CÁM ƠN GIÁO PHẬN VINH

Hội đồng Giám mục Việt Nam đã triệu tập Đại hội Dân Chúa, từ ngày 21 đến 25.11.2010, tại Trung tâm mục vụ Tổng giáo phận Sài gòn, với sự tham dự của 32 Giám mục và 300 đại biểu linh mục, tu sĩ, giáo dân toàn quốc. Đại hội hân hạnh đón tiếp các vị đại diện đến từ các Giáo Hội Canada, Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Pháp, Thái Lan, và đại diện các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam hải ngoại. Nhân Lễ Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam 2010, Ðại hội đã công bố Sứ Ðiệp để xác tín :

a. Chúa Kitô đã thiết lập Nước Thiên Chúa là “vương quốc của sự thật và sự sống, vương quốc thánh thiện và toàn phúc, vương quốc công chính, yêu thương và an bình” (số 2) ;

b. Hội thánh Chúa Kitô giữa lòng quê hương Việt Nam được xác tín rằng Hội thánh này không phát xuất từ sáng kiến và nỗ lực của con người nhưng hoàn toàn phát xuất từ Thiên Chúa, sống nhờ Ngài và hướng tới Ngài (số 3) ;

c. Đại hội xác tín rằng để thực sự là Hội thánh của Chúa Kitô nhập thể và nhập thế, Hội thánh tại Việt Nam phải nhập thể vào văn hóa và lịch sử của dân tộc mình. Trong hơn 4 thế kỷ hiện diện tại Việt Nam, Hội Thánh đã góp phần không nhỏ vào đời sống và sự phát triển của đất nước. Những người Công Giáo đầu tiên đã tạo ra chữ quốc ngữ mà người Việt đang sử dụng. Các trường Công Giáo đã đào tạo biết bao nhân tài cho đất nước và đem những giá trị nhân văn thấm vào đời sống xã hội như tôn trọng sự sống và phẩm giá con người, sự bình đẳng, tình bác ái, tinh thần phục vụ, hy sinh. Tiếp nối công trình của cha ông, Hội thánh hôm nay phải dấn thân vào việc xây dựng đất nước về mọi mặt: văn hóa xã hội, cũng như kinh tế chính trị, vì ý thức rằng: ‘Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, đối với người Công Giáo, không những là một tình cảm tự nhiên phải có, mà còn là một đòi hỏi của Phúc âm’. Khi dấn thân xây dựng xã hội trần thế, Hội thánh ‘không hề muốn thay thế Chính quyền, nhưng chỉ mong rằng trong tinh thần đối thoại và hợp tác tôn trọng lẫn nhau, Hội thánh có thể góp phần mình vào đời sống của Đất nước, nhằm phục vụ tất cả mọi người dân’. Đó cũng là lời chứng cho mọi người thấy vẻ đẹp đích thực của Tin Mừng như Đức Thánh Cha Biển Ðức 16 đã nhắn nhủ tất cả chúng ta, giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân: ‘Bằng đời sống xây nền trên đức ái, sự liêm chính, việc quý trọng công ích, anh chị em phải chứng tỏ rằng người Công Giáo tốt cũng là người công dân tốt’ (số 4)…

Con người là hình ảnh của Thiên Chúa (Giáo lý Giáo Hội Công Giáo từ số 1702 đến số 1715). Nhờ thế, con người rực sáng trong sự hiệp thông nhân vị, giống sự hiệp nhất Ba Ngôi Thiên Chúa. Ðược ban cho một ‘linh hồn bất tử’ (x. GS 14), con người là ‘thụ tạo duy nhất ở trần gian được Thiên Chúa dựng nên vì chính họ’ (x. GS 24,3). Ngay từ lúc tượng thai, con người được Thiên Chúa tiền định để hưởng hạnh phúc đời đời.

Con người được tham dự vào ánh sáng và sức mạnh Thánh Thần Thiên Chúa. Nhờ lý trí, họ hiểu được trật tự muôn loài do Ðấng Sáng Tạo thiết lập. Nhờ ý chí, họ có khả năng hướng tới sự thiện hảo đích thực. Con người đạt tới sự viên mãn của mình bằng cách ‘tìm kiếm và yêu mến những gì là chân, là thiện’ (x. GS 15,2).

