Ngày 06-12-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:43 06/12/2014
NGƯỜI PHỤ NỮ CẬN THỊ NẶNG

N2T


Một người phụ nữ bị bệnh cần thì quá nặng nhưng rất thích phê bình người khác.

Một hôm, bà ta nhìn thấy một người đàn bà vừa lùn vừa mập nhắm hướng trước mặt mình mà đến, thế là bà ta bắt đầu nói những lời xằng bậy, phê bình đối phương: “Tướng mạo không bốc, tứ chi mập lùn, thô tục không chịu nổi...”

Cho đến khi đối phương đi tới trước mặt bà ta thì bà ta mới phát hiện trước mặt là một tấm kiếng rất lớn, và người phụ nữ bị bà ta phê bình gay gắt ấy chính là hình của bà trong tấm kiếng vậy.

(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)

Suy tư:

Cận thị thì không thấy xa được mà chỉ thấy gần thôi, do đó mà người cận thị phải mang kiếng để thấy xa cho rõ.

Trong đời sống tâm linh của người Ki-tô hữu cũng thế, có những lúc chúng ta nhìn xa không rõ nên phán đoán tha nhân cách bừa bãi, gây nguy hại cho họ và gây chia rẽ trong cộng đoàn.

- Linh mục bị “cận thị” trong phán đoán thì chỉ biết bắt giáo dân phải phục vụ và phục tùng mình mà thôi, bởi vì các ngài chỉ nghĩ xa mà không thấy xa, cho nên không thực hành được điều mình suy nghĩ, thế là các ngài trở thành thánh giá nặng nề cho giáo dân.

- Người Ki-tô hữu bị “cận thị” trong đời sống đạo, thì chỉ thấy mình là người đạo đức trổi vượt hơn người khác và không có ai đạo đức cho bằng mình, thế là họ trở thành gánh nặng nề cho mọi người.

- Thành viên trong một cộng đoàn bị “cận thị” thì chỉ thấy mình xứng đáng hơn các thành viên khác, vì mình có bằng tiến sĩ này nọ ở trường ngoại quốc, có đi tu nghiệp nước ngoài, thế là họ trở thành gánh nặng cho cộng đoàn vì những cách suy nghĩ và việc làm không phù hợp của họ trong cộng đoàn...

Lý do bị “cận thị” trong tâm hồn chính là họ bị cái xà kiêu ngạo, cái xà ích kỷ, cái xà ghét ghen, cái xà ham danh che mắt mình, nên chỉ thấy cái rác nhỏ nơi tha nhân mà không nhìn thấy cái ưu điểm của tha nhân để khích lệ, để hợp tác...

Nguyên nhân của mọi đổ vỡ, bè phái, chia rẻ là ở đó: cận thị trong tâm hồn.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư


------------------

http://www.vietcatholic.net

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://nhantai.info
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 2 MV)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:35 06/12/2014
Chúa Nhật 2 MÙA VỌNG
N2T

Tin mừng : Mc 1, 1-8
“Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho NgườI”.


Anh chị em thân mến,
Thánh Gioan tiền hô, trong mắt của người cùng thời với ngài, thì ngài là một vị đại tiên tri sống khắc khổ, nhưng đối với con người thời nay, thì ngài là một vị thánh biểu trưng cho sự can đảm, trung trực và tiết chế.

Thánh Gioan Tiền hô được gọi là người mở đường (dọn đường) cho Chúa, ngài không cầm dao cầm rựa để phát quang đường sá, ngài cũng không thuê xe ủi đất đề san bằng những chỗ gồ ghề, nhưng ngài dọn đường cho Chúa bằng câu khai mào rất ấn tượng làm cho mọi người nghe phải kinh ngạc: “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người”. Ngài dọn đường cho Chúa không như chúng ta la người này hét kẻ nọ, chửi người kia để ai cũng biết là ta có quyền có thế; ngài dọn đường cho Chúa không như chúng ta phê bình người này có tật xấu này cần phải khai trừ khỏi cộng đoàn, người kia có khuyết điểm nọ cần phải đề phòng và không cho làm việc gì cả để khỏi gây ảnh hưởng xấu anh em (!?) Nhưng thánh Gioan tiền hô dọn đường cho Chúa bằng sự khiêm tốn và đơn sơ của mình nơi hành động cũng như trong lời nói.

Thánh Gioan tiền hô ra mắt công chúng với thái độ và lời nói rất khiêm tốn: “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người”, người đó là ai, dân chúng không biết mặt mà cũng chẳng nghe tiếng; người đó là ai, chẳng một ai biết cả ngoại trừ ngài. Mặc dù dân chúng không ai biết người đó là ai, nhưng thánh Gioan tiền hô không vì thế mà tự nâng cao mình lên khi mọi người nhìn nhận ngài là một vị tiên tri mới xuất hiện; mặc dù không ai biết người đang đến sau ngài là ai, nhưng ngài không vì thế mà ba hoa khoác lác với dân đám đông dân chúng đang ngưỡng mộ ngài... Thái độ của ngài khác hẳn với những người Pha-ri-siêu và những thầy thông luật, họ dương dương tự đắc cho mình là thầy thiên hạ, họ nghênh ngang áo thụng tua dây rảo bước trước đám đông dân chúng để nhận được sự cung kính của mọi người...

Thái độ của ngài cũng khác hẳn với thái độ của chúng ta ngày hôm nay: ngài khiêm tốn và quả quyết nói vớ mọi người là mình không xứng đáng cởi dây giày cho người đang đến sau mình, còn chúng ta thì luôn tìm dịp để nói xấu và hạ bệ người anh em của chúng ta khi họ có một chút tài năng hơn mình, và quả quyết với mọi người rằng: thằng cha con mẹ đó không có chút tài cán gì, chỉ là chó ngáp nhằm ruồi mà thôi...

Anh chị em thân mến,
Mùa Vọng cũng là “mùa dọn đường” là mùa phát quang cho thông thoáng những nơi u tối trong tâm hồn chúng ta để đón nhận ánh sáng và ân sủng của Chúa, làm sáng lại cuộc sống thần thiêng đáng bị tục hóa trong tâm hồn và cuộc sống của chúng ta. Mùa Vọng cũng là mùa mà mỗi người Ki-tô hữu chúng ta nhìn lại bản thân mình, quyết tâm tìm cho ra những khuyết điểm của bản thân chứ không phải là nhìn đến những khuyết điểm của người khác. Mùa Vọng cũng là mùa mà chúng ta dễ dàng nhìn thấy Đức Chúa Giê-su nơi những người thân cận, bởi vì Thiên Chúa đã hóa thân làm người như chúng ta.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:38 06/12/2014
N2T

17. Giọng nói hơi thở có mùi hôi là bằng cớ bao tử bị hư hoại; dễ nói lời châm biếm người khác là bằng cớ trong lòng bại hoại; trong tâm không có đức ái thì miệng chỉ nói lời làm thương tổn người khác.

(Thánh Ambrosius)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:42 06/12/2014
GIÁNG SINH CHO NGƯỜI NGHÈO
Trong buổi họp, ban hành giáo đang chia làm hai nhóm lớn tiếng cãi nhau, một bên thì nói phải làm hang đá thật hoành tráng và phải làm ngay trước cổng nhà thờ để mọi người thấy; bên kia thì nói phải làm hang đá trong nhà thờ và có hoạt cảnh Chúa giáng sinh mới thu hút được người nhiều người đến coi...
Cả hai bên đang bảo vệ ý kiến của mình, cha sở nói:
- “Năm nay ngoài việc tĩnh tâm ba ngày cho giáo dân chuẩn bị tâm hồn đón mừng lễ Chúa giáng sinh, tôi muốn chúng ta làm hang đá thật tiết kiệm nhưng trang trọng, rồi đem tất cả số tiền dư ra đó, chúng ta tổ chức giáng sinh cho người nghèo và neo đơn trong giáo xứ cũng như những người vô gia cư đang ngủ ở các góc vĩa hè trong đêm giáng sinh...”
Cả phòng họp im lặng sau lời nói của cha sở và sau đó rộn ràng vui vẻ vì ý kiến rất thiết thực và có ý nghĩa của ngài.
-------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Dấu Chỉ Niềm Hy Vọng: Lễ Mẹ Vô Nhiễm
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
18:18 06/12/2014
Hôm 8 tháng 12 toàn thể Giáo Hội tôn vinh Mẹ Maria được Thiên Chúa tuyển chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế, được gìn giữ khỏi tội nguyên tổ. Đặc Ân “Vô Nhiễm Nguyên Tội” là bằng chứng về sức mạnh của Ân Sủng trên tội lỗi và sự chết. Phụng vụ đang ở giữa chặng đường Mùa Vọng. Thời gian chuẩn bị đón mừng mầu nhiệm Con Thiên Chúa đến trần gian. Giữa “màu tím đợi chờ và hy vọng” chợt bừng lên “màu trắng tinh tuyền” của ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm. Ý nghĩa phụng vụ gắn liền với thời điểm quan trọng của lịch sử cứu rỗi. Cánh cửa thiêng liêng mở ra cho Dân Chúa bước tới cử hành mầu nhiệm Nhập Thể.

Trong hai thế kỷ sau cùng của thiên niên kỷ thứ hai, liên tiếp có hai chân lý về Đức Maria đã được Giáo Hội định tín. Đó là: tín điều “Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội” (8.12.1854) và tín điều “Đức Maria Hồn Xác Lên Trời” (1.11.1950). Qua hai tín điều này, Giáo Hội tuyên tín và khái quát về toàn bộ chương trình cứu độ của Thiên Chúa ở hai tận cùng của lịch sử. Một khởi đầu sáng tạo với vẽ đẹp “Vô Nhiễm Nguyên Tội”, và cuối cùng, với công trình Nhập Thể - Cứu Chuộc của Chúa Con, toàn thể nhân loại lại được nâng lên trong ánh quang phục sinh như “Đức Maria hồn xác lên trời”.

Lòng sùng kính Đức Maria là cả một cảm nghiệm sâu xa của niềm tin Dân Chúa qua dọc dài lịch sử với nền tảng Thánh Kinh và Thánh Truyền.

Sách Sáng thế kể rằng: con người được tạo dựng trong yêu thương và được ân ban cuộc sống hạnh phúc ngay từ thuở ban đầu. Tuy nhiên, địa đàng hạnh phúc ấy không may đã khép lại với nguyên tổ. Đánh mất địa đàng, con người cũng mất luôn hạnh phúc được chia sẻ sự sống thân mật và vĩnh hằng với Thiên Chúa. Cái chết đã trở thành một bản án chí tử. Thiên Chúa tình yêu đã hé mở chân trời hy vọng : “Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa mi và người phụ nữ, giữa miêu duệ mi và miêu duệ người đó. Người miêu duệ đó sẽ đạp nát đầu mi”. Đó chính là “Tin Mừng đầu tiên”, Tin Mừng nguyên thủy. Niềm hy vọng trải dài xuyên suốt lịch sử con người từ buổi hồng hoang cho đến ngày Lời hứa được thực hiện.

Từ cuộc “đỗ vỡ ban đầu” của Nguyên tổ, Thiên Chúa đã quyết định thực hiện một chương trình cứu rỗi diệu kỳ. Đức Maria đã được chọn từ muôn thưở: “Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa mi và người phụ nữ”. Thánh Phaolô đã khẳng quyết: “Khi đến thời viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con của Người, sinh bởi người nữ, sinh dưới quyền lề luật, để cứu chuộc những kẻ dưới quyền lề luật, ngõ hầu ta được chịu lấy quyền nghĩa tử” (Gl 4,4). Chính người Con đó, Đức Giêsu Kitô, sẽ thực hiện lời hứa “đạp dập đầu con rắn” mà Thiên Chúa đã công bố thuở xưa. Người nữ đó chính là Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Đấng Cứu Chuộc. Đức Trinh Nữ ấy đã được Đức Piô IX long trọng công bố trong tín điều Vô Nhiễm : “Ta tuyên bố rằng Đức Trinh Nữ rất thánh đã được gìn giữ khỏi mọi tì ố tội tổ tông… ngay từ buổi đầu tượng thai”.

Như thế, rõ ràng mầu nhiệm “Vô Nhiễm Nguyên Tội” là một lộ trình đức tin của Dân Chúa. Đặc Ân này, huyền nhiệm này nắm giữ một vai trò, một ý nghĩa, một điều kiện có tính quyết định trong con đường dẫn tới hạnh phúc vĩnh hằng của nhân loại. Nói cách khác, Đặc ân “Vô Nhiễm Nguyên Tội” của Đức Trinh Nữ Maria chính là “Tin mừng về cuộc chiến thắng của tình yêu cứu độ của Thiên Chúa”.

Tín điều Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội bắt nguồn từ trong Thánh Kinh và lớn lên trong đức tin đơn thành và bình dân của tín hữu thời Giáo Hội Sơ Khai. Ngay từ thế kỷ thứ II, các Thánh Giáo Phụ Justinô và Irénée de Lyon đã ngợi khen sự thánh thiện của Đức Maria. Giáo Hội Đông Phương đã mừng Lễ Mẹ Vô Nhiễm từ thế kỷ thứ VII. Vào năm 1432, công đồng Bâle đã coi mầu nhiệm này như một tâm điểm của lòng tin. Vào thế kỷ XIX, sau khi Đức Mẹ hiện ra với Thánh Catherine Labouré tại nguyện đường nhà Dòng Nữ Tử Bác Ai năm 1830, sau đó Đức Thánh Cha Piô IX đã long trọng ban bố tín điều Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội vào ngày 8.12.1854. Bốn năm sau đó, vào ngày 25.3.1858, Đức Mẹ hiện ra tại hang đá Massabielle Lộ Đức, với thánh nữ Bernadette Soubirous. Đức Mẹ đã xác nhận tín điều trên đây khi tự xưng mình là “Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội”.

Đặc ân “Vô Nhiễm Nguyên Tội” tô thắm vẽ đẹp tuyệt mỹ của Đức Mẹ. Mẹ đầy ơn Chúa. Sứ Thần cung kính thưa với Mẹ rằng: “Mừng vui lên, hỡi Ðấng đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng bà!" (Lc 1,28). "Ðấng đầy ơn phước" là tên gọi đẹp nhất của Mẹ Maria, tên gọi mà Thiên Chúa đã ban cho Đức Mẹ, để chỉ cho biết rằng từ muôn thuở và cho đến muôn đời, Đức Mẹ là Ðấng được yêu thương, được Thiên Chúa tuyển chọn, được tiền định để đón nhận hồng ân quý giá nhất, là Chúa Giêsu, "tình thương nhập thể của Thiên Chúa" (x.Thông điệp Thiên Chúa là tình yêu, số 12).
Tước hiệu “Bà đầy ơn phước” xác nhận lòng Đức Mẹ không có chổ dành cho tội lỗi vì luôn được đầy tràn ơn phước của Thiên Chúa.
“Thiên Chúa ở cùng Bà”: Ở đâu có Thiên Chúa, ở đó bóng tối của tội lỗi không thể có mặt. Mẹ luôn sống trong ân sủng và tình yêu của Thiên Chúa.
“Bà có phúc hơn mọi người phụ nữ” vì Mẹ là người duy nhất không vướng mắc tội tổ tông. Mẹ đẹp thánh thiện. Mẹ đẹp cao quý. Mẹ tuyệt mỹ vì niềm tin đơn sơ và cuộc sống khiêm nhường. Nét đẹp ấy thoang thoảng như như một hương thơm hảo hạng toả ra lôi cuốn. Nét đẹp ấy mặn mà như thứ muối thiêng liêng. Nét đẹp ấy lung linh như ánh sáng dịu mát. Nét đẹp ấy huyền diệu như âm nhạc dịu êm mời gọi con người nâng tâm hồn lên tới Chúa.

Đặc ân “Vô Nhiễm Nguyên Tội” là một biểu hiện cụ thể và tròn đầy kết quả viên mãn của ơn cứu độ do Đức Kitô mang lại cho phần tử ưu tú nhất của nhân loại. Đức Maria gắn bó mật thiết với mầu nhiệm “Con Chúa xuống thế làm người” như sách Giáo Lý đã viết : “Để làm Mẹ Đấng Cứu Thế, Đức Maria “đã được Chúa ban cho nhiều ơn xứng với nhiệm vụ cao cả ấy”. Những đặc ân của Đức Maria có được là kết quả đi trước nhờ cuộc Vượt Qua của Đức Kitô, như sách Giáo Lý xác tín : “Mẹ có được sự thánh thiện tuyệt vời, có một không hai “ngay từ lúc tượng thai” hoàn toàn là do Đức Kitô : Mẹ được cứu chuộc cách kỳ diệu nhờ công nghiệp Con của Mẹ” (GLCG # 56). Ngoài ra, Đặc ân Vô Nhiễm cũng còn tiên báo hình ảnh đích thực của Hội Thánh vào ngày cánh chung, ngày mà Dân Chúa sẽ được tác thành như “một trinh nữ vẹn toàn”. Tất cả những nội dung đó đã được tóm kết trong Kinh Tiền Tụng ngày lễ hôm nay :“Chúa đã gìn giữ Đức Trinh Nữ Maria rất thánh khỏi mọi vết nhơ nguyên tội, để chọn Người đầy ơn phúc xứng đáng làm Mẹ Con Chúa, và chỉ cho chúng ta thấy nơi Người là khởi điểm Hội Thánh xinh đẹp, không vết nhăn, là bạn Con Chúa”.

Mẹ Maria chính là thụ tạo đầu tiên hưởng được lời hứa cứu độ mà Thiên Chúa công bố ngay buổi đầu với Nguyên tổ. Với Đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ Maria trở thành một chứng nhân cụ thể cho tình yêu bao la của Thiên Chúa dành cho toàn thể nhân loại. Chính vì thế, trong ngày lễ hôm nay, Giáo Hội đã mượn lời Thánh Vịnh 97 để cùng hát lên trong hân hoan cảm tạ : “Hãy ca tụng Chúa một bài ca mới.Vì Người đã thực hiện những việc lạ lùng…Chúa đã công bố ơn cứu độ, đã tỏ sự công chính Người trước mặt chư dân…mọi dân trên khắp cùng bờ cõi trái đất đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta…”
Với Đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ Maria được quyền năng và tình yêu Thiên Chúa đổ tràn.Mẹ được khỏi tội tổ tông và được đầy ơn ơn sủng ngay từ trong lòng Mẹ. Quyền năng và tình yêu Chúa bao phủ suốt cả đời Mẹ trên từng ý nghĩ, từng tình cảm, từng mỗi hành động, từng mỗi bước đi... khiến cho tâm hồn Mẹ luôn hướng về Chúa mà tạ ơn và ngợi khen liên lỉ. Đặc ân cao trọng này chính là sự thánh thiện tinh tuyền của Mẹ, vốn đã được “Thánh Thần ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao rợp bóng trên bà” (Lc 1,35).
Giáo Hội cùng hiệp ý chung lời với Mẹ ngợi khen tạ ơn Thiên Chúa: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi. Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới, từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc”. Những lời ngợi ca đó nói lên tất cả tâm hồn của Mẹ. Đó là toát lược cả cuộc đời Mẹ, cả chương trình sống của Mẹ, là con đường tu đức của Mẹ: mãi mãi là người nữ tỳ khiêm tốn, luôn phó thác hoàn toàn trong tay Chúa toàn năng và nhân hậu, hằng dâng lời ngợi khen tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh cuộc sống. Mẹ Vô Nhiễm là một dấu chỉ niềm hy vọng cho tất cả nhân loại, những người đã chiến thắng Satan nhờ máu của Con Chiên (x. Kh 12 , 11).

Năm 1492, hơn 500 năm trước đây Colombô đã khám phá ra Châu Mỹ. Ông đã dùng con tàu mang tên: Maria Vô Nhiễm. Colombô đặt tên cho hòn đảo đầu tiên ông đặt bước chân là San Salvador để tôn kính Đấng Cứu Thế. Hòn đảo thứ nhì mang tên Conception, Mẹ Vô Nhiễm để tôn kính Mẹ Chúa Kitô.
Vào năm 1673, hơn 300 năm trước, cha Monquette, một linh mục thám hiểm gan dạ người đầu tiên tới sông Mississipi, một thác nước khổng lồ chạy dài 3.000 km xuyên qua 10 tiểu bang Hoa Kỳ. Ngài đặt tên cho con sông miền tây này là “Maria Vô Nhiễm”.
Balboa và Cortez, hai nhà thám hiểm nổi tiếng cũng có lòng tôn sùng Maria Vô Nhiễm.
Giáo dân Việt Nam rất sùng kính Đức Maria Vô Nhiễm. Năm 1960 khi thành lập hàng Giáo phẩm Việt Nam, các Giám mục đã dâng đất nước Việt Nam cho Đức Mẹ Vô Nhiễm.

Cử hành lễ Mẹ Vô Nhiễm giữa Mùa Vọng, cộng đoàn chúng ta được nhắc nhở thêm nữa về thái độ sửa dọn tâm hồn xứng đáng để đón mừng mầu nhiệm Giáng Sinh, nhất là để từng ngày cộng tác với Ân Sủng hầu biến cuộc sống trở thành một mãnh đất tốt để Lời Chúa kết trái đơm hoa, như mãnh đất tâm hồn trong trắng của Đức Maria, tinh hoa của bao ngàn năm mong đợi. Đức Mẹ đã chuẩn bị một lễ Giáng sinh đẹp nhất, công phu nhất, dài nhất bằng chín tháng cưu mang trong tình yêu.Xin Mẹ cũng giúp chúng ta chuẩn bị mừng lễ Giáng sinh với tâm tình yêu mến như Mẹ.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC: «Tương lai của nhân lọai là ở nơi gia đình»
Bùi Hữu Thư
14:03 06/12/2014
Đức Thánh Cha kêu gọi trong Đại Hội Gia Đình tại Ý

Rome, 5 tháng 12, 2014 (Zenit.org) - « Tương lai của nhân lọai là ở nơi gia đình », Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định như vậy khi ngài kêu gọi làm sao để cho « phụ nữ không bị bó buộc vì lý do kinh tế phải chấp nhận một công việc quá khó nhọc và giờ giấc qúa khó khăn », trong khi vẫn phải có trách nhiệm bên trong gia đình.

