Ngày 24-11-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Cai quản
Lm Vũdình Tường
05:37 24/11/2017
Thời đại vua chúa đã qua đi, ngày nay rất ít quốc gia còn sót lại hoàng tộc. Nếu có hoàng gia đóng vai trò biểu tượng của một thời đại vàng son đã qua mà không nắm giữ quyền hành lãnh đạo, chủ trì vận mạng dân tộc trong tay như thời xưa. Việc lãnh đạo đất nước nằm trong tay những người do dân cử. Điều này cho thấy không chủ thuyết, chủ nghĩa hay đảng phái chính trị nào tồn tại vĩnh viễn.

Giáo Hội mừng kính lễ Đức Kitô vua. Đức Kitô không phải là vua một chủ nghĩa, môt chủ thuyết mà là vua của tình yêu, vua bình an. Tình yêu là điều không thể thiếu trong cuộc sống, không có tình yêu không có sự sống thật; không tình yêu không có bình an thật. Tình yêu chân chính và nước của vua tình yêu luôn tồn tại. Tình yêu chân chính tồn tại muôn đời, vĩnh cửu bởi tình yêu đó được vua sự sống, vua tình yêu ban phát sự sống vĩnh cửu. Lễ Đức Kitô vua được cử hành để nhắc nhở nhân loại về sự tai hoạ, tàn phả nhân phẩm do các chủ nghĩa thời đại. Đức Kitô đến trần gian hướng dẫn con người về con đường chân lí, sự thật và sự sống và đường lối đó bị xã hội lên án, loại bỏ vì trái nghịch hướng dẫn của xã hội. Để triệt tiêu lòng nhân ái họ tìm cách giáng hoạ và kết án tử hình, đóng đinh Đức Kitô vào thập tự. Kitô hữu chia sẻ ơn vương quyền qua bí tích Thanh Tẩy, chúng ta được mời gọi chia sẻ ơn vương quyền làm chứng nhân cho vua tình yêu qua cách sống yêu thương, tha thứ, cầu nguyện và cổ võ cho bình an. Đức Kitô luôn đồng hành với chúng ta trong cuộc sống trần thế. Dù không nhìn thấy nhưng cảm nhận có Ngài gần bên khi chúng ta tuyên xưng công lí, cổ võ cho an bình và lên tiếng bảo vệ kẻ thế cô. Sống thực hành ơn vương giả của Kitô hữu là sống một đời sống tôn trọng sự thật, công bằng, bác ái do Đức Kitô giáo huấn. Khi trả lời cho Philatô, kẻ chất vấn Ngài, Đức Kitô đáp.

Tôi đến thế gian để làm chứng cho sự thật và ai làm theo sự thật thì nghe lời tôi Jn 18,37.

Mỗi khi chúng ta dám lên tiếng chống lại bất công, tranh đấu cho công lí, cho sự thật, cho bình an thực sự là lúc chúng ta đang sống ơn vương quyền của Đức Kitô bởi Ngài đến trần gian để làm chứng cho sự thật và sự thật đó là nhận biết Thiên Chúa là Đấng tạo dựng nên ta, dựng lên vũ trụ và Đức Kitô là Con Thiên Chúa. Mỗi khi chúng ta bị đối xử bất công, bị vu oan, cáo vạ vì lẽ công chính là lúc chúng ta đang chia sẻ nỗi khổ đau của Đức Kitô trên thập giá. Tất cả mọi cố gắng giải thích lệch lạc, xuyên tạc, cố gắng bẻ cong, uấn éo chân lí Đức Kitô rao giảng và sống đều thuộc về con người, do con người nguỵ tạo, đội lốt dưới hình thức xem ra có vẻ tốt lành, đều là giả tạo.

Hãy xuống khỏi thập giá, để chúng ta tin. Mat 27,42.

Mỗi lần chúng ta chống trả lại các cơn cám dỗ dưới mọi hình thức, kể cả kì thị, chia rẽ là chúng ta đang thực hành ơn vương quyền của Đức Kitô bởi chính Ngài đã chống lại các cơn cám dỗ, chiến thắng thần chết sự dữ, đập tan bóng tối của thần ác để sống lại vinh quang, đổi mới tạo vật, thiết lập thiên quốc vĩnh cửu, bình an. Sách Khải Huyền gọi Ngài là Đấng khởi đầu đổi mới vạn vật. Kh 1,5

Mỗi khi chúng ta nói thật, sống thật, làm chứng cho sự thật. Mỗi khi chúng ta làm chủ thói xấu con người mình, bắt chúng phải phục tùng ta chính là lúc chúng ta sống ơn vương quyền của Đức Kitô bởi chính Đức Kitô chiến thắng thần dữ, đập tan thần chết, kêu gọi chúng ta sống trong chân lí và sự thật. Đức Kitô không đến trần gian để thiết lập vương quốc trần thế nhưng thiết lập thiên quốc, kêu gọi con người sống tôn trọng sự thật, công lí và bình an vì mọi người đều do Chúa tạo dựng, đều là anh chị em trong Đức Kitô. Ngài là vua của bình an nên khi người ta chửi rủa, đánh mắng, thách thức Ngài luôn im lặng, không lên tiếng tranh biện. Tình yêu chân chính đòi hy sinh, thực hành, không phải để tranh biện, cãi lí. Kitô hữu được mời gọi sống công lí cho chính mình, cho anh chị em, cho xã hội và bảo vệ trái đất và vũ trụ do Chúa tạo thành.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Góp Phần Xây Dựng Vương Quốc Tình Thương Của Vua Giê-Su
Lm. Đan Vinh
09:44 24/11/2017
I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Mt 25,31-46.

(31) Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu. Bấy giờ Người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Người. (32) Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê, (33) Người sẽ cho chiên đứng bên phải Người, còn dê ở bên trái. (34) Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc. Hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa”. (35) Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; (35) Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc. Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom. Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm”.(37) Bấy giờ những người công chính sẽ thưa rằng: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống. (38) Có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước, hoặc trần truồng mà cho mặc ? (39) Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà đến thăm đâu ?” (40) Để đáp lại, Đức Vua sẽ bảo họ rằng: “Ta bảo thật các ngươi: Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi làm cho chính Ta vậy”. (41) Rồi Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên trái rằng: “Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên ác quỷ và các sứ thần của nó”. (42) Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn. Ta khát, các ngươi đã không cho uống. (43) Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước. Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc. Ta đau yếu hay ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm nom”. (44) Bấy giờ những người ấy cũng sẽ thưa rằng: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói, khát, hoặc là khách lạ, hoặc trần truồng, đau yếu hay ngồi tù, mà không phục vụ Chúa đâu ?” (45) Bấy giờ Người sẽ đáp lại họ rằng: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé mọn nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy”. (46) Thế là họ ra đi để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính ra đi để hưởng sự sống muôn đời”.

2. Ý CHÍNH:

Vào ngày tận thế, sau khi các thiên thần đã tập trung tất cả người chết được Chúa cho sống lại, Vua Giê-su sẽ tái lâm trong vinh quang để làm một cuộc phán xét chung (31). Người xét xử người ta không dựa trên những việc làm khác thường, nhưng trên thái độ và cách ứng xử của đức tin đối với tha nhân, nhất là yêu mến phục vụ Người hiện thân nơi những người nghèo hèn đau khổ về thể xác cũng như tâm hồn (40.45).

3. CHÚ THÍCH:

- C 31: + Khi Con Người đến trong vinh quang của Người: Đức Giê-su được Chúa Cha sai đến trần gian 2 lần: Lần thứ nhất Ngưới đến để thi hành sứ mệnh cứu thế, để dạy lòai người nhận biết Thiên Chúa và mở ra con đường lên trời là: “Bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo chân Người” (x Mc 8,34). Lần thứ hai Người sẽ đến trong uy quyền và vinh quang của Con Thiên Chúa (x Mt 16,27), là Vua của vũ trụ vạn vật (x Mt 28,18) và là Thẩm Phán xét xử muôn dân để ban thưởng kẻ lành và trừng phạt kẻ dữ (x Mt 25,31-32).

- C 32-33: + Người sẽ tách biệt họ với nhau như mục tử tách biệt chiên với dê. Người sẽ cho chiên đứng bên phải Người, còn dê ở bên trái: Bấy giờ Đức Giê-su sẽ phân chia muôn dân thành hai lọai là chiên và dê. Chiên và dê là hai lòai giống nhau. Nhưng đặc tính của con chiên là hiền lành, còn đặc tính của con dê thì hay phá phách chuồng trại. Chiên có giá trị kinh tế hơn dê nhờ bộ lông dầy được xén từng thời kỳ, và được dùng làm len để đan áo ấm.

- C 34: + Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: Nào những kẻ Cha ta chúc phúc…: Những người được xếp bên phải là những tín hữu sống theo “Tám Mối Phúc thật” (x. Mt 5,1-12), thực hành bác ái phục vụ Chúa hiện thân nơi những người đau khổ bất hạnh (x Mt 25,35-36). Còn những người bên trái là những kẻ vô tín, thể hiện qua thái độ làm ngơ trước những người đau khổ bất hạnh của người khác (x Mt 25,41-45).

4. CÂU HỎI:

1) Đức Giê-su đến trần gian mấy lần ? Người đến thứ nhất để làm gì ? Người sẽ đến lần thứ hai khi nào và nhằm mục đích gì ? 2) Trong ngày tận thế Đức Giê-su sẽ phân chia lòai người thành hai lọai người là những lọai nào ? 3) Chiên và dê khác nhau ở điểm nào? 4) Những ai được xếp vào lọai “chiên” bên tay phải, và những ai được xếp vào loại “dê” bên tay trái ?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: Chúa phán: “Ta bảo thật các ngươi: Mỗi lần các ngươi đã không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,45).

2. CÂU CHUYỆN:

1) "HOÀNG TỬ VÀ NGƯỜI HÀNH KHẤT":

Cách đây 300 năm, nhà văn MARK TWAIN nước Anh đã viết câu chuyện “Hoàng Tử và người hành khất”, nội dung kể về hai cậu bé: một là hoàng tử EDWARD xứ Wales, và hai là đứa trẻ bụi đời tên là TOM CANTY. Dù khác nhau về giai cấp, nhưng hoàng tử Edward muốn làm bạn với Tom. Có điều lạ là cả hai lại có khuôn mặt rất giống nhau như hai anh em sinh đôi.

Một ngày kia, hoàng tử Edward đề nghị chơi trò hoán đổi địa vị, bằng cách cho Tom Canty làm hoàng tử, được mặc quần áo sang trọng và được vào sống trong hoàng cung, còn mình thì mặc bộ quần áo rách nát của Tom và hằng ngày đến sống trong khu ổ chuột trong hầm cầu. Ban ngày hoàng tử Edward nhập bọn với đám người hành khất đi xin ăn, đêm về phải nằm ngủ dưới nền đất tối tăm lạnh lẽo. Nhưng cũng nhờ sống giữa những người nghèo và sinh hoạt như một người nghèo mà hoàng tử Edward đã trải qua đủ nỗi khổ nhục những người nghèo phải chịu đựng. Một thời gian sau, khi không còn hứng thú với trò chơi này, Edward đã đến hoàng cung gặp Tom Canty đang đóng vai hoàng tử để yêu cầu hoán đổi địa vị lại như trước. Nhưng do đã quen với lối sống giàu sang nên Tom không những đã từ chối không chịu hoán đổi trở thành kẻ bụi đời mà hắn còn tố cáo khiến Edward bị tống giam vào ngục, với tội danh nhục mạ hoàng tử. Trong phiên tòa xét xử xác minh thật giả, với trí thông minh đối đáp, kèm theo những chứng cớ cụ thể về gia thế, Edward đã chứng minh mình mới là hoàng tử thật sự và đã giành lại quyền lên làm vua thay vua cha mới băng hà. Từ khi lên làm vua, do đã trải nghiệm cuộc sống nghèo khổ, tân vương Edward đã đặc biệt quan tâm đến những người nghèo khổ và trở thành ông vua liêm chính và nhân ái trong lịch sử nước Anh.

2) LÒNG MẾN CHÚA THỰC SỰ ĐƯỢC BIỂU LỘ QUA HÀNH ĐỘNG YÊU NGƯỜI:

Trong tác phẩm: “Thị kiến của người Kitô hữu” (The Christian Vision), nhà văn JOHN POWELL đã kể một chuyện cổ xưa của người Ái Nhĩ Lan như sau:

Một hôm có một ông vua đã gần đất xa trời mà vẫn không có hoàng tử nối ngôi. Vua bèn sai sứ giả thông báo khắp nơi sẽ mở một cuộc thi tuyển chọn hoàng tử. Mọi thanh niên có tướng mạo tốt và được quan chức địa phương tiến cử sẽ được ghi danh lên kinh đô ứng thí. Chính nhà vua sẽ đích thân sát hạch các thí sinh về lòng mến Chúa yêu người, là điều kiện trở thành ông vua tốt.

Bấy giờ có một thanh niên tướng mạo phi phàm và sống đạo rất tốt nên được dân chúng trong vùng và viên quan chức địa phương đồng ý tiến cử về hoàng cung dự thi. Nhưng có điều anh này gia cảnh quá nghèo, có mẹ già đau ốm liên miên, nên hằng ngày anh phải làm người khuân vác trong chợ để kiếm sống. Anh cũng không đủ tiền mua được một bộ quần áo tươm tất đi dự thi, và mua lương khô mang theo đi đường. Nhiều người góp tiền mua tặng anh một bộ quần áo và mua lương khô để anh mang theo đến thủ đô.

Sau một tháng liên tục ngày đi đêm nghỉ, chàng thanh niên đã đi đến thủ đô và từ xa đã nhìn thấy tòa lâu đài tráng lệ của nhà vua. Rồi bỗng có một lão ăn mày áo quần rách nát xuất hiện bên đường. Thấy anh, lão liền ngửa tay xin giúp đỡ: “Này cậu kia, lão đã bị nhịn đói và chịu rét run mấy ngày qua. Xin cậu dủ lòng thương cho lão ít đồ ăn cho đỡ đói”. Cảm thương hoàn cảnh của lão ăn mày, chàng thanh niên liền cởi chiếc áo khoác đang mặc, để đổi lấy chiếc áo cũ sờn rách nhiều chỗ vá của lão và chàng còn cho lão cả số lương khô còn lại. Rồi chàng tiếp tục đến hoàng cung. Bọn lính gác sau khi kiểm tra giấy tờ đã đưa chàng vào khu tiếp đón thí sinh phỏng vấn. Khi được gặp nhà vua chàng cúi mình bái lạy, rồi khi ngẩng mặt lên, chàng hết sức bỡ ngỡ, khi nhận ra đức vua đang ngồi trên ngai vàng chính là lão ăn xin mà chàng mới gặp. Chàng liền lên tiếng :

- Tâu Đức vua, có phải Đức Vua là người ăn xin ngồi bên đường mà thần vừa gặp phải không?

- Đúng thế. Đức Vua đáp.

- Vậy tại sao Đức Vua lại cải trang thành người ăn xin như thế ? Chàng hỏi tiếp.

