Nhóm 4 chị em ruồi chúng tôi đến Roma sớm vài hôm để tranh thủ dạo chơi xung quanh. Trước lúc xuất hành, biết Thầy Vượng đến rước ngay tại phi trường. Sau đó, lai được đến trụ tại nhà nghỉ Phát Diệm (cách quãng trường Thánh Phêro chừng 45 phút đi bộ) do các soeurs Dòng Mến Thánh Giá coi sóc. Lâu lắm rồi, tôi chưa có dịp líu lo nói chuyện với các "CHỊ" dễ thương như vậy. Giọng nói của các soeur cứ như chim, vừa nhẹ nhàng, vừa thanh
thót, làm lòng tôi vui rộn rã. Đã thế, các soeur còn nấu ăn ngon vô cùng. Phòng nghĩ thì sạch sẽ, tiện nghi. Cảm giác y như đứa con được về thăm nhà LỚN của Cha Mẹ vậy. Nhà nguyện nhỏ nằm ở tầng dưới cùng của nhà trọ, đựợc trang hoàng với những bình hoa tươi, đẹp lắm (cách cắm hoa này, khiến tôi nhớ đến Mẹ ở nhà. Hoa người cắm, cứ như con công xòe cánh, vừa ẻo lã gọi mời quyến rũ, nhưng lại rất chắc không dể gi bị đổ). Cám ơn Thầy Vượng va các soeurs.

Italy nơi nổi tiếng về điêu khắc, ảnh tượng trong tay các nghệ nhân được tạo hình rất sắc nét. Vì thế, tôi tiến lên ngồi ở những hàng ghế đầu của nhà nguyện để ngắm Thầy Giêsu và Mẹ Maria ((tôi vẫn hay thu mình ở phía dưới cùng mỗi khi vô Thánh Đường)). Đúng thế, trong tâm tình của người con về nhà, khiến bọn tôi gần như nhảy lên reo vui khi Cha già thân yêu-NTT xuất hiện trước phòng ăn (khi ấy chúng tôi đang dùng bữa). Đám con thương và nhớ Cha của mình, cho nên chẳng quan tâm đến xung quanh, cứ như con nít, ôm chầm lầy Cha mừng khôn xiết (đã lâu không gặp Ngài).

Càng bước ra, có cơ hội nhìn thấy thế giới bên ngoài, tôi lại càng thấu hiểu lời ông bà khuyên: Hãy học lấy khiêm nhường, đừng huyênh hoang như "chú ếch nằm đáy giếng, tưởng mình đã biết mọi sự. Thật ra, cái mà nó biết chỉ là một khoảng trời thật nhỏ hẹp bị giam trong khuôn khổ của miệng giếng". Cảm tạ Chúa đã mỡ mắt cho con...

Là người Việt Nam sống dưới chệ độ Cộng Sản, tôi hiểu được cái đau của thân phận NGHÈO. Nổi xót xa của kẻ "thấp bé" trong xã hội, thiếu thốn về vật chất, bị xã hội khinh chê, ruồng rãy. Cảm giác chua xót ấy, khiến con người bị tê liệt ý chí phấn đấu và quay quật lại "đạp đổ", nguyên nhân của những tệ nạn. Khi ra phố, được nhiều người đi trước, dặn dò rất kỹ càng: "Cẩn thân, coi chừng móc túi". Hummm, câu nói này quen thật, và nghe rất nhiều khi về đến Việt Nam. Đất nước mà tôi đã sinh ra, lớn lên, nhưng hiện đang sống trong cảnh khốn cùng. Kẻ cầm quyền thì lo vơ vét, giàu đến mức đổ vách. Dân đen thì vất vả chạy kiếm miếng ăn từng ngày, nhưng lại bữa đói bữa no. Dĩ nhiên, là phải để ý thôi. Vì đâu có ai muốn bị mất đồ, nhất là các du khách, rủi bị mất passport thì phiền phức ghê luôn. Nhưng tận cõi lòng, tiếng nói và phán xét của lương tâm bảo tôi:"Họ đáng thương biết bao. Nếu như những người lãnh đạo xã hội biết thương dân như con, thì nước mắt của các bà mẹ sẽ ít đi, thay vào đó nụ cười; nhà tù cũng vì vậy, mà không con bi đông nghẹt (hầu hết các thanh thiếu niên tù tội đều xuất phat từ giới nghèo hèn, bần cùng và bị bỏ rơi).

Chúa ơi, đặt chân đến kinh thành Roma, nơi tập trung quyền lực tối cao nhất của Giáo Hội Công Giáo và cảm nhận về thân phận NGHÈO của kiếp người, con thấy mình may mắn quá đổi. Vì Chúa, người Cha nhân từ đã luôn quan tâm, và sống cùng với con. Người chẳng để con "đói khát" ngày nào. Con tin rằng đây là lý do tại sao Chúa luôn quan tâm và đặc biệt nhắc nhở các thánh tông đồ và những người kế vị các ngài phải mở lòng, chăm sóc, lo lắng những người bần cùng trong xã hội. Chỉ có tình yêu của người Cha hết lòng yêu quý con mình, mới có thể làm được điều này. Giây phút này, tuy là kẻ bé mọn, những xin hãy ban cho con ơn biết cảm thông và xót thương đến những người anh em kém may mắn hơn mình. Bởi lẽ "Ai thương xot người, ấy là phúc thật, vì chưng mình sẽ được thương xót vây" (Tám mối phúc thật).