Nhờ có linh hồn với các khả năng tinh thần là lý trí và ý chí, con người được hưởng tự do, ‘dấu chỉ rõ ràng nhất con người là hình ảnh Thiên Chúa’ (x. GS 17). Nhờ lý trí, con người nhận ra tiếng nói của Thiên Chúa thúc đẩy mình ‘làm lành lánh dữ’ (x. GS 16). Mỗi người phải vâng theo lề luật ấy, luật đang âm vang trong lương tâm mình, và thực hiện trong tình yêu mến Thiên Chúa và tha nhân. Việc thực thi đời sống luân lý chứng nhận phẩm giá của con người. ‘Ngay từ đầu lịch sử, con người bị thần Dữ cám dỗ nên đã lạm dụng tự do của mình’ (x. GS 13,1). Họ đã sa chước cám dỗ và làm điều ác. Dù vẫn còn ước muốn điều thiện, nhưng bản tính họ đã bị thương tổn vì nguyên tội. Con người nghiêng chiều về sự dữ và có thể sai lầm : ‘Trong chính con người đã có sự chia rẽ. Vì thế, tất cả cuộc sống con người, cá nhân hay tập thể, đều biểu hiện như một cuộc chiến bi thảm, giữa tốt và xấu, giữa ánh sáng và tối tăm’ (x. GS 13,2).

Nhờ cuộc khổ nạn, Ðức Kitô giải thoát chúng ta khỏi Xa-tan và tội lỗi và chúng ta đáng được hưởng đời sống mới trong Chúa Thánh Thần. Ân sủng của Người phục hồi những gì tội lỗi đã làm hư hỏng nơi chúng ta. Ai tin vào Ðức Kitô thì trở nên con Thiên Chúa. Ơn nghĩa tử này biến đổi con người bằng cách giúp họ sống theo gương Người. Nhờ đó, họ có khả năng hành động đúng đắn và thực thi điều lành. Sống kết hiệp với Ðấng Cứu Ðộ, người môn đệ đạt tới đức ái hoàn hảo, tới sự thánh thiện. Ðời sống luân lý được trưởng thành trong ân sủng, sẽ triển nở thành đời sống vĩnh cửu trong vinh quang Nước Trời.

Cuối cùng, ngày 18.06.2015, Ðức Thánh Cha Phanxicô ban hành Thông điệp ‘Laudato sí’ (Vinh danh Thiên Chúa) để mời chúng ta bảo vệ thiên nhiên được trích từ lời cầu của thánh Phanxicô 'Laudato sí, mí Signore' (Lạy Chúa của con, con chúc tụng Chúa), trong ‘Bài ca Vạn vật’ nhắc nhởù mọi người rằng trái đất là ‘căn nhà chung của chúng ta’. Người đã đặt câu hỏi như là trọng tâm thông điệp ‘Loại thế giới nào chúng ta muốn chuyển lại cho những người đến sau chúng ta, cho các trẻ em đang lớn lên?’ và để mời chúng ta ‘săn sóc căn nhà chung’. [Trong giới hạn bài này, chúng ta có thể thay ‘thế giới’ bằng ‘Việt Nam, Quê hương yêu dấu chúng ta’ và ‘trẻ em’ bằng ‘con cháu’]. Người viết tiếp ‘Nghi vấn này không chỉ liên quan đến môi trường mà thôi, vì ta không thể đặt câu hỏi chỉ một phần’, và điều này khiến phải tự hỏi về ý nghĩa cuộc sống và những giá trị làm căn bản cho đời sống xã hội: ‘Chúng ta đến trần thế này để làm gì? Chúng ta hoạt động và tranh đấu với mục đích nào ? Tại sao Việt Nam lại cần chúng ta ?’

Ngày 08 và 09.06.2015, Ðại chủng viện Vinh Thanh đã tổ chức Tuyển sinh cho Khóa 15 với 345 thí sinh đăng ký tham dự thi để chọn khoảng 40. Ðề thi môn văn năm này được gợi hứng từ một câu rất nổi tiếng của Chân phước Giáo hoàng Phaolô VI trong Tông huấn Evangelii Nuntiandi, số 41. ‘Con người thời nay mong nghe những chứng nhân hơn là những thầy dạy, và nếu họ có lắng nghe các thầy dạy là bởi vì các vị thầy này là những chứng nhân’.

