Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng có nhiều điều tích cực, nó thúc đẩy người Kitô Giáo và người Hồi Giáo hướng tới một liên hệ yêu thương và sự thật, làm việc cho hòa bình, phong phú hóa lẫn nhau, chào đón di dân… Nhưng cũng có những điều khiến người ta phê phán: “Thiên Chúa cảm thương và nhân từ” của Hồi Giáo có thực sự là một với Thiên Chúa Ba Ngôi hay không? Và Chúa Giêsu cùng Đức Mẹ trong Kinh Kôrăng có giống hệt như trong các Tin Mừng hay không? Và chủ nghĩa cực đoan Kitô Giáo có y như chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo hay không? Như Đức Phanxicô nhấn mạnh, điều thực sự khẩn thiết là “đọc Kinh Kôrăng một cách thích đáng” điều mà người Hồi Giáo vẫn từ khước.
Theo Cha Samir Khalil Samir (*), Dòng Tên, một chuyên gia về Hồi Giáo và thường xuyên tiếp xúc với thế giới Trung Đông, tiết nói về đối thoại liên tôn (các số 250-254) của Niềm Vui Tin Mừng gây ấn tượng nơi cha hơn cả. Tuy nhiên, khi đọc kỹ phần nói về Hồi Giáo (các số 252-253), cha thấy cần phải phân tích một số điểm quan trọng và đáng lưu ý, đồng thời nêu ra một số khía cạnh quan yếu và gây thắc mắc trong mối liên hệ với Hồi Giáo dù nhận định chung của Cha Samir về Niềm Vui Tin Mừng là: Đức Phanxicô rất tích cực, một điều mang lại lợi ích thực sự cho xã hội hoàn cầu hóa của ta.
A. Sự cấp thiết của cuộc đối thoại chân chính
1. Chân lý và tình yêu (số 250)
Điều đầu tiên nhận thấy trong đoạn số 250 là “thái độ cởi mở trong chân lý và tình yêu”. Điều này hẳn nhiên phải lên đặc điểm cho mối liên hệ với các tôn giáo khác. Nó rất quan trọng đối với xã hội hoàn cầu hóa của ta, nơi ta thường xuyên tiếp xúc với thành viên các tôn giáo khác.
Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh tới con đường đúng đắn phải theo để gặp gỡ và đối thoại, một con đường đòi cả “chân lý và tình yêu”: sẽ không có chân lý trong việc cứng rắn hóa các chủ trương; cũng sẽ không có tình yêu trong một đối thoại hàm hồ và mờ ảo. Thái độ cân bằng giữa chân lý và tình yêu là thái độ đúng đắn nhất, nhưng ngày nay dường như rất thiếu.
2 . Đối thoại và công bố (số 251 )
Ta thấy cùng một chủ đề trên trong đoạn số 251: “Trong cuộc đối thoại luôn thân ái và thành thực này, lúc nào cũng phải chú ý tới sợi dây chủ yếu liên kết đối thoại với việc công bố”.
Trong đối thoại, khi đụng tới việc công bố, hình như ta làm đối tác không hài lòng, vì họ hay tố cáo ta cải đạo họ. Thực ra, không hề là cải đạo. Vì yêu thương, tôi công bố tin mừng từng giải thoát tôi và đem niềm vui cho tôi. Và cả bạn nữa, bạn cũng nên cho tôi hay tin vui bạn tìm được trong đức tin của bạn. Ta nên giải thoát ta khỏi châm chích, tranh luận và thực hành trí thức nhằm thắng người khác, thay vì làm chứng về sự thật với nhau.
Mặt khác, chữ “công bố”, “tin mừng” có trong Thánh Kinh, và cũng có trong Kôrăng nữa. Chữ “tin mừng”, "euanghelos", tìm thấy trong Isaia, Máccô, Luca… Trong Kôrăng, ta thấy động từ "bashshara" = đem tin mừng (bishāra) và các phái sinh của nó. Người ta thường cho rằng Đức Muhammad được phái “đem tin mừng” (mubashshiran) tới. Và theo Kôrăng (61:6), chính Chúa Kitô nói với người Do Thái: “Tôi tới đem tin mừng (mubashshiran) của một tiên tri đến sau tôi, tên của ngài sẽ là Ahmad." Người Hồi Giáo giải thích đấng “Ahmad” này tương đương với Muhammad.
Còn hành động đem tin mừng thì trong tiếng Ả Rập là tabshīr, một chức năng tiêu biểu của các tiên tri. Người Hồi Giáo ngày nay dùng chữ này để chỉ trích các Kitô hữu, tố cáo họ thi hành "tabshīr" theo nghĩa cải đạo (proselytizing), do đó đã làm sai lệch ý nghĩa của tiếng Ả Rập trong Kôrăng. Người Hồi Giáo luôn dùng câu 61:6 này để xác minh rằng Chúa Giêsu loan báo sự xuất hiện của Đức Muhammad. Cải đạo là điều cần được lên án, vì qua phương thức này, tôi cố gắng dùng thủ đoạn để chinh phục người khác. Nhưng công bố có khác, nó đề nghị một điều tốt đẹp từng giải thoát tôi, và bạn, đến lượt bạn, bạn cũng nên công bố chân lý của bạn cho tôi.
Mỗi người chúng ta đều xác tín rằng ta có “tin mừng” cho nhân loại, tin mừng này trùng hợp với đức tin của ta. Người Hồi Giáo và cộng đồng Hồi Giáo có bổn phận phải truyền bá Hồi Giáo bằng Da'wa, nghĩa là “lời mời gọi” trở thành tín hữu Hồi Giáo, để mọi nhà nước Hồi Giáo đều có một thừa tác vụ Da'wa. Cũng thế, Kitô hữu và cộng đồng Kitô hữu cũng có bổn phận phải công bố đức tin, phải mời gọi người khác khám phá ra tin mừng! Hiểu một cách đúng đắn, đây là một hành vi yêu thương người khác. Chính vì thế, Đức Giáo Hoàng mời gọi ta công bố Tin Mừng cùng với đối thoại, trong một cử chỉ yêu thương và trọng sự thật.
Ngược lại, chủ nghĩa ba phải, chiết trung không tôn trọng cả tình yêu lẫn chân lý. Bởi thế, trong câu sau đây, Đức Giáo Hoàng mạnh dạn lên án chủ nghĩa ba phải này “Chủ nghĩa ba phải dễ dãi sau cùng sẽ trở thành cử chỉ độc tài toàn trị”.
3 . Chào đón người di dân Hồi Giáo (số 253)
Ngay cuối số 253, Đức Giáo Hoàng vẫn can đảm nói: “Kitô hữu chúng ta nên âu yếm và kính trọng đón lấy các di dân Hồi Giáo tới các xứ sở của ta”. Ở đây, Đức Giáo Hoàng cho ta thấy hậu quả lời ngài nói về “chân lý và tình yêu”: ta phải chào đón người di dân chứ không nên đóng cửa biên giới đối với họ như thường thấy hiện nay ở Tây Phương.
Chính ngài làm gương cụ thể khi đích thân tới Lampudesa ngày 8 tháng Bẩy năm 2013 và đọc bài diễn văn khởi đầu như sau: "Các di dân chết trên biển, trong những chiếc thuyền vốn được coi như cỗ xe hy vọng mà thực ra đã trở thành những cỗ xe chết chóc. Đó là cách các hàng tít lớn đã mô tả. Lần đầu tiên khi nghe biết thảm họa này cách nay mấy tuần, và được hiểu rằng nó xẩy ra rất thường xuyên, thảm họa này ám ảnh tôi hoài như chiếc gai làm trái tim tôi đau đớn. Bởi thế tôi thấy rằng tôi phải đến đây, phải cầu nguyện và tỏ dấu hiệu gần gũi, nhưng cũng để thách thức lương tâm ta kẻo thảm họa này cứ thế được lặp lại. Xin đừng, đừng để thảm họa này được lặp lại!” (1).
4 . Các nước Hồi Giáo nên chào đón các Kitô hữu (số 253)
Đồng thời ở đoạn số 253, Đức Giáo Hoàng nói thêm: “tôi yêu cầu và khiêm tốn khẩn khoản các nước ấy [và ở đây chúng tôi muốn nói Saudi Arabia, Iran, Afghanistan , ...] dành cho các Kitô hữu quyền tự do thờ phượng và thực hành đức tin của họ, dưới ánh sáng tự do mà các tín hữu Hồi Giáo đã được hưởng tại các nước Tây Phương!”
Ở đây, Đức GH Phanxicô đã có can đảm nói với các nước giầu có nhất trên thế giới, Saudi Arabia và một số nước của Vịnh Ả Rập, để họ bảo đảm quyền tự do thờ phượng. Cần phải nói rằng ngài không đề cập tới tự do lương tâm, hay tự do từ một tôn giáo này chuyển qua một tôn giáo khác. Nhưng tự do thờ phượng có tính quan trọng ngay trong nó và từ nó, trong khi hai triệu Kitô hữu đang sống và làm việc tại Bán Đảo Ả Rập không có quyền được có một nhà nguyện riêng!