Hôm đó, cũng như những ngày trước (và cả sau này nữa), quãng trường thánh Pherô đầy nghẹt người. Trời nắng như đổ lửa, thế mà dòng người đông đúc vẫn cứ kéo đến, để được nghe Đức Thánh Cha giảng. Cảnh tượng này vẽ lên trong tâm trí tôi hình ảnh Thầy Giêsu và các môn đệ. Người, đi đến đâu thì dân chúng kéo đến lắng nghe Đức Giêsu Kitô dạy dỗ. Cùng với nhóm, chúng tôi cầm cờ vàng ba sọc đỏ, vận áo dài truyền thống, hòa với muôn ngàn người trên khắp thế giới hội tụ về, vãy tay mừng chào ĐTC. Ước mơ được ngắm nhìn người kế vị, lãnh đạo Giáo Hội, đã thành sự thật. Tôi thấy ĐTC Phanxicô. Nụ cười của Ngài ấm áp quá đi thôi. Trên chiếc xe trắng không có mui, ĐTC vẫy tay chào, hôn các cháu bé và những người bịnh (tôi đã từng có lần trong theo dõi video từ VietCatholic, thấy ĐTC ôm hôn một người đàn ông có khuôn mặt bị biến dạng rất khiếp sợ. Khi ấy tôi đã nghĩ đến Thầy Giêsu cũng đã từng đến gần và chữa lành những kẻ bị phong cùi. Những người này, ngay cả thời đại hiện nay, đều sẽ bị người đời tránh xa, không ai muốn bị lây bịnh). Tôi nghĩ đến những bậc làm Cha Mẹ có con bị bịnh, nhưng vì yêu con, mặc cho thiên hạ nghĩ gì, vẫn ôm hôn và thương yêu chúng, nếu không nói là còn đặc biệt quan tâm đến những đứa con này. Ngài có "mùi" của "chiên" và lòng của người mục tử. Xin Chúa chúc lành cho ĐTC và tất cả các hàng giáo sĩ.

Từ dinh thự Vatican nhìn ra quãng trường thánh Phero, chúng ta thấy có 288 cột trụ cao ngất, được kiến trúc hình chữ V (như vòng tay Mẹ ôm chặt lấy Giáo Hội của Con Người trong lòng).

Trên các tường cao, có 144 tượng hình của các đấng lập dòng. Để có được vinh quang trong giáo triều Công Giáo Roma hôm nay, dĩ nhiên chúng ta không thể không biết ơn đến những vị lãnh tụ, anh hùng tử vì đạo, đã đổ biết bao xương máu đấu tranh và gin giữ cho niềm tin và sự sống của Giáo Hội mà Chúa Kito đã thiết lập. Con cúi đầu cám ơn các Ngài. Và cũng xin các Ngài hãy tiếp tục cầu nguyện để Giáo Hội này luôn được lớn mạnh trong tình yêu và hiệp nhất.

Mẹ! tác phẩm tuyệt vời của sự dịu dàng, khả ái và tình thương. Không cần biết cực nhọc thế nào, tim bị xé ra đau xót ra sao, dòng lệ tuôn trào đến đâu... Mẹ, vẫn như vực sâu muôn trượng, luôn đông đầy sự bao dung, tha thứ.

Bám lấy Mẹ Maria, con an bình ra khỏi bể sầu thế gian. Bởi lẽ, nhờ Mẹ, bên Mẹ, con đến được với Cha chí yêu, nguồn suối mach của Lòng Xót Thương vô bờ, vô bến.

Ông bà ta hay dạy:" Không có gì là cho không. Phải cất công và bỏ tâm tư tìm lấy”. Vì lẽ ấy, gián tiếp qua những câu chuyện kể gần xa, ẩn ý nhắc nhở cua Cha già linh hướng, bốn chị em chúng tôi quyết định đồng hành với nhau hàng ngày qua chuỗi Mân Côi, như một phần trong việc chuẩn bị tâm linh cho chuyến hành hương "Mỡ mắt- Open eyes" nhìn thấy Giáo Hội mà Thầy Giêsu đã dựng nên và khao khát "động chạm- Touching" đến cung lòng thương cảm của Mẹ chí yêu và Cha nhân từ.

KÍNH VIẾNG MỘ ĐỨC Hồng Y NGUYỄN VĂN THUẬN: ÂN DUYÊN GẶP GỠ

Cuộc sống có những gặp gỡ thật huyền bí khiến tôi không thể không nhìn nhận sức mạnh vô hình của tình yêu. Đây cũng là việc mà hàng ngàn các nhà khoa học gia chẳng tài nào giải thích thấu đáo.

Chuyện bắt đầu từ hai năm về trứớc, khi mà tôi đang hướng dẫn các em trong lớp giáo lý Thêm Sức. Một số phụ huynh chia sẽ: "Cô ơi, con tôi hư lắm, tôi không có gì để mà tự hào về chúng". Hay "Cô ơi, sau khi thêm sức các em làm gì?". Có thầy cô bảo: "Việc của người giáo lý viên, là phải làm sao để giúp các em....."

