Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:22 13/12/2024
40. Lúc nào chúng ta hướng tâm hồn lên cùng Thiên Chúa, thì tâm của chúng ta biến thành bàn thờ tế lễ của Ngài.
(Thánh Augustinus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:24 13/12/2024
14. LẤY RƯỢU NƠI KHE CỬA
Ban đêm, có người đến quán rượu mua rượu, kêu cửa liên tục mà không thấy trả lời, chỉ nghe được chủ quán nói:
- “Lấy tiền đút nơi khe cửa vào cho tôi”.
Khách mua rượu nói:
- “Vậy thì làm sao lấy rượu ra được”.
Người thu ngân nói:
- “Thì cũng từ khe cửa mà đưa ra”.
Khách mua rượu cười lớn, người làm thuê nói:
- “Đừng có đùa, rượu này của tôi cũng rất mỏng đấy !”
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 14:
Khe cửa thì hẹp đồng bạc giấy có thể xếp lại nhét vào, nhưng chai rượu thì không thể được, ngoại trừ đổ rượu qua khe cửa...
Khi rượu được bỏ trong chai hay trong bình thì rượu trở thành lớn không thể đưa qua khe cửa được, nhưng khi rượu đổ ra thì rượu trở thành mỏng chỗ nào cũng có thể qua được, lấy tiền qua khe cửa thì dể nhưng lấy rượu đã đổ ra thì khó vô cùng.
Người Ki-tô hữu khi còn kết hợp với Thiên Chúa bằng lời cầu nguyện thì sức mạnh vô song, nhưng khi từ bỏ Thiên Chúa để sống theo ý riêng của mình thì trở thành kẻ yếu đuối, dễ dàng bị sa chước cám dỗ của ma quỷ, cho nên ma quỷ không dại gì bỏ qua những dịp khi con người ta yếu đuối để cám dỗ...
Cuộc sống của chúng ta giống như rượu ngon được đựng trong bình quý giá thơm ngon, cho nên người khôn ngoan luôn biết gìn giữ đời sống của mình bằng cách kết hợp với Thiên Chúa, cầu nguyện và làm việc bác ái và phục vụ tha nhân...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ban đêm, có người đến quán rượu mua rượu, kêu cửa liên tục mà không thấy trả lời, chỉ nghe được chủ quán nói:
- “Lấy tiền đút nơi khe cửa vào cho tôi”.
Khách mua rượu nói:
- “Vậy thì làm sao lấy rượu ra được”.
Người thu ngân nói:
- “Thì cũng từ khe cửa mà đưa ra”.
Khách mua rượu cười lớn, người làm thuê nói:
- “Đừng có đùa, rượu này của tôi cũng rất mỏng đấy !”
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 14:
Khe cửa thì hẹp đồng bạc giấy có thể xếp lại nhét vào, nhưng chai rượu thì không thể được, ngoại trừ đổ rượu qua khe cửa...
Khi rượu được bỏ trong chai hay trong bình thì rượu trở thành lớn không thể đưa qua khe cửa được, nhưng khi rượu đổ ra thì rượu trở thành mỏng chỗ nào cũng có thể qua được, lấy tiền qua khe cửa thì dể nhưng lấy rượu đã đổ ra thì khó vô cùng.
Người Ki-tô hữu khi còn kết hợp với Thiên Chúa bằng lời cầu nguyện thì sức mạnh vô song, nhưng khi từ bỏ Thiên Chúa để sống theo ý riêng của mình thì trở thành kẻ yếu đuối, dễ dàng bị sa chước cám dỗ của ma quỷ, cho nên ma quỷ không dại gì bỏ qua những dịp khi con người ta yếu đuối để cám dỗ...
Cuộc sống của chúng ta giống như rượu ngon được đựng trong bình quý giá thơm ngon, cho nên người khôn ngoan luôn biết gìn giữ đời sống của mình bằng cách kết hợp với Thiên Chúa, cầu nguyện và làm việc bác ái và phục vụ tha nhân...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngày 14/12: Đêm tối của Linh Hồn – Lm. Đôminicô Vũ Kim Quyền, SJ – Giám Tỉnh Dòng Tên Úc Châu
Giáo hội năm châu
05:12 13/12/2024
Ngày 14/12: Đêm tối của Linh Hồn – Lm Đôminicô Vũ Kim Quyền SJ – Giám Tỉnh Dòng Tên Úc Châu
Vui luôn trong niềm vui của Chúa
Lm Nguyễn Xuân Trường
06:31 13/12/2024
Vui luôn trong niềm vui của Chúa
Chúa Nhật thứ 3 Mùa Vọng được gọi là “Chúa Nhật Vui Mừng”. Vậy làm gì để có niềm vui? Các bài đọc Lời Chúa cho thấy đó là niềm vui của Chúa đang ngự đến thay đổi lối sống con người.
