Nhiều người Kitô Giáo cho rằng nhìn nhận hiến quyền của hôn nhân đồng tính là điều đáng lo ngại và cần phải kháng cự lại, nhưng thực ra, nó không hẳn là một đe dọa hiện sinh đối với Giáo Hội. Đe dọa thực sự là đầu hàng các sức mạnh văn hóa, luật pháp và chính trị buộc ta phải sống theo. Giáo Hội vẫn có thể và sẽ sinh tồn cơn bách hại. Nhưng Giáo Hội không thể sinh tồn nếu không có đức tin. Đây là một chân lý vừa có tính thần học vừa có tính lịch sử.
Lịch sử là thế nào? Ta hẳn nhớ câu truyện giữa Napoléon và Đức Piô VII. Hoàng đế Pháp nói với vị giáo hoàng này rằng ông ta sẽ tiêu diệt Giáo Hội. Đức Piô VII đáp lại: Ôi con người nhỏ bé, ông nghĩ ông sẽ thành công trong việc thực hiện được điều mà biết bao thế kỷ qua các linh mục và giám mục đã cố gắng mà làm không xong sao!”
Vậy thì phải làm gì? Có người cho rằng ta tiếp tục trình bầy quan điểm của ta một cách hấp dẫn, mời gọi, và bất bạo động, yêu thương các người đối nghịch với ta và bắt tay với những người bất đồng với ta. Như Thánh GH Gioan Phaolô II từng nói: Giáo Hội đệ đạt chứ không áp đặt. Và ta sẵn sàng chuẩn bị trước sự gây hấn có thể lớn hơn từ xã hội thế tục.
Dù sao, tại Hoa Kỳ, Tu Chính Án thứ nhất vẫn che chở Giáo Hội Công Giáo và các cộng đồng tôn giáo khác khỏi bị buộc phải cử hành các buổi lễ tôn giáo cho các cặp đồng tính. Điều hiện đang diễn ra chỉ là vấn đề hôn nhân dân sự không hơn không kém. Câu định nghĩa mới về hôn nhân của họ không thay đồi gì đối với Bí Tích Hôn Nhân của Giáo Hội Công Giáo. Nhưng có lẽ phán quyết này cũng như kết quả trưng cầu dân ý ở Ái Nhĩ Lan buộc ta phải đặt ra các câu hỏi khó khăn về thần học và luân lý, những câu hỏi phần lớn bị ta tránh né xưa nay. Nói cho ngay, 56% người Công Giáo đã tuyên bố mình ủng hộ hôn nhân đồng tính.
Tách biệt hôn nhân dân sự và hôn nhân tôn giáo
Tuy nhiên, không thiếu các tổ chức Kitô Giáo kêu gọi phải tẩy chay phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ về hôn nhân đồng tính. Tạp chí First Things, chẳng hạn, đã phát động chiến dịch khuyến khích các mục tử từ khước không cử hành hôn nhân trong tư cách đại diện nhà nước. Một tuyên bố để ký tên tựa là “The Marriage Pledge” (cam kết hôn nhân) đã được đăng trên trang mạng của tạp chí này để các mục tử có thể gắn tên của mình vào đó một cách điện tử. Tuyên bố này do Ephraim Radner, một mục sư Anh Giáo và là giáo sư thần học lịch sử tại Cao Đẳng Wycliffe của Trường Thần Học Toronto, soạn thảo.
Cam kết trên có đoạn viết: “Tại nhiều khu vực pháp quyền, kể cả các khu tại Hoa Kỳ, các nhà cầm quyền dân sự đã nhìn nhận một định nghĩa về hôn nhân minh nhiên bác bỏ đòi hỏi phải là cặp đôi nam nữ. Trong một ít năm nữa, thậm chí ít tháng nữa, điều khá chắc chắn là câu định nghĩa này sẽ trở thành luật pháp của lãnh thổ, và tại mọi khu vực pháp quyền, các quyền lợi, đặc ân và nghĩa vụ hôn nhân sẽ được ban cho những người đàn ông kết đôi với đàn ông, và đàn bà kết đôi với đàn bà… chúng tôi, ký tên dưới đây, cam kết… sẽ không còn phục vụ trong tư cách tác nhân của nhà nước về hôn nhân nữa. Chúng tôi sẽ không ký nhận các chứng chỉ hôn nhân do chính phủ cấp nữa… Chúng tôi chỉ chủ tọa các lễ cưới nào chịu thiết lập ra cuộc hôn nhân Kitô Giáo phù hợp với các nguyên tắc đã được phát biểu rõ và sống theo ngay từ buổi đầu của đời sống Giáo Hội”.
Chỉ mấy ngày sau, đã có 150 người ký tờ cam kết trên trong đó có giáo sĩ, giáo dân, tuyên úy, và ít nhất một giám mục.
Chủ bút tờ báo này là R.R. Reno có bài xã luận tựa là “A Time to Rend” (một thời để xé). Ông viết: “Đã từ rất lâu, Kitô Giáo chuyên khâu các giáo huấn của mình vào cơ cấu văn hóa Tây Phương. Điều ấy quả tốt lành… Nhưng mùa khâu đã hết rồi. Nay là thời để xé, không phải để tách mình ra khỏi văn hóa hay rút lui khỏi quảng trường công cộng, nhưng để muối của ta không mất vị của nó”.
Nhà bỉnh bút Công Giáo Bryan Cones của tờ US Catholic cũng đã đặt câu hỏi Is it time to separate church and state marriages? Và cho rằng Giáo Hội chỉ nên tập chú vào hôn nhân bí tích còn các cuộc hôn nhân dân sự thì nên để mặc quan tòa địa phương. Dù Cones viết bài này lúc hôn nhân đồng tính mới chỉ ở bình diện tiểu bang, chưa ở bình diện liên bang như hiện nay, nhưng lý lẽ của ông có liên quan đến hiện trạng.
Theo ông, với việc thừa nhận hôn nhân đồng tính, ta phải nhìn nhận rằng hiện có hai thực tại khi sử dụng hạn từ “hôn nhân”: một kế ước hợp pháp về phía dân sự, và một giao ước bí tích giữa hai người nam nữ đã rửa tội về phía Giáo Hội. Làm thế sẽ giúp người Công Giáo có được những đàm đạo nội bộ bổ ích đối với cái hiểu thần học của chúng ta về bí tích hôn nhân mà không bị sa lầy vào câu hỏi liệu các gia đình và các cặp nào không thích hợp với cái hiểu ấy có nên nhận được các quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp đi đôi với các cuộc hôn nhân dân sự hay không. Làm thế cũng nhìn nhận một điều mà ai cũng thấy là hiển nhiên: dù hôn nhân dân sự và tôn giáo có thời đã là một thực thể đơn nhất, thì nay sợi dây liên kết hai chiều kích ấy gần như đã được tháo gỡ hoàn toàn.
Cones cũng cho rằng: khởi nguyên, Kitô Giáo vốn đã hiểu hai chiều kích này tách rời nhau, cho tới khi vào thế ký thứ 4, lúc Giáo Hội “kết hợp” với Đế Quốc Rôma, các linh mục và giám mục trở thành viên chức nhà nước, hai chiều kích ấy mới kết hợp với nhau. Và việc kết hợp này kéo dài tới nay.
Tuy nhiên, nhiều nền dân chủ ở Âu Châu và Mỹ Châu La Tinh, từ lâu, vốn đòi, trước nhất, một cuộc kết hôn dân sự, sau đó, là một nghi thức tôn giáo riêng biệt, gọi là hữu hiệu hóa hôn nhân, nếu cặp hôn nhân muốn. Tại Mỹ cũng như tại Úc, ngược lại, linh mục đại diện cả giáo quyền lẫn chính quyền ký nhận chứng chỉ hôn phối khi chủ tọa việc cử hành bí tích hôn nhân, một tập quán ngược với nhiều nước như Mễ Tây Cơ hay Việt Nam, chẳng hạn.
