Ngày 06-11-2022
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thả mình vào trong cung lòng của Thiên Chúa
Lm. Minh Anh
02:15 06/11/2022

THẢ MÌNH VÀO TRONG CUNG LÒNG CỦA THIÊN CHÚA
“Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống, vì đối với Ngài, tất cả đều đang sống”.

Tim Hansel kể, “Một ngày nọ, tôi và con trai, Zac, đi núi; nó leo ở một số vách đá. Bỗng một giọng nói từ phía trên tôi hét lên, “Này ba! Bắt lấy con!”. Tôi quay lại và thấy Zac vui mừng nhảy khỏi một tảng đá và đâm thẳng vào tôi. Tôi trở thành một diễn viên xiếc ngay lập tức, và bắt lấy nó. Cả hai đều ngã. Trong một khoảnh khắc, tôi hầu như không thể nói chuyện. Khi tìm được giọng nói của mình, tôi thở hổn hển trong bực tức, “Zac! Con có thể nói cho ba lý do con đã làm như vậy không?”. Với sự điềm tĩnh đáng kể, nó nói, “Chắc chắn rồi… vì ba là ba của con!””.

Kính thưa Anh Chị em,

Thật bất ngờ khi Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay cũng nói với chúng ta về sự nhảy bổ về phía Thiên Chúa mà Chúa Giêsu mời gọi mỗi người hãy làm. Thật an ủi, Ngài nói đến sự sống lại của chính chúng ta, “Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng của kẻ sống”. Vì sao? “Vì đối với Ngài, tất cả đều đang sống”. Quả thế, dầu đã chết, con người vẫn tồn tại trước Thiên Chúa. Để có thể hiểu hết chân lý và giá trị điều Chúa Giêsu nói, Karl Rahner đề nghị chúng ta ‘thả mình vào trong cung lòng của Thiên Chúa’ một cách vô điều kiện! Buông mình cho lòng thương xót của Ngài, chúng ta mới hiểu hết hạnh phúc khi thuộc về Ngài.

Đi theo Chúa Giêsu, niềm tin phục sinh của chúng ta được đính, được móc tận chóp cùng trên chính bản tính hằng sống của Thiên Chúa; và vì Ngài hằng sống, đời đời, nên tình yêu của Ngài cũng đời đời như Ngài! Hơn thế nữa, Đức Kitô, Đấng Cứu Độ chúng ta đã phục sinh; nhờ đó, sự sống mai ngày của chúng ta được định hình. Vì thế, chính tình yêu miên viễn của Thiên Chúa hằng sống sẽ làm cho chúng ta được sống lại và sống mãi, cho dù phải chết. Ngài yêu chúng ta, đang yêu và sẽ yêu chúng ta mãi mãi! Từ đó chúng ta hiểu được những gì Chúa Giêsu nói một cách mạnh mẽ và thuyết phục như hôm nay; vì đối với Ngài, tất cả đều đang sống”. Như vậy, “Ai yêu thương như Chúa yêu thương, có thể nói, người ấy không chết!”. Với ước mong táo bạo đó cho các tín hữu Thessalônica, Phaolô trong bài đọc hai hôm nay đã cầu xin Chúa cho tín hữu của mình được vững mạnh để sống và làm những gì tốt lành.

Thật thú vị, nếu người Sađuccêô không tin sự sống lại, đưa ra một kịch bản lố bịch để bắt bẻ Chúa Giêsu về một người vợ có đến bảy người chồng, và hỏi Ngài, sau này khi sống lại cô sẽ là vợ của ai; thì sách Macabê hôm nay lại kể lại tấm gương anh dũng của bảy anh em có cùng một bà mẹ dám chết để bảo vệ lề luật cha ông. Thử hỏi, nếu không dám ‘thả mình vào trong cung lòng của Thiên Chúa’ làm sao họ dám tỏ ra anh hùng một cách hào hiệp đến thế.

Anh Chị em,

“Với Ngài, tất cả đều đang sống”. Hiểu được ý nghĩa của chân lý này, chúng ta được an ủi biết bao. Bởi lẽ, một khi đã hiện hữu trên mặt đất này, chúng ta không bao giờ biến mất trước mặt Thiên Chúa; nói cách khác chúng ta đang sống trước thánh nhan Ngài cho dầu chúng ta đã chết. Chúng ta là con cái của sự phục sinh! Vinh dự lớn lao ấy đang dành cho chúng ta. Vậy còn ngần ngại gì mà chúng ta chưa ‘thả mình vào trong cung lòng của Thiên Chúa?’. Ước gì Lời Chúa lọt tai chúng ta, nhưng để lẽ thật của lời ấy ngấm vào trái tim chúng ta và thâm nhập vào mọi khía cạnh của cuộc sống chúng ta, có lẽ phải mất cả đời! Dẫu vậy, mỗi ngày chúng ta hãy cứ liều lĩnh ‘thả mình vào trong cung lòng của Thiên Chúa’, chúng ta sẽ hiểu Ngài hơn.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, tạ ơn Chúa đã cho con biết, thân xác hay chết của con được đính, được móc tận chính bản tính hằng sống của Chúa. Xin cho con biết quý trọng sự sống từng ngày Chúa ban và hân hoan ‘thả mình vào trong cung lòng của Chúa!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
 
Ngày 07/11: Cớ xúc phạm, sự tha thứ và Đức Tin – Lm. Vinh Sơn Nguyễn Văn Định, CS
VietCatholic Media
03:47 06/11/2022


Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

Bấy giờ, Đức Giê-su nói: “Không thể không có những cớ làm cho người ta vấp ngã; nhưng khốn cho kẻ làm cớ cho người ta vấp ngã! Thà buộc cối đá lớn vào cổ nó và xô xuống biển, còn lợi cho nó hơn là để nó làm cớ cho một trong những kẻ bé nhỏ này vấp ngã. Anh em hãy đề phòng !

“Nếu người anh em của anh xúc phạm đến anh, thì hãy khiển trách nó; nếu nó hối hận, thì hãy tha cho nó. Dù nó xúc phạm đến anh một ngày đến bảy lần, rồi bảy lần trở lại nói với anh: ‘Tôi hối hận’, thì anh cũng phải tha cho nó.”

Các Tông Đồ thưa với Chúa Giê-su rằng: “Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con.” đáp: “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: ‘Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc’, nó cũng sẽ vâng lời anh em.”

Đó là lời Chúa
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha khích lệ giới trẻ ở Bahrain: Các con hãy đem dòng nước tình huynh đệ đến cho sa mạc cuộc đời.
Thanh Quảng sdb
01:42 06/11/2022
Đức Thánh Cha khích lệ giới trẻ ở Bahrain: Các con hãy đem dòng nước tình huynh đệ đến cho sa mạc cuộc đời.

(Tin Vatican - Christopher Wells)

Đức Thánh Cha Phanxicô mô tả Bahrain là "nơi hội tụ các dân tộc khác nhau", một vùng đất hội tụ "cổ xưa và hiện đại; truyền thống và tiến bộ hòa trộn; và trên hết, nhiều người từ những nguồn gốc khác nhau tạo nên một bức tranh sống tươi đẹp."

Hình ảnh của "Cây sự sống"

Trong bài diễn văn đầu tiên khi đến Bahrain, Đức Thánh Cha đã phác họa hình ảnh “Cây sự sống”, một “biểu tượng của sức sống” tại đất nước này. "Cây keo kiêu hùng" đã vươn lên giữa một "sa mạc khô cằn nhờ vào những nhánh rễ ăn sâu dưới những đụn cát..."

Nguồn gốc của đảo quốc Bahrain, với hơn 4,500 năm lịch sử, "tỏa sáng trong sự đa dạng về sắc tộc và văn hóa, cũng như sự chung sống hòa bình và lòng hiếu khách truyền thống của người dân."

Sự đa dạng này chứng tỏ khả năng và nhu cần thiết cho việc chung sống trên thế giới, phát triển thành một ngôi làng toàn cầu ”nhưng về nhiều mặt vẫn thiếu“ của tinh thần của một ngôi làng lý tưởng”, cần được thể hiện qua “lòng hiếu khách, sự quan tâm đến tha nhân, và vun góp tình huynh đệ. "

Khi nhìn vào hình ảnh Cây Sự Sống, Đức Thánh Cha mời gọi mọi người hãy mang “dòng nước tình huynh đệ” đến “những sa mạc khô cằn nơi mà nhiều người,” đang cùng nhau chung sống và vun góp hướng tới mục tiêu lý tưởng…

Diễn đàn đối thoại

ĐTC nói: “Tôi ở đây, trong vùng đất của Cây Sự sống, như một người đi gieo hòa bình, để qua những ngày gặp gỡ và tham dự Diễn đàn đối thoại giữa Đông và Tây vì lợi ích chung sống hoà bình."

Tôi cảm ơn những người đã đứng ra tổ chức Hội nghị này mà Vương quốc Bahrain chủ trì, nhằm đặc biệt nhấn mạnh đến “các chủ đề tôn trọng, khoan dung và tự do tôn giáo”.

ĐTC tiếp tục, những chủ đề này, được ghi trong hiến pháp của Bahrain, là “những cam kết bảo đảm sự liên tục được thực hiện để tự do tôn giáo được hoàn thiện và không bị giới hạn vào việc tự do thờ cúng; bình đẳng phẩm giá và là cơ hội cho mỗi nhóm và cho mỗi cá nhân triển nở; sẽ không có hình thức phân biệt đối xử và các quyền cơ bản của con người bị vi phạm mà được triển nở”. ĐTC đặc biệt nhấn mạnh đến quyền được sống, ngay cả đối với những tội phạm, “những kẻ không nên bị mất mạng!”

Khủng hoảng lao động toàn cầu

Quay trở lại hình ảnh Cây sự sống, ĐTC nhấn mạnh đến sự tiến bộ của đảo quốc Bahrain, phần lớn sản phẩm là do nhập khẩu. Đồng thời, ĐTC nêu bật tình trạng thất nghiệp trên thế giới vẫn còn quá cao; và cảnh thất vọng vì thường xuyên lao động hay xâm phạm tới “nhân bản”.

ĐTC kêu gọi sự chú ý đến “cuộc khủng hoảng lao động toàn cầu”, ĐTC nhấn mạnh đến giá trị của lao động, nó ”phải hướng đến lợi ích của nam nữ công nhân, chứ không chỉ đơn thuần là phương tiện sản xuất ra sản phẩm. Ngài kêu gọi các điều kiện làm việc phải an toàn và giúp phát triển văn hóa và tinh thần và thúc đẩy sự gắn kết xã hội, vì lợi ích chung.

ĐTC nói đảo quốc Bahrain “có thể tự hào về những đóng góp đáng kể của mình trong lĩnh vực này”. Ngài nêu ra các trường học đầu tiên dành cho phụ nữ ở vùng Vịnh và việc xóa bỏ chế độ nô lệ.

“Có thể đảo quốc Bahrain là một ngọn hải đăng trong khu vực về việc thúc đẩy quyền bình đẳng và cải thiện điều kiện cho người lao động, phụ nữ và thanh niên, đồng thời đảm bảo sự tôn trọng và quan tâm đến tất cả những người bị bỏ rơi bên lề xã hội, chẳng hạn như những người nhập cư và tù nhân”.

Chăm sóc môi trường, thúc đẩy cuộc sống

Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi sự chú ý đến hai “lĩnh vực quan trọng dành cho tất cả mọi người”, nhưng đặc biệt là các nhà lãnh đạo thế giới và những người có trách nhiệm vì lợi ích chung: vấn đề về môi trường và trách nhiệm của con người trong việc thúc đẩy phát triển cuộc sống. Đức Thánh Cha nhấn mạnh tầm quan trọng của việc làm “không mệt mỏi” để đối phó với tình trạng khẩn cấp về khí hậu, và bày tỏ hy vọng rằng cuộc họp COP27, diễn ra chỉ trong vài ngày tới, sẽ là một “bước tiến trong vấn đề này”.

Hòa bình, không chiến tranh

Sau cùng ĐTC chia sẻ về sự gia tăng “các hành động và mối đe dọa gây chết người”, mà ngài cho nó “quái dị và vô nghĩa, đó là chiến tranh, nơi gieo rắc sự hủy diệt và dập tắt hy vọng.” ĐTC nói, mọi cuộc chiến đều mang đến cái chết, đó là sự thật. "

Đặc biệt, ĐTC cho biết ngài không ngừng nghĩ tới “cuộc chiến bị lãng quên” ở Yemen, nó “giống như mọi cuộc chiến, vấn đề không nằm ở chiến thắng, mà chỉ có thất bại cay đắng cho tất cả mọi người”.

“Tôi cầu xin: Hãy chấm dứt các cuộc đụng độ vũ khí! Chúng ta hãy cam kết xây dựng hòa bình ở mọi nơi và một cách cụ thể”.

ĐTC Phanxicô kết thúc bài diễn văn của mình bằng cách trích dẫn Tuyên bố Vương quốc Bahrain, trong đó nêu bật vai trò của đức tin tôn giáo trong việc xây dựng nền tảng hòa bình. “Tôi ở đây hôm nay với tư cách là một tín hữu, và như một người hành hương vì hòa bình,” Đức Thánh Cha nói, “Ngay ngày nay, và hơn bao giờ hết, chúng ta được kêu gọi dấn thân cho hòa bình”.
 
Tông du Bahrain: diễn văn của Đức Phanxicô trước Hội đồng Trưởng lão Hồi giáo
Vu Van An
17:56 06/11/2022

Theo tin Tòa Thánh, ngày 4 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tới Đền thờ Hồi giáo trong Cung điện Hoàng gia Sakhir (Awali) để gặp gỡ Hội đồng Trưởng Lão Hồi giáo. Nhân dịp này, ngài đã đọc bài diễn văn sau đây:



Thưa hiền đệ, Tiến sĩ Ahmad Al-Tayyeb, Đại Imam của Al-Azhar,
Thưa các thành viên của Hội đồng Trưởng lão Hồi giáo,
Thưa qúy bạn,
As-salamu alaikum!

Tôi gửi đến các bạn lời chào thân ái và bày tỏ niềm hy vọng đầy tính cầu nguyện rằng hòa bình của Đấng Tối Cao sẽ xuống trên mỗi người các bạn: trên các bạn, những người mong muốn phát huy hòa giải để tránh chia rẽ và xung đột trong các cộng đồng Hồi giáo; trên các bạn, những người nhìn thấy trong chủ nghĩa cực đoan một mối nguy hiểm xói mòn tôn giáo chân chính; trên các bạn, những người cam kết xóa bỏ những diễn giải sai lầm, những giải thích, qua bạo lực hiểu lầm, đã khai thác và làm hại niềm tin tôn giáo. Ước mong hòa bình sẽ xuống và tồn tại trên các bạn: những người mong muốn truyền bá hòa bình bằng cách khắc ghi trong trái tim người ta các giá trị tôn trọng, khoan dung và ôn hòa; trên các bạn, những người tìm cách khuyến khích các mối liên hệ hữu nghị, tôn trọng và tin cậy lẫn nhau với những người, như tôi, là tín hữu của một truyền thống tôn giáo khác; trên các bạn, các anh chị em, những người cố gắng cung cấp cho những người trẻ một nền giáo dục đạo đức và trí thức chống lại mọi hình thức thù hận và bất khoan dung. As-salamu alaikum!

Thiên Chúa là nguồn hòa bình. Xin Người giúp chúng ta trở thành các máng chuyển hòa bình của Người tới khắp mọi nơi! Ở đây, trước sự hiện diện của các bạn, một lần nữa tôi muốn khẳng định rằng Thiên Chúa của hòa bình không bao giờ gây chiến tranh, không bao giờ kích động hận thù, không bao giờ ủng hộ bạo lực. Chúng ta, những người tin tưởng vào Người, được kêu gọi cổ vũ hòa bình bằng các công cụ hòa bình, chẳng hạn như gặp gỡ, đàm phán kiên nhẫn và đối thoại, đó là dưỡng khí cho việc chung sống hòa bình. Trong số các mục tiêu của các bạn là việc truyền bá văn hóa hòa bình dựa trên công lý. Tôi muốn nói với các bạn rằng đây thực sự là con đường, con đường duy nhất, để đi, vì hòa bình “‘ là hiệu quả của công bình’(Gaudium et Spes, 78). Hòa bình được sinh ra từ tình huynh đệ; nó phát triển thông qua cuộc đấu tranh chống lại bất công và bất bình đẳng; nó được xây dựng bằng cách chung tay giúp đỡ những người khác” (Diễn văn tại Buổi đọc Tuyên bố Cuối cùng và Kết thúc Đại hội VII Các Nhà Lãnh đạo các Tôn giáo Truyền thống và Thế giới, ngày 15 tháng 9 năm 2022). Hòa bình không thể chỉ để công bố; nó phải được giúp đỡ để bắt rễ. Và điều này có thể thực hiện được bằng cách loại bỏ các hình thức bất bình đẳng và kỳ thị làm phát sinh bất ổn và thù nghịch.

Tôi cảm ơn các bạn vì những nỗ lực của các bạn trong vấn đề này, vì sự chào đón mà các bạn đã dành cho tôi, và vì những lời các bạn đã nói. Tôi đã đến giữa các bạn với tư cách là một người tin Thiên Chúa, như một người anh em và như một người hành hương hòa bình. Tôi đến giữa các bạn để chúng ta có thể cùng nhau hành trình, theo tinh thần của Thánh Phanxicô Assisi, người vốn thích nói: “Khi bạn thông báo hòa bình bằng miệng, hãy bảo đảm để hòa bình lớn hơn trong trái tim bạn” (Truyền thuyết về Thánh Phanxicô bởi Ba Người Đồng Hành, XIV, 58: FF 1469). Tôi rất có ấn tượng khi thấy ở những vùng đất này, phong tục chào đón khách không chỉ là bắt tay mà còn đặt tay lên trái tim của mình như một biểu hiệu âu yếm. Như thể muốn nói: “Bạn sẽ không cách xa tôi, bạn đi vào trái tim tôi, vào cuộc sống của tôi”. Tôi cũng đặt tay lên trái tim mình một cách tôn trọng và trìu mến, khi tôi dõi nhìn từng người trong số các bạn và chúc tụng Đấng Tối Cao đã cho chúng ta có thể gặp gỡ nhau.

Tôi tin rằng càng ngày chúng ta càng cần gặp gỡ nhau, hiểu biết và quý trọng nhau, đặt thực tại lên trước ý tưởng và đặt con người lên trước ý kiến, cởi mở với thiên đường trước những khác biệt trên trái đất. Chúng ta cần đặt tương lai của tình huynh đệ trước một quá khứ đối kháng, vượt qua những định kiến và hiểu lầm lịch sử nhân danh Đấng là nguồn gốc của hòa bình. Thật vậy, làm sao các tín đồ của các tôn giáo và nền văn hóa khác nhau có thể sống cạnh nhau, chấp nhận và tôn trọng lẫn nhau nếu chúng ta vẫn xa cách và tách biệt? Chúng ta hãy để mình được hướng dẫn bởi câu nói của Imam Ali: "Con người có hai loại: họ là anh chị em trong tôn giáo hoặc đồng loại nam và nữ trong nhân loại", và vì vậy cảm thấy được kêu gọi quan tâm đến tất cả những người mà kế hoạch thần linh đã đặt bên cạnh chúng ta trên thế giới. Chúng ta hãy khuyến khích nhau “quên đi quá khứ và chân thành đạt được sự hiểu biết lẫn nhau, và vì lợi ích của tất cả mọi người, giữ gìn và cổ vũ hòa bình, tự do, công bằng xã hội và các giá trị đạo đức” (Nostra Aetate, 3). Đây là những nhiệm vụ mà chúng ta phải gánh vác trong tư cách những nhà lãnh đạo tôn giáo: trong một thế giới ngày càng bị tổn thương và chia rẽ, mà dưới bề mặt hoàn cầu hóa, đang cảm thấy lo lắng và sợ hãi, các truyền thống tôn giáo vĩ đại phải là trái tim hợp nhất các chi thể của cơ thể, phải là linh hồn mang lại hy vọng và sự sống cho những khát vọng cao nhất của nó.

