Trong chuyến viếng thăm đặc biệt với Giáo phận Xuân Lộc, chiều ngày Thứ Năm 25/10/2018, hơn 700 tu sĩ bao gồm linh mục-tu sĩ, quý thầy, nữ tu, tập sinh đã có buổi gặp gỡ thân tình với gỡ Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski tại Hội Dòng Đa Minh Thánh Tâm. Cùng đi với Đức Tổng Giám Mục là Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục Giáo phận Xuân Lộc. Đây là dịp đầu tiên tu sĩ Giáo Phận đón tiếp, gặp gỡ với vị Tân Đại Diện Tòa Thánh tại Việt Nam mới được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm và được Văn phòng Tòa Thánh công bố hôm 21/5/2018.
Xem Hình
Sự chào đón Đức TGM thật trang trọng và thân tình, không chỉ được biểu hiện nơi những người hiện diện, nhưng còn là của các tu sĩ Xuân Lộc vì lý do nào đó không thể có mặt.
Sau khi đón Đức Tổng Giám Mục Marek và Đức Cha Giuse, các ngài cùng mọi người đã có những giây phút Chầu Thánh Thể, cầu nguyện và tạ ơn vì sự hiệp nhất, yêu thương cũng như xin Mẹ Maria chuyển cầu cho Tu sĩ Giáo phận được sống trọn vẹn ơn gọi trong bối cảnh xã hội hiện tại.
Trước khi nghe chia sẻ từ Đức Tổng Giám Mục, Cha Đa Minh Đinh Viết Tiên, Đại diện Gia đình Tu sĩ Giáo phận đã gửi lời chào mừng đến Vị Đại Diện Tòa Thánh, cũng như sơ lược về dòng tu, nhân sự và hoạt động của tu sĩ Giáo phận. Ngài cũng bộc lộ sự hiệp nhất, liên đới của toàn tu sĩ Giáo phận Xuân Lộc với Đức Thánh Cha Phanxicô qua chính Vị Đại Diện của Ngài là Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski đang hiện diện giữa mọi người.
Tại buổi gặp gỡ này, Đức Tổng Giám Mục Marek đã chia sẻ cảm nhận, hạnh phúc của Ngài khi được nhìn thấy và ở trong hội trường, nơi có rất đông tu sĩ giáo phận Xuân Lộc đang hiện diện. Đồng thời, Đức TGM cũng chuyển lời thăm hỏi của Đức Thánh Cha Phan xi cô đến với mọi thành phần Giáo Hội Việt Nam cũng như hãy tin chắc rằng mọi người đang ở trong trái tim của Đức Thánh Cha và trong lời cầu nguyện của Ngài. Lý giải cho điều này, Đức TGM cho biết Giáo Hội Việt Nam là một Giáo hội được Đức Thánh Cha Phanxicô quan tâm cùng với mọi thành viên trong đó, đặc biệt với những người đấu tranh cho công lý và hòa bình. Dù không diện kiến được với Đức Thánh Cha về thể lý, nhưng Đức TGM đảm bảo rằng, giữa ĐTC và mọi người, cả tu sĩ Giáo phận đã có một sợi dây liên kết tinh thần rất gần gũi, và hy vọng rằng, sẽ có một ngày mọi tín hữu Việt Nam sẽ được gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô diện đối diện, bằng xương bằng thịt.
Buổi chia sẻ được linh hoạt, thay đổi cách thức với những câu hỏi đặt ra từ phía tu sĩ và Đức TGM trả lời từng vấn đề đưa ra. Một vài câu hỏi liên quan đến cảm nhận của Đức TGM khi lãnh nhận sứ vụ ngoại giao, làm đại diện Tòa Thánh tại các nước, và tại Việt Nam. Số câu hỏi khác đề cập đến nhận định của Đức TGM về sự khác biệt trong cách sống đời tu khi mà người tu sĩ sống trong một vùng miền nghèo về vật chất, hoặc nghèo về tinh thần…những nơi mà Ngài đã làm việc, đã thấy. Câu hỏi cuối cùng đặt thẳng vào đời tu của người tu sĩ Việt Nam, với mong muốn nghe Đức TGM đưa ra huấn từ “người tu sĩ Việt Nam cần phải sống ra sao trong xã hội Việt Nam hôm nay”.