Vả lại, vì sợ rằng các linh mục, vốn hành động nhân danh chính phủ khi chủ tọa các nghi lễ hôn phối, sẽ bị buộc phải chủ tọa các đám cưới “đồng tính”, và do đó, mâu thuẫn với giáo huấn của Giáo Hội, nên hay nhất là các ngài ngưng không ký nhận bất cứ chứng thư hôn nhân dân sự nào, một việc rõ ràng thuộc thẩm quyền quan tòa địa phương, và chỉ chủ tọa các lễ nghi hôn nhân tôn giáo mà thôi. Buộc các cặp hôn nhân phải “cưới nhau” hai lần như thế tuy có bất tiện và là dịp khiến nhiều cặp không kết hôn trong Giáo Hội, nhưng đây là dịp để người Công Giáo nhận rõ sự khác nhau giữa hôn nhân dân sự và hôn nhân bí tích.
Cones cũng cho biết một số con số thăm dò sau đây, không biết từ nguồn nào, liên quan tới vấn đề tách biệt này. Trả lời câu “Tôi tin rằng các cuộc hôn nhân dân sự và tôn giáo nên được tách biệt nhau”, 84% đồng ý, 11% không đồng ý, 5% không ý kiến.
Chưa thấy các thẩm quyền Giáo Hội nói gì về đề xuất này. Tuy nhiên, nhiều người cho loại đề xuất này sai lầm nghiêm trọng. Vì khi một thừa tác viên ký nhận một chứng chỉ hôn phối, ngài chỉ chứng thực rằng một cặp vợ chồng đặc thù nào đó đã trao đổi lời thề kết hôn trước mặt ngài và do đó nay đã kết hôn hợp pháp. Chính phủ không yêu cầu ngài phải bình luận thế nào là hôn nhân và thế nào là hôn nhân đích thực. Nếu lời lẽ trên mẫu ấn chỉ hôn phối của chính phủ nói điều gì sai, thì ngài buộc phải từ khước không ký, dù từ khước như thế sẽ khiến ngài bị bách hại. Nhưng nếu mẫu ấn chỉ ấy chỉ nói điều thật, thì ngài có thể ký, và nên ký nhận.
Đàng khác, có người cho rằng phong trào đồng tính xưa nay vốn lý luận rằng Giáo Hội không nên pha mình vào vấn đề hôn nhân dân sự, nay nếu mình tách hai chiều kích dân sự và tôn giáo ra khỏi nhau là vô tình mình củng cố quan điểm của họ.
Phản kháng lương tâm
Linh mục John Zuhlsdorf, ngày 27 tháng 6, 2015, thì cho chạy một hàng tít lớn “Chúng ta buộc phải kháng cự!” nhưng không khai triển hàng tít này mà chỉ trích dẫn trọn văn kiện năm 2003 của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin tựa là Các Xem Xét Liên Quan Tới Các Đề Xuất Thừa Nhận Hợp Pháp Các Cuộc Kết Hợp Giữa Các Người Đồng Tính Luyến Ái. Trong văn kiện này, Bộ Giáo Lý Đức Tin dạy rằng: “trong trường hợp các cuộc kết hợp đồng tính đã được nhìn nhận là hợp pháp hay đã được ban cấp tư cách và các quyền lợi hợp pháp vốn dành cho các cuộc hôn nhân, thì việc chống đối rõ ràng và nhấn mạnh là một bổn phận. Ta phải từ bỏ moị hình thức hợp tác chính thức trong việc thi hành hay áp dụng các đạo luật bất chính một cách nặng nề như thế và, nếu có thể, phải từ khước mọi hợp tác vật chất trên bình diện áp dụng chúng. Trong phạm vi này, mọi người có quyền thực thi quyền phản đối lương tâm”.
Vì, như Đức Cha Michael Jarrell của Lafayette đã nói, phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ “sẽ tạo ra các vấn nạn lương tâm cho nhiều người Công Giáo, nhất là những người giữ chức vụ công cộng. Trong một số trường hợp, bất tuân lệnh dân sự có thể là phản ứng thích đáng…”.
Nỗi lo âu này cũng là nỗi lo âu của Đức Cha Gustavo Rodríguez Vega, giám mục Nuevo Laredo, Mễ Tây Cơ, trước phán quyết của Tối Cao Pháp Viện nước này nhìn nhận hôn nhân đồng tính. Ngài bảo: “Tối Cao Pháp Viện hãy bắt bỏ tù các giám mục và linh mục, bất cứ ai họ muốn, chứ Giáo Hội không thể đi ngược lại lề luật của Chúa Giêsu Kitô”.
Agudath Israel of America, một tổ chức của Người Do Thái Giáo Chính Thống Mỹ, cũng có cùng những quan ngại như trên. Họ viết: “… do kết quả phán quyết ngày hôm nay, các thành viên và các định chế của các cộng đồng truyền thống như cộng đồng Do Thái Giáo Chính Thống… sẽ chịu xỉ nhục về tinh thần và liều phải chịu hậu quả hết sức tiêu cực nếu từ khước vi phạm niềm tin của mình, và thậm chí nếu công khai rao giảng và phát biểu các quan điểm tôn giáo của mình. Viễn ảnh này quả là rùng mình, và không thể được bất cứ ai có thiện chí ở cả hai bên của cuộc tranh luận này chấp nhận”.
Linh mục cựu mục sư Anh Giáo Dwight Longenecker thì chua chát hoài nghi, không tin người Kitô hữu sẽ đứng lên tranh đấu vì “tất cả chúng ta đều có lỗi đối với việc tan vỡ của hôn nhân… Không. Phần lớn Kitô hữu thuộc mọi tuyên tín sẽ vào hàng và chấp nhận đường lối thế gian mà nói ‘Chúng ta không thể làm gì được đối với vấn đề này. Nó là luật pháp của quốc gia rồi”.
Đức Cha Anthony Fisher O.P., TGM Sydney có cái nhìn khác. Trong bài diễn văn tựa là Same-Sex ‘Marriage’: Evolution or Deconstruction of Marriage and the Family? do Hội Hiệp Sĩ Malta tổ chức ngày 23 tháng 7, 2015, sau khi khảo sát năm khẩu hiệu tuyên truyền quen thuộc của phe đồng tính (công bình, dị biệt giới tính không quan trọng, tình yêu là tất cả, chỉ là con số, và chẳng liên hệ gì đến anh), Đức Cha Fisher kết luận rằng: đừng sợ! Tuy nhiên, ngài mong muốn “Đa số thầm lặng người Úc, những người đang thụ hưởng ơn ích của cuộc hôn nhân thực sự, hãy đứng lên bênh vực định chế này bằng một niềm say mê và tính hữu hiệu tương tự”.
Ngay sau phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ, ngày 26 tháng 6, 2015, Đức TGM Kurtz, chủ tịch HĐGM/HK, đã ra một tuyên bố gọi phán quyết này là “một sai lầm bi thảm gây hại cho ích chung và những người yếu thế nhất trong chúng ta”.
Đức TGM Kurtz so sánh phán quyết trên với phán quyết Roe v. Wade (phá thai) và cho hay “không phán quyết nào bắt nguồn từ sự thật và do đó, cả hai cuối cùng sẽ thất bại. Ngày nay, Tòa lại sai lầm một lần nữa. Điều vô luân và bất chính sâu xa là khi chính phủ tuyên bố rằng hai người cùng một giới tính có thể tạo nên một cuộc hôn nhân”.