- Trẫm phải đóng vai người ăn xin để kiểm tra lòng mến Chúa của người như thế nào? Vì một lòng mến Chúa thực sự phải được biểu lộ qua lối ứng xử với tha nhân, nhất là đối với những người nghèo hèn.

Trước vẻ mặt tuấn tú và sự ứng đáp khôn ngoan của chàng thanh niên, đức vua đã chọn chàng làm hoàng tử. Từ đó chàng được sống trong hoàng cung và ngày ngày học tập để trở thành một ông vua tốt.

3) NẾU TÔI BIẾT LÀ NGÀI…

NEN-SÂN MÊN-ĐƠ-LA (Nelson Mandela), vị Tổng thông da đen đầu tiên tại một nước có tệ “phân biệt chủng tộc” là Nam Phi, khi còn là một thanh niên, đã là lãnh tụ của một đảng phái lấy tên “Quốc hội Châu Phi” (ANC) bị cấm họat động. Vì đang ở trong thời kỳ đấu tranh dành quyền lực với đảng cầm quyền, nên NEN-SÂN buộc phải cải trang để hoạt động bằng cách ăn mặc cẩu thả và hóa trang thành nhiều người thuộc nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội. Ông tin rằng khi hóa trang như thế, người ta sẽ không nhận ra ông, để ông có thể đi đó đây trong nước.

Lần kia, khi đi dự một cuộc họp kín tại một vùng quê nghèo miền GIO-HAN-NÉT-BỚC (Johannesberg), do một linh mục sắp xếp để NEN-SÂN nói chuyện về cách mạng với một số giới trẻ Công giáo. Khi ông đến nơi, người phụ nữ giữ cửa thấy cách ăn mặc lôi thôi đã không nhận ra ông nên từ chối không cho vào với lý do: “Ở đây không có chỗ cho lọai người như ông”. Nói xong chị ta đóng sầm cửa lại trước mặt ông.

Nhưng sau khi được biết người mới đến kia là ai, chị ta đã vội trở lại nói với NEN-SÂN rằng: ”Xin lỗi ngài về sự thất kính của tôi khi nãy, vì tôi đã không nhận ra ngài. Nếu như tôi biết đó là ngài, thì tôi đã mở rộng cửa ra đón và phục vụ ngài thật chu đáo”.

Tuy nhiên, dù Nen-sân giả dạng thành nhiều người khác, nhưng vẫn có một số người quen nhận ra ông. Một hôm, khi ông giả dạng làm một bác tài xế ở Gio-han-nét-bớc, đang dừng xe đón khách ở một góc phố, ông khóac chiếc áo ngoài bụi bặm và trên đầu đội một chiếc mũ nhàu nát, thì chợt thấy một anh cảnh sát đang sải bước tiến về phía mình. Ông nhìn quanh để tính lối thoát thân. Nhưng viên cảnh sát kia đã mỉm cười chào ông, anh ta lén đưa tay lên chào theo kiểu ANC, rồi bước đi theo một hướng khác. Những sự cố như vậy xảy ra nhiều lần, và NEN-SÂN cũng tạm yên tâm vì biết rằng có nhiều người Châu Phi thực tâm ủng hộ con đường đấu tranh với tệ phân biệt chủng tộc của chính quyền da trắng. Cuối cùng sau nhiều năm bị cầm tù, NEN-SÂN MÊN-ĐƠ-LA đã được thả ra và chiến thắng trong một cuộc bầu cử công bằng để trở thành vị Tổng thống da đen đầu tiên của nước Nam Phi.

Hôm nay Chúa Giê-su cũng đang ẩn mình dưới nhiều hạng người đau khổ bất hạnh. Vậy bạn có nhận ra và ân cần phục vụ Người cách chu đáo không ?

4) ÔNG HOÀNG HẠNH PHÚC:

OSCAR WILDE đã viết một câu chuyện rất đẹp, tựa đề là “ÔNG HOÀNG HẠNH PHÚC” (The Happy Prince) như sau :

Một Ông Hoàng kia sống rất hạnh phúc. Vì thế khi ông chết, người ta đã làm một bức tượng của ông, đặt trên một bệ cao dựng ở trung tâm thành phố đặt tên là “Ông Hoàng Hạnh Phúc”, hy vọng ông sẽ mang lại may mắn và hạnh phúc cho dân thành.

Một buổi chiều đầu mùa đông, một con chim én đã đến đậu dưới chân pho tượng. Bỗng nó cảm thấy một giọt nước từ phía trên rơi trúng đầu. Nhìn lên nó rất ngạc nhiên khi thấy đó là giọt nước mắt của Ông Hoàng Hạnh Phúc. Thì ra ông Hoàng đang khóc.

- Tại sao ông khóc ? Ông là ông Hoàng Hạnh Phúc kia mà !

- Từ khi được người đời đặt ta trên bệ cao và ta có thể nhìn thấy dân tình trong thành, ta rất đau lòng và không còn cảm thấy hạnh phúc nữa. Ta muốn có thể đến giúp những cảnh đời bất hạnh. Nhưng đôi chân ta lại bị chôn chặt vào bệ không thể đi đâu được. Chim có thể giúp ta làm việc giúp đỡ những người đang bị bất hạnh kia không ?

- Không được đâu, vì tôi phải bay đi Ai Cập để tránh cái lạnh của mùa đông đang đến.

- Ta chỉ yêu cầu chim giúp ta một đêm nay thôi.

- Được rồi. Bây giờ ngài muốn tôi làm gì giúp ngài ?

- Trong một túp lều ở đàng kia có một người mẹ đang khóc vì đứa con bị bệnh nặng, mà bà không có tiền đi mời bác sĩ đến khám bệnh cho toa mua thuốc. Chim hãy lấy viên ngọc ở chuôi kiếm của ta đem tặng cho bà ấy đi.

Chim én liền dùng mỏ quặp lấy viên ngọc ở chuôi kiếm và bay đến trao cho bà mẹ nghèo. Nhờ số tiền bán viên ngọc quý này mà bà mẹ đã chữa dứt bệnh cho đứa con.

Hôm sau ông Hoàng lại yêu cầu chim én nán lại thêm một đêm nữa để mang một viên ngọc khác đến giúp cho một người ăn xin sắp bị chết rét. Rồi hôm sau nữa chim lại đến giúp một người nghèo khác nữa bị vỡ nợ sắp phải tự tử. Cứ thế, hết ngày này đến ngày khác, chim én lần lượt lấy các đồ trang sức trên mình ông Hoàng mang cho những người nghèo khổ trong thành phố. Cuối cùng đến giữa mùa đông, trời trở lạnh nhiều và tuyết rơi đầy đường, và trên người ông Hoàng cũng không còn thứ gì đáng giá nữa. Vào một buổi sáng, người ta thấy con chim én đã nằm chết cóng dưới chân pho tượng của ông Hoàng. Bên dưới đường phố, mọi người đều cảm thấy hạnh phúc. Họ đâu biết rằng hạnh phúc họ có được là nhờ sự hy sinh của ông Hoàng Hạnh Phúc và con chim én nhỏ bé kia giúp đỡ.

Còn chúng ta hôm nay, chúng ta có thể làm gì để mang lại hạnh phúc cho người chung quanh? Chúng ta có thể chia sẻ cơm áo vật chất và khiêm nhường phục vụ những người nghèo khổ bất hạnh chung quanh chúng ta không?

3. SUY NIỆM:

1) Đức Giê-su thiết lập Nước Trời yêu thương bằng cái chết thập giá của Người:

Khi còn sống, Mẹ Tê-rê-sa Can-quýt-ta (Tê-rê-sa Cancutta) rất tâm đắc với đoạn Tin Mừng diễn tả cái chết của Đức Giê-su trên cây thập giá. Mẹ luôn bị những người đau khổ bất hạnh lôi cuốn. Dưới mắt Mẹ, những người này không những là những kẻ đáng thương, mà còn là hiện thân của Đức Giê-su đang chịu đau khổ và bị bỏ rơi trên thập giá. Nơi Mẹ Tê-rê-sa, tình yêu mến Đức Giê-su và tình thương những người bất hạnh hòa quyện vào nhau. Càng yêu Chúa Giê-su bao nhiêu thì Mẹ lại càng yêu những người bệnh tật đau khổ bấy nhiêu. Mẹ thường nhắc các chị em nữ tu dòng Thừa Sai Bác Ái do Mẹ sáng lập như sau: “Chị em cần tập nhìn thấy Đức Giê-su bị bỏ rơi nơi mỗi người bất hạnh mà chị em đang phục vụ, dù họ đáng kinh tởm đến đâu đi nữa”.

2) Đức Giê-su sẽ tái lâm để phán xét về lòng tin yêu trong ngày tận thế:

Tin Mừng lễ Ki-tô Vua hôm nay thuật lại việc Đức Giê-su sẽ tái lâm vào ngày tận thế để xét xử muôn dân. Người sẽ tách biệt người lành kẻ dữ như mục tử tách biệt chiên khỏi dê. Người sẽ thưởng kẻ lành và phạt kẻ dữ cách công minh. Ngày nay Vua Giê-su cũng đồng hóa mình với những kẻ đói khát, khách lạ, trần trụi, đau yếu, ở tù mà chúng ta gặp mỗi ngày (x. Mt 25,31-46).

Ngày nay dù đã được Chúa Cha tôn làm “Chúa” mọi loài, nhưng Đức Giê-su vẫn ở cùng Hội Thánh mọi ngày cho đến tận thế. Người hiện diện trong bí tích Thánh Thể, trong Lời hằng sống, trong cộng đoàn hội hiệp nhau vì danh Chúa... Ngoài ra Người còn hiện thân trong những người đau khổ nghèo khó bệnh tật cần được trợ giúp. Có những lần chúng ta gặp Chúa mà không nhận ra Người, thậm chí còn đối xử tàn tệ với Người. Sau này khi đến trước tòa phán xét, chúng ta sẽ bị Vua Giê-su xét xử về tội đã bỏ qua không làm việc chia sẻ phục vụ Người nơi người nghèo đói bất hạnh.

3) Tình yêu được biểu lộ cụ thể bằng việc chia sẻ cơm áo và khiêm nhường phục vụ:

Ngày nay trong hình hài những kẻ hèn mọn, Đức Giê-su vẫn tiếp tục xin sự trợ giúp: Những nạn nhân bị bão lụt Miền Trung đang rất cần sự sẻ chia cơm áo; Những người mù lòa nghèo khổ đang cần được giúp mổ đục thủy tinh thể; Những kẻ mù chữ cần được cấp học bổng theo học lớp tình thương hay bổ túc văn hóa; Các trẻ em mồ côi đang cần được nuôi dạy trong những ngôi nhà mở; Những cụ già neo đơn cần được chỗ ở ổn định và được nuôi dưỡng tử tế; Những người nghiện ma túy, và những cô gái đang kiếm sống bằng việc bán thân xác … đang cần được giúp sống lương thiện và phục hồi nhân phẩm… Chúng ta sẽ làm gì cụ thể để khu phố ngày một an toàn sạch đẹp hơn, công bình nhân ái hơn, cho môi trường sống trở thành “Trời Mới Đất Mới” trong ngày tận thế.

4) Cần xây dựng Nước Trời đời sau bằng những việc bác ái cụ thể đời này:

Nếu Chúa Giê-su thực sự là Vua của hơn một tỉ người Công giáo trên thế giới, thì có lẽ xã hội chúng ta đang sống không còn bạo lực nghèo đói và biến thành thiên đàng tình yêu từ lâu rồi. Sở dĩ đến nay chúng ta vẫn chưa làm cho khối bột xã hội dậy lên men tình yêu, vì men tin yêu nơi chúng ta đã quá “đát”, đã hóa thành chai lì và mất phẩm chất. Ngày nay nhiều tín hữu thường chữa mình rằng: “Làm sao tôi có thể đi vào nhà tù để thăm nuôi tù nhân ? Làm sao tôi dám chứa chấp những khách lỡ đường không giấy tờ vào ở trọ nhà vì có thể gặp nguy hiểm ? Tôi lấy đâu ra nhiều tiền để chăm sóc các bệnh nhân HIV-AIDS, bệnh phong cùi ? …” Nếu chúng ta cứ lý luận như thế thì chúng ta sẽ không thể làm gì mà chỉ biết khoanh tay đứng nhìn. Nhưng thực ra vẫn còn nhiều việc cụ thể chúng ta dễ dàng thực hiện như: giúp một sinh viên nghèo vượt khó; Làm dấu báo nguy cho đi đường khỏi bị sụt cống; Thăm viếng an ủi tang gia có người thân mới qua đời hay thăm viếng một đôi vợ chồng có nguy cơ đổ vỡ hạnh phúc …

4. THẢO LUẬN:

Một giáo sư đại học thành phố Chi-ca-gô Hoa Kỳ đã đặt cho các sinh viên câu hỏi sau: “Bạn hãy cho biết: Gần đây nhất, bạn có giúp đỡ cụ thể cho một người nào cần sự trợ giúp hay không ?” Đây là một câu hỏi quan trọng mà mỗi buổi tối chúng ta cần phải tự hỏi mình, rồi hồi tâm sám hối và quyết tâm sống tình bác ái yêu thương là điều kiện để sau này chúng ta sẽ được hạnh phúc đời đời trong Nước Chúa.

5. NGUYỆN CẦU:

LẠY CHÚA GIÊ-SU. Chúa đã cứu độ loài người chúng con bằng tình thương và sự hy sinh mạng sống mình trên thập giá. Xin cho chúng con biết noi gương Chúa, đối xử với những người lương chưa nhận biết Chúa, những người nghèo khổ bất hạnh… Nhờ đó chúng con sẽ giới thiệu Chúa cho những ai đang đi tìm Chúa nhận biết và tin yêu Chúa để được hưởng ơn cứu độ.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.

LM ĐAN VINH - HHTM
 
Lễ Kitô Vua A : Dụ ngôn hay mô tả thật.
LM Alf. Nguyễn Công Minh
10:09 24/11/2017
Lễ Kitô Vua A : Dụ ngôn hay mô tả thật.

Ngày lễ Kitô Vua, ta tưởng sẽ bắt gặp những đoạn sách thánh với đầy ắp những thuật ngữ của cung đình như Bệ Hạ, Bề tôi, Hạ thần, Triều thiên, Vương miện, thần dân, lãnh thổ, Vương Quốc … (bởi lẽ Sách Thánh thời Cựu ước đầy dẫy các vị vua như Saule, Đavít, Salomon…). Nhưng Giáo hội lại cho đọc trong bài I, Cựu Ước : một vị vua mục tử, tức vị vua đi chăn chiên. Trong bài đọc II, trích thư 1Cr, 15, có bóng dáng từ chiến thắng, vương quốc, nhưng lại là thắng xác chết (kẻ thù cuối cùng bị tiêu diệt là sự chết) và Vương quốc trao cho Chúa Cha thì mắt trần chẳng thấy đường biên lãnh thổ. Còn trong bài Phúc Âm, Giáo Hội cho xuất hiện một vị vua thẩm phán xét xử, nhưng lại xét xử dựa trên những chuyện nhỏ mọn bình thường, ba cái lặt vặt, chứ chẳng động gì đến những chuyện lớn lao như hằng trăm ngàn tỉ (cỡ Vinashin, hay đại án ngân hàng…), hoặc buôn lậu trốn thuế vỡ nợ, bể hụi vv ; và một vị vua thẩm phán xét xử nhưng lại đồng hoá chính mình với kẻ ăn xin.

