Ngày 10-11-2022
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:48 10/11/2022

30. Sự thuần ái của Thiên Chúa tiêu diệt tất cả những gì ngoài Thiên Chúa và làm cho nó trở thành tình yêu. Như thế, tất cả những việc gì vì Thiên Chúa mà làm đều trở thành tình yêu.

(Thánh Francis dof Sales)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:49 10/11/2022
47. ĐÊM TỐI CÓ HOA THƠM

Chúng ta đi thẳng phía trước, thoang thoảng hoa thơm ập tới, và khi đến thật gần thì mới phát hiện có một cây quế đang đứng im lặng trong góc vườn, những cánh hoa nhỏ màu trắng ngà nhỏ vụn, trong cảnh sắc đêm giống như là những đốm sáng nhỏ trong suốt, hương thơm giống như một chùm tia sáng nhạt bắn ra bốn phương.

Tất cả chìm trong yên tĩnh, đêm ngưng lại, cây cối ngưng lại, hương thơm của hoa cũng vậy, chẳng qua là vì luồng không khí ấy thôi thúc chúng ta tiến bước, dẫn mùi hương của hoa giống như từng đợt từng đợt sóng cồn bắn lên mà đến, cũng quấy rầy một vùng đêm đen yên tĩnh này.

(Bài học cuộc sống)

Suy tư 47:

Dưới con mắt của người đạo đức, tất cả các cô gái nhảy trong vũ trường đều là tội lỗi, chung quanh họ đều là những bóng đêm của tội lỗi và ma quỷ; dưới con mắt của các nhà giáo dục thì những người đâm cha giết chú là hết phương “cứu chữa”, tức là không thể trở thành người tốt, bởi vì chung quanh những người ấy bao trùm cả một màu đen tội lỗi và chết chóc…

Trong bóng đêm có những ánh đèn mờ xanh đỏ của vũ trường ấy, vẫn còn có những tâm hồn lương thiện muốn vươn lên làm lại cuộc đời; trong màu đen tội lỗi và chết chóc ấy của tội lỗi, vẫn còn có những tâm hồn cần đến thuốc chữa là lòng thông cảm và đón nhận của mọi người. Bởi vì nếu chúng ta không thắp lên một ngọn đèn tình thương, thì chúng ta sẽ không thấy được bên trong tâm hồn của tha nhân, và chính những người mà chúng ta cho là tội lỗi ấy sẽ không thấy đường mà đi ra…

Một bông hoa Ma-ri-a Mác-đa-la của đêm tối tội lỗi rực mùi thơm lan toả đến hôm nay là do lòng nhân hậu và yêu thương của Đức Chúa Giê-su; người trộm lành cùng đóng đinh trên thánh giá với Đức Chúa Giê-su đã toả mùi thơm thánh thiện, vì Đức Chúa Giê-su đã mở cho ông một con đường để vào Nứơc Trời…

Ban ngày hay đêm tối cũng đều có những mùi hương của hoa thơm, có điều là chúng ta có biết dừng lại để thưởng thức hay không mà thôi.

Chỉ có những người trong tâm đầy kiêu ngạo mới nói “đêm tối làm gì có hoa thơm” mà thôi.

Thật tội nghiệp cho họ.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


--------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Ngày 11/11: Phán Xét Riêng – Lm. Giuse Đỗ Tuấn Anh, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
02:52 10/11/2022


Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Cũng như thời ông Nô-ê, sự việc đã xảy ra cách nào, thì trong những ngày của Con Người, sự việc cũng sẽ xảy ra như vậy. Thiên hạ ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nô-ê vào tàu, và nạn hồng thuỷ ập tới, tiêu diệt tất cả. Sự việc cũng xảy ra giống như vậy trong thời ông Lót: thiên hạ ăn uống, mua bán, trồng trọt, xây cất. Nhưng ngày ông Lót ra khỏi Xơ-đôm, thì Thiên Chúa khiến mưa lửa và diêm sinh từ trời đổ xuống tiêu diệt tất cả. Sự việc cũng sẽ xảy ra như thế, ngày Con Người được mặc khải.

“Ngày ấy, ai ở trên sân thượng mà đồ đạc ở dưới nhà, thì đừng xuống lấy. Cũng vậy, ai ở ngoài đồng thì đừng quay trở lại. Hãy nhớ chuyện vợ ông Lót. Ai tìm cách giữ mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình, thì sẽ bảo tồn được mạng sống. Thầy nói cho anh em biết: đêm ấy, hai người đang nằm chung một giường, thì một người sẽ được đem đi, còn người kia bị bỏ lại. Hai người đàn bà đang cùng nhau xay bột, thì một người sẽ được đem đi, còn người kia bị bỏ lại. Hai người đàn ông đang ở ngoài đồng, thì một người sẽ được đem đi, còn người kia bị bỏ lại.” Các môn đệ lên tiếng hỏi Đức Giê-su: “Thưa Thầy, ở đâu vậy?” Người nói với các ông : “Xác nằm đâu, diều hâu tụ đó.”

Đó là lời Chúa
 
Tin Trong Chúa
Lm Vũđình Tường
03:43 10/11/2022
Phúc Âm đọc trong tuần cuối cùng của năm phụng vụ cho biết thế giới hiện tại sẽ qua đi, nhường chỗ cho thế giới mới. Thế giới hiện tại là thế giới vật chất, hữu hình; trong khi thế giới mới là thế giới tâm linh, thế giới vô hình. Thế giới tâm linh mắt không nhìn thấy, tay không sờ nắm bắt và giới hạn trí óc tham khảo. Thế giới này nhận biết qua đức tin, qua tình yêu Chúa. Nhờ vào giáo huấn của Đức Kitô, Kitô hữu nhận biết thế giới vô hình.

Bởi thế giới vô hình không thể cầm nắm, bắt giữ hay thử nghiệm nên có người tin, người không. Những ai từ chối tin vào thế giới vô hình chính là từ chối tin lời Đức Kitô rao giảng, đồng thời từ chối chính Đức Kitô hiện hữu. Những ai tin vào lời Đức Kitô, họ đón nhận Ngài vào trong cuộc sống và khiêm nhường nhận Ngài là Chúa của họ. Những ai không tin vào Đức Kitô, họ tin vào kiến thức khoa học. Khoa học có câu trả lời cho hầu hết mọi vấn đề liên quan đến vật chất, nhưng khoa học bị giới hạn về vấn đề vô hình và khoa học không thể tiến bước khi bàn về vấn đề tâm linh. Khi nói về niềm tin Kitô, khoa học không thể kiểm nghiệm, cân đo, nên đi đến kết luận không có niềm tin Kitô.

Môn đệ Đức Kitô thật kinh ngạc khi nhìn thấy vẻ huy hoàng rực rỡ, và đồ sộ của Đền Thánh Giêrusalem. Đức Kitô nhắc nhở các ông đừng để hào nhoáng, đồ sộ bên ngoài của Đền Thờ đánh lừa tâm trí bởi những gì các ông đang thấy đây sẽ có ngày nó bị tàn phá, san bằng mặt đất. Các ông thắc mắc khi nào điều đó sẽ xảy ra và dấu chỉ nào cho biết điều đó sẽ đến. Đức Kitô đáp, Ngoài Thiên Chúa ra, không ai biết ngày giờ nào điều đó sẽ xảy đến. Những ai tự tin, tự nhận biết khi nào ngày tận thế đến. Niềm tin đó chỉ là võ đoán bởi chúng không có gì minh chứng điều nói của họ chứa sự thật.

Đức Kitô nhắc nhở môn đệ đừng quá lo lắng vào khi nào tận thế đến nhưng hãy chuẩn bị sẵn sàng bởi ngày đó chắn chắn sẽ xảy ra. Trừ Thiên Chúa ra, không ai biết ngày nào, giờ nào. Đức Kitô cũng cho biết khi thấy có chiến tranh, loạn lạc, thiên tai, bắt bớ, tra khảo thì biết đó là những dấu chỉ nhưng chưa phải là ngày cuối đâu. Khi những sự kiện đó xảy đến chính là cơ hội cho Kitô hữu làm chứng cho trần gian biết về Đức Kitô. Thời gian thử thách này cho biết dù phải trải qua đau khổ, cấm cách, Kitô hữu không sờn lòng, nản chí, mất niềm tin, bởi chính lúc đó họ nhận biết Đức Kitô âm thầm hoạt động trong tâm hồn họ, giúp họ đáp lại những điều tra, tra khảo, đồng thời ban thêm cho họ sức mạnh, niềm tin và sự bình an trong tâm hồn để họ trung thành với niềm tin Kitô. Ngoài ra Kitô hữu còn nhận biết Thiên Chúa luôn làm chủ tình thế trong mọi tình huống của cuộc sống con người. Đức Kitô còn nhắc Kitô hữu khi có sự xấu xảy đến đừng mất niềm tin nhưng đến gần Chúa hơn để tìm bình an, sức mạnh tâm linh, vượt qua khó khăn, chống đối ở đời.

Thiên tai, động đất, bão tố không phải là hình phạt mà chính là sự vận động, lưu chuyển bình thường của trái đất. Bởi nó không vận chuyển thường xuyên như sóng biển, gió thổi mà lâu lâu mới xảy ra một lần nên người ta coi đó là thiên tai do sức tàn phá của nó. Khi nó vận chuyển những gì nằm trên đường nó đi đều bị tàn phá. Sức vận chuyển của vũ trụ cho biết vũ trũ con người đang cư ngụ không phải là vũ trụ chết, mà là vũ trụ vừa sống động, vừa linh động. Kitô hữu tin là vũ trụ ta đang cư ngụ không di chuyển không định hướng, mà nó được Chúa dựng nên có mục đích, phương hướng. Vũ trụ này được dựng nên cho con người hưởng dùng, và mọi người đều có trách nhiệm chia sẻ điều đó cho tất cả mọi anh em khác. Những ai tin vào Đức Kitô, nhận Ngài là Chúa của họ, đều được Đức Kitô cho biết vũ trụ này không tồn tại muôn đời, sẽ có ngày nó qua đi. Con người cần vũ trụ, cần bảo vệ vũ trụ là nơi con người sống, sinh hoạt và là nguồn sống của mọi loài, vì thế con người không thể độc quyền về vũ trụ mà phải chia sẻ nó cho tha nhân bởi mọi người, lớn nhỏ, đều là một thành phần trong vũ trụ. Những ai không tin vào Đức Kitô, niềm tin của họ đặt vào khoa học nghiên cứu vũ trụ, vật thể và họ muốn giữ vũ trụ và cái hào nhoáng của nó làm của riêng. Đây là một sai lầm lớn. Sai lầm lớn hơn cả là họ biết rõ những thứ đó không thể cứu họ nhưng vẫn từ chối tin vào Đức Kitô.

Con người chỉ mới nghiên cứu được một phần rất nhỏ của thế giới bao la bát ngát. Dù nghiên cứu một phần rất nhỏ đó, con người đã kiêu hãnh, mạnh dạn tuyên bố họ biết về nguồn gốc vũ trụ được hoàn thành như thế nào?

Đức Kitô cảnh báo Kitô hữu hãy cẩn trọng, đề phòng đừng để hiểu biết của chính mình lừa dối mình. Kiến thức, hiểu biết rất cần trong cuộc sống vì thế thầy dậy các ngành nghề đều là những người kiếm sống bằng cách truyền đạt kiến thức, hiểu biết cho người khác. Tuy nhiên kiến thức, hiểu biết trong tất cả các ngành nghề, kể cả khoa học, đều có giới hạn. Chiến tranh, bắt bớ, hành hạ, tù tội, gian lận, đều là kết quả mặt trái của kiến thức, mặt trái của hiểu biết. Thế giới hiện nay có nhiều khủng hoảng: khủng hoảng tâm lí, bệnh tật, nghèo đói, khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng chính trị, khủng hoảng thời tiết, khí hậu, khủng hoảng dân số, tất cả những khủng hoảng trên đều là kết quả của những bộ óc lãnh đạo tự nhận mình hơn người, đưa ra những kế hoạch dẫn đến khủng hoảng ngoài tầm kiểm soát, ngoài dự tính. Sai lầm nguy hiểm nhất chính là không biết mình sai lầm.

Đức Kitô nhắc môn đệ đừng để kiến thức, hiểu biết của mình lừa gạt mình. Một số cho mình độc quyền lãnh đạo, bằng mọi cách bắt mọi người tuân theo. Đức Kitô dặn đừng tin theo.

TiengChuong.org

Trust In God

The Gospel reading on the last Sunday of the liturgical year confirms that things of this present world are giving way to the new world to come. The present world, the material world, is visible; while the new world, the spiritual world, is invisible. The spiritual world is invisible for our eyes to see, for our hands to touch and for our minds to examine. We can only see it with the eyes of faith. Through Jesus' teaching, we know the spiritual world exists. Because we can't see, touch or examine the spiritual world; there will be some people who accept the spiritual world, and will be some who deny the existence of the spiritual world. Their denial is the denial of Jesus himself. For those who accept the new world, they take heed of Jesus' teaching seriously, and humbly accept Jesus as their Lord and God; for those who refuse the new world, they rely on human knowledge. A human mind has answers for most things of the visible world, but it is limited when it comes to feelings and thought, and certainly struggles hard to talk about the spiritual world.

The apostles were amazed at the grandeur of the Temple and its great structure. Jesus told them not to allow its glory and greatness to deceive them because one day it will be destroyed to the ground level. They asked him,

'When will this happen and what signs will there be?'

Jesus told them that no one knows when it will happen, but God alone. Any claim about knowing the date of the end time is a false claim; because such a claim has no substance. Jesus told his disciples that they need not worry about when the end time will come, but it is better to prepare for it. The end time coming is certain, but when and how is entirely in God's hands. Jesus says there will be chaos both in the natural world and human society, but it is not the end time. When it happens it will be the time for Jesus' disciples to show their faith to the world. It is an extraordinary and challenging time for them, because they will be tortured, and imprisoned and interrogated. In the midst of disorder and confusion, they would not lose hope because the invisible God will strengthen them with his answers and responses. They endure suffering and pain in the name of Jesus, and firmly believe that God is in control. Jesus has forewarned them that bad things will happen and when it happens, having faith in Him would lessen their fear. Faith has the power to calm their minds and hearts.

Forces of nature are the movements of nature, and when they move, things in their way will change. Their movements say the natural world is fully alive and active. We believe the creative world is not moving aimlessly but they are created for a purpose. It is there for us to enjoy, and we should share the natural resources with others. Those who have faith in Jesus, they know that our world is a passing world, and nothing in this world exists forever. We need the world, we need to take care of the world, and we need to share its resources to everyone, because everyone, young and old, is a part of this created world. For those who have faith in nature, they want to keep the natural resources for themselves. They know that nature can't save them, and yet they renounce the saving power of God.

Human beings have explored a small fraction of the richness and vastness of the natural world and yet we make claim to know about the existence of the universe. Jesus warns his disciples to

'take care not to be deceived'.

It is good to have the knowledge, but knowledge doesn't have answers for everything, because knowledge itself has limitations. On the matter of faith, do not let our own knowledge fool us. Human errors happen in every single field of study. War, persecution, and imprisonment are the product of minds. The world is in chaos. It is the product of brilliant minds. We sometimes think we know but we actually don't know. Jesus told his disciples to be aware of people who use their knowledge to make faulty claims about Him and about having faith in him.
 
Tôn vinh – Hiệp Thông – Sống đời nhân chứng
Lm. Antôn Nguyễn Độ
10:10 10/11/2022
Tôn vinh – Hiệp Thông – Sống đời nhân chứng

Suy Niệm Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

(Lc 20, 27-38)

Tôn vinh

Hàng năm cứ đến ngày này, những người con dân Việt từ khắp muôn phương cùng với Giáo hội hoàn vũ hướng tâm hồn lên một cách đặc biệt để mừng kính Các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam.

Ðọc lại tiểu sử Các Ngài, chúng ta không thể giấu nổi niềm vui và hãnh diện, cũng như lòng cảm phục đức tin kiên cường của tổ tiên ngàn đời yêu quí. Vì trung thành với Chúa, Các Ngài đã cam chịu thiệt thòi trong đời sống, mất hết chức quyền danh vọng, nhất là phải chịu muôn ngàn khổ hình, chịu mất mạng sống vì Đức tin.

Trong hân hoan vui sướng và hãnh diện, chúng ta tôn vinh, tri ân Các Ngài đồng thời hô vang : « Vạn vạn tuế các Thánh Tử Đạo Việt Nam, vạn vạn tuế các Thánh Tử Đạo anh hùng ».

Hiệp thông

Giảng trong thánh lễ tuyên phong 117 vị Thánh Tử Đạo Việt Nam ngày 19-6-1988 Đức thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói với con dân Việt Nam như sau : « Tôi biết anh chị em vui mừng phấn khởi vì ước mong tôn vinh các vị tử đạo đồng hương, nhưng còn vì khi quây quần để tưởng nhớ các vị tử đạo, anh chị em cảm nhận nhu cầu xây dựng lại tình huynh đệ, tình bằng hữu, tình thân ái đang tràn ngập trong tâm hồn do bởi tất cả anh chị em đều có chung một quê hương. Trong khi sống lại ký ức về các ngài, anh chị em hướng về quê hương mình bằng tình yêu, sự nhung nhớ, và ước mong được sống một khoảnh khắc hiệp thông chứa chan hi vọng» (x. JEAN PAUL II, Bài giảng Lễ Phong Thánh).

