Ngày 29-12-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hành trình của Ba nhà Đạo sĩ
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
07:03 29/12/2015
LỄ CHÚA HIỂN LINH, năm C
Mt 2, 11-12

HÀNH TRÌNH CỦA BA NHÀ ĐẠO SĨ


Mỗi lần mừng lễ Hiển Linh, chúng ta đều mường tượng đến Ba Vua khi xưa đã dõi theo một ánh sao lạ để tới Bêlem cung bái Hài Đồng Giêsu. Ba Vua phương Đông đã mang theo những báu vật là những đồ quí giá ở địa phương như Vàng, Nhũ Hương và Mộc Dược để triều bái Chúa Giêsu. Ba Vua ấy ngày nay được tượng trưng bằng những hình tượng ăn mặc áo mầu sặc sỡ, cỡi những con lạc đà oai phong đi tìm Chúa Giêsu. Ba Vua hay ba nhà Đạo Sĩ đã trở thành một phần của Hang Đá. Ba Vua đã trở thành nét đẹp của văn hóa cho Mùa Giáng Sinh.

Ba nhà Đạo Sĩ từ các vùng Ba Tư, Ả Rập xa xôi cũng như biết bao dân tộc, biết bao người đang nao nức chờ đợi Đấng Mêsia, Đấng cứu thế muôn dân đợi chờ, đặc biệt là dân Do Thái đang mong mỏi Đấng cứu tinh đến khôi phục đất nước Israen vì họ đang bị phân tán và mất chủ quyền. Do đó, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy Ba Vua hay nói cách chính xác hơn là ba nhà Đạo Sĩ từ phương xa đã nong nả đi tìm Hài Đồng Giêsu theo vết một ánh sao lạ xuất hiện.Tuy nhiên, các kinh sư, thượng tế lúc đó là những người hiểu biết Thánh Kinh, rành rẽ về nơi Chúa sinh ra nhưng họ đâu có màng tìm kiếm Hài Đồng Giêsu vì ích kỷ, vì tham lam danh vọng. Những nhà Đạo Sĩ chỉ là những người ngoại giáo, những người mà dân Do Thái cho rằng họ là những người bên ngoài, nhưng thực tế họ lại là những người có tấm lòng vàng, họ đã hăm hở lên đường, phiêu lưu tìm kiếm Hài Đồng Giêsu dõi bước theo ánh sao lạ. Mặc dầu chưa hiểu được những trở ngại, lòng thâm độc của Vua Hêrôđê khi Ông Vua tàn ác này dặn dò các nhà Đạo Sĩ khi gặp được Vua Giêsu thì trở lại để báo cho Hêrôđê, các nhà Đạo Sĩ lại tiếp tục lên đường theo ánh sao, Tin Mừng của thánh Matthêu viết :” Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng.Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Maria, liền sấp mình bái lạy Người, rồi mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến “ ( Mt 2, 10 ). Họ vui mừng thật sự và họ đã dâng tiến Hài Đồng Giêsu những báu vật quí giá với tất cả tấm lòng thành của họ.

Lễ Hiển Linh nhắc ta về việc truyền giáo. Ba nhà Đạo Sĩ đã nhờ một ánh sao lạ để tìm gặp được Hài Nhi Giêsu. Ngày nay, nhân loại và đặc biệt chúng ta là những môn đệ của Chúa, chúng ta đã nhờ ai, đã gặp được ánh sáng nào, ánh sao nào để rồi qua đức tin, qua cảm nghiệm của đời sống làm con của Chúa, chúng ta đã loan truyền Chúa cho người khác làm sao ? Thực sự, Ba nhà Đạo Sĩ đã đối diện với một Vị Vua Hêrôđê tàn nhẫn, đê hèn, ác độc, sau khi phát hiện ba nhà Đạo Sĩ không quay lại để báo tin cho Ông về nơi Hài Nhi sinh ra, Hêrôđê đã nổi giận sát hại, chết chết những trẻ em vô tội vùng Be6lem và các vùng phụ cận từ hai tuổi trở xuống. Ba ngà Đạo Sĩ cũng đã hạnh phúc được diện kiến Vua Giêsu, Vị Vua hiền từ, đầy lòng thương xót đã chọn nơi khó nghèo để sinh ra. Các nhà Đạo Sĩ cũng đang đối diện với Thập Giá đang hiển hiện sau Máng Lừa nơi Chúa Giêsu được Mẹ Ngài vấn tã đặt nằm trong đó ! Phụng vụ thánh lễ Hiển Linh hôm nay đưa chúng ta vào hy tế Thánh Thể, bí tích này đưa chúng ta vào mầu nhiệm đau khổ, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu.

Một bài thơ của một tác giả nước ngoài đã viết về câu chuyện của Ba nhà Đạo Sĩ đi tìm Hài Đồng Giêsu :” Chúng tôi đã gặp một cơn gió lạnh,
Đây là thời gian xấu nhất của năm.
Vì một hành trình và do một hành trình dài như vậy;
Những con đường sâu hun hút và thời tiết khắc nghiệt,
Đó là một Mùa Đông chết chóc “ ( Eliot, Cuộc Hành Trình của Ba Vua ).

Xin cho mỗi Kitô hữu được trở nên một ánh sao vì một việc làm bác ái, một cử chỉ, một hành động tốt, một ánh mắt nhân từ, một nụ cười hồn nhiên, chân thật sẽ luôn là một động lực, một ánh sao sáng dẫn đưa người khác tới Chúa.

Lạy Hài Đồng Giêsu, xin cho mỗi người chúng con trở nên một nhà truyền giáo, một người biết loan báo Tin Mừng cứu đô, biết giới thiệu Chúa cho người khác.Amen.


GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Ba nhà Đạo Sĩ thuộc phương nào ?
2.Họ đem những gì để triều bái Hài Đồng Giêsu ?
3.Hồi xưa lễ Hiển Linh được gọi thế nào ?
4.Lễ Hiển Linh nói gì cho chúng ta ?
5.Tại sao lại gọi lễ Hiển Linh là truyền giáo ?
 
Suy niệm : Lễ Mẹ Thiên Chúa
Lm. Anthony Trung Thành
11:29 29/12/2015
Suy Niệm LỄ MẸ Thiên Chúa

Hằng năm cứ đến ngày mùng một tết dương lịch chúng ta cùng với Giáo Hội hân hoan mừng lễ trọng kính Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, đồng thời cũng là ngày cầu nguyện cho hoà bình thế giới. Chúng ta cùng nhau suy niệm ba điểm sau đây: Đặc ân làm Mẹ Thiên Chúa, vai trò làm Mẹ loài người của Đức Maria và sự liên hệ giữa Mẹ và ngày cầu nguyện cho hòa bình thế giới.

1. Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa

Sau khi Nguyên tổ loài người sa ngã phạm tội, Thiên Chúa đã hứa ban Đấng Cứu Thế. Để thực hiện lời hứa đó, Thiên Chúa đã sai Con Một Ngài xuống thế làm con của một người phụ nữ. Trong bài đọc II của phụng vụ hôm nay, Thánh Phaolô cho biết: “Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử”(Gl 4,4-5). Trước đó hàng thế kỷ, tiên tri Isaia đã tiên báo: “Một Trinh Nữ sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai và đặt tên là Emmanuel”(Is 7,14). Người đàn bà Thánh Phaolô nhắc tới và người phụ nữ tiên tri Isaia tiên báo, đó chính là Đức Maria. Thiên thần đã nói với Mẹ khi truyền tin rằng: “Bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai và sẽ đặt tên con trẻ ấy là Giêsu…Vì thế, Con trẻ sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” (Lc 1,31-35). Sau biến cố truyền tin, Mẹ đã lên đường đi thăm Bà Êlizabeth, khi hai người phụ nữ gặp gỡ nhau, bà Êlizabeth đã cất tiếng tung hô Mẹ rằng: “Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?” (Lc 1,43). Trong biến cố Giáng Sinh, các mục đồng được các Thiên thần báo tin “một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành Vua Đa-vít, Người là Đấng Kitô Đức Chúa”(x. Lc 2,11). Các mục đồng theo sự chỉ dẫn của sứ thần vội vả đến Bêlem, “họ gặp Bà Maria, ông Giuse và Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ”(Lc 2,16).

Qua những dẫn chứng trên đây, chúng ta khẳng định: Đức Maria chính là Mẹ Chúa Giêsu. Đức Maria cũng là Mẹ Thiên Chúa. Đây là một tín điều đã được Công đồng Êphêsô định tín năm 431. Và Giáo Hội qua mọi thời đều tuyên xưng niềm tin đó của mình. Năm 451, Công đồng Calceđônia đã tuyên xưng Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa. Năm 533, Công Đồng Constantinôpôli II tái tuyên nhận tín lý chức phẩm Thiên Mẫu của Mẹ. Năm 1215, Công Đồng Laterano IV tuyên nhận chức phẩm trinh trong Mẹ Thiên Chúa. Công đồng Vatican II trong hiến chế Lumen Gentium đã xác nhận: “Từ muôn đời, Đức Trinh Nữ đã được tiền định làm Mẹ Thiên Chúa cùng một lúc với việc Nhập Thể của Ngôi Lời Thiên Chúa…”. Đặc biệt, Giáo Hội đã đưa lời tuyên xưng Mẹ Thiên Chúa vào đoạn sau của Kinh Kính Mừng mà chúng ta đọc hằng ngày “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử”.

2. Đức Maria là Mẹ Chúng Ta

Dưới chân thập giá, Chúa Giêsu đã lối Đức Mẹ cho Thánh Gioan: “Này là Mẹ con” (x. Ga 19,27). Gioan là đại diện cho loài người, nên Mẹ Maria là mẹ của Gioan thì cũng là Mẹ của mọi người chúng ta. Chúng ta cảm tạ Chúa vì chúng ta có một người Mẹ được Thiên Chúa ban nhiều đặc ân: Làm Mẹ Thiên Chúa, Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đồng Trinh Trọn Đời và Hồn Xác Lên Trời. Nhờ vậy, Mẹ có quyền thế trước mặt Chúa Giêsu Con Mẹ. Trong Kinh Đền Tạ đọc ngày thứ bảy đầu tháng, chúng ta tuyên xưng: “Mẹ quyền năng bởi lời Mẹ xin cùng Chúa”. Quyền năng của Mẹ được thể hiện rõ nét qua biến cố tại tiệc cưới Cana, mặc dầu giờ chưa đến, nhưng nhờ lời bầu cử của Mẹ, Chúa Giêsu đã làm phép lạ biến nước thành rượu ngon.

Mẹ không những “đầy quyền năng” mà còn là người mẹ đầy tình yêu thương. Vì yêu thương loài người cho nên Mẹ đã chấp nhân làm Mẹ Thiên Chúa. Vì yêu loài người cho nên Mẹ đã chấp nhận hy sinh chính Con yêu quý của Ngài là Đức Giêsu Kitô. Vì yêu thương loài người cho nên Mẹ đã chấp nhận làm Mẹ thánh Gioan và cũng là Mẹ của mỗi người chúng ta. Khi chấp nhận làm Mẹ loài người, Mẹ đã đồng hành với loài người. Sau biến cố tử nạn của Chúa Giêsu, Mẹ đã về ở với Gioan và thường có mặt với các Tông đồ trong những biến cố quan trọng trong buổi đầu sơ khai của Giáo Hội. Mẹ đã cùng hiện diện và cầu nguyện giữa các tông đồ trong ngày lễ Ngũ Tuần. Mẹ có mặt và đồng hành với Thánh Gioan trên mọi nẻo đường truyền giáo. Khi Mẹ được Chúa đưa về trời cả hồn lẫn xác, Mẹ vẫn luôn đồng hành với con cái loài người. Mẹ đã hiện ra rất nhiều lần, nhiều nơi, với nhiều người để không nhằm mục đích chỉ đường dẫn lối cho loài người đi đúng đường lối của Chúa. Năm 1859, Mẹ đã hiện ra tại Lộ Đức với Thánh Nữ Bênadeta. Năm 1917, Mẹ đã hiện ra tại Fatima với ba trẻ: Lucia, Gianxinta và Phanxicô. Năm 1789, khi cha ông chúng ta gặp thử thách phải ẩn nấp trong rừng thiêng nước độc, Đức Mẹ đã hiện ra tại Lavang… Mỗi lần hiện ra, Đức Mẹ đều mang đến cho nhân loại những sứ điệp yêu thương hầu giúp loài người được hưởng ơn cứu độ. Sứ điệp luôn có tính thời sự đó là: Cải thiện đời sống, siêng năng lần hạt Mân côi và tôn sùng Mẫu Tâm. Tóm lại, khi còn ở trần gian cũng như khi đã về trời, Mẹ luôn thể hiện tình yêu thương của một người mẹ đối với con cái là loài người chúng ta. Công đồng Vatican II diễn tả tình mẫu tử của Mẹ một cách đầy đủ như sau: “Từ khi với niềm tin Mẹ đã đưa ra sự ưng thuận vào ngày Truyền Tin và Mẹ đã vững vàng duy trì cho tới khi đứng dưới Thập giá Chúa, chức làm mẹ của Đức Maria trong kế hoạch của ân sủng vẫn không ngừng tiếp tục cho tới khi hoàn tất tất cả những người được Chúa chọn. Đúng thế, sau khi được đưa về trời, vai trò của Mẹ trong công cuộc cứu độ không thể bị ngưng: do lời chuyển cầu liên tiếp của Mẹ, Mẹ tiếp tục xin được cho chúng ta những hồng ân bảo đảm ơn cứu độ muôn đời cho chúng ta, (…)Bởi vậy, Nữ Trinh diễm phúc Maria được Giáo Hội kêu cầu dưới những danh hiệu Đấng bênh vực, Mẹ Phù hộ, Mẹ cứu giúp, Đấng làm trung gian”(LG 62).

Chúng ta tự hào vì có Mẹ “đầy quyền phép”. Chúng ta được yên ủi vì có Mẹ đầy tình yêu thương. Chúng ta không chỉ tuyên xưng Mẹ là Mẹ Thiên Chúa mà còn phải bắt chước noi gương Mẹ vì Mẹ là mẫu mực cho Giáo Hội và mỗi chúng ta trên bình diện đức tin, đức ái và hiệp nhất hoàn hảo với Chúa Kitô(x. LG số 63). Chúng ta hãy thể hiện lòng hiếu thảo của chúng ta đối với Mẹ bằng cách yêu mến Mẹ, thực hiện những sứ điệp Mẹ truyền dạy để xứng đáng là con cái của Mẹ và em của Anh Cả Giêsu.

3. Sự liên hệ giữa Đức Maria và ngày cầu nguyện cho hòa bình thế giới

Hôm nay cũng là ngày cầu nguyện cho hoà bình thế giới. Chắc chắn Giáo Hội có lý khi đưa chủ đề này vào ngày lễ Mẹ Thiên Chúa. Vì Mẹ được tôn phong là Nữ Vương Hòa Bình và Mẹ luôn mong muốn thế giới có Hòa Bình. Ngày 13 tháng 05 năm 1917, Đức Mẹ nói với ba trẻ ở Fatima rằng: “Hãy ăn năn đền tội, cải thiện đời sống. Hãy lần chuỗi Mân Côi hằng ngày để đem hòa bình cho nhân loại và để chấm dứt chiến tranh(…) Nếu các con thi hành các điều ta phán dạy thì rất nhiều linh hồn sẽ được cứu rỗi và sẽ có hòa bình”.