I.- NHÀ NƯỚC PHI DÂN CHỦ.

Ðiều 4 các Hiến pháp sau này cướp chủ quyền đất nước của toàn dân trao cho đảng cộng sản. Do đó, những kẻ vô tài và không đạo đức hay ‘hồng hơn chuyên’ nhập vào đó để chia quyền dựa theo phe nhóm. Cở như Ðỗ Mười còn leo được lên tới chức tổng bí thư và thủ tướng thì các đồng chí khác trình độ học vấn và đức hạnh như thế nào ? Xin mời tra vào Wikipedia để biết ông làm nghề gì trước đó. Vì đoạt ‘quyền bính chính trị’ (autorité politique gọi tắt: chính quyền, chữ được dùng trong Giáo lý Công Giáo) từ tay dân chúng, nên đảng phải tạo ra bọn công an, nhận lương từ ngân sách do tiền thuế của người dân, để đàn áp đồng bào qua những videos sau :

- người dân dạy cơng an cách làm người

https://www.youtube.com/watch?v=2UVLFmtMSHI

- Bảo vệ con, mẹ kiên cường chống lại bọn công an lộng quyền

https://www.youtube.com/watch?v=RermffoKBFM

- công an hèn, nhục chặn bắt đòi khám phụ nữ chỉ vì chị phản đối TQ xâm lược : https://www.youtube.com/watch?v=LAQe04-ddsA

A. Tác phong lãnh đạo cộng sản.

1.- Ngày 22.07.2016, sau khi tuyên thệ lần thứ hai trong chưa đầy bốn tháng trong cùng một chức vụ Chủ tịch Quốc hội, đồng chí gái Nguyễn Thị Kim Ngân trả lời báo chí về những phê bình chỉ trích chính phủ của dân chúng về chủ quyền biển Đông, thái độ đối với Tàu cộng, và thảm họa môi trường Vũng Áng rằng: « Một số tổ chức, cá nhân lên tiếng hô hào thế này thế khác nhưng vấn đề là những tổ chức đó làm được gì cho đất nước? Chưa làm gì cả. Họ chỉ kích động, làm đất nước rối ren và Việt Nam không chấp nhận việc đó.» Lời phát biểu này, lập tức, gây ra một làn sóng chỉ trích ngập tràn các trang mạng xã hội và blog cá nhân:

- ông Hồ còn chưa dám hỏi nhân dân câu hỏi kiêu ngạo, trịch thượng này như bà ;

- bà làm được gì xưa nay hay chỉ ‘leo lên bằng cái vốn vay ngân hàng’? ;

- ‘Bạn đã làm gì cho đất nước chưa?’, người yêu nước nghe đã nhiều lần câu hỏi quá ngây ngô, ấu trĩ này từ đám dư luận viên hạng bét để phản công đồng bào chống Tàu cộng mà chúng gọi chung là ‘phản động’. Bà, một vị lãnh đạo nằm trong tứ trụ hẳn hoi, cũng chỉ là kẻ như họ sao ? ;

- đến nay, đảng cộng sản đã thành công trong việc triệt tiêu lòng yêu nước của người dân nhưng chưa hoàn toàn, có phải vì thế nên bà chưa mãn nguyện và có giọng hằn học với họ ? Bà nên biết trong họ, rất nhiều vị có trình độ học thức, đạo đức được lòng người dân hơn tứ trụ ‘Quang Trọng Phúc Ngân’ ;

- nộp thuế là nghĩa vụ công dân, tức đóng góp vào ngân sách nhà nước. Đóng thuế là đã góp phần làm cho đất nước, bà không hiểu điều đó sao ? Ở nước mình, có nhiều kẻ có chức càng cao, làm cho đất nước thì ít nhưng làm hại đất nước thì nhiều, chứ đâu phải kẻ có quyền mới làm được gì cho đất nước. Bà biết Lê Chiêu Thống chứ. Ông to nhất nước đấy, to hơn cả bà bây giờ. Vậy hắn đã làm gì cho đất nước, bà cứ hỏi một em học sinh lớp 4 thì biết. Chỉ sợ bà và Đảng của bà đang giẫm phải bước chân hắn mà thôi.

