Sống và Tiếp Tục Sống như một người Công Giáo trong Thế Giới Hôm Nay
Michael Novak là giảng sư bộ môn Tôn Giáo và Chính Sách Công Cộng, giữ Ghế George Frederick Jewett trong nhiều năm tại American Enterprise Institute, và hiện nay là giáo sư thỉnh giảng tại Ave Maria University. Ông vừa là triết gia, thần học gia, vừa là tác giả đã từng lãnh Giải Thưởng Templeton về Tiến Bộ Tôn Giáo. Ông đã từng là đặc phái viên của Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và của Hội Đồng An Ninh và Cộng Tác tại Âu Châu. Ông là tác giả của hơn 27 bìa sách viết về triết học và thần học văn hóa, nhất là về các yếu tố cốt lõi hình thành một xã hội tự do. Vào năm 1982, ông cùng với Ralph McInerny lập ra Crisis Magazine.
Bài sau đây là diễn văn do Michael Novak đọc cho các em vừa tốt nghiệp trung học, nhân Lễ Ra Trường của Trường Trung Học Tổng Lãnh Thiên Thần Mica-e tại Fredericksburg, Virginia, ngày 7 tháng 6 năm 2014. Trong bài này, ông mô tả chân thực thế nào là đời sống Công Giáo trong thế giới hôm nay, một cuộc sống đầy cam go, thử thách bởi vì đó là lối hẹp, khó đi, lại nhiều nỗi gian truân bởi vì đó là đường khổ giá. Ông dẫn các em đến với tình yêu hy sinh của Thiên Chúa Cha, đấng đã sai Con Một mình, sống kiếp người đầy gian lao, khổ lụy và rồi chết đau đớn tủi nhục trên thập giá, chỉ vì tình yêu Người dành cho ta, một tình yêu lạ lùng mà chỉ những ai thấu hiểu mầu nhiệm thập giá mới dám dấn thân, bởi tin rằng có được Chúa thương thì mới được Người kêu gọi để cùng chịu đau khổ với Người.
Tôi rất vui được có mặt hôm này tại ngôi trường này. Tôi yêu thích những điều các em đang nỗ lực hướng đến.
Tôi xúc động trước niềm tin cha mẹ các em đã bộc lộ, cũng như sự quảng đại của gia đình các em, và sự hy sinh quên mình của qúy thầy cô, từng lớp, từng phòng.
Bây giờ là lúc các em phải đối đầu với những quyết định quan trọng. Trước tiên, phải làm gì khi đã xong trung học—làm việc? chọn nghề? nhập ngũ? lên đại học? Mà đại học nào? Các em cũng đối diện với việc chọn lựa tự cam kết với một người phối ngẫu, là bạn đời của mình, trong những năm sắp tới. Đây là một giai đoạn tuyệt vời trong đời. Nó ảnh hưởng mạnh đến các em, với một tốc độ chóng mặt.
Một chọn lựa khác nữa. Các em phải làm một cam kết chín chắn, hoặc là trở thành người Công Giáo vĩnh viễn, tự các em quyết định thế, hay dẹp niềm tin qua một bên. Đây là một chọn lựa hoàn toàn bình thường. Ai cũng phải chọn lựa như thế. Ta sẽ nói thêm nữa trong phần sau.
Trước hết, xin kể cho các em một câu chuyện. Một lần kia, khi đi nhận một bằng danh dự từ một đại học Công Giáo nổi tiếng, tôi được nghe em thủ khoa phát biểu rằng điều quan trọng nhất em học được suốt bốn năm đại học đó là: mọi sự đều tương đối. Tôi nghe thấy nhiều tiếng thở dài từ nơi quý vị phụ huynh. Tại sao lại phải tốn biết bao nhiêu tiền cho cậu sinh viên thông minh này theo học tại trường Công Giáo, trong khi có thể trả ít tiền hơn tại một trường đại học tiểu bang tầm thường, để rồi cũng ra trường, thành một người chủ trương duy tương đối? Tôi cam đoan với các em một điều: đó là vì quý phụ huynh muốn cậu sinh viên không xa rời đức tin. Họ quá quý đức tin! Đây là một bí mật: trong suốt hai thế hệ phụ huynh Công Giáo vừa qua, không có một nỗi sợ hãi nào lớn cho bằng khi họ nhìn thấy luồng khí độc duy tương đối và bất tín đang luồn sâu vào tâm trí con em mình, để rồi cướp đoạt khỏi chúng điều mà quý phụ huynh coi là gia sản quý báu nhất họ có thể lưu truyền lại cho chúng.
Xin các em cho phép tôi tọc mạch vào những vấn đề riêng tư của các em nhé! Các em có biết bao nhiêu lâu rồi—vài ba thập niên, hay hàng mấy trăm năm—gia đình các em đã lưu truyền đức tin cho các thế hệ tiếp sau không? Liệu các em có là những người cắt đứt dòng lưu truyền này chăng?
Điều đáng nói về đức tin Công Giáo là thế này: mỗi thế hệ phải tự chọn lấy, một cách tươi mới. Nó không thể lưu truyền được! Nó phải được chọn lựa! Các em phải tự chọn cho mình, một cách tự do! Hoặc chính tự các em sẽ chối bỏ nó! Quý phụ huynh hẳn sẽ đau lòng trước sự chọn lựa như thế! Nhưng họ đều biết luật chơi! Niềm tin Kitô hữu phải mang tính cá nhân, bất khả thay đổi! Nó phải được chọn lựa một cách cá nhân. Cội rễ mọi tự do trên thế giới này đều đến từ đó. Là một sử gia đại tài về lãnh vực tự do, Lord Acton, thuộc Đại Học Cambridge, đã kết luận rằng: “Lịch sử của nền tự do thì trùng lặp với lịch sử của Kitô Giáo.”
