Ngày 23-11-2014
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô tôn phong 6 vị tân hiển thánh
LM. Trần Đức Anh OP
09:32 23/11/2014
VATICAN. Từ ngày 23-11-2014, Giáo Hội Công Giáo có thêm 6 vị tân hiển thánh. Các vị được ĐTC ghi vào sổ bộ các thánh trong buổi lễ ngài chủ sự lúc 10 giờ 25 sáng Chúa Nhật, Lễ Chúa Kitô Vua, tại Quảng trường Thánh Phêrô, trước sự hiện diện của hơn 50 ngàn tín hữu.

Các tân thánh gồm 4 vị người Italia và 2 vị người Ấn độ, 3 vị đã sáng lập dòng tu, một nữ tu và một giáo dân.
Đứng đầu danh sách là chân phước Giovanni Antonio Farina, GM giáo phận Vicenza, bắc Italia, sáng lập dòng các nữ tu giáo viên thánh Dorotea Nữ Tử Thánh Tâm. Tiếp đến là chân phước LM Kuriakose Elias Chavara, đồng sáng lập và là Bề trên Tổng quyền đầu tiên dòng Camêlô Đức Mẹ Vô nhiễm, sinh tại bang Kerala nam Ấn độ năm 1805 và qua đời năm 1871 và được Đức Gioan Phaolô 2 phong chân phước ngày 8-2-1986 tại thành phố Kottayam, Ấn độ, trong cuộc viếng thăm của ngài tại nước này. Thứ ba là Chân phước Ludovico Casoria, LM thuộc dòng Phanxicô, sáng lập dòng các nữ tu Phan Sinh Elizabeth. Thứ tư là chân phước Nicola da Longobardi, tu sĩ dòng Hèn Mọn (Minimi) Thứ năm là nữ chân phước Eufrasia Eluvathingal Thánh Tâm, người Ấn độ, thuộc dòng các nữ tu Đức Mẹ Camêlô. Sau cùng là chân phước Amato Ronconi, thuộc dòng Ba Phanxicô, sáng lập bệnh viện hành hương nghèo ở Saludecio, nay là Dưỡng Đường Hội Chân Phước Amato Ronconi. Hình của các vị được treo trên mặt tiền Đền thờ Thánh Phêrô.

Đồng tế với ĐTC trong thánh lễ có 60 HY, GM và khoảng 300 linh mục, nhiều vị trong phẩm phục của Giáo Hội nghi lễ Đông phương Syro Malabar bên Ấn. Trong số các tín hữu hiện diện ó khoảng 5 ngàn tín hữu người Ấn.
Sau kinh cầu xin ơn Chúa Thánh Thần, ĐHY Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong thánh, tiến lên trước ĐTC và xin ngài ghi tên 6 vị chân phước vào sổ bộ các thánh theo lời thỉnh nguyện của toàn thể các tín hữu Kitô. Rồi ĐHY trình bày vắn tắt tiểu sử 6 vị chân phước.

Lược sử 6 vị thánh mới

1. Chân phước GM Giovanni Antonio Farina là vị chủ chăn nhiệt thành của giáo phận Treviso, rồi giáo phận Vicenza, bắc Italia, sinh cách đây 211 năm (11-1-1803) tại giáo phận Vicenza, phụ phong LM năm lên 24 tuổi và 9 năm sau đó, khi được 33 tuổi, ngài thành lập dòng các nữ tu thánh Dorotea Nữ Tử hai Thánh Tâm, chuyên giáo dục các thiếu nữ nghèo, và giúp đỡ tất cả những người sầu muộn và bị gạt ra ngoài lề xã hội. Năm 1850, ngài được bổ nhiệm làm GM giáo phận Treviso và 10 năm sau đó, được chuyển về giáo phận Vicenza và ở đây cho đến khi qua đời năm 1888, thọ 83 tuổi.

Đức Cha Farina hăng say làm việc mục vụ, dù bầu không khí không luôn luôn thuận lợi: tại Treviso có những hiểu lầm và xung khắc với các kinh sĩ Nhà thờ chính tòa; tại Vicenza ngài bị vu khống. Đối lại những điều đó, ngài vẫn bình tĩnh và những công việc quá khứ cũng như gần đó đã trả lời thay cho ngài. Đức Cha canh tân trường học và phục vụ tại nhà thương, giữ vai chính trong việc mục vụ dựa trên sự giáo dục tâm hồn. Vài năm sau khi qua đời, người ta bắt đầu nói về những ân lạ nhờ lời chuyện cầu của ngài. Đức Cha Giovanni Antonio Farina được Đức Gioan Phaolô 2 phong chân phước ngày 4-11 năm 2001.

2. Vị chân phước thứ hai là Cha Kuriakose Elias Chavara Thánh Gia, sinh tại bang Kerala Ấn độ cách đây 209 năm (1805), thụ phong LM năm 24 tuổi (1829) và thành lập dòng và là Bề trên Tổng quyền đầu tiên của dòng Camêlô Đức Mẹ Vô nhiễm.

Trong việc điều khiển dòng, Cha Kuriakose tỏ ra có những năng khiếu đặc biệt của một nhà đào tạo đầy tinh thần đạo đức, xác tín, có linh đạo sâu xa dựa trên lòng tôn sùng Thánh Thể, kính mến Thánh Mẫu và hoàn toàn trung thành với Giáo Hội Công Giáo, cùng với tinh thần cầu nguyện và khổ chế, thực hành các phương pháp mới trong việc tông đồ.

Cha cũng cộng tác vào việc lập dòng Ba Cát Minh Nhặt Phép. Cha tận tụy phục vụ Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Siro Malabar và qua đời năm 1871 thọ 66 tuổi. Cha được phong chân phước năm 1986.

3. Vị Chân phước thứ ba là Cha Ludovico da Casoria sinh năm 1814 tức là cách đây đúng 200 năm, gia nhập dòng Anh em Hèn Mọn Phanxicô khi được 18 tuổi, và thụ phong linh mục 5 năm sau đó. Thoạt đầu cha được Bề trên giao phó nhiệm vụ dạy triết học và toán học, và 10 năm sau đó, cha hoàn toàn dấn thân phục vụ những người nghèo khổ, rốt cùng. Tình bác ái đối với tha nhân ngày càng bừng cháy trong tâm hồn cha Ludovico. Cha mời gọi các giáo dân nam nữ dòng Ba Phanxicô tham gia vào công trình bác ái này.
Sau một thời gian ngắn phục vụ tại Phi châu, Cha Ludovico trở về Italia và thành lập nhiều tổ chức ác ái. Cha qua đời tại Napoli năm 1885, thọ 71 tuổi và được Phong chân phước năm 1993.

4. Vị chân phước thứ tư là Thầy Nicola da Longobardi người Italia sinh cách đây 364 năm (1650), gia nhập dòng Anh Em Hèn Mọn thánh Phanxicô da Paola. Thầy sống trong nhiều cộng đoàn, thi hành những công tác khiêm hạ nhất: từ việc coi phòng thánh, làm vườn, phụ trách nhà bệnh, làm bếp cho đến việc khất thực và coi cổng nhà dòng. Thầy Nicola đặc biệt yêu thương những người nghèo và người bệnh. Thầy qua đời năm 1709 thọ 59 tuổi và được phong chân phước năm 1786.

5. Vị chân phước thứ 5 là nữ tu Eufrasia Thánh Tâm Chúa Giêsu người Ấn độ, sinh cách đây 137 năm (1877) cũng thuộc bang Kerala và gia nhập dòng các nữ tu Đức Mẹ Camêlô.

Chị là một nhà đại thần bí, sống kết hiệp hoàn toàn với Chúa Giêsu như với vị hôn phu, và được Chúa cho tham dự vào những đau khổ trong cuộc khổ nạn, và cả niềm vui phục sinh của Chúa, đến độ chị thông truyền một vẻ an bình, nụ cười đầy hấp lực thiêng liêng. Hầu hết những giờ rảnh rỗi, chị Eufrasia dành để chầu Mình Thánh Chúa. Các tín hữu bên ngoài thấy chị là một nữ tu luôn cầu nguyện với Kinh Mân Côi và chầu Mình Thánh, đến độ họ gọi chị là ”Nhà tạm lưu động” hay là ”Mẹ cầu nguyện”. Vì thế, rất nhiều tín hữu đã đến xin chị Eufrasia cầu nguyện cho các nhu cầu của họ.
Chị qua đời năm 1952, thọ 75 tuổi và được phong chân phước năm 2006.

6. Vị chân phước thứ 6 là Amato Ronconi, giáo dân người Italia, sinh cách đây 788 năm. Ngay từ nhỏ người đã quyết định sống Tin Mừng theo gương thánh Phanxicô, nhất là về đời sống thống hối và bác ái. Anh gia nhập dòng Ba Phanxicô, tận tụy tiếp đón người nghèo và các tín hữu hành hương, thiết lập cho họ một nhà trọ. Về sau anh lui vào đời sống thống hối và đã thực hiện 4 lần cuộc hành hương tới Đền thánh Giacôbê Tông Đồ, Santiago de Compostela bên Tây Ban Nha. Anh qua đời năm 1292 thọ 66 tuổi và được phong chân phước năm 1776.

Phong thánh

Sau lời thỉnh nguyện và giới thiệu của ĐHY Amato, ĐTC đã mời gọi mọi người dâng lên Thiên Chúa lời khẩn nguyện qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria và các thánh, với kinh cầu các thánh. Tiếp đến ĐTC đã long trọng đọc công thức phong thánh:

Để tôn vinh Chúa Ba Ngôi cực thánh, để tuyên dương đức tin Công Giáo và tăng tiến đời sống Kitô, với quyền bính của Chúa Giêsu Kitô, của các thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô và của Chúng Tôi, sau khi suy nghĩ chín chắn, nhiều lần khẩn cầu ơn phù trợ của Chúa và lắng nghe ý kiến của nhiều anh em chúng tôi trong hàng Giám Mục, chúng tôi tuyên bố và xác định Chân Phước Giovanni Antonio Farina, Kuriakose Elias Chavara, Ludovico Casoria, Nicola da Longobardi, Eufrasia Eluvathingal Thánh Tâm và Amato Ronconi, là Hiển Thánh, và ghi tên các vị vào sổ bộ các Thánh và qui định rằng trong toàn thể Giáo Hội, các Ngài được được tôn kính với lòng sùng mộ nơi Các Thánh. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.

ĐTC vừa dứt lời, cộng đoàn vỗ tay nồng nhiệt và ca đoàn cùng cộng đoàn ca bài Jubilate Deo, Hãy tung hô Chúa, hãy hát mừng Chúa.. Trong khi đó, thánh tích của 6 vị tân hiển thánh được rước lên cho ĐTC hôn kính trước khi đặt trên một giá nhỏ phía trước bàn thờ.

Bài giảng của Đức Thánh Cha

Trong bài giảng sau bài Phúc Âm, ĐTC diễn giải ý nghĩa lễ Chúa Kitô và áp dụng vào trường hợp 6 vị tân hiển thánh, những người đã noi gương bác ái của Chúa Giêsu Kitô. Ngài nói:

”Phụng vụ hôm nay mời gọi chúng ta hướng nhìn lên Chúa Giêsu là Vua Vũ Trụ. Kinh tiền tụng thật đẹp nhắc nhở chúng ta rằng Vương quốc của Chúa là ”Vương quốc sự thật và sự sống, Vương quốc thánh thiện và ân sủng, Vương quốc công lý, tình thương và hòa bình”. Các bài đọc chúng ta đã nghe tỏ cho chúng ta thấy cách thức Chúa Giêsu thực hiện vương quốc của Ngài; cách Ngài thực hiện trong diễn tiến lịch sử và Ngài yêu cầu chúng ta điều gì.
Trước tiên, cách thức Chúa Giêsu đã thực hiện Vương quốc của Ngài: Ngài thực thi nước ấy trong sự gần gũi và dịu dàng đối với chúng ta. Chúa là vị Mục Tử mà ngôn sứ Ezechiele đã nói trong bài đọc thứ I (Xc 34,11-12.15-17). Trọn đoạn văn này được dệt bằng những động từ cho thấy sự ân cần và yêu thương của vị Mục Tử đối với đoàn chiên: tìm kiếm, kiểm điểm, tập hợp từ các nơi phân tán, dẫn tới đồng cỏ, cho nghỉ ngơi, tìm kiếm con chiên bị lạc, dẫn chiên lạc trở về, băng bó vết thương, chăm sóc chiên đau yếu, chăm nom, chăn dắt. Tất cả những thái độ ấy trở thành thực tại trong Chúa Giêsu Kitô: Ngài thực sự là ”Vị Mục Tử cao cả của đoàn chiên và là người chăn dắt các linh hồn” (Xc Dt 13,20; a Pr 2,25).

Và trong tư cách là những người được kêu gọi trở thành mục tử trong Giáo Hội, chúng ta không thể xa rời mẫu gương ấy, chẳng vậy chúng ta sẽ trở thành những người chăn thuê. Về điểm này, dân Chúa có khả năng đánh hơi không thể sai lầm trong việc nhận ra các mục tử tốt lành, và phân biệt họ với những người chăn thuê.

Sau khi chiến thắng, tức là sau khi sống lại, Chúa Giêsu đã tiến hành nước Ngài như thế nào? Thánh Phaolô Tông Đồ, trong thư thứ I gửi tín hữu Corintô, nói rằng: ”Điều cần thiết là Chúa hiển trị cho đến khi tất cả mọi kẻ thù bị đặt dưới chân Ngài” (15,25). Chính Chúa Cha dần dần đặt mọi sự tùng phục Chúa Con, và đồng thời chính Chúa Con đặt mọi sự tùng phục Chúa Cha. Chúa Giêsu không phải là vua theo kiểu thế gian này: đối với Ngài, cai trị không phải là truyền lệnh, nhưng là vâng phục Chúa Cha, và tùng phục Chúa Cha, để ý định yêu thương và cứu độ của Chúa Cha được hoàn thành. Vì thế có một sự hỗ tương hoàn toàn giữa Chúa Cha và Chúa Con. Vậy thời kỳ cai trị của Chúa Kitô là thời gian dài đặt mọi sự tùng phục Chúa Con và giao nạp mọi sự cho Chúa Cha. ”Kẻ thù cuối cùng bị tiêu diệt chính là sự chết” (1 Cr 15,26). Sau cùng, khi mọi sự được đặt dưới vương quyền của Chúa Giêsu, và tất cả, kể cả Chúa Giêsu, tùng phục Chúa Cha, thì Thiên Chúa sẽ là mọi sự trong tất cả” (Xc 1 Cr 15,28).