2.- Chiều ngày 08.08.2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn tuỳ tùng 30 chiếc xe đổ bộ vào phố cổ Hội An bị xem như một hành động ngồi xổm trên pháp luật, vì từ năm 2012, nơi đây đã được quy định là phố chỉ dành cho người đi bộ và cấm các loại xe cơ giới ra vào. Lý do là nhằm phục vụ du lịch, để bảo tồn và giữ lại nét trầm mặc, rêu phong cổ kính của Hội An. Các hoạt động dư chấn xe cộ qua lại gây ảnh hưởng đến những di sản hàng trăm năm tuổi của phố cổ.

Trước khi thủ tướng đến, người dân nhận được thông báo phải tắt đèn để tạo cảm giác giống như… đêm rằm phố cổ. Thông lệ, việc tắt đèn chỉ diễn ra đêm 14 âm lịch/tháng, còn hôm đó chỉ là 6/7 âm lịch. Ðang còn thắc mắc, cả đoàn hàng chục chiếc xe rầm rập chảy vào, để ông Thủ tướng và phái đoàn ngắm phố. Ðối với người dân địa phương, chuyến vi hành này chỉ là một hành động gây náo loạn, phá vỡ sự yên bình và trầm mặc vốn có của phố cổ Hội An. Trên các mạng xã hội, đồng bào chất vấn: Không lẽ, luật pháp được lập ra chỉ được áp dụng cho người dân, còn quan chức lại được miễn trừ?

Ngồi trên xe, Nguyễn Xuân Phúc và đám bộ hạ cộng sản có thấy ánh mắt đầy giận dữ của người Hội An đứng nhìn đoàn xe mua bằng tiền họ đóng thuế đang lăn bánh trên con đường mỏng manh sau nhiều thập niên chịu đựng lụt lội, nắng mưa? Chúng hả hê để không nhìn thấy những đôi mắt ngạc nhiên và khinh bỉ của các du khách ngoại quốc đứng bên đường nhìn lãnh đạo cao cấp của một nước, một loại người chưa khai hóa, đang vi phạm luật lệ do chính chúng ban hành?

B. Nhà nước của những nhóm lợi ích, đầy tớ nhà đầu tư ngoại quốc.

Cái đảng ‘hèn với giặc, ác với dân’ đã dựng nên cái nhà nước đó để vừa chèn ép người dân lao động (ép lương họ, thiếu an toàn lao động, công đoàn chèn ép quyền lợi công nhân…). Ðặc biệt, trong vụ Formosa, chúng đang tìm mọi cách để làm nhẹ tội cho đám doanh nhân Tàu này. Xin đơn cử vài trường hợp đau đớn và vô lý :

1. Sau một ngày lặn xuống biển tại một cảng của Formosa Hà Tĩnh, thợ lặn Lê Văn Ngày (44 tuổi), làm việc tại công ty Xây dựng và Cung ứng lao động Quốc tế (Nibelc), đã qua đời trên đường tới bệnh viện, sau khi có triệu chứng đau ngực và khó thở ngày 24.04.2016. Các thợ lặn cùng làm việc với anh cũng bị các triệu chứng như vậytương tự sau khi lặn xuống gần nơi xả thải ra biển của Formosa. Năm thợ lặn công ty này, sau đó, phải vào bệnh viện vào ngày 26.04.2016. Gần ba tháng sau, nguyên nhân về cái chết của anh Lê Văn Ngày không được làm rõ và công an Quảng Bình không giao kết quả xét nghiệm tử thi cho gia đình. Ngày 14.07.2016, gia đình anh Ngày mới nhận được thông báo kết quả giải quyết tố cáo về cái chết của anh ngày 17.05.2016, cơ quan công an huyện Quảng Trạch ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự và kết thúc điều tra vụ này vì ‘nguyên nhân chết là suy tim cấp, nên không có dấu hiệu của tội phạm’. Gia đình thắc mắc tại sao mất gần hai tháng quyết định này mới được gởi đến gia đình. Do đó, gia đình và đồng nghiệp anh Ngày rất ngạc nhiên về kết quả này và muốn tìm sự thật về cái chết này. Ngày 18.07.2016, gia đình anh Ngày gửi đơn khiếu nại đến nhiều cơ quan yêu cầu xem xét lại cái chết của anh.