Trong những ngày này, tôi đã nói về sức mạnh của sự sống, vốn tồn tại trong những sa mạc khô cằn nhất bằng cách dựa vào những dòng nước của sự gặp gỡ và chung sống hòa bình. Hôm qua, tôi đã nói như vậy bằng cách đề cập đến "Cây sự sống" rất đáng chú ý tìm thấy ở đây tại Bahrain này. Trong bài đọc Kinh Thánh mà chúng ta vừa nghe, cây sự sống được đặt ở trung tâm của khu vườn nguyên thủy, trung tâm của kế hoạch tuyệt vời của Thiên Chúa dành cho nhân loại, một thiết kế hài hòa nhằm bao trùm mọi tạo vật. Tuy nhiên, loài người đã quay lưng lại với Đấng Tạo Hóa và trật tự mà Người đã thiết lập, và đó là khởi đầu của những vấn đề và sự mất cân bằng, theo lời tường thuật trong Kinh thánh, nối tiếp nhau nhanh chóng. Những cuộc cãi cọ và sát hại giữa anh em với nhau (x. St 4); những biến động và thảm họa môi trường (x. St 6-9), lòng kiêu hãnh và xung đột xã hội (x. St 11)... Nói tóm lại, một cơn lũ sự dữ và chết chóc nổ bùng từ trái tim con người, xổ lồng từ tia lửa ác độc do cái ác ẩn núp ngay ở cửa tâm hồn chúng ta (x. St 4: 7), để phá hủy khu vườn hài hòa của thế giới. Tất cả những điều xấu xa này đều bắt nguồn từ việc chúng ta chối bỏ Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta, khiến chúng ta không còn nhìn thấy Tác giả của sự sống và không còn coi chúng ta là người canh giữ anh em của chúng ta nữa. Kết quả là, hai câu hỏi mà chúng ta đã nghe vẫn còn nguyên giá trị. Bất cứ truyền thống tôn giáo nào được người ta tuyên xưng, hai câu hỏi đó vẫn là một thách thức đối với mọi cuộc đời và mọi thời đại: "Ngươi đang ở đâu?" (St 3: 9); "Em ngươi đang ở đâu?" (St 4: 9).

Các bạn thân mến, các anh em trong Ápraham và là những người tin vào Thiên Chúa duy nhất thân mến: những tệ nạn xã hội, quốc tế, kinh tế và cá nhân, cũng như cuộc khủng hoảng môi trường trầm trọng của thời đại chúng ta mà chúng ta đã suy tư ở đây hôm nay, cuối cùng bắt nguồn từ sự ghẻ lạnh đối với Thiên Chúa và người lân cận của chúng ta. Do đó, nhiệm vụ duy nhất và không thể tránh khỏi của chúng ta là: giúp nhân loại khám phá lại những nguồn sống đã bị lãng quên, dẫn dắt những người đàn ông và đàn bà uống từ những suối nguồn của sự khôn ngoan cổ xưa, và đưa các tín hữu đến gần hơn với việc thờ phượng Thiên Chúa và gần gũi hơn với anh chị em của chúng ta, những người mà vì họ Người đã tạo ra trái đất.

Và chúng ta có thể làm điều này bằng cách nào? Trong yếu tính, có hai phương thế: cầu nguyện và tình huynh đệ. Đó là những vũ khí của chúng ta, khiêm tốn nhưng hữu hiệu. Chúng ta không được để mình bị cám dỗ bởi những phương thế khác, những con đường tắt không xứng đáng với Đấng Tối Cao, Đấng mang danh Hòa bình bị ô nhục bởi những người đặt niềm tin vào quyền lực và nuôi dưỡng bạo lực, chiến tranh và buôn bán vũ khí, “buôn bán sự chết”, thông qua các khoản chi ngày càng tăng, đang biến ngôi nhà chung của chúng ta thành một kho vũ khí vĩ đại. Nằm đằng sau tất cả những điều này, có biết bao âm mưu mờ mịt và mâu thuẫn đáng lo ngại! Thí dụ, chúng ta hãy nghĩ tới tất cả những người buộc phải di cư khỏi vùng đất của họ do các xung đột được trợ cấp bằng cách mua vũ khí lỗi thời với giá cả phải chăng, chỉ để rồi sau đó bị lộ diện và phản bội ở các biên giới khác qua các thiết bị quân sự ngày càng tinh vi hơn. Bằng cách này, hy vọng của họ bị giết chết hai lần! Giữa những viễn cảnh bi thảm này, trong khi thế giới theo đuổi những ảo tưởng sức mạnh, quyền lực và tiền bạc, chúng ta được kêu gọi công bố, với sự khôn ngoan của các bậc trưởng lão và cha ông của chúng ta, rằng Thiên Chúa và người lân cận phải được đặt lên trên hết, chỉ có tính siêu việt và tình huynh đệ mới cứu được chúng ta. Việc khám phá những nguồn sống này tùy thuộc vào chúng ta; nếu không, sa mạc của nhân loại sẽ ngày càng khô cằn và chết chóc. Trên hết, chúng ta phải làm chứng, bằng việc làm của chúng ta hơn là chỉ bằng lời nói của chúng ta, rằng chúng ta tin vào điều này, vào hai sự thật này. Trách nhiệm của chúng ta trước Thiên Chúa và trước nhân loại rất lớn lao. Chúng ta phải là những mô hình mẫu mực của những gì chúng ta rao giảng, không những trong cộng đồng và trong nhà của chúng ta - vì điều này không còn đủ nữa - mà còn trước một thế giới hiện nay đã thống nhất và hoàn cầu hóa. Chúng ta, các hậu duệ của Ápraham, tổ phụ của các dân tộc trong đức tin, không thể chỉ quan tâm đến những người “của riêng chúng ta”, nhưng khi chúng ta ngày càng đoàn kết hơn, chúng ta phải nói với toàn thể cộng đồng nhân loại, với tất cả những ai sống trên trái đất này.

Mong sao, trong sâu thẳm trái tim của họ, mọi người đàn ông và đàn bà cùng đều hỏi những câu hỏi quan trọng này. Làm người nghĩa là gì? Tại sao có đau khổ, xấu xa, chết chóc và bất công? Điều gì đang chờ đợi chúng ta sau cuộc sống này? Đối với nhiều người, đắm chìm trong thế giới của chủ nghĩa duy vật thực dụng và chủ nghĩa tiêu dùng đến làm người ta tê liệt, những câu hỏi này nằm im ngủ mê. Đối với những người khác, họ bị đè nén bởi những cơn đói khát và nghèo khổ làm mất nhân tính. Chúng ta hãy nhìn vào cái đói và cái nghèo ngày nay. Trong số những lý do dẫn đến sự lãng quên những điều thực sự quan trọng này, chúng ta nên kể sự sơ suất của chính mình, sự tai tiếng của việc chúng ta bị cuốn vào những việc khác và không công bố Thiên Chúa, Đấng ban hòa bình cho cuộc sống và hòa bình đem lại sự sống cho người nam và người nữ. Thưa các anh chị em, chúng ta hãy hỗ trợ lẫn nhau trong vấn đề này; chúng ta hãy theo dõi cuộc họp của chúng ta ngày hôm nay; chúng ta hãy cùng nhau hành trình! Chúng ta sẽ được chúc lành bởi Đấng Tối Cao và những tạo vật nhỏ nhoi nhất và dễ bị tổn thương vốn được Người ưu tiên yêu thương: người nghèo, trẻ em và người trẻ, những người sau bao đêm đen đang chờ đợi bình minh của ánh sáng và hòa bình mọc lên. Cảm ơn các bạn.
 
Diễn từ của Đức Thánh Cha trong cuộc gặp gỡ các Giám mục, Linh mục, Nam nữ Tu Sĩ, Chủng sinh và nhân viên Mục vụ
J.B. Đặng Minh An dịch
20:08 06/11/2022


Chúa nhật, ngày 06 tháng Mười Một năm 2022, ngày chót trong trong bốn ngày viếng thăm tại Bahrain, Đức Thánh Cha Phanxicô chỉ còn một hoạt động cuối cùng là buổi gặp gỡ và cầu nguyện với các giám mục, linh mục, tu sĩ, chủng sinh, giáo lý viên và các nhân viên mục vụ tại nhà thờ Thánh Tâm ở thủ đô Manama của Bahrain. Sau đó lúc 12 giờ 30 trưa, có nghi thức tiễn biệt tại phi trường Sakhir, trước khi ngài rời Bahrain để trở về Rôma.

Trong cuộc gặp gỡ tại nhà thờ Thánh Tâm, là nhà thờ Công Giáo đầu tiên trong vùng Vịnh, Đức Thánh Cha nói:

Kính thưa các Giám mục, Linh mục, Nam nữ Tu Sĩ, Chủng sinh và nhân viên Mục vụ, chào buổi sáng!

Tôi vui mừng được có mặt ở đây, giữa cộng đồng Kitô hữu đang biểu lộ rõ ràng bộ mặt “Công Giáo” của mình: bộ mặt phổ quát, một Giáo hội gồm những người từ nhiều nơi trên thế giới cùng nhau tuyên xưng một đức tin của chúng ta vào Chúa Kitô. Hôm qua, Đức Cha Hinder - người mà tôi cảm ơn vì sự phục vụ của ngài và những lời giới thiệu của ngài - đã nói về “một đàn chiên nhỏ gồm những người di cư”. Khi chào anh chị em, suy nghĩ của tôi cũng hướng đến những dân tộc là xuất xứ của anh chị em, đến những gia đình thân yêu của anh chị em, những người mà anh chị em nhớ đến với một chút hoài niệm, và đến đất nước cội nguồn của anh chị em. Đặc biệt, vì tôi thấy một số anh chị em đến từ Li Băng, tôi xin cam đoan về những lời cầu nguyện và sự gần gũi của tôi đối với đất nước thân yêu của anh chị em, rất mệt mỏi và cố gắng, cũng như với tất cả các dân tộc đang đau khổ ở Trung Đông. Thật tuyệt vời khi trở thành một phần của một Giáo hội bao gồm các lịch sử khác nhau và các khuôn mặt khác nhau tìm thấy sự hòa hợp của họ trong khuôn mặt duy nhất của Chúa Giêsu. Và sự đa dạng này - như tôi đã thấy trong những ngày này - là tấm gương phản chiếu cho đất nước này, cho những con người sống ở đây, cũng như cảnh quan của nó, mặc dù hầu hết là sa mạc, có thể tự hào với nhiều loại thực vật và sinh vật sống phong phú.

Những lời của Chúa Giêsu mà chúng ta đã nghe nói về nước hằng sống chảy ra từ Chúa Kitô và các môn đệ của Người (x. Ga 7:37-39). Họ khiến tôi nghĩ về chính mảnh đất này. Mặc dù đúng là có một vùng sa mạc rộng lớn, nhưng lại có những suối nước ngọt chảy ngầm tưới tiêu cho nó. Đó là một hình ảnh đẹp về con người của anh chị em và trên hết, về cách đức tin vận hành trong cuộc sống của chúng ta: bề ngoài nhân loại của chúng ta dường như khô héo bởi vô số điểm yếu, nỗi sợ hãi, thách thức và các vấn đề cá nhân hoặc xã hội thuộc nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, thực sự trong sâu thẳm tâm hồn, trong sự gần gũi của trái tim, có dòng nước trong lành êm đềm và âm thầm của Thánh Linh, Đấng làm tươi mát sa mạc của chúng ta và phục hồi sự sống cho những gì khô cằn, Đấng rửa sạch tất cả những gì làm chúng ta u mê và dập tắt khát khao hạnh phúc của chúng ta. Chúa Thánh Thần luôn phục hồi sự sống. Đây là nước mà Chúa Giêsu nói. Đây là mầm sống mới mà Ngài hứa với chúng ta. Đó là món quà của Chúa Thánh Thần, sự hiện diện dịu dàng, yêu thương và trẻ lại của Thiên Chúa trong chúng ta.

Vì vậy, sẽ hữu ích khi tập trung vào cảnh được mô tả trong Phúc âm. Chúa Giêsu đang ở trong Đền thờ Giêrusalem, nơi họ đang cử hành một trong những lễ quan trọng nhất, khi dân chúng chúc tụng Chúa về các món quà là đất đai và mùa màng, để tưởng nhớ đến Giao ước. Vào ngày lễ hội ấy, một nghi thức quan trọng đã diễn ra: thầy tế lễ thượng phẩm xuống hồ Silô để múc nước trong khi dân chúng ca hát vui mừng; Sau đó, ông đổ nước bên ngoài các bức tường của thành phố để biểu thị rằng từ Giêrusalem phước lành lớn của Thiên Chúa sẽ được ban cho mọi người. Thật vậy, Vịnh Gia đã hát về Giêrusalem như sau: “Mọi suối của ta đều ở trong ngươi” (Tv 87: 7), và nhà tiên tri Êdêkiên đã nói về một mạch nước chảy như sông từ Đền thờ, để tưới đất và sinh hoa kết trái. (xem Ed 47: 1-12).

Trong bối cảnh này, chúng ta có thể hiểu rõ hơn những gì Phúc âm Thánh Gioan muốn nói với chúng ta với cảnh này. Đó là ngày cuối cùng của cuộc lễ, và Chúa Giêsu “đứng lên và tuyên bố:” Nếu ai khát, hãy đến với Ta và uống từ trái tim mình” (câu 38). Thật là một lời mời đẹp! Thánh sử giải thích: “Bây giờ Chúa Giêsu nói điều này về Thánh Linh, mà những người tin vào Ngài sẽ nhận được; vì Thánh Linh vẫn chưa được ban, vì Chúa Giêsu chưa được tôn vinh “(câu 39). Đề cập đến khoảnh khắc khi Chúa Giêsu chết trên thập tự giá: ngay lúc đó, nguồn nước không còn xuất phát từ đền thờ bằng đá nữa, nhưng từ thánh nhan rộng mở của Chúa Giêsu Kitô, từ đó nước của sự sống mới sẽ tuôn ra, nước ban sự sống của Thánh Linh Thiên Chúa, được tiền định để sinh ra một sinh vật mới cho toàn thể nhân loại, giúp họ thoát khỏi tội lỗi và sự chết.

Thưa anh chị em, chúng ta hãy luôn ghi nhớ điều này: Giáo Hội đã được sinh ra từ đó, được sinh ra từ cạnh sườn bị đâm thâu qua của Đức Kitô, từ nước tái sinh trong Chúa Thánh Thần (x. Tt 3: 5). Chúng ta không phải là Kitô hữu bởi công đức của chúng ta hay đơn giản chỉ vì chúng ta tuyên xưng một tín điều, nhưng vì nước hằng sống của Thánh Linh đã được ban cho chúng ta trong phép rửa tội, khiến chúng ta trở thành con cái yêu dấu của Thiên Chúa, anh chị em của nhau và một tạo vật mới. Mọi thứ đều chảy ra từ ân sủng - mọi thứ đều là ân sủng! Mọi thứ đều đến từ Chúa Thánh Thần. Vì vậy, hãy cho phép tôi tập trung ngắn gọn vào ba ân sủng lớn lao mà Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta và yêu cầu chúng ta đón nhận và phản ánh trong cuộc sống của chúng ta: niềm vui, sự hiệp nhất và lời tiên tri. Niềm vui, sự hiệp nhất và lời tiên tri.

Thứ nhất, Thánh Linh là một nguồn vui. Nước ngọt mà Chúa muốn làm cho chảy trong “sa mạc” của nhân loại chúng ta, trần thế và yếu đuối, là điều chắc chắn rằng chúng ta không bao giờ đơn độc trên hành trình của cuộc đời. Thánh Linh là Đấng không bỏ chúng ta theo ý riêng của chúng ta. Ngài là Đấng An ủi, Ngài an ủi chúng ta bằng sự hiện diện yên tĩnh và êm dịu của Ngài, đồng hành với chúng ta bằng tình yêu thương, hỗ trợ chúng ta trong những khó khăn và vất vả, khuyến khích những ước mơ đẹp nhất và những khát khao sâu sắc nhất của chúng ta, và mở ra cho chúng ta điều kỳ diệu và vẻ đẹp của cuộc sống. Tuy nhiên, niềm vui của Thánh Linh không phải là một cảm giác thỉnh thoảng hay một cảm xúc nhất thời; hay tệ hơn nữa là loại “niềm vui được tổ chức bởi nền văn hóa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tiêu dùng ngày nay” (Gaudete et Exsultate, 128). Niềm vui của Thánh Linh thay vào đó là niềm vui được sinh ra từ mối quan hệ với Thiên Chúa, từ việc biết rằng bất chấp những vất vả và đêm đen mà đôi khi chúng ta phải chịu đựng, chúng ta không đơn độc, lạc lõng hay thất bại, vì Ngài ở cùng chúng ta. Với Chúa, chúng ta có thể đối mặt và vượt qua mọi thứ, ngay cả vực thẳm của nỗi đau và cái chết.

Đối với tất cả anh chị em, những người đã khám phá ra niềm vui này và trải nghiệm nó trong cộng đồng, tôi sẽ nói: hãy giữ gìn niềm vui này, thực sự, hãy để nó lớn hơn bao giờ hết. Anh chị em có biết cách tốt nhất để làm điều đó hay không? Bằng cách cho đi. Đúng vậy, niềm vui của Kitô hữu có tính lây lan tự nhiên, vì Tin Mừng khiến chúng ta vượt ra khỏi chính mình để chia sẻ vẻ đẹp của tình yêu Thiên Chúa. Do đó, điều cần thiết là niềm vui này không thể bị lu mờ, không thể nào không được chia sẻ trong các cộng đồng Kitô hữu, khi chúng ta không hạn chế mình trong những việc theo thói quen, không có lòng nhiệt thành hoặc sự sáng tạo. Nếu không, chúng ta sẽ mất niềm tin và trở thành một cộng đồng buồn tẻ, và điều này thật tồi tệ! Ngoài phụng vụ, và nhất là cử hành Thánh lễ, nguồn gốc và đỉnh cao của đời sống Kitô hữu (x. Sacrosanctum Concilium, 10), điều quan trọng là chúng ta phải truyền bá niềm vui Tin Mừng qua một cuộc tiếp cận mục vụ sống động, đặc biệt là cho những người trẻ và các gia đình, và qua việc nuôi dưỡng các ơn gọi linh mục và đời sống tu trì. Chúng ta không thể giữ niềm vui Kitô cho riêng mình. Nó nhân lên khi chúng ta bắt đầu phát tán nó ra xung quanh.

Thứ hai, Chúa Thánh Thần là nguồn mạch hiệp nhất. Tất cả những ai đón nhận Người đều nhận được tình yêu của Chúa Cha và được làm con cái của Người (x. Rm 8:15-16), và nếu là con Thiên Chúa, thì cũng là anh chị em với nhau. Không còn chỗ cho những việc làm của xác thịt, những hành động ích kỷ, chẳng hạn như bè phái, cãi vã, vu khống và buôn chuyện. Hãy cẩn thận với những lời đồn đại, xin vui lòng: những lời đồn đại phá hủy một cộng đồng. Có sự chia rẽ trên thế gian, nhưng cũng như những khác biệt về sắc tộc, văn hóa và nghi lễ, không thể làm tổn thương hoặc làm tổn hại đến sự hợp nhất của Thánh Linh. Trái lại, ngọn lửa của Người đốt cháy những ham muốn trần tục và làm cho cuộc sống của chúng ta cháy bỏng tình yêu ấm áp và nhân ái mà Chúa Giêsu yêu thương chúng ta, để đến lượt chúng ta, chúng ta có thể yêu thương nhau. Vì lý do này, khi Thần Khí của Chúa Giêsu Phục Sinh ngự xuống trên các môn đệ, Người trở thành nguồn mạch của sự hiệp nhất và tình huynh đệ, đối lập với mọi hình thức ích kỷ. Chúa Thánh Thần khai sinh ra ngôn ngữ duy nhất của tình yêu, để các ngôn ngữ khác nhau của con người không còn xa cách và khó hiểu. Ngài phá bỏ rào cản của sự ngờ vực và căm ghét, để tạo ra không gian cho sự chấp nhận và đối thoại. Ngài giải thoát chúng ta khỏi nỗi sợ hãi và khơi dậy lòng can đảm để đi ra ngoài gặp gỡ những người khác với sức mạnh không vũ trang và vũ khí của lòng thương xót.