Bản thân, khi nghe một học sinh nói: "After Confirmation, I am done. I will not not go to church anymore". Luc ấy, tim tôi se lại, thót mình thốt lên tự đáy lòng: "Chúa ơi, vậy đâu mới thật sự là ý nghĩa của bí tích này? Sai đi hay Bỏ đi đây?". Có thể bọn trẻ bây giờ có thừa cơm ngon, áo đẹp, ở nhà sang trọng đầy đủ tiện nghi. Nhưng phải chăng đó là tất cả những gì mà các em cần? Mối dây liên hệ giữa các em và Cha Mẹ lại xa quá, vì họ không có giờ cho nhau. Họ quá bận để đấu tranh vật lộn với những nhu cầu sống còn trong xã hội. Đáng sợ nhất vẫn là phương tiện truyền thông. Cái tốt không biết các em học đựoc bao nhiêu, nhung cám dỗ và những tệ nạn từ media lại dần đẩy các em den hố sâu của truy lac và sa đọa.

Không biết từ lúc nào, tôi bị trộn lẫn giữa tình thầy trò và tình Mẹ con (có lẽ vì trong số cac hoc sinh đó, có con tôi chăng?). Tôi thương chúng vô hạn, và càng thương các phụ huynh hơn nữa. Đồng thời, tôi cũng thừa hiểu sự giới hạn của mình. Bản thân, chỉ có thể chạy đến và thủ thỉ: " Chúa ơi, con phải làm sao?" Lúc ấy, cùng với một số giáo lý viên trong cộng đồng chuẩn bị khóa tĩnh tâm Ephata cho các em, gặp khá nhiều thách đố. Tôi đã cầu nguyện rất nhiều. Theo thói quen, bên cạnh Chúa và Mẹ Maria, tôi đến với thánh nữ Monica. Nhưng không hiểu sao lại bị đánh động, sau lời chia sẽ của một chị trong cộng đoàn:" Hơn hai mươi năm trước, người Viết ở hải ngoại còn ít lắm. Vì muốn có được những workshops của người Việt Nam, Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đã kêu gọi mọi người hãy đăng ký các khóa do các giảng sư, linh mục tu sĩ người Việt thuyết trình."

Lời kêu gọi này của ĐHY Nguyễn văn Thuận, khiến tôi không chút ngần ngại "làm phiền" Người. Tôi đã từng cầu xin rằng:" Con tin là ĐHY rất thương người Việt và luôn muốn chúng con dù ở nơi đâu vẫn giữ đuọc cội nguồn và ngày càng lớn mạnh trong sự quan phòng của Thiên Chúa. Người bị nhốt trong ngục tù, bốn bức tường không thể làm nhụt ý chí và kiềm hãm được sự say mê đem Chúa đến cho người khác. Vậy thì, bầy giờ nếu Người đã được ở bên cạnh Chúa trên thiên đàng, chắc là mọi chuyện còn dễ dàng hơn. Nếu như khóa tĩnh tâm này là đẹp lòng và cũng là ý Chúa thương ban cho các thanh thiếu niên, ĐHY hãy thêm lời cầu xin và giúp chúng con nhé". Sau đó, như câu chuyện "5 chiếc bánh và hai con cá", trong tay Chúa, không có gì la không thể. Hơn thế nữa "Thiên Chúa có quyền cho anh em được dư tràn mọi ân phúc, để anh em vừa luôn sống sung túc mọi mặt, vừa con được dư dặt để làm các việc phúc đức."(Cr 9, 6-11).

Đêm trước, tôi có phần hơi tiếc vì lý do sức khỏe và nhát cấy không dám lái xe (đường ở Italy nhỏ rất khó lái), chúng tôi đã không thể đi viếng xác Thánh Pio năm dấu. Thế nhưng, vì thế mà tôi lại được kính viếng mộ ĐHY Nguyễn văn Thuận (việc này không hề nằm trong chương trình hành hương, và tôi lại càng không hề biết được là mộ Ngài lại được đặt tại Roma). Lần này, không còn là ngắm nhìn ĐHY qua hình (tôi thích nhất là bức ảnh Ngài đang quỳ gối trong tù), mà là mặt đối mặt trước mộ của Người. Tôi lặng người vì cảm nhận được duyên gặp gỡ trong ân sủng Chúa. Phải chăng vì ĐHY là người Việt Nam, cho nên đã cho tôi cái bạo gan "cho phép" mình gần với Ngài hơn một chút trong tâm tình thiêng liêng.

ĐHY Nguyễn văn Thuận kính, con tin Người cách đặc biệt quan tâm đến giới trẻ, vì chúng nó làm mầm sống của nhân loại. Lần này, con cũng mang lời nhắn gơi của cộng đoàn, nơi con đang sinh hoạt, khẩn khoản xin ĐHY thương giúp cầu xin:" Nếu như đã đến thời, đến lúc và cũng là điều đẹp lòng Chúa, xin cho đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể tại xứ được thành lập, hầu giúp các em có thêm cơ hội tìm đến bên Anh Cả Giêsu". Tham lam hơn, Người cũng biết ước ao riêng của người làm vợ, làm mẹ, xin cầu bầu cho con với. Ở bên cạnh ngai Chúa cao sang, ấp ủ đầy tình thương mên, DHY xin Chúa cho các thanh thiếu niên được ơn hoán cãi, luôn sống trong hy vong và có được niêm tin vào Thiên Chúa, Người nhé. Con cám ơn DHY, con về nhé.

