Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 29/09: Các Tổng Lãnh Thiên Thần là ai? – Lm. Giuse Đỗ Tuấn Anh, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
01:48 28/09/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan
Khi ấy, Đức Giê-su thấy ông Na-tha-na-en tiến về phía mình, liền nói về ông rằng: “Đây đích thật là một người Ít-ra-en, lòng dạ không có gì gian dối.” Ông Na-tha-na-en hỏi Người: “Làm sao Ngài lại biết tôi?” Đức Giê-su trả lời: “Trước khi Phi-líp-phê gọi anh, lúc anh đang ở dưới cây vả, tôi đã thấy anh rồi.” Ông Na-tha-na-en nói: “Thưa Thầy, chính Thầy là Con Thiên Chúa, chính Thầy là Vua Ít-ra-en!” Đức Giê-su đáp: “Vì tôi nói với anh là tôi đã thấy anh ở dưới cây vả, nên anh tin! Anh sẽ còn được thấy những điều lớn lao hơn thế nữa.” Người lại nói: “Thật, tôi bảo thật các anh, các anh sẽ thấy trời rộng mở, và các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên Con Người.”
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:37 28/09/2023
12. Đức Chúa Thánh Thần nói với chúng ta: cái bẩn thỉu không sạch đã che đậy toàn bộ khuôn mặt của thế gian.
(Thánh Ioannes Maria Vianney)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:41 28/09/2023
61. VỘI VÀNG ĐỔI CÁCH GỌI
Triều nhà Tống cuối năm Sùng Ninh, thư sinh Thái Nghi lên thành tham gia thi hạch ngành khoa học, bởi vì nịnh nọt bợ đỡ người quyền quý nên đậu đệ nhất tiến sĩ, bèn vào kinh thành đến nhà người rất có quyền thế là Thái Kinh đáp lễ, tôn xưng Thái Kinh là “thúc phụ đại nhân”.
Thái Kinh gọi hai con trai là Thái Du và Thái Vô đi ra tiếp kiến, Thái Nghi vội vàng đổi cách gọi:
- ”Thúc phụ đại nhân trên cao, hài nhi một lần nữa bái kiến hai vị thúc phụ đại nhân”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 61:
Hối lộ nịnh nọt để được đậu tiến sĩ thì chẳng vinh dự gì, chỉ là gỗ mục sơn phết cho đẹp mà thôi.
Người nịnh bợ thì luôn “nhìn người sang bắt quàng làm họ” cho nên thường hay xưng hô quá trán, loại người này chỉ khiến cho xã hội thêm loạn và cộng đoàn thêm mệt trí.
Người lớn tuổi nể nang chức vụ của người trẻ tuổi, thì người trẻ tuổi phải kính trọng người lớn tuổi hơn mình, có như thế cách xưng hô và tình cảm mới không bị coi là lạm dụng.
Thời nay có những người trẻ tuổi ỷ lại vào chức vụ của mình mà tớ tớ cậu cậu với người lớn tuổi hơn mình; thời nay cũng có một vài linh mục quên mất bài học nhân bản trong chủng viện khi đã “đỗ” linh mục, các ngài xưng hô rất “thoải mái, tự tung tự tác” với giáo dân lớn tuổi của minh: “Cái thằng X…, cái con mẹ H… không biết điều với tớ…”-
Các linh mục không phải đem tiền đút lót để được đỗ linh mục, cho nên không thể như những người nịnh hót để được làm quan, nhưng các ngài là những người phàm được Thiên Chúa chọn làm linh mục ở giữa người phàm và cho người phàm, cho nên cách sống đạo đức và khiêm tốn của các ngài cũng thể hiện qua lối xưng hô với mọi người trong cuộc sống hằng ngày…
Linh mục cũng là người phàm, cũng có cha có mẹ, có anh có chị có em, và có bà con họ hàng bạn bè thân thuộc, nên đừng nghĩ rằng mình là người “cõi trên” để rồi xưng hô với mọi người như mình là vua không bằng.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Triều nhà Tống cuối năm Sùng Ninh, thư sinh Thái Nghi lên thành tham gia thi hạch ngành khoa học, bởi vì nịnh nọt bợ đỡ người quyền quý nên đậu đệ nhất tiến sĩ, bèn vào kinh thành đến nhà người rất có quyền thế là Thái Kinh đáp lễ, tôn xưng Thái Kinh là “thúc phụ đại nhân”.
Thái Kinh gọi hai con trai là Thái Du và Thái Vô đi ra tiếp kiến, Thái Nghi vội vàng đổi cách gọi:
- ”Thúc phụ đại nhân trên cao, hài nhi một lần nữa bái kiến hai vị thúc phụ đại nhân”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 61:
Hối lộ nịnh nọt để được đậu tiến sĩ thì chẳng vinh dự gì, chỉ là gỗ mục sơn phết cho đẹp mà thôi.
Người nịnh bợ thì luôn “nhìn người sang bắt quàng làm họ” cho nên thường hay xưng hô quá trán, loại người này chỉ khiến cho xã hội thêm loạn và cộng đoàn thêm mệt trí.
Người lớn tuổi nể nang chức vụ của người trẻ tuổi, thì người trẻ tuổi phải kính trọng người lớn tuổi hơn mình, có như thế cách xưng hô và tình cảm mới không bị coi là lạm dụng.
Thời nay có những người trẻ tuổi ỷ lại vào chức vụ của mình mà tớ tớ cậu cậu với người lớn tuổi hơn mình; thời nay cũng có một vài linh mục quên mất bài học nhân bản trong chủng viện khi đã “đỗ” linh mục, các ngài xưng hô rất “thoải mái, tự tung tự tác” với giáo dân lớn tuổi của minh: “Cái thằng X…, cái con mẹ H… không biết điều với tớ…”-
Các linh mục không phải đem tiền đút lót để được đỗ linh mục, cho nên không thể như những người nịnh hót để được làm quan, nhưng các ngài là những người phàm được Thiên Chúa chọn làm linh mục ở giữa người phàm và cho người phàm, cho nên cách sống đạo đức và khiêm tốn của các ngài cũng thể hiện qua lối xưng hô với mọi người trong cuộc sống hằng ngày…
Linh mục cũng là người phàm, cũng có cha có mẹ, có anh có chị có em, và có bà con họ hàng bạn bè thân thuộc, nên đừng nghĩ rằng mình là người “cõi trên” để rồi xưng hô với mọi người như mình là vua không bằng.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Quẹo Hình Chữ U
Lm Vũđình Tường
03:59 28/09/2023
Không phải tất cả các đèn đỏ đều cho phép quẹo ngược lại mà chỉ những đèn đỏ nào ghi rõ cho phép quẹo mới được quẹo ngược mà thôi. Quẹo ngược lại chính là đi ngược lại con đường mình đang đi, bởi nhận biết đường đó sai, không dẫn đến địa điểm muốn đến.
Quyết định thông thường, đơn giản, dễ thực hiện, nhưng quyết định quan trọng liên quan đến tương lai, cuộc sống cần rất cẩn trọng, nhất là quyết định liên quan đến niềm tin, sự sống trường sinh, cần phải hết sức quan tâm. Quyết định cách bừa bãi, nhẹ là thất thố, nặng hơn là thất bại, nặng nhất là diệt vong.
Cả hai người con trong Phúc Âm tuần này đều thay đổi lối suy nghĩ của họ. Người cha nói với người con trưởng đi làm vườn nho cho ông. Anh trả lời 'Không đi'. Sau đó anh hồi tâm, suy nghĩ lại, anh ra đi làm vườn nho cho cha. Người cha nói cùng câu đó với người con thứ hai. Anh đáp 'Thưa Ngài, con đi'. Sau đó anh thay tâm, đổi í, không đi.
Lời mời gọi làm việc trong vườn nho là lời mời gọi sống theo đường lối người cha. Lời mời gọi này quan trọng bởi nó liên quan đến sự sống con người, nó ảnh hưởng đến lối suy nghĩ, các xử thế và ảnh hưởng luôn đến sự nghiệp tương lai trong nhà cha, trở thành kẻ thừa tự, thừa hưởng gia nghiệp của cha. Lời mời gọi như thế không thể coi thường. Đáp trả cách nào, 'Vâng lời cha hay cãi lời cha'? Đáp trả cách nào cũng làm người đó suy nghĩ cho đến khi tìm được câu giải đáp thích hợp cho cá nhân đó. Trong trường hợp này, người anh cả coi việc thực thi í cha là tốt hơn cả. Trái lại người con thứ chọn sống theo í riêng anh.
Để thay đổi cách sống, người đó cần nhận ra lối sống mình đang sống dẫn đến sai lầm. Nhận thức này dẫn đến í muốn thay đổi. Thay đổi cần ơn Chúa giúp sức giúp, giúp người đó tiến lên, dấn thân, quyết tâm thay đổi theo đường lối Chúa.
Các thượng tế và kì mục không chấp nhận Đức Kitô vì họ tin là họ đi đúng đường. Vì thế không cần thay đổi. Thay đổi dành cho người khác, không phải cho họ. Họ tin chắc đến độ không hề xét lại lời họ nói, hành vi họ thực hiện. Điều này khép kín lại mọi đổi thay. Kín đến độ, họ tự nhận họ đúng, tất cả đều sai, kể cả Đức Kitô lẫn Gioan Tẩy Giả.
