Trong Năm Phụng Vụ, tháng 10 là tháng Mân Côi. Lòng sùng kính của người tín hữu đối với Đức Maria suốt thời gian này mang một tâm tình đạo đức thảo hiếu là cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi và đến các Trung Tâm Thánh Mẫu cầu nguyện bên Mẹ.
Hình ảnh
Từ chiều 12.10, mưa to gió lớn, nước ngập mọi lối. Lạ lùng khi đến Tàpao, 5 giờ chiều trời tạnh cơn mưa, đường vào lễ đài bùn lầy tung tóe lấm láp áo quần.
Quảng trường Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao đã được chuẩn bị chu đáo cho đêm diễn nguyện “Kinh Mân Côi”. Các Nữ Tu MTG Phan Thiết đang tổng dợt chương trình. Từng đoàn hành hương lên núi cầu nguyện bên Mẹ.
Cung nghinh Mẹ
Hàng chục ngàn người với nến sáng trên tay hòa vang những khúc ca ngợi khen Mẹ. Đoàn kiệu thánh tượng Đức Mẹ Tàpao tiến lên lễ đài. Ngàn ngàn ngọn nến lung linh cháy sáng sưởi ấm tâm hồn đoàn con cái.Giữa trời đêm núi rừng, lời kinh tiếng hát âm vang quyện đan trong gió ngàn dâng lên Mẹ. Huyền nhiệm và ấm cúng biết bao.
Diễn nguyện Chuỗi Mân Côi.
Đêm nay người người từ khắp phương trời quy tụ về bên Mẹ giữa núi rừng Tàpao.
Tàpao hôm nay không âm u như trước đây nhưng vẫn mang nét đẹp của núi rừng trùng điệp ngát xanh.
Tàpao đúng là một giấc mơ đẹp. Mẹ ơi, một giấc mơ mà nhiều khi chúng con không thể ngờ tới. Nếu ai đã một lần đặt chân đến Tàpao cách đây 25 năm mới thấy sự đổi mới thật lạ lùng.
Tàpao có nhiều thay đổi, vì cuộc sông bà con dân làng nơi đây đã khá hơn. Chung quanh linh địa Mẹ đã thoáng mát và khang trang hơn. Đường lên núi không còn cheo leo vất vả như trước. Nhưng cái không hề đổi thay là Mẹ vẫn đứng đó để lắng nghe, để thông chia những vui buồn trong cuộc sống mỗi khi chúng con đến với Mẹ.
Giây phút này, chúng con xin dâng lên Mẹ tất cả những ai đang gặp khó khăn, đau khổ về tinh thần lẫn thể xác; những ai đang bơ vơ lạc lõng giữa biển đời mà chưa tìm được nơi nương tựa; những ai đã vì danh vọng, vì lợi ích cá nhân, vì những thú vui chóng qua đã bán rẻ nhân phẩm mình và còn nhiều nỗi lo buồn khác.
Lạy Mẹ Maria, Mầu Nhiệm Vui họa lại cuộc đời của Mẹ trong những tháng ngày hiệp thông trong Ơn Cưú Chuộc của Ngôi Hai Con Thiên Chúa. Chúng con mượn lại những hình ảnh ấy cùng với lời Kinh Kính Mừng để nhờ Mẹ chuyển cầu lên Thiên Chúa cho những ý nguyện chúng con tiến dâng.
Các Nữ Tu Dòng MTG Phan Thiết phụ trách chương trình.Với những gợi ý suy niệm giúp cộng đoàn sốt sắng lần chuỗi Mân Côi Năm Sự Vui. Qua mỗi ngắm đều có múa phụ họa và diễn cảnh cùng những lời cầu nguyện dâng lên Mẹ mến yêu.
Giờ diễn nguyện kết thúc bằng bài thánh ca cộng đồng “Nguồn cậy trông”. Cộng đoàn cùng quỳ gối tôn thờ Thánh Thể
Suy Tôn Thánh Thể
Đức Cha Giuse cung nghinh Thánh Thể chung quanh quảng trường, cộng đoàn quỳ gối tôn thờ. Đức Cha cầm hào quang Mình Thánh Chúa đi sau đoàn rước nghiêm trang của các Gia trưởng. Kết thúc giờ cầu nguyện, ngài ban phép lành Thánh Thể, mọi người tiếp tục lên linh đài kinh hạt bên Mẹ.