Tin Mừng cho chúng ta thấy Nước Chúa Giêsu đòi chúng ta điều gì: Tin Mừng nhắc nhở chúng ta rằng sự gần gũi và dịu dàng cũng là qui luật sống cho chúng ta, và chúng ta sẽ bị phán xét theo qui luật ấy. Đó là đại dụ ngôn về sự phán xét chung trong đoạn 25 của Tin Mừng theo thánh Mathêu. Vua nói: ”Hãy đến đây, hỡi những người được Cha Ta chúc phúc, hãy lãnh nhận gia sản là Nước được chuẩn bị cho các con từ khi tạo dựng thế giới, vì Ta đói, các con đã cho Ta ăn, Ta khát các con đã cho ta uống, Ta là khách ngụ cư, các con đã đón tiếp Ta, Ta trần trụi, các con đã cho ta mặc, Ta bệnh tật và các con đã viếng thăm Ta, Ta ở trong tù, và các con đã đến gặp Ta” (25,34-36). Những người công chính sẽ hỏi: có bao giờ chúng con làm tất cả những điều ấy đâu? Và Vua đáp: ”Thực, Ta bảo thực các con: tất cả những gì các con đã làm cho một trong những người anh em bé mọn nhất của Ta đây, chính là các con làm cho Ta” (Mt 25,40).

ĐTC giải thích rằng: ”Ơn cứu độ không bắt đầu bằng sự tuyên xưng vương quyền của Chúa Kitô, nhưng từ sự noi gương các công việc từ bi qua đó Chúa thực thi Vương quốc của Ngài. Ai thực thi những công việc ấy thì chứng tỏ mình đã đón nhận Vương quyền của Chúa Giêsu, vì họ dành chỗ trong tâm hồn cho tình yêu mến Thiên Chúa. Vào cuối đời, chúng ta sẽ bị phán xét về tình yêu, về sự gần gũi và dịu dàng đối với anh chị em chúng ta. Chúng ta có được vào Nước Thiên Chúa hay không, được ở bên tả hay bên hữu Chúa, điều ấy tùy thuộc lòng bác ái của chúng ta đối với tha nhân. Chúa Giêsu, qua chiến thắng của Ngài, đã mở Nước Ngài cho chúng ta, nhưng tùy theo chúng ta có vào đó hay không, ngay từ đời này, chúng ta có trở nên người thân cận của người anh chị em hay không, người anh chị em đang xin cơm bánh, quần áo, sự đón tiếp, tình liên đới. Và nếu chúng ta thực sự yêu thương người anh chị em của chúng ta, thì chúng ta sẽ được thúc đẩy chia sẻ với họ điều quí giá nhất đối với chúng ta, đó là chính Chúa Giêsu và Tin Mừng của Chúa!

Áp dụng những điều trên đây vào các vị thánh mới, ĐTC nói:

”Ngày hôm nay, Giáo Hội đặt trước chúng ta những vị thánh mới như gương mẫu, chính qua những công việc quảng đại hiến thân cho Thiên Chúa và anh chị em, các vị đã phục vụ Nước Thiên Chúa, mỗi người trong môi trường của mình, và trở nên người thừa kế Nước Chúa. Mỗi vị Thánh đáp lại giới răn mến Chúa yêu người với tinh thần sáng tạo ngoại thường. Các vị đã tận tụy phục vụ những người rốt cùng không chút dè dặt, giúp đỡ những người túng thiếu, các bệnh nhân, người già, người lữ hành. Sự yêu thương ưu tiên mà các vị dành cho những người bé nhỏ và nghèo hèn chính là phản ánh và là mẫu mực tình yêu vô điều kiện đối với Thiên Chúa. Thực vậy, các thánh đã tìm kiếm và khám phá tình bác ái trong quan hệ mạnh mẽ và bản thân đối với Thiên Chúa, từ đó đã nảy sinh tình yêu chân thực đối với tha nhân. Vì thế, trong giờ phán xét, các vị đã nghe lời mời gọi ngọt ngào này: ”Hỡi những người được Cha Ta chúc phúc, hãy đến nhận gia sản là Vương quốc đã được chuẩn bị cho các con từ khi sáng tạo thế giới này” (Mt 25,34).

Và ĐTC kết luận rằng:

”Qua nghi thức phong thánh, một lần nữa chúng ta đã tuyên xưng mầu nhiệm Nước Thiên Chúa và tôn vinh Chúa Kitô Vua, là vị Mục Tử đầy tình thương yêu đối với đoàn chiên. Nguyện xin các thánh mới, qua tấm gương và lời chuyển cầu của các vị, làm tăng trưởng trong chúng ta niềm vui được tiến bước trong con đường Tin Mừng, quyết định đón nhận Tin Mừng như địa bàn hướng dẫn cuộc sống chúng ta. Chúng ta hãy bước theo, bắt chước niềm tin yêu của các thánh, để niềm hy vọng của chúng ta cũng được đặc tính bất diệt. Chúng ta đừng để mình bị xao nhãng vì những lợi lộc trần thế chóng qua. Xin Mẹ Maria, Nữ Vương tất cả các thánh, hướng dẫn chúng ta trong hành trình tiến về Nước Trời. Amen

Thánh lễ tiến hành như thường lệ. Đứng cạnh ĐTC trên bàn thờ có 6 HY và GM của các giáo phận xuất xứ của 6 vị thánh, đứng đầu là ĐHY Crescenzio Sepe, TGM giáo phận Napoli, 2 vị TGM Ấn độ, và các GM giáo phận Cosenza, Rimini và Vicenza.

Sau thánh lễ, ĐTC đã chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin. Số tín hữu tham dự tăng thêm hàng chục ngàn người. Trong dịp này ngài đã chào thăm các phái đoàn chính thức từ quốc gia, thành phố và giáo phận nguyên quán của các vị tân Hiển Thánh.
 
Người bảo thủ bênh vực Đức Phanxicô
Vũ Văn An
18:50 23/11/2014
Gần đây, nhiều nhà bảo thủ, cả giáo sĩ lẫn giáo dân, nối tiếp nhau lên tiếng bày tỏ nỗi quan ngại của họ trước viễn tượng thay đổi tín lý mà báo chí thế tục cho rằng Đức Phanxicô thế nào cũng thực hiện. Trong bài hôm qua, chúng tôi cho rằng Đức Phanxicô đã lên tiếng trấn an những người quan ngại như vậy, bằng cách nói rõ: con đường ngài đi là con đường hiệp thông với Giáo Hội Phẩm Trật, phương pháp là kiên nhẫn đồng hành, một đồng hành bao hàm biện phân, nhận ra đúng điều, đúng lúc, đúng người để cùng hành động trong hợp nhất.

Hôm nay, ký giả Inés San Martin của Crux nhấn mạnh khía cạnh khác: nhiều nhà bảo thủ lên tiếng bênh vực Đức Phanxicô. Người đầu tiên là giáo sư luật của ĐH Princeton, ông Robert P. George: “Tôi là người bảo thủ về phương diện chính trị, nhưng tôi là người Công Giáo của Đức GH Phanxicô, điều này đơn giản chỉ có nghĩa tôi là người Công Giáo”.

Giáo sư luật tại ĐH Havard và là cựu ĐS Mỹ cạnh Tòa Thánh, Mary Ann Glendon, cũng có cùng quan điểm. Dù cho rằng bà không thích các nhãn hiệu có tính ý thức hệ, nhưng Glendon vẫn thừa nhận rằng mình thuộc khuynh hướng bảo thủ. Tuy nhiên, bà không bao giờ hoài nghi Đức GH Phanxicô, dù chỉ trong giây lát, và hướng ngài dẫn dắt Giáo Hội tới.

Bà nói: “Ngay từ đầu, ngài từng nói rằng ‘tôi là người con của Giáo Hội’. Tôi tin ngài là người rất trung thực lên tiếng từ tận đáy lòng mình. Và lòng ngài hiện rất đúng chỗ. Nó có thế nào bạn thấy như vậy”.

Glendon là người được Đức Phanxicô bổ nhiệm vào hội đồng giám sát Ngân Hàng Vatican.

Hai giáo sư George và Glendon đều hiện diện tại Rôma vào tuần trước để tham dự hội luận liên tôn về tính bổ túc nam nữ, cùng với đại diện của 14 tôn giáo thế giới.

Đức TGM Charles Chaput của Philadelphia, người được coi là một nhà bảo thủ cương quyết, cũng có mặt tại hội luận trên. Ngài cho hay: vấn đề không phải là Đức Giáo Hoàng, mà là những người giải thích về ngài.

Đức TGM nói rằng: “đã có sự hiểu lầm, nhưng cũng có sự gài bẫy của những người ở phía bên kia”.

Đức TGM cũng cho rằng đang có hiện tượng các bên của hệ thống ý thức hệ đang cho rằng mình mới là người yêu kính Đức Phanxicô và tố cáo bên kia đã không yêu Đức Phanxicô đủ. “Họ mới là người gây ra vấn đề”. Thực ra, theo Đức TGM, chỉ có viễn tượng chính trị này mới đáng kể: “ý thức hệ được Đức GH Phanxicô đề cập tới chính là ý thức hệ của Tin Mừng”.

Inés San Martin cũng lưu ý một điều: hội luận liên tôn về tính bổ túc nam nữ, mà Đức Phanxicô khai mạc, là một hội luận bảo thủ, vì nguyên tắc bổ túc nam nữ vốn được dùng làm căn bản tri thức cho giáo huấn chống “hôn nhân” đồng tính của Giáo Hội, dựa trên cơ sở cho rằng các dị biệt tự nhiên giữa người đàn ông và người đàn bà phản ảnh kế hoạch Thiên Chúa về hôn nhân, được định nghĩa là sự kết hợp giữa 1 người đàn ông và 1 người đàn bà.

Được hỏi về nhãn hiệu bảo thủ nói trên, Giáo Sư Glendon cho rằng chuyện đó nực cười. Nó chỉ là một hội nghị bàn về việc hôn nhân và các gia đình đang nuôi dậy con cái là phương thuốc ra sao để cứu chữa người nghèo, phụ nữ và trẻ em khỏi cơn tàn phá tâm linh, tinh thần và vật chất hiện nay.

Giáo sư George cũng có cùng một quan điểm. Ông lặp lại tầm nhìn của Đức Phanxicô cho rằng gia đình không phải là chuyện bảo thủ hay cấp tiến, nó là một sức mạnh ngay trong nó, và là một điều qui tụ tất cả chúng ta. Theo ông, hôn nhân không chỉ được điều hướng để thoả mãn người lớn, mà còn phục vụ phúc lợi của con cái. “Các em là những người đau khổ hơn hết trước nạn phân mảnh gia đình".

Ông cũng nhắc lại các quan tâm của Đức Phanxicô về việc các gia đình hiện trở thành nạn nhân của nền văn hóa xài xong quăng bỏ ra sao, một chủ đề được Đức Đương Kim Giáo Hoàng nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Ông cho rằng hôn nhân đang bị quăng qua một bên giống như chiếc dẻ rách.

Ông bảo: “Đức Giáo Hoàng là chứng nhân sâu sắc của việc coi hôn nhân như đồ phế thải. Tại sao? Không phải vì ngài có một niềm tin trừu tượng về hôn nhân, mà vì ngài có kinh nghiệm cụ thể trong tư cách một mục tử về những gì đang xẩy ra cho những người đàn ông và đàn bà, nhất là trẻ em, và thực ra cho toàn bộ xã hội, khi hôn nhân bị coi như đồ phế thải”.

Giáo sư George cũng lưu ý tới chiều kích liên tôn của hội luận, trong đó người của các tôn giáo đến với nhau “vượt qua các phân rẽ tôn giáo trong lịch sử để làm chứng cho niềm tin chung rằng hôn nhân là sự kết hợp của người đàn ông và người đàn bà nhằm đem lại sự sống mới”.

Trong cuộc hội luận này, có người cho rằng: các diễn giả không Công Giáo là những người lên tiếng mạnh mẽ hơn cả, với những bài diễn văn của nguyên giáo sĩ trưởng Do Thái Jonathan Sacks, và Mục Sư Rick Waren của Nhà Thờ Saddleback. Cả hai vị này được mọi người đứng lên vỗ tay vang dội.

Đức Cha Anthony Fisher, tân TGM Sydney, cũng tham dự hội luận trên. Ngài cho rằng hội luận này là một hội nghị tổ chức khéo nhất của Tòa Thánh mà ngài được tham dự trong 15 năm qua.

Ngài nhận định: “Người Do Thái Giáo và Tin Lành là những người tuyệt nhất, họ nói một cách hết sức gợi hứng, nhưng điều này rất tốt cho chúng ta, nó giống như liều thuốc chích hy vọng. Tôi muốn thấy những người Do Thái Giáo và Tin Lành này hiện diện tại THĐ sắp tới [về gia đình, dự trù vào tháng Mười, 2015]”.
 
Biến cố thảm sát tại hội đường Do Thái làm gia tăng các thứ chủ nghĩa cực đoan
Đặng Tự Do
20:44 23/11/2014
Moshe Ma'oz, giáo sư và chuyên gia về Hồi giáo và Trung Đông cho biết: "Người Do Thái ở Jerusalem đang rất lo lắng vì vụ thảm sát ở hội đường Do Thái tại Har Nof. Mười năm trước, một vụ việc tương tự đã diễn ra, khi Baruch Goldstein, đi vào đền thờ Hồi giáo ở Hebron, và bắn chết 29 tín hữu Hồi. Lần đó cũng như hiện nay, có một sự gia tăng chủ nghĩa cực đoan ở cả hai bên – cả người Hồi giáo lẫn người Do Thái, đặc biệt là tại Núi Đền và đền thờ Al-Aqsa.