KÍNH VIẾNG THÁNH PHANXICO ASSISI- TÌNH YÊU & VƯỜN HỒNG KHÔNG GAI

Hôm nay, Cha linh hướng đưa chúng tôi đi Assisi, kính viếng hai vị thánh thời danh: PHANXICO Thành ASSISI & CLARA (tôi biết rất it về hai vi thánh này. Dù rằng gia đình tôi luôn mang trong trái tim sự biết ơn qua việc giúp đỡ của Cha Anphong Đức và Mẹ Minh Clara, tu hai dòng Phanxico và Clara ở Thủ Đức Viêt Nam).

Chuyện về hai vị thánh này thì ai cũng có thể tìm đọc được trên mạng và sách báo hay phim ảnh, tôi không muốn quá chi tiết. Chỉ xin được viết xuống những điểm bản thân được đánh động nhất.

Thánh Phanxico Assisi, Italy, còn gọi là Thánh Phanxico khó khăn. Ông là môt người sáng lập dòng Anh Em Hèn Mọn (Order of Friars Minor).

Dĩ nhiên, như nhiều thánh nhân khác, thánh Phanxico Assisi gặp rất nhiều thử thách, khó khăn và cám dỗ trong việc thi hánh sứ vụ. Rao giảng chẳng ai thèm nghe, Ngài đành nói chuyện với muôn thú. Để có thể chống trả với ma quỷ, Ngài lao mình vào những bụi hồng đầy gai ngoài vườn với hy vọng, sự đau đớn từ những chiếc gai trên cánh hoa hồng sẽ giúp Ngài thức tĩnh. Mầu nhiệm thay, bàn tay gìn giữ người tôi tớ Chúa yêu, gai trên các nhành hồng đã không còn, có chăng là chan hòa hương thơm ngào ngạt, làm đê mê lòng người từ những đóa hồng xinh đẹp ấy. Vui sướng thay, trong Chúa, tưởng chừng phải đớn đau, lại trở nên êm dịu ngọt ngào.

Thánh Phanxico Assisi sống trọn với ba lời khấn (chúng ta có thể nhìn thấy trọn vẹn ý nghĩa qua các bức tranh được vẽ trong Thánh Đường).

-Vâng phục: hình người ngồi che miêng. Ngụ ý: Phải biết làm chủ đôi tai, miệng của minh.
-Khó nghèo: Bức ảnh có hình người đàn ông bị ném đã, dưói chân có những cây gai. Ngụ ý: Đời sống này sẽ khiến ông bị người đời khinh chê, xa lánh.
-Khiết tịnh: Sống đôc thân để trọn vẹn hiến thân cho Chúa trong việc thi hành sứ mệnh

Ngài thà bị mù còn hơn là không chiêm ngắm đuọc sự đau khổ của Chúa. Vì mộng ước này, mà thánh Phanxico đã được mối dây liên lạc khá mật thiết với Thiên Chúa.

"Kinh Hòa Bình" chính là lời nguyện cầu của thánh nhân.

Lạy Chúa từ nhân,
Xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người.
Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa
Ðể con đem yêu thương vào nơi oán thù, Ðem thứ tha vào nơi lăng nhục
Ðem an hoà vào nơi tranh chấp, Ðem chân lý vào chốn lỗi lầm.
Ðể con đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng,
Ðể con rọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu.

Lạy Chúa xin hãy dạy con:
Tìm an ủi người hơn được người ủi an, Tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết
Tìm yêu mến người hơn được người mến yêu. Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh,
Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân, Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ,
Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời. Ôi Thần Linh thánh ái xin mở rộng lòng con,
Xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí ơn an bình.


Trong lúc viết tâm tình, tôi lại lẫn lộn và tệ hơn đã tưởng nhầm Thánh Phanxico Assisi và Phanxico Xavier là một người. Cám ơn các chị em trong cộng đoàn đã luôn thương yêu và nhắc nhở em (Đây cũng là lý do làm tôi đau đầu mỗi khi nghĩ đến việc có nên quay về lại cộng đoàn ở gần nhà, nơi tôi đang ở để sinh hoạt hay phải lái xe lên cả tiếng đến cộng đoàn OLL).