Ngài khẳng định: « Những công việc của phụ nữ trong mọi đẳng cấp của gia đình, cũng là những đóng góp không thể so sánh cho tương lai của xã hội ».

Đức Thánh Cha đã gửi điện văn cho các tham dự viên của Đại Hội Gia Đình được tổ chức tại Riva del Garda (Trente) từ ngày 1 đến ngày 6 tháng 12, 2014 với chủ đề: "Hệ thống môi sinh của đời sống và việc làm. Phụ nữ lao động và sanh sản, sự an vui và tăng trưởng về kinh tế ".

Đại hội có mục đích cung ứng các đường lối họat động để cho gia đình « được bênh vực hơn trong khuôn khổ xã hội, văn hóa và chính trị » của nước Ý.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh « vai trò không thể thay thế và căn bản của gia đình trong xã hội dân sự và trong cộng đồng Giáo Hội »: « tương lai của nhân lọai là ở nơi gia đình ».

Ngài khuyên tìm kiếm các giải pháp cụ thể để « dung hòa các bổn phận đối với gia đình và xã hội, đặc biệt trong các mối tương quan giữa đời sống chức nghiệp và đời sống gia đình »: đó là « thực hành sự liên đới và hỗ trợ, nghĩa là một tương quan năng động giữa công cộng và tư nhân, giữa công sở và gia đình. »

Đức Thánh Cha đặc biệt nhấn mạnh về việc làm của phụ nữ: « nhiều người đã cho biết xã hội cần phải biết nhiều hơn về quyền lợi của họ, trong giá trị của sứ mệnh họ bên trong gia đình và xã hội ».

« Một số người cảm thấy mệt mỏi và bị đè nén bới sức nặng của bổn phận và việc làm, mà không tìm được sự giúp đỡ và thông cảm. » Ngài kêu gọi « hành động để cho phụ nữ không bị bó buộc phải chấp nhận những việc làm quá nặng nề và giờ giấc khó khăn vì lý do kinh tế », ngoài ra « vẫn còn phải có trách nhiệm là chủ gia đình và giáo dục con cái ».

Đức Thánh Cha nhấn mạnh: « Nhưng trên hết cần phải coi những đóng góp của phụ nữ trong mọi đẳng cấp của đời sống gia đình, cũng quý giá vô cùng cho đời sống và tương lai của xã hội. »

Ngài cũng khuyến khích nghiên cứu « tình trạng pháp lý và xã hội của gia đình nói chung và những trợ giúp cần cung ứng cho những ai thiếu thốn trên bình diện vật chất và tinh thần ».

Đức Thánh Cha cũng kêu gọi làm sao cho « các gia đình được hưởng trợ giúp thích nghi từ chính phủ và các cơ quan cho việc sinh sản và giáo dục con cái ».

Cuối cùng ngài bầy tỏ ưu tư về nạn thất nghiệp trong giới trẻ: « sự thất nghiệp làm cho con người mất tinh thần, họ cảm thấy vô ích, và làm cho xã hội nghèo nàn, vì thiếu sự hỗ trợ của các quyền lực hữu hiệu và có thiện chí ».

Đức Thánh Cha kết luận trong khi ban phép lành: « Nếu gia đình có quyền lợi thì cũng có bổn phận đối với xã hội, là « hợp tác trong việc phục vụ cho cộng đồng ».
 
Đức Hồng Y Jean Louis Tauran lạc quan về đối thoại với Hồi Giáo
Đặng Tự Do
02:18 06/12/2014
Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn giáo nói rằng ngài đã nhìn thấy những dấu hiệu tiến bộ trong các cuộc đàm phán với các nhà lãnh đạo Hồi giáo, sau một cuộc họp diễn ra vào tuần này ở Rôma.

Đức Hồng Y Jean Louis Tauran nói với Đài phát thanh Vatican rằng cuộc họp thượng đỉnh Công Giáo-Hồi giáo lần thứ ba đã có đột phá mới vì "các tham dự viên đến từ khắp nơi trên thế giới."

Quan trọng hơn, Đức Hồng Y nói các tham dự viên là người Hồi giáo Shi'ite đã chấp nhận "sự cần thiết phải nghiên cứu kinh Qu 'ran trong bối cảnh của lịch sử." Đây là một bước rất quan trọng, vì các nhà lãnh đạo Hồi giáo thường tuyên bố rằng kinh Qu 'ran phải được xem như là một văn bản có thẩm quyền biệt lập, và không thể là đối tượng nghiên cứu lịch sử. Sự sẵn sàng để xem xét bối cảnh lịch sử, là "bước khởi đầu của thông diễn học – hermeneutics” - tức là khoa định ra các nguyên tắc diễn giải Kinh Thánh. Đây là một nét "rất mới và rất can đảm, đến từ người Hồi Giáo Shi'ite ở Iran."

Đức Hồng Y nói cuộc họp thượng đỉnh Công Giáo-Hồi giáo cũng tìm thấy một sự đồng thuận rõ ràng về tầm quan trọng trong việc giáo dục các nguyên tắc đạo đức cho thế hệ trẻ.
 
Hội nghị Hồi Giáo tại Đại Học Al-Azhar lên án bọn khủng bố Hồi Giáo IS
Đặng Tự Do
02:31 06/12/2014
Trong một bước tiến đầy khích lệ, trong thông cáo chung được đưa ra hôm thứ Năm 4 tháng 12, 700 tham dự viên của cuộc họp thượng đỉnh các nhà khoa bảng Hồi Giáo tại Đại Học Al-Azhar đã đồng thanh lên án bọn khủng bố Hồi Giáo IS.

Đại học Al-Azhar tại thủ đô Cairo của Ai Cập, là tổ chức học thuật Hồi giáo hàng đầu trên thế giới học tập nơi đào tạo các nhà lãnh đạo tương lai của Hồi Giáo.

Thông cáo viết:

"Chúng tôi lên án việc trục xuất cưỡng bức các Kitô hữu và các nhóm dân tộc, tôn giáo và các nhóm khác. Chúng tôi kêu gọi các Kitô hữu ở lại quê hương mà họ đã từng sống lâu dài và trong thời tiết sóng này của chủ nghĩa khủng bố tất cả chúng ta đều chịu đau khổ."

Đức Giám Mục Antonios Aziz Mina, là Giám Mục Công Giáo Coptic tại Giza, nói với hãng tin Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc rằng hội nghị này là "một biến chuyển lịch sử."

"Đây là lần đầu tiên một tổ chức Hồi giáo có ảnh hưởng như vậy công khai chống lại lý thuyết đã được những kẻ khủng bố và cực đoan sử dụng để biện minh cho các hoạt động bạo lực. Cho đến nay các tổ chức và các học viện Hồi giáo trên thế giới đã luôn luôn tỏ ra e dè trong việc lên án những khuynh hướng cực đoan như vậy."
 
Đức Hồng Y George Pell bày tỏ lạc quan về cuộc cải cách tài chính Vatican
Đặng Tự Do
04:18 06/12/2014
Trong một bài báo nhan đề “The days of ripping off the Vatican are over” – có thể dịch là “những ngày người ta có thể chỉ trích Tòa Thánh đã qua rồi” - đăng trên tờ The Catholic Herald, Đức Hồng Y George Pell, tổng trưởng bộ Kinh Tế Tòa Thánh bày tỏ hy vọng rằng những cải tổ trong guồng máy kinh tế Tòa Thánh được tiến hành trong năm qua đã có những thành công khả dĩ có thể bảo đảm rằng các cơ quan tài chính của Tòa Thánh từ nay sẽ không còn là đầu đề chỉ trích của giới truyền thông nữa.

Phân tích những vấn nạn trong quá khứ, Đức Hồng Y cho biết:

"Khi chúng tôi quay trở lại những năm cuối cùng trong triều đại giáo hoàng của Đức Bênêđíctô thứ 16, chúng tôi thấy những rắc rối đã quay trở lại với ngân hàng Vatican. Sau khi giám đốc ngân hàng, là tiến sĩ Ettore Gotti Tedeschi, bị một ủy ban điều hành của giáo dân sa thải, một cuộc đấu tranh quyền lực đã nổ ra và dẫn đến việc rò rỉ thông tin thường xuyên.”

Đức Hồng Y cho biết các cơ quan tài chính của Tòa Thánh đã là đầu đề chỉ trích của giới truyền thông sau khi “Paolo Gabriele, quản gia của Đức Giáo Hoàng, tán phát hàng ngàn trang photocopy các tài liệu của Vatican cho báo chí.”

"Phản ứng đầu tiên của tôi là tự hỏi làm thế nào một quản gia có thể truy cập mọi thứ, cả những thứ không dễ dàng truy cập, cho đến các tài liệu nhạy cảm. Một phần của câu trả lời nằm ở chỗ là ông ta làm việc chung trong một văn phòng lớn không được ngăn ra với hai vị bí thư của Đức Giáo Hoàng. Tất cả điều này đã gây tổn hại nghiêm trọng đến uy tín của Tòa Thánh và là một cây thánh giá đè nặng lên vai Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16. "

Nhìn về tương lai, Đức Hồng Y Pell nói "những cải cách gần đây được thiết kế để làm cho tất cả các cơ quan tài chính Vatican thành công cho bằng được, để họ không phải là tâm điểm chú ý của giới báo chí nữa.”

Tuy nhiên, Đức Hồng Y dè dặt cảnh cáo rằng các cơ quan của Tòa Thánh phải cảnh giác để tránh những vấn đề có thể vẫn xảy ra được trong năm tới hoặc lâu hơn.
 
Chương trình Lương thực Thế giới công bố hết tiền lo cho người tị nạn Syria
Lã Thụ Nhân
08:26 06/12/2014
Libăng hiện nay là ngôi nhà của hơn một triệu người tị nạn Syria. Um Mohammed là một trong số những người tị nạn đó, bà và gia đình đã mất hết tất cả mọi thứ. Giờ họ phải chống chọi để sống sót qua mùa đông khắc nghiệt này.

Um Mohammed cho biết: "Mùa đông này quá khắc nghiệt đối với chúng tôi. Trong những ngày này, chúng tôi chán ghét cuộc sống. Thật khó ngủ vào ban đêm vì rất lạnh. Cả đêm mưa trút nước lên chúng tôi và căn lều nghiêng hẳn sang một bên. Nó bị dột chỗ này, chỗ kia, và đất bùn bắn tung toé khắp người chúng tôi".

Trong khi chồng bà bị bệnh nằm trên giường, bà và các con lột tỏi mười tiếng mỗi ngày mà chưa kiếm được 1 đôla.

Hàng ngàn gia đình phải đối mặt với những tình huống tương tự. Giờ đây, có thể họ không có cả thức ăn cho mùa đông.

Chương trình Lương thực Thế giới công bố họ đang cạn kiệt dần tài chính để nuôi ăn khoảng hai triệu người tị nạn Syria. Đối với những người tị nạn đây quả là một tin “sét đánh ngang tai”.

Um Mohammed nói: "Tôi khóc, mắt tôi sưng húp vì khóc cả đêm, tôi có thể làm gì bây giờ? Tôi đang nghĩ mỗi ngày tôi có thể làm gì cho các con tôi đây? tôi có thể đưa chúng đi đâu? Tim tôi đau nhói khi nhìn chúng như thế này nhưng tôi có thể làm gì bây giờ?".

Các tổ chức phi chính phủ đang yêu cầu cộng đồng quốc tế hỗ trợ để hàng trăm ngàn gia đình tị nạn ở Libăng, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và Ai Cập có thể sống sót qua muà đông khắc nghiệt
 
Top Stories
Pope: Message to Festival of the Family participants
Vatican Radio
14:10 06/12/2014
(Vatican 2014-12-05) Pope Francis has sent a Message to the organizers and participants in the Festival of the Family taking place on the shore of Lake Garda in north-central Italy on Friday. “The future of humanity depends upon the family,” writes the Holy Father in his Message, “and it is therefore necessary to allow [the family] to play its role,” in society.

The theme of the gathering is: the ecosystem of life and work. “It is not enough to reiterate the importance of the family and to affirm its rights,” continues Pope Francis’ Message, “it is necessary to consider how the tasks of the family and of society can be structured in real terms, especially with regard to the relationship between professional life and family life.”

The Message goes on to treat of public policy in relation to families, the social and legal status of the family in general, the assistance that should be offered to those who are materially or morally disadvantaged, and the attention that should be given to women in the workplace. “We must ensure that women are not, for economic reasons, compelled to undertake too heavy a burden or accept excessive working hours, which are then added to all their responsibilities in housekeeping and raising children,” explains the Holy Father. “Above all,” he writes, “it is necessary to recognise that women’s work, at all levels of family life, also constitutes an unparalleled contribution to the family and the future of society.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Vatican chấp thuận việc tiến hành hồ sơ tuyên thánh cho cha Trương Bửu Diệp
Lm. Phêrô Trần Thế Tuyên
10:44 06/12/2014
VUI MỪNG VÀ HY VỌNG.

Kính thưa quí bà con lương giáo, quí ân nhân đang yểm trợ việc tuyên thánh cho Cha Phanxicô Xaviê Trương bửu Diệp.

Hồ sơ tuyên thánh Cha Phanxicô Xaviê Trương bửu Diệp đã được Đức Giám Mục có thẩm quyền, tức Đức Cha, Stêphanô Tri bửu Thiên, Giám Mục Cần Thơ chính thức cho xúc tiến từ ngày 25.8.2011. Và tôi, linh mục Phêrô Trần thế Tuyên, cáo thỉnh viên được chính thức bổ nhiệm đã cố gắng hết sức lo sao cho tiến trình tuyên thánh được phù hợp với Giáo Luật và được mọi người lương giáo ủng hộ. Một trong những cố gắng nầy là tôi đang sang học chương trình tiến sĩ Giáo Luật ở Roma trong ý hướng chuẩn bị chu đáo cho nhiệm vụ của mình.

Một trong những kết quả lớn lao và rất đáng vui mừng và hy vọng là ngày 31 tháng 10, năm 2014 vừa qua, Thánh bộ Tuyên Thánh ở Rôma đã gửi văn thư chính thức bằng tiếng La Tinh cho Đức Cha Stêphanô Tri bửu Thiên, Giám mục Cần Thơ tuyên bố: NIHIL OBSTAT – KHÔNG CÓ GÌ NGĂN TRỞ trong việc tiến hành hồ sơ tuyên thánh cho Cha Diệp.

Qua văn thư Nihil Obstat của Thánh Bộ tuyên thánh, chúng ta, những người yêu thương và thọ ơn Cha Diệp vừa vui mừng, vừa mạnh dạn hơn và vừa tích cực hơn trong việc thực hiện tiến trình tuyên thánh cho Cha và cầu xin tiến trình được sớm thành công.

Hôm nay ngày 5.12.2014 tôi đã đóng nộp lệ phí 150 EUR cho Thánh Bộ theo qui định cho việc ra văn thư Nihil obstat nầy. Xin kèm theo đây văn thư Nihil obstat bằng tiếng la tinh cũng như bản dịch sang tiếng Anh và tiếng Việt.

Vui mừng, hy vọng và cầu nguyện.

Lm. Phêrô Trần thế Tuyên

Cáo thỉnh viên



 
Giáo phận Sàigòn khai mạc năm tân phúc âm hóa đời sống thánh hiến
Micae Bùi Thành Châu
10:59 06/12/2014
Giáo phận Sàigòn khai mạc năm tân phúc âm hóa đời sống thánh hiến

Giáo Phận Sài Gòn đã khai mạc năm Tân Phúc Âm Hóa đời sống thánh hiến vào lúc 8 g 30 sáng tại Vương Cung Thánh Đường

Thánh Lễ do Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc chủ tế. Đồng tế với Ngài có quý: Cha đại diện Giám Mục, Giám đốc Chủng Viện, cha quản đốc Vương Cung Thánh Đường Sài Gòn G.B. Huỳnh Công Minh, quý cha phụ tá Vương Cung Thánh Đường Sài Gòn, Cha Toma Vũ Quang Trung - Đặc trách tu sĩ Giáo Phận Sài Gòn và đặc biệt là quý cha đến từ các dòng tu đang phục vụ trong giáo phận Sài Gòn.

Cùng tham dự Thánh Lễ khai mạc năm Tân Phúc Âm Hóa đời sống thánh hiến hôm nay phần đông là quý tu sĩ nam nữ đang cộng tác, phục vụ trong Giáo Phận Sài Gòn và một số ít giáo dân.

Trong bài chia sẻ, Đức Tổng Giám Mục Phaolô:

Chúng ta khai mạc năm tân phúc âm hóa đời sống thánh hiến theo lời mời gọi của ĐứcThánh Cha. Đức Thánh Cha Phanxico đã mở ra cho toàn thể Giáo Hội. Đây là dịp thuận lợi có cả chúng ta để chúng ta suy nghĩ sâu xa về đời sống thánh hiến và để Chúa Thánh Thần thổi vào Giáo Hội một cách mạnh mẽ trong việc canh tân đổi mới.

Giáo Hội Việt Nam đã, đang và có môi trường tốt đẹp cho đời sống thánh hiến. Trăm hoa đua nở ở Giáo Hội Việt Nam. Đất nước Việt nam còn cung cấp ơn gọi cho nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên cần phải canh tân đời sống thánh hiến trong đời sống Giáo Hội.

Bài đọc chúng ta vừa nghe ngôn sứ Hose thuật lại về tình thương của Thiên Chúa dành cho dân được xây dựng trên lòng trung thành của Thiên Chúa. Trong lịch sử cứu độ, dân bội tín bất trung nhưng hôm nay Ngài lập lại giao ước đó với Hội Thánh.

Bài đọc thư Thánh Phaolô gửi giáo đoàn Philipphê đi vào trọng tâm của đời sống thánh hiến là quan hệ tối đa của tâm hồn thánh hiến với Đức Kitô. Câu nói thời danh và kim chỉ nam cho đời sống thánh hiến: Đối với tôi sống là Chúa Kitô. Chính Chúa Kitô là sự sống, là lẽ sống, niềm vui của đời sống thánh hiến. Nơi nào có Chúa, nơi đó có niềm vui. Nơi nào có các tu sĩ đích thực thì nơi đó có niềm vui vì có sự hiện diện của Chúa Giêsu Đấng mà các tu sĩ theo sát cũng như có sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong niềm vui trong cung lòng của Ba Ngôi Thiên Chúa.

Thánh Phaolô chia sẻ: Mối lợi tuyệt vời là được biết Đức Kitô Giêsu là Chúa của tôi. Người tu sĩ coi của cải như rơm như rác. .. người tu sĩ sống trọn vẹn phép rửa. .. Cùng sống với Chúa Kitô. Không phải thế là đoạt giải nhưng còn cả một hành trình để lao mình về phía trước. Thánh Phaolo nói rằng quên chặng đường quá khứ để lao mình về phía trước. Tu sĩ đừng bận tâm quá khứ của mình là tốt hay xấu. Hãy quên đi bản thâm mình và trở về nguồn thì mới khám phá ra những điều mới mẻ. Cội nguồn đầu tiên căn bản nhất là Đức Kitô và xuất phát từ Đức Kitô là hết sức cần thiết để canh tân đổi mới. Theo Thánh Gioan Thánh Giá Chúa Kitô là kho tàng vô tận không bao giờ khai thác hết được. Từ Đức Kitô chúng ta nhận được Thần Khí sáng tạo mọi sự và hướng chúng ta về trời mới đất mới. .. Đức Thánh Cha Phanxicô mong các tu sĩ thật sự đóng vai trò ngôn sứ: "Các con hãy đánh thức thế giới". Các tu sĩ phải là chứng nhân tình yêu của Thiên Chúa được mạc khải trọn vẹn nơi Đức Giêsu Kitô. Các tu sĩ là những người nói cho những người khác biết bằng chính đời sống của mình: Tình yêu chiến thắng tội lỗi và sự chết. .. Người tu sĩ phải bán mọi sự để theo Chúa. Người tu sĩ phải từ bỏ để sống nghèo và Đức Thánh Cha Phanxico cũng nhắc các tu sĩ sống nghèo như các ngôn sứ và như chính Thiên Chúa. Đừng ngại nói nói sự thật, hãy lội ngược dòng và can đảm làm chứng cho Chúa. .. Ai can đảm đến cùng thì sẽ được cứu thoát.

Anh chị em tu sĩ được kêu gọi làm chứng hạnh phúc mai ngày, anh chị em vừa là cử hành vừa là chứng nhân giống như Đức Giêsu. Tuy còn giữa muôn vàn đau khổ và thử thách nhưng có những lúc anh chị em thoáng thấy sự sống đời đời. Theo Đức Thánh Cha Phanxicô đời sống tu sĩ là đời sống tuyên xưng liên lỉ tình yêu Thiên Chúa và dấu chỉ tình huynh đệ phổ quát. .. Người tu sĩ thể hiện trong cuộc đời bác ái chứng nhân của mình. Chúng ta hãy khích lệ nhau và nương tựa vào nhau để cuộc lữ hành của chúng ta đi qua trần thế này vào Nước Trời luôn luôn mạnh dạn và phấn khởi.

Trước khi nhận phép lành cuối lễ, Cha Toma Vũ Quang Trung - đặc trách tu sĩ giáo phận Sài Gòn - đại diện cộng đoàn có đôi lời cảm ơn Đức Tổng:

Xin tri ân Đức Tổng vì Đức Tổng đã đến để khai mạc năm tân phúc âm hóa đời sống thánh hiến cho cộng đoàn tu sĩ và đã cầu nguyện cho anh chị em tu sĩ. Xin cảm ơn Đức Tổng vì Đức Tổng luôn luôn hiện diện với anh chị em chúng con và nhất là trong những khó khăn. Xin Đức Tổng tiếp tục nâng đỡ chúng con trong đời sống thánh hiến. ..

