: Cái nhìn tổng quát

Kitô giáo là thống thuộc tôn giáo phổ biến nhất ở Hoa Kỳ, và những người thuộc giáo phái Thệ Phản theo truyền thống là khối lớn nhất của các Kitô hữu.

Nhưng cuộc khảo sát của The Pillar đã phát hiện ra rằng nhóm Kitô hữu lớn nhất ở Mỹ không còn liên kết họ với thuật ngữ “Thệ Phản” nữa.

Đưa cho họ các lựa chọn Thệ Phản, Công Giáo và “Kitô giáo (khác)”, ngoài các định danh tôn giáo khác, 26% người Mỹ tự nhận mình là “Kitô giáo (khác)”, trong khi 19% chọn “Thệ Phản”.

Cuộc thăm dò đã hỏi những người trong nhóm “Kitô giáo (khác)” xem họ có thuộc một giáo phái Kitô chuyên biệt hay không. Câu trả lời phổ biến nhất là “phi giáo phái”, tiếp theo là Baptist và Ngũ Tuần (Pentecostal).



Người Công Giáo chiếm 24% người Mỹ và cho đến nay là cộng đồng tín ngưỡng đơn nhất lớn nhất, vì các danh mục Thệ Phản / “Kitô giáo (khác)” bao gồm nhiều giáo phái khác nhau.

Tổng cộng, 70% người được hỏi có liên kết với một số nhánh của Kitô giáo.

Nhóm lớn nhất tiếp theo bao gồm những người không thống thuộc hoặc minh nhiên không có tôn giáo. Hai mươi phần trăm người Mỹ tự cho mình là không có gì đặc biệt, là người vô thần, hoặc theo thuyết bất khả tri.

Tất cả các tín ngưỡng khác chiếm 10% còn lại của người Mỹ.

Sự gia tăng nhóm người 'Nones'

Sự gia tăng số lượng người Mỹ không xác định theo bất cứ tôn giáo nào, đặc biệt là những người đôi khi được gọi là “người nones”, đã được ghi nhận rộng rãi.

Mười bốn phần trăm người được hỏi trong cuộc thăm dò quốc gia của The Pillar đã liệt kê thống thuộc tôn giáo của họ là “không có gì đặc biệt”.

Hiện tượng không thống thuộc đang gia tăng: Trong số những người sinh từ những năm 1960 đến 1980, trung bình 14% mô tả thống thuộc tôn giáo của họ là “không có gì đặc biệt”. Nhưng trong số những người sinh từ năm 1990, con số đó tăng tới 20%.



Năm mươi chín phần trăm “người nones” nói rằng gia đình gốc của họ không thống thuộc tôn giáo đặc thù nào khi họ lớn lên, nhưng bách phân 41% còn lại lớn lên trong các truyền thống đức tin: 15% lớn lên trong các gia đình được họ họ mô tả là Kitô giáo, 14% lớn lên là người Công Giáo, và 6% lớn lên theo Thệ Phản.

Những người Mỹ xác định là không thống thuộc tôn giáo không nhất thiết là những người không tin. Năm mươi hai phần trăm trong số họ nói rằng họ có ít nhất một số niềm tin vào Thiên Chúa, và 34% trong số họ nói rằng họ cầu nguyện ít nhất hàng tuần.

Trái ngược hoàn toàn với những người “nones” là những người nói rằng họ “được tái sinh”.

Tổng cộng 26% người Mỹ nói rằng họ được tái sinh.

Năm mươi bốn phần trăm người Thệ Phản, và 59% những người tự phân loại mình là “Kitô giáo (khác)”, tự mô tả mình là “được tái sinh hoặc tin lành [evangelical] ”.

Những người Mỹ Thệ Phản và “Kitô giáo (khác)” sinh ra trong những năm 1960 có nhiều xác suất tự mô tả mình là người được tái sinh hoặc tin lành hơn các nhóm thế hệ khác.

Nhưng ngoại trừ những người sinh vào những năm 1960, khoảng một phần tư số người Thệ Phản hoặc “Kitô hữu (khác)” sinh trước năm 2000 tự mô tả mình là “được tái sinh hoặc tin lành”.

Ít hơn 20% người lớn sinh sau năm 2000 tự nhận mình là người được tái sinh hoặc tin lành.



Một quốc gia của những người trở lại

Cuộc khảo sát của The Pillar đã hỏi những người trả lời: “Bạn mô tả ra sao thống thuộc tôn giáo hiện tại của bạn?” và rồi "Khi bạn lớn lên, bạn mô tả đâu là thống thuộc tôn giáo chính của gia đình bạn?"

Hai mươi tám phần trăm người Mỹ tự mô tả rằng họ có một thống thuộc tôn giáo khác với thống thuộc của gia đình thời thơ ấu của họ.

So với nhiều quốc gia trong đó một giáo phái duy nhất là đức tin ổn định của đa số, kiểu thay đổi liên tục đó có lẽ đặc biệt là của người Mỹ.

Mọi thống thuộc tôn giáo trong cuộc khảo sát của The Pillar đều có ít nhất 15% những người được nuôi dưỡng trong đó bỏ đi, và đối với mọi thống thuộc tôn giáo ngoại trừ hai thống thuộc, ít nhất 15% thành viên là người trở lại. Hai trường hợp ngoại lệ là những người tự mô tả mình là “Thệ Phản” và những người nói rằng họ là người Công Giáo.



Tính linh hoạt tôn giáo của Hoa Kỳ cung cấp bối cảnh hữu ích để đánh giá Đạo Công Giáo. Trong khi 28% số người được dưỡng dục theo Công Giáo hiện cho mình theo một số tôn giáo khác, mức độ ra khỏi thống thuộc đó là khá trung bình: Thật vậy, 29% những người mô tả quá trình dưỡng dục của họ là “Kitô giáo (khác)” cũng rời bỏ đức tin đó.

Nhưng trong khi Đạo Công Giáo có tỷ lệ tiêu hao [attrition] điển hình của người Mỹ, nó có tỷ lệ trở lại dưới mức trung bình.