Thành Assisi khó đi, đoán chừng 45 độ dốc, doan duong kha dài. Mat duong, lại được lót gach khoảng nhỏ hơn bàn chân tôi (size 6) hơi cong chút phía trên mặt. Không cẩn thận, té ngã như chơi. Bọn tôi, đi đàng sau mà e ngại Cha già quá chừng. Tuy nói là sau khi mỗ, đã khỏe hẳn, đi "còn nhanh hơn trước"(Cha nói thế). Nhưng lam sao mà có thể so với người hoàn toàn khỏe được chứ. Ngài mà trượt té thì...Buòn vô cùng. Nhanh chân, cô bé SL trong nhóm, bước nhanh hơn đến bên và ôm lấy tay Cha. Nhìn hai người sánh bước, tôi cười thầm: “Hai Cha Con đi bên nhau, hạnh phúc quá nhỉ." Không biết vì quen biết gần 28 năm, thời gian cũng khá lâu, hay vì Ngài đặc biệt có đời sống chiêm niệm, im lặng cầu nguyện giúp con người biết đọc tâm tư người khác. Cho nên về sau, khi có dịp Cha cười bảo: "Nó đâu phải thường gì Cha, chỉ là sợ rủi Cha có bị gì thì tiêu tan chuyến đi hành hương....." Mấy đứa tôi, đứa nào đứa náy ngồi im, mắt trợn lên không dám liếc nhau (Cha nói đúng quá mà...). Nhưng nói vậy thôi, Ngài biết chúng con cũng thương Cha lắm lắm.

Lạy Chúa, đã bao lần con đã không biết làm chủ lấy đôi tai, và miệng lưỡi của mình. Thay vì dùng nó để nghe những điều hay lẽ phải, để nói những điều đẹp lòng Chúa, thì con làm ngược lại. Xin tha thứ và ban cho con ơn biết control lấy miệng lưỡi và đôi tai này.

THÁNH PHANXICO XAVIER- CHÚA MĨN CƯỜI TRÊN THẬP GIÁ

Phanxico Xavie là một thanh niên sinh ra trong gia đình quyền quý, sanh tai Spain, Người rất mê văn chương và trí thức. Mười chín tuổi, thánh nhân về Paris hoc và tốt nghiệp văn chương triết học. Cũng chính noi đây, Ngài gặp gỡ Thánh Inhaixio. Qua câu nói:" Được lời lãi thế gian thì có ích gì" và những lần trải nghiệm tìm gặp Chúa do thánh Inhaxio hướng dẫn (lúc này Inhaxio chưa chịu chức linh mục), Phanxico Xavier đã thức tĩnh và quyết tâm theo tiếng gọi của Chúa.

Ngài nhận được thị kiến qua giấc mơ: "Hãy sữa lại nhà TA". Ban đầu, Phanxico hiểu lầm là "phải tu bổ lại ngôi thánh đường đã mục nát", cho nên đã về nhà lấy tiền gia đình để thi hành việc này. Về sau, biết được ý Chúa la: muốn Ngài giúp cho Giáo Hội của Nguoi".

Thanh Phanxico Xavier đi Ấn độ, Nhật bản, Nam dương để truyền giáo và rữa tội rất nhiều người. Cuối cùng, Ngài quyết định vô Trung Hoa. Nhưng khi đặt chân đến đảo Thuợng Xuyên, Ngài bị sốt rét và qua đời tại đây. Công việc của Ngài đã để lại cho thế hệ sau tiếp nối. Một điểm son đáng nhớ đó là: khi Ngài mất, cây thánh giá Chúa chịu nạn tại lâu đài của dòng họ Thanh Phanxico Xavier khuôn mặt Chúa trở nên rất bình thản. Tuyệt vời thay, ngay cả trên thập giá, Chúa vẫn có thể cười. Phải chăng thấy đàn con quay quanh mình, là việc mà người Cha luôn mong mõi.

Khi tham quan lâu đài của dòng họ Phanxico Xavier, được Cha già đặc biệt hướng dẫn, tôi vô cùng khao khát có được một vài giây phút "chỉ một mình" được ngắm nhìn tượng Thánh Giá (báu vật của dòng họ này). Hên quá, sau khi tham viếng Thánh Đường, cùng chụp vài tấm ảnh kỷ niệm với nhóm, thì đồng hồ báo chỉ còn 15' nữa là người ta sẽ đóng cửa. Tôi vội vàng quay lại và thế là được một mình quỳ trước khung cửa sắt dán mắt vào khuôn mặt Chúa đang treo trên Thánh Giá. Đúng là Người đang cười. Giây phút đó, tôi chỉ nghĩ đến: "Đã bao lần làm Mẹ, tôi cũng bị các con làm buồn lòng đến muốn chết được. Nhưng sau đó, khi đứa quay lại xin lỗi hay sữa lỗi, tôi cũng đã cười, cười đến rơi lệ".

Chúa ơi, con biết Chúa là Cha và Người yêu thương con mình. Người sẳn sàng chết để cứu lấy các con và mong mỏi chúng được ơn trở lại. Những đớn đau thể xác, những quặn đau khi con tim bị chảy máu....chẳng là gì nếu có thể đổi lấy một đứa con biết quay đầu theo đường ngay, lối chính. Trong giây phút này, con xin dâng lên Người, Mẹ của con đang ở nhà. Xin tha thứ cho muôn vạn lần con đã làm Mẹ buồn. Xin Chúa chúc lành cho Mẹ của con.

Con ngu ngốc không biết tại sao Người lài chọn thánh Phanxico, nhưng vị thánh này còn trẻ, khiến con lại nghĩ đến các em thanh thiếu niên. Giây phút nay, con xin dâng các con, các thanh thiếu niên trong tay Chúa. Ước gì, khi biết về đời sống của thánh Phanxico, các em có thể học và bắt chước được chút nhân đức của Ngài.