Cũng trong khi đó, tự do lương tâm được mọi quốc gia Tây Phương bảo đảm. Chẳng sớm thì muộn, ta sẽ phải đòi hỏi đến cả tự do lương tâm tại các nước Hồi Giáo: đây là điều kiện của một sống chung thực sự, biết tôn trọng cá nhân, trong chân lý và tình yêu.
B. Mục đích của đối thoại
1 . Phục vụ hòa bình (số 250)
Mục đích của đối thoại là bảo đảm hòa bình trên thế giới: “đối thoại liên tôn là điều kiện cần thiết đối với hòa bình trên thế giới, và do đó, nó là một bổn phận đối với các Kitô hữu và các cộng đồng tôn giáo khác” (số 250) .
Xa hơn chút nữa, Đức Giáo Hoàng nói thêm: “sau đó ta có thể cùng nhau nhận lãnh bổn phận phục vụ công lý và hòa bình, bổn phận này phải trở thành nguyên tắc căn bản của mọi trao đổi giữa chúng ta” (số 250). Do đó, phục vụ là một bổn phận, và đặc biệt là phục vụ công lý và hòa bình. Và đó là bổn phận của các Kitô Hữu và mọi người có tín ngưỡng.
Thiển nghĩ, chữ “cùng nhau” rất quan trọng: đối thoại không phải chỉ là “tôi nói anh nghe” rồi sau đó “anh nói tôi nghe”, mà sự thật là việc “cùng nhau” ta phục vụ công lý và hòa bình. Đây là viễn kiến rất thực tiễn và có tính mục vụ của vị đương kim giáo hoàng.
Cuối cùng, cặp bài trùng “công lý” và “hòa bình” rất đáng lưu ý: “sau đó ta có thể cùng nhau nhận lãnh bổn phận phục vụ công lý và hòa bình, bổn phận này phải trở thành nguyên tắc căn bản của mọi trao đổi giữa chúng ta”.
Bạn không thể tạo hòa bình nếu không có công lý. Bao lâu có ai đó còn cảm thấy bất công, thì sẽ không có hòa bình. Ta hãy nghĩ tới cuộc tranh chấp giữa người Palestine và người Do Thái. Người Palestine tin rằng phần lớn lãnh thổ, nơi họ đang sống và đã sống hàng bao thế kỷ qua, nay bị tước đoạt khỏi tay họ, dù họ chẳng có lỗi lầm chi, để trao cho người khác đến từ phương xa, điều này quả bất công. Bao lâu sự bất công này không được thừa nhận và đền bù, sẽ không có hòa bình!
2 . Chấp nhận nhau với các khác biệt của ta (số 250, 252 và 253)
Hậu quả thực tiễn của cuộc đối thoại này là việc tôn trọng sự khác biệt của người khác, lắng nghe người khác, có thái độ thân ái với người khác.
Ở đoạn 250, ngài viết “Bằng cách này, ta học cách chấp nhận người khác và cách họ sống, suy nghĩ và ăn nói khác của họ. Việc chấp nhận người khác như khác biệt với tôi này rất chủ yếu. Chính trong nó, nhờ lắng nghe nhau, cả đôi bên đều được thanh tẩy và phong phú hóa”.
Không nên dùng lắng nghe và đối thoại để tấn công người khác, để nhục mạ, thay vì như một hành động thanh tẩy và phong phú hóa đối với tôi. Phải nhìn sự khác biệt từ một góc nhìn tích cực.
Chủ đề này được nói tới nhiều lần. Thí dụ, về người Hồi Giáo, ngài nói nhiều điều rất tích cực: “Điều kỳ diệu là được thấy người Hồi Giáo, cả trẻ lẫn già, cả đàn ông lẫn đàn bà, đã dành thì giờ ra sao để cầu nguyện hàng ngày và trung thành tham gia các buổi thờ phượng tôn giáo” (số 252).
Là Kitô hữu, ta nên học nơi họ trong việc dành giờ thường xuyên cầu nguyện. Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh tới tính tích cực trong việc làm chứng nhân của người Hồi Giáo, ngược với tính lỏng lẻo của Kitô Giáo Tây Phương.
Ngài cũng ca ngợi lòng đạo của người Hồi Giáo, họ hoàn toàn lệ thuộc vào Thiên Chúa: “Nhiều người trong số họ cũng có xác tín sâu sắc rằng đời sống họ, toàn bộ đời sống họ, phát sinh từ Thiên Chúa và dành cho Thiên Chúa” (số 252). Thái độ này phải cải sửa được thế giới Tây Phương ngày nay, một thế giới bị chủ nghĩa Prometheanism rù quyến, tức chủ nghĩa quá tin vào sức người.
Ở đoạn 253, ngài nhắc họ nhớ rằng một trong các điều kiện của đối thoại là phải “vững vàng và hân hoan đặt cơ sở trên chính bản sắc của họ, nhưng đồng thời cũng phải thừa nhận giá trị của người khác, biết đánh giá các quan tâm nằm bên dưới các đòi hỏi của họ, và soi sáng các niềm tin chung”.
Điều Đức Phanxicô nói về Hồi Giáo rất đúng, và nhiều người Hồi Giáo cảm nhận được điều ấy. Thí dụ, nhiều người Hồi Giáo coi trọng việc cầu nguyện. Nhưng theo cha Samir, chỉ chừng 10% người Hồi Giáo trung thành với việc cầu nguyện mà thôi. Chính cha, cách nay mấy ngày, đã gặp một gia đình Hồi Giáo ở Tripoli, Lebanon. Cả gia đình này, gồm cha mẹ và con cái, đều tôn trọng các giờ cầu nguyện. Chỉ vì tôn trọng cha, họ mới không rút lui để cầu nguyện mà thôi. Tuy nhiên, chuông điện thoại luôn reo đúng lúc để nhắc họ nhớ giờ cầu nguyện.
Tâm thức đạo đức nơi người Hồi Giáo mạnh mẽ hơn so với tâm thức Kitô hữu. Đức Phanxicô nhấn mạnh tới các khía cạnh tích cực này của Hồi Giáo để sửa sai phần nào những quên sót và bỏ sót của các Kitô hữu.
C. Các điểm cần minh xác
Giờ đây ta hãy xem sét một số điểm cần được minh xác. Ở đoạn 252, Đức Phanxicô trích dẫn văn kiện nổi danh của Công Đồng Vatican II, tức Nostra Aetate, để nói rằng người Hồi Giáo “tuyên bố duy trì đức tin của Ápraham, và cùng với ta, họ thờ lạy Thiên Chúa duy nhất và nhân từ, Đấng sẽ phán xét nhân loại vào ngày sau hết” (2) (số 198).
1 . Người Hồi Giáo “cùng chúng ta thờ lạy Thiên Chúa duy nhất và nhân từ” (số 252).
Thiển nghĩ nên thận trọng ở đây. Quả thực, người Hồi Giáo thờ lạy Thiên Chúa duy nhất và nhân từ. Câu này có thể khiến một số người nghĩ rằng: hai quan niệm về Thiên Chúa giống như nhau. Ấy thế nhưng Thiên Chúa của Kitô Giáo, trong yếu tính, vốn là Tam Vị Nhất Thể, một đa tính được tình yêu kết hợp lại: Người không phải chỉ là khoan dung và nhân từ mà thôi. Chúng ta có hai quan niệm rất khác nhau về Thiên Chúa duy nhất. Người Hồi Giáo coi Thiên Chúa là Đấng ta không thể tới gần được. Viễn kiến của Kitô Giáo về tính duy nhất của Tam Vị Nhất Thể nhấn mạnh rằng Thiên Chúa là tình yêu được thông truyền: Cha-Con-Thánh Thần, hay Đấng Yêu-Đấng Được Yêu-Tình Yêu, như Thánh Augustinô gợi ý.
Hơn nữa, người Hồi Giáo hiểu gì về lòng nhân từ của Thiên Chúa? Người có lòng nhân từ đối với những ai Người muốn chứ không phải đối với những kẻ Người không thích. “Allah chấp nhận những ai Người muốn vào tình nhân từ của Người” (Kôrăng 48:25) Kiểu nói này, nếu xét theo chiểu tự, thì giống như câu trong Cựu Ước (Xh 33:19). Nhưng nó không bao giờ tiến tới chỗ nói được rằng “Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4:16) như Thánh Gioan vốn định nghĩa.
Trong Hồi Giáo, lòng nhân từ là lòng thương của người giầu cúi xuống người nghèo và ban cho họ một điều gì đó. Nhưng Thiên Chúa của Kitô Giáo là Đấng đã hạ mình xuống hàng con người nghèo hèn để có thể nâng họ lên; Người không tỏ sự giầu sang của Người để được người nghèo tôn kính (hay sợ sệt); Người tự hiến mình để người nghèo được sống.
2 . Họ “duy giữ lại một số giáo huấn của Kitô Giáo? (No. 252)
Một điểm tế nhị nữa trong tông huấn là lời quả quyết rằng “các trước tác thánh của Hồi Giáo đã giữ lại một số giáo huấn Kitô Giáo” (số 252).
