Ngày 30-11-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đường ngay nẻo chính
Lm. Anphong Trần Đức Phương
09:47 30/11/2009
ĐƯỜNG NGAY NẺO CHÍNH

(CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG, NĂM C)

Chúng ta đã bước sang Chúa Nhật II Mùa Vọng.

Trong Mùa Vọng, qua các Bài Đọc trong Thánh lễ, chúng ta được sống lại lịch sử Ơn Cứu Độ. Các Bài Đọc Cựu Ước thường trích ra từ sách Tiên Tri Isaia, một vị Tiên Tri lớn trong thời Cựu Ước, sống vào khoảng hậu bán thế kỷ VIII trước Chúa Giáng Sinh. Tiên Tri đã được linh ứng và tuyên sấm về ngày Đấng Cứu Thế đến, mặc thân xác loài người và sống giữa nhân loại như một con người để chia sẻ thân phận con người như chúng ta, rao giảng Tin Mừng tình thương và Ơn Cứu Độ, chịu bao khổ hình, và chết trên Thập Giá để đền tội và cứu chuộc nhân loại tội lỗi; rồi Ngài đã sống lại và về Trời vinh hiển để mở đường cứu rỗi cho mọi người tin và sống theo tinh thần Tin Mừng mà Ngài đã rao giảng. Ngài được sinh ra từ cung lòng một Trinh Nữ và được gọi là Emmanuel, có nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Tiên Tri Isaia đã loan báo trước: “Này một Trinh Nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai…” (Isaia 7: 14)

Tiên Tri Isaia cũng nói đến Đấng Cứu Thế như một “Hoàng Tử Hòa Bình”, và triều đại của Ngài là một thời thanh bính: “Người ta lấy gươm mà rèn nên lưỡi cầy, lấy dao rèn nên lưỡi liềm. Nước này sẽ không còn tuốt gươm để chống nước kia!” (Isaia 2: 4). Đó cũng là thời đại của tình yêu thương, hòa hợp: Sói sống chung với chiên con, beo nằm chung với dê, bò con, sư tử và chiên sẽ sống chung với nhau; các trẻ thơ sẽ chăn dắt đoàn thú vật, bò con và gấu sẽ ăn chung một nơi!...” (Isaia 11: 6-9).

Nhưng để có thể đi vào thời đại của Đấng Cứu Thế trong một “Trời Mới Đất Mới”, mỗi người phải sửa đổi cuộc sống cho ngay thẳng, lương thiện, sống công chính và yêu thương. Tiên Tri Isaia đã hô hào: “Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng, hãy lấp các hố sâu, và bạt mọi núi đồi. Con đường cong queo hãy sửa cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng; rồi vinh hiển của Chúa sẽ xuất hiện; mọi người sẽ thấy vinh quang của Thiên Chúa…” (Isaia 40: 3-5).

Chúa Nhật hôm nay (Bài Phúa Âm trích trong Phúc Âm Thánh Luca 3: 1-6), Thánh Gioan Tiền Hô cũng nhắc lại lời Tiên Tri Isaia để kêu gọi mọi người chuẩn bị tâm hồn đón Đấng Cứu Thế: “Hãy ăn năn thống hối, vì Nước Trời đã gần đến. Chính Người là Đấng Tiên Tri Isaia đã loan báo: “Có tiếng kêu trong hoang địa: Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng…”

Bài Đọc I (Sách Baruc 5: 1-9) nói đến ngày Thiên Chúa đến giải thoát Dân Chúa khỏi cảnh lưu đầy và đưa về quê hương. Tiên Tri hô hào dân chúng hãy hân hoan vui mừng, “hãy cởi áo tang chế.” Hãy vui mừng vì ngày giải thoát đã đến. Các núi đồi đã bị triệt hạ, các hố sâu được lấp đầy, mặt đất được bằng phẳng để mọi người bước đi ca hát tôn vinh danh Chúa trong niềm hân hoan. “Khi Chúa đưa dân Sion bị bắt trở về, người người hân hoan như trong một giấc mơ…” (Đáp Ca trích trong Thánh Vịnh 125). Đây cũng là hình ảnh ngày Chúa Cứu Thế đến, ngày công lý và hoà bình ngự trị!

Những hình ảnh cụ thể về công việc “sửa đường và dọn đường đón Đấng Cứu Thế…” đều nói lên công cuộc sửa đổi đời sống của mỗi người chúng ta, để chúng ta luôn đi theo “đường ngay nẻo chính” sẵn sàng đón Chúa đến với chúng ta. Đó là công việc thánh hóa bản thân và thánh hóa môi trường sống của chúng ta. Thời đại nào, xã hội cũng có những ‘tệ đoan’, những cảnh bất công, gian tham, hà hiếp lẫn nhau. Nhưng chúng ta, những tín hữu của Chúa, chẳng những phải tránh xa những tệ đoan đó, phải tránh xa những sự gian tham, ích kỷ tư lợi, mà còn có bổn phận phải góp phần vào việc sửa đổi xã hội khỏi những tệ đoan đó. Hơn nữa, chúng ta còn phải sống khiêm tốn, hòa hợp yêu thương với mọi người. Vì thế, Thánh Phaolô trong Bài Đọc II (Philipphê 1: 4-6, 8-11) đã nói với chúng ta: “Tôi cầu xin cho anh em được nên tinh tuyền, không gì đáng trách trong khi chờ đợi ngày Đức Kitô lại đến. Như thế, anh em có thể mang lại hoa trái dồi dào là sống một đời sống công chính nhờ Đức Giêsu Kitô, để tôn vinh và ngợi khen Thiên Chúa.”

Mùa Vọng là mùa tĩnh tâm dài để mọi người chúng ta dành nhiều thời giờ hơn vào việc cầu nguyện, và trong thinh lặng của đáy tâm hồn, và “từ trong sa mạc ‘của đời sống, chúng ta có thể lắng nghe thấy tiếng Chúa mời gọi chúng ta: ‘Hãy sửa đường lối cuộc đời chúng ta cho ngay thẳng, tránh những quanh co, gian dối; hãy lấp đầy lòng chúng ta bằng công việc lành phúc đức “hoa quả của sự công chính” (Bài Đọc II) thay vì những gian tham; bạt núi đồi của tính kiêu ngạo khoe khoang để tâm hồn chúng ta luôn sống khiêm tốn và hòa hợp yêu thương với mọi người, và “chúng ta sẽ cảm nghiệm được Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa đến với chúng ta và gia đình chúng ta.”

Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta cùng hiệp lời cầu nguyện để mỗi người chúng ta, dù sống trong điạ vị nào, hoàn cảnh nào, là giáo sĩ, tu sĩ hay giáo dân, chúng ta luôn cố gắng sống theo ‘đường ngay nẻo chính’ và lo chu toàn bổn phận của mình. Xin cho các Chủ Chăn, các Linh Mục, tu sĩ nam nữ, luôn cố gắng tận hiến cuộc đời phục vụ Chúa và dân Chúa. Xin cho các bậc cha mẹ biết sống đức tin mạnh mẽ để làm gương sáng cho con cháu. Xin cho các cặp vợ chồng biết sống yêu thương, chịu đựng lẫn nhau, chung thủy trong tình yêu. Xin cho giới trẻ lớn lên được hưởng một nền giáo dục tốt từ nơi gia đình để nắm vững đức tin và luôn cố gắng sống theo đường lối của Chúa.

“Hãy san bằng đồi núi cho Người đi,

Lấp vũng sâu ham hố cho Người qua:

Núi kiêu căng và hố tham lợi danh và hố của hờn ganh! Hãy lấp cho thật nhanh!

Người đang đến, kìa Người đang đến giữa chúng ta.

Người mang đến, kìa Người mang đến ơn cứu độ.

Người đang đến thăm chúng ta, va cứu rỗi, và Người cứu rỗi ta khỏi tội.”


(Ngọc Kôn: Thánh ca “Hãy San Bằng Đồi Núi”).
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:24 30/11/2009
TRẺ EM CẦU NGUYỆN

N2T


Một hôm, kinh sư Hồi giáo là Na-lu-tinh nhìn thấy thầy giáo tiểu học trong làng dẫn một đám trẻ em đi đến nhà thờ Hồi giáo, ông ta hỏi:

- “Thầy dẫn các em đến đó để làm gì ?”

Thầy giáo trả lời.

- “Ruộng thiếu nước, chúng tôi tin tưởng lời cầu nguyện đơn sơ của trẻ em sẽ đánh động lòng của Chúa toàn năng.”

Kinh sư hỏi:

- “Bất luận là lời cầu nguyện đơn sơ của trẻ em hoặc là lời cầu xin của người tội lỗi, đều không quan trọng, mà quan trọng là sự khôn ngoan và giác ngộ.”

- “Trước mặt trẻ em mà ngài dám nói những lời nhục mạ như thế à !” Thầy giáo la lên. “Đem lời của ngài chứng minh cho tôi xem, bằng không thì ngài sẽ bị tố cáo là dị đoan.”

- “Chuyện này thật dễ.” Na-lu-tinh nói tiếp: “Nếu trẻ em cầu nguyện có hiệu lực thì toàn quốc đều không có thầy giáo tiểu học. Xét cho cùng thì trẻ em rất ghét học hành ! Hôm nay thầy vẫn còn đứng ở đây, duyên cớ là vì người lớn chúng ta so với trẻ em thì thông đạt sự việc hơn.”

(Lắng nghe của loài ếch)

Suy tư:

Có ba hạng người khi cầu nguyện thì Thiên Chúa nhậm lời nhanh nhất:

1. Trẻ em: trẻ em tâm hồn đơn sơ, thành thật và trong trắng như thiên thần, lời cầu nguyện của chúng nó dễ dàng đánh động lòng thương yêu của Thiên Chúa.

2. Người đau khổ: người đau khổ khi cầu nguyện thì họ đem sự đau khổ mà họ phải chịu kết hợp với Chúa Giê-su đau khổ trên thánh giá, là họ thông phần vào cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su, cho nên lời cầu nguyện của họ dễ dàng được Thiên Chúa chấp nhận.

3. Người già: họ là những người cô đơn trong tuổi già, khi mà vì hoàn cảnh công ăn việc làm mà con cái đều đi xa làm việc, hoặc bỏ bê không chăm sóc cha mẹ, thì những cha mẹ già này rất cô đơn và đau lòng. Họ là những người giống Chúa Giê-su cô đơn trong vườn Cây Dầu, Ngài cô đơn cùng cực khi các môn đệ của Ngài mà không an ủi và chia sẻ với Ngài nổi buồn đau...

