Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:16 21/04/2025
105. Anh lúc nào cũng muốn làm giảm bớt mối tranh chấp của người khác, muốn thuyết phục người khác, đó là việc vừa lương thiện vừa tốt; nhưng nhẫn nại, khiêm tốn so với nghiêm khắc tranh chấp phần thắng, thì càng có thể thắng người hơn. Ai cũng biết dùng chút mật ngọt thì có thể bắt thì bắt được nhiều ruồi hơn so với dùng một thùng giấm.
(Thánh Francis de Sales)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:20 21/04/2025
21. NGƯỜI NGHÈO KHOA TRƯƠNG
Có một người nghèo khoa trương, nói:
- “Nhà của tôi mặc dù không phú túc cho lắm, nhưng những vật dụng trong nhà thì không thiếu gì.”
Lại còn cong cong ngón tay ra dáng nói:
- “Nếu có thiếu thì thiếu cái long xa phụng liên (1), nhưng thức ăn thì loại nào cũng có.”
Lại cong cong tay nói tiếp:
- “Nếu nói không có thì chỉ không có tim rồng gan phụng mà thôi.”
Đứa con nhỏ của ông ta nghe được, thì kêu nói:
- “Buổi tối con không có giường để ngủ, chỉ ngủ trên đất, bữa ăn tối nay một hột cơm cũng không có mà ba vẫn còn nói dối.”
Người nghèo nhướng cặp mày lên nói:
- “Đúng, đúng, ba quên, trong nhà mình cái gì cũng có, nếu thiếu chăng nữa thì chỉ thiếu cơm tim rồng gan phụng, giường ngủ long xa phụng liên mà thôi.”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 21:
Nghèo mà nhìn nhận mình nghèo đó là người khiêm tốn và có can đãm; nghèo nhưng không dám nhìn nhận mình nghèo là người kiêu ngạo, lại còn khoe khoang láo khoét nữa là người nhát hèn.
Người biết nhìn ra cái yếu kém của mình để sống khiêm tốn và học hỏi thêm, đó là người có một tâm hồn lành mạnh và biết vươn lên trong đời sống hoàn thiện; trái lại người chỉ thấy cái hay cái giỏi của mình mà thôi nên họ thường khó chịu khi người khác trổi vượt hơn mình, họ là những người có tâm hồn bệnh hoạn, vì có bệnh trong tâm hồn nên họ thường hay sợ hãi và giận dữ cách vô cớ với góp ý choi mình…
Con cái không có cơm ăn, không có giường để ngủ, mà ông bố thì vẫn cứ khoe khoang để giữ cái thể diện của mình, thì đúng là người bất nhân với con cái của mình vậy !
(1) Xe của hoàng đế và hoàng hậu.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một người nghèo khoa trương, nói:
- “Nhà của tôi mặc dù không phú túc cho lắm, nhưng những vật dụng trong nhà thì không thiếu gì.”
Lại còn cong cong ngón tay ra dáng nói:
- “Nếu có thiếu thì thiếu cái long xa phụng liên (1), nhưng thức ăn thì loại nào cũng có.”
Lại cong cong tay nói tiếp:
- “Nếu nói không có thì chỉ không có tim rồng gan phụng mà thôi.”
Đứa con nhỏ của ông ta nghe được, thì kêu nói:
- “Buổi tối con không có giường để ngủ, chỉ ngủ trên đất, bữa ăn tối nay một hột cơm cũng không có mà ba vẫn còn nói dối.”
Người nghèo nhướng cặp mày lên nói:
- “Đúng, đúng, ba quên, trong nhà mình cái gì cũng có, nếu thiếu chăng nữa thì chỉ thiếu cơm tim rồng gan phụng, giường ngủ long xa phụng liên mà thôi.”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 21:
Nghèo mà nhìn nhận mình nghèo đó là người khiêm tốn và có can đãm; nghèo nhưng không dám nhìn nhận mình nghèo là người kiêu ngạo, lại còn khoe khoang láo khoét nữa là người nhát hèn.
Người biết nhìn ra cái yếu kém của mình để sống khiêm tốn và học hỏi thêm, đó là người có một tâm hồn lành mạnh và biết vươn lên trong đời sống hoàn thiện; trái lại người chỉ thấy cái hay cái giỏi của mình mà thôi nên họ thường khó chịu khi người khác trổi vượt hơn mình, họ là những người có tâm hồn bệnh hoạn, vì có bệnh trong tâm hồn nên họ thường hay sợ hãi và giận dữ cách vô cớ với góp ý choi mình…
Con cái không có cơm ăn, không có giường để ngủ, mà ông bố thì vẫn cứ khoe khoang để giữ cái thể diện của mình, thì đúng là người bất nhân với con cái của mình vậy !
(1) Xe của hoàng đế và hoàng hậu.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngày 22/04: Tôi đã xem thấy Chúa phục sinh - Lm Giuse Phêrô Vũ Hải Đăng SDD
Giáo Hội Năm Châu
13:20 21/04/2025
Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo thánh Gioan.
Khi ấy, bà Maria Mácđala đứng ở ngoài, gần bên mộ, mà khóc. Bà vừa khóc vừa cúi xuống nhìn vào trong mộ, thì thấy hai thiên thần mặc áo trắng ngồi ở nơi đã đặt thi hài của Đức Giêsu, một vị ở phía đầu, một vị ở phía chân. Thiên thần hỏi bà: “Này bà, sao bà khóc?” Bà thưa: “Người ta đã lấy mất Chúa tôi rồi, và tôi không biết họ để Người ở đâu!” Nói xong, bà quay lại và thấy Đức Giêsu đứng đó, nhưng bà không biết là Đức Giêsu. Đức Giêsu nói với bà: “Này bà, sao bà khóc? Bà tìm ai?” Bà Maria tưởng là người làm vườn, liền nói: “Thưa ông, nếu ông đã đem Người đi, thì xin nói cho tôi biết ông để Người ở đâu, tôi sẽ đem Người về.” Đức Giêsu gọi bà: “Maria!” Bà quay lại và nói bằng tiếng Hípri: “Rápbuni!” (nghĩa là ‘Lạy Thầy’). Đức Giêsu bảo: “Thôi, đừng giữ Thầy lại, vì Thầy chưa lên cùng Chúa Cha. Nhưng hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ: ‘Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em’.” Bà Maria Mácđala đi báo cho các môn đệ: “Tôi đã thấy Chúa”, và bà kể lại những điều Người đã nói với bà.
Muốn nhiều hơn
Lm Minh Anh
15:36 21/04/2025
MUỐN NHIỀU HƠN
“Đừng giữ Thầy lại!”.
“Bạn có thể có được Thiên Chúa bao nhiêu tuỳ thích! Chúa Kitô trao chìa khoá vào tay bạn. Nếu một người được phép vào kho vàng thỏi của ngân hàng, lấy bao nhiêu tuỳ thích; nhưng người ấy chỉ lấy mấy cắc, thì lỗi tại ai mà người ấy nghèo? Hãy muốn thật nhiều! Và đừng quên, Chúa Kitô luôn ‘muốn nhiều hơn’ cho bạn!” - Alexander MacLaren.
Kính thưa Anh Chị em,
Luôn ‘muốn nhiều hơn’, đó cũng là những gì Chúa Giêsu muốn cho Maria trong trình thuật Tin Mừng hôm nay. Sau khi sống lại, Ngài hiện ra cho cô với dáng vẻ một người làm vườn. Cô muốn ôm chân Ngài; Ngài nói, “Đừng giữ Thầy lại!”. Tại sao? Ngài muốn cô thay đổi cách nhìn, lối xử với Ngài một cách hoàn toàn khác! Ngài ‘muốn nhiều hơn’ cho cô!
Maria hết lòng vì Thầy, bằng chứng là cô đã có mặt dưới chân thập giá; hoặc do lòng thương xót, Ngài đã trục xuất bảy quỷ cho cô! Và dẫu sự gắn bó và lòng sùng kính dành cho Chúa Giêsu đẹp đẽ và thanh khiết - tuy chưa hoàn thiện - Maria chỉ muốn Thầy Chí Thánh được trả lại cho cô theo cách cô muốn. Vì lý do đó, Ngài bảo, “Đừng giữ Thầy lại!”.
Khi nói thế, Chúa Giêsu muốn nói với Maria rằng, “Mối quan hệ của con với Ta sẽ sớm thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, thiêng liêng hơn, thiên đàng hơn. Nó không còn ở cấp độ con người! Ta sẽ không chỉ là bạn của con; Ta ‘muốn nhiều hơn’ cho con. Ta muốn con yêu Ta “hết linh hồn, hết trí khôn, và hết sức lực”; Ta sẽ sớm ở trong con và con ở trong Ta; Ta sẽ ở trong tim con, nên một với con, trở thành Lang Quân của con cho đến đời đời!”. Đây là ‘cuộc hôn nhân thiêng liêng giữa trời với đất’, một ‘hiệp thông mầu nhiệm giữa người với Chúa’, một ‘tương quan mới giữa Đấng Cứu Chuộc với các tội nhân’. Họ sẽ cùng Ngài ‘xe duyên’; và điều này chỉ có thể xảy ra một khi Chúa Giêsu đã lên trời, ngự bên hữu Chúa Cha sau khi hoàn tất sứ mệnh của Ngài trên dương thế!
Sẽ rất bất ngờ khi bạn và tôi đọc lại những lời này - “Đừng giữ Thầy lại!” - với ý thức rằng, Chúa Giêsu ‘muốn được giữ lại’ hơn ai hết và hơn bao giờ hết! Ngài muốn được mỗi người ‘ôm chặt’ với sự hiểu biết rằng, Ngài đã thực sự lên cùng Cha! Ngài muốn chúng ta ‘ôm chặt’ Ngài trong Thánh Thể, trong Lời, trong tha nhân. Ngài muốn chúng ta bám lấy Ngài với từng thớ thịt, từng hơi thở; Ngài muốn ở cùng, trở nên mỗi người để biến đổi từng người theo cách riêng của Ngài. Maria đang tận hưởng hạnh phúc này; và hạnh phúc này cũng được trao cho bạn và tôi ngay hôm nay, không đợi đến mai ngày trên thiên đàng.
Anh Chị em,
“Chúa Kitô luôn ‘muốn nhiều hơn’ cho bạn!”. Ngài muốn chúng ta gói lấy “những vàng thỏi”, chứ không chỉ nhặt “mấy đồng cắc”. Ngài muốn chúng ta yêu Ngài tha thiết hơn từng ngày, từng giờ; từ đó, sống cho Ngài từng phút, từng giây. Ngài không chỉ ‘muốn nhiều hơn’ trái tim yêu thương của chúng ta; nhưng thật bất ngờ, cả những tội lỗi cùng những gì ‘hơi hướng thế tục’ nơi mỗi người. Đó là tất cả những gì Ngài đang chờ và đang muốn nhất. Hãy dâng Ngài thời giờ, sức khoẻ, niềm vui và cả thập giá. Phải, cả thập giá! Thú vị thay, thập giá đó còn là sự ươn hèn, các tính hư nết xấu và tội lỗi!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, dạy con khôn ngoan ôm lấy ‘vàng thỏi’, đừng nhặt ‘tiền cắc!’, để con yêu Chúa hơn từng ngày, sống thánh hơn từng giờ cho Đấng yêu con từng giây!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Đừng giữ Thầy lại!”.
“Bạn có thể có được Thiên Chúa bao nhiêu tuỳ thích! Chúa Kitô trao chìa khoá vào tay bạn. Nếu một người được phép vào kho vàng thỏi của ngân hàng, lấy bao nhiêu tuỳ thích; nhưng người ấy chỉ lấy mấy cắc, thì lỗi tại ai mà người ấy nghèo? Hãy muốn thật nhiều! Và đừng quên, Chúa Kitô luôn ‘muốn nhiều hơn’ cho bạn!” - Alexander MacLaren.
Kính thưa Anh Chị em,
Luôn ‘muốn nhiều hơn’, đó cũng là những gì Chúa Giêsu muốn cho Maria trong trình thuật Tin Mừng hôm nay. Sau khi sống lại, Ngài hiện ra cho cô với dáng vẻ một người làm vườn. Cô muốn ôm chân Ngài; Ngài nói, “Đừng giữ Thầy lại!”. Tại sao? Ngài muốn cô thay đổi cách nhìn, lối xử với Ngài một cách hoàn toàn khác! Ngài ‘muốn nhiều hơn’ cho cô!
Maria hết lòng vì Thầy, bằng chứng là cô đã có mặt dưới chân thập giá; hoặc do lòng thương xót, Ngài đã trục xuất bảy quỷ cho cô! Và dẫu sự gắn bó và lòng sùng kính dành cho Chúa Giêsu đẹp đẽ và thanh khiết - tuy chưa hoàn thiện - Maria chỉ muốn Thầy Chí Thánh được trả lại cho cô theo cách cô muốn. Vì lý do đó, Ngài bảo, “Đừng giữ Thầy lại!”.
Khi nói thế, Chúa Giêsu muốn nói với Maria rằng, “Mối quan hệ của con với Ta sẽ sớm thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, thiêng liêng hơn, thiên đàng hơn. Nó không còn ở cấp độ con người! Ta sẽ không chỉ là bạn của con; Ta ‘muốn nhiều hơn’ cho con. Ta muốn con yêu Ta “hết linh hồn, hết trí khôn, và hết sức lực”; Ta sẽ sớm ở trong con và con ở trong Ta; Ta sẽ ở trong tim con, nên một với con, trở thành Lang Quân của con cho đến đời đời!”. Đây là ‘cuộc hôn nhân thiêng liêng giữa trời với đất’, một ‘hiệp thông mầu nhiệm giữa người với Chúa’, một ‘tương quan mới giữa Đấng Cứu Chuộc với các tội nhân’. Họ sẽ cùng Ngài ‘xe duyên’; và điều này chỉ có thể xảy ra một khi Chúa Giêsu đã lên trời, ngự bên hữu Chúa Cha sau khi hoàn tất sứ mệnh của Ngài trên dương thế!
Sẽ rất bất ngờ khi bạn và tôi đọc lại những lời này - “Đừng giữ Thầy lại!” - với ý thức rằng, Chúa Giêsu ‘muốn được giữ lại’ hơn ai hết và hơn bao giờ hết! Ngài muốn được mỗi người ‘ôm chặt’ với sự hiểu biết rằng, Ngài đã thực sự lên cùng Cha! Ngài muốn chúng ta ‘ôm chặt’ Ngài trong Thánh Thể, trong Lời, trong tha nhân. Ngài muốn chúng ta bám lấy Ngài với từng thớ thịt, từng hơi thở; Ngài muốn ở cùng, trở nên mỗi người để biến đổi từng người theo cách riêng của Ngài. Maria đang tận hưởng hạnh phúc này; và hạnh phúc này cũng được trao cho bạn và tôi ngay hôm nay, không đợi đến mai ngày trên thiên đàng.
Anh Chị em,
“Chúa Kitô luôn ‘muốn nhiều hơn’ cho bạn!”. Ngài muốn chúng ta gói lấy “những vàng thỏi”, chứ không chỉ nhặt “mấy đồng cắc”. Ngài muốn chúng ta yêu Ngài tha thiết hơn từng ngày, từng giờ; từ đó, sống cho Ngài từng phút, từng giây. Ngài không chỉ ‘muốn nhiều hơn’ trái tim yêu thương của chúng ta; nhưng thật bất ngờ, cả những tội lỗi cùng những gì ‘hơi hướng thế tục’ nơi mỗi người. Đó là tất cả những gì Ngài đang chờ và đang muốn nhất. Hãy dâng Ngài thời giờ, sức khoẻ, niềm vui và cả thập giá. Phải, cả thập giá! Thú vị thay, thập giá đó còn là sự ươn hèn, các tính hư nết xấu và tội lỗi!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, dạy con khôn ngoan ôm lấy ‘vàng thỏi’, đừng nhặt ‘tiền cắc!’, để con yêu Chúa hơn từng ngày, sống thánh hơn từng giờ cho Đấng yêu con từng giây!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tha thứ : Một tặng phẩm tuyệt vời
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
22:10 21/04/2025
SUY NIỆM CHÚA NHẬT LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
(Ga 20, 19-31)
Tha thứ : Một tặng phẩm tuyệt vời
Tin Mừng theo Thánh Gioan (20, 19-31 ) thuật lại sự kiện Đức Giêsu phục sinh hiện ra gặp gỡ các tông đồ thật là cảm động. Việc đầu tiên Chúa làm là cho các ông thấy những vết thương ở hai tay, hai chân và cạnh sườn. Người nói với các ông: "Bình an cho các con!" Sau khi trao ban bình an cho các môn đệ, Chúa đã biến các ông từ những người đang lo sợ và kinh ngạc, trở nên những tác viên của lòng Chúa thương xót, khi đưa đôi tay và cạnh sườn còn in những dấu tích của cuộc thương khó cho các ông xem. Tiếp đến Người thổi hơi và phán bảo các ông: "Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại" ( Ga 20, 21- 23).
Phản ứng của các môn đệ không phải là sợ hãi, thương cảm hay xấu hổ vì đã bỏ rơi hay chối Thầy, nhưng là sự vui mừng và bình an. "Các môn đệ lòng đầy mừng rỡ khi nhìn thấy Chúa" (Ga 20,20). Mừng vì thấy dấu ấn của tình yêu Chúa trong những dấu vết đinh.
Những vết thương trên bàn chân của Chúa Giêsu, cùng với những vết thương trên tay và cạnh sườn Người, tạo thành "Năm Dấu Thánh" chính yếu, mà Chúa Giêsu đã cho các môn đệ xem sau khi sống lại đều do đinh đóng xuyên lòng bàn tay vào thập giá. Năm vết thương bao gồm 1) lỗ đinh ở tay phải, 2) lỗ đinh ở tay trái, 3) lỗ đinh ở chân phải, 4) lỗ đinh ở chân trái, 5) vết thương ở thân mình do bị đâm bởi ngọn giáo.
Vết thương nơi bàn chân Chúa
Chúa Giêsu Cứu Thế đã in dấu chân trên những nẻo đường truyền giáo. Đôi chân ấy mỏi mòn vì đi dạy dỗ chúng sinh. Nay cả hai bàn chân được đóng đinh dính vào nhau, buộc Chúa phải chống đỡ mình trên chiếc đinh xuyên qua hai bàn chân và Thánh Giá. Vì đau đớn hai chân ấy không thể chống đỡ được, Chúa phải luân phiên uốn cong lưng và dùng hai chân để tiếp tục thở.
Bàn tay từ ái
Khin nhìn ngắm đôi bàn tay Chúa Kitô bị đonhs đinh, làm chúng ta nhớ lại mọi điều lành tay Chúa đã làm trước khi bị đóng vào thập giá một cách bất công. Tay của Đức Kitô, trước hết đó là bàn tay chúc lành và ưu tiên cho trẻ em (x.Mt 19,13); chữa lành các bệnh nhân (x. Lc 4,40)
Bàn tay đã mang lại ánh sáng cho người mù (x.Mc 8,25); Làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi dân chúng (x.Mc 8,6). Cũng bàn tay đó đem lại sự sống cho tràng trai khi “đến gần sờ vào cáng” và làm cho anh sống lại. “Giao anh ta lại cho mẹ” để mẹ con được đoàn (x. Lc 7,15).
Đôi bàn tay đã làm bao điều kỳ diệu, đã đem lại biết bao điều lành, bây giờ lại bị đục thủng. Hai lỗ nơi hai bàn tay mà Chúa Giêsu Phục Sinh bảo Tôma sỏ ngón tay vào đã tuôn trào nguồn suối tình yêu.
Máu cùng nước từ cạnh sườn chảy ra
Cạnh sườn ấy có trái tim rung động cảm thương người mù kêu xin, sờ vào mắt họ để họ được sáng (x.Lc18,35-43; Mt 20,29-34). Cạnh sườn ấy có trái tim thấu cảm trước nỗi đau của người khác (Dt 4,15). Khi chữa lành một phụ nữ bị rong huyết 12 năm, thật là khổ sở. Trái tim ấy buồn rầu ứa lệ thương khóc Lagiarô (x.Ga 11,33,35). Trái tim ấy chủ động giúp người khác khi chứng kiến cảnh người góa phụ đi chôn cất con. Không ai phải xin Chúa giúp, lòng trắc ẩn đã thúc đẩy Chúa hành động. Cạnh sườn ấy có trái tim : “Khi thấy đoàn dân, Người động lòng thương cảm vì họ bị hà hiếp và bỏ rơi như chiên không có người chăn” (Mt 9,35, 36). Nay cạnh sườn ấy bị đâm thâu, máu cùng nước chảy ra tuôn trào hồng ân thương xót và tha thứ.
Tha thứ : tặng phẩm tuyệt vời từ lòng thương xót Chúa
Chúa Giêsu trao phó cho các ông hồng ân "tha thứ các tội lỗi" diễn tả lòng xót thương vô bờ của Thiên Chúa đối với nhân loại, hồng ân này phát sinh từ những vết thương của đôi tay, đôi chân và nhất là của cạnh sườn Chúa bị đâm thâu qua. Đó là những vết thương hằn in trên cơ thể của Người lúc còn sống, ngay cả sau khi Phục Sinh. Những vết thương vinh quang, mà Tôma đã tận mắt chứng kiến tám ngày sau, thật không thể nào hiểu nổi và tin được lòng thương xót của Thiên Chúa. Từ đó, một làn sóng tình thương nhân từ đổ xuống trên toàn thế giới.
Chúa Kitô Phục Sinh đã ban tặng cho nhân loại hồng ân tha thứ, những con người lầm lạc đang bị thống trị bởi quyền lực sự dữ, của ích kỷ và sợ hãi, tình yêu của Thiên Chúa tha thứ tất cả, hòa giải tất cả và tái tạo tâm hồn, mang lại cho chúng nhân niềm hy vọng. Đó là tình yêu có sức biến đổi con tim và ban tặng bình an. Thế giới hôm nay cần thiết biết bao sự tha thứ của Thiên Chúa!
Những chiếc đinh đâm thủng thân xác Chúa đã trở thành những chìa khóa chìa khóa để định lượng lòng thương xót vô bờ của Chúa và mở ra kho báu các bí ẩn của Người và cho thấy ý định của Chúa. Những vết thương của Người là biểu hiện rõ ràng rằng Thiên Chúa ở trong Đức Giêsu Kitô, và đã hòa giải tội nhân với Chúa.
Lạy Chúa Giêsu rất dịu hiền, nhờ những vết thương thánh trên thân thể Chúa, xin tha thứ tội lỗi chúng con. Amen.
(Ga 20, 19-31)
Tha thứ : Một tặng phẩm tuyệt vời
Tin Mừng theo Thánh Gioan (20, 19-31 ) thuật lại sự kiện Đức Giêsu phục sinh hiện ra gặp gỡ các tông đồ thật là cảm động. Việc đầu tiên Chúa làm là cho các ông thấy những vết thương ở hai tay, hai chân và cạnh sườn. Người nói với các ông: "Bình an cho các con!" Sau khi trao ban bình an cho các môn đệ, Chúa đã biến các ông từ những người đang lo sợ và kinh ngạc, trở nên những tác viên của lòng Chúa thương xót, khi đưa đôi tay và cạnh sườn còn in những dấu tích của cuộc thương khó cho các ông xem. Tiếp đến Người thổi hơi và phán bảo các ông: "Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại" ( Ga 20, 21- 23).
Phản ứng của các môn đệ không phải là sợ hãi, thương cảm hay xấu hổ vì đã bỏ rơi hay chối Thầy, nhưng là sự vui mừng và bình an. "Các môn đệ lòng đầy mừng rỡ khi nhìn thấy Chúa" (Ga 20,20). Mừng vì thấy dấu ấn của tình yêu Chúa trong những dấu vết đinh.
Những vết thương trên bàn chân của Chúa Giêsu, cùng với những vết thương trên tay và cạnh sườn Người, tạo thành "Năm Dấu Thánh" chính yếu, mà Chúa Giêsu đã cho các môn đệ xem sau khi sống lại đều do đinh đóng xuyên lòng bàn tay vào thập giá. Năm vết thương bao gồm 1) lỗ đinh ở tay phải, 2) lỗ đinh ở tay trái, 3) lỗ đinh ở chân phải, 4) lỗ đinh ở chân trái, 5) vết thương ở thân mình do bị đâm bởi ngọn giáo.
Vết thương nơi bàn chân Chúa
Chúa Giêsu Cứu Thế đã in dấu chân trên những nẻo đường truyền giáo. Đôi chân ấy mỏi mòn vì đi dạy dỗ chúng sinh. Nay cả hai bàn chân được đóng đinh dính vào nhau, buộc Chúa phải chống đỡ mình trên chiếc đinh xuyên qua hai bàn chân và Thánh Giá. Vì đau đớn hai chân ấy không thể chống đỡ được, Chúa phải luân phiên uốn cong lưng và dùng hai chân để tiếp tục thở.
Bàn tay từ ái
Khin nhìn ngắm đôi bàn tay Chúa Kitô bị đonhs đinh, làm chúng ta nhớ lại mọi điều lành tay Chúa đã làm trước khi bị đóng vào thập giá một cách bất công. Tay của Đức Kitô, trước hết đó là bàn tay chúc lành và ưu tiên cho trẻ em (x.Mt 19,13); chữa lành các bệnh nhân (x. Lc 4,40)
Bàn tay đã mang lại ánh sáng cho người mù (x.Mc 8,25); Làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi dân chúng (x.Mc 8,6). Cũng bàn tay đó đem lại sự sống cho tràng trai khi “đến gần sờ vào cáng” và làm cho anh sống lại. “Giao anh ta lại cho mẹ” để mẹ con được đoàn (x. Lc 7,15).
Đôi bàn tay đã làm bao điều kỳ diệu, đã đem lại biết bao điều lành, bây giờ lại bị đục thủng. Hai lỗ nơi hai bàn tay mà Chúa Giêsu Phục Sinh bảo Tôma sỏ ngón tay vào đã tuôn trào nguồn suối tình yêu.
Máu cùng nước từ cạnh sườn chảy ra
Cạnh sườn ấy có trái tim rung động cảm thương người mù kêu xin, sờ vào mắt họ để họ được sáng (x.Lc18,35-43; Mt 20,29-34). Cạnh sườn ấy có trái tim thấu cảm trước nỗi đau của người khác (Dt 4,15). Khi chữa lành một phụ nữ bị rong huyết 12 năm, thật là khổ sở. Trái tim ấy buồn rầu ứa lệ thương khóc Lagiarô (x.Ga 11,33,35). Trái tim ấy chủ động giúp người khác khi chứng kiến cảnh người góa phụ đi chôn cất con. Không ai phải xin Chúa giúp, lòng trắc ẩn đã thúc đẩy Chúa hành động. Cạnh sườn ấy có trái tim : “Khi thấy đoàn dân, Người động lòng thương cảm vì họ bị hà hiếp và bỏ rơi như chiên không có người chăn” (Mt 9,35, 36). Nay cạnh sườn ấy bị đâm thâu, máu cùng nước chảy ra tuôn trào hồng ân thương xót và tha thứ.
Tha thứ : tặng phẩm tuyệt vời từ lòng thương xót Chúa
Chúa Giêsu trao phó cho các ông hồng ân "tha thứ các tội lỗi" diễn tả lòng xót thương vô bờ của Thiên Chúa đối với nhân loại, hồng ân này phát sinh từ những vết thương của đôi tay, đôi chân và nhất là của cạnh sườn Chúa bị đâm thâu qua. Đó là những vết thương hằn in trên cơ thể của Người lúc còn sống, ngay cả sau khi Phục Sinh. Những vết thương vinh quang, mà Tôma đã tận mắt chứng kiến tám ngày sau, thật không thể nào hiểu nổi và tin được lòng thương xót của Thiên Chúa. Từ đó, một làn sóng tình thương nhân từ đổ xuống trên toàn thế giới.
Chúa Kitô Phục Sinh đã ban tặng cho nhân loại hồng ân tha thứ, những con người lầm lạc đang bị thống trị bởi quyền lực sự dữ, của ích kỷ và sợ hãi, tình yêu của Thiên Chúa tha thứ tất cả, hòa giải tất cả và tái tạo tâm hồn, mang lại cho chúng nhân niềm hy vọng. Đó là tình yêu có sức biến đổi con tim và ban tặng bình an. Thế giới hôm nay cần thiết biết bao sự tha thứ của Thiên Chúa!
Những chiếc đinh đâm thủng thân xác Chúa đã trở thành những chìa khóa chìa khóa để định lượng lòng thương xót vô bờ của Chúa và mở ra kho báu các bí ẩn của Người và cho thấy ý định của Chúa. Những vết thương của Người là biểu hiện rõ ràng rằng Thiên Chúa ở trong Đức Giêsu Kitô, và đã hòa giải tội nhân với Chúa.
Lạy Chúa Giêsu rất dịu hiền, nhờ những vết thương thánh trên thân thể Chúa, xin tha thứ tội lỗi chúng con. Amen.
Phục sinh và Thánh thể
Lm Phêrô Phan Văn Lợi
22:13 21/04/2025
CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH NĂM C : GA 20,19-31
19Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em !” 20Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. 21Người lại nói với các ông : “Bình an cho anh em ! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.” 22Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo : “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. 23Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.”
24Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô, không ở với các ông khi Đức Giê-su đến. 25Các môn đệ khác nói với ông : “Chúng tôi đã được thấy Chúa !” Ông Tô-ma đáp : “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.” 26Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giê-su lại có mặt trong nhà, có cả ông Tô-ma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói : “Bình an cho anh em.” 27Rồi Người bảo ông Tô-ma : “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.” 29Ông Tô-ma thưa với Người : “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con !” Đức Giê-su bảo : “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin !”
30Đức Giê-su đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ; nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa, và để nhờ tin mà được sự sống nhờ danh Người.
PHỤC SINH VÀ THÁNH THỂ
Mỗi lần chúng ta lên rước lễ đều được nghe linh mục nói “Mình Thánh Chúa Ki-tô” khi trao chiếc bánh nhỏ mà Đức Giê-su từng dạy lúc sắp bước vào cuộc Vượt qua của Người : “Tất cả hãy nhận lấy mà ăn vì này là Mình Thầy, Máu Thầy…” Có lẽ ta đã không nhận thấy đủ mối liên hệ tuyệt đối giữa phép Thánh thể và cuộc Phục sinh. Ta nghĩ gì khi thưa “Amen-Đúng thế” trước Mình Chúa Ki-tô? Nghĩ tới Đức Giê-su trong máng cỏ Giáng sinh? Đức Giê-su làng Na-da-rét từng rao giảng một Tin mừng tình huynh đệ? Nghĩ tới Đức Ki-tô chịu đóng đinh thập giá để cứu chúng ta hết thảy? Dĩ nhiên tất cả đều đúng. Nhưng cuối cùng, Thánh Thể chính là bí tích -dấu chỉ khả giác- của sự hiện diện đích thực : thế mà Đức Ki-tô duy nhất hiện hữu trên thực tế chính là Đức Ki-tô đã phục sinh, hôm nay đang sống, hôm nay có mặt, ở đây, dưới những vẻ bề ngoài khả giác của bánh và rượu trong Thánh lễ; chính là Đức Ki-tô Chủ tể vũ trụ, đang ôm lấy mọi sự trên trời dưới đất vào mình để làm nên một Thân thể vĩ đại, Thân thể mầu nhiệm mà Người là Đầu. Và chính trong tư cách ấy mà khi đưa bánh và rượu vào Thân thể vĩ đại này trong bữa Tiệc ly để làm của ăn cho nó (như về sau sẽ nhờ bàn tay các linh mục lúc truyền phép trong Thánh lễ), Người đã có thể gọi đó là Mình và Máu Người (y như khi thức ăn nước uống đã vào dạ dày tôi thì chỉ còn có thể gọi là máu và thịt tôi). Thành ra hãy cố gắng thoát khỏi một quan niệm chật hẹp về phép Thánh thể và cuộc Phục sinh.
1- Dự tính của Thiên Chúa : phục sinh, “sự sống bất tử”
Nhìn quanh, ta càng ngày càng thấy nhiều người bị thuyết luân hồi cám dỗ. Tư tưởng về sự hư vô của cái chết xem ra phi lý đến độ thiên hạ muốn chấp nhận học thuyết Đông phương này về một loại sự sống mới, tái sinh… trong một thể xác khác với thể xác mình. Đây là một giải đáp dở cho một vấn nạn thực. Vì đúng là con người thuộc mọi nền văn minh và mọi tôn giáo đều không đi đến chỗ cam chịu biến mất hẳn. Ngay cả kẻ vô tín ngưỡng của xã hội hôm nay, khi được hỏi : “Bạn đi về đâu?” vẫn thường trả lời : “Tôi không biết !” Người ta có thể thật sự sống mà chẳng rõ mình đi về đâu à?
Tất cả mạc khải Kinh thánh, trái lại, đều dẫn đến trang sáng ngời ta đang đọc, nói về cuộc Phục sinh. Mười hai Tông đồ của Đức Giê-su đều đã sống bi kịch cái chết của Người… ba ngày trước đó. Và họ đã chẳng cả tin đến độ vài kẻ đôi khi thường nói, cho rằng họ như con nít, quá ngây thơ khờ khạo. Tô-ma, tay cứng lòng, là sự bảo đảm cho chúng ta : “Nếu tôi không thấy [Người, Đức Giê-su phục sinh ấy]… nếu tôi không chạm đến [Người], không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người [đã bị lưỡi đòng đâm thâu] tôi chẳng có tin.”
Đôi khi thiên hạ kết án Thiên Chúa đã làm nên một thế giới trong đó sự chết hiện hữu. Thế nhưng đức tin trình bày cho chúng ta một câu trả lời hoàn toàn chặt chẽ và đầy đủ khi mạc khải cho ta rằng Thiên Chúa đã chẳng bao giờ tạo dựng thế giới phải chết này, nếu ngay từ giây phút đầu tiên, Người đã chẳng có ý định cho nó sống lại. Chương trình của Thiên Chúa liên tục cách hoàn hảo. Cuộc Sáng tạo được làm ra cho cuộc Nhập thể. Và cuộc Nhập thể được làm ra cho cuộc Phục sinh. Nếu dừng chương trình của Thiên Chúa ở nửa đường, ta làm cho nó nên khó hiểu. Thánh Phao-lô từng viết : “Như nơi A-đam mọi người đều phải chết, thì trong Đức Ki-tô, mọi người cũng sẽ được sống lại. Vì Người phải nắm vương quyền bằng cách đặt mọi thù địch dưới chân Người, và thù địch cuối cùng bị tiêu diệt là sự chết” (1Cr 15,22.25-26)
2- Bản chất của Phục sinh : chiến thắng sự chết
Hãy nhận rõ rằng sự phục sinh, theo một nghĩa nào đó, không loại trừ sự tử vong… nhưng “vượt qua nó”. Đức Giê-su thực đã đi qua cái chết. Và Người đã hiện ra cho bạn hữu mình mà chẳng ngụy trang cái chết này : Người từng có thể bày tỏ cho họ một thân thể “sạch sẽ hơn”, không vết sẹo... nhưng trên thực tế đã để họ thấy hai bàn tay bị đinh “đâm thủng”, một lồng ngực há hốc trên một trái tim mở rộng ! Không, Đức Giê-su đã chẳng gian lận với cái chết của mình. Người đã trung thực mang lấy gánh nặng của thân phận con người chúng ta… thân phận khả tử, phi lý, bi đát !
Và đối với các Tông đồ cũng vậy, cuộc phục sinh đã “nắm bắt” họ ngay giữa lòng một hoàn cảnh bi thảm. Chiều ngày ấy, họ “đã đóng kín các cửa vì sợ…” Hoàn cảnh của riêng họ cũng “chết người” theo một nghĩa nào đó : vị Thầy mà họ từng hiến trao toàn bộ cuộc sống, lẽ sống của mình, đã biến mất 3 ngày trước. Họ còn đang bị “sốc” nặng. Và họ sợ rằng giới chức Giê-ru-sa-lem sẽ bắt họ chịu chung số phận như Thầy mình, Chính giữa lòng hoàn cảnh “không lối thoát” ấy, Đức Giê-su đã hiện ra cùng họ và nói với họ : “Bình an cho anh em !”
3- Ý nghĩa của Thánh Thể : mầm sống muôn đời
Chúng ta cũng hãy tự hỏi, khi thưa “Amen” trước Mình Thánh Chúa Ki-tô phục sinh, là Đức Giê-su muốn giải cứu chúng ta khỏi hoàn cảnh bí bách, chết người nào? Chúng ta cũng chẳng từng “đóng kín” một cái gì đó khi nói : “Chấm dứt”, chả còn gì phải làm nữa? Một hoàn cảnh hôn nhân xem ra bế tắc… một khó khăn lớn lao với con cái… một ưu tư nghề nghiệp đầy ám ảnh, vô vọng… một cơn khủng hoảng trong ơn gọi linh mục hay tu sĩ… Mỗi người chúng ta từng sống nhiều hoàn cảnh “chết người” như thế.
Niềm vui của mỗi Chúa nhật, niềm vui Phục sinh, alleluia của mỗi một thánh lễ… thành ra không phải là niềm vui dễ dãi đến với chúng ta khi sức khỏe hoạt động tốt, khi công chuyện chẳng đáng lo, khi hạnh phúc vẫn còn dài, khi thành công mục vụ đang phơi phới… Không ! Đó là niềm vui đến làm bật tung các “then cài của nỗi sợ”, đó là niềm vui nâng dậy khỏi những hoàn cảnh chết người ta đang lâm phải. Niềm vui ấy triệt để đến độ chẳng cái gì có thể giật mất nó, vì gốc rễ của nó không ở trong con người, mà ở trong Thiên Chúa, chẳng gì hơn !
Bấy giờ ta sẽ kêu lên như Tô-ma : “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con !” Nếu Thiên Chúa không hiện hữu, rõ ràng là cái chết luôn toàn thắng ! Nhưng chúng tôi “trông đợi kẻ chết sống lại.” Ước gì kinh Tin kính của chúng ta là một bài ca Phục sinh thực sự ! Đừng tìm giữa kẻ chết Đấng hằng sống. Chính Đấng hằng sống được chúng ta ăn lấy, để Người cho chúng ta sống lại, y như câu chuyện thật dưới đây :
Trong Giáo hội, có một vị thánh được gọi là “Bổn mạng những người rước lễ lần đầu." Đó là nữ chân phước tí hon Imelda Lambertini (1322-1333), quê thành Bologna, miền Bắc nước Ý. Ngay từ thơ ấu, Imelda đã tỏ lộ những đức tính gương mẫu, gây ngạc nhiên cho mọi người. Lên 10 tuổi, cô bé xin cha mẹ cho phép vào dòng nữ Đaminh thánh Maria Madalena ở Valdipietra. Sống thánh thiện lạ thường, cô sốt sắng, đơn sơ, tuân phục và đứng đắn, trong khi chờ đợi đến tuổi được tuyên khấn trong dòng. Chỉ có một nỗi buồn lớn lao trong lòng cô bé là : vì nhỏ tuổi nên Imelda không được hồng ân lãnh nhận Mình Thánh Chúa, lúc đó chỉ dành riêng cho người lớn tuổi. Cô thành khẩn lập đi lập lại lời van xin : "Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể. Con ước ao được rước Chúa biết chừng nào." Lời cầu xin tha thiết được chấp thuận. Ngày 12-05-1333, vọng lễ Thăng Thiên, cô đệ tử Imelda tham dự thánh lễ cùng với cộng đoàn. Lúc hiệp lễ, các nữ tu tiến về bàn thánh, chỉ Imelda còn lại một mình ở bàn quỳ, tuôn trào dòng lệ, mắt dán vào Thánh Thể mà vị linh mục đang phân phát cho các chị lớn. Thình lình phép lạ xảy ra. Mình Chúa thoát ra khỏi các ngón tay của cha chủ tế và đến dừng lại trên đầu Imelda. Ai nấy sửng sốt. Vị linh mục nhanh chóng tiến đến đưa đĩa thánh ra và Thánh Thể nhẹ nhàng hạ xuống. Hiểu được ý muốn của Chúa, cha cho cô bé rước lễ lần đầu. Đôi tay Imelda chắp lại, môi điểm nụ cười thiên thần và gương mặt ngời sáng. Một nữ tu kinh ngạc hỏi nhỏ : "Phải chăng cô bé đã được mang lên trời cao?" Câu thắc mắc thành sự thật. Imelda từ từ quỵ xuống và trút hơi thở cuối cùng. Cô chết vì được tình yêu mang đi. Thánh Thể đã đem cô vào cõi Phục sinh muôn đời.
19Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em !” 20Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. 21Người lại nói với các ông : “Bình an cho anh em ! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.” 22Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo : “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. 23Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.”
24Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô, không ở với các ông khi Đức Giê-su đến. 25Các môn đệ khác nói với ông : “Chúng tôi đã được thấy Chúa !” Ông Tô-ma đáp : “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.” 26Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giê-su lại có mặt trong nhà, có cả ông Tô-ma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói : “Bình an cho anh em.” 27Rồi Người bảo ông Tô-ma : “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.” 29Ông Tô-ma thưa với Người : “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con !” Đức Giê-su bảo : “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin !”
30Đức Giê-su đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ; nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa, và để nhờ tin mà được sự sống nhờ danh Người.
PHỤC SINH VÀ THÁNH THỂ
Mỗi lần chúng ta lên rước lễ đều được nghe linh mục nói “Mình Thánh Chúa Ki-tô” khi trao chiếc bánh nhỏ mà Đức Giê-su từng dạy lúc sắp bước vào cuộc Vượt qua của Người : “Tất cả hãy nhận lấy mà ăn vì này là Mình Thầy, Máu Thầy…” Có lẽ ta đã không nhận thấy đủ mối liên hệ tuyệt đối giữa phép Thánh thể và cuộc Phục sinh. Ta nghĩ gì khi thưa “Amen-Đúng thế” trước Mình Chúa Ki-tô? Nghĩ tới Đức Giê-su trong máng cỏ Giáng sinh? Đức Giê-su làng Na-da-rét từng rao giảng một Tin mừng tình huynh đệ? Nghĩ tới Đức Ki-tô chịu đóng đinh thập giá để cứu chúng ta hết thảy? Dĩ nhiên tất cả đều đúng. Nhưng cuối cùng, Thánh Thể chính là bí tích -dấu chỉ khả giác- của sự hiện diện đích thực : thế mà Đức Ki-tô duy nhất hiện hữu trên thực tế chính là Đức Ki-tô đã phục sinh, hôm nay đang sống, hôm nay có mặt, ở đây, dưới những vẻ bề ngoài khả giác của bánh và rượu trong Thánh lễ; chính là Đức Ki-tô Chủ tể vũ trụ, đang ôm lấy mọi sự trên trời dưới đất vào mình để làm nên một Thân thể vĩ đại, Thân thể mầu nhiệm mà Người là Đầu. Và chính trong tư cách ấy mà khi đưa bánh và rượu vào Thân thể vĩ đại này trong bữa Tiệc ly để làm của ăn cho nó (như về sau sẽ nhờ bàn tay các linh mục lúc truyền phép trong Thánh lễ), Người đã có thể gọi đó là Mình và Máu Người (y như khi thức ăn nước uống đã vào dạ dày tôi thì chỉ còn có thể gọi là máu và thịt tôi). Thành ra hãy cố gắng thoát khỏi một quan niệm chật hẹp về phép Thánh thể và cuộc Phục sinh.
1- Dự tính của Thiên Chúa : phục sinh, “sự sống bất tử”
Nhìn quanh, ta càng ngày càng thấy nhiều người bị thuyết luân hồi cám dỗ. Tư tưởng về sự hư vô của cái chết xem ra phi lý đến độ thiên hạ muốn chấp nhận học thuyết Đông phương này về một loại sự sống mới, tái sinh… trong một thể xác khác với thể xác mình. Đây là một giải đáp dở cho một vấn nạn thực. Vì đúng là con người thuộc mọi nền văn minh và mọi tôn giáo đều không đi đến chỗ cam chịu biến mất hẳn. Ngay cả kẻ vô tín ngưỡng của xã hội hôm nay, khi được hỏi : “Bạn đi về đâu?” vẫn thường trả lời : “Tôi không biết !” Người ta có thể thật sự sống mà chẳng rõ mình đi về đâu à?
Tất cả mạc khải Kinh thánh, trái lại, đều dẫn đến trang sáng ngời ta đang đọc, nói về cuộc Phục sinh. Mười hai Tông đồ của Đức Giê-su đều đã sống bi kịch cái chết của Người… ba ngày trước đó. Và họ đã chẳng cả tin đến độ vài kẻ đôi khi thường nói, cho rằng họ như con nít, quá ngây thơ khờ khạo. Tô-ma, tay cứng lòng, là sự bảo đảm cho chúng ta : “Nếu tôi không thấy [Người, Đức Giê-su phục sinh ấy]… nếu tôi không chạm đến [Người], không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người [đã bị lưỡi đòng đâm thâu] tôi chẳng có tin.”
Đôi khi thiên hạ kết án Thiên Chúa đã làm nên một thế giới trong đó sự chết hiện hữu. Thế nhưng đức tin trình bày cho chúng ta một câu trả lời hoàn toàn chặt chẽ và đầy đủ khi mạc khải cho ta rằng Thiên Chúa đã chẳng bao giờ tạo dựng thế giới phải chết này, nếu ngay từ giây phút đầu tiên, Người đã chẳng có ý định cho nó sống lại. Chương trình của Thiên Chúa liên tục cách hoàn hảo. Cuộc Sáng tạo được làm ra cho cuộc Nhập thể. Và cuộc Nhập thể được làm ra cho cuộc Phục sinh. Nếu dừng chương trình của Thiên Chúa ở nửa đường, ta làm cho nó nên khó hiểu. Thánh Phao-lô từng viết : “Như nơi A-đam mọi người đều phải chết, thì trong Đức Ki-tô, mọi người cũng sẽ được sống lại. Vì Người phải nắm vương quyền bằng cách đặt mọi thù địch dưới chân Người, và thù địch cuối cùng bị tiêu diệt là sự chết” (1Cr 15,22.25-26)
2- Bản chất của Phục sinh : chiến thắng sự chết
Hãy nhận rõ rằng sự phục sinh, theo một nghĩa nào đó, không loại trừ sự tử vong… nhưng “vượt qua nó”. Đức Giê-su thực đã đi qua cái chết. Và Người đã hiện ra cho bạn hữu mình mà chẳng ngụy trang cái chết này : Người từng có thể bày tỏ cho họ một thân thể “sạch sẽ hơn”, không vết sẹo... nhưng trên thực tế đã để họ thấy hai bàn tay bị đinh “đâm thủng”, một lồng ngực há hốc trên một trái tim mở rộng ! Không, Đức Giê-su đã chẳng gian lận với cái chết của mình. Người đã trung thực mang lấy gánh nặng của thân phận con người chúng ta… thân phận khả tử, phi lý, bi đát !
Và đối với các Tông đồ cũng vậy, cuộc phục sinh đã “nắm bắt” họ ngay giữa lòng một hoàn cảnh bi thảm. Chiều ngày ấy, họ “đã đóng kín các cửa vì sợ…” Hoàn cảnh của riêng họ cũng “chết người” theo một nghĩa nào đó : vị Thầy mà họ từng hiến trao toàn bộ cuộc sống, lẽ sống của mình, đã biến mất 3 ngày trước. Họ còn đang bị “sốc” nặng. Và họ sợ rằng giới chức Giê-ru-sa-lem sẽ bắt họ chịu chung số phận như Thầy mình, Chính giữa lòng hoàn cảnh “không lối thoát” ấy, Đức Giê-su đã hiện ra cùng họ và nói với họ : “Bình an cho anh em !”
3- Ý nghĩa của Thánh Thể : mầm sống muôn đời
Chúng ta cũng hãy tự hỏi, khi thưa “Amen” trước Mình Thánh Chúa Ki-tô phục sinh, là Đức Giê-su muốn giải cứu chúng ta khỏi hoàn cảnh bí bách, chết người nào? Chúng ta cũng chẳng từng “đóng kín” một cái gì đó khi nói : “Chấm dứt”, chả còn gì phải làm nữa? Một hoàn cảnh hôn nhân xem ra bế tắc… một khó khăn lớn lao với con cái… một ưu tư nghề nghiệp đầy ám ảnh, vô vọng… một cơn khủng hoảng trong ơn gọi linh mục hay tu sĩ… Mỗi người chúng ta từng sống nhiều hoàn cảnh “chết người” như thế.
Niềm vui của mỗi Chúa nhật, niềm vui Phục sinh, alleluia của mỗi một thánh lễ… thành ra không phải là niềm vui dễ dãi đến với chúng ta khi sức khỏe hoạt động tốt, khi công chuyện chẳng đáng lo, khi hạnh phúc vẫn còn dài, khi thành công mục vụ đang phơi phới… Không ! Đó là niềm vui đến làm bật tung các “then cài của nỗi sợ”, đó là niềm vui nâng dậy khỏi những hoàn cảnh chết người ta đang lâm phải. Niềm vui ấy triệt để đến độ chẳng cái gì có thể giật mất nó, vì gốc rễ của nó không ở trong con người, mà ở trong Thiên Chúa, chẳng gì hơn !
Bấy giờ ta sẽ kêu lên như Tô-ma : “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con !” Nếu Thiên Chúa không hiện hữu, rõ ràng là cái chết luôn toàn thắng ! Nhưng chúng tôi “trông đợi kẻ chết sống lại.” Ước gì kinh Tin kính của chúng ta là một bài ca Phục sinh thực sự ! Đừng tìm giữa kẻ chết Đấng hằng sống. Chính Đấng hằng sống được chúng ta ăn lấy, để Người cho chúng ta sống lại, y như câu chuyện thật dưới đây :
Trong Giáo hội, có một vị thánh được gọi là “Bổn mạng những người rước lễ lần đầu." Đó là nữ chân phước tí hon Imelda Lambertini (1322-1333), quê thành Bologna, miền Bắc nước Ý. Ngay từ thơ ấu, Imelda đã tỏ lộ những đức tính gương mẫu, gây ngạc nhiên cho mọi người. Lên 10 tuổi, cô bé xin cha mẹ cho phép vào dòng nữ Đaminh thánh Maria Madalena ở Valdipietra. Sống thánh thiện lạ thường, cô sốt sắng, đơn sơ, tuân phục và đứng đắn, trong khi chờ đợi đến tuổi được tuyên khấn trong dòng. Chỉ có một nỗi buồn lớn lao trong lòng cô bé là : vì nhỏ tuổi nên Imelda không được hồng ân lãnh nhận Mình Thánh Chúa, lúc đó chỉ dành riêng cho người lớn tuổi. Cô thành khẩn lập đi lập lại lời van xin : "Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể. Con ước ao được rước Chúa biết chừng nào." Lời cầu xin tha thiết được chấp thuận. Ngày 12-05-1333, vọng lễ Thăng Thiên, cô đệ tử Imelda tham dự thánh lễ cùng với cộng đoàn. Lúc hiệp lễ, các nữ tu tiến về bàn thánh, chỉ Imelda còn lại một mình ở bàn quỳ, tuôn trào dòng lệ, mắt dán vào Thánh Thể mà vị linh mục đang phân phát cho các chị lớn. Thình lình phép lạ xảy ra. Mình Chúa thoát ra khỏi các ngón tay của cha chủ tế và đến dừng lại trên đầu Imelda. Ai nấy sửng sốt. Vị linh mục nhanh chóng tiến đến đưa đĩa thánh ra và Thánh Thể nhẹ nhàng hạ xuống. Hiểu được ý muốn của Chúa, cha cho cô bé rước lễ lần đầu. Đôi tay Imelda chắp lại, môi điểm nụ cười thiên thần và gương mặt ngời sáng. Một nữ tu kinh ngạc hỏi nhỏ : "Phải chăng cô bé đã được mang lên trời cao?" Câu thắc mắc thành sự thật. Imelda từ từ quỵ xuống và trút hơi thở cuối cùng. Cô chết vì được tình yêu mang đi. Thánh Thể đã đem cô vào cõi Phục sinh muôn đời.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô đã được Chúa gọi về ở tuổi 88, vào Thứ Hai Phục Sinh
Đặng Tự Do
02:43 21/04/2025
VietCatholic trân trọng thông báo với quý Đức Hồng Y, quý Đức Giám Mục, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể anh chị em.
Đức Thánh Cha Phanxicô, nhà lãnh đạo tinh thần của hơn một tỷ người Công Giáo trên toàn thế giới, đã qua đời vào sáng nay lúc 7:35 sáng, ngày 21 tháng 4 năm 2025, sau một thời gian dưỡng bệnh sau một đợt nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng. Cái chết của ngài, được Đức Hồng Y Kevin Farrell, là nhiếp chính thông báo trực tiếp từ nhà nguyện Casa Santa Marta vào khoảng 9:53 sáng, đánh dấu sự kết thúc của một triều đại Đức Giáo Hoàng có ảnh hưởng sâu sắc kéo dài 12 năm.
“Anh chị em thân mến, với nỗi buồn sâu sắc, tôi phải thông báo về sự ra đi của Đức Thánh Cha Phanxicô,” Đức Hồng Y Farrell, người chịu trách nhiệm về các vấn đề của Vatican trong thời gian tạm quyền của Đức Giáo Hoàng, cho biết. “Vào lúc 7:35 sáng nay, Đức Giám Mục Roma, Phanxicô, đã trở về nhà của Chúa Cha.”
Việc chuẩn bị tang lễ và ngày diễn ra mật nghị bầu người kế nhiệm Đức Phanxicô dự kiến sẽ được công bố trong những ngày tới.
Đức Phanxicô, tên khai sinh là Jorge Mario Bergoglio sinh tại Buenos Aires, Á Căn Đình, vừa kỷ niệm 12 năm ngày được bầu làm Đức Giáo Hoàng vào ngày 13 tháng 3. Triều đại Đức Giáo Hoàng của ngài được đánh dấu bằng sự tập trung không ngừng vào lòng thương xót, chăm sóc những người thiệt thòi và kêu gọi toàn cầu về công lý xã hội và môi trường.
“Toàn bộ cuộc đời của ngài được dành để phục vụ Chúa và Giáo hội của Người,” Đức Hồng Y Farrell nói tiếp. “Ngài dạy chúng ta sống các giá trị của Phúc âm với lòng trung thành, lòng can đảm và tình yêu thương phổ quát—đặc biệt là đối với những người nghèo nhất và bị loại trừ nhất.”
Có mặt tại nhà nguyện trong thông báo ngắn gọn nhưng đầy cảm xúc này là Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và Đức Tổng Giám Mục Edgar Peña Parra, Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Nhà nguyện, tọa lạc tại nơi ở của Đức Giáo Hoàng, từ lâu đã là nơi cầu nguyện và chứng kiến thầm lặng của ngài.
Sinh năm 1936, Đức Thánh Cha Phanxicô trở thành Đức Giáo Hoàng đầu tiên đến từ Mỹ Châu Latinh và là Đức Giáo Hoàng đầu tiên của Dòng Tên. Sự giản dị và cởi mở của ngài đã khiến ngài được ngưỡng mộ vượt xa các cộng đồng Công Giáo. Quyết định không sống trong Điện Tông tòa, ngài vẫn ở trong Casa Santa Marta trong suốt triều Giáo Hoàng của mình — một biểu tượng lặng lẽ nhưng nổi bật về cam kết của ngài đối với sự khiêm nhường và dễ tiếp cận.
Ngài sẽ được nhớ đến với các thông điệp Laudato si', kêu gọi sự chăm sóc mới cho tạo vật, và Fratelli tutti, một lời kêu gọi tình huynh đệ vượt qua mọi biên giới của con người. Ngài thường nhấn mạnh rằng Giáo hội phải là "một bệnh viện dã chiến sau trận chiến", chăm sóc vết thương thay vì đưa ra lời lên án.
Mặc dù thường là chủ đề chỉ trích - từ cả hai phía bảo thủ và cấp tiến - Đức Phanxicô vẫn kiên định trong đường lối mục vụ của mình. Ngài luôn kêu gọi một Giáo hội "tiến lên", phản ánh hành trình của chính Chúa Kitô với những người bị lãng quên và dễ bị tổn thương.
Đức Hồng Y Farrell phát biểu: “Với lòng biết ơn sâu sắc vì chứng tá của ngài như một môn đệ đích thực của Chúa Giêsu, chúng tôi phó thác linh hồn Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho tình yêu thương vô hạn của Thiên Chúa Ba Ngôi”.
Vatican hiện đang chính thức trong thời kỳ sede vacante, thời kỳ trống ngôi Giáo Hoàng. Các sắp xếp tang lễ và ngày diễn ra mật nghị bầu người kế nhiệm Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến sẽ được công bố trong những ngày tới. Cho đến lúc đó, tiếng chuông sẽ vang lên và lời cầu nguyện sẽ dâng lên ở mọi ngóc ngách trên thế giới nơi tiếng nói của ngài đã từng vang đến — kêu gọi mọi người đến với lòng thương xót, gặp gỡ và niềm vui.
Các lời tỏ lòng kính trọng bắt đầu dành cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô sau khi Vatican xác nhận ngài qua đời, thọ 88 tuổi
Vũ Văn An
04:59 21/04/2025
Nhật báo The Guardian hôm nay đăng tải các lời chia buồn và tỏ lòng kính trọng đối với Đức Phanxicô vừa ới qua đời sau 88 nă làm con Chúa và 12 năm làm đại diên của Người trên trần gian:
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã qua đời vào sáng thứ Hai, Hồng Y Kevin Ferrell, nhiếp chính Vatican, thông báo.
“Vào lúc 7:35 sáng nay, Giám mục của Rome, Đức Phanxicô, đã trở về nhà của Chúa Cha. Toàn bộ cuộc đời của ngài đã cống hiến cho việc phục vụ Chúa và Giáo hội của ngài”, ĐHY Farrell cho biết trong thông báo. “Ngài đã dạy chúng ta sống các giá trị của Tin mừng với lòng trung thành, lòng can đảm và tình yêu thương phổ quát, đặc biệt là đối với những người nghèo nhất và bị thiệt thòi nhất.
“Với lòng biết ơn vô hạn vì tấm gương của ngài như một môn đệ chân chính của Chúa Giêsu, chúng tôi phó thác linh hồn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho tình yêu vô hạn, nhân từ của Thiên Chúa, Một và Ba Ngôi.”
Đức Phanxicô, người mắc bệnh phổi mãn tính và đã cắt bỏ một phần phổi khi còn trẻ, đã được đưa vào bệnh viện Gemelli vào ngày 14 tháng 2 vì một cơn khủng hoảng hô hấp phát triển thành viêm phổi kép. Ngài đã ở đó 38 ngày, là thời gian nằm viện dài nhất trong 12 năm làm giáo hoàng của ngài.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đánh dấu Chúa Nhật Phục Sinh bằng cách ban phước cho hàng ngàn người đã tụ tập để tham dự thánh lễ tại Quảng trường Thánh Phêrô và sau đó bắt đầu chuyến tham quan bằng xe giáo hoàng bất ngờ quanh quảng trường vào Chúa Nhật.
Vị giáo hoàng 88 tuổi này đã không cử hành thánh lễ tại quảng trường, thay vào đó, ngài giao phó buổi lễ cho Hồng Y Angelo Comastri, tổng linh mục đã nghỉ hưu của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô.
Đức Phanxicô được chẩn đoán mắc bệnh viêm phế quản vào đầu tháng 2, nhưng vẫn tiếp tục tổ chức các buổi tiếp kiến hàng ngày tại phòng khách sạn Vatican của ngài và thậm chí còn chủ trì một Thánh lễ ngoài trời vào Chúa Nhật ngày 9 tháng 2.