1. Chúa đến. Ngoài xã hội giới trẻ vui mừng, reo hò đến phát cuồng khi có ca sĩ thần tượng đến biểu diễn. Trong Đạo phải vui mừng gấp bội vì không chỉ ca sĩ nổi tiếng đến, mà là Chúa cả trời đất ngự đến. Bài đọc 1 cho thấy dân Chúa reo hò, vui mừng phấn khởi vì Chúa ngự đến. Và Chúa cũng vui mừng đến độ nhảy múa tưng bừng như trong ngày lễ hội. Thế nên, ta cần hỏi lòng mình: Tôi có đang vui mừng sống Đạo Chúa không?
2. Chia sẻ. Trong đời nhiều người tìm niềm vui bằng việc hưởng thụ và sở hữu: càng có nhiều càng vui. Niềm vui thỏa mãn bản thân. Nhưng niềm vui trong Chúa không phải là niềm vui có nhiều, mà là niềm vui cho đi nhiều như lời thánh Gioan khuyên bảo: “Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy.” Đó là niềm vui giúp cho người khác vui, là niềm vui quảng đại cho đi như Chúa yêu thương đến nỗi đã ban tặng chính Con Một của Ngài cho nhân loại.
3. Chính trực. Ngược với thú vui tham lam chiếm đoạt khiến tha hóa bản thân ngoài xã hội, thì niềm vui trong Chúa là niềm vui sống chính trực, chính danh như thánh Gioan khuyên những người thu thuế đừng đòi hỏi quá mức đã ấn định; Binh lính chớ hà hiếp, chiếm đoạt của người, hãy bằng lòng với đồng lương của mình. Hãy vui sống công minh chính trực, tôn trọng sự thật và các giá trị chuẩn mực đạo đức, cư xử đúng với cương vị của mỗi người trong xã hội.
Mùa Vọng ta đang sống niềm vui nào: niềm vui mong Chúa đến hay mong những sự thế gian, niềm vui sống chiếm đoạt hay chính trực, niềm vui hưởng thụ thỏa mãn bản thân hay niềm vui chia sẻ giúp đỡ người khác? Hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Amen.
Chúa Nhật thứ 3 Mùa Vọng được gọi là “Chúa Nhật Vui Mừng”. Vậy làm gì để có niềm vui? Các bài đọc Lời Chúa cho thấy đó là niềm vui của Chúa đang ngự đến thay đổi lối sống con người.
1. Chúa đến. Ngoài xã hội giới trẻ vui mừng, reo hò đến phát cuồng khi có ca sĩ thần tượng đến biểu diễn. Trong Đạo phải vui mừng gấp bội vì không chỉ ca sĩ nổi tiếng đến, mà là Chúa cả trời đất ngự đến. Bài đọc 1 cho thấy dân Chúa reo hò, vui mừng phấn khởi vì Chúa ngự đến. Và Chúa cũng vui mừng đến độ nhảy múa tưng bừng như trong ngày lễ hội. Thế nên, ta cần hỏi lòng mình: Tôi có đang vui mừng sống Đạo Chúa không?
2. Chia sẻ. Trong đời nhiều người tìm niềm vui bằng việc hưởng thụ và sở hữu: càng có nhiều càng vui. Niềm vui thỏa mãn bản thân. Nhưng niềm vui trong Chúa không phải là niềm vui có nhiều, mà là niềm vui cho đi nhiều như lời thánh Gioan khuyên bảo: “Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy.” Đó là niềm vui giúp cho người khác vui, là niềm vui quảng đại cho đi như Chúa yêu thương đến nỗi đã ban tặng chính Con Một của Ngài cho nhân loại.
