Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:21 19/09/2024
39. Nếu ai không cầu nguyện thì không thể đạt tới đỉnh cao của tu đức.
(Thánh Aloysius Gonzaga)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:28 19/09/2024
64. QUAN ÂM NGÀN MẮT
Nam Tống là Hiếu Tôn có lần dùng tay chơi banh, vô tình đánh trúng con ngựa bị thương một con mắt.
Nhà Kim sai sứ đến để chúc mừng sinh nhật của ông ta, lễ vật là một tượng phật quan âm ngàn mắt bằng ngọc trắng, bên trong có hàm ý đùa giỡn.
Hoàng đế Hiếu Tôn ra lệnh cho mời sứ giả của nước Kim vào nhà khách chùa Kinh Sơn của triều đình để nghỉ ngơi, khi đến trước cổng chùa, hòa thượng chủ trì nói:
- “Khi một tay động thì ngàn tay động, khi một mắt nhìn thì ngàn mắt nhìn; may mắn được thái bình vô sự, cần gì phải làm nhiều như thế” (1).
Sứ giả nước Kim bất giác thẹn đỏ mặt.
(Chử Ký Thất)
Suy tư 64:
Tượng Phật ngàn tay ngàn mắt là chỉ sự thần thông biến hóa thông suốt trời đất của đức Phật mà những thiện nam tín nữ đã tin, niềm tin này đã làm cho người phật giáo ăn ngay ở lành, nếu không thì sẽ bị trầm luân trong bể khổ đầu thai làm kiếp súc sinh thì càng khổ hơn.
Người Ki-tô hữu không có tượng Thiên Chúa ngàn mắt ngàn tay, nhưng có một Thiên Chúa duy nhất thông suốt mọi sự vì Ngài là Đấng tạo dựng trời đất, vì Ngài là Đấng yêu thương, là Đấng mà nhân loại phải tôn thờ...
Tượng phật ngàn mắt ngàn tay thì có thật, nhưng Phật ngàn tay ngàn mắt thì không có vì đó là sản phẩm tưởng tượng của những người tin Phật, nhưng Thiên Chúa của người Ki-tô hữu là Đấng vô hình không phải là sản phẩm do con người tưởng tượng, nhưng là do Đức Chúa Giê-su mạc khải cho chúng ta biết và dạy chúng ta phải gọi Ngài là “Cha chúng con ở trên trời”, đó là một hạnh phúc lớn lao cho chúng ta –những người Ki-tô hữu.
“Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất muôn vật hữu hình và vô hình...” (2) , do đó mà tôi phải ăn ở như thế nào để mọi người nhận ra Thiên Chúa của tôi là có thật, khi mà trào lưu loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống của con người và vạn vật, nơi những người tự cho mình là không cần Thiên Chúa mà vẫn cứ tồn tại !!
(1) Ý nghĩa của câu này là: “Cần gì phải làm nhiều tay nhiều mắt thế !”
(2) Kinh Tin Kính của người công giáo.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Nam Tống là Hiếu Tôn có lần dùng tay chơi banh, vô tình đánh trúng con ngựa bị thương một con mắt.
Nhà Kim sai sứ đến để chúc mừng sinh nhật của ông ta, lễ vật là một tượng phật quan âm ngàn mắt bằng ngọc trắng, bên trong có hàm ý đùa giỡn.
Hoàng đế Hiếu Tôn ra lệnh cho mời sứ giả của nước Kim vào nhà khách chùa Kinh Sơn của triều đình để nghỉ ngơi, khi đến trước cổng chùa, hòa thượng chủ trì nói:
- “Khi một tay động thì ngàn tay động, khi một mắt nhìn thì ngàn mắt nhìn; may mắn được thái bình vô sự, cần gì phải làm nhiều như thế” (1).
Sứ giả nước Kim bất giác thẹn đỏ mặt.
(Chử Ký Thất)
Suy tư 64:
Tượng Phật ngàn tay ngàn mắt là chỉ sự thần thông biến hóa thông suốt trời đất của đức Phật mà những thiện nam tín nữ đã tin, niềm tin này đã làm cho người phật giáo ăn ngay ở lành, nếu không thì sẽ bị trầm luân trong bể khổ đầu thai làm kiếp súc sinh thì càng khổ hơn.
Người Ki-tô hữu không có tượng Thiên Chúa ngàn mắt ngàn tay, nhưng có một Thiên Chúa duy nhất thông suốt mọi sự vì Ngài là Đấng tạo dựng trời đất, vì Ngài là Đấng yêu thương, là Đấng mà nhân loại phải tôn thờ...
Tượng phật ngàn mắt ngàn tay thì có thật, nhưng Phật ngàn tay ngàn mắt thì không có vì đó là sản phẩm tưởng tượng của những người tin Phật, nhưng Thiên Chúa của người Ki-tô hữu là Đấng vô hình không phải là sản phẩm do con người tưởng tượng, nhưng là do Đức Chúa Giê-su mạc khải cho chúng ta biết và dạy chúng ta phải gọi Ngài là “Cha chúng con ở trên trời”, đó là một hạnh phúc lớn lao cho chúng ta –những người Ki-tô hữu.
“Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất muôn vật hữu hình và vô hình...” (2) , do đó mà tôi phải ăn ở như thế nào để mọi người nhận ra Thiên Chúa của tôi là có thật, khi mà trào lưu loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống của con người và vạn vật, nơi những người tự cho mình là không cần Thiên Chúa mà vẫn cứ tồn tại !!