Trung thành, yêu mến Đức Kitô là điều ta luôn ước mong thực hiện. Tuy nhiên chúng ta thường lầm lẫn í của ta cũng chính là í của Thiên Chúa. Lầm lẫn tai hại này dẫn đến đôi khi ta hành động tương tự như các thượng tế và kì mục. Khép kín tâm hồn, đóng chặt cõi lòng, từ chối thay đổi. Lúc khác ta lại hành xử theo cùng cách của hai người con trong dụ ngôn hôm nay.
Ta tôn thờ Thiên Chúa, đi theo đường lối Chúa. Mỗi khi chúng ta phạm tội là chúng ta chọn đi theo con đường thế gian, con đường xác thịt, con đường chiều theo í ta. Tương tự như người con cả, ta cần nhìn lại, cần hồi tâm và cần thống hối, xin ơn Chúa giúp để trở về con đường Chúa muốn ta đi. Ta cần nhắc nhở chính mình, cần phải dứt khoát, mau chóng loại bỏ bất cứ tư tưởng, hành động nào trái với giáo huấn của Đức Kitô. Í Thiên Chúa là thiên í, hoàn toàn thánh thiện, hoàn toàn trong sáng, không bao giờ sai lầm. Í cá nhân ta chứa nhiều đam mê, sai lầm, vẩn đục, vì thế luôn đặt í Chúa lên trên í ta. Thay đổi lối sống thường xảy ra sau khi bị thất bại ê chề, bị đời vùi dập. Điều này xảy ra không phải để cho ta than van, khóc lóc mà chính là chúng giúp ta nhận thức con đường thế gian là con đường dẫn đến diệt vong. Thế giới ta đang sống là thế giới của cạnh tranh, lợi nhuận. Con người sẵn sàng đạp người khác xuống để họ tiến lên. Nhận thức này giúp ta chọn lối sống cao đẹp hơn, tốt lành hơn, yêu thương hơn. Đây là đường Chúa gọi ta tiến bước.
Dụ ngôn cho biết Thiên Chúa yêu thương không tìm cách hại ta, phạt ta, giết ta. Lượng từ bi Chúa luôn tạo cho ta một cơ hội trở, ban sức mạnh giúp ta trở về cùng Chúa. Con đường dẫn đến Chúa là con đường khiêm nhường và yêu thương. Tội là phản bội tình yêu Chúa; khiêm nhường, yêu thương, tha thứ là đường nối kết ta với Chúa và tha nhân.
TiengChuong.org
Making A U-Turn
Not all sets of traffic lights allow to make a U-turn; for safety reasons, only a set of traffic lights with the sign saying, U-turn Permitted, allows a driver to make a U-turn. Making a U-Turn means doing a complete change to the opposite direction. Making a U-turn or changing direction because the current one is leading in the wrong direction. Making a simple or ordinary decision is easy, but when it comes to an important one, it is much harder to make, because it may change a person's way of life. Without proper consideration, the commitment may be immature.
Both the sons in today's Gospel have changed their minds after answering to their father. The father has two sons. He asks the first son to work in his vineyard. He answered 'No' to his father, but later on changed his mind, and went. The father says the same thing to his second son. He answered 'Certainly' but later on changed his mind, and did not go. Both the sons changed their minds. A call to work in the Lord's vineyard is an important call; because it involves a whole person and lasts a lifetime. Both the sons had made an instant response to the father; they later reflected on it and changed their minds. When dealing with an important matter, our mind would not rest until it finds a workable solution. It is either confirming the commitment that had been made or denying it. Both the sons have reflected on the promises they had made to the father, and the outcomes were different.
Making a change requires accepting that the current way of life is wrong, and then looking for an opportunity to change. The chief priests and the elders believe they are right, and there is no need to change. Changing is for someone else, not for them. They are so certain that leaves no room for an alternative. They are blinded to the point, that except them, all others are wrong, including John the Baptist and Jesus.
Faithfulness to Jesus is what we would like to do, but from time to time we are mistaken by our own desire, thinking that our will is also God's. We are acting very much like the chief priests and the elders. As a result, one moment we act very much like the first son; at others we act like the second son. We confess Jesus is our Lord and God, and yet every time we sin, we do the opposite. Like the sons, we need to ponder upon the teaching of Jesus, and with God's grace, we make corrections, and change the course of action based on Jesus' teaching. We need to remind ourselves any idea that contradicts Jesus' teaching needs to be abolished. We need to accept our weaknesses and limitations; and make a sharp U-turn to turn back to God. Making a spiritual U-turn often comes after a personal tragedy. It is either in extreme poverty or poor health or being rejected by our society. They are not there for us to mourn, but to realize that following the way of the world will come to a dead end. This competitive world often treats others not with love but with scorn; while God's way is love and mercy.
The parable highlights that our loving God always gives us a second chance for us to make a u-turn, the road that leads us to God is humility and obedience. Our sins deny God's love, but our humbleness leads us to God, and that is the road that Jesus calls us to trot.
Quyết định thông thường, đơn giản, dễ thực hiện, nhưng quyết định quan trọng liên quan đến tương lai, cuộc sống cần rất cẩn trọng, nhất là quyết định liên quan đến niềm tin, sự sống trường sinh, cần phải hết sức quan tâm. Quyết định cách bừa bãi, nhẹ là thất thố, nặng hơn là thất bại, nặng nhất là diệt vong.
Cả hai người con trong Phúc Âm tuần này đều thay đổi lối suy nghĩ của họ. Người cha nói với người con trưởng đi làm vườn nho cho ông. Anh trả lời 'Không đi'. Sau đó anh hồi tâm, suy nghĩ lại, anh ra đi làm vườn nho cho cha. Người cha nói cùng câu đó với người con thứ hai. Anh đáp 'Thưa Ngài, con đi'. Sau đó anh thay tâm, đổi í, không đi.
Lời mời gọi làm việc trong vườn nho là lời mời gọi sống theo đường lối người cha. Lời mời gọi này quan trọng bởi nó liên quan đến sự sống con người, nó ảnh hưởng đến lối suy nghĩ, các xử thế và ảnh hưởng luôn đến sự nghiệp tương lai trong nhà cha, trở thành kẻ thừa tự, thừa hưởng gia nghiệp của cha. Lời mời gọi như thế không thể coi thường. Đáp trả cách nào, 'Vâng lời cha hay cãi lời cha'? Đáp trả cách nào cũng làm người đó suy nghĩ cho đến khi tìm được câu giải đáp thích hợp cho cá nhân đó. Trong trường hợp này, người anh cả coi việc thực thi í cha là tốt hơn cả. Trái lại người con thứ chọn sống theo í riêng anh.
Để thay đổi cách sống, người đó cần nhận ra lối sống mình đang sống dẫn đến sai lầm. Nhận thức này dẫn đến í muốn thay đổi. Thay đổi cần ơn Chúa giúp sức giúp, giúp người đó tiến lên, dấn thân, quyết tâm thay đổi theo đường lối Chúa.
Các thượng tế và kì mục không chấp nhận Đức Kitô vì họ tin là họ đi đúng đường. Vì thế không cần thay đổi. Thay đổi dành cho người khác, không phải cho họ. Họ tin chắc đến độ không hề xét lại lời họ nói, hành vi họ thực hiện. Điều này khép kín lại mọi đổi thay. Kín đến độ, họ tự nhận họ đúng, tất cả đều sai, kể cả Đức Kitô lẫn Gioan Tẩy Giả.
Trung thành, yêu mến Đức Kitô là điều ta luôn ước mong thực hiện. Tuy nhiên chúng ta thường lầm lẫn í của ta cũng chính là í của Thiên Chúa. Lầm lẫn tai hại này dẫn đến đôi khi ta hành động tương tự như các thượng tế và kì mục. Khép kín tâm hồn, đóng chặt cõi lòng, từ chối thay đổi. Lúc khác ta lại hành xử theo cùng cách của hai người con trong dụ ngôn hôm nay.
Ta tôn thờ Thiên Chúa, đi theo đường lối Chúa. Mỗi khi chúng ta phạm tội là chúng ta chọn đi theo con đường thế gian, con đường xác thịt, con đường chiều theo í ta. Tương tự như người con cả, ta cần nhìn lại, cần hồi tâm và cần thống hối, xin ơn Chúa giúp để trở về con đường Chúa muốn ta đi. Ta cần nhắc nhở chính mình, cần phải dứt khoát, mau chóng loại bỏ bất cứ tư tưởng, hành động nào trái với giáo huấn của Đức Kitô. Í Thiên Chúa là thiên í, hoàn toàn thánh thiện, hoàn toàn trong sáng, không bao giờ sai lầm. Í cá nhân ta chứa nhiều đam mê, sai lầm, vẩn đục, vì thế luôn đặt í Chúa lên trên í ta. Thay đổi lối sống thường xảy ra sau khi bị thất bại ê chề, bị đời vùi dập. Điều này xảy ra không phải để cho ta than van, khóc lóc mà chính là chúng giúp ta nhận thức con đường thế gian là con đường dẫn đến diệt vong. Thế giới ta đang sống là thế giới của cạnh tranh, lợi nhuận. Con người sẵn sàng đạp người khác xuống để họ tiến lên. Nhận thức này giúp ta chọn lối sống cao đẹp hơn, tốt lành hơn, yêu thương hơn. Đây là đường Chúa gọi ta tiến bước.