3. Chính trực. Ngược với thú vui tham lam chiếm đoạt khiến tha hóa bản thân ngoài xã hội, thì niềm vui trong Chúa là niềm vui sống chính trực, chính danh như thánh Gioan khuyên những người thu thuế đừng đòi hỏi quá mức đã ấn định; Binh lính chớ hà hiếp, chiếm đoạt của người, hãy bằng lòng với đồng lương của mình. Hãy vui sống công minh chính trực, tôn trọng sự thật và các giá trị chuẩn mực đạo đức, cư xử đúng với cương vị của mỗi người trong xã hội.
Mùa Vọng ta đang sống niềm vui nào: niềm vui mong Chúa đến hay mong những sự thế gian, niềm vui sống chiếm đoạt hay chính trực, niềm vui hưởng thụ thỏa mãn bản thân hay niềm vui chia sẻ giúp đỡ người khác? Hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Amen.
Tự hối
Lm Minh Anh
14:27 13/12/2024
TỰ HỐI
“Êlia đã đến rồi mà họ không nhận ra!”.
“Ôi tôi yêu mến Lời Ngài biết bao, lạy Chúa! Lời dẫn tôi đi bình yên trên mọi nẻo đường! Các mỏ đá quý có là gì, sắc đẹp có là gì, mọi cuộc vui có là gì… so với Lời! Dẫu bao đắng cay đã đâm thủng trái tim èo uột của tôi, bao nỗi sầu khiến lòng tôi se lại, nước mắt tôi nhiều lần ứa ra; nhưng Lời đã cứu tôi khỏi sự thống khổ đời đời. Khuất phục Lời; từ lâu, tôi tự hối, lớn lên trong sự nhận biết, nhân tâm tôi không dao động!” - William Cowper.
Kính thưa Anh Chị em,
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cho thấy một điều gì đó đáng tiếc khi người đương thời không ‘tự hối’, không ‘lớn lên trong sự nhận biết!’. Họ không nhận ra Gioan trong quyền năng và vai trò của Êlia - dọn đường cho Đấng Cứu Thế - để “đưa tâm hồn cha ông trở lại với con cháu” - bài đọc một.
Như Gioan có một vai trò độc đáo và quyết định trong tiến trình chuẩn bị cho việc đến của Chúa Kitô, bạn và tôi cũng có vai trò tương tự trong việc chuẩn bị cho ‘việc đến liên tục’ của Ngài. Ngài đã đến một lần thuở xưa, nhưng Ngài mong muốn tiếp tục đến mỗi ngày trong linh hồn chúng ta, trong gia đình chúng ta, trong thế giới. Và Ngài chỉ có thể đến nếu chúng ta chuẩn bị đúng cách cho Ngài.
Làm thế nào để chuẩn bị đúng cách “con đường cho Chúa?”; làm thế nào để tiếp tục công việc của Gioan? Trước hết, bằng cách chú ý đến thông điệp Gioan mang đến. Thông điệp đó là gì? Là ăn năn tội lỗi của chính mình! Mặc dù tất cả mọi người đều đấu tranh với tội lỗi do bản chất con người sa ngã, nhưng chúng ta không quên rằng, ơn gọi của chúng ta là nên hoàn hảo, nên thánh. Chúng ta được kêu gọi để nhận ra tội lỗi mình, thú nhận chúng và nỗ lực tách khỏi chúng. Mùa Vọng là một trong những thời điểm quan trọng nhất trong năm để làm điều này - ‘tự hối’ - và điều đặc biệt khẩn thiết là chúng ta tìm kiếm ân sủng của Bí tích Hoà Giải ngay lúc này.
Thánh Vịnh đáp ca thật sâu sắc, “Lạy Thiên Chúa, xin phục hồi chúng con, xin toả ánh tôn nhan rạng ngời, để chúng con được ơn cứu độ!”. Được ‘phục hồi’ là được ‘lớn lên trong sự nhận biết’ tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa, nhận biết mình được thứ tha, được chữa lành và mở mắt đức tin. Và như vậy, mùa Vọng, mùa ‘tự hối’ để hưởng nhận ơn tha thứ hầu hiểu được Quà Tặng Cứu Độ Giêsu trong lễ Giáng Sinh!