Cha Tôma cũng cảm ơn quý cha đã đồng hành, tạo mọi điều kiện để anh chị em tu sĩ được cộng tác trong giáo phận. .. cảm ơn quý cha đã đến hiệp thông trong Thánh Lễ này. .. xin quý cha tiếp tục thương yêu, cầu nguyện, nâng đỡ cho anh chị em tu sĩ. ..

Thánh Lễ khai mạc năm Tân Phúc Âm hóa đời sống thánh hiến khép lại nhưng mở ra một năm đầy hứa hẹn cho việc canh tân đời sống của mình.

Nguyện xin Chúa thương chúc lành cho Giáo Hội Việt Nam, giáo phận Sài Gòn được nhiều ơn lành trong năm Tân Phúc Âm hóa đời sống thánh hiến này.

Micae Bùi Thành Châu
 
Giáo phận Phát Diệm khai mạc Đại Hội Giới Trẻ giáo tỉnh Hà Nội lần thứ XII
Hải Nam
11:50 06/12/2014
ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ GIÁO TỈNH HÀ NỘI LẦN THỨ XII TẠI GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM

Ngày 27 tháng 11 năm 2014, Đại hội Giới trẻ Giáo tỉnh Hà Nội lần thứ XII đã chính thức khai mạc long trọng tại quảng trường trước Phương Đình nhà thờ Chính tòa Phát Diệm. Với chủ đề “Phúc Âm hóa đời sống gia đình”, Đại hội đã quy tụ hơn 17.000 bạn trẻ đến từ 10 giáo phận giáo tỉnh Hà Nội, thuộc 30 tỉnh thành miền Bắc, với sự hiện diện của 13 Giám mục, hơn 400 linh mục và đông đảo tu sỹ, chủng sinh.

Xem hình đại hội

Buổi sáng ngày 27 tháng 11, 7.000 bạn trẻ giáo phận Phát Diệm đã tham dự cuộc Thi Giáo lý, với hình thức mỗi giáo hạt cử một đội. Đây là cơ hội giao lưu, học hỏi, tìm hiểu Lời Chúa và áp dụng vào đời sống trong Năm Tân Phúc Âm Hóa Đời Sống Gia đình và cũng là Năm Giới trẻ của giáo phận.

Cũng trong buổi sáng Ban tổ chức lần lượt đón tiếp hơn 10.000 bạn trẻ từ các giáo phận bạn.

Đúng 3g00 chiều, nghi thức Cung nghinh - suy tôn Thánh giá bắt đầu. Thánh Giá Đại hội được các bạn trẻ rước từ nhà thờ Chính tòa ra lễ đài qua 3 chặng suy niệm do Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, giám mục phụ tá giáo phận Vinh hướng dẫn, gợi ý.

Đây là cây Thánh Giá Đại hội được giới trẻ giáo phận Phát Diệm đón nhận từ Đại hội lần thứ XI tại giáo phận Thái Bình ngày 28-11-2013. Kể từ đó, Thánh giá đã đi vòng quanh giáo phận Phát Diệm, đi qua khắp các thôn làng xóm ngõ, ở lại trong nhà thờ của 78 giáo xứ để thông ban ân phúc cho những ai đến tham dự các buổi suy tôn và cầu nguyện. Nhiều tâm hồn đã được đánh động; nhiều cuộc đời được biến đổi nên tốt hơn.

Trong phần suy niệm đường Thánh giá, Đức Cha chủ sự đã mời gọi các bạn trẻ ý thức và quyết tâm: Bước theo thánh giá là sống theo sự thật; Bước theo Thánh Giá là đón nhận ơn cứu độ của Chúa; Bước theo Thánh Giá là dấn thân phục vụ theo gương Chúa Giêsu.

Sau nghi thức thượng cờ Đại hội, Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Giám mục giáo phận chủ nhà đọc Diễn văn chào mừng Đại hội. Trong đó có đoạn: “Phát Diệm là một trong những thửa đất đầu tiên của quê hương Việt Nam được gieo rắc hạt giống đức tin. Phát Diệm, như tên gọi của mình, vốn là nơi tỏa chiếu vẻ đẹp, vẻ đẹp đức tin, hôm nay lại càng đẹp hơn khi được biết bao các bạn trẻ dưới sự hướng dẫn của các vị Chủ chăn trong Hội Thánh cùng đến đây góp thêm những ánh nến đức tin và ngọn lửa tình yêu, để làm nên cả một vùng trời chan hòa ánh sáng và niềm vui của Tin Mừng…Đại hội này chính là một hình ảnh sống động về một thế giới được xây dựng trên sự thật, hòa bình, công lý và tình thương. Giữa một thế giới đầy hận thù và chết chóc, bất công và bạo lực, các môn đệ Đức Kitô muốn chứng tỏ sức mạnh của tình yêu, một tình yêu phá đổ mọi bức tường ngăn cách và tiêu diệt mọi hận thù, một tình yêu bao dung nhân ái và quảng đại cho đi, một tình yêu vượt qua mọi khác biệt để làm nên gia đình của Thiên Chúa”.

Tiếp theo, Đức Tổng giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng giám mục Tổng giáo phận Hà Nội phát biểu và tuyên bố khai mạc Đại hội. Bầu khí của Đại hội được đẩy lên cao hơn, trang trọng và linh thiêng khi bản hợp xướng Alleluia của Handell do ca đoàn Giới trẻ giáo phận Phát Diệm cất lên.

Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long, giám mục phụ tá, giáo phận Hưng Hóa tiếp nối chương trình Đại hội qua bài thuyết trình đề tài: “Người trẻ trong gia đình”. Đức Cha đã kêu gọi các bạn trẻ hãy sống Lời Chúa, đem lời của Chúa ra thực hành trong cuộc sống. Nhờ Lời Chúa hướng dẫn, các bạn sẽ không lầm đường lạc lối, nhờ Phúc Âm Hóa Đời Sống Gia Đình mà cuộc sống của mỗi người sẽ được hạnh phúc và bình an.

Buổi tối ngày 27 tháng 11, các bạn trẻ tham dự chương trình diễn nguyện. Khoảnh khắc này đã giúp các tham dự viên ý thức hơn về các mối tương quan và các chiều kích trong gia đình: Gia đình là cộng đoàn cầu nguyện; Gia đình là cộng đoàn yêu thương, hiệp nhất, thủy chung; Gia đình là cộng đoàn phục vụ sự sống; Gia đình là cộng đoàn loan báo Tin Mừng.

Giờ chầu Thánh Thể do Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, giám mục giáo phận Lạng Sơn chủ sự nối tiếp phần diễn nguyện, và khép lại ngày thứ nhất của Đại Hội.

Buổi sáng thứ hai, 28-11, Đại hội nghe bài thuyết trình của Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, giám mục giáo phận Hải Phòng, Chủ tịch Ủy Ban Giới Trẻ, trực thuộc HĐGMVN về đề tài: “Người Trẻ Chuẩn Bị Bước Vào Đời Sống Gia Đình”. Các bạn trẻ thêm hành trang: hiểu biết, tin tưởng và tràn đầy hy vọng để đảm nhận sứ vụ đời sống hôn nhân trong xã hội hôm nay.

Đúng 9g30, Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn chủ tế Thánh lễ tạ ơn bế mạc Đại hội. Ngoài sự hiện diện của quí Đức Cha cùng các linh mục trong giáo tỉnh Hà Nội còn có sự hiện diện của Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện Tòa Thánh.

Trong bài giảng, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, giám mục giáo phận Thanh Hóa đã nhấn mạnh lệnh truyền của Chúa Giêsu trước khi Người được đưa về trời: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16, 15). Đây cũng là lệnh truyền của Chúa Giêsu với các bạn trẻ hôm nay. Ngài nhắn nhủ: “Từ Đại hội giới trẻ này trở về chúng con hãy làm một cái gì đó cho Giáo Hội miền Bắc ngày càng tràn trề hy vọng; hãy làm một cái gì đó để làm quà cho Đại hội Giới trẻ lần tới sẽ được tổ chức tại Tổng giáo phận Hà Nội năm 2015”.

Cuối Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli đã ban huấn từ cho các bạn trẻ. Ngài nhắc lại giá trị của gia đình: “Gia đình là nơi riêng biệt cho việc thông truyền đức tin, và việc thúc đẩy thăng tiến những trao đổi qua lại giữa các thế hệ, đặc biệt là trong môi trường gia đình, thật là một việc quan trọng”. Và ngài khích lệ các bạn trẻ: “Hầu hết các con rồi sẽ trở thành những người làm cha làm mẹ! Khi đó các con hãy nhớ sứ vụ của các con là phải thông truyền đức tin Công Giáo cho các thế hệ kế tiếp! Hãy sống mạnh mẽ với dấn thân trong đời sống gia đình của các con, ngay cả khi các con phải đối mặt với nhiều trở ngại nghiêm trọng…”. Đức Tổng cũng cảnh báo nạn phá thai ở Việt Nam và ngay cả nơi những người Công Giáo. Ngài gióng tiếng kêu gọi: “Xin người Việt Nam hãy chấm dứt ngay những vụ phá thai!”. Cuối cùng, vị đại diện Đức Thánh Cha ban Phép lành Tòa thánh với ơn Toàn xá cho cộng đoàn.

Thánh Giá Đại hội đã được trao cho các bạn trẻ Tổng giáo phận Hà Nội trong niềm luyến nhớ của các bạn trẻ giáo phận Phát Diệm.

Đại hội đã kết thúc, nhưng dư âm đang âm thầm thấm nhập vào con tim, cuộc đời của 17.000 bạn trẻ. Nó lan tỏa, thúc giục mọi người: “ Hãy xây dựng gia đình thành cộng đoàn hiệp nhất, cộng đoàn cầu nguyện, yêu thương, phục vụ sự sống và cộng đoàn loan báo Tin Mừng”.

Hải Nam

DIỄN VĂN CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ 2014

Trọng kính Đức Tổng Giám mục tổng giáo phận Hà Nội,

Trọng kính quí Đức Cha của các giáo phận trong giáo tỉnh Hà Nội,

Kính thưa ông Phó ban Tôn giáo Chính phủ, quí vị lãnh đạo chính quyền tỉnh Ninh Bình, huyện Kim Sơn và thị trấn Phát Diệm,

Kính thưa quí Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Ninh Bình,

Kính thưa quí cha Tổng Đại diện, quý cha, quí khách,

Quý tu sĩ, chủng sinh và các bạn trẻ thân mến,

Cách đây đúng một năm, trong ngày bế mạc Đại hội Giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội lần thứ XI tại Thái Bình, các bạn trẻ Công Giáo đã hẹn nhau sang năm tái ngộ. Hôm nay, lời hẹn ấy đã thành hiện thực: giáo phận Phát Diệm được vinh dự tổ chức Đại hội giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội lần thứ XII. Đáp lại lời mời của chúng con, các mục tử cùng với các bạn trẻ Công Giáo của 10 giáo phận trong giáo tỉnh đã qui tụ về đây với niềm hân hoan tay bắt mặt mừng trong niềm tin của người môn đệ Chúa Kitô.

Thay mặt cho hơn 140.000 con tim của cộng đoàn Dân Chúa giáo phận Phát Diệm, và thay lời cho 17.000 bạn trẻ đang hiện diện nơi đây, chúng con kính dâng lên Đức Tổng giám mục Phêrô và quí Đức Cha, quí vị đại diện chính quyền, quí Ban Trị sự Phật giáo, quí cha, tu sĩ, chủng sinh và quí khách lời chào trân trọng và quí mến nhất của chúng con.

Thay lời cho các Mục tử trong Giáo Hội và toàn thể quí khách đang hiện diện, cùng với cộng đoàn Dân Chúa giáo phận Phát Diệm, chúng tôi gửi đến các bạn trẻ Công Giáo lời chào thân ái đầy ắp tình yêu thương, hy vọng và hiệp nhất.

Phát Diệm là một trong những thửa đất đầu tiên của quê hương Việt Nam được gieo rắc hạt giống đức tin. Phát Diệm, như tên gọi của mình, vốn là nơi tỏa chiếu vẻ đẹp, vẻ đẹp đức tin, hôm nay lại càng đẹp hơn khi được biết bao các bạn trẻ dưới sự hướng dẫn của các vị Chủ chăn trong Hội Thánh cùng đến đây góp thêm những ánh nến đức tin và ngọn lửa tình yêu, để làm nên cả một vùng trời chan hòa ánh sáng và niềm vui của Tin Mừng.

Đến với Đại hội lần này, các bạn trẻ được đến với địa danh cố đô Hoa Lư hào hùng, đến với những danh lam thắng cảnh thiên nhiên làm ngây ngất lòng người, và tại nơi đây, các bạn được chứng kiến vùng đất Kim Sơn của sình lầy hơn 200 năm về trước hôm nay đang từng ngày đẹp lên như núi vàng. Miền đất này hôm nay bừng lên niềm vui rộn rã vì sự kiện Đại hội Giới trẻ của giáo tỉnh Hà Nội.

Thật vui mừng biết bao khi các bạn trẻ Công Giáo họp nhau trong Đại hội để cất cao lời tuyên xưng vào Đức Kitô. Chính lòng tin vào Chúa Kitô đã qui tụ chúng ta. Ngài là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống của nhân loại.

Đại hội này chính là một hình ảnh sống động về một thế giới được xây dựng trên sự thật, hòa bình, công lý và tình thương. Giữa một thế giới đầy hận thù và chết chóc, bất công và bạo lực, các môn đệ Đức Kitô muốn chứng tỏ sức mạnh của tình yêu, một tình yêu phá đổ mọi bức tường ngăn cách và tiêu diệt mọi hận thù, một tình yêu bao dung nhân ái và quảng đại cho đi, một tình yêu vượt qua mọi khác biệt để làm nên gia đình của Thiên Chúa.

Đặc biệt, cùng với toàn thể Hội Thánh hoàn vũ và Hội Thánh tại Việt Nam, Đại hội lần thứ XII này thắp lên cho nhau một chút ánh sáng để “Phúc Âm hóa đời sống gia đình”. Với chủ đề này, các bạn trẻ sẽ làm bùng lên ngọn lửa của ánh sáng Tin Mừng để sưởi ấm các gia đình đang đối diện với nhiều nguy cơ khủng hoảng.

Riêng đối với giáo phận Phát Diệm, trong suốt một năm qua, Thánh giá của Đại hội Giới trẻ giáo tỉnh đã đi qua khắp các thôn làng xóm ngõ, ở lại trong nhà thờ của các giáo xứ để thông ban ân phúc cho mọi người. Các bạn trẻ đã chiêm ngắm Thánh giá để “hoàn thiện bản thân, hân hoan theo Chúa và dấn thân phục vụ”. Đại hội này chính là đỉnh cao của một năm sinh hoạt đức tin. Các bạn trẻ Phát Diệm hôm nay rất vui mừng vì được bạn bè từ khắp nơi đến góp thêm lửa cho hành trình đức tin của mình.

Chúng ta góp lửa với nhau và chia lửa cho nhau. Với 17.000 trái tim rực lửa tình yêu Chúa, 17.000 đôi tay dấn thân phục vụ, 17.000 đôi chân đi ra đến với muôn người, chắc chắn những người trẻ Công Giáo sẽ làm nên một Hội Thánh đầy sức sống để làm chứng cho Tin Mừng của Đức Kitô, và cùng nhau xây dựng một quê hương chan hòa ánh sáng chân lý, tình yêu và hạnh phúc. Hãy chiếu tỏa niềm vui của Tin Mừng.

Xin chào mừng Đại hội Giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội lần thứ XII. Kính chúc quí Đức Cha, quí khách và các bạn trẻ một ngày hội bình an đầy tràn niềm vui.

+ Gm Giuse Nguyễn Năng

HUẤN TỪ CỦA ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC LEOPOLDO GIRELLI

NGÀY ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ 28-11-2014 TẠI PHÁT DIỆM


Giới trẻ các con thân mến,

Các con đến từ các giáo xứ và giáo phận Phát Diệm, với Ngôi Nhà Thờ Chính Tòa tuyệt vời, là biểu tượng vẻ đẹp của đức tin Công Giáo, đang chào đón các con!

Cha cảm ơn các con vì các con đã đến đây tham dự cuộc đại hội giới trẻ hằng năm.

Năm ngoái ở Thái Bình, Cha đã nói với các con rằng Cha tin cậy ở các con, vì tương lai của đất nước thân yêu của các con tùy thuộc vào các con.

Hôm nay, Cha đến để nói với các con rằng các con được Chúa Giêsu mời gọi trở thành những môn đệ truyền giáo bằng cách đem cách nhìn và sứ vụ của Ngài đến với các gia đình trong xã hội Việt Nam. Thực vậy, Tin Mừng dạy chúng ta rằng Thần Khí của Chúa Giêsu có thể đem sự sống mới đến cho mọi con tim nhân loại và có thể biến đổi mọi hoàn cảnh! Thực vậy, Chúa Giêsu có “những lời mang lại sự sống đời đời” nên lời của Ngài có quyền năng đụng chạm đến mọi con tim, để thay đổi và cứu chuộc thế giới.

Chúa Giêsu đã đi vào con tim của các con vào ngày các con chịu phép Thánh Tẩy; Ngài đã ban cho các con Thần Khí của Ngài vào ngày các con chịu phép Thêm Sức; và Ngài vẫn luôn củng cố sức mạnh cho các con bằng sự hiện diện của Ngài trong bí tích Thánh Thể, để các con trở nên những những người loan báo Tin Mừng và những chứng nhân của Ngài trong thế giới.

Giới trẻ các con thân mến,

Các con hãy nhìn vào Đức Mẹ Maria! Ngài đã lớn lên trong căn nhà thân yêu của cha mẹ mình, tức là thánh Gioakim và thánh Anna; tình yêu cũng như đức tin của thánh Gioakim và thánh Anna đã bao bọc Đức Mẹ: trong căn nhà thân yêu Đức Mẹ đã học lắng nghe tiếng Chúa và bước theo thánh ý Ngài.

Cũng giống như vậy, cha mẹ các con cũng là một phần trong một chuỗi dài những con người đã thông truyền đức tin của mình, thông truyền tình yêu dành cho Thiên Chúa và tình yêu cuộc sống gia đình đến những thế hệ mới.

Gia đình là nơi riêng biệt cho việc thông truyền đức tin, và việc thúc đẩy thăng tiến những trao đổi qua lại giữa các thế hệ, đặc biệt là trong môi trường gia đình, thật là một việc quan trọng. Thực sự, các bậc cha mẹ và con cái cùng nhau xây dựng tương lai của các dân tộc: con cái xây dựng tương lai dân tộc vì họ dẫn dắt lịch sử tiến tới, còn các bậc cha mẹ xây dựng tương lai dân tộc vì họ thông truyền kinh nghiệm và sự khôn ngoan của cuộc đời.

Giới trẻ các con thân mến,

Hầu hết các con rồi sẽ trở thành những người làm cha làm mẹ! Khi đó các con hãy nhớ sứ vụ của các con là phải thông truyền đức tin Công Giáo cho các thế hệ kế tiếp! Hãy sống mạnh mẽ với dấn thân trong đời sống gia đình của các con, ngay cả khi các con phải đối mặt với nhiều trở ngại nghiêm trọng.

Chính trong gia đình, với khả năng độc đáo là đào luyện mỗi thành viên thành những con người biết yêu thương, hi sinh, dấn thân và trung thành, mà Hội Thánh và xã hội tại Việt Nam sẽ tìm được những nguồn lực để xây dựng nên một nền văn hóa của tình liên đới.

Không có khía cạnh nào trong đời sống gia đình bị loại bỏ khỏi sự tiếp xúc với tình yêu Thiên Chúa. Thực ra, tình thân hữu với Chúa Kitô không phải là đặc quyền của một thiểu số.

Các con sẽ khám phá ra tình thân hữu này và cảm nhận được hoa trái cũng như vẻ đẹp viên mãn của tình thân hữu ấy nếu các con tìm kiếm tình thân hữu này với lòng chân thành; các con hãy vun trồng đời sống thiêng liêng của mình bằng lòng kiên trì, bằng việc lãnh nhận các Bí Tích, bằng việc suy ngẫm Tin Mừng, bằng việc chuyên cần cầu nguyện và bằng việc sống mạnh mẽ dấn thân trong gia đình các con và trong Hội Thánh như là gia đình của Thiên Chúa.

Ước mong sao các con cảm nhận mình là một thành phần sống động của Hội Thánh, dấn thân cho việc loan báo Tin Mừng, cho những chân lí đức tin của chúng ta, cảm nghiệm được niềm vui khi sống theo những đòi hỏi luân lí của Tin Mừng.

Như lời Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói: Đừng sợ sống theo đức tin của các con! Hãy là những chứng nhân của Chúa Kitô trong môi trường hằng ngày của mình, bằng lối sống giản dị và lòng quả cảm.

Ước mong sao các con luôn quan tâm lẫn nhau, đặc biệt là quan tâm tới những người khốn khổ và yếu đuối hơn mình, sống và làm chứng cho tình yêu huynh đệ, chống lại mọi thói sống ích kỉ.

Nơi đâu mà tình yêu thật sự dành cho Chúa Kitô và cho người khác được nuôi dưỡng, nơi đó sẽ không thiếu những cặp vợ chồng Công Giáo dám trung thành với cách nhìn và sứ vụ của gia đình Kitô giáo, biết thăng tiến sự ổn định của đời sống gia đình và biết đóng góp phần mình vào một nền văn hóa công bằng và đoan chính hơn.

Hỡi các bạn trẻ, xin để cha chia sẻ với các con một lời nhắc nhở tàn nhẫn rằng nước Việt Nam có tỉ lệ phá thai vào hàng cao nhất thế giới, ngay cả nơi những người Công Giáo.

Hai cột trụ trong đời sống gia đình là tình yêu và sự sống con người. Nếu thiếu vắng tình yêu và thiếu lòng kính trọng cũng như thiếu việc bảo vệ sự sống, ngay từ thời điểm thụ thai, thì không thể có được một gia đình lành mạnh.

Hơn nữa, đối với chúng ta, những người Công Giáo, phá thai là một tội luân lí bởi vì ngay từ giây phút đầu tiên khi hiện hữu, một con người phải được nhìn nhận như một nhân vị.

