Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 21/04: Phục Sinh – Chân Trời Mới – Lm. Vinh-sơn Nguyễn Văn Định, CS
Giáo Hội Năm Châu
02:41 20/04/2025
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, các người phụ nữ vội vã rời khỏi mộ, tuy sợ hãi nhưng cũng rất đỗi vui mừng, chạy về báo tin cho môn đệ Đức Giê-su hay.
Bỗng Đức Giê-su đón gặp các bà và nói: “Chào chị em!” Các bà tiến lại gần Người, ôm lấy chân, và bái lạy Người. Bấy giờ, Đức Giê-su nói với các bà: “Chị em đừng sợ! Về báo cho anh em của Thầy để họ đến Ga-li-lê. Họ sẽ được thấy Thầy ở đó.”
Các bà đang đi, thì có mấy người trong đội lính canh mồ vào thành báo cho các thượng tế biết mọi việc đã xảy ra. Các thượng tế liền họp với các kỳ mục; sau khi bàn bạc, họ cho lính một số tiền lớn, và bảo: “Các anh hãy nói như thế này: Ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của hắn đã đến lấy trộm xác. Nếu sự việc này đến tai quan tổng trấn, chính chúng tôi sẽ dàn xếp với quan và lo cho các anh được vô sự.” Lính đã nhận tiền và làm theo lời họ dạy. Câu chuyện này được phổ biến giữa người Do-thái cho đến ngày nay.
Đó là lời Chúa
Run rẩy trước ân sủng!
Lm Minh Anh
15:55 20/04/2025
RUN RẨY TRƯỚC ÂN SỦNG
“Các phụ nữ vội vã rời khỏi mộ, tuy sợ hãi nhưng cũng rất đỗi vui mừng”.
Cha William thăm một cô gái sắp mổ mắt. Nỗi sợ phải mù ám ảnh cô! Cô nói với cha, “Ôi, Chúa đang lấy đi thị giác của con!”. Cha xứ nghiêng mình thì thầm, “Đừng để Ngài lấy nó! Hãy dâng nó cho Ngài!”. Khuôn mặt cô gái rạng rỡ, “Con ước ao được như vậy!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Nỗi sợ xen lẫn vui mừng - dẫu ít ỏi - nơi cô gái trẻ đưa chúng ta về câu chuyện Tin Mừng hôm nay. Các phụ nữ rời mộ Thầy, vừa “sợ hãi” vừa “vui mừng”, hai trạng thái đan xen! Làm sao một người vừa “sợ” lại vừa “mừng?”. Chẳng phải sợ hãi luôn xói mòn niềm vui sao? Chẳng phải niềm vui không triệt tiêu được sợ hãi? Đặt mình vào tâm trạng các cô, bạn sẽ hiểu thế nào là trải nghiệm ‘run rẩy trước ân sủng!’.
Làm sao có thể không sợ khi thi hài một người chết nay sừng sững trước mắt? Làm sao một ‘thây ma’ lại cất tiếng chào? Ấy thế, nỗi sợ tự nhiên được thế chỗ bởi niềm vui của ân sủng! “Chào chị em!” tiếng Latin là “Exsultet!” - “Mừng vui lên!”. Đây cũng là lời Gabriel chào Đức Maria trong ngày truyền tin, “Mừng vui lên, đấng đầy ân sủng!”. Giờ đây, không phải là lời của thiên thần nhưng là lời của ‘Chúa các thiên thần’ - Đấng Phục Sinh - không chỉ nói cho các phụ nữ Galilê nhưng nói cho cả nhân loại biết rằng, nó đang được đầy ân sủng!
Đây không phải là một nỗi sợ thông thường; đúng hơn, một nỗi sợ đầy choáng ngợp, tôn kính, kinh ngạc và gây sốc thánh thiện; cùng lúc, vỡ oà niềm vui. Bỗng một sự hiểu biết chợt đến khiến các cô xác tín rằng, Thầy đã ra khỏi mồ! Trải nghiệm này cho phép họ tin chắc một điều gì đó phi thường - rất phi thường - vừa mới xảy ra.
Đây còn là một trải nghiệm đáng ao ước nơi bạn và tôi! Ngày Phục Sinh, ‘ngày Chúa đã làm ra’, ‘ngày Chúa biến đổi tôi’, ngày mà tôi hoan hỷ mừng kính trong tám ngày liên tiếp và cao điểm là Chúa Nhật Lòng Thương Xót. Vì thế, trong những ngày này, chúng ta sẽ cố gắng cùng ‘trải nghiệm một kinh nghiệm’ mà các phụ nữ thánh thiện ấy đã trải qua. Rằng, Chúa Giêsu không còn trong mồ và tôi cũng đã ‘ra khỏi mồ’ với Ngài. Hãy chìm sâu vào mầu nhiệm Phục Sinh; học biết nó đúng như ý nghĩa tràn đầy của nó! Ngài đã tiêu diệt tội lỗi, huỷ diệt cái chết, sự ác; đồng thời, đang huỷ diệt tội lỗi của tôi, ban cho tôi sự sống mới trong sức mạnh Phục Sinh của Ngài. Không thể tuyệt vời hơn!
Anh Chị em,
“Tuy sợ hãi nhưng cũng rất đỗi vui mừng”. Chúa Phục Sinh ‘đón đường’ từng người chúng ta, nói với chúng ta rằng, “Mừng vui lên, cả vũ trụ đang được đổi mới; và nhất là, con đang được đổi mới!”. Như các phụ nữ, bạn hãy cam kết ‘ra khỏi nhà’, ‘ra khỏi mồ’, ra khỏi những ước muốn thế tục; nhờ đó, có thể nhận ra ‘Đấng đón đường’ đầy yêu thương, quyền năng. Được như thế, bạn và tôi mới thật sự trải nghiệm cái ‘run rẩy trước ân sủng’ đáng ao ước mà Đấng Phục Sinh mang lại. “Với Ngài, mỗi ngày là một bước trong hành trình vĩnh cửu, và mỗi “hôm nay” có thể hy vọng vào “ngày mai”, mỗi kết thúc là một khởi đầu mới. Mỗi khoảnh khắc đều vượt ra ngoài giới hạn của thời gian, hướng tới cõi vĩnh hằng!” - Phanxicô.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, dạy con ‘ra khỏi nhà’, ‘ra khỏi mồ’; nhờ đó, con có thể trải nghiệm nỗi sợ trước ân sủng của Đấng Phục Sinh khi biết rằng, con đã được biến đổi!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Các phụ nữ vội vã rời khỏi mộ, tuy sợ hãi nhưng cũng rất đỗi vui mừng”.
Cha William thăm một cô gái sắp mổ mắt. Nỗi sợ phải mù ám ảnh cô! Cô nói với cha, “Ôi, Chúa đang lấy đi thị giác của con!”. Cha xứ nghiêng mình thì thầm, “Đừng để Ngài lấy nó! Hãy dâng nó cho Ngài!”. Khuôn mặt cô gái rạng rỡ, “Con ước ao được như vậy!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Nỗi sợ xen lẫn vui mừng - dẫu ít ỏi - nơi cô gái trẻ đưa chúng ta về câu chuyện Tin Mừng hôm nay. Các phụ nữ rời mộ Thầy, vừa “sợ hãi” vừa “vui mừng”, hai trạng thái đan xen! Làm sao một người vừa “sợ” lại vừa “mừng?”. Chẳng phải sợ hãi luôn xói mòn niềm vui sao? Chẳng phải niềm vui không triệt tiêu được sợ hãi? Đặt mình vào tâm trạng các cô, bạn sẽ hiểu thế nào là trải nghiệm ‘run rẩy trước ân sủng!’.
Làm sao có thể không sợ khi thi hài một người chết nay sừng sững trước mắt? Làm sao một ‘thây ma’ lại cất tiếng chào? Ấy thế, nỗi sợ tự nhiên được thế chỗ bởi niềm vui của ân sủng! “Chào chị em!” tiếng Latin là “Exsultet!” - “Mừng vui lên!”. Đây cũng là lời Gabriel chào Đức Maria trong ngày truyền tin, “Mừng vui lên, đấng đầy ân sủng!”. Giờ đây, không phải là lời của thiên thần nhưng là lời của ‘Chúa các thiên thần’ - Đấng Phục Sinh - không chỉ nói cho các phụ nữ Galilê nhưng nói cho cả nhân loại biết rằng, nó đang được đầy ân sủng!
Đây không phải là một nỗi sợ thông thường; đúng hơn, một nỗi sợ đầy choáng ngợp, tôn kính, kinh ngạc và gây sốc thánh thiện; cùng lúc, vỡ oà niềm vui. Bỗng một sự hiểu biết chợt đến khiến các cô xác tín rằng, Thầy đã ra khỏi mồ! Trải nghiệm này cho phép họ tin chắc một điều gì đó phi thường - rất phi thường - vừa mới xảy ra.
Đây còn là một trải nghiệm đáng ao ước nơi bạn và tôi! Ngày Phục Sinh, ‘ngày Chúa đã làm ra’, ‘ngày Chúa biến đổi tôi’, ngày mà tôi hoan hỷ mừng kính trong tám ngày liên tiếp và cao điểm là Chúa Nhật Lòng Thương Xót. Vì thế, trong những ngày này, chúng ta sẽ cố gắng cùng ‘trải nghiệm một kinh nghiệm’ mà các phụ nữ thánh thiện ấy đã trải qua. Rằng, Chúa Giêsu không còn trong mồ và tôi cũng đã ‘ra khỏi mồ’ với Ngài. Hãy chìm sâu vào mầu nhiệm Phục Sinh; học biết nó đúng như ý nghĩa tràn đầy của nó! Ngài đã tiêu diệt tội lỗi, huỷ diệt cái chết, sự ác; đồng thời, đang huỷ diệt tội lỗi của tôi, ban cho tôi sự sống mới trong sức mạnh Phục Sinh của Ngài. Không thể tuyệt vời hơn!
Anh Chị em,
“Tuy sợ hãi nhưng cũng rất đỗi vui mừng”. Chúa Phục Sinh ‘đón đường’ từng người chúng ta, nói với chúng ta rằng, “Mừng vui lên, cả vũ trụ đang được đổi mới; và nhất là, con đang được đổi mới!”. Như các phụ nữ, bạn hãy cam kết ‘ra khỏi nhà’, ‘ra khỏi mồ’, ra khỏi những ước muốn thế tục; nhờ đó, có thể nhận ra ‘Đấng đón đường’ đầy yêu thương, quyền năng. Được như thế, bạn và tôi mới thật sự trải nghiệm cái ‘run rẩy trước ân sủng’ đáng ao ước mà Đấng Phục Sinh mang lại. “Với Ngài, mỗi ngày là một bước trong hành trình vĩnh cửu, và mỗi “hôm nay” có thể hy vọng vào “ngày mai”, mỗi kết thúc là một khởi đầu mới. Mỗi khoảnh khắc đều vượt ra ngoài giới hạn của thời gian, hướng tới cõi vĩnh hằng!” - Phanxicô.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, dạy con ‘ra khỏi nhà’, ‘ra khỏi mồ’; nhờ đó, con có thể trải nghiệm nỗi sợ trước ân sủng của Đấng Phục Sinh khi biết rằng, con đã được biến đổi!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sứ điệp Phục sinh Urbi et Orbi 2025 gởi dân thành Rôma và toàn thế giới
J.B. Đặng Minh An dịch
10:18 20/04/2025
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã không đích thân đọc bài phát biểu của mình, mặc dù ngài đã cố gắng chào đón các tín hữu bằng một lời ngắn gọn “Anh chị em thân mến, Chúc mừng lễ Phục Sinh”.
Đức Tổng Giám Mục Diego Ravelli, Trưởng ban Nghi lễ Phụng vụ Giáo hoàng, đã đọc sứ điệp Phục sinh truyền thống của Đức Giáo Hoàng, khi Đức Giáo Hoàng 88 tuổi, vẫn đang trong thời gian dưỡng bệnh, hiện diện nhưng bị hạn chế về mặt thể chất. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ban phước lành ngắn gọn cho đám đông sau khi thông điệp được đọc.
Sau đây là toàn văn sứ điệp của Đức Giáo Hoàng.
Anh chị em thân mến, Chúc mừng lễ Phục sinh!
Cuối cùng, hôm nay, tiếng hát “alleluia” lại được nghe một lần nữa trong Giáo hội, truyền từ miệng này sang miệng khác, từ trái tim này sang trái tim khác, và điều này khiến dân Chúa trên khắp thế giới rơi lệ vì vui mừng.
Từ ngôi mộ trống ở Giêrusalem, chúng ta nghe được tin mừng bất ngờ: Chúa Giêsu, Đấng đã bị đóng đinh, “không còn ở đây nữa, Người đã sống lại” (Lc 24:5). Chúa Giêsu không còn trong ngôi mộ nữa, Người đang sống!
Tình yêu đã chiến thắng hận thù, ánh sáng đã chiến thắng bóng tối và sự thật đã chiến thắng sự dối trá. Sự tha thứ đã chiến thắng sự trả thù. Cái ác không biến mất khỏi lịch sử; nó sẽ vẫn tồn tại cho đến tận cùng, nhưng nó không còn chiếm ưu thế nữa; nó không còn quyền lực đối với những ai chấp nhận ân sủng của ngày hôm nay.
Thưa anh chị em, đặc biệt là những ai đang trải qua đau khổ và buồn phiền, tiếng kêu thầm lặng của anh chị em đã được lắng nghe và nước mắt của anh chị em đã được đếm; không một giọt nào trong số đó bị lãng phí! Trong cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã gánh chịu mọi điều ác trên thế gian này và với lòng thương xót vô biên, Người đã đánh bại chúng. Người đã nhổ tận gốc lòng kiêu hãnh ma quỷ đầu độc trái tim con người và gây ra bạo lực và sự tha hóa ở mọi phía. Chiên Thiên Chúa đã chiến thắng! Đó là lý do tại sao, hôm nay, chúng ta có thể vui mừng kêu lên: “Chúa Kitô, niềm hy vọng của tôi, đã sống lại!” (Bài ca Phục sinh).
Sự phục sinh của Chúa Giêsu thực sự là nền tảng cho hy vọng của chúng ta. Vì dưới ánh sáng của biến cố này, hy vọng không còn là ảo vọng nữa. Nhờ Chúa Kitô — Đấng bị đóng đinh và sống lại từ cõi chết — hy vọng không làm chúng ta thất vọng! Spes non confundit! (x. Rm 5:5). Hy vọng đó không phải là sự trốn tránh, mà là một thách thức; nó không lừa dối, nhưng trao quyền cho chúng ta.
Tất cả những ai đặt hy vọng vào Thiên Chúa đều đặt bàn tay yếu đuối của mình vào bàn tay mạnh mẽ và uy quyền của Người; họ để mình được kéo dậy và lên đường. Cùng với Chúa Giêsu phục sinh, họ trở thành những người hành hương của hy vọng, những chứng nhân của chiến thắng của tình yêu và của sức mạnh không vũ trang của Sự sống.
Chúa Kitô đã sống lại! Những lời này nắm bắt toàn bộ ý nghĩa của sự hiện hữu của chúng ta, vì chúng ta không được tạo ra để chết mà để sống. Lễ Phục sinh là lễ kỷ niệm sự sống! Thiên Chúa đã tạo ra chúng ta để sống và muốn gia đình nhân loại sống lại! Trong mắt Người, mọi sự sống đều quý giá! Sự sống của một đứa trẻ trong bụng mẹ, cũng như sự sống của người già và người bệnh, những người mà trong ngày càng nhiều quốc gia họ bị coi là những người phải bị loại bỏ.
Thật là một cơn khát chết chóc, giết chóc lớn lao, chúng ta chứng kiến mỗi ngày trong nhiều cuộc xung đột đang diễn ra ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới! Chúng ta thấy bao nhiêu bạo lực, thậm chí thường xuyên trong gia đình, nhắm vào phụ nữ và trẻ em! Đôi khi có bao nhiêu sự khinh miệt được khơi dậy đối với những người dễ bị tổn thương, những người bị thiệt thòi và những người di cư!
Vào ngày này, tôi muốn tất cả chúng ta hy vọng một lần nữa và khôi phục lại lòng tin của chúng ta vào người khác, bao gồm cả những người khác biệt với chúng ta, hoặc những người đến từ những vùng đất xa xôi, mang theo những phong tục, cách sống và ý tưởng xa lạ! Vì tất cả chúng ta đều là con cái của Chúa!
Tôi muốn chúng ta tái khẳng định hy vọng rằng hòa bình là điều có thể! Từ Mộ Thánh, Nhà thờ Phục sinh, nơi năm nay người Công Giáo và Chính thống giáo cử hành lễ Phục sinh cùng một ngày, xin ánh sáng hòa bình chiếu rọi khắp Thánh Địa và toàn thế giới. Tôi bày tỏ sự gần gũi với những đau khổ của các Kitô hữu ở Palestine và Israel, và với toàn thể người dân Israel và người dân Palestine. Bầu không khí bài Do Thái đang gia tăng trên toàn thế giới thật đáng lo ngại. Nhưng đồng thời, tôi nghĩ đến người dân Gaza, và đặc biệt là cộng đồng Kitô giáo ở đây, nơi cuộc xung đột khủng khiếp này vẫn tiếp tục gây ra cái chết và sự tàn phá, đồng thời tạo ra một tình hình nhân đạo bi thảm và đáng tiếc. Tôi kêu gọi các bên tham chiến: hãy ngừng bắn, thả các con tin và giúp đỡ một dân tộc đang chết đói, những người đang mong muốn một tương lai hòa bình!
Chúng ta hãy cầu nguyện cho các cộng đồng Kitô hữu tại Li Băng và Syria, hiện đang trải qua một sự chuyển đổi tinh tế trong lịch sử của họ. Họ mong muốn sự ổn định và tham gia vào cuộc sống của các quốc gia tương ứng của họ. Tôi kêu gọi toàn thể Giáo hội hãy lưu giữ những người Kitô hữu của Trung Đông thân yêu trong suy nghĩ và lời cầu nguyện của mình.
Tôi cũng đặc biệt nghĩ đến người dân Yemen, những người đang trải qua một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng và kéo dài nhất thế giới vì chiến tranh, và tôi mời tất cả mọi người tìm giải pháp thông qua đối thoại mang tính xây dựng.
Xin Chúa Kitô phục sinh ban tặng cho đất nước Ukraine đang bị chiến tranh tàn phá món quà Phục sinh là hòa bình, và khuyến khích tất cả các bên liên quan theo đuổi những nỗ lực nhằm đạt được một nền hòa bình công bằng và lâu dài.
Vào ngày lễ này, chúng ta hãy cùng tưởng nhớ Nam Kavkaz và cầu nguyện rằng thỏa thuận hòa bình cuối cùng giữa Armenia và Azerbaijan sẽ sớm được ký kết và thực hiện, dẫn đến sự hòa giải được mong đợi từ lâu trong khu vực.
Mong rằng ánh sáng Phục sinh sẽ truyền cảm hứng cho những nỗ lực thúc đẩy sự hòa hợp ở Tây Balkan và hỗ trợ các nhà lãnh đạo chính trị trong nỗ lực xoa dịu căng thẳng và khủng hoảng, cùng với các quốc gia đối tác trong khu vực, từ chối các hành động nguy hiểm và gây bất ổn.
Xin Chúa Kitô phục sinh, niềm hy vọng của chúng ta, ban bình an và an ủi cho các dân tộc Phi Châu đang là nạn nhân của bạo lực và xung đột, đặc biệt là ở Cộng hòa Dân chủ Congo, ở Sudan và Nam Sudan. Xin Người nâng đỡ những người đang đau khổ vì căng thẳng ở Sahel, vùng Sừng Phi Châu và vùng Hồ Lớn, cũng như những Kitô hữu ở nhiều nơi không thể tự do tuyên xưng đức tin của mình.
Không thể có hòa bình nếu không có tự do tôn giáo, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và tôn trọng quan điểm của người khác.
Hòa bình cũng không thể có nếu không có giải trừ quân bị thực sự! Yêu cầu mỗi dân tộc phải tự bảo vệ mình không được biến thành cuộc chạy đua tái vũ trang. Ánh sáng Phục sinh thúc đẩy chúng ta phá vỡ những rào cản tạo ra sự chia rẽ và đầy rẫy những hậu quả chính trị và kinh tế nghiêm trọng. Nó thúc đẩy chúng ta quan tâm đến nhau, tăng cường tình đoàn kết lẫn nhau và làm việc vì sự phát triển toàn diện của mỗi con người.
Trong thời gian này, chúng ta đừng quên hỗ trợ người dân Miến Điện, những người đang phải chịu đựng nhiều năm xung đột vũ trang, những người đang dũng cảm và kiên nhẫn đối phó với hậu quả của trận động đất tàn khốc ở Sagaing, gây ra cái chết của hàng ngàn người và nỗi đau khổ lớn lao cho nhiều người sống sót, bao gồm cả trẻ mồ côi và người già. Chúng ta cầu nguyện cho các nạn nhân và những người thân yêu của họ, và chúng ta chân thành cảm ơn tất cả những tình nguyện viên hào phóng đang thực hiện các hoạt động cứu trợ. Việc tuyên bố ngừng bắn của nhiều bên trong nước là dấu hiệu hy vọng cho toàn thể Miến Điện.
Tôi kêu gọi tất cả những người có trách nhiệm chính trị trên thế giới đừng khuất phục trước luận lý của nỗi sợ hãi chỉ dẫn đến sự cô lập với người khác, mà hãy sử dụng các nguồn lực sẵn có để giúp đỡ những người nghèo, chống lại nạn đói và khuyến khích các sáng kiến thúc đẩy phát triển. Đây là “vũ khí” của hòa bình: vũ khí xây dựng tương lai, thay vì gieo mầm tử thần!
Mong rằng nguyên tắc nhân đạo không bao giờ ngừng là dấu ấn của hành động hằng ngày của chúng ta. Trước sự tàn khốc của các cuộc xung đột liên quan đến thường dân không có khả năng tự vệ và tấn công các trường học, bệnh viện và nhân viên cứu trợ, chúng ta không thể cho phép mình quên rằng không phải mục tiêu bị tấn công, mà là con người, mỗi người đều có tâm hồn và phẩm giá con người.
Trong năm Thánh này, mong rằng lễ Phục sinh cũng là một dịp thích hợp để giải phóng các tù nhân chiến tranh và tù nhân chính trị!
Anh chị em thân mến,
Trong Mầu nhiệm Vượt qua của Chúa, sự chết và sự sống đã đấu tranh trong một cuộc chiến đấu phi thường, nhưng Chúa hiện đang sống mãi mãi (x. Ca tiếp liên lễ Phục sinh). Người lấp đầy chúng ta với sự chắc chắn rằng chúng ta cũng được kêu gọi để chia sẻ trong cuộc sống không có hồi kết, khi tiếng súng và tiếng gầm của cái chết sẽ không còn được nghe thấy nữa. Chúng ta hãy phó thác bản thân mình cho Người, vì chỉ một mình Người có thể làm cho mọi sự trở nên mới mẻ (x. Kh 21:5)!
Chúc mọi người lễ Phục sinh vui vẻ!
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
Đức Giáo Hoàng Phanxicô ban phép lành Urbi et Orbi và xuất hiện tại quảng trường Thánh Phêrô: Sự phục sinh của Chúa Giêsu khiến các Ki-tô hữu trở thành những người hành hương của hy vọng
Vũ Văn An
15:32 20/04/2025

Cindy Wooden của Catholic News Service, ngày 20 tháng Tư, 2025, tường trình rằng: Niềm hy vọng mà các Ki-tô hữu có không phải là dấu hiệu trốn tránh thực tế mà là tin tưởng vào quyền năng của Chúa để đánh bại tội lỗi và cái chết như sự phục sinh của Chúa Giêsu đã thể hiện rõ ràng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã viết trong thông điệp Phục sinh của ngài.
“Tất cả những ai đặt hy vọng vào Chúa hãy đặt đôi bàn tay yếu đuối của mình vào bàn tay mạnh mẽ và uy quyền của Người; họ để mình được nâng lên và lên đường”, thông điệp được đọc trước khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô ban phép lành Phục sinh “urbi et orbi” (cho thành phố và thế giới) vào ngày 20 tháng 4.
Giọng nói của Đức Giáo Hoàng yếu ớt, giống như khi ngài xuất viện vào ngày 23 tháng 3, và ngài hầu như không giơ tay lên khi làm dấu thánh giá, nhưng hàng chục ngàn người ở Quảng trường Thánh Phêrô đã đánh giá cao và vỗ tay rất to sau khi nói “Amen”.
“Cùng với Chúa Giêsu phục sinh”, ngài viết trong thông điệp của mình, những người tin vào Chúa “trở thành những người hành hương của hy vọng, những chứng nhân của chiến thắng của tình yêu và sức mạnh vô song của sự sống”.
Vị giáo hoàng 88 tuổi, hiện vẫn đang hồi phục sau căn bệnh viêm phổi, đã không có mặt tại Thánh lễ sáng Phục sinh tại Quảng trường Thánh Phêrô nhưng đã đến ngay sau buổi trưa để ban phép lành trọng thể.
Phó Tổng thống Hoa Kỳ JD Vance và gia đình cũng không tham dự Thánh lễ, nhưng Vance đã đến Vatican vào khoảng 11:30 sáng để có cuộc gặp riêng với Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại dinh thự của giáo hoàng, Domus Sanctae Marthae. Vatican cho biết cuộc gặp chỉ kéo dài vài phút và cho phép hai người trao đổi lời chúc mừng lễ Phục sinh.

Vance đã gặp Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Vatican và Tổng giám mục Paul R. Gallagher, Bộ trưởng Ngoại giao Vatican vào ngày 19 tháng 4. Vatican cho biết họ đã thảo luận về những nỗ lực bảo vệ quyền tự do tôn giáo cũng như tình hình quốc tế, đặc biệt là liên quan đến các quốc gia bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, căng thẳng chính trị và tình hình nhân đạo khó khăn, đặc biệt chú ý đến người di cư, người tị nạn và tù nhân.”
An ninh trong và xung quanh Quảng trường Thánh Phêrô được thắt chặt. Ngay bên ngoài quảng trường, một sĩ quan quân đội Ý đã điều khiển một khẩu súng chống máy bay không người lái lớn, mà ông cho biết sử dụng xung điện từ để vô hiệu hóa khả năng điều khiển máy bay không người lái.