Điều này đúng theo một nghĩa nào đó, nhưng phần nào hàm hồ. Quả người Hồi Giáo có giữ lại một số chữ và sự kiện trong các tin mừng chính thức, như trình thuật Truyền Tin mà ta thấy hầu như nguyên văn trong các chương 3 (Gia đình Imran) và chương 19 (Mariam).
Nhưng thường xuyên hơn, Kôrăng được gợi hứng bởi những chuyện đạo đức lấy từ các tin mừng ngụy thư và không rút tỉa từ đó ý nghĩa thần học chứa đựng trong đó, và không cho các sự kiện và các chữ này ý nghĩa thực sự của chúng, không hẳn vì ác ý, mà đơn giản chỉ vì không mang theo viễn kiến toàn bộ của sứ điệp Kitô Giáo.
3 . Khuôn mạo Chúa Kitô trong các Tin Mừng và trong Kôrăng (số 252)
Kôrăng nhắc tới “Giêsu và Maria như là đối tượng của lòng tôn kính sâu xa”. Nói cho đúng, Chúa Giêsu không phải là đối tượng của lòng tôn kính trong truyền thống Hồi Giáo. Chỉ có Đức Maria mới được tôn kính, đặc biệt giữa giới phụ nữ Hồi Giáo, những người sẵn sàng đi tới những nơi hành hương để tôn kính ngài.
Việc thiếu lòng tôn kính đối với Chúa Giêsu Kitô có lẽ được giải thích bởi sự kiện: trong Kôrăng, Chúa Giêsu là một đại tiên tri, nổi danh vì các phép vì người nghèo và người bệnh, nhưng Người không bằng Muhammad. Chỉ những nhà huyền nhiệm mới tôn kính Người chút đỉnh, như là “Thần Khí Thiên Chúa”.
Thực ra, tất cả những gì Kôrăng nói về Chúa Giêsu đều ngược hẳn với giáo huấn Kitô Giáo. Người không phải là Con Thiên Chúa, mà chỉ là một tiên tri và chỉ có thế. Thậm chí, Người không phải là tiên tri sau cùng, vì “ấn tín các tiên tri” là Muhammad (Koran 33:40 ). Mạc khải Kitô Giáo chỉ được coi là bước hướng tới mạc khải tối hậu do Muhammad đem tới, tức Hồi Giáo.
4 . Kôrăng đi ngược mọi tín điều nền tảng của Kitô Giáo
Mọi tín điều nền tảng của Kitô Giáo đều bị Kôrăng và Hồi Giáo bác bỏ.
Khuôn mạo Chúa Kitô như Ngôi Hai Thiên Chúa Ba Ngôi bị kết án. Trong Kôrăng, người ta nói rõ với các Kitô hữu: “Ôi dân Thánh Kinh! Trong tôn giáo các ngươi, đừng nói quá cũng đừng nói bất cứ điều gì liên quan tới Allah ngoại trừ sự thật. Đấng Xức Dầu, Giêsu con Maria, chỉ là một thiên sứ của Allah, và là lời của Người mà chính Người truyền cho Maria, và là một thần trí phát xuất từ Người. Nên hãy tin Allah và các thiên sứ của Người, và đừng nói “Ba” – Hãy ngưng lại! (điều này) tốt hơn cho các ngươi!- Allah là Thiên Chúa duy nhất. Điều ấy quá xa vời đối với Uy Linh Siêu Việt của Người” (Koran 4:171 ). Những lời phản bác Ba Ngôi này đã quá rõ, không cần giải thích gì thêm.
Kôrăng vì thế thẳng thừng bác bỏ thần tính của Chúa Kitô: “Ôi Giêsu, con Maria, ngài có nói với dân ‘Hãy coi ta và mẹ ta như thần thánh ngoài Allah ra không?” (Koran 5:116 ). Và Chúa Giêsu trả lời: không!
Cuối cùng, Kôrăng cũng bác bỏ việc cứu chuộc. Thậm chí nó còn nói rằng Giêsu Kitô không chết trên Thánh Giá, nhưng chỉ giống như chết mà thôi: “Và họ không giết ngài, cũng không đóng đinh ngài; nhưng [một người khác] được tạo ra trông giống như ngài đối với họ” (Koran 4:157 ). Nhờ cách này, Thiên Chúa đã cứu ngài khỏi bàn tay tàn ác của người Do Thái. Nhưng như thế thì Đấng Kitô đâu có cứu chuộc thế gian!
Nói tóm lại, Kôrăng và người Hồi Giáo bác bỏ các tín điều chủ chốt của Kitô Giáo: Ba Ngôi, Nhập Thể và Cứu Chuộc. Cần thêm rằng đây là quyền tuyệt đối nhất của họ! Nhưng như thế bạn không thể cho rằng “các trước tác thánh của Hồi Giáo duy trì một phần giáo huấn của Kitô Giáo”. Bạn phải nói về đấng “Giêsu của Kôrăng” là đấng chẳng ăn nhằm gì với Chúa Giêsu của các Tin Mừng (3).
Kôrăng nhắc tới Chúa Giêsu vì nó muốn dùng mạc khải của Chúa Kitô để hiển dương Muhammad. Mặt khác, căn cứ vào những gì Chúa Giêsu và Đức Maria làm trong Kôrăng, ta thấy đó chỉ là việc áp dụng luật cầu nguyện và ăn chay theo Kôrăng mà thôi. Chắc chắn Đức Maria là nhân vật đẹp nhất trong tất cả các nhân vật được Kôrăng trình bày: Ngài là Trinh Nữ Mẫu Thân, người mà chưa người đàn ông nào đụng tới. Nhưng ngài không thề là Theotokos; ngài chỉ là người Hồi Giáo tốt (4).
D. Nhiều điểm tế nhị nữa
1 . Đạo đức trong Hồi Giáo và trong Kitô Giáo (số 252)
Câu cuối cùng của điểm này nói về người Hồi Giáo như sau: “Họ cũng thừa nhận nhu cầu đáp trả Thiên Chúa bằng một cam kết đạo đức và bằng lòng nhân từ đối với những ai túng thiếu”. Điều này đúng và lòng cảm thương đối với người nghèo là một đòi hỏi của Hồi Giáo.
Tuy nhiên, thiển nghĩ: có sự dị biệt kép giữa đạo đức Hồi Giáo và đạo đức Kitô Giáo.
Thứ nhất, đạo đức Hồi Giáo không luôn phổ quát. Nó thường là vấn đề liên đới bên trong cộng đồng Hồi Giáo, trong khi theo truyền thống Kitô Giáo, liên đới là liên đới với mọi người. Ta nên để ý: khi một thiên tai giáng xuống một vùng nào đó trên thế giới, các nước thuộc truyền thống Kitô Giáo giúp đỡ bất kể các xác tín tôn giáo của những người cần được giúp đỡ, trong khi các nước Hồi Giáo giầu có như các nước thuộc Bán Đảo Ả Rập chẳng hạn, thì không.
Thứ hai, Hồi Giáo cột đạo đức vào pháp luật. Những ai không ăn chay trong tháng Ramadan đều bị kết án và tại một số quốc gia còn phải ngồi tù nữa. Nếu bạn giữ chay, từ sáng tới tối, bạn là người hoàn hảo, dù sau đó từ lúc mặt trời lặn tới lúc mặt trời mọc vào ngày hôm sau, bạn muốn ăn bao nhiêu, hơn cả lệ thường cũng không sao, “ăn những thứ ngon nhất và ăn bừa phứa” như một người bạn Hồi Giáo Ai Cập nói với Cha Samir. Xem ra ăn chay dịp Ramadan đã mất hết ý nghĩa nếu nó trở thành dịp để người ta ăn nhiều hơn, và ăn những của ngon nhất. Ngày hôm sau, nếu không ai ngủ vì bận ăn uống suốt đêm, thì không ai đi làm cả. Tuy nhiên, theo quan điểm chính thức, tất cả đều phải ăn chay ít giờ. Đây là nền đạo đức có tính pháp chế: nếu bạn làm điều đó, bạn o.k. Một nền đạo đức bề ngoài.
Thay vào đó, ăn chay trong Kitô Giáo nhằm đem ta lại gần sự hy sinh của Chúa Kitô hơn, trong tình liên đới với người nghèo. Nó không cho phép có khoảng thời gian ban ngày hay ban đêm trong đó, ta được quyền bù trừ ăn những thức ăn mình chưa ăn.
Bao lâu tín hữu giữ luật Hồi Giáo, mọi sự đều yên ổn. Công lý do luật pháp đòi hỏi, nhưng không nên đi quá. Đó là lý do tại sao theo Kôrăng, không có bổn phận nào phải tha thứ, trong khi trong Tin Mừng, Chúa Giêsu dạy ta phải tha thức bẩy mười lần bẩy (xem Mt 18:21-22). Trong Kôrăng, lòng nhân từ không bao giờ đạt tới mức yêu thương.
Đối với đa thê cũng thế: bạn có thể lấy tới 4 vợ. Nếu bạn muốn có bà thứ năm, thì chỉ cần bỏ một trong những bà đã có, có thể là bà già nhất, và cưới cô dâu trẻ hơn. Và như thế, vì tôi chỉ luôn luôn có bốn vợ trong một thời gian nhất định, nên mọi sự đều hợp luật một cách hoàn hảo.