Trường Tổng Lãnh Thiên Thần Mica-e của các em đây đã tôn trọng nền tự do ấy. Các hành vi tự do cá nhân là những công trình tuyệt đẹp, rực rỡ như những ngày hè tháng Sáu. Tôi thật hân hạnh có mặt ở đây với các em, được giáo dục trong sự tự do cá nhân nhất của mọi nền tự do.
Tôi đoán rằng không phải ai trong các em cũng đều là Kitô hữu. Trở thành Kitô hữu, các em sẽ gặp hai điều nguy hiểm: trước hết, họ sẽ bỏ tù các em, chế nhạo các em, chửi bới các em, có khi giết chết các em nữa. Có một phụ nữ Suđan đã bị án phạt 100 roi đòn. Tại sao? Bởi vì cô ta kết hôn với một người Kitô hữu, lại còn đem con đi chịu phép rửa tội. Cô ta được cho cơ hội chối đạo trước khi ra toà, nhưng đã từ chối. Bởi lẽ đó, sau khi chịu đánh 100 roi đòn, cô ta đã bị đem đi xử tử. Cô ta đã xúc phạm đến Allah, quay mặt lại với Allah.
Tám mươi năm qua là những năm tháng đẫm máu nhất đối với các Kitô hữu, bị bách hại tàn nhẫn nhất, trong lịch sử Hội Thánh. Quốc Xã và Cộng Sản mới đây đã sát hại hàng triệu Kitô hữu và Do Thái, phần lớn bằng các phương cách rùng rợn nhất. Tại Nigeria hôm nay, các thiếu nữ Kitô hữu đang bị bắt cóc, bán đi làm nô lệ. Còn tại Pakistan, bom mìn được gài trong các nhà thờ Công Giáo, người ta cầm súng máy đi lùng sục trong các nhà thờ, gặp ai bắn nấy. Hàng hàng lớp lớp các Kitô hữu tỵ nạn bị lùa ra khỏi nơi chôn nhau cắt rốn, với hai bàn tay trắng, chỉ mang theo được sức mạnh của lòng tin.
Các em có thể nghĩ rằng những vụ bách hại như thế sẽ chẳng bao giờ xẩy ra tại đất Hoa Kỳ này. Có thể trong một thời gian dài thì chưa trầm trọng đến thế đâu! Nhưng rồi, khi các em công khai biểu lộ lòng tin của mình, các em sẽ bị xử phạt. Người ta sẽ bảo rằng: “Tụi bay đang đứng bên bờ sai lạc của lịch sử rồi đó, hỡi lũ mù quáng kia ơi!” Những điều các em tin sẽ không bao giờ được nói ra trong thời buổi văn minh hôm nay. Linh mục và nữ tu rồi sẽ bị ngăn cấm không được giảng dậy tin mừng trong các vấn đề gây tranh cãi, ngoại trừ trường hợp đổi qua lập trường duy tục.
Tóm lại, có một lý do khiến các em không muốn trở thành Kitô hữu, đó là những điều xấu xa sẽ tràn ngập tâm trí các em nếu các em thực sự tin vào những điều người Công Giáo luôn luôn tin, và rồi nói ra điều đó, trong một bữa ăn tối thân mật cùng các thân hữu, mà các em vẫn coi là bạn bè. Cứ thử đi rồi sẽ thấy!
Một lý do khác nữa là: giới truyền thông, điện ảnh Hollywood, giới ca nhạc sĩ, tất cả đều tìm mọi cách thu hút các em đi vào con đường yêu đương, đầy dâm dục, chẳng những không phù hợp với Kitô hữu, mà còn tích cực tàn phá những ai đi vào trong vòng quay của họ. Truyền thông không bao giờ loan báo về những thiệt hại như thế đâu!
Bẩy mươi năm trước đây, tại Pháp (nhân dịp chúng ta đang tưởng niệm ngày D), cha ông chúng ta không hề chiến đấu cam go để dành lấy tự do, mà chỉ để cho chúng ta được sống như những loài heo. Phần lớn thiên hạ nhìn xem chúng ta sống thế nào, trong các phim ảnh, các màn truyền hình, hay trong giờ giải lao giữa trận Super Bowl (vốn lôi cuốn số lượng người xem đông nhất thế giới), để rồi phun ra lời ghê tởm bảo rằng chúng ta đã sa đọa quá rồi. Chính Vladimir Putin tuần qua đã nói như thế.
Hẳn nhiên, một cách cá nhân, các em có thể sống sao tùy ý, nhưng hãy đừng quên nghĩ đến hậu quả. Cho bản thân. Cho thế giới bè bạn và gia đình các em. Cho toàn thể xã hội Hoa Kỳ này.
Lý do duy nhất các em phải chọn đức tin Kitô giáo, sau khi đã suy nghĩ nghiêm chỉnh và chín chắn, đó là vì các em phán đoán điều đó là đúng, là thực. Bởi vì các em tin chắc rằng cái nhãn quan về bản chất con người của mình, và sự cao cả mà các em được mời gọi tới, thì đúng và thực hơn bất cứ điều gì các em biết được. Niềm tin Kitô Giáo nói lên sự thực, chứ không nói nước đôi. Không bao giờ có kiểu: “Tôi đúng, anh đúng, tất cả đều đúng!”
Khi xét mình, các em biết đích xác rằng có đôi lúc các em làm điều mình biết là không nên làm, và có khi nhất định không làm điều mình biết là phải làm. Kinh nghiệm dậy các em như thế; cũng như kinh nghiệm dậy cho tôi rằng niềm tin Kitô giáo khởi sự với tội nhân: các em và tôi. Người ta bảo rằng tội nguyên tổ chính là một học thuyết mà chẳng ai cần tin. Điều cần duy nhất là phải tỏ ra ‘lạnh lùng’ trước một vài hành vi mình đã làm trong quá khứ.