Anh Chị em,
“Êlia đã đến rồi mà họ không nhận ra!”. Như những người Do Thái không nhận ra Gioan và Đấng Gioan loan báo, chúng ta có thể tiếp tục không nhận ra Chúa Giêsu. Ngài hiện diện theo nhiều cách, dưới nhiều hình thức, nhưng dường như chúng ta vẫn chưa nhận ra hoặc không muốn nhận ra Ngài. Tại sao? Có lẽ vì chúng ta chưa để Lời soi rọi, chưa khuất phục Lời; vì thế, chưa thật lòng ‘tự hối!’. Hậu quả là chúng ta đối xử với Chúa Giêsu ‘theo ý chúng ta muốn!’. Hôm nay, bạn và tôi xin ơn chữa lành đôi mắt đức tin để nhìn thấy Ngài, Đấng đã đến, đang đến và sẽ đến để ban ơn cứu độ! Nhờ đó, nhất định chúng ta sẽ bình an!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, để nhân tâm con không còn dao động, giúp con nhìn thấy tội lỗi mình - điều đang ngăn cản con với Chúa - và hết lòng tránh xa chúng!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Êlia đã đến rồi mà họ không nhận ra!”.
“Ôi tôi yêu mến Lời Ngài biết bao, lạy Chúa! Lời dẫn tôi đi bình yên trên mọi nẻo đường! Các mỏ đá quý có là gì, sắc đẹp có là gì, mọi cuộc vui có là gì… so với Lời! Dẫu bao đắng cay đã đâm thủng trái tim èo uột của tôi, bao nỗi sầu khiến lòng tôi se lại, nước mắt tôi nhiều lần ứa ra; nhưng Lời đã cứu tôi khỏi sự thống khổ đời đời. Khuất phục Lời; từ lâu, tôi tự hối, lớn lên trong sự nhận biết, nhân tâm tôi không dao động!” - William Cowper.
Kính thưa Anh Chị em,
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cho thấy một điều gì đó đáng tiếc khi người đương thời không ‘tự hối’, không ‘lớn lên trong sự nhận biết!’. Họ không nhận ra Gioan trong quyền năng và vai trò của Êlia - dọn đường cho Đấng Cứu Thế - để “đưa tâm hồn cha ông trở lại với con cháu” - bài đọc một.
Như Gioan có một vai trò độc đáo và quyết định trong tiến trình chuẩn bị cho việc đến của Chúa Kitô, bạn và tôi cũng có vai trò tương tự trong việc chuẩn bị cho ‘việc đến liên tục’ của Ngài. Ngài đã đến một lần thuở xưa, nhưng Ngài mong muốn tiếp tục đến mỗi ngày trong linh hồn chúng ta, trong gia đình chúng ta, trong thế giới. Và Ngài chỉ có thể đến nếu chúng ta chuẩn bị đúng cách cho Ngài.
Làm thế nào để chuẩn bị đúng cách “con đường cho Chúa?”; làm thế nào để tiếp tục công việc của Gioan? Trước hết, bằng cách chú ý đến thông điệp Gioan mang đến. Thông điệp đó là gì? Là ăn năn tội lỗi của chính mình! Mặc dù tất cả mọi người đều đấu tranh với tội lỗi do bản chất con người sa ngã, nhưng chúng ta không quên rằng, ơn gọi của chúng ta là nên hoàn hảo, nên thánh. Chúng ta được kêu gọi để nhận ra tội lỗi mình, thú nhận chúng và nỗ lực tách khỏi chúng. Mùa Vọng là một trong những thời điểm quan trọng nhất trong năm để làm điều này - ‘tự hối’ - và điều đặc biệt khẩn thiết là chúng ta tìm kiếm ân sủng của Bí tích Hoà Giải ngay lúc này.
Thánh Vịnh đáp ca thật sâu sắc, “Lạy Thiên Chúa, xin phục hồi chúng con, xin toả ánh tôn nhan rạng ngời, để chúng con được ơn cứu độ!”. Được ‘phục hồi’ là được ‘lớn lên trong sự nhận biết’ tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa, nhận biết mình được thứ tha, được chữa lành và mở mắt đức tin. Và như vậy, mùa Vọng, mùa ‘tự hối’ để hưởng nhận ơn tha thứ hầu hiểu được Quà Tặng Cứu Độ Giêsu trong lễ Giáng Sinh!