Đây là những gì Chúa Thánh Thần làm, và bằng cách này, Người đã uốn nắn Giáo hội ngay từ thuở ban đầu: bắt đầu từ Lễ Hiện Xuống, khi nhiều nền tảng, khả năng và tầm nhìn được hòa hợp trong sự hiệp thông, được rèn luyện trong một hiệp nhất không đồng nhất; đó là một sự hòa hợp bởi vì Chúa Thánh Thần, Đấng là sự hòa hợp. Nếu chúng ta đã lãnh nhận Thần Khí, thì ơn gọi của Giáo Hội trước hết là giữ gìn sự hiệp nhất và cùng nhau vun đắp - hay như Thánh Phaolô nói - “để duy trì sự hiệp nhất của Thần Khí trong mối dây hòa bình. Chỉ có một thân thể và một Thần Khí, như anh em đã được kêu gọi đến với một niềm hy vọng duy nhất” (Ep 4: 3-4).

Trong chứng tá của mình, Chris nói rằng khi cô còn rất trẻ, điều khiến cô thích thú về Giáo Hội Công Giáo là “lòng sùng kính chung của tất cả các tín hữu”, hoàn toàn khác với màu da, quốc gia xuất xứ và ngôn ngữ của họ: mọi người đều nhóm lại như một gia đình duy nhất, hát ngợi khen Chúa. Đây là thế mạnh của cộng đồng Kitô giáo; đó là bằng chứng đầu tiên mà chúng ta có thể cung cấp cho thế giới. Chúng ta hãy tìm cách trở thành người bảo vệ và xây dựng sự hợp nhất! Để trở nên đáng tin khi đối thoại với người khác, chúng ta hãy sống trong tình huynh đệ với nhau. Chúng ta hãy làm như vậy trong cộng đồng của mình, đánh giá cao các đặc sủng của mỗi người mà không làm nhục bất cứ ai. Chúng ta hãy làm như vậy trong các tu hội của chúng ta, như những dấu hiệu sống của sự hòa hợp và hòa bình. Chúng ta hãy làm như vậy trong gia đình của mình, để mối dây tình yêu bí tích được nhìn thấy hàng ngày trong việc phục vụ và tha thứ. Chúng ta hãy làm như vậy trong các xã hội đa tôn giáo và đa văn hóa, trong đó chúng ta tự thấy mình là những người thúc đẩy đối thoại không mệt mỏi và dệt nên mối tương giao với anh chị em của chúng ta những người thuộc về các niềm tin và hệ phái khác. Tôi biết rằng anh chị em đã đưa ra một tấm gương tốt về việc bước đi trên con đường này, nhưng tình huynh đệ và sự hiệp thông là những món quà mà chúng ta không bao giờ được mệt mỏi cầu xin từ Thánh Linh. Bằng cách này, chúng ta có thể chống lại kẻ thù luôn gieo rắc cỏ dại.

Cuối cùng, Thánh Linh là một nguồn mạch cho lời tiên tri. Lịch sử cứu độ, như chúng ta biết, có đầy dẫy những tiên tri mà Thiên Chúa kêu gọi, thánh hiến và sai đến giữa dân chúng để nhân danh Ngài nói chuyện. Các nhà tiên tri nhận được ánh sáng nội tại từ Chúa Thánh Thần, khiến họ trở thành những người giải thích thực tại một cách chu đáo, có khả năng nhận thức sự hiện diện của Thiên Chúa giữa dòng lịch sử thường xuyên bị che khuất và làm cho dân chúng biết đến sự hiện diện của Thiên Chúa. Lời của các nhà tiên tri thường gay gắt: họ gọi đích danh những mưu kế xấu xa ẩn nấp trong lòng dân chúng; họ đặt câu hỏi về xác tín sai lầm của con người và tôn giáo, và họ mời mọi người hoán cải.

Chúng ta cũng có ơn gọi tiên tri này. Tất cả những ai chịu phép rửa tội đều đã nhận được Thánh Linh và vì thế tất cả đều trở thành những nhà tiên tri. Như vậy, chúng ta không thể giả vờ như không nhìn thấy những công việc của cái ác, để sống một “cuộc sống yên tĩnh” và không làm bẩn bàn tay của chúng ta. Dù sớm hay muộn, Kitô hữu cũng phải vấy bẩn bàn tay của mình để sống đời sống Kitô hữu và làm chứng. Trái lại, chúng ta nhận được Thần Khí tiên tri để loan báo Tin Mừng bằng chứng tá sống động của chúng ta. Về vấn đề này, Thánh Phaolô nói với chúng ta: “Hãy khao khát những ân sủng thiêng liêng, nhất là ơn giúp anh chị em có thể nói tiên tri” (1Cr 14, 1). Lời tiên tri làm cho chúng ta có khả năng áp dụng các Mối Phúc trong các tình huống hàng ngày, xây dựng vương quốc của Thiên Chúa hiền lành nhưng kiên quyết, trong đó tình yêu, công lý và hòa bình chống lại mọi hình thức ích kỷ, bạo lực và suy thoái. Tôi biết ơn vì Sơ Rose đã nói về thừa tác vụ được thực hiện cho những người đang ở trong tù, và điều này thật cao cả! Đây là điều mà chúng ta nên biết ơn. Lời tiên tri xây dựng và an ủi những tù nhân đó là thời gian chúng ta chia sẻ với họ, mở lời Chúa và cầu nguyện với họ. Đó là sự quan tâm của chúng ta đối với họ, vì ở đâu có những anh chị em đang hoạn nạn, như những người trong tù, ở đó cũng có Chúa Giêsu, chính Người đau khổ trong tất cả những ai đau khổ (x. Mt 25,40). Bạn có biết tôi nghĩ gì khi vào tù không? “Tại sao lại là họ mà không phải tôi?” Đó là lòng thương xót của Chúa. Chăm sóc cho các tù nhân là tốt cho tất cả mọi người, với tư cách là một cộng đồng con người, vì cách mà những “người thấp bé nhất” này được đối xử là thước đo phẩm giá và niềm hy vọng của một xã hội.

Anh chị em thân mến, trong suốt những tháng này, chúng ta đã cầu nguyện rất nhiều cho hòa bình. Trong bối cảnh đó, thỏa thuận đã được ký kết và liên quan đến tình hình ở Ethiopia thể hiện hy vọng. Tôi khuyến khích mọi người ủng hộ cam kết này vì một nền hòa bình lâu dài, để với sự giúp đỡ của Thiên Chúa, những người có liên quan có thể tiếp tục hành trình trên con đường đối thoại và dân chúng có thể sớm tìm lại được một cuộc sống bình yên và đàng hoàng. Và tôi cũng không quên nhắc đến lời cầu nguyện, và nói với các bạn hãy cầu nguyện, cho Ukraine đang bị dày vò, cho cuộc chiến đó kết thúc.

Bây giờ, anh chị em thân mến, chúng ta đã đi đến cùng. Tôi muốn nói “cảm ơn” vì những ngày này cùng nhau, và hãy nhớ: niềm vui, sự thống nhất và lời tiên tri - hãy nhớ những điều này! Với trái tim đầy lòng biết ơn, tôi chúc phúc cho tất cả anh chị em, đặc biệt là những người đã làm việc để chuẩn bị cho cuộc hành trình này. Vì đây là những lời công khai cuối cùng của tôi, tôi cảm ơn Nhà vua và các cơ quan chức năng của đất nước này, cũng như Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ở đây với chúng ta, vì sự hiếu khách tinh tế của họ. Tôi khuyến khích anh chị em kiên trì trong cuộc hành trình tâm linh và giáo hội của anh chị em với sự kiên định và vui vẻ. Giờ đây, chúng ta hãy cầu xin sự chuyển cầu từ mẫu của Đức Trinh Nữ Maria, người mà tôi vui mừng tôn kính là Đức Mẹ Ả Rập. Xin Mẹ giúp chúng con luôn được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, gìn giữ chúng con luôn vui tươi, hiệp nhất trong tình thân ái. Tôi đang trông cậy vào anh chị em: đừng quên cầu nguyện cho tôi.
 
Tông du Bahrain, Diễn văn trước các giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và nhân viên mục vụ
Vu Van An
22:11 06/11/2022

Theo tin Tòa Thánh, sáng ngày 6 tháng 11, ngày cuối cùng của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Bahrain, ngài đã có buổi cầu nguyện với các giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và nhân viên mục vụ tại nhà Nhà thờ Thánh Tâm ở Manama. Nhân buổi cầu nguyện này, ngài đã ngỏ lời với cử tọa. Sau đây là nguyên văn bài nói chuyện của ngài, dựa vào bản tiếng Anh của Tòa Thánh:



Các Giám mục, Linh mục, Nam nữ Tu sĩ, các chủng sinh và nhân viên Mục vụ thân mến, xin chào anh chị em buổi sáng!

Tôi vui mừng được có mặt ở đây, giữa cộng đồng Kitô hữu đang biểu lộ rõ ràng bộ mặt “Công Giáo” của mình: bộ mặt phổ quát, một Giáo hội gồm những người từ nhiều nơi trên thế giới cùng nhau tuyên xưng một đức tin của chúng ta vào Chúa Kitô. Hôm qua, Đức Giám Mục Hinder - người mà tôi cảm ơn vì sự phục vụ của ngài và những lời giới thiệu của ngài - đã nói về “một bầy chiên nhỏ gồm những người di cư”. Như thế, khi chào thăm anh chị em, suy nghĩ của tôi cũng hướng đến những dân tộc mà từ đó anh chị em đã xuất thân, đến những gia đình thân yêu của anh chị em, những người mà anh chị em nhớ đến với một chút nhớ mong, và đến đất nước cội nguồn của anh chị em. Đặc biệt, vì tôi thấy một số anh chị em đến từ Lebanon, tôi xin cam đoan về những lời cầu nguyện và sự gần gũi của tôi đối với đất nước thân yêu của anh chị em, vốn rất mệt mỏi và chịu thử thách một cách đau khổ, cũng như đến tất cả các dân tộc đang đau khổ ở Trung Đông. Thật tuyệt vời khi được là một phần của một Giáo hội bao gồm các lịch sử khác nhau và các khuôn mặt khác nhau tìm được sự hòa hợp của họ trong khuôn mặt duy nhất của Chúa Giêsu. Và sự đa dạng này - như tôi đã thấy trong những ngày này - là tấm gương phản chiếu của đất nước này, của những con người sống ở đây, cũng như cảnh quan của nó, mặc dù hầu hết là sa mạc, tự hào với nhiều loại thực vật và sinh vật sống động phong phú.

Những lời của Chúa Giêsu mà chúng ta đã nghe nói về nước hằng sống chảy ra từ Chúa Kitô và các môn đệ của Người (x. Ga 7:37-39). Chúng khiến tôi nghĩ về chính mảnh đất này. Mặc dù đúng là có một vùng sa mạc rộng lớn, nhưng lại có những suối nước ngọt chảy ngầm tưới tiêu cho nó. Đó là một hình ảnh đẹp đẽ về con người của anh chị em và trên hết, về cách đức tin vận hành trong cuộc sống của chúng ta: xét ở bề ngoài, nhân loại của chúng ta dường như khô héo bởi vô số điểm yếu, nỗi sợ hãi, thách thức và các vấn đề bản thân hoặc xã hội thuộc nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, thực sự trong sâu thẳm linh hồn, trong thẩm cung trái tim, có dòng nước trong lành êm đềm và âm thầm của Chúa Thánh Thần, Đấng làm tươi mát sa mạc của chúng ta và phục hồi sự sống cho những gì khô cằn, Đấng rửa sạch tất cả những gì làm vấy bẩn chúng ta, và làm đã cơn khát hạnh phúc của chúng ta. Chúa Thánh Thần luôn phục hồi sự sống. Đây là nước được Chúa Giêsu nói tới. Đây là mầm sống mới được Người hứa với chúng ta. Đây là ơn phúc của Chúa Thánh Thần, sự hiện diện dịu dàng, yêu thương và làm tươi trẻ lại sự hiện diện của Thiên Chúa trong chúng ta.

Như thế, điều hữu ích là tập chú vào cảnh được mô tả trong Tin Mừng. Chúa Giêsu đang ở trong Đền thờ ở Giêrusalem, nơi người ta đang cử hành một trong những lễ quan trọng nhất, khi dân chúng chúc tụng Chúa về các hồng phúc đất đai và mùa màng, để tưởng nhớ đến Giao ước. Vào ngày lễ hội ấy, một nghi thức quan trọng đã diễn ra: thầy thượng phẩm xuống hồ Silô để múc nước trong khi dân chúng ca hát vui mừng; sau đó, ông đổ nước bên ngoài các bức tường của thành phố để biểu thị rằng từ Giêrusalem phước lành lớn sẽ chẩy tới mọi người. Thật vậy, người viết Thánh vịnh đã hát về Giêrusalem: “Mọi nguồn suối của ta đều ở trong ngươi” (Tv 87: 7), và tiên tri Êdêkien đã nói về một mạch nước chảy như sông từ Đền thờ, để tưới đất và làm nó sinh hoa kết trái (xem Edk 47: 1-12).

Trong bối cảnh này, chúng ta có thể hiểu rõ hơn những gì Tin Mừng Gioan muốn nói với chúng ta qua cảnh này. Đó là ngày cuối cùng của ngày lễ, và Chúa Giêsu “đứng lên và tuyên bố: ‘Ai khát, hãy đến với tôi và uống’” (Ga 7:37), vì “sông nước hằng sống” sẽ tuôn chẩy từ trái tim Người (câu 38). Thật là một lời mời đẹp đẽ! Thánh sử giải thích: “Bây giờ Người nói điều này về Chúa Thánh Thần, Đấng mà những người tin vào Người sẽ nhận được; thật thế, bấy giờ họ chưa nhận được Thần Khí, vì Đức Giêsu chưa được tôn vinh” (câu 39). Ở đây có ý nói đến khoảnh khắc Chúa Giêsu chết trên thập giá: lúc đó, không còn từ đền thờ bằng đá nữa, nhưng từ cạnh sườn bị đâm của Chúa Giêsu Kitô, nước của sự sống mới sẽ tuôn ra, nước ban sự sống của Chúa Thánh Thần, nhằm cuộc tái sinh mới cho toàn thể nhân loại, giúp họ thoát khỏi tội lỗi và sự chết.

Thưa anh chị em, chúng ta hãy luôn ghi nhớ điều này: Giáo Hội đã được sinh ra từ đó, được sinh ra từ cạnh sườn đâm thủng của Chúa Kitô, từ nước tái sinh trong Chúa Thánh Thần (x. Tt 3: 5). Chúng ta không phải là Kitô hữu bởi công đức của chúng ta hay đơn giản chỉ vì chúng ta tuyên xưng một tín điều, nhưng vì nước hằng sống của Chúa Thánh Thần đã được ban cho chúng ta trong phép rửa, khiến chúng ta trở thành con cái yêu dấu của Thiên Chúa, anh chị em của nhau và là một sáng thế mới. Mọi sự đều chảy ra từ ân sủng - mọi thứ đều là ân sủng! Mọi thứ đều phát xuất từ Chúa Thánh Thần. Như thế, xin cho phép tôi tập chú ngắn gọn vào ba ơn phúc lớn lao mà Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta và yêu cầu chúng ta đón nhận và phản ảnh trong cuộc sống của chúng ta: Niềm vui, sự hợp nhất và nói tiên tri. Niềm vui, sự hợp nhất và nói tiên tri.

Thứ nhất, Chúa Thánh Thần là nguồn suối niềm vui. Nước ngọt mà Chúa muốn làm cho lưu chảy trong “sa mạc” của nhân loại chúng ta, trần thế và yếu đuối, là điều khiến chúng ta tin chắc rằng chúng ta không bao giờ đơn độc trên hành trình cuộc đời. Chúa Thánh Thần là Đấng không bỏ chúng ta một mình. Người là Đấng An ủi, Người an ủi chúng ta bằng sự hiện diện yên tĩnh và êm dịu của Người, đồng hành với chúng ta bằng tình yêu thương, hỗ trợ chúng ta trong những khó khăn và vất vả, khuyến khích những ước mơ đẹp nhất và những khát vọng sâu sắc nhất của chúng ta, và mở mắt để chúng ta thấy những điều kỳ diệu và vẻ đẹp của cuộc sống. Tuy nhiên, niềm vui của Chúa Thánh Thần không phải là một cảm giác xuân thu nhị kỳ hay một cảm xúc nhất thời; càng không phải là loại “niềm vui được cung cấp bởi nền văn hóa của chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tiêu dùng ngày nay” (Gaudete et Exsultate, 128). Thay vào đó, niềm vui của Chúa Thánh Thần là niềm vui được sinh ra từ mối liên hệ với Thiên Chúa, từ việc biết rằng bất chấp những vất vả và đêm đen mà đôi khi chúng ta phải chịu đựng, chúng ta không đơn độc, lạc lõng hay thất bại, vì Người ở cùng chúng ta. Với Thiên Chúa, chúng ta có thể đương đầu và vượt qua mọi sự, ngay cả vực thẳm của nỗi đau và cái chết.

Đối với tất cả anh chị em, những người đã khám phá ra niềm vui này và trải nghiệm nó trong cộng đồng, tôi xin nói: hãy giữ gìn niềm vui này, đúng hơn, hãy để nó lớn lên hơn bao giờ hết. Anh chị em có biết cách tốt nhất để làm điều đó không? Bằng cách cho đi. Đúng vậy, niềm vui của Kitô hữu có tính lây lan tự nhiên, vì Tin Mừng khiến chúng ta vượt quá chính mình để chia sẻ vẻ đẹp của tình Thiên Chúa yêu thương. Do đó, điều thiết yếu là niềm vui này không bị lu mờ hoặc không được chia sẻ trong các cộng đồng Kitô hữu, chúng ta không hạn chế mình vào việc chỉ làm những việc vì bị bắt buộc hay theo thói quen, không có lòng nhiệt thành hoặc óc sáng tạo. Nếu không, chúng ta sẽ mất niềm tin và trở thành một cộng đồng buồn tẻ, và điều này thật tồi tệ! Ngoài phụng vụ, và nhất là cử hành Thánh lễ, nguồn gốc và đỉnh cao của đời sống Kitô hữu (x. Sacrosanctum Concilium, 10), điều quan trọng là chúng ta phải truyền bá niềm vui Tin Mừng qua một cuộc nối vòng tay mục vụ sống động, đặc biệt là cho những người trẻ và các gia đình, và qua việc cổ vũ các ơn gọi linh mục và đời sống tu trì. Chúng ta không thể giữ niềm vui Kitô giáo cho riêng mình. Nó sẽ nhân lên khi chúng ta bắt đầu truyền bá nó ra xung quanh.

Thứ hai, Chúa Thánh Thần là nguồn suối hợp nhất. Tất cả những ai đón nhận Người đều nhận được tình yêu của Chúa Cha và được trở thành con trai và con gái của Người (x. Rm 8:15-16), và nếu là con cái Thiên Chúa, thì cũng là anh chị em của nhau. Không còn chỗ cho những việc làm của xác thịt, những hành động ích kỷ, chẳng hạn như bè phái, cãi vã, vu khống và tán láo. Anh chị em hãy vui lòng thận trọng đối với việc tán láo: tán láo phá hủy cộng đồng. Các chia rẽ của thế gian, và cả các khác biệt về sắc tộc, văn hóa và nghi lễ, không thể làm tổn thương hoặc làm tổn hại đến sự hợp nhất của Chúa Thánh Thần. Trái lại, ngọn lửa của Người đốt cháy những ham muốn trần tục và làm cho cuộc sống của chúng ta cháy bỏng tình yêu ấm áp và nhân ái, thứ tình yêu Chúa Giêsu yêu thương chúng ta, để đến lượt mình, chúng ta có thể yêu thương nhau. Vì lý do này, khi Thần Khí của Chúa Giêsu Phục Sinh ngự xuống trên các môn đệ, Người trở thành nguồn mạch của sự hợp nhất và tình huynh đệ, đối lập với mọi hình thức ích kỷ. Người khai mở ngôn ngữ duy nhất của tình yêu, để các ngôn ngữ khác nhau của con người không còn xa cách và khó hiểu nữa. Người phá bỏ các rào cản ngờ vực và căm ghét, để tạo ra không gian cho việc chấp nhận và đối thoại. Người giải thoát chúng ta khỏi nỗi sợ hãi và khơi dậy lòng can đảm để đi ra ngoài gặp gỡ những người khác với sức mạnh không vũ trang và hạ vũ trang của lòng thương xót.