'Mỗi mạng sống đều quý giá'
Với giọng nói vẫn còn yếu ớt, Đức Giáo Hoàng Phanxicô chúc mọi người một Lễ Phục sinh vui vẻ và sau đó yêu cầu người dẫn chương trình nghi lễ, Tổng giám mục Diego Ravelli, đọc thông điệp của mình, trong đó nhấn mạnh rằng "Lễ Phục sinh là lễ kỷ niệm sự sống!"
"Thiên Chúa tạo ra chúng ta để sống và muốn gia đình nhân loại trỗi dậy một lần nữa", ông viết. "Trong mắt Người, mỗi mạng sống đều quý giá! Mạng sống của một đứa trẻ trong bụng mẹ, cũng như mạng sống của người già và người bệnh, những người ở ngày càng nhiều quốc gia bị coi là những người phải bị loại bỏ".
Đức Giáo Hoàng Phanxicô lên án "cơn khát chết chóc lớn" được thấy trong bạo lực và chiến tranh trên khắp thế giới và trong "sự khinh miệt" của mọi người, bao gồm cả các nhà lãnh đạo chính phủ, hướng đến "những người dễ bị tổn thương, những người bị thiệt thòi và những người di cư!"
Như thông lệ của thông điệp, Đức Giáo Hoàng cũng cầu nguyện cho hòa bình ở các quốc gia bị chiến tranh tàn phá, ngài nhắc đến tên: Israel, Palestine, Ukraine, Yemen, Sudan, Nam Sudan, Congo và Myanmar.
Đức Giáo Hoàng Giêsu lên án "bầu không khí bài Do Thái đang gia tăng trên toàn thế giới". Nhưng ngài cũng kêu gọi sự chú ý đến "người dân Gaza, và đặc biệt là cộng đồng Kitô giáo ở đây, nơi cuộc xung đột khủng khiếp vẫn tiếp tục gây ra cái chết và sự tàn phá, đồng thời tạo ra một tình hình nhân đạo bi thảm và đáng thương".
“Tôi kêu gọi các bên tham chiến: hãy ngừng bắn, thả các con tin và đến giúp đỡ những người dân đang chết đói, những người đang mong muốn một tương lai hòa bình”, thông điệp của Đức Giáo Hoàng cho biết.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chọn Hồng Y Angelo Comastri, linh mục đã nghỉ hưu của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, làm đại biểu của mình để chủ trì Thánh lễ buổi sáng và đọc bài giảng của mình.

Khoảng 50.000 bông hoa tulip, hoa thủy tiên vàng, hoa lục bình, hoa hồng và các loại hoa và bụi cây khác trang trí các bậc thang dẫn lên Vương cung thánh đường Thánh Phêrô trong khi vòng hoa đóng khung lối vào chính của tiền sảnh của Vương cung thánh đường và trang trí ban công trung tâm.
Bởi vì Lễ Phục sinh rơi vào cùng một ngày theo lịch Julian và lịch Gregorian, nghĩa là Công Giáo và Chính thống giáo đang cử hành vào cùng một ngày ngày, Vatican đã thêm “stichera” hay thánh ca Byzantine và “stichos” hay câu Thánh Vịnh sau khi tụng Phúc Âml bằng tiếng Latin và tiếng Hy Lạp.
Bài giảng do Đức Giáo Hoàng chuẩn bị tập trung vào mô tả của Phúc âm Phục sinh về việc Mary Magdalene chạy đến để báo cho các tông đồ rằng Chúa Giêsu đã sống lại và Phêrô và Gioan chạy đến để xác minh tin tức.
Hãy hành động để tìm kiếm Chúa Giêsu
Đức Giáo Hoàng viết rằng, chạy bộ “thể hiện mong muốn, sự khao khát của trái tim, thái độ bên trong của những người lên đường tìm kiếm Chúa Giêsu”.
Và vì Người đã sống lại từ cõi chết, nên mọi người phải tìm kiếm Chúa Giêsu ở một nơi nào đó khác ngoài ngôi mộ, văn bản của Đức Giáo Hoàng cho biết.
“Chúng ta phải hành động, lên đường tìm kiếm Người: tìm kiếm Người trong cuộc sống, tìm kiếm Người trên khuôn mặt của anh chị em chúng ta”, ngài nói. “Chúng ta phải tìm kiếm Người không ngừng. Bởi vì nếu Người đã sống lại từ cõi chết, thì Người hiện diện ở khắp mọi nơi, Người ngự giữa chúng ta, Người ẩn mình và mặc khải chính mình ngay cả ngày hôm nay trong những người chị em và anh chị em mà chúng ta gặp trên đường đi, trong những tình huống bình thường và khó lường nhất trong cuộc sống của chúng ta”.
Chúa Giêsu “luôn sống và ở cùng chúng ta, làm rơi những giọt nước mắt của những người đau khổ và tô điểm thêm vẻ đẹp của cuộc sống thông qua những hành động yêu thương nhỏ bé mà mỗi người chúng ta thực hiện”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết.
Sau Thánh lễ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô lên xe giáo hoàng và đi vòng quanh Quảng trường Thánh Phêrô, vẫy tay chào đám đông và ban phước cho các em bé.
Khoảng 50,000 bông hoa tulip, hoa thủy tiên vàng, hoa lục bình, hoa hồng và các loại hoa và bụi cây khác trang trí các bậc thang dẫn lên Vương cung thánh đường Thánh Phêrô trong khi vòng hoa đóng khung lối vào chính của tiền sảnh của Vương cung thánh đường và trang trí ban công trung tâm.
Bởi vì Lễ Phục sinh rơi vào cùng một ngày theo lịch Julian và lịch Gregorian, nghĩa là Công Giáo và Chính thống giáo đang cử hành vào cùng một ngày này, Vatican đã thêm "stichera" hay thánh ca Byzantine và "stichos" hay câu Thánh vịnh sau khi hát Tin mừng bằng tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp.
Bài giảng mà Đức Giáo Hoàng chuẩn bị tập trung vào mô tả của Tin mừng Phục sinh về Maria Magdalêna chạy đến để nói với các tông đồ rằng Chúa Giêsu đã sống lại và Phêrô và Gioan chạy đến để xác minh tin tức.
Hãy hành động để tìm kiếm Chúa Giêsu
Đức Giáo Hoàng viết rằng, chạy "thể hiện mong muốn, sự khao khát của trái tim, thái độ bên trong của những người lên đường tìm kiếm Chúa Giêsu".
Và vì Người đã sống lại từ cõi chết, mọi người phải tìm kiếm Chúa Giêsu ở một nơi nào đó khác ngoài ngôi mộ, văn bản của Đức Giáo Hoàng cho biết.
"Chúng ta phải hành động, lên đường tìm kiếm Người: tìm kiếm Người trong cuộc sống, tìm kiếm Người trên khuôn mặt của những người anh chị em của chúng ta", ngài nói. “Chúng ta phải tìm kiếm Người không ngừng. Bởi vì nếu Người đã sống lại từ cõi chết, thì Người hiện diện ở khắp mọi nơi, Người ngự giữa chúng ta, Người ẩn mình và mặc khải chính mình ngay cả ngày hôm nay trong những người chị em và anh em mà chúng ta gặp trên đường đi, trong những tình huống bình thường và khó lường nhất trong cuộc sống của chúng ta.”
Chúa Giêsu “đang sống và luôn ở cùng chúng ta, làm rơi những giọt nước mắt của những người đau khổ và làm tăng thêm vẻ đẹp của cuộc sống thông qua những hành động yêu thương nhỏ bé mà mỗi người chúng ta thực hiện,” Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết.
Sau Thánh lễ, phép lành Phục sinh, Đức Giáo Hoàng Phanxicô lên xe giáo hoàng và đi vòng quanh Quảng trường Thánh Phêrô, vẫy tay chào đám đông và ban phước cho các em bé.

Trong Lễ Vọng Phục Sinh, Đức Hồng Y Bo kêu gọi: Hãy vui mừng vì Chúa đồng hành với niềm đau của chúng ta
Thanh Quảng sdb
17:30 20/04/2025
Trong Lễ Vọng Phục Sinh, Đức Hồng Y Bo kêu gọi: Hãy vui mừng vì Chúa đồng hành với niềm đau của chúng ta

Trong bài giảng Lễ Vọng Phục Sinh, Đức Hồng Y Charles Maung Bo của Myanmar cho hay mặc dù đất nước đang chìm trong những thống khổ liên lỉ, nhưng chúng ta phải tìm ra sự an ủi và vui mừng vì Chúa đang đồng hành cùng chúng ta trong từng bước đi và cảm nhận từng giọt lệ của ta.
(Tin Vatican - Deborah Castellano Lubov)
"Bên dưới đống tro tàn của chiến tranh, di cư, thảm họa thiên nhiên tàn khốc và đau buồn, chúng ta tuyên tín một sự thật táo bạo đang vang lên từ ngôi mộ trống: "Tảng đá đã được lăn ra...”
Chúa đã phục sinh và hy vọng vẫn sống động!
Đức Hồng Y Charles Maung Bo, Tổng Giám mục Yangon và Chủ tịch Hội đồng Giám mục Myanmar, đã bày tỏ điều này trong bài giảng của mình trong Lễ Vọng Phục Sinh.
"Chúc mừng lễ Phục sinh đến với giáo dân. Đây là ngày cao điểm của Hy vọng, ngày tuyệt vời để chữa lành", Đức Hồng Y Myanmar nhấn mạnh, "Trong Năm Thánh Hy vọng này, chúng ta tụ họp không phải như những người xa lạ với những buồn chán, mà là một dân tộc được rửa tội trong đau khổ, và được tái sinh trong ngọn lửa phục sinh".
Theo số liệu hiện tại, số người chết vì trận động đất tàn khốc liệt 7,7 độ richter ở Myanmar vào ngày 28 tháng 3 đã lên tới 3.726, với hơn 5.105 người bị thương và 129 người vẫn còn mất tích. Các nỗ lực phục hồi bị giới hạn nghiêm trọng vì các dư chấn liên tục và thiếu các nguồn lực thiết yếu, khiến nhiều khu vực không có các dịch vụ cơ bản như nước sạch, điện và chăm sóc sức khỏe, làm trầm trọng thêm các cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến đất nước đang đau khổ.
Đồng thời, Đức Hồng Y Bo, với đức tin, vui mừng, nhắc nhở về cách Chúa nhìn thấy, lắng nghe và hiện diện với dân Người.
Chúa đồng hành với nỗi thống khổ của chúng ta
"Từ bụi cây cháy đến Thập giá đẫm máu", ngài nói, "Kinh thánh cho chúng ta biết một sự thật mạnh mẽ: Chúa của chúng ta không ngoảnh mặt làm ngơ. Ngài lắng nghe tiếng kêu của người nghèo. Ngài thấu hiểu nỗi thống khổ của những người bị áp bức. Ngài nhìn thấy từng giọt nước mắt rơi trên mảnh đất Myanmar bi thương này.
Ngài nhấn mạnh rằng Chúa đồng hành cùng dân Người khổ đau trong hành trình tìm kiếm sự giải thoát.
"Chúa không ngự trên nỗi đau của người dân. Ngài không phải là một vị thần xa lạ ẩn sau bức màn thờ ơ! Không, Ngài là vị Chúa ngự xuống trong lửa, trong nỗi buồn, trong các trại tập trung và xung đột của con người để mang lại sự giải thoát và hòa bình".
Mơ về con cái và đất nước chúng ta
Đức Hồng Y cũng nhắc nhở những người dân đau khổ của mình rằng Chúa Kitô ở bên họ và "thông phần những thương đau với họ".
Ngài nhắc rằng năm nay, Lễ Phục sinh và năm mới của Myanmar diễn ra trong cùng một tuần.
Sự hội tụ của Lễ Phục sinh và Năm mới "không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên", mà là "lời mời gọi thiêng liêng để bắt đầu lại", "gieo hạt giống hòa bình trên mảnh đất đã quá nhiều đau khổ" và "hãy mơ về con cái, hàng xóm, đất nước chúng ta".
Một khởi đầu thiêng liêng
"Chúng ta hãy trỗi dậy", ngài khuyến khích, "không chỉ là những cá nhân đơn lẻ mà là cả một dân tộc - với đôi tay sẵn sàng xây dựng lại, trái tim rộng mở để tha thứ, và đôi mắt hướng về mặt trời mọc của công lý và chữa lành".
Nếu tảng đá được lăn ra khỏi ngôi mộ, Đức Hồng Y Bo lý luận, "thì chắc chắn tất cả những tảng đá áp bức và nô dịch khác cũng có thể được lăn ra khỏi linh hồn của đất nước chúng ta".
Do đó, Đức Hồng Y Bo cầu nguyện, "Xin cho Lễ Phục sinh ở Myanmar năm 2025 không chỉ là một ngày lễ mà còn là một khởi đầu thiêng liêng".
"Những người dân Myanmar hãy nói lên rằng: Chúng ta đã sát cánh bên nhau khi mọi thứ rung chuyển, và họ đã trỗi dậy - mạnh mẽ hơn, dịu dàng hơn, đoàn kết hơn trong lòng trắc ẩn - bởi vì họ tin rằng tình yêu mạnh hơn sự chết, và hy vọng không bao giờ lụi tàn".
"Xin cho Lễ Phục sinh ở Myanmar năm 2025 không chỉ là một ngày lễ mà còn là một khởi đầu thiêng liêng"

Trong bài giảng Lễ Vọng Phục Sinh, Đức Hồng Y Charles Maung Bo của Myanmar cho hay mặc dù đất nước đang chìm trong những thống khổ liên lỉ, nhưng chúng ta phải tìm ra sự an ủi và vui mừng vì Chúa đang đồng hành cùng chúng ta trong từng bước đi và cảm nhận từng giọt lệ của ta.
(Tin Vatican - Deborah Castellano Lubov)
"Bên dưới đống tro tàn của chiến tranh, di cư, thảm họa thiên nhiên tàn khốc và đau buồn, chúng ta tuyên tín một sự thật táo bạo đang vang lên từ ngôi mộ trống: "Tảng đá đã được lăn ra...”
Chúa đã phục sinh và hy vọng vẫn sống động!
Đức Hồng Y Charles Maung Bo, Tổng Giám mục Yangon và Chủ tịch Hội đồng Giám mục Myanmar, đã bày tỏ điều này trong bài giảng của mình trong Lễ Vọng Phục Sinh.
"Chúc mừng lễ Phục sinh đến với giáo dân. Đây là ngày cao điểm của Hy vọng, ngày tuyệt vời để chữa lành", Đức Hồng Y Myanmar nhấn mạnh, "Trong Năm Thánh Hy vọng này, chúng ta tụ họp không phải như những người xa lạ với những buồn chán, mà là một dân tộc được rửa tội trong đau khổ, và được tái sinh trong ngọn lửa phục sinh".
Theo số liệu hiện tại, số người chết vì trận động đất tàn khốc liệt 7,7 độ richter ở Myanmar vào ngày 28 tháng 3 đã lên tới 3.726, với hơn 5.105 người bị thương và 129 người vẫn còn mất tích. Các nỗ lực phục hồi bị giới hạn nghiêm trọng vì các dư chấn liên tục và thiếu các nguồn lực thiết yếu, khiến nhiều khu vực không có các dịch vụ cơ bản như nước sạch, điện và chăm sóc sức khỏe, làm trầm trọng thêm các cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến đất nước đang đau khổ.
Đồng thời, Đức Hồng Y Bo, với đức tin, vui mừng, nhắc nhở về cách Chúa nhìn thấy, lắng nghe và hiện diện với dân Người.
Chúa đồng hành với nỗi thống khổ của chúng ta
"Từ bụi cây cháy đến Thập giá đẫm máu", ngài nói, "Kinh thánh cho chúng ta biết một sự thật mạnh mẽ: Chúa của chúng ta không ngoảnh mặt làm ngơ. Ngài lắng nghe tiếng kêu của người nghèo. Ngài thấu hiểu nỗi thống khổ của những người bị áp bức. Ngài nhìn thấy từng giọt nước mắt rơi trên mảnh đất Myanmar bi thương này.
Ngài nhấn mạnh rằng Chúa đồng hành cùng dân Người khổ đau trong hành trình tìm kiếm sự giải thoát.
"Chúa không ngự trên nỗi đau của người dân. Ngài không phải là một vị thần xa lạ ẩn sau bức màn thờ ơ! Không, Ngài là vị Chúa ngự xuống trong lửa, trong nỗi buồn, trong các trại tập trung và xung đột của con người để mang lại sự giải thoát và hòa bình".
Mơ về con cái và đất nước chúng ta
Đức Hồng Y cũng nhắc nhở những người dân đau khổ của mình rằng Chúa Kitô ở bên họ và "thông phần những thương đau với họ".
Ngài nhắc rằng năm nay, Lễ Phục sinh và năm mới của Myanmar diễn ra trong cùng một tuần.
Sự hội tụ của Lễ Phục sinh và Năm mới "không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên", mà là "lời mời gọi thiêng liêng để bắt đầu lại", "gieo hạt giống hòa bình trên mảnh đất đã quá nhiều đau khổ" và "hãy mơ về con cái, hàng xóm, đất nước chúng ta".
Một khởi đầu thiêng liêng
"Chúng ta hãy trỗi dậy", ngài khuyến khích, "không chỉ là những cá nhân đơn lẻ mà là cả một dân tộc - với đôi tay sẵn sàng xây dựng lại, trái tim rộng mở để tha thứ, và đôi mắt hướng về mặt trời mọc của công lý và chữa lành".
Nếu tảng đá được lăn ra khỏi ngôi mộ, Đức Hồng Y Bo lý luận, "thì chắc chắn tất cả những tảng đá áp bức và nô dịch khác cũng có thể được lăn ra khỏi linh hồn của đất nước chúng ta".
Do đó, Đức Hồng Y Bo cầu nguyện, "Xin cho Lễ Phục sinh ở Myanmar năm 2025 không chỉ là một ngày lễ mà còn là một khởi đầu thiêng liêng".
"Những người dân Myanmar hãy nói lên rằng: Chúng ta đã sát cánh bên nhau khi mọi thứ rung chuyển, và họ đã trỗi dậy - mạnh mẽ hơn, dịu dàng hơn, đoàn kết hơn trong lòng trắc ẩn - bởi vì họ tin rằng tình yêu mạnh hơn sự chết, và hy vọng không bao giờ lụi tàn".
"Xin cho Lễ Phục sinh ở Myanmar năm 2025 không chỉ là một ngày lễ mà còn là một khởi đầu thiêng liêng"
Phó tổng thống Mỹ James David Vance có cuộc triều yết chớp nhoáng với Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
17:45 20/04/2025
Phó Tổng thống Hoa Kỳ JD Vance đã trao đổi lời chúc mừng Phục sinh với Đức Thánh Cha Phanxicô vào hôm Chúa Nhật tại Thành phố Vatican trong khuôn khổ chuyến thăm Rôma của ông, sau một cuộc tranh cãi về chính sách trục xuất của Hoa Kỳ.
Cuộc gặp diễn ra sau chuyến công du chính trị của Vance tại thủ đô nước Ý, ông đã gặp gỡ các quan chức chính phủ cao cấp, bao gồm Thủ tướng Giorgia Meloni và Phó Thủ tướng Antonio Tajani.
Đức Giáo Hoàng, người đang hồi phục sau căn bệnh đường hô hấp nghiêm trọng, đã gặp phó tổng thống Mỹ trong vài phút để trao đổi lời chúc mừng lễ Phục sinh, Vatican cho biết.
Theo các phương tiện truyền thông đưa tin, đoàn xe hộ tống của Vance ở lại Vatican tổng cộng 17 phút.
Hôm thứ Bảy, Vance đã gặp nhà ngoại giao hàng đầu của Vatican, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và Đức Thánh Cha Phanxicô về chính sách trục xuất hàng loạt của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Vatican cho biết trong một tuyên bố rằng “đã có một cuộc trò chuyện thân mật” giữa Đức Hồng Y và Vance.
“Đã có sự trao đổi ý kiến về tình hình quốc tế, đặc biệt liên quan đến các quốc gia bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, căng thẳng chính trị và tình hình nhân đạo khó khăn, đặc biệt chú ý đến người di cư, người tị nạn và tù nhân”, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết.
Vẫn chưa rõ vì lý do gì phó tổng thống Mỹ phải trở lại Vatican một lần nữa vào hôm Chúa Nhật để có cuộc triều yết với Đức Thánh Cha. Có thể là vì tình trạng sức khoẻ của vị Giáo Hoàng 88 tuổi. Thông thường, các cuộc tiếp kiến với các nhà lãnh đạo các quốc gia sẽ bao gồm một cuộc triều yết với Đức Thánh Cha. Sau đó, là cuộc gặp gỡ với Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và Ngoại trưởng Tòa Thánh.
Vào tháng 2, Đức Giáo Hoàng đã viết một lá thư với lời lẽ mạnh mẽ gửi đến các giám mục tại Hoa Kỳ, bày tỏ mối quan ngại về nỗ lực trục xuất của Washington, kêu gọi họ xem xét “phẩm giá vô hạn và siêu việt của mỗi con người” và nhắc nhở rằng chính Chúa Giêsu Kitô cũng đã sống cuộc đời lưu vong.
Source:PoliticoUS’s Vance pays flash visit to Pope Francis
Cuộc gặp diễn ra sau chuyến công du chính trị của Vance tại thủ đô nước Ý, ông đã gặp gỡ các quan chức chính phủ cao cấp, bao gồm Thủ tướng Giorgia Meloni và Phó Thủ tướng Antonio Tajani.
Đức Giáo Hoàng, người đang hồi phục sau căn bệnh đường hô hấp nghiêm trọng, đã gặp phó tổng thống Mỹ trong vài phút để trao đổi lời chúc mừng lễ Phục sinh, Vatican cho biết.
Theo các phương tiện truyền thông đưa tin, đoàn xe hộ tống của Vance ở lại Vatican tổng cộng 17 phút.
Hôm thứ Bảy, Vance đã gặp nhà ngoại giao hàng đầu của Vatican, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và Đức Thánh Cha Phanxicô về chính sách trục xuất hàng loạt của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Vatican cho biết trong một tuyên bố rằng “đã có một cuộc trò chuyện thân mật” giữa Đức Hồng Y và Vance.
“Đã có sự trao đổi ý kiến về tình hình quốc tế, đặc biệt liên quan đến các quốc gia bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, căng thẳng chính trị và tình hình nhân đạo khó khăn, đặc biệt chú ý đến người di cư, người tị nạn và tù nhân”, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết.
Vẫn chưa rõ vì lý do gì phó tổng thống Mỹ phải trở lại Vatican một lần nữa vào hôm Chúa Nhật để có cuộc triều yết với Đức Thánh Cha. Có thể là vì tình trạng sức khoẻ của vị Giáo Hoàng 88 tuổi. Thông thường, các cuộc tiếp kiến với các nhà lãnh đạo các quốc gia sẽ bao gồm một cuộc triều yết với Đức Thánh Cha. Sau đó, là cuộc gặp gỡ với Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và Ngoại trưởng Tòa Thánh.
Vào tháng 2, Đức Giáo Hoàng đã viết một lá thư với lời lẽ mạnh mẽ gửi đến các giám mục tại Hoa Kỳ, bày tỏ mối quan ngại về nỗ lực trục xuất của Washington, kêu gọi họ xem xét “phẩm giá vô hạn và siêu việt của mỗi con người” và nhắc nhở rằng chính Chúa Giêsu Kitô cũng đã sống cuộc đời lưu vong.
Source:Politico
Thông điệp Phục sinh của Tổng thống Zelenskiy
Đặng Tự Do
17:52 20/04/2025
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã ca ngợi “khả năng phục hồi, lòng trắc ẩn và lòng nhân đạo” của Ukraine trong bài phát biểu Phục sinh vào ngày 20 tháng 4, đồng thời nói thêm rằng đức tin của đất nước này “không hề phai nhạt sau 1.152 ngày chiến tranh toàn diện”.
Năm nay, lễ Phục sinh rơi vào cùng một ngày đối với cả người Chính thống giáo và Công Giáo, và ở Ukraine, những ngày trước ngày lễ này đặc biệt ảm đạm.
Sau một số cuộc tấn công đặc biệt tàn bạo của Nga — bao gồm một cuộc tấn công vào Sumy khiến ít nhất 35 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương, và cuộc tấn công vào Kharkiv khiến một người thiệt mạng và 120 người bị thương và hàng chục ngôi nhà bị tàn phá — Nga đã tuyên bố “ngừng bắn” trong một ngày dọc theo tuyến đầu để kỷ niệm ngày lễ.
Ukraine đã báo cáo về tình trạng vi phạm lệnh ngừng bắn trên khắp chiến trường.
Kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào năm 2022, các bài phát biểu Phục sinh hàng năm của Tổng thống Zelenskiy đều mang một chủ đề chung — lời kêu gọi đức tin trước sự tuyệt vọng của thời chiến. Dưới đây là bản dịch thông điệp năm nay gửi đến người dân Ukraine.
Thân gửi người dân Ukraine!
Hôm nay là một ngày rất đặc biệt, một ngày mà chúng ta luôn mong đợi, một ngày được hàng triệu người ăn mừng — đó là Lễ Phục sinh. Một ngày là một tia sáng — đặc biệt sáng và mạnh mẽ trong thời điểm những đám mây đen cố gắng che phủ bầu trời của chúng ta. Một ngày mang lại cho chúng ta tất cả hy vọng và nhắc nhở chúng ta: cái ác có giờ của nó, nhưng Chúa có ngày của Ngài. Đây là một trong những ý nghĩa bắt nguồn từ câu chuyện về Chúa Kitô — về sự đau khổ và cái chết trên trần gian của Ngài, và về sự phục sinh của Ngài; về sự thật rằng, sớm hay muộn, cái ác sẽ rút lui, và sự sống sẽ chiến thắng.
Ngày nay, những lời này vang vọng trong trái tim của mỗi người Ukraine. Chúng củng cố đức tin của chúng ta, đức tin mà bất chấp mọi thứ, không hề phai nhạt sau 1.152 ngày chiến tranh toàn diện.
Mỗi người chúng ta đều đã trải qua những khoảnh khắc như vậy — khi nó đau đớn sâu sắc, khi nó khó khăn không thể chịu đựng được, và bạn hỏi: “Chúa ơi, tại sao điều này lại xảy ra với chúng con? Các cuộc tấn công, các vụ nổ, tiếng súng — tất cả những đau khổ này, tất cả những điều xấu xa này. Làm sao người ta lại có thể bị giết hàng chục người ở Sumy vào Chúa Nhật Lễ Lá? Chúa ơi, Người không thấy sao?