2. Trong cuộc họp báo ngày 30.06.2016, Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, sau khi loan báo Formosa đã nhận lỗi và chỉ nhận bồi thường 500 triệu mỹ kim, đã nêu quan điểm ‘đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại’ để khẳng định chính phủ không can thiệp vào quá trình tố tụng vụ ‘Formosa làm cá chết hàng loạt’. Thật đúng là ‘hèn với giặc, ác với dân’ khi chúng đã dùng công an lẫn côn đồ đánh dã man những đồng bào, kể cả trẻ em, biểu tình ‘Cá cần nước sạch, Dân cần ‘nhà nước’ minh bạch’ trong các ngày 01, 08 và 15.05.2016.

Thế mà, ngày 01.08.2016, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang, khi tiếp xúc với dân chúng ở Sài Gòn, đã cam kết sẽ mở cuộc điều tra sâu rộng để tìm hiểu những sai phạm của công ty Formosa, và hứa sẽ đưa tất cả những tổ chức, cá nhân có liên quan ra tòa xét xử. Ông cũng nói tới việc vừa phát hiện việc công ty này chôn chất thải ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh và ở Đồng Nai, mà chính phủ đang điều tra và sẽ xử lý nghiêm nhặt. Nhiều người sớm tin Trần Ðại Quang bật đèn xanh? Nói đến điều này, nhiều đồng bào nghĩ ngay đến đồng chí Võ Kim Cự như là con chốt trong là tín hiệu thí chốt. Tuy nhiên, con chốt này đe dọa không để bị ‘thí’ mà không khai các lãnh đảng và nhà nước, kể cả đồng chí Nguyễn Phú Trọng hay Nguyễn Tấn Dũng.

Chưa hết, ngày 10.08.2016, các báo nội địa đưa tin : « Tổng cục Thuế đề xuất miễn và hoàn thuế hơn 10 ngàn tỷ đồng cho Formosa như các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp bị thiệt hại trong đợt bạo động hồi tháng 05/2014 liên quan tới vụ Trung cộng đặt Giàn khoan Hải Dương 981 trên Biển Đông. Số tiền Formosa chỉ chịu trả bồi thường thiệt hại ‘cá chết hàng loạt’ là 11.500 tỷ, nay được ‘tặng’ hơn 10.000 tỷ. Vậy bao nhiêu triệu mỹ kim khác chui vào túi kẻ tham nhủng ?

II. – NGÀY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.

A./ Học thuyết xã hội Công Giáo về Quyền bính chính trị (autorité politique gọi tắt: chính quyền).

1/. Bản tính.

- xã hội không thể đứng vững nếu không có một người chỉ huy để điều động các phần tử phục vụ công ích;

- vì thế tất cả mọi cộng đồng của con người đều cần đến một quyền bính điều hành ;

- quyền bính cũng như xã hội đều bắt nguồn từ bản chất của Con Người, có nghĩa là từ chính Thiên Chúa.

2/. Chính quyền có trách nhiệm bảo đảm nếp sống yên ổn trật tự của cộng đồng, nhưng không phải thay thế các cá nhân hay đoàn thể cho bằng hướng họ về công ích (HTXHCG số 394). Họ phải phục vụ sự thăng tiến toàn diện của con người, thi hành chức năng trong khuôn khổ của trật tự luân lý, phù hợp với một trật tự pháp lý đã được quy định hợp pháp. Trong điều kiện như vậy, các công dân có bổn phận lương tâm phải tuân hành.

3/. Chủ thể của chính quyền là nhân dân xét theo toàn thể: họ là kẻ nắm giữ chủ quyền (HTXHCG số 395) :

- Nhân dân chuyển giao việc thi hành chủ quyền cho những người mà họ lựa chọn làm đại biểu, và nhân dân giữ quyền kiểm soát ;

- Chủ nghĩa dân chủ, nhờ có những cơ chế kiểm soát, cho phép đảm bảo việc thực thi chủ quyền ;

- Tuy nhiên, chỉ nguyên sự đồng lòng của nhân dân chưa đủ để coi việc hành sử chính quyền là công bình.

