Ngày 24-11-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh lễ Chúa Nhật 34 Quanh Năm - Chúa Kitô Vua Vũ Trụ - 25/11/2018 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
01:43 24/11/2018
Bài Ðọc I: Ðn 7, 13-14

"Quyền năng của Ngài là quyền năng vĩnh cửu".

Trích sách Tiên tri Ðaniel.

Trong một thị kiến ban đêm, tôi đã ngắm nhìn, và đây tôi thấy như Con Người đến trong đám mây trên trời, Ngài tiến đến vị Bô Lão, và người ta dẫn Ngài đến trước mặt vị Bô Lão. Vị nầy ban cho Ngài quyền năng, vinh dự và vương quốc: tất cả các dân tộc, chi họ, và tiếng nói đều phụng sự Ngài; quyền năng của Ngài là quyền năng vĩnh cửu, không khi nào bị cất mất; vương quốc của Ngài không khi nào bị phá huỷ.

Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 92, 1ab. 1c-2. 5

Ðáp: Chúa làm vua, Ngài đã mặc thiên oai (c. 1a).

Xướng: Chúa làm vua, Ngài đã mặc thiên oai; Chúa đã vận uy quyền, Ngài đã thắt long đai.

Xướng: Và Ngài giữ vững địa cầu, nó sẽ không còn lung lay. Ngai báu của Ngài thiết lập từ muôn thuở, tự đời đời vẫn có Chúa.

Xướng: Lời chứng bảo của Ngài rất đáng tin, lạy Chúa, sự thánh thiện là của riêng nhà Ngài, cho tới muôn muôn ngàn thuở.

Bài Ðọc II: Kh 1, 5-8

"Người là thủ lãnh các vua trần thế: Người đã làm cho chúng ta nên vương quốc".

Trích sách Khải Huyền của Thánh Gioan Tông đồ.

Nguyện chúc cho anh em được ân sủng và bình an của Chúa Giêsu Kitô, là chứng tá trung thành, là trưởng tử kẻ chết, là thủ lãnh các vua trần thế, là Ðấng đã yêu thương chúng ta, Người đã dùng máu Người mà rửa chúng ta sạch mọi tội lỗi, và đã làm cho chúng ta trở nên vương quốc và tư tế của Thiên Chúa, Cha của Người. Nguyện chúc Người được vinh quang và quyền lực muôn đời. Amen.

Kìa, Người đến trong đám mây, mọi con mắt đã nhìn thấy Người, và cả những kẻ đã đâm Người cũng nhìn thấy Người, các chủng tộc trên địa cầu sẽ than khóc Người. Thật như vậy. Amen.

Chúa là Thiên Chúa, Ðấng đang có, đã có, và sẽ đến, là Ðấng Toàn Năng phán: "Ta là Alpha và Ômêga, là nguyên thuỷ và là cứu cánh".

Ðó là lời Chúa.

Alleluia: Mt 11, 10

Alleluia, alleluia! - Chúc tụng Ðấng nhân danh Chúa mà đến: chúc tụng nước Ðavít tổ phụ chúng ta đã đến! - Alleluia.

Phúc Âm: Ga 18, 33b-37

"Quan nói đúng: Tôi là Vua".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Philatô hỏi Chúa Giêsu rằng: "Ông có phải là Vua dân Do-thái không?" Chúa Giêsu đáp: "Quan tự ý nói thế, hay là có người khác nói với quan về tôi?"

Philatô đáp: "Ta đâu phải là người Do-thái. Nhân dân ông cùng các thượng tế đã trao nộp ông cho ta. Ông đã làm gì?" Chúa Giêsu đáp: "Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu nước tôi thuộc về thế gian này, thì những người của tôi đã chiến đấu để tôi không bị nộp cho người Do-thái, nhưng mà nước tôi không thuộc chốn này".

Philatô hỏi lại: "Vậy ông là Vua ư?"

Chúa Giêsu đáp: "Quan nói đúng. Tôi là Vua. Tôi sinh ra và đến trong thế gian này là chỉ để làm chứng về Chân lý. Ai thuộc về Chân lý thì nghe tiếng Tôi".

Ðó là lời Chúa.

 
Kháng Chỉ
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:16 24/11/2018
KHÁNG CHỈ

Kết thúc tuần tỉnh năm, các linh mục giáo phận Ban Mê Thuột đồng tế với Đức Giám Mục giáo phận và Đức cha giảng phòng Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn tại khuôn viên Nhà thờ Chính Tòa. Thánh Lễ dâng trọng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Quan Thầy của giáo phận. Linh mục bạn tôi, người giảng lễ đã mạch lạc triển khai ba chiều kích đối thần: tin- cậy mến trong đời chứng nhân của các vị tử đạo Việt Nam. Khi làm rõ sự khác biệt giữa cái chết của các vị tử đạo với những hành vi tự quyên sinh để khủng bố của nhiều người cuồng tín, ngài mời gọi hãy tôn kính các thánh tử đạo qua lòng bao dung hơn là tính anh hùng. Và sau đó ngài mời gọi đoàn tín hữu sống noi gương tổ tiên cụ thể bằng ba cách thế sau:

1.Can đảm giữ đức công bằng và sống liêm chính.

2.Với các tu sĩ nam nữ thì nỗ lực sống ba lời khuyên Phúc Âm là vâng phục, khó nghèo và khiết tịnh.

3.Bền bỉ chu toàn bổn phận của mình.

Cộng đoàn phụng vụ hôm ấy và cả tôi đều bị cuốn hút bởi sự trôi chảy và cả mạch lạc của phần diễn giảng. Tuy nhiên tôi lại thầm nghĩ rằng nội dung bài giảng thuyết còn thiếu chút gì đó cái trọng tâm của chứng từ “tử đạo”. Nếu nỗ lực sống ba lời khuyên Phúc âm thì các thánh hiển tu có lẽ là tấm gương điển hình hơn. Khi hỏi các mẹ chị rằng mẫu gương chu toàn bổn phận của mình là thánh nào thì các mẹ chị trả lời ngay là thánh nữ Mônica chứ ít có ai trả lời là thánh nữ Anê Lê Thị Thành. Còn chuyện giữ đức công bằng và sống liêm chính ngay giữa đời thường thì các thánh mọi hàng như “Tông đồ, tử đạo, hiển tu…” thảy đều là mẫu gương để chúng ta noi theo.

Vậy xin có một cái nhìn cách nào đó về sự đặc thù của các thánh tử đạo, cách riêng các thánh tử đạo Việt Nam khởi đi từ lý do chính dẫn đến việc các Ngài phải dùng chính máu của mình, cái chết của mình để làm chứng nhân. Một số người cho rằng các vua quan ngày xưa xử tử các vị tử đạo là vì cho rằng các ngài có liên hệ đến người ngoại quốc. Thế nhưng đọc lịch sử thì tuyệt nhiên không thấy vua quan ra lệnh cho các ngài phải tuyên bố “bỏ Tây”, “đá đảo Phú Lăng Sa” (một tên gọi người Pháp Quốc)… Vua quan chỉ bắt buộc các ngài chối đạo. Nếu ai bước qua thập giá (quá khóa) thì sẽ được sống và có khi sẽ được ban thưởng bỗng lộc và chức tước. Và cái tội các thánh tử đạo bị kết án đó là “kháng chỉ” (không tuân lệnh vua). Nhiều vị được quan địa phương thương mến dụ dỗ là chỉ giả vờ bước qua khúc gỗ hình chữ thập để khỏi mắc tội kháng chỉ nhưng các ngài vẫn cương quyết nói không.

Nhiều người khi đã ở ngôi cao, vị trọng thì rất dễ bị cám dỗ tuyệt đối hóa uy quyền của mình. Họ tìm mọi cách thế để tôn vinh vị thế của mình là vạn tuế, là muôn năm, là bất diệt… Qua các luật lệ và thể chế do chính họ đặt ra, họ khách quan hóa cái ý chỉ chủ quan của mình. Khi vua đưa ra chỉ dụ gì bằng văn bản hay thậm chí bằng lời (khẩu dụ) thì đều gọi là thánh chỉ. Thánh chỉ được đồng hóa với ý của trời, chính vì thế ai kháng chỉ thì phải thì phải chịu án hình, thậm chí bị tru di đến ba bốn đời. Khi lời của mình, ý chỉ của mình là ý trời thì cách nào đó tự phong thần phong thánh cho bản thân và rồi tìm mọi cách để không cho bất cứ ai kháng chỉ được tồn tại.

Một cách nào đó, có thể khằng định rằng tổ tiên anh dũng của chúng ta chịu tử đạo, chủ yếu không phải vì “gắn bó với quê hương dân tộc”, không phải vì “yêu mến tha nhân hết tình”, không phải “vì sống chan hòa nhân ái với mọi người”, và cũng không phải vì đã “chu toàn bổn phận trong các bậc sống từ trong gia đình ra ngoài xã hội”… Các ngài phải đổ máu mình ra chủ yếu chỉ vì lý do “kháng chỉ” mà thôi. Các ngài kháng chỉ vì xác tín rằng dẫu vua quan là những người thay trời hành đạo, cai trị đất nước nhưng vua quan cũng chỉ là con người, chứ không phải là thần, là Đấng Tối Cao. Là con người thì có đó mặt hạn chế và bất toàn. Vì thế không phải bất cứ lệnh gì vua ban ra cũng là “thánh chỉ”, là ý của trời. Nếu lệnh nào theo cái nhìn đức tin mà trái ý Đấng Tối Cao là Thiên Chúa thì các ngài mạnh dạn bất tuân, cương quyết “kháng chỉ” thôi, cho dù máu phải đổ và đầu phải rơi.