Sự thật sâu xa là con người nhân bản là một linh hồn có thân xác, nam và nữ. “Ý nghĩa độc đáo của hôn nhân như một cuộc kết hợp của một người đàn ông và một người đàn bà đã được khắc ghi vào thân xác ta như nam và nữ”…
Chính vì thế, các giám mục Hoa Kỳ khuyến khích người Công Giáo tiếp tục lên tiếng cho sự thật.
Chân lý và bác ái
Có những người nhấn mạnh tới việc phải phản kháng nhưng đồng thời tránh các thái độ kỳ thị đồng tính luyến ái. Vì thái độ này đã tạo ra nhiều méo mó khiến ta đối xử với người đồng tính không đúng với phẩm giá của họ. Và do đó, một phần đã vô tình góp phần tạo ra thế lưỡng nan hiện nay.
Đa số, vì thế, cho rằng thái độ đúng đắn là rõ ràng và tin tưởng công bố sự thật, nhưng cũng cần có bác ái và biết cảm thông. Điều dễ hiểu là nếu ta coi những kẻ chống đối ta là ma quái, thì họ cũng sẽ coi ta là ma quái, là những kẻ thù hằn, cuồng tín, kỳ thị đồng tính và nhiều “tước hiệu” tệ hại hơn nữa. Cư xử bác ái với những người coi ta là ma quái chưa chắc đã giúp ta chiếm được lòng họ, nhưng ít nhất cũng giúp ta chiếm được lòng người khác và về lâu về dài sẽ giúp ta thắng cuộc thảo luận văn hóa rộng lớn hơn.
Ta phải rõ ràng với ta trước nhất, vì vấn đề đang đối đầu không tóm gọn ở một đề tài. Một câu định nghĩa đặc thù về hôn nhân không giải quyết hết được mọi khúc mắc. Thay vào đó, ta cần xây dựng một nền văn hóa hôn nhân lành mạnh hơn.
Muốn xây dựng một nền văn hóa hôn nhân lành mạnh hơn ấy, ta phải khởi đi từ chính ta. Tại sao lại có những vị giám mục chao đảo trong cuộc đấu tranh chống hôn nhân đồng tính? Tại sao người Công Giáo lại chỉ thua người Thệ Phản cấp tiến một chút xíu trong tỷ lệ chấp nhận hôn nhân đồng tính? Điều này, rõ ràng ngụ hàm nhu cầu phải có một nền giáo lý và đào tạo tốt hơn về hôn nhân. Người Công Giáo cần hiểu rõ hơn giáo huấn của Giáo Hội, không hẳn chỉ vì nó phản ảnh mặc khải mà còn được đặt nền trên luật tự nhiên. Phải can đảm và mạnh dạn đề cập tới các vấn đề tế nhị và hóc búa của việc sống chung, của đồng tính luyến ái, của ly dị và tái hôn.
Và, muốn xây dựng một nền văn hóa hôn nhân lành mạnh hơn cũng đòi ta phải can đảm hơn trong việc bảo vệ giáo huấn của Giáo Hội. Đây không hẳn là một nghị trình luân lý học. Hôn nhân đồng tính là một khí giới luật pháp đánh thẳng vào vai trò và sứ mệnh của Giáo Hội trong xã hội. Nhiều người cho rằng một nền giáo lý và đào tạo nghèo nàn xưa nay đã trực tiếp góp phần vào các thách thức xã hội mà Giáo Hội đang gặp phải đối với quyền tự do điều hành các cơ sở nhận con nuôi, các bệnh viện và trường học phù hợp với giáo huấn luân lý của Giáo Hội. Họ cho rằng các mục tử không thể có cái thứ xa xỉ phẩm “nhậy cảm mục vụ” (pastoral sensitivity) mà họ cho là nhút nhát mục vụ, muốn tránh né các vấn đề gai góc.
Giữ vững tay súng
Igor Glynskyi, trong bài Giáo Hội Sẽ Sống Thoát Cuộc Hôn Nhân Đồng Tính Nếu Biết Giữ Vững Tay Súng Của Mình, viết rằng thái độ nhút nhát chỉ làm ta càng ngày càng xuống dốc. Ông đơn cử trường hợp Giáo Hội Hợp Nhất của Chúa Kitô và Giáo Hội Trưởng Lão Hoa Kỳ, vì bỏ rơi nền chính thống Thánh Kinh từ lâu, nay sa sút đến có thể không còn hiện hữu trong vòng một thế hệ nữa.
Linh mục Robert Barron, người vừa được cử nhiệm làm giám mục phụ tá của Los Angeles, trong bài Ta Đã Ở Đây Trước Đây: Hôn Nhân và Phòng Nước Mắt (We’ve Been Here Before: Marriage and the Room of Tears) cũng cho hay: một lý do khiến điều này gây ngỡ ngàng nhiều cho người Công Giáo Hoa Kỳ là chúng ta đã có mối liên hệ quá tốt bụng với nền văn hóa chung quanh”.
Nói đến việc hiểu rõ, Đức Tổng Giám Mục William Lori của Baltimore, chủ tịch ủy ban đặc nhiệm về Tự Do Tôn Giáo của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, trong một cuộc họp báo ngày 26 tháng 6, ngay sau phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ về quyền hiến định kết hôn đồng tính, đã nói với các kỳ giả rằng dù ý kiến của phe đa số trong phán quyết có nhắc tới tự do tôn giáo, nhưng họ không nói gì tới việc Tu Chính Án Thứ Nhất bảo vệ quyền tự do thực hành tôn giáo và việc này khiến ta rất lo ngại.
Theo ngài, “quyền tự do thực hành tôn giáo có nghĩa: ta có quyền không những tranh luận nó công khai ở nghị trường công cộng, mà còn được điều hành các thừa tác vụ của chúng ta và sống cuộc sống của chúng ta phù hợp với chân lý về hôn nhân mà không bị bạo hành, hay bị trừng phạt, hoặc mất quyền miễn thuế, hay mất khả năng phục vụ ích chung qua các dịch vụ xã hội và qua giáo dục của ta”.
Do đó, việc bỏ không nhắc tới “quyền tự do thực hành” trong ý kiến đa số của Tối Cao Pháp Viện “có thể sẽ tạo ra nhiều tranh cãi luật pháp”. Không có quyển tự do thực hành tôn giáo này, các tổ chức thống thuộc tôn giáo nào chống đối hôn nhân đồng tính và các cơ sở kinh doanh nào không phục vụ các đám cưới đồng tính có thể phải đương đầu, và thực sự đã phải đương đầu, với các thách thức tại tòa án.
Kết quả của chủ nghĩa duy cá nhân
Nhưng, theo linh mục David Endres, một giáo sư giáo sử và thần học lịch sử tại The Ohio Athenaeum, lịch sử bài Công Giáo tại Hoa Kỳ chứng minh rằng Giáo Hội từng sống thoát và sẽ sống thoát bất cứ thách thức nào.
Trong bài Sticks, Stones, and Broken Bones: the History of anti-Catholic Violence in the U.S., đăng năm 2014 trên tờ Homiletic and Pastoral Review, Cha Endres đa mô tả chi tiết lịch sử thăng trầm trong mối liên hệ của Đạo Công Giáo với nền văn hóa chính dòng của Mỹ: thí dụ, luật thời thuộc địa cấm người Công Giáo không được làm luật sư hay giáo viên, cả việc gửi con qua Âu Châu để hưởng nền giáo dục Công Giáo cũng không được…
Nói cho cùng, nền văn hóa cá nhân chủ nghĩa luôn nhìn Đạo Công Giáo bằng con mắt hoài nghi. Đặc sứ của chân phúc giáo hoàng Piô IX gây phản ứng dữ dội, có cả việc đốt hình nộm của vị này. Tác phong này kéo dài cho tới tận lúc John Kennedy, một người Công Giáo gốc Ái Nhĩ Lan được bầu làm tổng thống. Đến lúc đó, ít nhất người Công Giáo không còn cảm thấy mình ở ngoài lề nữa.