Giới trẻ các con thân mến, đừng bao giờ quên những lời Chúa nói với mỗi chúng ta: “Trước khi cho con thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết con; trước khi con lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hóa con” (Gr 1,5).

Xin anh chị em tín hữu Công Giáo hãy chấm dứt ngay những vụ phá thai! Xin người Việt Nam hãy chấm dứt ngay những vụ phá thai!

Nguyện xin Thánh Gia Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse luôn là gương mẫu cho đời sống gia đình! Nguyện xin các Thánh Tử Đạo Việt Nam hộ phù các con. Nguyện xin Chúa chúc lành cho các con.

BÀI GIẢNG LỄ

CỦA Đức Cha GIUSE NGUYỄN CHÍ LINH

NHÂN DỊP ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ GIÁO TỈNH MIỀN BẮC

TẠI TOÀ GIÁM MỤC PHÁT DIỆM NGÀY 28-11-2014


Giới trẻ chúng con thân mến,

Đại hội mà chúng ta đang tham dự là một sinh hoạt độc đáo của muời giáo phận miền bắc, thường gọi là giáo tỉnh Hà nội. Từ khi được tổ chức lần đầu tiên tại Thái bình năm 2002 do công khởi xướng của Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Sang, các giáo phận đã luân phiên nhau đăng cai tổ chức tính đến hôm nay là 12 lần.

Mỗi lần tổ chức Đại Hội như thế này, tuy trừ giờ nghỉ ngơi, chương trình chỉ kéo dài mấy tiếng đồng hồ, nhưng giáo phận chủ nhà phải tiêu tốn hàng tỉ đồng. Chuẩn bị cơm ăn, nuớc uống, lễ đài, âm thanh, ánh sáng, chỗ ngủ, lều trại, khu vệ sinh cho hàng vạn tham dự viên, không phải là chuyện dễ dàng. Đó là chưa kể đến việc bảo vệ an ninh, bố trí nhân sự và dàn dựng chương trình dày đặc như mắc cửi…

Không phải chỉ giáo phận chủ nhà mới vất vả. Ủy ban mục vụ giới trẻ các giáo phận tham dự cũng phải tất bật không kém: nào là xe pháo, áo mũ, hành trang, nào là tập dượt, giao lưu, nấu nướng, liên lạc…biết bao nhiêu việc phải lo toan xếp đặt.

Có ý kiến cho rằng vất vả như thế thì nên chăng chỉ tổ chức hai năm một lần ? Nhưng rồi bàn đi tính lại, các Đức Cha trong giáo tỉnh vẫn nhất tề duy trì truyền thống tổ chức Đại Hội Giới Trẻ hằng năm.

Tại sao chúng con có biết không ?

Đơn giản chỉ là vì lợi ích Đại Hội Giới Trẻ đem lại, muôn nghìn lần to lớn hơn phí tổn đầu tư tổ chức. Chúng con hãy tưởng tượng mà xem: mười hai năm trời ròng rã, thánh giá luân lưu Đại Hội Giới Trẻ đã đi qua bao nhiêu nẻo đường mười giáo phận, đã đi qua bao nhiêu giáo xứ, nhất là đã đi qua bao nhiêu cuộc đời.

Chỉ đi qua mà thôi thì không có gì đáng nói. Điều đáng nói là thánh giá đi qua đã hoán cải bao nhiêu tâm hồn, thánh giá đi qua đã làm cho nhiệt tình tông đồ nâng cao, thánh giá đi qua đã hâm nóng biết bao cõi lòng nguội lạnh. Ngày diễn ra Đại hội chỉ vắn vỏi thoáng chốc, nhưng ơn sủng Chúa tưới gội và thấm đẫm tiếp tục kéo dài. Như một ngọn lửa âm ỉ nhưng nồng nàn mãnh liệt, tinh thần Đại Hội Giới Trẻ miền Bắc đã dần dần biến cải môi sinh của các tham dự viên trong suốt những năm qua và sẽ dần dà lan toả đến những nơi người trẻ miền Bắc sinh sống. Đó là thành tích kỳ diệu nhất, đó là viễn ảnh hứa hẹn nhất của Đại Hội Giới Trẻ miền Bắc.

Đại Hội Giới Trẻ còn giống như một ngọn đuốc các vị chủ chăn miền Bắc mỗi năm một lần muốn trao vào tay người trẻ.

Có một vị giáo hoàng yêu thương giới trẻ một cách đặc biệt nên người ta đã tặng cho ngài biệt danh “Giáo hoàng của giới trẻ”. Chúng con có biết vị giáo hoàng đó là ai không ?

Đó là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ II, mới được phong hiển thánh ngày 27-04-2014 tại Roma.

Hôm nay, cha muốn thay lời cho các Đức Cha để nói với chúng con rằng các Đức Cha và các cha giáo tỉnh miền Bắc cũng yêu thương giới trẻ chúng con một cách đặc biệt như Đức Gioan Phaolô II vậy. Chúng con có tin điều đó không ? Nếu tin, chúng con hãy vỗ một tràng pháo tay để cám ơn các ngài.

Không chỉ các Đức Cha mà thôi. Mọi người trong xã hội đều yêu mến giới trẻ chúng con. Tại sao ?

Vì chúng con là lứa tuổi gánh vác mọi sự, vì chúng con làm được những gì mà giới cao niên như cha không làm được nữa. Không có giới trẻ, mọi hoạt động trong xã hội sẽ ngưng trệ, mọi hoạt động trong xã hội sẽ tê liệt. Chính người trẻ chúng con là chủ nhân của xã hội. Chính người trẻ chúng con là chủ nhân của hiện tại. Chính người trẻ chúng con là chủ nhân của tương lai.

Vai trò ấy, vai trò của người trẻ, chúng con thân mến, không ai có thể thay thế được.

Hôm qua, trong diễn từ khai mạc, Đức Cha Giuse chủ nhà đã phát biểu rằng giới trẻ về đây đem thêm lửa đức tin và lửa yêu thương cho Phát Diệm, làm cho Phát Diệm vốn đã đẹp lại thêm đẹp. Vì khiêm tốn và để tỏ lòng hiếu khách nên ngài đã nói thế. Nhưng tiếp sau ngài, cha muốn nói thêm rằng chúng con không chỉ đem lửa về. Từ Đại Hội lần thứ XII này, chúng con sẽ đem lửa đi soi sáng cuộc đời, chúng con sẽ đem lửa đi hun đúc ngày mai, ngày mai của bản thân chúng con, ngày mai của gia đình chúng con, và cả ngày mai của Nước Chúa tại miền Bắc VN.

Sứ mệnh đó được diễn tả qua chủ đề ban tổ chức Đại hội đã chọn cho chúng ta: “Hãy đi loan báo Mừng”, rút ra từ đoạn Tin Mừng Mác-cô mà chúng con vừa nghe ngay trước khi cha bắt đầu bài chia sẻ này.

Đó chính là lệnh lên đường Chúa Giêsu truyền cho tất cả những ai muốn đi theo Ngài. Nhưng hôm nay, có vẻ như lệnh truyền ấy Chúa Giêsu muốn nói riêng với chúng con.

Chúng con có thích đi du lịch không ? Nếu cha tài trợ, chúng con có muốn đi một vòng thế giới không ? Chắc chắn là có. Nhưng cha tiết lộ cho chúng con một bất ngờ rất thú vị, đó là qua bài Tin Mừng hôm nay, chính Chúa Giêsu mời chúng con đi vòng quanh thế giới: “hãy đi khắp tứ phương thiên hạ”. Chỉ khác một điều là Ngài không mời chúng con đi du lịch. Ngài mời chúng con hãy đi “Loan báo Tin Mừng”.

Người đi du lịch thường có một lộ trình nhất định, có điểm đến cụ thể, và họ đi rồi sẽ trở về... Nhưng người đi loan báo Tin Mừng thì đi “khắp tứ phương thiên hạ”, nghĩa là đi bất kỳ đâu, đi đến vô tận, đi không hẹn ngày về và vào bất kỳ môi trường nào. Thật là tuyệt vời, thật là phù hợp với dòng máu phiêu lưu và sức sống của người trẻ phải không chúng con ?

Năm nay là năm Tân Phúc Âm hoá đời sống gia đình. Vậy chúng con hãy lấy gia đình làm điểm hẹn đầu tiên loan báo Tin Mừng.

Sau Đại Hội Giới Trẻ này, gia đình con có yêu thương hơn không? Sau Đại Hội Giới Trẻ này, bố mẹ anh chị em con có siêng năng cầu nguyện hơn không ? Sau Đại Hội Giới Trẻ này, người nhà của con có đùm bọc đỡ đần nhau hơn không ?

Đó là những câu hỏi chỉ mình con mới có thể trả lời. Nếu sau Đại Hội Giới Trẻ này, con biết phấn đấu đổi mới bản thân, hay nói theo ngôn từ thời sự của Giáo Hội Việt Nam, nếu con biết Phúc âm hoá chính bản thân con trước, chắc chắn con sẽ thay đổi được bộ mặt gia đình con.

Năm 2015 sắp tới là năm Hội Đồng Giám Mục Việt Nam mời gọi chúng ta Phúc Âm hoá đời sống cộng đoàn giáo xứ và cộng đoàn thánh hiến. Vậy xuất phát từ gia đình, chúng con hãy đi xa hơn, hãy đến với cộng đoàn giáo xứ, hãy xăn tay áo nhập cuộc để cộng đoàn chúng con được thêm sức sống… Sau giáo xứ, chúng con hãy tiếp tục đi, đến với những đối tượng hẩm hiu xấu số. Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường xuyên nhắc nhở chúng ta đừng bao giờ quên đến với người nghèo…

Hãy lên đường, hãy đi, liên lỉ, không bao giờ mệt mỏi. Con đường của người loan báo Tin Mừng là con đường bất tận. Phải đi như thế mới là người trẻ. Mà thực ra chỉ có người trẻ mới đủ sức đi như thế. Hoá ra, Chúa ưu tiên dành việc loan báo Tin Mừng cho giới trẻ chúng con.

Chúng con có xem trò chơi bay lượn trên không bao giờ chưa ?

Cha thì chưa chứng kiến tận mắt, nhưng cha đã nhiều lần xem phim phóng sự. Hàng chục người được máy bay thả vào bầu trời mênh mông, thường là ở độ cao hàng chục cây số. Họ vừa rơi vun vút xuống phía duới vừa bay lượn trên không như cá bơi trong nước. Chỉ khi nào gần đến mặt đất họ mới bấm nút cho dù bung ra. Đó là một trò chơi cực kỳ nguy hiểm. Chỉ cần một tí trục trặc, chẳng hạn dù không bung, là người chơi sẽ chết bẹp dí trong tích tắc. Thế mà lúc nào cũng có những người liều mạng tham gia cuộc chơi. Khi được phỏng vấn, họ thường nói rằng tự do bay lượn giữa bầu trời mênh mông là một một niềm vui cự kỳ thú vị, khiến chúng tôi vượt qua nỗi sợ.

Cha lấy ví dụ đó để chúng con hiểu rằng tương tự như thế, người đi loan báo Tin Mừng sẽ tìm thấy niềm vui kỳ diệu đàng sau những bước chân dong duổi gió mưa. Hãy khám phá cho bằng được niềm vui ấy trong cuộc hành trình loan báo Tin Mừng của chúng con. Đó cũng chính là lời nhắc nhở của Đức Thánh Cha Phanxicô qua thông điệp “Niềm vui Tin Mừng” của ngài. Đó cũng chính là ý nghĩa của biển ngữ bên phải chúng con đây: “hãy toả chiếu niềm vui Tin Mừng”.

Ban tổ chức Đại Hội lần này cho biết có quãng chừng 17.000 tham dự viên. Còn gì đẹp hơn nếu từ Đại Hội Giới Trẻ này trở về, chúng con sẽ làm cho 17.000 gia đình của chúng con thêm hạnh phúc, sẽ làm cho hàng ngàn giáo xứ được hồi sinh, và biết đâu sẽ làm cho hàng trăm người trẻ dâng mình cho Chúa trong đời sống thánh hiến.

Ôi đẹp biết bao, nếu ngày mai sẽ có 17.000 chiến sĩ truyền giáo có mặt trên mọi nẻo đường quê hương đất nước Việt Nam. Đẹp biết bao nếu một mai chúng con sẽ xây dựng được 17.000 mái ấm kiểu mẫu yêu thương, cầu nguyện và bảo vệ sự sống. Đẹp biết bao nếu 17.000 tham dự viên Đại Hội Giới Trẻ lần thứ XII này sẽ làm cho xã hội mỗi lúc một đáng yêu hơn.

Hôm qua ca sĩ Hồng Ân đã hát bài “nếu tôi chỉ còn một ngày để sống”. Cha ngồi gần loa quá nên nghe không rõ, nhưng chắc chắn là có câu này: nếu tôi chỉ còn một ngày để sống, tôi sẽ sống cho thật ý nghĩa.

Cha thú thật, có những điều đã quá muộn đối với cha vì cha không còn trẻ như chúng con nữa. Vì thế mà thật là đáng tiếc, nếu chúng con còn trẻ mà lại không làm được gì.

Đã hơi dài rồi. Khuôn khổ một thánh lễ không cho phép cha nói thêm nữa. Trước khi kết thúc, cha muốn thay lời cho các Đức Cha và các cha để gửi đến chúng con thông điệp cuối cùng của ngày Đại Hội như sau:

Hỡi giới trẻ Hà Nội nghìn năm văn hiến,

Hỡi giới trẻ Bắc Ninh quan họ mượt mà,

Hỡi giới trẻ Bùi Chu nhà thờ như nấm,

Hỡi giới trẻ Hải phòng đỏ rực hoa phượng,

Hỡi giới trẻ Hưng Hoá đền Hùng uy nghi,

Hỡi giới trẻ Lạng Sơn hữu tình sông núi,

Hỡi giới trẻ Phát Diệm cổ kính oai nghiêm,

Hỡi giới trẻ Thái bình giọng chèo da diết,

Hỡi giới trẻ Thanh hoá Hàm rồng Sông Mã,

Hỡi tuổi trẻ giáo phận Vinh địa linh nhân kiệt,

Từ Đại Hội Giới Trẻ này trở về,

hãy làm một cái gì đó để cuộc đời chung quanh ta đầy ắp niềm vui.

Từ Đại Hội Giới Trẻ này trở về,

Hãy làm một cái gì đó để Tin Mừng trở thành tiếng vọng tình thương.

Từ Đại Hội Giới Trẻ này trở về,

Hãy làm một cái gì đó cho Giáo Hội miền Bắc tràn trề hy vọng.

Hãy làm một cái gì đó để làm quà cho nhau lần tới tại Đại Hội Giới Trẻ miền Bắc lần thứ XIII tại Hà nội 2015.

Amen.
 
Ca đoàn Vô Nhiễm Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm Melbourne mừng bổn mạng Ngân Khánh 25 năm.
Trần Văn Minh.
19:49 06/12/2014
Ca đoàn Vô Nhiễm Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm mừng bổn mạng Ngân Khánh 25 năm.

Melbourne, Chiều Thứ Bảy 6/12/2014. Tại Nguyện đường Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, Tổng giáo phận Melbourne. Ca đoàn Vô Nhiễm đã hân hoan mừng bổn mạng và kỷ niệm Ngân Khánh 25 năm thành lập ca đoàn.

Xem Hình

Trong một chiều cuối tuần đẹp, trong nguyện đường từ ca trưởng, đoàn trưởng và toàn thể ca viên và thêm đoàn hậu duệ, ai cũng súng sính trong bộ quốc phục Việt Nam, nam áo dài xanh hoa, gái áo dài màu hoàng yến đang chuẩn bị chụp hình kỷ niệm sau khi đã chuẩn bị hoa đèn bàn thờ Đức Maria vô nhiễm Nguyên tội là bổn mạng ca đoàn.

Đúng 6 giờ, Ca trưởng Nguyễn Việt Tiến bắt nhịp bài ca nhập lễ, để ca đoàn hát vang bài “Kính chào Mẹ Maria.”Đoàn đồng tế do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân quản nhiệm cộng đoàn chủ tế, cùng với các Linh mục Tuấn và Quốc, Dòng Thánh Thể cùng Linh mục Ánh đồng tế đã tiến lên bàn Thánh. Sau khi xông hương bàn Thánh, linh mục chủ tế đã tiến đến bàn thờ Đức Maria Vô nhiễm để xông hương kính mừng Mẹ.

Trong phần chia sẻ, linh mục quản nhiệm đã nói về Ca đoàn Vô Nhiễm, một trong những ca đoàn lớn của cộng đoàn, với 25 năm tràn đầy ân sủng đã được Mẹ Maria Vô Nhiễm, Người Mẹ được Thiên Chúa tuyển chọn, Ngài luôn ở gần Chúa và cầu bầu cho chúng ta, nhất là cầu bầu cho Ca Đoàn Vô Nhiễm đã nhận Mẹ làm bổn mạng. Xin Mẹ đồng hành và chúc an lành đến mọi thành viên trong ca đoàn, vui khỏe để hăng say phục vụ cộng đoàn.

Cuối lễ, anh Nguyễn Văn Minh là đoàn trưởng đã lên cám ơn đến quý cha, quý nam nữ tu sĩ, quý ban ngành, đoàn thể và nhất là cộng đoàn đã luôn đồng hành và nâng đỡ ca đoàn suốt một hành trình dài 25 qua. Anh cũng vui vẻ để ước mong ca đoàn có thể được phụng vụ Chúa thêm 25 năm nữa.

Nhân kỷ niệm 25 năm, một buổi tiệc mừng đã được tổ chức tại hội trường trung tâm, với đông đủ mọi người tham dự. Dịp này, ca đoàn đã có một buổi văn nghệ rất đặc sắc gồm đủ các tiết mục múa, đơn ca, hợp ca, song ca, kịch. Hát hay, múa đẹp, thức ăn ngon, tổ chức chu đáo. Ca Đoàn Vô Nhiễm của Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm mừng Ngân Khánh thật đầy đủ ý nghĩa để cảm tạ 25 năm hồng ân bổn mạng.

Trong ngày trọng đại của ca đoàn, với mốc điểm dài 25 năm, ca đoàn lớn mạnh nhờ sự giúp đỡ của nhiều người trong cộng đoàn, để nói lên tấm lòng tri ân đến quý ân nhân, ca đoàn đã có những món qùa nho nhỏ mang ý nghĩa tinh thần, đó là tấm bằng lưu niệm và cuốn kỷ yếu 25 năm của Ca đoàn mà toàn thể các đoàn viên đã tâm huyết thực hiện. 25 năm với 5 đời đoàn trưởng, dìu dắt ca đoàn từ lúc phôi thai cho đến ngày trưởng thành hôm nay.

Nhóm phóng viên Báo Dân Chúa Úc châu xin chúc mừng Ca Đoàn Vô Nhiễm nhân kỷ niệm Ngân Khánh 25 năm của ca đoàn. Xin Đức Maria Vô Nhiễm luôn đồng hành và nâng đỡ ca đoàn mỗi ngày thêm vững tiến.

Melbourne 7/12/2014.

Trần Văn Minh.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nhân quyền trong thương mại Mỹ - Việt
Hà Minh Thảo
19:53 06/12/2014
NHÂN QUYỀN TRONG THƯƠNG MẠI MỸ VIỆT

Trong thời gian gần đây, Nhà nước Hoa kỳ luôn hứa hẹn với ngưòi dân Việt là họ yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam cải thiện nhân quyền trước khi Mỹ chấp thuận bán vũ khí sát thương cho Việt cộng và để nước này tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương.

I. ÂN NHÂN CỦA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.

Chính quyền Tổng thống Obama trao quyền xác định Việt cộng có còn vi phạm tự do tôn giáo hay không cho Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry, cựu sĩ quan Hải quân tham chiến tại Việt Nam những năm 1968-1969. Sau khi trở về nước, ông trở thành phát ngôn viên của một tổ chức chống chiến tranh Việt Nam và là Thượng nghị sĩ liên bang của Massachusetts từ 1985 đến 2013. Năm 2004, ông ứng cử chức Tổng thống đảng Dân chủ nhưng đã thua Tổng thống George W. Bush và nhận đứng đầu bộ Ngoại giao từ ngày 01.02.2013. Rất thân với Việt cộng, để làm nhẹ tội vi phạm tự do tôn giáo, ông phải XHCN (xạo hết chổ nói) vì:

1.- Theo bản tin WGPSG, ngày 14.12.2013, ông Kerry và phái đoàn đến Nhà thờ Chính tòa Sài Gòn để dự Thánh lễ (tòng nhân) và được chào tiếp, trước Thánh đường, bởi các Linh mục Tổng đại diện, Chánh văn phòng Tòa Giám mục và phụ tá Nhà thờ Chánh tòa Vương Sỹ Tuấn. Vị Tổng đại diện, thay mặt Đức Hồng Y Tổng Giám mục, chúc ông Ngoại trưởng mọi sự tốt đẹp. Giám mục phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm chủ tế Thánh lễ với các Linh mục Tổng Đại diện và hai phụ tá Nhà thờ Chánh tòa. Bản tin cho biết rõ ‘Ngài Ngoại trưởng đã tham dự Thánh lễ và rước lễ sốt sắng’ và ông ‘đặc biệt diễn tả với Giám mục chủ tế về niềm cảm xúc dâng tràn khi được tham dự Thánh lễ tại đây’. Dĩ nhiên, là bạn của nhà nước không do dân bầu cử, ông được ban hưởng tự do hoàn toàn. Trái lại, họ luôn khước từ sự ‘Hợp Tác lành mạnh’ hầu tạo sự phát triển từng cá nhân và xây dựng một xã hội công bằng, đoàn kết và bình đẳng theo yêu cầu của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam như Huấn dụ của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ngày 22.01.2002, đặc biệt trong lãnh vực Giáo dục.

