Lúc 4h chiều ngày thứ Năm 29 tháng Ba, Đức Thánh Cha đã đến thăm và cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly tại nhà tù Regina Coeli, nghĩa là Nữ Vương Thiên Đàng, của thành phố Rôma cách Vatican khoảng 1600m
Khi đến nơi, Đức Thánh Cha đã được bà Giám Đốc trại giam và linh mục tuyên úy nhà tù đón tiếp khi ngài vừa xuống xe.
Nhà tù Regina Coeli là một tu viện cũ được xây dựng vào những năm 1600, và đã hoạt động liên tục cho đến nay từ những năm 1890. Mặc dù chính phủ cho biết sức chứa của nhà tù này không quá 600 tù nhân, nhưng các cuộc điều tra dân số hàng tháng kể từ tháng 3 năm 2017 đã cho thấy bình quân có tới hơn 900 người bị giam giữ nơi đây. Hơn một nửa số tù nhân không phải là người Ý.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói với các tù nhân tại nhà tù Regina Coeli hiện diện trong Thánh Lễ Tiệc Ly rằng Chúa Giêsu liều mạng sống mình khi phục vụ những người khác vì Ngài yêu mến họ rất nhiều.
Đức Thánh Cha đã ứng khẩu giảng trong Thánh Lễ Tiệc Ly ở nhà tù Regina Coeli, và tập trung bài giảng của ngài vào bài Phúc Âm theo thánh Gioan, trong đó Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ của Người.
Chúa Giêsu làm công việc của một người nô lệ làm
Đức Thánh Cha giải thích rằng rửa chân cho người khác là một nhiệm vụ được thực hiện bởi những người nô lệ. “Khi chủ trở về nhà sau những bước chân trên những con đường bụi bặm, một người nô lệ sẽ phục dịch rửa chân cho chủ. Đức Giêsu muốn làm việc này để cho chúng ta một tấm gương về cách chúng ta phải phục vụ lẫn nhau”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.
Sau đó, Đức Thánh Cha nhắc đến một đoạn Phúc Âm khác, trong đó có hai môn đệ “muốn thăng quan tiến chức” đã yêu cầu Chúa Giêsu ban cho họ những vị trí quan trọng nhất. Sau khi nhìn họ một cách trìu mến như Ngài vẫn làm, Chúa Giêsu nói với họ rằng họ không biết họ đang xin điều gì. Ngài mô tả những gì những người có quyền có thế làm là: “ra lệnh và bắt người khác phục vụ họ.” Trong suy nghĩ của những thời đại trước đây, Đức Thánh Cha nói rằng có rất nhiều vị vua và những người độc ác khác đã bắt những người khác, đôi khi là cả một dân tộc, phải làm nô lệ cho mình. Nhưng Chúa Giêsu phán rằng giữa anh em thì không được cư xử như thế với nhau. “Người chỉ huy phải phục vụ,” Đức Giáo Hoàng nhắc nhở thêm rằng: “Chúa Giêsu đã lật đổ các quán tính văn hoá lịch sử của thời đó, cũng như trong thời đại hôm nay của chúng ta.”. Đức Thánh Cha nhận xét rằng: nếu các vị vua và hoàng đế trong quá khứ hiểu được giáo huấn của Chúa Giêsu và đã phục vụ thay vì ra lệnh và chém giết thì “rất nhiều cuộc chiến tranh đã không bao giờ xảy ra,
Chúa Giêsu vẫn tiếp tục phục vụ ngày hôm nay qua tôi
Trở lại với những người có mặt, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với họ rằng Chúa Giêsu đã phán cùng những người bị xã hội bỏ qua rằng họ là những người quan trọng. “Chúa Giêsu vẫn tiếp tục phục vụ chúng ta ngày hôm nay đây, ở đây trong khám đường Regina Coeli này.” Chúa Giêsu tự mình mạo hiểm vì mỗi người chúng ta. Chúa Giêsu không biết làm thế nào để rửa tay ngoảnh mặt làm ngơ, giả câm giả điếc trước những đau khổ của người khác. Ngài chỉ biết liều mình vì tên của Ngài là Giêsu, chứ không phải là Phongxiô Philatô. Khi đi tìm con chiên bị lạc, Chúa Giêsu có nguy cơ bị thương, Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định.
“Tôi là một tội nhân như các bạn. Nhưng hôm nay tôi đại diện cho Chúa Giêsu,” Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích. Sau đó, ngài mời gọi các tù nhân suy nghĩ về sự thật này, trong khi ngài rửa chân cho họ, “Chúa Giêsu chấp nhận hiểm nguy để đến với người đàn ông này, một tội nhân, Ngài đến với tôi để nói với tôi rằng Ngài yêu thương tôi. Đây là sự phục vụ. Đây là Chúa Giêsu. Trước khi trao ban cho chúng ta chính Mình và Máu Ngài, Chúa Giêsu liều mình mạo hiểm vì mỗi người trong chúng ta – Ngài đã liều mình phục vụ - bởi vì Ngài yêu chúng ta rất nhiều.”
Trước Thánh lễ, Đức Giáo Hoàng đã thăm những người bị bệnh trong nhà tù. Sau thánh lễ ngài đã gặp một số tù nhân trong Khu 8 của trại giam. Khu này được thiết kế để làm nơi cư trú được bảo vệ cho các tù nhân bị kết án về tội phạm tình dục và các tù nhân khác là những người có thể bị nguy hiểm khi sống chung với các tù nhân phạm các tội khác.