Cũng có chuyện ngược lại, như đối với đồng tính luyến ái. Mọi tôn giáo đều coi đó là tội.Nhưng đối với người Hồi Giáo, nó còn là một hình tội đáng phạt tử hình nữa. Trong Kitô Giáo, nó là một tội nhưng không phải là một hình tội. Lý do rất hiển nhiên: Hồi Giáo không những là một tôn giáo, một nền văn hóa mà còn là một hệ thống xã hội và chính trị nữa, nó là một thực tại toàn diện. Và điều đó đã được công bố rõ ràng trong Kôrăng. Tin Mừng thì trái lại phân biệt rõ chiều kích thiêng liêng và chiều kích đạo đức trong đời sống xã hội, văn hóa và chính trị.
Đối với sự trong sạch cũng thế, như Chúa Kitô đã giải thích rõ với người Biệt Phái “Điều vào miệng người ta không làm họ ô uế, nhưng điều từ miệng họ mà ra mới làm cho người ta ô uế” (Mt 15 , 11) .
2 . "Những người duy cực đoan ở cả hai phía" (số 250 và 253)
Sau cùng, có hai điểm thiết tưởng nên xem sét: thứ nhất, là việc Đức Phanxicô liệt kê mọi chủ nghĩa cực đoan chung với nhau. Trong đoạn 250, ngài viết “Thái độ cởi mở trong chân lý và tình yêu phải lên đặc điểm cho cuộc đối thoại với các tín hữu của các tôn giáo không phải là Kitô Giáo, bất chấp một số trở ngại và khó khăn khác nhau, nhất là các hình thức duy cực đoan ở cả hai phía”.
Thứ đến là câu kết luận của phần nói về các liên hệ với Hồi Giáo kết thúc bằng câu này: “đứng trước các thời kỳ bất hòa của chủ nghĩa cực đoan bạo động, lòng tôn trọng của ta đối với các tín hữu đích thực của Hồi Giáo nên dẫn ta tới việc tránh các tổng quát hóa có tính kỳ thị, vì Hồi Giáo chân chính và việc đọc Kôrăng đúng đắn đối nghịch hẳn với mọi hình thức bạo động” (số 253).
Thiển nghĩ không nên đặt cả hai hình thức cực đoan này trên cùng một bình diện: những người Kitô hữu duy cực đoan không mang vũ khí; chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo bị phê phán, vì người Hồi Giáo tìm cách sao chép mô thức của Muhammad. Trong đời ngài, Muhammad vốn mở hơn 60 cuộc chiến tranh (5), nên nay, nếu ngài là mô thức siêu đẳng (như Koran 33:21 quả quyết), thì đâu có lạ gì khi một số người Hồi Giáo sử dụng bạo lực để bắt chước đấng sáng lập ra Hồi Giáo.
3 . Bạo lực trong Kôrăng và trong đời Muhammad (số 253)
Cuối cùng, Đức Phanxicô nhắc đến bạo lực trong Hồi Giáo. Ở đoạn số 253, ngài viết: “Hồi Giáo đích thực và việc giải thích đúng đắn Kinh Kôrăng chống lại mọi bạo lực”.
Câu trên rất đẹp và biểu lộ thái độ thiện cảm của Đức Giáo Hoàng đối với Hồi Giáo. Tuy nhiên, theo thiển ý, nó nói lên một ước vọng hơn là một thực tế. Nói rằng đa số người Hồi Giáo chống đối bạo lực thì có thể đúng. Nhưng nếu nói “Hồi Giáo đích thực chống lại mọi bạo lực” thì xem ra không đúng lắm. Vì rõ ràng trong Kôrăng có bạo lực (6). Thành thử nói “Hồi Giáo đích thực và việc giải thích đúng đắn Kinh Kôrăng chống lại mọi bạo lực” thì cần phải giải thích rất nhiều.
Chỉ cần trích các chương 2 và 9 của Kôrăng. Về khía cạnh này, đúng hơn nên nói: Hồi Giáo cần được “giải thích đúng đắn”. Một số học giả vốn đã chọn con đường này nhưng không đủ để đánh đổ sức mạnh của đa số. Nhóm thiểu số này cố gắng tái giải thích các bản văn Kôrăng nói tới bạo lực, bằng cách chứng tỏ rằng những bản văn này liên hệ tới bối cảnh của vùng Arabia vào lúc đó và chính viễn kiến chính trị và tôn giáo của Muhammad.
Nếu Hồi Giáo cứ nhất định ở lại trong viễn kiến ấy, thì bạo lực vẫn luôn còn đó. Nhưng nếu Hồi Giáo mốn tìm ra một nền linh đạo sâu sắc, như một số không nhỏ các nhà huyền nhiệm của họ từng làm, thì bạo lực sẽ không còn đó nữa.
Hồi Giáo đang ở một ngã tư đường: hoặc tôn giáo là con đường dẫn tới chính trị và tới một xã hội được tổ chức theo chính trị, hoặc nó là một linh hứng để ta sống và yêu thương trọn vẹn hơn.
Những người chỉ trích Hồi Giáo về phương diện bạo lực không tổng quát hóa một cách bất công và đáng ghét, bởi họ có quá nhiều minh chứng qua các tranh chấp đẫm máu liên tiếp diễn ra trong thế giới Hồi Giáo.
Tại đây, tức tại Phương Đông này, người ta hiểu rất rõ rằng chủ nghĩa khủng bố Hồi Giáo đã được tôn giáo lên động lực với rất nhiều trích dẫn, lời cầu nguyện và kết án (fatwas) của các giáo sĩ nhằm khuyến khích bạo lực. Sự thật là không hề có một thẩm quyền trung ương nào để kiểm soát việc thao túng Hồi Giáo này. Điều này có nghĩa giáo sĩ nào cũng có thể là một mufti (luật sĩ?), có thẩm quyền đối với cả nước, toàn quyền ra các phán quyết nói là do Kôrăng linh hứng và do đó ra lệnh giết chóc được.
E. Kết luận: đọc Kôrăng cho đúng đắn
Xét cho cùng, điều quan trọng nhất vẫn là một cách “đọc đúng đắn”. Trong thế giới Hồi Giáo, cuộc tranh luận nóng bỏng nhất, thực ra bị cấm đoán hơn cả, chính là việc giải thích sách thánh. Người Hồi Giáo tin rằng Kôrăng phát xuất từ Muhammad, một cách trọn vẹn, dưới hình thức ta biết hiện nay. Họ không có quan niệm linh hứng về các bản văn thánh, một quan niệm biết chừa chỗ cho việc giải thích các yếu tố nhân bản trong lời Thiên Chúa.
Ta hãy lấy một thí dụ. Thời Muhammad, với các bộ lạc sống trong hoang địa, người ta trừng phạt kẻ trộm bằng cách cắt đôi tay anh ta. Nhằm mục đích gì? Để anh ta hết còn ăn trộm. Như thế, ta hẳn phải hỏi: ngày nay, ta có thể duy trì được mục đích kia cách nào để anh ta đừng ăn trộm nữa không? Liệu ta có thể sử dụng các phương pháp khác mà không cần đến việc cắt tay người ăn trộm nữa không?
Ngày nay, mọi tôn giáo đều có vấn đề này: phải tái giải thích các bản văn thánh ra sao, vì các bản văn này tuy có giá trị trường cửu nhưng giá trị trường cửu này đã phát xuất hàng thế kỷ, thậm chí cả hàng nghìn năm trước.
Khi hỏi đâu là mục đích (maqased), hay định mức trong Kôrăng, thì một số luật sĩ và thần học gia của Hồi Giáo cho hay ta nên tìm “các mục tiêu của luật Thiên Chúa” (maqāsid al-sharī'a) . Kiểu nói này tương đương với điều Tin Mừng gọi là “tinh thần” của bản văn, ngược với “chữ nghĩa” (text). Ta nên đi tìm ý hướng của bản văn thánh trong Hồi Giáo. Khám phá ra các ý hướng này để thích ứng bản văn Kôrăng với thế giới hiện đại. Thiển nghĩ đây mới thực sự là điều Đức Phanxicô muốn nói khi ngài đề cập tới việc “đọc Kôrăng cách đúng đắn”.
(*) AsiaNews, 12/19/2013 VATICAN - ISLAM, Pope Francis and his invitation to dialogue with Islam
[1] http://www.vatican.va/holy_father/francesco/homilies/2013/documents/papa-francesco_20130708_omelia-lampedusa_en.html
[2] Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội Lumen Gentium, 16.
[3] Muốn xem thêm cuộc thảo luận về điều này, xin xem Samir Khalil SAMIR, "Christian and Muslims or how to live together with different dogmas," trong: AsiaNews, 1 tháng Tư, 2008.
[4] Xem Michel DOUSSE, Mary the Muslim. The importance and significance of the mother of the Messiah in the Koran (ed. Arkeios, 2008).
[5] Xem tiểu sử Tiên Tri Hồi Giáo, Kitāb al-Maghāzī do Al-Wāqidī viết 748-822, cuốn này được coi như trước tác sớm sủa nhất về cuộc đời Muhammad. Bản dịch tiếng Anh History of Muhammad's Campaigns của Marsden Jones và Alfred von Kremer (Calcutta, 1856) có trên internet: https://archive.org/details/kitbalmaghz00kremgoog.
