Kiệu Lá: Máccô 11: 1-10
Isaia 50: 4-7 Philipphê 2: 6-11 Máccô 14:1- 15:47

Trước khi chúng ta nói về các bài đọc hôm nay, chúng ta hãy suy ngẫm về việc phụng vụ. Các Cha giảng nên tham dự vào phần tổ chức phụng vụ, nhất là trong tuần này. Trong lúc nhìn vào các bài đọc, chúng ta thấy bài Thương Khó của thánh Máccô rất dài. Nhưng tôi muốn chọn phần ngắn trong bài đó. Phúc âm thánh Máccô thường thì kể câu chuyện ngắn gọn. Vì thế nên bài Thương Khó chứng tỏ thánh Máccô muốn nhấn mạnh về bài đó. Chắc thánh Máccô nghĩ đó là phần quan trọng, nếu không thì vì sao ông ta lại viết khác thói thường là trong phúc âm ông ta các câu chuyện đều ngắn gọn. Thường thì có 3 người đọc bài Thương Khó. Phụng vụ trong tuần này và nhất là trong khi đọc bài Thương Khó, điều quan trọng là chọn người biết đọc và đã được tập luyện để đọc. Sách lễ thường trong nhà thờ không giúp được bao nhiêu. Phúc âm là để đọc trong nghi lễ phụng vụ. Nếu giáo dân vùi đầu theo bài Thương Khó trong sách lễ hằng ngày, họ có thể bị xao lãng vì có tiếng lật trang giấy. Như thế không giúp họ suy ngẫm trong lúc nghe bài Thương Khó trong Kinh Thánh. Cũng có thể nếu cộng đoàn hát một lời ca ngắn trong lúc bài Thương Khó được đọc. Cần nhất là tập luyện các người đọc bài Thương Khó.

Thử nghĩ nếu chúng ta chú trọng giảng về phần bài phúc âm về lúc đi vào nhà thờ (Mc 11:1-10) thì sao? Bài mở đầu này nói về Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem. Bài này đầy những hình ảnh về những điều mong đợi từ lâu, nay được thực hiện. Có rất nhiều những điều nói về sự mong đợi của người Do thái về Đấng Mêsia như vua chúa. Thí dụ lúc Chúa Giêsu nêu biểu tượng về vua chúa khi Ngài muốn ngồi trên lưng lừa để vào thành vua David (Dacaria 9:9) "Vì kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi". Chúa Giêsu bảo Các môn đệ của Ngài cách nói, "Thầy tôi cần nó và sẽ trả lại ngay lập tức". Lời nói này đủ trả lời nói của người hỏi "các ông làm gì vậy?". Đến lúc này Chúa Giêsu điều khiển mọi sự việc. Ngài tỏ ra Ngài biết chuyện gì sẽ xãy ra, và Ngài có uy quyền của một vị Vua.

Dân chúng trải áo choàng và cành thiên tuế trên đường để làm việc như dân chúng trước kia đón vua của họ (2V 9:13): "Họ vội vàng lấy áo choàng trải lên đầu bậc cấp, dưới chân ông...rồi hô lên: "Giêhu làm Vua" Tiếng la "Hosanna" có nghĩa chính là "cứu chúng tôi", và sau đó thành lời hoan hô. Bởi thế tiếng đó có 2 ý nghĩa về lời hoan hô của dân chúng. Bây giờ chúng ta biết là có 2 lý do để hoan hô Chúa Giêsu, vì Ngài là Đấng Cứu Độ và là Vua của chúng ta. Dân chúng đón rước Triều Đại Vua David sẽ đến. Họ trông thấy Chúa Giêsu đến vinh quang như Đấng Mêsia sẽ đến như Vua David.