Hoà bình thường được hiểu là tình trạng không có chiến tranh, không có bạo lực, thù ghét. Nhưng theo sách Giáo lý Hội thánh Công Giáo thì: “Hòa bình không chỉ là vắng bóng chiến tranh và không chỉ giới hạn ở việc giữ thế quân bình giữa các lực lượng đối lập. Thế giới chỉ có hòa bình khi tài sản của con người được bảo vệ, con người được tự do giao lưu, phẩm giá của con người và của các dân tộc được tôn trọng, tình huynh đệ được thực thi. Hòa bình là ‘ổn định trật tự’(Th. Augustinô), là công trình của công lý và hoa quả của đức ái”(số 2304).

Hoà bình luôn cần thiết cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia và trên thế giới. Thế nhưng, hình như thế giới chưa bao giờ được hưởng những giây phút hoà bình thực sự. Nếu có thì đó cũng chỉ là những giây phút tạm bợ đầy những rình rập của chiến tranh. Ngay cả giây phút hiện tại chúng ta đang sống: thiếu tôn trọng nhân phẩm, thiếu công lý, thiếu tình huynh đệ, chiến tranh, bạo lực, hằn thù, ghen ghét vẫn xảy ra rất nhiều nơi trong đất nước chúng ta và trên thế giới. Trước Chúa Kitô Giáng Sinh 600 năm, tại Rôma, người ta xây dựng một đền thờ kính thần Janus. Và đền thờ này chỉ được mở trong thời bình. Thế rồi, trong vòng 600 năm, đền thờ này chỉ được mở trong ba giai đoạn hết sức ngắn ngủi. Cánh cửa hoà bình dường như luôn bị đóng. Cho nên, ai cũng khát khao cho thế giới được hoà bình. Giáo Hội cũng mong muốn có hoà bình. Giáo Hội dùng ngày đầu năm mới dương lịch này để mời gọi mọi người cầu nguyện cho thế giới được hoà bình. Chúa Giêsu cũng mong muốn có hòa bình, chính Ngài đã tuyên bố: “Phúc thay ai xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là Con Thiên Chúa”(Mt 5,9).

Bình an là tên gọi khác của hoà bình nhưng thường chỉ tình trạng bên trong của tâm hồn con người. Tâm hồn bình an là tâm hồn đang có tương quan tốt với Chúa và với tha nhân. Đây là tình trạng mà ai trong chúng ta cũng mong muốn. Có lần, người ta hỏi đại thi hào Dante của nước Italia rằng: “Đâu là điều mà ông mong mỏi và tìm kiếm nhất trong cuộc sống?”. Ông trả lời rằng : “Tôi vẫn luôn đi tìm kiếm điều mà bất cứ ai cũng tìm kiếm : đó là sự bình an”.

Tân ước đề cập đến hai từ bình an rất nhiều lần : Ngày Chúa Giêsu sinh ra, các Thiên thần loan báo sứ điệp bình an: “bình an dưới thế cho người thiện tâm”(Lc 2,14). Khi sống lại, trong lúc các Tông đồ còn bối rối lo âu, Chúa Giêsu đã đem bình an đến như một liều thuốc an thần : “bình an cho các con”(Ga 20,19). Bắt chước Thầy, Thánh Phaolô luôn nhắc đến sự bình an, trong các thư Người luôn mở đầu và kết thúc bằng những lời cầu chúc bình an. Trong mỗi thánh lễ, Giáo Hội luôn cầu chúc bình an của Chúa đến với mọi người và mời gọi mọi người chúc bình an cho nhau.

Bình an của Chúa là sự bình an trong tâm hồn, là mối tương quan tốt với Thiên Chúa và tha nhân, đó là sự bình an mang tới ơn cứu độ. Để có sự bình an đó, chúng ta phải giữ tâm hồn thanh thoát, không vướng mắc tội lỗi nhất là tội nặng. Mặt khác, ta phải tạo điều kiện để Chúa sống trong cuộc đời ta, ta sống theo ý muốn của Thiên Chúa, trung thành với bổn phận hằng ngày đặc biệt là lòng yêu thương bác ái. Càng trở nên hoàn hảo như Cha trên trời bao nhiêu thì ta càng được bình an bấy nhiêu. Hơn nữa, ta phải sống hoà mình với mọi người, vui tươi với nhau, không oán hờn, giận ghét ai và ra sức xây dựng sự bình an trong gia đình, nơi xóm làng và mọi môi trường mình sống.

Để thế giới được hoà bình thì các quốc gia phải có hoà bình. Để giáo xứ có được hoà bình thì mọi gia đình phải xây dựng hoà bình. Và, để gia đình bình an thì mọi thành viên phải có sự bình an. Vì vậy, chúng ta hãy luôn cố gắng xây dựng hòa bình và nhờ lời chuyển cầu của Mẹ, xin Chúa ban “hòa bình cho đời chúng ta, hòa bình trong tâm hồn, hòa bình trong gia đình, hòa trong trong tổ quốc, hòa bình giữa các dân tộc”(Kinh cầu xin cho hòa bình).

Lạy Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ chúng con. Mẹ vừa có quyền phép vừa tràn đầy yêu thương. Xin Mẹ cho chúng con luôn hết lòng gắn bó với Mẹ, noi gương Mẹ về lòng tin, cậy, mến, biết thực thi những sứ điệp Mẹ truyền dạy và xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa cho chúng con luôn được sống trong sự bình an của Chúa, cho đất nước và thế giới chúng con đang sống được hoà bình. Amen

Lm. Anthony Trung Thành
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Lễ Hiển Linh Năm C - .3.1.2016
Lm Francis Lý văn Ca
13:57 29/12/2015
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Thánh lễ hôm nay nhắc nhở mỗi người trong chúng ta việc Chúa tỏ mình ra cho dân ngoại. Đây là một ngày lễ rất quan trọng, vì nhắc chúng ta sứ vụ loan báo Tin Mừng Chúa Giáng Sinh cho tha nhân, những người chưa biết Chúa, để họ nhận ra Chúa mà tôn thờ kính tin.
Tất cả những lời nguyện và những bài đọc trong thánh lễ hôm nay, một cách nào đó nhắc chúng ta nhiệm vụ phải truyền bá đức tin mà mỗi người trong chúng ta đã lãnh nhận ngày chịu phép rửa tội. Để được điều đó, chúng ta phải tự kiểm chính mình đã sống đức tin đó như thế nào, và trong môi trường chúng ta đang sống, phải sống cách nào hữu hiệu để đức tin đó có thể chiếu sáng cho tha nhân?
Ước gì thánh lễ hôm nay nhắc nhở mỗi người trong chúng ta ơn gọi sống đời Kitô hữu đúng nghĩa giữa dân ngoại. Luôn ý thức mình là sứ giả của Thiên Chúa sai đến cho tha nhân, để rao truyền ơn cứu độ, đem ánh sao năm xưa vào chiếu sáng thế giới đa dạng hôm nay nhưng vắng bóng Thiên Chúa.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Nghĩa bóng của bài đọc thứ I hôm nay hướng chúng ta đến thời cánh chung, ngày đó khắp thế giới sẽ được đón nhận ánh sáng của vì sao cứu chuộc. Các dân nước sẽ quy phục dưới ngai Vua Kitô.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô đến với dân ngoại, nhờ sự rao giảng của các tông đồ, chúng ta đã biết được Tin Mừng Giáng Sinh. Giờ tới bổn phận của chúng ta, cũng phải đem Tin Mừng đến cho những ai chưa biết Chúa.

TRƯỚC BÀI PÂ:
Câu chuyện Ba Vua hôm nay, nhắc nhở chúng ta về sự khó nghèo mà chính Chúa đã chọn. Đây là một sứ điệp mà Giáo Hội, Mẹ Thánh luôn nhắc nhở con cái.

LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN

Linh mục: Anh Chị Em thân mến
Thiên Chúa kêu mời chúng ta tuân giữ giới răn của Ngài, Ngài mong muốn chúng ta nên Thánh. Mặc dù cuộc sống của chúng ta chưa hoàn hảo, nhưng với lòng thành chúng ta van nài Chúa những ơn cần thiết sau đây:

1. Chúng ta cầu nguyện cho nền hòa bình giữa các quốc gia trên địa cầu. Xin cho ánh sáng đã dẫn đường Ba Vua xưa đến hang Bêlem, soi sáng các nhà lãnh đạo các quốc gia luôn mưu cầu hạnh phúc cho toàn dân. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Chúng ta cầu nguyện cho những đứa bé sinh ra trong sự tàn tật thể xác và tinh thần, kém may mắn hơn những chúng bạn cùng trang tuổi. Xin Chúa ban niềm an ủi cho những gia đình kém may mắn nầy. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xung quanh chúng ta còn biết bao nhiêu người vẫn chưa nhận biết Chúa là Đấng Cứu Chúa đã giáng sinh làm người. Xin cho chúng ta trở thành những chứng nhân của Tin Mừng Giáng Sinh. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin cho chúng ta có một tinh thần quảng đại, thông cảm và tha thứ. Xin dẹp khỏi nơi chúng ta sự hiềm thù, ích kỷ của Hêrôđê, để chúng ta luôn nhìn thấy nơi anh em hình ảnh của Chúa là Cha đầy thân ái, nhất là trong Năm Thánh của Lòng Thương Xót. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời trong năm vừa qua, được hưởng niềm vui bất diệt trên thiên quốc. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, xin nhậm những lời cầu khẩn của chúng con dâng lên Chúa trong thánh lễ hôm nay, như Chúa đã nhận của lễ của Ba Nhà Đạo sĩ là vàng, nhủ hương và mộc dược. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
 
Hãy tín thành vì Đức Chúa luôn ở bên ta
Lm Jude Siciliano, OP
18:28 29/12/2015
CHÚA NHẬT LỄ HIỂN LINH C
Isaia 60: 1-6; T.vịnh 71; Êphêsô 3: 2-3a, 5-6; Mátthêu 2: 1-12

HÃY TÍN THÀNH VÌ ĐỨC CHÚA LUÔN Ở BÊN TA

Khi vị giảng thuyết nói "tôi đang soạn bài giảng cho Chúa Nhật" câu trả lời là "phúc âm nói về gi?". Hôm nay tôi lo soạn bài giảng. Vậy thì các bài đọc nói về gi? Có phải các bài đọc đó nói phụ thêm về bài phúc âm đọc hôm nay hay không? Thiên Chúa trong Tân ước có phải cũng là Thiên Chúa trong Cựu ước phải không? Vậy chúng ta không nên bỏ qua các bài đọc, hãy tìm và khám phá xem ý định Thiên Chúa soi chiếu trong các bài đọc đó. Vậy Chúa Nhật hôm nay vị giảng thuyết có thể chú trọng đến một bài đọc khác bài đọc Chúa Nhật này hay không? và đó là thách đố cho bạn.

Nói đến "Thiên Chúa sáng chói qua…", ngôn sứ Isaia mở đầu với tin "Hãy vùng đứng hởi Giêrusalem! Vì ánh sáng của ngươi đã đến rồi và ở trên ngươi". Hãy để ý đến dấu chấm than và lời phấn khởi của ngôn sứ. Không phải đó chỉ là một lời phát ngôn mà là một tuyên bố đầy quyền năng. Vậy phấn khởi về việc gì? Bài sách hôm nay là đoạn cuối cùng của sách ngôn sứ Isaia. Dân Giuda đã được về từ nơi tù đày ở Babylon. Các người bị lưu vong được trả tự do và trở về đất Chúa hứa.

Tôi biết một người tù sống 25 năm trong nhà tù San Quentin ở miền bắc California, gần San Francisco. Những năm ấy ông ta xa gia đình và bà con họ hàng bạn hữu . Rồi ông ta được cho về vì được ân xá. Hãy tưởng tượng ông ta nghĩ gì khi được tin cho về nhà do được ân xá. Có lẽ cảm nghĩ của ông ta cũng như cảm nghĩ của những ngủỏi Do thái bị lưu đày đủọ̉c thả về.

Ông bạn đó phải khó khăn tìm việc làm ăn. Ông ta phải bắt đầu sống trỏ̉ lại một đỏ̀i sống mỏ́i. Biết bao niêu điều thay đổi trong lúc ông ta ỏ̉ tù. Ngủỏ̀i trong gia đình đã qua đỏ̀i; bạn bè lập gia đình có con cái và dọn đi nỏi khác. Nhiều ngủỏ̀i trong xóm bị giết hay bị đi tù. Tôi không tủỏ̉ng tủọ̉ng đủọ̉c ông ta nghĩ gì khi ông ta ngồi trên xe đò suốt 8 tiếng đồng hồ trỏ̉ về quê nhà. Ông ta trông thầy trẻ con ngồi bên cạnh chơi game trên máy vi tính, hay gởi tin qua điện thoại di động. Ông ta có biết chúng nó làm gì hay không? Khi xe gần tỏ́i trạm ông ta thấy tram xe đò ở Los Angeles khác hẳn lúc trước. Mong có ai đó để giúp ông ta tìm về nhà mới của bà mẹ già cùa mình? Cô em gái của mình còn ở đó với chồng và các con không? Ông có thể nhận ra hai cháu trai và cháu gái của ông và gọi chúng bằng tên gì? Tôi không biết thời tiết lúc đó ra sao, nhưng tôi biết chắc ông ta tối mắt và bối rối vì ánh sáng của mặt trời ở Los Angeles.

Nhưng hôm đó mắt ông ta không có ánh sáng khác. Trong những năm ở tù, đức tin ông ta lớn mạnh và ông ta không mất lòng tín thác vào Thiên Chúa. ông ta cũng như những người bị lưu đày ở Babylon đã giữ lòng tín thác vào Thiên Chúa. Họ là một trong số người còn sót lại trung thành vì họ đã nghe lời các ngôn sứ là Thiên Chúa sẽ không bỏ họ. Thật ra Thiên Chúa đã đi đến nơi lưu đày với họ. Họ tín thác vào lời Thiên Chúa hứa qua các ngôn sứ an ủi và lo nhắc nhở họ lời Thiên Chúa đã nói. Các bạn hàng xóm họ không tin vào Chúa trong lúc sống dưới ách tù đày nên bảo họ phải "thực tế" lên đi, trong khi chịu trân mình dưới ách tù đày của Babylon. Những người đó không trông thấy gì rõ ràng để đặt niềm hy vọng.

Những người đi tù về như ông bạn tôi chắc trông thấy tương lai đang đè nặng trên vai họ, và đó là hình ảnh bóng tối âm u mà ngôn sứ nói đến. Chúng ta cũng đã có lần trong đời chúng ta cảm thấy bóng tối âm u như thế: khi có người thân thương qua đời; khi gia đình tan rả; khi một đứa con bỏ nhà ra đi; khi bị thất nghiệp không làm sao giúp đở gia đình; khi chúng ta đến tuổi già xế bóng phải vô nhà dưỡng lảo nơi xa lạ; khi qua một cơn bệnh nặng, chúng ta phải bị bó buộc thay đổi như người Do thái phải song lưu vong khi bị lưu đày. Chúng ta không muốn đến nơi đó là nơi bóng tối âm u xa lạ. Chúng ta muốn được trở về nơi chúng ta đã sống và sống đời quen thuộc. Chúng ta muốn sống lại đời sống bình thường mà chúng ta đã quen và đã không trân trọng. Nói tóm lại là chúng ta bị lưu đày. Ngôn sứ Isaia nói rất hay: "Vì này tối tăm bao trùm mặt đất, và mây mù phủ lấp chư dân".