Sân chơi ở Kryvyi Rih đã bị tấn công như thế nào. Kharkiv, Dnipro, Odessa của chúng ta và hàng chục thành phố khác của chúng ta bị đốt cháy hàng ngày như thế nào. Khi nào thì điều này sẽ kết thúc? Khi nào thì đất nước, nhân dân, con cháu chúng ta cuối cùng sẽ lại được nghe sự im lặng? Làm sao chúng ta có thể giữ vững đức tin của mình sau tất cả những điều này?”
Cái ác có thể có giờ của nó, nhưng Chúa sẽ có ngày của Ngài. Đây là một trong những ý nghĩa được ghi trong câu chuyện về Chúa Kitô. Về sự đau khổ và cái chết trên trần gian của Ngài – và về sự phục sinh của Ngài, và sự thật rằng sớm hay muộn, nhưng không thể tránh khỏi, cái ác sẽ rút lui, và sự sống sẽ chiến thắng.
Và khi tâm trí không tìm thấy câu trả lời, bạn bắt đầu lắng nghe trái tim mình. Và một thứ vô hình nhưng rất mạnh mẽ bên trong bạn không để tay bạn buông xuôi. Nó chỉ ra cho bạn nơi tìm thấy ánh sáng, để bạn không lạc lối.
Sau đó, bạn bắt đầu nhìn thấy những người xung quanh mình. Bạn nhìn vào mắt những người thân yêu, khuôn mặt của những người gần gũi với bạn. Bạn cảm nhận được vòng tay ôm ấp của họ, cảm nhận được sự ủng hộ — không chỉ từ những người bạn biết, mà còn từ những người xa lạ. Sự ủng hộ của người Ukraine. Và bạn nhận ra rằng bạn chia sẻ những giá trị giống nhau. Và chính những giá trị này đã đoàn kết tất cả chúng ta — không phải ngẫu nhiên — đoàn kết chúng ta vào ngày đầu tiên của cuộc chiến, và giữ chúng ta bên nhau cho đến tận bây giờ.
Đây là ý chí. Sự kiên cường. Lòng trắc ẩn và lòng nhân đạo. Đây là Chúa. Đây là sự hiện diện của Ngài. Ngài ở trong con người chúng ta. Và vì vậy, có ánh sáng trong con người. Và vì vậy, có sức mạnh trong con người.
Trong mọi hành động, trong mọi bước nhỏ trên con đường khó khăn, và trong mọi lời khích lệ. Trong mọi lời nói: “Bạn khỏe không?” “Tôi có thể giúp gì cho bạn?” “Hãy chăm sóc bản thân mình.”
Chúng ta biết mình đang bảo vệ điều gì. Chúng ta biết mình đang chiến đấu vì điều gì. Vì ai, và vì điều gì. Và vì thế, mỗi lần, dù có khó khăn đến đâu, chúng ta vẫn không mất niềm tin. Bởi vì niềm tin này nằm ở nhau. Ở những người đứng bên cạnh bạn. Ở người Ukraine.
Niềm tin rằng cái ác có thời điểm của nó, và Chúa có ngày của Ngài.
Người dân Ukraine thân mến, hãy để ngày đó đến. Hãy để giờ của cái ác trôi qua. Hãy để ngày của sự sống đến. Ngày của hòa bình. Ngày của Ukraine. Một ngày kéo dài hàng thế kỷ. Và chúng ta hãy một lần nữa tụ họp bên nhau tại một bàn tiệc trong lễ Phục sinh yên bình — khi chúng ta cảm thấy ấm áp, bình tĩnh, bình yên trong tâm hồn và tất nhiên, niềm vui của lễ kỷ niệm. Khi mọi thứ diễn ra theo cách mà nó phải thế.
Chúng ta đã mong muốn điều này trong suốt 1.152 ngày. Chúng ta đoàn kết trong điều này. Mỗi ngày, và đặc biệt là hôm nay — khi người Ukraine thuộc mọi giáo phái Kitô giáo cùng nhau mừng lễ Phục sinh vào cùng một ngày. Cùng nhau.
Cùng nhau, chúng ta chiến đấu vì Ukraine. Và cùng nhau, chúng ta cầu nguyện cho Ukraine.
Dành cho những ai không thể ở bên gia đình vào dịp lễ Phục sinh này.
Đối với những người ở tuyến đầu, hãy sát cánh cùng đồng đội của mình.
Dành cho những người bảo vệ chúng ta — những chiến binh ánh sáng.
Chúng ta cầu xin Chúa bảo vệ những người bảo vệ chúng ta.
Để củng cố ý chí của những người hiện đang bị giam cầm.
Vì các tù nhân của chúng ta, vì tất cả những ai phải trở về nhà.
Chúng ta cầu xin Chúa giúp đỡ tất cả những ai cống hiến cuộc đời mình để giúp đỡ người khác.
Để che chở cho những người đang bảo vệ Ukraine bằng công việc hàng ngày của mình.
Xin Chúa bảo vệ tất cả những người cứu trợ, chữa lành và giảng dạy.
Hôm nay, chúng ta cầu nguyện cho mọi người — cho con cái chúng ta.
Dành cho mọi bé trai và bé gái xứng đáng có một tuổi thơ hạnh phúc.
Dành cho những người cha, người mẹ xứng đáng được hưởng tuổi già thanh thản.
Dành cho toàn thể nhân dân chúng ta, những người xứng đáng có được nền hòa bình mà chúng ta mong đợi từ lâu.
Người dân Ukraine thân mến! Nhân dân chúng ta đang bước đi trên con đường rất khó khăn. Nhưng tôi tin rằng từ khóa ở đây là: bước đi. Vượt qua.
Và bất chấp mọi thứ, chúng ta vẫn tìm thấy sức mạnh mỗi sáng để thức dậy, để tiến về phía trước, để làm những gì chúng ta có thể - bất cứ nơi nào cần - vì những người đang chờ đợi chúng ta.
Và nguồn năng lượng cho chúng ta có thể đến từ nhiều thứ xung quanh chúng ta: Nụ cười của một người con trai hay con gái, giọng nói của một người mẹ, suy nghĩ về những người ở tuyến đầu, hoặc ký ức về một người đã che chở cho bạn bằng cơ thể của họ. Chúng ta có thể tìm thấy cảm hứng trong tin tức về chiến thắng của nhân dân, trong văn hóa, sách vở, thơ ca, âm nhạc của chúng ta. Và tất nhiên, chúng ta được truyền cảm hứng từ biểu tượng của lễ Phục sinh và câu chuyện về sự Phục sinh của Chúa Kitô.
Đó là lý do tại sao chúng ta biết chắc chắn:
Tất cả những hòn đá ném vào chúng ta sẽ không còn là đống đổ nát trên đất nước chúng ta nữa.
Mọi hòn đá ném về phía chúng ta — chúng ta sẽ biến chúng thành nền tảng vững chắc cho tương lai.
Tương lai của tự do.
Tương lai của hòa bình.
Ký ức tương lai về những gì chúng ta đã vượt qua — và những gì chúng ta đã đạt được.
Bởi vì trong thời điểm khó khăn, điều quan trọng nhất không chỉ là chiến thắng của vũ khí mà còn là chiến thắng của tinh thần.
Chiến thắng của chúng ta. Chiến thắng của tinh thần chúng ta.
Mong rằng tất cả những điều này sẽ thành hiện thực.
Xin Chúa giúp chúng ta trong việc này.
Mong có hòa bình. Mong có Ukraine yên hàn.
Chúa Kitô đã phục sinh!
Thật vậy, Ngài đã Phục sinh!
Source:Kyiv Independent
Bênh vực Tin mừng Gioan
Vũ Văn An
18:43 20/04/2025

Charlotte Allen, tren First Things, ngày 17 tháng 4 năm 2025, cho hay: Vào tháng 3, một nhóm các nhà khảo cổ học khai quật bên dưới Nhà thờ Mộ Thánh ở Jerusalem đã công bố một phát hiện mới: phấn hoa cổ thời và các bằng chứng thực vật khác cho thấy một khu vườn đã từng tồn tại ở đó cách đây hai nghìn năm. Phát hiện này xác nhận lời kể của Gioan về cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu: "Bấy giờ, tại nơi Người bị đóng đinh, có một khu vườn, và trong vườn có một ngôi mộ mới, nơi chưa từng có ai được chôn cất. Vì là ngày Chuẩn bị của người Do Thái, và ngôi mộ gần đó, nên họ đã chôn Chúa Giêsu ở đó" (Gioan 19:41–42). Phát hiện này củng cố niềm tin truyền thống của Kitô giáo, có niên đại ít nhất là từ thế kỷ thứ tư, rằng Nhà thờ Mộ Thánh thực sự đánh dấu nơi Chúa Giêsu đã chết và được chôn cất. Nhưng nó cũng chứng minh một điều gì đó hơn thế nữa: độ tin cậy của chính Tin mừng Gioan.
Tin mừng thứ tư thường được giới học giả Kinh thánh coi là một câu chuyện kỳ ảo và được viết muộn, có nội dung gần như hoàn toàn là thần thoại thần học. Hội thảo về Chúa Giêsu của những năm 1980 và 1990, tìm cách khôi phục lại những gì họ cho là lời nói và việc làm thực sự của Chúa Giêsu, đã xác định rằng không một từ nào được cho là của Người trong Tin mừng Gioan là xác thực. Nhưng địa lý của Gioan đã chứng minh theo thời gian là chính xác một cách kỳ lạ. Ví dụ, hồ Bethesda ở Jerusalem với năm cổng vòm, nơi mà theo Gioan, Chúa Giêsu đã chữa lành một người đàn ông bị liệt (Gioan 5: 1–15), được cho là do Gioan tự sáng tạo ra—cho đến khi các cuộc khai quật vào cuối thế kỷ XIX phát hiện ra một hồ nước trùng khớp với mô tả của Gioan.
Tin tức về khu vườn cổ thời xuất hiện vào đúng thời điểm trong năm. Trong nhiều thập niên, các học giả có trình độ tại các trường đại học lớn đã sử dụng mùa Phục sinh và Giáng sinh làm dịp để đặt câu hỏi về tính hợp lệ của cả bốn Tin mừng, không chỉ riêng Gioan. Ví dụ mới nhất là cuốn sách mới của giáo sư danh dự của Princeton Elaine Pagels có tên Miracles and Wonder: The Historical Mystery of Jesus, gần đây được đánh giá trên tờ New York Times, New Yorker và Atlantic. Pagels, nổi tiếng nhất với cuốn sách bán chạy nhất năm 1979 The Gnostic Gospels, tin rằng không một nhà sử học thực thụ nào có thể hiểu theo nghĩa đen các yếu tố siêu nhiên của những câu chuyện trong Tin mừng. Việc Chúa Giêsu thụ thai trong tình trạng đồng trinh bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần, được ghi lại trong Mát-thêu và Lu-ca, có thể là một nỗ lực che đậy "sự thật bất tiện" rằng mẹ của Người, Maria, có thể đã mang thai ngoài giá thú hoặc bị một người lính La Mã cưỡng hiếp. (Người lính La Mã dâm đãng đó đã ẩn núp trong lời lẽ chống lại Kitô giáo về Maria kể từ thế kỷ thứ ba.)
Về việc Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết vào sáng lễ Phục sinh, được kể lại trong cả bốn Tin mừng, Pagels cho rằng những câu chuyện như vậy có thể bắt nguồn từ trải nghiệm của những người đang để tang, những người đôi khi báo cáo rằng họ cảm nhận được sự hiện diện của những người thân yêu đã khuất của mình "theo một cách nhận thức khác"—không khác gì những lần nhìn thấy Elvis.
Là một nhà báo, tôi đã theo dõi quá trình giải cấu trúc Tin mừng của các học giả trong hơn ba thập niên. Quá trình này bắt đầu như "cuộc tìm kiếm Chúa Giêsu lịch sử". Các giáo sư Tân Ước nổi tiếng tuyên bố đã moi ra được Chúa Giêsu "thực sự" - thường là một giáo viên đạo đức nhưng đôi khi là một nhà tiên tri hoặc nhà cách mạng thất bại - từ những lời tô điểm trong Tin mừng.
Tuy nhiên, gần đây, Chúa Giêsu lịch sử đã trở nên không liên quan đến cơ sở Tân Ước ngoài sự kiện Người đã tồn tại, và Tin mừng được coi là tuyên truyền ý thức hệ thuần túy. Theo sự đồng thuận này, tác giả của chúng là những nhà tranh luận lão luyện đã sử dụng tên "Má-thêu", "Mác-cô", "Lu-ca" và "Gioan" để trao cho các văn bản của họ thẩm quyền được kết nối với các môn đệ của Chúa Giêsu. Mục đích của họ không phải là tiết lộ Chúa Giêsu mà là để đấu tranh chính trị thay mặt cho phiên bản "chính thống" của Kitô giáo sơ khai khi nó cạnh tranh với các "Kitô giáo" thay thế như phong trào Ngộ đạo (Gnosticism), vốn có các Tin mừng và nhà tranh luận riêng. Và quan điểm đồng thuận của giới học thuật về Kitô giáo chính thống không dễ chịu: cứng ngắc, độc đoán, gia trưởng và cuồng tín. Theo quan điểm này, bản thân các Tin Mừng, với tư cách là những tài liệu nền tảng, chứa đầy chủ nghĩa bài Do Thái và kỳ thị phụ nữ, chẳng hạn như gạt Maria Magdalêna sang một bên, một nhân vật được tôn kính đối với những người theo thuyết Ngộ đạo. Kitô giáo chính thống đã thắng thế trước các đối thủ của mình chỉ vì hoàng đế La Mã Constantine và thanh kiếm của ông đã biến nó thành tôn giáo chính thức của đế quốc. Những sinh viên Kitô giáo tin tưởng đã tiếp xúc với tất cả những điều này trong các lớp học Tân Ước 101 của họ có thể được tha thứ khi kết luận rằng các giáo sư của họ đang cố tình làm suy yếu đức tin của họ.
Và trên thực tế, quan điểm đồng thuận này là chính thống của riêng nó, được duy trì trong hầu hết mọi bối cảnh học thuật nơi các nghiên cứu về Tân Ước được giảng dạy, ngoại trừ một số trường cao đẳng và chủng viện Kitô giáo nhỏ. Bart Ehrman, giáo sư nghiên cứu tôn giáo tại Đại học North Carolina ở Chapel Hill và là tác giả bán chạy nhất (How Jesus Became God), đã thẳng thắn thừa nhận điều đó trong một bài đăng trên blog năm 2017. Ehrman đã đi xa đến mức làm một danh sách dài các trường đại học nghiên cứu hàng đầu và các trường cao đẳng nghệ thuật tự do có khoa Tân Ước tin rằng các Tin mừng được viết rất muộn trong thời gian—bốn mươi đến sáu mươi lăm năm sau khi Chúa Giêsu qua đời—đến mức không đáng tin cậy về mặt lịch sử, và Tin mừng của Gioan nói riêng chắc chắn không phải do người đánh cá con trai của Dê-bê-đê viết như truyền thống Kitô giáo vẫn giữ. Ehrman viết rằng đó là những học giả “phê phán”, những người “cố gắng hết sức để biết sự thật thay vì xác nhận những gì họ vẫn luôn được dạy phải nghĩ”. Những nhà học thuật bất đồng chính kiến với tính chính thống này có thể bị gạt ra ngoài lề một cách an toàn là “người tuyên tín”, hoặc là những người chọn lọc bằng chứng để đưa ra kết luận đã biết trước.
Việc phát hiện ra khu vườn bên dưới Nhà thờ Mộ Thánh không nhất thiết chứng minh rằng Ehrman và những người còn lại trong giới học giả Tân Ước là sai. Các học giả có thể khảo sát lịch sử của Kitô giáo và các văn bản của nó và vẫn kết luận rằng các giáo lý cốt lõi của nó về thần tính của Chúa Giêsu dựa trên sự bịa đặt. Nhưng khu vườn ở Jerusalem có thể là một bài học nhỏ cho họ về sự khiêm nhường—chưa kể đến bài học về việc tôn trọng hàng triệu người tin rằng sự phục sinh từ cõi chết của Chúa Giêsu là một sự kiện có thật đã đột phá vào lịch sử và thay đổi lịch sử mãi mãi.
Thời đại thuế quan
Vũ Văn An
18:57 20/04/2025
Thời đại thuế quan
Trump đang mở ra một kỷ nguyên mới đầy biến động cho nền kinh tế hoàn cầu.

Eswar Prasad (*) trên tạp chí Foreign Affairs, ngày 3 tháng 4 năm 2025, cho rằng: Thời đại thương mại quốc tế ngày càng tự do và mở rộng, được xây dựng trên một hệ thống dựa trên luật lệ mà Hoa Kỳ đã góp phần tạo ra, đã kết thúc đột ngột. Vào ngày 2 tháng 4, trong một sự kiện sân khấu tại Nhà Trắng, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đưa ra một loạt mức thuế quan lớn sẽ ảnh hưởng đến hầu hết mọi quốc gia nước ngoài. Theo một nghĩa nào đó, thông báo của ông không phải là điều bất ngờ: ngay từ khi nhậm chức, các doanh nghiệp và nhà phân tích tài chính đã biết rằng Trump sẽ tăng rào cản thương mại. Nhưng quy mô và phạm vi của mức thuế quan đã xác nhận nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của họ. Chỉ bằng một đòn, Washington đã hạn chế nghiêm ngặt thương mại quốc tế.
Để biện minh cho kỷ nguyên thuế quan mới này, Trump đã lập luận rằng Hoa Kỳ là nạn nhân của các hoạt động thương mại không công bằng. Giống như nhiều ý tưởng của Trump, có nhiều hơn một hạt nhân sự thật trong các tuyên bố của ông. Ví dụ, Trung Quốc đã lợi dụng các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới để tiếp cận thị trường của các quốc gia khác cho hàng xuất khẩu của mình trong khi hạn chế quyền tiếp cận thị trường của chính mình. Bắc Kinh cũng đã sử dụng các khoản trợ cấp rộng rãi và các biện pháp khác để thúc đẩy khả năng cạnh tranh toàn cầu của các công ty Trung Quốc, bao gồm cả việc buộc các công ty nước ngoài phải chuyển giao công nghệ.
Nhưng thay vì sửa đổi các quy tắc mà một số đối tác thương mại của Hoa Kỳ đã lợi dụng, Trump đã chọn cách phá hủy toàn bộ hệ thống. Ông đã dùng rìu để giao dịch với hầu hết mọi đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ, không chừa một đồng minh hay đối thủ nào. Trung Quốc hiện phải đối mặt với mức thuế quan cao, đúng vậy, nhưng Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan cũng vậy. Các mối quan hệ kinh tế lâu đời, cùng có lợi và các liên minh địa chính trị không có nhiều ý nghĩa.
Nhiều người hy vọng rằng thuế quan của Trump sẽ chỉ là phù du—rằng, khi đối mặt với tình trạng cổ phiếu giảm mạnh và giá cả tăng cao, Washington sẽ dỡ bỏ các hạn chế. Có khả năng Nhà Trắng sẽ hạ một số mức thuế, đặc biệt là khi các quốc gia vận động hành lang để được miễn trừ. Nhưng thực tế là thời đại của thương mại tự do khó có thể quay trở lại. Thay vào đó, bất cứ sự mặc cả nào giữa Trump và các nước khác sẽ định hình một hệ thống kinh tế mới nổi được xác định bởi chủ nghĩa bảo hộ, căng thẳng và giao dịch. Kết quả sẽ không phải là nhiều việc làm hơn, như Trump đã cam kết. Nó sẽ là sự hỗn loạn cho tất cả mọi người và trong nhiều năm tới.
TOÁN HỌC TỆ HẠI
Theo Trump, Hoa Kỳ cần áp dụng thuế quan lớn để khắc phục tình trạng mất cân bằng thương mại. Quan niệm này hầu như không hợp luận lý. Đúng là Hoa Kỳ đang thâm hụt thương mại với hầu hết các quốc gia, nhưng không có gì sai với thực tế đó. Thay vào đó, điều đó chỉ có nghĩa là các quốc gia khác có hiệu quả trong việc sản xuất hàng hóa mà người tiêu dùng Hoa Kỳ mong muốn, vì vậy người Mỹ mua nhiều hàng hóa từ họ hơn là ngược lại. Tuy nhiên, Trump tin rằng bất cứ quốc gia nào có thặng dư thương mại song phương với Hoa Kỳ, theo định nghĩa, đều là gian lận và cần có thuế quan qua lại để cân bằng mọi thứ.
Để quyết định áp dụng mức thuế nào, Trump đã tính toán tất cả các cách mà các quốc gia gian lận—bao gồm thông qua thuế quan, rào cản phi thuế quan và thao túng tiền tệ—để ước tính tổng “thuế quan” mà mỗi quốc gia áp dụng cho Hoa Kỳ. Trên thực tế, điều này có nghĩa là chia thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với một quốc gia cho số lượng hàng hóa mà quốc gia đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ. (Những phép tính này loại trừ một cách thuận tiện thương mại dịch vụ—như du lịch, giáo dục và dịch vụ kinh doanh—mà Hoa Kỳ có thặng dư với hầu hết các đối tác thương mại của mình). Sau đó, Trump hào phóng giảm giá cho mỗi quốc gia 50 phần trăm, áp dụng thuế quan qua lại đối với hàng hóa nhập khẩu tương đương với một nửa biện pháp đó.
Để xem cách thức hoạt động này trên thực tế, hãy xem xét Trung Quốc. Vào năm 2024, Hoa Kỳ có thâm hụt thương mại 295.4 tỷ đô la với quốc gia này và nhập khẩu 438.9 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc. Trump tính toán rằng Trung Quốc có mức thuế quan thực tế là 67 phần trăm đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ—hay 295.4 tỷ đô la chia cho 438.9 tỷ đô la. Do đó, Trump đặt mức thuế quan qua lại đối với hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Trung Quốc là 34 phần trăm (một nửa của 67 phần trăm). Con số này có vẻ cao hơn mức thuế quan 20 phần trăm đã áp dụng, tương đương với mức thuế quan tổng cộng là 54 phần trăm đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, nhưng ai đếm chứ?
Hoa Kỳ và Hàn Quốc có một hiệp định thương mại tự do, nhưng Hàn Quốc có thặng dư thương mại với Hoa Kỳ. Do đó, theo luận lý học của Trump, họ phải gian lận. Theo tính toán của Nhà Trắng, Hàn Quốc áp dụng mức thuế quan khoảng 50 phần trăm đối với hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ. Do đó, Trump đã áp mức thuế quan 26 phần trăm đối với hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc.
Trump đã sở hữu toàn bộ hệ thống thương mại.
Còn những quốc gia mà Hoa Kỳ có thặng dư thương mại thì sao? Hoa Kỳ xuất khẩu nhiều hàng hóa sang Úc và Vương quốc Anh hơn là nhập khẩu từ những quốc gia này. Chắc chắn, điều này cho thấy Hoa Kỳ là kẻ gian lận trong hai mối quan hệ này. Nhưng theo quan điểm của Nhà Trắng, chỉ có các quốc gia khác gian lận. Trên thực tế, hai quốc gia này vẫn bị đánh thuế mười phần trăm. Người ta có thể hỏi, tại sao lại áp dụng bất cứ mức thuế nào trong những trường hợp như vậy? Câu trả lời có vẻ là, Tại sao không?
Bản thân thuế quan sẽ không xóa bỏ thâm hụt thương mại chung của Hoa Kỳ—trừ khi quốc gia này hoàn toàn tách biệt mình khỏi thương mại quốc tế. Đó là vì thâm hụt thương mại thực chất là khoảng cách giữa tiết kiệm trong nước và đầu tư. Hoa Kỳ vẫn là một nơi tốt để đầu tư, nhưng tỷ lệ tiết kiệm tư nhân của nước này thấp và chính phủ đang thâm hụt ngân sách rất lớn. Nếu Trump thực sự muốn cân bằng tài khoản thương mại, ông ấy sẽ tốt hơn nếu theo đuổi các biện pháp thúc đẩy tiết kiệm quốc gia. Và ngay cả khi Hoa Kỳ không có thâm hụt thương mại chung, thì có lẽ họ vẫn sẽ thâm hụt thương mại với một số quốc gia và thặng dư với các quốc gia khác. Sự mất cân bằng thương mại song phương chỉ là bản chất của thương mại quốc tế.
Trump cũng coi thuế quan là một công cụ để phục hồi ngành sản xuất của Hoa Kỳ. Nhưng lợi ích đó chỉ mang tính đầu cơ, sẽ xảy ra trong tương lai xa và bị lu mờ bởi những chi phí rõ ràng. Thuế quan của Trump bao gồm một loạt các sản phẩm và đối tác thương mại rộng lớn đến mức chúng chắc chắn sẽ có tác động tiêu cực đến nền kinh tế Hoa Kỳ - với chi phí gián đoạn do người tiêu dùng và doanh nghiệp Hoa Kỳ gánh chịu trong hầu hết mọi lĩnh vực.
Các ngành công nghiệp có chuỗi cung ứng phức tạp xuyên suốt nhiều quốc gia, chẳng hạn như sản xuất ô tô, sẽ phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng nhất. Nhưng bất cứ doanh nghiệp nào được hưởng lợi từ chuỗi cung ứng hiệu quả và tiết kiệm chi phí (tức là hầu hết các chuỗi cung ứng) hiện sẽ phải cắt giảm để giảm thiểu rủi ro về chính sách thương mại và địa chính trị. Điều này chắc chắn sẽ đẩy giá lên cao đối với người tiêu dùng, vì các doanh nghiệp ưu tiên khả năng phục hồi hơn là hiệu quả. Ngay cả các sản phẩm nông nghiệp, máy móc và thiết bị, và hàng hóa công nghệ cao mà Hoa Kỳ xuất khẩu cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực do các mức thuế trả đũa do các đối tác thương mại của Washington áp đặt.
ĐIỂM KHÔNG THỂ QUAY LẠI
Phần còn lại của thế giới vẫn đang phản ứng với thông báo của Trump. Nhưng các quốc gia có thể sẽ phản ứng bằng sự kết hợp giữa trả đũa, xoa dịu và đa dạng hóa. Mỗi cách tiếp cận này đều có những thách thức.
Trước tiên, hãy xem xét việc trả đũa Hoa Kỳ. Nhiều quốc gia đã hứa sẽ áp dụng thuế quan đối với hàng hóa do Mỹ sản xuất để đáp trả những hành động khiêu khích của Trump. Công dân của họ cũng tức giận. Người tiêu dùng Canada đang tẩy chay các sản phẩm của Hoa Kỳ và khách du lịch từ các quốc gia khác trên thế giới có thể sẽ tránh xa Hoa Kỳ. Nhưng việc trả đũa cũng có chi phí riêng vì nó làm tăng sự bất ổn về thương mại hoàn cầu, gây tổn hại đến đầu tư kinh doanh.