Source Vatican News - Pope Francis at Mass of the Lord’s Supper: 'Jesus risks himself in service'
Khi đến nơi, Đức Thánh Cha đã được bà Giám Đốc trại giam và linh mục tuyên úy nhà tù đón tiếp khi ngài vừa xuống xe.
Nhà tù Regina Coeli là một tu viện cũ được xây dựng vào những năm 1600, và đã hoạt động liên tục cho đến nay từ những năm 1890. Mặc dù chính phủ cho biết sức chứa của nhà tù này không quá 600 tù nhân, nhưng các cuộc điều tra dân số hàng tháng kể từ tháng 3 năm 2017 đã cho thấy bình quân có tới hơn 900 người bị giam giữ nơi đây. Hơn một nửa số tù nhân không phải là người Ý.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói với các tù nhân tại nhà tù Regina Coeli hiện diện trong Thánh Lễ Tiệc Ly rằng Chúa Giêsu liều mạng sống mình khi phục vụ những người khác vì Ngài yêu mến họ rất nhiều.
Đức Thánh Cha đã ứng khẩu giảng trong Thánh Lễ Tiệc Ly ở nhà tù Regina Coeli, và tập trung bài giảng của ngài vào bài Phúc Âm theo thánh Gioan, trong đó Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ của Người.
Chúa Giêsu làm công việc của một người nô lệ làm
Đức Thánh Cha giải thích rằng rửa chân cho người khác là một nhiệm vụ được thực hiện bởi những người nô lệ. “Khi chủ trở về nhà sau những bước chân trên những con đường bụi bặm, một người nô lệ sẽ phục dịch rửa chân cho chủ. Đức Giêsu muốn làm việc này để cho chúng ta một tấm gương về cách chúng ta phải phục vụ lẫn nhau”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.
Sau đó, Đức Thánh Cha nhắc đến một đoạn Phúc Âm khác, trong đó có hai môn đệ “muốn thăng quan tiến chức” đã yêu cầu Chúa Giêsu ban cho họ những vị trí quan trọng nhất. Sau khi nhìn họ một cách trìu mến như Ngài vẫn làm, Chúa Giêsu nói với họ rằng họ không biết họ đang xin điều gì. Ngài mô tả những gì những người có quyền có thế làm là: “ra lệnh và bắt người khác phục vụ họ.” Trong suy nghĩ của những thời đại trước đây, Đức Thánh Cha nói rằng có rất nhiều vị vua và những người độc ác khác đã bắt những người khác, đôi khi là cả một dân tộc, phải làm nô lệ cho mình. Nhưng Chúa Giêsu phán rằng giữa anh em thì không được cư xử như thế với nhau. “Người chỉ huy phải phục vụ,” Đức Giáo Hoàng nhắc nhở thêm rằng: “Chúa Giêsu đã lật đổ các quán tính văn hoá lịch sử của thời đó, cũng như trong thời đại hôm nay của chúng ta.”. Đức Thánh Cha nhận xét rằng: nếu các vị vua và hoàng đế trong quá khứ hiểu được giáo huấn của Chúa Giêsu và đã phục vụ thay vì ra lệnh và chém giết thì “rất nhiều cuộc chiến tranh đã không bao giờ xảy ra,
Chúa Giêsu vẫn tiếp tục phục vụ ngày hôm nay qua tôi
Trở lại với những người có mặt, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với họ rằng Chúa Giêsu đã phán cùng những người bị xã hội bỏ qua rằng họ là những người quan trọng. “Chúa Giêsu vẫn tiếp tục phục vụ chúng ta ngày hôm nay đây, ở đây trong khám đường Regina Coeli này.” Chúa Giêsu tự mình mạo hiểm vì mỗi người chúng ta. Chúa Giêsu không biết làm thế nào để rửa tay ngoảnh mặt làm ngơ, giả câm giả điếc trước những đau khổ của người khác. Ngài chỉ biết liều mình vì tên của Ngài là Giêsu, chứ không phải là Phongxiô Philatô. Khi đi tìm con chiên bị lạc, Chúa Giêsu có nguy cơ bị thương, Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định.
“Tôi là một tội nhân như các bạn. Nhưng hôm nay tôi đại diện cho Chúa Giêsu,” Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích. Sau đó, ngài mời gọi các tù nhân suy nghĩ về sự thật này, trong khi ngài rửa chân cho họ, “Chúa Giêsu chấp nhận hiểm nguy để đến với người đàn ông này, một tội nhân, Ngài đến với tôi để nói với tôi rằng Ngài yêu thương tôi. Đây là sự phục vụ. Đây là Chúa Giêsu. Trước khi trao ban cho chúng ta chính Mình và Máu Ngài, Chúa Giêsu liều mình mạo hiểm vì mỗi người trong chúng ta – Ngài đã liều mình phục vụ - bởi vì Ngài yêu chúng ta rất nhiều.”
Trước Thánh lễ, Đức Giáo Hoàng đã thăm những người bị bệnh trong nhà tù. Sau thánh lễ ngài đã gặp một số tù nhân trong Khu 8 của trại giam. Khu này được thiết kế để làm nơi cư trú được bảo vệ cho các tù nhân bị kết án về tội phạm tình dục và các tù nhân khác là những người có thể bị nguy hiểm khi sống chung với các tù nhân phạm các tội khác.
Source Vatican News - Pope Francis at Mass of the Lord’s Supper: 'Jesus risks himself in service'