Anh Chị em,
“Êlia đã đến rồi mà họ không nhận ra!”. Như những người Do Thái không nhận ra Gioan và Đấng Gioan loan báo, chúng ta có thể tiếp tục không nhận ra Chúa Giêsu. Ngài hiện diện theo nhiều cách, dưới nhiều hình thức, nhưng dường như chúng ta vẫn chưa nhận ra hoặc không muốn nhận ra Ngài. Tại sao? Có lẽ vì chúng ta chưa để Lời soi rọi, chưa khuất phục Lời; vì thế, chưa thật lòng ‘tự hối!’. Hậu quả là chúng ta đối xử với Chúa Giêsu ‘theo ý chúng ta muốn!’. Hôm nay, bạn và tôi xin ơn chữa lành đôi mắt đức tin để nhìn thấy Ngài, Đấng đã đến, đang đến và sẽ đến để ban ơn cứu độ! Nhờ đó, nhất định chúng ta sẽ bình an!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, để nhân tâm con không còn dao động, giúp con nhìn thấy tội lỗi mình - điều đang ngăn cản con với Chúa - và hết lòng tránh xa chúng!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Liệu việc kháng cáo của Pelosi có thúc đẩy Vatican trả lời nhanh không?
Vũ Văn An
13:40 13/12/2024
JD Flynn, đồng chủ bút tạp chí mạng The Pillar, ngày 13 tháng 12 năm 2024, tường trình rằng Tuần này, nữ dân biểu Nancy Pelosi đã tham gia vào cuộc trò chuyện về giáo luật khi bà lên tiếng phản đối quyết định năm 2022 của tổng giám mục cấm bà rước lễ.
Trong một cuộc phỏng vấn trong đó Pelosi khẳng định rằng bà vẫn tiếp tục rước lễ, nữ dân biểu này cho biết đơn kháng cáo về quyết định của Tổng giám mục San Francisco Salvatore Cordileone trong vụ án đang chờ xử lý tại Rome và bà vẫn tiếp tục rước lễ tại các giáo xứ trong tổng giáo phận địa phương của mình.
"Miễn là Rome có vụ án, thì vụ việc vẫn chưa được giải quyết", Pelosi nói với National Catholic Reporter trong tháng này.
Nhưng trong khi Pelosi nói rằng bà đang chờ giải quyết, thì có khả năng bà sẽ phải chờ thêm một thời gian nữa — và các quan chức Vatican có thể không mấy quan tâm đến việc kết thúc vụ việc của bà.
—
Khi Tổng giám mục Cordileone tuyên bố vào tháng 5 năm 2022 rằng Pelosi đã bị cấm tham dự Thánh lễ, ngài đã nói rõ rằng quyết định của ngài được đưa ra sau một nỗ lực mục vụ kéo dài.
Các tuyên bố công khai của Cordileone giải thích rằng ngài đã nhiều lần nỗ lực gặp Pelosi, sau khi bà "thề sẽ đưa phán quyết Roe v. Wade của Tòa án Tối cao vào luật liên bang".
"Đó là lý do tại sao tôi đã trao đổi những lo ngại của mình với bà qua thư vào ngày 7 tháng 4 năm 2022 và thông báo với bà rằng, nếu bà không công khai từ chối việc ủng hộ 'quyền' phá thai hoặc không đề cập đến đức tin Công Giáo của mình ở nơi công cộng và Rước lễ, tôi sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tuyên bố, theo giáo luật 915, rằng bà sẽ không được Rước lễ", vị tổng giám mục giải thích trong một lá thư gửi Pelosi, được công bố trực tuyến.
Các nguồn tin thân cận với Cordileone nói với The Pillar rằng vào đầu năm 2022, vị tổng giám mục đã nhiều lần cố gắng gặp Pelosi vì ngài hy vọng tránh được một cuộc đối đầu công khai và vì ngài hy vọng rằng một cuộc trò chuyện với bà có thể thay đổi suy nghĩ của bà.
Nhưng khi điều đó không xảy ra, Cordileone quyết định rằng: "thời điểm [đã] đến rồi".
"Bà không được phép rước lễ cho đến khi bà công khai từ chối việc ủng hộ tính hợp pháp của phá thai và xưng tội cũng như được xá tội trọng này trong bí tích sám hối", ngài viết.