Trong bài giảng, Đức Cha nhắc hai tấm gương hiện đại của lòng thương xót bao dung là Đức Giáo Hoàng Phanxicô và ông Nelson Mandela để mời cộng đoàn hãy sống lòng thương xót của Chúa noi theo. Thật sự, báo Figaro ngày 06.12.2013 cho biết ông Mandela (chính trị gia) đã không giải quyết được nạn thất nghiệp (25% số người trong tuổi lao động), sự nghèo nàn và bất công xã hội, là những vấn đề mà Đức Phanxicô (Mục tử Công Giáo thế giới) luôn kêu gọi sự cải thiện. Số gần 100 lãnh đạo dự lễ truy điệu, không phải tang lễ, đã không đem sự an bình cho người dân các nước. Đó chưa kể, theo Thanh niên online ngày 11.12.2013, đăng hình Tổng thống Mỹ Obama cười đùa và tay chạm vào vai nữ Thủ tướng Đan mạch… Đệ nhất phu nhân Michelle, ngồi bên cạnh chồng, rất nghiêm nghị, nhìn đi hướng khác… khó chịu.

[Năm 2004, ứng cử viên Tổng thống Kerry ủng hộ cho việc hợp thức hoá hành động phá thai, nhiều Giám mục Mỹ nói rằng ông sẽ không được cho rước lễ nếu ông đến xin các Ngài cho rước lễ. Các chính trị gia có những hành động công khai đi ngược lại với giáo huấn của Giáo Hội về tính thánh thiêng của sự sống là một tội trọng.]

2.- Sự vi phạm tôn giáo càng thêm thô bạo khi, ngày 30.11.2014, ông Phạm Văn Long, trưởng Ban tôn giáo, Sở Nội vụ tỉnh Kontum đã ký văn thư số 82/BTG-NV không đồng ý Toà Giám mục Kontum tổ chức mừng lễ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội tại tượng đài Đức Mẹ Măng Đen, huyện Kon Plong, vào hai ngày 9 và 10.12.2014. Ngoài ra, Chúng ta luôn cầu nguyện cho Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, người đã nói Sự Thật.

3.- Ngày 28.07.2014, Bộ Ngoại giao Hoa kỳ công bố phúc trình thường niên về tình hình Tự do Tôn giáo thế giới năm 2013. Bản báo cáo ‘láo’ này dành nhiều sự bịa đặt cho Cộng sản Việt Nam vì trong phần dẫn nhập, trước đây tên nước này được nêu lên trong những quốc gia có vi phạm tự do tôn giáo, thì nay không còn nữa, để thúc đẩy nhà nước Việt Nam tôn trọng quyền tự do tôn giáo và hoạt động của các tổ chức tôn giáo, như việc thường xuyên gặp gỡ lãnh đạo các tôn giáo và những người đấu tranh cho tự do tôn giáo. Họ báo cáo hoàn toàn sai sự thật khi nói không có giáo dục chủ nghĩa vô thần trong các trường học công trong khi chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam dựa trên duy vật vô thần bài bác tôn giáo, giới trẻ bị nhồi sọ và phải chấp nhận chủ nghĩa đó. Đi xa hơn nữa, kẻ viết phúc trình còn tưởng tượng về vấn đề tự do thờ phượng của các tù nhân và có trường hợp họ còn được hành xử quyền tự do tôn giáo trong các trại giam, như trường hợp linh mục Nguyễn Văn Lý đã cử hành Thánh Lễ và trao Mình Thánh Chúa cho các bạn đồng tù, trong khi Cha đang bị biệt giam.

Ngày 04.11.2014, trong các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Tổng thống Hoa kỳ, đảng Dân chủ thua, đảng Cộng hòa kiểm soát Thượng viện và thắng thêm ghế tại Viện Dân biểu, nhưng chính sách Hoa kỳ đối với Việt Nam không thay đổi vì, để thực hiện ‘bán vũ khí sát thương cho Việt cộng’ và ‘nước này tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương, blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải được Việt Nam tạm đình chỉ án tù để Hoa kỳ nhận vào Mỹ đã và đang gây tranh cải bất phân thắng bại… rơi sâu vào bẩy Trung và Việt cộng.

Từ ngày 22 đến 26.10.2014, ông Tom Malinowski, Trợ lý Bộ trưởng ngoại giao Hoa kỳ phụ trách dân chủ, nhân quyền và lao động, có chuyến làm việc tại Việt Nam và gặp một số cựu tù nhân chính trị trong đó có nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa vừa mãn án tù vào cuối tháng 9 năm nay. Trả lời phỏng vấn bởi nhà báo Gia Minh (RFA), Oâng Nghĩa cho biết : « Tình hình dân chủ nhân quyền của Việt Nam khi bị phía Mỹ chỉ trích thì như một ‘tảng cao su’ tức lúc bị chính quyền Mỹ chỉ trích thì lõm vào và khi họ đạt được những điều như ý muốn, thì nó lại trở về vị trí cũ. Ví dụ khi vào được WTO rồi thì họ lại tiếp tục bắt bớ những nhà hoạt động dân chủ, những người đấu tranh cho tự do ngôn luận. Vào thời điểm này, chính phủ Việt Nam có thể lại lõm vào như tảng cao su bởi vì Hiệp định Thương mại Xuyên Thái bình dương, vì việc dở bỏ cấm vũ khí sát thương của Mỹ là quan trọng đối với Việt Nam nên có thể họ sẽ nới lỏng một vài vấn đề về dân chủ nhân quyền, nhưng sau đó họ lại trở về như cũ thôi. Khi bị công luận quốc tế hỏi về dân chủ nhân quyền, nhà nước Việt Nam luôn nói dân Việt có dân chủ, nhân quyền. Nên khi ông nghe họ nói phải cẩn thận, xem xét. Tôi đã lấy ví dụ của tôi để chứng minh rằng Việt Nam không có dân chủ nhân quyền, không có tự do ngôn luận, vì nếu họ có như họ nói thì tại sao tôi là một nhà văn, tôi chỉ phát biểu những quan điểm một cách ôn hòa về tình trạng đất nước, về giáo dục, về y tế, về đời sống của nhân dân, về xã hội và tôi đã bị bắt và bị kết án đến 6 năm tù. Ngoài ra, tôi có nhắc đến anh Điếu Cày mà nước Mỹ vừa mới phải tiếp nhận, và ông Cù Huy Hà Vũ cũng thế. Tôi đưa ra những tù nhân lương tâm này để chứng minh với ông ấy rằng Việt Nam hoàn toàn không có dân chủ, nhân quyền. Tôi lưu ý ông ta là hiện nay tại Việt Nam có 20 tổ chức xã hội dân sự. Đó là môi trường để cho dân chủ, nhân quyền được phát triển. Tôi đề nghị ông hỗ trợ thật mạnh, thật nhiều để cho những tổ chức dân sự ấy được hoạt động an toàn. Ông Tom Malinowski nói rằng những điều đó chính phủ Mỹ đều biết và bản thân ông cũng biết; nhưng được nói ra bởi một tù nhân lương tâm mới được thả ra như tôi thì ông cảm nhận nhiều hơn.

II.- HOA KỲ BÁN VÕ KHÍ SÁT THƯƠNG CHO VIỆT NAM.

Ngày 17.06.2014, ông Ted Osius, được đề cử làm tân đại sứ Hoa kỳ ở Việt Nam, điều trần tại Thượng viện Mỹ, cho biết chính quyền Mỹ đang xem xét có thể bãi bỏ lệnh cấm bán và chuyển giao các loại vũ khí sát thương cho Việt Nam theo một ‘tiến độ thích hợp’. Việt Nam hiện đã đạt tiến bộ trong 3 hay 4 trên tổng số 9 lãnh vực mà Hoa kỳ đòi Việt Nam phải cải thiện trước khi được giải tỏa cấm vận vũ khí. Ông Osius đã nhắc đến các lĩnh vực như quyền của người lao động, chính sách đối với người khuyết tật và việc tạo thêm điều kiện cho hoạt động của xã hội dân sự và các Giáo Hội.

Ông Osius xác định với nghị sĩ John McCain, người ủng hộ việc bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam: « Có lẽ đã đến lúc bắt đầu thăm dò khả năng giải tỏa lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam », nhưng theo tiến độ phù hợp với cả Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ lẫn Việt Nam. Việc này có thể sẽ khiến Trung quốc tức tối khi họ đang dùng sức mạnh lấn lướt Việt Nam ngoài Biển Đông và coi việc Mỹ tăng cường hiện diện quân sự ở Á châu là nhằm kiềm chế đà vươn lên của họ.

Để khỏi bị mất điểm với lãnh đạo cộng sản Việt (Tổng Bí Thư đảng Nguyễn Phú Trọng, Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng và Bộ Trưởng Quốc Phịng Phùng Quang Thanh), ông McCain bay đến Hà nội để gặp họ và, ngày 08.08.2014, tuyên bố : « đã đến lúc Hoa kỳ bãi bỏ dần dần lệnh cấm bán võ khí sát thương cho Việt Nam vì thấy có tiến bộ nhân quyền. Lệnh giải tỏa cấm vận võ khí có thể giới hạn lúc ban đầu đối với các khả năng phòng vệ như các hệ thống tàu tuần biển và hàng hải hoàn toàn cho nhu cầu an ninh phía bên ngoài Ừ. Những tiến bộ nhân quyền mà ông kể là chế độ Hà nội đã ký vào bản Công Ước Chống Tra Tấn, trả tự do cho một số tù bất đồng chính kiến và nới lỏng kiềm chế tôn giáo. Tuy nhiên, theo ông, mức độ cấm vận bán võ khí sát thương cho Việt Nam được nới rộng hơn nhiều hơn nữa khi mà CSVN cải thiện nhân quyền nhiều nữa.
Ước mong Thượng Nghị sĩ McCain vào địa chỉ : http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/being-victims-of-death-penalty-because-of-torture-ha-12032014134232.html để nghe từng lời nói nấc nghẹn của bà Nguyễn Thị Loan khóc con là Hồ Duy Hải bị xử tử hình oan và sẽ bị thi hành án bằng tiêm thuôác độc trong tháng 12 này. Điểm đáng chú ý nhất trong hồ sơ vụ án là dấu vân tay và vết máu thu giữ tại hiện trường khi giám định không phải của bị cáo. Hung khí gây án gồm thớt, dao và ghế được ghi trong hồ sơ, thế nhưng cơ quan điều tra phải cho người mua thớt và dao về làm chứng cứ… Ngày 30, Thánh lễ cuối tháng 11, Cầu nguyện cho Công lý- Hòa bình, bà Loan đã hiện diện trong Thánh lễ và buổi thắp nến cầu nguyện để hiệp thông với người Công Giáo và không cho những nạn nhân chế độ tàn bạo và phi nhân.

Trong buổi Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam ngày 05.02.2014 tại trụ sở Liên hiệp quốc Genève (Thụy sĩ), Đại diện Mỹ phát biểu lo ngại vì Việt Nam vẫn tiếp tục sách nhiễu và bắt giam những người thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp; tiếp tục hạn chế tự do tôn giáo, sách nhiễu các Giáo Hội, công đoàn độc lập, và thực hiện lao động cưỡng bức. ngăn chặn khối xã hội dân sự tham gia tiến trình UPR và kiến nghị:
1. Việt Nam xem xét lại tất cả các đạo luật mơ hồ
2. Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho các tù nhân lương tâm, đặc biệt là: Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Điếu Cày, và Trần Huỳnh Duy Thức...
3. Thúc đẩy quyền của người lao động, và khẩn trương ký phê chuẩn Công ước Chống Tra tấn.

Cho đến nay, Việt Nam trả tự do cho Cù Huy Hà Vũ và Điếu Cày, nhưng với điều kiện là các tù nhân lương tâm này phải đi Hoa kỳ, không có lựa chọn. Tám ngày vừa qua, ngày 29.11.2014, ông Hồng Lê Thọ (blog Người Lót Gạch), một trí thức kiều bào về nước, và ngày 06.12.2014, ông Nguyễn Quang Lập (blog Quê Choa) vừa bị bắt giam theo điều 258 Bộ luật Hình sự, một điều luật bị lên án là mơ hồ nhằm trấn áp các tiếng nói phản biện trong nước.

Hiện Việt Nam đang có 2 tàu ngầm Kilo do Nga sản xuất trong khi Trung quốc đã mua 20 chiếc giống như vậy. Như vậy, sự thật Việt Nam có dám ứng chiến không ? Ngoài ra, những tướng tá cộâng nô đã đi hưu giáo đầu bộ đội đàn em là ‘dù có võ khí tối tân, nhưng không có dân ủng hộ thì cũng không có tinh thần để chiến đấu’. Nếu nghe lãnh đạo chính trị và quân sự đề cao việc cùng Tàu cộng để xây dựng xã hội chủ nghĩa, thì cần võ khí mua của Nga và Mỹ để đánh với ai ?

Năm 1988, Trung quốc đổ quân chiếm đảo, quân lính Việt Nam cộng sản được lệnh không kháng cự để địch bắn tan xác 65 chiến sĩ hải quân ở Gạc Ma chỉ trong vài phút. Tháng 05.2014 vừa qua, khi Trung quốc đặt giàn khoan dầu HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, hai bên chỉ giao chiến với nhau bằng súng bắn nước và giao việc bảo vệ lãnh hải quốc gia cho đồng bào đánh cá.

Để kháng chiến chống Pháp, Hồ Chí Minh đã đặt Việt Nam cộng sản vào mình là trong vòng tay Trung cộng. Nhờ đó, đảng cộng sản Việt Nam thắng trận Điện Biên Phủ và buộc Mỹ rời Việt Nam nhờ vũ khí Trung quốc. Ngày nay, dân Việt Nam trả tiền mua võ khí của Mỹ. Không may, khi mật ước Thành đô có hiệu lực, những võ khí này sẽ thuộc Tàu.

Theo ước tính quốc tế, ngày nay, mỗi người dân đang chia tổng số nợ công là 900 mỹ kim và số ngoại tệ này sẽ tăng để mua võ khí ‘made in U.S.A’. Tháng 11 năm 1963, cũng súng đạn mang xuất xứ này đã giết chết hai Tổng thống Ngô Đình Diệm và John F. Kennedy. Sau đó, nhà nước Hoa kỳ gởi Quân đội chiến đấu sang Việt Nam, rồi rút về năm 1973…

Ngày 02.12.2014, ông Ted Osius, tân Đại sứ Mỹ ở Hà Nội đã ngỏ lời với người Việt Nam : « Ngoại trưởng John Kerry đã nói: ‘Một đất nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng, độc lập, tôn trọng pháp luật và nhân quyền đã, đang và sẽ là người bạn đồng hành không thể thiếu được của Hoa Kỳ. Chúng ta sẽ sớm kỷ niệm 20 năm quan hệ hữu nghị Mỹ - Việt, tôi mong muốn thúc đẩy mối quan hệ đối tác toàn diện bằng việc tăng cường các chương trình trao đổi sinh viên, đẩy mạnh sự hợp tác trong lĩnh vực y tế và bảo vệ môi trường ».

Chúng ta có thể tin không ?

Hà Minh Thảo
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Những hiểu biết chính xác về Đức Giêsu (1)
Lm. Nguyễn Hữu Thy
02:12 06/12/2014
Những hiểu biết chính xác về Đức Giêsu (1)

Nhân thân Đức Giêsu

Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa Nhập Thể, nghĩa là Người vừa là Thiên Chúa thật vừa là người thật. Đó là niềm xác tín của Kinh Tin Kính Kitô giáo. Nhưng đã là người thật, thì Đức Giêsu cũng phải chịu những điều kiện của phạm trù thời gian và không gian như bao phàm nhân khác. Vì thế, Đức Giêsu cũng có cha có mẹ, đã được sinh, mang một tên gọi riêng, có một tổ quốc, có một quê hương, v.v…!

Thánh danh „Jesus“ – „Giêsu“ Tên „Jesus“ được la-tinh hóa từ tiếng Hy-lạp cổ Ἰησοῦς. Đó cũng là hình thức viết tắt từ „Jeschua“ (hay Jeschu) trong tiếng Arménien, được phiên dịch từ tiếng Do-thái „Jehoschua“, tên gọi của người Do-thái thuộc nam giới. Còn từ „Jehoschua“ được ghép lại bởi hai từ khác là „Jeho“ – tên Thiên Chúa JHWH – và động từ „jascha“ trong tiếng Do-thái và có nghĩa là giúp đỡ hay cứu vớt.(1)

Như vậy, tên „Jesus“ trong tiếng La-tinh hay được phiên âm ra thành „Giêsu“ trong tiếng Việt có nghĩa „Thiên Chúa là sự cứu rỗi“ hay „Thiên Chúa trợ giúp“ (x. Mt 1,21; Cv 4,12). Trong truyền thống Do-thái cổ, hình thức tên gọi như thế là một điều bình thường, chứ không cần phải bổ túc thêm bằng cách đặt thêm một tên gọi khác bằng tiếng Hy-lạp hay La-tinh hay đặt thêm một tên mới khác.(2)

Một vài chỗ khác trong Phúc Âm thay vì xưng tên „Giêsu“ người ta gọi Người là „Con ông Giuse“ (x. Lc 3,23; 4,22) hay „Con bà Maria“ (Mc 6,3; Mt 13,55), hay gọi Người là „người thành Na-da-rét“ để nói lên nơi Người xuất thân. (x. Mc 1,9; Mt 2,23). Phúc Âm ghi rõ:

Ông (Giuse) đến ở tại một thành kia gọi là Na-da-rét, để ứng nghiệm lời đã phán qua miệng ngôn sứ rằng: Người sẽ được gọi là người Na-da-rét.“(Mt 2,23).

Ngày sinh nhật và cuộc tử nạn của Đức Giêsu

Các Kitô hữu tiên khởi không hề đặt ra vấn đề về ngày tháng và năm sinh của Đức Giêsu. Việc hai thánh sử Mát-thêu (2,1tt) và Luca (1,5) trình thuật Đức Giêsu được sinh ra dưới thời Hê-rô-đê đại đế còn trị vì là một điều khả tín. Vì thế, Đức Giêsu rất có thể được sinh ra vào giữa các năm thứ 7 và 4 trước Công Nguyên (TCN).(3)

Những nỗ lực tìm cách xác định ngày tháng năm sinh của Đức Giêsu một cách chính xác dựa theo những trình thuật trong Phúc Âm hay theo khoa thiên văn học, thì nếu xét về mặt khoa học không phải là một bảo đảm chắc chắn.(4) Vì thế, việc tính năm sinh của Đức Giêsu theo niên lịch Kitô giáo, tức lấy năm sinh của Đức Giêsu làm năm thứ nhất của niên lịch như hiện nay là một sự nhầm lẫn.

Ví dụ: Phúc Âm thánh Luca (2,2) ghi „đây là cuộc kiểm tra dân số, được thực hiện thời ông Qui-ri-ni-ô làm tổng trấn xứ Syria.“ Nhưng theo các nguồn sử liệu của Rôma, cuộc kiểm tra dân số chỉ được thực hiện vào năm thứ 6 hay thứ 7 sau Công Nguyên (SCN), còn một cuộc kiểm tra dân số sớm hơn là một điều không thể chứng minh được.(5) Vì thế, đa số cho rằng đoạn văn trình thuật của thánh sử Luca ở trên (2,2) là một sự ghi nhận niên biểu sai lầm, vì chỉ muốn khẳng định Bét-lê-hem là nơi Chúa sinh ra.(6)

Các bản Phúc Âm thường chỉ trình thuật từ năm thứ nhất cho tới ba năm cuối cùng của Đức Giêsu. Theo Phúc Âm thánh Luca (3,1), ông Gioan Tẩy Giả xuất hiện „vào năm thứ 15 dưới triều hoàng đế Ti-bê-ri-ô.“ Theo sự dẫn chứng chính xác duy nhất về niên biểu trong Tân Ước, Đức Giêsu khởi đầu cuộc sống công khai của Người sớm nhất vào năm thứ 28, ngay sau khi ông Gioan Tẩy Giả bị cầm tù (x Mc 1,14). Và người ta cho rằng Đức Giêsu vào lúc bấy giờ vào khoảng 30 tuổi (Lc 3,23)(7)

Theo Kinh Thánh Tân Ước, dưới áp lực của các Thượng Tế và tầng lớp lãnh đạo Do-thái vào lúc bấy giờ, Pontiô Phi-la-tô, tổng trấn xứ Giu-đê-a từ năm 26 đến năm 36, đã ra lệnh xử tử Đức Giêsu vào ngày thứ sáu, một ngày trước ngày Sabbat trong thời gian mừng Lễ Vượt Qua của người Do-thái. Đối với các Thánh Sử của Phúc Âm Nhất Lãm, biến cố xảy ra vào chính Ngày Lễ, sau buổi chiều trước Lễ Vượt Qua, tức vào ngày 15 tháng Nisan trong niên lịch Do-thái; còn theo Phúc Âm thánh Gioan, ngược lại biến cố xảy ra vào buổi chiều trước Lễ Vượt Qua, tức vào ngày 14 tháng Nisan. Vậy, nếu tính theo niên lịch và thiên văn học thì ngày 15 tháng Nisan thuộc các năm 31 và 34 SCN, còn ngày 14 tháng Nisan là một ngày thứ sáu thuộc các năm 30 và 33. Ngày nay nhiều nhà nghiên cứu Kinh Thánh cho rằng xét về mặt lịch sử, niên biểu trong Phúc Âm thánh Gioan là khả tín.(8) Đa số cho rằng có lẽ năm 30 là năm Chúa chịu chết, vì thánh Phaolô thành Tarsus trở lại đạo vào giữa các năm 32 và 35 SCN.(9) Và cũng theo đó, Đức Giêsu vào trạc tuổi giữa 30 và 40.