[6] Xem: Samir Khalil SAMIR, Violence et Non-violence dans le Coran et l'Islam, coll. «Cahiers de l'Orient Chrétien» 4 (Beyrouth : CEDRAC, 2005), p. 64.
Theo Cha Samir Khalil Samir (*), Dòng Tên, một chuyên gia về Hồi Giáo và thường xuyên tiếp xúc với thế giới Trung Đông, tiết nói về đối thoại liên tôn (các số 250-254) của Niềm Vui Tin Mừng gây ấn tượng nơi cha hơn cả. Tuy nhiên, khi đọc kỹ phần nói về Hồi Giáo (các số 252-253), cha thấy cần phải phân tích một số điểm quan trọng và đáng lưu ý, đồng thời nêu ra một số khía cạnh quan yếu và gây thắc mắc trong mối liên hệ với Hồi Giáo dù nhận định chung của Cha Samir về Niềm Vui Tin Mừng là: Đức Phanxicô rất tích cực, một điều mang lại lợi ích thực sự cho xã hội hoàn cầu hóa của ta.
A. Sự cấp thiết của cuộc đối thoại chân chính
1. Chân lý và tình yêu (số 250)
Điều đầu tiên nhận thấy trong đoạn số 250 là “thái độ cởi mở trong chân lý và tình yêu”. Điều này hẳn nhiên phải lên đặc điểm cho mối liên hệ với các tôn giáo khác. Nó rất quan trọng đối với xã hội hoàn cầu hóa của ta, nơi ta thường xuyên tiếp xúc với thành viên các tôn giáo khác.
Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh tới con đường đúng đắn phải theo để gặp gỡ và đối thoại, một con đường đòi cả “chân lý và tình yêu”: sẽ không có chân lý trong việc cứng rắn hóa các chủ trương; cũng sẽ không có tình yêu trong một đối thoại hàm hồ và mờ ảo. Thái độ cân bằng giữa chân lý và tình yêu là thái độ đúng đắn nhất, nhưng ngày nay dường như rất thiếu.
2 . Đối thoại và công bố (số 251 )
Ta thấy cùng một chủ đề trên trong đoạn số 251: “Trong cuộc đối thoại luôn thân ái và thành thực này, lúc nào cũng phải chú ý tới sợi dây chủ yếu liên kết đối thoại với việc công bố”.
Trong đối thoại, khi đụng tới việc công bố, hình như ta làm đối tác không hài lòng, vì họ hay tố cáo ta cải đạo họ. Thực ra, không hề là cải đạo. Vì yêu thương, tôi công bố tin mừng từng giải thoát tôi và đem niềm vui cho tôi. Và cả bạn nữa, bạn cũng nên cho tôi hay tin vui bạn tìm được trong đức tin của bạn. Ta nên giải thoát ta khỏi châm chích, tranh luận và thực hành trí thức nhằm thắng người khác, thay vì làm chứng về sự thật với nhau.
Mặt khác, chữ “công bố”, “tin mừng” có trong Thánh Kinh, và cũng có trong Kôrăng nữa. Chữ “tin mừng”, "euanghelos", tìm thấy trong Isaia, Máccô, Luca… Trong Kôrăng, ta thấy động từ "bashshara" = đem tin mừng (bishāra) và các phái sinh của nó. Người ta thường cho rằng Đức Muhammad được phái “đem tin mừng” (mubashshiran) tới. Và theo Kôrăng (61:6), chính Chúa Kitô nói với người Do Thái: “Tôi tới đem tin mừng (mubashshiran) của một tiên tri đến sau tôi, tên của ngài sẽ là Ahmad." Người Hồi Giáo giải thích đấng “Ahmad” này tương đương với Muhammad.
Còn hành động đem tin mừng thì trong tiếng Ả Rập là tabshīr, một chức năng tiêu biểu của các tiên tri. Người Hồi Giáo ngày nay dùng chữ này để chỉ trích các Kitô hữu, tố cáo họ thi hành "tabshīr" theo nghĩa cải đạo (proselytizing), do đó đã làm sai lệch ý nghĩa của tiếng Ả Rập trong Kôrăng. Người Hồi Giáo luôn dùng câu 61:6 này để xác minh rằng Chúa Giêsu loan báo sự xuất hiện của Đức Muhammad. Cải đạo là điều cần được lên án, vì qua phương thức này, tôi cố gắng dùng thủ đoạn để chinh phục người khác. Nhưng công bố có khác, nó đề nghị một điều tốt đẹp từng giải thoát tôi, và bạn, đến lượt bạn, bạn cũng nên công bố chân lý của bạn cho tôi.
Mỗi người chúng ta đều xác tín rằng ta có “tin mừng” cho nhân loại, tin mừng này trùng hợp với đức tin của ta. Người Hồi Giáo và cộng đồng Hồi Giáo có bổn phận phải truyền bá Hồi Giáo bằng Da'wa, nghĩa là “lời mời gọi” trở thành tín hữu Hồi Giáo, để mọi nhà nước Hồi Giáo đều có một thừa tác vụ Da'wa. Cũng thế, Kitô hữu và cộng đồng Kitô hữu cũng có bổn phận phải công bố đức tin, phải mời gọi người khác khám phá ra tin mừng! Hiểu một cách đúng đắn, đây là một hành vi yêu thương người khác. Chính vì thế, Đức Giáo Hoàng mời gọi ta công bố Tin Mừng cùng với đối thoại, trong một cử chỉ yêu thương và trọng sự thật.
Ngược lại, chủ nghĩa ba phải, chiết trung không tôn trọng cả tình yêu lẫn chân lý. Bởi thế, trong câu sau đây, Đức Giáo Hoàng mạnh dạn lên án chủ nghĩa ba phải này “Chủ nghĩa ba phải dễ dãi sau cùng sẽ trở thành cử chỉ độc tài toàn trị”.
3 . Chào đón người di dân Hồi Giáo (số 253)
Ngay cuối số 253, Đức Giáo Hoàng vẫn can đảm nói: “Kitô hữu chúng ta nên âu yếm và kính trọng đón lấy các di dân Hồi Giáo tới các xứ sở của ta”. Ở đây, Đức Giáo Hoàng cho ta thấy hậu quả lời ngài nói về “chân lý và tình yêu”: ta phải chào đón người di dân chứ không nên đóng cửa biên giới đối với họ như thường thấy hiện nay ở Tây Phương.
Chính ngài làm gương cụ thể khi đích thân tới Lampudesa ngày 8 tháng Bẩy năm 2013 và đọc bài diễn văn khởi đầu như sau: "Các di dân chết trên biển, trong những chiếc thuyền vốn được coi như cỗ xe hy vọng mà thực ra đã trở thành những cỗ xe chết chóc. Đó là cách các hàng tít lớn đã mô tả. Lần đầu tiên khi nghe biết thảm họa này cách nay mấy tuần, và được hiểu rằng nó xẩy ra rất thường xuyên, thảm họa này ám ảnh tôi hoài như chiếc gai làm trái tim tôi đau đớn. Bởi thế tôi thấy rằng tôi phải đến đây, phải cầu nguyện và tỏ dấu hiệu gần gũi, nhưng cũng để thách thức lương tâm ta kẻo thảm họa này cứ thế được lặp lại. Xin đừng, đừng để thảm họa này được lặp lại!” (1).
4 . Các nước Hồi Giáo nên chào đón các Kitô hữu (số 253)
Đồng thời ở đoạn số 253, Đức Giáo Hoàng nói thêm: “tôi yêu cầu và khiêm tốn khẩn khoản các nước ấy [và ở đây chúng tôi muốn nói Saudi Arabia, Iran, Afghanistan , ...] dành cho các Kitô hữu quyền tự do thờ phượng và thực hành đức tin của họ, dưới ánh sáng tự do mà các tín hữu Hồi Giáo đã được hưởng tại các nước Tây Phương!”
Ở đây, Đức GH Phanxicô đã có can đảm nói với các nước giầu có nhất trên thế giới, Saudi Arabia và một số nước của Vịnh Ả Rập, để họ bảo đảm quyền tự do thờ phượng. Cần phải nói rằng ngài không đề cập tới tự do lương tâm, hay tự do từ một tôn giáo này chuyển qua một tôn giáo khác. Nhưng tự do thờ phượng có tính quan trọng ngay trong nó và từ nó, trong khi hai triệu Kitô hữu đang sống và làm việc tại Bán Đảo Ả Rập không có quyền được có một nhà nguyện riêng!
Cũng trong khi đó, tự do lương tâm được mọi quốc gia Tây Phương bảo đảm. Chẳng sớm thì muộn, ta sẽ phải đòi hỏi đến cả tự do lương tâm tại các nước Hồi Giáo: đây là điều kiện của một sống chung thực sự, biết tôn trọng cá nhân, trong chân lý và tình yêu.