Chúng ta nghe lời hoan hô đó với tất cả tâm tình khi bắt đầu đọc bài sách trong nghi lễ phụng vụ hôm nay. Sau đó đến bài Thương Khó. Chúng ta sẽ nghe lời dân chúng la lên trước mặt ông Philatô "đóng đinh nó vào thập giá". Chúng ta nghe bao nhiêu bài giảng, hay đã giảng về đám đông quần chúng điên rồ khi theo Chúa Giêsu, ròi sau đó lại chống đối Ngài phải không? Vì sao lại có điều sai lạc trong đoạn sách đó? Hãy suy xét về phía dân chúng: tôi nhận thấy là chuyện này với sự vừa xãy ra ngoài thành, hay gần thành, rồi sau đó thánh Máccô sẽ nói Chúa Giêsu vào thành một mình. Vậy thì sự náo động là do những người ở ngoài thành. Chúa Giêsu gặp những chống đối và sự chết khi Ngài ở trong thành.

Hình như chính những người ngoài thành là những người gây náo động về Chúa Giêsu. Họ là những người đã chờ đợi từ lâu để đón Đấng Mêsia. Họ có phải là những người theo phúc âm trên đường, họ không bao giờ được ngồi vào bàn. được mời dự tiệc, hay ngồi chỗ cao trong đền thờ hay nơi hội đường phải không? Sứ vụ của Chúa Giêsu là cho những người đó. Họ đã cảm nghiệm, hay đã nghe được đón chào với Chúa Giêsu. Rốt cùng có ai bởi Thiên Chúa đến nói với họ là họ không bị bỏ quên, và họ được thương yêu bởi Thiên Chúa! Chúa Giêsu, Đấng với uy quyền, đã chấp nhận họ, đã chữa họ lành và đã tha thứ tội lỗi cho họ. Họ cũng biết Chúa Giêsu là người Galilê, người ngoài giống như họ. Họ được biết theo như ông Dacharia đã hứa là Chúa Giêsu, người Galilê, sẽ dến thành Giêrusalem trên lưng con lừa con.

Chúng ta có thể nhìn lại Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay: bài phúc âm hôm đó thánh Máccô nói về khi Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng, Ngài nói: "Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hảy sám hối và tin vào Tin Mừng" (Mc 1:12-15). Bây giờ chúng ta đến phần cuối của phúc âm. Chúa Giêsu vinh quang vào thành Giêrusalem. Sự thay đổi nhanh chóng đó đưa đến sự thương khó và sự chết. Vậy lời hứa lúc đầu về sự vinh quang ra sao? Vậy bây giờ có phải là "thời giờ thực hiện" hay không? Sự sụp đổ hoàn toàn phải không? Trong lúc giữa chừng, những năm sứ vụ của Chúa Giêsu, chúng ta biết được nhiều về bản tính của Chúa Giêsu, về triều đại Ngài cai trị, và triều đại đó có ý nghĩa gì cho các môn đệ. (Sau mùa Phục Sinh, chúng ta sẽ trở về với phúc âm thánh Máccô vào các ngày Chúa Nhật) "Thời giờ thực hiện" đã nhập thể trong Chúa Giêsu. Ngài là Triều Đại, Triều Đại của Thiên Chúa. Ngài đã thực hiện những lời hứa tự ngàn xưa, nhưng không như các người trong thời đại Ngài nghĩ đến.