Thực thế, đạo Do Thái có số người trở lại nhiều gấp đôi so với đạo Công Giáo ở Mỹ - có thể gây ngạc nhiên cho một số độc giả, vì đạo Do Thái thường được coi là một đức tin gắn liền với một sắc tộc.

Trong cuộc thăm dò của The Pillar, 32% người trả lời là người Công Giáo nhưng chỉ 24% còn coi mình là thành viên của Giáo hội.

Một tỷ lệ tương tự trong số những người được dưỡng dục như “Kitô hữu (khác)” đã rời bỏ đức tin thời dưỡng dục của họ. Nhưng 36% những người tự mô tả mình như “Kitô hữu (khác)” lớn lên trong các tín ngưỡng khác, bao gồm 16% lớn lên là người Công Giáo.

Chỉ 7% những người tự mô tả mình là người Công Giáo lớn lên theo một đức tin khác.



Những điều được người Mỹ tin

Cuộc thăm dò hỏi người Mỹ về các niềm tin tín lý của họ, về Thiên Chúa, về Chúa Giêsu, về thiên đàng và hỏa ngục, và về Kinh thánh.

Đa số người Mỹ nói rằng họ chắc chắn tin rằng có Thiên Chúa, dù đôi khi họ có những nghi ngờ, nhưng tỷ lệ này thấp hơn nơi các thế hệ trẻ. Những người sinh từ năm 1970 có nhiều xác suất nói rằng họ tin vào Thiên Chúa vào một lúc nào đó, nhưng không phải ở những lúc khác. Và trong số những người trẻ tuổi nhất, những người lớn sinh từ hoặc sau năm 2000, 12% nói rằng họ không thực sự quan tâm đến việc có Thiên Chúa hay không.



Với 74% người Mỹ tự nhận mình theo Kitô giáo, Hồi giáo hoặc Do Thái giáo, điều có lẽ không ngạc nhiên là 72% chắc chắn tin vào Thiên Chúa. Nhưng để hiểu người Mỹ nghĩ gì về Thiên Chúa, mộ số câu hỏi thêm đã được đặt ra.

Năm mươi bốn phần trăm người Mỹ đồng ý rằng "Thiên Chúa yêu thương mọi hữu thể nhân bản". Bốn mươi sáu phần trăm đồng ý rằng “Thiên Chúa nghe / đáp trả các lời cầu nguyện của tôi”.

Không ngạc nhiên khi tỷ lệ này cao hơn nhiều nơi những người tự xác định là Kitô hữu, nhưng thậm chí 19% những người tự mô tả thống thuộc tôn giáo của họ như “không có gì đặc biệt” và 8% những người bất khả tri tin rằng những lời cầu nguyện của họ đã được lắng nghe.

Bốn mươi chín phần trăm đồng ý rằng “Thiên Chúa là đấng sáng tạo ra vũ trụ”, mặc dù chỉ có 13% giải thích điều đó theo nghĩa thường được gọi là “thuyết sáng tạo trái đất trẻ” - đồng ý với tuyên bố “Thiên Chúa đã tạo ra vũ trụ cách đây chưa đầy một triệu năm”.

Chỉ hơn nửa số người được hỏi nói rằng “Chúa Giêsu đã chịu đau khổ và chết để chuộc tội lỗi của chúng ta”. Hơn một phần ba người Mỹ đồng ý rằng “Chúa Giêsu sống lại trong thân xác từ cõi chết”, trong khi 31% nói rằng “Chúa Giêsu là Thiên Chúa”.

Những tuyên bố thường được liên kết với cách giải thích thế tục hơn về Chúa Giêsu cho thấy tỷ lệ đồng ý rất thấp. Mười một phần trăm nói rằng “Chúa Giêsu đôi khi cũng phạm tội giống như những người khác”. Chỉ 7% nói rằng sự phục sinh của Chúa Giêsu là ẩn dụ, trong khi 6% nói rằng Chúa Giêsu là một câu chuyện ngụ ngôn hoặc thần thoại hơn là một nhân vật lịch sử.



Hầu hết những người được hỏi đều có niềm tin khá truyền thống về thế giới bên kia. Chỉ hơn một nửa số người được hỏi cho biết họ tin rằng có thiên đàng, trong khi hơn một phần ba tin hỏa ngục. 29% bày tỏ sự tin tưởng rằng họ sẽ được nhìn thấy những người thân yêu của mình trên thiên đàng. 20% nói rằng họ sợ mình sẽ xuống hỏa ngục - 9% nói rằng họ "thỉnh thoảng" sợ hãi, điều này trong khi 11% nói rằng họ "thường xuyên" sợ như vậy,

10% nói rằng “Thiên Chúa rất yêu thương chúng ta đến nỗi không để ai xuống hỏa ngục” và 6% người nghĩ rằng những người ở hỏa ngục cuối cùng có thể thay đổi và lên thiên đàng.



Sự sợ hãi hỏa ngục khá phổ biến về mặt tôn giáo. Không những 25% người Công Giáo, 22% người Thệ Phản và 25% những người tự mô tả là “Kitô hữu/khác” ít nhất một lúc nào đó sợ xuống hỏa ngục – cũng sợ như thế là 25% người Hồi giáo, 14% người Do Thái giáo được hỏi, 8% người không có tôn giáo đặc thù nào, 17% người bất khả tri và 6% người vô thần. Người Ấn giáo là nhóm tôn giáo duy nhất bày tỏ việc họ không sợ hỏa ngục.

Chúng tôi cũng đặt một câu hỏi lựa chọn về cách mọi người nghĩ về Kinh thánh. Niềm tin phổ biến nhất về Kinh thánh là một công thức truyền thống của Thệ Phản: “Kinh thánh trong lời không sai lầm của Thiên Chúa, lời rõ ràng cho bất cứ ai đọc nó”. Nhìn chung, 28% người Mỹ đồng ý với tuyên bố đó, trong đó 33% người Công Giáo, 40% người Thệ Phản, 36% người theo đạo Kitô giáo khác, 28% người Hồi giáo, 17% người Do Thái giáo và 8% người không thống thuộc tôn giáo nào.