Dịp khai mạc Năm Thánh 2010, Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI, trong sứ điệp gửi các Giám mục Việt Nam có viết : « Việc cử hành Năm Thánh trùng với ngày lễ kính 117 vị thánh Tử đạo hiển vinh của đất nước Đức Cha. Việc nhớ lại chứng từ cao quý của các ngài sẽ giúp toàn thể dân Chúa tại Viêt Nam kích động đức mến, gia tăng đức cậy và củng cố đức tin mà đôi lúc bị thử thách bởi chính đời sống thường ngày » (x. BENEDICTO XVI, Sứ điệp gửi các Giám mục Việt Nam dịp Năm Thánh 2010). Thư của Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, lúc đó là Tổng Giám Mục Hà Nội, Chủ tịch HĐGMVN gửi cộng đoàn dân Chúa nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày tôn phong 117 Hiển Thánh Tử đạo Việt Nam có đoạn : « Đây là cơ hội giúp dân Chúa Củng cố đức Tin qua đức Cậy nhờ đức Ái (số 1); Giúp cho Giáo hội Việt Nam sống chan hòa trong tình hiệp thông và hiệp nhất (số 2); Thúc đẩy chúng ta hăng say hơn trong sứ vụ loan báo Tin Mừng (số 3); là dịp để cháu con noi gương các Ngài sống xứng đáng những người con thảo của Cha trên Trời (số 4) ».

Sống đời nhân chứng

Câu hỏi được đặt ra : Các Thánh Tử Đạo làm chứng cho Chúa bằng cách hy sinh tính mạng. Vậy, trong thời đại hôm nay, người kitô hữu phải sống đời nhân chứng như thế nào? Làm sao để người ta dễ có cảm tình với Đạo Chúa?

Nguyên ngữ của chữ Tử Đạo (Martyr) có nghĩa là “Người làm chứng”. Ngày hôm nay, có lẽ không còn những cuộc bách hại đẫm máu, những tra tấn, gông cùm, tù tội…, hoặc ít ra là không gắt gao như thời của các Thánh Tử Đạo. Tuy nhiên, người tín hữu sống Đạo hôm nay, vẫn phải đối mặt với muôn vàn thử thách. Văn hóa thực dụng và lối sống hưởng thụ thời nay, cách nào đó, đã và đang cản trở chúng ta thực thi các đòi hỏi của Tin Mừng. Giữa thế giới văn minh, tiện nghi, việc đạo được nhiều thuận lợi, biết đâu, có khi chúng ta lại dễ dàng chối bỏ niềm tin của mình? Sống ích kỷ, lỗi lời thề ước của hôn nhân; phá thai; sống buông thả; bỏ đọc kinh, lười đi nhà thờ, bỏ lễ Chúa nhật; sống gương mù gây chia rẽ, hận thù và phá vỡ mối giây hiệp nhất trong cộng đoàn... là chúng ta chẳng những bỏ Đạo mà còn bách hại Đạo.

Làm sao để chúng ta có thể vẫn ở trong thế gian nhưng không thuộc về thế gian, là điều không hề đơn giản. Sẽ khó có thể nói được rằng Tử Đạo ở thời nào hay nơi nào khó hơn. Bởi vì, mỗi thời, mỗi nơi, đều có những khó khăn thử thách riêng. Các vị Tử Đạo cha ông chúng ta, đã phải hứng chịu những cuộc bách hại, đặc biệt là những gian khổ về mặt thể lý, như đòn vọt, gông cùm, tù tội… còn chúng ta ngày hôm nay, mặc dù không chịu những thử thách tương tự, thế nhưng để giữ đạo và sống đạo cho đúng với ơn gọi làm người Kitô hữu của mình, chúng ta đã phải tử Đạo mỗi ngày, mà người ta vẫn gọi là “những người tử Đạo mà không phải chết”.

Người Kitô hữu sống đạo hôm nay được kể như người đang “lội ngược dòng đời”. Đang khi thế gian chạy theo tiền bạc và hưởng thụ, tìm mọi cách để vun vén cho bản thân, chúng ta lại được mời gọi sống cho tha nhân, và mưu cầu hạnh phúc cho người khác. Đang khi cuộc sống hôm nay đầy dẫy những lọc lừa, gian dối, chúng ta lại được mời gọi sống ngay thẳng và làm chứng cho sự thật. Đang khi thế gian coi nhẹ phẩm giá con người, chúng ta được mời gọi tôn trọng sự sống và bảo vệ những mầm sống đó ngay từ những giây phút đầu tiên trong thai bào. Đang khi mối quan hệ gia đình, sự thủy chung trong đời sống vợ chồng ngày một trở nên lỏng lẻo, chúng ta lại được gọi mời sống trung thành với nhau cho đến chết… Và mỗi lần sống như thế, là mỗi lần chúng ta tử đạo.

Mừng lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam hôm nay, mỗi người chúng ta được mời gọi trở nên những chứng nhân cho Đức Kitô qua đời sống yêu thương phục vụ. Nhờ đó, Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô sẽ được lan tỏa đến tận cùng trái đất.

Kính lạy Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Xin cầu cho chúng con. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Mất để mất, mất để được
Lm. Minh Anh
16:03 10/11/2022

MẤT ĐỂ MẤT, MẤT ĐỂ ĐƯỢC
“Ai tìm cách giữ mạng sống mình, thì sẽ mất; ai liều mất mạng sống mình, sẽ bảo tồn được nó!”.

Trong tập thơ của mình, Harriet E. Buell viết, “Cha tôi giàu nhà và đất; Ngài nắm trong tay của cải thế gian! Với hồng ngọc và kim cương, bạc và vàng… kho báu của Ngài đầy ắp, của cải không kể xiết. Con riêng của Ngài, Đấng Cứu Độ muôn người, đã từng lang thang trên trái đất với tư cách là người nghèo nhất trong số họ. Nhưng nay, Ngài ngự trị miên viễn trên cao, chuẩn bị cho tôi một ngôi nhà trên trời. Tôi từng là một kẻ xa lạ, bị ruồng bỏ, một tội nhân; nhưng đã được nhận làm con, tên tôi được viết ra, kế thừa một dinh thự, một áo choàng, một vương miện. Tôi là con của Vua, Vua Giêsu, Đấng Cứu Độ; Đấng đã ‘mất để được’ tất cả!”.

Kính thưa Anh Chị em,

‘Mất để được’ tất cả!”. Ý tưởng của Harriet E. Buell được gặp lại qua câu nói của Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay, một câu nói khá nghịch lý, “Ai tìm cách giữ mạng sống mình, thì sẽ mất; ai liều mất mạng sống mình, sẽ bảo tồn được nó!”. Ngài muốn nói, chúng ta cần hiểu, phân biệt, để biết chung cục đời mình rằng, tôi có thể ‘mất để mất’, nhưng cũng có thể ‘mất để được!’.

‘Mất để mất, mất để được!’, suy nghĩ này liên quan đến niềm tin và sự đầu phục tuyệt đối vào Thiên Chúa của một con người! Về căn bản, nếu chúng ta tìm cách định hướng cuộc sống và định hình tương lai của mình bằng những nỗ lực riêng, mọi thứ sẽ không diễn ra; và nếu có diễn ra, nó cũng không trùng khớp với ý muốn của Thiên Chúa. Để rồi, sau một đời vất vả, chúng ta bỏ lại tất cả để rời khỏi thế giới này với một sự mất mát nhất định; rõ ràng, đó là ‘mất để mất!’. Bằng cách kêu gọi chúng ta “đánh mất” sự sống, Chúa Giêsu muốn chúng ta phó dâng toàn thân cho Ngài, và vì Ngài; Ngài muốn chúng ta cho phép Ngài dẫn dắt và định hướng mọi sự theo ý muốn thánh khiết nhất của Ngài. Và đây là cách duy nhất để chúng ta cứu lấy sự sống mình; cứu lấy nó bằng cách buông bỏ ý muốn, cái tôi, linh hồn và thân xác cho Ngài.

Thoạt đầu, mức độ tin tưởng và hàng phục Thiên Chúa cách triệt để là một điều gì rất khó; nhưng nếu làm được điều đó, chúng ta sẽ ngạc nhiên trước thực tế là đường lối và kế hoạch của Thiên Chúa cho cuộc sống mình sẽ tốt hơn nhiều so với những gì chúng ta có thể tự nghĩ ra. Sự khôn ngoan của Thiên Chúa là không thể so sánh và giải pháp của Ngài cho tất cả các mối quan tâm và vấn đề của chúng ta là toàn bích.

Thật trùng hợp, bài đọc thánh thư hôm nay cũng nói đến ‘mất và được!’. Gioan lưu ý sự lừa phỉnh của “những người mê hoặc nay đã lan tràn khắp thế gian”; họ được mệnh danh là “Phản Kitô!”. Gioan viết, “Anh em phải coi chừng để khỏi đánh mất những gì anh em đã làm được, nhưng để lãnh đầy đủ phần thưởng của mình!”. Đó là những ai dám chọn Chúa, sống theo luật Ngài. Thánh Vịnh đáp ca thật sâu sắc, “Hạnh phúc thay người noi theo luật pháp Chúa Trời!”.

Anh Chị em,

‘Mất để mất, mất để được!’ Hãy chiêm ngắm Chúa Giêsu trên thập giá! Thử hỏi, có ai chịu mất mát bằng Ngài! Vì tình yêu đối với Chúa Cha và đối với nhân loại, Chúa Giêsu “đã từng lang thang trên trái đất với tư cách là người nghèo nhất trong số họ”; Ngài đành mất ngai trời, mất Ngôi Vị Thiên Chúa để trở nên một phàm nhân, ngoại trừ tội lỗi; và cuối cùng, mất cả mạng sống. Để hôm nay, Ngài được tất cả, hơn cả “hồng ngọc và kim cương, bạc và vàng”; Ngài được muôn triệu con tim, muôn triệu tâm hồn. Phần chúng ta, “từng là một kẻ xa lạ, bị ruồng bỏ, một tội nhân”, mà thông thường trong cuộc sống, vì nhiều lý do, chúng ta lạc lối, mất mát, vì chúng ta thường chỉ tìm kiếm hạnh phúc ở ‘những thứ’, hoặc ở những người mà chúng ta coi như ‘không phải người’; chúng ta ‘mất để mất!’. Thế mà chúng ta chỉ thực sự tìm thấy hạnh phúc khi tình yêu, một tình yêu đích thực, bắt gặp chúng ta với tư cách “con của Vua Giêsu”; nó làm chúng ta ngạc nhiên, thay đổi trái tim khiến chúng ta dám đánh cược tất cả những gì thuộc về mình, kể cả cái tôi và mạng sống. Như Vua Giêsu, chúng ta ‘mất để được’ tất cả!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, “một dinh thự, một áo choàng, một vương miện” đang đợi con. Cho con biết phó thác toàn thân, cuộc sống, các mối bận tâm và tương lai của con cho Chúa. Đừng để con ‘mất để mất’, dạy con biết ‘mất để được!’”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các quan chức Nga gọi nhập ngũ một tín hữu Chính Thống Giáo đã qua đời
Đặng Tự Do
05:15 10/11/2022


Theo một báo cáo của trang web tin tức địa phương Fontanka, Cha sở Bogdan Soiko của Nhà Thờ Thánh Nicolas tại St. Peterburg và cha mẹ của thủy thủ Mikhail đã hết sức ngạc nhiên khi trung tâm tuyển mộ nhập ngũ buộc anh ta phải trình diện nhập ngũ nếu không anh ta phải đối diện với việc bị truy tố và lãnh án tù.

Mikhail trước đây là một đầu bếp phục vụ trong nhà thờ chính tòa Thánh Nicolas và đã bị gọi nhập ngũ, phục vụ trên tàu tuần dương Moskva. Ngày 14 tháng Tư vừa qua, con tầu đã bị đánh chìm và thủy thủ Mikhail được tường trình đã mất tích.

Gia đình và giáo xứ không hy vọng anh ta sống sót, và họ đã thường xuyên cử hành các thánh lễ cầu nguyện cho linh hồn anh ta.

Đầu tháng 11 vừa qua, một trung tâm tuyển mộ nhập ngũ ở St. Petersburg đã đưa ra thông báo cho Mikhail.

“Bạn có thể bị truy tố nếu bạn không xuất hiện tại thời gian và địa điểm đã chỉ định mà không có lý do chính đáng,” lệnh gọi nhập ngũ viết.

Lệnh động viên do Putin đưa ra vào ngày 21 tháng 9 là lệnh động viên đầu tiên của Nga kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Biến cố này đã gây ra sự hỗn loạn và tức giận trên khắp đất nước, khi có tin tức cho biết chính quyền địa phương đang gửi lệnh động viên cho những người Nga đã chết hoặc những người có tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.

Đã có báo cáo về ít nhất hai người đàn ông mù ở Nga được kêu gọi tham gia chiến đấu ở Ukraine, cũng như báo cáo về một người đàn ông 63 tuổi mắc bệnh tiểu đường và chấn thương não nặng.

Fontanka cho biết gia đình Mikhail đã mất liên lạc với anh kể từ tối 13 tháng Tư, là ngày Ukraine bắn hai hỏa tiễn hành trình Neptune vào tàu tuần dương hạm có thủy thủ đoàn khoảng 500 người, khiến con tàu chìm sau vụ hỏa hoạn.

Chính quyền địa phương ở St Petersburg nói rằng lệnh gọi Mikhail nhập ngũ có lẽ là một “sai lầm” gây ra bởi số lượng lớn lệnh gọi nhập ngũ được gửi kể từ khi bắt đầu lệnh động viên vào tháng Chín. Mikhail Kalinin, phát ngôn nhân của chính quyền khu vực cho biết: “Nếu sự thật về sai lầm được xác nhận, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để tạ lỗi với người thân của anh ta”.

Hiện vẫn chưa rõ số lượng chính xác các thủy thủ thiệt mạng trong vụ chìm tàu Moskva. Bộ Quốc phòng Nga hồi tháng 4 cho biết một nhân viên phục vụ đã chết và 27 thành viên thủy thủ đoàn khác mất tích sau những gì Mạc Tư Khoa cho là một vụ nổ đạn dược do hỏa hoạn trên tàu gây ra. Các phương tiện truyền thông độc lập của Nga đã đưa tin rằng số lượng binh sĩ mất tích cao hơn rất nhiều.

Tháng trước, một tòa án ở Crimea do Nga sáp nhập đã thừa nhận cái chết của 17 thủy thủ mất tích, chủ yếu là lính nghĩa vụ trẻ tuổi, sau khi gia đình họ ra tòa yêu cầu câu trả lời.

Vào ngày 14 tháng 10 năm 2022, Putin tuyên bố rằng việc huy động một phần sẽ hoàn thành “trong khoảng hai tuần”. Vào ngày 28 tháng 10, Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu nói với Putin rằng việc điều động đã hoàn thành. Vào ngày 31 tháng 10, Bộ Quốc phòng Nga đưa ra tuyên bố thứ hai liên quan đến việc hoàn thành việc huy động, trong đó báo cáo rằng các lệnh gọi nhập ngũ không còn được đưa ra nữa. Vào ngày 31 tháng 10 năm 2022, Putin thông báo rằng việc huy động “chắc chắn” đã hoàn thành. Vào ngày 1 tháng 11 năm 2022, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhắc lại rằng việc huy động đã hoàn tất.

Thực tế là gia đình của đầu bếp xấu số Mikhail nhận được lệnh gọi nhập ngũ vào ngày 4 tháng 11, ba ngày sau thông báo việc huy động đã hoàn tất.
Source:The Guardian
 
ĐTGM Ukraine nói với Đức Giáo Hoàng rằng Nga muốn tiêu diệt chứ không phải đàm phán
Đặng Tự Do
05:16 10/11/2022


Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp tục kêu gọi các nhà lãnh đạo Nga và Ukraine đàm phán để chấm dứt chiến tranh, nhưng người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Ukraine nói với ngài rằng Nga chỉ muốn hủy diệt Ukraine.

Đức Tổng Giám Mục Ukraine Sviatoslav Shevchuk của Kyiv-Halych đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 7 tháng 11 tại Vatican, đây là lần đầu tiên hai người gặp mặt trực tiếp kể từ khi Nga bắt đầu chiến tranh vào cuối tháng Hai, mặc dù hai vị đã nói chuyện qua điện thoại nhiều lần.

Đức Tổng Giám Mục Shevchuk đã trao cho Đức Giáo Hoàng “một mảnh vỡ của một quả mìn Nga đã phá hủy mặt tiền của nhà thờ Công Giáo Ukraine ở thị trấn Irpin, gần Kyiv, vào tháng Ba,” văn phòng Đức Tổng Giám Mục cho biết. “Đó là một món quà rất mang tính biểu tượng, không chỉ vì Irpin là một trong những 'thị trấn tử vì đạo' đầu tiên bị ảnh hưởng bởi cuộc xâm lược của Nga chống lại Ukraine, mà còn vì những mảnh mìn tương tự được lấy ra từ thi thể của binh lính, dân thường và trẻ em Ukraine, là một dấu chỉ hữu hình của sự tàn phá và chết chóc mà chiến tranh mang lại mỗi ngày. “

Trở về Vatican từ Bahrain vào ngày 6 tháng 11, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với các phóng viên đi cùng ngài rằng Vatican “thường xuyên chú ý” đến những gì đang xảy ra ở Ukraine và rằng Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh tiếp tục làm những gì có thể và đã làm việc ở hậu trường để giúp sắp xếp trao đổi tù nhân.

Đức Giáo Hoàng cũng nói với các phóng viên rằng ngài nghĩ sự tàn khốc của các cuộc tấn công vào Ukraine và dân thường của quốc gia này là do những người lính đánh thuê, không phải người Nga, những người là “một dân tộc vĩ đại” và có một “chủ nghĩa nhân đạo” mạnh mẽ. Thực ra, những người lính đánh thuê cũng chủ yếu là người Nga và các cuộc pháo kích nhắm vào các cơ sở hạ tầng và dân thường Ukraine là do các tướng lĩnh Nga quyết định. Tất cả những điều này vượt quá xa thẩm quyềb của những người lính đánh thuê.