Năm thánh tôn kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam nhân kỷ niệm 30 năm ngày các Ngài được giáo hội nâng lên hàng hiển thánh (1988-2018) đã chấm dứt với các cuộc lễ, nói theo kiểu thời đại là “cực kỳ hoành tráng” tại các giáo phận, các Trung Tâm hành hương như Núi Cúi, La vang, Sở Kiện. Có Lễ thì có lạc, có đông thì có vui, có diễn nguyện rước xách thì có tâm tìn và sự sốt mến. Tuy nhiên thử hỏi tinh thần “tử đạo” của các bậc cha ông có còn kéo dài trong cuộc sống đời thường của Kitô hữu Việt Nam không. Nếu giả như chỉ dừng lại với những lời khuyên dạy là siêng năng đọc kinh, tham dự Thánh Lễ, lãnh nhận các bí tích, ăn ngay ở lành, sống chan hòa thân ái với bà con lương dân, anh chị em khác đạo… thì chắc hẳn sẽ không làm nỗi rõ chứng từ tử đạo của các tiền nhân và rồi năm thánh qua đi thì mọi sự vẫn lại y như cũ.

Theo tôi, ngay hôm nay và có lẽ đến muôn đời thì việc tử đạo (làm chứng nhân) của Kitô hữu chúng ta vẫn có và đang còn đó. Vẫn còn đó nhiều lãnh đạo các quốc gia tìm cách tuyệt đối hóa vai vị của mình và qua đó thần thánh hóa bản thân. Họ chỉ là phàm trần thế mà họ luôn xem luật lệ mình đặt ra là thánh chỉ, là ý trời. Ngay cả trong các tập thể tôn giáo, chẳng hạn trong Kitô giáo vẫn còn đó tình trạng xem linh mục, giám mục, các bề trên hội dòng là những người thay mặt Chúa nên ý lởi các ngài luôn là ý Chúa và không thể sai lầm !

Vẫn có và đang còn đó nhiều Kitô hữu, nhiều anh chị em lương dân, bà con khác đạo đang bị bách hại khi can đảm “kháng chỉ” trước những luật lệ, cơ chế bất minh, thiếu công bình của các nhà lãnh đạo, đặc biệt ở những quốc gia có nạn độc quyền, độc tài. Họ đang sống tinh thần “tử đạo” vậy. Vẫn từng có đó và đang còn đó nhiều Kitô hữu chịu bách hại khi vì lòng yêu mến Giáo hội đã mạnh dạn góp ý với bề trên. Họ chân thành “kháng chỉ” khi nhận thấy một vài lời giảng dạy, một vài cung cách chăm sóc đoàn chiên của các vị chưa đúng và đẹp thánh ý Chúa. Chuyện “kháng chỉ” rồi bị trù dập là chuyện không hiếm ở nhiều giáo xứ, giáo phận và cả trong giáo hội toàn cầu. Họ có thể sai khi phán đoán hoặc trong cách thế “kháng chỉ”, nhưng họ không bao giờ lầm khi xác tín rằng dù là Tổng Thống hay Thủ Tướng, dù là vua hay quan, là Tổng Bí Thư hay Chủ Tịch nước, dù là giám mục hay linh mục, là Giáo hoàng hay giáo dân, tất thảy đều là con người: “Nhân vô thập toàn”.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã từng nhấn mạnh rằng đừng phớt lờ, bỏ qua hay làm giảm nhẹ các tin tức về sự tử đạo ngày nay. Và thiết tưởng cũng xin đừng tổng quát hóa việc sống tinh thần tử đạo bằng sự hãm mình hy sinh trong việc chu toàn bổn phận hằng ngày trong các bậc sống.

Năm thánh kính các thánh Tử Đạo Việt Nam đã khép, Kitô hữu Công Giáo Việt Nam cần làm những gì và sống ra sao để đền đáp công ơn của các bậc tiền nhân. Mong sao con nhà tông không giống lông cũng giống cánh.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột.
 
Tỉnh thức và sẵn sàng đón chờ Chúa lại đến
Lm Đan Vinh
19:51 24/11/2018
Chúa Nhật I Mùa Vọng C
Gr 33,14-16 ; 1Tx 3,12-4,2 ; Lc 21,25-28.34-36

I.HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Lc 21,25-28.34-36

(25) Khi ấy Đức Giê-su phán cùng các môn đệ rằng: “Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Dưới đất, muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét. (26) Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống địa cầu, vì các quyền lực trên trời sẽ bị lay chuyển. (27) Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến. (28) Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc”. (34) Vậy anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em, (35) vì ngày ấy sẽ ập xuống trên mọi dân cư khắp mặt đất. (36) Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người.

2. Ý CHÍNH:

Bài Tin mừng hôm nay là một phần trong diễn từ cánh chung của Đức Giê-su và được viết theo lối văn khải huyền (x. Lc 21,5-36). Trong đó Đức Giê-su cho biết sẽ có những điềm lạ trên trời dưới đất, tiên báo việc Con Người sẽ đến trên đám mây, đầy quyền uy cao cả. Người cũng dạy các tín hữu phải tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để chờ đón ngày ấy. Cần tránh sa đà vào các đam mê, để khi Chúa đến bất ngờ, họ sẽ không lo bị phạt, và có thể đứng vững trước mặt Vua thẩm phán Giê-su.

3. CHÚ THÍCH:

- C 25-26: + Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao: Người Do thái thời xưa quan niệm không gian có ba tầng: Trời, đất và biển. Qua câu này, Đức Giê-su muốn dùng những hình ảnh có tính khải huyền, để diễn tả sự can thiệp dứt khoát của Thiên Chúa trên vũ trụ mà Ngài sắp giải thoát chúng khỏi sự dữ (x. Rm 8,19). Vì thế sự rung chuyển của ba tầng trời là dấu chỉ báo hiệu sự sụp đổ của chúng trong ngày tận thế (x. Kh 21,1-8).
- C 27-28: + Con Người: Đức Giê-su xưng mình bằng danh hiệu “Con Người”, vì danh hiệu này thể hiện đúng sứ mệnh Thiên Sai của Người. Danh hiệu Con Người có hai ý nghĩa khác nhau nhưng bổ túc cho nhau: Một là: “Người Tôi Tớ của Đức Gia-vê” sẽ phải chịu đau khổ để đền tội thay cho nhân loại (x. Mc 8,31); Hai là “Chúa Con sẽ được đưa lên trời ngự bên hữu Chúa Cha” (x. Tv 110,1), và sẽ tái lâm đến trên mây trời vào ngày tận thế, để trở thành Thẩm Phán tối cao xét xử thế gian, và thiết lập một “Vương quyền vĩnh cửu” (x. Đn 7,13-14). +Ngự trên đám mây: Mây được coi như xa giá của Thiên Chúa. Câu này cho biết Đức Ki-tô sẽ ngự đến trong uy quyền và vinh quang như Thiên Chúa. +Anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên: Trong ngày đó, thái độ của các tín hữu sẽ là “đứng thẳng” và “ngẩng đầu lên” trong niềm hy vọng và vui mừng vì sắp nhận được ơn cứu độ. Trong Tân ước, cứu độ không những ám chỉ cuộc Tử nạn và Phục sinh của Đức Giê-su thực hiện trên núi Sọ (x. Rm 3,24-26), mà còn ám chỉ công trình Người sẽ hoàn tất vào lúc cuối thời, khi Người quang lâm và làm cho mọi xác phàm được sống lại (x. Lc 21,28).
- C 34-35: + Đề phòng: Đồng nghĩa với cảnh giác. Đức Giê-su nhắn nhủ các tín hữu phải luôn cảnh giác vì tính cách bất ngờ của ngày tận thế. +Chiếc lưới bất thần chụp xuống: Giờ chết của mỗi người hay ngày tận thế chung toàn nhân lọai ví như chiếc lưới bất thần chụp xuống như ngư phủ chài lưới bắt cá. Việc chụp lưới này mang ý nghĩa là không ai tránh thoát được.
- C 36: + Hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn: Tỉnh thức là không mê ngủ, là luôn ở tư thế “thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn” để chu toàn bổn phận được trao phó (x. Lc 12,35-48). Tỉnh thức còn là sự trung tín với Chúa. “Cầu nguyện luôn” nghĩa là cầu nguyện không ngừng (x. Lc 18,1), không nhàm chán hay nản chí (x. Lc 18,1). Cầu nguyện luôn là cách biểu hiện một đức tin mạnh mẽ sống động. +Đứng vững trước mặt Con Người: Nếu biết tỉnh thức và cầu nguyện không ngừng thì các tín hữu sẽ được cứu khỏi cơn gian nan thử thách sắp xảy đến và có thể đứng vững vào ngày tận thế trước toà phán xét.

4. CÂU HỎI:

1) Sự rung chuyển của ba tầng trời là dấu chỉ tiên báo điều gì sắp xảy đến?
2) Trong Thánh Kinh từ ngữ “Con Người” mang ý nghĩa thế nào?
3) Tại sao Đức Giê-su lại tự xưng là Con Người?
4) Tỉnh thức khác với ngủ mê ra sao?
5) Làm sao có thể cầu nguyện luôn khi người ta phải lo toan quá nhiều công việc hằng ngày?

II.SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa” (Lc 21,34).

2. CÂU CHUYỆN:

1) TẦM QUAN TRỌNG CỦA NIỀM HY VỌNG TRONG CUỘC SỐNG:

Trong một căn phòng nọ có bốn ngọn nến đang cháy sáng trước bàn thờ. Bỗng cây nến thứ nhất mở miệng than van: “Tôi là biểu tượng của An bình. Thế nhưng thời nay, thế giới đã không có sự bình an hòa thuận: con người không còn biết nhường nhịn nhau và hơi một chút đụng chạm là họ dùng gươm đao súng đạn nói chuyện hơn thua với nhau... Thế rồi ánh sáng của ngọn nến mờ dần và sau cùng tắt ngúm.