Niềm Tin Kitô Giáo là một Niềm Tin Công Cảm
Không biết đất nước này sẽ ra sao nếu nó không được các Kitô hữu kiến tạo nên? Bởi vì người Kitô hữu, qua kinh nghiệm, kinh nghiệm bản thân, đã thấu hiểu rằng không nên để cho một người nào được quá nhiều quyền lực. Mọi quyền lực đều phải bị giới hạn bởi kiểm soát và quân bình. Tại sao? Bởi vì con người dễ sa ngã. Hiến Pháp của ta được viết ra không dành riêng cho các thánh nhân. Nó được viết ra cho chính chúng ta, như qua chính kinh nghiệm cay đắng đau thương mà ta mới biết chính mình. Thật là vô ích nếu xây dựng nền Cộng Hòa dành riêng cho các thánh nhân. Sẽ không đủ thánh nhân để lấp đầy một nền Cộng Hòa đâu! Nhưng dù có ít thánh nhân chăng nữa, sống với các ngài không phải dễ dàng gì!
Các em có nghĩ kinh nghiệm cho thấy Kitô Giáo đã đúng khi nói về sự kiện của cuộc sống con người, là cho dù cố gắng sống tốt đẹp đến mấy chăng nữa, con người đôi khi vẫn sa ngã? Niềm tin Kitô Giáo nói rõ và thẳng thắn về mọi việc. Không hề nghĩ rằng ta khá hơn chính bản chất chân thực của mình.
Một nhà tư tưởng Tin Lành đã nói thế này: “Khả năng con người hướng về công bằng khiến cho một nền dân chủ có thể có được, nhưng xu hướng con người về bất công đã khiến cho nền dân chủ trở thành cần thiết.”
Một sự thực khác nữa vốn là nền tảng đời sống Kitô và Do Thái Giáo, đó là: Thiên Chúa tạo dựng tất cả chúng ta, từng người một, để chịu đau khổ. Ngay cả người công chính như Gióp cũng chịu đau khổ. Quả vậy, Chúa Giêsu nhìn thẳng vào mắt ta, và nói thẳng với ta điều cần phải trông chờ nơi Ngài: “Chúa yêu ai thì Ngài làm cho họ đau khổ.” Cứ nhìn vào Con Thiên Chúa thì sẽ thấy, Ngài là Đầy Tớ Đau Khổ, Ngài là Đấng có khả năng tuyệt hảo nhất cho ta thấy được đời sống thâm cung của Thiên Chúa nó như thế nào.
Tại sao Chúa làm như thế? Tại sao Người lại để cho kẻ lành phải chịu đau khổ? Trong họ hàng tôi, có một người thân, rất hiền lành dễ thương, lại mắc bệnh ung thư, người gầy yếu như bộ xương cách trí, sống lây lất, chết dần chết mòn, trông rất thê thảm và cám cảnh. Ai trong số các em đây chưa có kinh nghiệm về những nỗi đau như thế xẩy ra nơi gia đình mình?
Bà nhà tôi đã chết trong tình trạng ấy, thời gian bệnh kéo dài hơn bốn năm trời. Thật là khó chịu đựng cảnh bà kết thúc cuộc đời như thế: bao nhiêu mơ ước chưa thành, những bức hoạ và điêu khắc còn dở dang. Mọi nỗi hy vọng tan dần như mây khói. Nhưng bà không hề than thở, oán trách, dù chỉ một lần. Dẫu sao chăng nữa, sống bên cạnh bà trong tình trạng ấy thật là vô cùng khó khăn.
Thiên Chúa của ta, Thiên Chúa của Kitô và Do Thái Giáo, không phải là một Thiên Chúa “hiền khô.” Người đối xử với ta như những người trưởng thành. Người mong đợi ta sống can trường, đồng thời biết mở rộng tâm hồn để yêu thương tha nhân ngay giữa những đau khổ hàng ngày. Chính Người đã nêu gương. Người yêu cầu ta vác thập giá mình, và chết với Người. Người không nói loanh quanh. Người nói thẳng với ta điều Người mong chờ.
Đó là một trong những điều tôi thực sự yêu quý nơi niềm tin Công Giáo. Nó nói thẳng. Không bọc đường. Nó cho ta thấy Chúa Kitô trên thập giá, ngay trước mắt ta, ngay trên bờ tường, ở nơi cao nhất ta có thể nhìn thấy. Như ngầm bảo ta rằng: “Đời sống Kitô hữu là như thế đó!”
Tại sao đức tin lại nói với ta như thế? Bởi vì đó là sự thực. Ta được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa, và khi sai Con của Người cho ta thấy trái banh lửa bên trong Người nó như thế nào, tức là kho tàng tình yêu chất chứa nơi Người, Người đã cho ta thấy Con của minh đang bị đánh bầm dập và bị lăng nhục trên đường khổ giá, để rồi chết đau thương vì tình yêu Người dành cho ta.
Chúa Giêsu cho ta thấy một người Kitô hữu phải yêu như thế nào, phải chết ra sao. “Không phải ý con, mà là ý Cha.” Người Kitô hữu chết đang khi mang nặng tình yêu và lòng tha thứ. Tình yêu như thế thật là lạ lùng, không giống ai, một thứ tình yêu vượt trên mọi kiểu yêu thương loài người. Đó là kiểu yêu thương của Thiên Chúa.
Chúa Giêsu còn dậy ta yêu thương kẻ thù. Chẳng ai yêu kẻ thù mình bao giờ. Nhưng Chúa có lý để nhấn mạnh đến tình yêu. Ngài tạo dựng mọi người theo hình ảnh Ngài. Ngay cả những ai chọn sự ác, những ai lừa dối ta, hãm hại ta. Ngay cả những kẻ phỉ nhổ vào mặt Ngài. Thiên Chúa yêu thương mọi tạo vật Người tạo dựng, ngay cả khi họ giơ cao tay đả phá Người. Người tôn trọng tự do của họ. Họ hoàn toàn tự do từ chối tình bằng hữu với Người. Có điều là khi tự cô lập mình như thế, thì hoả ngục đã mở ra. Họ vẫn hoàn toàn tự do.