Gặp Đức Tổng Giám Mục Shevchuk vào ngày hôm sau, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại cam kết của Tòa Thánh trong việc chấm dứt chiến sự và tìm cách đạt được “một nền hòa bình công bằng”, văn phòng tổng giám mục cho biết.

“Cuộc chiến ở Ukraine là một cuộc chiến thuộc địa, và những đề xuất hòa bình đến từ Nga là những đề xuất nhằm bình định thuộc địa”, Đức Tổng Giám Mục nói với Đức Giáo Hoàng. Những đề xuất này liên quan đến việc phủ nhận sự tồn tại của người dân Ukraine, lịch sử, văn hóa của họ và thậm chí cả Giáo hội. Đó là sự phủ nhận chính quyền tồn tại của nhà nước Ukraine, được cộng đồng quốc tế công nhận chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”.

Bất kể có các khác biệt sâu sắc về quan điểm, Đức Tổng Giám Mục cảm ơn Đức Giáo Hoàng vì tất cả những lời cầu nguyện và nỗ lực của ngài “để ngăn chặn chiến tranh và đạt đến hòa bình, giải phóng con tin và tù nhân và tổ chức sự đoàn kết toàn cầu của Giáo Hội Công Giáo thay mặt cho những người dân Ukraine đang đau khổ”, tuyên bố cho biết.
Source:Sunday Visitor
 
Trường hợp đang gây bối rối cho Giáo Hội của Hồng Y Jean-Pierre Ricard,
Đặng Tự Do
05:18 10/11/2022


Hồng Y người Pháp nói rằng ngài đã lạm dụng một bé gái 14 tuổi 35 năm trước

Hồng Y Jean-Pierre Ricard, một trong những giáo sĩ cấp cao nhất của Giáo Hội Công Giáo của Pháp, hôm thứ Hai cho biết ngài đã lạm dụng một bé gái 14 tuổi cách đây 35 năm và đang rút lui khỏi các chức vụ tôn giáo của mình.

Hồng Y Ricard cho biết: “Ba mươi lăm năm trước, khi tôi còn là một linh mục, tôi đã cư xử một cách đáng trách với một cô gái trẻ 14 tuổi.”

“Hành vi của tôi chắc chắn đã gây ra hậu quả nghiêm trọng và lâu dài cho người này,” ngài nói.

Hồng Y Ricard, 78 tuổi, từng là tổng giám mục của Bordeaux, miền tây nam nước Pháp, cho đến khi ngài thôi giữ chức vụ đó vào năm 2019 để phục vụ tại giáo phận quê nhà Dignes-les-Bains, ở miền nam đất nước. Trong những năm 1980, ngài là một linh mục trong tổng giáo phận Marseille.

Thông báo được đưa ra hôm thứ Hai tại một cuộc họp báo của chủ tịch hội đồng giám mục Pháp, Đức Tổng Giám Mục Éric de Moulins-Beaufort.

Đức Cha Moulins-Beaufort cho biết tổng cộng 11 giám mục và cựu giám mục, bao gồm cả Hồng Y Ricard, đã bị tấn công bởi các cáo buộc liên quan đến lạm dụng tình dục trong các trường hợp đa dạng do cơ quan tư pháp hoặc Giáo Hội Pháp điều tra.

Hồng Y Ricard cho biết ngài đã nói chuyện với nạn nhân và xin cô tha thứ, nhưng không nói rõ là khi nào. Vị Hồng Y nói rằng ngài cũng đang cầu xin sự tha thứ “cho tất cả những người tôi đã làm tổn thương” thông qua tuyên bố của mình.


Source:AP
 
Linh mục Công Giáo thứ 23 bị bắt cóc ở miền bắc Nigeria
Đặng Tự Do
17:30 10/11/2022


Giáo phận Công Giáo Rôma địa phương cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Ba, một linh mục Nigeria đã bị bắt cóc khỏi nhà của ngài ở phía bắc bang Kaduna. Theo giáo phận Kaduna, ngài là vị linh mục bị bắt cóc mới nhất tính từ đầu tháng 7 đến nay và là linh mục thứ 23 bi bắt cóc trong năm nay ở Nigeria.

Các băng đảng có vũ trang tràn lan khắp miền bắc Nigeria, nơi chúng cướp hoặc bắt cóc để đòi tiền chuộc, và bạo lực ngày càng gia tăng, nơi lực lượng an ninh quá mỏng thường không ngăn chặn được các cuộc tấn công.

Linh mục Christian Okewu Emmanuel, chưởng ấn của giáo phận Kaduna, cho biết Cha Abraham Kunat, một linh mục quản xứ ở làng Idon Gida, đã bị bắt cóc từ một ngôi nhà mà ngài đang trú ngụ ở một thị trấn khác, trong cùng giáo phận, sau khi rời khỏi giáo xứ của mình do bất an.

Chính phủ Nigeria có mọi thứ cần thiết để ngăn chặn các cuộc tấn công đang diễn ra nhằm vào các tín hữu Kitô giáo, nhưng họ đã từ chối giúp đỡ, một linh mục Công Giáo ở quốc gia Tây Phi cho biết.

Tình hình ở Nigeria đã khiến nhiều người tin rằng những gì đang xảy ra là “chủ nghĩa khủng bố do nhà nước bảo trợ”, Cha Patrick Alumuku, giám đốc truyền thông của Tổng giáo phận Abuja, nói với ACI Africa như trên.

Ngài nói rằng Giáo hội ở Nigeria không có khả năng bảo vệ người dân, bao gồm cả các linh mục từng là nạn nhân của các vụ bắt cóc và giết người, và chính phủ có vai trò trao quyền cho các nhân viên an ninh trong nước để bảo vệ những thường dân vô tội.

“Giáo hội mong muốn bảo vệ nhân sự của chính mình. Nhưng liệu Giáo hội có đủ năng lực để bảo vệ con người không? Giáo hội có quân đội không? Giáo Hội có cảnh sát không? “ vị linh mục người Nigeria nói thêm, “Chính phủ lẽ ra phải cung cấp cho cảnh sát bất cứ thứ gì cần thiết, đạn dược, hậu cần để có thể giải quyết việc này; nhưng có vẻ như chính phủ không quan tâm đến việc giải quyết những thách thức này “.

Ngài nói tiếp rằng, “Chính phủ tỏ ra bất lực. Trên thực tế, có những người cảm thấy rằng đây là chủ nghĩa khủng bố do chính nhà nước bảo trợ”.

Vị linh mục của Giáo phận Makurdi, người được thụ phong vào năm 1981, cho biết ngài cảm thấy bối rối khi không có hành vi tàn bạo nào đối với các tín hữu Kitô ở Nigeria đã được giải quyết tại tòa án.

“Trong số tất cả những trường hợp các linh mục bị sát hại, thậm chí không có một người nào bị bắt. Trong số tất cả các linh mục đã bị bắt cóc, thậm chí không có một người nào bị bắt. Trong số tất cả các nhà thờ bị cháy hoặc bom phát nổ, không một người nào bị bắt, bị đưa ra tòa, bị xét xử và bị kết tội,” Cha Alumuku nói.

Cha Alumuku nói rằng các nhà thờ ở Nigeria đã áp dụng các biện pháp để bảo vệ người dân của họ, bao gồm việc lắp đặt các chốt kiểm tra an ninh ở các lối ra vào để ngăn cản quân nổi dậy.
Source:Rai News Italia
 
Lãnh đạo giáo hội Ukraine khẳng định sẽ không thỏa thuận với Nga nếu họ coi chúng tôi là thuộc địa
Đặng Tự Do
17:31 10/11/2022


Người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo theo nghi thức Byzantine của Ukraine đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Hai và nói rằng không thể có đối thoại với Nga chừng nào Mạc Tư Khoa coi nước láng giềng mà họ xâm lược là thuộc địa phải khuất phục.

Chuyến đi của Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk đến Vatican là chuyến đi đầu tiên của ông bên ngoài Ukraine kể từ khi bị Nga xâm lược vào tháng Hai. Anh cho biết anh thích ở lại Kyiv hơn để được gần gũi với người dân bất chấp bom đạn và gian khổ.

Cuộc chiến ở Ukraine là cuộc chiến thuộc địa và các đề xuất hòa bình của Nga là đề xuất bình định thuộc địa,” ngài nói khi gặp Đức Giáo Hoàng tại Vatican.

Đức Tổng Giám Mục Shevchuk, người đã nhiều lần thúc giục Giáo hoàng đến thăm Kyiv, đã đưa cho Đức Phanxicô một mảnh đạn từ một quả mìn của Nga đã phá hủy mặt tiền của một nhà thờ ở Irpin vào tháng Ba. Ước tính khoảng 200 đến 300 thường dân đã thiệt mạng ở Irpin, gần Kyiv, trước khi thị trấn được quân Ukraine giành lại vào cuối tháng Ba.

“Những đề xuất này bao hàm sự phủ nhận sự tồn tại của người dân Ukraine, lịch sử, văn hóa và thậm chí cả Giáo hội của họ. Đó là sự phủ định quyền tồn tại của nhà nước Ukraine với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đã được cộng đồng quốc tế công nhận”

Đức Tổng Giám Mục nói: “Với những tiền đề này, các đề xuất của Nga thiếu cơ sở để đối thoại.”

Kyiv nói rằng họ sẽ không bao giờ đồng ý nhượng lại các vùng đất bị chiếm đoạt bằng vũ lực, và các cuộc trưng cầu dân ý hợp pháp không thể được tổ chức ở lãnh thổ bị chiếm đóng, nơi nhiều người đã bị giết hoặc bị trục xuất sang Nga hay đã di tản.

Sau khi Điện Cẩm Linh tuyên bố sáp nhập 4 tỉnh của Ukraine vào tháng 9 trong bối cảnh các cuộc trưng cầu dân ý bị Ukraine và phương Tây lên án là một trò giả tạo ép buộc, Kyiv cho biết họ đang nộp đơn xin gia nhập NATO và sẽ không đàm phán với Nga chừng nào Vladimir Putin là tổng thống của Nga.

Tháng trước, Đức Thánh Cha Phanxicô lần đầu tiên trực tiếp cầu xin Putin dừng “vòng xoáy bạo lực và chết chóc” ở Ukraine và yêu cầu Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cởi mở với bất kỳ “đề xuất hòa bình nghiêm túc” nào. Ngay sau lời kêu gọi của Đức Thánh Cha, Dmitry Medvedev, nguyên tổng thống Nga, nguyên Thủ tướng Nga và hiện là Phó Chủ tịch Hội Đồng An Ninh quốc gia tuyên bố rằng điều kiện tiên quyết cho các cuộc đàm phán là chính phủ của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy phải bỏ vũ khí xuống đầu hàng vô điều kiện.

Các lực lượng Nga tràn vào Ukraine trong cái mà Mạc Tư Khoa gọi là “hoạt động quân sự đặc biệt” mà theo họ là nhằm loại bỏ những người theo chủ nghĩa dân tộc nguy hiểm và bảo vệ những người nói tiếng Nga. Kyiv gọi hành động quân sự của Mạc Tư Khoa là hành động chiếm đất vô cớ của chủ nghĩa đế quốc.

Đa số người Ukraine theo Kitô Giáo, chủ yếu là Chính thống giáo. Khoảng 10% dân số thuộc về Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương hiệp thông trọn vẹn với Rôma.

Sự ủng hộ của Thượng phụ Kirill, người đứng đầu Giáo Hội Chính thống Nga, gọi tắt là ROC, đối với cuộc xâm lược của Mạc Tư Khoa vào Ukraine đã khiến Chính thống giáo trên toàn thế giới bị chia cắt và gây ra những tranh cãi nội bộ.

Cuộc chiến cũng khiến một số tín hữu Chính thống giáo ở Ukraine từ bỏ lòng trung thành với Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa và gia nhập Giáo Hội Chính thống Ukraine, mà Mạc Tư Khoa từ chối công nhận.
Source:Reuters
 
Tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Gabriele Caccia, Quan sát viên Thường trực của Tòa thánh
Đặng Tự Do
17:32 10/11/2022


Trong cuộc họp tại New York vào ngày 7 tháng 11 về người Palestine và khu vực Thánh Địa Giêrusalem, Đức Tổng Giám Mục Gabriele Caccia, Quan sát viên Thường trực của Tòa thánh tại Liên Hiệp Quốc đã nói như sau:

Thưa Ngài Chủ tịch,

Tòa thánh muốn tái khẳng định sự ủng hộ của mình đối với Cơ quan Cứu trợ và Tái thiết của Liên Hiệp Quốc cho người tị nạn Palestine ở Cận Đông, gọi tắt là UNRWA, trong việc cung cấp cho người tị nạn Palestine các dịch vụ thiết yếu, bao gồm hỗ trợ kinh tế, hỗ trợ xã hội và chăm sóc sức khỏe.

Đặc biệt quan trọng là cơ quan cung cấp giáo dục cho trẻ em tị nạn. Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã lưu ý trong sứ điệp của ngài về Ngày Thế giới Hòa bình năm nay, giáo dục và đào tạo “là phương tiện chính để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người; chúng làm cho các cá nhân trở nên tự do và có trách nhiệm hơn, và chúng rất cần thiết cho việc bảo vệ và thúc đẩy hòa bình. Nói một cách dễ hiểu, giảng dạy và giáo dục là nền tảng của một xã hội dân sự gắn kết có khả năng tạo ra hy vọng, thịnh vượng và tiến bộ”.

Với vai trò quan trọng của UNRWA trong việc bảo vệ và duy trì phẩm giá con người và quyền của người tị nạn Palestine, phái đoàn của tôi bày tỏ mối quan tâm của mình về thâm hụt lớn và ngày càng tăng của cơ quan này, đe dọa cắt viện trợ cho những người gặp phải tình huống dễ bị tổn thương nhất vào thời điểm khi nhu cầu cao hơn đã từng. Những vấn đề về kinh phí này có nguy cơ làm gia tăng tỷ lệ nghèo đói ở những người tị nạn Palestine, điều này có thể thúc đẩy sự tuyệt vọng và khiến nhiều người lựa chọn con đường bạo lực hơn.

Như một dấu hiệu cho thấy sự đoàn kết và gần gũi của Đức Thánh Cha Phanxicô với người dân Palestine, Tòa thánh đã gia hạn cam kết hàng năm với UNRWA, để hỗ trợ cơ quan chăm sóc trẻ em, những người phải đối mặt với một cuộc xung đột không phải do họ tự tạo ra. Để ghi nhận nhu cầu tài chính đáng kể của cơ quan, Tòa thánh khuyến khích tất cả các Quốc gia cân nhắc việc đóng góp của mình cho UNRWA.

Thưa Ngài Chủ tịch,

Phái đoàn của tôi vô cùng lấy làm tiếc về sự leo thang bạo lực ở Palestine và Israel cùng với những thiệt hại nhân mạng bi thảm đi kèm. Về vấn đề này, Tòa thánh bày tỏ nỗi buồn sâu sắc nhất trước cái chết của nhà báo Công Giáo Shireen Abu Aqleh và bày tỏ hy vọng rằng khi đưa sự thật ra ánh sáng, các thành viên trong gia đình bà và những người tin cậy vào báo cáo của bà có thể nhận được một số niềm an ủi.

Để có bất kỳ hy vọng nào về một giải pháp hòa bình cuối cùng, bạo lực phải chấm dứt. Các nhà lãnh đạo chính phủ phải chú ý đến lời cầu xin hòa bình, “thể hiện nỗi đau và sự kinh hoàng của chiến tranh, là mẹ của mọi nghèo đói.” Để làm được như vậy, các nhà lãnh đạo Israel và Palestine phải dành thời gian và lắng nghe một cách nghiêm túc. và tôn trọng, và tham gia vào đối thoại và hiểu biết lẫn nhau. Chỉ trên con đường chữa lành này, những hạt giống hòa bình mới có thể được gieo.

Thưa Ngài Chủ tịch,

Việc giải quyết hoàn chỉnh và lâu dài cho vấn đề của người Palestine phải bao gồm một giải pháp công bằng liên quan đến Thành Thánh Giêrusalem, một giải pháp duy trì đầy đủ các quyền của tất cả cư dân và bảo đảm rằng tất cả các tín hữu, người Do Thái, Kitô giáo và Hồi giáo, được hưởng quyền truy cập tự do vào các Thánh địa tương ứng của họ theo thỏa ước Nguyên trạng lâu đời. Chỉ khi bảo tồn các quyền và tự do như vậy thì nền hòa bình lâu dài mới có thể được tìm thấy. Vì vậy, Tòa thánh nhắc lại lập trường của mình trong việc kêu gọi một địa vị đặc biệt, được quốc tế bảo đảm, trong đó các nguyện vọng khác nhau được thể hiện dưới hình thức hài hòa và ổn định và được bảo vệ một cách đầy đủ và hiệu quả, để không bên nào có thể thay thế các quyền của người khác.

Để kết thúc, và vào thời điểm mà một nền hòa bình như vậy trên thế giới vẫn còn xa vời, hãy cho phép tôi nhắc lại những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô: “Chúng ta đừng bao giờ cam chịu chiến tranh; chúng ta hãy gieo mầm hòa giải.”