(1) Ý nghĩa của câu này là: “Cần gì phải làm nhiều tay nhiều mắt thế !”
(2) Kinh Tin Kính của người công giáo.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Tương Lai
Lm Vũđình Tường
01:52 19/09/2024
Lần đầu Đức Kitô nói với môn đệ là Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, bị hành hạ, xỉ vả, bị giết treo trên thập tự. Sau ba ngày an táng trong mộ, Ngài sống lại vinh quang. Nghe vậy, Phêrô đại diện anh em nói với Đức Kitô, chúng con hy vọng điều đó không xảy ra cho Thầy. Đức Kitô nói với Phêrô. Í của anh đến do ma qủi xúi dục. Phêrô yêu mến Đức Kitô và không muốn điều xấu xảy ra cho Ngài. Ý tưởng của Phêrô bên ngoài xem ra có vẻ tốt lành, nhưng ẩn dấu đằng sau ý tưởng đó hàm chứa đừng vâng lời Chúa Cha. Không vâng lời Chúa Cha là í tưởng của ma qủi. Ma quỉ thành công xúi dục ông bà Adong- Evà trái lệnh Chúa, ăn trái cây trong vườn địa đàng. Không có gì sai trong việc ăn trái. Mục đích ăn chống lệnh Chúa dẫn đến sự chết. Bản cũ soạn lại, ma qủi dùng Phêrô khuyên Đức Kitô đừng vâng phục Chúa Cha. Đức Kitô cảnh tỉnh, Phêrô thoát hiểm. Hãy thận trọng với câu nói ngọt ngào; í tưởng bề ngoài xem ra vô hại, bóng bảy nhưng ẩn nấp sau là cám dỗ kêu phản bội Thiên Chúa.
Lần này Đức Kitô nhắc lại cuộc tử nạn sẽ xảy ra cho Ngài. Môn đệ tôn trọng sứ mạng Đức Kitô. Dù không hiểu rõ sứ mạng đó, nhưng các ông chấp nhận một sự thật. Một thực tại vượt quá khả năng hiểu biết của các ông. Đức Kitô chịu tử nạn là một thực tại sẽ xảy ra trong tương lai rất gần. Nhận biết sự thật này, các ông nghĩ đến tương lai của cả nhóm. Chọn lựa của các ông gồm một trong hai cách. Thứ nhất; giải tán nhóm, ai về quê hương người ấy. Chọn lựa thứ hai là nhóm tiếp tục sinh hoạt, quyết tâm cùng hợp tác, hỗ trợ, che chở, bảo bọc nhau sau khi Thầy ra đi. Các ông chọn lựa cách thứ hai, vì thế mới có tranh luận, bàn thảo, chỉ định người lãnh đạo tương lai của nhóm.
Bàn đến tương lai xác định một sự thật là sau khi Thầy ra đi; nhóm có thể bị tan tác, nhưng không tan rã. Các ông dù phải trốn tránh nhưng cùng một lòng âm thầm, kín đáo hỗ trợ nhau. Điều này thể hiện qua việc các ông trên đường đi bàn thảo ai sẽ làm trưởng nhóm. Ta biết rõ quyết tâm này bởi chính Đức Kitô nêu câu với các ông
'Dọc đường anh em đã bàn tán điều gì vậy?. Các ông làm thinh vì khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả. Mc 9:34
Tương lai ngày mai ra sao là câu hỏi môn đệ Đức Kitô bàn thảo với nhau trên đường đi. Dường như cả nhóm chấp nhận một sự thật đau lòng là ngày gần đây Thầy không còn hướng dẫn, lãnh đạo, sống chung cùng nhóm nữa. Trường hợp không có Thầy hiện diện, nhóm muốn tồn tại thì phải có người lãnh đạo. Đây là vấn đề các ông tranh luận.
Môn đệ Đức Kitô lớn lên dưới chế độ bảo hộ Roma. Ngoài cách lãnh đạo cai trị khắt khe, hà khắc của quân bảo hộ; họ không biết cách lãnh đạo nào khác. Roma dùng quyền, hình phạt ác độc gây hoang mang, tạo sợ hãi trong cách cai trị. Dùng cộng tác viên địa phương hành hạ người bản xứ. Cai trị dưới hình thức làm ngơ, giả bộ mù quáng để cho người bản xứ lộng hành, lạm quyền đòi thêm thuế, bắt dân dồn hết sức vào công việc, kiếm tiền đóng thuế, một phần cho chính quyền bảo hộ, phần khác cho lòng tham của đồng loã cộng tác viên. Do cơ cực, vất vả đầu tắt, mặt tối nguyên ngày, người ta không còn thời giờ, sức lực để nghĩ đến việc chống lại, lật đổ nhà nước bảo hộ.
Đức Kitô nói với môn đệ cách lãnh đạo mới. Cách mới hoàn toàn trái với cách vua chúa trần gian thực hành. Môn đệ chưa từng nghe biết cách lãnh đạo mới, và cũng chưa từng được ai thực hiện trên thế giới. Đức Kitô đặt tình yêu làm căn bản trong lãnh đạo. Phục vụ công ích là mục đích chính người lãnh đạo cần nhắm đến. Vua quan trần thế nhắm đến lợi lộc của họ trước; cộng đoàn hưởng phần dư còn lại. Đức Kitô nhắm đến quyền lợi cộng đoàn trước. Người lãnh đạo tìm vui trong phục vụ.