Câu hỏi mà chúng ta sẽ phải trả lời là : Bài Phúc Âm của Mt chương 25 nói về ngày phán xét chung, phân biệt 2 hạng người bên tả bên hữu, dê với chiên, đó là dụ ngôn nói bóng nói gió hay là mô tả trước ngày phán xét chung sẽ diễn ra như vậy.

Có 3 trả lời cho câu hỏi trên. Trả lời nào cũng có tên tuổi của các nhà chú giải Kinh thánh nổi tiếng cả.

1. Không phải là Dụ ngôn, nhưng là mô tả tiên tri, báo trước ngày chung thẩm: Đức Kitô Vua sẽ xét xử thần dân của muôn thiên hạ dựa trên những việc bác ái yêu thương mà họ làm cho nhau. Bởi vì cái cốt lõi của Kitô giáo, giới răn mới của Đức Kitô là Yêu thương. Mười điều răn cũng tóm về “hai này mà chớ”, trước mến Chúa, sau yêu người. Mà theo Tin Mừng Gioan, ai nói mến Chúa mà không yêu người là nói dối, vì thế Vua Kitô sẽ xét xử theo luật. Luật Tình yêu trong những việc cụ thể: cho kẻ đói ăn, kẻ khát uống…

Những chi tiết này rất khớp với “thương người có 14 mối: Thương xác 7 mối” : thứ nhất cho kẻ đói ăn, (2) khát uống, (3) rách rưới ăn mặc, (4) viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc, (5) cho khách đỗ nhà, (6) chuộc kẻ làm tôi, (7) chôn xác kẻ chết…

2. Chỉ là dụ ngôn

Nhưng lối giải đáp trên cũng gặp vài khó khăn lớn : Bởi nếu số phận đời đời của mình chỉ tuỳ thuộc vào những hành vi bác ái làm cho người khác mà mình làm cũng chẳng cần biết là làm cho chính Chúa, vẫn được vào hưởng Nước Trời, thì địa vị của Đức Tin nằm ở đâu. Trong khi Tin là một điểm Chúa Giêsu rất nhấn mạnh: Ai tin thì sẽ được cứu rỗi – Ai tuyên xưng Ta trước mặt người đời thì Ta sẽ tuyên xưng người ấy trước mặt Cha Ta.

Nếu phán xét chỉ nhắm vào các việc bác ái, thì ta cứ hùng hục giúp người đói khát đi. Chẳng cần vào Đạo làm chi, chẳng cần đến nhà thờ làm gì, vì Chúa Kitô Vua đâu có hỏi trong ngày phán xét : ngươi đi nhà thờ tuần mấy lần? Một năm xưng tội mấy keo ? Ăn chay mỗi năm mấy bận ?

Lại còn những câu nói khác cũng của Vua Kitô thẩm phán. Ai tha thứ sẽ được thứ tha (tha thứ chứ đâu phải là cho ăn cho mặc). Anh em đừng xét đoán thì sẽ không bị xét xử (không xét đoán đâu phải là cho uống cho ăn), mà vẫn được trắng án, cho qua, không bị xét xử.

Lại còn những tội trong tư tưởng không bị Vua Kitô Đấng thấu suốt mọi tư tưởng trong tâm hồn, không xét xử các tội đó hay sao ? (Ngài nói : nhìn người nữ mà ước ao phạm tội là đã phạm tội rồi mà !) … Tức là nếu ta cứ vung tiền ra cho kẻ đói ăn, khát uống, mà trong lòng ta chẳng thương người chút nào, thì có được xếp vào bên hữu không ?

Vì thế, người ta lại coi đoạn Tin Mừng này cũng chỉ là Dụ ngôn, nhằm nói lên một khía cạnh của Nước Trời như 4 dụ ngôn mà Matthêu kể liền trước đó (cuối chương 24 và đầu chương 25): Cây vả, Chủ nhà và quản gia tỉnh thức, 10 trinh nữ, các nén bạc. (*)

Chính vì có một loạt các dụ ngôn liên tiếp nhau như vậy, mà một số các nhà chú giải coi đây cũng là một dụ ngôn chứ không phải miêu tả sự thật.

3. Dụ ngôn nghĩa rộng.

Nếu chỉ xem đoạn tả trong bài Tin Mừng hôm nay chỉ là một dụ ngôn thuần tuý, tức là một ví dụ cho dễ hiểu thì sẽ có nguy cơ xem thường các hành động yêu thương là cốt lõi của đạo Bác ái. Vì thế lời giải thứ ba cho câu hỏi: “Bài Tin Mừng này là dụ ngôn hay mô tả thật” sẽ là : Đây là Dụ ngôn theo nghĩa rộng.

-Bởi dụ ngôn có thể là lời tuyên phán long trọng : Những gì từ ngoài vào không làm cho người ta ra nhơ uế. Nhưng chính cái từ trong con người phát ra mới làm cho nhơ nhớp.

-Dụ ngôn cũng có thể là lời khuyên về cách xử thế: khi đi dự tiệc anh em đừng ngồi vào chỗ nhất.

-Dụ ngôn cũng có thể ám chỉ một hạng người nào đó. Có 2 người lên đền thờ cầu nguyện: Biệt Phái và người Thu Thuế.

-Dụ ngôn cũng có thể chỉ là một câu tục ngữ: Thầy thuốc hãy chữa lấy mình.

-Hay dụ ngôn thường là những so sánh, ví dụ, ví dầu cầu tre lắt lẻo. Nước Trời như hạt cải, như nắm men, như mẻ lưới…

Vì thế dụ ngôn theo nghĩa rộng vừa là hình bóng ví von vừa là sự thật được mô tả.

Như dụ ngôn hôm nay: phân biệt Chiên và Dê là hình bóng. Xét xử về bác ái là sự thật. Nhưng cũng vì là dụ ngôn nên cũng chỉ nói lên một phần nào đó của Nước Trời của thời Cánh chung của ngày Phán xét, tức là Bác ái yêu thương cũng chỉ là một trong nhiều khía cạnh mà Vua Kitô sẽ dựa vào mà xét xử. Và có lẽ là để xét xử “muôn dân,” những người chưa biết Chúa : “Lạy Chúa có bao giờ con thấy Chúa… .” Còn người Kitô hữu chúng ta, có nhiều con đường khác nữa để chúng ta có thể lọt vào của Nước Trời như can đảm tuyên xưng Ngài (10,30), thi hành ý Cha trên trời (7,21); sẵn sàng tha thứ (6,14), không đoán xét ai (7,1) v.v…

Một nét sự thật nữa trong dụ ngôn này là Vua Kitô đồng hoá mình với người mọn hèn nhất.

“Mỗi lần anh em làm như thế cho kẻ bé nhỏ nhất của Ta là anh em làm cho chính Ta.” Brewer Mattocks đã có một bài thơ đại ý như sau : Một cha xứ nọ muốn trèo lên tận ngọn tháp nhà thờ để gần với mây trời thì gặp được Chúa dễ hơn vì Ngài sẽ ngự đến trong mây trời. Cha xứ hi vọng giơ tay với được Lời Ngài để đem về cho dân Chúa. Thế rồi một ngày từ tháp cao cha xứ nghe tiếng Chúa. Cha xứ vội kêu lên “Lạy Chúa, Chúa ở đâu – Lạy Chúa, Chúa ở đâu” và cha xứ nghe vọng lại tiếng Chúa: “Ta ở ngay dưới kia, trong từng người Dân Ta”.

Một linh mục trông coi xứ nọ

muốn trèo lên ngọn tháp Nhà Thờ

để, càng cao dễ gặp Chúa Trời

đem Lời Người xuống cho Dân mong chờ

Một hôm nọ cha nghe tiếng Chúa,

cha vui mừng hỏi Chúa ở đâu

Lời Ngài vọng lại từ cao :

Con ơi Ta ở nơi từng người Dân Ta.

LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm

--------------------------------

(*) Có thể quảng diễn thêm : [Dụ ngôn cây vả có ý nói Nước Trời sẽ đến với những dấu hiệu báo trước. Quan trọng là có biết nhận ra dấu hiệu đó không ?

Dụ ngôn 2 là chủ nhà và quản gia tỉnh thức, vì chủ không biết giờ nào kẻ trộm đến, còn quản gia không biết giờ chủ trở về. Phải tỉnh thức kẻo chủ sẽ ném vào nơi khóc lóc nghiến răng.

Dụ ngôn 3 là Nước Trời giống 10 Trinh nữ đi đón chàng rể, trong đó 5 cô khờ dại và 5 cô khôn ngoan. 5 cô được gọi là khôn ngoan đâu có phải vì tỉnh thức, cũng ngủ cả, nhưng khôn vì có đem theo dầu. Dầu, chàng rể, đèn đều là những ẩn ý của dụ ngôn, chứ Nước Trời thật mà như vậy thì hãng dầu nhớt Castrol sẽ không còn dầu để bán, bởi ai trước khi chết cũng sắm cho bằng được một can dầu lửa đốt đèn “Hoa Kỳ” !

Đến dụ ngôn 4: những nén bạc: Khi vua trở lại sẽ tính sổ: cho coi 10 thành, 5 thành, hay phải vào nơi khóc lóc. Nén bạc, 5 thành, 10 thành … đều là những ẩn ý của dụ ngôn. Câu cuối của dụ ngôn này (25, 30) khi vua nói với đầy tớ chôn nén bạc không sinh lợi: Hãy tống nó vào nơi tối tăm, ở đó chỉ toàn khóc lóc nghiến răng (câu 30), thì câu 31 là khởi đầu bài Tin Mừng mà anh chị em nghe hôm nay: Khi Con người hiện đến trong vinh quang có thiên thần hầu cận để xét xử.]
 
Đức Giêsu Kitô Vua vũ trụ
Lm Đan Vinh
19:33 24/11/2017
Chúa Nhật 34 Thường Niên A
Ed 34,11-12.15-17; 1 Cr 15,20-26.28; Mt 25,31-46

GÓP PHẦN XÂY DỰNG VƯƠNG QUỐC TÌNH THƯƠNG CỦA VUA GIÊ-SU

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Mt 25,31-46.

(31) Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu. Bấy giờ Người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Người. (32) Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê, (33) Người sẽ cho chiên đứng bên phải Người, còn dê ở bên trái. (34) Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc. Hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa”. (35) Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; (35) Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc. Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom. Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm”.(37) Bấy giờ những người công chính sẽ thưa rằng: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống. (38) Có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước, hoặc trần truồng mà cho mặc ? (39) Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà đến thăm đâu ?” (40) Để đáp lại, Đức Vua sẽ bảo họ rằng: “Ta bảo thật các ngươi: Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi làm cho chính Ta vậy”. (41) Rồi Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên trái rằng: “Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên ác quỷ và các sứ thần của nó”. (42) Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn. Ta khát, các ngươi đã không cho uống. (43) Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước. Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc. Ta đau yếu hay ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm nom”. (44) Bấy giờ những người ấy cũng sẽ thưa rằng: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói, khát, hoặc là khách lạ, hoặc trần truồng, đau yếu hay ngồi tù, mà không phục vụ Chúa đâu ?” (45) Bấy giờ Người sẽ đáp lại họ rằng: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé mọn nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy”. (46) Thế là họ ra đi để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính ra đi để hưởng sự sống muôn đời”.

2. Ý CHÍNH:

Vào ngày tận thế, sau khi các thiên thần đã tập trung tất cả người chết được Chúa cho sống lại, Vua Giê-su sẽ tái lâm trong vinh quang để làm một cuộc phán xét chung (31). Người xét xử người ta không dựa trên những việc làm khác thường, nhưng trên thái độ và cách ứng xử của đức tin đối với tha nhân, nhất là yêu mến phục vụ Người hiện thân nơi những người nghèo hèn đau khổ về thể xác cũng như tâm hồn (40.45).

3. CHÚ THÍCH:

- C 31: + Khi Con Người đến trong vinh quang của Người: Đức Giê-su được Chúa Cha sai đến trần gian 2 lần: Lần thứ nhất Ngưới đến để thi hành sứ mệnh cứu thế, để dạy lòai người nhận biết Thiên Chúa và mở ra con đường lên trời là: “Bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo chân Người” (x Mc 8,34). Lần thứ hai Người sẽ đến trong uy quyền và vinh quang của Con Thiên Chúa (x Mt 16,27), là Vua của vũ trụ vạn vật (x Mt 28,18) và là Thẩm Phán xét xử muôn dân để ban thưởng kẻ lành và trừng phạt kẻ dữ (x Mt 25,31-32).

- C 32-33: + Người sẽ tách biệt họ với nhau như mục tử tách biệt chiên với dê. Người sẽ cho chiên đứng bên phải Người, còn dê ở bên trái: Bấy giờ Đức Giê-su sẽ phân chia muôn dân thành hai lọai là chiên và dê. Chiên và dê là hai lòai giống nhau. Nhưng đặc tính của con chiên là hiền lành, còn đặc tính của con dê thì hay phá phách chuồng trại. Chiên có giá trị kinh tế hơn dê nhờ bộ lông dầy được xén từng thời kỳ, và được dùng làm len để đan áo ấm.

- C 34: + Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: Nào những kẻ Cha ta chúc phúc…: Những người được xếp bên phải là những tín hữu sống theo “Tám Mối Phúc thật” (x. Mt 5,1-12), thực hành bác ái phục vụ Chúa hiện thân nơi những người đau khổ bất hạnh (x Mt 25,35-36). Còn những người bên trái là những kẻ vô tín, thể hiện qua thái độ làm ngơ trước những người đau khổ bất hạnh của người khác (x Mt 25,41-45).

4. CÂU HỎI:

1) Đức Giê-su đến trần gian mấy lần ? Người đến thứ nhất để làm gì ? Người sẽ đến lần thứ hai khi nào và nhằm mục đích gì ?
2) Trong ngày tận thế Đức Giê-su sẽ phân chia lòai người thành hai lọai người là những lọai nào ?
3) Chiên và dê khác nhau ở điểm nào?
4) Những ai được xếp vào lọai “chiên” bên tay phải, và những ai được xếp vào loại “dê” bên tay trái ?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: Chúa phán: “Ta bảo thật các ngươi: Mỗi lần các ngươi đã không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,45).

2. CÂU CHUYỆN:

1) "HOÀNG TỬ VÀ NGƯỜI HÀNH KHẤT":

Cách đây 300 năm, nhà văn MARK TWAIN nước Anh đã viết câu chuyện “Hoàng Tử và người hành khất”, nội dung kể về hai cậu bé: một là hoàng tử EDWARD xứ Wales, và hai là đứa trẻ bụi đời tên là TOM CANTY. Dù khác nhau về giai cấp, nhưng hoàng tử Edward muốn làm bạn với Tom. Có điều lạ là cả hai lại có khuôn mặt rất giống nhau như hai anh em sinh đôi.