Pelosi không công nhận nhiều trong quyết định của Cordileone khi nó được công bố, ngay cả sau khi nhiều giám mục Hoa Kỳ cho biết họ ủng hộ quyết định này.
Nhưng các nguồn tin đã xác nhận rằng nữ dân biểu đã thuê một chuyên gia giáo luật ngay sau khi quyết định được công bố và bắt đầu quá trình kháng cáo lên phẩm trật đối với quyết định của Cordileone, đầu tiên với Tổng giáo phận San Francisco.
Văn phòng của Pelosi đã không trả lời yêu cầu cung cấp thông tin về quá trình này.
Các nguồn tin thân cận với giáo phận này đã nói với The Pillar rằng vụ việc đang được giải quyết tại Bộ Phụng tự, nơi đã liên lạc với Tổng giáo phận San Francisco về việc kháng cáo.
—
Lệnh cấm Rước lễ không phải là hình phạt, và do đó không yêu cầu các thủ tục chi tiết của phiên tòa hoặc quá trình xử phạt hành chính.
Thay vào đó, một giám mục phải chắc chắn rằng một người bị cấm như vậy vẫn ngoan cố trong "tội lỗi nghiêm trọng rõ ràng", bất chấp các cảnh báo và lời khuyên răn thay đổi con đường.
Về phần mình, Cordileone đã cẩn thận ghi lại mức độ nghiêm trọng trong việc bà Pelosi ủng hộ chính sách phá thai, cũng như các cảnh báo, lời khuyên răn và lời mời gọi đối thoại mục vụ được viết lại nhiều lần của ngài. Trong phạm vi mà các chữ t được gạch chéo và các chữ i được chấm, vị tổng giám mục đã ghi chép tỉ mỉ, theo các nguồn tin thân cận với giáo phận này, đã được chuyển trực tiếp đến Rome.
Tất cả những điều đó có nghĩa là về mặt thủ tục, Bộ Phụng tự khó có thể lật ngược vụ án.
Mặc dù Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói vào năm 2021 rằng các chính trị gia ủng hộ việc bảo vệ hợp pháp cho phá thai sẽ tách mình khỏi sự hiệp thông của Giáo hội. — và “không được rước lễ” — thì có vẻ rõ ràng là nhiều Hồng Y trong giáo triều sẽ không có sác xuất áp dụng cách tiếp cận của Cordileone đối với kỷ luật bí tích.
Bản thân Đức Hồng Y Arthur Roche, Tổng trưởng Bộ Phụng tự, có thể không phải là người hâm mộ cách tiếp cận mà Cordileone đã thực hiện với Pelosi.
Nhưng nếu không tước bỏ hoàn toàn các điều khoản giáo luật có liên quan và làm giảm đáng kể các đặc quyền kỷ luật của các giám mục giáo phận, thì Vatican có rất ít lý lẽ pháp lý để thách thức quyết định của Cordileone hoặc thẩm quyền của ngài trong việc đưa ra quyết định.
Tuy nhiên, khó có khả năng là một quyết định khẳng định động thái của ngài sẽ sớm được bộ ban hành, bởi vì Vatican của Đức Phanxicô đã cho thấy, nói chung, sự miễn cưỡng của họ trong việc can thiệp một cách dứt khoát hoặc có thẩm quyền vào các vấn đề tôn giáo đầy ngòi nổ gây ảnh hưởng đến đời sống của Giáo hội.
Thay vào đó, giáo triều của vị giáo hoàng này nổi tiếng là hoàn thiện nghệ thuật trì hoãn.
Trong khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô phải đối diện với áp lực đưa ra một số quyết định về vấn đề phó tế nữ, thì giáo hoàng lại thành lập ủy ban nghiên cứu này đến ủy ban nghiên cứu khác — ngài gần như luôn ở vị trí muốn nói rằng vấn đề này cần được các chuyên gia xem xét.
Khi tranh cãi nổ ra về các thầy giáo trong các cuộc hôn nhân đồng tính tại một trường trung học Công Giáo ở Indiana — và một biện pháp khắc phục đang chờ xử lý tại một giáo phận của Vatican — Đức Giáo Hoàng đã thực hiện một lộ trình mới lạ, bằng cách cử một sứ giả đến giải quyết vấn đề và để vấn đề này chính thức không được giải quyết trong hơn năm năm.