Một cuộc chiến về chủ quyền quốc gia hoặc lãnh thổ có thể được giải quyết, nhưng một cuộc chiến tranh tôn giáo, có thể là không thể giải quyết được, nó rất khó giải quyết, vì vụ việc này lại tạo nên những vụ việc khác. Nó có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh tôn giáo, Hồi giáo chống lại người Do Thái, trên toàn thế giới, không chỉ ở Trung Đông. "

Sáng ngày 20 tháng 11 năm 2014 là một buổi sáng nắng ấm, tại Jerusalem, các quán cà phê đầy chật người và các cửa hàng đang nhộn nhịp, như thể cuộc tấn công hai ngày trước vào một hội đường Do Thái, với những thương vong nặng nề nhất trong sáu năm qua, đã không thể thay đổi bất cứ cái gì trong thói quen hàng ngày của thành phố.

Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Người Israel và Palestine trong Thành Thánh này tuy đã quá quen với việc sống chung với các mối đe dọa của bạo lực trong nhiều thập kỷ, nhưng trong những tuần gần đây đã thấy nỗi sợ hãi tăng lên ở cấp độ mới, với các cuộc tấn công ngẫu nhiên chết người nhắm vào người dân bình thường giữa ánh sáng ban ngày.

Nhấm nháp một ly cà phê ngoài trời tại một tiệm cà phê ở khu vực Tây Jerusalem, Ayelet Blass cho biết ngay cả người Israel gan dạ nhất cũng cảm thấy bồn chồn với thực trạng mới của thành phố.

"Sự ngẫu nhiên là đáng sợ, tôi sợ khi đi bộ đó đây. Chỉ có Chúa biết những gì sẽ xảy ra, thậm chí ở giữa ban ngày."

Tài xế xe taxi người Palestine tên là Shadi bày tỏ lo ngại tương tự được cảm nhận bởi nhiều người dân Arab trong thành phố.

"Tôi cảm thấy sợ hơn bao giờ dù đã sống và làm việc một thời gian dài ở đây. Đặc biệt là sau cái chết của người lái xe bus."

Một tài xế xe bus ở Đông Jerusalem Palestin đã được tìm thấy treo cổ chết trong chiếc xe của mình. Cảnh sát Israel nói rằng đó là tự tử, nhưng người Palestine tin rằng đó là một vụ giết người vì động cơ tôn giáo.

"Tôi tránh lái xe vào khu vực của người Do Thái, vì tôi sợ phải trả giá", Shadi nói.
 
Những tòa nhà cao nhất trên thế giới thi đua mọc lên trong năm 2014
Đặng Tự Do
21:15 23/11/2014
Tòa nhà chọc trời đầu tiên được xây dựng tại Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ thứ 19. Xu hướng nhanh chóng lan rộng trên toàn thế giới.

Cho tới thậo niên 1990, các tòa nhà cao nhất trên thế giới đều thuộc về thế giới Tây phương. Tuy nhiên, tình trạng đã thay đổi rất nhiều.

Đáng chú ý là tòa nhà Petronas Towers của Mã Lai Á cao 452 mét được khánh thành vào năm 1998. Đài Loan vượt qua Mã Lai Á với tòa nhà 508 mét Đài Bắc 101 vào năm 2004 và năm 2009, Ả rập Saudi vượt qua Đài Loan với tòa nhà Burj Khalifa tại Dubai – cao đến mức chóng mặt là 828m với 162 tầng.

Ngày nay, Đông Á và khu vực vùng Vịnh đang nắm giữ các kỷ lục thế giới mới, với Trung Quốc và Ả rập Saudi là hai đối thủ gay gắt.

Cho đến cuối năm 2014, thế giới chứng kiến tòa nhà Nakheel ở Dubai cao 1,200 m và tháp Bionic ở Thượng Hải cao 1,128m - cả hai đều cao hơn tòa nhà 1,001m gọi là Kingdom Tower đang được xây dựng tại Jeddah.

Châu Âu trở nên khiêm tốn hơn nhiều với tòa nhà Messeturm ở Frankfurt cao 257m được xây từ thập niên 1990, Torre de Cristal của Madrid cao 249m, khánh thành vào năm 2008, và trong năm 2013, Anh quốc khánh thành tòa nhà ở Luân Đôn cao 306m.
 
Giáo Hội tại Colombia làm trung gian đàm phán trao trả vị tướng bị phiến quân cộng sản Colombia bắt giữ
Đặng Tự Do
21:47 23/11/2014
Tướng Ruben Alzate (người đeo kính)
Khoảng 1,500 binh sĩ, 10 phi cơ và máy bay trực thăng, cũng như các thuyền bè và xe cộ đã được triển khai tại khu vực rừng rậm Choco để tìm kiếm tướng Reuben Alzate, là quan chức quân sự cao cấp bị lực lượng vũ trang cộng sản Colombia bắt giữ trong vòng 50 năm qua.

Tướng Alzate, 55 tuổi, đã bị mất tích hôm Chúa Nhật 16/11 cùng với hai thuộc hạ khi họ di bằng thuyền để đến thăm một dự án năng lượng dân sự tại Choco, nơi vị tướng này là tư lệnh một lực lượng đặc nhiệm chịu trách nhiệm tấn công các phiến quân và các băng nhóm buôn bán ma túy đang lan tràn.

Hôm thứ Ba, 18/11, phiến quân cộng sản Colombia, gọi tắt là FARC xác nhận đã bắt giữ tướng Alzate.

Vụ bắt cóc đã khiến Tổng thống Juan Manuel Santos đình chỉ các cuộc đàm phán hòa bình với FARC ở Havana. Đây được kể là nỗ lực có triển vọng nhất nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài 50 năm qua tại Colombia.

Bộ trưởng Quốc phòng Juan Carlos Pinzon đã hủy bỏ một cuộc họp với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon tại New York để kinh lý Quibdó, thủ phủ của Choco, nhằm phối hợp các nỗ lực tìm kiếm ba con tin.

Chính quyền địa phương và Giáo Hội Công Giáo tại Quibdó đã thiết lập ba cái ghế trống ở trung tâm thành phố để tưởng nhớ ba con tin.

Hôm thứ Sáu, Đức Cha Juan Carlos Barreto, là Giám Mục Quibdó cho biết ngài đã làm trung gian thương thuyết với phiến quân cộng sản FARC và khẳng định rằng trong vài ngày tới tướng Alzate sẽ được trả tự do.
 
Đức Thánh Cha tôn phong 6 vị tân hiển thánh ngày 23/11/2014
VietCatholic Network
23:57 23/11/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Từ ngày 23 tháng 11, Giáo Hội Công Giáo có thêm 6 vị tân hiển thánh. Các vị được Đức Thánh Cha ghi vào sổ bộ các thánh trong buổi lễ do ngài chủ sự lúc 10 giờ 25 sáng Chúa Nhật Lễ Chúa Kitô Vua, tại Quảng trường Thánh Phêrô, trước sự hiện diện của hơn 50 ngàn tín hữu.

Đồng tế với Đức Thánh Cha trong thánh lễ có 60 Hồng Y, Giám Mục và khoảng 300 linh mục, nhiều vị trong phẩm phục của Giáo Hội nghi lễ Đông phương Syro Malabar bên Ấn. Trong số các tín hữu hiện diện có khoảng 5 ngàn tín hữu người Ấn.

Sau kinh cầu xin ơn Chúa Thánh Thần, Đức Hồng Y Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong thánh, tiến lên trước Đức Thánh Cha và xin ngài ghi tên 6 vị chân phước vào sổ bộ các thánh theo lời thỉnh nguyện của toàn thể các tín hữu Kitô. Rồi Đức Hồng Y trình bày vắn tắt tiểu sử 6 vị chân phước. Các tân thánh gồm 4 vị người Italia và 2 vị người Ấn độ, 3 vị đã sáng lập dòng tu, một nữ tu và một giáo dân.

Lược sử 6 vị thánh mới

1. Chân phước GM Giovanni Antonio Farina là vị chủ chăn nhiệt thành của giáo phận Treviso, rồi giáo phận Vicenza, bắc Italia, sinh cách đây 211 năm (11-1-1803) tại giáo phận Vicenza, phụ phong LM năm lên 24 tuổi và 9 năm sau đó, khi được 33 tuổi, ngài thành lập dòng các nữ tu thánh Dorotea Nữ Tử hai Thánh Tâm, chuyên giáo dục các thiếu nữ nghèo, và giúp đỡ tất cả những người sầu muộn và bị gạt ra ngoài lề xã hội. Năm 1850, ngài được bổ nhiệm làm GM giáo phận Treviso và 10 năm sau đó, được chuyển về giáo phận Vicenza và ở đây cho đến khi qua đời năm 1888, thọ 83 tuổi.

Đức Cha Farina hăng say làm việc mục vụ, dù bầu không khí không luôn luôn thuận lợi: tại Treviso có những hiểu lầm và xung khắc với các kinh sĩ Nhà thờ chính tòa; tại Vicenza ngài bị vu khống. Đối lại những điều đó, ngài vẫn bình tĩnh và những công việc quá khứ cũng như gần đó đã trả lời thay cho ngài. Đức Cha canh tân trường học và phục vụ tại nhà thương, giữ vai chính trong việc mục vụ dựa trên sự giáo dục tâm hồn. Vài năm sau khi qua đời, người ta bắt đầu nói về những ân lạ nhờ lời chuyện cầu của ngài. Đức Cha Giovanni Antonio Farina được Đức Gioan Phaolô 2 phong chân phước ngày 4-11 năm 2001.

2. Vị chân phước thứ hai là Cha Kuriakose Elias Chavara Thánh Gia, sinh tại bang Kerala Ấn độ cách đây 209 năm (1805), thụ phong LM năm 24 tuổi (1829) và thành lập dòng và là Bề trên Tổng quyền đầu tiên của dòng Camêlô Đức Mẹ Vô nhiễm.

Trong việc điều khiển dòng, Cha Kuriakose tỏ ra có những năng khiếu đặc biệt của một nhà đào tạo đầy tinh thần đạo đức, xác tín, có linh đạo sâu xa dựa trên lòng tôn sùng Thánh Thể, kính mến Thánh Mẫu và hoàn toàn trung thành với Giáo Hội Công Giáo, cùng với tinh thần cầu nguyện và khổ chế, thực hành các phương pháp mới trong việc tông đồ.

Cha cũng cộng tác vào việc lập dòng Ba Cát Minh Nhặt Phép. Cha tận tụy phục vụ Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Siro Malabar và qua đời năm 1871 thọ 66 tuổi. Cha được phong chân phước năm 1986.

3. Vị Chân phước thứ ba là Cha Ludovico da Casoria sinh năm 1814 tức là cách đây đúng 200 năm, gia nhập dòng Anh em Hèn Mọn Phanxicô khi được 18 tuổi, và thụ phong linh mục 5 năm sau đó. Thoạt đầu cha được Bề trên giao phó nhiệm vụ dạy triết học và toán học, và 10 năm sau đó, cha hoàn toàn dấn thân phục vụ những người nghèo khổ, rốt cùng. Tình bác ái đối với tha nhân ngày càng bừng cháy trong tâm hồn cha Ludovico. Cha mời gọi các giáo dân nam nữ dòng Ba Phanxicô tham gia vào công trình bác ái này.

Sau một thời gian ngắn phục vụ tại Phi châu, Cha Ludovico trở về Italia và thành lập nhiều tổ chức ác ái. Cha qua đời tại Napoli năm 1885, thọ 71 tuổi và được Phong chân phước năm 1993.

4. Vị chân phước thứ tư là Thầy Nicola da Longobardi người Italia sinh cách đây 364 năm (1650), gia nhập dòng Anh Em Hèn Mọn thánh Phanxicô da Paola. Thầy sống trong nhiều cộng đoàn, thi hành những công tác khiêm hạ nhất: từ việc coi phòng thánh, làm vườn, phụ trách nhà bệnh, làm bếp cho đến việc khất thực và coi cổng nhà dòng. Thầy Nicola đặc biệt yêu thương những người nghèo và người bệnh. Thầy qua đời năm 1709 thọ 59 tuổi và được phong chân phước năm 1786.

5. Vị chân phước thứ 5 là nữ tu Eufrasia Thánh Tâm Chúa Giêsu người Ấn độ, sinh cách đây 137 năm (1877) cũng thuộc bang Kerala và gia nhập dòng các nữ tu Đức Mẹ Camêlô.

Chị là một nhà đại thần bí, sống kết hiệp hoàn toàn với Chúa Giêsu như với vị hôn phu, và được Chúa cho tham dự vào những đau khổ trong cuộc khổ nạn, và cả niềm vui phục sinh của Chúa, đến độ chị thông truyền một vẻ an bình, nụ cười đầy hấp lực thiêng liêng. Hầu hết những giờ rảnh rỗi, chị Eufrasia dành để chầu Mình Thánh Chúa. Các tín hữu bên ngoài thấy chị là một nữ tu luôn cầu nguyện với Kinh Mân Côi và chầu Mình Thánh, đến độ họ gọi chị là ”Nhà tạm lưu động” hay là ”Mẹ cầu nguyện”. Vì thế, rất nhiều tín hữu đã đến xin chị Eufrasia cầu nguyện cho các nhu cầu của họ.

Chị qua đời năm 1952, thọ 75 tuổi và được phong chân phước năm 2006.

6. Vị chân phước thứ 6 là Amato Ronconi, giáo dân người Italia, sinh cách đây 788 năm. Ngay từ nhỏ người đã quyết định sống Tin Mừng theo gương thánh Phanxicô, nhất là về đời sống thống hối và bác ái. Anh gia nhập dòng Ba Phanxicô, tận tụy tiếp đón người nghèo và các tín hữu hành hương, thiết lập cho họ một nhà trọ. Về sau anh lui vào đời sống thống hối và đã thực hiện 4 lần cuộc hành hương tới Đền thánh Giacôbê Tông Đồ, Santiago de Compostela bên Tây Ban Nha. Anh qua đời năm 1292 thọ 66 tuổi và được phong chân phước năm 1776.