Có những người Ki-tô hữu cầu nguyện mà không muốn hy sinh, không muốn chia sẻ với Chúa và với tha nhân những đau khổ; có những người Ki-tô hữu cầu nguyện mà không có tâm hồn khiêm tốn đơn sơ và thành thực; lại có những người Ki-tô hữu chỉ cầu nguyện khi gặp chuyện không may cho mình cũng như của gia đình, mà không cầu nguyện khi gặp may mắn hạnh phúc.

Thiên Chúa rất thích chúng ta cầu nguyện với tâm hồn tin tưởng, yêu thương, phó thác và hy sinh.

--------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:25 30/11/2009
N2T


26. Đức tính nhẫn nại là ân tứ rất lớn của Thiên Chúa, vì vậy, Thiên Chúa đem nó ban cho chúng ta sự nhẫn nại, chúng ta đều phải ca ngợi.

(Thánh Augustine)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:27 30/11/2009
N2T


304. Nhìn cuộc sống bằng ánh mắt nào, thì sẽ nhận được như thế.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vatican nhắc khéo cho Obama: Gió đã đổi chiều, ông đang đi ngược lòng dân
Trần Mạnh Trác
16:31 30/11/2009
Vatican, Ngày 30 tháng 11 năm 2009 / 11:46 (CNA). - Tuần trước cơ quan ngôn luận cuả toà thánh, tờ báo L'Osservatore Romano (LOR), xuất bản một bài viết nhắc nhở Tổng thống Mỹ Barack Obama rằng số người Mỹ phản đối phá thai tiếp tục gia tăng. Minh chứng rõ ràng là gần đây gần 200.000 người đã ký vào bản "Tuyên ngôn Manhattan," một tài liệu soạn thảo bởi các nhà lãnh đạo cuả nhiều giáo phái Kitô giáo khác nhau để cam kết phòng thủ sự sống, hôn nhân, gia đình và tự do tôn giáo.

LOR viết: " Áp lực chính trị và tinh thần cuả Tuyên ngôn Manhattan thì thực là hiển nhiên," vì "đây là thời điểm rất quan trọng cho Obama khi mà chính quyền của ông đang có nguy cơ mất lòng tin cuả quần chúng trên những lời hứa mùa bầu cử, điển hình là kết quả không đáng khích lệ của cuộc thăm dò mới nhất về mức độ bình dân của tổng thống. "

Trong những ngày gần đây "mọi con mắt đổ dồn vào việc cải cách chăm sóc sức khỏe", hiện được thảo luận tại Thượng viện, với một dự luật "khá khác biệt với dự luật đã được chấp thuận bởi Hạ Viện những tuần trước." Đó là dự luật cấm sử dụng quỹ liên bang để phá thai và bảo vệ quyền lương tâm qua tu chánh án Stupak, và được các giám mục Hoa Kỳ ca ngợi.

LOR chứng minh rằng sự khác biệt giữa hai dự luật không phải là một sự tình cờ. "Trong thực tế nó đã gây ra bởi chính Obama, trong một cuộc phỏng vấn gần đây, cho rằng Tu chính án Stupak đã đưa vào dự luật cải cách chăm sóc sức khỏe những ngôn ngữ không cân bằng” và rằng " sự lựa chọn của phụ nữ không nên bị hạn chế.”

Vì vậy, LOR lập luận, Obama đang đu dây giữa hai vị trí trái ngược nhau: một bên là giữ lời hứa của mình là "không sử dụng quỹ liên bang cho phá thai và tôn trọng quyền lương tâm," và bên kia là “ảnh hưởng cuả những nhóm phò lựa chọn đòi hỏi các thực hành phá thai được tuyệt đối tự do. "

Sau khi ghi nhận rằng Tuyên bố Manhattan rõ ràng bảo vệ cuộc sống và phản đối phá thai, LOR giải thích rằng "cuộc thăm dò trong vài tháng gần đây cho thấy số lượng những người phò sự sống tiếp tục tăng cao và bây giờ đã vượt qua số người Mỹ "nghĩ rằng phá thai không hạn chế nên được cho phép trong quá trình mang thai.”

LOR cho biết sự thay đổi quan điểm của công chúng tại Mỹ được biểu hiện qua âm điệu mạnh mẽ của Tuyên bố Manhattan: " không có quyền lực nào trên trái đất, dù là văn hóa hay chính trị, sẽ bắt chúng tôi phải im lặng hoặc phục tùng. Nhiệm vụ của chúng tôi là công bố Tin Mừng của Chúa Giêsu là đấng Cứu Chuộc chúng tôi một cách sung mãn, trong mọi lúc dù thuận hay nghịch. Xin Chúa giúp chúng tôi không thất bại trong nhiệm vụ đó. "

Trong số những người ký bản tuyên ngôn là "Jonah Paffhausen, Giáo phụ của Giáo Hội Chính Thống tại Mỹ, và Robert Duncan, TGM Giáo Hội Anh giáo ở Bắc Mỹ, cũng như Giám mục William Owens, Chủ tịch Liên minh các mục sư người Mỹ gốc Phi. Những tên tuổi như thế có thể bắt phe Obama phải tính toán lại, " LOR kết luận.
 
Top Stories
Abbattuto e trasformato in parco il Pontificio istituto S. Pio X di Da Lat
Asia-News
07:13 30/11/2009
I vescovi del Paese hanno ripetutamente chiesto, finora invano, alle autorità di poter riutilizzare la struttura - in passato proprietà del Vaticano - come seminario. La Conferenza episcopale si è rivolta ora al Primo ministro.

Da Lat (AsiaNews) – Le autorità di Da Lat, nel sud del Vietnam, stanno abbattendo il Pontificio istituto San Pio X di Da Lat per farne un “parco culturale e urbano”. E ciò malgrado le ripetute richieste avanzate dai vescovi del Paese di poter tornare a fare un seminario di quella che era una proprietà della rappresentanza vaticana in Vietnam, dalla quale sono usciti 13 dei vescovi e 306 dei sacerdoti che attualmente operano nel Paese.

L’Istituto aveva aperto le porte per alla sua prima classe il 13 settembre 1958. Era stato realizzato dal gesuita padre Ferdinand Lacretelle, giunto a Saigon nel 1957, su richiesta dei vescovi vietnamiti e il Vaticano aveva affidato alla Compagnia di Gesù la responsabilità del seminario. Alla sua guida ci sono stati religiosi provenienti da Francia, Italia, Spagna e Canada.

Il primo agosto 1961 l’ambasciatore Mario Brini pose la prima pietra per la ricostruzione della struttura e mons. Francesco De Nittis, in rappresentanza del nunzio, organizzò l’inaugurazione il 23 aprile 1964. Il 21 settembre di quello stesso anno, un decreto (604BCTNG/ND/HC.TC. 3) del governo dell’allora Vietnam del sud garantiva “la perenne proprietà al Consolato del Vaticano dell’appezzamento n. 54, foglio 20 di Dalat City, un’area di 79.200 metri quadrati”.

Fino al 1975 l’Istituto raccoglieva seminaristi delle diocesi del Sud, col risultato di formare 14 vescovi. Tolto mons. Peter Nguyen Van Nho, che è morto, gli altri operano per la Chiesa vietnamita. Con loro 306 sacerdoti, usciti dallo stesso San Pio X, 227 diocesani e 79 religiosi.

Nella situazione politica creatasi dopo il 1975, il Pontificio istituto cessò la sua attività di formazione nell’estate del 1977 e nel 1980 il governo lo sottrasse alla Conferenza episcopale.

Nel 1987, il governo vietnamita ha aperto le porta all’economia di mercato e, passo passo, il Paese è entrato in un periodo di rinnovamento e di integrazione con il resto del mondo. Al tempo stesso, la Chiesa vietnamita si è trovata ad avere scarsità di sacerdoti da mandare in parrocchia. Così i vescovi hanno chiesto al governo la restituzione del Pontificio istituto per avere la possibilità di dare una formazione altamente qualificata ai sacerdoti. Da allora, ogni volta che se ne è data l’opportunità, la Conferenza episcopale e la diocesi di Da Lat hanno rinnovato la domanda.

Al momento, però, le autorità locali stanno abbattendo l’Istituto. Il vescovo di Da Lat (nella foto), che è presidente della Conferenza episcopale, è tornato a presentare l’esigenza della Chiesa. “Quando – dice mons. Nguyen Van Nhon – ho visto che nell’area del Pontificio istituto si stava realizzando un parco, il 22 novembre del 2008, a nome dell’episcopato, l’ufficio del vescovo di Da Lat ha inviato una petizione alle autorità della provincia di Lam Dong per chiedere di fermare i lavori. In risposta, ha ricevuto una lettera (n. 8860/UBND-DC) del Comitato provinciale del popolo, secondo la quale la diocesi avrebbe dovuto dare sostegno alla costruzione del parco.

Il vescovo si è rivolto alle autorità di Da Lat informando che “a nome dell’episcopato vietnamita, il 19 dicembre 2008 ho inviato un messaggio al capo del Comitato del governo per gli affari religiosi per presentare le necessità della Chiesa e informarlo della petizione del 22 novembre”.

“Recentemente - dice ancora il vescovo - quando ho visto una grande costruzione nell’area del Pontificio istituto San Pio X, a nome della Conferenza episcopale, l’11 febbraio di quest’anno mi sono ricolto al Primo ministro e alle alte autorità della provincia di Lam Dong per chiedere di riconsiderare le aspirazioni della Conferenza episcopale, di poter usare la struttura per la formazione dei sacerdoti”. “Seguendo le indicazioni dei responsabili della Conferenza episcopale e dei tre arcivescovi di Hanoi, Hue e Ho Chi Minh City - conclude - continueremo a sottomettere al Primo ministro le aspirazioni davvero pressanti della Chiesa cattolica in Vietnam”.
 
Pontifical Institute of St. Pius X in Da Lat demolished and turned into a park
Asia-News
07:14 30/11/2009
The country's bishops have repeatedly, and so far unsuccessfully, asked the authorities to be allowed reuse the property - formerly owned by the Vatican - as a seminary. The Bishops' Conference now appeals to the Prime Minister.

Da Lat (AsiaNews) - Authorities in Da Lat, southern Vietnam, are knocking down the Pontifical Institute of St. Pius X in Da Lat to make a "cultural and urban park". And despite the repeated requests made by the bishops of the country for its return for use as a seminary in what was a property of the Vatican's representative in Vietnam, where some 13 bishops and 306 priests currently operating in the country graduated from.