Quan điểm phổ biến thứ hai về Kinh thánh phát biểu một công thức truyền thống của Công Giáo hơn: “Kinh thánh là lời của Thiên Chúa, nhưng các sách khác nhau được viết theo các thể loại khác nhau và có thể khó hiểu”. 21% tổng số người Mỹ đồng ý với tuyên bố này, trong đó 23% người Công Giáo, 26% người Thệ Phản, 25% người Kitô giáo khác, 14% người Do Thái giáo, 24% người Hồi giáo và 10% người không thống thuộc tôn giáo nào.

Một bách phân nhỏ hơn những người được hỏi tin rằng Kinh thánh có chứa sai lầm hoặc cùng lắm được coi như một cuốn sách dạy khôn ngoan tương tự như những cuốn sách của các truyền thống tôn giáo khác.



Những người tự coi mình là Công Giáo, Thệ Phản hoặc Kitô giáo duy trì các niềm tin căn bản về thần học Kitô giáo với tỷ lệ cao hơn các nhóm khác. Nhưng những niềm tin căn bản của Kitô giáo đó không được chấp nhận một cách phổ quát bởi những người tự xác định là Kitô hữu thuộc một loại nào đó.

Và, thật đáng lưu ý, một số người trả lời trong số những người 'nones' cũng phát biểu các niềm tin Kitô giáo khá cổ truyền.



Thực hành tôn giáo ở Mỹ

Trong khi 70% người trả lời tự nhận mình là Công Giáo, Kitô giáo hoặc Thệ Phản, chỉ một thiểu số trong mỗi nhóm thực sự tham dự các buổi lễ tôn giáo hàng tuần.



Các dữ kiện của The Pillar cho thấy mối tương quan qua lại khá chặt chẽ giữa những người dành thời gian tham dự các buổi lễ tôn giáo và những người cũng dành thời gian để giúp đỡ người khác.

Phải chăng bài đọc Tin Mừng trong đó Chúa Giêsu tóm tắt tất cả các điều răn thành hai điều - “Ngươi phải kính mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, và hết sức ngươi” và "Ngươi sẽ yêu mến người lân cận như chính mình ngươi", có thể có ý nghĩa thiết thực đối với cách mọi người sử dụng thời gian và tiền bạc của họ?

Dữ kiện của The Pillar cho thấy điều đó hợp lý. Cuộc thăm dò đặt câu hỏi "Trong một tháng điển hình, bạn dành bao nhiêu giờ để làm công việc thiện nguyện phi lợi nhuận (kể cả các nơi thờ phượng)?”

Các câu trả lời cho thấy những người tham dự nhà thờ hoặc nơi khác hoặc thờ phượng ít nhất mỗi tuần một lần nói rằng họ dành nhiều thời gian hơn cho việc tình nguyện so với những người không tham dự.



Việc xem xét dữ kiện tình nguyện viên theo danh tính tôn giáo cũng mang lại những hiểu biết thú vị: Những người bất khả tri, những người vô thần và những người không thống thuộc tôn giáo đặc thù nào ít có xác suất nói rằng họ dành hai giờ trở lên mỗi tháng cho hoạt động tình nguyện phi lợi nhuận. Kitô hữu có tỷ lệ tương đối cao tự báo cáo làm việc thiện nguyện, nhưng cho đến nay tỷ lệ cao nhất là những người Hồi giáo, 66% trong số họ cho biết đã dành ít nhất hai giờ làm việc tình nguyện trong một tháng.



Cuộc thăm dò cũng thấy các kết quả tương tự khi hỏi những người trả lời về số tiền họ đóng góp hàng tháng cho các tổ chức phi lợi nhuận, kể cả nơi thờ phượng.



Nghiên cứu đức tin

Nghiên cứu của The Pillar nhằm mục đích nhận diện các cách trong đó người ta hiểu bản sắc tôn giáo của riêng họ, thực hành tôn giáo của họ và tin vào các nguyên lý của tôn giáo đó – tập chú đặc biệt vào đạo Công Giáo.

Nhưng một xu hướng xác định ra công việc của họ là xu hướng suy giảm trong việc khai tâm bí tích Công Giáo.

Ba mươi ba phần trăm trẻ em Mỹ sinh năm 1965 được rửa tội theo Công Giáo, trong khi 15% trẻ em sinh năm 2019 được rửa tội làm người Công Giáo.

 
VietCatholic TV
Không tin cũng xảy ra: ĐGH sắp thăm Bắc Hàn. ĐGM Ấn lo âu dân Công Giáo giảm vì thánh chiến tình yêu
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:09 09/11/2021

1. Nhiều nỗ lực tạo điều kiện cho Đức Giáo Hoàng thăm Triều Tiên đang được tiến hành

Sau khi Tổng thống Hàn Quốc Văn Tại Dần mời Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm bán đảo Triều Tiên vào tuần trước, một tổng giám mục nổi tiếng đã chỉ ra rằng Vatican đang nỗ lực thúc đẩy các điều kiện để Đức Giáo Hoàng có thể thăm quốc gia Á Châu này.

Đức Tổng Giám Mục Lagiarô Du Huỳnh Trị (유흥식, You Heung-sik), tổng trưởng Bộ Giáo sĩ Vatican và là người gốc Đại Điền (Daejeon, 대전시), Hàn Quốc, nói với các phóng viên rằng “cùng với chính phủ Hàn Quốc, Vatican cũng nỗ lực tạo điều kiện cho Đức Thánh Cha đến thăm Bắc Triều Tiên thông qua nhiều kênh khác nhau”.

Lưu ý rằng Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài sẵn sàng đến thăm nếu ngài nhận được lời mời chính thức từ Triều Tiên, Đức Tổng Giám Mục cho biết nhận xét của Đức Thánh Cha “nên được hiểu đúng như nó vốn có,” và ngài sẽ không nói rõ thêm về vấn đề này, “vì những suy nghĩ của Đức Giáo Hoàng đã quá rõ”.