Tôi có gặp một số người, họ luôn luôn ghét bất cứ điều gì tôi nỗ lực tìm kiếm và chiến đấu để dành lấy. Có vẻ họ chẳng ưa tôi. Có người còn khinh tôi ra mặt nữa. Bởi vì Chúa phán như thế, nên tôi tin rằng mỗi người trong họ đều được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, và Thiên Chúa thấy điều gì đó nơi họ mà Người yêu thương. Do đó, tôi nghiên cứu kỹ những lời họ phê phán tôi. Đôi khi những điều họ nói thực sự giúp tôi, và khiến tôi thay đổi. Đôi khi tôi chẳng thấy được điều chi đáng yêu nơi họ. Thế là tôi vận dụng đến niềm tin. Đôi khi tôi vẫn không thấy được điều Chúa yêu thương nơi những người tôi gặp gỡ. Nhưng tôi nghĩ Chúa đâu có bảo tôi phải ưa thích họ. Người chỉ bảo tôi phải “yêu” họ bằng tình yêu của Người và nhìn phẩm giá họ với đôi mắt của Người. Thế là tôi để đó cho Chúa. “Lậy Chúa, con chẳng nhìn thấy hình ảnh Chúa nơi người ấy, vậy xin Chúa cứ yêu hộ dùm con đi!” Tôi nghĩ đó gọi là nhân đức “thiên phú” bởi vì nó không hề đến từ sức lực của ta.
Tại Sao Thiên Chúa Cho Phép Có Đau Khổ?
Nhưng tại sao thế giới lại được tạo dựng như thế này, chứ không theo một cách thức tốt đẹp khác, không có kẻ ác, không có sự dữ hoành hành? Không có muôn vàn khổ đau đến thế? Không có tiếng trẻ thơ thổn thức suốt đêm trường? Đó là những câu hỏi mà Ivan Karamazov đã đặt ra.
Tôi thấy điều đó nhan nhản trong văn chương và trong toàn bộ lịch sử: các nhân vật anh hùng, nam cũng như nữ, đều chịu nhiều đau khổ. Để minh chứng cho chiều cao và chiều sâu của nhân cách mình, họ đã phải chọn cái chết.
Đời sống chúng ta giống như một nhánh cây rơi vào lò lửa. Đôi khi cục than hồng phải tắt ngấm đi, phát ra một tia sáng cuối cùng, trước khi tàn lụi. Cũng thế, để cho thấy một nét đẹp rạng ngời, để minh chứng cho một tình yêu nồng cháy, để có được một thiện hảo thuần khiết như vàng được thanh luyện trong lửa, người anh hùng, bậc thánh nhân, hoặc một người yêu, không thể làm gì khác ngoài chấp nhận đau khổ và cái chết.
Hẳn đó chính là quy luật mà chính Thiên Chúa đã tuân thủ, đã áp dụng cho chính Con của Người, và đó cũng là cách minh chứng cho mọi tình yêu cao vời. Đó là con đường duy nhất mà Tạo Hoá dùng để giáo huấn ta rằng: cái bí quyết của mọi tạo vật, cái cách thức mà tạo vật “tuyên dương vinh quang Chúa,” chính là qua tình yêu đau khổ, qua cái chết. Sự tuyệt mỹ sẽ lên ngôi qua cái chết.
Theo niềm tin Công Giáo, được bảo toàn chặt chẽ, được lưu truyền qua hàng ngàn năm nay, và được giảng dậy cho nhiều người thông qua cuộc sống của những ai có tình yêu chân thực, thì cái bí quyết sâu xa nhất của đời sống chính là đi loan báo khắp nơi cái tin vui bất tận rằng Thiên Chúa chính là Tình Yêu, rằng tất cả mọi sự đều bắt đầu bằng tình yêu và cũng sẽ kết thúc trong tình yêu. Mọi sự đều từ Thiên Chúa mà ra. Mọi sự đều kết thúc trong Thiên Chúa. Mà Thiên Chúa lại chính là tình yêu đau khổ.
Gia sản của những người theo Chúa sẽ là bị bỏ rơi, thấy trống rỗng mênh mang, và chết đớn đau tủi nhục. Thế nhưng, do tình yêu của Thiên Chúa, chính sự cô đơn trống vắng và cả cái chết cũng sẽ được biến đổi thành điều tuyệt mỹ khôn tả.
Các em học sinh tốt nghiệp thân mến:
Nếu các em có nghĩ đến việc loại bỏ niềm tin như vừa nói thì đó cũng là điều thường tình. Bởi vì tin thì phải tự do. Phải được thử lửa. Không ai, kể cả các em, được miễn khỏi phải chịu thử thách.
Nhưng phải suy nghĩ kỹ trước khi đi tới việc loại bỏ niềm tin của chúng ta, hay từ chối sự thực vốn là một người thầy tuyệt hảo. Thật đáng công lắm, các em ạ! Niềm tin sẽ giúp các em vượt qua mọi trở ngại, mọi bóng tối, mọi khổ đau. So với niềm tin, tất cả mọi sự đều trở thành rẻ mạt!
Vì thế, mặc cho ai đó trong gia đình các em có làm gì chăng nữa, mặc cho bao nhiêu người xung quanh các em có quay lưng lại với Thiên Chúa chăng nữa, các em chớ có bao giờ cắt đứt dòng nối tiếp những đầy tớ đau khổ trung kiên trong lịch sử gia đình các em. Các em sẽ phải đau khổ vì niềm tin này. Nhưng các em nhớ giữ trọn vẹn nhựa sống—hương vị thơm ngon của tình yêu—đang chảy đầy trong các em, để nó tuôn trào qua thế hệ kế tiếp, rồi kế tiếp nữa. Trên vai các em đang gánh lấy niềm tin của biết bao nhiêu người đến sau.
Xin Thiên Chúa ban phép lành dồi dào trên các em! Hết mọi ngày trong đời sống!
Các em thật rất may mắn được tốt nghiệp từ ngôi trường này.
(Xem: On Being and Staying Catholic in the Modern World trong www.crisismagazine.com, ngày 3 tháng 7 năm 2014).