B. Mục đích của đối thoại
1 . Phục vụ hòa bình (số 250)
Mục đích của đối thoại là bảo đảm hòa bình trên thế giới: “đối thoại liên tôn là điều kiện cần thiết đối với hòa bình trên thế giới, và do đó, nó là một bổn phận đối với các Kitô hữu và các cộng đồng tôn giáo khác” (số 250) .
Xa hơn chút nữa, Đức Giáo Hoàng nói thêm: “sau đó ta có thể cùng nhau nhận lãnh bổn phận phục vụ công lý và hòa bình, bổn phận này phải trở thành nguyên tắc căn bản của mọi trao đổi giữa chúng ta” (số 250). Do đó, phục vụ là một bổn phận, và đặc biệt là phục vụ công lý và hòa bình. Và đó là bổn phận của các Kitô Hữu và mọi người có tín ngưỡng.
Thiển nghĩ, chữ “cùng nhau” rất quan trọng: đối thoại không phải chỉ là “tôi nói anh nghe” rồi sau đó “anh nói tôi nghe”, mà sự thật là việc “cùng nhau” ta phục vụ công lý và hòa bình. Đây là viễn kiến rất thực tiễn và có tính mục vụ của vị đương kim giáo hoàng.
Cuối cùng, cặp bài trùng “công lý” và “hòa bình” rất đáng lưu ý: “sau đó ta có thể cùng nhau nhận lãnh bổn phận phục vụ công lý và hòa bình, bổn phận này phải trở thành nguyên tắc căn bản của mọi trao đổi giữa chúng ta”.
Bạn không thể tạo hòa bình nếu không có công lý. Bao lâu có ai đó còn cảm thấy bất công, thì sẽ không có hòa bình. Ta hãy nghĩ tới cuộc tranh chấp giữa người Palestine và người Do Thái. Người Palestine tin rằng phần lớn lãnh thổ, nơi họ đang sống và đã sống hàng bao thế kỷ qua, nay bị tước đoạt khỏi tay họ, dù họ chẳng có lỗi lầm chi, để trao cho người khác đến từ phương xa, điều này quả bất công. Bao lâu sự bất công này không được thừa nhận và đền bù, sẽ không có hòa bình!
2 . Chấp nhận nhau với các khác biệt của ta (số 250, 252 và 253)
Hậu quả thực tiễn của cuộc đối thoại này là việc tôn trọng sự khác biệt của người khác, lắng nghe người khác, có thái độ thân ái với người khác.
Ở đoạn 250, ngài viết “Bằng cách này, ta học cách chấp nhận người khác và cách họ sống, suy nghĩ và ăn nói khác của họ. Việc chấp nhận người khác như khác biệt với tôi này rất chủ yếu. Chính trong nó, nhờ lắng nghe nhau, cả đôi bên đều được thanh tẩy và phong phú hóa”.
Không nên dùng lắng nghe và đối thoại để tấn công người khác, để nhục mạ, thay vì như một hành động thanh tẩy và phong phú hóa đối với tôi. Phải nhìn sự khác biệt từ một góc nhìn tích cực.
Chủ đề này được nói tới nhiều lần. Thí dụ, về người Hồi Giáo, ngài nói nhiều điều rất tích cực: “Điều kỳ diệu là được thấy người Hồi Giáo, cả trẻ lẫn già, cả đàn ông lẫn đàn bà, đã dành thì giờ ra sao để cầu nguyện hàng ngày và trung thành tham gia các buổi thờ phượng tôn giáo” (số 252).
Là Kitô hữu, ta nên học nơi họ trong việc dành giờ thường xuyên cầu nguyện. Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh tới tính tích cực trong việc làm chứng nhân của người Hồi Giáo, ngược với tính lỏng lẻo của Kitô Giáo Tây Phương.
Ngài cũng ca ngợi lòng đạo của người Hồi Giáo, họ hoàn toàn lệ thuộc vào Thiên Chúa: “Nhiều người trong số họ cũng có xác tín sâu sắc rằng đời sống họ, toàn bộ đời sống họ, phát sinh từ Thiên Chúa và dành cho Thiên Chúa” (số 252). Thái độ này phải cải sửa được thế giới Tây Phương ngày nay, một thế giới bị chủ nghĩa Prometheanism rù quyến, tức chủ nghĩa quá tin vào sức người.
Ở đoạn 253, ngài nhắc họ nhớ rằng một trong các điều kiện của đối thoại là phải “vững vàng và hân hoan đặt cơ sở trên chính bản sắc của họ, nhưng đồng thời cũng phải thừa nhận giá trị của người khác, biết đánh giá các quan tâm nằm bên dưới các đòi hỏi của họ, và soi sáng các niềm tin chung”.
Điều Đức Phanxicô nói về Hồi Giáo rất đúng, và nhiều người Hồi Giáo cảm nhận được điều ấy. Thí dụ, nhiều người Hồi Giáo coi trọng việc cầu nguyện. Nhưng theo cha Samir, chỉ chừng 10% người Hồi Giáo trung thành với việc cầu nguyện mà thôi. Chính cha, cách nay mấy ngày, đã gặp một gia đình Hồi Giáo ở Tripoli, Lebanon. Cả gia đình này, gồm cha mẹ và con cái, đều tôn trọng các giờ cầu nguyện. Chỉ vì tôn trọng cha, họ mới không rút lui để cầu nguyện mà thôi. Tuy nhiên, chuông điện thoại luôn reo đúng lúc để nhắc họ nhớ giờ cầu nguyện.
Tâm thức đạo đức nơi người Hồi Giáo mạnh mẽ hơn so với tâm thức Kitô hữu. Đức Phanxicô nhấn mạnh tới các khía cạnh tích cực này của Hồi Giáo để sửa sai phần nào những quên sót và bỏ sót của các Kitô hữu.
C. Các điểm cần minh xác
Giờ đây ta hãy xem sét một số điểm cần được minh xác. Ở đoạn 252, Đức Phanxicô trích dẫn văn kiện nổi danh của Công Đồng Vatican II, tức Nostra Aetate, để nói rằng người Hồi Giáo “tuyên bố duy trì đức tin của Ápraham, và cùng với ta, họ thờ lạy Thiên Chúa duy nhất và nhân từ, Đấng sẽ phán xét nhân loại vào ngày sau hết” (2) (số 198).
1 . Người Hồi Giáo “cùng chúng ta thờ lạy Thiên Chúa duy nhất và nhân từ” (số 252).
Thiển nghĩ nên thận trọng ở đây. Quả thực, người Hồi Giáo thờ lạy Thiên Chúa duy nhất và nhân từ. Câu này có thể khiến một số người nghĩ rằng: hai quan niệm về Thiên Chúa giống như nhau. Ấy thế nhưng Thiên Chúa của Kitô Giáo, trong yếu tính, vốn là Tam Vị Nhất Thể, một đa tính được tình yêu kết hợp lại: Người không phải chỉ là khoan dung và nhân từ mà thôi. Chúng ta có hai quan niệm rất khác nhau về Thiên Chúa duy nhất. Người Hồi Giáo coi Thiên Chúa là Đấng ta không thể tới gần được. Viễn kiến của Kitô Giáo về tính duy nhất của Tam Vị Nhất Thể nhấn mạnh rằng Thiên Chúa là tình yêu được thông truyền: Cha-Con-Thánh Thần, hay Đấng Yêu-Đấng Được Yêu-Tình Yêu, như Thánh Augustinô gợi ý.
Hơn nữa, người Hồi Giáo hiểu gì về lòng nhân từ của Thiên Chúa? Người có lòng nhân từ đối với những ai Người muốn chứ không phải đối với những kẻ Người không thích. “Allah chấp nhận những ai Người muốn vào tình nhân từ của Người” (Kôrăng 48:25) Kiểu nói này, nếu xét theo chiểu tự, thì giống như câu trong Cựu Ước (Xh 33:19). Nhưng nó không bao giờ tiến tới chỗ nói được rằng “Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4:16) như Thánh Gioan vốn định nghĩa.
Trong Hồi Giáo, lòng nhân từ là lòng thương của người giầu cúi xuống người nghèo và ban cho họ một điều gì đó. Nhưng Thiên Chúa của Kitô Giáo là Đấng đã hạ mình xuống hàng con người nghèo hèn để có thể nâng họ lên; Người không tỏ sự giầu sang của Người để được người nghèo tôn kính (hay sợ sệt); Người tự hiến mình để người nghèo được sống.
2 . Họ “duy giữ lại một số giáo huấn của Kitô Giáo? (No. 252)
Một điểm tế nhị nữa trong tông huấn là lời quả quyết rằng “các trước tác thánh của Hồi Giáo đã giữ lại một số giáo huấn Kitô Giáo” (số 252).
Điều này đúng theo một nghĩa nào đó, nhưng phần nào hàm hồ. Quả người Hồi Giáo có giữ lại một số chữ và sự kiện trong các tin mừng chính thức, như trình thuật Truyền Tin mà ta thấy hầu như nguyên văn trong các chương 3 (Gia đình Imran) và chương 19 (Mariam).
