Trong tiểu sử chính thức của Mẹ Têrêsa được Đức Hồng Y Angelo Amato, là Tổng trưởng bộ Tuyên Thánh, đọc trước Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ tại quảng trường Thánh Phêrô lúc 10h25 sáng Chúa Nhật, có đoạn như sau:
“Mặc dù, phải chịu đựng một kinh nghiệm đau đớn của bóng tối nội tâm, Mẹ Têrêsa đã đi khắp mọi nơi, có liên quan, như Đức Maria trong trình thuật Thăm Viếng [bà Elizabeth], để truyền bá tình yêu của Chúa Giêsu trên khắp thế giới.”
Từ lâu, thuật ngữ “bóng tối nội tâm” nơi Mẹ Têrêsa thường bị xuyên tạc. Nhiều diễn giải sai lầm cho rằng đó là thái độ mang sắc thái vô thần, hoài nghi không biết Thiên Chúa có thực sự hiện hữu hay không,, khi đứng trước những đau khổ vô biên của kiếp người.
David Scott là một tác giả chuyên nghiên cứu về Mẹ Têrêsa và nữ tu Dorothy Day. Ông có nhiều bài viết được đăng trên báo Quan Sát Viên Rôma. Ông hiện là Vice Chancellor của tổng giáo phận Los Angeles chuyên về truyền thông của tổng giáo phận. Trong cuốn “The Love That Made Mother Teresa”, David Scott giải thích “bóng tối nội tâm” nơi Mẹ Têrêsa như một sự mòn mỏi trông chờ được kết hiệp mật thiết với Chúa, một tâm tình thường thấy nơi các vị thánh muốn được yêu mến Chúa hết linh hồn và trí khôn. Các vị cảm thấy đau khổ vì xa cách Chúa. Ông cho biết như sau:
Trong hơn năm mươi năm tiếp theo thị kiến và ngất trí ban đầu, Mẹ Têrêsa chìm trong một bóng tối, một sự im lặng tàn nhẫn. Mẹ chỉ được nghe tiếng nói của Thiên Chúa một lần nữa, và Mẹ tin rằng các cửa trời đã đóng lại đối với Mẹ. Mẹ Têrêsa càng mong muốn có một số dấu chỉ về sự hiện diện của Ngài, Mẹ càng thấy trống rỗng và hoang vắng.
Chúng ta luôn luôn nhìn thấy Mẹ mỉm cười. Mẹ có một nụ cười vui tươi, tinh nghịch, như thể ẩn chứa một số chuyện khôi hài bí mật. Đặc biệt là khi trẻ em quây quần xung quanh Mẹ, Mẹ cười rạng rỡ với niềm vui. Trong những lúc riêng tư, Mẹ có một cảm thức hài hước nhanh chóng bùng nổ, và đôi khi tăng gấp đôi trước những trận cười nghiêng ngả của người xung quanh. Vì vậy, nhiều người đã từng gặp gỡ Mẹ nói rằng Mẹ là người vui vẻ nhất mà họ từng gặp.
Bây giờ chúng ta biết rằng cuộc sống của Mẹ giống như một địa ngục sống. Khi Mẹ tâm sự với cha linh hướng của mình vào năm 1957: “Trong bóng tối.. . Lạy Chúa là Thiên Chúa của con, con là ai mà Chúa bỏ con? Đứa con mà Ngài yêu thương giờ đây trở thành như là một trong những đứa Ngài ghét nhất, là đứa đã bị Người loại bỏ không ngó tới, không được ưu ái. Con gào lên nhưng không có ai trả lời.”
Mẹ Têrêsa đã sống trong một sa mạc tinh thần, hoảng sợ rằng Thiên Chúa đã từ chối Mẹ, hoặc tệ hơn, Ngài đang hiện diện trong bóng đêm lẩn trốn Mẹ. Như thể có một công thức kỳ lạ, Mẹ càng thành công và càng được ca tụng, thì cảm giác bị bỏ rơi càng lớn hơn và Mẹ cảm thấy tuyệt vọng hơn.
Có một thời gian ngắn, một tháng trong năm 1958, khi Mẹ có thể nhìn thủng bóng tối vây quanh. Ánh sáng của Mẹ đã đến trong một Thánh Lễ cầu siêu ngay sau cái chết của Đức Giáo Hoàng Piô XII, là vị Giáo Hoàng đã cấp phép cho Mẹ rời dòng chị em Loreto và đến sống giữa những người nghèo.
Mẹ viết: “Thỉnh thoảng đêm dài đen tối biến mất cùng với nỗi đau lạc lỏng, cô đơn, một sự đau khổ kỳ lạ trong mười năm. Hôm nay, linh hồn tôi tràn đầy tình yêu, với niềm vui không kể xiết, với một kết hiệp không gián đoạn của tình yêu.”
Bốn tuần sau, bóng tối lại buông xuống: “Ngài đã biến mất, để lại tôi một mình.” Mẹ sống trong bóng tối này cho đến lúc kết thúc cuộc sống trên dương thế.
Các thánh khác cũng đã nói về sự đau khổ và cảm giác bị Chúa bỏ rơi. Trong thế kỷ thứ mười sáu, Thánh Gioan Thánh Giá mô tả các kinh nghiệm này là “đêm tối của linh hồn.” Nhưng chúng ta khó tìm được một vị thánh bị một bóng tối dày đặc rất dài như Mẹ Têrêsa phải chịu đựng.