Nhưng ngài đã đưa bài phát biểu của mình cho một phụ tá đọc to, nói rằng ngài đang gặp vấn đề về hô hấp.
Đức Phanxicô, người đã cắt bỏ một phần phổi ở tuổi 21, đã phải vật lộn với các vấn đề sức khỏe trong thời gian dài, đặc biệt là các cơn viêm phế quản cấp tính vào mùa đông và phải sử dụng xe lăn, xe tập đi hoặc gậy khi di chuyển trong căn hộ của mình.
Giáo hoàng đặc biệt dễ bị nhiễm trùng phổi do mắc bệnh viêm màng phổi - tình trạng viêm lớp màng mỏng bên ngoài của phổi - khi trưởng thành.
Sau đây là các lời tỏ lòng tôn kính Đức Phaxicô từ khắp thế giới:
Đài Loan đã gửi lời chia buồn tới Vatican, một trong số ít chính phủ công nhận Đài Loan là một quốc gia.
"Do tình hữu nghị sâu sắc giữa Đài Loan và Vatican, ngoài việc cử các quan chức có cấp bậc phù hợp làm đặc phái viên đến dự tang lễ của Đức Giáo Hoàng, các quan chức chính phủ cấp cao cũng sẽ tham dự lễ tưởng niệm do Đại sứ quán Vatican tại Đài Loan tổ chức để bày tỏ lời chia buồn sâu sắc nhất của người dân Đài Loan, những người theo đạo Công Giáo và chính phủ", Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết trong một tuyên bố.
“Lòng khiêm nhường và sự quan tâm của ngài đối với toàn thể nhân loại, đặc biệt là lời kêu gọi tích cực của ngài về hòa bình thế giới, sẽ luôn ở trong trái tim của người dân và chính phủ chúng ta. Trong khoảnh khắc đau buồn này, người dân, người Công Giáo và chính phủ cùng nhau thương tiếc.”
Tổng thống Kenya William Ruto đã bày tỏ lòng kính trọng trên X:
Chúng tôi cùng với Giáo Hội Công Giáo và cộng đồng Kitô giáo hoàn cầu thương tiếc sự ra đi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Đây là một mất mát lớn đối với các tín đồ Công Giáo và thế giới Kitô giáo. Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ được tưởng nhớ vì một cuộc đời tận tụy phục vụ Chúa, Giáo hội và nhân loại.
Ngài đã thể hiện tinh thần lãnh đạo phục vụ thông qua lòng khiêm nhường, cam kết không ngừng nghỉ đối với sự hòa nhập và công lý, và lòng trắc ẩn sâu sắc đối với người nghèo và người dễ bị tổn thương.
Niềm tin đạo đức và luân lý mạnh mẽ của ngài đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên khắp thế giới, bất kể đức tin hay xuất thân.
Cầu mong linh hồn ngài được an nghỉ trong Hòa bình vĩnh cửu.
Tài khoản Nhà Trắng X đã đăng: Xin an nghỉ bình yên, Thưa Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Bài đăng có kèm theo ảnh chụp Tổng thống Donald Trump và phó tổng thống JD Vance cùng Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Tony Blair cho biết Đức Giáo Hoàng Phanxicô được ngưỡng mộ "vì sự khiêm nhường, lòng trắc ẩn và cam kết không lay chuyển của ngài đối với đức tin Ki-tô giáo".
Cựu thủ tướng Anh, người đã trở sang Công Giáo sau khi rời nhiệm sở, cho biết:
Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một người đầy tớ tận tụy và phi thường của Giáo Hội Công Giáo, được ngưỡng mộ cả trong và ngoài Giáo hội vì sự khiêm nhường, lòng trắc ẩn và cam kết không lay chuyển của ngài đối với đức tin Ki-tô giáo và phục vụ toàn thể nhân loại - cả Ki-tô giáo và không theo Ki-tô giáo.
Cherie và tôi vô cùng đau buồn trước sự ra đi của ngài. Cầu mong ngài được yên nghỉ.
Cựu tổng giám mục Canterbury Justin Welby đã bày tỏ lòng kính trọng đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô như một người bạn, đồng thời nói thêm rằng ông sẽ "nhớ ngài rất nhiều", PA Media đưa tin.
TGM Welby cho biết:
Với cảm giác buồn sâu sắc, tôi thương tiếc sự ra đi của người bạn của mình, Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Cùng với những người anh chị em Công Giáo La Mã của chúng ta - cùng với Giáo hội hoàn cầu và nhiều người khác trên khắp thế giới - tôi tràn ngập cảm giác mất mát to lớn. Ngài là một vị Giáo hoàng không chỉ nói với Giáo Hội Công Giáo mà còn nói xa hơn thế nữa. Sự lãnh đạo của ngài được cảm nhận mạnh mẽ giữa chúng ta trong Cộng đồng Anh giáo.
Ngay từ những ngày đầu tiên của triều giáo hoàng, ngài đã là tấm gương về sự khiêm nhường. Ngài đã luôn nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc phục vụ người nghèo, luôn sát cánh cùng những người phải đối mặt với sự ngược đãi và khó khăn.
Trong thời gian làm Tổng giám mục Canterbury, tôi rất vinh dự được làm việc với ngài trong công cuộc xây dựng hòa bình, đặc biệt là ở Nam Sudan. Qua nhiều năm, ngài đã trở thành một người bạn và tôi sẽ rất nhớ ngài.
Đối với cam kết đồng hành cùng nhau của ngài với tư cách là người Công Giáo Rôma và Anh giáo, và đối với tầm nhìn và niềm đam mê của ngài trong việc làm việc vì sự hòa giải và thống nhất ngày càng lớn hơn giữa tất cả các giáo phái Kitô giáo, tôi vô cùng biết ơn.
Tôi tạ ơn Chúa vì cuộc đời của người tôi tớ trung thành của Chúa Kitô này. Cầu mong ngài được yên nghỉ và sống lại trong vinh quang.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã nói rằng với sự ra đi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, "Giáo Hội Công Giáo và thế giới mất đi một người ủng hộ những người yếu đuối, một người hòa giải và ấm áp".
"Tôi rất cảm kích trước quan điểm rõ ràng của ngài về những thách thức mà chúng ta phải đối mặt", nhà lãnh đạo sắp mãn nhiệm cho biết trên X. "Tôi xin gửi lời chia buồn đến cộng đồng tôn giáo trên toàn thế giới".
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết Đức Giáo Hoàng là một tông đồ vĩ đại của Lòng thương xót, người mà ông nhìn thấy câu trả lời cho những thách thức của thế giới hiện đại.
Trong một bài đăng trên X, Duda cho biết:
Trong thừa tác mục vụ của ngài, ngài được hướng dẫn bởi sự khiêm nhường và giản dị.
Friedrich Merz, người dự kiến sẽ tuyên thệ nhậm chức thủ tướng Đức vào tháng tới, đã bày tỏ "nỗi buồn lớn lao" của mình trước sự ra đi của Đức Giáo Hoàng.
"Đức Phanxicô sẽ được nhớ đến vì sự dấn thân không mệt mỏi của ngài cho những người yếu thế nhất trong xã hội, cho công lý và hòa giải", Merz đăng trên X. "Sự khiêm nhường và niềm tin vào lòng thương xót của Chúa đã dẫn dắt ngài".
Tổng thống Frank-Walter Steinmeier cho biết thế giới đã "mất đi một ngọn hải đăng hy vọng sáng ngời".
"Sự khiêm nhường, tính tự phát và khiếu hài hước của ngài, nhưng trên hết là đức tin sâu sắc hữu hình của ngài đã chạm đến trái tim của mọi người trên khắp thế giới - và mang lại cho họ sự ủng hộ, sức mạnh và định hướng", Steinmeier cho biết trong một tuyên bố qua email.
“Đối với rất nhiều người, Đức Phanxicô là một nhân chứng đáng tin cậy cho thông điệp Kitô giáo, những người mà việc thực hành đức tin sống động đặc biệt quan trọng. Ngay từ những ngày đầu tiên trong chức vụ Giám mục Rôma, ngài đã nói rõ rằng những người nghèo và bị thiệt thòi, những người di tản và người tị nạn có thể chắc chắn về sự quan tâm đặc biệt, sự chăm sóc đặc biệt và thậm chí là tình yêu đặc biệt của ngài. Nhiều người cảm thấy bị lãng quên đã cảm thấy được ngài, giáo hoàng, lắng nghe, nhìn thấy và hiểu được.”
Một tuyên bố từ Giáo sĩ trưởng Pinchas Goldschmidt, Chủ tịch Hội đồng Giáo sĩ Do Thái châu Âu, cho biết:
Giáo sĩ trưởng Pinchas Goldschmidt, Chủ tịch Hội đồng Giáo sĩ Do Thái châu Âu (CER), đã chuyển lời chia buồn sâu sắc của CER tới Tòa thánh về sự ra đi của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Giáo sĩ trưởng Goldschmidt tưởng nhớ sự cống hiến không ngừng nghỉ của Đức Thánh Cha Phanxicô trong việc thúc đẩy hòa bình và thiện chí trên toàn thế giới. Ông cũng nhớ lại một cách trìu mến nhiều cuộc gặp gỡ của mình với Đức Giáo Hoàng và những nỗ lực của ngài nhằm củng cố mối quan hệ Công Giáo - Do Thái, bao gồm cuộc gặp gỡ của họ tại lễ kỷ niệm 50 năm Nostra Aetate, Tuyên bố năm 1965 của Công đồng Vatican II đã làm thay đổi sâu sắc cuộc đối thoại liên tôn.
'Một con người vĩ đại, một mục tử vĩ đại': Meloni bày tỏ lòng kính trọng đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Thủ tướng Ý Giorgia Meloni cho biết tin tức về sự ra đi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là nguyên nhân gây ra nỗi buồn lớn vì sự ra đi của "một con người vĩ đại, một mục tử vĩ đại", Reuters đưa tin.
Trong một tuyên bố, Meloni cho biết:
Tôi đã có vinh dự được tận hưởng tình bạn, lời khuyên, lời dạy của ngài, những điều không bao giờ ngừng lại ngay cả trong thời điểm thử thách và đau khổ.
Chúng tôi tạm biệt Đức Thánh Cha với trái tim tràn ngập nỗi buồn.
Tổng giám mục York đã bày tỏ lòng kính trọng đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô là "người thánh thiện của Chúa", người "cũng rất nhân văn", PA News đưa tin.
Trong một tuyên bố trên X, Stephen Cottrell cho biết:
Toàn bộ cuộc đời và thừa tác vụ của Đức Phanxicô tập trung vào Chúa Giêsu, người đến giữa chúng ta không phải để được phục vụ, mà là để phục vụ.
Chúng ta thấy rằng trong việc Đức Phanxicô phục vụ người nghèo, tình yêu của ngài đối với người lân cận, đặc biệt là những người di cư, người tị nạn; người xin tị nạn, lòng trắc ẩn sâu sắc của ngài đối với sự thịnh vượng của trái đất và mong muốn lãnh đạo và xây dựng giáo hội theo những cách mới.
Ghi nhận những nỗ lực của Đức Giáo Hoàng trong việc làm việc cùng với Giáo hội Anh bất chấp "sự chia rẽ" với Giáo Hội Công Giáo, ông Cottrell đã nhớ lại chuyến đi lịch sử của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới Nam Sudan vào năm 2023 cùng với cựu Tổng giám mục Canterbury Justin Welby và Người điều hành Giáo hội Scotland Mục sư Tiến sĩ Iain Greenshields.
Ông Cottrell cho biết: "Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhận thức sâu sắc về sự chia rẽ giữa các giáo hội của chúng ta và cách chúng cản trở việc nhìn nhận Chúa Giêsu Kitô một cách trọn vẹn hơn".
Ông nói thêm:
Tôi nhớ, trong thời gian ngắn ngủi ở bên ngài, người đàn ông thánh thiện của Chúa này cũng rất nhân văn.
Ngài dí dỏm, hoạt bát, dễ gần, và tính cách ấm áp cùng sự quan tâm đến người khác tỏa sáng từ ngài.
ĐGH Phanxicô đã áp dụng một giọng điệu ít trang trọng hơn hẳn so với các giáo hoàng trước và được biết đến với khả năng kết nối với công chúng, cũng như sự khiêm nhường, đã tránh xa một số nghi lễ trang trọng hơn của chức vụ cao.
Phó Tổng thống Hoa Kỳ JD Vance đã đăng một lời tri ân trên X:
Tôi vừa mới nghe [sic] về sự ra đi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến hàng triệu Ki-tô hữu trên khắp thế giới, những người yêu mến ngài. Tôi rất vui khi được gặp ngài ngày hôm qua, mặc dù rõ ràng là ngài rất ốm. Nhưng tôi sẽ luôn nhớ đến ngài vì bài giảng dưới đây mà ngài đã có vào những ngày đầu của đại dịch COVID. Bài giảng thực sự rất tuyệt vời. Cầu xin Chúa cho linh hồn ngài được an nghỉ. https://vatican.va/content/francesco/en/homilies/2020/documents/papa-francesco_20200327_omelia-epidemia.html
'Trong thời kỳ chiến tranh và tàn bạo, ngài đã có sự đồng cảm với người khác, những người mong manh nhất': Macron bày tỏ lòng tôn kính đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết trong suốt triều giáo hoàng của ngài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô luôn đứng về phía những người dễ bị tổn thương và mong manh nhất, và ngài đã làm điều này với rất nhiều sự khiêm nhường.
“Trong thời kỳ chiến tranh và tàn bạo này, ngài có cảm thức đối với người khác, với những người mong manh nhất,” Macron nói với các phóng viên.
Ông cảm ơn Đức Giáo Hoàng vì những chuyến thăm khác nhau của ngài tới Pháp, bao gồm cả chuyến đi tới Corsica vào tháng 12.
Macron đã bày tỏ lời chia buồn “với những người Công Giáo trên toàn thế giới”, nói rằng “nỗi đau lớn” sẽ được cảm nhận ở Pháp và trên toàn thế giới.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một người có đức tin sâu sắc, hòa bình và lòng trắc ẩn, người đã thúc đẩy mối quan hệ với thế giới Do Thái, Tổng thống Israel Isaac Herzog cho biết.
Trong một tuyên bố trên X, ông mô tả Đức Giáo Hoàng Phanxicô là:
Một người có đức tin sâu sắc và lòng trắc ẩn vô bờ bến, ngài đã cống hiến cuộc đời mình để nâng đỡ người nghèo và kêu gọi hòa bình trong một thế giới đầy biến động.
Tôi thực sự hy vọng rằng những lời cầu nguyện của ngài cho hòa bình ở Trung Đông và cho sự trở về an toàn của các con tin (ở Gaza) sẽ sớm được đáp lại.
Theo mọi cách, Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một người của nhân dân, thủ tướng Hà Lan Dick Schoof cho biết trong một tuyên bố trên X.
Schoof cho biết:
Cộng đồng Công Giáo hoàn cầu xin tạm biệt một nhà lãnh đạo đã nhận ra những vấn đề cấp bách của thời đại chúng ta và kêu gọi sự chú ý đến chúng. Với lối sống tỉnh táo, những hành động phục vụ và lòng trắc ẩn, Đức Giáo Hoàng Phanxicô là hình mẫu cho nhiều người - cả người Công Giáo và người không theo Công Giáo. Chúng ta tưởng nhớ ngài với lòng kính trọng sâu sắc.
Những lời tri ân đã được gửi đến Đức Giáo Hoàng, thủ tướng New Zealand, Christopher Luxon, đã đăng trên X:
Tôi rất buồn khi nghe tin Đức Giáo Hoàng Phanxicô qua đời. Một người khiêm nhường, di sản của ngài bao gồm cam kết không lay chuyển đối với những người dễ bị tổn thương, đối với công lý xã hội và đối thoại liên tôn. Tôi xin gửi lời chia buồn đến những người Công Giáo và tất cả những người ở New Zealand và trên khắp thế giới đang thương tiếc ngài
Tiểu sử chính thức của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
J.B. Đặng Minh An dịch
05:13 21/04/2025
Vị Giáo Hoàng đầu tiên của Mỹ Châu Jorge Mario Bergoglio đến từ Á Căn Đình. Đức Tổng Giám Mục Dòng Tên của Buenos Aires là một nhân vật nổi bật trên khắp lục địa, nhưng vẫn là một mục tử giản dị được giáo phận của mình yêu mến sâu sắc, nơi ngài đã đi khắp nơi bằng tàu điện ngầm và xe buýt trong suốt 15 năm làm giám mục.
“Dân tôi nghèo và tôi là một trong số họ”, ngài đã nói nhiều lần, giải thích quyết định sống trong một căn nhà và tự nấu bữa tối. Ngài luôn khuyên các linh mục của mình hãy thể hiện lòng thương xót và lòng dũng cảm tông đồ và luôn mở cửa cho mọi người. Ngài đã nói trong nhiều dịp khác nhau rằng điều tồi tệ nhất có thể xảy ra với Giáo hội, “là điều mà de Lubac gọi là tính thế tục về mặt tâm linh”, có nghĩa là “tự cho mình là trung tâm”. Và khi ngài nói về công lý xã hội, trước hết ngài kêu gọi mọi người hãy đọc Giáo lý, khám phá lại Mười Điều Răn và Tám Mối Phúc Thật. Dự án của ngài rất đơn giản: nếu bạn theo Chúa Kitô, bạn sẽ hiểu rằng “giẫm đạp lên phẩm giá của một người là một tội nghiêm trọng”.
Do tính cách kín đáo của mình — tiểu sử chính thức của ngài chỉ gồm vài dòng, ít nhất là cho đến khi ngài được bổ nhiệm làm Tổng giám mục Buenos Aires — ngài đã trở thành điểm tham chiếu vì lập trường mạnh mẽ mà ngài thể hiện trong cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng đã nhấn chìm đất nước vào năm 2001.
Ngài sinh ra tại Buenos Aires vào ngày 17 tháng 12 năm 1936, là con trai của những người nhập cư Ý. Cha ngài là Mario, một kế toán viên làm việc cho ngành hỏa xa và mẹ ngài là Regina Sivori, một người vợ đảm đang, tận tụy nuôi dạy năm người con của họ. Ngài tốt nghiệp với tư cách là một kỹ thuật viên hóa học và sau đó chọn con đường trở thành linh mục và đã vào Chủng viện Giáo phận Villa Devoto. Ngày 11 tháng 3 năm 1958, ngài vào tập viện của Dòng Tên. Ngài hoàn thành chương trình học về khoa học nhân văn tại Chí Lợi và trở về Á Căn Đình vào năm 1963 để tốt nghiệp với bằng triết học từ Colegio de San José ở San Miguel. Từ năm 1964 đến năm 1965, ngài dạy văn học và tâm lý học tại Cao đẳng Immaculate Conception ở Santa Fé và năm 1966, ngài dạy cùng môn này tại Colegio del Salvatore ở Buenos Aires. Từ năm 1967 đến năm 1970, ngài học thần học và lấy bằng từ Colegio of San José.
Ngày 13 tháng 12 năm 1969, ngài được Đức Tổng Giám Mục Ramón José Castellano tấn phong linh mục. Ngài tiếp tục được đào tạo từ năm 1970 đến năm 1971 tại Đại học Alcalá de Henares, Tây Ban Nha, và vào ngày 22 tháng 4 năm 1973, ngài tuyên khấn lần cuối cùng với Dòng Tên. Trở lại Á Căn Đình, ngài phụ trách đào tạo các tập sinh tại Villa Barilari, San Miguel; giáo sư tại Khoa Thần học San Miguel; cố vấn Tỉnh Dòng Tên và cũng là Hiệu trưởng Trường Triết học và Thần học.
Ngày 31 tháng 7 năm 1973, ngài được bổ nhiệm làm Giám tỉnh Dòng Tên tại Á Căn Đình, một chức vụ mà ngài giữ trong sáu năm. Sau đó, ngài tiếp tục công việc của mình trong lĩnh vực đại học và từ năm 1980 đến năm 1986, một lần nữa ngài phục vụ với tư cách là Hiệu trưởng của Colegio de San José, cũng như là cha xứ, một lần nữa tại San Miguel. Vào tháng 3 năm 1986, ngài đến Đức để hoàn thành luận án tiến sĩ của mình; sau đó, các bề trên của ngài đã gửi ngài đến Colegio del Salvador ở Buenos Aires và bên cạnh Nhà thờ Dòng Tên ở thành phố Córdoba với tư cách là giám đốc linh đạo và cha giải tội.
Chính Đức Hồng Y Antonio Quarracino, Tổng giám mục Buenos Aires, muốn ngài trở thành cộng sự thân cận. Vì vậy, vào ngày 20 tháng 5 năm 1992, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã bổ nhiệm ngài làm Giám mục hiệu tòa Auca và Giám Mục Phụ Tá Buenos Aires. Vào ngày 27 tháng 5, ngài đã được tấn phong giám mục từ Đức Hồng Y tại nhà thờ chính tòa. Ngài đã chọn khẩu hiệu giám mục của mình là miserando atque eligendo, nghĩa là “thấp hèn nhưng được chọn nhờ lòng Chúa thương xót” và trên huy hiệu của mình đã chèn chữ ihs, biểu tượng của Dòng Tên.
Ngài đã trả lời phỏng vấn đầu tiên với tư cách là giám mục cho một bản tin giáo xứ, Estrellita de Belém. Ngài ngay lập tức được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá của giáo phận Flores và vào ngày 21 tháng 12 năm 1993 cũng được giao phó chức vụ Tổng đại diện của Tổng giáo phận. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi, vào ngày 3 tháng 6 năm 1997, ngài được nâng lên chức Tổng giám mục phó Buenos Aires. Chưa đầy chín tháng sau khi Hồng Y Quarracino qua đời, ngài đã kế nhiệm vị Hồng Y vào ngày 28 tháng 2 năm 1998, với tư cách là Tổng giám mục, Giáo chủ của Á Căn Đình và Đấng bản quyền cho các tín hữu nghi lễ Đông phương tại Á Căn Đình không có Đấng bản quyền theo nghi lễ riêng của họ.
Ba năm sau, tại Công nghị Hồng Y ngày 21 tháng 2 năm 2001, Đức Gioan Phaolô II đã nâng ngài lên hàng Hồng Y, trao cho ngài danh hiệu San Roberto Bellarmino. Ngài yêu cầu các tín hữu không đến Rôma để mừng lễ tấn phong ngài làm Hồng Y mà hãy quyên góp cho người nghèo số tiền họ dự định chi tiêu trong chuyến đi. Với tư cách là hiệu trưởng của Đại học Công Giáo Á Căn Đình, ngài là tác giả của các cuốn sách: Meditaciones para religiosos, năm 1982, Reflexiones sobre la vida apostólica, năm 1992, và Reflexiones de esperanza, năm 1992.
Vào tháng 10 năm 2001, ngài được bổ nhiệm làm Tổng tường trình viên tại Thượng Hội Đồng thường kỳ lần thứ 10 của Thượng hội đồng giám mục về sứ vụ giám mục. Nhiệm vụ này được giao cho ngài vào phút chót để thay thế Đức Hồng Y Edward Michael Egan, Tổng giám mục New York, người buộc phải ở lại quê hương vì các cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9. Tại Thượng hội đồng, ngài đặc biệt nhấn mạnh đến “sứ mệnh tiên tri của giám mục”, Giám Mục là “nhà tiên tri của công lý”, nhiệm vụ của ngài là “rao giảng không ngừng” học thuyết xã hội của Giáo hội và cũng là “bày tỏ phán đoán chân thực trong các vấn đề đức tin và luân lý”.
Trong khi đó, Đức Hồng Y Bergoglio ngày càng trở nên nổi tiếng hơn ở Mỹ Latinh. Mặc dù vậy, ngài không bao giờ nới lỏng đường lối tỉnh táo hoặc lối sống nghiêm ngặt của mình, mà một số người đã định nghĩa là gần như "khổ hạnh". Với tinh thần nghèo khó này, ngài đã từ chối được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Giám mục Á Căn Đình vào năm 2002, nhưng ba năm sau, ngài đã được bầu và sau đó, vào năm 2008, được tái xác nhận cho một nhiệm kỳ ba năm nữa. Trong khi đó, vào tháng 4 năm 2005, ngài đã tham gia Mật nghị Hồng Y mà Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 đã được bầu.
Với tư cách là Tổng giám mục Buenos Aires — một giáo phận có hơn ba triệu dân — ngài đã hình thành nên một dự án truyền giáo dựa trên sự hiệp thông và truyền giáo. Ngài có bốn mục tiêu chính: các cộng đồng cởi mở và huynh đệ, giáo dân có hiểu biết đóng vai trò lãnh đạo, các nỗ lực truyền giáo hướng đến mọi cư dân của thành phố và hỗ trợ người nghèo và người bệnh. Ngài hướng đến việc truyền giáo lại Buenos Aires, “có tính đến những người sống ở đó, cấu trúc và lịch sử của thành phố”. Ngài yêu cầu các linh mục và giáo dân cùng nhau làm việc. Vào tháng 9 năm 2009, ngài đã phát động chiến dịch đoàn kết cho lễ kỷ niệm 200 năm Ngày Độc lập của đất nước. Hai trăm cơ quan bác ái sẽ được thành lập vào năm 2016. Và trên quy mô lục địa, ngài kỳ vọng rất nhiều vào tác động của thông điệp của Hội nghị Aparecida năm 2007, đến mức mô tả nó là “Evangelii Nuntiandi của Mỹ Châu Latinh”.
Trước khi được bầu làm Giáo Hoàng ở tuổi 76, ngài là thành viên của Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, Bộ Giáo sĩ, Bộ Tu sĩ và Đời sống Tông đồ, Hội đồng Giáo Hoàng về Gia đình và Ủy ban Giáo Hoàng về Mỹ Châu Latinh.
Ngài được bầu làm Đức Giáo Hoàng vào ngày 13 tháng 3 năm 2013.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
Tòa Thánh rơi vào tình trạng trống ngôi Giáo Hoàng, các vị đứng đầu các cơ quan trung ương Tòa Thánh bị mất chức
Đặng Tự Do
08:02 21/04/2025
Như chúng tôi đã loan tin, Đức Thánh Cha Phanxicô đã được Chúa gọi về vào lúc 7:35 sáng ngày 21 tháng 4 năm 2025, theo giờ địa phương Rôma hay 12:35 trưa giờ Việt Nam, sau một thời gian dưỡng bệnh vì nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng.
Y tá của Đức Thánh Cha là ông Massimiliano Strappetti đã báo cáo về cái chết của Đức Thánh Cha. Ngay sau đó, Đức Hồng Y Nhiếp Chính Kevin Farrell, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và Đức Tổng Giám Mục Edgar Peña Parra, Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã có mặt tại nhà nguyện Santa Marta, là nơi cư trú của Đức Giáo Hoàng.
Theo đúng thủ tục, Đức Hồng Y Nhiếp Chính đã gọi tục danh của Đức Giáo Hoàng là Jorge Mario Bergoglio 3 lần để đánh thức ngài dậy.
Khi Đức Giáo Hoàng không trả lời, sau 3 tiếng gọi của Đức Hồng Y Nhiếp Chính, theo truyền thống, vị Hồng Y đã tháo chiếc nhẫn trên tay của Đức Giáo Hoàng, đóng vai trò là con dấu cho các văn bản chính thức của ngài. Chiếc nhẫn ấy được gọi là Nhẫn Ngư Phủ. Đức Hồng Y Nhiếp Chính đã dùng một chiếc búa bạc đập nát chiếc Nhẫn Ngư Phủ, báo hiệu sự kết thúc triều đại Giáo Hoàng Phanxicô, và nơi ở của vị Giáo Hoàng đã bị niêm phong.
Đức Hồng Y Nhiếp Chính đã chính thức thông báo cho Hồng Y Đoàn rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã qua đời, trước khi đưa ra tuyên bố chính thức từ nhà nguyện Casa Santa Marta vào khoảng 9:53 sáng, hay gần 3 giờ chiều giờ Việt Nam. Tuyên bố này đã đánh dấu sự kết thúc của một triều đại Giáo Hoàng có ảnh hưởng sâu sắc kéo dài 12 năm.
Bắt đầu từ 10 giờ sáng giờ Rôma hay 3 giờ chiều ngày Thứ Hai, 21 Tháng Tư, tính theo giờ Việt Nam, tất cả các vị đứng đầu các cơ quan trung ương Tòa Thánh đã bị mất chức, trừ ra vị Hồng Y Nhiếp Chính. Việc cai quản Giáo Hội từ lúc đó do Hồng Y Đoàn chịu trách nhiệm, mặc dù không có quyết định quan trọng nào có thể được đưa ra cho đến khi một Giáo Hoàng mới được bầu.
Niên trưởng Hồng Y Đoàn hiện nay là Đức Hồng Y Giovanni Battista Re. Năm nay ngài đã 91 tuổi nên không còn quyền bầu Giáo Hoàng.
Chiếc Nhẫn Ngư Phủ là một trong một số những chiếc nhẫn các vị Giáo Hoàng thường đeo bên tay phải. Nói là “một trong một số những chiếc nhẫn” vì có khi ngài đeo nhẫn giám mục của mình. Chiếc nhẫn có tên là “chiếc Nhẫn Ngư Phủ” vì trên đó khắc hình ảnh của Thánh Phêrô như một ngư dân, như một thiết kế tiêu chuẩn vào giữa thế kỷ 15.
Đức Giáo Hoàng Clêmentê Đệ Tứ đã dùng chiếc nhẫn này làm con dấu sáp trong ít nhất là hai lá thư của ngài được ấn ký vào năm 1265 và 1266. Nhìn chung, chiếc Nhẫn Ngư Phủ thường sử dụng làm con dấu sáp trong các thư riêng của Đức Giáo Hoàng thay cho con dấu chì chính thức được sử dụng cho các tài liệu giáo hoàng trang trọng.
Vào năm 1842, việc sử dụng nhẫn như con dấu sáp đã được thay thế bằng một con tem, nhưng đó chỉ là một nhiệm ý, các vị Giáo Hoàng vẫn có thể dùng chiếc Nhẫn Ngư Phủ để đóng dấu. Vì thế, mỗi vị Giáo Hoàng vẫn nhận được một Chiếc Nhẫn Ngư Phủ độc nhất cho riêng ngài khi bắt đầu triều giáo hoàng. Chiếc nhẫn sau đó bị phá hủy ngay sau khi ngài qua đời để tránh có người dùng nhẫn ấy để ngụy tạo các văn bản của vị Giáo Hoàng quá cố.
Khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 thoái vị vào ngày 11 tháng Hai, 2013, và sau khi ngài chấm dứt triều Giáo Hoàng của ngài hôm 28 tháng Hai, 2013, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, trong tư cách là Hồng Y Nhiếp Chính, đã cắt chiếc Nhẫn Ngư Phủ của Đức Bênêđíctô thành 115 miếng nhỏ, tương ứng với số 115 Hồng Y cử tri.
Vào đầu thế kỷ 20, Đức Giáo Hoàng Piô X đã truyền ban ơn tiểu xá cho những ai hôn chiếc Nhẫn Ngư Phủ. Vì thế, truyền thống hôn Chiếc Nhẫn Ngư Phủ đã trở nên thịnh hành.
Cha Regoli giải thích rằng truyền thống hôn Chiếc Nhẫn Ngư Phủ của Đức Giáo Hoàng còn trở nên thịnh hành hơn trước đó nữa sau khi Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục loại bỏ các hình thức thể hiện sự tôn kính và vâng phục Đức Giáo Hoàng như hôn chân, vai và má của Đức Giáo Hoàng.
Xin anh chị em cầu nguyện nhiệt thành cho Giáo Hội trong giờ phút nghiêm trọng này.
Tin tức mới nhất về cái chết của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Vũ Văn An
13:13 21/04/2025
Đài ABC của Úc phát đi bản tin sau đây về cảm tình nồng nàn khắp thế giới biểu lộ trước cái chết của nhà lãnh đạo hơn một tỷ người Công Giáo hoàn cầu:
Chào buổi sáng. Bây giờ đã là buổi tối tại Thành phố Vatican, nơi các công tác chuẩn bị đang được tiến hành sau khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô qua đời ở tuổi 88.
Cập nhật tin tức mới nhất:
Các nhà lãnh đạo thế giới đã bày tỏ lòng kính trọng đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết Đức Giáo Hoàng "yêu thế giới", cùng với các nhà lãnh đạo ở EU và Nam Mỹ thương tiếc sự ra đi của ngài.
Người Công Giáo đã tham dự các buổi lễ ở Ireland, Vương quốc Anh, Ukraine và Trung Đông vào Thứ Hai Phục sinh.
Thủ tướng Anthony Albanese đã bày tỏ lòng kính trọng đối với Đức Giáo Hoàng trước khi đến một nhà thờ lớn ở Melbourne để bày tỏ lòng kính trọng.
Các Hồng Y hiện sẽ được triệu tập đến Rome để chọn người kế nhiệm Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Nghi lễ phụng vụ chính thức đầu tiên sẽ được tổ chức lúc 8 giờ tối giờ địa phương (4 giờ sáng AEST) với việc xác nhận cái chết của Đức Giáo Hoàng và việc đặt thi hài vào quan tài.
Thi hài của Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ được chuyển đến Vương cung thánh đường Vatican vào sáng thứ Tư.
Các lời ca ngợi
11 phút trước
Pelosi nói rằng sự ra đi của Giáo hoàng Phanxicô là 'thảm khốc'
Cựu Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đã trở thành nhân vật hoàn cầu mới nhất bày tỏ lòng kính trọng đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Bà Pelosi cho biết vị giáo hoàng 88 tuổi này đã cống hiến cả cuộc đời mình để "bảo vệ người nghèo, người lao động, người tị nạn và người nhập cư".
"Ngài đã nhắc nhở chúng ta về nghĩa vụ không thể tránh khỏi của mình đối với những người đang đấu tranh để thoát khỏi đói nghèo và sự đàn áp trong cộng đồng của chúng ta và trên khắp thế giới", bà nói.
"Có lẽ sự lãnh đạo đặc biệt nhất của ngài sẽ là cam kết lịch sử của ngài trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu".
12 phút trước
Tổng thống Timor-Leste nhớ lại chuyến thăm lịch sử của Đức Giáo Hoàng.
Jose Ramos Horta nói với ABC rằng ông "bị sốc" khi nghe tin Đức Giáo Hoàng Phanxicô qua đời.
"Khi nhận được thông điệp từ Rome, tôi đã rất sốc, rất ngạc nhiên, rất buồn, rất choáng ngợp.
"Tôi biết chúng ta lại mất đi một nhà lãnh đạo thế giới vĩ đại khác trong thời điểm hỗn loạn lớn, trong thời điểm thiếu hụt lớn về lãnh đạo thế giới, lãnh đạo đầy khôn ngoan.
"Chúng ta đã mất đi một tiếng nói đạo đức vĩ đại, một tiếng nói của lòng trắc ẩn".
Hãy xem hồi tưởng của ông về chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng, được mô tả là sự kiện quan trọng nhất của đất nước kể từ khi giành được độc lập từ Indonesia vào năm 2002.
Cách đây 37 phút
Người dân London tham dự buổi lễ tại Nhà thờ Westminster
Người Công Giáo đã tham dự Nhà thờ Metropolitan of the Most Precious Blood, thường được gọi là Nhà thờ Westminster, sau khi có tin tức về cái chết của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Một người phụ nữ và một người đàn ông đang cầu nguyện trước một ngôi đền có hình ảnh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Một người đàn ông quỳ trước một bàn thờ lớn và được trang trí công phu của nhà thờ.