Cây nến thứ hai kiền bắt đầu tâm sự: “Tôi là biểu tượng cho Tin yêu. Thế nhưng thời nay, xem ra tôi đã trở nên thừa thãi. Biết bao người sống không tin yêu vào bất cứ ai và bất cứ sự gì! ”. Nói xong cây nến cũng từ từ lịm tắt.

Đến lượt cây nến thứ ba than van: “Tôi là biểu tượng của Hạnh phúc, nhưng đến nay tôi không còn đủ sức để tỏa sáng nữa. Người ta đã gạt tôi sang một bên và không cần biết đến giá trị của tôi nữa. Nhiều người đã quên luôn cả hạnh phúc đời sau mà chỉ tìm hạnh phúc chóng qua đời tạm này”. Dứt lời, ngọn nến liền vụt tắt.

Căn phòng trở nên tối mịt và chỉ còn một ngọn nến thứ tư tiếp tục phát ra ánh sáng yếu ớt. Bất chợt, một cô bé bước vào trong phòng nhìn lên bàn thờ, thấy ba ngọn nến đã tắt, cô liền tự nhủ: “Tại sao ba cây nến Hòa Bình, Tin Yêu và Hạnh Phúc lại bị tắt hết như thế? Cuộc sống của thế giới luôn cần đến ánh sáng từ những cây nến này”.

Bấy giờ cô gái nghe có tiếng nói yếu ớt phát ra từ cây nến thứ tư: “Đừng lo! Tôi là biểu tượng của Hy Vọng. Bao lâu tôi còn cháy sáng dù rất nhỏ bé mong manh, thì nhân loại vẫn hy vọng có lại được nền Hòa Bình, Tin Yêu và Hạnh phúc”. Nghe vậy cô bé liền dùng cây nến Hy Vọng đang cháy leo lét để thắp sáng ba cây nến kia và căn phòng đã chiếu tỏa đầy ánh sáng chan hòa như trước.
Niềm hy vọng rất quan trọng trong cuộc đời mỗi người chúng ta. Khi mọi sự xem ra đã bị tắt ngúm thì chúng ta cũng đừng thất vọng, vì chỉ cần một chút ánh sáng hy vọng là chúng ta vẫn có thể tìm lại được các thứ ánh sáng khác. Vì thế có người đã nói: “Thà thắp lên một ngọn đèn, còn hơn là ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối”. Ngọn đèn cháy sáng đó chính là niềm Hy Vọng vào một tương lai tươi sáng sẽ đến.

2) PHẢI LUÔN TỈNH THỨC :

Có một bà già nóng tính, đi trên một chuyến tàu lửa. Khi xe đang xuống dốc, bà liền hỏi tài công:
- Chúng ta có thể dừng lại được không?
Bác tài công trả lời ngay:
- Được chứ, chúng tôi có chiếc thắng điện mà.
Bà già chưa lấy làm thỏa mãn, nên hỏi tiếp:
- Nhưng nếu chiếc thắng điện không ăn, thì bác có thể dừng lại được không?
Bác tài công vui vẻ trả lời:
- Được chứ, chúng tôi còn chiếc thắng tay nữa.
Bà già liền nói:
- Lỡ chiếc thắng tay cũng không ăn thì sao?
Bác tài công vẫn không mất kiên nhẫn:
- Chúng tôi còn một chiếc thắng đặc biệt dành cho những trường hợp khẩn cấp.
Bà già vẫn không an tâm, nên hỏi:
- Nếu cả chiếc thắng đặc biệt này cũng không ăn, thì số phận chúng ta sẽ ra sao?
Bác tài công tỏ vẻ bực bội:
- Nếu chiếc thắng đặc biệt này mà không ăn, thì một số người trong chúng ta sẽ lên thiên đàng, còn một số người khác sẽ xuống hỏa ngục.

Mỗi ngày qua đi là một bước tiến dần đến cái chết, để rồi tới một lúc nào đó, chúng ta sẽ phải ra trước tòa án tối cao để tính sổ cuộc đời với Chúa. Liệu mỗi người chúng ta có sẵn sàng cho phiên tòa định mệnh này hay không ?

3) CON TÀU TI-TA-NIC :

Đêm 15.04.1912 các báo đài trên thế giới đồng loạt đưa tin về con tàu Ti-ta-nic nổi tiếng bị đắm. Bấy giờ tàu này đang chạy trên vùng phía Bắc Đại Tây Dương, không may đụng phải một tảng băng ngầm. Sự va chạm mạnh khiến thành tàu bị lủng một miếng lớn, và bị nước ào vào các khoang trong hầm tàu. Mấy tiếng đồng hồ sau thì con tàu đã bị gãy ra làm đôi và chìm xuống đáy biển, mang theo phần lớn hành khách và toàn bộ thủy thủ đoàn.

Ti-ta-nic là một con tàu vĩ đại: dài 271 mét, rộng 28 mét, cao 22 mét với 8 tầng lầu và mỗi phòng đều có đầy đủ tiện nghi. Trên tàu có phố chợ, hồ bơi, sân chơi thể thao, rạp hát, vườn bông, nhà hàng... Số hành khách có mặt trên tàu khi gặp nạn vào khoảng 1500 người. Hầu hết là các người có địa vị cao trong xã hội như các ông hoàng bà chúa, chính khách, đại phú gia, nghệ sĩ, thương gia... Con tàu Ti-ta-nic này khi hạ thủy đã được đánh giá là có độ an toàn tuyệt đối, thách thức được mọi thời tiết. Nhưng trong thực tế khi mới khởi hành được mấy ngày thì tàu đã gặp phải một tai nạn thảm khốc nhất trong lịch sử hàng hải thế giới.

Gần đây, trong dịp kỷ niệm biến cố đắm tàu Ti-ta-nic, một tạp chí tôn giáo kia, sau khi nhắc lại thảm họa, đã nêu ra câu hỏi để độc giả suy nghĩ như sau: “Giả như chúng ta có mặt trên con tàu Ti-ta-nic khi nó đang bị chìm, thì chúng ta có tiếp tục vui chơi ăn uống khiêu vũ... mà quên rằng mình sắp bị chết chìm hay không?”.

3. SUY NIỆM:

Hôm nay bắt đầu vào Mùa Vọng, là thời gian trông mong Chúa lại đến, chúng ta được nghe Lời Chúa nhắc nhở : “Anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em” (Lc 21,34).

1) Cái chết thường đến bất ngờ : Lời Chúa hôm nay cũng nói đến sự bất ngờ này như sau: “Anh em phải đề phòng, kẻo ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em” (Lc 21,34). Nơi khác Chúa Giê-su cũng nói: “Anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến... Anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến” (Mt 24,42.44).

2) Nhưng không hoàn toàn bất ngờ: Vì Chúa vẫn thương yêu chúng ta. Người luôn ban cho chúng ta nhiều tín hiệu báo trước về cái chết, để chúng ta kịp thời chuẩn bị. Mỗi khi thấy một người chết vì bệnh tật hay bị tai nạn... chính là một tín hiệu Chúa gửi tới để nhắc ta về cái chết của mỗi chúng ta. Khi ta không may bị tai nạn té xe bị thương nhẹ, hoăc bị trơn trượt té ngã … Khi phát hiện ra mấy sợi tóc bạc xuất hiện trên đầu, một chiếc răng sâu rất đau phải đi nhổ, đôi mắt ngày càng mờ phải đi cắt kiếng, tay chân bị thấp khớp sưng tấy lên khiến đi lại khó khăn, hay một cơn đau tim nhẹ xuất hiện... Đó chính là những tín hiệu cho thấy sức khỏe chúng ta bắt đầu suy yếu và tiên báo thần chết đang đến gần ! Chúng ta không nên cố tình bịt tai nhắm mắt trước những tín hiệu ấy, nhưng hãy tìm hiểu ý nghĩa của nó và chuẩn bị tâm hồn để sẵn sàng đón chờ giờ chết sẽ đến vào bất cứ lúc nào.

3) Phải làm gì trong Mùa Vọng này ?

- Phải canh thức và đề phòng: Đừng để cho những đam mê lạc thú bất chính, những nhu cầu của thể xác như cơm, áo, gạo, tiền... chi phối chúng ta, làm cho chúng ta quên đi cùng đích cuộc đời của mình là về Nhà Cha trên trời. Trong khi chờ đợi ngày ấy, chúng ta cần phó thác cuộc sống trong tay Chúa Quan Phòng và ưu tiên tìm kiếm Nước Trời như Lời Chúa phán: “Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: Ta sẽ ăn gì, uống gì hay mặc gì đây?” (Mt 6,31). Vậy “trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người. Còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6,33).
- Phải tỉnh thức và cầu nguyện luôn:
* Tỉnh thức là không “chè chén say sưa”,nghĩa là không quá mê đắm hưởng thụ các đam mê vật chất đời này. Tỉnh thức là không “lo lắng sự đời”, nghĩa là không mê say tìm kiếm những giá trị tạm bợ ở đời này là danh, lợi, thú. Tỉnh thức là biết chuẩn bị cho đời sau bằng cách vươn tâm hồn lên những chân trời cao thượng. Tỉnh thức là tuy đang còn sống trong thế giới vật chất hiện nay nhưng tâm hồn phải hướng về những giá trị thiêng liêng vĩnh cửu đời sau.
* Cầu nguyện: Ta phải cầu nguyện vì “tinh thần thì hăng say, nhưng thể xác lại yếu hèn." (Mt 26,41. Cầu nguyện để luôn thức tỉnh. không mê ngủ, nhưng luôn “thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn” để đón Chúa đến bất cứ lúc nào (x. Lc 12,35-48). Tỉnh thức còn là sự trung tín với Chúa. Cầu nguyện luôn nghĩa là cầu nguyện không ngừng (x. Lc 18,1), không nhàm chán hay nản chí (x. Lc 18,1). Cầu nguyện luôn là cách biểu hiện một đức tin mạnh mẽ sống động. Vì khi cầu nguyện là ta tách lìa khỏi các ràng buộc của thế giới vật chất để hướng tới các sự trên trời. Nhất là cầu nguyện còn để xin ơn Chúa trợ giúp. Vì xác thịt dễ bị các thú vui đam mê lôi kéo. Chỉ khi được Chúa giúp sức, chúng ta mới hy vọng sống siêu thóat, khỏi những quyến luyến lạc thú đời này để vươn tới cuộc sống hạnh phúc vĩnh hằng đời sau.