Nơi sinh của Đức Giêsu

Dưới cái nhìn khoa học, thì những trình thuật về biến cố giáng sinh của Đức Giêsu trong Tân Ước (Mt 1-2; Lc 1-2) mang tính chất truyền kỳ, có nhiều điểm khác biệt nhau và chứa đựng nhiều đặc tính thuộc thần bí học, những điều mà người ta không tìm thấy trong Phúc Âm thánh Mác-cô.(10)

Trong những trình thuật ấy, các tác giả còn đề cập tới gia phả tổ tiên của Đức Giêsu (Mt 1; Lc 3), Thiên Thần loan báo biến cố giáng sinh (Lc 1,26), sự thụ thai bởi quyền năng Chúa Thánh Thần, sự đồng trinh của Đức Mẹ khi sinh con (Mt 1,18; Lc 1,35), sự kính viếng của các đạo sĩ phương đông (Mt 2,1) và ngôi sao lạ đã dẫn đường cho các ngài đến nơi con trẻ được sinh ra (Mt 2,2), việc Hê-rô-đê tàn sát các hài nhi (Mt 2,13; x. Xh 1,22) và cuối cùng là biến cố Thánh Gia Thất trốn sang Ai-cập. (Mt 2,16tt.)

Lưu truyền cho rằng Đức Giêsu giáng sinh tại Bê-lem (Mt 2,1tt; Lc 2,4), vì dựa theo lời tiên báo được ngôn sứ Mi-kha (5,1) ghi lại, thì Đức Giêsu „Con vua Đa-vít“ phải được sinh ra tại chính quê hương của vua Đa-vít là Bê-lem (1Sm 20,6.).(11) Đó là niềm xác tín của các Kitô hữu tiên khởi và qua đó họ khẳng định rằng Đức Giêsu quả thật là Đấng Mê-si-a, là Đấng Cứu Thế.(Rm 1,3)(12)

Còn các nhà sử học thường cho rằng Đức Giêsu được sinh hạ tại thành Na-da-rét và địa danh này cũng được coi là sinh quán của cha Người và cũng là trú quán của cả gia đình Người (x. Mc 6,1tt; Mt 13,54; Lc 2,39), đồng thời chính ở đây Người đã lớn lên và trưởng thành. (Lk 4,16.22) (13)

Theo khám phá mới nhất của khoa khảo cổ học về các nhà cửa và các đồ gia dụng, địa danh Na-da-rét với dân số tối đa khoảng chừng 400 người vào thời Đức Giêsu là một điều minh nhiên.(14)

Gia đình Đức Giêsu

Theo trình thuật của Phúc Âm thánh Mác-cô (6,3), Đức Giêsu là “Con đầu lòng của bà Maria.” Thánh Giuse không hề được đề cập tới trong bản Phúc Âm Mác-cô. Trong khi đó, bản gia phả của Người (Mt 1,16; Lc 3,23) đã nhấn mạnh đến dòng dõi phụ hệ nguyên thủy của Người và cho rằng Người là “Con ông Giuse.” Chính Mẹ Người và những cư dân xứ Ga-li-lê-a cũng gọi Người tương tự như thế. (Lc 2,48; Ga 6,42.). Phúc Âm thánh Luca (Lc 2,21) cũng trình thuật Đức Giêsu chiếu theo luật Tora được cắt bì vào ngày thức tám và theo truyền thống Do-thái Người cũng sẽ được đặt tên theo tên gọi của cha Người, tức „Jeschua ben Josef“, như Phúc Âm Luca (4,22) đã chứng thực. Nhưng sau khi Đức Giêsu chịu phép rửa của ông Gioan Tẩy Giả ở sông Gióc-đan, các Thánh Sử của Phúc Âm Nhất Lãm không còn nói đến ông Giuse nữa.

Hiện tượng im lặng này đã gây ra nhiều suy diễn khác nhau. Học giả Bruce Schilton, một nhà chuyên môn về Kitô giáo và Do-thái giáo, đã dựa theo Phúc Âm thánh Mát-thêu 1,18 để cho rằng Đức Giêsu đã được thụ thai trước khi hôn nhân giữa Maria và Giuse chính thức thành sự và ông Giuse đã qua đời sớm. Bởi vậy, trước mắt những người đồng hương của Người ở Na-da-rét, Đức Giêsu bị coi là con ngoại hôn (tiếng Do-thái: ממזר, mamzer‎) và không được quyền thừa hưởng gia tài (x. Ga 8,41). Hơn nữa, ông Giuse qua đời sớm, nên không một ai có quyền chứng thực quyền làm cha của ông.(15)

Về phía người Do-thái cũng đã từng có những châm biếm chống lại giáo huấn của Giáo Hội về việc Đức Giêsu được sinh ra bởi mẹ đồng trinh. Trong tác phẩm minh giáo „Contra Celsum“ của ông, Origenes gay gắt chống lại triết gia thời cổ đại Aulus Cornelius Celsus, người luôn lên tiếng phê bình và thóa mạ Kitô giáo một cách vô bằng cứ(16) và cho rằng Đức Giêsu là con ngoại hôn của người yêu của Mẹ Người có tên là „Panthera“.(17)

Trong khi đó, nhiều nhà chú giải chân chính về Tân Ước cho rằng cương vị làm cha của ông Giuse là điều tất yếu và ngài vốn xuất thân từ dòng dõi vua Đa-vít.(18)

Theo Phúc Âm thánh Mác-cô 6,3, Đức Giêsu có bốn người anh em – Gia-cô-bê, Gio-xết, Giu-đa và Si-mon – và một vài người chị em gái không được nêu tên. Tên của những người anh em của Chúa được gọi theo tên của một vài người trong mười hai người con của ông Gia-cóp và việc Đức Giêsu với tư cách là con trai đầu lòng đã được dâng hiến cho Thiên Chúa trong Đền Thờ đúng theo luật Tora (Lc 2,23) đã nói lên rằng gia đình của Người là một gia đình Do-thái đạo hạnh. Còn cụm từ „anh em“ hay „chị em“ được dùng ở đây không hẳn là anh chị em ruột, nhưng theo cách thức sử dụng ngôn ngữ của Kinh Thánh, thì cụm từ „anh em“ hay „chị em“ cũng được hiểu là anh chị em họ.(xem Google „Geschwister Jesu.“ Lối giải thích này biện minh cho tín điều „Đức Maria trọn đời đồng trinh“ của Giáo Hội Công Giáo Rôma và của Giáo Hội Chính Thống.(19)

Theo tất cả bốn bản Phúc Âm, cuộc sống hoạt động công khai của Đức Giêsu đã gây ra bất bình giữa Người với anh em bà con của Người, vì họ cho rằng Người đã không chu toàn Điều Răn Thứ Bốn của Thập Giới Điều của Thiên Chúa „Ngươi hãy thờ cha kính mẹ“ (Xh 20,12; Đnl 5,16) đối với Mẹ Người và dòng họ Người, vì Người đã bỏ gia đình để đi giảng đạo khắp mọi nơi trong nước. Sự diễn giải và hiểu biết Kinh Thánh thời bấy giờ cho rằng những đứa con trai đầu lòng là phải ở nhà lo cho cha mẹ và dòng tộc của mình, chứ không được tự do đi xa gia đình làng xóm. (20) Vì thế, những người bà con họ hàng của Người đã tìm cách giữ Người ở lại trong gia đình và khi dự định của họ bất thành thì họ cho rằng Người bị điên khùng (Mc 3,21).

Nhưng một trong những điều kiện theo Chúa là phải từ giã gia đình và những người thân thuộc của mình (Mt 10,37; Lc 14,26). Đây là điều kiện mà người ta cho rằng chính những người sống trong cộng đoàn Qumran (tương tự một Dòng Tu) vào thời bấy giờ cũng thực hành. Và cũng như họ, Đức Giêsu đã công khai đòi hỏi những người muốn sống theo lý tưởng của Người cũng phải sống „vô gia đình“, không lập gia đình riêng. Bằng cứ là các Môn đệ đầu tiên của Người bỏ lại cha mình cùng những người làm công cho họ để đi theo Người (Mc 1,20).(21) Điều kiện ấy vẫn tiếp tục được áp dụng trong Giáo Hội Công Giáo cho tới ngày nay: Tất cả những ai muốn sống đời Tu Dòng hay vào hàng Giáo Sĩ đều buộc phải sống độc thân với ba lời khấn. Đức Giêsu muốn các Môn đệ của Người phải từ bỏ gia đình và sự ràng buộc máu mủ tự nhiên để lập nên một gia đình mới, gia đình „siêu nhiên“ hay cũng được gọi là „linh tông“, gồm những kẻ chỉ tìm kiếm Nước Trời và sống theo Phúc Âm, như Người đã giải thích cho họ: „Ai thực thi thánh ý Thiên Chúa là anh, là chị và là mẹ của tôi“ (Mc 3,35), chứ không phải để loại bỏ hay giảm thiểu giá trị thể chế gia đình

Trong khi đó, các thầy Kinh sư Do-thái cũng đòi hỏi sự tuân phục đối với luật Tora, tức tuân phục đối với cha mẹ mình, nhưng họ lại không đòi hỏi phải hoàn toàn tách rời khỏi gia đình. (22) Chúng ta cũng đừng vội lầm tưởng rằng Đức Giêsu loại bỏ Điều Răn Thứ Bốn. Không bao giờ. Chẳng những Người không loại bỏ mà còn đòi buộc người ta phải chu toàn luật thảo hiếu đối với cha mẹ mình một cách đúng đắn (Mc 7,8-12), chứ không vì bất cứ lý do gì, kể cả những lời thề hứa này nọ để có thể miễn trừ khỏi phải thảo hiếu với cha mẹ mình được.(23)

Vì các người đồng hương Na-da-rét hoàn toàn chối từ các giáo huấn của Người và tẩy chay Người (Mc 6,1-6), nên Đức Giêsu không còn trở lại đó nữa. Nhưng bù lại, có những phụ nữ đạo đức quen biết lo lắng giúp đỡ Người và các Môn đệ của Người, và họ còn trung thành tin tưởng vào Người ngay cả sau cuộc khổ nạn của Người. (x. Mc 1,31; 15,41). Còn đối với Mẹ Người, Người luôn kính yêu và cả ngay khi còn hấp hối trên thập giá Người vẫn tìm cách lo lắng cho Mẹ Người trong những năm tháng kế tiếp (x. Ga 19,26tt). Riêng các anh em họ hàng của Người, tuy „họ không tin vào Người“ (Ga 7,5), nhưng sau khi Người qua đời, một số trong họ đã cùng với Mẹ Người hợp tác với các Tông đồ để lập nên giáo đoàn tiên khởi. (Cv 1,14; 1 Kor 9,5; Gal 1,19). Và về sau, chính ông Gia-cô-bê, người đã được chứng kiến Đức Giêsu phục sinh (1 Cr 15,7), đã trở thành người điều khiển giáo đoàn tiên khởi Giê-ru-sa-lem này (Gl 2,9).

Trong một trích dẫn của nhà giáo sử Eusebius từ các sử liệu của thánh Hegesippus (100-180), một nhà giáo sử thời danh thuộc thế hệ các Kitô hữu tiên khởi ở Giê-ru-sa-lem, trong cuộc bắt đạo và tàn sát các Kitô hữu của ông ta vào năm 90 SCN, hoàng đế Domitian đã ra lệnh giam cầm cả những người cháu chắt của Chúa Cứu Thế và tra khảo họ. Và trong cuộc khảo cung này, có lẽ những người bà con của Chúa đã khai ra họ là hậu duệ của dòng tộc vua Đa-vít, nhưng có lẽ vì những tham vọng chính trị của ông cũng như nhìn thấy tình trạng cuộc sống nông dân nghèo nàn của những người này, hoàng đế Domitian đã phủ nhận điều họ khai và ông đã ra lệnh thả tự do cho họ. Sau đó, chính những người bà con cháu chắt này của Chúa đã trở thành những thành phần nòng cốt của giáo đoàn tiên khởi. Điều đó cũng muốn nói rằng sự khẳng định Đức Giêsu là hậu duệ của vương triều Đa-vít là một điều khả tín.(24)

Ngôn ngữ và nghề nghiệp của Đức Giêsu

Là người Do-thái sống ở xứ Ga-li-lê-a, tất nhiên ngôn ngữ thông dụng hằng ngày của Đức Giêsu vào lúc bấy giờ là tiếng Arménienne hay Aramäisch thuộc phía tây. Điều này được phần Kinh Thánh Tân Ước chứng thực qua một vài trích dẫn những lời phát biểu bằng tiếng Aramäisch của Đức Giêsu. Mặc dầu người ta có thể chuyển ngữ những kiểu nói và phát biểu trong tiếng Hy-lạp sang tiếng Aramäisch, nhưng qua những khám phá của Joachim Jeremias, nhà thần học Tin Lành và là nhà chuyên môn về đông phương học, từng đã sống và làm việc tại Giê-ru-sa-lem, người ta có được tiêu chuẩn quan trọng để phân biệt được „sự chính xác“ giữa những lời phát biểu của Đức Giêsu và những diễn giải của các Kitô hữu tiên khởi. (25)

Một điều chúng ta cũng không nên quên là ở Palestina vào thời Đức Giêsu người ta hầu như không còn nói thứ tiếng Do-thái như được sử dụng trong Kinh Thánh nữa. Tuy nhiên Đức Giêsu vẫn có thể đọc và hiểu được tiếng Do-thái cổ ấy, dẫn chứng là Người đã từng đọc Kinh Thánh Tanach (tiếng Do-thái: ‏תנ״ך ‎ TNK) bằng thứ tiếng ấy trong các Hội đường Do-thái ở Ga-li-lê-a và còn diễn giải cho những người có mặt trong Hội đường nghe nữa. Hơn thế nữa, Người còn có thể đọc được những bản văn Kinh Thánh từ những bản dịch từ tiếng Aramäisch (Targumim).(26) Còn câu hỏi là liệu Đức Giêsu có nói được tiếng Koine, một loại tiếng Hy-lạp mà các dân cư xưa kia ở phía Đông đế quốc Rôma sử dụng hằng ngày, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những giả thiết khác nhau, vì thiếu dẫn chứng trong Tân Ước. Vì thế, có người cho là rất có thể, (27) có người lại cho là không thể.(28)

Về thủa thiếu thời của Đức Giêsu thì Kinh Thánh Tân Ước chỉ ghi lại biến cố khi Người mới 12 tuổi đã ngồi diễn giải Kinh Thánh cho các Luật Sĩ trong Đền Thờ Giê-ru-sa-lem và đã khiến cho các nhà thông luật này phải kinh ngạc trước sự thông minh phi thường của Người (Lc 2,46tt.). Nhưng nhiều nhà chuyên môn cho rằng biến cố này mang tính cách truyền kỳ, với mục đích là muốn khẳng định sự thông biết Kinh Thánh của Đức Giêsu.(29) Vào thời bấy giờ hầu như tất cả các con cái của những gia đình Do-thái nghèo cũng đều có thể biết đọc và biết viết, hầu chúng có thể đọc được Kinh Thánh. Trường hợp vì nhà nghèo nên không có các cuộn băng Kinh Thánh ở nhà thì chúng học ở các trường Tora hay ở các Hội đường.

Theo Phúc Âm thánh Luca 4,16, Đức Giêsu đọc Sách Thánh Tora trong Hội đường Do-thái ở Na-da-rét trước khi Người cắt nghĩa đoạn Kinh Thánh cho các người hiện diện. Còn theo Phúc Âm thánh Mác-cô 6,2, các người hiện diện trong Hội đường đã quá ngạc nhiên về bài giảng của Người và nhận thấy cách thức diễn giải Kinh Thánh của Người khác với lối diễn giải truyền thống quen thuộc. Trong khi đó theo Phúc Âm thánh Gioan 7,15, những người có mặt trong Hội đường đã tự hỏi nhau: „Ông này không hề học Kinh Thánh, tại sao nay ông ta lại có thể thông thạo được như vậy?“ Còn khi đối thoại hay tranh luận với các người Do-thái, Đức Giêsu thường lặp lại: „Các ông chưa đọc…sao?“ (Mc 2,25; 12,10.26; Mt 12,5; 19,4 ) và lại tiếp tục trích dẫn Kinh Thánh. Còn trước câu hỏi là liệu Đức Giêsu có thể viết được hay không, câu trả lời là không chắc chắn. Phúc Âm thánh Gioan 8,6.8 có trình thuật một lần kia Đức Giêsu đã dùng ngón tay viết hay vẽ trên mặt đất, chỉ có thế thôi.

Còn hình thức giảng dạy hay lý luận của Đức Giêsu còn chịu ảnh hưởng phương pháp của các giáo sĩ Do-thái giáo (Halacha và Midraschim). Vì thế các Môn đệ đầu tiên của Người thường gọi Người là „Rabbi“ („Thầy“, Giáo sĩ Do-thái) (Mc 9,5; 11,21; 14,45; Ga 1,38.49; 3,2; 4,31) hay „Rabbuni“ („Sư Phụ „): Mk 10,51; Joh 20,16). Cách xưng hô trong tiếng Aramäisch như thế tương đương với tiếng Hy-lạp διδάσκαλος và có nghĩa là „Thầy giáo.“ Các Môn đệ xưng hô với Đức Giêsu như thế là tỏ ý tôn kính Người và coi Người cùng cấp bậc với các Kinh Sư và các Thầy Pha-ri-sêu, những người tự coi mình là người diễn giải và cắt nghĩa Luật Mô-sê. (Mt 13,52; 23,2.7 tt.) Do cách thức cắt nghĩa luật Tora trong Sách Thánh Do-thái Tanach của Đức Giêsu hoàn toàn tương tự như cách thức của các Rabbi xưa kia sử dụng, giáo sư Pinchas Lapide (1922-1997), người Đức gốc Do-thái, đã cho rằng chắc chắn Đức Giêsu đã từng theo học tại trường Tora.(30)

Còn nghề nghiệp thì theo Phúc Âm Mác-cô 6,3 và Mát-thêu 13,55 gọi Người là „bác thợ“, tức nghề thủ công bằng chân tay của thánh Giuse, (tiếng Hy-lạp: τέκτων) và người ta thường nhầm lẫn dịch là „nghề thợ mộc.“(31) Từ τέκτων được cho là một nghề có liên quan đến những chất liệu rất cứng như gỗ hay đá, v.v…và nói chung là nghề thủ công, chứ không hẳn là nghề thợ mộc. Người ta phỏng đoán là Đức Giêsu cũng như đa số các thanh thiếu niên Do-thái đã học nghề của cha mình. Mặc dù nghề thủ công xưa kia đối với một Rabbi là một điều bình thường, Kinh Thánh Tân Ước không hề đề cập tới.(32) Sự hiểu biết về nghề thủ công của Đức Giêsu đã biểu lộ qua các dụ ngôn Người nêu lên, như trong Luca 6,47-49 và Mác-cô 12,10. Theo nhiều nhà chuyên môn khi cắt nghĩa các phát biểu của Người (như Luca 5,1-7; Gioan 21,4-6) đã cho rằng Đức Giêsu rất có thể làm nghề chăn chiên, canh nông hay chài lưới.(33)

Thành Na-da-rét nằm cách thành Sepphoris vào khoảng 7 cây số, là nơi vua Hê-rô-đê An-ti-pát đã cho xây dinh thự của ông ta và là nơi có rất nhiều đại điền chủ ở. Vì thế, Sepphoris có thể đã thu hút nhiều dân cư ở các làng kế cận đến sinh nhai kiếm sống. tuy nhiên Kinh Thánh Tân Ước không nhắc đến thành phố này và cho rằng Đức Giêsu đã không được sai đến với các dân ngoại.(34)

Lm Nguyễn Hữu Thy

(Con tiep)

__________________

Chú thích

1. Werner Foerster, Art. Ἰησοῦς, trong: ThWNT III, Stuttgart/Berlin/Köln 1990, ISBN 3-17-011204-X, trang 290.

2. Martin Karrer: Jesus Christus im Neuen Testament. Vandenhoeck & Ruprecht, Göttingen 1998, trang 46tt.

3. Eduard Lohse, Anton Vögtle: Geschichte des Urchristentums. In: Thomas Kaufmann, Raymund Kottje, Bernd Moeller, Hubert Wolf (Hrsg.): Ökumenische Kirchengeschichte 01: Von den Anfängen bis zum Mittelalter. Wissenschaftliche Buchgesellschaft, Darmstadt 2006, ISBN 3-534-15804-0, trang 7.

4. Gerd Theißen, Anette Merz: Der historische Jesus. Ein Lehrbuch. 2001, trang 149-151; Eduard Schweizer: Jesus Christus I, ThRE, trang 710.

5. Jürgen Roloff: Jesus. 2011, S. 36; Max Küchler, Rainer Metzner: Die Prominenten im Neuen Testament: Ein prosopographischer Kommentar. 2008, trang 226; Geza Vermes: Anno Domini: Ein Who's Who zu Jesu Zeiten. 2008, trang 314.

6. Michael Wolter: Theologie und Ethos im frühen Christentum: Studien zu Jesus, Paulus und Lukas. 2009, trang 339; John Dominic Crossan: Who was Jesus? 1999, trang 18.

7. Leonard Goppelt: Zur Chronologie Jesu. In: Theologie des Neuen Testaments, Göttingen 1978, trang 71.

8. (Michael Theobald: Das Herrenmahl im Neuen Testament. In: Theologische Quartalsschrift 183/2003, trang 261: verweist u.a. auf Johannes P. Meier, Jürgen Becker, Gerd Theißen/Annette Merz, Wolfgang Schrage, Martin Dibelius.

9. Gerd Theißen, Annette Merz: Der historische Jesus. Ein Lehrbuch. Göttingen 2001, trang 152 tt.

10. Gerd Theißen, Annette Merz: Der historische Jesus. Ein Lehrbuch. Göttingen 2001, trang 150.

11. x. Gerd Theißen, Annette Merz: Der historische Jesus. Ein Lehrbuch. Göttingen 2001, trang 158.

12. Jens Schröter: Jesus von Nazaret. Leipzig 2006, trang 72 tt.

13. Gerd Theißen, Annette Merz: Der historische Jesus. Ein Lehrbuch. Göttingen 2001, trang 158 tt.

14. James F. Strange: Nazareth. ABD 4, trang 1050 tt.; Jens Schröter: Jesus von Nazaret. Leipzig 2006, trang 76; Israel News, 23. Dezember 2009: House from Jesus' time excavated.

15. x. Bruce Chilton: Jesus, le mamzer (MT 1.18). New Testament Studies, Cambridge University Press, 2001, ISSN 0028-6885, trang 222–227.