Một ngày kia, hoàng tử Edward đề nghị chơi trò hoán đổi địa vị, bằng cách cho Tom Canty làm hoàng tử, được mặc quần áo sang trọng và được vào sống trong hoàng cung, còn mình thì mặc bộ quần áo rách nát của Tom và hằng ngày đến sống trong khu ổ chuột trong hầm cầu. Ban ngày hoàng tử Edward nhập bọn với đám người hành khất đi xin ăn, đêm về phải nằm ngủ dưới nền đất tối tăm lạnh lẽo. Nhưng cũng nhờ sống giữa những người nghèo và sinh hoạt như một người nghèo mà hoàng tử Edward đã trải qua đủ nỗi khổ nhục những người nghèo phải chịu đựng. Một thời gian sau, khi không còn hứng thú với trò chơi này, Edward đã đến hoàng cung gặp Tom Canty đang đóng vai hoàng tử để yêu cầu hoán đổi địa vị lại như trước. Nhưng do đã quen với lối sống giàu sang nên Tom không những đã từ chối không chịu hoán đổi trở thành kẻ bụi đời mà hắn còn tố cáo khiến Edward bị tống giam vào ngục, với tội danh nhục mạ hoàng tử. Trong phiên tòa xét xử xác minh thật giả, với trí thông minh đối đáp, kèm theo những chứng cớ cụ thể về gia thế, Edward đã chứng minh mình mới là hoàng tử thật sự và đã giành lại quyền lên làm vua thay vua cha mới băng hà. Từ khi lên làm vua, do đã trải nghiệm cuộc sống nghèo khổ, tân vương Edward đã đặc biệt quan tâm đến những người nghèo khổ và trở thành ông vua liêm chính và nhân ái trong lịch sử nước Anh.

2) LÒNG MẾN CHÚA THỰC SỰ ĐƯỢC BIỂU LỘ QUA HÀNH ĐỘNG YÊU NGƯỜI:

Trong tác phẩm: “Thị kiến của người Kitô hữu” (The Christian Vision), nhà văn JOHN POWELL đã kể một chuyện cổ xưa của người Ái Nhĩ Lan như sau:

Một hôm có một ông vua đã gần đất xa trời mà vẫn không có hoàng tử nối ngôi. Vua bèn sai sứ giả thông báo khắp nơi sẽ mở một cuộc thi tuyển chọn hoàng tử. Mọi thanh niên có tướng mạo tốt và được quan chức địa phương tiến cử sẽ được ghi danh lên kinh đô ứng thí. Chính nhà vua sẽ đích thân sát hạch các thí sinh về lòng mến Chúa yêu người, là điều kiện trở thành ông vua tốt.

Bấy giờ có một thanh niên tướng mạo phi phàm và sống đạo rất tốt nên được dân chúng trong vùng và viên quan chức địa phương đồng ý tiến cử về hoàng cung dự thi. Nhưng có điều anh này gia cảnh quá nghèo, có mẹ già đau ốm liên miên, nên hằng ngày anh phải làm người khuân vác trong chợ để kiếm sống. Anh cũng không đủ tiền mua được một bộ quần áo tươm tất đi dự thi, và mua lương khô mang theo đi đường. Nhiều người góp tiền mua tặng anh một bộ quần áo và mua lương khô để anh mang theo đến thủ đô.

Sau một tháng liên tục ngày đi đêm nghỉ, chàng thanh niên đã đi đến thủ đô và từ xa đã nhìn thấy tòa lâu đài tráng lệ của nhà vua. Rồi bỗng có một lão ăn mày áo quần rách nát xuất hiện bên đường. Thấy anh, lão liền ngửa tay xin giúp đỡ: “Này cậu kia, lão đã bị nhịn đói và chịu rét run mấy ngày qua. Xin cậu dủ lòng thương cho lão ít đồ ăn cho đỡ đói”. Cảm thương hoàn cảnh của lão ăn mày, chàng thanh niên liền cởi chiếc áo khoác đang mặc, để đổi lấy chiếc áo cũ sờn rách nhiều chỗ vá của lão và chàng còn cho lão cả số lương khô còn lại. Rồi chàng tiếp tục đến hoàng cung. Bọn lính gác sau khi kiểm tra giấy tờ đã đưa chàng vào khu tiếp đón thí sinh phỏng vấn.

Khi được gặp nhà vua chàng cúi mình bái lạy, rồi khi ngẩng mặt lên, chàng hết sức bỡ ngỡ, khi nhận ra đức vua đang ngồi trên ngai vàng chính là lão ăn xin mà chàng mới gặp. Chàng liền lên tiếng :

- Tâu Đức vua, có phải Đức Vua là người ăn xin ngồi bên đường mà thần vừa gặp phải không?

- Đúng thế. Đức Vua đáp.

- Vậy tại sao Đức Vua lại cải trang thành người ăn xin như thế ? Chàng hỏi tiếp.

- Trẫm phải đóng vai người ăn xin để kiểm tra lòng mến Chúa của người như thế nào? Vì một lòng mến Chúa thực sự phải được biểu lộ qua lối ứng xử với tha nhân, nhất là đối với những người nghèo hèn.

Trước vẻ mặt tuấn tú và sự ứng đáp khôn ngoan của chàng thanh niên, đức vua đã chọn chàng làm hoàng tử. Từ đó chàng được sống trong hoàng cung và ngày ngày học tập để trở thành một ông vua tốt.

3) NẾU TÔI BIẾT LÀ NGÀI…

NEN-SÂN MÊN-ĐƠ-LA (Nelson Mandela), vị Tổng thông da đen đầu tiên tại một nước có tệ “phân biệt chủng tộc” là Nam Phi, khi còn là một thanh niên, đã là lãnh tụ của một đảng phái lấy tên “Quốc hội Châu Phi” (ANC) bị cấm họat động. Vì đang ở trong thời kỳ đấu tranh dành quyền lực với đảng cầm quyền, nên NEN-SÂN buộc phải cải trang để hoạt động bằng cách ăn mặc cẩu thả và hóa trang thành nhiều người thuộc nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội. Ông tin rằng khi hóa trang như thế, người ta sẽ không nhận ra ông, để ông có thể đi đó đây trong nước.

Lần kia, khi đi dự một cuộc họp kín tại một vùng quê nghèo miền GIO-HAN-NÉT-BỚC (Johannesberg), do một linh mục sắp xếp để NEN-SÂN nói chuyện về cách mạng với một số giới trẻ Công giáo. Khi ông đến nơi, người phụ nữ giữ cửa thấy cách ăn mặc lôi thôi đã không nhận ra ông nên từ chối không cho vào với lý do: “Ở đây không có chỗ cho lọai người như ông”. Nói xong chị ta đóng sầm cửa lại trước mặt ông.

Nhưng sau khi được biết người mới đến kia là ai, chị ta đã vội trở lại nói với NEN-SÂN rằng: ”Xin lỗi ngài về sự thất kính của tôi khi nãy, vì tôi đã không nhận ra ngài. Nếu như tôi biết đó là ngài, thì tôi đã mở rộng cửa ra đón và phục vụ ngài thật chu đáo”.

Tuy nhiên, dù Nen-sân giả dạng thành nhiều người khác, nhưng vẫn có một số người quen nhận ra ông. Một hôm, khi ông giả dạng làm một bác tài xế ở Gio-han-nét-bớc, đang dừng xe đón khách ở một góc phố, ông khóac chiếc áo ngoài bụi bặm và trên đầu đội một chiếc mũ nhàu nát, thì chợt thấy một anh cảnh sát đang sải bước tiến về phía mình. Ông nhìn quanh để tính lối thoát thân. Nhưng viên cảnh sát kia đã mỉm cười chào ông, anh ta lén đưa tay lên chào theo kiểu ANC, rồi bước đi theo một hướng khác. Những sự cố như vậy xảy ra nhiều lần, và NEN-SÂN cũng tạm yên tâm vì biết rằng có nhiều người Châu Phi thực tâm ủng hộ con đường đấu tranh với tệ phân biệt chủng tộc của chính quyền da trắng. Cuối cùng sau nhiều năm bị cầm tù, NEN-SÂN MÊN-ĐƠ-LA đã được thả ra và chiến thắng trong một cuộc bầu cử công bằng để trở thành vị Tổng thống da đen đầu tiên của nước Nam Phi.

Hôm nay Chúa Giê-su cũng đang ẩn mình dưới nhiều hạng người đau khổ bất hạnh. Vậy bạn có nhận ra và ân cần phục vụ Người cách chu đáo không ?

4) ÔNG HOÀNG HẠNH PHÚC:

OSCAR WILDE đã viết một câu chuyện rất đẹp, tựa đề là “ÔNG HOÀNG HẠNH PHÚC” (The Happy Prince) như sau :

Một Ông Hoàng kia sống rất hạnh phúc. Vì thế khi ông chết, người ta đã làm một bức tượng của ông, đặt trên một bệ cao dựng ở trung tâm thành phố đặt tên là “Ông Hoàng Hạnh Phúc”, hy vọng ông sẽ mang lại may mắn và hạnh phúc cho dân thành.

Một buổi chiều đầu mùa đông, một con chim én đã đến đậu dưới chân pho tượng. Bỗng nó cảm thấy một giọt nước từ phía trên rơi trúng đầu. Nhìn lên nó rất ngạc nhiên khi thấy đó là giọt nước mắt của Ông Hoàng Hạnh Phúc. Thì ra ông Hoàng đang khóc.

- Tại sao ông khóc ? Ông là ông Hoàng Hạnh Phúc kia mà !

- Từ khi được người đời đặt ta trên bệ cao và ta có thể nhìn thấy dân tình trong thành, ta rất đau lòng và không còn cảm thấy hạnh phúc nữa. Ta muốn có thể đến giúp những cảnh đời bất hạnh. Nhưng đôi chân ta lại bị chôn chặt vào bệ không thể đi đâu được. Chim có thể giúp ta làm việc giúp đỡ những người đang bị bất hạnh kia không ?
- Không được đâu, vì tôi phải bay đi Ai Cập để tránh cái lạnh của mùa đông đang đến.

- Ta chỉ yêu cầu chim giúp ta một đêm nay thôi.

- Được rồi. Bây giờ ngài muốn tôi làm gì giúp ngài ?

- Trong một túp lều ở đàng kia có một người mẹ đang khóc vì đứa con bị bệnh nặng, mà bà không có tiền đi mời bác sĩ đến khám bệnh cho toa mua thuốc. Chim hãy lấy viên ngọc ở chuôi kiếm của ta đem tặng cho bà ấy đi.

Chim én liền dùng mỏ quặp lấy viên ngọc ở chuôi kiếm và bay đến trao cho bà mẹ nghèo. Nhờ số tiền bán viên ngọc quý này mà bà mẹ đã chữa dứt bệnh cho đứa con.
Hôm sau ông Hoàng lại yêu cầu chim én nán lại thêm một đêm nữa để mang một viên ngọc khác đến giúp cho một người ăn xin sắp bị chết rét. Rồi hôm sau nữa chim lại đến giúp một người nghèo khác nữa bị vỡ nợ sắp phải tự tử. Cứ thế, hết ngày này đến ngày khác, chim én lần lượt lấy các đồ trang sức trên mình ông Hoàng mang cho những người nghèo khổ trong thành phố. Cuối cùng đến giữa mùa đông, trời trở lạnh nhiều và tuyết rơi đầy đường, và trên người ông Hoàng cũng không còn thứ gì đáng giá nữa. Vào một buổi sáng, người ta thấy con chim én đã nằm chết cóng dưới chân pho tượng của ông Hoàng. Bên dưới đường phố, mọi người đều cảm thấy hạnh phúc. Họ đâu biết rằng hạnh phúc họ có được là nhờ sự hy sinh của ông Hoàng Hạnh Phúc và con chim én nhỏ bé kia giúp đỡ.

Còn chúng ta hôm nay, chúng ta có thể làm gì để mang lại hạnh phúc cho người chung quanh? Chúng ta có thể chia sẻ cơm áo vật chất và khiêm nhường phục vụ những người nghèo khổ bất hạnh chung quanh chúng ta không?

3. SUY NIỆM:

1) Đức Giê-su thiết lập Nước Trời yêu thương bằng cái chết thập giá của Người:

Khi còn sống, Mẹ Tê-rê-sa Can-quýt-ta (Tê-rê-sa Cancutta) rất tâm đắc với đoạn Tin Mừng diễn tả cái chết của Đức Giê-su trên cây thập giá. Mẹ luôn bị những người đau khổ bất hạnh lôi cuốn. Dưới mắt Mẹ, những người này không những là những kẻ đáng thương, mà còn là hiện thân của Đức Giê-su đang chịu đau khổ và bị bỏ rơi trên thập giá. Nơi Mẹ Tê-rê-sa, tình yêu mến Đức Giê-su và tình thương những người bất hạnh hòa quyện vào nhau. Càng yêu Chúa Giê-su bao nhiêu thì Mẹ lại càng yêu những người bệnh tật đau khổ bấy nhiêu. Mẹ thường nhắc các chị em nữ tu dòng Thừa Sai Bác Ái do Mẹ sáng lập như sau: “Chị em cần tập nhìn thấy Đức Giê-su bị bỏ rơi nơi mỗi người bất hạnh mà chị em đang phục vụ, dù họ đáng kinh tởm đến đâu đi nữa”.

2) Đức Giê-su sẽ tái lâm để phán xét về lòng tin yêu trong ngày tận thế:

Tin Mừng lễ Ki-tô Vua hôm nay thuật lại việc Đức Giê-su sẽ tái lâm vào ngày tận thế để xét xử muôn dân. Người sẽ tách biệt người lành kẻ dữ như mục tử tách biệt chiên khỏi dê. Người sẽ thưởng kẻ lành và phạt kẻ dữ cách công minh. Ngày nay Vua Giê-su cũng đồng hóa mình với những kẻ đói khát, khách lạ, trần trụi, đau yếu, ở tù mà chúng ta gặp mỗi ngày (x. Mt 25,31-46).

Ngày nay dù đã được Chúa Cha tôn làm “Chúa” mọi loài, nhưng Đức Giê-su vẫn ở cùng Hội Thánh mọi ngày cho đến tận thế. Người hiện diện trong bí tích Thánh Thể, trong Lời hằng sống, trong cộng đoàn hội hiệp nhau vì danh Chúa... Ngoài ra Người còn hiện thân trong những người đau khổ nghèo khó bệnh tật cần được trợ giúp. Có những lần chúng ta gặp Chúa mà không nhận ra Người, thậm chí còn đối xử tàn tệ với Người. Sau này khi đến trước tòa phán xét, chúng ta sẽ bị Vua Giê-su xét xử về tội đã bỏ qua không làm việc chia sẻ phục vụ Người nơi người nghèo đói bất hạnh.