“Mặc dù, phải chịu đựng một kinh nghiệm đau đớn của bóng tối nội tâm, Mẹ Têrêsa đã đi khắp mọi nơi, có liên quan, như Đức Maria trong trình thuật Thăm Viếng [bà Elizabeth], để truyền bá tình yêu của Chúa Giêsu trên khắp thế giới.”
Từ lâu, thuật ngữ “bóng tối nội tâm” nơi Mẹ Têrêsa thường bị xuyên tạc. Nhiều diễn giải sai lầm cho rằng đó là thái độ mang sắc thái vô thần, hoài nghi không biết Thiên Chúa có thực sự hiện hữu hay không,, khi đứng trước những đau khổ vô biên của kiếp người.
David Scott là một tác giả chuyên nghiên cứu về Mẹ Têrêsa và nữ tu Dorothy Day. Ông có nhiều bài viết được đăng trên báo Quan Sát Viên Rôma. Ông hiện là Vice Chancellor của tổng giáo phận Los Angeles chuyên về truyền thông của tổng giáo phận. Trong cuốn “The Love That Made Mother Teresa”, David Scott giải thích “bóng tối nội tâm” nơi Mẹ Têrêsa như một sự mòn mỏi trông chờ được kết hiệp mật thiết với Chúa, một tâm tình thường thấy nơi các vị thánh muốn được yêu mến Chúa hết linh hồn và trí khôn. Các vị cảm thấy đau khổ vì xa cách Chúa. Ông cho biết như sau:
Trong hơn năm mươi năm tiếp theo thị kiến và ngất trí ban đầu, Mẹ Têrêsa chìm trong một bóng tối, một sự im lặng tàn nhẫn. Mẹ chỉ được nghe tiếng nói của Thiên Chúa một lần nữa, và Mẹ tin rằng các cửa trời đã đóng lại đối với Mẹ. Mẹ Têrêsa càng mong muốn có một số dấu chỉ về sự hiện diện của Ngài, Mẹ càng thấy trống rỗng và hoang vắng.
Chúng ta luôn luôn nhìn thấy Mẹ mỉm cười. Mẹ có một nụ cười vui tươi, tinh nghịch, như thể ẩn chứa một số chuyện khôi hài bí mật. Đặc biệt là khi trẻ em quây quần xung quanh Mẹ, Mẹ cười rạng rỡ với niềm vui. Trong những lúc riêng tư, Mẹ có một cảm thức hài hước nhanh chóng bùng nổ, và đôi khi tăng gấp đôi trước những trận cười nghiêng ngả của người xung quanh. Vì vậy, nhiều người đã từng gặp gỡ Mẹ nói rằng Mẹ là người vui vẻ nhất mà họ từng gặp.
Bây giờ chúng ta biết rằng cuộc sống của Mẹ giống như một địa ngục sống. Khi Mẹ tâm sự với cha linh hướng của mình vào năm 1957: “Trong bóng tối.. . Lạy Chúa là Thiên Chúa của con, con là ai mà Chúa bỏ con? Đứa con mà Ngài yêu thương giờ đây trở thành như là một trong những đứa Ngài ghét nhất, là đứa đã bị Người loại bỏ không ngó tới, không được ưu ái. Con gào lên nhưng không có ai trả lời.”
Mẹ Têrêsa đã sống trong một sa mạc tinh thần, hoảng sợ rằng Thiên Chúa đã từ chối Mẹ, hoặc tệ hơn, Ngài đang hiện diện trong bóng đêm lẩn trốn Mẹ. Như thể có một công thức kỳ lạ, Mẹ càng thành công và càng được ca tụng, thì cảm giác bị bỏ rơi càng lớn hơn và Mẹ cảm thấy tuyệt vọng hơn.
Có một thời gian ngắn, một tháng trong năm 1958, khi Mẹ có thể nhìn thủng bóng tối vây quanh. Ánh sáng của Mẹ đã đến trong một Thánh Lễ cầu siêu ngay sau cái chết của Đức Giáo Hoàng Piô XII, là vị Giáo Hoàng đã cấp phép cho Mẹ rời dòng chị em Loreto và đến sống giữa những người nghèo.
Mẹ viết: “Thỉnh thoảng đêm dài đen tối biến mất cùng với nỗi đau lạc lỏng, cô đơn, một sự đau khổ kỳ lạ trong mười năm. Hôm nay, linh hồn tôi tràn đầy tình yêu, với niềm vui không kể xiết, với một kết hiệp không gián đoạn của tình yêu.”
Bốn tuần sau, bóng tối lại buông xuống: “Ngài đã biến mất, để lại tôi một mình.” Mẹ sống trong bóng tối này cho đến lúc kết thúc cuộc sống trên dương thế.
Các thánh khác cũng đã nói về sự đau khổ và cảm giác bị Chúa bỏ rơi. Trong thế kỷ thứ mười sáu, Thánh Gioan Thánh Giá mô tả các kinh nghiệm này là “đêm tối của linh hồn.” Nhưng chúng ta khó tìm được một vị thánh bị một bóng tối dày đặc rất dài như Mẹ Têrêsa phải chịu đựng.