Sau lời thỉnh nguyện và giới thiệu của Đức Hồng Y Amato, Đức Thánh Cha đã mời gọi mọi người dâng lên Thiên Chúa lời khẩn nguyện qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria và các thánh, với kinh cầu các thánh. Tiếp đến Đức Thánh Cha đã long trọng đọc công thức phong thánh:

“Để tôn vinh Chúa Ba Ngôi cực thánh, để tuyên dương đức tin Công Giáo và tăng tiến đời sống Kitô, với quyền bính của Chúa Giêsu Kitô, của các thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô và của Chúng Tôi, sau khi suy nghĩ chín chắn, nhiều lần khẩn cầu ơn phù trợ của Chúa và lắng nghe ý kiến của nhiều anh em chúng tôi trong hàng Giám Mục, chúng tôi tuyên bố và xác định Chân Phước Giovanni Antonio Farina, Kuriakose Elias Chavara, Ludovico Casoria, Nicola da Longobardi, Eufrasia Eluvathingal Thánh Tâm và Amato Ronconi, là Hiển Thánh, và ghi tên các vị vào sổ bộ các Thánh và qui định rằng trong toàn thể Giáo Hội, các Ngài được được tôn kính với lòng sùng mộ nơi Các Thánh. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.”

Đức Thánh Cha vừa dứt lời, cộng đoàn vỗ tay nồng nhiệt và ca đoàn cùng cộng đoàn ca bài Jubilate Deo, Hãy tung hô Chúa, hãy hát mừng Chúa.. Trong khi đó, thánh tích của 6 vị tân hiển thánh được rước lên cho Đức Thánh Cha hôn kính trước khi đặt trên một giá nhỏ phía trước bàn thờ.

Trong bài giảng sau bài Phúc Âm, Đức Thánh Cha đã diễn giải ý nghĩa lễ Chúa Kitô Vua và áp dụng vào trường hợp 6 vị tân hiển thánh, những người đã noi gương bác ái của Chúa Giêsu Kitô. Ngài nói:

“Phụng vụ hôm nay mời gọi chúng ta hướng nhìn lên Chúa Giêsu là Vua Vũ Trụ. Kinh tiền tụng thật đẹp nhắc nhở chúng ta rằng Vương quốc của Chúa là ‘Vương quốc sự thật và sự sống, Vương quốc thánh thiện và ân sủng, Vương quốc công lý, tình thương và hòa bình’. Các bài đọc chúng ta đã nghe tỏ cho chúng ta thấy cách thức Chúa Giêsu thực hiện vương quốc của Ngài; cách Ngài thực hiện trong diễn tiến lịch sử và Ngài yêu cầu chúng ta điều gì.

Trước tiên, cách thức Chúa Giêsu đã thực hiện Vương quốc của Ngài: Ngài thực thi nước ấy trong sự gần gũi và dịu dàng đối với chúng ta. Chúa là vị Mục Tử mà ngôn sứ Ezechiele đã nói trong bài đọc thứ I (Xc 34,11-12.15-17). Trọn đoạn văn này được dệt bằng những động từ cho thấy sự ân cần và yêu thương của vị Mục Tử đối với đoàn chiên: tìm kiếm, kiểm điểm, tập hợp từ các nơi phân tán, dẫn tới đồng cỏ, cho nghỉ ngơi, tìm kiếm con chiên bị lạc, dẫn chiên lạc trở về, băng bó vết thương, chăm sóc chiên đau yếu, chăm nom, chăn dắt. Tất cả những thái độ ấy trở thành thực tại trong Chúa Giêsu Kitô: Ngài thực sự là ”Vị Mục Tử cao cả của đoàn chiên và là người chăn dắt các linh hồn” (Xc Dt 13,20; a Pr 2,25).

Và trong tư cách là những người được kêu gọi trở thành mục tử trong Giáo Hội, chúng ta không thể xa rời mẫu gương ấy, chẳng vậy chúng ta sẽ trở thành những người chăn thuê. Về điểm này, dân Chúa có khả năng đánh hơi không thể sai lầm trong việc nhận ra các mục tử tốt lành, và phân biệt họ với những người chăn thuê.

Sau khi chiến thắng, tức là sau khi sống lại, Chúa Giêsu đã tiến hành nước Ngài như thế nào? Thánh Phaolô Tông Đồ, trong thư thứ I gửi tín hữu Corintô, nói rằng: “Điều cần thiết là Chúa hiển trị cho đến khi tất cả mọi kẻ thù bị đặt dưới chân Ngài” (15,25). Chính Chúa Cha dần dần đặt mọi sự tùng phục Chúa Con, và đồng thời chính Chúa Con đặt mọi sự tùng phục Chúa Cha. Chúa Giêsu không phải là vua theo kiểu thế gian này: đối với Ngài, cai trị không phải là truyền lệnh, nhưng là vâng phục Chúa Cha, và tùng phục Chúa Cha, để ý định yêu thương và cứu độ của Chúa Cha được hoàn thành. Vì thế có một sự hỗ tương hoàn toàn giữa Chúa Cha và Chúa Con. Vậy thời kỳ cai trị của Chúa Kitô là thời gian dài đặt mọi sự tùng phục Chúa Con và giao nạp mọi sự cho Chúa Cha. “Kẻ thù cuối cùng bị tiêu diệt chính là sự chết” (1 Cr 15,26). Sau cùng, khi mọi sự được đặt dưới vương quyền của Chúa Giêsu, và tất cả, kể cả Chúa Giêsu, tùng phục Chúa Cha, thì Thiên Chúa sẽ là mọi sự trong tất cả” (Xc 1 Cr 15,28).

Tin Mừng cho chúng ta thấy Nước Chúa Giêsu đòi chúng ta điều gì: Tin Mừng nhắc nhở chúng ta rằng sự gần gũi và dịu dàng cũng là qui luật sống cho chúng ta, và chúng ta sẽ bị phán xét theo qui luật ấy. Đó là đại dụ ngôn về sự phán xét chung trong đoạn 25 của Tin Mừng theo thánh Mathêu. Vua nói: “Hãy đến đây, hỡi những người được Cha Ta chúc phúc, hãy lãnh nhận gia sản là Nước được chuẩn bị cho các con từ khi tạo dựng thế giới, vì Ta đói, các con đã cho Ta ăn, Ta khát các con đã cho ta uống, Ta là khách ngụ cư, các con đã đón tiếp Ta, Ta trần trụi, các con đã cho ta mặc, Ta bệnh tật và các con đã viếng thăm Ta, Ta ở trong tù, và các con đã đến gặp Ta” (25,34-36). Những người công chính sẽ hỏi: có bao giờ chúng con làm tất cả những điều ấy đâu? Và Vua đáp: “Thực, Ta bảo thực các con: tất cả những gì các con đã làm cho một trong những người anh em bé mọn nhất của Ta đây, chính là các con làm cho Ta” (Mt 25,40).

Đức Thánh Cha giải thích rằng: “Ơn cứu độ không bắt đầu bằng sự tuyên xưng vương quyền của Chúa Kitô, nhưng từ sự noi gương các công việc từ bi qua đó Chúa thực thi Vương quốc của Ngài. Ai thực thi những công việc ấy thì chứng tỏ mình đã đón nhận Vương quyền của Chúa Giêsu, vì họ dành chỗ trong tâm hồn cho tình yêu mến Thiên Chúa. Vào cuối đời, chúng ta sẽ bị phán xét về tình yêu, về sự gần gũi và dịu dàng đối với anh chị em chúng ta. Chúng ta có được vào Nước Thiên Chúa hay không, được ở bên tả hay bên hữu Chúa, điều ấy tùy thuộc lòng bác ái của chúng ta đối với tha nhân. Chúa Giêsu, qua chiến thắng của Ngài, đã mở Nước Ngài cho chúng ta, nhưng tùy theo chúng ta có vào đó hay không, ngay từ đời này, chúng ta có trở nên người thân cận của người anh chị em hay không, người anh chị em đang xin cơm bánh, quần áo, sự đón tiếp, tình liên đới. Và nếu chúng ta thực sự yêu thương người anh chị em của chúng ta, thì chúng ta sẽ được thúc đẩy chia sẻ với họ điều quí giá nhất đối với chúng ta, đó là chính Chúa Giêsu và Tin Mừng của Chúa!

Áp dụng những điều trên đây vào các vị thánh mới, Đức Thánh Cha nói:

“Ngày hôm nay, Giáo Hội đặt trước chúng ta những vị thánh mới như gương mẫu, chính qua những công việc quảng đại hiến thân cho Thiên Chúa và anh chị em, các vị đã phục vụ Nước Thiên Chúa, mỗi người trong môi trường của mình, và trở nên người thừa kế Nước Chúa. Mỗi vị Thánh đáp lại giới răn mến Chúa yêu người với tinh thần sáng tạo ngoại thường. Các vị đã tận tụy phục vụ những người rốt cùng không chút dè dặt, giúp đỡ những người túng thiếu, các bệnh nhân, người già, người lữ hành. Sự yêu thương ưu tiên mà các vị dành cho những người bé nhỏ và nghèo hèn chính là phản ánh và là mẫu mực tình yêu vô điều kiện đối với Thiên Chúa. Thực vậy, các thánh đã tìm kiếm và khám phá tình bác ái trong quan hệ mạnh mẽ và bản thân đối với Thiên Chúa, từ đó đã nảy sinh tình yêu chân thực đối với tha nhân. Vì thế, trong giờ phán xét, các vị đã nghe lời mời gọi ngọt ngào này: ”Hỡi những người được Cha Ta chúc phúc, hãy đến nhận gia sản là Vương quốc đã được chuẩn bị cho các con từ khi sáng tạo thế giới này” (Mt 25,34).

Và Đức Thánh Cha kết luận rằng:

“Qua nghi thức phong thánh, một lần nữa chúng ta đã tuyên xưng mầu nhiệm Nước Thiên Chúa và tôn vinh Chúa Kitô Vua, là vị Mục Tử đầy tình thương yêu đối với đoàn chiên. Nguyện xin các thánh mới, qua tấm gương và lời chuyển cầu của các vị, làm tăng trưởng trong chúng ta niềm vui được tiến bước trong con đường Tin Mừng, quyết định đón nhận Tin Mừng như địa bàn hướng dẫn cuộc sống chúng ta. Chúng ta hãy bước theo, bắt chước niềm tin yêu của các thánh, để niềm hy vọng của chúng ta cũng được đặc tính bất diệt. Chúng ta đừng để mình bị xao nhãng vì những lợi lộc trần thế chóng qua. Xin Mẹ Maria, Nữ Vương tất cả các thánh, hướng dẫn chúng ta trong hành trình tiến về Nước Trời. Amen

Thánh lễ tiến hành như thường lệ. Đứng cạnh Đức Thánh Cha trên bàn thờ có 6 Hồng Y và Giám Mục của các giáo phận xuất xứ của 6 vị thánh, đứng đầu là Đức Hồng Y Crescenzio Sepe, Tổng Giám Mục giáo phận Napoli, 2 vị Tổng Giám Mục Ấn độ, và các Giám Mục giáo phận Cosenza, Rimini và Vicenza.

Sau thánh lễ, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin. Số tín hữu tham dự tăng thêm hàng chục ngàn người. Trong dịp này ngài đã chào thăm các phái đoàn chính thức từ quốc gia, thành phố và giáo phận nguyên quán của các vị tân Hiển Thánh.
 
Top Stories
Pope Francis: homily for Christ the King canonization Mass
Vatican Radio
10:28 23/11/2014
(Vatican 2014-11-23) Pope Francis delivered the homily at the Mass celebrated in St Peter's Square on Christ the King Sunday, during the course of which he canonized six new saints: Kuriakose Elias Chavara, Mother Eufrasia Eluvathingal, Amato Ronconi, Giovanni Antonio Farina, Nicola da Longobardi, and Ludovico da Casoria.

Below, please find the full text of the official English translation of the Holy Father's prepared homily.
Homily of His Holiness Pope Francis
Solemnity of Our Lord Jesus Christ, King of the Universe (23 November 2014)


Today’s liturgy invites us to fix our gaze on Christ, the King of the Universe. The beautiful prayer of the Preface reminds us that his kingdom is “a kingdom of truth and life, a kingdom of holiness and grace, a kingdom of justice, love and peace”. The readings we have listened to show us how Jesus established his kingdom; how he brings it about in history; and what he now asks of us.

First, how Jesus brought about his kingdom: he did so through his closeness and tenderness towards us. He is the Shepherd, of whom the Prophet Ezekiel spoke in the First Reading (cf. 34:11-12, 15-17). These verses are interwoven with verbs which show the care and love that the Shepherd has for his flock: to search, to look over, to gather the dispersed, to lead into pasture, to bring to rest, to seek the lost sheep, to lead back the confused, to bandage the wounded, to heal the sick, to take care of, to pasture. All of these are fulfilled in Jesus Christ: he is truly the “great Shepherd of the sheep and the protector of our souls” (cf. Heb 13:20; 1 Pt 2:25).

Those of us who are called to be pastors in the Church cannot stray from this example, if we do not want to become hirelings. In this regard the People of God have an unerring sense for recognizing good shepherds and in distinguishing them from hirelings.

After his victory, that is after his Resurrection, how has Jesus advanced his kingdom? The Apostle Paul, in the First Letter to the Corinthians, says: “for he must reign until he has put all his enemies under his feet” (15:25). The Father, little by little, subjects all to the Son and, at the same time, the Son subjects all to the Father. Jesus is not a King according to earthly ways: for him, to reign is not to command, but to obey the Father, to give himself over to the Father, so that his plan of love and salvation may be brought to fulfilment. In this way there is full reciprocity between the Father and the Son. The period of Christ’s reign is the long period of subjecting everything to the Son and consigning everything to the Father. “The last enemy to be destroyed is death” (1 Cor 15:26). And in the end, when all things will be under the sovereignty of Jesus, and everything, including Jesus himself, will be subjected to the Father, God will be all in all (cf. 1 Cor 15:28).

The Gospel teaches what Jesus’ kingdom requires of us: it reminds us that closeness and tenderness are the rule of life for us also, and that on this basis we will be judged. This is the great parable of the final judgement in Matthew 25. The King says: “Come, O blessed of my Father, inherit the kingdom prepared for you from the foundation of the world; for I was hungry and you gave me food, I was thirsty and you gave me drink, I was a stranger and you welcomed me, I was naked and you clothed me, I was sick and you visited me, I was in prison and you came to me” (25:34-36). The righteous will ask him: when did we do all this? And he will answer them: “Truly, I say to you, as you did it to one of the least of these my brethren, you did it to me” (Mt 25:40).