Việc xoa dịu đi kèm với ít rủi ro hơn và chắc chắn là vì lợi ích của mỗi quốc gia bị áp thuế khi đàm phán với Trump. Thương mại song phương không thể cân bằng trong một sớm một chiều, nhưng các quốc gia có thể hứa sẽ mua nhiều hàng hóa hơn từ Hoa Kỳ và giảm rào cản đối với những mặt hàng nhập khẩu đó. Trump biện minh cho các đợt áp thuế trước đó trên cơ sở an ninh quốc gia rộng hơn, sử dụng chúng như một công cụ để buộc các quốc gia hạn chế nhập cư bất hợp pháp và dòng ma túy bất hợp pháp chảy vào; các đối tác thương mại của Hoa Kỳ có thể đề nghị thực hiện các biện pháp táo bạo để ngăn chặn những tai họa đó đến được bờ biển Hoa Kỳ. Rốt cuộc, Trump thích một thỏa thuận, vì vậy mỗi quốc gia sẽ phải tìm cách để cho phép ông tuyên bố chiến thắng (và ông sẽ làm như vậy trong mọi trường hợp). Tuy nhiên, ngay cả khi các quốc gia khác hứa sẽ mua nhiều hàng hóa của Hoa Kỳ hơn, thì thặng dư thương mại của họ với Hoa Kỳ cũng không có khả năng giảm nhanh đủ để làm hài lòng tổng thống, khiến họ phải chịu thêm các biện pháp trừng phạt. Và nếu nền kinh tế Hoa Kỳ bắt đầu chững lại vì thuế quan, Trump chắc chắn sẽ đổ thêm lỗi cho phần còn lại của thế giới.
Hoa Kỳ đang dẫn đầu sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ.
Các quốc gia khác, đặc biệt là những quốc gia đã có mối quan hệ thương mại chặt chẽ, có lẽ có thể bỏ qua Hoa Kỳ hoàn toàn. Ví dụ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc có thể cố gắng cùng nhau bảo vệ mình khỏi tác động của thuế quan Hoa Kỳ bằng cách tăng cường các mối liên kết thương mại song phương. Nhưng mỗi quốc gia này đều phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu để thúc đẩy nền kinh tế của họ và đang bị ảnh hưởng bởi nhu cầu trong nước yếu. Đặc biệt, công suất dư thừa khổng lồ và nhu cầu nhập khẩu yếu của Trung Quốc đe dọa hai nền kinh tế còn lại. Do đó, các quốc gia này có thể sẽ cảnh giác với việc mở cửa hoàn toàn thị trường của mình cho hàng xuất khẩu của nhau. Về phần mình, người châu Âu đã ra tín hiệu rằng họ sẵn sàng hợp tác với các quốc gia khác về thương mại. Nhưng họ không muốn trở thành bãi rác cho hàng xuất khẩu của các quốc gia khác.
Tuy nhiên, đối mặt với việc hạn chế tiếp cận thị trường Hoa Kỳ và nhu cầu tiêu dùng yếu hơn của Hoa Kỳ, phần còn lại của thế giới sẽ tìm cách đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, các thỏa thuận thương mại loại trừ Hoa Kỳ và các cách tiếp cận khác để bảo vệ mình trước một cuộc chiến thương mại hoàn cầu đang rình rập. Nhưng thực tế là họ chỉ có thể làm được như vậy. Trên thực tế, ngay cả khi Hoa Kỳ rút lui khỏi các mức thuế quan lớn, rộng rãi mà Trump đã công bố, thì niềm tin của doanh nghiệp và nhà đầu tư vẫn bị tổn hại. Washington đã phủ bóng đen lên nhu cầu đầu tư và tiêu dùng của doanh nghiệp, điều này có thể đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ đang suy yếu vào suy thoái—và kéo nền kinh tế còn lại của thế giới đi xuống theo.
Hoa Kỳ đã từ bỏ vai trò là thành trì của thương mại tự do và thay vào đó đang dẫn đầu sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ sẽ gây tổn hại đến người tiêu dùng và doanh nghiệp trên toàn thế giới. Những mức thuế quan này, nếu vẫn được áp dụng, sẽ định hình di sản của Trump không phải là một doanh nhân thông minh mà là một trở ngại phá hoại và bướng bỉnh đối với tiến trình kinh tế.
_________________________________________________________________________________________________
(*) ESWAR PRASAD là Giáo sư tại Trường Dyson thuộc Đại học Cornell và là Nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Brookings.
VietCatholic TV
Phụng Vụ huy hoàng Lễ Vọng Phục sinh tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Bài Giảng của Đức Thánh Cha
VietCatholic Media
02:47 20/04/2025
Lúc 7g30 tối thứ Bẩy 19 tháng Tư, Lễ Vọng Phục Sinh đã được cử hành tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Phụng Vụ trong Thánh Lễ nhấn mạnh rằng sự Phục Sinh của Chúa Kitô mời gọi chúng ta trải nghiệm niềm vui và sự ngạc nhiên vô cùng của những người phụ nữ chứng kiến ngôi mộ trống, đồng thời nói thêm rằng chúng ta được mời gọi để sống lại ân sủng của mình, cuộc gặp gỡ đầu tiên với Chúa để lớn lên trong đức tin và đức cậy.
Buổi cử hành bắt đầu bên trong lối vào của Đền Thờ Thánh Phêrô với nghi thức làm phép lửa, sau đó là cuộc rước nến trong khi ca đoàn hát bài Lumen Christi. Buổi lễ cũng bao gồm nghi thức rửa tội và thêm sức cho các tân tòng.
Bài Giảng của Đức Thánh Cha trong đêm Vọng Phục sinh do Đức Hồng Y Giovanni Battista Re đọc
Trời đã vào đêm, khi nến Phục sinh từ từ tiến lên phía bàn thờ. Bóng đêm đã chụp xuống, khi tiếng hát của Lời công bố Phục sinh mời gọi niềm vui chân thành, “Vui lên! Hỡi Trái Đất vui lên, rực rỡ trong ánh huy hoàng chiếu soi, và trong ánh quang vinh Vua muôn đời chói ngời. Tất cả vũ trụ hãy vui mừng hân hoan, được ơn thoát ly xa miền tối u sầu” (Vinh Tụng Ca). Vào những giờ cuối cùng của đêm, các sự kiện diễn ra được kể lại trong Tin mừng mà chúng ta vừa nghe (x. Lc 24: 1-12). Ánh sáng thần linh của mầu nhiệm phục sinh bắt đầu chiếu sáng và Lễ Vượt qua của Chúa từ cõi chết đến sự sống diễn ra khi mặt trời sắp mọc. Ánh sáng đầu tiên của bình minh cho thấy tảng đá lớn đặt trước mộ Chúa Giêsu đã được lăn ra, khi một số phụ nữ, mặc đồ tang, đi đến mộ. Sự hoang mang và sợ hãi của các môn đệ vẫn bị bao phủ bởi bóng tối. Mọi thứ diễn ra trong màn đêm.
Lễ Vọng Phục Sinh do đó nhắc nhở chúng ta rằng ánh sáng của biến cố Phục Sinh soi sáng con đường của chúng ta từng bước một; lặng lẽ, nó phá vỡ bóng tối của lịch sử và chiếu sáng trong trái tim chúng ta, kêu gọi sự đáp trả của một đức tin khiêm nhường, không có bất kỳ chủ nghĩa chiến thắng nào. Sự vượt qua của Chúa từ cái chết đến sự sống không phải là một biến cố ngoạn mục mà qua đó Thiên Chúa thể hiện quyền năng của Người và thúc đẩy chúng ta tin vào Người. Đối với Chúa Giêsu, đó không phải là kết thúc của một hành trình dễ dàng vượt qua Đồi Canvê. Chúng ta cũng không nên trải nghiệm nó như vậy, một cách hời hợt và thiếu suy nghĩ. Ngược lại, Sự Phục Sinh giống như những hạt giống ánh sáng nhỏ bé, chậm rãi và lặng lẽ bén rễ trong trái tim chúng ta, nơi đôi khi vẫn còn là con mồi của bóng tối và sự vô tín.
“Phong cách” này của Thiên Chúa giải thoát chúng ta khỏi lòng đạo đức vô hình vốn tưởng tượng sai lầm rằng Sự Phục sinh của Chúa giải quyết mọi thứ như thể bằng pháp thuật. Hoàn toàn không phải vậy: chúng ta không thể mừng lễ Phục sinh mà không tiếp tục đối mặt với những đêm đen ngự trị trong trái tim chúng ta và những bóng tối của cái chết thường xuyên bao phủ thế giới của chúng ta. Chúa Kitô thực sự đã chiến thắng tội lỗi và tiêu diệt cái chết, nhưng trong lịch sử trần thế của chúng ta, quyền năng Phục sinh của Người vẫn đang được đưa đến sự viên mãn. Và sự hoàn thành đó, giống như một hạt giống ánh sáng nhỏ bé, đã được giao phó cho chúng ta, để bảo vệ nó và làm cho nó phát triển.
Thưa anh chị em, đặc biệt trong Năm Thánh này, chúng ta nên cảm thấy mạnh mẽ trong tâm hồn chúng ta lời kêu gọi hãy để niềm hy vọng Phục Sinh nở rộ trong cuộc sống chúng ta và trên thế giới!
Khi ý nghĩ về cái chết đè nặng lên trái tim chúng ta, khi chúng ta thấy bóng tối của sự dữ đang tiến triển trong thế giới của chúng ta, khi chúng ta cảm thấy những vết thương của sự ích kỷ hoặc bạo lực đang mưng mủ trong xác thịt và trong xã hội của chúng ta, chúng ta đừng nản lòng, nhưng hãy quay trở lại với thông điệp của đêm nay. Ánh sáng lặng lẽ chiếu rọi, mặc dù chúng ta đang ở trong bóng tối; lời hứa về cuộc sống mới và một thế giới cuối cùng được giải thoát đang chờ đợi chúng ta; và một khởi đầu mới, dù có vẻ không thể, lại có thể khiến chúng ta bất ngờ, vì Chúa Kitô đã chiến thắng cái chết.
Sứ điệp này lấp đầy trái tim chúng ta với niềm hy vọng mới. Vì trong Chúa Giêsu phục sinh, chúng ta có sự chắc chắn rằng lịch sử cá nhân của chúng ta và lịch sử gia đình nhân loại của chúng ta, mặc dù vẫn chìm trong đêm tối, nơi ánh sáng dường như xa vời và mờ nhạt, nhưng vẫn nằm trong tay Chúa. Trong tình yêu thương vĩ đại của Người, Người sẽ không để chúng ta chùn bước, hoặc để cho sự dữ có tiếng nói cuối cùng. Đồng thời, niềm hy vọng này, đã được hoàn thành trong Chúa Kitô, vẫn là mục tiêu chúng ta cần đạt được. Tuy nhiên, nó đã được giao phó cho chúng ta để chúng ta có thể làm chứng một cách đáng tin cậy về nó, để Vương quốc Thiên Chúa có thể tìm được đường vào trái tim của những người nam nữ trong thời đại chúng ta.
Như Thánh Augustinô nhắc nhở chúng ta, “Sự phục sinh của Chúa chúng ta, Chúa Giêsu Kitô, là cuộc sống mới cho những ai tin vào Người; mầu nhiệm về cuộc khổ nạn và sự phục sinh của Người mà anh em phải biết rõ và noi theo trong cuộc sống của mình “ (Bài giảng 231, 2). Chúng ta phải phản ánh Lễ Phục sinh trong cuộc sống của mình và trở thành sứ giả của hy vọng, những người kiến tạo hy vọng, ngay cả khi rất nhiều cơn gió tử thần vẫn đang tấn công chúng ta.
Chúng ta có thể làm điều này bằng lời nói, bằng những hành động nhỏ hằng ngày, bằng những quyết định được Phúc Âm soi sáng. Toàn bộ cuộc sống của chúng ta có thể là sự hiện diện của hy vọng. Chúng ta muốn là sự hiện diện đó cho những ai thiếu đức tin vào Chúa, cho những ai đã lạc lối, cho những ai đã từ bỏ hoặc bị cuộc sống đè nặng; cho những ai cô đơn hoặc bị choáng ngợp bởi những đau khổ của họ; cho tất cả những người nghèo và bị áp bức trên thế giới của chúng ta; cho nhiều phụ nữ bị sỉ nhục và giết hại; cho những đứa trẻ chưa chào đời và những đứa trẻ bị ngược đãi; và cho các nạn nhân chiến tranh. Chúng ta hãy mang đến cho mỗi người và tất cả họ hy vọng của lễ Phục sinh!
Tôi thích nghĩ về một nhà thần bí thế kỷ thứ mười ba, Hadewijch của Antwerp, người đã lấy cảm hứng từ Diễm Tình Ca, mô tả nỗi đau khổ của mình khi vắng bóng người yêu và cầu xin tình yêu trở lại để — như cô ấy nói — “có thể có một bước ngoặt cho bóng tối của tôi” (Poesie, Visioni, Lettere, Genoa 2000, 23).
Đức Kitô phục sinh là bước ngoặt quyết định trong lịch sử nhân loại. Người là niềm hy vọng không bao giờ phai tàn. Người là tình yêu đồng hành và nâng đỡ chúng ta. Người là tương lai của lịch sử, là đích đến cuối cùng mà chúng ta hướng tới, để được chào đón vào cuộc sống mới mà chính Chúa sẽ lau khô mọi nước mắt của chúng ta và “sẽ không còn sự chết, tang tóc, kêu than và đau đớn nữa” (Khải Huyền 21:4). Và chúng ta phải công bố niềm hy vọng Phục sinh này, “bước ngoặt” này, nơi bóng tối trở thành ánh sáng.
Anh chị em thân mến, mùa Phục sinh là thời gian hy vọng. “Vẫn còn sợ hãi, vẫn còn nhận thức đau đớn về tội lỗi, nhưng cũng có ánh sáng chiếu rọi... Phục sinh mang đến tin mừng rằng mặc dù mọi thứ dường như trở nên tồi tệ hơn trên thế giới, nhưng Kẻ Ác đã bị chế ngự. Phục sinh cho phép chúng ta khẳng định rằng mặc dù Thiên Chúa có vẻ rất xa cách; và cho dù chúng ta vẫn bận tâm đến nhiều điều nhỏ nhặt, Chúa chúng ta vẫn đồng hành với chúng ta trên đường... Vì vậy, có nhiều tia hy vọng chiếu sáng trên con đường của chúng ta qua cuộc sống” (H. Nouwen, A Cry for Mercy, Prayers from the Genesee).
Chúng ta hãy dành chỗ cho ánh sáng của Chúa Phục Sinh! Và chúng ta sẽ trở thành những người kiến tạo hy vọng cho thế giới.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
TT Zelenskiy: Ukraine tiến vũ bão ở Belgorod. Putin khiển trách Valery Gerasimov, yêu cầu ngừng bắn
VietCatholic Media
03:04 20/04/2025
1. Tổng thống Zelenskiy nói: Ukraine tiến sâu hơn vào Belgorod của Nga
Lực lượng Ukraine đã tiến vào Tỉnh Belgorod của Nga, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tuyên bố vào ngày 19 tháng 4, trích dẫn báo cáo của Tổng tư lệnh Oleksandr Syrskyi.
Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công quy mô nhỏ vào Tỉnh Belgorod vào cuối tháng 3, đánh dấu hoạt động xuyên biên giới thứ hai của Kyiv trên lãnh thổ Nga sau cuộc tấn công Kursk vào tháng 8 năm 2024.
Tổng thống Zelenskiy cho biết vào ngày 19 tháng 4 rằng Syrskyi đã thông báo cho ông về hoạt động của quân đội Ukraine tại Nga.
“Lực lượng của chúng tôi tiếp tục hoạt động tại Tỉnh Kursk hôm nay và đang duy trì vị trí của mình. Tại Tỉnh Belgorod, quân đội của chúng tôi đã tiến lên và mở rộng vùng kiểm soát”, Tổng thống Zelenskiy cho biết.
Báo cáo được đưa ra gần hai tuần sau khi tổng thống xác nhận sự hiện diện của lực lượng Ukraine tại Belgorod. Tổng thống Zelenskiy vào ngày 7 tháng 4 cho biết các hoạt động xuyên biên giới là “hoàn toàn chính đáng” và là phương tiện đưa cuộc chiến của Nga “trở về nơi nó xuất phát”.
Kyiv đã thực hiện các cuộc đột kích xuyên biên giới thỉnh thoảng kể từ năm 2023, với nhiều lính tình nguyện Nga chiến đấu cùng các đơn vị Ukraine. Các cuộc đột kích này kéo dài hàng giờ và chủ yếu phục vụ như các hoạt động chính trị hơn là quân sự.
Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công xuyên biên giới lớn vào Tỉnh Kursk vào tháng 8 năm 2024, xâm lược các vùng lãnh thổ biên giới của Nga nhằm mục đích chuyển hướng sự chú ý của Nga khỏi các khu vực tiền tuyến ở miền đông Ukraine.
Trong khi Kyiv tấn công xuyên biên giới vào một số khu vực của Tỉnh Kursk trong bảy tháng, Nga đã chiếm lại trung tâm hậu cần Sudzha vào tháng 3 năm 2025 trong một cuộc phản công buộc quân đội Ukraine phải rút khỏi một phần đáng kể của khu vực.
Các blogger quân sự Nga và các nhà phân tích độc lập đưa tin vào ngày 29 tháng 3 rằng quân đội Ukraine đã tiến sâu vào Tỉnh Belgorod từ ba đến bốn km và giao tranh với quân đội Nga.
Theo đoạn phim định vị địa lý được Viện Nghiên cứu Chiến tranh, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại DC, phân tích, quân đội Ukraine đã tiến vào thị trấn Popovka, nằm gần biên giới Ukraine và Tỉnh Kursk.
[Kyiv Independent: Ukraine advances in Russia's Belgorod Oblast, Zelensky says]
2. Putin tuyên bố ‘đình chiến lễ Phục sinh’; Kyiv tỏ ra hoài nghi
Hôm Thứ Bẩy, 19 Tháng Tư, Putin đã tuyên bố lệnh ngừng bắn vào dịp lễ Phục sinh trong cuộc xâm lược ở Ukraine, cho biết ông đã ra lệnh tạm dừng “mọi hoạt động thù địch” vào cuối tuần.
Putin tuyên bố “dựa trên những cân nhắc nhân đạo, hôm nay phía Nga tuyên bố lệnh ngừng bắn mừng lễ Phục sinh từ 18:00 đến 0 giờ từ Chúa Nhật đến Thứ Hai”.
“Tôi ra lệnh dừng mọi hành động thù địch trong thời gian này. Chúng tôi cho rằng phía Ukraine sẽ noi gương chúng tôi,” Putin tuyên bố. “Đồng thời, quân đội của chúng tôi phải sẵn sàng đẩy lùi những hành vi vi phạm lệnh ngừng bắn và khiêu khích có thể xảy ra của đối phương và bất kỳ hành động hung hăng nào của chúng.”
Putin có lịch sử lâu dài trong việc phá vỡ các thỏa thuận ngừng bắn.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy bày tỏ nghi ngờ về bất kỳ lệnh ngừng bắn nào, nói rằng “Máy bay điều khiển từ xa tấn công của Nga đã được phát hiện trên bầu trời của chúng tôi” vào tối thứ Bảy.
“Máy bay điều khiển từ xa Shahed trên bầu trời của chúng ta cho thấy thái độ thực sự của Putin đối với lễ Phục sinh và cuộc sống con người”, Tổng thống Zelenskiy cho biết.
Tổng thống Zelenskiy hôm thứ Sáu đã cung cấp thông tin chi tiết về các hoạt động cấp cứu ở Kharkiv sau cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga. “Người ta phải là một kẻ khốn nạn và coi thường cuộc sống mới thực hiện các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn như vậy vào một thành phố bình thường vào Thứ Sáu Tuần Thánh, đêm trước Lễ Phục Sinh”, ông nói.
Tuyên bố ngừng bắn đơn phương của Putin được đưa ra sau khi các quan chức cao cấp của Hoa Kỳ nói về “sự đón nhận đáng khích lệ” đối với thỏa thuận hòa bình do Washington dẫn đầu — mặc dù cũng ngay sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đe dọa sẽ từ bỏ các cuộc đàm phán.
Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha cho biết “Lập trường của Ukraine vẫn rõ ràng và nhất quán” sau khi Kyiv đồng ý với đề xuất của Hoa Kỳ về lệnh ngừng bắn trong 30 ngày vào tháng 3.
“Nga đã từ chối, và sự từ chối của Nga đối với Hoa Kỳ đã kéo dài 39 ngày”, Sybiha cho biết trong một bài đăng trên X. “Thay vào đó, chế độ Mạc Tư Khoa đã áp đặt nhiều điều kiện khác nhau và tăng cường khủng bố đối với Ukraine, dân thường và cơ sở hạ tầng dân sự trên khắp cả nước”.
Sybiha cho biết Kyiv “sẽ xem xét hành động chứ không phải lời nói. Nga có thể đồng ý bất cứ lúc nào với đề xuất ngừng bắn hoàn toàn và vô điều kiện trong 30 ngày, vốn đã được đưa ra thảo luận từ tháng 3”, ông nói.
Trong khi đó, hai bên đã trao đổi hàng trăm tù binh chiến tranh vào thứ Bảy trong đợt trao đổi lớn nhất kể từ khi Putin phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine hơn ba năm trước.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết 246 quân nhân Nga đã được trả về từ vùng lãnh thổ do Kyiv kiểm soát và 31 tù binh chiến tranh Ukraine bị thương đã được chuyển giao để đổi lấy 15 binh sĩ Nga bị thương cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.
Tổng thống Zelenskiy cho biết “277 chiến binh” đã trở về nhà ở Ukraine sau thời gian bị giam cầm tại Nga.
Cả hai bên đều cảm ơn Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vì vai trò làm trung gian.
Trong khi đó, Bloomberg đưa tin rằng Hoa Kỳ đã chuẩn bị công nhận quyền kiểm soát của Nga đối với khu vực Crimea của Ukraine như một phần của thỏa thuận hòa bình rộng hơn giữa Mạc Tư Khoa và Kyiv, trích dẫn những người quen thuộc với vấn đề này. Tổng thống Zelenskiy đã nhiều lần nói rằng ông sẽ không nhượng lãnh thổ cho Mạc Tư Khoa.
[Politico: Putin declares ‘Easter truce;’ Kyiv is skeptical]
3. Nhà lãnh đạo Cơ quan Tình báo Nga đe dọa các quốc gia NATO trong chuyến thăm Belarus
Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại của Nga, Sergey Naryshkin, đã đe dọa các quốc gia NATO trong cuộc họp với nhà độc tài Belarus Alexander Lukashenko tại Minsk, nói rằng Ba Lan và các quốc gia Baltic sẽ là “những nước đầu tiên phải chịu thiệt hại” nếu có bất kỳ “hành động xâm lược nào của NATO” chống lại Nhà nước Liên minh Nga-Belarus.
Phát biểu với các nhà báo sau khi gặp Lukashenko, hôm Thứ Bẩy, 19 Tháng Tư, Naryshkin mô tả Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic là “cực kỳ hung hăng”, coi các biện pháp phòng thủ của họ là “khua kiếm đe dọa”, hãng thông tấn nhà nước Belta của Belarus đưa tin.
Naryshkin cho biết: “Trong trường hợp NATO xâm lược (Nga và Belarus), tất nhiên toàn bộ khối NATO sẽ chịu thiệt hại, nhưng ở mức độ lớn hơn, những người đầu tiên phải chịu thiệt hại sẽ là những người truyền bá những ý tưởng như vậy trong giới chính trị Ba Lan và các nước vùng Baltic”.
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda, nhắc lại vai trò phòng thủ của NATO, đã bác bỏ phát biểu của Naryshkin là “thông tin sai lệch nhảm nhí của Nga, điển hình của trường phái tuyên truyền Liên Xô”.
Chuyến thăm của Naryshkin diễn ra trong bối cảnh Nga đang chuẩn bị cho Zapad 2025, cuộc tập trận quân sự quy mô lớn giữa Nga và Belarus, dự kiến có tới 13.000 quân Nga tham gia tại Belarus vào tháng 9 năm 2025. Ngoại trưởng Lithuania Kęstutis Budrys, nói với cổng thông tin tin tức Baltic Delfi rằng quy mô thực tế của cuộc tập trận Zapad vượt xa quy mô được công bố.
Vào đầu tháng 4, hãng thông tấn nhà nước Belta của Belarus đưa tin rằng ba cuộc tập trận quân sự khác — Interaction-2025 dành cho lực lượng phản ứng tác chiến, Echelon-2025 dành cho hỗ trợ hậu cần và Search-2025 dành cho trinh sát — dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 9 tại Belarus cùng với Zapad-2025, với số lượng quân bổ sung tham gia chưa được tiết lộ.
Các cuộc tập trận sẽ diễn ra trong khuôn khổ của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể, gọi tắt là CSTO, một liên minh quân sự do Nga đứng đầu được thành lập ở một mức độ nào đó như một giải pháp thay thế cho NATO, nhưng hiện đã bị suy yếu do các rạn nứt nội bộ. Armenia đã đóng băng sự tham gia của mình vào năm 2024 vì khối này không hỗ trợ Armenia trong cuộc xung đột với Azerbaijan.
Trong bối cảnh căng thẳng an ninh khu vực gia tăng, Estonia, Latvia, Lithuania và Ba Lan đã rút khỏi Công ước Ottawa vào ngày 18 tháng 3, cấm sử dụng, sản xuất và tích trữ mìn sát thương, với lý do an ninh trong khu vực “đã suy giảm nghiêm trọng”.
Bốn quốc gia này cũng đang phát triển một Tuyến phòng thủ Baltic chung trên biên giới với Nga và Belarus.
[Kyiv Independent: Russian Intelligence Service chief threatens NATO nations during visit to Belarus]
4. Ukraine ra lệnh cho quân đội ngừng bắn, ghi lại các hành vi vi phạm của Nga sau khi Putin tuyên bố ‘lệnh ngừng bắn Phục sinh’, BBC Nga đưa tin
Một sĩ quan quân đội cao cấp của Ukraine nói với ban tiếng Nga của BBC rằng quân đội Ukraine đã được lệnh ngừng bắn vào các vị trí của Nga ngay sau khi Putin tuyên bố “lệnh ngừng bắn lễ Phục sinh” vào ngày 19 tháng 4.