Đây là những gì Chúa Thánh Thần làm, và bằng cách này, Người đã lên khuôn Giáo hội ngay từ thuở ban đầu: bắt đầu từ Lễ Hiện Xuống, khi nhiều hậu cảnh, mẫn cảm và viễn kiến được hòa hợp trong hiệp thông, được rèn luyện trong hợp nhất vốn không phải là độc dạng; nó là hòa hợp vì Chúa Thánh Thần là hòa hợp. Nếu chúng ta đã lãnh nhận được Thần Khí, thì ơn gọi Giáo Hội của chúng ta trước hết là giữ gìn sự hợp nhất và cùng nhau vun đắp - hay như Thánh Phaolô nói - “duy trì sự hợp nhất của Thần Khí trong mối dây liên kết hòa bình. Chỉ có một thân thể và một Thần Khí, giống như anh em đã được kêu gọi tới một niềm hy vọng ”(Ep 4:3-4).

Trong chứng từ của cô, Chris nói rằng khi cô còn rất trẻ, điều khiến cô thích thú về Giáo Hội Công Giáo là “lòng sùng kính chung của tất cả các tín hữu”, hoàn toàn không phân biệt màu da, nước xuất thân và ngôn ngữ của họ: mọi người nhóm họp như một gia đình duy nhất, ca hát ngợi khen Chúa. Đó là thế mạnh của cộng đồng Kitô hữu; đó là chứng từ đầu tiên chúng ta có thể cung cấp cho thế giới. Chúng ta hãy tìm cách trở thành người bảo vệ và xây dựng sự hợp nhất! Để trở nên đáng tin khi đối thoại với người khác, chúng ta hãy sống trong tình huynh đệ với nhau. Chúng ta hãy làm như vậy trong cộng đồng của mình, đánh giá cao các đặc sủng của mỗi người mà không làm nhục bất cứ ai. Chúng ta hãy làm như vậy trong các nhà tu trì của chúng ta, như những dấu hiệu sống của sự hòa hợp và hòa bình. Chúng ta hãy làm như vậy trong gia đình của chúng ta, để mối dây tình yêu bí tích được nhìn thấy hàng ngày trong phục vụ và tha thứ. Chúng ta hãy làm như vậy trong các xã hội đa tôn giáo và đa văn hóa, trong đó chúng ta tự trở thành những người cổ vũ đối thoại không mệt mỏi và dệt nên mối tương giao với anh chị em của chúng ta thuộc các tín ngưỡng và tuyên tín khác. Tôi biết rằng anh chị em đã nêu một điển hình tốt về việc bước đi trên nẻo đường này, nhưng tình huynh đệ và sự hiệp thông là những ơn phúc mà chúng ta không bao giờ nên ngưng nài xin Chúa Thánh Thần. Bằng cách này, chúng ta có thể đẩy lui kẻ thù luôn gieo rắc cỏ dại.

Cuối cùng, Chúa Thánh Thần là một nguồn suối nói tiên tri. Như chúng ta biết, lịch sử cứu độ đầy dẫy những tiên tri được Thiên Chúa kêu gọi, thánh hiến và sai đến giữa dân chúng để lên tiếng nhân danh Người. Các tiên tri nhận được ánh sáng bên trong từ Chúa Thánh Thần, giúp họ trở thành những nhà giải thích thực tại cách chu đáo, có khả năng tri nhận được sự hiện diện của Thiên Chúa giữa dòng lịch sử thường mờ mịt, và làm cho dân chúng biết điều đó. Lời của các tiên tri thường có tính nghiêm khắc: họ gọi đích danh những mưu kế xấu xa ẩn nấp trong lòng dân chúng; họ nghi vấn những chắc mẩm giả tạo của con người và tôn giáo, và họ mời gọi mọi người hoán cải.

Chúng ta cũng có ơn gọi tiên tri đó. Tất cả những ai chịu phép rửa đều đã nhận được Chúa Thánh Thần và vì thế tất cả đều trở thành tiên tri. Trong tư cách này, chúng ta không thể giả vờ như không nhìn thấy những công việc của kẻ ác, để sống một "cuộc sống yên tĩnh" và không làm bẩn bàn tay của chúng ta. Dù sớm hay muộn, Kitô hữu cũng phải làm bẩn bàn tay của mình để sống đời sống Kitô hữu và làm chứng. Trái lại, chúng ta nhận được Thần Khí tiên tri để loan báo Tin Mừng bằng chứng tá sống động của chúng ta. Về phương diện này, Thánh Phaolô nói với chúng ta: “Hãy khao khát những ơn phúc thiêng liêng, nhất là ơn nói tiên tri” (1Cr 14, 1). Nói tiên tri làm cho chúng ta có khả năng áp dụng các Mối Phúc trong các tình huống hàng ngày, xây dựng một cách hiền lành nhưng kiên quyết vương quốc của Thiên Chúa, trong đó tình yêu thương, công lý và hòa bình chống lại mọi hình thức ích kỷ, bạo lực và biến thái. Tôi biết ơn vì Sơ Rose đã nói về thừa tác vụ thực hiện cho những người đang ở trong tù, và điều này thật cao thượng! Đây là điều mà chúng ta nên biết ơn. Nói tiên tri nhằm xây dựng và an ủi những tù nhân này là việc chúng ta chia sẻ thời gian với họ, mở lời Chúa và cầu nguyện với họ. Đó là việc chúng ta biểu lộ quan tâm đối với họ, vì ở đâu có anh chị em đang cần giúp đỡ, như những người ở trong tù, ở đó cũng có Chúa Giêsu, chính Người đau khổ trong tất cả những người đau khổ (x. Mt 25:40). Anh chị em có biết tôi nghĩ gì khi vào một nhà tù không? "Tại sao lại là họ mà không phải là tôi?" Đó là lòng thương xót của Thiên Chúa. Chăm sóc tù nhân là một điều tốt cho tất cả mọi người, trong tư cách một cộng đồng con người, vì cách trong đó những “người thấp bé nhất” này được đối xử là thước đo phẩm giá và niềm hy vọng của một xã hội.

Anh chị em thân mến, trong suốt những tháng này, chúng ta đã cầu nguyện rất nhiều cho hòa bình. Trong bối cảnh đó, thỏa thuận đã được ký kết và liên quan đến tình hình ở Ethiopia nói lên niềm hy vọng. Tôi khuyến khích mọi người ủng hộ cam kết này cho một nền hòa bình lâu dài, để với sự trợ giúp của Thiên Chúa, những người có liên hệ có thể tiếp tục hành trình trên con đường đối thoại và dân chúng có thể sớm tìm lại được một cuộc sống bình yên và xứng đáng. Và tôi cũng không quên cầu nguyện, và nói với anh chị em cầu nguyện, cho Ukraine đang bị tra tấn, cho cuộc chiến đó mau kết thúc.

Bây giờ, anh chị em thân mến, chúng ta đã đến lúc kết thúc. Tôi muốn nói “cảm ơn” vì những ngày sống với nhau này, và hãy nhớ: niềm vui, sự hợp nhất và nói tiên tri - hãy nhớ những điều này! Với trái tim đầy biết ơn, tôi chúc phúc cho tất cả anh chị em, đặc biệt những người đã làm việc để chuẩn bị cho cuộc hành trình này. Vì đây là những lời công khai cuối cùng của tôi, tôi cảm ơn Nhà vua và các cơ quan chức năng của đất nước này, cũng như Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ở đây với chúng ta, vì sự hiếu khách tinh tế của họ. Tôi khuyến khích anh chị em kiên trì trong cuộc hành trình thiêng liêng và giáo hội của anh chị em một cách kiên định và vui vẻ. Giờ đây, chúng ta hãy cầu xin sự chuyển cầu từ mẫu của Đức Trinh Nữ Maria, người mà tôi vui mừng tôn kính là Đức Mẹ Ả Rập. Xin Mẹ giúp chúng ta luôn được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, gìn giữ chúng ta luôn vui tươi, hợp nhất trong tình âu yếm và yêu thương. Tôi trông đợi nơi anh chị em: đừng quên cầu nguyện cho tôi.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Nghề in ở Việt Nam và vai trò của ấn phẩm trong công cuộc truyền giáo
Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính / GP Quy Nhơn
10:09 06/11/2022
Nghề in ở Việt Nam và vai trò của ấn phẩm trong công cuộc truyền giáo

Lịch sử in ấn ở Việt Nam rất ít được biết đến, mà có biết được điều gì thì cũng không có nghiên cứu nào chuyên sâu về đề tài này để lần tìm về một khởi điểm khả tín dựa vào các tài liệu và những chứng cứ xác thực. “Thư mục của Việt Nam ngày xưa mà trong đó lịch sử và nguồn gốc in ấn liên kết chặt chẽ với nhau dường như không có nhiều. Chiến tranh, những biến động nội bộ, những cuộc xâm lăng ở xứ sở này có khí hậu nhiệt đới ẩm thấp chắc chắn đã giải thích phần nào sự biến mất của những cuốn sách đã được nhất trí ghi nhận từ lâu, kèm theo sự tiếc nuối. Tuy nhiên, sự hiện hữu và đôi khi nội dung của những cuốn sách bị mất đã được nhìn nhận qua nội dung của những tác phẩm được soạn thảo sau này. Đó có phải là sách in hay không? Ta hiếm biết được điều đó.[...] Các yếu tố cho phép lần tìm sự tiến triển của ngành in lên đến tận những chứng cứ đầu tiên quả thật không có gì chắc chắn”.[1]

1. Nghề in mộc bản

Dù rằng nghề in ấn ở Việt Nam được đề cập đến từ năm 1299 trong các thư tịch,[2] vài tác giả chắc chắn dựa vào truyền thuyết để cho rằng nó có trước thời điểm này. Một đoạn ngắn nói về cuộc đời thiền sư Trí Học, được trích dẫn trong tác phẩm cổ nhất của Phật giáo là Thiền uyển tập anh ngữ lục (có lẽ vào khoảng năm 1134), theo đó vị thiền sư này có nghề in khắc gỗ hay mộc bản gia truyền đến ông là đời thứ ba. Dựa vào thông tin này, nhiều người cho rằng nghề in ở Việt Nam đã có từ một thời điểm sớm hơn. Tuy nhiên, dù chưa xác định được thời điểm nào thì cũng có thể nói được rằng kỹ thuật in lúc này là in mộc bản. “Nghề in ở Việt Nam không biết bắt đầu chính xác từ lúc nào, song các ấn bản mộc bản (xylograph) được đề cập đến vào năm 1255 và 1299, và truyền thống gán công lao phổ biến việc in ấn cho nỗ lực của một danh sĩ tên là Lương Như Hộc. Nghề làm giấy cũng không biết từ lúc nào. Lịch sử đầy biến động của Việt Nam và khí hậu nhiệt đới ở đây đã góp phần làm hỏng và phá hủy những cuốn sách khiến cho rất ít tác phẩm thưở ban đầu còn lưu giữ được ấn bản nguyên thủy cho đến ngày nay. Vì tình trạng thiếu may mắn này, dường như phần lớn những ấn bản đầu tiên không xuất hiện sớm hơn hậu bán thế kỷ XVII. Thật vậy, tác phẩm có niên đại xác định là ấn bản năm 1697 của bộ đại chính sử: Đại Việt sử ký toàn thư. Mãi cho đến thế kỷ XIX, kỹ thuật in ở Việt Nam là mộc bản; các con chữ rời mặc dù được biết đến nhưng không sử dụng. In mộc bản là một nghệ thuật hạn chế, phần lớn giới hạn trong vài chùa chiền hay làng mạc ở phía Bắc Việt Nam chuyên làm giấy, mực và nghệ thuật khắc gỗ. Vì thế, những sách in rất hiếm và phương tiện chính để phổ biến các bản văn vẫn là các bản chép tay. Những ấn bản khắc gỗ cổ xưa chỉ mang một dòng chữ như “do thợ khắc gỗ của làng (làng này hay làng kia)”, không có tên người xuất bản.”[3]

Khi các nhà truyền giáo đến Việt Nam, các ngài đứng trước một dân tộc có hai hệ thống chữ viết: chữ Hán của những người học thức mà họ phải dành đến cả nửa đời để học và chữ Nôm của ngôn ngữ phổ thông hằng ngày nhưng xem ra còn phức tạp hơn.[4] Và đại đa số người dân đều không biết viết ngôn ngữ của mình. Vì thế, các nhà truyền giáo mới nảy sinh ý tưởng dùng mẫu tự Latinh để ghi lại âm tiếng Việt: chữ Quốc ngữ. Chữ Quốc ngữ trước hết được các nhà truyền giáo dùng để phục vụ cho công cuộc rao giảng và sau đó dần dần được các ngài dạy cho giáo dân Việt Nam. Hẳn nhiên, khi học và dần tìm cách sáng tạo chữ Quốc ngữ, các ngài vẫn cần có sự giúp đỡ của cư dân bản địa, nhất là những người thường có học thức cao như các thầy dạy học hay thầy giảng. Riêng cha Francisco de Pina lựa chọn các cộng tác viên của mình một cách khá độc đáo và có mục đích. Ngài chọn những người trẻ tuổi bình thường ở chung quanh mình. Lý do là vì những người trẻ tuổi sẵn sàng chấp nhận sự mới lạ của chữ viết mới khác với chữ Hán và không sùng bái hệ thống giáo dục theo khuôn mẫu Trung Hoa như các bậc trí thức thời bấy giờ, và như thế sẽ dễ dàng tách rời khỏi nền văn hóa Trung Hoa. “Trong khi các nhà truyền giáo khác đi tìm những giáo viên có học và có kinh nghiệm để giúp mình, cha Pina quyết định mời những người trẻ xung quanh mình. Lý do sâu xa là như thế này: để cho phép nền văn hóa Việt Nam tiến bộ một cách độc lập, tách khỏi nền văn hóa Trung Hoa, và để có năng lực sáng tạo, cần có những người trẻ, dám cởi mở để chấp nhận sự mới lạ này. Các bạn trẻ này sẽ hoàn toàn thoải mái với cả hai hệ thống chữ viết; như cha Pina viết: “với chữ của họ lẫn chữ của chúng ta”. Ngài còn sợ rằng tâm lý của các bậc thầy hoàn toàn khác: sau khi đã dành nhiều năm nhiều tháng ôn thi để làm quan, họ đã đánh giá quá cao, một cách cứng nhắc, vào sự vượt trội của chế độ giáo dục truyền thống ấy”.[5]

Dù sao, các cộng tác viên giáo dân người Việt vẫn là yếu tố không thể thiếu trong việc hình thành những văn bản đặt nền tảng cho chữ Quốc ngữ và đóng góp tích cực cho công cuộc Phúc âm hóa. “Các văn bản gốc Majorica là dự án tập thể có sự đóng góp của giáo dân người Việt. Hầu như chắc chắn những cộng tác viên của các văn bản này là các thầy giảng, như Peter Phan đã viết trong nghiên cứu của mình về cuốn giáo lý của cha Alexandre de Rhodes. Thầy giảng là những người có học thức, thường có vị trí cao trong cộng đồng trước khi cải đạo. Họ có trách nhiệm dạy giáo lý, thăm bệnh nhân, hướng dẫn các nghi thức phụng tự khi không có linh mục. Trong khi có vài thầy giảng có thể tham gia cộng tác trong các văn bản Majorica thì chỉ có một người được ghi lại tên tuổi là thầy Phanxicô”.[6] Nhưng đây không phải là công việc duy nhất mà ta có thể ghi nhận về thầy giảng Phanxicô. Trong trường hợp này, ngoài việc dạy các thừa sai học tiếng, thầy Phanxicô còn dùng nghề tay trái của mình để giúp các thừa sai soạn thảo và in ấn các sách giáo lý. “Phanxicô, chỉ được biết bằng tên thánh, đã cải đạo vào cuối thập niên 1620 và tiếp tục phụ tá cho Majorica trong công việc mục vụ, sống và cộng tác với ngài trong công việc ghi chép các bản văn.[7] Phanxicô là tu sĩ Phật giáo cấp cao tại Chùa Thành Phao trong vòng 17 năm,[8] và theo vài truyền thống, ông cũng là quan văn trong triều.[9] Ông chính thức được phong làm một trong ba thầy giảng đầu tiên của Đàng Ngoài vào năm 1630 và phục vụ miền truyền giáo ít nhất là một thập niên sau đó.[10] Hầu như chắc chắn rằng ông cũng là thầy giảng mà Gaspar d’Amaral đề cập đến trong tường trình thường niên về Đàng Ngoài năm 1632, khi ngài nói rằng một thầy giảng người Việt tên là Phanxicô chịu trách nhiệm “in ấn (empressão) những cuốn sách thông dụng và sách giáo lý cho những người quan tâm tìm hiểu luật thánh của chúng ta”. Theo d’Amaral[11] thì Phanxicô là người “hay chữ” và thành thạo kỹ thuật in mộc bản”.[12]

2. Vai trò của ấn phẩm trong việc truyền giáo

Trong giai đoạn tiền hình thành chữ Quốc ngữ, chữ “Hán” vẫn được xem là chữ “thánh hiền”, đặc biệt được coi trọng ở Đàng Ngoài. Những tờ sớ được viết bằng chữ Hán dù rằng ít người đọc được thứ chữ này. Những người không viết được đôi câu đối trong nhà ngày tư ngày tết phải đi “xin” chữ. Rõ ràng chữ Hán được sùng bái cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. “Các nhà truyền giáo Dòng Tên rõ ràng đã ý thức được sự thần kỳ của các tác phẩm được viết bằng chữ “Hán”, chữ viết này được đặc biệt sùng bái ở Đàng Ngoài. Vào năm 1632, cha Majorica và Bernardino Reggio đã lập một nhà in ở Đàng Ngoài để in sách giáo lý của cha Matteo Ricci và cuốn hộ giáo của cha Francesco Buzomi.[13] Năm 1630, Antonio Cardim thuật lại rằng các thầy giảng Phanxicô và Inhaxiô đã chinh phục một tu sĩ Phật giáo khi đưa cho ông cuốn giáo lý của cha Ricci. Cardim mô tả “thẩm quyền” của các sách chữ Hán ở Đàng Ngoài và đề nghị in thêm các cuốn giáo lý của cha Ricci và João Soeiro.[14] Ông giải thích rằng: “Đôi khi những người ngoại giáo nói với các giáo dân rằng họ không có sách vở gì để chứng minh cho luận thuyết và lề luật mà họ tuyên xưng, nhưng khi đưa cho họ sách vở từ Trung Hoa thì họ không nói gì nữa. Nhiều trí thức đã trở thành Kitô hữu chỉ vì xem sách vở từ Trung Hoa”.[15] Đôi khi, dường như những bản văn như thế lại có tầm quan trọng như bùa chú hay biểu tượng cho thẩm quyền tâm linh hơn là những chữ nghĩa chứa đựng trong đó. Chẳng hạn, cha Alexandre de Rhodes thuật lại chuyện một tu sĩ Phật giáo ở Đàng Ngoài đã có một cuốn sách Kitô giáo. Cha của ông đã có được nó khi tháp tùng một quan sứ đến triều đình Trung Hoa.[16] Và cuốn sách này đã được để lại cho ông sau khi người cha qua đời. Mặc dù không hiểu nội dung cuốn sách, nhưng cả hai đều giữ nó cẩn thận trong “hòm””.[17] Cha Peter Phan còn xác định thêm rằng: “Mặc dù cha de Rhodes không nói tên tác giả cũng như tựa đề cuốn sách, nhưng không nghi ngờ gì đó là cuốn Thiên Chủ Thực Nghĩa (T’ien-chu Shih-i) của cha Ricci.[18] Vị tu sĩ Phật giáo này đã giữ cuốn sách trong ba mươi năm trước khi đưa nó cho cha de Rhodes xem vào khoảng năm 1629/1630, điều này cho phép xác định rằng cha của ông ấy đã nhận được cuốn sách vào thập niên đầu tiên của thế kỷ XVII. Cuốn giáo lý của cha Ricci[19] được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1603 ở Bắc Kinh, sẽ là quà tặng quý giá cho thành viên của đoàn sứ Việt Nam”.[20]

Soạn thảo những bản văn để dạy giáo lý là một nhiệm vụ tế nhị đối với các nhà truyền giáo vì dù có tài năng về ngôn ngữ đi nữa thì họ cũng không diễn tả trọn vẹn tư tưởng phương Tây bằng ngôn ngữ phương Đông. Vì thế các nhà truyền giáo thường dựa vào các tác phẩm viết bằng tiếng Trung Hoa trước đó, dịch hoặc sửa đổi lại để thích ứng. Thật dễ dàng hơn khi chuyển từ một ngôn ngữ phương Đông này sang một ngôn ngữ phương Đông khác hơn là chuyển từ tiếng Pháp hay tiếng Latinh sang một tiếng phương Đông khác. Đó là điều đã xảy ra ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Người ta cũng cho rằng cuốn “Phép giảng tám ngày” của cha Đắc Lộ được viết dựa theo cuốn Thiên Chủ Thực Nghĩa 天 主 實 義 của cha Matteo Ricci, xuất bản năm 1603.