Nhưng thường xuyên hơn, Kôrăng được gợi hứng bởi những chuyện đạo đức lấy từ các tin mừng ngụy thư và không rút tỉa từ đó ý nghĩa thần học chứa đựng trong đó, và không cho các sự kiện và các chữ này ý nghĩa thực sự của chúng, không hẳn vì ác ý, mà đơn giản chỉ vì không mang theo viễn kiến toàn bộ của sứ điệp Kitô Giáo.
3 . Khuôn mạo Chúa Kitô trong các Tin Mừng và trong Kôrăng (số 252)
Kôrăng nhắc tới “Giêsu và Maria như là đối tượng của lòng tôn kính sâu xa”. Nói cho đúng, Chúa Giêsu không phải là đối tượng của lòng tôn kính trong truyền thống Hồi Giáo. Chỉ có Đức Maria mới được tôn kính, đặc biệt giữa giới phụ nữ Hồi Giáo, những người sẵn sàng đi tới những nơi hành hương để tôn kính ngài.
Việc thiếu lòng tôn kính đối với Chúa Giêsu Kitô có lẽ được giải thích bởi sự kiện: trong Kôrăng, Chúa Giêsu là một đại tiên tri, nổi danh vì các phép vì người nghèo và người bệnh, nhưng Người không bằng Muhammad. Chỉ những nhà huyền nhiệm mới tôn kính Người chút đỉnh, như là “Thần Khí Thiên Chúa”.
Thực ra, tất cả những gì Kôrăng nói về Chúa Giêsu đều ngược hẳn với giáo huấn Kitô Giáo. Người không phải là Con Thiên Chúa, mà chỉ là một tiên tri và chỉ có thế. Thậm chí, Người không phải là tiên tri sau cùng, vì “ấn tín các tiên tri” là Muhammad (Koran 33:40 ). Mạc khải Kitô Giáo chỉ được coi là bước hướng tới mạc khải tối hậu do Muhammad đem tới, tức Hồi Giáo.
4 . Kôrăng đi ngược mọi tín điều nền tảng của Kitô Giáo
Mọi tín điều nền tảng của Kitô Giáo đều bị Kôrăng và Hồi Giáo bác bỏ.
Khuôn mạo Chúa Kitô như Ngôi Hai Thiên Chúa Ba Ngôi bị kết án. Trong Kôrăng, người ta nói rõ với các Kitô hữu: “Ôi dân Thánh Kinh! Trong tôn giáo các ngươi, đừng nói quá cũng đừng nói bất cứ điều gì liên quan tới Allah ngoại trừ sự thật. Đấng Xức Dầu, Giêsu con Maria, chỉ là một thiên sứ của Allah, và là lời của Người mà chính Người truyền cho Maria, và là một thần trí phát xuất từ Người. Nên hãy tin Allah và các thiên sứ của Người, và đừng nói “Ba” – Hãy ngưng lại! (điều này) tốt hơn cho các ngươi!- Allah là Thiên Chúa duy nhất. Điều ấy quá xa vời đối với Uy Linh Siêu Việt của Người” (Koran 4:171 ). Những lời phản bác Ba Ngôi này đã quá rõ, không cần giải thích gì thêm.
Kôrăng vì thế thẳng thừng bác bỏ thần tính của Chúa Kitô: “Ôi Giêsu, con Maria, ngài có nói với dân ‘Hãy coi ta và mẹ ta như thần thánh ngoài Allah ra không?” (Koran 5:116 ). Và Chúa Giêsu trả lời: không!
Cuối cùng, Kôrăng cũng bác bỏ việc cứu chuộc. Thậm chí nó còn nói rằng Giêsu Kitô không chết trên Thánh Giá, nhưng chỉ giống như chết mà thôi: “Và họ không giết ngài, cũng không đóng đinh ngài; nhưng [một người khác] được tạo ra trông giống như ngài đối với họ” (Koran 4:157 ). Nhờ cách này, Thiên Chúa đã cứu ngài khỏi bàn tay tàn ác của người Do Thái. Nhưng như thế thì Đấng Kitô đâu có cứu chuộc thế gian!
Nói tóm lại, Kôrăng và người Hồi Giáo bác bỏ các tín điều chủ chốt của Kitô Giáo: Ba Ngôi, Nhập Thể và Cứu Chuộc. Cần thêm rằng đây là quyền tuyệt đối nhất của họ! Nhưng như thế bạn không thể cho rằng “các trước tác thánh của Hồi Giáo duy trì một phần giáo huấn của Kitô Giáo”. Bạn phải nói về đấng “Giêsu của Kôrăng” là đấng chẳng ăn nhằm gì với Chúa Giêsu của các Tin Mừng (3).
Kôrăng nhắc tới Chúa Giêsu vì nó muốn dùng mạc khải của Chúa Kitô để hiển dương Muhammad. Mặt khác, căn cứ vào những gì Chúa Giêsu và Đức Maria làm trong Kôrăng, ta thấy đó chỉ là việc áp dụng luật cầu nguyện và ăn chay theo Kôrăng mà thôi. Chắc chắn Đức Maria là nhân vật đẹp nhất trong tất cả các nhân vật được Kôrăng trình bày: Ngài là Trinh Nữ Mẫu Thân, người mà chưa người đàn ông nào đụng tới. Nhưng ngài không thề là Theotokos; ngài chỉ là người Hồi Giáo tốt (4).
D. Nhiều điểm tế nhị nữa
1 . Đạo đức trong Hồi Giáo và trong Kitô Giáo (số 252)
Câu cuối cùng của điểm này nói về người Hồi Giáo như sau: “Họ cũng thừa nhận nhu cầu đáp trả Thiên Chúa bằng một cam kết đạo đức và bằng lòng nhân từ đối với những ai túng thiếu”. Điều này đúng và lòng cảm thương đối với người nghèo là một đòi hỏi của Hồi Giáo.
Tuy nhiên, thiển nghĩ: có sự dị biệt kép giữa đạo đức Hồi Giáo và đạo đức Kitô Giáo.
Thứ nhất, đạo đức Hồi Giáo không luôn phổ quát. Nó thường là vấn đề liên đới bên trong cộng đồng Hồi Giáo, trong khi theo truyền thống Kitô Giáo, liên đới là liên đới với mọi người. Ta nên để ý: khi một thiên tai giáng xuống một vùng nào đó trên thế giới, các nước thuộc truyền thống Kitô Giáo giúp đỡ bất kể các xác tín tôn giáo của những người cần được giúp đỡ, trong khi các nước Hồi Giáo giầu có như các nước thuộc Bán Đảo Ả Rập chẳng hạn, thì không.
Thứ hai, Hồi Giáo cột đạo đức vào pháp luật. Những ai không ăn chay trong tháng Ramadan đều bị kết án và tại một số quốc gia còn phải ngồi tù nữa. Nếu bạn giữ chay, từ sáng tới tối, bạn là người hoàn hảo, dù sau đó từ lúc mặt trời lặn tới lúc mặt trời mọc vào ngày hôm sau, bạn muốn ăn bao nhiêu, hơn cả lệ thường cũng không sao, “ăn những thứ ngon nhất và ăn bừa phứa” như một người bạn Hồi Giáo Ai Cập nói với Cha Samir. Xem ra ăn chay dịp Ramadan đã mất hết ý nghĩa nếu nó trở thành dịp để người ta ăn nhiều hơn, và ăn những của ngon nhất. Ngày hôm sau, nếu không ai ngủ vì bận ăn uống suốt đêm, thì không ai đi làm cả. Tuy nhiên, theo quan điểm chính thức, tất cả đều phải ăn chay ít giờ. Đây là nền đạo đức có tính pháp chế: nếu bạn làm điều đó, bạn o.k. Một nền đạo đức bề ngoài.
Thay vào đó, ăn chay trong Kitô Giáo nhằm đem ta lại gần sự hy sinh của Chúa Kitô hơn, trong tình liên đới với người nghèo. Nó không cho phép có khoảng thời gian ban ngày hay ban đêm trong đó, ta được quyền bù trừ ăn những thức ăn mình chưa ăn.
Bao lâu tín hữu giữ luật Hồi Giáo, mọi sự đều yên ổn. Công lý do luật pháp đòi hỏi, nhưng không nên đi quá. Đó là lý do tại sao theo Kôrăng, không có bổn phận nào phải tha thứ, trong khi trong Tin Mừng, Chúa Giêsu dạy ta phải tha thức bẩy mười lần bẩy (xem Mt 18:21-22). Trong Kôrăng, lòng nhân từ không bao giờ đạt tới mức yêu thương.
Đối với đa thê cũng thế: bạn có thể lấy tới 4 vợ. Nếu bạn muốn có bà thứ năm, thì chỉ cần bỏ một trong những bà đã có, có thể là bà già nhất, và cưới cô dâu trẻ hơn. Và như thế, vì tôi chỉ luôn luôn có bốn vợ trong một thời gian nhất định, nên mọi sự đều hợp luật một cách hoàn hảo.
Cũng có chuyện ngược lại, như đối với đồng tính luyến ái. Mọi tôn giáo đều coi đó là tội.Nhưng đối với người Hồi Giáo, nó còn là một hình tội đáng phạt tử hình nữa. Trong Kitô Giáo, nó là một tội nhưng không phải là một hình tội. Lý do rất hiển nhiên: Hồi Giáo không những là một tôn giáo, một nền văn hóa mà còn là một hệ thống xã hội và chính trị nữa, nó là một thực tại toàn diện. Và điều đó đã được công bố rõ ràng trong Kôrăng. Tin Mừng thì trái lại phân biệt rõ chiều kích thiêng liêng và chiều kích đạo đức trong đời sống xã hội, văn hóa và chính trị.