3) Tình yêu được biểu lộ cụ thể bằng việc chia sẻ cơm áo và khiêm nhường phục vụ:

Ngày nay trong hình hài những kẻ hèn mọn, Đức Giê-su vẫn tiếp tục xin sự trợ giúp: Những nạn nhân bị bão lụt Miền Trung đang rất cần sự sẻ chia cơm áo; Những người mù lòa nghèo khổ đang cần được giúp mổ đục thủy tinh thể; Những kẻ mù chữ cần được cấp học bổng theo học lớp tình thương hay bổ túc văn hóa; Các trẻ em mồ côi đang cần được nuôi dạy trong những ngôi nhà mở; Những cụ già neo đơn cần được chỗ ở ổn định và được nuôi dưỡng tử tế; Những người nghiện ma túy, và những cô gái đang kiếm sống bằng việc bán thân xác … đang cần được giúp sống lương thiện và phục hồi nhân phẩm… Chúng ta sẽ làm gì cụ thể để khu phố ngày một an toàn sạch đẹp hơn, công bình nhân ái hơn, cho môi trường sống trở thành “Trời Mới Đất Mới” trong ngày tận thế.

4) Cần xây dựng Nước Trời đời sau bằng những việc bác ái cụ thể đời này:

Nếu Chúa Giê-su thực sự là Vua của hơn một tỉ người Công giáo trên thế giới, thì có lẽ xã hội chúng ta đang sống không còn bạo lực nghèo đói và biến thành thiên đàng tình yêu từ lâu rồi. Sở dĩ đến nay chúng ta vẫn chưa làm cho khối bột xã hội dậy lên men tình yêu, vì men tin yêu nơi chúng ta đã quá “đát”, đã hóa thành chai lì và mất phẩm chất. Ngày nay nhiều tín hữu thường chữa mình rằng: “Làm sao tôi có thể đi vào nhà tù để thăm nuôi tù nhân ? Làm sao tôi dám chứa chấp những khách lỡ đường không giấy tờ vào ở trọ nhà vì có thể gặp nguy hiểm ? Tôi lấy đâu ra nhiều tiền để chăm sóc các bệnh nhân HIV-AIDS, bệnh phong cùi ? …” Nếu chúng ta cứ lý luận như thế thì chúng ta sẽ không thể làm gì mà chỉ biết khoanh tay đứng nhìn. Nhưng thực ra vẫn còn nhiều việc cụ thể chúng ta dễ dàng thực hiện như: giúp một sinh viên nghèo vượt khó; Làm dấu báo nguy cho đi đường khỏi bị sụt cống; Thăm viếng an ủi tang gia có người thân mới qua đời hay thăm viếng một đôi vợ chồng có nguy cơ đổ vỡ hạnh phúc …

4. THẢO LUẬN:

Một giáo sư đại học thành phố Chi-ca-gô Hoa Kỳ đã đặt cho các sinh viên câu hỏi sau: “Bạn hãy cho biết: Gần đây nhất, bạn có giúp đỡ cụ thể cho một người nào cần sự trợ giúp hay không ?” Đây là một câu hỏi quan trọng mà mỗi buổi tối chúng ta cần phải tự hỏi mình, rồi hồi tâm sám hối và quyết tâm sống tình bác ái yêu thương là điều kiện để sau này chúng ta sẽ được hạnh phúc đời đời trong Nước Chúa.

5. NGUYỆN CẦU:

LẠY CHÚA GIÊ-SU. Chúa đã cứu độ loài người chúng con bằng tình thương và sự hy sinh mạng sống mình trên thập giá. Xin cho chúng con biết noi gương Chúa, đối xử với những người lương chưa nhận biết Chúa, những người nghèo khổ bất hạnh… Nhờ đó chúng con sẽ giới thiệu Chúa cho những ai đang đi tìm Chúa nhận biết và tin yêu Chúa để được hưởng ơn cứu độ.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.


 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐGH tiếp kiến phái đoàn ngoại giao Saudi Arabia tại Vatican
Nguyễn Long Thao
11:27 24/11/2017
Thông tấn xã Saudi Arabia loan tin một phái đoàn ngoại giao của nước này do tiến sĩ Abdullah Bin Fahd al-Luhaidan cầm đầu đã đến Vatican và được ĐGH Phaxicô tiếp kiến vào ngày thứ Năm 23 tháng 11, 2017

Theo thông tấn xã Saudi Arabia thì mục tiêu cuộc hội kiến là để phái đoàn đại diện quốc vương và nhân dân Saudi Arabia có dịp chính thức tri ân ĐGH vì lập trường của Ngài là thành khẩn kêu gọi chung sống hoà bình, bác bỏ mọi hình thức khủng bố nhân danh tôn giáo, tích cực cổ vũ chung sống hoà bình giữa những người theo tôn giáo khác nhau hoặc có nền văn hoá dị biệt.

Trong cuộc hội kiến, hai phái đoàn Saudi và Tòa Thánh đã trao đổi quà lưu niệm.

Nguyễn Long Thao
 
Ai Cập: Nhóm Khủng Bố IS đánh bom một Hội Đường Hồi Giáo làm thiệt hại hơn 230 mạng người
Thanh Quảng sdb
18:00 24/11/2017
Ai Cập: Nhóm Khủng Bố IS đánh bom một Hội Đường Hồi Giáo làm thiệt hại hơn 230 mạng người

Những tên khủng bố đã tấn công một nhà thờ Hồi Giáo ở Sinai Ai Cập trong một buổi cầu nguyện vào thứ Sáu, làm thiệt mạng 235 người. Vụ việc đã được cả hai Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Hồng Y Daniel DiNardo của Tổng Giáo Phận Galveston-Houston, và là Chủ Tịch Hội Đồng Giám mục Hoa Kỳ lên án.
Chưa có tổ chức nào nhận trách nhiệm về vụ tấn công ngày 24/11/2017 vào nhà thờ Hồi giáo ở Bir Al-Abed, nằm khoảng 75 dặm về phía đông bắc của Ismailia.
Bir al-Abed, nơi xảy ra vụ tấn công
Toà thánh đã đưa ra một tuyên bố cho thấy Đức Giáo Hoàng Phanxicô "rất đau buồn khi nghe biết một sự mất mát lớn lao cướp đi nhiều sinh mạng con người trong vụ tấn công này." Ngài bày tỏ tình liên đới với dân nước Ai Cập ... ĐTC phó thác các nạn nhân cho lòng thương xót của Thiên Chúa và khẩn cầu ơn thiêng an ủi các gia đình nạn nhân."
ĐTC "Tái khẳng định cách công khai lập trường của Ngài trước hành động tàn bạo vô nhân đạo này khi hướng về những người dân vô tội trong tâm tình cầu nguyện, Đức Thánh Cha hợp ý với tất cả mọi người thiện tâm xin Chúa hoán cải những trái tim chai đá thù hận được rộng mở cho con đường nhân bản hòa bình."
Đức Hồng Y DiNardo cũng phát biểu "Tôi hiệp nhất với các Giám mục anh em tôi lên án cuộc tấn công khủng bố khổng bi hùng này tại Ai Cập. Các hành vi khủng bố như thế không được nhân danh Thiên Chúa hay bất cứ ý thức hệ chính trị nào mà hành động, đặc biệt nhắm vào các nơi thờ tự... Đây là những tội ác xúc phạm đến Thượng Đế".
Giáo Hội Hoa Kỳ "cảm thương cùng nhân dân Ai Cập trong giờ phút bi thảm này, và Giáo Hội đảm bảo với nhân dân Ai Cập trong tâm tình hiệp thông cầu nguyện".
Vùng Sinai đã trở thành địa điểm nổi dậy của những người Hồi giáo thánh chiến từ năm 2013, khi quân đội Ai Cập lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi, người đã được nhóm Hồi Giáo Huynh Đệ ủng hộ.
 
Phục hồi Khoa Học Gia Linh Mục Teilhard de Chardin
Vũ Văn An
18:39 24/11/2017
Cho đến nay, Đức Phanxicô đã được người ta gọi bằng nhiều tên hiệu: “Giáo Hoàng của Người Dân”, “Giáo Hoàng của Người Nghèo”, “Giáo Hoàng của các Vùng Ngoại Biên” và “Giáo Hoàng của Lòng Thương Xót”. Ký giả John Allen Jr. muốn thêm cho ngài tên hiệu “Giáo Hoàng của Phục Hồi”, vì ngài đã phục hồi nhiều nhân vật trước đây từng bị nghi ngờ, có vấn đề hay thất sủng. Trong số này, Allen cho rằng có các nhà thần học giải phóng, các nữ tu Hoa Kỳ, các Đức Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga của Honduras và Walter Kasper của Đức.

Và nếu Đức Giáo Hoàng tiếp nhận khuyến cáo của Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa, thì ta có thể thêm trường hợp của linh mục khoa học gia kiêm triết gia và thần học gia người Pháp, Pierre Teilhard de Chardin, Dòng Tên, vào số những người được ngài phục hồi.

Thực vậy, trong Hội Nghị Toàn Thể hôm thứ bẩy tuần trước, tại Vatican, Hội Đồng Văn Hóa đã bỏ phiếu đề nghị Đức Phanxicô hủy bỏ lệnh cấm chính thức (monitum) năm 1962 của Thánh Bộ Văn Phòng Thánh, tiền thân của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin hiên nay, đối với các trước tác của Cha Chardin. Lệnh cấm này đã được Tòa Thánh tái xác nhận năm 1981, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Cha.

Hội Nghị tuyên bố rằng “chúng tôi tin rằng một hành vi như thế [hủy bỏ monitum] không những phục hồi sức mạnh chân chính của vị tu sĩ Dòng Tên đạo hạnh trong cố gắng của ngài nhằm hoà giải viễn kiến khoa học về vũ trụ với nền cánh chung học Kitô Giáo, mà còn đại diện cho một sự kích thích lớn lao đối với mô hình nhân học Kitô Giáo, là mô hình, theo chân các định mức của thông điệp Laudato Si’, tự nhiện sẽ tự định vị mình với câu truyện tuyệt diệu của vũ trụ”.

Cha Teilhard de Chardin, qua đời năm 1955 lúc 73 tuổi, là một linh mục Dòng Tên người Pháp; ngài vốn nghiên cứu về cổ sinh vật và tham dự vào việc khám phá ra “Người Bắc Kinh” ở Trung Hoa thập niên 1920, một khám phá đã củng cố việc phát triển từ từ của chủng người.

Dựa trên công trình khoa học của mình, Cha Teilhard đã khai triển một nền thần học biến hóa, một nền thần học quả quyết rằng mọi sáng thế đều phát triển hướng tới một “Điểm Omega” vốn chính là Chúa Kitô trong tư cách Logos, nghĩa là “Lời” của Thiên Chúa.

Theo chiều hướng này, Cha Teilhard mở rộng ý niệm lịch sử cứu rỗi để bao gồm không những các con người cá thể và nền văn hóa nhân bản mà còn toàn bộ vũ trụ nữa. Nói nhanh gọn, tư tưởng của Teilhard đã trở thành khởi điểm bắt buộc đối với bất cứ việc xử lý nào của Công Giáo đối với môi trường.

Các phát biểu tích cực của Công Giáo

Tuy nhiên, nói cho cùng, đến một mức nào đó, danh tiếng của Teilhard không cần được phục hồi, vì nó vốn được phục hồi từ lâu. Theo Allen, năm 1966, chỉ 4 năm sau lệnh cấm, Chân Phúc Phaolô VI đã đọc một bài diễn văn trong đó, ngài cho rằng Teilhard là một nhà khoa học “khi lục lọi vật chất, đã biết phải tìm thiêng liêng như thế nào”, và là người đề nghị “một lối giải thích vũ trụ có thể mạc khải sự hiện diện của Thiên Chúa ở trong đó, các dấu vết của nguyên lý và đấng hóa công thông minh”.

Năm 1981, Đức Hồng Y Casaroli, người Ý và lúc đó là Quốc Vụ Khanh của Đức Gioan Phaolô II, có đăng một bài báo trên tờ
L’Osservatore Romano, nhật báo của Tòa Thánh, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Cha Teilhard. Trong bài báo này, Đức Hồng Y Casaroli ca ngợi “âm hưởng kỳ diệu trong việc tìm tòi của ngài, cũng như sự chói sáng trong nhân cách của ngài, và sự phong phú trong suy tư của ngài”.

Đức Hồng Y còn cho rằng Cha Teilhard đã dự ứng lời kêu gọi “Đừng Sợ” phải ôm lấy “văn hóa, văn minh và tiến bộ” của Đức Gioan Phaolô II.

Chính Đức Bênêđíctô XVI, năm 2009, cũng đã công khai ca ngợi ý niệm của Cha Teilhard về vũ trụ, coi nó như “bánh thánh sống động”. Lúc ấy, phát ngôn viên Tòa Thánh, Linh Mục Dòng Tên Federico Lombardi, nói rằng “Đến nay, không ai còn mơ màng nói rằng [Cha Teilhard] là một tác giả dị giáo mà ta không nên nghiên cứu”.

Còn đối với Đức Phanxicô, ngài trích dẫn Cha Teilhard một cách đắc ý ở ghi chú số 53 trong thông điệp Laudato Si’, cho thấy, trong nền tảng, ngài cảm phục di sản của Cha.

Nói cho ngay, vấn đề của Cha Teilhard với giáo quyền thực sự không phải là chính công trình của ngài cho bằng cách người ta sử dụng nó.

Trong một lời nhận định đã rất lâu về buổi họp kết thúc của Công Đồng Vatican II (1962-65), linh mục trẻ tuổi Joseph Ratzinger, người sau này là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, có phàn nàn rằng Gaudium et Spes, tức Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay, coi nhẹ thực tại tội lỗi vì một ảnh hưởng “Pháp” rõ ràng, nhất là của “Teilhard”.

Sau Vatican II, Ratzinger và nhiều đồng nghiệp của ngài cảm thấy rằng một số nhà thần học Pháp, được viễn kiến Teilhard gợi hứng, đã mang những cặp kính tô hồng, mà lãng quên tín lý nguyên tội và tác dụng của tội lỗi đối với thế giới sa ngã.

Sau này, một số thần học gia Công Giáo gây tranh cãi và những muốn vượt giới hạn (envelope-pushing) ở cuối thế kỷ 20, như Cha Diarmuid O’Murchu, Cha Thomas Berry, cựu linh mục Dòng Đa Minh Matthew Fox, Rosemary Radford Ruether và Brian Swimme, tất cả đều cho mình chịu ảnh hưởng của Teilhard, đã làm cho các tư tưởng gia bảo thủ cũng như cơ quan giám sát trong Giáo Hội đắng môi đắng miệng.

Tuy nhiên, không ai trong số họ thực sự đã làm giảm cảm tình nồng hậu đối với Cha Teilhard của rất nhiều người nắm giữ các địa vị then chốt trong Giáo Hội.

Năm 2007, chẳng hạn, Đức Tổng Giám Mục Celestino Migliore, người Ý và là Quan Sát ViênThường Trực của Tòa Thánh cạnh Liên Hiệp Quốc và nay là đặc sứ của Đức Giáo Hoàng ở Nga, cho báo chí hay: mỗi lần tới New York, ngài đều tới viếng mộ Cha Teilhard ở Poughkeepsie và cầu nguyện theo viễn kiến “Kitô hóa” toàn thể vũ trụ của Cha.