Ngài nói, một chuyến thăm phụ thuộc vào phản ứng của Triều Tiên và nhấn mạnh rằng khi nói đến quan hệ quốc tế, cả hai bên phải tôn trọng lẫn nhau theo cách tiếp cận “cho và nhận”.

Đức Tổng Giám Mục nói, Vatican có thể đóng vai trò trung gian đàm phán giữa hai miền nếu được yêu cầu, và lưu ý rằng Giáo Hội Công Giáo đã có dấu chân ở Triều Tiên thông qua các tổ chức như Cộng đồng Thánh Egidio chuyên về các hoạt động bác ái và xã hội, đồng thời cũng đang giúp đàm phán tiến trình hòa bình ở Nam Sudan.

Một phái đoàn từ Cộng đồng Thánh Egidio đã đến thăm Triều Tiên vào năm 2018 để thúc đẩy các hoạt động nhân đạo tại nước này, cung cấp thực phẩm, thuốc men và thiết bị y tế cho Bệnh viện Nhi Nguyên Sơn (Wonsan, 원산) cùng nhiều hoạt động khác. Họ cũng đã gặp gỡ các nhà chức trách cấp cao trong chuyến viếng thăm.

Lời mời đến thăm Triều Tiên được đưa ra trong cuộc gặp riêng vào ngày 29 tháng 10 giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và tổng thống Văn trong khi ông đang ở Rôma để tham dự hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo G20.

Nhân dịp đó, tổng thống Văn hỏi Đức Giáo Hoàng liệu ngài có cân nhắc việc thăm Triều Tiên để giúp thúc đẩy hòa bình giữa hai quốc gia hay không, và cho rằng chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tới Bình Nhưỡng sẽ tạo động lực cho toàn bộ tiến trình hòa bình.

Đáp lại, Đức Thánh Cha Phanxicô, người đã đến thăm Hàn Quốc vào năm 2014, cho biết ngài sẽ đi nếu nhận được lời mời từ chính quyền Triều Tiên.

Đây là lần thứ hai tổng thống Văn đề nghị Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm Triều Tiên, quốc gia vẫn chưa nhận được chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng.

Người phát ngôn của Bộ Thống nhất Hàn Quốc, Lý Vịnh Chu (Lee Jong Joo, 이종주) bày tỏ hy vọng với các nhà báo trong cuộc họp báo ngày 1 tháng 11 rằng Triều Tiên sẽ xem xét chuyến thăm, nói rằng, “chúng tôi hy vọng sẽ thấy Triều Tiên phản ứng và bảo đảm cơ hội này để thúc đẩy hòa bình trên Triều Tiên Bán đảo. “

“Chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tới Triều Tiên có thể là một cơ hội tuyệt vời để thúc đẩy hòa bình và hòa giải trên Bán đảo Triều Tiên”, ông nói và nhận xét thêm rằng, “Nếu các cuộc thảo luận liên quan giữa Vatican và Triều Tiên có tiến triển, Bộ sẽ nỗ lực để bảo đảm rằng Chuyến thăm của giáo hoàng có thể là cơ hội để đạt được sự đồng thuận quốc tế và thực sự thúc đẩy hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên”.

Hôm thứ Ba, người phát ngôn của Tổng thống Hàn Quốc, Phác Quý Mỹ (Park Kyung-mee, 박경미) nói với đài phát thanh KBS của Hàn Quốc rằng “nhiều nỗ lực khác nhau đang được tiến hành” để có thể thực hiện chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tới Triều Tiên, “nhưng rất khó để dự đoán thời gian.”

Trả lời câu hỏi về việc khi nào một chuyến đi có thể xảy ra, Cô Phác nói rằng nó có khả năng sẽ không xảy ra trong mùa đông - kéo dài từ khoảng cuối tháng 11 đến cuối tháng 2 - bởi vì “Đức Giáo Hoàng đến từ Á Căn Đình, một đất nước ấm áp, vì vậy tôi hiểu rằng rất khó cho ngài khi phải đi du lịch vào mùa đông”.

Yêu cầu về một chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tới Triều Tiên được đưa ra trong bối cảnh tổng thống Văn đang tìm kiếm sự ủng hộ của quốc tế cho một tuyên bố chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên 1950-53, vốn kết thúc bằng một hiệp định đình chiến, thay vì một hiệp ước hòa bình, có nghĩa là về mặt kỹ thuật, hai quốc gia vẫn còn đang trong tình trạng chiến tranh.

Tổng thống Văn chỉ còn sáu tháng tại vị nữa trước khi kết thúc nhiệm kỳ của mình, tin rằng cần phải có một “tuyên bố chấm dứt chiến tranh” để thiết lập lòng tin, bắt đầu các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa và bảo đảm một thỏa thuận hòa bình lâu dài.

Tuy nhiên, những người chỉ trích đề xuất này đã lên tiếng lo ngại rằng một tuyên bố có thể làm suy yếu mối quan hệ Mỹ-Hàn và có khả năng làm suy yếu áp lực quốc tế đối với Triều Tiên về các chương trình vũ khí của nước này, với nhiều nhà quan sát lưu ý rằng cả hai miền Nam Bắc Triều Tiên trong quá khứ đã không tuân theo những điều thỏa thuận trước đó trong nỗ lực chấm dứt chiến tranh.

“Chuyến thăm Triều Tiên của Đức Giáo Hoàng, người không ngừng cầu nguyện cho hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên, không phải là một sự kiện công cộng mà là một hành động cao cả theo đúng nghĩa của nó,” Cô Phác nói.

Đề cập đến đồn đoán rằng chính phủ đang tìm cách sử dụng chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng để lôi kéo các nhà lãnh đạo Triều Tiên đến bàn thương thảo trong thượng đỉnh liên Triều bên lề Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh vào tháng Hai, Cô Phác nói, “Chúng tôi muốn vấn đề phải được tách biệt, thay vì cứ gắn với tuyên bố kết thúc chiến tranh hoặc Thế vận hội Bắc Kinh”.