Dù vậy ngôn sứ vẫn nhấn mạnh, Thiên Chúa không quên chúng ta. Ngôn sứ tiếp tục "còn trên ngươi, Đức Chúa như bình minh chiếu toả và vinh quang Người xuất hiện trên ngươi". Tuy vậy chúng ta không cảm thấy như thế trong bóng tối âm u của chúng ta. Với các dân nghe ngôn sứ, họ không cảm thấy như vậy khi họ ở nơi tù đày về Giêrusalem. Ngôn sứ chỉ cho họ các dấu chỉ là Thiên Chúa hiện diện vỏ́i họ "còn trên ngủỏi Đức Chúa như bình minh chiếu toả".

Một tương lai mới đã được hứa hẹn cho họ. Các con cái họ sẽ tìm đến với họ, của cải của các dân tộc sẽ đến với họ. Họ sẽ trông thấy những điều đó và họ sẽ "rạng rỡ". Mặc dù họ đã sợ hải, và mắt họ vẫn cúi gầm xuống, họ đã không thấy Thiên Chúa ở giữa họ hay sao? Họ đã không trông thấy ánh sáng Thiên Chúa chiếu toả trên họ hay sao? Họ không còn hy vọng là họ sẽ có một tương lai sáng ngời với Thiên Chúa hay sao?

Ngôn sứ bảo họ "hãy ngước mắt quanh ngươi mà coi". Thiên Chúa đã ở giữa những ngưới đã thấy ánh sáng đức tin. Các dân chúng nghe ông Isaia nói họ vẫn đang còn ở trong bóng tối. Quang cảnh chung quanh họ không giúp gì cho họ có hy vọng nhiều. Nhưng chúng ta không cần sự lạc quan và bóng tối âm u, chúng ta cần tín thác vào lời hứa của Thiên Chúa đối với chúng ta và hy vọng rằng Thiên Chúa luôn ở với chúng ta, nhất là trong vùng bóng tối âm u.

Chúng ta, các giảng thuyết viên nên biết rằng đây là lúc của bóng tối âm u. Chúng ta nghe tin tức về khủng bố, hàng triệu người di cư tránh xa bạo lực nơi xứ sở họ để đi đến nơi xa lạ. Bạo lực vì súng đạn xãy ra như cơm bữa. Qua kinh nghiệm mục vụ của chúng ta, chúng ta có thể thấy những dấu chỉ bóng tối ở địa phương. Dù vậy ngôn sứ Isaia vẫn kêu gọi chúng ta không nên buồn phiền và phải "Đưa mắt nhìn quanh chúng ta mà xem".

Những dấu chỉ về sự sáng đang chiếu soi trong thế giới và trong giáo xứ để giúp chúng ta vững lòng hy vọng và cam đoan với chúng ta là Thiên Chúa đang hoạt động trong đời sống chúng ta? Sự thoả thuận sau những ngày họp của các nước về môi trường phải không? Tin Đức Thánh Cha đi nhiều nước nói về lòng thương xót của Thên Chúa phải không? Các sinh viên xuống El Salvador giúp những người nghèo? Hội đồng mục vụ giáo xứ giúp an ủi những người bị mất người thân thương phải không?

Ngôn sứ Isaia bảo chúng ta, các giảng thuyết viên, hãy ngước mắt nhìn quanh chúng ta rồi loan báo Tin Mừng chúng tôi đã trông thấy "rồi bây giờ chúng ta sẽ trông thấy mà hớn hở, tim chúng ta sẽ đập thình thịch mở tung ra" Và đấy là mô tả đời sống và sứ vụ của người giảng thuyết.


Chuyển ngữ :FX. Trọng Yên, OP


EPIPHANY OF THE LORD
Isaiah 60: 1-6; Psalm 72; Ephesians 3: 2-3a, 5-6; Matthew 2: 1-12

When a preacher says, "I’m working on a homily for Sunday," the usual response is, "What’s the gospel?" We presume that will be the focus of the preaching. Then why the other readings? Are they just a warm-up for the last reading – the gospel? Isn’t the God of the New Testament also the One who spoke in the former, the Old Testament? Let’s not skip too lightly over the other readings. Let’s search out and discover the same living God shining through those other passages. Might a preacher focus on one of the other readings this Sunday? There – the challenge is yours.

Speaking of "God shining through," Isaiah opens with the joyful announcement, "Rise up in splendor Jerusalem! Your light has come, the glory of the Lord shines upon you." Notice the exclamation point, there is excitement in the prophet’s words. It’s not just a simple statement. It’s charged with energy. What’s all the excitement about? Today’s selection is from the last section of Isaiah. Judah has been released from its captivity in Babylon. The exiles were set free and returned home to the Promised Land.

I know a man who spent 25 years in San Quentin prison, near San Francisco, in Northern California. All those years, so far from home, cut off from family and friends. Then he got paroled. Imagine how he felt when he heard the news that he could go home. Something like the exiles must have felt when they were released.

My friend had a tough job ahead of him. He had to start all over again, create a whole new life. So much had changed while he was gone: family members had died; friends married, raised families and moved away; some of his buddies from the old neighborhood had been killed, or sent to prison. I can’t imagine his thoughts as he rode the bus eight hours south towards his old home, watching the kids in nearby seats play video games and teenagers texting on their IPhones. Did he know what they were doing? How different Los Angeles must have looked as the bus approached the bus station. Was someone there to guide him to his elderly mother’s new apartment? Was his sister there with her husband and kids? Could he recognize his two nephews and niece and call them by name? I don’t know what the weather was like, but I bet he was blinking with bewilderment and it wasn’t just because of the bright Los Angeles sun.

But there was another light in his eyes that day. During the years I knew him his faith grew and he never gave up on God. He was like those exiles who kept their faith in God, while they slaved away in Babylon. They were a faithful remnant who heard the promises from the prophets; that God had not abandoned them. Indeed, their God had gone into exile with them. They clung to the promises God made to them through the prophets who consoled them and reminded them of what God had said. Their unbelieving neighbors must have told them "get real," as they strained under the Babylonians’ steel grip. There seemed to be nothing concrete to pin their hopes on.

The returning exiles, like my newly released friend, must have felt overwhelmed by the task that lay before them. Hence the images of darkness the prophet evokes. It’s the darkness we all have felt one time or another in our lives when: death took someone we loved; a marriage broke; a child turned away from us; we were unemployed with the family to feed; the years passed and we entered the new, strange land of old age; sickness changed our lives. We were taken by force, like the Jews, into exile. We didn’t want to go there, it was an unfamiliar and dark place. We wanted to go back to where and how we once lived. We wanted the familiar routines we had once taken for granted. We were, in short, in exile. Isaiah puts it well, "See darkness covers the earth, and thick clouds cover the peoples.

Still, the prophet insists, God had not forgotten us. He continues, "but upon you the Lord shines and over you appears his glory." Well, it doesn’t always feel that way in our darkness! It probably didn’t feel that way for the people Isaiah originally addressed who had returned to Jerusalem. He’s pointing out signs of God’s presence with them, "but upon you the Lord shines."

A new future is promised them. Their children shall come to them, the wealth of nations brought to them. They will see this happen and they will be "radiant." Even though they have been freed, their eyes are still cast down. Hadn’t they yet seen God in their midst? Hadn’t they yet seen God’s light shining on them? Didn’t they have hope that, with God, they would have a bright future?

The prophet gives them orders. "Raise your eyes and look about…." God is already present to those who see by the light of faith. The people Isaiah addressed were still in the darkness. Their immediate surroundings didn’t give them much to be optimistic about. But we don’t need optimism and dark times. We need faith in God’s promise to us and hope that God is with us – especially in the darkness.

We preachers realize these are dark times. We hear reports about terrorism; millions of refugees fleeing violence in their homelands, going into exile in foreign lands; gun violence that has become routine. From our ministerial experience we can name more local signs of darkness. Still, Isaiah calls us not to be downcast, but to "Raise your eyes and look about."

What signs of light are there in our world and in our parish to sustain our hope and reassure us of God’s active presence in our lives? The international accords in Paris on the environment? The Pope’s message of mercy as he travels throughout the world? The college students on our campus who went to El Salvador over the school break to work among the poor? The parish consolation committee folk who walk with those grieving the death of a loved one?

Isaiah calls us preachers to raise our eyes, look around and then announce the good news we see. "Then you shall be radiant at what you see, your heart shall throb and overflow." A good description of the preacher’s life and mission.
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:57 29/12/2015
85. LỪA KÊU ĐƯA TANG.
N2T

Lúc Vương Trung Tuyên còn sống rất thích học tiếng lừa kêu, sau khi chết, Văn đế đích thân đi tham dự lễ nghi tống táng Vuơng Trung Tuyên, và nói với những người tham dự lễ:
- “Vương Trung Tuyên khi còn sống học tiếng lừa kêu rất hay, bây giờ các ngươi mỗi người làm một tiếng lừa kêu, để tiễn đưa Vương Trung Tuyên.”
Thế là trong đội ngũ đưa tang vang dậy những tiếng quái dị.
(Thế Thuyết Tân Ngữ)

Suy tư 85:
Trong những lời cám ơn sau khi tiển đưa người thân nhân quá cố đến nơi an nghỉ cuối cùng, tang chủ đều có thêm một câu: “Trong lúc tang gia bối rối, có gì sơ suất, xin quý vị và quý bà con bỏ qua...”
Có những người trong lúc tang gia bối rối đau buồn, thì họ suốt đêm canh thức bên quan tài, thay vì đọc kinh cầu nguyện, hoặc mặc niệm chia buồn với gia quyến, thì lại tổ chức bài bạc, hát xướng, uống rượu, chửi tục...như là một đám hội hè không bằng.
Người chết họ không muốn chúng ta làm như thế, hát hò họ không nghe được, thổi kèn tây kèn ta họ không biết thưởng thức, cái mà họ rất cần nơi chúng ta chính là lời cầu nguyện và sự hy sinh của mỗi người. Lời cầu nguyện và hy sinh của chúng ta như giọt nước mát an ủi các linh hồn trong luyện ngục, và dể dàng chạm đến lòng nhân từ của Thiên Chúa để Ngài giảm bớt các hình phạt cho linh hồn mới qua đời.
“Ông Giu-đa quyên được khoảng hai ngàn quan tiền, và gửi về Giê-ru-sa-lem để xin dâng lễ đền tội; Ông làm cử chỉ rất tốt đẹp và cao quý này vì cho rằng người chết sẽ sống lại. Thực thế, nếu ông không hi vọng rằng những chiến binh đã ngã xuống sẽ sống lại, thì cầu nguyện cho kẻ chết quả là việc dư thừa và ngu xuẩn. Nhưng vì ông nghĩ đến phần thưởng rất tốt đẹp dành cho những người đã an nghỉ trong tinh thần đạo đức. Đó là lý do khiến ông đến dâng lễ tế đền tạ cho những người đã chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi.”

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:59 29/12/2015
N2T

9. Bảo toàn trinh khiết thì giống thiên thần, mất đi trinh khiết hình dáng giống ma quỷ.

(Thánh Apollonia)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giám Mục kêu gọi dân chúng đảo Corsica bình tĩnh
Đặng Tự Do
07:11 29/12/2015
Đức Cha Olivier de Germay, Giám Mục giáo phận Ajaccio trên đảo Corsica, đã lên tiếng kêu gọi dân chúng bình tĩnh sau một cuộc tấn công nhắm vào hai nhân viên cứu hỏa trong đêm Giáng Sinh và những hành động trả thù sau đó vào ngày Giáng sinh.

Ajaccio là thủ phủ của đảo Corsica, một hòn đảo của Pháp trên Địa Trung Hải. Đó là nơi sinh của Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte.

Ngày 24 tháng 12, các nhân viên cứu hỏa đã bị dụ đi vào một khu xây cất trong đó đa số là dân Arab. Hai người cảnh sát đã bị tấn công. Ngày hôm sau, một đám đông khoảng 600 cư dân Ajaccio tụ tập để ủng hộ cho lính cứu hỏa, nhưng một nửa đã tức giận xông vào khu xây cất, phá hoại một phòng cầu nguyện Hồi giáo và đốt sách, kể cả những bản sao của kinh Koran.

Thủ tướng Manuel Valls của Pháp lên án cuộc tấn công những người lính cứu hỏa là “không thể chấp nhận được”, nhưng ông cũng lên án những sự “mạo phạm không thể tha thứ” tại phòng cầu nguyện của Hồi Giáo.

Đức Cha Germay cho biết trong một tuyên bố rằng các cuộc tấn công vào các nhân viên cứu hỏa là "không thể chấp nhận" và rằng "cảm xúc" của các cư dân của Ajaccio là "có thể hiểu được". Nhưng, ngài kêu gọi người dân không nên đổ lỗi cho toàn bộ cộng đồng Hồi giáo chỉ vì hành động của "một vài tên tội phạm" là những kẻ phải bị trừng phạt.

Cuộc tấn công vào "nơi người Hồi giáo cầu nguyện chỉ có thể gây ra một tình cảm bất công và kích động hận thù," ngài nói thêm, và kêu gọi người dân đảo Corsica "duy trì hòa bình".
 
Iraq: Trên biên giới của địa ngục trần gian
Phạm Đình Ngọc, S.J.
11:26 29/12/2015
Iraq: Trên biên giới của địa ngục trần gian

“Chúng tôi đến từ tỉnh Mosul. Chúng tôi rời đó lúc 6 giờ sáng bởi chúng tôi bị đe dọa. Vì là Kitô hữu, chúng tôi hoặc là phải trả thuế, phải chuyển sang đạo Hồi, hoặc là đầu chúng tôi sẽ bị lìa khỏi cổ.”

Đây là một trong nhiều bằng chứng hùng hồn của tài liệu mới đây của Rome Reports, “Trên biên giới của địa ngục trần gian, những kitô hữu bị bách hại tại Iraq.”

Bộ phim tài liệu này cho thấy những thách thức mà các Kitô hữu di tản ở Iraq phải đối mặt kể từ khi nhà nước Hồi giáo nổi dậy. Các Kitô hữu này phải rời bỏ nhà cửa của họ, để lại mọi sự mà chỉ mang theo đức tin và lòng khao khát sống. Nhiều người đã tị nạn ở Iraqi Kurdistan để tránh cái chết rình chờ.

“Chúng tôi có niềm tin lớn lao nơi Chúa và trong Chúa Giêsu Kitô; nếu Chúa muốn, chúng tôi sẽ trở về nhà của mình. Hy vọng của chúng là được trở về nhà mình. Thiên Chúa sẽ luôn ở với chúng tôi, và vì vậy chúng tôi cảm thấy kiên cường . . .”

Chị Insaf chia sẻ: “Tất cả chúng ta phải cầu nguyện cho tình cảnh này sớm chấm dứt, bởi vì những người tị nạn đang khóc than trong cảnh máu chảy đầu rơi!”

Tài liệu này đã được trình bày tại Đại sứ quán Iraq ở Rome. Các đại sứ đã mô tả tình hình ở đất nước của mình một năm sau cuộc xâm lược của ISIS.

Ông đại sứ Iraq ở Italy, Saywan Barzani nói: “Bây giờ, lực lượng vũ trang Iraq – ‘những người đối mặt với cái chết’ (Peshmerga) ở Kurdistan, đang bảo vệ những người tị nạn này và đã chiếm lại gần 30 % lãnh thổ vốn bị chiếm đóng bởi phiến quân ISIS. Đây là một cuộc thế chiến mà chúng ta đang hứng chịu; nó liên quan đến toàn bộ thế giới. Bởi vì, khi có nhiều chiến binh đến từ 102 quốc gia thì đó phải là một cuộc chiến tranh toàn cầu.”