4) Thực hành Lời Chúa thế nào trong những ngày này ? :

* Năng tưởng nhớ đến Chúa : Chúng ta hãy làm những việc bổn phận thường ngày kèm theo một lời nguyện tắt như : « Lạy Chúa. Con xin làm việc này để cầu cho một người quen được sớm nhận biết tin yêu Chúa ». Mỗi ngày có biết bao giờ phút có thể gặp gỡ Chúa mà chúng ta lại bỏ qua, như: Khi phải ngồi chờ người bạn đến trễ ; Khi dừng xe ở ngã tư để chờ đèn xanh ; Khi món quà mới mua đang được đóng gói; Khi đang trong thang máy để lên phòng làm việc ; Khi đang ngồi máy tính bất ngờ bị cúp điện... Những lúc ấy, thay vì sốt ruột bực tức, chúng ta hãy thưa chuyện với Chúa: “Lạy Chúa Giê-su. Xin dạy con yêu mến Chúa”.- “Lạy Chúa. Xin cho cha mẹ, chồng vợ, con cái, anh em con luôn khỏe mạnh và bình an ”.

* Năng đến nhà thờ dự lễ và dọn mình rước lễ mỗi ngày : Khi tham dự thánh lễ, chúng ta sẽ được nghe Lời Chúa, đón nhận được sức sống của Chúa, nhờ đó sẽ ngày một nên hoàn thiện giống như Chúa Cha trên trời (x. Mt 5,48).
* Luôn tỉnh thức đón chờ Chúa đến: Khi tổ chức mừng thọ 60, 70 tuổi… chúng ta cần ý thức ngày giờ Chúa đến có thể đã gần bên cửa. Hãy nhớ rằng khi chết, chúng ta không thể mang theo vàng bạc vật chất trần gian. Chỉ những của cải thiêng liêng như các việc từ thiện bác ái và các đóng góp để “làm cho danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến” mới có giá trị trước tòa Chúa phán xét (x Mt 25,34-40). Do đó ta cần phải cấp thời lo hòan thành những gì đang còn dở dang hoặc các công trình văn hóa muốn lưu truyền cho con cháu. Ngòai ra các bậc làm cha mẹ hay các vị có trách nhiệm lãnh đạo cộng đòan cũng cần làm di chúc. Cần liệu sao để bản di chúc có giá trị pháp lý và ủy thác cho người có uy tín thi hành, hầu tránh tình trạng tranh chấp chia rẽ giữa các thành viên trong gia đình sau khi mình qua đời.

4. THẢO LUẬN :

Bạn có đồng ý với lời dạy của thánh nữ Tê-rê-sa : “Làm những việc bình thường bằng một cách thức phi thường” hay không ? Tại sao ?

5. NGUYỆN CẦU:

LẠY CHÚA GIÊ-SU. Con thường nghĩ mình không có giờ cầu nguyện, không có giờ đi vào sa mạc để trò chuyện với Chúa. Nhưng thật ra sa mạc luôn ở ngay bên và ở trong lòng con. Chỉ cần một chút cố gắng là con có thể tạo ra sa mạc cho mình. Mỗi ngày có biết bao giờ phút có thể gặp gỡ Chúa mà con lại bỏ qua… Xin cho con năng dâng lời nguyện tắt lên Chúa để được sống kết hiệp với Chúa và có sự bình an trong tâm hồn. Thật hạnh phúc cho chúng con nếu khi Chúa đến bất ngờ, mà thấy chúng con đang tỉnh thức cầu nguyện và đang trong tư thế đón chờ Chúa đến.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON


 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Pakistan bắt giữ các giáo sĩ Hồi Giáo cực đoan trước nguy cơ một cuộc tổng biểu tình bạo động
Đặng Tự Do
22:33 24/11/2018
Đêm thứ Sáu 23 tháng 11, thủ tướng Imran Khan đã ra lệnh bắt giữ Khadim Rizvi, lãnh tụ phong trào Hồi Giáo cực đoan Tehran-e-Labbaik và hàng chục người khác.

Trước đó, Khadim Rizvi kêu gọi một cuộc tổng biểu tình vào ngày Chúa Nhật 25 tháng 11. Nếu chính phủ Pakistan không bắt giữ các lãnh tụ Hồi Giáo cực đoan, đất nước có thể rơi vào hỗn loạn và một cuộc đảo chính là có thể thấy trước.

Fawad Chaudhry, bộ trưởng thông tin Pakistan cho biết việc bắt giữ của chính phủ là nhằm “bảo vệ đời sống, tài sản và trật tự và chuyện này không liên quan gì với vụ Asia Bibi”.

Pakistan hầu như bị bao vây bởi những kẻ cuồng tín tôn giáo sau khi Tòa án Tối cao tha bổng cho Asia Bibi, một phụ nữ Công Giáo bị cáo buộc báng bổ tiên tri Mohammed. Ngay sau khi bản án được công bố, giáo sĩ Molvi Khadim Hussain Rizvi, chủ tịch sáng lập của Tehla-e-Labbaik Pakistan (TLP), kêu gọi phản đối trên toàn quốc, và trong vòng vài giờ đất nước đã bị tê liệt bởi các các đám đông cuồng loạn.

Các xa lộ kinh mạch của đất nước và các điểm ra vào của hầu hết mọi thành phố đều bị những người biểu tình đóng lại. Từ ngày 31 tháng 10 đến nay, những người cuồng tín với gậy gộc, dao và mã tấu trong tay lang thang khắp các đường đường phố. Họ đốt xe hơi, phá phách tài sản công cộng và đánh đấm túi bụi các công dân bình thường, trong khi tụng kinh “Bàn giao ngay tên báng bổ Asia Bibi cho chúng tôi.”

Hai giáo sĩ Khadim Rizvi và Afzal Qadri là những kẻ tổ chức chính của các cuộc biểu tình bạo lực và cuộc biểu tình ngồi ở phía trước toà nhà Quốc Hội Punjab ở Lahore. Họ yêu cầu đình chỉ bản án ngay lập tức. Họ khinh mạn tòa án và yêu cầu cách chức các thẩm phán đã đưa ra quyết định ủng hộ Asia Bibi.

Afzal Qadri cũng yêu cầu Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội, Tướng Qamar Javed Bajwa, phải từ chức và kêu gọi các sĩ quan quân đội nổi dậy chống lại Tướng Qamar.


Source: CNN Pakistan detains hard-line Islamists ahead of protests over Christian woman's acquittal
 
Top Stories
A Saigon, l’Église va aux périphéries
EDA / Frédéric Mounier
10:33 24/11/2018
Publié le 24/11/2018 -- Attentive aux centaines de milliers de migrants qui affluent vers Saïgon (Ho-Chi-Minh-Ville), la mégalopole du Sud, l’Église vietnamienne y construit avec pragmatisme son avenir territorial.
À une vingtaine de kilomètres du centre de Hô-Chi-Minh-Ville, la mégalopole s’essouffle : les rocades laissent place à des routes défoncées, les hautes tours à des constructions inachevées, les terrains vagues à des plantations maraîchères. On est loin de la propreté soigneusement entretenue du centre ville, à la façon de Singapour. Et pourtant, près de cinq millions de migrants, dits « internes », c’est-à-dire venus des campagnes, viennent investir ces nouvelles zones urbaines, attirés par les nombreux emplois créés par les zones industrielles ceinturant la capitale du Sud. Parmi eux, 6 % sont catholiques, soit 300 000 baptisés qui viennent augmenter d’un tiers la population catholique de Saïgon, déjà proche des 700 000 personnes.

D’où la décision, quasiment industrielle, mise en œuvre par Mgr Joseph Do Manh Hung, administrateur apostolique de l’archidiocèse de Hô-Chi-Minh-Ville, de créer pas moins de 50 stations missionnaires (6 000 catholiques par station, à peu près tous les trois kilomètres). Aujourd’hui, 22 stations ont été créées, dont huit ont reçu des autorités l’autorisation de célébrer la messe dominicale. Parmi ces dernières se trouve la « station » de Vin Loc. Elle se présente comme un hangar couvert de tôle, avec quelques modestes annexes bâchées, le tout comme posé entre deux champs détrempés. Mais on comprend vite que se trouvent là toutes les activités d’une paroisse vietnamienne en ordre de marche : des laïcs engagés, un jeune prêtre entreprenant, des activités sociales et éducatives… Lorsque le P. Joseph Thai a été ordonné, il y a trois ans, ici il n’y avait rien. Aujourd’hui, le curé constate : « Les gens veulent prier, se rassembler. Le gouvernement ne veut pas de constructions, mais peu à peu, nous avançons. Ils nous ont ainsi autorisés à monter une crèche. »

Dans son grand bureau de l’archevêché historique de Saïgon, Mgr Joseph Do Manh Hung offre une vision d’ensemble du projet. Il veille à l‘acquisition des terrains, à maintenir des relations cordiales avec les autorités. Et surtout, il organise le financement de l’opération : pas moins de sept millions de dollars. La générosité des fidèles (de Saïgon comme de la diaspora) s’allie à des prêts sans intérêts, à des legs bienvenus, à des dons reçus lors d’ordinations. « Tout cela pour répondre aux besoins des migrants. C’est notre façon à nous d’aller aux périphéries ! Parce que les migrants sont pauvres, ils devraient faire vingt kilomètres pour aller à la messe ? Lorsque le prêtre arrive pour l’onction des malades, trop souvent, le malade est mort ! » explique Mgr Joseph Do Manh Hung.