The Institute opened its doors to its first class September 13, 1958. It was built by Jesuit Father Ferdinand Lacretelle, who arrived in Saigon in 1957, at the request of the Vietnamese bishops and the Vatican entrusted it to the Society of Jesus. It was managed by religious from France, Italy, Spain and Canada.

On August 1961, Ambassador Mario Brini laid the foundation stone for the reconstruction of the structure and Msgr. Francesco De Nittis, representing the nuncio, organized its inauguration April 23, 1964. On 21 September of that year, a decree (604BCTNG/ND/HC.TC. 3) of the government of then South Vietnam guaranteed "the perpetual title of the plot No 54, page 20 of Dalat City, an area of 79,200 square meters to the Vatican Consulate”.

Until 1975, the Institute gathered seminarians from the Diocese of the South, resulting in the formation of 14 bishops. With the exception of Mgr. Peter Nguyen Van Nho, who has since died, the others are still working for the Vietnamese Church. With them 306 priests, 227 diocesan and 79 religious were formed in the St. Pius X institute. In the political situation created after 1975, the Pontifical Institute ceased its training activities in the summer of 1977 and in 1980 the government took it from the Conference of Bishops.

In 1987, the Vietnamese government opened the door to a market economy and, step by step, the country has entered a period of renewal and integration with the rest of the world. At the same time, the Vietnamese Church has found itself with a shortage of priests to send to the parishes. So the bishops have asked the government for the return of the Pontifical Institute for the chance to give a high quality formation to priests. Since then, whenever given the opportunity, the Episcopal Conference and the Diocese of Da Lat have renewed its request.

At present, however, local authorities are knocking down the Institute. The Bishop of Da Lat (pictured), who is president of the Episcopal Conference, has once again made a plea for the need of the Church. "When - said Msgr. Nguyen Van Nhon - I saw that in the are of the Pontifical Institute was being transformed into a park, on November 22, 2008, on behalf of the episcopate, the office of Bishop of Da Lat sent a petition to the authorities of the province of Lam Dong to stop the work. In response, we received a letter (8860/UBND-DC) from the provincial People's Committee, alleging that the diocese should have given its’ support to the construction of the park”.

The bishop turned to the authorities of Da Lat informing them that "on behalf of the Vietnamese biushops, December 19, 2008 I sent a message to the head of the Government Committee for Religious Affairs to present the Church's needs and informing them of the petition of 22 November”.

"Recently - says the bishop - when I saw a large building under construction in the Pontifical Institute of St. Pius X, on behalf of the Episcopal Conference, on 11 February this year, I appealed to the Prime Minister and senior authorities of the province Lam Dong to ask them to reconsider the aspirations of the Episcopal conference, to be able to use the structure for the formation of priests". "Following the instructions of the leaders of the Episcopal Conference and the three archbishops of Hanoi, Hue and Ho Chi Minh City - he concludes - we will continue to submit to the Prime Minister the really pressing aspirations of the Catholic Church in Vietnam".
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thư chung của Đức TGM Ngô Quang Kiệt gưỉ Dân Chúa Hà Nội nhân dịp Năm Thánh
+ TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
07:25 30/11/2009
Thư chung của Đức Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt
gửi Cộng Đồng Dân Chúa Hà nội nhân dịp Năm Thánh 2010


Hà nội ngày 25 tháng 11 năm 2009

Thưa anh chị em,

Tôi viết cho anh chị em thư này trong lúc tâm hồn còn tràn đầy những cảm nghiệm thánh thiện sau thánh lễ Khai mạc Năm Thánh tại Sở Kiện. Tôi tạ ơn Chúa muôn ngàn lần đã chúc lành cho ngày lễ Khai mạc với thời tiết đẹp đẽ, số lượng người tham dự đông đảo, trang nghiêm trật tự, nhất là với những nội dung cử hành thật súc tích có sức hoán cải sâu xa, hướng thượng mạnh mẽ và thôi thúc mọi người hăng hái lên đường truyền giáo. Tôi nhìn thấy trong phúc lành của Chúa có sự phấn đấu của anh chị em. Tất cả Quý Cha, Tu sĩ nam nữ, Chủng sinh, giáo dân, từng giới, từng hội đoàn và từng cá nhân đã hết sức tích cực hoàn thành mọi công tác chuẩn bị một cách hoàn hảo. Một lần nữa, tôi cám ơn tất cả anh chị em. Chính anh chị em đã làm nên thành công vượt bậc của thánh lễ Khai mạc Năm Thánh.

Lễ Khai mạc đã hoàn thành nhiệm vụ mở đầu. Nhưng để Năm Thánh đem lại kết quả thiêng liêng mong muốn chúng ta cần phải sống tinh thần Năm Thánh với ba phương diện: tâm tình, học hỏi và cử hành.

TÂM TÌNH

Tâm tình đầu tiên phải là tạ ơn Thiên Chúa vì biết bao ơn lành Người ban cho riêng từng cá nhân, từng cộng đoàn và cả Giáo hội. Tạ ơn Chúa ban cho dân tộc Việt nam ơn đức tin là ơn vô cùng cao quí. Tạ ơn Chúa đã gìn giữ Giáo hội Việt nam trải qua biết bao khó khăn đức tin vẫn kiên vững, cộng đoàn vẫn hiệp nhất và bình an.

Một tâm tình không thể thiếu đó là tri ân các bậc tiền nhân. Tri ân các vị thừa sai đã quảng đại hi sinh, từ bỏ quê hương, gia đình, chấp nhận cuộc sống vất vả thiếu thốn, gian nan thử thách và chấp nhận dâng hiến cả mạng sống để gieo vãi hạt giống Tin mừng khắp nơi. Tri ân tổ tiên chúng ta đã quảng đại đón nhận đức tin, kiêu hùng bảo vệ đức tin và dũng cảm đổ máu đào minh chứng đức tin, để lại cho chúng ta gia sản đức tin vô giá và một Giáo hội mạnh mẽ phát triển không ngừng.

Duyệt xét quá khứ đưa ta đến tâm tình sám hối. Trong quá khứ ta đã có nhiều lỗi lầm sai sót của cả cá nhân lẫn tập thể, cả trong gia đình lẫn ngoài xã hội, xúc phạm đến Chúa và cả với anh em. Vì thế trong Năm Thánh ta hãy ăn năn sám hối và sửa chữa bằng việc hòa giải. Hòa giải với Chúa. Hòa giải trong gia đình. Hòa giải với anh em trong Giáo hội và ngoài xã hội. Hòa giải là điều kiện để ta xứng đáng lãnh nhận ơn phúc trong Năm Thánh.

HỌC HỎI

Để Năm Thánh sinh nhiều lợi ích thiêng liêng, chắc chắn ta cần học hỏi rất nhiều.

Ta cần học hỏi lịch sử Giáo hội. Học lịch sử để biết rút ra những kinh nghiệm quí giá của người xưa. Học lịch sử để biết công khó của cha ông. Học lịch sử để biết những thăng trầm của Giáo hội qua những mối liên hệ với xã hội. Quá khứ sẽ soi sáng cho tương lai.

Soi mình vào lịch sử, ta học được gương mẫu tiền nhân, nhất là của các vị thừa sai và các thánh Tử đạo. Giáo hội phát triển như ngày nay nhờ sự quảng đại, hi sinh của các ngài. Tấm gương sáng ngời của các ngài sẽ khơi dậy lòng phấn khởi. Ơn phúc của các ngài sẽ giúp ta thêm hăng hái quên mình xây dựng Nước Chúa. Sống theo gương các ngài ta sẽ góp phần đưa Giáo hội vào một thời kỳ phát triển mới.

Học hỏi sẽ giúp ta biết cách xây dựng Giáo hội. Những tài liệu do Uy ban Năm Thánh sọan ra giúp ta hiểu biết và sống mầu nhiệm, sự hiệp thông và chu toàn sứ vụ trong Giáo hội. Đây là những tài liệu quí giá giúp định hướng cho Giáo hội Việt nam trong những ngày tháng sắp tới. Xin anh chị em hãy chú ý học hỏi và thực hành.

THỰC HÀNH

Không thể sống Năm Thánh trọn vẹn nếu thiếu những việc thực hành.

Trước hết là tham dự những cử hành phụng vụ. Những ngày lễ đặc biệt đã được ghi trong lịch cử hành của Hội đồng Giám mục Việt nam. Riêng tại Tổng giáo phận Hà nội, chúng ta có 4 điểm hành hương. Điểm thứ nhất là Nhà thờ Chính tòa, nơi cha Đắc Lộ đã đến rao giảng Tin mừng lần đầu tiên vào ngày 02-07-1627, có pháp trường Ô Cầu Giấy nơi cha thánh Dũng Lạc chịu xử tử, có thành Cửa Bắc, nơi giam giữ và xử trảm thánh Ven, có Kẻ Sét nơi thánh Thịnh sinh ra, có ngôi nhà nguyện đầu tiên, có nhà đức cha Puginier Phước tức là nhà nguyện Fatima hiện tại. Điểm thứ hai là Sở Kiện, nơi đã từng là nhà thờ Chính tòa, Tòa Giám mục, Đại chủng viện, nơi cất giữ nhiều di tích các thánh Tử đạo, nơi thánh Đường và thánh Thi sinh ra. Điểm thứ 3 là nhà thờ Từ Châu, có nơi ẩn trốn của các Đức cha trong thời gian khốn khó, có hầm chuồng trâu nơi Đức cha Jeantet Khiêm phong chức cho Đức cha Theurel Chiêu với gậy tre và mũ giấy, có vinh dự cất giữ thủ cấp thánh Ven. Điểm thứ 4 là nhà thờ Vĩnh trị, nơi đã từng là Tòa giám mục và Đại chủng viện, quê hương của thánh Trùm Đích và thánh Lý Mỹ, có bia ghi dấu nơi cha thánh Tịnh thường quì cầu nguyện, có mộ của 3 đức cha và 10 thừa sai. Anh chị em hãy siêng năng đi hành hương và gia tăng việc cầu nguyện. Những điểm hành hương sẽ giúp cầu nguyên thêm sốt sắng và gương sáng của các vị thánh sẽ nâng cao tâm hồn giúp chúng ta thêm hăng hái phấn khởi làm việc lành.