Trong thời gian ngắn ngủi, Đức TGM đã trả lời một số câu hỏi liên quan, đồng thời, Ngài cũng lưu ý đến tính tiên tri của người tu sĩ trong xã hội: nghĩa là họ cần phải biết đọc ra những dấu chỉ thời đại để đáp ứng, để thực thi sứ vụ của mình. Ngài cho biết, người tu sĩ sẽ dễ dàng sống đời tu của mình trong một xã hội có những định chế, luật lệ ổn định. Ngược lại, họ, người tu sĩ vẫn có thể hoàn thành ơn gọi của mình trong một cách thức khác, với những giá trị khác. Chẳng hạn như trong một thế giới truyền thông mới, hiện đại, đem lại cho cuộc sống nhiều điều tích cực, nhưng nó cũng có những rủi ro, nguy hại đối với người trẻ, và cả người tu sĩ. Hơn nữa, trong một thế giới truyền thông thật – giả lẫn lộn, cũng như với những mưu đồ xấu chống phá Giáo Hội hoặc loại trừ người khác…người tu sĩ cũng phải biết để phân định, chọn lựa, có kiến thức để giúp người trẻ…và cho cả chính mình. Họ cần phải được đào tạo kỹ lưỡng, cần chuẩn bị để đối phó với những thách đố mới trong bối cảnh xã hội hiện tại. Chuẩn bị để đối mặt với thách đố mà không trốn chạy nó để sống đời tu cách tròn đầy và sung mãn trong xã hội của chính mình. Điều này đòi hỏi sự phân định, chọn lựa khôn ngoan nơi người tu sĩ. Và nó cũng giống như chuyện họ chọn lựa sử dụng hay không sử dụng truyền thông, các công cụ truyền thông mới…( khi mà nó cũng hàm chứa những rủi ro, nguy hiểm…bên cạnh những ưu điểm) mà chính là sử dụng chúng như thế nào để phục vụ cho sứ vụ, sử dụng ra sao để sinh được lợi ích.
Trước khi kết thúc, Đức TGM nhắc lại ý tưởng của Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói và vẫn nói với các tu sĩ “Đừng sợ” như là một lời khích lệ, động viên tu sĩ Giáo phận Xuân Lộc hãy cố gắng đi ra ngoài, sống và hoạt động sứ vụ trong một đất nước vẫn còn nhiều biến động, cho dù đã có những thay đổi.
Buổi gặp gỡ rất ý nghĩa đã kết thúc với phần lãnh nhận phép lành từ Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski và Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo.
Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P
Xem Hình
Sự chào đón Đức TGM thật trang trọng và thân tình, không chỉ được biểu hiện nơi những người hiện diện, nhưng còn là của các tu sĩ Xuân Lộc vì lý do nào đó không thể có mặt.
Sau khi đón Đức Tổng Giám Mục Marek và Đức Cha Giuse, các ngài cùng mọi người đã có những giây phút Chầu Thánh Thể, cầu nguyện và tạ ơn vì sự hiệp nhất, yêu thương cũng như xin Mẹ Maria chuyển cầu cho Tu sĩ Giáo phận được sống trọn vẹn ơn gọi trong bối cảnh xã hội hiện tại.
Tại buổi gặp gỡ này, Đức Tổng Giám Mục Marek đã chia sẻ cảm nhận, hạnh phúc của Ngài khi được nhìn thấy và ở trong hội trường, nơi có rất đông tu sĩ giáo phận Xuân Lộc đang hiện diện. Đồng thời, Đức TGM cũng chuyển lời thăm hỏi của Đức Thánh Cha Phan xi cô đến với mọi thành phần Giáo Hội Việt Nam cũng như hãy tin chắc rằng mọi người đang ở trong trái tim của Đức Thánh Cha và trong lời cầu nguyện của Ngài. Lý giải cho điều này, Đức TGM cho biết Giáo Hội Việt Nam là một Giáo hội được Đức Thánh Cha Phanxicô quan tâm cùng với mọi thành viên trong đó, đặc biệt với những người đấu tranh cho công lý và hòa bình. Dù không diện kiến được với Đức Thánh Cha về thể lý, nhưng Đức TGM đảm bảo rằng, giữa ĐTC và mọi người, cả tu sĩ Giáo phận đã có một sợi dây liên kết tinh thần rất gần gũi, và hy vọng rằng, sẽ có một ngày mọi tín hữu Việt Nam sẽ được gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô diện đối diện, bằng xương bằng thịt.