Trước đó, Putin cho biết ông đã ra lệnh ngừng bắn tạm thời vào dịp cuối tuần lễ Phục sinh, dừng mọi hoạt động quân sự từ 6 giờ chiều giờ Mạc Tư Khoa ngày 19 tháng 4 cho đến nửa đêm ngày 21 tháng 4.
Một sĩ quan quân đội cao cấp nói với BBC rằng vài phút sau khi lệnh ngừng bắn bắt đầu, các đơn vị Ukraine đã nhận được lệnh ngừng bắn vào các vị trí của Nga.
Sĩ quan này cho biết quân đội cũng được lệnh ghi lại bằng chứng hình ảnh và video về bất kỳ hành vi vi phạm lệnh ngừng bắn nào của Nga và bắn trả nếu cần thiết.
Sau lời kêu gọi ngừng bắn vào lễ Phục sinh của Putin, chính phủ Ukraine đã phản ứng một cách hoài nghi, viện dẫn các cuộc tấn công liên tục và thành tích của Mạc Tư Khoa về các thỏa thuận ngừng bắn.
“Về một nỗ lực khác của Putin nhằm đùa giỡn với mạng sống của người dân - cảnh báo không kích đang vang lên trên khắp Ukraine ngay lúc này”, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết sau thông báo này.
Tổng thống Zelenskiy lưu ý rằng các đơn vị phòng không đang ứng phó với các cuộc tấn công đang diễn ra của Nga và máy bay điều khiển từ xa loại Shahed đã được phát hiện trên lãnh thổ Ukraine.
Ngoại trưởng Andrii Sybiha cho biết lời nói của Putin không phải là sự bảo đảm về lệnh ngừng bắn và lưu ý đến việc Mạc Tư Khoa liên tục từ chối chấp nhận lệnh ngừng bắn hoàn toàn.
“Bây giờ Putin đã đưa ra tuyên bố về việc ông ta được cho là đã sẵn sàng ngừng bắn. 30 giờ thay vì 30 ngày”, Sybiha nói. “Thật không may, chúng tôi có nhiều kinh nghiệm khi những tuyên bố của ông ta không trùng khớp với hành động của ông ta. Chúng tôi biết rằng lời nói của ông ta không thể tin được, và chúng tôi sẽ xem xét hành động, không phải lời nói”.
Sybiha cho biết Ukraine đã sẵn sàng cam kết thực hiện lệnh ngừng bắn 30 ngày do Hoa Kỳ đề xuất đối với mọi hoạt động thù địch kể từ ngày 11 tháng 3.
Lệnh ngừng bắn vào lễ Phục sinh được đề xuất diễn ra sau các cuộc tấn công trước đây của Nga vào Ukraine trong các ngày lễ Kitô Giáo lớn, bao gồm một cuộc tấn công chết người vào Sumy vào Chúa Nhật Lễ Lá khiến 35 người thiệt mạng và một cuộc tấn công vào Kharkiv vào Thứ Sáu Tuần Thánh khiến một người thiệt mạng và 120 người bị thương.
[Kyiv Independent: Ukraine orders troops to cease fire, document Russian violations after Putin declares 'Easter truce,' BBC Russia reports]
5. Lukashenko mời 150.000 công nhân Pakistan đến Belarus trong bối cảnh thiếu hụt lao động
Hôm Thứ Bẩy, 19 Tháng Tư, sau cuộc gặp chính thức với Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif tại Minsk, nhà độc tài Belarus Alexander Lukashenko cho biết ông sẽ mời tới 150.000 lao động khách mời Pakistan đến Belarus.
Vai trò của Belarus trong cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine và cuộc đàn áp của Lukashenko đối với các cuộc biểu tình công khai sau cuộc bầu cử năm 2020 đã buộc từ 300.000 đến nửa triệu người Belarus phải rời khỏi đất nước. Cuộc di cư này, kết hợp với xu hướng giảm dân số, đã khiến đất nước này thiếu hụt lao động nghiêm trọng.
Đề xuất của Lukashenko về việc tiếp nhận tới 150.000 lao động Pakistan để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng lao động ngày càng trầm trọng của Belarus được đưa ra trong bối cảnh Sharif và Lukashenko đã đạt được một loạt thỏa thuận tại cuộc họp ở Minsk, từ hợp tác quân sự đến an ninh lương thực và thương mại.
“Chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận lao động khách tại Belarus và tạo điều kiện cần thiết để họ làm việc”, Lukashenko cho biết. Việc tiếp nhận “100.000, có thể là 120.000-150.000” lao động khách sẽ giảm bớt áp lực cho thị trường lao động Belarus, nơi có hơn 199.000 việc làm còn trống trong số khoảng 4,1 triệu người lao động.
Dòng người lưu vong chính trị rời khỏi đất nước đang làm trầm trọng thêm hai vấn đề song song là dân số già hóa và tỷ lệ sinh thấp kỷ lục, giảm xuống còn 6,96 trên 1.000 người vào năm 2023, tương đương với sáu ca sinh trên 1.000 người của Ukraine thời chiến. Belarus, quốc gia có dân số 10 triệu người khi giành được độc lập, có khả năng đã chứng kiến dân số giảm xuống dưới mức 9,1 triệu người được báo cáo chính thức. Các tài liệu bị rò rỉ từ Ủy ban Kiểm soát Nhà nước cho thấy dân số thực tế có thể chỉ còn 8,8 triệu người.
Tuy nhiên, Lev Lvovskiy, giám đốc học thuật của tổ chức tư vấn kinh tế hàng đầu Belarus BEROC, lập luận rằng Belarus khó có thể là điểm đến hấp dẫn đối với người lao động Pakistan khi so sánh với thị trường việc làm của Liên Hiệp Âu Châu hay thậm chí là Nga.
Vào năm 2024, mức lương trung bình hàng tháng ở Belarus là khoảng 647 đô la, thấp hơn đáng kể so với ở Âu Châu và chỉ gấp đôi mức trung bình 294 đô la của Pakistan. Bên cạnh đó, Belarus là một quốc gia đơn sắc tộc, thiếu kinh nghiệm đồng hóa các nhóm văn hóa và tôn giáo riêng biệt.
Trong khi đó, nhà phân tích chính trị của RFE/RL Valer Karbalevich viết rằng “giống như nhiều dự án khác của Lukashenko, (dự án này) có thể sẽ thất bại. (…) Ngay cả khi người Pakistan đến Belarus, họ rất có thể sẽ nỗ lực, bằng mọi cách và không do dự, để chuyển đến một cuộc sống tốt đẹp hơn – đến Âu Châu.”
Sự xuất hiện của hàng trăm ngàn lao động khách Pakistan cũng có thể gióng lên hồi chuông cảnh báo tại các quốc gia Liên Hiệp Âu Châu láng giềng đang giải quyết vấn đề di cư có vũ trang tại biên giới với Belarus.
Để đáp trả lệnh trừng phạt của Âu Châu năm 2021, chế độ Belarus đã tạo ra một cuộc khủng hoảng di cư nhân tạo tại biên giới với Lithuania, Latvia và Ba Lan — tất cả đều là các quốc gia thành viên Liên Hiệp Âu Châu. Belarus tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại từ Trung Đông, Phi Châu và Nam Á, bao gồm cả Pakistan, hứa hẹn sẽ dễ dàng đi vào Liên Hiệp Âu Châu.
[Kyiv Independent: Lukashenko invites 150,000 Pakistani workers to Belarus amid labor shortages]
6. Tổng thống Ba Lan nói chúng tôi muốn vũ khí hạt nhân của Pháp
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết trong bài phát biểu được công bố hôm thứ sáu rằng kho vũ khí hạt nhân của Pháp thực sự có thể giúp bảo vệ Ba Lan.
Duda, người đã kêu gọi Hoa Kỳ điều động một số vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình để ngăn chặn sự xâm lược của Nga, cho biết đầu đạn của Pháp cũng có thể tăng cường khả năng phòng thủ của Ba Lan. Ông đưa ra lập trường trên sau khi Phó tổng thống Mỹ James David Vance kiên quyết phản đối gọi ý tưởng của Tổng thống Ba Lan là “điên rồ” vì sẽ chọc giận Putin.
Tuy nhiên, Tổng thống Duda vẫn hy vọng Hoa Kỳ chấp nhận dựa trên mối quan hệ của ông với Tổng thống Donald Trump.
“Tôi tin rằng chúng ta có thể chấp nhận cả hai giải pháp,” tổng thống nói với Bloomberg trong một cuộc phỏng vấn tại Warsaw. “Hai ý tưởng này không mâu thuẫn cũng không loại trừ lẫn nhau.”
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đề xuất mở rộng cái gọi là ô hạt nhân của Pháp cho các đồng minh Âu Châu, trong bối cảnh lo ngại một nước Nga hung hăng một ngày nào đó có thể chuyển hướng chú ý từ Ukraine, nơi nước này đã xâm lược vào năm 2014 và một lần nữa vào năm 2022, sang sườn phía đông của Liên minh Âu Châu.
Với khoảng 300 đầu đạn hạt nhân, Pháp là quốc gia thành viên Liên Hiệp Âu Châu duy nhất sở hữu loại vũ khí này và là một trong ba thành viên NATO cùng với Hoa Kỳ và Vương quốc Anh.
Ba Lan và Đan Mạch trước đây đã bày tỏ sự cởi mở với ý tưởng trú ẩn dưới sự bảo vệ hạt nhân của Pháp. Vào tháng 3, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk — người đến từ một đảng đối thủ của Duda — cho biết Ba Lan đang “nói chuyện nghiêm chỉnh” với Pháp về khả năng này, điều này đã thu hút được sự chú ý sau những cảnh báo từ Hoa Kỳ rằng Tòa Bạch Ốc của Ông Donald Trump có thể không cung cấp bảo đảm an ninh cho Âu Châu trong tương lai.
Warsaw đã nâng cấp đáng kể sức mạnh quân sự thông thường của mình trong những năm gần đây trước sự xâm lược của Nga, với lực lượng chiến đấu lên tới 200.000 người, hiện là lực lượng lớn nhất ở Liên Hiệp Âu Châu — và nước này hy vọng sẽ xây dựng một đội quân gồm nửa triệu người trong những năm tới.
[Politico: We want French nukes, Polish president says]
7. Ba Lan báo cáo các cuộc tấn công vào lính biên phòng, một vụ được cho là liên quan đến một quân nhân Belarus
Ba Lan báo cáo hai vụ tấn công vào lính biên phòng khi cuộc khủng hoảng di cư với Belarus gia tăng
Ba Lan báo cáo có hai vụ tấn công vào lính biên phòng Ba Lan do người di cư thực hiện vào cuối tuần, trong đó có một vụ liên quan đến một sĩ quan Belarus mặc đồng phục ném đá vào một đội tuần tra Ba Lan.
Chính quyền Ba Lan cho biết lực lượng bảo vệ Ba Lan đã ngăn chặn 115 trường hợp vượt biên trái phép từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 4.
Belarus đã khởi xướng một cuộc khủng hoảng di cư nhân tạo tại biên giới của mình với Liên Hiệp Âu Châu vào năm 2021 “để đáp trả” một gói trừng phạt của Âu Châu. Trong khi Minsk phủ nhận cáo buộc của Warsaw về việc dàn dựng một cuộc tấn công hỗn hợp, Lukashenko tuyên bố Belarus “sẽ không ngăn chặn” (những người di cư bất hợp pháp) cố gắng vượt biên vào Liên Hiệp Âu Châu.
Những người di cư đã tấn công một đội tuần tra biên phòng Ba Lan gần Mielnik, thị trấn gần biên giới với Belarus. Đoạn phim CCTV ghi lại cảnh một người lính Belarus tham gia ném đá vào đội tuần tra, phát ngôn nhân của Bộ Nội vụ Ba Lan Jacek Dobrzynski cho biết trên X.
Một vụ tấn công khác xảy ra vào ngày 12 tháng 4 gần làng Czeremcha, một lính canh bị đá đập vào mặt hai lần. “Những người di cư rất hung hăng khi cố gắng vượt biên giới”, sở Biên phòng tại khu vực Podlasie cho biết trong một tuyên bố, đồng thời nói thêm rằng tính mạng và sức khỏe của người lính không bị đe dọa.
Bộ trưởng Nội vụ Ba Lan Tomasz Siemoniak xác nhận rằng các sĩ quan Belarus đã tham gia vào các hành động khiêu khích trực tiếp. Siemoniak mô tả các hành động này là “chưa từng có”.
“Nếu một ranh giới nào đó bị vượt qua ở đây, chúng tôi sẽ coi đó là một cuộc tấn công của đại diện nhà nước Belarus vào biên giới của chúng tôi,” Siemoniak nói với đài truyền hình Ba Lan TVP Info vào ngày 14 tháng 4. “Tôi hiểu rằng một nhân viên của các cơ quan đặc biệt Belarus, có thể là người hướng dẫn (những người di cư), đã bị cuốn đi. Tuy nhiên, chúng tôi coi đây là việc rất nghiêm trọng.”
Theo Siemoniak, trước đây, các cơ quan mật vụ Belarus luôn ở khá xa biên giới, đưa người di cư đến khu vực này nhưng không tự mình tiếp cận hàng rào.
Tỷ lệ vượt biên trái phép cũng được báo cáo ở Latvia, khi có 179 cá nhân cố gắng vượt biên giới nước này từ Belarus.
Dữ liệu từ lực lượng biên phòng các quốc gia thành viên Liên Hiệp Âu Châu, do hãng tin độc lập Pozirk của Belarus thu thập, cho thấy số vụ vượt biên trái phép đã tăng mạnh kể từ đầu tháng 4, lên 522 vụ — so với 355 vụ trong toàn bộ quý đầu tiên của năm 2025.
[Kyiv Independent: Poland reports attacks on border guards, one allegedly involving a Belarusian serviceman]
8. Lithuania đặt mục tiêu ngăn chặn Nga bằng cách nâng cấp các tuyến đường ‘quan trọng’ và phòng thủ biên giới
Lithuania đang chuẩn bị nâng cấp và củng cố tuyến đường thứ hai qua Suwałki Gap — một điểm nghẽn quan trọng dọc biên giới với Ba Lan, được coi là một trong những khu vực có khả năng xảy ra bất kỳ cuộc tấn công nào trong tương lai của Nga vào Liên minh Âu Châu và NATO.
“Những con đường này rất quan trọng đối với chúng tôi về mặt an ninh và quốc phòng,” Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lithuania Tomas Godliauskas trả lời phỏng vấn qua điện thoại với POLITICO. “Chúng luôn là một phần trong kế hoạch dân sự-quân sự của chúng tôi như những tuyến đường bộ quan trọng để hỗ trợ đồng minh trong một cuộc khủng hoảng.”
Suwałki Gap là một dải đất bằng phẳng rộng 100 km, thưa dân, có rừng, nối liền Ba Lan và Lithuania, giáp với đồng minh của Cẩm Linh là Belarus và vùng đất Kaliningrad của Nga. Đây được coi là một trong những điểm yếu nhất của NATO, đóng vai trò là hành lang đất liền quan trọng nối liền các quốc gia Baltic với phần còn lại của liên minh.
Hiện nay, Lithuania có hai tuyến đường chính chạy qua khoảng cách này: một tuyến chạy từ Kaunas ở Lithuania đến Warsaw — một phần của hành lang quân sự Via Baltica — và tuyến đường thông thường giữa thủ đô Vilnius của Lithuania và thành phố Augustów của Ba Lan.
Phối hợp với Ba Lan, Lithuania hiện đang có động thái mở rộng mạng lưới cơ sở hạ tầng quân sự của mình ra ngoài Via Baltica — tuyến đường chính của nước này để tiếp viện cho quân Đồng minh — bằng cách nâng cấp tuyến đường Vilnius-Augustów theo tiêu chuẩn sử dụng kép cho cả nhu cầu dân sự và quân sự.
Via Baltica và tuyến Rail Baltica — một dự án xây dựng tuyến hỏa xa cao tốc từ Baltic đến Ba Lan — hiện đang đóng vai trò là kênh chính cho khả năng cơ động của quân đội. Mục tiêu là cải thiện luồng hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển quân đội và hỗ trợ khả năng di tản dân thường trong trường hợp chiến tranh. “Đây chỉ là một lựa chọn nữa để bảo đảm hậu cần tốt hơn trong thời điểm cần thiết”, Godliauskas cho biết.
Nỗ lực này là một phần trong nỗ lực chung của Âu Châu nhằm đầu tư vào cơ sở hạ tầng sử dụng kép — các dự án được thiết kế để đáp ứng cả nhu cầu dân sự và quân sự. Các quốc gia như Tây Ban Nha, Bỉ và Slovakia đang theo đuổi các nâng cấp tương tự. Ủy viên Quốc phòng Liên Hiệp Âu Châu Andrius Kubilius cho biết khối này sẽ cần chi ít nhất 70 tỷ euro để khẩn trương cải tạo các hành lang hỏa xa, đường bộ, đường biển và đường hàng không.
Ngoài việc cải thiện khả năng di chuyển, dự án Suwałki cũng có thể bao gồm các biện pháp an ninh biên giới mới.
“Đặc biệt là ở khu vực Suwałki, đang có những cuộc thảo luận về các biện pháp bảo vệ mới dọc biên giới với Kaliningrad và Belarus”, Godliauskas cho biết, đồng thời đề cập đến các cuộc thảo luận xung quanh việc bố trí các yếu tố chống di chuyển gần hoặc trên biên giới như các điểm kiểm soát đường bộ và các hệ thống chặn như rào chắn xi măng.
Godliauskas cũng cho biết việc bảo đảm quyền tự do di chuyển của quân đội và hàng hóa dọc theo hai con đường này là ưu tiên hàng đầu và nói thêm rằng các hoạt động bảo vệ biên giới như vậy có khả năng sẽ được Nga giám sát chặt chẽ vì đây là thông tin “nhạy cảm và quan trọng”.
Ông cũng nói thêm rằng các biện pháp an ninh mở rộng ra ngoài phạm vi vật lý. “Chúng tôi đang thảo luận về cách giải quyết tình trạng giả mạo và gây nhiễu GPS từ Nga, vốn đang ảnh hưởng đến hệ thống hàng không dân dụng và định vị của chúng tôi.”
Phạm vi đầy đủ của dự án bao gồm việc tái thiết 113 km đường bộ và cải tạo tám cây cầu. Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lithuania Roderikas Žiobakas gần đây đã nói với POLITICO rằng công trình này dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2028.
Godliauskas thận trọng hơn. “Với các dự án đa quốc gia, mọi thứ có thể mất nhiều thời gian hơn”, ông nói. “Nhưng chúng tôi hy vọng rằng tình hình địa chính trị, lợi ích của chúng tôi và năng lực của Ba Lan sẽ cho phép chúng tôi đạt được mốc thời gian đó”.
Lithuania hy vọng sẽ bảo đảm được nguồn tài trợ của Liên Hiệp Âu Châu cho dự án. “Chúng tôi sẽ vận động Liên Hiệp Âu Châu — cùng với Ba Lan, Estonia và Latvia — để bảo đảm các dự án này được ưu tiên” trong ngân sách nhiều năm tiếp theo của khối, Godliauskas cho biết.
Mặc dù phù hợp với mục tiêu di chuyển quân sự của Liên Hiệp Âu Châu và NATO, dự án đường bộ này không chính thức là một phần trong chương trình của cả hai tổ chức. Thay vào đó, nó được tài trợ như một sáng kiến song phương giữa các bộ giao thông và quốc phòng Ba Lan và Lithuania.
“Chúng tôi sẽ đầu tư vào đoạn đường lên biên giới Lithuania và yêu cầu Ba Lan nâng cấp phần đường Augustów của họ để đáp ứng các tiêu chuẩn về khả năng cơ động của quân đội”, Godliauskas cho biết.
Các quan chức Ba Lan không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.
[Politico: Lithuania aims to deter Russia by upgrading ‘critical’ road and anti-border defenses]
9. Thêm 1.200 người Belarus được đưa vào danh sách truy nã của Nga, báo chí đưa tin
Hãng tin độc lập Mediazona Belarus đưa tin vào ngày 9 tháng 4 rằng Nga đã đưa thêm 1.200 công dân Belarus vào danh sách truy nã trong năm tháng qua.
Mediazona phát hiện rằng kể từ tháng 7 năm 2024, ít nhất 100 người Belarus đã được thêm vào danh sách truy nã của Nga mỗi tháng. Mức tăng lớn nhất với gần 300 mục nhập là vào tháng 12 năm 2024.
Hiện tại, cơ sở dữ liệu này liệt kê 4.700 người Belarus, bao gồm các thành viên của phe đối lập lưu vong, những người tình nguyện Belarus chiến đấu cho Ukraine, các nhà báo và các nhà hoạt động nhân quyền. Theo yêu cầu của Belarus, những người trong danh sách này bị truy nã ở cả hai quốc gia.
Belarus và Nga là một phần của Hiệp ước truy nã liên quốc gia của Cộng đồng các quốc gia độc lập, một liên minh chính trị do Nga lãnh đạo của các quốc gia hậu Xô Viết cũ. Chỉ tính riêng năm 2022, Nga đã dẫn độ 16 người Belarus bị cáo buộc “chủ nghĩa cực đoan” — một cáo buộc được sử dụng rộng rãi đối với những người đối lập chính trị với chế độ độc tài Belarus Alexander Lukashenko.
Tổ chức cảnh sát quốc tế Interpol đã ngừng thực hiện các cuộc tìm kiếm có động cơ chính trị theo yêu cầu của Belarus. Tuy nhiên, người Belarus ở Nga và hầu hết các nước CIS có thể bị dẫn độ.
KGB Belarus đã thêm Mikalai Khilo, một cựu nhân viên ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu tại Belarus, người đã bị kết án bốn năm tù, vào danh sách “những cá nhân có liên quan đến các hoạt động khủng bố”.
Khilo, một nhân viên địa phương của cơ quan ngoại giao Liên minh Âu Châu, đã bị bắt vào tháng 12 năm 2024 vì tội “kích động thù hận và kêu gọi các hành động gây tổn hại đến an ninh quốc gia của Belarus” — những cáo buộc thường được đưa ra chống lại các đối thủ chính trị của nhà độc tài Belarus Alexander Lukashenko.
Cơ quan Hành động Đối ngoại của Liên Hiệp Âu Châu lên án quyết định này và nhắc lại lời kêu gọi trả tự do cho Khilo. Trung tâm Nhân quyền Viasna cũng đã chỉ định Khilo là tù nhân chính trị.
Được lập ra vào năm 2011 để thực hiện nghĩa vụ quốc tế của Belarus trong việc chống khủng bố, danh sách những kẻ khủng bố hiện là công cụ quấy rối những người đối lập chính trị của chế độ sau cuộc bầu cử tổng thống gian lận năm 2020 và các cuộc biểu tình chống chính phủ hàng loạt sau đó.
Hiện tại, 580 trong số 1.377 người trong danh sách là công dân Belarus, bao gồm nhà lãnh đạo đối lập Belarus lưu vong Sviatlana Tsikhanouskaya, nhà hoạt động chính trị Pavel Latushka và nhà lãnh đạo biểu tình đang bị cầm tù Maria Kalesnikava.
Danh sách này cũng bao gồm các nhà báo, người ủng hộ nhân quyền và thậm chí cả sinh viên.
Những người bị liệt kê là “khủng bố” không được phép nhận chuyển tiền, điều này tước đi nguồn hỗ trợ chính của họ. Và đối với những người phản đối chế độ lưu vong, việc có tên trong danh sách làm tăng nguy cơ bị chế độ đàn áp.
Gần 1.200 tù nhân chính trị vẫn còn bị giam giữ tại Belarus. Một số đợt ân xá mang tính biểu tình năm ngoái được cho là đã thả 258 người, nhưng lệnh ân xá đã bị đình trệ ngay sau cuộc bầu cử tổng thống vào Tháng Giêng và chế độ vẫn tiếp tục đàn áp.
Theo nhà lãnh đạo phe đối lập Belarus Tsikhanouskaya, có khoảng 15-20 vụ bắt giữ vì động cơ chính trị được báo cáo mỗi ngày tại Belarus.
[Kyiv Independent: 1,200 more Belarusians added to Russia’s wanted list, media report]
Chiêu ngừng bắn giả mạo của Putin. Tình báo Ukraine lật tẩy âm mưu tống tiền của Nga, bắt hàng loạt
VietCatholic Media
16:12 20/04/2025
1. Putin ‘tống tiền’ người dân Ukraine bằng cách sử dụng điệp viên của mình khai thác những bí mật đen tối nhất
Các điệp viên của Putin đang thao túng những thường dân dễ bị tổn thương để đặt bom bằng một loạt các lời đe dọa và hối lộ - và sử dụng các diễn đàn và tập dữ liệu trực tuyến để tìm ra họ. Một loạt các cuộc tấn công phá hoại trên khắp Âu Châu được cho là do những kẻ giật dây người Nga thực hiện.
Và, vào đầu năm nay, các địa điểm quân sự bên trong Ukraine đã phải hứng chịu một loạt vụ đánh bom - mà các quan chức an ninh đổ lỗi cho Nga. Thiếu Tướng Vasyl Malyuk, nhà lãnh đạo của SBU, cho biết Nga đã trả tiền cho các trang web cờ bạc trực tuyến ở Ukraine để lấy dữ liệu nhằm xác định “điểm yếu” - tức là những người tuyệt vọng.
Chiến lược đen tối này xuất hiện sau khi những nhân vật cao cấp trong ngành cờ bạc của Ukraine bị bắt vì có liên quan đến Nga. Tướng Malyuk cho biết sau khi chọn được mục tiêu bên trong Ukraine, các điệp viên Nga sẽ liên lạc và hứa hẹn tiền mặt để thuyết phục những người nghiện làm theo lệnh của họ.
Các nhà điều tra Ukraine đã bắt giữ những chủ sở hữu sòng bạc trực tuyến vì nghi ngờ thông đồng với Nga sau khi phát hiện bằng chứng dữ liệu bị thu thập và chia sẻ.
Tướng Malyuk đã liên kết chiến lược bệnh hoạn này với “các vụ đánh bom vào các trung tâm tuyển dụng” vào đầu năm. Ông cho biết những kẻ tấn công “không phải là những người ủng hộ Nga về mặt tư tưởng”, đồng thời cho rằng họ đã bị ép buộc thực hiện âm mưu này.
Ông nói với tờ The Sun: “Đây chỉ là những người thực sự cần tiền nên có thể bị lợi dụng.”