Khi Chúa Giêsu còn sống, Ngài đã tỏ uy quyền của Ngài trên bệnh hoạn, trên các quỷ dử và với các người chống đối Ngài. Ngài cũng điều khiển mọi sự khi Ngài sữa soạn lên thành Giêrusalem. Và bấy giờ Ngài sẽ dùng uy quyền của Ngài không phải như thế gian nghĩ. Trái lại, uy quyền của Ngài sẽ để phục vụ người khác. Ngài sẽ hy sinh mạng sống Ngài vì chúng ta. Chúng ta sẽ thấy lúc Ngài phục vụ như là một cách tỏ uy quyền trên tội lỗi và trên sự dử. Vinh quang sẽ đến không bởi bạo lực, nhưng là bởi hy sinh mình cho kẻ khác. Uy quyền của Ngài sẽ không ép buộc kẻ khác. Chúng ta sẽ tự do chọn lựa đường lối đời sống của Ngài qua sự chết. Trong khi chúng ta có thể dùng quyền năng qua quân sự, thì Ngài dùng quyền năng qua khiêm nhường từ bỏ mình hoàn toàn. Thánh Phaolô nói rõ là Chúa Giêsu sẵn sàng hy sinh tất cả, Ngài không giữ gì lại vì chúng ta. Không có sự hy sinh nào lớn lao như thế để Chúa Kitô chứng tỏ tình thương yêu của Thiên Chúa cho chúng ta. Giáo hội ở Philipphê đang gặp đau khổ bên trong và bị bắt bớ bên ngoài (Ph 1: 28-29). Lại còn có những Kitô hữu Do thái đòi hỏi tất cả các người mới trở lại theo lề luật xưa. Thánh Phao lô nhắc cho cộng đoàn giáo hữu biết là Chúa Kitô đã hy sinh mọi sự cho họ. Ngài đã từ bỏ địa vị ngang hàng với Thiên Chúa để bằng lòng chịu thương khó và chịu chết. Đó là sự hy sinh tuyệt đối mà cộng đoàn phải chú ý đến, chứ không nên chú ý đến những cãi cọ về sự khác biệt trong tín điều.

Sự bị ruồng bỏ, chịu thương khó và chịu chết của Chúa Giêsu thực hiện những điều Ngài đã nói với các môn đệ Ngài. Đây không phải là một điều bất ngờ cho những thính giả của thánh Máccô. Sự đau khổ của Chúa Giêsu là chủ lực trong câu chuyện, và đáng phải là một an ủi cho cộng đoàn của thánh Máccô, và cho chúng ta, những tín hữu hiện nay là những người được lãnh nhận đức tin vào Chúa Giêsu không phải qua đau khổ.

Khi bài Thương Khó bắt đầu, chúng ta nghe có một sự thay đổi trong phúc âm. Chúa Giêsu, Đấng có uy quyền, trở thành người chịu đau khổ. Ngài là Đấng chịu đựng tất cả. Ngài bị chống đối, bị ruồng bỏ, bị phản bội, bị bắt bở, bị tra tấn, bị buộc tội, bị đánh đập, bị đóng đinh, và rốt cùng bị mai táng. Trong sự thương khó của Ngài, Chúa Giêsu tự xem mình như những người trãi qua những sự bất công và tất cả những ai chịu đau khổ. Chúng ta gọi Chúa Nhật hôm nay là "Chúa Nhật Thương Khó". Từ "thương khó" có ý nghĩa bởi từ "đau khổ" và "chịu đau khổ". Có rất nhiều người phải đau khổ vì già nua, vì bệnh hoạn, vì tật nguyền. Chúng ta cũng đau khổ vì bị áp lực của nền kinh tế và tổ chức xã hội. Chúng ta không thể luôn luôn thay đổi những trường hợp này, nên chúng ta có thể cảm nghiệm với Chúa Giêsu và lãnh ơn mạnh mẽ trong sự chịu đựng của Ngài qua sự thương khó.

Trong anh ngử, thương khó, lại còn có ý nghĩa chịu đựng quá nhiều. Theo nghĩa này, Chúa Giêsu là người gây sự đau khổ, biết quá nhiều là sẽ chịu đựng trong những việc Ngài sẽ làm và làm như thế nào. Chúa Giêsu là người thương yêu Thiên Chúa và loài người vô vàn. Và sự thương khó của Ngài thêm năng lực và thúc đẩy quyết định của Ngài tiếp tục trên đường Thiên Chúa giao cho Ngài để chúng ta theo, để rao giảng tình thương yêu của Thiên Chúa cho những người ngoài. Không có sự chống đối nào có thể ngăn chận Đấng Cứu Chuộc toàn năng để Ngài thi hành nhiệm vụ cho chúng ta, mặc dù điều đó mang đến cái chết cho Ngài.