Tuy nhiên, các đe dọa gần đây đối với tự do tôn giáo càng ngày càng chứng tỏ rằng nền hòa bình nói trên chỉ là tạm bợ, không phải là một chấp nhận Đạo Công Giáo vĩnh viễn vào xã hội Hoa Kỳ. Chỉ vì cốt lõi cuộc tranh chấp giữa Giáo Hội và văn hoá Mỹ, cho tới nay, vẫn xoay quanh vấn đề tự do và thẩm quyền.
Cha Endres cho rằng “một phần của cuộc tranh chấp này là vai trò của cá nhân ngược với cộng đồng và Giáo Hội thì luôn duy trì việc nhấn mạnh tới cộng đồng”. Xét về lịch sử, nền văn hóa chính dòng của Mỹ luôn cổ vũ chủ nghĩa cá nhân và khinh thường bất cứ người Công Giáo nào tuân theo thẩm quyền của Giám Mục Rôma.
Cuộc tranh chấp trên cũng lan sang cuộc tranh cãi về vai trò của cộng đồng ngược với tự do cá nhân. Cha viết: “Chúng ta vốn có ý niệm lạ đời từng được khai triển tại đất nước này là tự do là quyền tự lập tuyệt đối của con người. Còn Giáo Hội thì chưa bao giờ tin rằng tự do đích thực hệ ở quyền tự lập tuyệt đối, nhưng thay vào đó, xét về căn bản, nó là mối tương quan với Thiên Chúa và với nhau. Ta như thể đặt định nẻo đường đó trước mắt ta, ta có trách nhiệm đối với người khác. Ta có trách nhiệm đối với Thiên Chúa một cách đặc biệt, và quyền tự lập tuyệt đối không có chỗ đứng trong thứ thế giới quan này”.
Chính chủ trương tự lập tuyệt đối này đứng phía sau phong trào vận động cho quyền hôn nhân đồng tính. Và với sự thắng lợi của phong trào này, một lần nữa, người Công Giáo lại bị đẩy ra bên lề với nhiều luật lệ cấm họ không được thực hành đạo mình cách công khai và trung thành với giáo huấn của Giáo Hội về tính dục.
Lùi để tiến
Tuy nhiên, Cha Endres nghĩ rằng “điều quan trọng cần hiểu là đứng bên lề xã hội không luôn là điều xấu”. Sự thù nghịch hiện nay đối với giáo huấn Công Giáo về tính dục có thể thực sự là “lời kêu gọi tiếp tục trung thành ở lại bên lề” vì nói cho ngay đức tin Công Giáo có tính phản kháng văn hóa. “Ta nói về một sự thật không luôn được lòng người, nhưng ta mạnh mẽ tin rằng nó phát xuất từ Chúa Kitô và một cách bao quát hơn, phát xuất từ mạc khải của Thiên Chúa cho con người. Và nếu bạn thực sự tin điều này, thì bạn không thể thỏa hiệp được”.
Nhiều người Công Giáo Hoa Kỳ đã thỏa hiệp và ta từng có thông điệp Testem benevelentiae nostrae năm 1899 của Đức Lêô XIII nói về họ, về “chủ nghĩa duy Mỹ” (Americanism). Họ khó có thể là người Công Giáo chân chính.
Nói cho cùng, xu thế tục hóa sẽ tiếp tục lấn lướt và ta buộc phải sống với một thực tế không thuận hảo với ta. Nhiều người cho rằng ta đang ở trong tư thế của những thế kỷ đầu trong đó, thế giới ngoại giáo áp đảo ta. Con đường sống còn và phát triển thuở ban đầu ấy hẳn phải là con đường sống còn và phát triển của ta ngày nay.
Vì thế, có người đề nghị lùi để tiến. Đó là đề xuất của Timothy P. O’Malley trên tờ OSV Newsweekly ngày 5 tháng 8, 2015. Vì các biến động bất lợi cho thế giới quan Công Giáo gần đây, tác giả này đặt câu hỏi: Giáo Hội có nên tạm thời rút lui khỏi việc can dự vào sinh hoạt công cộng ngõ hầu tạo nên một lối sinh hoạt khác bên ngoài nền văn hóa hiện nay hay không?
Để trả lời câu hỏi trên, ông cho rằng đây không hẳn là lần đầu tiên Giáo Hội Hoa Kỳ đương đầu với giải pháp tạo ra các định chế thay thế để đào tạo người Công Giáo theo một lối sống khác biệt. Nền giáo dục tiểu và trung học Công Giáo tại Hoa Kỳ phát sinh nhờ các vị giám mục nước này biết cảnh giác trước thứ giáo dục tôn giáo do nền giáo dục công cộng và cưỡng bách của thập niên 1900 đòi hỏi. Cũng thế, các cao đẳng và đại học Công Giáo phục vụ cả người di dân Công Giáo lẫn người di dân không Công Giáo không tìm được chỗ học tại các cao đẳng và đại học Thệ Phản đã được thành lập từ lâu. Cả trong hai trường hợp này, việc rút lui khỏi sinh hoạt công cộng đã đem lại kết quả là tạo ra các định chế này, có lợi cho cả đời sống công cộng nói chung.
O’Malley cũng nhắc tới “giải pháp Biển Đức”, theo tên và triết lý của Dòng Biển Đức, một Dòng từng “đặt nền cho việc tái sinh xã hội Kitô Giáo” sau khi Đế Quốc Rôma sụp đổ. Giải pháp này hệ ở việc “rút lui chiến thuật” khỏi văn hóa tuy không hoàn toàn để thế gian lại phía sau.
Hình thức rút lui khỏi các định chế công và các chuẩn mực văn hóa được các định chế này giả định không phải là một chọn lựa giữa ẩn dật hay dấn thân. Đúng hơn, nó luôn phải là một rút lui trở về với nét đặc thù Công Giáo để Giáo Hội được chuẩn bị tốt hơn trong việc hiến tặng hoa trái đời mình cho thế gian.
O’Malley cho rằng nay đã đến lúc để Giáo Hội một lần nữa rút về tính đặc thù Công Giáo nhằm dấn thân sâu sắc hơn vào thế gian. Trong bối cảnh giáo dục Công Giáo, nhiều định chế vốn được thiết lập để truyền thụ thế giới quan Công Giáo nhưng nay đã mua sỉ trọn bộ các mô thức duy tục vốn nhằm tháo bỏ thiên tài Công Giáo. Nền giáo dục thần học, thay vì là cuộc gặp gỡ với đức tin tìm kiếm hiểu biết, đã trở thành khoa dẫn nhập mỏng manh vào các nguyên tắc tâm linh đại loại (generic). Nhiều trường Công Giáo, vốn được thiết lập để giáo dục những người yếu kém nhất trong chúng ta, nay được thừa nhận là những nơi hàng đầu để leo lên bậc thang xã hội. Các tuyên bố về sứ mệnh, ngoại trừ vài dòng nhắc tới Thiên Chúa và Giáo Hội, phần lớn sao chép nguyên văn từ những đối tác thế tục. Căn tính Công Giáo đã bị giản lược chỉ còn là một mớ nguyên tắc phổ quát, thay vì là kết quả của việc đắm chìm vào các trình thuật và thực hành giúp tạo ra một lối sống. Muốn duy trì các trình thuật và thực hành này, đôi khi, nhất thiết buộc ta phải phải rút khỏi các trình thuật và thực hành đối nghịch với thế giới quan Công Giáo.
Ấy thế nhưng, việc lui về tính đặc thù này không được mang tính phe phái. Viễn kiến của Công Đồng Vatican II không phải là một Giáo Hội chống lại thế giới, cố gắng tạo ra một cộng đồng thay thế tách biệt khỏi gia đình nhân loại. Đúng hơn, Giáo Hội phải lui về tính đặc thù của mình vì chỉ với tính đặc thù trong viễn kiến của ta về đời người vốn được tháp nhập vào Chúa Kitô ta mới có thể có một cái gì đó để cung hiến cho thế giới. Một rút lui như thế luôn chuẩn bị để ta dấn thân một cách chân thực vào đời sống công cộng.