Cách đây 52 phút
Ireland thương tiếc sự ra đi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Cho đến gần đây, một quốc gia Công Giáo sùng đạo, Ireland đã phản ứng với nỗi buồn trước sự ra đi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Những người đưa tang đã tham dự các buổi lễ tưởng niệm trên khắp đất nước vào Thứ Hai Phục sinh, chỉ vài giờ sau khi tin tức về cái chết của vị giáo hoàng được công bố.

Trước đó vào Thứ Hai, Tổng thống Ireland Michael D. Higgins đã ca ngợi di sản và sự ủng hộ của Đức Phanxicô "về các vấn đề quan trọng của thời đại chúng ta - chẳng hạn như nạn đói và nghèo đói hoàn cầu, biến đổi khí hậu và công lý, hoàn cảnh khó khăn của người di cư và người bản địa, những người bị tước đoạt, về nhu cầu cơ bản của hòa bình và ngoại giao toàn cầu".
Giáo hoàng đã đến thăm Ireland lần cuối vào năm 2018.
Sự kiện chính:
1 giờ trước
Trump nói rằng Đức Giáo Hoàng 'yêu thế giới' từ ban công Nhà Trắng
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã xuất hiện trước công chúng sau khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô qua đời.
Tổng thống đã phát biểu từ ban công Nhà Trắng, đứng cạnh Đệ nhất phu nhân Melania Trump trong khi tổ chức sự kiện Lăn trứng Phục sinh tại Nhà Trắng.
Ông mở đầu bài phát biểu của mình bằng những lời phát biểu ngắn gọn để bày tỏ lòng kính trọng với vị Giáo hoàng và cho biết ông đã ký lệnh hạ cờ để vinh danh cố giáo hoàng.
"Tôi vừa ký một sắc lệnh hành pháp treo cờ của đất nước chúng ta - tất cả các quốc kỳ - tất cả cờ liên bang và cờ tiểu bang, ở nửa cột cờ để vinh danh Đức Giáo Hoàng Phanxicô."
"Ngài là một con người tốt, làm việc chăm chỉ. Ngài yêu thế giới."
"Thật vinh dự khi được làm điều đó", tổng thống nói.
Melania và Donald Trump đứng cạnh nhau, xung quanh là những đồ trang trí bằng hoa trên bãi cỏ Nhà Trắng.

Lễ lăn trứng Phục sinh tại Nhà Trắng là một truyền thống lâu đời được thiết lập vào năm 1878, nơi Tổng thống và Gia đình Đệ nhất ăn mừng lễ Phục sinh cùng trẻ em – và nhiều trứng, trên bãi cỏ Nhà Trắng.
1 giờ trước
EU hạ cờ để tưởng nhớ Đức Giáo Hoàng
Ủy ban Châu Âu đã thông báo rằng họ sẽ hạ cờ EU tại Brussels ở nửa cột cờ để tưởng nhớ Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Ủy ban đã đăng trên X:
"Di sản của ngài sẽ luôn truyền cảm hứng cho chúng ta hướng tới công lý, hòa bình và lòng trắc ẩn."
Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, đã khen ngợi nguồn cảm hứng mà Đức Phanxicô mang lại và di sản của ngài trong một tuyên bố:
"Ngài đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người, vượt xa Giáo Hội Công Giáo, bằng sự khiêm nhường và tình yêu thương trong sáng dành cho những người kém may mắn.
"Tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến tất cả những ai cảm thấy mất mát to lớn này.
"Mong họ tìm thấy niềm an ủi trong ý tưởng rằng di sản của Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ tiếp tục hướng dẫn tất cả chúng ta hướng tới một thế giới công bằng, hòa bình và nhân ái hơn."
1 giờ trước
Timor Leste tuyên bố một tuần để tang
Đông Timor, quốc gia có đa số dân theo Công Giáo, sẽ tổ chức một tuần để tang để vinh danh Đức Giáo Hoàng Phanxicô sau khi vị giáo hoàng người Argentina qua đời vào thứ Hai ở tuổi 88, Tổng thống Jose Ramos-Horta cho biết.
"Trong khoảnh khắc đau buồn này, Timor-Leste tuyên bố một tuần để tang toàn quốc với cờ rủ từ ngày 22 tháng 4", ông cho biết trong một tuyên bố, sử dụng tên tiếng Bồ Đào Nha của đất nước.
Một đám đông lớn vây quanh Giáo hoàng đi trên một chiếc xe Jeep màu trắng.

1 giờ trước
Giáo hoàng đã thoát khỏi 'thời kỳ lưu vong' như thế nào
Cựu linh mục và sử gia Tiến sĩ Paul Collins đã xuất hiện trên The World của ABC vào đầu buổi tối nay, cung cấp cái nhìn sâu sắc về sự nghiệp ban đầu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
"Có vẻ như ngài thực sự đã lưu vong một thời gian", Tiến sĩ Collins nói, khi nói về thời gian ngài dành cho giáo hội ở một vùng biệt lập của Brazil.
"Có lẽ đó là một giai đoạn phát triển to lớn đối với ngài, nhưng tôi nghĩ đó là một giai đoạn rất, rất khó khăn".
Từ thời kỳ đó, ngài đã thoát khỏi cảnh lưu vong như "một con người ấm áp và rất tử tế", trước khi trở thành giáo hoàng vào năm 2013.
1 giờ trước
Khắp châu Á, mọi người đang thương tiếc Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Phóng viên Đông Á Kathleen Calderwood cho biết những người Công Giáo từ Philippines đến Trung Quốc đang thương tiếc cái chết của Đức Giáo Hoàng.
1 giờ trước
Người Công Giáo Ukraine bày tỏ nỗi đau dai dẳng từ lập trường chiến tranh của Đức Giáo Hoàng
Những người sùng đạo rời khỏi một buổi lễ nhà thờ Công Giáo tại thành phố Lviv của Ukraine vào thứ Hai đã bày tỏ nỗi buồn trước sự ra đi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, nhưng cũng đau đớn dai dẳng vì vị giáo hoàng Công Giáo Rôma này đã không đứng về phía Ukraine trong cuộc chiến với Nga.
Đức Giáo Hoàng được trích dẫn trong một cuộc phỏng vấn năm 2024 với một đài truyền hình Thụy Sĩ rằng Ukraine nên có "lòng dũng cảm của lá cờ trắng" và đệ đơn xin hòa bình để chấm dứt xung đột với Nga.
Andriy Ben, một cựu chiến binh trong quân đội Ukraine, đã nói với hãng thông tấn Reuters vào thứ Hai:
"Tôi hy vọng rằng vị giáo hoàng tiếp theo sẽ khôn ngoan hơn, sáng suốt hơn và tốt hơn".
Một tín hữu khác đến từ nhà thờ, Oleh Yakymiak, 57 tuổi, cho biết cố giáo hoàng đã làm nhiều điều tốt trong cuộc đời mình.
"Chúng tôi hiểu rằng những điều tốt đẹp mà ngài đã làm lớn hơn nhiều so với những điều đau đớn mà ngài đã gây ra cho chúng tôi", bà Yakymiak nói.
2 giờ trước
Đức Giáo Hoàng ngủ quên khi cầu nguyện: 'Chúa muốn thế'
Đức Giáo Hoàng Phanxicô được nhớ đến như một nhân vật công chúng độc đáo, nhưng cũng được biết đến với khiếu hài hước của mình.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2017, Đức Giáo Hoàng Phanxicô thừa nhận rằng đôi khi ngài ngủ quên khi cầu nguyện.
"Mặc dù khi tôi đi cầu nguyện, đôi khi tôi ngủ thiếp đi."
"Chúa, Thiên Chúa, Cha, thích khi bạn ngủ thiếp đi."
"(Trong) Thánh vịnh 129, 130, một đoạn nhỏ, mô tả cảnh đứng trước Chúa như một đứa trẻ trong vòng tay của cha mình."
Ngài nở một nụ cười dí dỏm và nói:
"Đây là một trong nhiều cách mà danh Chúa được tôn vinh – để cảm thấy mình như một đứa trẻ trong tay Người."
2 giờ trước
Tổng giám mục Buenos Aires phản ứng với nỗi buồn
Người ta đã nói nhiều về việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô là nhà lãnh đạo đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo Mỹ Latinh, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi khu vực này phản ứng với sự sốc và buồn bã trước cái chết của ngài.
Trước đó, chúng tôi đã đưa tin rằng quê hương Argentina của ngài đã tuyên bố thời gian để tang kéo dài bảy ngày. Brazil cũng đã làm theo.
"Vị Giáo hoàng của người nghèo đã rời bỏ chúng ta, vị giáo hoàng của những người bị thiệt thòi", Jorge Garcia Cuerva, Tổng giám mục Buenos Aires, một vị trí mà Đức Phanxicô từng nắm giữ, cho biết.
Các nhà lãnh đạo từ Brazil, Argentina và Mexico cũng nằm trong số những quốc gia bày tỏ lòng tôn kính đối với di sản của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
2 giờ trước
Nữ hoàng Jordan bày tỏ lòng tôn kính đối với Đức Phanxicô
Nữ hoàng Rania của Jordan đã dành X để bày tỏ lòng tôn kính đối với cố giáo hoàng, mô tả Đức Phanxicô là "một nhà vô địch vô giá cho hòa bình và lòng trắc ẩn".
2 giờ trước
Thông điệp Phục sinh của Giáo hoàng kêu gọi chấm dứt chiến tranh
Trong thông điệp Phục sinh cuối cùng của ngài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng kêu gọi hòa bình ở Gaza, Ukraine, Congo và Myanmar.
Bài phát biểu được đọc to bởi Tổng giám mục Diego Ravelli, người dẫn chương trình nghi lễ phụng vụ, vào Chúa Nhật Phục sinh.
Đức Giáo Hoàng cho biết tình hình ở Gaza là "thảm khốc và đáng tiếc" và ngài nhắc lại lời kêu gọi ngừng bắn giữa Hamas và Israel.
Ngài kêu gọi Hamas thả những con tin còn lại và lên án xu hướng bài Do Thái "đáng lo ngại" trên thế giới.
Sau đây là một số thông điệp của ngài:
"Tôi bày tỏ sự gần gũi với những đau khổ... của tất cả người dân Israel và người dân Palestine."
"Tôi kêu gọi các bên tham chiến: hãy ngừng bắn, thả các con tin và giúp đỡ những người dân đang chết đói, những người mong muốn có một tương lai hòa bình."
Cách đây 2 giờ
Hồng Y người Philippines nổi lên là người kế nhiệm tiềm năng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Tin tức về sự ra đi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gây ra nỗi buồn sâu sắc ở Philippines. Đây là một trong những quốc gia Công Giáo nhất châu Á, với 80 phần trăm dân số tự nhận mình là người của giáo hội.
Nhà báo Raphael Bassano của ABS-CBN nói với tờ The World của ABC rằng tin tức về cái chết của vị Giáo hoàng "rất nặng nề".
"[Đức Giáo Hoàng Phanxicô] luôn nhắc nhở giáo hội phải gần gũi với người nghèo", Bassano nói.
Nhưng ông cũng cho biết Hồng Y Luis Antonio Tagle của Philippines, người thường được ví như Giáo hoàng Phanxicô vì ông nhấn mạnh vào công lý xã hội và quan tâm đến người nghèo, là người kế nhiệm tiềm năng.
Ngài đang tham gia Mật nghị để quyết định về giáo hoàng mới.
2 giờ trước
Những người sùng mộ Jerusalem thương tiếc cái chết của Đức Giáo Hoàng
Một đài tưởng niệm nhỏ dành cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã được dựng lên vào chiều thứ Hai bên trong một trong những địa điểm linh thiêng nhất của Ki-tô giáo.

Một trong những nhà nguyện bên trong Nhà thờ Mộ Thánh ở Jerusalem đã được mở cửa cho các tín hữu, với bức ảnh của cố giáo hoàng được trưng bày bên cạnh bàn thờ.
Hàng chục tín hữu ngồi im lặng cầu nguyện, cùng với một số linh mục, trong buổi cầu nguyện cho Đức Phanxicô.
Một thánh lễ tưởng niệm sẽ được tổ chức tại nhà thờ vào sáng thứ Tư theo giờ địa phương.
3 giờ trước
Obama và Biden ca ngợi 'Giáo hoàng của nhân dân'
Cựu tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Joe Biden đã chia sẻ lời chia buồn của họ trên mạng xã hội.
Ông Obama cho biết cố Giáo hoàng là "nhà lãnh đạo hiếm hoi khiến chúng ta muốn trở thành những con người tốt hơn" thông qua hành động của mình.
Ông viết trên X:
"Với sự khiêm nhường và cử chỉ vừa giản dị vừa sâu sắc - ôm người bệnh, chăm sóc người vô gia cư, rửa chân cho những tù nhân trẻ - ngài đã đánh thức chúng ta khỏi sự tự mãn và nhắc nhở chúng ta rằng tất cả chúng ta đều bị ràng buộc bởi các nghĩa vụ đạo đức đối với Chúa và với nhau."
"Mong chúng ta tiếp tục lắng nghe lời kêu gọi của ngài là 'không bao giờ đứng ngoài cuộc diễu hành của hy vọng sống động này.'"
Joe Biden, tổng thống Công Giáo thứ hai và gần đây nhất của Hoa Kỳ, đã gọi giáo hoàng là "Giáo hoàng của nhân dân".
Ông nhấn mạnh sự tận tụy của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong việc tiếp cận những người có tín ngưỡng khác nhau, những người sống trong cảnh nghèo đói và những cá nhân đấu tranh cho hòa bình, cũng như sự quan tâm của ngài đối với các vấn đề hoàn cầu như biến đổi khí hậu, đa văn hóa và công bằng.
"Trên hết, ngài là Giáo hoàng của mọi người. Ngài là Giáo hoàng của nhân dân - ánh sáng của đức tin, hy vọng và tình yêu", ông nói.
3 giờ trước
Thông điệp Phục sinh của Giáo hoàng kêu gọi đoàn kết
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đưa ra một thông điệp cuối cùng vào Chúa Nhật Phục sinh hôm qua.
Nhưng xét đến tình trạng của mình, ngài đã để Tổng giám mục Diego Ravelli, người dẫn chương trình nghi lễ, đọc thông điệp đó.

Thông điệp rộng rãi này đặc biệt nhấn mạnh vào việc khuyến khích mọi người đến với nhau cùng với những người có xuất thân khác nhau.
Sau đây là một đoạn trích trong thông điệp đó:
“Đôi khi người ta tỏ ra khinh thường những người dễ bị tổn thương, những người bị thiệt thòi và những người di cư.
“Vào ngày này, tôi muốn tất cả chúng ta hãy hy vọng một lần nữa và khôi phục lại niềm tin của mình vào người khác, bao gồm cả những người khác biệt với chúng ta hoặc những người đến từ những vùng đất xa xôi, mang theo những phong tục, cách sống và ý tưởng xa lạ.
"Vì tất cả chúng ta đều là con cái của Chúa!"
Nguyên nhân cái chết của Đức Giáo Hoàng Phanxicô được tiết lộ sau cuộc chiến sức khỏe kéo dài
Vũ Văn An
13:42 21/04/2025
Jasmine Kazlauskas của News.com.au vừa cho hay: Nguyên nhân cái chết của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã được xác nhận khi tiết lộ rằng ngài không chết vì các vấn đề về hô hấp sau cuộc chiến với bệnh viêm phổi.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo đã qua đời ở tuổi 88, sau một thời gian ngắn chiến đấu với bệnh tật.
Theo giấy chứng tử do Vatican công bố hôm thứ Hai, Đức Giáo Hoàng Phanxicô qua đời vì đột quỵ, dẫn đến hôn mê và suy tim “không thể phục hồi”.
Nhà lãnh đạo Công Giáo 88 tuổi này đã qua đời vào sáng thứ Hai, gần một tháng sau khi được xuất viện sau năm tuần nằm viện, nơi ngài gần như đã tử vong vì bệnh viêm phổi kép.
Đức Phanxicô qua đời tại căn hộ của ngài tại dinh thự Santa Marta ở Vatican. Ngài qua đời vì "đột quỵ não, hôn mê, suy tim mạch không hồi phục", giấy chứng tử cho biết.
Đức Giáo Hoàng từng bị suy hô hấp cấp tính khi ngài bị viêm phổi kép trong bệnh viện, giấy chứng tử cho biết thêm.
Ngài cũng bị tăng huyết áp động mạch, giãn phế quản nhiều lần và tiểu đường loại 2 -- một căn bệnh trước đó chưa từng được biết đến.
Giấy chứng tử được ký bởi giám đốc y tế của Thành phố Vatican, giáo sư Andrea Arcangeli.

Viêm phổi kép là tình trạng nhiễm trùng phổi ảnh hưởng đến cả hai lá phổi, làm viêm các túi khí trong phổi hoặc phế nang, chứa đầy dịch hoặc mủ.
Tình trạng viêm này khiến việc thở trở nên khó khăn và nếu nhiều phân đoạn phổi bị nhiễm trùng, dù ở một lá phổi hay cả hai lá phổi, thì bệnh có khả năng trở nên nghiêm trọng hơn.
Giáo hoàng Phanxicô có tiền sử bệnh tật kéo dài trong suốt cuộc đời, một số bệnh có từ thời trẻ và một số bệnh khác phát triển trong thời gian làm giáo hoàng.
Khi 21 tuổi, ngài đã phải cắt bỏ một phần phổi do nhiễm trùng nặng, có thể là viêm phổi hoặc u nang phổi.
Mặc dù vậy, Đức Giáo Hoàng Phanxicô được cho là đã sống một cuộc sống rất năng động và không bao giờ để bệnh ảnh hưởng đáng kể đến sức sống của mình.
Ngài cũng bị đau thần kinh tọa mãn tính, một tình trạng đau thần kinh thường khiến việc đi lại trở nên khó khăn. Tình trạng này khiến ngài đôi khi phải hủy các sự kiện hoặc tỏ ra khó chịu rõ rệt trong các buổi lễ dài.