Đêm diễn nguyện “Kinh Mân Côi” kết thúc bằng phép lành Thánh Thể. Âm nhạc và lời kinh hạt hòa nhịp thật nhẹ nhàng mà sâu lắng, lời ca điệu múa đi vào cõi tâm linh người nghe thấm vào tâm tư máu thịt. Lời ca tiếng hát ấy như những bông hoa muôn màu muôn sắc dâng trước nhan Mẹ. Những bông hoa kinh nguyện sốt sắng kết dệt nên những lời ca tụng Mẹ. Những bông hoa hi sinh, hoa bác ái muốn toả hương dưới chân Mẹ. Những bông hoa nói lên lòng yêu mến của con cái đối với Mẹ hiền. Những bông hoa cũng cố gắng diễn tả phần nào nét đẹp của Mẹ. Giữa ngàn hoa, Đức Maria nổi bật như bông hoa cao quí xinh đẹp nhất. Đẹp đến độ "đẹp lòng Thiên Chúa".
Thánh lễ.
Sáng ngày 13.10, khách hành hương tiếp tục đổ về Tàpao. Hàng mấy chục ngàn người lội bùn tiến lên lễ đài. Các ngã đường vào lễ đài đều kín người.
6g30, nghi thức khấn Đức Mẹ. Mọi người dâng những ý nguyện như xin ơn bình an, xin ơn hoán cải, xin cho gia đình được đoàn tụ, xin cho con cháu thoát khỏi các tệ nạn xìke ma túy, xin cho các phụ nữ mang thai được sinh con, xin cho công việc làm ăn được thuận lợi và xin cho Giáo Hội được bình an hiệp nhất…và dâng lời tạ ơn.
7giờ, đoàn rước tiến lên lễ đài. Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống cùng đồng tế với 80 linh mục trong và ngoài giáo phận.
Mở đầu, Đức Cha Giuse ngỏ lời với cộng đoàn.
Trong niềm bình an của Chúa Kitô, xin hợp với quý cha đồng tế, gởi tới cộng đoàn hành hương lời chào mừng rất đặc biệt của thánh lễ sáng nay.
Ngày 13.10.1917, hiện ra lần cuối tại Fatima, Đức Mẹ đã tự giới thiệu mình là Mẹ Mân Côi, đồng thời Mẹ cùng lần hạt với 3 trẻ. Trong 3 mệnh lệnh Fatima, Mẹ kêu gọi “hãy siêng năng lần Hạt Mân Côi”. Như vậy, danh xưng Maria đi liền với Chuỗi Mân Côi. Thánh lễ sáng nay, cộng đoàn kính dâng Đức Trinh Nữ Maria Mân Côi. Xin nhờ lời chuyển cầu của Mẹ cho những ý khấn cùng dâng lên trước đây, đồng thời xin Mẹ cho mỗi người chúng ta biết gắn bó với Kinh Mân Côi, biết yêu mến Kinh Mân Côi và biết lần Hạt Mân Côi trong đời sống của mình, trong gia đình cũng như giữa cộng đoàn để nhận được ân phúc từ lời kinh kỳ diệu này. Kinh Mân Côi nuôi dưỡng đời sống đức tin. Chúng ta cũng xin Mẹ Mân Côi qua phương tiện Kinh Mân Côi giúp cho đời sống đức tin được cũng cố và được phát triển.
Gửi em một chục Mân Côi
Để em sớm tối học lời cầu kinh.
Trên cao Mẹ sẽ thương tình,
Cho em hạnh phúc, gia đình an vui.
Đức Cha Giuse Giảng lễ, suy niệm “Kinh Mân Côi lời kinh kỳ diệu”.
Trong ba ngày nay, giới truyền thông thế giới nhắc nhiều đến một thiếu nữ Pakistan tên là Malala Yousafzai, cô được chung giải Nobel hòa bình cùng với một người Ấn Độ. Cô Malala mới 17 tuổi, là thiếu nữ trẻ tuổi nhất cũng như là người trẻ tuổi nhất được vinh dự nhận giải Nobel hòa bình.Cô đã bị phe Taliban bắn trọng thương vào đầu tháng 10 năm 2012 và may mắn được chữa lành.Thế giới tôn vinh cô vì có công đấu tranh việc bênh vực quyền đi học của các trẻ em nữ, nhất là tại các nước Hồi giáo.