'Ai muốn làm người đứng đầu thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người'... Ai đón tiếp một em nhỏ vì Danh Thầy, là đón chính Thầy. Ai đón tiếp Thầy... là đón tiếp Đấng đã sai Thầy' Marcô 9:37.
Phục vụ công ích chung là chính, nhưng chưa phải cùng đích. Cùng đích của phục vụ là giúp tha nhân nhận biết Thiên Chúa là Đấng nhân lành. Giúp họ nhận ra tình yêu Chúa thể hiện qua bàn tay nhân ái của người anh em. Nhận thức này giúp tha nhân nhận biết Thiên Chúa, để họ làm cho vinh hiển Thánh Danh Chúa. Đem lại an vui cho cộng đoàn là cách lãnh đạo thường. Giúp người khác yêu mến và tin theo Đức Kitô mới đạt được mục đích của lãnh đạo.
TiengChuong.org
Lần này Đức Kitô nhắc lại cuộc tử nạn sẽ xảy ra cho Ngài. Môn đệ tôn trọng sứ mạng Đức Kitô. Dù không hiểu rõ sứ mạng đó, nhưng các ông chấp nhận một sự thật. Một thực tại vượt quá khả năng hiểu biết của các ông. Đức Kitô chịu tử nạn là một thực tại sẽ xảy ra trong tương lai rất gần. Nhận biết sự thật này, các ông nghĩ đến tương lai của cả nhóm. Chọn lựa của các ông gồm một trong hai cách. Thứ nhất; giải tán nhóm, ai về quê hương người ấy. Chọn lựa thứ hai là nhóm tiếp tục sinh hoạt, quyết tâm cùng hợp tác, hỗ trợ, che chở, bảo bọc nhau sau khi Thầy ra đi. Các ông chọn lựa cách thứ hai, vì thế mới có tranh luận, bàn thảo, chỉ định người lãnh đạo tương lai của nhóm.
Bàn đến tương lai xác định một sự thật là sau khi Thầy ra đi; nhóm có thể bị tan tác, nhưng không tan rã. Các ông dù phải trốn tránh nhưng cùng một lòng âm thầm, kín đáo hỗ trợ nhau. Điều này thể hiện qua việc các ông trên đường đi bàn thảo ai sẽ làm trưởng nhóm. Ta biết rõ quyết tâm này bởi chính Đức Kitô nêu câu với các ông
'Dọc đường anh em đã bàn tán điều gì vậy?. Các ông làm thinh vì khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả. Mc 9:34
Tương lai ngày mai ra sao là câu hỏi môn đệ Đức Kitô bàn thảo với nhau trên đường đi. Dường như cả nhóm chấp nhận một sự thật đau lòng là ngày gần đây Thầy không còn hướng dẫn, lãnh đạo, sống chung cùng nhóm nữa. Trường hợp không có Thầy hiện diện, nhóm muốn tồn tại thì phải có người lãnh đạo. Đây là vấn đề các ông tranh luận.
Môn đệ Đức Kitô lớn lên dưới chế độ bảo hộ Roma. Ngoài cách lãnh đạo cai trị khắt khe, hà khắc của quân bảo hộ; họ không biết cách lãnh đạo nào khác. Roma dùng quyền, hình phạt ác độc gây hoang mang, tạo sợ hãi trong cách cai trị. Dùng cộng tác viên địa phương hành hạ người bản xứ. Cai trị dưới hình thức làm ngơ, giả bộ mù quáng để cho người bản xứ lộng hành, lạm quyền đòi thêm thuế, bắt dân dồn hết sức vào công việc, kiếm tiền đóng thuế, một phần cho chính quyền bảo hộ, phần khác cho lòng tham của đồng loã cộng tác viên. Do cơ cực, vất vả đầu tắt, mặt tối nguyên ngày, người ta không còn thời giờ, sức lực để nghĩ đến việc chống lại, lật đổ nhà nước bảo hộ.
Đức Kitô nói với môn đệ cách lãnh đạo mới. Cách mới hoàn toàn trái với cách vua chúa trần gian thực hành. Môn đệ chưa từng nghe biết cách lãnh đạo mới, và cũng chưa từng được ai thực hiện trên thế giới. Đức Kitô đặt tình yêu làm căn bản trong lãnh đạo. Phục vụ công ích là mục đích chính người lãnh đạo cần nhắm đến. Vua quan trần thế nhắm đến lợi lộc của họ trước; cộng đoàn hưởng phần dư còn lại. Đức Kitô nhắm đến quyền lợi cộng đoàn trước. Người lãnh đạo tìm vui trong phục vụ.
'Ai muốn làm người đứng đầu thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người'... Ai đón tiếp một em nhỏ vì Danh Thầy, là đón chính Thầy. Ai đón tiếp Thầy... là đón tiếp Đấng đã sai Thầy' Marcô 9:37.
Phục vụ công ích chung là chính, nhưng chưa phải cùng đích. Cùng đích của phục vụ là giúp tha nhân nhận biết Thiên Chúa là Đấng nhân lành. Giúp họ nhận ra tình yêu Chúa thể hiện qua bàn tay nhân ái của người anh em. Nhận thức này giúp tha nhân nhận biết Thiên Chúa, để họ làm cho vinh hiển Thánh Danh Chúa. Đem lại an vui cho cộng đoàn là cách lãnh đạo thường. Giúp người khác yêu mến và tin theo Đức Kitô mới đạt được mục đích của lãnh đạo.
TiengChuong.org
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Dị giáo? Những lời nói của một ông già? Hay Đức Giáo Hoàng có lý?