Theo Rome Reports, sự khốn cùng của các dân tộc thiểu số trong khu vực, cả người Công Giáo lẫn người Yazidi, họ đang là nạn nhân của bạo lực khủng bố.

Giám đốc điều hành Rome Reports, ông Antonio Olivié cho biết: “Mục tiêu của Rome Reports là một cơ quan để giúp khôi phục hòa bình, thiết lập sợi dây hòa bình giữa các dân tộc. Và trong chừng mực của mình, chúng tôi muốn cho mọi người thấy câu chuyện về con người, về nỗi khổ đau mà nhiều người đang phải hứng chịu.”

“Nơi biên giới của địa ngục trần gian. Những kitô hữu bị bách hại tại Iraq” là một trong những tài liệu mới nhất của Rome Reports.

(Romereports, 29-12-2015)

Chuyển ngữ: Phạm Đình Ngọc, S.J.
 
Khủng bố Hồi Giáo Boko Haram thảm sát ít nhất 80 người tại Maiduguri
Đặng Tự Do
14:47 29/12/2015
Chiều ngày 27 Tháng 12, quân khủng bố Boko Haram đã lẻn vào nhiều khu vực khác nhau của thành phố Maiduguri, thủ phủ của bang Borno, ở miền bắc Nigeria. Đức Cha Oliver Dashe Doeme, Giám Mục Maiduguri cho thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc biết như sau:

“Trong một số trường hợp, chúng đến nhà dân, xưng mình là ai trước khi bắn chết họ, trong một số trường hợp khác chúng đưa các phụ nữ và trẻ em gái tới những chỗ đông người nổ bom tự sát”

Đức Cha nói thêm:

“Một con số đông đảo dân chúng đã thiệt mạng trong những ngày qua, nhưng chúng tôi vẫn chưa biết được con số chính xác”.

Theo các nguồn tin chính phủ, ít nhất 80 người đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công đồng thời diễn ra tại Maiduguri và thị trấn Madagali.

Một đền thờ Hồi Giáo cũng bị tấn công. “Thậm chí một thành viên của cộng đồng Hồi giáo địa phương đã bị giết chết tại nhà của mình”, Đức Cha Doeme nói.

Ngài nhấn mạnh rằng “Boko Haram là một giáo phái trong đó không có một sự khác biệt lớn giữa những người Hồi giáo và những người không Hồi giáo. Boko Haram giết chết bất cứ ai không theo hệ tư tưởng của nó, đặc biệt là những ai có liên hệ đến giáo dục Tây phương. Nhiều người Hồi giáo không ủng hộ ý thức hệ của họ và bị coi là kẻ thù của Boko Haram “.

Đức Cha Doeme nhận định:

“Boko Haram hiện là một phần của hiện tượng khủng bố toàn cầu. Các cuộc tấn công đồng thời gây ra tại Maiduguri này dường như sao y bản chính phương thức tấn công khủng bố ở Paris”
 
Đức Phanxicô và năm 2016 dưới mắt các tác giả Công Giáo
Vũ Văn An
15:29 29/12/2015
Đức Phanxicô trong năm 2016

Tác giả Gerard O’Connell, trong số mới nhất của Tập San America, nói đến “Đức Phanxicô Trong Năm 2016” với nhận định tổng quát cho rằng: nói theo thi sĩ Ái Nhĩ Lan Arthur O’Shaughnessy, Đức Phanxicô vừa là người chuyển động và lay động (mover and shcker) vừa là người mơ đủ mọi giấc mơ. Ngài muốn chuyển động và lay động để các giấc mơ trở thành hiện thực. Ta thấy điều này ngay từ lúc ngài mới được bầu làm giáo hoàng ngày 13 tháng Ba năm 2013, và chắc chắn ta sẽ thấy nó nhiều hơn trong năm 2016.

Năm Thánh Thương Xót là biến cố ưu tiên trong các giấc mơ của Đức Phanxicô. Trong một thế giới được đánh dấu bằng tranh chấp, bạo động, tàn ác dã man, trả đũa, nghèo đói và loại trừ, ngài cổ vũ việc tái khám phá lòng thương xót làm đường dẫn tới một thế giới nhân đạo hơn. Ngài muốn Giáo Hội soi sáng con đường ấy.

Nhưng ngài biết Giáo Hội thường có não trạng phê phán và do đó làm tối đen đi vị trí trung tâm của lòng thương xót, nên ngài nhấn mạnh tới việc phải đặt lòng thương xót trước công lý, không phải chỉ bằng lời nói mà bằng cả nhiều cách thế có tính sáng tạo nữa, trong đó có việc thực hành các việc thương người về phần hồn và phần xác. Ngài muốn phát huy “cuộc cách mạng của lòng âu yếm”.

Đức Phanxicô làm nổi bật ý nghĩa của lòng thương xót đối với đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội trong Sắc Chỉ công bố Năm Thánh Đặc Biệt về Lòng Thương Xót. Sau đó, ngài đi sâu hơn vào chi tiết trong một cuộc phỏng vấn sẽ được in thành sách tựa là Tên Thiên Chúa Là Thương Xót vào ngày 12 tháng Giêng sắp tới. Năm ngày sau, ngài sẽ tới thăm hội đường Do Thái Giáo tại Rôma.

Kể từ khi Đức Bonifaxiô VIII mở năm thánh đầu tiên năm 1300, 28 năm thánh sau đó đã lấy Rôma làm tâm điểm, nhưng Đức Phanxicô đã phá truyền thống này bằng hai cách: cách thứ nhất, ngài mở năm thánh tại nhà thờ chính tòa Bangui, thuộc Cộng Hòa Trung Phi, một đất nước bị điêu linh vì nghèo đói và tranh chấp; cách thứ hai, ngài quyết định rằng năm thánh này sẽ được tản quyền và cửa năm thánh sẽ được mở tại mọi giáo phận và đền thánh khắp thế giới, cũng như trong các tình huống bị loại trừ như bệnh việc, nhà tù và trại tị nạn. Chừng 10,000 cửa thánh đã được mở tại chừng 3,000 giáo phận khắp thế giới.

Đức Phanxicô đã minh nhiên nối kết Năm Thánh Thương Xót với các Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình và người ta mong rằng Ngài sẽ công bố tông huấn về gia đình trong đầu năm 2016. Nó sẽ là bản văn huấn quyền quan trọng nhất của ngài trong năm này. Người ta vẫn còn phải chờ xem Ngài sẽ mở cửa thương xót ra sao cho những người Công Giáo đang cảm thấy bị loại khỏi đời sống Giáo Hội vì lý do này hay lý do nọ.

Hai cuộc tông du chính trong năm 2016: tới Mễ Tây Cơ (12-18 tháng Hai) và tới Krakow, Ba Lan dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới (26-31 tháng Bẩy) trực tiếp có liên hệ tới chủ đề thương xót. Huy hiệu cho chuyến viếng thăm 4 thành phố của Mễ Tây Cơ sẽ là Misionero de Misericordia y Paz (Nhà Truyền Giáo của Lòng Thương Xót và Hòa Bình), trong khi huy hiệu cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới sẽ tập trung vào lời của Chúa Giêsu: “Phúc thay ai có lòng thương xót vì họ sẽ được thương xót (Mt 5:7). Chắc chắn ngài sẽ tới thăm Auschwitz lúc ở Krakow.

Ngày 16 tháng Ba năm 2013, Đức Phanxicô từng nói với giới truyền thông rằng ngài mơ có một Giáo Hội nghèo dành cho người nghèo, và suốt trong triều giáo hoàng của mình, ngài luôn lưu ý tới các khu ngoại vi. Chắc chắn ngài sẽ tiếp tục con đường này khi cử nhiệm các tân Hồng Y vào tháng Sáu.

Vị Giáo Hoàng đầu tiên người Mỹ Châu La Tinh này mơ có một Giáo Hội nơi tính công nghị (synodity) được thực thi và là nơi việc tản quyền trở thành thực tại. Ngài đề xuất điều này trong văn kiện lên chương trình của ngài tựa là Niềm Vui Tin Mừng và đã khai triển thêm trong bai diễn văn chủ yếu của ngài nhân kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập Thượng Hội Đồng Giám Mục.

Ngoài ra, Đức Phanxicô và hội đồng 9 Hồng Y của ngài sẽ dành một buổi trong cuộc họp của các ngài vào các ngày 8-9 tháng Hai cho chủ đề này, vì sự liên quan của nó với cuộc cải tổ Giáo Triều Rôma.

Điều cũng đáng nhắc đến là Ủy Ban Thần Học Quốc Tế hiện đang nghiên cứu vấn đề tính công nghị và Giáo Hội. Các suy tư này sẽ dọn đường cho việc thay đổi cách cai quản Giáo Hội và rất có thể có nhiều hệ luận quan trọng trong lãnh vực đại kế.

Cũng nên lưu ý: Đức Phanxicô luôn hy vọng thực hiện được một đột phá trong tương quan với Giáo Hội Chính Thống Nga qua cuộc gặp gỡ với Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, Kirill I. Ngài cũng hy vọng sẽ lập được quan hệ ngoại giáo với Trung Hoa. Hai điều này biết đâu không diễn ra trước khi ngài kết thúc Năm Thánh Thương Xót vào ngày 20 tháng Mười Một!

Thách đố truyền thông của Đức Phanxicô trong năm 2016

Tác giả Andrea Gagliarducci trong một bài báo ngày 28 tháng 12 tập chú vào khía cạnh truyền thông của Đức Phanxicô. Nhưng trước khi đi vào điểm chính này, Andrea Gagliarducci ghi nhận hai thay đổi đáng lưu ý của Đức Phanxicô trong năm 2015. Thứ nhất, không như năm trước, khi nói chuyện đầu năm với Giáo Triều, ngài liệt kê 15 thứ bệnh của định chế này, năm nay cũng trong khung cảnh này, ngài thừa nhận hiệu năng, lòng trung thành và chăm chỉ làm việc của mọi nhân viên và thành viên Giáo Triều. Ngài cám ơn “Vatican ẩn dật” gồm các nhân viên âm thầm làm việc tại Vatican và cho Vatican. Họ không được những hàng tít lớn nhắc đến nhưng họ làm cho guồng máy Giáo Triều chạy tốt và chạy đều.

Thứ hai, trước đây, triều Giáo Hoàng của ngài có đặc điểm thích “outsourcing” (tìm người ở bên ngoài Giáo Triều), nay thì ngược lại, các bổ nhiệm thích nhằm vào nội bộ Giáo Triều nhiều hơn.

Các vụ bổ nhiệm mới đây trong ngành truyền thông của Tòa Thánh, là ngành cho tới nay việc cải tổ chưa bị trở ngại chậm trễ nào, có thể được đọc trong chiều hướng trên. Greg Burke được bổ nhiệm làm Phó Giám Đốc Phòng Báo Chí của Tòa Thánh, bỏ trống chức vụ Cố Vấn Cao Cấp về Truyền Thông tại Phủ Quốc Vụ Khanh, một chức vụ thực sự đã được thiết kế cho chính Burke. Đức Ông Dario Edoardo Viganò được cử làm Giám Đốc Truyền Hình Vatican và Chủ Tịch Văn Phòng Thư Ký Truyền Thông. Ngài nhường chức Giám Đốc Truyền Hình Vatican cho Stefano D’Agostini, người suốt đời nghề nghiệp phục vụ tại đài phát tuyến của Tòa Thánh. Đức Ông Paul Tighe, cho đến nay là nhân vật số hai trong Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội, được thăng chức giám mục và được cử làm Phó Thư Ký tại Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa. Trong chức vụ mới này, chắc chắn ngài có nhiệm vụ làm gạch nối giữa Hội Đồng Giáo Hoàng và Văn Phòng mới; như thế, ngài là người duy nhất sống sót từ kế hoạch cũ nhằm kết hợp Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội và Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa.

Do đó, các cử nhiệm trên cho thấy: cuộc cải tổ vẫn đang tiếp diễn, nhưng đồng thời nó cần có liên tục tính trong nội bộ. Vì từ khi có vụ xử Rì Rỏ 2, xem ra Đức Phanxicô đã bỏ ý tưởng thuê các cố vấn hay chuyên viên bên ngoài. Ngay Gianfranco Mammì, tân Tổng Giám Đốc của Viện Tôn Giáo Sự Vụ, cũng suốt đời phục vụ cơ quan này, bắt đầu chỉ là một thu ngân viên. Ông cũng là một người được Đức Phanxicô tin tưởng, lúc ngài gặp ông thời ông còn phụ trách Mỹ Châu La Tinh Sự Vụ của cơ quan này.

Các cử nhiệm mới trong ngành truyền thông cũng ra dấu một điểm khác nữa: Tòa Thánh muốn lưu ý nhiều hơn tới cung cách truyền thông thế tục nhìn mình. Greg Burke, một cựu phóng viên của Fox News, được thuê với khế ước 3 năm làm Cố Vấn Truyền Thông tại Phủ Quốc Vụ Khanh, thời có vụ Rì Rỏ thứ nhất. Ông tham dự cuộc họp mùa hè 2012 tại Castel Gandolfo giữa Đức Bênêđíctô XVI và Ủy Ban Hồng Y về Việc Rì Rỏ Các Tài Liệu. Ủy Ban này cũng tra vấn một số chuyên viên nổi đình đám về Vatican.

Greg Burke cũng có được nhiều liên hệ rất tốt với môi trường truyền thông thế tục và Anh Mỹ hiện đang “tạo tin” trên thế giới. Trong khi ông làm cố vấn, tờ Financial Times có cho công bố một bài của Đức Bênêđíctô XVI về Giáng Sinh năm 2012; các dữ kiện liên quan tới đáp ứng của Giáo Hội đối với nạn ấu dâm đã được truyền thông thế tục công bố đầu tiên cho thế giới; các tin tức liên quan tới việc giao dịch cổ phần trong nội bộ APSA (Cơ Quan Quản Trị Di Sản Tông Tòa) được Reuters công bố trước nhất. Chắc chắn Greg Burke không phải là người sắp xếp hết các dịch vụ này, nhưng rõ ràng ông lưu ý tới truyền thông thế tục.

Đức Ông Viganò cũng thế. Ngài đã phối trí rất khéo đoạn phim diễn tả cuộc du hành cuối cùng trong tư cách giáo hoàng của Đức Bênêđíctô XVI trong chuyến trực thăng vận tới Castel Gandolfo. Nhưng ngài cũng là người đã có ý tưởng tổ chức cuộc phỏng vấn độc quyền giữa Đức Phanxicô và hệ thống truyền hình Mỹ ABC trước chuyến viếng thăm Hoa Kỳ. Đức Ông Viganò biết phải truyền thông ra sao, và ngài sẵn sàng truyền thông bất cứ lúc nào có được một cử tọa tốt, và truyền thông thế tục thực sự là một diễn đàn hoàn hảo. Đối với ngài, truyền bá sứ điệp là một điều nền tảng nhất. Là Chủ Tịch Văn Phòng Truyền Thông, Đức Ông Viganò sẽ cầm cân nẩy mực không những về cơ cấu mà còn cả về nội dung của truyền thông Vatican: một trong các đề nghị để cải tổ ngành truyền thông của Tòa Thánh là tạo ra một phòng tin duy nhất cho mọi ngành truyền thông của Tòa Thánh.