Hôm nay ngày 13 tháng 10, tại Trung Tâm Thánh Mẫu TàPao, cộng đoàn hành hương lại nhắc đến một thiếu nữ khác, thiếu nữ Sion là Đức Maria, sinh thời đã gắn bó cuộc đời với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ, và nay trên thiên quốc luôn phù hộ cho mọi người. Nhắc đến Mẹ dịp kỷ niệm hiện ra lần cuối tại Fatima vì Mẹ đã giới thiệu mình là Mẹ Mân Côi và cùng lần hạt với ba trẻ như muốn giới thiệu Kinh Mân Côi là “kinh kỳ diệu”. Kỳ diệu ở chỗ nào?
1. Kinh Mân Côi kỳ diệu ở chỗ gặp gỡ Đức Maria trong tình mẫu tử.
Đành rằng lời kinh nào dâng lên Đức Maria cũng là dâng lên trong tình mẩu tử, như được thể hiện qua truyền thống cầu nguyện Việt Nam, nhất là trong lãnh vực ca nguyện.Cứ thử làm một bảng liệt kê những ca khúc hát dâng Đức Mẹ ắt sẽ rõ. Nhiều lắm! Chỉ những ca khúc bắt đầu bằng chữ “Mẹ ơi” từ nốt bậc năm về nốt bậc một, không phân biệt trưởng thứ cũng có thể làm thành một cuốn sưu tập không mỏng (Lòng tha thiết, Trước nhan Mẹ, Đời con dõi bước, Bao người lạc bước…). Nhưng vượt lên tất cả, riêng Kinh Mân Côi đã đẩy tình mẫu tử ấy lên một cung bậc diệu kỳ.
Phần đầu Kinh Kính Mừng dựa trên Phúc Âm là lời chào của sứ thần Gabriel kết hợp với lời mừng của bà Êlisabet làm thành lời xưng tụng Đức Maria là Mẹ Chúa Giêsu, Đấng từ trời cao xuống thế làm người. Phần sau Kinh Kính Mừng là lời xin ơn trợ giúp qua đó tín hữu tung hô Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Và tổng hợp cả hai phần ngắn ngủi đọc lên chỉ trong mười lăm giây đồng hồ là cả một lời kinh kỳ diệu nối kết tâm tình con thảo vào với mầu nhiệm Đức Maria trên đỉnh vị thế là Mẹ Thiên Chúa – Mẹ con người; Mẹ Chúa Giêsu và Mẹ của mỗi người chúng ta.
Nếu “nải chuối buồng cau, đường mía lau xôi nếp một” là ca dao tình mẹ nhân gian ngọt ngào, thì Kinh Kính Mừng quả là lời kinh tuyệt diệu đậm đà tình mẫu tử thiêng liêng, giúp ta gặp được Đức Maria cao xa là Mẹ Chúa Trời, nhưng luôn gần gũi với người dương gian, dẫu người phận cỏ mình rơm, là kẻ có tội “khi nay và trong giờ lâm tử”.
2. Kinh Mân Côi còn kỳ diệu ở chỗ qua Mẹ để đến với Chúa Kitô.
Thật vậy, hình thức lời kinh trực tiếp dâng lên Đức Mẹ, nhưng nội dung chiêm niệm lại là mầu nhiệm cuộc đời Chúa Giêsu trải ra theo mười lăm năm ngắm truyền thống Vui Thương Mừng và năm mầu nhiệm sự Sáng do Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đề nghị. Chả thế mà Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô VI trong Tông huấn “Marialis Cultus” đã gọi Kinh Mân Côi là “Cuốn Phúc Âm rút gọn” để có thể ghi vào trong bộ nhớ sống, sẵn sàng bung ra làm việc trên màn hình máy tính cuộc đời. Từ việc Chúa Giêsu sinh ra trong Máng cỏ đến việc Người biến hình trên Núi Tabor, rồi qua việc Người như bị Chúa Cha ruồng bỏ, để hiện hình sáng tỏ trong mùa Phục Sinh.
Tất nhiên, người ta có thể đến với Chúa Giêsu bằng nhiều cách khác nhau như đọc Phúc Âm, rước Thánh Thể, thương giúp người…, nhưng đến với Chúa Giêsu bằng cung cách của Kinh Mân Côi thì quả là độc đáo: không phải là bí tích nhưng hiệu quả dọn đường cho bí tích; không phải là Phụng Vụ nhưng tâm tình rất cận kề Phụng Vụ; và nhất là được cùng với Đức Mẹ trên từng cây số cuộc đời Chúa Giêsu theo phong cách của Đức Mẹ là “lưu giữ và suy niệm trong lòng”, tức là “khẩu tụng” đều đều lời kinh Đức Mẹ và “tâm suy” dài dài cuộc đời Đấng Cứu Thế.