16. Gegen Celsus, griech. Κατὰ Κέλσου Kata Kelsou, lat. Contra Celsum, là một tác phẩm mang tính cách minh giáo của văn sĩ và thần học gia Kitô giáo Origenes chống lại những sách vở của triết gia ngoại giáo thời cổ đại là Celsus, gồm tám cuốn, được biện soạn vào năm 248.

17. Peter Schäfer: Jesus im Talmud. Mohr/Siebeck, Tübingen 2007, ISBN 978-3-16-149462-8, trang 37-39.

18. Walter Gerwing: Die Gottesherrschaftsbewegung Jesu. Lit Verlag, 2002, ISBN 3-8258-6299-2, trang 22; Gerd Theißen, Annette Merz: Der historische Jesus. Ein Lehrbuch. Göttingen 200, trang 183tt.

19. x. Lorenz Oberlinner: Historische Überlieferung und christologische Aussage. Zur Frage der 'Brüder Jesu' in der Synopse. Stuttgart 1975; zurückgewiesen von Rudolf Pesch: Das Markusevangelium Band 1, HThK NT II/1, Herder, Freiburg u.a. 1976, trang 323; Joachim Gnilka: Das Evangelium nach Markus, Evangelisch-Katholischer Kommentar zum Neuen Testament II/1, Neuenkirchener Verlag, Neukirchen-Vluyn 1978, ISBN 3-7887-0576-0, trang 234.

20. Harry Jungbauer: „Ehre Vater und Mutter“, Der Weg des Elterngebots in der biblischen Tradition. Mohr/Siebeck, Tübingen 2002, trang 80 tt.; Cornelis Houtman: Das Bundesbuch: ein Kommentar, Brill, Leiden 1997, trang 131 tt.

21. Rudolf Pesch: Das Markusevangelium. Bd. 1, HThK NT II/1, Herder, Freiburg 1976, trang 223.

22. Joachim Gnilka: Das Matthäusevangelium. HThK NT I/1, Herder, Freiburg 1986, trang 396.

23. Rudolf Pesch: Das Markusevangelium. Band 1, trang 374 tt.

24. Hans Conzelmann: Geschichte des Urchristentums. Göttingen 1978, trang 150.

25. Guido Baltes: Hebräisches Evangelium und synoptische Überlieferung: Untersuchungen zum hebräischen Hintergrund der Evangelien. Mohr/Siebeck, Tübingen 2011, ISBN 3-16-150953-6, trang 35.

26. Gerd Theißen, Annette Merz: Der historische Jesus. Ein Lehrbuch. Göttingen 2001, trang 318 tt.

27. x. Rainer Riesner: Jesus als Lehrer: eine Untersuchung zum Ursprung der Evangelien-Überlieferung. (1981) Mohr/Siebeck, Tübingen 2005, ISBN 3-16-146119-3, trang 206tt.

28. x. Gerd Theißen/Anette Merz: Der historische Jesus, 4. Auflage 2001, trang 162.

29. Jens Schröter: Jesus von Nazaret. Leipzig 2006, trang 77, Anmerkung 82.

30. Pinchas Lapide: Er predigte in ihren Synagogen. Jüdische Evangelienauslegung. Gütersloher Verlagshaus 1980, ISBN 3-579-01400-5.

31. Menge-Gütling: Griechisch-deutsches Wörterbuch. Langenscheidt, München 2001, ISBN 3-468-02030-9.

32. Michael Schäfers: Prophetische Kraft der kirchlichen Soziallehre? Armut, Arbeit, Eigentum und Wirtschaftskritik. Münster 1998, trang 87 tt.

33. James H. Charlesworth: The historical Jesus. An essential guide. Nashville 2008, trang 69–71.

34. Wolfgang Stegemann: Jesus und seine Zeit. Stuttgart 2010, S. 249; Gerd Theißen, Annette Merz: Der Historische Jesus. Ein Lehrbuch. Göttingen 2001, trang 159.
 
Văn Hóa
Giải viết văn đường trường 2015
Lm. Trăng Thập Tự
11:34 06/12/2014
GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG 2015

BẢN TIN 01

Giải Viết Văn Đường Trường đang được tổ chức là một nỗ lực khiêm tốn mang theo một số ước vọng cụ thể:

- Tạo sân chơi cho các bạn trẻ (dưới 40 tuổi) tập viết truyện ngắn và rèn luyện ngòi bút qua cuộc thi kéo dài 6 năm (năm 2015 này là năm thứ 3).

- Tập hợp những truyện ngắn tốt có nội dung Kitô giáo để giới thiệu, tổ chức in ấn và xuất bản trong một tủ sách văn học Công Giáo.

- Tổ chức gặp gỡ các tác giả nhân ngày trao giải để những người cầm bút có dịp tiếp xúc quen biết nhau, cùng nhau thảo luận trao đổi và hướng đến một định hướng chung và cách làm việc chung cho văn học Công Giáo.

- Lễ trao giải hằng năm được tổ chức vào buổi chiều lễ Thánh Matthêu, bổn mạng giới cầm bút, 21-9, và tiếp nối bằng cuộc hành hương kỷ niệm sinh nhật của nhà thơ Hàn Mạc Tử vào hôm sau, 22-9. Những người cầm bút ở những nơi khác nhau không về dự được đều có thể hiệp thông cầu nguyện từ xa. Hy vọng với một nhịp sinh hoạt đều đặn hằng năm như thế, sẽ tăng thêm cảm hứng cho những người có khát vọng dâng tài năng văn thơ của mình để ca tụng Thiên Chúa và phục vụ Hội Thánh, rồi dần dần có thể trở thành một ngày hội ngộ truyền thống của giới cầm bút Công Giáo.

Ước mong quý độc giả và các cây bút truyện ngắn ở khắp nơi tích cực vận động để có thêm nhiều tác giả hưởng ứng và tiếp tục tham gia cuộc thi.

Xin mời xem Bản Thể Lệ Giải Viết Văn Đường Trường và 7 tác phẩm dự thi đầu tiên mới được chọn qua vòng sơ tuyển, tại

http://gpquinhon.org/qn/news/van-hoa/Giai-Viet-Van-Duong-Truong-2015-Ban-tin-01-3097/#.VIF_mtKsW-l

Linh mục TRĂNG THẬP TỰ
 
Tâm niệm : Năm Thánh Hiến
Đinh Văn Tiến Hùng
11:03 06/12/2014
Tâm niệm NĂM THÁNH HIẾN

*” Hãy lay động thế giới ! Hãy chiếu sáng thế giới bằng chứng tá ngôn sứ của mình ! “
( Trích Sứ Điệp của ĐTC Phanxicô ngày khai mạc Năm Thánh Hiến : 30/11/14 – 2/2/15 )


Ôi Thánh Hiến mà sao nghe xa lạ !
Một mỹ từ dùng cho các Thánh Nhân,
Đâu giành cho kẻ yếu đuối phàm trần,
Nhưng đừng sợ ! Hãy phấn khởi hy vọng !

Đức Thánh Cha đã tuyên bố long trọng,
Trong Sứ Điệp năm Thánh Hiến đợi trông,
Hãy ‘ Vui tươi- Can đảm- và Hiệp thông ‘
Đó là ba chủ đề phải tâm niệm.

‘Vui tươi’ dâng lên Chúa lời khấn nguyện,
Luôn thực hành theo đường lối Phúc Âm,
Sẽ thấy an bình hạnh phúc trào dâng,
Và tràn ngập trong niềm tin dâng hiến.

‘Can đảm’ với tâm tình : Tin- Cậy- Mến,
Dù trông gai ta sẽ thắng vượt qua,
Dù biển trần uy hiếp nổi phong ba,
Ta vẫn an tâm không hề sợ hãi.

‘Hiệp thông’ luôn mở tấm lòng rộng rãi,
Yêu thương qua hình ảnh Chúa từ nhân,
Nâng đỡ người nghèo khốn khổ thế trần,
Bốn phương trời coi nhau là huynh đệ.

Từ thuở ban đầu cho tới ngày tận thế,
Luật yêu người do chính Chúa ban ra,
Tình Huynh Đệ là một bản Diệu ca,
Là ước nguyện của tình yêu Thượng Đế.

Tình yêu ấy qua muôn ngàn thế hệ,
Từ Sáng Thế khi tạo dựng con người,
Ban hồng ân Chúa đã phán một lời :
‘Ngươi ! Mang hình ảnh Ta được tạo dựng !’

Là tạo vật thấp hèn và bất xứng,
Được diễm phúc gọi Thiên Chúa là Cha,
Nên anh em bốn biển cùng một nhà,
Che chở nhau trong tình yêu Thánh Hiến.

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
 
Tiếng ru mùa Giáng Sinh
Lm. Trăng Thập Tự
11:14 06/12/2014
TIẾNG RU MÙA GIÁNG SINH

Tiếng hát mỗi lúc mỗi đem lễ Giáng sinh lại gần. Tiếng hát háo hức đón chờ một trẻ thơ được ban tặng cho hạnh phúc đời đời của nhân loại.

“Hội nhạc thiên quốc đắm say nghiêm quỳ

Dứt cung đàn hát, lặng nghe cõi thế trần

Giọng mẹ êm ái du dương trong ngần

Ru bên nôi thánh hài nhi.

Quì kề bên Chúa thơ nhi cơ hàn

Thánh nhan rực rỡ tựa vì sao sáng ngời

Mẹ nhẹ lên tiếng thanh bai vô hồi

Bên tai Giêsu Mẹ than.

Thiên cung thần phẩm vui mừng đắm say

Dứt cung nhạc thấy im lặng chín tầng

Khi nghe kề bên nôi hèn Chúa đây

Tiếng Đức Mẹ cất lên nhẹ hát mừng

Vừa nghe kề sát nôi hèn

Tiếng Mẹ nhẹ hát êm đềm

Vừa nghe kề sát nôi hèn

Êm ái giọng mẹ ru hát.”

(Nhạc Thánh Anphong - Lm Hoàng Diệp dệt lời).

Câu hát ca ngợi tiếng ru của người mẹ muôn đời. Câu hát đánh thức tiếng ru của người mẹ Việt Nam, cách riêng là những người mẹ Công Giáo. Cách nay ba mươi năm, cố nhạc sĩ Hùng Lân khi nhận được những bài lục bát mang tên “Giáo lý qua lời ca” đã viết cho chúng tôi hơn mười điệu ru Bắc Trung Nam để hát. Hồi ấy cả cố nhạc sĩ lẫn chúng tôi đều không có điều kiện để thực hiện ghi âm những điệu ru ấy. Nay những trang ronéo tác giả gửi tặng chúng tôi đã thất lạc nhưng có thể gia đình tác giả còn giữ và hy vọng một ngày nào đó một ai đó sẽ tìm đưa ra ánh sáng…

Tháng giêng năm 2014, Tủ sách Nước Mặn của Giáo phận Qui Nhơn có giấy phép xuất bản bốn quyển sách mỏng để đóng góp cho năm “tân phúc âm hóa cuộc sống gia đình”, nhưng chẳng hiểu vì đâu mãi gần cuối năm, sách mới in ra được. Theo thông lệ, năm mục vụ gia đình kể như đã xếp hồ sơ và lùi vào dĩ vãng. Tuy nhiên sứ mạng và những khó khăn của các gia đình Kitô hữu vẫn đang tồn tại. Để phục vụ nhu cầu rộng lớn khắp nơi, đang khi sách in vẫn có bày bán ở nhà sách, chúng tôi xin được phát hành miễn phí những sách này trên mạng internet. Đầu tháng 11, chúng tôi đã gửi đi quyển NĂM MƯƠI NĂM THỜ CÚNG TỔ TIÊN, mời xem tại

http://gpquinhon.org/qn/download/van-hoa/50-nam-tho-cung-to-tien/

Hôm nay xin được gửi trong file đính kèm đây quyển thứ hai: SỮA ĐỨC TIN VÀ NHỮNG CÂU TÂM NIỆM. Trước lễ Thánh Gia, chúng tôi sẽ đưa lên quyển thứ ba: HÔN NHÂN VÀ ĐẠO HIẾU (tài liệu dạy giáo lý hôn nhân) và quyển thứ tư: SỔ TAY TÂN PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH VÀ GIA TỘC (những chỉ dẫn ngắn gọn về tổ chức cuộc sống gia đình và giáo dục gia đình, về xây dựng tình gia tộc).

Tuy nhiên, ở nông thôn còn rất nhiều gia đình không có điều kiện tiếp cận internet, việc phát hành sách in vẫn cần thiết. Ban Mục vụ Gia đình Giáo phận Qui Nhơn ước mong được quý độc giả bốn phương giúp đỡ để có thể phát hành sách in miễn phí đến các gia đình ấy, cụ thể là cho khoảng 800 đôi bạn cử hành lễ cưới trong năm 2014 và khoảng 800 đôi năm 2015 trên địa bàn Giáo phận Qui Nhơn. Trong thực tế, việc dạy giáo lý hôn nhân ở các giáo xứ chỉ kịp chuẩn bị những điều tối thiểu để cử hành bí tích, các gia đình mới cần có thêm những tập chỉ dẫn để xây dựng hạnh phúc, để nuôi dạy con cái và để loan báo Tin mừng. Với 110.000 VND (# 5 USD) quí vị có thể tặng 2 bộ sách cho 2 gia đình trẻ. Xin gửi về Cha Trưởng ban Mục vụ Gia đình Giáo phận Qui Nhơn: Lm Antôn Nguyễn Huy Điệp, nhà thờ Đồng Tre, xã Xuân Phước, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, nguyenhuydiep2000@gmail.com, đtdđ: 0914-46-77-99. Xin chân thành cảm tạ.

Trở lại với những lời ru. Thật bất ngờ, ngày 18-8-2014, tham dự Đại hội Giáo lý Toàn quốc tại Huế, tôi được Ban Giáo lý Giáo phận Long Xuyên tặng 3 CD nhạc giáo lý, trong đó, tập đầu tiên mang tên GIEO HẠT, ghi âm 49 bài ru của quyển “Sữa Đức Tin” (Quyển này đã in lần đầu bằng ronéo hơn ba mươi năm trước đây). Xin chân thành cám ơn Ban Giáo lý Long Xuyên và trân trọng giới thiệu CD này với các bà mẹ Việt Nam. Nếu tôi không lầm thì CD đã được gửi tặng đến tất cả các Ban Giáo lý Giáo phận có về dự Đại hội. Quý cha và anh chị em có thể mượn lại để nhân lên dễ dàng… Các bà mẹ có thể ghi lại các bài ru mp3 vào điện thoại di động để mở cho con nghe. Cũng xin nhắc các bà mẹ là cần để điện thoại cách xa trên một mét để sóng điện từ khỏi làm hỏng tai các cháu.

Xin chúc mọi người, cách riêng là các bà mẹ và các cháu nhỏ một mùa Giáng sinh an lành, vui tươi, và Năm mới tràn đầy hạnh phúc trong Chúa.

Lm TRĂNG THẬP TỰ

 
Những câu chuyện mùa Giáng Sinh: câu chuyện có ý nghĩa nhất.
Trần Mạnh Trác
23:05 06/12/2014

Leo Tolstoy, tức là bá tước Lev Nikolayevich Tolstoy (09 tháng 9 - 1828 - 20 tháng 11 - 1910), là một văn hào vĩ đại nhất của Nga. Ngoài hai bộ trường thiên tiểu thuyết nổi tiếng là 'Chiến Tranh và Hoà Bình' và 'Anna Karenina', ông còn viết nhiều chuyện ngắn, tiểu luận, kịch bản, và phê bình phương pháp giáo khoa. Ông là người có uy tín nhất của giòng tộc Tolstoy.

"Giáng sinh đặc biệt của Lão Panov" (Papa Panov's Special Christmas) là một chuyện ngắn do ông phóng tác lại vở thoại kịch có tựa đề là 'Le père Martin' ra văn xuôi. 'Le père Martin' do văn sĩ người Pháp tên là Ruben Saillens sáng tác, ông cũng là một mục sư Tin Lành nổi tiếng và có tước hiệu là bá tước de Noël de Ruben Saillens(24 Tháng 6 - 1855 – 5 Tháng 1 - 1942). Chủ đề là lời Chuá trong đoạn Kinh Thánh (Matthew 25:35-40) "Ta đói, các ngươi đã cho ta ăn; Ta khát, các ngươi đã cho ta uống".

Lấy cảm hứng từ hai tác giả trên, ngày nay đã có 'hẳng hà xa số' các mô phỏng cuả câu chuyên trên, bằng thơ, bằng văn, bằng video và nhất là bằng hàng ngàn những vở kịch mà các em nhỏ học sinh thường trình diễn trong muà Giáng Sinh.

Chúng ta sẽ đọc cả hai tác giả, chuyện được biết nhiều hơn là 'Giáng sinh đặc biệt của Lão Panov cuả Leo Tolstoy' và vở kịch nguyên thủy là 'Lão Martin cuả Ruben Saillens'



Giáng sinh đặc biệt của Lão Panov - Leo Tolstoy

Hôm đó là ngày vọng (trước) Giáng sinh, Mặc dù chỉ mới có xế chiều mà đèn đã được thắp lên khắp cả, từ nhà ở cho đến các cửa tiệm trong ngôi làng nhỏ của nước Nga này, bởi vì những ngày mùa đông thì ngắn ngủi và rất chóng tàn. Những đứa bé vốn lúc nào cũng hớn hở đã chạy nhẩy lon ton ở bên trong và bây giờ, thoát ra từ những khung cửa chớp khép kín, là những âm thanh giống như bị bóp nghẹt cuả những cuộc trò chuyện và những tiếng cười đuà.

Lão Panov, ông thợ giày cuả làng, bước ra bên ngoài để có một cái nhìn rảo khắp. Những âm thanh của hạnh phúc, những ánh đèn rực rỡ và mùi vị thoang thoảng cuả những món ăn ngon muà Giáng sinh làm cho ông nhớ tới những muà Giáng sinh đã qua khi người vợ cuả ông vẫn còn sống và những đứa con vẫn còn bé bỏng. Bây giờ thì mọi người đã đi xa rồi. Khuôn mặt tươi vui tự nhiên của ông, thường đi đôi với một cặp mắt xe lại vì nếp cười, ẩn nấp sau cặp kính tròn, bây giờ trông buồn rời tợi. Tuy nhiên, ông đã bước vào trong nhà một cách dứt khoát, kéo cửa chớp xuống và đặt bình cà phê lên bếp than. Sau đó, với một tiếng thở dài, ông ngả người lên chiếc ghế bành lớn.

Lão Panov thường không đọc sách, nhưng tối nay, ông với lấy cuốn sách Kinh Thánh cũ cuả gia đình, và từ từ dùng ngón tay trỏ lân lê theo dòng chữ, ông đọc lại câu chuyện Giáng sinh. Ông đọc tới đoạn Bà Maria và Ông Giuse, mệt mỏi sau cuộc hành trình đi Belem, không tìm được một chỗ nào tại nhà trọ, phải sinh đứa con nhỏ trong một chuồng bò.

"Trời đất ơi, Trời đất ơi!" Lão Panov kêu lên, "nếu mà họ đến đây! Tôi sẽ nhường chiếc giường của tôi cho họ và tôi bảo đảm sẽ lấy tấm chăn bông của tôi để bao bọc cho đưá bé."

Khi ông đọc tiếp tới đoạn các nhà đạo sĩ đến thăm em bé Giêsu, tặng cho em nhiều món quà tuyệt vời. Thì sắc mặt cuả Lão Panov xụ xuống. "Tôi chẳng có món quà nào cho em cả," ông buồn bã nghĩ thế.

Rồi gương mặt cuả ông lại tươi lên. Ông bỏ cuốn Kinh Thánh xuống, đứng dậy và vươn cánh tay dài lên một ngăn tủ ở trên cao trong căn phòng nhỏ. Ông lấy xuống một chiếc hộp nhỏ đã phủ đầy bụi và mở ra. Bên trong là một cặp giày nhỏ bằng da hoàn hảo. Lão Panov mỉm cười hài lòng. Vâng, đôi giầy vẫn còn tốt như trước - đôi giày tốt nhất mà ông từng làm ra. "Tôi phải cho em đôi giầy này" ông định bụng như thế, rồi nhẹ nhàng cất chúng đi và ngồi xuống một lần nữa.

Ông bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, và càng đọc thì càng buồn ngủ hơn. Những giòng chữ bắt đầu nhảy múa trước mắt cho đến khi ông phải nhắm mắt lại, để nghỉ thêm một phút. Nhưng chẳng bao lâu thì Lão Panov ngủ vùi.

Trong giấc ngủ, ông thấy một giấc mơ. Ông nằm mơ một người nào đó đang ở trong phòng của mình và ông nhận biết, giống như mọi người đều nhận biết khi ở trong những giấc mơ cuả họ, ông nhận ra ngay người đó là ai. Là Chúa Giêsu.

"Panov, nếu con muốn gặp Ta," Chuá nói một cách dịu dàng "thì hãy tìm Ta vào ngày mai. Đúng ngày Giáng Sinh Ta sẽ đến thăm con. Nhưng hãy chú ý cẩn thận, Ta sẽ không tỏ cho con biết rõ Ta là ai."

Cuối cùng thì Lão Panov tỉnh dậy, khi chuông nhà thờ reo vang và một luồng sáng mỏng manh luồn lọc qua khung cửa chớp. "Chao ôi, vui quá là vui!" Lão Panov reo lên. "Đây là ngày Giáng sinh rồi!"

Ông đứng dậy và duỗi mình cho qua cơn nhức mỏi. Rồi thì khuôn mặt cuả ông rực lên một niềm vui hạnh phúc vì hồi tưởng lại giấc mơ vừa qua. Đây sẽ là một ngày Giáng sinh đặc biệt hơn tất cả, vì Chúa Giêsu đến thăm ông. Ngài sẽ trông giống như thế nào nhỉ? sẽ còn là một em bé như lúc Giáng sinh đầu tiên? Hay sẽ là một người trưởng thành, một anh thợ mộc - hay là một vị vua huy hoàng, xứng đáng với danh phận là Con Đức Chúa Trời? Ông tự nghĩ phải cẩn thận canh chừng từng giây phút cuả ngày để có thể nhận ra Ngài khi Ngài ngự đến.