Làm thế nào để tạo ra nội dung trên thì còn phải chờ. Nhưng các vụ cử nhiệm trên cho thấy Vatican đã nhìn thấy nhu cầu phải duy trì các liên hệ tốt đẹp với thế giới thế tục, như thể việc phê phán của truyền thông thế tục hết sức chủ yếu đối với sinh hoạt của Giáo Hội.

Theo Gagliarducci, điều trên có thể đúng, nhưng lý lẽ này có nguy cơ hy sinh ngành báo chí chuyên biệt Công Giáo, một ngành tuy không có tính định chế nhưng luôn trung thành với định chế, có khả năng cung cấp các chủ đề chính cho Vatican và cho Giáo Hội Công Giáo, một cách khách quan và chính xác.

Khi các tùy viên truyền thông của Tòa Thánh tìm cách phổ biến các hình ảnh tốt đẹp nhất theo nhãn quan truyền thông thế tục và các cuốn sách của các vị giáo hoàng được xuất bản bởi các nhà xuất bản khác hơn là Nhà Xuất Bản Vatican (Libreria Editrice Vaticana) vốn có quyền đối với các lời lẽ của Đức Giáo Hoàng, thì truyền thông Công Giáo rơi vào một cuộc khủng hoang khá sâu. Nhiều tạp chí phải đóng cửa. Nguyệt San “30 Giorni” (30 Ngày) đã ngưng ấn hành hơn 2 năm qua, bất chấp sự kiện nó từng cung cấp một dịch vụ văn hóa quan trọng cho các xứ truyền giáo và các giáo phận. Năm nay, “Il Regno” và “Settimana”, hai tạp chí do các Cha Dòng Dehonia xuất bản, đã đóng cửa: như thế, thế giới Công Giáo tại Ý Đại Lợi mất hai tiếng nói quan trọng trong cuộc tranh luận rộng rãi.

Ngay “Ad Gentes”, tạp chí truyền giáo duy nhất, cũng ngưng ấn hành, trong khi, tin đóng cửa Hãng Thông Tấn Truyền Giáo MISNA vừa được đột ngột công bố cách nay mấy ngày. Không còn đầu tư nào nữa vào các sáng kiến báo chí truyền giáo này nữa, và chúng không được mua đủ để sống còn.

Cũng còn là vì nội dung nữa. Nhận định về việc đóng cửa tờ “Ad Gentes”, Cha Piero Gheddo, một nhà truyền giáo lâu năm, phê bình khuynh hướng ngả theo các chủ đề xã hội của tờ báo, trong khi đánh mất lý tưởng truyền giáo. Ngài nhấn mạnh tới việc phải nói về Thiên Chúa. Và nói về Thiên Chúa là điều ngày nay cần hơn bao giờ hết, bất chấp tinh thần truyền giáo lớn lao của Đức Phanxicô.

Không lạ gì, cuộc gặp gỡ mới đây nhất của Ratzinger Schuelerkreis (Học trò cũ của Đức Bênêđíctô XVI) đã được dành để thảo luận việc “Nói về Thiên Chúa trong thế giới hiện thời”. Theo Đức Ông Tomas Halik, diễn giả chính năm nay của nhóm này, Kitô Giáo “đang sống buổi chiều của mình” (không lặn nhưng cũng không mọc), một buổi chiều cần nhóm lửa lại cho cuộc tân phúc âm hóa.

Các thay đổi về cơ cấu truyền thông có thể giúp cải thiện hình ảnh của Giáo Hội trong giới truyền thông thế tục, nhưng chúng không giải quyết được vấn đề nội dung. Mà xét cho cùng các liên hệ cải thiện với thế giới thế tục cũng không giúp truyền bá các tín liệu quân bình và chuyên nghiệp liên quan tới Giáo Hội, bất kể các thiện cảm mà vị giáo hoàng này hay vị giáo hoàng có thể tạo nên.

Thực thế, thế giới thế tục thường nhìn Giáo Hội qua lỗ ống khoá, không hề có ý định giải thích Giáo Hội trong mọi sắc thái và trong mọi viễn tượng của nó. Mục đích sau cùng của các bản họ tường trình về Giáo Hội chao đảo từ việc nhấn mạnh tới các yếu điểm của Giáo Hội tới việc hào hứng đối với Giáo Hội nhờ bán được nhiều sản phẩm hơn. Đàng sau báo chí thế tục luôn có nhu cầu lợi nhuận và khai thác hình ảnh, điều mà báo chí Công Giáo không thể tiếp nhận.

Sứ mệnh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đối với các năm tháng sắp đến nên là một sứ mệnh tìm về với đặc sủng nguyên thủy của việc truyền thông Tin Mừng, và qua nó, truyền thông sự thật. Đây là chủ đề chủ yếu cần đem ra thảo luận ở mọi bình diện của Giáo Hội. Ngay các phong trào trong Giáo Hội cũng đang dấn thân vào những cuộc tranh luận mạnh mẽ về các đặc sủng nguyên thủy. Khi tìm cách chuyên nghiệp hóa, dường như ta đã đánh mất việc tìm bản sắc.

Việc này cũng đúng cho cả Vatican nữa, và nay đã đến lúc cần chỉnh sửa. Sau khi chấm dứt thời kỳ tìm cách trao việc cho người ngoài cách bừa bãi và thuê các cố vấn bên ngoài để họ rì rỏ tin tức, nay đã đến lúc phải dùng người bên trong (insourcing), có khả năng đào tạo một thế hệ các nhà chuyên nghiệp mới hiểu rõ các định chế của Giáo Hội.

Đức Phanxicô rõ ràng đang theo hướng trên. Ngài sẽ chỉ thành công khi các tín liệu từ Giáo Hội và về Giáo Hội không bị gọt dũa theo nhu cầu của thế giới thế tục, mà theo sự thật và bản sắc sâu xa của ta.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Noel trong gia đình Đại Chủng Viện Xuân Lộc
Lm Đa Minh Hương Quất
12:59 29/12/2015
NOEL TRONG GIA ĐÌNH ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE XUÂN LỘC.

Từ ngày tốt nghiệp ra trường, có đến 4-5 năm rồi tôi mới có dịp trở về và sống lại hưng khí Giáng sinh trong Đại gia đình Chủng Viện (ĐCV).

Xem Hình

Tôi ăn mặc thường dân, quần âm lịch, áo gió đã sờn cũ khoác ngoài, dép nhựa có phần mòn, đi xe máy... ghé về mái Nhà ĐCV xưa thăm quan.

Có đến cả chục hang đá (có lẽ làm theo lớp) đặt nhiều địa điểm quanh Nhà nguyện, trước sân ĐCV... Tất cả đều toát sáng chủ để Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót.

Hang đá bên cạnh phải Nhà nguyện ĐCV có nhiều hình tượng hóa cách điệu những con người nghèo khổ, lầm than... thành phần dễ thường bị gạt lề xã hội...

Đặc biệt, hang đá chính diện rộng lớn (phía trước Nhà nguyện) nổi bật Trái Tim Thương Xót của Thiên Chúa Nhập thể làm người; một số hình ảnh thấp thoáng Lịch sử Cứu độ (Nguyên Tổ ăn trái cấm...), Dân Chúa mới (hình Tòa Thánh Roma)..., đồng thời đậm chất hội nhập văn hóa với những hình ảnh (cây thật) dân quê quen thuộc: Ruộng trồng lúa, bụi tre, bụi chuối, con trâu, cậu bé thổi sáo trên lưng trâu...

Khách thăm quan khá đông. Những đôi 'tình nhân' trẻ dắt nhau thân tình, nhiều hơn những vợ chồng dắt theo 1,2 con trẻ, chụp hình... thật an vui, ấm áp.

Quý thầy đang giờ Chầu Thánh Thể trên Nhà nguyện. Lời kinh hát tiếng La tinh với giọng bình ca trầm bổng làm cho không khí Giáng sinh thêm linh thánh, sâu lắng giữa bầu khí sinh động.

Khoảng sân Đại chủng viện thoáng rộng, đặt nhiều cầu bật bênh, xích đu... Không chỉ thăm quan, ở đây còn là điểm vui chơi cho thu hút các bạn Thiếu nhi. Các Bạn nhỏ thích thú, vui chơi, cười lí lắc.

Các tượng (chiên, bò...) được đổ xi măng hóa, chắc chắn; cả một con bò sữa to đùng không biết 'mượn' từ đâu... Các trẻ em tha hồ leo lên cưỡi, nhún nhảy, chụp hình không sợ... đổ bể càng làm cho bầu khí Giáng sinh vui thêm, an toàn thêm.

Tôi đang ngắm hang đá 'Cửa Lòng thương xót', bất chợt có người đưa chiếc ai phôn, nói:

- Chú chú, chụp cho con mấy tấm hình.

Đột nhiên tôi trở về nghề... phó nhòm đã bỏ hơn chục năm (thời làm báo). Thật vui, được góp phần 'lưu' kỷ niệm' cho gia đình Bạn trẻ, có baby thật kháu khỉnh.

Một thầy mặc tu phục trong nhóm trực nhận ra tôi, đi nhanh ra "con chào cha'.

Tôi đưa tay bắt thân tình như anh em thân thiết.

Một vài khách thăm quan gần đó thấy 'chào cha' nhìn tôi có chút ngỡ ngàng, có người gật đầu 'chào cha'.

Tôi muốn vào nội vi ĐCV tí, tức lên lầu 1 để chụp tấm hình trên cao, xin phép hai thầy trông rất trẻ đứng trực khu đó. Thầy nhất định không cho. Khi có thầy khác bảo 'cha đó', ông thầy xin lỗi mới cho lên.

Tôi phục các thầy tính kỷ luật, nghiêm túc, đồng thời cũng thật lịch sự, nhã nhặn, dễ thương.

Tạ ơn Chúa

Cám ơn quý Cha Ban Giám đóc- quý Cha giáo- quý Thầy đã tích cực làm nhiều mô hình hang đá có nhiều sáng tạo, mới lạ, độc đáo làm nên điểm vui chơi thăm quan mùa Giáng Sinh thú vị, đầy ý nghĩa giữa Thị xã Long Khánh.

Bài, ảnh Lm. Đaminh Hương Quất
 
Phóng sự: Một thoáng Phát Diệm - tiep theo.
Trần Mạnh Trác
11:58 29/12/2015
Xem hình ảnh đường quê Phát Diệm

Khi chúng tôi trở lại khu tiếp tân, thì bắt đầu thấy thấp thoáng các Sơ dòng Mến Thánh Giá đang bắt đầu dọn dẹp và một số người khác sửa sọan trang hoàng máng cỏ Noel.



Một cuộc viếng thăm cấp tốc

Vì lân la giữa phong cảnh hữu tình cuả ngôi nhà thờ cổ đang in bóng dưới mặt hồ lặng gío, chúng tôi đã đốt mất 30 phút cuả một chương trình eo hẹp, tôi tự cho mình có thêm 30 phút nữa mà thôi để đảo quanh quần thể khu nhà thờ cổ.

Các Sơ dòng Mến Thánh Giá đón chào khách hành hương đầu ngày là chúng tôi với những nụ cười niềm nở. Ngoài căn phòng bán hàng lưu niệm ở giữa nhà còn có một văn phòng hướng dẫn ở đầu nhà để cho khách ghi tên đi tham quan với một hướng dẫn viên (thuyết minh).

Là một 'con mọt sách' trong các trang Web, tôi do dự về việc có người thuyết minh, "vả lại nếu có gì cần tra cứu thêm thì truy tầm trên các trang Web là mau lẹ và đầy đủ hơn," tôi tự nghĩ như thế.

Nhưng hình như giọng nói ngọt ngào và nụ cười xinh xắn cuả các Sơ đã quyến rũ 'bà xã' cuả tôi, cho nên tôi đành phải miễn cưỡng ra điều kiện "chúng tôi chỉ có 15 phút mà thôi."

-"15 phút cũng được ạ", một Sơ trẻ kiên nhẫn trả lời.

Kết cục là chúng tôi đã bỏ thêm 30 phút cho cuộc tham quan, nhưng là 30 phút đáng giá... lần sau chắc chắn tôi sẽ xin thêm vài giờ.

Bởi vì các Sơ không chỉ cung cấp những dữ kiện như một người 'thuyết minh chuyên nghiệp' mà còn lồng vào những nhận định và suy tư cuả những người đang sống gắn bó với một công trình thánh thiện và sống động.



Chỉ lên trên cái nóc cuả Phương Đình, Sơ hướng dẫn viên cho biết 4 pho tượng là 4 vị thánh sử. Tôi đã từng đọc và biết rằng trang phục cuả các pho tượng này trông giống như những chiếc áo cà sa cuả các vị sư Phật Giáo, đó là một nét hội nhập độc đáo với nền văn hoá Việt Nam. Nhưng điều tôi không thấy ai đề cập tới là, theo Sơ hướng dẫn viên, tất cả 4 vị đã được đúc với tư thế ngồi, giống như tư thế cuả các vị thầy đồ đang dậy học.

Giữa Phương Đình là một cái phản bằng đá rất lớn, Sơ cho biết nó được mô phỏng theo chiếc bàn tiệc ly cuả danh hoạ Leonardo da Vinci.

"Chiếc bàn tiệc ly ư? thế thì caí bàn ở đâu?" tôi đặt câu hỏi.

"Xin thưa, ngày xưa người Việt Nam ta ngồi trên phản để dự tiệc với nhau. Cái phản chính là cái bàn tiệc ly đấy."

Lại một nét hội nhập sâu sắc mà chỉ có một thiên tài như "Cụ Sáu" Trần Lục mới nghĩ ra được.

Cứ như thế Sơ hướng dẫn viên đưa chúng tôi đi qua con đường rước kiệu, từng bị bom Mỹ tàn phá, nay đã được làm lại y như xưa, vết tích chiến tranh hầu như đã được chữa lành ngoại trừ một vài vết nám trên những cây kèo cuả ngôi nhà thờ chính.

Và ngôi nhà thờ Đá, trông xấu nhất trong 5 ngôi nhà thờ theo thiển ý cuả riêng tôi, nhưng lại là một kỹ thuật tuyệt tác vì hoàn toàn xây bằng đá, các cột kèo chấn song nền nhà toàn là đá, sự đan kết vào nhau cũng dùng những mộng bằng đá dựa theo kỹ thuật cuả nghề thợ mộc.

Các bức phù diêu, những bảng đá được cưa mỏng, trạm trổ tinh vi dựa vào 4 đề tài dân gian là mai trúc cúc tùng, đại diện cho 4 muà.

Sơ hướng dẫn viên cho biết người nghệ nhân Việt Nam, không có máy móc tinh vi, đã dùng dây (trộn cát?) để xẻ đá, một công việc rất tốn thời gian và nhiều may rủi.



Tại những khu cổ tích ở bên Âu Mỹ, người ta thường có thư viện và thuê sinh viên khảo cổ biểu diễn kỹ thuật thời xưa. Nhờ những thực hành như vậy, họ đã 'tái khám phá' ra nhiều kỹ thuật và nhiều công thức đã bị thất truyền. Không biết tại đây đã có viện bảo tàng để lưu truyền những kỹ thuật cổ vừa nói trên không?

Dựa vào nhận xét trên những công việc trùng tu bảo quản, tôi có cảm tưởng rằng, dù Giáo Hội địa phương không có một ngân quĩ dồi dào như một quốc gia, nhưng đã có rất nhiều cố gắng nghiêm chỉnh để bảo tồn nguyên trạng những công trình cuả người xưa, thậm chí cho đến những vật liệu như gỗ và ngói cũng được tìm mua cho được đúng nguồn đúng gốc.