(Điều nghịch lý là địa điểm chôn cha Teilhard, bao gồm nghĩa trang của các tu sĩ Dòng Tên trước đây vốn là một phần của nhà tập, nay được sở hữu bởi Viện Bếp Núc Hoa Kỳ).

Thành thử, Đức Phanxicô có tiếp nhận khuyến cáo hủy bỏ lệnh cấm năm 1962 đối với Cha Teilhard hay không, có lẽ không quan trọng bao nhiêu, vì thực ra, các tác phẩm của Cha vốn đã và đang được đọc một cách rộng rãi trong các giới Công Giáo rồi.

Tuy nhiên, việc hủy bỏ vẫn có thể có giá trị tượng trưng quan trọng. Nó có thể cho mọi người thấy rõ: bất kể sự dè dặt dễ hiểu trong việc bảo vệ kho tàng đức tin, cuối cùng công lý cũng đã được thực hiện cho những nhà tư tưởng từng phục vụ Giáo Hội. Nó cũng có thể nói lên tính cởi mở của Giáo Hội đối với thế giới khoa học, và chắc chắn sẽ được đánh giá cao bởi các nhà khoa học luôn nghĩ Teilhard là một người trong số họ.
 
Bài Giáo Lý 1 của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ - Dẫn Nhập vào Thánh Lễ
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
19:55 24/11/2017
“Chúng ta… phải hiểu rõ giá trị và ý nghĩa của Thánh Lễ, để sống mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa một ngày một trọn vẹn hơn”.

Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ nhất của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 8 tháng 11, 2017 tại Vatican. Hôm nay ĐTC bắt đầu loạt bài giáo lý về Thánh Lễ. Loạt bài giáo lý này rất quan trọng vì Thánh Thể là “trái tim” của Hội Thánh. ĐTC nói rằng chúng ta “phải hiểu rõ giá trị và ý nghĩa của Thánh Lễ, để sống mối liên hệ của mình với Thiên Chúa một ngày một trọn vẹn hơn”; đồng thời “lớn lên trong sự hiểu biết … về một hồng ân cả thể mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta trong Bí Tích Thánh Thể”


Anh chị em thân mến, Chào anh chị em!

Hôm nay chúng ta bắt đầu một loạt bài giáo lý mới, là những bài sẽ hướng chúng ta đến “trái tim” của Hội Thánh, là Thánh Thể. Điều căn bản là chúng ta, các Kitô hữu, phải hiểu rõ giá trị và ý nghĩa của Thánh Lễ, để sống mối liên hệ của mình với Thiên Chúa một ngày một trọn vẹn hơn.

Chúng ta không thể quên được số rất đông các Kitô hữu, những người, trên toàn thế giới, trong 2000 năm lịch sử, đã chết để bảo vệ Thánh Thể; và bao nhiêu người ngày nay, còn đang liều mạng để tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật. Vào năm 304, trong cuộc Bách Hại của Dioclatian, một nhóm Kitô hữu ở Bắc Phi đã ngạc nhiên vì họ đang cử hành Thánh lễ trong nhà và bị bắt. Trong cuộc thẩm vấn, Thống Đốc Roma hỏi họ tại sao họ đã làm như thế khi biết rằng điều ấy tuyệt đối không được phép. Họ trả lời: “Không có Chúa Nhật, chúng tôi không thể sống được”, nghĩa là: nếu chúng tôi không thể cử hành Thánh Lễ, chúng tôi không thể sống được; đời sống Kitô hữu của chúng tôi sẽ chết.

Thật vậy, Chúa Giêsu phán với các môn đệ rằng: “nếu các con không ăn thịt và uống Máu Con Người, thì các các con không có sự sống; ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời, và Ta sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết” (Ga 6:53-54).

Các Kitô hữu từ Bắc Phi đã bị giết vì họ đang cử hành Thánh Lễ. Họ đã làm chứng rằng người ta có thể từ bỏ đời sống trần thế vì Bí Tích Thánh Thể, bởi Bí Tích này cho chúng ta sự sống đời đời, nó làm cho chúng ta được thông phần vào việc chiến thắng sự chết của Đức Kitô. Chứng từ này thách đố tất cả chúng ta và đòi buộc phải có một câu trả lời về việc tham gia vào Hy Lễ Thánh Thể và đến gần Bàn Tiệc của Chúa có ý nghĩa gì đối với mỗi người chúng ta. Chúng ta có đang tìm kiếm nguồn suối “vọt ra nước hằng sống” cho sự sống đời không? [nguồn suối] biến cuộc đời chúng ta thành một hy lễ chúc tụng và tạ ơn thiêng liêng và biến chúng ta thành một thân thể trong Đức Kitô không? Đây là ý nghĩa sâu xa nhất của Thánh Lễ, có nghĩa là “tạ ơn”: tạ ơn Thiên Chúa Cha, Con và Thánh Thần, Đấng đưa chúng ta vào và biến đổi chúng ta trong sự hiệp thông yêu thương của Ngài.

Trong các bài giáo lý sắp tới, tôi muốn trả lời một số câu hỏi quan trọng về Bí Tích Thánh Thể và Thánh Lễ, để tái tìm hiểu, hoặc tìm hiểu, xem tình yêu của Thiên Chúa tỏa sáng qua mầu nhiệm đức tin này như thế nào.

Công đồng Vaticanô II được cảm hứng sâu xa bởi ước muốn dìu dắt các Kitô hữu hiểu được sự cao cả của đức tin và vẻ đẹp của cuộc gặp gỡ Đức Kitô. Vì lý do này mà trước hết cần phải thực hiện, với sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, một cuộc canh tân Phụng Vụ thích hợp, bởi vì Hội Thánh nhờ đó mà liên tục sống và đổi mới chính mình.

Một chủ đề chính mà các Nghị phụ Công đồng nhấn mạnh đến là việc đào luyện về Phụng Vụ cho các tín hữu, là điều không thể thiếu được cho việc canh tân đích thực. Và đây cũng chính là mục đích của loạt bài giáo lý mà chúng ta đang bắt đầu hôm nay: lớn lên trong sự hiểu biết của chúng ta về một hồng ân cả thể mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta trong Bí Tích Thánh Thể.

Bí Tích Thánh Thể là một sự kiện kỳ diệu trong đó Chúa Giêsu Kitô, sự sống của chúng ta, làm cho Chính Người hiện diện. Tham dự Thánh Lễ “là thực sự sống lại Cuộc Khổ Nạn và Cái Chết cứu độ của Chúa chúng ta. Đó là một sự biểu lộ hữu hình: Chúa làm cho chính Mình hiện diện trên bàn thờ để được dâng lên cho Chúa Cha hầu cứu rỗi thế gian” (Bài giảng ở Domus Sanctae Marthae, ngày 10 tháng 2 năm 2014). Chúa ở đây với chúng ta, hiện tại. Chúng ta thường đi đến đó, nhìn các sự vật, nói chuyện với nhau trong khi linh mục đang cử hành Thánh Lễ.. . và chúng ta không cử hành gần Người. Nhưng đó là Chúa! Nếu hôm nay Tổng Thống của nước Cộng hòa, hoặc một nhân vật nào đó quan trọng trên thế giới đến, chắc chắn rằng tất cả chúng ta sẽ lại gần ông ta, muốn chào đón ông ta. Nhưng hãy nghĩ: khi anh chị em đi dự Thánh Lễ, có Chúa ở đó! Và anh chị em bị phân tâm. Đó là Chúa! Chúng ta phải suy nghĩ về điều này. “Thưa Cha, vì các Thánh Lễ tẻ nhạt” - “Nhưng anh chị em nói gì, Chúa tẻ nhạt sao?” - “Không, không. Không phải là Thánh Lễ, mà các linh mục” - “Này, chớ gì các linh mục hoán cải, nhưng chính Chúa là Đấng ở đó!” Anh chị em có hiểu không? Đừng quên điều ấy. “Tham dự Thánh Lễ là đang sống một lần nữa Cuộc Khổ Nạn và Cái Chết cứu độ của Chúa chúng ta”.

Bây giờ chúng ta hãy thử tự hỏi mình một vài câu hỏi đơn giản. Chẳng hạn, tại sao chúng ta làm dấu Thánh Giá và thực hành Nghi thức Sám Hối vào đầu Thánh Lễ? Và ở đây tôi muốn thêm một lưu ý phụ. Anh chị em có thấy các trẻ em làm dấu Thánh Giá như thế nào không? Anh chị em không biết chúng đang làm gì, hoặc làm dấu Thánh Giá hoặc vẽ vời một đường nét. Chúng làm việc [cử chỉ] này. Trẻ em phải được dạy làm dấu Thánh Giá đúng cách. Đây là cách bắt đầu Thánh Lễ; đây là cách bắt đầu cuộc sống; đây là cách bắt đầu một ngày. Điều này có nghĩa là chúng ta được Thánh Giá của Chúa cứu chuộc. Hãy quan sát các trẻ em và dạy chúng cách làm dấu Thánh Giá cho đúng. Và những Bài Đọc này, trong Thánh Lễ, tại sao chúng lại ở đó? Tại sao có ba Bài Đọc vào Chúa Nhật và hai bài vào ngày khác? Tại sao lại đọc chúng? Các Bài Đọc trong Thánh Lễ có nghĩa gì? Tại sao lại đọc chúng và mục đích của chúng là gì? Hoặc, tại sao linh mục chủ tọa buổi Lễ lại nói ở một lúc nào đó: “Hãy nâng tâm hồn lên”? Ngài không nói: “Hãy nâng điện thoại di động lên để chụp ảnh!” Không, thật tệ! Tôi nói thật với anh chị em, tôi rất buồn lúc tôi cử hành Thánh Lễ ở Quảng trường Thánh Phêrô hoặc ở Vương Cung Thánh Đường khi thấy nhiều điện thoại di động được nâng lên, không những chỉ bởi các tín hữu mà còn bởi một số linh mục và thậm chí cả giám mục! Nhưng làm ơn! Thánh Lễ không phải là một buổi trình diễn: nhưng là buổi gặp gỡ Cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Chúa. Đó là lý do tại sao linh mục nói: “Hãy nâng tâm hồn lên”. Điều ấy có nghĩa gì? Hãy nhớ: không được dùng điện thoại di động.

Điều thực sự quan trọng là trở lại với cơ bản, tái khám phá điều gì là cần thiết, qua những gì chúng ta sờ mó và nhìn thấy được trong việc cử hành các Bí Tích. Câu hỏi của Thánh Tông Đồ Tôma (xem Ga 20:25), đấng tìm cách nhìn thấy và chạm tay vào vết thương trên thân thể của Chúa Giêsu, và mong ước có khả năng “chạm vào” Thiên Chúa một cách nào đó để tin vào Người. Điều mà Thánh Tôma xin Chúa là điều tất cả chúng ta cần: được gặp gỡ Người, chạm vào Người ngõ hầu chúng ta có thể biết Người. Các Bí Tích đáp ứng nhu cầu của con người. Các Bí Tích, cách đặc biệt là việc cử hành Bí Tích Thánh Thể, là những dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa, những cách đặc biệt để chúng ta gặp gỡ Ngài.

Như thế, qua những bài giáo lý này mà chúng ta bắt đầu hôm nay, tôi muốn cùng anh chị em tái khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn trong việc cử hành Thánh Lễ và, một khi được tỏ lộ, nó mang lại ý nghĩa trọn vẹn cho cuộc sống của mỗi người. Cầu xin Đức Mẹ đồng hành với chúng ta trên đoạn đường mới này. Cảm ơn anh chị em.

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

Nguồn: http://w2.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2017/documents/papa-francesco_20171108_udienza-generale.html
 
Bài Giáo Lý 2 của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ - Thánh Lễ là Kinh Nguyện
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
19:57 24/11/2017
Thánh Lễ “là cuộc gặp gỡ của tình yêu với Thiên Chúa qua Lời của Ngài, cùng Mình và Máu Chúa Giêsu”.

Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ hai của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 15 tháng 11, 2017 tại Vatican. Hôm nay ĐTC tiếp tục loạt bài giáo lý về Thánh Lễ. Ngài nói rằng “Thánh Lễ là kinh nguyện, hay đúng hơn, đó là kinh nguyện tinh túy, cao cả nhất, cao siêu nhất, và đồng thời “cụ thể” nhất, do đó chúng ta không được nói chuyện hay chụp hình trong Thánh Lễ, mà phải chú t6am vào cuộc gặp gỡ với Chúa để Người phục hồi chúng ta lại với ơn gọi ban đầu của chúng ta: là hình ảnh và giống Thiên Chúa.”.


Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Chúng ta hãy tiếp tục bài giáo lý về Thánh Lễ. Để hiểu được vẻ đẹp của việc cử hành Thánh Lễ, tôi muốn bắt đầu bằng một khía cạnh rất đơn giản: Thánh Lễ là kinh nguyện, hay đúng hơn, đó là kinh nguyện tinh túy, cao cả nhất, cao siêu nhất, và đồng thời “cụ thể” nhất. Thật vậy, đó là cuộc gặp gỡ của tình yêu với Thiên Chúa qua Lời của Ngài, cùng Mình và Máu Chúa Giêsu. Đó là một cuộc gặp gỡ với Chúa.

Nhưng trước hết chúng ta phải trả lời một câu hỏi. Kinh nguyện thật sự là gì? Đó là cuộc đối thoại trước nhất và quan trọng nhất, một mối liên hệ cá nhân với Thiên Chúa. Và con người được tạo ra như một hữu thể trong mối liên hệ cá nhân với Thiên Chúa chỉ thấy sự hiện thực trọn vẹn của mình trong cuộc gặp gỡ Đấng Tạo Dựng nên mình. Con đường sống là hướng đến cuộc gặp gỡ dứt khoát với Chúa.

Sách Sáng Thế Ký khẳng định rằng con người được tạo dựng theo hình ảnh và giống Thiên Chúa, Đấng là Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần, một mối liên hệ hoàn hảo của tình yêu là sự hiệp nhất. Từ đó, chúng ta có thể hiểu rằng tất cả chúng ta đều được tạo dựng để bước vào một mối liên hệ hoàn hảo của tình yêu, trong sự liên tục trao ban và đón nhận để như thế tìm thấy sự viên mãn của mình.

Khi ông Môsê, trước bụi gai đang cháy, nhận được ơn Thiên Chúa gọi, ông hỏi tên Ngài là gì. Và Thiên Chúa đã trả lời như thế nào? “Ta là Đấng Ta Là” (Xh 3:14). Cụm từ này, theo nghĩa ban đầu của nó, diễn tả sự hiện diện và quý mến, và ngay sau đó Thiên Chúa nói thêm, “Chúa, Thiên Chúa của tổ phụ ngươi, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, và Thiên Chúa của Giacóp” (câu 15 ). Theo cách này, Đức Kitô cũng vậy, khi Người kêu gọi các môn đệ, kêu gọi họ ở với Người. Do đó, đây là ân sủng lớn lao nhất: để có thể trải nghiệm Thánh Lễ, Bí Tích Thánh Thể là khoảnh khắc đặc biệt để ở với Chúa Giêsu và nhờ Người, với Thiên Chúa và anh em chúng ta.