4/. Quyền bính như là sức mạnh luân lý, cần được hướng dẫn bởi luật luân lý (HTXHCG số 396), thi hành trong khuôn khổ của trật tự luân lý, dựa trên Thiên Chúa là nguyên uỷ và cứu cánh.

Các giá trị luân lý nằm ngay trong bản tính của con người, diễn tả và bảo vệ phẩm giá con người, và là những yếu tố của một luật luân lý khách quan được khắc trong tâm khảm của mỗi người. Những giá trị này không dựa theo ý kiến của đa số, và không có thể thay đổi do một cuộc trưng cầu ý kiến.

Các luật pháp của quốc gia cần phải quy chiếu về các giá trị luân lý.

Ai khước từ tuân phục quyền bính hành động theo trật tự luân lý thì sẽ làm trái ngược với trật tự do Thiên Chúa thiết lập (Rm 13,2). Một cách tương tự như vậy, quyền bính nào không quan tâm đến việc thực hiện công ích thì làm mất mục tiêu của mình và mất thế lực.

5/. Quyền phản đối theo lương tâm. Lương tâm không bắt buộc phải tuân giữ những quy định của chính quyền nếu chúng trái nghịch với những đòi hỏi luân lý (HTXHCG số 399). Sự phản đối theo lương tâm không chỉ là một bổn phận luân lý nhưng còn là một quyền lợi cản bản của con người. Quyền này phải được luật quốc gia bảo vệ.

6/. Quyền chống đối.

- Luân lý cho phép chống đối quyền bính trong trường hợp họ vi phạm các nguyên tắc của luật tự nhiên một cách trầm trọng và liên tục (số 400). Thánh Tôma Aquinô viết rằng: “người ta chỉ buộc phải vâng lời trong mức độ do trật tự công lý đòi hỏi” (Summa Theologiae II-II, q.104, a.6). Do đó, nền tảng của quyền chống đối là luật tự nhiên.

- Giáo huấn Xã hội đã vạch ra những tiêu chuẩn của việc thi hành quyền chống đối (HTXHCG số 401). Những điều kiện biện minh cho việc sử dụng vũ trang là:

a) có sự xâm phạm các quyền căn bản của con người cách chắc chắn, nghiêm trọng và kéo dài;

b) đã sử dụng hết mọi phương thế khác để sửa đổi mà không kết quả;

c) sự chống đối sẽ không gây ra những bất ổn tệ hại hơn;

d) có hy vọng thành công với những lý do có cơ sở;

e) không thể tiên liệu hợp lý được những giải pháp nào tốt hơn” (GLCG số 2243).

Xét vì những nguy hiểm của việc chống đối bằng vũ lực, khuyên nên sử dụng đường lối “chống đối thụ động” bởi vì phù hợp hơn với các nguyên tắc luân lý và không kém hứa hẹn thành công.

B./ Ngày bảo vệ môi trường 07.08.2016 tại Giáo phận Vinh.

Hưởng ứng lời kêu gọi ‘Ngày bảo vệ môi trường’ của Ban Công lý và Hòa bình Giáo phận Vinh được ký tên bởi Linh mục Antôn Nguyễn Văn Ðính, Trưởng ban, và thông qua bởi Ðức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh, sáng ngày 07.08.2016, hàng ngàn giáo dân Giáo phận này đã đồng loạt xuống đường yêu cầu Formosa cút khỏi Việt Nam. Đây là cuộc biểu tình được tổ chức quy mô nhất từ khi xảy ra sự kiện cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung đến nay.

Lúc 5 giờ 30 ngày 07.08.2016, lối 2500 giáo dân thuộc Giáo xứ Song Ngọc đã diễn hành đến Giáo xứ Phú Yên. Nơi đây, hơn 1000 giáo dân nhập đoàn với giáo dân xứ Phú Yên. Sau đó, đoàn giáo dân này tiếp tục đi tới Giáo xứ Mành Sơn, với chừng 2500 giáo dân đang chờ, để cử hành Thánh lễ và biểu tình. Thánh Lễ được chủ tọa bởi Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam, Chánh xứ Giáo xứ Phú Yên và là Lãnh đạo tinh thần trong các hoạt động bảo vệ môi trường.