Trong công cuộc truyền giáo, các thừa sai đã chú trọng rất nhiều vào vai trò của những văn bản hay đơn giản là sách, từ các sách giáo lý, Phúc âm, Hạnh các thánh cho đến Gương Chúa Giêsu.... Sách có tầm quan trọng trong cuộc canh tân Công Giáo vào thế kỷ XIX và khẳng định vai trò của mình trong việc truyền giáo của các thừa sai đầu tiên ở Trung Hoa và Nhật Bản. Một phần quan trọng không nhỏ được dành cho các sách hộ giáo để tự biện minh trước các tôn giáo của phương Đông, chẳng hạn như cuốn Biện phân tà chánh hay Hội đồng tứ giáo.... Nhiều phương pháp hộ giáo đã được sử dụng: phương pháp của cha Ricci là tìm xem Công Giáo có điểm gì chung với Đạo Khổng và như thế làm cho cuộc đối thoại trở nên dễ dàng, nhưng nó có nguy cơ làm lu mờ đi các tín điều Kitô giáo và dễ dẫn đến khuynh hướng tổng hợp tôn giáo (syncrétisme). Một phương pháp khác là tự chứng minh bằng những lý thuyết Kitô giáo. Phương pháp thứ ba có tính tấn công và phản bác những niềm tin sai lạc. Tuy nhiên, một thừa sai và một bản văn có thể sử dụng cả ba luận chứng chứ không hẳn chỉ một phương pháp bài bác. Ngoài ra, “Sách là một phương thế hữu hiệu đáp ứng được ba mục đích của Hội truyền giáo hải ngoại Paris: thành lập hàng giáo sĩ bản xứ, chăm sóc các tân tòng và cải đạo lương dân. Nó cung cấp cho các chủng sinh miền truyền giáo nền tảng đào tạo cần thiết. Nó được dùng để dạy giáo lý và nuôi sống đời sống thiêng liêng cho giáo dân. Cuối cùng, nó cho phép quảng bá giáo lý ở những nơi mà các thừa sai không thể đến được. Tầm quan trọng của nó càng lớn lao hơn khi mà người phương Đông tôn thờ chữ nghĩa. Như vậy, sách là phần chính yếu trong công việc tông đồ và truyền giáo, có một vai trò quan trọng.”[21]

Để xuất bản các tác phẩm, ban đầu các thừa sai gởi in ở những nơi khác khi chưa tổ chức được những cơ sở in riêng của địa phận. Đối với các cơ sở in mộc bản thì hệ thống tổ chức đơn giản hơn nhiều, chỉ cần những tay thợ khắc lành nghề, còn nguyên vật liệu thì có thể tìm kiếm được ở bất kỳ nơi đâu. Hệ thống này rất hiệu quả và uyển chuyển nên dễ dàng xoay xở trong những cơn bách hại và có thể tái lập được ngay sau bách hại.

Mặc dù rất bận rộn với công việc mục vụ, mối bận tâm ưu tiên của các chủ chăn là giáo huấn những chân lý cứu rỗi bằng sách vở, nhất là sách giáo lý dành cho giáo dân. Thời Đức cha Jacques-Benjamin Longer Gia (1752-1833), ở Tây Đàng Ngoài, sách giáo lý chỉ là những bản viết tay đầy những lỗi do bất cẩn của người sao chép. Đức cha de Gortyne, nhờ sự giúp đỡ và ý kiến của các thừa sai khác, đã soạn thảo một cuốn giáo lý. “Ở Đàng Ngoài lúc này chỉ có một nhà in của lương dân, và tất cả ấn phẩm từ nhà in này chất lượng rất kém. Đức cha de Gortyne sai các thầy giảng in sách của mình. Thay vì những tấm mộc bản mà trên đó người Hoa và người Đàng Ngoài khắc những gì họ muốn, ngài bảo các thầy giảng đẽo và khắc những con chữ rời và di động, có thể dùng lại để in những tác phẩm khác. Công việc này gặp khó khăn trong ngôn ngữ không được viết bằng mẫu tự alphabet. Các con chữ khắc trên gỗ cứng như hoàng dương (bluis). Thế nên ấn phẩm rõ ràng sắc nét hơn nhà in của lương dân. Từ đó, với phương pháp in ấn này, Đức cha de Gortyne đã cho in nhiều sách khác.”[22]

Nhà in hiện đại chỉ được lập tại Việt Nam thời Pháp thuộc. “In typo kiểu phương Tây được đưa vào Đàng Trong năm 1862 và Đàng Ngoài năm 1883 với các công báo (Bulletin officiel de l’Expédition de la Cochinchine, Bulletin du Comité d’Etude Agricole, Industrielle et Commerciale de l’Annam et du Tonkin …). Nhưng chính sự cất cánh của chữ Quốc ngữ mới đưa đến sự phát triển của kỹ nghệ in ấn phát hành sách báo. Một trong những nhà xuất bản đầu tiên của Việt Nam dường như là ông Đinh Thái Sơn, một cựu nhân viên của Nhà in Tân Định (Saigon). Cuối thế kỷ XIX, người ta mở nhà sách Phát Toàn rồi đến ông Lê Phát An mở Imprimerie de l’Union để cạnh tranh với các nhà xuất bản Pháp ở Saigon như Rey et Curiol, Claude, etc… Nhà xuất bản đầu tiên ở miền Bắc là Schneider, hoạt động từ năm 1883, và sau này nhận được sự cộng tác của ông Nguyễn Văn Vĩnh…. Về lãnh vực xuất bản báo chí, con số 428 tờ báo xuất hiện từ năm 1932 đến 1945, so với 97 tờ trong khoảng từ 1865-1930, đủ đã nói lên rất nhiều.”[23]

[1] Christiane Pasquel-Rageau, “L’imprimerie au Vietnam: de l’impression xylographique traditionnelle à la révolution du quôc-ngu (XIIIe–XIXe siècle)”, Revue Française D’histoire Du livre, n°43, 1984

[2] “Năm 1299, vua Trần Nhân Tông truyền in các tài liệu Phật giáo pháp sự, Đạo trường tân văn và Công văn cách thức”, Annales Complètes du Vietnam, tome II, éd. Académie vietnamienne des Sciences sociales, Hanoï 1998, tr. 78.

[3] Nguyễn Thế Anh, “Vietnam”, trong Patricia Herbert, Anthony Crothers Milner, South-East Asia: Languages and Literatures: a Select Guide, University of Hawaii Press, tr. 82

[4] Vài nhà nghiên cứu cho rằng người Việt đã có chữ viết trước thời kỳ xâm lược của Trung Hoa. Những hình ảnh trên trống, trên rìu đồng, trên mu rùa, văn bia …. Đây có thể là những ký hiệu quy ước mà người Việt cổ dùng để viết ngôn ngữ của mình. Loại chữ tượng ý giống hình con nòng nọc này gọi là “Khoa đẩu tự”. Tuy nhiên, giả thiết này thiếu chứng cứ lịch sử nên ít nhận được sự đồng tình của các nhà nghiên cứu. Xem thêm Lê Trọng Khánh, Sự hình thành và phát triển chữ Việt cổ, Viện văn hóa, 1986.

[5] Roland Jacques, “Vài suy niệm về Francisco de Pina và những bước đầu tiên trong việc hình thành chữ Quốc ngữ”, Bài tham luận tại Hội thảo “Di sản do (những giáo sĩ) Dòng Tên Bồ Đào Nha để lại ở Việt Nam”, Museu São Roque – Lisboa, 24.10.2019, (Bản tiếng Việt của chính tác giả).

[6] Brian Ostrowski, “The rise of Christian Nôm literature in seventeenth-century Vietnam: Fusing European content and local expression”, trong Wynn Wilcox, Vietnam and the West: New Approaches, Ithaca, New York: Cornell University, Southeast Asia Program, 2010. tr. 27-28

[7] Có sự bất đồng ý kiến trong các nguồn nói về việc Phanxicô cải đạo ra sao và khi nào. Theo Philiphê Bỉnh, “Truyện Nước Annam Đàng Ngoài chí Đàng Trong, Quyển thứ I, Nói sự Đàng Ngoài”, tr. 28-30, thì Majorica đóng vai trò quan trọng trong việc cải đạo của Phanxicô. Philiphê Bỉnh viết rằng Majorica khi còn ở Hà Nội, ngài được Chúa Trịnh gọi đến triều đình để tham gia tranh luận với 10 nhà sư Phật giáo của vương quốc. Phanxicô, “Sư hòa thượng thứ nhất”, được cho là đã bị các lý luận của Majorica thuyết phục nên đã học đạo và được rửa tội. Tuy nhiên, Alexandre de Rhodes, trong Histoire du Royaume de Tunquin (Lyon: Jean Baptiste Devenet, 1651), tr. 188-89, nói rằng Phanxicô đã cải đạo sau khi dự một trong các khóa giảng thuyết của ngài ở Đàng Ngoài khoảng từ năm 1628 đến 1630, trước khi Majorica đến. Nhìn câu chuyện này dưới truyền thống văn chương Kitô giáo Việt Nam, dường như câu chuyện tranh luận ở triều đình chúa Trịnh có lẽ là một ngụy tạo. Vào thế kỷ XVII, nhiều truyền thuyết về tài năng của các nhà giảng thuyết Kitô giáo phản bác được sự công kích của các đối thủ Phật giáo và Khổng giáo đã trở nên phổ biến trong giới văn nhân Kitô giáo. Tác phẩm phổ biến nhất trong mạch này là cuốn “Hội đồng tứ giáo” thuật lại cuộc tranh luận giữa các thủ lãnh Phật giáo, Kitô giáo, Khổng giáo và Đạo giáo. Tuy nhiên, câu chuyện này trước hết có tính bút chiến và dường như không có nền tảng trong sự kiện lịch sử. Câu chuyện cuộc tranh luận của các cha Dòng Tên ở cung chúa Trịnh vào đầu thập niên 1630 có lẽ chỉ là dị bản sơ thời của câu chuyện này. (chú thích của Brian Ostrowski)

[8] Alexandre de Rhodes, Histoire du Royaume de Tunquin, tr. 189.

[9] Chi tiết này chỉ có trong Philiphê Bỉnh, “Truyện Nước Annam Đàng Ngoài chí Đàng Trong, Quyển thứ I, Nói sự Đàng Ngoài”, tr. 28-30, trong khi cha Alexandre de Rhodes không nói ông phục vụ trong bộ máy quan lại Đàng Ngoài.

[10] Alexandre de Rhodes, Histoire du Royaume de Tunquin, tr. 255-56; Trương Bá Cần, “Lịch sử phát triển Công Giáo Việt Nam”, chương IX, Công Giáo và Dân tộc 56 (8/1999): 116.

[11] Gaspar d’Amaral, bản thảo chưa xuất bản của Biblioteca da Ajuda, bộ sưu tập Jesuítas na Ásia, vol. 49/V/31, fol. 219v, được trích dẫn trong Roland Jacques, Portugese Pioneers of Vietnamese Linguistics (Bangkok: Orchid Press, 2002), tr. 78-79.

[12] Brian Ostrowski, “The rise of Christian Nôm literature in seventeenth-century Vietnam: Fusing European content and local expression”, trong Wynn Wilcox, Vietnam and the West: New Approaches, Ithaca, New York: Cornell University, Southeast Asia Program, 2010. tr. 27-28

[13] Ruiz-de-Medina, “Vietnam” trong Diccionario Historico de la Compania de Jesus, 4:3957, Rome: Institutum Historicum Societas Jesu, 2001. Tuy nhiên, cơ sở in này đã bị phá hủy ngay trong năm đó.

[14] Antonio Cardim, “Annua de Tunkim do anno de 1630,” May, 1630, Biblioteca da Ajuda, Lisbon (BA), Jesuítas na Ásia (JnÁ), 49-V-31, ff. 31r

[15] Antonio Cardim, Sđd.

[16] Matteo Ricci đã nói đến món quà là cuốn sách giáo lý bằng tiếng Hán tặng cho quan sứ Đại Việt đi sứ Trung Hoa vào năm 1585. Xem Ricci, Storia dell’Introduzione dell Cristianesimo in Cina, ed. Pasquale M. D’Elia (Rome, 1942-9), 1:262

[17] Tara Alberts, “Catholic Written and Oral Cultures in Seventeenth-Century Vietnam”, trong Journal of Early Modern History, 16 (2012) 383-402, tr. 391

[18] Tác giả Nguyễn Hồng cho rằng đó là cuốn giáo lý của Michel Ruggieri. Xem Nguyễn Chí Thiết, Le Catéchisme du Père Alexandre de Rhodes et l’âme Vietnamienne. Nhưng tôi (Peter Phan) cho rằng đó là cuốn của Matteo Ricci.

[19] Một khó khăn khi đồng hóa cuốn sách của vị tu sĩ Phật giáo với tác phẩm của cha Ricci là lời dẫn “tên thánh Giêsu viết bằng đại tự trên trang đầu tiên (không phải trên trang bìa) của cuốn sách”. Tựa đề cuốn sách của Ricci là T’ien-chu Shih-i và không có chữ Giêsu. De Rhodes không nói rằng từ Giêsu được in (printed) trên trang đầu nhưng được “ghi dấu” và vẽ bằng đại tự trên đó. Có thể là người tặng sách của Ricci cho cha của vị tu sĩ kia đã “ghi dấu” hay “vẽ” từ Giêsu lên trang đầu cuốn sách như là một phần của lời đề tặng. Dù sao, tôi không biết được có cuốn sách giáo lý nào bằng tiếng Trung Hoa xuất bản trước năm 1600 mà có từ “Giêsu” trong tựa đề. Pietro Braido ghi chú rằng cuốn T’ien-chu Shih-i không phải là cuốn giáo lý đúng nghĩa, cuốn giáo lý được sử dụng ở Trung Hoa là bản dịch cuốn Doutrina, do Joao da Rocha, S.J. dịch, nhưng không cho thông tin về tựa đề đầy đủ của nó bằng tiếng Trung có chứa từ Giêsu (xem Lineamenti di storia della catechesi e dei catechismi, 129). Thật ra, da Rocha truyền giáo ở Nam Kinh vào năm 1600, và dịch sang tiếng Trung cuốn giáo lý của Marco Jorge, S.J., và xuất bản năm 1619. Trong trường hợp này thì cuốn sách xuất hiện khoảng 20 năm sau khi đoàn sứ Việt Nam đến Bắc Kinh. (chú thích của cha Peter Phan)

[20] Phan, Peter C., Mission and Catechesis: Alexandre de Rhodes & Inculturation in Seventeenth-Century Vietnam, Orbis Books, 2015

[21] Véronique Delcourt, L’apostolat par le livre dans l’Extrême-Orient des missions-étrangères au XIXe siècle, d’après la correspondance, thèse de doctorat, École national des chartes, Université PSL (Paris Sciences & Lettres), 2003.

[22] Annales de la propagation de la foi, tập 6, 1833, tr. 38-39.

[23] Nguyễn Thế Anh, “Introduction à la connaissance de la Pénisule Indochinoise: Le Vietnam”, trong tạp chí Dòng Việt, California, 1993, tr. 128.

Tác giả bài viết: Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính
 
VietCatholic TV
Putin tê tái: Lữ đoàn Dù Nga bị xóa sổ tại Kherson cùng với 2 trực thăng, 8 xe tăng và 21 thiết giáp
VietCatholic Media
03:51 06/11/2022


1. Lữ đoàn Dù Nga bị xóa sổ tại Kherson cùng với 2 trực thăng, 8 xe tăng chiến đấu chủ lực và 21 thiết giáp

Trong bản báo cáo sáng Chúa Nhật 6 tháng 11, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết các lực lượng vũ trang Ukraine đã loại khỏi vòng chiến 600 quân xâm lược Nga, phá hủy 12 máy bay không người lái, 2 hỏa tiễn hành trình, 2 trực thăng, 8 xe tăng chiến đấu chủ lực và 21 thiết giáp trong ngày qua.

Thiệt hại nặng nhất của quân Nga diễn ra trong khu vực Kherson khi quân Ukraine tràn ngập phòng tuyến Radensk. Giao tranh đã diễn ra trong nhiều giờ. Các máy bay trực thăng của Nga đã được tăng viện để tiếp cứu cho lực lượng Dù của Nga. Hai máy bay trực thăng Ka-52 của Nga đã bị bắn rơi. Lữ đoàn Dù phòng không số 3 của Sư Đoàn Dù Vệ Binh Miền Núi Số 7 của Liên Bang Nga được điều động từ thành phố Novorossiysk của Nga sang chiến đấu tại Kherson từ những ngày đầu của cuộc xâm lược đã bị xóa sổ cùng với 8 xe tăng, 21 thiết giáp, 4 hệ thống pháo và một hệ thống phòng không. Trong cuộc giao tranh Nga cũng đã tung các máy bay không người lái của Iran vào hàng ngũ của quân Ukraine. Sáu máy bay không người lái Shahed-136 đã bị bắn hạ.

Cũng ở phía nam Ukraine, 3 máy bay không người lái kamikaze Shahed-136 của đối phương đã bị bắn rơi từ trên bầu trời khu vực Mykolaiv và 3 chiếc khác bị bắn hạ bởi các đơn vị khác của Lực lượng Phòng vệ phía Nam Ukraine ở quận Beryslav.

Lực lượng vũ trang Ukraine cũng đã phá hủy ba kho đạn của Nga trong quận Kherson. 32 quân nhân Nga được giao nhiệm vụ giữ kho đạn được ghi nhận đã thiệt mạng.

Tại vùng Donbas, quân đội Ukraine tấn công chín mục tiêu bằng hỏa tiễn, và tiến hành ba cuộc không kích. Các đơn vị hỏa tiễn và pháo binh đã bắn trúng 9 cụm tập trung quân, vũ khí và trang thiết bị quân sự và một kho đạn của địch. Quân Nga chủ yếu cố gắng nắm giữ các vùng lãnh thổ tạm thời chiếm được, tập trung nỗ lực vào việc kiềm chế các hoạt động của Lực lượng Phòng vệ trên các hướng nhất định, cố gắng tiến hành cuộc tấn công lẻ tẻ ở các hướng Bakhmut, Avdiivka và Novopavlivka.

Trong vùng Zaporizhzhia, Lực lượng Phòng không thuộc Lực lượng vũ trang Ukraine đã ba lần tiến công vào các cụm quân, vũ khí và trang thiết bị quân sự cũng như hệ thống phòng không của đối phương. Các đơn vị phòng không Ukraine đã bắn hạ một máy bay không người lái Merlin.

Nhìn chung, quân Nga đang tiếp tục tấn công các cơ sở hạ tầng trọng yếu và nhà dân, vi phạm các quy tắc của luật nhân đạo quốc tế, luật pháp và phong tục chiến tranh.