Xin cảm ơn ngài Chủ tịch.
Source:Sismografo
 
Văn Hóa
Về Giáo Hội của Chúa Kitô, tác phẩm gần cuối đời của Jacques Maritain, chương bẩy tiếp theo
Vu Van An
21:40 10/11/2022

Sự không thể sai lầm của Giáo hội và sự không thể sai lầm của Đức Giáo Hoàng



1. Đặc biệt khi nhắc đến sự không sai lầm của Đức Giáo Hoàng, tâm trí tôi bèn nghĩ đến tầm quan trọng của việc, mà tôi đã nhấn mạnh trong chương này, phải phân biệt giữa Giáo hội chỉ được xem xét trong trạng thái lữ hành trên trần gian và Giáo hội được xem xét cả trong trạng thái vinh quang lẫn trong trạng thái lữ hành.

Thật vậy, chúng ta hãy xem xét Giáo hội vừa được xem xét trong trạng thái vinh quang, và ôm ấp trong lòng mình vô số linh hồn diễm phúc không ngừng gia tăng, vừa được xem xét trong trạng thái lữ hành trên trần thế, và trong một thời điểm nhất định, thí dụ trong nửa thế kỷ, số đông mà Giáo Hội đón nhận là số đông của một thế hệ đang sống ở đây trên trái đất này, trong khi chờ đợi để nhường chỗ cho các thế hệ tương lai. Lúc đó, cái nhìn của chúng ta hướng về ngôi vị của Giáo hội được xem xét trong tính toàn vẹn của nó. Ngôi vị này của Giáo hội, ngôi vị có Đấng Lãnh đạo trực tiếp là Chúa Kitô trong thế giới vô hình, và trên mặt đất, là vị đại diện của Người, vị lãnh đạo hữu hình của Giáo hội hữu hình, ngôi vị này trong vinh quang thiên giới của tất cả các thánh của nó, và của Nữ vuơng các thánh, và trong công việc cứu rỗi mà nó hoàn thành ở đây trên trái đất này, là công trình thánh thiêng nhất, đẹp đẽ nhất và xứng đáng nhất trong sáng thế. Đức Giáo Hoàng là tôi tớ của ngôi vị này, là người khiêm nhường nhất và đáng kính nhất, cao quý nhất và cam kết nhất, là người chịu nhiều gánh nặng nhất trong số các tôi tớ của nó trên trái đất; gánh nặng mà ngài phải gánh cho ngôi vị này là thập giá của Thầy ngài. Chính từ Chúa Kitô, trong tư cách đứng đầu và là người lãnh đạo, trên Thiên đàng, của toàn thể ngôi vị Giáo hội, ngài đã lãnh nhận đặc sủng kế vị Phêrô của ngài, hãy chăn giắt chiên mẹ của ta, hãy chăn giắt chiên con của ta. Ngài là người đứng đầu và lãnh đạo của Giáo hội trên trái đất này để, bao lâu ngài chu toàn chức năng và theo mức các đòi hỏi ít nhiều cao cả hơn của chức năng này, ngài có thể hành động ở đây trên trái đất này dưới sự soi dẫn và tác động của Thần khí Chúa Kitô khi thực thi quyền tối cao dựa trên ngôi vị của Giáo Hội trong tính toàn vẹn của nó.

Ở đây, tôi muốn nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa việc Đức Giáo Hoàng nói ex cathedra và ngôi vị của Giáo hội được xem xét cách toàn vẹn, cùng một lúc là Giáo hội của trái đất và là Giáo hội của thiên đàng. Thí dụ, nếu là vấn đề định nghĩa tín một điều mới, tôi sẽ nói rằng nội dung cấu thành sự thật cần được định nghĩa đã từ lâu, từ thế kỷ này sang thế kỷ nọ, có các nhân chứng của nó trong Giáo hội ở đây trên trái đất này, (cũng là các nhân chứng của sensus fidei [cảm thức đức tin] từng được truyền bá một cách mầu nhiệm trong tính phổ quát ân sủng của "dân thánh Thiên Chúa"), những người đã đích thân tin vào lẽ thật này (các nghiên cứu thần học và lịch sử có nhiệm vụ tham chiếu việc chuẩn bị định nghĩa để chứng tỏ điều này); và sự biện phân không thể sai lầm và dứt khoát về nội dung này được thực hiện bởi Đức Giáo Hoàng dưới sự trợ giúp và linh hứng của Chúa Kitô và của Chúa Thánh Thần, qua ngôi vị của Giáo hội được xem xét trước hết (đây là điểm chính cần được xem xét) trong trạng thái của Giáo Hội Thiên đàng, - Tôi không hiểu tại sao lại không thể như vậy, vì Giáo Hội Thiên đàng biết sự thật này một cách trực giác. (Đàng khác, tôi còn nhớ rằng một ngày nọ, Đức Piô XI đã nói với tôi rằng ngài thường nhận được những linh hứng có tầm quan trọng lớn lao trong Thánh lễ của ngài, - và Thánh lễ luôn được cử hành in persona Ecclesiae [trong ngôi vị của Giáo Hội]...)

Cũng vậy, liên quan tới thẩm quyền không thể sai lầm mà với nó, sự thật đang bàn được định nghĩa như là thuộc về đức tin, tôi nghĩ rằng nó luôn được thực thi, không những dưới linh hứng của Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần như là nguyên nhân đầu tiên và chính yếu, mà còn dưới sự thúc đẩy của ngôi vị Giáo hội trong trạng thái Giáo hội Thiên đàng và ân sủng đã hoàn tất, bởi vì chính Giáo hội, chính ngôi vị của Giáo hội, ngôi vị mà Thiên Chúa muốn chúng ta nghe qua vị lãnh đạo trần thế của nó, và vì vị sau là tác nhân dụng cụ của ngôi vị của Giáo hội được xem xét trong tính toàn vẹn của nó, nhưng trong căn bản và trên hết trong trạng thái Giáo hội Thiên đàng của nó, lúc đó chính nó phục vụ như một công cụ cho thẩm quyền tối cao tuyệt đối của Vị đứng đầu vừa thần linh vừa nhân bản của nó. Đức Giáo Hoàng nói ex cathedra là tiếng nói của Giáo hội mặt đất và cũng là tiếng nói của Giáo hội Thiên đàng, Giáo hội sau mang Giáo hội trước đến chỗ phóng to thông điệp được nó truyền tải tới chúng ta.

Đây là cách tôi tự hình dung về mối liên hệ giữa Đức Giáo Hoàng phát biểu ex cathedra và ngôi vị của Giáo hội được xem xét một cách toàn diện. Giáo Hội này không mạc khải cho ngài sự thật cần được xác định. Giáo Hội sử dụng ngài để sự thật này, mà trên thực tế, hầu như đã một cách tiềm ẩn (hay đúng hơn in actu exercito [một cách gián tiếp] thuộc về kho mạc khải mà Giáo hội của trái đất đã nhận được, từ đó trở đi được dạy dỗ chính thức (hoặc đúng hơn in actu signato [một cách trực tiếp] cho Giáo hội trái đất như chân lý của đức tin.

Do đó, Đức Giáo Hoàng là tiếng nói của ngôi vị Giáo hội được xem xét cách toàn diện, vừa như Giáo hội Thiên đàng (nền tảng gần của thẩm quyền không thể sai lầm mà với nó định nghĩa mới được công bố) vừa như Giáo hội trái đất (Giáo Hội mà ngày nay đức tin đã được biểu lộ cho, một đức tin mà Giáo Hội đã tuân theo bằng hành vi sống bởi tất cả những ai trong Giáo Hội đã tuân theo sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần đến điểm này).

Đối với tôi, dường như khi Đức Trinh Nữ hiện ra tại Lộ Đức nói với Bernadette: Mẹ là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội, thì chính là để biểu thị rằng tín điều do Đức Piô IX công bố đã được Thiên Đàng công nhận, và thẩm quyền không thể sai lầm mà với nó, ngài đã định nghĩa tín điều này chính là sự không thể sai lầm của Giáo hội Thiên đàng truyền xuống và đi qua ngài. Chính vì sự thật thần linh về sự Vô Nhiễm Nguyên Tội mà Đấng được thụ thai vô nhiễm nguyên tội đã đến để mang lại cho chúng ta một dấu hiệu khả giác.

Do tất cả những điều trên, có thể nói rằng Đức Giáo Hoàng, - vị mà theo sự trợ giúp của Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần, cũng là công cụ và tiếng nói của ngôi vị Giáo hội được xem xét một cách toàn diện, như Giáo hội Thiên đàng và như Giáo hội mặt đất cùng một lúc, - đã thực thi tính không thể sai lầm của ngài một cách có chủ quyền liên quan tới Giáo hội chỉ được xem xét theo như đang ở trong trạng thái lữ hành trên trần tgian. Khi ngài nói ex cathedra, thẩm quyền của lời nói không thể sai lầm của ngài áp đặt lên toàn bộ đám đông các chi thể của Giáo hội ở đây trên trái đất này. Những người trong số họ đang nghi ngờ hoặc duy trì quan điểm khác về vấn đề đang bàn lúc đó biết được sự thật mà họ buộc phải tin. Những gì Đức Giáo Hoàng đã nói trong việc trình bày rõ ràng một điểm đức tin như vậy tự động được lồng vào kho mạc khải thánh thiêng, và áp đặt lên đức tin của mọi thời đại sau này{13}.

2. Các quan điểm được trình bày ở đây trực tiếp đi ngược lại quan niệm theo đó, Đức Giáo Hoàng, khi ngài phát biểu ex cathedra, sẽ chỉ phát biểu sự đồng ý của tất cả các giáo hội địa phương trên thế giới được nhóm lại với nhau trong Giáo Hội (chỉ được xem xét theo như đang hiện hữu trên trái đất) về điểm này hoặc điểm nọ liên quan đến đức tin và luân lý.

Quan niệm này, vốn phát xuất từ một sự chuyển giao một cách ngây thơ các chủ đề dân chủ (hợp lệ, nếu chúng được hiểu rõ, theo trật tự trần thế) sang trật tự cứu rỗi, và là quan điểm cuối cùng coi đoàn chiên của Chúa Kitô như cai trị bởi các đại diện của cộng đồng con người, nhận được mọi thẩm quyền từ cộng đồng con người này, mà vô tình quên mất rằng chính Chân lý cứu chúng ta, và quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Không ngạc nhiên gì khi người mà người ta gọi là Đức Giáo Hoàng trở thành, ở đấy, chủ tịch thế giới của một liên đoàn các câu lạc bộ tôn giáo mà người ta vẫn gọi là các giáo hội, được cai quản bởi các giáo phẩm mà người ta vẫn gọi là giám mục, và chức năng của các ngài hệ ở chỗ phát biểu tư tưởng và đáp ứng mong muốn của những người ở hạ tầng.

3. Mặt khác, dường như đối với tôi, theo quan điểm tôi đã đề xuất, khái niệm không thể sai lầm của Đức Giáo Hoàng đã thoát được các khó khăn mà nó thường gặp trong những người anh em phân rẽ của chúng ta, vì việc thiếu sự trình bày thỏa đáng cho họ.

Đức Giáo Hoàng không phải là một con người bị treo lơ lửng, có thể nói như thế, giữa Thiên đàng và trái đất, và là người, do đặc sủng không thể sai lầm, thấy mình ở trên Giáo hội. Như Thánh Phaolô đã nói, caput super omnem Ecclesiam, Đầu [nhân bản và thần linh] bên trên toàn thể Giáo hội. Đức Giáo Hoàng là một purus homo [con người thuần túy] như các chi thể khác của Giáo hội, và ngài ở trong Giáo hội và trên đỉnh của Giáo hội, nhưng không ở trên Giáo hội, là người đứng đầu và là người lãnh đạo, với tư cách là đại diện của Chúa Kitô ở đây trên trái đất này, hướng dẫn Giáo hội trong cuộc lữ hành trần gian. Nhưng, nhờ chức năng của ngài là mục tử và tiến sĩ tối cao trên trái đất này, điều cần thiết là để duy trì nguyên vẹn kho tàng đức tin và khiến nó tiến triển trong việc giải thích, trong một số trường hợp nào đó, ngài có thể thiết lập một cách không thể sai lầm điều phải tin, khi ngài nói ex cathedra.

Không phải bằng cách sử dụng đặc quyền được ban cho ngôi vị của ngài như nguyên nhân chính mà ngài hành động lúc đó; mà là bằng cách sử dụng một đặc ân dành cho ngôi vị của ngài như một nguyên nhân dụng cụ, - theo như lúc ấy, dưới hành động đầu tiên và linh hứng của Thần Trí Thiên Chúa, ở trên mặt đất ngài là tiếng nói của ngôi vị Giáo hội này, một ngôi vị cùng là một ngôi vị ở trên trời và ở dưới đất, và trong tư cách Giáo Hội thiên đàng là nền tảng gần của thẩm quyền không thể sai lầm, mà với nó, trong việc giải thích dần dần dữ kiện mạc khải, ngài chỉ cho Giáo hội mặt đất điểm này hay điểm nọ điều mà trong Giáo hội này, rất nhiều người đã có khuynh hướng tin nhờ ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần.

Như thế, sự bất khả sai lầm của Đức Giáo Hoàng đã phục vụ gấp đôi ngôi vị của Giáo hội được xem xét một cách toàn diện: nó mặc cho người lãnh đạo của Giáo hội trên trái đất một thẩm quyền vốn là thẩm quyền của chính Giáo hội trong trạng thái thị kiến cuối cùng, hoặc trạng thái ân sủng đã hoàn tất; và nó thiết lập một cách minh nhiên như là một điểm của đức tin, một chân lý vốn chứa đựng một cách mặc nhiên trong kho mạc khải được ủy thác cho việc gìn giữ của Giáo hội trong trạng thái đang lữ hành, nơi mà Giáo hội tin tuy chưa thấy.

4. Tất cả những gì tôi vừa nói là nói về Đức Giáo Hoàng phán ex cathedra, tôi cũng xin nói về công đồng chung. Nó cũng có thẩm quyền tối cao và trọn vẹn {14}. Được hỗ trợ và hướng dẫn bởi Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần, nó mở rộng phạm vi không thể sai lầm của Giáo hội trên trái đất khi làm chúng ta nghe được tiếng nói của Chúa Thánh Thần ngay trong lúc, thông qua tính công cụ của hợp đoàn giám mục hợp nhất với Đức Giáo Hoàng, Giáo Hội ấy nhận được việc thông truyền sự không thể sai lầm của ngôi vị Giáo hội trong trạng thái ân sủng đã hoàn tất.

Và giáo huấn của hàng giám mục cũng không thể sai lầm khi qua huấn quyền thông thường, và dưới sự trợ giúp thông thường của Chúa Thánh Thần{15}, hàng Giám Mục truyền tải cho chúng ta tất cả kho tàng đức tin tông truyền qua các thế kỷ và một cách nhất trí. Nhân tiện, tôi cũng xin nhận xét rằng trong đức tin của dân Kitô giáo, chẳng hạn như khi họ sống nó dưới sự bảo vệ của huấn quyền thông thường, rất có thể có điểm đặc thù này hay điểm đặc thù nọ chưa được Giáo hội xác định hoặc chưa được tất cả các tiến sĩ của Giáo Hội thừa nhận. Nếu xảy ra việc Đức Giáo Hoàng, như Đức Piô XII đã làm khi công bố tín điều Mông triệu, xem xét sự gắn bó với điểm đang bàn liên quan đến đức tin bình dân, thì hoàn toàn không phải vì đức tin bình dân tự nó có giá trị của một luật đức tin; chính vì khi thực thi đặc sủng không thể sai lầm của ngài, và do đó được Chúa Thánh Thần soi sáng, Đức Giáo Hoàng đã nhìn thấy trong đó một chứng tá đức tin của Giáo Hội. Và chỉ nhờ lời tuyên bố long trọng của Đức Giáo Hoàng, và của huấn quyền phi thường của ngài, mà điểm được đề cập lúc đó mới tự áp đặt lên đức tin của tất cả mọi người.

Tuy nhiên, điều vẫn còn đáng lưu ý là nhận xét rằng đức tin bình dân đôi khi có thể đi trước các quyết định mới của huấn quyền. Há đây không phải là dấu của cảm thức đức tin hiện diện nơi dân Chúa, một dấu chỉ cho thấy sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần được ban cho Giáo hội hoàn vũ, trong tình trạng lan tỏa, cho tất cả các linh hồn, linh hồn những người đơn sơ cũng như linh hồn các tiến sĩ, những linh hồn, chỉ có Chúa mới biết, sống một đức tin sống động và không cản trở các thúc đẩy của Thiên Chúa đó sao?

Ghi chú

{13} Xem Công đồng Vatican I, Denz.-Schön., 3074: " Definimus: Romanum Pontificem, cum ex cathedra loquitur, id est, cum omnium Christianorum pastoris et doctoris munere fungens pro suprema sua Apostolica auctoritate doctrinam de fide vel moribus ab universa Ecclesia tenendam definit, per assistentiam divinam ipsi in beato Petro promissam, ea infallibilitate pollere, qua divinus Redemptor Ecclesiam suam in definienda doctrina de fide vel moribus instructam esse voluit; ideoque ejusmodi Romani Pontificis definitiones ex sese, non autem ex consensu Ecclesiae, irreformabiles esse." [ Tạm dịch: “Chúng tôi định tín: Giám mục Rôma, khi ngài phát biểu từ ngai tòa [của ngài], nghĩa là khi ngài hành động như mục tử và thầy dạy của tất cả các Kitô hữu, nhân danh thẩm quyền tông đồ tối cao của ngài, định tín tín lý đức tin hoặc luân lý phải được toàn thể Giáo hội tuân giữ, nhờ sự trợ giúp thần linh đã được hứa cho chính Thánh Phêrô, có khả năng không thể sai lầm, theo đó Đấng Cứu Chuộc thần thánh muốn Giáo hội của mình được dạy dỗ tín lý được xác định liên quan đến đức tin hoặc luân lý; và do đó, các định tín của Giám mục Rôma thuộc loại này tự chúng không thể thay đổi được, chứ không do sự đồng ý của Giáo hội”.