Trong suốt cuộc đời, có nhiều báo cáo cho rằng ngài bị các vấn đề nhẹ về tim, bao gồm nhịp tim không đều, mặc dù có vẻ như tình trạng này chủ yếu được kiểm soát mà không có bất cứ sự cố nào.
Khi bước vào độ tuổi cuối 80, Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường xuyên phải sử dụng xe lăn do các vấn đề về khớp và đau đầu gối, vì ngài được chẩn đoán bị rách dây chằng ở đầu gối và viêm xương khớp mãn tính.
Quay trở lại tháng 7 năm 2021, ngài đã trải qua cuộc phẫu thuật đại tràng để cắt bỏ một phần ruột do viêm túi thừa, một tình trạng phổ biến ở người cao tuổi có thể gây đau và viêm.
Trong những năm cuối đời, Đức Giáo Hoàng đã bị nhiễm trùng đường hô hấp tái phát, bao gồm viêm phế quản và viêm phổi, có khả năng dẫn đến cái chết của ngài.
Ngài vừa xuất viện sau 38 ngày nằm viện.

Vào Chúa Nhật Phục sinh, Đức Giáo Hoàng đã bất ngờ xuất hiện trước công chúng tại Vatican, ban phước lành cho đám đông chỉ vài giờ trước khi qua đời vào sáng Thứ Hai.
Bất chấp các vấn đề sức khỏe trước đó, ngài vẫn giữ lịch trình bận rộn cho đến những tuần cuối đời.
Vào tháng 9 năm 2024, ngài đã thực hiện chuyến công du kéo dài 12 ngày qua Đông Nam Á và Châu Đại Dương, bao gồm các chuyến thăm tới Indonesia, Papua New Guinea và Singapore.


Bản tin mới nhất của Đài số Chín Úc Châu: Đức Giáo Hoàng Phanxicô qua đời ở tuổi 88; Vatican cho biết nguyên nhân cái chết là do đột quỵ não; Giáo Hội Công Giáo bước vào thời gian tang lễ kéo dài chín ngày
Vũ Văn An
14:52 21/04/2025
Các ký giả: Nick Pearson, Rebecca Masters, Tim Rose,Richard Wood của Đài truyền hìh số chín Úc Châu, lúc 5:51 sáng ngày 22 tháng 4 năm 2025, phát đi bản tin sau đây:
Vatican đã tuyên bố chín ngày tang lễ cho Đức Cố Giáo Hoàng Phanxicô, nhưng đằng sau hậu trường, giáo hội đang tiến hành các công tác chuẩn bị kỹ lưỡng.
Thi hài của Đức Cố Giáo hoàng sẽ được chuyển đến Vương cung thánh đường Thánh Phêrô ở Vatican và được quàn tại đó, có khả năng là vào thứ Tư. Nhưng điều đó sẽ được xác nhận sau cuộc họp của các Hồng Y.
Lễ tang sẽ diễn ra vào khoảng giữa ngày thứ tư và ngày thứ sáu, có thể là vào thứ Bảy.
Xa hơn nữa, mật nghị bầu giáo hoàng mới sẽ được tổ chức từ ngày thứ 15 đến ngày thứ 20.
Lời kêu gọi cuối cùng đến nhà thờ Công Giáo duy nhất ở Gaza
Theo Associated Press, Đức Phanxicô đã có một nghi lễ buổi tối thường xuyên trong cuộc chiến ở Gaza. Ngài sẽ gọi đến nhà thờ Công Giáo duy nhất của vùng lãnh thổ Palestine để xem mọi người tụ tập ở đó đang đối phó như thế nào.
"Lần trước, ngài đã gọi cho chúng tôi, đó là thứ Bảy, Thứ Bảy Tuần Thánh, hai ngày trước, và ngài yêu cầu chúng tôi cầu nguyện và ban phước lành cho chúng tôi và cảm ơn chúng tôi vì tất cả các dịch vụ vì hòa bình", Linh mục Gabriele Romanielli nói tại nhà thờ ở Thành phố Gaza.
Trong lần xuất hiện trước công chúng cuối cùng vào Chúa Nhật, Đức Giáo Hoàng một lần nữa kêu gọi ngừng bắn giữa Israel và Hamas. Chỉ có 1000 Ki-tô hữu sống ở Gaza, nơi có đông người Hồi giáo sinh sống. Một số người đã cầu nguyện cho ngài vào thứ Hai.
Vatican bắt đầu lễ tưởng niệm công khai đầu tiên
Theo Associated Press, khi mặt trời lặn trên Quảng trường Thánh Phêrô, Vatican bắt đầu cầu nguyện Kinh Mân Côi cho Đức Phanxicô.


Vương cung thánh đường St. Mary Major, nơi Đức Phanxicô sẽ được chôn cất là gì?
Sau đây là một số thông tin chi tiết hơn về Vương cung thánh đường St Mary Major ở Rome, nơi Đức Phanxicô sẽ được chôn cất.
Với hầu hết các giáo hoàng được chôn cất tại Vương cung thánh đường Thánh Phê-rô hoặc các hang động bên dưới Vatican, việc ngài được chôn cất tại Nhà Thờ Đức Bà Cả đánh dấu sự phá vỡ truyền thống.
Sự lựa chọn của ngài cũng phản ánh lòng tôn kính của ngài đối với bức ảnh của Đức Trinh Nữ Maria đặt ở đó, Salus Populi Romani (Sự cứu rỗi của người dân Rome).

Sau mỗi chuyến đi nước ngoài, Đức Phanxicô sẽ đến vương cung thánh đường này để cầu nguyện trước bức tranh theo phong cách Byzantine có hình ảnh Đức Mẹ Maria, khoác trên mình chiếc áo choàng màu xanh, bế Chúa Giêsu hài đồng, người cầm một cuốn sách bằng vàng nạm đá quý.
Năm ngoái, Đức Phanxicô đã đơn giản hóa các nghi lễ tang lễ để nhấn mạnh vai trò của mình chỉ là một giám mục và cho phép chôn cất bên ngoài Vatican theo đúng mong muốn của ngài.
Sau 38 ngày nằm viện, Đức Phanxicô đã dừng chân tại vương cung thánh đường trên đường về nhà vào ngày 23 tháng 3, tặng hoa để đặt trước bức ảnh của Đức Trinh Nữ Maria.
Ngài trở lại vào ngày 12 tháng 4 để cầu nguyện trước Đức Mẹ lần cuối.
Ngài cho biết đã sắp xếp để một nhà hảo tâm giấu tên chi trả chi phí chôn cất của mình.
Di chúc và di ước cuối cùng của vị Giáo hoàng
Theo Associated Press, trong văn bản ngắn, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ra sắc lệnh rằng ngài sẽ được chôn cất trong một ngôi mộ ngầm đơn giản — chỉ có dòng chữ "Phanxicô" được viết trên đó — tại Vương cung thánh đường St Mary Major, được hiển thị bên dưới, nơi có bức ảnh Đức Mẹ Đồng Trinh mà Đức Phanxicô yêu thích, đấng mà ngài đặc biệt sùng kính.
Đức Phanxicô cảm ơn những người đã cầu nguyện cho ngài và xin tiếp tục cầu nguyện.
"Những đau khổ xuất hiện trong phần đời sau của tôi, tôi đã dâng lên Chúa để cầu cho hòa bình thế giới và tình anh em giữa các dân tộc", ngài kết luận.
Di chúc được ghi ngày 29 tháng 6 năm 2022.
Vatican công bố nguyên nhân cái chết
Theo Associated Press, Vatican cho biết nguyên nhân cái chết của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là do đột quỵ não dẫn đến hôn mê và suy tim không hồi phục.
Cái chết đã được xác nhận vào thứ Hai bởi Tiến sĩ Andrea Arcangeli, người đứng đầu bộ phận y tế của Vatican.
Trong một tuyên bố, ông lưu ý rằng Đức Phanxicô cũng bị suy hô hấp và bị viêm phổi hai bên, cũng như bệnh tiểu đường loại 2 và tăng huyết áp. Đức Phanxicô qua đời vào thứ Hai lúc 7:35 sáng theo giờ Trung Âu.
Vatican bắt đầu lễ tưởng niệm công khai đầu tiên kể từ khi qua đời
Đám đông người dân đã đổ về Quảng trường Thánh Phêrô, tại Vatican, để bày tỏ lòng thành kính.

Một buổi cầu nguyện kinh mân côi vừa bắt đầu tại quảng trường trong lễ tưởng niệm công khai đầu tiên của giáo hội sau khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô qua đời.
Hồng Y Mauro Gambetti, linh mục trưởng của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, đã chủ trì buổi cầu nguyện khi mặt trời lặn.
Bài đọc đầu tiên được đọc bởi Sơ Raffaella Petrini, chủ tịch của Thành phố Vatican và là một trong những phụ nữ có cấp bậc cao nhất tại Vatican.
Việc bổ nhiệm bà là dấu hiệu cho thấy Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng phụ nữ phải được trao nhiều vai trò nổi bật hơn trong việc ra quyết định.
Putin nói thời điểm tử vong là 'một dấu hiệu đặc biệt'
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lưu ý rằng Đức Giáo Hoàng qua đời ngay sau lễ Phục sinh, cho rằng "đây là một dấu hiệu đặc biệt cho thấy người đó đã sống cuộc đời của mình không vô ích và đã làm được nhiều điều tốt".

Trong bài phát biểu trên truyền hình, Putin cho biết người Nga sẽ luôn nhớ đến "thái độ rất tích cực của ngài đối với nước Nga".
Những gì Đức Phanxicô đã làm: Đức Giáo Hoàng sẽ được tưởng nhớ ra sao?
Vũ Văn An
15:37 21/04/2025
Tom Hoopes, trên trang mạng của Bê-nê-đic-tôine College, Atchison, KANSAS, ngày 21 tháng 4 năm 2025 (https://media.Benedictône.edu/what-Francis-did-how-will-the-pope-be-remembered?) cho hay: Đức Giáo Hoàng Phanxicô, 88 tuổi, nhà lãnh đạo của hơn một tỷ người Công Giáo trên thế giới, đã qua đời vào sáng nay lúc 7:35 sáng, sau một cuộc hồi phục ngắn ngủi sau một thời gian dài bị bệnh bắt đầu bằng một đợt nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng. Nhiều điều sẽ diễn ra tiếp theo: tang lễ của vị giáo hoàng, mật nghị Hồng Y và thông báo về một Giáo hoàng mới.

Nhưng câu hỏi về di sản của vị giáo hoàng người Argentina sẽ còn tồn tại rất lâu sau khi những người đưa tang rời khỏi Quảng trường Thánh Phêrô, rất lâu sau lễ tang long trọng của giáo hoàng và rất lâu sau khi người kế nhiệm ngài không còn là người mới.
Đây cũng là một câu hỏi mà có lẽ chúng ta sẽ không thấy câu trả lời trong cuộc đời mình. Đối với một Giáo hội suy nghĩ theo hàng thiên niên kỷ, tác động của một Giáo hoàng duy nhất thường nhỏ hơn so với quan điểm phóng đại của chúng ta mong đợi. Nhưng dù sao thì cũng rất đáng lưu ý khi suy đoán.
Tin hay không thì tùy, Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thể được nhớ đến như là vị Giáo hoàng đã bảo vệ đức tin.
Cuộc phỏng vấn ngài trên 60 Minutes năm ngoái đã mở ra tầm mắt cho nhiều người Mỹ, bởi vì đó là cách họ biết được lập trường của ngài từ trước đến nay, điều mà những người đọc cuốn sách What Pope Francis Really Said của tôi đã biết.
Lập trường của ngài hoàn toàn phù hợp với Giáo hội, và lý do khiến mọi người ngạc nhiên là Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói những điều gây tranh cãi trong suốt triều giáo hoàng của ngài, nhưng bối cảnh thường bị cả phương tiện truyền thông chính thống và tôn giáo bỏ qua.
Đúng, năm ngoái ngài đã nói “Tất cả các tôn giáo đều là con đường dẫn đến Chúa. Tôi xin sử dụng một phép so sánh, chúng giống như những ngôn ngữ khác nhau phát biểu thể thần linh “. Nhưng không, ngài không nói rằng tất cả các tôn giáo đều đúng như nhau.
Và đúng, ngài đã nói những điều dễ bị hiểu sai trong suốt triều đại giáo hoàng của ngài. Nhưng ngay cả trong năm đầu tiên làm Giáo hoàng, đã có bằng chứng cho thấy những cáo buộc cộng sản của Rush Limbaugh, Rod Dreher và Drudge Report là không đúng chỗ.
Đúng, ngài đã tập trung vào biến đổi khí hậu, giống như Gioan Phaolô II và Bê-nê-đic-tô XVI trước ngài. Thông điệp của ngài về môi trường là một “mớ hỗn độn kinh khủng, khó chịu”: một sự tái khẳng định tuyệt đẹp về những chân lý cốt lõi — và một sự chấp nhận tự mâu thuẫn với những trào lưu về môi trường. Nhưng thông điệp đó, và giáo huấn của ngài nói chung, khi nói và làm xong, đều ủng hộ công trình xây dựng tự do.
Trên thực tế, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bảo vệ những giáo lý khác biệt và gây tranh cãi nhất của Giáo Hội Công Giáo.
• Kiểm soát sinh đẻ. Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục truyền thống Công Giáo lâu đời thừa nhận sự vô đạo đức của biện pháp tránh thai nhân tạo.
• Sự hấp dẫn đồng tính. Đức Giáo Hoàng Phanxicô khẳng định cả hai phần trong giáo lý của Giáo hội về đồng tính luyến ái: Sự đồi trụy về mặt đạo đức của các hành vi đồng tính luyến ái và sự tôn trọng dành cho những người bị hấp dẫn đồng tính.
• Tái hôn và xưng tội. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã làm nhiều nhà thần học khó chịu khi ngài đề cập đến ly hôn, tái hôn và xưng tội trong thông điệp Amoris Laetitia của mình. Nhưng một người lâu năm ở Vatican đã nói với tôi rằng tôi đã đúng khi suy đoán rằng điều ông thực sự muốn là xưng tội bí tích cho những người Công Giáo này.
Ngài có thể được nhớ đến như một vị Giáo hoàng đã nhìn thấy những nhu cầu sâu sắc trong trái tim của những người đàn ông và phụ nữ thế kỷ 21.
Sự thật là, đối với một người dường như không liên quan đến văn hóa đại chúng và thậm chí cả những phát triển thần học gần đây, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhìn thấy những gì làm chúng ta đau khổ.
• Công nghệ và chủ nghĩa tiêu dùng. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhìn thấy chiều sâu của cái ác trong những tội lỗi của chúng ta về chủ nghĩa tiêu dùng và nỗi ám ảnh về chế độ kỹ trị ở thế kỷ 21.
• Các nguyên tắc sáng lập của nước Mỹ. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhìn thấy giá trị to lớn liên tục của nền sáng lập nước Mỹ, điều mà một số người Công Giáo đã cố gắng đặt câu hỏi.
• Nhu cầu về cộng đồng. Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng xác định vấn đề chính ở trung tâm của nhiều căn bệnh của thế kỷ 21: Cô lập xã hội và cô đơn.
Ngài có một nét bản vị tuyệt đẹp, dù là hôn trẻ sơ sinh hay trao đổi mũ với những người mới cưới. Tất cả đều là một phần trong lời chứng bản thân của ngài đối với những người Công Giáo ngày nay.
Trên thực tế, Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thể được nhớ đến như một vị Giáo hoàng cuối cùng đã thuyết phục được nhiều người Công Giáo phục vụ.
Nhà thần học Công Giáo và tác giả nổi tiếng Ralph Martin đã phát biểu tại một hội nghị về Đức Giáo Hoàng Phanxicô rằng trong suốt những năm tháng biện giáo và truyền giáo, ông chỉ làm công tác phục vụ hạn chế. Cho đến thời Đức Phanxicô.
“Bây giờ vợ tôi và tôi đã bắt đầu làm việc với Hội Thánh Vincent de Paul và thấy công việc này vô cùng bổ ích”, ông nói.
Về mặt trí thức, ông luôn biết rằng mình phải phục vụ người nghèo, ông nói. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đic-tô cũng bảo người Công Giáo làm như vậy. Nhưng Đức Giáo Hoàng Phanxicô — bằng cách nào đó — đã thúc đẩy ý chí của ngài để làm như vậy.
Tôi đã rất ấn tượng trước những gì ngài nói đến nỗi tôi bắt đầu hỏi người Công Giáo xem họ có cùng trải nghiệm hay không. Tôi đã nghe nói rằng họ có.
Đối với những người hâm mộ và chỉ trích Đức Phanxicô, đối với những người theo dõi Vatican và những người không theo dõi tin tức của Giáo hội; đối với những người rước lễ hàng ngày và người Công Giáo vào Chúa Nhật, thì điều đó cũng giống nhau: Đức Phanxicô đã thuyết phục họ thay đổi cuộc sống của mình theo những cách nhỏ và lớn. Một số người tình nguyện tại các tổ chức phục vụ, một số người thiết lập các hoạt động bảo vệ môi trường, một số người cảm thấy tự tin hơn khi chia sẻ đức tin của mình. Tại sao?
Bởi vì lối sống của Đức Phanxicô khác biệt— và lời nói của ngài thì khác. Điều này gợi ra một cách thứ hai mà người ta có thể nhớ đến Đức Phanxicô.
Đức Phanxicô có thể được nhớ đến như là vị Giáo hoàng đã khiến Giáo hội có vẻ liên quan trở lại đối với nhiều người đã coi thường Giáo hội.
Tất nhiên, Giáo hội không bao giờ ngừng liên quan. Nhưng có điều gì đó đã xảy ra trong những thập niên cuối của thế kỷ 20 và những thập niên đầu tiên của thế kỷ 21: Thế giới không còn coi trọng chúng ta nữa.
Giáo hội từng là một thế lực đáng gờm. Chúng ta đáng được yêu thương hay ghét bỏ; chúng ta đáng được bảo vệ hay tấn công. Mọi người quan tâm nồng nhiệt đến những gì chúng ta tin tưởng.
Nhưng tất cả đã thay đổi vào đầu thế kỷ trước. Thánh Gioan Phaolô II đã khởi xướng điều đó. Ngài được yêu mến, tôn trọng và ngưỡng mộ — và ngài đã để lại Giáo hội mạnh mẽ hơn nhiều so với khi ngài đến. Nhưng ngài đã để lại nhiều “người bỏ đạo” hơn là người cải đạo. Đức Gioan Phaolô và Bê-nê-đic-tô sau ngài đã biến đổi văn hóa của Giáo hội ở phương Tây, nhưng không phải là văn hóa của phương Tây.
Nội dung thông điệp của Đức Phanxicô về cơ bản giống với thông điệp của họ, nhưng ngài đã truyền đạt nó một cách cấp bách và mới mẻ. Các giáo hoàng kể từ Đức Pi-ô XII đã cho phép sự tiến hóa; nhưng Đức Phanxicô đã gây chú ý khi nói rằng Chúa “không phải là một nhà ảo thuật”. Các vị giáo hoàng luôn bảo vệ người nghèo chống lại các lợi ích tiền bạc; Đức Phanxicô chỉ trích “những kẻ thờ ngẫu tượng” bị mê hoặc bởi “phân của quỷ dữ”. Các vị giáo hoàng luôn đến thăm các nhà tù; Đức Phanxicô đã làm điều đó vào Thứ Năm Tuần Thánh và rửa chân cho họ — với sự hiện diện của các máy quay.
Theo cách nói thông thường, thông điệp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô “đã đột phá”, ngay cả đối với những câu hỏi mà Giáo hội coi là đã giải quyết xong. Điều này gợi ra cách thứ ba mà ông có thể được nhớ đến.
Đức Phanxicô có thể được nhớ đến như một giáo hoàng có tầm ảnh hưởng đáng ngạc nhiên.
Trong nhiều năm, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã được so sánh với Đức Gioan XXIII. Cả hai đều 76 tuổi khi được bầu. Cả hai đều được kỳ vọng sẽ có những nhiệm kỳ giáo hoàng ngắn ngủi nhưng không đạt được nhiều thành tựu. Cả hai đều khiến mọi người ngạc nhiên khi giải quyết các vấn đề “mục vụ” lớn — một người bằng một công đồng, người kia bằng các công đồng và một loạt hoạt động.
Nhưng có một ranh giới mong manh giữa “giải quyết các vấn đề mục vụ lâu đời” và “mở hộp giun”.
Người kế nhiệm Đức Phanxicô sẽ quyết định xem tầm với đáng ngạc nhiên của ngài đã trở nên quá mức ở đâu.
Nếu Đức Giáo Hoàng Phanxicô được như ý, ngài sẽ được nhớ đến vì nền văn hóa gặp gỡ.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô được bầu lên sau bài phát biểu ngắn gọn trước các Hồng Y trong cuộc họp trước mật nghị, trong đó ngài nói rằng giáo hoàng tiếp theo nên dẫn dắt Giáo hội ra vùng ngoại vi để tìm kiếm những người bị lãng quên và lạc lõng.
"Nói một cách đơn giản, có hai hình ảnh về Giáo hội", ngài nói. Có "Giáo hội truyền giáo và thoát khỏi chính mình... và Giáo hội thế gian, sống trong chính mình, của chính mình, vì chính mình".
Bất cứ điều gì khác có thể nói về triều giáo hoàng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, ngài đã làm phần việc của mình để xây dựng Giáo hội thứ hai đó. Sau đó, ngài đã mô tả theo cách này:
"Thay vì chỉ là một Giáo hội chào đón và tiếp nhận bằng cách giữ cho cánh cửa mở, chúng ta hãy cố gắng trở thành một Giáo hội tìm ra những con đường mới, có thể bước ra khỏi chính mình và đến với những người không tham dự Thánh lễ, đến với những người đã bỏ cuộc hoặc thờ ơ".
Đây chính xác là những gì ngài đã làm, bằng lời nói và hành động của mình.
Cơn lốc xoáy mang tên Đức Giáo Hoàng Phanxicô giờ đã lắng xuống — nhưng ngài đã khiến cho quang cảnh của chúng ta thay đổi.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Vị Giáo hoàng của vùng ngoại vi đã làm rung chuyển Giáo hội
Vũ Văn An
20:22 21/04/2025
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Vị Giáo hoàng của vùng ngoại vi đã làm rung chuyển Giáo hội
Vị Giáo hoàng đầu tiên của Mỹ Latinh và Dòng Tên đã quyết tâm lãnh đạo một Giáo hội chào đón, mục vụ và nhân từ hơn hướng ra thế giới đang tan vỡ.