Lịch sử là thế nào? Ta hẳn nhớ câu truyện giữa Napoléon và Đức Piô VII. Hoàng đế Pháp nói với vị giáo hoàng này rằng ông ta sẽ tiêu diệt Giáo Hội. Đức Piô VII đáp lại: Ôi con người nhỏ bé, ông nghĩ ông sẽ thành công trong việc thực hiện được điều mà biết bao thế kỷ qua các linh mục và giám mục đã cố gắng mà làm không xong sao!”
Vậy thì phải làm gì? Có người cho rằng ta tiếp tục trình bầy quan điểm của ta một cách hấp dẫn, mời gọi, và bất bạo động, yêu thương các người đối nghịch với ta và bắt tay với những người bất đồng với ta. Như Thánh GH Gioan Phaolô II từng nói: Giáo Hội đệ đạt chứ không áp đặt. Và ta sẵn sàng chuẩn bị trước sự gây hấn có thể lớn hơn từ xã hội thế tục.
Dù sao, tại Hoa Kỳ, Tu Chính Án thứ nhất vẫn che chở Giáo Hội Công Giáo và các cộng đồng tôn giáo khác khỏi bị buộc phải cử hành các buổi lễ tôn giáo cho các cặp đồng tính. Điều hiện đang diễn ra chỉ là vấn đề hôn nhân dân sự không hơn không kém. Câu định nghĩa mới về hôn nhân của họ không thay đồi gì đối với Bí Tích Hôn Nhân của Giáo Hội Công Giáo. Nhưng có lẽ phán quyết này cũng như kết quả trưng cầu dân ý ở Ái Nhĩ Lan buộc ta phải đặt ra các câu hỏi khó khăn về thần học và luân lý, những câu hỏi phần lớn bị ta tránh né xưa nay. Nói cho ngay, 56% người Công Giáo đã tuyên bố mình ủng hộ hôn nhân đồng tính.
Tách biệt hôn nhân dân sự và hôn nhân tôn giáo
Tuy nhiên, không thiếu các tổ chức Kitô Giáo kêu gọi phải tẩy chay phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ về hôn nhân đồng tính. Tạp chí First Things, chẳng hạn, đã phát động chiến dịch khuyến khích các mục tử từ khước không cử hành hôn nhân trong tư cách đại diện nhà nước. Một tuyên bố để ký tên tựa là “The Marriage Pledge” (cam kết hôn nhân) đã được đăng trên trang mạng của tạp chí này để các mục tử có thể gắn tên của mình vào đó một cách điện tử. Tuyên bố này do Ephraim Radner, một mục sư Anh Giáo và là giáo sư thần học lịch sử tại Cao Đẳng Wycliffe của Trường Thần Học Toronto, soạn thảo.
Cam kết trên có đoạn viết: “Tại nhiều khu vực pháp quyền, kể cả các khu tại Hoa Kỳ, các nhà cầm quyền dân sự đã nhìn nhận một định nghĩa về hôn nhân minh nhiên bác bỏ đòi hỏi phải là cặp đôi nam nữ. Trong một ít năm nữa, thậm chí ít tháng nữa, điều khá chắc chắn là câu định nghĩa này sẽ trở thành luật pháp của lãnh thổ, và tại mọi khu vực pháp quyền, các quyền lợi, đặc ân và nghĩa vụ hôn nhân sẽ được ban cho những người đàn ông kết đôi với đàn ông, và đàn bà kết đôi với đàn bà… chúng tôi, ký tên dưới đây, cam kết… sẽ không còn phục vụ trong tư cách tác nhân của nhà nước về hôn nhân nữa. Chúng tôi sẽ không ký nhận các chứng chỉ hôn nhân do chính phủ cấp nữa… Chúng tôi chỉ chủ tọa các lễ cưới nào chịu thiết lập ra cuộc hôn nhân Kitô Giáo phù hợp với các nguyên tắc đã được phát biểu rõ và sống theo ngay từ buổi đầu của đời sống Giáo Hội”.
Chỉ mấy ngày sau, đã có 150 người ký tờ cam kết trên trong đó có giáo sĩ, giáo dân, tuyên úy, và ít nhất một giám mục.
Chủ bút tờ báo này là R.R. Reno có bài xã luận tựa là “A Time to Rend” (một thời để xé). Ông viết: “Đã từ rất lâu, Kitô Giáo chuyên khâu các giáo huấn của mình vào cơ cấu văn hóa Tây Phương. Điều ấy quả tốt lành… Nhưng mùa khâu đã hết rồi. Nay là thời để xé, không phải để tách mình ra khỏi văn hóa hay rút lui khỏi quảng trường công cộng, nhưng để muối của ta không mất vị của nó”.
Nhà bỉnh bút Công Giáo Bryan Cones của tờ US Catholic cũng đã đặt câu hỏi Is it time to separate church and state marriages? Và cho rằng Giáo Hội chỉ nên tập chú vào hôn nhân bí tích còn các cuộc hôn nhân dân sự thì nên để mặc quan tòa địa phương. Dù Cones viết bài này lúc hôn nhân đồng tính mới chỉ ở bình diện tiểu bang, chưa ở bình diện liên bang như hiện nay, nhưng lý lẽ của ông có liên quan đến hiện trạng.
Theo ông, với việc thừa nhận hôn nhân đồng tính, ta phải nhìn nhận rằng hiện có hai thực tại khi sử dụng hạn từ “hôn nhân”: một kế ước hợp pháp về phía dân sự, và một giao ước bí tích giữa hai người nam nữ đã rửa tội về phía Giáo Hội. Làm thế sẽ giúp người Công Giáo có được những đàm đạo nội bộ bổ ích đối với cái hiểu thần học của chúng ta về bí tích hôn nhân mà không bị sa lầy vào câu hỏi liệu các gia đình và các cặp nào không thích hợp với cái hiểu ấy có nên nhận được các quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp đi đôi với các cuộc hôn nhân dân sự hay không. Làm thế cũng nhìn nhận một điều mà ai cũng thấy là hiển nhiên: dù hôn nhân dân sự và tôn giáo có thời đã là một thực thể đơn nhất, thì nay sợi dây liên kết hai chiều kích ấy gần như đã được tháo gỡ hoàn toàn.
Cones cũng cho rằng: khởi nguyên, Kitô Giáo vốn đã hiểu hai chiều kích này tách rời nhau, cho tới khi vào thế ký thứ 4, lúc Giáo Hội “kết hợp” với Đế Quốc Rôma, các linh mục và giám mục trở thành viên chức nhà nước, hai chiều kích ấy mới kết hợp với nhau. Và việc kết hợp này kéo dài tới nay.
Tuy nhiên, nhiều nền dân chủ ở Âu Châu và Mỹ Châu La Tinh, từ lâu, vốn đòi, trước nhất, một cuộc kết hôn dân sự, sau đó, là một nghi thức tôn giáo riêng biệt, gọi là hữu hiệu hóa hôn nhân, nếu cặp hôn nhân muốn. Tại Mỹ cũng như tại Úc, ngược lại, linh mục đại diện cả giáo quyền lẫn chính quyền ký nhận chứng chỉ hôn phối khi chủ tọa việc cử hành bí tích hôn nhân, một tập quán ngược với nhiều nước như Mễ Tây Cơ hay Việt Nam, chẳng hạn.