Trong tuần này, chúng ta có thể làm một điều là giảng về việc xử tử tù nhân. Giáo hội chúng ta chống đối án tử hình và có biết bao tài liệu về việc này khi chúng ta nghe phúc âm về sự việc xử tử Chúa Giêsu hôm nay và ngày thứ Sáu Tuần Thánh. Trong nhiều năm tôi đã trình bày danh sách các tù nhân bị án tử hình ở trại tù North Carolina. Đây cũng có thể là dịp cho các Cha giảng đề nghị giáo dân viết thơ cho các tù nhân đó hay các tù nhân khác ở trại tù gần bạn hơn. Nếu các bạn cần chi tiết thì tổ chức hòa bình và công chính của địa phận của các bạn có thể có những tên đó. Hoặc xem trên máy vi tính về đề tài "Dân chúng có Đức Tin chống lại án tử hình" thuộc về nhóm Đại Kết liên tôn North Carolina.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


PALM SUNDAY (B)
Processional Gospel Mark 11: 1-10
Isaiah 50: 4-7 Philippians 2: 6-11 Mark 14:1- 15:47


Before we turn to the readings, a moment’s reflection on our liturgical role. It is always good for the preacher to be involved in liturgical planning, especially for this most special week. As we look at the readings we note that Mark’s Passion narrative is long; but I wouldn’t opt for the shorter version given in the lectionary. His gospel is usually noted for its brevity and so the sheer size seems to indicate that Mark wants to put a lot of emphasis on the passion. He must consider it important; why else would he depart from his usual quick and brief narrative? It has become customary to have three readers proclaim the passion. As we plan the liturgies for this week and especially the proclamation of the passion narratives, it is important to make sure the readers are well chosen and rehearsed for their roles. The missalettes are not helpful here. The gospel is meant to be heard in liturgical celebrations. With missalettes, the people have their heads buried in the book; there’s also the dreadful sound of everyone turning pages at the same time! Hardly conducive to a reflective listening to the scriptures, especially the solemn passion. Maybe the assembly could sing an acclamation at key moments in the story and do without the distraction of the missalettes. Again, the importance of prepared lectors.

Suppose we were to focus our preaching on the Procession Gospel, Mark 11: 1-10? This opening reading about Jesus’ entry into Jerusalem is celebratory, filled with biblical imagery of long-held hopes now fulfilled. There is lots of symbolism pointing to the Jewish, royal, messianic expectations. For example, Jesus uses a traditional prerogative of kings when he requisitions a colt for his entrance to the city of David (Zech. 9:9). His disciples are instructed to say, "The Master has need of it and will send it back here at once." This request is enough to satisfy the bystander’s question, "What are you doing...? At this stage of the week, Jesus is in complete charge of events. He exhibits knowledge of events to come and he shows his royal authority.

The people spreading their cloaks and branches on the road are doing what people did for entering kings (2 Kings 9:13). "Hosanna" originally meant "save us"; and later became a shout of praise. So there is a dual significance to the crowd’s shout. We now know there are two reasons to proclaim Jesus, for he is both our savior and our sovereign. The people were anticipating the arrival of David’s kingdom; they see Jesus linked to the glorious moment when the David-like messiah would come.

We hear this highly charged and emotional reading at the very opening of today’s liturgy. Later, in the passion narrative, we will hear the crowds shouting to Pilate for Jesus’ death – "Crucify him!" How many preachings have we heard, or preached, about the fickle crowd; one moment pro-Jesus, the next, anti-Jesus? Why take that usual slant on the passage? Consider weighing in on the side of the crowd. I notice that this event, with all its excitement, takes place outside the city, "near the city" (11:1). Later, Mark will tell us that Jesus enters the city alone (11:11). So, the excitement is by those outside the city. Jesus goes into Jerusalem and there he meets opposition and death.

It seems to be the outsiders who are the ones excited about Jesus. Think of their life-long desperation. Are they the gospel "highway and by-way" people – those who never get special places at table, invitations to upper-crust banquets, or places of honor in temple and synagogue? Jesus’ mission has been to them. They have already experienced, or heard about how welcome their lot is with him. Finally, someone from God to tell them they are not forgotten, indeed, they are loved, by God! Jesus, the one with authority, has recognized them, healed their afflictions and forgiven their sins. They know too, that Jesus is a Galilean, an outsider, one of their own, raised up by God and, as Zechariah had promised, come to Jerusalem riding on a colt.