Tôi hoàn toàn không cho rằng những quan điểm mà tôi trình bày có chứa trong bản văn này, nhưng tôi nghĩ chúng hoàn toàn phù hợp với nó.

{14} "Cùng với người đứng đầu nó, tức Giám mục Rôma, và không bao giờ không có người đứng đầu này, phẩm trật giám mục là chủ thể của quyền lực tối cao và đầy đủ đối với Giáo hội hoàn vũ." Lumen Gentium, Ch. III, Điều 22. Xem thêm, Ch. IX, trang 77,78.

{15} "Đức tin thần linh không bị giới hạn vào những vấn đề đã được minh nhiên định tín bởi các công đồng chung, các Giám mục Rôma, hoặc Tông tòa: nhưng cũng mở rộng đến những vấn đề được đặt ra như được mạc khải một cách thần linh bởi huấn quyền thông thường của toàn thể Giáo hội phân tán khắp thế giới." Đức Piô IX, Ep. "Tuas libenter" (Denz.-Schön., 2879). Xem thêm Charles Journet, L'Église du Verbe Incarné, Cuốn I, in lần hai, tr.534.
Ở đây là một vấn đề của huấn quyền thông thường theo nghĩa hoàn toàn chặt chẽ, hoặc theo nghĩa đề xuất với chúng ta như đối tượng của đức tin "điều mà như thánh Vincent thành Léris nói, đã được tin ở mọi nơi, luôn luôn và mọi người" (x.. Journet, sđd., tr. 416), nó hàm ngụ tính phổ quát hoàn toàn, không những chỉ liên quan đến sự mở rộng trên mặt đất (tất cả các giám mục trên thế giới), mà còn liên quan đến khoảng kéo dài về thời gian (tất cả các giám mục kế vị nhau từ thời các tông đồ). Tôi dám nói rằng như thế, tính nguyên nhân dụng cụ (vì lý do này mà chính ngôi vị của Giáo hội nói qua hàng giám mục) có một ưu thế tuyệt đối so với tính nguyên nhân chính, một tính nguyên nhân mà, đàng khác, trong trường hợp huấn quyền thông thường cũng như trong cả trường hợp huấn quyền phi thường, luôn luôn can thiệp cách nào đó (ít nhất là về các nghĩa rộng của những từ ngữ mà người ta sử dụng, vốn thay đổi từ thời đại này sang thời đại khác), nhưng nếu là vấn đề huấn quyền theo theo nghĩa hẹp như ở đây, không hề thay đổi đặc tính không thể sai lầm và không thể sửa đổi của điều được chính thức dạy dỗ.

Được xem xét theo nghĩa rộng, huấn quyền thông thường có thể đồng thời bao gồm sự không thể sai lầm trong những khía cạnh nào đó và sự sai lầm trong những khía cạnh khác, nói cách khác, một sự trộn lẫn giữa tính nguyên nhân dụng cụ (trong đó chính ngôi vị của Giáo hội nói qua nó) và tính nguyên nhân chính (như thế có thể có trách nhiệm về sai sót, bất kể có thể khôn ngoan, - tôi nghĩ đến các thông điệp của Đức Giáo Hoàng, xem thêm trên, các trang 247-249).

(Mặt khác, và để không bỏ sót điều tồi tệ nhất, có thể xảy ra trường hợp một giám mục, hoặc một vài giám mục, như vào thời của Luthêrô, hoặc nhiều người, như vào thời của phái Ariô, đã phản bội một cách nặng nề huấn quyền được giao cho hàng giám mục và sa vào lạc giáo.)

Cuối cùng, huấn quyền thông thường, khi được xem xét theo nghĩa rộng hơn, không ảnh hưởng tới tín lý phổ quát về đức tin và luân lý, nhưng ảnh hưởng tới một vấn đề cụ thể và phụ thuộc, có thể sai lầm mà không rơi vào một sai lầm dù nhỏ nhất chống lại đức tin (cũng giống như lúc đó, đây có thể là trường hợp của các mệnh lệnh công đồng hoàn toàn bình thường, - thí dụ tôi nghĩ đến luật pháp thời Trung cổ liên quan đến người Do Thái, một luật pháp, theo quan điểm của não trạng thời đại và liên quan đến sự điều chỉnh thực nghiệm đối với những tình huống do lịch sử tạo ra, được trình bày với hàng giáo phẩm của thời đó như một yêu cầu khôn ngoan, nhưng tự nó, đơn thuần chỉ đơn giản là phi lý).
 
VietCatholic TV
Putin ê chề: Đối diện nguy cơ bị bắt cả lũ, Nga bỏ Kherson chạy, nổ tung các cầu để tránh truy kích
VietCatholic Media
03:14 10/11/2022


1. Lực lượng Nga cho nổ tung các cây cầu ở bờ Tây sông Dnipro trong vùng Kherson

Những kẻ xâm lược Nga đã cho nổ tung những cây cầu ở hữu ngạn hay phía Tây con sông Dnipro ở vùng Kherson.

Serhii Khlan, Phó Hội đồng Khu vực Kherson, cho biết điều này tại một cuộc họp báo tại Trung tâm Truyền thông Ukraine - Ukrinform vào sáng thứ Năm, ngày 10 tháng 11.

“Quân xâm lược không chỉ làm nổ tung các cây cầu Darivka và Tiahynka. Họ cũng cho nổ cây cầu ở lối ra từ Snihurivka về phía Kherson, cây cầu ở Novokairy và cây cầu ở Mylove. Nói cách khác, quân xâm lược Nga đang cho nổ tung hoàn toàn tất cả các cây cầu ở phần hữu ngạn của vùng Kherson,” Khlan nói.

Theo ông, những kẻ xâm lược đang chuẩn bị cho cuộc rút lui của họ và ý đồ là để làm chậm một cuộc phản công của Ukraine.

Khlan cũng báo cáo rằng quân đội Nga đã tăng cường quân số của họ ở các thị trấn Kozatske và Vesele, trên các hướng tiếp cận nhà máy thủy điện Kakhovka. Ông nói rằng có thông tin rằng những kẻ xâm lược đã củng cố các công sự ở Naddniprianske, tại ngã rẽ từ đường cao tốc Beryslav đến Snihurivka. Theo ý kiến của ông, những kẻ xâm lược đang thực hiện việc tăng cường này để bảo đảm sự rút lui của các đơn vị của họ khỏi tiền tuyến.

“Chúng ta có thể nói rằng dưới áp lực của Lực lượng vũ trang của chúng ta, quân xâm lược Nga đang chuẩn bị và làm mọi thứ có thể để nó không giống như một sự sụp đổ hoàn toàn của mặt trận, mà nó có thể giống như một cuộc rút lui có trật tự khỏi tiền tuyến”

2. Quân đội Nga chịu thiệt hại nặng tại Bakhmut và Avdiivka

Trong bản báo cáo sáng thứ Năm 10 tháng 11, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết trên các hướng Bakhmut và Avdiivka, quân Nga bị “tổn thất nghiêm trọng”, ảnh hưởng đến tinh thần của họ.

Phát ngôn nhân Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết: “Donbas vẫn là tâm điểm chính trong cuộc tấn công của kẻ thù. Các hướng Bakhmut và Avdiivka là những hướng bị tấn công nhiều nhất. Kẻ thù sử dụng tất cả các loại hệ thống pháo, súng cối và xe tăng, nhưng họ vẫn bị tổn thất đáng kể.”

Theo người phát ngôn, Nga mất hàng trăm binh sĩ mỗi ngày trên các hướng Bakhmut và Avdiivka.

“Quân Nga đang gánh chịu những tổn thất nghiêm trọng ở đó. Và điều này ảnh hưởng đến tinh thần của họ. Theo các cuộc gọi bị đánh chặn, chúng tôi biết rằng ở hướng Avdiivka, họ đã lên kế hoạch cho sự xuất hiện của các sĩ quan và huấn luyện viên từ Hạm đội Thái Bình Dương để trấn an binh lính, cải thiện tinh thần.”

Lực lượng vũ trang Ukraine đã loại khỏi vòng chiến 77,950 lính Nga tại Ukraine từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 9 tháng 11, trong đó có 780 lính chỉ tính riêng trong ngày qua. Cũng trong ngày qua 15 xe tăng và 12 thiết giáp của quân Nga đã bị phá hủy.

Tổng thiệt hại trong chiến đấu của quân Nga bao gồm 2,801 xe tăng, 5,666 xe thiết giáp, 1,802 hệ thống pháo, 393 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 205 hệ thống phòng không, 278 máy bay chiến đấu, 260 máy bay trực thăng, 1,483 máy bay không người lái, 399 hỏa tiễn hành trình, 16 tàu chiến, 4,227 xe chuyển quân và nhiên liệu, 159 đơn vị thiết bị đặc biệt..

Như đã đưa tin, khu vực Donetsk đang bị quân đội Nga pháo kích liên tục. Có rất nhiều vấn đề về nguồn điện, hệ thống sưởi và cung cấp nước trong khu vực.

Hơn 1.2 triệu người đã chạy trốn khỏi khu vực này, nơi từng có 1.67 triệu người sống vào thời điểm Nga xâm lược. Vào mùa đông tới đây, có không quá 235,000 người sẽ ở lại khu vực.

3. Các phóng viên quân sự Nga cho biết quân Putin đang rút khỏi biên giới Kherson với Mykolaiv

Các phóng viên quân sự Nga ở khu vực phía bắc của khu vực Kherson cho biết đã có một cuộc rút quân ở một số khu vực sau những gì được mô tả là “các cuộc tấn công cường tập của quân Ukraine”.

Một kênh Telegram nổi tiếng của Nga đã đưa tin “đã có một cuộc rút quân trong trật tự khỏi các vị trí”, gần thị trấn Snihurivka, thuộc vùng Mykolaiv lân cận.

Theo kênh RVVoenkor, có hơn 1 triệu người theo dõi, một cây cầu cũng đã bị nổ tung bởi lực lượng của Nga trong khu vực này hôm nay.

“Các nguồn tin từ Ukraine đã công bố một bức ảnh với việc hạ cờ tại nhà ga đường sắt Snihurivka.”

CNN đã xác định vị trí địa lý bức ảnh lá cờ trên một tòa nhà ở Snihurivka.

Kênh này cũng nói rằng người Ukraine đã tiến vào ngôi làng Kalynivske gần đó và “tiền tuyến đang dần tiến về phía Kherson.”

Một phóng viên quân sự khác của Nga, Alexander Kots, cho biết trên Telegram: “Sáng nay, sau khi thấy các lá cờ Nga đã biến mất khỏi các tòa nhà hành chính ở Kherson và nhận được một số khuyến nghị khẩn cấp về việc băng qua bờ đông, chúng tôi quyết định mang thêm hai lá cờ với chúng tôi đến phà để những người sẽ chế nhạo các biểu tượng nhà nước của chúng ta sẽ không có cơ hội.”

“Một chiếc được lấy từ cột cờ ở Hội đồng thành phố. Tôi sẽ giữ lá cờ này cho đến khi chúng ta quay lại để tôi có thể treo nó lên một lần nữa.”

Serhii Khlan, một thành viên của Hội đồng khu vực Kherson Ukraine, nói rằng các lực lượng Nga dường như đang tổ chức một cuộc rút lui chiến thuật khỏi một số thị trấn tiền tuyến và làm nổ tung các cây cầu.

“Quân xâm lược Nga không chỉ làm nổ tung cây cầu Dariivskyi và Tiahynskyi, họ còn làm nổ tung cây cầu ở lối ra từ Snihurivka về phía Kherson bên kia kênh,” Khlan nói trong một cuộc họp báo. “Họ cho nổ tung cây cầu ở Novokairy, làm nổ tung cây cầu ở Mylove.”

Ông nói: “Quân xâm lược Nga hiện đang cho nổ tung hoàn toàn tất cả các cây cầu” trong vùng Kherson bị chiếm đóng ở phía tây sông Dnipro.

Các hình ảnh và báo cáo từ các nhà tuyên truyền Nga và các nhà phân tích quân sự trên Telegram dường như chứng thực cho những tuyên bố đó.

Tại Snihurivka, Khlan nói: “Theo tôi hiểu, quân chiếm đóng đang củng cố công sự để bảo đảm việc rút các đơn vị của họ khỏi tiền tuyến. Chúng tôi có thể nói rằng dưới sự tấn công dữ dội của Lực lượng vũ trang của chúng ta, quân xâm lược Nga đang chuẩn bị và làm mọi thứ có thể để biến nó giống như một cuộc rút lui có kế hoạch khỏi tiền tuyến, chứ không phải là một thất bại tuyệt đối trên mặt trận.”

4. Quan chức do Nga cài đặt ở vùng Kherson qua đời trong một tai nạn xe hơi bí ẩn

Kirill Stremousov, phó chủ tịch của cái gọi là chính quyền dân sự - quân sự do Nga cài đặt ở vùng Kherson, đã chết trong một vụ tai nạn xe hơi, các hãng thông tấn nhà nước Nga đưa tin

Theo truyền thông địa phương, vụ tai nạn xảy ra gần Henichesk, thuộc vùng Kherson.

Stremousov, trước đây là một blogger chống vắc-xin và hoạt động ngoài lề chính trị, đã nổi lên như một trong những gương mặt công khai nổi bật nhất về việc Nga chiếm đóng Ukraine, thường xuyên sử dụng mạng xã hội để ghi lại các video chống đối Ukraine.

Cái chết của Stremousov xảy ra khi Ukraine đang phát động một cuộc tấn công mới để chiếm lại thành phố trọng điểm Kherson

Trong một video phát biểu vào cuối ngày thứ Ba, Stremousov nói rằng các lực lượng Ukraine đã giành được chỗ đứng ở rìa phía bắc của Snihurivka, một thị trấn miền nam Ukraine nằm trên đường cao tốc cách Kherson 31 km về phía bắc.

5. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy thành lập bốn cơ quan hành chính quân sự trong các vùng vừa được giải phóng ở Kherson

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy vừa ký sắc lệnh thành lập 4 cơ quan hành chính quân sự ở khu vực Kherson.

Theo Luật của Ukraine “liên quan đến chế độ pháp lý trong thời kỳ thiết quân luật”, tổng thống Zelenskiy đã ra lệnh thành lập chính quyền quân sự thị trấn Dolmativka ở quận Skadovsk của vùng Kherson, chính quyền quân sự thành phố Hola Prystan ở quận Skadovsk của vùng Kherson, cơ quan quản lý quân sự thành phố Kakhovka ở huyện Kakhovka của vùng Kherson, và cơ quan quản lý quân sự thị trấn Khrestivka ở huyện Kakhovka của vùng Kherson.

Theo tài liệu, tổng thống đã chỉ thị cho Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine và Cơ quan quản lý nhà nước khu vực Kherson, thực hiện các biện pháp liên quan đến việc hình thành các cơ quan hành chính quân sự phù hợp với Luật của Ukraine “liên quan đến chế độ pháp lý trong thời kỳ thiết quân luật”

6. Triều Tiên phủ nhận gửi vũ khí cho Nga

Triều Tiên hôm thứ Ba bác bỏ các cáo buộc cho rằng họ có những giao dịch vũ khí cho Nga sau cáo buộc của Mỹ rằng Bình Nhưỡng đang bí mật cung cấp vũ khí cho Mạc Tư Khoa để sử dụng trong cuộc chiến Ukraine.

Tuyên bố của Phó Giám đốc phụ trách đối ngoại quân sự của Bộ Quốc phòng Triều Tiên do Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên công bố nói rằng: Hoa Kỳ đang cố gắng “làm hoen ố hình ảnh” của Triều Tiên “trên trường quốc tế”,

“Chúng tôi chưa bao giờ có 'giao dịch vũ khí' với Nga... chúng tôi không có kế hoạch làm như vậy trong tương lai”, tuyên bố cho biết.

Một số thông tin cơ bản: Tuần trước, tình báo Mỹ được giải mật cho biết Triều Tiên đang bí mật cung cấp cho Nga một số lượng đáng kể đạn pháo để sử dụng ở Ukraine và đang cố gắng che giấu các lô hàng bằng cách làm cho nó có vẻ như là đạn dược được gửi đến các nước ở miền Trung Đông hoặc Bắc Phi.

Các quan chức Mỹ tin rằng các lô hàng được cho là lén lút của Triều Tiên - cùng với máy bay không người lái và các loại vũ khí khác mà Nga mua được từ Iran - là bằng chứng nữa cho thấy ngay cả kho vũ khí pháo thông thường của Mạc Tư Khoa cũng đã cạn kiệt trong 8 tháng tham chiến.

Tháng 9 vừa qua, đã có một tuyên bố của Mỹ cho rằng Triều Tiên dự định cung cấp vũ khí cho Nga bao gồm hỏa tiễn và đạn pháo. Lần đó, Bình Nhưỡng cũng đã nhanh chóng phủ nhận.

7. Liên Hiệp Âu Châu tăng cường viện trợ tài chính cho Ukraine

Ủy ban Âu Châu hôm thứ Tư đã đề xuất một gói hỗ trợ mới cho Ukraine lên tới 18 tỷ euro cho năm 2023.

Nếu đề xuất được chấp thuận, hỗ trợ sẽ được cung cấp trong “các khoản vay ưu đãi cao” theo từng đợt thường xuyên, trung bình 1.5 tỷ euro mỗi tháng.