Lão Panov pha một bình cà phê đặc biệt cho bữa ăn sáng Giáng Sinh, kéo cửa chớp cuả cửa sổ lên và nhìn ra ngoài. Đường phố còn vắng tanh, không ai cả. Không ai ngoại trừ ông quét đường. Ông ta có vẻ khổ sở và bẩn thỉu hơn bao giờ hết, và cũng là đáng kiếp! Ai mà đi làm việc vào ngày Giáng sinh bao giờ- và lại làm việc trong cái lạnh cay đắng cuả lớp sương muối trong một buổi sáng như thế này?

Lão Panov mở cửa ra, một làn khí lạnh mỏng luà vào . "Vào đây!" ông hô to qua phiá bên kia đường bằng một giọng vui vẻ. "Vào đây uống một chút cà phê cho ấm bụng!"

Ông quét đường nhìn lên, gần như không tin vào tai mình. Rõ ràng ông ta đã quá sức vui mừng khi được đặt cây chổi xuống và đi vào căn phòng ấm áp. Quần áo của ông bay phất phới nhẹ nhàng trong cái hơi nóng từ bếp lò thoát ra và ông siết chặt cả hai bàn tay đỏ như gấc vì lạnh vào cái ly ấm áp và đầy an ủi.

Lão Panov hài lòng nhìn ông ta , nhưng thỉnh thoảng vẫn liếc mắt qua khung cửa sổ. Ông không muốn bỏ lỡ người khách đặc biệt của mình.

"Ông đợi ai đó?" ông quét đường sau cùng phải hỏi như thế và Lão Panov kể cho ông ta về giấc mơ của mình.

"Vâng, tôi hy vọng ông ta tới," ông quét đường nói, "ông vừa tặng cho tôi một chút niềm vui Giáng sinh mà tôi đã không bao giờ mong đợi. Tôi cũng muốn nói rằng ông xứng đáng có được một giấc mơ trở thành sự thật." Và ông ta đã mỉm cười một cách thực lòng.

Khi ông ta đi rồi, Lão Panov cắt nhỏ bắp cải đưa vào nồi súp để dọn bữa ăn, sau đó đi ra cửa nữa, quét mắt nhìn quanh đường phố. Ông vẫn không thấy ai. Nhưng thực sự ông đã nhầm. Có người đang đi đến.

Cô gái bước đi rất chậm chạp và lặng lẽ, dựa sát vào bờ tường cuả các cửa hàng và nhà ở, phải mất một thời gian dài trước khi ông nhận ra cô nàng. Cô ta trông thật mệt mỏi và đang mang một cái gì đó. Khi cô gái tiến gần ông hơn, ông nhận ra rằng 'cái gì đó' là một đứa bé, bọc trong một chiếc khăn choàng mỏng. Có một nỗi buồn u uẩn phảng phất trong khuôn mặt của cô gái và trong khuôn mặt bị ép chặt của đứa bé, đến nỗi trái tim của Lão Panov muốn rơi ra vì họ.

"Xin mời vào nhà," ông bước ra ngoài để gặp họ. "Cô và em bé cần có chút lửa ấm và chút nghỉ ngơi."

Bà mẹ trẻ để cho ông ta dẫn cô vào nhà và tới với sự thoải mái của chiếc ghế bành. Cô thở dài nhẹ nhõm.

"Tôi sẽ hâm nóng một chút sữa cho em bé," Lão Panov nói, "Tôi cũng đã có con - tôi có thể cho con bé bú." Ông lấy sữa từ bếp lò và cẩn thận cho đứa con gái nhỏ bú bằng muỗng, đồng thời hơ ấm đôi bàn chân nhỏ của nó lên bếp.

"Con bé cần có giày", ông thợ đóng giày noí.

Nhưng bà mẹ trẻ trả lời: "Tôi không có tiền mua giày đâu, tôi không có chồng để lo chu cấp cho chúng tôi. Tôi phải đi đến làng bên cạnh để tìm việc làm."

Một ý nghĩ chợt lóe lên trong trí của Lão Panov. Ông nhớ lại đôi giày nhỏ ông đã coi lại đêm qua. Nhưng ông muốn giữ đôi giầy ấy cho Chúa Giêsu. Ông nhìn xuống đôi chân lạnh cuả đưa bé một lần nữa và rồi làm một quyết tâm.

"Thử đôi giầy này cho con bé," ông vừa nói vừa đưa trả đứa bé cùng với đôi giày cho người mẹ. Đôi giày nhỏ xinh đẹp đi vào vừa vặn. Cô gái mỉm cười hạnh phúc và con bé cũng riú rít lên vì vui sướng.

"Ông tốt với chúng tôi quá", cô gái nói, và bế đứa bé lên mà đi ra. "Mong rằng tất cả những ước mơ Giáng sinh của ông trở thành sự thật!"

Nhưng đến lúc này thì Lão Panov đã bắt đầu nghi ngờ cái ước mơ Giáng sinh đặc biệt của mình có thể trở thành sự thật không. Có lẽ ông đã bỏ lỡ người khách của mình? Ông lo lắng nhìn lên các đường phố cả trên lẫn dưới. Vẫn có nhiều người đi qua nhưng toàn là những gương mặt mà ông từng quen biết. Có nhiều người hàng xóm đi gọi người nhà về. Họ gật đầu chào và mỉm cười chúc ông Giáng sinh vui vẻ! Hoặc nhửng tên hành khất - và Lão Panov vội vã gọi họ vào nhà để biếu họ một tô súp nóng và một ổ bánh mì kha khá, rồi cũng vội vã chạy ra cửa để đề phòng ông không bỏ lỡ Ngừơi Lạ Mặt Quan Trọng.

Rồi thì chẳng mấy chốc mà cảnh hoàng hôn cuả mùa đông lại rơi xuống. Khi Lão Panov đi ra cửa một lần nữa và dù có căng đôi mắt của mình ra đến mấy, ông cũng không còn nhìn thấy một ai trên đường. Mọi người đều đã về nhà. Ông chậm rãi đi vào phòng, đóng cửa chớp xuống, và ngồi xuống một cách mệt mỏi trên chiếc ghế bành.

Chỉ là một giấc mơ thôi. Chúa Giêsu nào có đến.

Nhưng bỗng nhiên ông cảm thấy ông không ở một mình trong phòng.

Điều xảy ra không phải là một giấc mơ vì ông hoàn toàn tỉnh táo. Đầu tiên, ông thấy trước mắt một hàng dài những người đã đến với ông ngày hôm đó. Ông già quét đường, người mẹ trẻ và đứa con và những người hành khất mà ông đã cho ăn.

Khi họ đi qua, họ đều thì thầm một câu: "Ông không thấy tôi à, Ông Panov?"

"Bạn là ai?" ông kêu lên, hoang mang.

Lập tức, một giọng nói khác trả lời ông. Đó là giọng nói từ giấc mơ - giọng của Chúa Giêsu.

"Ta đã đói, ngươi đã cho ăn," Chuá nói. "Ta trần chuồng và ngươi đã cho mặc. Ta lạnh và ngươi sưởi ấm cho Ta. Hôm nay Ta đến thăm ngươi qua tất cả những người mà ngươi đã mời vào mà cứu giúp."

Rồi sau đó, là một sự tĩnh mịch. Chỉ còn tiếng tíc tắc của chiếc đồng hồ lớn. Một sự bình an và hạnh phúc lớn lao lấp đầy căn phòng nhỏ, tràn ngập trái tim cuả Lão Panov đến nỗi Lão phải phá lên cười, hát vang và nhảy múa hân hoan.

"Ngài đến thật rồi!" ông chỉ nói được như thế mà thôi.

---------------------


Lão Martin (Le Père Martin) cuả Ruben Saillens

Màn 1: Người kể chuyện / Arthur / René

Người kể chuyện: Câu chuyện sau đây là chuyện của Lão Martin. Xảy ra vào tháng Mười Hai năm 1881. Lão Martin là một ông thợ đóng giày nghèo, ông sống trên tầng trệt của một tòa nhà ở góc đường Lenche và Martégales, ngay giữa khu phố cổ của Marseille. Chỉ có một căn phòng mà dùng cho đủ thứ như xưởng thợ, nhà khách, cửa hàng, nhà bếp và phòng ngủ. Ông ta sống ở đó, không quá giàu và cũng không quá nghèo. Ngồi trên chiếc ghế trong căn xưởng ấm áp của mình, ông từng sửa giày cho toàn bộ khu phố. Bên ngoài, gió bấc thổi lên và luồng gió ấy phủ một làn sương lạnh lên vai những người khách bộ hành đi trên đường.

Arthur: Chào René, ngày hôm nay lạnh quá nhỉ, không biết sẽ ra sao đây.

René: Vâng, bình thường thôi, đã là tháng 12 mà.

Arthur: Ừ nhỉ.

René: Này nhé, anh có thấy rằng Lão Martin không còn đến quán cà phê des Argonautes nữa không à.

Arthur: Vâng, đúng vậy. Hình như bắt đầu từ lúc Lão ta đi tụ tập tại nhà thờ vào những buổi tối, nơi mà anh gọi là nhà cuả 'ông Cha' ấy mà.

René: Đúng thế, Lão ta đi nhà thờ, tôi không bao giờ có thể nghĩ Lão ta sẽ trở thành như thế. Dù sao thì cũng không là quá xấu đâu, chỉ buồn cười hơn một chút nếu so sánh với tình cảnh cuả Lão trước đây.

Arthur: Anh biết không, ông già đáng thương này không có còn có một cơ hội nào nữa cả, vợ ông ta đã chết hơn hai chục năm rồi, đứa con trai thì đi làm thủy thủ trên chiếc tàu buồm Le Phocéen, đã mười năm mà không thấy mặt và đứa con gái, ông ta không bao giờ muốn nhắc đến nó.

René: Ừ nhỉ, ông ta cô độc thật.

Arthur : Thôi ! xin gửi lời chào 'bà nhà' Germaine nhá!

   
Màn 2: Người kể chuyện / Martin / Tiếng Nói

Người kể chuyện: Ngày hôm qua, Lão Martin đã làm việc rất siêng năng, ông hoàn tất việc sửa giày và guốc với một sự cần mẫn. Vào buổi tối, Lão ngồi trên giường và đọc một cuốn Kinh Thánh cũ của cha mẹ để lại.

Martin: Không có chỗ cho họ trong quán trọ ... Không một chỗ nào cả... Chổ ở cho Ngài à, (ông ta nhìn quanh phòng của mình) sẽ có chỗ cho Ngài ở đây ... Tôi rất ước ao Ngài đến đây. Nếu đấng cứu thế đến tối nay, liệu rằng Ngài sẽ chọn ngôi nhà của tôi không... Ngài cứ đến và tôi sẽ phục vụ Ngài, Ngài đến và tôi sẽ thờ lạy Ngài! Nhưng mà, tại sao Ngài không đến ngay hôm nay nhỉ? Vâng ... (ông bắt đầu đọc) "Một số các nhà đạo sĩ từ phương đông đến để thờ lạy Ngài," ờ, ờ đạo sĩ là gì nhỉ? "Tìm được con trẻ, họ cúi chào và dâng lên vàng, nhũ hương và mộc dược. "Tôi có thể cho Ngài cái gì? (ông ta gãi đầu, bước vào xưởng của mình). Có chứ, tôi sẽ cung cấp cho Ngài hai đôi giày nhỏ này... Nhưng sao tôi lẩn thẩn thế nhỉ ... đấng cứu thế đâu có cần căn nhà nhỏ và đôi giày của tôi đâu. (Martin ngồi xuống và ngủ thiếp đi ... Im lặng)

Tiếng Nói: Martin

Martin: Ai đó? (Giật mình, nhưng không thấy ai).

Tiếng Nói: Martin! con muốn thấy Ta à, tốt, hãy nhìn trên đường phố ngày mai từ sáng cho đến tối, con sẽ không thấy Ta tới nhiều lần đâu. Phải phấn đấu thì mới gặp Ta được, bởi vì Ta không hiện rõ ra cho con.

Martin: (dụi mắt) Đó đúng là Ngài! Ngài hứa sẽ tới! Vậy, tôi sẽ chờ. Nhưng tôi chưa bao giờ nhìn thấy Ngài, chỉ nhìn thấy hình ở nhà thờ, nhưng thôi, tôi sẽ nhận ra Ngài. (đêm Xuống - Sáng lên - Martin đứng dậy và đi ra sau cửa sổ ).

   
Màn 3: Người kể chuyện / Martin / Người quét đường

Người kể chuyện: Từ sáng sớm, ông ta đứng ngay cửa sổ để tìm những người qua đường đầu tiên, bầu trời sáng lên và Lão Martin đã sớm phát hiện ra một người quét đường; ông chỉ nhìn anh ta với một cái nhìn thoáng qua: ông thực sự có một cái gì khác để làm hơn là nhìn xem một người quét đường! Nhưng bên ngoài thì rất lạnh, Lão Martin tự nghĩ:

Martin: ông này là một người tốt; trời thì lạnh và hôm nay lại là ngày lễ... nhưng anh ta thì làm gì có lễ nghỉ nhỉ? Phải chi ta hãy mời anh ta một tách cà phê! - Vào đi, vào đây cho ấm.

Người quét đường: Xin được vô phép từ chối, cảm ơn ông ... đúng là một thời buổi 'xuống chó'! Lạnh như ở bên Nga vậy.

Martin: Vậy ông uống một tách cà phê nhé?

Người quét đường: Ah! ông đúng là một người tốt bụng! Vậy xin phép ông nhá. Như thể là được ăn bữa Reveillon vậy, ăn Reveillon thì chẳng bao giờ muộn cả. (ông thợ giầy trao vội tách cà phê cho ông khách, sau đó vội vã trở lại cửa sổ và thăm dò đường phố để xem có ai đi qua không).

Người quét đường: ông nhìn ra bên ngoài làm gì vậy?

Martin: Tôi chờ ông chủ của tôi.

Người quét đường: thân chủ? Các thân chủ đến với ông cả trong ngày lễ nghỉ à?

Martin: Không, đây là một bậc thầy khác.

Người quét đường: Ah!

Martin: Một bậc thầy có thể đến bất cứ lúc nào và đã hứa sẽ đến ngày hôm nay. Anh muốn biết tên của Ngài không? ... Đó là Chúa Giêsu.

Người quét đường: Tôi có nghe nói về ông ta, nhưng tôi không biết ông ấy. Ông ấy sống ở đâu?

Người kể chuyện: Lão Martin sau đó kể vắn tắt câu chuyện ngày hôm trước cho người quét đường, thêm bớt một vài chi tiết. Trong khi nói chuyện ông vẫn quay về phía cửa sổ.

Người quét đường: Thì ra Ngài là người mà ông đang đợi! Tôi nghĩ rằng ông sẽ không nhìn thấy Ngài giống như là điều ông tưởng tượng đâu. Nhưng cũng là một việc thường tình mà thôi, ông đã làm cho tôi thấy Ngài qua ông rồi. Ông đâu có muốn cho tôi mượn cuốn sách cuả ông phải không ? Tôi đảm bảo rằng ông sẽ không lãng phí thời gian của ông sáng nay. Tạm biệt.

Martin: Tạm biệt.

Người kể chuyện: Còn lại một mình một lần nữa, Lão Martin lại ép mặt vào cửa kính.


Màn 4: Người kể chuyện / Người phụ nữ / Martin

Người kể chuyện: Một số người say sưa đi chơi về muộn, nhưng ông thợ đóng giày không nhìn vào họ. Sau đó, những thương gia đi qua trên những chiếc xe lộng lẫy. Ông biết họ quá rõ và cũng chẳng chú ý đến họ làm gì. Nhưng sau một hai giờ thì đôi mắt ông nhắm vào một người phụ nữ trẻ, ăn mặc thảm hại và bế trên tay một đứa bé. Cô ấy trông xanh xao gầy gò, trái tim của ông thợ đóng giày đã bị lay chuyển. Có lẽ ông nghĩ đến đứa con gái cuả mình. Ông mở cửa và gọi. Người phụ nữ nghèo quay lại, ngạc nhiên.

Martin: Cô trông yếu ớt quá.

Người phụ nữ: Tôi đang đi đến bệnh viện. Tôi hy vọng họ sẽ nhận tôi và con tôi nữa. Chồng tôi đang đi biển và tôi đã đợi chờ tới ba tháng rồi. Anh ta chưa trở về cho nên tôi hết tiền mà lại bị ốm. Tôi phải đi đến bệnh viện.

Martin: Cô bé xấu số. Cô sẽ phải ăn một miếng bánh mì để cho ấm người lên. Ít nhất là có một cốc sữa cho đứa bé. Xem này, đây là phần ăn cuả tôi, tôi chưa hề đụng vào. Cô cứ tự tiện sưởi cho ấm và hãy đưa đứa bé cho tôi, tôi biết phải làm gì. Chao ôi! Cô không có giày cho thằng bé à ? (Ông tìm những đôi giày ông đã cất giữ đêm trước và sỏ chúng vào chân đưá bé. Ông nén một tiếng thở dài khi phải chia tay với một kiệt tác là đôi giày của ông).

Martin: Tôi xin phép nhá. (ông ta chạy ra cửa sổ và trông nhìn về đường phố).

Người phụ nữ: Ông tìm kiếm cái gì vậy?

Martin: Tôi hy vọng gặp chủ của tôi. Cô có biết Chúa Giêsu không?

Người phụ nữ: Có chứ. Tôi vừa học giáo lý cách đây không bao lâu.

Martin: Đó là người mà tôi chờ đợi.

Người phụ nữ: Và ông nghĩ rằng Ngài sẽ đi qua đây?

Martin: Ngài đã nói với tôi như thế.

Người phụ nữ: Không cách nào! Oh tôi muốn ở lại với ông để xem ... nhưng tôi phải đi bệnh viện.

Martin: Này, giữ lấy quyển sách nhỏ này (ông đưa cho cô ta cuốn phúc âm), đọc nó một cách cẩn thận, và như thế thì sẽ gần giống như là cô đã nhìn thấy Ngài.

Người phụ nữ: Cảm ơn ông. (Ông ta đi đến cửa sổ)


Màn 5: Người kể chuyện / Martin / Đứa bé / Tiếng Nói/ Tất cả mọi người

Người kể chuyện: Nhiều giờ trôi qua, nhưng trong số những người đi ngang, Lão Martin đã không nhìn thấy Thầy: người trẻ, người già, người lao động, các bà nội trợ, các bậc phu nhân, hầu như mọi người đã đi ngang qua đây, kể cả những người ăn xin, vì cái vẻ tốt lành của ông dường như hứa hẹn cho họ một cái gì đó: và họ đã không phải thất vọng ... (ngưng) Nhưng Thầy đã không xuất hiện. Đôi mắt ông mệt mỏi, trái tim ông bắt đầu xịu xuống (ngưng.) Từ từ màn đêm rơi xuống mang theo đám sương mù. Không còn cần thiết để tiếp tục nhìn ra cửa sổ. Đáng buồn thay, ông đi vào chuẩn bị bữa ăn tối cho mình.

Martin: Đó chỉ là một giấc mơ. Dầu sao, tôi đã hy vọng.

Người kể chuyện: Ông mở cuốn sách ra và định đọc với mục đích để mà đọc mà thôi, nhưng nỗi buồn làm ông dừng lại.

Martin: Ngài không đến! Ngài không đến! Ngài không đến!

(ánh sáng bỗng chan hoà và tất cả mọi người hiện ra ).

Tất cả mọi người: Không thấy tôi sao?

Martin: Bạn là ai?

Đứa bé: Bố Martin ơi, đọc đi. (Chỉ vào cuốn sách đã mở trong tay Lão Martin).

Tiếng Nói: Ta đói, ngươi đã cho ăn ... Ta khát, ngươi đã cho uống ... Ta là một người khách lạ và ngươi đã chào đón Ta ... Tất cả mỗi khi ngươi làm việc đó cho người yếu hèn nhất, thì ngươi đã làm cho chính Ta.
 
Tặng ''36 bài Hợp Tuyển Thánh Ca Mùa Vọng''
Lm Minh Anh
03:17 06/12/2014
Lm. Minh Anh, Trưởng Ban Thánh Nhạc Tổng Giáo Phận Huế tặng những bài Thánh Ca Mùa Vọng:

Trong thư gửi cho VietCatholic, cha Minh An viết: "Nhận thấy những bài Thánh Ca Giáng Sinh ngày càng ít được nghe trong các môi trường xã hội, kể cả các gia đình Công Giáo… mỗi khi Giáng Sinh về, nên, nhờ sự cộng tác của một số Cha và một số Websites, chúng con đã nhận được hàng chục Albums và hàng trăm bài thánh ca theo chủ đề.

Xin nhấn vào link này để download "36 bài Hợp Tuyển Thánh Ca Mùa Vọng"

Sau khi hợp tuyển và chọn lọc cẩn thận, nay chúng con kính biếu Quý Cha cùng Anh Chị em 36 bài Hợp Tuyển Thánh Ca Mùa Vọng (dạng MP3) và trong ít ngày tới, Hợp Tuyển Thánh Ca Giáng Sinh vốn đã được ghi âm và quảng bá trên các Websites.

Chúng con hết lòng cám ơn Quý Cha, các Websites, các Nhạc Sĩ đã quảng đại cộng tác với chúng con. Chúng con cũng không quên công sức các Ban Hợp Xướng, các Ca Đoàn và Quý Ca Sĩ. Nếu được, xin Quý Cha, các bạn trẻ sang ra đĩa và phổ biến rộng rãi cho các vùng sâu vùng xa. Xin Chúa chúc lành cho công việc của chúng ta.

Kính chúc Quý Cha cùng toàn thể Anh Chị em một Mùa Vọng đầy tràn thánh đức, một lễ Giáng Sinh chan chứa niềm vui và thánh thiện của Đấng Ở Cùng Chúng Ta."