Chả bù lại với những di tích 'lừng danh' mà tôi đã có dịp tham quan, như ngôi 'Chuà Một Cột' ngay giữa lòng thủ đô 'ngàn năm văn hiến'. Ai đã thay cây cột bằng một cái trụ xi măng rồi!

Cuộc tham quan kết thúc trong ngôi nhà thờ Lớn nguy nga lộng lẫy. Trong năm Thánh những ai thăm viếng ngôi nhà thờ này thì được hưởng một ơn Toàn Xá. Sơ hướng dẫn viên đã không quên giúp chúng tôi đọc những kinh cần thiết để hưởng ơn Toàn Xá này.

Đã quá 9g sáng, chúng tôi từ giã các Sơ và lên đường đi Buì Chu theo một con đường tắt qua ngã Đò Mười.

Đò Mười là tên cuả bến phà sẽ đưa chúng tôi vượt qua con sông Đáy nước cuộn sóng dồn. Nhưng trước khi giã từ, tôi không thể không kể lại một câu chuyện ly kỳ về một con người cuả vùng Kim Sơn Tiền Hải này.

Người phụ nữ bán phở chợ Qui Hậu.



Trước khi bỏ quốc lộ số 10 để đi theo con đường nhỏ ven đê dẫn tới bến phà, chúng tôi dừng lại một quán phở ăn sáng. Chỉ là một quán phở giữa nhiều quán phở khác mà thôi, sự lựa chọn có lẽ là do anh tài xế thấy có chỗ trống để đậu xe.

Một người phụ nữ nhỏ nhắn đón chào chúng tôi với một nụ cười tươi tắn và một giọng nói đon đả, giống như những nụ cười và giọng nói cuả những giáo dân 'tò mò thích giúp đỡ' chung quanh khu vực nhà thờ.

Chúng tôi ăn phở, nói dăm ba câu chuyện, cho biết sẽ đi Đò Mười, rồi vội vã lên đường.

Khoảng 5 phút trên con đường nhỏ chạy ven đê, Thu Lan, bà xã tôi, bỗng kêu lên:"chết rồi, em bỏ quên cái phone rồi !"

Tuổi đã về chiều, đây không phải là lần đầu tiên chúng tôi quên những việc lẩm cẩm như vậy. Thế là chiếc xe vội vã quay trở lại, lòng phập phồng lo lắng vì tất cả mọi địa chỉ và thông tin liên lạc cho những ngày ở Việt Nam đều nằm trong chiếc 'điện thoại cầm tay' đó.

Tới quán ăn, người phụ nữ đã biến mất...nhiều người hàng xóm đổ ra ngoài đường nhìn chúng tôi chăm chú...chỉ trỏ và cười toe toét.

Người chồng từ trong nhà chạy lên, tay chỉ ra đường "Nó lấy xe đuổi theo ông bà rồi mà, không gặp nhau hả?" Rồi anh ta dùng DT cầm tay gọi cho cô vợ.

"Khoảng 5 phút nữa thì nó về tới" anh ta nói, rồi chạy ra sau tiếp tục công việc bỏ dở.

Những người hàng xóm hai bên cũng ồn ào dăm ba câu chuyện nữa, rồi tản mát đi làm công việc cuả họ. Làm như thể đó là một câu chuyện bình thường, không đáng quan tâm.

Mà hoá ra thì là một câu chuyện thường xuyên xảy ra ở đây. Người phụ nữ bán phở cho chúng tôi biết rằng đã nhiều lần chị phải phóng xe honda đuổi theo khách hàng như vậy. "Cũng may là quán vắng nên em biết là cuả ông bà, chứ khi đông khách thì chịu." Chị nói.

Chị cho biết đã tới tận Đò Mười, tức là khoảng 8 cây số, và hỏi thăm mọi người nhưng không có ai nhớ lại chúng tôi cả, chị đang thất vọng thì nhận được DT của anh chồng. Chị có vẻ mừng giống như chúng tôi vậy.

Thật là một kỷ niệm khó quên, có được là nhờ ở một việc hay quên !

Người phụ nữ Phát Diệm chất phát và mau mắn ấy, đối với tôi, đại diện cho những gì tinh túy vẫn còn giữ được trong một xã hội đang thay đổi một cách chóng mặt này.

Xem lại hình ảnh khu nhà thờ
 
Đền Quốc Gia Đức Mẹ Núi Cát Minh, Middletown, NY, mở của Năm Thánh
Dòng Cát Minh
09:27 29/12/2015
Đền Quốc Gia Đức Mẹ Núi Cát Minh, Middletown, New York, được vinh dự là một điểm hành hương năm thánh Lòng Chúa Thương Xót. Mỗi khi anh chị em đến đây hành hương và bước qua Cửa Lòng Chúa Thương Xót anh chị em sẽ được lãnh nhận ơn toàn xá với các điều kiện theo Hội Thánh Công Giáo.

Trong niềm hân hoan đó chúng con xin kính mời quí cha quí nam nữ tu sỹ đến thăm dự buổi hành hương, cầu nguyện và cùng hiệp dâng Thánh Lễ Tạ ơn vào ngày lễ trọng kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, cũng là ngày đầu năm mới 2016 vào lúc 1:00 chiều thứ Sáu ngày 01.01.2015, tại Giáo Xứ Đức Mẹ Núi Cát Minh 90 Euclid Avenue, Middletown, New York.

11:00 Am Đón tiếp quí cha, quí nam nữ tu sĩ và anh chị em
12:30 Pm Ca Ngợi & Cầu Nguyện - Hội Thánh Linh - Bronx
12:45 Pm Tập hát cộng đoàn - Các Ca Đoàn
1:00 Pm Thánh Lễ đồng tế kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa. (Tiếng Việt)

Sau thánh lễ kính mời quí cha và anh chị em ở lại chung vui nhân dịp đầu năm mới. Vào lúc 3:00 chiều kính mới kính mời quí cha và anh chị em dự buổi cầu nguyện Lòng Chúa Thương Xót tại Đền Quốc Gia Đức Mẹ Núi Cát Minh, 70 Carmelite Dr., Middletown, NY 10940 để được lãnh ơn toàn xá.

Sự hiện diện của quí cha, quí nam nam nữ tu sỹ và anh chị em là niềm động viên, và kích lệ rất lớn cho sự phát triển của anh em Dòng Cát Minh, đặc biệt anh em Cát Minh Việt Nam. Xin quí cha và đại diện cộng đoàn phổ biến cho anh chị em giáo dân được biết.

Chúng con xin chân thành tri ân và cầu chúc quí cha, quí nam nữ tu sĩ Mùa Giáng Sinh an bình, Năm mới hạnh phúc, an khang và năm thánh tràn đầy hồng ân Lòng Chúa Thương Xót. Xin quà tặng Lòng Chúa Thương Xót cư ngụ trong tâm hồn, trong cộng đoàn và gia đình quí cha và anh chị luôn mãi.

Anh em Cát Minh Our Lady of Mount Carmel Church
90 Eulid Avenue, Middletown
NY 10940 Tel: 225 324 9518
Our Lady of Mount Carmel Parish
National Shrine of Our Lady of Mount Carmel

* Xin Quí Cha Mang Theo Áo Lễ Màu Trắng.
 
Mừng Lễ Chúa Giáng sinh tại Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Miami.
LM Giuse Nguyễn Kim Long.
12:02 29/12/2015
Mừng Lễ Chúa Giáng sinh tại Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Miami.

"Vinh danh Thiên Chúa trên trời

Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương"

Lời các ThiênThần hát vang lên lại thành Bê-lem cách đây hơn 2000 năm trong đêm Con Thiên Chúa giáng trần, đêm cực thánh, đêm huyền diệu, đêm bình an.

Hoà chung niềm vui của toàn thể nhân loại, Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Miami đã mừng Lễ Chúa Giáng sinh thật sốt sắng và long trọng.

Xem Hình

1. Thánh Lễ Vọng. Chương trình được bắt đầu với phần diễn nguyện hoạt cảnh về Lịch sử ơn Cứu độ do các Huynh trường và các em Thiếu nhi dưới sự hướng dẫn của quí sơ. Cả cộng đoàn được mời gọi hoà nhập vào biến cố nhập thể khởi đi từ lúc ông bà tổ tiên phạm tội ăn trái cấm, qua cuộc lưu đầy của dân It-ra-en, rồi Gio-an Tẩy Giả xuất hiện và cuối cùng Chúa Giê-su chào đời trong vòng tay âu yếm của Mẹ Ma-ri-a và thánh cả Giu-se.

2. Lễ Giáng sinh. Thứ Sáu 25-12, ngày vui của Giáo xứ. Từ khoảng 8 sáng đã có nhiều anh chị em lên chuẩn bị các gian hàng bán thực phẩm chuẩn bị cho buổi chiều văn nghệ. Mặc dầu Thánh Lễ vào lúc 2 trưa, nhưng nhiều người đã đến sớm hơn 1 tiếng để có chỗ đậu xe và chỗ ngồi trong nhà thờ. Khuôn viên nhà thờ năm nay được trang hoàng lộng lẫy với các hàng cờ "đuôi nheo" và cờ Đức Mẹ và Giáo Hội ở hàng rào. Có hai hang đá bên ngoài, hang đá lớn của giáo xứ và hang đá nhỏ do đoàn Thiếu nhi làm. Đúng 2 trưa, Thánh Giáng sinh bắt đầu. Nhà thờ lúc này không còn chỗ trống và những người ở bên ngoài nhà thờ tham dự Thánh Lễ qua màn hình ti- vi . Ban tổ chức cho biết khoảng 1,500 người hiện diện. Thánh Lễ hôm nay có sự đồng tế của một cha khách từ Việt Nam và cha Khoa dòng Ca-mê-lô. Sau Thánh Lễ, ông chủ tịch Giáo xứ có lời chúc mừng Lễ Giáng sinh và Năm MỚi đến cha Quản xứ, quí cha, quí sơ, thày và Cộng đoàn giáo dân. Tiếp đến, cha Quản xứ mời tất cả cộng đoàn, gồm cả những anh chị em không Công Giáo ra tham dự buổi văn nghệ Giáng sinh và thưởng thức các món ăn được bán bên ngoài. Chương trình văn nghệ có sự góp mặt của anh chị em giáo dân, các ca sĩ trong vùng và nữ ca sĩ Hoàng Nhung đến từ California. Nhìn cảnh người tấp nập bên trong hội trường cũng như bên ngoài ở khuôn viên nhà thờ tạo nên một không khí mừng Lễ Chúa Giáng sinh thật vui tươi, hạnh phúc và bình an.

Xin cảm tạ Chúa, qua lời cầu bầu của Mẹ La Vang và Thánh Giuse, đã ban cho Giáo xứ chúng con những ngày lễ mừng thật sốt sắng và hạnh phúc. Xin cám ơn quí sơ và tất cả anh chị em đã công khai hoặc âm thầm góp phần vào việc dọn dẹp và tổ chức cho các ngày đại lễ này.

LM Giuse Nguyễn Kim Long.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thành tích cuối năm không che được mặt tham nhũng
Phạm Trần
21:40 29/12/2015
THÀNH TÍCH CUỐI NĂM KHÔNG CHE ĐƯỢC MẶT THAM NHŨNG

Cuối năm ở Việt Nam là cơ hội để đảng và nhà nước báo cáo thành tích, ít nhận thất bại, hứa làm tốt hơn năm tới nhưng không dám nhận tham nhũng vẫn là kẻ tiếp tục thắng lớn.

Hãy bắt đầu từ báo cáo thành tích phòng, chống tham nhũng của Ban Chỉ đạo phòng, chống Tham nhũng Trung ương (PCTNTƯ) do Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban từ ngày 01-02-2013.

Ông Trọng đã đích thân chỉ huy chống tham nhũng sau 7 năm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hòan tòan thất bại trong nhiệm vụ này.

Khi ông Trọng nhận nhiệm vụ thì đảng phải đối phó với 10 vụ án tham nhũng được gọi là “nghiêm trọng” tồn tại trong nhiều năm nhưng không ai dám đụng tới vì sợ vứt giây động rừng, trong đó có hai vụ Vinashin (Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam) và Vinalines (Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam) đã gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng.

Trong số 8 vụ được gọi là “trọng điểm” còn lại thì Ủy ban khoe tại kỳ họp 9 ngày 28/12/2015: “ Đã đưa ra xét xử sơ thẩm 06 vụ án, gồm: (1) vụ án xảy ra tại Công ty chế biến thực phẩm Phương Nam tỉnh Sóc Trăng. (2) vụ án xảy ra tại Agribank Chi nhánh 7 Thành phố Hồ Chí Minh, (3) vụ án xảy ra tại Ban quản lý các dự án đường sắt (RPMU), (4) vụ án xảy ra tại Công ty Dệt kim Đông Phương thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam và Agribank Chi nhánh 6 Thành phố Hồ Chí Minh, (5) vụ án xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính II (ALC II), (6) vụ án xảy ra tại ALC II, Công ty công nghệ biển Hải Phòng và Công ty trách nhiệm hữu hạn vận tải biển Đại Phát; đang xét xử 01 vụ (vụ án xảy ra tại Công ty Liên doanh Lifepro Việt Nam và Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội); còn 01 vụ đã có lịch xét xử sơ thẩm vào cuối tháng 12-2015 (vụ án xảy ra tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thương mại Dầu khí Đồng Tháp); ngoài ra đã kết thúc điều tra và đang xây dựng Cáo trạng đối với vụ án xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Xây dựng Việt Nam.”

Tổng số tiền tham nhũng của 6 trong 8 vụ đã lên ngót 1,700 tỷ đồng, nhưng không thấy ông Trọng thông tin đã lấy lại được bao nhiều tiền cho dân. Nhà nước chỉ cho biết Lâm Ngọc Khuân, Chủ tịch Hội đồng Qủan trị Công ty Phương Nam và và con gái đã bỏ trốn sau khi tổ chức lừa đảo gần 800 tỷ đồng.

Người dân cũng được nghe Ủy ban của ông Trọng nói chung chung thế này: “Công tác phòng, chống tham nhũng năm 2015 tiếp tục được tăng cường và đạt nhiều kết quả tích cực: Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị, gắn với đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.”

Tại phiên họp này, lần đầu tiên thấy ông Trọng thừa nhận: “ Chống tham nhũng khó là ở chỗ lợi ích nhóm, liên quan chằng chịt giữa kinh tế và chính trị, giữa doanh nhân với những người có chức, có quyền, ngoắt ngoéo với nhau. Không giải quyết được thì đó là một trong bốn nguy cơ.” (Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN)/ 28-12-2015)

Ba nguy cơ kia là : “Tiếp tục tụt hậu xa hơn về kinh tế; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa ; âm mưu và hành động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch” đã được đảng nhìn nhận từ năm 1994. Đến năm 2015, lại có thêm hai nguy cơ mới là “Tự diễn biến” và “Tự chuyển hoá” trong cán bộ đảng viên.

Nghe qua cũng thấy lạ. Ông Trọng có trong tay trên 60,000 đảng viên Công an và trong số này có nhiều người được giao nhiệm vụ điêu tra tham nhũng. Cộng thêm là lực lượng hàng ngàn cán bộ báo chí, Ban Kiểm tra Trung ương của đảng và Ban Thanh tra nhà nước mà để cho các nhóm lợi ích tự do tung hòanh, cấu kết chằng chịt để hại dân hại nước thì ông chỉ đạo được ai ? Chẵng nhẽ chúng không coi ông ra gì nữa hay sao ?