Dụ ngôn cho biết Thiên Chúa yêu thương không tìm cách hại ta, phạt ta, giết ta. Lượng từ bi Chúa luôn tạo cho ta một cơ hội trở, ban sức mạnh giúp ta trở về cùng Chúa. Con đường dẫn đến Chúa là con đường khiêm nhường và yêu thương. Tội là phản bội tình yêu Chúa; khiêm nhường, yêu thương, tha thứ là đường nối kết ta với Chúa và tha nhân.
TiengChuong.org
Making A U-Turn
Not all sets of traffic lights allow to make a U-turn; for safety reasons, only a set of traffic lights with the sign saying, U-turn Permitted, allows a driver to make a U-turn. Making a U-Turn means doing a complete change to the opposite direction. Making a U-turn or changing direction because the current one is leading in the wrong direction. Making a simple or ordinary decision is easy, but when it comes to an important one, it is much harder to make, because it may change a person's way of life. Without proper consideration, the commitment may be immature.
Both the sons in today's Gospel have changed their minds after answering to their father. The father has two sons. He asks the first son to work in his vineyard. He answered 'No' to his father, but later on changed his mind, and went. The father says the same thing to his second son. He answered 'Certainly' but later on changed his mind, and did not go. Both the sons changed their minds. A call to work in the Lord's vineyard is an important call; because it involves a whole person and lasts a lifetime. Both the sons had made an instant response to the father; they later reflected on it and changed their minds. When dealing with an important matter, our mind would not rest until it finds a workable solution. It is either confirming the commitment that had been made or denying it. Both the sons have reflected on the promises they had made to the father, and the outcomes were different.
Making a change requires accepting that the current way of life is wrong, and then looking for an opportunity to change. The chief priests and the elders believe they are right, and there is no need to change. Changing is for someone else, not for them. They are so certain that leaves no room for an alternative. They are blinded to the point, that except them, all others are wrong, including John the Baptist and Jesus.
Faithfulness to Jesus is what we would like to do, but from time to time we are mistaken by our own desire, thinking that our will is also God's. We are acting very much like the chief priests and the elders. As a result, one moment we act very much like the first son; at others we act like the second son. We confess Jesus is our Lord and God, and yet every time we sin, we do the opposite. Like the sons, we need to ponder upon the teaching of Jesus, and with God's grace, we make corrections, and change the course of action based on Jesus' teaching. We need to remind ourselves any idea that contradicts Jesus' teaching needs to be abolished. We need to accept our weaknesses and limitations; and make a sharp U-turn to turn back to God. Making a spiritual U-turn often comes after a personal tragedy. It is either in extreme poverty or poor health or being rejected by our society. They are not there for us to mourn, but to realize that following the way of the world will come to a dead end. This competitive world often treats others not with love but with scorn; while God's way is love and mercy.
The parable highlights that our loving God always gives us a second chance for us to make a u-turn, the road that leads us to God is humility and obedience. Our sins deny God's love, but our humbleness leads us to God, and that is the road that Jesus calls us to trot.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh lễ Tết Trung Thu
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
00:38 28/09/2023
Hình ảnh lễ Tết Trung Thu
Theo phong tục tập quán văn hóa Việt Nam, hằng năm vào mùa Thu có ngày lễ Tết Trung Thu, 15.08. Âm lịch. Ngày lễ này mang đậm mầu sắc lễ hội văn hóa xã hội cùng cho trẻ con thiếu nhi nhiều hơn.
Nhưng đâu là ý nghĩa mầu sắc tôn giáo của ngày lễ hội này trong đời sống đức tin đạo Công Giáo?
Ở xã hội bên quê nhà Việt Nam, theo chu kỳ thời tiết tiếp theo sau mùa thu hoạch thóc lúa hoa qủa là mùa Thu.
Bên xã hội Âu châu cũng thế. Và vào dịp này có ngày, thường vào Chúa nhật đầu tháng Mười hằng năm, tạ ơn mùa màng đã thu hoạch xong.
Tập tục này nói lên lòng biết ơn của con người với Đấng Tạo Hóa đã ban cho con người lương thực sinh sống.
Tập tục này nói lên tâm tình lòng hy vọng cậy trông của con người vào bàn tay lo liệu gìn giữ của Đấng Tạo Hóa cho tương lai đời sống con người trên mặt đất ở những vụ mùa màng kế tiếp.
Tập tục này nói lên lòng kính trọng thiên nhiên, đất đai, sức lực con người, mà họ nhận được như quà tặng, chứ không do con người chế biến làm ra.
Ngày lễ hội Tết Trung Thu dành cho thiếu nhi trẻ con theo phong tục văn hóa Á Đông vào mùa Thu mang nhiều mầu sắc huyền thoại, không mang mầu sắc tôn giáo. Nhưng dẫu vậy cũng phần nào gói ghém tâm tình ý tưởng kính trọng hướng về thiên nhiên, về sự sống con người.
Điều này thể hiện trong việc các em thiếu nhi rước lồng đèn ban đêm ngày 15. 08. Âm lịch, có ánh sáng trong từ mặt Trăng chiếu tỏa xuống mặt đất.
Hình ảnh chiếc lồng đèn các em bé cầm đi rước thường làm bằng giấy bóng kiếng, giấy mỏng có vẽ hay cắt khắc dán hình các con vật như con cá, con tôm, con chó, con bươm bướm cả hình người trẻ con nữa ở chung quanh đèn.
Bên trong chiếc lồng đèn là ngọn nến cháy sáng hay ngọn đèn điện cũng được bật lên. Ngoài trời tối, ánh sáng trong chiếc lồng đèn tỏa ra chiếu rỏ nét hình vẽ cắt dán chung quanh lồng đèn. Ánh sáng tỏa ra từ lồng đèn không mạnh, không chiếu sáng ra xa. Nhưng đủ cho hình chung quanh chiếc lồng đèn hiện nổi lên, cùng đủ chiếu sáng gương mặt em bé đang cầm trong tay chiếc lồng đèn.
Nhìn chiếc lồng đèn có ánh sáng chiếu tỏa gợi nhớ đến cây nến Rửa tội, mà em bé cũng như những người Công Giáo đã nhận ngày lãnh nhận Bí Tích Rửa tội lúc còn thơ bé.
Ánh sáng cây nến rửa tội được đốt thắp lên từ cây nến Chúa Giêsu phục sinh, Đấng là Ánh sáng niềm tin, niềm hy vọng và tình yêu mến cho con người trên trần gian.
Ánh sáng cây nến rửa tội không sáng mạnh như ánh sáng ngọn đèn điện. Nhưng đủ tỏa sức sáng cùng hơi nóng cho tâm hồn đức tin giúp nhận ra mình là con Thiên Chúa, giúp trí khôn tinh thần nhận biết giới hạn tâm trí con người, và cần sự trợ giúp từ Trời cao, nhất là trong những khi gặp đau khổ, khó khăn bối rối.
Ánh sáng yếu ớt của ngọn nến chiếc lồng đèn tuy vậy chiếu rõ nét hình dán vẽ chung quanh chiếc đèn.
Điều này khích lệ giúp ta thêm phấn khởi tin tưởng, dù là những việc nhỏ ta làm giúp người khác cũng mang đến hiệu quả ích lợi, mà không sợ là chuyện nhỏ bé không có gía trị gì.
Điều này cũng nói lên ánh sáng cây nến rửa tội trong tâm hồn ta, dù yếu bé nhỏ, nhưng đủ sức soi chiếu giúp sống nhận ra điều ngay chính tốt lành là người con của Chúa. Và qua đời sống như thế, dù âm thầm, cũng chiếu tỏa tình yêu của Chúa, vẻ nét đẹp của Đấng Tạo Hóa nơi con người và trong thiên nhiên hòa lẫn dưới ánh trăng lung linh.
Theo huyền thoại ánh sáng mặt Trăng đêm Trung Thu, 15.08. Âm lịch, trong sáng hơn mọi ngày. Và trong đêm này có thể nhìn rõ Chị Hằng Nga cùng Chú Cuội tựa gốc cây đa trên cung trăng.
Ánh trăng trong đêm Rằm tháng Tám Âm lịch trong sáng thì có. Nhưng Chị Hằng Nga và Chú Cuội với cây đa trên cung trăng thì không lấy gì bảo đảm. Vì năm 1969, Phi thuyền Apollo 11. của Nasa Hoa Kỳ đã đổ bộ đưa các phi hành gia Neil Amstrong, Edwin Adrin và Michael Collins lên mặt Trăng đi bộ trên đó, và họ chỉ thấy toàn núi đất đá, chứ không thấy một người nào cả.