The starting point of salvation is not the confession of the sovereignty of Christ, but rather the imitation of Jesus’ works of mercy through which he brought about his kingdom. The one who accomplishes these works shows that he has welcomed Christ’s sovereignty, because he has opened his heart to God’s charity. In the twilight of life we will be judged on our love for, closeness to and tenderness towards our brothers and sisters. Upon this will depend our entry into, or exclusion from, the kingdom of God: our belonging to the one side or the other. Through his victory, Jesus has opened to us his kingdom. But it is for us to enter into it, beginning with our life now, by being close in concrete ways to our brothers and sisters who ask for bread, clothing, acceptance, solidarity. If we truly love them, we will be willing to share with them what is most precious to us, Jesus himself and his Gospel.

Today the Church places before us the example of these new saints. Each in his or her own way served the kingdom of God, of which they became heirs, precisely through works of generous devotion to God and their brothers and sisters. They responded with extraordinary creativity to the commandment of love of God and neighbour. They dedicated themselves, without holding back, to serving the least and assisting the destitute, sick, elderly and pilgrims. Their preference for the smallest and poorest was the reflection and measure of their unconditional love of God. In fact, they sought and discovered love in a strong and personal relationship with God, from whence springs forth true love for one’s neighbour. In the hour of judgement, therefore, they heard that tender invitation: “Come, O blessed of my Father, inherit the kingdom prepared for you from the foundation of the world” (Mt 25:34).

Through the rite of canonization, we have confessed once again the mystery of God’s kingdom and we have honoured Christ the King, the Shepherd full of love for his sheep. May our new saints, through their witness and intercession, increase within us the joy of walking in the way of the Gospel and our resolve to embrace the Gospel as the compass of our lives. Let us follow in their footsteps, imitating their faith and love, so that our hope too may be clothed in immortality. May we not allow ourselves to be distracted by other earthly and fleeting interests. And may Mary, our Mother and Queen of all Saints, guide us on the way to the kingdom of heaven. Amen.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Tạ ơn Ngân Khánh Linh Mục của Đức Giám Mục Giáo Phận Đà Nẵng
Toma Trương Văn Ân
10:13 23/11/2014
Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, lúc 5 giờ 30 sáng thứ bảy ( 22.11.2014 ) tại hang đá Đức Mẹ nhà thờ Chính tòa Đà Nẵng, ĐGM Chủ sự Thánh lễ tạ ơn, cùng đồng tế với Linh Mục đoàn và Cộng đoàn Giáo phận hợp chung lời nguyện tạ ơn Thiên Chúa đã trao ban tác vụ Linh Mục cho Đức Giám Mục Giáo phận được 25 năm ( 21.11.1989 – 21.11.2014).

Hình ảnh

Chính tại nơi đây 25 năm trước ( 21.11.1989 ), Đức Giám Mục Phanxico Xavie Nguyễn Quang Sách ( Ngài qua đời 07.7.2013 và được an táng ngay trong nền hang đá Đức Mẹ) đã trao ban tác vụ Linh Mục cho Thầy Phao-lô Đoàn Quang Dân ( nay là Cha Quản xứ An Ngãi) và Thầy Giuse Châu Ngọc Tri ( nay đương kim Giám Mục Giáo phận Đà Nẵng ). Đây là lần thứ 2 sau ngày thống nhất đất nước ( 30.4.1975 ), Giáo phận Đà Nẵng có Thánh lễ trao tác vụ Linh Mục ( lần thứ nhất là Thầy Giuse Nguyễn Trí Dũng 10.1.1988, nay là Cha Quản xứ Tam Kỳ - Quảng Nam ).

Trước đó, lúc 9 giờ sáng ngày 21. 11.2014, ĐGM và cộng đoàn đã dâng Thánh lễ tạ ơn cùng với Cha Phao-lô Đoàn Quang Dân tại nhà thờ Giáo xứ An Ngãi. Được biết, Cha Phao lô đã trao tất cả hiện ngân và quà mừng cho Giáo xứ An Ngãi, để Hội đồng Mục vụ Giáo xứ lo chuẩn bị xây sửa nhà thờ.

1. Thánh lễ tạ ơn: Đoàn rước trọng thể đi đầu là Thánh Giá và sách Lời Chúa, tiếp đó các Đại diện Hội đồng Mục vụ các Giáo xứ, đội kèn tây, quý Cha và Đức Giám Mục Giáo phận.

Đầu Thánh lễ, ĐGM với tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, Đức Mẹ, Hội Thánh và mọi thành phần cộng đoàn Dân Chúa trong 25 năm Linh Mục. Tâm tình tri ân quý Cha, Tu sĩ và cộng đoàn vì nhiều đóng góp cộng tác với ĐGM qua Giáo Hội địa phương bằng lời cầu nguyện, công tác Tông Đồ hay âm thầm. ĐGM cũng mời gọi cộng đoàn Phụng vụ cầu nguyện cho các ân nhân, thân nhân, quý Chức và các thành viện mọi lãnh vực trong tất cả các Giáo xứ đã qua đời. Điều đó tác động nơi sâu thẳm tâm hồn mỗi người tham dự tâm tình tri ân Thiên Chúa và cầu nguyện cho Giáo Hội và Vị Mục tử của mình.

Trong bài chia sẻ, Cha Phao lô Đoàn Quang Dân (anh em song sinh Linh Mục với ĐGM) nêu mẫu gương đời sống Linh mục là Chúa Giê su Ki-tô: Đồng hành với mọi người không phân biệt có hay không có cùng Tín ngưỡng, hiền hòa, khiêm tốn, có lòng thương xót, dùng lời nói và việc làm để an ủi khích lệ người đau khổ, kiên quyết đấu tranh chống lại cái ác, bất công và dối trá; đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ…. Vì Linh mục phát xuất từ Thiên Chúa, Ngài cần cầu nguyện đặc biệt với Chúa Thánh Thần và vâng theo chỉ dẫn đầy khôn ngoan của Giáo Hội. Linh mục làm biến đổi Giáo dân và Giáo dân cũng làm biến đổi Linh mục. Linh Mục cần Phúc Âm hóa chính mình, cần sự tha thứ sẽ xua tan tất cả, chứ không phải ở chổ xin lỗi. Ngài đã kết bài chia sẻ: dù 50 năm hay 75 năm nữa, vẫn bén duyên với Thiên Chúa, chứ không phải như Thúy Kiều trong tác phẩm của Nguyễn Du: ” Trăm năm không biết có duyên gì không ? “

Cuối Thánh lễ, Cha Tổng Đại diện thay mặt cộng đoàn Giáo phận tạ ơn Thiên Chúa, vì ngày này cách đây 25 năm ( 21.11.1989) là biến cố trọng đại, một thời gian dài sau 30.4.1975, không được phong Linh Mục, đây là lần thứ 2 sau Cha Giuse Nguyễn Trí Dũng ( 10.1.1988), có được cặp song sinh Linh Mục, và cũng tạ ơn vì muôn ơn Chúa đã ban trong thời gian qua. Đây là mốc để nhìn lại và hướng đến tương lai để sống và thực thi sứ vụ…hiền lành và tận tình phục vụ. Cha Tổng cũng tỏ tâm tình thay cộng đoàn vì mỗi người trong Thánh lễ hằng ngày vẫn cầu nguyện cho ĐGM sau lời cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng… và chính ĐGM là mối dây liên kết cộng đoàn với Giáo Hoàng và Giáo Hội. Ngài cũng xin ĐGM cầu nguyện cho cộng đoàn ngày càng hiệp nhất vì Danh Chúa rạng ngời.

Tiếp đó, ĐGM cám ơn quý Cha, quý Tu sĩ, và mọi thành phần cộng đoàn đã cầu nguyện, chúc mừng, cộng tác với Ngài và Giáo Hội địa phương, Ngài cũng cám ơn và khích lệ 17 Dòng Tu nam và nữ đang hiện diện tại Giáo phận, tạo sự đa dạng phong phú về phục vụ và Mục vụ trong Giáo phận. Ngài đã kích lệ và trao văn bằng Tưởng lệ về việc Giáo phận ghi nhận những đóng góp của các anh chị em cộng tác với Giáo xứ là Giáo Hội địa phương trong mọi lãnh vực từ 25 năm trở lên. Ngài quan tâm đến anh chị em di dân, mời gọi các Giáo xứ tạo điều kiện và nâng đỡ họ. Ngài mời gọi công đoàn hướng về Đức Mẹ la Vang. Dịp này Ngài cũng mừng các ca đoàn chọn Thánh cêcilia làm bổn mạng, nhân ngày lễ của Ngài (22.11).

Sau Thánh lễ, mọi người cùng hân hoan điểm tâm tại sân Tòa Giám Mục.

2. Thường huấn thành viên Ban Thường vụ Hội đồng Mục vụ Giáo xứ, Ban Điều hành các đoàn thể cấp Giáo phận và gặp mặt chia sẻ các Thầy Cô giáo nhân ngày 20.11

8 giờ cùng ngày, Ban Thường vụ Hội đồng Mục vụ và Ban điều hành các đoàn thể dự thường huấn trong nhà thờ Chính Tòa. Cha Phanxico Salêsiô Lê La Vinh, OP ( đặc trách giáo dục Công Giáo ); Cha Philipphê Trương Văn Long; Cha Phao Lô Nguyễn Hữu Trường Sơn (đặc trách Mục vụ gia đình): Cha Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thịnh ( đặc trách Giáo dân ) đã giúp quý Chức về chủ đề Người Giáo Dân trong Giáo Hội, trong xã hội ngày nay, phải là chứng nhân Tin Mừng trong môi trười mình đang sống, đang làm việc. Người Giáo dân được mời gọi nên một với Chúa, tìm kiếm Nước Thiên Chúa bằng cách quản trị các công việc trần thế và xếp đặt theo ý Chúa. Quý Chức còn được học hỏi tinh thần thư chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam 2014. ĐGM đã đến dự và ban huấn từ về nuôi dưỡng Đức Tin và việc loan báo Tin Mừng. Cuối buổi, quý Chức chia thành nhiều nhóm chia sẻ thảo luận, đóng góp nhiều vấn đề bổ ích cho cộng đoàn Giáo phận.

Cùng trong thời gian này, quý Thầy Cô giáo gặp gỡ chia sẻ kinh nghiệm và tâm tình tại hội trường Tòa Giám mục nhân dịp ngày Nhà Giáo Việt nam 20.11. Cha Tổng Đại diện đã đến dự. Quý Thầy cô đã chia sẻ những kinh nghiệm trong vấn đề giáo dục hiện nay, những băn khoăn trăn trở về cơ hội và việc đóng góp tích cực của giới Công Giáo cho việc giáo dục trồng người trong tất cả các cấp học, cần phát huy những việc trong khả năng và điều kiện mình có thể làm được… qua đó chứng minh cho mọi người thấy được lãnh vực giáo dục là một thế mạnh của Giáo Hội.

Giờ cơm trưa trong tình hiệp nhất huynh đệ của mọi người, khép lại một mốc sự kiện quan trong của Giáo phận.
 
Phép lành Tòa Thánh dành cho Đại hội Giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội tổ chức tại Nhà Thờ Chính Tòa Phát Diệm
GP Phát Diệm
10:12 23/11/2014
 
Giáo Đoàn KiTô Vua Lakemba Sydney Mừng Kính Bổn Mạng
Diệp Hải Dung
19:48 23/11/2014
Chiều Chúa Nhật 23/11/2014 các Đoàn thể, Quan Khách Úc Việt và các Giáo đoàn bạn đã đến nhà thờ St. Therese Lakemba Sydney tham dự Lễ mừng kính Đức KiTô Vua Quan Thầy của Giáo Đoàn, Ca đoàn và Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Lakemba Sydney.

Hình ảnh

Trưóc khi cử hành Thánh Lễ, mọi người tập trung trong khuôn viên nhà thờ, Cha Gary Rawson Chính xứ La kemba xông hương kiệu Thánh tượng Chúa KiTô Vua. Sau đó Thánh Tượng được rước vào nhà thờ, cuộc kiệu rất long trọng và trang nghiêm, đi đầu Thánh Giá nến cao, cờ Úc Việt, cờ Hội Thánh, Thiếu Nhi Thánh Thể, Legio Mariae, Dòng Ba Đa Minh, Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, quan khách Úc Việt và Giáo dân.

Khi Thánh Tượng được rước vào nhà thờ và an vị trên cung thánh. Mọi người cùng quỳ dâng kinh nguyện lên Chúa KiTô Vua nguyện xin Chúa KiTô Vua chúc lành cho Giáo đoàn và mọi người. Sau đó Cha Nguyễn Văn Tuyết Đặc trách Giáo Đoàn Lakemba chào mừng mọi người đồng thời Cha giới thiệu qúi Cha cùng hiện diện trong Thánh lễ mừng Bổn Mạng hôm nay: Cha Gary Rawson Chính xứ Lakemba, Paul Văn Chi, Cha Vũ Kim Quyền và Cha Võ Mạnh Nhân Giáo phận Xuân Lộc VN cùng hiệp dâng Thánh lễ

Sau nghi thức cung nghinh Phúc Âm do các em Thiếu Nhi Thánh Thể phụ trách. Trong bài giảng Cha Nguyễn Văn Tuyết ngỏ lời chúc mừng đặc biệt đến Thiếu Nhi Thánh Thể năm nay mừng kính Bổn Mạng và cũng là kỷ niệm 30 năm thành lập Xứ đoàn. Mừng bổn mạng chúng ta hãy đến với người khác trong tình yêu và làm cho họ được hạnh phúc. Bởi vì những gì chúng ta làm cho anh em hèn mọn nhất là chúng ta làm cho chính Chúa Giêsu…và vị Vua mà chúng ta mừng kính hôm nay, Người không bao giờ buông tay của chúng ta, để chúng ta cho phép Người nắm lấy tay của mình…

Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Gary Rawson ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn kế tiếp anh Trần Anh Vũ Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo đoàn, Ca đoàn và Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. Sau cùng Anh Nguyễn Quốc Hào Trưởng Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Lakemba lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, qúy Sơ, quý Quan Khách và mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng Giáo Đoàn. Đặc biệt anh cũng cám ơn quý ân nhân đã góp công góp của giúp cho Giáo Đoàn có đủ phương tiện tổ chức mừng Bổn Mạng được tốt đẹp. Sau cùng anh cám ơn hai Ca đoàn Cecilia Thứ Bảy và Ca đoàn KiTô Vua Chúa Nhật đã giúp cho Thánh lễ thêm phần sốt sắng.