“Qua Mẹ Maria đến với Chúa Giêsu” chính là đây, bằng phương thức tụng niệm, vừa đọc vừa suy của Kinh Mân Côi. Đó là kết cấu tinh thần. Nhưng trong kết cấu vật thể của tràng hạt Mân Côi, người ta cũng thấy rõ dụng ý này: năm mươi năm Kinh Kính Mừng kết thành tràng hạt, nhung cả tràng hạt chỉ được kết thúc bằng tượng Chúa Giêsu chiu chết treo trên Thánh giá. Thật kỳ diệu, bằng Kinh Mân Côi người ta được Đức Mẹ dẫn tới gặp gỡ Chúa Giêsu.
3. Kinh Mân Côi còn kỳ diệu như phương thế giúp vững bước trên đường nên thánh.
Khi nêu lên hiệu quả thánh hóa của Kinh Mân Côi trong nhịp sống Giáo Hội, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã không quên gợi lại lời kêu gọi của Đức Mẹ trong những lần hiện ra tại Lộ Đức và Fatima, và nhất là chính kinh nghiệm của ngài gắn bó với chuỗi Mân Côi, lúc còn bé cũng như trong sứ vụ dẫn dắt Giáo Hội và cách riêng qua biến cố ngài bị ám sát hụt ngày 13/5/1981. Kinh Mân Côi, như kiểu nói bình dân, là vũ khí giúp ta chống lại ba thù “ma quỷ, thế gian, xác thịt”, và là sinh tố tăng cường ba việc “nên thánh, mến Chúa, yêu người”.
Nếu nhân đức là việc tốt lành được tập tành lập đi lập lại thành thói quen phản xạ tự nhiên, thì Kinh Mân Côi chính là một bửu bối không thể thiếu được cho người tu thân luyện đức theo gương Đức Mẹ và theo chân Chúa Giêsu từ Máng cỏ ấp ủ qua Thập giá trui rèn tới Nhà Tạm chiêm ngưỡng. Mỗi một mầu nhiệm xướng lên là một nhân đức khơi gợi, để theo lời kinh nhả nhẹ và dưới tác động của ơn thánh, lòng người được bớt bất xứng hơn, tạo điều kiện thuận lợi dần dần cho việc nên thánh.
Những nhà thông thái có sách vở chữ nghĩa, những nhà cai trị có sức mạnh quyền hành, những nhà tu trì có bầu khí ổn định làm phương tiện, còn hầu hết chúng ta là những nhà “tu hành” nghĩa là “tu thân bằng việc hành đạo”, thì Kinh Mân Côi chính là hành trang gọn nhẹ đeo cổ tay giúp thánh hóa bản thân gia đình và xã hội. Theo nghĩa này, Kinh Mân Côi không khác gì điện thoại di động hòa đời ta vào mạng sự sống thiêng liêng.
Đối với cộng đoàn hành hương hôm nay, chúng ta quyết tâm sống theo lời Mẹ trong dịp hiện ra lần cuối tại Fatima là “siêng năng lần hạt”.
Nhân tiện cũng thông báo đến cộng đoàn tin vui, nhờ Mẹ hỗ trợ, Trung Tâm Thánh Mẫu TàPao đã được cấp sổ đỏ và công nhận là đất tôn giáo, bao gồm quảng trường hành lễ ngày 13 mỗi tháng đây. Xin tạ ơn Chúa, cám ơn Đức Mẹ. Và xin cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện để trong tương lai không xa, Trung Tâm Thánh Mẫu TàPao sẽ còn được tôn vinh Đức Mẹ sốt sắng hơn và phục vụ cộng đoàn chu đáo hơn.
“Tháng Mười con đến Tàpao,
Kinh Mân Côi khấn ngọt ngào lời ca.
Mẹ ơi tình Mẹ bao la,
Giúp con hoán cải, mặn mà tin yêu”.
Theo phong cách của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Cha Giuse xướng 3 lần “quyết tâm”, cộng đoàn mạnh mẽ đáp lại “lần hạt Mân Côi”. Âm vang lan tỏa khắp đại ngàn Tàpao: quyết tâm lần hạt Mân Côi.
Cuối thánh lễ, Đức Cha Giuse làm phép nước và ảnh tượng. Khách hành hương ra về mang theo hạnh phúc của “hồng ân Chúa như mưa như mưa”, mang theo o ơn lành của Mẹ Tàpao.