Kết qủa này có lẽ đã giải thích tại sao từ ngày ông Trọng giữ chức Trưởng ban Chỉ đạo PCTN, các vụ “nghiêm trọng” đã vượt qua 10 vụ vào lúc ông nhận chức.

TTXVN viết : “Trong ba năm qua, từ phiên họp thứ 3 đến nay, Ban Chỉ đạo đã đưa 243 vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc, thành ủy chỉ đạo, xử lý. Đến nay đã có 63 vụ việc, vụ án giải quyết xong, số còn lại tiếp tục được theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc xử lý theo quy định của pháp luật.”

VẪN KHÓ CHỊU-NGỨA NGÁY

Kiểm điểm công tác phòng, chống tham nhũng sau 3 năm chỉ đạo, ông Trọng nói: “ Cũng phải thừa nhận có những việc chưa tốt, chưa kịp thời, chờ đợi nhau, thậm chí né tránh phải bàn bạc thẳng thắn vì đây là trách nhiệm chung, cần làm đúng chức năng, nhiệm vụ.”

Trong lĩnh vực thu hồi tài sản kẻ tham nhũng đã bị phát giác, từ lâu đảng chẳng lấy lại được bao nhiêu. Khối lượng tài sản này trị giá bao nhiêu tiền mặt hay bất động sản đáng gía bao nhiêu cũng không thấy đảng công khai cho dân biềt. Người dân chỉ được nghe viên chức này, quan chức nọ than phiền dù biết các tài sản này đã bị sang tên cho người khác nhưng không có bằng chứng và những kẻ nhận tài sản của kẻ gian lại không thuộc diện bị điều tra theo pháp luật nên nhà nước đành bó tay.

Thậm chí ngay Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng than rằng các tài khỏan tham nhũng được gửi ở ngân hàng nước ngoài thì khi cần hỏi ngân hàng cũng không nói thì đành chịu !

Vì vậy ông Trọng đã buồn rầu thừa nhận: “Khâu thu hồi tài sản, xử lý các vụ tham nhũng lớn thì đã rõ, nhưng tham nhũng vặt vẫn khó chịu, ngứa ngáy.”

Nhưng bao nhiêu là “vặt” và bao nhiêu là “không vặt” ? Dù ắn cắp của dân hay biển thủ công qũy của nước 1 đồng cũng có tội, huống chi tiền ngàn, tiền triệu hay tiền tỷ của mồ hôi nước mắt của nhân dân ?

Nhưng ông Trọng cũng chỉ biết hứa: “Sắp tới cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tố giác, phát hiện tham nhũng, rồi tăng cường thanh tra, điều tra”, dù ông đã biềt “việc kê khai tài sản vẫn còn hình thức, cần phải nhìn thẳng vào sự thật, thấy hạn chế để khắc phục.”

Nhưng sự thật đã hiện ra trước mắt ông trong suốt 5 năm nhiệm kỳ Tổng Bí thư của ông từ 2011 chứ đâu chỉ mới 3 năm. Lệnh kê khai tài sản cũng đã có từ năm Năm 1998, trong Pháp lệnh Phòng, chống tham nhũng.

Theo báo Pháp Luật online thì năm 2005, “văn bản này đã được nâng lên thành luật rồi tiếp tục được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012 và gần đây (2013) các Nghị định, Thông tư của Chính phủ và Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng liên quan đến công khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn đã được ban hành.”

Là Tổng Bí thư và Trưởng ban Chỉ đạo PCTN thì ông Trọng phải biết việc kê khai tài sản đã bị bôi bác và làm hình thức như thế nào trong suốt 27 năm qua, chứ đâu mới có đây thôi ?

Bằng chứng thất bại đã do chính Bộ Chính trị do ông Trọng cầm đầu nhìn nhận trong Chỉ thị số 33 - CT/TW ngày 3/1/2014:”Kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản là giải pháp quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng. Đảng đã có chủ trương và Nhà nước đã thể chế hóa thành những quy định cụ thể để triển khai thực hiện. Song, trong thời gian vừa qua, việc kê khai tài sản vẫn còn mang tính hình thức; việc công khai bản kê khai tài sản chưa được thực hiện nghiêm túc; các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền chưa chủ động tiến hành xác minh tài sản của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thuộc diện phải kê khai; công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về kê khai tài sản còn hạn chế.”

Nhưng rồi tại phiên họp ngày 28/12/2015, người ta lại nghe ông Trọng hứa cho qua cầu: “Năm tới, sau Đại hội 12 của Đảng, công tác phòng, chống tham nhũng phải được quan tâm đẩy mạnh hơn nữa, có bước tiến mạnh hơn nữa, hiệu quả rõ ràng hơn.”

Bởi vì, ông bảo: “Theo điều tra dư luận xã hội của Ban Tuyên giáo Trung ương, một trong những điều mà dân bức xúc bây giờ vẫn là tham nhũng. Đây cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, phức tạp, đấu tranh trong mỗi con người, mỗi tổ chức.”

Nhưng tại sao lại gian khổ, phức tạp và lâu dài thì ông Trọng giải thích: “Khó là ở chỗ lợi ích nhóm, liên quan chằng chịt giữa kinh tế và chính trị, giữa doanh nhân với những người có chức, có quyền, ngoắt ngoéo với nhau. Không giải quyết được thì đó là một trong bốn nguy cơ, phải thấy hết trách nhiệm để quyết tâm cao hơn, sắp tới làm quyết liệt hơn, kiên trì, kiên quyết với phương pháp đúng, làm bài bản, có cơ chế, nguyên tắc, phối hợp với nhau để hạn chế tiêu cực.”

Sau khi nghe ông nói, có ai ở Việt Nam dám đánh cá một ăn một ngàn rằng ông Trọng (nếu lại làm Tổng Bí thư thêm khóa nữa) và khóa đảng XII sẽ chế ngự được giặc tham nhũng và các nhóm lợi ích đến đâu, hay cũng chỉ dám đánh võ gío loanh quanh quận Ba Đình ?

Báo Pháp Luật online viết mỉa mai ngày 13/03/2014 : “Sự “hình thức” trên rõ ràng bấy lâu ai cũng biết, nhưng ít có dẫn chứng cụ thể để chỉ tên, điểm mặt, chỉ tới khi những vụ việc kiểu như đại án tham nhũng ở TCty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) bị đưa ra ánh sáng thì người ta mới hay nguyên Chủ tịch “Tổng” này có nhà siêu sang tặng “bồ nhí” tại một số cao ốc chọc trời thuộc Hà Nội...

Hay tin, nhiều người đặt câu hỏi: Tiền đâu để Dương Chí Dũng mua nhà? Tổ chức, đơn vị có thẩm quyền có thẩm tra, xác minh tài sản trước khi bổ nhiệm Dũng làm Cục trưởng ở Bộ Giao thông…?

Chưa hết, gần đây dư luận lại “nóng” hơn khi báo chí tiết lộ thông tin, hình ảnh về những khối tài sản cực lớn được cho là của cựu Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền. Vị cựu quan chức một thời đứng đầu cơ quan vốn chủ việc phòng, chống tham nhũng của Chính phủ sau đó đã lên tiếng phủ nhận “cáo buộc” của truyền thông...

Nhưng, những dẫn chứng kiểu này cũng ít nhiều cho thấy việc kê khai và minh bạch tài sản, thu nhập mà chúng ta đang làm đều đặn mỗi năm là hết sức hời hợt và dần trở thành một “căn bệnh” tái đi, tái lại đối với một bộ phận không nhỏ những người thuộc diện phải kê khai.”

LỖI TẠI AI ?

Vậy tòan chuyện chống tham nhũng thất bại là lỗi tại ai hay cứ đổ cho “lỗi tại hệ thống” là huề cả làng ? Nhưng có phải hệ thống là bộ máy cai trị do con người của đảng dựng lên để cho đảng cầm quyền độc tài thì lỗi không phải của đảng thì của ai ? Chẳng nhẽ do dân đã khờ dại giao phó hết việc nước cho đảng sinh sát nên ráng mà chịu khi đảng viên tha hóa, bất lực ?

Báo điện tử Zing.VN tiết lộ ngày 28/12/2015 khi viết về báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng (PCTN):” Theo báo cáo của Ban chỉ đạo về tình hình, kết quả công tác PCTN năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2016, số vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm toán chuyển sang cơ quan điều tra còn ít; việc tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn rất yếu.

Việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị còn hình thức, hiệu quả thấp; chưa có cơ chế kiểm soát hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; chưa có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ người tố cáo tham nhũng.

Ban chỉ đạo cũng đánh giá tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp; với tính chất, thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn; tính có tổ chức của các vụ việc, vụ án tham nhũng ngày rõ nét hơn. Tham nhũng có tính chất lợi ích nhóm đã xuất hiện trong một số lĩnh vực.

Thêm vào đó, tình trạng sách nhiễu “tham nhũng vặt” trong khu vực công còn nhiều, biểu hiện qua nạn hối lộ, lót tay, chạy chọt khi giao dịch với các cơ quan công quyền; tặng quà, biếu xén với mục đích vụ lợi.”

Zing viết tiếp:”Lý giải nguyên nhân của tình trạng này, Ban chỉ đạo cho rằng nhiều cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa thực sự quan tâm đúng mức tới việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, đôn đốc công tác PCTN.

Hơn nữa, thể chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội trên một số lĩnh vực còn bất cập, sơ hở; quy định về một số giải pháp phòng ngừa tham nhũng tính khả thi không cao...

Thậm chí, do sợ mất thành tích, bị xử lý trách nhiệm nên không ít người đứng đầu chưa tích cực, chủ động phát hiện, xử lý tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.”

Thế là hết chuyện phải không ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ? Khi ông đổ lỗi cho những người đứng đầu như “cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị” sao lãng công tác, vô trách nhiệm để cho tham nhũng sinh sôi nẩy nở tưng bừng thì ông có phải là người đứng đâu to nhất trên hàng triệu những kẻ đứng đầu đã bị ông cạo đầu, không bằng hành động kỷ luật mà chỉ bằng chữ nghĩa nói cho sang thôi ?

Chẳng nhẽ ông là người đứng đầu đảng mà chỉ biết lên án, chỉ trích kẻ dưới không làm tròn nhiệm vụ còn ông lãnh đạo tối cao của cả nước mà cứ để cho tham nhũng nghênh ngang coi thường luật pháp như hiện nay thì còn gì là thể diện quốc gia ?

Hay ông cũng nhàng nhàng bình dân như chị hai đầu ngõ bán rong hoặc anh ba lái xe ôm cuối xóm cứ nói cho đã rồi nhậu thêm vài chai cho quên những tháng ngày cơ cực mặc cho phận nước nổi trôi ? -/-

Phạm Trần

(12/015)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Giám mục làm đồng tế trong Thánh lễ có linh mục là chủ tế được không?
Nguyễn Trọng Đa
21:37 29/12/2015
Giải đáp phụng vụ: Giám mục làm đồng tế trong Thánh lễ có linh mục là chủ tế được không?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Tôi tự hỏi liệu cha có tài liệu nào nói về vịệc một Giám mục làm đồng tế trong Thánh lễ có linh mục là chủ tế không? Sách Lễ Nghi Giám mục (CB) nêu ra khả năng của một Giám mục "chủ trì", nhưng nói cách chặt chẽ, không đồng tế trong một Thánh lễ có linh mục làm chủ tế. Hình như điều này tạo ra các khó khăn thần học khi một Giám mục là một vị đồng tế giữa nhiều vị khác trong lúc một linh mục là vị chủ tế. Tuy nhiên, trong thực tế, tình trạng này xảy ra thường xuyên. Thí dụ, một Giám mục tu sĩ đã nghỉ hưu, trở về lại dòng tu của mình và muốn tham dự Thánh lễ tu viện. Sẽ là một gánh nặng quá đáng cho cả ngài và cộng đoàn nếu ngài phải làm chủ tế mỗi lần ngài dâng lễ đồng tế. - T. P., Washington, D.C., Mỹ.


Đáp: Thực ra, có một thông báo gần đây về điểm này. Một "Responsa ad dubia proposita" (Trả lời cho một điều nghi ngờ) chính thức đã được công bố trong tờ báo chính thức của Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí tích là tờ Notitiae (số 46 [2009] trang 170).

Câu hỏi được đề xuất, trong một bản dịch không chính thức, là: “Liệu một Giám mục được phép đồng tế trong Thánh lễ mừng Ngân khánh hoặc Kim khánh của một linh mục, nhưng ngài chỉ đứng chung với các linh mục, và dành vị thế chủ tế Thánh lễ cho vị linh mục mừng lễ đặc biệt của mình không?".

Thánh bộ trong truyền thống ngắn gọn của các tài liệu như thế đã trả lời: “Không”.

Tiếp đến, Thánh bộ tiến hành giải thích lý luận của mình rằng qui định phụng vụ vẫn còn hiệu lực. Qui định này, vốn bắt nguồn từ các nguyên tắc thần học và sự khôn ngoan của các Giáo Phụ, nói rằng Giám mục hoặc chủ tế Thánh lễ hoặc không tham gia.

Rồi Thánh bộ trích dẫn số 18 của Sách Lễ nghi giám mục: "Trong mỗi cộng đồng của bàn thờ tụ tập chung quanh vị Giám mục, như là thừa tác viên thánh, biểu tượng của đức ái và sự hiệp nhất này của Nhiệm Thể, mà nếu không có Nhiệm thể thì không thể có sự cứu rỗi, được tỏ hiện rõ ràng. Do đó, điều thích hợp nhất là khi Giám mục có mặt tại một buổi cử hành phụng vụ đặc biệt, nơi có các tín hữu quy tụ, thì ngài với tư cách là người mang sự viên mãn của Bí tích Truyền chức thánh, sẽ chủ sự tại buổi lễ. Điều này là không nhằm tăng thêm sự long trọng bề ngoài của nghi lễ, nhưng để diễn tả mầu nhiệm Giáo Hội trong một ánh sáng sống động hơn. Cũng là phù hợp khi Giám Mục cùng liên kết với các linh mục trong buổi lễ. Tuy nhiên, nếu Giám mục là chủ sự mà không cử hành Thánh Thể, ngài vẫn phụ trách phần phụng vụ Lời Chúa và kết thúc Thánh lễ với phần ban phép lành và nghi thức giải tán”.

Các nghi thức được nhắc đến trong đoạn cuối được mô tả trong Sách nghi lễ ở các số 176-186.

Cần lưu ý rằng câu trả lời chính thức này không giải quyết trường hợp chính xác được mô tả bởi độc giả trên đây của chúng tôi. Sách Lễ nghi Giám mục, số 18, rõ ràng đề cập đến một Thánh lễ, mà trong đó một cộng đoàn tham gia, và điều này không nhất thiết là trường hợp trong một Thánh Lễ tu viện, mặc dù nó gần như chắc chắn là trường hợp cho một dịp mừng đặc biệt của linh mục.

Cùng lúc đó, Giám mục là vị có chức thánh linh mục sung mãn, và thực tại này phải được phản ảnh trong vai trò của ngài tại bất kỳ Thánh lễ nào. Cũng là đúng rằng ngài luôn có sự chọn lựa để cử hành Thánh lễ ngoài Thánh lễ cộng đoàn. Vì vậy việc ngài đồng tế ở đây không bao giờ là một sự cần thiết.