Ủy ban Âu Châu cho biết hỗ trợ sẽ “giúp trang trải một phần đáng kể nhu cầu tài trợ ngắn hạn của Ukraine cho năm 2023, bao gồm việc góp phần duy trì các dịch vụ công thiết yếu và khôi phục cơ sở hạ tầng quan trọng.

8. Người đứng đầu NATO nói rằng việc Nga rút Kherson một phần cho thấy sự ủng hộ đối với Ukraine đang phát huy tác dụng

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói với các phóng viên hôm thứ Tư rằng việc Nga rút một phần quân khỏi Kherson cho thấy sự hỗ trợ của liên minh quân sự dành cho Ukraine là thành công.

“Nó thể hiện lòng dũng cảm, sự quyết tâm, kiên cường của Các lực lượng vũ trang Ukraine và cũng là tầm quan trọng của sự hỗ trợ liên tục”.

Ông nói thêm: “ Sự kết hợp giữa huấn luyện các lực lượng Ukraine với trang thiết bị tiên tiến và lòng dũng cảm của các lực lượng Ukraine đang giúp họ có thể đạt được nhiều lợi ích và giải phóng lãnh thổ như chúng ta đang thấy xung quanh Kherson.

Bình luận của ông được đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu trước đó hôm thứ Tư ra lệnh rút các lực lượng Nga khỏi bờ tây sông Dnipro ở khu vực Kherson. Các lực lượng Ukraine đang tiến về thành phố Kherson từ hai hướng.

Hôm thứ Ba, Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách Chính sách Colin Kahl của Ngũ Giác Đài nói rằng Nga đã phải hứng chịu “hàng chục nghìn thương vong” kể từ khi cuộc chiến bắt đầu vào tháng Hai.

Tổng Thư Ký Stoltenberg nói:

“Chúng tôi có cùng phân tích rằng Nga đã tổn thất rất nhiều và họ thực sự đã mất khoảng 80% lực lượng trên bộ tại Ukraine. Họ đã chịu tổn thất nặng nề, không chỉ về nhân sự mà còn về trang thiết bị và các loại đạn cao cấp hơn. Điều này cho thấy một lần nữa những lợi ích mà người Ukraine đã có thể đạt được với sự hỗ trợ của các đồng minh và đối tác NATO.”

Tuy nhiên, người đứng đầu NATO cảnh báo rằng không nên đánh giá thấp Điện Cẩm Linh.

“Nga vẫn có rất nhiều khả năng quân sự. Chúng tôi đã chứng kiến các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn, các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái, nhằm vào các thành phố và cơ sở hạ tầng và nhà máy điện quan trọng của Ukraine. Do đó, chiến tranh vẫn chưa kết thúc và chúng ta không nên đánh giá thấp sự tàn bạo của các lực lượng vũ trang Nga.”

9. Cư dân Kyiv bày tỏ sự hoài nghi đối với bất kỳ cuộc đàm phán nào với Nga

Nhiều cư dân của thủ đô Ukraine cho biết ý tưởng về một cuộc đàm phán kết thúc cuộc xâm lược của Nga chỉ có thể thực hiện được khi Nga rút khỏi lãnh thổ Ukraine.

Các quan chức cấp cao của Mỹ trong những tuần gần đây đã thúc giục Ukraine phát đi tín hiệu rằng họ vẫn bỏ ngõ cho các cuộc thảo luận ngoại giao với Nga, trong bối cảnh lo ngại rằng sự ủng hộ của công chúng đối với nỗ lực chiến tranh của nước này có thể suy yếu mà không có hồi kết và không bên nào sẵn sàng bắt đầu hòa bình. Các nguồn tin quen thuộc với các cuộc thảo luận nói với CNN.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã bác bỏ các cuộc đàm phán với Nga chừng nào Tổng thống Vladimir Putin còn đương nhiệm. Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov hôm thứ Hai cho biết Nga “bỏ ngỏ” khả năng đàm phán với Ukraine, nhưng thời điểm đó không thích hợp cho các cuộc đàm phán.

CNN đã đến các đường phố của Kyiv hôm thứ Ba để hiểu được sự cởi mở của người dân trong việc đàm phán với Nga.

Daryna Chupat là một sinh viên 20 tuổi nói rằng tâm trạng ở Ukraine là “chiến thắng hoặc cái chết”.

Anh nói với CNN: “Chúng tôi phải quay trở lại biên giới của mình, hoặc ít nhất là cố gắng làm như vậy. Có ý kiến cho rằng Ukraine sẽ thắng 100% chỉ khi Nga thất thủ. Đó có vẻ là một ý tưởng tuyệt vời đối với tôi bởi vì bất kỳ thỏa thuận nào với Nga đều không có gì khác ngoài những lời nói suông. Bất kỳ bảo đảm nào của họ không thực sự là bảo đảm.”

Zoya Popova, 70 tuổi, đã nghỉ hưu, cho biết bà đồng ý với Zelenskiy rằng kết quả duy nhất có thể chấp nhận được là quân Nga phải rút toàn bộ.

Bà nói: “Chúng tôi không thể nói chuyện với họ, vì tổn thất của Ukraine là rất lớn. Chúng tôi thậm chí chưa thể thống kê được những tổn thất này, và chúng tôi sẽ không thể làm được điều này cho đến khi toàn bộ lãnh thổ Ukraine được giải phóng.”

“Sau tất cả những lần ngừng hoạt động, một phiên tòa ở The Hague phải diễn ra. Sau đó, chúng ta có thể thảo luận về bất kỳ loại hòa bình nào,” bà nói.

Valentyna Polischuk, một nữ nhân viên bán hàng 53 tuổi, cho biết “tất cả các cách để đạt được hòa bình đều tốt, bao gồm cả đàm phán, nhưng họ nên tính đến các yêu cầu của chúng tôi”.

Bà nói rằng mặc dù Crimea là một “vấn đề phức tạp”, các khu vực Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia và Kherson do Nga tuyên bố chủ quyền “là của chúng tôi.”

“Nếu các điều kiện của chúng tôi được chấp nhận, nếu người Nga ra đi, chiến tranh sẽ kết thúc”

“Ukraine nên nói chuyện với Nga, nhưng nếu các cuộc đàm phán không thành công, chúng tôi phải yêu cầu sự hỗ trợ từ các đồng minh của mình, tự bảo vệ mình và đẩy họ ra khỏi đây.”

Vlad, một thanh niên 31 tuổi, người chỉ cung cấp tên của mình vì anh ấy đang phục vụ trong quân đội cho biết “cách duy nhất” để các cuộc đàm phán bắt đầu là “khi chúng ta giành lại được tất cả các biên giới của mình.”

Các cuộc đàm phán, ngay bây giờ, là không thể, “bởi vì thái độ của họ đối với chúng tôi không phải là thái độ con người đối xử với con người.”

“Làm sao chúng ta có thể thương lượng với họ nếu trong vài năm nữa, họ có thể gây chiến chống lại chúng ta một lần nữa? Điều chúng ta nên thảo luận với họ không phải là chiến tranh, mà là thực tế là chúng ta sẽ không trao lãnh thổ của mình trong bất kỳ điều kiện nào.”

“Những cuộc đàm phán này chỉ có thể được tiến hành sau khi chúng tôi lấy lại biên giới như năm 1991, bao gồm Crimea và tất cả Donetsk và Luhansk. Các loại đàm phán khác với họ không có ý nghĩa gì, bởi vì điều duy nhất mà Nga muốn là khôi phục Liên bang Xô viết.”
 
Nga gọi nhập ngũ một tín hữu Chính Thống đã qua đời. Trường hợp gây bối rối cho GH của Hồng Y Pháp
VietCatholic Media
05:14 10/11/2022


1. Các quan chức Nga gọi nhập ngũ một tín hữu Chính Thống Giáo đã qua đời

Theo một báo cáo của trang web tin tức địa phương Fontanka, Cha sở Bogdan Soiko của Nhà Thờ Thánh Nicolas tại St. Peterburg và cha mẹ của thủy thủ Mikhail đã hết sức ngạc nhiên khi trung tâm tuyển mộ nhập ngũ buộc anh ta phải trình diện nhập ngũ nếu không anh ta phải đối diện với việc bị truy tố và lãnh án tù.

Mikhail trước đây là một đầu bếp phục vụ trong nhà thờ chính tòa Thánh Nicolas và đã bị gọi nhập ngũ, phục vụ trên tàu tuần dương Moskva. Ngày 14 tháng Tư vừa qua, con tầu đã bị đánh chìm và thủy thủ Mikhail được tường trình đã mất tích.

Gia đình và giáo xứ không hy vọng anh ta sống sót, và họ đã thường xuyên cử hành các thánh lễ cầu nguyện cho linh hồn anh ta.

Đầu tháng 11 vừa qua, một trung tâm tuyển mộ nhập ngũ ở St. Petersburg đã đưa ra thông báo cho Mikhail.

“Bạn có thể bị truy tố nếu bạn không xuất hiện tại thời gian và địa điểm đã chỉ định mà không có lý do chính đáng,” lệnh gọi nhập ngũ viết.

Lệnh động viên do Putin đưa ra vào ngày 21 tháng 9 là lệnh động viên đầu tiên của Nga kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Biến cố này đã gây ra sự hỗn loạn và tức giận trên khắp đất nước, khi có tin tức cho biết chính quyền địa phương đang gửi lệnh động viên cho những người Nga đã chết hoặc những người có tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.

Đã có báo cáo về ít nhất hai người đàn ông mù ở Nga được kêu gọi tham gia chiến đấu ở Ukraine, cũng như báo cáo về một người đàn ông 63 tuổi mắc bệnh tiểu đường và chấn thương não nặng.

Fontanka cho biết gia đình Mikhail đã mất liên lạc với anh kể từ tối 13 tháng Tư, là ngày Ukraine bắn hai hỏa tiễn hành trình Neptune vào tàu tuần dương hạm có thủy thủ đoàn khoảng 500 người, khiến con tàu chìm sau vụ hỏa hoạn.

Chính quyền địa phương ở St Petersburg nói rằng lệnh gọi Mikhail nhập ngũ có lẽ là một “sai lầm” gây ra bởi số lượng lớn lệnh gọi nhập ngũ được gửi kể từ khi bắt đầu lệnh động viên vào tháng Chín. Mikhail Kalinin, phát ngôn nhân của chính quyền khu vực cho biết: “Nếu sự thật về sai lầm được xác nhận, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để tạ lỗi với người thân của anh ta”.

Hiện vẫn chưa rõ số lượng chính xác các thủy thủ thiệt mạng trong vụ chìm tàu Moskva. Bộ Quốc phòng Nga hồi tháng 4 cho biết một nhân viên phục vụ đã chết và 27 thành viên thủy thủ đoàn khác mất tích sau những gì Mạc Tư Khoa cho là một vụ nổ đạn dược do hỏa hoạn trên tàu gây ra. Các phương tiện truyền thông độc lập của Nga đã đưa tin rằng số lượng binh sĩ mất tích cao hơn rất nhiều.

Tháng trước, một tòa án ở Crimea do Nga sáp nhập đã thừa nhận cái chết của 17 thủy thủ mất tích, chủ yếu là lính nghĩa vụ trẻ tuổi, sau khi gia đình họ ra tòa yêu cầu câu trả lời.

Vào ngày 14 tháng 10 năm 2022, Putin tuyên bố rằng việc huy động một phần sẽ hoàn thành “trong khoảng hai tuần”. Vào ngày 28 tháng 10, Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu nói với Putin rằng việc điều động đã hoàn thành. Vào ngày 31 tháng 10, Bộ Quốc phòng Nga đưa ra tuyên bố thứ hai liên quan đến việc hoàn thành việc huy động, trong đó báo cáo rằng các lệnh gọi nhập ngũ không còn được đưa ra nữa. Vào ngày 31 tháng 10 năm 2022, Putin thông báo rằng việc huy động “chắc chắn” đã hoàn thành. Vào ngày 1 tháng 11 năm 2022, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhắc lại rằng việc huy động đã hoàn tất.

Thực tế là gia đình của đầu bếp xấu số Mikhail nhận được lệnh gọi nhập ngũ vào ngày 4 tháng 11, ba ngày sau thông báo việc huy động đã hoàn tất.
Source:The Guardian

2. Đức Tổng Giám Mục Ukraine nói với Đức Giáo Hoàng rằng Nga muốn tiêu diệt chứ không phải đàm phán

Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp tục kêu gọi các nhà lãnh đạo Nga và Ukraine đàm phán để chấm dứt chiến tranh, nhưng người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Ukraine nói với ngài rằng Nga chỉ muốn hủy diệt Ukraine.

Đức Tổng Giám Mục Ukraine Sviatoslav Shevchuk của Kyiv-Halych đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 7 tháng 11 tại Vatican, đây là lần đầu tiên hai người gặp mặt trực tiếp kể từ khi Nga bắt đầu chiến tranh vào cuối tháng Hai, mặc dù hai vị đã nói chuyện qua điện thoại nhiều lần.

Đức Tổng Giám Mục Shevchuk đã trao cho Đức Giáo Hoàng “một mảnh vỡ của một quả mìn Nga đã phá hủy mặt tiền của nhà thờ Công Giáo Ukraine ở thị trấn Irpin, gần Kyiv, vào tháng Ba,” văn phòng Đức Tổng Giám Mục cho biết. “Đó là một món quà rất mang tính biểu tượng, không chỉ vì Irpin là một trong những 'thị trấn tử vì đạo' đầu tiên bị ảnh hưởng bởi cuộc xâm lược của Nga chống lại Ukraine, mà còn vì những mảnh mìn tương tự được lấy ra từ thi thể của binh lính, dân thường và trẻ em Ukraine, là một dấu chỉ hữu hình của sự tàn phá và chết chóc mà chiến tranh mang lại mỗi ngày. “

Trở về Vatican từ Bahrain vào ngày 6 tháng 11, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với các phóng viên đi cùng ngài rằng Vatican “thường xuyên chú ý” đến những gì đang xảy ra ở Ukraine và rằng Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh tiếp tục làm những gì có thể và đã làm việc ở hậu trường để giúp sắp xếp trao đổi tù nhân.

Đức Giáo Hoàng cũng nói với các phóng viên rằng ngài nghĩ sự tàn khốc của các cuộc tấn công vào Ukraine và dân thường của quốc gia này là do những người lính đánh thuê, không phải người Nga, những người là “một dân tộc vĩ đại” và có một “chủ nghĩa nhân đạo” mạnh mẽ. Thực ra, những người lính đánh thuê cũng chủ yếu là người Nga và các cuộc pháo kích nhắm vào các cơ sở hạ tầng và dân thường Ukraine là do các tướng lĩnh Nga quyết định. Tất cả những điều này vượt quá xa thẩm quyềb của những người lính đánh thuê.

Gặp Đức Tổng Giám Mục Shevchuk vào ngày hôm sau, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại cam kết của Tòa Thánh trong việc chấm dứt chiến sự và tìm cách đạt được “một nền hòa bình công bằng”, văn phòng tổng giám mục cho biết.

“Cuộc chiến ở Ukraine là một cuộc chiến thuộc địa, và những đề xuất hòa bình đến từ Nga là những đề xuất nhằm bình định thuộc địa”, Đức Tổng Giám Mục nói với Đức Giáo Hoàng. Những đề xuất này liên quan đến việc phủ nhận sự tồn tại của người dân Ukraine, lịch sử, văn hóa của họ và thậm chí cả Giáo hội. Đó là sự phủ nhận chính quyền tồn tại của nhà nước Ukraine, được cộng đồng quốc tế công nhận chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”.

Bất kể có các khác biệt sâu sắc về quan điểm, Đức Tổng Giám Mục cảm ơn Đức Giáo Hoàng vì tất cả những lời cầu nguyện và nỗ lực của ngài “để ngăn chặn chiến tranh và đạt đến hòa bình, giải phóng con tin và tù nhân và tổ chức sự đoàn kết toàn cầu của Giáo Hội Công Giáo thay mặt cho những người dân Ukraine đang đau khổ”, tuyên bố cho biết.
Source:Sunday Visitor

3. Hồng Y người Pháp nói rằng ngài đã lạm dụng một bé gái 14 tuổi 35 năm trước

Hồng Y Jean-Pierre Ricard, một trong những giáo sĩ cấp cao nhất của Giáo Hội Công Giáo của Pháp, hôm thứ Hai cho biết ngài đã lạm dụng một bé gái 14 tuổi cách đây 35 năm và đang rút lui khỏi các chức vụ tôn giáo của mình.

Hồng Y Ricard cho biết: “Ba mươi lăm năm trước, khi tôi còn là một linh mục, tôi đã cư xử một cách đáng trách với một cô gái trẻ 14 tuổi.”

“Hành vi của tôi chắc chắn đã gây ra hậu quả nghiêm trọng và lâu dài cho người này,” ngài nói.

Hồng Y Ricard, 78 tuổi, từng là tổng giám mục của Bordeaux, miền tây nam nước Pháp, cho đến khi ngài thôi giữ chức vụ đó vào năm 2019 để phục vụ tại giáo phận quê nhà Dignes-les-Bains, ở miền nam đất nước. Trong những năm 1980, ngài là một linh mục trong tổng giáo phận Marseille.

Thông báo được đưa ra hôm thứ Hai tại một cuộc họp báo của chủ tịch hội đồng giám mục Pháp, Đức Tổng Giám Mục Éric de Moulins-Beaufort.

Đức Cha Moulins-Beaufort cho biết tổng cộng 11 giám mục và cựu giám mục, bao gồm cả Hồng Y Ricard, đã bị tấn công bởi các cáo buộc liên quan đến lạm dụng tình dục trong các trường hợp đa dạng do cơ quan tư pháp hoặc Giáo Hội Pháp điều tra.