“Nếu bạn có dữ liệu về những người bạn có thể liên hệ và cung cấp tiền cho họ - và biết chắc rằng họ có nhiều khả năng sẽ chấp nhận tiền bạc, hơn là báo cáo bạn cho các cơ quan tình báo Ukraine - thì đây là một tập hợp thông tin rất có giá trị.”
Các vụ đánh bom thường liên quan đến việc ai đó đến nhận một thiết bị nổ từ một địa điểm bí mật và vận chuyển nó đến địa điểm mục tiêu. Tướng Malyuk cho biết các lệnh này “chắc chắn” đến từ “những người làm việc trong các cơ quan tình báo Nga”.
Phát ngôn nhân của Cơ quan An ninh Ukraine, Artem Dekhtyarenko, xác nhận điệp viên Nga lợi dụng những người nghiện cờ bạc. Ông nói: “Người Nga tuyển dụng chủ yếu là trẻ vị thành niên, người thất nghiệp và những người nghiện ngập đủ loại. Ví dụ như nghiện ma túy, rượu hoặc cờ bạc.”
Tướng Malyuk tờ The Sun: “Người Nga sử dụng nhiều chiến thuật khác nhau, nhưng có hai chiến thuật phổ biến nhất. Đầu tiên, chúng cung cấp cho con mồi công việc 'chuyển phát nhanh', sau đó tống tiền mục tiêu để hợp tác với chúng bằng hình thức khủng bố.”
Ông nhấn mạnh: “Người Nga là kẻ thù; họ không phải là bạn của bất kỳ ai,”
Ông cho biết, khi nói đến tống tiền, vũ khí mà người Nga lựa chọn có thể là “lời đe dọa giết người, ảnh khỏa thân giả và đủ mọi sắc thái gây ra sợ hãi”.
Ông giải thích rằng, ban đầu, những người mới tuyển dụng có thể không nhận ra họ đang làm gì. “Sau khi thực hiện một vài việc vặt, các điệp viên người Nga có thể lộ diện và dùng đến biện pháp tống tiền.”
“Họ đe dọa sẽ gửi tất cả thông tin họ có cho cảnh sát hoặc cơ quan an ninh Ukraine – và thậm chí cả khả năng tiêu diệt con mồi.”
Các cuộc tấn công khủng bố thường là nhắm vào các mục tiêu quân sự
Sau vụ đánh bom vào một văn phòng quân dịch hồi tháng 2, Tướng Malyuk cho biết: “Chúng tôi hiểu rằng đây là một cuộc tấn công có chủ đích của các cơ quan đặc biệt của Nga nhằm mục đích tạo ra quan điểm sai lệch trong xã hội”.
Ông nói thêm rằng mục đích của họ là “làm mất ổn định tình hình và tạo ra thái độ tiêu cực đối với lực lượng an ninh và quốc phòng”.
Trong vụ việc đó, vào ngày 5 tháng 2, một người đàn ông đã đến trạm kiểm soát tại một văn phòng tuyển dụng, tay cầm một chiếc túi. Vụ nổ xảy ra sau đó giết chết người mang túi và làm bị thương bốn người.
Sau vụ tấn công, Tướng Malyuk cho biết đã có chín âm mưu như vậy được thực hiện trong năm nay.
Trong một trường hợp tương tự, một thanh niên đã bị nổ tung do mang theo thiết bị nổ vào văn phòng tuyển quân ở thành phố Rivne, phía tây bắc nước này vào ngày 1 tháng 2. Kẻ đánh bom đã thiệt mạng và tám quân nhân bị thương.
[The Sun: Putin ‘blackmailing’ Ukrainian civilians into committing vile atrocities by using his spies to exploit darkest secrets]
2. Putin tuyên bố ngừng bắn vào lễ Phục sinh, Tổng thống Zelenskiy kêu gọi ngừng bắn trong 30 ngày
Putin đã tuyên bố lệnh ngừng bắn tạm thời vào dịp lễ Phục sinh, ra lệnh dừng mọi hoạt động quân sự từ 6 giờ chiều giờ Mạc Tư Khoa ngày 19 tháng 4 cho đến nửa đêm ngày 21 tháng 4.
Putin đã công bố lệnh này trong cuộc họp với Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga, Valery Gerasimov, vào ngày 19 tháng 4.
Putin đưa ra quyết định này dựa trên mối quan tâm nhân đạo. “Tôi ra lệnh đình chỉ mọi hoạt động chiến đấu trong thời gian này”, ông tuyên bố.
“Chúng tôi cho rằng phía Ukraine sẽ noi gương chúng tôi”, ông nói thêm.
Lệnh ngừng bắn vào lễ Phục sinh được đề xuất diễn ra sau các cuộc tấn công trước đây của Nga vào Ukraine trong các ngày lễ Kitô Giáo lớn, bao gồm một cuộc tấn công chết người vào Sumy vào Chúa Nhật Lễ Lá khiến 35 người thiệt mạng và một cuộc tấn công vào Kharkiv vào Thứ Sáu Tuần Thánh khiến một người thiệt mạng và 120 người bị thương.
Theo Putin, hiệu quả của lệnh ngừng bắn sẽ “kiểm tra sự chân thành của Ukraine trong việc theo đuổi các cuộc đàm phán hòa bình”, và ông cũng cho biết thước đo thực sự về ý định của Kyiv sẽ được tiết lộ qua các hành động của nước này trong kỳ nghỉ lễ Phục sinh.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy phản đối đề xuất của Putin bằng cách mời Nga gia hạn lệnh ngừng bắn sau Chúa Nhật Phục sinh.
“Điều này sẽ cho thấy ý định thực sự của Nga, vì 30 giờ là đủ để đưa tin, nhưng không đủ để xây dựng lòng tin thực sự. Ba mươi ngày có thể mang lại cơ hội cho hòa bình”, Tổng thống Zelenskiy phát biểu qua Telegram vào tối ngày 19 tháng 4.
Tổng thống Zelenskiy cho biết các báo cáo từ quân đội Ukraine chỉ ra rằng Nga vẫn chưa dừng mọi cuộc tấn công vào tiền tuyến và rằng Kyiv sẽ đáp trả “tương xứng” với hành động của Nga, tuân thủ lệnh ngừng bắn thực sự hoặc đáp trả bằng vũ lực.
“Sẽ có phản ứng thích đáng đối với mọi cuộc tấn công của Nga”, ông nói.
Ban đầu, Kyiv phản ứng với thông báo ngừng bắn của Putin bằng thái độ hoài nghi.
“Về nỗ lực tiếp theo của Putin nhằm đùa giỡn với mạng sống của người dân - cảnh báo không kích đang vang lên trên khắp Ukraine ngay lúc này”, Tổng thống Zelenskiy cho biết ngay sau tuyên bố của Nga.
“Lúc 5:15 chiều, máy bay điều khiển từ xa tấn công của Nga đã được phát hiện trên bầu trời của chúng tôi. Lực lượng phòng không và hàng không Ukraine đã phản ứng. Sự hiện diện của Shahed (máy bay điều khiển từ xa) trên lãnh thổ của chúng tôi cho thấy thái độ thực sự của Putin đối với lễ Phục sinh và cuộc sống con người.”
Ngoại trưởng Andrii Sybiha cũng tỏ ra nghi ngờ về tuyên bố của Putin, đồng thời lưu ý đến việc Mạc Tư Khoa tiếp tục bác bỏ lệnh ngừng bắn hoàn toàn kéo dài 30 ngày do Hoa Kỳ đề xuất, mà Ukraine đã ủng hộ kể từ ngày 11 tháng 3.
“Bây giờ Putin đã đưa ra tuyên bố về sự sẵn sàng ngừng bắn. 30 giờ thay vì 30 ngày”, Sybiha nói.
“Thật không may, chúng tôi có nhiều kinh nghiệm khi những tuyên bố của ông ấy không trùng khớp với hành động của ông ấy. Chúng tôi biết rằng lời nói của ông ấy không thể tin được, và chúng tôi sẽ xem xét hành động, không phải lời nói.”
Tuyên bố của Putin được đưa ra sau khi Washington ra tín hiệu rằng họ sẵn sàng chấm dứt nỗ lực hòa giải nhằm chấm dứt chiến tranh của Nga với Ukraine nếu một trong hai bên “gây khó khăn”.
Nga từ chối chấp nhận lệnh ngừng bắn hoàn toàn trừ khi có những nhượng bộ làm suy yếu khả năng tự vệ của Kyiv, bao gồm cả việc ngừng hoàn toàn viện trợ quân sự nước ngoài.
Vào ngày 25 tháng 3, Mạc Tư Khoa đã đồng ý một lệnh ngừng bắn một phần, bao gồm lệnh ngừng bắn trên biển ở Hắc Hải và lệnh tạm dừng 30 ngày đối với các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng. Kể từ đó, Ukraine đã báo cáo hơn 30 lần vi phạm lệnh ngừng bắn một phần của lực lượng Nga. Trong khi đó, các cuộc tấn công của Nga vào dân thường ở các thành phố của Ukraine đã gia tăng.
Putin cáo buộc Ukraine vi phạm lệnh ngừng bắn về cơ sở hạ tầng năng lượng hơn 100 lần mà không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào. Putin cho biết ông hy vọng Kyiv sẽ tuân thủ lệnh ngừng bắn Phục sinh nhưng nói thêm rằng Nga nên sẵn sàng phản ứng trong trường hợp vi phạm.
Nga đã nhiều lần cáo buộc sai trái Ukraine về nhiều cuộc tấn công và hành động khiêu khích kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào năm 2022, thường coi đó là cái cớ để leo thang căng thẳng.
[Kyiv Independent: Putin announces Easter ceasefire, Zelensky calls for 30-day truce]
3. Putin tham dự lễ Phục sinh ở Mạc Tư Khoa khi Ukraine báo cáo các cuộc tấn công bất chấp lệnh ngừng bắn
Putin và Thị trưởng Mạc Tư Khoa Sergei Sobyanin đã tham dự một buổi lễ Phục sinh tại Mạc Tư Khoa vào ngày 20 tháng 4, chỉ vài giờ sau khi Điện Cẩm Linh tuyên bố lệnh ngừng bắn tạm thời vào kỳ nghỉ lễ Phục sinh, ra lệnh dừng mọi hoạt động quân sự từ 6 giờ chiều giờ Mạc Tư Khoa ngày 19 tháng 4 cho đến nửa đêm ngày 21 tháng 4.
Buổi lễ được tổ chức tại Nhà thờ chính tòa Chúa Kitô Cứu Thế và được chủ trì bởi Đức Thượng phụ Kirill, nhà lãnh đạo Giáo hội Chính thống giáo Nga và là người ủng hộ trung thành của Putin và ủng hộ cuộc xâm lược Ukraine của Putin.
Bất chấp tuyên bố của Điện Cẩm Linh về lệnh ngừng bắn trong kỳ nghỉ, Ukraine đã báo cáo về các cuộc tấn công liên tục của Nga vào ngày 20 tháng 4. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết lực lượng Nga đã tiến hành 387 cuộc pháo kích và 19 cuộc tấn công nhằm vào Ukraine từ 6 giờ chiều đến nửa đêm. Theo Tổng thống Zelenskiy, lực lượng Nga đã sử dụng máy bay điều khiển từ xa ít nhất 290 lần.
Một đoạn video về buổi lễ cho thấy Putin đứng cạnh Sobyanin, cầm một ngọn nến đỏ mỏng, và mặc một bộ vest tối màu, áo sơ mi trắng và cà vạt đỏ—trang phục Phục sinh truyền thống của ông trong những năm trước. Buổi lễ, một nghi lễ chính của những người theo Chính thống giáo, bắt đầu vào cuối ngày thứ Bảy và kéo dài đến sáng sớm Chúa Nhật.
Đối với Putin, đức tin Chính thống giáo đóng vai trò trung tâm trong thế giới quan của ông, và ông thường xuyên tham dự các buổi lễ trong những ngày lễ tôn giáo lớn. Lễ Phục sinh được coi là ngày quan trọng nhất trong lịch Chính thống giáo.
Theo hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti, Đức Thượng phụ Kirill đã tận dụng cơ hội này để đưa ra lời kêu gọi chính trị và tâm linh, kêu gọi một “nền hòa bình lâu dài và công bằng” tại nơi mà ông gọi là “vùng đất rộng lớn lịch sử của Nga”, một khu vực thời trung cổ bao gồm một phần Ukraine, Belarus và Nga ngày nay.
Thượng phụ Kirill là một trong những nhà lãnh đạo tôn giáo ủng hộ mạnh mẽ nhất cho cuộc xâm lược. Ông đã nhiều lần bảo vệ cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, hiện đã bước sang năm thứ tư. Kể từ tháng 2 năm 2022, cuộc xâm lược của Nga đã giết chết hàng triệu người—cả người Ukraine và người Nga—và khiến hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
[Kyiv Independent: Putin attends Easter service in Moscow as Ukraine reports attacks despite ceasefire]
4. Ukraine đưa 277 tù binh chiến tranh về nước trong cuộc trao đổi với Nga
Ukraine đã đưa thêm 277 binh sĩ về nước trong cuộc trao đổi tù binh lớn với Nga trước kỳ nghỉ lễ Phục sinh, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy thông báo vào ngày 19 tháng 4.
Cuộc hoán đổi mới nhất được làm trung gian bởi Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
“Tôi cảm ơn tất cả mọi người đã giúp cho người dân của chúng tôi có thể trở về”, Tổng thống Zelenskiy nói. “Tôi đặc biệt biết ơn Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vì đã làm trung gian hòa giải”.
Theo Trụ sở điều phối đối xử với tù binh chiến tranh, gọi tắt là POW, 246 quân nhân Ukraine đã được thả trong khuôn khổ cuộc trao đổi với Nga. 31 người khác được thả ngoài cuộc trao đổi.
Trước đó, Sky News đưa tin rằng đợt trao đổi tù binh Phục sinh sẽ bao gồm 246 tù binh chiến tranh từ mỗi bên, cũng như 46 binh sĩ bị thương.
Tổng thống Zelenskiy cho biết những người lính được thả vào ngày 19 tháng 4 đã tham gia bảo vệ Mariupol và các khu vực khác thuộc Donetsk, Kherson, Zaporizhzhia và Luhansk.
Các quân nhân này thuộc Quân đội Ukraine, Vệ binh quốc gia, Cục vận tải nhà nước và Cục biên phòng, nhưng hầu hết đều thuộc Thủy quân lục chiến, đặc biệt là những người bị bắt làm tù binh ở thành phố Mariupol bị bao vây vào tháng 4 năm 2022.
Bộ Tư lệnh Điều phối cho biết trong số các tù nhân được trả về có chín sĩ quan và 268 binh nhì và trung sĩ.
Đây là cuộc trao đổi tù binh thứ 63 giữa Nga và Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh toàn diện. Cuộc trao đổi tù binh gần đây nhất giữa Ukraine và Nga diễn ra vào ngày 19 tháng 3, với 175 người Ukraine được đưa trở về nhà.
Theo Tổng thống Zelenskiy, kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào năm 2022, Kyiv đã trao trả 4.552 người khỏi nơi giam giữ của Nga, bao gồm cả binh lính và thường dân.
Ukraine không tiết lộ số liệu chính xác về số lượng tù binh chiến tranh Ukraine bị giam giữ tại Nga. Theo Thanh tra viên Dmytro Lubinets, Nga giam giữ hơn 16.000 thường dân Ukraine.
Ukraine đã đưa ra ý tưởng trao đổi tù nhân toàn diện vào năm 2024, nhưng Nga vẫn chưa đồng ý với đề xuất này.
[Kyiv Independent: Ukraine brings home 277 POWs in swap with Russia]
5. ‘Điều tồi tệ nhất’: Phiên dịch viên của Meloni xin lỗi sau thất bại tại Tòa Bạch Ốc
Phiên dịch viên của Giorgia Meloni đã xin lỗi vì phiên dịch không chuẩn trong cuộc họp quan trọng với Ông Donald Trump vào đầu tuần này, khiến thủ tướng Ý phải xen vào và dịch lại những bình luận của bà về NATO và chi tiêu quốc phòng.
Valentina Maiolini-Rothbacher, người bị Meloni ngắt lời khi đang phiên dịch tại cuộc họp tại Tòa Bạch Ốc hôm thứ Năm, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Ý Corriere della Sera rằng tai nạn này là “điều tồi tệ nhất có thể xảy ra với một phiên dịch viên, một sự việc khủng khiếp”.
Đoạn phim ghi lại cuộc họp cho thấy Tổng thống Trump yêu cầu Maiolini-Rothbacher dịch câu trả lời của Meloni cho một câu hỏi của một nhà báo Ý về lập trường của bà đối với Ukraine và chi tiêu quân sự. Vì người ký giả nói tiếng Ý, nên Thủ tướng Meloni đã trả lời anh ta bằng tiếng Ý.
Maiolini-Rothbacher dường như gặp khó khăn với bản dịch, dừng lại nhiều lần và xem qua các ghi chú của mình, trước khi Meloni ngắt lời và nói chuyện với Tổng thống Trump bằng tiếng Anh.
Người phiên dịch cho biết trong cuộc phỏng vấn với Corriere della Sera rằng một tai họa như vậy chưa bao giờ xảy ra với cô trước đây. “Tôi xin lỗi trước hết vì đã không hữu ích”, cô nói.
“Thủ tướng Meloni đã đúng khi ngắt lời tôi, đó là một cuộc họp rất quan trọng và mỗi lời nói đều có sức nặng lớn,” Maiolini-Rothbacher nói. “Bà ấy muốn được Ông Donald Trump hiểu rõ.”
Maiolini-Rothbacher cho biết trong cuộc phỏng vấn rằng mặc dù bà chưa từng đến Tòa Bạch Ốc trước đây, bà là một phiên dịch viên giàu kinh nghiệm và đã làm việc tại các cuộc họp cao cấp bao gồm G20. Bà đã làm phiên dịch viên từ năm 1991, theo hồ sơ LinkedIn của bà.
Bà cho biết bà không nói chuyện với Meloni kể từ cuộc họp, và nói thêm rằng bà đã đi thẳng đến phi trường từ Tòa Bạch Ốc sau phiên họp. Theo Corriere della Sera, hiện bà đang ở bờ biển tại khu vực Santa Marinella.
Tổng thống Trump cho biết khi trả lời bình luận của Meloni, sau khi bà đưa ra bình luận, rằng ông không cho rằng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến ở Ukraine, nhưng nói thêm rằng ông “không thực sự vui mừng với thực tế là cuộc chiến đó đã bắt đầu”.
Ngày hôm sau, Meloni đã gặp Phó Tổng thống Hoa Kỳ JD Vance tại Rôma.
Chỉ một ngày trước đó, khi được hỏi trong cuộc họp báo về lời đề nghị mua 10 bộ phận của Patriot của Tổng thống Zelenskiy, Tổng thống Trump đã bác bỏ phát biểu của nhà lãnh đạo Ukraine và trả lời: “Ông ấy luôn tìm cách mua hỏa tiễn”.
Tổng thống Trump đã cáo buộc Tổng thống Zelenskiy đã gây chiến, ông nói thêm: “Bạn không thể gây chiến với ai đó lớn gấp 20 lần bạn rồi hy vọng rằng họ sẽ cung cấp cho bạn một số hỏa tiễn”. Tuyên bố đó của Tổng thống Trump là sai sự thật. Thực tế là Nga đã bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào nước láng giềng Đông Âu vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.
[Politico: The ‘worst thing’: Meloni interpreter apologizes after stumble at White House]
6. Hoa Kỳ có kế hoạch sơ bộ để giám sát lệnh ngừng bắn ở Ukraine, Wall Street Journal đưa tin
Tờ Wall Street Journal đưa tin ngày 18 tháng 4, trích lời một quan chức phương Tây giấu tên, cho biết Hoa Kỳ đã chia sẻ dự thảo khái niệm về việc giám sát lệnh ngừng bắn tiềm tàng ở Ukraine với các quan chức Âu Châu và Ukraine tại Paris.
Bản dự thảo khái niệm được cho là đã được chia sẻ trong các cuộc họp ở Paris vào ngày 17 tháng 4, nơi các quan chức Âu Châu, Ukraine và Hoa Kỳ tụ họp để thảo luận về lệnh ngừng bắn và bảo đảm an ninh cho Ukraine.
Theo một quan chức phát biểu với Wall Street Journal, Hoa Kỳ cho biết họ đã xây dựng một dự thảo khái niệm về cách thức giám sát lệnh ngừng bắn toàn diện giữa Ukraine và Nga nếu có thể đạt được.
Các thành viên của “liên minh những người sẵn sàng” do Pháp và Anh lãnh đạo đã thúc giục Hoa Kỳ hỗ trợ các lực lượng bảo đảm của Âu Châu bằng các bảo đảm an ninh bổ sung để ngăn chặn hiệu quả hành động xâm lược tiếp theo của Nga sau lệnh ngừng bắn. Cho đến nay, Hoa Kỳ vẫn chưa đưa ra bất kỳ bảo đảm nào như vậy và cho đến khi các cuộc đàm phán ở Paris, phần lớn Âu Châu đã bị loại khỏi các cuộc đàm phán ngừng bắn với Nga và Ukraine.
Những người tham gia cuộc đàm phán bao gồm Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio, Đặc phái viên Hoa Kỳ về Trung Đông Steve Witkoff và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ukraine được đại diện bởi Chánh Văn phòng Tổng thống Andriy Yermak, Ngoại trưởng Andrii Sybiha và Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov.
Trong khi các chi tiết của kế hoạch giám sát không được tiết lộ, Yermak mô tả các cuộc họp là “rất có ý nghĩa”. Trong khi đó, Rubio thừa nhận vấn đề bảo đảm an ninh đã được thảo luận, nhưng không muốn nói công khai về bất kỳ đề xuất nào.
Các quan chức Âu Châu, Ukraine và Hoa Kỳ sẽ gặp nhau tại Luân Đôn vào tuần tới để tiếp tục các cuộc thảo luận.
[Kyiv Independent: US has preliminary plan to monitor ceasefire in Ukraine, WSJ reports]
7. Nga nhận lô máy bay Su-34 mới khi các cuộc đàm phán hòa bình bị đình trệ
Việc chuyển giao máy bay phản lực Sukhoi-34 diễn ra khi Ukraine hy vọng rằng nhiều máy bay F-16 thế hệ thứ tư do các nước NATO cung cấp có thể thay đổi tính toán trên chiến trường trong chiến tranh.
Trong khi đó, các cuộc đàm phán do Hoa Kỳ dẫn đầu nhằm chấm dứt thù địch dường như đã bị đình trệ, khi Tổng thống Trump đe dọa sẽ bỏ cuộc nếu không có thỏa thuận nào được đưa ra và Mạc Tư Khoa tiếp tục tăng cường yêu cầu Ukraine đầu hàng.
Thông báo về việc chuyển giao máy bay phản lực cho Bộ Quốc phòng Nga có thể được coi là một tuyên bố về ý định của Mạc Tư Khoa. Thông báo này được đưa ra sau khi Ukraine xác nhận vào tháng trước rằng họ đã nhận được một số lượng không xác định máy bay F-16, hiện đại hơn so với máy bay phản lực thời Liên Xô mà Kyiv vẫn còn đang phải dựa vào.
Sự việc diễn ra khi triển vọng hòa bình vẫn còn xa vời, khi Hoa Kỳ tuyên bố sẽ rút lui khỏi các cuộc đàm phán nếu không có tiến triển nào giữa Mạc Tư Khoa và Kyiv.
Tập đoàn Máy bay Thống nhất (UAC, một phần của Tập đoàn Nhà nước Rostec) cho biết rằng họ đã bàn giao một lô chiến đấu cơ ném bom Su-34 mới cho Bộ Quốc phòng Nga.
Tuyên bố hôm thứ Bảy không đề cập đến số lượng nhưng cho biết máy bay đã trải qua thử nghiệm và sẵn sàng phục vụ. Vladimir Artyakov, giám đốc Rostec, cho biết máy bay phản lực này là loại tốt nhất trong cùng loại và dẫn đầu sức mạnh tấn công của hàng không Nga, tờ báo Izvestia đưa tin.
Được phát triển bởi Cục thiết kế Sukhoi và Hiệp hội sản xuất máy bay Novosibirsk, Su-34 đã được đưa vào sử dụng từ năm 2014.
Tuyên bố nói thêm rằng máy bay được thiết kế để phá hủy các mục tiêu trên bộ và trên không, và các cơ sở hạ tầng được bảo vệ bởi hệ thống phòng không. Izvestia đưa tin vào ngày 31 tháng 3, một máy bay Su-34 đã ném bom một cứ điểm của Ukraine ở khu vực biên giới thuộc vùng Kursk của Nga.
Tháng trước, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy xác nhận một lô máy bay F-16 đã được chuyển đến Kyiv và các quốc gia khác đã cam kết cung cấp máy bay này, bao gồm Hòa Lan, Đan Mạch, Na Uy và Bỉ.
Tuần trước, Kyiv cho biết phi công F-16 người Ukraine Pavlo Ivanov đã thiệt mạng trong một nhiệm vụ chiến đấu, đây là cái chết thứ hai được báo cáo của một người lái máy bay.
Trên mặt trận ngoại giao, nỗ lực thúc đẩy hòa bình vẫn tiếp diễn mà không có nhiều hy vọng đột phá sau khi Đại diện thường trực của Nga tại Liên Hiệp Quốc, Vasily Nebenzya, tái khẳng định việc Mạc Tư Khoa bác bỏ lệnh ngừng bắn chung.
Nebenzya cho biết hôm thứ Sáu rằng lệnh ngừng bắn chung ở Ukraine là không thực tế và cáo buộc Kyiv không tuân thủ lệnh tạm dừng tấn công tầm xa nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng đã được thỏa thuận vào tháng trước.
Các quan chức Nga đã nhắc lại việc Putin bác bỏ đề xuất ngừng bắn hoàn toàn trong 30 ngày, đổ lỗi cho Kyiv về thất bại trong các cuộc đàm phán và cố gắng giành được sự nhượng bộ từ phía Hoa Kỳ.
Ngoại trưởng Marco Rubio phát biểu hôm thứ sáu rằng nếu không thể chấm dứt chiến tranh ở Ukraine, Washington sẽ từ bỏ nỗ lực và tiếp tục.
[Newsweek: Russia Gets New Batch of Su-34 Jets As Peace Talks Flounder]
8. Tổng thống Zelenskiy cho biết hơn 600 địa điểm tôn giáo đã bị phá hủy ở Ukraine kể từ khi Nga bắt đầu cuộc chiến toàn diện
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết vào ngày 19 tháng 4, trước lễ Phục sinh, hơn 600 địa điểm tôn giáo ở Ukraine đã bị phá hủy kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga bắt đầu.