Nếu Vatican không muốn phán quyết có thẩm quyền về tranh chấp giữa một giám mục và Dòng Tên — phần lớn là vì nó liên quan đến vấn đề hôn nhân đồng tính — hãy xem giáo triều của giáo hoàng sẽ dị ứng như thế nào với một quyết định cân nhắc trong một vụ án nổi cộm, liên quan đến phá thai, một tổng giám mục và người phụ nữ có quyền lực chính trị nhất đất nước.
Có vẻ như giáo triều sẽ thúc giục Cordileone gặp Pelosi để thảo luận thêm về mục vụ, nữ dân biểu sẽ phản đối, và vấn đề sẽ bị căng thẳng vô thời hạn.
—
Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi, Pelosi đã công khai tiết lộ một vấn đề gần nhà hơn mà Cordileone có thể phải đối diện với một số lời kêu gọi giải quyết. Nữ dân biểu nói với National Catholic Reporter rằng bà thường xuyên nhận Bí tích Thánh Thể từ các linh mục San Francisco — mặc dù tổng giám mục của họ đã chỉ thị rõ ràng rằng bà không được phép nhận Bí tích Thánh Thể.
Theo hầu hết các tính toán theo giáo luật, thẩm quyền của Cordileone về vấn đề này chủ yếu mở rộng đến ranh giới lãnh thổ của ngài — vì Pelosi không phải là đối tượng của lệnh trừng phạt của giáo hội, nên ngài không có thẩm quyền cấm bà nhận Bí tích Thánh Thể ở các lãnh thổ giáo hội khác.
Nhưng trong lãnh thổ của mình, ngài có thẩm quyền phán quyết các vấn đề về kỷ luật bí tích. Về nguyên tắc, tổng giám mục có thể theo đuổi một số hậu quả theo giáo luật đối với các linh mục vi phạm chỉ thị của ngài.
Nhưng nhìn chung, Cordileone có vẻ như quá nghiêm khắc trong phán quyết của mình — bày tỏ sự hối tiếc về hoàn cảnh của Pelosi ngay cả khi ngài tuyên bố như vậy, và bày tỏ hy vọng về sự hoán cải và đối thoại, ngay cả trong tuần này.
Đối với Pelosi, quan điểm của Cordileone về vấn đề này rõ ràng là không quan trọng.
Việc bà tiếp nhận Bí tích Thánh Thể là "vấn đề của ông ấy, không phải của tôi", bà nói trong tuần này.
Và trong khi đơn kháng cáo của bà về mặt kỹ thuật vẫn đang chờ xử lý, các quan chức Rôma có vẻ như sẽ để nó vẫn là "vấn đề của ông ấy" và không để nó trở thành vấn đề của họ.
Vatican: Cuộc hành hương của cộng đồng LGBT có thể được phục hồi trong lịch các biến cố Năm Thánh
Vũ Văn An
14:14 13/12/2024
Edgar Beltrán của tạp chí The Pillar, ngày 13 tháng 12 năm 2024 tường trình rằng Sau những thông điệp trái chiều về một cuộc hành hương gây tranh cãi, một viên chức Vatican cho biết hôm thứ Năm rằng một cuộc hành hương LGBT được lên kế hoạch đã bị xóa khỏi lịch Năm Thánh của Vatican tạm thời và có thể sớm được đưa trở lại.
Tuyên bố được đưa ra sau khi một phát ngôn viên của Vatican nói với The Pillar vào đầu tuần này rằng cuộc hành hương chưa bao giờ được đưa vào lịch trực tuyến, mặc dù có bằng chứng ngược lại.
—
“Cuộc hành hương Lều Jonathan nằm trong lịch chung của các biến cố Năm Thánh, trong đó bao gồm tất cả các cuộc hành hương và sự kiện do các giáo phận hoặc hiệp hội đề xuất”, Agnese Palmucci, thuộc phòng báo chí Năm Thánh của Vatican, trả lời tờ The Pillar ngày 12 tháng 12.
“Sự kiện này đã bị xóa khỏi lịch cách đây vài ngày chỉ vì ban tổ chức [cuộc hành hương] vẫn chưa cung cấp cho ban tổ chức [Năm Thánh] số lượng người [tham dự cuộc hành hương] và thông tin chi tiết về biến cố. Thông tin này là bắt buộc để đưa vào lịch chung. Biến cố sẽ được khôi phục ngay khi ban tổ chức cung cấp các thông tin chi tiết cần thiết”, bà giải thích.