En un juste retour de l’Histoire, l’évêque rend hommage aux missionnaires et aux martyrs MEP, dont les tombes qui se trouvent dans l’ancienne chapelle du centre pastoral diocésain, à l’ombre des nouvelles tours d’affaires, témoignent de l’enracinement profond de la foi : « Nous avons reçu, grâce à vous, l’héritage de la foi. Puis vous nous avez aidés à former nos formateurs : 169 prêtres du diocèse sont allés se former aux MEP, à Paris. Parmi eux, on compte seize évêques et deux abbés de monastères. » Mais surtout, attentif aux enjeux partagés de l’avenir, il affirme : « Nous souhaitons collaborer avec l’Église de France pour l’évangélisation. »

(Source: Églises d'Asie - le 24/11/2018 / Frédéric Mounier)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo phận Đà Nẵng Bế Mạc Năm Thánh và Đón Đức Tân Đại Diện Tòa Thánh
Toma Trương Văn Ân
14:59 24/11/2018
Lúc 15 giờ ngày 24 / 11 / 2018, tại sân nhà thờ Trung tâm Thánh mẫu Trà Kiệu, Cộng đoàn Giáo phận Đà Nẵng hân hoan đón Đức Tổng Giám Mục (TGM) Marek Zalewski đến thăm viếng mục vụ Giáo phận Đà Nẵng. Đây là lần đầu tiên kể từ khi Đức Thánh Cha Phan-xi-cô bổ nhiệm Đức TGM làm Đại diện Toà Thánh không thường trú tại Việt Nam, đồng thời Ngài Đồng tế với Đức Cha Giuse - Giám mục Giáo phận trong Thánh lễ Bế mạc Năm Thánh tôn vinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Giáp phận.

Xem Hình

Cơn mưa rã ríc có lúc nặng hạt vẫn không ngăn được lòng yêu mến, kính trọng, tuân phục Đức TGM – Đại diện Tòa Thánh, như Đức Thánh Cha đang đến giữa lòng Dân Thiên Chúa. Mọi thành phần dân Chúa tay cầm cờ Giáo Hội. đúng thành hàng dài 2 bên đường reo vang vui mừng khi Đức TGM Marek Zalewski, Đức Cha Giuse và Đoàn tháp tùng vừa đến nhà thờ Trung tâm Thánh mẫu Trà Kiệu.

Sau khi đoàn rước Đức TGM đến lễ đài, Đức Cha Giuse- Giám mục Giáo phận đã Đại diện cộng đồng dân Chúa hân hoan chào mừng Đức Tổng, với Sự hiện diện ấm áp và thân tình của Đức Tổng, Đức Cha nói lên sự mong chờ và giờ đây được thỏa ước mong của cộng đoàn được diện kiến Đức Tổng, lòng tạ ơn Chúa và tri ân Đức Thánh Cha đã ưu ái quan tâm đến Giáo Hội Việt Nam, như Đức Thánh Cha đang hiện diện.

Đức Cha đã sơ lược cho cộng đoàn biết quá trình công tác trong Ngành Ngoại giao của Tòa Thánh, và nhiệm sở tại nhiều Quốc gia, nhiều Châu lục và tại Liên Hiệp Quốc, trong suốt 23 năm của Đức Tổng. với kinh nghiệm dày dạn trong nền ngoại giao và sự hiểu biết đa dạng về văn hóa, chính trị của các quốc gia. Với khẩu hiệu: “Lumen vitae Christus” (Chúa Kitô, ánh sáng ban sự sống). Đức Tổng đến với mọi người chia sẻ trong đức tin, tinh thần phục vụ yêu thương, tình yêu Chúa Ki-tô.

Đức Cha giới thiệu với Đức Tổng sơ lược về quá trình hình thành, phát triển của Giáo phận Đà Nẵng và thổng kê nhân sự hiện tại. Và cách đặc biệt, Đức Cha nói lên lòng biết ơn, vâng phục và quí mến Đức Thánh Cha. Đức Tổng đã đem tâm tình và phép lành của Đức Thánh Cha đến với Cộng Đoàn.

Những bó hoa tươi thắm dâng lên Đức TGM, dâng cả lòng tin yêu, trung kiên và hiếu thảo của đoàn con dâng lên Đức Thánh Cha qua Đức Tổng Đại diện.

Đáp từ, Đức TGM nói lền niềm vui gặp gỡ hiện diện trong Thánh lễ Bế Mạc Năm Thánh Tôn vinh Các Thánh Tử Đạo. Niềm vui và những tràng pháo tay tri ân Đức Thánh Cha, khi Đức Tổng thuật lại việc Đức Thánh Cha lặp đi lặp lại với Đức Tổng nhiều lần: “ … khi đến Việt Nam, cho Đức Thánh Cha chào thăm các Giám mục, Linh mục, Tu sĩ và mỗi người trong cộng đoàn dân Chúa…”

Ngay trước Thánh lễ, hoạt cảnh Gương Chứng Nhân của Các Thánh Tử Đạo, một phần diễn tả sống động cuộc sống chứng nhân, trung kiên theo Chúa đến cùng dù thân xác này chịu nhiều khốn khó đau khổ, cả chịu phúc Tử Đạo và sự vinh thắng của Các Thánh Tử Đạo.

Trong bài giảng lễ: Đức Tổng nói đến sức mạnh Chúa Thánh Thần để các Môn đệ ra đi làm chứng tá cho Chúa Ki-tô. Giáo Hội Việt nam là Giáo Hội đính thưc đã cho Chúa Ki-tô nhiều Vị Thánh Tử Đạo. Các Thánh Tử Đạo như Sách Khải Huyền “ Họ trải qua những thử thách lớn lao, Họ giặt áo trong Máu Con Chiên” (Kh 7,14). Họ được ơn của Chúa để làm chứng cho Chúa Ki-tô, cách đặc biệt về mạng sống của Họ. Ngài mời gọi Người tín hữu có những biểu hiện lòng tin nơi công cộng, cần thiết tuyên xưng, đem tinh thần Tử Đạo và chứng tá vào trong lòng xã hội hôm nay, nơi chúng ta đang sống và làm việc. Qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ và Các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam.

Sau Lời nguyện Hiệp lễ, Cha Bonaventura Mai Thái – Tổng Đại Diện, đại diện Cộng đoàn nói lênlòng trung thành và yêu mến Đức Thánh Cha, Đức TGM Marek Zalewski – Tân Đại diện Tòa Thánh. Cha đã cám ơn Đức Cha Giuse – Giám mục Giáo phận về những việc đã – đang và sẽ làm cho Giáo phận. Cám ơn quý Cha, quý Hội Dòng, Tu sĩ, các Đoàn thể Công Giáo tiến hành, Cha Quản xứ, Phó xứ và các Ban Ngành của Giáo xứ Trà Kiệu. Cha cũng không quên cám ơn các Giáo xứ được phân công trong Phung Vụ Thánh lễ. Cha Tổng đã Đại diện Ban Tổ chức Năm Thánh cám ơn Cha Quản nhiệm và Cộng Đoàn tại Đền Thánh Chân Phước An-rê Phú Yên - Phước Kiều. Cha đã cám ơn các gia đình, Đoàn thể, mọi thành phần đã đến hành hương và cộng tác cho địa điểm hành hương tại Đền Thánh ngày càng tốt đẹp.

Trước lúc dứt lời, Cha Tổng Đại diện thông báo chương trình mục vụ của Đức TGM Tân Đại diện Tòa Thánh trong những ngày lưu tại Giáo phận Đà Nẵng: lúc 8 giờ sáng Chúa Nhật ngày 25 / 11. 2018, Đức TGM cử hành Thánh lễ tại nhà thờ Chính Tòa và Chiều thứ hai ngày 26 / 11 / 2018lúc 17 giờ 30 tại nhà thờ Giáo xứ Hội An.

Tiếp đó, Đức Cha Giuse – Giám mục Giáo phận cất lên lời tạ ơn Thiên Chúa và Đức Mẹ vì thời tiết thuận lợi rất đẹp. Ngay trước Thánh lễ, trời vẫn mưa rả ríc vì ảnh hưởng cơn bảo. Những ánh mắt nụ cười thân thương, những con người mở ra của khao khát Chúa và đến với nhau, của hiệp nhất yêu thương hiệp thông, chân dung niềm hy vọng mới ….Đức Cha mời gọi: “ Chúng ta Hãnh diện và sống theo gương các tiền nhân”. Đức Cha cho biết “ Trong Năm Thánh Tôn Vinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, có hơn 100 Đoàn đã đến hành hương tại Đền Thánh An-rê Phú Yên – Phước Kiều, hơn 10.000 người đã đến Đền Thánh”. xin Cảm nhận ơn Chúa, xây dựng Hội Thánh, xây dựng Giáo phận, khao khát được gặp Chúa, được gặp nhau, tinh thần hiệp nhất là giá trị đẹp nhất.

Cuối cùng, Đức Cha tuyên bố Bế Mạc năm Thánh, nhưng mở ra chân trời mới yêu thương phục vụ chúng ta mở ra tấm lòng với Chúa và với nhau ….. Đức Cha đã cầu chúc những điều tốt đẹp nhất trong an bình và yêu thương với lời chuyển cầu của Đức Mẹ Trà Kiệu và Các Thánh Tử Đạo.