“Đối với hàng triệu người Ukraine, lễ Phục sinh là một trong những ngày lễ quan trọng nhất. Và hàng triệu người sẽ đến nhà thờ. Thật không may, nhiều người sẽ đến những nhà thờ đã bị hư hại...” Tổng thống Zelenskiy nói.
Ông nói thêm rằng quân đội Nga là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với các nhà thờ và tín hữu Kitô giáo. Trích dẫn dữ liệu thời chiến, tổng thống cho biết ít nhất 67 linh mục, Ukraine “đã bị quân xâm lược Nga giết hoặc tra tấn”.
Nhiều người nghĩ rằng các linh mục Kitô Giáo bị giết nhiều nhất bởi các nước Hồi Giáo. Không phải như thế. Nga mới là nước bách hại các linh mục Kitô Giáo nhiều nhất. Trong 3 năm qua, Nga đã giết chết 67 linh mục Chính Thống Giáo và Công Giáo, và vẫn còn đang giam giữ hàng chục linh mục.
Bên cạnh đó còn có 640 địa điểm tôn giáo đã bị phá hủy – trong đó có 596 nhà thờ là của Kitô giáo.
“Nhưng chúng tôi sẽ xây dựng lại tất cả,” Tổng thống Zelenskiy nói thêm. “Cũng như chúng tôi đang giải phóng các linh mục khỏi sự giam cầm của Nga, cũng như chúng tôi đang làm mọi thứ để bảo vệ các thành phố và làng mạc của Ukraine và cuộc sống của người dân trong đó, chúng tôi đang khôi phục khả năng tin tưởng—tin rằng cái ác và sự hủy diệt sẽ không thắng thế.”
Trước đó vào ngày 19 tháng 4, Putin đã tuyên bố lệnh ngừng bắn tạm thời vào dịp lễ Phục sinh, ra lệnh dừng mọi hoạt động quân sự từ 6 giờ chiều giờ Mạc Tư Khoa ngày 19 tháng 4 cho đến nửa đêm ngày 21 tháng 4.
Tổng thống Zelenskiy sau đó cho biết, theo thông tin từ Tổng tư lệnh Oleksandr Syrskyi, hỏa lực pháo binh và các hoạt động tấn công của Nga vẫn tiếp tục ở một số khu vực tiền tuyến. Các quan chức địa phương cũng báo cáo về vụ pháo kích và thương vong của dân thường vào tối ngày 19 tháng 4.
Lệnh ngừng bắn vào lễ Phục sinh được đề xuất diễn ra sau các cuộc tấn công trước đây của Nga vào Ukraine trong các ngày lễ Chính thống giáo lớn, bao gồm một cuộc tấn công chết người vào Sumy vào Chúa Nhật Lễ Lá khiến 35 người thiệt mạng và một cuộc tấn công vào Kharkiv vào Thứ Sáu Tuần Thánh khiến một người thiệt mạng và 120 người bị thương.
[Kyiv Independent: Over 600 religious sites destroyed in Ukraine since start of Russia’s full-scale war, Zelensky says]
9. Ukraine và Hoa Kỳ ký biên bản ghi nhớ về đất hiếm
Một quan chức cao cấp của Ukraine cho biết, Kyiv và Washington đã ký một bản ghi nhớ mở đường cho một thỏa thuận kinh tế đầy đủ nhằm phát triển các khoáng sản quan trọng của Ukraine và tái thiết đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh.
Bộ trưởng Kinh tế Ukraine Yulia Svyrydenko viết trên X rằng: “Chúng tôi vui mừng thông báo về việc ký kết Biên bản ghi nhớ với các đối tác Hoa Kỳ”.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump muốn có một hiệp ước với Ukraine để khai thác và hưởng lợi từ nguồn tài nguyên khoáng sản và nguyên tố quan trọng khổng lồ của nước này, từ lithium đến titan, như ông coi là sự đền bù cho hàng tỷ đô la viện trợ mà Hoa Kỳ đã cung cấp cho quốc gia bị chiến tranh tàn phá này kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022.
Kyiv và Washington đã thảo luận các điều khoản của một thỏa thuận như vậy trong nhiều tháng và đã gần như ký kết thỏa thuận vào tháng 2 — trước khi cuộc họp tại Tòa Bạch Ốc cực kỳ thù địch giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy làm chệch hướng các cuộc đàm phán một cách ngoạn mục.
Bản ghi nhớ được ký kết hôm thứ Năm đã đặt nền móng cho “Hiệp định Đối tác Kinh tế và việc thành lập Quỹ Đầu tư Tái thiết Ukraine”, Svyrydenko cho biết, đồng thời tái khẳng định sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với một “nước Ukraine tự do, có chủ quyền và an toàn”.
“Trước mắt là việc hoàn thiện văn bản Thỏa thuận và việc ký kết — và sau đó là việc phê chuẩn của các quốc hội,” bà cho biết, đồng thời nói thêm rằng vẫn còn “nhiều việc phải làm” để đưa thỏa thuận này đi đến đích. “Nhưng tốc độ hiện tại và tiến độ đáng kể cho thấy lý do để kỳ vọng rằng văn bản này sẽ rất có lợi cho cả hai nước.”
Trong cuộc gặp với Thủ tướng Ý Giorgia Meloni tại Phòng Bầu dục vào thứ năm, Tổng thống Trump cho biết Hoa Kỳ và Ukraine có thể ký một “thỏa thuận khoáng sản” sớm nhất là vào thứ năm tuần sau, ngày 24 tháng 4.
“Và tôi cho rằng người Ukraine sẽ thực hiện theo thỏa thuận”, ông nói thêm.
Tổng thống Zelenskiy trước đó đã từ chối đồng ý một thỏa thuận mà “10 thế hệ người Ukraine sẽ phải trả lại”. Tổng thống Trump đã từng yêu cầu số tiền thu được từ việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của Ukraine lên tới 500 tỷ đô la.
[Kyiv Independent: Ukraine and US ink memorandum on rare earths]
10. Iran đệ đơn kiện lên tòa án Liên Hiệp Quốc chống lại Ukraine, Canada, Thụy Điển và Anh về vụ bắn hạ chuyến bay PS752 năm 2020
Ngày 17 tháng 4, Iran đã đệ đơn kiện lên Tòa án Công lý Quốc tế, gọi tắt là ICJ chống lại Ukraine, Canada, Thụy Điển và Vương quốc Anh nhằm tìm cách lật ngược phán quyết của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế, gọi tắt là ICAO cho rằng Tehran phải chịu trách nhiệm về vụ bắn hạ máy bay chở khách của Ukraine năm 2020.
Trong đơn khiếu nại, Iran cho rằng Hội đồng ICAO đã vượt quá thẩm quyền khi chấp nhận đơn khiếu nại chung từ bốn quốc gia, trong đó có công dân của các nước này nằm trong số 176 người thiệt mạng khi Chuyến bay PS752 của Hãng hàng không quốc tế Ukraine bị bắn hạ gần Tehran vào năm 2020.
Vụ việc bắt nguồn từ ngày 8 Tháng Giêng năm 2024, khi Ukraine và các đối tác của mình khởi kiện tại ICAO, yêu cầu Iran phải chịu trách nhiệm hoàn toàn theo luật hàng không quốc tế. Vào ngày 17 tháng 3 năm 2025, Hội đồng ICAO đã bác bỏ phản đối của Iran và phán quyết rằng họ có thẩm quyền để thụ lý vụ việc.
Hiện đang kháng cáo quyết định đó, Tehran vẫn khẳng định vụ bắn hạ là hành động “vô ý” do “lỗi của con người” gây ra trong thời gian “báo động quân sự được nâng cao”.
Trong hồ sơ nộp lên, Tehran lập luận rằng Hội đồng ICAO đã vượt quá thẩm quyền của mình và chấp nhận vụ việc một cách không đúng mực. Iran tuyên bố rằng theo Điều 84 của Công ước Chicago – thỏa thuận quốc tế quản lý hàng không dân dụng và thành lập ICAO – Hội đồng không có thẩm quyền hành động vì các quốc gia liên quan đã không tham gia đàm phán trực tiếp đầy đủ với Tehran trước khi nộp đơn khiếu nại. Theo Iran, bước thủ tục này là bắt buộc trước khi những tranh chấp như vậy có thể được đưa ra Hội đồng.
“ Trong bất kỳ trường hợp nào, bất kỳ cuộc đàm phán nào liên quan đến việc giải thích và áp dụng Điều 3 bis đều không được tiến hành một cách thiện chí, chưa nói đến việc đi đến điểm vô ích hoặc bế tắc”, bản trình bày nêu rõ.
Iran cũng thách thức vai trò của Anh trong vụ việc này, tuyên bố Luân Đôn đã không cung cấp đủ bằng chứng cho thấy có công dân Anh trên chuyến bay.
Trong hồ sơ đệ trình lên ICJ, Iran yêu cầu tòa án hủy bỏ phán quyết của ICAO và tuyên bố Hội đồng không có thẩm quyền đối với vấn đề này.
Vào ngày 8 Tháng Giêng năm 2020, Chuyến bay PS752 của Ukraine International Airlines đã bị bắn hạ vài phút sau khi cất cánh từ Tehran bởi hai hỏa tiễn đất đối không do lực lượng phòng không Iran phóng đi. Thảm kịch đã cướp đi sinh mạng của tất cả 176 người trên máy bay, bao gồm công dân Iran, Canada, Ukraine, Thụy Điển, Afghanistan, Đức và Vương quốc Anh
Iran ban đầu phủ nhận trách nhiệm, đổ cho lỗi kỹ thuật của máy bay. Vài ngày sau, nước này thừa nhận máy bay đã bị nhắm bắn nhầm trong bối cảnh căng thẳng với Hoa Kỳ, vài giờ sau khi Iran phóng hỏa tiễn tấn công lực lượng Hoa Kỳ tại Iraq.
Cùng lúc đó, chính quyền Iran không cho phép tiến hành cuộc điều tra độc lập tại địa điểm xảy ra vụ tai nạn.
Vào tháng 4 năm 2023, một tòa án Iran đã tuyên án 10 quân nhân về vụ việc. Tuy nhiên, Nhóm điều phối và ứng phó quốc tế, đại diện cho các quốc gia của nạn nhân, đã bác bỏ phiên tòa là “trò lừa bịp”.
Vào ngày 4 tháng 7 năm 2023, Ukraine, Canada, Thụy Điển và Vương quốc Anh đã đệ đơn kiện lên ICJ, cáo buộc Iran vi phạm Điều 3 bis của Công ước Chicago, trong đó cấm sử dụng vũ khí chống lại máy bay dân dụng. Iran đã bác bỏ vụ kiện vì cho rằng vụ kiện có động cơ chính trị và tiếp tục tranh chấp quyền tài phán của cả ICAO và ICJ.
[Kyiv Independent: Iran files UN court case against Ukraine, Canada, Sweden and UK over 2020 downing of PS752 flight]
Lộ Đức công bố phép lạ ngoạn mục thứ 72. Phó tổng thống Vance triều yết ĐGH và gặp ĐHY Quốc Vụ Khanh
VietCatholic Media
17:50 20/04/2025
1. Lộ Đức công bố phép lạ thứ 72: Người hành hương người Ý được chữa khỏi bệnh thoái hóa
Đền Đức Mẹ Lộ Đức ở Pháp hôm thứ Tư đã công bố công nhận phép lạ thứ 72 tại địa điểm hành hương Công Giáo này, trong đó có một phụ nữ Ý được chữa khỏi căn bệnh thần kinh cơ hiếm gặp cách đây hơn 15 năm.
Theo ban giám đốc thánh địa, Cha Michel Daubanes, người quản lý thánh địa, đã đưa ra thông báo này vào ngày 16 tháng 4.
Người hành hương nhận được phép lạ được xác định là một phụ nữ Ý tên là Antonietta Raco, “mắc bệnh xơ cứng một bên nguyên phát” và “đã được chữa khỏi vào năm 2009 trong chuyến hành hương đến Lộ Đức”.
Đức Giám Mục Vincenzo Carmine Orofino của Tursi-Lagonegro ở Ý, nơi Raco sinh sống, cũng đã công bố việc công nhận phép lạ này vào thứ Tư.
Sau khi tắm ở suối nước nóng Lộ Đức năm 2009, Raco “bắt đầu di chuyển độc lập” sau đó “hậu quả của căn bệnh khét tiếng đã biến mất ngay lập tức và hoàn toàn”, giáo phận Ý cho biết hôm thứ Tư.
Giáo phận cho biết: “Sau một thời gian dài điều tra chính xác, Ủy ban Y khoa Quốc tế Lộ Đức đã tuyên bố tính chất không thể giải thích được về mặt y khoa theo các kiến thức khoa học về sự phục hồi của người phụ nữ này”.
Sau đó, vị giám mục đã “thành lập một ủy ban y khoa-thần học và bổ nhiệm một đại biểu giám mục để đưa ra sự phân định cần thiết của giáo hội về vụ chữa lành kỳ diệu”.
“Cảm tạ Chúa, Đấng đã một lần nữa biểu lộ sự hiện diện của Người giữa dân Người bằng dấu chỉ thiêng liêng này,” giáo phận cho biết.
Tờ báo Ý La Gazzetta del Mezzogiorno đưa tin hôm thứ Tư rằng bác sĩ của Raco mô tả quá trình chữa lành này là “một hiện tượng không thể giải thích được bằng khoa học”.
Raco được cho là đã mô tả rằng bà trải qua “một cảm giác khỏe khoắn khác thường” sau khi tắm ở suối Lourdes vào năm 2009.
Source:Catholic News Agency
2. Vatican ghi nhận có những 'trao đổi ý kiến' về người di cư, tù nhân trong cuộc họp với Vance
Phó Tổng thống Hoa Kỳ JD Vance đã gặp quan chức số 2 của Vatican vào hôm Thứ Bẩy, 19 Tháng Tư, trong bối cảnh căng thẳng về cuộc đàn áp người di cư của Hoa Kỳ, với việc Tòa thánh tái khẳng định mối quan hệ tốt đẹp nhưng lưu ý có những dị biệt khi “trao đổi quan điểm” về các cuộc xung đột quốc tế hiện nay, người di cư và tù nhân.
Vance, một người cải đạo Công Giáo, đã gặp Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và Ngoại trưởng, Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, tại Điện Tông tòa. Không có dấu hiệu nào cho thấy ông đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô, người đã cắt giảm mạnh các nhiệm vụ chính thức trong thời gian hồi phục sau căn bệnh viêm phổi.
Văn phòng của Vance cho biết ông và Đức Hồng Y Parolin đã “thảo luận về đức tin tôn giáo chung của họ, Công Giáo tại Hoa Kỳ, hoàn cảnh khốn khổ của các cộng đồng Kitô giáo bị đàn áp trên khắp thế giới và cam kết của Tổng thống Trump trong việc khôi phục hòa bình thế giới”.
Tòa thánh đã phản ứng thận trọng với chính quyền Tổng thống Trump trong khi vẫn tìm cách tiếp tục mối quan hệ hiệu quả theo truyền thống trung lập về ngoại giao của mình.
Tòa Thánh đã bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền đàn áp người di cư và cắt giảm viện trợ quốc tế trong khi vẫn nhấn mạnh các giải pháp hòa bình cho các cuộc chiến ở Ukraine và Gaza.
Những lo ngại đó đã được phản ánh trong tuyên bố của Vatican, trong đó cho biết các cuộc đàm phán diễn ra thân thiện và Vatican bày tỏ sự hài lòng với cam kết của chính quyền trong việc bảo vệ quyền tự do tôn giáo và lương tâm.
“Đã có sự trao đổi ý kiến về tình hình quốc tế, đặc biệt là về các quốc gia bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, căng thẳng chính trị và tình hình nhân đạo khó khăn, đặc biệt chú ý đến người di cư, người tị nạn và tù nhân”, tuyên bố cho biết. “Cuối cùng, hy vọng đã được bày tỏ về sự hợp tác thanh thản giữa nhà nước và Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ, nơi có những dịch vụ giá trị cho những người dễ bị tổn thương nhất đã được ghi nhận”.
Việc nhắc đến “sự hợp tác thanh thản” dường như ám chỉ đến lời vu cáo của Vance rằng Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đang tái định cư “những người nhập cư bất hợp pháp” để nhận được tài trợ của liên bang. Các Hồng Y hàng đầu của Hoa Kỳ đã phản đối mạnh mẽ cáo buộc này của Vance là hoàn toàn sai trái.
“Rõ ràng là đường lối của chính quyền Hoa Kỳ hiện tại rất khác so với những gì chúng ta đặc biệt là ở phương Tây, từng quen thuộc và rất khác so với những gì chúng ta đã dựa vào trong nhiều năm”, Đức Hồng Y Parolin nói với tờ La Repubblica hàng ngày vào đêm trước chuyến thăm của Vance.
Trong khi Hoa Kỳ thúc đẩy chấm dứt chiến tranh ở Ukraine, Đức Hồng Y Parolin tái khẳng định quyền của Kyiv đối với toàn vẹn lãnh thổ của mình và nhấn mạnh rằng bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào cũng không được “áp đặt” lên Ukraine mà “phải được xây dựng một cách kiên nhẫn, từng ngày, bằng đối thoại và tôn trọng lẫn nhau”.
Vance đã dành kỳ nghỉ lễ Phục sinh ở Rôma với gia đình và tham dự các buổi lễ Thứ Sáu Tuần Thánh tại Đền Thờ Thánh Phêrô sau khi gặp Thủ tướng Ý Giorgia Meloni. Hôm Thứ Bẩy, sau khi giới thiệu gia đình mình với Đức Hồng Y Parolin, gia đình Vance đã được thăm riêng Nhà nguyện Sistina và sau đó đến thăm vườn bách thảo Rôma, nơi một trong những người con trai của ông được nhìn thấy trong trang phục đấu sĩ bằng nhựa được trẻ em Ý ưa chuộng.
Hiện vẫn chưa rõ họ sẽ cử hành lễ Phục sinh ở đâu. Về phần mình, Đức Phanxicô cho biết ngài hy vọng sẽ tham dự Thánh lễ Phục sinh thường thu hút hàng ngàn người đến Quảng trường Thánh Phêrô, theo các công bố chính thức liên quan đến kế hoạch phụng vụ được công bố hôm thứ Bảy.
Đức Giáo Hoàng khiển trách về vấn đề di cư, kêu gọi tù nhân
Đức Thánh Cha Phanxicô và Vance đã có sự bất đồng sâu sắc về vấn đề di cư và kế hoạch trục xuất hàng loạt người di cư của chính quyền Tổng thống Trump. Đức Thánh Cha Phanxicô đã biến việc chăm sóc người di cư thành đặc điểm của triều đại Giáo Hoàng của mình và quan điểm tiến bộ của ngài về các vấn đề công lý xã hội thường khiến ngài bất đồng quan điểm với các thành viên của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ bảo thủ hơn.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng thay đổi giáo lý để nói rằng án tử hình là không thể chấp nhận được trong mọi trường hợp. Sau lời kêu gọi công khai của Đức Thánh Cha Phanxicô chỉ vài tuần trước khi Tổng thống Trump nhậm chức, Tổng thống Joe Biden đã giảm án cho 37 trong số 40 người trong danh sách tử tù liên bang. Tổng thống Trump là người ủng hộ mạnh mẽ việc mở rộng án tử hình.
Vance, người đã cải sang Công Giáo vào năm 2019, tự nhận mình thuộc một phong trào trí thức Công Giáo nhỏ, bị một số nhà phê bình coi là có khuynh hướng độc đoán, thường được gọi là “hậu tự do”.
Chỉ vài ngày trước khi vào bệnh viện vào tháng 2, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ trích các kế hoạch trục xuất của chính quyền Tổng thống Trump, cảnh báo rằng chúng sẽ tước đi phẩm giá vốn có của người di cư. Trong một lá thư gửi các giám mục Hoa Kỳ, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng có vẻ như trả lời trực tiếp Vance vì đã tuyên bố rằng giáo lý Công Giáo biện minh cho các chính sách như vậy.
Một khái niệm tình yêu của người Latinh
Vance đã bảo vệ chính sách “nước Mỹ trên hết” của chính quyền bằng cách trích dẫn một khái niệm từ thần học Công Giáo thời trung cổ được gọi bằng tiếng Latin là “ordo amoris”. Ông cho biết khái niệm này phân định thứ bậc chăm sóc - trước tiên là gia đình, sau đó là hàng xóm, cộng đồng, những người đồng hương và cuối cùng là những người ở nơi khác.
Trong lá thư ngày 10 tháng 2, Đức Thánh Cha Phanxicô đã sửa lại cách hiểu của Vance về khái niệm này.
“Tình yêu Kitô giáo không phải là sự mở rộng đồng tâm của các mối quan tâm mà từng chút một mở rộng ra những người và nhóm khác,” ngài viết. “Ordo amoris đích thực cần được thúc đẩy là điều mà chúng ta khám phá ra bằng cách liên tục suy ngẫm về dụ ngôn ‘Người Samaritanô nhân hậu’, nghĩa là bằng cách suy ngẫm về tình yêu xây dựng một tình huynh đệ mở ra cho tất cả mọi người, không có ngoại lệ.”
Vance đã thừa nhận lời chỉ trích của Đức Thánh Cha Phanxicô nhưng cho biết ông sẽ tiếp tục bảo vệ quan điểm của mình. Trong lần xuất hiện vào ngày 28 tháng 2 tại Bữa sáng cầu nguyện Công Giáo quốc gia ở Washington, Vance không đề cập cụ thể đến vấn đề này nhưng tự gọi mình là “người Công Giáo nhi đồng” và thừa nhận rằng có “những điều về đức tin mà tôi không biết”.
Mặc dù trước đây Vance từng chỉ trích Đức Thánh Cha Phanxicô trên mạng xã hội, nhưng gần đây ông đã đăng tải lời cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô mau bình phục.
Mục tiêu chính của Vance
Chính thức mà nói, khi Phó Tổng thống Hoa Kỳ JD Vance đến Rôma vào thứ sáu, ông sẽ gặp thủ tướng Ý và Ngoại trưởng Vatican.
Nhưng một trong những mục tiêu chính của ông không nằm trong lịch trình chính thức. Mục tiêu chính là được nhìn thấy bên cạnh Đức Thánh Cha Phanxicô.
Theo bốn nguồn tin thân cận với vấn đề này, phó tổng thống Mỹ hy vọng có được ít nhất một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với Vị Giáo Hoàng 88 tuổi, và đây sẽ là trọng tâm trong chuyến thăm của ông.
Một nguồn tin thân cận với ông cho biết khoảnh khắc như vậy sẽ mang ý nghĩa biểu tượng mạnh mẽ, cả về mặt chính trị và cá nhân, đặc biệt là vào dịp lễ Phục sinh, lễ kỷ niệm quan trọng nhất trong lịch Công Giáo.
Nó cũng có thể báo hiệu sự tan băng trong quan hệ giữa Vatican và Washington sau nhiều tháng căng thẳng về các vấn đề như đạo đức và di cư, với việc Đức Giáo Hoàng trước đó đã nói rằng việc trục xuất hàng loạt những người chạy trốn khỏi đói nghèo hoặc bị đàn áp đã làm tổn hại đến “phẩm giá của nhiều người đàn ông và phụ nữ, và của cả các gia đình”.
“Đức Thánh Cha Phanxicô và JD Vance là những người Công Giáo nổi tiếng nhất hiện nay, một nhà lãnh đạo Giáo hội và hàng giáo phẩm Công Giáo, người kia là giáo dân hiện là phó tổng thống Hoa Kỳ,” Cha Roberto Regoli, giáo sư lịch sử Giáo hội tại Đại học Đức Giáo Hoàng Gregorian, cho biết.
“Một cuộc gặp gỡ giữa các nhà lãnh đạo của hai cường quốc thế giới có tầm cỡ này sẽ có ý nghĩa biểu tượng to lớn.”
Tòa Bạch Ốc và văn phòng phó tổng thống không trả lời các câu hỏi của BBC về chuyến đi của Vance, và Vatican cũng không xác nhận bất kỳ cuộc gặp chính thức hoặc không chính thức nào với Vance.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã có sức khỏe không tốt sau năm tuần nằm bệnh viện vì bệnh viêm phổi kép.
Kể từ khi trở về Vatican cách đây một tháng, ngài đã hủy hầu hết các cuộc hẹn chính thức của mình.
Tuy nhiên, khi tình hình sức khỏe cải thiện, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bắt đầu xuất hiện bất ngờ - tuần trước, ngài đã có cuộc gặp ngắn với Vua Charles III và Hoàng hậu Camilla trong chuyến thăm chính thức của họ tới Ý.
David Gibson, giám đốc Trung tâm Tôn giáo và Văn hóa tại Đại học Fordham, trường đại học Dòng Tên ở New York, cho biết: “Một bức ảnh chụp với Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ là một chiến thắng lớn cho JD Vance, và nó cũng phản ánh đường lối bao dung của Đức Thánh Cha Phanxicô - sự sẵn lòng chào đón và gặp gỡ bất kỳ ai, ngay cả những người có tầm nhìn hoặc giá trị khác biệt”.
Nhưng ông nói thêm, nếu không có cuộc gặp gỡ nào, chắc chắn sẽ có những suy đoán về sự khinh miệt hoặc sức khỏe của Đức Giáo Hoàng.
Bản thân Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã kêu gọi một phản ứng từ bi hơn đối với vấn đề di cư, dựa trên lời dạy trong Phúc âm và dụ ngôn Người Samari nhân hậu.
Trong một lá thư gửi các giám mục Hoa Kỳ vào tháng 2, ngài bày tỏ mối quan ngại về các chính sách của chính quyền và ngầm thách thức những nỗ lực của Vance nhằm sử dụng giáo lý Công Giáo để biện minh cho cuộc đàn áp nhập cư của chính quyền, nói rằng “Các Kitô hữu biết rất rõ rằng chỉ bằng cách khẳng định phẩm giá vô hạn của tất cả mọi người thì bản sắc của chúng ta với tư cách là những con người và cộng đồng mới đạt đến sự trưởng thành”.
Gibson cho biết: “Cuộc gặp giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và JD Vance chắc chắn sẽ nhấn mạnh sự tương phản rõ rệt giữa quan điểm của họ về Công Giáo”.
“Tuy nhiên, một cuộc gặp gỡ sẽ có lợi cho cả hai bên - đối với Vance, một bức ảnh với Đức Giáo Hoàng có thể làm dịu đi nhận thức rằng ông là người phản đối Giáo Hội Công Giáo; đối với Đức Thánh Cha Phanxicô, nó sẽ chứng minh đường lối chào đón của ngài, và quan trọng hơn, việc chụp ảnh với JD Vance có thể đánh dấu một bước tiến quan trọng khác trong quá trình ông quay trở lại với nhiệm vụ trước công chúng.”