Theo ghi nhận của Cha Nam, ngày 06.08.2016, lực lượng công an, quân đội án ngữ tại trung tâm thị trấn với con số lên tới vài ngàn người. Từ Phú Yên tới Mành Sơn có khoảng vài trăm mật vụ. Bọn người này giám sát, theo dõi, trà trộn vào đoàn người tuần hành và trong Thánh lễ. Chưa kể con số gần 1000 người đóng chốt rải rác khắp hai Giáo xứ này.

Cùng thời điểm này, tại giáo xứ Cồn Sẻ (Quảng Bình), khoảng 3000 giáo dân cũng tập trung cầu nguyện và biểu tình.Cuộc tuần hành bằng xe kéo dài đến cả cây số với đầy đủ băng rôn, biểu ngữ với ước nguyện công lý cho người dân. Già trẻ trai gái rất háo hức vì lần đầu tiên được tham dự một sự kiện lớn thế này.

-> Ngày 15.08.2016, lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, lễ Bổn Mạng Giáo phận Vinh, khoảng 30.000 giáo dân cùng các Linh mục Chính xứ từ sáu Giáo hạt thuộc Giáo phận và một số giáo hạt lân cận đồng hành về Nhà thờ Chính tòa Xã Đoài, nơi Ðức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh, chủ tọa Thánh Lễ trọng thể để ‘Lạy Mẹ Maria, xin hãy đồng hành với chúng con trong giai đoạn hiện nay’. Trong phần thuyết giảng, Ðức Giám mục đã mời gọi cộng đoàn Giáo phận Vinh ‘có trách nhiệm với quê hương đất nước và với các thế hệ tương lai, nhất quyết bảo vệ môi trường’.

Khi tuần hành trên các nẻo đường, đồng bào cầm các banner, biểu ngữ ‘Yêu cầu nhà cầm quyền khởi tố Formosa và đồng bọn’, ‘Yêu cầu Formosa cút khỏi Việt Nam’, cũng như là ‘Hủy hoại môi trường là hủy diệt sự sống’, rồi ‘Nhà cầm quyền đang dung túng cho Formosa hủy hoại dân Việt’. Nhà chức trách địa phương đã triển khai lực lượng an ninh đông đảo mặc cảnh lẫn thường phục để giám sát cuộc biểu tình nhưng đã không có ‘sự va chạm hay sự đàn áp nào từ phía chính quyền đối với người dân’.

III.- KẾT QUẢ ‘NGÀY MÔI TRƯỜNG’ GIÁO PHẬN VINH.

Thông tín viên RFA Anh Vũ, ngày 08.08.2016, tác giả bài ‘Những bài học từ ‘Ngày Môi trường’ ở Giáo phận Vinh’ đã viết ‘Hoạt động này không chỉ là hoạt động thiết thực để gìn giữ môi trường, mà còn là bài học cho các tổ chức khác :

A./ Vai trò của Xã hội Dân sự (XHDS). Chúa Nhật ngày 07.08.2016, trên một vạn giáo dân các giáo xứ thuộc Giáo phận Vinh đã dâng Thánh Lễ, cầu nguyện cho việc bảo vệ môi trường và, sau đó, tuần hành để tổ chức dọn dẹp vệ sinh trong toàn giáo xứ cùng nhằm bảo vệ và nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường sống. Oâng Ðức, giáo dân Giáo xứ Phú Yên, cho biết ‘ngày vì môi trường ở đây đã diễn ra bình thường và đạt được nhiều kết quả’.

Ông Nguyễn Bắc Truyển, một nhà hoạt động xã hội và là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đánh giá cao sáng kiến ‘Ngày vì Môi trường’ : ‘Việc Giáo phận Vinh kêu gọi tổ chức ngày hoạt động về môi trường là một công việc hết sức cụ thể, nó không chỉ nhắc nhở trách nhiệm của các tín đồ, mà ngoài ra những người lương, những người không theo Công Giáo vẫn có thể tham gia vào để làm cho môi trường xung quanh mình nó tốt hơn. Theo tôi nghĩ việc làm này cần phải được nhân rộng ra cho tất cả người dân Việt thực hiện, mà Giáo phận Vinh đã đi đầu rất tốt như vậy.”