Trước lúc cộng đoàn nhận phép lành trọng thể với Ơn Toàn Xá, cộng đoàn đã đọc Kinh Các Thánh Tử Đạo. và nhận Nghi Thức Sại đi của Đức Giám Mục Giáo phận, mỗi người đón nhận ánh sáng Chúa Ki-tô hãy đem ánh sáng đến với muôn dân, đi làm nhân chứng cho Chúa bằng đời sống tốt lành với anh chị em Chưa nhận biết Chúa. Với nến sáng trong tay, mỗi người Tín hữu cất cao lời Bài ca Kinh Hòa Bình, mỗi người muốn là men là muối cho cuộc đời nơi mình đang sống và làm việc.

Toma Trương Văn Ân

Ngày 21 / 5 / 2018, Phòng báo chí Tòa Thánh thông báo: ĐTC đã bổ nhiệm Đức TGM Marek Zalewski làm Tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Singapore kiêm Đại diện không thường trú của Tòa Thánh Tại Việt Nam.

Đức TGM Marek Zalewski người Ba Lan, Ngài sinh ngày 2 tháng 2 năm 1963 ( 55 tuổi) tại Augustów Ba lan, theo học thần học tại Đại chủng viện giáo phận Lomza và thụ phong linh mục ngày 27/ 5/ 1989. Năm 1991, cha học trường ngoại giao Tòa thánh, học giáo luật tại Giáo Hoàng Đại học Gregoriana và đậu tiến sĩ giáo luật năm 1995. Ngày 1/ 7 / 1995, Gia nhập ngành ngoại giao Tòa Thánh và Cha lần lượt phục vụ tại Sứ quán Tòa Thánh các nước: Cộng hòa Trung Phi (1996-1998), Sứ Bộ quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại New York (1998-2001), Anh quốc (2001-2004), Đức (2004-2008), Thái Lan (2008-2011), Singapore (2011-2012), Malaysia (2012-2014) và Zimbabwe ở miền nam Phi châu ( 2014 – 5 / 2018).

Ngày 25/ 3 / 2014, ĐTC Phanxicô thăng TGM cho Ngài, hiệu tòa Africa và làm Sứ thần Tòa Thánh tại Zimbabwe. Cha Marek Zalewski được ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, truyền chức Giám Mục ngày 31/ 5/ 2014 tại Nhà thờ chính tòa giáo phận Lomza, cùng với hai vị phụ phong là Đức Cha Stepnowskirgo, GM Lomzam và Đức Cha Romuald Kaminski, GM Phụ tá giáo phận Elk. Đức Cha Marek Zalewski chọn khẩu hiệu giám mục là ”Lumen Vitae Christus” (Chúa Kitô là Ánh sáng sự sống).

Ngài thông thạo tiếng Ý, Anh, Pháp và Tây Ban Nha.

Đức TGM Marek Zalewski kế nhiệm Đức TGM Leopoldo Girelli, Đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam từ 2011 đến 13/ 9 /2017, sau đó được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Israel, Đảo Cipro, kiêm Khâm Sứ Tòa Thánh tại Jerusalem và Palestine.
 
Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Sydney. Kỷ Niệm 30 Năm Phong Hiển Thánh.
Diệp Hải Dung.
18:47 24/11/2018
Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Sydney. Kỷ Niệm 30 Năm Phong Hiển Thánh.

Chiều thứ Bảy 24/11/2018 khoảng 3000 người kể cả những người không Công Giáo và các nơi khác đã đến Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly tham dự Lễ mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là Quan Thầy của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney, cũng nhân dịp mừng kỷ 30 năm tuyên phong Hiển Thánh 117 Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đồng thời kỷ niệm 30 năm thành lập Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney 1988 – 2018.

Xem Hình

Đúng 3 giờ chiều tất cả mọi người tập trung trước Lễ đài dâng giờ kinh nguyện kính Lòng Chúa Thương Xót và Cha Canut Nguyễn Thái Hoạch chia sẻ với mọi người về tình yêu của Lòng Chúa Thương Xót. Sau đó mọi người cùng tham dự 14 chặng Đàng Thánh Giá ngoài trời do Cha Paul Văn Chi điều hợp và Cha Lê Hồng Mạnh Chủ sự.

Tất cả mọi người rất sốt sắng đi Chặng Đàng Thánh Giá để tưởng nhớ lại cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu Kitô cùng các Thánh Tử Đạo Việt Nam và cầu nguyện cho Cộng Đồng, cho quê hương Việt Nam, và các giia đình.

Kết thúc Chặng Đàng Thánh Giá mọi người cùng tham dự cuộc rước kiệu cung nghinh Linh Hài Các Thánh Tử Đạo Việt Nam rước về Lễ đài và Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết thay mặt Ban Tuyên Úy ngỏ lời chào mừng đến tất cả mọi người đồng thời Cha cũng giới thiệu quý Cha Tuyên úy Trưởng Remy Bùi Sơn Lâm, Cha Paul Văn Chi, Cha PhêrôTrần Văn Trợ, Cha Gioan Baotixita Lê Hồng Mạnh Cha Giuse Nguyễn Quang Thạnh Cựu Tuyên úy từ 1985-2001, Cha Canut Nguyễn Thái Hoạch Cựu Tuyên úy từ 1993 – 2004, Cha Giuse Pham Xuân Thủy Cựu Tuyên úy từ 2002-2005, Cha Phêrô Nguyễn Văn Hùng từ Đài Loan, Cha Antôn Trần Bạch Hổ, Cha Phan Quốc Trực, và Cha Nguyễn Tất Bính, ngoài ra trong những năm qua Cộng Đồng chúng ta còn có các vị Cựu Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Sydney : Ông Giuse Dương Thiện Chương 1988- 1990, Ông GB. Nguyễn Văn Thanh 1990-2006, Ông Gioakim Nguyễn Văn Thiện 1993- 1996 và Ông Giang Văn Hoan 2006-2012.

Trong bài giảng Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm đã nói về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam của chúng ta long trọng mừng kính hôm nay là những nhân chứng sáng ngời bước chân theo Chúa Giêsu qua con đường Thập Giá đến vinh quang , con đường của những ai gieo trong lệ sầu sẽ gặt trong hân hoan…. sau cùng Cha kể về Thánh nữ Tử Đạo Anê Lê Thị Thành bất chấp sự tra tấn dã man đã một lòng một dạ theo Chúa cho đến hơi thở cuối cùng trong nhà tù ngày 12/07/1841…

Trước khi kết thúc Thánh lễ. Anh Trần Anh Vũ Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ và tất cả mọi người đã đến Trung Tâm tham dự ngày mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Bổn Mạng của Cộng Đồng . Đồng thời anh cũng thay mặt Cộng Đồng trao tặng quý Cha, quý Cựu Chủ tịch Cộng Đồng món qùa mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney.

Thánh lễ kết thúc, mọi người cùng ở lại tham dự buổi tiệc nhẹ do Cộng Đồng thiết đãi và thưởng chương trình văn nghệ.

Diệp Hải Dung
 
Lễ bế mạc Năm Thánh tại Cộng Đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm Melbourne
Trần Văn Minh hình Lê Hải
19:32 24/11/2018
Melbourne, vào lúc 5 giờ chiều Ngày Thứ Bảy 24/11/2018. Ngày lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Đoàn con xa quê hương cùng hiệp thông và hướng về Giáo Hội Mẹ Việt Nam. Cộng Đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm Melbourne đã tổ chức lễ bế mạc Năm Thánh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam một cách trọng thể.

Hình Lê Hải

Một cuộc rước kiệu được tổ chức. Ảnh của 117 vị Thánh Tử Đạo Việt Nam được đặt trên kiệu sơn son thiếp vàng rất đẹp được cung nghinh khắp một vòng Debney’s Park. Đi đầu là Thánh Giá nến cao tiếp theo là cờ của Đoàn Liên Minh Thánh Tâm và Ngành Nữ Tông Đồ LMTT đi hai bên cờ ngũ sắc. Cờ của Comitum Legio và các đơn vị trực thuộc đã tiến bước, trước đoàn các em thiếu nhi trong trang phục lính thú cổ truyền, tay mang cờ ngũ sắc đi trước kiệu Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, do bốn vị đại diện với áo dài xanh, khăn đóng là quốc phục Việt Nam cung nghinh kiệu, và đông đảo giáo dân trong cộng đoàn về dự lễ bế mạc Năm Thánh theo sau kiệu, để cùng nhau lần chuỗi Mân Côi dâng lên Mẹ Maria là Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo.

Sau khi kiệu về đến trung tâm, kiệu được an vị bên cạnh Tượng Đài Thánh Vinh Sơn Liêm, vị Thánh Tử Đạo mà cộng đoàn vinh dự được chọn làm bổn mạng của cộng đoàn. Sau khi đọc hết 50 kinh Mân Côi có suy niệm về các Thánh tử đạo. Cộng đoàn cùng hát vang bài Đây bài ca ngàn trùng và phần cầu nguyện của Linh mục quản nhiệm Giuse Trần Ngọc Tân. Mọi người cùng theo kiệu lên trên nhà nguyện dâng lễ mừng kính các Thánh Tử Đạo với phần Thánh Ca do Ca đoàn Vô Nhiễm phụ trách.

Một bữa ăn nhẹ đã được cộng đoàn tổ chức, để mời mọi người có dịp quây quần bên nhau, vui mừng lễ Các Thánh Tử Đạo, cũng là để dâng lễ bế mạc Năm Thánh từ 19/6/2018 – 24/11/2018. Với nhiều đặc ân mà Giáo Hội dành cho người Công Giáo Việt Nam, để kỷ niệm 30 năm ngày Phong Thánh cho 117 vị Thánh Tử Đạo.