Hồng Y Ricard cho biết ngài đã nói chuyện với nạn nhân và xin cô tha thứ, nhưng không nói rõ là khi nào. Vị Hồng Y nói rằng ngài cũng đang cầu xin sự tha thứ “cho tất cả những người tôi đã làm tổn thương” thông qua tuyên bố của mình.


Source:AP
 
Ngày đầu rút lui: Hai Trung Đoàn Nga tan nát trên đường tháo chạy. Ukraine tái chiếm 12 thị trấn
VietCatholic Media
15:45 10/11/2022


1. Hai Trung Đoàn Nga tử trận trên đường rút lui vì thói ngạo mạn của chính quyền Nga

Các mạng xã hội của Nga đã lên án quân Ukraine tấn công tàn bạo vào quân Nga đang bỏ chạy khỏi Kherson khiến Trung Đoàn 70 và Trung Đoàn 291 của Sư Đoàn 42 Súng Trường Cơ Giới gần như bị xoá sổ. Theo các blogger quân sự Nga, Trung Đoàn 70 gồm đa số là quân Chechnya. Ramzan Kadyrov, lãnh đạo Chechnya ủng hộ Điện Cẩm Linh nồng nhiệt đến mức đã đưa đứa con trai mới 14 tuổi tham gia vào Trung Đoàn 70 này. Ngày 1 tháng Tư, Trung Đoàn 70 đã từng bị Lực Lượng Đặc Biệt của quân Ukraine chận đánh; và Kadyrov phải đưa thêm 3 tiểu đoàn từ Chechnya đến bổ sung thay thế các binh sĩ tử trận.

Serhiy Khlan, một thành viên của Hội đồng Khu vực Kherson, tường trình rằng sáng ngày thứ Năm người Nga đang di chuyển thiết bị của họ đến tả ngạn sông Dnipro, thì bị Lực lượng vũ trang Ukraine tấn công. Chỉ trong cuộc tấn công này Nga đã mất hơn 500 binh sĩ, cùng với 3 xe tăng, 16 xe thiết giáp, và 15 xe chở quân.

Trên các mạng xã hội, người Nga ta thán rằng quân Ukraine đã không tôn trọng “hành lang xanh” khi quân Nga rút quân khỏi Kherson. Khi được hỏi về vấn đề này trong cuộc họp báo tại Trung Tâm Báo Chí Kyiv vào chiều thứ Năm 10 tháng 11, Chuẩn tướng Oleksiy Hromov, Phó cục trưởng Cục Tác chiến của Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết:

“Phía Nga có hỏi các nhà lãnh đạo Ukraine không? Không có. Họ có hỏi lãnh đạo Bộ Tổng tham mưu không? Không có. Họ có hỏi chỉ huy các lực lượng vũ trang trong khu vực Kherson không? Không có.”

Với những tổn thất này, quân Nga đã mất thêm 740 binh sĩ chỉ trong ngày thứ Năm 10 tháng 11, cùng với 3 xe tăng và 16 xe thiết giáp. Tổng thiệt hại trong chiến đấu của quân Nga từ đầu cuộc xâm lược đến hết ngày 10 tháng 11 bao gồm 2,804 xe tăng, 5,682 xe thiết giáp, 1,805 hệ thống pháo, 393 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 205 hệ thống phòng không, 278 máy bay chiến đấu, 260 máy bay trực thăng, 1,483 máy bay không người lái, 399 hỏa tiễn hành trình, 16 tàu chiến, 4,242 xe chuyển quân và nhiên liệu, 159 đơn vị thiết bị đặc biệt.

2. Ngũ Giác Đài nhận định: Quân đội Nga có thể không phục hồi sau cuộc chiến Ukraine: Putin đã mất NỬA xe tăng của mình và sẽ rất khó xây dựng lại

Ngũ Giác Đài cho biết quân đội Nga có thể sẽ không bao giờ hồi phục sau những thiệt hại mà họ đã phải gánh chịu ở Ukraine.

Colin Kahl, Thứ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, tiết lộ một nửa số xe tăng của Vladimir Putin đã bị phá hủy và hầu hết các hỏa tiễn chính xác của Putin đã được sử dụng hết kể từ khi ông ta ra lệnh tấn công cách đây hơn tám tháng.

Kahl nói thêm, các lệnh trừng phạt có nghĩa là sẽ rất khó để Mạc Tư Khoa có thể tái thiết lực lượng của mình trở lại sức mạnh trước chiến tranh, chưa kể đến 'hàng chục nghìn thương vong' phải gánh chịu kể từ ngày 24 tháng 2.

“Putin đã tham gia cuộc chiến này để cố gắng tiêu diệt Ukraine với tư cách là một quốc gia dân chủ độc lập, có chủ quyền. Ông ta đã thất bại, và điều đó sẽ không thay đổi”.

'Một Ukraine có chủ quyền, độc lập, dân chủ sẽ trường tồn.'

Hiện chưa rõ quy mô thiệt hại thực sự của Nga ở Ukraine, nhưng được cho là khá cao.

Mạc Tư Khoa tuyên bố đã mất khoảng 6,000 quân, nhưng với việc Putin huy động đến 300.000 quân dự bị để bịt các lỗ hổng trong tuyến đầu của mình, con số 6,000 chắc chắn là quá xa sự thật.

Ngũ Giác Đài cho biết hồi tháng 7 rằng 75,000 người đã thiệt mạng và bị thương nhưng không cập nhật con số đó kể từ đó.

James Heappey, Bộ trưởng Lực lượng vũ trang Anh, cho biết vào cuối tháng 9 một con số giống như Hoa Kỳ.

Ukraine, quốc gia kiểm đếm hàng ngày, ước tính rằng gần 78,000 người đã thiệt mạng - mặc dù không đưa ra con số binh sĩ Nga bị thương.

Kyiv cũng tuyên bố Nga đã mất 2,801 xe tăng, 5,666 xe thiết giáp, 1,802 hệ thống pháo, 393 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 205 hệ thống phòng không, 278 máy bay chiến đấu, 260 máy bay trực thăng, 1,483 máy bay không người lái, 399 hỏa tiễn hành trình, 16 tàu chiến, 4,227 xe chuyển quân và nhiên liệu, 159 đơn vị thiết bị đặc biệt..

3. Zaluzhny: Lực lượng vũ trang Ukraine đã kiểm soát 12 khu định cư gần Kherson vào ngày 9 tháng 11

Có những nỗ lực khổng lồ của Lực lượng vũ trang Ukraine đằng sau mọi cái gọi là “cử chỉ thiện chí” của Nga. Chỉ trong ngày qua, quân đội Ukraine đã giành quyền kiểm soát 12 khu định cư gần Kherson.

Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Ukraine Valeriy Zaluzhny cho biết “cũng như khi kẻ thù rút khỏi các vùng Kyiv, Kharkiv và đảo Rắn, việc rút lui khỏi Kherson là kết quả của các hành động tích cực của chúng tôi, chẳng có cử chỉ thiện chí nào ở đây hết cả.”

Tổng tư lệnh nhấn mạnh rằng ở Kherson, Lực lượng Phòng vệ Ukraine đã phá hủy các tuyến đường hậu cần và hệ thống hỗ trợ, phá vỡ hệ thống chỉ huy quân sự của Nga, khiến kẻ thù không còn lựa chọn nào khác là bỏ chạy nếu không muốn đầu hàng hay bị bắt sống hàng loạt.

Như Zaluzhny đã lưu ý, hiện tại “chúng tôi không xác nhận cũng không phủ nhận thông tin về cái gọi là rút quân chiếm đóng của Nga khỏi Kherson. Chúng tôi tiếp tục hoạt động tấn công theo đúng kế hoạch của mình, bất kể người Nga nói gì”.

Ông nói thêm rằng “cuộc tiến công của quân ta vào chiều sâu phòng ngự của kẻ thù lên đến 36,5 km, tổng diện tích lãnh thổ tái chiếm đạt 1.381 km vuông, quyền kiểm soát hơn 41 khu định cư đã được khôi phục trên hướng Kherson kể từ ngày 1 tháng 10.

Trong ngày qua, trên hướng Petropavlivka-Novoraysk, các đơn vị của Lực lượng Phòng vệ đã tiến sâu 7 km, giành quyền kiểm soát sáu khu định cư, khôi phục quyền kiểm soát của Ukraine trên 117 km vuông lãnh thổ. “Theo hướng Pervomayske-Kherson, chúng tôi đã tiến 7 km, kiểm soát sáu khu định cư, diện tích đất được giải phóng là 157 km vuông,” Zaluzhny lưu ý.

4. Biden nói việc Kherson rút lui cho thấy quân đội Nga có 'vấn đề thực sự'

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Tư cho biết việc Nga rút quân khỏi Kherson là “bằng chứng” cho thấy quân đội nước này có “vấn đề thực sự”.

Trong cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc khi các phiếu bầu cử giữa nhiệm kỳ vẫn đang được kiểm, Biden đã đề cập đến quyết định của Mạc Tư Khoa về việc bỏ chạy khỏi thành phố Kherson quan trọng của Ukraine.

“Trước hết, tôi thấy thật thú vị khi họ đợi đến sau cuộc bầu cử để đưa ra quyết định đó, điều mà chúng tôi biết rằng họ sẽ phải làm vào một lúc nào đó,” Biden nói. “Và đó là bằng chứng cho thấy quân đội Nga có một số vấn đề thực sự.”

Ông nói thêm: “Vẫn còn phải xem liệu họ sẽ đưa ra những quyết định nào khác nhằm đạt được một thỏa thuận ngừng bắn hay không trong bối cảnh Nga có lẽ đã hết hy vọng trong cuộc xâm lược này”.

Biden - người sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới ở Indonesia - cho biết ông và các nhà lãnh đạo thế giới khác sẽ “có cơ hội để xem các bước tiếp theo có thể là gì”.

5. Bản tin tình báo Bộ Quốc Phòng Anh.

Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh nhận định như sau

Ngày 09 tháng 11 năm 2022, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoygu đã ra lệnh rút các lực lượng Nga khỏi bờ Tây sông Dnipro ở Kherson, miền nam Ukraine.

Tướng Sergei Surovikin, chỉ huy lực lượng Nga tại Ukraine, xác nhận họ sẽ rút về các vị trí phòng thủ dọc sông Dnipro, viện dẫn những vấn đề liên quan đến việc tái cung cấp như là lý do chính dẫn đến quyết định này.

Khả năng duy trì lực lượng của Nga ở bờ Tây sông Dnipro đã bị áp lực bởi các cuộc tấn công của Ukraine vào các tuyến đường tiếp tế của Nga.

Khi rút lui, các lực lượng Nga đã phá hủy nhiều cây cầu và có khả năng đặt mìn để làm chậm và trì hoãn đà tiến của các lực lượng Ukraine. Việc mất bờ tây Kherson có thể sẽ ngăn cản Nga đạt được nguyện vọng chiến lược là thiết lập một cây cầu trên bộ tiếp cận Odesa.

Với các điểm vượt sông hạn chế, các lực lượng Nga sẽ dễ bị tổn thương khi vượt sông Dnipro. Nhiều khả năng cuộc rút quân sẽ diễn ra trong vài ngày với các vị trí phòng thủ và các trận địa pháo bao trùm các lực lượng rút quân.

6. Jens Stoltenberg nói rằng Vladimir Putin đã mắc “một số sai lầm lớn” khi xâm lược, bao gồm đánh giá thấp khả năng của NATO trong việc hỗ trợ Ukraine.

“Tổng thống Putin đã mắc một số sai lầm lớn khi xâm lược Ukraine, đặc biệt là những sai lầm chiến lược”, người đứng đầu NATO nói với truyền thông bên ngoài số 10 Phố Downing trong chuyến thăm tới Vương quốc Anh.

“Một là đánh giá thấp người Ukraine - lòng dũng cảm của họ, cam kết chiến đấu và bảo vệ đất nước của họ.”

“Một sai lầm khác mà ông ấy mắc phải là đánh giá thấp các đồng minh, đối tác của NATO, trong khả năng hỗ trợ Ukraine”.

“Những gì chúng ta thấy là các đồng minh và đối tác của NATO đã cung cấp sự hỗ trợ chưa từng có cho Ukraine. Và những gì chúng ta thấy khi các bạn xem các cuộc thăm dò dư luận, các thông điệp chính trị từ các quốc gia đồng minh Nato khác nhau, đó là chúng tôi sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ bất kể cuộc chiến kéo dài bao lâu.”

Ông cho biết “luôn có một số tiếng nói có quan điểm khác”, nhưng “thông điệp rõ ràng” từ đa số là “chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine”.

7. Các nhà hoạt động chống Nga và các chính trị gia cũ của Mạc Tư Khoa tập trung tại Ba Lan để thảo luận về việc loại bỏ Vladimir khỏi quyền lực

Các nhà hoạt động chống Nga và các cựu chính trị gia Mạc Tư Khoa đã tụ tập tại Ba Lan để thảo luận về việc lật đổ Vladimir Putin và 'loại bỏ' nhà lãnh đạo Điện Cẩm Linh.

Nhóm đã gặp nhau ở Jablonna gần Warsaw vào cuối tuần qua, nói rằng một cuộc cách mạng và nội chiến là cách duy nhất để loại bỏ Putin khỏi quyền lực, với một số ý kiến cho rằng nhà lãnh đạo Điện Cẩm Linh 'nên bị giết đi'.

Các nhà hoạt động khác, chẳng hạn như luật sư Alexei Baranovsky, nói rằng những người trung thành với Putin trong suốt cuộc chiến Ukraine cũng nên bị giết, theo tờ báo Ba Lan Gazeta Wyborcza đưa tin.

Cựu chính trị gia Nga Viacheslav Maltsev đã chỉ ra cách một cuộc cách mạng có thể xảy ra khi một số đối thủ của Putin cho rằng nến có một cuộc 'chiến đấu du kích' nhằm kết thúc cuộc chiến ở Ukraine, nơi đã chứng kiến khoảng 100,000 binh sĩ Nga thiệt mạng.

Maltsev, người đã chạy trốn khỏi Nga sau khi Điện Cẩm Linh cáo buộc ông là một 'kẻ cực đoan' vì chống lại chính phủ, cho biết: 'Mục tiêu chính là loại bỏ Putin về mặt thể lý', ông nói trong cuộc họp.

Maltsev nói thêm rằng vụ ám sát Putin sẽ dẫn đến một cuộc nội chiến, nhưng nó sẽ 'không đẫm máu như cuộc chiến ở Ukraine'.

Một cựu chính trị gia khác, không được nêu tên, nói: 'Cuộc chiến chống lại bọn khủng bố đòi hỏi những phương pháp khủng bố.'

Tuy nhiên, một số cựu chính trị gia Nga và các nhà hoạt động chống Điện Cẩm Linh đã phản đối kế hoạch giết Putin, thay vào đó họ nói rằng nhà lãnh đạo Nga nên được 'giao cho tòa án quốc tế' để xét xử tội ác chiến tranh ở Ukraine.

8. Putin phải từ bỏ Kherson là một trong những thất bại đáng xấu hổ nhất của ông ta

Chiều thứ Tư 9 tháng 11 theo giờ địa phương Mạc Tư Khoa, trong một cuộc họp được truyền hình trực tiếp với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, chỉ huy lực lượng Nga tại khu vực Kherson, Đại Tướng Sergei Surovikin, đã đề xuất quân đội Nga rút lui khỏi khu vực hữu ngạn của sông Dnipro hay phía Tây của con sông, nơi có thành phố Kherson.

Theo Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, quyết định rút lui khỏi Kherson do Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu công bố hôm thứ Tư 9 tháng 11, có lẽ đã được quyết định từ hôm thứ Hai sau khi quân Ukraine tràn ngập phòng tuyến Radensk. Giao tranh đã diễn ra trong nhiều giờ của ngày thứ Bẩy. Các máy bay trực thăng của Nga đã được tăng viện để tiếp cứu cho lực lượng Dù của Nga. Hai máy bay trực thăng Ka-52 của Nga đã bị bắn rơi. Lữ đoàn Dù phòng không số 3 của Sư Đoàn Dù Vệ Binh Miền Núi Số 7 của Liên Bang Nga được điều động từ thành phố Novorossiysk của Nga sang chiến đấu tại Kherson từ những ngày đầu của cuộc xâm lược đã bị xóa sổ cùng với 8 xe tăng, 21 thiết giáp, 4 hệ thống pháo và một hệ thống phòng không.

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Abandoning Kherson Is One of His Most Embarrassing Setbacks Yet”, nghĩa là “Putin phải từ bỏ Kherson là một trong những thất bại đáng xấu hổ nhất của ông ta”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân

Hôm thứ Tư, Nga cho biết họ đang rút quân khỏi thành phố Kherson của Ukraine và một số khu vực xung quanh, đó là một đòn giáng mạnh đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc chiến kéo dài 8 tháng chống lại quốc gia Đông Âu này.

Thông báo được đưa ra từ Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, quyết định rút quân được đưa ra theo khuyến nghị của Tướng Sergei Surovikin, Tư lệnh lực lượng Nga tại Ukraine. Khi từ bỏ Kherson, quân đội Nga sẽ rút lui khỏi thành phố đến bờ đông sông Dnipro. Không rõ ngay lập tức lệnh này đã được thực hiện đầy đủ hay chưa.

“Quyết định phòng thủ ở tả ngạn sông Dnipro là không dễ dàng, nhưng đồng thời chúng tôi sẽ cứu được mạng sống của các quân nhân và khả năng chiến đấu của các lực lượng của chúng ta,” Surovikin cho biết trong một bài phát biểu trên truyền hình hôm thứ Tư, theo The Washington Post.