Khi ở Rome tham dự G20, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Lý Vịnh Chủ đã gặp các quan chức cấp cao của Liên hợp quốc và Vatican để thảo luận về các vấn đề liên quan đến Triều Tiên.

Trong các cuộc họp - được tổ chức với Giám đốc Điều hành Cơ quan Lương thực Liên hợp quốc David Beasley và Đức Hồng Y Peter Turkson, tổng trưởng Bộ Phục vụ Phát triển Nhân bản Toàn diện của Vatican –Tình hình lương thực của Triều Tiên đã được đánh giá, và các bên đã thảo luận về cách giải quyết các mối quan tâm nhân đạo tại miền Bắc

Bộ Phục vụ Phát triển Nhân bản Toàn diện cho biết cuộc họp này bao gồm cả những thảo luận về vai trò của Vatican trên cả mặt trận nhân đạo và tiến trình hòa bình.
Source:Crux

2. Giám mục Ấn Độ bị cảnh sát điều tra vì chống lại chiến dịch ‘thánh chiến tình yêu’ của người Hồi giáo

Cảnh sát ở bang Kerala của Ấn Độ đang điều tra cáo buộc chống lại Đức Cha Joseph Kallarangatt của Pala. Họ nói ngài đã thúc đẩy cảm giác thù hận và tạo ra rạn nứt trong xã hội sau khi ngài cáo buộc một số người trong cộng đồng Hồi giáo tham gia vào “cuộc thánh chiến tình yêu và ma tuý”.

Tháng 9 vừa qua, vị giám mục cáo buộc người Hồi giáo nhắm mục tiêu vào các tín hữu Kitô vì dùng hôn nhân để cải đạo họ. Ngài cũng tuyên bố những kẻ buôn bán ma túy Hồi giáo đang tìm cách hủy hoại cuộc sống của những người không theo đạo Hồi thông qua việc sử dụng và mua bán ma túy.

Tòa án sơ thẩm ở Pala đã chỉ đạo cảnh sát điều tra và báo cáo trên cơ sở khiếu nại của một lãnh đạo của Hội đồng Imams toàn Ấn Độ rằng Đức Cha Kallarangatt đã phạm tội kích động cảm giác thù hận giữa các nhóm khác nhau vì lý do tôn giáo.

Các tín hữu Kitô chiếm gần 20% dân số Kerala – dù họ chỉ chiếm 2.3% dân số Ấn Độ nói chung - và bang này được coi là thành trì Kitô Giáo ở Ấn Độ. Người Hồi giáo chỉ chiếm hơn một phần tư dân số, và các chính trị gia Ấn Độ giáo gần đây đã coi “thánh chiến tình ái” trở thành một vấn đề chính trị.

Một số bang ở Ấn Độ đã thông qua luật cấm kết hôn khác đạo sau chiến dịch của Đảng Bharatiya Janata theo chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ giáo của Thủ tướng Narendra Modi chống lại “thánh chiến tình yêu”. Các nhóm theo đường lối cứng rắn của Ấn Độ giáo cáo buộc đàn ông Hồi giáo chuyển đổi phụ nữ theo đạo Hindu sang Hồi Giáo bằng cách kết hôn với họ.

Mặc dù những luật như vậy cũng được sử dụng để ngăn cản các tín hữu Kitô kết hôn với người Ấn Giáo, nhưng nhiều nhà lãnh đạo Công Giáo đã chuẩn chước cho nhiều người đàn ông Hồi giáo nhắm vào phụ nữ Công Giáo.

Đức Hồng Y George Alencherry, nhà lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo Syro-Malabar có trụ sở tại Kerala, đã triệu tập một ủy ban về hôn nhân liên tôn vào năm ngoái.
Source:Crux

3. Vatican chính thức loan báo: Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tông du đến Síp và Hy Lạp vào tháng 12

Hôm thứ Sáu, Tòa thánh đã chính thức thông báo rằng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ công du Síp và Hy Lạp từ ngày 2 đến ngày 6 tháng 12.

Chuyến đi kéo dài 4 ngày đến hai quốc gia Địa Trung Hải sẽ bao gồm các điểm dừng chân ở Nicosia, thủ đô của Cyprus, và Athens, thủ đô của Hy Lạp, cũng như đảo Lesbos của Hy Lạp.

Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm Síp từ mùng 2 đến mùng 4 tháng 12 trước khi bay đến Athens vào ngày 4 tháng 12 và Lesbos vào ngày 5 tháng 12.

Đây sẽ là chuyến đi thứ hai của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Lesbos, còn được gọi là Lesvos, một hòn đảo có trại tị nạn Moria khét tiếng đã bị hư hại trong một trận hỏa hoạn năm ngoái.

Đức Giáo Hoàng đã có chuyến thăm kéo dài một ngày vào năm 2016 cùng với Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô, nhà lãnh đạo tinh thần của Chính Thống Giáo trên thế giới, để thu hút sự chú ý đến hoàn cảnh của những người di cư trên đảo.

Biểu tượng cho hành trình tông đồ của Đức Thánh Cha tới Hy Lạp là “một con tàu đi qua vùng nước đầy khó khăn của thế giới chúng ta, với thập tự giá của Chúa Kitô làm cột buồm và những cánh buồm của nó được lái bởi gió của Chúa Thánh Thần”, một tuyên bố của Vatican đưa ra hôm 5 tháng 11 cho biết như trên.

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ là vị giáo hoàng thứ hai đến thăm Síp. Đức Bênêđictô XVI đã tông du đến hòn đảo Địa Trung Hải này vào năm 2010.

Chủ đề chính thức trong chuyến đi của Đức Thánh Cha đến Síp là “An ủi nhau trong đức tin”. Theo giải thích của Vatican, chủ đề này được lấy cảm hứng từ tên của Tông đồ Barnabas, có thể có nghĩa là con trai của sự an ủi.

Chính thống giáo chiếm đa số ở cả Síp và Hy Lạp. Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, khoảng 72% người dân ở Síp theo Kitô Giáo và 25% dân số theo đạo Hồi.