Những phát biểu của Palmucci là thông điệp mới nhất trong một loạt thông điệp của Vatican về cuộc hành hương, đã trở thành tiêu đề trên các phương tiện truyền thông vào tuần trước, vì sự kiện này được tổ chức cho những người xác định là LGBT và dường như đã nhận được sự ủng hộ từ hội đồng giám mục Ý.
Sau khi Vatican đưa sự kiện này vào lịch hành hương và các biến cố Năm Thánh do bên thứ ba tổ chức, cuộc hành hương đã thu hút sự chú ý và chủ yếu là chỉ trích từ các nhà bình luận và trên mạng xã hội.
Một số hãng tin đã định hình cuộc hành hương này là một trong nhiều biến cố Năm Thánh theo chủ đề do Vatican tài trợ, chẳng hạn như Năm Thánh của Người trẻ hoặc Năm Thánh cho Người cao tuổi — thay vì là một sự kiện do một tổ chức không thuộc Vatican tổ chức, diễn ra trong Năm Thánh, nhưng không phải là một phần trong chương trình chính thức của năm.
Đầu tuần này, ngay sau khi The Pillar công bố lời giải thích về vấn đề này, cuộc hành hương đã bị xóa khỏi lịch Năm Thánh.
Một phát ngôn viên của Bộ Truyền giáo đã nói với The Pillar vào thứ Tư rằng biến cố này không xuất hiện trong bất cứ lịch Năm Thánh nào, mặc dù có bằng chứng ngược lại.
Trước đó, Tổng giám mục Rino Fisichell đã nói vào đầu tháng này rằng biến cố này "nằm trong lịch, giống như nhiều biến cố khác" — ám chỉ đến lịch biến cố Năm Thánh chung do văn phòng của ngài nắm giữ.
Palmucci đã liên hệ với The Pillar vào thứ năm để nói rằng việc xóa biến cố khỏi lịch trình đó liên quan đến các chi tiết không có sẵn cho biến cố và cuộc hành hương có thể sớm được đưa trở lại lịch trình trực tuyến.
Người phát ngôn nhấn mạnh rằng Bộ phận Các vấn đề cơ bản về truyền giáo trên thế giới của Bộ Truyền giáo không xác nhận cuộc hành hương mà chỉ thông báo trên lịch trình.
“Bộ phận (...) chỉ chịu trách nhiệm trực tiếp cho 35 biến cố lớn của Năm Thánh chứ không phải cho các cuộc hành hương nhỏ của các giáo phận và hiệp hội yêu cầu. Do đó, tất cả các biến cố và cuộc hành hương khác được công bố trong lịch chung của Năm Thánh hoàn toàn là trách nhiệm của các giáo phận và các hiệp hội đề xuất cá nhân”, bà nói với The Pillar.
“Những cuộc hành hương này cũng có sự tham gia của những người hành hương cá nhân, những người chọn lên đường theo đề xuất của các Giáo phận và hiệp hội đề xuất hoặc được tổ chức theo cách khác”, bà kết luận.
Cuộc hành hương đã lên kế hoạch được tổ chức bởi tổ chức LGBT Tenda di Gionata — Lều của Jonathan — với sự hỗ trợ từ hội đồng giám mục Ý và Dòng Tên. Biến cố này này dành riêng cho những người hành hương LGBT và sẽ được tổ chức vào ngày 5 và 6 tháng 9 năm 2025.
Tenda di Gionata được thành lập tại Ý vào năm 2018 như một dự án tình nguyện nhằm trở thành “ngày càng nhiều nơi tôn nghiêm chào đón và hỗ trợ cho những người LGBT và mọi người bị ảnh hưởng bởi sự phân biệt đối xử” và để công bố “hành trình mà các Ki-tô hữu LGBT (đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới) thực hiện hàng ngày trong cộng đồng của họ”.
Dự án đã phải đối diện với những lời chỉ trích vì cách tiếp cận của mình, vì nó sử dụng các nguồn tài nguyên mục vụ gây tranh cãi, chẳng hạn như các bài báo tuyên bố rằng Kinh thánh không lên án các hành vi đồng tính luyến ái.