Kế đến là tích cực thực thi công bình bác ái. Trong Cựu Ước, Năm Thánh buộc ta trả lại cho người khác những gì thuộc về họ như quyền sở hữu, quyền tự dọ (x. Lv 25, 8-17). Trong Tân Ước, việc phải làm trong Năm Thánh là giúp đỡ người nghèo khổ, tàn tật, yếu kém (x. Lc 4, 18-19). Sống công bình bác ái theo Lời Chúa dậy ta làm sáng lên giá trị cao quí của Tin mừng và góp phần xây dựng quê hương đất nước trong phát triển toàn diện và bền vững.

Sau cùng hãy dấn thân lên đường truyền giáo. Kỷ niệm 350 năm thành lập hai Giáo phận đầu tiên và 50 năm thiết lập hàng Giáo phẩm Việt nam giúp ta nhìn lại những bước tiến quan trọng của Giáo hội Việt nam. Những bước tiến đó có được nhờ sự hăng say truyền giáo của biết bao thế hệ thừa sai. Nhân dịp Năm Thánh, anh chị em hãy tích cực góp phần vào việc truyền giáo bằng đời sống đạo gương mẫu, thăm viếng tạo những mối liên hệ tốt với những người chung quanh, tận tâm làm việc từ thiện bác ái. Tôi rất vui mừng thấy một số giáo xứ đã quan tâm chăm sóc trẻ em khuyết tật, cô nhi và nuôi dưỡng người già nua bệnh tật rất tốt; nhiều nơi đã khôi phục lại những điểm truyền giáo bị chiến tranh tàn phá; và nhất là nhiều nơi đã mở thêm những giáo điểm mới tại những vùng kinh tế đang phát triển. Trong Năm Thánh anh chị em hãy mạnh dạn giới thiệu Chúa cho mọi người và mời gọi mọi người đến với Chúa.

Năm Thánh là dịp Chúa bày tỏ tình yêu thương xót vô biên. Với tất cả những cố gắng cầu nguyện trong tâm tình sám hối tạ ơn, phấn đấu canh tân hòa giải, hăng say quảng đại yêu thương phục vụ, mạnh dạn đem Chúa đến cho mọi người và đem mọi người về với Chúa, tôi tin chắc anh chị em sẽ lãnh nhận được một kho tàng ơn thiêng cao quí cho bản thân, cho gia đình, cho cộng đoàn, Giáo xứ, Giáo phận, Giáo hội và cho cả xã hội.

Xin phúc lành của Chúa ở cùng anh chị em trong suốt Năm Thánh và mãi mãi trong đời sống.

Thân ái chào anh chị em và hẹn gặp anh chị em trong những dịp hành hương Năm Thánh.

Giám mục của anh chị em
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Khi nhà văn Phạm Đình Trọng vĩnh biệt đảng Cộng sản
Bùi Tín / VOA
11:13 30/11/2009
Khi nhà văn Phạm Đình Trọng vĩnh biệt đảng Cộng sản

Nhà văn Phạm Đình Trọng vừa tuyên bố từ bỏ đảng cộng sản. Tin này đang làm xôn xao hàng ngũ các nhà văn, nhà báo, cựu chiến binh và anh chị em trí thức, sinh viên và học sinh ở trong nước. Vì Phạm Đình Trọng là một khuôn mặt được quen biết rộng rãi, một nhà văn của quần chúng, một nhà báo gắn liền với thời sự quê hương, một nhà thơ có cốt cách dân gian, được tuổi trẻ ngưỡng mộ, gần đây được cư dân bloggers trong nước quý mến.

Tôi quen biết Phạm Đình Trọng từ cuối những năm 70, khi anh là sỹ quan thông tin, thỉnh thoảng gửi tin và lời bình luận cho báo Quân đội Nhân dân.

Trọng rất chịu khó đi, đi nhiều và đi xa, có mặt ở những địa điểm hiểm yếu, ít người đến được. Anh từng đi dọc Trường Sơn, cả phía Đông và phía Tây, xuống tận Hòn Khoai, đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu, ra tận Trường Sa, rồi lên tận Vị Xuyên, Hà Giang khi còn nặng mùi thuốc súng. Tôi còn nhớ những sổ ghi chép dày của anh và chiếc máy ảnh khoác vai; một nhà báo xông xáo nhưng trầm tư, con người sống sâu sắc, lại rất tình cảm.

Tôi cũng có dịp ghé quê anh, ở huyện Tiên Lữ, Hưng Yên, quê của nhãn lồng, nhãn tiến, với những đầm sen thơm nức, và làng Thiện Phiến của Trọng, nổi tiếng về táo, quả táo ta tròn mọng, thơm béo, xâu từng chuỗi dài, đông khách mua ở cổng trường trung học.

Trọng học Đại học Văn, từng qua Trường Viết Văn Nguyễn Du, rồi về làm báo ở Thời báo Tài chính. Trọng có những tác phẩm gây tiếng vang, do tính ngay thật của anh, "dọc đường thấy chuyện bất bình chẳng tha"...

Cuốn "Rừng và Biển" và "Sự Tích Đảo" kết hợp khoa học với trữ tình được bạn đọc trẻ ưa thích. Cuốn "Thời nghịch lý" tô đậm thời sự nóng hổi đất nước gây nhiều tranh cãi. Bài báo "Tiếng Hà Nội " của anh làm xôn xao giới giáo dục và học sinh. Nhưng bài báo dài gây phản ứng mạnh, đồng tình mạnh mẽ mà phản ứng cũng gay gắt là "Ăn Mày Dĩ Vãng "trên mạng Talawas, đề cập đến cuộc vận động học tập đạo đức Hồ Chí Minh mà tác giả cho là giả dối, một vở kịch suy đồi, đầy tính chất đạo đức giả.

Phạm Đình Trọng gần đây trở thành một gương mặt kẻ sỹ Bắc Hà mang bản chất phản biện khá quyết liệt.

Con người của Trọng có tư chất đấu tranh sâu sắc còn ở chỗ anh là một chiến sỹ, một "con nhà võ" có nòi, vì quê anh có nhiều lò võ cổ truyền, bản thân anh rất sùng võ nghệ, anh từng luyện võ gian khổ, thành một võ sư quyền thuật cổ truyền.

Ngày 3-3-2009, nhà báo Phạm Đình Trọng gửi lá thư cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng góp ý, kiến nghị, chất vấn, nhân danh một công dân, về những chuyện lớn lao của quốc gia, từ chống tham nhũng đến bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biển đảo của tổ quốc, về chủ trương nguy hiểm tệ hại khai thác bô-xít trên Tây Nguyên...

Ngày 20-11-2009, khi Phạm Đình Trọng tuyên bố công khai vĩnh biệt đảng Cộng sản sau gần 40 năm trong đảng, tôi cho là một bước tất yếu.

Cũng như ông Trần Độ từ bỏ hết danh nghĩa hão huyền trung tướng, hàng tá huân chương vô duyên, danh nghĩa đảng viên mai mỉa, để trở về với quần chúng và lẽ phải, đòi lại quyền tự do cho bà con mình; như ông Hoàng Minh Chính từ bỏ đảng cộng sản để trở về xây dựng đảng dân chủ (mới) của thế kỷ 21, như hàng trăm ngàn đảng viên từ bỏ sinh hoạt đảng cộng sản, ngấm ngầm vĩnh biệt đảng, quay lưng lại với đảng.

Hãy nghe ông tổng bí thư Nông Đức Mạnh và ông trưởng ban tuyên gíáo Tô Huy Rứa la trời lên về hiện tượng "nhạt lý tưởng", "nhạt đảng" lan tràn trong đảng, về hiện tượng đảng bị suy yếu, xói mòn, khinh thị và chê bai bởi nhân dân, về nguy cơ mà bộ chính trị cộng sản gọi là "tự diễn biến hoà bình", nghĩa là tự nó rã rời, rữa nát, tự nó phá nó từ nhũng căn bệnh hiểm nghèo trong lục phủ ngũ tạng, nặng nề nhất là bệnh quan liêu, tham nhũng, cướp đất cướp của của dân, cậy quyền thế áp bức hà hiếp dân đen, kết bè phái để làm giàu trên tiền của của đất nước và nhân dân.

Cái danh nghĩa "đảng viên cộng sản" càng thêm tủi nhục khi trong thế giới văn minh đã kết luận rành rọt rằng chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội hiện thực (bao gốm toàn phe XHCN trước đây mà đảng CS Việt nam là một thành viên) là tội ác lớn nhất, là sai lầm lịch sử lớn nhất trong thế kỷ 20.

Xin hãy nghe ông Đặng Quốc Bảo, từng là trung tướng, uỷ viên trung ương đảng Cộng sản, trưởng ban Khoa giáo trung ương đảng, từng từ bỏ chức Bí thư thứ nhất Đoàn Thanh niên CS Hồ Chí Minh, phát biểu đầu năm nay: "Sai lầm lớn nhất của Đoàn thanh niên CS năm 2008 là đã giới thiệu 15 vạn thanh niên vào đảng cộng sản, mà đều không phải là thanh niên ưu tú, lại toàn là thanh niên cơ hội, vào đảng chỉ do động cơ vụ lợi cá nhân"...Một nhận định sâu sắc, điểm đúng huyệt, từ bên trong.

Cho nên nhà văn Phạm Đình Trọng chào vĩnh biệt đảng Cộng sản đâu là chuyện lạ. Sẽ còn nhiều, rất nhiều đảng viên Cộng sản vỡ mộng, tự trọng, kiên cường chọn cho mình con đường danh dự mà lương tâm và lòng yêu nước trong sáng mách bảo.

Từ Pháp, nhân danh người từng quen biết anh, cũng từng vỡ mộng từ trong đảng Cộng sản để trở thành nhà báo tự do của nhân dân, tôi xin ngả mũ kính chào anh, một nhà văn tự do cao quý!
 
Thôi không cùng hàng ngũ Đảng
Phạm Đình Trọng / BBC
23:37 30/11/2009
Thôi không cùng hàng ngũ Đảng

Tôi là Phạm Đình Trọng, nhà văn, là đảng viên Cộng sản lớp Hồ Chí Minh từ 19.5.1970. Đến nay, 20.11.2009, tôi tự thấy đảng Cộng sản không còn phù hợp với lí tưởng thẩm mĩ và giá trị nhân văn mà tôi theo đuổi nên tôi tự rút ra khỏi đảng.

Thiếu vài tháng nữa, tôi tròn 40 năm là người Cộng sản. Từ lúc tự nguyện đứng vào hàng ngũ Cộng sản, đến tự rút ra khỏi đảng là một quá trình chuyển biến trong tôi, từ nhận thức bằng tình cảm sang nhận thức bằng lí trí và cũng là quá trình chuyển biến của chính đảng Cộng sản, từ ý chí vì dân, vì nước sang ý chí chỉ vì sự tồn tại của đảng.