Kherson là thủ phủ khu vực duy nhất mà Nga chiếm được trong cuộc chiến Ukraine. Họ chiếm được thành phố này chỉ vài ngày sau khi Putin tiến hành cuộc xâm lược vào ngày 24 tháng 2. Việc mất thành phố Kherson đặc biệt nghiêm trọng đối với Putin vì nó nằm ở vùng Kherson, một trong bốn vùng của Ukraine, mà Putin tuyên bố sáp nhập vào cuối tháng 9, và thề sẽ bảo vệ đến cùng.

Khi tuyên bố sáp nhập, Kherson được Putin tuyên bố là một phần của Nga mãi mãi, “nhưng chưa đầy hai tháng nó đã không còn là một phần của Nga,” William Pomeranz, giám đốc Viện Kennan tập trung vào Nga và Á-Âu của Trung tâm Wilson, nói với Newsweek.

Nga tháo chạy khỏi Kherson

Các nhà lãnh đạo Ukraine và phương Tây đã nhiều lần chỉ trích việc sáp nhập là bất hợp pháp và bất hợp pháp, và Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba vào cuối tháng 9 cho biết rằng những tuyên bố sáp nhập bất hợp pháp này sẽ “không có gì thay đổi” đối với Ukraine và thế giới. Kherson là một trong những mặt trận mà Ukraine tiếp tục tiến hành cuộc phản công nhằm giành lại đất đai bị Nga chiếm giữ sau khi tuyên bố sáp nhập của Putin.

Pomeranz nói rằng việc từ bỏ lãnh thổ ở Kherson về mặt kỹ thuật vi phạm một sửa đổi hiến pháp mà Nga đã thông qua vào năm 2020, trong đó cấm từ bỏ bất kỳ lãnh thổ nào của Nga.

Pomeranz nói: “Putin đã lùi bước và thực sự hiện đang chủ trì việc trao lãnh thổ, trao trả lãnh thổ cho Ukraine”.

Ông nói rằng ông tin rằng đây là một “thất bại rất nghiêm trọng” đối với Tổng thống Nga và việc rút quân là “một trong số ít những thừa nhận của Nga rằng cuộc chiến đang diễn ra không suôn sẻ.”

William Courtney, một thành viên cấp cao hỗ trợ tại tổ chức tư vấn Rand Corp., nói với Newsweek rằng đây sẽ là một “đòn chính trị quan trọng” đối với Nga nếu Ukraine bắt được một số lượng lớn các binh sĩ Nga, chẳng hạn từ 1,000 đến 2,000 quân, trong bối cảnh rút lui. Nhìn chung, cú sốc mất Kherson sẽ lớn hơn, hoặc thậm chí còn lớn hơn vụ đánh chìm tàu Moskva, là soái của Hạm đội Hắc Hải của Nga, vào tháng Tư.

Ukraine nói rằng họ đã sử dụng hỏa tiễn để bắn hạ con tàu, ước tính trị giá 750 triệu Mỹ Kim, mặc dù Nga nói rằng đã xảy ra một trận hỏa hoạn trên tàu và đạn phát nổ đã khiến nó bị chìm.

Courtney nói rằng ông tin rằng mất Moskva là sự kiện duy nhất trong cuộc chiến có thể so sánh với việc mất Kherson về mặt gây sốc cho nước Nga.

Cách duy nhất để Nga có thể giảm bớt đòn chính trị khi mất Kherson là rút quân theo cách ngăn không để Ukraine bắt giữ nhiều binh sĩ của mình, Courtney nói.

“Nhưng người Nga đã phạm phải một sai lầm lớn, đó là sát nhập lãnh thổ, một thủ phủ của khu vực, là thứ mà họ sẽ mất” ông nói.

Newsweek đã liên hệ với Điện Cẩm Linh để bình luận.
 
ĐTGM Ukraine: Sẽ không đàm phán nếu Nga vẫn coi chúng tôi là thuộc địa. LM Nigeria thứ 23 bị bắt cóc
VietCatholic Media
17:29 10/11/2022


1. Linh mục Công Giáo thứ 23 bị bắt cóc ở miền bắc Nigeria

Giáo phận Công Giáo Rôma địa phương cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Ba, một linh mục Nigeria đã bị bắt cóc khỏi nhà của ngài ở phía bắc bang Kaduna. Theo giáo phận Kaduna, ngài là vị linh mục bị bắt cóc mới nhất tính từ đầu tháng 7 đến nay và là linh mục thứ 23 bi bắt cóc trong năm nay ở Nigeria.

Các băng đảng có vũ trang tràn lan khắp miền bắc Nigeria, nơi chúng cướp hoặc bắt cóc để đòi tiền chuộc, và bạo lực ngày càng gia tăng, nơi lực lượng an ninh quá mỏng thường không ngăn chặn được các cuộc tấn công.

Linh mục Christian Okewu Emmanuel, chưởng ấn của giáo phận Kaduna, cho biết Cha Abraham Kunat, một linh mục quản xứ ở làng Idon Gida, đã bị bắt cóc từ một ngôi nhà mà ngài đang trú ngụ ở một thị trấn khác, trong cùng giáo phận, sau khi rời khỏi giáo xứ của mình do bất an.

Chính phủ Nigeria có mọi thứ cần thiết để ngăn chặn các cuộc tấn công đang diễn ra nhằm vào các tín hữu Kitô giáo, nhưng họ đã từ chối giúp đỡ, một linh mục Công Giáo ở quốc gia Tây Phi cho biết.

Tình hình ở Nigeria đã khiến nhiều người tin rằng những gì đang xảy ra là “chủ nghĩa khủng bố do nhà nước bảo trợ”, Cha Patrick Alumuku, giám đốc truyền thông của Tổng giáo phận Abuja, nói với ACI Africa như trên.

Ngài nói rằng Giáo hội ở Nigeria không có khả năng bảo vệ người dân, bao gồm cả các linh mục từng là nạn nhân của các vụ bắt cóc và giết người, và chính phủ có vai trò trao quyền cho các nhân viên an ninh trong nước để bảo vệ những thường dân vô tội.

“Giáo hội mong muốn bảo vệ nhân sự của chính mình. Nhưng liệu Giáo hội có đủ năng lực để bảo vệ con người không? Giáo hội có quân đội không? Giáo Hội có cảnh sát không? “ vị linh mục người Nigeria nói thêm, “Chính phủ lẽ ra phải cung cấp cho cảnh sát bất cứ thứ gì cần thiết, đạn dược, hậu cần để có thể giải quyết việc này; nhưng có vẻ như chính phủ không quan tâm đến việc giải quyết những thách thức này “.

Ngài nói tiếp rằng, “Chính phủ tỏ ra bất lực. Trên thực tế, có những người cảm thấy rằng đây là chủ nghĩa khủng bố do chính nhà nước bảo trợ”.

Vị linh mục của Giáo phận Makurdi, người được thụ phong vào năm 1981, cho biết ngài cảm thấy bối rối khi không có hành vi tàn bạo nào đối với các tín hữu Kitô ở Nigeria đã được giải quyết tại tòa án.

“Trong số tất cả những trường hợp các linh mục bị sát hại, thậm chí không có một người nào bị bắt. Trong số tất cả các linh mục đã bị bắt cóc, thậm chí không có một người nào bị bắt. Trong số tất cả các nhà thờ bị cháy hoặc bom phát nổ, không một người nào bị bắt, bị đưa ra tòa, bị xét xử và bị kết tội,” Cha Alumuku nói.

Cha Alumuku nói rằng các nhà thờ ở Nigeria đã áp dụng các biện pháp để bảo vệ người dân của họ, bao gồm việc lắp đặt các chốt kiểm tra an ninh ở các lối ra vào để ngăn cản quân nổi dậy.
Source:Rai News Italia

2. Lãnh đạo giáo hội Ukraine khẳng định sẽ không thỏa thuận với Nga nếu họ coi chúng tôi là thuộc địa

Người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo theo nghi thức Byzantine của Ukraine đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Hai và nói rằng không thể có đối thoại với Nga chừng nào Mạc Tư Khoa coi nước láng giềng mà họ xâm lược là thuộc địa phải khuất phục.

Chuyến đi của Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk đến Vatican là chuyến đi đầu tiên của ông bên ngoài Ukraine kể từ khi bị Nga xâm lược vào tháng Hai. Anh cho biết anh thích ở lại Kyiv hơn để được gần gũi với người dân bất chấp bom đạn và gian khổ.

Cuộc chiến ở Ukraine là cuộc chiến thuộc địa và các đề xuất hòa bình của Nga là đề xuất bình định thuộc địa,” ngài nói khi gặp Đức Giáo Hoàng tại Vatican.

Đức Tổng Giám Mục Shevchuk, người đã nhiều lần thúc giục Giáo hoàng đến thăm Kyiv, đã đưa cho Đức Phanxicô một mảnh đạn từ một quả mìn của Nga đã phá hủy mặt tiền của một nhà thờ ở Irpin vào tháng Ba. Ước tính khoảng 200 đến 300 thường dân đã thiệt mạng ở Irpin, gần Kyiv, trước khi thị trấn được quân Ukraine giành lại vào cuối tháng Ba.

“Những đề xuất này bao hàm sự phủ nhận sự tồn tại của người dân Ukraine, lịch sử, văn hóa và thậm chí cả Giáo hội của họ. Đó là sự phủ định quyền tồn tại của nhà nước Ukraine với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đã được cộng đồng quốc tế công nhận”

Đức Tổng Giám Mục nói: “Với những tiền đề này, các đề xuất của Nga thiếu cơ sở để đối thoại.”

Kyiv nói rằng họ sẽ không bao giờ đồng ý nhượng lại các vùng đất bị chiếm đoạt bằng vũ lực, và các cuộc trưng cầu dân ý hợp pháp không thể được tổ chức ở lãnh thổ bị chiếm đóng, nơi nhiều người đã bị giết hoặc bị trục xuất sang Nga hay đã di tản.

Sau khi Điện Cẩm Linh tuyên bố sáp nhập 4 tỉnh của Ukraine vào tháng 9 trong bối cảnh các cuộc trưng cầu dân ý bị Ukraine và phương Tây lên án là một trò giả tạo ép buộc, Kyiv cho biết họ đang nộp đơn xin gia nhập NATO và sẽ không đàm phán với Nga chừng nào Vladimir Putin là tổng thống của Nga.

Tháng trước, Đức Thánh Cha Phanxicô lần đầu tiên trực tiếp cầu xin Putin dừng “vòng xoáy bạo lực và chết chóc” ở Ukraine và yêu cầu Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cởi mở với bất kỳ “đề xuất hòa bình nghiêm túc” nào. Ngay sau lời kêu gọi của Đức Thánh Cha, Dmitry Medvedev, nguyên tổng thống Nga, nguyên Thủ tướng Nga và hiện là Phó Chủ tịch Hội Đồng An Ninh quốc gia tuyên bố rằng điều kiện tiên quyết cho các cuộc đàm phán là chính phủ của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy phải bỏ vũ khí xuống đầu hàng vô điều kiện.

Các lực lượng Nga tràn vào Ukraine trong cái mà Mạc Tư Khoa gọi là “hoạt động quân sự đặc biệt” mà theo họ là nhằm loại bỏ những người theo chủ nghĩa dân tộc nguy hiểm và bảo vệ những người nói tiếng Nga. Kyiv gọi hành động quân sự của Mạc Tư Khoa là hành động chiếm đất vô cớ của chủ nghĩa đế quốc.

Đa số người Ukraine theo Kitô Giáo, chủ yếu là Chính thống giáo. Khoảng 10% dân số thuộc về Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương hiệp thông trọn vẹn với Rôma.

Sự ủng hộ của Thượng phụ Kirill, người đứng đầu Giáo Hội Chính thống Nga, gọi tắt là ROC, đối với cuộc xâm lược của Mạc Tư Khoa vào Ukraine đã khiến Chính thống giáo trên toàn thế giới bị chia cắt và gây ra những tranh cãi nội bộ.

Cuộc chiến cũng khiến một số tín hữu Chính thống giáo ở Ukraine từ bỏ lòng trung thành với Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa và gia nhập Giáo Hội Chính thống Ukraine, mà Mạc Tư Khoa từ chối công nhận.
Source:Reuters

3. Tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Gabriele Caccia, Quan sát viên Thường trực của Tòa thánh

Trong cuộc họp tại New York vào ngày 7 tháng 11 về người Palestine và khu vực Thánh Địa Giêrusalem, Đức Tổng Giám Mục Gabriele Caccia, Quan sát viên Thường trực của Tòa thánh tại Liên Hiệp Quốc đã nói như sau:

Thưa Ngài Chủ tịch,

Tòa thánh muốn tái khẳng định sự ủng hộ của mình đối với Cơ quan Cứu trợ và Tái thiết của Liên Hiệp Quốc cho người tị nạn Palestine ở Cận Đông, gọi tắt là UNRWA, trong việc cung cấp cho người tị nạn Palestine các dịch vụ thiết yếu, bao gồm hỗ trợ kinh tế, hỗ trợ xã hội và chăm sóc sức khỏe.

Đặc biệt quan trọng là cơ quan cung cấp giáo dục cho trẻ em tị nạn. Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã lưu ý trong sứ điệp của ngài về Ngày Thế giới Hòa bình năm nay, giáo dục và đào tạo “là phương tiện chính để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người; chúng làm cho các cá nhân trở nên tự do và có trách nhiệm hơn, và chúng rất cần thiết cho việc bảo vệ và thúc đẩy hòa bình. Nói một cách dễ hiểu, giảng dạy và giáo dục là nền tảng của một xã hội dân sự gắn kết có khả năng tạo ra hy vọng, thịnh vượng và tiến bộ”.

Với vai trò quan trọng của UNRWA trong việc bảo vệ và duy trì phẩm giá con người và quyền của người tị nạn Palestine, phái đoàn của tôi bày tỏ mối quan tâm của mình về thâm hụt lớn và ngày càng tăng của cơ quan này, đe dọa cắt viện trợ cho những người gặp phải tình huống dễ bị tổn thương nhất vào thời điểm khi nhu cầu cao hơn đã từng. Những vấn đề về kinh phí này có nguy cơ làm gia tăng tỷ lệ nghèo đói ở những người tị nạn Palestine, điều này có thể thúc đẩy sự tuyệt vọng và khiến nhiều người lựa chọn con đường bạo lực hơn.

Như một dấu hiệu cho thấy sự đoàn kết và gần gũi của Đức Thánh Cha Phanxicô với người dân Palestine, Tòa thánh đã gia hạn cam kết hàng năm với UNRWA, để hỗ trợ cơ quan chăm sóc trẻ em, những người phải đối mặt với một cuộc xung đột không phải do họ tự tạo ra. Để ghi nhận nhu cầu tài chính đáng kể của cơ quan, Tòa thánh khuyến khích tất cả các Quốc gia cân nhắc việc đóng góp của mình cho UNRWA.

Thưa Ngài Chủ tịch,

Phái đoàn của tôi vô cùng lấy làm tiếc về sự leo thang bạo lực ở Palestine và Israel cùng với những thiệt hại nhân mạng bi thảm đi kèm. Về vấn đề này, Tòa thánh bày tỏ nỗi buồn sâu sắc nhất trước cái chết của nhà báo Công Giáo Shireen Abu Aqleh và bày tỏ hy vọng rằng khi đưa sự thật ra ánh sáng, các thành viên trong gia đình bà và những người tin cậy vào báo cáo của bà có thể nhận được một số niềm an ủi.

Để có bất kỳ hy vọng nào về một giải pháp hòa bình cuối cùng, bạo lực phải chấm dứt. Các nhà lãnh đạo chính phủ phải chú ý đến lời cầu xin hòa bình, “thể hiện nỗi đau và sự kinh hoàng của chiến tranh, là mẹ của mọi nghèo đói.” Để làm được như vậy, các nhà lãnh đạo Israel và Palestine phải dành thời gian và lắng nghe một cách nghiêm túc. và tôn trọng, và tham gia vào đối thoại và hiểu biết lẫn nhau. Chỉ trên con đường chữa lành này, những hạt giống hòa bình mới có thể được gieo.

Thưa Ngài Chủ tịch,

Việc giải quyết hoàn chỉnh và lâu dài cho vấn đề của người Palestine phải bao gồm một giải pháp công bằng liên quan đến Thành Thánh Giêrusalem, một giải pháp duy trì đầy đủ các quyền của tất cả cư dân và bảo đảm rằng tất cả các tín hữu, người Do Thái, Kitô giáo và Hồi giáo, được hưởng quyền truy cập tự do vào các Thánh địa tương ứng của họ theo thỏa ước Nguyên trạng lâu đời. Chỉ khi bảo tồn các quyền và tự do như vậy thì nền hòa bình lâu dài mới có thể được tìm thấy. Vì vậy, Tòa thánh nhắc lại lập trường của mình trong việc kêu gọi một địa vị đặc biệt, được quốc tế bảo đảm, trong đó các nguyện vọng khác nhau được thể hiện dưới hình thức hài hòa và ổn định và được bảo vệ một cách đầy đủ và hiệu quả, để không bên nào có thể thay thế các quyền của người khác.

Để kết thúc, và vào thời điểm mà một nền hòa bình như vậy trên thế giới vẫn còn xa vời, hãy cho phép tôi nhắc lại những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô: “Chúng ta đừng bao giờ cam chịu chiến tranh; chúng ta hãy gieo mầm hòa giải.”

Xin cảm ơn ngài Chủ tịch.
Source:Sismografo