KÍNH VIẾNG THỦ CẤP THÁNH ANDRE PHÚ YÊN- LÒNG CHA

Sau khi từ quảng trường về, theo chương trình cả đoàn có 3 tiếng đồng hồ "Free- muốn làm gì thì làm", sau đó hẹn gặp tại điểm hẹn, và cùng nhau đến dâng thánh lễ tại Dòng Tên.

Chúa ơi, con biết mình có phần quá đáng, vì nhà dòng là nơi dành riêng cho các linh mục, tu sĩ, người ngoài không vào được. Nhưng không hiểu sao nổi chứng thèm "vòi vĩnh", đã cho con cái "gan" có can đảm lí nhí trong miệng(nhưng đủ để Cha già nghe thấy):" Cha về nhà Dòng, vậy nơi đó có thánh đường, có thế xin cho chúng con được im lặng ngồi trong đó hôn?" Bên cạnh một số anh chị em đã tan mác khắp nơi, tranh thủ đi mua sắm, dạo quanh thành phố và thưởng thức món ăn Ý. Nhóm còn lại, trong đó có Cha Sơn (một linh mục ở Úc cũng đi theo đoàn), vẫn cứ lẽo đẽo theo chân Cha linh hướng. Thiệt chứ, làm sao mà Cha già có thể nhắm mắt ngủ tí được, khi cái đám con đứng lố nhố bên ngoài nhà dòng chờ đợi..... Vì tình thương, Ngài đã xin phép cho vào tạm trú. Khi nghe Cha già nói:" Moi người có thể nghĩ ngơi ở phòng khách. Còn ai muốn vô nhà nguyện thì cứ vào. Chút nữa đây, chúng ta sẽ dâng thánh lễ tại nguyện đường này", lòng tôi mừng vô cùng. Tôi cảm ơn Cha già quá đổi. Thế là, chỉ kịp để đồ xuống trong phòng khách, tôi loa vội vô nhà thờ, đã hơn 6 ngày rồi, con chưa có được ngồi riêng với Chúa.

Chẳng quan tâm có ai xung quanh không, con tham lam tự cho mình mơn trớn cái cảm giác sung sướng được chiếm lĩnh cả không gian ấm áp này. Lúc sau, một linh mục Dòng Tên bước ra sữa soạn bàn Thánh và đưa thủ cấp thánh Andre Phú Yên đặt trên bàn thờ. Ông ta hỏi: "Who are you?" Tôi quýnh quáng trả lời:" I am with the group of Father Nguyễn". Tiếp tục hỏi:" I dont know what are you talking about." Lại càng rối hơn, tôi quên mất tên Cha là Joseph:" Father Tước said I can come here and later our group Vietnamese people will have Mass in this church". Giờ nghĩ lại, thấy mình thiệt là mắc cười. Tôi sợ quá, thay vì để người ta đuổi, tự đọng đứng dậy chuẩn bị đi.

Nhưng may thay, vị linh mục vẫn nét mặt nghiêm không cười bảo:" You! OK, stay." Hú hồn. Có lẽ vì vậy mà tôi quên mất mọi việc. Trong đầu chỉ nghĩ đây là Dòng Tên, tức là phải nhớ tới Thánh Inhaxio. Tôi tưởng thủ cấp đặc trên bàn Thánh lúc ấy là của Ngài, vị sáng lập Dòng và cũng là Người đưa ra phuong cách để người đời có thể tìm gặp gở Thiên Chúa. Há chẳng phải tôi vẫn luôn mong có được một mối tương quan mật thiết hơn một chút với Chúa sao? Chẳng phải tôi vẫn khao khát nghe được tiếng Chúa nói với mình sao? Thế thì, sao không mà mau mau trút bầu tâm sự với thánh Inhaxio chứ.

Thao thao bất tuyệt gần một giờ đồng hồ, cuối cùng mới biết "nãy giờ mình gọi lộn tên", phải là thánh Andre Phú Yên chứ không phải là thánh Inhaxio.

Thủ cấp của người thánh trẻ Vietnam tử vì đạo này, đã được Cha Alexander de Rhodes chứng kiến cái chết và đem về cất giữ ở Dòng Tên cả 400 năm nay. Vậy có nghĩa là món ân tình và relationship giữ Thánh Andre, người thanh nien VietNam va Thánh Inhaxio chắc cũng GOOD lắm. Bằng lòng với lý do này(sau khi đã được Cha già khai tâm), tôi nguyện thầm:

Thánh Andre ơi, sorry con gọi lộn tên Người nảy giờ. Thôi thì đi kiếm Thánh Inhaxio đòi nợ nhé. "Người thanh niên trẻ ViêtNam và Dòng Tên, và mối tương quan lâu đời đến th....." Sợi dây liên hệ này, Chúa đang muốn nói gì với con?

Trao trong tay Thanh Andre, Thanh Inhaxio đứa con trai của con và tất cả các thanh thiêu niên ViêtNam. Xin hãy cầu bầu cho bọn chúng ơn biết kính sợ, yêu mến, tin cậy và luôn khat khao tìm lắng nghe và thực thi Lời Chúa.