Tôi xin trình bày về quá trình hai chuyển biến đó, một chuyển biến thuận, tất yếu, hợp qui luật phát triển và một chuyển biến nghịch, tiêu cực, thoái hóa.

I. Tình cảm đưa tôi đến lý tưởng Cộng sản

Sinh ra trong không khí sôi sục của cuộc cách mạng đã khai sinh ra nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đưa những người cộng sản lên nắm chính quyền. Cuộc cách mạng ấy như cũng khai sinh ra thế hệ chúng tôi, một thế hệ của cách mạng, của nhà nước mới. Cả tuổi thơ, cả tuổi cắp sách đến trường của tôi được sống trong không khí thần thọai của những câu chuyện về lớp người Cộng sản tiền bối chiến đấu hi sinh vì dân, vì nước.

Lý tưởng của những người Cộng sản ấy đã trở thành lý tưởng, thành lẽ sống của thế hệ chúng tôi. Cốt cách lương thiện và dũng cảm của những người Cộng sản ấy cũng là khuôn mẫu cho cốt cách của lứa chúng tôi.

Cốt cách lương thiện và dũng cảm của những người Cộng sản ấy cũng là khuôn mẫu cho cốt cách của lứa chúng tôi.

Phạm Đình Trọng

Rời trường trung học vào bộ đội rồi đi vào cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược, chúng tôi lại gặp những người Cộng sản bằng xương bằng thịt vô cùng cao đẹp ở mọi nơi gian nan ác liệt. Máy bay Mĩ tập trung đánh hủy diệt một trận địa pháo cao xạ ở miền Tây Quảng Bình. Người Cộng sản trẻ tuổi Nguyễn Viết Xuân bị đạn bắn nát đùi vẫn bám thành công sự phất lá cờ đỏ dõng dạc chỉ huy: Nhằm thẳng quân thù, bắn! Với cuộc sống anh hùng đó, với lý tưởng đã có, chúng tôi trở thành người Cộng sản như là lẽ đương nhiên.

Chủ tịch Hồ Chí Minh mất, đảng phát động đợt kết đảng viên lớp Hồ Chí Minh. Ngay sau lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi viết đơn xin vào đảng. Lễ kết nạp lớp đảng viên Hồ Chí Minh đầu tiên của cơ quan chính trị Bộ Tư lệnh Thông tin tổ chức đúng vào ngày 19. 5. 1970.

Con vào đảng vào ngày sinh của Bác

Mười chín, tháng năm, năm một ngàn chín trăm bảy mươi

Ba mươi tuổi Bác thành người Cộng sản

Để cho con hai mươi sáu tuổi được là đồng chí của Người


Thơ tôi ghi nhận ngày tôi trở thành người Cộng sản.

Sau này, chuyển sinh hoạt đảng qua nhiều nơi, ngày vào đảng của tôi bị ghi sai thành 12. 5. 1970.

Vào đảng, rồi tốt nghiệp trường Sĩ quan Thông tin, đeo ba lô đi trong bạt ngàn màu xanh Trường Sơn vào mặt trận Tây Nguyên, tôi viết về đảng:

Nâng niu sự sống trong lòng

Đất là mẹ của trái tròn mầm xanh

Bao nhiêu trong mát ngọt lành

Đất chắt chiu để cây cành đơm hoa.

Đảng là đất mẹ bao la

Ta là chồi biếc đó mà, hỡi em!


Lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đảng đã đồng hành cùng dân tộc. Đặt dân tộc lên trên, đảng đã chấp nhận những hy sinh to lớn vì độc lập dân tộc. Với nhận thức đó, tôi đến với đảng hòan tòan bằng tình cảm của một trái tim khao khát lí tưởng cống hiến.

Với tư cách người Cộng sản, tôi đã vững vàng vượt qua mọi gian khổ, ác liệt, đi qua suốt cuộc kháng chiến chống Mĩ khốc liệt để viết về thế hệ của tôi, viết về thời đại của tôi và tôi trở thành nhà văn quân đội.

II. Lý trí cho tôi nhận thức lại

A. Đưa giai cấp lên trên dân tộc làm cho dân tộc tan rã, li tán, suy yếu

Điều lệ đảng Cộng sản Việt Nam ghi: Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc.

Giai cấp công nhân là một khái niệm quá chung chung, rộng lớn trên phạm vi thế giới, chỉ có định tính mà không có định hình vì thế cũng khá trừu tượng, không xác định được không gian, không ổn định trong thời gian, không có bản sắc văn hóa riêng và giai cấp công nhân cũng chỉ mới xuất hiện vài trăm năm gần đây cùng với sự xuất hiện của máy hơi nước, máy phát điện.

Với Việt Nam, giai cấp công nhân lại càng mới mẻ, mới có từ đầu thế kỉ trước cùng với sự khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Công nhân chỉ là một hình thái lao động của cả loài người, không của riêng dân tộc nào. Trong khi đó dân tộc là một khái niệm thiêng liêng, là hồn cốt của mỗi con người tồn tại trên thế gian này. Dân tộc là một thực thể đã tồn tại hàng ngàn năm, có không gian sinh tồn được xác định bằng lịch sử, bằng công pháp. Dân tộc có bản sắc văn hóa, tinh hoa văn hóa riêng. Mỗi dân tộc có mặt đến hôm nay đều phải có một tinh hoa văn hóa không thể bị đồng hóa với nền văn hóa khác. Nhiều dân tộc đã tạo nên những nền văn minh rực rỡ đưa loài người bước những bước dài trên đường tiến hóa. Văn hóa dân tộc là hạt nhân tập hợp cả cộng đồng tạo nên dân tộc. Mỗi dân tộc trên thế giới góp phần làm rạng rỡ, lung linh thêm phẩm chất NGƯỜI của Nhân loại bằng văn hóa của dân tộc mình. Đơn vị của một cộng đồng người là dân tộc chứ không phải là giai cấp. Không cộng đồng nào có mặt trong gia đình Nhân loại với danh xưng giai cấp công nhân!

Đưa giai cấp công nhân lên trên hết, trở thành chủ thể, điều lệ đảng Cộng sản đẩy dân tộc xuống cuối cùng là sự bất công phũ phàng. Trong thực tế, sự đối xử của đảng Cộng sản với dân tộc còn là sự phủ nhận cay đắng.

Chống ngoại xâm, đưa ra mục tiêu giải phóng dân tộc là đảng Cộng sản đã đồng hành cùng dân tộc, điều đó giúp đảng Cộng sản có sức mạnh vô địch. Nhưng cùng với chống ngoại xâm, với học thuyết chuyên chính vô sản của tín điều Cộng sản, đảng Cộng sản còn tiến hành cuộc đấu tranh giai cấp vô cùng khốc liệt đánh thẳng vào khối đoàn kết dân tộc, đánh tiêu diệt những tinh hoa của dân tộc!

Cải cách ruộng đất danh nghĩa là đánh đổ tầng lớp bóc lột ở nông thôn nhưng những gì diễn ra đã chứng tỏ rằng đó là cuộc phát động gây hận thù ngay trong lòng dân tộc. Lấy bạo lực chuyên chính vô sản đánh vào giá trị văn hóa, đánh vào đạo lí gia đình, đánh vào văn hóa làng quê, đánh cả vào tín ngưỡng tâm linh, những nền tảng của văn hóa dân tộc.

Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh đã phá sạch cơ sở vật chất của nền sản xuất công nghiệp tư nhân vừa hình thành, biến những người chủ giỏi tính toán làm ăn, biết gây dựng cơ đồ thành trắng tay, thành người làm thuê bằng cơ bắp. Dân tộc Việt Nam thông minh, thao lược đã tạo ra những doanh nhân tài ba Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà, Trịnh Văn Bô.. . ngang sức đua tranh với những nhà tư sản của nước Pháp công nghiệp phát triển để bắt đầu xây dựng một nền công nghiệp tư nhân phát triển ở Việt Nam. Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh ở miền Bắc không những phá sạch cơ sở công nghiệp tư nhân ban đầu đó mà còn chối bỏ, kìm hãm tài năng, trí tuệ nhân dân. Chỉ sử dụng cơ bắp làm thuê làm cho nền kinh tế miền Bắc thụt lùi hàng trăm năm. Tiếp tục cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh ở miền Nam đã đưa kinh tế cả nước xuống vực thẳm, đưa dân tộc Việt Nam thông minh, tài giỏi tới nghèo khổ, hèn mọn. Dòng người bỏ nước ra đi kéo dài trong nhiều năm đến sống vạ vật ở những trại tị nạn khắp thế giới là hình ảnh của sự hèn mọn ấy. Đổi mới, trở lại kinh tế thị trường chỉ là trở lại cung cách làm ăn thông thường, phổ biến của cả thế giới, trở lại với tư bản, tư doanh mà trước đó đã hai lần bị cải tạo, bị xóa sổ tức tưởi. Trở lại kinh tế thị trường là sự xóa bỏ đầu tiên nguyên lí cơ bản của tín điều Cộng sản đã cứu được nhân dân khỏi sự khốn cùng, cứu được nhà nước khỏi sụp đổ.

Vụ án Nhân văn Giai phẩm là sự dằn mặt của chính quyền công nông, của nhà nước chuyên chính vô sản với đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ. Nhân văn Giai phẩm chính là cuộc cải cách ruộng đất đối với trí tuệ đã dập tắt thê thảm những quầng sáng rực rỡ nhất của trí tuệ Việt Nam, vùi dập những trí tuệ Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo.. . , vùi dập tàn nhẫn những tinh hoa sáng nhất của dân tộc.

Suốt chiều dài lịch sử, luôn phải đối đầu với những lực lượng xâm lược khổng lồ nhưng dân tộc Việt Nam nhỏ bé vẫn tồn tại được đến hôm nay là nhờ tâm hồn Việt Nam đã tạo nên nền văn hóa Việt Nam đặc sắc, sâu đậm, bền vững cùng núi sông Việt Nam, là nhờ ý thức dân tộc mạnh mẽ sâu đậm trong mỗi con người Việt Nam. Nền văn hóa dân tộc ấy, ý thức dân tộc ấy đã gắn kết dân tộc Việt Nam thành một khối vững mạnh, tồn tại qua ngàn năm Bắc thuộc, qua trăm năm thực dân thống trị.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhà giầu ở nông thôn, nhà tư sản ở thành phố, quan lại triều đình cũ, trí thức Việt Nam ở trong và ngoài nước đều tham gia kháng chiến đánh giặc. Là những người giỏi giang, thành đạt, là tinh hoa của dân tộc, họ có sức lôi cuốn, tỏa sáng, có vai trò rất to lớn trong đánh giặc giữ nước, họ càng vô cùng cần thiết trong xây dựng đất nước. Nhưng tín điều Cộng sản đưa giai cấp công nhân lên làm chủ thể, lấy giai cấp nông dân nghèo là đồng minh, coi các thành phần khác là đối lập, cần đánh đổ, cải tạo, chuyên chính. Những cuộc đánh đổ (cải cách ruộng đất), cải tạo (công thương nghiệp tư bản tư doanh), chuyên chính (Nhân văn Giai phẩm) là những đòn chí tử, liên tiếp đánh vào khối đoàn kết dân tộc.