Sau Thánh lễ mọi người cùng ở lại tham dự tiệc liên hoan mừng Bổn Mạng bên sân trường của nhà thờ và thưởng lãm văn nghệ do Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể trình diễn rất vui nhộn.
 
Thánh lễ kính các thánh Tử Đạo Việt Nam và kỷ niệm 30 năm thành lập CĐ Bergkamen và ca đoàn Cecilia
Trầm Hương Thơ
21:20 23/11/2014
ĐỨC QUỐC: THÁNH LỄ KÍNH CTTĐVN VÀ MỪNG KỶ NIỆM 30 NĂM THÀNH LẬP CỘNG ĐOÀN BERGKAMEN VÀ CA ĐOÀN CECILIA

Ngày hân hoan kính mừng Chư Thánh

Gương tử hùng lóng lánh như sao

Tình yêu đạo Chúa chí cao

Đường Chân-Thiện-Mỹ dạt dào vô song.

Hòa lời ngợi ca cùng toàn thể Giáo Hội trong ngày kính Quan thầy"Các Thánh Tử Đạo Việt Nam" (CTTĐVN) Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Bergkamen và vùng phụ cận vô cùng hân hoan mừng đại lễ.

- Ngày đại lễ năm nay với 3 niềm vui chính:

- Thứ nhất: kính mừng Chư Thánh Việt Nam.

- Thứ hai: kỷ niệm 30 năm thành lập Công đoàn.

- Thứ ba: kính thánh Cecilia Bổn Mạng Ca đoàn kỷ niệm 30 năm ngày thành lập.

Xem Hình

Đúng 14h30 ba hồi trống vang lên, đoàn rước kiệu di ảnh CTTĐVN. bắt đầu với Thánh giá nến cao, tiếp theo sau là các hội đoàn, ca đoàn, qúy quan khách, đoàn giúp lễ, đồng tế, Kiệu Di Ảnh Chư Thánh, Cộng đoàn và hàng hàng lớp lớp theo sau. Những bài thánh ca vang lừng nhân đức và can trường vinh danh Chư Thánh tử hùng được hát vang trên những bước đường rước kiệu. Trời hôm nay đã vào cuối thu nhưng nắng rất đẹp như hòa cùng niềm hân hoan mừng kính các Thánh anh hùng Tử vì đạo nước Việt Nam hôm nay đang hưởng vinh quang chói lọi trên nước Thiên đàng.

Máu đào ươm xuống miền sỏi đá

Mầm đức tin nay đã trổ hoa

Cánh đồng bát ngát mượt mà

Tình yêu Thiên Chúa bao la vô cùng.

Sau khi rước kiệu CTTĐVN. vào trong cung thánh trang trọng. Lm. linh hướng Cộng đoàn Phanxicô Nguyễn Ngọc Thủy, Lm. Nodenbergen quản xứ Elisabeth và mấy trăm giáo dân cúi đầu kính cẩn dâng nén hương lòng lên các ngài, thì ca đoàn Cecilia cất cao bài hát "BÀI CA NGÀN TRÙNG"

"Đây bài ca ngàn trùng dâng về Thiên Chúa, bài ca thắm nhuộm máu hồng. Từng bao người anh dũng tiến lên hy sinh vì tình yêu. Tay Chúa hằng che chở phù hộ quân thù sẽ phải lui. Họ chiến thắng hát ca mừng vui dù người trần chê trách lãng quên suốt đời".v.v...

(Bài này của cha giáo Lm. Kim Long) qúa hay! và cảm động. Thật là xứng danh với một ca đoàn nhận thánh Cecilia làm bổn mạng mà hôm nay mừng đúng 30 năm chẵn ngày thành lập.

- Hiện diện trong thánh lễ hôm nay có vị Đại diện của chính quyền thành phố.

- Ông Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức.

- Qúy vị Ban tư vấn Liên Đoàn và Cộng Đồng.

- Qúy vị Đại diện các cộng đoàn. và rất nhiều quan khách xa gần mà tôi không thể biết và viết hết được.

- Trước thánh lễ Cha xứ Nodenbergen có đôi lời chào mừng và chúc mừng đến cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Bergkamen và phụ cận. Ngài rất khiêm nhường và không ngớt lời khen ngợi Cộng đoàn cũng như ca đoàn Cecilia trong 30 năm qua.

Ngài nói, không thể không chia sẻ những sinh hoạt sống đạo tốt đẹp này cho nhau và hãy giữ lấy những sự sinh hoạt tốt đẹp đó, ngài luôn mở rộng vòng tay hân hoan chào đón mỗi khi ca đoàn và cộng đoàn Công Giáo Việt Nam cần chỗ để sinh hoạt.

- Lồng trong thánh lễ hôm nay lại cũng có thêm một niềm vui mừng cho cộng đồng nữa đó là thánh lễ thanh tẩy gia nhập đạo Chúa của anh Martin Nguyễn Thanh Minh sau thời gian đã học hỏi kỹ lưỡng giáo lý Công Giáo và hôm nay anh chính thức lãnh nhận "Bí Tích Thanh Tẩy và Thêm Sức" để trở thành người con của Giáo Hội bước theo và sống trong con đường ánh sáng của Đức Giêsu Kitô. Kinh cầu Chúa Thánh Thần đã được hát lên trước khi anh được chịu "Bí Tích" thêm sức. Xin Chúa Thánh Thần luôn hướng dẫn anh đi trong ánh sáng của Ngài. Cộng đồng hân hoan chúc mừng anh và 2 bõ đỡ đầu.

Sau bài Phúc Âm Lm. Phanxicô Nguyễn Ngọc Thủy đã chia sẽ về một số gương lành của CTTĐVN. và sự can đảm của các ngài. Các tiền nhân của chúng ta rất nhiều những người tuyệt vời! Tất cả chúng ta đây đều là con cháu của các ngài. Chúng ta hãnh diện và noi gương các ngài. Đây là lời của thánh nữ Annê Lê Thị Thành nói với con gái khi cô lặn lội xa xôi đến nơi giam tù thăm mẹ, thấy bà bị tra khảo đến nỗi quần áo bê bết máu đã khô và dính cả vào thịt da, nhưng bà còn cười và khuyên con gái những lời vàng ngọc như sau:

"Con về giữ đạo khoan thai

Sau này gặp mẹ nay mai Nước Trời

Những lời vàng ngọc tuyệt vời!

Tấm gương kim cổ để đời cho ta."

Với Ca đoàn Cêcilia: Ai đã từng đi hành hương ở Rôma chắc sẽ biết những hang toại đạo. Đây là cả một tiến trình của khoảng 300 năm bị bách hại đức tin thời đạo Chúa còn sơ khai. Các tín hữu đã phải đào hang để trốn tránh những cuộc lùng bắt và diệt đạo ở nơi này. Thánh nữ Cecilia Đồng Trinh Tử đạo, mộ ngài được chôn cất tại hang toại đạo nổi tiếng nhất.

Hang Toại Đạo Thánh Callistô (Catacambe Di.S Callisto). Chị luôn được tôn kính là vị thánh bảo hộ cho âm nhạc nhà thờ. Vì trước thời gian tử dạo chị đã luôn dùng lời ca tiếng hát và lòng đạo đức của mình để cảm hóa được rất nhiều người tin theo Chúa. Chị bị chém vào cổ nên không thể hát và nói được lúc cuối đời nữa những trước khi chết chị vẫn còn giơ 3 ngón tay lên ý nói con chỉ tôn thờ một Chúa Ba Ngôi. Thánh Cecilia là vị thánh tử vì đạo đầu tiên có nhục thân được bảo tồn nguyên vẹn không bị hủy hoại.

-Những lời nguyện giáo dân được dâng lên Thiên Chúa:

- Cầu xin cho tất cả người Kitô hữu biết khôn ngoan và can đảm kiên trung làm chứng Tin Mừng giữa những khó khăn thử thách của xã hội hôm nay.

- Cầu cho Tân Ban Đại Diện Công Đoàn và Ca đoàn.

- Cầu cho anh Martin Nguyễn Thanh Minh đã gia nhập đạo Chúa hôm nay và tất cả những anh chị em tân tòng luôn được Chúa Thánh Thần hướng dẫn theo con đường trung kiên chính đạo.

- Cầu cho Đức Giáo Hoàng ơn khôn ngoan và sức mạnh để hướng dẫn con thuyền của Giáo Hội, để phảm trật Giáo Hội được bình an và thăng tiến.

- Tháng các đẳng linh hồn, xin Chúa dủ tình yêu thương ban thưởng cho tất cả những linh hồn tiền nhân chúng con được hưởng ánh vinh quang của Ngài.

- Mười hai em thanh nữ với áo dài trắng trong nghi thức "phụng vũ" tiến dâng lễ vật nhịp nhàng lên bàn thánh. Nghi thức trang trọng song song với lời thánh ca của ca đoàn Cecilia thật tuyệt vời! "Phụng vũ" là một nghi thức nằm trong phụng vụ, luôn được khuyến khích trong những ngày Đại lễ và những dịp đặc biệt.

- Ca đoàn Cecilia mừng kỷ niệm 30 năm chẵn nên hôm nay đã có thêm một ca đoàn thiếu nhi và thiếu niên, các em cũng đã đóng góp một bản thánh ca bằng tiếng việt nam trong phần hiệp lễ. Đây là một việc rất vui mừng và hân hoan trên một quê hương thứ 2 của chúng ta, khi con em sinh ra và lớn lên ở bên đây mà sinh hoạt và hát trong ca đoàn, nhất là bằng tiếng mẹ đẻ thì thật là qúy báu, hoan hô và luôn ủng hộ các em thật nhiều.

- Cuối thánh lễ vị đại diện Cộng đoàn đã có lời cám ơn tới hai cha cùng cha cố Phêrô Qúy và qúy vị quan khách Đức -Việt đã hiện diện trong thánh lễ mừng của Cộng đoàn hôm nay. Trân trọng kính mời sang bên hội trường dự buổi tiệc mừng.

- Vị Đại diện chính quyền thành phố Bergkamen sau khi đã đến cùng hiệp dâng thánh lễ mừng 30 năm với Cộng đoàn, Đã lên chào mừng và có lời phát biểu: Ông thay mặt ông Tỉnh trưởng và chính quyền rất hân hoan mừng Cộng đoàn và ca đoàn 30 năm kỷ niệm hôm nay. Biết bao những sự tốt đẹp qúy hóa về văn hóa và Đức tin luôn cần được bảo vệ và chia sẻ cho nhau. Ông biết rất nhiều bạn trẻ cũng như những người VN. từ thành phố Bergkamen này đã thành công trong nhiều lãnh vực. Từ học hành cho đến công ăn việc làm, những sinh hoạt liên tục trong mấy mươi năm qua, rất tốt. Ông thay mặt chính quyền thành phố trân trọng chúc mừng Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam nói riêng và luôn cả Cộng đồng người Việt Nam nữa. Thành phố rất là trân trọng với Cộng động Việt Nam.

- Ông Trịnh Quốc Khang Chủ tịch Cộng đồng liên giáo phận Paderborn và Essen cũng có đôi lời chào mừng và chúc mừng đến Cộng đoàn.

- Sau phép lành trọng thể kết thúc thánh lễ mọi người sang bên hội trường để cùng nhau mừng 30 năm ngày thành lập Cộng đoàn và ca đoàn Cecilia. Mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Bổn mạng Cộng đoàn. Mừng thánh Cecilia Bổn mạng ca đoàn, và mừng Anh Martin Nguyễn Thanh Minh đã gia nhập Cộng đoàn từ hôm nay.

- Trong một ngày mà có tới bao nhiêu sự mừng như thế này thì Cộng đoàn chúng ta phải cúi đầu cảm tạ Thiên Chúa. Ngài luôn ban cho con cái Ngài đầy tràn những ân hụê, những niềm vui, những ân tình chan chứa, thì không lý gì Cộng đoàn lại không tổ chức mừng một ngày đại lễ lớn như thế này. Mọi người tay bắt mặt mừng trong hân hoan cùng nâng ly chúc mừng Cộng đoàn, Ca đoàn và cùng mừng nhau. Cả bầu trời hôm nay cũng hòa chung niềm vui với Cộng đoàn nên nắng rất tươi hồng.

- Cộng đoàn và Ca đoàn hôm nay đã cho chiếu lại phim và những hình ảnh từ năm 1980, khi vừa thoát ách cộng sản sang đây. Là những thuyền nhân mới được nước Đức cứu mang đem về, như những con chim xa Tổ quốc, lạc đàn tìm kiếm đến nhau, nhờ sự giúp đỡ của chính quyền và nhân dân Đức. Những linh mục Việt Nam đặc biệt Linh mục Dr. Phêrô Nguyễn Trọng Qúy, ngài đã tìm đến từng gia đình, từng người, linh hướng và nối kết lại từ từ sau đó những Cộng đoàn Công Giáo được thành hình. Trong đây có cộng đoàn lớn nhất trong vùng là Bergkamen, hôm nay đã trưởng thành vững mạnh. Người Việt Nam chúng ta có câu ca dao "ăn qủa nhớ kẻ trồng cây" Lời cám ơn của Lm. Tuyên Úy Phanxicô đến cha cựu Tuyên Úy cho Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Tỵ nạn cộng sản Dr. Phêrô Nguyễn Trọng Qúy rất trang trọng. Nhưng rất tiếc rằng cha cố Phêrô Qúy đang đau nặng nên hôm nay ngài không thể đến để hiệp dâng thánh lễ tạ ơn và mừng chung với Cộng đoàn và ca đoàn được.

Tôi từ giã lúc 19h30 để đến thăm cha Nguyễn Trọng Qúy như đã hẹn trước với ngài vậy. Văn nghệ và tiệc mừng kéo dài cho đến khuya. Tôi nghe nói càng về khuya những tiết mục văn nghệ càng hay và hấp dẫn. Cảm tạ Chúa đã ban cho cộng đoàn Bergkamen, Ca đoàn Cecilia và người anh em tân tòng cùng một ngày mừng kính CTTĐVN chan chứa trong tình yêu thương của Ngài.