THÁNH TERESA AVILA

Wow chuyến đi này thật đầy tràn hấp dẫn. Hồi nhỏ, dù là nhà đầy sách, nhưng Mẹ chỉ đưa toàn sách các thánh cho tôi thôi. Lúc đó đọc vì chẳng có gì khac. Tôi vẫn hay lén ra mướn truyện về, đem vô nhà tắm hay trốn đâu đó ngấu nghiến. Tôi thích lời văn, và cứ hễ có câu nào chí lý thì gạch dưới hay viết vào sổ tay, sau này đem ra bỏ vô bài luân văn. Nhưng theo thời gian thì các câu chuyện tình thời "tóc vẫn còn xanh" đã quên mất. Còn các Thánh thì nhờ được vài người. Các thánh nữ như Monica, Maria Goretti, Cecilia, Teresa Hài Đồng Giêsu đã làm tôi khâm phục dữ lắm rồi. Vậy mà lần này, khi Cha già đưa cả đoàn đến nơi đặt thánh giá nhớ đến thánh Têresa Avila lại làm tội giật mình. Gan thật, 12 tuổi dám rủ em mình đi đánh nhau với quân Hồi Giáo vì muốn được tử đạo. Chắc chắn là trong nhà Bố Mẹ phải là người rất đạo đức hay vẫn luôn kể về gương sáng của các vị Tử Vì Đạo, cho nên mới có thể làm sống dậy ý tưởng ấy trong lòng cô bé nhỏ Teresa.

Sau này Bà là người cãi tổ lại tu viện Cát Minh. Tối ấy, cả đoàn nghĩ đêm tại Avila, tu viên mà thánh nữ Teresa Avila đã sống. Trên lầu, từ phòng ngủ nhìn xuống, vườn hồng trong khuôn viên nhà dòng đẹp và thơ mộng làm sao. Cha già yêu dấu là nhà văn, dĩ nhiên là yêu hoa và sẽ không bỏ qua chụp vài po hình làm kỷ niêm. Chúng tôi xuống phía dưới, chưa kịp níu áo xin được chụp hình với Ngài, thì Ngài đã chỉ tay và mắt nhín ra vườn, nơi có những bông hoa hồng lung linh gọi mời:"Nhìn kìa, xuống đó chụp hình và gởi về cho đám ruồi ở nhà." Đi cả tuần lễ, chiêm ngưỡng cái đẹp tuyệt tác được các nghệ nhân dùng trái tim, lòng tin và sự đam mệ làm nên(tôi muốn nhắc đến sự rực rở tráng lệ của các Vương Cung Thánh Đường), và viếng các nới Thánh Tích và học hỏi khá nhiêu. Tôi không dám bạo gan đọc ý Cha già, nhưng tôi cũng làm Mẹ, cũng yêu các con và luôn mong muốn bọn chúng lãnh nhận được những điều tốt đep. Biết được điều gì hay và tuyệt vời, dĩ nhiên là không có người Cha Mẹ nào mà lại co co giữ riêng, muốn các con cũng có đựoc. Vì tầm lòng này, tôi hiểu được Cha già nhớ đám ruồi thiếu nhi ở nhà chưa có cơ hội mỡ mắt. Ngài thương và tiếc nếu chúng tôi để lỡ mất.

Không hiểu các hoàng hậu, vương phi dưới thời các vua chúa trước đây, họ yêu người tình quân vương của họ đến thế nào. Nhưng những lưỡi gươm luôn đâm thẳng vào trái tim(từ các hình ảnh của Thánh Nữ Têresa Avila), làm tôi phải tự hỏi lòng mình: "Tôi yêu người bạn đời mình bao nhiểu Tôi yêu Chúa sâu độ nào?". Chắc chắn chẳng sao có thể so được với sự ấm nồng của dòng máu chảy từ tim.....chỉ có những ai đã từng thật sự YÊU mới có thể cảm nhận được nổi lòng của Thánh nữ khi Người thốt lên:

Lạy Đấng Tình Quân con tôn thờ.
Con nay thuộc về Chúa Chúa nay thuộc về con.
Mũi tên nào say đắm, bắn trúng con tim hồng,
để từ nay con sống là sống cho tình yêu
và dầu cho con chết là chết cho co tình yêu.

Con xin làm nô lệ của tình yêu.
Con xin làm khí cụ của tình yêu.
Cho mọi người nhận biết Chúa yêu thương.
Cho mọi người thức giấc bao đêm trương.

Chúa muốn gì trên bản thể của con.
Chúa muốn gì trên cuộc sống của con.
Con chỉ là tay trắng với hư không.
Con chỉ là tỳ nữ bao khốn cùng.

Con ước vọng theo Ngài suốt đời con.
Xin dâng làm lễ vật cuộc đời con.
Trong nguyện cầu thanh vắng với hy sinh,
để lên lời ca hát khúc ân tình.


Nhân tiện nói đến các Vương Cung Thánh Đừong, tôi lại muốn nhân dịp này cám ơn "ba con ruồi" đi cùng.