Theo Sách Sáng thế ký tường thuật, mặt Trăng là một hành tinh trong thiên nhiên do Thiên Chúa tạo dựng trong công trình tạo dựng trời đất:“ 14 Thiên Chúa phán: "Phải có những vầng sáng trên vòm trời, để phân rẽ ngày với đêm, để làm dấu chỉ xác định các đại lễ, ngày và năm. 15 Ðó sẽ là những vầng sáng trên vòm trời để chiếu soi mặt đất." Liền có như vậy. 16 Thiên Chúa làm ra hai vầng sáng lớn: vầng sáng lớn hơn để điều khiển ngày, vầng sáng nhỏ hơn để điều khiển đêm; Người cũng làm ra các ngôi sao. 17 Thiên Chúa đặt các vầng sáng trên vòm trời để chiếu soi mặt đất, 18 để điều khiển ngày và đêm, và để phân rẽ ánh sáng với bóng tối. Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp. 19 Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ tư.“( Sách Sáng Thế 1,14- 19).
Lẽ dĩ nhiên khoa học xưa nay vẫn luôn đi tìm hiểu khảo cứu về nguồn gốc hành tinh này, nhất là xem có sự sống trên hành tinh mặt trăng không.
Ánh sáng phát chiếu ra từ mặt trăng, theo khoa học khảo cứu là ánh phản chiếu lại ánh sáng mặt trời. Vì tự mặt trăng không có ánh sáng. Mặt trăng chiếu lại ánh sáng của mặt trời vào ban đêm theo như chu kỳ di chuyển xoay vần của vũ trụ một ngày có một nửa thời gian 12 tiếng là ban ngày được mặt trời chiếu sáng, và một nửa thời gian 12 tiếng là ban đêm được mặt Trăng chiếu sáng.
Điều này cũng nói lên đời sống con người lệ thuộc vào Thiên Chúa, như mặt trăng lệ thuộc vào mặt trời để tiếp nhận có ánh sáng.
Ánh sáng mặt trăng dịu mát hơn ánh sáng mặt trời nóng gay gắt. Vì thế có thể ngước mắt ngắm nhìn thẳng lên mặt trăng, nhưng lên mặt trời thì không thể được.
Mặt trăng di chuyển trong chu kỳ mỗi tháng tròn đầy rồi lại khuyết nhỏ như hình vòng lưỡi liềm. Điều này nói lên sự hay thay đổi không có gì là bền vững.
Và cũng như mặt trăng thay đổi hình dạng khi đầy tròn khi khuyết thu nhỏ lại và chìm dần trong khoảng không gian bao la. Đời sống con người cũng trải qua những giai đoạn sinh ra, tuổi thơ bé, tuổi thanh thiếu niên, tuổi trưởng thành, tuổi cao niên và giai đoạn đi trở về với lòng đất mẹ ngày sau cùng.
Như mặt Trăng có lúc tròn đầy, có lúc khuyết chỉ còn một nửa hay một phần nhỏ, có lúc bị hành tinh khác chạy ngang che lấp tối mù mịt. Lịch sử đời sống xã hội vào mọi không gian thời đại cũng thế đều có tiến triển, có luân chuyển thay đổi, có bóng tối có ánh sáng, có lúc thăng trầm, có thịnh vượng cũng như lúc khủng hoảng trì trệ...
Dòng sông, con đường đời sống mỗi người cũng lên xuống thay đổi như chu kỳ mặt trăng luân chuyển thay đổi theo trật của Đấng Tạo Hóa đã sắp đặt ấn định, mà không ai biết trước cùng chưa hay không sao khám phá ra được.
Dẫu vậy, Đấng Tạo Hóa đã nhìn thấy trước, nên Ngài đã tạo dựng nên Mặt Trời chiếu tỏa ánh sáng hơi nồng ấm cho sự sống được gìn giữ phát triển vào ban ngày. Và ban đêm có mặt Trăng cùng các Tinh Tú chiếu soi ánh sáng dịu mát thanh bình cho mọi loài sinh sống trên mặt đất.
Ánh sáng mặt Trời và ánh sáng mặt Trăng là ánh sáng chiếu tỏa niềm vui, niềm hy vọng cho con người cùng cây cỏ và thú vật trong thiên nhiên trên trần gian.
Mùa Trăng Trung Thu
Theo phong tục tập quán văn hóa Việt Nam, hằng năm vào mùa Thu có ngày lễ Tết Trung Thu, 15.08. Âm lịch. Ngày lễ này mang đậm mầu sắc lễ hội văn hóa xã hội cùng cho trẻ con thiếu nhi nhiều hơn.
Nhưng đâu là ý nghĩa mầu sắc tôn giáo của ngày lễ hội này trong đời sống đức tin đạo Công Giáo?
Ở xã hội bên quê nhà Việt Nam, theo chu kỳ thời tiết tiếp theo sau mùa thu hoạch thóc lúa hoa qủa là mùa Thu.
Bên xã hội Âu châu cũng thế. Và vào dịp này có ngày, thường vào Chúa nhật đầu tháng Mười hằng năm, tạ ơn mùa màng đã thu hoạch xong.
Tập tục này nói lên lòng biết ơn của con người với Đấng Tạo Hóa đã ban cho con người lương thực sinh sống.
Tập tục này nói lên tâm tình lòng hy vọng cậy trông của con người vào bàn tay lo liệu gìn giữ của Đấng Tạo Hóa cho tương lai đời sống con người trên mặt đất ở những vụ mùa màng kế tiếp.
Tập tục này nói lên lòng kính trọng thiên nhiên, đất đai, sức lực con người, mà họ nhận được như quà tặng, chứ không do con người chế biến làm ra.
Ngày lễ hội Tết Trung Thu dành cho thiếu nhi trẻ con theo phong tục văn hóa Á Đông vào mùa Thu mang nhiều mầu sắc huyền thoại, không mang mầu sắc tôn giáo. Nhưng dẫu vậy cũng phần nào gói ghém tâm tình ý tưởng kính trọng hướng về thiên nhiên, về sự sống con người.
Điều này thể hiện trong việc các em thiếu nhi rước lồng đèn ban đêm ngày 15. 08. Âm lịch, có ánh sáng trong từ mặt Trăng chiếu tỏa xuống mặt đất.
Hình ảnh chiếc lồng đèn các em bé cầm đi rước thường làm bằng giấy bóng kiếng, giấy mỏng có vẽ hay cắt khắc dán hình các con vật như con cá, con tôm, con chó, con bươm bướm cả hình người trẻ con nữa ở chung quanh đèn.
Bên trong chiếc lồng đèn là ngọn nến cháy sáng hay ngọn đèn điện cũng được bật lên. Ngoài trời tối, ánh sáng trong chiếc lồng đèn tỏa ra chiếu rỏ nét hình vẽ cắt dán chung quanh lồng đèn. Ánh sáng tỏa ra từ lồng đèn không mạnh, không chiếu sáng ra xa. Nhưng đủ cho hình chung quanh chiếc lồng đèn hiện nổi lên, cùng đủ chiếu sáng gương mặt em bé đang cầm trong tay chiếc lồng đèn.
Nhìn chiếc lồng đèn có ánh sáng chiếu tỏa gợi nhớ đến cây nến Rửa tội, mà em bé cũng như những người Công Giáo đã nhận ngày lãnh nhận Bí Tích Rửa tội lúc còn thơ bé.
Ánh sáng cây nến rửa tội được đốt thắp lên từ cây nến Chúa Giêsu phục sinh, Đấng là Ánh sáng niềm tin, niềm hy vọng và tình yêu mến cho con người trên trần gian.
Ánh sáng cây nến rửa tội không sáng mạnh như ánh sáng ngọn đèn điện. Nhưng đủ tỏa sức sáng cùng hơi nóng cho tâm hồn đức tin giúp nhận ra mình là con Thiên Chúa, giúp trí khôn tinh thần nhận biết giới hạn tâm trí con người, và cần sự trợ giúp từ Trời cao, nhất là trong những khi gặp đau khổ, khó khăn bối rối.
Ánh sáng yếu ớt của ngọn nến chiếc lồng đèn tuy vậy chiếu rõ nét hình dán vẽ chung quanh chiếc đèn.
Điều này khích lệ giúp ta thêm phấn khởi tin tưởng, dù là những việc nhỏ ta làm giúp người khác cũng mang đến hiệu quả ích lợi, mà không sợ là chuyện nhỏ bé không có gía trị gì.
Điều này cũng nói lên ánh sáng cây nến rửa tội trong tâm hồn ta, dù yếu bé nhỏ, nhưng đủ sức soi chiếu giúp sống nhận ra điều ngay chính tốt lành là người con của Chúa. Và qua đời sống như thế, dù âm thầm, cũng chiếu tỏa tình yêu của Chúa, vẻ nét đẹp của Đấng Tạo Hóa nơi con người và trong thiên nhiên hòa lẫn dưới ánh trăng lung linh.
Theo huyền thoại ánh sáng mặt Trăng đêm Trung Thu, 15.08. Âm lịch, trong sáng hơn mọi ngày. Và trong đêm này có thể nhìn rõ Chị Hằng Nga cùng Chú Cuội tựa gốc cây đa trên cung trăng.