Vả lại, vì sợ rằng các linh mục, vốn hành động nhân danh chính phủ khi chủ tọa các nghi lễ hôn phối, sẽ bị buộc phải chủ tọa các đám cưới “đồng tính”, và do đó, mâu thuẫn với giáo huấn của Giáo Hội, nên hay nhất là các ngài ngưng không ký nhận bất cứ chứng thư hôn nhân dân sự nào, một việc rõ ràng thuộc thẩm quyền quan tòa địa phương, và chỉ chủ tọa các lễ nghi hôn nhân tôn giáo mà thôi. Buộc các cặp hôn nhân phải “cưới nhau” hai lần như thế tuy có bất tiện và là dịp khiến nhiều cặp không kết hôn trong Giáo Hội, nhưng đây là dịp để người Công Giáo nhận rõ sự khác nhau giữa hôn nhân dân sự và hôn nhân bí tích.
Cones cũng cho biết một số con số thăm dò sau đây, không biết từ nguồn nào, liên quan tới vấn đề tách biệt này. Trả lời câu “Tôi tin rằng các cuộc hôn nhân dân sự và tôn giáo nên được tách biệt nhau”, 84% đồng ý, 11% không đồng ý, 5% không ý kiến.
Chưa thấy các thẩm quyền Giáo Hội nói gì về đề xuất này. Tuy nhiên, nhiều người cho loại đề xuất này sai lầm nghiêm trọng. Vì khi một thừa tác viên ký nhận một chứng chỉ hôn phối, ngài chỉ chứng thực rằng một cặp vợ chồng đặc thù nào đó đã trao đổi lời thề kết hôn trước mặt ngài và do đó nay đã kết hôn hợp pháp. Chính phủ không yêu cầu ngài phải bình luận thế nào là hôn nhân và thế nào là hôn nhân đích thực. Nếu lời lẽ trên mẫu ấn chỉ hôn phối của chính phủ nói điều gì sai, thì ngài buộc phải từ khước không ký, dù từ khước như thế sẽ khiến ngài bị bách hại. Nhưng nếu mẫu ấn chỉ ấy chỉ nói điều thật, thì ngài có thể ký, và nên ký nhận.
Đàng khác, có người cho rằng phong trào đồng tính xưa nay vốn lý luận rằng Giáo Hội không nên pha mình vào vấn đề hôn nhân dân sự, nay nếu mình tách hai chiều kích dân sự và tôn giáo ra khỏi nhau là vô tình mình củng cố quan điểm của họ.
Phản kháng lương tâm
Linh mục John Zuhlsdorf, ngày 27 tháng 6, 2015, thì cho chạy một hàng tít lớn “Chúng ta buộc phải kháng cự!” nhưng không khai triển hàng tít này mà chỉ trích dẫn trọn văn kiện năm 2003 của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin tựa là Các Xem Xét Liên Quan Tới Các Đề Xuất Thừa Nhận Hợp Pháp Các Cuộc Kết Hợp Giữa Các Người Đồng Tính Luyến Ái. Trong văn kiện này, Bộ Giáo Lý Đức Tin dạy rằng: “trong trường hợp các cuộc kết hợp đồng tính đã được nhìn nhận là hợp pháp hay đã được ban cấp tư cách và các quyền lợi hợp pháp vốn dành cho các cuộc hôn nhân, thì việc chống đối rõ ràng và nhấn mạnh là một bổn phận. Ta phải từ bỏ moị hình thức hợp tác chính thức trong việc thi hành hay áp dụng các đạo luật bất chính một cách nặng nề như thế và, nếu có thể, phải từ khước mọi hợp tác vật chất trên bình diện áp dụng chúng. Trong phạm vi này, mọi người có quyền thực thi quyền phản đối lương tâm”.
Vì, như Đức Cha Michael Jarrell của Lafayette đã nói, phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ “sẽ tạo ra các vấn nạn lương tâm cho nhiều người Công Giáo, nhất là những người giữ chức vụ công cộng. Trong một số trường hợp, bất tuân lệnh dân sự có thể là phản ứng thích đáng…”.
Nỗi lo âu này cũng là nỗi lo âu của Đức Cha Gustavo Rodríguez Vega, giám mục Nuevo Laredo, Mễ Tây Cơ, trước phán quyết của Tối Cao Pháp Viện nước này nhìn nhận hôn nhân đồng tính. Ngài bảo: “Tối Cao Pháp Viện hãy bắt bỏ tù các giám mục và linh mục, bất cứ ai họ muốn, chứ Giáo Hội không thể đi ngược lại lề luật của Chúa Giêsu Kitô”.
Agudath Israel of America, một tổ chức của Người Do Thái Giáo Chính Thống Mỹ, cũng có cùng những quan ngại như trên. Họ viết: “… do kết quả phán quyết ngày hôm nay, các thành viên và các định chế của các cộng đồng truyền thống như cộng đồng Do Thái Giáo Chính Thống… sẽ chịu xỉ nhục về tinh thần và liều phải chịu hậu quả hết sức tiêu cực nếu từ khước vi phạm niềm tin của mình, và thậm chí nếu công khai rao giảng và phát biểu các quan điểm tôn giáo của mình. Viễn ảnh này quả là rùng mình, và không thể được bất cứ ai có thiện chí ở cả hai bên của cuộc tranh luận này chấp nhận”.
Linh mục cựu mục sư Anh Giáo Dwight Longenecker thì chua chát hoài nghi, không tin người Kitô hữu sẽ đứng lên tranh đấu vì “tất cả chúng ta đều có lỗi đối với việc tan vỡ của hôn nhân… Không. Phần lớn Kitô hữu thuộc mọi tuyên tín sẽ vào hàng và chấp nhận đường lối thế gian mà nói ‘Chúng ta không thể làm gì được đối với vấn đề này. Nó là luật pháp của quốc gia rồi”.
Đức Cha Anthony Fisher O.P., TGM Sydney có cái nhìn khác. Trong bài diễn văn tựa là Same-Sex ‘Marriage’: Evolution or Deconstruction of Marriage and the Family? do Hội Hiệp Sĩ Malta tổ chức ngày 23 tháng 7, 2015, sau khi khảo sát năm khẩu hiệu tuyên truyền quen thuộc của phe đồng tính (công bình, dị biệt giới tính không quan trọng, tình yêu là tất cả, chỉ là con số, và chẳng liên hệ gì đến anh), Đức Cha Fisher kết luận rằng: đừng sợ! Tuy nhiên, ngài mong muốn “Đa số thầm lặng người Úc, những người đang thụ hưởng ơn ích của cuộc hôn nhân thực sự, hãy đứng lên bênh vực định chế này bằng một niềm say mê và tính hữu hiệu tương tự”.
Ngay sau phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ, ngày 26 tháng 6, 2015, Đức TGM Kurtz, chủ tịch HĐGM/HK, đã ra một tuyên bố gọi phán quyết này là “một sai lầm bi thảm gây hại cho ích chung và những người yếu thế nhất trong chúng ta”.
Đức TGM Kurtz so sánh phán quyết trên với phán quyết Roe v. Wade (phá thai) và cho hay “không phán quyết nào bắt nguồn từ sự thật và do đó, cả hai cuối cùng sẽ thất bại. Ngày nay, Tòa lại sai lầm một lần nữa. Điều vô luân và bất chính sâu xa là khi chính phủ tuyên bố rằng hai người cùng một giới tính có thể tạo nên một cuộc hôn nhân”.
Sự thật sâu xa là con người nhân bản là một linh hồn có thân xác, nam và nữ. “Ý nghĩa độc đáo của hôn nhân như một cuộc kết hợp của một người đàn ông và một người đàn bà đã được khắc ghi vào thân xác ta như nam và nữ”…
Chính vì thế, các giám mục Hoa Kỳ khuyến khích người Công Giáo tiếp tục lên tiếng cho sự thật.