Theo Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine Ukraine, thiệt hại nhân mạng của người Nga kể từ ngày 24 tháng 2 đã lên tới gần 75,440 người. Chỉ riêng trong ngày qua đã có 600 binh sĩ Nga thiệt mạng, cùng với 8 xe tăng, 21 thiết giáp.

Các lực lượng Ukraine cũng đã phá hủy 2,758 xe tăng, 5,601 xe thiết giáp, 1,776 hệ thống pháo, 391 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 202 hệ thống phòng không, 277 máy bay chiến đấu, 260 máy bay trực thăng, 1,462 máy bay không người lái cấp tác chiến-chiến thuật, 399 hỏa tiễn hành trình, 16 tàu chiến, 4,184 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 155 đơn vị thiết bị chuyên dụng.

2. Lực lượng Nga tiến hành tới 10 lần tấn công mỗi ngày ở một số khu vực nhất định của vùng Luhansk

Các lực lượng xâm lược của Nga tấn công các khu vực nhất định trên chiến tuyến ở khu vực Luhansk lên đến 10 lần một ngày, trong đó các khu vực Kreminna và Svatove vẫn là khu vực căng thẳng nhất.

Thống Đốc Luhansk là ông Serhiy Haidai đã cho biết như trên.

“Ở khu vực Luhansk, hai khu vực khó khăn nhất là Kreminna và Svatove, nơi người Nga đã tìm cách đưa quân mới được huy động vào. Chúng tấn công các khu vực này ít nhất 10 lần mỗi ngày và ngày nào cũng mở các cuộc tấn công cố gắng phá vỡ hệ thống phòng thủ của Quân đội Ukraine.”

Haidai nói thêm rằng cướp bóc đang xảy ra tại Siverodonetsk, nơi diễn ra các trận chiến khốc liệt vào mùa hè này. Những người lính Nga đang lùng sục vàp các căn nhà trống, trong khi cướp bóc các hộ gia đình nơi tài sản đắt tiền bị bỏ lại, chất lên xe tải và di chuyển nó về phía Luhansk.

Trong các khu vực vừa được tái chiếm, Croatia sẽ hỗ trợ người Ukraine trong việc rà phá bom mìn.

3. Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh nhận định rằng Nga đang gặp khó khăn trong việc huấn luyện cho các tân binh

Trong bản tin tình báo hôm 5 tháng 11, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh cho biết như sau:

Nga có lẽ đang phải vất vả trong việc cung cấp huấn luyện quân sự cho lực lượng động viên hiện nay và con số tân binh bị gọi nhập ngũ vào mùa thu. Lực lượng vũ trang Nga đã căng thẳng cung cấp huấn luyện cho khoảng 300,000 quân cần thiết trong lệnh động viên bán phần, được thông báo vào ngày 21 tháng 9. Những vấn đề này sẽ được cộng thêm bởi chu kỳ nhập ngũ thường xuyên hàng năm bổ sung vào mùa thu, được công bố vào ngày 30 tháng 9 và bắt đầu từ ngày 1 tháng 11, thường dự kiến sẽ thu hút thêm 120,000 nhân sự.

Những lính nghĩa vụ mới được điều động có thể được đào tạo tối thiểu hoặc không được đào tạo gì cả. Các sĩ quan và huấn luyện viên có kinh nghiệm đã được triển khai để chiến đấu ở Ukraine và một số người có thể đã thiệt mạng trong cuộc xung đột.

Các lực lượng Nga đang tiến hành huấn luyện ở Belarus do thiếu nhân viên huấn luyện, vũ khí và trang thiết bị ở Nga. Việc triển khai lực lượng với ít hoặc không được đào tạo chẳng mang lại bao nhiêu khả năng chiến đấu bổ sung.

4. Nga tung ra hàng loạt các cuộc tấn công hỏa tiễn từ khu vực Zaporizhzhia

Trong bản báo cáo sáng thứ Bẩy 5 tháng 11, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine quân Nga đã tự động bỏ trốn khỏi các đồn bót và sở chỉ huy tại Kamianka. Trong cuộc họp báo hôm Chúa Nhật tại trung tâm báo chí Kyiv, Thống Đốc Zaporizhzhia là ông Oleksandr Starukh cho biết từ các quận khác còn nằm trong tay quân Nga, lực lượng của Putin đã mở hơn 50 cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và trọng pháo để chặn đường truy kích của quân Ukraine và phá hoại các cơ sở hạ tầng của Ukraine.

Ông cho biết: “Trong ngày qua, kẻ thù đã phát động hơn 50 cuộc tấn công vào vùng Zaporizhzhia với gần 40 cuộc trong số đó nhắm vào các khu định cư đông đúc.”

Starukh cho biết thêm, Zaporizhzhia hiện không phải là hướng chính vì giao tranh lớn hiện đang diễn ra ở vùng Donetsk.

Theo nhận định của Starukh, Putin có lẽ đang phân vân về việc rút khỏi Zaporizhzhia. Ông ta không đủ nhân lực để giữ vùng này nhưng vẫn chưa muốn từ bỏ việc bắt làm con tin nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.

Zaporizhzhia là một thành phố ở đông nam Ukraine, nằm trên bờ sông Dnepro. Đây là trung tâm hành chính của vùng Zaporizhzhia. Zaporizhzhia có dân số 710,000 người tính đến ngày 1 tháng Giêng năm 2022.

Zaporizhzhia được biết đến với hòn đảo lịch sử Khortytsia; nhiều nhà máy điện bao gồm Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất ở Âu Châu, nhà máy nhiệt điện Zaporizhzhia và Trạm thủy điện Dnepro và được coi là một trung tâm công nghiệp quan trọng. Thép, nhôm, động cơ máy bay, xe hơi, máy biến áp cho các trạm biến điện, và các mặt hàng công nghiệp nặng khác của Ukraine được sản xuất chủ yếu trong khu vực này.

Cái tên Zaporizhzhia theo nghĩa đen đề cập đến vị trí của thành phố nằm ở “bên kia ghềnh” – tức là hạ lưu hoặc phía nam của ghềnh sông Dnepro, trước đây là một trở ngại lớn đối với hàng hải và là địa điểm của các cảng quan trọng. Vào năm 1932, ghềnh trên Dnepro sông bị phá hủy để trở thành một phần của hồ chứa cho Trạm thủy điện Dnepro.

Trước khi được thay đổi vào năm 1921, tên của thành phố là Oleksandrivsk theo tên của một pháo đài hình thành nên một phần của Tuyến phòng thủ Dnepro của Đế chế Nga.

Trong cuộc xâm lược Ukraine năm 2022 của Nga, các lực lượng Nga đã tham gia vào các cuộc tấn công liên tục vào thành phố. Vào ngày 27 tháng 2, một số cuộc giao tranh đã được báo cáo ở vùng ngoại ô phía nam của Zaporizhzhia. Lực lượng Nga bắt đầu pháo kích vào Zaporizhzhia vào cuối buổi tối hôm đó. Vào ngày 3 tháng 3, các lực lượng Nga chiếm được Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia trong một cuộc giao tranh gây ra hỏa hoạn và lo ngại về một vụ tan rã hạt nhân. Lực lượng cứu hỏa đã có thể dập tắt ngọn lửa.

Lực lượng Nga đã bắn hỏa tiễn vào Zaporizhzhia vào tối ngày 12 tháng 5 và ngày 13 tháng 5. Ngày 30 tháng 9, vài giờ trước khi Nga chính thức sáp nhập miền Nam và miền Đông Ukraine, Lực lượng vũ trang Nga đã phóng hỏa tiễn S-300 vào một đoàn xe dân sự, khiến 30 người thiệt mạng và 88 người khác bị thương. Vào ngày 9 tháng 10, các lực lượng Nga đã phóng hỏa tiễn vào các tòa nhà dân cư, giết chết ít nhất 20 người.

5. Nguồn điện bên ngoài đã được khôi phục cho nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia của Ukraine

Cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hiệp Quốc cho biết nguồn điện bên ngoài đã được khôi phục cho nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia của Ukraine hai ngày sau khi nhà máy này bị ngắt kết nối với lưới điện sau khi Nga nã pháo làm hỏng đường dây điện cao thế.

Ông Rafael Mariano Grossi, Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, gọi tắt là IAEA, cho biết cả hai đường dây điện bên ngoài của nhà máy đã được sửa chữa và kết nối lại bắt đầu vào chiều thứ Sáu.

Grossi nhắc lại lời kêu gọi thành lập khu bảo vệ an ninh và an toàn hạt nhân xung quanh nhà máy để ngăn chặn tai nạn hạt nhân, đồng thời cho biết thêm: “Chúng ta không thể để mất thêm thời gian nữa. Chúng ta phải hành động trước khi quá muộn “.

6. 268 binh lính Vệ binh Quốc gia được giải phóng khỏi bị giam cầm như một phần của cuộc hoán đổi tù nhân

Tổng cộng 268 binh sĩ Vệ binh Quốc gia Ukraine đã được trả tự do khỏi sự giam cầm của Nga như một phần của các cuộc hoán đổi tù nhân.

Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine cho biết: “Sau các cuộc trao đổi đã được tổ chức kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược quy mô lớn của Nga vào Ukraine, tổng cộng 268 binh sĩ Vệ binh Quốc gia đã được trả tự do, trong đó có 24 nữ quân nhân”

Ngoài ra, còn có thêm 33 binh sĩ Vệ binh Quốc gia đã được trả tự do như một phần của cuộc hoán đổi tù nhân ngày 3 tháng 11.

Tổng cộng 107 lính bảo vệ Ukraine, bao gồm 6 sĩ quan và lính bảo vệ Azovstal, đã trở về nhà như một phần của cuộc hoán đổi tù nhân.

7. Lần đầu tiên Iran thừa nhận đã cung cấp máy bay không người lái cho Nga

Trước các bằng chứng không thể chối cãi được Ukraine đưa ra trong cuộc họp các ngoại trưởng của khối G7, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian đã nói rằng Iran cung cấp máy bay không người lái cho Nga, nhưng họ đã làm như vậy trước khi bắt đầu cuộc xâm lược Ukraine của Nga.

“Đối với máy bay không người lái, đó là sự thật, và chúng tôi đã cung cấp cho Nga một số lượng nhỏ máy bay không người lái vài tháng trước cuộc chiến ở Ukraine,” Amir-Abdollahian nói.

Ông lưu ý rằng trong một cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Ukraine, cả hai bên đã đồng ý về việc chuyển giao cho Tehran bằng chứng về việc sử dụng máy bay không người lái của Iran ở Ukraine.

“Nếu hóa ra Nga đã sử dụng máy bay không người lái của Iran trong cuộc chiến ở Ukraine, chúng tôi sẽ không thờ ơ với vấn đề này. Quan điểm của chúng tôi đối với cuộc chiến ở Ukraine là chấm dứt chiến tranh, đưa các bên trở lại đàm phán và đưa người tị nạn trở về nhà của họ. Iran, ở cấp tổng thống và bộ trưởng ngoại giao, đã có nhiều nỗ lực trong vấn đề này”, Amir-Abdollahian nói.

Bộ Ngoại giao Mỹ trước đó nói rằng Mỹ sẽ sử dụng mọi công cụ để ngăn chặn Iran cung cấp vũ khí cho Nga.

Chính phủ Iran đã nhiều lần phủ nhận việc gửi vũ khí cho Nga. Tháng trước, Chính phủ Iran dẫn lời Ngoại trưởng Hossein Amir-Abdollahian cho biết Tehran “chưa và sẽ không” cung cấp bất kỳ loại vũ khí nào để sử dụng trong cuộc chiến Ukraine.

Trong cuộc họp các ngoại trưởng của khối G7, các nhà ngoại giao bày tỏ lo ngại về chiêu thức nói dối như cuội của Iran, và đề nghị xem xét lại thỏa thuận về vũ khí hạt nhân với nước này.

Tổng thư ký NATO hôm thứ Năm đã lên án bất kỳ sự phối hợp nào của Iran với Nga về vũ khí cho cuộc chiến của Mạc Tư Khoa ở Ukraine.

“Chúng tôi cũng thấy Iran cung cấp máy bay không người lái và xem xét việc giao hỏa tiễn đạn đạo cho Nga”, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết tại một cuộc họp báo.

“Đây là điều không thể chấp nhận được. Không quốc gia nào có thể hỗ trợ Mạc Tư Khoa trong cuộc chiến bất hợp pháp này,” ông nói.

Iran đang chuẩn bị gửi khoảng 1,000 vũ khí bổ sung, bao gồm hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn đất đối đất và nhiều máy bay không người lái tấn công cho Nga, các quan chức từ một quốc gia phương Tây theo dõi chặt chẽ chương trình vũ khí của Iran nói với CNN hôm thứ Ba.

Lô hàng đang được giám sát chặt chẽ vì đây sẽ là lần đầu tiên Iran gửi hỏa tiễn dẫn đường chính xác tiên tiến cho Nga, điều này có thể mang lại cho Điện Cẩm Linh một động lực đáng kể trên chiến trường.

Các quan chức cho biết chuyến hàng vũ khí cuối cùng từ Iran đến Nga bao gồm khoảng 450 máy bay không người lái, mà người Nga đã sử dụng để gây hiệu ứng chết người ở Ukraine. Các quan chức Ukraine tuần trước cho biết họ đã bắn hạ hơn 300 máy bay không người lái của Iran.

8. Tổng thống Zelenskiy bác bỏ tuyên bố của Iran

Trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối thứ Bẩy 5 tháng 11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã lên tiếng bác bỏ tuyên bố của Ngoại trưởng Iran cho rằng nước này đã cung cấp máy bay không người lái cho Nga, nhưng họ đã làm như vậy trước khi bắt đầu cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Ông Zelenskiy cho biết, chỉ riêng một ngày thứ Sáu 4 tháng 11, quân Ukraine đã bắn rơi 11 máy bay không người lái của Iran.

Ông nói: “Nếu Iran tiếp tục nói dối về điều hiển nhiên, điều đó có nghĩa là thế giới sẽ phải nỗ lực hơn nữa để điều tra sự hợp tác khủng bố giữa các chế độ Nga và Iran và những gì Nga trả cho Iran cho sự hợp tác đó.”

Đặc phái viên của Mỹ về Iran, Robert Malley, đã tweet rằng tuyên bố của Ngoại trưởng Iran cho rằng nước này chỉ gửi một vài máy bay không người lái là không đúng sự thật.

Ông nói: “Họ đã chuyển hàng trăm chiếc chỉ trong mùa hè này và cử cả các nhân viên quân sự đến các vùng đất của Ukraine đang bị tạm chiếm để giúp quân Nga sử dụng chúng”.

Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine cho biết họ không loại trừ khả năng chính các binh sĩ Iran tham gia trực tiếp vào việc điều khiển các cuộc tấn công vào Kyiv hôm 10 tháng 10.

9. Cư dân của thành phố Bakhmut, miền đông Ukraine đang sống trong điều kiện tồi tệ

Bakhmut không phải là một vị trí chiến lược quan trọng. Tuy nhiên, Putin cần một chiến thắng để lên giây cót tinh thần cho người Nga. Vì thế, Nga đã tung vào chiến trường này một lực lượng rất lớn lên đến 19,700 quân, và đã chiếm được một phần của thành phố.

Vào ngày 24 tháng 10, một cuộc phản công của Ukraine đã chiếm lại thành công toàn bộ thành phố. Phát ngôn nhân Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết Lữ đoàn 93 thiết giáp, Trung đoàn 58 Bộ binh và lực lượng cảnh sát quốc gia Ukraine của thành phố Bakhmut đã đẩy lui quân xâm lược Nga.

Ukraine tuyên bố kiểm soát 100% thành phố từ ngày 24 tháng 10. Nhóm Wagner Rusich, được coi là nhóm sừng sỏ nhất trong cuộc chiến tại Bakhmut gần như bị xóa sổ. Hai tiểu đoàn của Sư Đoàn 144 súng trường cơ giới bị loại khỏi vòng chiến. Các phương tiện truyền thông ghi nhận quang cảnh khu vực là một nghĩa trang mênh mông xác lính Nga.

Tuy nhiên, trong bản báo cáo sáng Chúa Nhật 6 tháng 11, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết Nga “cố gắng tấn công thành phố từ nhiều hướng. Ngày qua ngày, việc tồn tại ở thành phố này ngày càng trở nên khó khăn hơn.”

Hơn 120 dân thường đã thiệt mạng ở Bakhmut kể từ khi Nga xâm lược.

Phát ngôn nhân cho biết thêm: “Có những quận mà chúng tôi không biết chính xác số người thiệt mạng vì giao tranh đang diễn ra ở đó hoặc các khu định cư đang bị chiếm đóng tạm thời bởi lực lượng Nga.

Quân đội Ukraine đang “nắm chắc chiến tuyến”, nhưng tình hình nhân đạo đang xấu đi trong thành phố, nơi dân số đã giảm từ mức trước chiến tranh khoảng 80,000 người xuống còn 12,000 người hiện nay.
 
Hành hương Thánh lễ Latinh Truyền thống. Cô gái chứng kiến cha mình từ luyện ngục lên thiên đàng
VietCatholic Media
07:16 06/11/2022


1. Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý cử hành Kinh chiều tại Pantheon trong cuộc hành hương Thánh lễ Latinh Truyền thống

Người đứng đầu Hội đồng Giám mục Ý, Đức Hồng Y Matteo Zuppi, đã chủ tọa các Giờ Kinh chiều vào hôm Thứ Sáu cho một cuộc hành hương Thánh lễ Latinh Truyền thống hàng năm tại Rôma.

Cuộc hành hương Rôma ba ngày được đặt tên theo tông thư Summorum Pontificum năm 2007 của Đức Bênêđíctô XVI, thừa nhận quyền của các linh mục được dâng Thánh lễ theo Sách lễ Rôma năm 1962.

Đức Hồng Y Zuppi đã chủ sự các giờ kinh chiều ngày 28 tháng 10 tại Vương cung thánh đường Đức Maria Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo, hay còn được gọi là Pantheon.

Vị Hồng Y người Ý, một cộng tác viên lâu năm của Cộng đồng Sant'Egidio Công Giáo, đã đảm nhận vai trò lãnh đạo Hội đồng Giám mục Ý vào tháng Năm. Ngài là tổng giám mục của Bologna từ năm 2015.

Sau khi Tự Sắc Traditionis Custodes của Đức Giáo Hoàng Phanxicô được công bố vào năm 2021, Đức Hồng Y Zuppi là một trong những giám mục đầu tiên ban hành sắc lệnh trong giáo phận của mình, cho phép tiếp tục cử hành Thánh lễ Latinh Truyền thống tại giáo xứ nơi hình thức thánh lễ này đã được tổ chức từ năm 2007.

Đây là năm thứ 11 People of Summorum Pontificum hay Dân Summorum Pontificum tổ cuộc hành hương Thánh lễ Latinh Truyền thống. Theo trang web của mình, cuộc hành hương này mang đến cho mọi người đang “ad Petri Sedem” nghĩa là “đến gặp Thánh Phêrô” một cơ hội để đưa ra “bằng chứng về sự gắn bó ràng buộc nhiều tín hữu trên toàn thế giới với phụng vụ truyền thống”.

Vào sáng ngày 29 tháng 10, những người hành hương đã tham gia vào giờ chầu thánh thể tại Vương cung thánh đường Thánh Celso và Giuliano, một giáo xứ được giám sát bởi Viện Linh mục Chúa Kitô Vua, một tu hội đời sống tông đồ với trọng tâm là Thánh lễ Latinh truyền thống.

Sau đó, những người tham gia đoàn rước trên quãng đường nửa dặm từ Đền Thờ Thánh Phêrô, nơi cử hành Thánh lễ Latinh Truyền thống tại Bàn thờ Ngai Tòa bởi Đức ông Marco Agostini, một trong những người lo về các nghi lễ của Đức Giáo Hoàng.

Cuộc hành hương đã kết thúc vào ngày 30 tháng 10 với một Thánh lễ Đại Trào tôn vinh Chúa Kitô Vua, được cử hành vào Chúa nhật cuối cùng của tháng 10 theo lịch phụng vụ trước Công đồng Vatican II.

