Trước đây , dự luật này đã được nhất trí thông qua Thượng viện vào ngày 11 tháng 10, và hiện nay sẽ chờ chữ ký cuả Tổng thống Donald Trump. Ông Trump cũng đã tuyên bố sẽ sẵn sàng ký.
Đây là một dự luật cuả dân biểu Chris Smith (R-NJ) và được bảo trợ bởi một nhóm 47 thành viên Quốc hội bao gồm cả 2 đảng. Dân biểu Anna Eshoo (D-CA) là người tài trợ đứng đầu của đảng Dân chủ. Ngày 27 tháng 11, Hạ viện đã nhất trí thông qua dự luật.
HR 390 sẽ tài trợ cho các đoàn thể, kể cả những nhóm tôn giáo, đang hỗ trợ các nỗ lực nhân đạo, ổn định và phục hồi các tôn giáo thiểu số và dân tộc thiểu số ở Iraq và Syria.
HR 390 chỉ đạo chính quyền Trump "đánh giá và giải quyết các lỗ hổng về nhân đạo, các nhu cầu, và những áp lực đang gây cho những người sống sót vẫn còn phải chạy trốn", và xác định các dấu hiệu cảnh báo chống lại những dân tộc thiểu số ở Iraq và Syria.
Ngoài ra, dự luật sẽ hỗ trợ các tổ chức đang tiến hành điều tra tội phạm cuả các thành viên của Nhà nước Hồi giáo đã phạm tội "tội ác chiến tranh và tội ác và nhân loại ở Iraq" và sẽ giúp các chính phủ nước ngoài xác định các nghi can qua các dữ liệu an ninh để bắt giữ và truy tố chúng.
"Sự việc dự luật này đã được thông qua cả hai viện một cách nhất trí cho thấy rằng phản ứng của Hoa Kỳ đối với nạn diệt chủng đã vượt lên trên quyền lợi đảng phái và có ý chí chính trị lớn lao để bảo vệ và bảo tồn các dân tộc thiểu số ở Trung Đông, trong đó có các Kitô hữu và Yazidis,” là lời tuyên bố cuả vị Hiệp sĩ Columbus tối cao là Carl Anderson. Ông Anderson đã ra làm chứng tại một phiên điều trần của Quốc hội về dự luật.
"Chúng tôi cảm ơn dân biểu Chris Smith (R-NJ), tác giả của dự luật, và Anna Eshoo (D-Calif.), người bảo trợ chính, đã đối tác với hội Knights of Columbus một cách chặt chẽ về dự luật quan trọng này," ông nói.
Dân biều Smith lưu ý rằng “các nhóm thiện nguyện như hội Hiệp sỉ Columbus” đã “lấp đầy khoảng trống” cuả những viện trợ cho những người sống sót. Ông nói rằng cho đến nay, viện trợ cuả Giáo Hội Công Giáo đã đóng góp hơn 60 triệu đô la, và hội Hiệp sĩ Columbus hơn 20 triệu đô la, để đáp ứng các nhu cầu nhân đạo trong khu vực.
Kể từ khi Nhà nước Hồi giáo lên nắm quyền trong khu vực, dân số Kitô giáo và Yazidi đã bị tiêu diệt. Mặc dù ngày nay Nhà nước Hồi giáo không còn nắm quyền và khu vực đã được giải phóng, nhưng các Kitô hữu vẫn đang phải vật lộn do các khó khăn mới.
Nhiều người không thể xây dựng lại nhà của họ, và sự khan hiếm công việc khiến cho người ta phải rời đi nơi khác. Để cung cấp an ninh lâu dài cho Kitô hữu của khu vực, theo ý kiến cuả Đức Tổng Giám Mục Chalde Bashar Warda, thì cần phải nhấn mạnh vào cơ hội kinh tế cho những người trẻ tuổi.
Nhiều Kitô hữu trong khu vực đã chạy sang Lebanon, Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ. TGM Warda nói rằng ngài rất muốn thu hút họ trở lại Iraq, nhưng thừa nhận rằng nhiệm vụ này là "thực sự khó khăn."
Một nỗ lực khác để đảm bảo an toàn lâu dài cho các dân tộc thiểu số sẽ đòi hỏi một sự thay đổi văn hóa, TGM Warda giải thích. Những cái chết hoặc sự di dời của các Kitô hữu và Yazidis được các chính phủ coi là "những thiệt hại ngoài ý muốn” (“collateral damage”). Sự phân loại như thế đã gây thêm nhiều “cuộc bức hại” đối với những nhóm thiểu số.
Ngài cũng đổ lỗi cho chương trình giảng dạy của các trường công lập ở Iraq, không cung cấp thông tin gì về các nhóm thiểu số tôn giáo trong nước.
"Không có gì về các Kitô hữu cả," ngài giải thích, lưu ý rằng những người không theo đạo Hồi được mô tả là những kẻ ngoại đạo, và những âm mưu chống lại họ thì rất nhiều.
TGM Warda đặc biệt hài lòng với sự hỗ trợ cho việc truy tố hình sự của các thành viên Hồi giáo Nhà nước đã phạm tội diệt chủng. Điều này, ngài nói, sẽ đảm bảo rằng "lịch sử sẽ không được viết bởi những người như ISIS. Đây là lần đầu tiên, nạn nhân của nạn diệt chủng sẽ có thể kể câu chuyện của họ và cung cấp lịch sử từ phía họ."
Khả năng cung cấp câu chuyện của họ sẽ là một cách để đảm bảo rằng sự diệt chủng sẽ không xảy ra nữa.
"Nếu không nói cho người Hồi giáo biết rằng cách họ giảng dậy đạo Hồi là có điều gì đó sai trái, thì lịch sử sẽ lặp lại chính nó", vị tổng giám mục giải thích, bởi vì mặc dù Nhà nước Hồi giáo đã bị đánh bại, "ý thức hệ vẫn còn đó."
“Viết lịch sử từ phía nạn nhân sẽ giúp cho phía bên kia nhận ra những điều đó thì ‘không nên xảy ra bao giờ nữa’”
"Hy vọng như thê," TGM Warda nói.