Về vai trò Giáo phận Vinh và các tổ chức XHDS trong việc tạo các áp lực để yêu cầu nhà nước giải quyết thảm họa do Formosa gây ra, ngày 30.06.2016, ông Nguyễn Quang A khẳng định với phóng viên RFA: « Các tổ chức XHDS sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng ở đây, đặc biệt là Giáo phận Vinh - với tư cách là một tổ chức có ảnh hưởng và là một XHDS có tổ chức nhất ở Việt Nam, họ sẽ có một vai trò rất quan trọng. Bời vì người dân gây sức ép đối với chính quyền để buộc họ phải thay đổi và cái đó là tốt đối với chính quyền ».

Ông Lã Việt Dũng, một thành viên của tổ chức No-U, nói: « Tôi rất hoan nghênh việc nhân rộng các hoạt động tương tự như vậy về môi trường nói riêng và các hoạt động của các tổ chức XHDS nói chung. Vừa qua Giáo phận Vinh đã có hoạt động cụ thể, tôi ủng hộ và nghĩ rằng việc làm đấy cần phải được nhân rộng hơn không chỉ trong phạm vi của một tổ chức tôn giáo ».

B./ Nhu cầu chính đáng của giáo dân

Ông Nguyễn Bắc Truyển thấy rằng, các hoạt động kêu gọi người dân tham gia mang có ý nghĩa về mặt tập hợp quần chúng. Việc làm này càng được nhân rộng thì càng chứng tỏ sức mạnh của các tổ chức XHDS, đây là điều có lợi cho đất nước VN. Ông Lê Quang Hiền, Thư ký Hội đồng Liên Tôn khẳng định rằng việc tổ chức ngày vì môi trường của Giáo phận Vinh là việc làm không nhằm chống chính quyền, mà chỉ kêu gọi làm sạch môi trường sống, chống lại các nguy cơ gây hại cho đất nước và người dân.

Mục sư Tin Lành Nguyễn Trung Tôn nhận định rằng hoạt động trong ngày Môi trường ở Giáo phận Vinh diễn ra trong ngày Chúa Nhật vừa qua, đã cho thấy đây là một nhu cầu chính đáng của giáo dân và sẽ không bị đàn áp. Theo ông, nên coi đó là sự tập dượt sinh hoạt chính trị dân chủ, điều mà Tập hợp Anh em Dân chủ cũng đã xúc tiến.

Về đối sách của chính quyền trước các hoạt động của các tổ chức XHDS cũng như các tôn giáo khác dưới các hình thức tương tự sự kiện ngày Môi trường của Giáo phận Vinh. Ông Nguyễn Bắc Truyển nói : « Ởû Việt Nam các hành động như vậy sẽ bị coi là thách thức chính quyền và họ sẽ không ra mặt đàn áp công khai, nhưng chắc chắn rằng, ở đâu có nhiều người tham gia thì chúng ta sẽ chống lại được việc đàn áp. Nhưng những vùng xa xôi, hoạt động nhỏ lẻ thì chắc chắn họ sẽ tiến hàn đàn áp và gây khó khăn cho người đấu tranh ».

Với tựa đề ‘Hoan nghênh Ngày Môi Trường của Giáo phận Vinh’, ông Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm Minh triết Việt Nam viết ‘… lành thay, ơn ích thay, đẹp đẽ thay, thánh thiện thay hành động “Bảo vệ Môi trường” của bà con Giáo phận Vinh. Tôi tiếp nhận tin lành này và cũng sẽ đồng hành làm những việc ơn ích. Tôi mong tiếng chuông rung lên từ những xứ đạo sẽ vang xa lay động và thức tĩnh mọi người! Nguyện cầu những hành động thánh thiện thành công. Nguyện cầu sự mở rộng vòng tay lớn cùng hành động vì môi trường của tất thảy mọi cộng đồng’.

Là người Công Giáo Việt Nam xác tín mình được Thiên Chúa tạo dựng giống hình ảnh Người, tức có Lý Trí và Tự Do, để đáp lời mời gọi Nên Thánh bằng sống đạo ‘Kính Chúa, Thương Người’ và xứng đáng ‘người Công Giáo tốt cũng là Công dân tốt’, chúng ta phải hành động… như Giáo sĩ và Giáo dân Giáo phận Vinh.

Hà Minh Thảo