Nguyễn Kim Ngân
July 4th, 2014
Michael Novak là giảng sư bộ môn Tôn Giáo và Chính Sách Công Cộng, giữ Ghế George Frederick Jewett trong nhiều năm tại American Enterprise Institute, và hiện nay là giáo sư thỉnh giảng tại Ave Maria University. Ông vừa là triết gia, thần học gia, vừa là tác giả đã từng lãnh Giải Thưởng Templeton về Tiến Bộ Tôn Giáo. Ông đã từng là đặc phái viên của Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và của Hội Đồng An Ninh và Cộng Tác tại Âu Châu. Ông là tác giả của hơn 27 bìa sách viết về triết học và thần học văn hóa, nhất là về các yếu tố cốt lõi hình thành một xã hội tự do. Vào năm 1982, ông cùng với Ralph McInerny lập ra Crisis Magazine.
Bài sau đây là diễn văn do Michael Novak đọc cho các em vừa tốt nghiệp trung học, nhân Lễ Ra Trường của Trường Trung Học Tổng Lãnh Thiên Thần Mica-e tại Fredericksburg, Virginia, ngày 7 tháng 6 năm 2014. Trong bài này, ông mô tả chân thực thế nào là đời sống Công Giáo trong thế giới hôm nay, một cuộc sống đầy cam go, thử thách bởi vì đó là lối hẹp, khó đi, lại nhiều nỗi gian truân bởi vì đó là đường khổ giá. Ông dẫn các em đến với tình yêu hy sinh của Thiên Chúa Cha, đấng đã sai Con Một mình, sống kiếp người đầy gian lao, khổ lụy và rồi chết đau đớn tủi nhục trên thập giá, chỉ vì tình yêu Người dành cho ta, một tình yêu lạ lùng mà chỉ những ai thấu hiểu mầu nhiệm thập giá mới dám dấn thân, bởi tin rằng có được Chúa thương thì mới được Người kêu gọi để cùng chịu đau khổ với Người.
Tôi rất vui được có mặt hôm này tại ngôi trường này. Tôi yêu thích những điều các em đang nỗ lực hướng đến.
Tôi xúc động trước niềm tin cha mẹ các em đã bộc lộ, cũng như sự quảng đại của gia đình các em, và sự hy sinh quên mình của qúy thầy cô, từng lớp, từng phòng.
Bây giờ là lúc các em phải đối đầu với những quyết định quan trọng. Trước tiên, phải làm gì khi đã xong trung học—làm việc? chọn nghề? nhập ngũ? lên đại học? Mà đại học nào? Các em cũng đối diện với việc chọn lựa tự cam kết với một người phối ngẫu, là bạn đời của mình, trong những năm sắp tới. Đây là một giai đoạn tuyệt vời trong đời. Nó ảnh hưởng mạnh đến các em, với một tốc độ chóng mặt.
Một chọn lựa khác nữa. Các em phải làm một cam kết chín chắn, hoặc là trở thành người Công Giáo vĩnh viễn, tự các em quyết định thế, hay dẹp niềm tin qua một bên. Đây là một chọn lựa hoàn toàn bình thường. Ai cũng phải chọn lựa như thế. Ta sẽ nói thêm nữa trong phần sau.
Trước hết, xin kể cho các em một câu chuyện. Một lần kia, khi đi nhận một bằng danh dự từ một đại học Công Giáo nổi tiếng, tôi được nghe em thủ khoa phát biểu rằng điều quan trọng nhất em học được suốt bốn năm đại học đó là: mọi sự đều tương đối. Tôi nghe thấy nhiều tiếng thở dài từ nơi quý vị phụ huynh. Tại sao lại phải tốn biết bao nhiêu tiền cho cậu sinh viên thông minh này theo học tại trường Công Giáo, trong khi có thể trả ít tiền hơn tại một trường đại học tiểu bang tầm thường, để rồi cũng ra trường, thành một người chủ trương duy tương đối? Tôi cam đoan với các em một điều: đó là vì quý phụ huynh muốn cậu sinh viên không xa rời đức tin. Họ quá quý đức tin! Đây là một bí mật: trong suốt hai thế hệ phụ huynh Công Giáo vừa qua, không có một nỗi sợ hãi nào lớn cho bằng khi họ nhìn thấy luồng khí độc duy tương đối và bất tín đang luồn sâu vào tâm trí con em mình, để rồi cướp đoạt khỏi chúng điều mà quý phụ huynh coi là gia sản quý báu nhất họ có thể lưu truyền lại cho chúng.
Xin các em cho phép tôi tọc mạch vào những vấn đề riêng tư của các em nhé! Các em có biết bao nhiêu lâu rồi—vài ba thập niên, hay hàng mấy trăm năm—gia đình các em đã lưu truyền đức tin cho các thế hệ tiếp sau không? Liệu các em có là những người cắt đứt dòng lưu truyền này chăng?
Điều đáng nói về đức tin Công Giáo là thế này: mỗi thế hệ phải tự chọn lấy, một cách tươi mới. Nó không thể lưu truyền được! Nó phải được chọn lựa! Các em phải tự chọn cho mình, một cách tự do! Hoặc chính tự các em sẽ chối bỏ nó! Quý phụ huynh hẳn sẽ đau lòng trước sự chọn lựa như thế! Nhưng họ đều biết luật chơi! Niềm tin Kitô hữu phải mang tính cá nhân, bất khả thay đổi! Nó phải được chọn lựa một cách cá nhân. Cội rễ mọi tự do trên thế giới này đều đến từ đó. Là một sử gia đại tài về lãnh vực tự do, Lord Acton, thuộc Đại Học Cambridge, đã kết luận rằng: “Lịch sử của nền tự do thì trùng lặp với lịch sử của Kitô Giáo.”
Trường Tổng Lãnh Thiên Thần Mica-e của các em đây đã tôn trọng nền tự do ấy. Các hành vi tự do cá nhân là những công trình tuyệt đẹp, rực rỡ như những ngày hè tháng Sáu. Tôi thật hân hạnh có mặt ở đây với các em, được giáo dục trong sự tự do cá nhân nhất của mọi nền tự do.