Vũ Văn An
00:45 19/09/2024
Alexander Norman, trên tờ Catholic Herald ngày 18 tháng 9 năm 2024, đặt câu hỏi: Đức Thánh Cha đã gây ra sự phẫn nộ có thể đoán trước được khi gợi ý, trong chuyến thăm Singapore gần đây của mình, rằng "tất cả các tôn giáo đều là con đường dẫn đến Thiên Chúa". Nhưng liệu ngài có hoàn toàn sai không?
Phát biểu trước khán giả gồm khoảng 600 người trẻ, Đức Giáo Hoàng đã hỏi rằng điều đó sẽ dẫn đến đâu nếu mọi người tấn công lẫn nhau bằng cách tuyên bố "tôn giáo của tôi quan trọng hơn tôn giáo của bạn, tôn giáo của tôi là đúng và tôn giáo của bạn thì không". Rốt cuộc, ngài nói tiếp, "chỉ có một Thiên Chúa và mỗi người chúng ta đều có một ngôn ngữ để tiếp cận Thiên Chúa".
Người ta cho rằng ngài giới hạn suy nghĩ của ngài vào các tôn giáo lớn trên thế giới, đặc biệt là các tôn giáo Áp-ra-ham, và không bao gồm, ví dụ, truyền thống đức tin của người Inca và Aztec, những người có tôn giáo đòi hỏi phải hy sinh một số lượng lớn con người vô tội.
Chắc chắn ngài tự giới hạn vào việc xem xét các tôn giáo lớn được theo ở Singapore. Những tôn giáo này chủ yếu bao gồm các truyền thống Hồi giáo, Phật giáo, Ấn Độ giáo, Sikh và Ki-tô giáo, cùng với nhóm đông đảo nhất trong số tất cả, những người “không tin gì”.
Tuy nhiên, trong khi, xét cho cùng, các tôn giáo hữu thần có thể đồng ý rằng, xét cho cùng, chỉ có thể có một Thiên Chúa, thì vẫn còn nghi ngờ liệu nhóm thiểu số lớn nhất, bao gồm những người theo đạo Phật (gần một phần ba dân số Singapore, gần gấp đôi quy mô cộng đồng Ki-tô giáo), có thấy tuyên bố này là hợp lý hay không.
Xét cho cùng, Phật giáo rõ ràng trong việc phủ nhận cả Đấng sáng tạo và sự tồn tại của một linh hồn cần được cứu chuộc. Do đó, hoàn toàn không rõ ràng, theo nghĩa nào thì có thể nói rằng Phật giáo dẫn đến Thiên Chúa. Có vẻ như Đức Thánh Cha đã quên giáo điều Phật giáo về anatman, có nghĩa là vô ngã hoặc theo nghĩa đen là không phải bản ngã, hoặc Đức Giáo Hoàng nghĩ về Thiên Chúa theo nghĩa Chân lý.
Điều này có vẻ có khả năng xảy ra hơn. Nếu bạn thay thế từ Chân lý bằng từ Thiên Chúa, thì tuyên bố của Đức Giáo Hoàng rằng tất cả các tôn giáo đều có "ngôn ngữ dẫn đến" Chân lý có vẻ hợp lý và dễ chấp nhận hơn đối với cả các Ki-tô hữu chính thống (viết thường) và những người theo các truyền thống đức tin chính khác.
Chúng ta, những người Công Giáo, được cho biết rằng Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, là Đường, là Chân lý và là Sự sống. Người Hồi giáo được cho biết rằng chỉ có một Chúa và Muhammad là nhà tiên tri của Người. Có những tuyên bố chân lý nền tảng tương tự trong mỗi tôn giáo khác.
Nhưng ngay cả việc thay thế từ Thiên Chúa bằng từ Chân lý cũng rất khó khăn đối với những người muốn duy trì giáo lý truyền thống của mỗi truyền thống đức tin. "Đạo Shik, Hồi giáo, Ấn Độ giáo" và Phật tử mà Đức Thánh Cha đang nói đến chắc chắn sẽ cho rằng đức tin của chính họ đã dạy họ Chân lý không hơn không kém và sẽ bác bỏ Chân lý như được dạy bởi Giáo Hội Công Giáo.
Thoạt nhìn, có vẻ như Đức Thánh Cha không có ý như ngài đã nói.
Do đó, chúng ta có nên cho rằng Đức Thánh Cha đã sai không? Chắc chắn không. Nếu thế, rõ ràng là chúng ta, những người Công Giáo, phải hòa giải những gì, xét ở bề mặt, có vẻ nguy hiểm gần với tà giáo, với sự kiện thẳng thừng là nó đang ở bờ vực điều không thể tưởng tượng được là Giáo hoàng dạy sai sự thật.
Chúng ta có thể thực hiện điều này như thế nào? Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách thừa nhận sự thật của tuyên bố rằng chỉ có một Thiên Chúa - hoặc một Chân lý. Chúng ta có thể xem xét thêm tuyên bố của Đức Thánh Cha rằng có nhiều con đường khác nhau dẫn đến Chân lý duy nhất đó.
Rồi, chúng ta sẽ phải đối chiếu điều này với lời khẳng định của Chúa Giêsu rằng Người, ngôi thứ hai của Chúa Ba Ngôi, là Chân lý thực sự. Khi làm như vậy, chúng ta buộc phải thừa nhận rằng, mặc dù các tôn giáo khác có thể chỉ đúng hướng, nhưng chúng không chứa đựng toàn bộ Chân lý đó. Hơn nữa, bất cứ ai muốn sở hữu Chân lý một cách trọn vẹn đều phải, bắt buộc, chấp nhận lời dạy của Giáo Hội Công Giáo.