Các quốc gia Địa Trung Hải cũng được liên kết với nhau vì Thánh Phaolô đã đi đến cả hai nơi. Sách Tông Đồ Công Vụ ghi lại rằng Thánh Phaolô đã dừng chân ở Síp và làm phép Rửa Tội cho tổng đốc Sergius Paulus. Thánh Phaolô cũng đã rao giảng trên đường phố Athens.

Theo cơ quan thống kê quốc gia của nước này, ngày nay, Síp có khoảng 11,000 người Công Giáo, và Hy Lạp là nơi sinh sống của khoảng 50,000 người Công Giáo (chiếm 0.5% dân số).

Đức Thượng Phụ Pierbattista Pizzaballa hoan nghênh thông báo về chuyến đi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới Síp, nơi thuộc quyền của ngài với tư cách là Thượng phụ La tinh của Jerusalem.

Đức Thượng Phụ lưu ý rằng Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến sẽ gặp Đức Tổng Giám Mục Chính thống giáo Chrysostomos II, những người Công Giáo địa phương, và một nhóm người di cư và tị nạn khi ngài thăm Síp, ngoài việc dâng thánh lễ tại một sân vận động trên đảo.

“Chúng tôi rất biết ơn và vinh dự bởi chuyến thăm này, nhằm mục đích vừa là một cuộc hành hương vừa là một cơ hội để gặp gỡ,” Đức Tổng Giám Mục Pizzaballa cho biết hôm 5 tháng 11.

“Đó là cuộc hành hương theo dấu chân của Tông đồ Banaba, vị Tông đồ của các dân tộc, cùng với Phaolô, cha của Giáo hội Síp. Đó là cơ hội để gặp gỡ thực tế Trung Đông tràn vào Địa Trung Hải - và vào Síp – trong thảm kịch về những gia đình tìm kiếm nơi ẩn náu sau chiến tranh, nghèo đói, tranh giành quyền lực và chủ nghĩa bè phái tôn giáo”.

Hành trình tông đồ sẽ là chuyến đi thứ ba của Đức Giáo Hoàng kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19. Các chuyến đi trước đó của ngài là đến Iraq vào tháng 3; Hung Gia Lợi và Slovakia vào tháng 9.

Đức Giáo Hoàng, năm nay 84 tuổi, đã trải qua cuộc phẫu thuật đại tràng vào tháng 7, đã bày tỏ mong muốn tông du đến Canada, Congo, Hung Gia Lợi, Papua New Guinea và Đông Timor trong năm tới.
Source:Catholic News Agency
 
Hi hữu: Cửa hàng được ĐGH chúc lành mỗi tuần. ĐTGM Gomez: Hàng lãnh đạo Mỹ coi Kitô Giáo là trở ngại
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:23 09/11/2021


1. Cửa hàng này nhận được Phép lành của Đức Giáo Hoàng vào mỗi Chúa Nhật

Nếu bạn đã từng đến Rôma, mọi con đường vẫn dẫn đến đó, bạn rất có thể đã đến thăm quảng trường Thánh Phêrô, chính là trung tâm của quốc gia thành Vatican. Rất có thể bạn đã đến đó vào một ngày Chúa Nhật. Và có lẽ bạn đã may mắn có mặt ở đó đúng vào lúc chiếc đồng hồ đúng giờ nhất của Rôma điểm 12 giờ trưa. Đó là lúc tất cả chuông của hơn 600 nhà thờ của thành phố vĩnh cửu và đặc biệt là của Đền Thờ Thánh Phêrô bắt đầu vang lên, và Đức Giáo Hoàng tiến đến cửa sổ tại Phòng Làm Việc của ngài ở Điện Tông Tòa để chào đón các tín hữu và khách hành hương, dù mưa hay nắng, đang tập trung ở đó trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật, lắng nghe thông điệp của ngài và nhận được phép lành của ngài.

Bạn có thể nhận thấy, ngay bên kia quảng trường Thánh Phêrô, trên thực tế, là ngay đối diện với cửa sổ của Đức Giáo Hoàng, một cửa hàng đã tồn tại hơn nửa thế kỷ gần như là điểm dừng chân bắt buộc cho mọi người hành hương đến thăm Rôma. Cửa hàng này có tên là Mondo Cattolico, rất nổi tiếng, được thành lập vào năm 1952.

Hầu hết những người hành hương, trước khi được Đức Giáo Hoàng ban phép lành, sẽ đi bộ vài bước đến đó và mua tất cả các loại vật phẩm Công Giáo mang ra quảng trường Thánh Phêrô. Một số người mua các chuỗi hạt, thánh giá, một bức tranh, hoặc một bức tượng của vị thánh bảo trợ của họ. Những người khác mua các loại đồ lưu niệm khác, ví dụ như các bản sao nhỏ của một số kiệt tác thời Phục hưng của Ý. Những người khác sẽ mạo hiểm hơn nữa, và ghé thăm Phòng trưng bày nghệ thuật khảm Mondo Cattolico, nơi tập hợp một bộ sưu tập tranh khảm quý giá, được làm từ thời xa xưa, và cả hiện đại.

Họ mang theo những đồ vật này đến quảng trường, để những đồ vật đó cũng được ban phép lành trong sự kiện này. Trên thực tế, đây là một thực hành Kitô giáo cổ xưa, và có nhiều lý do khác nhau tại sao các đồ vật có thể và thậm chí nên được ban phước. Các biểu tượng hoặc các hình ảnh hoặc đồ vật tôn giáo khác được giữ trong nhà nên được làm phép vì chúng sẽ được sử dụng để cầu nguyện thường xuyên.