Tạp chí The National Catholic Register, ngày 21 tháng 4 năm 2025, có bài bình luận chi tiết về Đức Cố Giáo Hoàng Phanxicô nhân dịp ngài về cùng Đấng ngài làm đại diện trong 12 năm qua:
Cái chết của Đức Giáo Hoàng Phanxicô hôm nay vào Thứ Hai Phục sinh đánh dấu sự kết thúc của một triều giáo hoàng lịch sử kéo dài 12 năm. Là người Mỹ Latinh đầu tiên và là thành viên đầu tiên của Dòng Tên được bầu làm giáo hoàng, di sản của ngài sẽ được định hình bởi những nỗ lực của ngài nhằm mang Tin mừng đến các vùng ngoại vi của thế giới và những người ở bên lề xã hội trong khi làm rung chuyển — đôi khi mạnh mẽ và khó chịu — những gì ngài coi là hiện trạng Công Giáo tự tham chiếu, không chào đón và cứng ngắc không thể chấp nhận được.
Sau khi Giáo hoàng Bê-nê-đic-tô XVI bất ngờ từ chức vào tháng 2 năm 2013, Hồng Y Jorge Mario Bergoglio của Buenos Aires đã được các Hồng Y trong mật nghị triệu tập giao nhiệm vụ cải cách vào ngày 13 tháng 3 năm 2013.
Trước mật nghị năm 2013, vị tu sĩ Dòng Tên 76 tuổi đến từ Argentina ban đầu không được coi là ứng viên hàng đầu. Tuy nhiên, sau khi ngài trình bày tầm nhìn của mình về cải cách Giáo hội trong bài phát biểu trước các Hồng Y dẫn đến mật nghị, phần lớn cử tri đã bị thuyết phục rằng ngài sẽ đưa ra phản ứng mạnh mẽ đối với những vụ tai tiếng và thách thức đang diễn ra trong Giáo hội và đưa ra giải pháp cho tình trạng suy giảm số lượng người tham dự và ơn gọi trong Giáo hội.
Lấy tên của vị thánh người Ý thế kỷ 13 và là người sáng lập ra dòng Phanxicô, Thánh Phanxicô thành Assisi, người đã chấp nhận cuộc sống nghèo khó cùng cực khi phục vụ những người nghèo và rao giảng Tin mừng trên đường phố, vị Giáo hoàng mới này hướng đến việc thúc đẩy một Giáo hội hướng đến những người nghèo, bị thiệt thòi và bị lãng quên và có khả năng giải quyết những phức tạp của đức tin và các mối quan hệ giữa con người trên thế giới ngày nay.
“Tôi thích một Giáo hội bị bầm dập, tổn thương và bẩn thỉu, vì Giáo hội đã ra ngoài đường phố, hơn là một Giáo hội không lành mạnh vì bị giam hãm và bám víu vào sự an toàn của chính mình,” Đức Phanxicô tuyên bố trong Evangelii Gaudium (“Niềm vui của Tin mừng ”), tông huấn năm 2013 của ngài kêu gọi tham gia mục vụ tại các khu ổ chuột.
Evangelii Gaudium được coi là bản tuyên ngôn cho triều giáo hoàng mới. Tuy nhiên, bản thiết kế thực sự cho triều giáo hoàng của ngài đã có từ trước cuộc bầu cử ngài và mang đậm chất Mỹ Latinh: văn kiện bế mạc năm 2007 của Đại hội đồng giám mục Mỹ Latinh lần thứ năm được tổ chức tại Aparecida, Brazil, mà Hồng Y Bergoglio chịu trách nhiệm chính trong việc soạn thảo.
“Văn kiện Aparecida” đã giới thiệu nhiều chiến lược truyền giáo sau này được tiếp thu trong Evangelii Gaudium và được nhắc lại trong Querida Amazonia, tông huấn hậu thượng hội đồng năm 2020 của ngài, được viết để đáp lại Thượng hội đồng giám mục năm 2019 cho khu vực Pan-Amazon.
Aparecida kêu gọi một “sứ mệnh vĩ đại của lục địa”, một Giáo hội khiêm nhường, hướng ngoại, ưu tiên quan tâm đến công trình sáng tạo, lòng đạo đức bình dân, người nghèo và những người ở vùng ngoại vi. “Đó sẽ là,” ngài viết, “một Lễ Hiện Xuống mới thúc đẩy chúng ta đi, theo một cách đặc biệt, để tìm kiếm những người Công Giáo đã sa ngã, và những người biết rất ít hoặc không biết gì về Chúa Giêsu Kitô, để chúng ta có thể vui mừng hình thành cộng đồng yêu thương Thiên Chúa Cha chúng ta. Một sứ mệnh phải đến với tất cả mọi người, phải lâu dài và sâu sắc.”
Khi trở thành giáo hoàng, Đức Phanxicô đã biến “sứ mệnh vĩ đại của lục địa” thành một cam kết cho Giáo hội hoàn vũ.
Phát biểu vào năm 2013 tại Ngày Giới trẻ Thế giới ở Rio de Janeiro, ngài đã thúc giục những người trẻ tuổi của mình đừng sợ thay đổi mọi thứ để truyền giáo hiệu quả hơn.
“Tôi mong đợi điều gì sau Ngày Giới trẻ Thế giới?” ngài hỏi họ. “Tôi muốn một sự lộn xộn. … Tôi muốn thoát khỏi chủ nghĩa giáo sĩ, sự tầm thường, sự khép kín bên trong chính mình, trong các giáo xứ, trường học hoặc các cấu trúc của chúng ta. Bởi vì những điều này cần phải thoát ra!”
Trong quá trình theo đuổi công cuộc truyền giáo “lộn xộn” này, Đức Phanxicô đã đưa ra một tầm nhìn lớn về sự phi tập trung, lắng nghe và đồng hành, một Giáo hội có sự tham gia mục vụ và thương xót hơn là sự chính xác về giáo lý cứng ngắc và chủ nghĩa giáo sĩ trị. Đức Giáo Hoàng thường xuyên tuyên bố, “Todos, todos, todos” (“Tất cả, tất cả, tất cả”) như một cách diễn đạt về cách Giáo hội phải là nơi chào đón lòng thương xót.
Vào tháng 12 năm 2015, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khai mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót phi thường, một thời gian đặc biệt để Giáo hội giúp toàn thể Giáo hội “tái khám phá và làm cho lòng thương xót của Thiên Chúa sinh hoa kết trái, mà tất cả chúng ta được kêu gọi để an ủi mọi người nam và nữ trong thời đại của chúng ta”. “Những người truyền giáo của Lòng Thương Xót” được giao nhiệm vụ vào năm 2016 để rao giảng Tin Mừng của lòng thương xót và biến lời mời đó thành hiện thực thông qua bí tích xưng tội.
Trọng tâm trong những năm cuối đời của ngài là việc theo đuổi liên tục tính đồng nghị cho Giáo hội được thể hiện trong Thượng hội đồng về tính đồng nghị kéo dài ba năm (2021-2024), nhằm việc đúc khuôn lại Giáo hội hoàn cầu một cách vĩnh viễn để tất cả các thành viên của mình, dân Chúa, “cùng nhau hành trình, tụ họp trong hội đồng và tham gia tích cực vào sứ mệnh truyền giáo của mình”.
Tuy nhiên, ngay từ đầu, triều giáo hoàng của ngài đã phơi bày những căng thẳng hiện hữu trong Giáo hội, bắt đầu từ các Thượng hội đồng về Hôn nhân và Gia đình đầy biến động năm 2014 và 2015, nơi các Hồng Y tranh luận về đề xuất gây tranh cãi nhằm dỡ bỏ lệnh cấm rước lễ của Giáo hội đối với những người đã ly hôn và kết hôn dân sự. Tông huấn hậu Thượng hội đồng Amoris Laetitia (“Niềm vui của tình yêu”) của Đức Phanxicô đã không làm giảm bớt tranh cãi do lập trường không rõ ràng của nó về vấn đề giáo lý gây tranh cãi này.
Những chia rẽ này càng sâu sắc hơn trong những năm sau đó, khi một số nhà lãnh đạo Giáo hội, đặc biệt là ở Đức, nắm bắt sự mơ hồ về giáo lý của Đức Phanxicô để thúc đẩy những thay đổi đối với các giáo lý của Giáo hội như độc thân linh mục, các kết hợp đồng tính và việc phong chức cho phụ nữ. Căng thẳng gia tăng trong phản ứng trên toàn Giáo hội đối với sắc lệnh Traditionis Custodes (“Người bảo vệ truyền thống”) năm 2021 đã cắt giảm mạnh Thánh lễ La tinh truyền thống và sắc lệnh Fiducia Supplicans (“Niềm tin khẩn cầu của tín hữu”) năm 2023 cho phép các hình thức ban phước không theo nghi lễ phụng vụ cho các cặp đồng tính và các cặp sống trong tình huống bất hợp lệ.
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha đã vạch ra những ranh giới rõ ràng trên cát về các lĩnh vực giảng dạy chính. Với văn kiện Dignitas Infinita (“Phẩm giá vô hạn”) năm 2024 của Bộ Giáo lý Đức tin, Đức Phanxicô đã tái khẳng định sự phản đối lâu đời của Giáo hội đối với phá thai, an tử và hệ tư tưởng giới tính. Ngài đã sử dụng một cuộc phỏng vấn được công bố rộng rãi trên CBS 60 Minutes vào tháng 5 năm 2024 để tuyên bố một lần nữa một cách dứt khoát rằng việc phong chức linh mục và phó tế cho phụ nữ đã không còn được đưa ra thảo luận nữa.
Cuối cùng, ngài đã làm thất vọng những người Công Giáo cấp tiến và nhiều người trong giới truyền thông thế tục, những người mong đợi một cuộc cách mạng giáo lý toàn diện trong Giáo hội thay vì quá trình cải cách mục vụ mà ngài theo đuổi.
Một đứa con của những người nhập cư
Sinh ngày 17 tháng 12 năm 1936 tại Buenos Aires, Argentina, Jorge Mario Bergoglio là một trong năm người con của những người nhập cư Ý. Cha ông, Mario, là một kế toán cho ngành đường sắt của đất nước, và mẹ ông, Regina Sivori, là một bà nội trợ.
Lớn lên trong khu Flores trung lưu thấp sầm uất ở trung tâm Buenos Aires, Jorge trẻ tuổi đã dành nhiều thời gian bên người bà yêu quý của mình, Rosa, người mà ông cho là đã giới thiệu ông với đức tin.
Tuy nhiên, khoảnh khắc quan trọng trong việc nhận ra ơn gọi của mình xảy ra vào ngày 21 tháng 9 năm 1953, khi ngài trải qua một cuộc gặp gỡ thay đổi cuộc đời với lòng thương xót của Chúa trong tòa giải tội. “Sau khi xưng tội, tôi cảm thấy có điều gì đó đã thay đổi. Tôi không còn như trước nữa”, ngài nhớ lại vào năm 2010. “Tôi đã nghe thấy điều gì đó giống như một giọng nói, hoặc một tiếng gọi. Tôi đã tin rằng mình nên trở thành một linh mục”.
Sau khi hoàn thành việc học để trở thành một kỹ thuật viên hóa học, ngài đã vào một chủng viện giáo phận. Ngài chuyển đến tập viện Dòng Tên vào năm 1958, được thụ phong linh mục vào năm 1969 và tuyên khấn trọn đời với Dòng Tên vào năm 1973.
Ngay sau đó, ngài đã phục vụ trong nhiều vai trò khác nhau với mức độ trách nhiệm ngày càng tăng. Ngài trở thành giám tỉnh của Dòng Tên ở Argentina vào cùng năm tuyên khấn trọn đời, khi ngài mới 36 tuổi.
Ngài giữ chức vụ đó trong sáu năm, một giai đoạn trùng với hậu quả hỗn loạn của Công đồng Vatican II đã làm rung chuyển các hoạt động đã thiết lập của Dòng Tên và với Chiến tranh Bẩn thỉu khét tiếng của Argentina (1976-1983), trong đó chính quyền quân sự cai trị đất nước đã tra tấn và "làm mất tích" hàng chục nghìn người bất đồng chính kiến và đối thủ chính trị.
Những nỗi kinh hoàng của Chiến tranh Bẩn thỉu đã rèn giũa trong vị linh mục trẻ dòng Tên một sự phản đối sâu sắc và dai dẳng đối với các hệ tư tưởng chính trị, bất kể chúng bắt nguồn từ cánh tả hay cánh hữu.
Và mặc dù một số tu sĩ dòng Tên ở Mỹ Latinh và Trung Mỹ sau này sẽ chấp nhận các yếu tố Marxist của thần học giải phóng và đấu tranh cách mạng, nhưng ngài và hầu hết những người anh em Argentina của ngài đã từ chối con đường đó.
"Dòng chảy" thần học giải phóng của Argentina "không bao giờ sử dụng các phạm trù Marxist hoặc phân tích Marxist về xã hội", Cha dòng Tên Juan Carlos Scannone giải thích trong Giáo hoàng Phanxicô: Anh em chúng ta, bạn của chúng ta: Những hồi tưởng cá nhân về người đàn ông trở thành Giáo hoàng. “Công tác mục vụ của Bergolio được hiểu trong bối cảnh này.”
Lãnh đạo với những tranh cãi
Trong khi lèo lái qua bối cảnh chính trị đầy nguy hiểm của thời kỳ đó, Cha Bergolio đã gây ra rất nhiều tranh cãi khi ngài tiến hành cải cách tỉnh dòng Tên địa phương. Theo lời thừa nhận của chính ngài, phần lớn sự bất đồng bắt nguồn từ phong cách lãnh đạo độc đoán của ngài vào thời điểm đó. “Tôi đã phải giải quyết những tình huống khó khăn và tôi đã tự mình đưa ra quyết định một cách đột ngột,” ngài nói trong một cuộc phỏng vấn năm 2013. “Cách ra quyết định nhanh chóng và độc đoán của tôi khiến tôi gặp phải những vấn đề nghiêm trọng và bị buộc tội là cực kỳ bảo thủ.”
Sau thời gian làm giám tỉnh, ngài đã phục vụ từ năm 1980 đến năm 1986 với tư cách là hiệu trưởng của chủng viện Dòng Tên ở San Miguel. Nhiệm kỳ hiệu trưởng của ngài một lần nữa lại gây chia rẽ, với những lời chỉ trích cáo buộc ngài cố gắng định hình lại thể chế theo đường lối tiền Công đồng Vatican II, trái ngược với các hoạt động đương thời của Dòng Tên ở những nơi khác tại Mỹ Latinh.
"Ngài không phải là người bảo thủ muốn đưa họ trở về thời kỳ tiền công đồng như một số người đã cáo buộc, mà là người theo chủ nghĩa đổi mới, giống như Đức Bê-nê-đic-tô XVI, người phản đối những nỗ lực nhằm biến đổi Giáo hội theo thế giới nhân danh chủ nghĩa hiện đại", nhà viết tiểu sử của Giáo hoàng Austen Ivereigh nói với Register, khi ông thảo luận về sự ra xa lạ của Cha Bergoglio đối với các tu sĩ Dòng Tên địa phương và "cuộc lưu đày nội bộ" sau đó của ngài khỏi dòng tu của mình cho đến khi ngài được bầu làm giáo hoàng.
Sau khi rời khỏi vị trí tại chủng viện, ngài đã đến Đức vào năm 1986 với mục tiêu hoàn thành chương trình tiến sĩ. Sau khi trở về, ban đầu ngài duy trì một vị trí có ảnh hưởng trong số các tu sĩ Dòng Tên địa phương. Nhưng vào năm 1990, khi đã ngoài 50 tuổi và những người chỉ trích ngài cũng đang ở vị trí thống trị, Cha Bergoglio đã bị điều đi khỏi Buenos Aires để làm linh hướng và cha giải tội cho cộng đồng Residencia Jesuita ở Córdoba, Argentina. Đó là một động thái kỷ luật, được thực hiện với sự chấp thuận của Cha Peter Hans Kolvenbach, bề trên tổng quyền của Dòng Tên, mà Đức Phanxicô đã nhắc đến như là "thời kỳ khủng hoảng nội tâm lớn" trong một cuộc phỏng vấn năm 2013.
Tuy nhiên, sự khắc khổ giản dị, gần gũi với người nghèo và khả năng phục vụ khiêm nhường và tận tụy phi thường của Cha Bergoglio đã truyền cảm hứng cho một nhóm các môn đệ trẻ của Dòng Tên noi theo những ân tứ linh mục của ngài trong và sau nhiệm kỳ đầy sóng gió của ngài với tư cách là giám đốc tỉnh dòng và chủng viện.
“Khi chúng tôi thức dậy lúc 6:30 hoặc 7:00 để đi lễ, Bergoglio đã cầu nguyện và giặt khăn trải giường và khăn tắm cho 150 tu sĩ Dòng Tên trong phòng giặt ủi”, Hồng Y Dòng Tên Ángel Rossi, cựu sinh viên tại cộng đồng Residencia Jesuita, nhớ lại trong cuốn Giáo hoàng Phanxicô: Anh em chúng ta, Bạn chúng ta: Ký ức cá nhân về Người đàn ông trở thành Giáo hoàng.
Thừa tác vụ Giám mục
Năm 1992, theo yêu cầu của Hồng Y Antonio Quarracino của Buenos Aires, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II bất ngờ đưa Cha Bergoglio khỏi nơi lưu đày ở Córdoba bằng cách bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Phụ Tá của Buenos Aires. Năm 1997, Đức Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm ngài làm tổng giám mục phó của Buenos Aires với quyền kế vị. Sau khi Quarracino qua đời vào tháng 2 năm 1998, Bergoglio trở thành tổng giám mục đô thành của Buenos Aires. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đã nâng ngài lên Hồng Y đoàn vào năm 2001.
Là tổng giám mục, ngài nổi tiếng là người tránh xa những cạm bẫy của chức vụ, đi tàu điện ngầm, sống trong một căn hộ đơn giản và dành phần lớn thời gian cho người nghèo và những người sống trong khu ổ chuột của thành phố.
Trong khi đó, ngài cho thấy mình là người nhạy bén về chính trị, không sợ đối đầu với các nhà lãnh đạo chính trị của Argentina và là người thực hành các yếu tố của chủ nghĩa Peron — nền tảng dân tộc chủ nghĩa "con đường thứ ba" của cố nhà độc tài người Argentina Juan Perón, người đã tôn vinh nguồn gốc Công Giáo của Argentina và tăng cường chi tiêu xã hội trong khi tránh xa cả chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa tư bản.
"Quyền lực sinh ra từ sự tự tin, không phải bằng sự thao túng, đe dọa hay kiêu ngạo", Hồng Y Bergoglio đã nói trong bài giảng năm 2006 nhắm vào chính phủ Kirchner của Argentina, chính phủ đã áp dụng cách tiếp cận thiên tả hơn đối với chủ nghĩa Peron so với lập trường của chính ông và đã xung đột với tổng giám mục về các vấn đề đạo đức.
Ngoài Argentina, vai trò chính của ngài tại Hội nghị chung lần thứ năm của hàng giám mục Mỹ Latinh năm 2007 tại Aparecida, Brazil, đã đưa ngài lên vị trí nổi bật hơn trong Giáo hội hoàn cầu. Viết trên First Things năm 2012 về văn kiện cuối cùng, nhà bình luận Công Giáo George Weigel đã nhấn mạnh trọng tâm truyền giáo của văn kiện này.
“Điều đầu tiên cần lưu ý về Văn kiện Aparecida là động lực truyền giáo mạnh mẽ của nó: mọi người trong Giáo hội, các giám mục viết, đều được rửa tội để trở thành ‘môn đệ truyền giáo’”, Weigel nói một cách tán thành, bằng những lời lẽ tiên đoán trước được tầm nhìn của Đức Phanxicô về chức giáo hoàng. “Mọi nơi đều là lãnh thổ truyền giáo, và mọi thứ trong Giáo hội phải hướng đến truyền giáo”.
Một Giáo hoàng của các vùng ngoại vi
Tám năm sau khi được cho là về nhì trong mật nghị năm 2005 bầu Giáo hoàng Bê-nê-đic-tô XVI, Hồng Y Bergoglio đã được Hồng Y đoàn chọn để kế nhiệm vị giáo hoàng người Đức. Vị giáo hoàng mới đắc cử — vị giáo hoàng đầu tiên không phải người châu Âu kể từ Đức Gregory III năm 741 — ngay lập tức định hình tông điệu cho triều giáo hoàng của mình. “Các bạn biết rằng nhiệm vụ của mật nghị là trao một giám mục cho Rome,” ngài tuyên bố từ loggia của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô vào buổi tối ngày ngài đắc cử. “Có vẻ như các anh em Hồng Y của tôi đã đi gần đến tận cùng thế giới để có được ngài. Nhưng chúng ta đang ở đây.”
Nhiều mối quan tâm mà ngài theo đuổi ở Argentina và Aparecida đã trở thành nền tảng cho triều giáo hoàng của ngài. Ngài tránh xa trang phục giáo hoàng truyền thống và chuyển đến Domus Sanctae Marthae, nhà khách Vatican, thay vì các căn hộ giáo hoàng truyền thống trong Điện Tông tòa. Ngài liên tục nhấn mạnh đến nhu cầu về một Giáo hội “ra khỏi chính mình để truyền giáo”, tìm kiếm và đồng hành với những người ở “vùng ngoại vi” của hiện sinh con người. Những châm ngôn quan trọng từ triều Giáo hoàng Phanxicô — Giáo hội như một bệnh viện dã chiến, “đi ra ngoài lề” và nhu cầu các nhà lãnh đạo Giáo hội phải “có mùi như cừu” — được bổ sung bằng một loạt hình ảnh mạnh mẽ, chẳng hạn như Đức Thánh Cha rửa chân cho các tù nhân và một thanh niên Hồi giáo vào Thứ Năm Tuần Thánh, ôm một người đàn ông bị biến dạng ở Quảng trường Thánh Phê-rô và tạo dáng chụp ảnh tự sướng với những người trẻ tuổi.
Đức Phanxicô liên tục nhấn mạnh lại tính trung tâm của cách tiếp cận truyền giáo này. “Giáo hội thực sự nằm ở vùng ngoại vi”, ngài tuyên bố trong bộ phim tài liệu The Pope: Answers của Disney, phát hành vào tháng 4 năm 2023.
Chuyến đi đầu tiên của ngài ra khỏi Rome sau khi đắc cử là đến hòn đảo nhỏ Lampedusa của Ý ở Địa Trung Hải, nơi ngài thu hút sự chú ý đến hoàn cảnh khó khăn của những người di cư không có giấy tờ băng qua vùng biển chết chóc để vào châu Âu. Ngài thường nói về hoàn cảnh khốn khổ của những người di cư và tị nạn, sự chia rẽ giữa Bắc và Nam hoàn cầu và giữa các nước đang phát triển và giàu có, cảnh báo về các chính sách kinh tế bóc lột các quốc gia nghèo hơn, phản ánh sự quen thuộc của ngài với chủ nghĩa tư bản từ góc nhìn của Mỹ Latinh. Ngài chỉ trích gay gắt cái mà ngài gọi là "sự thờ ơ hoàn cầu hóa" - một thái độ phớt lờ nỗi đau khổ của những người bên lề xã hội - và một "nền văn hóa vứt bỏ" coi những người yếu đuối và dễ bị tổn thương là những thứ có thể vứt bỏ.
Một đặc điểm tương tự thường xuyên lặp lại của sự tập trung vào các vùng ngoại vi này là việc ngài định hình những nỗ lực của các quốc gia giàu có nhằm áp đặt phá thai, biện pháp tránh thai và hệ tư tưởng giới tính lên các nước đang phát triển để đổi lấy viện trợ và phát triển như những biểu hiện của "chủ nghĩa thực dân ý thức hệ".
Những lời lên án như vậy chứng tỏ rằng việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp cận các nhóm bên lề của xã hội loài người đã thách thức những nỗ lực coi ngài chỉ là người ủng hộ các chương trình nghị sự chính trị và xã hội tiến bộ. Trong chuyến thăm Hungary vào tháng 4 năm 2023 — một quốc gia châu Âu mà khuynh hướng bảo thủ được cho là xung đột với các ưu tiên của Đức Giáo Hoàng đối với lục địa đó — ngài đã lên án “con đường tai hại của những hình thức ‘thực dân hóa ý thức hệ’ sẽ xóa bỏ những khác biệt, như trong trường hợp của điều gọi là lý thuyết giới tính, hoặc sẽ đặt trước thực tế của cuộc sống những khái niệm giản lược về tự do, ví dụ như bằng cách khoe khoang là tiến bộ một ‘quyền phá thai’ vô nghĩa, vốn luôn là một thất bại bi thảm.”
Phong cách truyền thông không chính thức của Đức Thánh Cha — được nêu bật trong các cuộc phỏng vấn như cuộc phỏng vấn mà ngài đã dành cho cố nhà báo vô thần người Ý Eugenio Scalfari và những bình luận ngẫu hứng của ngài, đặc biệt là các cuộc họp báo của ngài trên cương vị giáo hoàng — đã tạo điều kiện cho sự trỗi dậy của một bán giáo quyền song song do phương tiện truyền thông tạo ra, trong đó các phương tiện truyền thông Công Giáo thế tục và tiến bộ đã sử dụng các bình luận của ngài để tuyên bố rằng ngài đang kêu gọi những thay đổi lớn đối với giáo huấn của Giáo hội.
Một ví dụ định nghĩa di sản đã xảy ra trong một cuộc họp báo trên chuyến bay khi đang trên đường trở về từ Ngày Giới trẻ Thế giới ở Rio de Janeiro năm 2013, khi Đức Thánh Cha được yêu cầu bình luận về một viên chức Vatican ăn năn cụ thể và tin đồn về sự tồn tại của một "nhóm vận động hành lang đồng tính" tại Vatican.
Đức Phanxicô đã đưa ra một câu trả lời tinh tế cho câu hỏi, phân biệt giữa một người chỉ đơn giản là đồng tính với việc tham gia vào một nhóm vận động hành lang. "Nếu một người là người đồng tính và đang tìm kiếm Chúa và có thiện chí, thì tôi là ai mà phán xét?" ngài nói. Thay vì coi đó là một cử chỉ mục vụ đối với những người đồng tính, nhiều bản tin mô tả nhận xét này là sự nới lỏng lệnh cấm về mặt đạo đức của Giáo hội đối với các hành vi đồng tính, mà không có lời giải thích có ý nghĩa nào được đưa ra sau đó từ Vatican.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng tìm cách xây dựng cầu nối với cộng đồng quốc tế thông qua lời nói và hành động của mình. Hai thông điệp được viết hoàn toàn trong triều giáo hoàng của ngài, Laudato Si (2015), về việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta, và Fratelli Tutti (2020), nhấn mạnh đến tình anh em và tình bạn xã hội, đã được báo chí quốc tế đón nhận nồng nhiệt.
Tổng cộng, Đức Phanxicô đã biên soạn bốn thông điệp trong triều đại của mình, bổ sung thêm bảy tông huấn và 75 văn kiện tự sắc (motu proprio), khiến ngài trở thành một trong những giáo hoàng sáng tác nhiều nhất về giáo huấn của giáo quyền.
Bài phát biểu và phép lành urbi et orbi vào tháng 3 năm 2020 của ngài, được đưa ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19 khi ngài đứng tại Quảng trường Thánh Phêrô vắng vẻ và mưa phùn, cũng như đóng vai trò là người gìn giữ hòa bình bằng cách nỗ lực khôi phục quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ-Cuba và đề nghị làm trung gian chấm dứt cuộc xâm lược Ukraine của Nga, đã giúp đưa Đức Giáo Hoàng trở thành một người cha tinh thần không chỉ đối với Giáo hội mà còn đối với toàn thế giới. Năm 2024, ngài trở thành giáo hoàng đầu tiên tham gia cuộc họp G7 của các nhà lãnh đạo thế giới, thúc giục họ nhận thức được mối đe dọa và lời hứa của trí tuệ nhân tạo.
Mong muốn đàm phán và đối thoại của Đức Giáo Hoàng cũng khiến ngài ký một thỏa thuận bí mật với Bắc Kinh về việc bổ nhiệm giám mục vào năm 2018 — mà ngài đã nhận được sự phản đối mạnh mẽ. Thỏa thuận này đã bị những người ủng hộ nhân quyền và những người chỉ trích khác chỉ trích là "sự phản bội đáng kinh ngạc" và "hoàn toàn không thể hiểu nổi", vì Bắc Kinh tiếp tục kìm kẹp tự do tôn giáo và vi phạm thỏa thuận nhiều lần. Tuy nhiên, Vatican không lùi bước, nhấn mạnh rằng cần phải kiên nhẫn để sáng kiến này đơm hoa kết trái mặc dù chế độ Cộng sản Trung Quốc thường xuyên vi phạm thỏa thuận và áp dụng ngày càng hà khắc chương trình "Hán hóa" của họ, trong đó yêu cầu tất cả các tôn giáo phải tuân theo các giáo lý cộng sản và độc lập với ảnh hưởng của nước ngoài.
Hồng Y Marc Ouellet, người đứng đầu Bộ Giám mục trong phần lớn thời gian trị vì của Đức Phanxicô, cho biết khả năng khơi dậy sự quan tâm đến Giáo hội từ những người bên ngoài của cố Giáo hoàng là dấu hiệu cho thấy "phong cách truyền giáo" của ngài.
"Một nhà truyền giáo ở biên giới; ngài đang tìm kiếm những người ở xa", ngài nói với EWTN News trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 2 năm 2023.
Tinh thần truyền giáo hoàn cầu của Đức Phanxicô thể hiện rõ trong nhiều chuyến tông du của ngài. Đức Giáo Hoàng quá cố đã thực hiện 47 chuyến tông du bên ngoài nước Ý, viếng thăm tổng cộng 61 quốc gia, trung bình sáu quốc gia mỗi năm. Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn tốc độ năm lần một năm của "Giáo hoàng du hành" đầu tiên, Thánh Gioan Phaolô II. Các chuyến thăm của Đức Phanxicô, bao gồm những nơi như Iraq đang bị chiến tranh tàn phá, Cộng hòa Trung Phi và Nam Sudan, cho thấy sự ưu tiên đối với Nam Bán cầu và các quốc gia đang bị xung đột tàn phá.
Sự ưu tiên này đối với các biên giới hoàn cầu được phản ánh thêm trong việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô lựa chọn nhiều thành viên mới cho Hồng Y đoàn. Qua 10 công nghị, ngài đã bổ nhiệm 149 Hồng Y mới, định hình lại đáng kể thành phần của Hồng Y đoàn. Trong thời gian trị vì của mình, thành phần của Hồng Y đoàn đã trải qua một sự chuyển đổi lịch sử, giảm từ 52% người châu Âu vào đầu nhiệm kỳ giáo hoàng của ngài xuống chỉ còn 35% ngày nay. Hồng Y đoàn hiện phản ánh một Giáo hội hoàn cầu hơn, với Nam Mỹ và Châu Á mỗi nơi chiếm 15% Hồng Y, Bắc Mỹ chiếm 17%, Châu Phi chiếm 12% và Châu Đại Dương chiếm 7%.
Giáo hoàng Phanxicô chịu trách nhiệm lựa chọn 110 trong số 138 Hồng Y hiện sẽ bỏ phiếu cho người kế nhiệm ngài.
Tầm nhìn hoàn cầu của ngài đặc biệt rõ ràng trong việc bổ nhiệm các Hồng Y từ các quốc gia có dân số Công Giáo ít ỏi, chẳng hạn như Mông Cổ và Maroc, từ các vùng ngoại vi, chẳng hạn như Tonga và Haiti, và từ những nơi xung đột, chẳng hạn như Myanmar, Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi.
Khuynh hướng bổ nhiệm các thành viên vào Hồng Y đoàn của Đức Phanxicô dựa trên bản năng cá nhân, các khuyến nghị hoặc mối quan hệ hơn là thông lệ lâu đời cũng khiến ngài bỏ qua các ứng viên từ các giáo phận Hồng Y lâu đời. Ví dụ, tại Hoa Kỳ, Tổng giám mục José Gomez của Los Angeles, cựu chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ và là người đứng đầu tổng giáo phận lớn nhất tại Hoa Kỳ, chưa bao giờ nhận được chiếc mũ đỏ. Cùng lúc đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã phong Giám mục Robert McElroy của Giáo phận San Diego làm Hồng Y vào năm 2022. Tương tự như vậy, Tổng giám mục Mario Delpini, một người được Đức Phanxicô bổ nhiệm làm người đứng đầu Tổng giáo phận Milan, tổng giáo phận lớn nhất tại Ý, cũng bị tước bỏ chức Hồng Y một cách rõ ràng.
Nhưng cũng giống như những giả định sai lầm về ý định từ bỏ những điểm cốt lõi trong giáo lý của Giáo hội, cũng có một niềm tin sai lầm rằng các cuộc bổ nhiệm của ngài vào Hồng Y đoàn đều là những người tiến bộ. Nhiều người được Đức Phanxicô bổ nhiệm, chẳng hạn như McElroy, Đức Hồng Y Leonardo Steiner của Brazil và Đức Hồng Y Dòng Tên Jean-Claude Hollerich của Luxembourg, là những người tiến bộ tận tụy. Đồng thời, Đức Phanxicô đã bổ nhiệm một số người bảo thủ nổi tiếng, bao gồm Đức Hồng Y Gerhard Müller, cựu Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, Đức Hồng Y Anders Arborelius của Thụy Điển và Đức Hồng Y dòng Capuchin Fridolin Ambongo Besungu của Cộng hòa Dân chủ Congo, người đã lãnh đạo các giám mục châu Phi phản đối Fiducia Supplicans vào năm 2024.
Sự cân bằng đó trong các cuộc bổ nhiệm của ngài cũng được phản ánh tương tự trong các cuộc phong thánh trong suốt triều giáo hoàng của ngài. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã phong thánh cho ba người tiền nhiệm của mình, Gioan XXIII, Phaolô VI và Gioan Phaolô II. Ngài cũng đã phong thánh cho tổng cộng 942 vị thánh. Những người này bao gồm 813 vị tử đạo của Otranto; Tổng giám mục Salvador Óscar Romero, một nhà phê bình dũng cảm về các vụ vi phạm nhân quyền của chính phủ; người Anh cải đạo vĩ đại và Hồng Y John Henry Newman, và Mẹ Teresa của Calcutta. Đức Giáo Hoàng cũng đã bổ sung thêm hai tiến sĩ mới của Giáo hội: Thánh Gregory người Armenia của Narek và Giáo phụ Thánh Irenaeus của Lyon. Ngài gọi Irenaeus là "Tiến sĩ của sự hiệp nhất".
Cải cách nội bộ
Sự nhấn mạnh bên ngoài của Đức Phanxicô đã được kết hợp với những nỗ lực nghiêm túc nhằm cải cách các cấu trúc bên trong của Giáo Hội Công Giáo để giải phóng nó nhằm tập trung nhiều hơn vào sứ mệnh và việc phục vụ. Ngay từ đầu, ngài đã bổ nhiệm một hội đồng Hồng Y để cố vấn cho ngài về cải cách giáo triều và Giáo hội. Công trình của hội đồng đã lên đến đỉnh điểm vào tháng 3 năm 2022 với việc ban hành một tông hiến mới cho Tòa thánh, Praedicate Evangelium, cho phép các giáo phận hoặc các bộ phận của Vatican được lãnh đạo bởi những người Công Giáo đã chịu phép rửa tội và nhấn mạnh nhiều hơn vào việc truyền giáo. Thánh bộ Truyền giáo các Dân tộc, có từ năm 1622, và Hội đồng Giáo hoàng về Thúc đẩy Tân Phúc âm hóa, được Đức Bê-nê-đic-tô XVI thành lập năm 2010, đã được hợp nhất để thành lập Bộ Truyền giáo, do Giáo hoàng trực tiếp chủ trì và thay thế vị trí thống lĩnh lâu đời của Bộ Giáo lý Đức tin trong hàng ngũ các văn phòng của Vatican.
Đức Phanxicô đã giải quyết một số khía cạnh về tài chính của Vatican, ngay cả khi những vụ tai tiếng đang diễn ra làm lu mờ tiến trình đó. Bản thân Đức Giáo Hoàng đã bị lôi kéo vào một vụ gian lận cấp cao dẫn đến phiên tòa và bản án năm 2023 đối với một trong những cộng sự Hồng Y thân cận nhất của ngài, Hồng Y Angelo Becciu, về cáo buộc hành vi sai trái về tài chính.
Đức Phanxicô cũng đã thực hiện một loạt các cải cách liên quan đến tệ nạn lạm dụng tình dục của giáo sĩ, bắt đầu từ năm 2014 với việc thành lập Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên, do Hồng Y Seán O'Malley của Boston đứng đầu, người cũng là thành viên của hội đồng Hồng Y của Giáo hoàng. Đức Phanxicô đã triệu tập một hội nghị thượng đỉnh hoàn cầu của Vatican về vấn đề này vào năm 2019, dẫn đến việc đưa ra các hướng dẫn Vos Estis mới của ngài nhằm mục đích tăng cường các điều khoản để đưa các linh mục lạm dụng ra công lý và buộc các giám mục phải chịu trách nhiệm về cách xử lý các cáo buộc lạm dụng của họ.
Nhưng phong cách quản lý của Đức Thánh Cha — thường dựa vào trực giác thay vì tuân theo các thủ tục đã thiết lập và có xu hướng giữ mọi quyết định trong tay mình — có thể đã dẫn đến những điểm mù trong cuộc đàn áp lạm dụng của ngài.
“Một số ít linh mục, giám mục và Hồng Y mà Đức Phanxicô tin tưởng trong nhiều năm qua đã bị buộc tội có hành vi tình dục sai trái hoặc bị kết tội, hoặc đã che đậy vụ việc”, phóng viên Nicole Winfield của Associated Press Rome đưa tin vào năm 2020. Điều này ám chỉ đến việc Đức Phanxicô ban đầu không tin vào những cáo buộc chống lại một giám mục ở Chile hóa ra là sự thật, và cũng được cho là đã nhắm mắt làm ngơ trước các báo cáo về hành vi tình dục sai trái của cựu Hồng Y Theodore McCarrick cho đến khi các cáo buộc được công khai vào năm 2018. Người ta cũng đặt ra câu hỏi về việc Đức Phanxicô có biết về trường hợp của nghệ sĩ khảm tranh nổi tiếng người Slovenia Marko Rupnik, người đã bị buộc tội có hành vi tình dục sai trái, bị khai trừ trong thời gian ngắn và cuối cùng bị trục xuất khỏi Dòng Tên hay không. Vào cuối triều đại giáo hoàng, vụ tai tiếng lạm dụng tình dục rộng lớn hơn vẫn đang diễn ra ở một số quốc gia, bao gồm Bolivia và Bồ Đào Nha.
Sự chỉ trích về cách ngài xử lý cuộc khủng hoảng lạm dụng đã lên đến một cấp độ nghiêm trọng mới vào năm 2018 khi Tổng giám mục Carlo Maria Viganò, cựu sứ thần tại Hoa Kỳ, cáo buộc Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cẩu thả trong việc xử lý các cáo buộc về hành vi sai trái tình dục liên quan đến McCarrick và kêu gọi Giáo hoàng từ chức. Đến năm 2024, lời lẽ cực đoan của Viganò — bao gồm cả việc gọi Đức Phanxicô là kẻ dị giáo — đã khiến Vatican lên án ông là người ly giáo.
Giáo hoàng của tính đồng nghị
Một trong những dự án quan trọng nhất của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong nửa sau triều đại giáo hoàng của ngài là việc ngài thực hiện "tính đồng nghị" trong đời sống của Giáo hội.
Phản ánh tầm nhìn về giáo hội được nêu rõ tại Aparecida và trong Evangelii Gaudium, Đức Phanxicô đã sử dụng Thượng hội đồng giám mục để xây dựng một Giáo hội lắng nghe hơn, một "kim tự tháp ngược" lấy dân Chúa làm điểm khởi đầu và nâng cao đáng kể vị thế của Ban thư ký chung của Thượng hội đồng dưới quyền tổng thư ký, Hồng Y người Malta Mario Grech.
Nhưng nhiều nhà phê bình lo ngại rằng cách tiếp cận của ngài đi chệch khỏi tầm nhìn của Thánh Giáo hoàng Phaolô VI về Thượng hội đồng giám mục, có thể làm suy yếu thẩm quyền của Rome, dẫn đến sự nhầm lẫn hơn nữa trong số các tín hữu và mở ra con đường thay đổi giáo huấn của Giáo hội trong nhiều lĩnh vực.
Các Thượng hội đồng bàn về gia đình và hôn nhân, thanh thiếu niên và Amazon đã có những cuộc thảo luận không bị hạn chế, với một số nhà lãnh đạo Giáo hội công khai yêu cầu thay đổi kỷ luật của Giáo hội để giải quyết các thực tế mục vụ mới trên thực tế, và thậm chí kêu gọi trao cho phụ nữ quyền tiếp cận một hình thức phó tế.
Tông huấn hậu Thượng hội đồng năm 2016 của Đức Phanxicô Amoris Laetitia (“Niềm vui của tình yêu”), tiếp theo sau các Thượng hội đồng về gia đình năm 2014 và 2015 đôi khi gây tranh cãi, đã trở thành tiêu đề cho những gì các nhà phê bình coi là tạo ra các điều kiện mà những người đã ly hôn và tái hôn dân sự có thể được Rước lễ. Các nhà lãnh đạo Giáo hội và giáo phận đưa ra những cách diễn giải trái ngược nhau về hướng dẫn mục vụ của tài liệu, và bốn Hồng Y đã đệ trình năm câu hỏi, hay dubia, vào tháng 9 năm 2016, yêu cầu làm rõ trong bối cảnh "mất phương hướng nghiêm trọng và bối rối lớn", đã không được Giáo hoàng giải quyết. Các dubia tiếp theo được gửi đến Rome vào năm 2023 đã được trả lời bởi người đứng đầu giáo lý mới của Đức Phanxicô, Hồng Y Víctor Manuel Fernández, theo những thuật ngữ dường như xác nhận cách diễn giải rộng nhất có thể.
Trong khi đó, một số giáo dân Công Giáo Đức cấp tiến, với sự ủng hộ của hầu hết các giám mục Đức, đã tìm thấy cảm hứng trong cách tiếp cận của Giáo hoàng và khởi xướng Con đường đồng nghị của riêng họ để yêu cầu thay đổi giáo huấn của Giáo hội về tình trạng độc thân của linh mục, các cuộc hôn nhân đồng tính và việc thụ phong cho phụ nữ. Mặc dù bị Đức Phanxicô khiển trách là "chủ nghĩa tinh hoa", "vô ích" và "ý thức hệ", người Đức vẫn tiếp tục tiến trình của họ và có nguy cơ ly giáo.
Cùng lúc đó, Đức Phanxicô đã phải đối mặt với sự phản đối từ một số giám mục bảo thủ, những người lo ngại rằng sự mơ hồ về giáo lý, cách xử lý cuộc khủng hoảng lạm dụng và việc ngài coi thường một số người trong Giáo hội vì chủ nghĩa giáo sĩ trị và sự cứng ngắc đang gây nhầm lẫn cho các tín hữu và làm suy yếu tinh thần của các linh mục và chủng sinh.
Tương tự, Đức Phanxicô đã tạo ra những làn sóng phản đối khi đối xử với các cộng đồng Công Giáo gắn bó với Thánh lễ Latinh truyền thống. Traditionis Custodes, sắc lệnh năm 2021 của ngài hạn chế việc cử hành nghi lễ này, đã gây sốc cho những người ủng hộ nghi lễ này và thậm chí khiến một số đồng minh tự do của Đức Giáo Hoàng mô tả ngôn ngữ nghiêm khắc và sự đàn áp nghiêm khắc của tài liệu này là một sự thay đổi đáng kinh ngạc so với lời kêu gọi của Giáo hoàng về cách tiếp cận lắng nghe đồng nghị. Những người khác, như Tổng giám mục Augustine Di Noia, một viên chức lâu năm của Vatican và là tu sĩ Đaminh, đã lập luận rằng sự can thiệp của Đức Giáo Hoàng là cần thiết để ngăn chặn ý tưởng sai lầm rằng Thánh lễ trước Công đồng Vatican II là phụng vụ thực sự cho Giáo hội thực sự.
Cũng có nhiều tranh cãi xung quanh văn kiện do Đức Hồng Y Fernández ban hành vào cuối năm 2023, Fiducia Supplicans, cho phép ban phước lành không theo nghi lễ cho các cặp đồng tính và các cặp sống trong tình huống bất hợp lệ. Sắc lệnh này đã gây ra những bất đồng mạnh mẽ giữa các giám mục trên thế giới, với hầu hết các giám mục châu Phi từ chối thực hiện sắc lệnh, nói trong một tuyên bố chính thức vào tháng 1 năm 2024 rằng "nó đã gieo rắc những quan niệm sai lầm và bất ổn trong tâm trí của nhiều giáo dân, những người tận hiến và thậm chí cả các mục tử".
Tuy nhiên, Đức Phanxicô cũng luôn rõ ràng về các lĩnh vực chính của giáo huấn Giáo hội. Ví dụ, thông qua sắc lệnh năm 2024 Dignitas Infinita ("Phẩm giá vô hạn") do Bộ Giáo lý Đức tin ban hành, Đức Phanxicô đã nhắc lại những giáo huấn lâu đời của Giáo hội về phẩm giá của con người.
Không nao núng trước những lời chỉ trích, Đức Thánh Cha đã thúc đẩy tầm nhìn của mình về một Giáo hội đồng nghị, khởi động vào năm 2021 một quá trình tham vấn hoàn cầu kéo dài nhiều năm, kết thúc bằng hai "Thượng hội đồng về tính đồng nghị" tại Rome vào tháng 10 năm 2023 và tháng 10 năm 2024.
Đức Phanxicô đã đưa ra quyết định chưa từng có là không viết tông huấn hậu Thượng hội đồng khi kết thúc, thay vào đó chọn thực hiện trực tiếp văn kiện cuối cùng của Thượng hội đồng. "Những gì chúng ta đã chấp thuận trong văn kiện là đủ", ngài tuyên bố, đánh dấu một sự thay đổi mang tính lịch sử về cách thức thực hiện các cải cách đồng nghị.
Rõ ràng, Đức Phanxicô có ý định đưa Giáo hội vào một con đường mà về mặt định chế và thậm chí là thần học, sẽ khó có thể quay lại. Điều này đặc biệt rõ ràng khi ngài chọn người bạn của mình, khi đó là Tổng giám mục Fernández, một nhà thần học người Argentina và là người viết “ma” một số trước tác chính của Đức Phanxicô, bao gồm Laudato Si’ và đặc biệt là Amoris Laetitia, làm tân bộ trưởng của Bộ Giáo lý Đức tin và là thành viên của Hồng Y đoàn. Trong lá thư kèm theo lệnh bổ nhiệm, Đức Phanxicô kêu gọi tân bộ trưởng của mình “xác minh rằng các tài liệu của Bộ của ngài và của các bộ khác có đủ sự hỗ trợ về mặt thần học, phù hợp với nền tảng phong phú của giáo huấn lâu đời của Giáo hội và đồng thời tính đến Huấn quyền gần đây”, có nghĩa là các tác phẩm của Đức Phanxicô trong thập kỷ qua, nhiều tác phẩm trong số đó do chính Fernández giúp viết.
‘Luôn mở rộng cửa’
Sức khỏe của Đức Phanxicô suy giảm trong những năm cuối đời do một số vấn đề về sức khỏe, bao gồm đau thần kinh tọa, các vấn đề về hô hấp, tổn thương dây chằng ở đầu gối và hai lần phẫu thuật đường ruột. Các vấn đề về khả năng di chuyển đã buộc ngài phải bắt đầu sử dụng xe lăn vào năm 2022. Tuy nhiên, ngài vẫn hoạt động ấn tượng cho đến tận cùng, duy trì lịch trình tiếp kiến và đi lại dày đặc, ngay cả khi phải tiết chế tốc độ trong những tháng cuối đời.
Nhiều người trên khắp thế giới sẽ nhớ mãi hình ảnh Đức Phanxicô ôm lấy những người nghèo nhất và đau khổ nhất, một nhà vô địch của lòng thương xót và sự đồng hành. Ngài tuyên bố vào đêm được bầu rằng ngài đến từ tận cùng Trái đất. Trong triều đại giáo hoàng bất ngờ và thường không được đánh giá cao của mình, ngài đã vươn tới tận cùng Trái đất để tuyên bố một nơi chào đón tất cả mọi người, “todos, todos, todos”.
“Giáo hội được kêu gọi trở thành nhà của Chúa Cha”, ngài viết trong Evangelii Gaudium, “với những cánh cửa luôn rộng mở. Một dấu hiệu cụ thể của sự cởi mở như vậy là cánh cửa nhà thờ của chúng ta phải luôn mở, để nếu ai đó, được Chúa Thánh Thần thúc đẩy, đến đó tìm kiếm Chúa, người đó sẽ không thấy một cánh cửa đóng kín”.
Vào ngày 24 tháng 12 năm 2024, với tư cách là “người hành hương hy vọng” đầu tiên, ngài đã mở Cửa Thánh của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, khai mạc Năm Thánh 2025. Trong lần đầu tiên mang tính lịch sử, ngài cũng đã mở một Cửa Thánh bên trong nhà tù Rebibbia của Rome, thể hiện cam kết liên tục của ngài đối với những người ở bên lề xã hội.
Cái chết của Đức Giáo Hoàng khiến dự án khổng lồ về tính đồng nghị và các cải cách giáo triều vẫn chưa hoàn thành. Bây giờ, các Hồng Y phải chọn một người kế nhiệm, người sẽ quyết định cách thức hoặc liệu có nên tiếp tục chương trình nghị sự của Đức Phanxicô hay không. Ngài để lại một cộng đồng Công Giáo phân cực bị bao vây bởi các cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa tương đối. Tuy nhiên, tầm nhìn của ngài về một Giáo hội ở vùng ngoại vi lắng nghe và đồng hành với người đau khổ với lòng thương xót chắc chắn đã phá vỡ hiện trạng và khởi động một tiến trình sẽ tiếp tục tác động đến Công Giáo hoàn cầu trong thời gian dài sau khi ngài được an nghỉ.
DI CHÚC CỦA Đức Thánh Cha PHANXICÔ
Vũ Văn An
22:33 21/04/2025
DI CHÚC CỦA Đức Thánh Cha PHANXICÔ
__________________
Miserando atque Eligendo