Hơn nữa, nếu chúng ta theo đuổi luận lý của các tôn giáo khác và đánh giá các kết luận mà họ đưa ra cho chúng ta dưới ánh sáng Chân lý được tiết lộ bởi sự mặc khải, chúng ta sẽ thấy rằng Chân lý tối thượng này không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác. Giả sử đây là ý của Đức Giáo Hoàng, thì ngài không sai khi nói rằng mỗi tôn giáo lớn đều nói về một Chúa duy nhất bằng ngôn ngữ của riêng họ.
Vậy thì, đây chắc chắn là cách chúng ta phải hiểu lời dạy của Đức Thánh Cha tại Singapore. Chúng ta không được bằng lòng với sự hiểu biết hời hợt về những gì ngài nói. Nếu hiểu theo cách này, chúng ta phải coi những gì ngài nói là lời nói của một ông già hoặc là lời nói dối cố ý, cả hai đều không có vẻ hợp lý.
Tuy nhiên, chúng ta có thể ước ao rằng Đức Giáo Hoàng nói rõ hơn một chút rằng những lời của ngài không có ý định được hiểu theo nghĩa đen - nhưng ít nhất ngài đã luôn rõ ràng về những vấn đề quan trọng khác, chẳng hạn như phá thai đồng nghĩa với việc tước đi mạng sống của những người vô tội.
Văn Hóa
Xì Xèo To Nhỏ
Lm Vũđình Tường
01:50 19/09/2024
Nhìn chung ai cũng nhận biết xã hội Úc là xã hội tục hoá. Tôn giáo đóng vai trò khiêm nhượng trong mọi chính sách của chính phủ. Nhà lãnh đạo quan tâm nhiều đến an sinh xã hội. Có thể nói Úc theo chủ nghĩa xã hội nhân bản; lấy an sinh xã hội là chính nên luật pháp chú trọng đến an toàn, sức khoẻ cộng đồng. Úc coi trọng mọi tôn giáo, tín ngưỡng; coi đó là tự do tinh thần. Kitô giáo đóng vai thiểu số; con số này càng ngày càng teo, thu nhỏ, hẹp dần. Thể dục, thể thao được đề cao như loại tôn giáo. Cuối tuần và dịp lễ nghỉ sân vận động đầy ắp người. Thứ đến là bãi biển.
Tháng chín năm nay 2024, quốc hội Úc họp bàn tìm phương pháp giảm bớt số cựu chiến binh trẻ chọn tự kết liễu cuộc đời, nhất là cựu chiến binh trở về từ Trung Đông. Cuộc bàn thảo chú trọng đến việc giảm đi tối đa số cựu chiến binh tự vẫn cùng với vấn đề an táng cho nạn nhân. Phần hai nhấn mạnh đến hậu sự, lo lắng, bảo trợ, an ủi, giúp đỡ thân nhân gia đình nạn nhân. Trong vòng hai thập niên qua trung bình cứ hai tuần có ba người tự kết liễu đời mình. Chính phủ và quân đội quan tâm đặc biệt về vấn đề này, hy vọng thay đổi tình thế. Cũng trong dịp này, truyền thông Úc châu nhắc đến đại họa chính quyền đang phải đối phó. Số người trẻ tự kết liễu đời mình trở nên phổ biến hơn, lan rộng. Biện pháp hiện tại là cung cấp thêm tài chánh và các phương tiện cần thiết hỗ trợ hội đoàn, đoàn thể thiện nguyện cố vấn, hỗ trợ thanh niên trẻ khi biết họ gặp khó khăn trong đời sống.
Có nhiều hội đoàn, tổ chức xã hội; trong đó bao gồm tổ chức tôn giáo và không tôn giáo tham gia hỗ trợ nạn nhân. Một số khác gồm toàn thành viên gia đình nạn nhân. Họ mong giúp các gia đình khác mau vượt qua kinh nghiệm đau thương, kinh hoàng mà chính họ đã trải qua. Dân số toàn Úc châu chưa tới hai mươi năm triệu mà hàng năm có ba ngàn người trẻ chọn đi ra khỏi thế giới này. Đó là chưa kể đến chết gây nên tai nạn giao thông, hoặc dùng xìke, ma tuý quá liều. Đây là một con số kinh hoàng cho người có trách nhiệm. Giáo Hội Công Giáo từ lâu vẫn đóng vai trò tích cực trong việc mục vụ dành riêng cho người tự vẫn, và dẫn đầu trong việc hỗ trợ nạn nhân và thân nhân họ. Linh mục giáo xứ dành mọi ưu tiên, dễ dãi và sẵn sàng dành nhiều thời gian, ưu tiên trong việc nâng đỡ tinh thần thân nhân gia đình nạn nhân.
Khi nhận tin một thanh thiếu niên tự kết liễu đời mình. Giáo xứ gởi người tới nâng đỡ gia đình. Nhân viên lo thủ tục an táng đến nhà an ủi, chia sẻ, hướng dẫn, giúp hoàn thành mọi thủ tục cho việc an táng. Hoàn toàn không có đối xử khác biệt trong nghi thức an táng giữa người tự tử và người chết tự nhiên do bệnh tật. Tất cả được thông cảm, an táng, đối xử như nhau. Trường hợp thanh thiếu niên chết trẻ. Nếu là học sinh Công Giáo, trường học thường tổ chức cầu nguyện cho em và học sinh toàn trường được cố vấn tâm lí đến giúp nếu em đó cần.