Hẹn nhau tháng 11 cùng về bên Mẹ dâng những tâm tình yêu mến từ trái tim của người con hiếu thảo cầu nguyện cho các đẳng linh hồn.
Hình ảnh
Từ chiều 12.10, mưa to gió lớn, nước ngập mọi lối. Lạ lùng khi đến Tàpao, 5 giờ chiều trời tạnh cơn mưa, đường vào lễ đài bùn lầy tung tóe lấm láp áo quần.
Quảng trường Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao đã được chuẩn bị chu đáo cho đêm diễn nguyện “Kinh Mân Côi”. Các Nữ Tu MTG Phan Thiết đang tổng dợt chương trình. Từng đoàn hành hương lên núi cầu nguyện bên Mẹ.
Cung nghinh Mẹ
Hàng chục ngàn người với nến sáng trên tay hòa vang những khúc ca ngợi khen Mẹ. Đoàn kiệu thánh tượng Đức Mẹ Tàpao tiến lên lễ đài. Ngàn ngàn ngọn nến lung linh cháy sáng sưởi ấm tâm hồn đoàn con cái.Giữa trời đêm núi rừng, lời kinh tiếng hát âm vang quyện đan trong gió ngàn dâng lên Mẹ. Huyền nhiệm và ấm cúng biết bao.
Diễn nguyện Chuỗi Mân Côi.
Đêm nay người người từ khắp phương trời quy tụ về bên Mẹ giữa núi rừng Tàpao.
Tàpao hôm nay không âm u như trước đây nhưng vẫn mang nét đẹp của núi rừng trùng điệp ngát xanh.
Tàpao đúng là một giấc mơ đẹp. Mẹ ơi, một giấc mơ mà nhiều khi chúng con không thể ngờ tới. Nếu ai đã một lần đặt chân đến Tàpao cách đây 25 năm mới thấy sự đổi mới thật lạ lùng.
Tàpao có nhiều thay đổi, vì cuộc sông bà con dân làng nơi đây đã khá hơn. Chung quanh linh địa Mẹ đã thoáng mát và khang trang hơn. Đường lên núi không còn cheo leo vất vả như trước. Nhưng cái không hề đổi thay là Mẹ vẫn đứng đó để lắng nghe, để thông chia những vui buồn trong cuộc sống mỗi khi chúng con đến với Mẹ.
Giây phút này, chúng con xin dâng lên Mẹ tất cả những ai đang gặp khó khăn, đau khổ về tinh thần lẫn thể xác; những ai đang bơ vơ lạc lõng giữa biển đời mà chưa tìm được nơi nương tựa; những ai đã vì danh vọng, vì lợi ích cá nhân, vì những thú vui chóng qua đã bán rẻ nhân phẩm mình và còn nhiều nỗi lo buồn khác.
Lạy Mẹ Maria, Mầu Nhiệm Vui họa lại cuộc đời của Mẹ trong những tháng ngày hiệp thông trong Ơn Cưú Chuộc của Ngôi Hai Con Thiên Chúa. Chúng con mượn lại những hình ảnh ấy cùng với lời Kinh Kính Mừng để nhờ Mẹ chuyển cầu lên Thiên Chúa cho những ý nguyện chúng con tiến dâng.
Các Nữ Tu Dòng MTG Phan Thiết phụ trách chương trình.Với những gợi ý suy niệm giúp cộng đoàn sốt sắng lần chuỗi Mân Côi Năm Sự Vui. Qua mỗi ngắm đều có múa phụ họa và diễn cảnh cùng những lời cầu nguyện dâng lên Mẹ mến yêu.
Giờ diễn nguyện kết thúc bằng bài thánh ca cộng đồng “Nguồn cậy trông”. Cộng đoàn cùng quỳ gối tôn thờ Thánh Thể
Suy Tôn Thánh Thể
Đức Cha Giuse cung nghinh Thánh Thể chung quanh quảng trường, cộng đoàn quỳ gối tôn thờ. Đức Cha cầm hào quang Mình Thánh Chúa đi sau đoàn rước nghiêm trang của các Gia trưởng. Kết thúc giờ cầu nguyện, ngài ban phép lành Thánh Thể, mọi người tiếp tục lên linh đài kinh hạt bên Mẹ.
