"Giáo hội đã lo lắng và cầu nguyện phó thác theo sau các sự kiện căng thẳng gần đây," theo một bức thư đề ngày 19 tháng 11.
"Chúng tôi là các mục tử, kêu gọi các giới hữu trách cuả quá trình đang rất tinh tế hiện nay (đặc biệt là các lực lượng quốc phòng và các nhà lãnh đạo chính trị) hãy đặt lợi ích của quốc gia lên trên hết và tiếp tục làm việc không mệt mỏi cho một kết thúc hòa bình và nhanh chóng đưa tình hình quốc gia trở lại bình thường trong tinh thần thượng tôn hiến pháp, " bức thư viết.
Bức thư mang chữ ký cuả nhiều giám mục, như cuả giám mục Michael D. Bhasera, giáo phận Masvingo, kiêm giám quản tông toà giáo phận Gweru; cuả tổng giám mục Robert C. Ndlovu của Harare, kiên giám quản tông toà Chinhoyi; tổng giám mục Alex Thomas của Bulawayo; giám mục Albert Serrano của Hwange; giám mục Paul Horan của Mutare; và giám mục Rudolf Nyandoro của Gokwe.
Nhắc lại hai tuần trước, sau khi tổng thống Mugabe sa thải phó tổng thống Mnangagwa thì hàng ngàn người đã biểu tình trên đường phố, kêu gọi ông Mugabe từ chức.
Sau khi bị quản thúc tại gia trong một cuộc đảo chính do quân đội, một buổi điều trần đã được quốc hội thực hiên để luận tội ông. Ông Mugabe đã tuyên bố từ chức ngày 21 tháng 11, sau 37 năm cầm quyển.
Các thành viên cuả đảng đang cầm quyền cuả ông là đảng Zanu-PF lại là những người đã ghép tội ông ta, rằng ông đã cho phép bà vợ là Grace Mugabe chiếm đoạt quyền lực và vi phạm hiến pháp trong các cuộc bầu cử.
Ông cũng bị buộc làm cho kinh tế phá sản. Hiện nay, người dân Zimbabwe nghèo hơn 15 phần trăm so với trước đây, theo BBC.
Cũng theo BBC, thì một số nghị sĩ đã nhảy múa trên sàn Quốc hội khi họ nghe tin từ chức của ông, và tiếng vui mừng hò reo có thể nghe được qua các đường phố.
Thủ tướng Anh Quốc là bà Theresa May đã gọi sự từ chức là một cơ hội cho Zimbabwe "để mở ra một con đường mới không còn những áp là đặc trưng cuả sự cai trị dưới thời cuả ông."
Tổng thống Mugabe là nhà lãnh đạo lâu đời nhất thế giới, đang ở tuổi 93, đã nắm quyền từ năm 1980. Theo tin cuả hãng thông tấn cuả nhà nước là Zimbabwe Broadcasting Corporation, cựu Phó Tổng thống Mnangagwa sẽ lên thay thế ông Mugabe.
Trong quá trình chuyển đổi sắp tới, các giám mục Công Giáo khuyến khích có "bầu cử tự do và công bằng, với sự tham vấn rộng rãi ý dân" đồng thời đặt ưu tiên lên sự tôn trọng sự sống.
"Tất cả mọi cuộc sống là quý giá. Bảo tồn sự sống phải được coi là tối thượng, đó là nền tảng cần thiết cho hòa bình, luật pháp và trật tự, đặc biệt là trong giai đoạn tinh tế nhất này,"các giám mục nói.
Ngoài ra, các giám mục cũng nhắc nhở phải có kiên nhẫn trong các quá trình chuyển đổi chính trị.
"Chúng tôi yêu cầu tất cả mọi người phải hết sức kiềm chế và kiên nhẫn trong thời điểm căng thẳng này và không làm bất cứ điều gì vô luật pháp hoặc bất kỳ hành động quần chúng nào có thể làm tình trạng này trở thành trầm trọng thêm ."
"Chúng tôi cũng kêu gọi tất cả các phương tiện truyền thông và toàn thể dân chúng phải kiềm chế hành vi và lời nói có thể làm tăng căng thẳng, tạo ra sự hận thù hoặc làm mất lòng nhau," bức thư viết tiếp.
Nhìn về phía trước, các giám mục Zimbabwe cũng nêu ra sự cần thiết phải xét xử những người đã gây ra thiệt hại cho đất nước trước một toà án dân sự, trong khi cũng không quên kêu gọi hãy cầu nguyện cho một tương lai yên bình hơn cho đất nước.