Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lần trước Thảo Ly đã trình bày với các bạn về VietCatholic Workspace. Trong video này Thảo Ly sẽ trình bày với các bạn về các dụng cụ hay nói có vẻ chuyên môn hơn là các “tools” của Adobe Premiere để edit các clips trên TimeLine.

Điều đầu tiên Thảo Ly muốn lưu ý các bạn là: Khi làm sai điều gì, chỉ cần nhấn Ctrl-Z là quay lại được tình trạng trước đó.

Trước hết, có mấy từ chuyên môn Thảo Ly muốn làm rõ với các bạn: Đó là Tracks, Clips, và Channels.

Trên Time Line, ta có nhiều dòng, mỗi một dòng như thế gọi là một track. Như hình trên, ta có 14 video tracks, đánh số từ V1 đến V14; 3 audio tracks đánh số từ A1 đến A3. Mỗi audio track có 2 channels Left (L) và Right (R).

Trên mỗi track ta có thể có nhiều clips (video, picture, audio hay title).

Những clips ở track cao hơn có ưu tiên cao hơn những clips ở track thấp hơn. Cụ thể, nếu clip A ở trên clip B và nếu clip A không transparent thì khi render, ta không thấy clip B nữa. Nếu clip A có một phần transparent thì clip B chỉ xuất hiện trong khu vực transparent đó.

Khái niệm tiếp theo là Clip Tails. Clip Tails là gì?

Thưa: Khi ta mới kéo một cái clip vào TimeLine, cái clip đó không có tail. Nếu ta cắt bỏ phần bên phải, cái clip đó có Right Tail. Cũng vậy, nếu ta cắt bỏ phần bên trái, cái clip đó có Left Tail. Điều này có nghĩa là, những phần cắt bỏ không mất đi, không hiện ra trên editor, cũng không hiện ra khi ta render, nhưng chúng vẫn còn đó và ta có thể làm cho chúng xuất hiện trở lại nếu muốn.

Tool đầu tiên, Thảo Ly muốn đề cập là Select Tool. Ta dùng nó để chọn một hay nhiều clips.

Xin lưu ý với các bạn là khi chọn một clip, xin nhấn vào chữ fx ở góc trên bên trái. Nhấn vào chỗ khác có khi Premiere tưởng là ta muốn thay đổi những thuộc tính của clip đó.

Khi chọn nhiều clips trên nhiều layers khác nhau, vẽ một đường thẳng đứng từ trên xuống dưới là cách dễ nhất.

Tool thứ hai là Track Forward Select Tool, được dùng để chọn trên tất cả các tracks tất cả những clips nào nằm ở bên phải của cursor.

Ngược chiều với tool thứ hai là tool thứ ba, Track Backward Select Tool, được dùng để chọn trên tất cả các tracks tất cả những clips nào nằm ở bên trái của cursor.

Tool thứ tư là Razor Tool, có hình cái lưỡi lam, được dùng để cắt 1 cái clip ra làm hai clips ở vị trí hiện nay của cursor.

Tool thứ năm hơi phức tạp hơn, gọi là Riple Edit Tool.

Sau khi đã cắt một cái clip làm hai – sử dụng Razor Tool như nói ở trên, thông thường chúng ta sẽ bỏ đi một trong hai phần. Ta có thể dùng Select Tool xác định phần muốn bỏ đi, Right-click và chọn menu Ripple Delete – để delete cái clip đã chọn và remove cái khoảng trống gây ra khi cái clip ấy bị cắt. Tiến trình này dài quá. Ta có thể rút gọn bằng cách dùng Ripple Edit Tool.

Muốn cắt bên trái, ta để cursor ở đầu clip, chọn Ripple Edit Tool, kéo cái clip về bên tay phải.

Muốn cắt bên phải, ta để cursor ở cuối clip, chọn Ripple Edit Tool , kéo cái clip về bên tay trái.

Tool thứ Sáu được gọi là Roll Edit Tool. Hoàn cảnh dùng Roll Edit Tool là như sau.

1. Clip A đứng trước clip B và có Right Tail, nghĩa là ta đã từng cắt bỏ một phần bên phải clip A. Giờ đây ta muốn kéo dài clip A chồm qua overwrite một phần của clip B. Lúc đó, ta để cursor ở chỗ cắt giữa hai clips, chọn Roll Edit Tool , rồi kéo cursor về phía clip B tới điểm ta muốn.

2. Clip B đứng sau clip A và có Left Tail, nghĩa là ta đã từng cắt bỏ một phần bên trái clip B. Giờ đây ta muốn kéo dài clip B chồm qua overwrite một phần của clip A. Lúc đó, ta để cursor ở chỗ cắt giữa hai clips, chọn Roll Edit Tool , rồi kéo cursor về phía clip A tới điểm ta muốn.

Tool thứ Bẩy được gọi là Rate Stretch Tool. Hoàn cảnh dùng Rate Stretch Tool là như sau: Clip A đứng trước clip B và giữa hai clips ấy có một cái gap. Ta muốn bỏ clip C vào chỗ gap ấy nhưng clip C ngắn quá không trám hết cái chỗ trống này. Khi đó, ta dùng Rate Stretch Tool để kéo dài (tức là thay đổi duration) clip C để trám cho đầy chỗ trống này.

Tool thứ Tám được gọi là Slip Tool: Hoàn cảnh dùng Slip Tool là như sau: Clip A dài chẳng hạn 2 phút. Nhưng ta chỉ muốn render nó trong 1 phút thôi, chẳng hạn. Vì thế, ta đã cắt bỏ 1 phút. Sau khi cắt bỏ xong, ta muốn render từ phút 0:30 tới phút 1:30, chẳng hạn, thì dùng Slip Tool để thay đổi thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc.

Tool thứ Chín được gọi là Slide Tool: Hoàn cảnh dùng Slide Tool là như sau: Ba clips A, B, C nằm kế bên nhau theo thứ tự đó. Ta muốn clip B chồm qua overwrite phần cuối của A nhưng tổng thời gian xuất hiện của 3 clips không thay đổi. Như thế, clip C phải có Left Tail đủ để bù trừ cho phần overwrite. Ta có thể làm điều này bằng Slide Tool và kéo về phiá clip A.

Tool thứ Mười được gọi là Pen Tool. Pen Tool được dùng tiêu biểu trong khi chúng ta thuyết minh. Hoàn cảnh thông thường là chúng ta có hai audio và muốn điều khiển lúc to lúc nhỏ để trình bày giọng trong phim lớn hơn hay nhỏ hơn với giọng thuyết minh.

Để minh họa, bây giờ Thảo Ly sẽ kéo cái bài nhạc xuống đây.

Nếu chúng ta nhấn nút Play, ta sẽ nghe bình thường.

Thảo Ly kéo cái panel này xuống để thấy Track Key Frame.

Thảo Ly nhấn vào đây để thêm những key frames.

Bây giờ Thảo Ly dùng cái Pen Tool để điều chỉnh chỗ nào hát lón, chỗ nào hát nhỏ lại.

Nhấn nút Play, các bạn sẽ thấy sự khác biệt.

Tool cuối cùng được gọi là Hand tool: Dùng để thay đổi vùng muốn xem trên timeline.

Chúc các bạn thành công.