Ánh trăng trong đêm Rằm tháng Tám Âm lịch trong sáng thì có. Nhưng Chị Hằng Nga và Chú Cuội với cây đa trên cung trăng thì không lấy gì bảo đảm. Vì năm 1969, Phi thuyền Apollo 11. của Nasa Hoa Kỳ đã đổ bộ đưa các phi hành gia Neil Amstrong, Edwin Adrin và Michael Collins lên mặt Trăng đi bộ trên đó, và họ chỉ thấy toàn núi đất đá, chứ không thấy một người nào cả.
Theo Sách Sáng thế ký tường thuật, mặt Trăng là một hành tinh trong thiên nhiên do Thiên Chúa tạo dựng trong công trình tạo dựng trời đất:“ 14 Thiên Chúa phán: "Phải có những vầng sáng trên vòm trời, để phân rẽ ngày với đêm, để làm dấu chỉ xác định các đại lễ, ngày và năm. 15 Ðó sẽ là những vầng sáng trên vòm trời để chiếu soi mặt đất." Liền có như vậy. 16 Thiên Chúa làm ra hai vầng sáng lớn: vầng sáng lớn hơn để điều khiển ngày, vầng sáng nhỏ hơn để điều khiển đêm; Người cũng làm ra các ngôi sao. 17 Thiên Chúa đặt các vầng sáng trên vòm trời để chiếu soi mặt đất, 18 để điều khiển ngày và đêm, và để phân rẽ ánh sáng với bóng tối. Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp. 19 Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ tư.“( Sách Sáng Thế 1,14- 19).
Lẽ dĩ nhiên khoa học xưa nay vẫn luôn đi tìm hiểu khảo cứu về nguồn gốc hành tinh này, nhất là xem có sự sống trên hành tinh mặt trăng không.
Ánh sáng phát chiếu ra từ mặt trăng, theo khoa học khảo cứu là ánh phản chiếu lại ánh sáng mặt trời. Vì tự mặt trăng không có ánh sáng. Mặt trăng chiếu lại ánh sáng của mặt trời vào ban đêm theo như chu kỳ di chuyển xoay vần của vũ trụ một ngày có một nửa thời gian 12 tiếng là ban ngày được mặt trời chiếu sáng, và một nửa thời gian 12 tiếng là ban đêm được mặt Trăng chiếu sáng.
Điều này cũng nói lên đời sống con người lệ thuộc vào Thiên Chúa, như mặt trăng lệ thuộc vào mặt trời để tiếp nhận có ánh sáng.
Ánh sáng mặt trăng dịu mát hơn ánh sáng mặt trời nóng gay gắt. Vì thế có thể ngước mắt ngắm nhìn thẳng lên mặt trăng, nhưng lên mặt trời thì không thể được.
Mặt trăng di chuyển trong chu kỳ mỗi tháng tròn đầy rồi lại khuyết nhỏ như hình vòng lưỡi liềm. Điều này nói lên sự hay thay đổi không có gì là bền vững.
Và cũng như mặt trăng thay đổi hình dạng khi đầy tròn khi khuyết thu nhỏ lại và chìm dần trong khoảng không gian bao la. Đời sống con người cũng trải qua những giai đoạn sinh ra, tuổi thơ bé, tuổi thanh thiếu niên, tuổi trưởng thành, tuổi cao niên và giai đoạn đi trở về với lòng đất mẹ ngày sau cùng.
Như mặt Trăng có lúc tròn đầy, có lúc khuyết chỉ còn một nửa hay một phần nhỏ, có lúc bị hành tinh khác chạy ngang che lấp tối mù mịt. Lịch sử đời sống xã hội vào mọi không gian thời đại cũng thế đều có tiến triển, có luân chuyển thay đổi, có bóng tối có ánh sáng, có lúc thăng trầm, có thịnh vượng cũng như lúc khủng hoảng trì trệ...
Dòng sông, con đường đời sống mỗi người cũng lên xuống thay đổi như chu kỳ mặt trăng luân chuyển thay đổi theo trật của Đấng Tạo Hóa đã sắp đặt ấn định, mà không ai biết trước cùng chưa hay không sao khám phá ra được.
Dẫu vậy, Đấng Tạo Hóa đã nhìn thấy trước, nên Ngài đã tạo dựng nên Mặt Trời chiếu tỏa ánh sáng hơi nồng ấm cho sự sống được gìn giữ phát triển vào ban ngày. Và ban đêm có mặt Trăng cùng các Tinh Tú chiếu soi ánh sáng dịu mát thanh bình cho mọi loài sinh sống trên mặt đất.
Ánh sáng mặt Trời và ánh sáng mặt Trăng là ánh sáng chiếu tỏa niềm vui, niềm hy vọng cho con người cùng cây cỏ và thú vật trong thiên nhiên trên trần gian.
Mùa Trăng Trung Thu
Thông Báo
Tiễn biệt Anh Louis Nguyễn Long Thao
Pt Phạm Bá Nha
03:29 28/09/2023
Tiễn biệt
ANH LOUIS NGUYỄN LONG THAO Phó Giám Đốc VietCatholic
Ngày 18.9.23, lúc 11g, hay tin Anh Louis Nguyễn Long Thao Phó Giám Đốc VietCatholic qua đời, ai cũng bàng hoàng sửng sốt nói với nhau ‘người hiền lành tài giỏi sống được mấy gang tay”. Ở VN, Anh dạy đại học Cần Thơ. Qua Mỹ Anh làm Phó Giám Đốc VietCatholic. Hai nơi, Anh đều là phát triển văn hoá giáo dục. Đáng trân qúi, cả đời chỉ là cho người khác.
Thao có anh là Thomas Nguyễn Văn Thoan, khi Thao vào Tcv Phú Nhuận thì Thoan (+) đành bỏ dở học, vì bố đau, Ông giáo Dương. Thay bố, dạy học ở trường Sư Huynh Đức Minh Tân Định. Thoan cùng lớp tôi. Mới đệ Tam mà Thoan đã kéo violon thành thạo. Các bài “Cung Chúc Trinh Vương”, “Lạy Mẹ là Ngôi Sao Sáng”… Phú Nhuận ai cũng quen hát.
Mỗi lần tới San José, là chúng tôi tìm gặp nhau. Trao đổi, chia sẻ về nhà ngắm nhìn non bộ, thăm hỏi vợ, con, bếp, giỏi, đảm đang…
Có dịp tới Paris thăm vợ chồng em gái và các cháu, Thao ghé GXVN dự lễ có tặng tôi cuốn ‘Sơ Thảo Tính Danh Văn Học Việt Nam’, 365 trang, xb 2003 và nói với chúng tôi: ‘Cố giữ và duy trì văn hóa VN’. Về Mỹ, Thao gửi lại 25 trang A/4: “Nét Văn Hóa tại GXVN Paris”.
Bây giờ, bạn bè xa gần khi còn học chung, chỉ còn chắp tay nguyện cầu. Khi nào Louis ‘LÊN’ xin lôi lôi kéo lên cùng.
Lạy Chúa,
Tuổi đời chúng con mau héo tàn như cỏ
Chỉ có Ngài mới tồn tại muôn đời
Lạy Chúa, trải qua bao thế hệ
Ngài vẫn nơi chúng con trú ẩn
Ngay cả khi đồi núi chưa được dựng nên
Địa cầu và vũ tru chưa được tạo thành
Ngài vẫn là Thiên Chúa, từ muôn thuở cho đến muôn đời
Chúa bắt phàm nhân trở về cát bụi
Ngài phán bảo: Hỡi người trần thế về cát bụi
Ngàn năm Chúa kề là gì
Tựa hôm qua đã qua đi mất rồi
Khác nào một trống canh thôi
Ngài cuốn đi, chúng chỉ là giấc ngủ
Như cỏ đồng mọc ban mai
Nở hoa vươn mạnh sớm chiều
Chiều ủ rũ tàn phai chẳng còn
Ngài thịnh nộ, chúng con mạng vong
Nổi trận nôi đình, thấy mà khủng khiếp
Tội chúng con, Chúa bày ra trước mặt Ngài
Lỗi thầm kín, thánh nhan Ngài đều soi tỏ.
(Tv 89, 1-8)
Xin Thiên Chúa vì Lòng Nhân Từ, trả công Nước Trời cho những ai miệt mài làm vườn nho. Anh Louis Thao :
“Yêu Mẹ từ hồi thơ bé,
Yêu mãi đến tuổi già
Yêu tha thiết bai la,
Giờ chết Mẹ thương, nhé
Chết trong tình yêu Mẹ”.
Church Documents
Đình Trinh - News 28 September 2023
VietCatholic
06:19 28/09/2023
1. Putin đang cô độc ra lệnh để cứu mình mà không nghe quân đội
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Calling the Shots Without Listening to Military: Think Tank”, nghĩa là “Tổ chức cố vấn báo cáo rằng Putin đang ra lệnh mà không lắng nghe quân đội.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.
Theo một báo cáo mới, nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin đang đưa ra những quyết định quan trọng về cuộc chiến khốc liệt của Mạc Tư Khoa ở Ukraine mà không có chút ảnh hưởng đáng kể nào từ các quan chức quân sự hàng đầu của Nga.