Với tôi, Vương Cung Thánh Đường là nơi thờ phượng, cần phải đựoc cung kính. Nhưng khi bước vô, tráng lệ quá, rực rỡ quá, khiến người người ai cũng mong mõi chụp hình để lưu niệm. Người ta đi nghêng ngang qua cung thánh. Lâu lâu lại kéo nhau tụm năm bảy trầm trồ về cái đẹp. Nhưng ít ai cuối đầu bái gối cung kính dù là bên trên vẫn có Cung Thánh, Nhà Tạm. Mạnh ai nấy bước và nhìn ngắm, cứ y như là đang dạo bước trong viện bảo tang- Museum vậy. Rất là nhiều lần tôi liếc tới liếc lui, xem có ai bái gối quỳ hôn, để mình làm theo(không thôi lại bị cho lại đạo đức giả hay cuồng tín). Nhưng để ý đến người khác thì thiệt là mệt, thôi thì mặc kệ ai nghĩ sao, nếu tôi muốn bái gối cung kính chào Chúa và các vị Thánh nhân..thì cứ làm theo tiếng bảo của lương tâm. Dĩ nhiên là sẽ rất an lòng, khi thấy có ai trước đó đã làm.

Nói đến đây, tôi muốn nhắc đến sự tỉ mĩ và thương Cha của các bạn. Cảm ơn các bạn đã ra ý nghĩ đi mua sữa để Cha uống vì biết Ngài nhiều ngày dẫn đoàn hành hương rất mệt. Cô bé SL lại còn đi lùng tìm mua gừng và cam thảo loại tốt nhất để mỗi ngày sắc nước, hầu mong Cha già uống để không bị ho. Thật ra Cha đâu cần, nếu muồn Người chạy ra ngoài mua một cái là có ngay. Nhưng quan trọng ở đây là tình và sự chăm sóc tỉ mĩ của đám con, làm Cha vui chút. Đồng thời, biết đâu, việc làm này của các bạn, sẽ là một bắt đầu cho các anh chị em khác sau này, sẽ take care các linh mục tu sĩ và có dịp được lo cho các Ngài. Cảm ơn những người dám bước ra bắt tay làm trước. Kế đó, trên đường đi, cũng phải cám ơn các anh phó nhòm đã giúp nhóm có được những hình ảnh luu niệm để đời.

Một điều nữa là tình thưong. Lúc có một chú trong đoàn bị lạc. Khi ấy, tôi nghĩ: Chết, nếu mà bỏ ông ta ở đây thì làm sao mà ông ta tìm được đoàn. Có lẽ bây giờ, ông cũng mệt lắm vì tìm không ra đường..... Trời nắng chang chan, Anh Luật, Anh Cường, Anh Tám(không nhớ tên, chỉ biết Anh "biết hưởng nhất", người nằm dài trên xe bus ngủ), và một vài anh khác chạy ngược xuôi, mặt đỏ bừng, mệt muốn đứt hơi để kiếm người anh em bị lạc. Khi kiếm được, lên xe lại ra dấu: "Kiếm được rồi. Im lặng đừng nói gì hết." Anh ta sợ chú đó bị Cha rày, và càng sợ chú đó buồn vì đã làm cản trở hành trình của cả nhóm. Nhưng Cha già làm sao mà nở rày, khi thầy khuôn mặt Chú ấy tái nhợt, vừa bước lến xe là "xin lỗi" mọi người liên tục mấy lần. Hahaha "giận thì giận, mà thương thì thương.." Chúng tôi tiếp tục hành trình đến với Mẹ Fatima trong sự quan tâm, thương mến và quý trọng nhau.

Avila là thành còn sót lại được công nhận là di sản thế giới vì nét đẹp. Món ăn đặc sản ở đây là "Heo sữa"(heo con thật sự chứ không phải con heo mà soeur Thanh đã kể. Giọng soeur dễ thương lắm, chúng tôi tưởng tượng mấy chú heo con nhỏ xíu được từng soer, từng soeur ẩm lên bỏ vô phòng trên lầu tránh nước ngập. Ok cũng cute, heo con đó mà. Ai dè đâu, hỏi heo con đuọc mấy ký, soeur bảo: "60 ký lô". Bọn tôi nghe xong, cười muốn té ghế. 60 ký thì phải gọi là "con heo" chứ làm sao mà là "heo con" được. Tưởng tượng ba bốn soeur ẩm heo, rồi từng nấc thang, mấy anh chàng heo con lại ị, "lãnh đạn" là cái chắc. Love you soeur...). Biết chúng tôi thèm được thưởng thức món đặc sản này, Chi hai Kim Hoàng đã không ngại order ngay. Cả đám ăn như người bị bỏ đói mâý chục ngày. Vừa ăn vừa chạy, không quên xin thau hốt togo, mang lên xe cho các anh chị em khác thưởng thức chung.

Đi với nhau mấy ngày, học hỏi đời sống nhân đức của các thánh nhân và sự vui vẻ trao cho nhau, khiến chúng tôi thấy gần nhau hơn. Có lần, mua coffee và icream, nhưng hết giờ phải ra xe. Chẳng kiên dè liền hỏi: có ai uống phụ và ăn cà rem dùm hôn? các anh dơ tay liền.... vậy là học nhân đức tiết kiệm, không bỏ rơi rớt..... Cảm tạ Chúa và Mẹ Maria đã cho chúng con có những ngày nghĩ thật an bình và đầy thú vị.