Phong tục mang các đồ vật đến quảng trường Thánh Phêrô để chúng được ban phép lành vào các ngày Chúa Nhật có một nguồn gốc rất cụ thể: nó bắt nguồn từ tháng 12 năm 1969, khi Đức Phaolô Đệ Lục đứng bên cửa sổ và chúc phúc cho các bức tượng nhỏ Chúa Giêsu Hài Đồng mà trẻ em Rôma mang theo. Điều này sớm trở thành một truyền thống điển hình của Rôma và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, như chúng ta có thể đọc trên trang web của chính cửa hàng Mondo Cattolico, “hàng năm, vào Chúa Nhật thứ ba Mùa Vọng, vô số trẻ em từ các giáo phận khác nhau trên thế giới tập trung tại quảng trường Thánh Phêrô, hướng bức tượng Chúa Giêsu Hài Đồng về phía cửa sổ phòng làm việc của Đức Giáo Hoàng để nhận phép lành từ Đức Thánh Cha.
Source:Aleteia

2. Bộ Tư Pháp Nebraska báo cáo về tình trạng lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ

Một báo cáo nêu chi tiết về lạm dụng tình dục trong Giáo Hội Công Giáo ở Nebraska đã tìm thấy những cáo buộc đáng tin cậy chống lại 57 giáo sĩ, liên quan đến 258 nạn nhân được ghi lại, kể từ những năm 1930 cho đến nay.

Trong một tuyên bố chung ngày 4 tháng 11, các giám mục của Nebraska viết:

“Chúng tôi rất buồn xác nhận rằng rất nhiều trẻ vị thành niên và thanh niên vô tội đã bị các giáo sĩ Công Giáo và các đại diện khác của Giáo hội làm hại. Rõ ràng là các vết thương vẫn chưa lành, ngay cả khi việc lạm dụng đã xảy ra nhiều năm trước.”

“Chúng tôi xin lỗi các nạn nhân và gia đình của họ vì những nỗi đau, sự phản bội và đau khổ mà lẽ ra không bao giờ phải trải qua trong Giáo hội.”

Bộ trưởng Tư pháp Nebraska Doug Peterson đã công bố báo cáo vào ngày 4 tháng 11, sau cuộc điều tra kéo dài ba năm bắt đầu với lời mời các nạn nhân bị lạm dụng gọi điện thoại đến một trong hai đường dây nóng có sẵn. Cuộc điều tra ban đầu được cho rằng không chỉ giới hạn vào các giáo sĩ của một cộng đồng tôn giáo cụ thể, nhưng sau cùng, Bộ Tư pháp chỉ nhắm vào Giáo Hội Công Giáo.

Cuộc điều tra đã tìm thấy những cáo buộc đáng tin cậy về lạm dụng tình dục hoặc các hành vi sai trái gây ra bởi 51 linh mục, bốn phó tế và hai giáo viên. Cuộc điều tra đã tìm thấy 158 nạn nhân được ghi nhận từ Tổng giáo phận Omaha, 97 người từ Giáo phận Lincoln, và ba người từ Giáo phận Grand Island.

Đa số nạn nhân là nam thiếu niên. Báo cáo cho thấy nhiều cậu bé cũng từng là các chú bé giúp lễ. Nạn nhân ở độ tuổi từ dưới mười tuổi đến thanh niên ngoài 20 tuổi.

Bộ trưởng Nebraska Doug Peterson thừa nhận rằng tất cả các trường hợp lạm dụng này đều đã xảy ra rất lâu, đã hết thời hiệu, nên sẽ không có ai bị truy tố.

Các vụ án kéo dài hơn 70 năm, với tổng số nạn nhân cao nhất vào những năm 1990. Báo cáo cho thấy sự sụt giảm rõ rệt trong các trường hợp sau khi thực hiện Hiến chương Dallas năm 2002.

Ông Peterson cũng thừa nhận rằng con số 258 nạn nhân tương ứng với 0.3% các trường hợp lạm dụng tính dục trong cùng thời gian. Câu hỏi được đặt ra là tại sao 99.7% các trường hợp khác không được báo cáo. Phải chăng người ta muốn tạo ra một ấn tượng rằng các trường hợp lạm dụng tính dục chỉ xảy ra trong Giáo Hội Công Giáo?

Cả ba giáo phận đã hợp tác với cuộc điều tra.

Các giám mục của Nebraska đã khuyến khích bất cứ ai tin rằng một thành viên của giáo sĩ, nhân viên của Giáo hội hoặc một tình nguyện viên đã có hành vi không phù hợp với trẻ vị thành niên liên hệ với cơ quan thực thi pháp luật và Điều phối viên Hỗ trợ Nạn nhân của giáo phận nơi hành vi đó xảy ra.

Các giám mục viết: “Xin hãy cùng chúng tôi cầu nguyện để các nạn nhân bị lạm dụng được chữa lành, xin cầu nguyện cho gia đình của họ và tất cả những người trong cộng đồng của chúng ta, những người đang bị tác động bởi tệ nạn lạm dụng tình dục”.
Source:Catholic News Agency

3. Đức Tổng Giám Mục Gomez đề cập đến sự trỗi dậy của các phong trào xã hội ở Hoa Kỳ

Hôm thứ Năm, Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez của Los Angeles đã thảo luận về sự trỗi dậy của các hệ tư tưởng thế tục mới và các phong trào nhằm thay đổi xã hội ở Hoa Kỳ trong một bài diễn văn ảo trước Đại hội Người Công Giáo và Đời sống Công cộng ở Madrid.

Ngài khẳng định rằng điều quan trọng là “Giáo hội phải hiểu và tham gia vào các phong trào mới này - không phải a dua theo các khái niệm xã hội hay chính trị này, nhưng coi chúng như những thứ thay thế nguy hiểm cho tôn giáo chân chính.”

“Các lý thuyết và ý thức hệ chính yếu ngày nay là vô thần sâu sắc,” Đức Tổng Giám Mục Gomez nói hôm 4 tháng 11. “Chúng phủ nhận linh hồn, chiều kích tinh thần, siêu việt của bản chất con người; hoặc họ cho rằng điều đó không liên quan đến hạnh phúc của con người”.

Theo luận điểm của Đức Cha Gomez, các phong trào xã hội mới tồn tại ở Hoa Kỳ, chẳng hạn như “công bằng xã hội”, “thức thời”, “chính trị bản sắc”, “tính giao thoa” hoặc “hệ tư tưởng kế thừa”, nên được hiểu là “các tôn giáo giả, và thậm chí là những thứ thay thế và là đối thủ với niềm tin Kitô Giáo truyền thống,” và có thể dẫn đến chủ nghĩa bộ lạc.