Một phát hiện mới từ tổ chức cố vấn chính sách toàn cầu phi lợi nhuận RAND Corporation có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết nhà lãnh đạo Điện Cẩm Linh ngày càng đưa ra các quyết định của mình một cách cô lập. “Putin đang tự mình đưa ra những quyết định quan trọng mà không có ảnh hưởng đáng kể nào từ Bộ Tổng tham mưu Nga”
Các chuyên gia phương Tây đã nhiều lần cho rằng quân đội Nga ở Ukraine có một số nhược điểm nghiêm trọng, bao gồm nỗi sợ truyền tin xấu hoặc báo cáo tiêu cực về chiến trường lên cấp trên.
Báo cáo cho biết thêm, Putin và các cố vấn thân cận nhất của ông “dường như ít sử dụng chuyên môn kinh tế hoặc quân sự”. Các nhà phân tích của RAND lập luận rằng nhà lãnh đạo Điện Cẩm Linh “đã thu hẹp kênh thông tin đến được với ông ấy” để loại bỏ bất kỳ tiếng nói nào có thể đưa ra lời khuyên trái ngược, bao gồm cả các nhà ngoại giao và các bộ trưởng.
Nỗ lực chiến tranh của Mạc Tư Khoa cũng bị cản trở bởi các báo cáo về việc thanh lọc các quan chức cao cấp của Nga và việc thay đổi các chỉ huy phụ trách các hoạt động ở Ukraine. Điện Cẩm Linh đã cách chức nhà lãnh đạo lực lượng Không Quân vũ trụ Nga, Tướng Sergei Surovikin, khỏi chức vụ của ông vào cuối tháng 8.
Báo cáo cho biết: “Các cuộc khủng hoảng dường như cũng đã ảnh hưởng đến cá nhân ông ấy, tạo thêm cảm xúc và sự tức giận cho quá trình ra quyết định vốn đã hết sức thiển cận”.
Newsweek đã liên hệ với Điện Cẩm Linh để yêu cầu bình luận qua email.
Các nhà phân tích nói rằng Nga dự kiến sẽ kết thúc cuộc xâm lược Ukraine trong vòng một tuần rưỡi, với hy vọng đạt được những thành tựu to lớn trong những ngày đầu của cuộc xâm lược bắt đầu vào ngày 24 tháng 2 năm 2022. Nhưng điều này đã không thành hiện thực. Sự thách thức của Ukraine khiến Điện Cẩm Linh phải sững sờ.
Các nhà phân tích phương Tây từ lâu đã cho rằng Nga đã mắc một số sai lầm nghiêm trọng trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, bao gồm cả cách triển khai lực lượng xe tăng, gây tổn thất nặng nề cho lực lượng giàu kinh nghiệm.
Cuộc xung đột, hiện đang hướng tới mùa đông thứ hai của cuộc chiến tổng lực, đã trở thành một cuộc xung đột tiêu hao, với cả Nga và Ukraine đều phải chịu thương vong nặng nề trong những tháng kể từ khi Kyiv phát động cuộc phản công vào đầu tháng 6.
Quân đội Ukraine sáng thứ Năm cho biết họ đã đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga xung quanh một số thị trấn gần thành phố Bakhmut bị tàn phá ở Donetsk, bao gồm cả các khu vực gần 2 khu định cư Klishchiivka và Andriivka mà Ukraine cho biết họ đã chiếm lại trong những tuần gần đây.
Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Năm cho biết nhóm lực lượng phía nam của Ukraine đã mất 2 xe tăng, một số xe thiết giáp và khoảng 30 chiến binh xung quanh Klishchiivka. Newsweek chưa thể xác minh những số liệu này.
Giao tranh ác liệt cũng tiếp tục diễn ra dọc theo tiền tuyến phía nam, tại vùng Zaporizhzhia bị sáp nhập. Ở đó, Ukraine đang hy vọng tiến xa hơn xung quanh thị trấn Verbove sau khi chọc thủng hệ thống phòng thủ được chuẩn bị kỹ lưỡng của Nga xung quanh Robotyne gần đó vào đầu tháng này.
Báo cáo của RAND cho biết, mặc dù nhiều quyết định có thể nằm ngoài tầm tay của Bộ Tổng tham mưu Nga, nhưng nhà lãnh đạo Điện Cẩm Linh đã “do dự hơn trong việc leo thang, đặc biệt là chống lại NATO, so với những gì người ta thường giả định trước chiến tranh”.
Những lo ngại về việc leo thang xung đột đã gây khó khăn cho những người phương Tây ủng hộ Ukraine trong các cuộc đàm phán xung quanh viện trợ quân sự mà Kyiv yêu cầu. Các nhà phân tích cũng cho rằng nhà lãnh đạo Điện Cẩm Linh là người khó đoán, tạo ra một mức độ bất ổn khác.
RAND nhận định rằng: Các nước phương Tây ủng hộ Ukraine “đã đánh giá thấp sự lo sợ của Nga đối với NATO và đi kèm với nỗi sợ hãi đó là sự do dự của Putin trong việc đối đầu trực tiếp với NATO”
2. Cố vấn của Zelenskiy nói: 'Sự hoảng loạn' ở Crimea sẽ gia tăng
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “'Panic' in Crimea Will Grow, Zelensky Adviser Says”, nghĩa là “Cố vấn của Zelenskiy nói: 'Sự hoảng loạn' ở Crimea sẽ gia tăng.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.
Cố vấn tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak cho biết, các cuộc tấn công liên tục của Kyiv vào các mục tiêu quân sự của Mạc Tư Khoa ở Crimea đang làm suy yếu tinh thần trên bán đảo bị tạm chiếm và gieo rắc sự hoảng loạn ở Nga.
Bình luận của ông được đưa ra sau một loạt vụ tấn công gây chú ý ở Crimea mà Ukraine đã chủ động tuyên bố chịu trách nhiệm; và có cả các vụ tấn công mà Nga cáo buộc là Ukraine tiến hành, nhưng Kyiv đã không xác nhận cũng chẳng phủ nhận; làm dấy lên sự tức giận và lo ngại trong giới truyền thông Điện Cẩm Linh.
Ukraine cho biết vụ tấn công hỏa tiễn vào trụ sở Hạm đội Hắc Hải của Nga hôm 22/9 đã khiến hàng chục sĩ quan thiệt mạng, trong đó có Đô đốc Viktor Sokolov.
Sau cuộc tấn công mới nhất vào trung tâm hải quân Nga, Podolyak nói với truyền hình Ukraine rằng những cuộc tấn công như vậy đang ảnh hưởng đến những người sống ở Crimea, nơi đã bị Nga sáp nhập vào năm 2014 và việc chiếm lại Crimea là mục đích chiến tranh đã nêu của Kyiv.
Theo hãng tin Pravda của Ukraine, ông nói: “Liên bang Nga luôn trong tình trạng hoảng loạn suốt đời, đó là lý do tại sao họ đe dọa tất cả mọi người”.
Ông nói rằng người Nga sống ở Crimea hiện đang sống trong sự chờ đợi những tiếng còi báo hiệu các cuộc tấn công sắp xảy ra, điều này tạo ra cảm giác rằng không phận của họ không còn do Mạc Tư Khoa kiểm soát.
Vào ngày 23 tháng 8, hỏa tiễn Ukraine đã tấn công hệ thống hỏa tiễn S-400 ở Olenivka, trong khi vào ngày 13 tháng 9, một cuộc tấn công của Ukraine, được cho là do hỏa tiễn Storm Shadow do Anh cung cấp, đã làm hư hại hai tàu chiến Nga tại Căn cứ Hải quân Sevastopol.
Podolyak cho rằng các cuộc tấn công ở Crimea nhằm mục đích bóp nghẹt khả năng vận chuyển vũ khí và thiết bị bằng đường hỏa xa của Nga. Ông lưu ý đến việc thiếu kết nối các tuyến hỏa xa từ các thành phố bị tạm chiếm như Melitopol và Berdyansk đến khu vực Rostov của Nga.
Ông nói: “Crimea ngày nay là chìa khóa để giảm đáng kể năng lực chiến đấu của các nhóm xâm lược của Nga”, đồng thời cho biết thêm rằng eo biển Kerch cũng sẽ là một trọng tâm khác trong các cuộc tấn công của Ukraine.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để bình luận.
Tuần trước, Mỹ công bố gói hỗ trợ quân sự trị giá 325 triệu Mỹ Kim cho Ukraine và Tổng thống Joe Biden quyết định cung cấp cho Kyiv hệ thống hỏa tiễn chiến thuật lục quân tầm xa, gọi tắt là ATACMS.
ATACMS có tầm bắn lên tới 190 dặm hay 305km, xa hơn nhiều so với hỏa tiễn từ Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao, gọi tắt là HIMARS, do Mỹ cung cấp và hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt M270 do Mỹ cung cấp. Những người ủng hộ ATACMS nói rằng khả năng này là cần thiết để tấn công các mục tiêu ở Crimea.
Trung tướng đã nghỉ hưu Ben Hodges nói với Newsweek vào tuần trước rằng các hệ thống này sẽ tạo ra sự khác biệt “trong việc hỗ trợ những nỗ lực của Ukraine nhằm khiến Crimea không thể trụ được đối với lực lượng Nga”.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Calling the Shots Without Listening to Military: Think Tank”, nghĩa là “Tổ chức cố vấn báo cáo rằng Putin đang ra lệnh mà không lắng nghe quân đội.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.