Tùy theo gia đình quyết định mà tin buồn được loan đi hay hạn chế hay giữ kín. Khi gia đình cho phép, tin đó được loan tải đến thân nhân, thân hữu. Gia đình chọn không muốn loan tin ngay mà muốn giữ im lặng trong một thời gian; tất cả đều tôn trọng í kiến của gia đình. Gia đình được ưu tiên trong việc chọn ngày giờ, nghi thức, cách tổ chức lễ an táng theo đúng ước nguyện của người quá cố, hay yêu cầu của gia đình. Trường hợp Kitô hữu đó ít đến nhà thờ, cha xứ cũng không đối xử khác biệt nếu gia đình quyết định tổ chức lễ an táng trong xứ đạo. Cha xứ sẽ gặp gia đình để bàn thảo ngày giờ, nghi thức, chọn bài đọc, thánh ca cùng mọi nghi thức cần thiết cho thánh lễ an táng. Gia đình đồng í thì toàn thể xứ đạo được thông báo để cùng tham dự. Nếu gia đình muốn giới hạn thì cha xứ tôn trọng í kiến đó.
Dân Úc rất tôn trọng gia đình gặp khó khăn, gặp nạn. Họ đón nhận tin sầu khổ cách trân trọng; đón nhận với tâm tình bác ái Kitô hữu, thông cảm, đồng thời tôn trọng í kiến gia đình nạn nhân. Mọi người đều tôn trọng ước muốn riêng của gia đình. Đây là một trong những ưu điểm trong xã hội. Người ta cũng nhận biết ém tin có tệ hại riêng của nó. Thứ nhất người buôn tin không biết rõ nên thường thêu dệt quá sự thật. Thứ hai, ém tin gây thiệt hại cho cả người sống lẫn người chết. Người sống một mình, âm thầm đau khổ, không nhận được an ủi, nâng đỡ của thân nhân, thân hữu khi cần. Người chết không được người khác cầu cho. Cần tránh xa lối suy nghĩ ém tin do xấu hổ. Buồn sầu, đau khổ thì đúng. Xấu hổ là sai. Gia đình là nạn nhân, vô tội. Tại sao phải xấu hổ điều vô tội, không làm. Buôn tin do thiếu í thức, thiếu yêu thương. Giúp được gia đình nạn nhân bớt u sầu thì tốt; tránh gây thêm u sầu cho họ. Đức Kitô dậy an ủi kẻ sầu khổ. Còn gì đau khổ hơn gian truân khi phải đối phó với người thân tự vẫn. Thánh Giacôbê dậy cần.
'Có lòng đạo đức tinh tuyền và không tì ố trước mặt Thiên Chúa, là thăm viếng cô nhi, quả phụ lâm cảnh gian truân' Gc 1:27.
Gia đình nạn nhân cần hỗ trợ tinh thần. Vị lãnh đạo tinh thần đóng vai trò quan trọng giúp xoa dịu, chia sẻ, an ủi nạn nhân. Hình ảnh chủ chăn vác chiên thương tật về băng bó, chữa trị, chăm lo, an ủi, chia sẻ, hỗ trợ, Đức Kitô muốn người chủ chiên tích cực làm sống động hình ảnh chủ chiên vác chiên trên vai. Yêu thương bằng cách đến tận nhà chia sẻ, an ủi, nâng đỡ, hỗ trợ khi con chiên bị thương tật. Chính hành động yêu thương này giúp tha nhân nhận biết tình yêu Thiên Chúa sống động qua bàn tay của người tin vào Chúa. Nhờ hành động yêu thương hoán cải con tim sỏi đá thành con tim biết yêu thương, sưởi ấm con tim nguội lạnh và chữa lành con tim tật nguyền. Thánh Giacôbê quả quyết đức tin không thực hành đức ái là đức tin chết. Đức tin không có hành động là vô dụng. Hành động đây ám chỉ đức ái.
'Nhờ hành động mà con người được nên công chính, chứ không phải chỉ nhờ đức tin mà thôi...... Thân xác không hơi thở là thân xác chết, đức tin không hành động là đức tin chết'. Gc 2: 24-26.
Người bình thường không thể tự hủy diệt. Khi mắc loại tâm bệnh, nó từ từ loại bỏ, giết chết hy vọng; cuối cùng là giết ngay cả hy vọng sống. Như thế họ chết vì tâm bệnh. Hiện nay i khoa đang đi dần đến việc xác định tâm bệnh tự hủy diệt. Hiểu biết cho rằng cá nhân đó phạm tội rõ ràng nên từ chối giúp là hiểu biết sai. Dụ ngôn người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình. Đức Kitô nói với nhóm tố cáo bà là ai không có tội hãy ném viên đá đầu tiên đi. Mọi người im lặng, âm thầm bỏ đi. Sau khi mọi người bỏ đi, Đức Kitô nói với chị,
'Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi và từ nay đừng phạm tội nữa'. Gioan 8:11
Chết giúp ta nhận ra cái giới hạn của con người, và nhận biết khả năng mình. Chúa ban cho ta khả năng nâng đỡ, hỗ trợ, an ủi nhau khi cần. Hãy sốt sắng thực hành điều đó. Người chết đã chết, thân nhân họ là nạn nhân. Từ chối nâng đỡ, hỗ trợ, an ủi lúc người đau khổ, u sần cần đến không phải là cách của Kitô hữu. Làm như thế là biến họ thành nạn nhân. Người còn sống bị vạ lây, bị phạt về tội họ không hề phạm.