Tôi đoán rằng không phải ai trong các em cũng đều là Kitô hữu. Trở thành Kitô hữu, các em sẽ gặp hai điều nguy hiểm: trước hết, họ sẽ bỏ tù các em, chế nhạo các em, chửi bới các em, có khi giết chết các em nữa. Có một phụ nữ Suđan đã bị án phạt 100 roi đòn. Tại sao? Bởi vì cô ta kết hôn với một người Kitô hữu, lại còn đem con đi chịu phép rửa tội. Cô ta được cho cơ hội chối đạo trước khi ra toà, nhưng đã từ chối. Bởi lẽ đó, sau khi chịu đánh 100 roi đòn, cô ta đã bị đem đi xử tử. Cô ta đã xúc phạm đến Allah, quay mặt lại với Allah.
Tám mươi năm qua là những năm tháng đẫm máu nhất đối với các Kitô hữu, bị bách hại tàn nhẫn nhất, trong lịch sử Hội Thánh. Quốc Xã và Cộng Sản mới đây đã sát hại hàng triệu Kitô hữu và Do Thái, phần lớn bằng các phương cách rùng rợn nhất. Tại Nigeria hôm nay, các thiếu nữ Kitô hữu đang bị bắt cóc, bán đi làm nô lệ. Còn tại Pakistan, bom mìn được gài trong các nhà thờ Công Giáo, người ta cầm súng máy đi lùng sục trong các nhà thờ, gặp ai bắn nấy. Hàng hàng lớp lớp các Kitô hữu tỵ nạn bị lùa ra khỏi nơi chôn nhau cắt rốn, với hai bàn tay trắng, chỉ mang theo được sức mạnh của lòng tin.
Các em có thể nghĩ rằng những vụ bách hại như thế sẽ chẳng bao giờ xẩy ra tại đất Hoa Kỳ này. Có thể trong một thời gian dài thì chưa trầm trọng đến thế đâu! Nhưng rồi, khi các em công khai biểu lộ lòng tin của mình, các em sẽ bị xử phạt. Người ta sẽ bảo rằng: “Tụi bay đang đứng bên bờ sai lạc của lịch sử rồi đó, hỡi lũ mù quáng kia ơi!” Những điều các em tin sẽ không bao giờ được nói ra trong thời buổi văn minh hôm nay. Linh mục và nữ tu rồi sẽ bị ngăn cấm không được giảng dậy tin mừng trong các vấn đề gây tranh cãi, ngoại trừ trường hợp đổi qua lập trường duy tục.
Tóm lại, có một lý do khiến các em không muốn trở thành Kitô hữu, đó là những điều xấu xa sẽ tràn ngập tâm trí các em nếu các em thực sự tin vào những điều người Công Giáo luôn luôn tin, và rồi nói ra điều đó, trong một bữa ăn tối thân mật cùng các thân hữu, mà các em vẫn coi là bạn bè. Cứ thử đi rồi sẽ thấy!
Một lý do khác nữa là: giới truyền thông, điện ảnh Hollywood, giới ca nhạc sĩ, tất cả đều tìm mọi cách thu hút các em đi vào con đường yêu đương, đầy dâm dục, chẳng những không phù hợp với Kitô hữu, mà còn tích cực tàn phá những ai đi vào trong vòng quay của họ. Truyền thông không bao giờ loan báo về những thiệt hại như thế đâu!
Bẩy mươi năm trước đây, tại Pháp (nhân dịp chúng ta đang tưởng niệm ngày D), cha ông chúng ta không hề chiến đấu cam go để dành lấy tự do, mà chỉ để cho chúng ta được sống như những loài heo. Phần lớn thiên hạ nhìn xem chúng ta sống thế nào, trong các phim ảnh, các màn truyền hình, hay trong giờ giải lao giữa trận Super Bowl (vốn lôi cuốn số lượng người xem đông nhất thế giới), để rồi phun ra lời ghê tởm bảo rằng chúng ta đã sa đọa quá rồi. Chính Vladimir Putin tuần qua đã nói như thế.
Hẳn nhiên, một cách cá nhân, các em có thể sống sao tùy ý, nhưng hãy đừng quên nghĩ đến hậu quả. Cho bản thân. Cho thế giới bè bạn và gia đình các em. Cho toàn thể xã hội Hoa Kỳ này.
Lý do duy nhất các em phải chọn đức tin Kitô giáo, sau khi đã suy nghĩ nghiêm chỉnh và chín chắn, đó là vì các em phán đoán điều đó là đúng, là thực. Bởi vì các em tin chắc rằng cái nhãn quan về bản chất con người của mình, và sự cao cả mà các em được mời gọi tới, thì đúng và thực hơn bất cứ điều gì các em biết được. Niềm tin Kitô Giáo nói lên sự thực, chứ không nói nước đôi. Không bao giờ có kiểu: “Tôi đúng, anh đúng, tất cả đều đúng!”
Khi xét mình, các em biết đích xác rằng có đôi lúc các em làm điều mình biết là không nên làm, và có khi nhất định không làm điều mình biết là phải làm. Kinh nghiệm dậy các em như thế; cũng như kinh nghiệm dậy cho tôi rằng niềm tin Kitô giáo khởi sự với tội nhân: các em và tôi. Người ta bảo rằng tội nguyên tổ chính là một học thuyết mà chẳng ai cần tin. Điều cần duy nhất là phải tỏ ra ‘lạnh lùng’ trước một vài hành vi mình đã làm trong quá khứ.