Theo một báo cáo mới, nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin đang đưa ra những quyết định quan trọng về cuộc chiến khốc liệt của Mạc Tư Khoa ở Ukraine mà không có chút ảnh hưởng đáng kể nào từ các quan chức quân sự hàng đầu của Nga.
Một phát hiện mới từ tổ chức cố vấn chính sách toàn cầu phi lợi nhuận RAND Corporation có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết nhà lãnh đạo Điện Cẩm Linh ngày càng đưa ra các quyết định của mình một cách cô lập. “Putin đang tự mình đưa ra những quyết định quan trọng mà không có ảnh hưởng đáng kể nào từ Bộ Tổng tham mưu Nga”
Các chuyên gia phương Tây đã nhiều lần cho rằng quân đội Nga ở Ukraine có một số nhược điểm nghiêm trọng, bao gồm nỗi sợ truyền tin xấu hoặc báo cáo tiêu cực về chiến trường lên cấp trên.
Báo cáo cho biết thêm, Putin và các cố vấn thân cận nhất của ông “dường như ít sử dụng chuyên môn kinh tế hoặc quân sự”. Các nhà phân tích của RAND lập luận rằng nhà lãnh đạo Điện Cẩm Linh “đã thu hẹp kênh thông tin đến được với ông ấy” để loại bỏ bất kỳ tiếng nói nào có thể đưa ra lời khuyên trái ngược, bao gồm cả các nhà ngoại giao và các bộ trưởng.
Nỗ lực chiến tranh của Mạc Tư Khoa cũng bị cản trở bởi các báo cáo về việc thanh lọc các quan chức cao cấp của Nga và việc thay đổi các chỉ huy phụ trách các hoạt động ở Ukraine. Điện Cẩm Linh đã cách chức nhà lãnh đạo lực lượng Không Quân vũ trụ Nga, Tướng Sergei Surovikin, khỏi chức vụ của ông vào cuối tháng 8.
Báo cáo cho biết: “Các cuộc khủng hoảng dường như cũng đã ảnh hưởng đến cá nhân ông ấy, tạo thêm cảm xúc và sự tức giận cho quá trình ra quyết định vốn đã hết sức thiển cận”.
Newsweek đã liên hệ với Điện Cẩm Linh để yêu cầu bình luận qua email.
Các nhà phân tích nói rằng Nga dự kiến sẽ kết thúc cuộc xâm lược Ukraine trong vòng một tuần rưỡi, với hy vọng đạt được những thành tựu to lớn trong những ngày đầu của cuộc xâm lược bắt đầu vào ngày 24 tháng 2 năm 2022. Nhưng điều này đã không thành hiện thực. Sự thách thức của Ukraine khiến Điện Cẩm Linh phải sững sờ.
Các nhà phân tích phương Tây từ lâu đã cho rằng Nga đã mắc một số sai lầm nghiêm trọng trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, bao gồm cả cách triển khai lực lượng xe tăng, gây tổn thất nặng nề cho lực lượng giàu kinh nghiệm.
Cuộc xung đột, hiện đang hướng tới mùa đông thứ hai của cuộc chiến tổng lực, đã trở thành một cuộc xung đột tiêu hao, với cả Nga và Ukraine đều phải chịu thương vong nặng nề trong những tháng kể từ khi Kyiv phát động cuộc phản công vào đầu tháng 6.
Quân đội Ukraine sáng thứ Năm cho biết họ đã đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga xung quanh một số thị trấn gần thành phố Bakhmut bị tàn phá ở Donetsk, bao gồm cả các khu vực gần 2 khu định cư Klishchiivka và Andriivka mà Ukraine cho biết họ đã chiếm lại trong những tuần gần đây.
Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Năm cho biết nhóm lực lượng phía nam của Ukraine đã mất 2 xe tăng, một số xe thiết giáp và khoảng 30 chiến binh xung quanh Klishchiivka. Newsweek chưa thể xác minh những số liệu này.
Giao tranh ác liệt cũng tiếp tục diễn ra dọc theo tiền tuyến phía nam, tại vùng Zaporizhzhia bị sáp nhập. Ở đó, Ukraine đang hy vọng tiến xa hơn xung quanh thị trấn Verbove sau khi chọc thủng hệ thống phòng thủ được chuẩn bị kỹ lưỡng của Nga xung quanh Robotyne gần đó vào đầu tháng này.
Báo cáo của RAND cho biết, mặc dù nhiều quyết định có thể nằm ngoài tầm tay của Bộ Tổng tham mưu Nga, nhưng nhà lãnh đạo Điện Cẩm Linh đã “do dự hơn trong việc leo thang, đặc biệt là chống lại NATO, so với những gì người ta thường giả định trước chiến tranh”.
Những lo ngại về việc leo thang xung đột đã gây khó khăn cho những người phương Tây ủng hộ Ukraine trong các cuộc đàm phán xung quanh viện trợ quân sự mà Kyiv yêu cầu. Các nhà phân tích cũng cho rằng nhà lãnh đạo Điện Cẩm Linh là người khó đoán, tạo ra một mức độ bất ổn khác.
RAND nhận định rằng: Các nước phương Tây ủng hộ Ukraine “đã đánh giá thấp sự lo sợ của Nga đối với NATO và đi kèm với nỗi sợ hãi đó là sự do dự của Putin trong việc đối đầu trực tiếp với NATO”
2. Cố vấn của Zelenskiy nói: 'Sự hoảng loạn' ở Crimea sẽ gia tăng
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “'Panic' in Crimea Will Grow, Zelensky Adviser Says”, nghĩa là “Cố vấn của Zelenskiy nói: 'Sự hoảng loạn' ở Crimea sẽ gia tăng.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.
Cố vấn tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak cho biết, các cuộc tấn công liên tục của Kyiv vào các mục tiêu quân sự của Mạc Tư Khoa ở Crimea đang làm suy yếu tinh thần trên bán đảo bị tạm chiếm và gieo rắc sự hoảng loạn ở Nga.
Bình luận của ông được đưa ra sau một loạt vụ tấn công gây chú ý ở Crimea mà Ukraine đã chủ động tuyên bố chịu trách nhiệm; và có cả các vụ tấn công mà Nga cáo buộc là Ukraine tiến hành, nhưng Kyiv đã không xác nhận cũng chẳng phủ nhận; làm dấy lên sự tức giận và lo ngại trong giới truyền thông Điện Cẩm Linh.
Ukraine cho biết vụ tấn công hỏa tiễn vào trụ sở Hạm đội Hắc Hải của Nga hôm 22/9 đã khiến hàng chục sĩ quan thiệt mạng, trong đó có Đô đốc Viktor Sokolov.
Sau cuộc tấn công mới nhất vào trung tâm hải quân Nga, Podolyak nói với truyền hình Ukraine rằng những cuộc tấn công như vậy đang ảnh hưởng đến những người sống ở Crimea, nơi đã bị Nga sáp nhập vào năm 2014 và việc chiếm lại Crimea là mục đích chiến tranh đã nêu của Kyiv.
Theo hãng tin Pravda của Ukraine, ông nói: “Liên bang Nga luôn trong tình trạng hoảng loạn suốt đời, đó là lý do tại sao họ đe dọa tất cả mọi người”.
Ông nói rằng người Nga sống ở Crimea hiện đang sống trong sự chờ đợi những tiếng còi báo hiệu các cuộc tấn công sắp xảy ra, điều này tạo ra cảm giác rằng không phận của họ không còn do Mạc Tư Khoa kiểm soát.
Vào ngày 23 tháng 8, hỏa tiễn Ukraine đã tấn công hệ thống hỏa tiễn S-400 ở Olenivka, trong khi vào ngày 13 tháng 9, một cuộc tấn công của Ukraine, được cho là do hỏa tiễn Storm Shadow do Anh cung cấp, đã làm hư hại hai tàu chiến Nga tại Căn cứ Hải quân Sevastopol.
Podolyak cho rằng các cuộc tấn công ở Crimea nhằm mục đích bóp nghẹt khả năng vận chuyển vũ khí và thiết bị bằng đường hỏa xa của Nga. Ông lưu ý đến việc thiếu kết nối các tuyến hỏa xa từ các thành phố bị tạm chiếm như Melitopol và Berdyansk đến khu vực Rostov của Nga.
Ông nói: “Crimea ngày nay là chìa khóa để giảm đáng kể năng lực chiến đấu của các nhóm xâm lược của Nga”, đồng thời cho biết thêm rằng eo biển Kerch cũng sẽ là một trọng tâm khác trong các cuộc tấn công của Ukraine.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để bình luận.
Tuần trước, Mỹ công bố gói hỗ trợ quân sự trị giá 325 triệu Mỹ Kim cho Ukraine và Tổng thống Joe Biden quyết định cung cấp cho Kyiv hệ thống hỏa tiễn chiến thuật lục quân tầm xa, gọi tắt là ATACMS.
ATACMS có tầm bắn lên tới 190 dặm hay 305km, xa hơn nhiều so với hỏa tiễn từ Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao, gọi tắt là HIMARS, do Mỹ cung cấp và hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt M270 do Mỹ cung cấp. Những người ủng hộ ATACMS nói rằng khả năng này là cần thiết để tấn công các mục tiêu ở Crimea.