Đức Kitô khiển trách Giuđa hành động phản bội bán Thầy, coi vật chất nặng hơn tình người. Đức Kitô không nhắc đến hay kết án Giuđa tự tử. Biết Đức Kitô bị bắt, Giuđa thống hối mang tiền trả thủ lãnh Đền Thờ rồi thắt cổ chết. Giuđa chết trước Đức Kitô. Lịch sử tự tử xảy ra từ lúc nào ta không rõ, nhưng có lẽ nó khá phổ biến thời Đức Kitô. Khi nghe Đức Kitô nói ngài sẽ ra đi đến nơi họ không thể đến. Người Do Thái nghĩ ngay đến việc tự tử. Họ thắc mắc hỏi nhau,
'Ông ấy sẽ tự tử hay sao mà lại nói': 'Nơi tôi đi, các ông không thể đến được' Gioan 8:22
Ngoài Chúa ra, không ai biết người ta thống hối thế nào trước khi chết. Điều chắc chắn là họ thiếu tự do, do tâm bệnh gây ra, khi quyết định làm công việc đó. Một khi tâm bệnh hành hạ, rất khó phán đoán chính xác.
TiengChuong.org
Tháng chín năm nay 2024, quốc hội Úc họp bàn tìm phương pháp giảm bớt số cựu chiến binh trẻ chọn tự kết liễu cuộc đời, nhất là cựu chiến binh trở về từ Trung Đông. Cuộc bàn thảo chú trọng đến việc giảm đi tối đa số cựu chiến binh tự vẫn cùng với vấn đề an táng cho nạn nhân. Phần hai nhấn mạnh đến hậu sự, lo lắng, bảo trợ, an ủi, giúp đỡ thân nhân gia đình nạn nhân. Trong vòng hai thập niên qua trung bình cứ hai tuần có ba người tự kết liễu đời mình. Chính phủ và quân đội quan tâm đặc biệt về vấn đề này, hy vọng thay đổi tình thế. Cũng trong dịp này, truyền thông Úc châu nhắc đến đại họa chính quyền đang phải đối phó. Số người trẻ tự kết liễu đời mình trở nên phổ biến hơn, lan rộng. Biện pháp hiện tại là cung cấp thêm tài chánh và các phương tiện cần thiết hỗ trợ hội đoàn, đoàn thể thiện nguyện cố vấn, hỗ trợ thanh niên trẻ khi biết họ gặp khó khăn trong đời sống.
Có nhiều hội đoàn, tổ chức xã hội; trong đó bao gồm tổ chức tôn giáo và không tôn giáo tham gia hỗ trợ nạn nhân. Một số khác gồm toàn thành viên gia đình nạn nhân. Họ mong giúp các gia đình khác mau vượt qua kinh nghiệm đau thương, kinh hoàng mà chính họ đã trải qua. Dân số toàn Úc châu chưa tới hai mươi năm triệu mà hàng năm có ba ngàn người trẻ chọn đi ra khỏi thế giới này. Đó là chưa kể đến chết gây nên tai nạn giao thông, hoặc dùng xìke, ma tuý quá liều. Đây là một con số kinh hoàng cho người có trách nhiệm. Giáo Hội Công Giáo từ lâu vẫn đóng vai trò tích cực trong việc mục vụ dành riêng cho người tự vẫn, và dẫn đầu trong việc hỗ trợ nạn nhân và thân nhân họ. Linh mục giáo xứ dành mọi ưu tiên, dễ dãi và sẵn sàng dành nhiều thời gian, ưu tiên trong việc nâng đỡ tinh thần thân nhân gia đình nạn nhân.
Khi nhận tin một thanh thiếu niên tự kết liễu đời mình. Giáo xứ gởi người tới nâng đỡ gia đình. Nhân viên lo thủ tục an táng đến nhà an ủi, chia sẻ, hướng dẫn, giúp hoàn thành mọi thủ tục cho việc an táng. Hoàn toàn không có đối xử khác biệt trong nghi thức an táng giữa người tự tử và người chết tự nhiên do bệnh tật. Tất cả được thông cảm, an táng, đối xử như nhau. Trường hợp thanh thiếu niên chết trẻ. Nếu là học sinh Công Giáo, trường học thường tổ chức cầu nguyện cho em và học sinh toàn trường được cố vấn tâm lí đến giúp nếu em đó cần.
Tùy theo gia đình quyết định mà tin buồn được loan đi hay hạn chế hay giữ kín. Khi gia đình cho phép, tin đó được loan tải đến thân nhân, thân hữu. Gia đình chọn không muốn loan tin ngay mà muốn giữ im lặng trong một thời gian; tất cả đều tôn trọng í kiến của gia đình. Gia đình được ưu tiên trong việc chọn ngày giờ, nghi thức, cách tổ chức lễ an táng theo đúng ước nguyện của người quá cố, hay yêu cầu của gia đình. Trường hợp Kitô hữu đó ít đến nhà thờ, cha xứ cũng không đối xử khác biệt nếu gia đình quyết định tổ chức lễ an táng trong xứ đạo. Cha xứ sẽ gặp gia đình để bàn thảo ngày giờ, nghi thức, chọn bài đọc, thánh ca cùng mọi nghi thức cần thiết cho thánh lễ an táng. Gia đình đồng í thì toàn thể xứ đạo được thông báo để cùng tham dự. Nếu gia đình muốn giới hạn thì cha xứ tôn trọng í kiến đó.