Những người khác cũng thấy lợi ích cho Vance khi kết giao với thẩm quyền đạo đức của Đức Giáo Hoàng, nếu ông có được cuộc gặp hoặc chụp ảnh với nhà lãnh đạo 1,2 tỷ người Công Giáo trên hành tinh này.
Phải đến tháng 8 năm 2019, ở tuổi 35, Vance mới chính thức cải đạo sang Công Giáo tại một tu viện dòng Đa Minh ở Cincinnati, Ohio.
Ông giải thích rằng quyết định này xuất phát từ việc tìm kiếm một khuôn khổ đạo đức và triết học có khả năng lý giải những sự đổ vỡ của xã hội mà ông đã ghi chép trong cuốn hồi ký bán chạy nhất của mình mang tên Hillbilly Elegy.
Trong bài luận năm 2020 cho tạp chí Công Giáo The Lamp, Vance đã viết một cách thẳng thắn về bước ngoặt tâm linh của mình, mô tả nhu cầu của ông về một thế giới quan có thể giải thích được cả trách nhiệm cá nhân và bất công về mặt cấu trúc.
Source:AP
3. 'Chúng tôi biết mình đang chiến đấu vì điều gì' - thông điệp Phục sinh của Tổng thống Zelenskiy
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã ca ngợi “khả năng phục hồi, lòng trắc ẩn và lòng nhân đạo” của Ukraine trong bài phát biểu Phục sinh vào ngày 20 tháng 4, đồng thời nói thêm rằng đức tin của đất nước này “không hề phai nhạt sau 1.152 ngày chiến tranh toàn diện”.
Năm nay, lễ Phục sinh rơi vào cùng một ngày đối với cả người Chính thống giáo và Công Giáo, và ở Ukraine, những ngày trước ngày lễ này đặc biệt ảm đạm.
Sau một số cuộc tấn công đặc biệt tàn bạo của Nga — bao gồm một cuộc tấn công vào Sumy khiến ít nhất 35 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương, và cuộc tấn công vào Kharkiv khiến một người thiệt mạng và 120 người bị thương và hàng chục ngôi nhà bị tàn phá — Nga đã tuyên bố “ngừng bắn” trong một ngày dọc theo tuyến đầu để kỷ niệm ngày lễ.
Ukraine đã báo cáo về tình trạng vi phạm lệnh ngừng bắn trên khắp chiến trường.
Kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào năm 2022, các bài phát biểu Phục sinh hàng năm của Tổng thống Zelenskiy đều mang một chủ đề chung — lời kêu gọi đức tin trước sự tuyệt vọng của thời chiến. Dưới đây là bản dịch thông điệp năm nay gửi đến người dân Ukraine.
Thân gửi người dân Ukraine!
Hôm nay là một ngày rất đặc biệt, một ngày mà chúng ta luôn mong đợi, một ngày được hàng triệu người ăn mừng — đó là Lễ Phục sinh. Một ngày là một tia sáng — đặc biệt sáng và mạnh mẽ trong thời điểm những đám mây đen cố gắng che phủ bầu trời của chúng ta. Một ngày mang lại cho chúng ta tất cả hy vọng và nhắc nhở chúng ta: cái ác có giờ của nó, nhưng Chúa có ngày của Ngài. Đây là một trong những ý nghĩa bắt nguồn từ câu chuyện về Chúa Kitô — về sự đau khổ và cái chết trên trần gian của Ngài, và về sự phục sinh của Ngài; về sự thật rằng, sớm hay muộn, cái ác sẽ rút lui, và sự sống sẽ chiến thắng.
Ngày nay, những lời này vang vọng trong trái tim của mỗi người Ukraine. Chúng củng cố đức tin của chúng ta, đức tin mà bất chấp mọi thứ, không hề phai nhạt sau 1.152 ngày chiến tranh toàn diện.
Mỗi người chúng ta đều đã trải qua những khoảnh khắc như vậy — khi nó đau đớn sâu sắc, khi nó khó khăn không thể chịu đựng được, và bạn hỏi: “Chúa ơi, tại sao điều này lại xảy ra với chúng con? Các cuộc tấn công, các vụ nổ, tiếng súng — tất cả những đau khổ này, tất cả những điều xấu xa này. Làm sao người ta lại có thể bị giết hàng chục người ở Sumy vào Chúa Nhật Lễ Lá? Chúa ơi, Người không thấy sao?
Sân chơi ở Kryvyi Rih đã bị tấn công như thế nào. Kharkiv, Dnipro, Odessa của chúng ta và hàng chục thành phố khác của chúng ta bị đốt cháy hàng ngày như thế nào. Khi nào thì điều này sẽ kết thúc? Khi nào thì đất nước, nhân dân, con cháu chúng ta cuối cùng sẽ lại được nghe sự im lặng? Làm sao chúng ta có thể giữ vững đức tin của mình sau tất cả những điều này?”
Cái ác có thể có giờ của nó, nhưng Chúa sẽ có ngày của Ngài. Đây là một trong những ý nghĩa được ghi trong câu chuyện về Chúa Kitô. Về sự đau khổ và cái chết trên trần gian của Ngài – và về sự phục sinh của Ngài, và sự thật rằng sớm hay muộn, nhưng không thể tránh khỏi, cái ác sẽ rút lui, và sự sống sẽ chiến thắng.
Và khi tâm trí không tìm thấy câu trả lời, bạn bắt đầu lắng nghe trái tim mình. Và một thứ vô hình nhưng rất mạnh mẽ bên trong bạn không để tay bạn buông xuôi. Nó chỉ ra cho bạn nơi tìm thấy ánh sáng, để bạn không lạc lối.
Sau đó, bạn bắt đầu nhìn thấy những người xung quanh mình. Bạn nhìn vào mắt những người thân yêu, khuôn mặt của những người gần gũi với bạn. Bạn cảm nhận được vòng tay ôm ấp của họ, cảm nhận được sự ủng hộ — không chỉ từ những người bạn biết, mà còn từ những người xa lạ. Sự ủng hộ của người Ukraine. Và bạn nhận ra rằng bạn chia sẻ những giá trị giống nhau. Và chính những giá trị này đã đoàn kết tất cả chúng ta — không phải ngẫu nhiên — đoàn kết chúng ta vào ngày đầu tiên của cuộc chiến, và giữ chúng ta bên nhau cho đến tận bây giờ.
Đây là ý chí. Sự kiên cường. Lòng trắc ẩn và lòng nhân đạo. Đây là Chúa. Đây là sự hiện diện của Ngài. Ngài ở trong con người chúng ta. Và vì vậy, có ánh sáng trong con người. Và vì vậy, có sức mạnh trong con người.
Trong mọi hành động, trong mọi bước nhỏ trên con đường khó khăn, và trong mọi lời khích lệ. Trong mọi lời nói: “Bạn khỏe không?” “Tôi có thể giúp gì cho bạn?” “Hãy chăm sóc bản thân mình.”
Chúng ta biết mình đang bảo vệ điều gì. Chúng ta biết mình đang chiến đấu vì điều gì. Vì ai, và vì điều gì. Và vì thế, mỗi lần, dù có khó khăn đến đâu, chúng ta vẫn không mất niềm tin. Bởi vì niềm tin này nằm ở nhau. Ở những người đứng bên cạnh bạn. Ở người Ukraine.
Niềm tin rằng cái ác có thời điểm của nó, và Chúa có ngày của Ngài.
Người dân Ukraine thân mến, hãy để ngày đó đến. Hãy để giờ của cái ác trôi qua. Hãy để ngày của sự sống đến. Ngày của hòa bình. Ngày của Ukraine. Một ngày kéo dài hàng thế kỷ. Và chúng ta hãy một lần nữa tụ họp bên nhau tại một bàn tiệc trong lễ Phục sinh yên bình — khi chúng ta cảm thấy ấm áp, bình tĩnh, bình yên trong tâm hồn và tất nhiên, niềm vui của lễ kỷ niệm. Khi mọi thứ diễn ra theo cách mà nó phải thế.
Chúng ta đã mong muốn điều này trong suốt 1.152 ngày. Chúng ta đoàn kết trong điều này. Mỗi ngày, và đặc biệt là hôm nay — khi người Ukraine thuộc mọi giáo phái Kitô giáo cùng nhau mừng lễ Phục sinh vào cùng một ngày. Cùng nhau.
Cùng nhau, chúng ta chiến đấu vì Ukraine. Và cùng nhau, chúng ta cầu nguyện cho Ukraine.
Dành cho những ai không thể ở bên gia đình vào dịp lễ Phục sinh này.
Đối với những người ở tuyến đầu, hãy sát cánh cùng đồng đội của mình.
Dành cho những người bảo vệ chúng ta — những chiến binh ánh sáng.
Chúng ta cầu xin Chúa bảo vệ những người bảo vệ chúng ta.
Để củng cố ý chí của những người hiện đang bị giam cầm.
Vì các tù nhân của chúng ta, vì tất cả những ai phải trở về nhà.
Chúng ta cầu xin Chúa giúp đỡ tất cả những ai cống hiến cuộc đời mình để giúp đỡ người khác.
Để che chở cho những người đang bảo vệ Ukraine bằng công việc hàng ngày của mình.
Xin Chúa bảo vệ tất cả những người cứu trợ, chữa lành và giảng dạy.
Hôm nay, chúng ta cầu nguyện cho mọi người — cho con cái chúng ta.
Dành cho mọi bé trai và bé gái xứng đáng có một tuổi thơ hạnh phúc.
Dành cho những người cha, người mẹ xứng đáng được hưởng tuổi già thanh thản.
Dành cho toàn thể nhân dân chúng ta, những người xứng đáng có được nền hòa bình mà chúng ta mong đợi từ lâu.
Người dân Ukraine thân mến! Nhân dân chúng ta đang bước đi trên con đường rất khó khăn. Nhưng tôi tin rằng từ khóa ở đây là: bước đi. Vượt qua.
Và bất chấp mọi thứ, chúng ta vẫn tìm thấy sức mạnh mỗi sáng để thức dậy, để tiến về phía trước, để làm những gì chúng ta có thể - bất cứ nơi nào cần - vì những người đang chờ đợi chúng ta.
Và nguồn năng lượng cho chúng ta có thể đến từ nhiều thứ xung quanh chúng ta: Nụ cười của một người con trai hay con gái, giọng nói của một người mẹ, suy nghĩ về những người ở tuyến đầu, hoặc ký ức về một người đã che chở cho bạn bằng cơ thể của họ. Chúng ta có thể tìm thấy cảm hứng trong tin tức về chiến thắng của nhân dân, trong văn hóa, sách vở, thơ ca, âm nhạc của chúng ta. Và tất nhiên, chúng ta được truyền cảm hứng từ biểu tượng của lễ Phục sinh và câu chuyện về sự Phục sinh của Chúa Kitô.
Đó là lý do tại sao chúng ta biết chắc chắn:
Tất cả những hòn đá ném vào chúng ta sẽ không còn là đống đổ nát trên đất nước chúng ta nữa.
Mọi hòn đá ném về phía chúng ta — chúng ta sẽ biến chúng thành nền tảng vững chắc cho tương lai.
Tương lai của tự do.
Tương lai của hòa bình.
Ký ức tương lai về những gì chúng ta đã vượt qua — và những gì chúng ta đã đạt được.
Bởi vì trong thời điểm khó khăn, điều quan trọng nhất không chỉ là chiến thắng của vũ khí mà còn là chiến thắng của tinh thần.
Chiến thắng của chúng ta. Chiến thắng của tinh thần chúng ta.
Mong rằng tất cả những điều này sẽ thành hiện thực.
Xin Chúa giúp chúng ta trong việc này.
Mong có hòa bình. Mong có Ukraine yên hàn.
Chúa Kitô đã phục sinh!
Thật vậy, Ngài đã Phục sinh!
Source:Kyiv Independent
Sứ điệp Phục Sinh Urbi et Orbi 2025 và phép lành kèm Ơn Toàn Xá
VietCatholic Media
19:07 20/04/2025
Lúc 10h15 sáng Chúa Nhật 20 tháng Tư, trước hàng trăm ngàn tín hữu đứng chật quảng trường thánh Phêrô, thánh lễ Phục sinh đã được cử hành ngay trước tiền đình Đền Thờ Thánh Phêrô. Tiếp theo đó là sứ điệp Phục sinh Urbi et Orbi gởi dân thành Rôma và toàn thế giới cùng nghi thức ban phép lành kèm theo ơn toàn xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô cũng như những anh chị em tín hữu trên thế giới, theo dõi qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông mới trong đó có mạng lưới điện toán toàn cầu miễn là họ tuân giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã không đích thân đọc bài phát biểu của mình, mặc dù ngài đã cố gắng chào đón các tín hữu bằng một lời ngắn gọn “Anh chị em thân mến, Chúc mừng lễ Phục Sinh”.
Đức Tổng Giám Mục Diego Ravelli, Trưởng ban Nghi lễ Phụng vụ Giáo hoàng, đã đọc sứ điệp Phục sinh truyền thống của Đức Giáo Hoàng, khi Đức Giáo Hoàng 88 tuổi, vẫn đang trong thời gian dưỡng bệnh, hiện diện nhưng bị hạn chế về mặt thể chất. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ban phước lành ngắn gọn cho đám đông sau khi thông điệp được đọc.
Sau đây là toàn văn sứ điệp của Đức Giáo Hoàng.
Chúa Kitô đã sống lại, Alleluia!
Anh chị em thân mến, Chúc mừng lễ Phục sinh!
Cuối cùng, hôm nay, tiếng hát “alleluia” lại được nghe một lần nữa trong Giáo hội, truyền từ miệng này sang miệng khác, từ trái tim này sang trái tim khác, và điều này khiến dân Chúa trên khắp thế giới rơi lệ vì vui mừng.
Từ ngôi mộ trống ở Giêrusalem, chúng ta nghe được tin mừng bất ngờ: Chúa Giêsu, Đấng đã bị đóng đinh, “không còn ở đây nữa, Người đã sống lại” (Lc 24:5). Chúa Giêsu không còn trong ngôi mộ nữa, Người đang sống!
Tình yêu đã chiến thắng hận thù, ánh sáng đã chiến thắng bóng tối và sự thật đã chiến thắng sự dối trá. Sự tha thứ đã chiến thắng sự trả thù. Cái ác không biến mất khỏi lịch sử; nó sẽ vẫn tồn tại cho đến tận cùng, nhưng nó không còn chiếm ưu thế nữa; nó không còn quyền lực đối với những ai chấp nhận ân sủng của ngày hôm nay.
Thưa anh chị em, đặc biệt là những ai đang trải qua đau khổ và buồn phiền, tiếng kêu thầm lặng của anh chị em đã được lắng nghe và nước mắt của anh chị em đã được đếm; không một giọt nào trong số đó bị lãng phí! Trong cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã gánh chịu mọi điều ác trên thế gian này và với lòng thương xót vô biên, Người đã đánh bại chúng. Người đã nhổ tận gốc lòng kiêu hãnh ma quỷ đầu độc trái tim con người và gây ra bạo lực và sự tha hóa ở mọi phía. Chiên Thiên Chúa đã chiến thắng! Đó là lý do tại sao, hôm nay, chúng ta có thể vui mừng kêu lên: “Chúa Kitô, niềm hy vọng của tôi, đã sống lại!” (Bài ca Phục sinh).
Sự phục sinh của Chúa Giêsu thực sự là nền tảng cho hy vọng của chúng ta. Vì dưới ánh sáng của biến cố này, hy vọng không còn là ảo vọng nữa. Nhờ Chúa Kitô — Đấng bị đóng đinh và sống lại từ cõi chết — hy vọng không làm chúng ta thất vọng! Spes non confundit! (x. Rm 5:5). Hy vọng đó không phải là sự trốn tránh, mà là một thách thức; nó không lừa dối, nhưng trao quyền cho chúng ta.
Tất cả những ai đặt hy vọng vào Thiên Chúa đều đặt bàn tay yếu đuối của mình vào bàn tay mạnh mẽ và uy quyền của Người; họ để mình được kéo dậy và lên đường. Cùng với Chúa Giêsu phục sinh, họ trở thành những người hành hương của hy vọng, những chứng nhân của chiến thắng của tình yêu và của sức mạnh không vũ trang của Sự sống.
Chúa Kitô đã sống lại! Những lời này nắm bắt toàn bộ ý nghĩa của sự hiện hữu của chúng ta, vì chúng ta không được tạo ra để chết mà để sống. Lễ Phục sinh là lễ kỷ niệm sự sống! Thiên Chúa đã tạo ra chúng ta để sống và muốn gia đình nhân loại sống lại! Trong mắt Người, mọi sự sống đều quý giá! Sự sống của một đứa trẻ trong bụng mẹ, cũng như sự sống của người già và người bệnh, những người mà trong ngày càng nhiều quốc gia họ bị coi là những người phải bị loại bỏ.
Thật là một cơn khát chết chóc, giết chóc lớn lao, chúng ta chứng kiến mỗi ngày trong nhiều cuộc xung đột đang diễn ra ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới! Chúng ta thấy bao nhiêu bạo lực, thậm chí thường xuyên trong gia đình, nhắm vào phụ nữ và trẻ em! Đôi khi có bao nhiêu sự khinh miệt được khơi dậy đối với những người dễ bị tổn thương, những người bị thiệt thòi và những người di cư!
Vào ngày này, tôi muốn tất cả chúng ta hy vọng một lần nữa và khôi phục lại lòng tin của chúng ta vào người khác, bao gồm cả những người khác biệt với chúng ta, hoặc những người đến từ những vùng đất xa xôi, mang theo những phong tục, cách sống và ý tưởng xa lạ! Vì tất cả chúng ta đều là con cái của Chúa!
Tôi muốn chúng ta tái khẳng định hy vọng rằng hòa bình là điều có thể! Từ Mộ Thánh, Nhà thờ Phục sinh, nơi năm nay người Công Giáo và Chính thống giáo cử hành lễ Phục sinh cùng một ngày, xin ánh sáng hòa bình chiếu rọi khắp Thánh Địa và toàn thế giới. Tôi bày tỏ sự gần gũi với những đau khổ của các Kitô hữu ở Palestine và Israel, và với toàn thể người dân Israel và người dân Palestine. Bầu không khí bài Do Thái đang gia tăng trên toàn thế giới thật đáng lo ngại. Nhưng đồng thời, tôi nghĩ đến người dân Gaza, và đặc biệt là cộng đồng Kitô giáo ở đây, nơi cuộc xung đột khủng khiếp này vẫn tiếp tục gây ra cái chết và sự tàn phá, đồng thời tạo ra một tình hình nhân đạo bi thảm và đáng tiếc. Tôi kêu gọi các bên tham chiến: hãy ngừng bắn, thả các con tin và giúp đỡ một dân tộc đang chết đói, những người đang mong muốn một tương lai hòa bình!
Chúng ta hãy cầu nguyện cho các cộng đồng Kitô hữu tại Li Băng và Syria, hiện đang trải qua một sự chuyển đổi tinh tế trong lịch sử của họ. Họ mong muốn sự ổn định và tham gia vào cuộc sống của các quốc gia tương ứng của họ. Tôi kêu gọi toàn thể Giáo hội hãy lưu giữ những người Kitô hữu của Trung Đông thân yêu trong suy nghĩ và lời cầu nguyện của mình.
Tôi cũng đặc biệt nghĩ đến người dân Yemen, những người đang trải qua một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng và kéo dài nhất thế giới vì chiến tranh, và tôi mời tất cả mọi người tìm giải pháp thông qua đối thoại mang tính xây dựng.
Xin Chúa Kitô phục sinh ban tặng cho đất nước Ukraine đang bị chiến tranh tàn phá món quà Phục sinh là hòa bình, và khuyến khích tất cả các bên liên quan theo đuổi những nỗ lực nhằm đạt được một nền hòa bình công bằng và lâu dài.
Vào ngày lễ này, chúng ta hãy cùng tưởng nhớ Nam Kavkaz và cầu nguyện rằng thỏa thuận hòa bình cuối cùng giữa Armenia và Azerbaijan sẽ sớm được ký kết và thực hiện, dẫn đến sự hòa giải được mong đợi từ lâu trong khu vực.
Mong rằng ánh sáng Phục sinh sẽ truyền cảm hứng cho những nỗ lực thúc đẩy sự hòa hợp ở Tây Balkan và hỗ trợ các nhà lãnh đạo chính trị trong nỗ lực xoa dịu căng thẳng và khủng hoảng, cùng với các quốc gia đối tác trong khu vực, từ chối các hành động nguy hiểm và gây bất ổn.
Xin Chúa Kitô phục sinh, niềm hy vọng của chúng ta, ban bình an và an ủi cho các dân tộc Phi Châu đang là nạn nhân của bạo lực và xung đột, đặc biệt là ở Cộng hòa Dân chủ Congo, ở Sudan và Nam Sudan. Xin Người nâng đỡ những người đang đau khổ vì căng thẳng ở Sahel, vùng Sừng Phi Châu và vùng Hồ Lớn, cũng như những Kitô hữu ở nhiều nơi không thể tự do tuyên xưng đức tin của mình.
Không thể có hòa bình nếu không có tự do tôn giáo, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và tôn trọng quan điểm của người khác.
Hòa bình cũng không thể có nếu không có giải trừ quân bị thực sự! Yêu cầu mỗi dân tộc phải tự bảo vệ mình không được biến thành cuộc chạy đua tái vũ trang. Ánh sáng Phục sinh thúc đẩy chúng ta phá vỡ những rào cản tạo ra sự chia rẽ và đầy rẫy những hậu quả chính trị và kinh tế nghiêm trọng. Nó thúc đẩy chúng ta quan tâm đến nhau, tăng cường tình đoàn kết lẫn nhau và làm việc vì sự phát triển toàn diện của mỗi con người.
Trong thời gian này, chúng ta đừng quên hỗ trợ người dân Miến Điện, những người đang phải chịu đựng nhiều năm xung đột vũ trang, những người đang dũng cảm và kiên nhẫn đối phó với hậu quả của trận động đất tàn khốc ở Sagaing, gây ra cái chết của hàng ngàn người và nỗi đau khổ lớn lao cho nhiều người sống sót, bao gồm cả trẻ mồ côi và người già. Chúng ta cầu nguyện cho các nạn nhân và những người thân yêu của họ, và chúng ta chân thành cảm ơn tất cả những tình nguyện viên hào phóng đang thực hiện các hoạt động cứu trợ. Việc tuyên bố ngừng bắn của nhiều bên trong nước là dấu hiệu hy vọng cho toàn thể Miến Điện.
Tôi kêu gọi tất cả những người có trách nhiệm chính trị trên thế giới đừng khuất phục trước luận lý của nỗi sợ hãi chỉ dẫn đến sự cô lập với người khác, mà hãy sử dụng các nguồn lực sẵn có để giúp đỡ những người nghèo, chống lại nạn đói và khuyến khích các sáng kiến thúc đẩy phát triển. Đây là “vũ khí” của hòa bình: vũ khí xây dựng tương lai, thay vì gieo mầm tử thần!
Mong rằng nguyên tắc nhân đạo không bao giờ ngừng là dấu ấn của hành động hằng ngày của chúng ta. Trước sự tàn khốc của các cuộc xung đột liên quan đến thường dân không có khả năng tự vệ và tấn công các trường học, bệnh viện và nhân viên cứu trợ, chúng ta không thể cho phép mình quên rằng không phải mục tiêu bị tấn công, mà là con người, mỗi người đều có tâm hồn và phẩm giá con người.
Trong năm Thánh này, mong rằng lễ Phục sinh cũng là một dịp thích hợp để giải phóng các tù nhân chiến tranh và tù nhân chính trị!
Anh chị em thân mến,
Trong Mầu nhiệm Vượt qua của Chúa, sự chết và sự sống đã đấu tranh trong một cuộc chiến đấu phi thường, nhưng Chúa hiện đang sống mãi mãi (x. Ca tiếp liên lễ Phục sinh). Người lấp đầy chúng ta với sự chắc chắn rằng chúng ta cũng được kêu gọi để chia sẻ trong cuộc sống không có hồi kết, khi tiếng súng và tiếng gầm của cái chết sẽ không còn được nghe thấy nữa. Chúng ta hãy phó thác bản thân mình cho Người, vì chỉ một mình Người có thể làm cho mọi sự trở nên mới mẻ (x. Kh 21:5)!
Chúc mọi người lễ Phục sinh vui vẻ!
Bây giờ là nghi thức ban phép lành URBI ET ORBI cho Rôma và toàn thế giới, kèm theo ơn toàn xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô cũng như những anh chị em tín hữu trên thế giới, theo dõi qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông mới.
Xin quý vị và anh chị em cùng hiệp ý để đón nhận ơn toàn xá:
Mở đầu nghi thức, Đức Hồng Y trưởng đẳng phó tế, tuyên bố chủ ý của Đức Thánh Cha ban ơn toàn xá cho những người nói trên, miễn là họ giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.
Ngài đã long trọng đọc lời nguyện xin Thiên Chúa nhân lành, vì lời cầu bầu của Mẹ Maria, của các thánh tông đồ Phêrô, Phaolô và toàn thể các thánh, mà xá giải mọi tội lỗi và hình phạt bởi tội lỗi cho các tín hữu.
Ngài đọc như sau:
Xin các thánh tông đồ Phêrô và Phaolô là những vị mà chúng tôi dựa vào quyền bính và uy thế, cầu khẩn cho chúng ta trước Thiên Chúa. Amen.
Nhờ lời cầu bầu và công nghiệp của Đức Trinh nữ Maria, của tổng lãnh thiên thần Micae, của thánh Gioan Baotixita, của các thánh tông đồ Phêrô Phaolô cùng toàn thể các thánh, xin Thiên Chúa toàn năng thương xót anh chị em và xin Chúa Kitô tha tội cho anh chị em cùng dẫn đưa anh chị em về cõi trường sinh. Amen.
Xin Thiên Chúa toàn năng lân tuất ban ân xá, tha thứ tất cả tội lỗi của anh chị em, cho anh chị em được hưởng thời gian để làm việc đền tội thành tâm và có công hiệu, một tấm lòng thống hối và hoán cải đời sống, được ơn thánh và sự an ủi của Chúa Thánh Thần, cùng được sự kiên trì làm việc thiện cho đến cùng. Amen.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Ngài đang giơ tay ban phép lành kèm ơn toàn xá.