Trung tướng đã nghỉ hưu Ben Hodges nói với Newsweek vào tuần trước rằng các hệ thống này sẽ tạo ra sự khác biệt “trong việc hỗ trợ những nỗ lực của Ukraine nhằm khiến Crimea không thể trụ được đối với lực lượng Nga”.
VietCatholic TV
Cuộc di cư hàng loạt của các Kitô Hữu Armenia đã bắt đầu. Cảnh đầu đường xó chợ, thế giới thờ ơ
VietCatholic Media
05:05 28/09/2023
1. Tình cảnh bi thảm của Kitô Hữu Armenia
Cả hai lãnh thổ thuộc Liên Xô cũ, Armenia và Azerbaijan đã tranh giành Nagorno-Karabakh trong nhiều thập kỷ. Với sự hậu thuẫn của Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan khẳng định ưu thế quân sự của mình trước Armenia trong Chiến tranh Nagorno-Karabakh lần thứ hai kết thúc vào tháng 11 năm 2020.
Mặc dù Nagorno-Karabakh, còn được gọi là Artsakh, được quốc tế công nhận là một phần của Azerbaijan, nhưng khu vực này gần như hoàn toàn bao gồm những người dân tộc Armenia theo Kitô Giáo.
Cho đến tuần trước, người Armenia trong khu vực vẫn tuyên bố chủ quyền dưới sự bảo trợ của “Cộng hòa Artsakh”.
Vào ngày 19 tháng 9, Azerbaijan đã phát động một cuộc tấn công quân sự ngắn nhưng dữ dội bao gồm việc bắn hỏa tiễn và súng cối. Theo Bộ Ngoại giao Artsakh, cuộc tấn công, được chính phủ Azeri dán nhãn là “các biện pháp chống khủng bố”, đã dẫn đến cái chết của hơn 200 người dân tộc Armenia và hơn 10.000 thường dân phải di dời.
Vào ngày 20 tháng 9, người dân tộc Armenia đã đồng ý ngừng bắn dẫn đến việc giải tán quân đội và quyền tự quản của họ.
Sau thất bại của khu vực ly khai trước Azerbaijan, Tổng thống Azeri Ilham Aliyev nói rằng người Armenia ở Nagorno-Karabakh sẽ được hòa nhập và các đại diện từ vùng đất này “được mời đối thoại” với chính phủ Azeri.
Bất chấp những lời hứa này, nỗi lo sợ lan rộng về sự đàn áp tôn giáo và văn hóa đã khiến một lượng lớn dân chúng phải chạy trốn sang Armenia.
2. Chuyên gia cho biết hàng ngàn Kitô hữu Armenia phải rời bỏ nhà cửa: 'Cuộc di cư hàng loạt đã bắt đầu'
Một số người lớn tiếng chống lại cuộc chiến tự vệ của người Ukraine. Ở Armenia, họ đã không làm như Ukraine. Giặc đến nhà họ bồng bế nhau bỏ chạy và chính quyền Armenia trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng họ sẽ không chống lại người Arzerbaizan. Kết quả như thế nào?
Chính phủ Armenia xác nhận hôm thứ Hai rằng hàng ngàn Kitô hữu Armenia đã rời bỏ quê hương của tổ tiên họ ở vùng Nagorno-Karabakh vào cuối tuần qua và dự kiến còn nhiều hơn nữa.
Siobhan Nash-Marshall, một nhà vận động nhân quyền có trụ sở tại Hoa Kỳ, người đã nói chuyện với các nhân chứng tại chỗ, nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng: “Cuộc di cư hàng loạt đã bắt đầu”.
Nash-Marshall thành lập Tổ chức Kitô hữu cần giúp đỡ, gọi tắt là CINF, vào năm 2011 để giúp đỡ Kitô hữu Armenia trong khu vực, và vào năm 2020, cô thành lập một trường học dành cho trẻ em và người lớn ở Nagorno-Karabakh.
Giờ đây, Nash-Marshall đã nhận được thông báo từ trường học của cô ở Nagorno-Karabakh rằng “tất cả đã kết thúc” và “người dân từ mọi vùng, mọi làng đều vô gia cư” và không có nơi ở, thức ăn và nước uống.
Theo những người liên hệ của Nash-Marshall, hàng trăm người dân tộc Armenia đang ngủ trên đường phố và thậm chí không thể uống nước vì họ cho rằng nước này đã bị “đầu độc bởi người Azeris”.
Nash-Marshall được cho biết rằng có hàng dài “2.000 người đứng trước tiệm bánh duy nhất” gần trường của cô và “tất cả đều đói, sợ hãi và vô vọng”.
Theo chính phủ Armenia, 6.650 “người buộc phải di dời” đã vào Armenia từ Nagorno-Karabakh kể từ tuần trước.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan hôm Chúa Nhật cho biết ông dự kiến hầu hết trong số 120.000 người dân tộc Armenia ở Nagorno-Karabakh sẽ chạy trốn khỏi khu vực do “nguy cơ thanh lọc sắc tộc”.
Thủ tướng Pashinyan, người chủ trương giặc đến nhà thì cắm đầu chạy, được tường trình đã thoát chết sau khi hàng ngàn người Armenia tìm cách xông vào phủ thủ tướng để lùng bắt ông ta vì đã không chống lại người Arzerbaizan.
3. Điện Cẩm Linh từ chối bình luận về video con trai lãnh đạo Chechnya đánh đập tàn bạo một người Nga bị cáo buộc đốt Kinh Qur'an
Điện Cẩm Linh từ chối bình luận về đoạn phim cho thấy cậu con trai vị thành niên của lãnh đạo Chechnya, Ramzan Kadyrov, đánh đập một tù nhân.
Kadyrov đã đăng một đoạn video lên ứng dụng nhắn tin Telegram hôm thứ Hai cho thấy cậu con trai 15 tuổi Adam của ông đấm và đá một tù nhân người Nga bị buộc tội đốt Kinh Qur'an.
Kadyrov kèm theo đoạn clip lời nhắn nói rằng “không hề cường điệu, tôi tự hào về hành động của Adam”.
Phát biểu với các nhà báo hôm thứ Ba, phát ngôn nhân của Vladimir Putin, Dmitry Peskov, nói: “Tôi sẽ nói ngay từ đầu rằng tôi sẽ không bình luận về câu chuyện về con trai của Kadyrov… Tôi không muốn.”
Tù nhân, Nikita Zhuravel, trước đó đã phàn nàn về vụ tấn công với nữ thanh tra nhân quyền của Nga, người cho biết hồi tháng trước rằng cô đã chuyển vấn đề này lên người đồng cấp của mình ở Chechnya.
Đoạn video gây sốc về vụ đánh đập đã khiến một số quan chức ở Mạc Tư Khoa phải lên tiếng chỉ trích hiếm hoi.
Yevgeny Popov, một nghị sĩ thân Putin, mô tả vụ tấn công của con trai Kadyrov là “bất hợp pháp”.
“Bạn không thể đánh người. Điều đó là bất hợp pháp. Hình phạt do tòa án quyết định và chỉ có tòa án quyết định.”
Bình luận về đoạn video, Vladislav Davankov, phó chủ tịch Duma quốc gia, cho biết luật pháp ở Nga “nên được áp dụng như nhau đối với tất cả mọi người”.
Vụ đánh đập Zhuravel là vụ mới nhất trong một chuỗi các vụ vi phạm nhân quyền ở Chechnya, một vùng miền núi nhỏ của Nga mà Kadyrov đã thực hiện bằng nắm đấm sắt. Các cuộc tấn công tương tự trong khu vực đã không bị trừng phạt trong nhiều năm.
Sự thừa nhận hiếm hoi của Mạc Tư Khoa về trường hợp vi phạm nhân quyền này ở Chechnya làm nổi bật sự phức tạp trong mối quan hệ mong manh của Điện Cẩm Linh với Kadyrov.
Putin từ lâu đã ủng hộ sự cai trị độc tài của nhà lãnh đạo Chechnya để duy trì sự ổn định trong khu vực bất ổn. Kadyrov tự mô tả mình là chiến tướng của Putin và đã cử hàng nghìn quân Chechnya đến hỗ trợ Nga xâm chiếm Ukraine.
Tuy nhiên, một số phe phái theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong liên minh của Putin đã bày tỏ sự thất vọng khi Điện Cẩm Linh mất quyền kiểm soát Chechnya và quân đội riêng của Kadyrov.
Đoạn phim cũng xuất hiện trong bối cảnh có những tin đồn dai dẳng trên mạng xã hội về sức khỏe của nhà lãnh đạo Chechnya 46 tuổi.
Tuần trước, Kadyrov đã cố gắng bác bỏ những suy đoán, viết trên ứng dụng nhắn tin Telegram rằng ông “khỏe mạnh và đang sống”.
Suy đoán về tương lai của Kadyrov lần đầu tiên xuất hiện sau khi con trai cả của ông là Akhmat, 17 tuổi, gặp Putin trong một cuộc gặp trực tiếp hết sức bất thường, làm dấy lên tin đồn rằng anh ta đang được chuẩn bị làm người kế nhiệm Kadyrov.