Ngài nói trong bài phát biểu: “Chúng giản lược ý nghĩa thế nào là nhân bản xuống thành các tính chất thể lý - như màu da, giới tính, quan niệm về giới tính, nền tảng sắc tộc hoặc vị trí của chúng ta trong xã hội”.

Đức Tổng Giám Mục Gomez cảnh báo rằng:

“Với sự phá vỡ thế giới quan Do Thái - Kitô Giáo và sự trỗi dậy của chủ nghĩa thế tục, các hệ thống niềm tin chính trị dựa trên công bằng xã hội hoặc bản sắc cá nhân đã lấp đầy khoảng trống mà niềm tin và thực hành Kitô Giáo đã từng chiếm giữ”.

Đức Cha Gomez cho rằng các phong trào xã hội ngày nay nguy hiểm hơn cả phong trào Mácxít và lưu ý rằng chúng giống với các phong trào dị giáo khác được tìm thấy trong lịch sử Giáo hội.

“Giống như những người theo thuyết Ngộ đạo, chúng bác bỏ sự sáng tạo và cơ thể. Họ dường như tin rằng con người có thể trở thành bất cứ thứ gì chúng ta quyết định tạo ra cho chính mình.”

“Những phong trào này cũng giống phái Pelagian, tin rằng ơn cứu chuộc có thể được thực hiện thông qua nỗ lực của chính con người chúng ta, mà không cần đến Chúa”.

Đức Cha Gomez chỉ trích các nhóm người tham gia vào các phong trào xã hội vì muốn ưu tiên cho một “nền văn minh toàn cầu, được xây dựng trên nền kinh tế tiêu dùng và được hướng dẫn bởi khoa học, công nghệ, các giá trị nhân đạo và các ý tưởng nặng về kỹ thuật trong việc tổ chức xã hội” trong khi quyết liệt muốn “loại trừ hệ thống tín ngưỡng và tôn giáo” mà họ là lỗi thời.

Đức Cha Gomez cũng lưu ý đến hiện trạng người ta “thu hẹp không gian” mà các Kitô Hữu, các tổ chức Giáo hội và các cơ sở kinh doanh Kitô Giáo được phép chiếm giữ với những thay đổi xã hội tại nơi làm việc.

“Chúng ta nhận ra rằng thông thường người ta đang tấn công và loại bỏ là những quan điểm bắt nguồn từ niềm tin Kitô - về cuộc sống và nhân vị con người, về hôn nhân, gia đình, và hơn thế nữa”.

Thông điệp của Đức Tổng Giám Mục, được chia thành ba phần, thảo luận về phong trào thế tục hóa và phi Kitô Giáo hóa trên toàn cầu, và tác động của đại dịch; một cách diễn giải tinh thần về các phong trào công bằng xã hội và bản sắc chính trị ở Hoa Kỳ; và các ưu tiên truyền giáo cho Giáo hội.

Theo Đức Cha Gomez, đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh tốc độ quyết liệt của các trào lưu ý thức hệ mới, nhưng không phải đại dịch gây ra những trào lưu này. Ngài cho rằng vụ sát hại George Floyd là một thảm kịch “đã trở thành một lời nhắc nhở rõ ràng rằng bất bình đẳng về chủng tộc và kinh tế vẫn còn ăn sâu trong xã hội của chúng ta.”

“Các phong trào xã hội và ý thức hệ mới mà chúng ta đang nói đến ngày nay, đã được gieo mầm và chuẩn bị trong nhiều năm trong các trường đại học và các tổ chức văn hóa của chúng ta. Nhưng với sự căng thẳng và sợ hãi do đại dịch và sự cô lập xã hội, cùng với việc giết một người da đen không vũ trang bởi một cảnh sát da trắng và các cuộc biểu tình diễn ra sau đó ở các thành phố của chúng ta, những phong trào này đã hoàn toàn bộc phát trong xã hội của chúng ta.”

Ngài nhấn mạnh rằng, mặc dù có những điều kiện là khá chuyên biệt đối với Hoa Kỳ, nhưng “các mô hình thế tục hóa mạnh mẽ tương tự” có thể được nhìn thấy ở Âu Châu. Ngài gọi những người đang hoạt động trong các phong trào như vậy là “một tầng lớp lãnh đạo ít quan tâm đến tôn giáo và không có sự gắn bó thực sự với các quốc gia họ sinh sống hoặc với các truyền thống hoặc văn hóa địa phương”.

Ngài gợi ý rằng các phong trào xã hội đưa ra lời giải thích cho các sự kiện xảy ra trên thế giới, cùng với cảm nhận về ý nghĩa hoặc mục đích của chúng — đó là không gian mà thế giới quan Kitô Giáo từng chiếm đóng trước đây.

Cuối cùng, Đức Cha Gomez nói: “Thế giới không cần một tôn giáo thế tục mới để thay thế Kitô Giáo. Nó cần bạn và tôi trở thành những nhân chứng tốt hơn. Kitô Hữu tốt hơn. Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc tha thứ, yêu thương, hy sinh vì người khác, bỏ đi những chất độc tinh thần như oán hận và đố kỵ”.

Ngài cho biết ngài lấy cảm hứng từ cuộc đời của các nhân vật Hoa Kỳ như Dorothy Day và bậc đáng kính Augustus Tolton.

“Cha Tolton đã từng nói, ‘Giáo Hội Công Giáo lên án một chế độ nô lệ kép - đó là nô lệ tâm trí và thể xác. Giáo Hội cố gắng giải thoát cho chúng ta cả hai thứ gông xiềng nô lệ ấy'. Ngày nay, chúng ta cần sự tin tưởng này vào sức mạnh của Tin Mừng.”

Ngài kết thúc bài diễn văn của mình bằng cách kêu gọi việc nhận ra một “sự thức tỉnh tôn giáo đích thực” ở Hoa Kỳ và xin Đức Mẹ Guadalupe, đấng bảo trợ của Mỹ Châu tiếp tục chuyển cầu cho chúng ta.
Source:Catholic News Agency