Trong niềm hân hoan, mọi người Công Giáo đã hãnh diện vì được làm con cháu các vị Thánh Tử Đạo, các Ngài là những người đã anh dũng làm chứng tá cho đức tin, và để lại cho chúng ta một gia tài khổng lồ, là kho báu thiêng liêng nuôi dưỡng đức tin cho chúng ta noi theo. Như những hạt giống mà Thiên Chúa đã gieo vào vùng đất tốt, đã trổ bông và sinh được nhiều hoa trái dồi dào để xây dựng nên một Giáo Hội Việt Nam vững mạnh.

 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Sơn Hà nguy biến!
Bảo Giang
10:23 24/11/2018
Cuộc chiến ý thức Quốc - Cộng, dù chưa rõ nghĩa trắng đen, thắng, bại, nhưng tự nó bị coi như tàn, hoặc gỉa, là chuyện dĩ vãng sau ngày 30-4-1975! Kể từ đó, người ở cả hai miền bắc nam luôn biểu lộ sự buồn vui lẫn lộn khác nhau. Có ngưòi mừng thật. Mừng bằng con tim vì đã hết chiến tranh. Lại có người mừng vì phía ta thắng cuộc, ta nắm được công quyền. Cùng lúc, lại có nhiều người từ bắc đến nam khóc thảm. Khóc vì đã mất Tự Do. Và khóc vì biết từ đây người dân Việt Nam sẽ bị trùm lên đầu, lên cổ cái ách thống trị của gian dối, bạo tàn.

Chuyện trắng đen là thế, nhưng vẫn có người dửng dưng, chẳng buồn chẳng vui. Họ ngơ ngác nhìn đời, nhìn người, vì chẳng biết chuyện ngày mai sẽ ra rao. Họ chỉ hy vọng hết chiến tranh, con cái được trở về nhà. Phần họ, có được những ngày thong thả, thảnh thơi để làm ăn thay cho nỗi lo canh cánh trong lòng khi nghe tiếng đạn, bom, vọng về.

Kết qủa, chỉ có những tang thương trả lời cho một cuộc hoài vọng sau chiến tranh. Bởi vì, người đi nay xương đã tàn, thịt đã rửa trên rừng hoang, trong góc núi, nhưng vẫn không được nhà nưóc chiếu cố báo tin. (ấy là chưa kể dến những cảnh bị VC lừa bằng xương bò, xương nai, xương chó… thay cho hài cốt người tử sỹ). Ở một chiều khác, có người từng ăn cơm, hưởng bổng lộc ở miền nam, bỗng một chiều đá bát, vác cờ ra đường gọi là đi mừng ngày “giải phóng”, chỉ năm bẩy hôm sau là trắng mắt. Chung cuộc, người bỏ nhà, kẻ trốn chết từ các vùng gọi là thủy lợi, kinh tế mới, vội cạo đầu cho vợ, cho con, chạy ào ra biển, nhập đoàn người thà chết trên biển khơi để đi tìm chữ Tự Do! Riêng những người đã từng khóc than thì có thêm cơ hội cho dòng nước không vơi cạn vì những cuộc chia ly khi chồng, con, bị lùa vào chốn nhà tù với ngôn từ hoang tưởng “học tập cải tạo”.

Hỏi xem, học tập gì, cải tạo gì? Học tập những thói gian ác của lớp ngưòi mới đến ư? Hay cải bỏ cái chính danh, chính nghĩa, công lý, sự thật của mình đi rồi đeo vào cái gian dối và bạo tàn, bán nước của tập đoàn cộng sản HCM?

Câu trả lời chính xác là đây. Việt Nam đã có một bức tranh khỉ đột tanh mùi XHCN sau ngày 30-4-1975 do Việt cộng đem vào như sau:

Về niềm tin: Tình thương và niềm tin của con người với con người đã được nhà nước VC mai táng, chôn vùi từ ngày 30-4-1975 ở miền nam. Riêng ở miền bắc thì đã được HCM chôn sống từ khi mùa đấu tố nở hoa vào năm 1953. Ngày nay, nhờ Việt cộng. cuộc sống của người dân hôm nay chỉ còn là những rình rập, ích kỷ, gian trá và đố kỵ lẫn bạo tàn.

Về luân thường đạo lý. Nến văn hóa nhân bản của dân tộc, luân lý, đạo đức làm người của người Việt Nam đã hoàn toàn bị phá sản nếu như không muốn nói là đã bị triệt tiêu từ sau 30-4-1975. Để từ đó, được bắt đầu bằng chữ học, rồi tập theo nội dung tư tưởng đạo tặc của Hồ chí Minh. Kết qủa, ngày nay “người ta phải lừa đảo nhau mà sống. Bởi vì: “Nói dối hằng ngày trở thành thói quen, rồi thói quen đó lặp lại nhiều lần thành đạo đức… cách mạng”. (Trần quốc Thuận, phó chủ tịch quốc hội Việt cộng). Hoặc gỉa: “Người cộng sản nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói dối không hề biết xấu hổ và không hề run sợ. Người dân vì muốn sống còn cũng đành phải dối trá theo!” (Nguyễn Khải, nhà văn, Đại tá, dân biểu quốc hội Việt cộng. Nơi làm luật, tổ chức, chỉ đạo các chức vụ trong công quyền của nhà nước Việt cộng)

Về bờ cõi, giang sơn. Ngoài biển khơi thì mất Hoàng Sa, Trường Sa… Trong đất liền thì Nam Quan, Bản Gốc, Lão Sơn, Tục Lãm, vịnh bắc bộ đội mũ ra đi. Phận rừng đầu nguồn, Bausite tây nguyên, Formosa Vũng Áng, chợ Bình Dương… thì thuộc quyền người khác nòi. Ấy là chưa kể đến chuyện tàu thuyền của kẻ thù phương bắc mặc sức tung hoành trên biển của ta. Hoặc tự ý đặt giàn khoan, khoan đất Việt. Phần trong đất liền thì chẳng còn một nơi nào mà không có bóng dáng quan cán Tống Hán nghênh ngang.

Những chuyện chướng tai gai mắt này ai cũng biết, ai cũng khó chịu, và ai ai cũng muốn trừ tận căn loài cộng phỉ để cứu nước. Trước là đem lại yên vui cho người, cho đời, sau là cứu đất nưóc ra khỏi vòng kềm toả bá quyền của phương bắc. Tiếc rằng, vì nhiều lý do, từ công đến tư, vì giận hờn, vì chán nản. Hoặc gỉa, không thể tin nhau, không thể ngồi với nhau trong câu chuyện chung, nên tự ý lặng lẽ như ngựa bỏ thẻ, người ngậm tăm. Tự coi Tổ Quốc là cái bánh không đường, cho dân tộc là câu chuyện phù phiếm. Cho văn hóa, đạo đức, luân lý xã hội là chuyện trên mây để rồi tự rút lui và cầu được yên thân trong cái vỏ ốc cá nhân, mặc cho thời gian, tình thế, xoay vần.

Kết quả, xem ra thân phận kẻ nhường đường cũng chẳng được yên trong cái vỏ ốc nhỏ bé kia. Trái lại, bị quay cuồng trong những trò chơi gian trá, đầy độc ác của cộng sản. Để rồi, cái vỏ ốc kia ngày một nóng lên và có thể mất cuộc sống bất cứ lúc nào. Bởi vì:

‘Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời” ( Bình Ngô Đại Cáo)

Bạn nhìn và nghĩ thử xem, đây là bức tranh của dân ta trong thời bị nô lệ từ nghìn năm trưóc hay nó là thực tế hôm nay? Với tôi, nếu đem suy từng câu, xét từng chữ, những hành động vô đạo của tập đoàn cộng sản Hồ chí Minh đã gây ra cho dân ta trong suốt 80 năm qua còn độc ác, tàn bạo hơn thế nhiều. Bởi lẽ, có thời nào nhà nước bắt con đấu cha mẹ, anh em họ hàng, làng xóm đấu tố lẫn nhau như thời cộng sản không?

Hỏi xem, có loài thú nào độc ác với đàn con, mà bảo như thế là thương yêu chúng chăng? Có chính phủ nào dối trời, lừa ngưòi, gạt dân mà bảo rằng đó là lương tri là đỉnh cao trí tuệ không? Có, đó là loài bất lương cộng sản. Chỉ có chúng mới làm nổi những tội dối đời, lừa gạt người, rồi coi đó là bài ca đạo đức của chúng mà thôi.

Hỡi đông bào Việt Nam, trước thảm cảnh của dân tộc, trước nguy cơ đất nước của chúng ta bị tập đoàn Việt cộng HCM sau khi bán đất chia phần, chúng lại trao tay cho Tàu cộng để dân ta thành tập đoàn nô lệ mới cho chúng. Hỏi xem, dân ta phải làm gỉ đây?

Hởi con cháu của Trưng, Triệu. Hậu duệ của những Ngô Vương, Lê Lợi, Trần hưng Đạo, Quang Trung…. mang dòng máu của Tiên Long nên làm gì đây?

- Ta cứ lặng lờ ngủ yên, cúi đầu vui theo những ngày phù du nô lệ?
- Hay ta sẽ cùng nhau cuồn cuộn như dòng thác không ngừng chuyển động, cùng đứng lên theo tiếng gọi của tiền nhân, trảm nội thù diệt ngoại xâm, đưa non sông về một mối thanh bình thái lạc?
- Cách riêng, Này anh, này chị, hỡi em, còn giữ tấm áo Việt Nam, chúng ta nghĩ gì con đường Cứu Quốc hôm nay?

Đầu làng trống,
cuối thôn chiêng,
Cây cỏ nước Nam như nghìn mũi giáo.

Muôn vạn binh
trăm ngàn mã,
Vọng tiếng loa cho Tống, Hán bay hồn.

Vầng nguyệt tỏ,
Ánh dương soi,
Sánh cùng nước Việt muôn đời hùng vỹ.