Đêm diễn nguyện “Kinh Mân Côi” kết thúc bằng phép lành Thánh Thể. Âm nhạc và lời kinh hạt hòa nhịp thật nhẹ nhàng mà sâu lắng, lời ca điệu múa đi vào cõi tâm linh người nghe thấm vào tâm tư máu thịt. Lời ca tiếng hát ấy như những bông hoa muôn màu muôn sắc dâng trước nhan Mẹ. Những bông hoa kinh nguyện sốt sắng kết dệt nên những lời ca tụng Mẹ. Những bông hoa hi sinh, hoa bác ái muốn toả hương dưới chân Mẹ. Những bông hoa nói lên lòng yêu mến của con cái đối với Mẹ hiền. Những bông hoa cũng cố gắng diễn tả phần nào nét đẹp của Mẹ. Giữa ngàn hoa, Đức Maria nổi bật như bông hoa cao quí xinh đẹp nhất. Đẹp đến độ "đẹp lòng Thiên Chúa".
Thánh lễ.
Sáng ngày 13.10, khách hành hương tiếp tục đổ về Tàpao. Hàng mấy chục ngàn người lội bùn tiến lên lễ đài. Các ngã đường vào lễ đài đều kín người.
6g30, nghi thức khấn Đức Mẹ. Mọi người dâng những ý nguyện như xin ơn bình an, xin ơn hoán cải, xin cho gia đình được đoàn tụ, xin cho con cháu thoát khỏi các tệ nạn xìke ma túy, xin cho các phụ nữ mang thai được sinh con, xin cho công việc làm ăn được thuận lợi và xin cho Giáo Hội được bình an hiệp nhất…và dâng lời tạ ơn.
7giờ, đoàn rước tiến lên lễ đài. Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống cùng đồng tế với 80 linh mục trong và ngoài giáo phận.
Mở đầu, Đức Cha Giuse ngỏ lời với cộng đoàn.
Trong niềm bình an của Chúa Kitô, xin hợp với quý cha đồng tế, gởi tới cộng đoàn hành hương lời chào mừng rất đặc biệt của thánh lễ sáng nay.
Ngày 13.10.1917, hiện ra lần cuối tại Fatima, Đức Mẹ đã tự giới thiệu mình là Mẹ Mân Côi, đồng thời Mẹ cùng lần hạt với 3 trẻ. Trong 3 mệnh lệnh Fatima, Mẹ kêu gọi “hãy siêng năng lần Hạt Mân Côi”. Như vậy, danh xưng Maria đi liền với Chuỗi Mân Côi. Thánh lễ sáng nay, cộng đoàn kính dâng Đức Trinh Nữ Maria Mân Côi. Xin nhờ lời chuyển cầu của Mẹ cho những ý khấn cùng dâng lên trước đây, đồng thời xin Mẹ cho mỗi người chúng ta biết gắn bó với Kinh Mân Côi, biết yêu mến Kinh Mân Côi và biết lần Hạt Mân Côi trong đời sống của mình, trong gia đình cũng như giữa cộng đoàn để nhận được ân phúc từ lời kinh kỳ diệu này. Kinh Mân Côi nuôi dưỡng đời sống đức tin. Chúng ta cũng xin Mẹ Mân Côi qua phương tiện Kinh Mân Côi giúp cho đời sống đức tin được cũng cố và được phát triển.
Gửi em một chục Mân Côi
Để em sớm tối học lời cầu kinh.
Trên cao Mẹ sẽ thương tình,
Cho em hạnh phúc, gia đình an vui.
Đức Cha Giuse Giảng lễ, suy niệm “Kinh Mân Côi lời kinh kỳ diệu”.
Trong ba ngày nay, giới truyền thông thế giới nhắc nhiều đến một thiếu nữ Pakistan tên là Malala Yousafzai, cô được chung giải Nobel hòa bình cùng với một người Ấn Độ. Cô Malala mới 17 tuổi, là thiếu nữ trẻ tuổi nhất cũng như là người trẻ tuổi nhất được vinh dự nhận giải Nobel hòa bình.Cô đã bị phe Taliban bắn trọng thương vào đầu tháng 10 năm 2012 và may mắn được chữa lành.Thế giới tôn vinh cô vì có công đấu tranh việc bênh vực quyền đi học của các trẻ em nữ, nhất là tại các nước Hồi giáo.
Hôm nay ngày 13 tháng 10, tại Trung Tâm Thánh Mẫu TàPao, cộng đoàn hành hương lại nhắc đến một thiếu nữ khác, thiếu nữ Sion là Đức Maria, sinh thời đã gắn bó cuộc đời với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ, và nay trên thiên quốc luôn phù hộ cho mọi người. Nhắc đến Mẹ dịp kỷ niệm hiện ra lần cuối tại Fatima vì Mẹ đã giới thiệu mình là Mẹ Mân Côi và cùng lần hạt với ba trẻ như muốn giới thiệu Kinh Mân Côi là “kinh kỳ diệu”. Kỳ diệu ở chỗ nào?