Đối với sự trong sạch cũng thế, như Chúa Kitô đã giải thích rõ với người Biệt Phái “Điều vào miệng người ta không làm họ ô uế, nhưng điều từ miệng họ mà ra mới làm cho người ta ô uế” (Mt 15 , 11) .
2 . "Những người duy cực đoan ở cả hai phía" (số 250 và 253)
Sau cùng, có hai điểm thiết tưởng nên xem sét: thứ nhất, là việc Đức Phanxicô liệt kê mọi chủ nghĩa cực đoan chung với nhau. Trong đoạn 250, ngài viết “Thái độ cởi mở trong chân lý và tình yêu phải lên đặc điểm cho cuộc đối thoại với các tín hữu của các tôn giáo không phải là Kitô Giáo, bất chấp một số trở ngại và khó khăn khác nhau, nhất là các hình thức duy cực đoan ở cả hai phía”.
Thứ đến là câu kết luận của phần nói về các liên hệ với Hồi Giáo kết thúc bằng câu này: “đứng trước các thời kỳ bất hòa của chủ nghĩa cực đoan bạo động, lòng tôn trọng của ta đối với các tín hữu đích thực của Hồi Giáo nên dẫn ta tới việc tránh các tổng quát hóa có tính kỳ thị, vì Hồi Giáo chân chính và việc đọc Kôrăng đúng đắn đối nghịch hẳn với mọi hình thức bạo động” (số 253).
Thiển nghĩ không nên đặt cả hai hình thức cực đoan này trên cùng một bình diện: những người Kitô hữu duy cực đoan không mang vũ khí; chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo bị phê phán, vì người Hồi Giáo tìm cách sao chép mô thức của Muhammad. Trong đời ngài, Muhammad vốn mở hơn 60 cuộc chiến tranh (5), nên nay, nếu ngài là mô thức siêu đẳng (như Koran 33:21 quả quyết), thì đâu có lạ gì khi một số người Hồi Giáo sử dụng bạo lực để bắt chước đấng sáng lập ra Hồi Giáo.
3 . Bạo lực trong Kôrăng và trong đời Muhammad (số 253)
Cuối cùng, Đức Phanxicô nhắc đến bạo lực trong Hồi Giáo. Ở đoạn số 253, ngài viết: “Hồi Giáo đích thực và việc giải thích đúng đắn Kinh Kôrăng chống lại mọi bạo lực”.
Câu trên rất đẹp và biểu lộ thái độ thiện cảm của Đức Giáo Hoàng đối với Hồi Giáo. Tuy nhiên, theo thiển ý, nó nói lên một ước vọng hơn là một thực tế. Nói rằng đa số người Hồi Giáo chống đối bạo lực thì có thể đúng. Nhưng nếu nói “Hồi Giáo đích thực chống lại mọi bạo lực” thì xem ra không đúng lắm. Vì rõ ràng trong Kôrăng có bạo lực (6). Thành thử nói “Hồi Giáo đích thực và việc giải thích đúng đắn Kinh Kôrăng chống lại mọi bạo lực” thì cần phải giải thích rất nhiều.
Chỉ cần trích các chương 2 và 9 của Kôrăng. Về khía cạnh này, đúng hơn nên nói: Hồi Giáo cần được “giải thích đúng đắn”. Một số học giả vốn đã chọn con đường này nhưng không đủ để đánh đổ sức mạnh của đa số. Nhóm thiểu số này cố gắng tái giải thích các bản văn Kôrăng nói tới bạo lực, bằng cách chứng tỏ rằng những bản văn này liên hệ tới bối cảnh của vùng Arabia vào lúc đó và chính viễn kiến chính trị và tôn giáo của Muhammad.
Nếu Hồi Giáo cứ nhất định ở lại trong viễn kiến ấy, thì bạo lực vẫn luôn còn đó. Nhưng nếu Hồi Giáo mốn tìm ra một nền linh đạo sâu sắc, như một số không nhỏ các nhà huyền nhiệm của họ từng làm, thì bạo lực sẽ không còn đó nữa.
Hồi Giáo đang ở một ngã tư đường: hoặc tôn giáo là con đường dẫn tới chính trị và tới một xã hội được tổ chức theo chính trị, hoặc nó là một linh hứng để ta sống và yêu thương trọn vẹn hơn.
Những người chỉ trích Hồi Giáo về phương diện bạo lực không tổng quát hóa một cách bất công và đáng ghét, bởi họ có quá nhiều minh chứng qua các tranh chấp đẫm máu liên tiếp diễn ra trong thế giới Hồi Giáo.
Tại đây, tức tại Phương Đông này, người ta hiểu rất rõ rằng chủ nghĩa khủng bố Hồi Giáo đã được tôn giáo lên động lực với rất nhiều trích dẫn, lời cầu nguyện và kết án (fatwas) của các giáo sĩ nhằm khuyến khích bạo lực. Sự thật là không hề có một thẩm quyền trung ương nào để kiểm soát việc thao túng Hồi Giáo này. Điều này có nghĩa giáo sĩ nào cũng có thể là một mufti (luật sĩ?), có thẩm quyền đối với cả nước, toàn quyền ra các phán quyết nói là do Kôrăng linh hứng và do đó ra lệnh giết chóc được.
E. Kết luận: đọc Kôrăng cho đúng đắn
Xét cho cùng, điều quan trọng nhất vẫn là một cách “đọc đúng đắn”. Trong thế giới Hồi Giáo, cuộc tranh luận nóng bỏng nhất, thực ra bị cấm đoán hơn cả, chính là việc giải thích sách thánh. Người Hồi Giáo tin rằng Kôrăng phát xuất từ Muhammad, một cách trọn vẹn, dưới hình thức ta biết hiện nay. Họ không có quan niệm linh hứng về các bản văn thánh, một quan niệm biết chừa chỗ cho việc giải thích các yếu tố nhân bản trong lời Thiên Chúa.
Ta hãy lấy một thí dụ. Thời Muhammad, với các bộ lạc sống trong hoang địa, người ta trừng phạt kẻ trộm bằng cách cắt đôi tay anh ta. Nhằm mục đích gì? Để anh ta hết còn ăn trộm. Như thế, ta hẳn phải hỏi: ngày nay, ta có thể duy trì được mục đích kia cách nào để anh ta đừng ăn trộm nữa không? Liệu ta có thể sử dụng các phương pháp khác mà không cần đến việc cắt tay người ăn trộm nữa không?
Ngày nay, mọi tôn giáo đều có vấn đề này: phải tái giải thích các bản văn thánh ra sao, vì các bản văn này tuy có giá trị trường cửu nhưng giá trị trường cửu này đã phát xuất hàng thế kỷ, thậm chí cả hàng nghìn năm trước.
Khi hỏi đâu là mục đích (maqased), hay định mức trong Kôrăng, thì một số luật sĩ và thần học gia của Hồi Giáo cho hay ta nên tìm “các mục tiêu của luật Thiên Chúa” (maqāsid al-sharī'a) . Kiểu nói này tương đương với điều Tin Mừng gọi là “tinh thần” của bản văn, ngược với “chữ nghĩa” (text). Ta nên đi tìm ý hướng của bản văn thánh trong Hồi Giáo. Khám phá ra các ý hướng này để thích ứng bản văn Kôrăng với thế giới hiện đại. Thiển nghĩ đây mới thực sự là điều Đức Phanxicô muốn nói khi ngài đề cập tới việc “đọc Kôrăng cách đúng đắn”.
(*) AsiaNews, 12/19/2013 VATICAN - ISLAM, Pope Francis and his invitation to dialogue with Islam
[1] http://www.vatican.va/holy_father/francesco/homilies/2013/documents/papa-francesco_20130708_omelia-lampedusa_en.html
[2] Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội Lumen Gentium, 16.
[3] Muốn xem thêm cuộc thảo luận về điều này, xin xem Samir Khalil SAMIR, "Christian and Muslims or how to live together with different dogmas," trong: AsiaNews, 1 tháng Tư, 2008.
[4] Xem Michel DOUSSE, Mary the Muslim. The importance and significance of the mother of the Messiah in the Koran (ed. Arkeios, 2008).
[5] Xem tiểu sử Tiên Tri Hồi Giáo, Kitāb al-Maghāzī do Al-Wāqidī viết 748-822, cuốn này được coi như trước tác sớm sủa nhất về cuộc đời Muhammad. Bản dịch tiếng Anh History of Muhammad's Campaigns của Marsden Jones và Alfred von Kremer (Calcutta, 1856) có trên internet: https://archive.org/details/kitbalmaghz00kremgoog.
[6] Xem: Samir Khalil SAMIR, Violence et Non-violence dans le Coran et l'Islam, coll. «Cahiers de l'Orient Chrétien» 4 (Beyrouth : CEDRAC, 2005), p. 64.