Thánh lễ tại Nhà thờ Ba Ngôi Chí Thánh của những người hành hương sẽ được tổ chức bởi Huynh đoàn Linh mục Thánh Phêrô, gọi tắt là FSSP, một tu hội đời sống tông đồ chuyên cử hành nghi thức Rôma theo các sách phụng vụ có hiệu lực vào năm 1962.

FSSP đã xuất bản vào tháng 2 một sắc lệnh của Đức Giáo Hoàng xác nhận các linh mục của họ có thể các thánh lễ Tiền Công Đông như một ngoại lệ đối với Tự Sắc Traditionis Custodes năm 2021 của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Thánh lễ này do Đức Ông Patrick Descourtieux, một viên chức của Bộ Giáo lý Đức tin, chủ tế.
Source:Catholic News Agency

2. Các trường học Kitô tại Israel ngày càng gặp khó khăn về tài chánh: từ 10 năm nay, các chính phủ liên tiếp tại nước này liên tục cắt giảm tài trợ.

Trong số các trường đó, có 5 trường Công Giáo thuộc Tòa Thượng phụ Công Giáo Latinh Giêrusalem, với khoảng 4.000 học sinh, và 400 nhân viên giảng huấn và hành chánh.

Cha Elia Kurzum, Giám đốc học vụ thuộc Tòa Thượng phụ cho biết các trường Công Giáo này bắt đầu được thành lập từ năm 1847 và vì thế, đó là những trường kỳ cựu nhất tại Israel. Vấn đề là từ 10 năm nay chính quyền Israel cắt giảm nhiều tài trợ, vì nhiều lý do mà đối với phía Công Giáo không được rõ ràng. Cha Kurzum nói: “Chúng tôi luôn đề nghị một chương trình giáo dục cao hơn chương trình căn bản, dầu vậy, những tài trợ không tương ứng với mức độ. Tất cả các trường học Kitô tại Israel đều bị thiệt thòi. Tổng cộng có tới 64 trường với tổng cộng gần 40.000 học sinh.”

Một thông cáo hồi năm 2016 của Bộ giáo dục Israel xếp các trường Kitô vào hàng những trường tốt nhất nước, nhưng rồi chính bộ này cắt giảm tài trợ. Theo cha Kurzum, “có một chính sách đằng sau những quyết định đó”.

Mặc dù bị cắt giảm tài trợ, các trường học của Tòa Thượng phụ vẫn duy trì đường hướng đặc biệt quan tâm đến các gia đình gặp khó khăn, cho các học sinh thuộc các gia đình nghèo, không thể trả học phí, được theo học miễn phí. Cha Kurzum cho biết: “Chúng tôi đón nhận tất cả những học sinh đến xin học tại các trường của chúng tôi, bất luận các em thuộc tôn giáo nào, và chúng tôi cố gắng giúp đỡ các em trong học trình. Tại các trường Công Giáo, chúng tôi đón nhận mọi người, các học sinh Kitô, Hồi giáo, đạo Bahai. Một trong những đối tượng các trường Công Giáo nhắm tới là làm sao để các em xuất thân từ các trường này trở thành những người tìm kiếm hòa bình, những người trẻ cố gắng kiến tạo những con đường hòa bình, trong bối cảnh khó khăn với những chia rẽ, xung đột. Tại các trường này, các học sinh Kitô quen biết các bạn đồng môn người Hồi giáo hoặc người Druzes, những thành kiến có thể bị xóa bỏ. Như thế, các em không còn là kẻ thù của những người mà các em quen biết. Các em được những người bạn cùng nhau nhìn về một hướng”.

3. Cô gái đau buồn này đã chứng kiến cảnh cha mình đi từ luyện ngục lên thiên đàng

Philip Kosloski của tờ Aleteia có một bài viết nhan đề “This grieving girl witnessed her father travel from purgatory to heaven” nghĩa là “Cô gái than khóc cha được chứng kiến cha mình từ luyện ngục lên thiên đàng”. Câu chuyện thật là đánh động vì lòng hiếu thảo của một cô gái trẻ, và đặc biệt hơn nó nhắc nhở chúng ta những lời cầu nguyện và thánh lễ thật hữu ích dường nào để cứu các linh hồn trong luyện ngục. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Vào thế kỷ 17, một cô gái trẻ đau buồn vì cha mới qua đời đã đến gặp cha Millán de Mirando là bề trên tu viện Đức Mẹ núi Montserrat của dòng Biển Đức. Cô năn nỉ cha xin ngài dâng ba thánh lễ cho người cha quá cố của mình.

Cô gái trẻ hoàn toàn tin rằng những thánh lễ sẽ giúp cha cô sớm đến được thiên đàng, giải phóng ông khỏi những đau khổ của luyện ngục. Xúc động bởi niềm tin của cô gái, cha bề trên dâng Thánh Lễ đầu tiên vào ngày hôm sau.

Trong Thánh Lễ khi đang quỳ gối và ngước nhìn bàn thờ, cô gái trẻ đột nhiên thấy cha cô đang đứng gần bàn thờ nơi vị linh mục đang dâng lễ. Cô hét lên khi thấy cha cô đang “quỳ, và bị bao bọc bởi ngọn lửa đáng sợ”. Nhà thờ có những bậc để bước lên cung thánh, và cha cô đang phủ phục ở bậc thấp nhất của những bậc ấy.

Trước phản ứng của cô, cha bề trên đã yêu cầu cô đặt một mảnh giấy nơi cha cô đang quỳ. Mảnh giấy ngay lập tức bắt đầu bốc cháy cho mọi người thấy, mặc dù vị linh mục và cộng đoàn không được nhìn thấy cha của đứa trẻ. Trước sự kiện này, cha bề trên và cộng đoàn rất tin tưởng nên ngày sau đó, nhà thờ đầy chật người đến dâng Thánh lễ thứ hai cho người cha quá cố của cô.

Trong thánh lễ này, cô gái trẻ lại được thấy linh hồn của cha cô một lần nữa. Lần này ông bước lên đứng cạnh thầy phó tế và đã được “mặc một bộ quần áo rực rỡ.” Lúc này cha cô vẫn còn trong luyện ngục, nhưng cô không còn thấy những ngọn lửa nữa.

Trong Thánh Lễ thứ ba, cô gái thấy cha mình lần cuối cùng. Khi Thánh lễ vẫn đang diễn ra trên bàn thờ cô thấy ông đã được biến đổi và được “mặc một bộ đồ trắng như tuyết”. Sau khi kết thúc thánh lễ một điều ngoại thường đã xảy ra. Cô bé kêu lên, “Cha tôi đang xa dần và bay vào bầu trời!” Cô không còn phải lo lắng về linh hồn của cha cô nữa vì cô biết một cách xác tín rằng ông đã được đưa đến cửa thiên đàng.


Source:Aleteia
 
Chấn động Donetsk: Nhắm vào chánh án Nga, nữ biệt động Ukraine bóp cò ở cự ly gần. Iran đã nhận tội
VietCatholic Media
15:43 06/11/2022


1. Putin ra lệnh rút lui khỏi Kherson. Lực lượng Ukraine phá hủy các tàu kéo của Nga gần cầu Antonivka. Quân Nga rút khỏi bờ Tây bị trúng đạn.

Trong một diễn biến gây ngạc nhiên cho nhiều người, hôm thứ Sáu 4 tháng 11, Putin đã chính thức lên tiếng ra lệnh cho di tản thường dân khỏi Kherson. Tuy phát biểu của Putin chỉ đề cập đến thường dân, nhưng người ta hiểu rằng một cuộc di tản như thế chắc chắn sẽ kéo theo sự tháo chạy của quân xâm lược Nga. Dù thế, trong cuộc họp báo hôm Chúa Nhật tại trung tâm báo chí Kyiv, phát ngôn nhân Bộ Tư Lệnh Phía Nam Nataliya Humenyuk cho biết việc tuyên bố triệt thoái khỏi Kherson của Putin và các tướng lãnh Nga là một cái bẫy để dụ quân Ukraine vào một cuộc chiến đường phố trong đó quân Ukraine không thể tận dụng ưu thế pháo binh.

Cô Nataliya Humenyuk cho biết thêm rằng kẻ thù tiếp tục chiến thuật cơ động nhiều mặt trong các vùng lãnh thổ đã chiếm được, cố gắng tạo ra ấn tượng về một cuộc rút lui. Trong thực tế, người Nga cũng có rút lui nhưng là để tái phối trí vào các vị trí thuận lợi hơn, cụ thể là rút khỏi bờ Tây sông Dnipro sang phiá Đông và lập phòng tuyến ở đó.

Phó Hội đồng Khu vực Kherson Serhii Khlan cho biết “Chúng tôi đã theo dõi sát các diễn biến này. Đặc biệt, lúc 11:30 tối mùng 2 tháng 11, quân Nga đã dùng xà lan và một số tầu thuyền chuyển một số lượng quân Nga và khí tài chiến tranh vượt sông Dnipro, ngay bên dưới cầu Antonivka. Tất cả đã chìm dưới dòng sông,” ông Khlan nói.

Ông nhấn mạnh rằng: “Sau biến cố này, cái gọi là chính quyền của vùng Kherson thông báo rằng việc di tản sang tả ngạn sông Dnipro đã bị đình chỉ.”

“Quân xâm lược Nga đã thông báo rằng cái gọi là di tản đã kết thúc. Họ thông báo rằng việc di chuyển bằng phương tiện giao thông đường sông cho các cá nhân bị cấm. Họ đã làm điều này sau khi pháo binh của chúng tôi một lần nữa tấn công rất mạnh vào các xà lan của họ. Các thuyền quân sự dùng để di chuyển cái gọi là phà phao mà quân chiếm đóng dùng để di chuyển thiết bị của họ, cũng như các xà lan ở dưới cầu Antonivka đã bị phá hủy hoàn toàn. Thành ra, họ thấy rằng mọi thứ đều không thể sử dụng được nữa và mọi thứ đã dừng lại,” Khlan nói.

Trong một diễn biến mới nhất, cô Nataliya Humenyuk cho biết trong đêm thứ Bẩy rạng sáng Chúa Nhật 6 tháng 11, lực lượng Ukraine đã phá hủy hoàn toàn một tàu kéo của Nga gần cầu Antonivka. Chiếc tầu kéo này được tường trình là đã chìm dưới dòng nước. Bên cạnh đó, pháo binh đã làm hư hại thêm hai tàu của đối phương.

Cô Nataliya Humenyuk cho biết:

“Kết quả của một cuộc tấn công hỏa lực hiệu quả khác vào các phương tiện vượt sông thay thế cho cầu Antonivka, là một chiếc tàu kéo đã bị phá hủy. Hai chiếc tàu kéo khác đã bị hư hỏng và hiện cần được sửa chữa.”

Nataliya Humenyuk cũng xác nhận rằng đoàn xe đang chờ băng qua khu vực Olhivka cũng bị trúng đạn.

Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine Yurii Ihnat cho biết gần Novovasylivka, vùng Mykolaiv, lực lượng Ukraine đã phá hủy 6 trạm tiếp nhiên liệu của đối phương. Các tổn thất khác của đối phương đang được xác minh.

Sau vụ tấn công bằng 9 máy bay không người lái và 7 chiếc tàu không người lái vào căn cứ của Hạm Đội Hắc Hải ở Sevastopol, 7 tàu chiến Nga được tường trình là không tập trung một chỗ nhưng di chuyển dọc theo bờ biển của Crimea. Một tàu sân bay hỏa tiễn hành trình với 8 khẩu Kalibr đang trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.

2. Cuộc tấn công táo bạo nhằm tử hình một chánh án Nga đã ra lệnh tử hình những người Anh

Một thẩm phán ở một thị trấn Ukraine do Mạc Tư Khoa kiểm soát đang ở trong tình trạng “nghiêm trọng” sau khi sống sót sau một vụ ám sát, Denis Pushilin, chủ tịch của cái gọi là Cộng hòa Nhân dân Donetsk cho biết như trên.

Alexander Nikulin đã tham gia hội đồng xét xử vào tháng 6 vừa qua với tư cách là chánh án và đã kết án tử hình hai người Anh, là Aiden Aslin và Shaun Pinner, và một người Maroc, Brahim Saadoune, là những người đang chiến đấu bên phía Ukraine khi bị bắt.

Tuy nhiên, sau đó hai người Anh đã trở về nhà vào tháng 9 vừa qua.

“Đã có một nỗ lực sử dụng súng nhắm vào một thẩm phán của tòa án tối cao của Cộng hòa Donetsk, Alexander Nikulin,” Denis Pushilin, cho biết như trên.

Ông đổ lỗi cho Kyiv, nói rằng cuộc tấn công diễn ra vào tối thứ Sáu tại thị trấn Vuhlehirsk, thuộc vùng Donetsk phía đông.

Các phương tiện truyền thông địa phương cho biết Alexander Nikulin đã tham dự một bữa tiệc vào tối thứ Sáu. Khi ông ta vừa bước xuống xe, hai phụ nữ chờ sẵn đã nổ nhiều phát đạn vào người ông ta trước khi tẩu thoát trên xe gắn máy. Tuy nhiên, các cơ quan an ninh vẫn chưa đưa ra các xác nhận chính thức về cuộc tấn công. Cũng có những thông tin trái ngược nhau về tình trạng của Alexander Nikulin. Trên mạng xã hội có các thông tin chưa được xác minh cho rằng cả hai phụ nữ đều nổ súng và Nikulin chết ngay tại chỗ. Nhưng, theo Denis Pushilin, ông ta đang ở trong tình trạng “nghiêm trọng” và đang được các bác sĩ tận tình cứu sống.

Pushilin nói: “Chế độ Ukraine tiếp tục thể hiện các phương pháp khủng bố hèn hạ của mình,” và nói thêm rằng vị thẩm phán đã bị ám sát vì “tuyên án cho những tội phạm chiến tranh của Đức Quốc xã. Tình trạng của anh ấy được các bác sĩ đánh giá là ổn định nhưng nghiêm trọng”.

Tổ chức tin tức Nexta, được thành lập ở Belarus nhưng hiện hoạt động ngoài thủ đô Warsaw của Ba Lan, đã báo cáo tin tức vào hôm thứ Bảy. Một báo cáo tương tự đã được đăng trên Novaya Gazeta, một tờ báo độc lập của Nga. Cả hai đều cho rằng Nikulin khó lòng sống sót và có thể đã chết.

Cũng theo lời Denis Pushilin, phản ứng lại diễn biến này, Nga đã pháo kích vào nhiều vùng trong khu vực Kyiv. Nhà điều hành điện lực nhà nước của Ukraine hôm thứ Bảy đã thông báo mất điện ở Kyiv và 7 khu vực khác của đất nước do hậu quả của các cuộc tấn công tàn phá cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga.

Nhiều quan sát viên cho rằng không có vụ ám sát này thì các lực lượng Nga cũng vẫn tiếp tục tấn công các thành phố và làng mạc của Ukraine bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái, gây thiệt hại cho các nhà máy điện, nguồn cung cấp nước và các mục tiêu dân sự khác, trong cuộc chiến tàn khốc đang kéo dài gần 9 tháng.

Nga đã phủ nhận rằng các máy bay không người lái mà họ sử dụng ở Ukraine đến từ Iran, nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Hồi giáo hôm thứ Bảy đã lần đầu tiên thừa nhận cung cấp cho Mạc Tư Khoa “một số lượng hạn chế” máy bay không người lái trước cuộc xâm lược.

Tuy nhiên, Hossein Amir-Abdollahian nói rằng Tehran không biết liệu máy bay không người lái của họ có được sử dụng để chống lại Ukraine hay không và khẳng định cam kết của Iran trong việc ngăn chặn xung đột.

Ukrenergo, nhà điều hành đường dây điện cao thế duy nhất của Ukraine, cho biết trong một tuyên bố trực tuyến hôm thứ Bảy rằng thời gian mất điện theo lịch trình sẽ diễn ra ở thủ đô và vùng Kyiv lớn hơn, cũng như một số khu vực xung quanh nó - Chernihiv, Cherkasy, Zhytomyr, Sumy, Poltava và Kharkiv.

3. Tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Ukraine sau khi Iran lần đầu tiên thừa nhận cung cấp máy bay không người lái cho Nga

Như chúng tôi đã đưa tin, trước các bằng chứng không thể chối cãi được Ukraine đưa ra trong cuộc họp các ngoại trưởng của khối G7, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian đã nói rằng Iran cung cấp máy bay không người lái cho Nga, nhưng họ đã làm như vậy trước khi bắt đầu cuộc xâm lược Ukraine của Nga.

“Đối với máy bay không người lái, đó là sự thật, và chúng tôi đã cung cấp cho Nga một số lượng nhỏ máy bay không người lái vài tháng trước cuộc chiến ở Ukraine,” Amir-Abdollahian nói.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Ukraine, Oleg Nikolenko, đã cho biết như sau:

“Ngoại trưởng Iran đã công khai thừa nhận rằng Tehran đã cung cấp máy bay không người lái chiến đấu của Nga được cho là vài tháng trước cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine. Trước đó, Iran đã phủ nhận chưa bao giờ và sẽ không bao giờ cung cấp vũ khí cho Nga, mà nước này sử dụng trong chiến tranh.”

“Bộ trưởng Iran đã lan truyền những lời bóng gió về việc phía Ukraine dường như từ chối gặp gỡ các chuyên gia Iran trước sức ép từ các đối tác phương Tây.”

“Người Ukraine được dạy chỉ tin tưởng vào sự thật. Do đó, Bộ Ngoại giao sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan của Ukraine, tiếp tục thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt tối đa để ngăn chặn việc Nga sử dụng vũ khí Iran để giết người Ukraine và phá hủy cơ sở hạ tầng quan trọng của chúng tôi”.

“Tehran nên nhận ra rằng hậu quả của việc đồng lõa với tội ác xâm lược của Nga đối với Ukraine sẽ lớn hơn nhiều so với những lợi ích mà Nga ban cấp cho họ”.

4. Người dân ở Odesa, thành phố cảng ở miền nam Ukraine đã bỏ phiếu để dỡ bỏ một bức tượng của nữ hoàng Nga Catherine Đệ Nhị.

Cuộc bỏ phiếu giật sập tượng đài của nữ hoàng Nga Catherine Đệ Nhị đã diễn ra tại thành phố Odessa và đa số dân chúng đồng thanh yêu cầu giật sập tượng đài này.

Cuộc bỏ phiếu cho người ta thấy một cái nhìn sâu sắc khác về các động lực văn hóa ở Ukraine kể từ khi Nga xâm lược. Odessa là nơi sinh sống của hàng nghìn người nói tiếng Nga. Sự phát triển của thành phố này và vị trí của nó thường được xem là thành quả của sự kết hợp giữa ảnh hưởng của Ukraine và Nga.

Lịch sử Nga có truyền thống tôn vinh Catherine II, nhưng bà cũng đã phá hủy nhà nước Cossack và Zaporizhzhia. Cuộc xâm lược của Nga vào tháng Hai đã thúc đẩy các cuộc tranh luận về tương lai của tượng đài.

Tượng đài đã bị tạt sơn màu đỏ vào tháng 9 và tháng 10, và một chiếc mũ của đao phủ đã được đội trên đầu pho tượng đó.

Cuộc bỏ phiếu diễn ra trên nền tảng Công dân Hoạt động Công khai, và đa số đã bỏ phiếu cho việc dỡ bỏ bức tượng khỏi Quảng trường Kateryninska. Hội đồng thành phố của Odesa bây giờ sẽ bỏ phiếu quyết định.

Hãng thông tấn Euromaidan đưa tin rằng đại diện thành phố, Hennadiy Trukhahov, cho biết: “Tôi tin rằng kết quả bỏ phiếu tự do trên nền tảng Công dân Hoạt động Công khai sẽ được các đại diện của hội đồng thành phố xem xét, những người sẽ đưa ra quyết định cuối cùng. Cá nhân tôi sẽ bỏ phiếu cho việc tháo dỡ tượng đài và chuyển nó đến công viên của quá khứ đế quốc và Liên Xô, là ý tưởng mà tôi đã nói về cách đây vài tháng”.