Dân Úc rất tôn trọng gia đình gặp khó khăn, gặp nạn. Họ đón nhận tin sầu khổ cách trân trọng; đón nhận với tâm tình bác ái Kitô hữu, thông cảm, đồng thời tôn trọng í kiến gia đình nạn nhân. Mọi người đều tôn trọng ước muốn riêng của gia đình. Đây là một trong những ưu điểm trong xã hội. Người ta cũng nhận biết ém tin có tệ hại riêng của nó. Thứ nhất người buôn tin không biết rõ nên thường thêu dệt quá sự thật. Thứ hai, ém tin gây thiệt hại cho cả người sống lẫn người chết. Người sống một mình, âm thầm đau khổ, không nhận được an ủi, nâng đỡ của thân nhân, thân hữu khi cần. Người chết không được người khác cầu cho. Cần tránh xa lối suy nghĩ ém tin do xấu hổ. Buồn sầu, đau khổ thì đúng. Xấu hổ là sai. Gia đình là nạn nhân, vô tội. Tại sao phải xấu hổ điều vô tội, không làm. Buôn tin do thiếu í thức, thiếu yêu thương. Giúp được gia đình nạn nhân bớt u sầu thì tốt; tránh gây thêm u sầu cho họ. Đức Kitô dậy an ủi kẻ sầu khổ. Còn gì đau khổ hơn gian truân khi phải đối phó với người thân tự vẫn. Thánh Giacôbê dậy cần.
'Có lòng đạo đức tinh tuyền và không tì ố trước mặt Thiên Chúa, là thăm viếng cô nhi, quả phụ lâm cảnh gian truân' Gc 1:27.
Gia đình nạn nhân cần hỗ trợ tinh thần. Vị lãnh đạo tinh thần đóng vai trò quan trọng giúp xoa dịu, chia sẻ, an ủi nạn nhân. Hình ảnh chủ chăn vác chiên thương tật về băng bó, chữa trị, chăm lo, an ủi, chia sẻ, hỗ trợ, Đức Kitô muốn người chủ chiên tích cực làm sống động hình ảnh chủ chiên vác chiên trên vai. Yêu thương bằng cách đến tận nhà chia sẻ, an ủi, nâng đỡ, hỗ trợ khi con chiên bị thương tật. Chính hành động yêu thương này giúp tha nhân nhận biết tình yêu Thiên Chúa sống động qua bàn tay của người tin vào Chúa. Nhờ hành động yêu thương hoán cải con tim sỏi đá thành con tim biết yêu thương, sưởi ấm con tim nguội lạnh và chữa lành con tim tật nguyền. Thánh Giacôbê quả quyết đức tin không thực hành đức ái là đức tin chết. Đức tin không có hành động là vô dụng. Hành động đây ám chỉ đức ái.
'Nhờ hành động mà con người được nên công chính, chứ không phải chỉ nhờ đức tin mà thôi...... Thân xác không hơi thở là thân xác chết, đức tin không hành động là đức tin chết'. Gc 2: 24-26.
Người bình thường không thể tự hủy diệt. Khi mắc loại tâm bệnh, nó từ từ loại bỏ, giết chết hy vọng; cuối cùng là giết ngay cả hy vọng sống. Như thế họ chết vì tâm bệnh. Hiện nay i khoa đang đi dần đến việc xác định tâm bệnh tự hủy diệt. Hiểu biết cho rằng cá nhân đó phạm tội rõ ràng nên từ chối giúp là hiểu biết sai. Dụ ngôn người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình. Đức Kitô nói với nhóm tố cáo bà là ai không có tội hãy ném viên đá đầu tiên đi. Mọi người im lặng, âm thầm bỏ đi. Sau khi mọi người bỏ đi, Đức Kitô nói với chị,
'Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi và từ nay đừng phạm tội nữa'. Gioan 8:11
Chết giúp ta nhận ra cái giới hạn của con người, và nhận biết khả năng mình. Chúa ban cho ta khả năng nâng đỡ, hỗ trợ, an ủi nhau khi cần. Hãy sốt sắng thực hành điều đó. Người chết đã chết, thân nhân họ là nạn nhân. Từ chối nâng đỡ, hỗ trợ, an ủi lúc người đau khổ, u sần cần đến không phải là cách của Kitô hữu. Làm như thế là biến họ thành nạn nhân. Người còn sống bị vạ lây, bị phạt về tội họ không hề phạm.
Đức Kitô khiển trách Giuđa hành động phản bội bán Thầy, coi vật chất nặng hơn tình người. Đức Kitô không nhắc đến hay kết án Giuđa tự tử. Biết Đức Kitô bị bắt, Giuđa thống hối mang tiền trả thủ lãnh Đền Thờ rồi thắt cổ chết. Giuđa chết trước Đức Kitô. Lịch sử tự tử xảy ra từ lúc nào ta không rõ, nhưng có lẽ nó khá phổ biến thời Đức Kitô. Khi nghe Đức Kitô nói ngài sẽ ra đi đến nơi họ không thể đến. Người Do Thái nghĩ ngay đến việc tự tử. Họ thắc mắc hỏi nhau,
'Ông ấy sẽ tự tử hay sao mà lại nói': 'Nơi tôi đi, các ông không thể đến được' Gioan 8:22
Ngoài Chúa ra, không ai biết người ta thống hối thế nào trước khi chết. Điều chắc chắn là họ thiếu tự do, do tâm bệnh gây ra, khi quyết định làm công việc đó. Một khi tâm bệnh hành hạ, rất khó phán đoán chính xác.
TiengChuong.org