1. Kinh Mân Côi kỳ diệu ở chỗ gặp gỡ Đức Maria trong tình mẫu tử.
Đành rằng lời kinh nào dâng lên Đức Maria cũng là dâng lên trong tình mẩu tử, như được thể hiện qua truyền thống cầu nguyện Việt Nam, nhất là trong lãnh vực ca nguyện.Cứ thử làm một bảng liệt kê những ca khúc hát dâng Đức Mẹ ắt sẽ rõ. Nhiều lắm! Chỉ những ca khúc bắt đầu bằng chữ “Mẹ ơi” từ nốt bậc năm về nốt bậc một, không phân biệt trưởng thứ cũng có thể làm thành một cuốn sưu tập không mỏng (Lòng tha thiết, Trước nhan Mẹ, Đời con dõi bước, Bao người lạc bước…). Nhưng vượt lên tất cả, riêng Kinh Mân Côi đã đẩy tình mẫu tử ấy lên một cung bậc diệu kỳ.
Phần đầu Kinh Kính Mừng dựa trên Phúc Âm là lời chào của sứ thần Gabriel kết hợp với lời mừng của bà Êlisabet làm thành lời xưng tụng Đức Maria là Mẹ Chúa Giêsu, Đấng từ trời cao xuống thế làm người. Phần sau Kinh Kính Mừng là lời xin ơn trợ giúp qua đó tín hữu tung hô Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Và tổng hợp cả hai phần ngắn ngủi đọc lên chỉ trong mười lăm giây đồng hồ là cả một lời kinh kỳ diệu nối kết tâm tình con thảo vào với mầu nhiệm Đức Maria trên đỉnh vị thế là Mẹ Thiên Chúa – Mẹ con người; Mẹ Chúa Giêsu và Mẹ của mỗi người chúng ta.
Nếu “nải chuối buồng cau, đường mía lau xôi nếp một” là ca dao tình mẹ nhân gian ngọt ngào, thì Kinh Kính Mừng quả là lời kinh tuyệt diệu đậm đà tình mẫu tử thiêng liêng, giúp ta gặp được Đức Maria cao xa là Mẹ Chúa Trời, nhưng luôn gần gũi với người dương gian, dẫu người phận cỏ mình rơm, là kẻ có tội “khi nay và trong giờ lâm tử”.
2. Kinh Mân Côi còn kỳ diệu ở chỗ qua Mẹ để đến với Chúa Kitô.
Thật vậy, hình thức lời kinh trực tiếp dâng lên Đức Mẹ, nhưng nội dung chiêm niệm lại là mầu nhiệm cuộc đời Chúa Giêsu trải ra theo mười lăm năm ngắm truyền thống Vui Thương Mừng và năm mầu nhiệm sự Sáng do Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đề nghị. Chả thế mà Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô VI trong Tông huấn “Marialis Cultus” đã gọi Kinh Mân Côi là “Cuốn Phúc Âm rút gọn” để có thể ghi vào trong bộ nhớ sống, sẵn sàng bung ra làm việc trên màn hình máy tính cuộc đời. Từ việc Chúa Giêsu sinh ra trong Máng cỏ đến việc Người biến hình trên Núi Tabor, rồi qua việc Người như bị Chúa Cha ruồng bỏ, để hiện hình sáng tỏ trong mùa Phục Sinh.
Tất nhiên, người ta có thể đến với Chúa Giêsu bằng nhiều cách khác nhau như đọc Phúc Âm, rước Thánh Thể, thương giúp người…, nhưng đến với Chúa Giêsu bằng cung cách của Kinh Mân Côi thì quả là độc đáo: không phải là bí tích nhưng hiệu quả dọn đường cho bí tích; không phải là Phụng Vụ nhưng tâm tình rất cận kề Phụng Vụ; và nhất là được cùng với Đức Mẹ trên từng cây số cuộc đời Chúa Giêsu theo phong cách của Đức Mẹ là “lưu giữ và suy niệm trong lòng”, tức là “khẩu tụng” đều đều lời kinh Đức Mẹ và “tâm suy” dài dài cuộc đời Đấng Cứu Thế.