Sau khi tin tức về việc Odesa xem xét lật nhào bức tượng Catherine Đệ Nhị, chính quyền chiếm đóng của Mạc Tư Khoa ở thành phố Melitopol, miền nam Ukraine cho biết họ đã đặt lại một bức tượng của Vladimir Lenin, bảy năm sau khi nó bị gỡ xuống.

Theo báo cáo của AFP, người đứng đầu vùng Zaporizhzhia do Mạc Tư Khoa thành lập, tên phản bội Vladimir Rogov, đã đăng một bức ảnh chụp các công nhân trong thành phố đang dựng lại tượng đài tưởng nhớ đến nhà lãnh đạo cộng sản.

Ông ta nói: “Sau bảy năm, bức tượng Vladimir Lenin đã trở lại vị trí của nó ở Melitopol”.

Như một phần của “động lực phi cộng sản”, Ukraine đã tháo dỡ các bức tượng Lenin trên khắp đất nước sau cuộc cách mạng năm 2014 của họ lật đổ chế độ được Mạc Tư Khoa hậu thuẫn”.

Việc tháo dỡ các tượng đài được coi là một nỗ lực nhằm thoát khỏi ảnh hưởng của Nga và Liên Xô. Mạc Tư Khoa đã lên án động thái này.

Hầu hết tất cả các thành phố ở Nga đều có một bức tượng của người sáng lập Liên bang Xô viết tại các quảng trường trung tâm của họ.

Melitopol rơi vào tay lực lượng của Mạc Tư Khoa vào ngày 1 tháng 3.

5. Quân đội Nga cướp bóc Kherson khi quân Ukraine tiến gần đến trận chiến cuối cùng giành thành phố

Phóng viên Luke Harding của tờ The Guardian, báo cáo từ Kyiv, cho biết quân Nga đang tiếp tục cưỡng bách cư dân Kherson di tản, hãm hiếp phụ nữ, cướp bóc kể cả các tác phẩm nghệ thuật, máy kéo và xe hơi khi lực lượng của Ukraine áp sát thành phố này.

“Mọi thứ đang biến mất ở thành phố Kherson của Ukraine với tốc độ nhanh chóng. Một số là thực thể thể lý. Quân đội Nga đang lấy đi xe cứu thương, máy kéo và xe hơi cá nhân. Những thực thể văn hóa cũng bị cướp: các kho lưu trữ, các bức tranh và tác phẩm điêu khắc từ các bảo tàng nghệ thuật và nhà truyền thống địa phương. Ngay cả xương của người bạn và người yêu của Catherine Đại đế, Grigory Potemkin, cũng đã được đào lên từ một hầm mộ trong Nhà thờ Thánh Catherine.”

Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine cho biết người Nga đang lùng bắt những cư dân từ chối di tản khỏi Kherson.

Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine nói: “Quân đội Nga được cho là đang tìm kiếm những cư dân ở Kherson từ chối di tản khỏi lãnh thổ do Nga kiểm soát, trước khi lực lượng của họ có khả năng rút khỏi bờ tây sông Dnepro”.

“Hôm thứ Sáu, Vladimir Putin cho biết những người sống ở tỉnh Ukraine phải đi di tản. Hơn 60,000 người đã bị Nga ép đưa ra khỏi tiền tuyến”.

Thông tin cập nhật từ Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết, các lực lượng Nga vẫn đang cố gắng trấn giữ khu vực bị đánh chiếm ở miền nam nước này.

Bản cập nhật cũng cho biết cơ sở hạ tầng đang bị phá hủy và thành phố đang bị cướp phá.

6. Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, đã gửi lời cảm ơn tới Hà Lan, Cộng hòa Tiệp và Mỹ về 90 xe tăng T-72 mà nước này sẽ nhận được.

Dưới sự trợ giúp của Hà Lan đi kèm với gói viện trợ của Mỹ bao gồm tài trợ để nâng cấp hỏa tiễn phòng không Hawk của Mỹ, 90 xe tăng T-72 trong kho của Bộ Quốc Phòng Cộng hòa Tiệp đã được tân trang để trở thành các chiến xa “tiên tiến nhất trên chiến trường”. Nó có tầm bắn xa hơn so với hỏa tiễn phòng không Stinger đã được đưa đến nước này.

Zelenskiy đã tweet: “Lực lượng vũ trang Ukraine đang thúc đẩy và cần thiết bị này. Chúng tôi coi trọng sự giúp đỡ của các đối tác. Chúng ta cùng nhau đứng lên bảo vệ tự do và dân chủ!”

Khoảng 500 máy phát điện đã được 17 nước Liên Hiệp Âu Châu gửi đến Ukraine để giúp giải quyết các vấn đề năng lượng do các cuộc tấn công của Nga.

Các nước bao gồm Slovenia, Slovakia, Đan Mạch, Đức và Tây Ban Nha đã gửi các bộ dụng cụ thông qua Cơ chế Bảo vệ Dân sự của Liên minh Âu Châu.

Vương quốc Anh đã gửi 500 máy phát điện di động vào tháng 3 sau khi xung đột bùng nổ.

Nga có lẽ đang gặp khó khăn trong việc đào tạo quân sự cho lực lượng huy động hiện tại và đợt nhập ngũ hàng năm vào mùa thu.

7. Video cho thấy Ukraine phá hủy ba xe tăng Nga khi các binh sĩ của Putin chạy trốn

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Video Shows Ukraine Destroy Three Russian Tanks as Putin's Soldiers Flee”, nghĩa là “Video cho thấy Ukraine phá hủy ba xe tăng Nga khi các binh sĩ của Putin chạy trốn.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Cảnh quay chiến đấu mới tiếp tục xuất hiện từ chiến trường ở Ukraine, với một video gần đây cho thấy một cuộc tấn công thành công nhắm vào xe tăng Nga.

Đoạn clip đã được đăng lên Twitter bởi tài khoản chính thức của Bộ Quốc phòng Ukraine hôm thứ Bảy. Có độ dài gần 2 phút, đoạn video được quay từ góc nhìn từ trên cao và cho thấy một đoàn xe gồm ba xe tăng Nga đang trên đường đi qua vùng nông thôn Ukraine.

Đầu đoạn video, chiếc xe tăng đi đầu trúng một quả đạn của Ukraine và phải dừng lại. Cuối cùng, chiếc xe bọc thép bắt đầu bốc khói và một vụ nổ phát ra gần phía sau xe. Dòng tweet từ video này bao gồm rất ít các chi tiết với dòng chữ duy nhất là: “tấn công”.

Khi đoạn clip tiếp tục, có thể thấy các binh sĩ Nga đang chạy trốn khỏi chiếc xe tăng bị trúng đạn, tiến vào một hàng cây gần đó. Khung hình của video sau đó phóng to hai chiếc xe tăng khác ở phía sau đoàn xe, từ đó có thể nhìn thấy nhiều binh sĩ hơn đang chạy trốn vào rừng.

Nhiều làn khói sau đó bắt đầu phun ra theo hướng những binh sĩ Nga đang chạy trốn, cho thấy nhiều cuộc tấn công hơn. Trong phần còn lại của video, hai chiếc xe tăng khác dường như đã bị trúng đạn và bốc cháy nhiều lần.

Tính đến chiều thứ Bảy, đoạn clip đã được xem trên Twitter gần 180,000 lần.

“Hoàn toàn tuyệt vời”, người dùng Twitter Aaron Hall đã viết trong một lời bình luận. “Các binh sĩ Nga ở phía sau có khoảng 0.5 giây để quyết định chạy hay ở lại. Họ không có lựa chọn tốt. Tốc độ bắn nhanh và chính xác đáng kinh ngạc”.

Trong khi đó, một người dùng khác ghi nhận tình trạng đáng buồn của vùng đất Ukraine xung quanh các xe tăng trong video, các tường nhà thủng nhiều lỗ do cuộc xâm lược kéo dài của Nga, bắt đầu vào cuối tháng Hai.

“đất ukrainian trông như thế nào. bị thương và đổ máu,” người dùng viết. “Tôi cảm thấy đau lòng cho người Ukraine.”

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Ukraine để đưa ra bình luận.

Quân đội Nga được cho là đang gặp khó khăn với quân đội của mình, ngay cả sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ban hành lệnh động viên một phần đầu tiên của đất nước kể từ Thế chiến II vào cuối tháng 9. Phát biểu với hãng tin Siberia Realii, Elena Solodovnikova, một người mẹ có con trai bị bắt nhập ngũ, nói rằng con cô và 4 người đàn ông khác đã bị buộc tội đào ngũ và trốn trong một khu rừng. Cô cũng nói rằng, bất chấp lời hứa rằng họ sẽ được đào tạo ba tháng, những người đàn ông được cho là đã được cử đến chiến đấu ở Ukraine ngay lập tức.

“Không có thiết bị,” Solodovnikova nói. “Có tiểu liên, nhưng họ sẽ làm gì với tiểu liên để chống lại xe tăng?”

Trong khi đó, vào cuối tháng 10, Nga lần đầu tiên thừa nhận rằng họ không có đủ thiết bị cho các binh sĩ được huy động trong cuộc chiến chống Ukraine.

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói với các phóng viên rằng có vấn đề với trang thiết bị cho hàng trăm nghìn người được cử đến chiến đấu ở Ukraine theo sắc lệnh điều động một phần của Putin.

Peskov cho biết một hội đồng mới được thành lập do nhà lãnh đạo Nga lập ra đang làm việc để giải quyết các vấn đề với thiết bị. Ông nói: “Các biện pháp mạnh mẽ được thực hiện để khắc phục tình hình đã mang lại những kết quả tích cực đầu tiên.
 
Diễn từ với các bạn trẻ tại Trường Trung học Công Giáo Thánh Tâm ở thủ đô Manama
VietCatholic Media
17:08 06/11/2022


Như chúng tôi đã tường trình, lúc 9h30 sáng thứ Năm, theo giờ địa phương Rôma, Đức Thánh Cha đã khởi hành từ phi trường quốc tế Fiumicino của Rôma để bay đến phi trường quốc tế Sakhir ở thủ đô Awali của Bahrain.

Sinh hoạt nổi bật trong ngày thứ ba của chuyến tông du Bahrain là Thánh Lễ lúc 8 giờ sáng tại sân vận động túc cầu quốc gia Bahrain.

Chiều ngày 05 tháng Mười Một năm 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ hơn 800 người trẻ tại trường Trung học Công Giáo Thánh Tâm ở Manama, thủ đô vương quốc Bahrain và ngài nhắn họ thực hành văn hóa chăm sóc, gieo vãi tình huynh đệ và thực hiện những chọn lựa trong cuộc sống.

Trường Trung học Công Giáo Thánh Tâm ở thủ đô Manama, cách nhà khách thuộc khu vực hoàng cung Bahrain bảy cây số, và ban đầu được thành lập cạnh nhà thờ Thánh Tâm, hồi thập niên 1940 và được Đức Giám Mục bản quyền giao cho các nữ tu thừa sai thánh Comboni đảm trách từ năm 1953. Sau đó, trường di chuyển đến trụ sở mới. Đến năm 2003, Đức Cha Bernard Gremoli giao trường này cho các nữ tu Cát Minh Tông Đồ đảm trách. Trường được coi là rất có uy tín và các học sinh thường phải chờ đợi mới có thể đăng ký theo học.

Đến nơi vào lúc 5 giờ chiều, giờ địa phương, Đức Thánh Cha đã được nữ tu giám đốc và hai giáo chức cùng với vài học sinh tặng hoa và đến Hội trường để gặp gỡ các học sinh. Họ đón tiếp ngài với bài ca và điệu vũ truyền thống, trong bầu không khí rất nồng nhiệt và hân hoan.

Nữ tu hiệu trưởng Rosalyn Thomas, người Ấn Độ, trong lời chào mừng Đức Thánh Cha, đã kể rằng trường Thánh Tâm như một biểu tượng thu nhỏ của sự sống chung hòa bình và chăm sóc văn hóa, với các nhân viên và học sinh thuộc 29 quốc tịch, ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo khác nhau. Tất cả đều tăng trưởng dưới áo choàng từ nhân của Thánh Tâm. Năm nay là kỷ niệm 74 năm trường hoạt động từ khi được thành lập và Đức Thánh Cha là vị khách quý giá và đáng kính nhất.

Tiếp lời nữ tu hiệu trưởng, một nhóm nữ sinh người Ấn Độ đã trình diễn một vũ điệu đặc sắc, rồi ba chứng từ lần lượt được trình bày với Đức Thánh Cha và mọi người.

Trước tiên là trung úy Abdulla Attilya, trong áo chùng trắng, một tín hữu Hồi giáo, cựu học sinh của trường và hiện phục vụ trong đoàn vệ binh hoàng gia Bahrain. Anh đã thành đạt trong nhiều bộ môn thể thao. Anh kể lại bầu không khí đa tôn giáo hòa hợp đã trải qua tại trường học, các học sinh các tôn giáo chấp nhận lẫn nhau, và cũng tham dự các lễ của tôn giáo bạn, từ Hồi giáo, đến Kitô, Ấn giáo, đạo Shik, Phật giáo và Do thái giáo. Anh ca ngợi nhà vua Hamad là người liên kết mọi tôn giáo và quốc tộc tại nước này.

Tiếp lời trung úy Abdulla, anh Nevin Varhese Fernandez, 31 tuổi, người Công Giáo, trình bày chứng từ trong tư cách là người trẻ. Anh nhận xét rằng là một người trẻ Công Giáo đòi hỏi nhiều cầu nguyện và hy sinh, trước những cám dỗ của xã hội và cuộc sống. Những thách đố của đời sống hằng ngày thường đụng với các giá trị Tin mừng. Vì thế, điều quan trọng là kiến tạo những tương quan tốt và lành mạnh, để lắng nghe người khác và đáp lại một cách tốt đẹp, để có thể làm chứng về một Giáo hội cởi mở đối với mọi người.

Cô Merina Joseph Motha, một nữ sinh xuất thân từ một gia đình Công Giáo nhiệt thành, tham gia các hoạt động của giáo xứ, đọc sách tại nhà thờ, thành viên ca đoàn. Cô trải qua những băn khoăn và các vấn đề của tuổi trẻ với những chiến đấu, nhưng đã cố gắng vượt thắng nhờ niềm tin. Cô hỏi Đức Thánh Cha về cách thức hiệp thông với Thiên Chúa trong kinh nguyện thầm lặng, và làm sao để xác tín tôn giáo vững mạnh đủ để giúp giải quyết các vấn đề xã hội, lo âu, căng thẳng, và áp lực.

Huấn từ của Đức Thánh Cha

Về phần Đức Thánh Cha, lên tiếng trong dịp này, ngài bày tỏ hài lòng vì thấy “Bahrain này là một nơi gặp gỡ và đối thoại giữa các nền văn hóa và tín ngưỡng khác nhau. Và bây giờ - ngài nói - “khi nhìn các con, là những người không cùng một tôn giáo, nhưng không sợ đứng chung với nhau, cha nghĩ rằng nếu không có các con, thì sự sống chung giữa những khác biệt này không thể diễn ra và sẽ không có tương lai! Trong thùng bột thế giới này, các con là men tốt giúp làm tăng trưởng, vượt thắng bao nhiêu hàng rào xã hội và văn hóa, thăng tiến những mầm mống tình huynh đệ và sự mới mẻ. Các con là những người trẻ, giống như những người du hành băn khoăn cởi mở đối với những gì mới lạ, không sợ gặp gỡ trao đổi, đối thoại, làm vang dội và hợp chung với những người khác, trở thành nền tảng của một xã hội thân hữu và liên đới. Đây là điều quan trọng trong những bối cảnh phức tạp và đa nguyên chúng ta đang sống: phá đổ một số hàng rào để bắt đầu một thế giới xứng với con người hơn, huynh đệ hơn, cho dù điều này có nghĩa là phải đương đầu với nhiều thách đố.

Sau những nhận xét trên đây, Đức Thánh Cha gửi đến những người trẻ ba lời mời gọi nho nhỏ, đó là đón nhận nền văn hóa chăm sóc, gieo vãi tình huynh đệ, thực hiện những chọn lựa trong cuộc sống.

Trước tiên, đón nhận văn hóa chăm sóc có nghĩa là phát triển một thái độ nội tâm thiện cảm, một cái nhìn quan tâm đưa chúng ta ra khỏi chính mình, một sự hiện diện tử tế, chiến thắng thái độ dửng dưng và thúc đẩy chúng ta chú ý đến những người khác. Đây là phương dược chống lại một thế giới khép kín ích kỷ, cầm hãm trong sầu muộn và cô đơn.

Thứ hai là gieo rắc tình huynh đệ. Đức Thánh Cha nhận xét rằng tất cả những phương tiện kỹ thuật tân tiến ngày nay không đủ để làm cho thế giới được an bình và huynh đệ. Những luồng gió chiến tranh không suy giảm với tiến bộ kỹ thuật... Căng thẳng, đe dọa gia tăng tại nhiều miền. Điều này xảy ra khi người ta không để ý tới con tim, để cho sự xa cách đối với tha nhân trở nên rộng lớn hơn, do đó những khác biệt về chủng tộc, văn hóa, tôn giáo và những thứ khác trở thành vấn đề và tạo nên sợ hãi làm cô lập thay vì là cơ hội cùng nhau tăng trưởng.

Và Đức Thánh Cha nói: “Về phần các con, hãy trở thành những người gieo vãi tình huynh đệ, vì thế giới chỉ có tương lai trong tình huynh đệ. Sống như anh chị em là ơn gọi đại đồng được gửi đến mọi thụ tạo. Đứng trước xu hướng dửng dưng thịnh hành, các con được kêu gọi phản ứng với một giấc mơ mới về tình huynh đệ và tình bạn xã hội, không giới hạn vào lời nói” (Fratelli tutti, 6). Lời nói không đủ, cần có nhưng cử chỉ cụ thể trong đời sống thường nhật”.

Thứ ba là thực hiện những chọn lựa trong cuộc sống. Đức Thánh Cha nói: “Các con biết rõ do kinh nghiệm hằng ngày: không có một cuộc sống nào mà không có những thách đố phải đương đầu. Và đứng trước một thách đố, một ngã ba, ta cần phải chọn lựa, cần phải liều, quyết định. Nhưng điều này đòi phải có kế hoạch, không thể đột xuất, chỉ sống theo bản năng hoặc nhất thời! Để được vậy, cần có chuẩn bị và tập luyện, có tinh thần sáng tạo và can đảm, kiên trì, cần tinh luyện cái nhìn nội tâm, phán đoán về tình thế. Hãy tiến bước không sợ hãi, không bao giờ lẻ loi, Thiên Chúa không để các con lẻ loi, nhưng trợ giúp các con, Chúa đợi các con cầu xin Ngài. Chúa đồng hành và hướng dẫn các con, không phải bằng những phép lạ, nhưng Chúa nói trực tiếp và tế nhị qua những tư tưởng và tình cảm của chúng ta”.

Nhưng, Đức Thánh Cha nói, “cần học cách phân định tiếng Chúa, qua kinh nguyện âm thầm, đối thoại thân tình với Chúa, giữ trong tâm hồn điều làm cho chúng ta an bình. Ánh sáng ấy của Chúa soi sáng những mê cung của tư tưởng, cảm xúc và tình cảm mà chúng ta thường gặp phải. Chúa muốn soi sáng trí tuệ, những tư tưởng sâu thẳm nhất của các con, những khát vọng các con mang trong tâm hồn, những phán đoán đang chín mùi trong các con.”

Đức Thánh Cha cũng nhắc nhở rằng cuộc phiêu lưu chọn lựa không nên thực hiện lẻ loi một mình, nhưng hãy tìm kiếm những lời khuyên và gợi ý qua Internet, với những người cố vấn tốt trong cuộc sống, những người khôn ngoan và đáng tin cậy: cha mẹ, ông bà và một người đồng hành thiêng liêng giỏi. Mỗi người chúng ta cần được đồng hành trong đường đời!”

Sau huấn từ của Đức Thánh Cha, có phần đọc những sứ điệp hòa bình. Các học sinh đọc những sứ điệp hoặc kinh nguyện ngắn cầu xin hòa bình và mang gắn vào cây nhỏ trên sân khấu.

Tiếp đó là kinh Lạy Cha và phép lành kết thúc của Đức Thánh Cha.