Buổi chia sẻ được linh hoạt, thay đổi cách thức với những câu hỏi đặt ra từ phía tu sĩ và Đức TGM trả lời từng vấn đề đưa ra. Một vài câu hỏi liên quan đến cảm nhận của Đức TGM khi lãnh nhận sứ vụ ngoại giao, làm đại diện Tòa Thánh tại các nước, và tại Việt Nam. Số câu hỏi khác đề cập đến nhận định của Đức TGM về sự khác biệt trong cách sống đời tu khi mà người tu sĩ sống trong một vùng miền nghèo về vật chất, hoặc nghèo về tinh thần…những nơi mà Ngài đã làm việc, đã thấy. Câu hỏi cuối cùng đặt thẳng vào đời tu của người tu sĩ Việt Nam, với mong muốn nghe Đức TGM đưa ra huấn từ “người tu sĩ Việt Nam cần phải sống ra sao trong xã hội Việt Nam hôm nay”.
Trong thời gian ngắn ngủi, Đức TGM đã trả lời một số câu hỏi liên quan, đồng thời, Ngài cũng lưu ý đến tính tiên tri của người tu sĩ trong xã hội: nghĩa là họ cần phải biết đọc ra những dấu chỉ thời đại để đáp ứng, để thực thi sứ vụ của mình. Ngài cho biết, người tu sĩ sẽ dễ dàng sống đời tu của mình trong một xã hội có những định chế, luật lệ ổn định. Ngược lại, họ, người tu sĩ vẫn có thể hoàn thành ơn gọi của mình trong một cách thức khác, với những giá trị khác. Chẳng hạn như trong một thế giới truyền thông mới, hiện đại, đem lại cho cuộc sống nhiều điều tích cực, nhưng nó cũng có những rủi ro, nguy hại đối với người trẻ, và cả người tu sĩ. Hơn nữa, trong một thế giới truyền thông thật – giả lẫn lộn, cũng như với những mưu đồ xấu chống phá Giáo Hội hoặc loại trừ người khác…người tu sĩ cũng phải biết để phân định, chọn lựa, có kiến thức để giúp người trẻ…và cho cả chính mình. Họ cần phải được đào tạo kỹ lưỡng, cần chuẩn bị để đối phó với những thách đố mới trong bối cảnh xã hội hiện tại. Chuẩn bị để đối mặt với thách đố mà không trốn chạy nó để sống đời tu cách tròn đầy và sung mãn trong xã hội của chính mình. Điều này đòi hỏi sự phân định, chọn lựa khôn ngoan nơi người tu sĩ. Và nó cũng giống như chuyện họ chọn lựa sử dụng hay không sử dụng truyền thông, các công cụ truyền thông mới…( khi mà nó cũng hàm chứa những rủi ro, nguy hiểm…bên cạnh những ưu điểm) mà chính là sử dụng chúng như thế nào để phục vụ cho sứ vụ, sử dụng ra sao để sinh được lợi ích.
Trước khi kết thúc, Đức TGM nhắc lại ý tưởng của Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói và vẫn nói với các tu sĩ “Đừng sợ” như là một lời khích lệ, động viên tu sĩ Giáo phận Xuân Lộc hãy cố gắng đi ra ngoài, sống và hoạt động sứ vụ trong một đất nước vẫn còn nhiều biến động, cho dù đã có những thay đổi.
Buổi gặp gỡ rất ý nghĩa đã kết thúc với phần lãnh nhận phép lành từ Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski và Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo.
Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P