Cầu nguyện, giống như bất kỳ cuộc đối thoại chân thật nào, cũng có nghĩa là biết cách giữ im lặng, trong các cuộc đối thoại có những giây phút im lặng, trong im lặng cùng với Chúa Giêsu. Và khi chúng ta đi dự Thánh Lễ, có lẽ chúng ta đến trước năm phút và bắt đầu trò chuyện với người bên cạnh mình. Nhưng đó không phải là giây phút để nói truyện: đó là giây phút để im lặng, để chuẩn bị cho cuộc đối thoại. Đó là giây phút để hồi tâm ngõ hầu chuẩn bị cho cuộc đối thoại với Chúa Giêsu. Sự im lặng rất quan trọng. Hãy nhớ những gì tôi đã nói tuần trước: chúng ta không dự một buổi trình diễn, chúng tôi sắp gặp gỡ Chúa, và sự im lặng chuẩn bị chúng ta và đi cùng chúng ta. Giữ im lặng cùng với Chúa Giêsu. Từ sự im lặng mầu nhiệm của Thiên Chúa nảy sinh ra Lời Ngài, là điều vang dội trong tâm hồn chúng ta. Chính Chúa Giêsu dạy chúng ta rằng thật sự có thể “ở lại” với Chúa Cha và Người chứng tỏ điều này bằng kinh nguyện của Người. Các Tin Mừng cho chúng ta thấy Chúa Giêsu rút vào nơi thanh vắng để cầu nguyện; các môn đệ, khi thấy mối liên hệ mật thiết này với Chúa Cha, cảm thấy muốn tham gia, và các ông xin Người, “Lạy Chúa, xin dạy chúng con cầu nguyện” (Lc 11:1). Chúng ta đã nghe điều này trong Bài Đọc Thứ Nhất, ở đầu buổi triều yết. Chúa Giêsu trả lời rằng điều đầu tiên cần thiết để cầu nguyện là có thể thưa “Lạy Cha”. Hãy coi chừng: nếu tôi không thể thưa “Lạy Cha” với Thiên Chúa thì tôi không thể cầu nguyện. Chúng ta phải học cách thưa, “Lạy Cha”, tức là đặt mình trong sự hiện diện của Ngài với lòng tin tưởng của con thảo. Nhưng để có thể học, thì cần phải khiêm tốn nhìn nhận rằng chúng ta cần phải được hướng dẫn, và nói một cách đơn giản: Lạy Chúa, xin dạy con cầu nguyện.

Đây là điểm thứ nhất: khiêm tốn, nhìn nhận mình là con cái, để nghỉ ngơi trong Chúa Cha, để tín thác nơi Ngài. Để vào Nước Trời chúng ta phải làm cho mình nhỏ bé như trẻ nhỏ. Theo nghĩa là trẻ nhỏ biết cách tin tưởng, chúng biết rằng có một ai đó sẽ lo cho chúng, về những gì chúng sẽ ăn, những gì chúng sẽ mặc và vân vân (c. Mt 6: 25-32). Đây là thái độ đầu tiên: tín thác và tin tưởng, như trẻ em đối với cha mẹ; biết rằng Thiên Chúa nhớ đến anh chị em và chăm sóc anh chị em, anh chị em, tôi, tất cả mọi người.

Thiên hướng thứ hai, một lần nữa điển hình của trẻ em, là để cho mình ngạc nhiên. Trẻ em luôn hỏi cả nghìn câu hỏi vì chúng muốn tìm hiểu thế giới; và chúng thậm chí còn thắc mắc về những điều nhỏ nhặt, bởi vì mọi sự đều mới mẻ đối với chúng. Để vào Nước Trời, chúng ta phải để cho mình ngạc nhiên. Trong mối liên hệ của chúng ta với Chúa, trong cầu nguyện - tôi hỏi - chúng ta có cho phép mình bị kinh ngạc, hay chúng ta nghĩ rằng mình đang nói lời cầu nguyện ấy với Thiên Chúa như con vẹt? Không, cầu nguyện là tin tưởng và mở lòng ra để kinh ngạc. Chúng ta có để cho Thiên Chúa, Đấng luôn là Thiên Chúa của ngạc nhiên, làm cho chúng ta kinh ngạc không? Bởi vì cuộc gặp gỡ với Chúa luôn là một cuộc gặp gỡ sống động, không phải là một chuyến viếng thăm viện bảo tàng. Đó là một cuộc gặp gỡ sống động, và chúng ta đi dự Thánh Lễ, chứ không đến một viện bảo tàng. Chúng ta hãy đi đến một cuộc gặp gỡ sống động với Chúa.

Tin Mừng nói về một ông Nicodemô (Ga 3: 1-21), một bậc lão thành, một một người có thẩm quyền ở Israel, đi đến gặp Chúa Giêsu; và Chúa nói với ông về sự cần thiết phải “sinh lại” (xem câu 3). Nhưng nó có nghĩa gì? Một người có thể “tái sinh” được không? Để trở lại ngõ hầu có hương vị, niềm vui, sự kỳ diệu của cuộc sống, là điều có khả thi không, ngay cả khi phải đối diện với rất nhiều thảm cảnh? Đây là một câu hỏi cơ bản về đức tin của chúng ta, và đây là ước muốn của mọi tín hữu thật sự: ước muốn được tái sinh, niềm vui được làm lại từ đầu. Chúng ta có ước muốn này không? Có phải mỗi người trong chúng ta đều muốn được tái sanh, được gặp Chúa không? Anh chị em có ước muốn này không? Thật vậy, chúng ta có thể dễ dàng bị đi lạc bởi vì, như hậu quả của nhiều hoạt động, của nhiều dự án sẽ được thực hiện, chúng ta còn lại ít thời gian và chúng ta mất cái nhìn về điều gì là cơ bản: cuộc sống của tâm hồn chúng ta, cuộc sống tinh thần của chúng ta, cuộc sống là cuộc gặp gỡ với Chúa trong kinh nguyện.

Thật ra, Chúa làm cho chúng ta ngạc nhiên bằng cách cho chúng ta thấy rằng Người yêu thương chúng ta ngay cả trong sự yếu đuối của chúng ta. “Chúa Giêsu Kitô. .. là của lễ đền bù tội lỗi chúng ta, không những chỉ chúng ta mà còn tội lỗi của toàn thế giới” (1 Ga 2: 2). Hồng ân này, một nguồn an ủi đích thực - nhưng Chúa luôn luôn tha thứ cho chúng ta - đây là sự an ủi thật, đây là một món quà được ban cho chúng ta qua Bí Tích Thánh Thể, đây là tiệc cưới mà Phu Quân gặp sự mỏng dòn của chúng ta. Tôi có thể nói rằng khi tôi rước Lễ trong Thánh Lễ, Chúa có gặp sự yếu đuối của tôi không? Vâng! Chúng ta có thể nói điều ấy vì nó là sự thật! Chúa gặp sự mỏng dòn của chúng ta để phục hồi chúng ta lại với ơn gọi ban đầu của chúng ta: là hình ảnh và giống Thiên Chúa. Đây là môi trường của Bí Tích Thánh Thể, đây là kinh nguyện.

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

Nguồn: http://w2.vatican.va/content/francesco/en/audiences/2017/documents/papa-francesco_20171115_udienza-generale.html
 
Bài Giáo Lý Thứ 3 của Đức Thánh Cha Phanxicô về Thánh Lễ: Thánh Lễ là cuộc tưởng niệm Mầu Nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
19:58 24/11/2017
“Việc tham dự Thánh Lễ làm cho cho chúng ta bước vào mầu nhiệm của Đức Kitô, bằng cách cho chúng ta đi với Người từ cái chết sang sự sống.”

Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ ba của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 22 tháng 11, 2017 tại Quảng trường Thánh Phêrô Vatican. Hôm nay ĐTC giủ thích tại sao Thánh Lễ là cuộc tưởng niệm Mầu Nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô. Ngài nhắn nhủ chúng ta phải ý thức rằng khi tham dự Thánh Lễ là chúng ta lên Núi Sọ cùng Chúa Giêsu chứ không phải đi xem một buổi trình diễn.


Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Tiếp tục bài giáo lý về Thánh Lễ, chúng ta có thể tự hỏi: Thánh Lễ là gì? Thánh Lễ là cuộc tưởng niệm Mầu Nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô. Thánh Lễ cho chúng ta tham dự vào cuộc chiến thắng tội lỗi và sự chết của Mầu Nhiệm này, và mang lại ý nghĩa đầy đủ cho cuộc sống của chúng ta.

Vì lý do này, để hiểu được giá trị của Thánh Lễ, trước tiên chúng ta phải hiểu ý nghĩa theo Thánh Kinh của "việc tưởng niệm". Nó “không chỉ là tưởng nhớ các biến cố trong quá khứ, mà còn bằng cách nào đó làm cho các biến cố ấy hiện diện và được hiện tại hóa. Đây chính là cách dân Israel hiểu về cuộc giải phóng của họ từ Ai Cập: Mỗi lần lễ Vượt Qua được cử hành, các biến cố thời Xuất Hành lại hiện diện trong ký ức của các tín hữu, để họ làm sao cho cuộc sống của mình phù hợp với các biến cố ấy" (Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, số1363). Chúa Giêsu Kitô, với cuộc Khổ Nạn, cái Chết, sự Phục Sinh và lên trời của Người, đã hoàn tất Lễ Vượt Qua. Và Thánh Lễ là tưởng niệm cuộc Vượt Qua của Người, "cuộc xuất hành" mà Người đã thực hiện cho chúng ta, để giải thoát chúng ta khỏi tình trạng nô lệ và đưa chúng ta vào miền đất hứa của sự sống đời đời. Nó không chỉ là một lời nhắc nhở, không, nó còn hơn thế nữa: đó là để ghi nhớ những gì đã xảy ra cách đây 20 thế kỷ.

Bí tích Thánh Thể luôn luôn đưa chúng ta đến tột đỉnh của ơn cứu độ của Thiên Chúa: Chúa Giêsu, khi bẻ bánh ra cho chúng ta, đổ trên chúng ta tất cả lòng thương xót và tình yêu của Người, như Người đã làm trên thập giá, để đổi mới con tim chúng ta, cuộc sống chúng ta, và cách chúng ta hiệp thông với Người và với anh em chúng ta. Công Đồng Vaticanô II nói: “Mỗi khi hy tế Thập Giá được cử hành trên bàn thờ, qua đó ‘Đức Kitô là con chiên vượt qua của chúng ta đã chịu hiến tế’, thì công trình cứu chuộc chúng ta lại được thực hiện”. (Hiến chế tín lý Lumen Gentium, 3).

Mỗi cuộc cử hành Thánh Lễ là một tia nắng mặt trời không có hoàng hôn, là Chúa Giêsu Phục Sinh. Tham dự Thánh Lễ, đặc biệt vào ngày Chúa Nhật, có nghĩa là bước vào cuộc chiến thắng của Đấng Phục Sinh, được chiếu sáng bởi ánh sáng của Người, được sưởi ấm bởi sự ấm áp của Người. Qua việc cử hành Thánh Lễ, Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta được thông phần vào sự sống của Thiên Chúa, là sự sống có khả năng biến đổi tất cả con người hay chết của chúng ta. Và trong cuộc Vượt Qua của Người từ sự chết sang sự sống, từ thời gian đến vĩnh hằng, Chúa Giêsu cũng kéo chúng theo với Người để làm Lễ Vượt Qua. Thánh lễ được thiết lập cho Lễ Vượt Qua. Trong Thánh Lễ, chúng ta cùng chết và sống lại với Chúa Giêsu, và Người đưa chúng ta đến sự sống đời đời. Trong Thánh Lễ, chúng ta kết hợp với Người. Đúng hơn là, Đức Kitô sống trong chúng ta và chúng ta sống trong Người. Thánh Phaolô nói, "Tôi đã chịu đóng đinh cùng với Đức Kitô” và Thánh Nhân nghĩ rằng, “không còn là tôi sống, mà là Đức Kitô sống trong tôi. Và cuộc sống này, mà tôi sống trong thân xác, là sống trong đức tin vào Con Thiên Chúa, là Ðấng đã yêu thương tôi và đã hiến mạng sống Mình vì tôi" (Gal 2: 19-20).

Thực ra, Máu Người giải thoát chúng ta khỏi sự chết và việc sợ chết. Người giải thoát chúng ta không những chỉ khỏi sự thống trị của cái chết thể lý, mà còn cả cái chết thiêng liêng là sự dữ và tội lỗi, là những gì bắt giữ chúng ta mỗi khi chúng ta trở thành nạn nhân của tội lỗi của mình hay của người khác. Và rồi cuộc sống của chúng ta bị ô nhiễm, mất thẩm mỹ, mất ý nghĩa và đau khổ.

Thay vào đó, Đức Kitô ban lại sự sống cho chúng ta; Đức Kitô là sự sung mãn của đời sống, và khi phải đối diện với cái chết, Người đã vĩnh viễn tiêu diệt nó: "Từ cõi chết sống lại, Người huỷ diệt sự chết và canh tân sự sống" (Kinh nguyện Thánh Thể IV). Lễ Vượt Qua của Đức Kitô là chiến thắng cuối cùng trên sự chết vì Người đã biến đổi cái chết của Người thành hành động tình yêu tối cao. Người đã chết vì yêu! Và trong Bí Tích Thánh Thể, Người muốn truyền đạt tình yêu tha thiết và chiến thắng này. Nếu chúng ta đón nhận tình yêu ấy trong đức tin, chúng ta cũng có thể thật sự yêu mến Thiên Chúa và tha nhân, chúng ta có thể yêu như cách Người đã yêu chúng ta, bằng cách ban sự sống.

Nếu tình yêu của Đức Kitô ở trong tôi, tôi có thể trao hiến trọn vẹn chính mình tôi cho tha nhân, với niềm xác tín rằng cả khi người khác có thể làm tổn thương tôi, tôi sẽ không chết; nếu không thì tôi sẽ phải bảo vệ mình. Các vị tử vì đạo đã hiến mạng sống của các ngài chính vì xác tín về chiến thắng của Đức Kitô trên sự chết. Chỉ khi nào chúng ta cảm nghiệm được quyền năng này của Đức Kitô, quyền năng của tình yêu của Người, chúng ta mới thực sự tự do hiến mình mà không sợ hãi. Đây là Thánh Lễ: là bước vào cuộc Khổ Nạn, cái Chết, sự Phục Sinh và Lên Trời của Chúa Giêsu; khi chúng ta đi tham dự Thánh Lễ là y như chúng ta đang đi lên Núi Sọ, y như thế. Nhưng anh chị em hãy nghĩ xem: nếu lúc đi Lễ chúng ta đi lên Núi Sọ - chúng ta nghĩ bằng trí tưởng tượng - và chúng ta biết rằng người đang ở đó là chính Chúa Giêsu, thì chúng ta có được phép trò chuyện, chụp hình, trình diễn một chút không? Không! Vì đó là Chúa Giêsu! Chúng ta chắc chắn sẽ im lặng, than khóc, và thậm chí vui mừng vì được cứu độ. Khi chúng ta bước vào nhà thờ để cử hành Thánh Lễ, chúng ta hãy nghĩ về điều này: tôi đến Núi Sọ, nơi mà Chúa Giêsu hiến mạng sống cho tôi. Và như vậy việc trình diễn, đồn đại, bình phẩm và những điều khiến chúng ta xa cách điều tuyệt mỹ này, là Thánh Lễ, chiến thắng của Chúa Giêsu, đều sẽ biến mất.