Chân lý và bác ái
Có những người nhấn mạnh tới việc phải phản kháng nhưng đồng thời tránh các thái độ kỳ thị đồng tính luyến ái. Vì thái độ này đã tạo ra nhiều méo mó khiến ta đối xử với người đồng tính không đúng với phẩm giá của họ. Và do đó, một phần đã vô tình góp phần tạo ra thế lưỡng nan hiện nay.
Đa số, vì thế, cho rằng thái độ đúng đắn là rõ ràng và tin tưởng công bố sự thật, nhưng cũng cần có bác ái và biết cảm thông. Điều dễ hiểu là nếu ta coi những kẻ chống đối ta là ma quái, thì họ cũng sẽ coi ta là ma quái, là những kẻ thù hằn, cuồng tín, kỳ thị đồng tính và nhiều “tước hiệu” tệ hại hơn nữa. Cư xử bác ái với những người coi ta là ma quái chưa chắc đã giúp ta chiếm được lòng họ, nhưng ít nhất cũng giúp ta chiếm được lòng người khác và về lâu về dài sẽ giúp ta thắng cuộc thảo luận văn hóa rộng lớn hơn.
Ta phải rõ ràng với ta trước nhất, vì vấn đề đang đối đầu không tóm gọn ở một đề tài. Một câu định nghĩa đặc thù về hôn nhân không giải quyết hết được mọi khúc mắc. Thay vào đó, ta cần xây dựng một nền văn hóa hôn nhân lành mạnh hơn.
Muốn xây dựng một nền văn hóa hôn nhân lành mạnh hơn ấy, ta phải khởi đi từ chính ta. Tại sao lại có những vị giám mục chao đảo trong cuộc đấu tranh chống hôn nhân đồng tính? Tại sao người Công Giáo lại chỉ thua người Thệ Phản cấp tiến một chút xíu trong tỷ lệ chấp nhận hôn nhân đồng tính? Điều này, rõ ràng ngụ hàm nhu cầu phải có một nền giáo lý và đào tạo tốt hơn về hôn nhân. Người Công Giáo cần hiểu rõ hơn giáo huấn của Giáo Hội, không hẳn chỉ vì nó phản ảnh mặc khải mà còn được đặt nền trên luật tự nhiên. Phải can đảm và mạnh dạn đề cập tới các vấn đề tế nhị và hóc búa của việc sống chung, của đồng tính luyến ái, của ly dị và tái hôn.
Và, muốn xây dựng một nền văn hóa hôn nhân lành mạnh hơn cũng đòi ta phải can đảm hơn trong việc bảo vệ giáo huấn của Giáo Hội. Đây không hẳn là một nghị trình luân lý học. Hôn nhân đồng tính là một khí giới luật pháp đánh thẳng vào vai trò và sứ mệnh của Giáo Hội trong xã hội. Nhiều người cho rằng một nền giáo lý và đào tạo nghèo nàn xưa nay đã trực tiếp góp phần vào các thách thức xã hội mà Giáo Hội đang gặp phải đối với quyền tự do điều hành các cơ sở nhận con nuôi, các bệnh viện và trường học phù hợp với giáo huấn luân lý của Giáo Hội. Họ cho rằng các mục tử không thể có cái thứ xa xỉ phẩm “nhậy cảm mục vụ” (pastoral sensitivity) mà họ cho là nhút nhát mục vụ, muốn tránh né các vấn đề gai góc.
Giữ vững tay súng
Igor Glynskyi, trong bài Giáo Hội Sẽ Sống Thoát Cuộc Hôn Nhân Đồng Tính Nếu Biết Giữ Vững Tay Súng Của Mình, viết rằng thái độ nhút nhát chỉ làm ta càng ngày càng xuống dốc. Ông đơn cử trường hợp Giáo Hội Hợp Nhất của Chúa Kitô và Giáo Hội Trưởng Lão Hoa Kỳ, vì bỏ rơi nền chính thống Thánh Kinh từ lâu, nay sa sút đến có thể không còn hiện hữu trong vòng một thế hệ nữa.
Linh mục Robert Barron, người vừa được cử nhiệm làm giám mục phụ tá của Los Angeles, trong bài Ta Đã Ở Đây Trước Đây: Hôn Nhân và Phòng Nước Mắt (We’ve Been Here Before: Marriage and the Room of Tears) cũng cho hay: một lý do khiến điều này gây ngỡ ngàng nhiều cho người Công Giáo Hoa Kỳ là chúng ta đã có mối liên hệ quá tốt bụng với nền văn hóa chung quanh”.
Nói đến việc hiểu rõ, Đức Tổng Giám Mục William Lori của Baltimore, chủ tịch ủy ban đặc nhiệm về Tự Do Tôn Giáo của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, trong một cuộc họp báo ngày 26 tháng 6, ngay sau phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ về quyền hiến định kết hôn đồng tính, đã nói với các kỳ giả rằng dù ý kiến của phe đa số trong phán quyết có nhắc tới tự do tôn giáo, nhưng họ không nói gì tới việc Tu Chính Án Thứ Nhất bảo vệ quyền tự do thực hành tôn giáo và việc này khiến ta rất lo ngại.
Theo ngài, “quyền tự do thực hành tôn giáo có nghĩa: ta có quyền không những tranh luận nó công khai ở nghị trường công cộng, mà còn được điều hành các thừa tác vụ của chúng ta và sống cuộc sống của chúng ta phù hợp với chân lý về hôn nhân mà không bị bạo hành, hay bị trừng phạt, hoặc mất quyền miễn thuế, hay mất khả năng phục vụ ích chung qua các dịch vụ xã hội và qua giáo dục của ta”.
Do đó, việc bỏ không nhắc tới “quyền tự do thực hành” trong ý kiến đa số của Tối Cao Pháp Viện “có thể sẽ tạo ra nhiều tranh cãi luật pháp”. Không có quyển tự do thực hành tôn giáo này, các tổ chức thống thuộc tôn giáo nào chống đối hôn nhân đồng tính và các cơ sở kinh doanh nào không phục vụ các đám cưới đồng tính có thể phải đương đầu, và thực sự đã phải đương đầu, với các thách thức tại tòa án.
Kết quả của chủ nghĩa duy cá nhân
Nhưng, theo linh mục David Endres, một giáo sư giáo sử và thần học lịch sử tại The Ohio Athenaeum, lịch sử bài Công Giáo tại Hoa Kỳ chứng minh rằng Giáo Hội từng sống thoát và sẽ sống thoát bất cứ thách thức nào.
Trong bài Sticks, Stones, and Broken Bones: the History of anti-Catholic Violence in the U.S., đăng năm 2014 trên tờ Homiletic and Pastoral Review, Cha Endres đa mô tả chi tiết lịch sử thăng trầm trong mối liên hệ của Đạo Công Giáo với nền văn hóa chính dòng của Mỹ: thí dụ, luật thời thuộc địa cấm người Công Giáo không được làm luật sư hay giáo viên, cả việc gửi con qua Âu Châu để hưởng nền giáo dục Công Giáo cũng không được…
Nói cho cùng, nền văn hóa cá nhân chủ nghĩa luôn nhìn Đạo Công Giáo bằng con mắt hoài nghi. Đặc sứ của chân phúc giáo hoàng Piô IX gây phản ứng dữ dội, có cả việc đốt hình nộm của vị này. Tác phong này kéo dài cho tới tận lúc John Kennedy, một người Công Giáo gốc Ái Nhĩ Lan được bầu làm tổng thống. Đến lúc đó, ít nhất người Công Giáo không còn cảm thấy mình ở ngoài lề nữa.
Tuy nhiên, các đe dọa gần đây đối với tự do tôn giáo càng ngày càng chứng tỏ rằng nền hòa bình nói trên chỉ là tạm bợ, không phải là một chấp nhận Đạo Công Giáo vĩnh viễn vào xã hội Hoa Kỳ. Chỉ vì cốt lõi cuộc tranh chấp giữa Giáo Hội và văn hoá Mỹ, cho tới nay, vẫn xoay quanh vấn đề tự do và thẩm quyền.
