Dân Oan
Báo Người Lao Động ngày 19/9/2013 đăng bài “Tự xử” của tác giả Cao Tuấn có đoạn viết: “Trước tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, niềm tin nhân dân giảm sút, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho rằng có nguyên nhân từ đạo đức xã hội xuống cấp một cách đáng báo động, trong đó có một bộ phận cán bộ đảng viên kém phẩm chất đạo đức”. Cũng trong bài báo này, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Ksor Phước cho rằng: “Người dân dễ dàng đi đến chỗ phạm tội bất chấp pháp luật có phần do việc phát hiện, điều tra, xét xử tội phạm chưa đạt yêu cầu khiến lòng tin của họ bị thách thức”. Những điều này làm tôi nhớ lại vụ xảy ra tại Trại gáo-xứ Mỹ yên xã Nghi phương-Nghi lộc-Nghệ an. Nguyên do bắt nguồn từ mấy ông công an không mặc sắc phục lục soát đồ đạc của người dân đi lễ vào ngày 22/5/2013. Mấy vị này bị người dân đánh. Mọi chuyện 2 bên đã được giải quyết ổn thoả. Nhưng không hiểu vì sao, ngày 27/6/2013 công an lại bắt 2 người có tên là Nguyễn Văn Hải và Ngô Văn Khởi, với tội danh “gây rối trật tự công cộng”. Bất bình với cách bắt người như trên, người dân đã đòi công an phải thả 2 người này vô điều kiện.
Liệu những gì mà Phó Chủ Tịch nước Nguyễn Thị Doan nói “ …một bộ phận cán bộ, đảng viên kém phẩm chất đạo đức”. Lời nói này có được áp dụng cho những cán bộ địa phương ở đây “ ông đánh tôi, bây giờ tôi bắt ông” hay không?
Kiên vững với lập trường công an bắt giữ người vô cớ, ngày23/9/2013 người dân tập trung trước UBDN xã Nghi phương yêu cầu thả người, và ông chủ tịch xã Nghi phương đã có bản cam kết với họ. Nhưng kết quả của bản cam kết này chỉ là lời hứa suông.
Ngạc nhiên hơn, khi có một vài luật sư trả lời trên đài VTV3 về bản cam kết là “không có cơ sở pháp lý và không đủ thẩm quyền”. Khi nghe giải thích như vậy, người ta không khỏi không thắc mắc: nếu không có cơ sở pháp lý và không đủ thẩm quyền, tại sao ông chủ tịch xã Nghi phương lại tuỳ tiện cam kết (dù trong hoàn cảnh điều kiện nào thì điều này cũng không thể chấp nhận được).
Liệu những gì mà Chủ Tịch Ksor Phước nói:.... “chưa đạt yêu cầu khiến lòng tin của họ bị thách thức”. Lời nói này có được áp dụng cho những cán bộ địa phương ở đây “nói một đàng làm một nẽo” hay không?
Trả lời phỏng vấn BBC của giáo sư Tương Lai trong bài: “Đằng sau vụ nổ súng ở Thái Bình”, giáo sư đã nhắc lại lời của ông Phạm Văn Đồng: “Đây là mâu thuẫn giữa một bên là những nhà cầm quyền hư hỏng, thoái hoá, biến chất, đè nén, áp bức dân, khiến dân không chịu được; và bên kia là vì dân không chịu được nên đã nổi dậy đấu tranh”.
Vậy qua vụ này, công an không mặc sắc phục ngăn cản người đi dự lễ; bắt giữ người vô căn cớ; thất hứa với dân, chẳng lẽ những cán bộ này không bị xử lý hay sao?
Hà Tĩnh.
Báo Người Lao Động ngày 19/9/2013 đăng bài “Tự xử” của tác giả Cao Tuấn có đoạn viết: “Trước tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, niềm tin nhân dân giảm sút, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho rằng có nguyên nhân từ đạo đức xã hội xuống cấp một cách đáng báo động, trong đó có một bộ phận cán bộ đảng viên kém phẩm chất đạo đức”. Cũng trong bài báo này, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Ksor Phước cho rằng: “Người dân dễ dàng đi đến chỗ phạm tội bất chấp pháp luật có phần do việc phát hiện, điều tra, xét xử tội phạm chưa đạt yêu cầu khiến lòng tin của họ bị thách thức”. Những điều này làm tôi nhớ lại vụ xảy ra tại Trại gáo-xứ Mỹ yên xã Nghi phương-Nghi lộc-Nghệ an. Nguyên do bắt nguồn từ mấy ông công an không mặc sắc phục lục soát đồ đạc của người dân đi lễ vào ngày 22/5/2013. Mấy vị này bị người dân đánh. Mọi chuyện 2 bên đã được giải quyết ổn thoả. Nhưng không hiểu vì sao, ngày 27/6/2013 công an lại bắt 2 người có tên là Nguyễn Văn Hải và Ngô Văn Khởi, với tội danh “gây rối trật tự công cộng”. Bất bình với cách bắt người như trên, người dân đã đòi công an phải thả 2 người này vô điều kiện.
Liệu những gì mà Phó Chủ Tịch nước Nguyễn Thị Doan nói “ …một bộ phận cán bộ, đảng viên kém phẩm chất đạo đức”. Lời nói này có được áp dụng cho những cán bộ địa phương ở đây “ ông đánh tôi, bây giờ tôi bắt ông” hay không?
Kiên vững với lập trường công an bắt giữ người vô cớ, ngày23/9/2013 người dân tập trung trước UBDN xã Nghi phương yêu cầu thả người, và ông chủ tịch xã Nghi phương đã có bản cam kết với họ. Nhưng kết quả của bản cam kết này chỉ là lời hứa suông.
Ngạc nhiên hơn, khi có một vài luật sư trả lời trên đài VTV3 về bản cam kết là “không có cơ sở pháp lý và không đủ thẩm quyền”. Khi nghe giải thích như vậy, người ta không khỏi không thắc mắc: nếu không có cơ sở pháp lý và không đủ thẩm quyền, tại sao ông chủ tịch xã Nghi phương lại tuỳ tiện cam kết (dù trong hoàn cảnh điều kiện nào thì điều này cũng không thể chấp nhận được).
Liệu những gì mà Chủ Tịch Ksor Phước nói:.... “chưa đạt yêu cầu khiến lòng tin của họ bị thách thức”. Lời nói này có được áp dụng cho những cán bộ địa phương ở đây “nói một đàng làm một nẽo” hay không?
Trả lời phỏng vấn BBC của giáo sư Tương Lai trong bài: “Đằng sau vụ nổ súng ở Thái Bình”, giáo sư đã nhắc lại lời của ông Phạm Văn Đồng: “Đây là mâu thuẫn giữa một bên là những nhà cầm quyền hư hỏng, thoái hoá, biến chất, đè nén, áp bức dân, khiến dân không chịu được; và bên kia là vì dân không chịu được nên đã nổi dậy đấu tranh”.
Vậy qua vụ này, công an không mặc sắc phục ngăn cản người đi dự lễ; bắt giữ người vô căn cớ; thất hứa với dân, chẳng lẽ những cán bộ này không bị xử lý hay sao?
Hà Tĩnh.