Chiến thắng năm 1975 không phải là chiến thắng của ý thức hệ Cộng sản mà là chiến thắng của ý chí dân tộc, của nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Chiến thắng năm 1975 không phải là chiến thắng của miền Bắc với miền Nam mà là chiến thắng của cả dân tộc Việt Nam. Đặt dân tộc lên trên, chúng ta sẽ có một tiềm lực vô cùng to lớn để xây dựng đất nước. Cơ sở vật chất kĩ thuật và lực lượng lao động cao cấp còn ở lại miền Nam là một vốn quý, một bệ phóng thuận lợi để nhanh chóng cất mình bay lên cùng những con rồng kinh tế châu Á. Nhưng giành hết chiến thắng của dân tộc về đảng, những người Cộng sản trở nên kiêu ngạo, tự mãn, lại càng tư tin vào tín điều Cộng sản. Lại say sưa đấu tranh giai cấp. Lại cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh. Lại hủy hoại khối lượng lớn của cải, làm tan hoang những cơ sở vật chất của một nền sản xuất công nghiệp tương đối phát triển! Lại hận thù dân tộc, đẩy hàng vạn người đã tham gia chính quyền cũ vào những trại cải tạo, gây chia rẽ, li tán trong lòng dân tộc.

Thời cơ mất đi. Tiềm lực vô cùng quí giá để phát triển đất nước cũng mất đi. Đất nước bị đẩy đến tận cùng quẫn bách. Kinh tế kiệt quệ. Lòng người ly tán. Thế giới cấm vận. Năm 1975, kinh tế Việt Nam ngang ngửa với các nước Đông Nam Á thì nay tụt lại sau vài chục năm.

Nỗi đau ly tán còn khoét sâu trong lòng dân tộc lại lộ ra mỗi khi lãnh đạo nước ta đến Mỹ đều có những đoàn người của cộng đồng người Việt ở Mỹ rầm rộ biểu tình chống đối. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết phải đi cổng sau vào Nhà Trắng gặp Tổng thống Mỹ vì cổng trước bị đoàn người biểu tình phong tỏa! Đau quá! Người đứng đầu nhà nước đã đánh thắng Mỹ phải đi cổng sau Phủ Tổng thống vào gặp người đứng đầu nước chủ nhà thua trận! Nỗi đau li tán dân tộc dẫn đến nỗi đau quốc thể! Đặt giai cấp lên trên dân tộc nên đến nay đất nước thống nhất đã hơn 30 năm mà vẫn chưa thể hòa giải, hòa hợp dân tộc!

Nước Đức thống nhất sau Việt Nam 14 năm rưỡi. Ngày 9. 11. 1989 bức tường Berlin dài 155 kilomet do nhà nước Cộng sản Đông Đức xây bị dân Đức phá sụp đổ. Hai miền Đông – Tây nước Đức ôm chầm lấy nhau. Nước Đông Đức Cộng sản bị xóa sổ, bị gom về với Tây Đức Tư bản. Đặt dân tộc Đức vĩnh hằng lên trên ý thức hệ nhất thời, không có một trại cải tạo nào dành cho viên chức chính quyền Đông Đức. Địa lý Đức thống nhất. Dân tộc Đức cũng thực sự thống nhất, hòa hợp. Bà Angela Merkel Thủ tướng nước Cộng hòa Liên bang Đức hiện nay vừa tái trúng cử nhiệm kì thứ hai từng là đoàn viên thanh niên Đông Đức trước đây.

Nỗi đau ly tán của dân tộc Việt Nam còn âm ỉ, nhức nhối đến hôm nay là hậu quả tất yếu của kiên trì tín điều Cộng sản đưa giai cấp lên trên dân tộc, là trách nhiệm không thể chối bỏ của đảng Cộng sản.

B. Đặt lợi ích của đảng lên trên lợi ích dân tộc

Với chuyên chính vô sản tạo ra những cuộc đấu tố, thanh trừng thảm khốc, với nền kinh tế kế hoạch duy ý chí bóp nghẹt sản xuất và cuộc sống, với nền văn hóa nghệ thuật khuôn phép, xơ cứng, triệt tiêu tìm tòi, sáng tạo, sau gần nửa thế kỉ tồn tại, hệ thống Cộng sản thế giới khuôn xã hội con người vào khuôn mẫu ra đời từ thế kỉ 19 trái tự nhiên, tất yếu phải sụp đổ. Từ một hệ thống Cộng sản thế giới trải rộng thành một khối lớn từ châu Âu sang châu Á nay chỉ còn năm nước Cộng sản như năm hòn đảo chơi vơi và Việt Nam là một hòn đảo chơi vơi và nhỏ bé. Đây chính là lúc phải bừng tỉnh để nhận lại đường, từ bỏ sự trì trệ, trái tư nhiên, đưa đất nước trở lại dòng chảy tiến hóa, cùng nhịp bước với sự phát triển của loài người.

Làm việc này không phải chỉ vì đất nước, vì dân tộc mà trước hết vì chính đảng Cộng sản để đảng thoát khỏi xơ cứng, trì trệ của những tín điều đã bị thực tế cuộc sống bác bỏ, đã bị lịch sử chứng minh là sai trái, để đảng Cộng sản vẫn giữ được vai trò lãnh đạo bằng lòng tin và sự gửi gắm của nhân dân, chứ không phải bằng điều 4 của Hiến pháp, không phải bằng bạo lực chuyên chính vô sản. Nhưng đảng ở cấp cao đã không làm được như thế! Không có sự nhạy bén, năng động của tư duy công nghiệp để thắng sức ỳ của tư duy nông nghiệp thô sơ, không có sự mẫn cảm và sáng láng của trí tuệ và tài năng tạo ra bước ngoặt cần có cho dân tộc, vẫn kiên trì với những tín điều Cộng sản, những người lãnh đạo đảng ở cấp cao đã bình thản neo đất nước ta, dân tộc ta trên hòn đảo chơi vơi. Để tồn tại được trên hòn đảo chơi với đó, đảng đã thực hiện hai điều ngược với quyền lợi nhân dân và dân tộc.

Bạo lực chuyên chính vô sản lại được sử dụng với nhân dân

Nhân dân có tiếng nói xây dựng, đóng góp, nói tiếng nói bức thiết của cuộc sống, tiếng nói vì lợi ích chính đáng của người dân nhưng không thuận tai đảng, không phù hợp với lợi ích của đảng, có hại cho sự tồn tại của đảng thì nhân dân nói tiếng nói đó liền bị đẩy sang phía kẻ thù “âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch”, phải chuyên chính! Đẩy nhân dân trở thành kẻ thù, hàng loạt vụ bắt bớ đã diễn ra, hàng loạt cuộc đấu tố dựng tội tàn nhẫn, hàng lọat phiên tòa đã tuyên những bản án khắc nghiệt.

Chuyên chính vô sản đã gây ra Cải cách ruộng đất, Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, Vụ án Nhân Văn Giai phẩm, Vụ án Xét lại chống đảng, đã chà đạp lên số phận bao người trung thực, tài giỏi, gây nỗi kinh hòang cho dân tộc, gây thiệt hại vô cùng to lớn cho đất nước. Những cuộc bắt bớ, đấu tố đang diễn ra là cuộc cải cách ruộng đất kinh hòang năm nào vẫn đang âm thầm tái diễn đến tận hôm nay! Sức mạnh tạo ra bằng lòng tin mới là sức mạnh trường tồn, vô tận. Đó là sức mạnh của lẽ phải, của nhân nghĩa, của lòng người. “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” (Nguyễn Trãi). Sự nhân nghĩa tạo ra sự yên dân, tạo ra sức mạnh trường tồn. Sức mạnh của bạo lực là sức mạnh nhất thời, sức mạnh nghịch đạo. “Cái còn thì sẽ còn nguyên / Cái tan thì tưởng vững bền cũng tan” (Trần Đăng Khoa) Sức mạnh bạo lực ngự trị ở xã hội yên hàn là sự bất ổn lớn của cuộc sống, là nguy cơ lớn cho dân tộc.

Liên minh thua thiệt với Trung Quốc

Là một đảng nhỏ bé, lại theo đuổi chủ nghĩa quốc tế vô sản, đảng Cộng sản Việt Nam muốn tồn tại không thể thiếu thành tố quốc tế. Suốt quá trình tồn tại trước đây, đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi đảng Cộng sản Liên Xô và nhà nước Xô Viết là niềm tin, là chỗ dựa vững chắc. Đảng Cộng sản Liên Xô giải tán. Nhà nước Xô Viết tan rã. Mất chỗ dựa tưởng như trường thành bền vững muôn đời, chơi vơi giữa thế giới đang ầm ầm biến chuyển không thuận cho Cộng sản, lại ảo tưởng rằng cùng là nước Cộng sản, cùng kiên trì con đường Xã hội chủ nghĩa, Trung Quốc sẽ thay thế Liên Xô, giương cao ngọn cờ Cộng sản, làm chỗ dựa cho các nước Cộng sản còn lại, những người lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đã cố quên đi bản chất tham lam, bành trướng của Trung Quốc, cố quên đi bàn tay những người lãnh đạo Trung Quốc còn đỏ lòm máu nhân dân Việt Nam, cố quên đi cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc nước ta do Trung Quốc phát động giết hại hàng vạn đồng bào chiến sĩ ta năm 1979, cố quên đi những cuộc chiến do Trung Quốc gây ra chiếm đất, chiếm biển đảo của ta. Cuộc chiến năm 1974 đánh chiếm tòan bộ quần đảo Hòang Sa của ta. Cuộc chiến năm 1988 đánh chiếm một phần quần đảo Trường Sa của ta, giết hại gần 70 chiến sĩ ta. Cố quên đi để cầu thân với Trung Quốc, tìm chỗ dựa để đảng tồn tại, cố lấy lòng lãnh đạo Trung Quốc để giữ chiếc ghế quyền lực!