Nay,
Dòng sử Tiên Long bỗng gặp cơn nguy biến,
Vận nước nhà lâm nạn cộng phỉ hại dân.
Người trong nước đã muôn phần lao khổ,
Lại canh cánh bên lòng cái họa ngoại xâm.

Thế cho nên,

Chiêng hồi trống thúc.
Nào hỡi Tiên Long
Như ngàn cơn sóng
Cuốn với đại dương
Đọ gan trời đất
Quyết đưa biển cả núi sông về một mối an bình thái lạc.

Bởi gương xưa:

Tiền nhân ta, một thước kiếm xây nền đế nghiệp.
Dựng xã tắc, lấy Nhân Nghĩa yên định muôn dân.
Cuộc mở nước như ngọn thuỷ triều trong trời đất,
Dẫu hưng vong, vẫn lẫy lừng giữa chốn trời đông!
Năm Qúy Mão (43) đuổi Tô Định,
Sử nhà Nam ghi tạc công đức Nhị Trưng.
Dáng anh hùng, thân nhi nữ,
Bờ sông Hát nghìn thu còn nghi ngút khói hương.
Đất Thái Bình, (544) sinh Nam Đế,
Dòng sử Việt thêm một lần vạn thế lưu danh.
Cờ Thiên Đức, lầu Vạn Thọ,
Mở hội anh hùng Việt quốc Vạn Xuân.

Vạn Xuân, vạn Vạn Xuân,
Lúc khua chiêng, khi đánh trống,
Trăm vạn mã, ngàn chiến thuyền,
Ngô Vương giữa Bạch Đằng (938) như ngàn cơn sóng bạc.
Tiếng quân Nam, trong gío bão.
Thế vươn cao trên đỉnh thác trảm Hoàng Thao.
Bàn chân Việt, bước thênh thang.
Năm lần phá tan quân nghịch tặc cướp nước.
Bến Chương Dương,
thành Vạn Kiếp,
Cửa Hàm Tử sóng hồng đỏ lấp non sông.
Diệt Tống, Hán,
triệt Thanh, Nguyên,
Xoay cơ trời, định bờ cõi, xây nền Độc Lập.
Ngựa Toa Đô, thuyền Ô Mã
Mộng bành trướng khó thoát nạn sinh bắc tử nam.
Dòng nước xanh, vẫn miệt chảy.
Lớp sóng còn ghi nỗi nhục Lưu Cung,
Mà trang sử Việt thì muôn năm trường cửu.

Sang Giáp Thân (1284), Hội Diên Hồng,
Nghìn thu lưu dấu Hưng Đạo Vương vì nước.
Công dọc đất, nghiệp ngang trời,
Làm cho khắp nơi sáng tỏ uy linh thần vũ,
Vây Đông Quan, hãm Chi Lăng,
Chỉ một trận mà Liễu Thăng thân vùi vó ngựa.
Bắt Thôi Tụ, tha Vương Thông,
Kiếm Thuận Thiên bạt ngang trời, Lam Sơn vì nghĩa.
Sang Đinh Mùi (1427) vạch biên cương,
Đất chung một dải, thiên thư định phận: Mỗi nhà một cõi.
Nước chảy cùng dòng, cao xanh đã tạo: Nguồn cội khác nhau.

Đến Kỷ Dậu (1789) mở trang sử mới,
Bắc Bình Vương ra tới Thăng Long,
Vào Ngọc Hồi, Sầm Nghi thắt cổ.
Sang Đống Đa, xác Hán từng gò.
Tiếng quân reo long trời lở đất,
Tung vó ngựa, trúc chẻ ngói tan,
Tôn sỹ Nghị bỏ chạy mà Càn Long vỡ mật!
Đất nhà Nam tựa thiên thu đại định…

Nhưng than ôi, thế cuộc chuyển dời,
Tổ quốc chưa vui hết ngày hội, mà nơi phương Nam lệ đổ tiễn Quân Vương!
Gặp cơn nước đục, Nguyễn thời đi cầu binh ngoại để gieo cái hoạ cho nước.
Đầu làng, cuối xóm chó sủa thâu đêm, dân tình không có được giấc ngủ yên.
Trong nhà con thơ khát sữa, ngoài phố phu thợ, lao công thời ho ra máu.
Ghê gớm thay, cuồng bạo thay,
Cái ách phong kiến, giặc ngoại xâm!
May thay, giữa trùng trùng tai trời ách nước,
Hịch Hàm Nghi lại vang vọng bốn phương.
Vì Tổ Quốc, người yêu nước lại đứng lên vì nước.

Sau trăm năm, mạch sống xoay vần,
Cơ trời thăng hoa, đất thời chuyển động,
Non sông vừa thoát ngoại xâm, Việt Minh đã dựng cờ hồng.
Gặp năm đói (1945) chuột đồng về phố,
Cửa nhà hoang, máu đổ khắp thành.
Sáng đấu tố, chiều đấu tố, đấu cho hết những người vì Tổ Quốc,
“Đào tận gốc, trốc tận rễ”, quyét cho sạch đạo lý luân thường!
Nơi tôn nghiêm, Cộng kéo về là đá không còn chồng trên đá,
Phá chùa xưa, đập giáo đường, miếu thần hoàng gạch nát từng viên.
Cảnh đồng hoang, hồ khô cạn, xác chết chương lên giữa phố bốc mùi ô uế.
Bầy chuột đói, chạy vòng quanh, bày đàn hương án, chia phiên bán nước cầu vinh.

Ôi chiều đại nạn, đất thời lặng tiếng,
Trời ngủ yên, ai biết đâu mà réo gọi.
Trong đêm tối, đưòng mã tấu, như ánh sao, Người ngã xuống cho máu loang khắp mọi chốn.
Lúc nắng lên, đôi dép râu, vào từng nhà, ra tận mộ, réo từng tên mà tra khảo của.
Người chết không nấm mồ. Kẻ sống mất gia nghiệp.
Tám mươi năm, máu loang đồng, xương cốt khô chất cao bằng núi, Xác trôi sông, theo dòng chảy, ấy công nghiệp vĩ đại Hồ tinh.
Gớm ghiếc thay, lòng ác độc, lưỡi vô thường của loài lang sói cộng nô.
Kinh hãi thay cảnh giết người, dẫu phong kiến, ngoại xâm xưa nay chưa thấy:

Thằng bé mới lên năm,
mặt xanh như tàu lá,
ngã chúi đầu trên sân,
mồm ấp a ấp úng,
Ông ơi, Hồ…. Hồ chí Minh giết người.
Đứa trẻ năm xưa,
nay đầu đã bạc,
tên người tưởng ma,
đổ gục xuống đất,
đôi mắt trừng trừng,
máu trào ra miệng. Lại cũng là… nó! Cắc… cắc, tùng … tùng … cheng:
Việt Minh lập hội, tiêu Công Lý,
Cộng Sản kết bè, triệt Tự Do.

Hỡi ơi, cơn đau như xé ruột,
Tiếng thét uất nghẹn chẳng ra hơi.
Mảnh đất nào cho dân ta ở,
Nước sông nào cho dân ta uống,
Gạo thóc nào cho dân ta ăn,
Sữa mẹ nào cho con bú mớm?
Tám mươi năm giặc cộng kéo về,
Bấy nhiêu năm đau thương chẳng cạn.
Ôi! ngày đại nạn, sao người ngủ yên?

Nào hỡi Tiên Long,
Hãy một lần nhìn lại giang sơn cẩm tú.
Bắc Hồng Hà, nam Cửu Long, nối liền thân một gánh Hoàng Liên.
Từ Nam Quan, đến Cà Mâu, lưng tựa Trường Sơn chung sức tràn ra biển lớn.
Là cơ đồ, là sản nghiệp, là hơi thở, là máu xương của tiền nhân để lại cho lũ cháu đàn con.
Nay tủi hận chưa?
Một giải giang sơn không còn nơi nào thiếu dấu chân quan cán thời Tống – Hán!
Đủ đau xót chưa?
Nam Quan, Bản Giốc, Hoàng - Trường Sa… là đất mẹ, bỗng đổi tên ra xứ người!
Ôi quốc phá gia phong.
Nước mắt lau chẳng ráo!

***
Hỡi toàn dân Việt,
Tổ Quốc lâm nguy.
Ai người vì nước,
Đứng dậy mà đi…
Người đi, chí toan bắt voi rừng, hổ báo,
Có lẽ nào lo ngại chồn cáo mèo hoang?
Kẻ xuống biển tìm diệt kình ngư, hà bá,
Có khi nào lại sợ cóc nhái dưới chân?
Nào Ta đi cho Việt Linh ngời sáng,
Này Ta về cho hồn nuớc trào dâng.
Đất của Mẹ, một ngọn cỏ ta thề không bỏ,
Núi nước Nam, một viên đá ta quyết chẳng rời.
Chị ngã xuống, em đứng dậy,
Diệt cho hết phường bán nước hại dân,
Mẹ phất cờ, con ra trận,
Quét cho sạch bọn bành trướng bắc phương.
Người trong nước, kẻ ngoài biên,
Dựng cho cao ngọn cờ Độc Lập.
Hát cho đều tiếng hát Tự Do.
Cho ngàn ngàn sau, dòng sử Việt còn lưu danh cùng trời đất.
Để vạn vạn thế, người nước Nam cùng bốn bể an lạc, hòa minh.

Cẩn,

Bảo Giang
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thánh Tử Đạo Việt Nam
Diệp Hài Dung
09:17 24/11/2018
THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
Ảnh của Diệp Hải Dung
Tự hào con cháu Tiên Rồng,
Từ nay đã sánh vai cùng năm châu.
Máu đào xưa các Thánh gieo,
Nay trổ mùa lúa dồi dào bội thu.
(Trích thơ của Vinh Sơn)