Cha Endres cho rằng “một phần của cuộc tranh chấp này là vai trò của cá nhân ngược với cộng đồng và Giáo Hội thì luôn duy trì việc nhấn mạnh tới cộng đồng”. Xét về lịch sử, nền văn hóa chính dòng của Mỹ luôn cổ vũ chủ nghĩa cá nhân và khinh thường bất cứ người Công Giáo nào tuân theo thẩm quyền của Giám Mục Rôma.
Cuộc tranh chấp trên cũng lan sang cuộc tranh cãi về vai trò của cộng đồng ngược với tự do cá nhân. Cha viết: “Chúng ta vốn có ý niệm lạ đời từng được khai triển tại đất nước này là tự do là quyền tự lập tuyệt đối của con người. Còn Giáo Hội thì chưa bao giờ tin rằng tự do đích thực hệ ở quyền tự lập tuyệt đối, nhưng thay vào đó, xét về căn bản, nó là mối tương quan với Thiên Chúa và với nhau. Ta như thể đặt định nẻo đường đó trước mắt ta, ta có trách nhiệm đối với người khác. Ta có trách nhiệm đối với Thiên Chúa một cách đặc biệt, và quyền tự lập tuyệt đối không có chỗ đứng trong thứ thế giới quan này”.
Chính chủ trương tự lập tuyệt đối này đứng phía sau phong trào vận động cho quyền hôn nhân đồng tính. Và với sự thắng lợi của phong trào này, một lần nữa, người Công Giáo lại bị đẩy ra bên lề với nhiều luật lệ cấm họ không được thực hành đạo mình cách công khai và trung thành với giáo huấn của Giáo Hội về tính dục.
Lùi để tiến
Tuy nhiên, Cha Endres nghĩ rằng “điều quan trọng cần hiểu là đứng bên lề xã hội không luôn là điều xấu”. Sự thù nghịch hiện nay đối với giáo huấn Công Giáo về tính dục có thể thực sự là “lời kêu gọi tiếp tục trung thành ở lại bên lề” vì nói cho ngay đức tin Công Giáo có tính phản kháng văn hóa. “Ta nói về một sự thật không luôn được lòng người, nhưng ta mạnh mẽ tin rằng nó phát xuất từ Chúa Kitô và một cách bao quát hơn, phát xuất từ mạc khải của Thiên Chúa cho con người. Và nếu bạn thực sự tin điều này, thì bạn không thể thỏa hiệp được”.
Nhiều người Công Giáo Hoa Kỳ đã thỏa hiệp và ta từng có thông điệp Testem benevelentiae nostrae năm 1899 của Đức Lêô XIII nói về họ, về “chủ nghĩa duy Mỹ” (Americanism). Họ khó có thể là người Công Giáo chân chính.
Nói cho cùng, xu thế tục hóa sẽ tiếp tục lấn lướt và ta buộc phải sống với một thực tế không thuận hảo với ta. Nhiều người cho rằng ta đang ở trong tư thế của những thế kỷ đầu trong đó, thế giới ngoại giáo áp đảo ta. Con đường sống còn và phát triển thuở ban đầu ấy hẳn phải là con đường sống còn và phát triển của ta ngày nay.
Vì thế, có người đề nghị lùi để tiến. Đó là đề xuất của Timothy P. O’Malley trên tờ OSV Newsweekly ngày 5 tháng 8, 2015. Vì các biến động bất lợi cho thế giới quan Công Giáo gần đây, tác giả này đặt câu hỏi: Giáo Hội có nên tạm thời rút lui khỏi việc can dự vào sinh hoạt công cộng ngõ hầu tạo nên một lối sinh hoạt khác bên ngoài nền văn hóa hiện nay hay không?
Để trả lời câu hỏi trên, ông cho rằng đây không hẳn là lần đầu tiên Giáo Hội Hoa Kỳ đương đầu với giải pháp tạo ra các định chế thay thế để đào tạo người Công Giáo theo một lối sống khác biệt. Nền giáo dục tiểu và trung học Công Giáo tại Hoa Kỳ phát sinh nhờ các vị giám mục nước này biết cảnh giác trước thứ giáo dục tôn giáo do nền giáo dục công cộng và cưỡng bách của thập niên 1900 đòi hỏi. Cũng thế, các cao đẳng và đại học Công Giáo phục vụ cả người di dân Công Giáo lẫn người di dân không Công Giáo không tìm được chỗ học tại các cao đẳng và đại học Thệ Phản đã được thành lập từ lâu. Cả trong hai trường hợp này, việc rút lui khỏi sinh hoạt công cộng đã đem lại kết quả là tạo ra các định chế này, có lợi cho cả đời sống công cộng nói chung.
O’Malley cũng nhắc tới “giải pháp Biển Đức”, theo tên và triết lý của Dòng Biển Đức, một Dòng từng “đặt nền cho việc tái sinh xã hội Kitô Giáo” sau khi Đế Quốc Rôma sụp đổ. Giải pháp này hệ ở việc “rút lui chiến thuật” khỏi văn hóa tuy không hoàn toàn để thế gian lại phía sau.
Hình thức rút lui khỏi các định chế công và các chuẩn mực văn hóa được các định chế này giả định không phải là một chọn lựa giữa ẩn dật hay dấn thân. Đúng hơn, nó luôn phải là một rút lui trở về với nét đặc thù Công Giáo để Giáo Hội được chuẩn bị tốt hơn trong việc hiến tặng hoa trái đời mình cho thế gian.
O’Malley cho rằng nay đã đến lúc để Giáo Hội một lần nữa rút về tính đặc thù Công Giáo nhằm dấn thân sâu sắc hơn vào thế gian. Trong bối cảnh giáo dục Công Giáo, nhiều định chế vốn được thiết lập để truyền thụ thế giới quan Công Giáo nhưng nay đã mua sỉ trọn bộ các mô thức duy tục vốn nhằm tháo bỏ thiên tài Công Giáo. Nền giáo dục thần học, thay vì là cuộc gặp gỡ với đức tin tìm kiếm hiểu biết, đã trở thành khoa dẫn nhập mỏng manh vào các nguyên tắc tâm linh đại loại (generic). Nhiều trường Công Giáo, vốn được thiết lập để giáo dục những người yếu kém nhất trong chúng ta, nay được thừa nhận là những nơi hàng đầu để leo lên bậc thang xã hội. Các tuyên bố về sứ mệnh, ngoại trừ vài dòng nhắc tới Thiên Chúa và Giáo Hội, phần lớn sao chép nguyên văn từ những đối tác thế tục. Căn tính Công Giáo đã bị giản lược chỉ còn là một mớ nguyên tắc phổ quát, thay vì là kết quả của việc đắm chìm vào các trình thuật và thực hành giúp tạo ra một lối sống. Muốn duy trì các trình thuật và thực hành này, đôi khi, nhất thiết buộc ta phải phải rút khỏi các trình thuật và thực hành đối nghịch với thế giới quan Công Giáo.
Ấy thế nhưng, việc lui về tính đặc thù này không được mang tính phe phái. Viễn kiến của Công Đồng Vatican II không phải là một Giáo Hội chống lại thế giới, cố gắng tạo ra một cộng đồng thay thế tách biệt khỏi gia đình nhân loại. Đúng hơn, Giáo Hội phải lui về tính đặc thù của mình vì chỉ với tính đặc thù trong viễn kiến của ta về đời người vốn được tháp nhập vào Chúa Kitô ta mới có thể có một cái gì đó để cung hiến cho thế giới. Một rút lui như thế luôn chuẩn bị để ta dấn thân một cách chân thực vào đời sống công cộng.