Nhân danh Chúa Ba Ngôi Chí Thánh. Amen.
Khi tôi cảm thấy rằng hoàng hôn của cuộc sống trần thế của tôi đang đến gần, và với niềm hy vọng vững chắc vào Cuộc sống Vĩnh cửu, tôi muốn bày tỏ những mong muốn cuối cùng của mình liên quan đến nơi chôn cất của tôi.
Tôi luôn trao phó cuộc sống và chức linh mục và giám mục của mình cho Mẹ của Chúa chúng ta, Đức Maria Rất Thánh. Vì vậy, tôi cầu xin cho hài cốt của tôi được an nghỉ, chờ ngày phục sinh, tại Giáo hoàng Vương cung thánh đường Đức Maria Cả.
Tôi mong rằng hành trình trần thế cuối cùng của tôi kết thúc chính xác tại đền thờ Đức Mẹ cổ kính này, nơi tôi đến cầu nguyện vào đầu và cuối mỗi Chuyến tông du để trung thành trao phó những ý định của mình cho Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội và để cảm tạ sự chăm sóc dịu dàng và từ mẫu của Mẹ.
Tôi cầu xin cho ngôi mộ của tôi được chuẩn bị trong hốc chôn cất ở gian giữa bên hông Nhà nguyện Pauline (Nhà nguyện Salus Populi Romani) và Nhà nguyện Sforza của Giáo hoàng Vương cung thánh đường nói trên, như đã chỉ ra trong sơ đồ đính kèm.
Ngôi mộ sẽ được chôn dưới đất; đơn giản, không có đồ trang trí đặc biệt và chỉ có dòng chữ khắc: Franciscus.
Chi phí chuẩn bị chôn cất tôi sẽ được chi trả bằng một khoản tiền do một nhà hảo tâm cung cấp, số tiền này tôi đã sắp xếp để chuyển đến Giáo hoàng Vương cung thánh đường Đức Bà Cả. Tôi đã đưa ra những chỉ dẫn phù hợp cho Đức ông Rolandas Makrickas, Ủy viên đặc biệt của Hội đồng Liberia.
Xin Chúa ban phần thưởng xứng đáng cho những người đã chúc tôi mọi điều tốt đẹp và sẽ tiếp tục cầu nguyện cho tôi. Tôi dâng lên Chúa nỗi đau khổ đánh dấu phần cuối cuộc đời tôi, để cầu cho hòa bình trên thế giới và tình anh em giữa các dân tộc.
Domus Sanctae Marthae, ngày 29 tháng 6 năm 2022
FRANCIS
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Phục Sinh_ Gx De Tul, Hạt Mang Yang, GP Kontum
Vietcatholic Phân Ưu
Văn Hóa
18:14 21/04/2025
VIETCATHOLIC – THÔNG TẤN XÃ VIETCATHOLIC
Director: Rev. Paul Van Chi Chu
Tel: +61 410 552 650 – email: paulvanchi@yahoo.com
General Secretary: Truc Ngoc Nguyen
Tel: +61 418 926 986 – email: trucnguyen58@gmail.com
THÔNG TẤN XÃ VIETCATHOLIC
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Trong niềm tin yêu, cậy trông và phó thác vào lòng nhân lành của Chúa,
Ban Điều Hành & quý thành viên cùng cộng tác viên VietCatholic xin gửi đến Toàn Thể Giáo Hội Toàn Cầu Tâm Tình Tri Ân và Cầu Nguyện cho
ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
vừa được Chúa gọi về lúc 7.35pm Thứ 2 ngày 21/04/2025 tại Tòa Thánh Vatican.
Hưởng thọ 88 tuổi,
Nguyện xin Thiên Chúa là Cha nhân từ và qua lời cầu bầu của Đức Mẹ La Vang và Thánh Phanxicô đón nhận linh hồn Đức Thánh Cha Phanxicô vào trong Vương Quốc của Ngài.
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU.
Australia ngày 22/4/2025.
BAN ĐIỀU HÀNH VIETCATHOLIC.
Lm. Paul Van Chi Chu, Australia.
Giám Đốc Thông Tấn Xã VietCatholic. Director of Vietcatholic.
Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng, Australia.
Phó Giám Đốc Nội Vụ VietCatholic. Director for Internal Affairs of Vietcatholic.
ĐO. Giuse Phạm Quốc Tuấn, USA.
Phó Giám Đốc Ngoại Vụ VietCatholic. Vice Director for External Affairs of Vietcatholic.
Lm. Giuse Nguyễn Chuẩn, USA.
Phó Giám Đốc Kế Hoạch Phát Triển VietCatholic. Vice Director for Marketing Devlopment.
Lm. Giuse Nguyễn Quân, USA.
Phó Giám Đốc Kế Hoạch Nhân Sự VietCatholic. Vice Director for Planning of Vietcatholic.
Kỹ Sư JB. Đặng Minh An, Australia.
Phó Giám Đốc Kỹ Thuật VietCatholic. Vice Director for Technical Affairs of Vietcatholic.
Mr Nguyễn Trúc, Australia.
Tổng Thư Ký. General Secretary of Vietcatholic.
Mr Giuse Nguyễn Việt, USA.
Tổng Thủ Quỹ. General Treasurer of Vietcatholic.
Mr Giuse Đồng Đào, USA.
Phụ Tá Tổng Thủ Quỹ. Assistant General Treasurer of Vietcatholic.
Director: Rev. Paul Van Chi Chu
Tel: +61 410 552 650 – email: paulvanchi@yahoo.com
General Secretary: Truc Ngoc Nguyen
Tel: +61 418 926 986 – email: trucnguyen58@gmail.com
THÔNG TẤN XÃ VIETCATHOLIC
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Trong niềm tin yêu, cậy trông và phó thác vào lòng nhân lành của Chúa,
Ban Điều Hành & quý thành viên cùng cộng tác viên VietCatholic xin gửi đến Toàn Thể Giáo Hội Toàn Cầu Tâm Tình Tri Ân và Cầu Nguyện cho
ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
vừa được Chúa gọi về lúc 7.35pm Thứ 2 ngày 21/04/2025 tại Tòa Thánh Vatican.
Hưởng thọ 88 tuổi,
Nguyện xin Thiên Chúa là Cha nhân từ và qua lời cầu bầu của Đức Mẹ La Vang và Thánh Phanxicô đón nhận linh hồn Đức Thánh Cha Phanxicô vào trong Vương Quốc của Ngài.
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU.
Australia ngày 22/4/2025.
BAN ĐIỀU HÀNH VIETCATHOLIC.
Lm. Paul Van Chi Chu, Australia.
Giám Đốc Thông Tấn Xã VietCatholic. Director of Vietcatholic.
Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng, Australia.
Phó Giám Đốc Nội Vụ VietCatholic. Director for Internal Affairs of Vietcatholic.
ĐO. Giuse Phạm Quốc Tuấn, USA.
Phó Giám Đốc Ngoại Vụ VietCatholic. Vice Director for External Affairs of Vietcatholic.
Lm. Giuse Nguyễn Chuẩn, USA.
Phó Giám Đốc Kế Hoạch Phát Triển VietCatholic. Vice Director for Marketing Devlopment.
Lm. Giuse Nguyễn Quân, USA.
Phó Giám Đốc Kế Hoạch Nhân Sự VietCatholic. Vice Director for Planning of Vietcatholic.
Kỹ Sư JB. Đặng Minh An, Australia.
Phó Giám Đốc Kỹ Thuật VietCatholic. Vice Director for Technical Affairs of Vietcatholic.
Mr Nguyễn Trúc, Australia.
Tổng Thư Ký. General Secretary of Vietcatholic.
Mr Giuse Nguyễn Việt, USA.
Tổng Thủ Quỹ. General Treasurer of Vietcatholic.
Mr Giuse Đồng Đào, USA.
Phụ Tá Tổng Thủ Quỹ. Assistant General Treasurer of Vietcatholic.
Thứ Sáu Tuần Thánh Tại Giáo Đoàn Mt. Pritchard - Cđcgvn / Tgp Sydney 18/04/2025
Văn Hóa
18:18 21/04/2025
Thứ Sáu Tuần Thánh Tưởng Niệm Cuộc Khổ Nạn Của Chúa
Tại Giáo Đoàn Mt. Pritchard - Cđcgvn / Tgp Sydney 18/04/2025
1. Chặng Đàng Thánh Giá
Hôm nay là Thứ SáuTuần Thánh 18/04/2025, Giáo đoàn Micae Nguyễn Huy Mỹ Mt. Pritchard hiệp ý cùng Giáo hội cử hành các Nghi thức tưởng niệm Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu, cùng muốn chia sẻ những khổ đau của Chúa Giêsu trong Chặng Đàng Thánh Giá.
Theo thông lệ hàng năm, Giáo đoàn tổ chức đi Chặng Đàng Thánh Giá ngoài trời tại khuôn viên Nhà thờ và Trường học Our Lady of Mt. Carmel Mt. Pritchard vào lúc 1:00pm. Nghi thức khởi đầu được thực hiện trong Nhà thờ, sau đó cộng đoàn cùng di chuyển ra ngoài Nhà thờ để tiếp tục 14 Chặng. Mặc dù trời bắt đầu nắng to hơn nhưng mọi người vẫn sốt sắng tham dự, cùng nhau lắng nghe Lời Chúa và suy niệm về Mầu nhiệm Tử Nạn, cảm nghiệm về những đau khổ Chúa Giêsu đã gánh chịu khi xưa vì tội lỗi nhân loại và của chính mỗi người. Tất cả đều quì gối lắng đọng tâm hồn trong suốt Chặng 12 ‘Chúa Giêsu sinh thì trên Thánh giá’.
Chặng 15 và Kết thúc được thực hiện trong Nhà thờ. Sau đó mọi người ra về chuẩn bị cho Nghi thức Suy Tôn Thánh Giá sẽ được cử hành vào lúc 5:00pm cùng ngày.
2. Nghi Thức Suy Tôn Thánh Giá
Hôm nay khoảng 1,300 giáo dân đến tham dự Nghi thức Suy Tôn Thánh giá, nên BMV Giáo đoàn cố gắng sắp xếp chỗ ngồi trong Nhà thờ nhưng cũng không đủ chỗ, rất đông người phải đứng/ ngồi bên ngoài Nhà thờ. Tạ ơn Chúa, Khổ giá của Chúa đã kéo chúng con đến với Chúa.
Khởi đầu Nghi thức, Cha Chủ tế FX. Nguyễn Văn Tuyết là cha đặc trách Giáo đoàn, phủ phục trước Bàn thờ, mời gọi Cộng đoàn cùng sám hối trước khi nghe hai Bài đọc cùng Bài Thương Khó. Hai Bài đọc trích sách Tiên tri Isaia (Is 52, 13-53, 12) và Thư gởi Tín hữu Do-thái (Dt 4, 14-16; 5, 7-9) đều nhấn mạnh đến việc Chúa Giêsu tự nguyến hiến mình gánh chịu mọi tội lỗi của toàn thể nhân loại để mọi người được đón nhận Ơn Cứu độ. Bài Thương khó của Thánh Gioan (Ga 18, 1 – 19, 42) kể chi tiết về cuộc Khổ nạn của Chúa. Bài Thương khó khá dài nhưng chắc hẳn mỗi người cũng nhớ được một câu của Chúa Giêsu trước khi tắt thở: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc mình làm” để rồi cố gắng sống theo mẫu gương của Chúa.
10 lời Cầu mà Giáo hội cùng nhau cầu nguyện trong Nghi thức hôm nay, cầu cho tất cả mọi thành phần trong Giáo hội và xã hội, nói lên tính phổ quát của Ơn Cứu độ: Ơn Cứu độ dành cho tất cả mọi người không phân biệt màu da, sắc tộc… miễn là họ sẵn lòng đón nhận.
Sau đó cộng đoàn cùng với cha Chủ tế cử hành Nghi thức Suy Tôn Thánh Giá. Thánh giá được phủ kín bằng khăn màu tím được rước từ cuối Nhà thờ lên, dừng lại ba trạm. Tại mỗi trạm Linh mục Chủ tế sẽ mở bớt khăn che và xướng: “Đây là cây Thánh Giá nơi treo Đấng Cứu độ trần gian”. Cộng đoàn cùng bái quì và đáp: “Chúng ta hãy đến thờ lạy.” Thánh Giá được đặt trước Cung thánh để cha Chủ tế và cộng đoàn tôn kính. Hôm nay giáo dân rất đông nên tất cả Thừa Tác Viên Thánh Thể của Giáo đoàn gần 10 người, cầm Thánh giá đứng nhiều điểm để giáo dân cúi đầu tôn kính.
Hôm nay không có Thánh lễ nhưng mọi người vẫn được Rước lễ sau khi đã cùng nhau đọc kinh Lạy Cha. Sau đó cha Chủ tế tuyên bố kết thúc Nghi thức Suy tôn Thánh giá và nhắc nhở mọi người vẫn suy niệm về Mầu nhiệm Tử nạn của Chúa và dọn mình chuẩn bị tham dự Lễ Vọng Phục sinh vào lúc 7:30pm thứ bẩy 19/04/2025 tại Mount St. Joseph Catholic College.
Tom. Văn Hóa tường trình
Tại Giáo Đoàn Mt. Pritchard - Cđcgvn / Tgp Sydney 18/04/2025
1. Chặng Đàng Thánh Giá
Hôm nay là Thứ SáuTuần Thánh 18/04/2025, Giáo đoàn Micae Nguyễn Huy Mỹ Mt. Pritchard hiệp ý cùng Giáo hội cử hành các Nghi thức tưởng niệm Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu, cùng muốn chia sẻ những khổ đau của Chúa Giêsu trong Chặng Đàng Thánh Giá.
Theo thông lệ hàng năm, Giáo đoàn tổ chức đi Chặng Đàng Thánh Giá ngoài trời tại khuôn viên Nhà thờ và Trường học Our Lady of Mt. Carmel Mt. Pritchard vào lúc 1:00pm. Nghi thức khởi đầu được thực hiện trong Nhà thờ, sau đó cộng đoàn cùng di chuyển ra ngoài Nhà thờ để tiếp tục 14 Chặng. Mặc dù trời bắt đầu nắng to hơn nhưng mọi người vẫn sốt sắng tham dự, cùng nhau lắng nghe Lời Chúa và suy niệm về Mầu nhiệm Tử Nạn, cảm nghiệm về những đau khổ Chúa Giêsu đã gánh chịu khi xưa vì tội lỗi nhân loại và của chính mỗi người. Tất cả đều quì gối lắng đọng tâm hồn trong suốt Chặng 12 ‘Chúa Giêsu sinh thì trên Thánh giá’.
Chặng 15 và Kết thúc được thực hiện trong Nhà thờ. Sau đó mọi người ra về chuẩn bị cho Nghi thức Suy Tôn Thánh Giá sẽ được cử hành vào lúc 5:00pm cùng ngày.
2. Nghi Thức Suy Tôn Thánh Giá
Hôm nay khoảng 1,300 giáo dân đến tham dự Nghi thức Suy Tôn Thánh giá, nên BMV Giáo đoàn cố gắng sắp xếp chỗ ngồi trong Nhà thờ nhưng cũng không đủ chỗ, rất đông người phải đứng/ ngồi bên ngoài Nhà thờ. Tạ ơn Chúa, Khổ giá của Chúa đã kéo chúng con đến với Chúa.
Khởi đầu Nghi thức, Cha Chủ tế FX. Nguyễn Văn Tuyết là cha đặc trách Giáo đoàn, phủ phục trước Bàn thờ, mời gọi Cộng đoàn cùng sám hối trước khi nghe hai Bài đọc cùng Bài Thương Khó. Hai Bài đọc trích sách Tiên tri Isaia (Is 52, 13-53, 12) và Thư gởi Tín hữu Do-thái (Dt 4, 14-16; 5, 7-9) đều nhấn mạnh đến việc Chúa Giêsu tự nguyến hiến mình gánh chịu mọi tội lỗi của toàn thể nhân loại để mọi người được đón nhận Ơn Cứu độ. Bài Thương khó của Thánh Gioan (Ga 18, 1 – 19, 42) kể chi tiết về cuộc Khổ nạn của Chúa. Bài Thương khó khá dài nhưng chắc hẳn mỗi người cũng nhớ được một câu của Chúa Giêsu trước khi tắt thở: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc mình làm” để rồi cố gắng sống theo mẫu gương của Chúa.
10 lời Cầu mà Giáo hội cùng nhau cầu nguyện trong Nghi thức hôm nay, cầu cho tất cả mọi thành phần trong Giáo hội và xã hội, nói lên tính phổ quát của Ơn Cứu độ: Ơn Cứu độ dành cho tất cả mọi người không phân biệt màu da, sắc tộc… miễn là họ sẵn lòng đón nhận.
Sau đó cộng đoàn cùng với cha Chủ tế cử hành Nghi thức Suy Tôn Thánh Giá. Thánh giá được phủ kín bằng khăn màu tím được rước từ cuối Nhà thờ lên, dừng lại ba trạm. Tại mỗi trạm Linh mục Chủ tế sẽ mở bớt khăn che và xướng: “Đây là cây Thánh Giá nơi treo Đấng Cứu độ trần gian”. Cộng đoàn cùng bái quì và đáp: “Chúng ta hãy đến thờ lạy.” Thánh Giá được đặt trước Cung thánh để cha Chủ tế và cộng đoàn tôn kính. Hôm nay giáo dân rất đông nên tất cả Thừa Tác Viên Thánh Thể của Giáo đoàn gần 10 người, cầm Thánh giá đứng nhiều điểm để giáo dân cúi đầu tôn kính.
Hôm nay không có Thánh lễ nhưng mọi người vẫn được Rước lễ sau khi đã cùng nhau đọc kinh Lạy Cha. Sau đó cha Chủ tế tuyên bố kết thúc Nghi thức Suy tôn Thánh giá và nhắc nhở mọi người vẫn suy niệm về Mầu nhiệm Tử nạn của Chúa và dọn mình chuẩn bị tham dự Lễ Vọng Phục sinh vào lúc 7:30pm thứ bẩy 19/04/2025 tại Mount St. Joseph Catholic College.
Tom. Văn Hóa tường trình
Tài Liệu - Sưu Khảo
Triều Đại ĐGH Phanxicô Dưới Sự Quan Phòng của Thiên Chúa
Phaolô Phạm Xuân Khôi
19:07 21/04/2025
Triều Đại ĐGH Phanxicô Dưới Sự Quan Phòng của Thiên Chúa
Triều đại của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mở ra một chương mới cho Hội Thánh. Đây là một chương về sự khiêm nhường, lòng thương xót và những thách đố mục vụ. Với phong cách đơn sơ, tâm hồn gần gũi người nghèo, cảm thương những người bị gạt ra ngoài lề xã hội và bị gạt ra ngoài cả Hội Thánh, nhưng với những quyết định gây tranh luận, ngài đã trở thành một biểu tượng, vừa được nhiều người ngưỡng mộ, vừa bị không ít người phản đối.
Tuy nhiên, để hiểu đúng vai trò của ngài, chúng ta không thể chỉ nhìn qua lăng kính chính trị hay bảo thủ hoặc cấp tiến. Chúng ta cần nhìn triều đại của ngài qua lăng kính Quan Phòng khôn ngoan của Thiên Chúa, Đấng không ngừng gìn giữ Hội Thánh qua từng thời đại, như bảo trì một quả lắc đồng hồ, ngõ hầu nó luôn đong đưa giữa truyền thống và canh tân một cách quân bằng.
I. Cuộc Đời và Ơn Gọi Phục Vụ của Đức Phanxicô
Đức Jorge Mario Bergoglio, sinh ngày 17 tháng 12 năm 1936 tại Buenos Aires, Á Căn Đình, là con cả trong một gia đình có năm người con. Cha mẹ ngài là người gốc Ý nhập cư Á Căn Đình. Trưởng thành giữa những năm khủng hoảng chính trị và xã hội của Á Căn Đình, Đức Bergoglio sớm cảm nhận được nỗi khổ của người nghèo và tầng lớp lao động. Kinh nghiệm này hình thành nơi ngài một trái tim mục tử giàu lòng thương xót.
Ngài gia nhập Dòng Tên năm 1958, một dòng tu nổi tiếng với tinh thần tri thức, sứ vụ truyền giáo và sự phân định thiêng liêng. Sau khi thụ phong linh mục vào năm 1969, ngài đã giữ nhiều vai trò quan trọng trong Dòng, kể cả Giám Tỉnh và sau đó được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Buenos Aires. Với lối sống giản dị, tự mình đi xe buýt, tự nấu ăn, sống trong căn hộ nhỏ, Đức Hồng Y Bergoglio được nhiều người yêu mến. Ngài luôn gần gũi với người nghèo và sống một đời sống phản ảnh Tin Mừng.
Vào ngày 13 tháng 3 năm 2013, Hồng Y đoàn chọn ngài làm Giáo Hoàng. Ngài là vị Giáo Hoàng Dòng Tên đầu tiên, người Mỹ Latinh đầu tiên, và Giáo Hoàng đầu tiên lấy tên “Phanxicô”. Đây là một chọn lựa đầy biểu tượng, báo trước một triều đại chú trọng đến sự khiêm nhường, nghèo khó, và canh tân.
II. Sự Giản Dị Trong Cuộc Sống và Phong Cách Lãnh Đạo
Ngay từ giây phút đầu tiên trên ban công Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Phanxicô đã tạo một ấn tượng mạnh mẽ, không phải bằng ngôn từ hùng biện, nhưng bằng một hành động nhỏ: ngài cúi đầu xin giáo dân cầu nguyện cho ngài trước khi ban phép lành. Cử chỉ đó nói lên một đường hướng mục vụ khiêm tốn, khác biệt và đầy nhân bản.
Ngài chọn sống tại nhà khách Casa Santa Marta thay vì Dinh Tông Tòa. Lễ phục của ngài đơn sơ, các nghi lễ cử hành giản lược. Ngài thường đi bộ, tự mở cửa tiếp khách, dùng bữa với nhân viên như người bình thường. Chính lối sống này truyền cảm hứng cho một Hội Thánh “gần gũi,” ở đó vị mục tử sống giữa đoàn chiên và đậm mùi chiên, chứ không cai trị họ.
Sự đơn sơ này không những chỉ là biểu hiện cá nhân, mà còn là một sứ điệp thần học: Hội Thánh phải là hình ảnh của Đức Kitô, Đấng đã “tự hạ mình xuống” để cứu độ nhân loại. Với Đức Phanxicô, sự khiêm nhường không phải là đức tính tùy chọn, mà là cốt lõi của sứ vụ Phúc Âm hoá của ngài.
III. Ưu Tiên cho Người Nghèo và Công Bằng Xã Hội
Ngay từ những văn kiện đầu tiên, Đức Phanxicô đã nhấn mạnh đến người nghèo, người bị gạt ra bên lề xã hội, và những nạn nhân của một hệ thống kinh tế vô nhân đạo. Trong Evangelii Gaudium (2013), ngài tuyên bố: “Tôi muốn một Hội Thánh nghèo và vì người nghèo.” Đây không phải là khẩu hiệu chính trị, mà là trở lại với cội nguồn Tin Mừng: ở đó Chúa Giêsu rao giảng Tin Mừng cho những kẻ nghèo, chữa lành những người bệnh tật, đồng bàn với những người tội lỗi.
Với Gaudete et Exsultate (2018), ngài mời gọi mỗi người chúng ta nên thánh trong bậc sống của mình. Ngài nhấn mạnh rằng tất cả mọi người đều được kêu gọi nên thánh qua những hành động đơn giản của tình yêu, lòng thương xót và lòng trung thành hằng ngày. Sự thánh thiện đích thực chống lại những sự xao lãng hiện đại, tránh chủ nghĩa luật lệ cứng ngắc và đón nhận tinh thần môn đệ vui tươi bắt nguồn từ các Mối Phúc Thật.
Với Laudato Si’ (2015), ngài liên kết vấn đề môi trường với công bằng xã hội, cho thấy rằng sự phá hủy thiên nhiên luôn ảnh hưởng nặng nề nhất đến những người nghèo. Trong Fratelli Tutti (2020), ngài kêu gọi tình huynh đệ toàn cầu vượt qua biên giới quốc gia, văn hóa và tôn giáo.
Tuy nhiên, cũng chính những lập trường xã hội mạnh mẽ này đã làm cho một số người chỉ trích ngài là “chính trị hóa đức tin” hay thiên tả. Ngài không né tránh xung đột, nhưng luôn cố gắng đưa đối thoại lên hàng đầu, dù điều này đôi khi làm cho nhiều người hiểu lầm giáo huấn của ngài hoặc giải thich chúng một cách chủ quan.
IV. Những Căng Thẳng với Giới Bảo Thủ
Một trong những khía cạnh gây tranh cãi nhiều nhất trong triều đại của Đức Phanxicô là mối quan hệ của ngài với các nhóm Công Giáo bảo thủ. Ngài thường công khai chỉ trích “tinh thần biệt phái,” “giáo điều cứng ngắc,” và “chủ nghĩa giáo sĩ trị.” Những lời lẽ này, dù nhằm kêu gọi sự đổi mới nội tâm, lại bị nhiều người coi là những công kích nhắm vào những người tuyệt đối trung thành với truyền thống phụng vụ, luân lý và giáo lý của Hội Thánh.
Trong Amoris Leatitia, Đức Phanxicô không trực tiếp nêu tên các nhóm bảo thủ, nhưng ngài nhấn mạnh đến việc uyển chuyển trong chăm sóc mục vụ và phân định hơn là cứng ngắc áp dụng giáo lý theo truyền thống mà không có ngoại lệ. Cũng thế, trong Christuc Vivit, Đức Phanxicô chỉ trích những cách tiếp cận hoặc phán đoán quá cứng ngắc về luân lý. Ngài khuyến khích một phong cách đồng hành và cảm thông hơn với những người trẻ, đặc biệt là trong những vấn đề liên quan đến tình dục và sự yếu đuối của con người. Những sự cởi mở mục vụ này có thể làm xáo trộn các quan điểm bảo thủ, và khiến nhiều người cho là mập mờ trong giáo huấn và kết án ngài là lạc giáo. Việc ban hành văn kiện Traditionis Custodes (2021), giới hạn Thánh Lễ tiếng Latinh cổ truyền, làm cho nhiều tín hữu yêu mến truyền thống cảm thấy bị loại trừ.
Đức Phanxicô đang thúc đẩy tinh thần Hiệp hành, một mô hình quản trị Hội Thánh dựa trên lắng nghe, đối thoại và phân định chung. Hiệp hành đã trở thành dấu ấn của triều đại Giáo Hoàng của ngài. Ngài hình dung một Hội Thánh "cùng bước đi", trong đó các Giám mục, giáo sĩ và giáo dân tích cực tham gia vào tiến trình đưa ra quyết định dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Tuy nhiên, sự nhấn mạnh vào tính cởi mở và tham vấn này đã gây ra căng thẳng với nhiều người Công Giáo bảo thủ. Họ lo ngại rằng tính Hiệp hành có thể dẫn đến những mơ hồ về giáo lý, làm giảm bớt thẩm quyền của Toà Thánh, hoặc thậm chí thay đổi các giáo lý cố hữu. Những người chỉ trích cho rằng một số cuộc thảo luận trong các Công nghị Hiệp hành về các chủ đề, như sự hòa nhập của những người đồng tính, vai trò của phụ nữ, hoặc của những người Công Giáo đã ly hôn, có thể làm suy yếu nền tảng đạo đức và thần học của Hội Thánh. Trái lại, những người ủng hộ ngài coi tính Hiệp hành như là sự trở lại với các thực hành ban đầu của Hội Thánh, và là con đường cần thiết để canh tân mục vụ. Cuộc xung đột này làm nổi bật những khác biệt sâu sắc hơn về sự hiểu biết về thẩm quyền, truyền thống và sự phát triển trong Hội Thánh ngày nay.
Ngoài ra, việc một số Giám mục và Hồng Y nổi tiếng là bảo thủ đã bị thay thế hoặc không được trao phó những vai trò quan trọng trong giáo triều cũng gây ra không ít bất mãn trong giới bảo thủ.
Tuy vậy, Đức Phanxicô đã không hề thay đổi tín lý, mà chỉ thay đổi cách trình bày và tiếp cận. Ngài kêu gọi các tín hữu nhìn đến những người ly dị và tái hôn, những người đồng tính, và những người “lìa xa Hội Thánh” bằng ánh mắt thương xót mà không kết án. Chính sự mở cửa mục vụ này làm dấy lên câu hỏi: liệu Hội Thánh đang thay đổi hay chỉ đơn thuần mở rộng vòng tay?
V. Một Cái Nhìn Thần Học: Hội Thánh Như Một Quả Lắc trong Tay Thiên Chúa
Để hiểu rõ ràng hơn về triều đại của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, chúng ta cần có cái nhìn vượt ra ngoài góc nhìn chính trị hay bảo thủ hoặc cấp tiến. Chúng ta cần nhìn bằng con mắt đức tin, dưới ánh sáng của Thiên Chúa Quan Phòng.
Trong lịch sử Hội Thánh, Thiên Chúa không ngừng sử dụng các Giáo hoàng có những quan điểm mục vụ khác nhau để giữ cho Hội Thánh được quân bình. Có lúc, Thiên Chúa dùng những vị Giáo hoàng như Thánh Gioan Phaolô II hay Đức Bênêđictô XVI để khẳng định và chỉnh đốn những hiểu lầm về giáo lý, bảo vệ luân lý, củng cố trật tự. Có lúc, Ngài lại dùng những vị Giáo hoàng như Đức Phanxicô để nhân loại nhận ra lòng thương xót của Ngài, để các mục tử biết lắng nghe tiếng kêu của những người bị bỏ rơi trên thế gian, và làm mềm lại những tâm hồn đã trở nên khô cằn vì quá câu nệ vào lề luật mà quên đi đức ái.
Hội Thánh có thể ví như một quả lắc của một chiếc đồng hồ treo tường. Nếu không lắc qua lắc lại, nó sẽ mất đà và cuối cùng sẽ ngừng hoạt động. Cũng vậy, nếu Hội Thánh không đong đưa giữa hai chiều hướng truyền thống và canh tân, bảo thủ và cấp tiến, giữa việc giải thích chân lý một cách rõ ràng và việc rao truyền lòng thương xót của Thiên Chúa, thì Hội Thánh sẽ trở nên bất động và không còn sức sống.
Các giáo huấn của Đức Phanxicô không đối lập với giáo huấn của các vị tiền nhiệm, mà là những bổ sung cần thiết. Ngài đã không chối bỏ những giáo huấn hay thực hành có sẵn, nhưng điều chỉnh chúng theo nhãn quan thương xót, đôi khi hơi quá đà, nhưng vẫn trong giới hạn của Mặc Khài. Và Thiên Chúa, trong sự Quan Phòng vô cùng khôn ngoan, vẫn đang dùng mỗi vị Giáo hoàng như một nhịp đập để giữ cho Hội Thánh được sống, thở, và bước đi trong thế giới hôm nay.
Kết Luận
Triều đại của Đức Phanxicô là một tấm gương phản chiếu trung thực của thế giới đương thời. Trong thế giới ấy, có sự tồn tại song song giữa hy vọng và lo âu, giữa sự cởi mở và khép kín, giữa khát khao công lý và sợ thay đổi. Ngài không hoàn hảo, nhưng chính qua sự giới hạn ấy mà Thiên Chúa vẫn thực hiện kế hoạch cứu độ của Ngài.
Dù chúng ta cảm thấy được Đức Phanxicô đánh động hay cảm thấy bối rối bởi các chọn lựa mục vụ táo bạo của ngài, thì một điều không thể phủ nhận được là: Hội Thánh vẫn đang sống động, và Thiên Chúa vẫn đang hướng dẫn Hội Thánh qua những con người rất rất thực sự là người với tất cả những ưu điểm và khuyết điểm của các ngài.
Trong một thời đại đầy biến động, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã giúp Hội Thánh hiện diện một cách gần gũi hơn với con người trong thế giới ngày nay. Ngài đã lèo lái con thuyền Hội Thánh không phải bằng sự thống trị, nhưng bằng phục vụ; không bằng quyền lực, nhưng bằng lòng thương xót. Dù đồng ý hay không đồng ý với cách hướng dẫn Hội Thánh của ngài, chúng ta hãy cùng nhau cầu xin Chúa ban cho linh hồn Đức Thánh Cha Phanxicô mau được kết hợp với Thiên Chúa và các vị tiền nhiệm của ngài trên Thiên Đàng. Amen.
Triều đại của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mở ra một chương mới cho Hội Thánh. Đây là một chương về sự khiêm nhường, lòng thương xót và những thách đố mục vụ. Với phong cách đơn sơ, tâm hồn gần gũi người nghèo, cảm thương những người bị gạt ra ngoài lề xã hội và bị gạt ra ngoài cả Hội Thánh, nhưng với những quyết định gây tranh luận, ngài đã trở thành một biểu tượng, vừa được nhiều người ngưỡng mộ, vừa bị không ít người phản đối.
Tuy nhiên, để hiểu đúng vai trò của ngài, chúng ta không thể chỉ nhìn qua lăng kính chính trị hay bảo thủ hoặc cấp tiến. Chúng ta cần nhìn triều đại của ngài qua lăng kính Quan Phòng khôn ngoan của Thiên Chúa, Đấng không ngừng gìn giữ Hội Thánh qua từng thời đại, như bảo trì một quả lắc đồng hồ, ngõ hầu nó luôn đong đưa giữa truyền thống và canh tân một cách quân bằng.
I. Cuộc Đời và Ơn Gọi Phục Vụ của Đức Phanxicô
Đức Jorge Mario Bergoglio, sinh ngày 17 tháng 12 năm 1936 tại Buenos Aires, Á Căn Đình, là con cả trong một gia đình có năm người con. Cha mẹ ngài là người gốc Ý nhập cư Á Căn Đình. Trưởng thành giữa những năm khủng hoảng chính trị và xã hội của Á Căn Đình, Đức Bergoglio sớm cảm nhận được nỗi khổ của người nghèo và tầng lớp lao động. Kinh nghiệm này hình thành nơi ngài một trái tim mục tử giàu lòng thương xót.
Ngài gia nhập Dòng Tên năm 1958, một dòng tu nổi tiếng với tinh thần tri thức, sứ vụ truyền giáo và sự phân định thiêng liêng. Sau khi thụ phong linh mục vào năm 1969, ngài đã giữ nhiều vai trò quan trọng trong Dòng, kể cả Giám Tỉnh và sau đó được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Buenos Aires. Với lối sống giản dị, tự mình đi xe buýt, tự nấu ăn, sống trong căn hộ nhỏ, Đức Hồng Y Bergoglio được nhiều người yêu mến. Ngài luôn gần gũi với người nghèo và sống một đời sống phản ảnh Tin Mừng.
Vào ngày 13 tháng 3 năm 2013, Hồng Y đoàn chọn ngài làm Giáo Hoàng. Ngài là vị Giáo Hoàng Dòng Tên đầu tiên, người Mỹ Latinh đầu tiên, và Giáo Hoàng đầu tiên lấy tên “Phanxicô”. Đây là một chọn lựa đầy biểu tượng, báo trước một triều đại chú trọng đến sự khiêm nhường, nghèo khó, và canh tân.
II. Sự Giản Dị Trong Cuộc Sống và Phong Cách Lãnh Đạo
Ngay từ giây phút đầu tiên trên ban công Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Phanxicô đã tạo một ấn tượng mạnh mẽ, không phải bằng ngôn từ hùng biện, nhưng bằng một hành động nhỏ: ngài cúi đầu xin giáo dân cầu nguyện cho ngài trước khi ban phép lành. Cử chỉ đó nói lên một đường hướng mục vụ khiêm tốn, khác biệt và đầy nhân bản.
Ngài chọn sống tại nhà khách Casa Santa Marta thay vì Dinh Tông Tòa. Lễ phục của ngài đơn sơ, các nghi lễ cử hành giản lược. Ngài thường đi bộ, tự mở cửa tiếp khách, dùng bữa với nhân viên như người bình thường. Chính lối sống này truyền cảm hứng cho một Hội Thánh “gần gũi,” ở đó vị mục tử sống giữa đoàn chiên và đậm mùi chiên, chứ không cai trị họ.
Sự đơn sơ này không những chỉ là biểu hiện cá nhân, mà còn là một sứ điệp thần học: Hội Thánh phải là hình ảnh của Đức Kitô, Đấng đã “tự hạ mình xuống” để cứu độ nhân loại. Với Đức Phanxicô, sự khiêm nhường không phải là đức tính tùy chọn, mà là cốt lõi của sứ vụ Phúc Âm hoá của ngài.
III. Ưu Tiên cho Người Nghèo và Công Bằng Xã Hội
Ngay từ những văn kiện đầu tiên, Đức Phanxicô đã nhấn mạnh đến người nghèo, người bị gạt ra bên lề xã hội, và những nạn nhân của một hệ thống kinh tế vô nhân đạo. Trong Evangelii Gaudium (2013), ngài tuyên bố: “Tôi muốn một Hội Thánh nghèo và vì người nghèo.” Đây không phải là khẩu hiệu chính trị, mà là trở lại với cội nguồn Tin Mừng: ở đó Chúa Giêsu rao giảng Tin Mừng cho những kẻ nghèo, chữa lành những người bệnh tật, đồng bàn với những người tội lỗi.
Với Gaudete et Exsultate (2018), ngài mời gọi mỗi người chúng ta nên thánh trong bậc sống của mình. Ngài nhấn mạnh rằng tất cả mọi người đều được kêu gọi nên thánh qua những hành động đơn giản của tình yêu, lòng thương xót và lòng trung thành hằng ngày. Sự thánh thiện đích thực chống lại những sự xao lãng hiện đại, tránh chủ nghĩa luật lệ cứng ngắc và đón nhận tinh thần môn đệ vui tươi bắt nguồn từ các Mối Phúc Thật.
Với Laudato Si’ (2015), ngài liên kết vấn đề môi trường với công bằng xã hội, cho thấy rằng sự phá hủy thiên nhiên luôn ảnh hưởng nặng nề nhất đến những người nghèo. Trong Fratelli Tutti (2020), ngài kêu gọi tình huynh đệ toàn cầu vượt qua biên giới quốc gia, văn hóa và tôn giáo.
Tuy nhiên, cũng chính những lập trường xã hội mạnh mẽ này đã làm cho một số người chỉ trích ngài là “chính trị hóa đức tin” hay thiên tả. Ngài không né tránh xung đột, nhưng luôn cố gắng đưa đối thoại lên hàng đầu, dù điều này đôi khi làm cho nhiều người hiểu lầm giáo huấn của ngài hoặc giải thich chúng một cách chủ quan.
IV. Những Căng Thẳng với Giới Bảo Thủ
Một trong những khía cạnh gây tranh cãi nhiều nhất trong triều đại của Đức Phanxicô là mối quan hệ của ngài với các nhóm Công Giáo bảo thủ. Ngài thường công khai chỉ trích “tinh thần biệt phái,” “giáo điều cứng ngắc,” và “chủ nghĩa giáo sĩ trị.” Những lời lẽ này, dù nhằm kêu gọi sự đổi mới nội tâm, lại bị nhiều người coi là những công kích nhắm vào những người tuyệt đối trung thành với truyền thống phụng vụ, luân lý và giáo lý của Hội Thánh.
Trong Amoris Leatitia, Đức Phanxicô không trực tiếp nêu tên các nhóm bảo thủ, nhưng ngài nhấn mạnh đến việc uyển chuyển trong chăm sóc mục vụ và phân định hơn là cứng ngắc áp dụng giáo lý theo truyền thống mà không có ngoại lệ. Cũng thế, trong Christuc Vivit, Đức Phanxicô chỉ trích những cách tiếp cận hoặc phán đoán quá cứng ngắc về luân lý. Ngài khuyến khích một phong cách đồng hành và cảm thông hơn với những người trẻ, đặc biệt là trong những vấn đề liên quan đến tình dục và sự yếu đuối của con người. Những sự cởi mở mục vụ này có thể làm xáo trộn các quan điểm bảo thủ, và khiến nhiều người cho là mập mờ trong giáo huấn và kết án ngài là lạc giáo. Việc ban hành văn kiện Traditionis Custodes (2021), giới hạn Thánh Lễ tiếng Latinh cổ truyền, làm cho nhiều tín hữu yêu mến truyền thống cảm thấy bị loại trừ.
Đức Phanxicô đang thúc đẩy tinh thần Hiệp hành, một mô hình quản trị Hội Thánh dựa trên lắng nghe, đối thoại và phân định chung. Hiệp hành đã trở thành dấu ấn của triều đại Giáo Hoàng của ngài. Ngài hình dung một Hội Thánh "cùng bước đi", trong đó các Giám mục, giáo sĩ và giáo dân tích cực tham gia vào tiến trình đưa ra quyết định dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Tuy nhiên, sự nhấn mạnh vào tính cởi mở và tham vấn này đã gây ra căng thẳng với nhiều người Công Giáo bảo thủ. Họ lo ngại rằng tính Hiệp hành có thể dẫn đến những mơ hồ về giáo lý, làm giảm bớt thẩm quyền của Toà Thánh, hoặc thậm chí thay đổi các giáo lý cố hữu. Những người chỉ trích cho rằng một số cuộc thảo luận trong các Công nghị Hiệp hành về các chủ đề, như sự hòa nhập của những người đồng tính, vai trò của phụ nữ, hoặc của những người Công Giáo đã ly hôn, có thể làm suy yếu nền tảng đạo đức và thần học của Hội Thánh. Trái lại, những người ủng hộ ngài coi tính Hiệp hành như là sự trở lại với các thực hành ban đầu của Hội Thánh, và là con đường cần thiết để canh tân mục vụ. Cuộc xung đột này làm nổi bật những khác biệt sâu sắc hơn về sự hiểu biết về thẩm quyền, truyền thống và sự phát triển trong Hội Thánh ngày nay.
Ngoài ra, việc một số Giám mục và Hồng Y nổi tiếng là bảo thủ đã bị thay thế hoặc không được trao phó những vai trò quan trọng trong giáo triều cũng gây ra không ít bất mãn trong giới bảo thủ.
Tuy vậy, Đức Phanxicô đã không hề thay đổi tín lý, mà chỉ thay đổi cách trình bày và tiếp cận. Ngài kêu gọi các tín hữu nhìn đến những người ly dị và tái hôn, những người đồng tính, và những người “lìa xa Hội Thánh” bằng ánh mắt thương xót mà không kết án. Chính sự mở cửa mục vụ này làm dấy lên câu hỏi: liệu Hội Thánh đang thay đổi hay chỉ đơn thuần mở rộng vòng tay?
V. Một Cái Nhìn Thần Học: Hội Thánh Như Một Quả Lắc trong Tay Thiên Chúa
Để hiểu rõ ràng hơn về triều đại của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, chúng ta cần có cái nhìn vượt ra ngoài góc nhìn chính trị hay bảo thủ hoặc cấp tiến. Chúng ta cần nhìn bằng con mắt đức tin, dưới ánh sáng của Thiên Chúa Quan Phòng.
Trong lịch sử Hội Thánh, Thiên Chúa không ngừng sử dụng các Giáo hoàng có những quan điểm mục vụ khác nhau để giữ cho Hội Thánh được quân bình. Có lúc, Thiên Chúa dùng những vị Giáo hoàng như Thánh Gioan Phaolô II hay Đức Bênêđictô XVI để khẳng định và chỉnh đốn những hiểu lầm về giáo lý, bảo vệ luân lý, củng cố trật tự. Có lúc, Ngài lại dùng những vị Giáo hoàng như Đức Phanxicô để nhân loại nhận ra lòng thương xót của Ngài, để các mục tử biết lắng nghe tiếng kêu của những người bị bỏ rơi trên thế gian, và làm mềm lại những tâm hồn đã trở nên khô cằn vì quá câu nệ vào lề luật mà quên đi đức ái.
Hội Thánh có thể ví như một quả lắc của một chiếc đồng hồ treo tường. Nếu không lắc qua lắc lại, nó sẽ mất đà và cuối cùng sẽ ngừng hoạt động. Cũng vậy, nếu Hội Thánh không đong đưa giữa hai chiều hướng truyền thống và canh tân, bảo thủ và cấp tiến, giữa việc giải thích chân lý một cách rõ ràng và việc rao truyền lòng thương xót của Thiên Chúa, thì Hội Thánh sẽ trở nên bất động và không còn sức sống.
Các giáo huấn của Đức Phanxicô không đối lập với giáo huấn của các vị tiền nhiệm, mà là những bổ sung cần thiết. Ngài đã không chối bỏ những giáo huấn hay thực hành có sẵn, nhưng điều chỉnh chúng theo nhãn quan thương xót, đôi khi hơi quá đà, nhưng vẫn trong giới hạn của Mặc Khài. Và Thiên Chúa, trong sự Quan Phòng vô cùng khôn ngoan, vẫn đang dùng mỗi vị Giáo hoàng như một nhịp đập để giữ cho Hội Thánh được sống, thở, và bước đi trong thế giới hôm nay.
Kết Luận
Triều đại của Đức Phanxicô là một tấm gương phản chiếu trung thực của thế giới đương thời. Trong thế giới ấy, có sự tồn tại song song giữa hy vọng và lo âu, giữa sự cởi mở và khép kín, giữa khát khao công lý và sợ thay đổi. Ngài không hoàn hảo, nhưng chính qua sự giới hạn ấy mà Thiên Chúa vẫn thực hiện kế hoạch cứu độ của Ngài.
Dù chúng ta cảm thấy được Đức Phanxicô đánh động hay cảm thấy bối rối bởi các chọn lựa mục vụ táo bạo của ngài, thì một điều không thể phủ nhận được là: Hội Thánh vẫn đang sống động, và Thiên Chúa vẫn đang hướng dẫn Hội Thánh qua những con người rất rất thực sự là người với tất cả những ưu điểm và khuyết điểm của các ngài.
Trong một thời đại đầy biến động, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã giúp Hội Thánh hiện diện một cách gần gũi hơn với con người trong thế giới ngày nay. Ngài đã lèo lái con thuyền Hội Thánh không phải bằng sự thống trị, nhưng bằng phục vụ; không bằng quyền lực, nhưng bằng lòng thương xót. Dù đồng ý hay không đồng ý với cách hướng dẫn Hội Thánh của ngài, chúng ta hãy cùng nhau cầu xin Chúa ban cho linh hồn Đức Thánh Cha Phanxicô mau được kết hợp với Thiên Chúa và các vị tiền nhiệm của ngài trên Thiên Đàng. Amen.
VietCatholic TV
TT Zelenskiy: Putin nói ngưng bắn để đánh úp quân Ukraine. Triển vọng Đức gởi gấp Taurus cho Kyiv
VietCatholic Media
03:13 21/04/2025
1. Tổng thống Zelenskiy nói Putin đã vi phạm lệnh ngừng bắn Phục sinh của chính mình hàng ngàn lần
Hôm Thứ Hai, 21 Tháng Tư, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết lực lượng Nga đã vi phạm lệnh ngừng bắn vào lễ Phục sinh do nhà độc tài Vladimir Putin tự áp đặt trong cuộc chiến tranh ở Ukraine bằng nhiều cuộc không kích và tấn công.
“Chúng ta có thể nói rằng quân đội Nga đang cố gắng tạo ra ấn tượng chung về lệnh ngừng bắn, nhưng ở một số nơi, họ vẫn cố gắng thực hiện các nỗ lực để tiến lên và gây tổn thất cho Ukraine”, Tổng thống Zelenskiy cho biết.
Hôm thứ Bảy, trong cuộc gặp gỡ với Tổng Tham Mưu Trưởng Nga Valery Gerasimov, nhà độc tài Nga đã tuyên bố lệnh ngừng bắn đơn phương vào dịp lễ Phục sinh cho đến nửa đêm Chúa Nhật. Nhưng đêm thứ Bảy, quân đội Ukraine đã báo cáo rằng Nga vẫn tiếp tục tấn công bằng pháo binh và máy bay điều khiển từ xa — phù hợp với lịch sử lâu dài của Mạc Tư Khoa về việc vi phạm lệnh ngừng bắn.
“Kể từ đầu ngày, quân đội Nga đã vi phạm lệnh ngừng bắn của Putin hơn hai ngàn lần”, Tổng thống Zelenskiy cho biết khi thông báo về báo cáo lúc 8 giờ tối Chúa Nhật, 20 Tháng Tư, từ tổng tư lệnh Ukraine Oleksandr Syrskyi. “Đã có 67 cuộc tấn công của Nga vào các vị trí của chúng tôi theo nhiều hướng khác nhau, với số lượng lớn nhất là theo hướng Pokrovsk.
Một bài đăng trước đó của Tổng thống Zelenskiy cho biết một số binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng trong một cuộc phục kích ở khu vực Toretsk.
Tổng thống Zelenskiy tuyên thệ sẽ “đáp lại đích đáng” các hành động của Putin ở các vùng Kursk, Belgorod, Zaporizhzhia và Donetsk, cùng nhiều nơi khác.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết hôm Chúa Nhật rằng lực lượng của họ đã “tuân thủ nghiêm ngặt” lệnh ngừng bắn và cáo buộc Ukraine vi phạm lệnh ngừng bắn. Bộ này cho biết các đơn vị Ukraine đã bắn vào các vị trí của Nga 444 lần trong đêm và thực hiện hơn 900 cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa.
“Hậu quả là đã có thương vong trong dân thường và thiệt hại cho các công trình dân sự”, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố.
Tuy nhiên, Tổng thống Zelenskiy cũng ghi nhận là không có cảnh báo không kích nào trong ngày.
“Đây là một định dạng ngừng bắn đã đạt được và là định dạng dễ gia hạn nhất”, ông nói. Ukraine đề xuất ngừng mọi cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa tầm xa và hỏa tiễn vào cơ sở hạ tầng dân sự trong thời gian ít nhất là 30 ngày, với khả năng gia hạn.
Sáng Thứ Hai, 21 Tháng Tư, Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói với hãng thông tấn nhà nước TASS rằng không có lệnh nào gia hạn lệnh ngừng bắn.
Hoa Kỳ đã cố gắng làm trung gian cho một thỏa thuận ngừng bắn giữa cả hai bên trong nhiều tuần, nhưng Mạc Tư Khoa đã từ chối lời đề nghị gần đây về lệnh ngừng bắn hoàn toàn trong một tháng mà Ukraine đã đồng ý. Trong khi Putin đã đồng ý dừng các cuộc tấn công vào các cơ sở năng lượng và cơ sở hạ tầng dân sự, Điện Cẩm Linh đã vi phạm thỏa thuận đó sau một giờ.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đe dọa sẽ từ bỏ các cuộc đàm phán hòa bình nếu cả hai bên không hợp tác và đạt được tiến triển hướng tới lệnh ngừng bắn.
“ Nếu vì lý do nào đó, một trong hai phía khiến mọi việc trở nên khó khăn, chúng tôi sẽ chỉ nói 'các người thật ngu ngốc, các người thật ngốc nghếch, các người thật tệ hại' và chúng tôi sẽ bỏ qua”, Tổng thống Trump phát biểu vào thứ sáu.
Vào cuối ngày Chúa Nhật, ông đã viết trên nền tảng truyền thông xã hội Truth của mình: “HY VỌNG NGA VÀ UKRAINE SẼ THỎA THUẬN TRONG TUẦN NÀY. CẢ HAI SẼ BẮT ĐẦU LÀM ĂN LỚN VỚI HOA KỲ, NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN, VÀ KIẾM ĐƯỢC MỘT KHOẢN TÀI SẢN!”
Một tuần trước, Nga đã tiến hành một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vào thành phố Sumy của Ukraine khi mọi người đang tụ tập để mừng lễ Chúa Nhật Lễ Lá, khiến hơn 30 người thiệt mạng và 117 người khác bị thương trong một trong những cuộc tấn công chết chóc nhất trong năm nay. Vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, Nga lại lặp lại một cuộc tấn công khác vào Kharkiv khiến một người thiệt mạng, 120 người bị thương, hàng chục gia cư và xe cộ bị phá hủy khi tấn công bằng các loại hỏa tiễn siêu thanh có khả năng tàng hình.
[Politico: Putin violated his own Easter truce thousands of times, Zelenskyy says]
2. Anh, Ý thúc giục Nga chấp nhận lệnh ngừng bắn hoàn toàn ở Ukraine
Bộ ngoại giao Anh và Ý đã kêu gọi Nga chấp nhận lệnh ngừng bắn vô điều kiện trong các tuyên bố riêng biệt vào ngày 19 tháng 4, vài giờ sau khi Putin tuyên bố lệnh ngừng bắn tạm thời vào dịp nghỉ lễ Phục sinh.
Putin cho biết ông ta đã ra lệnh dừng các hoạt động chiến đấu trong cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine từ 6 giờ chiều giờ Mạc Tư Khoa ngày 19 tháng 4 cho đến nửa đêm ngày 21 tháng 4.
Đáp lại, Anh kêu gọi Nga vượt ra ngoài “thời gian tạm dừng một ngày” và cam kết ngừng bắn hoàn toàn ở Ukraine.
“Ukraine đã cam kết ngừng bắn hoàn toàn. Chúng tôi kêu gọi Nga cũng làm như vậy”, Ngoại trưởng Anh David Lammy nói.
Chính phủ Ukraine vào ngày 11 tháng 3 cho biết họ đã sẵn sàng chấp nhận đề xuất của Hoa Kỳ về lệnh ngừng bắn hoàn toàn trong 30 ngày, với điều kiện Nga đồng ý với các điều khoản tương tự. Nga tiếp tục từ chối đề xuất trừ khi Ukraine đưa ra những nhượng bộ đặc biệt — bao gồm cả việc dừng mọi viện trợ quân sự nước ngoài.
Ngoại trưởng Vương Quốc Anh nhấn mạnh rằng “Bây giờ là lúc Putin chứng tỏ ông nghiêm chỉnh về hòa bình bằng cách chấm dứt cuộc xâm lược khủng khiếp của mình”.
Bộ ngoại giao Ý cũng kêu gọi Nga thực hiện nhiều bước đi quan trọng hơn hướng tới hòa bình.
Ngoại trưởng Ý Antonio Tajani cho biết: “Không rõ Nga sẽ tôn trọng lệnh ngừng bắn ngắn hạn này như thế nào, trong khi Putin phải quyết định chấm dứt cuộc chiến mà chính ông ta đã phát động”.
“Ông ấy phải phản ứng tích cực với các yêu cầu của Tổng thống Trump và thực hiện lệnh ngừng bắn thực sự. Hòa bình phải công bằng và lâu dài theo thời gian.”
Lời kêu gọi ngừng bắn vào lễ Phục sinh của Putin được đưa ra ngay sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump bày tỏ sự thất vọng và mất kiên nhẫn với tình trạng đàm phán hòa bình Nga-Ukraine. Washington sẽ “bỏ qua” các nỗ lực hòa giải tiếp theo nếu một trong hai bên “gây khó khăn” cho việc tiến hành đàm phán, Tổng thống Trump cho biết vào ngày 18 tháng 4.
Tổng thống Trump đã dành nhiều tháng qua để khoe khoang về khả năng đạt được thỏa thuận chấm dứt nhanh chóng chiến tranh ở Ukraine.
Các tuyên bố từ Anh và Ý phản ánh phản ứng của chính Ukraine trước thông báo của Putin. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy vào ngày 19 tháng 4 đã mời Nga gia hạn lệnh ngừng bắn hoàn toàn sau Chúa Nhật Phục sinh.
“Điều này sẽ cho thấy ý định thực sự của Nga, vì 30 giờ là đủ cho các tiêu đề, nhưng không đủ cho các biện pháp xây dựng lòng tin thực sự. Ba mươi ngày có thể mang lại cơ hội cho hòa bình”, ông nói.
Tổng thống Zelenskiy cũng cho biết các báo cáo từ tiền tuyến của Ukraine chỉ ra rằng Nga đã vi phạm lệnh ngừng bắn lễ Phục sinh.
[Politico: UK, Italy urge Russia to accept full ceasefire in Ukraine]
3. Houthis tuyên bố tấn công Hàng Không Mẫu Hạm thứ hai của Hoa Kỳ
Nhóm Houthi do Iran hậu thuẫn ở Yemen đã nhận trách nhiệm tấn công hai Hàng Không Mẫu Hạm của Hoa Kỳ đóng tại Trung Đông, bao gồm cả tàu USS Carl Vinson mới được điều động gần đây.
Cuộc tấn công diễn ra sau cuộc không kích lớn của Hoa Kỳ vào một cảng do Houthi kiểm soát ở Yemen, khiến hàng chục người được cho là đã thiệt mạng.
Houthi đã tiến hành các hoạt động kể từ khi Hoa Kỳ bắt đầu không kích vào các mục tiêu của họ ở Yemen từ ngày 15 tháng 3. Nhóm được Iran hậu thuẫn này đã phá vỡ một tuyến đường thương mại chính bằng các cuộc tấn công vận chuyển kể từ cuộc chiến ở Gaza giữa Hamas và Israel năm 2023, đồng thời tuyên bố rằng họ đang hành động đoàn kết với người Palestine.
Nhóm Houthi có trụ sở tại Yemen hôm thứ Sáu cho biết họ đã tiến hành một hoạt động quân sự nhằm vào hai Hàng Không Mẫu Hạm của Hoa Kỳ, USS Harry S. Truman ở Biển Đỏ và USS Carl Vinson.
“Đây là lần đầu tiên tàu Vinson bị tấn công kể từ khi đến Biển Ả Rập”, phát ngôn nhân quân đội Houthis cho biết trong một tuyên bố phát trên Telegram.
Không có báo cáo ngay lập tức về thiệt hại. Những tuyên bố trước đó của Houthi về việc tấn công Hàng Không Mẫu Hạm Truman đã không gây ra thiệt hại.
Sau cuộc tấn công của Hoa Kỳ vào Ras Isa, Houthis cũng phóng hỏa tiễn đạn đạo vào Israel. Quân đội Israel cho biết hệ thống phòng không đã đánh chặn được các hỏa tiễn, theo The Times of Israel.
[Newsweek: Houthis Claim Attack on Second U.S. Aircraft Carrier]
4. Nhà ngoại giao Ukraine thúc giục Merz chuyển giao hỏa tiễn Taurus cho Kyiv, dẫn đầu Âu Châu trong việc chấm dứt chiến tranh của Nga
Nhà ngoại giao Ukraine Andrii Melnyk đã kêu gọi thủ tướng sắp nhậm chức của Đức, Friedrich Merz, thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử và ngay lập tức chuyển giao 150 hỏa tiễn hành trình Taurus cho Ukraine, cùng với một loạt hành động quyết định hơn nhằm ngăn chặn cuộc chiến toàn diện của Nga.
“Nước Đức, trên hết, có vai trò quyết định trong việc ngăn chặn tội giết người và mang lại hòa bình công bằng,” Melnyk viết trong một lá thư được xuất bản bằng tiếng Đức bởi Die Welt, một tờ báo quốc gia hàng ngày. “Không chỉ tương lai của Cộng hòa Liên bang phụ thuộc vào thành công của ngài với tư cách là thủ tướng, mà còn là số phận của Ukraine — và toàn bộ Âu Châu.”
Andrii Melnyk từng là đại sứ Ukraine tại Đức từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 10 năm 2022, sau đó là Thứ trưởng Ngoại giao và kể từ ngày 20 tháng 6 năm 2023, ông là đại sứ Ukraine tại Brazil.
Trong bức thư được công bố ngay trước lễ Phục sinh, Melnyk đã phác thảo năm bước mà Merz nên thực hiện trong 100 ngày đầu tiên tại nhiệm. Đầu tiên, ông đề xuất một quyết định liên minh nhằm phân bổ 0,5% GDP của Đức hàng năm — khoảng 21,5 tỷ euro, hay 24,5 tỷ đô la, mỗi năm, hoặc 86 tỷ euro, hay 98 tỷ đô la, vào năm 2029 — cho việc cung cấp vũ khí cho Ukraine. Ông cho biết, khoản tài trợ này nên dành cho việc sản xuất vũ khí tiên tiến ở cả Đức và Ukraine, gọi đó là “một khoản đầu tư lớn vào an ninh của Đức”.
'Hôm nay chúng tôi sẽ cam kết hàng tỷ đô la' cho Ukraine — các đồng minh bắt đầu cuộc họp theo định dạng Ramstein tại Brussels
Melnyk cũng kêu gọi cam kết 0,5% tương tự được áp dụng ở cấp Liên Hiệp Âu Châu và G7, không bao gồm Hoa Kỳ. Ông cho biết khoản đầu tư 550 tỷ euro, hay 622 tỷ đô la, vào quốc phòng của Ukraine trong bốn năm tới sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ đến Mạc Tư Khoa.
“Cam kết lớn này… sẽ là một tín hiệu cảnh báo lớn đối với Putin rằng ngài, ngài Merz, và các đồng minh của chúng ta nghiêm chỉnh về viện trợ cho Ukraine,” ông viết. “Điều này sẽ gây ấn tượng với Putin.”
Một trong những yêu cầu cấp bách nhất trong bức thư là phải công bố ngay lập tức và thực hiện việc chuyển giao hỏa tiễn Taurus. “Lời hứa bầu cử này phải được thực hiện, bất chấp sự phản đối dự kiến từ Đảng Dân chủ Xã hội, gọi tắt là, SPD,” Melnyk viết, đồng thời nói thêm rằng Đức không cần “phối hợp với các đối tác” cũng chẳng cần đưa ra tối hậu thư cho Điện Cẩm Linh.
Thủ tướng Đức sắp mãn nhiệm, Olaf Scholz, đã nhiều lần ngăn chặn việc chuyển giao hỏa tiễn Taurus vì lo ngại về sự leo thang. Merz đã chỉ trích lập trường này và ủng hộ khả năng tấn công chiến lược của Ukraine.
Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 13 tháng 4, Merz cũng gợi ý rằng các hỏa tiễn tầm xa, nếu được cung cấp cho Ukraine, có thể được sử dụng để nhắm vào cơ sở hạ tầng quân sự chiến lược của Nga ở Crimea bị tạm chiếm. Tờ Telegraph đưa tin vào ngày 16 tháng 4 rằng Vương quốc Anh sẽ ủng hộ quyết định tiềm năng của Đức về việc gửi hỏa tiễn Taurus đến Ukraine.
Theo tờ Die Welt, Melnyk đã viết rằng: “Những vũ khí địa ngục này chỉ nên được điều động mà không cần bất kỳ sự “nếu” hay “nhưng” nào, để ngăn chặn bước tiến dần dần của quân Nga và thay đổi bản chất của cuộc chiến hiện tại”.
Bức thư này cũng đề xuất chuyển 30% số chiến đấu cơ, trực thăng và xe thiết giáp hiện có của Đức sang Ukraine và áp dụng luật cho thuê theo hình thức cho mượn-cho thuê để có thể giao hàng nhanh chóng.
Melnyk kết luận bằng cách thúc giục Merz thúc đẩy tịch thu 200 tỷ euro tài sản bị đóng băng của Nga và sử dụng số tiền này cho mục đích tái thiết Ukraine.
[Kyiv Independent: Ukrainian diplomat urges Merz to deliver Taurus missiles to Kyiv, lead Europe in ending Russia’s war]
5. Dân biểu Cộng hòa Hoa Kỳ Fitzpatrick đến thăm tiền tuyến của Ukraine, ký vào một quả đạn pháo
Dân biểu Hoa Kỳ Brian Fitzpatrick, một đảng viên Cộng hòa ủng hộ Ukraine đại diện cho Pennsylvania, đã đến thăm quân đội Ukraine gần tiền tuyến vào ngày 18 tháng 4, sau cuộc gặp với Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tại Kyiv.
“Đây là những người lính tuyệt vời, những người đàn ông và phụ nữ của quân đội Ukraine, cũng giống như những người đàn ông và phụ nữ của quân đội Hoa Kỳ, có tinh thần chiến đấu tuyệt vời này. Họ đang chiến đấu vì nền dân chủ của họ, họ đang chiến đấu vì tự do – tất cả chúng ta ở Hoa Kỳ cần phải ủng hộ họ,” Fitzpatrick nói trong một bài phát biểu video được quay ở tuyến đầu, được đăng trên tài khoản Facebook của ông.
“Tôi luôn luôn và sẽ luôn ủng hộ họ. Tôi khuyến khích tất cả các đồng nghiệp của tôi tại Quốc hội đến đây.”
Chuyến thăm của Fitzpatrick diễn ra khi Washington ra tín hiệu rằng họ sẵn sàng chấm dứt nỗ lực hòa giải nhằm chấm dứt cuộc chiến của Nga với Ukraine nếu một trong hai bên “gây khó khăn”.
Fitzpatrick đã ký vào một quả đạn pháo có ghi thông điệp gửi đến Putin.
Fitzpatrick viết: “Tôi vô cùng vinh dự khi được chuyển một thông điệp rất 'cá nhân' tới Putinimir Putin ngày hôm nay, từ tuyến đầu của cuộc chiến gần biên giới Nga, thay mặt cho cộng đồng Pensylvania của chúng tôi”.
Ông cho biết ông đã dành nhiều ngày trên thực địa, thăm các đơn vị pháo binh của Vệ binh Quốc gia và các đơn vị điều khiển máy bay điều khiển từ xa của Lữ đoàn 3 Biệt Động Quân, những người mà ông ca ngợi vì đã “thay đổi hoàn toàn chiến tranh - không chỉ ở đây mà trên toàn cầu”.
Fitzpatrick cho biết trong chuyến thăm, nhóm này đã bị pháo kích gần biên giới Nga, bị máy bay điều khiển từ xa của Nga theo dõi và buộc phải di tản khẩn cấp khỏi khu vực.
Theo Fitzpatrick, các vùng lãnh thổ trước đây do quân đội Nga xâm lược đã “bị thiêu rụi hoàn toàn”.
“Đó là những gì họ làm. Họ áp đảo bạn bằng xác chết, áp đảo bạn bằng pháo binh mà không cần suy nghĩ nhiều”, ông nói.
Trước đó vào ngày 17 tháng 4, Fitzpatrick đã gặp Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, trong đó hai bên thảo luận về các bảo đảm an ninh của Hoa Kỳ dành cho Ukraine, lệnh ngừng bắn hoàn toàn và vô điều kiện được đề xuất, cũng như những nỗ lực rộng lớn hơn để đạt được điều mà Tổng thống Zelenskiy mô tả là “một nền hòa bình lâu dài và có phẩm giá”.
Tổng thống Zelenskiy ca ngợi cam kết của Fitzpatrick, đặc biệt là quyết định gặp gỡ những người lính Ukraine gần tiền tuyến. “Điều này rất có giá trị. Cảm ơn sự ủng hộ của các bạn!” Tổng thống Zelenskiy nói.
Fitzpatrick là thành viên cao cấp của Tiểu ban Đối ngoại Hạ viện về Âu Châu, Năng lượng, Môi trường và An ninh mạng.
[Kyiv Independent: Republican US Congressman Fitzpatrick visits Ukraine’s front line, signs a shell for Putin]
6. Kế hoạch của Tổng thống Trump công nhận Crimea là của Nga gây phẫn nộ
Một kế hoạch của Hoa Kỳ nhằm công nhận quyền kiểm soát của Nga đối với Crimea như một phần của thỏa thuận hòa bình nhằm chấm dứt chiến tranh ở Ukraine đã gây ra sự tức giận vì trao cho Putin một chiến thắng liên quan đến bán đảo mà ông đã sáp nhập bất hợp pháp vào năm 2014.
Bloomberg trích dẫn nguồn tin giấu tên đưa tin về khả năng nhượng bộ này sau khi Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Marco Rubio phát biểu vào thứ Sáu rằng chính quyền Hoa Kỳ có thể từ bỏ nỗ lực làm trung gian hòa bình nếu các cuộc đàm phán thất bại.
Tuy nhiên, những nhân vật ủng hộ Ukraine đã cùng lên tiếng phản đối đề xuất mà hãng tin này cho biết là chưa được hoàn thiện và chưa được xác nhận độc lập.
Khi được Newsweek liên hệ, Tòa Bạch Ốc cho biết họ sẽ không bình luận về các cuộc thảo luận đang diễn ra. Newsweek đã liên hệ với Bộ ngoại giao Ukraine để xin bình luận.
Quân đội Nga đã xâm lược Crimea vào tháng 2 năm 2014 và sau khi xâm lược bán đảo này một cách bất hợp pháp, Mạc Tư Khoa đã viện dẫn một cuộc trưng cầu dân ý giả mạo cho thấy phần lớn người dân ủng hộ việc tái hòa nhập với Nga.
Việc sáp nhập này tạo nên bối cảnh cho một cuộc chiến ở khu vực Donbas của Ukraine diễn ra trước cuộc xâm lược toàn diện của Mạc Tư Khoa vào tháng 2 năm 2022.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã tuyên bố Kyiv sẽ không nhượng lại cho Nga bất kỳ lãnh thổ nào, bao gồm cả Crimea, như một phần của thỏa thuận hòa bình. Putin tuyên bố đã sáp nhập bốn khu vực khác của Ukraine mà Mạc Tư Khoa không kiểm soát hoàn toàn.
Việc công nhận quyền kiểm soát Crimea của Nga sẽ mang lại chiến thắng lớn cho Putin, người từ lâu vẫn thúc đẩy tính hợp pháp quốc tế đối với vùng lãnh thổ này.
Bloomberg dẫn nguồn tin giấu tên am hiểu vấn đề này cho biết đề xuất về Crimea đang được thảo luận, mặc dù chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra.
Người dùng mạng xã hội bày tỏ sự phẫn nộ trước động thái được đề xuất, chẳng hạn như Jay ở Kyiv đã đăng rằng động thái như vậy sẽ khiến Hoa Kỳ “gia nhập vào nhóm các chế độ tham nhũng tồi tệ - Bắc Hàn, Belarus, Nga, Nicaragua và Venezuela - những quốc gia duy nhất trên trái đất công nhận Crimea là của Nga”.
Olga Lautman, thành viên cao cấp của CEPA, đã đăng bài: “Crimea là và sẽ luôn là của Ukraine, bất kể Tổng thống Trump và những tên côn đồ của ông ta nói gì.”
Tài khoản X UA Voyager viết rằng với tư cách là người Crimea, họ đã chứng kiến tận mắt cuộc sáp nhập, và nói thêm, “Tôi biết cảm giác bị tạm chiếm là như thế nào. Tôi biết có bao nhiêu người ở Crimea vẫn tin vào Ukraine. Và bây giờ—tôi thực sự không còn lời nào để nói.”
Margarita Simonyan, tổng biên tập của tổ chức truyền thông nhà nước RT, lên tiếng hoan nghênh quyết định công nhận Crimea là của Nga của Washington nhưng lưu ý rằng Hoa Kỳ cũng nên giải quyết vấn đề Alaska nếu thực sự muốn có một nền hòa bình lâu dài với Nga.
Từ lâu Nga đã muốn đòi lại Alaska – nơi được Mỹ mua lại từ Nga vào năm 1867 và trở thành một tiểu bang vào năm 1959.
Ukraine Front Line, do EuroMaidan PR điều hành, đã đăng rằng nếu Tổng thống Trump công nhận Crimea hoặc bất kỳ vùng lãnh thổ nào thuộc về Nga thì mọi cuộc đàm phán sẽ bị hủy bỏ.
Tuyên bố này xuất phát từ bình luận của Tổng thống Trump vào thứ Sáu rằng Hoa Kỳ sẽ chấm dứt nỗ lực hòa giải nếu một trong hai bên “gây khó khăn”. Trước đó, Rubio đã nói rằng Hoa Kỳ sẽ từ bỏ các nỗ lực đàm phán một thỏa thuận hòa bình nếu không có tín hiệu nào cho thấy có thể đạt được thỏa thuận.
[Newsweek: Trump's Reported Plan to Recognize Crimea as Russian Sparks Fury]
7. Hoa Kỳ và Iran đồng ý bắt đầu soạn thảo khuôn khổ cho thỏa thuận hạt nhân tiềm năng, Reuters đưa tin
Iran và Hoa Kỳ đã đồng ý bắt đầu soạn thảo khuôn khổ cho một thỏa thuận hạt nhân tiềm năng, Ngoại trưởng Iran Abbas Araqchi tuyên bố vào ngày 19 tháng 4 sau bốn giờ đàm phán gián tiếp tại Rôma. Một quan chức Hoa Kỳ đã xác nhận sự phát triển này với Reuters, mô tả các cuộc đàm phán là đã đạt được “tiến triển rất tốt”.
Araqchi và đặc phái viên Trung Đông của Hoa Kỳ Steve Witkoff đã tham gia thông qua một người hòa giải Oman, người đã chuyển tiếp các thông điệp giữa họ. “Chúng tôi đã có thể đạt được một số tiến triển về một số nguyên tắc và mục tiêu, và cuối cùng đã đạt được sự hiểu biết tốt hơn”, Araqchi nói trên truyền hình nhà nước Iran, theo Reuters. “Chúng tôi đã đồng ý rằng các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục và chuyển sang giai đoạn tiếp theo, trong đó các cuộc họp cấp chuyên gia sẽ bắt đầu vào thứ Tư tại Oman”.
Araqchi nói thêm rằng các nhà đàm phán hàng đầu sẽ họp lại tại Oman vào thứ Bảy tuần tới để “xem xét công việc của các chuyên gia và đánh giá mức độ phù hợp của công việc này với các nguyên tắc của một thỏa thuận tiềm năng”. Ông mô tả bầu không khí của các cuộc đàm phán là mang tính xây dựng nhưng thúc giục thận trọng. “Chúng tôi không thể nói chắc chắn rằng chúng tôi lạc quan. Chúng tôi đang hành động rất thận trọng. Không có lý do gì để quá bi quan”.
Một quan chức chính quyền Tổng thống Trump đã xác nhận kế hoạch gặp lại vào tuần tới.
“Hôm nay, tại Rôma trong hơn bốn giờ trong vòng đàm phán thứ hai của chúng tôi, chúng tôi đã đạt được tiến triển rất tốt trong các cuộc thảo luận trực tiếp và gián tiếp”, vị quan chức này cho biết. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, người đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 vào năm 2018 trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, đã cảnh báo rằng ông có thể thực hiện hành động quân sự trừ khi Tehran nhanh chóng đồng ý với một thỏa thuận mới nhằm ngăn chặn nước này phát triển vũ khí hạt nhân.
“Họ không thể có vũ khí hạt nhân. Tôi muốn Iran trở nên vĩ đại, thịnh vượng và tuyệt vời”, Tổng thống Trump nói với các phóng viên vào ngày 18 tháng 4.
Iran khẳng định chương trình hạt nhân của họ là vì mục đích hòa bình và đã bày tỏ thiện chí chấp nhận các hạn chế hạn chế để đổi lấy việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, một quan chức cao cấp của Iran cho biết Tehran sẽ không đồng ý tháo dỡ các máy ly tâm, ngừng làm giàu hoàn toàn hoặc giảm kho dự trữ uranium xuống dưới mức năm 2015.
[Kyiv Independent: US, Iran agree to begin drafting framework for potential nuclear deal, Reuters reports]
8. Fox Channel bị cáo buộc nói Kyiv là của Nga
Một đài truyền hình Fox TV đã bị cáo buộc gọi thủ đô Kyiv của Ukraine là lãnh thổ của Nga trong chương trình phát sóng mừng lễ Phục sinh, khiến Bộ Ngoại giao Ukraine phải kêu gọi điều tra “liệu đây có phải là một sai lầm hay là một tuyên bố chính trị có chủ đích “.
Mạc Tư Khoa đã cố gắng mô tả chính quyền ở Kyiv là bất hợp pháp, và nhà độc tài Vladimir Putin đã viết một bài luận dài vào năm 2021 gọi Nga và Ukraine là “một dân tộc”.
Mạc Tư Khoa đã dán nhãn lãnh thổ sáp nhập từ Ukraine là của Nga và cho rằng những khu vực này nằm trong phạm vi bảo vệ hạt nhân của nước này.
Điện Cẩm Linh đã giành quyền kiểm soát Crimea, bán đảo ở phía nam đất liền Ukraine, từ Kyiv vào năm 2014. Sau khi tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào nước láng giềng vào đầu năm 2022, Nga cho biết họ đã sáp nhập bốn khu vực đất liền của Ukraine là Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia.
Điều này không được quốc tế công nhận. Truyền thông nhà nước Nga hôm Chúa Nhật đã gọi vùng Zaporizhzhia ở miền nam Ukraine là “Novorossiya”.
Phát ngôn nhân của Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov, cho biết vào tháng 10 năm 2022 rằng các khu vực này của Ukraine là “những phần không thể tách rời của Liên bang Nga”.
Hôm Chúa Nhật, các phương tiện truyền thông Ukraine đã chia sẻ rộng rãi ảnh chụp màn hình một chương trình phát sóng của LiveNOW, trong đó ban đầu có nội dung chính xác về một buổi lễ Chính thống giáo kỷ niệm lễ Phục sinh tại Nhà thờ mái vòm vàng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae ở Kyiv, Ukraine, trước khi chú thích được đổi thành: “Kyiv, Nga”.
Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết nếu điều này là sai sót, kênh truyền hình này nên đưa ra lời xin lỗi và tiến hành điều tra.
Heorhii Tykhyi, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Ukraine, cho biết vào Chúa Nhật: “Nếu đây là một sai lầm chứ không phải là một tuyên bố chính trị có chủ đích, thì cần phải có lời xin lỗi và một cuộc điều tra về việc ai đã gây ra sai lầm”.
Lễ Phục sinh là ngày lễ chính của các Kitô Hữu, mặc dù nhiều người ở Ukraine hiện nay kỷ niệm những ngày lễ lớn như Giáng Sinh theo các lễ kỷ niệm của phương Tây để tách các buổi lễ tôn giáo khỏi ảnh hưởng của Mạc Tư Khoa. Thượng phụ Kirill, nhà lãnh đạo Giáo hội Chính thống giáo Nga, đã tán thành cuộc xâm lược Ukraine.
Putin đã tham dự buổi lễ Phục sinh tại Nhà thờ Chúa Cứu thế ở Mạc Tư Khoa do Đức Thượng phụ Kirill chủ trì vào đêm thứ Bảy.
Lãnh đạo Điện Cẩm Linh tuyên bố vào thứ Bảy rằng Mạc Tư Khoa sẽ dừng “mọi hoạt động quân sự” trong 30 giờ từ 6 giờ chiều giờ Mạc Tư Khoa, hay 11 giờ sáng giờ miền Đông, vào thứ Bảy cho đến nửa đêm sáng thứ Hai như một phần của lệnh ngừng bắn nhân lễ Phục sinh dựa trên những lo ngại “nhân đạo”.
Thông báo này nhanh chóng vấp phải sự hoài nghi từ các quan chức Kyiv và các nhà phân tích phương Tây.
Ukraine cho biết các cuộc không kích và tấn công của Nga dọc theo tiền tuyến vẫn tiếp diễn bất chấp thông báo này. Mạc Tư Khoa ngược lại cáo buộc Kyiv vi phạm lệnh ngừng bắn.
“Tính đến sáng lễ Phục sinh, chúng tôi có thể tuyên bố rằng quân đội Nga đang cố gắng tạo ra ấn tượng chung về một lệnh ngừng bắn, trong khi ở một số khu vực vẫn tiếp tục các nỗ lực riêng lẻ nhằm tiến công và gây tổn thất cho Ukraine”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết trong một tuyên bố vào sáng Chúa Nhật.
Tuyên bố ngừng bắn được đưa ra một ngày sau khi Ngoại trưởng Marco Rubio cho biết Washington có thể đánh giá trong vài ngày tới liệu các nhóm đàm phán của Hoa Kỳ có thể đạt được thỏa thuận ngừng bắn trong vài tuần tới hay không.
“Chúng tôi sẽ không tiếp tục bay khắp thế giới và tổ chức hết cuộc họp này đến cuộc họp khác nếu không có tiến triển nào được thực hiện”, Rubio nói.
Kyiv, dưới áp lực mạnh mẽ từ Washington, đã đồng ý với thỏa thuận ngừng bắn do Hoa Kỳ đề xuất. Đề cập đến thỏa thuận này, Tổng thống Zelenskiy cho biết hôm thứ Bảy rằng “Ukraine đã phản ứng tích cực, nhưng Nga đã phớt lờ”.
Mạc Tư Khoa chỉ đồng ý một lệnh ngừng bắn một phần bao gồm Hắc Hải khi một loạt lệnh trừng phạt được dỡ bỏ. Điều này vẫn chưa có hiệu lực.
“Nếu lệnh ngừng bắn hoàn toàn thực sự có hiệu lực, Ukraine đề xuất kéo dài lệnh này sau lễ Phục sinh ngày 20 tháng 4”, Tổng thống Zelenskiy nói thêm. “Đó là điều sẽ tiết lộ ý định thực sự của Nga”.
[Newsweek: Fox Channel Accused of Saying Kyiv is Russian]
9. Quan chức cho biết Kyiv có thể chấm dứt thiết quân luật nếu chiến tranh kết thúc vào tháng 8
Verkhovna Rada hay Quốc hội Ukraine có thể hợp pháp đình chỉ thiết quân luật nếu chiến tranh với Nga kết thúc vào tháng 8 năm 2025, Oleksandr Merezhko, chủ tịch Ủy ban Đối Ngoại cho biết như trên trong một cuộc phỏng vấn với New Voice, gọi tắt là NV.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy lần đầu tiên tuyên bố thiết quân luật và tổng động viên vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, khi Nga phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine. Biện pháp này đã được gia hạn nhiều lần kể từ đó.
“Về thiết quân luật, theo quan điểm pháp lý, Verkhovna Rada, khi đã thông qua, có thể hủy bỏ nó, ngay cả khi có một số quyết định yêu cầu phải giữ lại”, ông nói.
“Tôi không nói rằng nó sẽ như vậy. Nhưng nếu chúng ta xem xét nó từ góc độ pháp lý, nó luôn có thể bị hủy bỏ — cũng theo quyết định của tổng thống và sự chấp thuận của Verkhovna Rada.”
Bình luận của Merezhko được đưa ra trong bối cảnh Hoa Kỳ đang gia tăng áp lực lên Nga và Ukraine để đạt được thỏa thuận ngừng bắn, với việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đe dọa sẽ “từ chối” các cuộc đàm phán hòa bình tiếp theo nếu một trong hai bên tiếp tục phản đối thỏa thuận.
Merezhko cho biết mặc dù Washington đã nỗ lực làm trung gian cho lệnh ngừng bắn, ông không nghĩ chính quyền Tổng thống Trump có khả năng đàm phán thành công.
“Chắc chắn đây không phải là dấu hiệu kết thúc của chiến tranh”, ông nói.
Ngày 16 tháng 4, Verkhovna Rada đã chấp thuận gia hạn lệnh thiết quân luật và động viên thêm 90 ngày, cho đến ngày 6 tháng 8.
Theo thiết quân luật, nam giới Ukraine trong độ tuổi từ 18 đến 60, với một số trường hợp ngoại lệ, không được phép rời khỏi đất nước vì họ có thể được điều động. Thiết quân luật cũng ngăn cản Ukraine tổ chức các cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống thường kỳ.
Putin đã tìm cách lợi dụng cuộc bầu cử bị trì hoãn ở Kyiv để miêu tả Tổng thống Zelenskiy là “bất hợp pháp” - một tuyên bố được nhiều thành viên trong chính quyền Tổng thống Trump ủng hộ.
Vào tháng 2, Tổng thống Trump đã lên án Tổng thống Zelenskiy là “một nhà độc tài không có bầu cử”, lặp lại lời tuyên truyền của Điện Cẩm Linh. Vài tuần sau, ông đã rút lại tuyên bố này, chỉ trích Putin vì tiếp tục tấn công vào uy tín của Tổng thống Zelenskiy.
[Kyiv Independent: Kyiv can end martial law if war ends by August, official says]
Đại tang của Giáo Hội Công Giáo: Đức Thánh Cha Phanxicô đã được Chúa gọi về sáng 21.04.2025
VietCatholic Media
04:16 21/04/2025
VietCatholic trân trọng thông báo với quý Đức Hồng Y, quý Đức Giám Mục, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể anh chị em.
Đức Thánh Cha Phanxicô, nhà lãnh đạo tinh thần của hơn một tỷ người Công Giáo trên toàn thế giới, đã qua đời vào sáng nay lúc 7:35 sáng, ngày 21 tháng 4 năm 2025, sau một thời gian dưỡng bệnh sau một đợt nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng. Cái chết của ngài, được Đức Hồng Y Kevin Farrell, là nhiếp chính thông báo trực tiếp từ nhà nguyện Casa Santa Marta vào khoảng 9:53 sáng, đánh dấu sự kết thúc của một triều đại Đức Giáo Hoàng có ảnh hưởng sâu sắc kéo dài 12 năm.
“Anh chị em thân mến, với nỗi buồn sâu sắc, tôi phải thông báo về sự ra đi của Đức Thánh Cha Phanxicô,” Đức Hồng Y Farrell, người chịu trách nhiệm về các vấn đề của Vatican trong thời gian tạm quyền của Đức Giáo Hoàng, cho biết. “Vào lúc 7:35 sáng nay, Đức Giám Mục Roma, Phanxicô, đã trở về nhà của Chúa Cha.”
Việc chuẩn bị tang lễ và ngày diễn ra mật nghị bầu người kế nhiệm Đức Phanxicô dự kiến sẽ được công bố trong những ngày tới.
Đức Phanxicô, tên khai sinh là Jorge Mario Bergoglio sinh tại Buenos Aires, Á Căn Đình, vừa kỷ niệm 12 năm ngày được bầu làm Đức Giáo Hoàng vào ngày 13 tháng 3. Triều đại Đức Giáo Hoàng của ngài được đánh dấu bằng sự tập trung không ngừng vào lòng thương xót, chăm sóc những người thiệt thòi và kêu gọi toàn cầu về công lý xã hội và môi trường.
“Toàn bộ cuộc đời của ngài được dành để phục vụ Chúa và Giáo hội của Người,” Đức Hồng Y Farrell nói tiếp. “Ngài dạy chúng ta sống các giá trị của Phúc âm với lòng trung thành, lòng can đảm và tình yêu thương phổ quát—đặc biệt là đối với những người nghèo nhất và bị loại trừ nhất.”
Có mặt tại nhà nguyện trong thông báo ngắn gọn nhưng đầy cảm xúc này là Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và Đức Tổng Giám Mục Edgar Peña Parra, Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Nhà nguyện, tọa lạc tại nơi ở của Đức Giáo Hoàng, từ lâu đã là nơi cầu nguyện và chứng kiến thầm lặng của ngài.
Sinh năm 1936, Đức Thánh Cha Phanxicô trở thành Đức Giáo Hoàng đầu tiên đến từ Mỹ Châu Latinh và là Đức Giáo Hoàng đầu tiên của Dòng Tên. Sự giản dị và cởi mở của ngài đã khiến ngài được ngưỡng mộ vượt xa các cộng đồng Công Giáo. Quyết định không sống trong Điện Tông tòa, ngài vẫn ở trong Casa Santa Marta trong suốt triều Giáo Hoàng của mình — một biểu tượng lặng lẽ nhưng nổi bật về cam kết của ngài đối với sự khiêm nhường và dễ tiếp cận.
Ngài sẽ được nhớ đến với các thông điệp Laudato si', kêu gọi sự chăm sóc mới cho tạo vật, và Fratelli tutti, một lời kêu gọi tình huynh đệ vượt qua mọi biên giới của con người. Ngài thường nhấn mạnh rằng Giáo hội phải là "một bệnh viện dã chiến sau trận chiến", chăm sóc vết thương thay vì đưa ra lời lên án.
Mặc dù thường là chủ đề chỉ trích - từ cả hai phía bảo thủ và cấp tiến - Đức Phanxicô vẫn kiên định trong đường lối mục vụ của mình. Ngài luôn kêu gọi một Giáo hội "tiến lên", phản ánh hành trình của chính Chúa Kitô với những người bị lãng quên và dễ bị tổn thương.
Đức Hồng Y Farrell phát biểu: “Với lòng biết ơn sâu sắc vì chứng tá của ngài như một môn đệ đích thực của Chúa Giêsu, chúng tôi phó thác linh hồn Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho tình yêu thương vô hạn của Thiên Chúa Ba Ngôi”.
Vatican hiện đang chính thức trong thời kỳ sede vacante, thời kỳ trống ngôi Giáo Hoàng. Các sắp xếp tang lễ và ngày diễn ra mật nghị bầu người kế nhiệm Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến sẽ được công bố trong những ngày tới. Cho đến lúc đó, tiếng chuông sẽ vang lên và lời cầu nguyện sẽ dâng lên ở mọi ngóc ngách trên thế giới nơi tiếng nói của ngài đã từng vang đến — kêu gọi mọi người đến với lòng thương xót, gặp gỡ và niềm vui.
Những diễn biến tại Vatican sau khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô được Chúa gọi về
VietCatholic Media
13:22 21/04/2025
Tòa Thánh rơi vào tình trạng trống ngôi Giáo Hoàng, các vị đứng đầu các cơ quan trung ương Tòa Thánh bị mất chức
Như chúng tôi đã loan tin, Đức Thánh Cha Phanxicô đã được Chúa gọi về vào lúc 7:35 sáng ngày 21 tháng 4 năm 2025, theo giờ địa phương Rôma hay 12:35 trưa giờ Việt Nam, sau một thời gian dưỡng bệnh vì nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng.
Y tá của Đức Thánh Cha là ông Massimiliano Strappetti đã báo cáo về cái chết của Đức Thánh Cha. Ngay sau đó, Đức Hồng Y Nhiếp Chính Kevin Farrell, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và Đức Tổng Giám Mục Edgar Peña Parra, Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã có mặt tại nhà nguyện Santa Marta, là nơi cư trú của Đức Giáo Hoàng.
Theo đúng thủ tục, Đức Hồng Y Nhiếp Chính đã gọi tục danh của Đức Giáo Hoàng là Jorge Mario Bergoglio 3 lần để đánh thức ngài dậy.
Khi Đức Giáo Hoàng không trả lời, sau 3 tiếng gọi của Đức Hồng Y Nhiếp Chính, theo truyền thống, vị Hồng Y đã tháo chiếc nhẫn trên tay của Đức Giáo Hoàng, đóng vai trò là con dấu cho các văn bản chính thức của ngài. Chiếc nhẫn ấy được gọi là Nhẫn Ngư Phủ. Đức Hồng Y Nhiếp Chính đã dùng một chiếc búa bạc đập nát chiếc Nhẫn Ngư Phủ, báo hiệu sự kết thúc triều đại Giáo Hoàng Phanxicô, và nơi ở của vị Giáo Hoàng đã bị niêm phong.
Đức Hồng Y Nhiếp Chính đã chính thức thông báo cho Hồng Y Đoàn rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã qua đời, trước khi đưa ra tuyên bố chính thức từ nhà nguyện Casa Santa Marta vào khoảng 9:53 sáng, hay gần 3 giờ chiều giờ Việt Nam. Tuyên bố này đã đánh dấu sự kết thúc của một triều đại Giáo Hoàng có ảnh hưởng sâu sắc kéo dài 12 năm.
Bắt đầu từ 10 giờ sáng giờ Rôma hay 3 giờ chiều ngày Thứ Hai, 21 Tháng Tư, tính theo giờ Việt Nam, tất cả các vị đứng đầu các cơ quan trung ương Tòa Thánh đã bị mất chức, trừ ra vị Hồng Y Nhiếp Chính. Việc cai quản Giáo Hội từ lúc đó do Hồng Y Đoàn chịu trách nhiệm, mặc dù không có quyết định quan trọng nào có thể được đưa ra cho đến khi một Giáo Hoàng mới được bầu.
Niên trưởng Hồng Y Đoàn hiện nay là Đức Hồng Y Giovanni Battista Re. Năm nay ngài đã 91 tuổi nên không còn quyền bầu Giáo Hoàng.
Chiếc Nhẫn Ngư Phủ là một trong một số những chiếc nhẫn các vị Giáo Hoàng thường đeo bên tay phải. Nói là “một trong một số những chiếc nhẫn” vì có khi ngài đeo nhẫn giám mục của mình. Chiếc nhẫn có tên là “chiếc Nhẫn Ngư Phủ” vì trên đó khắc hình ảnh của Thánh Phêrô như một ngư dân, như một thiết kế tiêu chuẩn vào giữa thế kỷ 15.
Đức Giáo Hoàng Clêmentê Đệ Tứ đã dùng chiếc nhẫn này làm con dấu sáp trong ít nhất là hai lá thư của ngài được ấn ký vào năm 1265 và 1266. Nhìn chung, chiếc Nhẫn Ngư Phủ thường sử dụng làm con dấu sáp trong các thư riêng của Đức Giáo Hoàng thay cho con dấu chì chính thức được sử dụng cho các tài liệu giáo hoàng trang trọng.
Vào năm 1842, việc sử dụng nhẫn như con dấu sáp đã được thay thế bằng một con tem, nhưng đó chỉ là một nhiệm ý, các vị Giáo Hoàng vẫn có thể dùng chiếc Nhẫn Ngư Phủ để đóng dấu. Vì thế, mỗi vị Giáo Hoàng vẫn nhận được một Chiếc Nhẫn Ngư Phủ độc nhất cho riêng ngài khi bắt đầu triều giáo hoàng. Chiếc nhẫn sau đó bị phá hủy ngay sau khi ngài qua đời để tránh có người dùng nhẫn ấy để ngụy tạo các văn bản của vị Giáo Hoàng quá cố.
Khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 thoái vị vào ngày 11 tháng Hai, 2013, và sau khi ngài chấm dứt triều Giáo Hoàng của ngài hôm 28 tháng Hai, 2013, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, trong tư cách là Hồng Y Nhiếp Chính, đã cắt chiếc Nhẫn Ngư Phủ của Đức Bênêđíctô thành 115 miếng nhỏ, tương ứng với số 115 Hồng Y cử tri.
Vào đầu thế kỷ 20, Đức Giáo Hoàng Piô X đã truyền ban ơn tiểu xá cho những ai hôn chiếc Nhẫn Ngư Phủ. Vì thế, truyền thống hôn Chiếc Nhẫn Ngư Phủ đã trở nên thịnh hành.
Cha Regoli giải thích rằng truyền thống hôn Chiếc Nhẫn Ngư Phủ của Đức Giáo Hoàng còn trở nên thịnh hành hơn trước đó nữa sau khi Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục loại bỏ các hình thức thể hiện sự tôn kính và vâng phục Đức Giáo Hoàng như hôn chân, vai và má của Đức Giáo Hoàng.
Xin anh chị em cầu nguyện nhiệt thành cho Giáo Hội trong giờ phút nghiêm trọng này.
Đại tang của Giáo Hội Công Giáo: Tang lễ Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ diễn ra như thế nào?
VietCatholic Media
16:00 21/04/2025
Đức Thánh Cha Phanxicô đã được Chúa gọi về. Chuyện gì xảy ra tiếp theo?
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Đức Hồng Y Kevin Farrell, là Hồng Y nhiếp chính đã thông báo về cái chết của Đức Thánh Cha Phanxicô vào lúc 7:35 sáng, ngày 21 tháng 4, theo giờ địa phương Rôma.
Cái chết của ngài đã dẫn đến chín ngày để tang được gọi là Novendiale, ban đầu là một phong tục của người Rôma cổ đại. Ý cũng tuyên bố một thời gian quốc tang.
Thi hài của ngài sẽ được làm phép, mặc lễ phục của Giáo Hoàng và được trưng bày tại Đền Thờ Thánh Phêrô để công chúng chiêm ngưỡng, nơi dự kiến hàng trăm ngàn người sẽ xếp hàng để tỏ lòng thành kính, bao gồm cả các chức sắc nước ngoài và các nhà lãnh đạo thế giới.
Trước đây, thi hài của Giáo Hoàng được trưng bày trên một bệ cao gọi là catafalque. Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ ý muốn một tang lễ giản lược. Cho nên, trong trường hợp của Đức Thánh Cha Phanxicô, có lẽ người ta sẽ thấy ngài nằm trong một chiếc quan tài mở mà không có nhiều nghi lễ và sự phô trương.
Theo truyền thống, các Giáo Hoàng thường được ướp xác và một số vị còn cho phép lấy nội tạng trước khi chôn cất — một nhà thờ gần Đài phun nước Trevi ở Rôma lưu giữ trái tim của hơn 20 Giáo Hoàng trong các bình đựng bằng đá cẩm thạch, được bảo quản như thánh tích — nhưng những tập tục này hiện không còn được ưa chuộng nữa.
Trong thời gian 9 ngày tang tóc, các buổi cầu nguyện hàng ngày và Thánh lễ cầu hồn sẽ được tổ chức tại Đền Thờ Thánh Phêrô và trên khắp thế giới Công Giáo.
Trong khi đó, Vatican sẽ bước vào thời kỳ chuyển tiếp gọi là sede vacante, có nghĩa là “trống tòa”, trong thời gian đó quyền cai quản Giáo Hội tạm thời được trao lại cho Hồng Y đoàn — mặc dù không có quyết định quan trọng nào có thể được đưa ra cho đến khi một Giáo Hoàng mới được bầu.
Nghi thức chôn cất vị Giáo Hoàng quá cố
Theo tông hiến Universi Dominici Gregis, nghĩa là “Đoàn Chiên Phổ Quát của Chúa”, do Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II công bố ngày 22-02-1996, tang lễ của một vị Giáo Hoàng phải diễn ra trong vòng từ 4 đến 6 ngày sau khi ngài qua đời.
Lễ tang của các vị Giáo Hoàng thường được tổ chức tại quảng trường Thánh Phêrô, với những người đưa tang tập trung tại Vatican để tham dự buổi lễ. Buổi lễ sẽ do niên trưởng Hồng Y đoàn chủ sự. Niên trưởng Hồng Y đoàn hiện nay là Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, 91 tuổi, người Ý.
Theo truyền thống, vị Giáo Hoàng sau đó được chôn cất tại Vatican Grottoes, tức là các hầm mộ bên dưới Đền Thờ Thánh Phêrô. Gần 100 vị Giáo Hoàng được chôn cất tại đây, bao gồm cả Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16, người tiền nhiệm của Đức Thánh Cha Phanxicô, đã từ chức vào năm 2013 và mất vào năm 2022.
Nhưng Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói trong một cuộc phỏng vấn năm 2023 rằng ngài đã chọn Đền Thờ Đức Bà Cả ở Rôma, một trong những nhà thờ yêu thích và thường xuyên lui tới nhất của ngài, làm nơi an nghỉ cuối cùng của mình, khiến ngài trở thành Giáo Hoàng đầu tiên trong một thế kỷ được chôn cất bên ngoài Vatican.
Các Giáo Hoàng trước đây được chôn cất trong ba chiếc quan tài: một chiếc làm bằng gỗ bách, một chiếc làm bằng kẽm và một chiếc làm bằng gỗ du, xếp chồng vào nhau, nhưng Đức Phanxicô đã ra lệnh chôn cất ngài trong một chiếc quan tài duy nhất làm bằng gỗ và kẽm.
Khi Bênêđíctô XVI được chôn cất, quan tài của ngài cũng chứa những đồng tiền đúc trong thời gian trị vì của ngài, cũng như một ống kim loại bao quanh một cuộn giấy cuộn tròn, được gọi là rogito — một tài liệu dài 1.000 từ kể lại cuộc đời và triều đại của ngài. Đức Thánh Cha Phanxicô có thể sẽ được chôn cất cùng với rogito của riêng mình, mô tả chi tiết về triều đại Giáo Hoàng độc đáo của ngài.
Đại tang của Giáo Hội Công Giáo: Tiểu sử chính thức của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
VietCatholic Media
17:04 21/04/2025
Như chúng tôi đã loan tin, Đức Thánh Cha Phanxicô đã được Chúa gọi về vào lúc 7:35 sáng ngày 21 tháng 4 năm 2025, giờ địa phương, tức là 12:35 trưa thứ Hai theo giờ Việt Nam, sau một thời gian dưỡng bệnh vì nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng. Cái chết của ngài, được Đức Hồng Y Kevin Farrell, là nhiếp chính thông báo trực tiếp từ nhà nguyện Casa Santa Marta vào khoảng 9:53 sáng, hay gần 3 giờ chiều theo giờ Việt Nam, đánh dấu sự kết thúc của một triều đại Đức Giáo Hoàng có ảnh hưởng sâu sắc kéo dài 12 năm.
Vị Giáo Hoàng đầu tiên của Mỹ Châu Jorge Mario Bergoglio đến từ Á Căn Đình. Đức Tổng Giám Mục Dòng Tên của Buenos Aires là một nhân vật nổi bật trên khắp lục địa, nhưng vẫn là một mục tử giản dị được giáo phận của mình yêu mến sâu sắc, nơi ngài đã đi khắp nơi bằng tàu điện ngầm và xe buýt trong suốt 15 năm làm giám mục.
“Dân tôi nghèo và tôi là một trong số họ”, ngài đã nói nhiều lần, giải thích quyết định sống trong một căn nhà và tự nấu bữa tối. Ngài luôn khuyên các linh mục của mình hãy thể hiện lòng thương xót và lòng dũng cảm tông đồ và luôn mở cửa cho mọi người. Ngài đã nói trong nhiều dịp khác nhau rằng điều tồi tệ nhất có thể xảy ra với Giáo hội, “là điều mà de Lubac gọi là tính thế tục về mặt tâm linh”, có nghĩa là “tự cho mình là trung tâm”. Và khi ngài nói về công lý xã hội, trước hết ngài kêu gọi mọi người hãy đọc Giáo lý, khám phá lại Mười Điều Răn và Tám Mối Phúc Thật. Dự án của ngài rất đơn giản: nếu bạn theo Chúa Kitô, bạn sẽ hiểu rằng “giẫm đạp lên phẩm giá của một người là một tội nghiêm trọng”.
Do tính cách kín đáo của mình — tiểu sử chính thức của ngài chỉ gồm vài dòng, ít nhất là cho đến khi ngài được bổ nhiệm làm Tổng giám mục Buenos Aires — ngài đã trở thành điểm tham chiếu vì lập trường mạnh mẽ mà ngài thể hiện trong cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng đã nhấn chìm đất nước vào năm 2001.
Ngài sinh ra tại Buenos Aires vào ngày 17 tháng 12 năm 1936, là con trai của những người nhập cư Ý. Cha ngài là Mario, một kế toán viên làm việc cho ngành hỏa xa và mẹ ngài là Regina Sivori, một người vợ đảm đang, tận tụy nuôi dạy năm người con của họ. Ngài tốt nghiệp với tư cách là một kỹ thuật viên hóa học và sau đó chọn con đường trở thành linh mục và đã vào Chủng viện Giáo phận Villa Devoto. Ngày 11 tháng 3 năm 1958, ngài vào tập viện của Dòng Tên. Ngài hoàn thành chương trình học về khoa học nhân văn tại Chí Lợi và trở về Á Căn Đình vào năm 1963 để tốt nghiệp với bằng triết học từ Colegio de San José ở San Miguel. Từ năm 1964 đến năm 1965, ngài dạy văn học và tâm lý học tại Cao đẳng Immaculate Conception ở Santa Fé và năm 1966, ngài dạy cùng môn này tại Colegio del Salvatore ở Buenos Aires. Từ năm 1967 đến năm 1970, ngài học thần học và lấy bằng từ Colegio of San José.
Ngày 13 tháng 12 năm 1969, ngài được Đức Tổng Giám Mục Ramón José Castellano tấn phong linh mục. Ngài tiếp tục được đào tạo từ năm 1970 đến năm 1971 tại Đại học Alcalá de Henares, Tây Ban Nha, và vào ngày 22 tháng 4 năm 1973, ngài tuyên khấn lần cuối cùng với Dòng Tên. Trở lại Á Căn Đình, ngài phụ trách đào tạo các tập sinh tại Villa Barilari, San Miguel; giáo sư tại Khoa Thần học San Miguel; cố vấn Tỉnh Dòng Tên và cũng là Hiệu trưởng Trường Triết học và Thần học.
Ngày 31 tháng 7 năm 1973, ngài được bổ nhiệm làm Giám tỉnh Dòng Tên tại Á Căn Đình, một chức vụ mà ngài giữ trong sáu năm. Sau đó, ngài tiếp tục công việc của mình trong lĩnh vực đại học và từ năm 1980 đến năm 1986, một lần nữa ngài phục vụ với tư cách là Hiệu trưởng của Colegio de San José, cũng như là cha xứ, một lần nữa tại San Miguel. Vào tháng 3 năm 1986, ngài đến Đức để hoàn thành luận án tiến sĩ của mình; sau đó, các bề trên của ngài đã gửi ngài đến Colegio del Salvador ở Buenos Aires và bên cạnh Nhà thờ Dòng Tên ở thành phố Córdoba với tư cách là giám đốc linh đạo và cha giải tội.
Chính Đức Hồng Y Antonio Quarracino, Tổng giám mục Buenos Aires, muốn ngài trở thành cộng sự thân cận. Vì vậy, vào ngày 20 tháng 5 năm 1992, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã bổ nhiệm ngài làm Giám mục hiệu tòa Auca và Giám Mục Phụ Tá Buenos Aires. Vào ngày 27 tháng 5, ngài đã được tấn phong giám mục từ Đức Hồng Y tại nhà thờ chính tòa. Ngài đã chọn khẩu hiệu giám mục của mình là miserando atque eligendo, nghĩa là “thấp hèn nhưng được chọn nhờ lòng Chúa thương xót” và trên huy hiệu của mình đã chèn chữ ihs, biểu tượng của Dòng Tên.
Ngài đã trả lời phỏng vấn đầu tiên với tư cách là giám mục cho một bản tin giáo xứ, Estrellita de Belém. Ngài ngay lập tức được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá của giáo phận Flores và vào ngày 21 tháng 12 năm 1993 cũng được giao phó chức vụ Tổng đại diện của Tổng giáo phận. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi, vào ngày 3 tháng 6 năm 1997, ngài được nâng lên chức Tổng giám mục phó Buenos Aires. Chưa đầy chín tháng sau khi Hồng Y Quarracino qua đời, ngài đã kế nhiệm vị Hồng Y vào ngày 28 tháng 2 năm 1998, với tư cách là Tổng giám mục, Giáo chủ của Á Căn Đình và Đấng bản quyền cho các tín hữu nghi lễ Đông phương tại Á Căn Đình không có Đấng bản quyền theo nghi lễ riêng của họ.
Ba năm sau, tại Công nghị Hồng Y ngày 21 tháng 2 năm 2001, Đức Gioan Phaolô II đã nâng ngài lên hàng Hồng Y, trao cho ngài danh hiệu San Roberto Bellarmino. Ngài yêu cầu các tín hữu không đến Rôma để mừng lễ tấn phong ngài làm Hồng Y mà hãy quyên góp cho người nghèo số tiền họ dự định chi tiêu trong chuyến đi. Với tư cách là hiệu trưởng của Đại học Công Giáo Á Căn Đình, ngài là tác giả của các cuốn sách: Meditaciones para religiosos, năm 1982, Reflexiones sobre la vida apostólica, năm 1992, và Reflexiones de esperanza, năm 1992.
Vào tháng 10 năm 2001, ngài được bổ nhiệm làm Tổng tường trình viên tại Thượng Hội Đồng thường kỳ lần thứ 10 của Thượng hội đồng giám mục về sứ vụ giám mục. Nhiệm vụ này được giao cho ngài vào phút chót để thay thế Đức Hồng Y Edward Michael Egan, Tổng giám mục New York, người buộc phải ở lại quê hương vì các cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9. Tại Thượng hội đồng, ngài đặc biệt nhấn mạnh đến “sứ mệnh tiên tri của giám mục”, Giám Mục là “nhà tiên tri của công lý”, nhiệm vụ của ngài là “rao giảng không ngừng” học thuyết xã hội của Giáo hội và cũng là “bày tỏ phán đoán chân thực trong các vấn đề đức tin và luân lý”.
Trong khi đó, Đức Hồng Y Bergoglio ngày càng trở nên nổi tiếng hơn ở Mỹ Latinh. Mặc dù vậy, ngài không bao giờ nới lỏng đường lối tỉnh táo hoặc lối sống nghiêm ngặt của mình, mà một số người đã định nghĩa là gần như "khổ hạnh". Với tinh thần nghèo khó này, ngài đã từ chối được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Giám mục Á Căn Đình vào năm 2002, nhưng ba năm sau, ngài đã được bầu và sau đó, vào năm 2008, được tái xác nhận cho một nhiệm kỳ ba năm nữa. Trong khi đó, vào tháng 4 năm 2005, ngài đã tham gia Mật nghị Hồng Y mà Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 đã được bầu.
Với tư cách là Tổng giám mục Buenos Aires — một giáo phận có hơn ba triệu dân — ngài đã hình thành nên một dự án truyền giáo dựa trên sự hiệp thông và truyền giáo. Ngài có bốn mục tiêu chính: các cộng đồng cởi mở và huynh đệ, giáo dân có hiểu biết đóng vai trò lãnh đạo, các nỗ lực truyền giáo hướng đến mọi cư dân của thành phố và hỗ trợ người nghèo và người bệnh. Ngài hướng đến việc truyền giáo lại Buenos Aires, “có tính đến những người sống ở đó, cấu trúc và lịch sử của thành phố”. Ngài yêu cầu các linh mục và giáo dân cùng nhau làm việc. Vào tháng 9 năm 2009, ngài đã phát động chiến dịch đoàn kết cho lễ kỷ niệm 200 năm Ngày Độc lập của đất nước. Hai trăm cơ quan bác ái sẽ được thành lập vào năm 2016. Và trên quy mô lục địa, ngài kỳ vọng rất nhiều vào tác động của thông điệp của Hội nghị Aparecida năm 2007, đến mức mô tả nó là “Evangelii Nuntiandi của Mỹ Châu Latinh”.
Trước khi được bầu làm Giáo Hoàng ở tuổi 76, ngài là thành viên của Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, Bộ Giáo sĩ, Bộ Tu sĩ và Đời sống Tông đồ, Hội đồng Giáo Hoàng về Gia đình và Ủy ban Giáo Hoàng về Mỹ Châu Latinh.
Ngài được bầu làm Đức Giáo Hoàng vào ngày 13 tháng 3 năm 2013.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
Đại tang của Giáo Hội Công Giáo: Những lời chia buồn trước sự qua đi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
VietCatholic Media
19:41 21/04/2025
Nguyên nhân trực tiếp gây ra tử vong cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô
VietCatholic Media
21:22 21/04/2025
Theo giấy chứng tử do Vatican công bố, Đức Giáo Hoàng Phanxicô qua đời vì đột quỵ, dẫn đến hôn mê và suy tim “không thể phục hồi”.
Ngài qua đời trong căn phòng của ngài tại nhà trọ Santa Marta ở Vatican, lúc 7:35 sáng ngày 21 tháng 4 năm 2025, giờ địa phương, tức là 12:35 trưa thứ Hai theo giờ Việt Nam, sau một thời gian dưỡng bệnh vì nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng.
Vị Giáo Hoàng 88 tuổi đã qua đời gần một tháng sau khi được xuất viện sau 5 tuần nằm bệnh viện, nơi ngài gần như đã tử vong vì bệnh viêm phổi kép.
Tuy nhiên, ngài qua đời không phải vì các vấn đề liên quan trực tiếp đến bệnh viêm phổi nhưng vì “đột quỵ não, hôn mê, suy tim mạch không hồi phục”, giấy chứng tử cho biết.
Đức Giáo Hoàng từng bị suy hô hấp cấp tính khi ngài bị viêm phổi kép trong bệnh viện, giấy chứng tử cho biết thêm.
Ngài cũng bị tăng huyết áp động mạch, giãn phế quản nhiều lần và tiểu đường loại 2 - một căn bệnh trước đó chưa từng được biết đến.
Giấy chứng tử được ký bởi giám đốc y tế của Thành phố Vatican, bác sĩ Andrea Arcangeli.
Viêm phổi kép là tình trạng nhiễm trùng phổi ảnh hưởng đến cả hai lá phổi, làm viêm các túi khí trong phổi hoặc phế nang, chứa đầy dịch hoặc mủ.
Tình trạng viêm này khiến việc thở trở nên khó khăn và nếu nhiều phân đoạn phổi bị nhiễm trùng, dù ở một lá phổi hay cả hai lá phổi, thì bệnh có khả năng trở nên nghiêm trọng hơn.
Giáo hoàng Phanxicô có tiền sử bệnh tật kéo dài trong suốt cuộc đời, một số bệnh có từ thời trẻ và một số bệnh khác phát triển trong thời gian làm giáo hoàng.
Ở tuổi21, ngài đã phải cắt bỏ một phần phổi do nhiễm trùng nặng, có thể là viêm phổi hoặc u nang phổi.
Mặc dù vậy, Đức Giáo Hoàng Phanxicô được cho là đã sống một cuộc sống rất năng động và không bao giờ để bệnh ảnh hưởng đáng kể đến sức sống của mình.
Ngài cũng bị đau thần kinh tọa mãn tính, một tình trạng đau thần kinh thường khiến việc đi lại trở nên khó khăn. Tình trạng này khiến ngài đôi khi phải hủy các sự kiện hoặc tỏ ra khó chịu rõ rệt trong các buổi lễ dài.
Trong suốt cuộc đời, có nhiều báo cáo cho rằng ngài bị các vấn đề nhẹ về tim, bao gồm nhịp tim không đều, mặc dù có vẻ như tình trạng này chủ yếu được kiểm soát mà không có bất cứ sự việc nào.
Khi bước vào độ tuổi cuối 80, Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường xuyên phải sử dụng xe lăn do các vấn đề về khớp và đau đầu gối, vì ngài được chẩn đoán bị rách dây chằng ở đầu gối và viêm xương khớp mãn tính.
Quay trở lại tháng 7 năm 2021, ngài đã trải qua cuộc phẫu thuật đại tràng để cắt bỏ một phần ruột do viêm túi thừa, một tình trạng phổ biến ở người cao tuổi có thể gây đau và viêm.
Trong những năm cuối đời, Đức Giáo Hoàng đã bị nhiễm trùng đường hô hấp tái phát, bao gồm viêm phế quản và viêm phổi, có khả năng dẫn đến cái chết của ngài.
Ngài vừa xuất viện sau 38 ngày nằm viện.
Vào Chúa Nhật Phục sinh, Đức Giáo Hoàng đã bất ngờ xuất hiện trước công chúng tại Vatican, ban phước lành cho đám đông chỉ vài giờ trước khi qua đời vào sáng Thứ Hai.
Bất chấp các vấn đề sức khỏe trước đó, ngài vẫn giữ lịch trình bận rộn cho đến những tuần cuối đời.
Vào tháng 9 năm 2024, ngài đã thực hiện chuyến công du kéo dài 12 ngày qua Đông Nam Á và Châu Đại Dương, bao gồm các chuyến thăm tới Indonesia, Papua New Guinea và Singapore.
Thánh Ca
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô RIP
Phạm Trung
15:50 21/04/2025