Cánh đồng bát ngát mượt mà

Tình yêu Thiên Chúa bao la vô cùng.

Thanh Sơn 24.11.2014
 
Đi dự lễ cung hiến nhà thờ Hòa Bình, Hưng Hóa
Phạm Huy Thông
10:23 23/11/2014
GP HƯNG HÓA - Nhận được giấy mời của cha Giuse Nguyễn Trung Thoại- chính xứ Hòa Bình, sáng sớm ngày 21-11-2014, chúng tôi vui mừng khởi hành để đến chia vui với bà con giáo xứ- một giáo xứ có lẽ rộng nhất ở Việt Nam hiện nay. Vì giáo xứ trải dài tới 160 km ở 5 huyện Kỳ Sơn, Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu, Đà Bắc và thành phố Hòa Bình.

Hình ảnh

Còn cách xa thành phố Hòa Bình cả mấy cây số, chúng tôi đã trong thấy ngôi nhà thờ to lớn với hai tháp chuông cao vút lên trời xanh (ảnh trên). Đến gần nhà thờ, chúng tôi thấy cả bãi xe rộng lớn ở chân đồi đã kín hết chỗ. Xe chúng tôi được ưu tiên đi lên phía cổng nhà thờ. Nhìn con đường lên nhà thờ với 2 dốc dài như hai cánh tay ôm lấy khuôn viên nhà thờ, mới thấy công sức của bà con đổ ra lớn biết chừng nào. Cả ngọn đồi to lớn rộng 10.000m2 đã được bạt đi với hàng triệu m3 đất đá để lấy mặt bằng xây nhà thờ mới. Leo vài chục bậc thang, chúng tôi mới lên đến sân nhà thờ. Chúng tôi đăng ký với Ban tổ chức để mang hoa chúc mừng giáo xứ. Chỉ nháy mắt, bảng tên của chúng tôi đã được in ra và có đôi nam nữ thanh niên mang bảng tên và lẵng hoa giúp chúng tôi tiến lên cuối nhà thờ. Cha xứ Giuse và Ban hành giáo đã vui vẻ nhận lẵng hoa và chụp ảnh chung với chúng tôi. Sân nhà thờ ngập những lẵng hoa. Hoa của các giáo xứ trong và ngoài giáo phận Hưng Hóa. Hoa của các cơ quan chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Hà Nội.

Cũng cần nói qua vài nét về giáo xứ này. Theo sử sách, từ đầu thế kỷ XX ở vùng đất này đã có người Công Giáo. Năm 1930, có 30 gia đình Công Giáo sinh sống ở đây. Năm 1945 có chừng 1000 giáo dân. Nhưng mấy năm sau đó, do chiến tranh và cả chính sách kỳ thị tôn giáo nên số giáo dân phải lưu lạc, tản mạn đi các nơi hết. Nơi đây hầu như không còn bóng dáng người Công Giáo nữa.Từ sau khi Việt Nam đổi mới kinh tế, một số người Công Giáo từ miền xuôi về Hòa Bình mưu sinh. Trước thực tế đó, Tòa Giám mục Hưng Hóa, những năm 90 đã cử cha Giuse Nguyễn Trung Thoại về đây làm mục vụ cho bà con giáo dân nhưng chính quyền không chấp thuận. Họ nói: Hòa Bình không có nhu cầu tôn giáo. Mãi tới ngày 22-2-2000, tỉnh Hòa Bình mới đồng ý cho linh mục Thoại về thăm mục vụ giáo dân nhưng không được làm lễ vì không có cơ sở thờ tự của tôn giáo. Ngày 28-10-2002, chính quyền mới cho phép linh mục Giuse được làm lễ ở nhà ông Doanh- một giáo dân trong vùng. Đây là thánh lễ đầu tiên ở Hòa Bình sau 56 năm vắng bóng linh mục. Năm 2005, chính quyền cho phép giáo dân dựng một ngôi nhà nguyện nhỏ với diện tích 200m2. Nhưng số giáo dân ngày càng đông trong đó có nhiều người là đồng bào các dân tộc thiểu số, ngư dân chài lưới trên sông Đà nên ngôi nhà nguyện trở thành quá nhỏ bé. Giáo dân làm đơn xin chính quyền xây ngôi nhà thờ to hơn. Đơn từ gửi đi các cấp cân nặng cả yến. Thật bất ngờ, năm 2007, tỉnh Hòa Bình đã đồng ý cấp cho giáo xứ 10.000m2 tức là trọn quả đồi ở ven đường số 6. Không chỉ hơn 3000 giáo dân trong giáo xứ mà cả giáo phận Hưng Hóa đều phấn khởi quyết tâm xây một ngôi nhà thờ khang trang ở ngay thành phố miền núi này. Sau mấy năm chuẩn bị nhân lực, vật liệu, tài chính. Ngày 17-8-2012, thánh lễ đặt viên đá đầu tiên của nhà thờ Hòa Bình đã được tổ chức với sự hiện diện của Đức TGM L. Girelli- Đại diện không thường trực của Tòa thánh tại Việt Nam và Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất coi sóc giáo phận Hưng Hóa. Mọi người còn nhớ mãi hình ảnh Đức Cha Gioan lội xuống hầm trong mưa lớn để xây viên đá móng nhà thờ. Thánh lễ diễn ra trong trời mưa lớn báo hiệu công trình sẽ còn nhiều gian nan khó khăn. Thật thế, sau lễ đặt viên đá đầu tiên, 8 tháng sau công trình mới lại được tiếp tục.

Ngôi nhà thờ được thiết kế theo kiến trúc gotich, phỏng theo mẫu nhà thờ Đức Bà Sài Gòn nhưng dáng thanh thoát, gọn hơn do vật liệu hiện nay cho phép. Ví dụ các cột chống đỡ vòm nhà thờ bằng xi măng giả đá rất gọn. Nhưng đường nét kiến trúc khá sắc sảo. Trên 28 cây cột trong nhà thờ có những bát đấu đỡ giả đồng rất nét. Các bức tranh kính màu trên gian thánh và cuối nhà thờ cũng đẹp. Nhà thờ có chiều dài 55m, rộng 18m và hai tháp chuông cao 24m. Nhà thờ có diện tích 1200m, có thể chứa 3000 người. Quảng trường rộng 6.500m2. Nhà thờ có 2 tầng. Tầng hầm để sinh hoạt và để xe. Nhà xứ và công trình phụ cũng được xây dựng khá xinh xắn.

Đúng 9 giờ, Đức Cha Giuse ra tận sân nhà thờ để đón Đức TGM L. Girelli trong tiếng chuông trống và tiếng vỗ tay của cả cộng đoàn. 9h 30 đoàn rước đoàn đồng tế đã tiến ra cuối nhà thờ. Đức TGM và Đức Cha Gioan đã làm phép bức tượng Lòng Thương xót Chúa ở sân quảng trường nhà thờ. Sau đó Đức Cha Gioan đã làm nghi thức mở cửa nhà thờ. Thánh lễ đồng tế do Đức TGM và Đức Cha Gioan chủ sự cùng với gần 100 linh mục trong và ngoài giáo phận. Lễ cung hiến thánh đường đã diễn ra trọng thể với nghi thức vảy nước phép, xức dầu, thắp lửa ở bàn thờ và các cột của nhà thờ. Trong phần giảng thuyết, Đức TGM đã chuyển lời chào thăm và phép lành của Đức Phanxicô đến cộng đoàn. Ngài cổ vũ cộng đoàn hãy sống với hai cột trụ của đức tin là mến Chúa và yêu người như hai tháp chuông của nhà thờ. Ngài ước mong, xin anh chị em đừng để Chúa trong nhà Tạm phải cô đơn và nhất là ngôi nhà thờ Chúa trong lòng mỗi người đừng băng giá. Đức TGM cũng ước mong có nhiều ngôi nhà thờ được xây dựng lên ở những vùng đất Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu để các tín hữu có nơi thờ phượng Chúa. Ngài cũng cảm ơn chính quyền tỉnh Hòa Bình đã tạo điều kiện cho cộng đoàn tín hữu được phép xây dựng ngôi thánh đường khang trang này.

Phát biểu cuối lễ, linh mục Tổng đại diện của giáo phận đã cảm ơn Đức TGM, Đức Cha và các linh mục, tu sĩ và các thành phần dân Chúa trong giáo phận đã góp công, góp của, góp lời cầu nguyện để giáo phận có thêm một ngôi thánh đường ở tỉnh miền núi này. Ngài cũng cảm ơn chính quyền các cấp đã tạo điều kiện để ngôi thánh đường được xây dựng mau chóng.

Kết thúc thánh lễ, mọi người cùng vui chung chén rượu mừng ngôi nhà thờ mới trong niềm hân hoan tạ ơn Chúa.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Giáo dục nhân bản và giáo dục cộng sản
Hà Minh Thảo
21:24 23/11/2014
GIÁO DỤC NHÂN BẢN VÀ GIÁO DỤC CỘNG SẢN

Nhân ngày nhà giáo Việt Nam (hay lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam) được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11, chúng ta cùng nhìn lại triết lý của hai nền giáo dục đã được thực thi tại Việt Nam Cộng hòa và cộng sản được áp dụng tại đây sau ngày Đất Nước thống nhất. Lý do thành lập ngày này là để ‘các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn với những người thầy’ và ‘ngành giáo dục đánh giá lại hoạt động của mình hầu nâng cao chất lượng giáo dục’.

I.- GIÁO DỤC NHÂN BẢN.

Năm 1958, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa tổ chức Đại hội Giáo dục Quốc gia lần I tại Sài gòn với sự tham dự của mọi thành phần xã hội: giáo sư các cấp từ tiểu đến đại học, từ phổ thông đến kỹ thuật..., phụ huynh học sinh, học giả, đại diện quân đội và các tổ chức tư nhân để xây dựng một nền Giáo dục Quốc gia theo ba nguyên tắc ‘nhân bản’, ‘dân tộc’, và ‘khai phóng’ được ghi cụ thể trong tài liệu ‘Những nguyên tắc căn bản’ do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và, sau đó, trong Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1967. Đó là :

1./ Nhân bản là triết lý chủ trương con người giữ một địa vị quan trọng trong quốc gia (lấy con người làm gốc và cuộc sống của họ là căn bản; xem con người là cứu cánh chứ không phải là phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào. Triết lý này chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá con người và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc... Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.

2./ Giáo dục dân tộc tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh hoa cùng những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất hay tan biến trong những nền văn hóa khác.

3./ Giáo dục khai phóng không nhất thiết phải bảo thủ tinh thần dân tộc, nhưng phải biết mở rộng cửa hầu tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ, tiếp cận với văn minh thế giới.

Từ ba nguyên tắc căn bản đó, Tổng thống Ngô Đình Diệm đề ra những phương hướng chính cho nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa nhằm đạt mục tiêu: Sau khi được giáo dục, những bạn trẻ nước Việt sẽ nên Công Dân như thế nào đối với cá nhân mình, đối với gia đình, quốc gia, xã hội, và nhân loại? Đó là :

a./ Phát triển toàn diện cá nhân. Trong tinh thần tôn trọng nhân cách và giá trị từng học sinh, giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện từng cá nhân theo bản tính tự nhiên mỗi người và theo những quy luật phát triển tự nhiên cả về thể chất lẫn tâm lý. Nhân cách và khả năng riêng của học sinh được lưu ý đúng mức. Cung cấp cho học sinh đầy đủ thông tin và dữ kiện để học sinh phán đoán, lựa chọn; không che giấu thông tin hay chỉ cung cấp những thông tin chọn lọc thiếu trung thực theo một chủ trương, hướng đi định sẵn nào.

b/. Phát triển tinh thần quốc gia nơi học sinh, được thực hiện bằng giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi trường sống và lối sống của người dân; giúp hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu nước mình, phát huy tinh thần đoàn kết, tranh đấu chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc; giúp học tiếng Việt và sử dụng tiếng này một cách có hiệu quả; giúp nhận biết nét đẹp của quê hương, những tài nguyên phong phú của quốc gia, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; giúp học sinh bảo tồn những truyền thống tốt đẹp, những phong tục giá trị của quốc gia; giúp người trẻ có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.

c./ Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học bằng giúp học sinh tổ chức các nhóm làm việc độc lập, qua đó, phát triển tinh thần cộng đồng và ý thức tập thể; giúp phát triển óc phán đoán với tinh thần trách nhiệm và kỷ luật; giúp phát triển tính tò mò và tinh thần khoa học; giúp họ có khả năng tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại.

Những kỷ niệm bản thân.

a.) Cá nhân chúng tôi được theo học tiểu học tại trường công lập, dù vào thời Pháp thuộc, nhưng chắc chắn được đãi ngộ hơn thời cộng sản chỉ biết ‘thủ tục đầu tiên’. Các Thủ tướng đều là những trí thức biết cung cấp cho đồng bào một chương trình giáo dục gần như tại mẫu quốc vì họ cần đào tạo các công chức và những nhà chuyên môn. Thầy và cô giáo là những nhà mô phạm đáng kính vì có khả năng, chứ không do ô dù đảng. Sinh hoạt kinh tế không quá đắc đỏ, nên lương bổng bảo đảm đời sống đầy đủ. Trước Tết Nguyên đán, mẹ chúng tôi làm ít mứt bí và gừng để mừng tuổi các Thầy và Cô giáo.

b.) Khi chúng tôi bước vào trung học, đúng lúc Thủ tướng Ngô Đình Diệm vừa dành lại Độc lập (chủ quyền, tài chính…) cho Việt Nam và Quân đội Pháp rút khỏi Việt Nam, nhưng vì trường công cấp này chưa nhiều nên phải thi tuyển. Biết khả năng của con, song thân đã tín nhiệm tư thục Lasan Taberd cho chúng tôi vào học. Trường này được phụ trách bởi các Tu sĩ Dòng Lasan, do Thánh Linh mục Gioan Tiền hô de la Salle thành lập, hiện diện trên Quê hương từ năm 1866. Sứ vụ Giáo Hội Công Giáo trao cho các Sư huynh, vừa là Thầy và là Anh đối với giới trẻ đàn em. Để ‘Phát triển tinh thần quốc gia nơi học sinh’ việc chào Quốc kỳ màu vàng được lưu truyền từ Trưng Trắc và Trưng Nhị đánh thắng Tô Định chạy về Tàu. Mỗi thứ hai, Quốc Ca cũng được trổi lên cùng lúc Cờ Việt được kéo lên. Sau đó, Sư huynh Hiệu trưởng có đôi lời với các thầy và học sinh và tuyên đọc danh sách các trò đến trể tuần qua : kỹ luật nghiêm nhặt để kết quả ‘tiên học lễ, hậu học văn’ đạt được kết quả mỹ mãn trong các kỳ thi theo chương trình Pháp lẫn Việt. Sau giờ học, thầy trò gặp nhau trong các cuộc tranh tài thể thao. Trường Taberd đã cung cấp cho Bóng bàn Việt Nam những cây vợt đẳng cấp thế giới : Lê Văn Tiết (vô địch quốc tế Pháp 1959) và với Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được và Trần Văn Liễu, Việt Nam Cộng hòa đoạt vô địch toàn đội Á châu năm 1958 và huy chương đồng vô địch quốc tế 1959… Hàng năm, sáng sớm ngày áp lễ Chúa giáng sinh, cựu học sinh Ngô Đình Diệm đến hiệp dâng Thánh Lễ và thăm Thầy cũ cùng trò chuyện với học sinh nội trú.