Nhìn thấy cuộc chiến tranh chống Mỹ của ta rất có lợi cho Trung Quốc. Cuộc chiến tranh ấy vừa làm cho Mỹ sa lầy, yếu đi, để Trung Quốc vượt lên, vừa làm cho Việt Nam kiệt quệ càng phải phụ thuộc vào Trung Quốc, Trung Quốc liền trù tính thiết kế cuộc chiến tranh ấy theo công thức: Đánh Mỹ = Máu người Việt Nam + Vũ khí, trang bị Trung Quốc. Viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ rất to lớn, cấp bách. Sự phối hợp giữa Việt Nam với Trung Quốc trong đối sách quốc tế của cuộc chiến tranh cũng rất quan trọng, khẩn thiết. Khẩn trương, cơ mật như vậy nhưng lúc đó đâu có cần lập đường dây nóng, đường dây bảo mật! Thế mà ngày nay, trong mối bang giao hòa hiếu thông thường, trong cuộc sống hòa bình, dân chủ, công khai, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, Trung Quốc và Việt Nam lại phải lập đường dây nóng, đường dây bảo mật giữa lãnh đạo hai nước. Đầu tháng 6. 2008, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh sang Trung Quốc, đường dây nóng giữa lãnh đạo cấp cao hai nước được đề xuất. Chỉ bốn tháng sau, tháng 10. 2008 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Trung Quốc chính thức kí kết văn bản thiết lập đường dây này. Tháng 5. 2008, tên đường dây được gọi là đường dây nóng. Đến tháng 10. 2008 được gọi là đường dây bảo mật. Với người dân, đó là đường dây vô cùng bất bình thường. Từ đường dây bất bình thường đó mà bao nhiêu điều bất bình thường trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đã xảy ra. Nhà nước Trung Quốc cứ ngang ngược lấn tới và nhà nước Việt Nam cứ cam tâm chấp nhận!

Trung Quốc sát nhập quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam vào phủ huyện Tam Sa của họ. Học sinh, sinh viên Hà Nội liền mang cờ Tổ quốc, mang băng chữ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam tập hợp đông đảo nhưng ôn hòa và trật tự trước sứ quán Trung Quốc. Ngày 9. 1. 2008 có mặt ở Hà Nội, tôi đã được chứng kiến cuộc tập hợp của lòng yêu nước đó. Tôi đã được nghe tiếng hô Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Đó là tiếng nói của lịch sử dựng nước Việt Nam, tiếng nói của những người Việt Nam ở những thế kỉ xa xưa đã dong buồm cánh dơi ra nhận đất Hoàng Sa, Trường Sa, tiếng nói của Lê Qúy Đôn, nhà bác học Việt Nam từ thế kỉ 18 đã vẽ chuỗi đảo cát vàng Hoàng Sa, Trường Sa trong bản đồ Việt Nam, tiếng nói của đội binh Hoàng Sa được triều đình nhà Nguyễn phái ra giữ đất Hoàng Sa, tiếng nói của những người lính Việt Nam đã bỏ mình ngoài biển Đông trong cuộc chiến đấu bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa. Đó là tiếng nói của ý chí mọi thế hệ người Việt Nam khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ với mảnh đất đã thấm đẫm máu xương tổ tiên người Việt, là tiếng nói vô cùng cần thiết trước tham vọng bành trướng của Trung Quốc. Nhưng một lực lượng công an hùng hậu được huy động đến quyết liệt và nhanh chóng giải tán cuộc tập hợp của lòng yêu nước, bắt đi những người nồng nhiệt bộc lộ lòng yêu nước. Nhìn sắc áo xanh, áo vàng công an giăng kín che chở sứ quán Trung Quốc và sát khí đằng đằng xua đuổi, giằng kéo bắt bớ thanh niên ta, giật xé băng chữ Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam, trong lòng tôi nghẹn một nỗi đau xót, tủi nhục!

Ngày 17 tháng 2 năm nay, 2009, tròn 30 năm cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc cũng là lần giỗ tròn thứ 30 hàng vạn đồng bào chiến sĩ ta đã ngã xuống để bảo vệ đất đai biên cương nhưng gần ngàn cơ quan thông tấn báo chí cả nước được lệnh không được nói một lời, không được viết một chữ nhắc đến sự kiện này, không được nhắc đến sự hi sinh bi tráng và cao cả của đồng bào chiến sĩ ta trong cuộc chiến giữ nước này! Trong khi đó, một nhà xuất bản cấp nhà nước của ta lại xuất bản tập sách dịch của Trung Quốc ca ngợi những người lính Trung Quốc đã sang chinh phạt Việt Nam! Ôi chao, để làm đẹp lòng những người lãnh đạo Trung Quốc, để có chỗ dựa cho đảng, chúng ta phải vô ơn và nhục nhã phỉ báng cả hương hồn liệt sĩ của chúng ta! Đảng tồn tại bằng cách đó, làm sao tôi có thể đứng trong đảng đó được!

Báo Du Lịch đăng bài tri ân chiến sĩ quân đội ta đã chiến đấu hi sinh để bảo vệ Trường Sa thì báo bị đình bản! Blogger viết blog bày tỏ sự bất bình trước việc dân ta đánh cá trên vùng biển của ta bị lính Trung Quốc bắt giữ, đánh đập, cướp bóc, thì Blogger bị bắt! Còn báo Điện tử đảng Cộng sản Việt Nam sốt sắng tiếp sóng tuyên truyền cho Trung Quốc khẳng định Hoàng Sa là của Trung Quốc thì báo bình thản vô can!

Những sự việc đau lòng, tủi nhục này diễn ra hàng ngày nhiều lắm, không sao kể xiết!

Những nhượng bộ, thỏa hiệp để Trung Quốc vạch lại biên giới, phân chia lại vùng biển, chiếm đất, chiếm biển của ta. Trong thư ngỏ gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 3. 3. 2009 tôi đã dẫn chứng về việc mất đất mất biển. Những hợp đồng kinh tế dễ dãi, ưu ái dành cho Trung Quốc. Đại dự án bô xít gây lo lắng bất an cho cả dân tộc về môi trường, về văn hóa, về an ninh quốc phòng và đại dự án bô xít không vì nhu cầu cấp bách của sự phát triển kinh tế đất nước mà chỉ vì năm 2001, vừa trở thành người lãnh đạo cao nhất của đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh sang Bắc Kinh ra mắt những người lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc, từ bô xít đột ngột xuất hiện trong tuyên bố chung Giang Trạch Dân – Nông Đức Mạnh: “Nhất trí thúc đẩy các doanh nghiệp hợp tác lâu dài trong dự án bô xít nhôm Đắc Nông”. Năm 2006, từ bô xít lại được nhắc lại trong thông báo về chuyến thăm Việt Nam của Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào: “Khẩn trương bàn bạc và thực hiện các dự án lớn như bô xít Đắc Nông”! Thế là dự án bô xít Tây Nguyên trở thành “chủ trương lớn của đảng và nhà nước ta” (Lời tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng).

Căn nguyên vì sao Trung Quốc cần khai thác bô xít của Việt Nam và mối nguy hại của việc khai thác bô xít Tây Nguyên tôi đã nêu trong thư ngỏ gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 3. 3. 2009. Điểm xuất phát của dự án bô xít Tây Nguyên là từ chuyến đi Trung Quốc của người đứng đầu đảng Cộng sản Việt Nam và từ chuyến đi Việt Nam của người đứng đầu đảng Cộng sản Trung Quốc, sự nôn nóng thúc giục thực hiện dự án bô xít Tây Nguyên của phía Trung Quốc, sự phân tích thấu đáo của các nhà khoa học chỉ ra sự thua thiệt về kinh tế, mối nguy cơ về môi trường, về văn hóa, nỗi bất an về thế chiến lược quốc phòng của dự án bô xít Tây Nguyên đã cho thấy chủ trương lớn này của đảng không vì dân tộc Việt Nam! Cũng không vì dân tộc Việt Nam những đoàn người Trung Quốc lũ lượt đến Tây Nguyên, đào bới bô xít, đến Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa làm cảng biển, những người Trung Quốc xục xạo khắp rừng sâu núi thẳm với danh nghĩa thăm dò khai thác khóang sản nhưng thực chất họ làm gì chúng ta không biết! Càng không vì dân tộc Việt Nam những đoàn ô tô tải sức chở trên 20 tấn đêm đêm ầm ầm chở khoáng sản hiếm, tài nguyên quí của nước ta kìn kìn chạy sang phương Bắc!

Vì mối giao hòa với Trung Quốc làm chỗ dựa bảo đảm cho sự tồn tại của đảng Cộng sản Việt Nam mà đất đai của tổ tiên không được bảo toàn, quyền lợi kinh tế đất nước không được coi trọng, đạo lí làm người, văn hóa dân tộc không được giữ gìn, cả đến quyền công dân, lòng yêu nước của nhân dân không được nhìn nhận thì tôi không thể là đảng viên Cộng sản như vậy. Tôi xin trở về làm quần chúng, làm dân thường, đau nỗi đau của dân, cùng dân lo toan giữ lấy nước.

III. Đảng đang thực hiện những điều trái với Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trong đời sống chính trị của đất nước ta hiện nay, từ ngữ có tần số sử dụng cao nhất là từ Hồ Chí Minh. Thần thánh hóa Hồ Chí Minh, đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn nói đi theo con đường Hồ Chí Minh đã chọn, rầm rộ học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nhưng trong thực tế đã hoàn toàn làm trái tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Trong bài viết “Ăn mày dĩ vãng – thực chất cuộc vận động học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh”, tôi đã thẳng thắn nêu ra sự làm trái đó chính là để bảo vệ tư tưởng dân tộc rất sâu đậm của Hồ Chí Minh, bảo vệ hình ảnh bình dị và vô cùng gần gũi, thân thiết với dân của Hồ Chí Minh, những mong đảng tỉnh táo, dũng cảm nhìn nhận, xem xét lại. Hai cội nguồn sức mạnh của đảng là tinh thần dân tộc và tư tưởng Hồ Chí Minh. Mà cốt lõi tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là dân tộc. Khởi đầu con đường cách mạng của Hồ Chí Minh là dân tộc và đích đến của con đường ấy cũng là dân tộc. Như trên tôi đã nêu, đảng đã lấy giai cấp đánh tan rã, li tán, suy yếu dân tộc. Nay đến tư tưởng Hồ Chí Minh, đưa ra học tập ồn ào nhưng từ lâu, đảng đã bác bỏ những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh. Bài “Ăn mày dĩ vãng” tôi viết về sự bác bỏ đó. Đó là đóng góp của tôi, một đảng viên với đảng, là bộc lộ lòng yêu nước, bộc lộ tấc lòng trung trinh với dân tộc, với tổ quốc Việt Nam thân yêu của tôi.