Tuy nhiên, một tình huống có thể phát sinh, khi một Giám mục sức yếu và cao tuổi không thể cử hành Thánh lễ hoặc chủ sự cho Thánh lễ cộng đoàn mỗi ngày. Tôi xin nói rằng lúc ấy cần có sự chọn lựa giữa việc đồng tế mà không chủ trì, hoặc không cử hành Thánh lễ, trong đó sự chọn lựa thứ nhất (đồng tế mà không chủ trì) là vừa thích hợp vừa ưa thích hơn về tinh thần.

Ngoài ra, do tầm quan trọng của thánh lễ tu viện, khả năng vẫn mở cho một Giám mục tu sĩ đã nghỉ hưu, để làm đơn xin phép Tòa Thánh miễn cho khỏi luật chung nhằm được khỏi chủ trì ở mọi thánh lễ.

Sau câu trả lời trên đây của tôi, ngày 18-5-2010, một chuyên viên Giáo luật ở Canada gửi một điều làm sáng tỏ như sau: “Tôi xin làm sáng tỏ thêm. Câu trả lời như trên của Thánh bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí tích là không phải sự giải thích xác thực của luật. Sự giải thích xác thực của luật được nói ở điều 16 của Bộ Giáo luật 1983. Điều phân biệt giữa một giải thích xác thực của luật và một thư trả lời riêng là như sau: “(1) Luật được giải thích cách chính thức do nhà lập pháp hoặc do người nào được nhà lập pháp ủy thác quyền giải thích chính thức. (2) Sự giải thích chính thức theo thể thức của một luật thì có uy lực như chính luật, và cần được ban hành; nếu nó chỉ tuyên bố lời lẽ của bản luật tự nó đã chắc chắn thì có hiệu lực hồi tố; còn nếu nó thu hẹp hay mở rộng hoặc quyết đoán một điểm hoài nghi, thì không có hiệu lực hồi tố. (3) Còn sự giải thích theo thể thức của một bản án hoặc một hành vi hành chánh trong một trường hợp riêng biệt thì không có uy lực của luật, nhưng chỉ ràng buộc người nào hay chi phối sự việc nào mà nó nhắm tới” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).

"Nhà lập pháp đã không, theo như tôi biết, ủy thác cho Thánh bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích quyền giải thích luật cách chính thức. Việc giải thích được dànn riêng cho Hội đồng Giáo hoàng về văn bản lập pháp (Pastor bonus, khoản 154-155). Những gì được công bố trong tờ thông tin Notitiae có hiệu quả là một giải thích trong hình thức của một luật hành chính trong một vấn đề cụ thể. Danh tánh và việc cụ thể đã được gỡ bỏ trước khi công bố lời đáp. Do đó, nó không có hiệu lực của luật và nó chỉ ràng buộc người nào hay chi phối sự việc nào mà nó nhắm tới (điều 16, §3). Câu trả lời cho một điều nghi ngờ không nên được miễn khỏi sự giải thích của sự phân biệt này. Khi công bố câu trả lời trong Notitiae, Thánh bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích thực hiện praxis Curiae (‘dựa theo án lệ và thông lệ của giáo triều Roma’, x. điều 19, ) và gợi ý rằng câu trả lời có một lợi ích chung và sự áp dụng chung. Tuy nhiên, nó không là một giải thích chính thức về luật”.

Thưa cha, tôi rất biết ơn về lưu ý này của cha. Như tôi đã nói trong nhiều dịp khác, tôi không phải là một chuyên viên giáo luật được đào tạo có bài bản, nên có thể dễ dàng sai lầm đối với ý nghĩa kỹ thuật của từ ngữ.

Tuy nhiên, tôi cũng nghi ngờ về điều cho rằng Thánh bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích không có thẩm quyền để giải thích luật phụng vụ. Lý luận của tôi là như sau:

-Điều 2 Bộ Giáo luật nói rõ: "Nói chung, Bộ Luật này không quy định các nghi thức phải tuân giữ trong khi cử hành việc phụng vụ; bởi vậy các luật phụng vụ còn hiện hành đến nay thì vẫn duy trì hiệu lực của chúng, trừ khi có chỗ nào tương phản với các điều của Bô Luật này” (bản dịch, như trên).

Điều luật này khẳng định sự tồn tại của một cơ quan thực sự về luật nằm bên ngoài qui định của bộ Giáo luật. Cơ quan này là vừa hạn hẹp trong phạm vi vừa rộng rãi hơn trong khối lượng so với qui định của Bộ Giáo luật. Cơ quan này vẫn còn được tìm thấy trong nhiều nguồn và không được soạn thảo chính thức.

-Có vẻ lạ lùng rằng một cơ quan về luật lại không có thẩm quyền giải thích chính thức. Hội đồng Giáo hoàng về văn bản lập pháp dường như không phải là cơ quan thích hợp. Mặc dù Hội đồng đã thực hiện một số giải thích chính thức liên quan đến các vấn đề phụng vụ, tất cả các vấn đề đều qui chiếu đến Bộ giáo luật. Cho đến nay Hội đồng không bao giờ đưa ra một giải thích về các vấn đề phụng vụ không được tìm thấy trong Bộ Giáo luật.

-Bởi vì Thánh bộ Phụng tự chính thức đưa ra hầu hết luật phụng vụ, Thánh bộ là cơ quan gần như chính thức nhất cho việc giải thích luật. Sẽ là một cái gì đó bất thường khi Thánh bộ không thể giải thích luật riêng của mình.

- Khi Thánh bộ giải thích luật phụng vụ, Thánh bộ làm theo nhiều cách thức. Đôi khi Thánh bộ đưa ra câu trả lời riêng mà không nêu danh tánh, và điều này chắc chắn là một thí dụ về hoạt động hành chính và praxis curiae, được cha nhắc đến ở trên. Mặt khác, khi Thánh bộ công bố câu “Trả lời cho một điều nghi ngờ", Thánh bộ chọn dạng thức ngôn ngữ Latinh kỹ thuật, tương tự như được sử dụng bởi Hội đồng Giáo hoàng về văn bản lập pháp, khi cơ quan này công bố sự giải thích xác thực. Ít nhất có sự xuất hiện ý muốn của nhà lập pháp khi Thánh bộ ban bố một giải thích cuối cùng cho một nghi ngờ của luật phụng vụ.

Vì các lý do này, mặc dù có lẽ cụm từ "sự giải thích xác thực" là không đúng, tôi tin rằng Thánh bộ Phụng tự có thẩm quyền để giải thích các luật phụng vụ không được tìm thấy trong bộ Giáo luật. (Zenit.org 4-5-2010)

Nguyễn Trọng Đa
 
Văn Hóa
Chuyện phiếm Canada: Chuyện cười Việt Nam đẻ ra chuyện cười Canada
Trà Lũ
12:08 29/12/2015
Chuyện phiếm Canada: CHUYỆN CƯỜI VN ĐẺ RA CHUYỆN CƯỜI CANADA

1. Chuyện thứ nhất : Mất rìu

a. Gốc chuyện VN :

Có anh chàng kia nhà nghèo phải làm nghề vào rừng đốn củi. Bữa đó, khi gánh củi về nhà, anh mệt quá nên anh đã ngồi xuống một bờ suối để nghỉ. Bất ngờ anh vô ‎ý làm cái rìu rơi xuống suối. Suối sâu, anh không thể xuống, coi như mất cái rìu. Đối với cái nghề đốn củi thì cái rìu vô cùng quan trọng. Mất cái rìu là mất nồi cơm nuôi cả nhà. Anh tuyệt vọng, anh ngồi khóc hu hu. Bỗng có bà tiên hiện ra, bà hỏi anh tại sao anh khóc thảm thiết làm vậy. Anh liền kể lể sự việc. Bà tiên mủi lòng bèn đưa tay xuống suối và đưa lên một cái rìu bằng vàng. Anh lắc đầu bảo không phải. Bà lại đưa lên một cái rìu bằng bạc, anh vẫn lắc đầu bảo không phải. Bà tiên lại đưa tay xuống suối và lấy lên cái rìu sắt. Anh ta gật đầu và xin bà tiên cho lại anh cái rìu sắt này. Bà tiên bèn cười rồi bảo : Ta thấy con thật thà nên ta cho con cả cái rìu bằng bạc và bằng vàng. Nói xong thì bà tiên biến mất. Anh tiều phu đem cả 3 cái rìu về nhà, và từ đó trở nên giầu có nhất trong vùng.

b. Chuyện Canada :

Người Canada nghe chuyện này thích quá bèn thêm vào phần 2, như sau :

Cô vợ anh tiều phu thấy được rìu vàng và rìu bạc thì nổi lòng tham. Cô nghĩ rằng chắc ở cái suối sâu thiên nhiên đó còn có nhiều rìu bạc và rìu vàng nên ngày hôm sau cô bắt chồng dẫn tới cái suối. Khi đến nơi thì cô ta hăm hở chạy đến rồi bất ngờ vô ‎ý lộn cổ té xuống suối. Anh chồng vô phương cứu vợ. Anh tuyệt vọng nên lại ngồi khóc hu hu. Bà tiên lại hiện ra và hỏi tại sao. Anh tiều phu bèn thuật lại sự việc. Bà tiên liền đưa tay xuống suối và đưa lên trước mặt anh ta một cô gái đẹp như hoa khôi. Bà tiên hỏi : Đây có phải là vợ của con không ? Anh tiều phu liền gật đầu nhận ngay. Bà tiên liền nghiêm nét mặt rồi nói : Ta muốn‎ thử sự lương thiện của con, xem con có thực thà như hôm qua về việc mất rìu không, nào ngờ hôm nay con gian dối. Hãy nói cho ta biết tại sao cô này không phải là vợ của con mà con dám nhận là vợ ? Anh tiều phu cúi rạp đầu xuống đất rồi thưa : Tại vì con nhớ chuyện hôm qua, con nghĩ rằng rồi bà sẽ vớt lên tất cả 3 cô rồi cho con luôn cả 3 người làm vợ, con nghĩ đến chuyện có 3 vợ thì con sợ quá, sức con không kham nổi, nên con đã nhận liều cô thứ nhất làm vợ là thế.

2. Chuyện thứ 2 : Vạch ra coi

a. Gốc chuyện VN :

Có một cặp vợ chồng già kia, nhân ngày giỗ nên mời bạn bè đến ăn giỗ. Bà vợ đi chợ về rồi lúi húi nấu ăn dưới bếp, giao việc sắp bàn ghế cho chồng. Gần trưa bà nhìn lên nhà vẫn thấy ông chồng chưa sửa soạn gì cả, vẫn nằm võng đọc báo, trên người vẫn bận quần xà lỏn và cái áo rách bạc mầu. Bà vợ giận quá nên la lối om xòm. Ông chồng bị vợ la thì tức quá liền đáp lại :

- Tôi cứ ăn mặc như vầy để cho bạn bè họ thấy bà đã săn sóc tôi thế này đây.

Bà vợ không phải tay vừa, liền cười khẩy rồi đáp:

- Ông đã nói thế thì tôi xin đề nghị ông cởi luôn cái quần xà lỏn ra để bạn bè họ thấy ông có xứng đáng được tôi săn sóc không.

b/ Chuyện bắt chước của Canada

Có một cặp vợ chồng già kia sống rất nghèo. Ông chồng sắp 65 tuổi là tuổi được lãnh tiền già nhưng ông vốn lười biếng, ông đánh mất giấy khai sinh mà không chịu đi tìm để nộp vào hồ sơ. Bà vợ giục giã ông việc này nhiều lần mà ông vẫn lần khân. Ông nói với vợ : Tôi đã có cách. Ngày sinh nhật 65, ông tới văn phòng phát tiền người già rất sớm. Tới trưa ông đem về một nắm bạc rồi khoe với vợ : Tiền già đây nè ! Bà vợ phục ông quá bèn hỏi : Ông không có giấy khai sinh thì làm sao người ta tin ông 65 mà cho lãnh. Ông chồng cười khì khì rồi đáp :

- Cần gì giấy khai sinh ! Tôi vạch áo cho họ thấy cái ngực lép kẹp và xương xảu của tôi là họ tin ngay và cấp tiền già ngay.

Bà vợ nghe xong liền nói tiếp :

- Họ đã tin ông như vậy, sao ông không vạch luôn cái quần xà lỏn của ông xuống để xin họ cho thêm tiền ‘ tàn phế’ ?

3. Lời bàn :

Tiếng cười là ngôn ngữ quốc tế, không cần phiên dịch. Người Canada thấy hai chuyện cười của Việt Nam hay quá và thích quá nên đã viết thêm vào chuyện thứ nhất và đã lấy hứng viết ra một chuyện tương tự thứ hai. Tôi nói gốc chuyện là của VN vì VN ta có hơn 4.000 năm văn hiến, mà Canada thì chưa được 200 năm, họ mượn ‎‎ý của ta là cái chắc.

Tổ tiên ta đã nói : Một tiếng cười bằng 10 thang thuốc bổ. Tạp chí văn hóa uy tín quốc tế Reader’s Digest, mỗi tháng phát hành mấy chục triệu ấn bản bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, báo này có rất nhiều tiết mục cười. Khẩu hiệu của họ là ‘ Laughter is the best medicine’. Câu này chắc cũng đã lấy ‎ý‎ từ câu ‘ Một tiếng cười bằng 10 thang thuốc bổ ’ của VN.

Có độc giả hỏi tôi rằng trong rừng cười của Reader’s Digest, tôi thích chuyện nào nhất, các cụ có biết tôi trả lời sao không ? Thưa, đó là chuyện một câu đố của báo này. Tôi quên mất ngày tháng phát hành của số báo có câu đố, chỉ còn nhớ rằng Reader’s Digest đã đố dộc giả của thế giới nói tiếng Anh: Giữa 2 chân của người đàn bà có một bông hoa, đố bạn biết tên bông hoa này là gì ? Trong vòng 1 năm trời có rất nhiều câu trả lời, mà không câu nào đúng cả, mãi cho đến đầu năm thứ 2 thì mới có một người đáp trúng : Thưa đó là hoa TULIPS. Bạn đã hiểu ra chưa? Chưa hả. Xin mách nhỏ nha : chữ TU có nghĩa là số 2 đó ! Bạn vẫn chưa hiểu hả, xin đọc đi đọc lại vài lần rồi suy nghĩ một chút xíu là hiểu liền. Bạn đã thấy tiếng cười của tờ báo Reader’s Digest này thanh nhã, ‎ ý nhị cao đẹp và văn chương thấm thía chưa?

Kính chúc các cụ độc giả Năm Mới đầy tiếng cười.

TRÀ LŨ

Lời nhà in : Nhà văn Trà Lũ đã sưu tầm được hơn 1.800 chuyện cười đông tây kim cổ khác nhau, in thành 4 cuốn 300, 400, 500, 600 chuyện cười, mang tên ‘ Chuyện Cười Trà Lũ Toàn Tập’. Bộ sách này là một món quà trang nhã và ‎‎ý nghĩa nhất để tặng bạn bè thân hữu. Tặng quà này là tặng Hạnh Phúc. Giá $85 Mỹ kim hay $85 Gia Kim, gồm tiền sách và bưu phí. Xin liên lạc trực tiếp với tác giả : petertralu@gmail.com
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thác Đổ
Lê Trị
21:31 29/12/2015
THÁC ĐỔ
Ảnh của Lê Trị
Đường đời chẳng phẳng lặng đâu
Chênh vênh tựa nước thác sâu gập ghềnh.
(bt phóng ngữ)
Life is like a waterfall, it is always an uneven flow to it.
(Soo Hoo)