Niềm Tin Kitô Giáo là một Niềm Tin Công Cảm
Không biết đất nước này sẽ ra sao nếu nó không được các Kitô hữu kiến tạo nên? Bởi vì người Kitô hữu, qua kinh nghiệm, kinh nghiệm bản thân, đã thấu hiểu rằng không nên để cho một người nào được quá nhiều quyền lực. Mọi quyền lực đều phải bị giới hạn bởi kiểm soát và quân bình. Tại sao? Bởi vì con người dễ sa ngã. Hiến Pháp của ta được viết ra không dành riêng cho các thánh nhân. Nó được viết ra cho chính chúng ta, như qua chính kinh nghiệm cay đắng đau thương mà ta mới biết chính mình. Thật là vô ích nếu xây dựng nền Cộng Hòa dành riêng cho các thánh nhân. Sẽ không đủ thánh nhân để lấp đầy một nền Cộng Hòa đâu! Nhưng dù có ít thánh nhân chăng nữa, sống với các ngài không phải dễ dàng gì!
Các em có nghĩ kinh nghiệm cho thấy Kitô Giáo đã đúng khi nói về sự kiện của cuộc sống con người, là cho dù cố gắng sống tốt đẹp đến mấy chăng nữa, con người đôi khi vẫn sa ngã? Niềm tin Kitô Giáo nói rõ và thẳng thắn về mọi việc. Không hề nghĩ rằng ta khá hơn chính bản chất chân thực của mình.
Một nhà tư tưởng Tin Lành đã nói thế này: “Khả năng con người hướng về công bằng khiến cho một nền dân chủ có thể có được, nhưng xu hướng con người về bất công đã khiến cho nền dân chủ trở thành cần thiết.”
Một sự thực khác nữa vốn là nền tảng đời sống Kitô và Do Thái Giáo, đó là: Thiên Chúa tạo dựng tất cả chúng ta, từng người một, để chịu đau khổ. Ngay cả người công chính như Gióp cũng chịu đau khổ. Quả vậy, Chúa Giêsu nhìn thẳng vào mắt ta, và nói thẳng với ta điều cần phải trông chờ nơi Ngài: “Chúa yêu ai thì Ngài làm cho họ đau khổ.” Cứ nhìn vào Con Thiên Chúa thì sẽ thấy, Ngài là Đầy Tớ Đau Khổ, Ngài là Đấng có khả năng tuyệt hảo nhất cho ta thấy được đời sống thâm cung của Thiên Chúa nó như thế nào.
Tại sao Chúa làm như thế? Tại sao Người lại để cho kẻ lành phải chịu đau khổ? Trong họ hàng tôi, có một người thân, rất hiền lành dễ thương, lại mắc bệnh ung thư, người gầy yếu như bộ xương cách trí, sống lây lất, chết dần chết mòn, trông rất thê thảm và cám cảnh. Ai trong số các em đây chưa có kinh nghiệm về những nỗi đau như thế xẩy ra nơi gia đình mình?
Bà nhà tôi đã chết trong tình trạng ấy, thời gian bệnh kéo dài hơn bốn năm trời. Thật là khó chịu đựng cảnh bà kết thúc cuộc đời như thế: bao nhiêu mơ ước chưa thành, những bức hoạ và điêu khắc còn dở dang. Mọi nỗi hy vọng tan dần như mây khói. Nhưng bà không hề than thở, oán trách, dù chỉ một lần. Dẫu sao chăng nữa, sống bên cạnh bà trong tình trạng ấy thật là vô cùng khó khăn.
Thiên Chúa của ta, Thiên Chúa của Kitô và Do Thái Giáo, không phải là một Thiên Chúa “hiền khô.” Người đối xử với ta như những người trưởng thành. Người mong đợi ta sống can trường, đồng thời biết mở rộng tâm hồn để yêu thương tha nhân ngay giữa những đau khổ hàng ngày. Chính Người đã nêu gương. Người yêu cầu ta vác thập giá mình, và chết với Người. Người không nói loanh quanh. Người nói thẳng với ta điều Người mong chờ.
Đó là một trong những điều tôi thực sự yêu quý nơi niềm tin Công Giáo. Nó nói thẳng. Không bọc đường. Nó cho ta thấy Chúa Kitô trên thập giá, ngay trước mắt ta, ngay trên bờ tường, ở nơi cao nhất ta có thể nhìn thấy. Như ngầm bảo ta rằng: “Đời sống Kitô hữu là như thế đó!”
Tại sao đức tin lại nói với ta như thế? Bởi vì đó là sự thực. Ta được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa, và khi sai Con của Người cho ta thấy trái banh lửa bên trong Người nó như thế nào, tức là kho tàng tình yêu chất chứa nơi Người, Người đã cho ta thấy Con của minh đang bị đánh bầm dập và bị lăng nhục trên đường khổ giá, để rồi chết đau thương vì tình yêu Người dành cho ta.
Chúa Giêsu cho ta thấy một người Kitô hữu phải yêu như thế nào, phải chết ra sao. “Không phải ý con, mà là ý Cha.” Người Kitô hữu chết đang khi mang nặng tình yêu và lòng tha thứ. Tình yêu như thế thật là lạ lùng, không giống ai, một thứ tình yêu vượt trên mọi kiểu yêu thương loài người. Đó là kiểu yêu thương của Thiên Chúa.
Chúa Giêsu còn dậy ta yêu thương kẻ thù. Chẳng ai yêu kẻ thù mình bao giờ. Nhưng Chúa có lý để nhấn mạnh đến tình yêu. Ngài tạo dựng mọi người theo hình ảnh Ngài. Ngay cả những ai chọn sự ác, những ai lừa dối ta, hãm hại ta. Ngay cả những kẻ phỉ nhổ vào mặt Ngài. Thiên Chúa yêu thương mọi tạo vật Người tạo dựng, ngay cả khi họ giơ cao tay đả phá Người. Người tôn trọng tự do của họ. Họ hoàn toàn tự do từ chối tình bằng hữu với Người. Có điều là khi tự cô lập mình như thế, thì hoả ngục đã mở ra. Họ vẫn hoàn toàn tự do.