Tôi nghĩ rằng giờ đây chúng ta thấy rõ hơn là làm sao lễ Vượt Qua lại hiện diện và hoạt động mỗi khi chúng ta cử hành Thánh Lễ, nghĩa là, ý nghĩa của lễ tưởng niệm. Việc tham dự Thánh Lễ làm cho cho chúng ta bước vào Mầu Nhiệm của Đức Kitô, bằng cách cho chúng ta đi với Người từ cái chết sang sự sống, nghĩa là, ở đó trên Núi Sọ. Thánh Lễ là việc tái lập lại Núi Sọ, chứ không phải một buổi trình diễn.

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

Nguồn: http://w2.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2017/documents/papa-francesco_20171122_udienza-generale.html
 
Top Stories
Bangladesh: 31 ans après Jean-Paul 2, le pape François va à son tour à la rencontre de l’âme du peuple du Bangladesh
Eglises d'Asie
10:32 24/11/2017
Dans un message vidéo diffusé le 21 novembre, le pape François a confié se rendre au Bangladesh afin de confirmer dans sa foi la communauté catholique, ultra-minoritaire, et pour promouvoir la compréhension mutuelle et le respect entre communautés. Des valeurs, parfois mises à mal dans ce pays multireligieux, que le pape Jean-Paul 2 avait saluées en 1986.

Premier souverain pontife à se rendre au Bangladesh, Etat souverain depuis le 16 décembre 1971 (1), Jean-Paul 2 s’était présenté, lors de la cérémonie de bienvenue à l’aéroport, le 19 novembre 1986, comme « un pèlerin, venu à la rencontre de l’âme du peuple du Bangladesh ». Il avait ensuite rendu hommage à la culture ancienne de ce pays, « reflet des contacts avec de nombreuses religions, traditions, races et langues », soulignant que de « nombreux groupes linguistiques, culturels et religieux vivaient côte-à-côte ». « Que l’esprit de notre rencontre soit celui de l’harmonie, de la paix et de la fraternité », avait-il ajouté.

« L’harmonie et la paix » constitue justement le thème de la visite que le pape François effectuera à Dacca du 30 novembre au 2 décembre prochains. Un déplacement qui est à la fois un pèlerinage, pour le Saint-Père et pour la petite communauté catholique locale, et « une opportunité de célébrer l’harmonie entre les religions, dont les bases sont solides », comme l’a confié le cardinal Patrick D’Rozario, archevêque de Dacca, à la Rédaction d’Eglises d’Asie.

Le pape François, pour soutenir la petite communauté catholique locale

Dans un message vidéo du 21 novembre, le pape François déclare notamment venir « confirmer la communauté catholique du Bangladesh dans sa foi et son témoignage de l’Evangile qui enseigne la dignité de tout homme et toute femme et qui appelle à ouvrir nos cœurs aux autres, spécialement aux plus pauvres et aux nécessiteux. » Longtemps intégré dans la catégorie des pays ayant les revenus les plus bas au monde (2), le Bangladesh se caractérise en outre par sa population particulièrement nombreuse (150 millions selon le recensement 2011, ce qui fait de la main d’œuvre de ce pays sa principale richesse), jeune (la moitié de la population a moins de 26 ans) et rurale (la population urbaine représentait 28% de la population en 2011).

Dans ce pays du sous-continent indien régulièrement confronté à des catastrophes d’origines naturelle et humaine, la communauté catholique constitue une toute petite minorité, forte de 380 000 fidèles, servie par 340 prêtres locaux, répartie dans 8 diocèses.

Malgré ses modestes moyens, L’Eglise catholique est engagée au service « des plus pauvres et des nécessiteux ». Ainsi, la Caritas locale apporte son soutien aux victimes des catastrophes naturelles et, depuis 1979, aux Rohingyas réfugiés au Bangladesh, qui fuient la Birmanie. « Notre toute petite Eglise, dans cette zone où elle n’est pas implantée, apporte son aide à ce qui est l’un des plus grands désastres de l’humanité » confie ainsi le cardinal D’Rozario à Eglises d’Asie à ce sujet. Contactée par la Rédaction, la Caritas locale a indiqué prendre en charge 40 000 familles de réfugiés rohingyas, soit près de 200 000 personnes.

Cette Eglise, au service de la périphérie, se distingue en outre par sa dimension missionnaire, certes modeste : une vingtaine de prêtres bangladais sont actuellement en mission ad extra, et six des seize diacres qui seront ordonnés par le pape le 1er décembre prochain sont destinés à leur rejoindre.

La décision du Saint-Père de rendre visite à l’Eglise du Bangladesh et de présider l’ordination sacerdotale le 1er décembre, 31 ans après l’ordination de 18 diacres par le pape Jean-Paul 2, témoigne de l’affection du souverain pontife à l’égard de cette Eglise de la périphérie. Le pape François ne manquera sans doute pas, à l’occasion de la visite de la cathédrale de l’Immaculée-Conception de Dacca, de se recueillir sur la tombe de Mgr Theotonius Amal Ganguly, premier évêque local du pays, déclaré « serviteur de Dieu » par le Saint-Siège le 2 septembre 2006.

Le pape François, pour encourager au dialogue interreligieux dans une société multireligieuse

Dans son message vidéo, le pape François confie par ailleurs avoir « tout spécialement hâte de rencontrer les responsables religieux » dans le jardin de l’archevêché de Dacca. Une rencontre interreligieuse et œcuménique est en effet prévue le vendredi 1er décembre à laquelle 500 personnes, reflet de la diversité religieuse du pays, devraient participer. « Afin de prier ensemble pour la paix », souligne le cardinal D’Rozario.

Etats indépendant encore relativement jeune, le Bangladesh est, selon les mots du pape Jean-Paul 2 au nouvel ambassadeur du Bangladesh auprès du Saint-Siège le 19 novembre 1994, « le fruit de traditions spirituelles multiséculaires qui a choisi la liberté religieuse et cherche à ne pas faire de discrimination dans la protection des divers groupes religieux présents dans la société. » Pays musulman à près de 90% où l’Islam n’est religion d’Etat que depuis 1988, le Bangladesh connaît de nombreuses minorités religieuses, fruit de son histoire, notamment hindoue (9,5%), bouddhiste (0,6%) et chrétienne (0,5%).

Ces dernières années, le pays a été confronté à un terrorisme de masse, qui frappe en particulier « les minorités religieuses, les blogueurs laïcs, les intellectuels et les étrangers », selon le rapport annuel, publié le 26 avril 2017, de la Commission des Etats-Unis sur la liberté religieuse dans le monde. Cette organisation dénonce en outre le climat de « peur » qui s’est installé dans le pays, en raison des groupes extrémistes, locaux et internationaux. Un constat que confirme la Conférence chrétienne d’Asie, s’alarmant d’une manipulation des sentiments religieux par certains partis politiques.

Une société multireligieuse menacée

Au lendemain de l’indépendance, depuis le putsch de 1975 qui a renversé Bangabandhu Sheikh Mujib Ur-Rahman, le pays s'est enfoncé dans une instabilité politique dominée par les coups d’Etats et l’alternance au pouvoir des deux partis rivaux, l’Awami League (AL) dirigé par Sheikh Hasina, et le Bangladesh Nationalist Party (BNP) mené par Khaleda Zia. Si le BNP se présente comme un parti conservateur et nationaliste prônant les valeurs de l’islam, la Ligue Awami se définit quant à elle comme défendant des valeurs laïques et socialistes.

C’est dans ce contexte politique que se multiplient les groupes de pression proches des milieux islamistes, notamment l’organisation Hefazat-e-Islam (‘Protecteurs de l’islam’), qui avait s’était fait connaître en 2013 pour avoir demandé la mise en place d’une législation contre le blasphème, semblable à celle en vigueur au Pakistan. Hérité du Code pénal mis en place par le colonisateur britannique en 1860, le droit local ne reconnaît qu’un délit relatif au fait de « blesser les sentiments religieux » ; mais depuis une loi sur les technologies de l’information, votée en 2013, il est interdit de publier sur Internet tout élément qui pourrait « nuire à l’ordre public et à la loi » et la diffamation envers les religions est nommément citée.

« Le Bangladesh a montré comment il est possible de vivre dans la paix et l’harmonie au sein d’une société multireligieuse » s’enthousiasmait pourtant en 2011 le cardinal Jean-Louis Tauran, président du Conseil pontifical pour le dialogue interreligieux à l’issue d’une visite de trois jours dans ce pays. Avant de repartir pour Ciampino, est prévue une rencontre du Saint-Père avec 10 000 jeunes, de différentes religions, au collège Notre-Dame de Dacca, un établissement catholique particulièrement réputé. Ce qui témoigne de la volonté du souverain pontife d’encourager les générations futures à retrouver l’âme de leur pays.
Notes

(1) En novembre 1970, à l’occasion d’une visite pontificale aux Philippines, le pape Paul VI avait fait une escale de quelques heures à Dacca (Pakistan oriental) pour apporter son soutien à la population après un cyclone qui avait fait plus de 300 000 morts.

(2) Selon les statistiques 2015 de la Banque mondiale, le Bangladesh ne fait désormais plus partie des pays ayant les revenus les plus bas au monde, mais a réussi à intégrer le classement des pays ayant un revenu « moyennement bas », grâce à l’industrialisation croissante de son économie – développement de briqueteries, chantiers navals, industrie textile – et de l’intensification de sa production agricole.

(Source: Eglises d'Asie, le 24 novembre 2017)
 
Birmanie / Myanmar: Le pape François en Birmanie pour encourager la réconciliation d’une « nation blessée »
Eglises d'Asie
10:34 24/11/2017
La salle de presse du Saint-Siège a annoncé mercredi dernier des modifications dans le programme de la visite que le pape François effectuera en Birmanie. Des ajustements significatifs qui témoignent de la volonté du pape de rencontrer l’ensemble des artisans de la réconciliation de la nation birmane, « nation blessée ».

Mercredi 22 novembre, la salle de presse du Saint-Siège a annoncé que le Saint-Père prendra part à une rencontre interreligieuse, le 28 novembre, et qu’il rencontrera le commandant en chef des forces armées birmanes, le général Min Aung Hlaing, le jeudi 30. Ces deux rencontrent supplémentaires, à caractère religieux et politique, permettent au Saint-Père de rencontrer l’ensemble des artisans susceptibles de jouer un rôle dans la réconciliation du pays.

En tant que chef d’Etat, il était prévu que le Saint-Père rencontre le discret Président de la République de l’Union du Myanmar, U Htin Kyaw, puis la Conseillère d'État et Ministre des Affaires étrangères, dirigeante de facto du pays depuis les élections de novembre 2015, Aung San Suu Kyi, le mardi 28 novembre, à Naypyidaw. Le poste de Président est occupé par un fidèle d’Aung San Suu Kyi, car celle-ci ne pouvait accéder à la fonction suprême puisqu’une clause de la Constitution l’en empêche. Ce gouvernement avait fait de la relance du processus de paix une de ses priorités.

Une rencontre politique avec un représentant de la Tatmadaw, l’institution militaire

N’était donc initialement pas prévue de rencontre avec un représentant de la Tatmadaw, l’institution militaire, alors que celle-ci contrôle 25% du parlement et dirige trois ministères régaliens, ceux de l’Intérieur, des Affaires frontalières et de la Défense. Le dernier épisode de violences dans l’Etat d’Arakan, qui a conduit plus de 600 000 Rohingyas, minorité musulmane apatride de l’ouest de la Birmanie, à fuir vers le Bangladesh, a d’ailleurs mis en lumière les limites de l’autorité d’Aung San Suu Kyi et de la branche civile de son gouvernement, et révélé l’étendue des pouvoirs des militaires, sans en dévoiler toutes les subtilités.

Dans ce pays où existent plus de 135 minorités officielles, les conflits entre les autorités centrales et les minorités ethniques sont anciens et nombreux, souvent liés à des enjeux économiques. La Birmanie dispose en effet de ressources naturelles nombreuses, longtemps confisquées par les autorités militaires, et dont les groupes ethniques revendiquent une partie.

La rencontre prévue avec le général Min Aung Hlaing permettra donc au pape François de s’entretenir directement avec l’un des dirigeants du pays, d’autant que l’image de l’institution militaire a beaucoup changé depuis l’ouverture du pays. Après avoir suscité beaucoup de dégout pour avoir tenu le pays d’une main de fer pendant un demi-siècle, elle est perçue, par la majorité bouddhiste du pays, comme le défenseur de la nation qui riposte face aux agresseurs.

Encourager les responsables religieux à prêcher l’amour et la paix

Par ailleurs, en tant que responsable spirituel, il était prévu que le pape François rencontre la communauté catholique, qu’il vient conforter dans sa foi, et les bonzes du comité d’Etat de la Sangha Maha Nayaka, la plus haute autorité du clergé bouddhiste du pays, créée, désignée et dirigée par les autorités. La rencontre interreligieuse, annoncée le 22 novembre, lui permettra de s’entretenir avec les responsables religieux de la mosaïque des peuples de l’Union birmane.

En mai 2017, le cardinal Charles Bo confiait à Eglises d’Asie regretter que les responsables des différentes religions de Birmanie, « nation blessée », ne portent pas davantage le message de paix. Et de dénoncer les silences observés par certains, les discours de haine tenus par d’autres, des moines bouddhistes extrémistes mais aussi par des chrétiens, en particulier « des pasteurs de Myitkyina et des membres de la KIA qui encouragent la poursuite des combats. »

L’Eglise catholique locale, minoritaire mais de plus en plus nombreuse selon le recensement de 2014, a fait de la réconciliation et du dialogue ses priorités. Elle entend jouer un rôle de médiation entre les groupes ethniques insurgés et les autorités centrales. Dans un message vidéo, le pape a indiqué venir à sa rencontre, pour la « confirmer dans sa foi en Dieu et dans son témoignage de l’Evangile, qui exige d’ouvrir nos cœurs aux autres, spécialement aux pauvres et à ceux dans le besoin » et pour « encourager chaque effort voué à construire harmonie et coopération dans le service du bien commun ». Un message de paix et de réconciliation.

(Source: Eglises d'Asie, le 24 novembre 2017)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tranh Thu Dịu Dàng
Dominic Đức Nguyễn
09:38 24/11/2017
TRANH THU DỊU DÀNG
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Nắng thu lá đỏ dịu dàng
Tưởng như phảng phất hoa đào ngày xuân.
(bt)