Tình cảm của tuổi trẻ đưa tôi đến với đảng Cộng sản. Hiểu biết của nhận thức và thực tế cuộc đời đưa tôi đến quyết định từ bỏ sự lựa chọn cảm tính của tuổi trẻ.

Phạm Đình Trọng

Nhưng trong cuộc họp tôi được mời tham dự với nội dung “Nghe UBKT/ĐU thông báo việc giải quyết tài liệu Ăn mày dĩ vãng – thực chất cuộc vận động học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh “, ngày 13. 11. 2009, đảng ủy nơi tôi sinh hoạt đã kết luận bài viết của tôi “đã phủ định chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đã thể hiện rõ đồng chí không còn trung thành với đảng, với tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đã xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh” Đó là kết luận áp đặt, khiên cưỡng, thiếu thiện chí với tôi và né tránh, không đủ dũng khí nhìn vào sự thật.

IV. LỜI KẾT

Tất cả những điều tôi trình bày ở trên bộc lộ sự thất vọng của tôi về đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Vì thế tôi xin từ bỏ đảng tịch đảng viên Cộng sản. Cuộc sống luôn vận động và phát triển. Tư tưởng con người cũng luôn vận động và phát triển. Không còn vận động và phát triển được sẽ bị cuộc sống đào thải. Tình cảm của tuổi trẻ đưa tôi đến với đảng Cộng sản. Hiểu biết của nhận thức và thực tế cuộc đời đưa tôi đến quyết định từ bỏ sự lựa chọn cảm tính của tuổi trẻ. Tôi đã tự nguyện vào đảng, nay tôi tự rút ra khỏi đảng cũng là việc rất bình thường, lành mạnh đối với đảng cũng như với riêng tôi. Đảng ủy cần nhìn nhận sự việc ở góc nhìn của sự vận động, là sự bình thường, sinh động của cuộc sống, không nghiêm trọng hóa sự việc để dẫn đến quy kết, truy bức tư tưởng.

Nguồn: ww.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2009/11/091126_phamdinhtrong_letter.shtml
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Dự án nghiên cứu “Đức tin trong thời đại thế tục”
Trần Mạnh Trác
09:09 30/11/2009
Washington (CNS)-Trên một diễn đàn với những nhân vật tên tuổi như ĐHY Chicago Francis George và triết gia đoạt giải Templeton Charles Taylor, một dự án nghiên cứu đức tin trong thời đại thế tục đã được giới thiệu tại The Catholic University of America (Trường Đại học Công Giáo Mỹ) ngày 19 tháng 11 vừa qua.

Đức Hồng y George, chủ tịch Hội Đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, cũng là một tiến sĩ triết học giảng dạy tại Đại Chủng viện Oblate (dòng Tận Hiến) ở Pass Christian, Miss, và tại một số các trường đại học khác.

Taylor, một nhà triết học Công giáo người Canada mà gần đây mới xuất bản cuốn sách có tiêu đề "Một thời đại Thế tục," ("A Secular Age,") trong năm 2007 đã nhận giải Templeton cho những đóng góp đặc biệt về chiều kích tinh thần của cuộc sống. Năm 2008 ông cũng nhận giải thưởng Kyoto về nghệ thuật và triết học, thường được gọi là giải Nobel Nhật Bản.

Trong phần giới thiệu chương trình, Cha George F. McLean, dòng Oblate, chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu các giá trị và Triết học và là Giám đốc Trung tâm Công giáo Nghiên cứu Văn hóa và các giá trị của trường Đại học, nói rằng dự án 15 tháng nghiên cứu về ý nghĩa của đức tin và những thách thức và cơ hội phát triển sự nhận thức của con người đã đạt được nhiều quan tâm từ các giới học giả quốc tế và liên tôn.

Ngài cho biết đã nhận được những xác nhận ghi danh từ một chủng viện Baptist, từ một đại học Hồi giáo lâu đời nhất trên thế giới và từ một trong những đại học thế tục hàng đầu ở Châu Âu.

Trong bài phát biểu, Taylor nói rằng xã hội thế tục đương đại tạo ra những thử thách đức tin không giống như những thế hệ khác trong quá khứ. Ông bắt đầu tại thời điểm trước thế kỷ 17, một bối cảnh trong đó người dân không nghi ngờ vị trí cuả con người trong vũ trụ.

Lúc đó, thế giới này được chấp nhận rộng rãi như là "được thiết kế bởi Đức Chúa Trời", và các dấu hiệu được xem là đầy đủ để chứng minh có một vị sáng tạo thần thánh. Thế giới thế tục "phản ảnh" các bằng chứng về sự hiện hữu của một đấng sáng tạo vượt xa hơn nó.

Khi khoa học phát triển và thông tin tích lũy, những dấu hiệu mà trước đây người ta coi là bằng chứng vững chắc về bàn tay của Chúa trong vũ trụ đôi khi bị xoi thủng.

Một thay đổi quan trọng đã xảy ra trong thế kỷ 17 với ý niệm rằng vũ trụ bị chi phối bời các sự kiện do con người gây ra, đây là một "thế giới rộng lớn, vô nhân tính và phản ứng,” ("a vast, impersonal, imminent world,") trái ngược với một thế giới mà trong đó Thiên Chúa cai quản mỗi hành động.

Trong giai đoạn này, "Chúng ta vẫn còn kết nối với Thiên Chúa... Ngài đã thiết kế vũ trụ tuyệt đẹp, nơi tất cả mọi thứ phù hợp với nhau," Taylor nói. "Ngài đã thiết lập các quy tắc này cho xã hội của con người... một khái niệm rất mạnh mẽ của thiết kế."

Sau đó, với sự phổ biến của lý thuyết Darwin (Thuyết Tiến Hóa) trong thế kỷ 19, nảy sinh ra những bất đồng với ý niệm một Thiên Chúa thiết kế vũ trụ. Dựa vào khoa học và triết học người ta có thể lập luận cho rằng "đức tin là hiển nhiên" nhưng đồng thời cũng đủ lập luận để kết luận đức tin là khó hiểu, Taylor nói.

Tới nay, Taylor nhận xét xã hội có hai loại người, “loại người đi tìm" ("seekers") và "loại người định cư." ("dwellers.")

Ông định nghĩa loại người đi tìm là những người không muốn người khác bảo mình phải tin những gì. Trong bối cảnh tôn giáo, điều này không có nghĩa là những người vô thần nhưng họ là những người vẫn sẵn sàng trở thành một phần của một tôn giáo truyền thống, họ là những người đang tìm kiếm sự nối lại với một đức tin, Taylor cho biết.

Còn loại người định cư là những người muốn những điều đã được quyết định sẵn cho họ, những người nghiêng về "những điều đúng và cũ."

Ông lưu ý rằng điều này đặt các giáo hội vào một vị trí khó khăn.

"Những tín điều rõ ràng và tiên quyết là một vấn đề cho loại người đi tìm ", theo Cha McLean. "Ngược lại những điều còn mở và chưa quyết định là một vấn đề cho loại người định cư. Trong lúc này, tôi sẽ không muốn trở thành một giám mục.."

Hồng y George Taylor cho biết ngài nghĩ rằng ông Taylor "đã gợi ra cho chúng ta một vấn đề tối quan trọng", thách thức chúng ta xem xét "như thế nào tôi có thể nên thánh trong một thời đại thế tục?"

Cơ bản là con người vẫn quan tâm về vấn đề nên thánh, đức hồng y cho biết, và qua những tương tác trong giáo phận, ngài nhìn thấy việc này xảy ra hoài.

Ngài đề nghị một cái nhìn thích hợp là dùng một hình ảnh mà thánh Augustine đã đưa ra để mô tả sự lôi kéo giữa thiêng liêng và thế tục như giữa hai nhân vật của một vở kịch mà thế giới bị mắc kẹt ở giữa.

Những xã hội thế tục trong thế giới hiện đại có nhiều mô hình, một mô hình giống một như một quảng trường thế tục đóng kín, và những hoạt động dân sự cố gắng loại bỏ tôn giáo; kết quả là một xã hội giống như Liên Xô cũ, nơi không có tự do tôn giáo.

Mặt khác, một quảng trường thế tục nhưng mở "mà đức giáo hoàng nghĩ rằng chúng ta (Mỹ quốc) đang có,", thì tôn giáo có thể giúp xã hội dân sự, chủ yếu là thông qua các hành động của cá nhân.

"Dấu hiệu của một xã hội mở là sự tin tưởng trên tiến trình (thể thức, process)", Hồng y George nói. Khi mà tiến trình cai quản là cởi mở và minh bạch và đáng tin cậy thì bạn có thể dung dưỡng những người “thậm chí không trung thực”, nhưng tiến trình sẽ cho phép tất cả chúng ta được sống trong hòa bình và tiếp tục tìm kiếm.

Dự án nghiên cứu “Đức tin trong thời đại Thế tục” sẽ liên quan đến nhiều học giả từ nhiều nơi. Cho đến nay, hai nhóm đã được thành lập với các chủ đề cụ thể.

Cha dòng Tên John Haughey của Trung tâm Thần học Woodstock của Đại học Georgetown sẽ dẫn đầu một nhóm nghiên cứu tìm kiếm các định nghĩa (studying the interior search for meaning.)

William Barbieri, giáo sư Thần học và Tôn giáo tại Trường Đại học Công Giáo, sẽ dẫn đầu một nhóm nhìn vào vai trò của niềm tin trong bối cảnh “chính trị xã hội” cuả xã hội toàn cầu (role of belief in the sociopolitical order of the global society)

Dự án được tài trợ bởi hai quĩ L. and H. Bradley Foundation và Raskob Foundation for Catholic Action.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Cảnh Nghèo
Sen K.
23:09 30/11/2009

CẢNH NGHÈO



Ảnh của Sen K. – Philippines

Gặp người nghèo đừng nghoảnh mặt đi

đừng làm ngơ không nhìn đến người thiếu thốn

kẻo nên cớ cho người đời nguyền rủa..

(Trích Huấn ca 4:4,5)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền