Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:48 02/05/2025
115. Ai thực hành hoàn thiện một loại đức hạnh, thì tất nhiên cũng có thể có các đức hạnh khác.
(Thánh nữ Birgitta)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:52 02/05/2025
31. SỢ RƯỢU NGẬP MÀ CHẾT
Khách đi vào quán mua rượu, uống một ly thì nói một chữ “gò”, vừa uống vừa nói hoài không thôi.
Người bên cạnh hỏi:
- “Muốn uống nhiều rượu nhưng sợ đau bụng à, hay là đi đào cái hố để đại tiện?”
Người nọ chỉ ly rượu nói:
- “Không phải vậy đâu, tôi chỉ muốn có cái gò, để tôi bò lên đó mới không bị cốc rượu này làm ngập chết.”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 31:
Rượu là thuốc bổ cho người biết tiết chế ăn uống, biết uống rượu điều độ; rượu là thuốc độc hại thân xác và hại tâm hồn của những người nghiện rượu, nếu họ uống rượu không điều độ, như thế mới biết rượu là con dao hai lưỡi có thể cứu sống và có thể giết chết con người ta.
Rượu có thể làm cho con người ta thêm hứng chí để làm những công việc hữu ích, và nó cũng khiến cho con người ta làm những việc xấu xa đồi bại.
Tiệc tân hôn thì cần có rượu, đó là rượu hạnh phúc; và phá tan hạnh phúc gia đình thì cũng chính là rượu, nó chính là rượu bắt đầu thì hạnh phúc và kết thúc trong bất hạnh.
Hãy hỏi những bà vợ có chồng nghiện rượu, họ sẽ nói cho bạn nghe thế nào là bất hạnh khi có ông chồng nghiện rượu; hãy hỏi những trẻ em có ông bố nghiện rượu, nó sẽ nói cho nghe nỗi kinh sợ của nó khi ông bố uống rượu say xỉn về nhà…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Khách đi vào quán mua rượu, uống một ly thì nói một chữ “gò”, vừa uống vừa nói hoài không thôi.
Người bên cạnh hỏi:
- “Muốn uống nhiều rượu nhưng sợ đau bụng à, hay là đi đào cái hố để đại tiện?”
Người nọ chỉ ly rượu nói:
- “Không phải vậy đâu, tôi chỉ muốn có cái gò, để tôi bò lên đó mới không bị cốc rượu này làm ngập chết.”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 31:
Rượu là thuốc bổ cho người biết tiết chế ăn uống, biết uống rượu điều độ; rượu là thuốc độc hại thân xác và hại tâm hồn của những người nghiện rượu, nếu họ uống rượu không điều độ, như thế mới biết rượu là con dao hai lưỡi có thể cứu sống và có thể giết chết con người ta.
Rượu có thể làm cho con người ta thêm hứng chí để làm những công việc hữu ích, và nó cũng khiến cho con người ta làm những việc xấu xa đồi bại.
Tiệc tân hôn thì cần có rượu, đó là rượu hạnh phúc; và phá tan hạnh phúc gia đình thì cũng chính là rượu, nó chính là rượu bắt đầu thì hạnh phúc và kết thúc trong bất hạnh.
Hãy hỏi những bà vợ có chồng nghiện rượu, họ sẽ nói cho bạn nghe thế nào là bất hạnh khi có ông chồng nghiện rượu; hãy hỏi những trẻ em có ông bố nghiện rượu, nó sẽ nói cho nghe nỗi kinh sợ của nó khi ông bố uống rượu say xỉn về nhà…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
03/05: Thấy Thầy là thấy Chúa Cha – Thánh Philipphê và Giacôbê Tông Đồ – Nữ Tu Têrêsa Phùng Thị Yến
Giáo Hội Năm Châu
02:09 02/05/2025
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Khi ấy, đến giờ lìa bỏ thế gian mà về với Chúa Cha, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy. Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ, anh em biết Người và đã thấy Người.”
Ông Phi-líp-phê nói: “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện.” Đức Giê-su trả lời: “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Phi-líp-phê, anh chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Sao anh lại nói: ‘Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha’? Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy sao? Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra. Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của mình. Anh em hãy tin Thầy: Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy; bằng không thì hãy tin vì công việc Thầy làm. Thật, Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha. Và bất cứ điều gì anh em nhân danh Thầy mà xin, thì Thầy sẽ làm, để Chúa Cha được tôn vinh nơi người Con. Nếu anh em nhân danh Thầy mà xin Thầy điều gì, thì chính Thầy sẽ làm điều đó.
Đó là lời Chúa
Chúa chăm lo no lòng thỏa dạ
Lm Nguyễn Xuân Trường
03:46 02/05/2025
Chúa chăm lo no lòng thỏa dạ
Phúc Âm Chúa Nhật này cho chúng ta chiêm ngắm Chúa Giêsu phục sinh tỏ mình ra bằng cách cho các môn đệ “no lòng thỏa dạ” qua 2 hành động đầy yêu thương: Chúa cho môn đệ ăn và trao tình yêu sứ mạng.
1. No lòng. Khi Chúa phục sinh hiện ra bên bờ biển, điều đầu tiên Ngài hỏi các môn đệ: “Các con không có gì ăn à?” Một câu hỏi cho thấy lòng Chúa luôn để tâm đến những thiếu thốn của chúng ta. Sau đó, Chúa tìm cách làm cho các môn đệ được no lòng: Chúa hướng dẫn các ông thả lưới bắt được nhiều cá; Chúa trực tiếp nướng bánh và cá cho các ông ăn no nê. Ngày hôm nay, Chúa không chỉ cho chúng ta ăn bánh và cá, mà còn hơn thế nhiều, Chúa cho chúng ta ăn cả Mình và Máu Thánh Ngài nơi mỗi Thánh lễ. Chúa cho chúng ta no lòng cả xác lẫn hồn. Chúa thật thấu hiểu điều con người thường nghĩ: “Có thực mới vực được đạo.”
2. Thỏa dạ. Người ta thường bảo: “Đường đến trái tim đi qua qua dạ dày,” thế nên, khi cho các môn đệ ăn xong, Chúa Giêsu đã hỏi Phêrô 3 lần: “Con có yêu mến Thầy không?” Không phải để gợi lại 3 lần lỗi lầm chối Thầy, mà là để tái lập mối liên hệ tình yêu thực sự giữa Phêrô và Chúa. Khi Phêrô thưa: “Thầy biết con yêu mến Thầy,” Chúa liền trao cho ông sứ mạng: “Hãy chăm sóc đoàn chiên của Thầy.” Như thế, tình yêu là nền tảng và điều kiện tiên quyết để thi hành sứ mạng. Khi yêu thương đủ đầy thì chúng ta sẽ phục vụ Chúa và anh chị em trong niềm vui sướng mãn nguyện thỏa lòng thỏa dạ.
Thiên Chúa luôn muốn cho chúng ta được no lòng trong tiệc Thánh Thể và thỏa dạ trong tình yêu Ngài. Để khi nghe lời mời gọi: “Hãy theo Thầy”, chúng ta có thể bước theo Ngài, sống yêu thương và chăm lo cho nhau được no lòng thỏa dạ như chính Chúa đã sống. Amen.
Phúc Âm Chúa Nhật này cho chúng ta chiêm ngắm Chúa Giêsu phục sinh tỏ mình ra bằng cách cho các môn đệ “no lòng thỏa dạ” qua 2 hành động đầy yêu thương: Chúa cho môn đệ ăn và trao tình yêu sứ mạng.
1. No lòng. Khi Chúa phục sinh hiện ra bên bờ biển, điều đầu tiên Ngài hỏi các môn đệ: “Các con không có gì ăn à?” Một câu hỏi cho thấy lòng Chúa luôn để tâm đến những thiếu thốn của chúng ta. Sau đó, Chúa tìm cách làm cho các môn đệ được no lòng: Chúa hướng dẫn các ông thả lưới bắt được nhiều cá; Chúa trực tiếp nướng bánh và cá cho các ông ăn no nê. Ngày hôm nay, Chúa không chỉ cho chúng ta ăn bánh và cá, mà còn hơn thế nhiều, Chúa cho chúng ta ăn cả Mình và Máu Thánh Ngài nơi mỗi Thánh lễ. Chúa cho chúng ta no lòng cả xác lẫn hồn. Chúa thật thấu hiểu điều con người thường nghĩ: “Có thực mới vực được đạo.”
2. Thỏa dạ. Người ta thường bảo: “Đường đến trái tim đi qua qua dạ dày,” thế nên, khi cho các môn đệ ăn xong, Chúa Giêsu đã hỏi Phêrô 3 lần: “Con có yêu mến Thầy không?” Không phải để gợi lại 3 lần lỗi lầm chối Thầy, mà là để tái lập mối liên hệ tình yêu thực sự giữa Phêrô và Chúa. Khi Phêrô thưa: “Thầy biết con yêu mến Thầy,” Chúa liền trao cho ông sứ mạng: “Hãy chăm sóc đoàn chiên của Thầy.” Như thế, tình yêu là nền tảng và điều kiện tiên quyết để thi hành sứ mạng. Khi yêu thương đủ đầy thì chúng ta sẽ phục vụ Chúa và anh chị em trong niềm vui sướng mãn nguyện thỏa lòng thỏa dạ.
Thiên Chúa luôn muốn cho chúng ta được no lòng trong tiệc Thánh Thể và thỏa dạ trong tình yêu Ngài. Để khi nghe lời mời gọi: “Hãy theo Thầy”, chúng ta có thể bước theo Ngài, sống yêu thương và chăm lo cho nhau được no lòng thỏa dạ như chính Chúa đã sống. Amen.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Thánh Giuse Thợ _Gx Thiên Ân
Gx Thiên Ân
05:14 02/05/2025
GIÁO XỨ THIÊN ÂN MỪNG LỄ THÁNH GIUSE THỢ - BỔN MẠNG GIÁO XỨ - 01 THÁNG 05 NĂM 2025.
Trong niềm hân hoan mừng lễ thánh quan thầy, cũng là dịp đặc biệt mừng giáo xứ chuẩn bị bước vào ngày kỷ niệm 25 năm thành lập giáo xứ vào tháng 12 sắp tới, một thời gian khá dài để cảm nghiệm được biết bao hồng ân của Thiên Chúa ban cho dân Người trên mảnh đất Nhà Thờ Giáo Xứ Thiên Ân từ ngày thành lập cho đến nay. Do công lao xây dựng của Cha Cố Gioan Baotixita Maria Đoàn Vĩnh Phúc chánh xứ tiên khởi Giáo Xứ Thiên Ân.
Hôm nay thật là một ngày hội cho cộng đoàn dân Chúa Giáo Xứ Thiên Ân, mừng lễ thánh quan thầy trong bối cảnh năm thánh 2025 và cũng là 25 năm thành lập giáo xứ, bởi họ được quy tụ nhau trong tình yêu thương của Thiên Chúa, cùng với các vị chủ chăn đã từng hướng dẫn họ từ ngày đầu thành lập nơi mảnh đất này cho đến nay. Một ngày lễ mang ấn tượng tốt đẹp về mái nhà chung Thiên Ân, trải qua 25 năm, cũng là dịp giao lưu, học hỏi lẫn nhau và giúp nhau sống tâm tình tri ân, cảm tạ Thiên Chúa, và cùng phát triển trong Năm Thánh 2025.
Chiều hôm nay tại nhà nguyện sẽ không cử hành thánh lễ, nhằm tập trung cộng đoàn về tham dự Thánh lễ chung tại thánh đường giáo xứ.
Hôm nay cũng là ngày giáo xứ thay mặt Giáo phận cử hành phiên Chầu Thánh Thể từ 07g00 sáng đến 16g00 chiều.
Vào lúc 17g 15 ngày 01.05.2025, cộng đoàn giáo xứ Thiên Ân, hạt Tân Sơn Nhì đã long trọng tổ chức Thánh lễ kính Thánh Giuse Thợ, mừng bổn mạng giáo xứ và Hội đồng Mục vụ, do Linh mục (Lm) Phêrô Nguyễn Văn Tâm, chánh xứ chủ tế. Đồng tế với ngài, có Lm phó xứ Tôma Aquino Bùi Bá Toàn, Lm phó xứ Gioan Trần Đức Toàn.
Mở đầu bằng cuộc rước cung nghinh Thánh Giuse
Trước Thánh lễ, giáo xứ có tổ chức cuộc rước kiệu Thánh Giuse xung quanh các con đường, Lê Cao Lãng, Lê Lộ, Lê Niệm, dẫn vào nhà thờ, với sự tham dự đông đảo giáo dân thuộc các giáo họ trong giáo xứ, cùng các Hội đoàn Công Giáo Tiến hành.
Dâng hoa đầu tháng khai mạc tháng hoa kính Đức Mẹ.
Hôm nay, là đầu tháng Hoa, giáo xứ đã tổ chức dâng hoa, khai mạc tháng Hoa kính Đức Mẹ. Những bài hát, điệu múa được dâng lên, giúp cộng đoàn sốt sắng bước vào cử hành Thánh lễ.
Bước vào thánh lễ Linh mục chánh xứ Phero Nguyễn Văn Tâm thân ái chào cộng đoàn, chúc mừng bổn mạng giáo xứ và Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ. Cảm tạ Thiên Chúa đã thương ban cho Giáo Xứ Thiên Ân 25 năm mừng bổn mạng trong sự quan phòng của Chúa thánh Giuse và Mẹ Maria.
Bài Giảng.
Trong bài giảng, Linh mục Gioan Trần Đức Toàn phó xứ Thiên Ân đã chia sẻ mẫu gương tuyệt vời về thiên chức làm cha của Thánh Giuse
: “Thứ nhất, đó là mẫu gương về sự quảng đại. Thánh Giuse không tiếc bất cứ điều gì trước công trình Cứu độ của Thiên Chúa. Mẫu gương thứ hai, Thánh Giuse là người cha hết mực yêu thương và chăm sóc cho gia đình, cho công trình nhân loại mà Chúa trao gửi, trở thành người bạn đời của Mẹ Maria, thành người cha che chở và dạy dỗ cho trẻ nhỏ Giêsu, Đấng Cứu Thế.”
Nhân ngày bổn mạng, Linh mục Gioan chia sẻ thêm với cộng đoàn về ý nghĩa của việc trùng tu thánh đường giáo xứ đã hoàn thành tốt đẹp nhờ sự đóng góp của các ân nhân và toàn thể cộng đoàn dân Chúa trong cũng như ngoài giáo xứ, từ những tấm lòng nhỏ bé của các em thiếu nhi: “Mừng lễ bổn mạng giáo xứ Thiên Ân, cũng ghi nhận một dấu ấn mới cho ngôi nhà chung của bà con giáo dân, qua sự kiện trùng tu lại ngôi thánh đường đã qua hơn hai 25 năm xây dựng. Việc trùng tu nhà thờ tăng thêm sự tôn nghiêm cách xứng hợp của nhà Chúa và đánh dấu mốc hướng tới ngày ngân khánh 25 năm thành lập giáo xứ.”
Thánh lễ tiếp tục với phần phụng vụ thánh thể.
Trước khi phép lành cuối lễ, vị đại diện Hội đồng Mục vụ giáo xứ lược sơ qua thời gian những năm tháng từ ngày thành lập giáo xứ và đã dâng lời cảm ơn đến linh mục chánh xứ, quý linh mục phó xứ. Còn nhớ cách đây tròn một năm vào ngày lễ bổn mạng giáo xứ 01 tháng năm 2024 công trình trùng tu nhà thờ đã lên kế hoạch, sau khi lễ thánh qua thầy xong ngày 02 tháng 05 khởi công trùng tu nhà thờ và nay đã tròn một năm. Trong thời gian trùng tu, về tài chính của giáo xứ bị hạn chế, nhờ công sức đóng góp của mọi thành phần dân Chúa thật là quý báu nên hôm nay ngôi thánh đường giáo xứ được hoàn thành khang trang tốt đẹp. Xin cám ơn toàn thể cộng đoàn dân Chúa đến tham dự thánh lễ cầu nguyện cho Giáo Xứ ngày bổn mạng Giáo Xứ. Cảm tạ hồng ân Thiên Chúa đã ban cho Giáo Xứ Thiên Ân 25 năm bổn mạng giáo xứ. Xin thánh Giuse luôn gìn giữ và cầu bàu cùng Chúa cho Giáo Xứ Thiên Ân được bình an và phát triển như lòng Chúa mong muốn.
Thánh lễ kết thúc lúc 18g45. Đại diện đoàn thể, các giáo họ, giáo dân, các tu sĩ nam nữ cùng chụp những chung tấm hình lưu niệm và dùng cơm thân mật với quý linh mục tại hoa viên nhân ngày mừng bổn mạng giáo xứ.
Xem Thêm ảnh link bên dưới
Trong niềm hân hoan mừng lễ thánh quan thầy, cũng là dịp đặc biệt mừng giáo xứ chuẩn bị bước vào ngày kỷ niệm 25 năm thành lập giáo xứ vào tháng 12 sắp tới, một thời gian khá dài để cảm nghiệm được biết bao hồng ân của Thiên Chúa ban cho dân Người trên mảnh đất Nhà Thờ Giáo Xứ Thiên Ân từ ngày thành lập cho đến nay. Do công lao xây dựng của Cha Cố Gioan Baotixita Maria Đoàn Vĩnh Phúc chánh xứ tiên khởi Giáo Xứ Thiên Ân.
Hôm nay thật là một ngày hội cho cộng đoàn dân Chúa Giáo Xứ Thiên Ân, mừng lễ thánh quan thầy trong bối cảnh năm thánh 2025 và cũng là 25 năm thành lập giáo xứ, bởi họ được quy tụ nhau trong tình yêu thương của Thiên Chúa, cùng với các vị chủ chăn đã từng hướng dẫn họ từ ngày đầu thành lập nơi mảnh đất này cho đến nay. Một ngày lễ mang ấn tượng tốt đẹp về mái nhà chung Thiên Ân, trải qua 25 năm, cũng là dịp giao lưu, học hỏi lẫn nhau và giúp nhau sống tâm tình tri ân, cảm tạ Thiên Chúa, và cùng phát triển trong Năm Thánh 2025.
Chiều hôm nay tại nhà nguyện sẽ không cử hành thánh lễ, nhằm tập trung cộng đoàn về tham dự Thánh lễ chung tại thánh đường giáo xứ.
Hôm nay cũng là ngày giáo xứ thay mặt Giáo phận cử hành phiên Chầu Thánh Thể từ 07g00 sáng đến 16g00 chiều.
Vào lúc 17g 15 ngày 01.05.2025, cộng đoàn giáo xứ Thiên Ân, hạt Tân Sơn Nhì đã long trọng tổ chức Thánh lễ kính Thánh Giuse Thợ, mừng bổn mạng giáo xứ và Hội đồng Mục vụ, do Linh mục (Lm) Phêrô Nguyễn Văn Tâm, chánh xứ chủ tế. Đồng tế với ngài, có Lm phó xứ Tôma Aquino Bùi Bá Toàn, Lm phó xứ Gioan Trần Đức Toàn.
Mở đầu bằng cuộc rước cung nghinh Thánh Giuse
Trước Thánh lễ, giáo xứ có tổ chức cuộc rước kiệu Thánh Giuse xung quanh các con đường, Lê Cao Lãng, Lê Lộ, Lê Niệm, dẫn vào nhà thờ, với sự tham dự đông đảo giáo dân thuộc các giáo họ trong giáo xứ, cùng các Hội đoàn Công Giáo Tiến hành.
Dâng hoa đầu tháng khai mạc tháng hoa kính Đức Mẹ.
Hôm nay, là đầu tháng Hoa, giáo xứ đã tổ chức dâng hoa, khai mạc tháng Hoa kính Đức Mẹ. Những bài hát, điệu múa được dâng lên, giúp cộng đoàn sốt sắng bước vào cử hành Thánh lễ.
Bước vào thánh lễ Linh mục chánh xứ Phero Nguyễn Văn Tâm thân ái chào cộng đoàn, chúc mừng bổn mạng giáo xứ và Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ. Cảm tạ Thiên Chúa đã thương ban cho Giáo Xứ Thiên Ân 25 năm mừng bổn mạng trong sự quan phòng của Chúa thánh Giuse và Mẹ Maria.
Bài Giảng.
Trong bài giảng, Linh mục Gioan Trần Đức Toàn phó xứ Thiên Ân đã chia sẻ mẫu gương tuyệt vời về thiên chức làm cha của Thánh Giuse
: “Thứ nhất, đó là mẫu gương về sự quảng đại. Thánh Giuse không tiếc bất cứ điều gì trước công trình Cứu độ của Thiên Chúa. Mẫu gương thứ hai, Thánh Giuse là người cha hết mực yêu thương và chăm sóc cho gia đình, cho công trình nhân loại mà Chúa trao gửi, trở thành người bạn đời của Mẹ Maria, thành người cha che chở và dạy dỗ cho trẻ nhỏ Giêsu, Đấng Cứu Thế.”
Nhân ngày bổn mạng, Linh mục Gioan chia sẻ thêm với cộng đoàn về ý nghĩa của việc trùng tu thánh đường giáo xứ đã hoàn thành tốt đẹp nhờ sự đóng góp của các ân nhân và toàn thể cộng đoàn dân Chúa trong cũng như ngoài giáo xứ, từ những tấm lòng nhỏ bé của các em thiếu nhi: “Mừng lễ bổn mạng giáo xứ Thiên Ân, cũng ghi nhận một dấu ấn mới cho ngôi nhà chung của bà con giáo dân, qua sự kiện trùng tu lại ngôi thánh đường đã qua hơn hai 25 năm xây dựng. Việc trùng tu nhà thờ tăng thêm sự tôn nghiêm cách xứng hợp của nhà Chúa và đánh dấu mốc hướng tới ngày ngân khánh 25 năm thành lập giáo xứ.”
Thánh lễ tiếp tục với phần phụng vụ thánh thể.
Trước khi phép lành cuối lễ, vị đại diện Hội đồng Mục vụ giáo xứ lược sơ qua thời gian những năm tháng từ ngày thành lập giáo xứ và đã dâng lời cảm ơn đến linh mục chánh xứ, quý linh mục phó xứ. Còn nhớ cách đây tròn một năm vào ngày lễ bổn mạng giáo xứ 01 tháng năm 2024 công trình trùng tu nhà thờ đã lên kế hoạch, sau khi lễ thánh qua thầy xong ngày 02 tháng 05 khởi công trùng tu nhà thờ và nay đã tròn một năm. Trong thời gian trùng tu, về tài chính của giáo xứ bị hạn chế, nhờ công sức đóng góp của mọi thành phần dân Chúa thật là quý báu nên hôm nay ngôi thánh đường giáo xứ được hoàn thành khang trang tốt đẹp. Xin cám ơn toàn thể cộng đoàn dân Chúa đến tham dự thánh lễ cầu nguyện cho Giáo Xứ ngày bổn mạng Giáo Xứ. Cảm tạ hồng ân Thiên Chúa đã ban cho Giáo Xứ Thiên Ân 25 năm bổn mạng giáo xứ. Xin thánh Giuse luôn gìn giữ và cầu bàu cùng Chúa cho Giáo Xứ Thiên Ân được bình an và phát triển như lòng Chúa mong muốn.
Thánh lễ kết thúc lúc 18g45. Đại diện đoàn thể, các giáo họ, giáo dân, các tu sĩ nam nữ cùng chụp những chung tấm hình lưu niệm và dùng cơm thân mật với quý linh mục tại hoa viên nhân ngày mừng bổn mạng giáo xứ.
Xem Thêm ảnh link bên dưới
Tài Liệu - Sưu Khảo
Khuôn mặt tấm áo quan
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
02:15 02/05/2025
Khuôn mặt tấm áo quan
Trong tang lễ an táng đức cố giáo hòang Phanxicô hôm 26.04.2025, hình ảnh nổi bật cùng mang ý nghĩa sâu đậm nhất vừa về đạo đức thần học lẫn đời sống của người qúa cố là tấm áo quan của ngài.
Tấm áo quan bao bọc thân xác của Ðức cố Thánh Cha Phanxicô bằng gỗ giữ y nguyên mầu thiên nhiên không sơn phết pha nhuộm chạm trổ.
Chiếc hòm đựng thân xác ngài lại đóng theo hình chữ nhật góc cạnh bằng phẳng thẳng đứng. Những góc mộng nối các góc đầu gỗ lại với nhau, và những mắt vết cùng đường gân của gỗ còn hiện hình nguyên trạng. Trên mặt tấm áo quan chạm khắc hình cây Thập Gía mầu trắng, huy hiệu Dòng Tên JHS, và cuốn sách Phúc âm mở đặt lên trên.
Quan tài ngài được khiêng rước đặt trên nền đất có một tấm thảm lót bên dưới, trước bàn thờ dâng Thánh lễ và bên cạnh là một cây nến Chúa Phục sinh đang cháy tỏa ánh lửa.
Hình ảnh thật mộc mạc đơn sơ. Nhưng lại đánh động mạnh tâm hồn mọi người có mặt tại chỗ hôm tham dự Thánh lễ an táng, và những người xem qua màn ảnh truyền hình!
Lời ca thấm nhuộm tâm tình suy tư thoát ra từ đáy tâm hồn của cố nhạc sĩ Trịnh công Sơn: „Người chết nối linh thiêng vào đời!“ gợi nhớ lại đời sống cùng lời nói khi xưa của đức cố thánh cha Phanxicô nằm xuôi hai tay trong tấm áo quan bằng gỗ mộc mạc.
Nhìn chiếc áo quan của ngài gợi nhớ đến lời suy tư: Chết không phải là hết, là tan xương nát thịt biến mất hẳn vào hư vô! Nhưng người đã khuất núi vẫn còn hiện diện trong tâm tưởng người còn đang sống trên trần gian.
Hơn 12 năm đức cố Thánh Cha Phanxicô sống là người mục tử hy sinh trọn sức lực thể xác lẫn tinh thần và dồn tất cả mọi thời giờ cho Giáo Hội Công Giáo thế giới và nổi tiếng hầu như ai cũng nghe biết đến ngài. Nhưng khi qua đời lại chọn cho mình „chiếc giường – chiếc áo quan “ đơn sơ bằng gỗ mộc mạc.
Một gương mẫu đời sống hy sinh khiêm nhường không chỉ lúc còn sống mà cả lúc đã chết!
Hơn 12 năm là vị thủ lãnh đạo Công Giáo hoàn cầu có quốc gia Vatican riêng. Nhưng khi khuất núi lại mong muốn được chôn trong trong lòng đất mẹ như tất cả mọi người, không muốn được đặt trong một lăng tẩm bằng đá cẩm thạch nổi trên mặt đất. Phần mộ nằm trong một khe góc ở Vương cung Thánh đường Đức Bà cả thành Roma.
Một đời sống tâm niệm nhìn nhận mình là tạo vật của Ðấng Tạo Hóa: Từ đất bụi con đã được tạo thành. Và giờ đây con cũng trở về với đất bụi.
Hơn 12 năm là người kế vị Thánh Phero, thay mặt Chúa ở trần gian, có đủ mọi quyền hành tháo cởi, trói buộc cao cả. Nhưng khi chết lại mong muốn được khiêng đặt nằm trên nền đất trước bàn thờ Thiên Chúa.
Một đời sống không chỉ lúc còn sống, mà cả lúc xuôi hai tay nằm xuống cũng muốn hằng tuyên xưng: Trong tay Ngài, lạy Chúa, con xin phó thác đời con!
Hơn 12 năm phục vụ Giáo hội vì tình yêu Thiên Chúa và con người. Nhưng lúc chết lại chọn cho mình chiếc áo quan đóng theo một hình chữ nhật phẳng lì, không chạm trổ góc cạnh, sơn phết, không cờ quạt bông hoa bao phủ.
Một đời sống chân thành không muốn để mình bị những lớp hào nhoáng bóng bẩy che lấp, làm lu mờ xa Thiên Chúa và xa con người.
Hơn 12 năm là Giáo hoàng của Giáo hội được kính trọng, được tung hô vạn tuế. Nhưng lúc qua đời lại mong muốn chỉ có cây thập gía Chúa Giêsu đóng gắn trên mặt ván và cây nến Chúa Giêsu Phục sinh duy nhất dựng bên cạnh chiềc quan tài của mình, và huy hiệu Dòng Tên Chúa Giêsu JHS, mà ngài đã dấn thân chọn đời sống tu trì linh đạo trong Dòng Tên Chúa Giêsu.
Một đời sống thấm nhuần đức tin vào thập giá và ánh sáng Chúa Phục sinh không chỉ tuyên xưng lúc còn sống, nhưng cả lúc chết cũng hằng trung tín với Ánh sáng Chúa Phục sinh, Đấng là JHS- Đấng cứu độ trần gian soi đường dẫn lối trong cuộc đời và cũng ánh sáng đó dẫn đưa trở về nhà Cha trên trời.
Hơn 12 năm đi tìm kiếm đến với con người, sống làm chứng cho tình yêu của Chúa, rao giảng niềm hy vọng vào Chúa. Nhưng lúc chết không muốn có một vòng hoa, một dòng chữ băng vải tưởng niệm nào chăng mắc xung quanh quan tài mình. Chỉ có cuốn Phúc âm của Chúa đặt nằm bên trên.
Một đời sống dấn thân hoàn toàn cho Chúa khi còn sống cũng như lúc đã qua đời. Bầu khí không bông hoa đèn nến trướng vải có vẻ khô khan cứng lạnh lùng. Nhưng những trang trí hình thức đó không cần thiết, không thêm gì cho tình yêu Chúa. Phúc âm Lời Chúa mới là nền tảng hướng đi cho đời sống ra khơi truyền giáo làm nhân chứng.
Hơn 12 năm thu hút hấp dẫn con người khắp thế giới, đi sát gần thăm viếng trò truyện với những người bị bỏ rơi ngoài xã hội, những người vô gia cư, những người nghèo, những người dân tỵ nạn, những người bị kết án trong lao tù, những người bị kỳ thị. Nhưng lúc qua đời chỉ có tấm hình Chúa Giêsu sống lại căng trên đỉnh đầu chiếc quan tài.
Một đời sống chỉ biết làm chứng cho Chúa Giêsu phục sinh (xx. Cv 1,22). Chính Chúa phục sinh gây lòng hào hứng phấn khởi cho con người hôm qua, hôm nay và ngày mai. Vị Giáo hoàng chỉ là dụng cụ được Thiên Chúa dùng để sống làm chứng và rao giảng giữa con người về Ngài.
Ðức Thánh Cha Phanxicô đã qua đời rồi mà vẫn muốn gần gũi, muốn sống tình liên đới với thiên nhiên, với con người như khi lúc còn sống. Sức sống chân thành nội tâm đó có sức cảm hóa thu hút lòng người. Ðây là một người, như xưa kia Chúa Giêsu đã nói với Nathanael, „ lòng dạ đơn sơ chân thành ngay thẳng“ ( Ga 1, 47)
„Những gì khắc ghi sâu đậm trong tâm hồn người khác là (đài)kỷ niệm đẹp nhất của một người để lại.“ (Albert Schweitzer)
Trong di chúc để lại, đức cố Thánh Cha Phanxicô viết: Xin Chúa ban phần thưởng xứng đáng cho những ai yêu thương tôi và tiếp tục cầu nguyện cho tôi. Nỗi đau khổ xuất hiện vào cuối đời tôi là lễ vật dâng lên Chúa vì hòa bình thế giới và tình huynh đệ giữa các dân tộc.
Một di chúc với dòng chữ viết chân thành ngắn gọn cô đọng. Nhưng thật cao cả linh thiêng của một tâm hồn có nếp sồng đạo đức và cao thượng. Những lời di chúc này khác gì cử chỉ chúc lành, mà ngài đã ngồi trên xe lăn trước Ban công đền thờ Thánh Phero với hết sức lực cuối cùng, ngày Chúa nhật 20.04.2025 lễ mừng kính Chúa Giêsu phục sinh, cố gượng giơ tay ban phép lành Urbi et Orbi cho lần cuối cùng trước khi qua đời vào sáng ngày hôm sau, 21.04.2025.
Năm 2013 khi được bầu chọn là giáo hoàng, Đức Thánh Cha mới Phanxicô đã trong tư thế khoẻ mạnh tươi cười bước đi ra trước Ban công đền thờ Vatican ban phjép lành Urbi Orbi đầu tiên cho Giáo hội toàn thế giới. Và ngày sau cùng đời sống trên trần gian, hôm 2004.2025 Đức Thánh Cha Phanxicô, dù trong đau yếu bệnh tật, lại cũng ngồi xe đến nơi đây ban phép lành Urbi et Orbi lần sau cùng cho toàn Giáo hội trên thế giới. Ôi hình ảnh cử chỉ đạo đức thân ái chan chứa tình con người của Vị Cha chung Phanxicô thật cao vời thánh đức tuyệt đẹp!
Những bài suy tư, những bài giảng, những thư ngài viết, những câu nói chân thành đạo đức tình người, những thông điệp tông huấn, cử chỉ rửa chân cho các tù nhân trong nhà tù ngày Thứ Năm Tuần Thánh hằng năm, những 47 chuyến tông du đi đến khắp nơi trong Giáo Hội, những nụ cười, những lời nói vui đùa của ngài với hết mọi lớp người trong những cuộc gặp gỡ. Những lời của ngài để lại hướng dẫn chỉ đường, và theo đó con người có thể phác họa một nếp sống đức tin vào Chúa và tình người với nhau.
Ngài để lại một mẫu đài kỷ niệm tuyệt vời: Hình ảnh chiếc quan tài bằng gỗ đơn sơ mộc mạc, trong đó ngài nằm xuôi hai tay!
Hình ảnh ngôi mộ đơn giản không chạm khắc ngôn từ chữ viết mầu sắc dài dòng rườm ra. Nhưng chỉ tên ngài Franziskus trên tấm đá cẩm thạch trắng.
Hai kỷ niệm này ghi khắc sâu đậm mãi mãi trong tâm hồn con người.
Xưa kia ngài đã đi tìm kiếm đến thăm họ. Lúc ngài xuôi hai tay nằm xuống, hàng trăm ngàn người cảm thấy có nghĩa vụ tinh thần đến thăm ngài, đến tham dự Thánh lễ tiễn đưa ngài chật đầy quảng trường Vatican, họ đứng dọc hai bên tuyến đường dài hơn 4 km từ đền thờ Vatican xuyên qua khắp các con đường phố trong thành Roma đến vương cung thánh đường Đức Bà Cà vỗ tay, tung hoa, ngậm ngùi chắp tay cúi đầu, những người lính, cảnh sát giữ trật tự an ninh, đều đứng thẳng cung kính giơ tay nghiêm chào kính tiễn biệt, khi chiếc xe Papamobil chở tấm áo quan ngài đi qua.
Xưa kia ngài giơ vòng tay ra phía trước rộng mở đón chào mọi người. Giờ đây nghe đến tên ngài, nhìn thấy áo quan bao bọc ngài, họ dùng đôi bàn tay vỗ thành tiếng âm vang như muốn gào thét lên: Chúng con xin chào cha! Chúng con nhớ cha luôn mãi! Xin cha chúc lành cầu nguyện cho chúng con!
Xưa kia khi còn sinh tiền ngài đã không mỏi mệt lên tiếng bênh vực cho sự sống nhân phẩm con người, lên tiếng báo động phải bảo vệ gìn giữ ngôi nhà vũ trụ thiên nhiên của Thiên Chúa tạo dựng cho con người, cho hòa bình trên thế giới. Bây giờ đến tiễn đưa ngài, họ viết căng biểu ngữ với dòng chữ mầu xanh: Grazie Papa Francesco! Viva Papa!
Ðức cố Thánh cha Phanxico đã đến với con người, với người những người phải chịu đựng bất hạnh bằng trái tim vui tươi niềm nở, đã nói với họ bằng ngôn ngữ tình yêu đơn giản dễ hiểu.
Bây giờ chết rồi, ngài cũng còn nói bằng ngôn từ dễ hiểu nhất: chiếc quan tài bằng gỗ đơn sơ mộc mạc đặt nằm trên nền đất. Khi tẩm liệm ngài đặt nằm trong tấm áo quan, Giáo hội đã xỏ vào đôi chân ngài chiếc giầy mầu đen. Đôi giầy mầu đen rất quen thuộc gắn liền với bản thân ngài. Với đôi giầy mầu đen xưa kia ngài đã từng đi khắp nơi đến với con người. Bây giờ dù đã qua đời, nhưng đôi giầy mầu đen cũng gắn liền với đôi chân thân xác bất động của ngài. Nó là hình ảnh diễn tả bước chân không biết mỏi mệt của vị giáo hoàng Phanxicô luôn hằng dấn thân ra đi cho việc truyền giáo làm chứng cho tình yêu, sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô giữa lòng xã hội thế giới.
Trong thánh lễ an táng, ngày 26.04.2025, Đức Hồng Y GB. Re, vị niên trưởng Hồng Y đoàn, đã có những lời tâm huyết nói về cuộc đời của vị giáo hoàng quá cố Phanxicô:
“Giàu tình người ấm áp và nhạy cảm sâu sắc với những thách thức của xã hội ngày nay, Đức Giáo Hoàng Phanxicô thực sự chia sẻ những lo lắng, đau khổ và hy vọng của thời đại toàn cầu hóa này. Ngài đã trao tặng chính mình bằng cách an ủi và khích lệ chúng ta bằng một thông điệp có khả năng chạm đến trái tim mọi người một cách trực tiếp và ngay lập tức.
Sức thu hút của ngài về sự chào đón và lắng nghe, kết hợp với cách ứng xử phù hợp với sự nhạy cảm của thời đại ngày nay, đã chạm đến trái tim và tìm cách đánh thức lại sự nhạy cảm về đạo đức và tinh thần. Truyền giáo là nguyên tắc chỉ đạo của triều Giáo Hoàng của ngài. Với tầm nhìn truyền giáo rõ ràng, ngài đã truyền bá niềm vui của Phúc âm, đó là tiêu đề của Tông huấn đầu tiên của ngài, Evangelii gaudium. Đó là niềm vui lấp đầy trái tim của tất cả những ai phó thác mình cho Thiên Chúa với sự tin tưởng và hy vọng.
Sợi chỉ dẫn đường cho sứ mệnh của ngài cũng là niềm tin rằng Giáo hội là ngôi nhà cho tất cả mọi người, một ngôi nhà luôn mở cửa. Ngài thường sử dụng hình ảnh Giáo hội như một “bệnh viện dã chiến” sau một trận chiến mà nhiều người bị thương; một Giáo hội quyết tâm chăm sóc các vấn đề của con người và những nỗi lo lắng lớn lao đang xé nát thế giới đương đại; một Giáo hội có khả năng cúi mình trước mọi người, bất kể đức tin hay tình trạng của họ, và chữa lành vết thương của họ.Những cử chỉ và lời kêu gọi của ngài dành cho người tị nạn và người di cư là vô số. Sự kiên trì của ngài nỗ lực làm việc vì người nghèo là không ngừng.”
Hình ảnh (đài) kỷ niệm này ghi khắc sâu đậm nhất trong lòng người hơn cả.
Đức Giáo Hoàng Phanxico đã ra đi khỏi đời sống trần gian. Thế giới mất đi một tiếng nói tinh thần cao cả bênh vực cho người nghèo khó, người nhỏ bé yếu kém, người bị khinh khi bỏ rơi, người bị kỳ thị… Nhưng chúng ta có thêm một Vị, phải, một Thiên Thần giáo hoàng Phanxicô, bầu cử phù hộ cho con người, cho Giáo Hội trước ngai tòa Thiên Chúa trên trời cao.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Trong tang lễ an táng đức cố giáo hòang Phanxicô hôm 26.04.2025, hình ảnh nổi bật cùng mang ý nghĩa sâu đậm nhất vừa về đạo đức thần học lẫn đời sống của người qúa cố là tấm áo quan của ngài.
Tấm áo quan bao bọc thân xác của Ðức cố Thánh Cha Phanxicô bằng gỗ giữ y nguyên mầu thiên nhiên không sơn phết pha nhuộm chạm trổ.
Chiếc hòm đựng thân xác ngài lại đóng theo hình chữ nhật góc cạnh bằng phẳng thẳng đứng. Những góc mộng nối các góc đầu gỗ lại với nhau, và những mắt vết cùng đường gân của gỗ còn hiện hình nguyên trạng. Trên mặt tấm áo quan chạm khắc hình cây Thập Gía mầu trắng, huy hiệu Dòng Tên JHS, và cuốn sách Phúc âm mở đặt lên trên.
Quan tài ngài được khiêng rước đặt trên nền đất có một tấm thảm lót bên dưới, trước bàn thờ dâng Thánh lễ và bên cạnh là một cây nến Chúa Phục sinh đang cháy tỏa ánh lửa.
Hình ảnh thật mộc mạc đơn sơ. Nhưng lại đánh động mạnh tâm hồn mọi người có mặt tại chỗ hôm tham dự Thánh lễ an táng, và những người xem qua màn ảnh truyền hình!
Lời ca thấm nhuộm tâm tình suy tư thoát ra từ đáy tâm hồn của cố nhạc sĩ Trịnh công Sơn: „Người chết nối linh thiêng vào đời!“ gợi nhớ lại đời sống cùng lời nói khi xưa của đức cố thánh cha Phanxicô nằm xuôi hai tay trong tấm áo quan bằng gỗ mộc mạc.
Nhìn chiếc áo quan của ngài gợi nhớ đến lời suy tư: Chết không phải là hết, là tan xương nát thịt biến mất hẳn vào hư vô! Nhưng người đã khuất núi vẫn còn hiện diện trong tâm tưởng người còn đang sống trên trần gian.
Hơn 12 năm đức cố Thánh Cha Phanxicô sống là người mục tử hy sinh trọn sức lực thể xác lẫn tinh thần và dồn tất cả mọi thời giờ cho Giáo Hội Công Giáo thế giới và nổi tiếng hầu như ai cũng nghe biết đến ngài. Nhưng khi qua đời lại chọn cho mình „chiếc giường – chiếc áo quan “ đơn sơ bằng gỗ mộc mạc.
Một gương mẫu đời sống hy sinh khiêm nhường không chỉ lúc còn sống mà cả lúc đã chết!
Hơn 12 năm là vị thủ lãnh đạo Công Giáo hoàn cầu có quốc gia Vatican riêng. Nhưng khi khuất núi lại mong muốn được chôn trong trong lòng đất mẹ như tất cả mọi người, không muốn được đặt trong một lăng tẩm bằng đá cẩm thạch nổi trên mặt đất. Phần mộ nằm trong một khe góc ở Vương cung Thánh đường Đức Bà cả thành Roma.
Một đời sống tâm niệm nhìn nhận mình là tạo vật của Ðấng Tạo Hóa: Từ đất bụi con đã được tạo thành. Và giờ đây con cũng trở về với đất bụi.
Hơn 12 năm là người kế vị Thánh Phero, thay mặt Chúa ở trần gian, có đủ mọi quyền hành tháo cởi, trói buộc cao cả. Nhưng khi chết lại mong muốn được khiêng đặt nằm trên nền đất trước bàn thờ Thiên Chúa.
Một đời sống không chỉ lúc còn sống, mà cả lúc xuôi hai tay nằm xuống cũng muốn hằng tuyên xưng: Trong tay Ngài, lạy Chúa, con xin phó thác đời con!
Hơn 12 năm phục vụ Giáo hội vì tình yêu Thiên Chúa và con người. Nhưng lúc chết lại chọn cho mình chiếc áo quan đóng theo một hình chữ nhật phẳng lì, không chạm trổ góc cạnh, sơn phết, không cờ quạt bông hoa bao phủ.
Một đời sống chân thành không muốn để mình bị những lớp hào nhoáng bóng bẩy che lấp, làm lu mờ xa Thiên Chúa và xa con người.
Hơn 12 năm là Giáo hoàng của Giáo hội được kính trọng, được tung hô vạn tuế. Nhưng lúc qua đời lại mong muốn chỉ có cây thập gía Chúa Giêsu đóng gắn trên mặt ván và cây nến Chúa Giêsu Phục sinh duy nhất dựng bên cạnh chiềc quan tài của mình, và huy hiệu Dòng Tên Chúa Giêsu JHS, mà ngài đã dấn thân chọn đời sống tu trì linh đạo trong Dòng Tên Chúa Giêsu.
Một đời sống thấm nhuần đức tin vào thập giá và ánh sáng Chúa Phục sinh không chỉ tuyên xưng lúc còn sống, nhưng cả lúc chết cũng hằng trung tín với Ánh sáng Chúa Phục sinh, Đấng là JHS- Đấng cứu độ trần gian soi đường dẫn lối trong cuộc đời và cũng ánh sáng đó dẫn đưa trở về nhà Cha trên trời.
Hơn 12 năm đi tìm kiếm đến với con người, sống làm chứng cho tình yêu của Chúa, rao giảng niềm hy vọng vào Chúa. Nhưng lúc chết không muốn có một vòng hoa, một dòng chữ băng vải tưởng niệm nào chăng mắc xung quanh quan tài mình. Chỉ có cuốn Phúc âm của Chúa đặt nằm bên trên.
Một đời sống dấn thân hoàn toàn cho Chúa khi còn sống cũng như lúc đã qua đời. Bầu khí không bông hoa đèn nến trướng vải có vẻ khô khan cứng lạnh lùng. Nhưng những trang trí hình thức đó không cần thiết, không thêm gì cho tình yêu Chúa. Phúc âm Lời Chúa mới là nền tảng hướng đi cho đời sống ra khơi truyền giáo làm nhân chứng.
Hơn 12 năm thu hút hấp dẫn con người khắp thế giới, đi sát gần thăm viếng trò truyện với những người bị bỏ rơi ngoài xã hội, những người vô gia cư, những người nghèo, những người dân tỵ nạn, những người bị kết án trong lao tù, những người bị kỳ thị. Nhưng lúc qua đời chỉ có tấm hình Chúa Giêsu sống lại căng trên đỉnh đầu chiếc quan tài.
Một đời sống chỉ biết làm chứng cho Chúa Giêsu phục sinh (xx. Cv 1,22). Chính Chúa phục sinh gây lòng hào hứng phấn khởi cho con người hôm qua, hôm nay và ngày mai. Vị Giáo hoàng chỉ là dụng cụ được Thiên Chúa dùng để sống làm chứng và rao giảng giữa con người về Ngài.
Ðức Thánh Cha Phanxicô đã qua đời rồi mà vẫn muốn gần gũi, muốn sống tình liên đới với thiên nhiên, với con người như khi lúc còn sống. Sức sống chân thành nội tâm đó có sức cảm hóa thu hút lòng người. Ðây là một người, như xưa kia Chúa Giêsu đã nói với Nathanael, „ lòng dạ đơn sơ chân thành ngay thẳng“ ( Ga 1, 47)
„Những gì khắc ghi sâu đậm trong tâm hồn người khác là (đài)kỷ niệm đẹp nhất của một người để lại.“ (Albert Schweitzer)
Trong di chúc để lại, đức cố Thánh Cha Phanxicô viết: Xin Chúa ban phần thưởng xứng đáng cho những ai yêu thương tôi và tiếp tục cầu nguyện cho tôi. Nỗi đau khổ xuất hiện vào cuối đời tôi là lễ vật dâng lên Chúa vì hòa bình thế giới và tình huynh đệ giữa các dân tộc.
Một di chúc với dòng chữ viết chân thành ngắn gọn cô đọng. Nhưng thật cao cả linh thiêng của một tâm hồn có nếp sồng đạo đức và cao thượng. Những lời di chúc này khác gì cử chỉ chúc lành, mà ngài đã ngồi trên xe lăn trước Ban công đền thờ Thánh Phero với hết sức lực cuối cùng, ngày Chúa nhật 20.04.2025 lễ mừng kính Chúa Giêsu phục sinh, cố gượng giơ tay ban phép lành Urbi et Orbi cho lần cuối cùng trước khi qua đời vào sáng ngày hôm sau, 21.04.2025.
Năm 2013 khi được bầu chọn là giáo hoàng, Đức Thánh Cha mới Phanxicô đã trong tư thế khoẻ mạnh tươi cười bước đi ra trước Ban công đền thờ Vatican ban phjép lành Urbi Orbi đầu tiên cho Giáo hội toàn thế giới. Và ngày sau cùng đời sống trên trần gian, hôm 2004.2025 Đức Thánh Cha Phanxicô, dù trong đau yếu bệnh tật, lại cũng ngồi xe đến nơi đây ban phép lành Urbi et Orbi lần sau cùng cho toàn Giáo hội trên thế giới. Ôi hình ảnh cử chỉ đạo đức thân ái chan chứa tình con người của Vị Cha chung Phanxicô thật cao vời thánh đức tuyệt đẹp!
Những bài suy tư, những bài giảng, những thư ngài viết, những câu nói chân thành đạo đức tình người, những thông điệp tông huấn, cử chỉ rửa chân cho các tù nhân trong nhà tù ngày Thứ Năm Tuần Thánh hằng năm, những 47 chuyến tông du đi đến khắp nơi trong Giáo Hội, những nụ cười, những lời nói vui đùa của ngài với hết mọi lớp người trong những cuộc gặp gỡ. Những lời của ngài để lại hướng dẫn chỉ đường, và theo đó con người có thể phác họa một nếp sống đức tin vào Chúa và tình người với nhau.
Ngài để lại một mẫu đài kỷ niệm tuyệt vời: Hình ảnh chiếc quan tài bằng gỗ đơn sơ mộc mạc, trong đó ngài nằm xuôi hai tay!
Hình ảnh ngôi mộ đơn giản không chạm khắc ngôn từ chữ viết mầu sắc dài dòng rườm ra. Nhưng chỉ tên ngài Franziskus trên tấm đá cẩm thạch trắng.
Hai kỷ niệm này ghi khắc sâu đậm mãi mãi trong tâm hồn con người.
Xưa kia ngài đã đi tìm kiếm đến thăm họ. Lúc ngài xuôi hai tay nằm xuống, hàng trăm ngàn người cảm thấy có nghĩa vụ tinh thần đến thăm ngài, đến tham dự Thánh lễ tiễn đưa ngài chật đầy quảng trường Vatican, họ đứng dọc hai bên tuyến đường dài hơn 4 km từ đền thờ Vatican xuyên qua khắp các con đường phố trong thành Roma đến vương cung thánh đường Đức Bà Cà vỗ tay, tung hoa, ngậm ngùi chắp tay cúi đầu, những người lính, cảnh sát giữ trật tự an ninh, đều đứng thẳng cung kính giơ tay nghiêm chào kính tiễn biệt, khi chiếc xe Papamobil chở tấm áo quan ngài đi qua.
Xưa kia ngài giơ vòng tay ra phía trước rộng mở đón chào mọi người. Giờ đây nghe đến tên ngài, nhìn thấy áo quan bao bọc ngài, họ dùng đôi bàn tay vỗ thành tiếng âm vang như muốn gào thét lên: Chúng con xin chào cha! Chúng con nhớ cha luôn mãi! Xin cha chúc lành cầu nguyện cho chúng con!
Xưa kia khi còn sinh tiền ngài đã không mỏi mệt lên tiếng bênh vực cho sự sống nhân phẩm con người, lên tiếng báo động phải bảo vệ gìn giữ ngôi nhà vũ trụ thiên nhiên của Thiên Chúa tạo dựng cho con người, cho hòa bình trên thế giới. Bây giờ đến tiễn đưa ngài, họ viết căng biểu ngữ với dòng chữ mầu xanh: Grazie Papa Francesco! Viva Papa!
Ðức cố Thánh cha Phanxico đã đến với con người, với người những người phải chịu đựng bất hạnh bằng trái tim vui tươi niềm nở, đã nói với họ bằng ngôn ngữ tình yêu đơn giản dễ hiểu.
Bây giờ chết rồi, ngài cũng còn nói bằng ngôn từ dễ hiểu nhất: chiếc quan tài bằng gỗ đơn sơ mộc mạc đặt nằm trên nền đất. Khi tẩm liệm ngài đặt nằm trong tấm áo quan, Giáo hội đã xỏ vào đôi chân ngài chiếc giầy mầu đen. Đôi giầy mầu đen rất quen thuộc gắn liền với bản thân ngài. Với đôi giầy mầu đen xưa kia ngài đã từng đi khắp nơi đến với con người. Bây giờ dù đã qua đời, nhưng đôi giầy mầu đen cũng gắn liền với đôi chân thân xác bất động của ngài. Nó là hình ảnh diễn tả bước chân không biết mỏi mệt của vị giáo hoàng Phanxicô luôn hằng dấn thân ra đi cho việc truyền giáo làm chứng cho tình yêu, sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô giữa lòng xã hội thế giới.
Trong thánh lễ an táng, ngày 26.04.2025, Đức Hồng Y GB. Re, vị niên trưởng Hồng Y đoàn, đã có những lời tâm huyết nói về cuộc đời của vị giáo hoàng quá cố Phanxicô:
“Giàu tình người ấm áp và nhạy cảm sâu sắc với những thách thức của xã hội ngày nay, Đức Giáo Hoàng Phanxicô thực sự chia sẻ những lo lắng, đau khổ và hy vọng của thời đại toàn cầu hóa này. Ngài đã trao tặng chính mình bằng cách an ủi và khích lệ chúng ta bằng một thông điệp có khả năng chạm đến trái tim mọi người một cách trực tiếp và ngay lập tức.
Sức thu hút của ngài về sự chào đón và lắng nghe, kết hợp với cách ứng xử phù hợp với sự nhạy cảm của thời đại ngày nay, đã chạm đến trái tim và tìm cách đánh thức lại sự nhạy cảm về đạo đức và tinh thần. Truyền giáo là nguyên tắc chỉ đạo của triều Giáo Hoàng của ngài. Với tầm nhìn truyền giáo rõ ràng, ngài đã truyền bá niềm vui của Phúc âm, đó là tiêu đề của Tông huấn đầu tiên của ngài, Evangelii gaudium. Đó là niềm vui lấp đầy trái tim của tất cả những ai phó thác mình cho Thiên Chúa với sự tin tưởng và hy vọng.
Sợi chỉ dẫn đường cho sứ mệnh của ngài cũng là niềm tin rằng Giáo hội là ngôi nhà cho tất cả mọi người, một ngôi nhà luôn mở cửa. Ngài thường sử dụng hình ảnh Giáo hội như một “bệnh viện dã chiến” sau một trận chiến mà nhiều người bị thương; một Giáo hội quyết tâm chăm sóc các vấn đề của con người và những nỗi lo lắng lớn lao đang xé nát thế giới đương đại; một Giáo hội có khả năng cúi mình trước mọi người, bất kể đức tin hay tình trạng của họ, và chữa lành vết thương của họ.Những cử chỉ và lời kêu gọi của ngài dành cho người tị nạn và người di cư là vô số. Sự kiên trì của ngài nỗ lực làm việc vì người nghèo là không ngừng.”
Hình ảnh (đài) kỷ niệm này ghi khắc sâu đậm nhất trong lòng người hơn cả.
Đức Giáo Hoàng Phanxico đã ra đi khỏi đời sống trần gian. Thế giới mất đi một tiếng nói tinh thần cao cả bênh vực cho người nghèo khó, người nhỏ bé yếu kém, người bị khinh khi bỏ rơi, người bị kỳ thị… Nhưng chúng ta có thêm một Vị, phải, một Thiên Thần giáo hoàng Phanxicô, bầu cử phù hộ cho con người, cho Giáo Hội trước ngai tòa Thiên Chúa trên trời cao.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long