Đến ngày 30.04.1975, Giáo Hội Công Giáo điều hành 226 trường trung học và 1.030 trường tiểu học, với các trường tư thục nổi tiếng như Lasan Taberd và các trường Lasan khác tại Thủ đức, Đà lạt, Mỹ tho, Nha trang, v.v.. (dành cho nam sinh); Couvent des Oiseaux, Regina Pacis (Nữ vương Hòa bình), và Regina Mundi (Nữ vương Thế giới), Saint Paul, Thiên Phước (dành cho nữ sinh) bị nhà nước Cộng sản đóng cửa và ‘mượn’ trường ốc.

II. GIÁO DỤC CỘNG SẢN.

Theo Wikipedia, Giáo dục Việt Nam hiện nay chưa có lời phát biểu rõ ràng và chính thức về triết lý giáo dục của mình. Có người cho rằng Việt Nam cần thiết phải có một triết lý giáo dục phù hợp với nhu cầu đổi mới và hội nhập’. Tháng 9/ 2007, Học viện Quản lý Giáo dục Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội thảo ‘Triết lý giáo dục Việt Nam’, nhưng các đại biểu cho rằng nền giáo dục Việt Nam từ trong truyền thống và hiện đại đều có triết lý giáo dục, thể hiện qua những câu như: ‘Không thầy đố mày làm nên’; ‘Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu mến thầy’; ‘Học thầy không tày học bạn’; ‘Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người’; v.v..

Điểm báo liên quan.

Lang thang trên xa lộ thông tin, chúng tôi đọc được mẫu tin sau : Trong đời đi dạy 17 năm, tôi sợ nhất ngày 20-11. Ngày ấy, tôi thường trốn phụ huynh và rất sợ những tấm thiệp mà kèm trong đó là một, hai trăm ngàn đồng. Cách đây 7 năm, lúc ‘văn hóa phong bì’ bắt đầu trong mối quan hệ giữa phụ huynh và thầy cô giáo, học trò nào cũng mang tặng tôi một tấm thiệp được ba mẹ dán cẩn thận, tôi đã phải bất đắc dĩ mở từng tấm thiệp, đọc lời chúc, còn tiền để lại phong bì, nhờ các em mang về đưa bố mẹ, tôi đã gọi điện để giải thích từng phụ huynh. Có những phụ huynh dè bĩu: đã nghèo lại còn bày đặt! Nhưng cũng có em học sinh đã khóc khi thấy tôi làm vậy. Tôi đã ôm em để sau này em sẽ hiểu hơn! Các giáo viên đều mong muốn là sự thành thật, là cách cư xử của các em, chứ không phải những phong bì kia! Nghèo, chúng tôi cũng đã nghèo rồi, có thêm từng đó cũng chẳng giàu! Chỉ mong phụ huynh hãy cùng chúng tôi dạy dỗ các em trong bối cảnh xã hội có rất nhiều điều khiến các em xao nhãng việc học! Đó là món quà lớn nhất đối với chúng tôi!

Để tiếp nối truyền thống sư phạm Công Giáo, các nữ tu dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp phụ trách Trường tư thục mẫu giáo Duy An - Gò Vấp thông báo: « Chân thành cám ơn quý Phụ huynh đã tín nhiệm gởi các cháu đến học… Dịp 20/11 này, nhà trường xin không nhận tất cả các loại quà, dù là bất cứ hình thức nào’. Đây là một hành động can đảm từ chối văn hóa phong bì, được bôi trơn bởi biếu xén và ‘hoa hồng’... ». Giáo Hội Công Giáo cần được góp phần chuyên môn của các nhà sư phạm Công Giáo vào nền Giáo dục Việt Nam các cấp để phù hợp với lời mời thực hiện của Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II trao cho các Giám mục Việt Nam ngày 22.01.2002 : « Nhà nước và Giáo Hội, tuy độc lập với nhau và tự trị trong lãnh vực chuyên biệt của mình, nhưng vì cùng cần phải hoàn tất sứ mạng riêng biệt để phục vụ cùng một tập thể đồng bào Việt Nam, sự phục vụ sẽ càng hữu hiệu hơn nhờ ‘Sự Hợp tác lành mạnh’ hầu tạo sự phát triển từng cá nhân và xây dựng một xã hội công bằng, đoàn kết và bình đẳng ». Để hoàn thành sứ vụ phục vụ các trẻ em ở cấp mẫu giáo, các nữ tu phải vượt biên giới để khẩn cầu các ân nhân ngoại quốc trợ giúp tài chính để xây dựng trường ốc hay tân trang sau hàng chục năm sử dụng.

Sự thật, Việt Nam không xứng danh một quốc gia xã hội chủ nghĩa mà chỉ là một nước cộng sản, trong đó, cộng đảng hoang phí và tóm thu tài nguyên đất nước. Tại các quốc gia xã hội thật sự, chính phủ, bằng biện pháp thuế khóa, kêu gọi người dân có thu nhập cao đóng góp vào ngân sách để giúp đở người nghèo hơn. Ở các nước xã hội Âu châu, cha mẹ bị cưỡng bách phải để con cái đi học đến 16 tuổi và đó là một quyết định chánh trị, nên ngân sách quốc gia phải đài thọ mọi chi phí trường ốc, lương giáo viên và công chức, … Phụ huynh học sinh không phải đóng học phí. Ngoài ra, vì tôn trọng tự do của các cha mẹ muốn chọn cho con theo học tại trường tư thục và vì họ cũng đã đóng thuế, nên ngân sách quốc gia phải trợ cấp cho các trường tư. Học bổng quốc gia được cấp cùng tiêu chuẩn không phân học sinh trường công hay tư.

Một vấn đề khác, đảng cộng sản đã chỉ thuê những thầy cô giáo ‘hồng hơn chuyên’. Trong đó, có giáo sư chưa hề một phút nếm tự do tại Việt Nam Cộng hòa lại sang Hoa kỳ đòi viết nghiên cứu về người ‘Việt tị nạn’, làm sao để hiểu thấu tâm trạng người đã mất tự do đó và phải ly hương. Đó chỉ việc tư bản Mỹ liệng ra một số đô la cho kẻ muốn gây tranh cải giữa người Việt với nhau vì một sự kiện vô lý.

Hành động hữu lý và cao cả của giới sư phạm ‘đỏ’ là phải lên tiếng về trường hợp sinh viên Nguyễn Phương Uyên và chống lại quyết định vô nhân đạo do Hiệu trưởng Đặng Vũ Ngoạn, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ chí Minh ký ngày 29.11.2013, buộc Phương Uyên thôi học vì cô đã vi phạm pháp luật. Hành vi này có thể trái luật vì, theo Luật hình sự, sau khi ra tù, việc đình chỉ đảm nhiệm chức vụ chỉ có thể từ 1 đến 5 năm, trong khi quyết định này có tính cách vĩnh viễn. Hơn thế nữa, điều 65, khoản 3 Luật thi hành án hình sự quy định ‘Người được hưởng án treo được cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận học tập thì được hưởng quyền lợi theo quy chế của cơ sở đó’ù. Do đó, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng nói với chị Thanh Trúc (đài RFA ngày 07.12.2013) : « Té ra Việt Nam ngày nay trong việc tôn trọng quyền học tập của con người, không khá hơn chế độ Apartheid và cũng không bằng chế độ mà người ta vẫn thường cho là ngụy quyền! ». Ngày nay, sau sự kiện ‘giàn khoan dầu HD 981 mà Trung quốc đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam’, hai câu mà Phương Uyên viết bằng máu mà nhà nước cộng sản buộc tội ‘Tàu khựa cút khỏi Biển Đông’ và ‘Đảng cộng sản chết đi’ đã là những lời tiên tri phải được thực thi nếu người Việt muốn ‘Sống trên Quê hương mang tên Việt Nam’.

Tại Pháp, ngày 04.10.1994, Florence Rey, 19 tuổi, sinh viên văn khoa, và người yêu Andry Maupin, 22 tuổi, sinh viên triết, đã cướp súng của cảnh sát để đi ăn cướp. Với súng cướp được, họ chận một tắc xi, có chở một khách, buộc phải chạy theo lệnh họ. Tài xế cố tình đụng xe tuần cảnh và hét ‘chúng giết chúng tôi’. Maupin nổ súng bắn chết ba cảnh sát và người tài xế. Hai người qua đường bị thương. Chúng bắt làm con tin một tài xế xe du lịch để chạy trốn vào khu Bois de Vincennes. Một cảnh sát chạy mô tô đuổi theo, bị chặn bởi rào cản, Maupin nổ súng bắn chết cảnh sát này. Maupin bị thương và chết hôm sau tại bệnh viện. Trong vòng 25 phút chạm súng, 5 người chết và Florence Rey đã nạp mình, sau khi hôn từ biệt tình nhân. Tại Phiên tòa Đại hình Paris từ ngày 17 đến 30.09.1998, thời gian cần thiết để các bên có dịp nói hết ý muốn và các thẩm vấn từ Chánh án và Công tố viên. Các chuyên viên tâm lý và nhân chứng trình bày nhận xét của mình cũng như các luật sư tự do bào chữa, tranh luận. Sau 5 giờ 30 phút nghị án, Tòa tuyên án 20 năm tù cấm cố cho Florence vì là đồng phạm giết người nhưng được giảm khinh do bị áp lực tình yêu mù oán. Trong khi thụ án, Florence đã học và dự thi thành công brevet de technicien supérieur (BTS, văn bằng chuyên môn 2 năm sau Tú tài) Phụ tá quản lý năm 2007. Để hoàn tất học trình, cô được phép rời nhà tù để thực tập tại xí nghiệp. Nhờ có hạnh kiểm tốt, năm 2009, tức 15 năm thi hành án, Florence Rey được trả tự do.

Xin nhắc lại một trong những lý do thành lập ngày này là để ‘các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn với những người thầy’. Trong bài ‘Hồi ức và suy niệm về chuyện thầy trò’ http://www.boxitvn.net/bai/30818 , nhà giáo Tiêu Dao Bảo Cự, đang bị quản chế, cảm thấy cô đơn ghê gớm vì bị cô lập khỏi xã hội, không ai dám quan hệ và, ngay thời kỳ bị thực dân nước ngoài xâm lược, người cộng sản đã làm được việc hô hào nhân dân nổi dậy nhưng nay, dưới sự cai trị của họ, bạo lực bộ máy đàn áp thực kinh khủng, gây nỗi sợ hãi nơi toàn bộ xã hội mà người dân muốn thoát thì xem ra khó khăn gấp bội. Sáng ngày Nhà giáo, Đan Tâm đi đến trường dự lễ : Trường và Hội phụ huynh học sinh cho mỗi giáo viên nữ một bộ quần áo dài nhưng phải may đồng phục với vải màu xanh, khi mặc vào, trông như những cây biết đi… Tối qua, một phụ huynh chở hai con đến thăm Đan Tâm và tuôn ra một tràng những lời sáo rỗng, trao phong bì và xin kiếu đi đến giáo viên khác. Bà từ chối phong bì nhưng thày đã để lại. Trong bao, có 20.000 đồng… Gần đây, ông gặp một học sinh cũ ở chợ huyện. Đã gần 40 tuổi, gầy gò, quần áo bẩn thỉu, ngồi ở bậc thềm chợ, em đã chào ông và cả hai nói chuyện với nhau chừng 10 phút, em đã nói ngay với ông, giọng đầy trách móc: « Ngày xưa thầy đã lầm khi kêu gọi đấu tranh lật đổ chế độ cũ và tụi em cũng làm theo. Bây giờ thầy có nhận ra điều đó và có hối tiếc không? » Ông hơi sững người trước câu hỏi bất ngờ đó và vì đang đứng trước chợ, tôi lại có chuyện vội nên không tiện lý giải vấn đề mà chỉ trả lời qua loa, hẹn sẽ gặp em vào dịp khác để nói chuyện. Cho đến bây giờ thầy vẫn chưa có dịp gặp lại người học trò cũ đó, cũng chưa nhớ ra tên em và hỏi em đang làm gì nhưng, qua bề ngoài, chắc em sống rất khó khăn, nghèo khổ. Thày thật sự xúc động vì biết đã từng có những học sinh tin tưởng mình đến thế và thấy trách nhiệm của mình thật quá nặng nề.

Hà Minh Thảo
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Phượng Tím Bên Đường
Diệp Hải Dung, Australia
22:37 23/11/2014
PHƯỢNG TÍM BÊN ĐƯỜNG
Ảnh của Diệp Hải Dung, Australia
(Hình chụp tại Canley Vale, Sidney)

Con đường phượng tím chiều nay vắng
Bóng lá che nghiêng một góc đời
Nghe trong cõi nhớ niềm xa xót
Chợt thoáng hiện về dấu yêu ơi.
(Trích Thơ của Miên Thụy)