We can look back to the first Sunday of Lent (February 18, Mark 1:12-15), when Jesus started proclaiming his message, "This is the time of fulfillment. The kingdom of God is at hand. Repent and believe in the Gospel." Now we are at the end of the same gospel, Jesus’ triumphant entry into Jerusalem. The sudden reversal that will lead to his suffering and death is about to take place. What happened to the bright promise of his beginnings? And, is this what the "Time of fulfillment" looks like? This total collapse? During the intervening episodes, Jesus’ public ministry, we have learned more about the identity of Jesus, the nature of his reign and what it means to be his disciples. (After the Easter season, we will return to hearing Mark’s gospel on Sunday.) "Time of fulfillment," has taken flesh in Jesus. He is the reign, the kingdom of God. He fulfills ancient promises, but not as his contemporaries expected.

In Jesus’ lifetime he has shown his authority over sickness, evil spirits and his opponents. He was also in control as he prepared to enter Jerusalem. Now he will use his power and authority; but it will not be in the way the world does. Rather, his power will be in service for others, he will lay down his life for our benefit. We will see in his way of service a new kind of authority over sin and evil, a triumph that will come, not by force, but by self-sacrifice in the interest of the other. His authority will not be forced on others; we will be free to choose his way to life through death. While we might ordinarily exert ourselves through power and military might, he will do so in self-emptying humility. Paul makes it clear that Jesus was willing to give all, hold back nothing on our behalf. No sacrifice was too great in order for Christ to show us God’s love for us. The church in Philippi was suffering both internal strife and outer persecution (1: 28-29). There were also those Jewish Christians who wanted all converts to keep the old observance. Paul places a reminder before this Christian community. Christ gave up all for them, from his equality with God, to his suffering and death: That’s the big sacrifice the community needs to focus on – and not on its differences and theological squabbles.

Jesus’ rejection, suffering and death fulfill what he has been telling his disciples. This should come as no surprise to Mark’s audience. Jesus’ own suffering is a central focus in the story and must have been a consolation to Mark’s community and to us contemporary Christians, for whom faith and allegiance to Jesus come with a cost.

When the passion narrative begins we can hear that a change has taken place in the gospel. Jesus, the one with authority and power, now becomes the one who suffers. He is on the receiving end of much activity. He is: conspired against, denied, betrayed, arrested, tried, convicted, tortured, crucified and finally buried. In his suffering, Jesus identifies with those who have undergone similar injustices and with all those who suffer. One of the names we give this day is "Passion Sunday." The word passion, has roots in words meaning "suffering" and "being acted upon." There are many people who must suffer, or have something done to them; they have no choice. We suffer old age, sickness, physical debilitation. We also suffer from the pressures of economic and social systems. We cannot always change these circumstances and so, we identify with Jesus, receiving strength from his own endurance under his passion.

Passion, in English, also suggests strong feelings. In this sense Jesus was an initiator, one who felt strongly about what he was to do and went about doing it. He was a passionate lover of God and humanity and this passion energized and forged his determination to continue on the path God gave him to follow for us; to preach God’s love for the outsider . No opposition could prevent this passionate savior from completing his task for us, even if it meant his death.

One response we can make this week of our Savior’s execution, is to address the issue of the death penalty in our preaching. Our church’s stand against the death penalty provides ample material for this preaching as we hear the gospel’s description of Jesus’ execution today and on Good Friday. Over these years I have been posting the names of people on North Carolina’s death row. This may provide an opportunity for the preacher to suggest writing to inmates on death row, either the names that have appeared in these reflections, or those at a death row closer to you. If you need information, your diocesan peace and justice office would be one source and, of course, the internet has ample web pages dedicated to the topic. One such web page is provided by our North Carolina ecumenical group, "People of Faith Against the Death Penalty."