Tôi có gặp một số người, họ luôn luôn ghét bất cứ điều gì tôi nỗ lực tìm kiếm và chiến đấu để dành lấy. Có vẻ họ chẳng ưa tôi. Có người còn khinh tôi ra mặt nữa. Bởi vì Chúa phán như thế, nên tôi tin rằng mỗi người trong họ đều được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, và Thiên Chúa thấy điều gì đó nơi họ mà Người yêu thương. Do đó, tôi nghiên cứu kỹ những lời họ phê phán tôi. Đôi khi những điều họ nói thực sự giúp tôi, và khiến tôi thay đổi. Đôi khi tôi chẳng thấy được điều chi đáng yêu nơi họ. Thế là tôi vận dụng đến niềm tin. Đôi khi tôi vẫn không thấy được điều Chúa yêu thương nơi những người tôi gặp gỡ. Nhưng tôi nghĩ Chúa đâu có bảo tôi phải ưa thích họ. Người chỉ bảo tôi phải “yêu” họ bằng tình yêu của Người và nhìn phẩm giá họ với đôi mắt của Người. Thế là tôi để đó cho Chúa. “Lậy Chúa, con chẳng nhìn thấy hình ảnh Chúa nơi người ấy, vậy xin Chúa cứ yêu hộ dùm con đi!” Tôi nghĩ đó gọi là nhân đức “thiên phú” bởi vì nó không hề đến từ sức lực của ta.
Tại Sao Thiên Chúa Cho Phép Có Đau Khổ?
Nhưng tại sao thế giới lại được tạo dựng như thế này, chứ không theo một cách thức tốt đẹp khác, không có kẻ ác, không có sự dữ hoành hành? Không có muôn vàn khổ đau đến thế? Không có tiếng trẻ thơ thổn thức suốt đêm trường? Đó là những câu hỏi mà Ivan Karamazov đã đặt ra.
Tôi thấy điều đó nhan nhản trong văn chương và trong toàn bộ lịch sử: các nhân vật anh hùng, nam cũng như nữ, đều chịu nhiều đau khổ. Để minh chứng cho chiều cao và chiều sâu của nhân cách mình, họ đã phải chọn cái chết.
Đời sống chúng ta giống như một nhánh cây rơi vào lò lửa. Đôi khi cục than hồng phải tắt ngấm đi, phát ra một tia sáng cuối cùng, trước khi tàn lụi. Cũng thế, để cho thấy một nét đẹp rạng ngời, để minh chứng cho một tình yêu nồng cháy, để có được một thiện hảo thuần khiết như vàng được thanh luyện trong lửa, người anh hùng, bậc thánh nhân, hoặc một người yêu, không thể làm gì khác ngoài chấp nhận đau khổ và cái chết.
Hẳn đó chính là quy luật mà chính Thiên Chúa đã tuân thủ, đã áp dụng cho chính Con của Người, và đó cũng là cách minh chứng cho mọi tình yêu cao vời. Đó là con đường duy nhất mà Tạo Hoá dùng để giáo huấn ta rằng: cái bí quyết của mọi tạo vật, cái cách thức mà tạo vật “tuyên dương vinh quang Chúa,” chính là qua tình yêu đau khổ, qua cái chết. Sự tuyệt mỹ sẽ lên ngôi qua cái chết.
Theo niềm tin Công Giáo, được bảo toàn chặt chẽ, được lưu truyền qua hàng ngàn năm nay, và được giảng dậy cho nhiều người thông qua cuộc sống của những ai có tình yêu chân thực, thì cái bí quyết sâu xa nhất của đời sống chính là đi loan báo khắp nơi cái tin vui bất tận rằng Thiên Chúa chính là Tình Yêu, rằng tất cả mọi sự đều bắt đầu bằng tình yêu và cũng sẽ kết thúc trong tình yêu. Mọi sự đều từ Thiên Chúa mà ra. Mọi sự đều kết thúc trong Thiên Chúa. Mà Thiên Chúa lại chính là tình yêu đau khổ.
Gia sản của những người theo Chúa sẽ là bị bỏ rơi, thấy trống rỗng mênh mang, và chết đớn đau tủi nhục. Thế nhưng, do tình yêu của Thiên Chúa, chính sự cô đơn trống vắng và cả cái chết cũng sẽ được biến đổi thành điều tuyệt mỹ khôn tả.
Các em học sinh tốt nghiệp thân mến:
Nếu các em có nghĩ đến việc loại bỏ niềm tin như vừa nói thì đó cũng là điều thường tình. Bởi vì tin thì phải tự do. Phải được thử lửa. Không ai, kể cả các em, được miễn khỏi phải chịu thử thách.
Nhưng phải suy nghĩ kỹ trước khi đi tới việc loại bỏ niềm tin của chúng ta, hay từ chối sự thực vốn là một người thầy tuyệt hảo. Thật đáng công lắm, các em ạ! Niềm tin sẽ giúp các em vượt qua mọi trở ngại, mọi bóng tối, mọi khổ đau. So với niềm tin, tất cả mọi sự đều trở thành rẻ mạt!
Vì thế, mặc cho ai đó trong gia đình các em có làm gì chăng nữa, mặc cho bao nhiêu người xung quanh các em có quay lưng lại với Thiên Chúa chăng nữa, các em chớ có bao giờ cắt đứt dòng nối tiếp những đầy tớ đau khổ trung kiên trong lịch sử gia đình các em. Các em sẽ phải đau khổ vì niềm tin này. Nhưng các em nhớ giữ trọn vẹn nhựa sống—hương vị thơm ngon của tình yêu—đang chảy đầy trong các em, để nó tuôn trào qua thế hệ kế tiếp, rồi kế tiếp nữa. Trên vai các em đang gánh lấy niềm tin của biết bao nhiêu người đến sau.
Xin Thiên Chúa ban phép lành dồi dào trên các em! Hết mọi ngày trong đời sống!
Các em thật rất may mắn được tốt nghiệp từ ngôi trường này.
(Xem: On Being and Staying Catholic in the Modern World trong www.crisismagazine.com, ngày 3 tháng 7 năm 2014).
Nguyễn Kim Ngân
July 4th, 2014