“Qua Mẹ Maria đến với Chúa Giêsu” chính là đây, bằng phương thức tụng niệm, vừa đọc vừa suy của Kinh Mân Côi. Đó là kết cấu tinh thần. Nhưng trong kết cấu vật thể của tràng hạt Mân Côi, người ta cũng thấy rõ dụng ý này: năm mươi năm Kinh Kính Mừng kết thành tràng hạt, nhung cả tràng hạt chỉ được kết thúc bằng tượng Chúa Giêsu chiu chết treo trên Thánh giá. Thật kỳ diệu, bằng Kinh Mân Côi người ta được Đức Mẹ dẫn tới gặp gỡ Chúa Giêsu.
3. Kinh Mân Côi còn kỳ diệu như phương thế giúp vững bước trên đường nên thánh.
Khi nêu lên hiệu quả thánh hóa của Kinh Mân Côi trong nhịp sống Giáo Hội, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã không quên gợi lại lời kêu gọi của Đức Mẹ trong những lần hiện ra tại Lộ Đức và Fatima, và nhất là chính kinh nghiệm của ngài gắn bó với chuỗi Mân Côi, lúc còn bé cũng như trong sứ vụ dẫn dắt Giáo Hội và cách riêng qua biến cố ngài bị ám sát hụt ngày 13/5/1981. Kinh Mân Côi, như kiểu nói bình dân, là vũ khí giúp ta chống lại ba thù “ma quỷ, thế gian, xác thịt”, và là sinh tố tăng cường ba việc “nên thánh, mến Chúa, yêu người”.
Nếu nhân đức là việc tốt lành được tập tành lập đi lập lại thành thói quen phản xạ tự nhiên, thì Kinh Mân Côi chính là một bửu bối không thể thiếu được cho người tu thân luyện đức theo gương Đức Mẹ và theo chân Chúa Giêsu từ Máng cỏ ấp ủ qua Thập giá trui rèn tới Nhà Tạm chiêm ngưỡng. Mỗi một mầu nhiệm xướng lên là một nhân đức khơi gợi, để theo lời kinh nhả nhẹ và dưới tác động của ơn thánh, lòng người được bớt bất xứng hơn, tạo điều kiện thuận lợi dần dần cho việc nên thánh.
Những nhà thông thái có sách vở chữ nghĩa, những nhà cai trị có sức mạnh quyền hành, những nhà tu trì có bầu khí ổn định làm phương tiện, còn hầu hết chúng ta là những nhà “tu hành” nghĩa là “tu thân bằng việc hành đạo”, thì Kinh Mân Côi chính là hành trang gọn nhẹ đeo cổ tay giúp thánh hóa bản thân gia đình và xã hội. Theo nghĩa này, Kinh Mân Côi không khác gì điện thoại di động hòa đời ta vào mạng sự sống thiêng liêng.
Đối với cộng đoàn hành hương hôm nay, chúng ta quyết tâm sống theo lời Mẹ trong dịp hiện ra lần cuối tại Fatima là “siêng năng lần hạt”.
Nhân tiện cũng thông báo đến cộng đoàn tin vui, nhờ Mẹ hỗ trợ, Trung Tâm Thánh Mẫu TàPao đã được cấp sổ đỏ và công nhận là đất tôn giáo, bao gồm quảng trường hành lễ ngày 13 mỗi tháng đây. Xin tạ ơn Chúa, cám ơn Đức Mẹ. Và xin cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện để trong tương lai không xa, Trung Tâm Thánh Mẫu TàPao sẽ còn được tôn vinh Đức Mẹ sốt sắng hơn và phục vụ cộng đoàn chu đáo hơn.
“Tháng Mười con đến Tàpao,
Kinh Mân Côi khấn ngọt ngào lời ca.
Mẹ ơi tình Mẹ bao la,
Giúp con hoán cải, mặn mà tin yêu”.
Theo phong cách của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Cha Giuse xướng 3 lần “quyết tâm”, cộng đoàn mạnh mẽ đáp lại “lần hạt Mân Côi”. Âm vang lan tỏa khắp đại ngàn Tàpao: quyết tâm lần hạt Mân Côi.
Cuối thánh lễ, Đức Cha Giuse làm phép nước và ảnh tượng. Khách hành hương ra về mang theo hạnh phúc của “hồng ân Chúa như mưa như mưa”, mang theo o ơn lành của Mẹ Tàpao.
Hẹn nhau tháng 11 cùng về bên Mẹ dâng những tâm tình yêu mến từ trái tim của người con hiếu thảo cầu nguyện cho các đẳng linh hồn.